Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org

www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com





NÉT NHẤT QUÁN TRONG NỀN
 VĂN HÓA VIỆT

Hay Nghịch lý hài hòa trong nền Văn hoá Việt
Hay Triết lý Nhân sinh của Việt Nho

Việt Nhân


A.- Nghịch lý căn bản trong vũ trụ

 

Nét Nhất quán hay Nghịch lý hài hòa trong nền Văn hoá Việt, cũng là triết lý Nhân sinh của Việt Nho

( Việt Nho : Confucéisme: Nho có nền tảng từ nếp sống Việt Nam  ).  Nghịch lý là chân lý ngược chiều theo Dịch: “ Dịch, nghịch số chi lý: Dịch là Lý của hai loại số đối nhau hay ngược chiều, tổng quát hơn là cặp đối cực ( opposite term ) “.     

Các cặp đối cực như  Gái / Trai thuộc loài Người, Cái / Đực của muôn vật, Mái / Trống của loài chim, Nhị Cái / nhị Đức của thảo mộc.  Các cặp đối cực này cứ không ngừng tương sinh tương khắc với nhau nhau mà biến hoá không ngừng. Ta thấy giữa các vật thể luôn luôn tồn tại các trường, ( field ) biểu hiện bằng lực Hút, lực Đẩy hay gọi chung là lực tương tác. Vật chất luôn vận hành, luôn biến đổi không ngưng nghỉ, theo qui luật Âm- Dương, Ngũ hành. Theo Kinh Dịch, trong vũ trụ có một điều không thay đổi đó là sự vận hành không ngưng nghỉ.  Cha ông chúng ta gọi đó là cuộc sinh sinh hoá của Vũ trụ.  

 

Nếu không có các cặp đối cực níu kéo xô đẩy nhau mà biến hoá trong trạng thái quân bình động thì Quả Đất này chỉ là một bãi sa mạc mênh mông, khi đó chỉ còn lại thế giới vô sinh.   Cuộc sinh sinh hoá hoá tạo ra thế giới hiện tượng, Nho gọi là “ Tại Địa thành hình “( manifested world ) là thế giới Động, trong thế giới này mọi sự đều biến hoá, luôn ở trạng thái tương đối, vì hết tương đối là khi không còn các cặp đối cực xô đẩy níu kéo nhau.  Nếu là tuyệt đối thì chỉ còn là trạng thái Yên Tĩnh và Bất Động hoàn toàn, Nho gọi là “ Tại Thiên thành tượng : Thế giới Tâm linh  ( un-manifested world  ).   

 Từ những cặp Nhỏ tới To, từ Gần tới Xa, từ Cụ thể tới Trừu tượng, các cặp đối cực được tổng quát hoá lần thành Thiên / Địa, Trời / Đất, Vô thể / Hữu Thể, Tâm linh / Thế sự , Tĩnh / Động,  Đạo / Đời, Âm / Dương, . . .  Âm Dương được biểu thị bằng Thái cực viên đồ .

Đó là Lý Thái cực: Lý của “ Nhất lý thông vạn lý minh “, Khi Âm Dương hoà thì được tôn lên là  “ Đại Đạo Âm Dương hòa “.. Khi Vô thể và Hữu Thể giao hoà thì là Vô cực ( Thái cực nhi Vô cực ).

Thái cực viên đồ: Đen là Âm ( - ) , trắng là Dương ( + )

Trong đen (- ) có vệt trắng (+ ), trong Trắng ( + ) có vệt đen (  - )

 

Cha ông chúng ta đã đem Đại Đạo vào Đời bằng cách lập ra Huyền thoại cặp Tiên / Rồng của Âu Cơ và Lạc Long,  Khi Lạc Long và Âu Cơ gặp nhau trên cánh Đồng Tương để giao hoà thì đạt trạng thái “ Thuận hòa “ được ca dao tán tụng là  ” thuận Vợ thuận Chồng tát bể Đông cũng cạn “  .

Nhờ đó mà khi sống trong thế giới hiện tượng này, con Người mới nhận thức rõ được môi trường sống biến hoá một cách tương đối để nương theo cánh thời gian mà vươn lên, cũng như dàn xếp mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cho ổn thoả, nếu không, thì khó tránh được những trạng thái mất quân bình, làm rối loạn cuộc sống gia đình và xã hội. 

 

B.- Nghịch lý nơi con Người

 

I.- Trong Cấu tạo cơ thể

 Trong Cơ thể con người ta thấy các bộ phận con người được cấu tạo đối xứng theo trục ngang, bộ máy Hô hấp có hơi thở Vào, thở Ra nhịp nhàng, bộ máy Tuần hoàn thì có sự Dãn nở và Co bóp của  quả Tim giúp máu lưu thông Vào Ra tuần hoàn, bộ máy tiêu hoá giúp cho việc ăn Vào và thải Ra trôi chảy, trong hệ Thần kinh thì sợi dây Thần kinh Vận động ( Động ) và sợi dây thần kinh Cảm giác ( Tĩnh ) cũng vận hành êm thắm. . .  Khi những tác động sinh lý ngược chiều như thế được cân bằng, nghĩa là điều hòa thì con người mới được sinh tồn và phát triển, khi mỗi thứ mất quân bình thì con người đều ở trong trạng thái bất ổn.

Cũng thế, những sinh hoạt hàng ngày như Đi / Đứng, Làm / Nghỉ, Ăn / Nói,. . . đều nhất luật phải giữ được quân bình thì mọi sự mới êm xuôi.  Khi chân bước tới thì Động, còn chân kia phải- Tĩnh -  ở yên một chỗ, có kết hợp được Động Tĩnh đều đặn thì bước đi mới vững vàng. Viêc Ăn Nói cũng vậy, Ăn Vào, Nói Ra cũng đều phải điều hòa thì sinh hoạt mới ” thuận chèo mát mái” .  Khi các đối cực trên tương tác với nhau lập được thế quân bình động thì con người không những duy trì được sự sống mà còn đạt tiến bộ mà phát triển.

 Suy rộng ra ta có luật Cho và Nhận: Cho Ra ( giving ) là Phá ( tiếng nhà Phật ) mà Nhận Vào ( receiving ) là Chấp, luật sống Chấp / Phá cũng phải điều hòa.  Tất cả các đối cực đều phải được cân bằng thì mới hoà nhịp được với Thiên lý.

Đó là Dịch lý, là Thiên lý ( 1  ) hay luật Trời được in sâu vào trong con người và vạn vật để giúp sự vận hành của vũ trụ được duy trì và phát triển.  Con người không thể chống lại hay sửa đổi được, chỉ nương theo, khai thác những định luật trong vũ trụ mà sống còn. Những cặp đối cực biến hoá này, đã có sẵn ngay trong mỗi người và khắp vũ trụ, không ai không có và không thấy, chỉ vì thường quá, nên con người mất ý thức. Vì mất ý thức nên trong đời sống hàng ngày, con người đã đánh mất nét gấp đôi (  dual unit ) làm lỗi nhịp tiến hoá, khi chỉ còn một cực thành Duy Lý một chiều, gây nên rối loạn.    Đó là nguồn đại loạn của nhân loại..

   

II.- Trong Sinh hoạt

Trong đời sống hàng ngày, con người cũng phải sinh hoạt làm sao để có đủ Vật chất, giúp cho Thể xác khỏe mạnh và đồng thời cũng phải hoạt động Trí óc để nâng cao Tinh thần cho tráng kiện, càng  hoạt động thì khả năng con người càng phát triển, nhưng phải làm sao cho hai yếu tố vật chất và tình thần ngược nhau được đồng bộ cân xứng nghĩa là hoà hợp, có như thế thì con Người mới có “ một Tâm hồn tráng kiện trong một Thân thể khỏe mạnh “.    Ban ngày thì Làm việc ( Động ), ban Đêm thì phải Nghỉ ( Tĩnh ), Làm và Nghỉ có được điều hòa thì con người mới khỏe mạnh.  Làm việc ban Ngày thì tiêu hao năng lượng, nên phải nghỉ ngủ ban Đêm để bổ sung tức là thu nhận thêm nguồn Chi ( energy ) trong không khí . Những nhà tập luyện “ Tai Chi “ ( Chi là năng lượng ) cho rằng nếu có được một giấc ngủ say không mộng mị qua đêm thì năng lượng thu được trong không khí còn nhiều hơn năng lượng từ nguồn thực phẩm ta ăn vào.Những người làm đêm ngủ ngày vì không được thuận thời, tức là nghịch thiên lý, nên gây rắc rối, nếu bị mất ngủ một đêm là đã  không tránh khỏi cảnh ủ dột vật vờ.

 

Khi lập thành xã hội, Tổ tiên chúng ta đã dựng nên Huyền thoại Tiên Rồng để cụ thể, đơn giản hoá vần đề đối cực cho dễ hiểu, hầu lưu lại ý nghĩa cho cháu con. Đó là Minh triết Tiên Rồng của dân tộc. Triết là triệt Thượng và triệt Hạ. Minh triết là làm sao cho triệt Thượng và triệt Hạ giao thoa ( interference ), hay giao chỉ (  nước ta có tên Giao cũng theo ý này  ) cho hài hòa.

Triệt Thượng còn gọi là “ Đội Trời “ hay “ Cao minh phối thiên: Kết hợp với Trời cao sáng  “ như Mẹ Âu cơ lên núi cao tu Tiên để un đúc lòng Nhân ái.

            Triệt Hạ như Cha Lạc Long lặn xuống dưới đáy biển sâu của thủy phủ, còn gọi “đạp Đất “ hay “ Bác hậu phối địa: Kết hợp với Đất sâu dày “ để rèn luyện Trí Công chính cho được chu tri ( holistic Knowledge ) hầu tránh cảnh phiến diện ( triết lý sờ voi ) . Mục đích triệt Thượng triệt hạ là để nhận ra ngọn nguồn lạch sông của cuộc sống con Người, Tổ tiên chúng ta đã căn dặn chúng ta về  ba chặng đường: “Đội Trời; đạp Đất; ở Đời”.

Khi sống Ở Đời phải làm sao cho Triệt Thượng và triệt Hạ giao thoa thì đạt Minh triết, như Tổ tiên chúng ta đã căn dặn là Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long gặp nhau trên cánh đồng Tương để tương giao, tương hòa.  Nói cách bình dân là sống làm sao  cho “ trọn Tình vẹn Lý”  hay “ Tình Lý tương tham “, Cụ nguyễn Du còn ví von: “ Bên ngoài là Lý, bên trong là Tình “ nghĩa là mỗi cá nhân phải trau dồi nguồn Tình để khi ra sống ngoài xã hội hầu có khả năng thực hiện lẽ Công chính ngoài xã hội.

Cái khó thứ nhất ở đời là ý thức rõ được chân lý ngược chiều trong mọi lãnh vực để “ sống đủ Hai Chiều “.

Cái khó hơn thứ hai là làm sao cho cặp đối cực hay nghịch số được giao hoà.

Thực hiện hài hòa được hai điều đó thì đạt Minh triết.

Các nhà Nho đã tìm ra tỷ lệ giao hòa giữa cặp đối cực là  Tham( 3 )  Thiên Lưỡng ( 2 )  Địa nhi ỷ số “ nghĩa là tỷ lệ giữa hai đối cực tổng quát Thiên ( Tinh thần )  / Địa ( Vật chất ) là 3 /2, theo Việt tộc là Vài  Ba ( 2 / 3 ) . Liều lượng trên được suy ra từ số độ Ngũ hành ( 3 : Đông; 2: Nam ) hay là Cơ cấu nền “ Văn hoá Đông Nam”  của Việt tộc . Ví dụ tỷ lệ Tình Lý:  Tình 3, Lý 2 giúp các đối cưc đạt trạng thái thái hòa. Vì con người bất toàn, nên Tình phải nhiều hơn để bao dung, còn Lý là lẽ Công chính là nền tảng của đời sống Hòa.  Trạng thái Hoà là trạng thái hoàn toàn mới, nó không còn là  Tình Lý nữa, mà là trạng thái mới: thơ thới, hoà vui, an bình. Ta có thể lấy ví dụ sự giao thoa của hai nốt nhạc thành cái bụng và cái nút tạo thành tiếng bổng và tiếng trầm trong âm nhạc.   Cái bụng và cái nút là do sự đóng góp chung của hai nốt nhạc để tạo nên một âm thành hoàn toàn mới du dương hơn nhiều.

Hai nhà Bác học Trung Hoa được giải thưởng Nobel là Lý Chánh Đạo và Dương Chấn Ninh, khi bắn hạt nhân nguyên tử, chắn lại và đo tốc độ hai vi tử Dương và Âm thì đạt kết quả 3 / 2,  kết quả thí nghiệm này có thể giúp ta có được được sự tin cậy vào cơ cấu  Ngũ hành.

 

Nghịch lý hài hòa này đã thâm nhập vào trong hơi thở, lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc, lối hành xử của người Việt, chứ không chỉ trên lý thuyết như triết Tây Âu, nên ta chỉ có thể nhận ra được triết lý nhân sinh khi đi sâu vào đời sống Việt, dẫu người Tàu có tịch thu sách, bắt cống nạp nhân tài cũng không sao tiêu diệt nền văn hoá được .

Để không đánh mất nét gấp đôi  ( như Tình / Lý ) trong đời sống, thì khi ra sống ngoài Thế sự, ta  phải “ suy tư  “ bằng Lý trí, giúp khám phá vũ trụ để nâng cao tinh thần và vật chất.  Những hoạt động này làm tiêu hao năng lượng.  Vì thế cho nên ta phải bỏ   trí   “ Quy Tư : No  mind “ bằng cảm quan để trở về nguồn sống Tâm linh, hầu bổ sung nguồn Sống ( Lòng Nhân ái ) và nguồn Sáng ( Lý công chính).   

Để làm sáng tỏ Minh triết Cha ông đã thẩm nhập Nghịch lý hài hoà vào đời sống hàng ngày. ta hãy trưng ra vài câu tục ngữ, ca dao về Đạo lý làm Người để thấy rõ:

 

Về lòng Nhân ái thì bảo:

Lá Lành đùm là Rách: Lá lành / lá Rách là cặp đối cực. Đùm là bao bọc che chở, là tác động giao hoà.

Chị Ngả Em Nâng: Chị / Em là cặp đối cực . Ngả xuống  / Nâng lên ngược chiều để được giao thoa.

Tay Đứt Ruột Xót: Tay / Ruột là cặp đối cực. Đứt / Xót là đối cực giao cảm.

Máu Chảy Ruột Mềm: Máu / Ruột là cặp đối cực. Chảy / Mềm là liên hệ cơ thể.

 

                        V Lẽ Công bằng xã hội hay lý Công chính thì:

Phải Người Phải Ta: Người / Ta là cặp đối cực.  Phải là theo nguyên lý “ Chiết trung “để Hòa.

Có Đi có Lại cho Toại lòng nhau: Đi / Lại là cặp đối cực. Toại Lòng là Đi Lại giao hòa

Bánh Ú Đi Bánh Dì Lại:  Bánh Ú/ bánh Dì là cặp đối cực. Đi Lại để giao hòa.

Cục Đất ném Đi, hòn Chì ném Lại: Cục Đất / Hòn Chì là Cặp đối cực. Ném Đi / Ném Lại để giao thoa.

 

                        Về sinh hoạt hàng ngày

Suy Đi Nghĩ Lại: Suy / Nghĩ, Đi / Lại đều là đối cực. Suy Đi là ra đời để phát triển lý trí mà sống.  Nghĩ Lại là trở về Nội tâm, đi về nguồn Tâm linh để tiếp cận với nguồn Sống và nguổn Sáng để cho đối cực Tâm linh và Thế sư giao hòa.

Ăn có Nhai, Nói có Nghĩ: Ăn Vào / Nói Ra là cặp đối cực. Có Nhai để cho việc tiêu hóa được tốt hơn giúp cơ thể khỏe mạnh, Có Nghĩ để phát triển Lý trí hầu có Tinh thần minh mẫn. Mục đích là “ Có một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” để cho đối cực Thân thể và Tinh thần hài hòa. ( 2 )   

Ở Đời Khôn Dại chia Đôi: Khôn / Dại là cặp đối cực. Chia Đôi là lẽ công bằng ( tương đối ) để sống hoà với nhau

Học Ăn học Nói, học Gói học Mở: Ăn vào / Nói ra là cặp đối cực . Gói Mở là hành động ngược chiều, tất cả đều phải học: “ Ăn Vóc Học Hay “ , “ Lời nói chẳng mất tiền mua liệu lời mà nói cho Vừa Lòng nhau”, tất cả đều hướng tới nguồn sống Hòa.  

Ở sao cho Vừa Lòng người. Ở Rộng người Cười, ở Hẹp người Chê: Ở Rộng / ở Hẹp, Cười / Chê là cặp đối cực.  Ở cho “ Vừa lòng người “là chấp kỳ lưỡng đoan của nền Văn hoá “ Dĩ hoà vi qúy”
Ở cho Phải phải
Phân phân, cây Đa cậy Thần,  Thần cậy cây Đa. Thần, cây Đa cũng là đối cực ( vật chất / tinh thần ), Người Ta thường cúng Thần ở gốc cây Đa: Nhờ có cây Đa mới có chỗ cúng Thần, cũng nhờ tin Thần ẩn hiện ở trong, nên cây Đa  mới được bái, vì vật chất và tinh thần là một, cho nên không bên nào cậy thế hơn thua bên nào về chuyện được cúng bái, liệu cư xử sao cho Phải / Phải là được, Thần cũng còn phải vậy, huống chi con Người.

Suy rộng ra những người trí thức không thể vì khả năng và tư cách trội vượt hơn mà khinh rẻ người dân, cho là quê mùa lạc hậu. Trong tôn giáo cũng vậy những vị trọng hàng Giáo phẩm không thể có liên hệ cách biệt với giáo dân, đừng cho giáo dân là thành phần thấp kém bên dưới, vì họ là thành phần nền tảng căn bản trong giáo hội, không có nền dưới thì làm gì có tầng trên.

Tất cả đều phải hướng tới nét Lượng hợp hay Lưỡng nhất để cho sinh hoạt chung được hài hòa, mà Hoà là cùng đích của vũ trụ, vì không Hoà thì vũ trụ rối loạn, con người khổ đau.

 

Đó là một vài câu dạy chúng ta sống theo Dịch lý của nền Văn hoá “ Dĩ Hòa vi quý “ trong kho tàng Minh triết Ca dao tục ngữ.

Nét Lưỡng nhất hay Lưỡng hợp là nền tảng của Dịch Việt, cũng là chìa khóa mở tung kho tàng văn hoá nươc nhà: nguồn mạch bao la và linh động hơn Tứ thư Ngũ Kinh của Đức Khổng nhiều, đáng mặt là kinh điển của Việt Nam, nhất là cơ cấu “ Vài Ba: 2-3 “ đã giữ cho Việt Nho không thể bị xuyên tạc như Khổng giáo. ( 2 : Dịch lý tiến bộ và thái hoà, 3: Nhân chủ, 2 + 3 =5: là Tâm linh ). Hán Nho là Khổng giáo bị xuyên tạc thành bá đạo, vì toàn là những câu ngắn gọn rất cô đọng, nên mới bị cạo sửa, giải thích xuyên tạc.

Dịch của người Tàu chỉ chú trọng tới 64 quẻ để bốc phệ, mà không thể động đến vấn đề nền tảng căn bản như Dịch Việt. Có ý kiến cho rằng vì là của chiếm đoạt, người Tàu mới hớt được cái ngọn, do Cha ông Việt đã khôn ngoan cất dấu nền tảng nét Lưỡng nhất trong các Huyền thoại như Tiên Rồng hay Ngọc Long Toại. . .,nên người Tàu không nhận ra.

Đời Hiên Viên Hoàng đế thì vật biểu của Tàu là chim Cú, rồi tới Bạch Mã, mãi đến đời nhà Hán  mới nhận Rồng,    Huyền thoại của họ chỉ có độc cực Rồng, mà “ độc Dương bất sinh “,  hết biến hoá, nên bị ngưng trễ , chỉ biết “ Tầm chương trích cú “ mà ngâm thi vịnh nguyệt, không thể đem vào đời sống hoạt động hàng ngày.

 

Nếu mỗi chúng ta biết Học và Hành cho đến nơi đến chốn thì ngày nay đã không xé tung cái bọc Đồng bào Nhân ái của Âu Cơ Tổ mẫu mà chia mỗi người ra từng xứ cô đơn, làm cho con người phân hoá, xã hội suy đồi, đặc biệt có một số trong chúng ta, vì muốn là đỉnh cao trí tuệ,là lương tâm trong sáng của nhân loại đã “ Thề phanh thây uống máu Đồng bào “, nhận kẻ thù truyền kiếp làm Thầy để hô hoán cứu nước bằng cách âm thầm bán nước!!!

 

Cha ông chúng ta quê mùa và lạc hậu như thế đấy, còn chúng ta văn minh ra sao thì tự mỗi người phải hồi Tâm mà nhận biết lấy!

Nói gọn lại, xã hội chúng ta bị phân hoá như ngày nay, chỉ vì đa số mất ý thức, coi thường việc dễ, việc phải làm thường xuyên mà không làm, và tình trạng nhiều sãi không ai đóng cửa chùa, khi đã sai trái, không ai nhận trách nhiệm chấn chỉnh lại, để lê lết trong cảnh “ Khôn độc dại đàn”.  Trước thảm trạng hiện nay nếu không mau lo chấn chỉnh thì không thoát khỏi nạn suy vong! Muốn chấn hưng lại chúng ta chỉ cần phát động một phong trào cổ vũ mấy điều: Giúp nhau cư xử Tôn trọng nhau, Yêu thương để Tương dungăn ở tương đối Công bằng với nhau là đủ.

Khi được đa số người tham gia thì sẽ gây ra một phong trào lối cuốn nhau đi. Đáng lẽ các tôn giáo phải khởi xướng và ra sức hướng dẫn, nhưng xem ra các tôn giáo cũng đang ngủ say!

 

Tóm lại, đây là vấn đề Nhân, Trí ( Trí : lẽ Công chính ) tức là lòng Yêu thương và cách ăn ở công bằng với nhau. Có trau dồi Nhân Trí hàng ngày và suốt đời thì mới có đủ đức Dũng để thiết lập mối liên hệ Hòa với mọi người. Nói thì dễ mà làm hàng ngày là việc vô cùng khó, mà cái khó lại nằm sâu trong lòng mỗi người “ ngại Trí e Nhân “! Chúng ta đang mắc kẹt ở đây!

 

C.- Trong Tiết nhịp hài hòa của Vũ trụ

Trong một đêm trời trong sáng, ngước mắt nhìn lên trời cao, ta thấy hàng hà ngôi sao lấp lánh. Với viễn vọng kính cực mạnh, các khoa học gia đã khám phá ra 100 tỉ thiên hà, mỗi thiên hà lại có hàng tỉ ngôi sao. Không có gì làm cho ta choáng ngợp hơn là cái bao la và tĩnh mịch không thể tưởng tượng được của không gian, tuy nhiên không gian chỉ là khoảng trống mênh mông.

Vì Không gian trống không, nếu không có tinh tú hiện hữu thì không gian không thể hiển lộ: vật thể như tinh tú nhờ không gian mà hiện diện, Không gian ( Ngoai – không gian: Outer- Space ) cũng nhờ vật thể mà được nhận  biết.   Nhờ hàng số sa số tinh cầu mà ta cảm nhận được cái bao la của không gian.

Cũng vậy, khi một Âm thanh phát ra và tắt đi vào Không gian ta mới nhận ra sự Im lặng.  Âm thanh cũng nương vào sự Im lặng mới được nghe, sự Im lặng ( Ngoại- Vô thanh: Outer  Silence )  cũng nhờ Âm thanh mới được phát hiện.

Không gian và Im lặng đều là Không ( no - thing ), Vật thể, Âm thanh là Có ( something ). Có / Không chỉ nương vào nhau mới tồn tại.

Ít nhất phải có hai điểm để quy chiếu giúp cho Khoảng cách và Không gian hiện hữu.Nhờ có khoảng cách nên khi vật thể chuyển động ta mới nhận ra Tốc độ và Thời gian, mà Thời gian và Tốc độ có liên hệ nghịch với nhau.

Thời gian là thông số thứ tư với Không gian ba chiều là hai mô căn bản tạo nên Thời – Không - Liên ( Time – Space – continuum ) mà tạo nên vạn vật ( Einstein )  cũng là hiện tượng  mà Lão Tử diễn tả : “ Một biến thành Hai, và Hai biến thành Vạn vật “. Thời gian và không gian chứa hai nền tảng của sự thật, đó là phẩm tánh ( attribute ) Vô Cùng và Vô Biên của Thượng Đế.

Thái Dịch Lý Đông A đã  có ý kiến về sự Tương đối của Không và Thời gian : “ Tất cả lý thuyết Duy Tâm, Duy Vật, Du Lý, Duy Sinh đều được thiết lập cách nay cả trăm năm, nếu không muốn nói cả ngàn năm. Làm sao mà tác giả các triết thuyết ấy biết được là Thời gian và Không gian khăng khít với nhau như Hình với Bóng?  Rằng :” một phút có thể kéo dài thiên thu “ và “ trăm dặm có thể thu lại trong gang tấc”, cũng như : “ một lông hồng có thể nặng như Thái sơn “ ? ( Triết lý Lý Đông A. Phạm Khắc Hàm tr. 167 ). Không hiểu được cái Tương đối vi diệu của các cặp đối cực thì làm sao hiểu được cái tương quan giữa Một phút với Thiên Thu, Trăm Dặm với Gang Tấc, Lông Hồng với Thái sơn của Thái Dịch đã nói ở trên. 

 

Thái Dượng hệ gồm Mặt trời với chín hành tinh cùng hộ tinh xoay xung quanh, được treo lơ lững trong không trung nhờ sức Quy tâm và Ly tâm ở thế quân bình động mà chuyển vần theo hướng vô cùng vô tận.  Nhiều Hệ tinh tú trong không gian như Thái Dương hệ cũng nương vào nhau mà vận chuyển điều hoà trong Thiên hà, và các Thiên hà cũng nương nhau mà tồn tại theo nhịp điệu hòa của vũ trụ.    Mọi vật trong vũ trụ phải thuận theo Thiên lý mà tồn tại hài hoà với nhau.Nho gia bảo: “ Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong “

 

Theo nhà huyền niệm Eckhart Tolle thì Khoảng không ( Không Gian )  Và Vô thanh ( Im lặng ) là hai mặt của cùng Cái Có và Cái Không. Ngoại - Không và Ngoại – Vô thanh chỉ là sự hiển lộ của Nội -Không ( Inner space ) và Nội -Vô thanh ( Inner Silence ) vào Thế giới hiện tượng ( Hữu ư trung tất hình ư ngoại ).   Ngoại thì Động và Nội thì Tĩnh   .  Khi ( Nội ) Âm ( Ngoại )  Dương hoà thì trở nên VÔ CỰC - BẤT ĐỘNG-  ( Thái cực nhi Vô cực ). VÔ CỰC là Bầu sáng tạo vô biên của vạn vật.

Thế giới Tâm linh hiện diện trong thế giới hiện tượng này qua sự Im lặng, và cũng thẩm nhập toàn thế giới vật chất vào Không gian- từ bên trong lẫn bên ngoài-.  Thế mà người ta chỉ chú ý tới vật thể mà không còn để ý đến chính không gian nữa.  

Sự Bất động và sự Bao la giúp cho vũ trụ hiện hữu không chỉ ở không gian ngoài kia mà cũng ở ngay trong mỗi chúng ta nữa qua cửa Ngõ ( portal ) của Tâm ( Wholemind ). Ở trong chúng ta, vũ trụ lại bao la về chiều sâu mà không lan toả rộng.  Con người chúng ta từ Nhất mà ra, cũng nhờ Nhất với Đa là một, tất cả được các Trường liên kết với nhau, nên có liên hệ mật thiết với cội nguồn Vũ trụ. Vì thế mà Tổ tiên Việt bảo: “ Vũ trụ tiện thị ngô Tâm, ngô Tâm tiện thị Vũ trụ: Vũ trụ cũng ở tại Lòng ta và Lòng ta cũng là Vũ trụ.”.    Tâm không phải là con Tim, mà là cửa Ngõ giúp chúng ta đi vào cõi Tâm linh.  Có đi qua cửa Tâm mới gặp Linh, mà Tâm có thể là điểm giao thoa của huyệt Đan Điền ( Trọng tâm ở dưới rốn của cơ thể con người  ) và Huệ nhãn trên trán ( Ở giữa cầu nối hai bán cầu não Trái và Phải gọi là  corpus calossum ).

 

Loài người đã được Thượng đế sáng tạo ra  trong cái Nôi không và Thời gian bao la vô cùng huyền  diệu trong đó đã có sẵn  không biết cơ man nào là vật thể hiện hữu, mọi thứ đều được an bài trong trật tự hài hoà, cứ khai thác mà sống, chẳng thiếu thứ gì.  

 Con Người lại được phú bẩm trong mình nguồn Tình Cảm bao la để tìm đến mà nương nhau, và nguồn Lý trí Công chính để biết sống Hoà với nhau, con người chỉ việc “ rung Lòng và động Não”  khai thác thiên nhiên là có thể sống hoà với nhau trong hạnh phúc.

