Cửa Khổng
Kim
Định
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Socrate hội đàm với Khổng Tử
Socrate mở đầu
câu chuyện: "Tôi
không bao giờ nghĩ rằng có thể làm cho dân
chúng trở nên triết nhân. Tôi đã bỏ mặc
thứ dân thường hèn, hư hốt, xấu nết để chuyên
tâm huấn luyện chỉ một số môn đệ đã có
lý trí được đào luyện. Trên
đây là trích dịch một mẩu trong câu chuyện
giả tưởng nhưng không do tôi mà do
Fénélon trong quyển Dialogue des Morts, p.43 (Paris
1819), ông giả tưởng Socrate gặp Khổng Tử và phi
bác triết lý của Khổng, cùng chứng minh rằng:
dân Tàu không phải nhân đức như người ta đồn.
Sử Tàu không có lâu đời và đẹp đẽ như
họ tưởng… Fénélon
là
một
trong những đại diện phe chống đối lại ảnh hưởng đang đi
lên của Nho giáo một trào lưu lan tràn mạnh
mẽ trong thế kỷ 18 bên Âu Châu. Điều này
chúng tôi cho là cần thiết phải nhắc lại dĩ
nhiên không phải để cho ai kia tự hào về một dĩ
vãng đã qua, nhưng cần cho người học triết tập xem bao
trùm toàn cảnh của một nền triết mình phải học
và cũng cho biết phải vượt lên trên những cái
ngoại diện nhãn tiền để tìm về căn cớ sâu xa hơn. Trong
bài tuy hầu hết chỉ nói đến nước Pháp và
Tàu, nhưng trong hai thế kỷ 17-18 nước Pháp có thể
coi là đại diện Âu Châu. Dân số nổi vượt hơn
các nước khác. Năm 1650 đang khi Pháp có 19
triệu dân thì nước Anh gồm cả Irlande mới có 6
triệu, Iphanho mất quyền bá chủ nên dân số tự 8
triệu trụt xuống 5. Còn Ý, Đức lúc đó chưa
thành quốc gia. Đức lúc đó là 350 tiểu
bang, Ý cũng suýt soát (theo tài liệu của
Sédillot trong quyển Survol de l'histoire p.240). Về văn
hóa thì chính là lúc thịnh đạt nhất
của Pháp: tiếng Pháp truyền bá cùng khắp
Âu Châu, ngay ở Moscou cũng lấy tiếng Pháp
làm tiếng quý phái; các triều đình
Đức đều nói tiếng Pháp… Chính tình
Pháp lúc đó đang ở vào thế kỷ "Vua mặt
trời", "đại thế kỷ" (Louis XIV). Về phía
Trung Hoa thì không ai nghĩ đến việc chối cãi vai
trò đại diện văn hóa cho các xã hội Viễn
Đông, nên nói Trung Hoa tức là nói cả
Nhật Bản, Cao Ly, Việt Nam, Mông Cổ, Mãn Châu. Điều
nhận xét này cần được chú trọng, vì nhiều
người ghét Trung Hoa nên thích quên điều
đó. Chúng ta có quyền ghét Trung Hoa về mặt
chính trị, khinh Trung Hoa bị thụt lùi chậm tiến nhưng về
văn hóa lấy đại cương mà bàn thì từ thế kỷ
19 trở về trước nói Trung Hoa là nói Việt Nam. Về
thời đại tuy tự thế kỷ 12 trở đi văn hóa Trung Hoa không
được rực rỡ như những thời đại Tống Đường nhưng hãy còn
duy trì được trình độ cao. Về chính trị còn
hùng cường như trong những thời đại mạnh nhất. Như vậy
nói Socrate gặp Khổng, hay Tàu gặp Pháp tức cũng
là nói Tây gặp Đông. Hơn nữa, lần gặp gỡ
này mới chính là Đông Tây gặp gỡ,
nghĩa là lúc hai bên còn nguyên
là Đông là Tây chưa có pha trộn yếu tố
mới cũ đã trở thành quyết liệt từ thế kỷ 18. Trước
đó nếu có mới với cũ cũng còn rất ít chưa
đủ khiến cho hai hạn từ so sánh trở thành xa cách
quá đáng như về sau. Do đó cuộc gặp gỡ này
có giá trị đặc biệt trong việc khảo sát hậu quả
của Nho giáo. Bao nhiêu những việc so sánh
Đông Tây tôi được đọc rất nhiều ít mấy khi
tránh được lầm lẫn, nhiều khi ngay ở những sử gia hay học giả
lớn. Hầu hết không lưu tâm đến chỗ "Tây Âu
đã được biến đổi toàn diện do đường xe lửa, kỹ nghệ
và máy điện, là ba nhân tố làm đảo
lộn hết cơ cấu xã hội của họ". (Husdon p.24) Vì thế những
câu viết chẳng hạn Tây nhằm sự hữu hiệu và hay sản
xuất từng loạt cho toàn dân hưởng, hoặc Tây tiến bộ
Đông ù lỳ… tất cả những câu đó chỉ
đúng 1/25, nghĩa là mới xảy ra tới từ hơn một thế kỷ nay,
còn trước kia dọc dài bao chục thế kỷ, hai bên
suýt soát như nhau về trình độ tiến triển, hay nếu
có ù lỳ và kém là về phía
Tây Âu. (xem bài "Điều chỉnh" một vài
ý niệm văn hóa trong Triết lý giáo dục) Sở dĩ
chúng tôi nhấn mạnh điểm này, vì sự lẫn lộn
hay dẫn đến chỗ chà đạp lên những nhân tố
thiêng liêng của nền văn hóa Á Đông,
là điều có hại cho cuộc tiến bộ tinh thần của nhân
loại. Trong một
chương trước đây đã bàn về sự thành bại của
Nho giáo. Thất bại là bị luật gia vào óc
chuyên chế độc tài đã một phần lớn uốn nho học theo
lối chuyên chế của họ. Còn thành công
là đã duy trì được hai điểm một là tinh
thần dân chủ được biểu lộ rõ nhất trong hai việc:
"dân được tham gia quyền bính bằng thể chế thi cử
và hai là chức giám quan giám thị việc
triều chính, kể cả việc vua chúa. Hai điểm
đó là một thành công tuy đối với ngày
nay là tầm thường không đáng kể, nhưng trong khi
Âu gặp gỡ Á thì người Tây Âu cho
đó là một điều lạ lùng đáng thán
phục. Vì những hoàn cảnh gây nên lòng
thán phục đó đã qua đi, nhắc lại có thể
làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên tại sao
Tây Âu lúc đó lại có thể nghĩ hay về
Trung Hoa như thế và nhiều người có thế cho tác
giả là chủ quan. Chủ quan hay không là chuyện của
tác giả những lời mà tôi sẽ trưng dẫn, còn
tôi chỉ coi họ như những chứng nhân của cuộc Đông
Tây gặp gỡ, và cố trích dịch cho sát nghĩa.
Chí như việc xét đoán có chủ quan hay
không xin nhường lại độc giả (bài này căn cứ
trên mấy tài liệu khó tìm thấy bên
Việt Nam nên chúng tôi không ngần ngại trưng
dài. Trong số đó đáng kể nhất là luận
án rất công trình của Virgile Pinot nhan đề: "La
Chine et la formation de l'esprit philosophique en France, Guethner
1932" Có ba
điều làm cho giới trí thức Châu Âu thế kỷ 16,
17 chú ý đến Trung Hoa. Trước nhất là Trung Hoa
đông dân. Mối âu lo của phần lớn các
chính phủ sáng suốt ngày nay là bận
tâm về nạn nhận mãn: người quá đông
không còn tìm ra đủ công ăn việc làm
cho đám người cứ gia tăng mau lẹ như nước triều. Trái lại
hồi thế kỷ 18 trở về trước thì mối lo đầu tiên của
chính quyền là làm sao cho dân tộc được
đông đúc. Khổng đặt thứ lên đầu (thứ, phú,
giáo). Đang lúc bên Tây Âu dân cư
trụt lùi thì bên Tàu dân đông
vô kể. Hết mọi người du lịch thời đó đều như thi nhau tả
những lũ đông chen chúc chật ních các phố
phường, đường xá, sông ngòi. Điều đó
đã làm cho người ta thán phục Trung Hoa và
thầm ước bắt chước (Pinot tr.399). Đang khi đó bên
Pháp dân cư thưa dần, làm cho những người tai mắt
như Vauban rất lo ngại. Trong những cuộc tuần du qua nước Pháp,
Vauban nhận thấy sự giảm bớt dân số ở trên thành thị
cũng như dưới đồng quê. Fénélon đã
biên thư cảnh giác vua rằng: "dân của bệ hạ, lẽ ra
bệ hạ phải yêu như con cái, và cho tới nay
nó đã nhiệt thành trung tín với vua biết
bao, thế mà hiện chúng đang đói lả. Ruộng đất bỏ
hoang, thành thị và thôn quê thưa người dần.
Tất cả nước Pháp chỉ còn là một cảnh nhà
thương rộng lớn tiêu điều và thiếu lương thực" (Pinot,
tr.397). Nay muốn cho dân thêm đông số thì cần
phải biết được hai điều: trước là biết đúng đắn số hiện
tại, hai là giải pháp làm gia tăng. Thế mà
cả hai điều đó đời Vauban người ta chưa biết… Linh mục
St.Pierre dựa vào một bản thống kê dân số ở Paris
làm dưới thời Colbert khi so sánh số sanh tử, đã
đi đến kết luận này là dân số chỉ có thể
đông gấp đôi trong khoảng 1200 năm. Nhiều người khác
cũng đã cố gắng tính toán, nhưng cũng chỉ
là sự lần mò căn cứ trên một đám dân
quá nhỏ bé không đủ rút ra một câu
phán quyết có giá trị. Ở đây
là chỗ Vauban thấy rằng dự tính của ông không
phải là một "điều mộng tưởng" bởi chính phủ nước
Tàu đã có thể làm một bản thống kê
dân số đông hơn dân Pháp năm sáu lần
nghĩa là lên tới 58.550.081, không kể con trẻ phụ
nữ, quân lính, quan trường, hoạn quan, những người thuộc
dòng tộc nhà vua và khóa sinh. Nếu
tính bao gồm cả thì dân số phải ít nhất
quãng một trăm triệu. Vauban muốn theo lối bên Tàu
mà Louis Comte đã tả khá tỷ mỷ trong quyển
"Nouveaux Mémoires sur l'état présent de la Chine"
mà ông cho là giản dị và xếp đặt khéo
(aisé et bien ordonné…, Pinot 399) Điểm thứ hai
làm cho các du khách phải ngạc nhiên
là trong đám đông đúc đó vắng
bóng hành khất. Đang khi số hành khất đã
trở nên đông và lang thang trên khắp ngả đường
Âu Châu không những ở thành phố mà cả
thôn quê và trở nên mối bận tâm của cả
chánh quyền lúc đó. Một giáo sư người
Pháp tỵ nạn sang Anh là nơi nạn nghèo cực
và ăn xin cũng trầm trọng như bên Pháp nghĩ rằng
đã tìm ra trong những huấn điều của Khổng Tử bí
thuật để giải quyết vấn đề xã hội này. Những phương thế
giải quyết ông đề nghị ra tất nhiên khác hẳn với
những nguyên tắc đang được các chính phủ
Pháp, Anh công nhận lúc đó! (Pinot 400) Cũng dịp ấy một
nhà tin lành người Pháp gốc ở Bresse tên
là Francois Lequat có viết quyển "Những lời vàng"
(Sentences dorées) trong đó ông tuyên dương
"những quyền làm người theo Khổng Tử" mà điều cốt yếu hơn
cả là quyền được sống, nghĩa là nếu cai trị theo
đúng nguyên tắc của Khổng Tử thì không đựơc
có người nghèo cực hay hành khất, mà lại
còn bao hàm ý nghĩa là mọi người có
quyền được sống một đời khác giả và dễ chịu. (Pinot,
tr.401) Điểm thứ ba
là Trung Hoa phong phú sung túc. Điều này
không khỏi làm ngạc nhiên độc giả ngày nay
đang chứng kiến sự nghèo nàn cùng túng của
các dân Viễn Đông khác với Tây Âu
phú cường hoa lệ. Thế nhưng đầu thế kỷ 18 sự thật lại
trái ngược. Tác giả Pinot để ra gần 20 trang cỡ lớn (từ
trang 391-401) để bàn rành rẽ về sự nghèo
nàn của Âu Châu lúc đó. Người ta tự
hỏi tại sao lại có thể khác nhau đến thế, cũng là
quân chủ cả mà bên Tàu thì giàu
lạ lùng, bên Pháp thì nghèo.
Và người ta thấy không cần phải đảo lộn chế độ để đổi mới.
Nước Tàu phong phú có thực chứ đâu phải
chuyện bịa như trong tiểu thuyết "Comment expliquer la
différence entre la richesse inouie de la Chine et la
pauvreté de la France? La connaissance du Gouvernement chinois
ne bouleverse donc pas les idées courantes. La Chine fournissait
seulement un exemple précis et réel et non pas des
fictions comme celles du Télémaque" (Pinot, tr.420).
(Nước ta vào cuối đời Lê, các Thừa sai cũng nhận
rằng phồn thịnh, dân chúng sung túc, thực phẩm dồi
dào. Xem thí dụ các sách Alexandre de
Rhodes có trưng chút trong Vấn đề quốc học chương cuối). Trừ vài
ba tác giả thuộc giới thương mại không nồng nhiệt lắm
còn hầu hết mọi người đều đồng thanh công nhận Tàu
đông dân hơn và nhất là giàu hơn
Tây phương. Và mỗi người đều giải nghĩa khác nhau
về sự kiện mà tất cả ai nấy đều đồng ý, tức là
dân Tàu là một dân sung sướng và phồn
thịnh, điều đó nhờ nền luân lý và
chính trị tuyệt hảo của họ v.v… "chacun propose son
hypothèse pour l'interprétation du fait, mais sur le fait
lui même tout le monde est d'acord: le peuple Chinois est un
peuple heureux et prospère ce qui tient à son excellente
morale et à son excellente politique" (Pinot tr.371). Có
người giải nghĩa bằng lòng cương trực của các quan đại
thần không sợ liều mạng can ngăn vua (Pinot 370). Người thi cho
là tại chính sách "cử hiền dữ năng" không kể
đến dòng tộc, mà cứ hễ người nào có
tài đức thì cho làm quan. Nếu bước sang
phạm vi triết lý thì họ còn gặp nhiều lý do
hơn để thán phục. Đây là một số chứng nhân: Leibnitz:
nhà triết gia nước Đức này luôn luôn bận
tâm với vấn đề thống nhất tôn giáo và tổng
hợp Đông Tây. Phương thức cụ thể đối với ông
là dòng Tên. Năm 1667 khi vua Khang Hi cho
phép các Thừa sai Tây Âu được tự do truyền
bá Kitô giáo bên Tàu thì
ông mừng rỡ coi đó là một niên hiệu quan
trọng, ông viết: "Nếu điều đó cứ tiếp tục tiến thì
tôi sợ người Trung Hoa sẽ không bao lâu vượt ta trong
khoa học cũng như trong kỹ thuật. Tôi nói điều đó
không phải để ghen bì họ về sự hiển vinh đó, bởi
vì tôi mừng rỡ với họ, nhưng để thúc đẩy
chúng ta phải học với người Trung Hoa phép lịch sự
và nghệ thuật cai trị rất đáng thán phục mà
không một nước Tàu nào trên hoàn cầu
có được như họ. Bởi vì chúng ta sống với ít
trật tự quá, đến nỗi tôi nghĩ rằng như ta đã gửi
Thừa sai sang để dạy cho họ khoa thần học, thì cũng cần họ gửi
cho ta những nhà hiền triết và chính trị gia để họ
dạy ta phép cai trị và tất cả khoa thần học tự
nhiên mà họ đã đầy đến một mức độ hoàn bị
cao viễn dường ấy!" (Pinot 336) Voltaire: người
đã được tặng huy hiệu "tông đồ của đức tương dung" viết:
"nếu bao giờ có một thời kỳ hạnh phúc nhất và
đáng kính nhất trên trái đất này
thì đó là thời kỳ người ta theo luật cai trị của
Khổng Tử". Ông nói có quen biết một triết gia (tức
là chính ông) trên bàn giấy chỉ đặt
hình Khổng Tử, dưới đề bốn câu thơ như sao: "De la seule
raison salutaire interprête "Hiến
pháp của Trung Hoa thật ra là hoàn hảo nhất
trên thế giới… là một bước duy nhất khi mà quan cai
trị tỉnh phải thuyên chuyển nếu không được dân hoan
hô thì bị phạt… Ngay từ bốn ngàn năm trước
đây khi chúng ta chưa biết đọc biết viết thì họ
đã biết mọi điều căn bản hữu ích về những cái
mà ngày nay ta đang lấy làm tự hào." (Dict.
Philosophique tr.108). Các
nhà trí thức khác: Hầu không một tác
giả nào, không một triết học gia nào thời đó
mà không nhắc đến Trung Hoa. Montesquieu nhắc đến
cách ôn hòa. Rousseau ghét Tàu
vì lễ nghi phiền toái nhưng lại khen ngợi về mặt
công bình và cai trị (économie politique).
D.Helvétius trong quyển De l'homme (V.note 14), Diderot trong
quyển Encyclopédie (article Chinois) đều có nhắc lại.
Và biết bao lời nồng nhiệt khác làm cho người
Âu lúc đó tìm hiểu về triết lý
chính trị Trung Hoa hơn bao giờ hết, đến nỗi Pinot sau khi
đã nghiên cứu tỷ mỷ có thể quả quyết rằng
lúc đó người ta nghiêng về Tàu còn
nhiều hơn về nước Anh, mặc dù đang là thời kỳ có
phong trào sùng mộ Anh. Trên
đây tôi chỉ đan cử lời của một ít đại diện,
còn biết bao người khác, một Fréret, một Bernier,
bên Anh có Pierre Bayle, bên Đức là Wolf… Tất
cả gây thành một trào lưu sùng mộ triết
lý Trung Hoa với khẩu hiệu "tiêm tinh thần Tàu
vào cho Pháp" đã trở nên mục phiêu
tranh đấu cho nhiều người. Câu đó đầu tiên do
ông Bertin trả lời vua Louis XV khi phàn nàn về
những tệ nạn trong triều chính và hỏi ý kiến
ông phải làm thế nào? Ông Bertin trả lời:
"inoculer aux Francais l'esprit Chinois" (Ông Crème thuật
lại trong "Correspondance 1778 tr.104). Đó
có phải là tính chất thường của một thời trang như
nhiều sử gia quyết đoán vì không muốn kể đến ảnh
hưởng Trung Hoa trên Âu Châu. Sự thực
không phải như thế nhưng nó có lý do thời
đại của nó. Một đàng lúc ấy về mặt hùng
cường thì Trung Hoa đạt được trình độ cao; về đàng
xã hội và chính trị ông Hudson đã
tóm lại trong những mục sau: 1) "Trung Hoa
lúc đó có thể gọi là một đế quốc thống nhất
về cả hai mặt văn hóa và chính trị, ăn mãi
đến tận vùng chân núi Hymalaya hồ Akholsk, bao gồm
Mông Cổ, và Mãn Châu đã được Trung Hoa
hóa đến độ không phân biệt được nữa. Những chuyện
hà lạm thối nát đó thực ra đời nào cũng
có, nhưng ờ hai triều Khang Hy và Càn Long
thì tương đối bớt nhiều mà những người Tây phương
sùng mộ Trung Hoa ít có biết đến, họ chỉ xem
lý thuyết và sự thực hiện đại quy mô thì quả
nhiên lúc đó Trung Hoa có nhiều điểm vượt
hơn xã hội Tây phương đang xuống dốc trước cuộc
cách mạng, nên tình thế vốn bất ổn càng
thêm bất ổn vì những lý do sau: Khoa học khởi
đầu tiến triển đang gặp những bỡ ngỡ với tôn giáo, khiến
cho nhiều người nghi ngờ về các tín điều trong đạo,
nên ước mong có được một nền luân lý dựa
trên lý trí độc lập bên ngoài
tôn giáo. Về phương diện
chính trị không bao giờ Châu Âu có một
triết lý chính trị xã hội đạt được uy quyền như
Nho giáo. Lại nữa lúc đó triết thuyết của Locke
đang làm lung lạc nền móng cũ và khởi đầu cho
phong trào triết minh bên Pháp (Philosophie des
lumières). Bước sang thế
kỷ 18, bên Pháp nảy sinh ra phái tân
quân chủ và phái tự do. Tự do hướng về dân
chủ có thể tìm thế giá ở Hy Lạp, La Mã hay
ở chế độ nghị viện kiểu Anh, còn nền tân quân chủ
muốn duy trì lại nhà vua nhưng chỉ bãi bỏ đặc
ân của quyền quý và hàng giáo sĩ. Họ
ước mong một sự "độc đoán sáng suốt" của triết gia.
Vì không tìm được gương nào trong lịch sử
Tây Âu, tất nhiên họ phải tìm ở bên
Trung Hoa, đang được họ coi là gương mẫu tốt đẹp. Ông
Poivre từng làm sứ thần Pháp quốc bên Trung Hoa năm
1769 có viết: "Trung Hoa hiến cho ta cảnh tưởng thần tiên
mà cả hoàn cầu phải cố gắng hiện thực nếu các thể
chế của đế quốc đó phải trở nên thể chế mọi nước.
Hãy sang Bắc Kinh, hãy nhìn ngắm người có
quyền uy nhất của loài người. Đó chính là
hình ảnh trung thực và trọn vẹn của Trời…" (Hudson) Sau những nhận
xét trên ta thấy phần ảnh hưởng của Trung Hoa trên
văn hóa Pháp thật là rõ ràng. Điều
này còn có thể nhận thấy qua những người phản đối
dĩ nhiên là rất đông đảo. Trong những người đứng đầu
thì phải nói đến trước hết hai nhà văn hào
Fénélon và Bousset. Hai ông tuy bất đồng
quan điểmở lĩnh vực khác nhưng rất tương đồng trong việc
kình chống ảnh hưởng Trung Hoa. Nhất là Bousset đã
không ngần ngại dùng đến quyền uy đàn áp.
Phong trào chống đối trở nên mãnh liệt nhất
là từ lúc phe ủng hộ dùng thể chế Trung Hoa
làm bộ máy đả phá chính quyền và
các thể chế xã hội Tây Âu. Vì thế
nhà cầm quyền khởi đầu can thiệp cách quyết liệt. Năm
1709 nhiều sách của Louis Comte bị cấm lưu hành. Năm 1725
giáo sư Wolf vì đã tuyên dương luân
lý độc lập của Khổng Tử nên bị huyền chức và buộc
phải rời khỏi thành Halle trong 24 giờ, nếu không sẽ bị xử
tử. Bản án này gây một tiếng vang khắp Âu
Châu nên các nhà tri thức đều cố tìm
đọc cho bằng được bài diễn văn gây sóng gió
đó. Phe chống đối
lại càng trở nên mạnh thế khi họ khám phá ra
bên Tàu có rất nhiều mối tệ đoan như bói
toán, gian lận… chứ không phải chỉ có những điều
tốt đẹp như người ta thường ca ngợi. Đồng thời triều đại Càn
Long tỏ ra độc chuyên và đàn áp văn học:
loại ra ngoài tất cả mọi sách chống đối nhà Thanh
và vì vậy những người đả kích ảnh hưởng Tàu
đi tới kết luận: bao nhiêu cái hay cái đẹp kể lại
trong các sách từ trước tới nay chỉ là chuyện do
dòng Tên bịa đặt ra mà thôi. Montesquieu
viết: "các thương gia không nhận xét giống như
dòng Tên". Đàng khác cao trào
cách mạng ngày càng dâng lên
thì óc chuyên chế của Nho giáo càng
bớt được hoan nghênh. Tuy đã có người nhận định
đó chỉ là Hán Nho đã bẻ quặt chứ
không phải Nho chân truyền. Song những phân biệt
đó lúc ấy mới chỉ có dòng Tên
nhìn thấy mà dòng Tên thì càng
ngày càng bị đả phá. Lần lần bị trục xuất ra khỏi
nhiều xứ, để rồi năm 1772 bị bãi hẳn. Thế là phái
bảo thủ đã thành công đánh tan được thanh
thế của Trung Hoa. Ngày nay
khi xét lại sự việc thì thấy cả hai phe hoan nghênh
cũng như chống đối đều có chỗ quá đáng. Cả hai
bên đều căn cứ vào sách vở, mà sách
vở có hai loại, một loại của những tu sĩ dòng Tên
là những nhà bác học do vua Louis XIV sai sang
triều đình Bắc Kinh. Xét về nội tại thì các
ngài được dịp tiếp xúc với Trung Ương, làm quen
với những nhà đại trí thức, nên cái
gì cũng múc từ nguồn ngọn. Đã là bác
học lại có địa vị thuận tiện thì tài liệu
các ngài có giá trị khoa học. Cho tới nay
cũng chưa thể bỏ được. Tuy nhiên
mục đích các ngài là truyền giáo
nên một đàng cần cảm tình với vua Khang Hy
và với giới trí thức Trung Hoa. Đàng khác
muốn cho Âu Châu có thiện cảm với nước Tàu,
cũng như với công việc truyền giáo của các
ngài. Do đó các ông cố trình
bày Khổng Tử như tiền hô dọn đường cho Kitô
giáo. Những người như Prémare thấy đủ dấu vết của đạo
Kitô trong ngũ Kinh. Linh mục Martini trong Histoire de la Chine
ví con Kỳ Lân (phiên âm Kilin giống
Kitô) với con chiên cao dương của Thiên Chúa.
Có lẽ vì đó mà các ông
không nhắc nhở gì tới bách gia chư tử, cả đến đạo
đức kinh cũng không được giới thiệu, mà chỉ thu gọn
vào có Khổng Tử. Vì thế ở bài này
nếu nói Tàu tức là Khổng. Khổng tức là
Tàu, thì nó có một ý nghĩa đặc biệt
đúng hơn bất cứ trường hợp nào khác. Về phía
các triết học gia, thì chính vì đang khao
khát tìm cầu một nền luân lý độc lập
hoàn toàn có tính cách công
dân, nay đột nhiên gặp được nơi Khổng Tử, nên hết lời
ca ngợi nhất là thấy những vua bên Trung Hoa lại là
những bậc trí thức: Khang Hy cũng một tên với bộ từ điển,
Ung Chính có tiếng là khôn, Càn Long
là một nhà thơ có biệt tài, Khổng Tử
là một triết gia…vì thế họ dễ dàng ca ngợi bởi họ
cho việc "triết gia làm vua" là một lý tưởng của
Platon đã được hiện thực bên Trung Hoa, nên
không tiếc lời thán phục, không cần chú trọng
đến những thực tại ngang trái, mà chỉ nói đến
chính thể. Nếu nói về chính thể thì quả
thực những lờii khen ngợi kia có nền tảng do triết lý của
nó. Còn về
phía chống đối thì lại chỉ căn cứ trên những
sách truyện của các người thương mại hay những nhà
thám hiểm. Tựu trung có ba người nổi danh: Bác sĩ
J.F.Gemelli Careri tác giả cuốn "Le Voyage autour du monde" được
tái bản nhiều lần bên Ý. Trung Hoa
thì họ theo nhân viên háo hức đi thu nhặt
biên chép tất cả những gì họ coi thấy nghe thấy ở
lũ mạt dân thiếu học rồi khi về nước họ rêu rao là
đã đích thân khám phá, đã
chính mắt thấy tai nghe mà viết ra" (Description de la
Chine, Ting. P.36). Khi dòng Tên bị bãi, cuộc cách mạng Pháp đã thành công, khoa học lại tiến bộ mau chóng thì hình ảnh nước Tàu dưới ngòi bút dòng Tên bị lu mờ hẳn đi, để chỉ còn lại có hình ảnh nước Tàu của những lái buôn, những người mạo hiểm. Đã vậy tình thế bên Tàu lại mỗi ngày mỗi suy kém nên có vẻ kiện chứng thêm cho ý nghĩ đó. Do đấy mà ảnh hưởng bị xóa khỏi lịch sử. Tuy nhiên ảnh hưởng của Nho giáo đã để lại một số dấu vết trong nền dân chủ Âu Mỹ mà chúng ta cần bàn ở chương sau. X. NHỮNG ẤN TÍCH TRIẾT NHO LƯU LẠI TRÊN ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI CỦA TÂY ÂU. 1. Ba nguyên lý mới chi phối
xã hội tây phương Giáo sư Creel
nhận xét: "Bên Âu và cách riêng
bên Pháp tất cả những phương thức suy tư đã biến
thiên trong hai thế kỷ 17,18 và sau sự biến trạng
đó thì nền tư tưởng Tây Âu trở nên
giống Viễn Đông trong nhiều khía cạnh. Sự biến dạng cũng
như sự trở nên giống nhau không phải chỉ có hời hợt
bên ngoài" (C.C 271) Ta muốn biết trong sự
biến dạng đó triết Nho có phần đóng góp
nào chăng? Tôi nói đóng góp mà
không nói tạo dựng hết cả, tức không có
ý nói là một mình Nho giáo đã
gây ra mà không kể đến những yếu tố kinh tế
xã hội và khoa học đang bắt đầu nảy nở… cũng không
chối nhân tố của thời phục hưng. Đó là bấy
nhiêu nhân tố cùng gây nên trạng
thái xã hội Tây Âu mới, nhưng có thể
gảy Nho giáo ra, như người ta quen làm tới nay chăng? Theo Voltaire
(1715-1778) nhận xét sự khám phá ra nền văn
hóa Viễn Đông đã đưa mắt người Âu Châu
nhìn lên một thế giới mới lạ, khác hẳn cả về tinh
thần lẫn vật chất, một thế giới có hai điểm đặc biệt một
là lúc dó ai cũng công nhận là thịnh
vượng hơn Tây Âu. Và hai là nó được
đặt trên những nguyên tắc khác với Tây
Âu. Nay muốn biết Nho đã góp phần nào ta
nên đem những nguyên tắc đó ra phân
tách: Nguyên tắc đầu
tiên là xã hội Viễn Đông đặt nền trên
sự theo đuổi hạnh phúc trần gian. Trái với xã hội
Tây Âu trung cổ coi hạnh phúc trần gian là
không đáng mong ước và cũng chẳng thể tìm
được trong cái "thung lũng đầy nước mắt". Điều này
đã được ông Chinard nhấn mạnh trong quyển Thomas Jefferson
the Apostle of Americanisme (Boston 1946). Tuy nhiên ta có
thể thấy phần nào nguyên tắc đó tiềm ẩn trong triết
thuyết của Epicure vẫn được duy trì ngấm ngầm ở thế kỷ 17-18 nay
gặp Nho giáo thì như lửa thêm dầu vì
có được căn cơ nền cốt. Nguyên tắc thứ
hai trái ngược hẳn với nguyên tắc phục tùng tuyệt
đối bên Tây Âu lúc đó. Bên Trung
Hoa dân có quyền làm loạn chống nhà vua khi
vua đi sai đạo. Điều này mặc nhiên có trong Luận
Ngữ và minh nhiên trong Mạnh Tử. Khi Louis 16 bị tử
hình, cả Châu Âu sửng sốt coi đó như một việc
phạm sự thánh có tính cách tôn
giáo (Ellul 48). Bên Viễn Đông trái lại
đã quen nghe từ lâu lắm những câu "dân vi
quý, quân vi khinh…" và "giết vua Trụ cũng như giết
tên lê dân". Trụ tiêu biểu cho những hôn
quân lỗi đạo không thần thánh gì hơn ai; nếu
lỗi đạo thì dân có quyền tiêu diệt. Tâm trạng
khác biệt đó đã được nhiều tác giả nhắc đến
từ Quesnay ở triều đình Louis 15 cho đến Goldsmith bên
Anh. Montesquieu viết: vua bên Trung Hoa vẫn biết rằng nếu
mình trị nước trái đạo thì sẽ bị tước mất cả nước
và cả đời sống nữa. Điều ấy chắc có gây ảnh hưởng
vào Convention trong lời tuyên bố như sau: "Khi
chính phủ vi phạm quyền lợi dân chúng, thì
quyền được nổi loạn là một quyền lợi thiêng liêng
nhất cho toàn dân hoặc cho từng nhóm của
dân". Nguyên tắc thứ ba
được các triết học gia chú trọng hơn cả là nền
luân lý độc lập. Lúc ấy bên Âu
Châu cũng nhận ra sự cần thiết phải có một nền luân
lý không dựa trên tôn giáo mà
phải dựa trên nhân bản, và luân lý
đó phải đơn sơ dễ hiểu và họ đang khởi công đi
tìm, nên khi gặp được nơi Khổng Tử thì họ hoan
nghênh nồng nhiệt. Linh mục Simon Faucher có thể được kể
là một trong những đại diện của số này, khi quyển "Lettre
sur la Morale de Confucius philosophie de la Chine" của dòng
Tên vừa được công bố ông liền chộp lấy, trích
ra một số triết ngôn để làm lợi khí đả kích
những người theo Descartes hay Malebranche, tức là những người
thuộc hàn lâm. Ông viết trong đoạn kết rằng: "phần
nhiều khi người ta nghe nói đến triết lý là phải
tưởng tượng ngay ra những lý luận về vật lý, những nhận
xét cầu kỳ về những hiện tượng thiên nhiên, thay
vì đáng lẽ không phải những chuyện đó
mà là việc phát kiến ra những chân lý
tối thượng để soi sáng tri thức của ta và hướng dẫn ta
trong việc phán đoán. Thế mà người ta không
thể hồ nghi được sự tối quan trọng ta cần phải nhận ra về những
chân lý đó để tránh những sai lầm có
thể mắc phải trong khi phán đoán về điều thiện điều
ác. Và một trật về những nghĩa vụ cao trọng nhất của con
người, bởi vì Minh triết chính tại ở chỗ đó"
(Pinot 373). Cái mà
Faucher tìm thấy trong Khổng Tử không phải là một
nền siêu hình, mà điều đó đã chẳng
làm Faucher bớt hứng thú chút nào,
trái lại là khác, tức là ông gặp được
nơi Nho những quy tắc dẫn đến Minh triết, những quy tắc đối với tư
nhân thì là luân lý, đối với những
người đảm nhận việc chung như vua quan thì là
chính trị. Cũng thế, nguyên lý nền móng của
Nho giáo là phải gắng công đạt được mức chí
thiện, mà chí thiện, hiện tại "hoàn toàn
hợp với lẽ phải" và để cho được tới đến đó thì
trước hết phải gỡ linh hồn ra khỏi những sự xao động gây
nên do tình dục và thiên kiến. Đó
là một nền luân lý hoàn toàn dựa
trên lý trí "rồi ý chí sẽ theo sau"
một nền luân lý lấy việc tìm ra chân
lý làm căn bản, điều đó đối với S.Faucher
đã là tất cả triết lý rồi." (Pinot 372) Cùng tin tưởng
như Simon Faucher có J.De la Brune tác giả cuốn La Morale
de Confucius đã "phê bình hết mọi triết gia ngoại
đạo cũng như trong đạo, hầu hết là những người đi quá bổn
phận: để cho mình bị cuốn trôi theo dòng tưởng
tượng hay là tính khí nhất thời và thường
xa lìa khỏi mức độ "Trung dung" là chỗ lẽ ra phải đặt nền
nhân đức ở đấy. Vì không làm thế nên
khiến nhân đức không thể nắm giữ do những chân dung
giả tạo của nhân đức, và vì thế triết lý
không làm cho người ta trở nên nhân đức hơn"
(Pinot 374). Ông đả kích tất cả các triết học gia
nhất là Malebranche, tất cả đều bị ông coi là đầy
những điều chi ly đáng sợ "mà lẽ ra thì sự đơn
giản rõ ràng minh bạch phải ngự trị mọi nơi và
làm cho trí khôn dầy đặc mấy cũng cảm thấy được.
Trái lại trong luân lý Nho giáo Khổng Tử tất
cả đều đơn sơ, vì không có cái gì
thái quá, tất cả đều vững vàng bởi vì lẽ
phải trong nội tâm mọi người được ông luôn luôn
biết hỏi tới bên ngoài mọi thiên kiến. Chính
cái lý trí đó đã hướng dẫn lời
nói của ông. Nhờ thế mà các luật tắc
ông đưa ra và những bổn phận ông khuyên
làm đều tự nhiên thích đáng đến nỗi
không ai mà không cảm thấy sự hướng chiều ưng thuận"
(Pinot 374). Đó là ba
nguyên lý chung làm cho nền tư tưởng Tây
Âu đi sát lại gần Đông phương thì nên
bàn đến. Vì bình
đẳng là hệ quả tối quan trọng của ba nguyên tắc
trên. Và nó đã xuất hiện dưới tiêu đề
là bình quyền. Về vấn đề này
tất có sự khác biệt với Tây Âu cho tới thế kỷ
18 hoàn toàn xây trên giai cấp, thiếu hẳn
bình đẳng. Tuy triết cổ điển có đưa ra quan niệm con
người bằng nhau về bản tính, nhưng đó là triết học
duy niệm nên vẫn sống bình thản với sự phân chia
giai cấp trong thực tế. Hơn thế nữa các triết học gia như
Aristote còn chứng minh và bênh vực chế độ nô
lệ coi như là điều cần thiết cho nền móng xã hội.
Do đó ngay trong xã hội lý tưởng của Platon tỷ số
nô lệ cũng đông hơn dân tự do bốn năm lần. Và
Fénélon được tiếng là có óc
cách mạng cũng vẫn còn phản đối Khổng Tử kịch liệt trong
hai điểm về xã hội: một là ông cho việc hỏi
ý dân là không cần, hai là ông
cố gắng duy trì giai cấp trong nước Salente lý tưởng của
ông một cách khắt khe. Dân Pháp phải vật lộn
biết bao mới đạt tới bản nhân quyền của Pháp năm 1789
trong đó khoản thứ nhất có tuyên ngôn rằng
"con người sinh ra tự do và tiếp tục là tự do bình
đẳng trong quyền lợi. Vì thế những sự cách biệt do
xã hội thiết lập ra chỉ được căn cứ trên công
ích". Ông Laski viết: "Cuộc cách mạng nước
Pháp đã đóng góp vào nền xây
dựng thuyết dân chủ bằng sự nhấn mạnh phải mở rộng cửa công
vụ cho mọi tài năng. Điều đó tuy còn nhiều giới
hạn nhưng cũng đã là một quyết định rằng: dòng
tộc, và nòi giống hay tôn giáo không
thể làm đà cản ngăn sự bình đẳng được
(Démocracy Ess. V.76-85). Thực ra cái
công của cách mạng Pháp chỉ là làm
cho sáng kiến đó được chấp thuận, nhưng còn
chính sáng kiến thì không phải là độc
đáo mới mẻ gì, vì đã từ 100 năm trước
bên Pháp đã nói rất nhiều về việc đó
được thực hiện bên Viễn Đông. Ngay từ năm 1602 trong quyển
Nouveau Advis du Grand Royaume de la Chine của Nicolas Lombard
đã có nói đến và tiếp tục về sau
không mấy năm không có sách đề cập, nhất
là năm 1745 quyển Histoire générale de la Chine
của Le Comte có thuật lại việc bên Trung Hoa rằng: "Quyền
quý không bao giờ mang tính cách kế thừa
và không có sự phân biệt nào
khác giữa dân chúng ngoài sự phân biệt
do chức vụ mà họ đang thi hành. Và "một
khóa sinh dẫu là con một nhà thường dân cũng
có thể nuôi hy vọng lên đến chức Khâm sai hay
cả đến chức Tể tướng như những sinh viên con nhà thế lực
vậy." Những điều nhận xét trên kia đã nhiều lần
được tranh luận trên báo chí có khi cả
sách vở như quyển Anatomy of Melanscoly 1621 của Robert Brunton
nhiệt liệt hoan nghênh thể chế đó của Trung Hoa. Bây giờ ta
bàn đến bước đầu tiên cụ thể hóa sự bình
đẳng nói trên đó. Trong các chế độ
của Viễn Đông được Âu Châu hoan nghênh phải kể
đến phép thi cử mà nhiều người đón chào như
lá cờ tiền phong cho bình đẳng và dân chủ.
Vì thế những người đứng ra vận động thiết lập chế độ đó
đã vấp phải những khó khăn ngày nay ta không
thể ngờ được. Sau đây chỉ phác qua một vài
nét mà thôi. Bên Pháp
người sốt sắng nhất có lẽ là Quesnay. Ông là
bác sĩ riêng của bà De Pompadour và về sau
của Louis XV, đồng thời là tay triết lý cự phách
của nền tân quân chủ mang tên là Physiocrate. Ông hoạt động gần
đồng thời với Voltaire (1664-1774) và cũng như Voltaire
ông chủ trương thuyết độc đoán sáng suốt, nghĩa
là với ông thì nên lập ra luật cho
đúng hợp với luật cai trị nước. Đó là một thứ
vô vi của người Trung Hoa, mà ông hết sức
thán phục. Ông viết 7 chương đầu về Despotisme en Chine
hoàn toàn nhằm đề cao Trung Hoa với một vài điểm
khác biệt thí dụ ông còn nhấn mạnh đến tư
sản chống với Khổng Tử (Hudson 325). Thuyết của ông
dựa trên nông nghiệp (nên gọi là Physiocrate)
một phần vay mượn ở các thuyết Tây phương một phần vay
mượn của Trung Hoa, như chính ông đã nói
rõ: "Đây chỉ là một sự trình bày
có hệ thống triết lý của Trung Hoa là cái
đáng lấy làm gương cho mọi nước. Tuy các vấn đề
kinh tế của ông đề nghị ra chóng bị lỗi thời, do sự
bành trướng mau lẹ của khoa học, nhưng đều đi đúng tinh
thần Nho hơn hết và cũng là điều vận động lớn nhất của
ông lại nằm trong phạm vi giáo dục. Theo Hudson thì
chính nhóm Physiocrate dẫn đạo trong việc xin thực thi
hai điểm: một là tục hóa nền giáo dục, hai
là bắt nó trở thành phổ thông bó buộc
vì lợi ích cho nước cho dân, nên không
được dành độc quyền cho con nhà quý tộc. (Hudson
325). Điều này cũng được bên phái tự do
(libérales) ủng hộ, tuy về lý do khác nhau.
Phái tự do cho đó là quyền lợi của mọi con
dân chứ không phải vì ích lợi cho nước
mà thôi. Tuy nhiên cũng hợp mục phiêu với
Physiocrate là phải luôn lấy Trung Hoa làm gương.
Một đàng từ cấp làng cho tới tột đẳng của Hàn
lâm, tất cả đều căn cứ theo tài đức. Do đó thi cử
được dùng làm chìa khóa duy nhất để mở cửa
đi vào con đường danh vọng. Đàng khác tất cả giềng
mối giáo dục đều quy tụ chung quanh nền tảng nhân bản. Hai
điểm đó Quensnay cũng như những người sùng mộ Trung Hoa
đều hết sức thán phục và ao ước cho bên Âu
Châu cũng có được cái gì tương tự (Hudson
325). Năm 1774-1776
phái tân quân chủ chinh phục thêm được một
chiến sĩ nhiệt tâm mới khác là Turgot lúc ấy
đang làm tể tướng ở triều đình Pháp và muốn
đem ra thực hiện cuộc cải cách trên. Tuy ông
là một vĩ nhân thông minh tài khéo
và thành khẩn, nhưng phe chống đối lúc đó
còn quá bề thế; triều đình Bourbons còn
đông đặc những nhóm ủng hộ quyền quý thế tộc, do
đó chương trình Turgot phải bãi bỏ. Thuyết của Quesnay cũng
như những vận động của Turgot tuy chưa được thực thi bên
Pháp, nhưng giúp cho triết thuyết đó tiến mạnh
bên Anh cũng như sau này bên Mỹ và gây
ảnh hưởng mạnh vào Karl Marx và Adam Smith (xem Les
physiocrates et la Chine au 18è siècle. Pinot in revue
d'histoire moderne et contemporaine VII Paris 1906-1907, p.42). Về bên Anh
thì năm 1731 ông Eustace có viết như sau: "một điểm
quan trọng mà các tác giả đã bàn về
Trung Hoa đều phải công nhận đó là họ vượt hơn mọi
dân khác trong phép cai trị. Cả đến người
Pháp cũng buộc phải nhìn nhận rằng họ trổi vượt xa hơn
mọi nước khác trong thuật trị nước và không bao giờ
người ta có thể thán phục đủ những câu cách
ngôn chính trị đã được thâu thập, đặt
thành phương pháp và chú giải do Đại Khổng
Tử "Budgell, Introduction 95-96" (C.C 256-270). Cũng năm đó
Eustace đề nghị với nước Anh nên thâu thập chế độ thi cử
của Trung Hoa bằng những lời sau đây: "Bất kỳ chức tước hay bổng
lộc nào trong Liên Hiệp Anh lẽ ra phải là phần
thưởng cho những người có tài cán thật sự. Nếu một
chính trị gia nào đem lòng sốt sắng thi
hành châm ngôn đó mà nghĩ rằng
nó tốt quá không thể hiện thực trong một nước rộng
lớn và đông dân như nước Anh, thì tôi
mạn phép loan tin cho chính khách đó biết,
là chính trong lúc này câu phương
ngôn vinh hiển kia lại được tuân theo và thực hiện
cách nghiêm chỉnh trong một nước rộng nhất, đông
dân nhất và được cai trị khéo nhất trên
hoàn cầu, tôi có ý nói đến Trung Hoa.
Không một người nào bên đó có thể
làm quan nghĩa là trở nên một người quý
phái hay có thể giữ chức vụ nào trong chính
phủ mà không phải là một người có tài
cán và học thức" (C.C 270). Năm 1762 Oliver
Goldsmith dùng cũng một lý luận đó làm nền
móng để đả kích gắt gao chế độ đẳng cấp quý
phái thế tập bên Anh. Nhờ những cuộc vận động ráo
riết đó nên cuối cùng chính phủ Anh
đã chấp thuận cho phép thi cử theo lối Trung Hoa. Điều
này đã được ông Ten Sju Yu chứng minh với đầy đủ
tài liệu gồm cả những phiên tranh luận trong quốc hội: phe
đối lập cũng như phe ủng hộ nhắc đến thi cử bên Trung Hoa. (Xem
Chinese Influence on the western examination system, in Harward journal
of Aiatic Studies, VII. Cambridge 1943, 267, 312). Mỹ cũng chịu ảnh hưởng
Trung Hoa nhưng quan trung gian Pháp, có thể nói
chính xác là qua triết thuyết Quesnay. Năm 1767
Quesnay cho xuất bản quyển Despotisme en Chine thì cũng
chính là năm Franklin sang vận động bên
Pháp. Nhân đọc quyển đó ông tới tận
nhà Quesnay ở đấy ông đã được dịp trở nên bạn
thân với hai người có thế lực nhất trong nhóm
là Mirabeau và Turgot và nhờ đấy như Bernad Fay
nói: "ông đã chiếm được ảnh hưởng lớn lao của
môn phái danh giá đó ủng hộ cho lập trường
của Mỹ, đấy là một bước lớn tiến đến chỗ huy động được
công luận (của Pháp)" Ông cũng mượn một
số ý tưởng của nhóm Physiocrates làm tài
liệu vận động trong những năm bão táp về sau. Đây
thật là một cuộc cách mạng trong tâm trí
ông vì những hệ thống của Anh mà ông
đã theo từ năm 1720 đột nhiên hiện ra lỗi thời hết cả. Tuy chủ trương thuyết
bình quyền nhưng cả hai không hề nói rằng
còn người bằng nhau về tài năng. Năm 1812 Jefferson viết
cho ông John Adam "tôi đồng ý với ông để nhận
rằng có một giai cấp quý tộc thiên nhiên giữa
loài người mà nền móng của nó là đức
độ và tài ba. Cũng có một giai cấp quý tộc
nhân vi (artificiel) y cứ trên giàu sang và
dòng họ. Tôi cho rằng giai cấp quý tộc thiên
nhiên kia là ân huệ quý hóa trời ban
để giúp cho những người có học thức được dịp ra đảm nhiệm
trọng trách trong việc cai trị, và tại sao ta lại
không được phép coi lối tuyển lựa này là
đường lối tốt nhất, nó hiến cho ta phương pháp hữu hiệu
nhất để chọn lựa những người quý tộc thiên nhiên
và giao cho họ gánh vác việc nước." Năm 1779 ông đưa
ra một dự án luật đại khái gồm ba điểm: 1) Chính phủ
phải coi việc giáo dục là một mối quan tâm
công cộng của nhà nước. Dự án đó
ra đời năm 1779 thế mà năm 1776 ông đã đọc Voltaire
tuyên bố về Trung Hoa: "trí khôn loài người
không thể tưởng tượng ra được một chính phủ tốt hơn… bởi
vì các phần tử quan lại chỉ được thâu nhận sau
nhiều đợt khảo thí nghiêm ngặt (Dict. Philos). Hệ thống
thi cử tổ chức ra sao thì đã được mô tả lại trong
rất nhiều sách bên Âu Châu mà ít
ra có hai quyển nằm trong tủ sách của Jefferson. Một
là Du Halte: The General history of China by Brooks 1736; hai
là sách của Le Comte: Memoirs and observation… made in a
late Journey through empire of China from the Paris ed. London 1679. Dự án luật 1779
không được chấp thuận nhưng năm 1806 khi đắc cử tổng thống
ông lại đề nghị với nghị viện sửa đổi lại hiến pháp để cho
phép thiết lập "một học viện quốc gia giáo dục". Năm 1813
ông viết cho John Adam là ông vẫn giữ hy vọng sẽ lấy
dự án ban đầu (1779) "làm rường cột cho chính phủ
ta" (the keystone of arc of our gouvernement) và từ đấy về sau
ông vẫn còn viết và vận động để quốc hội chấp thuận
dự án luật của ông. Tuy không bao giờ dự án
đó được chấp thuận y nguyên, nhưng cuối cùng
nguyên tắc chọn nhân tài qua thi cử được các
nền dân chủ Tây phương công nhận và đặt
thành thể chế. Brunetière
(1849-1909) một phê bình gia kiêm triết học gia
chính trị rất oán thù cách mạng có
viết về hệ thống giáo dục mới rằng: "không còn
gì Tàu cho bằng. Cách mạng đã tổ chức
nên hệ thống, nhưng nguyên tắc hoàn toàn của
triết lý Tàu do những triết học gia thán phục
và ca ngợi Tàu đưa ra. Cái gì cũng phải thi
cử sát hạch không còn gì để làm
ân huệ, nhưng nhất là không còn gì cho
kế thừa. Cái óc ghen tương của họ đã bị quyến rũ
bởi ý niệm quan lại bên Tàu" (Etudes Critiques sur
l'histoire de la litérature Francaise, 8è Série
(Paris 1907) cité page 255 C.C) Sau những tài
liệu trên ta có thể kết luận Khổng Tử đã để lại
bên Tây Âu quan niệm bình quyền, đã
góp công vào việc đánh đổ quyền quý
thế tộc và thiết lập phép thi cử để mở cửa cho mọi
nhân tài không phân biệt dòng
máu sang hèn, và đó là chứng thư
trung thực nhất nói lên ấn tích mà Nho
giáo đã để lại trên đời sống Tây Âu
là ba nguyên lý rường cột: một là tìm
hạnh phúc ngay từ trần gian, hai là dân quyền, ba
là nền triết lý độc lập. 4. Lý do
tàn lụi Ta có thể hỏi
tại sao một trào lưu mạnh mẽ đã gây ảnh hưởng đến
thế lại bị lu mờ dần để cuối cùng không còn được sử
gia nhắc tới. Có ba lý do sau: Trước nhất là sự
hoạt động ráo riết của phe chống đối như đã nói ở
chương trên. Thứ đến là tại
tình hình chính trị. Từ khi cuộc cách mạng
Pháp đạp đổ nền quân chủ thì không ai
nói đến Trung Hoa nữa: phía cộng hòa dân chủ
thì đã hẳn coi Tàu là chuyên chế
nên lạc hậu rồi. Còn phía quân chủ thì
từ đấy bắt tay chặt với phái quyền quý và
hàng giáo sĩ trong mặt trận bảo vệ chế độ đặc ân
nên cũng không dám nhắc đến gương Tàu.
Vì Tàu có chống đặc ân. Câu này
đặt trước mặt không những để hiểu đúng tình thế
mà cũng là để tránh những vọng tưởng. Vì
dẫu ta muốn theo kịp Tây Âu trong việc kỹ nghệ xứ sở đến
đâu cũng không còn đất đai để mà bóc
lột nữa. Thế mà đó là điều cần thiết, chính
nó làm cho Âu Tây trở nên giàu
sang, tiến về kỹ thuật và nhờ đó dân số vụt tăng
gấp ba trong hơn một thế kỷ. Thế là hai điều bận tâm của
Vauban (dân số và nạn nghèo) được giải quyết một
cách bất ngờ vượt xa mong muốn, đem lại cho người Âu
Châu một mặc cảm tự cao, và tài trí hơn
dân khác mà họ đã chinh phục được. Từ đấy
người ta quên ảnh hưởng Trung Hoa, hay có nói đến
là để tỏ dấu khinh thị một tình trạng ứ đọng. Mà
quả thật sau hai đời Khang Hy và Càn Long thì nước
Tàu đi xuống dốc để diễn ra tấn bi kịch ở cuối thế kỷ 19 đầu 20.
Đang khi Tây
phương chuyển mình mạnh mẽ tiến vào khoa học và
các tân trào chính trị xã hội
thì bên Tàu nhà Thanh lùi lại trong
đình trệ, và không bao lâu bị các
cường quốc Âu Mỹ đến thao túng và trói buộc
rồi đâm ra khinh khi. Thế giá Tàu lu mờ mau
chóng để rồi tắt phụt và người Trung Hoa cũng mất
luôn lòng tự tin. Cú chí tử đánh
vào nền văn hóa Trung Hoa theo W.Durant thì
là việc sai đi du học từng hàng ngàn sinh
viên lúc chúng chưa biết gì văn hóa
nước nhà, để được đào luyện trong bầu khí vật chất
của thế kỷ 19 bên Âu Mỹ, nên lúc hồi hương họ
đã hạ bệ Khổng, và chà đạp lên mọi di sản cố
hữu gây nên một trào lưu bực bội oán hờn đối
với nền cổ học. Trào lưu đó đã lan tràn
mạnh đến nỗi ngày nay hầu hết thanh niên Viễn Đông
không còn muốn nghe ai nói đến Nho giáo nữa.
Và vì thế nhiều nơi nền độc lập chính trị
dành lại được rồi mà sự lệ thuộc văn hóa được
các cấp lãnh đạo duy trì một cách
thành khẩn. Ta thấy sự quá tự tin và không
hiểu thời cuộc của Thanh nho gây nên thiệt hại cho Nho
giáo biết bao. Ba lý do
trên đã làm cho ảnh hưởng Trung Hoa bị quên
hẳn, vì thế các sử gia viết về cách mạng số người
nhìn nhận ảnh hưởng của Nho giáo trên Tây
phương rất họa hiếm. Giáo sư Creel kể ra được có
ông Hattersly trong quyển Short history of Democracy, ông
này công nhận: "những ý tưởng mới mẻ phát
xuất do những nước Á Đông có nền văn minh kỳ cựu
đã đóng một vai trò trong việc phát huy
lý tưởng về bình đẳng, bác ái, huynh đệ". Tuy nhiên phần
đông sử gia không nhắc nhở gì tới ảnh hưởng
đó. Chẳng hạn Georges Lefèbre được coi là một
trong những tác giả nổi tiếng nhất về thời cách mạng
Pháp, năm 1932 đã xuất bản một sách lớn về vấn đề
mà không nhắc chi đến ảnh hưởng Trung Hoa. Ông dồn
hết chú ý vào những nhân tố xã hội,
kinh tế, chính trị trong chính nước Pháp. Nhưng
cũng chính ông lại cảnh cáo đừng nên
quên rằng không có một tinh thần cách mạng
trung thực nào mà lại không có "một ý
hệ đi kèm là cái duy nhất gợi lên những hy
sinh" và ông quy công cho triết lý thế kỷ 18
một phần lớn trong việc kiến tạo cái ý hệ đó. Thế
mà như ông Richwein đã viết rất đúng "Khổng
Tử là thánh quan thầy soi sáng thế kỷ 18". GUSTAVE LANSON được huy
hiệu là người sáng lập khoa lịch sử văn học Pháp
đã viết một sách để phân tích môi
trường trí tuệ của cách mạng Pháp. Tuy ông
không chối ảnh hưởng bên ngoài nhưng ông chủ
trương rằng nền tảng triết lý cách mạng là sự nảy
nở tự nội. Sách Lanson chia hai phần. Trong phần một ông
viết: trào lưu tư tưởng trở thành duy lý bên
Pháp trong thế kỷ 18 là kết quả của sự tác động
nội tại khởi đầu từ thời Phục Hưng và dần dần biến đổi tinh thần
Pháp, và đột nhiên nó trở nên
rõ rệt và lớn mạnh trong những năm cuối thế kỷ 17. Cuộc
biến đổi đó xảy ra trong quãng năm 1680-1715 gồm 6 điểm
đặc biệt sau: 1) Nhu yếu suy tư
cách rõ ràng mạch lạc căn cứ trên sự kiện
và kinh nghiệm chống với thiên kiến hay quyền lực. Chỉ
tìm chân lý vì chân lý chứ
không vâng theo thế giá. Lanson cũng công
nhận Tàu có ảnh hưởng phần nào vào điểm thứ
hai, còn các điểm khác thì ông giải
nghĩa hoàn toàn tự nội. Nhưng giáo sư Creel nhận
xét: lý do của ông không được mạnh lắm
thí dụ sự biến chuyển từ óc ích kỷ đến chỗ vị tha
xem ra không đơn sơ và hầu như là một chuyện
không thể không xảy ra như ông tả lại đâu. Có hai điều cần
chú ý đặc biệt. Trước nhất là cả 6 điểm của triết
lý nước Pháp ở thế kỷ 18 vừa kể trên đều giống lạ
lùng với Nho giáo nguyên thuỷ. Thứ đến là
thời mà Lanson nhận là thời xảy ra sự biến đổi tức từ năm
1680-1715 lại chính là thời mà Nho giáo
nguyên thuỷ được giới thiệu thật sự với công chúng
Pháp. Bản dịch Nho giáo đầu tiên xuất hiện
vào năm 1662 và nhiều bản dịch khác tiếp theo mấy
chục năm sau (xem Sapientia Sinica de Costa và bibliographies de
Pinot p.458-466 có nhắc đến ngót 200 sách
và bài báo trong khoảng thời gian đó). Năm 1685 phái
đoàn bác học dòng Tên do vua Louis XIV cử
tới Trung Hoa. Từ đấy luôn luôn có những thư
dài và sách dịch hoặc xuất bản được gửi
riêng cho các nhà bác học nổi tiếng nhất.
Những tài liêu đó sẽ làm nền cho các
sách xuất bản các năm sau để giới thiệu với Âu
Châu về Khổng Tử, nhiều hơn khi nào hết. Ở phần thứ hai Lanson
tuyên bố: "giữa năm 1692-1723 trong giai cấp thượng lưu xã
hội Pháp xuất khởi một ý thức xã hội và một
tinh thần cải cách mà trước kia không có như
vậy bao giờ. Ông cố gắng chứng minh không dám coi
nhẹ ảnh hưởng ngoại quốc (Anh, Mỹ) nhưng điều đó do hoàn
cảnh xã hội Pháp gây nên như tính
cách quá chuyên chế cuối triều Louis XIV… nhưng ta
hỏi tại sao lại xảy ra óc cách mạng? Nguyên một sự
áp chế chưa đủ, vì thực ra áp bức vẫn đã
có từ lúc loài người xuất hiện, chứ có phải
đợi đến Louis XIV mới có áp chế đâu. Cho nên
việc phản đối những bất công bao hàm sự người ta cảm thấy
mình có quyền được đối xử công bằng. Những
nguyên do gây nên được những ý tưởng đó
phải phiền toái hơn Lanson nghĩ. Và giữa những
nguyên do đó phải kể đến ảnh hưởng Nho triết ngoài
hai ảnh hưởng của thởi Phục Hưng và Anh quốc. Bởi vì nền
tảng những tư tưởng về bình đẳng, huynh đệ… chính
là điều Âu Châu lấy làm bỡ ngỡ thán
phục hơn hết khi thấy nó là điểm nổi vượt bên Trung
Hoa. Việc "lạ lùng" đó họ đã làm biên
bản trình bày với Âu Châu một thế kỷ trước
năm 1692 là năm Lanson đặt làm khởi điểm cho sự thức tỉnh
óc xã hội bên Pháp. Sau những dữ kiện lịch
sử tóm tắt như trên ta có thể chia việc Đông
Tây gặp gỡ thành hai giai đoạn. Ban đầu văn hóa
Đông phương đã gây ảnh hưởng sâu đậm bên
Âu Châu nhiều hơn là Âu Châu đã
không bao giờ gây được trên Á Châu bấy
nhiêu. Nhiều yếu tố đã được Âu Châu đồng
hóa đến nỗi ngày nay người ta quên cả nơi xuất xứ,
nên rất khó làm cho sử gia tìm ra được,
và vì thế các sử gia không biết gì
đến nguồn gốc Á Châu của những ảnh hưởng đó
và họ ưa làm thế (Hudson 25). Tác giả có
đưa ra một vài thí dụ về ảnh hưởng đó: "Lần đầu
là Kitô giáo đã du nhập Âu Châu,
lần sau là Trung Hoa mà tác giả dùng
làm đối tượng cho quyển Europe and China.Tác giả nhận
xét rằng loại ảnh hưởng từ Đông sang Tây thuộc về
tinh thần như những ý tưởng tự do, dân chủ, bình
quyền; trái lại rất ít thấy dấu tích trong kỹ
thuật hay nghệ thuật, bất quá một vài kiểu kiến
trúc lốiRococo chẳng hạn hay một hai họa sĩ như Watteau, Lozens.
Ngược lại ảnh hưởng của Tây qua Đông là thứ ảnh
hưởng thuộc kỹ thuật khoa học, loại ảnh hưởng này mãnh
liệt tràn lan mau lẹ lôi kéo ầm ỹ, nên dễ
làm người ta quên đi hay không biết tới ảnh hưởng
kia nhất là từ khi có khoa học kỹ thuật thì
Tây Âu cũng khởi đầu tiến được những bước dài trong
phạm vi nhân đạo, và từ chỗ man rợ họ đã vươn
lên và vượt xa Á Châu. Vài khoản luật
cho thấy rõ: "1833 bãi bỏ chế độ nô lệ trên
các thuộc địa Anh. Năm 1818 sau bốn lần từ khước, viện đại nghị
đã chấp thuận dự luật bãi bỏ án tử hình
vì tội ăn cắp một đồ vật đáng 5 shilling (mỗi shilling
hiện nay đáng lối 20 đồng VN). Năm 1814 sau một lần từ khước,
quốc hội đã chấp thuận bãi hình phạt mổ bụng
sống". "Vì sự tiến
triển về luân lý mau lẹ như thế, nên không lạ
gì bên Anh và cả Âu Châu thôi
không thán phục óc lý trí và
nhân đức của người Trung Hoa như đã làm trong thế
kỷ 18" (Europe and China p.328). "Và từ đó dần dần
quên đi. Tuy nhiên, ông viết tiếp, thời cuộc tiếp tục
biến chuyển và từ ít lâu nay đã đưa lại phần
nào lòng sùng mộ Trung Hoa của một Quesnay. Bởi
trong 60 năm qua công chức bên Anh đã được tuyển
dụng trên nguyên tắc thi cử và từ năm 1882 bên
Mỹ cũng tuyên dương tài đức thay vì dòng
tộc. Người ta cũng công nhận những chức vụ của ngành
hành chính thường trực không thể phó mặc
vào tay những người ủng hộ dân chủ hay phái bảo
hoàng hoặc cho một đẳng cấp đặc ân nào. Những sự
phiền tạp của guồng máy chính phủ ngày nay
đòi hỏi một sự lựa chọn ráo riết theo khả năng trí
tuệ. Và những biến chuyển của thời cuộc trong hai chục năm qua
bắt phải công nhận rằng những dân đang nắm chủ quyền
không thể duy trì nổi nền văn minh nếu nó
không nghĩ một cách xây dựng hơn như từ trước tới
nay trên địa hạt xã hội và vấn đề quốc tế. Để cho
con vật chính trị có thể in dấu đời sống văn minh trong
thời đại cơ khí - mà đó là nhiệm vụ của thế
kỷ 20 - và sự công nhận đó sẽ chấm dứt một mối tin
tưởng đã một thời trở nên phổ biến là con người chỉ
cần cơ khí tinh xảo hơn, nghề buôn bán giỏi hơn
là có thể đạt tới nghìn năm thái
bình." "Vấn đề giáo duc
dân chúng cử tri để giải quyết những hiểm họa do
đoàn người làm chính trị, đã trở nên
tối cần trong thời đại này, mà vấn đề đó
không phải là chuyện dễ. Phát xít và
cộng sản đã chọn con đường cổ hủ là bắt mọi người phải
đồng tư tưởng với mình và bách hại những người
nghĩ khác. Cả hai đều huấn luyện thanh niên theo đường lối
xã hội riêng, gạt hẳn ý kiến đối phương ra
ngoài. "Các nước
còn giữ được tự do ngôn luận có một nhiệmvụ
khó khăn hơn thế nhưng hứa hẹn một thành công to
lớn hơn nếu tránh được lỗi lầm. Họ phải giáo dục về
luân lý chính trị cho thanh niên trong những
vấn đề cần thiết phải tranh luận. "Sự học về con người sống trong xã hội lại bó buộc trở nên khoa học trung tâm… không phải để hạ giá các khoa học khác xuống, nhưng vì giá trị các khoa học khác cuối cùng phải lệ thuộc vào sự duy trì được đời sống văn minh, tức là sự hoạt động của mọi người trong xã hội. Không một khoa học nào về ngôi sao hay điện lực có thể làm ích được cho một nhân loại không biết được chính mình, và thiếu một lý trí có thể cầm cương được tình dục con người; cho ngay khoa học đó có cố khám phá ra những công hiệu thế nào trên thân xác người đi nữa cũng chỉ là một dụng cụ gây đau khổ và chết chóc. Nhưng cái đó là gì nếu không là nhận một nguyên lý mà người Trung Hoa đã nắm giữ bền bỉ hơn dân tột nào khác, theo đó, thì sự học và hiểu con người sống trong xã hội phải là trung tâm và nền móng giáo dục và sự sửa soạn thiết yếu cho những nhiệm vụ chính trị." (Hudson, Europe and
China, p.329). XI. HƯỚNG VỌNG TƯƠNG LAI 1. Đại cương Chúng ta
hãy tạm ngưng lại đây để đặt một cái nhìn
khái quát trên những điều đã đề cập trong
năm và xác định lần cuối cùng hướng tiến của
chúng ta. Sau những
bài đại cương về triết lý Nho giáo chúng ta
có thể tóm vào câu sau: cái ý
hướng triết lý đó hay nói theo nhan đề sách
cái cửa Khổng có hai cánh là nhân bản
và tâm linh. Là nhân bản nó lấy con
người làm trung tâm cho mọi suy tư lo lắng. Nó
bàn về những chuyện thiết yếu đến tự do, nhân phẩm
và hạnh phúc con người xét nguyên về phương
diện là người. Là tâm linh nó không tự
giam hẳn mình trong những phạm trù hữu hình, nhưng
luôn luôn vươn tới nguồn sống mênh mông phổ
biến đang ngầm chảy trong vũ trụ mà làm mối quán
thông mọi tư tưởng thâm sâu nhất của triết lý
Đông phương và tuỳ phương diện nó sẽ đội những
tên là Tâm linh, là Tính lý đại
đồng, hoặc Thiên mệnh hay là Thái cực sẽ đề cập
trong phần chứng chỉ. Nhưng ở đây chúng ta hãy nhấn
mạnh tính chất vô biên phổ biến của nó,
nó vượt không thời gian: vô cổ vô kim,
không Đông không Tây nên là đối
tượng chính xác nhất của những suy tư triết lý
và lẽ ra phải là mục phiêu cho hết mọi nền triết
lý chính tông vì đó là căn bản
của triết lý vĩnh cửu. Vì thế có cổ mà
không có cỗi (vieux et non vieillis). Hoặc áp dụng
vào Khổng câu Péguy nói về Homère
rằng: vẫn còn mới cho tới buổi sáng nay, cũng như
không gì cũ kỹ bằng tờ nhật báo hôm nay,
Homère est nouveau ce matin et rien n'est plus peut-être
aussi vieux que le journal d'aujourd'hui. Tuy nhiên đứng trong
phạm vi chính trị luân lý thì những
hình thức thực hiện của một thời tất nhiên phải
cùng với thời gian đó tàn lụi, bổn phận của triết
gia là phải biết gỡ lấy những yếu tố vĩnh cửu ra khỏi những giải
pháp nhất thời: xuyên qua chế độ phong kiến của nhà
Chu hiện nay đã được chôn táng xong hẳn, triết gia
phải biết nhận ra được cái hồn Vương đạo, cái mà
ngày nay ta có thể gọi là tinh thần dân chủ
bao gồm ý hướng giải phóng con người khỏi những áp
bức vô hình cũng như trứ hình. Ta bảo triết
lý Nho giáo có tinh thần dân chủ vì
có những tang chứng tranh đấu chống lại thế lực của thần thoại,
của dị đoan mê tín, cũng như chống lại những áp bức
chuyên chế của những nhà cầm quyền và ghi lại được
một số thành tích cụ thể biểu dương tinh thần dân
chủ như chế độ thi cử để tuyển hiền tài, chức gián quan
và tinh thần tự trị của các xã thôn
(phép vua thua lệ làng). Nhờ đó mà triết
Nho không phải là nệ cổ, hơn thế nữa có những
phương pháp đáp ứng những nguyện vọng của sâu thẳm
của con người thời đại đang được nền triết Hiện sinh chính
tông phát kiến, như đã được trình bày
trong bài ý nghĩa lễ gia quan, một bài chứng minh
lòng tôn trọng của Khổng đối với óc tự chủ của mỗi
cá nhân, mà ông cố tìm lối phát
huy những khả năng sâu thẳm, những khả năng vượt mức lý
trí thông thường, mất hút vào miền tiềm thức
của cảm thông. Vì thế ngoài lối giáo dục
bằng lời nói bằng sách vở ông dùng cả những
lối vô ngôn ẩn ngữ của nghệ thuật, của hành vi, tức
là lễ, nhạc, thi, ca, cầm, kỳ, hội, họa… như được bàn
trong hai bài "công cụ giáo dục". Những bài
đó nói lên tính chất toàn diện của
nền nhân bản được đề cập ở nho triết, một triết lý
không đóng khung trong lý niệm nhưng bao hàm
tất cả các khía cạnh của đời sống con người đa
kích: từ luân lý chính trị, đến thẩm mỹ du
hý, tới chỗ huyền nhiệm vô ngôn nghĩa là
những chiều hướng mà triết học hiện sinh mới chỉ biết khởi đầu
đề cao. Vì vậy
ta có thể nói triết nho là một đạo lý tinh
thần, luôn luôn bênh vực tự do và nhân
phẩm con người. Và cũng giống những nền nhân bản
chân chính khác nó đã phải trải qua
rất nhiều khó khăn, những tranh đấu mà ta cũng nên
ôn lại để nhìn về xa. Cuộc thử
thách đầu tiên gắn liền với tên của Tần Thuỷ
Hoàng, một ông vua tôn thờ thuyết Hình
pháp của Lý Tư, của Hàn Phi Tử và
chuyên môn dùng võ lực không ngần ngại
đi đến giải pháp tàn khốc: đốt sách chôn
nho. Hán Cao Tổ là người nối tiếp giai đoạn này
khi mới thu phục được nước Tàu sùng phụng Lão
giáo thường đái lên mũ các nho gia để tỏ
lòng khinh bỉ. Giai đoạn thứ
ba là thời đại hiện tại với khoa học kỹ thuật vươn lên như
vũ bão quật ngã hết mọi nền văn hóa cổ xưa kể cả
của Âu Châu nơi phát xuất các cao trào
khoa học tân tiến. Dĩ nhiên Nho học cũng bị tàn rụi.
Phái tân học được đào tạo trong những trường
Âu Mỹ đã không ngần ngại tuyên bố "Khổng khưu
nghiết phẩn chi học", cái học Khổng khưu là cái
học ăn cứt. Hiện trào lưu hạ bệ Khổng vẫn còn đang thắng
thế ở các xã hội Viễn Đông. Hai lần trước
sau khi bị hạ bện, Nho giáo đã phục sinh: sau Tần Thuỷ
Hoàng là Hán nho, sau Mông Cổ là Minh
nho. Chúng ta hỏi, sau lần thứ ba này sẽ có một
cuộc phục hồi như hai lần trước nữa chăng? Đó là việc của
tương lai. Nhưng ta
có thể dự kiến một hai điều như sau. Nếu nói đến phục hồi
y nguyên như hai lần trước thì nhất định không
có được nữa và cũng không nên có,
vì đời sống đã biến đổi tận gốc: những thể chế căn bản cũ
(quân chủ, lễ giáo) đã không còn hợp
thời… Vì thế mà sẽ không còn một cuộc phục
hưng Nho giáo như kiểu Hán nho và Minh nho. Tuy nhiên
nếu nói về Nho giáo đã lột xác nghĩa
là Nho giáo ở đợt tinh thần, trong những nguyên
lý nhân bản tâm linh thì ta có thể
nói nó sẽ không thể chết. Vì bao lâu
con người còn phải chiến đấu cho tự do, cho nhân phẩm của
mình thì những nguyên lý của Nho giáo
còn có thể hướng dẫn bước đường tiến triển của nhân
loại, mặc dù trong thực tế nó có mang nhãn
hiệu của Nho hay không, điều đó ít quan trọng. Hai
bài "Đông Tây gặp gỡ" và "Những ấn
tích" nói lên tính chất thời đại của nền
triết lý nhân sinh đó: không những đáp
ứng cho người ở Đông mà ở Tây, không những xưa
mà cả nay. Nó nói lên phần Nho giáo
đã đóng góp vào đời sống mới của nhân
loại như những tư tưởng bình đẳng, tự do, huynh đệ phổ biến,
cũng như ba nguyên lý đang hướng dẫn đời sống Âu
Châu hiện đại (tìm hạnh phúc ở trần gian, quyền
làm cách mạng của dân, nền luân lý
công dân). Phần đóng góp đó mặc
dù vì lý do kỳ thị chủng tộc hay thiên kiến
tôn giáo hoặc ý hệ mà các sử gia
tìm cách chôn vùi, nhưng chúng ta
có đủ chứng cớ nói lên sự quan trọng, và
minh chứng sự hiệu nghiệm của chúng vượt xa triết học duy niệm
và cho phép ta quả quyết: sự đóng góp của
Nho giáo vào đời sống mới của Tây phương chỉ trong
một trăm năm còn sâu đậm và ơn ích vượt xa
hơn hai ngàn năm của triết học duy niệm trường ốc. Và sau
này nếu vì óc đảng phái người ta
không nhìn nhận điểm trên, không dành
cho Nho học chỗ cân xứng trong chương trình giáo
dục đi nữa, thì trên thực tế triết Nho giáo
đã được thực hiện nhiều rồi, tất nhiên dưới những
hình thức khác, như thi cử nay khác lối thi cử
xưa, nhưng tinh thần phát nguyên từ Nho triết. Tuy vậy sự cố
gắng chôn vùi những ấn tích của triết Nho kia
không khỏi gây thiệt hại cho tương lai nhân loại.
Vì thái độ đó đã chấm dứt sự khai
thác thấu triệt nền triết Nho bao gồm hai khía cạnh
là nhân bản và tâm linh, thế mà thế kỷ
18 mới đi được những bước đầu ở phạm vi nhân bản xã hội,
chứ chưa đạt tới bình diện tâm linh. Tức là
ngày nay triết học hiện đại đã biết trở lại lấy con người
làm trung tâm suy nghiệm, nhưng chưa đạt tới con người
toàn diện bao hàm cả ngang lẫn dọc. Về hàng ngang
hầu hết mới là con người cá nhân tức là
những con người của nhóm lãng mạn, của một số lớn hiện
sinh nửa vời, chưa thực là con người sống trong xã hội:
coi xã hội như một chiều kích, như một nguyên tố
cấu tạo, nhân đó con người cũng thiếu liên hệ
hàng dọc với thiên địa. Con người chỉ biết có đời
sống bên ngoài sự vận hành của vũ trụ
(évolution cosmique) thiếu khía cạnh vô biên
ăn thông với con người chi tâm, hay nói theo tiếng
xưa của Nho tức là chưa có ý thức nội tâm về
thiên mệnh, về tâm linh giàu tính chất phổ
biến, cho nên mới là cái sống bì phu nằm gọn
trong tương quan hiện tượng mà thôi. Do đó
trong phạm vi thực tế con người đang mắc bệnh "mất hồn" rơi vào
sự "trống rỗng" (nihilisme). Tuy bề ngoài đã có
thể chế dân chủ, đã có nhiều luật lệ bảo hộ
nhân phẩm và tự do con người, nhiều tổ chức xã hội
chăm lo đến những nỗi bất công hay những cảnh huống bi thảm trong
xã hội, nhưng với con mắt triết gia người ta có quyền
nghi ngờ đó chỉ là hậu quả một đàng của nền thịnh
vượng Âu Châu do kỹ nghệ phát đạt "giàu
có sinh lễ nghĩa", mặt khác do đà tiến của
tâm thức con người, do tâm trạng con người đã đi đến
chỗ không thể chấp nhận những tàn bạo những bất công
xã hội quá lộ liễu như trong thời trung cổ trở về trước.
Hai lý do này có thể nói là thuộc
căn do ngoại tại mà thôi, chứ chưa phải phát xuất
do một nền đạo lý, một thứ triết lý nhân sinh bao
gồm mọi khía cạnh của đời sống con người và đem lại cho
mọi bộ môn học một sự thống nhất quán triệt, nói
kiểu xưa là một lý nhất quán, một mối cộng
thông vô hình không ở đâu rõ rệt
nhưng hiện diện trong khắp hết. Vì thế mà trong tất cả
mọi bộ môn thiếu nội dung người (vidé de substance
humaine) "chế độ dân chủ mới là cái thùng
rỗng" (người Nhật nói về nền dân chủ Mỹ). Nghệ thuật thiếu
đường hướng, còn triết lý thiếu hăng say. Tất cả sự trống
rỗng đó tạo ra một trạng thái ly loạn, tan rã,
sâu đậm còn quá đời Chiến quốc xa xưa (xem
bài Khủng hoảng tinh thần trong Triết lý giáo
dục). Tóm lại
chúng ta đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng tinh thần
mà Âu Châu là kẻ dẫn đầu nhân loại ở
giai đoạn này vẫn chưa tìm ra được phương thế hòa
giải tức tìm ra được một đạo lý soi sáng cho cuộc
đời, nghĩa là vẫn còn thiếu một nền triết lý
nhân sinh, một đạo làm người sống cái sống
toàn diện. Có chăng chỉ là những ý hệ
hoàn toàn lý niệm một chiều chưa bao giờ vượt qua
"tầm tri thức la tập" vẫn nằm ép mình dưới nguyên
lý mâu thuẫn "triệt tam", nên chưa bao giờ vươn tới
bình diện Tâm linh siêu việt. Vì thế
đã đến lúc chúng ta phải đặt lại vấn đề: Có thể
thiết lập một nền nhân bản trung thực với nguyên lý
mâu thuẫn chăng? Bởi vì nguyên lý này
hết giá trị ngay ở ngưỡng cửa vi thể (xem
chữ Thời chương IV)
thì liệu có còn khả năng chi nữa khi bước
vào phạm vi tâm linh? Những ác quả trầm trọng
các cuộc bách hại có tính cách
ý hệ bắt buộc lương tâm chúng ta phải lặn sâu
đến vực thẳm để tìm ra những lý do cuối cùng của
những ác quả kia. Đã đến
giai đoạn phải tranh đầu hữu hiệu cho con người. Muốn đạt đích
đó trong phạm vi triết lý, chúng ta phải
xác định lại nội dung những chữ nhân bản và
tâm linh, phải biết đừng lẫn với nhân văn và văn
nghệ, văn học… Công việc trở nên rất tế nhị và
nhiêu khê sau bao thế kỷ lộn sòng: những người
vô tình làm hại nhân loại lại hô to
nhất những danh hiệu nhân bản. Vì thế đó sẽ
là điều chúng ta học hỏi trong các chứng chỉ,
lúc ấy chúng ta cố gắng tìm cho ra nền móng
triết lý nhân sinh mà năm dự bị chúng ta mới
quy định có hướng tiến, mới tìm ra có "Cửa Khổng"
mà chưa tìm vào nhà. Đó sẽ là
công việc về sau. Lúc ấy chúng ta sẽ nhận ra cửa
Khổng thì nhà cũng Khổng, nghĩa là trống rỗng
nên rộng mênh mông đáng gọi tên
là "Thái Thất" có một khả năng dung nạp bất tận
mặc sức cho chúng ta tung hoành đông tây kim
cổ để thâu lượm tinh hoa. Hai yếu tố Nhân bản và
Tâm linh sẽ là tiêu chuẩn cho việc thâu lượm
đó./. Nguồn: http://anviettoancau.net
Trang
mạng
Việt
Nam
Văn
Hiến
Trang Cửa Khổng www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc
và phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] |