Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Nguồn Gốc và ý Nghĩa của chữ “Tết” và “Năm”.Nhạn Nam PhiBài Khảo cứu chữ Việt Cổ. Chữ Việt ngày nay chia ra làm Kim văn và Cổ văn: Kim Văn là nói chung về chữ viết của ngày nay, và Cổ Văn là chữ của ngày xưa; ngày nay chữ Việt được viết bằng mẩu tự La-tin, Ngày xưa, chữ Việt được viết bằng chữ Tượng hình; Cổ văn của Việt là Hán-Nôm, lại bị chia ra làm 2 phần Hán-Việt và Nôm. Khi mà nhắc đến văn tự của thời xưa, thì tự nhiên là phải đặc tên và gọi là “Cổ văn” cho dể phân biệt rỏ ràng! Cổ xưa lại chia ra làm trung cổ, rồi thượng cổ và thậm chí là thời nguyên thủy v v… đó là cái rắc rối khi diễn đạt bằng ngôn ngữ-khác với cách diễn đạt bằng hình ảnh! Thật ra thì ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ, và chữ viết đơn thuần chỉ là chữ viết; Nhưng, ngôn ngữ và chữ viết luôn luôn biến đổi do hoàn cảnh lịch sử và sự tiến bộ của văn minh và văn hóa của mổi dân tộc và của nhân loại. Chữ Việt của người Việt ngày nay đã là “chữ Việt”, và chữ Viết của người Việt thời xa xưa cũng đã là “chữ Việt”-“chữ Việt cổ”. Nếu đọc giả đã xem qua những bài viết của tôi trước đây về khảo cứu Hán-Nôm, thì đã thấy rỏ nhiều bằng chứngchữ Việt cổ đã để lại những vết tích rỏ ràng mà ngày xưa do cách gọi tên và cách diễn đạt là Hán, Hán-Việt, NÔm v v…nên đã tạo ra những ngộ nhận, nên đã làm cho người ta có cách suy nghĩ và cách nhìn nhiều khiếm khuyết về “chữ Việt Cổ”-Xem các bài viết :Nước Việt của Việt Vương Câu-Tiễn và Mân Ngữ.DUY GIÁP LỆNHChữ Nôm-字喃 cổ xưa và Ý nghĩa của *Việt*NGUỒN GỐC CHỮ NÔMPHÁT HIỆN LẠI VỀ VIỆT NHÂN CA (越人歌)Chử Nôm Làm Rỏ Cổ Sử Và cổ Sử Làm Rỏ Chử Nôm.Hoàng-Viêm là Hoẳng Và Chim Trong Trống ĐồngĐụn Tiên: Động Đình Hồ-洞庭湖( Phần trên là nguồn Link của những bài khảo cứu Hán-Nôm trước, có trên nhiều trang WEB) Bài viết nầy tiếp tục và chứng minh rỏ hơn về chữ Việt cổ, và nhân dịp đón xuân Tân Mảo, xin bàn luận về nguồn gốc và ý nghĩa của những từ ngữ của chữ “Tết”, và “Năm” . *Khảo Cứu Hán _ Nôm : Chử “Tết” hay “Tiết” = 節.
Tết là gì? Tết dương lịch của văn hóa phương Tây quá phổ biến trên toàn thế giới! và dần dần thì câu “Happy new year” ai cũng biết! ở đây, xin nói về tết “Ta”, tết của Âm-Lịch. Tết âm lịch: tết năm mới, tết nước, tết lúa, tết mùa v v..của Việt, Hoa, Ấn,Thái , Mường, Chăm, khmer v v… Trước hết, ta xét thấy: tiếng Việt ngày nay gọi là Tết. “Tết” là danh từ của Lể mừng năm mới của khoảng chừng 1/3 dân số trên thế giới ngày nay : bao Trùm vùng Đông Nam Á, Trung-Hoa, Hàn, Nhật, Ấn, Nepal v v… -Việt Nam gọi là Tết. -Trung quốc gọi là Xuân Tiết. - Thái gọi là Thết/ Thrếts (trong kinh Lễ Ký, Khổng Tử gọi là Tế-sạ) - Zhuang gọi là: XIT / SIT - Nùng : TẾT - Muờng :Thết -Chàm : TÍT / kTÊH -Mon : kTEH -Khmer : CHÊTR - India : CHETR ( là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn độ, hai tháng giao mùa đem mưa đến [mois du début de la mousson]) -Nepal : TEEJ (lễ đầu năm của Nepal) -Mustang : TIDJ (lễ đầu năm của xứ Mustang, sát với xứ Nepal) -Munda : TEEJ (lễ ăn mừng mùa mưa đến / the ancient melodies of Teej , marking the return of the monsoon and the promises of prosperity [National Geographic magazine] ) ( tài liệu online: Cám ơn tác giả “Vô danh” ) Vậy, So sánh phong tục đón tết và ngôn ngữ thì thấy có rất nhiều ngôn ngữ đều có Tết/Tiết/Thết/Tít/Xít v v… Qua Khảo cứu với chứng cứ và tài liệu, Bằng chữ viết và ngôn ngữ học, thêm vào các môn khoa học khác nữa với văn hóa phong tục v v…, thì thấy rằng “Tết” là có cội nguồn và ý nghĩa của văn hóa Việt. Bỡi các lý do sau đây: _ Chữ Viết cổ xưa nhất là “Giáp cốt văn” đã vẽ hình “cây lúa có hạt lúa chính” khi nói về “Năm”/ 1 năm-Tết ; Tết –năm gắng liền với cây lúa. ( và Cổ Việt tộc được lịch sử phương Đông và phương Tây công nhận là tộc biết cấy lúa sớm nhất trên thế giới.) _ Khoản 2000 năm trước, Hứa Thận đã giãi thích chữ “Niên” là “Lúa chính” trong sách “Thuyết Văn”. _ Chữ “Tết” hay Tiết hay Tít v v…đều có cùng phát âm giống gần gần nhau và có ý nghĩa rỏ ràng chỉ giãi thích được 1 cách cụ thể bằng chữ và nghĩa của tiếng Việt. ( Chữ Việt cổ là chữ Tượng hình, không phải là chữ viết theo mẩu tự La-Tin như ngày nay.) _ Ngày của Tết, tên của tết-ý nghĩa, phong tục và lể hội đón tết gắng liền với văn hóa lúa nước. Xin mời quí vị xem rỏ chi tiết của “Tết” như sau: Tết còn là “節-Tiết”/(Trong hiện tại). -Tiếng Bắc kinh đọc là “節-chẻ”. -Tiếng Quảng Đông và Thượng Hải đọc là “節-chit” -Tiếng Triều Châu đọc là “節-chôi”. -Tiếng Nùng : Tết/Choang đọc là : 節-Xit ( Nùng - Choang có liên hệ mật thiết huyết thống và ngôn ngữ) -Quảng Âm ( Thời Đường và Tống –“Quảng đại quần chúng đọc âm nầy”) đọc là : 節-Tết. *** Chữ “節-Tết” ngày xưa: khoãng 2000 năm về trước đọc là “節-Tết”, chứ không đọc là “節-tiết”; Thời nhà Hán cũng đọc là : “節-Tết”. cho nên phiên thiết bằng cách viết là “子結切-Tử kết thiết = “節-Tết”. -xem bằng chứng trong sách “thuyết văn” của 2000 năm trước: => Sách Thuyết Văn: 2865 節 竹 竹約也。从竹即聲。 子結切. (Sách
Thuyết Văn: số thứ tự 2865 : 節-Tết
竹-Trúc 竹約也-Trúc
Ước Dã. 从竹即聲-Tùng
Trúc Tức thanh. 子結切-Tử
Kết Thiết)/ (Phiên dịch: Tết; là “Trúc”/ cây
Trúc ( được)thắt hay bó lại vậy(
Được “chiết” ra để trồng), viết theo bộ Trúc-竹, đọc theo thanh “Tức-即”
phiên thiết: 子結-Tử Kết =節-Tết).
Nghĩa là: -
“Ước-約”
hay Tước, hay Tách, triết, chiết, trẻ, chẻ, trích,
tét, tếch, “tết” cây TRúc ra
để mà trồng thì gọi là “節-Tết”.
-Ngày nay tiếng Việt “年-Năm” là 1 năm. -Hán-Việt gọi Năm là “年-Niên” Ngoài ra, Tiếng Quảng Đông gọi là “年-Niềnh”, Triều Châu gọi là “年-Nía”, Bắc Kinh gọi là “年-Niẽn” V v… Có thuyết cho rằng chử “年-Niên” là tên của con thú dữ! điều nầy phi lý!!! Chẳng qua là sự thêu dệt bỡi chữ Niên có cái “sừng”/(年) phía trên “ˊ” - rồi kết hợp với việc múa Lân đón năm mới mà nói chơi cho vui không cần căn cơ-bằng chứng-dẫn chứng v v...; Lại có người căn cứ vào chữ Việt cổ và truyền thống nông nghiệp “lúa nước” của Thủy Tộc/ Người Lạc Việt ở Quí Châu và Quãng Tây của Trung Hoa ngày nay mà suy ra, là Chữ “年-Niên” có cái Lưỡi liềm cắt lúa ở phía trên! 2 nét ngang phái dưới là 2 mùa nắng mưa của 1 niên! Nét dọc nối liền 2 nét ngang của 2 mùa nói lên ý nghĩa “trọn 1 niên” mà chỉ có Thủy tộc/Lạc Việt với văn hóa lúa nước được bảo tồn cùng với chữ cổ thì mới nói lên được ý nghĩa “làm lúa 1 niên”... mà chữ Hán và Hán Tộc đã bị thất truyền và mai một mà quên đi ý nghĩa chính của chữ “年-Niên”! Giãi thích như trên xem ra rất là “hửu lý” và có tính “thuyết phục” rất cao! Và được “tin tưởng” trong cái nhìn mới theo tin thần khoa học có khảo cứu, có dẫn chứng trong hiện tại! Thuyết “年-niên” là 1 niên làm lúa với tra cứu sách “thuyết văn” và nhiều cổ thư khác như sách “Xuân Thu”, “Nhỉ Nhả” v v ...đã bác bỏ “年-Niên” là thú Dữ! Nhưng, giãi thích như vậy chưa đúng, chưa đủ và Không phải vậy! 2000 năm trước, sách “thuyết văn” giãi thích chữ “年-Niên” xếp trong bộ chữ 禾-Hòa(Lúa/Mạ) và ghi chú là: 穀孰也從禾千聲春 秋傳曰大有年《說文解字》Cốc Thục dã tùng hòa thiên thanh Xuân Thu truyện viết đại hửu niên(Thuyết Văn Giãi Tự)…Nghãi là “Niên’ là Lúa chính, và viết theo chữ Hòa, đọc theo âm “thiên”-Truyện Xuân Thu nói Đại Hửu Niên!!! Cũng Trong Sách “Thuyết văn”, lại có thêm chữ “稔-Nẳm/Nhẳm=Lúa chính” ( Theo tôi, đây chính là chữ “年-Năm” mà viết theo cách mượn âm chữ “念-Niệm” để diễn đạt âm chữ “稔-Năm”; và cũng giống như “年Năm”. Và ngày xưa …không cần phân biệt thanh Ngang-sắc-huyền-hỏi –ngã-nặng v v…cho nên có thể đọc là Năm=Nắm=nằm=Nậm=Nẳm-Nẩm …= 年 / 稔 (Trích):4423 稔 禾 穀孰也。从禾念聲。《春秋傳》曰:... 而甚切 ( Nẳm
Hòa Cốc thục dã. Tùng Hòa Niệm Thanh. 《Xuân
Thu Truyện》Viết:
…Nhi Thậm Thiết) …Nhi -Thậm = Nhậm / ( =>chính sát
là “Nậm/Nẳm/nằm/năm…”
Kết luận: Chữ “節-Tết” và “年-Năm” cùng với các chữ tượng hình khác là “chữ Việt Cổ”. - Chữ tượng hình cổ xưa nhất là “Giáp cốt Văn”, 1 chi nhánh của người Lạc Việt đã giữ được “chữ Việt Cổ” là “Giáp cốt văn/Bản hoa thạch sống” mà hiện nay họ vẫn đang dùng! Đây cũng là 1 bằng chứng mà không ai phủ nhận được! Trước khi dừng lại ở bài khảo cứu Hán-Nôm và Chữ Việt cổ nầy: -Xin Dẫn đường Link để quí vị nào biết đọc Hán-Nôm thì có thể tham khảo và nghiên cứu cho rỏ them chữ Việt cổ của người Lạc Việt hiện đang ở Quí Châu và Quảng Tây của nước Trung Hoa ngày nay: http://www.56china.com/56mz_pd/56mz_sz_uhpd/ Giáp Cốt văn của người Lạc Việt: http://www.56china.com/2009/1019/70757.html Tự Điển
– Chử viết của người Lạc Việt: 水书常用字典.pdf Nghiên cứu hay
học và hiểu Hán văn hay Hoa văn hay
là
Hán-Nôm đến trình độ có thể nghe,
đọc, viết, Hát, làm thơ và phân tích
ý nghĩa của các từ ngữ cổ đại – Trung Cổ đại – hiện đại
mà đi đến tận cùng và hiểu đến tận cùng
thì sẽ quay về “chữ Viết tượng hình” với phát
âm “Nôm” / -Nam / -Việt, Đó là “chữ Việt Cổ”
.Xin
Hẹn “khảo cứu” và “Phục nguyên” Hán-Nôm hay
chữ Việt cổ với đọc giả ở những bài
viết sau… Nhạn Nam Phi/ Đón Xuân Tân Mảo- 2011 Trang
mạng
Việt
Nam
Văn
Hiến
Trang : Nguồn Gốc và Ý Nghiã Chữ "Tết" và "Năm" www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống
Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc
& Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
|