 

Nhịp theo Thiên lý, con người phải biết  “ suy đi “ theo Lý trí  ( lãnh vực Thế sự ) thì cũng phải biết “nghĩ lại “ theo cảm xúc, cảm quan ( lãnh vực Tâm linh )  thì mới cân bằng, Suy đi là hướng Ngoại, ly Tâm, để “ chấp”,  hầu thủ đắc mọi nhu cầu sống cho con người. Nghĩ lại là hướng Nội hay quy Tâm, để bổ sung năng lực sống tức là nguồn Sống và nguồn Sáng đã bị tiêu hao hàng ngày.  Ly Tâm và Quy tâm cũng cần được hòa nhịp như các thiên thể lơ lửng triền miên trong không gian vô tận.  Ly tâm nghĩa là ra sống ngoài đời gọi là Thế sự để khám phá vũ trụ hầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần thuộc lãnh vực lý trí.  Còn Quy Tâm là hướng vào lòng Mình, yên lặng và bất động, bỏ hết lý trí, vén màn vô minh do lý trí dựng nên để tiếp cận với nguồn Tâm linh tức là nguồn Sống và nguồn Sáng: Nguồn Sống là lòng Nhân ái của Nho giáo, Lòng Bác ái của Kitô giáo, lòng Từ bi của Phật giáo. Còn nguồn Sáng là lý Công chính của Nho, Lẽ Công bằng của Kitô giáo, Trí của Phật giáo. Nói cách tóm tắt theo bình dân là Lòng  “ Thương nhau “ và và lẽ sống “ Phải Người phải Ta “ .

 

Trong cách đối xử với nhau thì phải làm sao cho hai đối cực Tình, Lý hoà hợp theo tỷ lệ 3/2. 3/2 là liều lượng Hòa rất uyển chuyển, không là con số toán học, tuỳ theo từng người, từng hoàn cảnh, từng sự việc mà ứng xử, miễn là đạt cùng đích Hoà.. Tình thì u linh man mác, không rõ ràng, có thể “ cảm nhận được mà không nghĩ ra được” , do đó ta bảo Tình có tính chất Vô biên, vì rộng lớn nên có khả năng kết hợp ( vào nhau làm 1 ), còn Lý thì phải rõ ràng khúc chiết, chi ly, chẻ nhỏ cho rõ ràng , ( chia ly ra 2, 3. . .  ) nên có tính chất Hữu hạn, Lý có thể suy ra (think ) mà không cảm nhận ( feel ) để liệu hiểu ( comprehend ) được.  Khi Tình Lý kết hợp hài hoà ( 1 + 2 = I ) cũng là khi Vô biên được kết với Hữu hạn, hay Tâm linh và Thế sự hài hoà. Đây là hình ảnh của Thái cực gồm Âm ( Tình ) Dương ( Lý ) hòa .

Khi xử Tình xử Lý đều phải theo hai chiều ngược nhau, hay “ có Đi có Lại  mới  gây được hoà khí.  Người này yêu người kia bằng Tình, thì người Kia cũng phải đáp trả bằng Tình thì mới kết hợp được, người này người kia đều cùng xử Lý công bằng với nhau, thì  mối tình liên đới giữa hai người mới được duy trì. Khi hành xử với nhau, thì phải để ý làm sao điều hoà được Tình Lý hay “ Tình Lý tương tham : Xử Tình phải có Lý, xử Lý không được quên Tình “ thì  mối liên hệ giữa hai bên mới được duy trì và bền chặt, đó là đầu mối là nền tảng của Thân an Tâm lạc, cũng là nền tảng cho mỗi cá nhân trở thành một viên gạch  xây dựng Hoà bình.

Việc sống theo cung cách “ Bên Ngoài là Lý ( xã hội ) , nhưng Trong ( Lòng mình ) là Tình “  luôn luôn ở trạng thái quân bình động, chứ không chỉ có một lúc là được, phút  này còn  hoà, nhưng giây sau mà mất quân bình thì lại bất hoà, nên xử hoà phải thường xuyên và rất linh động mới được.  

Xử Tình Lý hài hòa là mấu chốt đầu tiên đem Đạo ( HÒA )  vào Đời sống mọi ngưòi trong xã hội.

 

Một điều nên lưu ý là Tình và Lý như hai mặt của một đồng tiền không thể tách rời, nó cũng giống như ánh sáng được truyền đi với “ làn sóng hình sin bao quanh các photon truyền theo  đường thẳng “ . Hạt  photon  ( Lý ) và làn Sóng  ( Tình ) không thể tách rời ( Louis De Broglie ) . Tình Lý cũng vậy, nếu có Tình thì cách hành xử với tha nhân mới có thể  công bằng ( Lý công chính ), ngược lại có thực hiện lẽ sống công bằng mới chứng tỏ được Tình yêu, người này hành xử như thế thì người kia có đáp lại thì mới gây được hòa khí. Hay là có sống theo Tình Lý tương tham thì mới làm Hoà được với tha nhân, mà Hòa là cùng đích của vũ trụ.   Tương tự, Bác ái, Công bằng hay Bi, Trí cũng đều là Một.

 

Ngày nay là lúc lý trí con người phát triển cao độ, nhưng cũng là lúc con người bỏ lơi con đường Tình, khiến nhiều người  đã nhìn con Người không như là “ Nhân linh “, mà là một đồ vật, nghĩa là  coi “ Của nặng hơn Người “ nhất là nhìn Đồng bào bằng cặp mắt lạ lẫm không quen thân, có khi còn đối xử với nhau như kẻ thù không đội trời chung, nên gây ra tao loạn, phá nát mọi sự.

Vì mất ý thức về nghịch lý nên loài người đang bị ngủ mê trong rừng thành kiến Duy Lý một chiều, tôn khoa học là vạn năng, tin rằng chỉ có khoa học là đủ, không cần thứ gì khác hơn, phủ nhận những gì không rõ ràng khúc chiết, khốn nỗi khoa học vốn rõ ràng khúc chiết làm sao mà nhận ra được thế giới man mác u linh của Tâm linh.

 Tuy khoa học rất “cần”, con người tiến bộ căn bản là nhờ khoa học, không có khoa học thì con người không thoát cảnh chậm tiến lạc hậu được, nhưng khoa học còn là phần nhỏ trong vũ trụ, nên vẫn là chưa “ thiết” bằng Tâm linh.  

Tuy khoa học đã đi vào hai lãnh vực Vô cùng Nhỏ và Vô cùng Lớn: Vô cùng nhỏ là lãnh vực nguyên tử vi tử, Vô cùng lớn là lãnh vự Không gian bao la, nhưng với sự hữu hạn của lý trí  con người, mặc dầu đã có khí cụ khoa học khoách đại, nhưng cũng chỉ là dùng cái hữu hạn để nới rộng cái hữu hạn mà thôi. Con người vẫn còn choáng ngợp trước sự bao la của cả hai lãnh vực của khoa học, chứ chưa nói đến lãnh vực Tâm linh còn bao la hơn nhiều.  

Quên Tâm linh là quên về nguồn của sự sống, khốn nỗi nhiều người đi về Tâm linh lạc nẻo vì đã dùng lầm phương tiện Lý trí.  Sống trong thế giới động với cao tốc, con người quá bận rộn, không quen ngồi yên quy tư, cái gì cũng chỉ lý với lẽ, càng lý thì càng chia ly phân hoá.  Càng Duy lý một chiều thì càng trở nên cực đoan, khi cực đoan thì Tham tàn và Cường bạo lên ngôi như trong các chế độ độc tài nhất là Cộng sản.        Đời sống Duy Lý là thảm nạn của nhân loại hiện nay! (  3  )

  thế cho nên cả hai lãnh vực Tâm linh và Thế sự  ( Khoa học ) có được hài hòa mới là cần và đủ.

 

Nói tóm lại khi mọi biến hoá của các cặp đối cực trong vũ trụ được hài hòa thì ta gọi là tiết nhịp hòa của vũ trụ (Cosmic rhythm ), tức là nhịp cộng hưởng của các thành phần có tần số khác nhau trong vũ trụ. Ta đã biết các vật trong vũ trụ đều phát ra tần số khác nhau, khi các tần số giao thoa thì ta có cộng hưởng. Cứ xem vũ điệu nhịp nhàng hướng Tâm  ( Tả nhậm; ngược chiểu kim đồng hồ  ) của 3 cõi Thiên, Địa, Nhân trên Trống Đồng Đông Sơn thì rõ:  Thiên ( ngôi sao ở giữa tượng trưng cho mặt Trời / mặt Trăng ở vòng trong ) , Địa ( Chim muông và nai chà ở vòng ngoài ) Nhân ( Người múa mang lông chim ở vòng giữa ),  cả Ba cõi cùng ca múa nhịp nhàng tưng bừng trên mặt Trống Đồng Đông Sơn tạo ra tiết nhịp Hòa Vũ trụ,  xưa nay trên thế giới chưa có bức tranh nào thanh bình an hòa đến thế!.

Ngày này không những nhịp sống Hòa trong nhân loại đã bị nhiễu loạn, mà các môi trường chung như Không khí, Đất, Nước nhất là Tư tưởng cũng đã bị loài người làm ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm các môi trường đã gây ra nhiễu loạn lan ra cấp hoàn vũ!

 

D.- Đời sống Gia đình

Thái cực viên đồ gồm đối cực Âm Dương, nhưng trong Âm lại có Dương và trong Dương cũng có Âm ( Xem hình ở trên ) . Ta có thể dùng đồ hình này để giải thích sự kết hợp của cặp Gái Trai thành đôi Vợ Chồng. Gái Trai  là cặp đối cực, người con Gái có bản chất ( cái Thể ) là – (âm), mà cái Diện ở ngoài lại là + ( Dương ), người con Gái trở thành một ion +.  Còn người con Trai có Thể là +, mà Diện lại là -, nên con Trai thành một ion - .  Khi Trai gái gặp nhau thì hai ion + và - tiếp xúc với nhau, nên có hấp lực kết hợp với nhau thành cặp Vợ Chồng, cũng giống như hai luồng ion – và ion + trong dây điện chuyển động ngược chiều, giao thoa nhau mà sinh ra dòng điện, dòng điện gợi ý cho ta về  dòng Tình Lý giao thoa .( Máy phát điện giúp hai dòng ion di chuyển ngược chiều là hình ảnh của nguồn Tâm linh )

Vì vậy Khi sống với nhau hai người phải “ chấp kỳ lưỡng đoan: Giữ hai đầu mối hay Có Người có Ta  “: Vợ đầu mối (đoan ) này, Chồng đầu mối kia, mỗi người cứ nương theo hai đầu mối ngược nhau để dung hóa mà sống Thuận Vợ thuận Chồng. Lễ Thành hôn là lễ kết hợp vì Tình, lễ Giao bái tỏ lòng kính trọng nhau là về Lý. Hàng ngày xử sao cho Tình Lý hòa hai thì thuận hòa.

Vì vậy cho nên trong Đạo Vợ Chồng việc duy trì sự sống hàng ngày đến suốt đời cho luôn được Thuận Hoà là điều rất khó. Vì sống gần nhau hàng ngày, nhiều khi người ta khinh lờn nhau, chỉ thấy cái xấu mà quên cái tốt của nhau mới sinh ra cơ sự bất hoà.  Cha ông chúng ta lại tôn Đạo Vợ Chồng lên hàng Đại Đạo, vì nó quan trong, khó bậc nhất và căn bản hơn hết.  

Một điều chúng ta nên nhớ  hai vợ chồng phải có khác nhau tương đối, thì mới có đầu mối để bám vào đó mà cố gắng tìm ra sự hoà hợp, vươn lên để biến hoá, đổi mới, để tiến bộ đầy sinh khí, vì không ý thức được điều đó, nên  bên này cứ đòi hỏi bên kia phải giống mình, khi không được đáp ứng thì cho là không đúng, không yêu thương nhau, sinh ra bầt hoà vì chúng ta không hiểu được đòi hỏi sự đồng nhất là chống biên dịch, chống tiến bộ hài hòa. Có tương dung và hỉ xã thì mới giữ được hòa khí.

Mặt khác nếu sự cách biệt hai bên quá lớn thì khó mà hoà hợp cho thuận Vợ thuận chồng.  Mặt khác nêu hai Vợ Chồng quá giống nhau thì đời sống gia đình càng dễ bị thiên lệch một chiều.

Cha ông chúng ta đã bảo “ Nồi nào úp vung nấy “ thì gia đình sẽ thuận hoà, còn “ nồi to úp vung nhỏ hay nồi nhỏ úp vung to”, nghĩa là sự cách biệt giữa hai đối cực quá lớn thì khó giao thoa, dễ gây ra đổ vỡ. Một nồi úp nhiều vung hay ngược lại là nghịch thiên lý, tất phải chia ly.

 

Trong gia đình người Vợ là suối mạch của nguồn Tình, Tình người Mẹ thì vằng vặc như ánh trăng rằm mùa Thu, tràn trề như làn sóng biển Thái bình dạt dào, khi thì rạng rỡ như ánh trăng Thu, khi thì dịu dàng huyền ảo như ánh trăng mơ. Còn Người Cha tượng trưng cho nguồn Lý, nguồn Lý có khi rạng rỡ như ánh mặt trời ban mai, có khi lại oi bức làm nghẹt thở như mặt trời xế chiều Hè. Người Mẹ thì Nhu ( dễ chuyển hóa, kết hợp ), người Cha thì Cương ( dễ bẻ gãy ,chia ly ), khi Nhu Cương hoà hợp thì con người trở nên dẻo dai uyển chuyển, nên đạt đức Dũng, chẳng khác nào khi thanh  Sắt được luyện với Than thành Thép vừa rắn chắc vừa dẻo dai. Gia đình là môi trường un đúc Tình và rèn luyện Lý cho con cái sao cho Tình Lý hoà hai hay lưỡng nhất, không thể chia ly như Sóng và  Hạt của  ánh sáng ( 2 ) .

Mối liên hệ giữa Vợ chồng Cha mẹ và con cái cũng như anh em với nhau đều là mối liên hệ Tình Lý, nói rõ hơn là ai ai cũng phải yêu thương, tôn trọng và ăn ở công bằng với nhau thì nhà êm cửa ấm, anh em hoà thuận, gia đình yên vui. Đừng khinh em bé cũng như trẻ con chưa biết gì, cứ ra lệnh sai bảo mà quên xử Tình Lý hài hòa tất sẽ gây ra bất hòa đổ vỡ.

Tình Lý là keo sơn gắn bó mọi người trong gia đình và xã hội với nhau, đừng có mong tìm cây đũa thần đoàn kết ở nơi nào khác. Những cách đối xử một chiều như Duy Tình hay Duy Lý đều là thiên lệch gây ra rối loạn, nguồn gốc của bất Công.

 

E.- Trong các cơ chế xã hội.

Xã hội của chúng ta không đặt trên nền tảng Cá nhân như Âu Châu, mà là trên Gia đình. Gia đình là công thể nền tảng để trau dồi tinh thần “ lưu tâm và chia sẻ: caring, sharing “ giúp mọi người trong gia đình sống hoà với nhau cũng như ngoài xã hội.  Mỗi gia đình là một viên gạch thuận hoà để xây dựng xã hội hoà bình. Không củng cố gia đình hay phá gia đình như CS là phá nền tảng xã hội.

 Ngoài ra khi lập xã hội thì phải “ luật pháp hoá “ các cơ chế xã hội để thể hiện được lẽ công bằng tương đối.  Chúng ta có thể thực hiện công bằng xã hội tương đối bằng cách điều hòa các đối cực trong các cơ chế xã hội. Ngày nay nền chính trị đã bao trùm lên các cơ chế khác, đây là cơ chế để thực hiện lẽ công bằng xã hội, còn giáo dục là khâu vô cùng quan trọng để đào tạo con Người tốt có Tư cách và Khả năng. Không làm tốt được hai khâu chính ấy thì xã hội không bao giờ ổn định. Có con người tốt biết đem lẽ sống công bằng vào xã hội thì xã hội mới mong an bình.

Tinh thần Điều hòa đó lại nằm trong nền “ Văn hoá thái hoà “ của Tổ tiên (đã bàn một số ở trong bài này và trong hai cuốn: Văn hoá Đông Nam và Văn hiến Việt Nam của Việt Nhân), mà cốt tuỷ là nét Lưỡng nhất của các đối cực.  Cơ cấu xã hội ngày nay rất nhiêu khê, nhưng bốn khâu quan trọng là Chính trị, Giáo dục, Kinh tế, Xã hội. Các cơ chế Xã hội cần phải được sắp xếp làm cho luôn được tiến bộ và căn bằng,.

 

I.- Chính trị

Trong chính trị cần phải điều hoà được cặp đối cực Nhân quyền và Dân quyền. Là Nhân trong Trời Đất thì con Người phải có Nhân quyền,Dân của một nước thì phải có Dân quyền. Nhân quyền thì phải có Tự do, khi sống theo Chân Thiện Mỹ thì mới có Tự do chân chính, còn Dân quyền thì phải có pháp luật ràng buộc, ràng buộc vào Lý công chính . Nhân quyền và Dân quyền giúp người Dân nắm quyền làm Chủ Đất nước.Nhân quyền là quyền giúp con Người được Tư do sống theo Thiên lý để phát triển Tình cảm và Lý trí nghĩa là có Tư cách và Khả năng để phát triển toàn diện con người.

Con người chỉ phát triển được trong môi trường Tư do, chứ không thể trong chế độ nô lệ vắng bóng tự do, vì vậy cho nên con người cần phải có Tự do Căn bản, như Tư do tôn giáo, tự do Ngôn luận, cùng những Tự do căn bản khác để phát triển, nhất là quyền được Ăn ( Tư hữu ) và quyền được Nói .  Khi sống trong xã hội người Dân có nhiệm vụ và quyền lợi để cùng nhau xây dựng đất nước, đó là Dân quyền.  Khi mọi người dân có được phát triển tư cách và khả năng thì mới đóng góp hữu hiệu cho quốc gia, nhờ đó mà Dân giàu Nước mạnh được. 

Mặt khác xã hội phải tạo ra những cơ hội và phương tiện giúp con người phát triển khả năng thiên bẩm ( như Thực, Sắc, Diện ) để trau dồi Chân,Thiện Mỹ.  Có Nhân quyền và Dân quyền hài hoà thì mới giúp nâng cao Dân trí, Dân trí có cao mới cải tiến được Dân sinh. Khi Dân trí cao, nghĩa là phải mở Lòng mở Trí người Dân để người Dân có Tư cách và khả năng thì người Dân mới có khả năng đóng góp hữu hiệu cho xã hội. Đó là phương cách giải phóng con Người giúp cho người Dân có thể đóng vai trò Chủ nhân. Đây là nền tảng của chế độ Dân chủ.

Nói tóm lại Nhân quyền và Dân quyền giúp người Dân nâng cao Tư cách và Khả năng để vừa thành Nhân và thành Thân.Có thành Nhân thì mới là người tốt, làm được việc tốt. Có thành Thân thì mới đủ khả năng để xây dựng gia đình và xã hội.

Một chế độ chính trị Dân chủ phải biết cách thiết lập các Hạ tằng cơ sở  quốc gia cũng như Thượng tằng kiến trúc hài hoà thì mới tạo ra được mội trường cung cấp nhiều phương tiện và cơ hội đề làm phát triển mọi tài năng của người dân. Các chế độ độc tài muốn trường trị để bóc lột, nên cứ phải giam hãm người dân trong ngu dốt và nghèo nàn như trong chế độ nô lệ. Đã thế kỷ 21 mà còn có chế độ độc tài đảng trị đã là chuyện ngược đời bốn phương! Các chế độ đó hủy hoại nhân phẩm con Người và làm ô uế sỉ diện Quốc gia và chống lại Thượng Đế!

Làm chính trị là làm công việc “ Giáo chi phú chi : Dạy dân để nâng dân Trí và làm cho dân Giàu để thăng tiến dân Sinh “, các nhà làm chính trị không chỉ đi tranh dành ngôi vị và danh lợi, mà là đóng góp công sức nâng cao Dân sinh và Dân trí, để cho dân giàu nước mạnh, điạ vị và quyền lợi của mình và mọi người đã có trong đó, không cần mưu mánh vặt tranh dành nhau. Phải có những vị Lòng rộng Trí sâu như các bậc Tổ phụ Hoa kỳ mới làm nên cơ nghiệp lớn. Khi sự nghiệp lớn thành công thì quyền lợi mỗi công dân cũng dư dật, làm gì phải đâm chém nhau mà đoạt!.

 

II.- Giáo dục

Giáo là dạy bảo cho có sự hiểu biết tròn đầy, tránh cảnh phiến diện thường gây ra chia ly cách biệt, Dục là đào luyện ( form, shape ) lặp đi lặp lại, nuôi dưỡng qua thời gian dài giúp sao cho những hiểu biết đó thể hiện vào đời sống để cho con người trưởng thành về hai phương diện Thành Nhân và thành Thân. Thành Thân để có sự hiểu biết việc làm  ( quan trọng là khoa học kỹ thuật ) mà ăn nên làm ra, thành Nhân là biết cách sống công bằng  ( hay minh triết ) để sống hoà với mọi người.Ngày nay cả thế giới đang ráo riết chạy đua trên phương diện thành Thân, mà còn coi nhẹ phương diện thành Nhân. Thế giới đang theo đà cao tốc, thượng hạ giao tranh lợi trên phương diện khoa học kỹ thuật. Đã có Thị trường chung để khuyến khích nhau ăn nên làm ra, nhưng lại còn coi nhẹ Đạo trường chung để biết cách sống “ phải Người phải Ta “ mà sống hòa chung với nhau. Hai cuộc thế chiến và cuộc chiến tranh lạnh là cao độ của cuộc sống bất hoà trên thế giới, ngày nay cục diện đã đổi khác, các nước lớn nhiều khi còn tạo ra cảnh “ đục nước bèo cò “ dưới nhiều hình thức để thủ lợi quá đáng. Tuy đã có Liên hiệp quốc cầm chịch, nhưng còn lẻo đẻo theo đuôi sửa sai các tình trạng hỗn loạn thế giới, mà chưa hướng dẫn nổi hướng đi trên con đường hòa bình. Nên Công việc của Liên hiệp quốc là tối cần thiết và cần được đẩy mạnh. Các cuộc chạy đua ráo riết trong thị trường chung cũng như chạy đua vũ trang đều là những dấu chỉ bất ổn.

Trong mọi việc xây dựng thì xây dựng con Người là khó khăn hơn hết. Có đào tạo cho con người Thành Thân thì con người mới có khả năng ăn nên làm ra để nâng cao đời sống Tinh thần và vật chất. Có thành Nhân thì con người mới đũ tư cách để làm điều tốt và nhất là sống hoà với mọi người, có sống hòa với nhau thì mới bảo đảm được thanh quả do việc thành Thân làm ra. Nên Hoà là cùng đích của Hạnh phúc con Người, của Hoà bình thế giới cũng như Nhip điệu Hoà của vũ trụ.

 

Nền Giáo dục của một quốc gia phải đặt trên nền tảng “ Tiên học Lễ, hậu học văn” Học Lễ . Lễ là cung kỷ kính tha, nghĩa là trọng Mình trọng Người để thành Nhân, học Văn là học Kiến thức toàn diện để thành Thân.

Một quốc gia muốn đào tạo được con Người tốt, Công dân tốt tất phải có bộ sách Dân tộc.   Bộ sách Dân tộc chẳng khác nào bộ Thánh kinh của tôn giáo, có mục địch neo người dân vào trong Đạo lý Dân tộc, đó là triết lý Nhân sinh giúp con người phát triển toàn diện mà sống hòa, mà hạnh phúc với nhau, để không những lo tốt việc đời nay và cũng để chuẩn bị sẵn sàng cho đời sau. Không lo đời này sống cho được an bình thì làm sao mà lo được cho đời sau, đời này còn bỏ bê cho hỗn loạn thì đời sau làm sao mà được cứu rỗi ? Đừng có ôm khư khư lấy quá khứ mà quên đời cũng như đừng mang ảo vọng cứu rỗi ở tương lai mà bất động trong Hiện tại. Không luôn gắng công trong hiện tại thì cuối đời vẫn còn trắng tay.

Muốn đào tạo cho công dân có khả năng làm Chủ Đất nước, thì phải giúp mỗi người có khả năng Tự chủ, muốn vậy thì phải Tự Lực tự Cường, nhất là phải có dũng lực để biết cách sống Hoà với mọi người. Chỉ có Tình thương bao la và Lý công chính mới có khả năng đó.

 

 Nền Văn hoá thái hoà Việt Tộc có đủ Ba tính chất: Nhân chủ, Thái Hoà và Tâm linh.

Có con người Nhân chủ thì mới làm chủ được chính Mình, Gia đình và Đất Nước mình. Có làm chủ được chính mình mới có dũng lực để sống Hoà với mọi người.  Để đào tạo được con người Nhân chủ thì phải giúp họ đi vào con đường Tâm linh mà un đúc lòng Nhân ái  và ra đời thực hiện đời sống tương đối Công bằng “ phải Người phải Ta “.  Đối với chất gia ( người ít học )  thì đã có cả một kho tàng ca dao tục ngữ để dạy nhau đường ăn lối ở như thế. Đối với văn gia thì  theo lối Dịch: ” Dịch vô tư, vô vi dã, tịch nhiên bất động nhi cảm thông thiên hạ chi cố” Dịch là vô tư, nghĩa là dẹp bỏ lý trí ( phương tiện xây đắp cái ngã ), sống thuận theo Dịch lý mà không có nhân vi, bằng cách im lặng hoàn toàn và tuyệt đối bất động, vén màn vô minh mà tiếp cận với nguồn sống Tâm linh tức là lòng Nhân ái và Lý công chính.

Thế giới ngày nay, về đàng Lý trí thì phát triển cao độ còn về phía Tâm linh thì lại nhảng quên, coi nhẹ. Tai họa của nhân loại là do đời sống Duy lý một chiều, lý quá sẽ sa vào con đường gian ác tạo ra xã hội bất công, do con người bất nhân.   Về đường Tâm linh, ở phương Đông Ấn độ có Yoga, nhà Phật có Thiền, Khổng tử có tuyệt Tứ: Vô Ý vô cố vô tất, vô ngã, Nho có Đạo Trống ( Kim Định ), nhưng ngày nay người ta không còn quan tâm nhiều. Ở phương Tây về Kitô giáo thì dùng phương pháp Cầu nguyện, Nguyện ngắm, để tiếp cận với Chúa Thánh thần, Thánh linh, nhưng nay đã có một số nhà thần học đã quay về Đông phương để tìm hiểu con đường quy tư, chẳng hạn như Eckhart Tolle, hay Anthony De Mello và nhiều nhà khác. . . Các trung tâm về yoga đã có nhiều nơi ở Tây phương, nhưng vẫn chưa nở rộ được để quân bình với thế giới khoa học kỹ thuật.

 

Theo triết gia Kim Định, muốn có bộ sách Dân tộc thì chúng ta phải xây dựng cho được bộ sách gồm bốn lãnh vực: Kinh Triết, Sử, Văn.

 

1.- Kinh chuyên chở Minh triết của Tổ tiên. Triết là Triệt Thượng và triệt Hạ, Minh triết là làm sao triệt Thượng và triệt Hạ ngược chiều giao thoa để bắt nhịp hòa với tiết điệu vũ trụ.

Triệt Thượng là:

  Đội Trời  để tiếp cận với nguồn Tâm linh tức là nguồn Nhân ái và lý công chính.

Và Triệt hạ là:              

Đạp Đất “để tìm  cách  đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con người để giúp con người có sự hiểu biết tròn dầy ( Chu tri ) hầu phát triển toàn diện, để khi ra sống:

 Ở Đời “ là kết hợp Tâm linh và Thế sự để biết cách sắp xếp chuyện nhà chuyện nước sao cho mọi người sống hòa với nhau mà chung hưởng hạnh phúc. Như vậy là đem Đạo vào Đời .

 

2.- Triết đây là triết lý nhân sinh giúp cho con người phát triển toàn diện để cho đời sống con người được sung mãn, cũng như  phải trau dồi đời sống Tâm linh và nhất là trước khi lìa đời biết trút bớt gánh nặng trên lưng lạc đà qua cửa Hẹp mà về Quê miền vĩnh cửu theo nghĩa  “ Sinh ký Tử quy “.

 

3.- Sử gồm Huyền sử và Lịch sử. Huyền sử là Minh triết của Tổ tiên. Còn Lịch sử là  những sự kiện xác định về thăng trầm của Dân tộc cũng là cái gương phản chiếu đời sống Tâm linh của Dân tộc trong xã hội. Nhìn vào sử chúng ta nhận ra cuộc sống của Dân tộc qua các thời đại, mà cũng nhờ qua đó mà điều chỉnh cuộc sống Tâm linh cho ngày một hài hòa hơn.

 

4.-Văn không những để truyền đạt những tác phẩm văn học nghệ thuật mà cốt là để tải Đạo làm Người tức là triết lý Nhân sinh giúp nhau sống hòa với nhau, chứ văn không có mục đích để tranh luận hơn thua nhất là  mạt sát nhau làm thương tổn đến tình người!   ( 1 )

 

Giáo dục đóng vai trò quan trong trong việc nâng cao đời sống con người về hai phương diện Tâm linh và Thế sự. Giáo dục là sự đào luyện lâu dài và liên tục, chứ không chỉ là trao truyền kiến thức mà đủ. Việc học của Tổ tiên phải qua 5 bước: Bác học, Quảng vấn, Thận tư, Minh biện và Đốc hành: Học cho rộng để tránh phiến diện gây chia rẽ, hỏi cho cặn kẽ để hiểu cho rõ ràng, Suy nghĩ cho cẩn trọng và biện luận  cho rõ ràng, nghĩa là phải phân tích và tổng hợp vấn đề cho rốt ráo, cuối cùng đem kiến thức học được áp dụng vào cuộc sống để  nâng cao vật chất và tinh thần. Ngoài việc giáo dục ở học đường, cần phải có s giáo dục đại chúng ( qua Ca dao tục ngữ … ) để giúp người dân nào cũng có kiến thức và khả năng ngày một nâng cao.

