Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm
Thứ
4889
www.vietnamvanhien.net
Ngục Trung Thư
Đời
cách
mạng
của Phan Bội Châu
Nguyên tác bằng Hán văn của Phan Bội Châu
Bản
dịch
của
Ðào Trinh Nhất
Phan Bội Châu (1867-1940)
Tiểu Sử Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh vào tháng Chạp năm Ðinh
Mão, tức là năm Tự Ðức thư 20 (1867), cha mẹ
đặt tên là Phan Văn San. Về sau, vì sợ phạm
húy với Hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân, con thứ
của vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội
Châụ Bội-Châu có nghĩa là đeo ngọc.
Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, thân phụ
ông là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân
chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông
là bà Nguyễn Thị Nhàn, một nữ sĩ được tiếng
là người đức hạnh.
Phan Bội Châu quê ở xã Ðông Liệt, tỉnh
Nghệ An. Năm lên 3 tuổi, ông phải theo cha mẹ về ở nơi
quê của nội tổ ở làng Ðan Nhiệm, tổng Xuân Liễm,
huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An.
Từ thuở bé, Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền
giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi
nấng, dạy dổ của mẫu thân, nhưng phần lớn cũng nhờ vào sự
nghiêm khắc của thân phụ, lúc bấy giờ làm
nghề dạy học.
Phan Bội Châu rất mực thông minh. Năm lên 6 tuổi được
cho đi học, chỉ trong ba ngày, ông học he^'t cuốn
Tam Tự Kinh. Lên bảy tuổi học đến sách Luận ngữ, ông
đã mô phỏng để làm cuốn Phan tiên sinh luận
ngữ, có ý mỉa mai chúng bạn nên bị phụ
thân quở phạt. Năm 1874, ở Nghệ An có phong trào
Văn Thân, dù chỉ mới là một đứa bé lên
tám, Phan Bội Châu cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản
xưa đã giúp Hưng Ðạo Vương để đại phá
quân Nguyên ở Bến Chương Dương nêu cao lá cờ
phá cường tặc báo hoàng ân nên
ông đã tụ tập bọn trẻ con lại để tập trận giả bằng những
súng đạn do chính ông
làm ra.
Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương, Phan Bội Châu tổ
chức Sĩ-tử Cần Vương đội. Nhưng nhận thấy rằng công cuộc Cần
Vương chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp khi nào người
lãnh đạo là một nhân vật có chân khoa
bảng xuất thân, nhất là phải có danh vọng,
ông phải đành quay về với lối học cử nghiệp.
Dù rất thông minh và hay chữ, Phan Bội châu
thi Hương bao nhiêu lần vẫn trượt. Sở dĩ có chuyện lạ
như thế vì :
* Lối văn khoa cử không thích hợp với người đã
có sẵn một tinh thần cách mạng. Do đó, Phan Bội
Châu không chịu ép mình trong khuôn khổ
của trường quy.
* Nhà nghèo, ông thường làm bài mướn
để lấy tiền tại trường thị Ðã có lần vì phạm
húy, ông bị bôi tên trong danh sách
thí sinh trọn đời. Về sau, nhờ sự vận động của quan Tế-Tửu
Trường Quốc Tử Giám là Khiêu Năng Tĩnh, thầy học
của ông, ông được đi thi lại. Khóa thi Hương năm
Canh Tý (1900), ông thi đỗ Thủ Khoa tại trường thi Nghệ An
lúc bấy giờ ông đã 33 tuổi.
Năm 1901, ông có thi Hội nhưng không đỗ, ông
cũng chẳng màng đến công danh nữa. Con đường cử nghiệp đối
với ông chỉ là phương tiện giúp cho ông mưu
đồ việc lớn, chớ chí khí của nhà cách mạng
lão thành Phan Bội Châu đâu đã
chịu gởi nơi trường khoa danh.
Tiếng tăm hay chữ và mảnh bằng Giải nguyên đã
giúp Phan Bội Châu có uy tín trong việc
lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Ông bắt đầu
hoạt động mạnh trong nước.
Sau khi Phan Ðình Phùng mất, phong trào Cần
Vương xuống dần và cơ hồ tan rã, Phan Bội Châu
đã nối chí nhà lãnh đạo tiền bối. Phan Bội
Châu đứng ra kêu gọi dân chúng ở miền Thượng
du khởi nghĩa.
Nhận thấy con đường cử nghiệp làm cho dân tộc đi đến chổ
yếu hèn, Phan Bội Châu kêu gọi canh tân.
Ðể khích động lòng ái quốc của nhóm sĩ
phu và nhân dân trong nước, ông đã viết
ra tập Lưu cầu huyết lệ tâm thư. Ông đã vào
Nam ra Bắc để liên lạc với những nhà ái quốc trong
nước để vận động cho cuộc cách mạng có kết quả.
Lúc bấy giờ, những người cùng chí hướng với Phan
Bội Châu ở miền Trung như Ðặng Nguyên Cản, Ðặng
Thái Thân, Trần Quý Cáp, Ngô Ðức
Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Cần, ở miền
Bắc có Nguyễn Thượng Hiền, Lê Ðại, Nguyễn Quyên,
Lương Văn Can, ở miền Nam có Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh
Chiếu. Phan Bội Châu cũng đã lên tận Yên Thế
xin gặp Hoàng Hoa Thám. Ðể cho công cuộc Cần
Vương được thống nhất, ông bàn với ông Tiểu La
Nguyễn Văn Thành đồng tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể
lên làm Hội Chủ.
Nhận thấy còn phải có sự viện trợ của ngoại bang trong
việc cách mạng kháng Pháp, ông bàn
với các bạn cho ông được xuất dương.
Năm 1905, Phan Bội Châu xuống tàu, giả làm thương
khách qua Tàu rồi sau đó sang Nhật.
Sau khi xuống tàu sang Hương Cảng rồi đến Nhật, Phan Bội
Châu đến gặp Lương Khải Siêu, người lãnh đạo
công cuộc duy tân của Trung Hoa và sau cuộc
chính biến phải lưu vong sang Nhật. Tại đây, Lương Khải
Siêu giới thiệu Phan Bội Châu với những vị chính
khách Nhật như Bá tước Ðại Ôi và Khuyển
Dương Nghị. Hai vị này khuyên ông nên về nước
mời Kỳ Ngoại Hầu sang Nhật. Sau đó ít lâu,
ông lại sang Nhật.
Năm 1906, Kỳ Ngọai Hầu Cường Ðể và nhiều du học sinh sang
Nhật. Phan Bội Châu lại xin cho các du học sinh vào
học ở Chấn Võ Học Hiệu và Ðồng Vạn Thư Viện. Cũng
trong năm ấy, ông Phan Chu Trinh sang Hương Cảng và qua
Nhật. Hai nhà cách mạng cùng họ Phan đã gặp
nhau và luận bàn quốc sự. Dù Phan Chu Trinh
và Phan Bội Châu có bất đồng ý kiến, nhưng
cả hai đều rất quý mến nhaụ
Cuối năm 1906, Phan Bội Châu lại về nước một lần nữa để dọ đường
hầu để chở khí giới về cho Hoàng Hoa Thám ở
Yên Thế.
Năm 1907, Phan Bội Châu lại trở sang Nhật. Sau khi ký
thương ước với Pháp xong (năm 1908) chính phủ Nhật
đã ra lệnh trục xuất những nhà cách mạng Việt Nam
ra khỏi lãnh thổ. Phan Bội Châu và các đồng
chí phải trở lại Trung Hoa hoạt động.
Năm 1912, do theo lời yêu cầu của các bạn, Phan Bội
Châu qua Xiêm (Thái Lan) một thời gian. Cũng trong
năm này, cuộc cách mệnh Tân Hợi của Trung Hoa
thành công. Từ Xiêm, ông trở lại Trung Hoa,
lập ra Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương theo chính thể
dân chủ.
Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Phan Bội
Châu được đốc quản tại Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ và
đô đốc Auq?ng Tây là Hồ Hán Dân
giúp đỡ về tài chánh và tinh thần. Trong
thời gian này, Phan Bội Châu giữ chức quyền Tổng lý
Việt-Nam-Quang-Phục Hội.
Năm 1913, nhân việc ném bom ở Thái Bình
HàNoi Hotel, Hội đồng Ðề Hình của thực dân
Pháp xử tất cả 14 án chém, Phan Bội Châu
và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể đứng đầu sổ.
Quân lính ở tỉnh thành Quảng Ðông
gây biến, Long Tế Quang đem binh đến dẹp và nhậm chức
đô đốc Quảng Ðông. Vì ăn của lót của thực
dân Pháp, Long Tế Quang bắt Phan Bội Châu giam
vào ngục. Chính trong thời gian bi giam giữ, ông
đã viết ra tập Ngục Trung Thư Cuộc thương thuyết của Pháp
và Long Tế Quang chưa xong thì chiến cuộc Âu
châu bùng nổ (1914-1918), Long tế Quang bị hạ, đảng
cách mạng Trung Hoa cứu Phan Bội Châu ra khỏi ngục Quảng
Châụ
Năm 1914, Phan Bội Châu lập tại Quảng Châu một cơ quan lấy
tên là Tâm Tâm Xã dùng
làm nơi liên lạc với những đồng chí và dự
định viết sách gởi về nước để giục lòng yêu nước
của đồng bào và tuyên truyền tinh thần dân
nước.
Trong tháng ba năm ấy, được biết tin toàn quyền Merlin
sang công cán bên Nhựt, Phan Bội Châu liền
triệu tập các đồng chí quyết đón đường hạ
sát Merlin. Phạm Hồng Thái được chọn thì
hành việc này. Quả bom ở Sa-Ðiện nổ, tuy không
giết được Merlin nhưng đã thức tỉnh được sự say ngủ của đồng
bào trong nước và gây một tiếng vang khắp thế giới
đều biết.
Năm 1925, nghe theo lời Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ,
Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức Toàn thế giới bị
áp bức nhược tiểu dân tộc nhưng sau đó Lý
Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội
Châu nộp cho thực dân Pháp để :
1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc)
hầu có đủ phương tiện hoạt động.
2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền
tinh thần ái quốc trong quốc dân.
Thế là Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải, bị giải về
Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau cùng bị giam tại
nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Ðể tránh việc
làm cho dư luận quá xôn xao về tin Phan Bội
Châu bị bắt, thực dân Pháp gắn cho ông
cái tên tù quốc phạm là Trần Văn Ðức.
Hội Ðồng Ðề Hình nhóm xử ngày 25
tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ tọa của viên giám đốc
Brida, Ðốc lý Hàno^.i là Dupuy và đại
úy Bollie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm
và Arnoux Patrick làm lục sự. Hội Ðồng Ðề
Hình cử luật sư Bona ở Hànoi và luật sư Larre ở
Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu.
Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao của Hội Ðồng Ðề
Hình, Phan Bội Châu ung dung và chẫm rãi đối
đáp một cách rõ ràng khúc chiết.
Ðể bênh vực cho hành động hợp lý và
quang minh chính đại của mình.
Sau khi hay tin Phan Bội Châu bi án tử hình, phong
trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm
rộ. Hội Thanh Niên Việt Nam in ra bốn ngàn lá đơn
gởi đến các cơ quan chính phủ Pháp, các sứ
thần liệt quốc ở Ba Lê, các tổ chức quốc tế yêu cầu
can thiệp. Việt kiều ở Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội
Châu, gởi điện tín kháng nghị hoặc yêu cầu
tới những cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội
Châụ
Trước sự công phẩn của quốc dân, ngày 24/12/1925,
Toàn quyền Varenne, sau khi đề nghị về Pháp, quyết định
xin ân xá cho nhà chí sĩ yêu nước. Sau
khi được ân xá, Toàn quyền Varenne đưa Phan Bội
Châu về an trí ở miền sông Hương núi Ngự
(Huế) gọi là để di dưởng tuổi già nhưng kỳ thật
chúng định giam lỏng ông.
Tuy nhiên, tấm lòng thiết tha yêu nước của ông
không vì thế mà chịu lu mờ. Ông đã
âm thầm nhận lãnh chức Cố vấn của Việt-Nam-QuốcDDân
Ðảng. Ðã có lần V.N.Q.D.DD định âm mưu đem
ông trốn thoát ra ngoại quốc nhưng không
thành vì không sao thoát được sự dòm
ngó của thực dân Pháp.
Năm 1940, khi phái bộ Nhật tiến vào Ðông Dương
thì cũng chính là lúc thời cuộc đã
chuyển sang giai đoạn mới cho cuộc Cách mạng dân tộc. Tiếc
thay, trong giờ phút nghiêm trọng của lịch sử này,
nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu
đã lìa bỏ cõi đời theo tiền nhân về
bên kia thế giới, lưu lại cho hậu thế một tấm gương sáng
và nổi niềm thương nhớ không nguôi.
Trước giờ sắp lâm chung, ông đã cố gắng lấy hết hơi
tàn và góp nhặt thần trí, đọc lên một
bài khẩu chiếm có những lời lẽ thống thiết như sau :
Nay đang lúc tử thần chờ trước của
Có vài lời ghi nhớ về sau
Chúc phường hậu tử tiến mau.
Phan Bội Châu mất vào ngày 29/10/1940.
Nguồn:
http://xuquang.com/dialinhnk/danhsi/pbcts.htm
|
Lời
tựa
Năm 1913, Phan Sào Nam tiên sinh đang ở
bên Tàu, bỗng bị Ðô đốc Quảng Ðông
là Long Tế Quang vừa ham lợi, vừa sợ oai, bắt tiên sinh hạ
ngục và toan giải giao cho chính phủ thuộc địa
Ðông Dương. Nếu không có những bạn cách
mạng Trung Hoa nhất là Hồ Hán Dân cứu khỏi,
thì tiên sinh đã bị bắt về nước hơn 12 năm kia rồi.
Lúc ở trong ngục Quảng Châu, tiên sinh thái
nhiên viết ra tập sách tuyệt mạng, tựa là Ngục
Trung Thư, tự thuật về việc mình bôn tẩu quốc sự mấy mươi
năm, lời lẽ rất là thành thật, bi tráng. Ðến
văn chương hay thì khỏi phải nói. Anh em VN đồng
chí ở Tàu năm 1914, từng đem xuất bản 1 lần. Năm 1938 lại
mới in 1 lần nữa. Ai cũng phải nhìn nhận tập văn có
giá trị, cả về lịch sử và văn chương. Chúng
tôi dịch ra đây để cống hiến đồng bào xem cho biết
tiên sinh hoạt động cách mạng ở hải ngoại gian nan nguy
hiểm ra sao. Ðộc giả đọc sẽ thấy bậc người tài học và
khảng khái như tiên sinh, 20 năm về trước bôn tẩu
quốc sự, có thanh danh trọng vọng biết bao, thế mà vẫn cứ
giữ đức tự trọng tự khiêm, đến đỗi tự cho mình là
ngu, là dở, ấy chính là chỗ trì thủ cao
thượng của nhà chí sĩ cựu học, và tiên sinh
là người khiến cho chúng ta đáng kính,
không lấy sự thành bại luận anh hùng, cũng
chính vì chỗ trì thủ đó vậy.
Chẳng bù với nhiều người tự xưng là chí sĩ mưu
quốc bây giờ, mỗi việc gì cũng háo thắng háo
danh, chưa ra gì đã tự cao tự đại, chúng tôi
tưởng họ cần phải học đạo trì thủ còn lâu lắm. Sau
khi bị bắt về nước, giam lỏng ở Huế gần 15 năm, cho tới ngày
chết, tình cảnh rất tiêu điều, túng bấn, nhưng vẫn
"lạc đạo an bần", giữ tròn tiết tháo, từ chối nhất thiết
danh lợi của đối phương cám dỗ. Chỉ vì muốn treo cao tấm
gương sáng đó mà chúng tôi công
bố bản dịch Ngục Trung Thư này ra, không có hậu
vọng nào khác hơn.
Ðào
Trinh Nhất
Tiểu sử Ðào Trinh
Nhất: Ðào Trinh Nhất sinh năm 1899 tại Thái
Bình. Ông là con của Ðào Nguyên
Phổ và Lương Thị Hòa (cháu nội Lương Văn Can)
và là cựu học sinh trường Quốc Tử Giám, Huế.
1921-1925 : Viết báo Hữu Thanh, Thực Nghiệp Dân Báo
và France-Indochine ở Hà Nội .
14/11/1925 : Tới Saigon, làm thư ký tại Chez Phan Chu
Trinh, số 5 Catinat (đường Tự Do).
22/3/1926 : qua Pháp.
15/4/1926 : Tới Paris liên lạc với Nguyễn Thế Truyền và
Nguyễn Như Phong. Viết báo Việt Nam Hồn.
5/1927 : Trở về VN.
1930-1931 : Chủ bút báo Ðuốc Nhà Nam (Flambeau
d'Annam) của Bùi Quang Chiêu.
2/1936 : Xuất bản tờ Mai, tấn công Ðại Hội Ðông
Dương.
25/7/1939 : Bị trục xuất về Bắc.
1944-1945 : Cộng tác với báo Nước Nam của Lương Ngọc Hiền
tại Hà Nội.....
...............................................
1. Vì sao Long Tế Quang bắt tôi hạ ngục ?
:
Con chim sắp chết, tiếng kêu đau thương; người ta sắp chết, lời
nói ngay thẳng. Những lời tôi nói ra đây
có ngay thẳng hay chăng, tôi đâu có biết.
Nhưng chỉ biết là lời nói của một người sắp chết
thì có.
Mùa đông năm Quý Sửu (1913) tôi đang ở đậu
Dương Thành (tức Quảng Châu, tỉnh Quảng Ðông),
thì quan Toàn quyền Pháp (Albert Sarraut) ở
Ðông Dương sang chơi Quảng Châu, đem vụ án đầu
đảng cách mạng nước Nam ra, xin chính phủ Quảng
Ðông bắt tôi giao về chính phủ Pháp xử.
Ðô đốc Quảng Ðông lúc bấy giờ là Long
Tế Quang chịu theo lời xin ấy, trước ngày cuối năm 8 bữa, bắt
tôi giam cầm trong ngục, và báo cho tôi biết
rằng sớm muộn sẽ giải tôi giao trả cho người Pháp.
Tôi biết sớm chiều gì đây, đầu tôi cũng
lìa khỏi cổ, nhưng tôi vẫn lấy làm vui vẻ. Than
ôi ! Bao nhiêu năm bôn tẩu, mưu tính trăm việc
mà không nên một việc gì, nghĩ mình
tội nặng lỗi nhiều, có vui gì sống nữa mà ham.
Song trước khi chết, không lẽ không thốt ra một vài
tiếng kêu đau thương sau chót. Ai biết lòng ta
chăng ? Ai bảo ta có tội chăng ? Còn một giây
phút trước khi ta phải chôn mình dưới đất, ta cũng
muốn cạn lời ta nói. Chiếc bóng bơ vơ trời biển, ngọn
đèn leo lét gió mưa, ta thấm giọt lệ còn
lưu lại mấy chục năm nay, gom góp lịch sử 1 đời ta, hòa
với máu mà viết ra tập sách này. Hỡi ba
ngàn muôn đồng bào chí ái chí
thân, dầu ai biết lòng ta chăng ? Dầu ai buộc tội ta chăng
? Khi đọc tập sách này, sẽ thấy giọt máu hầu
khô, vẫn còn đầm đìa ở trên mặt tờ giấy vậy.
2.
Ra đời giữa lúc mất Nam Kỳ đã sáu năm ! :
Triều vua Tự Ðức thứ 15, Nhâm Tuất (Tây lịch
1862), binh Pháp chiếm lĩnh đất Nam Kỳ của ta. Nam Kỳ
là kho tàng thiên nhiên của nước ta; cửa biển
vào Saigon thật là cuống họng ta, nay đã
vào tay người Pháp rồi, ta chưa mất hết cả nước, chỉ
là chuyện thời gian sớm muộn đó thôi. Chén
vàng đã ụp, nhà lớn sắp tiêu, thương thay
cho ta, lại nhè giữa lúc ấy mà sinh ra đời. Thiệt
ta sinh ra đời giữa năm Ðinh Mão niên hiệu Tự Ðức
thứ 20, nghĩa là lúc Nam Kỳ đã mất sáu năm
rồi. Ðầu xanh nào đã biết gì, con thơ chưa
lìa bọc mẹ, thế mà tấn kịch biển khóc non
gào, sửa soạn đem mi mà liệng vào giữa tấm
màn thảm đạm ấỵy. Lồng lộng trời xanh, kẻ ấy là ai
đó tá ?
Lúc đầu thế kỷ 18, ngọn sóng mới của
Âu học vọt lên cao muôn trượng; những tiếng dội
phú cường, hầu như vang động tràn lan cả hoàn cầu.
Phải chi ta sớm được đầu thai ở giữa khoảng đó, có lẽ ta
không đến đỗi mù mù mịt mịt như ta ngày
hôm nay. Nhưng tiếc thay, ta chẳng may sinh ra ở nước Nam ta.
Nước ta từ xưa phụ thuộc vào nước Tàu, địa lý,
lịch sử, gốc tích, trải mấy ngàn năm nay, như hai nước
anh em đã lâu đời lắm vậy. Bởi đó, nước ta chỉ biết
tôn sùng Hán học như thần thánh, mà
Hán học xem trọng, chỉ có khoa cử văn từ.
Tôi từ nhỏ tới lớn, vốn có tư chất thông minh,
công phu đèn sách dùi mài cũng
không bê trễ, nhưng kể đến sự kết quả, chẳng qua chỉ
là sự học khoa cử mà thôi. Vì lúc bấy
giờ, lối học khoa cử của nhà Thanh, đang sôi nổi như
gió cuốn mây bay, người nước mình bắt bóng
theo chân, chỉ sợ không giống như người Tàu.
Bà con ta muốn cưỡi mây lướt gió, không thể
nào không mượn con đường khoa cử, dầu ai có muốn
chẳng theo thời đi nữa, cũng không có đường học nào
mà đi. Than ôi ! Chổi cùn trong nhà, tự
mình xem là của quý, sự ưa thích lâu
đời đã thành thói quen thành ra rốt cuộc
tôi cũng bị thời trang trói buộc, đến đỗi tiêu hao
ngày tháng về nghiệp khoa cử gần hết nửa đời người.
Ðó là ả vết nhơ rất lớn trong đời tôi.
3.
Cùng anh em đồng chí ra đội Sĩ tử Cần Vương:
Năm tôi 17 tuổi, tức là năm Tự Ðức 36,
Quý Mùi, quân Pháp chiếm lấy Hà Nội
và các tỉnh Bắc Kỳ. Ðến năm tôi 19 tuổi, nhằm
năm Ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên, quân
Pháp chiếm kinh thành Huế, vua Hàm Nghi phải chạy
: cung điện bày ra cảnh hoang lương, nhởn nhơ bầy nai, đầy dăng
ổ quạ, tấn kịch vong quốc mở ra từ tháng Bảy Hàm Nghi năm
đầu trở đi vậy. Ôi ! Trời nghiêng đất ngã,
lúc này kẻ làm trai đội trời đạp đất, ai nỡ
dòm non sông bằng con mắt gỗ đá, trơ trơ cho
đành !
Tôi được trời phù hộ cho, máu nóng
không vừa, ngay từ hồi còn là thằng trẻ con đọc
sách của cha để lại, mỗi khi đọc tới chuyện người xưa hăng
hái thành nhân tựu nghĩa (hy sinh vì
chính nghĩa), tôi thường nhỏ nước mắt ròng
ròng, thấm ướt cả sách. Những chuyện Trương công
Văn Ðịnh chết theo Nam Kỳ và Nguyễn công Tri Phương
tuẫn thành Hà Nội, tôi hay đàm đạo nhắc nhở
tới luôn, mà mỗi lần nhắc tới, khiến tôi vung tay vỗ
ngực, tự thẹn cho mình thua sút hai ông đó.
Vì tính chất trời sinh cho tôi như thế, không
thể nào làm bộ khác hơn được.
Sau lúc kinh thành thất thủ, vua Hàm Nghi ngự
giá ra đóng tại sơn phòng tỉnh Hà Tĩnh,
các bậc quan nhân đang ở nhà, như Nguyễn Xuân
Ôn, Ðinh Văn Chất, đua nhau dựng cờ cần vương, phong
trào lan tràn khắp các phủ huyện đều có.
Ngó lại tôi còn là 1 tên học
trò nhỏ tuổi, nào có thế lực gì dám
cùng các cụ cùng nổi lên làm việc
lớn. Mình như con chim con, lông cánh chưa đủ, nanh
vuốt còn non, tự nghĩ mà buồn. Lại nhớ đến chuyện anh
hùng của Ðổng Thiên Vương ngày xưa 3 tuổi cỡi
ngựa đánh giặc, tôi nghĩ tôi thật là một
thằng trai hèn quá.
Suy đi tính lại, không biết làm cách
gì, chỉ còn có cách kêu gào
bọn đồng học, tổ chức ra một đội quân học trò giúp
vua, gọi là "Sĩ tư cần vương đội". Tôi với bạn thiết Trần
Văn Lương là người phát khởi, cùng tôn
ông cử nhân Ðinh Xuân Sung lên làm
đội trưởng, tôi thì làm đội phó. Ðội
này chỉ có lối vài trăm người. Công việc sắp
đặt hơi yên, duy có binh lương khí giới chưa
có cách tìm đâu cho rạ Vừa gặp lúc
người Pháp đem đại binh tới hạ thành Nghệ An, rồi thừa
thắng tiến binh đánh giẹp các phủ huyện. Ðội
quân của chúng tôi tổ chức, cả lương hướng
súng đạn đều không có, thành ra chỉ trong
giây lát, như bày muông chim vỡ lở tứ
tán. Tôi phải trà trộn trong đám nạn
dân mà chạy thoát thân. Tới nay nhớ lại việc
tôi đã làm đó, không khác
gì trẻ con làm nhà bằng giấy để chơi, không
bỏ cho bậc người kiến thức chê cười. Tuy vậy, tôi cũng cứ
chép ngay ra đây, vì tấm lòng mưu toan cứu
quốc, thật là phôi thai từ việc ấy mà ra. Nghĩ
mình bày trò tuy giả, nhưng mà lòng
vốn thẳng ngay, cho nên tôi không dám dấu diếm
chỗ dở của tôi. Lúc bấy giờ, cửa nhà tôi bị
tiêu hủy vì họa binh đao, thân phụ tôi giữa
cơn hoạn nạn, lại mang bịnh nặng. Tôi không còn mẹ,
cũng không có anh em nào, thành ra
không dám bỏ cha mình mà ngó tới việc
gì khác. Tôi đành nương náu ở
nhà dạy học trò, để chuyên lo săn sóc bịnh
cha, cả thảy 9 năm.
4. Muốn
hãm tỉnh thành Nghệ An:
Những trong 9 năm ấy tôi vẫn lo nghĩ trau dồi lông
cánh để một mai bay nhảy vẫy vùng, chứ không hề xao
lãng. Tôi thường cùng anh em đồng chí
là bọn ông Vương Thúc Quý (người cha khởi
nghĩa, đem hương binh chống với Bảo Hộ, sau bị tử nạn) và
Hà Văn Mỹ (là một viên kiện tướng bộ hạ của cụ Phan
Ðình Phùng, sau bị quân Bảo Hộ bắt được tự tử
mà chết), chúng tôi âm mưu vớ nhau, mỗi năm
tới ngày lễ kỷ niệm cộng hòa (14/7), anh em mật hội đồ
đảng ở tỉnh thành Nghệ An, toan bề hãm thành. Song
quân lính Bảo Hộ đông đảo, việc phòng bị
kiên cố lắm, chúng tôi không thể thành
sự. Có điều là nhân mấy dịp đó mà anh
em giang hồ hiệp khách được làm quen kết bạn với nhau,
cũng tức là đầu giây mối nhợ cho cuộc hoạt động của
tôi sau này vậy.
Ðến năm tôi ngoài 30 tuổi, đảng Cần Vương
khắp trong nước nối nhau vỡ lở tan tành, chỉ còn
sót lại một mình cụ Phan Ðình Phùng ở
La Sơn, cố sức cầm cự được lâu. Nhưng tới năm Giáp Ngọ,
niên hiệu Thành Thái thứ 6, cụ mất. Từ đó
trở đi non sông hiu quạnh, việc gánh vác
không còn ai. Trải 10 năm, tôi ôm lòng
phẫn, nuôi chí to, vẫn rắp ranh ở giữa khoảng núi
Hồng sông Lam, dựng lên một cây cờ độc lập. Tới
đây tôi không thể nào nín mà
không làm được.
Tôi sinh trưởng trong làng xóm dã man, thuở
giờ chỉ quen lặn lội trong rừng từ chương khoa cử, nói đến
tài học như người Âu châu, thật không
có mảy may nào. Song tôi có bẩm chất cang
cường, biết nghĩa liêm sỉ, không chịu theo đuôi
làm tớ người ta. Vừa gặp trong nước hồi nay cựu đảng đã
im hơi bặt dấu, tân đảng thì chưa nẩy nhánh
đâm chồi; tôi kết giao họp đảng bao nhiêu lâu,
thành ra ở trong xã hội hơi có tiếng tăm hơn
trước, thiết nghĩ lúc này chính mình
không tự ra tay làm việc, liệu còn chờ ai. Kết quả
tôi được như ngày nay, thiệt bởi môt tấc lòng
suy nghĩ đó là nguyên nhân vậy.
Tuy thế, tôi dại dột thì thôi. Nghĩ xem
thế lực người Pháp lớn lao thế kia, tài sức tôi nhỏ
nhoi thế này, tôi ỷ vào quốc dân, mà
quốc dân ở vào trình độ còn thấp thỏi ra
sao, tôi dựa vào thời thế nhằm lúc khó khăn
ra sao, không nói cũng rõ. Vậy mà tôi
chẳng dòm trước ngó sau, chỉ cậy mình có
bầu máu nóng trơ trơ, toan ra tay làm việc
vá trời lấp biển, chẳng phải là tôi điên
khùng lắm sao ? Dù sao mặc lòng, tôi cứ việc
hăng hái đi tới, không dòm ngó trước sau
gì hết. Trong trời đất có ai ngu dại hơn tôi nữa
không ?
5.
Tôn ông Cường Ðể làm minh chủ :
Số là ban đầu tôi định chiêu nạp bọn anh
hùng lục lâm và những người trong đảng Cần
Vương còn sót lại để dựng cờ khởi nghĩa ở khoảng Nghệ
Tĩnh. Bởi vậy có một lúc nhiều khách rượu
làng chơi, cùng tôi giao du lui tới thân mật
lắm.
Bộ hạ cũ của Phan tướng công (Phan Ðình Phùng)
là Quỳnh Quảng và môn hạ của Bạch Xỉ (một người
đồng thời với cụ Phan Ðình Phùng, lấy hiệu Bạch Xỉ,
tự xưng hoàng đế, tụ tập ở trên núi Ðại
Hàm) là bọn Kiễm và Cọng hay ra vào
nhà tôi luôn.
Nhà tôi là nhà làm nghề dạy học,
nhưng mà học trò chỉ ở nhà ngoài,
còn nhà trong thì chứa đầy khách hào
kiệt sơn lâm. Các ông đồ nho trong xóm gặp
lúc đi ngang chợt ngó thấy tình trạng như thế, đều
lắc đầu lè lưỡi, đến đỗi lần sau các ông
không dám day mặt ngó vào nhà
tôi nữạa. Việc chúng tôi mưu tính lần hồi
chính chắn, gần tới ngày hẹn nhau phải lên rồi.
Song ông bạn thân là Ðặng Thái
Thân nói với tôi:
"Xem kỹ lại thời thế chưa có chỗ nào mình
đáng thừa cơ làm việc lớn. Bọn ta vội vã
làm càn, chắc là không xong việc gì
được đâu Nhưng ta cũng phải làm sao để chỉ tỏ cho người
Pháp biết rằng quốc dân ta chẳng phải toàn
là những hạng người quá hèn, vậy thì ta cứ
mạo hiểm làm một phen cũng được, có điều là mong
ước sao cho chúng ta cất tiếng lên trước rồi phải
có người nối lời sau mới được.
"Nhưng nếu ta chỉ khởi sự trong khoảng Nghệ Tĩnh mà thôi,
tôi e như chuyện cái thai đứa nhỏ khó đẻ, ở trong
bụng mẹ lọt ra chưa kịp khóc oa oa mấy tiếng thì
đã chết non mất rồi. Tôi trộm suy nghĩ mà lo ngại
dùm cho tiên sinh chỗ đó.
"Theo ý tôi, trước hết ta nên vô Nam ra Bắc,
cầu anh em hào kiệt ở hai nơi cùng làm việc với tạ
Ðất Bắc Kỳ vốn nhiều nghĩa sĩ, từ Quảng Nam trở vô Nam Trung
cũng không thiếu gì hạng người khảng khái cả. Ta
lấy nghĩa đề huề (nâng đỡ) với họ rồi tất cả anh em ba nơi đồng
thời khởi nghĩa, để chia bớt sức mạnh của bên địch, mà
vây cánh đồ đảng chúng ta đông, như vậy họa
chăng mới làm nên công việc".
Ðặng quân vốn người hăng hái, gan dạ, nhân phẩm
lại cao, trải 10 năm vừa là thầy vừa là bạn tôi.
Ngay ra lời ông ta nói rất nhằm, tôi mới tỉnh ngộ,
liền bàn định trước hết hãy vô Nam Trung, rồi sau
sẽ ra ngoài Bắc, liên kết với các phe đảng anh em
toàn quốc, để sắp đặt khởi nghĩa sau. Lúc bấy giờ bạn
đồng niên với tôi, ông Ðặng văn Bá cũng
tán thành chí tôi đã định, bèn
cùng tôi đi vô trong Nam.
Tôi vô Nam chuyến này, nghe nói trong đảng
cần vương 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, có viên
kiện tướng là Nguyễn Thành, sau khi bị bắt nhờ có
Nguyễn Thân cứu dùm, may mà được tha, giờ ông
đang ở trong núi làm ăn. Song chí khí hồi
xưa vẫn còn nồng nàn, chưa phải là tro tàn
lửa nguội, chẳng qua như chim cắt đang đợi có gió thu
đó thôi. Mùa xuân, tháng Hai năm
Quý Mão, tôi với hai họ Ðặng cùng
vô Quảng Nam. Lúc đi ngang Huế, gặp ông Lê
Võ từ Bình Ðịnh trở về tới đó.
Lê quân vốn con nhà làm tướng.
Bốn người anh đều chết vì nạn nước. Ông nhỏ tuổi nhất
trong nhà, thành ra may mắn chưa chết. Khi gặp tôi
ở kinh thành, Lê quân tỏ bày chí
khí như phơi gan trải mật. Chúng tôi hôm sớm
quấn quýt với nhau, trở nên thân thiết. Rồi
cùng chúng tôi đi vô Quảng Nam, tìm
đến ra mắt cụ Nguyễn Thành. Ông cụ này, hồi khởi
nghĩa binh mới có 18 tuổi, đã xông pha hùng
hổ, nhiều lần đánh bên địch phải thua; họ khen cụ biết
cách cầm quân. Cụ chính là người trội nhất
của nghĩa đảng vậỵ.
Chúng tôi đến, cụ mới làm quen mà đã
coi như bạn thân lâu ngày. Anh em cùng ngồi
quây quần uống rượu nói chuyện. Cụ Nguyễn Thành
bàn bạc công việc thiên hạ một cách
hùng hồn và rất rành mạch đúng lẽ.
Tôi đem chí muốn ra phân trần. Cụ vỗ tay,
nói:
"Hay dữ ! Thuở nay, ai muốn mưu toan đại sự, trước hết phải cần ba điều
này : một là thu phục lòng người, hai là
góp số tiền lớn, ba là sắp đặt mua sắm quân
khí cho đủ. Hễ lòng người đã chịu tin phục
thì số tiền lớn có thể góp được. Có tiền
thì vấn đề quân giới, không khó giải quyết
đâu.
"Nhưng phải hiểu dân trí và tập quán của
dân nước nhà, không thể nào bắt chước
làm theo châu Âu đươc. Bọn ta muốn có
cách kêu gọi nhân tâm cho dễ, nếu muốn mượn
tiếng phò vua giúp chúa thì những
nhà sang họ lớn kia, ai chịu phụ họa theo mình. Vậy
thì ta dầu có bụng cứu nước mặc lòng, chẳng qua
chỉ chết thân mình cho tròn được một tiếng vậy
thôi, ngoài ra không ăn thua lợi ích
gì cho việc lớn.
"Vua Hàm Nghi trốn tránh ở chốn nào,
đã lâu không nghe tin tức ra sao. Còn vua
Thành Thái hiện tại thì ở trong tay người
Pháp kiềm chế, anh em ta không làm cách
gì ra vào thân cận bên mình
ngài đặng. Sẵn có dòng dõi của đức
Ðông cung Cảnh là đích tự Cao hoàng,
hiện nay đang còn. Chúng ta khởi nghĩa, nên trước
hết tôn ngài lên làm cung chủ; có thế
thì danh nghĩa mới thuận, hiệu lệnh được nguyên, mỗi khi
ta cất tiếng kêu gào, thuận theo chiều gió, tất
nhiên có tiếng vang bóng sâu xa lắm vậy.
Các ông tính sao?".
Tôi và hai ông Ðặng, Lê, ban
đầu thật chúng tôi chưa hề suy tính tới việc
tôn người dòng dõi nhà vua. Tới đây
nghe Nguyễn quân, chúng tôi cho là phải lẽ
lắm.
Than ôi ! Trí dân chưa mở, thói cũ chưa chừa,
chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa quốc gia, ở giữa mới bắt đầu tiếp
xúc như vậy, mình muốn nó đánh đổ bao
nhiêu thói quen cổ thời mà quét đi cho sạch,
nào có phải là chuyện dễ dàng. Tuy vậy,
nghe mấy lời Nguyễn quân vừa mới bày tỏ, tôi
không chịu khuất phục cũng chẳng được nào !
6.
Ra thăm Hoàng Hoa Thám rồi vô Nam Kỳ :
Tháng 3 năm Quý Mão (1903), tôi tìm
tới yết kiến Kỳ ngoại hầu Cường Ðể ở Huế, tỏ bày việc lớn.
Kỳ ngoại hầu hớn hở nói: Lâu nay tôi
vẫn nuôi cái chí lớn đó. Ngặt vì từ
lúc Hồ Quý Châu và Nguyễn Thu Nam là
2 bạn đồng chí của tôi qua đời đi rồi, tôi để
ý tìm kiếm mãi nhưng chưa gặp được ai có
thể nói câu chuyện ấy với mình. Nay các
ông không từ xông pha muôn dặm, vì chỗ
tinh khí với nhau mà tìm đến tôi, tôi
xin vui lòng hy sinh tất cả mọi sự, để cùng các
ông nằm gai nếm mật, nếu có thể báo đáp quốc
ân trong muôn một, dầu tôi có thể tan
thây mất xác cũng vui.
Rồi Kỳ ngoại hầu cùng tôi và hai ông
Lê, Ðặng đi vô Quảng Nam hội họp các đồng
chí ở nhà ông Nguyễn Thành trên
núi. Chúng tôi bí mật bàn tính
các việc, cùng tôn Kỳ ngoại hầu lên là
hội chủ, và giao công việc của đảng từ 2 tỉnh Nam Nghĩa
trơ về Nam cho Nguyễn Thành gánh vác, còn
hai tỉnh Bình Trị trở ra Bắc thì tôi đảm nhiệm.
Liền tháng Sáu năm đó, tôi trở về Nghệ, rồi
thẳng đường ra Bắc Kỳ dạo chơi hơn 10 tỉnh, lên sắp đặt việc đảng
và tìm bạn đồng chí.
Rồi tôi lặn lội lên miệt Yên Thế, tới đồn Phồn Xương
để yết kiến Hoàng tướng quân Hoa Thám.
Hoàng tướng quân vốn là tay cứng trong đảng cần
vương Bắc Kỳ. Từ lúc ông Nguyễn Bích tử trận,
ông Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Tàu thì đảng cần
vương Bắc Kỳ tan rã. Duy có Hoàng tướng quân
1 mình chiếm giữ miền núi tỉnh Bắc Giang, chống cự với
Bảo Hộ đã ngoài 10 năm.
Người Pháp chia cắt miệt rừng cho tướng quân cai quản để
cùng tướng quân giảng hòa. Người trong nước ta từ
đàn bà con trẻ, chẳng ai mà không nghe tiếng
tăm Hoàng Hoa Thám lừng lẫy.
Từ hồi nào đến giờ, tôi mới được bước chân vô
trong đồn trại này là lần thứ nhất.
Tôi nhớ hôm đó là mùng 8 tháng
8 năm Quý Mão. Cùng đi với tôi 1 chuyến
là 2 ông Nguyễn Cừ và Cao điền Nguyễn Ðiển. Hai
ông này ở chờ ngoài đồn, chỉ có mình
tôi vô trong.
Rủi nhằm lúc Hoàng tướng quân đang mắc bịnh nặng,
không thể cùng tôi hội đàm được. Nhưng tướng
quân sai người con trưởng là Cả Trọng và 2
viên ái tướng là Cả Dinh và Cả Huỳnh tiếp
đãi tôi vui vẻ tử tế.
Tôi ăn ở trong đồn 11 ngày, rồi thổ lộ hết tâm sự
mình rồi mới ra đi.
Ðảng (Duy Tân Hội hay Duy Tân Cách Mạng
Ðảng) ở Bắc Kỳ từ đó mới tổ chức lại.
Tháng 10, tôi trở vô Kinh, báo cáo
việc đảng cho hội chủ hay. Hội chủ nói với tôi :
Nam trung vốn là khu đất của tiên triều gây dựng mở
mang, xưa đức Cao hoàng nhờ đó mà khôi phục
rỡ ràng nghiệp cũ. Lòng người nhớ cũ rất nhiều.
Tiên sinh nên vào 1 chuyến, chắc có ảnh hưởng
không phải nhỏ đâu.
Thế rồi trung tuần tháng 12 năm Quý Mão, tôi
lên đường vô Nam.
Cuối tháng chạp, tàu đến Saigon.
Qua tháng giêng năm Giáp Thìn, tôi đi
Châu Ðốc, Hà Tiên, tìm thăm các
hào kiệt ở Thất Sơn. Lại đi dạo khắp các tỉnh Cần Thơ,
Vĩnh Long, Sa Ðéc. Nhân dịp thăm viếng cả những chỗ
dấu xưa vết cũ của 2 cụ Nguyễn Huân, Trương Công Ðịnh,
trong ý mong mỏi may ra mình có gặp gỡ được sự
gì hay chăng ?
Nhưng tôi đi chuyến này, gặp được sự hay rất ít.
Thật tôi không ngờ...
7. Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư :
Tháng Ba năm Giáp Thìn (1904), ở Nam
Kỳ trở về, tôi lại ngụ ở Huế. Thỉnh thoảng lo tính một
chuyện như cách vẽ rắn thêm chân. Ðó cũng
là 1 việc quan hệ về lịch sử tôi nên nói.
Nguyên lúc vua Ðồng Khánh được lên
ngôi rồi, hai nước Pháp, Việt sửa thêm vào tờ
điều ước cũ. Bây giờ cắt đất từ Thanh Hóa trở vào,
Bình Thuận trở ra gọi là Annam, thuộc về Pháp quốc
bảo hộ. Then chốt của chính phủ Bảo Hộ ở trong tay ông
Trú Kinh Khâm sứ nắm giữ. Những thực quyền về việc binh
việc tài, đều về tay người Pháp chủ trì,
còn quan lại thì người nước mình.
Người Pháp chỉ xem xét sai khiến mà
thôi. Tôi suy nghĩ nếu như công việc mình
tính làm đây mà được bọn người trong quan
trường giúp ngầm, tất là dễ dàng nên việc.
Song tôi suy đi tính lại bọn làm quan là
hạng trí não tầm thường, e mình khó
lòng mưu toan với họ, mà rủi mưu toan với họ không
xong, thì có tai họa xảy đến cho mình ngay. Tuy
vậy mặc lòng, chúng ta là người đã quyết
hiến thân cứu quốc thì đầu cổ mình, tính
mạng mình, đều có thể hy sinh không sá kể
gì, vậy thì con đường họa phước lợi hại, ta cứ dấn
mình vào mà di, há nên chần chờ trốn
tránh nữa sao?
Tôi bèn quyết kế tìm cách vận động
các quan. Lúc ấy, tôi có tiếng hay chữ
vang dậy chốn kinh đô, phần nhiêu cụ lớn trong triều muốn
được tôi ra vào làm môn hạ các cụ.
Tôi liền viết ra 1 cuốn sách, nhan đề là "Lưu Cầu
Huyết Lệ Tân Thư" ( "Ryukyús Bitter Tears "; "Letters
Written in Tears and Bloods"). Trong đó tôi tả rõ
những cái thảm trạng thành tan nước mất, những nỗi nhơ
nhuốc đổi chúa làm tôi.
Lại nói đến dân trí phải gấp mở mang,
dân khí (sức mạnh của nhân dân) nên
gấp bồi dưỡng để làm nền tảng cho việc cứu quốc, v.v... Cuốn
sách này gồm có mấy muôn lời nói.
Tôi ôm sách tới ra mắt các cụ lớn, như cụ
Ðông các Nguyễn Thảng, Công bộ Ðào
Tiến, Lễ bộ Hồ Lễ, Lại bộ Nguyễn Thuật, v.v...Các cụ đều khen
lời nói cứng, văn tiết hay, và ngầm cho ý kiến
tôi bày tỏ là đúng, nhưng thủy chung
các cụ chẳng dám nói rõ ý
mình ra sao.
Lanh quanh hết mấy tháng trường như thế, rồi sau tôi biết
rõ bọn cụ lớn kia không cậy nhờ gì được mà
trông. Ruột gan của họ, chỉ biết có sự phú
quý của thân họ, nhà họ.
Trước việc thì họ chỉ ngồi ngó thành bại, sau việc
thì họ lựa sóng theo chiều. Nay ta mạo hiểm giải
bày tâm sự với họ nhưng thật không chỗ nào
trông cậy họ được. Tôi luống thẹn mình kém
phần trí sáng, chẳng có tài làm cho
tượng đá biết gật đầu, rồi càng nghĩ càng ăn năn
trước kia mình tơ tưởng lợi dụng quan trường thật là
bá láp. Nhưng việc này không phải là
không có kết quả.
Sau khi "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" ra đời rồi,
các chí sĩ lẩn quất trong kinh đô, đều rõ
biết ruột gan tôi ra thế nào. Ví dụ như ông
Phan Châu Trinh và ông Trần Quý Cáp-
về sau bị tù, chết chém-lúc này làm
quen thân mật với tôi, ấy chính là nhờ cuốn "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" giới
thiệu vậy.
8.
Làm sao mua được khí giới?
Lúc bấy giờ, những nghĩa dân hiệp sĩ khắp
trong nước đã liên lạc nhất khí với nhau rồi. Từ
Bắc vô Huế, khắp các tỉnh thành châu quận
trọng yếu, chúng tôi đều ngấm ngầm sắp đặt vây
cánh phe đảng đâu đó hẳn hoi, chỉ còn chờ
đợi thời cơ là khởi sự.
Vấn đề kiếm tìm những khoảng tiền lớn để làm việc, cũng
có anh em gánh vác trách nhiệm quyên
góp.
Phải chi mình ở vào những đời Ðinh Lý Lê
Trịnh thuở xưa, thì chỉ vung cánh tay mà kêu
lên một tiếng, tức thời sóng dậy sấm vang chỉ là
việc thành trong khoảng giây lát mà
thôi.
Nhưng đời nay thì khác hẳn. Từ lúc đời có
súng đạn phát minh ra, bao nhiêu khí giới
gọi là gươm giáo đao thương đã hóa ra đồ
bỏ. Cái thứ để chặt cây làm mác kia, đời xưa
người ta vác đi đánh Tần đuổi Sở được, chứ đời nay
có dùng nó làm nên trò
vè gì!
Phải biết võ khí của người Pháp tinh nhuệ
hơn của người mình muôn ngàn lần. Còn
khẩu súng nào ở trong tay người mình, thì
ngày đêm có tướng tá Pháp gìn
giữ coi chừng hoài. Trong hàng quân ngũ, từ chức
cai đội trở lên cũng không có người mình được
làm. Nếu muốn dỗ họ trở súng cộng sự với mình,
lúc bình thường không phải là chuyện dễ; trừ
khi nào có phát sinh đại chiến, họa chăng sự mưu
tính mới được thực hiện.
Các ông sách sĩ (người chuyên nghĩ mưu
tính kế) trong đảng chúng tôi lúc ấy, gặp
phải một vấn đề to lớn khó khăn mà không sao giải
quyết được, ấy chính là quân giới.
Trong nước ta có sở chế tạo quân giới nào, đều
có binh lính Pháp chiếm giữ, canh gác cẩn
mật, nếu bà con mình đi qua hơi liếc mắt nhìn mấy
nơi đó cũng bị tội nặng lập tức. Như vậy thì
chúng tôi có nhúng tay vô chỗ
nào mà lấy khí giới được đâu!
Muốn mua khí giới ở ngoại quốc chở vào cho
mình lại cũng không được. Là vì bao
nhiêu cửa biển trong nước, cửa nào cũng có
nhà chuyên trách của Bảo Hộ cắt đặt, khám
xét dò la hết sức nghiêm ngặt. Dầu cho mình
mua ở ngoài được, nhưng với một số quân giới rất nhiều,
mình có phép tiên, chước quỷ gì
mà vận tải nó lọt vô xứ này cho nổi ?
Anh em chúng tôi lo quanh tính quẩn, mất nhiều
ngày giờ mà chỉ có vấn đề quân giới, mỗi khi
nghĩ đến, ai nấy bức rức lo âu, cám cảnh mình thiếu
mất 1 món thứ nhất cần dùng, rồi nhớ lại chuyện
Châu lang đời xưa nếu không có ngọn gió
đông thì lấy gì mà đánh trận
Xích Bích.
*
Cách không bao lâu, bỗng dưng có
những tiếng súng nổ ở Lữ Thuận, Liêu Ðông, lướt
theo sóng gió vang dội tới đây làm rung động
chói chát lỗ tai anh em chúng tôi. Trận Nga
- Nhật chiến tranh (1904) mà Nhật đại thắng thật có chỗ
hay cho chúng tôi rất lớn. Trong óc chúng
tôi đến đây có một thế giới mới lạ mở rạ Nước Nam ta
trước khi chưa có Pháp quốc bảo hộ, chỉ biết thế gian
này có nước Tàu mà thôi. Tới
lúc có Pháp quốc bảo hộ ta rồi thì ta lại
chỉ biết có Pháp quốc. Thế giới đổi dời, phong
trào mới lạ, thật bà con ta chưa hề mộng tưởng tới
đó. Chúng tôi bôn tẩu quốc sự bao lâu,
nghĩ có mất xác rụng đầu cũng chẳng sợ, nhưng bất
quá là bị cái thiên lương vì nước lo
toan nó bắt buộc mình phải vậy đó thôi, chứ
đến quy mô xây dựng độc lập ra sao, thì lúc
ấy chúng tôi vẫn còn mơ màng như người đi
giữa đám sương sa mịt mù vậy.
Từ hồi bỏ nước đi ra ngoài, đầu óc mắt tai
mình mới là bắt đầu biến đổi. Nhưng không thể
nào không bảo được rằng đó là nhờ trận Nhật
- Nga đánh nhau đã làm vang bóng cho
tâm não chúng tôi. Than ôi ! Ðến
giữa thế kỷ 19, gió Mỹ mưa Âu đã làm ồn
ào vũ trụ, vậy mà ngó lại nước mình vẫn
còn đang ở trong cơn mơ mộng ngủ say. Lúc bấy giờ
dân ta còn mù mịt chuyện đời đã đành,
không trách gì được. Nhưng ngay đến hạng người trồi
đầu khét tiếng như tôi mà cũng như ếch nằm
đáy giếng, khiến ở trong hang, có hiểu biết chuyện đời
là gì đâu Nghĩ trong thế giới có thứ người
đáng buồn cười mà cũng đáng thương xót,
không còn ai hơn bà con nước mình.
Là bởi nước mình thuở trước chỉ đóng cửa
ngồi nhà, trăm điều kiến văn gì, quanh quẩn trong
vòng chữ nghĩa thi cử Hán học mà thôi; vậy
cứ bảo ngay quốc dân mình là bọn tai điếc mắt đui,
cũng không phải là nói quá đáng
chút nào. Kịp đến khi có người Pháp sang
xâm lược, dân ta cũng vẫn còn mắt đui tai điếc. Nếu
không có tiếng súng nổ đùng đùng ở Lữ
Thuận (Liêu Ðông) đánh thức, thì
có lẽ ta cũng chưa biết ngoài nước Pháp ra
còn thế giới nào khác nữa.
Sau lúc Nhật - Nga khai chiến, khoảng giữa hai năm
Giáp Thìn (1904) Ất Tỵ (1905), cuộc cạnh tranh phấn đấu
giữa người Âu người Á, da trắng da vàng, làm
cho chúng tôi phải giật mình tỉnh ngủ. Chí
hướng chúng tôi càng thêm nồng nàn
hăng hái. Song chỉ khổ một nỗi là bị vấn đề quân
giới ngăn trở khó khăn, cho nên tới đây chúng
tôi phải gắp tìm cách nào giải quyết cho
xong.
*
Hạ tuần tháng 10 năm Giáp Thìn (1904), các
tay lãnh tụ trong đảng mở cuộc đại hội ở tỉnh Quảng Nam, lấy sơn
trang Nam Thạnh làm nơi khai hội. Nhận thấy chỗ này gần
kinh đô Huế, tất ông Hội chủ chúng tôi
có thể lén tới nhóm hội được.
Lúc đó ông Tăng Bạt Hổ mới ở Hải Phòng
vô, trong đảng thêm ra một tay kiện tướng, ai nấy vui vẻ
hăng hái lạ thường.
Các lãnh tụ đều nói vấn đề quân giới nếu
không có nước ngoài giúp mình
thì không xong. Lấy chỗ quan hệ về lịch sử, địa dư,
nòi giống mà nói, có thể giúp ta
được không ai khác hơn là Trung Quốc. Nhưng từ trận
thua ở Lạng Sơn hồi năm Giáp Thân trở đi, Trung Quốc
ký điều ước Bắc Kinh, đã phải đem cái chủ quyền
phiên thuộc nước Nam mà nhường đứt cho Pháp rồi.
Ðến việc Hàm Nghi xuất bôn, trong khoảng mấy năm Dậu,
Tuất, thiếu gì các cụ nhà ta chạy sang Trung Quốc
cầu viện, nhưng đều bặt mất tin tức. Gương trước mới đó
không xa, nước Tàu chẳng giúp gì cho ta được
đâu mà mong, vô ích.
Chúng tôi bàn định với nhau, chỉ có cầu viện
Nhật Bản. Lúc ấy Nhật Bản mới phát lên hùng
cường mà họ cũng là một dân tộc da vàng ở
châu Á như ta, lại vừa mới đánh thắng Nga xong,
không chừng họ có ý muốn làm bá chủ
cả châu Á, vậy thì họ giúp ta để tước bớt
khí lực của châu Âu đi, cũng có điều lợi cho
họ vậy. Nếu ta sang kêu ca thống thiết với họ, tưởng gì
chớ món quân giới, hoặc cho ta mượn, hoặc giúp ta
mua, không khó khiết chi!
Ai nấy bàn bạc nhất định như vậy rồi, bèn tính cử
một người làm toàn quyền đại biểu đem bức thư của
ông Hội chủ qua Nhật lo việc khí giới.
Hồi đó, công việc trong đảng đang cần người có
tài làm sứ, nên chi toàn hội cùng cử
tôi làm chức đại biểu đi Nhật.
9. Tôi trốn
sang Tàu, gặp cụ Nguyễn Thiên Thuật và Lưu Vĩnh
Phúc ở Quảng Châu:
Nay tôi vâng mạng của đảng sai khiến, xuất dương
là lần đầu tiên. Tôi đi đây, vốn lấy tư
cách là đại biểu của đảng cách mạng một nước
mà đi, cũng tức là đại biểu cho toàn quốc
dân một nước mà đi. Nếu như tôi là một người
tài cao trí giỏi, học rộng biết nhiều về mặt ngôn
ngữ, văn tự, chính trị, học thuật ngoại quốc cũng thông
thuộc nằm lòng, như kẻ nhớ biết mỗi món đồ quý
trong nhà họ kia, thế thì mình có mang
cái hổ vong quốc mặc dầu, nhưng được điều không thẹn
mình là giống người giỏi dang trên đời. Ðược
vậy, chẳng phải đủ làm vẻ vang cho dân nước ta ở xứ người
sao!
Tiếc thay ! Người thứ nhất được đi ra ngoài cùng thế giới
hội diện, lại là người ngu dốt quê mùa như
tôi:
Tài đã không có tài, học cũng
không nhằm học. Trừ ra 3 câu chữ Hán, chứa đầy bụng
cũng như là không. Tấm thân đã là con
người mất nước tính mạng vốn không đủ gì trọng
khinh, nhưng tài học cũng không đủ gì phẩm lượng,
thật mình làm trụy lạc mất cả giá trị quốc
dân mình tới đâu mà nói cho xiết. Như
vậy thì trời đất mênh mông có chỗ nào
dung được mình ? Ðêm khuya nhìn bóng hổ
(thẹn) thầm, đến đổi lệ tuôn như máu. Tới nay tôi
nhớ lại việc cũ, chỉ xin quốc dân ta lượng xét cho
tôi là may!
Nghĩ xem mình đã sinh nhằm non sông
còn ấu trĩ, nòi giống còn u mê, chưa
được mở mang, cho nên vừa ở trong bọc mẹ lọt ra, không ai
chỉ vẽ dìu dắt để mở trí cho mình, lại gặp phải
cái cảnh giam hãm xiềng khóa đêm
ngày, người ta chỉ sợ mắt mình được thấy, tai mình
được nghe, như thế bảo sao mình không ngu muội cho được!
Dầu vậy mặc lòng, ban đầu tôi mới phụng mạng của đảng cử
đi ra ngoài, thật tôi chưa biết có nông nổi
khổ nhục thế này đâu. Con chim bị nhốt trong lồng
lâu ngày, ngó thấy trời rộng mây xanh,
thèm thuồng hết sức. Thình lình bây giờ
có dịp thoát mình ra khỏi lồng được, thì
trong óc hớn hở, chỉ biết cái vui được cỡi mây lướt
gió, phóng khoáng tự do, chứ đâu có
vội nghĩ tới sau khi ra khỏi lồng rồi thì gặp phải tình
trạng ra làm sao. Vì đó mà tôi mạnh
bạo vâng mạng của đảng ra đi.
Hạ tuần tháng chạp năm Giáp Thìn (1904), tôi
tới Kinh (Huế) yết kiến Hội chủ (Kỳ ngoại hầu Cường Ðể), dặn
dò công việc sau khi tôi đi rồi. Lại đi thăm viếng
hết thảy những người trọng yếu trong đảng, bàn bạc mọi việc quan
hệ. Sắp đặt đâu đó xong cả rồi, liền từ Quảng Nam
lên đường khởi hành. Cùng đi với tôi
có hai người, là ông Tăng Bạt Hổ và
ông Ðặng Tử Kính. Tăng quân lúc trước
từng làm mặc khách (văn nhân), giúp
bàn việc quân cho Lưu Vĩnh Phúc, có dịp đi
du lịch khắp hai tỉnh Quảng và Ðài Loan hơi
thông tiếng nói Quảng Ðông. Tháng 4 năm
đó (4/1904), Tăng quân mới ở hải ngoại về, nay lại
cùng tôi lo lắng việc đảng, và đảng lựa chọn
cùng xuất dương với tôi, thật là xứng đáng.
Mồng 2 tháng giêng năm Ất Tỵ (1905) chúng tôi
ra Hải Phòng để xuất dương.
Lúc xuống tàu, tôi khẩu chiếm (ứng khẩu) bài
thơ từ giả anh em :
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hạ cảnh vô thùy
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng việc si
Nguyện trục trường phong Ðông hải khư
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phị
Bài dịch :
Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời !
Trong cuộc trăm năm đành có tớ,
Rồi sau muôn thuở há không ai ?
Non sông đã mất, mình khôn sống,
Hiền thánh đâu còn, học cũng hoài.
Ðông hải xông pha nương cánh gió.
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi.
Từ đây trở đi, chúng tôi để chân
vào con đường nguy hiểm rồi.
Chính phủ Pháp không cho người VN mình
có quyền tự do lai vãng (qua lại). Phàm ai muốn ra
xứ ngoài du lịch hay là buôn bán, nếu
không được Bảo Hộ cho phép đi, thì tất bị buộc tội
ngầm thông với nước ngoài, mưu chuyện làm loạn.
Có điều là ai được Bảo Hộ cho phép đi, tức phải
là người có tư cách đủ tin cậy hay là
khéo chiều lòng mới được; tôi vốn không
có đủ những tư cách ấy, thành ra tôi phải đi
trốn. Tăng quân đi trốn nhiều lần rồi, đường sá rất quen
thuộc thông thạo; ông chỉ vẽ cho tôi cái kế
thay hình đổi dạng để qua cửa quan ải cho lọt. Từ Hải
Phòng ra Móng Cáy, tôi giả làm
chú khách đi buôn, cạo đầu kết bím,
đáp một chiếc tàu buôn mà đi.
Lúc tàu đến bến, chúng tôi đợi đêm
khuya mới dám mướn một chiếc thuyền đánh cá nho
nhỏ, lén qua Trúc Sơn, Trường Sơn là bờ cõi
huyện Phong Thành nước Tàu. Chuyến đi này tuy
là nguy hiểm, nhưng mà vui thú lạ thường. Ra khỏi
bờ cõi rồi, các món giấy tờ quan hệ và tiền
bạc của chúng tôi đều còn nguyên lành.
Ôi người ta nghiêm cấm mình chừng nào, kết
quả bà con mình càng thêm giỏi cái
ngón phá cũi xổ lồng chừng nấy, không riêng
gì một mình tôi, theo chân nối gót
chúng tôi ra hải ngoại, còn thiếu chi người!
Ở lại Trúc Sơn một tuần lễ mới đáp ghe buồm
Khâm Châu mà đi Bắc Hải.
Lúc bấy giờ đã bước qua sơ tuần (thời gian từ mùng
1 đến mùng 10) tháng 2, còn có ngọn
gió đông bắc thổi khá, thành ra ghe đi chỉ
có bảy ngày tới Hiệp Phố. Chúng tôi đổi sang
tàu buôn Hồng mao mà đến Hương Cảng. Tàu đến
bến, chúng tôi lên bờ, ở loanh quanh hết hơn một
tuần lễ. Trong óc tôi lúc này thấy sự vui
sướng không biết sao mà nói.
10.
Chúng tôi đổi sang tàu buôn Hồng mao
mà đến Hương Cảng.
Tàu đến bến, chúng tôi lên bờ, ở loanh quanh
hết hơn 1 tuần lễ. Trong óc tôi lúc này thấy
sự vui sướng không biết sao mà nói.
Vì tôi mới bỏ nước trốn đi, người Pháp
chưa hề nghe biết. Lúc ra khỏi bờ cõi áp chế
(dùng sức mạnh để khuất phục), mình thấy hoàn cảnh
mình đều là không khí tự do, mặc ý
mình đi lại thông thả, trái lại, thân
mình về trước không khác gì một con ngựa
hay, bị nhốt trong chuồng, lại bị người ta may kín cả mắt lại
tối đen, nay bỗng chốc được cắt chỉ mở mắt ra mà chạy nhởn nhơ
dong ruổi ở giữa khoảng đồng rộng mênh mông, sung sướng
thảnh thơi biết mấy. Nhưng nghĩ mình thì vậy, nhớ tới
cái cảnh đồng bào đang bị bó buộc, thì ruột
mình muốn đứt ra từng khúc.
Tại Hương Cảng thấy học trò đi học vui vẻ đông đảo,
cảnh buôn bán tấp nập đêm ngày; dọc đường
không hề thấy ai bị lính bắt đứng lại xét hỏi giấy
thân; không có ai đi đêm không
đèn mà bị bính thộp ngực dẫn về bót;
không có thứ lính tuần hung bạo ngang tàng,
bắt bớ người vô tội ở giữa đường, không có cảnh
tượng người bản xứ bị người Âu Tây bắt nạt mà phải
nép mình 1 bên đường. Ôi ! Hương Cảng cũng
là đất dưới quyền ngoại nhân cai trị, nhưng Hương Cảng
có vẻ mùa xuân tười cười, không phải như ở xứ
mình.
Lúc này tôi nghe nói quan Hiệp đốc
Ðại thần Nguyễn Thiên Thuật trước kia vì quốc nạn
mà chạy sang Quảng Ðông, giờ đang ngụ trong nhà
thờ họ Lưu ở Sa Hà. Nguyễn công là người ngang
hàng với bậc thân phụ tôi, lại là 1 tay cần
vương ngày trước, nay tôi sang tới đây, chẳng lẽ
không nói cho cụ biết. Tôi bèn đi Quảng
Ðông, tìm tới viếng cụ. Thấy tôi, cụ hết sức vi
mừng, rồi dắt tôi đến yết kiến Uyên Ðình Lưu
Vĩnh Phúc.
Lưu bây giờ đã già, nhưng cùng tôi
nói lại chuyện cũ ở Bắc Kỳ, thỉnh thoảng Lưu còn vỗ
bàn hét lớn, khiến cho tôi tưởng thấy cái
hùng phong như hồi đánh nhau với quân Tây ở
Cầu Giấy gần Hà Nội vậy. Lúc tôi đến tỉnh
thành Quảng Ðông, chính là lúc
Sầm Xuân Huyên đang làm Tổng đốc Lưỡng Quảng.
Tôi gởi cho Sầm một bức thư, nói rõ
tình hình tỉnh Quảng và nước Nam ở giáp
ranh nhau như thể là môi với răng; hễ môi hở
thì răng lạnh. Lại nhắc đến tình nghĩa 2 nước lâu
đời kẻ chúa người phiên thân thiết với nhau; nay
tôi cầu xin họ Sầm giúp cho nước Nam bất cứ về mặt
nào cũng được. Nhưng tôi gởi thư mấy ngày, chẳng
thấy họ Sầm trả lời gì hết. Chắc lão sợ người Âu
Tây như cọp, ấy là thói quen của đám quan
lại nhà Thanh, mình không lạ gì.
Trở về Hương Cảng, đợi kỳ tàu qua Nhật. Song vì hồi
này cuộc hòa giữa Nga với Nhật bàn định chưa xong,
thành ra ở Hương Cảng không có tàu Nhật,
tôi phải đáp tàu Chiêu Thương đi lên
Thượng Hải. Lúc đó đã sau ngày rằm
tháng 3.
Tới Thượng Hải, mới thấy cuộc lữ hành có lắm nông
nổi khó khăn đẻ ra lần hồi. Việc khó khăn thứ nhất
là ngôn ngữ. Cả tiếng Anh lẫn tiếng Tàu, tôi
chưa từng học tập bao giờ.
Cũng may cho mình giao tiếp đều là người
Tàu. Nếu biết chữ Tàu thì có thể
dùng ngọn bút thay thế cho tấc lưỡi. Nhưng cũng bất tiện
đáo để.
Than ôi! Sinh ra giữa thời đại là thế kỷ XIX, XX
này, ai không có học thuật giỏi dang thì
không thể nào cùng thế giới cạnh tranh sống
còn cho được. Ngôn ngữ văn tự chính là kẻ
dẫn đường đi tới học thuật. Người ngu dốt quê mùa như
tôi, mà khỏi bị đào thải, là may mắn biết
bao. Tuy vậy, lúc đó tôi đã 40 tuổi, bị
công việc của đảng ràng buộc nơi mình, mình
phải vì đảng mà ra sức lo chạy, đến đỗi cơm không
biết ngon, chiếu không biết ấm, bây giờ dầu cho mình
có muốn ôm sách đi học như hồi thi cử trước kia,
cũng không có ngày giờ nào mà đi học
được nữạa. Than ôi ! Sa đà ngày tháng, chớp
mắt ra không, mài miệt công danh, hối mình
đã lỡ, tôi khuyên tất cả thanh niên nước
nhà, muôn vàn xin chớ bước lầm vào con đường
của tôi.
Thượng tuần tháng 4, tôi đáp tàu Nhật ở bến
Thượng Hải, trung tuần thì đến Hoành Tân
(Yokohama), tôi tạm ở lại đó hơn một tuần lễ.
Lúc đầu tôi
xuất dương không biết một tiếng Nhật nào, lại cũng
không ai giới thiệu, thành ra lúc đi đường cần
dùng chuyện chi, đều cậy chú lính gác
đường; chú chỉ vẽ cho mình một cách rất tử tế.
Thật vậy, lòng tôi rất cảm phục chính
sách cảnh sát của Nhật Bản sắp đặt hẳn hoi, trọn vẹn;
ngó lại chế độ cảnh sát ở xứ mình mà buồn.
Lúc đó nhà văn học Trung Hoa là Lương nhiệm
công Khải Siêu (Lương Khải Siêu; Liang
Ch'i-Ch'ao) đang ở Hoành Tân làm chủ tờ "Tân
Dân Tùng Báo". Nghe nói họ Dương ở Nhật
lâu ngày hơi rõ công việc nước Nhật,
tôi bèn quyết định trước hết tới ra mắt họ Lương để cầu họ
Lương giới thiệu với người Nhật.
Tuy là tôi với Lương chưa hề gặp mặt quen
nhau lần nào, nhưng tôi nghĩ Lương là bậc người
mới, chắc có con mắt tư tưởng không như bọn tầm thường..
Tôi liền viết một bức thư xong ra mắt. Trong thư có
câu như vầy : "Ra đời khóc một tiếng, đã là
lương tri, sách vở đọc 10 năm, trở nên thông gia"
(Lạc địa nhất thinh khóc, tức dĩ tương tri, đọc thơ thập
niên nhỡn, loại thành thông gia). Tôi lấy mấy
câu đó làm gốc để cầu ra mắt họ Lương.
Tiếp được thư, Lương mời tôi vào lập tức. Chúng
tôi lấy bút mực nói chuyện. Lương hỏi tôi qua
đây có ý gì, lại hỏi tình hình
người Pháp cai trị nước Việt ra sao. Tôi lấy làm
tiếc lúc ấy chỉ kể đại khái, vì câu chuyện
quá dài không thể một lúc bút thừa
đàm mà nói cho Lương biết hết được. Rồi đó
tôi viết ra cuốn "Việt Nam Vong Quốc Sử", đưa trọn bản thảo cho
Lương đem ra in. Bước đầu tôi xuất dương mới viết sách
là lần thứ nhất.
Sau khi họ Lương gặp tôi rồi, lấy cặp mắt xanh (biết
nhận xét bậc hiền tài) đãi tôi rất tử tế.
Nhân đó Lương nói cho tôi nghe việc
chúng tôi mưu tính cậy nhờ người Nhật giúp
cho khí giới để khởi binh đánh đổ chính phủ
Pháp. Lương nói : Nhiệt tâm của các
ông như thế, sức tôi có được tới đâu tôi
giúp liền tới đó, không hề chạy chối. Nhưng nghĩ
lại sự giúp sức cho đảng cách mạng đánh đổ
chính phủ, thuở nay các nước không có lệ
đó bao giờ. Nếu có chăng nữa, chỉ là lúc
nào hai nước có chuyện xích mích tới
đánh nhau mà thôi. Nay hai nước Pháp - Nhật
chưa tới cơ hội xích mích đánh nhau, có khi
nào chính phủ Nhật chịu giúp khí giới cho
các ông.
"Nghĩ tới cách khác, duy có mấy chính đảng
của dân họ đem sức riêng giúp ngầm các
ông, họa chăng có thể. Trong mấy dân đảng ở nước
Nhật hiện thời, chỉ có đảng Tiến Bộ nhiều thế lực mà
Bá tước Ðại Ôi (Count Shigenobu Okuma) và
Khuyễn Dưỡng Nghị (Ki Tsuyoshi Inukai) chính là hai người
đầu đảng. Nếu các ông muốn làm quen hai người
đó thì tôi giới thiệu giùm.
*
Rồi họ Lương cùng tôi đi Ðông Kinh (Tokyo) yết
kiến Khuyển Dưỡng Nghị. Sau Khuyển Dưỡng Nghị dẫn tôi ra mắt
Bá tước Ðại Ôi. Về sau đảng chúng tôi
cùng dân đảng nước Nhật có quan hệ với nhau, đầu
giây mối nhợ từ lúc này mà ra vậy.
Mấy ngày sau Khuyển Dưỡng Nghị lại giới thiệu tôi với
các yếu nhân trong dân đảng.
Lúc này Phúc Ðảo An Chánh đang
làm Tham mưu trưởng, Căn Tàn Nhất làm đầu hội
"Ðông Á Ðồng Văn", cả hai đều hoan nghênh
tôi.
Tôi liền nhân dịp tỏ bày ý muốn của đảng
tôi cầu viện.
Họ nói :
Phàm là nước đồng châu đồng đảng đồng chủng với
Nhật Bản thì quốc dân Nhật Bản đều vui lòng
giúp đỡ phò trì cho nhau luôn. Nhưng
mà việc này có quan hệ đến quốc tế, phải
làm sao được chính phủ ngầm chịu giúp cho
thì mới có thể làm. Rủi việc đánh Nga vừa
mói xong, chính phủ nước tôi chưa rảnh mà
ngó ngàng đến việc nào khác được.
Các ông rá đợi ít lúc, dân đảng
chúng tôi xin hết lòng với các ông,
thế nào cũng có ngày đạt tới mục đích, đừng
lo.
Họ lại hỏi tôn chỉ của đảng chúng tôi
là quân chủ hay dân chủ.
Tôi đáp :
Mục đích của đảng chúng
tôi bây giờ cốt thiết hơn hết là làm
cách nào bắt buộc người Pháp trả quyền độc lập
cho chúng tôi đã, còn như
quân chủ hay dân chủ lại là một vấn đề khác,
giờ chưa nghĩ đến. Song cứ theo lịch sử nước tôi xưa nay
và dân trí hiện tại, thì quân chủ phải
hơn. Bởi vậy đảng chúng tôi đã tôn một vị
hoàng thân là ông Kỳ ngoại hầu lên
làm Hội chủ, thế là chúng tôi sắp đặt
quân chủ nay mai đó.
Người Nhật vốn trọng đức Thiên hoàng, tức là
tán trợ chính thể quân chủ, cho nên họ cho
lời tôi nói là phải. Họ lại nói với
tôi :
Nay các ông rước được vị
Hoàng thân của quý quốc sang đây, thì
giao tình của chúng ta càng thêm tốt đẹp.
Các ông nghĩ có phải không ?
Tôi nghĩ việc cầu viện, có thành hay
không chưa biết. Nhưng tôi đã trốn ra nước
ngoài như vậy, nếu tiếng tăm bay ra, rủi ro muôn một
mà Hội chủ có hề gì, chắc là ảnh hưởng tới
việc đảng lớn lắm. Bây giờ tôi bèn quyết kế trở về
để mời Hội chủ xuất dương.
11.
Rước Kỳ ngoại hầu xuất dương
Ban đầu tôi xuất dương chỉ cố chú ý
vào vấn đề quân giới. Trong khoảng mấy tháng
cơm hàng ngủ trọ ở Ðông Kinh, tôi được
nhân dịp biết rõ câu chuyện Nhật Nga đánh
nhau và thấy được cái hiện trạng của nước Nhật về
chính trị, giáo dục, ngoại giao, thực nghiệp.
Thấy người ta rồi, mình hết sức hổ (thẹn) thầm cho
mình lúc trước kia chỉ ngồi co ro trong nước, hèn
nào chẳng kiến văn (kinh nghiệm, học thức; những điều mắt thấy
tai nghe) mù mờ, tư tưởng bế tắc, không biết gì cả.
Hết thảy anh em đồng chí với tôi cũng đều như tôi
cả; tôi nghĩ lấy làm tiếc sao không dời được tất cả
bà con mình qua ở Anh Hoa Tam Ðảo (tức Nhật Bản) để
cho khối óc và tầm con mắt thay đổi mới lạ hẳn đi!
Sau khi quyết định rước Hội chủ xuất dương, tôi tính phải
về nước một chuyến mới được.
Thượng tuần tháng 7 năm Ất Tỵ (1905), tôi với ông
Ðặng Tử Kính đáp tàu ở Hoành Tân
(Yokohama; một cảng lớn trên đảo Honshu) về nước.
Tôi qua Nhật Bản chuyến này, đối với việc
đảng sai khiến phó thác, mà tôi bỏ dở dang
giữa đường như vầy, thật không khỏi tự lấy làm hổ thẹn.
Nhưng có hai việc, có thể gỡ tội cho mình. Một
là mưu phò được Hội chủ xuất dương, thì
càng thêm vững lòng khuynh hướng của anh em trong
nước, mà lại khỏi lo có sự gì nguy hiểm xảy tới.
Hai là đem những sự tai nghe mắt thấy mới lạ, cùng
là việc mình mưu toan, để bộc bạch với anh em đồng
bào, chắc hẳn có phần bổ ích cho cuộc cải lương
tấn phát mai sau.. Vịn vào hai lẽ đó, tôi
mạnh bạo trở về.
Tháng 8, về tới Hải Phòng, ở nhà một
người bạn trong đảng. Sự vui mừng không tả cho hết.
Là vì lúc tôi đến Bắc Hải, đánh liều
đáp xuống một chiếc tàu tây, nhờ cậy được một người
đồng bào đốt than trong tàu che chở giùm. Tới
lúc người tây xuống tàu khám xét
thì anh ta giấu tôi ở khoang tàu dưới chót,
chung quanh chất đầy than đá, tôi nằm lọt vô giữa im
lìm không dám hó hé. Nhờ vậy
mà người tây không hay, tôi mới lén về
trong nước đặng. Ðó cũng là một việc mạo hiểm
mà thành công.
*
Lên bến Hải Phòng rồi, tôi đáp xe
lửa đi về Nghệ An.
Trên xe lửa, tình cờ gặp lão Tuần phủ X...tỉnh
Thái Bình vốn là tay bợm hót giỏi trong
đám quan trường. Lão viết mấy chữ trên miếng giấy
nhỏ đưa cho tôi xem, như vầy :
"Ông trốn đi chưa đầy tuần lễ, mật thám đã bủa khắp
nơi. Vậy ông sớm liệu đào tẩu cho mau, không
thì nguy đấy".
Tôi hơi lo.
Nhưng cái mục đích mình trở về nước nhà
chưa đạt được, thì chưa có thể nào đào tẩu,
ta cứ việc ở nhà đã, ra sao thì ra. Tôi
bèn trốn trở về Hà Tĩnh, ước hẹn những anh em kín
đáo tới hội họp tại nhà Ðặng quân (Ðặng Tử
Kính). Còn Tử Kính thì đem giấy tờ trọng
yếu vô Huế trước để yết kiến hội chủ, rồi đi thẳng vô Quảng
Nam, nói việc mình định mưu tính vậy vậy cho đồng
chí 2 tỉnh Nam Nghĩa hay. Tôi ở quanh quẩn trong Nghệ
Tĩnh, ngày ngày cùng các đảng hữu (anh em
đảng viên) bàn định việc làm. Kế đó
có thư của đồng chí ở Kinh (Huế) và Quảng gởi tới
thôi thúc nên gấp đi ra ngoài. Vì đất
Nghệ Tĩnh là đất người Tây để ý dòm nom coi
chừng hơn hết, cho nên các đồng chí không
muốn tôi ở lần lựa trong chỗ nguy hiểm đó lâu. Vừa
may gặp ông Trần Ðông Phong đem lại 15 nén bạc
và 200 đồng tặng tôi làm lộ phí, và
giục tôi khởi trình.
Thế là tôi lại từ giã non nước Hồng Lam, lên
đường bôn ba.
*
Lúc ra đi, tôi lưu Tử Kính ở lại Huế, dặn
dò ông Ðặng Thái Lân lo việc hộ vệ
Hội chủ xuất dương cho thật vẹn toàn; lại viết thư nhắc nhở cho
anh em phải liệu định sẵn sàng món tiền mua sắm và
chuyên chở khí giới để sắp đặt khởi sự mai sau. Thượng
tuần (sơ tuần; khoảng thời gian từ mùng 1 tới mùng 10
trong tháng) tháng 9, tôi với Nguyễn quân
Thức Canh (Nguyễn Thức Canh) từ bến đò Chế Giang ra đi. Cuối
tháng ấy chúng tôi đến Hải Phòng, gặp được 1
người làm bồi dưới chiếc tàu tây, tên
là Lý Tuệ, tính giùm cho tôi
cái kế thoát hiểm.
Lý Tuệ là người có gan dạ, mưu mô,
thâm hiểu nghĩa lớn. Về sau, ông ta ngầm giúp
công việc kia khác cho đảng chúng tôi được
nhiều lắm. Lúc này tìm cách đưa tôi
xuất dương, ấy là bước đường thứ nhất của ông ta dấn
mình vào quốc sự vậy. Thật là 1 người hăm hở
làm việc nghĩa, gặp nạn coi chết như không. Tôi
không ngờ giữa lúc mình gió bụi xông
pha lại gặp được người như thế. Nghe nói bây giờ
này ở trong tù sau khi bị Tổng đốc Lưỡng Quảng [Quảng
Ðông + Quảng Tây] bắt vào ngày
24/12/1913) ông ta đã bị đày, còn sống hay
chết rồi không rõ.
*
Tháng 10 năm ấy (1905), tôi đến Hoành
Tân, vô ở nhà trọ cũ, thấy môt vị thanh
niên học sinh ta là Lương Quân Lập Nham (Lương Lập
Nham) đã tới đó trước rồi. Tôi xem ra người
có khí phách hăng hái, đầu tóc đang
để bờm sờm; dò hỏi mới biết ông ta bỏ nhà vượt biển
trốn sang Nhật có một mình, lúc lên bờ trong
túi chỉ vỏn vẹn có ba đồng xu. Thật vậy, tôi vừa
vui mừng vừa chưng hửng. Vì bạn tuổi nhỏ ở nước nhà, một
thân một bóng mà dám liều mạng xông
pha sóng gió muôn trùng, tới một nước thuở
nay chưa nghe thấy bao giờ, Lương Quân chính là
người thứ nhất vậy. Té ra Lương Quân vốn là người
chứa sẵn kỳ khí, chỉ nghe nói tôi qua
Ðông Kinh, thành ra mạnh bạo bỏ nhà bỏ nước ra
đi.
Bạn thiếu niên anh tuấn của ta sau này, có mấy
người được như Lương Quân?
Kế đó, tôi bôn tẩu giữa khoảng Ðông Kinh -
Hoành Tân, thường thường cùng những người tai mắt
trong dân đảng nước Nhật nối liền thinh khí (khí
đương hăng), nhờ họ chỉ vẽ về điều hay việc phải cho mình rất
nhiều. Nhân đấy tôi nghĩ lại dân trí nước
mình còn quá thấp thỏi, mà nhân
tài cũng thiếu thốn không có. Chừng ấy tôi tự
ăn năn việc mình lo toan lúc trước là nông
nổi, chỉ bo bo về vấn đề quân giới, nào có phải
đó là cái kế tuyệt hay để mưu tính
công cuộc độc lập cho nước mình được đâu! Một bữa
nọ, tôi đến nhà Lương Khải Siêu, trong lúc
bút đàm, có đem ý kiến ấy ra nói,
Lương bảo tôi như vầy :
"Cái kế hoạch độc lập của quý quốc có ba đề mục
lớn. Một là thực lực riêng ở trong nước các
ông. Hai là nhờ hai tỉnh Quảng nước tôi cứu
viện. Ba là nhờ sức cứu viện của Nhật. "Hai tỉnh Quảng
giúp chỉ là giúp giùm khí giới.
Mà Nhật có giúp cũng chỉ giúp về mặt ngoại
giao. Còn thì nhất thiết đều trông cậy ở thực lực
của quý quốc mà thôi".
12.
Hô hào thanh niên sang Nhật cầu học
Lương Khải Siêu nói tiếp: "Thực lực hệ trọng
hơn hết, không gì cho bằng nhân tài. Vậy
thì tôi tính kế cho quý quốc bây giờ,
trước hết ta hãy gắng công ra sức vun trồng nhân
tài. Hễ nhân tài có đủ, thì chỉ đợi
thời cơ đưa đến là ta làm việc lớn được dễ dàng".
Tôi rất phục lời họ Lương nói phải lắm.
Trở về nhà trọ rồi tôi thao thức suy nghĩ cả đêm,
không sao nhắm mắt ngủ được.
Dòm quanh thế giới như rồng bay hổ thét, như điện chớp
mây tuôn, nhân tài có ngàn thứ
muôn thứ, không có vẻ nào mà
không mới lạ. Ngay đến 1 xó Ðông Dương
này, nước nhà mình so sánh đã đủ
thua kém, người ta muôn phần, mình chẳng có
một, còn nói Âu Mỹ làm gì ?
Bởi vậy, nuôi dựng nhân tài là
việc cần kíp của mình, không đợi phải nói
nữa. Song muốn nuôi dựng nhân tài ta phải làm
sao bây giờ, vì cái thực quyền giáo dục nằm
cả trong tay chính phủ Pháp bảo hộ? Dầu vậy mặc
lòng, anh em chúng tôi còn đây,
không lẽ nào bó tay chịu chết sao đành. Giờ
chỉ có cách là kêu gào bọn thiếu
niên trong nước tỉnh dậy, liều mình trốn ra nước
ngoài học tập, như thế thì ta được tự do mở mang
trí khôn, mà nước nhà mới chóng
có nhân tài đẻ ra được nhiều. Tôi bèn
đặt ra bài văn cổ động bà con trong nước giúp tiền
cho thanh niên qua Nhật cầu học. Bài này chỉ viết
có lơ thơ mấy ngàn chữ, nhưng thật là một
bài văn sinh bình (lúc sống ở trên đời)
tôi lấy làm đắc ý thứ nhất.
Là vì công việc tôi sắp đặt lo toan từ trước
đến giờ, đều chuyên chú vào hiện tượng trước mắt,
đến sự mưu đồ sự nghiệp lâu dài bền vững cho nước
nhà, thời chỉ có bài văn này mà
thôi.Nếu như có hiệu quả, người nước ta du học ngày
thêm đông, nhân tài ngày thêm
nhiều, dân trí ngày thêm cao, thì
không gì nước Nam không có cơ sống lại.
Nhưng thủ đoạn người ta áp bức nặng nề dữ tợn, khiến cho
làn sóng du học chưa được năm sáu năm, đã
làm cái đích cho muôn ngàn mũi
tên nhắm vào đó mà bắn, sự ấy trước kia
tôi có dè đâu.Than ôi ! Tài
hèn sức mỏng, trăm việc làm đều không được như
lòng mình muốn, thành ra đá hết rồi
mà biển hận vẫn chưa lấp đầy, oan hồn Tinh Vệ (Tinh Vệ là
một loài chim sống ở bờ biển giống chim quạ, chân đỏ, mỏ
trắng, thường ngậm gỗ và đá ở núi Tây Sơn để
lấp biển Ðông. Tương truyền con gái Viêm Ðế,
vì chết đuối nên lòng mang mối căm hờn, hóa
thành chim Tinh Vệ ngậm gỗ đá để lấp biển. Nghĩa
bóng: việc gì khiến ta tức giận quá sức),
đâm ngày chỉ lênh đênh chìm nổi với ba
đào (sóng; những cảnh chìm nổi vất vả, gian nan),
đau đớn thay!
Bài văn "Khuyên Thanh Niên Du Học" viết xong rồi,
thuê in ra mấy ngàn tập, giao cho Tăng quân Bạt Hổ
(Tăng Bạt Hổ) đem về nước phát hành. Mùa
đông tháng Chạp năm Ất Tỵ (1905), Tăng quân về nước,
cốt lo cổ động anh em qua bên Nhật học. Vừa khi đó
ông Nguyễn Hải Thần (tức Nguyễn Cẩm Giang, 1878-1959; chết ở
Quảng Châu) ở nước nhà trốn qua tới Nhật, gặp tôi ở
Hoành Tân được đọc bài văn của tôi, ông
lấy làm mừng lắm, tình nguyện gánh vác
khoản tiền tổn phí cổ động du học sinh.
Không bao lâu, tiếng vang dội của bài văn tôi
làm rung động xôn xao cả nước.
Tháng Giêng năm Bính Ngọ (1906), tôi đến
nhà ông Khuyển Dưỡng Nghị để bàn tính về
việc đưa học sinh sang học, sắp đặt cho anh em cả trường học, chỗ ở sẵn
sàng.
Lúc đó, ông Phước Ðão đang làm
hiệu trưởng Chấn Võ Học Hiệu tại Dông Kinh, tôi liền
xin cho Trần Hữu Công (tức Nguyễn Thức Canh), Lương Lập Nham
và Nguyễn Ðiển 3 người vô học trường ấy. Còn 1
người nữa là Lương Nghị Khanh thì vô học Ðồng
Văn Thư Viện. Nước ta 4,000 năm nay chưa hề có người nào
du học ngoại quốc, có chăng tự là 4 người này
trước hết.
Ôi ! Lịch sử quốc dân ta như thế ai bảo là thằng
bé con lụ khụ trăm tuổi cũng phải.
Tháng 2 năm đó, bọn ông Tử Kính (Ðặng Tử
Kính) đã phò tá Hội chủ Kỳ ngoại hầu đến
Hương Cảng, viết thư sang Nhật gọi tôi qua.
Lúc bấy giờ, bốn người thiếu niên vừa mới được vô
học trường Nhật, lại được nghe tin Hội chủ xuất dương (đi ra ngoại
quốc) yên ổn, thật mấy năm nay chi có chuyện này
tôi thấy vui mừng khoan khoái hết sức. Tôi
nóng nẩy muốn biết tình hình trong nước gần
đây ra sao, lại sẵn có dịp đi nghênh tiếp Hội chủ,
nên chi hạ tuần (từ ngày 21 đến 30 mỗi tháng)
tôi đáp tàu qua ở Nhật sang Hương Cảng. Tới
đây, vừa gặp Phan quân Châu Trinh (Phan Châu
Trinh) mới từ nước nhà qua. Phan quân đi chuyến
này, cốt muốn xem xét tình trạng văn minh của
Nhật. Sau khi gặp mặt tôi rồi, ông cùng với
tôi và Hội chủ cùng xuống Tàu sang Nhật.
Chúng tôi đến Hoành Tân vào
hồi hạ tuần tháng 4.
Tôi dẫn Phan quân đi xem khắp các trường học
và các nơi danh tiếng ở thành Ðông Kinh,
lại giáp mặt nhiều danh nhân nước Nhật. Cách
đây mấy tuần, ông nói với tôi:
Xem dân trí Nhật Bản rồi đem dân trí ta ra so
sánh, thật không khác gì muốn đem con
gà con đọ với con chim cắt già. Giờ bác ở
đây, nên chuyên tâm ra sức vào việc văn,
thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc mắt đui, còn việc mở
mang dìu dắt ở trong nước nhà thì tôi xin
lãnh. Lưỡi tôi đang còn, người Pháp chẳng
làm gì tôi được mà lọ. Tôi cho lời
ông nói rất phải. Rồi tôi viết ra tập đầu "Hải Ngoại
Huyết Thư". Nhân lúc Phan quân về nước, tôi
gởi đem Huyết thư đó về. Ðối với bà con trong nước,
tôi là môt người khua động chuông chiều trống
sớm để thức tỉnh, thật là tập văn này nối gót
"Huyết Lệ Tân Thư" mà ra đời vậy. Cách không
bao lâu, bọn anh em trong phái cấp khích (rất
nóng nảy) ở Nghệ Tĩnh, như mấy ông Ðại Ðẩu, Thần
Sơn, phần nhiều viết thư hối thúc tôi về việc quân
giới.
Chỉ một vấn đề đó, khiến cho tôi hao tốn
không biết bao nhiêu tâm huyết mà gây ra
lắm nỗi thất bại thê thảm, thật là khổ não cho
tôi! Các ông ông về phái cấp
khích, có bầu máu nóng đáng
kính, nhưng đầu óc các cụ chỉ lo xông pha
bôn tẩu trên một con đường bạo động mà thôi.
Chính tôi lúc chưa bỏ nước ra đi, cũng chỉ
có tư tưởng giống y như thế; chừng sau ra ngoài được rộng
kiến văn và nhờ người ngoài giáo huấn, tôi
mới biết sự nghiệp quang phục nước nhà, không sao
có cơ sở thật bền vững thì không làm
nên.
Bởi vậy, một mặt tôi cổ võ thanh niên du học, một
mặt muốn mở mang tư tưởng ái quốc cho toàn quốc
dân, tôi bèn viết ra "Tân Việt Nam Kỷ Niệm
Lục", "Việt Nam Sử Khảo", và tập "Hải Ngoại Huyết
Thư" nối theo. Mấy thứ sách này lời lẽ thống thiết
lâm ly, chỉ có chủ ý là trông mong
quốc dân ta lấy Chiêm Thành Chân Lạp
làm dấu xe nên tránh và rán theo
chân nối gót của Trưng vương, Lê hoàng,
mà phát phần hăng hái, tìm lấy sự sống ở
trong lúc chủng tộc chưa tiêu, tính mạng chưa tuyệt
này, bằng không thì trễ mất.
13.
Gặp mặt Hoàng Hoa Thám:
Nhưng mà tôi ngu thật ! Chớ chi dân ta đều
khôn thì ai bắt mình làm trâu ngựa
được, dân ta mà đều biết yêu nòi thương nước
thì ai bắt mình làm nô lệ được ? Nghĩ lại
mình ở trong tay người ta ràng buộc mà toan cất
tiếng trả lời, nói bàn về chuyện ái quốc bảo,
có khác nào ngồi trước mặt đạo tặc mà
bàn cách khu trừ đạo tặc đâu. Ai người kiến thức
cũng đã sớm liệu cái mưu ấy của tôi tất phải thất
bại rồi. Tuy là lúc bấy giờ tôi ôm kế hoạch
như thế mặc lòng, nhưng đối với sự yêu cầu của anh em
trong phe cấp khích, không thể nào ngảnh mặt
làm lơ cho được. Bởi vậy tôi lại tính phải trở về
nước lần thứ nhì nữa.
Lần này về nước có hai mục đích.
Một là đi qua các nơi hiểm yếu ở biên giới
hai tỉnh Việt (Quảng Ðông), Quế (Quảng Tây) để xem
xét địa hình và kết giao với đám hào
kiệt trong vùng, hầu sắp đặt những chỗ mượn đường chuyên
chở quân giới mai sau. Một mặt khác lại lên Bắc
Giang yết kiến ông Hoàng Hoa Thám, muốn xin
ông một miếng đất làm khu đồn điền cho anh em cấp
khích có chỗ nương thân, đợi ngày có
thể giải quyết vấn đề quân giới.
Than ôi! Quân giới! Quân giới ! Nó có
phải là vấn đề chốc lát xong được đâu? Ðối với
vấn đề này, thật không có giây phút
nào tôi đã dời phương châm qua chỗ
thông thả tính sao cho ổn thỏa thì hơn.
Tháng 7 năm Bính Ngọ (1906), tôi lại từ giả Nhật
Bản về Quảng Ðông, đến Sa Hà ra mắt Mạnh Hiếu
Công, vừa gặp người con truởng của cụ Phan Ðình
Phùng là Phan quân Bá Ngọc , cũng vừa ở
trong nước đến nơi. Phan quân còn nhỏ tuổi mà người
thông minh anh tuấn. Lúc tôi còn ở nước
nhà đã có dịp gặp gỡ phơi trải ruột gan với Phan
quân, nay gặp nhau ở chốn tha hương, tôi vui mừng được gặp
1 bạn tri kỷ. Tôi ngỏ cho Phan quân biết ý tôi
muốn về nước, còn Phan quân thì ngỏ ý định
sang Nhật.
Sau khi từ biệt Phan quân rồi tôi vội vàng đi
Khâm Châu, tìm kiếm 1 người trong nghĩa đảng hồi
trước, tên là Tiền Ðức, để cậy va làm người
hướng đạo. Chúng tôi đi men một dọc bờ cõi dưới Từ
Châu, qua phủ Thái Bình, đến Long Châu, rồi
vượt qua cửa ải Trấn Nam Quan. Trước sau cả thảy 5 tuần lễ, bao
nhiêu địa thế hiểm trở, tôi đều xem xét kỹ lưỡng.
Tiền Ðức cũng có công trong việc này nhiều lắm.
Qua ải Trấn Nam, tới chợ Văn Uyên. Chợ này
có đồn lính một viên quan binh tây bốn lon
chỉ huỵ. Hễ ai không có thông hành hộ chiếu
của lãnh sự Pháp cấp cho thì không đi qua
lọt.
Tôi mua được mộ tờ thông hành của của
chú khách buôn, mạo danh là một Hoa thương
mà đi. Lúc này trên giấy thông
hành chưa có lệ phải dán hình ảnh
thành ra tôi được bình an vô sự, lên xe
lửa ở Ðồng Ðăng mà đi Hà Nội. Hồi này
là thượng tuần tháng 9. Xe lửa tới ga Gia Lâm
thì tôi xuống, đi đường bộ lên Thái
Nguyên, tới Chợ Chu vào thăm Lương Tam Kỳ.
Nguyên là lúc tôi đi ngang qua Thái
Bình phủ đã có dịp vào ra mắt quan Thống
lãnh Trần Thế Hoa, xin ông giới thiệu tôi với lam
Tam Kỳ, bởi Lương là bộ hạ cũ của ông.
Ông Trần lại sai một viên thuộc hạ dẫn đường cho tôi
đi đồn điền của Lương.
Lương ở Thái Nguyên, có thế lực khá lớn,
cày ruộng nuôi trâu, gần chiếm hết 8/10 của
toàn tỉnh. Bộ hạ rất đông, quân giới cũng hơi
khá. Chính phủ Pháp phong làm chức Chiếu
phủ đại sứ để ràng buộc họ Lương.
Lúc tôi và người của ông Trần đến
đây, Lương Tam Kỳ hoan nghênh hết sức. Nhân dịp,
tôi thuyết họ Lương phản chính (và giúp sức
chúng tôi.
Lương nói : Chừng nào đại binh các ngài hạ
Ðông Kinh thì tôi xin đem hai tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Cạn ứng theo.
Tôi xét ý tư va cũng là người chỉ ngồi đợi
cho công việc ai làm gần xong thì va mới ghé
vào, tự va không có khí tượng mạo hiểm tiến
thủ gì hết. Chưa đến lúc sấm mưa vang dậy thì va
không giúp mình gì đâu. Ở nhà
Lương, mấy ngày, tôi từ biệt ra đi, do đường núi
rừng lên tỉnh Bắc Giang tới đồn Phồn Xương, yết kiến Hoàng
tướng quân Hoa Thám.
Trước kia Hoàng đã cùng tôi liên lạc
thinh khí rồi, nhưng chỉ là những người đem thư lui tới
mà thôi. Ðến giờ mới gặp giáp mặt. Lúc
này Ðặng quân Thái Thân đang có
việc ở Hà Nội, được tin tôi, liền lên Phồn Xương gặp
tôi.
Rồi đó chúng tôi xin Hoàng tướng quân
cắt đất làm đồn, tính cách thu dụng những đảng
viên Nghệ Tĩnh, Hoàng tướng quân vui lòng ừ
ngay. Liền dẫn chúng tôi đi xem khắp xa gần, để
chúng tôi tùy ý lựa chọn chỗ nào cũng
được.
Giữa hồi này ông Ðại Ðẩu cũng đang ở trên
đồn. Tôi căn dặn ông vè nói với anh em trong
đảng nên tính cách làm ruộng chờ thời.
Không bao lâu có đồn "Tú Nghệ" lập ra. Việc
tôi làm chuyến này, là 1 kết quả nho nhỏ
vậy.
14.
Chính phủ Lâm thời Tân Việt Nam
Nhưng rồi người Tây thình lình khai chiến với tướng
quân, làm cho cái thành tích đồn điền
của chúng tôi, phút chốc hóa ra tro bụi.
Than ôi ! Xông pha nhọc nhằn trải muôn ngàn
dặm, mà chỉ gây nên một cõi mơ màn
thất bại, có ai mưu sự mà gặp nông nỗi bất hạnh như
tôi vậy chăng ? Ðó chẳng phải chứng cớ tài
hèn trí mỏng là gì? Ai nối gót
tôi mà dấy lên sau này, nên coi sự sai
lầm của tôi mà thay đổi bước đường đi!
Lúc sắp đặt công cuộc đồn điền xong xã đâu
đó rồi, đã là hạ tuần tháng 10. Tôi
lén xuống Hà Nội gặp ông Ngô Ðức Kế
và các đảng hữu ở Kinh (đô) ra, bàn
tính các việc. Rồi lại đi Bắc Ninh, lấy nhà
ông cử Nội Duệ làm nơi tụ họp bí mật. Hai ông
Ðặng Thái Thân và Lê Võ
cùng ở Nghệ ra Bắc cùng tôi hội đàm quốc sự.
Hồi này tiếng tăm vang dậy, lũ sói chồn bủa khắp tứ vi,
anh em đồng chí sợ tôi rủi ro thì nguy, cho
nên đều khuyên tôi phải gắp lìa khỏi bờ
cõi nước nhà. Thế là tôi lại cáo biệt
quốc dân mà xuất ngoại vậỵ.
Khoảng trung tuần tháng chạp, qua cửa ải Nam Quan, do đường
Quảng Tây mà đến Ngô Châu, để xuống ghe
Ngô Châu đi Hương Cảng. Thượng tuần tháng 2 năm
Ðinh Mùi (1907) tới nơi.
Bài văn khuyến học của tôi, truyền bá rồi. Thiếu
niên nước nhà trốn người Pháp mà xuất dương,
tấp nập trên đường.
Trung Kỳ thì có đám Nguyễn Siêu,
Lâm Quảng Trung.
Nam Kỳ thì có đám Ðặng Bình
Thành, Hoàng Hưng.
Bắc Kỳ thì có Ðặng Tử Mẫn, Ðàm Khanh,
v.v...
Họ tắm gội nắng mưa, xông pha sương gió, liều mạng đi
tìm học vấn, nối gót theo chân nhau trên
đường sang Quảng Ðông và Hương Cảng. Bởi vậy
chúng tôi bèn đặt ra tại Hương Cảng một cơ quan của
đảng ta, để có nơi tiếp rước học sinh và thâu nhập
bạc tiền cùng các giấy tờ bí mật. Chúng
tôi để ông Ðặng Tử kính trông coi.
Tôi lại lập ra ở Hương Cảng một hội gọi là Việt Nam
Thương Ðoàn Công Hội để giúp đỡ việc cho
đảng. Công hội này ông Võ Mẫn Kiến
làm người chủ trì. Lúc đó những
bà con mình theo người Pháp qua làm ăn tại
Hương Cảng cũng động lòng vì nghĩa lớn, rủ nhau vô
hội một cách hăm hở vô cùng. Chẳng phải vậy
là dấu tỏ ra nhân tâm nước mình chưa chết hẳn
đó sao ?
Chỉ tiếc rằng tôi thiếu tài bao bọc, kém sức chu
toàn, thành ra mầm giống vừa mới mọc lên thì
gió mưa đã làm cho xiêu đổ. VN Công
Hội chỉ có cái tên, rồi chưa được mấy năm, lại
nhân bị can thiệp mà phải giải tán, đáng
thương biết bao !
Từ mùa xuân Ðinh Mùi (1907) đến mùa
đông Mậu Thân (1908) là thời kỳ thanh niên ta
sang du học thịnh nhất. Trách nhiệm tôi phải gánh
vát trong thời kỳ này cũng khó nhọc bộn bề.
Nào là chọn người vào học, nào là lo
liệu giao thiệp; nào là vận động bạc tiền; nào
là liên lạc tình nghĩa, đều là một tay
tôi đứng mũi chịu sào hết thảỵy. Tôi nghiễm
nhiên như một quan công sứ của nước Nam ở nước ngoài
mà lại kiêm cả chức giám đốc kinh lý (đi xem
xét công việc) nữa. Giếng sâu tay ngắn, việc lớn
tài hèn, tôi vẫn lo sợ công việc tôi
gánh vác không kham.
Ðồng thời chúng tôi lại dựng lên Tân
Việt Nam Cống Hiến, bắt chước làm như một chính phủ
lâm thời của nước Nam ở hải ngoại. Tuy là cách thức
sắp đặt còn sơ sài, nhưng có ảnh hưởng tới
dân khí trong nước mau lắm.
Không bao lâu, có những việc ám sát
quan binh Tây, và dân rủ nhau xin thuế, thình
lình nổi lên ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Người Tây
bèn đem cái toàn lực bắt cọp trói beo ra
phấn đấu với đảng chúng tôi.
Than ôi ! Người Pháp có kim tiền và
võ lực mạnh hơn người mình ngàn lần muôn
lần; họ lại khôn ngoan giảo hoạt hơn quốc dân ta vạn bội,
vậy thì đảng chúng tôi không phải thất bại
sao được?
Khoảng năm Thân (1908), năm Dậu (1909), chính phủ
Pháp bỏ ra nhiều tiền nuôi bọn chồn tinh cáo
già cho đi dò la xét bắt nghĩa đảng. Số mật
thám trong nước, sánh lại đông gấp hai số học sinh
du học ở ngoài. Phàm là đường lối mưu mô
bí mật của đảng chúng tôi đem tiền và
thông tin ra ngoài thế nào, chính phủ
Pháp nhờ có bọn do thám mà biết ráo
kẽ tóc chân răng, tìm cách phá hoại
tan nát. Phụ huynh thân tộc các đảng viên
phải khóc than giam cầm trong ngục tối, còn bọn ác
thám hưng tra (mật thám) thì gầm thét
nghêng ngang khắp trong xứ. Người trong đảng ta lúc bấy
giờ có muốn bỏ nước trốn ra ngoài, chỉ có
cách làm như con trùng lõa lồ thân
thể mà thôi.
Vì chính sách người Pháp cốt làm
tuyệt đường vận lương của ta, chận nghẹt lối cứu viện của ta, ấy
là thủ đoạn có một không hai của họ. Ðồng thời
lại vin lấy chỗ quan hệ của tờ Hiệp ước Pháp - Nhật mà
giao thiệp với chính phủ Nhật, yêu cầu bắt hộ người đầu
đảng ta và giải tán học sinh đoàn Việt Nam ở Nhật.
Học sinh đoàn ta bị hai ách là kinh tế
hết phương và ngoại giao bịt lối, thành ra giữa
đám gió thảm mây sầu, anh em ta phải từ giã
đất nước Nhật Bản mà đi. Chẳng phải vậy thôi, cho đến bao
nhiêu sách vở truyền đơn tôi in ra để cổ động quốc
dân, nay đều bị chính phủ Nhật tịch biên hết.
Tôi với Hội chủ Kỳ Ngoại Hầu cũng bị chính phủ Nhật buộc
phải xuất cảnh. Cảnh thất bại của tôi lúc này thật
đau đớn, hình như con người bị lột da xé thịt không
còn chỗ nào lành lặn nữa vậy.
15. Muốn chở
khí giới về giúp Hoàng Hoa Thám
Ôi! Công việc cứu quốc, không có
gì cần kíp hơn là vun đắp nhân tài,
mà vun đắp nhân tài thì có
cách tổ chức ra đoàn học sinh là hay hơn cả. Nhưng
chúng tôi gặp phải cảnh ngộ này, không
có tài sức nào tổ chức được học đoàn nữa.
Duy có để cho anh em học sinh bền lòng gắng chí,
tự lo lấy cách tìm đường cầu học mà thôi.
Lúc bấy giờ có người chạy qua Bắc Kinh, như
bọn Chung Hạo Sanh, Hồ Học Lãm. Có người tới Quảng
Tây như Nguyễn Tiêu Ðẩu (Nguyễn Bá Trác),
Nguyễn Siên, Huỳnh Trọng Mậu. Có người chạy sang
Xiêm La (Thái Lan), như bọn Hồ Vĩnh Long, Ðặng Quốc
Kiều. Cũng có người vẫn lưu lại Nhật, giả mạo làm người
Tàu để cầu học, như đám Trần Trọng Khắc, Hoàng
Ðình Tuân. Chân trời lênh đênh, ai
lo thân nấy. Kể về tinh thần, anh em ta vẫn là một
nhóm ái quốc thanh niên, nhưng về hình thức
thì bấy giờ họ là một lũ học sinh bơ vơ trôi nổi.
Lúc đó tôi làm thế nào?
Ðối với cảnh ngộ chẳng may của những anh em học sinh
chí thân chí ái, tôi chỉ đành
vỗ ngực kêu trời, lấy một trận khóc để kết thúc vấn
đề ấy thôi. Nhưng mà tấm thân 7 thước đã hứa
hẹn với non sông, là thân tôi đây,
không thể lấy gì che lấp trách nhiệm cho được.
Ðến nông nỗi này tôi không thể nào
không chạy qua con đường bạo động. Vẫn biết bạo động với tự
sát đều là việc làm của những kẻ kiến thức hẹp
hòi, không biết lo xa, nhưng nếu sự thế buộc tự
sát, thà rằng xoay ra bạo động mà chết còn
hơn. Vì cứ bạo động may ra còn trông được có
chỗ thành công trong muôn một. Huống gì
tôi đã suy đi tính lại, lúc này bỏ sự
bạo động ra không còn có việc gì đáng
làm hơn nữa.
Muốn học cách Thân Bao Tự khất binh để cứu Sở (Thân
Bao Tự làm quan nước Sở, đời Ðông Châu, bạn
chí thân của Ngũ Tử Tự Về sau khi Tử Tư thắng Sở,
thì Bao Tự viện binh nước Tần, đẩy lui binh Ngô, cho Sở
Chiêu Vương về nước. Xong rồi Bao Tự từ chức, dắt vợ con vô
núi ở ẩn) nhưng chỗ nào là Tần Ðình cho
mình đứng khóc mà cầu viện binh ? Muốn học
cách Việt Vương Câu Tiễn nhịn nhục báo thù
Ngô (Ðời chiến quốc, Việt Vương là Câu Tiễn bị
bại trận ở Cối Kê và bị Ngô Vương là
Phù Sai bắt cả hai vợ chồng đem về nước Ngô cho chăn ngựa.
Câu Tiễn nuôi chí phục thù
và xem đất Cối Kê là nơi mà mình mang
quốc thù và bị người nhục mạ), nhưng có nơi
nào là Cối Kê để cho mình nương thân
sắp đặt ? Còn muốn lấy văn tự để cổ động quốc dân gọi
là cho xong phận sự đời mình đối với nước non, nhưng khốn
thay văn tự cũng không còn lựa chỗ đất nào để gieo
rắc tuyên truyền nó được, mới thảm ! Chẳng những thế
mà thôi, cho đến những anh em đồng chí ở trong nước
cũng đều có cái nguy sớm muộn bị tù tội, bị
đày, bị chém nữa kia. Than ôi ! Con thú đến
lúc cùng đường túng thế, nếu không phấn đấu
may ra còn có đường sống, nếu không thì tất
phải chết.
Tháng Tư mùa hạ năm Kỷ Dậu (1909), đảng ta
phải trải muôn ngàn cay đắng mới quyên góp
được một số tiền nữa gởi ra, tôi đem trao hết cho một hiệu
buôn Nhật để cậy họ lén mua quân giới cho
mình. Vì chúng tôi muốn bạo động, thế
nào cũng phải có ít nhiều quân giới.
Quân giới mua xong rồi, do Ðặng quân Tử Mẫn (Ðặng
Tử Mẫn) bí mật đem qua Hương Cảng. Lúc ấy là hạ
tuần tháng 5 giữa lúc tôi cũng đang ở đó.
Vừa nghe tin nước nhà đưa sang, nói rằng Hoàng Hoa
Thám tướng quân đang giao chiến với quân Pháp
gắp lắm. Chúng tôi thiết nghĩ việc cứu viện họ
Hoàng là một việc nghĩa phải làm, không thể
nào trì hoãn được. Bởi vậy chúng tôi
nghĩ cách làm sao vận tải được khí giới về nước
cho mau.
Muốn chở quân giới vào đất Trung Kỳ tất phải mượn
đường đi tới Băng-Cốc., kinh đô nước Xiêm, tìm
cách yết kiến nhà đương cuộc Xiêm cầu họ
giúp đỡ cho mình. 2 quan đại thần lục quân
và ngoại giao Xiêm quốc lúc ấy, hơi có
ý muốn giúp đảng cách mạng ta, nhưng họ còn
đang bàn tính với nhau chưa được nhất quyết.
Tôi lại nghĩ đảng cách mạng Trung Hoa thuở nay rất thạo
nghề mật chở quân giới, cho nên tôi lật đật từ
giã Xiêm kinh (Băng-Cốc) mà đi Nam Dương, yết kiến
Chương Bình Lân. Chính tay họ Chương viết một bức
thư, giới thiệu tôi đi tìm kiếm một tay làm đầu
đảng cách mạng Trung Hoa để mưu với họ giúp sức cho
mình. Sau khi bàn định việc này xong rồi,
tôi đã tới một hãng tàu Trung Hoa, thương
thuyết với họ về khoản tiền tổn phí chuyên chở. Nếu đừng
có việc trở ngăn, thì cái ngày giờ
chuyên chở quân giới của chúng tôi đã
định xong rồi. Không ngờ đâu bụng mình
tính một đằng mà rồi việc làm trái đi một
ngả. Trung tuần tháng 2 năm Canh Tuất (1910), tôi ở Nam
Dương trở về thì nghe tin nói Bảo Hộ ra tay công
phá đảng ta dữ lắm. Người chủ não của đảng ta ở trong
nước là ông Ngư Hải đã bị nạn, đến đỗi việc đảng vỡ
lở tứ tung. Bao nhiêu quân giới còn giấu đút
ở Hương Cảng, vì sự đình trễ lâu ngày,
thành ra tai tiếng thấu tới nhà đương cuộc Anh ở Hương
Cảng hay dược. Cả thảy hơn 10 hòm súng đạn đều bị
chính phủ Anh tịch thâu hết; ông Cảnh Lâm
lại vì tội phạm cấm mà bị hạ ngục!
Trời ơi! Tin hung báo đưa tới, không
khác gì con dao đâm một mũi chí mạng
vào trong cái kế bạo động của tôi. Nhân
đó có câu thơ cảm khái (vì bực tức
mà cảm xúc trong lòng rồi than thở) như vầy :
Ưu thế kỷ hồ thương hải khấp.
Kinh nhân nhất chỉ ngọc sơn đồi.
Nghĩa là :
Lo nước bao phen sa huyết lệ,
Tin quê đưa tới luống kinh tâm...
Lại còn 1 câu nữa :
Khả vô mãnh hỏa thiêu sâu khứ,
Thiên hựu cuồng phong tông hận tai
Nghĩa là :
Ðã không ngọn lửa thiêu sầu rụi,
Lại có cơn giông thổi giận thêm.
Ấy là những câu tả rõ tình hình cảnh
ngộ của chúng tôi lúc bấy giờ.
Từ tháng 3 năm Canh Tuất (1910) trở đi, tôi
bước vào thời kỳ hết sức thê lương. Tin tức nước
nhà, có khi vắng bặt mấy tháng trời, tôi
không tiếp được mảy may nào. Vì Bảo Hộ thẳng tay
làm chính sách khám xét thư từ
và tịch thâu tiền bạc trong nước gửi ra cho chúng
tôi.
Hồi này người Pháp có tính
cách làm oai để cho đảng nhân đang bôn
đào (trốn tránh vì phạm tội) bên
ngoài phải sợ, cho nên chỉ để tiết lộ ra ngoài
những tin hung báo rằng đảng nhân nọ kia bên trong
đã bị chém giết mà thôi. Thành ra
những tin tức đau lòng đứt ruột, không ngày
nào không quấn quýt bên mình
tôi. Tôi dời về tỉnh thành Quảng Châu, thế
mà quan quyền Pháp lại bỏ tiền mua chuộc bọn trinh
thám người Tàu để làm khó cho tôị.
Ðến đỗi tôi không dám lấy bút mực
làm sinh kế nữạ. Sớm tối tôi chỉ nương dựa vào một
bà nữ sĩ nghĩa hiệp trên 70 tuổi đầu, làm như
bà Phiếu mẫu (bà lão giặt vãi, người
đã cho Hàn Tín-lúc còn hàn vi
phải đi câu-ăn một chén cơm. Sau khi làm Tể tướng,
Hàn Tín đã cho bà lão ngàn
lượng vàng để tạ ơn) nuôi cơm cho tôi ăn. Than
ôi ! Bà chiếu cố tôi trong chỗ gió bụi
lênh đênh, nuôi tôi không biết bao
nhiêu bữa cơm mà nói, mà không hề nghĩ
tới sự mai sau, trông mình đền đáp gì hết.
Thật là Châu Mẫu Việt Thành, khiến cho tôi
chết xuống đất cũng còn mang ơn ngậm vành kết cỏ vậy. Bà họ Châu, tên
là Bách Linh.
16.
Trần Kỳ Mỹ và Hồ Hán Dân giúp sức
Tháng 2 năm Tân Hợi (1911), tôi lại qua
Xiêm. Lúc bấy giờ người trong đảng ta cư ngụ nương
náu ở nước Xiêm, có bọn các ông Tử
Kính, Vĩnh Long, Ngọ Sanh và Minh chung, rủ nhau chịu
khó cày cấy ruộng nương, chăn nuôi gà vịt,
để làm kế trữ sức lâu ngàỵ.
Các ông viết thư sang Hương Cảng kêu
tôi qua.
Tôi suy nghĩ muốn bắt chước Ngũ Tử Tư ngày xưa cày
ruộng đợi thời, cũng là kế hay, bèn đáp tàu
qua Xiêm. Sang đây, tôi tới ở sở ruộng Bạn-Thầm, tắm
gió gội sương, dầm mưa trải nắng, cùng mấy anh em thiếu
niên cùng chia sớt đắng cay, hầu cho tiêu bớt
nông nỗi đau thương, ăn không ngồi rồi.
Tôi sống cái đời nông phu cực nhọc trước
sau được 8 tháng.
Nhưng trong 8 tháng đó, tôi thấy trong mình
vui vẻ thơ thới lạ lùng. Lúc khát gặp có
suối nước thì uống, lúc đói vớ được trái
cây thì ăn, cái ngày giờ cảm khái
vô liêu (buồn bã, không có
thú vị) của tôi lúc này, chôn đứt ở
trong cảnh sống ăn sương hút gió, kể cũng là 1
cách sống thú vị của anh tráng sĩ đang cơn
túng thế cùng đường. Bởi vậy, tôi cho câu
chuyện đáng ghi chép là phải.
Hồi này rảnh rang nhàn thích, tôi soạn ra
được nhiều bài văn quốc ngữ. Nào truyện Lê
Thái Tổ, nào truyện Trưng Nữ Vương. Nào là
những khúc hát bài ca cổ võ tấm lòng
yêu nước, yêu nòi, yêu giống. Tôi đem
những bài ấy ra dạy cho những người ở trong sở ruộng học thuộc
lòng, sớm tối họ thường nghêu ngao hát làm
vui. Ấy là tôi muốn gieo hạt giống cách mạng ở giữa
khoảng nước biếc non xanh vậy.
Tháng 10 năm ấy (Tân Hợi, 1911), Phan quân Bá
Ngọc (Phan Bá Ngọc) ở Hương Cảng sang Xiêm, đem cái
tin Võ Xương khởi nghĩa nói cho tôi nghẹe.
Tôi lấy làm động tâm (xúc động) hết sức.
Hồi trước lúc tôi còn ở bên Nhật, từng
có cơ hội kết giao với bọn lãnh tụ cách mạng
Tàu như Hoàng Khắc Cường, Chương Thái Viêm.
Lại cùng bọn Trương Kế và chí sĩ (người có
tiết tháo và chí khí hơn người) các
nước Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Ðộ và Phi Luật
Tân, tổ chức ra hội "Ðông Á Ðồng Minh".
Chúng tôi với họ cũng là 1 hạng người đau
lòng mất nước, mong phục nghiệp xưa, tôn chỉ vốn là
tương hợp. Nay nghe tin quân cách mạng Trung Hoa dấy
lên, khiến tôi có cái cảm giác "tiếng
đồng reo tiếng chuông ứng".
Nhân đó Bá Ngọc khuyên tôi nên
trở về nước Tàụ. Tôi liền từ giả sở ruộng ở Xiêm
mà đi.
*
Hạ tuần tháng 11 (1911), tới Hương Cảng, anh em
đồng chí tản tác các nơi, giờ đều quần tụ lại
đây.
Lúc này tôi viết ra 1 bài chính kiến,
tựa là "Liên Á xổ ngôn", cốt bày tỏ
kêu gào 2 nước Trung Hoa, Nhật Bản nên đấu sức
cùng lòng, để sửa sang đại cuộc châu Á.
Bài này truyền ra, những người kiến thức đều khen ngợi
tán thành.
Song thời cuộc Ðông Á, đến nay, xoay đổi khác
hẳn sự trông mong của mình lúc đó. Thế mới
biết việc đời lý luận đi tới sự thật không phải là
chuyện dễ dàng. Bọn mình hay ngồi nói ngông
tưởng hão, chỉ tổ làm trò cười cho người ta
đó thôi.
Mùa xuân năm Nhâm Tý (1912), nước
Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, cuộc cách mạng
thế là xong xôi; tôi bèn đi Thượng Hải,
tìm thăm người bạn hào hiệp quen nhau thuở trước
là Trần quân Kỳ Mỹ (Trần Kỳ Mỹ).
Giữa lúc này, Trần Kỳ Mỹ đang là Ðốc
quân Thượng Hải, giúp cho tôi 1 số tiền lớn.
Lâu nay tôi khốn khổ về cảnh túng bấn nghèo
nàn, không khác gì người hết gạo nhịn ăn
lâu lắm rồi, bây giờ được Trần Kỳ Mỹ vác 1 số tiền
lớn lao mà cho mình, khiến mình vui mừng yên
ủi, vì lại có tiền để hoạt động.
Vừa gặp lúc Dân Đảng ỏ Quảng Ðông cũng
thành công đắc chí, Hồ
Hán Dân làm Ðô đốc,
cùng với Cảnh sát cảnh trưởng Trần Cảnh Hoa, vốn tỏ
ý đồng tình với đảng cách mạng nước ta, cho
nên tôi nhân dịp lại đi Quảng Châu và
định ở luôn tại đó.
Trung Hoa Dân Quốc dựng lên như có
luồng gió tiếng vang, rung động tới nước mình nhiều.
Dân khí ta lại phấn chấn đáo để. Những hạng
chí khí lại rủ nhau bỏ nước mạo hiểm trốn ra
ngoài, chân nối gót nhau tới Quảng Châu
đông lắm.
Nhóm ông Liệt Sanh ở Nam Kỳ qua; bọn
ông Hải Thần (Nguyễn Hải Thần) ở Bắc Kỳ tới; bọn Ðặng Tử
Kính và Ðặng Hồng Phấn thì ở Xiêm sang.
Cho tới mấy anh em học tốt nghiệp ở trường Lục quân Quảng
Tây lớp nọ, nay cũng đồng thời kéo đến Quảng Châu để
hội họp nhau. Chúng tôi có thuê 1 căn
nhà ở ngoài thành để làm cơ quan, anh em
tới ở đông quá, đến đỗi chật chỗ.
Ðảng viên xã hội Tàu ở Quảng
Ðông là các ông Ðặng Cảnh
Á và Lưu Sư Phục, cũng ra tay giúp sức đảng
cách mạng VN mà vận động giùm với các giới.
Chính phủ Quảng Ðông lúc bấy giờ vốn đã
sẵn lòng ngó lơ cho ta, thành ra đảng ta tấn
hành, mọi việc được thong thả tự nhiên, không bị trở
ngăn lo ngại gì cả. Nhờ vậy mà đảng cách mạng ta
có vẻ phấn khởi khá lắm.
Anh em đồng chí thấy vậy, đều khuyên nhủ
thúc giục tôi nên thừa cơ hội này mà
cử đồ đại sự. Sinh bình (lúc sống ở trên đời),
tôi vốn ôm chủ nghĩa cấp khích nay lại được da số
anh em đồng chí thúc hối tán thành, cho
nên tôi càng quả quyết làm, vì
đó mới có cái màn thất bại thê thảm
lại diễn ra 1 lần thứ hai nữa.
17. Long Tế Quang
bắt tôi hạ ngục :
Mồng 5 tháng 5 năm Nhâm Tý (1912), anh
em trong đảng sửa sang tổ chức lại, thành ra hội "Việt Nam Quang
Phục" (Việt Nam Quang Phục Hội hay Quang Phục Hội; cương lĩnh của đảng
dựa trên Tam Dân. Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên,
người vừa thành công trong cuộc cách mạng Tân
Hợi, 1911). Các đồng chí cử tôi giữ quyền tổng
lý, Hoàng quân Trọng Mậu (Hoàng Trọng Mậu)
thì làm bí thư.
Chúng tôi thảo ra thể lệ cách thức đạo quân Việt
Nam Quang Phục, lại in ra phiếu quân dụng riêng cho
Việt Nam Quang Phục quân dùng với nhau. Một mặt
khác chúng tôi mượn in vô số sách vở
văn bài cổ động, như là truyện "Hà thành
Liệt sĩ" và bài văn khuyên bảo lính tập, rồi
sai người chuyển vận về nước, rải phát tứ tung.
Tháng 2 năm Quý Sửu (1913), chúng
tôi ủy ông Nguyễn Hải Thần làm chi bộ bộ trưởng hội
Việt Nam Quang Phục ở Quế biên (giáp giới tỉnh Quế, tức
Quảng Tây), ông Trần Văn Kiện làm chi bộ bộ trưởng ở
Xiêm biên, còn ngả Ðiền biên (Ðiền
là tên tắt của tỉnh Vân Nam) thì Ðổ
quân Chơn Thiết (Ðổ Chơn Thiết) tự nguyện phụ trách.
Chúng tôi bàn định lúc nào cử sự
(khởi sự làm) thì cả 3 mặt cùng tiến, cho
nên sự sắp đặt từ trước sẵn sàng, chỉ còn đợi
ngày giờ đến thì làm việc.
Tuy vậy, lúc ấy đảng ta vẫn có một vấn đề
khó nổi giải quyết, là vấn đề kinh tế.
Khó quá, kinh tế chưa được sung túc, mà đến
khí giới quân lương cũng đều l ngại thiếu thốn nữa mới
khổ. Nhưng nếu đừng có việc tai biến (tai họa và biến cố)
gì xảy ra 1 cách bất ngờ, để chúng tôi
còn có ngày giờ thì vấn đề dầu khó
mặc lòng, họa may có thể trù tính xong
được. Song chẳng may thuyền xuôi gió ngược, tai biến xảy
ra không ngờ, làm cho toàn cuộc mưu tính của
tôi hư hỏng tiêu tan như bọt nước bóng mây.
Hán Võ Hầu (Gia Cát Khổng Minh) than rằng đời
khó được như ý, thật đúng lắm thay !
Mùa hạ năm Quý Sửu (1913), ở tỉnh
thành Quảng Ðông có việc quân lính
nổi dậy gây biến, cốt đánh đổ Ðô đốc Trần Cảnh
Hoa, làm cho Trần phải chạỵy. Long Tế Quang kéo binh tới,
tự lãnh chức Ðô đốc Quảng Ðông. Thuở nay, họ
Long với đảng cách mạng VN vẫn không quen biết nhau
và không quan hệ liên lạc với nhau bao giờ.
Ðã vậy mà Long lại là người thù
ghét vây cánh Hồ Hán Dân và
Trần Cảnh Hoa, chỉ muốn có dịp bài trừ cho tiệt.
Thành ra đảng ta bị vạ lây; tôi phải ôm
cái cảm khái thỏ chết chồn đau, vì Hồ - Trần thất
bại, đảng ta không chỗ nương dựa ở Quảng Ðông nữa.
Lúc đó tôi muốn bỏ đi nơi khác cho mau,
nhưng vì có công việc của đảng còn
ràng buộc, bỗng chốc thu xếp không kịp, tôi
đành phải nấn ná ở lại. Nhưng cũng lo phòng
thân, tôi lật đật viết thư lên Nguyễn Quân
Ðĩnh Nam (Nguyễn Ðĩnh Nam; tức Nguyễn Thượng Hiền), cậy
ông tìm cách vận động xin giùm tôi 1
hộ chiếu, để nữa tôi có đi đâu mới được.
Nguyễn quân vốn là người nhiệt tâm với nước. Sơ tuần
tháng 7, ông tiếp được thư tôi, lập tức lấy được
giấy hộ chiếu của Bộ ngoại giao Bắc Kinh gửi xuống cho tôi.
Có tờ hộ chiếu nằm trong tay rồi, tôi bớt lo sợ. Vả lại
các bạn đồng chí cùng ở Quảng Ðông với
tôi lúc bấy giờ khá nhiều, nếu như đồng thời giải
tán, muốn đi đâu cũng phải cần có phí khoản
mà hiện tạ tiền bạc không có, thành ra
chúng tôi đành chịu nấn ná ở lại đây
với nhau, không tính đi đâu được. Cách
không bao lâu, có tin báo rằng quan
Toàn quyền Ðông Pháp sắp tới Quảng
Ðông. Kế 1 tuần sau, thì các cơ quan
hành sự của đảng ta đều bị khám xét và được
lịnh giải tán. Tôi với yếu nhân của đảng
là Mai quân (tức Mai Lão Bạng, 1 linh mục theo VN
Phục Quốc Hội, chết năm 1942) cùng bị bắt hạ ngục. Nguyên
trước, Hoàng quân Trọng Mậu (Hoàng Trọng Mậu)
có việc đi Vân Nam và Phan quân Bá
Ngọc (Phan Bá Ngọc) hồi xuống tàu đi Nhật Bản, đều căn
dặn tôi nên liệu cơ mà từ giã Quảng
Ðông kẻo nguy. Song tôi suy nghĩ các bạn đồng
chí đang ở Quảng Ðông với mình vô số,
mình không đành lòng nào lo
riêng một mình. Vì đó mà tôi cứ
do dự chần chờ, mới vương lấy tai ách bây giờ.
Ban đầu mới bị bắt, tôi vẫn tự nghĩ
rằng mình không đến nỗi nào phải chết. Ðến
lúc thấy cách thức người ta áp giải mình đi
dọc đường, nào xiềng tay, nào trói chặt, dẫn
vô tới gục thất, họ lại giam trong ngục thất chung 1 chỗ với bọn
tù xử tử, bấy giờ tôi mới biết rằng Ðô đốc Long
Tế Quang không đãi tôi là hạng tù
chính trị, vậy thì ngày giờ tôi chết gần đến
nơi rồi!
Từ khi xuất dương tới giờ, tôi được nếm mùi ở tù,
lần này là lần thứ nhất. Nhưng Mai quân hơn
tôi : lần này ông ta vào ngục là lần
thứ 3 rồi. Vào ngục bữa đầu hết, tôi với Mai quân ở
chung 1 sà lim. Ðêm hôm ấy, tôi đọc miệng
1 bài thơ an ủi Mai quân như vầy :
Phiêu bồng ngã bối các
tha hương
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường
Tính mạng kỷ hồi tần tử địa
Tu mi tam độ nhập linh dường
Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú
Bất thế phong vân đế* chủ trương
Giả sử tiền đồ tận di thản
Anh hùng hào kiệt giã dung thường
Ðại ý là :
Bơ vơ đất khách bác cùng tôi :
Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
Tính mạng bao phen gần chết hụt.
Mày râu ba lượt bị giam rồi !
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa* giúp thành công tất có hồi
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết ,
An hùng hào kiệt có hơn ai.
(* Vì Mai Lão Bạng là linh mục nên Phan Bội
Châu mới có câu này).
Còn tôi thì tự an ủi mình bằng 1 bài
thơ nôm như sau :
Vẫn là hào kiệt vẫn phong
lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Ðã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân nọ vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiều nguy hiểm sợ gì đâu
Làm xong 2 bài thơ, tôi ngâm nga lớn tiếng
rồi cả cười, vang động cả 4 vách, hầu như không biết
thân mình đang bị nhốt trong ngục.
*
Qua ngày thứ nhì, người ta nhốt riêng
tôi và Mai quân mỗi người ở cách biệt nhau
một nới. Thế là từ hôm nay, tôi là thằng
tù bơ vơ trơ trọi ở chốn tha hương khách địa.
Những nỗi khổ nhục ở trong khám, cố nhiên mình
chẳng nên xót xa than thở làm gì. Duy
có 1 điều đau đớn là mình phải cách trở anh
em, tuyệt hẳn tin tức, mà ở trong ngục chỉ có 1
mình nói tiếng VN cho mình nghe thôi, luống
nghĩ tự buồn rầu cho thân phận, rồi lại chạnh niềm nhớ tới
công việc thất bại, khiến tôi phải đau lòng
mà khóc, nước mắt tầm tã như mưa. Thật là
từ lúc cha mẹ đẻ tôi ra đến nay chưa hề lúc
nào biết mùi đau đớn như bây giờ. Mà từ
lúc cha mẹ đẻ ra, tôi chưa hề nếm mùi đau đớn như
vầy, đầu giây mối nhợ là vì cái chí
tôi hoài bão từ 30 năm trước.
Cái chí
tôi hoài bão ra thế nào?
Thì chỉ muốn đổ máu ra mà mua sự tự do,
đánh đổi cái kiếp tôi tớ lấy quyền tự chủ đó
thôi. Ôi ! Cái chí tôi hoài
bão như thế, cứ lấy thiên chức quốc dân ta mà
nói, có ai dám bảo rằng : không nên.
Song ôm cái chí đó mà có
làm thành việc lớn chăng, thì phải nhờ có
bắp thịt cứng ra thế nào, học thức giỏi ra thế nào, thủ
đoạn có tài thao túng (cầm nắm và
buông thả ra) ra thế nào, thời thế có khéo
xoay chuyển thế nào mới được. Ðằng này tôi tự
hỏi lấy tôi, bất quá như anh mù cỡi ngựa đui vậy
thôi. Bây giờ kết quả thất bại như thế này,
chính vì tôi dở mà ra, con than trách
gì nữa!
Tuy vậy, tôi nghĩ trong thế giới chẳng lẽ nào có 1
con nước hễ đã xuống rồi thì không bao giờ
nó lại lên, chẳng lẽ nào có 1 cuộc đời hễ
đã thành rồi thì không có lúc
thay đổi; bởi vậy, cái cuộc thất bại của tôi tạo ra
ngày nay, biết đâu không phải là cái
phước cho quốc dân sau này?
Than ôi ! Dòng dõi Hùng vương chưa chết hết,
chuyện cũ Lê hoàng còn mới hoài, phàm
là quốc dân ta, ai hoài bão chí muốn
như ta, tất có ngàn ta, muôn ta, ức triệu ta,
nên lấy việc thất bại trước của một ta mà răn mình,
để cho được trở nên những người năng y, không đợi tới 9 lần
đứt tay mới hay thuốc!
Tôi lại nghĩ tôi là 1 người trong tay không
có lấy 1 miếng sắt, trên mặt đất cũng không
có lấy 1 chỗ nào đứng chân, chẳng qua mình
chỉ là 1 thằng tay không chân trắng, sức yếu
tài hèn, lại đòi vật lộn với hùm beo
có nanh dài vuốt nhọn. Ai biết lòng mình
thì than tiếc dùm mình mà nói:
Gan to!
Ai muốn bắt lỗi mình thì cả thể bảo mình :
Ngu quá !
Tóm lại, trong đời người thật không có ai ngu lạ
như tôi. Nếu có phải tính mạng của tôi đến
ngày hôm nay là ngày cùng rồi, khi
tôi chết, người ta cứ đặt tên hèn cho tôi
là Kỳ Ngu thì đúng lắm, không đổi được chữ
nào khác hơn. Nhưng nếu muôn một mà
tôi không chết, thì rồi sau thấy beo cọp há
lại không thể đánh được ư? Xin
quốc dân ta nên xem gương mà tự răn lấy mình.
Lịch ta ngày 25 tháng Chạp
năm Quý Sửu (1913).
Sào Nam tử viết tập "Ngục Trung Thư này ở nhà ngục
Quảng Châu, sau khi vào ngục được 3 ngày.
Nguồn : www.vnthuquan.net
Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Ngục Trung Thư
www.vietnamvanhien.net
email: thuky@vietnamvanhien.net
Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến di sản
văn hóa của Việt tộc. Phục hoạt nếp sống văn hiến để phục hồi
nền An Lạc
& Tự Chủ.
|