Năm Thứ 4892
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




GS Nguyễn Văn Tuấn


Giáo Sư Nguyễn VănTuấn 
(ảnh giaoduc.net.vn)
Trang Blog cuả Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn:
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au


Nguyễn Văn Tuấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Văn Tuấn là một nhà khoa học y khoa chuyên về dịch tễ học và di truyền loăng xương. Ông hiện là giáo sư thỉnh giảng cao cấp tại Đại học New South Wales, Úc[1]

Tiểu sử

Ông sinh ra tại Kiên Giang, cha ông là một chiến sĩ Vệ quốc quân người B́nh Định đă vào Nam theo chiến dịch Nam tiến thời chống Pháp. Ông lớn lên ở Kiên Giang và rời Việt Nam năm 1981 sang định cư tại Australia năm 1982.[2]

Khi sang Úc định cư, ông bắt đầu bắc các công việc phụ bếp, rồi làm phụ tá trong pḥng thí nghiệm sinh học tại Bệnh viện St. Vincent’s.

Từ năm 1987-1997: Ông lần lượt tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Macquarie (Úc), Tiến sĩ thống kê, chuyên về dịch tễ học Đại học Sydney (Úc), Tiến sĩ y khoa Đại học New South Wales (Úc), Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (postdoc) tại Đại học Basle, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng Sandoz (Thụy Sĩ) và Bệnh viện St Thomas (Anh).

Năm 1997, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa nội tiết học, và được bổ nhiệm làm Phó Giáo sư Dịch tễ học trường Y thuộc Đại học Wright States (Mỹ), Năm 1998 ông được bổ nhiệm Phó Giáo sư y khoa tại trường này.

Năm 2009, ông được bổ nhiệm Giáo sư Đại học New South Wales (Úc) và là hiện là giảng viên cao cấp tại trường này.

Ngoài công việc thỉnh giảng ông c̣n là một nhà nghiên cứu khoa học với các công việc như Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc và là Nghiên cứu viên cao cấp Hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế Úc (NHMRC).[1]

Trên trường quốc tế ông đă có gần 150 công tŕnh nghiên cứu khoa học mà 70% là về di truyền học, 30% là dịch tễ học, đă từng làm giáo sư thỉnh giảng tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Hồng Kông.[2]

Ngoài lĩnh vực Y khoa tạo nên tên tuổi, ông cũng dành thời gian viết về nghiên cứu văn học và báo chí, với những bài viết sắc sảo trên những tờ báo lớn ở Việt Nam.

Những đóng góp với Việt Nam

Sau chiến tranh Việt Nam, những tác hại của chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ đă rải xuống Việt Nam đă để lại nhiều di hại đối với người dân Việt Nam, mặc dù các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài nói nhiều tới vấn đề này song do những điều kiện khách quan ở trong nước có rất ít những công tŕnh đánh giá về tác hại này, với những kinh nghiệm và chuyên môn của ḿnh ông đă viết cuốn Chất độc da cam, dioxin và hệ quả được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản vào tháng 07.2004. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về chất độc da cam ở Việt Nam một cách có hệ thống đă được in ra tiếng Pháp và tiếng Anh.[2]

Ngoài công tŕnh được in ra tiếng Anh và tiếng Pháp trên, ông c̣n tiếp tục đăng tải trên các báo ở Việt Nam và nước ngoài nhiều bài viết khác tŕnh bày những bằng chứng chứng minh rằng chất độc da cam không chỉ để lại hệ quả cho người dân Việt Nam, mà ngay cả lính Mỹ. Ông dẫn chứng dữ kiện cho thấy Mỹ đă tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử nhân loại, bất chấp các Công ước Quốc tế như Quy ước La Hague (1907), Công ước Geneva (1925), Nghị quyết của Liên hiệp quốc (1929) về việc cấm sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh. Đây cũng chính là luận điểm mà luật sư đại diện cho nạn nhân chất độc da cam gọi là “tội ác chiến tranh”,“tội ác chống nhân loại” không thể dung thứ được và phải được xét xử một cách công bằng. Riêng ông xem đó như một sự “ṣng phẳng của lịch sử” trong đó công lư phải được tôn trọng.[2]

Ông là người đầu tiên đem ngành loăng xương về Việt Nam và sáng lập hội loăng xương. Đem y học thực chứng về Việt Nam và in cuốn sách đầu tiên về chuyên ngành này, ông cũng là người đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ thống kê R ở Việt Nam, và cho đến nay cuốn sách R của ông vẫn là cuốn nhập môn duy nhất về R cho sinh viên cả nước dùng. Tính đến nay ông đă in 10 cuốn sách tại Việt Nam. Ông đă hướng dẫn sinh viên và cộng tác với các đồng nghiệp ở Việt Nam trong lĩnh vực của ông trên 15 công tŕnh nghiên cứu đă được đăng trên các tập san quốc tế, ông đă đào tạo được 4 tiến sỹ giúp Việt Nam và đă tổ chức các hội nghị chuyên ngành và mời hàng ngàn các đồng nghiệp quốc tế về Việt Nam. Ông thường xuyên về Việt Nam thỉnh giảng, mỗi lần như vậy kéo dài cả nửa tháng.

Ông viết rất nhiều các bài viết về giáo dục, về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học để chia sẻ với các sinh viên và đồng nghiệp trẻ ở Việt Nam trên blog của ḿnh và báo chí trong nước, các ư kiến của ông được tiếp nhận tốt ở Việt Nam và được đánh giá cao. Ngoài ra ông c̣n tham ra tranh đấu chủ quyền biển đảo cho Việt Nam thông qua báo chí, diễn đàn và các tổ chức quốc tế.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Tu%E1%BA%A5n



Những biên khảo và sáng tác cuả GS Nguyễn Văn Tuấn đă lưu trữ và phổ biến trong nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến Như dưới đây: (bấm vào đề tài đọc tiếp)
 STT
 Đề Tài




6
 Cảm Nhận Sau Một Chuyến Về Thăm Việt Nam
5
 Đặt Lại Vấn Đề Nguồn Gốc Dân Tộc Và Văn Minh Việt Nam
4
 Địa Đàng Ở Phương Đông
3
 Thói Ngụy Biện Ở Người Việt
2
 T́nh H́nh Khoa Học Việt Nam Hiện Nay
1
 T́m Về Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Qua Di Truyền












Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang:  GS Nguyễn Văn Tuấn
www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ - Tải nhanh)
www.vietnamvanhien.info (Tủ sách Văn Hiến - Hơn 4950 tác phẩm)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đă đề
  Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về



Thông tin đa chiều là thể hiện tinh thần Dân Chủ & Đa Nguyên và đồng tiến bộ với nhân loại trong thiên niên kỷ mới.

Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy T́nh Người thay cho dối trá và hận thù. Lấy Nghĩa Làm Người thay cho tham nhũng và độc quyền là phương châm hành động của Nghĩa Sĩ Văn Hiến


Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm kế sách "An Dân & Lạc Quốc" là kim chỉ nam của thể chế Dân Chủ Văn Hiến.

Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư nhân sỹ, thi-văn sỹ và độc giả nhằm hai mục đích: (1) Bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. (2) Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiền hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời của Việt tộc.