Thái Dịch Lý Đông A cũng có Triết lý Tổng Thể Nhân chủ gồm : “ Khoa, Triết, Sử, Văn học “ như là một Tổng hợp Đông tây Kim Cổ .” Khoa, Triết, Sử là những môn học có vẻ hoàn toàn khác biệt nhau trên bình diện thời gian ( sợi dọc: tung hợp )  [ Sử học là công cụ học Quá khứ, Khoa học là công cụ học Hiện tại, Triết học là công cụ học Tương lai ]. Theo sợi dọc Thời gian tất cả  chỉ   một. ( Triết học Lý Đông A . Phạm Khắc Hàm tr.156 ) “.     Còn Văn học là phương tiện chuyên chở và  quảng diễn các khoa trên.

 

III.- Kinh tế

Ta nên nhớ Văn hoá Tổ tiên chúng ta coi con Người là một trong Tam tài: Trời là Thiên hoàng, Đất là Địa hoàng, con Người là Nhân hoàng.  Mà Tài là tác, là hành, nhờ tác hành mà con người tạo ra của cải vật chất và tinh thần, những cái mình dùng mồ hội nước mắt làm ra thuộc quyền sở hữu của mình gọi là quyền Tư hữu. Đây là quyền không ai có thể tước đoạt. Công hữu hóa Tư hữu và đoạt quyền Tự do của toàn dân là tước đoạt sự sống con Người, cũng là chống lại  Thiên tính của Thượng Đế nơi con Người ( Thực, Sắc, Diện ).

Một điều chúng ta nên biết là khi được sinh ra trên đời mỗi người được bẩm thụ những Thiên tính khác nhau, người thì thông minh, kẻ thì ngu dốt, kẻ thì có thân hình vạm vỡ, người thì gầy còm yếu đuối, do đó là mà tư hữu của mỗi người làm ra khác nhau, kẻ ít người nhiều. Khi sống ở đời, có những người thông minh khỏe mạnh lại dùng cái thế “ mạnh được yếu thua “  để bóc lột người khác làm cho xã hội hỗn loạn, xã hội hỗn loạn vì “ Kẻ ăn không hết người lần không ra “ làm cho nhiều người đau khổ.

Nhưng khốn nỗi Trời sinh ra con người xem ra bất công qua tính phú bẩm, nếu chúng ta không hiểu được “ Vạn vật nhất thể: vạn vật trong vũ trụ đều có cùng bản thể “  cũng như “ Nhất bản tán vạn thù và vạn thù quy nhất bản : Nhất phân ra Đa và Đa cũng quy về Nhất, nghĩa là  Thượng Đế là Nhất mà Vạn vật là Đa, Nhất và Đa là Một  ” . Mặt khác sở dĩ có thế giới hiện tượng là chính nhờ sự sai biệt ( tức là không cân đối giữa cặp đối cực )  giữa các cặp đối cực - nguồn của sự sinh sinh hóa hoá -, đó là nhịp sống của muôn loài.

Nước thì chảy xuôi, gió thì vận chuyển từ áp suất cao tới thấp, con người cũng có kẻ hơn người kém, đó là thiên lý, thiên lý là dịch lý để cho các cặp đối cuộc biến hoá trong thế quân bình động theo tiết nhịp vũ trụ. Muốn sống theo thiên lý thì phải chiều theo, lấy cao bù thấp, lấy nhiều bù ít, lấy dư bù thiếu, lấy mạnh phò yểu ( theo Tả nhậm ), lấy Chí nhân thay cho Tham tàn, lấy Đại nghĩa khử trừ Cường bạo. Đấy là sứ mạng  “ vi nhân”  để nâng cao phẩm giá con người, không làm những việc ấy thì chẳng những con người không còn cơ hội để vươn cao lên những giá trị cao cả, mà còn gây ra hỗn loạn làm cho nhân loại khổ đau và cho cả chính mình. 

Con người không vươn lên những giá trị cao cả mà sống bao dung làm Hòa với nhau thì bị vây khổn trong hỗn loạn do mình gây ra bất công xã hội!

Tổ tiên chúng ta dùng tên Việt đ khuyên chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi trở ngại trên đời đ xứng với tên Việt là siêu việt.

 

Khốn thay nhân dân chúng ta qua trường kỳ lịch sử,  liêp tiếp bị Tàu và Pháp đô hộ, giam hãm Dân tộc chúng ta trong cái cảnh “ Cái khó bó cái khôn” Kéo theo tình trạng ‘ Bần cùng sinh đạo tặc’ , do đó  mà bỏ quên cái tinh hoa văn hoa của cha ông, nên  bị sa đọa lần lần như ngày nay.  Khốn nỗi khi được độc lập, thay vì phục hoạt lại tinh hoa văn hoá mà vươn lên, lại khinh chê Tổ tiên, đôn đáo đi rước nếp sống Duy Lý một chiều của Tây phương, như nếp sống cá nhân chủ nghĩa vô trách nhiệm, nhất độc dược CS mà phá tan đất nước. Nay chúng ta đang ở trong vòng lẩn quẩn cứ viết lách sát phạt nhau, mà không lo tìm đường giải thoát, việc trước tiên là giải phóng con Người ra khỏi sự đói khát và ngu dốt! Chúng ta đã bỏ cái tinh hoa của Cha ông, học cái dở mà không học được tinh hoa của người ngoài, nên chúng ta bị đại nạn bất hòa vây khổn!

Thế giới Tây phương trước đây đã  sống nghịch với thiên lý, nên đã sản sinh ra Chế độ Nô lệ, Đế quốc thực dân và chế độ Cộng sản - 3 tai hoạ lớn lao cho nhân loại -. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà ngày nay Dân sinh và Dân trí của Tây phương đã được nâng cao, đời sống Tâm linh đã được quan tâm phần nào, nhưng Tâm linh và Thế sự vẫn chưa được quân bình.

 

Trong xã hội, vì lòng Nhân ái và lẽ Công bằng mà con người không thể sống như lang sói dùng nanh vuốt để dành miếng ăn, mà yên tâm để cho cái tình trạng “ Dĩ cường lăng nhược, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé “ tràn lan, khiến cho một thiểu số đàn áp bóc lột và giết hại kẻ yếu hèn thất thế.

Cuộc đấu tranh của chúng ta dựa trên chiến lược:”  Lấy “ Chí Nhân và Đại Nghĩa “để thắng “: Tham tàn và cường bạo” . và chiến thuật đấu tranh bất bạo động “ là Dĩ Nhu thắng Cương , dĩ Nhược thắng Cường “.  Không có những con người Nhân chủ thì không thể vận dụng hữu hiệu được chiến lược và chiến thuật trên. Đây mới là cuộc đấu tranh Chính nghĩa.

 

 Sở dĩ có Tôn giáo là để un đúc con người nhân ái, giúp mọi người thực hiện lẽ công bằng xã hội một cách tương đối để mọi người sống hòa với nhau. Nhưng các tôn giáo cũng không cải thiện được hữu hiệu tình trạng con Người bất Nhân tiếp tục gây ra bất Công, làm khổ đau nhân loại. Cần có một phong trào chấn hưng Dân Tâm và dân Trí mới mong kết quả.

 

Ta nên nhớ vì Thiên bẩm nơi mỗi người khác nhau, do đó mà Tư hữu của mỗi ngưới cũng khác nhau. Trong chế độ Tư bản thì quyền Tư hữu là tuyệt đối, không ai có quyền xâm phạm, không ai viện lý do gì mà tước đoạt được vì đã có luật pháp bảo đảm. Khốn nỗi thiểu số những người thông minh và khỏe mạnh nhiều khi lại dùng ưu thế của mình để áp bức bóc lột người yếu thế.  Do đó mà Tây phương đã sản sinh ra ba cái tại họa lớn cho nhân loại:   Chế độ Nô lệ, Đế quốc Thực dân và Cộng sản.

Cộng sản là con đẻ của hai chế độ trên, cho rằng sở dĩ  có sự bất công xã hội do chế độ Nô lệ và Đế quốc Thực dân gây ra, CS cho tình trạng trên là do sự chiếm hữu bất công, do đó CS chủ trương tước bỏ quyền Tư hữu đem vào công hữu để phân phối cho được công bằng, nhưng khi tước quyền tư hữu của người dân, tức là đã tước mất sức lực và sáng kiến của người dân, tức là khoá trí óc và bàn tay của người Dân lại, thì làm sao mà thực hiện công bằng xã hội.  Phá tan tành thì dễ mà xây dựng lại thì khó, khi CSVN xúi bần cố nông phá tan tành hết rồi, thì ngơ ngác chẳng biết đi đường nào và làm gì, chẳng khác  “ thằng mù dắt thằng chột “ CS không biết cách nào giúp dân ăn nên làm ra, phải rước kẻ thù truyền kiếp làm thầy để giữ ngôi, tự đem vòng Kim cô của Tàu xiết cổ mình. Măt khác đã thủ sẵn mưu đồ ăn cướp quốc tế, CSVN cố công cướp dật mọi thứ để thành Tư bản đỏ.Cảnh cướp của, giam cầm và giết đồng bào đã kéo dài hơn 60 năm nay chưa dứt! Trước tiên là tầng lớp Đầu Sõ, nay Đầu Sõ đã giàu sụ, lại đến phiên Tay Chân, nạn cướp bóc lan cùng khắp nước.  Khi tay của tất cả đảng đã nhúng chàm thì cùng nhau lo mà giữ mạng sống và của cải! Đó là Chủ trương lớn của Đỉnh cao trí tuệ.

 

Thế mà cách nay gần 5000 năm cha ông chúng ta đã nhận thấy vấn đề nền tảng bất công xã hội tương đối, nên đã lập ra chế độ công điền công thổ, gọi là chế độ Bình sản. Trong mỗi làng ( nhất là Miền Bắc và miền Trung, miền Nam là thuộc địa của Pháp, - gốc của nền tư hữu tuyệt đối- nên có điạ chủ có ruộng cò bay thẳng cánh ) hơn phần nửa là công điền công thổ tức là công hữu, Tổ tiên dùng công hữu này để điều hoà với quyền Tư hữu bằng cách cứ 5 năm luân phiên cấp phát lại cho những người yếu hèn thất thế mỗi người 5 sào để tự canh tác mà sống để không ai dùng miếng ăn để làm mất nhân phẩm của họ, còn những người  khuyết tật thì đem số ruộng ấy cho “ rong canh”  nghĩa là cho người khác cày cấy để thu một số hoa màu mà sống. Tuy trong xã hội vẫn có người giàu người nghèo, nhưng không ai quá giàu và cũng không ai quá nghèo thành người vô gia cư ( homeless ). Tuy là trong chế độ nông nghiệp thô sơ, nhưng tư tưởng ấy rất tiến bộ.

 Còn các nước Tư bản nhất là Hoa kỳ đã đánh thuế lũy tiến để thiết lập hạ tằng cơ sở như hệ thống đường sá, hệ thống cung cấp nước, điện, điện thoại cho toàn dân cùng những phương tiện nâng cao dân sinh dân trí như xây dựng các cộng đồng để cung cấp phương tiện và những cơ hội thuận lợi giúp mọi người dân phát triển. Ngoài ra lại lập quỹ An sinh xã hội để giúp những người yếu hèn thất thế sống với phẩm giá con người. Tuy vậy mà vẫn chưa được hoàn hảo, vì ngày nay khoảng cách giàu nghèo ngày càng thêm rộng. Nhưng vẫn có nhiều tỷ phú lại đem tiền ra làm việc bác ái để giúp người nghèo khó, bệnh tật và thất học.  

Tóm lại cả Tư bản lẫn CS cũng đã không đạt được thế quân bình, Tư bản thì Lạm dụng “ Thừa “: ăn quá nhiều, mặc quá sang, tiêu xa xài phí, chơi vui lắm cách, gây ra nan đề cho chính mình   xã hội, còn CS thì Lạm dụng “ Thiếu : Tước đi của ăn, quyền sống, giam con người trong đói rách    ngu dốt.“.  CS thì Duy Lý chỉ đi một chân nên đã đổ nhào cả mảng , Còn Tư bản tuy có đi trên hai chân, nhưng nhiều người lại sống xa phí trên nợ vay, cứ ăn xài đi cho kinh tế phát triển, xã hội  thì cứ theo chu trình: Sản xuất nhiều, tiêu tụ nhiều và cứ thế mà tăng tiến.! Nay nhiều nước ở Âu châu và ngay nước Hoa kỳ tuy không bị sụp đổ  nhưng đang gặp khủng hoảng vì nợ vay cao hơn nhiều đối với Tổng sãn lượng quốc gia, đại khái là do cơ chế   hội chưa điều hoà được giữa Công và Tư hữu, còn  toàn dân không thể sống theo nếp sống Đa dục ( Lạm dụng Thừa ) hay Diệt dục ( Lạm dụng Thiếu ), mà phải sống theo lối Quả dục ( Chiết trung giữa Đa và Diệt dục )  mới mong được cân bằng.

Tóm lại, Dân chúng là thành phần đại đa số của quốc gia, nếu sự sống của toàn dân được điều hoà cân xứng thì nền tảng quốc gia sẽ vững vàng không gì lay chuyển nổi. Tiếp theo các Cơ chế xã hội được cân bằng thì khó mà bị rơi vào cảnh khủng hoảng trầm trọng. Chỉ có điều khó khăn là dân chúng đã ăn xài quen, nay khó mà dừng họ lại, vì họ là chủ nhà nước mà, trừ phi thuyết phục cho họ chấp nhận lối sống an bình Quả dục thì mới mong. Nhưng ngày nay, sự liên hệ toàn cầu đã liên kết nhiều lãnh vực của các nước vào nhau, khi một nước có vấn đề tất ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nước khác.

 

IV.- Xã hội

Trong xã hội cần phải điều hoà hai đối cực Dân sinh và Dân trí. Dân sinh có được cải thiện thì Dân trí mới được nâng cao. Dân trí mà được nậng cao lên một bậc thì Dân sinh lại được nâng cao lên hơn nhiều. Sự cải thiện cặp đối cực phải được đồng bộ và làm sao cho mức Giàu Nghèo trong xã hội bớt cách biệt.  

Xã hội có được yên hàn là nhờ biết cách cân bằng cặp đối cực này sao cho điều hoà một cách khéo léo. Sở dĩ có đại nạn CS là do sự cách biệt Giàu nghèo quá lớn “ Kẻ ăn không hết người lần không ra “. Khốn thay! CSVN chẳng những đã không làm giảm bớt khoảng cách mà trái lại còn làm tăng thêm, cuộc cách mạng vô sản chỉ viện lý bất công xã hội để âm mưu thực hiện cuộc ăn cướp mẻ lớn, từ ăn cướp chính quyền đến ăn cướp tài sản nhân dân và bán nước là một chuỗi hành động cường bạo để thoả mãn lòng tham lam!

Việc ăn cướp ngoài việc gây đau khổ cho người dân mà còn làm sa đoạ con người và làm băng hoại xã hội nhất là luân thường đạo lý làm người!

Tóm lại khi con ngưòi có cuộc sống sung mãn thì mới đủ khả năng và nghệ thuật để điều hoà các đối cực trong các cơ chế xã hội. Vì tất cả các cơ chế có liên hệ cơ thể với nhau, nếu sự căn bằng không hợp lý sẽ gây ra sự rối loạn xã hội.

 

G.- Vần đề đem Đạo lý vào Đời

Cái tệ nạn con Người bất Nhân gây ra tình trạng xã hội bất Công là do con người không sống thuận theo Nghịch lý hài hòa, nặng về Thế sự mà nhẹ về Tâm linh, nên gây ra xã hội rối loạn như hiện nay. Khi coi nhẹ hay bỏ quên, không trau dồi  đời sống Tâm linh, con người trở nên bất Nhân, ta thường gọi là Vô Thần, vì có Thần mới Linh, vô Thần thì không Linh, có Linh từ nguồn Tâm linh mới có lòng Nhân vì là “Nhân linh ư vạn vật “ .  Thường chúng ta hay dùng chữ Hữu Thần Vô thần để xếp hạng người có tín ngưỡng hay không, thực ra chữ Hữu thần hay Vô thần rất mơ hồ có khi nhiều người tự xưng là Hữu thần mà vẫn không linh tức vẫn là Bất Nhân. Tệ nạn bất Công xuất phát với con người bất Nhân. Xã hội chỉ Hoà bình khi hết tai nạn bất Công. Bất Nhânbất Công là hai nguyên nhân của rối loạn gia đình và xã hội. Muốn sửa bất công xã hội thì phải tìm cách sửa đổi con Người bất Nhân trước, khi con người không hành xử Bất công thì xã hội hoà bình ngay.

Triết lý nhân sinh của Cha Ông ta là phương cách giúp mọi người từ Thiên tử đến thứ dân ai ai cũng biết cách tu dưỡng lòng Nhân và hành xử tương đối công bằng mà hòa với nhau được.     Đó là cách đem Đạo lý vào Đời bằng cách trau dồi những điều đơn giản mà ai ai cũng làm được với điều kiện làm những điều đơn giản khả thi nhưng thiết thân với mọi người. Đây là công việc Tu thân với ý thức trong thế giới này, ai ai cũng bất toàn cả, nên cần phải hoàn hảo bản thân hàng ngày trong hai lãnh vực: Hoàn thiện mọi việc Làm và hoàn thiện các mối Giao liên. Lối tu của văn gia và chất gia đều hướng vào một mục tiêu chung là :“ Hòa “ .   Hoà là thứ quý nhất trên đời, là cội nguồn của Hoà bình, Hạnh phúc, mà muốn xây dựng Hoà bình phải đi từ Gốc tới Ngọn chứ không thể làm tắt được.

 

Tóm lại ta thấy nét Lưỡng nhất hay Nhất quán - nền tảng của Tiến bộ và Quân bình -  xuyên suốt từ Vũ trụ quan đến Nhân sinh quan qua lộ đồ Tu, Tề, Trị, Bình, là sợi chỉ hồng xuyên suốt nền Văn hoá Việt.  

Tóm lại: Từ đầu chí cuối, tuy dạng thức khác nhau, nhưng các cặp đối cực luôn hiện diện trong đời sống Việt trong mọi lãnh vực từ khi chào đời cho đến lúc từ giả cuộc đời, để cho các cặp đối cực giao thoa hay hài hòa thì chúng ta cần phải thực hiện công trình Vi Nhân liên tục suốt đời với nghệ thuật tinh vi và uyển chuyển:

 

I.- Trên phương diện xây dựng con Người, Gia đình và Đất Nước.

1.- Đối cá nhân thì khi Tình / Lý tương tham  thì Thân mới an, Tâm mới lạc.

2.- Trong lãnh vực gia đình và xã hội thì cuộc sống Tình / Lý không thể rời nhau để cho vợ chồng hoà thuận, gia đình ấm êm, xã hội an vui.

3.- Trong các cơ chế xã hội như:

              a.- Về Chính trị thì cặp đối cực Nhân quyền / Dân quyền phải được hài hòa.

                   b.- Về Giáo dục  thì cặp đối cực Thành Nhân / thành Thân phải đưọc điểu hòa

                   c.- Về Kinh tế thì cặp đối cực Công hữu / Tư hữu phải được cân xứng

                   d.- Về xã hội thì khoảng cách Giàu / Nghèo không quá cách xa.

     4.-Trên bình diện thế giới thì cặp Đạo trường chung ( Nhân ái,Từ bi,Bác ái ) / Thị trường chung (  công bình tương đối  ) cần được điểu hòa .

     5.- Trên cấp siêu hình thì Hữu vi / Vô vi cần được hài hòa mà đạt An vi ( Kim Định )

Để cho cặp đối cực giao thoa thì Tỷ lệ Tình / Lý là 3 / 2. ( tỷ lệ công bằng tương đối để giao hòa)

 

II.- Trên phương diện Giữ Nước:

    1.- Về Chiến lược thì lấy cặp Chí Nhân / Đại Nghĩa để thay thế Tham tàn / Cường bạo

    2.- Về Chiến thuật thì lấy cặp đối cực Nhu / Cương để lật thế cờ Cường / Nhược ( Dĩ Nhu thắng cương, dĩ Nhược thắng Cường để đối đầu với lối Dĩ Cường lăng Nhược của kẻ thù )

Khi mọi người lấy lòng Nhân ái mà ăn ở với nhau  thì đạt “ Chí Nhân”,  khi mọi người Dân đều thể hiện Công bằng xã hội thì đạt “ Đại Nghĩa “, có Chí Nhân và Đại Nghĩa thì mới đủ Dũng lực để thắng Tham tàn và  Cường bạo để giữ Nước và dựng Nước.

Việc này Cha ông quê mùa chúng ta có thời kỳ đã làm được, còn chúng ta ngày nay tự vỗ ngực là văn minh thì xin cứ nhìn vào Mình, Gia đình mình và xã hội thì rõ !

 

Đó là lộ đồ “ Vi Nhân “ siêu việt của Tổ tiên, bắt đầu từ thâm Tâm con Người, luôn cố gắng Vi Nhân bằng những việc từ Gần tới Xa, từ Nhỏ tới To, từ Tục tới Thanh, từ Đơn giản tới Phức tạp, tử Thưòng thường tới Phi thường, từ Lượng tới Phẩm, từ Tinh vi tới Vĩ đại. . .

Với ý thức mình là con Người ở Nơi đây và Bây giờ,  từ căn bản đó cố mà vươn lên trong hiện tại miên trường ( ever present ) về hai lãnh vực: Hoàn thiện mọi việc Làm và hoàn thiện các mối Giao liên.

Tất cả được gói ghém trong danh từ Việt là siêu việt.

 

Nhìn lại tình trạng xã hội suy đồi hiện nay trong nước cũng như tình trạng phân hoá nơi hải ngoại, chúng ta phải thắc mắc : Tổ tiên chúng ta có nền Văn hoá siêu việt như vậy, tại sao ngày nay chúng ta sa vào tình trạng Nước sắp mất, Nhà không yên, mà nhiều người kể cã  những người thuộc tầng lớp trên cao cứ xem như không có chuyện gì quan trọng xẩy ra  ?       

Thưa tại Người mà cũng tại Ta.

Những người Tham tàn và Cường bạo Bắc phương và Pháp ở Tây phương đã giam hãm dân tộc chúng ta trong “ Cái khó bó cái khôn” , gây ra tình trạng “ Bần cùng sinh đạo tặc: Đói ăn vụng, túng làm càn ”.

 Về phía chúng ta khi đã dành độc lập không lo sửa chữa những nết xấu do sự đô hộ do bần cùng nhiễm vào, mà cứ “ thói nào theo tật nấy”  nên bị sa đoạ trầm luân!       Lý do duy nhất là vì  bị  đô  hộ   Cha ông chúng ta và chúng ta đã bỏ quên nền Văn hoá “Dĩ Hoà vi quý “ của Tổ tiên xưa! Sửa được nạn Bất Hoà hiện nay trong gia đình và xã hội thì chúng ta mới có dư nội lực để vùng lên vực dây.     Đây không phải là lý thuyết cao xa, viễn vông mà là những việc làm nhỏ nhặt liên tục, ai ai cũng có thể làm được miễn là kiên tâm trì chí mới được.   Đừng tìm cây đũa Thần ngoài chính Mình và Dân tộc mình. Từ chối công việc “ Vi Nhân nan hĩ “ này thì dầu có chạy cùng thế giới mà  tìm kiếm cũng vô ích, vì khi mình mất niềm tin nơi chính Mình và Dân tộc mình thành ra ỷ lại và khiếp nhược thì phỏng cây đũa Thần nơi khác có rơi vào Tay cũng trở nên vô dụng.!  Chúng ta đã có dư kinh nghiệm về vấn đề nầy rồi!

 

H.-  Trên Đường về  Quê  ( 7 )

Thế giới của chúng ta ở trên quả đất này là thế giới hiện tượng, do sự sinh sinh hoá hoá của các cặp đối cực trong vũ trụ. Các cặp đối cực biến hoá không ngừng nên mọi vật đều biến đổi luôn luôn. Đây là thế giới hữu hạn của vật chất, nhưng vì luôn biến đổi, nên có đó và không đó, Cha ông chúng ta bảo là “ có mà  như  không,  không mà lại có”  hay là ‘ Thưc nhược hư, hữu nhược vô: Thực cũng như hư, có cũng như không “.

Vì quan niệm “ Hữu sinh ư Vô : mọi sự Có là do từ Không “.  Có Không đối đáp là thế giới hiện tượng, còn VÔ  ( cực ) là thế giới Tâm linh.  Có thì luôn biến đổi, nên ta không thể bám trụ vào cái biến đổi trong cuộc sống, một thanh sắt ta tưởng là bền chắc lâu đời thế mà nó có thễ dãn nở theo nhiệt độ và khi để ra ngoài mưa gió thì chẳng bao lâu đã bị rỉ sét.  Thế giới hiện tượng là thế giới của “ Sinh, Thành, Suy, Hủy”  theo những chu trình khác nhau, có cái biến đổi từng sát na, ta chưa bám vào kịp đã biến mất, có cái thì lâu đến mấy chục ngàn năm ( ? ) như ngôi sao đỏ, nhà Phật đã gọi đó  là “ Tuồng ảo hóa đã bày ra đó”, còn Tổ tiên nhà Nho của chúng ta thì nương vào sự biến đổi trong vũ trụ  theo thời gian mà vươn lên sống cho sung mãn, mà không thể bám vào, vật chất - một đời ta, ba bảy đời nó - chỉ là phương tiện để giúp chúng ta sống đàng hoàng vươn lên mà thôi.Ngày nay cả thế giới đang vùng lên đem hết trí tuệ ra mà đua tranh thủ đắc cho nhiều vật chất, càng nhiều càng ham, càng ham càng đói khát, càng đói khát thì tâm hồn càng trống rổng, vì con người đang khao khát vô biên mà lại say mê làm đầy bằng của vật chất hữu hạn, nên đâm ra thất vọng não nề. 

 

Thế giới chúng ta đang sống là thế giới Hữu, mà gốc của vũ trụ là Vô, tức là thế giới Tâm linh, Lão giáo gọi là Lân hư, nhà Phật gọi là Chân không diệu hữu, Tổ tiên Việt gọi là Đạo Trống, đó là nguồn gốc Tâm linh là nguồn mạch của lòng Nhân ái và lý Công chính. Thay vì bỏ lý trí, bỏ “ chấp” tức là ‘ phá “, quy tư mà un đúc những giá trị cao quý mà vươn lên, lại chỉ đi vun quén của cải hữu hạn vật chất, không những làm cho mình lao đao trên con đường “ Nhân dục vô nhai: lòng người tham vô đáy “, khiến  ngày càng thất vọng mà còn gây ra sự bất công làm rối loạn chung trong xã hội.

Khi về già là lúc phải trút bỏ tất cả công trình của Ngã chấp, nghĩa là những công trình của Lý trí, ngay cả luân thường đạo lý, để cho nhẹ gánh như lạc đà trút bỏ gánh nặng trên lưng mà qua cửa hẹp. Thánh Gandhi đã bảo “ Je me reduis à Zéro: tôi tự diệt cho đến số không “.  Ngay cả Luân thường đạo lý cũng chỉ cần cho thế giới hiện tượng mà thôi, vì thế giới Tâm linh là thế giới VÔ, nên khi về quê không cần bất cứ hành trang nào cả, chỉ có tay không như khi vừa mới ra đời.

Khi còn trẻ ra sống ở đời thì phải “ suy tư “ giúp phát triển Lý trí để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần mà sống đàng hoàng. Đến khi về già thì phải “ quy tư”  bỏ hết công trình của Lý trí, bỏ hết tất cả mọi thứ hành trang ở đời, giúp cho đời sống được nhẹ nhàng, giúp cuộc sống được như làn Gió mát thoảng trên không, như dòng Nước lững lờ  êm trôi dưới suối vắng, đó là đời sống Phong Lưu, sẵn  sàng  đợi chờ phút từ giả cuộc đời nhẹ gánh về quê.   ( 3 )  

 

I.- Kết luận

 Nhờ sống bằng nghề nông, cha ông chúng ta đã sống gần thiên nhiên, luôn bám sát vào sự biến đổi của thời tiết để gieo trồng, nhờ đó mới nhận ra lẽ biến dich của Trời Đất, nên đã ngộ được  :

1.- Một Vũ trụ quan động với Ba thiên tắc: Luật Biến Dịch, Giá Sắc và Loại tụ.

2.- Một Nhân sinh quan “ Nhân chủ, Thái hoà và Tâm linh “  

3.- Một Đạt quan: Phong, Lưu:  Cặp đối cực Siêu thoát.

Đây là những nét chính của nền Văn hoá thái hoà, mà Việt Nho đóng vai trò quan trọng, trong đó nét Lưỡng nhất hay Lưỡng hợp là sợi chỉ xuyên suốt mọi lãnh vực, nó đã thẩm nhập vào trong đời sống hàng ngày, trong lời ăn tiếng nói, trong cách hành xử hàng ngày, trong phong tục tập quán . . .  

 

Những quan niệm này cũng rất gần với quan niệm của Thái Dịch Lý Đông A. Đó là lối biết:       

1.- Sống thực: Tức là nhân sinh quan thực tế, không phải suy ra từ lý luận suông.

2.- Sống đúng: Hợp với Đạo lý làm Người.

3.- Sống biết: Có tri thức, biết mình sống để làm gì, như thế nào.

( Triết lý Tổng thể Duy nhân của Lý Đông A. Phạm khắc Hàm trang 156 )

 

Nền Văn hoá Việt Nho này có ( Đã bàn trong cuốn Văn hoá Đông Nam của tác giả ) :

1.-Cơ cấu là:  2-3, 5.

            2.-Nền tảng là :   Thực:ăn uống để vực cái Đạo làm Người về Chân, Thiện, Mỹ.

                                         Sắc: Đạo Vợ Chồng : Đại Đạo Âm Dương Hòa   

     Diện là phẩm giá con Người ( Nhân, Trí,  Dũng ): siêu việt

3.-Cột trụ của Văn hoá là “ Nhân chủ ( số 3 ) , Thái hòa ( số 2 )  và Tâm linh ( số 5 ) “.

4.- Đỉnh cao của nền văn hoá là cuộc sống Phong ( Gió trên Núi:Nhân )  Lưu ( Nước dưới suối: Trí ).Phong, Lưu giao hòa  thì siêu thoát, hoà đồng cùng vũ trụ.

( Những vấn đề này đã bàn ở nơi khác, vì  bài bị hạn chế  không thể bàn ở đây )

 

Nền Văn hoá này được gọi là Việt Nho, thứ Nho này có nền tảng từ đời sống Viêt, rất khác với Hán Nho của Tàu, Đây là triết lý nhân sinh của riêng Việt Nam, có nền tảng từ Dịch. Dịch này bắt nguồn từ cặp đối cực Tiên Rồng. Dịch của Tàu coi nhẹ nền tảng, mà chú trọng cái ngọn  64 quẻ để bốc phệ cùng với Nho  Y, Lý, Số.   Nho của Tàu là Hán Nho bá đạo, Nho này  đã đánh mất “ vi ngôn đại nghĩa “, chỉ chú trọng việc tầm chương trích cú và ngâm thi vịnh nguyệt, do đó ngày nay nghe nói đến Nho thì bị cho là lỗi thời quê mùa lạc hậu, nên nhớ đó là Hán Nho của Tàu.   

 

Có một điều đặc biệt là cả văn gia lẫn chất gia đều có chung một nền văn hoá “ Dĩ Hòa vi qúy “ , tuy mức độ cao thấp thì có khác nhau, nhưng đường ăn nết ở lại không có khác, nên nền Văn hoá là thống nhất cho toàn dân.

Đây là nền tảng của sự đoàn kết Dân tộc, mà nay, chúng ta đang khổ công tìm kiếm mà nhiều người chưa nhận thấy.  

Lý do đơn giản là tinh thần của Văn hoá thái hoà đã nằm sâu kín trong lòng mỗi con người mà ngưòi ta lại đi tìm ngoài nơi xa xôi, mãi tận bên Tây  bên Tàu! Chẳng khác nào một người mất một vật quý, nó ở trong túi mình, mà lại đi tìm khắp nơi ngoài con người mình!. Lại thêm nền Văn hoá của cha ông chúng ta nó khởi đầu từ con người và cho con người, bắt đầu từ những cái đơn giản, nhỏ nhặt, tầm thường . . . mà vươn lên, thế nhưng vì bị đô hộ lâu ngày, sống trong bóng tối, chợt thấy ánh sáng văn minh Tây phương quá rực rỡ, nhiều người đã đôn đáo chạy ra tứ phương, học hỏi một cách mù quang người ngoài, khốn nỗi tinh hoa thì chưa học được, mà chỉ rước toàn độc dược là bệnh Duy lý một chiều mà tôn thờ, nên bị vong thân, khởi đầu cho vong gia vong quốc và vong nô!

 

Nền văn hoá này lâu đời nhất trên thế giới, nó được hình thành từ nền văn hoá Hoà bình cách nay từ 12 ngàn năm đến 30 ngàn năm,(  8 )  tuy thế mà nó vẫn phù hợp với nền khoa học hiện đại, nhất là với khoa vật lý vi tử, nó phát sinh và tồn tại với con người, nên không có gì cũ và mới cả, không có gì  là quê  mùa lạc hậu cả,  nó không ứ đọng một chỗ, luôn theo Dịch lý  mà đổi mới  theo Không Thời gian: “ Tuỳ Thời mà ở ( theo Thời gian ), tuỳ Chợ mà ăn ( theo Không gian) “, hay “Ăn theo Chợ, Ở theo Thời “,  hay “Tuỳ Thời chi nghĩa đại hỹ  tai: Khổng Tử  “, thế mới biết chỉ tại Cháu Con  không lãnh hội được mà đổi thay cho hợp tiết nhịp Hòa của Vũ trụ mà thôi.

Những đặc tính này các nền văn hoá khác không có, họ chỉ có nền văn hoá một riêng cho Quý tộc và     
cái khác riêng cho Bình dân.

 

Nền Văn hoá này bị chôn vùi lâu đời, vì bị những chế độ tham lam, độc ác  Dĩ Cường lăng Nhược: Mạnh được Yếu thua, Cá Lớn nuốt cá Bé của Tàu rồi của Pháp, giam hạm dân tộc chúng ta trong cảnh “ Nghèo đói và ngu dốt “ mà quên đi.  Do đó con người bị phân hóa, tinh thần dân tộc bị tê liệt, vì đã mất hết nội lực, mất hết chất keo Dân tộc, đó là tình Đồng bào. Cảnh phân hoá đã tràn lan, không những trong dân chúng, mà nhất là trong các giới trí thức, giữa các tôn giáo, mà ngay trong một tôn giáo, trong hàng giáo phẩm và giáo dân, tu sĩ và giáo hữu. Vì không tìm ra lối thoát, quá bức xúc, hoảng quá mà chạy quanh, người ta chỉ biết đả kích nhau để mặc nhiên cho mình là đúng, chỉ có người khác sai, rồi cứ dùng mọi cách dồn nhau vào chân tường, làm cho tình trạng phân hoá lại càng phân hoá thêm. Còn những thành phần khác khôn ngoan hơn, lại sống theo lối “ lenteur romaine: ăn đi trước lội nước theo sau “, các vị ấy có nhiệm vụ dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh Dân tộc, nhưng vẫn  cứ  im lặng là vàng “, nên tình trạng xã hội ngày một xấu thêm.

Không có cái Dũng đi theo chánh Đạo mà tương dung, hỉ xả, tha thứ cho nhau, thì làm sao mà hàn gắn  đổ vỡ, lối sống “ Khôn Độc dại Đàn “ này đang ngự trị trong tâm trí nhiều người.

Xin nhắc lại chỉ có Tình thương chân chính mới nối kết mọi người lại với nhau, và chì có cách hành xử tương đối công bằng thì mới giúp sống Hoà với nhau, khi đó mới bàn tới việc nhà việc nước được đến nơi đến chốn, kẻ yếu đuối không thắng được chình mình thì không thể sống hoà với người khác được . Cái khó khăn bậc nhất là ở chỗ đó, chúng ta không thể phớt lờ đi được!

Đây là việc dài lâu, không đi từ nền tảng, thì không bao giờ đạt kết quả. Chỉ còn lại  lối độc tài như CS là dễ nhất, không đoàn kết thì lấy bùa Lú mà Lừa, rồi lấy luật pháp độc chuyên mà xiết cỗ mọi người lại, không hạnh phúc thì cứ nhét của ăn “ Thiên đàng  mù “ vào họng mà loa vang là vô cùng sung sướng! Nhưng nay bùa Lú nay đã hết linh!

 

Thiết tưỡng không xây dựng lại con người thì không bao giờ xong, có nước nào trên thế giới được  giàu mạnh bởi một dân tộc đa số con người đều yếu hèn và ích kỷ không?   Không có con Người Nhân chủ thì mãi vẫn mang tròng nô lệ vào cổ cách này hay cách khác . Cha ông ta cũng quê mùa lạc hậu, nhưng không yếu hèn, khôn vặt, mà biết nương theo sự biến hoá trong Trời Đất mà vươn lên trong trường kỳ lịch sử.

 

Từ sự biến hoá của các cặp đối cực, cha ông chúng ta đã tìm ra cuộc sống siêu việt, nhờ định vị được ví trí cao cả của con người  trong Trời Đất, đó là con người Nhân chủ, con Người biết nương theo Thiên lý  ( Dịch lý )  mà sống Hòa cùng Trời Đất, mà không nô lệ cho cả Trời  ( Thiên chủ ) lẫn Đất ( Vật chủ ), con Người biết bám vào các đối cực, nương theo cánh Thời gian mà biến hoá, mà vươn lên theo cung cách “. Thiên sinh Địa dưỡng, Nhân hòa ( Nho ) : Trời, Đất in Ta một chữ Đồng. ( Trần Cao Vân ).

Trong thế giới hiện tượng  Không gian và Thời gian  đan kết với nhau thành   Thời – Không – Liên :   Time – Space – continuum, các số Lẻ và số Chẵn  cũng đan kết với nhau theo Hướng và Phương, cá biệt hóa mà thành vạn vật ( Theo Lạc Thư minh triết: Kim Định ).  Do đó mọi sự trong  thế giới hiện tượng đều có cái Nhỏ đan kết với cái To,  cái Đơn giản  cài với cái Phức tạp, Cái Thường thường Kết với  cái Phi thường, cái tinh vi nối liền với cái vĩ đại, mà không là từng cực đơn lẻ ( Đơn cực không thể biến hoá ). Vì vậy cho nên ta có thể tìm cái To từ trong cái Nhỏ, cái Phức tạp từ trong cái Đơn giản,  cái Phi thường từ trong cái Thường thường, cái Vĩ đại từ trong cái Tinh vi. Do đó mà Tổ tiên chúng ta không đi trên đại lộ huy hoàng mà chỉ lần theo nẻo đường mòn trong trần thế, nương theo cánh Thời gian mà tiến từ cái Nhỏ qua cái To, cái Tục qua cái Thanh, cái Xấu qua cái Tốt, từ  cái Lượng lên cái Phẩm, từ Đời qua Đạo . .   Nhờ cách “ Tích tiểu thành đại “ un đúc nội lực mà vượt qua những khó khăn hàng ngày, hầu đạt những giá trị cao cả “ Nhân, Trí, Dũng “.  Chỉ lưu tâm vào nội các việc nhỏ trong nhà, ngoài cánh đồng, nơi làng xóm, mà gắng hoàn thiện mọi sự từ nhỏ tới to cho mỗi ngày một tốt hơn, và hoàn thiện mọi mối liên hệ để sống hòa với nhau mà thăng tiến cái “ Đạo Hòa làm Người “, hầu thăng hoa đời sống. Không có cái trần thế thấp hèn thì làm sao có được cái đối cực lành thánh cao sang.

Cứ xem  việc làm của Thành Gandhi, để nên Thánh, ngài cố triệt tiêu mình cho đến số không, muốn cứu cả nước Ấn Độ  to lớn ra khỏi sự đô hộ của nước Anh, ngài chỉ làm việc rất nhỏ là ra ngồi đường, bất bạo động, ( làm việc không làm ) chính việc nhỏ này đã làm tỏ rõ chính nghĩa của dân tộc ngài và sự phi nghĩa của đế quốc Anh.

Bà Mẹ Têrêsa Calcutta đi nhặt lượm những người bệnh tật hấp hối ở đầu đường xó chợ về chăm nuôi, việc làm nhỏ nhoi dơ dáy này không ai dám nhúng tay vào, nhưng việc dấn thân của Bà đã làm nổi bật cái lớn lao về lòng Bác ái của Bà, vì cái Lý của Bà là xoa dịu nỗi khổ đau của con người do cảnh bất công  xã hội gây ra.    

L.m. Nguyễn Văn Lý căng khẩu hiệu” Tự do Tôn giáo hay là chết” nơi Giáo xứ Nguyệt Biều nhỏ bé hẻo lánh, cũng như kiên trì “ đấu tranh cho Tự do và Dân chủ “ ngay cả trong nhà tù tối tăm nhất của nhân loại, thế mà vang danh cả thế giới.  Chúng ta nghiệm ra rằng, làm việc nhỏ mà trúng với “ Đạo lý  Công chính” thì sẽ làm tỏ rõ, khơi dậy cái lòng Nhân ái bao la! 

 

Chúng ta không thể nhìn bề ngoài đơn sơ giản dị mà cảm nhận được cái siêu việt của nền Văn hoá của Cha ông, trừ khi chúng ta cố gắng sống theo để thể nghiệm những điều tầm thường thẩm nhập vào trong đời sống của chính mình. Những kẻ sĩ, những hiền nhân quân tử không phải là những người oai phong lẫm liệt, mũ cao áo rộng, bề ngoài không có gì hào nhoáng, mà  là rất bình dị, họ chỉ là những con người có đời sống tươi vui, khiêm cung, đơn sơ, chất phác, hồn nhiên như trẻ thơ, như Tạo hóa. Tạo hóa được mô tả là “ Hoá nhi đa hý lộng: Trẻ Tạo sống như dỡn chơi “!

 

Từ ngày tiếp xúc với nền văn minh chói loà của Tây phương, nhiều người trong chúng ta lại đi ngược lại, mê mãi tìm cái to lớn hào nhoáng bên ngoài theo nếp sống cá nhân chủ nghĩa vô trách nhiệm, đa số quên đi những trách nhiệm nền tảng, quên Tu thân và Tề gia mà lao đầu vào việc Trị Quốc, khốn nỗi là việc Tu thân và Tề gia là việc nhỏ còn làm chưa xong, nói chi đến việc to lớn Trị Quốc.  Khi Thân mình không an, Tâm không lạc, Gia đình lục đục, Xã hội đầy bất công, mà mình lại chưa đủ Tư cách và khả năng thì phỏng có phép lạ nào giúp mình xây dựng cho được xã hội Hòa bình?  Mãi tìm cái to lớn, cái siêu viêt, cái phi thường trong thế giới hiện tượng, trần thế này làm sao có những thứ đó riêng lẻ mà tìm với kiếm ?

Việc tu thân theo văn hoá Việt không theo lối “Độc thiện kỳ thân” mà là việc thiện hóa toàn dân. “ Tự thiên tử chí ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản: Từ thiên tử tức là ông vua, cho đến mọi người dân, ai ai cũng phải lấy việc sửa mình làm gốc.

Thứ hai nhờ quan niệm “Đạo bất viễn nhân : Đạo không xa con người, cứ đi vào Tâm mình cố xoá bỏ Tham Sân Si, mà sống với đời, chứ  “ không phải tìm Đạo những nơi xa xăm, vì Đạo với Đời là một, Đạo xa con Người không là chính Đạo mà là tà Đạo.

Lại nữa cách tu thân cũng bình dị : Dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng: Dễ cho nên ai cũng  hiểu được, giản dị cho nên ai cũng dễ theo.

Việc Tu thân có nhiều lối, của nhiều môn phái khác nhau với những bản sắc khác nhau, mục đích tối hậu cũng là xây dựng sự sống chung Hoà bình, xem ra đa số đều nghiêng về lối Độc thiện kỳ thân “.

 

Duy lộ đồ Tu thân Tề gia, Trị quốc, Bình Thiên hạ của Nho là chăm lo việc làm hàng ngày và suốt đời của toàn dân, để ai ai cũng lo làm cho gia đình êm ấm, xã hội yên vui.

 Văn hoá cha ông không coi đời là ảo mộng, hay thế gian là kẻ thù, mà nhìn đời với cặp mắt biến dịch, biết nương theo thiên lý biến dịch mà “ vi nhân “, luôn luôn ( hiện tại miên trường hay An trú trong hiện tại  ) nhớ mình là con Người Nơi Đây và Bây Giờ, chấp nhận mọi hoàn cảnh, tìm cách vươn lên mà sống cuộc đời có ý nghĩa, cái ý nghĩa cao cả nhất là sống Hòa với mọi người, chứ  không mơ màng hy vọng ở đời sau mà quên sống ở đời nầy, vì đời sau là kết quả của công trình xây dựng của những hôm nay nối tiếp.

Ngày nay, người ta chê làm những việc đó là nhỏ mọn, tầm thường quá, dễ quá, cho là ai chẳng biết, ai chẳng làm được, thế mà ít người chú tâm làm, mà lý do sâu xa là mình đâu có đủ đức Dũng mà kiên trì tu thân thường xuyên và suốt đời được. Là con người thì ai ai cũng bất toàn hết, phút này còn lành, mà giây sau có thể là ác rồi. Đến nay nhiều người sống theo đà “ Yêu cuồng sống vội “, theo “ lối thích và không thích “ theo nhịp cao tốc đã trở nên bất nhân, xã hội đã đầy bất công, mà chẳng ai chịu trách nhiệm, cộng đồng thì phân hóa, chỉ  theo lối “ Khôn độc dại đàn “ mà sống nhởn nhở như không có gì đáng quan tâm.    Nghe nói đến Nhân, Trí, Dũng, Tương dung hay Bác ái, Công bằng, Tha thứ ( nhờ đức Dũng ) hay Bi, Trí, Dũng, Hỉ xả ( do đức Dũng ) thì dè bỉu phớt lờ, tránh né.

 Gẫm lại, chúng ta hư đi không phải bởi cái to lớn, cái cao xa, cái khó khăn,. . .mà chỉ  vì khinh thường mà hư đi vì bỏ quên cái nhỏ nhặt, cái gần gủi, cái dễ  dàng,. . . vì thế mà chúng ta mắc nạn, cha ông chúng ta đã mô tả là  Chết đuối trong vũng chân trâu” !

Nay xin nói một cách đơn giản mà ai cũng nên thừa nhận là:

Xã hội hư đi là do con người, vì trách nhiệm chung nên  dù ít dù nhiều ai ai cũng có trách nhiệm, trước hết là sửa mình tiếp đến là cùng nhau sửa đổi xã hội, nên: Xin ai ai cũng hết lòng “ Kính Trọng, Yêu Thương, Chấp nhận nhau là đồng bào mà Ăn ở công bằng tương đối với nhau” thì mọi sự sẽ êm xuôi, vì nó tạo ra mối Hòa. Hòa là nền tảng đoàn kết của toàn dân. Khi toàn dân đoàn Kết thì không việc gì mà làm không xong với gần 90 triệu đồng bào.( nay 90 triệu đồng bào mà còn thua 3 triệu CSVN ! )  Mỗi chúng ta nên vấn tâm xem mình đã có ý thức đủ để thực hành những điều đơn giản này cho hạnh phúc riêng và chung không ? Sao cứ một bề chịu bị áp bức và sỉ nhục và đọa đày mãi sao?

Trong giai đoạn khẩn cấp này, đạo lý làm Người của Tổ tiên đã bị suy đồi, thuần phong mỹ tục đã bị tẩy xóa, con người đã bị phân hoá trầm trọng, gia đình đã bị lung lay tận nền, Xã hội đã bị rối loạn cực độ, đất nước đã bị âm thầm đem bán cho kẻ thù truyền kiếp, kiếp nô lệ sắp choàng lên đầu lên cổ mọi người dân Việt mà nhiều người còn chưa hay, chúng ta chỉ có hai cái lựa chọn:

            Hoặc là cứ ngủ mê, mọi sự  còn cho “ tốt Đạo đẹp Đời  “, hãy để  yên cho tôi sống tự do theo lối sống “ Khôn Độc dại Đàn của tôi ”, cứ “ vô cảm “  mà sống, tới đâu hay  tới đó , “ Sống Chết mặc bay “, tôi và xã hội xem ra chẳng mấy liên can, có bị nô lệ cũng chẳng sao, khi đó tôi tìm đi

nơi khác!

Hay là chúng ta hãy vì “ Tình Đồng bào “, vì phẩm giá con người, giúp nhau thực hiện những điều đơn giản trên thì may ra chúng ta sẽ giúp nhau vươn lên vực dậy được, vì đó là nguồn nội lực của chúng ta. Có sửa được con Người thành con người Nhân chủ, khi đó con Người mới có tư cách và khà năng sửa lại xã hội cho được an hòa. Đây là sự lựa chọn vô cùng quan trọng.

Thấy xã hội rối loạn, người ta chạy loanh quanh các hiện tượng mà sửa, càng sửa càng sai, vì cái sai nó nằm trong Tâm “ Tham, Sâm, Si” và “ vô cảm”  của mình, cái rối loạn ở ngay trong Lòng mình chứ đâu có ở ngoài  các cơ chế xã hội  mà chạy lung tung mà sửa với sang!

Loạn ở Trong mỗi Người mà lại chỉ đi sửa ở Ngoài xã hội có phải là chuyện nghịch lý lắm không?

 Nên nhớ rằng, các nan đề về con Người và  Xã hội bắt nguồn từ nên Văn hoá hay Mạch sống của Dân tộc, nền Văn hoá “ Dĩ Hoà vi qúy “ của Tổ tiên chúng ta đã suy thoái qua hàng ngàn năm, vì vậy cho nên không thể ngày một ngày hai mà phục hoạt được, cần phải có những vị quyền biến tìm ra giai đoạn chuyển tiếp, biết làm từ gốc tới ngọn, sửa đổi theo thứ tự việc trước việc sau, từ dễ tới khó cho hợp lý, mà khôi phục từ từ  mới được.  

 

Tóm lại:

Nét Nhất quán hay Lưọng nhất hay Nghịch lý hài hoà là Chìa khoá vàng giúp mở tung nền văn hoá  Việt mênh mông, nét đó là sợi chỉ hồng  hay móc xích nối kết tất cả mọi thành phần lại thành một hệ thống mạch lạc thống nhất, đó là nển Văn hoá Việt chung cho cả người có học - văn gia - và ngưòi không có học - chất gia -, vì vậy cho nên nó vừa thấp cũng vừa cao, tầm thường mà phi thường, đơn giản mà phức tạp, tinh vi mà vĩ đại, thấp như Rồng nằm sâu dưới đáy biển , mà cũng cao vút như chim Tiên trên đỉnh núi.   Văn gia và Chất gia tuy mức độ  cao thấp khác nhau nhưng cùng chung một cùng đích là nếp sống Hòa.  Triết lý nhân sinh này đã thẩm nhập vào trong cốt tuỷ của người Việt, do nạn “ Dĩ cường lăng nhược”  của kẻ thù truyền kiếp nên đã bị lảng quên, nên con cháu phải đôn đáo tứ phương đem  của độc Bất hoà về làm tan hoang đất nước.  Tuy một số còn nằm ẩn tang trong cuộc sống Việt, vì mất ý thức, cứ đinh ninh rằng Việt Nam không có văn hoá, nên kể cũng như đã mất. Triết gia Kim Định đã để cả cuộc đời  đã lần mò qua nhiều lãnh vực từ Đông Tây Kim Cổ, khai quật lên, được viết thành  trong 46 cuốn, nay còn lại 32 tác phẩm chính. Chúng tôi đã phần nào hệ thống lại thành hai  cuốn” Văn hoá Đông Nam “ và Văn hiến Việt Nam “  Văn hiến Đông Nam bắt nguồn từ nền Văn hoá Hoà Bình  chung cho tất cả các chủng ở  Đông Nam Á, nhất là Trung hoa,  Nhật, Hàn Và Việt.. . Còn cuốn “ Văn hiến Việt Nam “ để chứng minh không những có Văn hoá mà văn hoá Việt còn cao siêu nữa.

Cái khó khăn là nền văn hoá này đã thành món tạp pín lù giữa Nho vương đạo và Hán Nho bá đạo. Vì vậy mà phải tìm cho ra cơ cấu cũng như tiêu điểm để gạn đục khơi trong mới nhận diện lại được.

Muốn đi vào cơ cấu của nền Văn hoá ta phải đi vào huyền sử, sách Ước, gậy Thần, đi vào các cổ nghệ như cây Phủ Việt, tượng Thần Mộc Núi Nưa, cái giá, cái đỉnh, trống Đồng,. . .  còn Nội dung hay triết lý nhân sinh thì phải đi vào lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc, cách hành xử hàng ngày, nhất là trong ca dao tục ngữ, trong phong tục tập quán, trong hội hè đình đám, trong tổ chức làng xã, trong Kinh Điển.  

Đây là công trình mới khai phá cần được sự tiếp tay của những vị lưu tâm đến nền văn hoá nước nhà để nghiên cứu cho rộng và sâu hơn, để hoàn chỉnh lại, nhất là viết lại cho dễ  hiểu và dịch ra ngoại ngữ để trao truyền cho giới trẻ để cho mạch sống dân tộc được luân lưu không bị mai một.

Hy vọng lắm thay!

 

Việt Nhân

 

( 1 ) :  Einstein đã có lý khi nói rằng:  Chúa không chơi trò xúc xắc”.  Vũ trụ không phải được điều khiển bởi sự may rủi, nó được điều khiển theo qui luật tối ưu của tạo hóa.  Sự bế tắc của cách tiếp cận từ lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử, những khát vọng ? Cho đến nay, khó có thể xây dựng được một lý thuyết  mô tả được toàn thể vũ trụ trong tổng thể của nó .Nhiều ngàn năm trôi qua, càng ngày càng sáng tỏ một điều:  Vũ trụ không phải là tùy tiện, mà nó được điều khiển bởi qui luật tối ưu xác định. ( Nho có 3 Luật lớn: Biến dịch, Giá sắc và Loại tụ )

 

( 2 ):  Sự quân bình với sức khỏe con người  Sự quân bình giữa thể chất và tình trạng tinh thần: Sức khỏe là kho tàng quí báu nhất của cuộc đời. Không có nó, mọi của cải khác đều trở nên vô nghĩa (Khổng Tử). Để khỏe mạnh chúng ta cần sự quân bình. Bị mất quân bình vì bất cứ lý do nào, ta sẽ bị bệnh. Giữa sức khỏe thể chất và tình trạng tinh thần có một sự gắn kết chặt chẽ. Nó cần được giữ quân bình, hài hòa. DaDi, người giữ linh hồn của  Đại học tâm linh thế giới Ấn Độ  thường nói: “Trong cuộc đời tôi, tôi luôn ưu tiên giữ sự bình an trong mọi ý nghĩ và ảm xúc của mình. Bằng cách này, tôi không bị mất năng lượng, và cách đánh giá của tôi cũng không bị méo mó bởi những xung đột nội tâm. Cách thực hành này mang lại sức mạnh cho tâm trí, cơ thể và giúp tôi có cảm giác thoải mái trong mọi mối quan hệ”.

 Sự quân bình giữa tinh thần và thể xác
    Con người có phần tinh thần, còn gọi là phần hồn, hay linh hồn (siêu vật chất) và phần thể xác (vật chất). Khi hiện hữu, trong mỗi con người, phần tinh thần và phần thể xác gắn kết chặt chẽ với nhau tới mức, người ta nhầm tưởng chúng là một, nhưng thực tế, chúng là “hai trong một”. Vì vậy một con người muốn khỏe mạnh và khỏe mạnh một cách bền vững, phải khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể xác, phải giữ quân bình. Hai phần này tương tác lẫn nhau, làm mạnh nhau lên hoặc làm yếu nhau đi. Tuy nhiên, phần dẫn dắt là phần tinh thần.

 

( 3 ) :  Vũ trụ bao la huyền bí của chúng ta giống như một tư duy vĩ đại hơn là một cỗ máy vĩ đại.   Vũ trụ vô hạn và đầy bí ẩn. Sự hiểu hiểu biết của loài người hữu hạn ? Phát biểu ngày 16-12- 2008, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đài quan sát Vật lý học thiên thể Smithsonia ở bang Massachusetts, ông Alexey cho biết:    nguồn “Năng lượng tối” cấu thành tới trên 70 % vũ trụ và là một dạng “lực hấp dẫn đang kiềm chế vũ trụ, dù hiện vẫn chưa rõ nó thực sự là gì”.
 Năng lượng tối” lại được phát hiện năm 1998, đã gợi lại sự quan tâm của giới khoa học đối với khái niệm của Albert Einstein về các hằng số vũ trụ- một biến thể của học thuyết tương đối, theo đó đặt giả thuyết về khả năng tồn tại một lực đẩy trong vũ trụ, để có thể giải thích được sự cân bằng với lực hấp dẫn trong vũ trụ. Bởi theo Einstein, nếu không tồn tại một lực đẩy như vậy, lực hấp dẫn sẽ khiến vũ trụ nổ tung. 
 Theo những số đo của kính thiên văn vũ trụ Hubble, năng lượng tối bí ẩn,đang đẩy vũ trụ giãn ra, dường như là loại lực không đổi mà Albert Einstein từng dự đoán. Các nhà khoa học coi “Năng lượng tối” là một dạng năng lượng lạ.


 ( 4 ) : Vài nét tổng quan về vũ  trụ- Những vấn đề gợi ?        ( Sư hữu hạn của Khoa học  trong vũ trụ )
Trong những thập niên gần đây, khoa học đã trở nên ý thức được giới hạn nghiêm trọng của những cảm nhận thông qua ngũ quan con người:
                Về thị giác  Mắt của chúng ta có khả năng rất khiêm tốn. Nó chỉ cảm nhận được với một dải bức xạ khá hẹp, có chiều dài bước sóng khoảng 0, 0004- 0, 0007cm, phần còn lại của sóng điện từ, chúng ta không thấy được. Vì thế, không nhìn thấy, không có nghĩa là không có. Chúng ta đang bơi trong biển cả của sóng năng lượng (bao gồm cả sóng năng lượng đã biết và chưa biết “Năng lượng tối” ), chìm ngập trong đại dương sóng điện từ, tia gamma, tia cực tím, tia hồng ngoại, sóng vi ba, sóng rađio, sóng ngắn… Chúng ta cũng chỉ mới đặt tên cho một lượng rất ít các loại sóng hiện hữu.

Về thính giác  Khả năng nghe âm thanh đối với con người, chỉ giới hạn trong khoảng 25 -25000 Hz, trong khi đó, nhiều loài vật như loài chó, loài dơi… có thể nghe được dải tần số của sóng âm thanh lớn hơn nhiều lần.    
                Về khứu giác  Mùi vị là sự khuyếch tán vật chất trong không gian với nhiều cung bậc khác nhau. Khả năng khứu giác của loài người càng kkhiêm tốn so với các loài vật quanh ta: chó, ruồi…  Như vậy khả năng cảm nhận của con người với vũ trụ trong dạng sóng năng lượng là rất hạn hẹp. Chỉ mới nhận biết khoảng ba phần trăm nghìn (0,0003) của các bức xạ năng lượng quanh ta. 
 Khoa học công nghệ hiện đại của chúng ta mới chỉ phát hiện được một phần rất nhỏ của toàn bộ phổ năng lượng vũ trụ. Vera Rubin- nhà thiên văn học người Mỹ đã đưa ra khái niệm “vật chất tối”. Theo bà vũ trụ gồm hai phần:  Phần vật chất hữu hình và phần vật chất vô hình “ Bà nhấn mạnh “phần vật chất hữu hình là rất nhỏ (chiếm khoảng 10%)”.    Các nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới đã kết luận:  Có một cái gì đó vô hình đang đang tương tác lên thế giới vật chất của chúng ta”.

 

( 5 ) : Trong Cơ học lượng tử có một hạt, ta  không ghi nhận được trực tiếp, nhưng sự tồn tại của nó gây ra những hệ quả có thể đo được, gọi là hạt ảo; một không- thời gian bốn chiều, mỗi điểm tương ứng với một sự cố; nhị nguyên sóng/ hạt (không có sự khác biệt giữa sóng và hạt, một hạt đôi khi có dạng của sóng và ngược lại).    Nguyên lý bất định xác nhận ta không bao giờ đo được chính xác cùng một lúc vận tốc và vị trí của hạt;  càng biết chính xác đại lượng này, thì lại  càng ít biết chính xác về đại lượng kia.

( Những mục  (1 ), ( 2), ( 3), ( 4 ), ( 7 )  được trích trong bài “ Năng lượng tình thương  “ của Giáo sư  Lê Trọng Khánh, bàn  về  cuốn sách “ Năng lượng Tinh thần “của Tiến sĩ Đặng Kim Nhung. )’’’

 

( 6 ) :                                                                  A.-  Kinh  ( Điển )

Kinh đây là kinh điển, tức là minh triết được kết tinh từ  nền văn hoá ngàn xưa để lại, nhưng vì bị nô lệ lâu ngày mà bỏ quên, đa số cứ tin là Việt Nam không có văn hoá, có chăng là học của Tàu và của Tây.    Của Tàu thì có Kinh Điển của đức Khổng Tử và các môn đệ để lại trong Tứ thư Ngũ kinh gọi là Khổng giáo, thực ra là Nho giáo được đức Khổng Tử thuật lại từ nền Văn hoá phương Nam, tức là của Bách Việt, mà đa số người Việt Nam không còn nhận ra. Nhưng Khổng giáo đã bị các nhà cầm quyền chuyên chế Tàu tịch thu đốt sách, dè bỉu, vì nó bộc lộ tính chất bá đạo của vua quan.  Nhất là Nhà Hán, một mặt thì tôn Nho giáo làm quốc giáo, mặt khác bổ 50 bác sĩ chuyên môn giải thích sai lạc Kinh Điển, cạo sửa thêm bớt, biến nền Văn hoá Vương đạo biến thành Bá đạo, vì vậy mà Kinh điển trở thành một mớ hổ lốn, rồi các nhà Hán Nho cứ vẫy vùng trong việc Ký tụng từ chương, mê mãi ngâm thi vịnh nguyệt, tầm chương trích cú, mà đánh mất cái tinh tuý “ vi ngôn đại nghĩa “ của Đạo Nho, thay vì Nhu thuận thì biến thành bạo lực, thay vì lấy “ Dân vi bang bản: lấy Dân là gốc“, xưa  thì  “ Tôn quân” , nay thì phò Đảng, thay vì “ chí Nhân đại Nghĩa “ thì lại “ Tham tàn và Cường bạo “ . Nho của nền văn hoá Nông nghiệp của Bách Việt thì  trọng Nhu thuận hơn Bạo lực, trọng Văn hơn Võ, phù yểu trọng Nữ hơn trọng Nam, Dân vi quý, Quân vi khinh, trọng Hòa hơn Chiến,trọng Hoà bình hơn Chiến tranh. . , đó là bản chất nền văn hoá hòa bình nông nghiệp. Ngược lại là nền văn hoá “ Tham tàn Cường bạo “ của nền văn hoá Du mục bạo động, mà các nhà cầm quyền Tàu đeo đuối từ ngàn xưa tới nay. Vì không phân biệt được tính chất của hai nền văn hoá bị trộn lẫn, nên một số thì khen Nho, số khác thì chê Nho, việc khen chê rất hợp lý vì người khen là khen cái Vương đạo, kẻ chê là chê phần Bá đạo. Các nhà Nho cứ bị vây khổn trong mớ hổ lốn đó.   Kim Định đã  căn cứ vào bản chất của hai nền văn hoá lộn ien đó để tìm ra mối Nhất quán mới phân biệt mà gạn đục khơi trong, hầu biết đâu là Vương đạo của Nguyên Nho , đâu là Bá đạo của Hán Nho, vì cái vỏ xơ cứng luân thường đạo lý của Hán Nho mà ngày nay nghe noi đến Nho nhiều người dè bỉu cho quê mùa lạc hậu, đã hết thời rồi không cần bàn tới nữa, nhưng khốn nỗi bỏ cái tinh túy của Nho tức là đánh mất phần tinh túy quan trọng của văn hoá Việt!

Nho là gia sản chung của bách Việt trong đó có Tàu, vì 70% dân Tàu cũng thuộc Bách Việt, Nho bị nhà Hán xuyên tạc thành Hán Nho, phần Bá đạo trong Nho là của riêng của các nhà cầm quyền Tàu- các nhà cầm quyền gây chiến tranh ăn cướp và bành trướng xưa nay -!

Trong Ngũ kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, thì kinh Nhạc bị nhà Tần đốt mất, trong đó Kinh Dịch là vô cùng quan trọng, xưa nay ai cũng tin  là của riêng Tàu thì ngày nay con dân Việt đã nhận ra nguồn gốc và tinh tuý của Dịch là của chủng Việt, vì là triết lý lờ mờ nằm trong sự sống hàng ngày của người Việt, vì là Chủ nên người Việt mới đọc được cái tinh tuý, còn người Tàu chỉ hớt được cái ngọn viết thành 64 quẻ thường dùng làm bốc phệ.  Việt Dịch là Dịch lý, là Thiên lý của vũ trụ Hòa. 

Nến văn hoá hoà bình này có tính chất Thái hòa, có cơ cấu là bộ huyển số 2- 3, 5.

2 là Dịch lý, lý của Biến dịch mà Thái hòa.  3 là Nhân chủ là tự chủ, tự lực, tự cường, 5 là Tâm linh là nguồn Sống và nguồn Sáng hay là Nhân Nghĩa, hay Bác ái Công bằng,  hay Bi, Trí. Tất cà Tứ thư Ngũ kinh đều có nền tảng từ bộ cơ cấu này. Sở dĩ Khổng giáo bị xuyên tạc là vì mới chỉ có phần nội dung quá cô đọng mà chưa có cơ cấu như nền móng của ngôi nhà để neo lại, trì thủ cái Nội dung. ( xin xem cuốn Văn hoá Đông Nam  của tác giả để hiểu thêm ) .

 

 Ta có thể có cái nhìn khái quát về các Kinh điển như sau:

                1.- Kinh Thi là Kinh Người Dân viết sách  về những vấn đề:

                                * Lo giáo dục và làm cho dân giàu ( giáo chi, phú chi )

                                *Lo thực hiện ý Dân ( Ý Dân là ý Trời )

                                *Muốn điều Dân muốn, ghét điều Dân ghét ( Hiệt củ )

                                * Cùng đích của chính quyền : Hạnh phúc của Dân

                2.- Kinh Thư : Kinh Dân làm chủ

                3.- Kinh Dịch : Thuật quyền biến

                4.-Kinh Lễ : Giúp Người ăn  ở Hòa với người

5.- Kinh Xuân Thu : Đem Đạo vào Đời

6.- Kinh Nhạc: Kinh hòa ( hòa nhạc )

Tất cả các Kinh đều bàn về nến tảng của Nhân chủ và Dân chủ ngày nay. Đây là minh triết để phục vụ con người, mọi người được ấm no hạnh phúc.

 

B.- Triết

 Để soi sang vấn đề, chúng ta nên biết qua ý kiến của Thái Dịch Lý Đông A sau đây về  hai loại Triết học:

 “ 1.- Loại triết học thành Văn  hoặc “ minh thị “  tức là triết học được ghi lại trong Kinh Điển như

chúng ta đã biết.

                                2.- Loại triết học “ ám tàng “, “ ẩn tàng “ hoặc bất thành văn là triết học Nhân sinh nằm trong cách thức sống và cách thức suy tư. Muốn nhận diện, ta phải tìm hiểu nguyên động lực của lời phát biểu hoặc của câu văn. Nếu là một cậu chuyện kể thì phải tìm hiểu tâm thức của người dựng chuyện. . . Nếu là một bản văn thì phải đọc giữa hai dòng chữ “ .

                                                     . . .

Chúng ta  sẽ đi tìm dòng triết Việt ẩn ien qua  3 loại sản phẩm văn hoá :

·  Trong Văn học ( truyện truyền kỳ, chuyện khôi hài dân gian ).

·  Cách Tổ chức Làng xã.

·  Chế độ vua quan.

Về Thời Hồng Bàng chúng ta còn giữ được một kho tàng văn hoá ít ỏi, nhưng vô cùng quý báu là các truyền kỳ về thời này. Vế thời kỳ tự chủ chúng ta có một kho tàng khác vô cùng phong phú chưa được khai thác là các  thần tích mà nhà Nho khinh miệt như Dâm Thần, thần phả. Ngoài ra  còn  có các chuyuện trào phúng dân gian, các tục ngữ phong dao, các bài hát Ví, hát Quan Họ, hát Chầu văn.  Trong cac tài liệu kể trên, tài iệu nào co` đủ ba yếu tố:

a.- Cổ xưa

b. Phi chính thống ( Phi Nho giáo )

c.-Phi chính thức.

* Các huyền thoại đời Hùng thoả mãn cả ba tiêu chuẩn  a, b, c.

*Truyện khôi hài dân gian thoả  mãn tiêu chuẩn b.

* Tục ngữ, Ca dao, Hát Chầu văn... thoả mãn tiêu chuẩn c.

Một cách tổng quát, sản phẩm văn hoá nào càng ít tính chất bác học, càng chuuyên chở nhiểu tư tưởng Chính thống  Việt.

Ngoài các sản phẩm văn hoá nói trên, ta còn có những thứ mang nặng ý niệm triết học, đó là “ Cách

thức sống của dân Việt “, bao gồm Ngôn ngữ, Phong tục Tập quán, cách tổ chức thôn xã, chế độ chính trị. . .”

( Triết lý Lý Đông A. Phạm khắc Hàm. Tr. 223- 224 – 225 )

 

Xưa nay người ta không định vị được con người trong 3 cõi, không để ý tới nhu yếu thiết thân của con người, nên quên mất con người, cái mà ta gọi là vong nhân, vong thân.  Khi muốn tìm triết lý Nhân sinh thì phải tìm nơi con người, nơi mọi sinh hoạt của con người trong các lãnh vực cá nhân, gia đình và xã hội.  Đó là lý do thứ nhất.

 

Ngoài lý do ẩn tàng trên sở dĩ con cháu Việt không nhận ra  được nền văn hoá hay triết của Tổ tiên. Lý do là vì Tổ  tiên chưa  kịp có văn tự  để công thức hóa đã  bị Tàu thôn tính và tịch thu hết mọi thứ, lại nữa sau đó nếu viết triết lý thành văn bằng chữ Lệ của Tàu để minh thị thì người Tàu tịch thu mất, cách hay nhất là đem triết vào cuộc sống và văn chương truyền khẩu là triết lý Nhân sinh  thì mới bảo vệ văn hoá chắc chắn được, nhưng về lâu về dài, nếu con cháu không hiểu rõ thì sẽ bị nhạt phai hay lảng quên như hiện nay.

 

Xưa nay  ai cũng cho rằng Việt Nam mình không có Triết, chỉ có Tây Tàu mới có Triết, còn Việt Nam thì không. Nay Kim Định lại bảo  không những Việt Nam có triết mà là thứ triết siêu việt, vì triết này không những có thể triệt Thượng và triệt Hạ trong vấn đề Vũ trụ quan và Nhân sinh quan để nhìn thấu triệt vấn đề, mà còn làm cho Thượng Hạ giao thoa tức là Mẹ tròn Con vuông, để triết lý Nhân sinh đạt tới Minh triết, triết này được đặt nền trên con người gọi là Nhân bản, với Nhân đạo có tam cương Nhân, Trí, Dũng, và Nhân sinh Hoà khắp cả ba cõi: Thiên sinh, Địa dưỡng, Nhân hoà, gọi là nền văn hoá Thái hòa.  Triết này là loại triết lý lờ mờ, ta chỉ có thể tìm được trong đời sống Việt, mà chưa được khai thác và ghi rõ ràng vào văn hóa nước nhà. Triết gia Kim Định đã đi trọn bước đường độc đáo này.

Triết này khác xa với triết học lý niệm của Tây phương chỉ bàn luận, chiêm nghiệm trên các ý tưởng, bàn tới những vấn đề trừu tượng xa lạ với con người với những luận cứ khó hiểu đọc đến bể đầu. Đây là công trình của các nhà hàn lâm, họ có đời sống vật chất dư dật, không cần đến nhu yếu con người cũng như phương tiện để phát triển con người toàn diện của đa số quần chúng.

Nhiều người nghe nói Việt Nam có triết siêu việt thì không tin và lại không thích triết Tây khó hiểu xa rời con người, nên không cần tìm hiểu, không cần quan tâm. Làm người mà bỏ quên triết lý Nhân sinh là vong Nhân, vong Thân.

Triết Nhân sinh này bị các vị học triết Tây phương chê là triết lý sà sà dưới đất, vì chỉ bàn tới những vấn đề căn bản gần gủi với con người mà không bàn tới những gì cao xa..  Một số khác thì lại không ưa triết Tây vì nó đi trên những đại lộ huy hoàng, trừu tượng nên khó hiểu và xa rời cuộc sống. Họ tưởng rằng siêu việt là phải đề cập những vấn đề ỡ mãi từ trên cao, nhưng thực tế là Tổ tiên ta toàn đi trên những đường mòn, lối cũ, sống vươn lên từ cái nhỏ đến cái to, từ cái dễ đến cái khó , từ cái đơn giản đến cái phức tạp, tứ cái thường thường đến phi thường, những cái đó được mọi người thực hiện hàng ngày trong cách tu thân, trong đời sống vợ chồng, con cái  và cách giao liên xử thế làm sao cho được sống hòa với nhau, siêu việt là vươn lên như thế chứ không phải những chuyện cho là cao thượng xa xôi trên trời. Nhờ vậy mà từ Thiên tử đến thứ dân đều có thể thực hiện được cách vi nhân tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình.

Sau đây là ý kiến của Kim Định về triết lý An vi:

 

I.- Những phạm trù trong triết lý An Vi

( Hoa Kỳ với thế chiến lược hoàn cầu: Chương V. Kim Định )

 

“ An Vi chính là triết lý Việt Nho nhưng được đào sâu và quảng diễn hợp với cảm quan thời đại nên cần đặt cho tên mới để dễ nhận diện. Nền triết lý này chia sử trình Tâm thức con Người làm 3 nấc: Bái Vật, Ý Hệ và Tâm Linh. 

1.- Bộ phạm trù đầu tiên

a.-  Bái vật

Là thời mông muội, lý trí con Người chưa phát triển đủ nên hễ nghe sao tin vậy: Bất cứ vật nào hễ xem ra có mòi quyền phép đều được coi như thần linh, được tôn thờ bái lạy, nên gọi là Bái Vật ( animistic totemic ).    Con Người thờ đủ thứ vật từ con to như hổ, báo,voi, hùm, sư tử cho đến con nhỏ như cóc, ngoé, bọ cạp, gà, chó, mèo, heo. . .

Cao lên một bậc là ma thuật: Khi thấy van xin không được thì tìm cách sai khiến quỷ thần, đó gọi là ma thuật; ma thuật kể như nghi lễ của Bái vật.  Như vậy Bái vật là tên rất chung chỉ mọi thứ dị đoan tràn ngập đời sống lúc con Người chưa bước vào tuổi dùng lý trí, còn y cứ trên những định đề của Bái vật, những đế quốc cổ xưa như Babylon, Assyria, Egypte, Perse, Ấn Độ thuộc vào thời này, thời “ Nhĩ bất thuận tâm “ nên rất hoặc.

b.-  Ý hệ

Là giai đoạn chống lại Bái vật.  Con Người không tin nữa mà chỉ muốn “ nhìn tận mắt, bắt tận tay “ , quay ra phê bình chỉ trích những niềm tin trước, lấy sự vật thực tế làm nền tảng.     Đây là thời kỳ sẽ mở vào khoa học xán lạn, mang lại ơn ích lớn cho loài Người.  Nhưng trong phạm vi triết, vì cũng muốn theo kiểu khoa học chỉ bằng vào có tai mắt, nên hẹp hòi: tai mắt chỉ có thể thâu nhận những hình ảnh của vật trứ hình, gọi là ý niệm. Nếu xây triết trên ý niệm suông sẽ gẩy ra ngoài biết bao cái tế vi, vô hình, thí dụ những gì linh thiêng hoặc tình cảm con Người, tình nhà, tính nước đều kể như không có. 

Chỉ phát triển có lý trí nên gọi là Duy Lý một chiều, rồi hệ thống hoá các ý niệm cách chặt chẽ nên gọi vắn tắt là Ý hệ.

Ý hệ là triết làm bằng ý niệm suông rất khô khan, người ta gọi đó là triết lý vô hồn: không có niềm hy vọng lớn lai để thổi căng cánh buồm nghị lực.   Các đế quốc được thiết lập theo Ý hệ thì như Tây Âu nhất là thời chiếm thuộc địa, hoặc Nga Xô nay..   Còn La Hy có thể coi như ngồi dang chân lên cả hai: Cả Bái vật lẫn Ý hệ.

c.- Tâm linh

Là giai đoạn của lý trí được mở rộng để bao gồm cả Tình, cả Chí, cả Thiên năng, Tiềm thức, Siêu thức, gọi chung là Tâm, nên chữ Tâm rất rộng nghĩa.

Ta có thể tạm dùng chữ Thiên năng, Siêu thức để chỉ tỏ cửa ngõ của Tâm đang có một ý niệm sơ sài.

Vì tính cách bao trùm đó, nên triết lý xây trên nền Tâm cũng gọi là Triết lý Toàn thể , bao trùm cả Vũ trụ, gọi là “ vũ trụ chi tâm “. Tâm biểu lộ ra bằng Tình.   

Tình ở đợt Bái vật là thứ Tình bị tràn ngập chưa được lý trí kiểm soát.

Ý hệ thì đẩy Tình ra  để lý trí chiếm trọn. 

Đến Tâm linh mới hội nhập cả Tình cả Lý, cả Thiên năng, Tiềm thức, nên rất hiệu nghiệm, gọi vắn tắt là Linh. Linh với Thần như nhau, đều không ở nơi nào nhất định, mà ở khắp chốn, nói Tâm linh cũng là nói lên sự hiệu nghiệm bao trùm vì có mặt khắp nơi, không gì không tiếp cận.    Các nước y cứ trên Tâm linh xưa có Tàu, Việt, Đại Hàn, Nhật Bản, gọi chung là Việt Nho.

II.- Bộ phạm trù thứ hai

Để nhận rõ hơn tính chất của 3 đợt Tâm thức trên, triết lý An Vi đưa ra bộ phạm trù thứ hai: Dụng, Từ, Ý, Cơ làm thước do sự sâu rộng của một nền triết. Triết nào khởi từ Cơ thì đi xuyên qua Ý và Từ để xuống mãi tới Dụng:

 

                  1.- .    Là nguyên lý cùng tột.

                  2.- Ý.      Là tưởng, là triết học ( hệ thống của ý )

                  3.- Từ.    Là lời nói, văn học.

                  4.- Dụng. Là việc làm, định chế, thói tục.

 

Triết nào khởi tự Cơ đi qua Ý, Từ rồi thấu đến Dụng là triết sâu và rộng nhất.  Nói Dụng, Từ, Ý, Cơ là bắt đầu ở chỗ cụ thể hiện hình mà lần lên cũng thấy hợp với Từ và Ý rồi đến Cơ thì cũng vậy.  Triết học lý niệm khởi từ Ý, tận cùng ở Từ hầu không tới được việc làm cụ thể, hậu quả chỉ là những thuyết lý trừu tượng hoặc không tưởng ( utopie ) chẳng có chân nào trên mặt đất, như Cộng hòa của Plato hay các thuyết trong triết học cổ điển Tây Âu, mà nền tảng siêu hình xây trên ý niệm hữu thể rất trừu tượng thuộc Lý trí ròng đến độ đẩy lui Tình và Chí là những cái có sức huy động nghị lực con Người, nên triết trở thành trừu tượng son đẹt.      Triết làm ra là để bàn luận trong trường ốc, chứ không thực thi vào đời sống được.  Nếu chẳng may người ta cưỡng thi hành như Cộng sản cố tình làm với triết học Karl Marx thì phải bù bằng đủ thứ công an mật vụ để ép buộc, khủng bố mới có Làm, vì cái Làm đó không do tự trong phát xuất thường trái với bản tính con người, nên chỉ có Làm bao lâu còn có sự khủng bố, ép buộc.  Ngược lại, triết lý đặt trên Cơ tức trên nhu yếu thâm sâu của con Người, tất nhiên có Dụng theo, khỏi cần phải thúc đẩy từ ngoài. . . Vì thế nó khác với Ý hệ ở chỗ không đưa ra Utopia hoặc nên ý tưởng rất cao cũng vẫn còn làm được.  Thứ đến, nó cũng khác Ý hệ, nhất là khác Bái vật ở chỗ không dùng “ Mưu Gian Đạo Đức “  ( vì Đạo Đức mà đánh lừa, pia fraus ), thí dụ Mặc Địch hứa tìm việc cho môn đệ, nhưng khi học xong ông nói có việc đâu, đó chỉ là đánh lừa môn sinh để chịu khó học.   Bái vật dùng tràn ngập pia fraus đã đành, cả đến Triết lý nhiều khi cũng không chê, thí dụ ông Tổ triết Tây là Plato cũng dùng bộn.  Còn Cộng sản thì khỏi nói: luôn luôn sống trên những lời hứa cuội ( lợi hành ) kèm theo khủng bố ( Cưỡng hành ), tại Ý hệ là triết học xây trên Ý niệm, không đủ sâu để khơi động nguồn nghị lực tâm hồn, đành phải dùng những trợ lực ngoại khởi như pia fraus.

 

                Hãy so sánh các xã hội cổ sơ vừa nhắc đến, để có sự minh hoạ.  Đang khi các xã hội theo Việt Nho đều có cà 4 đợt: Dụng, Từ, Ý, Cơ:

                1.- Đạo Nghĩa.

                2.-ÝTriết lý Đạo học.

3.- Từvăn học nghệ thuật, cũng tuân theo Đạo lý.

4.- Còn Dụng là sự áp dụng triết học vào đời sống gọi là Định chế, là Thói tục, mà từ vua tới dân đều cố theo.

 

Vì thế tất cả 4 chặng đều ăn chịu với nhau như một cơ thể, nên có hiện tượng này là dù triết đưa ra lý tưởng hết sức cao ( Cơ ), nhưng vẫn hiện thực ( Dụng ) được, không những thâu nhập vào Triết học (Ý ), văn học ( Từ ), nhưng còn thấu tới Thân Tâm con Người.  Lịch sử văn minh đã phải khen là “ nền luân lý hiệu nghiệm hơn hết gặp được trong các dân ở bất cứ thời nào “  ( W. Durant. Story of Civ. Vol. I  6- 40 ).  Một xã hội đông người nhất, với phương thức cai trị bền bỉ nhất, vào tạo được hạnh phúc hơn hết cho con Người : Không có chế độ Nô lệ hay nếu có cũng đã được bãi bỏ sớm.   Tuy có chuyên chế nhưng là chuyện từng giai đoạn với từng ông vua, chứ nói chung thì không.   Người ta không thấy chỗ đó vì lẫn lộn với độc tài, độc chuyên với chuyên chế .  Độc tài ( ienessenism ) thì nhất định các vua xưa đều độc tài, nhưng không hẳn chuyên chế theo nghĩa mạnh của từ Tyrany hay là Totalitarianism, nó đòi kiểm soát hết mọi chuyện không những chính trị, mà hết cả đời sống, nó định đoạt tiêu chuẩn cho mọi giá trị, từ kinh tế, nghệ thuật, văn học đến bản thân, tư tưởng, cảm tình, tôn giáo như ta thấy thực thi trong các xã hội cộng sản: người dân mất hết mọi tự do. Trong chế độ quân chủ xưa mà ta gọi là độc tài, người dân còn hưởng rất nhiều tự do, từ tôn giáo, tư tưởng, nghệ thuật đến kinh tế, đi lại, cả đến tài sản. . .  Có thể so với dân chủ ngày nay tuy đời sống thấp hơn nhiều, nhưng về tự do không thua bao lăm, thường chỉ trong chính trị, ngoại trừ một số người sống bên cạnh vua bị ràng buộc nhiều hơn, còn toàn dân sống trong thôn làng vẫn có thể nói mà không sợ bị cải chính, là “ phép vua thua lệ làng “

 

Ngược lại trong các nền văn minh khác như Babylon, Perse ( Ba Tư ) , Egypte ( Ai cập ) phải gọi là Đế quốc vì thường có những điểm đi cùng, như chuyện bóc lột hết mọi tự do.     Đây là những cái diệt hạnh phúc con Người, các xã hội đó đều có cả bấy nhiêu một cách nền móng.      Đó là kết quả của sự xây trên Ý hệ cũng như Bái vật, đã bao gồm một vài giai cấp được hưởng tự do như quý tộc trong xã hội La Hy.   Nhưng nói chung, định chế vẫn đặt, trên ien hệ chủ nô kéo theo sự giàu nghèo chênh lệch quá đáng.  Đây là lý do căn để để gây nên sự suy sụp các Đế quốc nọ.

 

Ngoại trừ Ấn Độ, không một đế quốc nào sống được một phần ba tuổi của các xã hội Việt Nho.   Là vì Bái vật và Ý hệ không có sự hiệu nghiệm phát xuất từ cơ thể nên không bao được Dụng, Từ, Ý , Cơ mà trơ ra chỉ có Từ và Ý, thì Từ đầu óc sản xuất, rồi phát biểu ra miệng, không đủ sức huy động Tâm Tình.  Trái lại Cơ phát xuất từ Tâm Tình nên huy động toàn thân, tự nhiên thi hành ra, và khi thi hành thì sinh ơn ích, gây hạnh phúc cho con Người.

 

Các xã hội dân chủ Tây Âu nay dù đã bỏ được chuyên chế, không phải do Cơ, mà hầu hết là do Lương tri như tranh đấu, do Kinh tế phồn thịnh, do Tâm thức con Người đã phát triển đủ. . .     Vì không do Cơ, nên xã hội chỉ có luật pháp, trên nữa không có Đạo Nghĩa, dười không có gì hướng dân việc tu thân, tế gia và các ien hệ tinh tế của con Người.  Đây là chỗ cần nói đến sự khác biệt giữa cơ cấu học hiện nay và cơ cấu AnVi. Tuy cả hai cùng dùng phương pháp như nhau: cùng số độ, đồ hình, huyền thoại, huyền sử, cũng đối chiếu với các văn minh, cũng nhìn bao trùm. . .  Nhưng cái khác là cơ cấu hiện hãy còn mang nhiều tính chất Lý trí, phần lớn được  Lý trí kiến tạo ra ( construit ) để tìm Hiểu các văn hoá cổ sơ hay giải nghĩa các tác phẩm văn học, chứ không chủ chốt nhằm vào hướng dẫn đời sống.   Vì vậy bộ phạm trù Dụng, Từ, Ý, Cơ  chỉ áp dụng riêng cho Việt Nho, ít ra cách trung thực hơn cả.

