Việt Nam Văn Hiến
Năm
Thứ 4888
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
Nếp Sống Văn Hiến
Nền văn minh Văn Hiến đã có từ ngàn đời trên
traí đất. Ngươì Việt Nam
cũng như những dân tộc khác đã sống một cách
hài hoà, nơi mà những giá
trị nhân bản được tôn vinh và nhân quyền được
tôn trọng .
Ngươì Việt Nam hiện nay đang sống trên quê hương
nhưng nếp sống Văn
Hiến đã và đang bị nhà càm quyền Cộng
Sản đương thời huỷ diệt bởi chủ thuyết ngoaị lai phi nhân bản
và phi dân tộc nên cuộc sống càng ngày
càng bị tha hoá !. Muốn phục hoạt nếp sống
văn hiến cần phục nhân trước, sau đến phục văn, phục hiến
và phục
chính.
Phục Nhân
Phục
nhân
là
khôi
phục con người tự-chủ làm
chủ vận hành trong những tương quan đối đãi vô
cùng của cuộc sinh tồn. Con người tự-chủ là gốc rễ của
xã hội nhân-chủ (hay nhân-bản).
- Ý nghĩa của sự
khôi phục con người tự chủ là
gì?
Con người không sinh ra
để làm nô lệ. Tự-chủ
là một tâm-thức tự nhiên có.
Tâm-thức tự-chủ
và sự hiểu biết về nền nhân-chủ của
Việt tộc Đã được nhận thấy từ thời dựng người dựng nước .
Tâm thức ấy chuyển hóa thể tính Rồng
(cha) và thể tính Tiên (mẹ) để thành tựu thể
"Hòa", thành tựu con người an vui, không
thiên lệch (Lạc Việt ).
Người tự-chủ làm chủ
được những thể tính đối kháng
luân chuyển trong tự thể mình nên không bị
bánh xe tiến hóa của vạn vật chuyển, mà tự
mình chuyển bánh xe tiến hóa.
- Trong đời sống thực tế,
khôi phục con người tự chủ là
gì? và có ích lợi gì?
Loài người dưới ảnh
hưởng của triết học chính-tri
Tây-phương đãi chìm đắm quá sâu
và qúa lâu trong hai ý niệm quyền và
lợi, cho nên người ta đã dồn hết nỗ lực vào cuộc
chiến đấu cho sự "độc lập" tức là đứng riêng mình
để khư khư bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng có độc lập
rồi, con người lại bị xâu xé bởi chính những đối
kháng nội tại khiến lại thấy bất ổn.
Nếu người không thể vận
hành để chuyển hóa được
những đối kháng nội tại ấy, thì tự thể mình
chính là một bãi chiến trường khốc liệt nhất.
Chỉ có con người
tự-chủ mới bảo toàn được hạnh
phúc, an lạc trong cuộc sống, vì con người tự-chủ
không nô lệ người và làm chủ được
chính mình, hoàn toàn tự do tự tại.
Khôi phục con người tự-chủ là phục hồi được hạnh
phúc cá nhân và an lạc xã hội.
Phục văn
Phục văn là phục hồi nền văn hóa nhân bản của
dân tộc Việt. Phục văn là căn bản của đại cuộc phục quốc.
Không có phục văn thì công cuộc phục quốc
không còn ý nghĩa gì ngoài sự
chém giết để tranh giành của cải (lảnh thổ), quyền lợi
(kinh tể) và quyền sống (chính trị).
Thế
nào là văn hóa nhân bản? Thế
nào là văn hóa vong bản?
Văn nguyên nghĩa là vết, vết tích sinh động của
loài người, nhờ sự tỏa sáng của nhân tính,
của tình ngườỉ mà có vẻ đẹp rực rớ. Những vết
tích sinh động ấy khi được nhiều người hưởng ứng lưu truyền
thì trở thành văn-hóa.
Văn-hóa trở thành một thực thể tất yếu của cuộc sống. Từ
thực thể văn-hóa đó, trên bình diện
nhân loại, nếu ta tìm thấy nhân tính (tức
là những gì biểu hiện con người như Tình-người,
Nghĩa-làm-người ...) thì đó là
văn-hóa nhân bản; còn nếu ta chỉ thấy những
thú tính (căm thù, cắn xé, giết chóc
...) hoặc thấy những gì không phải con người (vô
luân) thì đó là văn-hóa vong bản.
Thế
nào là nền văn hóa nhân bản của
dân tộc Việt?
Dân tộc Việt đã dựng nước trên một nền tảng
văn-hóa nhân bản được thể nghiệm qua những tầng sinh hoạt,
từ huyền thoại, triết học, tôn giáo, phong tục cho đến
những tình-tự dân-tộc trong cuộc sống …
a) Khởi từ sinh-thức Tiên-Rồng-Việt, tổ tiên chúng
ta đã đặt "Thiên-Địa Nhân" ba yếu tố không thể
thiếu của vũ trụ quan Đông phương, trong một tương quan kỳ diệu.
Từ đó mở ra tất cả các cửa ngõ đi vào những
tương quan của hiện tượng giới.
b) "Bọc Mẹ Trăm Con" là một biểu tượng triết học trọn vẹn của
tình nhân loại, nghĩa đồng bào, của sự bình
đẳng tuyệt đối (anh em đồng bọc) và lòng bác
ái tuyệt vời (tình thương chan chứa của mẹ Âu-Cơ)
không có huynh đệ tương tàn, không có
đấu tranh giai cấp.
c) Phong-tục và nếp sống Việt mang đầy sắc thái
nhân tính:
- Đạo thờ Người (Quốc-tổ, tổ-tiên, thánh-hiền,
anh-hùng nghĩa-sĩ, những người có công với văn
hóa dân-tộc...).
- Nếp sống thuận hòa an lạc (không chủ trương tranh chấp
để tiến hóa)
- Văn-chương giản dị (khác với văn học từ chương, khiến ai cũng
biểu lộ được văn tính)
- Đạo học chỉ thẳng vào nhân tâm (khác với
tinh thần văn hóa kinh viện hay giáo điều chủ-thuyết)
khiến ai cũng có thể tâm cảm và đạt được đạo sống
một cách tự nhiên.
Văn
hóa
Đông
phương
có
thể đại biểu cho nền
nhân bản được không?
Văn hóa Đông Bắc (Trung Hoa) từ suy nghiệm thức
"lưỡng-nghi" (Trời/đất, âm/dương), phát triển nền văn minh
Khổng học. Thuyết Trung dung chủ trương lấy sự dung dị, đạo bình
thường, không thiên lệch làm phương châm xử
thế, dung hợp cả hai thể tính đối cực (dung).
Văn hóa Đông Nam (Việt) đi sâu hơn, từ thức "lưỡng
hợp" (Tiên-Rồng) mở nền văn minh mới, biểu thi sự hợp nhất
(hòa đối ), hội nhập cả hai đối cực, biến hai thể tính
đối kháng thành ngẫu lực tiến hóa, nương nhau
mà còn, đẩy nhau mà tiến.
Sự khiếm khuyết của Đông-phương là quá chú
trọng đến đạo học, chưa phát triển đúng mức về khoa học,
kỹ thuật và xã-hội-học nên cần phải học hỏi để bổ
cứu.
(Nhật-Bản nhờ sự bổ cứu kịp thời, đã phát triển kỹ thuật
vượt bực để trở thành một quốc gia kỹ nghệ, một siêu cường
kinh tế; tuy nhiên họ vẫn giữ cái gốc là "Tinh thần
Nhật-Bản" với công thức: Tinh-thần Nhật-Bản + Kỹ-thuật
Tây-phương).
Sự học hỏi để theo kịp những tiến bộ của người là điều cần thiết
. Tuy nhiên nếu học hỏi theo tinh thần chữ Duy thì ta sẽ
mất tự chủ hoặc sẽ trở thành nô lệ, còn nếu học
theo tinh thần chữ Hòa thì văn hóa Đông-Nam
sẽ có cơ hội rực sáng, có thể thành tựu một
nền văn-minh nhân bản mai sau.
Phục hiến
Là khôi phục ý thức văn hiến, khôi phục lịch
sử văn hiến, khôi phục dân tộc văn hiến để khôi phục
nước Việt-Nam Văn-hiến.
Văn hiến
-
Trên nền tảng cá nhân, văn hiến có nghĩa
là thể hiện được cái lẽ sáng từ trong tâm
thức con người; nói rộng hơn, nó là sự biểu lộ
trọn vẹn được "văn tính" trong xã hội loài người,
do đó người có nhân vị, nhân văn và
những xã-hội loài người được biểu thị bằng những vẻ đẹp
rực rỡ khác nhau của văn-hóa.
- Trong cuộc tiến hóa của loài người, văn-hiến có
nghĩa là một nền văn minh trọn vẹn, bao gồm những tiến bộ về kỹ
thuật, văn hóa (thể hiện của văn minh ngoài con người)
và sự biểu lộ nhân tính khoan hòa (thể hiện
của văn minh trong con người).
- Trên nền tảng quốc gia, văn hiến là chế độ văn-trị,
sáng ngời văn tính, biểu lộ tính nhân bản;
tương phản với các chế độ võ-trị lấy sức mạnh để cai trị
và chinh phục, hoặc các chế độ pháp-trị, lấy lưỡi
gươm công lý và những phán quyết lạnh
lùng của luật pháp để trị an ...
Danh xưng Việt Nam Văn Hiến do đầu
mà có? và
có tự bao giờ?
Danh xưng "Nước Việt-Nam Văn-Hiến" không phải do thế hệ của
chúng ta sáng tạo, mà có tự ngàn
xưa, nó đã từng chói sáng trong đại cuộc
phục quốc của thế kỷ 15 do người nông dân Lê-Lợi
và chiến- lược-gia Nguyễn-Trãi lãnh đạo.
Năm 1428 sau khi đuổi được đoàn quân viễn chinh
khát máu và lật đổ guồng máy cai trị
tàn bạo của giặc Minh, ông Nguyễn-Trãi đã
viết thiên "Bình Ngô Đại Cáo", được coi
là một chương thiên cổ hùng văn, là bản
Tuyên-cáo Tự-chủ thứ hai của dân tộc sau Lý
Thường-Kiệt.
Bản đại cáo ấy một lần nữa xác định chủ quyền nước Việt-Nam
Văn-Hiến:
Như nước Việt ta từ trước
Vốn xưng Văn-hiến
đã lâu
Sơn hà cương vực
đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng
khác
Như vậy trước thời Đức Lê-Lợi khởi nghĩa đã lâu,
nước Việt ta đã tuyên xưng là nước Việt Văn-Hiến.
Văn Hiến có phải là văn
hóa không?
Văn-hiến không đồng nghĩa với văn-hóa nhưng là một
đặc trưng của văn-hóa VIỆT. Có thể nói Văn-Hiến
là một thứ Hiến chương lập quốc của dân tộc Việt-Nam,
dân-tộc "vốn xưng văn-hiến
đã lâu".
Văn Hiến
có đồng nghĩa với văn minh không?
Văn-hiến không hoàn toàn đồng nghĩa với văn-minh
theo quan niệm hiện nay, nhưng văn-hiến biểu thị một nền văn minh trọn
vẹn, bao gồm những tiến bộ về kỹ thuật (ngoài con người)
và cái lẽ-sáng tự nhiên (trong tâm
thức con người). Văn-hiến mang nhân-tính vào việc
phát sáng sự hiểu biết và quyền năng của
loài người.
(Hiểu biết và xử dụng được năng lực nguyên-tử là
thành tích tiến bộ của nền văn-minh hiện đại, nhưng khai
thác năng lượng nguyên-tử để phát triển võ
khí giết người thì không thể nói là
văn minh nữa).
Loài người cần có văn-hiến để thành tựu
nhân-bản. Từ đó làm tỏa sáng nền
văn-hóa nhân loại. Đó là văn minh
đích thực của nhân loại mai sau.
- Phải chăng
"nền văn hiến" của dân tộc ta chỉ là một
dấu tích vàng son của thời dĩ vãng?
Nếu "văn hiến" chỉ là dấu tích vàng son của thời
đã qua thì dân tộc ta phải gọi là dân
tộc "mất văn hiến" mới đúng. Nhưng ta không mất văn-hiến
vì ta vẫn còn niềm hãnh diện được kế thừa bốn
ngàn năm văn-hiến của tổ tiên.
