Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info






Ngoại Giao


Đề Mục

3- Quan hệ Chiến Lược Giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc Và Việt nam
2- Bang Giao Quốc Pḥng cuả Việt Nam...Ngoại Giao
1- Thuyết Giảng Về Chính sách Ngoại Giao





Quan Hệ Chiến Lược Giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc Và Việt Nam 

Bùi Diễm





LTS: Bài thuyết này được tŕnh bày tại buổi Ra Mắt Sách "Sống C̣n Với Dân Tộc" của ông Hà Thúc Kư và cuộc Hội Luận "Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Giữa Hoa Kỳ Và Trung Cộng Tại Biển Đông" do Tân Đại Việt và Đại Việt Cách Mạng Đảng tổ chức ngày 31 tháng 10 năm 2010 tại Houston, Hoa Kỳ. 

Trong khoảng thời gian mấy năm gần đây, hiểm họa đè nặng trên đầu dân tộc Việt Nam do chủ trương bá quyền của Trung Quốc quả thực đă quá rơ rệt dưới con mắt của người dân, ở trong cũng như ở ngoài nước. Trên thực tế, Trung Quốc hiện đang t́m cách bành trướng ảnh hưởng xuống miền Nam, trực tiếp đe dọa Việt Nam. Hiểm họa này đă được thể hiện dưới đủ mọi h́nh thức. Từ những luận điệu khiêu khích của một số báo Trung Quốc cho đến những hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Bắc Kinh công khai xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và xây cất những cơ sở quân sự tại đây cũng như tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Họ coi tất cả vùng Biển Đông như một ao nhà, ngăn cấm ngư dân Việt Nam không được hành nghề ngay trên lănh hải của Việt Nam, rồi từ những chủ trương lặng lẽ xâm nhập nội bộ của Việt Nam bằng cách đấu thầu với giá rẻ hầu hết những công tŕnh xây cất hạ từng cơ sở của Việt Nam, đặc biệt là vụ khai thác mỏ bauxite trên miền Cao Nguyên hay thuê đất dài hạn ở nhiều nơi cho đến những âm mưu ngấm ngầm mua chuộc giới lănh đạo trong hàng ngũ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, tất cả đều là những sự kiện có thật chứ không phải là những lời phỏng đoán về t́nh h́nh Việt Nam trong lúc này. 

Bài viết này không nhằm mục địch đi sâu vào những chi tiết của những sự việc vừa được lược kể trên đây mà mọi người đă rơ qua các cơ quan truyền thông. Bài được viết chỉ là để đóng góp một vài ư kiến và nhận định hết sức thô thiển, may ra có thể làm sáng tỏ được một số câu hỏi đang làm thắc mắc rất nhiều người. Thực ra, tất cả chúng ta đều chung một mối lo, không biết rồi đây nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (hay nói chung người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước) sẽ phải đối phó cách nào với hiểm họa đang đe dọa dất nước . Những câu hỏi này từ lâu vẫn tiềm tàng trong dư luận Việt Nam, nhưng gần đây vừa được khơi lại bởi một vài biến chuyển mới, trong số đó có những chỉ dấu cho thấy chính sách của Hoa Kỳ có vẻ như đă tích cực hơn trước đối với những biến chuyển trong vùng Châu Á, Thái B́nh Dương nói chung cũng như đối với t́nh h́nh trong vùng Biển Đông và Việt Nam. Những chỉ dấu này, như chúng ta đă rơ, gồm có trước hết lời tuyên bố khá đầy đủ của bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton khi bà tới dự buổi họp Diễn Đàn Khu Vực (ARF) của tổ chức Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được triệu tập hồi cuối tháng 7 vừa qua ở Hà nội. Bà nói: “Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác có quyền lợi về tự do hàng hải trên những thủy lộ chung ở Á Châu, tôn trọng luật pháp trên Biển Đông, chia sẻ quyền lợi này không những với các quốc gia thành viên của ASEAN hay các quốc gia tham dự Diễn Đàn Khu Vực mà c̣n với tất cả những quốc gia khác và cộng đồng quốc tế có nhu cầu hàng hải tại miền biển này”. Bà cũng c̣n nói thêm là “Hoa Kỳ ủng hộ quốc tế hóa việc giải quyết những tranh chấp về hải đảo và hải phận trong vùng trên cơ sở Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và chống lại việc bất cứ một quốc gia tranh chấp nào sử dụng vũ lực mặc dầu Hoa Kỳ hoàn toàn có thái độ trung lập trong vấn đề tranh chấp”. Cũng trong khoảng thời gian có lời tuyên bố trên đây về mặt ngoại giao của bà Hillary Clinton, người ta được thấy về mặt quân sự có cuộc thao diễn giữa hải quân Mỹ và Nam Hàn trên miền Bắc Hải, rồi sau đó sự có mặt hồi đầu tháng 8 của hàng không mẫu hạm nguyên tử George Washington của Mỹ ngoài khơi Đà Nẵng (một số giới chức của chính quyền Hà Nội đă được mời ra thăm chiến hạm khổng lồ này) và của khu trục hạm John McCain cập bến Đà Nẵng để sửa soạn thao diễn với hải quân Việt Nam (tuy mới chỉ ở một quy mô giới hạn trong phạm vi gây t́nh hữu nghị giữa hai bên) và một số khu trục hạm khác của Mỹ thuộc hạm đội thứ 7 như những khu trục hạm USS Curtis Wilbur, USS Mc Campbell, USS Chung-Hoon. Ngoài ra trong bối cảnh này người ta không thể không ghi nhận chuyến viếng thăm Indonesia của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mỹ Robert Gates nhằm mục đich nối lại việc hợp tác quân sự với nước này. Nay lại thêm một số diễn biến mới. Ngày 24 tháng 9 mới đây,Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đă đến tham dự và chủ tọa cùng với Việt Nam một hội nghị cấp cao của tổ chức ASEAN tại Nữu Ước (theo thể thức luân phiên Việt Nam đang đóng vai Chủ Tịch của tổ chức này). Tuy hội nghị này không có tính cánh đặc biệt nào nhưng sự có mặt của ông Obama cùng với bản tuyên bố chung của buổi họp trong đó có lời kêu gọi các nước trong vùng Biển Đông nên t́m cách giải quyết những vụ tranh chấp trong ḥa b́nh và tránh việc sử dụng vũ lực, cũng được coi như đẩy mạnh những lời cam kết hồi tháng 7 của bà Hillary Clinton về chiều hướng tích cực mới của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Phản ứng nhanh chóng của Bắc Kinh ngay sau buổi họp trên đây, chỉ trích Hoa Kỳ xen lấn vào việc nội bộ của các nước trong vùng biển Đông cho thấy rằng rồi đây chắc sẽ c̣n nhiều biến chuyển trong quan hệ giữa hai nước, nhất là khi Hoa Kỳ đă xác nhận tin ông Bộ Trưởng Quốc Pḥng Gates tháng 10 này sẽ tới Hà Nội để dự một buổi họp do ASEAN tổ chức với sự có mặt của các Bộ Trưởng Quốc Pḥng của 10 nước ASEAN và 8 nước khác thuộc vùng Thái B́nh Dương trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự hiện diện này của ông Gates dĩ nhiên là một dấu hiệu về sự chuyển hướng dường như đang được h́nh thành của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nay muốn đóng một vai tṛ lănh đạo tích cực hơn trước ở Á Châu, đặc biệt là ở miền Biển Đông. 

“Mỹ sắp trở lại Việt Nam” là câu nói trên cửa miệng của một số người lúc này. Với tâm trạng lo lắng và suy luận quá nhanh của nhiều người Việt Nam th́ đây cũng không phải là điều mới lạ, nhưng nếu b́nh tâm phân tích những diễn biến về cả hai mặt ngoại giao và quân sự, như đă được lược kể trên đây, th́ dầu Mỹ có trở lại hay không, ai cũng có thể nh́n thấy hoàn cảnh đặc biệt tế nhị của Việt Nam trong hiện tại. Do vị trí địa dư và chiến lược của ḿnh trong vùng biển Đông, Việt Nam bị đặt ngay vào giữa một vùng tranh chấp. Tranh chấp đây không phải chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay về lănh hải, mà c̣n là giữa Trung Quốc và nhiều nước khác trong vùng, rồi nay tiếp đến lại thêm vụ tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lợi giữa Trung Quốc, một cường quốc đang lên với nhiều tham vọng và Hoa Kỳ, một siêu cường quốc đang muốn có mặt trở lại tại vùng Biển Đông. Chính hoàn cảnh khó khăn này cùng với những thử thách do hoàn cảnh tạo ra đă làm cho dư luận trong nước và ở ngoài nước đặc biệt trở nên sôi nổi. Rất nhiều người đă đưa ra những câu hỏi hay nhận định đủ loại như: “Cả hai nhà nước Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc đều luôn luôn nói tới t́nh hữu nghị bền chặt giữa hai Đảng và hai Nước, phải chăng chủ trương bá quyền của Trung Quốc chỉ là trong đầu óc tưởng tượng của những người chống nhà nước Cộng Sản Việt Nam?” Về trường hợp những chỉ dấu cho thấy Hoa Kỳ muốn có mặt trở lại ở vùng Biển Đông th́ những câu hỏi lại là “Mỹ có thật sự trở lại để giúp Việt Nam không? Việt Nam có thể trông chờ ǵ ở Mỹ?” hay là “Liệu những tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lợi ở Biển Đông có thể đưa đến đụng độ giữa Trung Cộng và Mỹ không?” C̣n về nhận định th́ người ta được nghe những nhận định như nửa đùa nửa thật nhưng có nhiều tính chất dân gian : “Đi với Tầu th́ giữ được Đảng nhưng mất nước” và “Đi với Mỹ th́ giữ được nước nhưng mất Đảng” 

Trung Quốc: phát triển trong ḥa b́nh hay tham vọng bá quyền 

Nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khoảng thời gian ba thập niên trở lại đây th́ không ai phủ nhận được những bước tiến ngoạn mục của nền kinh tế nước này. Kể từ đầu thập niên 80, chủ trương đổi mới của Đặng Tiểu B́nh, mở cửa để đón nhận đầu tư ngoại quốc, đă làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Trung Quốc. Mới chỉ trong khoảng có gần 30 năm, sau những năm đại loạn người dân đói ăn và chết cả hàng triệu người dưới thời cách mạng văn hóa Mao Trạch Đông, Trung Quốc không những đă kéo ra khỏi cảnh nghèo đói 400 triệu người dân mà c̣n lần lượt vượt qua được những nước lớn về mặt phát triển như Anh, Pháp Đức và cả Nhật Bản để mới gần đây được đứng vào hàng thứ hai trên thế giới sau siêu cường quốc Hoa Kỳ. Hàng hóa do Trung Quốc sản xuất tràn ngập trên thị trường quốc tế (đặc biệt trên thị trường Mỹ, tạo thâm thủng mậu dịch trên dưới hai trăm tỷ mỗi năm cho nước này) và làm cho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên tới con số chưa từng thấy gần hai ngàn tỷ dollars. Ở vào thời đại toàn cầu hóa ngày nay mà Trung Quốc nhanh chóng đạt được kết quả này th́ quả là môt thành tích không nhỏ trước thềm thế kỷ thứ 21. Nhưng thành tích càng lớn bao nhiêu (đặc biệt đây là trường hợp một nước với dân số hơn một tỷ người) th́ lại càng làm cho những nhà ngoại giao, những quan sát viên hay những nhà phân tích ở khắp mọi nơi phải đặt câu hỏi: “Rồi đây Trung Quốc sẽ xử sự thế nào trên chính trường quốc tế?” 

Về câu hỏi then chốt này th́ trong chính giới ở các nước Tây phương, người ta thường cho rằng càng phát triển và hội nhập vào cộng đồng thế giới th́ Trung Quốc sẽ càng phải xử sự thuận theo quy luật chung của các nước tư bản Tây phương. Có nhiều nhà ngoại giao - như ông Robert Zoellick, trước đây là quyền Ngoại Trưởng Hoa Kỳ và nay là Thống Đốc Ngân Hàng Thế giới - cho rằng Trung Quốc đang trở thành một “cổ phần viên có trách nhiệm” (a responsible stakeholder) trên chính trường quốc tế. Nhưng ngược lại, theo như tác giả Stefan Halper (một chuyên gia có thẩm quyền về Trung Quốc và bang giao quốc tế) đă viết trong cuốn sách The Beijing Consensus vừa mới được xuất bản th́ rất nhiều nhà ngoại giao khác –như hai cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh Winston Lord và James Lilley- lại cho rằng Trung Quốc là một nước to lớn quá và t́m hiểu Trung Quốc ngày nay là theo đuổi một mục đích lúc ẩn lúc hiện (an elusive quest). Bảo rằng Trung Quốc đă gặt hái được nhiều thành quả trên đường phát triển th́ đúng nhưng bảo rằng trong nội bộ Trung Quốc c̣n đầy mâu thuẫn và nền kinh tế c̣n rất nhiều yếu điểm th́ cũng không sai, đồng thời người ta cũng có thể bảo rằng Trung Quốc là một láng giềng tốt nhưng lại là một mối đe dọa về mặt quân sự trong tương lai đối với các nước lân bang. Nói tóm lại , tùy theo cách nh́n và nhận định th́ Trung Quốc về mặt đối ngoại có hai bộ mặt mà người viết bài này tạm gọi là Trung Quốc và Trung Cộng. Gọi là Trung Quốc nếu chúng ta dựa vào những lời tuyên bố chính thức của nhà cầm quyền Bắc Kinh: Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào vẫn thường hay nói đến một thế giới hài ḥa (an harmonious world) hay một xă hội hài ḥa (an harmonious society) và sự phát triển của Trung Quốc là phát triển trong ḥa b́nh. Riêng đối với trường hợp của nước bạn đàn em Việt Nam th́ đă có “t́nh hữu nghị bền chặt giữa hai nước và hai đảng” cùng với khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 cái tốt luôn luôn được nhắc tới mổi khi có buổi họp giữa hai bên. Hơn nữa lại c̣n Quy Ước Ứng Xử được kư kết giữa các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc năm 2002 theo đó những nước trong vùng và Trung Quốc cam kết sẽ không dùng vơ lực trong những vụ tranh chấp. C̣n nếu gọi là Trung Cộng th́ người ta phải nghĩ ngay tới chủ trương và hành động xâm lược những hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, những lời tuyên bố vùng bể Biển Đông thuộc quyền lợi “cốt lơi” của Bắc Kinh, ngang hàng với những vấn đề như Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Ngoài ra, người ta cũng không quên được sự kiện ngân sách quốc pḥng của Trung Cộng hàng năm tăng lên gấp bội (được ước lượng là từ 105 đến 150 tỷ dollars năm 2008, so với trên dưới 50 tỷ hai ba năm về trước), cũng như việc xây cất căn cứ hải quân lớn Yulin tại đảo Hải Nam và sự có mặt thường xuyên của một lực lượng hải quân khá hùng hậu trong vùng Biển Đông hay thái độ hung hăng của Trung Cộng gần đây đ̣i Nhật Bản phải xin lỗi trong vụ đụng độ giữa những tầu đánh cá của hai nước gần đảo Senkoku-Điếu Ngư đang trong ṿng tranh chấp ở miền Tây Thái B́nh Dương. Về cả hai bộ mặt Trung Quốc và Trung Cộng vừa được mô tả trên đây, có lẽ không ai biết rơ hơn là nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội. C̣n đối với tất cả những ai đă đọc qua sử Việt Nam th́ Trung Quốc hay Trung Cộng cũng chỉ là một nước Tầu mà dân tộc ta đă phải chịu đựng cả ngàn năm qua hai thời kỳ Bắc thuộc, nay lại nuôi tham vọng đè đầu đè cổ cai trị Việt Nam. 

Hoa Kỳ có thay đổi chính sách đối với Trung Quốc không? 

Nếu đem so sánh những lời tuyên bố của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton hồi cuối tháng 7 ở Hà Nội về vấn đề biển Đông với những lời tuyên bố của bà hồi đầu năm 2009 khi bà tới Bắc Kinh lần đầu tiên với tư cách là Ngoại Trưởng của chính quyền Obama th́ ai cũng phải thấy sự khác biệt. Hồi đó, thuận theo chủ trương về mặt ngoại giao của ông Obama “tiếp cận và đối thoại” (engagement and dialogue) bà chỉ nói đến nhu cầu hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên hai lănh vực an ninh quốc tế và kinh tế mà không đả động ǵ đến những vấn đề tế nhị như chính trị hay nhân quyền. Phải chăng v́ vậy mà tại buổi họp của Diễn Đàn Khu Vực ở Hà Nội, khi bỗng nhiên nghe thấy bà xác định lập trường của Hoa Kỳ về những vấn để Biển Đông, Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ có cảm tưởng là Trung Quốc bị tấn công bất ngờ? Ông giận dữ phản đối và như để nhần mạnh một cách rơ ràng hơn thái độ phản đối này, ngay sau buổi họp của ASEAN với Tổng Thống Obama ở Nữu Ước ngày 24 tháng 9, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích bản thông cáo chung của buổi họp (trong đó có môt vài điều khoản nói lên sự cam kết của Hoa Kỳ đối với ASEAN) cho rằng Hoa Kỳ chủ trương xen lấn vào những việc thuộc Biển Đông. T́nh trạng mới này đúng là một trường hợp may mắn đối với những nước nhỏ ven bờ Biển Đông và đặc biệt đối với Việt Nam: đang bị đe dọa bởi một nước quá lớn, quá mạnh th́ lại được một siêu cường quốc ghé vai ủng hộ. Sự ủng hộ này có phải là một phản ứng nhất thời hay là một phần của một chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ trong tương lai không, chưa ai được rơ, nhưng trong hiện tại, nếu phải đối phó với những đe dọa ngay trước mắt th́ ít nhất trên phương diện nguyên tắc Việt Nam và những nước trong ṿng tranh chấp với Trung Quốc cũng có thể tin được là Hoa Kỳ sẽ đứng về phía họ, lợi điểm mà họ cần phải nuôi dưỡng. 

Một vài nhận định về chính sách đối ngoại của Mỹ và quan hệ Mỹ-Trung 

Trên đây là nói về trường hợp những nước trong vùng Biển Đông, c̣n nếu nói đến những nước Á Châu nói chung th́ để đối phó với sức mạnh bành trướng của Trung Quốc, không nước nào là nước không trông chờ và mong mỏi Mỹ có mặt thường xuyên trên vùng biển Thái B́nh Dương. Tất nhiên không ai ngạc nhiên về sự trông chờ hay mong mỏi này v́ chỉ có Mỹ mới có đủ khả năng ngăn chặn ảnh hưởng và tham vọng mỗi ngày một lớn củaTrung Quốc. Nhưng Mỹ có muốn cán đáng trách nhiệm này không và quan hệ Mỹ-Trung lúc này ra sao? 