 III.- Ba Nguyên lý

Để thấy điều đó ta hãy phân tích cái Cơ của Việt Nho về phương diện triết. Vậy Cơ ở đây được biểu diễn ra 3 nguyên lý tối cao, nên đúng ra gọi là Định đề ( premises ), đó là:

                  1.- Nguyên lý Lưỡng hợp

                  2.- Nguyên lý Nhân chủ

                  3.- Nguyên lý An vi.

Ba nguyên lý này thuộc Cơ, vì nó không còn ở trong tầm tay lý lẽ để mà chứng minh, mà lý luận nữa, nó đã ăn sâu vào Tiềm thức phần lớn rồi.

 

  1.- Nguyên lý Lưỡng hợp

Hai mà một, một mà hai, có mà như không, không mà lại có, đó là một, không thể nhập nhằng nước đôi, vậy đó là định đề căn bản của triết lý An vi.  Nhờ đó, nó đưa ra được vũ trụ quan Động, ngược hẳn với nguyên lý Tĩnh của Ý hệ, gọi là nguyên lý Đồng nhất: A là A, Động là Động, Tĩnh là Tĩnh.  

 Đã Động thôi Tĩnh, đã Tĩnh thôi Động. Nó rất hợp với Lý trí, nên làm nền móng cho Logic.

Trái lại, Việt Nho thì Động mà Tĩnh, Tĩnh mà lại Động.      Đó là Nguyên lý Đồng Thời

Trong A đồng thời có B, trong B đồng thời có A, một mà hai, hai mà một, các học giả kêu là Dual Unit ( Hai mà Một ), nó bao gồm cả hai bên.

Đợt cao nhất của nó thuộc siêu hình là Có Không, Không mà lại Có.   Có nương Không mà sinh, Không nương Có mà xuất hiện.

 

Đợt hai thuộc thực tế cụ thể hơn, nên nói Trời Đất, Núi Sông, Mưa nắng. . . Những chữ đối đáp này chỉ thị hai hạn từ đối lập nên là phạm trù tổng quát chỉ các cặp đối lập như Sáng Tối, Cứng Mềm, Ngày Đêm, Nam Nữ.  Triết học Lý niệm chỉ có một bên, quen gọi là Duy: một là một, A là A, đã A thì không B, không thể có trường hợp thứ ba được: tertium non datur, excluded middle.

Triết lý An vi không những nhận có trường hợp thứ ba, còn tôn lên gọi là Tam tài và lấy làm nền tảng.   Tam tài là Trời, Đất, Người.

Đó cũng là điều nghịch lý, hay siêu lý vì con Người bé nhỏ đặt ngang hàng với Trời cùng Đất sao được: không thấy  vô lý sao?  Nhưng vậy mới nói là nó vượt khỏi phạm vi Lý trí để ăn sâu vào Tiềm thức và thuộc về Cơ.     Cơ chú ý tới mọi ien hệ giữa hai Thái cực, nói trong Tam tài có Người giữa Trời cùng Đất cũng là nói Người là ien hệ giữa Trời và Đất.

Triết học cổ điển chỉ chú ý đến từng hạn từ (term ) hoặc Trời hoặc Đất, hoặc Có hoặc Không.    Do vậy hoặc Duy Vật hoặc Duy Tâm mà không chú ý đến mối Tương quan của nó như triết Việt Nho chú ý đến cả hai: Cả Âm lẫn Dương, “Âm Dương tương thôi “.  Huyền sử nói Mẹ Âu Cơ gặp bố Lạc Long trên cánh đồng Tương là hàm ngụ ý đó.  Nói cụ thể là không đặt ưu tiên vào Trời với Đất, mà đặt vào Người được quan niệm là mối Liên Hệ giữa Trời cùng Đất.

Do việc đặt để này mà Việt Nho chính là Tổ sư Cơ cấu: vì Cơ cấu không quan tâm đến Hạn từ, nhưng đặt nặng trên Tương quan của Hạn từ.   Tương quan là cái gì năng động.   Nói Người là Tài cũng nói Người là Tác năng, là “ tạo hoá Con “ , ( không tạo hóa viết hoa ) là do vậy. Hậu quả của sự nói Cơ với Dụng là thế.   Đó là nguyên lý đầu tiên có thể gọi là Vũ trụ quan động.

2.- Nguyên lý Nhân chủ

Nguyên lý thứ hai thuộc Nhân sinh quan cũng thuận theo thế Động của Vũ trụ quan gọi là Nhân chủ theo nghĩa người là Chủ nhân ông.    Chủ là cái gì ? Thưa là Chủ Trời cùng Đất, nói đúng ra chủ Thân Tâm mình bao gồm Trời Đất ở trong, ngược với Vật chủ ở hai đợt Bái vật  và Ý hệ, nơi ấy con Người vong Thân bị sự vật sai sử nên gọi là Vật chủ ( chosisme ), Mỹ gọi là Reified man hoặc thingified man ).  Đó là Nhân sinh quan Nhân chủ.

3.- Nguyên lý An vi

Đây là nguyên lý khó hiểu nên cần bộ phạm trù thứ ba gồm: Cưỡng hành, lợi hành và an hành.

a.- Cưỡng hành

Chỉ những việc mà động cơ ở ngoài con Người như làm vì sợ trời đánh thánh vật, làm vì bị bắt buộc như tù nhân phải lao động, mất hết tự do, tự lực.

b.- Lợi hành

Thì động cơ là lợi lộc, tuy ở ngoài nhưng còn để cho con Người ít tự lực, được tự do khỏi cưỡng buộc, chỉ mất tự do Luân lý.

c.- An hành

Không còn tìm động cơ từ ngoài nhưng tìm ngay trong mình, thấy đáng làm thì làm, thành bại là thứ yếu.   Loại này hợp cho con Người được quan niệm như Nhân chủ, nó không phạm đến Tự do Tâm lý con Người, con Người vẫn là Chủ cả ngoài lẫn trong, tâm lý vẫn đủ sức tự Cường, tự Lực, khỏi cần sự thúc đẩy từ ngoài.  Nó là việc cốt cán cho triết lý xây trên Nhân chủ gọi là An vi.   Gọi thế để đặt vị trí giữa hai khuynh hướng triết ở hai Thái cực là Hữu vi và Vô vi.

 

Hữu vi là có làm hiểu là sự làm gắn liền với Đối tượng, nô lệ cho Đối tượng.  Điều đó kéo theo sự nguy hiểm rất vi tế dẫn con Người đến tai họa bị Vật Hóa ( thingification ) vì thế đã có sự phản động lại để tránh tiếp xúc với sự vật để khỏi bị Vật Hoá ( một thứ  chính sách Monroe trong triết  cũng gọi là chính sách đà điểu ).   Nhưng không làm thì sống sai, nhãn tiền là không có ăn: theo nguyên tắc tay có Làm thì hàm mới có Nhai.

 

Thế là Vô vi cũng mắc kẹt như Hữu vi.  Đàng nào cũng chết: Làm thì bị Vật Hoá, không Làm thì làm sao sống. Vậy phải tìm lối nào đây để thoát khỏi gọng kìm một bên là Hữu, một bên là Vô.  Và câu thưa là An vi.   Triết lý An vi lấy An hành làm lý tưởng, nhưng không gảy bỏ Lợi hành và Cưỡng hành.

Nhưng cái đó thuộc Tiểu ngã, thuộc vòng hiện tượng không dễ gì bỏ được, lý tưởng là phải có thêm nhiều tác động ở đợt An hành, để nó làm Chủ, để nó bao phủ lấy việc hai đợt dưới hầu làm cho chúng trở nên thanh thoát lấy.   Còn chính chủ tịch của của Thanh thoát phải là các việc thuộc đợt an hành: Chính những việc này mới giúp vào công cuộc thanh nhàn hơn cả.  Vì thế Tiên hiền Việt Nho đã đưa ra định chế Tứ Quý để giúp thực thi. Tứ Quý  là bốn tuần cuối bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Hay tuần cuối của tháng 3, 6, 9, 12.Đó là bốn tuần mà Tứ Quý mượn của bốn tháng nọ.    Mượn để làm gì ?  Thưa để không làm chi hết, mà chỉ Ngồi Không, chữ Nho nói về vua là “ Thùy Y thường “ : thả lỏng áo quần xuống như Người không phải đi làm.   Nếu muốn nói “ có Làm “  thì là làm cái “ Không làm “ , vì việc chính của Tứ Quý là trút sạch những cái Có  trong lòng mình ra, những cái đó thuộc Hữu vi đầy sức ngảng trở Tâm hồn, không để cho cái Có trồi lên mặt Tâm thức để nói lên tiếng nói Thiên mệnh, tức là những nhu yếu thâm sâu của bản tính con Người.  Thành thử con Người chỉ nghe được lệnh truyền của Bái vật hoặc Ý hệ hoàn toàn ngoại khởi, không nghe được nguyên ngôn là  mệnh lệnh của Nhân tính Tâm linh.  Những ngảng trở đó có nhiều nhưng được quy vào hai cặp danh từ Bái vật và Ý hệ.  Đó là những động cơ từ ngoài, có sức Vật Hoá Người  nên lâu lâu cần thì giờ không làm gì mà chỉ lo xả bỏ.   Khi xả hết rồi sự làm sẽ thong dong, để trở nên An vi, làm vì đáng làm là làm, không phải làm vì bị trời đánh thánh vật, hoặc vì bôn ba lợi danh nữa.   Những thứ làm đó đều bắt con Người nô lệ cho Đối tượng, nô lệ cho sự thúc đẩy bên ngoài, nó làm sa sút Nhân chủ tính, chỉ có an hành mới xứng là việc của con Người Nhân chủ.  

Đó là đại để cái khung của triết lý An vi đặt trên cơ cu ba nguyên lý Lưỡng hợp, Nhân chủ và An hành.  Đó là cơ cấu thượng thặng ta có thể diễn tả bằng Hình vẽ, bằng Huyền số, bằng Huyền thoại.

 

Xem lại lịch sử cũng như quan sát con Người sẽ dễ dàng nhận ra cả ba loại việc kể trên Cưỡng hành, Lợi hành, An hành.  Nhưng nhiều khi có an hành mà không có An vi. Đó là những bậc “ sinh nhi tri chi “ tức là bẩm sinh được như thế : rất cao thượng, không màng công danh.   Nhưng đó là những đoá hoa vĩ đại không được vun tưới mà tự nhiên mọc lên được giữa rừng hoang.  Triết lý An vi muốn phân tích hành vi của những bậc cao cả nọ để rút lấy cái cơ cấu đặng thiết lập ra một nền triết hẳn hoi để giúp nhận thức ra hiện thực.

Điều đó Việt Nho đã làm rồi nhưng chỉ đủ cho đợt tiến trước, không còn hợp cho cảm quan đợt tiến mới có thêm khoa học thuộc cả Sinh ( Sống ) lẫn Tâm ( Linh ): Sinh như kỹ thuật cơ khí nâng cao mức sống, Tâm như các khoa học Tân Nhân văn: xã hội, khảo cổ, Nhân học, uyên tâm, cơ cấu. . .   Các khoa học đó sẽ giúp con Người có thêm rất nhiều những xác định cặn kẽ hơn, những cái nhìn thấu triệt mới lạ.  Vì thế cần một triết lý hội nhập tất cả các sở đắc mới nọ.     Đó là nền triết lý mà nước Mỹ, dân Mỹ phải làm và rồi họ sẽ làm được.  Khi nào làm được thì Mỹ sẽ dẫn đầu cuộc cách mạng Tâm linh đang thiếu đường hướng.  Hiện nay Mỹ đang ở tuổi Ý hệ, Lợi hành.   Chỉ cần đặt trên Lợi hành một đợt An hành nữa là xong.  Muốn được thế cần mạnh dạn đi vào cuộc cách mạng Tâm linh mà việc đầu phải là xây đắp nền triết mới trên cơ cấu, rồi bắt toàn dân học hết như biết Hiến pháp vậy.   Nói đến đây có người sẽ la ó cho là phạm đến tự do, phạm đến Hiến pháp xây trên tự do, nên phải để mọi người tự do!    Mỹ phải theo chế độ đa phương nghĩa là nhiều triết. 

Nhưng bạn có biết đa phương thực sự là chi chăng ?  Thưa là chắn che sự ngu dốt, sự bất lực.     Nói rõ ra cả Mỹ cũng như Tây Âu không sao thiết lập nổi một nền triết Nhân sinh có đủ sức làm lãnh chúa, phải ở lì lại trong Ý hệ, tất nhiên mắc cảnh “ Thập nhị sứ quân “, cá đối bằng đầu, nên phải lấy đa phương làm tôn chỉ, cốt để tránh cái họa chuyên chế  độc hữu vốn là đặc tính của Ý hệ.    Tưởng như vậy là trọng kính tự do, có ngờ đâu rằng nước thiếu một nền triết của quốc gia cũng y không có một nền Hiến pháp. Nếu ở đợt Hiến pháp không thể “đa phương “  thì ở đợt Triết cũng vậy.  Sở dĩ người ta không nhận ra điều đó vì không biết đến thứ triết lý đặt trên Cơ có tính cách bao dung nên thường không xuất hiện như nền triết lý độc nhất, nhưng như triết lý ưu thắng, nghĩa là vẫn dung chứa các nền triết lý khác, nhưng thường những triết lý này chỉ có để làm cảnh, người nào thích thì đem ra bàn cãi vậy thôi, chứ giả có trao cho tay lái con thuyền đời sống chẳng biết đâu mà rờ.

Thí dụ cụ thể trong lịch sử Tàu, đời Hán ban đầu rất trọng Lão Trang, đã đem quyền hành đặt vào tay Đạo giáo, nhưng chỉ ít lâu tỏ ra bất lực lại phải mời Nho lên đặt trên Cơ .   Cái phiền của Âu Mỹ là chỉ có loại triết lý làm cảnh, chứ không có triết lý xây trên Cơ. 

Triết lý đặt trên Cơ phải đi sát đời sống, nhưng đi sát mà lại không đi vào những xác định chi li, nên vẫn giữ được tính chất bao dung.   Vì mỗi xác định là mỗi bám sát vào biến cố, một sự việc.  Thí dụ nói về Chính trị, triết lý An vi chỉ đưa ra những nguyên lý ở đợt đầu gọi là Chính lược, không xuống đến đợt Chiến lược, càng không đến đợt Chiến thuật. Vì càng xuống càng cá thể hoá cho hợp sự việc phải làm, việc nào cũng có một không điểm, một thời điểm nhất định, nên chỉ có một không thể hai, là những cái phải quyết định tùy hoàn cảnh mỗi lúc mỗi khác.

Triết học Duy Lý y cứ trên Ý niệm là cái đã xác định nhiều, khó có thể xuống tới Dụng là việc làm.    Việc làm nào cũng là một cá thể có một không hai, phải luôn luôn quy định riêng ien.  Muốn tổng quát hóa ở đợt này sẽ dễ dàng đi vào độc đoán và chuyên chế.  Đây là lý do khi theo triết học lý niệm để câu nệ chấp một, thiếu sự mềm dẻo quên đi với triết học xây trên Cơ.  Cơ không có hệ thống nên không kềnh càng, dễ thể nhập vào bất cứ đâu, vào bất cứ tổng hợp mới nào.   Triết học Ý hệ rất khó lột xác để đi vào tổng hợp mới, do cái hệ thống kềnh cơi của nó với những xác định chi li, vì thế mà nó thất bại và chịu để thế giới hiện dại như thuyền không lái: bới thiếu một triết lý đặt trên Cơ.    Ây là nền triết lý con Người đang mặc nhiên mong đợi, vì chỉ có nền triết lý đầy Tâm Tình nó mới ứng hợp cho con Người thời hậu kỹ nghệ, nó sửa soạn bước vào giai đoạn phong lưu, làm ít chơi nhiều, sống thảnh thơi như chim trời cá nước.

( Trên đây là một mẫu thử áp dụng triết lý An vi vào chính trị Mỹ ).”    ( Hết trích )

 

C.- Sử

 Đối với những nhà làm sử khi nghiên cứu lịch sử nước nhà, vì mê tinh thần khoa học, không thích những gì mơ hồ u linh man mác, nên cho những chuyện Tiên Rồng, Lạc Long Âu Cơ, thời đại Hồng Bàng là chuyện hoang đường, có nhiều vị còn muốn cắt ngắn lịch sử chỉ còn hai ngàn năm.

Còn triết gia Kim Định nhờ  khoa tân Nhân văn, không những đi lên tới thời đại Hồng Bàng của Việt Nam mà còn vươn lên quá thời Tần Hán bên Tàu cho đến Nghiêu Thuấn, Ngũ Đế Tam Hoàng của thời khuyết sử Tàu. Kim Định cũng chưa dừng lại đây mà còn vươn lên tới nền Văn hoá Hoà bình tại Thái Bình Dương cách nay 12 ngàn năm tới 30 ngàn năm nữa, vì nhận thấy được Tàu và Việt có chung một số  đại đồng và một số  tiểu dị.

Kim Định phát hiện ra những nhân vật huyền sứ của Tàu là những nhân vật văn hoá của nền văn hoá Nông nghiệp của Tổ tiên đại chủng Việt, sau khi thôn tính các tộc Bách Việt, Tàu mới đem các nhân vật đó  vào lịch sử, những nhân vật như Bàn Cổ càng xa xưa được đem vào sau hết. Nhất là cái cơ cấu của nền văn hoá đã được ẩn tang trong đó, tức là thời sang tạo văn hoá. Khi đã có cơ cấu thì nền văn hoá không thể bị xuyên tạc như Khổng giáo.   Bỏ quên Huyền sử tức là đánh mất cơ cấu tức là đánh mất cái nền tảng cũng như cái tinh tuý của nền Văn hoá.

 

I.- Huyền sử

Sau đây là ý kiến của T.G. Kim Định và các nhà Văn hoá nổi tiếng thế giới về Huyền sử ”:

1.- “ Huyền sử là sử của những truyền kỳ, của những huyền thoại.  “ Huyền thoại là tiếng nói của tiềm thức cộng thông khác với lịch sử là phạm vi của lý trí.  Nhưng vì trong thực tế không thể phân biệt hẳn hai phạm vi nên hay có sự lẫn lộn nơi các tác giả, kể các tác giả có viết sách thực sự, nên đầy rẫy những lẫn lộn “ông nói gà, bà nói vịt “.   Bà là tiềm thức nói về thực tại bao la như văn hoá, còn Ông lý trí lại đi nói về thực tại rõ rệt như chính trị.   

Vì thế cần thiết lập một môn mới để khai thác các nền móng kia mà môn đó tôi muốn thử khai mạc ở đây và xin đặt tên là Huyền sử.

Chữ Huyền nói lên tính chất u linh ( Việt điện U linh cũng như Lĩnh Nam trích quái ).  Còn sử đi với huyền là một thứ sử rất mông lung với những niên kỷ co dãn như cao su kiểu 18 đời Hùng Vương, với những bờ cõi chập chờn sồi sụt và mênh mông của các nước Xích Quỷ, Văn Lang.

Vì lơ mơ, nên duy sử cho là mơ hồ quái đản, đáng thải bỏ, ngược lại nếu là ien thì lại chấp nhận trọn vẹn kiểu nghĩa đen.  Hai tâm hồn đó không ở với nhau được. Nhưng cả hai đều đáng quý, vì cả hai đều có những đóng góp rất giá trị cho sự tiến hóa của con người.  

Vì thế Huyền sử muốn mở ra một đường hướng dàn hoà hai phe tân cựu: nó muốn duy trì hồn thơ của các cụ xưa, đồng thời áp dụng đúng mức phương pháp khoa học của thời nay: nó muốn là một nhà khoa học ưa thích nguồn thơ, hay lại muốn mơ mộng, nhưng lại theo lối khoa học.     Để được như thế, nó tính đi lối toàn thể nghĩa là dùng tất cả khảo cổ, lịch sử, văn hoá, văn chương, truyền kỳ, thần thoại, nhất là lối nhìn toàn cảnh: đặt nặng trên những điểm tựa có bảo đảm, để tìm được ra những gì ẩn hiện mung lung, và cuối cùng dẫn đến một thứ triết sử hay là văn hoá sử, không là văn học cũng không là văn minh.

 

Vì Việt Nam và Trung Hoa cổ đại có cùng một nền văn hoá, ít ra đại đồng tiểu dị, nên huyền sử của Trung Hoa có ien hệ mật thiết với huyền sử của Bách Việt, trong đó có tổ tiên chúng ta.    Do đó Trung Hoa cổ đại đối với ta phải có hai khía cạnh là văn hoá với chính trị.     Thường tình người ta chỉ xem nước Tàu như như một thực thể chính trị, mà quên mất khía cạnh văn hoá chung trong quá trình hình thành tạo dựng.   Đó là điều thiếu sót cần được bổ khuyết. 

Muốn lên tận đoạn đó chúng ta phải vượt qua giai đoạn Tần Hán, để đi từ Khổng tử trở lên đến quảng khuyết sử mịt mờ, lúc mà những tiền nhân ta còn sống dưới quyền hướng dẫn của họ Hồng Bàng trong miền Hoa Hạ, tức là miền sông Lạc, sông Hà và vùng Hồ Quảng, trong những miền đất của Kinh, Sở, Mán, Châu Dương, Động Đình hồ, An Huy ( sông Hoài ), Chiết Giang, Giang Tô, Bành Lãi. Đấy là những lãnh vực mà tiên tổ ta đã có những mối ien hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá với các dân vùng xung quanh: và do đó đã lập thành cái nhân của dân tộc chúng ta.  Có thể quả quyết rằng cái gì đã xẩy đến cho những dân Man, Miêu, Thái, Ngô, Di, Địch, Sở, nhất là Sở, thì cũng đã âm vang tới tiền nhân ta.  Bởi vậy phải coi Dương Tử giang như xương sống, các châu Kinh, Dương, Hoài, các nước Ngô, Việt, Sở, các hồ Động Đình, Bành Lãi, Thái Hồ như ien bang cùng chung vận hệ lịch sử  . . .

Đấy là những vùng âm u, theo nghĩa còn bờ cõi cố định với những sử liệu xác thiết, nhưng bó buộc chúng ta phải lặn lội tìm tòi, nếu ta muốn tìm xa về cội nguồn của nước nhà, vì đây là một thời mang nặng những nguyên tố cấu tạo nên tâm thức của dân tộc, nên ta coi việc nghiên cứu này như một cuộc hành hương tìm về với những trang huyền sử rất nắm sai bài học và lúc ấy chúng ta sẽ thấy về mặt văn hoá thì huyền sử nước Tàu không còn là của riêng nước Tàu  nhưng trở thành di sản chung cho cả khối văn hoá của ien bang Bách Việt, nơi mỗi nước Viễn Đông phải tìm về và đưa ra một dịch bản soi sáng cho từng ngành văn hóa riêng của mình, sao cho duy trì được cả gốc chung cũng như cả ngành riêng.  Bí quyết của sự thống nhất và đồng thời nằm ở chỗ đó.

Huyền sử Trung Hoa gồm 3 giai đoạn: là Tam Hoàng, Ngũ Đế và Tam Đại.

Tam Hoàng là: Toại Nhân, Phục Hy và Thần Nông  ( thuộc Viêm Việt  ).

Ngũ Đế là: Hoàng đế, Chuyên Húc, Đế Cốc,  Nghiêu, Thuấn.    

Tam Đại gồm: nhà Hạ ( Vũ ) 2205, nhà Thương ( Thành Thang ( 1766 ), nhà Chu ( Vũ Văn, Chu Công ) 1122 ( thuộc Hoa Việt ). ( Theo cách xếp của Tư Mã Quang ) “

                                                                                 ( Việt lý tố nguyên, Kim Định )

        2.- Ý kiến của học giả ngoại quốc về  Huyền sử

“ Bộ huyền thoại của một dân tộc là là đạo sống  của dân tộc đó. Nếu mất huyền thoại thì thì bất cứ một dân tộc nào, kể cả những dân tộc văn minh nhất cũng sẽ sụp đổ khủng khiếp .

( Karl Jung )

“ Bộ huyền thoại của một dân tộc không phải là những chuyện hoang đường, mà là những chuyện gần chân lý nhất, hơn nữa bộ huyền thoại là gia sản quý báo nhất vì tính chất thiêng liêng điển hình và mang lại ý nghĩa sống ”.

( Mircea Eliade )

“ Không có bộ huyền thoại thì không thể thành một dân tộc được. Dân tộc nào không có bộ huyền thoại không thể được coi là có văn hoá hay văn minh gì hết, vì bộ huyền thoại

là những câu chuyện diễn tả tinh thần của dân tộc ở mức độ cao nhất và cũng là di sản thiêng liêng của dân tộc đó  ”.

( Laurens Van Der post  )

 

“ Mất bộ huyền thoại là mất mạch nối vào nguồn quá khứ tổ tiên và mất luôn căn bản cho việc xây dựng tiền đồ dân tộc.  Dân nào mất bộ huyền thoại, dân tộc đó quả thực bị coi như không còn nữa  ”.

( Wallace Cliff  )

                                                 

II.- Lịch Sử

Lịch sử là sử thăng trầm của Dân tộc, các biến  cố được xẩy ra trong Không gian và thời gian xác định, đó là sự thể hiện nếp sống  Văn hoá Dân tộc vào đời. Qua lịch sử ta thấy được những thăng trầm phế hưng của dân tộc.  Học Lịch sử để qua đó chúng ta rút tỉa ra kinh nghiệm sống  ( minh triết trong huyền thoại. . .   ) sao cho ngày càng một tinh tiến hơn ở đời.   Nho gia có nói:   Xôi Kinh là để “ liễu hiểu ” ( minh triết ), nấu Sử  ( học Lịch sử ) là để biết “ quan sát con người trong xương trong thịt, sống thật trong những mối nhân luân với những hoàn cảnh  xã hội cụ thể  ”.  Sử biên niên là lịch sử chết vì đã bỏ sót  mất sự sống động của  dân tộc.  

Việt Nam có một lịch sử gần 5000 năm văn hiến. Việt Nam là một nước nhỏ ở cạnh nước Tàu khổng lồ. Tàu đã cai trị VN hơn 1000 năm và  gây ra 8 trân đại chiến, nhưng VN vẫn vùng dậy đươc vả giữ vững non sông bờ cõi. Đó không phãi là sức mạnh vật chất mà là sức mạnh tinh thần, sức mạnh đó là mạch sống dân tộc tức là nguồn sống của văn hóa qua những nhân vật suốt hàng thế kỷ đã hy hiến thân tâm để dựng nước và giữ nước. Nhưng vì bị nô lệ Và chiến tranh gây ra cảnh nghèo đói, nên đã bị ngả quỵ, vì vậy cần phải phục hoạt  lại nền Văn hóa Cha ông để tu dưỡng nội lực mà vực dậy vùng lên.Lịch sử chẳng qua là tấm gương phản chiếu của những phế hưng thăng trầm của một dân tộc. Trong cuộc mãn đàm giữa nhà Thần học Brazil là Leonardo Boff với Đức Đa La La Ma của Tây Tạng, Đức La Ma đã nói: “ Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta “.  Nhìn vào lịch s  ta nhận biết được mạch sống văn hoá của dân tộc đó.         

 

D.- Văn

Theo Nho thì văn không chỉ để viết văn chương, tiểu thuyết, thi phú . . mua vui  mà thôi , mà  “ văn dĩ tải đạo “, đạo đây là Nhân đạo cũng là triết lý Nhân sinh. Vì vậy cho nên T riết là gốc của Văn hay Văn và Triết có ien hệ mất thiết với nhau. Sau đây là quan niệm của Kim Định về vấn đề:

I.- Ðông Tây đôi ngả

“ Ðông khác Tây nên cũng không có Triết theo lối Tây.  Vậy nếu đã suy tôn Triết Tây làm mẫu duy nhất cho mọi nền Triết thì quả là Ðông phương thiếu Triết. Nhưng vấn đề được đặt ra là có thực Triết Tây là nền Triết học mà bất cứ triết nào cũng phải tuân theo nếu muốn xứng danh Triết ?   Ðó là điều mà hầu hết thế hệ trước đã làm theo bằng cách đồng hóa ý – hệ nhiều khi cả khoa học với Triết .

 Nhưng hiện nay thì cả hai điểm đều đang bị đả kích:

                Ðiểm nhất là ý- hệ thì bị ví với cái lưới mắt quá thưa, không bắt được thực tại tế vi, con người quá phức tạp và vi tế, không dễ gì đóng rọ vào hệ thống. Còn việc đưa khoa học vào Triết là biểu lộ những thợ triết quèn không thấy được giá trị Triết mới phải đi mượn uy tín của khoa học, không ngờ rằng làm thế la hạ giá Triết.  Không khác chi bà Chúa đi mượn áo của đoàn hầu.  Vì triết là cái nhìn tổng quan trùm khắp, còn khoa học đi đến từng đối tượng bé nhỏ và cần xác định.   Không hiểu được như thế mà lạm bàn tùm lum sang bên khoa học thì chỉ là làm việc rổng tuếch.   Hễ triết nào đã phải dựa vào khoa học thì đấy là thứ triết ăn mày.

