Năm Thứ 4888

 www.vietnamvanhien.net


Pháp Nạn Bát Nhă
http://phapnanbatnha.net






Đừng đi t́m cái anh muốn thấy. Việc làm đó vô ích.

Không đi t́m, nhưng cho phép cái thấy tự đến, cái thấy ấy sẽ
giải phóng được cho anh.

- nhất hạnh-

Bát Nhă đây là Tu Viện Bát Nhă ở Bảo Lộc, là Tăng thân Bát Nhă đang gặp khó khăn và đang là một mối băn khoăncho chính quyền, là Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt. Công án là một vấn nạn cần phải giải quyết bằng niệm, định và tuệ chứ không thể chỉ bằng trí năng của ta. Nếu chưa giải quyết được th́ ḿnh chưa có hướng đi, chưa có an lạc và hạnh phúc. Công án này có thể được tham cứu chung, nhưng cũng có thể được tham cứu riêng. Công án là một mũi tên cắm vào thân thể ta, chưa rút được mũi tên ra th́ chưa có an lạc. Mũi tên này không phải từ bên ngoài bay tới. Nó không phải là một tai nạn mà là một cơ hội để ta quán chiếu và vượt thoát được những băn khoăn trăn trở của ta lâu nay về ư nghĩa cuộc đời, về tương lai đất nước, về hạnh phúc chân thật của ta.


Vua Trần Thái Tông ngày xưa đă từng tu Thiền, đă từng tham khảo công án và vua cũng đă đưa ra bốn mươi công án Thiền với các bài Niêm, Tụng và Kệ để mời các bạn tu cùng tham khảo tại chùa Chân Giáo. Những công án này c̣n được ghi lại trong sách Khóa Hư Lục do vua sáng tác. Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, anh ruột của tướng Trần Hưng Đạo, cũng đă từng tham khảo công án, và cũng đă đề ra mười ba công án, những công án này cũng c̣n được ghi lại trong sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục.

Sách Bích Nham Lục do thiền sư Viên Ngộ biên soạn vào thế kỷ mười hai có cả thảy 100 công án thiền với những lời Thùy thị, B́nh xướng và Trước ngữ, là một tác phẩm cổ        điển được sử dụng trong nhiều trăm năm ở chốn thiền môn.

Trong số các công án phổ thông nhất có các công án “Cây tùng trước sân”, “Cái tất cả đi về cái một, cái một đi về đâu?”, “Con chó có Phật tính không?” và “Ai đang niệm Phật?”. Công án hào hùng nhất mà Tuệ Trung Thượng Sĩ đưa ra là “ Tất cả đều vô thường, đều là pháp sinh diệt. Cái ǵ sinh diệt?”

Công án không thể được giải quyết bằng lư luận, bằng biện chứng pháp, dù là biện chứng pháp duy tâm hay duy vật, mà phải được giải quyết bằng niệm lực và định lực, nghĩa là bằng năng lượng của chánh niệm và chánh định. Giải được công án th́ ta thấy khỏe, không c̣n lo sợ thắc mắc ǵ nữa, là thấy được con đường đi, là đạt được sự an tâm.

Nếu nghĩ rằng con chó có Phật tính hay không là một vấn đề của riêng con chó, hoặc nghĩ đó là một vấn đề triết học cần phải giải quyết, th́ đó chưa phải là một công án. Nếu nghĩ rằng cái một đi về đâu là một vấn đề chỉ liên hệ tới sự vận hành của thế giới khách quan bên ngoài th́ đó cũng không phải là một công án. Nếu nghĩ rằng Bát Nhă là vấn đề của 400 tu sinh đang gặp khó khăn, đang cần một giải pháp “hợp t́nh hợp lư” th́ đó cũng không phải là một công án. Chỉ khi nào thấy rằng Bát Nhă là vấn đề chính của bản thân ta, nó có liên hệ trực tiếp đến hạnh phúc, đau khổ của ta, của tương lai ta và tương lai đất nước dân tộc ta, và chừng nào chưa giải quyết được công án Bát Nhă th́ ta c̣n ngủ không yên, ăn không yên, làm việc không yên, th́ lúc ấy Bát Nhă mới thực sự là một công án.  Niệm có nghĩa là nhớ tưởng, là canh cánh bên ḷng, là nâng công án lên từng giây từng phút trong đời sống hàng ngày của ḿnh để quán chiếu, không phút giây nào xao lăng. Niệm phải liên tục không được gián đoạn. Khi ăn cơm, khi mặc áo, khi tiểu tiện hoặc đại tiện, khi uống trà, khi tắm gội, hành giả phải đưa công án lên để mà quán chiếu. Công án có khi c̣n gọi là thoại đầu. Phật là ai mà ta phải niệm, và người đang niệm Phật, người ấy là ai? Ta là ai? Phải t́m cho ra. Chưa t́m ra là chưa vỡ vạc, chưa chứng ngộ, chưa thông suốt.

***

Những vị xuất gia trong Tăng thân Bát Nhă chắc hẳn là những người có cơ hội nâng  công án Bát Nhă lên cứu xét nhiều nhất trong đời sống hàng ngày. Ngày nào họ cũng ngồi thiền nhiều lần, đi thiền hành nhiều lần, và trong khi nấu cơm, giặt áo, lặt rau, quét tước, v.v., lúc nào họ cũng có cơ hội tham cứu về công án Bát Nhă. Họ có niệm và họ có định dễ dàng hơn, v́ đó là vấn đề sống chết, vấn đề lư tưởng, vấn đề tương lai của họ.  Và có người đă quán chiếu thành công, v́ vậy ở trong một t́nh trạng bị đàn áp và khủng bố thường xuyên như thế mà có những người trong số họ vẫn cười ḍn được, vẫn tươi như hoa, vẫn chế tác được b́nh an và t́nh thương, vẫn không bị lo lắng sợ hăi và hận thù lôi kéo; trong khi đó th́ những vị khác c̣n mang nặng chấn thương và những thống khổ gây nên trong những ngày Bát Nhă và Phước Huệ bị đánh phá. Một sư cô đă làm được bài kiến giải để tŕnh lên thầy của ḿnh. Cô viết: “Bát Nhă ngày xưa, nay đă thành mưa, rơi xuống mặt đất, nẩy hạt Bồ đề.”  Sư cô này chỉ khoảng 18 tuổi, và mới tu chưa đầy hai năm, nhưng đă quán chiếu thành công.

Tại sao ḿnh chỉ muốn tu thôi mà người ta không cho ḿnh tu? Tại sao các bậc tôn túc muốn che chở bảo lănh cho ḿnh tu mà nhà nước lại không cho bảo lănh? Ḿnh có biết chính trị là cái ǵ đâu và chẳng tha thiết ǵ tới chuyện chính trị, tại sao người ta cứ nói là ḿnh làm chính trị và tại sao cứ nói Bát Nhă là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia? Tại sao phải giải tán cho được Bát Nhă dù phải áp dụng những biện pháp như thuê côn đồ, vu khống, lừa gạt, đánh đập, đe dọa? Tại sao họ là những người đáng bậc cha chú ḿnh mà họ nỡ làm như thế đối với ḿnh? Nếu nhà nước không cho ḿnh tu chung như một Tăng thân nữa mà bắt ḿnh phải mỗi người đi một ngả th́ làm sao trong tương lai ḿnh có thể có lại một Tăng thân? Tại sao ở các nước khác người ta có tự do để thực tập pháp môn, c̣n ở đây th́ không? Những câu hỏi như thế dồn dập đi tới. Ngồi thiền, đi thiền hành, nghe pháp thoại, thực tập chánh niệm trong khi nấu cơm, làm vườn, chấp tác, người hành giả nuôi niệm lực và định lực. Niệm và định lực ấy như sức nóng của lửa làm tan ră tất cả những dấu hỏi, những vấn nạn. Bát Nhă ngày xưa là hạnh phúc. Ḿnh đă được sống rất thật với chính ḿnh, với cách sống mà ḿnh muốn sống. Ḿnh có thể nói ra những cảm nghĩ của ḿnh cho các anh chị em đồng tu mà không e ngại sợ sệt. Ḿnh đă t́m ra được t́nh huynh đệ. Ḿnh có cơ hội đem tuổi trẻ của ḿnh để giúp đời. Đó là hạnh phúc lớn nhất. Bát Nhă trong những ngày qua cũng đă từng là một cơn ác mộng, nhưng ta đă có cơ duyên t́m thấy ta rồi, ta đă t́m được con đường rồi, th́ dù có Bát Nhă hay không có Bát Nhă ta vẫn không cần lo sợ. Bát Nhă đă trở thành một cơn mưa, đă mưa xuống làm cho hạt giống kim cương nẩy mầm trong ta. Ngày mai dù không có Bát Nhă, dù bị đuổi ra khỏi Phước Huệ, nhưng hạt giống Bồ đề trong ta vẫn không bao giờ mất. Thầy đă dạy mỗi đứa con thầy phải trở thành một Bát Nhă, một Phương Bối. Ḿnh là sự tiếp nối của thầy, chắc chắn ḿnh sẽ tạo dựng được trong tương lai những Bát Nhă mới, những Phương Bối mới. Đă có hạt giống rồi, đă có đường đi rồi, ḿnh không c̣n lo sợ cho tương lai, tương lai của ḿnh và của đất nước. Những người cấm cản ḿnh tu học hôm nay, ngày mai ḿnh sẽ có cơ hội độ cho họ. Họ chưa có cái thấy bây giờ, nhưng sau này họ sẽ có cái thấy ấy. Một số trong những người đă từng đàn áp, đă từng làm khổ ḿnh, bây giờ cũng đă hé thấy được sự thật rồi. Thành kiến và tri giác sai lầm như bức tường Bá Linh đang ră ra từ từ và sẽ sụp đổ. Ḿnh không lo ngại, không tuyệt vọng. Ḿnh có thể cười vang như nắng sớm.

Ḿnh là một vị đại úy công an. Ban đầu ḿnh tin rằng nếu cấp trên đă có chính sách giải tán Bát Nhă th́ chắc chắn là chủ trương này phù hợp với nhu cầu an ninh của đất nước. Ḿnh có niềm tin nơi lănh đạo. Nhưng trong quá tŕnh thực hiện chính sách, ḿnh đă khám phá ra nhiều việc đau ḷng. Bát Nhă đă trở thành công án của đời ḿnh. Ḿnh mất ăn, mất ngủ. Giữa đêm ḿnh thức dậy. Ḿnh tự hỏi nhóm người này đă làm ǵ để ḿnh phải nh́n họ như là những phần tử phản động, có hại cho an ninh. Họ có vẻ rất b́nh an;  chính ḿnh mới không có đủ b́nh an trong ḷng. Không có b́nh an trong ḷng, ḿnh làm sao giữ ǵn và thiết lập được sự b́nh an trong xă hội? Trên phương diện luật pháp, họ không có tội t́nh ǵ cả. Sự thực là ḿnh đă đứng về phía những người muốn chiếm hữu tài sản của họ, buộc họ phải rời nơi mà họ đă cư trú trong nhiều năm, nơi mà cơ sở đă do chính họ góp phần tạo dựng. Ḿnh đă làm đủ mọi cách để cho họ đi, nhưng họ đă nhất định không chịu đi. Họ có vẻ thương yêu nhau, đoàn kết với nhau. Họ sống một đời sống lành mạnh. Tuy họ trẻ tuổi, nhưng không ai rơi vào ṿng ma túy, hút xách, đĩ điếm. Họ sống đơn giản, ăn chay, ngồi thiền, nghe kinh, pháp đàm, hoàn toàn bất bạo động. Họ không có vẻ ǵ là nguy hiểm. Họ không hề có một lời nói hoặc hành động nào chống báng nhà nước. Ḿnh không thể nói là họ phản động, là họ làm chính trị được. Vậy mà cuối cùng ḿnh phải nói họ là phản động, là làm chính trị. Ḿnh đă t́m mọi cách để cho họ bỏ đi: dụ dỗ, dọa nạt, cúp điện nước, kiểm soát hộ khẩu mỗi ngày, và trong suốt nhiều tháng lúc nào cũng tới chùa vào ban đêm để sách nhiễu họ, để họ nản ḷng. Họ đă không trách móc, họ lại c̣n mời ḿnh ngồi lại, hát cho ḿnh nghe và đ̣i chụp ảnh với ḿnh nữa. Cuối cùng ḿnh phải thuê côn đồ tới để phá phách, để đánh đập, để buộc họ ra đi. Và ḿnh cũng phải mặc thường phục đến để chỉ huy, để chỉ cho người ḿnh thuê biết ai là những người dẫn đầu để mà thanh toán. Họ không chống trả. Vũ khí của họ chỉ là niệm Phật, ngồi thiền, và nắm lấy tay nhau, để ḿnh không thể gỡ họ ra từng người mà tống lên xe được. Có cả một vị thiếu tướng từ trung ương vào để chỉ huy trận đánh. Tại sao phải huy động một lực lượng hùng hậu như thế, từ trung ương đến địa phương, để đánh dẹp một nhóm người tay không hiền lành như thế? Tại sao hơn một năm trời mà không dẹp được họ? Họ có ǵ để phải bám víu vào cái chùa này? Chỉ có ngày hai bữa cơm chay, chỉ có ngày ba buổi ngồi thiền, một buổi pháp thoại, một buổi thiền hành? Tại sao đông như thế, trẻ như thế mà họ sống chung với nhau an lành được như thế? Trong bọn họ có những đứa tốt nghiệp đại học, con của cán bộ cấp cao, có việc làm, có lương cao, nhưng đă bỏ tất cả để đến sống đời đạm bạc tu hành. Phải có một cái ǵ hay ho lắm mới hấp dẫn được họ như thế chứ? Đâu có thể nói là chỉ v́ họ nghe lời đường mật của một người nào đó sống ở nước ngoài, để chống lại nhà nước ta? Bởi v́ lệnh trên đă đưa ra, ḿnh phải thừa hành thôi, nhưng ḿnh rất hổ thẹn với lương tâm ḿnh. Trước kia, ḿnh đă nghĩ là những thủ đoạn ấy chỉ để sử dụng tạm thời v́ nước v́ dân, v́ sự nghiệp đại đoàn kết. Nhưng bây giờ ḿnh đă thấy những thủ đoạn ấy là gian trá, là thấp hèn, là trái với lương tâm con người. Ḿnh bắt buộc phải giữ những cảm nghĩ này cho riêng ḿnh. Ḿnh không dám nói cảm nghĩ ấy ra dù với những người trong cùng đơn vị, huống hồ là nói với cấp trên. Ḿnh đi tới cũng không được, mà t́m cách thoát khỏi guồng máy cũng không xong. Phải làm thế nào đây để ḿnh có thể sống thật được với chính ḿnh? Ḿnh thuộc hàng giáo phẩm của Giáo Hội. Bát Nhă đă trở thành một trăn trở lớn. Những người tu trẻ ấy,  ḿnh biết là họ có tu thật. Ai đă từng thăm viếng và tiếp xúc với họ đều thấy như thế. Nhưng tại sao ḿnh bất lực không che chở được cho họ? Tại sao ḿnh phải sống và hành xử như một nhân viên của chính quyền? Tách rời chính trị khỏi tôn giáo, giấc mơ này đến bao giờ mới thực hiện được? Trong thời Thực dân, trong thời ông Diệm và ông Thiệu, tuy hành đạo có khó khăn thật đấy, nhưng người tu cũng không bị kiểm soát gắt gao quá đáng như trong hiện tại. Người ta chỉ muốn có một đạo Phật của tín mộ, của thờ cúng, người ta không muốn có một đạo Phật có khả năng lănh đạo tinh thần và văn hóa đạo đức cho quốc dân. Một đạo Phật thật sự có uy quyền lănh đạo tinh thần, người ta rất sợ. Người ta chỉ chấp nhận được một tổ chức Giáo Hội mà người ta có thể kiểm soát được, sai sử được. Ngày xưa đức Thế Tôn cũng đă không chịu khuất phục trước bạo quyền, kể cả bạo quyền của vua A Xà Thế. Trong thời Pháp thuộc, trong thời ông Diệm, ông Kỳ và ông Thiệu, các bậc cha anh của ḿnh cũng đă tranh đấu. Tại sao bây giờ ḿnh không tiếp nối được công hạnh ấy, tại sao ḿnh phải chấp nhận vai tṛ làm công cụ cho một đường lối chính trị không muốn cho phép ḿnh vươn dậy trên con đường lư tưởng, thực hiện hoài băo cao cả của bồ đề tâm?

Ban đầu ḿnh nghĩ rằng bó thân theo nhà nước th́ c̣n có cơ hội làm được một ít “Phật sự”, c̣n nếu chống nhà nước th́ hoàn toàn là sẽ không làm được ǵ, do đó ḿnh đă phải ẩn nhẫn chịu đựng mọi chê trách của các bạn đồng liêu để đi vào guồng máy. Nhưng sau đó ḿnh lại thấy rất rơ ràng rằng chính nhờ các vị ở ngoài Giáo Hội có can đảm nói lên tiếng nói phản kháng cho nên người ta mới để cho ḿnh làm được một ít công việc Phật sự. Ḿnh sẽ trả lời như thế nào với lịch sử? Ư nguyện của ḿnh là vực dậy một nền Phật giáo sinh động có công năng phục vụ dân tộc và đất nước, không phải là chiếm giữ một chức vụ trong guồng máy kiểm soát Phật tử.

Vị thượng tọa kia bị áp lực không cho phép được tiếp tục bảo lănh cho các tăng sinh tiếp tục tu học tại chùa, không đủ sức kháng cự, phải buộc ḷng phản thầy, phản bạn, đi ngược lại lời nguyền và sự cam kết long trọng của ḿnh cách đây chỉ có mấy năm. Tội nghiệp cho vị ấy. Nhưng vị ấy là ai? Vị ấy có mặt ngoài ḿnh hay có mặt ngay trong tự thân ḿnh ? Ḿnh cũng đang bị áp lực, không dám nói và làm những ǵ ḿnh nghĩ để có thể bảo hộ cho con em của chính ḿnh. Có phải hoài băo sâu sắc của ḿnh là “Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”? Vậy mà v́ cớ ǵ ḿnh đành phải bất lực nh́n các học tăng, học ni con em của ḿnh bị đàn áp, nhục mạ và chà đạp? Ḿnh sẽ nh́n con cháu ḿnh bằng mặt mũi nào? Chân diện mục của ḿnh là ǵ? Ḿnh là ai?

Ḿnh là huynh đệ với nhau, cùng là đệ tử của đức Thế Tôn, nhưng có phải v́ công phu thực tập xây dựng t́nh huynh đệ của ḿnh chưa đủ vững chắc, cho nên ḿnh mới bị người ta chia rẽ và kết quả là ḿnh đă giận hờn nhau, trách móc nhau? Theo nguyên lư thị hiện của  dạy th́ đáng lư dù theo Giáo Hội này hay Giáo Hội kia, ḿnh cũng vẫn là anh em của nhau, bên nào làm việc bên ấy mà không cần phải chống đối nhau và xem nhau như thù nghịch. Đó phải chăng là v́ sự thực tập của ḿnh c̣n yếu kém? Đó phải chăng là v́ đạo lực của ḿnh chưa đủ cao cường? Nhưng ḿnh đă học được bài học: nếu ngay tự bây giờ ḿnh biết nh́n nhận nhau, ḥa giải với nhau th́ ḿnh vẫn có thể vực dậy t́nh huynh đệ ngày xưa, gây niềm tin cho quốc dân và làm gương cho bốn chúng. Dù có trễ nhưng vẫn c̣n kịp thời. Chỉ cần một giây phút giác ngộ là t́nh trạng đạo pháp sẽ thay đổi. H́nh như Bát Nhă ngày nay đă học được bài học ấy: những vị xuất gia tu học ở đây, số lượng có cả đến 400 vị, nhưng khi bị đánh đuổi họ đă không bao giờ tỏ vẻ thù hận vị thượng tọa đă từng cưu mang họ trong bao nhiêu năm. Họ biết rằng vị thượng tọa ấy v́ chịu áp lực rất nặng nên đă bị bắt buộc phải mời họ ra khỏi chùa. Ḿnh bị dồn vào phía phải phản bội huynh đệ ḿnh, đó là v́ pháp lực của ḿnh chưa tới mức cao cường. Ḿnh phải quyết tâm hạ thủ công phu thế nào để đạt cho được mức đạo lực ấy? Có hiểu mới có thương. Mà đă thương th́ sẽ không c̣n xem nhau như là thù nghịch. Xem nhau như là thù nghịch tức là c̣n làm nạn nhân cho những âm mưu chia rẽ.

Người Phật tử Việt Nam, từ hai ngàn năm nay, thời nào cũng thuần kính tôn ngưỡng Tam Bảo, một ḷng quy ngưỡng Phật, Pháp và Tăng. Vậy mà bây giờ có những nhóm người được thuê mướn, mang guốc dép đi vào Phật điện giăng biểu ngữ, chửi bới, ném phân thối vào chư vị tôn túc, đập phá chùa, hành hung, đánh đuổi các thầy và các sư cô ra khỏi chùa. Các viên chức chính quyền đă thuê mướn họ, nói họ là Phật tử. Đó là một hành động vu cáo Phật giáo, bôi bẩn lịch sử. Hành động này làm cho ḿnh muốn nôn mửa, nhưng tại sao ḿnh không dám nói lên ? Giáo hội Phật giáo có khả năng minh oan cho người Phật tử khi người Phật tử bị bôi xấu và bị vu oan giá họa không ?

Bát Nhă không phải là một vấn đề mà ban Thường Trực Giáo Hội phải giải quyết cho xong. Bát Nhă là một công án, một vấn nạn của đời ḿnh. Ḿnh sẽ phải giải quyết như thế nào để đừng hổ thẹn với chư vị tổ sư, với những bậc tiền bối? Tại sao ḿnh không nói được cảm nghĩ chân thành của ḿnh với các vị đồng liêu trong guồng máy Giáo Hội? Tại sao ḿnh không được phép thực tập phép Kiến ḥa đồng giải, mà phải che dấu tư tưởng và cảm nghĩ của ḿnh?
Ḿnh là một thành phần của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, một ủy viên Bộ Chính Trị hay một ủy viên Trung Ương Đảng.Bát Nhă là cơ hội để ḿnh quán chiếu sự thật và t́m ra được b́nh an trong tâm ḿnh. Không có b́nh an th́ làm sao có hạnh phúc. Mà làm sao để có b́nh an khi ḿnh chưa thực sự tin vào con đường mà ḿnh đang đi, và nhất là không có niềm tin nơi những người được xem như là bạn đồng hành? Có phải là ḿnh đang cùng ngủ chung trên một chiếc giường, nhưng mỗi người đều có riêng một giấc mộng? Tại sao ḿnh không chia sẻ những cái ưu tư và cái cảm nghĩ của ḿnh với những người mà ḿnh gọi là đồng chí, có phải v́ ḿnh sợ bị lên án là đánh mất lập trường? Tại sao tất cả mọi người đều cùng nói như nhau về cái ấy, trong khi không một ai thật sự tin vào cái ấy, cũng giống như trong một câu chuyện cổ tích của Hans Christian Andersen, tất cả các quan trong triều đều khen là vua đang mặc một cái áo rất đẹp, trong khi đó thật sự vua đang ở trần? Giấc mộng đẹp nhất là hạnh phúc của ḿnh được ḥa làm một với hạnh phúc của quê hương. Cây có cội, nước có nguồn, quê hương có cội nguồn tuệ giác và tâm linh của nó. Đời Lư là một đời thuần từ nhất trong lịch sử đất nước. Đời Trần dân tộc hùng mạnh, đoàn kết, dư sức đẩy lùi những cuộc xâm chiếm của phương Bắc. Đó là nhờ công tŕnh giáo hóa của đạo Phật, một con đường tâm linh có đặc tính khoan dung, có thể chấp nhận và đi song hành với các tư trào tâm linh và đạo đức khác như Lăo học và Khổng học để cùng xây dựng đất nước mà không có nhu yếu phải loại trừ ai. Ḿnh có duyên học hỏi, ḿnh biết rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo thần quyền, mà là một chủ nghĩa nhân bản rất là vững chăi. Đạo Phật có tinh thần cởi mở và phá chấp, nghĩa là tinh thần khoa học, và trong thế kỷ mới, đạo Phật có thể đi song hành thoải mái với khoa học. Khoa học đây là tinh thần khoa học, thái độ sẵn sàng buông bỏ cái thấy cũ để có cơ hội đạt tới cái thấy mới. Khoa học mới đă vượt xa khoa học cũ, nhất là trong lĩnh vực vật lư vi mô. Cái mà ta cho là khoa học ngày xưa bây giờ có c̣n là khoa học nữa không? Tâm và vật chỉ là hai mặt biểu hiện của cùng một thực tại: cái này ôm lấy cái kia, cái này dựa trên cái kia mà biểu hiện. Khoa học hiện đại đang nỗ lực vượt thoát lối tư duy nhị nguyên như tâm và vật, trong và ngoài, chủ thể và đối tượng, thời gian và không gian, vật thể và tốc độ, v.v.. Khi c̣n vướng bận những phiền năo như giận hờn, lo lắng, đam mê và kỳ thị th́ tâm chưa thể nào có đủ niệm và định để phát kiến được sự thực dù ta đang có những dụng cụ máy móc tinh vi nhất. Bởi v́ đằng sau máy móc c̣n có tâm quan sát. H́nh như ta đă biết sở dĩ toàn dân kiên tŕ yểm trợ cho cách mạng đó là v́ ḷng yêu nước chứ không phải là v́ một chủ nghĩa. Nếu không dựa vào ḷng yêu nước của nhân dân mà chỉ biết thờ phụng một chủ nghĩa th́ chắc chắn ta đă thất bại. Đọc lại lịch sử, ta đă thấy rằng v́ thái độ vồ vập và cuồng tín vào chủ nghĩa, nên đă có những thanh toán lẫn nhau trong đoàn ngũ kháng chiến ; những vết thương ấy của dân tộc măi cho đến bây giờ vẫn chưa được chữa lành. Ta thử hỏi : đứng về phương diện đấu tranh giai cấp mà nói, th́ hiện thời giai cấp nào đang thực sự nắm quyền cai trị ? Giai cấp vô sản hay giai cấp tư bản ? Ta có đang tin rằng, tư bản nhân dân là một chuyện có thật, hay đó chỉ là một diễm từ ? Ta biết nếu muốn thành công, ư Đảng phải đi theo với ḷng Dân. Ḷng dân là muốn cho người tu được phép tu tập và giúp đời theo cách họ muốn, trong khuôn khổ của pháp luật. Ḷng dân là muốn cho mọi người công dân ai cũng có cơ hội được nói lên cái thấy cái nghĩ của ḿnh mà không sợ bị trừng phạt, đe dọa và tù tội. Ḷng dân là muốn tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị và chính trị ra khỏi tôn giáo. Ḷng dân mà được thỏa th́ tự nhiên có sự đoàn kết và Đảng sẽ được ủng hộ. Đảng không cần phải hô hào đoàn kết và kêu gọi sự yểm trợ nữa, một khi Đảng đă có được ḷng dân. Ḷng Dân như thế, ư Đảng thế nào? Ta biết tinh thần khoan dung của đạo Phật đời Lư và đời Trần đă đem lại sự đoàn kết đích thực của toàn dân, v́ theo tinh thần ấy tất cả mọi người yêu nước đều có cơ hội góp phần vào công tŕnh xây dựng và bảo vệ đất nước mà không ai bị loại bỏ ra ngoài. Tinh thần dung hợp không kỳ thị ấy trong đạo Phật gọi là xả, một trong bốn đứcVô Lượng Tâm là từ, bi, hỷ và xả. Đó là một di sản tinh thần quư báu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Ta biết được rằng trong các đời Lư và đời Trần, những người làm chính trị đều tu tập theo đạo Phật cùng với dân chúng, vua cũng giữ giới, ăn chay, làm việc thiện, v́ vậy đă được dân chúng trong nước tin cậy Làm sao bài trừ được những tệ nạn xă hội như ma túy, đĩ điếm, cờ bạc, bạo hành, tham nhũng, lạm quyền, v.v. khi chính những viên chức nhà nước có phận sự bài trừ tệ nạn cũng đang bị vướng vào những tệ nạn ấy? Quốc sách thôn ấp văn hóa, khu phố văn hóa làm sao thành công được chỉ với sự kiểm soát và trừng phạt suông? Ai là người cần được kiểm soát và trừng phạt trước hết?
Ta biết rằng gia đ́nh nào có tu tập có giữ giới là gia đ́nh ấy có an vui và có hạnh phúc. Đạo Phật trong hai ngàn năm qua đă giáo hóa dân chúng giữ ǵn phong hóa bằng cách thực tập ăn chay giữ giới. Ăn chay tượng trưng cho sự tiết dục, nghĩa là giảm bớt dục vọng. Người Phật tử tự nguyện ăn chay, giữ giới và làm việc nhân đức chứ không bị ai bắt ép làm việc ấy, cũng như không ai bị trừng phạt v́ không làm việc ấy. Bây giờ đây những người tu trẻ đang có chí hướng vực dậy nếp sống phong hóa ấy và họ đang có triển vọng thành công, thế th́ tại sao ta lại đánh dẹp họ? Ta sợ họ có quần chúng th́ ta mất quần chúng hay sao? Tại sao ta không phát tâm tu học như họ, đồng nhất với họ, để có được sự hưởng ứng và yểm trợ của họ? Tại sao ta không làm được như các vua đời Lư và đời Trần? Hay tại v́ ta là người Mác-xít, ta không có quyền quy y, ăn chay và giữ giới?

Ta biết trong Đảng và trong chính quyền hiện giờ nhiều người đă nói rằng họ đang có một cái nh́n thông thoáng hơn về các vấn đề tôn giáo và tâm linh. Sự thực là các ông lớn bây giờ ai cũng có tin vào phong thủy, vào vận mạng, vào ngoại cảm, vào đổi mạng. Điều này chứng tỏ từ một thái cực này người ta đă đi sang thái cực khác. Trong khi đó người ta vẫn cố gắng giữ để cho bề ngoài ḿnh không có vẻ mê tín dị đoan.

Các vua Lư và vua Trần đă thực sự tin tưởng ở con đường đạo đức tâm linh, do đó nhiều vị đă sống được nếp sống đạo đức gương mẫu, và có thể v́ vậy cho nên dân mới làm theo. Một ông vua giữ giới, ăn chay, gửi chăn chiếu vào các nhà tù để cho tù nhân bớt khổ v́ cái lạnh, đi vi hành để thấy được nếp sống thực sự và nguyện vọng của người dân, một ông vua biết ngồi thiền, tham cứu công án, thực tập sám hối một ngày sáu thời, dịch kinh, biết nương vào đức độ và lời khuyên dạy của một vị thiền sư mà ḿnh tôn quư như một vị quốc sư, một ông vua nhường ngôi cho con để xuất gia tu hành khổ hạnh trên núi Yên Tử, một ông vua như thế có thể làm gương đạo đức cho cả nước. Ngày nay, ta hô hào vận động cán bộ và quần chúng “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhưng có được mấy ai trong tổ chức ta đang sống được như một người gương mẫu cho các đồng chí của ḿnh? Đạo Phật Đại Thừa dạy: “Anh phải là con người ấy. Anh phải làm gương mẫu. Anh phải sống như thế th́ anh mới gây cảm hứng cho người khác sống như thế.” Ta biết tham nhũng và lạm quyền đă trở thành một quốc nạn. Ta biết ta đă hô hào bao nhiêu năm nhưng chẳng có kết quả ǵ và t́nh trạng càng ngày càng trở nên trầm trọng. Tại sao? Có phải tại v́ ta chỉ biết dựa vào hào quang của tiền nhân để tự hào, để khoe khoang là ta có một quá khứ vẻ vang, nhưng trong hiện tại, ta không làm được những ǵ mà cha ông ta đă làm được trong quá khứ? Rồi ngày nay nếu có những người trẻ tuổi đang t́m cách làm việc ấy cho ta th́ ta lại ngăn cản và đàn áp họ?
Vụ Bát Nhă có thể đă bắt đầu bằng chuyện làm ăn của một công ty du lịch do những người công an chủ trương, liên hệ tới khách sạn và thị thực nhập cảnh, rồi sau đó thêm vào sự lạm quyền và thù oán để cuối cùng trở thành một chủ trương mà nhà nước phải đi theo. Có thể ta không có th́ giờ xem xét mà chỉ tin vội vào những báo cáo đặt điều. Rồi ta để cho nhân viên dưới quyền sử dụng những biện pháp lừa dối, gạt gẫm, đàn áp những người dân hiền lành chưa từng gây ra một rối loạn nào cho xă hội. Và cuối cùng ta bị đặt vào cái thế phải xem là kẻ thù những ǵ theo nguyên tắc ta đă từng muốn tôn quư. Kẻ thù của ta có đích thực là những “thế lực thù nghịch” bên ngoài hay không? Kẻ thù ta nằm ngay nội bộ: những con ong mà ta nuôi trong tay áo của ta. Liệu ta có đủ can đảm và thông minh để đối trị với những yếu kém của chính ta không, đó là câu tham vấn căn bản
Pháp môn Làng Mai có thể là cơ hội hiếm có để hiện đại hóa đạo Phật ở Việt Nam, và bốn năm hành tŕ ở Việt Nam h́nh như đă chứng tỏ được khả năng của pháp môn ấy. Vậy th́ tại sao ta lại chịu áp lực của Trung Quốc để đàn áp và tiêu hủy ngay một nguồn sinh lực quư báu của ta ? Ta nhận được cái ǵ quư giá của người khác trong khi ta bị tước đoạt cái quư giá mà ta đang có?
Cách thức ăn mừng Một Ngàn Năm Thăng Long hay nhất có thể là cùng nhau nỗ lực tu tập, làm được và sống được như Lư Công Uẩn, như Trần Thái Tông, như Trần Thánh Tông, như Trúc Lâm Đại Sĩ, như Tuệ Trung Thượng Sĩ. Các vị ấy là những nhà chính trị nhưng đồng thời cũng là những người sống thật sự nếp sống tâm linh mà họ tin tưởng. Ta có cái ǵ để tự hào, ngoài cái quá khứ hào hùng của cha ông? Ta đă đánh mất lư tưởng cách mạng, đă làm tàn rụi ngọn lửa thiêng cách mạng, và những người đồng chí của ta không thật sự c̣n là những người đồng chí, bởi v́ trong họ ngọn lửa thiêng cách mạng đă tắt. Lư do họ có mặt trong hàng ngũ là quyền lợi, danh vọng và chỗ đứng của họ. Pháp môn thực tập Làng Mai là một phần trong di sản văn hóa đất nước, hiện thời đang có khả năng đóng góp đáng kể cho một nền văn minh đạo đức toàn cầu, không phải chỉ trên mặt lư luận mà quan yếu nhất là trên mặt thực tế. Biết bao nhiêu người trên thế giới đă biết đến và đă thừa hưởng được sự giáo hóa này. Ta đă biết hănh diện về nó, tại sao ta lại để cho xảy ra chuyện đánh phá và triệt tiêu nó ngay trong mảnh đất sinh thành ra nó? Đó là những câu hỏi mà nếu ta để cho chúng tác động trong phần sâu thẳm của tâm thức ta th́ chúng sẽ có thể làm bật lên cái tuệ giác mà ta cần có để thấy được con đường và cách hành xử mà ta đang trông đợi. Ḿnh là một vị nguyên thủ quốc gia hoặc một vị bộ trưởng, nước ḿnh có hay không có chân trong Hội Đồng Bảo An hay Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Ḿnh biết các vụ như Bát Nhă, Tam Ṭa, cũng như những vụ Thiên An Môn, Tây Tạng v.v.. đều là những vụ vi phạm trầm trọng về nhân quyền; nhưng v́ quyền lợi quốc gia, v́ muốn bán vũ khí, máy bay, xe lửa cao tốc, nhà máy điện lực nguyên tử, và những kỹ thuật mới khác, v́ muốn hợp tác thương măi đầu tư, muốn có thị trường tiêu thụ các hàng hóa khác mà ḿnh sản xuất, cho nên  ḿnh đă không dám mạnh dạn lên tiếng và đi tới những quyết định có thể gây sức ép trên quốc gia liên hệ để họ sớm chấm dứt việc vi phạm nhân quyền trong nước họ. Ḿnh cảm thấy hổ thẹn, lương tâm ḿnh không an ổn. Nhưng v́ muốn đảng và chính quyền ḿnh thành công nên ḿnh đành cam chịu nói rằng những vi phạm nhân quyền của các nước ấy cũng chưa đến nỗi nào. Ḿnh cũng đang ở trong một guồng máy, ḿnh chưa thật sự được là ḿnh, v́ ḿnh đang không nói được cảm nghĩ và cái thấy chân thật của ḿnh về t́nh trạng. Ḿnh làm sao để có sự an tâm và không hổ thẹn với chính ḿnh? Bát Nhă là một vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhưng cũng là một công án cho một nhà lănh đạo chính trị cao cấp như ḿnh. Làm sao để ḿnh không bị lương tâm cắn rứt và thực sự có hạnh phúc ? Công án Bát Nhă là của mọi người, là của mỗi cá nhân và cũng là của từng tập thể. Công án ấy có thể được tham cứu bởi một vị tu sinh Bát Nhă, một học tăng đang theo học tại một trường Trung Cấp Phật Học trong nước, một vị Thượng Tọa trong Giáo Hội, một chú Công an, một ông Bộ trưởng, một vị Linh mục Công giáo, một vị Mục sư Tin lành, một ủy viên Bộ Chính Trị, một vị chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố, một bí thư Tỉnh Ủy, một ủy viên Trung Ương Đảng, một nguyên thủ quốc gia, một chủ bút nhật báo hay tạp chí, một nhà trí thức, một nhà nghệ sĩ, một nhà doanh thương, một giáo chức, một kư giả, một vị trú tŕ, một vị đại sứ. Bát Nhă là một cơ hội, v́ Bát Nhă có thể giúp ta thấy được rơ ràng những ǵ mà lâu nay ta chưa thấy hoặc chưa muốn thấy.

Trong truyền thống Thiền, có những khóa tu bảy ngày, hăm mốt ngày, bốn chín ngày, v.v.. trong đó vị thiền giả để hết tâm ư vào công án. Giờ phút nào trong đời sống hàng ngày cũng là giây phút tham cứu : khi ngồi (thiền tọa), khi đi (thiền hành), khi thở, khi ăn, khi chải răng, khi giặt áo, v.v.. lúc nào tâm ư cũng tập trung vào công án, nghĩa là vào đối tượng tham cứu.  Khóa thiền phổ thông nhất là khóa bảy ngày, gọi là thiền thất. Thất đây có nghĩa là bảy. Mỗi ngày, tất cả các hành giả đều được tiếp xúc với vị thiền sư trong giờ khai thị. Vị thiền sư có thể đưa ra những chỉ dẫn giúp cho thiền giả tập trung tâm ư vào đúng chỗ. Khai nghĩa là mở ra, thị có nghĩa là chỉ cho thấy. Mở vấn đề ra, chỉ cho ta thấy rơ vấn đề hơn. Khai thị không có nghĩa là trao truyền sự thật. Sự thật, hành giả phải tự chứng nghiệm. Vị thiền sư có thể nói những lời khai thị trong ṿng mười phút, rồi các thiền giả trở về chỗ ngồi của ḿnh để tham cứu. Có khi hàng trăm vị thiền giả cùng ngồi tham cứu ở thiền đường, ngồi xoay mặt vào vách. Sau một thời ngồi thiền, lại có một thời đi thiền. Các hành giả đi chậm, mỗi bước chân đưa ḿnh về với công án. Đến giờ ăn, có thể được ăn ngay trên chỗ ngồi thiền của ḿnh, vừa ăn vừa quán chiếu. Đi đại tiện, tiểu tiện cũng là cơ hội quán chiếu. Im lặng hùng tráng rất cần thiết cho sự tham cứu thiền, cho nên ở bên ngoài thiền đường luôn luôn có bảng treo ‘chỉ tịnh’.

Ngày xưa, vua Trần Thái Tông ngộ đạo nhờ tham cứu công án “bốn núi” và công án “con người thật không có vị trí (vô vị chân nhân) ”. Thiền sư Liễu Quán ở Phú Yên ngộ đạo nhờ tham cứu công án “tất cả đi về một, một đi về đâu? ” và đă đệ tŕnh kiến giải tại chùa Ấn Tôn (Từ Đàm), Huế.

Muốn thành công trong sự tham cứu công án, phải có khả năng buông bỏ mọi kiến thức, mọi ư niệm và mọi lập trường ḿnh đang có. Vướng vào một tư kiến, một lập trường hay một ư thức hệ th́ ḿnh không c̣n có đủ tự do để cho công án có thể bung ra trong tâm thức của ḿnh. Phải buông bỏ tất cả những cái gọi là sở tri, nghĩa là những cái ḿnh đă tiếp nhận trước kia, những cái mà ḿnh từng xem là sự thật. Nếu ḿnh tin là ḿnh đang nắm trong tay sự thật rồi th́ cánh cửa của ḿnh đă đóng lại, và dù bây giờ sự thật có tới gơ cửa, ḿnh cũng không chịu mở cửa. V́ vậy cho nên sở tri là một chướng ngại, gọi là sở tri chướng. Đạo Phật đ̣i hỏi tự do. Tự do tư tưởng là nền tảng căn bản của tiến bộ. Đó đích thực là tinh thần khoa học. Chính trong không gian thênh thang ấy mà đóa hoa tuệ giác có một cơ hội nở ra.

Trong truyền thống thiền, tăng thân là một yếu tố rất tích cực. Khi cả mấy trăm hành giả cùng yên lặng tham cứu với nhau, th́ năng lượng tập thể của niệm (ư thức) và của định (tập trung) rất hùng hậu. Năng lượng tập trung của ḿnh nhờ vậy được nuôi dưỡng trong từng giây phút và công án có rất nhiều cơ hội để bung ra. Môi trường này rất khác môi trường của một hội nghị, một tọa đàm hay một buổi họp. V́ kỷ luật của thiền môn rất nghiêm túc và v́ khung cảnh của thiền môn rất thuận lợi cho sự tập trung, thêm vào đó có sự hướng dẫn của vị thiền sư và sự yểm trợ yên lặng của các bạn thiền giả, nên ta có nhiều cơ hội để thành công.

Những điều đề nghị ở phần trước có thể được xem là những lời khai thị có công năng giúp một phần nào cho công tŕnh tham cứu. Phải xem đó là dụng cụ, đừng cho đó là chân lư. Đó là chiếc bè qua sông để tới bờ bên kia, mà không phải là bờ bên kia. Qua tới bờ bên kia th́ phải vứt bỏ chiếc bè. Nếu quư vị quán chiếu thành công, có tự do, thấy được con đường rồi th́ quư vị có thể đem đốt những lời khai thị ấy, hoặc liệng nó vào sọt rác.

Xin chúc tất cả liệt vị thành công trong việc tham cứu công án Bát Nhă.

Nhất Hạnh

                      Nguồn: www.langmai.org và http:phapnanbatnha.net




                Bài của Andrew Buncombe, phóng viên AFP từ Á Châu

Sau hai tuần bị Chính quyền đập tan bằng bạo lực của côn đồ. Tăng thân Bát Nhă - Lâm Đồng vẫn không ngừng thu hút chú ư của giới truyền thông quốc tế. Chỉ cần gơ: Zen master: Vietnam paid mobs to evict followers, Google sẽ cho bạn 3580 kết quả, nếu gơ tiếp: Zen master accuses Vietnam of evicting his follower, Google sẽ cho 2780 kết quả, và nếu gơ: Vietnamese evicted my flock, says Zen master bạn sẽ có 1590 kết quả. Trong đó, tất cả các tờ báo lớn về uy tín lẫn số lượng phát hành của cả Năm châu đều đồng loạt đăng tải một trong ba tựa lớn như thế.

Để bảo đảm tinh thần khách quan, một cách t́nh cờ, chúng tôi xin tạm dịch bài của Andrew Buncombe, phóng viên AFPThe Independent, - The Independent một trong những nhựt báo hàng đầu của Anh quốc - để gửi tới bạn đọc quốc nội như một thông tin đa chiều so với những ǵ mà bà con ta đă được nghe, nh́n, và đọc được trên các báo đài của Nhà nước về t́nh h́nh Tăng thân Bát Nhă trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội hôm đầu tuần. khu vực Á châu đăng trên tờ

Thứ ba, 12 tháng 01, 2010

Ứng viên giải Nobel sống lưu vong, thiền sư Nhất Hạnh lên tiếng: “chính phủ Việt Nam đă trục xuất các môn sinh của tôi”.

Vị thiền sư nổi danh trong việc truyền bá đạo Phật tại phương Tây, cũng là người đă được mục sư Martin Luther King tin tưởng, đă kết tội chính phủ Cộng Sản VN dùng các nhóm người bạo động để tấn công môn sinh của ông, ép buộc các tăng ni phải rời tu viện của họ.

Thich Nhất Hạnh, vị sư đă sống lưu vong tại Pháp từ 4 thập niên qua, vẫn luôn luôn tranh đấu cho xứ ông có thêm tự do tôn giáo, nói rằng các đệ tử của ông tại Việt Nam thường xuyên bị áp bức. Thiền sư Nhất Hạnh đă viết trong lá thư gửi cho môn sinh: “Đất nước chúng ta chưa thực sự có tự do tôn giáo, và nhà nước đang quản lư chặt chẽ guồng máy giáo hội, và giáo hội bất lực không che chở được ngay chính con em của ḿnh. Đó là một sự thực ai cũng đă trông thấy…”

Ông Thầy đă lên tiếng sau khi hàng trăm tăng ni môn sinh của ông đă bị nhóm côn đồ trong có cả công an, tấn công và đe dọa. Sau lần tấn công thứ nhất hồi cuối tháng 9 năm 2009, họ tới trú ẩn trong một tự viện khác (Phước Huệ), và lại bị tấn công tiếp vào tháng 12 vừa qua. Chính quyền luôn luôn muốn siết chặt gọng kiềm tôn giáo, đă chối không nhận ḿnh tham gia vào cuộc tấn công đó, và cho biết đấy chỉ là sự tranh chấp nội bộ giữa các nhóm Phật từ mà thôi! Nhưng các người ủng hộ Thiền sư Nhất Hạnh cho biết, họ đă bị tấn công sau khi thầy họ công bố lời khuyên chính phủ nên nới rộng về tự do tôn giáo.

Sau 40 năm sống lưu vong, Thích Nhất Hạnh đă trở về thăm Việt Nam nam 2005, nhiều người tin rằng đó là một bước tiến của chính phủ, bớt kiểm soát tôn giáo, chỉ buộc tất cả các giáo phái phải đăng kư mà thôi. Hai năm sau, Thiền sư lại trở về và kêu gọi sự ḥa giải, bao dung nhiều hơn, khi thiền sư gặp chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Trong lá thư mới nhất gửi cho đệ tử mà hăng AP được đọc, thiền sư 83 tuổi đă viết : “tiền đâu để họ thuê côn đồ? Đó có phải là tiền thuế mà dân nạp cho họ để họ có lương bổng để sống và để làm những việc thất đức như vậy?”

Thích Nhất Hạnh, vị tăng sĩ được đề nghị Giải Nobel Hoà B́nh từ năm 1967 khi ông lên tiếng chống chiến tranh Việt Nam, đă khen ngợi các đệ tử: “thầy rất hài ḷng với cách thức hành xử từ ḥa bất bạo động của các con, từ Bát Nhă tới Phước Huệ...”,  đă biết noi gương thánh Mahatma Gandhi, ngay cả khi các sư huynh của tăng đoàn “đă bị lôi kéo, bóp cổ, liệng lên xe như những thùng rác, mặt bầm tím, cổ và vai chảy máu…”

Hôm qua, các viên chức chính phủ từ lâu vẫn ép buộc các nhóm tôn giáo gia nhập vào tổ chức quốc doanh và coi nhiều nhóm như hoạt động “ngoài ṿng pháp luật”, đă không công nhận những cáo buộc của vị Thầy có ảnh hưởng lớn. Nguyễn Ngọc Đông, phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nói: “Đây chỉ là sự tranh chấp nội bộ giữa hai nhóm Phật tử! Chúng tôi đă hết sức bảo vệ an ninh và trật tự xă hội. Mọi sự có thể đă êm thắm nếu như không có sự tranh căi giữa các đệ tử theo pháp môn Làng Mai và các tăng ni thường trú tại Bát Nhă”.

Tháng trước, trong bản tường tŕnh, Cơ quan bảo vệ Nhân Quyền đă xác định có những bạo hành tấn công nhóm môn sinh của thiền sư Nhất Hạnh, và trong đám người bạo động có cả sự tham gia của công an ch́m cũng như giới chức chính phủ. Bà Elaine Person, phó chủ tịch cơ quan Bảo vệ Nhân Quyền vùng Á châu đă lên tiếng: “Những nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam nên đ̣i hỏi chính quyền xứ này phải ngưng tức khắc việc tấn công tăng ni tại Lâm Đồng, cho phép họ thực hành tín ngưỡng và ngăn cản những bạo hành tương lai”.


Vietnamese evicted my flock, says Zen master

Exiled nominee for Nobel Peace Prize accuses Communists of paying mobs to brutalise Buddhist followers

  • By Andrew Buncombe, Asia Correspondent
    Tuesday, 12 January 2010

A zen master famed for spreading Buddhism in the West, and who was once a confidant of the US civil rights leader Martin Luther King, has accused Vietnam's Communist government of dispatching violent mobs to attack his followers and force them from their monasteries.

Thich Nhat Hanh, who fled into exile in France four decades ago and who has long battled for greater religious rights in his motherland, said his followers in Vietnam were being regularly abused. "Our country does not yet have true religious freedom and the government tightly controls the Buddhist church machinery," Mr Nhat Hanh wrote in a letter to supporters. "The Buddhist church is helpless, unable to protect its own children. This is a truth clearly seen by everyone."

The Buddhist leader spoke out after hundreds of his followers were forced to flee when gangs, including members of the police, assaulted terrified nuns and monks. Following the first attack in September, they took shelter in another monastery, only to be targeted again last month.

The government, which has always sought to maintain a firm grip on religion, denies any involvement in the attacks and dismisses them as a dispute between separate Buddhist groups. But supporters of Mr Nhat Hanh say they have been targeted ever since he made a highly publicised appeal to the government to broaden religious freedom.

After spending 40 years in exile in France, he returned to Vietnam in 2005 for a visit which many believed was a step forward in relaxing controls of religious groups, all of which must be registered with the government. Two years later, the Buddhist leader visited again and appealed for greater tolerance when he met the Vietnamese leader, President Nguyen Minh Triet.

In a letter to followers, obtained by the Associated Press, the 83-year-old master, who teaches at his Plum Village monastery in the Dordogne, asked: "Where did the money come from to pay these mobs? Was it tax money?"

Mr Nhat Hanh, who was nominated for the Nobel Peace Prize in 1967 for his outspoken opposition to the Vietnam war, praised his followers for staying calm and likened their behaviour to the example set by the Indian independence leader Mahatma Gandhi. He said they had done so despite some senior monks being "dragged, throttled, choked and thrown into cars as if they were trash cans".

Yesterday Vietnamese officials, who have long pressured Buddhists to join an "official" church and have outlawed "dissident" sects, denied the claims made by the influential religious leader.

"This is a dispute between two Buddhist factions," said Nguyen Ngoc Dong, vice-chairman of the Lam Dong provincial government. "We have tried our best to ensure safety and social order for the people involved. Everything would have gone smoothly if not for the dispute between followers of the Plum Village practice, and the monks and nuns residing permanently at Bat Nha monastery."

Last month, a report by Human Rights Watch confirmed the attacks on the Buddhist leader's supporters and claimed undercover police and Communist party officials were involved. "Vietnam's international donors should insist the government halt the attacks on the monks and nuns in Lam Dong, allow them to practise their religion, and prevent any further violent expulsions," said Elaine Pearson, the deputy Asia director of Human Rights Watch.

Tin liên quan:


             Nguồn: http://phapnanbatnha.net


Luân thường đạo lư

 
Thư của giáo sư Nguyễn Lang gửi Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết

New York ngày 30 tháng 9, 2009
Kính thưa Chủ Tịch,

Tôi không biết hiện giờ Chủ Tịch đang ở đâu, nên nhờ mạng Phù Sa gửi một bản thư này đến Chủ Tịch. Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong Cách Mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đă từng tới ẫn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn t́m mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của Chủ Tịch đă đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (Tu Viện Bát Nhă ở Bảo Lộc) và các vị ấy đă t́m tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Hiện thời cảnh sát và công an của Chủ Tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay. Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng. Tôi xin Chủ Tịch kịp thời ngăn chận hành động trái chống luân thường đạo lư này.

Trân trọng cảm ơn Chủ Tịch.
Nguyễn Lang
Tác giả Việt Nam Phật Giáo Sử Luận

Nguồn: phusa.info


Thư thỉnh nguyện của nhiều bậc trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo tên tuổi trong và ngoài nước

về việc giải quyết vụ Tu viện Bát Nhă bị khủng bố

 

CÁO BẠCH

Kính gửi mọi người quan tâm đến số phận 400 tu sĩ và tu sinh ở Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng, Việt Nam

Theo sáng kiến của một số bằng hữu, vào ngày 5/10/2009, một lá Thư Thỉnh nguyện về việc giải quyết vụ Tu viện Bát Nhã bị khủng bố vừa được gửi tới Văn phòng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Văn phòng Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Thư có 67 chữ ký đầu tiên, trong đó có nhiều bậc trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo tên tuổi trong và ngoài nước.

Để nội dung thư mau chóng đến được quí ngài Chủ tịch nước, Thủ tướng Chinh phủ, Chủ tịch Quốc hội, ngoài con đường gửi chính thức, chúng tôi kính nhờ các trang mạng Bauxitevietnam, talawas blog, Diễn Đàn, các đài phát thanh BBC, RFI, RFA loan truyền.

Chúng tôi tiếp tục nhận chữ ký bổ sung cho Thư này để gửi bổ sung tới các vị Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam. Mọi liên lạc xin gửi về địa chỉ email sau: thinhnguyenbatnha@gmail.com Địa chỉ email này đă được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Xin trân trọng cảm tạ mọi quí vị quan tâm đến Thư này và vui mừng chờ đón sự ủng hộ của quí vị.

Thay mặt những người ký tên đợt một

Hoàng Hưng

_________________

THƯ THỈNH NGUYỆN

Kính gửi:

-  Ngài Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

-  Ngài Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

-  Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Chúng tôi ký tên dưới đây, những người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, xin trân trọng gửi thư này tới quí ngài để thỉnh cầu quí ngài can thiệp một việc vô cùng khẩn thiết, liên quan đến số phận của 400 tu sĩ, tu sinh Phật giáo trẻ tuổi đang gặp nguy khốn ở huyện Bảo Lộc, thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Qua các phương tiện truyền thông quốc tế và các trang mạng, chúng tôi được biết: 400 tu sĩ và tu sinh Phật giáo được nhà nước chấp nhận cho tu học tại Tu viện Bát Nhã, xã Dambri, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2006, đã bị chính quyền địa phương ra lệnh trục xuất khỏi tu viện với những lý do chưa minh bạch. Điều hết sức nguy hiểm là trong những ngày cuối tháng 6/2009, hàng trăm kẻ lạ mặt đã dùng hung khí tấn công, phá phách tu viện Bát Nhã và hành hung các tu sĩ ở đó. Ngày 29/6/2009 chúng lại tấn công, gây thương tích và ném phân vào phái đoàn của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Lâm Đồng đến xem xét tình hình tại tu viện trên. Suốt 3 tháng qua các tu sĩ và tu sinh ở đây liên tục bị gây khó khăn và sách nhiễu như: cắt điện nước, ngăn cản tiếp tế lương thực, đe dọa khủng bố, phá nơi thờ cúng và chỗ ở, lấy cắp đồ thờ cúng. Cuối cùng, ngày 27/9/2009, hàng trăm kẻ lạ mặt xông vào tu viện đập phá và hành hung, dùng vũ lực đuổi các tu sĩ và tu sinh ra khỏi tu viện.

Điều hết sức đáng lo ngại là những việc làm càn rỡ và phạm pháp có tổ chức nói trên diễn ra trước sự chứng kiến của lực lượng công an địa phương, và mọi lời kêu cứu của những người bị hại gửi đến các cấp chính quyền huyện và tỉnh đều không được để ý. Thậm chí ngày 30/6/2009, Ban Trị sự GHPG Lâm Đồng đã có văn thư tường trình khẩn cấp về việc phái đoàn bị hành hung, gửi đến các cấp các ngành, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Hiện nay, sau khi các tu sĩ và tu sinh Bát Nhã chạy sang chùa Phước Huệ thị xã Bảo Lộc tạm trú, thì lực lượng công an bao vây chùa Phước Huệ và ráo riết xua đuổi những tu sĩ và tu sinh này ra khỏi chùa, buộc họ giải tán trở về địa phương.

Điều rất bất bình thường là toàn bộ hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như làm ngơ suốt thời gian xảy ra những sự biến ở Tu viện Bát Nhã.

Nhận thấy những sự kiện bất ổn kéo dài ở tu viện Bát Nhã gây thương tổn trầm trọng cho tinh thần và thể xác của 400 tu sĩ, đa số là người trẻ – tương lai của đất nước, gây chấn động trên thế giới bất lợi cho hình ảnh một nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, bảo đảm an ninh và nhân phẩm của con người, có luật pháp nghiêm minh; để bảo vệ những quyền chính đáng của mọi công dân nước CHXHCN Việt Nam, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc vô cùng cấp thiết trong hoàn cảnh đất nước đang đứng trước nhiều nguy cơ trong ngoài, chúng tôi tha thiết thỉnh cầu quí ngài:

1. Cho lập ngay một Ủy ban Điều tra cấp Nhà nước về vụ Bát Nhã, có sự tham gia của các đoàn thể quần chúng và một số nhân sĩ trí thức độc lập. Sau khi có kết quả điều tra, xin công bố rộng rãi và tiến hành xử lý nghiêm minh mọi người, mọi hành vi phạm pháp theo đúng pháp luật.

2. Trong khi chờ đợi kết quả điều tra, có biện pháp bảo đảm an ninh và điều kiện sinh hoạt bình thường cho các tu sĩ và tu sinh.

3. Giao cho Giáo hội Phật giáo sắp xếp việc tu hành của các tu sĩ và tu sinh ở Bát Nhã trước đây một cách công bằng, hợp tình hợp lý, hợp với nguyện vọng của họ, các luật tắc của Giáo hội và luật pháp Việt Nam.

4. Khuyến khích giới truyền thông tiếp cận thực tế và thông tin cho toàn dân biết sự thật về những gì đã và đang xảy ra về vụ Bát Nhã.

Kính mong quí ngài khẩn thiết xem xét thư thỉnh nguyện này và đáp ứng lời thỉnh cầu của chúng tôi. Xin gửi tới quí ngài lời chào trân trọng.

Ngày 5/10/2009


Đồng ký tên sau đây (danh sách đến 10 giờ AM 5/10/2009)

1/ Tống Văn Công, Đảng viên 50 năm tuổi Đảng, nguyên TBT báo Lao động, phường Tân Kiểng, Quận 7, TPHCM, Việt Nam

2/ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu tự do, 19 Đoàn Nhữ Hài, Hà Nội, Việt Nam

3/ Hoàng Hưng, nguyên Trưởng ban Văn hoá-Văn nghệ báo Lao động, làm thơ, dịch sách, 3C Phổ Quang, Tân B́nh, TPHCM, Việt Nam

4/ Dương Tường, nhà thơ, dịch giả, 3B ngơ Phan Huy Chú, Hà Nội, Việt Nam

5/ Phạm Toàn, nhà giáo, nhà văn, Hà Nội, Việt Nam

6/ Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris, Pháp

7/ Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, 3 Nguyễn Thượng     Hiền, Đà Lạt

8/ Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, GS Kinh tế học, Đại học Laval, Quebec, Canada

9/ Đặng Nhật Minh, NSND, Đạo diễn điện ảnh, 16A Hàn Thuyên, Hà Nội, Việt Nam

10/ Hà Dương Tường, Professeur Émerite de l’Université de Technologie de Compiègne, Paris, Pháp

11/ Phạm Quang Tuấn, PGS Đại học New South Wales, Australia

12/ Bình Nguyễn, Tiến sĩ, Khoa học gia, California, Mỹ

13/ Phạm Xuân Yêm, Giám đốc nghiên cứu CNRS và Đại học P.et M. Curie, Paris, Pháp

14/ Nguyễn Đỗ, nhà thơ, dịch giả, San Francisco, Mỹ

15/ Ý Nhi, nhà thơ, Gò Vấp, TPHCM, Việt Nam

16/ Song Chi, đạo diễn điện ảnh, Kristiansand, Na Uy

17/ Lý Lan, nhà văn, North Carolina, Mỹ

18/ Ngô Đức Thọ, PGS TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, tham gia dịch nhiều kinh sách Phật giáo, Hà Nội,   Việt Nam

19/ Trần Nam Bình, PGS TS, University of New South Wales, Australia

20/ Bùi Như Hương, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

21/ Mai Hiền, nguyên Tổng biên tập báo Phụ nữ TPHCM, Việt Nam

22/ Hoàng Ngọc-Tuấn, nhạc sĩ, nhà văn, nhà nghên cứu & phê bình văn học nghệ thuật, đồng chủ bút tạp chí liên mạng Tiền Vệ (tienve.org), Sydney, NSW, Australia

23/ Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu văn hóa, viết báo, Huế, Việt Nam

24/ Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TPHCM, Việt Nam

25/ Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự thực thụ trường Đại học Liège, Bỉ

26/ Phạm Đ́nh Trọng, Nhà văn, nhà báo. P. 15 , Q. Tân B́nh,  TPHCM, Việt Nam

27/ Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ, số nhà 6, Tập thể Địa Vật lý Máy bay, Trung Van, Từ Liêm, Hà Nội,  Việt Nam

28/ Augustine Hà Tôn Vinh, GS, Cố vấn & Giảng viên, Khoa QTKD, ĐH Quốc gia Hà Nội; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Tổ hợp Giáo dục, Đào tạo & Tư vấn Quốc tế Stellar Management; Nguyên Giám đốc, Chuơng tŕnh Cao học Quản trị Kinh doanh, ĐH Tổng hợp Hawaii, TPHCM, Việt Nam

29/ Ngô Vĩnh Long, Giáo sư về Á Châu, Đại học Tổng hợp Bang Maine, Hoa Kỳ

30/ Chu Văn Sơn, PGS TS, Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam

31/ Đỗ Thị Vinh, Tiến sĩ hóa học, về hưu, Cộng ḥa Liên bang Đức

32/ Nguyễn Tường Bách, Phật tử, Nhà nghiên cứu văn hoá phương Đông, Cộng ḥa Liên bang Đức

33/ Bùi Tín, nhà báo tự do, Paris, Pháp

34/ Lê Xuân Khoa, GS thỉnh giảng, Đại học John Hopkins, Washington DC, Hoa Kỳ

35/ Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, 10 Ngô Quyền Hải Phòng, Việt Nam

36/ Trang Hạ, BTV Văn học, Công ty Sách Đinh Tị, 9-6A Đầm Trấu, Hà Nội, Việt Nam

37/ Trịnh Lữ, dịch giả, 108 Quan Thánh, Hà Nội, Việt Nam

38/ Nguyễn Thị Mười (pháp danh Tâm Hoa Thiện), 3C Phổ Quang, Quận Tân B́nh, TPHCM, Việt Nam

39/ Hồ Thị Ḥa, BTV NXB Tri Thức, Hà Nội, Việt Nam

40/ Khánh Phương Dương, BTV, thôn Kiều Mai, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

41/ Đỗ Quyên, nhà thơ, Vancouver, Canada

42/ Đào Xuân Dũng, BS Y khoa (hưu trí), Hà Nội, Việt Nam

43/ Nguyễn Hồng Khoái, Chuyên viên tư vấn, Hội viên CLB Kế toán trưởng, Hội viên Hội Tư vấn Thuế Việt Nam

44/ Quân Hoàng, sinh viên, Tampa, Florida, Mỹ

45/ Uông Đ́nh Đức, cán bộ TCT Thép Việt Nam (hưu trí), 168/37 Nguyễn Cư Trinh, TPHCM, Việt Nam

46/ Trần Minh Thành, tu sĩ Phật giáo, Lâm Tỳ Ni, Nepal

47/ Đào Phương, giáo viên, Hà Nội, Việt Nam

48/ Ngô Minh, Hội viên HNV VN, Hội nhà báo VN, 11/73 Phan Bội Châu, Huế, Việt Nam

49/ Trần Minh Khôi, Kỹ sư Tin học, Berlin, CHLB Đức

50/ Hàm Đan, nhà báo tự do, Hà Nội, Việt Nam

51/ Nguyễn Văn Tạc, giáo viên hưu trí, Hà Nội, Việt Nam

52/ Phan Thị Ngọc Linh, giáo viên trường PTCS Lê Quý Đôn, Quận 1 TPHCM, Việt Nam

53/ Nguyễn Bá Chung,  nghiên cứu văn học, dịch giả, trường Đại học Massachusetts, Boston, Mỹ

54/ Phan Tú Quỳnh, giáo viên hưu trí, California, Mỹ

55/ Nguyễn Huỳnh Thuật, nghiên cứu sinh Đại học Nông nghiệp & Công nghệ Tokyo (TUAT), Nhật Bản

56/ Nguyễn Thị Thu Hà, 3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726

57/ Nguyễn Hữu Úy, 3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726

58/ Nguyễn Việt,  3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726

59/ Trần Văn Cung, kỹ sư luyện kim, số 6 đường Am Stadtpark, Thành phố Sulzbach-Rosenberg, CHLB Đức

60/ Đoàn Viết Hiệp, kỹ sư điện toán, Antony, Paris, Pháp

61/ Nguyễn Thu, tác giả Dai Viet Kingdom of the South (Trafford Publishing, May-2009)

62/ Lê Hải Lư, Chuyên gia kiểm toán tài chính, Buettelborn, Germany

63/ Nguyễn Ước, dịch giả, 532 Dufferin St. Toronto, ON. Canada

64/ Phạm Văn Minh, nhà nghiên cứu Phật giáo (bút hiệu Quán Như), tác giả sách Vietnamese Engaged Buddhism: The Buddhist Movement of 1963-1966, 85 Slade Road Bardwell Park NSW 2007, Sydney, Australia

65/ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, nhà nghiên cứu Phật học, California, Hoa Kỳ

66/ Trịnh Hữu Tuệ, sinh viên tại Đại học MIT, Massachusetts, Mỹ

67/ Dư Thị Hoàn, nhà thơ, Hải Phòng, Việt Nam.



Nguồn: http://phapnanbatnha.net





                                                                                                                                                                                                            Trở Laị Trang Mặt