Nước Mỹ là một siêu cường quốc hùng mạnh có ảnh hưởng bao trùm trên thế giới, đồng thời cũng lại là một nước có truyền thống dân chủ vững chắc. Truyền thống này có những nét đặc thù ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt chính trị của mọi ngành, mọi giới trong xă hội. Nh́n từ bên ngoài vào th́ t́m hiểu về chính sách đối ngoại của Mỹ không khó. Thể chế dân chủ của Mỹ thật là cởi mở và mọi hoạt động của các tổ chức chính trị và hai đảng lớn là Dân Chủ và Cộng Ḥa đều là những hoạt động hoàn toàn công khai. C̣n về báo chí của Mỹ th́ không ai có thể nói là thiếu tự do được, do đó mà đường lối chính sách của chính phủ Hoa Kỳ thường ngày được mang ra công khai bàn căi trên mọi cơ quan truyền thông. Nhưng cũng chính v́ tính chất dân chủ công khai này mà vấn đề trở nên phức tạp. Sự h́nh thành của bất kỳ một chính sách nào, đối nội cũng như đối ngoại, đều tùy thuộc vào sự tác động giữa những trung tâm quyền lực mà ba thành phần chính là Ṭa Bạch Ốc (Hành Pháp), Quốc Hội (Lập Pháp) và các cơ quan truyền thông (Dư Luận). Trên nguyên tắc th́ vấn đề t́m hiểu có vẻ dễ v́ chỉ có ba trung tâm quyền lực chính trên đây nhưng trên thực tế th́ vấn đề hết sức khó khăn v́ ngay trong nội bộ của mỗi trung tâm quyền lực có cả đến hàng chục trung tâm quyền lực nhỏ khác xâu xé lẫn nhau để tranh dành ảnh hưởng. Ngoài ra lại c̣n dư luận luôn luôn thay đổi do ảnh hưởng của các cơ quan truyền thông, v́ vậy mà nếu nói tới chính sách đối ngoại của Mỹ th́ phải hỏi ở vào “thời điểm nào?” v́ thái độ của hôm nay rất có thể sẽ không c̣n là thái độ của ngày mai. Trong trận chiến tranh Việt Nam, tháng 8, 1964, Tổng Thống Mỹ Johnson được gần như toàn thể Thượng Viện và Hạ Viện (533 phiếu thuận trong tổng số 535Thượng nghị sĩ và Dân biểu tại Quốc Hội) ủng hộ chính sách giúp Miền Nam Việt Nam chống Cộng Sản (Tonkin Resolution), thế mà chỉ vài ba năm sau, phong trào phản chiến đă soay ngược lại t́nh thế để rồi Mỹ lần lần kiếm giải pháp ra đi và bỏ rơi Việt Nam. Thực ra chỉ có trong thời gian gần 50 năm chiến tranh lạnh người ta mới được thấy một chính sách đối ngoại liên tục qua các nhiệm kỳ của nhiều Tổng Thống khác nhau, đó là chính sách ngăn chặn Cộng Sản (containment policy) c̣n về sau này th́ nhiều khi người ta đă được thấy chính sách thay đổi một cách tương đối dễ dàng mỗi khi có một chính quyền mới được bầu lên. Tổng Thống George W.Bush chủ trương một hệ thống pḥng thủ bằng hỏa tiễn ở Âu Châu và phải tốn rất nhiều công sức để thuyết phục Ba Lan và Tiệp Khắc chấp nhận. Nhưng rồi Tổng Thống Obama mới lên cầm quyền lại bỏ ngay chủ trương của ông Bush và thay thế bằng một chủ trương khác làm cho hai chính phủ Ba Lan và Tiệp Khắc ngỡ ngàng không c̣n biết xử trí ra sao và làm cho dư luận ở nhiều nơi đặt vấn đề về mức độ “khả tín” của chính sách Hoa Kỳ. Đối với những nước nhỏ như trên đây đă vậy nhưng c̣n đối với những nước lớn mà tầm quan trọng có thể có ảnh hưởng đến nền ḥa b́nh chung trên thế giới hay an ninh của cả một Châu hay một Vùng th́ sao? Và đây chính là câu hỏi mà những năm gần đây các quan sát viên quốc tế thường nêu lên mỗi khi đề cập đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Ở vào thời đại toàn cầu hóa ngày nay không có nuớc nào, lớn hay nhỏ, có thể sống biệt lập được, nhưng nếu nói đến quan hệ giữa một nước này hay một nước khác th́ ai cũng phải nh́n nhận là mối quan hệ Mỹ-Trung, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt có ảnh hưởng quyết định đến nhiều nước khác. Tương lai của cả vùng Châu Á, Thái B́nh Dương và nói rộng ra nền ḥa b́nh trên thế giới, một phần không nhỏ, sẽ tùy thuộc vào những biến chuyển trong mối quan hệ giữa hai nước này. Một bên là siêu cường quốc Hoa Kỳ, có quyền lợi và ảnh hưởng ở khắp mọi nơi và một bên là Trung Quốc với một dân số hơn 1,3 tỷ người, nay sau ba thập niên liên tục phát triển đă trở thành một cường quốc kinh tế trên đường cạnh tranh với Hoa Kỳ. Đây là một mối quan hệ phức tạp, đa dạng, bao gồm cả mọi mặt, từ chính trị, kinh tế đến chiến lược và ổn định, an ninh. Về chính trị th́ rơ ràng là giữa hai nước khó có thể có sự đồng thuận về những vấn đề như tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo (như trong trường hợp Pháp Luân Công) nhưng về kinh tế th́ trái lại, cả hai bên đều bị đặt vào một hoàn cảnh quyền lợi tṛng tréo, Trung Quốc cần có thị trường của Mỹ để xuất cảng hàng hóa và nuôi dưỡng đà phát triển trong khi đó th́ Mỹ cũng cần đến Trung Quốc để có môi trường đầu tư, xuất cảng máy móc chế biến và đồng thời để giảm bớt t́nh trạng thâm thủng mậu dịch bằng cách bán công khố phiếu cho Trung Quốc. C̣n về mặt chiến lược và an ninh vùng th́ ít nhất trong hiện tại, Trung Quốc cần có ổn định để có thể tiến tới trên đường phát triển và giữ vững tư thế một cường quốc đang lên. T́nh trạng này dĩ nhiên luôn luôn thay đổi với thời gian. Trước đây vào thời điểm Trung Quốc c̣n đang trong giai đoạn đầu của những năm phát triển th́ có lẽ Mỹ không cần quan tâm đến mức tăng trưởng về mặt quốc pḥng của Trung Quốc, nhưng bây giờ th́ lại khác hẳn, nhiều chiến lược gia đă bắt đầu lo ngại về chương tŕnh hiện đại hóa về mặt quân sự của Bắc Kinh, lo rằng chương tŕnh này sẽ cho Bắc Kinh cơ hội để theo đuổi những tham vọng bành trướng. Nói cho đúng th́ hai nước v́ quyền lợi bắt buộc phải hợp tác với nhau, nhưng lưôn luôn vẫn phải dè chừng lẫn nhau. Ngoài ra nhiều khi mối quan hệ cũng trải qua những thời kỳ mà người ta thường gọi là “nay căng thẳng, mai ḥa hoăn”. Căng thẳng th́ người ta phải kể đến những khủng hoảng dưới thời chính quyền Clinton (Mỹ ném bom lầm xuống ṭa Đại Sứ Trung Quốc ở Belgrade, Nam Tư, Hạm Đội 7 của Mỹ tiến vào eo biển Đài Loan để t́m cách ngăn ngừa đụng độ giữa Trung Cộng và Đài Loan) hay dưới thời chính quyền Bush (mày bay Mỹ phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam và quân nhân Mỹ bị tạm giữ). C̣n ḥa hoăn th́ người ta nghĩ đến chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Giang Trạch Dân khi ông đến trang trại của ông Bush miền Texas hay chuyến viếng thăm Bắc Kinh của ông Obama và cuộc hội đàm thân mật giữa ông và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tháng 11 năm 2009. Và một tỷ dụ điển h́nh gần đây là bầu không khí căng thẳng do những lời tuyên bố của bà Hillary Clinton về Biển Đông và những lời đối đáp chống lại của ông Dương Khiết Tŕ. Căng thẳng nhưng rồi ḥa hoăn lại trở lại ngay sau khi có cuộc viếng thăm Bắc Kinh của hai nhân viên cao cấp ṭa Bạch Ốc, ông Larry Summers, Cố Vấn kinh tế của ông Obama và ông Dolidon, người vừa được cử thay thế tướng Jim Jones trong chức vụ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia tại ṭa Bạch Ốc. Đặc biệt hơn cả về t́nh trạng ḥa hoăn mới này là lời mời của Trung Quốc (nhân dịp hai Bộ Trưởng Quốc Pḥng Trung Quốc và Hoa Kỳ gặp nhau ngày 11 tháng 10 mới đây ở Hà Nội tại một hội nghị cấp cao do ASEAN tổ chức) mời ông Gates viếng thăm Bắc Kinh đầu năm tới để nối lại mối quan hệ quốc pḥng giữa hai nước bị đ́nh hoăn từ ngày đầu năm v́ Hoa Kỳ bán khí giới cho Đài Loan. Nói tóm lại, hợp tác hay canh chừng lẫn nhau, căng thẳng hay ḥa hoăn, nóng hay lạnh, và ngay cả đến xác suất một sự đụng độ lớn có thể xẩy ra không, quan hệ Mỹ-Trung sẽ c̣n dành cho những người theo dơi t́nh h́nh nhiều biến chuyển trong tương lai. Tất nhiên, do vị trí địa dư và hoàn cảnh đất nước đang bị đe dọa, số phận của Việt Nam sẽ không thoát khỏi ảnh hưởng của những biến chuyển này. 

Việt Nam đi với Tầu hay với Mỹ th́ bảo vệ được chủ quyền? 

Kể từ những ngày nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam 10 năm trước đây kư kết với Trung Cộng một số hiệp ước về biên giới trên bộ và lănh hải trong vịnh Bắc Bộ, trên thực tế Việt Nam đă mất đất, mất biển. Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cũng rơ ràng đă mất và Nhà Nước không những không bảo vệ được những ngư dân lương thiện hành nghề ngay tại những vùng biển thuộc lănh hải Việt Nam mà c̣n đàn áp cả những cuộc biểu t́nh của các anh chị em sinh viên yêu nước chống Trung Cộng. Ngoài ra nếu có thái độ chống đối th́ chỉ là qua một vài lời phản kháng ngoại giao có tính cách chiếu lệ. T́nh trạng này cho thấy Hà Nội quá khiếp nhược trước áp lực của nước bạn đàn anh và chính trong lúc dư luận đang băn khoăn không hiểu với cái đà này th́ đất nước sẽ đi về đâu mà người ta được nghe những lời tuyên bố hứa hẹn dễ nghe của bà Hillary Clinton. Và có lẽ cũng từ đó mà có những câu hỏi “đi với Tầu hay đi với Mỹ?” 

Đi với Tầu th́ Đảng Cộng Sản Việt Nam đă chủ trương chính sách này từ Hội Nghị Thành Đô năm 1990 giữa giới lănh đạo của hai nước. Hồi đó, do nhu cầu của t́nh thế trong khi Liên Bang Sô Viết và khối các nước Đông Âu đang trên đường sụp đổ, hai bên đă bảo nhau nuốt những lời lẽ đắng cây coi nhau như thù địch của thời kỳ chiến tranh biên giới năm 1979 để ngồi lại gần nhau. Từ ngày ấy cho đến nay đă 20 năm, t́nh trạng này vẫn c̣n tồn tại bằng những khẩu hiệu bề ngoài như như 16 chữ vàng hay 4 cái tốt. Tồn tại ở đây tuy nhiên chỉ là trên nguyên tắc mà thôi, vả lại trên thực tế th́ chế độ Hà Nội cũng không c̣n đường nào khác. Một mặt v́ ư thức hệ, một mặt khác v́ lư do thực tiễn, mô thức “cởi mở” về kinh tế nhưng “ siết chặt” về chính trị của nước bạn đàn anh là một mô thức hợp với giai cấp lănh đạo Cộng Sản Việt Nam nhất để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ. Hiện tại đă vậy, nhưng rồi đây tương lai sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ không mấy người Việt Nam có thể lạc quan nghĩ rằng chủ quyền của đất nước sẽ được bảo vệ về lâu về dài khi phải chứng kiến gần đây, năm này qua năm khác, chủ trương “gậm nhấm”, t́m cách đồng hóa Việt Nam dưới mọi h́nh thức của Trung Cộng. Lúc đó nếu c̣n Đảng th́ Đảng sẽ chỉ c̣n là một cái đuôi vẫy theo cái đầu ở Bắc Kinh. Đi với Tầu theo kiểu này th́ chắc sẽ không khá được, chủ quyền của đất nước sẽ mất dần và Đảng cũng sẽ chỉ là một đám người phục vụ ngoại bang. Đây là một viễn tượng bi đát, vô cùng khó khăn cho bất kỳ ai c̣n nghĩ đến sự trường tồn của dân tộc, và trong hoàn cảnh ấy, ai là người không nghĩ đến giải pháp đi với Mỹ, nhất là trong khi Mỹ lại công khai nói rơ ư muốn đóng một vai lănh đạo tích cực hơn trước ở Á Châu và Biển Đông? 

Nhưng đi với Mỹ có được không? Đi với Mỹ để cứu nước và để có cơ hội loại bỏ đảng Cộng Sản th́ ai mà không muốn, nhưng … vấn đề không đơn giản. Trước hết nếu khách quan nh́n vào đối tượng Mỹ th́ ai cũng phải nh́n nhận Hoa Kỳ là một nước vừa giầu vừa mạnh, hơn nữa rơ ràng Hoa Kỳ không có tham vọng đất đai ở Việt Nam, ngoài ra giá trị cổ truyền cao đẹp của Mỹ lúc nào cũng là tự do, dân chủ và nhân quyền, nếu không nhờ Mỹ th́ nhờ ai? Do đó trông chờ vào Mỹ là điều hợp lư và tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ không những là điều nên làm mà c̣n là điều cần làm. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là t́m được câu trả lời cho câu hỏi: người Việt Nam có thể trông chờ được vào người Mỹ tới mức nào? Phạm vi nhỏ hẹp của bài viết này không cho phép chúng ta trở lại những lỗi lầm hay mâu thuẫn của Hoa Kỳ trong trận chiến tranh Việt Nam đưa đến thảm trạng mà hậu quả c̣n kéo dài cho đến ngày nay cho cả hai dân tộc. Tuy nhiên, một vài nhận xét về nền dân chủ thông thoáng nhưng bất trắc của Hoa Kỳ cùng với những biến chuyển trên thế giới những năm gần đây cũng có thể cho thấy là dầu cho Hoa Kỳ thành thực có thiện chí muốn giúp một nước nào đó th́ sự giúp đỡ cũng bị giới hạn nhiều. Bị ràng buộc bởi những nhu cầu chính trị nội bộ và sự suy sụp của nền kinh tế như hiện nay hay bị vướng mắc bên ngoài bởi hai cuộc chiến Irak và Afghanistan, Hoa Kỳ thường gặp khó khăn theo đuổi đến nơi đến chốn chính sách của ḿnh. Nói như vậy không có nghĩa là Mỹ đă mất hết ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, nhưng nếu Việt Nam muốn trông chờ vào Mỹ về một phương diện nào đó th́ cũng nên thận trọng t́m hiểu những giới hạn mà thực tế không cho phép bất kỳ một chính quyền nào của Mỹ, dầu là Cộng Ḥa hay Dân Chủ, vượt ra khỏi được. C̣n xa hơn nữa, nếu muốn t́m một thế liên minh chiến lược với Mỹ th́ vấn đề lại thêm nhiều phần phức tạp. Vận động quốc tế, dựa vào ảnh hưởng của Mỹ để cùng với những nước trong Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) chế ngự đà bành trướng của Trung Cộng tại Biển Đông th́ bắt buộc phải là hướng đi trước mắt cho Việt Nam nhưng nếu liên minh chiến lược có nghĩa là trong tương lai Việt Nam sẽ phải trở thành “tiền đồn” cho một thế lực này chống thế lực khác th́ kinh nghiệm của trận chiến tranh Việt Nam cho thấy đó là điều phải tránh. Hơn thế nữa, nói đến liên minh th́ cũng không nên quên là ngược ḍng lịch sử, nh́n lại những trường hợp như Hưng Đạo Vương đời Trần chống quân Nguyên, B́nh Định Vương đời Lê chống quân Minh, và Vua Quang Trung chống quân nhà Thanh th́ vào những thời ấy chỉ có dân tộc Việt Nam đơn thương độc mă dưới sự lănh đạo của những anh hùng dân tộc chống ngoại xâm chứ có trông chờ được vào liên minh nào đâu? 

Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của đất nước 

Bài toán khó khăn của đất nước trong lúc này là chế độ độc tài đảng trị của những người Cộng Sản. Đất nước bị đe dọa bởi chính nước bạn đàn anh của họ. Có lẽ trong hàng ngũ lănh đạo của họ cũng có người nh́n thấy hiểm họa và mong chờ người Mỹ nhưng đảng của họ há miệng mắc quai nên không làm thế nào hơn được là phản kháng cho có lệ, c̣n về tương lai của dân tộc th́ đành phó thác cho thời vận. Buông trôi th́ viễn tượng bị đồng hóa lâu dần cũng trở thành hiện thực, c̣n nếu phải đối phó với xâm lăng trực tiếp th́ lấy ǵ mà chống chọi lại được với lực lượng uy hiếp của Trung Cộng nay đă được hiện đại hóa? Hai việc phải làm là vận động quốc tế và trở về với dân tộc để có thế đứng vững chắc th́ họ không làm hay không dám làm, trong khi đó th́ lại đàn áp dân chủ và tôn giáo để tự đặt ḿnh vào hoàn cảnh bị tách rời ra khỏi dân tộc, thành thử ra nếu trong hiện tại nói về hoàn cảnh khó khăn của đất nước th́ hoàn cảnh đó thực sự bắt nguồn từ chế độ Cộng Sản độc tài đang ngự trị trên đầu dân tộc Việt Nam. Chừng nào c̣n chế độ này th́ người dân Việt Nam không có cơ hội đóng góp để bảo vệ chủ quyền đất nước. Người dân Việt Nam chỉ một ḷng một dạ, hăng hái đứng dậy để chống ngoại xâm (như đă từng làm trong lịch sử) nếu cảm thấy được là chống ngoại xâm có nghĩa là sẽ được sống dưới một chế độ thực sự dân chủ mang lại tự do và công bằng xă hội cho mọi người. 

Trên đây là nói về trường hợp người dân sống ở trong nước, nhưng c̣n trường hợp hơn 3 triệu người dân Việt Nam hay gốc Việt Nam sống ở nước ngoài th́ sao? Nếu gặp phải giả thuyết Việt Nam bị Trung Cộng trực tiếp tấn công và kêu gọi “toàn dân kháng chiến” th́ sao? Về trường hợp giả thuyết này (mà xác suất có lẽ ít hơn là trường hợp lâu dần bị đồng hóa) có người đă lên tiếng cho rằng phải chống kẻ thù chung truớc đă. Viết đến đây, người viết bài này không khỏi nghĩ ngay đến trường hợp của đất nước khi toàn thể dân tộc muốn đứng lên để tranh đấu giành lại độc lập từ tay người Pháp năm 1945. Tất cả những người yêu nước, tất cả những đảng phái quốc gia đều một ḷng chống Pháp nhưng chính quyền lúc ấy nằm trong tay đảng Cộng Sản và đánh Tây th́ phải sắp hàng đứng sau đảng Cộng Sản. Thử hỏi, trong giai đoạn ấy, từ đảng Xă Hội và Dân Chủ (gần với đảng Cộng Sản) cho đến những đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng và tất cả những tổ chức khác ở ngoài Bắc và trong Nam, có tổ chức nào thoát khỏi được bàn tay sắt của những người Cộng Sản khi họ chủ trương tận diệt những nhóm khác với họ không? Hết thời chống Pháp lại đến thời chống Mỹ, thử hỏi Mặt Trận Giải Phóng và Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam sống được bao lâu sau 1975? 

Ở vào thời đại toàn cầu hóa ngày nay, dư luận của cộng đồng các nước trên thế giới có một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Cho đến nay, trên đường phát triển Trung Quốc đă tỏ ra hết sức lo lắng bảo vệ thanh danh của ḿnh trên chính trường quốc tế và luôn luôn nhắc lại những lời tuyên bố chống chủ trương bá quyền. Nếu Trung Quốc công khai xâm lấn Việt Nam th́ hành động này chắc chắn sẽ bị dư luận ở khắp mọi nơi lên án. Lúc đó cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nếu không được cơ hội cầm súng chống ngoại xâm, th́ cũng sẽ được cơ hội giúp vào việc vận động quốc tế, góp một phần không nhỏ vào công cuộc cứu nước. 

Kết luận 

    Bài viết đă dài, quyền lợi dân tộc là vấn đề trọng đại. Người viết bài này không có cao vọng đưa ra đề nghị này hay đề nghị khác mà chỉ làm công việc đưa ra một số nhận định về những việc đă xẩy ra, mong rằng sẽ làm sáng tỏ được một số vấn đề đang là mối quan tâm của tất cả những người ở trong và ngoài nước, nghĩ tới sự trường tồn của dân tộc, đang tranh đấu nhằm giải thể chế độ Cộng Sản để toàn dân xây dựng một nước Việt Nam thực sự dân chủ, tôn trọng nhân quyền và công bằng xă hội, sống yên lành với các nước lân bang. 

Bùi Diễm
 
Hoa Thịnh Đốn, ngày 12 tháng 10, 2010

           Nguồn: http://www.daivietquocdandang.com/


Giới Thiệu Tác Giả Bùi Diễm



Bùi Diễm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bùi Diễm (1923- ) là cựu đại sứ Việt Nam Cộng ḥaMỹ.

Mục lục


 Thân thế

Ông quê ở Hà Nam, Việt Nam; cha ông là nhà nho Ưu Thiên Bùi Kỷ[1], ḍng dơi phó bảng Bùi Văn Quế và Bùi Ân Niên. Bùi Diễm gọi Trần Trọng Kim là cậu.

 Hoạt động chính trị

Ông hoạt động chính trị trường từ thời học trường Bưởi, vận động cho chính phủ Trần Trọng Kim và đảng Đại Việt nhưng rồi rời chính trường cho tới khi nền Đệ nhất Cộng ḥa Việt Nam chấm dứt. Trong thời gian đó ông làm chủ nhiệm tờ Vietnam Post xuất bản ở Sài G̣n bằng Anh ngữ (1954-1963). Đây là tờ báo tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng là người sản xuất cuốn phim Chúng tôi muốn sống, một tác phẩm lớn trong ngành Điện ảnh Việt Nam.

Khi Thủ tướng Phan Huy Quát ra chấp chính, ông giữ chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Ông cũng là đảng viên Đảng Đại Việt.[2]

Thời Đệ nhị Cộng ḥa Việt Nam ông được bổ làm đại sứ Việt Nam Cộng ḥa ở Washington, D.C., thay thế đại sứ Vũ Văn Thái. Chức vụ này ông đảm nhiệm từ năm 1967 đến năm 1972 th́ chuyển làm đại sứ lưu động cho đến năm 1975.

Sau năm 1975, ông tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Tại Hải ngoại

Ông là tác giả cuốn hồi kư chính trị Gọng ḱm lịch sử. Cuốn này ấn bản đầu tiên viết bằng tiếng Anh với tựa The Jaws of History rồi sau đó được dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách thứ hai là cuốn Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System xuất bản năm 2004.

Ông là một thành viên trong Ban Cố vấn của National Congress of Vietnamese Americans (NCVA, Nghị hội Toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ). Ông vẫn hoạt động trong Đảng Đại Việt và nắm chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương của Đại Việt Cách Mạng Đảng.[3]

 Chú thích

Tham khảo

  • Bùi Diễm. Gọng ḱm lịch sử. Paris: Phạm Quang Khai, 2000.


  Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia








Bang giao quốc pḥng của Việt Nam
và tác động của nó trên chính sách ngoại giao


Giáo sư Carlyle A.Thayer, Chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam


1. Dẫn nhập

Tài liệu này t́m hiểu một khía cạnh ít ai chú ư tới về «chính sách ngoại giao đa phương», chính sách quốc pḥng và tác động của nó trên chính sách ngoại giao của Việt Nam. Chính sách ngoại giao tại Việt Nam luôn luôn thuộc lănh vực điều hành của Bộ Ngoại Giao và vị Bộ Trưởng thông thường có chân trong Bộ Chính Trị. Trong trường hợp ngoại lệ, một thành viên cao cấp của Bộ Chính Trị đảm nhiệm việc giám sát chính sách ngoại giao. Trái lại, Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng luôn luôn là thành viên của Bộ Chính Trị. Cho đến khoảng năm 1992 hầu như không có một cơ chế phối hợp hai bộ này ngoài Bộ Chính trị. Năm 1992 Hội Đồng Quốc Pḥng và An Ninh Quốc Gia được thành lập trong đó những thành viện gồm có các bộ trưởng ngoại giao, quốc pḥng và an ninh công cộng. Hội Đồng này chưa hẳn đă đóng vai tṛ phối hợp. Tóm lại, chính sách quốc pḥng của Việt Nam, một mặt tuân hành những đường hướng chỉ đạo tổng quát của Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng, phần lớn do Bộ Quốc Pḥng chỉ đạo.

Từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, bối cảnh chiến lước của chính sách ngoại giao và quốc pḥng của Việt Nam đă thay đổi rất nhiều. Những thay đổi khởi sự từ giữa và cuối thập niên 1980. Ít nhất hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến tŕnh này. Yếu tố thứ nhất liên quan đến t́nh h́nh nội bộ của Việt Nam xuất phát từ khủng hoảng kinh tế xă hội lúc đó Việt Nam phải đương đầu. Yếu tố thứ hai do tác động bên ngoài và xuất phát tử «suy nghĩ chính trị mới» do Liên Bang Xô Viết đề xướng dưới sự lănh đạo của Mikhail Gorbachev. Do sự hợp lưu của các ảnh hưởng nội bộ và ngoại tại, Việt Nam chuyển hướng từ chính sách ngoại giao hoạch định theo tiêu chí ư thức hệ sang khuôn khổ chính sách ngoại giao đặt trọng tâm nhiều hơn vào lợi ích quốc gia và ngoại giao thực tiễn. Các nhà phân tích Việt Nam chú trọng đến các lực lượng kinh tế tổng quát và tác động của biến chuyển khoa học và kỹ thuật và xem đó là yếu tố quyết định ổn định tổng thể (Nguyễn Mạnh Cầm, 1995 : 223 230 và Vũ Khoan, 1995 : 71 76). Sự tiến triển này có những bước tiệm tiến (Palmujoki : 2004) và khung ư thực hệ của quá khứ cũng không bị vứt bỏ hoàn toàn, những dấu vết của quá khứ vẫn c̣n thấy được ngày nay.

Tháng Chạp năm 1986, tại Đại Hội thứ 6 của Đảng C ộng sản Việt Nam, Việt nam áp dụng chính sách đổi mới. Chính sách này đặc biệt chú tâm đến việc khắc phục khủng hoảng kinh tế trong nước bằng cách áp dụng cải cách kinh tế xă hội và cho phép đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam. Để thực hiện những mục tiêu này, Việt Nam phải giải quyết vấn đề Cam bốt. Nắm1987, Bộ Chính trị họp mật và thông qua nghị quyết Số 2, điều chỉnh chiến lược trong chính sách quốc pḥng của Việt Nam «chiến tranh nhân dân và quốc pḥng toàn dân». Kết quả của chính sách chiến lược mới của Việt Nam là Việt Nam rút toàn bộ lực lượng quân sự ra khỏi Lào và Cam bốt và giải ngũ (phục viên) binh sĩ. Quân đội Việt Nam hứa sẽ tài trợ để thực hiện những biện pháp này. Việc điều chỉnh chiến lược hệ trọng này đặt nền tẳng cho những thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao.

Tháng 5 năm 1988, giới lạnh đạo đảng Việt Nam đồng ư lập một đường hướng mới về những mục tiêu của chính sách ngoại giao. Việc này được thể hiện qua Nghị Quyết số 13 của Bộ Chính Trị kêu gọi một «chính sách ngoại giao đa phương» (Chu Văn Chức 2004 : 4 7). Trọng tâm mới là «duy tŕ ḥa b́nh, nương theo t́nh h́nh thuận lợi của thế giới» nhằm mục đích ổn định t́nh h́nh trong nước và đặt nền tảng cho bước ngoặc quan trọng trong mối liên hệ ngoại giao của Việt Nam. Bước xây dựng quan trọng kế tiếp trong « chính sách ngoại giao đa phương » diễn ra tại đại hội đảng lần thứ 6 vào tháng 6 năm 1991 (Vũ Khoan 1995 : 75). Những tài liệu soạn thỏa về chính sách được thông qua đại hội này ghi nhận Việt Nam sẽ « đa dạng và đa phương hoá tương quan kinh tế với tất cả các nước và tổ chức kinh tế ? » Nói tóm lại, Việt Nam bây giờ t́m cách « làm bạn với tất cả các quốc gia?T.

Tháng 9 năm 1989, Việt Nam đơn phương rút quân đội ra khỏi Cam bốt. Quân đội Nhân Dân Việt Nam, lên đến 1, 2 triệu người năm 1987, đă giảm kích thước qua việc giải ngũ 700.000 người trong ṿng 5 năm sau đó. Tháng 10 năm 1991, Việt Nam kư hiệp định giải quyết chính trị, kết thúc sự xung đột với Cam bốt. Việt Nam không c̣n là một quốc gia hủi trên trường quốc tế, bị tẩy chay không được trợ giúp và thông thương. Tóm lại, việc giải quyết xung đột Cam bốt là do kết quả thay đổi mối tương quan ngoại giao trong vùng, biến sự xung dột giữa hai khối thành sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á.

Tháng 7 năm 1992 Việt Nam tham dự lần đầu tiên Hội Nghị thường niên Khối ASEAN (Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á) với tư cách quan sát viên. Việt Nam tham gia Hiệp Định Hữu Nghị và Hợp Tác 1976 của ASEAN tại hội nghị này. Khi tham gia như vậy, Việt Nam từ bỏ sử dụng vơ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong mối bang giao nước ngoài và cam kết giải quyết bằng phương thức bất bạo động mọi xung đột có thể sẽ xảy ra. Hai năm sau, tại Hội Nghị ASEAN 1994, Việt Nam được mời gia nhập ASEAN. Và Việt Nam trở nên thành viên sáng lập Diễn Đàn Khu Vực ASEAN vào lúc đó. Đơn xin gia nhập ASEAN được chính thức chấp nhận vào cuối năm và tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành hội viên thứ bảy của ASEAN.

Kể từ đại hội đảng lần thứ bảy năm 1991, Việt Nam đă thành công trong việc đa dạng hoá mối liên hệ ngoại giao. Có bảy tiến tŕnh đáng chú ư: b́nh thường hoá bang giao với Trung Quốc (tháng 11 năm 1991), tái lập viện trợ phát triển của Nhật Bản (tháng 11 năm 1992), b́nh thường hoá bang giao với Hoa Kỳ (tháng 7 năm 1995), thành viên ASEAN (tháng 7 năm 1995), kư kết Hiệp Định Khung Hợp Tác với Hiệp Hội Châu Âu (17 tháng 7 năm 1995), thành viên Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế ( WTO) tháng 1 năm 2007 và thành viên không thương trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (tháng Giêng 2008). Lần đầu tiên, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với tất cả những thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và cùng không kém phần quan trọng với ba trung tâm quyền lực kinh tế chính của thế giới : Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Năm 1989, Việt Nam chỉ có quan hệ ngoại giao với hai mươi ba quốc gia không c ộng sản. Sau một năm gia nhập khối ASEAN, Việt Nam đă đẩy mạnh mối bang giao với 163 quốc gia.

2. Bang giao quốc pḥng của Việt Nam, 1991-2004

Thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Việt Nam duy tŕ bang giao quốc pḥng với một số ít quốc gia; Trung Hoa, Liên Bang Xô Viết và những thành viên khác của Hiệp Ước Warsaw là những nước thân cận nhất (2). Viện trợ quân sự của Trung Hoa giảm hẳn sau khi Hiệp Định Ḥa Binh Paris được kư năm 1973 và chấm dứt năm 1978 79 khi hai bên tranh chấp về vấn đề Cam bốt. Trung Hoa và Việt Nam giao chiến biên giới tháng Hai tháng Ba năm 1979 và chỉ b́nh thường hoá ngoại giao tháng 11 năm 1991. Thời Chiến Tranh Lạnh, Việt Nam cũng duy tŕ bang giao quốc pḥng với/hoặc những mối liên lạc với một số ít quốc gia thân hữu trong đó có Lào, Cuba, Ấn Độ, Cam bốt, Miến Điện, Nam Duong và Nam Tư (Yougoslavia). Vào năm 2004, theo tuyên bố của Bộ Quốc Pḥng Việt Nam, Việt Nam đă thiết lập bang giao quốc pḥng với hơn sáu chục quốc gia (Quân Đội Nhân Dân, tháng Mười Hai, 2003). Tổng số ba mươi bốn tùy viên quân sự được chính thức cộng nhận tại Việt Nam, trong khi đó Việt Nam phái hai mươi bốn tùy viên ra nước ngoài (Thông Tấn Xă Việt Nam, 29 tháng Mười Một, 2004).(3)

Trong bài này danh từ «bang giao quốc pḥng» dùng để chỉ mối liên hệ quốc pḥng chính thức giữa Bộ Quốc Pḥng Việt Nam và đối tác ngoại quốc, chẳng hạn như Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ (4). Bang giao quân sự được thiết lập qua việc trao đổi phái đoàn, nh́n nhận tùy viên quân sự, chương tŕnh hợp tác quốc pḥng, và thỏa hiệp về buôn bán trang bị và vũ khi và dịch vụ bảo tŕ. Trong thời gian từ tháng Giêng 1990 cho đến tháng 12 năm 2006, Việt Nam đă trao đổi 364 phái đoàn quốc pḥng cao cấp với bốn mươi hai quốc gia (5). Để tiện cho việc phân tích, những phái đoàn này có thẻ chia làm năm loại chính : cấp Bộ (MND), Tổng Tham Mưu Trưởng (Chief of the General Staff ?"CGS), cấp lănh đạo của Tổng Cục Chính Trị (General Political Departement GPD), cấp lănh đạo Tổng Cục Hậu Cần hoặc tương đương (General Logistics Department GLD) và Cục Trưởng Bảo Quản lục quân, thủy quân và không quân (Biểu đồ 1).


Biểu đồ 1: Các chuyến công du cấp cao 1990 2004
cột màu nhạt: khách đến VN ?" cột xanh đậm: đoàn VN thăm nước ngoài

Cộng với những phái đoàn cao cấp này, thời gian từ 1990 đến 2004 Việt Nam đă tiếp đón ít nhất 31 phái đoàn đại diện cho các đồng nghiệp ngoại quốc và các trường quốc pḥng của chín nước (6). Giữa 1990 và tháng 7 năm 2007, Việt Nam tiếp đón 58 thuyền khách của 16 quốc gia.

Trong số 364 trao đổi viếng thăm cao cấp, Việt Nam tiếp nhận 207 phái đoàn và gởi đi 157 phái đoàn ra nước ngoài. Khi nhịp độ trao đổi cao cấp đuợc diễn thành số ( tổng cộng con số phái đoạn tiếp nhận và gởi đi cho đến cuối năm 2004, ba quốc gia chiếm 1/3 tất cả các phái đoàn : Lào (40 trao đổi), Trung Hoa (33 trao đổi) và Thái Lan (26 trao đổi). Hai phần ba c̣n lại gồm có : Căm bốt (20), Ấn Độ (16) ; Phi Luật Tân và Nga (13) ; và Hoa Kỳ (11) ; Pháp, Nam Dương và Tân Gia Ba (10 lần mỗi nước) ; Cuba và Nhật Bản (mối nước 9 lần) (7) ; Úc Đại Lợi (8), Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên và Mă Lai (7 lần trao đổi mỗi nước) ; Ư Đại Lợi, Miến Điện và Ukraine (6 lần trao đổi mỗi nước) ; và Ba Lan và Slovakia (4 lần trao đổi mỗi nước).

Giữa những năm 1990 và 2004, Việt Nam tiếp đón ba mươi bốn phái đoàn cấp bộ trưởng của 16 quốc gia. Đứng đầu danh sách các vị khách đến Việt Nam là các bộ trưởng quốc pḥng của Lào (7 lần thăm viếng), Thái Lan (5 thăm viến) và Cam Bốt (3 thăm viếng). Bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam đă thực hiện 40 chuyến công du sang 20 quốc gia trong cùng một thời kỳ. Bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam thăm viếng thường nhất Lào (5 lần) và Trung Hoa (4 lần). Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Hà Nội tiếp đón các bộ trưởng quốc pḥng của Căm Bốt, Nam Dương, Lào và Cộng Ḥa Slovak. Đồng thời lúc đó, bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam thăm viếng Trung Hoa, Nam Dương, Bắc Triều Tiên, Lào, Mă Lai, Miến Điện và Phi luật tân.

Thời gian sau khi giải quyết xung đột với Cam Bốt, người ta chứng kiến đà phát triển mạnh trong mối liên lạc cấp bộ trưởng. Việt Nam phục hồi lại mối liên hệ quốc pḥng với các « đồng minh truyền thống » chẳng han như Liên Bang Nga, Belarus, Bulgaria, Cộng Ḥa Czech, Ba Lan, Cộng Ḥa Slovak và Ukraine. Về phía Đông Bắc, Việt Nam trao đổi phái đoàn cấp bộ với Trung Hoa, Nhật Bản và Nam Triều Tiên. Đáng chú ư nhất là việc trao đổi những phái đoàn của những quốc gia gọi là Tây phương : Úc Đại Lợi, Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ư, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. Cộng với mối liên hệ lâu đời với Cuba và Ấn Độ, Việt Nam cũng đă khai triển những mối liên hệ cấp bộ tại Châu Phi (Algeria và Nam Phi) và Châu Mỹ La Tinh (Brazil).

Khi nh́n các dữ kiện về những trảo đổi cấp cao trên b́nh diện thời gian (xem biểu đồ 2), chúng ta thấy rơ năm 1994 đánh dấu sự khởi đầu thực sự của bang giao quốc pḥng. Chúng ta thấy khuynh hướng chung kể từ đó con số các phái đoàn quốc pḥng cấp cao đến Việt Nam đă gia tăng một cách đều đặn và đạt cao điểm vào những năm 2001 và 2003. Có một sự giảm sút đáng chú ư trong việc trao đổi phái đoàn vào những năm 1995 và 2003, điều này có lẽ phẩn ánh những điều kiện kinh tế khó khăn của Việt Nam, tiếp theo đó là khủng hoảng tiền tệ tại Châu Á , đă làm cho những sinh hoạt cộng tác quốc pḥng trong vùng giảm xuống toàn bộ. Con số phái đoàn Việt Nam gởi đi ngoại quốc đă phản ánh nhưng lại theo sau khuynh hướng tổng quát đi lên của các phái đoàn cao cấp được Việt Nam tiếp đón.

Cần chú ư những trao đổi phái đoàn đại diện cho Tổng Cục Chính Trị (GPD) chỉ diễn ra giữa những nước xă hội chủ nghĩa. Con số trao đổi cao nhất trong phái đoàn GDP được thực hiện với Lào (44% tồng số) và Trung Hoa (29%)

Phạm trù Hậu Cần là phần phái đoàn linh tinh ở cấp bộ. Phạm trù này phản ánh cơ cấu tổ chức của Việt Nam trong đó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu Cần cũng là thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng. Những phái đoàn ngoại quốc do Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu Cần tiếp đón cũng được đặt vào loại này. Phạm trù Hậu Cần cũng bao trùm những trao đổi giữa cục liên hệ nước ngoài (external relations department ?" ERD) của các cơ quan thuộc bộ quốc pḥng và những nhóm khác chẳng hạn như khoa mật mă (Lào) và huấn luyện quân sự (Nga).

Phạm trù thứ năm của những phái đoàn cao cấp bao gồm những trưởng ban ( lục quân, thủy quân và không quân). Một lần nữa, cần lưu ư các lực lượng quốc pḥng không sắp xếp theo cùng cơ cấu này. Ví dụ Hoa Kỳ có một số các cấp chỉ huy tác chiến phụ trách vùng địa lư trách nhiệm, như Chỉ Huy Thái B́nh Dương (Pacific Command ?" PACOM). Chỉ Huy Trưởng PACOM của Hoa Kỳ ( trước đây là CINCPAC) được liệt vào loại Tổng Cục Trưởng Hậu Cần cũng như các cấp chỉ huy của những hạm đội Nga và Pháp. Các dữ liệu cho thấy sự không cân bằng rơ rệt trong số những trao đổi qua lại. Giữa những năm 1990 và 2004, Việt Nam đón nhận bốn mươi phái đoàn trong loại Tổng cục Hậu Cần trong khi đó chỉ gởi đi ngoại quốc chín phái đoàn.

Việc trao đổi các phái đoàn quốc pḥng cao cấp được dùng với nhiều mục đích khác nhau trong đó có việc bày tỏ thiện chí, thăm viếng ngoại giao của những viên chức mới nhậm chức, đối thoại về chiến lược và một số sinh hoạt hợp tác thực dụng về quốc pḥng giữa các bộ, các hầu cần quân đội và kỹ nghệ quốc pḥng. Đoạn này sẽ duyệt xét một vài liên hệ hợp tác quốc pḥng đáng lưu ư khởi sự với ba nước mà Việt Nam đă trao đổi phái đoàn cao cấp nhất.



Biểu đồ 2: Các chuyến công du cấp cao 1992 2006
đường màu hồng: khách đến VN ?" đường xanh đậm: đoàn VN thăm nước ngoài

3. Liên hệ quốc pḥng với các nước trong khối ASEAN

Song phương. Việt Nam đă trao đổi bang giao quốc pḥng cấp cao khá ráo riết với sáu nước trong số mười thành viên của khối ASEAN. Cùng với Lào và Căm Bốt, danh sách này bao gồm Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương và Tân Gia Ba (Singapore). Mối liên hệ quốc pḥng với Brunei, Mă Lai và Miến Điện không có tác dụng quốc pḥng đáng kể nào.

Cường độ trao đổi bang giao quốc pḥng giữa Thái Lan và Việt Nam cần được lưu ư. Nội dung chính của mối liên hệ quốc pḥng là những thăm viếng trao đổi ngoại giao, trao đổi giữa các trường tham mưu và các trường cao đẳng quốc pḥng, và an ninh hàng hải (8). Tuy nhiên cũng có thêm những vấn đề thực dụng. Ví dụ, tháng Giêng năm 2007, Chỉ Huy Trưởng Tối Cao của Quan Đội Thái, Đại Tướng Boonsrang Niumpradit, đă thảo luận với Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (VPA Vietnamese People Army), Trung Tướng Nguyễn Khắc Viện về việc hợp tác huấn luyện, tuần tra hàng hải, t́m và cứu ngư phủ, tranh đua thể thao và «những vấn đề khác cùng quan tâm». Tháng 12 năm 2007, Đại Tướng Anupong Pachinda, Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Hoàng Gia Thái viếng thăm Hà Nội và bàn thảo với Trung Tướng Nguyễn Hữu Kham, Phó Tồng Tham Mưu. Vị khách Thái cũng làm việc với các «cơ cấu» của Quân Đội Nhân Dân.

Cường độ liên lạc quốc pḥng cấp cao giữa Phi Luật Tân và Việt Nam đứng hạng thứ hai sau mối liện hệ với Thái và Việt Nam. Những thăm viếng quốc pḥng cấp cao kể từ năm 1994 thường đặt trọng tâm đến những vấn đề an ninh tại Biển Nam Hải và những va chạm liên quan đến các ngư phủ Việt Nam và Thái trên lănh hải mà cả hai bên đều nhận chủ quyền. (9) Đầu tháng 4 năm 1994, Tổng Thống Fidel Ramos, trong chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam, đă mời tặng mười chỗ cho sinh viên sĩ quan Việt Nam trong Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng của Phi Luật Tân. Ông cũng đề nghị «trao đổi viếng thăm của các viên chức cao cấp quân sự, những khoá tu nghiệp cho các sĩ quan và huấn luyện viên quân sự và đầu tư trong việc tái thiết bị quân cụ, trong đó bao gồm phi cơ, để tái xuất khẩu». Không thấy nói đến kết quả thương thảo. Sau chuyến viếng thăm của tổng thống Ramos, các viên chức quân sự đă thăm viếng vịnh Subic để nghiên cứu khả năng chuyển sang khai thác thương mại và rút ra những kinh nghiệm để có thể thương mại hoá Vịnh Cam Ranh.

Một trong những chỉ dấu sớm sủa nhất cho thấy Việt Nam chú ư đến việc trợ giúp kỹ thuật trong việc sửa chữa và bảo tŕ quân cụ nằm ngoài khối Hiệp Ước Warsaw xuất hiện vào cuối năm 1991 trong lúc Trung Tướng Teddy Rusdy, Phụ Tá Chỉ Huy Trưởng của Quận Đội Nam Dương. Trong lúc bàn thảo tại Tổng Cục Kỹ Nghệ và Kỹ Thuật Quốc Pḥng của Quân Đội Nhân Dân (VPA), Tướng Rusdy nhận được yêu cầu trợ giúp kỹ thuật trong việc sửa chữa và bảo tŕ quân cụ. Nam Dương chấp nhận nghiên cứu tỉ mỉ về vấn đề này ; nhưng không thấy có những tiến triển nào khác.

Năm 1993, các bộ trưởng quốc pḥng Nam Dương và Việt Nam trao đổi thăm viếng. Tướng Đoàn Khuê, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Việt Nam, đặc biệt chú ư xưởng đóng tàu và được đưa đến Surabaya để xem tận mắt. Đây là một chỉ dấu Việt Nam đang xem xét khả năng kết hợp đối tác trong việc đóng tàu tại Việt Nam. Năm 1995, một phái đoàn đại diện cho tập đoàn sản xuất phi cơ của chính phủ Nam Dương đến Việt Nam để thăm ḍ khả năng khởi sự công tác tại đây. Một lần nữa không có dấu hiệu ǵ xuất phát từ những liên hệ thăm ḍ này.

Khủng hoàng tài chánh năm 1997 tại Á Đông và ảnh hưởng của nó lên trên Nam Dương trói buộc khả năng hợp tác của Nam Dương với Việt Nam trong lănh vực quốc pḥng. Nam Dương đă phục hồi quan tâm đầu năm 2002 khi Trung Tướng Johny Lumintang, Tổng Thư Kư của Bộ Quốc Pḥng và An Ninh họp bàn tại Hà Nội với Tổng Cục Hậu Cần và Tổng cục Công nghiệp Quốc pḥng của Quân Đội Nhân Dân. Những viếng thăm cao cấp gần đây có tính cách ngoại giao, chẳng hạn như chuyến viếng thăm tháng 8 năm 2007 của Chỉ Huy Trưởng Không Quân của Nam Dương .

Bang giao quốc pḥng giữa Singapore vả Việt Nam khởi sự vào tháng 3 năm 1995 với việc viếng thăm Singapore của Tướng Đoàn Khuê, Bộ Trưởng Quốc Pḥng. Kể từ đó hai nước đă trao đổi mười một phái đoàn cao cấp (cho đén tháng 8 năm 2005). Chiều hướng cho thấy họ chú tâm và có thể hợp tác công nghệ quốc pḥng. Ví dụ, tháng 11 năm 1995, cấp chỉ huy của Tổng Cục Kỹ Thuật Quân Đội (VPA) dẫn một phái đoàn mười người trong một ṿng thăm viếng công nghệ quốc pḥng sở tại. Vào cuối năm sau, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Pḥng Bác Sĩ Tony Tan Keng Yam thăm viếng Việt Nam. Sau khi thảo luận với đối tác Việt nam, họ đồng ư Việt Nam sẽ gởi một phái đoàn sang Singapore để nghiên cứu kinh nghiệm tân trang và cải tiến hệ thống vũ khí (Thông Tấn Xă Việt Nam, 27 /11/1996). Tháng 3 năm 1999, Trung Tướng Lê Văn Dũng , Tổng Tham Mưu Trưởng, viếng thăm Singapore và được mời tham dự một buổi thuyết tŕnh của Tổ Hợp Kỹ Thuật Công Nghệ. Năm 2002, báo cáo cho biết là Singapore và Việt Nam đă đạt thỏa thuận «trên nguyên tắc» hợp tác thao dợt chiến hải.