Giáo sư Dufrenne đã nặng lời lên án lối vay mượn vô duyên đó, vì nó chỉ làm ra được một thứ Triết học giả tạo với cái thượng tằng ý hệ nguy nga, nhưng giả tưởng trừu tượng. Chính vì mấy cái lầm kịch xù đó ( lầm tri thức với liễu hiểu, lầm ý hệ đã là Triết, lầm khoa học bên trên triết . . . )  đã khiến cho những người như Levi- Strauss  phải thất vọng về triết, vì nó làm khô héo tâm hồn.    Xem như vậy thì hai điều vắng ien khiến người ta nghĩ Ðông phương không có Triết học lại là những điều hại cho Triết chân thực, mà Việt Nho đã may mắn tránh được. Khổng Tử dặn môn sinh:

Quân tử bất khí ” : người muốn làm quân tử  nghĩa là muốn làm Triết nhơn không nên để lòng bị trói buộc vào một món chuyên môn, vì nó sẽ làm ứ trệ tâm hồn, méo mó lý trí không vươn lên được tới cái nhìn bao la cần  thiết cho triết nhơn.   Chính là vì thế khi người ngoại quốc nói trong đám thôn dân Việt Nam có nhiều triết nhơn thì là câu nói có nền tảng, nó không khác câu nhận xét chung của ông Columella  rằng:  đời sống đồng áng cùng họ máu với minh triết : la vie rurale est consanguine à la sagesse ”.   ( Civ. VIII 149 ).

Sở dĩ nhu vậy là người nông dân vừa không bị ngụy tạo ( sophistiqué ) bởi những ý hệ, lại được tiếp cận với đời sống thiên nhiên, nếu được hướng dẫn xa xa bằng một nền minh triết như trường hợp người thôn dân Việt Nam thì bảo rằng có nhiều Triết nhân giữa họ có lạ chi đâu.    Ít người trong chúng ta nhận ra điều đó vì không biết nhìn qua cái nghèo nàn, trơ trụi của họ, nên khó thấy được cái mặt Triết nhân của cụ già thôn quê mà ông Paul Mus đã cho in trên bìa quyển Sociologie d’une guerre và sánh với khuôn mặt của Esope, còn bộ diện đứa cháu là của một ông hoàng.    Ðó cũng là lý do giải nghĩa tại sao lại có những nét hãm trên khuôn mặt của nhiều Tiến sĩ Triết học : là tại không biết vượt thông thái kềnh cơi đặng hoà mình vào chủ đạo.   Vì thế điều quan trọng hơn hết cho người đi học triết là phải có một cái nhìn toàn cảnh về Triết để khi lặn lội vào rừng chữ nghĩa sách vở có chỗ để lâu lâu hướng về, để bỏ Triết học sang Triết lý hầu đạt minh triết. Chính bởi vậy mà khi đi vào Triết Ðông nếu có cơ duyên gặp sách hay thầy giỏi thì sẽ cảm thấy một sự thích thú sâu xa biến đổi cả một đời người làm cho cuộc sống được thanh thoát, khiến cho cái học trở nên đầy thích thú. Và đó phải là hướng tiến tới của nền văn hoá nước nhà.     Ðể đẩy mạnh hướng đi này  chúng ta sẽ gọi đó là hướng Văn – Triết . Ðó  là một hướng tiến sẽ hết sức mênh mông mở ra cho mọi tài năng đủ loại :  thi, ca, nhạc, kịch. . . và do đó sẽ mang muôn sắc thái không thể xác định và cũng không nên xác định.

Vì thế trong chương sau chúng tôi chỉ dựa trên quan sát thử đưa ra một số nét đã xuất hiện hầu giúp ien một hai ý niệm sơ sài thế nào là Văn – Triết . “

II.- Văn Chương ngoại Triết

1 .- Văn hoá vô hồn

Chữ vô hồn cũng có thể gọi là vô đạo hiểu là thiếu nguyên lý nền tảng và thiết thực làm kim chỉ Nam, nên mắc vào rất nhiều mâu thuẩn trầm trọng : chẳng hạn chính Platon là ông Tổ triết học lại đứng lên chống tự do, bắt mọi người phải theo tôn giáo của nhà nước, ai không tuân thì hạ ngục, nếu còn bất khẳng thì bị thủ tiêu . . . Ðến  nỗi sử gia cho đó thực là bản cáo trạng chửi vào mặt Socrate mà xưa kia Platon đã tôn thờ làm thầy ( Véritable acte d’ accusation contre Socrate . Civ . VI . p. 87 ).

 

Bởi chưng sứ mạng của Triết  phải là giải phóng con người nay lại bắt con người làm nô lệ cho quyền uy, cũng như luôn luôn  bảo vệ chế độ nô lệ.  Ðấy là một sự phản bội triết.

Chính chúa trùm triết đã đổi lập trường như vậy, huống hồ các môn đệ về sau: vì Triết thiếu nguyên lý vững nên chính Triết gia quay ra chống triết. Bởi vậy có thể nói chẳng khoa nào đi được với triết vì triết tự mâu thuẩn: lúc bênh Socrate lúc đả kích.  Sau này các Triết gia cũng thế, thí dụ đối với Cộng sản thì nhiều Triết học gia lúc tung hô, lúc khác lại thoá mạ, không phải trong chiến thuật mà ngay trong chiến lược thì như vậy làm sao có chủ đạo thống nhất, nên đã không có một triết nào là không phải sửa sai ngay từ trong nền tảng: bảo sự vật không có mà lại theo lối có, bảo vật chất chẳng ra gì mà lại cứ chao vát vật chất.

Ðề cao vô sản mà cuối cùng lại phải theo lối tư bản . . . vân vân cùng khắp.    Triết học còn chưa đạt Triết lý huống nữa là văn chương, làm gì có Triết, cái mà các học gỉa quen gọi là triết của nhà văn này nọ kia khác chẳng qua là những ý kiến những tư tưởng nhân sinh, ai cũng có hết nhưng ở đợt tản mác, còn lâu mới quy tụ để đạt trình độ Triết. Không cứ văn chương nhưng là tất cả nền văn hoá Tây Âu đều thiếu Triết tức là thiếu sự ien hệ sâu xa với một nền Minh triết có uy tín được nhiều người thừa nhận và cố gắng hiện thực. Vì thiếu Triết nên văn chương Tây Âu mang theo một số nét đặc trưng như đa ngôn, ưa chạy vòng ngoài, đả kích lung tung. 

Ðó là những điểm đáng lẽ phải tránh  thì lại đang được nhiều học giả chạy theo nên cần bàn rộng.

2.- Ða ngôn

Ða ngôn phải hiểu là văn học xoay quanh từ ngữ quá nhiều, do sự thiếu chủ đạo hay thiếu cái nhìn toàn cảnh, không thấy được những chân trời man mác tâm linh, nên dừng lại ở đợt từ ngữ  vun tưới đến độ tôn thờ lời. Trên hết là lời. Từ đó chương trình giáo dục đổ dồn chú ý vào lời:

 

                                                Luật lời ( ngữ luật )

                                                Ý lời ( luận lý )

                                                Thuật lời ( khoa ien biện )

                                                ( Xem Cữa Không chương IV )

 

Ðến nỗi nhiều sử gia cho rằng chính sự tôn thờ lời đã làm mất Hy Lạp.  Người Roma ban đầu đã tỏ ra khôn hơn khi không học tiếng mẹ đẻ ( La tinh ) và công nhận rằng: “ Vì không học La tinh nên mới có đủ giờ đi chinh phục thế giới để kiến tạo một đế quốc mênh mông ”.

Nhưng rồi đế quốc đó sẽ sụp đổ lúc người Roma rơi vào vết xe Hy Lạp thờ lời, chú ý quá nhiều vào lời.

Năm 425  khi Hoàng đế Théodose lập đại học đầu tiên ở Constantinople tất cả có 33 giáo sư, thì:

                                                Ngữ luật đã chiếm 28

                                                Còn lại cho luật 2

                                                Và triết học 1 .

 

Chính vì thế đế quốc Roma chỉ có thống nhất kinh tế và chính trị, thiếu điểm cần hơn hết là thống nhất văn hoá  ( Civ. X . 159 ).  Văn chương La Mã thì hoàn bị, quyển XII của Quintillien phê bình văn học khó có thể hay hơn, nhưng về triết thì quá tầm thường, không một triết gia nào đạt độ tâm linh.

Người nay nhận ra rằng quyển “ Ý Vàng ”  của Marc Aurèle đọc kỹ lại thực ra  chỉ la ý chỉ son đẹt, cầu an ( pensées d’or chỉ là pensées de plomb )  Sénèque cho là thứ văn “ đưa người đọc vào cửa nào rồi cũng sẽ lại đưa ra cửa ấy ” ( Civ. VIII.217 ).

 

Cuối cùng hầu khắp các Triết học gia đều bắt tay với Tôn giáo tức là bắt tay với yếu tố chia rẽ. Ðế quốc Roma sụp đổ phần lớn vì vấn đề thần học: “ Ðấng Kitô có một bản tính hay hai bản tính, ba ngôi hay một ngôi . . .  ( Civ. X . 148 ).

 

Thế rồi dòng dã suốt thời Trung cổ và dẫn tới ngày nay nhiều chương trình giáo dục vẫn xoay quanh lời, quanh những cái tế vi về ngữ luật, phân tích ngữ luật, phân tích lý luận ( analyse grammaticale, analyse logique  ), giống đực giống cái, số ít, số nhiều . . . là thành cái mà ngày nay nhiều học giả nhận ra là không những vô ích, còn tổ làm thành ác mộng cho tuổi thanh niên  “ qui fait le cauchemare de la jeunesse de l’ Occident ” ( Civ.III. 167 ).    Hiện nay họ đang cố dùng phương pháp cơ cấu để thải bớt những cái “ cần thiết giả tạo ” nọ .

3.- Quá nặng tiểu thuyết

Tiểu thuyết trung thực có sức giúp cho người đọc biết quan sát nhân tình thế sự, tôi không hề phủ nhận giá trị của nó. Một quyển sách mà thiếu nhận xét thì là quyển sách vô duyên. Nhưng phải nói thêm ngay rằng thiếu liễu hiểu  thì lại là quyển sách tản mát rỗng tuếch. Cần phải có cả nhận xét lẫn sâu sắc mới là toàn vẹn.

Một quyển sách hay hay một nền văn học cũng thế. Muốn sâu sắc thì phải có triết học, triết lý, tâm lý như nét Dọc.  Muốn nhận xét ý nhị phải biết sử ký, xã hội học làm nét Ngang.  Ðó là những khoa giúp người học biết thâu lượm những kinh nghiệm hằng ngày, nghĩa là có xảy ra thực sự trong xã hội loài người, để cho cái học không đi vào duy trừu tượng.   Việc thâu lượm sự kiện quan sát này sẽ được tiếp tục trong văn hoá hậu trường bằng tiều thuyết. Nhờ tiểu thuyết mà hai nét Kinh ( triết ) và Sử  càng trở nên sống động.   Một nền giáo dục muốn toàn vẹn cần chú ý đến cả hai mặt Dọc Ngang nọ cách cân bằng.  Vì thế nên giáo dục của Việt Nho xưa đã đi theo lối “ xôi Kinh nấu Sử ”.    Xôi Kinh là để “ liễu hiểu ” , nấu Sử là để biết “ quan sát con người trong xương trong thịt, sống thật trong những mối nhân luân với những hoàn cảnh  xã hội cụ thể  ”.

Vì thế tuy là cổ xưa mà giá trị vẫn tồn trường. Triết lý đã không bị cái nạn thiếu cảm – thức lịch sử như triết học Tây Âu.

Trái ngược với nền giáo dục Tây Âu mặc dầu tiến bộ về khoa học mà về thành nhân thì chính họ phải cho là tồi tệ ( lamentable ).    Bởi chương trình giáo dục chỉ có tiểu thuyết mà thiếu sử và nhất là thiếu triết nên gây ra nông nỗi.     Về triết thì thực ra không thiếu nhưng là thứ triết học quá chuyên biệt, hóc búa, trừu tượng khiến con người sống thực không sao nhá nổi: như thế có Kinh đâu mà sôi.  Còn Sử thì xưa kia không có trong chương trình  ( xem bài Sử mệnh trong Chữ Thời )  lấy chi mà nấu.

Thiếu Kinh để sôi, thiếu Sử để nấu thì nền giáo dục tất trở nên ien quơ, không đủ làm thoả mãn tâm trí, cho nên mọi người đổ xô vào tiểu thuyết, bởi ngoài tiểu thuyết ra còn chi nữa đâu để mà đọc.   Vì thế mà tiểu thuyết đã được ien bốc lên quá cỡ khiến cho phát triển cùng cực và như thế dễ sa vào quá đáng.

Tiểu thuyết đồng nghĩa với tao xạ, tức là xa lìa thực tại. Ta có thể nhận thấy rõ thực tại nước nhà là đang sống trong tả tơi bần hàn thế mà thiếu chi những sách mang nặng tính chất quý tộc, cá nhân, hưởng thụ trong thừa mứa: “ nhà văn phải là kẻ viễn mơ sống rong chơi trong cuộc đời ”, đang khi đất nước tan hoang, muôn vàn đồng bào đang gục ngã.    Ðời thực dân cố đả phá “ tự trị xã thôn ” để dễ bề đồng hoá thì tiểu thuyết cũng ùa theo đả phá xã thôn thế mà chương cứ bắt học cả từng trăm quyển tiểu thuyết, khiến đầu óc trẻ em bị  nén đầy, còn đâu tâm trí thanh thản mà tâm tư.  Cái đó rất tai hại gây nên óc hưởng thụ và hư hại một đức tính tối quan trọng để trở nên người là sự tập trung tư tưởng.   Thiếu nó làm sao đi sâu, mà không sâu làm sao có to, có đại, có vĩ nhân.  

Giáo dục thay vì nhằm đào tạo nên người lại vô tình đào tạo ra toàn hạng sính viết.  Ðầu óc chẳng sản ra được cái chi đáng viết, cũng viết. Voltaire đã phải nặng lời gọi bọn đó là giống chó má sủa bậy cắn quàng và co quắp (  Canaille écrivant cabalant et convulsionner)  rồi hè nâng nhau lên tận mây xanh nhưng tựu trung là những con bò cái ngu dại : “ Ces gens impuissants entre tous, des vaches écrivantes  sont portés aux nuées , de simple brutes célébrées ”.

Chính vì lý do rất nghiêm trọng đó  nên các nền văn hoá cổ xưa đều coi thường tiểu thuyết ( Civ. X. 336 ) .

Viễn Ðông chỉ cho tiểu thuyết nảy nở tù lúc còn tiếp cận với Mông Cổ nghĩa là với văn minh du mục chạy rông thiếu chiều sâu. Tuy nhiên tiểu thuyết đã không gây tai hại cho Việt Nho như bên Tây Âu vì giáo dục vẫn dành chỗ quan trọng cho Kinh cho Sử .   Tiểu thuyết chỉ vận hành ở văn hoá hậu trường, và đó là trúng chỗ.

Cần phải biết đặt vị trí mỗi khoa như vậy, đừng đề cao văn chương tiểu thuyết quá đáng như nay đến nỗi lấn át hết chỗ lẽ ra  phải dành cho cái gì nền tảng đi sâu.

Cần nhấn mạnh rằng tiểu thuyết không phải là khoa đào sâu, nên người xưa không cho là nghệ thuật cao đẳng, mà chỉ là nghệ thuật bì phu, là văn chương nhẹ cần cho những người không thể ngổi lâu: vì thế nó phát xuất nhiều nhất do tâm trạng du mục nay đây mai đó  ( nhớ lại bên Tàu tiểu thuyết chỉ phát triển mạnh tự đời Nguyên đầy chất du mục ), nên không thể so sánh với những nghệ thuật và văn học phát nguyên từ nông nghiệp quen ngồi lâu nên có thể đào sâu đi vào chỗ tế vi, vì thế nên bao giờ cũng tải đạo, còn du mục thì không, vì không đào sâu đủ thì làm sao đạt đạo để mà tải . Từ đó Văn chỉ nhằm giải trí, làm vui, chọc cười, chọc khóc, vậy là hết rồi đàng sau không còn gì nữa. 

Ðó là một nhận xét có vẻ mới cho nay, nhưng người xưa thì đều ý thức như vậy, cho nên bên Ðông cũng như bên Tây nhiều người vết tiểu thuyết mà không dám ký tên như trường hợp Lope de Vega và cũng vì vậy mà có vấn đề cho là những tuồng của Shakespeare do một nhà quý tộc Anh viết, nhưng vì giữ thể diện không dám ký tên.  Ðây không có ý phán đoán về vấn đề nọ mà chỉ có ý ghi nhận đã có vấn đề như thế, vì có tâm trạng khinh tiểu thuyết tuồng kịch.

 

Dẫu sao thì chương trình giáo dục dành quá nhiều chỗ cho tiểu thuyết như nay cũng là chạy theo Tây, nơi mà giáo dục xưa kia dành độc quyền cho quý tộc, dân gian không được tham dự cả trong việc đi học, lẫn trong việc hình thành kinh sách  ( không hề có bộ nạp ngôn, không có sử cho dân chúng )  nên đã báo thù bằng đề cao tiểu thuyết.

Sự đề cao này gây ra hai cái hại, một là làm cho cùn nhụt nơi người đọc khả năng tập trung tư tưởng nhất là vào những vấn đề trừu tượng tổng quát, như vậy là làm mất mũi nhọn đâm vào sâu khiến nhiều người vì đọc quá nhiều tiểu thuyết nên đọc không nổi mấy sách viết sâu một chút.   Có thể nói chương trình giáo dục nay đã tê liệt hoá cái vòi ong hút nhụy ngọt để biến tất cả thành những con bướm  đậu đây bỏ đấy.  Cái hại thứ hai là tiểu thuyết nhiều khi lấy truyện trong những môi trường thác loạn ( có vậy mới lắm  truyện và truyện mới éo le kỳ lạ . . . )  khiến người đọc bị tẩm nhiệm trong bầu khí bệnh hoạn lâu ngày có hại cho sự lành mạnh của tâm hồn của phán đoán.

Tôi thật không dám vơ đũa cả nắm, nhưng có lẽ là điều không may cho tôi đã tiếp cận với vài người chuyên về tiểu thuyết đọc nhiều viết nhiều, đều thấy rất bì phu, hầu như không biết quan sát; còn tâm hồn mất cả bao dung đại độ: hầu như tinh anh đã phát xuất hết ra câu văn hay rồi.  Một lần nữa tôi không tin rằng mọi người viết tiểu thuyết đều thế, chỉ tại tôi chưa may mắn gặp mà thôi. Nhưng dầu sao chương trình giáo dục nên dành tiểu thuyết cho hậu trường là hợp lý.   Và đó là một bước cách mạng cần thực hiện trong nền học vấn của nước nhà  hiện nay.

4.-Văn học Tây Âu

Bây giờ nói đến văn học thì hầu hết cũng phỏng theo văn học Pháp là nền văn học chưa đạt Nhân chủ, còn đang quanh quẩn ở Địa chủ và Thiên chủ.

Ðịa chủ là lối văn học khách quan tuân theo những thuyết có họ với cộng sản: hạ tằng chỉ huy thượng tằng, hoặc nói như Taine văn chương là sản phẩm của địa phương.  Do đó tìm hiểu được thổ ngữ và thời đại của tác giả thì đã cho là nắm được then chốt. Luận án không chú trọng nhiều vào ngay chính tác phẩm, cái ien hệ nằm ngầm giữa tác phẩm và các tác giả, mà lại đặt nặng trên việc tìm nguồn gốc vay mượn ở đâu, những hoàn cảnh nào, những chi tiết sinh thành, những sự kiện chi phối: établir des faits des sources littéraires, des circonstances des ien génétiques.  Ðó là những điểm nói lên Địa chủ, tức con người không là chi cả, mà chỉ là sản phẩm của những yếu tố ngoài.  Vậy là giản lược tác giả vào một tác vụ thảo mộc: hẳn viết ra chẳng qua là dưới sự điều động của những yếu tố kia, chứ con người tự lực tự cường của hắn không được kể tới.  Ðấy là một quan điểm văn học hẹp hòi, và vì được các đại học công nhận nên cũng kể là chính thức hay là của đại học ( universitaire ).  Quan niệm này hiện nay đang bị công kích bới những quan niệm không chính thức tìm giải nghĩa văn học theo ý hệ, có thể gọi là tổng quát.  Ðây có thể là một quan niệm tốt nhằm bổ túc cho quan niệm phân tích của đại học nói trên. Tuy nhiên lại mắc phải trở ngại khó có thể vượt qua được, đó là theo ý hệ nào.

 

Hiện nay bên Pháp ít ra có 4 ý hệ : Mác Xít, Tâm phân, Hiện tượng, Cơ cấu . . . .  Trong đó không một ý hệ nào nắm được lèo lái, thành ra mới là tứ tung, chưa có một hướng để tới. Vì thiếu hướng nên tiếp tục quay cuồng phân hoá gây nên một thứ văn học vô hồn, đành dồn sức vào những cái bác học bì phu vô tích, cùng lắm chỉ gây được thích thú nghề nghiệp cho mấy giáo sư văn học, chứ không tài nào gây nổi  được tinh thần trách nhiệm cao độ của sứ mạng là một thứ thích thú bao la làm sảng khoái tất cả những người đi học nào có đủ khả năng thâu nhận.

 

Trở lên là đại để mấy nét chính của văn học Tây Âu hiện đang đè nặng trên nền văn học Việt Nam.  Bao lâu chưa thoát được mấy cái quá đáng thì không sao có thể lập được nền văn hóa độc lập đặt trên Nhân chủ có khả năng bảo vệ và làm phát triển nhân phẩm nhân cách của người đi học.

5.- Ðả kích lung tung

Ðó là hệ quả tất nhiên của nền văn học tản mát chi li vô hướng. Một khi đã không nhìn ra cái toàn diện thì hễ mở miệng phê phán liền vấp ngả vào một sai lầm sơ hở nào đó, không sao thoát khỏi.   Sau đây lấy thí dụ về Nho giáo đã bị giới tân học đả kích lối 1930 đó là một phong trào nổi lên vào quảng năm 1930 trở đi: hầu hết trí thức đều đả kích Nho coi đó như cái đà cản trở việc xây dựng một nền quốc học tăng tiến. Bởi vì Nho là của người Tàu cũng như là cổ hủ nếu không san phẳng thì làm thế nào xây đắp mới. Vì thế mà có sự thành khẩn đả kích.

 

 Tuy nhiên đó là một sự thành khẩn hời hợt hầu hết là chuyền hơi nhau những câu nói thiếu nền tảng hoặc thiếu phân tích

                Thiếu nền tảng như đặt vào miệng Khổng Tử  ( hay đổ cho Nho giáo )  câu nói của một hai cá nhân. Chẳng hạn câu của Thái Tử Phù Tô  Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung “ vẫn được lôi ra làm cớ đả kích. Có thể nói như vậy về rất nhiều câu khác  như Tam ien của Ðổng Trọng Thư, trung thần bất sự nhị quân  của Hán Nho. . .

                Còn thiếu phân tích thì thí dụ Trương Tửu dồn chân tướng của Nho giáo vào 5 điểm là:

1.- Tôn trọng quyền đàn ông, đàn áp quyền đàn bà.

2.- Tôn trọng quyền chồng đàn áp quyền vợ.

3.-  Tôn trọng quyền cha, đàn áp quyền con.

4.- Tôn trọng quyền vua đàn áp quyền dân.

5.- Tôn trọng lý tính, toả chiết tình cảm.

Ai đã đi sâu vào Nho giáo đều nhận ra đó là 5 điểm của Hán Nho.

 

Một thí dụ khác trong bài đầu Kinh Thi tả nam nữ nhớ nhau đêm nằm trằn trọc giở mình 4 kiểu  ( xem bài “ Hưng ư Thi “ ở cửa Khổng ).  Vậy mà Trương Tửu giải nghĩa là bà Hậu Phi ngóng tìm hầu thiếp cho chồng đến  “ mất ăn mất ngủ ” . Viết sai hẳn đi như vậy mà cứ được sao chép.   Chỉ một ít thí dụ như vậy tỏ rằng sự chống đối Nho giáo đều căn cứ trên những cái hiểu lầm được truyền tụng, sao đi chép lại mà không một phen đi tận nền tảng.     Rồi sau đó không sao chép Tây Âu thì lại dẫm chân trên văn chương bình dân cách nông cạn và cẩu thả, quên đi rằng Việt với Nho là một, văn chương Việt xây trên cùng một cơ cấu với Nho, nên bỏ Nho cũng là bỏ Việt, thứ Việt sâu thăm thẳm ( Xin nhớ rằng tôi đang đứng trên cơ cấu mà  bàn. . .   )  

III.- Những nét đặc trưng của Việt văn

1.- Cần tìm điểm phát xuất

Những nét đặc trưng của Việt văn rất nhiều, khó lòng lên sổ hết và thực ra cũng không cần.  Ðiều cần là chọn một số nét căn bản và tìm ra chỗ móc nối với những nguyên lý uyên nguyên, đặng dùng như nền tảng quy tụ những nét căn bản nọ.   Ðây là làm việc theo cơ cấu.   Nói đến phương pháp cơ cấu là phải nói đến nguyên lý uyên nguyên làm điểm phát xuất cũng như phải có đối chiếu với các nền văn minh khác.

Chính nhờ hai điểm nọ mà những suy luận những câu quyết đoán tránh được đến mức tối đa cách hồ đồ mỗi khi đan cử nét này nọ kia như là đặc trưng. Theo đó thì một nét kể như đặc trưng phải được đặt trên nguyên lý nền tảng, lại được kiện chứng bằng đối chiếu với một số văn minh khác không có như vậy.

                Thí dụ tiếng dân ( ca dao )  dựa trên nền Nhân chủ phát nguyên nhân tự Tam tài, mà ở các văn minh khác không có. Khi đã thiết định được như vậy thì lúc ấy có thể dùng điểm nọ làm tiêu chuẩn để lựa chọn các sách cổ điển xưa, cũng như sau này tìm sách từ bốn phương có khả năng làm giàu di sản thiêng liêng của mình.   Nhờ lối đó phạm vi Việt văn trở nên rất rộng và lý thú mà không xô bồ thác loạn.

                Về dĩ vãng nó sẽ bao gồm những sách Cổ Ðiển cùng một tinh thần Nhân chủ với Kinh Ðiển chẳng hạn “ Tứ đại kỳ thưcủa Trung Hoa tuy viết bằng Nho, mà tinh thần Việt lại rất phong phú.   Nếu đem Tam Quốc, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, Tây Sương Ký vào chương trình Việt thì số sách cổ điển tăng lên nhiều.

                Rồi tương lai cũng có tiêu điểm chọn sách trên thế giới đúng hướng, mà không đưa vào bừa bãi những sách hoàn toàn du hí, hưởng thụ theo óc quý tộc Tây Âu.   Nhờ vậy việc phong phú hoá nền Việt văn có nền tảng vững chải mà vãn rộng mênh mông.  Chính vì những lý do trên, nên trong bài này chúng tôi thử đưa ra một số nét đặc trưng theo hai tiêu chuẩn trên: đặt trên nguyên lý và tỷ giảo.

2.- Dân gian tính

Nét đặc trưng đầu tiên phải kể tới là dân gian tính, vì văn chương do dân phát xuất.

Ðiểm này đã được bàn trong Việt Lý, chương Tiếng dân cũng như trong Tinh Hoa Ngũ Ðiển trong hai chương Kinh Thi và Thư  ( xem phần Kinh Điển ở trên ).

                Ở đây chỉ nhắc sơ qua để nói lên nguyên lý nền tảng của nó là Tam tài, một nguyên lý sâu thẳm đặt nền cho Nhân chủ, ngoài thuyết Tam tài ra khó lòng đặt nền Nhân chủ. Vì thế chúng ta có thể nói Nhân chủ là nét độc đáo tối hậu của Việt Nho, mà hậu qủa đầu tiên và rõ nhất là nền Dân chủ ( đã bàn trong Tinh Hoa Ngũ Ðiển ở chương trên ).

Từ Nhân chủ nảy sinh ra óc công thể: mọi người như nhau về quyền lợi và nghĩa vụ, ai cũng như ai.  Ðiều đó được biểu thị bằng cái bọc 100 trứng: con nào cũng lớn mạnh phương phi, có nghĩa là ai cũng như ai, nên những công tác nền móng nào cũng do công thể, trong đó phải kể trước tiên đến việc suy tư, nói, làm, vắn tắt là toàn dân viết sách. Khởi đầu bằng ca dao tục ngữ mà Việt Nho gọi là quốc phong, nghĩa là ngọn gió của cả nước chứ không của riêng một người. Như thế là tạm xong phần nhất đặt việc sáng tác công cộng trên nền nhân chủ mà then chốt là thuyết Tam tài.

                Bây giò đến phần Tỷ giảo thì chỉ việc đem đối chiếu với một hai nền văn minh lớn khác như Âu Ấn sẽ thấy tác giả “ Kinh Sách ” ở đây không phải là dân gian nữa mà là Tăng lữ.   Còn bên Tây Âu là Quý tộc hay Tư tế ( đã bàn trong Tinh Hoa Ngũ Ðiển ).

Như vậy cả hai đều đại diện cho Thiên hay Ðịa tức cho tôn giáo hay quý quyền mà không cho Người, nên không có Nhân chủ, do đó không có Kinh Ðiển mà chỉ có Kinh Thánh hay là Cổ Ðiển.

 

Triết – sử gia Vico đã nhận định rằng văn học dân gian chỉ đến sau trên những nấc thang cuối cùng của tiến trình biến hoá: đầu tiên là thần quyền với Kinh Thánh, rồi đến quý quyền giầu sách anh ien ca, sau cùng mới đến văn chương dân gian.

Vico nhận xét đúng nhưng không nhìn ra được lý do vì ông không được thừa hưởng nền Nhân chủ như bên Việt Nho. Chỉ có trong nền Nhân chủ thì kinh nghiệm bản thân cũng như của tiền nhân ( kết tinh lại trong ca dao, quốc phong , . . . )  mới được coi trọng hơn ảnh hưởng trăng sao  ( Maspéro 158 có biết nhận xét điều này ) cũng như các sách Thần khải Địa khải. Cả hai nơi Âu cũng như Ấn vì triết còn yếu quá nên chưa đạt giai đoạn ba này.

Bởi thế đến nay muốn xa lìa ảnh hưởng thần quyền thì lại chuyển liền sang đại chúng tính tức là đám đông xô bồ chỉ được tổ chức tự ngoại  ( pháp luật, công an, mật vụ ) chứ không có tinh thần nội khởi của một dân tộc ( xem đầu quyển Hiến Chương Giáo Dục ) có truyền thống, có sách dân tộc, có huyền sử tức cái gì có gốc ngọn, nguồn cơn ien tục, kết tinh của một nền minh triết dài lâu như

Granet nhận xét về Việt Nho ( P. C . 26 ).   Cần suy nghĩ rất nghiêm chỉnh về điểm đầu tiên này:  Bởi thoạt nhìn tưởng như cái chi tầm thường, nhưng thực ra là dấu của bước tiến cao độ và làm nảy sinh ra tất cả các nét đặc trưng khác. Các nét khác xa hay gần có thể coi như hệ luận của nét nền tảng đầu tiên  là dân gian ( Dân gian do Nhân chủ, Nhân chủ do Tam tài )

3.- Phác thực tính

Ðây là hệ luận của dân – gian- tính, vì dân gian thường bao giờ cũng chất phác và thiết thực. Chất phác là có sao nói vậy, không lèo lá bôi bác kiểu quý tộc. Còn thiết thực là không nói những chuyện trừu tượng như quý tộc La Hy hay nói về thế giới về bên kia mồ hay hư vô như tăng lữ, nhưng là nói về việc ăn làm, giao tế hàng ngày, ở đây và bây giờ. Vì thế mà học đi với hành, tránh cái học để mà học, kiểu du hí, bác học kềnh cơi, xa lìa thực tại.   Người thời mới đã được đào luyện trong cái học trừu tượng cao bay khó lòng thưởng thức nổi cái đơn sơ chân thực của văn chương Việt Nho, vì cho là sà sà mặt đất, đã không ngần ngại thải bỏ Việt Nho để nhét đầy chương trình những nền triết học lý niệm và trừu tượng của bọn quý tộc Tây phương: Platon, Aristote, Kant, . . .  cho đến những cái suy luận quẩn quanh ngày nay. Marc Aurèle cảm ơn trời đất vì đã không phải học logique, nhờ thế mà lương tri ông còn lành mạnh.   Các đàn em Việt Nam nay chẳng được hưởng cái ơn đó vì đàn anh họ đã quá say Tây, nên các em phải học những cái làm cho các em càng ngày càng xa bà con cô bác sống ở thôn quê, tiếp cận với những thực tế rất cụ thể.  Một ngày nào đó các em sẽ buồn lòng nhận ra rằng những điều chương trình đang bắt các em  nhồi nhét vào đầu óc, đã bị Tây Âu thời mới cho là cù lần tự khuya rồi, và thực ra rất dại dột, thế mà các em vẫn phải học để rồi sau này khi phải đối mặt với cuộc đời thì chẳng biết dựa trên nguyên lý nào mà xoay xở . Các em bổng thấy mình nghèo nàn đến độ hễ lìa xa sách, thì không còn biết nói được cái chi, dù chỉ là một thí dụ cố gượng đưa ra cũng đầy đớ đẩn.  Ðứng trước các ông già bà cả các em chẳng còn thấy chi để nói, không lẽ đem thuyết cuộc đời nôn mửa ra bàn hay là hữu thể với thời gian ra mà nói !   Chương trình giáo dục đã đưa các em xa đời thực tại quá lắm, là vì lớp nắm quyền hành hiện nay đã được đào tạo trong bầu văn hoá do trưởng giả và tôn giáo sáng nghĩ ra, nó khác một trời một vực với văn hoá của dân gian, tức cũng là của con người sống thực, con người to lớn không để cho Thiên Ðịa ăn nạt.  Vì thế cũng nên bàn riêng nét đó là :

4.- Con Người to lớn

Hãy đọc câu ca dao sau :

                                                Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng

                                                Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi

                                                Tưởng đâu con uống con chơi

                                                Ai dè con uống con rơi xuống sình.

 

Câu ca dao tiết ra bầu khí Nhân hoàng: con Người giao thiệp với Trời rất tử tế, nhận Trời làm cha, nhưng vẫn giữ độc lập. Giá phải nơi khác thì trời đã làm sét đánh cái rẹt, đàng này Trời chả biết làm gì hơn là khóc. Và xem chừng lúc con rơi xuống sình rồi cũng chẳng vớt lên nổi, lôi khăn ra thấm nước mắt: Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi.  Văn mà như thế thực là độc lập. Nếu muốn truy căn thì sẽ nhận ra vị trí con người trên cấp tối hậu, tức là nếu Trời là vua, Đất là vua thì Người cũng là vua.  Ðã là vua là Nhân hoàng, thì văn chương không có nói đến tội.  Nếu có là do óc Hán Nho hay tôn giáo về sau, chứ với nền nhân chủ Việt Nho thì không, vì tội là bề dưới với bề trên: dưới càng thấp thì tội càng nhiều, càng tiến lên thì tội ít đi, và sẽ không còn nói đến tội nữa ở cấp “ Tề Thiên Ðại Thánh ”.

Về điểm này rất tế vi nên văn hoá của ta chịu ảnh hưởng nặng của thanh giáo cũng như của luân lý Tây Âu mang quá nặng mặc cảm tội lỗi, đánh mất vẻ hồn nhiên tự lập . . .

5.- Thái hoà

Tuy vậy mà vua không ngông cuồng đến chỗ chối bỏ Thượng Ðế hay là dấy loạn, nhưng giữ cung cách Thái hoà là hoà Trời hoà Ðất trong mối “ Thiên Nhân tương dữ : Trời che Ðất chở Ta thong thả .”

Ðấy là nét đặc trưng của văn minh nông nghiệp, văn minh “đi cày, đi cấy, không những lấy công, mà còn trông nhiều bề “, để cho việc mình làm trở thành cộng tác với cái toàn thể.  Vì thế “ trông Trời trông Ðất trông mây ” trở thành nét đặc trưng biểu lộ trong Quốc phong thành thể tỷ, hứng ngoài thể phú.

                Phú là nói tuột điều mình nghĩ ra, không gửi gắm vào cái chi cả, không che đậy: đàng sau điều nói ra là hết, cùng lắm là do điều viết mà đoán ra khung cảnh hoặc tâm trạng người nói. Thí dụ bài cát đàm hay quyền nhĩ trong Quốc phong.

                Còn Tỷ bao hàm ý nghĩa khác với điều nói ra, có thể gọi là nói ien giống như ngụ ngôn: tức ý nghĩa không ở trong lời nói ra nhưng từ một việc nhỏ nào đó vươn lên việc to. Nói đến con châu chấu đẻ nhiều mà lại nghĩ đến dòng dõi đông đúc.  Nói đến chuột phá ruộng đồng, mà lại nghĩ đến quân xâm lăng hay vương quyền chiếm đoạt.

                Hứng cũng là một thứ Tỷ nhưng nhắc đi nhắc lại như điệp khúc, thí dụ nói về vật hay cây rồi nói đến điều mình nghĩ, điều chú ý nói ra thường ở câu dưới  ( nhi kỳ sự thường tại hạ cư ); còn Tỷ thì ngoài câu ( Sở chỉ chi sự thường tại ngôn ngoại ).  Như vậy Hứng cũng là một thứ Tỷ nhưng Hứng nói thẳng điều mình nghĩ, còn Tỷ thì dấu, nhưng dấu hở và cả hai hay đi đôi .

 

Các nhà chú giải chỉ thường được bàn đến vậy là cùng mà không nhận ra rằng đó là những lối “ Trông Trời trông Ðất ” dưới muôn vàn hình thái dị biệt nhưng tựu trung nói đến mối tình thâm sâu giữa Trời, Ðất, Người, khiến cho văn hoá Việt Nho gây trong tâm trạng người học cái gì ấm cúng mát diụ.

Rất nhiều tâm hồn đang bị dằn vặt vì văn học, vì triết học Tây Âu đến khi bắt gặp bộ triết lý An Vi cảm thấy lòng dịu lại rồi dần dần thấy thanh thoát, an nhiên tự tại là do cái lý sâu xa nọ, nó không còn để mình trong vũ trụ của Thiên hay Ðịa, song để mình trong thế giới của riêng mình, nhưng vẫn có ien hệ với Thiên với Ðịa.

Do đó mà Việt Nho trong thơ văn chú ý rất nhiều đến cái toàn thể, toàn cảnh thường được phác họa trong mấy nét lớn lao:

 

                                                Dừng chân đứng lại trời non nước

                                                Một mảnh tình riêng ta với ta.

 

Ít khi dừng lại ở những cái tỉ mỉ, những hiện tượng. Do đó thơ văn không cần dài. Chỉ phác hoạ một hai nét chấm phá làm đà cho mình vươn lên. Hay ở chỗ chấm phá lơ thơ để bao trùm toàn cảnh nên vắn mà hoá dài, dài trong âm vang vào cõi trời đất.   Vì thế mà ta thấy chỉ một bài thơ 4 hay 8 câu đã làm rung động tâm hồn các cụ xưa hơn những áng văn tràng giang đại hải.

Ðiều đó phát xuất từ cái nhìn bao trùm Thiên, Ðịa, Nhân .

Thế hệ mới vì được đào luyện trong bầu khí văn hoá rậm lời, đã làm quen với những anh ien ca từng vạn câu như Odyssée, Eliade, Mahabharrata với những cuốn tiểu thuyết dày cộm, nên không thưởng thức nổi cái hay cô đọng của Việt Nho nữa.

Nhưng nếu muốn xét Việt văn đúng bầu khí của nó thì cần phải xem toàn bích mới thấy được cái cao siêu  như ông Granet đã nhận xét về Kinh Dịch đọc từng câu có vẻ tà tà, nhưng cái hứng của toàn thể thật lạ ien  ( P. C. 16 ). Chính nhờ lối đó mà một số học giả sành điệu đã biết nhận xét “ cái hay, cái tao nhã nằm trong chỗ biểu lộ tế vi ngắn ngủi thoáng qua ” và họ cho đấy là một di sản mà Viễn Ðông đã cống hiến nhân loại hiện đại: “ L’extrême – Orient a donné au monde moderne ces formes poétiques toutes delicatesse don’t le charme reside dans l’expression subtile et brève d’une impression fugitive . Civ. III.  357 ”.

6.- Vui sống

Ta biết cái gì vật nào chặt nhỏ ra là chết, để nguyên toàn bộ là sống.  Vì thế mà nét đặc trưng toàn thể làm nảy sinh ra một số nét đặc trưng ien hệ tới sống, tới sinh:

                                                                Sinh thú

                                                                Vui sống

                                                                Sống mạnh.

Vì thế ghét sự ien giết, nhưng thiên về những cảnh thái bình, an vui, yêu thương. Giàu về hí hước, trào lộng, ít về bi kịch, thảm sầu. Khác văn chương Bát khổ của Thiên trúc hay những áng văn thê lương oán trách ( lamentations ) kiểu Tây Âu, một lối văn “ chưa sống đã lo chết ”, Heidegger nói “ con người sinh ra để cho được chết ”.   Có người bảo quyển Cung Oán Ngâm Khúc “ là tinh hoa của Việt Nam. Lầm. Ðó là hậu quả của ngoại lai. Chính Việt Nho thì chấp nhận trọn vẹn cuộc sống với mọi chiều kích của nó: cả vui cả buồn nhưng sinh thú được đề cao hơn là khổ đau.  Ðó là hậu quả tất nhiên của  sinh sinh chi vị dịch ”, và do đó ghét chiến tranh, coi là việc cực chẳng đã để tự vệ.    Vì thế quan văn bao giờ cũng được suy tôn hơn quan võ. Cũng như văn chương không sản xuất những anh ien ca thường giầu chất chiến tranh đánh phá.

7.- Truyền sinh

Nếu đã vui sống, đã đề cao nguyên lý sinh sinh thì tất nhiên việc truyền sinh phải được coi trọng. Chính vì thế mà khi nhiều văn minh gọi cơ quan sinh dục là sự xấu xa hoặc là của tội  thì Việt Nho lại gọi là Ngọc Hành, và văn chương dân gian nói về việc nam nữ hợp thân cũng như về việc gạ hỏi cưới xin một cách rất hồn nhiên thành thực, không một vết mặc cảm tội lỗi chi cả:

 

                                Gái chưa chồng trông mong đi chợ

                                Trai chưa vợ lơ lửng đứng đường

 

                                Cô kia “ học triết ” một mình

                                Cho tôi học với chung tình làm đôi.

                                Cô còn học nữa hay thôi?

                                Cho anh học với làm đôi vợ chồng.

 

                                Cô kia cắt cỏ bên sông

                                Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

                                Sang đây anh bấm cổ tay

                                Anh hỏi câu này có lấy anh chăng ?

 

                                Ðôi ta như thể con ong

                                Con quấn con quýt con trong con ngoài.

                                Ðêm khuya khêu ngọn đèn loan

                                Nhờ chàng quân tử thở than mấy lời

                                Mong chàng chẳng thấy chàng ơi

                                Thiếp tôi trằn trọc vội dời chân ra.

                                Nhác trông giăng đã xế tà

                                Ðêm hôm khuya khoắt con gà đã gáy sang canh

                                Mong anh mà chẳng thấy anh

                                Thiếp tôi buồn bã khêu quanh ngọn đèn.

Hởi cô gánh nước quang mây

                                Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng.

 

                                Em tham giầu lấy thằng bé tỉ ti

                                Ðêm nằm sờ mó quẩn quanh cho đỡ buồn
                                Buồn tình em bế thằng bé nó lên

                                Nó còn bé mọn đã nên cơm cháo gì !

 

Thôi ! xin chấm tròn, kể ra không bao giờ hết. Vì câu nào cũng hay, hay cái hồn nhiên, vô tội, thành thực như kiểu Kinh Thi, Quốc phong, nhưng khác hơn ở chỗ không bị giải nghĩa phản yêu đương, nên ca dao có một sức hút kỳ lạ, đã đọc là hết muốn ngừng.

8.- Sinh hoá

Tuy nhiên đó không phải là cái sống để mà sống, nhưng sống để mà hoá mà vươn lên tới đợt tâm linh: trút bỏ dần những cái chật hẹp của cá thể. Và vì thế mà vẫn không chú ý đến cá nhân mà chú trọng nhiều tới điển hình, vì điển hình là con đường nối dài của huyền sử.   Ở huyền sử là phạm vi sơ nguyên tượng. Còn điển hình là những sơ nguyên tượng đã nhập thể nhiều hơn, mặc dầu chưa đạt đợt cá thể.

Thí dụ những nhân vật trong Tam Quốc, Thuỷ Hử chỉ là những điển hình, tức không có ý như vậy trong thực tại, mà ý chính của Tam Quốc là nói lên tinh thần phương Nam đánh ngụy Bắc. Thuỷ Hử nói lên cuộc chống Vương triều của dân gian.  Còn Ðông Chu Liệt Quốc nói lên thời tan rã của Việt Nho. . . , nên chỉ còn những mảnh vụn, những điển hình thoáng hiện thoáng biến trong một vũ trụ đang vỡ lở.

 

Xem dưới khía cạnh đó chúng ta sẽ thấy mấy sách cổ điển trên sáng giá rất nhiều, chúng trở nên một thứ tài liệu vô thức đang cố ghi lại cách phóng khoáng tất cả dòng truyền thống tâm linh của một Nhân chủ đang bị uy hiếp. Về điểm đó thì sau này chưa có sách nào bì kịp.

Vì thế mà thải bỏ mấy sách cổ điển là nghèo nàn hoá Việt Nho, đánh mất mố cầu nối dân gian không đi học với dân gian có học.  Người đi học thì sôi Kinh nấu Sử. Sôi Kinh là Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu, Dịch. Nấu Sử là Nam Sử, Tả truyện rồi Bắc Sử. Còn dân không đi học thì nghe kể chuyện Ðông Chu, Tam Quốc hay Thuỷ Hử . . . , kết quả hai bên cùng thở chung một bầu khí của sinh hoá.

Dùng ngay đời sống hàng ngày đầy cam go bất trắc, với những thực tế phụ phàng để cố hiện thực những điển hình tức là những mẫu gần gũi hơn để từ đó tiến đến các mẫu xa hơn là những sơ nguyên tượng, để từ đấy bước vào vòng tâm linh bất khả ngôn, nên cũng hết tượng, dầu la sơ nguyên.   Nhờ vậy mà lịch sử Trung Quốc sống động hơn bất cứ lịch sử  nước nào dầu là dân vô học nhưng nhờ Tam Quốc, Thuỷ Hử . . . , mà biết rõ về Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Tào Tháo. . . , cũng như thấm nhuần triết lý nhân sinh của dân nước hơn đâu hết. ( Ước mong văn hoá nước nhà sản xuất được những tác phẩm cân xứng  ).

Xem thế đủ biết tính chất hợp thời của Việt Nho, văn hoá của Liên Hiệp Quốc đã khuyến cáo văn chương nên chú trọng sự làm đẹp đời sống hơn là tô chuốt câu văn. Như thế là Tây Âu cũng đã bắt đầu nhận ra văn hay không còn chỉ ở trong những câu đẹp, những ý tưởng ngộ nghỉnh nhưng trên hết là nhằm tô thắm đời người và đó là ý hướng nền tảng của Việt Nho.

 

Nói thế có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người là vì Việt Nho coi như không hẳn nhằm như thế: đó là vì nó đi theo lối nhằm mà không nhằm, không nhằm mà nhằm.   Hay nói phân tích ra  ba yếu tố như trong quyển Pensée Chinoise . P. VII:

 

                *Một là Việt Nho luôn hướng đến văn hoá
                *Hai là nối kết người với vũ trụ

                *Ba là không đả kích mà nói lên cái toàn thể một cách thứ lớp.

 

Chính ba yếu tố đó đưa đến tinh thần phục vụ đời sống cách sâu xa. Vì thế Việt Nho đã cố duy trì đường lối của mình xuyên qua bao cuộc lạc hướng trải dài ra trong lịch sử. Trong quyển Tinh Hoa Ngũ Ðiển chúng tôi đã bàn đến 4 lần lạc hướng và 4 lần trở về nguồn gọi là phục cổ  tức là phục hồi cái tinh thần thiết thực cụ thể của Việt Nho.

Hiện văn học cũng như văn hoá nước nhà đang chạy theo lối văn hoá du hí, trưởng giả, quý tộc, vu nghiễn của Tây Âu. Cần phải làm một cuộc về nguồn nghiêm túc để văn hoá cũng như giáo dục giúp đắc lực vào cuộc sống mạnh của dân tộc. Vì thế chương sau sẽ bàn đến điển chương tiết yếu đi liền văn chương. Bởi vì việt văn có đặc tính vắn thì không phải vì nghèo nàn nhưng vân đề có thì giờ làm, để cho hành đi với học, chứ có học để mà học đâu .

 

Vì thế mà sau Việt văn thì đến việc – văn, sau Kinh Ðiển thì đến Ðiển Chương tức bàn về những biểu tượng đại tượng của một số hành tung, thể chế . . .

Tất cả những điển chương của nền triết Việt đều nói lên tinh thần thiết thực cụ thể của nông nghiệp, cũng là tính chất tổng hợp của nó như được biểu lộ cách hiển nhiên qua cái Đình, cái Đàn bầu, cách Ẩm thực, miếng Trầu.

Còn Điển chương cuối cùng có ien hệ tới Kinh Dịch nên chúng ta sẽ bàn trong chương về sách Ước Gậy Thần.”   

 

( 7): “ Các cổ thư đã vạch ra một đời sống ở cõi trần như sau : 25 năm đầu để học hỏi, 25 năm sau để lo cho gia đình, đây là giai đoạn tiến sâu vào trần thế, 25 năm sau nữa phải từ bỏ việc đời để lo cho tâm linh, đó là thời điểm quan trọng để đi ngược lên, hướng về tâm linh, và 25 năm sau chót phải từ bỏ tất cả, chỉ tham thiền, quán tưởng ở nơi rừng sâu, núi thẳm. Đối với người Á châu thì 50 tuổi là lúc từ bỏ vật chất để hướng về tâm linh, nhưng người Âu châu lại khác, họ ham mê làm việc đến độ mù quáng, cho đến già vẫn tranh đấu hết sức vất vả, cho dục vọng, cho bản ngã, cho sự sống còn, cho sự thụ hưởng . Do đó, đa số mất quân bình và khi chết hay gặp các nghịch cảnh không tốt”   

(  Hamud El Sarim người Ai cập nhập học trương Oxford năm 1856 và tốt nghiệp năm 1864 với bằng Tiến sĩ Vật lý. Ông là một pháp sư ẩn tu trong núi, ít tiếp xức với bên ngoài. Lời phát biểu trên của  Hamud  qua cuộc nói chuyện về   cõi Vô hình “ với Giáo sư Evans-Wentz).


( Trích trong cuốn Việt Nho, chưa xuất bản. Ph
ần chữ nghiêng  là bài viết và chú thích của tác giả )

( 8 ) :


 

THỀM BIỂN ĐÔNG:   NÔI CỦA NGƯỜI VIỆT

 

 

 

 Hà Văn Thùy

                             Thềm Biển Đông

 Cho đến nay, có lẽ ít người để ý rằng, tiến trình hình thành dân cư Việt Nam có khoảng trống lớn. Từ giữa thế kỷ XX, khảo cổ học xác nhận, người Khôn ngoan (Homo sapiens) có mặt đầu tiên trên đất nước ta tại di chỉ Sơn Vi 32000 năm trước. Nhưng những khám phá di truyền học gần đây cho thấy, người tiền sử đã từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam khoảng 70.000 năm trước.  Khám phá của các nhà di truyền học là đáng tin vì khảo cổ học cũng đã phát hiện bộ xương người Mongoloid tại Lưu Giang, Quảng Tây 68000 năm tuổi, một sọ người Australoid 60000 năm trước tại sa mạc Mungo nước Úc. Như vậy, di truyền học đã đẩy thời gian người tiền sử xuất hiện trên đất nước ta xa thêm 40.000 năm. 40000 năm ấy là khoảng trống vô tận của khảo cổ học, chắc chắn đã vô tăm tích nếu không được ghi dấu trong bộ gen của chúng ta!

Vấn đề đặt ra là, trong thời gian thăm thẳm ấy, tổ tiên chúng ta sống ở đâu và hoạt động như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu thì vào thời Băng Hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét, Thái Bình Dương bị thu hẹp thành những biển nhỏ. Giữa chúng nổi lên lục địa Sundaland nối từ Đài Loan xuống Indonesia và Hainanland ở phía nam đảo Hải Nam, là thềm lục địa Biển Đông của Việt Nam. Về cấu tạo địa chất, thềm Biển Đông là nối dài của kiến tạo địa chất Trường Sơn vươn ra biển.

 Chưa có nghiên cứu nào về khi hậu Đông Nam Á thời Băng Hà, nhưng dựa trên khí hậu chung Trái đất thời đó, có phần chắc rằng, Đông Nam Á không nóng và ẩm như bây giờ mà có lẽ khô và mát. Trong điều kiện lúc đó thì khi hậu như vậy là thuận lợi nhất cho động, thực vật và con người sinh sống.

 Từ  châu Phi, vượt qua cửa Hồng Hải, đoàn người di cư tới đất Yemen. Một bộ phận dừng lại ở đây vì bị bức thành băng phía bắc chặn đứng. Một bộ phận đi về hướng mặt trời mọc. Từ bờ Ấn Độ dương, họ băng qua eo biển rộng 120 hải lý, tới đảo Mã Lai, sau đó tới quần đảo Indonesia. Một số đi tiếp tới các đảo khác ở Thái Bình dương và châu Úc. Một bộ phận từ mạn tây Borneo đi lên phía bắc, tiến vào đồng bằng Hainanland và Sundaland (1). Gặp môi trường thuận lợi, họ hòa huyết, sinh sôi cho bốn chủng người mà sau nay khoa học đặt tên là Indonesian. Melanesin, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc loại hình Australoid. Trong đó, chủng Indonesian chiếm đa số (2).
Khoảng 50.000 năm cách nay, người từ Hainanland và Sundaland đã đông đúc. Một bộ phận di cư về phía đông, tới các hải đảo Thái Bình Dương và châu Úc. Một bộ phận băng qua đất liền Việt Nam, Mianmar vào chiếm lĩnh Ấn Độ. Có thể một nhóm người khi tiến về phía Tây, đã dừng lại tại khu vực Phú Thọ, trở thành chủ nhân văn hóa Sơn Vi 32000 năm trước và để lại di cốt sớm nhất của người tiền sử trên đất liền Việt Nam. Không hiểu vì sao, chúng ta không phát hiện được đi cốt người tiền sử ở Việt Nam sớm hơn niên đại 32000 năm cách nay, mặc dù di truyền học cho thấy 50000 năm trước, người xưa đã băng qua Việt Nam tới Ấn Độ
.

 Khoảng 40000 năm trước, khi khí hậu phía bắc được cải thiện, người từ Hainanland và Sundaland đi lên khai phá đất Trung Quốc.

 Khoảng 20000 năm trước, tại Hainanland, người cổ thuần hóa được cây kê và cây lúa khô (lúa nương, lúa lốc). Nhờ tự túc được một phần lương thực, đời sống được cải thiện, nhân số tăng nhanh, phân công lao động xuất hiện. Tại đây con người nảy sáng kiến mài đá cuội thành búa, rìu, giúp vỡ đất đề cấy trồng.

 Từ 18000 năm trước, khí hậu trở nên ấm nóng, băng hà bắt đầu tan, mưa nhiều hơn, nước biển dâng lên mỗi năm một cm. Một số nương trồng kê ngập nước, diện tích kê bị thu hẹp. Tuy nhiên, cũng lúc này, một số chủng lúa khô lại phát triển tốt hơn trong môi trường nước. Con người chuyển sang chăm sóc những ruộng lúa nước. Nông nghiệp lúa nước ra đời cùng với thuần dưỡng gà và chó.

Khoảng 15000 năm trước, nước biển dâng cao, ngang với mức hiện nay. Đồng bằng Hainanland, Sundaland bị chìm trong nước. Do nước lên từ từ nên người cổ đã di chuyển lên vùng đất cao xung quanh: các đảo của Mã Lai, Indonesia, miền nam sông Dương Tử, đất Việt Nam… Khoảng 18000 năm trước, tổ tiên ta định cư ở Hòa Bình và sáng tạo nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng (3).

 Một điều khiến giới khảo cổ đau đầu là trong khi nhiều đoán định cho rằng, khoảng 15000 năm trước, lúa nước đã được trồng ở nơi nào đó tại Đông Nam Á nhưng trên thực tế, những di chỉ khảo cổ có dấu vết lúa nước trong vùng tuổi lại khá muộn!

 Nay có thể giải thích là, cái nôi của lúa nước là tại đồng bằng Hainanland. Cả bào tử phấn hoa từ cây lúa trồng đầu tiên cũng như di cốt chủ nhân của chúng đã bị chìm trong lòng nước.

 Ngày nay, nhiều khảo sát ADN cho thấy, trong dân cư Đông Á, người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất, có nghĩa, người Việt Nam là dân cư cổ nhất ở khu vực. Điều này có thể được giải thích là đồng bằng Hainanland, hay thềm Biển Đông chính là cái nôi của dân cư Đông Á mà phần lõi của khối dân cư ấy, khi nước dâng đã di cư lên đất Việt Nam. Do khoảng di chuyển quá ngắn, kiểu như từ chân lên lưng chừng đồi nên các nghiên cứu ADN kết luận: “Người tiền sử từ châu Phi theo đường Nam Á đến Việt Nam 60-70000 năm trước.” Đến Việt Nam nhưng không phải là đất liền Việt Nam hiện tại mà là thềm biển Đông của Việt Nam.

 Kết luận được rút ra ở đây là: thềm Biển Đông là cái nôi của người Việt. Tại đây, tổ tiên chúng ta đã gặp gỡ, yêu đương, lao động và sáng tạo ra nền văn minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại. Cũng từ đây, nhiều thế hệ người Việt lên đường mở đất, gieo văn minh trên khắp châu Á, châu Âu và cả châu Mỹ.

 Hy vọng rằng, sau này, nhờ tiến bộ khoa học, cùng với khai thác tài nguyên thềm lục địa, chúng ta sẽ xây dựng khoa khảo cổ hải dương học, tìm lại vết tích của tổ tiên xưa.

 Bảo vệ Biển Đông cùng Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ giữ gìn lãnh hãi mà còn bảo vệ cái nôi thiêng liêng, nơi tổ tiên chúng ta lần đầu đặt chân lên đất châu Á, 70000 năm trước.

 Sài Gòn, tháng Bảy 2011

Tham khảo:

 

  1. Stephen Oppenheimer. Địa đàng ở phương Đông. NXB Lao Động, H, 2004
  2. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB ĐH&THCN. H, 1983
  3. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.

 
 






Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Nét Nhất Quán Trong Nền Văn Hoá Việt
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề
  Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về

Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.