Tiến sỹ
Nguyễn Thanh Giang sinh ngày 6 tháng 7 năm
1936 trong một gia đình trí thức ở thị xã
Thanh Hóa. Ông nội là một nhà nho bất đắc chí.
Thân sinh ông, sau khi cùng Nguyễn Khắc Viện
rải truyền đơn tổ chức tang lễ Phan Châu
Trinh, bị đuổi học khỏi trường Collège Vinh về
làm quan phán ở Tòa sứ Thanh Hóa (tương đương
Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa
ngày nay).
Tuổi thơ
ông rất gian nan. Cha mẹ ly dị từ ngày mới một
tuổi, ông phải về sống với bà nội. Do nhà cửa
bị phá trong “tiêu thổ kháng chiến”, phải tản
cư về nông thôn nên gia đình bà nội trở nên
nghèo khó. Ông vừa đi học vừa phải góp phần tự
kiếm sống từ năm lên tám. Lúc lê la cổng chợ
bán xôi bán nước, lúc ra đồng kéo te kéo tép,
lúc ngồi xe bông kéo sợi, lúc đi cày thuê cuốc
mướn …Măc dầu vậy, nhờ chăm chỉ học hành và
nhờ học nhẩy lớp nên năm 1947 ông đã đỗ
Primaire ( thuở ấy phải học 7 năm tiểu học mới
được đi thi Primaire ) Năm 1952, ông phải khai
tăng tuổi để được vào biên chế nhà nước và
được bổ làm giáo viên dạy học ở Hoằng Đức,
Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Không yên lòng sống với
nghê giáo tĩnh lặng, ông tự cạo trọc đầu xung
phong đi bộ dội chống Pháp nhưng vì sức yếu
ông được cho giải ngũ sau một thời gian ngắn.
Năm
1962, tốt nghiệp khoa Lý –Toán Đại học Tổng
hợp Hà Nội, ông được phân công công tác tại Vụ
Kỹ thuật Tổng cục Địa chất rồi sau đó về làm
giám đốc bộ môn Địa Vật lý Cục Bản đồ Địa
chất. Ông là người đầu tiên phát hiện khả năng
chứa Uranium của địa tầng than Nông Sơn, là
người tự thiết kế và lắp ráp phòng thí nghiệm
Cổ từ đầu tiên ở Đông Nam Á và đã thực hiện
gần 30 công trình nghiên cứu cùng một số tập
sách khoa học đã được xuất bản …Ông được chính
quyến cơ sở đề nghị phong tặng danh hiệu Anh
hùng Lao động nhưng vì “ lý lịch có vấn đề ”
(thân sình ông di tản sang Hoa Kỳ) nên không
được xét duyệt
Năm
1980, ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên
trong ngành địa chất được một tổ chức khoa học
kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc (CCOP) mời đọc báo
cáo về Cổ từ học trong một Hội thảo Quốc tế ở
Kuala Lumpur. Nhờ vậy, trong thế hệ ông, ông
là một trong số rất ít nhà khoa học Viêt Nam
được Phương Tây biết đến sớm nhất. Năm 1989,
được mời trình bầy báo cáo tại Hội nghị Địa
chất Quốc tế lần thứ 28 tổ chức tại Washington
D.C., ông là nhà khoa học Việt Nam XHCN đầu
tiên đọc báo cáo khoa học tại Thủ đô Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ.
Ông cũng
là nhà khoa hoc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đầu
tiên đã tham gia tổ chức một vài cuộc Hội thảo
khoa học Địa chất – Địa Vật lý tại các trường
đại học Illinoi- Chicago, Texas A&M, và
đại học UCLA ở Los Angeles vào các năm 1991,
1996. Từ đấy, chính ông đã bắc những nhịp đầu
tiên cho cây cầu nối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
qua việc mời mấy đoàn cán bộ khoa học Địa Vật
lý và Địa chất Dầu khí đầu tiên vào Việt Nam.
Thông qua mối quan hệ với các nhà khoa học Mỹ
và quan chức Đại sứ quan Hoa Kỳ tại Việt Nam
ông đã thiết thực vận động cho BTA, PNTR và
cho tiến trình hội nhập Việt Nam vào thế giới
tiên tiến từ rất sớm.
Vợ ông,
bà Nguyễn thị Tuyết Mai là con một nhà cách
mạng, nhà thơ nổi tiếng thời chống Pháp. Tên
ông – Thôi Hữu – được đặt cho một đường phố ở
thành phố Thanh hóa và một trường học ở quê
ông. Tốt nghiệp cử nhân văn khoa, trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, bà Nguyễn thị Tuyết Mai
trở thành trưởng biên tập chương trình Phát
thanh Phụ nữ và là đảng ủy viên đảng bộ Đài
Tiếng nói Việt Nam. Chuyển công tác sang Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà là chánh Văn
phòng, ủy viên ban bí thư Trung ương Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Nguyễn
Giang Vũ, con trai tiến sỹ tốt nghiệp cùng
khoa, cùng trường đại học và trở thành dồng
nghiệp của thân sinh. Anh là một trong bốn
nghiên cứu sinh Việt Nam xã hội chủ nghĩa đầu
tiên tại Hoa Kỳ và đã lấy bằng thạc sỹ ở đại
học Texas A&M.
Nguyễn
thị Mai Thủy, con gái tiến sỹ tốt nghiệp cùng
khoa, cùng trường đại học với mẹ. Chị lấy bằng
thạc sỹ dân số học ở Ấn Độ và hiện làm việc
cho một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ.
Năm
1996, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nghỉ hưu và
chuyển dần sang hoạt động chính trị. Mặc dù
phương pháp đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền
của ông không những hoàn toàn bất bạo động mà
còn chỉ gồm những bài viết, những thư từ góp ý
gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc
hội với lời lẽ rất ôn hòa, năm 1999 ông vẫn bi
nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù. Không đưa được
ông ra tòa vì không thể chính thức ghép ông
tội gì, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã
lẳng lặng thả ông ra nhưng sau đó vẫn tiếp tục
hành hạ, đầy đọa ộng. Đặt trạm gác trước nhà,
theo giõi trên đường, nghe lén điện thoại là
chuyện thường tình đối với chính quyền cộng
sản. Đã năm lần khám nhà, tịch thu tài sản,
sáu lần bắt bớ tra hỏi; rồi thuê trẻ con ném
đá vào nhà, bố trí người tông xe dọc đường,
thuê côn đồ giả danh thương binh xông vào tư
thất gây sự hành hung; rồi viết bài xuyên tạc,
bôi bẩn, lăng mạ trên các báo của Đảng, tổ
chức đấu tố ở phường, cắt điện thoại nhằm cô
lập với bà con, họ hàng, bè bạn …
Bài viết “Tiểu
sử ông Nguyễn Thanh Giang” trong
cuốn “Nhật ký Rồng Rắn” của nhà xuất bản “Tủ
sách thời sự Việt Nam và Thế giới” đã đánh giá
ông như sau : “
… ông được xem như một Sakharov hay Lý
Phương Chi của Việt Nam."
Bài viết
này chỉ nói được phần rất nhỏ những gian truân
của đời ông nhưng hy vọng trang web này sẽ
giới thiệu được phần nào tinh thần ông, tư
tưởng ông, tư cách của ông, sức làm việc cần
cù, bền bỉ của ông. Qua đấy thấy được sức đóng
góp lớn lao của ông trong nhiều lĩnh vực, đặc
biệt đối với công cuộc đấu tranh dân chủ hóa
Việt Nam.
BAN BIÊN TẬP Thư
Viện Nguyễn Thanh Giang Online.
Địa chỉ Email: thanhgiang36@yahoo.com