Phục hiến trong tầm mức dân-tộc
và quốc gia
đích thực có ý nghĩa gì?
Là phục hồi nền chính-trị minh triết (tức là nền
văn-trị hòa đối ) để bảo đảm sự phát triển nền văn-minh
nhân bản của dân tộc:
- Lấy Đạo sống Tiên-Rồng
để hòa nhập, chuyển hóa
những mâu thuẫn nội tại thành ngẫu lực tiến hóa…
Thí dụ dân quyền và chính quyền, khoa học
và kỹ thuật, an lạc và quyền lợi, gia đình
và xã hội, luật và lệ, tâm và thể.
- Lấy biểu tượng "Bọc Mẹ Trăm
Con" làm mô thức chỉ đạo
xây dựng bác ái, bình đẳng và
công bằng xã hội.
- Lấy di huấn của
Hùng-vương và kinh nghiệm dựng người,
dựng nước của tiền nhân làm di chúc lưu truyền xử
thế.
- Lấy tinh thần trọng đức -
tôn hiền để bảo vệ những công
đức của loài người cho mọi người cùng hưởng.
Thí dụ: tôn trọng những nhà khoa học, những người
đã mang hết tâm lực trí lực vào việc
sáng tạo để phục vụ dân sinh là tôn hiền.
Những phát minh của khoa học gia mở rộng tầm hiểu biết của
loài người là những công đức. Sự xử dụng những
khám phá khoa học ấy cho ích lợi của tất cả mọi
người mà không bán độc quyền cho kẻ đầu cơ hay phục
vụ cho guồng máy chiến tranh là chia đều công đức
của loài người cho mọi người cùng hưởng, đó
là trọng đức.
- Lấy sức mạnh thuyết phục của
nghĩa nhân (văn tính) thay
cho sức mạnh áp bức của cường bạo (vật tính) trong việc
trị an.
- Lấy an-vi làm
nền tảng xây dựng nếp sống nhân bản.
- Lấy Dân Tâm làm kim chỉ nam trong công
tác điều hành đất nước.
Phục chính
Phục chính là
gì?
Trên nền tảng dân sinh, là phục hồi nền kinh tế
an-vi, tạo điều kiện thuận tiện để phát triển đời sống an lạc
cho tất cả mọi người;
Trên quan điểm chính trị, là phục bồi nền "văn-trị
hòa đối" của dân tộc ta trong mọi cơ cấu xã hội. Từ
"hòa đối" đi đến "lưỡng hợp" tức là tạo được sự hợp
tác xã-hội với sự bao dung tương đối.
- Thế nào là nền
văn trị hòa đối của dân
tộc Việt?
Là nền chính-trị thể hiện được Tình-người
và Nghĩa-làm-người trong mọi sinh hoạt quốc-gia, tạo được
sự hợp tác xã hội, biến các quan điểm chính
trị dị biệt thành "ngẫu lực tiến hóa".
Sự hợp tác xã-hội cần phải có sự bao dung, cho
nên một nền chính-trị hòa-đốì cần phải lấy
đạo-sống Việt làm gốc, lấy chủ trương trọng đức tôn hiền
làm phương hướng phát triển học thuật, lấy mô thức
"Bọc Mẹ Trăm Con" làm phương thức xây dựng xã hội .
Lấy nước thịnh dân an làm cứu cánh.
- Thế nào là nền
chính trị lấy đạo sống Việt
làm gốc?
Đạo sống Việt áp dụng vô cùng sinh động trong việc
an dân lạc quốc. Đạo sống Việt thể hiện được đạo hòa trong
các tương quan chằng chịt của cuộc sống.Thể hiện được chữ
hòa là đạt được thức "Tiên Rồng lưỡng hợp" (
Hòa-đối lưỡng-hợp ).
Nền chính-trị lấy Đạo sống Việt làm gốc sẽ chuyển
hóa được hai đối cực dân và nước thành "ngẫu
lực tiến hóa"; lấy việc thể hiện Tình người và
Nghĩa làm người thay thế cuộc tranh thủ Quyền và Lợi;
biến sự phân chia quyền lợi thành nguyên tắc
phân nhiệm, bình quyền thành bình nhiệm
(dân-quyền và chính -quyền thành
dân-nhiệm và chính-nhiệm). Từ đó, dân
lấy "nước lạc" làm phương châm, chính (nhà
nước) lấy "dân an" làm cứu cánh. Hai đốì thể
nương nhau mà thành, đẩy nhau mà tiến.
Tất cả mọi sinh-hoạt quốc-gia đều như thế mà ngẫu hợp,
hòa hài .
- Thế nào là lấy chủ
trương "trọng đức - tôn
hiền" làm phương hướng phát triển học thuật?
Người hiền lấy của cải tinh thần và những phát minh
sáng kiến của mình làm công đức xã
hội. Xã hội lấy sự tôn trọng công đức ấy làm
biểu lộ tôn trọng người hiền. Không ai chiếm hữu của cải
tinh thần của dân tộc làm sở hữu riêng để cho mọi
công đức đều được chan hòa khắp mọi người và khắp
mọi nơi. Đó là phương hướng phát triển tinh hoa
học thuật của dân tộc.
Thí dụ: Vua Lý Thánh Tông cho xây
văn-miếu ở Thăng Long, cụ Tiên Điền Nguyễn Du để lại Truyện Kiều,
người nghệ sĩ vô danh đúc tượng Quan-Thánh bằng
đồng đen ở Hà-Nội … Những kiến tạo và những công
trình sáng tạo ấy đã trở thành tài
sản văn-hóa chung của cả dân tộc. Những công đức của
người sáng tạo phải được tôn trọng. Bảo tồn văn-miếu cũng
như bảo trọng Truyện Kiều hay tưởng niệm người nghệ-sĩ không
tên tuổi ở đền thờ Quan-Thánh kia là tôn
trọng những người có công đức với dân-tộc. Xưa nay
không ai hủy hoại cổ tích, phá hủy những tác
phẩm nghệ thuật hay cất giữ những truyện ký của tiền nhân
để lại làm của riêng, ấy là tôn hiền, trọng
đức.
Khoa học gia dốc hết tâm trí để khám phá
và cung ứng những hiểu biết mới cho loài người là
công đức. Tôn trọng sự phát minh của nhà khoa
học, không chiếm đoạt làm sở hữu riêng là
"tôn hiền". Không xử dụng những phát minh ấy để
làm lợi riêng, mà xử dụng làm lợi ích
chung cho mọi người là "trọng đức".
Tôn hiền, trọng đức là căn bản giáo dục để
phát triển tinh hoa dân tộc và nhân loại.
- Thế nào là
lấy mô thức "Bọc Mẹ Trăm Con"
làm phương thức xây dựng xã hội?
Phật lấy "Từ bi hỉ xả" để cứu độ chúng sanh; Chúa lấy
"Công bằng bác ái" để dẫn dắt loài người;
Khổng lấy "Tam cương ngũ thường" thực thi trật tự xã hội; Mặc
lấy "Bốn biển một nhà" phát triển lòng hào
hiệp, nghĩa tương trợ trong nhân quần ...
Ngày nay, Cộng-sản cũng lấy bốn chữ "Đấu tranh giai cấp" để
xây dựng xã hội cộng sản huynh đệ tương tàn …
Chúng ta lấy "Bọc mẹ trăm con" để hàn gắn lại
Tình-người, làm sống lại cây nhân sinh của
dân tộc Việt trên những hoang tàn đổ nát đằng
sau những vết chân của loài thú hoang.
Xây dựng lại "Bọc mẹ trăm con" là xây dựng lại một
xã hội công bằng, bình đẳng, từ ái,
hòa hợp. Đó là xã hội đích thực của
loài người.
- Thế nào là
nước thịnh dân an?
Nước không có kẻ nô lệ hèn yếu, không
có chính sách giáo dục ngu dân,
không có văn hóa vong bản là nước thịnh.
Dân có sinh phong nhân chủ, có cuộc sống ấm
no, có tài sản tinh thần phong phú là
dân an.
Để được nước thịnh dân an, ngoài việc phát triển
kinh-tế, còn phải bảo tồn một nền văn-hóa tự chủ
và một nền giáo dục quật khởi.
- Thế nào là nước
không có kẻ nô lệ
hèn yếu?
Người lãnh đạo không làm nô lệ cho ngoại
bang; người lo việc kinh tế chính trị không làm
nô lệ cho tham vọng; người làm việc quân sự
không ỷ lại, phụ thuộc vào sức mạnh của vũ khí;
người làm dân không khuất phục cường quyền hoặc
làm công cụ cho guồng máy kinh tế vong bản biến con
người thành con vật sản xuất và tiêu thụ. Đó
là nước không có kẻ nô lệ hèn yếu.
- Thế nào là
"sinh phong nhân-chủ"?
Ở trên mảnh đất sống của loài người, con người là
chủ. Có người thì tương quan Thiên-Địa-Nhân
mới lập; không Người thì Trời Đất cũng không. Người
với Trời Đất không thể phân lìa …
Trời thể hiện trí tuệ trong con người; Đất thể hiện kinh tế
trong con người; Người biểu lộ sinh phong bằng văn tính
và văn chất (văn hóa).
Con người tự tại biểu lộ sự sống tự chủ, không thiên lệch
về Thiên ( thuần minh triết, vô vi ) cũng không
thiên lệch về Địa ( thuần kinh tế, hữu vi ), mà sống đạo
an vi: làm trong an lạc, hưởng trong thanh nhàn;
không sống cuộc sống eo hẹp, cũng không làm đầy tớ
cho lợi nhuận. Đó là sinh-phong nhân-chủ.
– Làm thế nào
để đạt được "sinh phong nhân chủ"
trong cuộc sống?
Bằng cách khôi phục nếp sống an-vi và thành
tựu nền kinh-tế an-vi, người ta có thể biểu lộ được sinh-phong
nhân-chủ trong cuộc sống xã hội.
- Nền kinh tế an vi
là gì?
Là nền kinh tế phục vụ cho sự an lạc của mọi người: làm
trong an lạc hưởng trong thanh nhàn. An lạc là niềm vui
trong tâm hồn. Người Việt ví niềm vui no ấm thanh
bình ấy như "gạo trắng trăng thanh". Gạo trắng trăng thanh
chính là hình ảnh triết lý an-vi Việt.
Triết lý ấy lưu truyền như một sinh thức tự nhiên,
bàng bạc trong ca-dao tục-ngữ, phong-tục, tập-quán,
thành hình một nếp sống an vi thuần hậu.
Có một nếp sống an-vi tức là đã có một nền
kinh-tế an-vi, vì kinh tế là huyết mạch của cuộc sống.
- Nền kinh tế an vi
có từ bao giờ?
Ý thức về một nền kinh-tế an-vi đã được dẫn khởi tự đời
Hùng. Sau khi dẹp được giặc Ân, thiên hạ thái
bình, vua Hùng-Vương mới truyền mở hội thi cho các
quan-lang (hoàng tử) để truyền ngôi cho người hiền đức. Đề
tài là món ăn, tức là vật nuôi
thân, cũng có nghĩa là kinh-tế. Vua truyền
các quan-lang hãy đi khắp nơi tìm món ngon
vật lạ. Đến đúng ngày mở hội, ai dâng món ăn
ngon nhất và có ý nghĩa nhất sẽ được truyền
ngôi.
Ngày ấy,các quan-lang trở về dâng lên vua cha
thôi thì đủ các món cao lương, sơn
hào, hải vị. Riêng quan-lang Út Tiết-Liêu
gói hai thứ bánh gọi là bánh dầy và
bánh chưng. Bánh dầy tròn tượng trưng Trời,
bánh chưng vuông tượng trưng Đất. Vua nếm thấy món
ngon vị lạ, lại đầy đủ ý nghĩa của đạo sống Tiên Rồng bao
hàm đạo hiếu kính cha mẹ, đức sinh dưỡng của Trời Đất
nguồn gốc của sự sống ... nên Tiết-Liêu được truyền
ngôi.
Bánh dầy, bánh chưng làm bằng gạo nếp, tức
là cốc loại, vật thực chính của loài người.
Bánh dầy tròn và nhuyễn, không có
ngóc cạnh riêng, có nghĩa là "đại đồng",
tượng Trời (thiên viên). Bánh chưng vuông, nếp
còn nguyên hạt, có góc cạnh khác nhau
và hạt gạo phân biệt; tức là "tiểu dị", tượng Đất
(địa phương).
Có trời có đất trong vật thực nuôi sống ta, cho
nên một triết lý kinh tế của loài người không
thể không nói tới Trời và Đất. Nó phải bao
hàm cả tinh thần lẫn vật thể, cả vô vi lẫn hữu vi, để chọn
cho loài người một chỗ đứng thảnh thơi an nhàn trong vũ
trụ (Trời che đất chở Ta thong thả). Đó là nền triết
lý kinh-tế an-vi Việt.
Nền kinh-tế an-vi "nhất sĩ nhì nông" lưu truyền tự
nhiên qua các thời đại tự chủ, cho đến khi bị nền kinh tế
vật bản Tây phương lấn át.
* Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông. Nhất
nông nhì sĩ ...
Kẻ sĩ và nhà nông nương nhau mà sống,
không ai lấn át ai. Cho nên kẻ sĩ Nguyễn-Trãi
và nông dân Lê-Lợi mới lãnh đạo được
công cuộc cứu nước.
– Tư tưởng về một
kinh tế an vi ngày nay có còn
hợp thời không?
Người tự chủ có toàn quyền lựa chọn một nếp sống
thích hợp với nhu cầu tiến hóa của mình, từ khuynh
hướng kinh tế cưỡng hành ( làm việc do bị người cưỡng
bách, bóc lột ) đến khuynh hướng kinh tế lợi hành
( làm việc do sự thúc đẩy của lòng tham lợi ), cho
đến kinh tế an vi ( làm việc cho sự an lạc của chính
mình và mọi người ).
Khi nào loài người còn cần sự an lạc, tức
là sự yên ổn trong cuộc dân sinh (an cư) và
sự vui thú trong nghề nghiệp (lạc nghiệp) thì còn
cần một nền kinh tế an-vi.
Kinh tế an-vi là "gạo trắng - trăng thanh". Có gạo trắng
mà thiếu trăng thanh thì dù no bụng mà chưa
hẳn đã ấm lòng; còn nếu chỉ có trăng thanh
thôi thì bụng phải đói.
Ngày nay trong việc lễ Tết ta thường nhớ đến bánh chưng
mà quên mất bánh dầy, tức là chú
trọng tới lợi nhuận (Địa) mà ít chú trọng đến sự
bồi dưỡng tinh thần (Thiên) , nên dù của cải vật
chất có phong phú mà vẫn không tìm
được niềm an vui hạnh phúc. Đó là tính chất
của nền kinh-tế vật bản lợi hành.
- Nền kinh tế an vi của ta
quan niệm khác với các nền
kinh tế hiện đại như thế nào?
Các nền kinh-tế hiện đại quan niệm con người giống như những con
vật kinh-tế, cho nên lấy kinh-tế để hướng dẫn, uốn nắn nếp sống
của loài người.
Con người bị sức mạnh lôi cuốn của các nền kinh tế vật bản
hướng dẫn nên phải phục tùng vật chất và trở
thành nô lệ cho guồng máy kinh tế. Vì
lý do cai trị, đặt căn bản trên quyền và lợi,
các thế lực quốc tế dù Tư-bản hay Cộng-sản cũng đều
áp dụng chính sách kinh-tế-trị theo những
cách thức khác nhau:
- Kinh tế Tư-bản phục vụ cho nhu cầu của con người, nhưng người ta
ít khi xác định được biên giới của nhu cầu
và lòng tham muốn. Mục đích của Tư-bản là
tiêu thụ hàng hóa cho nên phải luôn
luôn tạo ra những nhu cầu mới bằng cách biến sự tham muốn
thành nhu cầu khiến đời sống con người đáng lẽ được thỏa
mãn, thì lại trở nên bất an, bất ổn, vì phải
không ngừng chạy theo các nhu cầu vô cùng
vô tận của cuộc sống. Kinh-tế Tư-bản sung túc về vật chất,
nhưng nghèo nàn về tinh thần, có "gạo trắng" nhưng
thiếu "trăng thanh". Tinh thần "lễ nghĩa" thông thường là
tinh thần đạo đức được xây dựng trên nền tảng một xã
hội giầu có (phú quý sinh lễ nghĩa). Nếu xã
hội đó không còn sự giầu có nữa thì
chắc hẳn lễ nghĩa cũng khó còn nguyên vẹn.
- Chủ-nghĩa Cộng-sản lấy sự phê bình kinh tế Tư-bản tạo
thành chiến thuyết "đấu tranh giai cấp" (K. Marx gọi đó
là sự xung đột chủ yếu không thể tránh được giữa
những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột).
Kinh tế Cộng-sản nhân danh phục vụ cho sự xây dựng
thiên đường Cộng-sản, đã tước đoạt quyền sống sung
túc của nhân dân (bần cùng hóa
nhân dân); các chế độ Cộng-sản lại cố ý
quên mất nhu cầu sống an vui, tự chủ của mọi người (nô dịch
hóa quần chúng), cho nên xã hội kinh-tế
Cộng-sản đã nghèo nàn vật chất lại khô cạn
cả tinh thần; cả "gạo trắng" lẫn "trăng thanh" đều bị tước đoạt
và phân phối hạn chế.
– Làm thế nào
có thể phục hồi một nền kinh tế
an vi trong xã hội Việt Nam?
Ý thức về một nền kinh tế an-vi là ý thức tự chủ,
không nô lệ kẻ có tham vọng và cũng
không nô lệ cho những tham vọng của chính
mình. Đó là một ý thức xã-hội
nên cần phải lấy việc giáo dục để hướng dẫn.
Lấy giáo dục phục hồi nếp sống an-vi (nếp sống an-vi là
cơ sở dân sinh của đạo sống Việt).
Khi đã thấm nhuần đạo sống an-vi thì con người tự
có khuynh hướng áp dụng nếp sống an-vi, tức là
muốn làm việc cho sự an lạc của mình và của mọi
người, chứ không phục vụ cho tham vọng của người và
lòng tham của mình.
Xã hội (chính quyền) có bổn phận bảo đảm nếp sống
an-vi của mọi cá nhân bằng cách tôn trọng
cách sống và cung ứng phương tiện sống thích hợp
với sự lựa chọn ấy mà không làm trở ngại sự
phát triển an-sinh xã hội.
Cá nhân có bổn phận đóng góp cho
xã hội những sản phẩm và khả năng của mình để bảo
đảm sự thịnh vượng và an lạc cho xã hội mà
không cảm thấy bị bóc lột và mất sự an vui.
- Phục chính phải thực
hiện trước hay sau khi phục hồi được
lãnh thổ?
Phục chính là nhân và quả của công
cuộc phục quốc.
Ý thức về một nền văn-trị hoà-đối (cơ sở chính
trị) và một nền kinh-tế an-vi (cơ sở dân sinh) cần phải
được thấm nhuần nơi mỗi cá nhân để trở thành
ý thức xã-hội. Hơn nữa nó phải được phục hồi trong
mỗi cá nhân. Do đó mỗi người phải tự khám
phá và thể nghiệm ngay trong hiện tại và ngay
trong đời sống như một hành động phục quốc để làm
nhân lành cho những thành tựu mai sau.
Một thể chế Dân Chủ Đa Nguyên hay Dân Chủ Văn Hiến
trong thế kỷ 21 cuả
nhân loại là một thể chế xứng hợp với bước tiến cuả con
ngươì trong thiên niên kỷ mới và cũng
là ước nguyện cuả dân tộc Việt Nam noí riêng
, nhân loại nói chung để thay thế cho những chế độ
quân phiệt và độc đảng trị .
Trích
từ: Cuộc Chiến Đấu Cho Một Nước Việt Nam Văn Hiến
Nguồn: http://www.taphopdongtam.org
Lấy Nhân Tâm làm phương
tiện, dụng Dân Tâm làm chiến lược quốc phòng
và quốc sách : An Dân - Lạc Quốc
Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Nếp Sống Văn Hiến
www.vietnamvanhien.net
email: thuky@vietnamvanhien.net
Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến
những biên khảo, sáng tác và ý kiến
của quý vị và các bạn nhằm mục
đích bảo tồn di sản văn hóa và phục hồi nền An Lạc
& Tự Chủ của Việt tộc.
|