Được biết Hà Nội muốn Singapore Automotive Engineering ( bây giờ là chi nhánh ST kinetics của ST Engineering) trợ giúp tân trang thiết giáp M113 APC thời chiến tranh Việt Nam. Việc đại tu cơ bản 50 chiếc thiết giáp M113 hiện đang diễn ra tại căn cứ quận sự thành phố Hồ Chí Minh. Những bộ phận đă được thu mua qua những ngă thương mại và hệ thống vũ trang sẽ được lấy ra cải đặt từ những kho chiến tích thiết giáp được thiết kế cho đơn vị đồn trú miền Nam.

Tháng 9 năm 2007, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Singapore Teo Chee Hean, viếng thăm Hà Nội để đàm phán với đối tác Tướng Phùng Quang Thanh. Báo chí thuật lại hai bộ trưởng trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng quân đội, pḥng chống khủng bố, trợ giúp nhân đạo và thiên tai và ǵn giữ ổn định. Họ đồng ư tiếp tục trao đổi phái đoàn. Tháng 11 năm 2007, Tướng Thanh thăm viếng ba ngày đáp lễ Singapore và được mời đến các căn cứ không quân và hải quân tại Lion City. Tháng 3 năm 2008 Đại Tướng Ng Chee Khern , chỉ huy trưởng Không Quân Singapore thăm viếng Hà Nội để bàn thảo việc hợp tác tiến hành trong những phi vụ t́m kiếm và cấp cứu, phát triển nguồn nhân lực và huấn luyện ngoại ngữ. Tướng Khern cũng đă thăm viếng và làm việc với các sĩ quan Pḥng Không và Không Quân. Gần đây nhất, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Quốc Pḥng Singapore, Desmond Kuek thăm viếng Hà Nội vào tháng 4 năm 2008 và đă thỏa luận với Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân, Trung Tướng Nguyễn Khắc Nghiên. Họ đă được thỏa ước hợp tác quốc pḥng trong việc huấn luyện, đội ngũ quân y và cứu trợ nhân đạo.

Những liên lạc quốc pḥng giữa Mă Lai và Việt Nam khởi sự từ năm 1992 những chưa đạt đến mức cao cấp cho đến tháng 10 11 năm1994 khi Tướng Đoàn Khuê, bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam, chính thức viếng thăm Kuala Lumpur. Hành tŕnh của tướng Khuê bao gồm việc viếng thăm viện tham mưu Quân Đội Mă lai, Kỹ Thuật Chất Nổ Syarikat Mă Lai, Airod Sdn Bhd, Trung Tâm Huấn Luyện Quân Sự Đặc Biệt Udang và Căn Cứ Hải Quân Lumut. Theo lời của Bột Trưởng Quốc Pḥng Seri Najib Tun Razak: «Chúng tôi đồng ư khai triển một h́nh thức hợp tác và cộng tác quốc pḥng, nhưng chúng tôi không đi sâu vào chi tiết. Tôi muốn họ nh́n thấy công nghệ của chúng tôi trước». Mặc dù không kư hiệp ước hữu nghị (MOU : Memorandum of Understanding), hai nước chấp thuận cải tiến hợp tác quốc pḥng qua các cuộc thăm viếng, huấn luyện và hợp tác trong công nghệ quốc pḥng. Mặc dù đă có những trao đổi cấp cao tiếp theo đó, nhưng cho đến nay không thấy ai nói đến việc hợp tác cụ thể về kỹ nghệ quốc pḥng.

Đa phương. ASEAN tránh những sinh hoạt quốc pḥng đa phương trong quá tŕnh thành lập. Trước năm 2003 những sinh hoạt hợp tác quân sự của các nước trong khối ASEAN rất là khiêm tốn : thi đấu bóng đá và bóng chuyền quân đội, thi bắn thiện xạ (10), họp mặt hai năm một lần các cựu chiến binh (11). Đợi đến năm 2003 với sự phê chuẩn Hiệp Định Ḥa Hợp Bali II, ASEAN mới đặt tiêu chí trở thành một cộng đồng an ninh vào khoảng 2015. Kế Hoạch Hành Động của Cộng Dồng An Ninh ASEAN bao gồm sáu phần : phát triển chính trị, h́nh thành và chia sẻ những tiêu chuẩn, ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột, xây dựng ḥa b́nh hậu xung đột, và thực hiện những cơ cấu.

Tháng Năm 2004, Nhóm Làm Việc Hợp Tác An Ninh của Hội Nghị Đặc Biệt Viên Chức Cao CấpASEAN yêu cầu Ban Thư Kư ASEAN sọan thảo một tiền dự án thành lập Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Pḥng ASEAN (ADMM ?" ASEAN Defence Ministers Meeting). Tiền dự án ấn định ADMM sẽ là bộ phận bất khả phân của ASEAN và báo cáo trực tiếp lến Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN. Nó đặc biệt trác nhiệm trong bốn lănh vực : (1) đề xướng ḥa b́nh và ổn định qua đối thoại và hợp tác; (2) vạch đương hướng cho các viên chức cao cấp quốc pḥng và quân sự; (3) đề xướng ḷng tín nhiệm và tin cậy hỗ tương, tính minh bạch; và (4) góp phần xây dựng Cộng Đồng An Ninh của ASEAN.

Hội Nghị ADMM họp mặt mỗi năm và có tính chất « mở rộng, uyển chuyển, hướng ngoại » và trợ giúp các nỗ lực trong vùng để đẩy mạnh đối thoại an ninh và hợp tác trong đó bao gồm những biện pháp xây dựng tín nhiệm và hợp tác cụ thể trong khuôn khổ của ASEAN. Hội Nghị ADMM có trách nhiệm giám sát cuộc Họp không chính thức của các Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Quốc Pḥng , Hội Nghị Đa Phương các Chỉ Huy Trưởng Quân Đội của ASEAN, Hội nghị các Chỉ Huy Trưởng Không Quân, Tương Tác Hải Quân của ASEAN, Họp không chính thức của Quân Báo ASEAN. Hội Nghị ADMM có trách nhiệm tiến hành đối thoại với các bằng hữu và đối tác.

Việc chấp thuận đề nghị thành lập Cộng Đồng An Ninh ASEAN bảo đảm cho những sinh hoạt đa phương được thực hiện. Thái Lan chủ sự tiếp đón cuộc họp đầu tiên của các Chi Huy Trưởng Không Quân ASEAN vào tháng 3 năm 2004 (12). Hội Nghị này chấp thuận kế hoạch thành lập những kênh thông tin trực tiếp để đẩy mạnh hợp tác. Hội Nghị Cấp Bộ Hàng Năm được tổ chức tại Jakarta vào tháng 6 năm 2004 tán thành kế hoạch tổ chức những khoá huấn luyện quân sự đặc biệt đặt trọng tâm vào việc pḥng chống khủng bố. Nhưng những kế hoạch này cho đến nay xem ra khiêm nhường và chỉ bao gồm những sinh hoạt song phương.

Đáng chú ư hơn nữa, Hội Nghị Đa Phương Thứ 5 Chỉ Huy Trưởng Quân Đội ASEAN tại Tây Java vào tháng 9 năm 2004 chấp thuận lời đề nghị gia tăng hợp tác chống kủng bố qua phương cách trao đổi t́nh báo và thao tác hỗn hợp. Các chỉ huy trưởng đồng ư thành lập một nhóm làm việc để soạn thảo một chương tŕnh chi tiết. Người ta đă ghi nhận lời tuyên bố của Đại diện của Việt Nam, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Tướng Nguyễn Năng Nguyên trong Quân Đội Nhân Dân sẽ đẩy mạnh hợp tác với các quân đội trong khối ASEAN « để chống khủng bố và góp phần xây dựng một ASEAN ḥa b́nh, ổn định, thịnh vượng và bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia. »

Tháng 11 năm 2007, ASEAN đồng ư một tiến tŕnh cho Dự Thảo Dự Án và chấp thuận để cho Hội Nghị ADMM mở rộng những mối liên hệ qua một cơ chế được mệnh danh là ADMM Plus. Một Bản tuyên bố chung được công bố lúc đó xác nhận một chương tŕnh làm việc ba năm về đối thoại và hợp tác quốc pḥng.

4. Mua sắm Quốc Pḥng và Hợp Tác Công Nghệ Quốc Pḥng

Vào khoảng thời gian 1990 và 2004, Việt Nam trao đổi phái đoàn cao cấp quốc pḥng với 42 quốc gia. Báo giới cho biết những cuộc thảo luận về một vài khía cạnh của việc mua sắm quốc pḥng, hợp tác công nghệ quốc pḥng , nghiên cứu và phát triển và huấn luyện kỹ thuật nằm trong lịch tŕnh thảo luận với ít nhất 23 quốc gia. Đoạn này t́m hiểu ư định Việt Nam mua sắm vũ khí, các dàn thiết bị và các trang bị quân sự khác ; thỏa ước bảo quản vũ khí và hợp tác công nghệ quốc pḥng.

Việt Nam không dồi dào tài nguyên để cung hiến cho nền quốc pḥng quốc gia. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam theo truyên thống vẫn bổ sung ngân sách của ḿnh qua những sinh hoạt kinh tế và thương mại ; từ khi áp dụng chính sách đổi mới, các xí nghiệp do quân đội quản lư đă thỏa hiệp hợp doanh với những đối tác ngoại quốc để kiếm tiền mặt. T́nh h́nh tài chánh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đặc biệt bấp bênh ngay sau thời gian Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Những con số do Cơ Quan Kiểm Soát Vũ Khí và Giải Giới của Hoa Kỳ đưa ra cho thấy một sự giảm sút rơ nét trong việc nhập khẩu vũ khí từ 1,1 tỷ Mỹ Kim năm 1991 xuống 10 triệu Mỹ Kim năm 1992 và 10 triệu Mỹ Kim năm1993 tăng lên 90 triệu Mỹ Kim năm 1994. Năm 1992, Việt Nam xoay xở để bù đắp chi phi nhập khẩu bằng cách xuất khẩu 10 triệu Mỹ Kim trong việc bán vũ khí. Đây là lần xuất khẩu vũ khí đầu tiên ghi nhận được kể từ năm 1988 (13).

Biểu đồ 3 dưới đây cho thấy những chí phí ước định cho quốc pḥng theo trị giá đồng, đồng tiên Việt Nam, tính theo phần trăm của tổng số lượng chi phí của chính phủ trong thời gian từ 1993 đến 2003 (14). Chi phí quốc pḥng ở vào lưng chừng dưới 30% có phần giảm sút đôi chút vào những năm gần đây. Biều đồ 4 cho thấy ngân sách quốc pḥng chính thức chuyển thành Mỹ Kim trong cùng một hời gian. Ngân sách quốc pḥng đă gia tăng gấp đôi giữa những năm 1993 và 1997 cho đến 2 tỷ Mỹ Kim, rồi giảm xuống trong ṿng hai năm v́ khủng hoàng tài chánh Châu Á, rồi kể từ đó gia tăng một cách đều đặn .


Biểu đồ 3: Tỉ trọng ngân sách quốc pḥng hằng năm



Biểu đồ 4: Ngân sách quốc pḥng hằng năm (quy ra đô la)

Ngân sách quốc pḥng của Việt Nam là một bí mật quốc gia. Việt Nam rất hiếm khi cung cấp những thông tin về việc thu mua vũ khí, những thỏa ước bảo quản và hợp tác cộng nghệ quốc pḥng. Ví dụ, Việt Nam đă chuyền đạt báo cáo về nhập khẩu và xuất khẩu đề ghi vào Sổ Bạ Vũ Khí Quy Ước của Liên Hiệp Quốc hàng năm kể từ năm 1994. Trong thời gian này Việt Nam báo cáo nhập khẩu vũ khí chỉ có 4 năm, 1995, 1997, 2004, 2005. Việt Nam ghi « không » cho tất cả những năm khác. Những báo cáo này không đầy đủ. Ukraine báo cáo bán cho Việt Nam những năm 1995, 1996, 2002 và 2003, không ghi trong báo cáo của Việt Nam (xem Bảng 1)
Bảng 1
Báo Cáo Sổ Bạ Vũ Khí Quy Ước của Liên Hiệp Quốc [1]

Ghi Chú:
[1] Sổ Bạ Vũ Khí Quy Ước ghi nhận dữ liệu do các nước xuất khẩu và nhập khẩu cung cấp theo bày loại chính : chiến xă, thiết giáp, hệ thống pháo tầm cỡ lớn, chiến đấu cơ, trực thăng xung kích và tên lửa và dàn phóng tên lửa.

[2] Báo cáo của Liên Bang Nga cho tài khoá 2004.

[3] Báo Cáo của Cộng Ḥa Czech cho tài khoá 2005.

[4] Báo cáo của Ukraine cho tài khoá 2005.

Cho đến tháng 11 năm 1998, Việt Nam bị ngăn cấm trong việc mua bán vũ khí và trang bị quân sự v́ luật pháp an ninh Hoa Kỳ cấm cản việc buôn bán thiết bị quân sự cho Việt Nam trong đó có kỹ thuật của Hoa Kỳ. Cho đến khi lệnh cấm vận của Hoa Kỳ gỡ bỏ, Việt Nam buộc phải t́m những nước có những thiết bị tương hợp với thiết bị của Xô Viết. Tuy nhiên, điều này không ngăn cấm Việt Nam tham ḍ thị trường. giá cả và sự tương hợpthiết bị quyết định việc thu mua vũ khí và thiết bị quân sự của Việt Nam.

 Liên Bang Nga.

Vào giữa năm 1992, Nga thay đổi đột ngột chính sách của ḿnh và rút ra khỏi vịnh Cam Ranh và bắt đầu một loạt thương thảo với Việt Nam về những kỳ hạn và điều kiện để lưu lại đây. Hai bên không thỏa hiệp được và tháng 5 năm 2002 Nga rút toàn bộ ra khỏi Cam Ranh. Tháng 6 năm1994, Nga và Việt Nam kư một hiệp định hữu nghị thay thế cho Hiệp Định Hữu Nghị và Hợp Tác năm 1978. Tháng 8 năm 1998, Việt Nam và Liên Bang Nga tuyên bố « tinh thần đối tác chiến lược mới », và hai năm sau, cả hai bên cuối cùng đạt thỏa thuận về việc giải quyết những món nợ đặc biệt.

Liên Bang Nga vẫn tiếp tục là nguồn cung cấp chính vũ khí và thiết bị quân sự, nhưng đă có chỉ dấu vấn đề giá cả đă khiến Việt Nam phải đa hoá nhập khấu. Năm 1994, Việt Nam và Nga đă kư ba khế ước mua bán quan trọng (15). Khế ước đầu tiên bao gồm việc bán 6 chiến đấu và oanh tạc cơ Sukhoi Su 27, một máy thiết bị bay mô h́nh hoá và một chương tŕnh huấn luyện cho phi công và nhân viên bảo tŕ. Báo cáo do Nga và Việt Nam gời cho Sổ Bạ Vũ Khí Quy Ước Liên Hiệp Quốc xác nhận việc giao 5 chiếc Su 27 SK và một chiếc Su 27 UBK chiến đấu cơ cho Việt Nam năm 1995. Việt Nam tiếp tục mua thêm 6 chiếc Su 27s (16). Khế ước thứ hai liên quan đến việc bán hai loại chiến hạm nhanh1241RA (Fast Attack Craft ?" FAC) ; khế ước thứ ba liên quan đến việc bán 4 hệ thống ra đa pḥng không.

Năm 1996, Nga và Việt Nam thiết lập một công ty hợp doanh để đồng sản xuất những chiến hạm KBO 200 và loại BPS 500 tại xưởng hải quân Ba Son tại thành phố Hồ Chí Minh. Loại đầu tương đương với tàu hộ tống nhỏ và loại thứ hai là một loại chiến hạm nhanh nhỏ hơn có trang bị tên lửa hải đối hải (SSM ?" Surface to Surface Missile). Việt Nam cũng đề nghị đồng sản xuất ra đa pḥng không và tên lửa hải đối hải. Sau đó, Việt Nam mua thêm 4 chiến hạm nhanh 1241RA và tên lửa SSM (17) . Giữa hai năm1996 và 1998, Nga tân trang 32 chiến đấu cơ b́nh địa một chỗ ngồi Su 22M4 và hai chỗ ngồi Su 22UM3.

Năm 1997, nguồn tin từ công nghệ quốc pḥng Nga cho biết đă bán mốt số chiến đấu xa BP 3A và chiến xa T 8OU cho Việt Nam. Văn Pḥng Thiết Kế Hàng Hải Trung Ương Almaz của Nga giao hai loại tàu tuần tra 14310 Svetlyak vào tháng 12 năm 2002 để dùng cho việc Tuần Tra Bờ Biển.

Mối liên hệ quốc pḥng giữa hai nước được củng cố thêm qua chuyến viếng thăm tháng Hai, tháng ba năm 2001 tại Việt Nam của Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Thời gian ông ở lại đây, cà hai nước đều đồng ư « thắt chặt hợp tác về thiết bị quân sự để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam ». Năm 2002, Liên Bang Nga liệt kê đă bán 8 tên lửa và dàn phóng tên lửa cho Việt Nam trong bản báo cáo hàng năm gởi cho Sổ Bạ Vũ Khí Quy Uớc Liên Hiệp Quốc.(18). Năm 2003, Nga và Việt Nam kư kết thỏa ước mua bán ba vũ khí quan trọng : 4 chiến đấu cơ Su 30 MKK (có thể thêm 8 chiếc nữa) ; hai tàu phóng tên lửa Molnya 1241.8 (hạng Ho A của Việt Nam), cộng thêm với tám chiếc lắp ráp tại Việt Nam (19) và hai khẩu đội (gồm 12 dàn phóng mỗi cái) hệ thống tên lửa hải không S 300PMU1 trong một khế ước trị giá 200 triệu Mỹ Kim. Giao dịch về 12 hệ thống này trị giá vào khoảng 300 triệu nếu tất cả các thiết bị được cung cấp. Tổng số chi phí mua vũ khí năm 2003 đước ước chừng vào khoảng 480 triệu Mỹ Kim.

Năm phi cơ Su 30 được giao vào cuối năm 2004. Tuy nhiên, việc mua 8 tám chiếc c̣n lại xem ra quá đắt đối với Việt Nam. Nhưng chiếc SU 27 và SU 30 cần được tân trang để có thể hoạt động với những tên lửa không đối không, không đối hải và đối hạm, đặc biệt tên lửa R 77 vượt xa tầm nh́n AAM. Khẩu đội S 300PMU1 được giao vào tháng 8 năm 2005.

Tháng 3 năm 2005, được biết Việt Nam có thể mua thêm 8 đến 10 chiến đấu cơ, với loại ưa chuộng SU 27 hoặc SU 30MK. Thiếu hụt ngân sách xem ra là một ngăn trở lớn và là yếu tố quyết định năm đó Việt Nam mua 40 chiến đấu cơ Sukhoi SU 22 đă dùng. Chương tŕnh Dự Án 2100 lắp ráp tàu hộ tống nhỏ của Nga h́nh như đă bị băi bỏ. Người ta luôn luôn nghi ngờ khả năng Việt Nam có những kỹ năng bản xứ để lắp ráp những chiếc tàu tương đối phức tạp như thế. Cộng thêm vào những món « cỡ bự » này, Nga cung cấp cho Việt Nam những phụ tùng và trợ giúp bảo tŕ và tân trang thiết bị quân sự. Nhân công quân sự Việt Nam tiếp tục học tại các trường Cao đẳng quân sự Nga.

Tháng 12 năm 2007, Nga và Việt triệu tập một buổi họp thường niên của Ủy Ban Liên Chính Hợp Tác Kỹ Thuật Quân Sự. Giám đốc của Cục Liên Bang Hợp tác Quân Sự và Kỹ Thuật đứng đầu phái đoàn Nga. H́nh như Việt Nam đang muốn thương lượng với Nga để mua thêm 6 tàu hộ tống «Tarantul 3 ». Nhưng loại 3s được trang bị tên lửa SS N 22 Sunburn giống như những chiến hạm « Sovremmeny » của Trung Hoa. Việt Nam mong muốn có được tàu ngầm tầm cỡ lớn của Nga, khởi sự từ hai hoặc ba dàn dựng. Chưa thấy hợp đồng nào được kư hay sắp được kư cả.

 Ukraine.
Có lẽ Ukraine đứng hàng thứ hai sau Liên Bang Nga là quốc gia cung cấp thiết bị quân sự và huấn luyện kỹ thuật tại Việt Nam. Hợp tác quốc pḥng giữa Việt Nam và Ukraine khởi sự vào tháng 3 năm 1994 khi Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân viếng thăm Kiev. Tổng Tham Muu Phó Quân Đội Nhân Dân tháp tùng vị thử tướng trong một chuyến viếng thăm tháng 6 năm đó. Sau đó, được biết Ukraine bán cho Việt Nam 14 tên lửa R27R1 (470 1) và dàn phóng tên lửa năm 1995 và 6 phi cơ huấn luyện MIG 21 năm 1996. Tổng tham mưu trưởng của quân đội Ukraine viếng thăm đáp lễ tháng 9 năm 1997 và bàn thảo hợp tác về việc mua bán thiết bị, kỹ thuật và huần luyện nhân sự. Kết qua của việc viếng thăm của bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraine đạt thỏa thuận về một chương tŕnh hợp tác kỹ thuật quan sự dài hạn cho đến năm 2005. Theo quy định của hiệp định này, Ukraine sẽ trợ giúp Việt Nam tân trang hệ thống pḥng không của Việt Nam (ra đa, hệ thống liên lạc và tên lửa địa đối không), chiến đấu không phận, lực lượng thủy quân, xe bọc sắt và pháo binh. Đặc biệt, các chuyên viên Ukraine đă thiết lập kế hoạch để canh tân lực lượng thủy quân và pḥng không Việt Nam. Những kế hoạch này đ̣i hỏi sự can thiệp sâu sát của Ukraine trong một số những lănh vực như cải tiến xưởng đóng tàu Ba Son tại thành phố Hồ Chí Minh ; khai triển những thiết bị thử nghiệm hàng hải ; đồng sản xuất vũ khí ; trao đổi sĩ quan hạng trung ; sửa chữa, tân trang và cung cấp tất cả mọi loại thiết bị và vũ khí. Ukraine sẽ huấn luyện từ 30 đến 40 sĩ quan cao cấp Quân Đội Nhân Dân cho đến cấp tướng tại trường cao đẳng quân sự. Theo báo cáo Ukraine gởi cho Liên Hiệp Quốc, họ bán 10 phi cơ huấn luyện chiến đấu cho Việt Nam vào năm 2002 và 2003. Năm 2005, Việt Nam mua 3 chiếc phi cơ « Fitter » không rơ kiểu nào của Ukraine.

4. Mua sắm Quốc Pḥng và Hợp Tác Công Nghệ Quốc Pḥng (TT)

Ấn Độ. Năm 1994, Ấn Độ và Việt Nam kư một thỏa ước về hợp tác quốc pḥng bao gồm việc huấn luyện các sĩ quan Việt Nam tại Viện Quốc pḥng Ấn Độ, bảo quản thiết bị quân sự của Việt nam và tiếp tục thỏa luận đều đặn giữa hai bộ quốc pḥng. Một viên chức Ấn Độ mô tả hiệp định nằm trong khuôn khổ một thỏa ước cấp thấp, trong khi tùy viên quân sự Việt Nam lại tuyên bố « Chúng tôi rất cần sự trợ giúp của Ấn Độ trong việc huấn luyện nhân sự quốc pḥng, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Sự trợ giúp của Ấn Độ về thiết bị quân sự sẽ là một thỏa ước hợp tác lâu dài và chúng tôi vẫn đang c̣n thảo luận về chi tiết ». Không bao lâu sau đó, Việt Nam kư thỏa ước với Công Ty Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) để đại tu và bảo quản từ 8 cho đén 10 động cơ MIG 21 và trợ giúp kỹ thuật liên tục.

Việt Nam xem ra chú tâm nhiều đến việc phát triển hợp tác công nghiệp quốc pḥng. Ví dụ, tháng 5 năm 1995, một phái đoàn quân sự do Tổng Tham Mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân lănh đạo đă thăm viếng Ấn Độ. Phái đoàn đă thăm quan Hyderabad, Dindigul, Madras, Bangalore, Goa, Nasik và Pune để nghiên cứu huấn luyện quân sự và công nghệ quốc pḥng, trong đó bao gồm những sinh hoạt của các công ty như HAL, Ordnance Factories Board (Ủy Ban Công Xưởng Quân Nhu), Bharat Earth Movers Limited (Công Ty hữu hạn Đào Xới Bharat)và Goa Shippers Limited (Công ty hữu hạn đóng tàu Goa).

Sau này, Ấn Độ nhận lời hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng công nghiệp quốc pḥng để sản xuất những vũ khí cỡ nhỏ và trung b́nh và những sản phẩm quân nhu (The Times of India, ngày 29/3/2000). Việc mua bán vũ khí trong tương lai có thể bao gồm trực thăng đa năng tiên tiến, chiến hạm và tên lửa chống chiến hạm và pḥng không.

Năm 2000, Ấn Độ và Việt Nam kư một hiệp định quốc pḥng rộng tầm (20). Tài liệu này đặt nền tảng cho sự hợp tác quốc pḥng mỗi lúc một gia tăng và nâng cấp liên hệ lên đến những buổi họp định kỳ giữa các bộ trưởng quốc pḥng và trao đổi viễn kiến chiến lược và chia sẻ t́nh báo. Chiếu theo hiệp định năm 2000, Ấn Độ sẽ trợ giúp Việt Nam sửa chữa và đại tu đội ngũ 120 phi cơ MIG 21 và huấn luyện phi công chiến đấu và chuyên viên kỹ thuật Việt Nam . Hải Quân Ấn Độ sẽ giúp sửa chữa, tân trang và xây dựng giang thuyền tuần tra gia tốc cho hải quân Việt Nam và huấn luyện nhân sự kỹ thuật (The Hindu, 28/3/2000). Hiệp nghị c̣n bao gổm những cuộc thao dợt hải quân song phương và phối hợp tuần pḥng của Cành sát Hải quan Việt Nam và Đội Tuần pḥng Bờ Biển Ấn Độ.

Tháng10 năm 2002, Việt Nam yêu cầu Ấn Độ huấn luyện điều khiển tàu ngầm nhưng không rơ việc này có liên quan đến việc thu mua năm 1997 hai dàn nhỏ từ Bác Triều Tiên hoặc là một chương tŕnh mới. Dù sao đi nữa, lời yêu cầu này biểu hiện giai đoạn thứ nhất trong việc thực thi ư định dài lâu phát triển khả năng huy động chiến trận dưới mặt biển.

Năm kế tiếp (2003), Viêt Nam huần luyện chiến tranh du kích cho quân đội Ân Độ. Tháng 5 năm 2003, Ấn Độ và Việt Nam kư một bản «Tuyên bố Chung về Khung Hợp Tác Hiểu Biết» trong đó bao gồm : những hội nghị cấp cao thường kỳ, hợp tác chặt chẽ tại Liên Hiệp Quốc và những diễn đàn quốc tế khác, trợ giúp và tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hỗ tương, từng bưosc phát triển hợp tác trong lănh vực an ninh và quốc pḥng.

Năm 2007, với những buớc tiến quan trọng, Ấn Độ và Việt Nam tuyên bố thiết lập «hợp tác chiến lược» trong thời gian Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm viếng. Tháng 11, Ấn Độ và Việt Nam tổ chức Đối Thoại An Ninh lần thứ ba tại Tân Đề Li (New Delhi) và quyết định xúc tiến hợp tác trong việc huấn luyện các hạ sĩ quan, tổ chức đối thoại an ninh hàng năm, chia sẻ giám định về những vấn đề hai nước cùng quan tâm chung như an ninh hàng hải, quản lư biến giới và pḥng chống nổi loạn, huấn luyện trong những công tác ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc, và mời những quan sát viên Việt Nam tham gia những sinh hoạt quân sự của Ấn Độ. Tháng 12, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Ấn Độ A.K. Anthony thăm viếng Hà Nội với sự tháp tùng của Phó Tham Muu Trưởng và các sĩ quan cao cấp không quân và hải quân. Ấn Độ thỏa thuận cung cấp Viêt Nam 5.000 phụ tùng thiết yếu cho các chiến hạm loại Petya chống tàu ngầm để cho chúng hoặt động hữu hiệu. Thêm vào đó, Ấn Độ chấp thuận gởi đến Việt Nam một đội bốn người vào nửa năm đầu 2008 để huấn luyện công tác ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc. Cuối cùng, hai bên đồng ư thiết lập một Nhóm Làm Việc Hỗn Hợp để tạo điều kiện dễ dàng cho việc kư kết Bị Vong Lục Hữu Nghị về hợp tác quốc pḥng (bao gồm hợp tác về quốc pḥng, bảo vệ lănh hải , bảo vệ không phận và huấn luyện nhân viên). Phái đoàn Ấn Độ cũng đă viếng thăm công nghệ quốc pḥng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Trưởng Quốc Pḥng Việt Nam nhờ Ấn Độ trợ giúp trong việc huấn luyện nhân sự quân sự (21), gia tăng những trao đổi phái đoàn, gia tăng hợp tác huấn luyện, hợp tác giữa hai công nghệ quốc pḥng, gia tăng nhịp độ thăm viếng hải quân thân hữu, áp dụng kỹ thuật thông tin và tin học, trợ giúp kỹ thuật cho hải quân Việt Nam

Gần đây nhất, Trung Tướng Trương Quang Khánh, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Công Nghệ Quốc Pḥng, Bộ Trưởng Quốc Pḥng, tham dự một cuộc triển lăm quốc pḥng quốc tế, DEFEXPO 2008 (Defense Expo) tại New Delhi tháng 2 năm 2008. Cùng vào tháng đó Đô Đốc Sureesh Meht, Tham Mưu Trưởng Quân Đội, thăm viếng Hà Nội và tại đây ông gặp Thứ Trưởng Quốc Pḥng Trung Tướng Nguyễn Khắc Viện. Đô Đốc Mehta thanh tra Công Ty Đóng Tàu Hồng Hà và cũng thăm viếng thành phố Hồ Chí Minh trước khi lên đường. Cuối cùng, vào tháng 4, Chỉ Huy Phó Bộ Tư Lệnh Hải Quân Đông Ấn, Phó Đô Đốc R.P.Suthan cầm đầu hái chiến hạm đến cảng Hà Nội. Ông thỏa luận với Phó Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân, Trần Quang Khuê.

Châu Âu. Cộng thêm với những thỏa ước mua vũ khí với Nga và Ukraine, Việt Nam cũng đă thăm ḍ khả năng mua thiết bị quốc pḥng và hỗ trợ quân sự với các nước Châu Âu, đặc biệt với các cựu thanh viên của Hiệp Ước Warsaw .

Đầu những thập niên 1990, Việt Nam mua 9 phi cơ huấn luyện Albatross Aero L 39 của cựu Cộng Ḥa Czech và Slovak, và sau này nhờ trợ giúp của họ trong việc bảo tŕ và sửa chữa. Năm 1995, Việt Nam kư thỏa ước với Omnipol để mua kỹ thuật và thiết bị để sản xuất súng phóng tên lửa nhiều ống tại Việt Nam. Tháng 5 2003, bộ trưởng ngoại giao Czech thăm viếng Hà Nội và đề nghị trợ giúp Việt Nam tân trang xe tăng T 72. Ông bộ trưởng cũng đề nghị bán những quân phục và thiết bị chống vũ khí hoá học. Được biết ít nhất 5 chiếc phi cơ SU 22UM3 cộng ḥa Czech hai chổ ngồi đă được giao cho VIệt Nam năm 2005 và có thể hơn 25 chiếc phụ trội SU 22MU4 đă gởi đến Việt Nam (tài liệu của Ba Lan, xem ở dưới).

Tháng 7 năm 1994, Thủ tướng Slovakia với bộ trưởng quốc pḥng và một số đại diện của công nghệ vũ khí tháp tùng đă đến thăm viếng Việt Nam. Trong thời gian ở Hà Nội họ ghi nhận ư định Việt Nam mua xe tăng T 72 và pháo bị. Tháng kế tiếp chủ tịch nhà nước Việt Nam thăm viếng Slovakia và đề nghị hợp tác giữa hai công nghệ quốc pḥng, bao gồm việc sản xuất những chiến hạm quốc pḥng. Tháng 5 năm 2002, bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam Phạm Văn Trà viếng thăm Cộng Ḥa Slovak. Tướng Trà thăm ḍ đối tác để hợp tác công nghiệp quốc pḥng và tân trang thiết bị quân sự tại những công xưởng của Slovak. Tướng Trà đặc biệt chú ư đến hệ thống pḥng không dị động Brams, và thiết giáp nhẹ Aligator. Tướng Trà trở về Hà Nội với kế hoạch đề xuất của công nghệ quốc pḥng Slovak.

Bulgari và Việt Nam gia hạn hiệp định hợp tác quốc pḥng năm 1997 trong thời gian viếng thăm của bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam. Hiệp Định này bao gồm sự hợp tác trong các lănh vực cung cấp phụ tùng phi cơ MIG 21, sủa chữa thiết bị quân sự, khoa học quân sự và quân y và trao đổi nhân sự. Tháng 10 năm 2007, Bộ trưởng quốc pḥng Bulgari thăm viếng Việt Nam để bàn thảo việc hợp tác quân sự trong việc huấn luyện ngôn ngữ, văn hoá, thể thao và đặc biết đáng chú ư hơn là kỹ thuật quân sự.

Tháng 12 năm 1998, Thứ Trưởng Quốc Pḥng Ba Lan thăm viếng Việt Nam để thảo luận về hợp tác đóng tàu và bán vũ khí ( gồm có MIG 20 và vũ khí lục quân). Ba Lan trợ cấp 70 triệu Mỹ Kim cho Việt Nam để giúp thành lập công xương đóng tàu. Tháng 5 năm 2000, Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng Việt Nam thăm viếng Ba Lan và ngỏ ư muốn mua trực thăng Anaconda và phi cơ Bryza. Cả hai bên thảo luận việc hợp tác tương lai trong những lănh vực như tân trang chiến xa ( hệ thống tác xạ mới), đồng sản xuất đạn dược và huấn luyện sĩ quan.

Tháng 10 năm 2003, Việt Nam kư thỏa ước mua đến 10 chiếc phi cơ chuyên chở STOL (cất và hạ cánh tầm ngắn) Polskie Zaklady Lotnicze PZL M28 để dùng vào việc giám sát hải phận và việc tuần tra biên giới của Ba Lan trị giá ước lượng 40 triệu Mỹ Kim. Hai phi cơ đă được giao vào tháng 12 năm 2004 và hai chiếc sau được giao vào giữa năm 2005. Phi cơ này có thể do không quân điều khiển. Đầu tháng 3 năm 2005, được biết Ba Lan có thể cung cấp xe tăng T 72 MBT cùng với huấn luyện và bảo tŕ thiết bị cơ bản, cũng nhu đạn dược. Việc chuyên chở 150 chiếc xe tăng cũ, có lẽ lấy từ kho dự trữ tồn đọng, khởi sự vào quư thứ ba năm 2005. Cũng năm 2005, Việt Nam mua 40 phi cơ SU 22M của Ba Lan.
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân, Tướng Nguyễn Khắc Viện, viếng thăm Belarus ngày 21 23 tháng 6 năm 2007 và thỏa luận với Bộ Trưởng Quôc Pḥng Tướng Leonid Maltsev và Đệ Nhất Thứ trưởng quốc pḥng Trung tướng Sergei Gurulev. Một năm sau (tháng Giêng năm 2008) Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Ủy Ban Công Nghệ Quốc Pḥng Belarus viếng thăm Hà Nội để nói chuyện với Bộ Trưởng Quốc Pḥng Tướng Phùng Quang Thanh.

Ngoài các cựu thành viên Hiệp Ước Warsaw, Việt Nam thăm ḍ mua vũ khí và hợp tác quốc pḥng với một số quốc gai Châu Âu. Năm 1997, được biết Việt Nam đă nhận thiết giáp Pháptrong ṿng «hai năm qua». Vào giữa năm 1997, Việt Nam thảo luận với Serbia Montenegro để mua chiến xa T 55 tân trang. Năm kết tiếp Phần Lan đề nghị bán cho Việt Nam những phụ tùng rời phi đội MIG 21 bỏ xó. Tháng 2 năm 2005, báo cáo cho biết Lực Lượng Quốc Pḥng Phần Lan dự trù bán môt lô có đến 70 chiếc xe tăng T 54 và T 55 thời Liên Bang Xô Viết (MBT Main Battle Tank).

Tháng 6 năm 1997, Anh Quốc đă dùng chiến hạm HMS Beaver ghé cảng Việt Nam để bán những thiết bị quốc pḥng. Tháng 3 năm 1999, Hoàng Thân Andrew dẫn một phái đoàn 11 xí nghiệp đến thành phố Hồ Chí Minh để tŕnh bán những thiết bị quốc pḥng. Cuộc viếng thăm của hoàng thân Andrew trung hợp với việc ghé cảng của chiến hạm HMS Boxer. Cuối cùng, năm 1999 Việt Nam tỏ ư muốn mua vệ tinh liên lạc quân sự đầu tiên. Các viên chức Việt Nam đă tiếp xúc với Alcatel, một công ty Pháp, cũng như Cty Matra Marconi Space, một công ty hỗn hợp Anh Pháp (Hà Nội cũng dă tiếp xúc với các xí nghiệpHoa Kỳ Lockheed Martin và Loral Space).

Năm 2005, nước Áo chấp thuận tài trợ việc phát triển trường dạy nghề kết hợp với Bộ Quốc Pḥng của Việt Nam. Ngày 15 tháng Giêng năm 2008, nước Áo chấp thuận cung cấp thêm 15 triệu (Mỹ Kim ?) cho chương tŕnh này để sang giai đoạn thứ ba. Tháng 12 năm 2007, Trung Tướng Gianni Botondi, Tổng Thư Kư Quốc Pḥng và Trang Bị Vũ Khí của Ư Đại Lợi chính thức viếng thăm Việt Nam để bàn thảo về cơ cấu kỹ nghệ quốc pḥng. Ư và Việt Nam đồng ư thiết lập một nhóm làm việc để xúc tiến hợp tác song phương. Tháng 5 năm 2008, Thứ Trưởng Quốc Pḥng, Trung Tướng Nguyễn Huy Hiệu, đến Thụy Sĩ để bàn thảo với Cục Trưởng Quốc Pḥng, Bảo vệ Dân sự và Thể thao Liên Bang để đẩy mạnh hợp tác quốc pḥng. Tướng Hiếu tham quan một số kỹ nghệ Thụy Sĩ.

Các nguồn cung cấp khác. Chỉ c̣n ba nước khác bán vũ khí và hỗ trợ nỗ lực hiện đại hoá quân đội : Israel (Do Thái), Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Năm 1993 những xí nghiệp quốc pḥng Israel đề nghị tấn trang toàn đội phi cơ, thiết giáp và khẩu pháo do Liên Bang Xô Viết sản xuất. Tháng Giêng năm 1994, các viên chức trong Công Nghệ Quốc Pḥng của Bộ Quốc Pḥng và Tổng Cục Kỹ Thuật thăm viếng Israel để uớc định sợ hỗ trợ của Israel trong việc tân trang hệ thống liên lạc của Quân Đội Nhân Dân. Năm sau, một công ty Israel kư kết khế ước tân trang hệ thống liên lạc quân sự của Việt Nam. Năm 1999, các công ty Israel đă thất bại trong khế ước bỏ thầu tân trang phi đội MIG của Việt Nam. Trong thời gian viếng thăm của Phó Thủ Tướng Nguyền Công Tấn tháng 11 năm 1999, người ta được biết các kỹ nghệ quốc pḥng của Israel đă kư khế ước với Việt Nam để xuất khẩu trang bị quốc pḥng. Không có chi tiết nào khác được tiết lộ.

Năm 1994, Việt Nam và nước Công Ḥa Nhân Dân Triều Tiền trao đổi thăm viếng cấp bộ trưởng quốc pḥng. Hai bên đồng ư một cuộc trao đổi trong đó Việt Nam cung cấp gạo để đổi lấy phụ tùng vũ khí và đạn dược. Tháng 12 năm 1996, Thứ Trưởng Quốc Pḥng Việt Nam, Tướng Nguyễn Thới Bung, thăm viếng Bắc Triều Tiên và kư kết hợp đồng trị giá 100 triệu Mỹ Kim gồm có tiên lửa pḥng không di dộng Igla (SA 16 Gimlet) và tên lửa liên lục địa tầm ngắn. Năm sau Việt Nam nhận hai chiếc tàu ngầm Triều Tiên Yugo loại nhỏ và tân trang chúng tại Vịnh Cam Ranh. Tháng 4 năm 1999, Việt Nam mua một số tên lửa SCUD C địa đối địa với tầm bắn 550 cây số (với lượng chất nổ 770 kư). Năm 2003, báo cáo cho biết Bắc Triều Tiên đă bán một số kỹ thuật quân sự không rơ cho Việt Nam (Far Eastern Economic Review, 13/2/2003).

Năm 1994, hai năm sau khi Việt nam và Nam Triều Tiên thiết lập ngoại giao với nhau, Việt Nam thăm ḍ Tổ Hợp Hyundai để mua hải thuyền thần tốc 80 tấn để tuần tra duyên hải. Các viên chức của Hyundai không phủ nhận tin này nhưng tuyên bố họ không xin giấy phép xuất khẩu. Tháng 4 năm 1995, hai bộ trưởng quốc pḥng đồng ư, trong cùng nhiều vấn đề khác, trao đổi trạng bị kỹ nghệ quốc pḥng. Tháng 10 cùng năm đó, Nam Triều Tiên thiết lập văn pḥng tuy viên quân sự đầu tiên tại Hà Nội.

Bộ trưởng quốc pḥng hai nước trao đổi thăm viếng cuối năm 2000 và đầu năm 2001. Trong cuộc thăm viếng của bộ trưởng quốc pḥng Nam Triều Tiên, lịch tŕnh bao gồm việc trao đổi kỹ thuật quốc pḥng và các công nghiệp liên thuộc. Trong cuộc viếng thăm đáp lễ của bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam hai bên thỏa thuận bị vong lục hữu nghị ; bị vong lục thứ nhất đề cập đến hợp tác trong công nghệ quốc pḥng và hậu cần, trong khi bị vong lục thứ hai bao gồm trao đổi huấn luyện quân sự. Bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam đă thăm viếng nhiều lần các xí nghiệp Nam Triều Tiên và các nhà chế tạo vũ khí. Vào lúc đó Công Nghiệp Nặng và Cơ Cấu Máy Móc Daewoo đang có ư định phối hợp ngành nghề để tân trang những kho thiết giáp do Hoa Kỳ sán xuất. Tháng 11 năm 2001, Nam Triều Tiên tổ chức một cuộc triển lăm sản phẩm quân sự và điện tử trong lúc ba chiến hạm của họ ghé cảng. Tháng 9 năm 2007, hai chiến hạm Nam Triều Tiên (một tàu khu trục và hai tàu hậu cần) ghé cảng thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 1 năm 2008, Chỉ Huy Trưởng Hải QuânViệt Nam, Phó Đô Đốc Nguyễn Văn Hiền, mở một thăm viếng hiếm có năm ngày tại Seoul (Hán Thánh) để bàn thảo việc mở rộng liên hệ giữa hai lực lượng hải quân. Phó Đô Đốc Hiền gặp gỡ và bàn thảo với Chỉ Huy Trưởng Hải Quân Tác Chiến của Nam Triều Tiên, Đô Đốc Song Young Moo. Cả hai vị đô đốc bàn thảo về việc đẩy mạnh hợp tác trang lănh vực công nghệ quốc pḥng.

 5. Cơ cấu bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa, 1991-2007

 Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN).
Bang giao Việt Nam với Trung Hoa được cấu trúc trên căn bản đa phương với tính cách là thành viên của ASEAN, Diễn Đàn ASEAN và các tổ chức đa phương khác, và song phương qua thỏa ước khung hợp tác dài hạn. Khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam nhận trách nhiệm thi hành tất cả những thỏa thuận đa phương mà ASEAN đă kư với Trung Hoa.
Tháng 7 năm 1994 ASEAN và Trung Hoa đă thỏa thuận thành lập hai ủy ban hỗn hợp ?" một về hợp tác khoa học và kỹ thuật và hai về hợp tác kinh tế và thương mại. ASEAN và Trung Hoa cũng đồng ư tham khỏa nhau về những vấn đề chính trị và an ninh ở mức độ cao cấp. Hội Nghị Các Viên Chức Cao Cấp Trung Hoa và ASEAN được tổ chức lần đầu tiên tại Hàng Châu (Hangzhou) tháng 4 năm 1995.
Năm 1996, Trung Hoa được ASEAN chấp thuận vị thế đối tác đối thoại chính thức, và tháng 2 cùng năm. ASEAN và Trung Hoa chính thức hóa sự hợp tác bằng cách thiết lập Ủy Ban Hợp Tác ASEAN và Trung Hoa (ASEAN-China Joint Cooperation Committee (ACJCC). Uỷ Ban ACJCC lần đầu tiên nhóm họp tại Bắc Kinh và họ đồng ư Ủy Ban này sẽ « có nhiệm vụ điều hợp cho tất cả những cơ cấu của ASEAN-Trung Hoa ở cấp độ điều hành. » Là đối tác của ASEAN, Trung Hoa thường xuyên tham dự trong tiến tŕnh tham khảo Hội Nghị Hàng Năm Hậu Bộ ASEAN. Việc này diễn ra dưới h́nh thức hội nghị giữa ASEAN và10 đối tác (ASEAN Ten Plus Ten) và một hội nghị riêng biệt giữa các thành viên ASEAN với mỗi một đối tác (ASEAN Ten Plus One).
Mối bang giao Trung Hoa và ASEAN tiến triển vào tháng 11 năm 2002 qua việc kư kết ba tài liệu quan trọng : Hiệp Định Khung về Cộng Tác Kinh Tế Giữa các Nuoswc ASEAN và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Tuyên Bố Chung của Trung Hoa và ASEAN về Hợp Tác trên Lănh Vực An Ninh Không Quân Sự, Thỏa Ước về Cung Cách Hành Xử Và Giải Quyết Tranh Chấp trên Biển Đông (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea ?" DOC). Hiệp ước thứ nhất đặt nền tảng cho Khu Vực Thương Mại Tự Do Trung Hoa và ASEAN. Tuyên bố chung về an ninh không thuộc lănh vực quân sự được chính thức hóa trong Bị Vong Lục Hữu Nghị tháng 1 năm 2004. Bị Vong Lục này là kết quả của hội nghị được tổ chức tại Bangkok vào tháng 4 năm 2003 để thảo luận hợp tác pḥng chống Hội Chứng Hô Hấp Cấp Tính Nặng (SARS) (23). Một bước tiến quan trọng đă được thực hiện trong việc thiết lập khu vực thương mại tự do vào tháng 1 năm 2007 khi Trung Hoa và ASEAN kư kết Hiệp Ước Thương mại Dịch Vụ tại hội nghị thứ 10 tại Cebu, Phi Luật Tân.
Khởi đầu, ASEAN muốn thương lượng Quy Ước Hành Xử về Biển Đông Hải. Trung Hoa cưỡng lại áp lực ngoại giao của ASEAN không chấp thuận một quy ước chính tức liên kết với pháp lư. Tuy nhiên, Trung Hoa và ASEAN đă khai triển một hợp tác chưa từng có với Hiệp Ước DOC (Hiệp Ước về cung cách hành xử và giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông Hải). Tháng 9 năm2003, Ngô Bang Quốc (Wu Bangguo), chủ tịch Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân, đề nghị khai thác dầu hỗn hợp và phát triển những vùng chen gối lẫn nhau tại Biển Đông Hải (xem thảo luận phần dưới). Đầu năm 2004, ASEAN và Trung Hoa thỏa thuận thành lập một Nhóm Làm Việc Hỗn Hợp để thực thi Hiệp Ước DOC.
Đối Tác Chiến Lược v́ Ḥa B́nh và Thịnh vượng. Tháng 10 năm 2003, khu vực tương tác của Trung Hoa với ASEAN được nâng cao khi Trung Hoa gia nhập Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác , (24) và Trung Hoa ra một tuyên cáo chung với ASEAN thiết lập đối tác chiến lược. Tuyên bố chung là một thỏa ước chính thức đầu tiên giữa Trung Hoa và một tổ chức địa phương vùng, cũng như là đầu tiên đối với ASEAN. Tuyên bố chung bao trùm một lănh vực rộng lớn và bao gồm một khoản tài trợ để bắt đầu một cuộc trao đổi mới cũng như hợp tác trong những vấn đề chính trị.(25)
Tháng 7 năm sau, Hội Viên Hội Đồng Quốc Gia Tang Jiaxuan (Đường Gia Tuyền) nêu lên viễn ảnh phát triển « gia tăng bang giao chiến lược » với ASEAN trong cuộc thảo luận với Tổng Thư Kư Ong Keng Yong tại Bắc Kinh. Kết quả là Trung Hoa và ASEAN thảo một Kế Hoạch Hành Động Năm Năm (2005-2010) vào cuối năm 2004. Kế hoạch này, không kể những cái khác, bao gồm một cam kết chung để gia tăng những thăm viếng cấp cao thường xuyên và song phương, hợp tác trong lănh vực an ninh không quân sự, đối thoại an ninh và trao đổi hợp tác quân sự. (26). Kế Hoạch Hành Động dặt ra những mục tiêu sau :
? Đẩy mạnh sự tín nhiệm hỗ tương trong lănh vực quốc pḥng và quân sự với nhăn quan duy tric ḥa b́nh và ổn định trong vùng ;
? Trao đổi đối thoại, tham khảo, hội nghị chuyên đề về an ninh và quốc pḥng;
? Thắt chặt hợp tác trong việc huấn luyện quân sự ;
? Chú ư quan sát thao dượt của mỗi bên và nghiên cứu khả năng thực hiện những cuộc thao dợt quân sự hỗn hợp song phương hoặc đa phương ; và
? Nghiên cứu và đẩy mạnh hợp tác trong lănh vực ǵn giữ ḥa b́nh.
ASEAN không sẵn ḷng xúc tiến hợp tác quân sự với Trung Hoa một cách quá nhanh chóng. Tháng 5 năm 2004, trong thời gian tân Thủ Tướng Mă Lai, Abdullah Badawi, viếng thăm Bắc Kinh, đồng nghiệp Trung Hoa của ông, Thủ Tướng Ông Gia Bảo (Wen Jiabao) đề nghị xem xét việc kết hợp để duy tŕ an ninh đường hàng hải giao thông qua eo biển Malacca. Lời đề nghị này được Thượng Tá Vương Tông Xuân(Wang Zhongchun), phó giám đốc Đại Học Quốc Pḥng Trung Hoa, đăng trên báo một tháng sau. Trong một tài liệu tŕnh bày tại diễn đàn Trung Hoa và ASEAN, ông Vương đề nghị thao dợt và tuần tra hàng hải ( cũng như trao đổi những tin t́nh báo về khủng bố). Theo một nhà phân tích, lời đề nghị của ông Vương được tiếp đón một cách lạnh nhạt, với nhiều hoài nghi. Tuy nhiên, ba năm sau, Nam Dương muốn sự trợ giúp kỹ thuật của Trung Hoa lẫn Nhật Bổn trên căn bản ASEAN rộng mở và song phương để thiết lập năng lực của các nước có ven biển. (28)
Tháng 11 năm 2004,tại Hội Nghị Thượng đỉnhTrung Hoa ?"ASEAN lần thứ 8, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo một lần nữa lại đề nghị tạm gác tranh chấp Biển Đông Hải « trong lúc t́m cách hợp tác phát triển ». Việc này đă dẫn đến một bước xuyên phá quang trọng vào tháng 3 năm sau khi các công ty dầu hỏa của Trung Hoa, Phi Luật Tân, và Việt Nam kư kết một Hiệp ước nhằm thử nghiệm địa chấn hỗn hợp tại Biển Đông Hải.
Tháng 7 năm 2005, Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào lập lại lời mời cộng tác phát triển trong thời gian ông viếng thăm Brunei, Nam Dương và Phi Luật Tân (30). Tháng đó, Trung Hoa và ASEAN thành lập một Nhóm Làm Việc Hỗn Hợp của Hiệp Ước DOC và giao trách nhiệm cho nhóm này để thực thi Hiệp Ước. Nhóm Làm Việc nhóm họp lần thứ hai tại Hải Nam vào tháng 2 năm 2006. V́ những cuộc tấn công chí tử vào những hải thuyền đánh cá Trung Hoa vào tháng 5 năm 2006, Trung Hoa, Phi Luật Tân và Việt Nam đă chấp thuận củng cố hợp tác trên vùng Biển Đông Hỉa. (31).
Hợp tác chiến lược ASEAN và Trung Hoa được củng cố qua việc nhóm họp đầu tiên về an ninh vùng giữa các viên chức ngành quốc pḥng tại Bắc Kinh vào tháng 7 năm 2006. ASEAN và Trung Hoa cũng tổ chức một Hội Nghị Thượng Đỉnh Kỷ Niệm tại Nanning (Nam Trữ) đẻ đánh dấu kỷ niệm 15 năm quy chế đối tác của Trung Hoa. Cuối năm 2006, ASEAN và Trung Hoa đă thỏa thuận 28 « cơ cấu khung hợp tác », trong đó bao gồm những tham khảo thường xuyên giữa các viên chức cao cấp về vấn đề hợp tác chiến lược và an ninh chính trị, một hội nghị hàng năm giữa các bộ trưởng ngoại giao, và một hội nghị thượng đỉnh của cấp lănh đạo chính quyền (32). Những tiến triển này tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc phát triển hợp tác an ninh và quốc pḥng trong tuong lai.

 Diễn Đàn ASEAN - ASEAN Regional Forum (ARF)

Việt Nam là một thành viên sáng lập của Diễn Đàn ASEAN năm 1994. Tư cách thành viên trong ARF giúp cho Việt Nam có được một khung đa phương trong mối liên hệ an ninh quốc pḥng và tương tác với Trung Hoa.
Khi Trung Hoa lần đầu tiên tham gia Diên Đàn ASEAN không mấy ai tin về những sinh hoạt đa phương v́ nó có thể phương hại đến chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, với thời gian, Trung Hoa đă ḥa nhập trong sự cộng tác an ninh đa phương dưới sự bảo trợ của ARF. Trung Hoa đă đóng một vai tṛ đặc biệt tích cực trong chương tŕnh làm việc liên hội nghị liên quan đến tiến tŕnh xây dựng ḷng tín nhiệm. Ví dụ, tháng 3 năm 1997, Trung Hoa tổ chức Nhóm Liên Hội Nghị Đẩy Mạnh Tiến Tŕnh Xây Dựng Tín Nhiệm, và tổ chức lần nữa vào tháng 11 năm 2003.
Năm 1997, Trung Hoa gởi đại diện đến họp ARF của các Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng và tổ chức họp ARF lần thứ 4 của các Trương Cao Đẳng Quốc Pḥng tháng 9 năm 2000. Cuộc họp được Bộ Trưởng Quốc Pḥng Trí Hạo Điền (Chi Haotian) khai mạc và tuyên bố sự quan tâm của diễn đàn ARFđối với đối thoại và tham khảo biểu hiện « một ư niệm an ninh mới » và khuynh hướng « đa cực hóa » trong vùng. Ông Trí ghi nhận những điểm gây cấn vẫn c̣n tồn tại, « tinh thần bá chủ và quyền lực chính trị đă t́m những con đường mới » và « dân chủ và nhân quyền » đă được dùng để làm cớ để can thiệp, và « tinh thần ly khai » đang lan tràn. Tất cả những điều này sẽ gây nguy hại hoặc tổn thương đến an ninh và ổn định trong vùng. V́ vậy chúng tôi kêu gọi tất các quốc gia chấp nhận quy luật mới về an ninh dựa trên sự b́nh đẳng, đối thoại, ḷng tin cậy hỗ tương và hợp tác » (34). Năm 2000, Trung Hoa cũng đóng góp lần đầu tiên cho Viễn Tượng An Ninh Hàng Năm của ARF và tự nguyện tŕnh bày những vấn đề an ninh trong vùng.
Trong khi những đóng góp của Trung Hoa trên diễn đàn ARF trong chương tŕnh xây dựng tín nhiệm đă chuyển biến theo thời gian, mối bang giao ngăn ngừa xung đột có phần giới hạn hơn. Trong Quyển Sách Trắng Quốc Pḥng phát hành cuối năm 2000, Trung Hoa đưa ra những nhận định thận trọng như sau :
« Trung Hoa xác định diễn đàn ARF nên tiếp tục chú tâm đến những biện pháp xây dựng tín nhiệm, thăm ḍ những quy tắc và phương pháp mới về an ninh, và bàn thảo vấn đề ngoại giao ngăn ngừa xung đột. Đồng thời, Trung Hoa tin tưởng những cánh đối tác liên hệ phải thảo luận trước hết về ư niệm, định nghĩa, nguyên tắc và tầm ảnh hưởng của phương pháp ngoại giao pḥng ngừa xung đột trong vùng Châu Á -Thái B́nh Dương và đặt được đồng thuận trên phương diện này. » (35)
Theo nhận định của một chuyên gia về Trung Hoa « hai điều trong những nội dung của tài liệu (Sách Trắng Quốc Pḥng năm 2000) là tầm quan trong của nền ḥa b́nh và phát triển được xem như là động lực thúc đẩy phát triển toàn bộ, và hệ quả bắt buốc để thực thi chính sách ngoại giao trên căn bản tiến tŕnh hợp tác đa phương ».(36). Kể từ năm 2000, Trung Hoa luôn đề cao ư niệm an ninh mới làm khung cho sự hợp tác đa phương. Ví dụ, tháng 7 năm 2002, Trung Hoa phác họa ư niệm an ninh mới trong một tài liệu xác định lập trường được tŕnh bày tại hội nghị các bộ ARF.
Năm 2003, Trung Hoa đă đề xướng một chuóng tŕnh phổ biến ư niệm an ninh mới. Tại Hội Nghị thường niên ARF cấp bộ tại Phnom Penh, Trung Hoa đề nghị thành lập Hội Nghị Chính Sách An Ninh bao gồm các viên chức cao cấp quân sự và dân sự (cấp thứ trưởng) thành viên của ARF. Mục tiêu của cơ cấu an ninh mới này là soạn thảo một hiệp ước an ninh để thúc đẩy « ḥa b́nh, ổn định và thịnh vượng » trong vùng. Các vien chức Trung Hoa nói rằng Hiệp Ước mới này sẽ đáp ứng những ưu tư của tất cả thành viên ARF và bảo đảm an ninh qua hành động hợp nhất hơn là t́m kiếm « an ninh tuyệt đối cho bản thân và đe dọa an ninh của những nước khác »(37). Trung Hoa soạn thỏa và phổ biến tải liệu này trước khi tổ chức lần đầu tiên Hội Nghị Chính Sách An Ninh ARF vào tháng 11 năm 2004. (38)
Tại Hội Nghị Cấp Bộ ARF lần thứ 11 năm 2004, Trung Hoa tŕnh bày một loạt đề nghị để ARF phát triển trong tương lai. Những điều này được tóm tắt như sau :
Để duy tŕ chức năng của diễn đàn và tôn trọng những quy tắc căn bản trong việc quyết định qua phương thức thỏa hiệp, bước những bước tiệm tiến, và hoạt động theo nhịp độ thoải mái cho tất cả mọi thành viên để khuyến khích sáng kiến và sự tham gia tích cực của tất cả thành viên ; đẩy mạnh không ngừng nghỉ và củng cố những phương sách xây dựng tín nhiệm (Confidence-Building Measures ?" CBM) đồng thời tích cực chú ư đến vấn đề ngoại giao ngăn ngừa xung đột, để từng bước một t́m ra những phương pháp hợp tác và phương thức giải quyết cho ngoại giao pḥng xung đột thích hợp với khu vức và nhu cầu hiện tại ; để thúc đẩy sự tham gia của các viên chức quốc pḥng, đẩy mạnh trao đổi và hợp tác giữa các quân đội của các nước liên hệ và quân đội có trọng trách trong việc gia tăng ḷng tin nhiệm hỗ tương ; đề cao hợp tác trong những lănh vực an ninh không quân sự chẳng hạn như chống khủng bố và những tội ác vượt qua biên giới quốc gia.(39)
Sách Trắng Quốc Pḥng 2004 của Trung Hoa nhận diện 5 lănh vực chính của hợp tác an ninh quốc tế : tham khảo và đối thoại chiến lược ; hợp tác an ninh vùng ; hợp tác trong lănh vực an ninh không quân sự, tham gia những công tác ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc ; trao đổi quân sự. Chương 9 nhấn mạnh tầm quan trọng Trung Hoa đặt vào mối tương tác giữa ASEAN và Diễn Đàn ASEAN vùng.
Sách Trắng Quốc Pḥng cũng đă vạch ra chính sách của Bắc Kinh trong vấn đề hợp tác quốc tế trong lănh vực khoa học liên quan đến quốc pḥng. Theo tài liệu này, hàng xuất khẩu của Trung Hoa trong lănh vực nhạy cảm này được quy định bởi ba nguyên tắc : « Nó chỉ phục vụ cho mục đích giúp đỡ cho quốc gia tiếp nhận tăng cường khả năng tự vệ chính đáng ; điều này không được gây khó khăn cho ḥa b́nh, an ninh và ổn định trong vùng và cho thế giới ; việc này không được dùng để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia tiếp nhận. » (40)

Song Phương. Sau mười năm dài lục đục trong vấn đề Căm Bốt, các cấp lănh đạo Hà Nội và Bắc Kinh đă họp mật với nhau tại miền Nam Trung Hoa vào tháng 9 năm 1990 và thỏa thuận b́nh thường hóa mối liên hệ song phương. Trung Hoa và Việt Nam kết thúc cuộc tiếp xúc chính trị cấp cao vào tháng 11 năm 1991, đặc biệt là chỉ sau khi Việt Nam chấp nhận giải quyết bằng phương thức chính trị vấn đề Căm Bốt. Mối liên hệ chính trị song phương giữa Việt Nam và Trung Hoa được các cấp lănh đạo đảng hệ thống hóa trong một cuộc họp tại Bắc Kinh đầu năm 1999 (Tân Hoa Xă Nội Địa, ngày 27 tháng 2 năm 1999). Cuối năm sau hai bên kư kết một « Thông cáo chung Hợp Tác Hữu nghị trong thiên niên kỷ mới giữa nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa VIệt Nam » (Thông Tấn Xă Việt Nam, tháng 12 năm 2000).

Có một điều đáng chú ư là giữa tháng 2 năm 1999 và tháng 12 năm 2000, nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (PRC) thương lượng khung hợp tác dài hạn với tất cả 10 thành viên của ASEAN (41). Thông thường những việc này kết thúc bằng những hiệp ước do các bộ trưởng ngoại giao kư kết hoặc phó thủ tướng. Sáu thỏa ước khung hợp tác dài hạn đề cập đến việc hợp tác an ninh (Thái lan,Mă Lai, Brunei, Singapore, Phi Luật Tân và Lào). Sau đó, những thỏa ước khung hợp tác dài hạn này được tu bổ bằng những thỏa ước khác với/ hoặc bị vọng lục hữu nghị.

Đáng lưu ư là không có điều khoản quốc pḥng trong thỏa ước Trung ?"Việt, có lẽ do vấn đề tranh chấp lănh thổ chưa giải quyết tại Biển Nam Hải. Theo bản hiệp ước, « hai bên sẽ tự chế không có những hành động có thể gây khó khăn thêm và leo thang tranh căi, dùng đến vơ lực hoặc đe dọa dùng vơ lực.» Những mối liên hệ quốc pḥng khởi sự qua việc trao đổi phái đoàn của các Cục Đối Ngoại của Bộ Quốc Pḥng hai nước vào tháng 2 và tháng 5 năm 1992. Những dữ liệu trong thời gian từ 2002 đến 2006 cho thấy một sự bất quân b́nh trong việc trao đổi phái đoàn ở cấp dộ bộ trưởng. Bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam thăm viếng Trung Hoa 4 lần, trong khi bộ trưởng quốc pḥng Trung Hoa chỉ thăm viếng Hà Nội có một lần. Những trao đổi ở cấp độ Tham Mưu Trưởng, Tổng Cục Chính Trị và Tổng Cục Hậu Cần cân bằng hơn. Mối liên lạc cấp trưởng ban chỉ giới hạn trong một chuyến viếng thăm của Lực Lượng Không Quân của Thủy Quân Quân đội Nhân dân Giải phóng năm 1997.

Trung Hoa và ASEAN đă thực hiện 71 thăm viếng quốc pḥng trong thời gian từ 2002 đến 2006. Mười sáu cuộc thăm viếng ở cấp độ bộ trưởng. Trung Hoa đă mở những thăm viếng qua lại do các bộ trưởng quốc pḥng dẫn đầu với năm nước trong đó có Mă Lai, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Việt Nam và Trung Hoa đă trao đổi 9 phái đoàn cao cấp trong thời gian này. Trong thời gian từ 2001 đến 2006, Hải quânTrung Hoa và Đông Nam Á đă thực hiện 11 đợt thăm viếng thiện chí trong đó có 7 quốc gia trong vùng. Chiến hạm của Trung Hoa thăm viếng Việt Nam, Singapore (2 lần), Thái Lan và Brunei. Tháng 11 năm 2001, chiến hạm Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Hoa (PLAN) Jiangwei-II (Giang Vệ II) có trang bị tên lửa được điều khiển ghé cảng thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam vẫn c̣n nợ một chuyến viếng thăm.

Liên hệ quốc pḥng giữa Trung Hoa và Việt Nam hầu như chỉ tập trung trong việc trao đổi quan điểm về an ninh vùng, và những vấn đề ư thức hệ và an ninh biên giới. Bảng 2 cho thấy những dữ liệu về trao đổi phái đoàn ở cấp Quân Sự Vùng trong khoàng những năm 1996 và 2003. Từ khi b́nh thường hóa bang giao, cả Trung Hoa và Việt Nam đă cố gắng tháo gỡ ḿn và vứt bỏ những vũ khí chưa nổ trong vùng biên giới. Từ khi kư kết hiệp định về biên giới chung tháng 12 năm 1999, cả hai bên đều khởi sự phân ranh rơ rệt vùng này. Tiến tŕnh này được dự đoán hoàn tất vào tháng 6 năm 2008.

Tháng 10 năm 2005, Bộ trưởng quốc pḥng Trung Hoa và Việt Nam đă thảo luận thăm ḍ về hợp tác công nghệ quốc pḥng của hai nước. Người ta được biết Công nghệ cung cấp vũ khí của nhà nước Trung Hoa, NORINCO (North Industries Corporation) đă cung cấp đạn dược cho vũ khí nhỏ và đại pháo, quân xa và hợp tác sản xuất đạn dược và súng đại liên. (42)

Bảng 2
Trao đổi quân sự cấp vùng giữa Trung Hoa và Việt Nam, 1996-2003





Trong một diễn biến mới hồi tháng Tư năm 2006, Trung Hoa và Việt Nam đă tuần tra hỗn hợp tại Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin). Đây là lần đầu tiên đối với hải quân Trung Hoa. Tháng Tám 2006, sau khi hại vị lănh đạo đảng Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào gặp gỡ tại Bắc Kinh, họ phát hành một thông cáo chúng ghi rằng « cả hai bên đều có những nhận xét tích cực về ?việc tuần tra hỗn hợp của hải quan của hai nước tại Vịnh Bắc Việt.(43) Cuộc tuần tra hỗn hợp lần thứ hai diễn ra vào tháng 12 năm 2006. Một tháng trước đó Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) và Tập Đoàn Dầu Khí Khơi Biển Trung Hoa đă kư kết hiệp ước khai thác hỗn hợp tại Vịnh Bắc Việt. Ngày 5 tháng Giêng 2007, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đă chuẩn phê việc khai thác dầu khí hỗn hợp.

Tháng Tư năm 2005, Trung Hoa và Việt Nam đă bắt đầu ở mức độ rất thấp « tham khảo về an ninh quốc pḥng » tại Bắc Kinh. Trung Hoa đă khởi sự tham khao về an ninh quốc pḥng với Thái Lan và Phi Luật Tân.

6. Ảnh Hưởng của Quốc Pḥng trên Chính Sách Ngoại Giao

Những phân tích ở phần trên đă theo dơi những mối giây liên hệ mỗi lúc một gia tăng của Việt Nam với Trung Hoa trong bối cảnh bang giao đa phương và song phương. Tăng trưởng trong mối liên hệ này phù hợp với định hướng rộng răi của chính sách ngoại giao ?" nhằm đa phương hóa và mở rộng những mối liên hệ ngoại giao, để trở thành một đối tác đáng tin cậy với tất cả các quốc gia, và để phát triển hợp tác chiến lược với các cường quốc. Theo Alexander Vuving, có ít nhất hai nhóm lănh đạo có thể nhận diện tại Việt Nam, nhóm «chống đế quốc » và nhóm « hội nhập ».(44). Nhóm thứ nhất vẫn c̣n để tâm nghi ngờ những ư đồ của Hoa Kỳ , trong khi nhóm thứ hai t́m cách đưa Việt Nam ḥa nhập vào kinh tế toàn cầu và nhảy vào thị trường của Hoa Kỳ.
Khi những sự cố xảy ra năm 2007 ở biển Nam Hải tạo ra những cọ sát nghiêm trọng trong mối bang giao Việt ?"Trung, Việt Nam đă chọn lựa phương thức tự kiểm duyệt tất cả mọi thông tin công khai về những diễn biến này. Tuy nhiên vào cuối năm 2007, đă có những bộc phát tinh thần yêu nước của giới Sinh Viên Việt Nam, tổ chức những cuộc biểu t́nh chưa từng có để phản đối những hành vi của Trung Hoa ở Biển Nam Hải. Đoạn này sẽ kiểm điểm lại những sự cố này.
Ngay sau khi Việt Nam được gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO), Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đă tổ chức đại hội đảng lần thứ 4, những ngày 15 cho đến 24 tháng Giêng 2007. Đại hội này quyết định đảng, quân đội, cảnh sát và các tổ chức quần chúng dưới sự kiểm soát của đảng phải rút ra khỏi những cơ sở kinh doanh. Quyền sở hữu sẽ được chuyển nhượng cho một công ty và công ty này sẽ quyết định những xí nghiệp nào cần phải chia thành cổ phần và bán cho những nhà đầu tư tư nhân.
Ví dụ Quân Đội Nhân Dân quản lư 140 xí nghiệp và có cổ phần trong 20 xí nghiệp khác. Những xi nghiệp này có những hoạt động kinh tế rất đa dạng từ việc sản xuất cà-phê, khai thác hầm mỏ, sản xuất quần áo, mua bán chứng khoán và khai tác đường giây viễn thông chó đến những dịch vụ y tế. Năm 2006, các xí nghiệp do quân đội quản trị thu được $2 tỷ mỹ kim lợi tức, 3% Tổng Sản Lượng quốc gia. Việc giải tư sẽ ảnh hưởng đến những nguồn lợi tài trợ cho quân đội đsung vào lúc những sự cố tại Biển Nam Hải đ̣i hỏi phải gia tăng chi phí quốc pḥng.
Năm 2006, Đại Hội Đảng Lần Thứ Mười đă thông qua nghị quyết nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hải đặc biệt chú trọng đến các khu vực có lợi thế tương đối để phát triển kinh tế hàng hải, duy tŕ quốc pḥng và an ninh quốc gia trong tinh thần hợp tác quốc tế. Hội Nghị Trung Ương Đảng CSVN lần thứ 4 họp vào tháng Giêng 2007 đă xem xét vấn đề này. Báo cáo trong kỳ đại hội này cho biết không có một kế hoạch nhất quán nào để ḥa nhập phát triển kinh tế của vùng biển với việc khai thác hải sản trên lănh hải của Việt Nam. Váv chuyên gia kinh tế dự đoán vào khoảng năm 2020, kinh tế hàng hải có thể đóng góp đến 55% của Tổng Sản Lượng quốc gia và giữa 55 và 60 % sản lượng xuất khẩu.
Đại Hội Trung Ương Đảng lần thứ 4 chỉ thị « Chính sách Hàng Hải cho năm 2020 » phải thi hành để ḥa nhập phát triển kinh tế vào bảo vệ môi sinh và an ninh quốc pḥng quốc gia. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có bộn phận « bảo vệ lănh hải và bảo vệ chủ quyền lănh thổ ». Chính sách về hàng hải đă được hoàn tất cuối năm nhưng chưa được công khai tuyên bố. Nhà chức trách Trung Hoa có được một bản sao của tài liệu này và lưu ư kế hoạch của Việt Nam bao gồm những khu vực mà Trung Hoa có chủ quyền. Sau đó Trung Hoa gây áp lực lên trên các xi nghiệp có dự phóng khai triển lănh vực hàng hải của Việt Nam, báo cho họ biết là những dịch vụ thương mại của họ có thể sẽ bị tổn hại nếu họ tham dự vào việc phát triển những vùng Trung Hoa có chủ quyền.
Những tác động đàng sau hậu trường của Trung Hoa đi kèm với những xác quyết ngoại giao và quân sự. Ví dụ, Việt Nam đă đưa một bản kháng nghị phản đối khi Trung Hoa đóng cột móc biên giới tại quần đảo Hoàng Sa (Xisha ?"Paracel ), lên tiếng cho biết việc này vi phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 4 tháng Giêng năm 2007, Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao, bác bỏ lời phản kháng này và tuyên bố : « Trung Hoa có chủ quyền không thể phủ nhận trên các đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) và các đảo phụ cận. Và chúng tôi có bằng chứng lịch sử và công pháp để chứng minh điều này. » Họ Lưu cũng lưu ư rằng việc cất dựng những cột móc lănh hải của Trung Hoa là một vấn đề thuộc chủ quyền của Trung Hoa và các nước khác không có quyền can thiệp. Họ Lưu nói rằng điều này dựa trên Quy Ươc của Liên Hiệp Quốc về Luật Hàng Hải và Luật của Trung Hoa về Lănh Hải và Vùng Phụ Cận. Trung Hoa đă công bố những cứ điểm trên quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm 1996 (Press Trust of India, Beijing, January 4, 2007).
Trong bối cảnh này, Trung Hoa và Việt Nam tổ chức hội nghị lần thứ 13 về các vấn đề biên giới và lănh thổ tại Nam Ninh (Nanning) vào những ngày 19 và 20 tháng Giêng năm 2007. Cuộc họp này thiết lập khung thảo luận về những vấn đề lănh thổ và lănh hải. Về biển Nam Hải, Thông Tấn Xă Việt Nam báo cáo : « Liên quan đến những vấn đề hàng hải, dựa trên căn bản nhận thức chung và hiệp ước đă kư kết giữa các cấp lănh đạo của hai nước, cả hai bên thảo luận sâu sát những biện pháp để duy tŕ ḥa b́nh và ổn định tại Biển Đông, không có những hành động để gây thêm rắc rối hoặc làm to chuyện những tranh căi. Họ đồng ư tiếp tục cơ chế thương thuyết để t́m kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài cả hai bên đều chấp nhạn và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, đặc biệt Quy Ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Hàng Hải và Tuyên Bố về Quy Tắc Úng Xử (Declaration of Conduct of Parties ?" DOC)liên quan đến Biển Nam Hải. (45)
Tháng Ba, hăng British Petroleum (BP) và các đối tác đă đệ tŕnh kế hoạch lên Bộ Công Nghệ Việt Nam đầu tư $2 tỉ mỹ kim để khai thác hơi đốt và năng lượng trong ṿng 10 năm săp tới. Những kế hoạch này bao gồm việc thiết lập ít nhất hai ống dẫn hơi đốt nối liền với mỏ ngoài khơi biển với hai công trường chứa hơi đốt mới, Mộc Tinh và Hải Thạch tại lưu vực Nam Côn Sơn trên biển Đông Hải. Kế hoạch của BP cũng bao gồm việc thiết lập một nhà máy phát điện tại Nhơn Trạch, thuộc tỉnh Đồng Nai.(46). Hăng BP hiện duy tŕ một ống dẫn dầu khí duy nhất nối liền mỏ Lan Tây và Lan Đô tại lưu vực Nam Côn Sơn với nhà máy điện Phú Mỹ tại Bà Rịa, Vũng Tàu. Những mỏ mới chuẩn bị gắn liền với đường ông dẫn dàu khí nằm cạnh những mỏ hăng BP điều khiển ống dẫn.
Vấn đề hoạt động tương lai của hăng BP mau chóng trở thành một vấn đề tranh chấp trong mối bang giao VIệt Trung. Ngày 9 tháng 4 năm 2007, ông Wu Bangguo, chủ tịch Quốc Hội Nhân Dân, gặp gỡ đồng nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Wu nói rằng hai nước cần giải quyết thỏa đáng những vấn đề biên giới trong cố gắng ǵn giữ ổn định trên biển Đông Hải. Ông Ưu cũng nói « Hai nước cần xúc tiến ḷng tin cậy lẫn nhau, giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề biên giới và thực thi những thỏa ước liên hệ. » (47) Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) nói với ông Trọng : « Trung hoa sẵn sàng làm việc với Việt Nam để giải quyết thỏa đáng vấn đề biên giới lănh thổ và lănh hải để cùng nhau duy tŕ ḥa b́nh trên những vùng biên giới. » (48)
Tháng 10, ông Tần Khang (Qin Gang), phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Trung Hoa, được cơ quan truyền thông của nhà nước trực tiếp phỏng vấn về ống dẫn dầu khí nêu trên và kế hoạch Việt Nam họp Quốc Hội để xác định chủ quyển của ḿnh trên biển Đông Hải. Ông Tần (Qin) trả lới : « Trung Hoa có chủ quyển không thể chối căi trên quâdn đảo Trường Sa (Nansha- Spratly Islands) và những vùng biển tiếp cận và những lănh hải bên cạnh? {Do nỗ lực của mội người, t́nh h́nh hiện nay ở Biển Nam Hải được ổn định}? Những hành động mới đây của Việt Nam đă vi phạm chủ quyền của Trung Hoa và đi ngược lại thỏa hiệp quan trọng các cấp lănh đạo hai nước đă đạt được về vấn đề lănh hải và không đem lại ổn định trong vùng Biển Nam Hải. » (49). Ông Quin ghi nhận hành động đơn phương của bất kỳ nước nào trên Biển Đông Hải là « bất hợp pháp và vô hiệu » xâm phạm đến chủ quyền của Trung Hoa. (50) Trich dẫn lời ông Qin : « Việc này không đem lại ổn định trong vùng BIển Nam Hải. Trung Hoa đang chú ư theo dơi và chúng tôi đă có những lời cảnh báo nghiêm trọng với phía Việt Nam.»(51).
Trả lời lại, ngày 11 tháng Tư , ông Lê Dzũng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao, cho biết Việt Nam có đủ chứng cớ lịch sử và căn bản công pháp để xác nhạn chủ quyền trên những quần đảo Hoang Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly). Ông Dzũng nói những hoạt động của Việt Nam trên những đảo và lănh hải này, bao gồm việc phân lô, thăm ḍ và khai thác dầu khí là công việc « hoàn toàn b́nh thường ». Ông nói : « nhũng hoạt động này phù hợp với Quy Ước Liên Hiệp Quốc về Luật trên Biển và Hiệp Ước về Ứng xử năm 2002 trên Biển Đông Hải. » (52). Ông Dzũng cũng ghi nhận sự hợp tác của Việt Nam với hăng BP có từ năm 2000 và « nằm trong lănh vực kinh tế tuyệt đối của Việt Nam và thêm lục địa của ḿnh, và trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. » Các giếng Lan Tây và Lan Đô đă sản xuất hơi đốt tự nhiện cho nhà máy phát điện từ năm 2002. (54).
Tháng 4 năm 2007, đương lúc trao đổi những lời minh định và lời phản bác, chiến hạm Trung Hoa bắt giữ 4 ngư dân đánh cá gần quần đảo Trường Sa. Và, do áp lực của Trung Hoa, tháng 6 hăng BP tuyên bố ngưng thăm ḍ địa chấn phía Nam Việt Nam cho đến khi nào những căng thẳng Trung ?"Việt lắng dịu. T́nh h́nh trở nên xấu hơn vào ngày 9 tháng 7 năm 2007 khi chiến hạm của Hải Quân của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng và tàu của ngư phủ Việt Nam đụng độ gần Trường Sa và kết quả là một chiếc thuyền ngư phủ Việt Nam bị dánh ch́m và một ngư phủ thiệt mạng. (55) Việt Nam giữ im lặng về sự cố này và không tiết lộ trên báo chí. Tin tức về sự đụng độ này do Đài Phát Thành Á Châu Tự Do(Radio Free Asia- RFA) loan truyền.
Vào cuối năm, Hải Quân Trung Quốc (People ?~s Liberation Army Navy ?" PLAN) tập trận quanh quần đảo Hoàng Sa từ ngày 16 đến 23 tháng 11 năm 2007 và Việt Nam đă lên tiếng phản đối việc này. Nhưng không có hành động nào gây hấn hơn quyết định của Quốc Hội Trung Hoa (NPC) thiết lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để quản lư hành chánh ba quần đảo tại Biển Nam Hải, trong đó có quần đảo Hoàng và Trường Sa. Tin tức về quyết định của Quốc Hội Trung Hoa đă tạo nên làn sóng sinh viên biểu t́nh chống Trung Hoa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ngày 9 và 16 tháng 12 năm 2007. Trung Hoa lập tức phản đối những cuộc biểu t́nh này. Khi những phản đối lắng dịu, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam thông báo cho tất cả các Đại Sứ của ASEAN những cuộc biểu t́nh này có tính bột phát và không được phép. (56) Nhưng xem ra những cuộc biểu t́nh này đă được dàn dựng kỹ lưỡng. Thực ra, Việt Nam bắt chước sách vở của Trung Hoa và dàn dựng cảnh biểu t́nh « bột phát » để nói lên sự khó chịu của Việt Nam đối với hành động của Trung Hoa ở Biển Đông Hải. Nói cách khác, những cuộc biểu t́nh đă được khéo léo tổ chức để nói lên những ǵ nhà cầm quyền âm thầm suy nghĩ nhưng không thể nói công khai.
Các nhà cầm quyền Việt Nam nằm trong vị thế trên đe dưới búa. Trên phương diện ngoại giao, Trung Hoa luôn tỏ vẻ muốn giải quyết những vấn đề nan giải một cách ôn ḥa. Tuy nhiên đàng sau hậu trường Trung Hoa gây áp lực ngoại giao và quân sự lên Việt Nam. Ông Ngô Bang Quốc, người đă phát biểu những lời trên đây, cũng chính là người lănh đạo Quốc Hội Trung Hoa biểu quyết thành lập huyện Tam Sa, gây nên những phản đối của Sinh Viên Việt Nam.
Nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng đương lên, Ủy Ban Định Hướng Hợp Tác Trung Việt họp tại Bắc Kinh ngày 23 tháng Giêng năm 2008. Phái đoàn Việt Nam có sự hiện diện của Thứ Trưởng Quốc Pḥng Nguyễn Huy Hiệu, ông Hiệu đă đến gặp gỡ riêng biệt từng thành viên của Ủy Ban Khoa Học, Kỹ Thuật và Công Nghệ, Bộ Quốc Pḥng.(57). Trong buổi họp của Ủy Ban Định Hướng, cả hai bên đồng ư « xử lư êm đẹp những vấn đề trong mối liên hệ song phương » qua « đối thoại và tham khảo ». Nhưng cuối tháng đó, Trung Hoa tố cáo ngư phủ Việt Nam tấn công các tàu đánh cá lưới rà của Trung Hoa trên Vịnh Bắc Việt. Việt Nam phản bác lời tố giác này và biện luận là lưới đánh cá của những tàu đánh cá rối cuộn vào nhau.
Vị thế hết sức tế nhị của Việt Nam được phơi bày trong một sự cố lạ lẫm liên quan đến việc hủy bỏ chuyến viếng thăm Hà Nội cua Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Negroponte cuối tháng giêng 2008. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chính thức công bố chuyến đi và cả hai nước Trung Hoa và Việt Nam thông tin là cuộc viếng thăm sẽ tiếp diễn. Chuyến bay của ông Negroponte được sắp xếp trực tiếp đi từ Bắc Kinh đến Hà Nội theo một chương tŕnh đă chuẩn bị sẵn và xác định. Tuy nhiên kư giả ngoại quốc ở Hà Nội được thông báo là chuyến đi đă bỉ huy bỏ v́ thời tiết xấu. Nhưng khi kư giả kiểm chứng lại họ khám phá các chuyến bay thương mại bay vào và bay ra khỏi Bắc Kinh không bị thời tiết chi phối. Các viên chức Việt Nam nói nhỏ gảii thích như sau : chuyến viếng thăm của ông Negroponte bị hủy bỏ v́ áp lực của Trung Hoa không muốn ông can thiệp vào mối liên hệ song phương. Giới chức trách Việt Nam cũng đă lên tiếng cho biest Trung Hoa đe dọa hủy bỏ chuyến viếng thăm Bắc Kinh đă dự tính của Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm nếu Hà Nội đóng tiếp ông Negroponte.
Những đụng chạm mỗi lúc gia tăng giữa Trung Hoa và Việt Nam đă được đem ra bàn luận trong « hội nghị thượng đỉnh » các cấp lănh đạo đảng Cộng Sản họp tại Bắc Kinh từ ngày 30 tháng 5 đến 2 tháng 6 năm 2008. Một bản tuyên bố chung sau cuộc họp giữa Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào và Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh tiết lộ Trung Hoa và Việt Nam đă đồng ư nâng cao mối quan hệ lên cấp độ đối tác chiến lược (58). Vấn đề Biển Nam Hải chỉ được đề cập phớt qua trên truyền thông của chính quyền nhưng những ǵ được tuyên bố xem ra đáng chú ư. Có một vài tin đề cập đến những « vấn đề tồn đọng của lịch sử » và không đi sâu vào chi tiết. Một bài b́nh luận trên báo Nhân Dân ngày 30 tháng 5 năm có đề cập thoáng qua « việc duy tŕ ổn định trên Biển Đông Hải ». Khi ông Hồ « đề nghị một giải pháp thích hợp cho những vấn đề hiện tại giữa hai nước trên căn bản tham khảo hữu nghị và lợi ích đôi bên. », ông Mạnh trả lời ông chia sẻ quan điểm của ông Hồ và oong nói «cả hai nước nên nhanh chóng thông báo những ưu tư của ḿnh. » Cả hai cấp lănh đạo đồng ư « cổ vơ một cơ cấu hợp tác hữu hiệu giữa các bộ ngoại giao và quốc pḥng, các cơ quan an ninh. Hai cáp lănh đạo cũng đồng ư cơ cấu thích hợp nhất để xử lư mối liên hệ là Ủy Ban Định Hướng song phương. Ông Hồ cũng yêu cầu đối tác của ông chấp thuận kế hoạch 5 năm về hợp tác thương mại.
Lập tức trước khi ông Mạnh thăm viếng Bắc Kinh, h́nh ảnh quảng cáo thương mại do truyền h́nh vệ tinh phong đi xác nhận Trung Hoa đang thiết lập một căn cứ hải quân tại đải Hải Nam và phần lớn các chiến hạm và một chiếc tàu ngầm nguyên tử ngừng trạm tại đây. Để có thể thấu hiểu tầm quan trọng chiến lược trong việc thiết lập căn cứ hải quân tại Sanya (Tam Á), chúng ta cần phải hiểu ư định và khả năng của Trung Hoa. Từ trước tới nay, Trung Hoa không hề cung cấp một tin tức nào về việc này.

Về khả năng, việc xây cất những cầu tàu và bến cảng tại căn cứ này cho thấy Căn Cứ Hải Quân Tam Á được dùng để tiếp nhận những chiến hạm lớn trong đó có tàu đổ bộ và có thể hàng không mẫu hạm nữa (hiện nay Trung Hao chưa có hàng không mẫu hạm). Việc xây cất tại Hải Nam được tiến hành cùng lúc với việc thiết lập sân bay tại Woody Island ( Vĩnh Hưng Đảo) trên quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và thiết bị các công sự tại Fiery Cross Reef (Vĩnh Thự Tiều)và duy tŕ sự hiện diện cảu hải quân tại Mischief Reef (Đá Vành Khăn ?" Mĩ Tế Tiều), cả hai thuộc quần đảo Trường Sa (Paracel). Trung Hoa sẽ gia tăng khả năng bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông Hỉa và bảo vệ Đường Hàng Hải Liên Lạc sinh tử của ḿnh (Sea Lines of Communication - SLOC) xuyên qua Malacca và eo biển Singapore ; phần lớn năng lượng của họ đi qua ngă này. Đi xa hơn nữa, Trung Hoa cũng sẽ có khả năng đe dọa những con đường SLOC mà các nước Nhật bản, Đài Loan, Nam Triều Tiên tùy thuộc.Trung Hoa sẽ có khả năng phát động lực lượng chinh phạt tại Biển Đông Hải và đường giây hậu cần sẽ được rút ngắn rất nhiều.

Một công tŕnh xây cất khác cho thấy căn cứ hải quân Tam Á sẽ đóng một vai tṛ chiến lược cho sự cân bằng cán cân lực lượng trong vùng. Mốt số căn cứ không dễ ǵ thấy được xây cất ngầm dưới ḷng đất để đáp ứng những hoạt động. H́nh ảnh vệ tinh đă xác nhận sự hiện diện loại tàu ngâm Trung Hoa 094 vào cuối năm 2007. Loại tàu ngầm 094 là loại chiến thuyền nguyên tử thế hệ thứ hai và biểu hiện loại vũ khí hải quân nguy hiểm nhất của Trung Hoa. Năm chiếc tàu ngầm phóng tên lửa liên lục địa đầu đạn nguyên tử (SSBN - Ballistic Missile Submarines (Nuclear Powered) có thể hoạt động vào năm 2010 theo dự đoán của Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ.

Nghiên cứu những sinh hoạt xây cất do vệ tinh thu h́nh, người ta được biết căn cứa này có khả năng chứa những tiềm thủy đỉnh nguyên tử có sức phóng những hỏa tiễn liên lục địa. Khi các ông sự này hoàn tất, Trung Hoa có tiềm năng lưu trữ một phần lớn tiềm thủy đỉnh nguyên tử để thị oai tại đây.Tiềm thủy đỉnh nguyên tử tối tân nhất của Trung Hoa hiện nay chưa có khả năng hoạt động nhưng khi các tàu ngầm này chuyên chở 12 Hỏa tiễn Liên Lục Địa phóng từ Biển, loại tàu ngầm này có năng lực mạnh hơn nếu Trung Hoa gắn những mũi đạn đa đầu len trên hỏa tiễn. Tàu ngầm nguyên tử Trung Hoa có khả năng tuần tra và bắn từ những nơi ẩn nấp sâu trong ḷng biển ngoài khơi đảo Hải Nam nếu Trung Hoa có được những kỹ năng cần thiết. Cho dên này chưa ai biết rơ bao nhiêu chiếc trong số năm chiếc tầu ngầm nguyên tử Trung Hoa sẽ dùng Tám Á làm căn cứ.

Việc Trung Hoa canh tân hải quân là một thách đố và là mối đe dọa tiềm tàng cho tất cả các nước Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam. Trung Hoa là cường quốc vượt trội trong vùng nếu đem so sánh không những các đội hải quân của các nước ASEAN mà cả Ấn Độ và Úc Châu. Mặc dù Trung Hoa đang khai triển khả năng để đương đầu với Hải Quân Hoa Kỳ trong những rủi ro đụng chạm trong đó có vấn đề Đài Loan, Hải Quân của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân sẽ là một thắch thức nhưng trong mười năm tới và lâu dài hơn, Hải Quân Hoa Kỳ văn tiếp tục ngự trị biển cả.


Phần 3
7. Kết Luận

Tài liệu này đă mô tả những diễn biến trong chính sách quốc pḥng của Việt Nam sau khi xung đột với Căm Bốt đă được giải quyết với sự tan ră của Liên Bang Xô-Viết cho đến ngày nay. Trong thời gian này, Việt Nam đă áp dụng chính sách quốc pḥng chuyển từ việc bảo vệ chủ quyền quốc gia sang đến an ninh tổng quát. Phát triển kinh tế là niềm hănh diện của Việt Nam và quân đội Việt Nam đă bị cắt giảm và ngân quỹ tài trợ thiếu hụt. Chính sách ngoại giao của Việt Nam nằm trong những khẩu hiệu hấp dẫn như « chính sách ngoại giao đa phương » và « làm bạn với tất mọi nước ». Việt Nam đă đi từ thành quả nay sang thành quả khác trên đường hội nhập kinh tế của Việt Nam vào kinh tế thế giới.

Những phân tích trong bài này đă đề cập đến bốn điểm chính.
 Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Bang Xô-Viết đă phá hủy nỗ lực quốc phong của Việt Nam và tạo nên một thử thách lớn đối với giới lănh đạo.

 Thứ hai, chấm dứt xung đột Căm Bốt đă mở cửa cho một kỷ nguyên mới về hợp tác trong vùng và tạo một cơ hội mới cho Việt Nam trong mối bang giao quốc tế

 Thứ ba, bối cảnh chiến lược đă thay đổi cho phép Việt Nam thực hiện ngoại giao quốc pḥng và tham gia vào những chương tŕnh hợp tác quân sự với một số đối tác mưois.

Thứ tư, do kết quả nỗ lực ngoại giao quốc pḥng, Việt Nam đă có khả năng bắt đầu chương tŕnh canh tân giới hạn nhưng đặc biệt chuyên chú của quân đội bằng việc tân trang các hệ thống và thu mua những quân cụ mới.

Khả năng quốc pḥng của Việt Nam bị đe dạo nằng nể do sự sụp đổ của chủ nghĩa xă hội tại Đông Âu và Liên Bang Xô-Viết vào những năm 1989-1991. Gần như bất th́nh ĺnh và một cách bất ngờ, sự hỗ trợ quân sự của Liên Bang Xô-Viết giảm xuống đột ngột và cuối cùng chấm dứt. Góp phần tạo thêm khó khăn cho Việt Nam, Liên Bang Nga chuyển việc bán vũ khí quân sự sang lănh vực thương mại dựa trên căn bản tiền mặt. Đồng thời, t́nh trạng kinh tế nội bộ của Việt Nam buộc ngân sách cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bị tiết giảm ngoài sự dự liệu của quân đội.

V́ vậy Việt Nam phải đương đầu với một t́nh thế lưỡng nan cấp bách. Nếu họ không phản ứng nhanh, khối vũ khí dự trữ và thiết bị quân sự sẽ tiếp tục hư hỏng. Việt Nam đặc biệt chú ư đến lực lượng cột trụ không quân, các chiếc MIG -21, hệ thống pḥng không và khả năng điều động hải lực tại vùng biển Đông Hải. Không tiếp cận được những nguồn sản xuất vũ khí và hệ thống mới, Việt Nam không có khả năng tiếp tục canh tân lực lượng của ḿnh. Các cấp lănh đạo quân sự Việt Nam theo dơi sát diễn tiến Chận Triến Vịnh năm 1990-91 và đi đến kết luận họ không c̣n lựa chọn nào khác là canh tân. Năm 1992, việc Trung Hoa đánh chiếm những ḥn đảo trên Biển Đông Hải đă đẩy mạnh việc « huy động cho Trường Sa » và các chuyên viên kế hoạch quân sự của Việt Nam đă thấy bối cảnh hàng hải mới.

V́ những lư do này, cấp lănh đạo chính trị và quân sự Việt Nam giành ưu tiên cho việc ngăn chặn kho vũ khí và thiết bị quân sự hư hao thêm. Việt Nam t́m nguồn cung cấp phu tùng và trưoj giúp ngoại quốc để bảo tŕ, tân trang và nâng cấp toàn bộ thiết bị quốc pḥng. Theo một nhà quan sát viên ngoại quốc, khoảng 60 đến 70% kho thiết bị quân sự của Việt Nam đă trở thành lỗi thời vào lúc này. Ưu tiên số hai của Biệt Nam là t́m những kỹ thuật quân sự mới thích hợp và chuyển những kỹ thuật này cho công nghệ quốc pḥng qua các xí nghiệp hỗn hợp, đồng sản xuất. Trong cố gắng đạt hai mục tiêu này ?" bảo tŕ và canh tân ?" Việt Nam bị giới hạn v́ giá cả, tương hợp tính và những hạn chế trong việc buôn bán vũ khí quốc pḥng của Hoa Kỳ.

Bởi v́ quân đội Việt Nam được trang bị bằng thiết bị Liên Xô, Việt Nam trước tiên phải thương lượng những khế ước thương mại giá phải chăng với các nhà sản xuất vũ khí của chính quyền Nga. Sự tan ra của Liên Bang Xô-Viết đă mở ngơ cho các nguồn cung cấp thiết bị khác của thời Xô Viết. V́ gặp phải khó khăn trong vấn đề giá cả với chính quyền Nag, Việt Nam quay sang Ukraine và thiết lập mối lien hệ chặt chẽ trong công nghệ quốc pḥng và thu mua vũ khí. Ukraine có lẽ xuất hiện như một đối thủ canh tranh chính với Liên Bang Nga trong việc mua bán vũ khí với Việt nam. Thêm vào đó, t́m những cơ hội tiếp xúc với các quốc gia trong khối HIệp Ước Warsaw cũ, đặc biệt là Belarus, Bulgaria, Cộng Ḥa Czech, Ba Lan và Slovakia.

Bối cảnh chiến lược của ngoại giao quốc pḥng của Việt Nam cải thiện hoàn toàn sau khi Việt Nam rút quân ra khỏi Căm Bốt và xung đột đă được giải quyết bằng đường lối chính trị năm 1991. Bây giờ Việt Nam đă trở thành một nước « b́nh thường » hơn trong bang giao quốc tế. Những thay đổi chiến lược này đă cho phép Việt Nam mở rộng con đường cải tiến quân đội sang đến các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Âu và xa hơn nữa. Những giá cả vẫn là yếu tố g̣ bó.

Ngoại giao quốc pḥng của Việt Nam đáp ứng cho nhiều mục tiêu, nhưng mục tiêu đầu tiên là cải thiện an ninh quốc pḥng. Ngoài việc mua bán vũ khí và kư kết thỏa ước dịch vụ, Việt Nam c̣n t́m cách thiện an ninh quốc pḥng bằng phương cách trao đổi những phái đoàn cấp cao, những thăm viếng hữu nghị và ngoại giao, đối thoại chiến lược, tuần tra hàng hải hỗn hợp và thao dợt, và một số những sinh hoạt hợp tác quốc pḥng (huấn luyện và đào tạo quân sự, dạy ngoại ngữ, chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu y tế, tháo gỡ ḿn và phế thải quân cụ, t́m kiếm và cứu cấp, và trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai).

Điều đáng chú ư là Việt Nam có những mối liên hệ quốc pḥng ở cường độ mạnh mẽ nhất với các láng giềng sát cạnh Việt nam, Lào, Trung Hoa, Thái lan, Phi Luật Tân, Căm Bốt và Nam Dương. Việt Nam trước tiên phải b́nh thường hóa bang giao với các địch thủ cũ trong cuộc xung đột với Căm Bốt. Cả hai bên phải xây dựng ḷng tin tưởng và hơn thế nữa ḷng tin cậy để chuyển hóa xung đột thành hợp tác. Việc khai thông bắt mối liên lạc quốc pḥng trong vùng, đặc biệt trong thập niên 1990, đă chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập ASEAN. Năm 1994 đánh dấu khởi màn ngoại giao quốc pḥng của Việt Nam.

Ngoại giao quốc pḥng đă cải thiện an ninh của những vùng ranh giới lănh thổ và lănh hải, nơi có những tranh chấp chủ quyền lănh vực. Hợp tác quốc pḥng với Lào và Căm Bốt cũng cho phép hồi hương những hài cốt của binh sĩ Việt Nam đă chết trong những chiến trận Đông Dương. Trung Hoa và Việt Nam đă hợp tác với nhau để tháo gỡ ḿn gài ở biên giới và hiện nay đang hoàn tất tiến tŕnh phân cách thực thụ làn ranh. Ấn Độ là một trường hợp đặc biệt v́ họ có kinh nghiệm trực tiếp với các vũ khi thời Liên Bang Xô Viết và những kỹ thuật thích hợp với Việt Nam.

Việc Việt Nam thu mua vũ khí, đặc biệt là các chiến đâu oanh tạc cơ SU-27 và SU-30 và các phi thuyền trang bị tên lửa hải đối hải, chứng tỏ mối ưu tư hàng đầu của Việt Nam trong những tranh chấp trên biển Đông Hải liên quan đến sự hiện diện của hải quân Trung Hoa. Tiến triển trong mối liên hệ với Ấn Độ và Hoa Kỳ xác định cảm nhận của một vài chuyên gia nghiên cứu chiến lược là Việt Nam có lẽ đang cố gắng quân b́nh lực lượng với sự bành trướng của Trung Hoa.

Tài liệu này cũng tŕnh bày một tiểu luận nghiên cứu về mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa và cho thấy mâu thuẫn đang h́nh thành giữa chính sách ngoại giao và chính sách quốc pḥng của Việt Nam. Việt Nam đang t́m cách dùng đ̣n bẩy bang giao với Trung Hoa nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế, tuy nhiên kế hoạch phát triển vùng hàng hải trên Biển Đông Hải của Việt Nam đă gây phản ứng của Trung Hoa nhằm phá hỏng kế hoạch này. Việt Nam hiện nay đang phải đối diện với một thử thách quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyển quốc gia của ḿnh. Tài liệu này cho thấy có chỉ dâu Việt Nam đang từng bước khai triển khả năng thị oai khiêm nhường của ḿnh trên Biển Đông Hải và dùng ngoại giao quốc pḥng để hỗ trợ vị thế thương lượng với Trung Hoa.

Có nhiều bài vở viết về chính sách ngoại giao không phù hợp với những phân tích tŕnh bày trong tiểu luận này bời v́ các học giả đă không chú ư nhiều đến phương diện chiến lược của ngoại giao quốc pḥng của Việt Nam. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là một thành tố quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam và là tác nhân ngoại giao càng lúc càng nổi bật trong vùng và trên phương diện quốc tế. Mô h́nh thu mua vũ khí của Việt Nam và mối ưu tư trong vấn đề an ninh biên pḥng và sự toàn vẹn lănh thổ - điều này theo bản chất của vấn đề đ̣i hỏi những suy tinh về chính sách thực dụng - không thể bị đóng khung trong những nhận định chỉ chú trọng đến xây dựng tiêu chuẩn hợp tác và xây dựng cơ sở đồng nhất.

Nguồn: http://ttvnol.com/gdqp/1122038


Vụ Trưởng Á Châu và Thái B́nh Dương  cuả Anh quốc
thuyết giảng về Chính Sách Ngoại Giao

Ông
                          Wightman nói chuyện với phóng viên trong nước
                          tại Hà Nội ngày 23/3

Ông Wightman nói chuyện với phóng viên trong nước tại Đại sứ quán Anh ở Hà Nội ngày 23/3.

Quan chức Ngoại giao Anh, Scott Wightman vừa có buổi nói chuyện về chính sách trước các nhà lănh đạo tương lai của Việt Nam tại học viện Chính trị Hồ Chí Minh.

Ông Wightman là Vụ trưởng Á châu Thái B́nh Dương của Bộ Ngoại giao Anh.

Trong chuyến thăm Việt Nam bốn ngày, nhà ngoại giao cao cấp của Anh đă gặp ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Cạnh đó ông Wightman cũng gặp thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó trưởng Ban đối ngoại của ĐCS, ông Vương Thừa Phong. Và trợ lư Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh.

Trả lời BBC Việt Ngữ ngày 23/3, ông Wightman nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và quyền tự do công dân. Cạnh đó ông cũng đề cập đến những lĩnh vực Việt Nam cần để ư, nếu nước này muốn gặt hái thành quả của làn sóng tăng trưởng toàn cầu mới.

Đầu tiên ông Wightman nói về các điểm chính trong buổi nói chuyện tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Scott Wightman: Đúng vậy. Tôi là nhà ngoại giao Anh đầu tiên nói chuyện tại Học viện. Chúng tôi quan tâm đến phát triển mối liên hệ giữa các thế chế của hai nước trong lĩnh vực chính sách công.

Tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin là nhân tố cần thiết cho xă hội VN, mở rộng nền tảng tăng trưởng kinh tế

Chủ đề chính tôi nói chuyện với các lănh đạo tương lai của VN là: thách thức kinh tế toàn cầu, vị trí của Việt Nam trong các thách thức này. Đặc biệt tôi nhấn mạnh VN có cơ hội khá lớn trong làn sóng tiếp theo của toàn cầu hóa, với việc thêm nhiều người gia nhập giới trung lưu, tại VN cũng như các nước khác, sẽ thúc đẩy sự h́nh thành của một giai đoạn tăng trưởng mới. Nếu như VN có những chính sách đúng.

Có một số đe dọa đối với xu thế tăng trưởng này. Đó là bảo hộ mậu dịch. Tôi cho rằng quan trọng là các nước Tây phương cần duy tŕ thị trường mở, tự do cho hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Cạnh đó cũng không kém phần quan trọng những nước như Việt Nam, họ cần tháo gỡ một số rào cản đối với đầu tư nước ngoài, những thứ có thể ḱm hăm tốc độ tăng trưởng tại nền kinh tế mới nổi. Nếu họ không điều chỉnh, hậu quả là các nước giàu sẽ thi hành chính sách bảo hộ, như một hành động trả đũa. Do vậy tôi nói là các nước sẽ cùng có lợi trong việc ngăn ngừa mối đe dọa của bảo hộ mậu dịch.

BBC: Thưa, ông có nói ǵ đến những trắc trở, hay điểm cần điều chỉnh, trong mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và hệ thống chính trị một đảng tại Việt Nam hay không?

Scott Wightman: Chúng tôi không bàn về điểm đó. Tuy nhiên tôi nhấn mạnh đến sự cân bằng nên có trong chuyện nhà nước can thiệp vào nền kinh tế, và nên tự do hóa nhiều hơn trong kinh tế thị trường. Tôi hiểu là các nhà hoạch định chính sách tại VN tin rằng mở cửa thương mại là một trong những nhân tố then chốt cho sự thịnh vượng của Việt Nam. Chúng tôi muốn khuyến khích họ suy nghĩ làm cách nào đó để thúc đẩy kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho nó phát triển tốt hơn v́ kinh tế tư nhân là khu vực năng động nhất trong mọi lĩnh vực, nơi phát kiến mới nảy nở hàng ngày, nếu như nhà nước tạo điều kiện cho tự do thông tin, ư kiến cá nhân, và suy nghĩ sáng tạo, lan tỏa.

BBC: Ông nói nhiều đến tiềm năng của VN, nhất là về mặt tăng trưởng. Vậy ông có dành thời gian nhắc đến những thiếu sót trong mô h́nh tăng trưởng của nước này hay không?

Ông
                            Wightman llà quan chức ngoại giao Anh đầu
                            tiên nói chuyện tại Học viện CTQG HCM

Ông Wightman là quan chức ngoại giao Anh đầu tiên nói chuyện tại Học viện HCM.

Scott Wightman: Tôi không muốn coi chúng là thiếu sót. Tôi có tŕnh bày cho các cán bộ, đảng viên VN quan điểm của nước Anh về nhân quyền. Trong những lần nói chuyện với quan chức từ các ngành khác nhau, tôi có ca ngợi các thành tựu kinh tế của VN, tiến bộ VN đạt được trong việc cải thiện quyền kinh tế và quyền xă hội cho người dân. Cạnh đó tôi cũng nói rằng Việt Nam, trong giai đoạn tăng trưởng kế tiếp, cần phải có tiến bộ trong lĩnh vực quyền dân sự và quyền chính trị.

Tôi nói rất rơ điều chúng tôi quan ngại là quyền tự do phát biểu tại Việt Nam. Tuần trước Bộ Ngoại giao Anh vừa công bố báo cáo toàn cầu về nhân quyền. Có một phần về VN trong báo cáo đó. Chúng tôi nhấn mạnh VN cần phải có tiến bộ về tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, tôi coi đây là nhân tố cần thiết để củng cố xă hội VN, mở rộng nền tảng để có thêm tăng trưởng kinh tế.

BBC: Trong trật tự kinh tế thế giới ngày nay, giữa các thách thức lớn tại vùng Á châu, theo ông Việt Nam cần làm ǵ và có nên khẩn trương hay không, để phát huy được tiềm năng của ḿnh?

Scott Wightman: VN nằm trong nhóm các nền kinh tế mới nổi không bị ảnh hưởng bao nhiêu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nước này đạt được tốc độ tăng trưởng khoảng 5% trong năm qua. Trong khi nhiều nền kinh tế khác, trong đó có nước Anh, rơi vào khủng hoảng. Điều này cho thấy VN đang trở thành một nước có vai tṛ nhất định trong vùng, và trên thế giới. Tất nhiên vẫn c̣n một số ‘vấn đề’ liên quan đến lạm phát, và tăng trưởng nóng, tôi cho rằng giới chức đang tiến hành các bước để kiểm soát chuyện này.

Quan trọng là VN cần xác định lợi thế tương đối của quốc gia này nằm ở đâu để dịch chuyển nền sản xuất từ chỗ làm hàng rẻ xuất khẩu sang những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao hơn.

BBC: Thưa ông Việt Nam đóng vai như thế nào trong nền ngoại giao Anh ở vùng Đông Nam Á?

Scott Wightman: Đóng vai chủ tịch Asean năm nay, VN trở thành đối tác quan trọng của nước Anh. Asean đang ở trong một cung đường quan trọng. Điều chúng tôi muốn thấy là Việt Nam cần thể hiện vị thế chủ tịch Asean một cách năng động, trước các vấn đề mỗi nước Asean đang đối diện. Đồng thời thực hiện vai tṛ lănh đạo trong việc thúc đẩy hợp tác với Liên hiệp Âu châu, cũng như một số nước có tầm quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/03/100324_britain_vietnam_policy.shtml


 Chính sách Bang Giao Với Trung Hoa (Hán Quốc)  ?

 Chính sách Bang Giao Với Lân Bang ?

 Chính sách Ngoại Giao và Mậu Dịch ?

 Chính sách Ngoại Giao và Quốc Pḥng ?


 


Kính mời tham luận, Xin vui ḷng gởi bài qua điện thư:
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Ngoaị Giao
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc
và phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.



Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt