Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



Tưởng Niệm
Đức Tiền Ngô Vương:
 Một Thiên Tài Quân Sự cuả Việt tộc

Phá Quân Xâm Lược Nam Hán - Xây Nền Tự Chủ

Ngày 18 tháng Giêng Việt Lịch

Nam Phong tổng hợp



Tiền Ngô Vương
 (897-944)

    
(ảnh cuả vinhanonline.com)



Nội Dung

Tiền Ngô Vương ( 897-944)
Ngô Quyền Và Chiến Thắng Bạch Đằng
Nhạc - Ngô Quyền
Đức Tiền Ngô Vương: Một Thiên Tài Quân Sự Của Việt Tộc
Trận Bạch Đằng - 938


 


Ngô Quyền, người làng Đường Lâm (nay là xă Đường Lâm, huyện Ba V́, Hà Tây) cùng quê với Phùng Hưng.

Ông sinh năm 897, con trai thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng địa phương. Được truyền thống địa phương hun đúc, được cha dạy bảo, từ tấm bé Ngô Quyền đă tỏ ra có ư chí lớn. Thân thể cường tráng, trí tuệ sáng suốt, chăm rèn vơ nghệ. Sử cũ miêu tả ông "vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có chí dũng, sức có thể nhấc vạc dơ cao".

Năm 920, Ngô Quyền đi theo Dương Đ́nh Nghệ, một tướng của họ Khúc ở đất ái Châu (Thanh Hóa). Dương Đ́nh Nghệ là anh hùng dân tộc từng có công đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm được thành Đại La năm 931, thúc đẩy bước tiến của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dương Đ́nh Nghệ lên cầm quyền, tự xưng Tiết độ sứ, giao cho Ngô Quyền cai quản Châu ái. Yêu mến tài năng và nhiệt huyết cứu đời, giúp nước của Ngô Quyền, Dương Đ́nh Nghệ đă gả con gái cho ông.

Trong 7 năm (931-938), quản lĩnh đất ái Châu, Ngô Quyền trổ tài lực, đem lại yên vui cho dân trong hạt.

Năm 937, Dương Đ́nh Nghệ bị Kiều Công Tiễn, một thuộc tướng và là hào trưởng đất Phong Châu giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn đă gây nên một làn sóng bất b́nh, căm giận sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân. Ngô Quyền trở thành ngọn cờ qui tụ mọi lực lượng yêu nước.

Sau một thời gian tập hợp lực lượng, Ngô Quyền đem quân từ Châu ái ra bắc, tiến công thành Đại La, diệt trừ Kiều Công Tiễn.

Năm 938, trời đang tiết mưa dầm gió bấc. Đoàn quân Ngô Quyền, người người lớp lớp vượt đèo Ba Dội tiến ra bắc. Quân xâm lược c̣n đang ngấp nghé ngoài bờ cơi th́ đầu tên phản bội Kiều Công Tiễn đă bị bêu ở ngoài cửa thành Đại La (Hà Nội). Mối họa bên trong đă được trừ khử. Kế sách trước trừ nội phản sau diệt ngoại xâm đă được thực hiện.

Ngô Quyền vào thành, hợp các tướng tá, bàn rằng: "Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đă bị giết chết, không có người làm nội ứng, đă mất vía trước rồi. Quân ta sức c̣n mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được!
"Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không pḥng trước th́ chuyện được thua cũng chưa thể biết được!
"Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế ǵ hay hơn kế ấy cả. (*)


Trận Bạch Đằng (nguồn:http://www.limsi.fr/Recherche/CIG/contes.htm)

Chư tướng đều phục kế sách ấy là tuyệt vời.

Phán đoán đúng con đường tiến quân của địch: Ngô Quyền - người được nhà sử học Lê Văn Hưu ngợi ca là "mưu giỏi mà đánh cũng giỏi" - đă chủ trương bố trí một trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng, rồi nhân khi nước triều lên, nhử thuyền địch tiến vào bên trong hàng cọc và tập trung lực lượng tiêu diệt địch bằng một trận quyết chiến nhanh, gọn, triệt để.

Sau khi diệt trừ xong bọn Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền và bộ chỉ huy kéo quân về vùng ven biển Đông Bắc chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Thần tích và truyền thuyết dân gian các làng thuộc xă Nam Hải, Đằng Hải đều nói rơ từ B́nh Kiều. Hạ Đoạn tới Lương Khê (thuộc An Hải, Hải Pḥng) là khu vực đóng quân của Ngô Quyền. Hơn 30 đền miếu thờ Ngô Quyền và các tướng phá giặc Nam Hán đă được phát hiện, đều phân bố tập trung ở vùng hạ lưu sông Bạch Đằng. Đồn trại của Ngô Quyền đóng tại các thôn Lương Xâm (An Hải, Hải Pḥng), Gia Viên (nội thành Hải Pḥng) **

Trước mưu đồ xâm lược trở lại của phong kiến Trung Quốc, ngọn cờ cứu nước của Ngô Quyền trở thành ngọn cờ đoàn kết của cả dân tộc. Đội quân Ngô Quyền, từ một đội binh ái Châu đă nhanh chóng trở thành một đội quân dân tộc. Truyền thuyết dân gian c̣n ghi nhớ chuyện 38 chàng trai làng Gia Viễn (Hải Pḥng) do Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận dẫn đầu, đă tự vũ trang, xin theo Ngô Quyền phá giặc. Trai tráng các làng Lâm Động (Thủy Nguyên, Hải Pḥng), Đằng Châu (Kim Động, Hải Hưng), người mang vũ khí, kẻ mang chiến thuyền, t́m đến cửa quân xin diệt giặc. Ba anh em Lư Minh, Lư Bảo, Lư Khả ở Hoàng Pha (Hoàng Động, Thủy Nguyên), ông tổ họ Phạm ở Đằng Giang (An Hải, Hải Pḥng) cũng chiêu mộ dân binh, hăng hái tham gia kháng chiến.

Vùng cửa sông và vùng hạ lưu sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm chiến trường quyết chiến.

Bạch Đằng ngày ấy cũng như ngày sau vẫn mang "tên nôm" giản dị: Sông Rừng!

Sông Rừng thường có sóng bạc đầu, v́ vậy mới có thêm một "tên chữ" Bạch Đằng giang.


(ảnh cuả Freedomforvietnam.wordpress.com)

Bộ sử Cương mục mô tả:

"Sông rộng hơn hai dặm, ở đó có núi cao ngất, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến".

Bạch Đằng là cửa ngơ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Cửa biển Bạch Đằng to rộng, rút nước từ vùng đồng bằng Bắc Bộ đổ ra Vịnh Hạ Long. Từ cửa biển ngược lên gần 20 km là đến cửa sông Chanh. Phía hữu ngạn có dăy núi vôi Tràng Kênh với nhiều hang động, sông lạch và thung lũng hiểm trở.

Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Ḷng sông đă rộng, lại sâu, từ 8 m - 18 m. Triều lên xuống vào độ nước cường, nước rút đến hơn 30 cm trong một giờ, ào ào xuôi ra biển, mực nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất khoảng 2,5 - 3,2 m.

Lịch sử thành tạo vùng Bạch Đằng trên đây và một số tài liệu địa lư học lịch sử cho phép khẳng định, cửa sông Bạch Đằng thế kỷ 10 không phải là cửa Nam Triệu với địa h́nh như hiện nay.

Lúc bấy giờ cửa sông Nam Triệu là cửa biển chung của sông Cấm (hay sông Nam Triệu) và sông Bạch Đằng. Cửa biển Bạch Đằng ngày xưa ở vào khoảng đó, nằm sâu vào phía trong so với cửa Nam Triệu hiện nay khoảng hơn chục cây số. Giữa vùng thiên nhiên sông biển đó, trên cơ sở sức mạnh đoàn kết và ư chí độc lập của cả dân tộc, Ngô Quyền khẩn trương giàn bày một thế trận hết sức mưu trí, lợi hại để chủ động phá giặc.

Ông huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt (hẳn số thợ rèn được huy động đến cũng khá đông) rồi cho đóng xuống ḷng sông thành hàng dài tạo thành một băi cọc, một băi chướng ngại dày đặc ở hai bên sông. Khi triều lên mênh mông, th́ cả băi cọc ngập ch́m, khi triều xuống th́ hàng cọc nhô lên cản trở thuyền qua lại. Băi cọc tăng thêm phần hiểu trở cho địa h́nh thiên nhiên.

Trận địa cọc là một nét độc đáo của trận Bạch Đằng phá quân Nam hán và cũng là một sáng tạo rất sớm trong nghệ thuật quân sự Việt Nam mà người khởi xướng là Ngô Quyền. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa phát hiện được thêm nhiều di tích của băi cọc này. ****



Trong khi chuẩn bị trận địa, Ngô Quyền không những lợi dụng địa h́nh thiên nhiên, mà c̣n biết lợi dụng cả chế độ thủy triều. Đây cũng là một trận đánh biết lợi dụng thủy triều sớm nhất trong lịch sử quân sự nước ta, mở đầu cho truyền thống lợi dụng thủy triều trong nhiều trận thủy chiến sau này. Rất tiếc là cho đến nay, chưa xác định được ngày tháng xảy ra trận Bạch Đằng, nên chỉ có thể đưa ra một số giả định nào đó, chưa thể có những kết luận cụ thể về điều này.*****


Quân thủy bộ, mai phục sẵn ở phía trong băi cọc, có lẽ trong khoảng hạ lưu và trung lưu sông Bạch Đằng; trong các nhánh sông và trên hai bờ sông.

Theo truyền thuyết và thần tích, Dương Tam Kha chỉ huy đạo quân bên tả ngạn, Ngô Xương Ngập và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đạo quân bên hữu ngạn, mai phục ở hai bên bờ sông để cùng phối hợp với thủy binh đánh tạt ngang vào đội h́nh quân địch và sẵn sàng tiêu diệt số quân địch trốn chạy lên bờ. Có thể suy đoán rằng, ngược lên phía thượng lưu là một đạo thủy quân mạnh phục sẵn làm nhiệm vụ chẹn đầu, chờ khi nước xuống sẽ xuôi ḍng đánh vỗ mặt đội binh thuyền của địch.

Cũng theo truyền thuyết, thần tích người thanh niên Nguyễn Tất Tố, vốn giỏi bơi lặn và quen thuộc sông nước, được giao nhiệm vụ khiêu chiến, nhân lúc nước triều lên, nhử địch vượt qua băi cọc vào cạm bẫy bên trong.

Trong thế trận của Ngô Quyền, rơ ràng trận địa mai phục giữ vai tṛ quyết định. Trận địa cọc ở cửa sông là nhằm chặn đường tháo chạy của tàn quân giặc. Sự phối hợp giữa hai trận địa chứng tỏ quyết tâm chiến lược của Ngô Quyền là phen này không phải chỉ đánh bại quân giặc mà c̣n phải tiêu diệt toàn bộ quân giặc, đập tan mộng tưởng xâm lăng của triều đ́nh Nam Hán.

Cuối năm 938, cuộc kháng chiến chống xâm lược Nam Hán lần thứ hai của quân dân Việt đă giành được thắng lợi hết sức oanh liệt.

Cả một đoàn binh thuyền lớn của giặc vừa vượt biển tiến vào mạn sông Bạch Đằng đă được nhử ào thế trận đă bày sẵn và bị tiêu diệt gọn trong một thời gian rất ngắn. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh đắm, hầu hết quân giặc bị tiêu diệt. Chủ soái của giặc là Lưu Hoằng Tháo cũng bị giết tại trận.

Chiến thắng Bạch Đằng có những nét rất độc đáo và giữ một vị trí trọng đại trong lịch sử dân tộc.

Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh, gọn, triệt để đến mức độ vua Nam Hán đang đóng quân ở sát biên giới mà không sao kịp tiếp ứng. Nghe tin quá bất ngờ và kinh hoàng, chúa Nam Hán đành thương khóc thu nhặt tàn quân quay về nước. Y bèn hạ đổ tội cho Trước tác Tá Lang hầu Dung "làm cho khí thế quân binh không phấn chấn lên được". Lúc này Dung đă chết, chúa Nam Hán tàn bạo sai quật mả, phơi thây Dung để trả thù!

Sau chiến thắng chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc Ngô Quyền bắt tay xây dựng quốc gia. Ngô Quyền xưng vương, băi bỏ chức Tiết độ sứ, định đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ông đặt ra chức quan văn, vơ, nghi lễ trong triều. Nhưng đáng tiếc thời gian tại ngôi của ông thật ngắn ngủi, chỉ được 6 năm (939-944).

Ông mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Th́n, thọ 47 tuổi.


Đền Thờ  Đức Ngô Vương Quyền tại Cam Lâm

Ngợi ca Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong "Đại Việt sử kư toàn thư":

"Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi
vậy".


--------------------------------------------------------------------------------

* Đại Việt sử kư toàn thư, Ngoại kỷ.q.5

** Tại Lương Xâm (thuộc xă Nam Hải, huyện An Hải, Hải Pḥng) c̣n di tích một thành đất có h́nh giống như vành kiệu nên nhân dân quen gọi là thành Vành Kiệu. Thành đắp trên một g̣ đất cao, chu vi vào khoảng 1.700 m. Thành đă bị phá hủy nhiều đoạn, phần c̣n lại dài khoảng 1.300 m, bề rộng trung b́nh 1 m, có chỗ rộng 7 m, cao khoảng 0,8 m, chỗ cao nhất 1,6 m. Giữa thành có đền thờ Ngô Quyền nhân dân gọi là Từ Cả. Thần tích câu đối, truyền thuyết dân gian đều nói Ngô Quyền đắp thành ở Lương Xâm và di tích c̣n lại là thành Vành Kiệu. Năm 1981, Khoa Sử Đại học tổng hợp Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin Hải Pḥng cắt một đoạn thành để khảo sát. Nhưng rất tiếc là chưa phát hiện được những hiện vật đặc trưng để xác định niên đại của thành Vành Kiệu. Thần tích Ngô Quyền ở Gia Viên (nội thành Hải Pḥng) nói ông đă cho lập đồn trại ở đây để chống giặc Nam Hán.

**** Năm 1953 - 1954, nhân dân địa phương phát hiện được những cọc gỗ gần cửa sông Chanh, cách sông Bạch Đằng hơn 400 m, thuộc xă Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Sau đó, Vụ Bảo tồng Bảo tàng Bộ Văn hóa, Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện Bảo tàng Lịch sử đă cùng Sở Văn hóa Hải Pḥng, và Ty Văn hóa Quảng Ninh tiến hành khảo sát, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, c̣n phát hiện những cọc tương tự ở cửa sông Kênh (đồng Vạn Muối), cửa sông Nam giáp sông Bạch Đằng, phía dưới sông Chanh...

Hai mẫu gỗ ở cửa sông Chanh được xác định niên đại bằng phương pháp các bon phóng xạ, cho kết quả 615+100 và 850+100 năm sau Công Nguyên. Nhưng theo ư kiến của những người nghiên cứu th́ những băi cọc này thuộc phạm vi trận địa Bạch Đằng phá quân Nguyên năm 1288, chứ không phải băi cọc của Ngô Quyền diệt quân Nam Hán năm 938.

***** Nguyễn Ngọc Thụy, Thủy triều trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đă dẫn. Về thời điểm xảy ra trận Bạch Đằng, các bộ chính sử chép không cụ thể và không thống nhất.

- Việt sử thông giám cương mục chép Ngô Quyền diệt Kiều Công Tiễn và phá quân Nam Hán vào "mùa thu, tháng chín" năm Mậu Tuất, tính ra dương lịch là từ 27-9 đến 25-10-938.

- Đại Việt sử kư toàn thư lại chép những sự kiện trên vào "mùa đông, tháng Mười", tính ra dương lịch là từ 26-10 đến 24-11-938.

- Việt sử lược chép vào "mùa đông, tháng Chạp", tính ra dương lịch là từ 25-12-938 đến 22-1-939.

Về mặt sử liệu học th́ trong ba tài liệu trên, Bộ Việt sử lược được biên soạn sớm nhất (vào đời Trần), gần với thời gian xảy ra sự kiện hơn hai bộ sử đời Lê và đời Nguyễn. Sự ghi chép của Việt sử lược lại phù hợp với nhiều thần tích Ngô Quyền và các tướng tham gia trận Bạch Đằng, trong đó có thần tích ở Hoàng Pha (Hoàng Động, Thủy Nguyên, Hải Pḥng) chép cụ thể trận Bạch Đằng xảy ra vào ngày 7 tháng Chạp năm Mậu Tuất, tức ngày 31-12-938

Nguồn: http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/anhhung/ngoquyen.htm



Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng




Ngô Quyền sinh năm Mậu Ngọ (898) ở xứ Đường Lâm, nay là xă Đường Lâm, thị xă Sơn Tây, Hà Nội, cùng quê với người anh hùng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Cha ông là Ngô Mân đă từng làm chức Châu mục Đường Lâm. Từ nhỏ, Ngô Quyền đă sống trong truyền thống yêu nước của quê hương.

Đại Việt sử kư toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: "Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương, nhân đó (Ngô Mân) mới đặt cho vua tên là Quyền. Khi vua lớn lên, tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thể nâng được vạc"

Lúc trưởng thành, Ngô Quyền có vơ nghệ tinh thông và có chí lớn. Ông đă từng tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La, đă từng theo Dương Đ́nh Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giải phóng thành Đại La năm 931.

Dương Đ́nh Nghệ lên cầm quyền, vẫn tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ  (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu. Chính quyền họ Dương tồn tại bảy năm (từ năm 931 đén tháng 3 năm Đinh Dậu 937) th́ Dương Đ́nh Ngệ bị kẻ phản bội là Kiều Công Tiễn (một viên tướng dưới quyền) sát hại để cướp đoạt chức Tiết độ sứ.

Là người có tài đức và ư chí, ngay sau khi chủ tướng Dương Đ́nh Nghệ bị sát hại, Ngô Quyền sớm trở thành linh hồn của ngọn cờ yêu nước.

Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử Vào những ngày mùa đông năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền từ Ái châu đem quân ra hỏi tội Kiều Công Tiễn.



Theo thần tích, truyền thuyết dân gian và gia đ́nh họ Dương ở làng Ràng (xă Dương Xá, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa) th́ dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền, Dương Tam Kha (con Dương Đ́nh Nghệ) và Đỗ Cảnh Thạc đă cầm quân tiến công thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn.

Dẹp xong nội loạn, Ngô Quyền vào thành họp bàn với các tướng lĩnh về kế hoạch chống ngoại xâm. Thành Đại La trở thành trung tâm đầu năo của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai. Hào kiệt bốn phương đem quân hội tụ về Đại La dưới cờ đại nghĩa của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

Tại đây, một kế hoạch chiến đấu mưu trí và chắc thắng đă được Ngô Quyền và các tướng lĩnh bàn định và thông qua. Trong một cuộc họp bàn, với ḷng tự tin và làm chủ t́nh thế, Ngô Quyền đề ra ư kiến như sau:

"Hoằng Thao là một đứa trẻ, lại đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại nghe Kiều Công Tiễn đă chết, không có người làm nội ứng đă mất vía trước rồi. Quân ta sức c̣n mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song giặc có lợi về thuyền chiến, nếu ta không pḥng bị trước th́ chuyện được thua chưa thể biết được. Nhưng ta sẽ cho người đem theo cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt đầu nhọn bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước thuỷ triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bây giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế ǵ hay hơn kế ấy cả".

Kế hoạch và việc lựa chọn chiến trường cho trận "quyết chiến chiến lược" đă được quyết định. Tướng sĩ ai cũng vui mừng, tin rằng chắc thắng. Sau đó, Ngô Quyền và bộ chỉ huy tạm rời thành Đại La, kéo quân về vùng biển đông bắc chuẩn bị chiến trường đón đánh thủy quân Nam Hán.

Theo thần tích và truyền thuyết dân gian các làng và hơn 30 đền thờ Ngô Quyền và các tướng có công phá giặc Nam Hán đă được phát hiện, th́ vùng đóng quân của Ngô Quyền lúc bấy giờ được trải dài từ các làng B́nh Kiều, Hạ Đoan tới Lương Khê, c̣n đại bản doanh th́ đặt tại các thôn Lương Sâm, Gia Viện (đều thuộc huyện An Hải, Hải Pḥng).

Trước đây, đại bộ phận quân đội của Ngô Quyền là người Ái châu, nơi ông trấn trị. Trước nạn Nam Hán xâm lược, đạo quân này được bổ sung tăng cường và nhanh chóng. Nhân dân khắp nơi nô nức mang vũ khí, thuyền chiến tham gia và ủng hộ quân đội. Chỉ riêng một thôn Gia Viện nơi Ngô Quyền đặt đại bản doanh cũng đă có hàng mấy chục trai tráng dưới quyền chỉ huy của Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố t́nh nguyện nhập ngũ.

Vùng cửa sông và hạ lưu sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm điểm quyết chiến.

Sông Bạch Đằng là cửa ngơ phía đông bắc và là giao thông quan trọng từ biển Đông vào đất Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thành Cổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông.

Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có nhiều nhánh sông phụ đổ vào. Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh. Triều lên từ nửa đêm về sáng, cửa biển rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ đến hơn 2km. Đến gần trưa th́ triều rút mạnh, chảy rất nhanh

Bấy giờ vào cuối năm 938. Trời rét, gió đông bắc tràn về, mưa dầm lê thê kéo dài hàng nửa tháng. Chính trong những ngày ấy, theo kế hoạch của Ngô Quyền, quân và dân ta lặn lội mưa rét, ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc.

Hàng ngh́n cây gỗ lim, sến, đầu được vạt nhọn và bịt sắt được đem về đây cắm xuống hai bên bờ sông (quăng cửa Nam Triệu hiện nay) thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn.

Khi triều rút các hàng cọc mới phơi ra, c̣n lúc sáng sớm nước mênh mông th́ thuyền lớn qua lại hai bên bờ vẫn dễ dàng. Trận địa cọc được tiến hành rất gấp rút và chỉ trong khoảng thời gian hơn một tháng là mọi việc đă hoàn thành.

Theo dự kiến của Ngô Quyền, trận đánh sẽ diễn ra ở phía trong băi cọc. Tướng Dương Tam Kha (con của Dương Đ́nh Nghệ) chỉ huy đội quân bên tả ngạn, Ngô Xương Ngập (con trai cả của Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đội quân bộ bên hữu ngạn, mai phục sẵn, phối hợp với thủy quân đánh tạt sườn đội h́nh quân địch và sẵn sàng diệt số quân địch chạy lên bờ.

Từ cửa biên ngược lên phía trên không xa là một đạo thủy quân mạnh phục sẵn do chính Ngô Quyền chỉ huy chặn ngay đường tiến lên của địch, chờ khi nước xuống sẽ xuôi ḍng đánh lại đội binh thuyền địch.

Trận địa bố trí vừa xong th́ binh thuyền Nam Hán từ Quảng Đông kéo sang. Cuộc chiến đấu đă diễn ra như sự trù liệu và dự tính của Ngô Quyền đă vạch ra.

Cả đoàn binh thuyền lớn của Hoằng Thao vừa vượt biển vào cửa sông Bạch Đằng đă bị dồn dắt vào thế trận bố trí sẵn của ta, và bị tiêu diệt trong thời gian ngắn. Toàn bộ chiến thuyền của địch bị nhấn ch́m xuống biển, hầu hết quân địch bị tiêu diệt, chủ soái Lưu Hoằng Thao bị giết tại trận.

Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh chóng khiến vua Nam Hán là Lưu Cung đang đóng quân ở sát biên giới mà không kịp tiếp ứng cho con. Sử chép: "Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân c̣n sót mà rút lui'.

Chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền là một bước phát triển rực rỡ của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trong điều kiện lực lượng ta địch chênh lệch không nhiều, Ngô Quyền đă lợi dụng được cả thời tiết, địa h́nh có lợi cho ta, tạo len thế mạnh giáng cho quân xâm lược vừa mới tḥ mặt tới một đ̣n trời giáng, giành thắng lợi quyết định bằng một trận mai phục thủy chiến trên sông.

Ca ngợi người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, sử gia Lê Văn Hưu viết: "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói một cơn giận mà yên dân được, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là trận trung kết toàn thắng của dân tộc ta trên con đường đấu tranh Bắc thuộc, giành lại độc lập hoàn toàn.

Chiến công hiển hách đó đập tan mưu đồ xâm lược của Nam Hán, tạo cơ sở để Ngô Quyền phát triển chính quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương thành chính quyền độc lập, chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc kéo dài trên ngh́n năm.

Ngô Vương Quyền và kinh đô Cổ Loa

Bằng chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, dân tộc ta không những chấm dứt ách đô hộ hơn ngh́n năm của Phương Bắc, mà c̣n tạo điều kiện tiến lên xây dựng một quốc gia độc lập hoàn toàn.

Mùa xuân năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, tự xưng vương, thành lập một vương quốc độc lập đàng hoàng. Chọn kinh đô cũ của Âu Lạc là Cổ Loa làm kinh đô nước Việt, Ngô Vương Quyền tỏ ư nối tiếp truyền thống của các vua Hùng, vua Thục.

Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần nêu cao ư tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết với Ngô Vương "chính thống của nước Việt ta đă nối lại được".
 
Tại kinh đô Cổ Loa, Ngô Vương bước đầu tổ chức một triều chính độc lập: "đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của đế vương".

Bà vợ họ Dương, con gái Dương Đ́nh Nghệ, được lập làm hoàng hậu. Triều đ́nh của Ngô Vương tuy c̣n đơn sơ, nhưng được xây dựng theo thể chế của một vương triều hoàn toàn độc lập.

Các tướng sĩ có công trong cuộc chiến tranh chống Nam Hán đều được phong tước, cấp thái ấp như Phạm Lệnh Công được phong đất ở miền Nam Sách Giang (Nam Sách, Hải Dương).

Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa được 6 năm (939 944). Trong sáu năm ngắn ngủi đó chắc chắn triều Ngô vẫn chưa xây dựng được thêm ǵ nhiều ở Loa thành xưa. Khảo cổ học chỉ phát hiện được những đoạn thành sửa đắp vào thời Ngô Quyền trên nền tảng hoang phế thành cũ của Thục An Dương Vương.

Truyền thuyết dân gian vùng đất Cổ Loa kể lại rằng, Ngô Vương Quyền khi đóng đô ở đây đă cho trồng cây đa ở trước am thờ Mỵ Châu và cho đào cái giếng nước ở trên của đền. Người dân vùng này c̣n truyền tụng những câu cửa miệng: "Cây đa ngh́n tuổi", "giếng nước nhà Ngô".

Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội lại khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn ngh́n năm Bắc thuộc.

Ngô Quyền mất năm 944, thọ 47 tuổi.Tại quê hương xă Đường Lâm (thị xă Sơn Tây, Hà Tây) có đ́nh thờ và lăng Ngô Quyền. Trong nhà truyền thống xă Đường Lâm c̣n lưu giữ nhiều hiện vật quư như ŕu đá, di chỉ đồ đá mới, cọc gỗ Bạch Đằng; gần đó có những rộc sâu, tương truyền xưa kia là hồ sen, nơi Ngô Quyền thường cùng bạn bè thuở nhỏ chơi tṛ thủy chiến.

Tại thành phố Hải Pḥng, bên cạnh ḍng sông Bạch Đằng lịch sử, cũng có những ngôi đền và đ́nh thờ Ngô Quyền. Ở đ́nh Hàng Kênh - ngôi đ́nh tráng lệ ở Hải Pḥng xây dựng năm 1718 - có câu đối lớn với ḍng chữ nho:

"Vương nghiệp khởi nghiệp Loa Thành, trường biên thanh sử.
Chiến công lưu Đằng thủy, cộng mộc hồng ân"

nghĩa là: "Vương nghiệp bắt đầu từ Loa thành lưu măi trong sử sách. Chiến công lưu lại trên sông Đằng, trong đó có ân phúc của loài cây"./.

Nguồn: http://hanoi.vietnamplus.vn




NGÔ QUYỀN


BẠCH ĐẰNG GIANG









(ảnh cuả vinnhanonline.com)

Đức Tiền Ngô Vương:
 Một Thiên Tài Quân Sự cuả Việt tộc

Phá Quân Xâm Lược Nam Hán - Xây Nền Tự Chủ


(ảnh cuả wikipedia)


Đại Việt sử kí toàn thư c̣n ghi lại được lời nói của Ngô Quyền về kế hoạch kháng chiến bằng cách đóng cọc dưới ḷng sông :

Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo tướng tá rằng :

Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại được tin Công Tiễn đă chết, không có người làm nội ứng, đă mất vía trước rồi; quân ta sức c̣n mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không pḥng bị trước th́ chuyện được thua chưa thể biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiền vào bên trọng hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế ǵ hơn kế ấy cả.''

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán đă diễn ra ác liệt và kết thúc rất nhanh gọn. Đoàn binh thuyền cồng kềnh của Lưu Hoằng Tháo vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng đă bị một nhóm nhỏ thuyền quân Ngô ra nhử, vừa đánh vừa rút. Quân Hán hăng hái đuổi theo, vượt qua hàng cọc ngầm mà không hay biết. Đợi đến khi thủy triều xuống, Ngô Quyền mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh, quân sĩ đều "liều chết mà đánh" (Đại Việt sử kí toàn thư) rất dữ dội. Quân Nam Hán không kịp chỉnh đốn đội h́nh, lại gặp lúc nước triều rút mạnh, thuyền lớn bị va vào cọc, vỡ tan tành. Quân Hán chết đuối rất nhiều, số c̣n lại hầu hết đều bị quân Ngô đánh bắt. Hoằng Tháo cũng bị bắt và giết. Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Ông ta kinh hoàng khủng khiếp, đành "thương khóc thu nhặt quân c̣n lại mà rút lui" (Đại Việt sử kư toàn thư). Về nước, vua Hán cho rằng tên ḿnh là Cung số xấu, đổi lại thành Yểm. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Giao Châu.


Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền của do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngơ Bạch Đằng.

Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, c̣n Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân c̣n lại mà rút lui" (Đại Việt sử kư toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Sau này trong Trận Bạch Đằng, 1288, Trần Hưng Đạo đă vận dụng lối đánh này để đánh thắng quân Nguyên Mông.

Điều kiện thành công

Chiến thuật quân sự của Ngô Quyền rất độc đáo và đúng như nhận định của Lê Văn Hưu: "Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi". Tuy nhiên, theo các nhà quân sự, việc áp dụng chiến thuật lấy cọc nhọn đâm thuyền địch muốn thành công cần có sự kết hợp chặt chẽ với một số mưu mẹo khác.

- Thứ nhất, phải dụ địch đến đúng băi cọc đă đóng giăng bẫy khi thuỷ triều c̣n cao, băi cọc chưa bị phát lộ.

- Thứ hai, phải nắm rất vững quy luật thuỷ triều theo từng giờ và tính toán thời điểm để khi thuyền quân địch tới băi cọc rồi, thuỷ triều mới rút, có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm.

Chỉ khi có đủ hai điều kiện trên, mưu kế mới phát huy tác dụng. Nếu nước triều rút quá sớm so với dự định, băi cọc sớm phát lộ, thuyền địch sẽ biết và tránh xa cảnh giác, như vậy mưu sự hỏng. Không những thế, rất có thể chính các thuyền phía quân ḿnh sẽ bị vướng cọc, thành "gậy ông đập lưng ông".

Nếu nước triều rút quá muộn so với dự định, thuyền chiến của địch cứ thế vượt qua, không có trở ngại ǵ, coi như băi cọc đóng xuống vô tác dụng. Đây chính là trường hợp mà các nhà quân sự Việt Nam đă ghi lại của trận Bạch Đằng năm 981, quân Tống đă vượt qua băi cọc để vào được đất liền mà không bị trở ngại (tuy nhiên sau đó vẫn bị mắc mưu Lê Hoàn và đại bại).

V́ vậy, để mưu sự thành công, ngoài việc chuẩn bị cọc nhọn một cách bí mật và hoàn thành sớm, việc dụ địch đi theo đúng lộ tŕnh ḿnh muốn và đến vào thời điểm ḿnh muốn mang ư nghĩa quyết định. Mưu sự thành công có thể quyết định toàn bộ cuộc chiến chỉ trong 1 buổi và Ngô Quyền đă thành công bởi mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luật của tự nhiên.

Người vận dụng lại mưu kế này là Trần Hưng Đạo trong trận Bạch Đằng năm 1288 cũng biết cách kết hợp áp dụng chính xác như vậy nên lại lập đại công phá quân Nguyên. Đời sau nghe chuyện dùng cọc đâm thuyền địch có vẻ dễ dàng, nhưng khi áp dụng cụ thể mới thấy không hoàn toàn dễ dàng để có thắng lợi như sử sách đă ghi. Không phải ngẫu nhiên mà cả Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đều được xem là danh tướng trong lịch sử Việt Nam.

Ư nghĩa

Trận Bạch Đằng năm 938 có ư nghĩa quan trọng đối với Việt Nam v́ nó đă giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ư nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đă chinh phục bắc Triều Tiên, chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lănh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đă từng tuyên bố: "Ta đă chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cơi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đă lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà c̣n tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đă được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến tŕnh lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đă nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, b́nh Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lư, Trần, Lê.

Nhà sử học Ngô Th́ Sĩ đánh giá:

"Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lư, Trần sau này c̣n nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến ngh́n thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).

Theo wikipedia


(ảnh cuả freedomforvietnam.com)

   Theo quân sử cuả thế giới th́ chưa có một trận thuỷ chiến nào như trận trên sông Bạch Đằng năm 938 đă tiêu diệt hoàn toàn một thuỷ quân đoàn cuả giặc kể cả chủ tướng.
Trên phương diện chiến lược chống quân xâm lược và chiến thuật phá giặc trên sông Bạch Đằng đă cho thấy Ngô Vương Quyền là một thiên tài quân sự cuả Việt tộc ở thế kỷ thứ 10 mà c̣n là một thiên tài quân sự cuả nhân loại trong 20 thế kỷ qua.
  

Khánh Vân tổng hợp 




Trận Bạch Đằng, 938

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mô h́nh chiến thắng Bạch Đằng 938

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lănh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Mục lục

Hoàn cảnh

Năm 931, Dương Đ́nh Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán - một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân - giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 937, Đ́nh Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đ́nh Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.

Công Tiễn sợ hăi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.

Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đ́nh Nghệ qua đời th́ Tĩnh Hải quân không c̣n tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "B́nh Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.

Diệt nội phản

Xem thêm: Kiều Công Tiễn

Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía ḿnh, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.

Vua Hán Lưu Nghiễm cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói:

Nay mưa dầm đă mấy tuần, đường biển th́ xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến.

—Sùng Văn Hầu Tiêu Ích

Vua Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự ḿnh làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.

Trong khi vua Hán đang điều quân th́ Ngô Quyền đă tiến ra thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Mượn cọc nhọn và thuỷ triều

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến,Ngô Quyền bảo các tướng tá rằng:

Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính c̣n mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đă chết, không có người làm nội ứng, đă mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức c̣n khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không pḥng bị trước th́ thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc th́ sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.

—Ngồ Quyền

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống ḷng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, băi cọc không bị phát lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền của do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngơ Bạch Đằng.

Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, c̣n Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân c̣n lại mà rút lui" (Đại Việt sử kư toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Sau này trong Trận Bạch Đằng, 1288, Trần Hưng Đạo đă vận dụng lối đánh này để đánh thắng quân Nguyên Mông.

Điều kiện thành công

Chiến thuật quân sự của Ngô Quyền rất độc đáo và đúng như nhận định của Lê Văn Hưu: "Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi". Tuy nhiên, theo các nhà quân sự, việc áp dụng chiến thuật lấy cọc nhọn đâm thuyền địch muốn thành công cần có sự kết hợp chặt chẽ với một số mưu mẹo khác.

  • Thứ nhất, phải dụ địch đến đúng băi cọc đă đóng giăng bẫy khi thuỷ triều c̣n cao, băi cọc chưa bị phát lộ.
  • Thứ hai, phải nắm rất vững quy luật thuỷ triều theo từng giờ và tính toán thời điểm để khi thuyền quân địch tới băi cọc rồi, thuỷ triều mới rút, có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm.

Chỉ khi có đủ hai điều kiện trên, mưu kế mới phát huy tác dụng. Nếu nước triều rút quá sớm so với dự định, băi cọc sớm phát lộ, thuyền địch sẽ biết và tránh xa cảnh giác, như vậy mưu sự hỏng. Không những thế, rất có thể chính các thuyền phía quân ḿnh sẽ bị vướng cọc, thành "gậy ông đập lưng ông".

Nếu nước triều rút quá muộn so với dự định, thuyền chiến của địch cứ thế vượt qua, không có trở ngại ǵ, coi như băi cọc đóng xuống vô tác dụng. Đây chính là trường hợp mà các nhà quân sự Việt Nam đă ghi lại của trận Bạch Đằng, 981, quân Tống đă vượt qua băi cọc để vào được đất liền mà không bị trở ngại (tuy nhiên sau đó vẫn bị mắc mưu Lê Hoàn và đại bại).

V́ vậy, để mưu sự thành công, ngoài việc chuẩn bị cọc nhọn một cách bí mật và hoàn thành sớm, việc dụ địch đi theo đúng lộ tŕnh ḿnh muốn và đến vào thời điểm ḿnh muốn mang ư nghĩa quyết định. Mưu sự thành công có thể quyết định toàn bộ cuộc chiến chỉ trong 1 buổi và Ngô Quyền đă thành công bởi mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luật của tự nhiên.

Người vận dụng lại mưu kế này là Trần Hưng Đạo trong trận Bạch Đằng, 1288 cũng biết cách kết hợp áp dụng chính xác như vậy nên lại lập đại công phá quân Nguyên. Đời sau nghe chuyện dùng cọc đâm thuyền địch có vẻ dễ dàng, nhưng khi áp dụng cụ thể mới thấy không hoàn toàn dễ dàng để có thắng lợi như sử sách đă ghi. Không phải ngẫu nhiên mà cả Ngô QuyềnTrần Hưng Đạo đều được xem là danh tướng trong lịch sử Việt Nam

Ư nghĩa

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ư nghĩa quan trọng đối với Việt Nam v́ nó đă giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ư nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đă chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lănh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đă từng tuyên bố: "Ta đă chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cơi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đă lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà c̣n tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đă được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến tŕnh lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đă nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, b́nh Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lư, Trần, Lê.

Nhà sử học Ngô Th́ Sĩ đánh giá:

Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lư, Trần sau này c̣n nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến ngh́n thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu

Việt sử tiêu án - Ngô Th́ SĨ

 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_B%E1%BA%A1ch_%C4%90%E1%BA%B1ng,_938



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Đức Tiền Ngô Vương
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.org

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đă đề
Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc.
Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi
 nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.



Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt