Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013[1]), tên
thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc
công, ca
sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam.
Ông được nhiều người đánh giá là nhạc sĩ lớn
nhất của nền tân nhạc Việt
Nam [2][3][4][5][6] với
lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại[4][7], trong
đó có rất nhiều ca khúc trở nên
kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của
ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ
truyền Việt Nam kết
hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên
một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn
có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các
nhạc sĩ thuộc nhiều thế
hệ[8][9][10][11]. Ông
cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu,
phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài
sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công
trình khảo cứu về âm nhạc Việt
Nam có giá trị.[12] Ông
từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại Trường Quốc gia
Âm nhạc Sài Gòn. Ông còn được coi như
một nhà văn với 4
tập hồi
ký được giới phê bình đánh
giá cao về giá trị văn học lẫn giá
trị tư liệu[6][13]. Với
hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan
trọng của đất nước, ông được coi là "cây đại
thụ" của nền âm nhạc Việt
Nam[7][14][15]. Tuy
vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về
ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính
trị.[12]
Khởi đầu sự nghiệp
âm nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó
quản lý và ca
sĩ hát lưu động. Từng
tham gia Chiến tranh
Đông Dương đến năm
1951, sau đó ông rời khỏi chiến khu rồi vào miền Nam
Việt Nam để hoạt động
âm nhạc. Phạm Duy là tên tuổi lớn và đầy ảnh
hưởng tại miền Nam Việt
Nam với những hoạt
động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính
trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau
giai đoạn 1975, khi
ông di tản sang Hoa
Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị
cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt
Nam sau 1954,
và toàn Việt Nam sau 1975[16].
Năm 2005,
sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính
thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca
khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến
lại. Tính cho tới tháng 1 năm 2014,
có 244 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong
số đó có 53 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời
Việt), trong số khoảng hơn 2000 ca khúc do ông
sáng tác hoặc viết lời.[17][18].
Nhà
văn hiện thực Phạm Duy Tốn, cha của Phạm
Duy.
Nhạc
sĩ Phạm Duy lúc nhỏ.
Phạm Duy, hai chữ
đó là tên gọi, kỳ lạ thay, cũng là huyền
thoại ngay trong thời gian có Duy góp mặt.
Tạ Tỵ [19]
Người nhạc sĩ có
khối lượng tác phẩm đồ sộ và giá trị nhất
Việt Nam đến ngàn đời còn lưu lại với sử
xanh.
Tô Hải [20]
Phạm Duy là con
người muốn sống tự do, không muốn sống theo
quy luật, lề lối một cách áp đặt, bó buộc.
Trên đường chánh trị thì không có đảng phái.
Về mặt tín ngưỡng thì không nghiêng về phía
tôn giáo nào. Duy sống theo con người của
Duy, một con người tự do tự tại, phóng túng
và ngang tàng, nhưng cũng "thẳng" và "thật"
đối với chính cuộc sống của mình.
Trần
Văn Khê [21]
Ông nhạc sĩ này
khi vui buồn, khi ca ngợi tâng bốc khi chê
bai, chửi bới trong đời thường, đều không
phải là thực. Tất cả đều là hư chiêu. Nhạc
của ông mới là chân lý. Thính giả của ông
mới là đối tượng.
Giao Chỉ[22]
Đối với con người
Phạm Duy, thì tôi thấy là ông không những là
nhạc sĩ, mà là một vị tư tưởng gia nữa, và
rất quan tâm đến tương lai và số mệnh của
người Việt Nam.
Eric Henry[23]
Phạm Duy Cẩn sinh
ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5
tháng 9 (nhuận) năm Tân Dậu) tại Nhà hộ sinh số 40
Rue Takou (nay là Phố Hàng Cót), Hà Nội[24] trong
một gia đình văn nghiệp. Ít lâu sau khi ông ra
đời, gia đình ông dọn từ phố Mã Mây (Rue
des Pavillons Noirs - phố Quân Cờ Đen) xuống phố Hàng Dầu (Rue
Felloneau), Hà Nội.
Cha ông là Phạm Duy Tốn, thường được coi như
là nhà văn xã hội
đầu tiên của nền Văn học Mới đầu thế kỷ XX. Anh của ông là Phạm Duy Khiêm, giáo sư – thạc sĩ,
cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes
des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi
à Lacourtine.[25]
Lúc nhỏ ông là cậu
bé hiếu động, tính tình "văng mạng, bất cần
đời", tuy vậy lại thích diễn kịch, làm
trò, và mê nhạc.[26] Ông
biết dùng guitar, mandolin để
chơi nhạc Tây Âu, bên cạnh đó còn tiếp thu các
nhạc điệu dân ca miền
Bắc, hay những bài ca
Huế như Nam Ai, Nam Bình, Tứ
Đại Cảnh…[26] Ngoài
nền văn hóa mang
tính nhân bản của Pháp,
ông còn được tiếp xúc với văn hóa cổ
truyền, qua các tác phẩm của cha Phạm
Duy Tốn, hay cuốn "Tục ngữ phong dao" của người anh
họ Nguyễn Văn Ngọc.[26]
Về học hành chính
quy, Phạm Duy chỉ có bốn năm tiểu học và
một năm trung học,[26] nhưng
những bài học trong sách Quốc
văn giáo khoa thư, Luân
lý giáo khoa thư đã
in đậm trong tâm hồn ông
trước khi bước vào xã
hội,[26] hình
thành cho ông quan niệm về "đức độ của con
người Việt Nam" mà ông nhấn mạnh là
"con người ở nông thôn", chứ không phải ở thành
thị.[26] Ông
học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học Tiểu học tại
trường Hàng
Vôi (Trường Amiral
Courbet, nay là trường Nguyễn Du). Tính ông
nghịch ngợm, học không giỏi, thường hay bị
phạt. Đến năm 13 tuổi (1934),
vào được lớp nhất, ông mới học giỏi dần, trở
thành một trong những học sinh ưu tú của lớp,
nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.[24]
Năm 1936,
sau khi thi trượt vào Trường
Bưởi, ông vào học trường Trung học tư
thục Thăng
Long. Thầy dạy ông tại trường có Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến...
Trong các bạn cùng lớp có Quang Dũng.[24] Về
học lực ông đứng thứ nhì trong lớp. Một năm
học trung học giúp ông hấp thụ thêm những cái
hay cái đẹp của nền văn chương Pháp, của Victor Hugo, André Chenier, Alfred de Vigny, Bernadin
de Saint Pierrre...[26]
Năm 1937, anh của
ông là Phạm Duy Khiêm không
cho ông học tại trường Thăng Long nữa mà bắt
ông học nghề, vào Trường Bách Nghệ (Trường Kỹ nghệ
Thực hành Hà Nội). Trường có hai ngành
là gỗ và sắt, ông học ngành sắt (nguội, tiện,
rèn). Học chưa hết một niên khóa thì năm 1938 ông
bị đuổi học vì đánh nhau, vi phạm kỷ luật.
Năm 1938, sau khi
nghỉ học, ông xin làm việc ở Hiệu sửa radio
tại phố Hàng Gai, Hà Nội. Cuối năm 1939
thì đi Móng Cái làm
việc ở Nhà Máy điện, làm thợ rèn rồi coi lò
than, sau 5 tháng bị bệnh nám phổi phải vào
nhà thương chữa bệnh. Cuối tháng 5/1940 ông về
Hà Nội định đầu quân làm lính thợ sang Pháp nhưng
do Pháp bị thua trận nên ý định không thành.
Khoảng tháng
6/1940, nghe lời bè bạn, ông theo học dự thính hội họa tại
trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương, học thầy Tô Ngọc Vân, cùng lớp với Bùi Xuân Phái, Phan Kế
An, Võ Lăng...
Tuy nhiên, ông sớm nhận ra mình không có niềm
đam mê thật sự đối với hội họa.[24]
Mùa thu năm 1941
ông nghỉ học, về Hưng Yên sống
với mẹ, chị tại nhà anh trai Phạm Duy Nhượng,
đang làm thầy giáo tại đây. Một người anh họ
xa nên là Ninh, làm nghề lục sự tại Tòa án, đã
đưa ông vào làm thư ký. Sau một thời gian ông
bỏ việc về làm con nuôi của Tuần phủ Lê
Đình Trân, lo việc kèm học cho 2 em nhỏ. Sau
ông Trân được thăng làm Tổng đốc, đi trấn nhậm tỉnh Kiến An,
Phạm Duy cũng đi theo.
Năm 1943 ông đi
trông coi đồn điền của gia đình Tổng đốc Lê
Đình Trân tại Yên Thế, Bắc Giang. Một thời gian sau mẹ
ông kêu ông về Hà Nội để tham gia Gánh hát Đức
Huy đang thành lập. Gánh hát biểu diễn ra mắt
tại Hải Phòng rồi
Nam tiến, có lúc biểu diễn ở Campuchia.
Việc sống ở nhiều
nơi, trải qua nhiều hoàn cảnh sống khác nhau
cũng là những chất liệu quan trọng giúp ích
cho sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy sau này.
Cùng với giai đoạn lang thang vô định này, ông
cũng dần nhận ra niềm đam mê âm nhạc của mình.
Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác.
Trong cuộc đời của mình, ông chưa từng học
chính quy một trường lớp âm nhạc nào.[26]
Năm 1944,
ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức
Huy – Charlot Miều (Ngô Nhật Huy). Thời kỳ hát
rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn
như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê
Thương, Lê
Xuân Ái, Văn Đông... và nhạc sĩ Văn Cao,
người sau này trở thành bạn thân thiết trong
đời sống lẫn trong âm nhạc. Ngoài việc cùng
Văn Cao la cà các chốn ăn chơi thì ông cũng
giúp đỡ cho Văn Cao trong việc soạn nhạc, cùng
Văn Cao sáng tác tác phẩm Bến
xuân và Suối
mơ.
Năm 1942,
ông khởi nghiệp sáng tác nhạc với tác phẩm
hoàn chỉnh đầu tay là "Cô hái mơ", phổ
từ thơ Nguyễn Bính, trong thời kỳ phong
trào Tân nhạc bắt đầu nở rộ.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật
đảo chính Pháp. Chiều ngày 10 tháng 3,
khi gánh hát Đức Huy đang lưu diễn ở Cà Mau, ông
cùng hai người trong gánh hát bị mật thám Pháp
bắt vào tù do treo cờ Nhật, nhưng đến tối thì
được binh lính Nhật trả tự do.[27] Giữa
năm 1945 Phạm Duy từ giã gánh hát Đức Huy đến
ở nhờ nhà một người bạn tại khu Dakao (Tân
Định), Sài Gòn. Ông sinh sống, đi hát tại Sài
Gòn rồi gia nhập Thanh niên Tiền
phong, làm công tác văn nghệ rồi vào đội
Võ trang Tuyên truyền. Tháng 10/1945, sau khi
quân Pháp làm chủ Sài Gòn, ông rời Tân Định ra
Bắc, về Hà
Nội.
Đầu năm 1946 ông
tham gia một lớp huấn luyện quân sự cấp tốc
rồi sau đó được đưa vào miền Nam tham gia
kháng chiến. Ông được đưa vào chiến khu Bà Rịa -
Vũng Tàu làm công tác thông tin, liên lạc và
tiếp vận. Đầu mùa Thu năm 1946 ông bị thương
nhẹ ở cánh tay và được phép về Bắc. Ông ở Huế một
thời gian rồi về Hà Nội khoảng cuối tháng
10/1946.
Ngày 19/12/1946 Toàn quốc kháng
chiến. Ngày 20 tháng 12 ông ra Hà Đông,
làm việc tại Đài Phát thanh bí mật; sau đó
tham gia Đoàn Văn nghệ Giải phóng tại Sơn Tây rồi
đi phục vụ văn nghệ qua Phúc Yên, Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Yên Bái, Lào Cai. Ông ở lại Lào Cai, cùng
với Văn Cao, Ngọc Bích, làm việc tại
phòng trà Quán Biên Thùy (một cơ sở tình báo).
Sau đó ít lâu ông cùng Ngọc Bích đến Bắc Cạn (qua
Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên) khoảng tháng
10/1947, rồi quay lại Thái Nguyên; lúc này hai
ông làm việc cho Cục Chính trị, là cán bộ văn
nghệ với cấp bậc đại úy. Cuối 1947 hai ông từ
Thái Nguyên qua Bắc Giang, sau đó tham gia đoàn
văn nghệ do Hoàng Cầm thành
lập, lưu diễn tại Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn năm
1948. Sau khi không còn là văn nghệ sĩ của Cục
Chính trị thì 2 người đi Bắc Giang, Bắc Ninh,
Phúc Yên, Sơn Tây về Hà Đông.
Sau khoảng 2
tháng, nghe lời Trần Văn Giàu,
cả hai vào Thanh Hóa để
vào Nam. Nhưng tại Thanh Hóa, Phạm Duy tham
gia Đoàn Văn nghệ Quân đội Liên khu IV, trực
thuộc Trung đoàn 304 (có sự tham gia của Thái
Hằng). Sau khi đính hôn với Thái Hằng,
Phạm Duy cùng một số nghệ sĩ đi phục vụ thực
tế tại Nghệ An, Hà Tĩnh rồi
Bình - Trị - Thiên (đi đường rừng, đồng bằng
và quay về bằng đường biển).
Về lại Thanh Hóa
năm 1949, Phạm Duy cưới Thái Hằng, người chủ
trì hôn lễ là tướng Nguyễn Sơn. Sau đó cả 2 vợ chồng
ra Việt Bắc (đi qua Hòa Bình, Vĩnh Yên, Thái Nguyên,
Bắc Cạn) năm 1950,
tham dự Đại hội Văn hóa Toàn quốc. Sau đó Phạm
Duy và vợ từ bỏ, thoát ly khỏi các đoàn văn
nghệ quân đội và quay về lại Thanh Hóa.
Ngày 1 tháng 5 năm
1951 đại gia đình Phạm Duy-Thái Hằng chia
làm 3 nhóm từ Thanh Hóa "dinh tê" về Hà Nội.
Ngày 9 tháng 6 năm
1951 di cư (bằng máy bay) vào Nam, sinh sống
tại Sài Gòn.
Cuối năm 1951, bị một số nhạc sĩ ghen tị tố
cáo là có quan hệ với Việt Minh, ông cùng với Lê
Thương và Trần Văn Trạch bị
bắt giam ở khám
Catinat, Sài Gòn trong 120 ngày.[28] Năm 1953,
ông qua Pháp học dự thính hai năm về âm nhạc,
tại đây, ông chơi thân với Trần Văn Khê, người sau này trở
thành giáo sư dân nhạc nổi tiếng. Hai năm sau,
ông về Việt Nam thì đất nước đã chia cắt sau hiệp định
Genève. Từ đó, ông ở miền Nam tiếp tục
sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng
Long cùng với Thái Thanh, Hoài Nam, Hoài Bắc, Hoài
Trung tại phòng trà
Đêm màu hồng. Thời gian này ông cũng có những
hoạt động trong ngành sân khấu và thông tin
đại chúng, như viết nhạc kịch, viết nhạc cho
phim và cộng tác với đài Phát thanh[29].
Năm 1956,
xảy ra vụ ngoại tình giữa
ông và ca sĩ Khánh
Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình
Chương và đồng thời
cũng là em vợ của Phạm Duy [30], vụ
việc trở thành một đề tài gây xôn xao trên các
báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội[30]. Đây
là "mối tình cấm", "cả gan" luôn làm ông "buồn
rầu khi phải nhắc lại" vì đã làm buồn lòng người vợ,
người em vợ, và vì biết rằng những đổ vỡ kia
không thể hàn gắn được"[30]. Sau
vụ tai tiếng trên, ông không còn hợp tác với
ban hợp ca Thăng Long nữa[31].
Trong lúc tinh thần suy sụp, ông đi vào mối
tình đặc biệt với Alice, con gái của Helen –
tình nhân cũ của ông. Đây là mối tình "giữa
hai tâm hồn", "không đụng chạm thể xác", được
xây dựng trong 10 năm và chính là nguồn cảm
hứng lớn để ông viết nên nhiều tác phẩm nhạc
tình giá trị, như Chỉ
chừng đó thôi, Thương tình ca,...[30].
Gia đình ông
chuyển đến căn nhà nhỏ ở cư xá Chu Mạnh Trinh
ở ngã tư Phú Nhuận, nơi có nhiều gia đình nghệ
sĩ tới ở, như gia đình Nguyễn Mạnh Côn, Năm Châu, Duyên Anh, Hồ Anh, Anh Ngọc, Trần Ngọc, Hoàng
Nguyên, Minh Trang, Kim Tước[31].
Không còn hợp tác với ban Thăng Long, Phạm Duy
vào làm việc ở Trung tâm Điện ảnh. Thời gian
này ông hay lui tới quán Chùa (La Pagode), gặp
gỡ Vũ Khắc Khoan, Cung Trầm Tưởng, Võ
Đức Diên, Mặc Thu, Tạ Tỵ, Lê
Ngộ Châu... Ông được Võ Đức Diên và các
bạn bè giúp đỡ đi một chuyến từ Sài Gòn ra vĩ
tuyến 17 để hoàn thành nốt trường ca Con đường
cái quan.[31]
Thập niên 1960,
sau khi Việt Nam Cộng
hòa được nhiều quốc gia thân Mỹ công
nhận, cùng với các bạn nghệ sĩ khác,
Phạm Duy được cử đi Philippines, Nhật Bản, Thái Lan để
giới thiệu văn nghệ Việt Nam. Và với ít nhiều
kinh nghiệm bang giao, ông thường có mặt trong
những buổi đón tiếp các phái đoàn văn nghệ
nước ngoài, như đoàn vũ trống của Hàn Quốc,
đoàn Moral Rearmement của Mỹ...[31] Nhờ
đó, ông có dịp trao đổi tài liệu âm nhạc với
các văn nghệ sĩ nước ngoài[31].
Năm 1965,
ông tham gia phong trào Du
ca với Nguyễn Đức
Quang, Giang Châu, Ngô
Mạnh Thu,... đi nhiều nơi tại miền Nam Việt
Nam để phổ biến các ca
khúc nói lên thân phận của tuổi trẻ thời
đó[32].
Năm 1966,
ông được văn phòng Giáo dục Văn hóa của Bộ Ngoại giao
Mỹ mời sang nước này,
tại đây ông được mời tham quan các đài truyền hình,
nhạc hội, đến ở trong gia đình nghệ sĩ The
Beers Family, Petersburg.
Ông được đài Channel 13 với Steve Addiss và
Bill Crofut, mời tham gia chương trình dân ca
của Pete Seeger, nhạc sĩ phản chiến
số một của Hoa Kỳ[33]. Bốn
năm sau ông lại qua Hoa
Kỳ lần nữa để làm cố
vấn cho Bộ thông tin Hoa Kỳ để "giải độc dư
luận Mỹ". Tại đây ông mới biết thêm thông tin
về vụ Thảm sát Mỹ Lai, và phản ứng của ông là
ca khúc ''Kể chuyện đi xa''.[33] Ông
cũng hát nhiều ca khúc phản chiến tại các show
truyền hình, sân khấu ở Mỹ.
Cuối thập niên 1960,
ban nhạc gia đình "The Dreamers" của các con
ông ra đời, ông cùng ban này đi biểu diễn tại
các phòng trà, nhà hàng Sài Gòn. Đây cũng là
thời gian băng Cassette thịnh hành, giúp ông
có được nhiều khoản thu nhập từ tiền tác
quyền, trở nên giàu có.
Từ 1970 - 1975,
với nhiều diễn biến lớn diễn ra tại Việt Nam,
đời sống cũng như công việc của ông cũng có
nhiều bất ổn. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, đài
phát thanh của Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho
đăng tuyên bố tử hình vắng mặt Phạm Duy và hai
người khác vì thái độ chống cộng[34].
Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trước việc
quân Giải phóng miền Nam vào Sài Gòn, Phạm Duy
quyết định đưa gia đình di tản ra nước ngoài.
Ngày 28 tháng 4, ông và vợ, hai con gái được
máy bay của Mỹ đem đi [35].
Trải qua nhiều khó
khăn của hành trình di tản, ông và gia đình
cũng ổn định, cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California.
Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục sáng tác, biểu
diễn và tổ chức cũng như tham gia các đêm nhạc
về mình.
Năm 1990,
ông bắt đầu viết hồi
ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.
Năm 1999,
vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này
khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh
viện một thời gian dài. Sau năm này, ông quyết
định thực hiện những chuyến về thăm quê hương
sau 25 năm xa cách.
Tháng 5 năm 2005,
ông chính thức trở về Việt Nam, mua nhà sống
tại Quận 11, Thành phố Hồ
Chí Minh cùng các con
trai Duy Quang, Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, lần
đầu tiên kể từ năm 1975, 9 bài hát của ông
được cấp phép phổ biến. Thời kỳ này ông vẫn
hoạt động âm nhạc, tuy sức khỏe đã có dấu hiệu
giảm sút, nhiều bệnh được phát hiện ra.
Ngày 27 tháng 1 năm 2013,
sau một thời gian nằm viện, ông qua đời, một
tháng sau cái chết của con cả ông là ca sĩ Duy
Quang.[1] Tang
lễ của ông được tổ chức tại nhà riêng và ông
được an táng tại Công viên Nghĩa trang Bình
Dương vào ngày 3 tháng 2 năm 2013.[1]
Gia đình Phạm Duy
có nhiều người trong lãnh vực nghệ thuật,
ngoài người cha Phạm Duy Tốn và
anh trai Phạm Duy Khiêm là
những nhà văn có tiếng, còn có anh thứ Phạm Duy Nhượng cũng
là nhạc sĩ, tác giả ca khúc Tà
áo Văn Quân. Một người anh họ của ông là
học giả Nguyễn Văn Ngọc,
tác giả cuốn Tục ngữ
phong dao. Học giả Trần Trọng Kim từng
nhận ông làm con nuôi.
Đến khi lập gia
đình, ngoài vợ ông là ca sĩ Thái
Hằng, còn có em vợ là danh ca Thái Thanh,
anh em vợ là các nhạc sĩ Phạm Đình
Chương (Hoài Bắc),
nghệ sĩ Phạm
Đình Sỹ, ca sĩ Phạm Đình Viêm tức
(Hoài Trung) của ban hợp ca Thăng Long. Ông có
tám người con (Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy
Cường, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Đức, Thái Hạnh) và
các con ông đều được ông hướng dẫn theo nghiệp
nhạc, đều có thành công trong lĩnh vực của
mình: con trai cả là ca sĩ Duy Quang,
rồi đến nhạc sĩ hòa âm Duy Cường, con gái là các ca sĩ Thái
Hiền, Thái Thảo.
Ngoài ra có thể kể
đến con rể của ông là ca sĩ Tuấn Ngọc (chồng
của Thái Thảo), là con trai của nhạc
sĩ Lữ Liên; vì thế ông và nhạc sĩ Lữ
Liên là thông gia. Các cháu vợ của ông như ca
sĩ Ý
Lan (con gái của Thái
Thanh), và Mai Hương (con
gái Phạm Đình Sỹ).
Ông từng vướng vào
scandal ngoại tình, loạn luân với em dâu là ca
sĩ Khánh Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình
Chương (vợ Phạm Duy là ca sĩ Thái Hằng, chị
ruột của Phạm Đình Chương). Điều này đã khiến
hôn nhân của Phạm Đình Chương tan vỡ. Dư luận
lên tiếng, khán giả căm ghét khiến Khánh Ngọc
phải chấm dứt sự nghiệp ca sỹ, xuất ngoại sang
Mỹ[36] Còn
Phạm Duy thì mất tinh thần một thời gian, rồi
lại đáp trả công luận bằng sự gan lì với bản
nhạc "Tôi còn yêu, tôi cứ
yêu!”. Khi vụ án tình giữa Phạm Duy -
Khánh Ngọc xảy ra thì cụm từ “ăn chè Nhà Bè”
cũng được nhắc đến nhiều để chỉ những cuộc
tình vụng trộm[37]
Tôi là một
người hát rong, sung sướng được làm người
hát rong của thế kỷ.
Phạm Duy[38]
Có lẽ Phạm Duy là
một tài tử thứ nhất hát những bài âm nhạc
cải cách với một giọng hoàn toàn Việt Nam.
Nguyễn
Văn Cổn
Một người nhạc sĩ
có đầy nội lực hút hồn người khi ôm đàn say
sưa hát những bài ca với chất giọng truyền
cảm của một ca sĩ. Chính Duy đã làm được
điều lạ thường đó.
Trần
Văn Khê
Phạm Duy bắt đầu
sự nghiệp âm nhạc với vai trò ca sĩ hát Tân nhạc trong
gánh hát Cải lương Đức
Huy - Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi
nhiều miền trên đất nước, giúp ông mở mang tầm
mắt, ngoài ra khiến ông trở thành một nhân tố
quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến
các vùng. Với giọng hát điêu luyện, đậm chất
Việt của mình, ông đã đưa tên tuổi các nhạc sĩ
như Đặng Thế Phong, Văn Cao đi khắp đất nước
Việt Nam. Trong bài báo Tài Tử Phạm Duy để
giới thiệu ca sĩ Phạm Duy, đăng trên tờ Revue
Radio Indochine số 47, ra ngày Tết dương lịch
năm 1944, Nguyễn Văn Cổn đã khắc họa:
- "... Người thiếu
niên này với gương mặt gầy ốm, một cặp mắt
hiền từ và mơ màng sau cặp kính trắng, với
cách cử chỉ khoan thai và nhã nhặn, đó là
Phạm Duy(...) Có lẽ trong tiếng hát của Phạm
Duy, chúng ta thấy một cái gì hơi xa xăm,
buồn tủi, phải chăng đời của nghệ sĩ như đầy
những sự nhớ nhung, thương tiếc, đợi chờ, mà
tiếng hát Phạm Duy là tiếng lòng thổn thức
(...) Mỗi lần Phạm Duy lên ca hát tại Đài Vô
Tuyến là mỗi lần các thính giả xa gần đều
lặng yên để thụ hưởng những sự dịu dàng
trong trẻo, như thanh điệu êm ái (...) Bài Buồn
tàn thu mà Phạm Duy
hát lên có lẽ ai cũng nhận thấy sự cảm động
của một tâm hồn mong mỏi người xa xôi (...)
đưa cái bài Buồn tàn
thu tới những tâm
hồn mong mỏi (...)
- ... Nhưng nói về
nghệ thuật, thì có lẽ Phạm Duy là một tài tử
thứ nhất hát những bài âm nhạc cải cách với
một giọng hoàn toàn Việt Nam, có nhiều tài
tử cứ tưởng lầm rằng họ ca hát những âm nhạc
mới, tức là phải có một giọng Âu Mỹ, thật là
sai lầm (...) Phạm Duy lại còn là một nghệ
sĩ rất có lương tâm nhà nghề trước khi hát,
trước khi biểu diễn, Phạm Duy rất chăm chú
tập dượt những bài hát (...)"[39]
Với giai đoạn này,
nhạc sĩ Văn Cao gọi Phạm Duy là "kẻ du ca đã
gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn". Ông từng
hát riêng cho vua Bảo Đại nghe
trong một chuyến lưu diễn ở Phan Rang.
Khi đã theo kháng chiến, với cây đàn guitar,
Phạm Duy tiếp tục đem giọng hát của mình phục
vụ anh em chiến sĩ, mà theo Tạ Tỵ,
tiếng hát Phạm Duy lúc này "mang một âm hưởng
khác, một nội dung khác, ở đó, Duy không còn
là kẻ đứng ngoài hát cho người khác nghe, mà
nó chính là tiếng thét oai hùng của một thế hệ
thanh niên đã ý thức được vai trò của mình
trong lịch sử"[40].
Thời gian khi đã
vào nghề sáng tác, Phạm Duy cũng duy trì công
việc ca hát của mình, một cách không đều đặn.
Tiếng hát của ông từng được phát trên các đài
truyền thanh, truyền hình lớn trên Nam Việt
cũng như thế giới. Ông đi hát rong cùng James
Durst, Pete Seeger trong
các chương trình giao lưu văn hóa Việt Mỹ, hay
các chương trình nhạc phản chiến, phong trào
du ca. Bên cạnh đó, Phạm Duy còn tự thâu âm
những băng nhạc Tục ca,
Tâm ca, Vỉa hè ca, Ngục
ca và trong giai đoạn
đầu lưu vong ở Hải ngoại, là hát rong trong
nhóm nhạc Gia đình Phạm
Duy, cùng với Thái Hằng, Thái Hiền.
Tuy là ca sĩ có
được nhiều thành công đặc biệt, nhưng sự
nghiệp chính và quan trọng nhất của Phạm Duy
là sáng tác, bắt đầu từ ca khúc Cô
hái mơ, nếu không tính các ca khúc
nghịch ngợm, truyền miệng, hay các ca khúc đặt
lời cho nhạc ngoại quốc từ thuở thiếu niên.
Thời
kỳ tiền chiến và Chiến tranh Đông Dương[sửa | sửa mã nguồn]
“ |
Tôi yêu tiếng
nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!... |
” |
— Câu mở
đầu của bài Tình
ca, ca khúc của Phạm Duy viết
trong giai đoạn trước 1954. |
Chính Phạm Duy đã
mở ra không chỉ cho riêng tôi mà cho các
nhạc sĩ đàn em khác, con đường đưa dân ca
vào ngôn ngữ âm nhạc mới. Ông ấy là người
đầu tiên đã chuyển tải dân ca Việt Nam vào
nhạc mới một cách nhuần nhuyễn, đằm thắm...
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Phạm
Duy là nhạc sĩ đi vào quần chúng trước nhất.
Nguyễn
Văn Tý
Phạm Duy phát
triển dân ca, đưa đến một màu sắc khác, cập
nhật hóa, làm nó thoát ra khỏi thân phận cũ
của nó (...) Hiện đại hóa. Gần gũi giới trẻ
thành phố. Ông còn thêm cả giai điệu và lời
cho dân ca. Một con người rất tài năng,
thông minh.
Trịnh
Công Sơn
Thời kỳ đầu thế
kỷ XX, các nhạc sĩ Việt Nam đều lấy nguyên
lý nhạc châu Âu nói chung, nhạc Pháp nói
riêng làm cơ sở. Trong bối cảnh đó, có thể
khẳng định Phạm Duy là một trong những
nhạc sĩ tiên phong khởi nguồn phương thức
sáng tác tân nhạc dựa trên âm hưởng dân ca
Việt Nam. Điều này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, bởi nó đặt nền móng cho một
sắc thái dân tộc thực thụ trong khuôn diện
tân nhạc dân tộc. Những tác phẩm của ông
hiện vẫn còn nguyên giá trị, sống mãi cùng
với lịch sử âm nhạc Việt Nam. Đáng chú ý,
bên cạnh vai trò một nhạc sĩ sáng tác,
Phạm Duy còn là một nhà nghiên cứu âm nhạc
thực thụ. Ông viết nhạc không chỉ bằng cảm
hứng sáng tạo nói chung mà hẳn còn bằng cả
sự tính toán, tư duy lý tính của một nhà
nghiên cứu. Có thể vì thế mà chất liệu dân
gian trong các tác phẩm của ông được đánh
giá là nhuần nhuyễn hòa quyện với những
tinh chất chắt lọc, chứ không "thuổng"
nguyên vẹn từng chuỗi giai điệu cổ nhạc
như nhiều nhạc sĩ khác.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng
Hiền [41]
Ca khúc đầu tay
của Phạm Duy là Cô hái mơ,
một ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Bính. Tới năm 1944,
ông cho ra đời bài Gươm
tráng sĩ, một ca khúc gắn với sự tích hồ Hoàn Kiếm, và là ca khúc đầu
tiên được ông viết cả lời lẫn nhạc.
Thời kháng chiến Nam
bộ (1945–1946) ông
chơi thân với Văn Cao, ngoài việc cùng ra vào
chốn ăn chơi, ông và Văn Cao còn giúp nhau
trong phương diện sáng tác; Ông cùng Văn Cao
cũng cùng nhau làm những ca khúc như Bến
xuân, Suối mơ. Thời gian đầu của sự
nghiệp, ở trong vùng kháng chiến, ông sáng tác
nhiều ở thể loại hùng ca: Gươm
tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường,
Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu...[42] Bên
cạnh đó là những bài nhạc tình lãng mạn đầu
tay: Cô hái mơ, Cây đàn
bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ,
Tiếng bước trên đường khuya....
Năm 1947,
Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc mang âm hưởng
dân ca, mà theo ông: "Tôi nghĩ rằng tôi là
người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một
nhạc sĩ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân
ca. Đó là chuyện rất giản dị... Tôi phải khởi
sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang
tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt
Nam nữa"[43], từ
đó cho ra đời thể loại mà ông gọi là "Dân ca
mới",[44]: Nhớ
người thương binh (1947), Dặn dò, Ru con,
Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người
lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương
chiều... Những bài này
được ông sáng tác dựa trên 2 tiêu chí:
- Nét nhạc vẫn
dùng âm
giai ngũ cung cố hữu
nhưng áp dụng nhạc thuật chuyển hệ làm cho
giai điệu không nằm chết trong một ngũ cung
nào đó như trong dân ca cổ mà chạy dài trên
nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau;
- Lời ca tuy
nằm trong thể thơ lục bát, nhưng có nhiều
khi được biến thể, do đó tiết điệu cũng theo
âm tiết của lời ca mà trở nên phong phú hơn.[44]
Về nội dung, nhạc
Phạm Duy ở giai đoạn kháng chiến chủ yếu là
những bài nhạc hùng, nhạc vui, thường mang
tính chất lạc quan: Gánh
lúa, Đường ra biên ải..., hay ca ngợi
kháng chiến, ca ngợi công lao của Hồ
Chí Minh như Bên
ni bên tê, Ngọn trào quay súng, Đường về quê.
Từ năm 1948,
ông bắt đầu khai thác thêm đề tài về sự gian
khổ của cuộc kháng chiến. Đề tài này là chủ đề
chính trong những ca khúc: Bao
giờ anh lấy được đồn tây (sau
đổi thành Quê nghèo), Bà
mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời
ru..., mang những câu chuyện, hình ảnh
của chốn thôn quê và nỗi gian khổ của người
dân quê trong thời chiến tranh[45].
Những bài hát này
tuy được quần chúng yêu thích và phổ biến rộng
rãi, nhưng do nói về sự bi, sự khổ và có chất
"lãng mạn tiểu tư sản" mà Phạm Duy bắt đầu bị
sự chỉ trích của cấp trên thời kháng chiến.
Sau nhiều lần bị khiển trách, ông quyết định
rời chiến khu về thành phố. Trong 2 năm sửa
soạn về thành rồi về Sài Gòn định cư
(1951–1952), ông không sáng tác gì ngoài việc
phổ câu ca dao thành
bài dân ca là Nụ tầm xuân,
và phổ bài thơ Tiếng sáo
thiên thai của Thế Lữ
thành một bản tango, để đáp ứng nhu cầu hát
đôi của chị em Thái Thanh, Thái
Hằng.
Năm 1952, Tình
hoài hương ra đời tại
Sài Gòn, khởi xướng cho khuynh hướng sáng tác
"Tình ca quê hương": "Sau khi nói lên vinh
quang và nhọc nhằn của dân tộc với nhạc kháng
chiến, bây giờ tôi đi vào tình tự quê hương.."[46] Ca
khúc tiếp theo là Tình ca;
hai bài này được nhân dân yêu thích và nằm
trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nói về quê
hương.[46].
Phạm Duy tiếp nối
thể loại "Tình ca quê hương" bằng một thể loại
mà ông gọi là "Tình tự dân tộc",[46] bắt
đầu từ năm 1954, với bộ ba Bà
mẹ quê, Em bé quê, Vợ chồng quê, được
xây dựng bằng nhạc thuật dân ca trước đây,
những bài này phổ biến tại miền Nam và theo
Phạm Duy: "nó được các lớp nhạc sĩ trẻ như
Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Duy Khánh, Trần
Thiện Thanh tức Nhật Trường... hưởng ứng để
soạn ra những bài mà họ gọi là dân ca mambo
bolero".[46]
Giai đoạn này ông
vẫn tiếp tục với các bài dân ca mới: Đố
ai, Nụ tầm xuân, Ngày trở về, Người về, Tình
nghèo... Bên cạnh đó là Thuyền
viễn xứ, Viễn du, Hẹn hò nói
về sự chia lìa quê hương, chia lìa đôi lứa
trong những ngày đất nước Việt Nam sắp sửa
chia đôi bởi hiệp định Genève.[47].
Ngoài ra còn có những ca khúc lấy cảm hứng từ
thiên nhiên: Xuân ca, Dạ
lai hương, Xuân thì...
“ |
Nước đi là
nước không về
Chia đôi
dòng nước chia lìa dòng sông...
|
” |
— Mở đầu
ca khúc Những
dòng sông chia rẽ, thuộc trường
ca Mẹ Việt Nam. |
"Phạm Duy là một
nhà ảo thuật đại tài, khi ông chọn hình ảnh
một bà mẹ, một ánh đèn, một quang gánh, một
ông sao... và ông thổi vào đó những sức
sống, ghi lại trong tâm tưởng người nghe về
một khung trời Việt. Hơn nữa, ông làm người
nghe thấy mình gần với đất Việt, hồn Việt và
khiến họ yêu tất cả những điều đó như trong
trái tim tài hoa của ông đang thổn thức hát
lên."
Tuấn
Khanh[50]
Nhạc Việt Nam là
một môn học, mà trong đó nhạc Phạm Duy là
một môn học nữa.
Eric Henry[23]
"Khi người ta cố
giữ giọt nước mắt trong lòng hay để nó lăn
dài trên má; khi người ta cười nụ nhỏ hay
cất tiếng hát to; khi người ta quỵ ngã hay
lúc hăng hái dấn bước trên đường; người ta
đều có cho mình một câu hát của Phạm Duy."
Nguyễn Đình Toàn[51]
"Ngôi sao Bắc đẩu
của âm nhạc Việt Nam, người nhạc sĩ lớn nhất
của âm nhạc Việt Nam qua rất nhiều thế hệ"
Khánh Ly[4]
"Nhạc sĩ Phạm Duy
là một trong những
nhà thơ vĩ
đại nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam
thời hiện đại.
Trần
Dạ Từ
Từ sau Hiệp định
Genève cho đến năm 1975,
do hoàn cảnh chính trị, sự nghiệp của Phạm Duy
chủ yếu phát triển ở miền Nam Việt
Nam. Đây là giai đoạn rực rỡ, quan trọng và có
ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp của ông, với sự
đi sâu vào các chủ đề tình cảm, tâm tư, bên
cạnh đó là các đề tài mới mẻ cũng như những ca
khúc có vấn vương tới chính trị.
Trong thời gian du
học Pháp (1952–1954), ông thai nghén bản trường ca đầu
tiên của mình, với ý phản đối chia đôi đất
nước. Sau khi du học, ông về Việt Nam tiếp tục
sáng tác, ngoài một số bài mang âm hưởng dân
ca, ông tiếp tục đi sâu vào nhạc tình yêu đôi
lứa, qua nhiều cung bậc hạnh phúc, đau khổ,
nhớ thương: Đừng xa nhau,
Ngày đó chúng mình, Tìm nhau, Thương tình
ca, Kiếp nào có yêu nhau, Mưa rơi, Đường em
đi, Còn gì nữa đâu...[52]. Và
từ đó đi sâu hơn vào việc khai thác những
trạng thái tâm tưởng, với những bài hát nói về
"Tình yêu - Sự đau khổ - Cái chết", ba điều
quan trọng nhất lúc đó của ông[53],
những ca khúc quan trọng của giai đoạn này có
thể kể đến Nước mắt rơi,
Đường chiều lá rụng, Tạ ơn đời, Một bàn tay[53].
Trong thời kỳ đất
nước đã chia đôi, Phạm Duy không tránh khỏi
chịu ảnh hưởng từ các vấn đề chính
trị. Năm 1956, ông soạn bài Chào
mừng Việt Nam để ca
ngợi chế độ mới, ông gọi việc làm này là vì
"bổn phận công dân"[54]. Sau
đó bắt đầu những tác phẩm phục vụ cho Vụ Văn
hóa, như ca kịch Chim
lồng (1955), nội dung
ca ngợi tự do và lên án sự ràng buộc, ám chỉ
sự khác nhau của hai chế độ đang tồn tại trên
đất nước Việt Nam.[54]
Thời kỳ này, ngoài
những khúc tình ca hay những ca khúc chính
trị, ông còn tạo ra các chùm 10 ca khúc mang
những chủ đề độc đáo về tâm linh - tâm tưởng
như Đạo ca, Tâm
ca, về xã hội như Tục
ca, Vỉa hè ca, Tâm
phẫn ca, về tuổi thơ như Bé
ca,... Đa phần nhận được sự đón nhận của
công chúng, tuy nhiên, cũng có những thể loại
gây nhiều tranh cãi vì dùng ngôn ngữ quá bình
dân như Vỉa hè ca hay
dung tục, như "Tục ca"[55].
Năm 1963,
ông khởi sự sáng tác bản trường ca Mẹ
Việt Nam, đây là trường ca thứ hai sau Con
đường cái quan hoàn
tất trước đó vài năm. Đây được coi như hai tác
phẩm lớn và thành công không chỉ trong tác
phẩm của ông, mà còn trong nền âm nhạc Việt.
Năm 1973,
lúc Phong
trào Nhạc trẻ lên cao,
ông cùng với ca sĩ Thanh Lan và
nhạc sĩ Ngọc
Chánh đi dự Đại hội
âm nhạc Quốc tế tại Tokyo, Nhật. Bản Tuổi biết buồn của
ông được lọt vào vòng chung kết. Thập niên 1970 với
sự tham gia văn nghệ của các con Duy Quang, Thái
Hiền, ông có thêm những tình ca nhẹ
nhàng lãng mạn thích hợp với tuổi thanh niên,
sinh viên như Trả lại em
yêu, Con đường tình ta đi, Thà như giọt
mưa.... Ngoài việc tự sáng tác nhạc và
lời, ông cũng không quên phổ thơ người khác
thành những tác phẩm được đông đảo người yêu
mến, như những bài Ngày
xưa Hoàng thị, Đưa
em tìm động hoa vàng, tập nhạc "Đạo ca"
(phổ thơ Phạm Thiên Thư), Thà
như giọt mưa, cô Bắc kỳ nho nhỏ, Em hiền như
Ma-soeur (phổ thơ
Nguyễn Tất Nhiên), Tiễn
em, Mùa thu Paris (phổ
thơ Cung Trầm Tưởng)...Và bên cạnh đó, ông còn
đặt lời Việt cho những ca khúc nước ngoài, đó
là những bài nhạc mới của "phong trào nhạc
trẻ", hay những bản nhạc xưa hơn, và cả nhạc
bán cổ điển. Nhiều ca khúc do ông đặt lời được
coi là thành công như Dạ
khúc (Stanchen của Schubert), Mơ
mòng (Dreaming của
Schumann), Khi xưa ta bé (Bangbang)...
Một thể loại cũng
mang lại thành công cho ông trong giai đoạn
chiến tranh nước Việt, đó là những ca khúc nói
về tâm tư của người dân, người lính trong cuộc
chiến tranh Việt Nam như Kỷ
vật cho em, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến
trường tồi tệ, những ca khúc mang tính
phản chiến như Giọt mưa
trên lá, Chuyện hai người lính, Thầm gọi tên
nhau, Tưởng như còn người yêu. Ông cũng
tham gia Phong trào du
ca Việt Nam với nhiều
ca khúc nổi bật như Việt
Nam Việt Nam, Trả lại tôi tuổi trẻ, Du ca
mùa xuân, và xuất bản
với phong trào này tập nhạc Hoan ca bao gồm
các thể loại: Bình ca, Nữ
ca, Đồng dao. Phạm Duy
cũng là người ủng hộ và tham gia phong trào nhạc trẻ, khởi đầu với việc soạn
lời Việt cho các ca khúc tiếng ngoại quốc.
Năm 1975, ông
Nguyễn Đắc Xuân là người từng được Trưởng ban
văn hóa văn nghệ Tố
Hữu giao vào Sài Gòn
để mời ông Phạm Duy ở lại sáng tác, nhưng nhạc
sỹ đã rời đi trước khi ông Xuân tới nơi[56].
Phạm Duy rời Việt
Nam vào ngày 27 tháng 4 năm 1975 bằng
cách ra biển theo tàu hải quân Mỹ. Trong 30
năm xa quê hương, sự nghiệp âm nhạc của ông
vẫn tiếp tục phát triển qua nhiều đề tài, thể
loại mới, tuy rằng lúc này nhạc của ông bị cấm
ở Việt Nam, chỉ phổ biến trong cộng đồng ở hải
ngoại. Giai đoạn đầu, có một thời gian ông
cùng các con và ca sĩ Khánh Ly đi hát
tại các trại tam cư cho người Việt lưu vong[57][58]. Ông
cũng cho in sang các băng nhạc, soạn sách dạy
nhạc để kiếm tiền. Sau khi đủ vốn liếng và tự
tin, ông rủ Steve
Addiss, Bill
Crofut, James
Durst...đi hát rong tại các quán cà phê,
trường Đại học, câu lạc bộ ở các thành phố Mỹ [58]. Sau
đó ông thành lập gánh hát Gia đình Phạm Duy
(The Pham Duy family singers), bắt đầu mở các
chương trình ca nhạc cũng như nhận lời mời đi
diễn tại các sự kiện âm nhạc.[58]
Phạm Duy cũng bắt
đầu giai đoạn sáng tác mới của mình từ những
ngày đầu ở Mỹ. Tác phẩm gần như xuyên suốt
thời kỳ này, là tổ khúc Bầy
chim bỏ xứ, thai nghén từ năm 1975 và
hoàn tất năm 1990,
gồm 18 khúc nhạc dài ngắn, ẩn dụ về hình ảnh
của những người Việt phải rời bỏ đất nước và
hy vọng vào tương lai đoàn tụ, qua hành trình
ra đi và trở về của đàn chim[59]. Khi
trả lời phỏng vấn về vấn đề tỵ nạn Đông Dương,
ông nói: "Tôi sinh ra để hát về nước tôi! Nước
tôi đâu rồi?"[57].
Những sáng tác của
Phạm Duy trong thời kỳ đầu ở hải ngoại có thể
chia làm hai đề tài chính:
- Nói về hành
trình lưu vong ở hải ngoại của người Việt,
với Tỵ nạn ca. Gồm những ca khúc viết về
tình cảnh, tâm trạng của người Việt lưu
vong: Nguyên vẹn hình
hài, Ta trốn Cộng
hay ta chống Cộng, Có phải tôi là người
quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh, Hát
trên đường tạm dung, Người Việt cao quý,
Ta là gió muôn phương, Dấu chân trên
tuyết, Quê hương còn đó,... đề
tài Thuyền
nhân: Hát Trên
Đường Vượt biển, tâm tư nguyện vọng
của người xa xứ: Lấp
biển vá trời,Ở Bên Nhà Em Không Còn Đứng
Đợi chờ Anh, Lời Người Thiếu Phụ Việt Nam,
Giải Thoát Cho Em, Trả Lại Chồng Tôi, Như
là lòng tôi,...[60]
- Về sự mất tự
do ở trong nước, với Ngục
ca, phổ từ tập thơ Hoa địa ngục của Nguyễn
Chí Thiện: Hát
Cho Người Ở Lại, Giấc Mơ Khủng Khiếp, Hoa
Địa Ngục, Từ Vượn Lên Người Từ Người Xuống
Vượn, Đảng Đầy Tôi, Ngày 19 Tháng 5, Xưa
Lý Bạch, Những Thiếu Nhi Điển Hình Chế
Độ... có nội dung đả
kích, lên án mạnh mẽ chính phủ nước Việt
Nam.[60]
Năm 1982,
theo lời kể của ông, "đã
có một sự kiện làm cho tâm hồn tôi lắng
xuống" và khiến ông
dừng sáng tác các bài hát đả kích nhà nước
Việt Nam[61] Đó
là việc được đọc tập thơ chuyền tay của thi sĩ Hoàng Cầm từ
Việt Nam. Từ đó ông cho ra đời Hoàng
Cầm ca gồm những bài
phổ từ thơ Hoàng Cầm.[61] Hoàng
Cầm ca cũng nhen nhóm
một giai đoạn mới trong nhạc của ông ở hải
ngoại, đó là việc ông từ bỏ dần những ca khúc
mang tính chất đau thương viễn xứ hay đả kích
chế độ chính trị tại Việt Nam, chuyển sang
sáng tác những bản tình ca.
Đến năm 1988,
việc chiến tranh lạnh kết thúc và "vì cuộc di
cư của người Việt Nam đã tới một giai đoạn
mới"[62], Phạm
Duy bèn tính tới việc sáng tác nhạc cho năm 2000,
"Chọn đề tài này, tôi không còn chạy theo cái
nhất thời mà đi tìm cái vĩnh cửu. Dù rằng
trước đây những xu hướng trở về nội tâm cũng
đã ló ra trong những bài hát soạn cho ngoại
vật. Từ nay trở đi, đối với tôi, có lẽ tôi
phải bỏ quên các loại nhạc tình cảm và nhạc xã
hội để đi tới nhạc tâm linh"[62]. Thời
kỳ này có các tác phẩm chính: Trường
ca Hàn Mặc Tử (cuối
năm 1993),
là loại "nhạc siêu thực" phổ từ những bài thơ
của Hàn Mặc Tử. Thiền
ca, với phụ đề Hát
Trên Đường Về ra đời
để "hi vọng mọi người Việt Nam trở về với ba
đạo gốc". Và Rong ca,
gồm 10 bài: Là cuộc "thong dong đi trên con
đường dẫn tới những năm 2000"[60], với
những tâm sự của người tình già (Người tình
già trên đầu non), với ý nguyện hóa giải
quá khứ (Ngụ ngôn mùa xuân), chôn chặt
quá khứ trong Mộ phần thế
kỷ, hứa hẹn trở về trong Hẹn
em năm 2000, đặt những vấn đề cho thế kỷ
mới (Mẹ năm 2000), và cái nhìn lạc quan
hơn vào đời sống: Nắng
chiều rực rỡ[62]. Theo
Phạm Duy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính
là người giúp ông phổ biến Rong
ca tại Việt Nam, qua
một băng cassette xách tay.[62]
Ngoài những đề tài
chính trên, Phạm Duy cũng không quên soạn
những bản nhạc về tình yêu đôi lứa như Nghìn
năm vẫn chưa quên, Rồi
đây anh sẽ đưa em về nhà... Ông cũng bắt
đầu soạn Hương ca và Minh
họa Kiều, những tác phẩm sẽ được hoàn
thành sau khi ông trở về Việt Nam.[63]
Cũng trong năm
1988, ông cùng con trai Phạm Duy Cường thành
lập PDC MUSICAL PRODUCTIONS, trở thành người
đầu tiên đưa nhạc Việt vào đĩa Compact Disc.
Trở
về Việt Nam định cư tới cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]
“ |
Việt Nam, hai
tiếng nói sau cùng khi lìa đời! |
” |
— Lời ca
khúc Việt Nam
Việt Nam. |
Nhạc
sĩ Phạm Duy đang biểu diễn tại một quán
nước
Sau nhiều lần về
thăm quê hương,[64]. Phạm
Duy chính thức trở về định cư tại Việt Nam
ngày 17 tháng 5 năm 2005,
với sự cho phép của chính phủ Việt Nam[65]. Sự
kiện này được truyền thông trong nước lẫn hải
ngoại quan tâm đặc biệt[65][66][67]. Báo
chí Việt Nam nhận xét đó là "nhịp cầu nối quê
hương với người Việt xa xứ"[65],
"niềm vui thống nhất lòng người"[66], còn
Phạm Duy nói cuộc trở về này là "lá rụng về
cội"[68][69]. Bên
cạnh đó, sự kiện này còn gặp phải sự phản đối
của một số người Việt hải ngoại, vì họ cho
rằng ông đã "về phe cộng sản".
Ông Nguyễn Đắc
Xuân từng chất vấn Phạm Duy về những quyết
định của ông trong quá khứ. Hồi năm 1996, hàng
đêm ông Xuân liên hệ qua điện thoại thì có lần
ông đã hỏi là "Anh Phạm
Duy có khi nào anh nghĩ rằng anh có tội với
đất nước không?". Phạm Duy trả lời[56]:
-
- Có chứ, mình cũng có chứ nhưng
do hoàn cảnh. Mình biết chứ và bây giờ
mình cũng phải làm cái gì đó để bù đắp
lại cái tội đó của mình. Đứng trên thế
của người Kháng chiến mình là có tội.
Phạm Duy cảm thấy
khủng khiếp khi nhìn vào thực tế của những
nhạc sĩ hải ngoại khác như Phạm Đình Chương,
Lam Phương, Hoàng Thi Thơ: Cho đến khi họ chết
người ta cũng đọc điếu văn đầy hận thù, do đó
ông thấy cần phải về Việt Nam. Phạm Duy cũng
chia sẻ rằng nhạc sĩ ở Việt Nam "sướng hơn ở
Mỹ"[56].
Công ty cổ phần
Văn hoá Phương Nam và Hãng phim
Phương Nam cũng nhân
dịp này, đã đứng ra mua bản quyền toàn bộ nhạc
phẩm của Phạm Duy trong vòng 10 năm với giá
hơn 400 nghìn đôla [70].
Năm 2006,
Phạm Duy cùng hãng phim Phương Nam tổ chức đêm
nhạc mang tên "Ngày trở về" tại nhà hát Hoà
Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được mời làm
người dẫn chương trình dẫn dắt và kể chuyện
suốt liveshow; đêm nhạc tổ chức quy mô hoành
tráng, được công chúng đón nhận nhiệt liệt.
Một số nhân vật đã phản đối sự đón nhận này,
trong đó có nhà báo Nguyễn Lưu với bài "Không
thể tung hô" đăng trên báo Đầu tư. Tuy nhiên
bài viết của Nguyễn Lưu vấp phải sự phản đối
của nhiều độc giả[71], bị
cho là mắc nhiều "sai lầm ngây ngô", và những
"lỗ hổng kiến thức chết người"[72]. Hãng
phim Phương Nam cũng phản hồi bài viết này
bằng một bài báo, trong đó nội dung phần lớn
để cải chính những kiến thức sai lầm trong bài
của Nguyễn Lưu.[73]. Sau
đó báo Đầu tư đã thông báo chấm dứt tranh luận
về vấn đề này.
Nhiều đêm nhạc
Phạm Duy khác với quy mô lớn tiếp tục diễn ra: Con
đường tình ta đi (ngày
12 tháng 11 năm 2009), Mơ
giấc mộng dài (tháng 7
năm 2010) tại nhà hát Hoà
Bình tổ chức bởi Hãng
phim Phương Nam, những đêm giới thiệu Minh
họa Kiều tại miền
Bắc.. Tháng 3 năm 2009, đêm "Ngày trở về" đã
tổ chức thành công ở nhà hát lớn, Hà Nội, nơi
ông sinh ra, "Xong buổi diễn, tôi mới thực sự
là người về hưu" - ông phát biểu [74].
Ngày 18 tháng 8
năm 2011 ban liên lạc họ Phạm tại Tp Hồ Chí
Minh và công ty TNHH họ Phạm Phương Nam tổ
chức đêm nhạc Họ Phạm với chủ đề: "Mọi trái
tim - một tấm lòng" cũng mời ông và nhạc sĩ
Phạm Tuyên tới dự.
Năm 2013, ông qua
đời tại TP Hồ Chí Minh.
Đạo
diễn điện ảnh, nhà phê bình phim[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1956,
xảy ra vụ ngoại tình giữa
ông và ca sĩ
Khánh Ngọc là vợ của
em vợ ông là nhạc sĩ Phạm Đình
Chương, vụ việc trở thành một đề tài gây
xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội.
Đây là "mối tình cấm", "cả gan" luôn làm ông
"buồn rầu khi phải nhắc lại" vì đã làm buồn
lòng người
vợ, người em vợ, và vì biết rằng những
đổ vỡ kia không thể hàn gắn được". Trong cuốn
Hồi ký Phạm Duy (tập 3), ông viết: "Sự
buông thả không kiềm chế trong sáng tác cũng
như trong đời sống hằng ngày đẩy tôi vào một
cuộc tình đáng lẽ tôi nên tránh. Thành thực
mà nói, tôi muốn tránh cũng không được. Vì
nhu cầu của công tác điện ảnh, tôi sống quá
gần gũi với người vợ của em vợ, đôi khi còn
phải sống chung ở Hồng Kông hay Manila để
hoàn tất cuốn phim".
Sau vụ tai tiếng
tình ái nói trên và bị chỉ trích nặng nề, Phạm
Duy dừng hợp tác với ban nhạc hợp ca Thăng
Long và chuyển sang làm việc ở Trung tâm điện
ảnh. Phạm Duy làm đạo diễn bộ phim Hai người
mẹ theo lời mời của ông Đỗ Bá Thế - Giám đốc
Đông Phương films. Đến nay không ai biết bộ
phim Hai người mẹ thành công đến đâu và Phạm
Duy có tiếp tục đạo diễn bộ phim nào nữa
không.
Ngoài ra, ông còn
là cây bút phê bình điện ảnh. Sau vài năm du
học ở Pháp và xem nhiều bộ phim xuất sắc của
điện ảnh thế giới ở Trung tâm văn hóa Pháp tại
Sài Gòn, Phạm Duy lựa chọn hầu hết những tác
phẩm lớn đã ra đời trước đó nhiều năm để viết
bài bình như Kẻ cắp xe đạp (đạo diễn Vittorio
De Sica), Công dân Kane,
Xô nhau đi tìm vàng (Charlie Chaplin), Bác sĩ
Caligari (đạo diễn Robert
Wiene), Ảo mộng lớn (đạo diễn Jean Renoir)...[75]
Kiểm
duyệt nhân thân, tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
Sự cấm đoán nhạc
Phạm Duy trong 30 năm, một sự nghiệp làm
gạch nối liên tục suốt từ những năm đầu của
Tân nhạc cho đến bây giờ, do đó, là một vết
thương trầm trọng của tân nhạc Việt Nam.
Phạm
Quang Tuấn[76]
Tất cả về cội,
không mất mát gì ư? Có chứ, Mất Phạm Duy!
Chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng
chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta,
chứ chúng ta đâu có bỏ anh.
Chế
Lan Viên
Mặc dầu rất khó
tiên đoán về thời tương lai, nhưng có điều
chắc chắn là một ngày nào đó pho Hồi ký và
sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy sẽ được theo
chân Truyện Kiều mà vào trường học của thế
hệ trẻ Việt Nam. Một dân tộc không thể phủ
nhận bản sắc của nó mãi được.
Eric Henry[77]
Nhạc Phạm Duy từng
phổ biến rộng rãi khắp đất nước Việt Nam từ
năm 1942–1954 và
được sự đón nhận lớn của quần chúng và cả chính quyền
Việt Nam. Nhưng từ khi ông tỏ ra bất
phục với chính quyền cách mạng và
rời bỏ cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có
nhiều nhìn nhận khắt khe về ông dẫn đến việc
cấm hát, cấm nói về Phạm Duy – nhạc Phạm Duy
từ sau năm 1954 tại miền Bắc, và việc ông vượt
biên sang Mỹ đã khiến Nhà nước
Việt Nam đưa ông vào
danh sách hai người bị cấm toàn bộ về nhân
thân trên toàn nước Việt Nam từ sau 1975.
Vào ngày 17 tháng 4 năm 1975,
một bản tin trên đài phát thanh giải phóng
tuyên bố "tử hình vắng mặt" ba người trong đó
có Phạm Duy[34]
- Tại miền Bắc Việt Nam trước 1975
Theo hồi ký của
Phạm Duy thì lệnh cấm nhạc của ông bắt đầu từ
bài Bên
cầu biên giới, ra đời năm 1947;
bài này bị chỉ trích là có thứ tình cảm ủy mị
buồn bã, làm nản lòng chiến sĩ. Sau khi được Nguyễn Xuân
Khoát thông báo lệnh
cấm, Phạm Duy rời bỏ cách mạng về
miền Nam.
Ban đầu tại các
diễn đàn văn nghệ còn có những cuộc bàn cãi về
việc cho hay không cho hát nhạc Phạm Duy,
nhưng sau khi Phạm Duy rời bỏ kháng chiến khu
thì dứt khoát cấm hoàn toàn. Từ đó, nhạc Phạm
Duy bị liệt vào danh sách cấm, tên tuổi của
ông bị đem ra phê phán. Ông cũng bị nghi ngờ
có liên hệ với tình báo Mỹ
(CIA)
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là
người hưởng ứng nhiệt tình việc này, ông đặc
biệt tỏ ra coi thường âm nhạc của Phạm Duy.
Trong các bài viết năm 1958 và 1969, Đỗ Nhuận
gọi việc sinh viên miền Bắc phổ biến bài Tìm
nhau của Phạm Duy là
"rải tuyên truyền", Đỗ Nhuận gọi bài hát đó là
"dâm ô"[78].
- Tại Việt Nam từ 1975 đến 2005
Sau ngày thống nhất đất
nước, Trần Văn Khê từ Pháp có
về hỏi Tố
Hữu về vụ Phạm Duy, Tố
Hữu nói: "Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc
đuôi"[79],
nghĩa là vẫn nên phổ biến nhạc Phạm Duy sau
khi bỏ hết những bài sáng tác thời chiến tranh
Việt Nam. Nhưng rồi nhạc nhạc Phạm Duy vẫn
bị cấm trên cả nước, bàn luận về tác phẩm của
Phạm Duy cũng bị cấm. Ông cùng với Hoàng Thi Thơ là
hai nhạc sĩ đặc biệt nhất bị cấm về nhân thân.[80]
Tuy vậy, khoảng 30
năm, vẫn thấy vài người viết về Phạm Duy.
Trong cuốn Những bài viết
tiến bộ công khai trên báo chí Sài Gòn từ
1954 – 1975 có cho
đăng lại một phần trích đoạn của cuốn Phạm
Duy đă chết như thế nào. Hay như thi sĩ Chế Lan Viên cũng
nhắc tới Phạm Duy trong một bài báo tên "Hồi
Ký" đăng tại tạp chí Sông Hương ngày 22 tháng 6 năm 1986:
- "Tất cả về cội,
không mất mát gì ư? Có chứ, Mất Phạm Duy!
Chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng
chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta,
chứ chúng ta đâu có bỏ anh."
Bài viết của Chế
Lan Viên kết thúc bằng đoạn:
- "Vâng chỉ có
trường hợp anh Phạm Duy là…là không cần cội
vậy thôi. Chứ hình như hầu hết, lá rụng đều
về cội cả và mọc lên thành cội nữa."
Nhà báo Nguyễn
Phúc Long trong bài "Công và tội" đăng trên
báo Đoàn kết, số 393
ra tháng 7 năm 1987,
có nhắc đến Phạm Duy, sau một loạt tên tuổi mà
ông cho là "phản bội", nhưng vẫn có công cho
văn hoá nước nhà như Trần Ích Tắc, Lê Trắc, Phạm
Thái, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Khiêm, Võ Phiến và
nhóm Tự Lực Văn Đoàn:
- "Trong lĩnh vực
ca nhạc, Phạm Duy, "con người của phản bội",
bị nhân dân ta khinh bỉ cũng đă có cái may
mắn là để lại cho chúng ta một số bài hát
giàu tính dân ca và trữ tình nhất là những
bài được ông ta sáng tác trong thời kỳ đi
theo kháng chiến – 1946 - 1949."
Đến năm 1994,
báo chí Việt Nam mới có một bài thiện ý với
Phạm Duy. Đó là bài thơ "Về thôi" mà nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư, gửi lên tờ Tuổi
trẻ chủ nhật, có đề chữ "Tặng P.D." bên
cạnh. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đă phổ nhạc bài
này. Rồi sau đó chính Phạm Duy cũng phổ nhạc
với tên "Trăm năm bến cũ". Theo Phạm Duy, đây
là bài thơ làm ông nghĩ nhiều tới việc về thăm
Việt Nam, mà năm 2001 ông
đă thực hiện.
Trong khoảng thời
gian nhạc Phạm Duy bị cấm này vẫn có những ca
sĩ trình diễn nhạc Phạm Duy và thậm chí cho ra
bản thu âm, trong đó nổi bật nhất có thể kể
đến Lê Dung, người được coi là diva
lớn nhất trong nước. Lê Dung đã cho thu âm một
số bài hát của Phạm Duy như Nghìn
trùng xa cách, Mộ khúc... và
bà đã cho phát hành trong các album Kỷ niệm
vàng son, Dạ khúc của bà. Điều này đã khiến bà
gặp rắc rối không ít với chính quyền.
- Sau 2005
Từ sau 2005, Phạm
Duy trở về Việt Nam và các nhạc phẩm của ông
được phổ biến lại dần từng đợt một dưới hình
thức cấp phép lưu hành. Tính cho tới khi ông
mất, chỉ khoảng 100 ca khúc, tức 1/10 lượng
sáng tác được nhà nước cho phép phổ biến, điều
này khiến những người yêu nhạc của ông cảm
thấy tiếc nuối[81] cho
một nghệ sĩ tài năng nhưng liên đới nhiều đến
chính trị. Ông từng đích thân gửi thư cho chủ
tịch Trương Tấn Sang sau
khi gặp vợ chồng chủ tịch nước ở Hà Nội trong
chương trình 'Xuân Quê Hương', với nội dung
mong muốn ""tất cả các tác phẩm âm nhạc [của
Phạm Duy]...từ thời tiền Kháng chiến... đến
nay được cho phép biểu diễn trên quê hương"
trừ các tác phẩm "Chính quyền thấy không phù
hợp"[81]. Phổ
biến nhạc Phạm Duy cũng là điều được nhiều
nhân vật ở nhiều giới lên tiếng ủng hộ, trong
đó có sử gia Dương Trung
Quốc, ca sĩ Ánh Tuyết, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân,
giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê[81].
Các sáng tác của
Phạm Duy có thể chia ra làm nhiều loại:
- Nhạc
thiếu nhi: Sáng tác cho trẻ em như Em
bé quê (sáng tác
trước năm 1975),Ông trăng xuống chơi; Thằng
Bờm có cái quạt mo,Chú bé bắt được
con công (phổ nhạc
từ đồng dao); Một đàn
chim nhỏ; Bé bắt
dế; Đưa bé đến
trường;Bé,cây đàn,ngôi nhà xinh,đồi
cỏ.
- Nhạc
kháng chiến: Sáng tác trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, ngoài những tác phẩm
ca ngợi kháng chiến như Xuất
quân, Nhạc tuổi xanh, Gươm tráng sĩ, Bên
ni bên tê..., còn lại là những bài nói
lên tâm trạng cũng như chia sẻ những đau
thương mất mát của người dân đằng sau cuộc
chiến: Bà mẹ Gio Linh,
Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh....
- Nhạc quê
hương, tự tình dân tộc: Một phần quan
trọng trong sự nghiệp của ông, gồm những bài
ca ngợi, tự tình với quê hương đất nước và
dân tộc. Nhiều bài hát mang những hình ảnh
rất quen thuộc với miền đồng quê Việt Nam:
con trâu, đồng lúa, cái cày, cô gánh lúa...
Nhiều bài rất quen thuộc với người Việt: Tình
ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ
quê, Vợ chồng quê...
- Nhạc tình
đôi lứa: Tình yêu là một đề tài lớn
trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng
tác của Phạm Duy. Nhạc tình đôi lứa có khối
lượng nhiều nhất trong kho nhạc đồ sộ của
ông, có thể kể những bài được giới trẻ trong
nam ngoài bắc hát như Hẹn
hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn
bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau,
Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi
còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết
người trong mộng...
- Nhạc tâm
tư: Ngoài viết về tình yêu trai gái,
tình yêu quê hương, thì những sự suy tưởng
cao siêu hay nhớ nhung buồn nản vẩn vơ cũng
được Phạm Duy ghi lại thành nhạc, có thể kể
đến Đường chiều lá
rụng, Bên cầu biên giới, Chiều về trên
sông, Dạ lai hương, Viễn du... Hay
những bài nói lên tâm trạng phẫn uất trước
nội chiến, cảm khái trước thế thời như: Huyền
sử ca một người mang tên Quốc.
- Trường ca:
Những tác phẩm lớn khiến ông có một địa vị
chắc chắn trong nền tân nhạc Việt Nam: Con
đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hàn Mạc Tử,
sau này là Minh họa
Kiều, bản trường ca dài nhất và hoàn
thành lâu nhất của ông.
- Rong ca:
Gồm 10 bài sáng tác năm 1988: Người
tình già trên đầu non, Hẹn em năm 2000, Mẹ
năm 2000, Mộ phần thế kỷ, Ngụ ngôn mùa
Xuân, Nắng chiều rực rỡ, Bài hát nghìn
thu, Trăng già, Ngựa hồng, Rong khúc.
- Đạo ca:
Gồm 10 bài, phổ thơ của Phạm
Thiên Thư vào thập
niên 1970: Pháp
thân, Đại nguyện, Chàng dũng sĩ và con
ngựa vàng, Quán thế âm, Một cành mai, Lời
ru bú mớm nâng niu, Qua suối mây hồng,
Giọt chuông cam lộ, Chắp tay hoa, Tâm xuân.
- Thiền ca:
Gồm 10 bài, sáng tác vào thập
niên 1980: Thinh
không, Võng, Thế thôi, Không tên, Xuân,
Chiều, Người tình, Răn, Thiên đàng địa
ngục, Nhân quả.
- Tâm ca:
Gồm 10 bài, thở than về những xáo trộn trong
cuộc sống người dân miền Nam thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp
đổ: Tôi ước mơ (thơ Thích
Nhất Hạnh), Để
lại cho em (thơ Nguyễn
Đắc Xuân), Tiếng
hát to, Ngồi gần nhau, Giọt mưa trên lá,
Một cành củi khô, Kẻ thù ta (ý
thơ Nhất Hạnh), Ru
người hấp hối, Tôi bảo tôi mãi mà tôi
không nghe, Hát với tôi. Ngoài ra còn
nhiều bài khác cũng theo hướng Tâm ca như Những
gì sẽ đem theo về cõi chết, Tôi còn yêu
tôi cứ yêu.
- Nhạc
phản chiến (Tâm
phẫn ca): Sáng tác sau Tết
Mậu Thân: Tôi
không phải gỗ đá, Nhân danh (thơ
Tâm Hằng), Bi hài kịch (thơ
Thái Luân), Đi vào quê
hương (thơ Hoa Đất
Nắng), Người lính trẻ,
Bà mẹ phù sa... Ngoài ra còn một số
bài sáng tác cho phong trào du ca.
- Tục ca,
vỉa hè ca: Gồm những bài ca mang tính
chất xã hội, có hình thức bình dân (Vỉa hè
ca) hay dung tục (Tục ca), nội dung nói lên
các vấn đề chính trị, xã hội và đời sống lúc
bấy giờ.
- Bên cạnh
những thể loại kể trên, còn có Tổ
khúc Bầy chim bỏ xứ, Tị
nạn ca nói về tâm
trạng và sự khó nhọc của người ly hương; Hoàng
Cầm ca phổ những bài
thơ của thi sĩ Hoàng
Cầm; Hương ca sáng
tác khi ông về ở Việt Nam, và tập cuối cùng
là Dị khúc, bao gồm
10 ca khúc phổ thơ của thi sĩ Bích Khê.
Trường ca là một
thể loại quan trọng trong sự nghiệp Phạm Duy,
và cũng để nhấn mạnh vai trò của ông trong nền
âm nhạc Việt Nam vốn không có nhiều trường ca
thành công. Bản trường ca đầu tiên của ông là Con
đường cái quan, viết từ năm 1954 tới
1960, cùng với Mẹ Việt
Nam liền sau đó, là
hai tác phẩm được quan tâm lớn và coi là thành
công nhất cho tới nay. Trường ca dài nhất và
cũng được ông thực hiện lâu nhất là Minh
họa Kiều, chỉ mới hoàn thành và xuất bản
gần đây và chưa có nhiều nhà nghiên cứu nói về
nó.
Những dòng nhạc
đầu tiên của trường ca này được
ông sáng tác năm 1954 tại Paris,
ngay khi Hiệp định
Genève vừa ký kết để
phản đối sự chia cắt đất nước. Phần còn lại
được soạn sau đó 6 năm, hoàn tất năm 1960.
Cho đến nay đây vẫn là trường ca được nhiều
người biết đến nhất của Phạm Duy.
Nội dung trường ca
nói về một cuộc du hành từ miền Bắc Việt
Nam, qua miền
Trung Việt Nam, đến miền Nam Việt
Nam của một người du
khách, trên con đường cái quan, hay là "con
đường đất nước nối liền lòng dân". Chuyến đi
ấy bắt đầu từ Ải Nam Quan cho
đến mũi Cà
Mau, từ ngày lập quốc cho đến ngày hoàn
thành, đi trong lịch sử nhưng cũng là trong
lòng người dân để nối liền đất nước, nối liền
lòng dân, mà đi tới đâu người lữ khách cũng
được dân chúng miền đó đón chào.
Theo nhiều người,
trường ca "Con đường cái quan" đã chứng tỏ có
thể đem yếu tố nhạc Việt Nam truyền
thống kết hợp với nhạc giao hưởng phong
cách Tây phương mà không làm mất tính cách
Việt. Trường ca được phát sóng rất nhiều lần
trên Đài Phát thanh
Sài Gòn với giọng Thái
Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và
ban nhạc Hoa Xuân để trở những giai điệu quen
thuộc nhất của Việt Nam. Nhiều sinh viên ở
nhiều nơi đã dựng tác phẩm này thành một hoạt
cảnh. Sau này, khi nhạc Phạm Duy đã bị cấm tại
Việt Nam, đài truyền hình Bình Dương vẫn
thường mở một vài đoạn hoà tấu ngắn trong
trường ca lúc chuyển tiếp chương trình.
Tác phẩm này rực
rỡ không kém trường ca Con
đường cái quan. Mẹ Việt Nam soạn
năm 1964 và
hoàn thành trong năm đó, ca tụng hình ảnh
người mẹ tổ quốc hay những bà mẹ điển hình
trong lịch sử.
Trường ca gồm 4
phần: Đất mẹ, Núi mẹ,
Sông mẹ và Biển
mẹ, tượng trưng cho các giai đoạn của bà
mẹ: từ tươi trẻ màu mỡ đến kiên cường sắt đá
rồi thì rộng lượng bao dung. Khi sáng tạo hình
ảnh người mẹ trong trường ca này, tác giả có ý
đi tìm "mẫu số chung" của dân tộc. Tác phẩm
này có phong cách dân ca với giọng khoan hò và
điệu ru con mà giai điệu và lời, theo Georges
Étienne Gauthier trong cuốn Một
người Gia Nã Đại với nhạc Phạm Duy, đã
đạt tới trình độ "toàn thiện".
Về sự phổ biến,
trường ca "Mẹ Việt Nam" có lẽ không được rộng
rãi như "Con đường cái quan", nhưng vẫn rất
được nhiều người yêu thích qua những giọng của
Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh,
Nhật Trường, Trần Ngọc và ban nhạc Hoa Xuân.
Trường ca này được
sáng tác bên Mỹ vào
năm 1994,
dựa vào 9 bài thơ của Hàn Mạc Tử. Trường ca gồm ba
phần: Tình quê, Trăng sao và Ave
Maria, mà tác giả đã cố ý diễn tả tâm
trạng của Hàn Mạc Tử qua giai điệu của mình.
Do sáng tác bên Mỹ và chỉ hát bên Mỹ, cộng với
giai điệu mang nhiều phong cách Tây phương nên
trường ca này không phổ biến tại Việt Nam bằng
hai trường ca trên, tuy vậy vẫn được xem là
thành công với giọng hát Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo.
Theo Phạm Duy,
"Con đường cái quan" mang tính chất tả thực,
"Mẹ Việt Nam" mang tính chất tượng trưng, "Hàn Mạc Tử" mang
tính chất siêu hình,
thì "Bầy chim bỏ xứ" mang tính chất ẩn dụ.
Trường ca này có
thể cho là một thành công của Phạm Duy, dù chỉ
ở hải ngoại. Khởi soạn năm 1975,
hoàn tất năm 1985,
thu thanh năm 1990, với các giọng ca Kim Tước,
Vũ Anh, tác phẩm này gồm 16 đoản khúc (có thể
là 16 bài hát riêng) nói về một bầy chim, mà
mỗi con chim ẩn dụ cho một hạng người, một số
phận khác nhau... mà chính nhất là chim quyên,
lấy cảm hứng từ tích Thục Đế.
Chim quyên rời bỏ thôn Đoài, trải qua bao
nhiêu việc, bao nhiêu lần hoá thân, rồi chết
nơi xứ người, nhưng từ đống tro tàn ấy, chim
quyên lại tái sinh để về lại thôn Đoài.
Như tên của nó,
tác phẩm này có ý minh họa lại truyện Kiều của Nguyễn Du,
để thể hiện lòng kính trọng của tác giả với
nhà đại thi hào. Đây là tác phẩm rất dài vì
gom gần hết những lời thơ trong Truyện Kiều.
"Minh họa Kiều" chia ra làm bốn phần, bốn giai
đoạn của Thuý Kiều: phần một Kiều gặp Đạm
Tiên, biết được số phận long đong của
mình; phần hai Kiều gặp Kim Trọng,
tình yêu nảy nở nhưng biết là không trọn vẹn;
phần ba là giai đoạn khổ nhục của Thuý Kiều;
phần bốn Kiều gặp Từ
Hải, phần này tác giả chưa soạn xong.
Theo Phạm Duy, đây
là tác phẩm ông bỏ công nhiều nhất (sáng tác
những năm cuối thế kỷ XX và
đầu thế kỷ XXI).
Tác phẩm được thể hiện đầu tiên với giọng Duy
Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Ái Vân, Thanh Ngoan,
Thái Thảo, Anh Dũng,...
Tháng 3 năm 2009,
ông cho biết đã hoàn thành Minh
họa Kiều, ông có nhiều buổi diễn thuyết
tại Hà Nội về đề tài này.
Không ai phổ
thơ hay bằng Phạm Duy. Bài thơ nào qua tay
ông là nổi tiếng. Một nhà ảo thuật về phổ
thơ.
Trịnh
Công Sơn [82]
Phạm Duy được xem
là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam giỏi
về nghệ thuật phổ
nhạc vào thơ và
đặt lời cho ca khúc nước ngoài và nhạc bán cổ điển.
Những tác phẩm thơ
phổ nhạc thành công nhất của ông có thể kể đến
"Ngậm ngùi" (thơ Huy Cận - nhà
thơ Huy Cận từng gửi lời cảm ơn ông về việc
giúp bài thơ này nổi tiếng); "Đưa em tìm động
hoa vàng ", "Ngày xưa Hoàng Thị" (thơ Phạm Thiên Thư);
"Áo anh sứt chỉ đường tà" (trích Màu tím hoa sim của Hữu Loan);
"Tiễn em" (thơ Cung Trầm Tưởng);
"Đừng bỏ em một mình" (thơ Minh Đức Hoài
Trinh); "Kiếp nào có yêu nhau" (thơ Minh
Đức Hoài Trinh); "Tỳ bà" (thơ Bích Khê);
"Vần thơ sầu rụng", "Tiếng thu" (thơ Lưu Trọng Lư); "Tình cầm" (thơ Hoàng Cầm);
"Em hiền như Masoeur", "Thà như giọt mưa",
"Hai năm tình lận đận" (thơ Nguyễn Tất
Nhiên)...
Nhiều ca khúc nước
ngoài nhờ ông đặt lời Việt mà trở nên phổ biến
ở Việt Nam, như "Em đẹp nhất đêm nay" (La
plus belle pour aller danser), "Khi xưa
ta bé" (Bang
bang), "Tình cho không" (L'amour
c'est pour rien), "Tuyết rơi" (Tomber
la neige), "Tiếng cười trong đêm" (La
nuit), "Những mùa nắng đẹp" (Seasons
in The Sun), "Chuyện tình" (Where Do
I Begin - nhạc phim Love
Story của Andy Williams),...
Ngoài ra ông còn đặt lời cho dân ca và nhạc
khiêu vũ - như "Vũ nữ thân gầy" (La
Cumparsita), "Caminito" - của
nhiều nước trên thế giới.
Tiếp đến là những
tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc
khó hòa nhập, thì ông cùng với tiếng hát Thái Thanh đã
dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: "Dạ khúc" (Nächtliches
Ständchen của Franz
Schubert), "Dòng sông xanh" (An der
schönen blauen Donau op. 314 của Johann
Strauss II), "Mối tình xa xưa" (bài số
15 trong "16 bài waltz cho piano" hay Célèbre
Valse của Johannes
Brahms)...
Người được coi là
thành công nhất với nhạc Phạm Duy cho
đến nay là Thái Thanh.
Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy từ những ngày đầu
ông sáng tác, bà đã biểu diễn và ghi âm hàng
trăm bài. Từ những ca khúc cho quê hương như Tình
ca, Nhớ người thương binh, Người về, Về miền
Trung, Quê nghèo, Tình hoài hương,...,
những bài có âm điệu phức tạp như Đường
chiều lá rụng, Chiều về trên sông... đến
tình ca đôi lứa như Ngày
xưa Hoàng Thị, Nghìn trùng xa cách, Kiếp nào
có yêu nhau, Trả lại em yêu, Đừng xa nhau...
giọng hát của bà, với phong cách hàn lâm trên
chất liệu dân ca, rất phù hợp với loại tân
nhạc xây dựng trên hơi thở nhạc dân tộc của
Phạm Duy. Nhạc Phạm Duy - giọng Thái Thanh đã
là sự kết hợp tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt
Nam suốt nhiều thập kỷ.
Sau Thái Thanh,
phải nói đến ca sĩ Duy Quang, con trai Phạm Duy và
cũng là một trong những người trình bày nhiều
ca khúc của Phạm Duy nhất. Duy Quang bắt đầu
hát từ những ca khúc dành cho sinh viên, phổ
thơ Nguyễn Tất Nhiên. Thời gian sau biến cố
1975, ông tiếp tục hát những ca khúc về tình
yêu, thân phận, tâm linh, và cả nhạc mang yếu
tố chính trị. Đến khi Thái Thanh ngưng hoạt
động, Duy Quang là người đã tiếp tục dòng nhạc
Phạm Duy với vai trò trụ cột của những đêm
nhạc Phạm Duy, và cũng là giọng hát chính của
các đĩa hát Ngục ca,
Thiền ca, Kiều ca.
Ngoài hai danh ca
trên, còn nhiều ca sĩ thể hiện thành công cũng
như gặt hái tên tuổi từ dòng nhạc Phạm Duy như Duy Khánh với
những bài đậm màu dân ca: Nhớ
người thương binh, Bà mẹ phù sa, Về miền
Trung, Con đường cái quan, mẹ Việt Nam, Ngày
trở về,... Danh ca Anh Ngọc với
những bản nhạc tiền chiến,
nhạc chiến tranh cũng như tình ca đôi lứa
trong các chương trình thu phát trên đaì Sài
Gòn, đặc biệt ông cũng là người đầu tiên trình
bày bản nhạc Tình ca đến với công chúng. Nữ
danh ca Khánh Ly cũng
có rất nhiều ca khúc Phạm Duy thành công như Xuân
Thì, Khối tình Trương Chi, Còn gì nữa đâu,
54-75, Bên Ni Bên Nớ...; Lệ Thu thì
có Thuyền viễn xứ, Ngậm
ngùi, Nước mắt mùa thu, Mộ khúc... gần
như đóng đinh với tên tuổi của bà. Tuấn Ngọc là
giọng hát lớn của giai đoạn sau 1975 cũng kịp
để lại dấu ấn lớn trong dòng nhạc Phạm Duy với Tiễn
em, Hẹn hò, Kiếp nào có yêu nhau, Nắng chiều
rực rỡ, Trăng sao rớt rụng.... Julie Quang với Mùa
thu chết, Yêu tinh tình Nữ, Huyền thoại trên
một vùng biển; Elvis Phương với Áo
anh sứt chỉ đường tà, Kỷ
vật cho em, Tâm sự
gửi về đâu, Tình hờ, Yêu
em vào cõi chết, Con
quỳ lạy chúa, Còn
chút gì để nhớ, Vết
thù trên lưng ngựa hoang; Khánh Hà với Nghìn
trùng xa cách, Nha
Trang ngày về, Kiếp
nào có yêu nhau, Thái Hiền thì
nổi danh khoảng thập niên 1970 với
những bài nhạc Phạm Duy sáng tác cho "tuổi ô
mai" và sau 1975 với rất nhiều bản thu cho
những ca khúc Phạm Duy ít người hát. Hà Thanh với Hoa
xuân. Thanh
Thúy với Phố
buồn. Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai
Hương, hát những bài nhạc bán cổ điển
được giới thưởng ngoạn đánh giá cao. Danh ca Lê Dung trong
nước, tuy rằng hoạt động trong giai đoạn nhạc
Phạm Duy bị cấm nhưng cũng đã cho ra đời
"chui" một vài bản nhạc tình của Phạm Duy như Mộ
khúc, Nghìn trùng xa cách và
được đánh giá tốt. Gần đây có các ca sĩ Ngọc
Anh với Giết
người trong mộng, Bích Liên, Mộng
Thủy,... thường hát những ca khúc Phạm
Duy ở hải ngoại.
Sau khi nhạc Phạm
Duy được cấp phép tại Việt Nam, thì những ca
sĩ trẻ trong nước như Mỹ Linh, Quang Linh, Nguyên Thảo, Quang Dũng, Đức Tuấn,... là những người
thường biểu diễn trong những đêm nhạc Phạm Duy
cũng như thu âm nhạc Phạm Duy.
Vinh danh
nhạc sĩ Phạm Duy[sửa | sửa mã nguồn]
Đặc biệt, Trung tâm Thúy
Nga đã từng thực hiện
để vinh danh dòng nhạc của ông:
“ |
Như tiếng
chuông vọng đến từ hư vô. Như những tia
chớp sáng ngời trong đêm tối. Như những
tia nắng ấm đầu tiên của một ngày trong
mùa Đông giá lạnh. Như những tia nắng
chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn
của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đã đến
trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không
khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục
ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm
Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của ngôn ngữ,
của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam.
Trong đáy lòng của mỗi người Việt Nam,
từ đã từng là một thiếu niên trong thời
kháng chiến hay đến hôm nay là một thanh
niên ở cuối thế kỷ XX, đều mang một dấu
vết nào đó còn sót lại của bầu dưỡng khí
đã nuôi lớn tâm hồn họ trong gần nửa thế
kỷ nàỵ. |
” |
— Lê
Uyên Phương[83] |
“ |
Nhạc sĩ Phạm
Duy là một trong những nhà thơ vĩ đại
nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam
thời hiện đại. |
” |
— Trần
Dạ Từ |
“ |
Người nhạc sĩ
có một gia tài âm nhạc đồ sộ, và sự đóng
góp của ông cho âm nhạc Việt Nam là
không thể nào so sánh được. |
” |
— Ngô
Thụy Miên[86] |
“ |
Nói về một
người đã mất, người ta hay nói đến những
ký ức, nhưng với nhạc sĩ Phạm Duy, có lẽ
người ta sẽ còn bàn nhiều về tương lai.
Cuộc đời của ông là một ví dụ đầy xao
xuyến về trái tim nghệ sĩ luôn lưu luyến
cuộc đời, luôn tìm đến những điều mới mẻ
và tạo dựng một lối đi khám phá đầy ngẫu
hứng. |
” |
— Tuấn Khanh[50] |
“ |
Trong kho tàng
âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc
sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi
còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều
thế hệ. |
” |
— Nguyễn
Văn Tý[87] |
“ |
Người ta ở đời
thường muốn sống theo kiểu tiên hoặc
kiểu thần. Sống kiểu tiên là ngao du,
thỏa chí mình, không quan tâm đến sự
đánh giá của thiên hạ. Sống kiểu thần
thì muốn xông pha làm nên công trạng
hiển hách. Phạm Duy là mẫu người thứ
hai. |
” |
— Phạm
Thiên Thư[88] |
“ |
Ngôi sao Bắc
đẩu của âm nhạc Việt Nam, người nhạc sĩ
lớn nhất của âm nhạc Việt Nam qua rất
nhiều thế hệ |
” |
— Khánh Ly[4] |
“ |
Không có một
nhà sáng tác nào khác có thể nói là đa
dạng, sâu sắc, và đầy sức tưởng tượng
bằng ông. |
” |
— Eric
Henry[23] |
“ |
Đối với tôi,
Phạm Duy là một người nhạc sĩ toàn diện
về mọi mặt (toàn diện theo nghĩa đầy đủ
nhất của hai từ "nhạc sĩ"). Duy có những
khả năng rất đặc biệt trong âm nhạc mà
không phải bất kỳ người nhạc sĩ nào cũng
có thể hội tụ đầy đủ, và sự cảm thụ âm
nhạc nghệ thuật của Duy cũng mang tánh
cách rất riêng, rất "Phạm Duy", nhưng
cái riêng đó không hề lạc ra khỏi cái
gốc rễ tình cảm chung của người Việt
Nam.
Duy đã làm
những cuộc phiêu lưu "chiêu hồn nhạc"
hết sức đậm đà, huyền diệu, đầy thơ
mộng mà cũng đa dạng và phong phú vô
cùng! Duy "chiêu" được "hồn" ông thần
Nhạc và thành công trong nhiều thể
loại, có lẽ bản thân ông thần Âm nhạc
cũng "mê" lối "chiêu hồn" của Duy rồi
chăng? Thành công - đối với Duy mà nói
- không phải chỉ sớm nở tối tàn, mà
phải nói rằng những nhạc phẩm đó đã và
vẫn mang nhiều giá trị về ngôn ngữ âm
nhạc lẫn ca từ, không lẫn với bất cứ
ai, đặc biệt là những nhạc phẩm ấy
sống mãi trong lòng người Việt say mê
âm nhạc, nghệ thuật. Có những thể loại
nhạc đối với người nhạc sĩ này là sở
trường, nhưng với người khác nó lại
không phải là thế mạnh. Còn Duy có thể
làm cho những thể loại âm nhạc khác
nhau "chịu" đi theo mình, nghe lời
mình uốn nắn và đưa vào tâm hồn tình
cảm của Duy. Duy viết tình ca đi vào
lòng người bao thế hệ, viết hành khúc
sôi nổi một thời cũng làm cho thính
giả khó quên, hay viết trường ca, tổ
khúc... cũng làm lay động con tim âm
nhạc của bao người. Những thể loại Duy
làm ra đều được sự tán thưởng của giới
mộ điệu âm nhạc, lấy được nhiều tình
cảm từ công chúng. Điều đó không hề dễ
có đối với một tác giả. Nó tồn tại cho
tới bây giờ cũng đủ để thấy giá trị âm
nhạc Phạm Duy mang một dấu ấn khó phai
trong dòng chảy âm nhạc Việt, và hạnh
phúc hiếm có nhất: vẫn vững chãi trước
ba đào thời gian.
|
” |
— Trần
Văn Khê[89] |
“ |
Ngôn ngữ ông
giàu có đến độ, bên cạnh những chữ ông
đã dùng, người ta tưởng chừng như còn
dăm bẩy chữ nữa ông chưa xài tới. |
” |
— Nguyễn
Đình Toàn[51] |
“ |
Theo tôi thấy
đối với sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy
thì ở Việt Nam(...) khó có người giống
với Phạm Duy, có thể nói đó là cái đỉnh
cao mà những người thấp cũng phải thấp
cách xa chứ không thể gần được cái sự
nghiệp âm nhạc của Phạm Duy. |
” |
— Nguyễn
Đắc Xuân[90] |
“ |
Người nhạc sĩ
đã làm bản thân tôi, từ một anh lính làm
nhạc "tếu" (để vui đùa giữa núi rừng
hoang vu) cho "qua ngày đoạn tháng" bằng
những giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu,
phong cách biểu diễn cóp nhặt từ Bing
Crosby, Bop Hope… bỗng "tỉnh" ra sau một
đêm tọa đàm văn nghệ ở Hiệu Bộ Trường
Lục Quân Trần Quốc Tuấn 2 (Hà Cháy,
Thanh Chương, Nghệ An) là nhạc Việt
không phải là những thứ "Swing, Blues,
Samba, Rumba, Cha-cha-cha ghép lời
Việt"… Và từ đó tôi đã cố gắng để tìm
đến những giai điệu, điệu thức, hòa
thanh và ngôn ngữ âm nhạc không theo
kiểu tiếp nối T, S, D, T chẳng chạy đi
đâu thoát như trước nữa…Và tôi đã trở
thành một "người làm nhạc cho lính". Chỉ
có cái khác, khác căn bản là lũ chúng
tôi trở thành "nhạc sĩ…cách mạng". Còn
anh thì…Không! |
” |
— Tô
Hải[91] |
“ |
Hôm nay, có
những người thích Rong Ca, có những
người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người
ngất ngây với Hoàng Cầm Ca, có những tín
đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm
Duy của new age, của nhạc giao hưởng,
của mini opera và của thánh ca hơn Phạm
Duy của Tình ca, Phạm Duy của dân ca,
Phạm Duy của Kháng chiến ca, Phạm Duy
của thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những
người, với họ, chỉ có Phạm Duy của Tình
ca mới là Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy
Kháng chiến Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ
nhạc. Chỉ có Phạm Duy, chỉ có Phạm
Duỵ... Nhưng đó, bạn thích Phạm Duy nào,
tùy bạn. Cũng vậy thôi Viên kim cương có
một ngàn mặt. Khác biệt với tấm gương
chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn lựa,
phải bàn cãi, phải bất đồng, phải suối
ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về vĩnh
viễn một đại dương. |
” |
— Nguyên
Sa[13] |
“ |
Sở dĩ cái
tiếng Việt Nam có thể gợi nơi tôi một
chút ý tưởng hoà bình và đẹp đẽ, nhân ái
và từ thiện, sở dĩ trải qua nhiều tháng
nhiều năm, tôi đã có thể yêu mến nước
Việt Nam ít ra cũng như yêu mến chính
nước tôi, sở dĩ như thế trước hết và
trên hết là chính nhờ Phạm Duy và một số
nghệ sĩ Việt Nam khác. |
” |
— Georges-Étienne
Gauthier[92] |
- Để xem đầy đủ
danh sách các sáng tác của Phạm Duy, xem Nhạc
Phạm Duy.
- Những điệu
hát bình dân, Nhà xuất bản Đất Mới -
Thanh Hóa, 1950.
- Tình ca,
tự xuất bản - Sài Gòn, 1969.
- Một mẹ
trăm con, Bộ Thông tin - Sài Gòn,
1962.
- Trường ca
Con đường cái quan, Tập san Sáng dội
miền Nam - Sài
Gòn, 1960 và Quảng Hóa - Sài Gòn, 1970.
- Mười bài
tâm ca, Lá Bối - Sài Gòn, 1965.
- Ngày đó
chúng mình yêu nhau -
An Tiêm - Sài Gòn, 1968.
- Gìn vàng
giữ ngọc, Sài Gòn, 1971
- Nghìn
trùng xa cách, An Tiêm - Sài Gòn,
1968.
- Hát vào
đời, An Tiêm - Sài Gòn, 1969.
- Vòng tay
thế giới, Quảng Hóa - Sài Gòn, 1969.
- Giết người
trong mộng, Trí Dũng - Sài Gòn,
1970.
- Ca khúc
cho ngày mai, Quảng Hóa - Sài Gòn,
1970.
- Cho nhau
riêng nhau một đời, Khai Phóng - Sài
Gòn, 1970.
- Giọt lệ
cho tình ta, Chân Mây - Sài Gòn,
1970.
- Mười bảy
tình ca bất tử, Thương Yêu - Sài
Gòn, 1971.
- Đạo ca,
Văn học sử - Sài Gòn, 1971.
- Nhi đồng
ca, Cục Tâm lý chiến - Sài Gòn,1971.
- Kỷ vật
chúng ta, Gìn vàng giữ ngọc -
Sài Gòn, 1971.
- Thương ca
chiến trường, Gìn vàng giữ ngọc -
Sài Gòn, 1971.
- Chiến ca
mùa hè, Tiên Rồng - Sài Gòn, 1972.
- Con đường
tình ta đi, Gìn vàng giữ ngọc -
Sài Gòn, 1973.
- Tuyển tập
nhạc tiền chiến (trong đó có nhạc Phạm
Duy), Kẻ Sĩ - Sài Gòn, 1968.
- Tuyển tập 20
năm nhạc tình (trong đó có nhạc Phạm Duy),
Khai Phóng - Sài Gòn, 1970.
- Hoàng cầm ca,
Hội văn hoá Việt Nam tại Bắc Mỹ - Hoa Kỳ,
1984.
- Thấm thoát
mười năm, Hội văn hoá Việt Nam tại Bắc Mỹ
- Hoa Kỳ, 1984
- Tủ sách Cành
Nam và Tạp chí Xác Định - Hoa Kỳ, 1985.
- Mười bài rong
ca, PDC Productions, thành phố Midway, Hoa
Kỳ, 1988
- Mười bài tâm
ca, PDC Productions, thành phố Midway, Hoa
Kỳ, 1990
- Bầy chim bỏ
xứ cành vàng - Westminster, CA Hoa Kỳ,
1990
- Một đời để
yêu (30 tình khúc), Nam Á - Paris, Pháp,
1989
- Vườn thơ cánh
nhạc (30 bài thơ phổ nhạc), Nam Á - Paris,
Pháp 1989
- Tình si (30
tình khúc), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
- Tình ca quê
hương (30 bài ca quê hương), Nam Á -
Paris, Pháp, 1992
- Lịch sử trong
tim (30 bài ca kháng chiến), Nam Á -
Paris, Pháp, 1992
- Hát trên
đường về (Đạo ca, Rong ca, Thiền ca), Nam
Á - Paris, Pháp, 1992
- Niềm vui còn
đó (Bé ca, Nữ ca, Bình ca), Hồng Lĩnh -
Westminster, CA, Hoa Kỳ, 1994
- Tạ ơn đời,
Hồng Lĩnh - Westminster, CA, Hoa Kỳ 1994
(Có thêm ngoại ngữ)
- Trường ca Mẹ
Việt Nam (Việt-Anh-Pháp), Phủ Đặc ủy Chiêu
hồi - Sài Gòn, 1960 và Lá Bối, 1967
- Trường ca Mẹ
Việt Nam (Việt-Pháp), Nam Á, Paris, Pháp,
1985
- Dân ca - Folk
Songs (Việt-Anh), USIS - Sài Gòn, 1968.
- Hoan ca
(Việt-Anh) - Du Ca - Sài Gòn, 1973.
- Hát trên
đường tị nạn (Việt-Anh) - Đông Phương -
Santa Ana, CA, Hoa Kỳ, 1979.
- Mười bài ngục
ca (Việt-Anh) - Nguyễn Hữu Hiệu -
Arlington, VA, Hoa Kỳ, 1980.
- Hai mươi bài
ngục ca (Việt-Anh) Hội Văn hóa Bắc Mỹ -
Arlington, VA, Hoa Kỳ, 1980.
- Ngục ca
(Việt-Anh-Pháp), Quê Mẹ - Paris, 1982. PDC
Productions - thành phố Midway, CA, Hoa
Kỳ, 1989
- Dân ca - Folk
song - Chant populaire (Việt, Anh, Pháp),
PDC Musical Productions - thành phố
Midway, California, Hoa Kỳ, 1980.
- Trường ca Con
đường cái quan (Anh-Việt), PDC Musical
Productions, thành phố Midway, CA, Hoa Kỳ,
1980
- Lược khảo
về dân nhạc Việt Nam. Sài Gòn: Hiện
đại, 1970. Xuân Thu tái bản, Hoa Kỳ, 1991.
- Music of
Viet Nam. Carbondale, IL, Hoa Kỳ:
S.I.U, 1975.
- Tự học
guitare (3 tập).
Midway City, CA, Hoa Kỳ: Phạm Duy
Enterprises, 1976.
- Hồi ký (3
tập). Midway City, CA, Hoa Kỳ: PDC
Productions, 1989, 1990, 1991.
- Ngàn lời
ca. Midway City, CA, Hoa Kỳ: PDC
Productions, 1987, 88.
- Đường về
dân ca. Los Alamitos, CA, Hoa Kỳ: Xuân
Thu, 1990.
- "Nửa thế kỷ
tân nhạc" (bài báo), Nguyệt
san Văn Học, Hoa Kỳ.
- "Những năm
đầu của tân nhạc" (bài báo), Tập san Hợp
Lưu - CA, Hoa Kỳ,
1994.
- Tân nhạc
Việt Nam thời kỳ đầu -
PNC, Việt Nam, 2005.
- Nhạc
- Sài Gòn ơi! Thôi
hết rồi những ngày hát nhớ nhau
- Nhớ Phạm Duy với
tình ca sầu
- Mắt lệ rơi khóc
thuở ban đầu
- Còn gì đâu...
- Sách
- Một người
Gia Nã Đại và nhạc Phạm Duy, Georges-Étienne
Gauthier
- Phạm Duy -
Còn đó nỗi buồn, Tạ Tỵ
- Phạm Duy đã
chết như thế nào, Nguyễn Trọng Văn
- Con đường
tình sử Việt Nam qua hai thế hệ: Phạm Duy -
Trịnh Công Sơn, tác giả Hà Anh Tuấn
- Nửa thế kỷ
Phạm Duy, Xuân Vũ
- Hồi ký Phạm
Duy, Phạm Duy
- Hành trình
Phạm Duy qua dòng lịch sử, Jason Gibbs
- Tính dân tộc
trong âm nhạc Phạm Duy và tình bạn
Duy - Khê, Trần Văn Khê
- Tiểu luận, báo chí
- Phạm Duy,
đại lực sĩ; Phạm Duy với ngàn lời ca -
Nguyên Sa
- Văn Cao -
Phạm Duy: Trần Gian Và Tiên Cảnh - Thụy Khuê
- His Music
Links The Generations - Los Angeles Times
- Phạm Duy Thể
Nghiệm Việt Nhạc - Latina Musica
Contemporanea Del Mundo
- Nghệ thuật
phổ thơ vào nhạc - Phạm Quang Tuấn
- Viết về Phạm
Duy - Nguyễn Đình Toàn
- Con đường
cái quan - Georges-Étienne Gauthier
- Phạm Duy,
Vietnam's Music Man - Ngọc
Bích
- Văn Cao -
Phạm Duy: Hai con người, một mối tình - Phạm
Thế Định
- Phạm Duy và
tiếng hát quê hương - Giao Chỉ
- Phạm Duy và
tôi - Ngô Đồng
- Phạm Duy,
Con én đưa thoi - Cổ Ngư
- Phạm Duy -
Nhạc sĩ vượt thời gian - Nguyễn Ngọc Sơn
- Tính hiện
thực trong ca từ của Phạm Duy - Trần Hữu
Thục
- Phạm Duy
người nghệ sĩ tự do - Đỗ Xuân Kiên
- ^ a b c Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời: Chủ
nhật buồn, Tuổi trẻ online
- ^ a b Lỗi
chú thích: Thẻ
<ref>
sai;
không có nội dung trong thẻ ref có tên tuanngoc
- ^ SÀI GÒN ĐƯA TIỄN MỘT NGƯỜI YÊU
NƯỚC VỀ VỚI ĐẤT MẸ -
Nhịp cầu Thế giới
- ^ a b c d Khánh Ly phát
biểu trong đêm nhạc Thái Thanh tái ngộ
- ^ Đám tang Phạm Duy
- ^ a b Ngựa trắng không phải là ngựa
trắng - Lê Anh
Dũng
- ^ a b Xót xa tiễn đưa những cây đại
thụ âm nhạc Việt Kienthuc.net.vn
- ^ Nghe nhạc đầu xuân với Phạm
Duy: Mẹ trong tâm thức Việt
- ^ Dương Thụ: sự xuất hiện của
Phạm Duy là một tất nhiên
- ^ Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ
Phạm Duy
- ^ Phạm Tuyên nói về Phạm Duy -
BBC
- ^ a b Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời BBC
- ^ a b Phạm Duy, đại lực sĩ -
Nguyên Sa
- ^ Văn Cao - Phạm Duy, tình bạn
tri kỷ dù tính cách trái ngược
- ^ Những kỷ niệm với Phạm Duy -
Báo Đại Đoàn Kết
- ^ Có nên cho tranh luận về Phạm
Duy không?
- ^ Phạm Duy mơ về 'một ngày như
thế' BBC
Tiếng Việt
- ^ 'VN hai câu nói sau cùng khi
lìa đời' Bùi Văn
Phú, BBC
- ^ Phạm Duy còn đó
nỗi buồn, Tạ Tỵ, Văn sử học 1971 - Lời
nhập.
- ^ Trong bài viết 'PHẠM DUY, NGƯỜI NGHỆ SỸ SƯỚNG
NHẤT TRÊN ĐỜI'
- ^ Đến khi trăm tuổi còn ngồi bên
nhau
- ^ Phạm Duy, lời người ra đi -
danchimviet.info.
- ^ a b c sư ngôn ngữ học Eric Henry:
Nhạc VN ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm hồn
tôi
- ^ a b c d Phạm Duy. “Hồi ký Phạm
Duy - Một đời nhìn lại: Hồi ký I -
Thời thơ ấu - Vào đời” (bằng
tiếng Việt). Bản gốc (PDF) lưu
trữ 28/1/2013. Truy
cập 28/1/2013.
- ^ Vĩnh biệt NS Phạm Duy: Khóc ta
xin nhỏ lệ vào thiên thu, vtc.vn.
- ^ a b c d e f g h Học và hành
- ^ Hồi ký Phạm Duy
II - chương I
- ^ Hồi ký 2, chương 2
- ^ Hồi ký Phạm Duy, tập III,
chương 7
- ^ a b c d Hồi ký Phạm Duy, tập III,
chương 8
- ^ a b c d e Hồi ký Phạm Duy, tập III,
chương 10
- ^ Hồi ký Phạm Duy tập III, chương
15
- ^ a b Hồi ký tập III, chương 16
- ^ a b Hai người còn lại
là Du
Tử Lê và Mai
Thảo
- ^ Hồi ký tập III, chương 25
- ^ https://thoixua.vn/nghe-si/ca-si/cuoc-doi-buon-thuong-cua-ca-si-khanh-ngoc-sau-bien-co-voi-nhac-si-pham-duy.html
- ^ https://thanhnien.vn/van-hoa/khanh-ngoc-trong-doi-nhac-si-pham-duy-1029136.html
- ^ Tuấn
Khanh - Những thổ lộ chưa công bố của
nhạc sĩ Phạm Duy
- ^ Bài báo Tài Tử
Phạm Duy của Nguyễn văn Cổn, Revue Radio
Indochine số 47, 1/1/1944
- ^ Phạm Duy còn đó
nỗi buồn - Tạ Tỵ - Văn Sử Học 1971,
trang 62
- ^ Ánh Tuyết: 'Tục ca Phạm Duy đi
ra từ văn hóa dân gian'
- ^ Bước đầu -
Phạm Duy tổng quát
- ^ BBC phỏng vấn Phạm Duy, phần 1
- ^ a b Dân Ca Mới: Phần 1
- ^ Dân ca mới 2 -
Phạm Duy tổng quát
- ^ a b c d Tình tự với quê hương dân tộc Phạm
Duy tổng quát
- ^ Lên đường Viễn du - Viễn Xứ -
Viễn mơ - Phạm
Duy tổng quát
- ^ a b Bài trả lời phỏng
vấn Hoàng Hưng trên Kiến thức ngày nay
số Xuân 1994
- ^ a b Trịnh Công Sơn trả lời phỏng
vấn
- ^ a b Phạm Duy, người hát rong tầm
thế kỷ
- ^ a b Nguyễn Đình Toàn Viết Về Phạm
Duy Tuyển tập các bài viết về Phạm
Duy trong suốt 50 năm qua: Nguyễn Đình
Toàn Viết Về Phạm Duy
- ^ Nhạc tình sau 10 năm ngủ kỹ -
Phạm Duy tổng quát
- ^ a b Tình yêu - sự đau khổ - cái
chết - Phạm Duy
tổng quát
- ^ a b Bổn phận công dân -
Phạm Duy tổng quát
- ^ Phạm Duy giữa tục ca và thiền
ca
- ^ a b c “Phạm Duy qua
con mắt Nguyễn Đắc Xuân” (bằng
tiếng Anh). BBC News. Truy
cập 20 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b Hồi ký tập 4, chương 2
- ^ a b c Hồi ký tập 4, chương 4
- ^ “Phạm Duy và
bầy chim bỏ xứ”. Bản gốc lưu
trữ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Truy
cập ngày 2 tháng 2 năm 2013.
- ^ a b c Hồi ký tập 4, chương 13
- ^ a b Hồi ký tập 4, chương 14
- ^ a b c d Hồi ký tập 4, chương 20
- ^ BBC Phỏng vấn Phạm Duy phần 2
- ^ Nói về ca khúc và thơ phổ nhạc- Trang
web của Hội Nhạc sĩ Việt Nam
- ^ a b c Phạm Duy được phép về Việt Nam
sinh sống - Tiền
phong
- ^ a b Lương Bích
Ngọc. “Đất mẹ đón
Phạm Duy từ xa trở về”. Theo
Vietnamnet. Bản gốc lưu
trữ 18 Tháng năm 2005, 15:03 GMT+7.
- ^ Phạm Duy về đến Việt Nam - BBC
tiếng Việt
- ^ Nhạc sĩ Phạm Duy-Lá rụng về cội,
VOV
- ^ Nhạc sĩ Phạm Duy: Lá có rụng về
cội? Hồng Thái,
7:21, 29/03/2005, antgct.cand.com.vn
- ^ Cty Phương Nam khai thác nhạc
Phạm Duy trong 10 năm, giá gần nửa
triệu đô la -
Nguyễn Quang Minh, vietweekly
- ^ Phản hồi của độc giả - Thanh
niên online
- ^ Phản hồi xung quanh bài viết về
nhạc sĩ Phạm Duy - nguoivienxu.vietnamnet.vn
- ^ Phản ứng của Phương Nam- Thanh
niên online
- ^ Nhạc sĩ Phạm Duy trở về Hà Nội - bbc
- ^ “Nhạc sĩ Phạm
Duy từng là đạo diễn điện ảnh”.
- ^ Ngày trở về của Phạm Duy trong
bối cảnh âm nhạc Việt Nam
- ^ Phạm Duy và lịch sử Việt Nam
hiện đại
- ^ Jason Gibbs - Nhạc vàng hóa
vàng, Talawas
- ^ Xem bài "Hồi ký"
của Chế Lan Viên đăng trên tạp chí Sông
Hương ngày 22
tháng 5 năm 1986
- ^ “Phạm Duy:
"Đời nghệ sĩ là khóc cười cùng vận
mệnh dân tộc"” (Thông
cáo báo chí). Nguyễn Hoàng Linh - Đoan
Trang. 28/01/2009 17:29 GMT+7. "Đời nghệ sĩ..." bài báo có 44
phản hồi của độc giả
- ^ a b c Phạm Duy mơ về "một ngày như
thế" - BBC
- ^ Hoàng Hưng phỏng
vấn Trịnh Công Sơn về âm nhạc miền Nam,
Tạp chí Âm nhạc số 3-4-5/1994
- ^ Trong bài viết Phạm Duy, nắng chiều rực rỡ
- ^ L. L. Lan
- ^ Eric Henry gọi Phạm Duy là 'đại
vương'
- ^ Nghệ sĩ hải ngoại nghĩ gì về sự
ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy?
- ^ Phạm Duy, người bạn, người anh,
người thầy của tôi -
Nguyễn Văn Tý
- ^ Phạm Thiên Thư nhớ Phạm Duy
- ^ ĐẾN KHI TRĂM TUỔI CÒN NGỒI BÊN
NHAU...
- ^ Nguyễn Đắc Xuân nói về Phạm Duy
- ^ Phạm Duy, người nhạc sĩ sướng
nhất trên đời -
Tô Hải
- ^ Trong cuốn Một
người Gia Nã Đại và nhạc Phạm Duy