Tác Giả
LƯỠNG KHOA TIẾN SỸ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
Nguyễn Mạnh Tường
(luật sư)
Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia
Bước tới
điều hướngBước tới
tìm kiếm
Nguyễn
Mạnh Tường
|
|
Sinh |
16 tháng
9, 1909
phố Hàng Đào, Hà
Nội, Liên
bang Đông Dương |
Mất |
13 tháng
6, 1997 (87 tuổi)
quận Hai
Bà Trưng, Hà
Nội, Việt
Nam |
Nguyên nhân mất |
tuổi già |
Quốc tịch |
Việt
Nam |
Học vị |
Tiến
sĩ Luật, Tiến sĩ Văn
chương |
Trường lớp |
|
Nghề nghiệp |
Luật
sư, nhà giáo dục |
Quê quán |
làng Cổ Nhuế, huyện Từ
Liêm, Hà Nội |
Đảng phái
chính trị |
Đảng
Xã hội Việt Nam |
Phối ngẫu |
Tống Lệ
Dung |
Con cái |
- Nguyễn
Tường Hưng (trai)
- Nguyễn
Dung Nghi (gái)
- Nguyễn
Dung Trang (gái)
|
Cha mẹ |
Nguyễn
Căn Cát (cha) |
Nguyễn Mạnh
Tường (1909 – 1997)
là một luật
sư, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học Việt
Nam. Năm 23 tuổi (1932)
ông đỗ liên tiếp hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, được
khen ngợi là một tài năng hiếm có.[1]
Thân thế và sự
nghiệp
Nguyễn Mạnh Tường
sinh ngày 16 tháng 9 năm 1909 tại
phố Hàng Đào, Hà
Nội, nhưng quê quán ông lại là làng Cổ
Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà
nội. Cha ông là Nguyễn Căn Cát, công
chức.
Đi
học, đỗ hai bằng Tiến sĩ ở Pháp
Ông học tiếng Pháp từ
nhỏ, trước học trường Paul Bert, sau học
trường Albert Sarraut, Hà
Nội.
Năm 1926,
ông đỗ Tú tài triết học (16
tuổi), hạng ưu, được học bổng sang Pháp học
Luật và Văn chương tại Trường đại học Tổng hợp
Montpellier (1927).
Năm 1929,
ông đỗ Cử nhân văn
chương, và năm sau đỗ Cử nhân Luật (1930).[2]
Tiếp theo, ông dự
định thi tuyển Thạc sĩ (concours
d'Agrégé) để dạy học, nhưng vì quốc tịch Việt
Nam nên không được thi. Sau đó, ông sửa soạn
làm luận án Tiến sĩ quốc
gia (doctorat d'état). Trong thời gian làm
luận án, ông thực tập luật sư tại toà Phúc
thẩm Montpellier.[3]
Tháng 5 năm 1932,
ông bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật, với luận án
chính: L'Individu dans la
vieille cité annamite (Cá nhân trong xã hội
Việt Nam cổ) và luận án bổ túc: Essai
de synthèse sur le Code de Lê (Tổng
luận về luật đời Lê). Tháng 6 năm 1932,
ông bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương với
luận án chính: Essai
sur la valeur dramatique du théâtre d'Alfred
de Musset (Giá trị bi
kịch trong tuồng của A. Musset) và luận án
bổ túc: L'Annam dans
la littérature française, Jules Boissières (Việt
Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières.[3]
Ca ngợi thành tựu
kiệt xuất này, ngày 29 tháng 5 năm 1932,
nhật báo Le petit Meridional xuất bản ở thành
phố Montpellier đã đăng bài diễn văn của Chủ
tịch Hội đồng giám khảo trường Đại học của
thành phố, nhận xét về luận án của một nghiên
cứu sinh Việt Nam, trong đó có câu mang
tính ngoại lệ: "Luận văn
của Ngài quả là một tác phẩm pháp lý, hơn
nữa còn là một tác phẩm pháp lý và văn học.
Nền tảng của tác phẩm thật là vững vàng và
không hề có một lời chỉ trích nào. Cả hình
thức cũng thật xán lạn... Công trình nghiên
cứu của Ngài thực sự là một tác phẩm văn học
hoàn chỉnh"....[1]
Sau này, trong Từ
điển văn học (bộ mới), GS. Nguyễn Huệ Chi cũng
đã viết rằng: "Việc ông
đỗ hai bằng Tiến sĩ trong cùng một năm được
báo chí Pháp lúc
bấy giờ rất ca ngợi, vì ngay đến người Pháp
kể từ khi có học vị này cũng chưa một ai mới
ở tuổi 23 đã giật được "lưỡng khoa Tiến sĩ".[4]
Tháng 9 năm 1932,
ông về nước nhưng không nhận một chức vụ gì
của chính quyền thuộc địa, vì vậy nên họ tìm
cách gây khó khăn cho ông.[2]
Ở nhà được khoảng
ba tháng, ông trở lại Pháp.
Mấy năm sau đó, ông đi du lịch và nghiên cứu
các nước châu Âu: Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,...Trong
khoảng thời gian này ông viết được bốn cuốn
sách bằng tiếng Pháp.
Về
nước, hoạt động
Năm 1936,
về nước, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn chương Pháp
ở trường Bảo hộ (Lycée du Prétectorat, tức
trường Bưởi, sau này là Chu Văn An) và trường
Cao đẳng Công Chánh ((École Supérieure des
Travaux Publics). Theo lời ông kể thì đây "là
quãng một thời gian hạnh phúc của đời tôi".[2] Ngoài
ra, theo Thụy
Khuê, trong khoảng thời gian này, ông
học thêm chữ nho và văn chương cổ điển Việt,
tham gia phác họa cuốn Việt
Nam Văn Phạm (với nhóm Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim),
hợp tác làm Việt Nam tự điển (với nhóm Khai Trí Tiến
Đức), và còn làm phụ tá cho Thị trưởng Hà Nội.[3]
Năm 1940, Pháp thua
trận, Nhật Bản đưa
quân vào Đông Dương,
lập ra một Hội đồng, do Phạm Lê Bổng đứng
đầu, vận động nông dân bán lúa gạo cho Nhật.
Họ muốn ông Tường tham gia nhưng ông từ chối,
nên bị họ gây khó khăn. Sau đó, ông nộp đơn
xin từ chức, ra mở văn phòng luật sư ở phố
Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo), Hà Nội).
Sau Cách
mạng tháng Tám (1945),
Trường Đại học Văn Khoa được thành lập, ông
được cử dạy Khoa Văn chương Phương Tây.
Tháng 4 năm 1946,
ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử
vào phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa dự Hội
nghị trù bị Đà
Lạt. Kết thúc Hội nghị, trở lại Hà Nội,
bỗng râm ran tin đồn là ông "phản bội". Luật
sư Nguyễn Mạnh Tường kể:
- "Sau Hội nghị,
D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn đoàn.
Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy Sư
Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: Tôi
chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy Sư
Đô đốc. Có anh em nói: Nó mời thì anh cứ
đi, tôi đi xuyên qua phòng họp, đông
khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ
toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi
về Hà Nội, có dư luận nói: "Tường là tay
trong của Pháp, Tường phản quốc". Hoàng
Xuân Hãn tức, đến
gặp Võ
Nguyên Giáp, dư luận mới được dập
tắt."
Năm 1946,
ông đang biện hộ cho thân chủ ở Hải
Phòng thì toàn quốc
kháng chiến bùng nổ. Sau đó, ông lên Việt khu Việt Bắc, rồi vào Liên khu III và
IV, được cử làm Luật sư tại các Tòa án quân
sự, Tòa án đại hình và là thành viên Ban Giám
đốc Trường dự bị đại học.[4]
Năm 1951 ông tham
gia Đảng Xã hội
Việt Nam.
Năm 1952,
ông được cử đi dự Hội nghị bảo vệ Hòa Bình châu Á –
Thái Bình Dương ở Bắc Kinh (Trung
Quốc). Ba tháng sau đi dự Đại hội Hòa
Bình Thế giới ở Vienne (Áo).
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện
Biên Phủ thắng lợi,
ông về lại Hà Nội, tiếp quản trường Đại học
Luật và Đại học Sư phạm, rồi được cử làm Giám
đốc Đại học Luật, Phó Giám đốc Đại học Sư
Phạm, và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Luật
sư Hà Nội. Cũng trong khoảng thời gian này,
ông được phong Giáo sư, và tham gia giảng dạy
tại các Trường đại học Văn khoa, Sư phạm, Tổng
hợp Hà Nội...[4].
Từ 1954 đến
khi mất
Nhà
riêng
Vào những năm 1953-1956, miền Bắc Việt
Nam tiến hành Cải cách
ruộng đất. Theo ông, kể từ "1957 là
thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi". Luật
sư Nguyễn Mạnh Tường kể:
- "Ở Hội nghị
của Mặt trận Tổ Quốc, họp ở Hà
Nội ngày 30
tháng 10 năm 1956,
sau khi ông Trường
Chinh, thay mặt Đảng Lao động Việt
Nam (nay là Đảng
Cộng sản Việt Nam), tự phê bình về
các sai lầm đã phạm trong Cải cách ruộng
đất, tôi đọc bản tham luận Qua những sai
lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng
quan điểm lãnh đạo. Từ góc độ một người
hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi
nói đến một chế độ pháp
trị chân chính,
một chế độ dân chủ thực
sự.
- "Đi Hội nghị
về, Nguyễn
Hữu Đang đến phỏng
vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn
(của Phong
trào Nhân Văn - Giai Phẩm). Tôi như
thành một người "phạm pháp quả tang", bị
sa thải khỏi Đại học và không được hành
nghề Luật sư nữa. Từ 1957 là
thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi. Tuy vậy,
tôi đã lợi dụng thời gian rảnh rỗi này để
viết sách, trong đó có cuốn Lý
luận giáo dục châu Âu từ
thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tôi cố ý
viết bằng tiếng
Việt để lãnh đạo
có thể đọc được"...[2].
Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông được
chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu văn học
nước ngoài tại Viện nghiên cứu phương pháp và
chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục, và là
cộng tác viên của nhà xuất bản Giáo dục[4].
Năm 1989,
ông được phép sang Pháp,
và lưu lại ở đó 4 tháng[2]. Tại
đây, ông cho xuất bản cuốn hồi ký bằng tiếng
Pháp Un Excommunié (Một
người bị rút phép thông công) viết về những
điều trải nghiệm trong những năm ông đã sống
và viết kể từ sau 1945 [4].
Ngày 13 tháng 6 năm 1997,
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường qua đời vì tuổi già
tại nhà số 34 phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thọ
88 tuổi.
Quan điểm
“ |
"Roumanie là
Roumanie, Việt Nam là Việt Nam.
Ceausescu thì so sánh thế nào được với
Hồ Chí Minh. Trên đất nước Việt Nam,
Đảng Cộng sản Việt Nam là mạnh nhất.
Không thể lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam
nhưng nó phải được tổ chức tại, phải sa
thải bọn tham ô. Phải tập lại truyền
thống Diên Hồng và lắng nghe ý kiến của
nhân dân."
"Chỉ có
con lừa mới đá con sư tử già, người
tri thức đâu phải là con lừa"
"Việt Nam
có giải pháp của Việt Nam. Người Việt
Nam không giống người châu Âu. 1.
Người Việt Nam có truyền thống Âu Cơ:
cùng một mẹ đẻ ra trong trăm trứng,
luôn luôn đùm bọc lẫn nhau. Các ông
thấy đấy, tôi sang được Pháp chuyến
này cũng là nhờ sự đùm bọc của anh em,
bè bạn. 2. Người Việt Nam có truyền
thống hiền hậu, lại có tư tưởng nhân
nghĩa, thủy chung của Khổng Nho. 3.
Người Việt Nam có truyền thống Diên
Hồng: mỗi khi nước nhà gặp khó khăn,
mọi người cùng nhau bàn việc cứu nước.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có
những sai lầm, nhưng không ai quên
công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập,
thống nhất, giải phóng dân tộc. Như
vậy Việt Nam khác các nước châu Âu...
"
|
” |
Trong hồi ký của
mình “Kẻ bị mất phép thông công” xuất bản tại
Pháp năm 1992, Nguyễn Mạnh Tường đã viết về
giai đoạn ông tham gia chính quyền Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa của ông Hồ
Chí Minh sau năm 1954[5]:
“ |
“…Chưa bao giờ
người ta lại khinh miệt và hận thù luật
lệ với một thái độ láo xược như thế. Nhà
nước chỉ là bàn tay nối dài của Đảng.
Người ta cấm tiệt bất cứ mọi thứ can
thiệp hay ngay cả một tia mắt nhòm ngó
vào hai lãnh vực Lập pháp và Tư pháp.
Nguyên tắc “không thể sai lầm” và “không
chịu trách nhiệm” của Đảng đã mở cửa cho
biết bao chuyện kỳ quặc, bệnh hoạn, tự
tung tự tác và hậu quả là đưa đến những
hành động phạm pháp bởi mọi tầng cán bộ,
bởi các đảng viên hay những người được
Đảng nặn ra. Chưa bao giờ nhân dân lại
bị đẩy vào một thế im lặng đê hèn và tai
hại; không một gợi ý, đề xuất, nhận xét
hay ý kiến tư vấn nào mà nhân dân có thể
đưa ra cho nhà cầm quyền để cải thiện
việc điều hành của Nhà nước và làm cải
thiện tốt hơn cho con dân trong nước.
Bất hạnh thay, những điều Luật được
“bầu” ra bởi Quốc hội, các cấp Toà do
chính phủ dựng nên chỉ có một và một mục
đích duy nhất là bắt người dân quy phục,
và tuân thủ vô điều kiện bất kể chuyện
gì mà nhà cầm quyền muốn dù là chuyện
ngông cuồng vô lý nhất. Mặc dù vậy, để
lừa phỉnh trong nước và quốc tế họ luôn
luôn ra rả không ngừng là họ vì dân và
do dân…” |
” |
Tác phẩm
Theo thống kê chưa
đầy đủ, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã để lại
một số tác phẩm sau:
Tiếng
Pháp
Trừ bản dịch Orestia,
số còn lại đều do ông soạn (4 tác phẩm đầu là
Luận án Tiến sĩ):
- L'Individu
dans la vieille cité annamite (Cá nhân trong
xã hội Việt Nam thời cổ). Essai de synthèse
sur le Code de Lê (Tổng luận về luật đời Lê).
- Essai sur la
valeur dramatique du théâtre d'Alfred de
Musset (Giá trị bi kịch trong tuồng của A.
Musset).
- L'Annam dans
la littérature française, Jules Boissières
(Việt Nam trong văn chương Pháp, tác phẩm
của Jules Boissières).
- Sourires et
larmes d'une jeunesse (Nụ cười và nước mắt
tuổi trẻ), Revue Indochinoise, Hà Nội, 1937.
- Construction
de l'Orient-Pierres de France (Xây dựng Đông
phương-Nền tảng Pháp), Revue Indochinoise,
1937.
- Construction
de l'Orient - Apprentissage de la
Méditerranée (Xây dựng Đông phương-Kinh
nghiệm Địa Trung Hải), Collection Tendances,
Hà Nội, 1939.
- Le voyage et
le sentiment (Du hành và cảm xúc), kịch ba
màn, Collection Tendances, Hà Nội, 1943.
- Một cuộc
hành trình, Minh Đức, Hà Nội, 1954.
- Un princesse
née dans une chaumière (Nàng công chúa sinh
ra trong túp lều tranh), tiểu thuyết, 1978,
chưa in.
- Larmes et
sourires d'une vieillesse (Nụ cười và nước
mắt tuổi già), tự truyện, ba cuốn, chưa in.
- Triptyque
(Bức họa ba tấm), chưa in.
- Un
excommunié (Kẻ bị khai trừ, hay là Một người
bị rút phép thông công), Quê Mẹ, Paris,
1992.
- Malgré lui,
malgré elle (Mặc hắn, mặc nàng), chưa in.
- Partir, est
ce mourir? (Đi là chết?), chưa in.
- Une voix
dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm), tiểu
thuyết về Việt Nam từ 1950 đến 1990, chưa
in.
- Palinodies
(Phủ nhận), chưa in.
- Lý luận giáo
dục của châu Âu từ
thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII (Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà nội, 1994, Nhà xuất
bản Giáo dục tái bản, 1995),...
Tiếng
Việt
- Lý luận giáo
dục Âu châu thế kỷ XVI, XVII, XVIII, từ
Erasme tới Rousseau (tên Pháp: Doctrines
pédagogiques de l'Europe du XVI au XVIIIe
siècle, d'Erasme à Rousseau), Nhà xuất bản
Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1994.
- Eschyle và
bi kịch cổ đại Hy Lạp (tên
Pháp: Eschyle et la tragédie grecque), Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996.
- Oresteia, bộ
ba vở kịch cổ đại Hy Lạp (dịch, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 1997).
- Virgile và
anh hùng ca La tinh (tên Pháp: Virgile et
l'épopée latine), Nhà xuất bản Khoa Học Xã
hội, 1996...[3][4]
Gia đình
Năm 1937,
luật sư Nguyễn Mạnh Tường kết hôn với bà Tống
Lệ Dung, và sau đó có ba con (một trai, hai
gái): Nguyễn Tường Hưng, Nguyễn Dung Nghi và
Nguyễn Dung Trang[3].
Chú thích
- ^ a ă Dẫn theo nhà sử
học Dương
Trung Quốc, "Nguyễn Mạnh Tường - Người lập
kỷ lục trên đất Pháp". Năm 1989,
khi Nguyễn Mạnh Tường có dịp trở lại
mảnh đất nơi ông đã thành tài, Hiệu
trưởng Trường ĐH Paris VII danh tiếng
lại nói về Nguyễn Mạnh Tường như sau: "Đã
60 năm qua, trên đất nước Pháp này,
chưa có một sinh viên Pháp hay sinh
viên quốc tế nào phá được kỷ lục của
Giáo sư kính mến: hai bằng Tiến sĩ nhà
nước ở tuổi 22". Đó là lời chào ấn
tượng của vị hiệu trưởng dành cho người
cựu học sinh quốc tịch Việt Nam (Dương
Trung Quốc, nguồn đã dẫn).
- ^ a ă â b c Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh
Tường Ghi theo
lời kể của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường,
GS. Nguyễn Văn Hoàn ghi lại. Tạp chí
điện tử Hồn Việt cập nhật tháng 10/2009
- ^ a ă â b c Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) Theo
Thụy Khuê, 24 tháng 7 năm 2011, bản lưu 18/4/2012
- ^ a ă â b c d Theo Nguyễn Huệ
Chi, Từ điển văn
học (bộ mới),
tr. 1164-1165.
- ^ Nguyen,
Manh Tuong (1992). Un
Excommunié: Hanoi 1954-1991, procès
d’un intellectuel [Kẻ
bị mất phép thông công – Hà Nội
1954-1991: Bản án cho một trí thức].
Paris: Quê Mẹ.
Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_M%E1%BA%A1nh_T%C6%B0%E1%BB%9Dng_(lu%E1%BA%ADt_s%C6%B0)
Thư Mục
Nhóm mạng Việt
Nam Văn Hiến
www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ,
tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn
Hiến, có hơn 8700 Tác
phẩm )
Email:
thuky@vietnamvanhien.org
Lấy
Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục
hoạt nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự
Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
Lấy Nhân Tâm làm phương tiện,
dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc"
là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.
|