Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12






Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng !

    Đây là hình ảnh trung thực cuả một thãm cảnh phi Nhân Quyền tại Việt Nam. Hình ảnh cuả thế kỷ 21, một nhà tu bị cồng tay và bịt miệng khi mang ngài ra trước caí goị là toà án cuả một chế độ độc tài công an trị, chỉ vì ngài yêu cầu được Tự Do Tín Ngưỡng và Tự Do Ngôn Luận.
    Một hình ảnh thương tâm đã và đang làm cho thế giới kinh hoàng trước thãm cảnh phi nhân và bạo tàn cuả nhà cầm quyền Việt Nam !
 
Bao giờ Nhân Quyền được nhà cầm quyền tôn trọng tại Việt Nam ?

www.vietnamvanhien.net





Kỷ niệm năm thứ 62 Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Trên thế giới và tại Việt nam

  Ngày 10 Tháng 12 Năm 2010 sắp tới là kỷ niệm lần thứ 62 ngày Liên Hiệp Quốc ban hành Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948 – 2010). Nhớ lại vào ngày đó trong năm 1948, Bà Eleanor Roosevelt, Nguyên Đệ Nhất Phu Nhân của nước Mỹ đã đại diện Liên Hiệp Quốc để tuyên đọc Bản Tuyên Ngôn lịch sử này tại thành phố Paris thủ đô nước Pháp.

Và sau đó không lâu, Liên Hiệp Quốc đã công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là “Ngày Nhân Quyền” (Human Rights Day). Trong những năm gần đây, thì Liên Hiệp Quốc còn chọn chủ đề cho ngày Nhân Quyền trong mỗi năm. Riêng cho năm 2010 này, thì chủ đề là: “Người bênh vực Nhân quyền mà hành động để chấm dứt nạn kỳ thị” (Human Rights Defenders who act to end discrimination). Mục đích của Liên Hiệp Quốc là nhằm cổ võ cộng đồng thế giới vinh danh và bênh vực những người tranh đấu chống lại những vi phạm nhân quyền mà điển hình là sự kỳ thị lọai bỏ, áp bức, bạo hành đối với những kẻ yếu thế trong xã hội.

Ngày Nhân Quyền năm 2010 sẽ đề cao và quảng bá những thành tích của các chiến sĩ bảo vệ Nhân quyền, dù họ là người nổi danh hay ít được công chúng biết đến. Nhân dịp này, LHQ cũng nhắc nhở đến nghĩa vụ của các chánh phủ là phải tạo điều kiện cũng như bảo vệ cho các người đã hy sinh đứng ra tranh đấu vì lý tưởng nhân quyền trong khu vực xứ sở của họ.

Cũng vào ngày 10 tháng 12 năm 2010 này, thì tại thủ đô Oslo của Vương quốc Na uy bên Âu châu, Giải thưởng Nobel về Hòa Bình năm nay sẽ được trao cho người đại diện của nhà yêu nước Lưu Hiểu Ba, mà hiện vẫn còn bị chánh quyền cộng sản Bắc kinh giam giữ ở trong tù.


Lưu Hiểu Ba

  Và cũng riêng trong năm 2010 này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố chọn ngày 1 tháng 12 là “Ngày Nhân Quyền Helsinki” (Helsinki Human Rights Day) để kỷ niệm lần thứ 35 ngày ký Thỏa Ước Helsinki năm 1975 về sự tôn trọng nhân quyền và các tự do căn bản giữa các quốc gia Mỹ, Canada, Liên Xô và Âu châu. Từ đó thành lập được một cơ chế có tên là “Cơ quan An ninh và Hợp tác tại Âu châu” (Organization for Security and Cooperation in Europe OSCE). Như ta đã biết, chính Thỏa Ước Helsinki này đã góp phần quyết định vào sự thắng lợi của cuộc tranh đấu cho tự do và nhân quyền tại khắp các nước Đông Âu, cũng như tại Liên Xô dưới sự kềm kẹp tàn bạo của chính quyền cộng sản. Và cuối cùng đã đưa tới sự sụp đổ của tòan bộ hệ thống Xô viết tại Âu châu.

* Còn tại quê hương Việt nam chúng ta, thì sao?

Mặc dầu trong năm qua, chánh quyền cộng sản Hà Nội vẫn tiếp tục đàn áp dã man đối với những người tranh đấu cho Dân Oan, những tín đồ các tôn giáo dám có can đảm đòi lại ruộng đất bị cán bộ lấn chiếm vô tội vạ, những người dũng cảm chống lại việc Trung quốc xâm chiếm đất và biển của tổ quốc v.v…, thì cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền vẫn tiếp tục được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ tham gia tích cực.

Và năm 2010, Giải Nhân Quyền Việt nam do Mạng Lưới Nhân Quyền khởi xướng cấp phát hàng năm, kể từ năm 2002, đã được công bố sẽ trao cho hai nhà tranh đấu hiện còn đang bị giam giữ trong nhà tù cộng sản. Đó là ký giả Trương Minh Đức và nhà Đấu tranh Đòan Huy Chương.

 Ký Giả Trương Minh Đức            Đoàn Huy Chương

Cả hai nhân vật này đều đã có thành tích họat động kiên cường để bênh vực giới nông dân và giới công nhân trong nhiều năm qua. Anh Trương Minh Đức thì đã viết rất nhiều bài báo để bênh vực Dân Oan. Còn Anh Đòan Huy Chương thì đã tận tình tranh đấu cho giới lao động thông qua tổ chức “Hiệp Hội Đòan Kết Công Nông”. Và mặc dầu bị liên tục khủng bố, bị hành hạ trong các trại tù, hai Anh vẫn giữ nguyên được ý chí sắt đá của mình trong công cuộc tranh đấu cam go để bênh vực các nạn nhân của sự đàn áp bóc lột tàn tệ, độc ác cùng cực của chánh quyền độc tài chuyên chế cộng sản.

Lễ Trao Giải thưởng Nhân quyền lần này sẽ được long trọng tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Việt nam thuộc thành phố Houston, Texas, vào đúng ngày Nhân quyền Quốc tế trong buổi chiều tối Thứ Sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010 từ 6 đến 8 giờ.

Địa điểm: Trung Tâm Văn Hóa Việt nam

10613 Bellaire Blvd. Ste 270 – Houston, Texas 77072

Mặc dầu cũng như mọi năm, các nhân vật được trao giải đều vẫn còn bị giam giữ trong nhà tù, thì buổi lễ vẫn được tổ chức và Giải thưởng sẽ được trao cho người đại diện đứng ra lãnh giùm.

Hưởng ứng việc làm thật có ý nghĩa trong Ngày Nhân quyền năm 2010 này, nhân dân Việt nam chúng ta tất cả đều hân hoan vui mừng và vinh danh hai chiến sĩ can trường Trương Minh ĐứcĐòan Huy Chương.

Quả thật hai Anh đã nêu một tấm gương lý tưởng rất cao quý cho lớp người trẻ noi theo trên bước đường phục vụ quê hương và dân tộc Việt nam thân yêu của chúng ta. Các Anh Trương Minh Đức và Đòan Huy Chương rõ ràng còn là niềm tự hào của thế hệ thanh niên Việt nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI ngày nay vậy.

California, Ngày đầu tháng 12 năm 2010

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

   Nguồn: http:/www.danchimviet.info




Ký giả Trương Minh Đức bị xử phúc thẩm 05 năm tù giam (y án sơ thẩm)

Thông báo số 17 – Ngày 18.07.2008


Ký giả Trương Minh Ðức

Houston (TX), 18.07.2008 (ĐVD) — Theo thông tin nhận được từ Việt Nam, Toà án Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xử phúc thẩm Ký giả Trương Minh Đức 5 tù giam (y án sơ thẩm) vào lúc 3g15 chiều ngày 18/7/2008.

Theo lời kể lại của thành viên Đảng Vì Dân dự kiến phiên toà; Luật sư Lê Trần Luật đã trình bày Biện Minh Trạng của ông một cách xúc tích và hùng hồn. Với tư cách Luật sư biện hộ, ông đã yêu cầu Hội Đồng Xét xử "Hãy dũng cảm tuyên bố bị cáo Trương Minh Đức không phạm tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ…" như cáo buộc của bản án sơ thẩm."

Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã liên tục nhấn mạnh một số điều gọi là "hành vi phạm pháp" để buộc tội Ký giả Trương Minh Đức trong suốt 4 tiếng đồng hồ tranh luận, cụ thể là:

· Tham gia Đảng Vì Dân.

· "Viết nhiều bài xuyên tạc sự thật, nói xấu chế độ, chính quyền và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước", cụ thể là các bài "Điểm mặt quan tham nhũng ở Kiên Giang, Tòa án của quyền lực cường hào, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang, thanh tra cấu kết với hệ thống Tòa án; Cán bộ Công an huyện Hòn Đất, Kiên Giang…".

· "Rải, dán truyền đơn tại các địa bàn TPHCM vào ngày 29/3/2007 (20/5/2007 là ngày bầu cử QH khóa XII) nhằm mục đích tuyên truyền cho Đảng Vì Dân" và "Tuyên truyền những luận điệu, tư tưởng trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước"

· Giúp người khác viết đơn khiếu nại và cho tiền người khiếu nại lúc khó khăn.

· "Nghe đài, xem báo, xem website nước ngoài" và "chỉ cho người khác xem, nghe đài nước ngoài" (như Radio Hoa-Mai, RFA, RFI, BBC, VOA, v.v…))

Khi nghe tuyên án, Ký giả Trương Minh Đức đã tuyên bố: "Tôi hoàn toàn phản đối bản án phi lý này của đảng Cộng sản Việt Nam!"; đồng thời hô to "Đả Đảo Cộng sản tham nhũng cướp đất của người dân." Ngay sau đó, một đám đông công an đã xông tới còng tay, chân và kéo lê lết Ký giả Trương Minh Đức ra ngoài, đẩy lên xe tù một cách thô bạo; rồi còng cả hai tay lẫn hai chân vào xe, mặc dù cánh tay vừa được giải phẩu vẫn còn trong tình trạng bị băng bó.

Phiên tòa phúc thẩm ngày 18/7 có trên 100 người tham dự, gồm mẹ già, người vợ của Ký giả Trương Minh Đức, anh chị em, ba người con, cùng nhiều bạn hữu; và đặc biệt là rất đông dân oan các tỉnh ở miền Nam đến để ủng hộ tinh thần người đã lên tiếng bênh vực cho họ trước đây.

Được biết, Ký giả Trương Minh Đức bị Toà án Nhân dân huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) tuyên án sơ thẩm 5 năm tù giam vào ngày 28/3/2008, với cáo buộc vi phạm Điều 258 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, tức là "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước."

Ký giả Trương Minh Đức là cựu học sinh trường Trung học Nguyễn Trung Trực ở Thị xã Rạch giá (70-77), nguyên cư trú tại Thị trấn Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang). Anh là thành viên của Đảng Vì Dân, và cũng là thành viên của Khối 8406. Kể từ năm 1994, anh đã tận tình trợ giúp cho nhiều đồng bào dân oan ở các tỉnh phía Nam khiếu kiện. Anh cũng là tác giả của nhiều bài báo tố cáo tình trạng tham nhũng và bất công xã hội dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Các bài viết của anh được đăng tải trên nhiều tờ báo ở trong nước, và phổ biến trên nhiều mạng điện tử ở hải ngoại. Một số bài viết của anh có thể được xem ở mạng www.dangvidan.net

Anh bị bắt ngày 05/05/2007 tại huyện Vĩnh Thuận, bị đưa đi điều tra 5 tháng ở trại giam B34 của Bộ Công An tại TP.HCM, sau đó chuyển về giam giữ ở trại tù Cầu Ván (tỉnh Kiên Giang) cho đến nay. Trong thời gian này anh bị té gẫy tay và chịu sự đau đớn cho đến hơn 6 tháng sau mới được cho đi điều trị đàng hoàng. Hiện nay cánh tay bị thương của Ký giả Trương Minh Đức vẫn chưa được bình phục.

Mọi thắc mắc liên quan đến phiên toà phúc thẩm xử Ký giả Trương Minh Đức ngày 18/7/2008 có thể được tìm hiểu trực tiếp với Luật sư Lê Trần Luật ở số điện thoại di động: 0908.612.020 hoặc địa chỉ email: contact@luatsuphapquyen.com

Thay mặt gia đình Ký giả Trương Minh Đức, chúng tôi chân thành cảm ơn sự trợ giúp pháp lý miễn phí quý báu và đầy ý nghĩa của Luật sư Lê Trần Luật, Giám đốc Văn phòng Luật sư Pháp quyền ở Sài-gòn - Việt Nam.

Chúng tôi đồng thời trân trọng cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, các cơ quan Nhân quyền, Truyền thông, Báo chí Việt Nam và Quốc tế; cùng quý Mạnh thường quân, Thân hữu ở trong và ngoài nước đã yểm trợ tinh thần và vật chất cho Ký giả Trương Minh Đức trong suốt thời gian qua.

Chúng tôi kêu gọi quý cơ quan, đoàn thể và thân hữu sẽ đồng lên tiếng về tính chất phản nhân quyền của bản án phi lý này, và tiếp tục yểm trợ nhiệt tình cho Ký giả Trương Minh Đức cùng gia đình trong những ngày tháng đầy khó khăn sắp tới.

Trân trọng thông báo,

VPLL Đảng Vì Dân

Nguồn: http://hoilatraloi.blogspot.com/2008/07/k-gi-trng-minh-c-b-x-phc-thm-05-nm-t.html


Ba nhà hoạt động công đoàn Việt Nam bị đưa ra xét xử tại Trà Vinh


Ông Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành) tại Sài Gòn ngày 15/05/08.
Ảnh của MS. Nguyễn Hồng Quang


  Một người sáng lập một công đoàn độc lập cùng hai nhà hoạt động khác ở Việt Nam đã bị đưa ra xét xử vì tội “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”.

Hôm thứ Ba, một giới chức không nêu danh tính cho hãng thông tấn Pháp AFP hay rằng tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét xử ông Đoàn Huy Chương, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và bà Đỗ Thị Minh Hạnh.

Theo báo chí Việt Nam thì ba người đã bị xét xử với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công, phá hoạt tài sản doanh nghiệp.

Theo Human Rights Watch, ba người này là những người trẻ tuổi tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và các nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai tại Việt Nam.

Human Rights Watch cho biết cả ba người hầu như bị biệt giam hoàn toàn kể từ khi bị bắt hồi tháng hai.

Ông Đoàn Huy Chương, một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông, từng bị bắt hồi năm 2006 sau khi giúp thành lập tổ chức không được chính quyền Việt Nam công nhận này.

Ông Chương sau đó bị tuyên án một năm rưỡi về tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” và “xuyên tạc nhằm phá hoại nhà nước”.

VOA – Nguồn: AFP, CAND





Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền


TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
(1948)


LỜI MỞ ĐẦU

Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền b́nh đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đ́nh nhân loại là nền tảng của tự do, công lư và hoà b́nh thế giới,

Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đă đưa tới những hành động dă man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hăi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,

Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,

Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,

Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đă tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền b́nh đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xă hội và nâng cao mức sống trong một môi trường tự do hơn,

Xét rằng các quốc gia hội viên đă cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,

Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.
    vậy,
́

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC

    Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xă hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên b́nh diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lănh thỗ bị giám hộ.

Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và b́nh đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lư trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong t́nh bác ái.

Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử v́ bất cứ lư do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xă hội, tài sản, ḍng dơi hay bất cứ thân trạng nào khác.

Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lư hay quốc tế của quốc gia hay lănh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.

Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.

Điều 4: Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi h́nh thức đều bị cấm chỉ.

Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những h́nh phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.

Điều 7: Mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ b́nh đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.

Điều 8: Ai cũng có quyền yêu cầu ṭa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.

Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.

Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn b́nh đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiă vụ của ḿnh, hay về những tội trạng h́nh sự mà ḿnh bị cáo buộc.

Điều 11:

  1. Bị cáo về một tội h́nh sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.
  2. Không ai có thể bị kết án về một tội h́nh sự do những điều ḿnh đă làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội h́nh sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một h́nh phạt nặng hơn h́nh phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.

Điều 12: Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đ́nh, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 13:

  1. Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.
  2. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của ḿnh, và có quyền hồi hương.

Điều 14:

  1. Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền t́m nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 15:

  1. Ai cũng có quyền có quốc tịch.
  2. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

Điều 16:

  1. Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đ́nh mà không bị ngăn cấm v́ lư do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền b́nh đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.
  2. Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận t́nh hoàn toàn tự do của những người kết hôn.
  3. Gia đ́nh là đơn vị tự nhiên và căn bản của xă hội, và phải được xă hội và quốc gia bảo vệ.

Điều 17:

  1. Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.

Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng ḿnh hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp v́ những quan niệm của ḿnh, và quyền t́m kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ư kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

Điều 20:

  1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà b́nh.
  2. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.

Điều 21:

  1. Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia ḿnh, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do ḿnh tự do lựa chọn.
  2. Ai cũng có quyền b́nh đẳng tham gia công vụ trong nước.
  3. Ư nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ư nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.

Điều 22: Với tư cách là một thành viên của xă hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xă hội, cũng như có quyền đ̣i được hưởng những quyền kinh tế, xă hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của ḿnh, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.

Điều 23:

  1. Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử.
  3. Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đ́nh một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xă hội khác.
  4. Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của ḿnh.

Điều 24: Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được hưởng sự hạn định hợp lư số giờ làm việc và những ngày nghĩ định kỳ có trả lương.

Điều 25:

  1. Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đ́nh kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xă hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ư muốn.
  2. Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xă hội như nhau.

Điều 26:

  1. Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho mọi sinh viên trên căn bản b́nh đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn.
  2. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy tŕ hoà b́nh.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.

Điều 27:

  1. Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.
  2. Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của ḿnh.

Điều 28: Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xă hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.

Điều 29:

  1. Ai cũng có nghiă vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của ḿnh có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ.
  2. Trong khi hành xử những quyền tự do của ḿnh, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngơ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đ̣i hỏi chính đáng về đạo lư, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xă hội dân chủ cũng được thỏa măn.
  3. Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 30: Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.

(Phỏng theo bản dịch của Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền với sự tu chính của Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Nhân Quyền.)

Nguồn: http:// www.vietnamhumanrights.net






Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt