Năm
Thứ 4888
www.vietnamvanhien.net
Trang Tham Luận về:
QUỐC
HIỆU
Kính
Thưa Quư Vị
Trang
Tham Luận nầy là phần dành cho sự góp ư
cuả quư vị về một giải pháp thay thế chế
độ độc đảng đương thời cũng như một sự
h́nh thành, tổ chức và điều hợp một thể
chế mới như là một nước Việt Nam Văn Hiến,
như thế nào và ra sao?
An
lạc và tự chủ có phải là một
nguyện vọng thiết tha cuả đại đa số đồng
bào không?
Một thể chế dân chủ đa nguyên, dân
chủ nhị nguyên hay dân chủ văn
hiến hay là dân chủ nhân bản có
phải là một bước tiến tất nhiên của nhân
loại và dân tộc Việt Nam không?
Chế độ độc đảng đương thời có cần
được thay thế không? Quốc dân Việt Nam có
muốn thay thế chế độ phong kiến, độc đảng
trị Cộng Sản phi nhân bản, phản dân
chủ đương thời không ?
Ngay chính quí vị và các bạn có
thật sự muốn và làm một cái ǵ đó để thay
thế chế độ đương quyền không ?
Nền tảng văn hiến ngàn đời của Việt
tộc có thể làm một thế trận công tâm
toàn diện để giải thể chủ nghĩa Cộng Sản
và giải tán đảng Cộng Sản tại Việt Nam
bằng một giải pháp "Lấy tâm lực
thay cho vũ lực" hay là "Bất chiến tự
nhiên thành" không?
Lấy
Tâm
Lực thay cho vũ lực là
tranh đấu trong ôn hoà và nhân bản
để giải trừ quốc nạn; Lâư t́nh
người thay cho hận thù
và dối trá; Lấy nghiă
làm người thay tham nhũng
và độc quyền,
"Bất
chiến" không có nghiă là
không chiến đấu hay không tranh đấu
ǵ hết mà có nghiă là tranh đấu
nhưng không tranh giành, chiến đấu
nhưng không đổ máu, không giết
người. Một Nghiă sỹ hành xử khác với
một chiến sỹ. Nghiă sỹ chỉ cứu
người, giúp ngướ, an dân và lạc
quốc. Sách lược Công
Tâm
được coi như là một giải pháp "bất
chiến" vậy.
|
Sự thay thế chế độ độc
quyền, tham nhũng và thối nát đương thời
sẽ phải là một cuộc thức tâm
của quốc dân đồng bào trong bước tiến tất
nhiên của nhân quyền, dân quyền
và quốc
quyền. Bạo lực và bạo động không
có chổ đứng, không được phép ứng dụng,
không được tiếp nhận và không được chấp
nhận...?
Đại cuộc phục hồi nền an lạc
và tự
chủ không phải là một cuộc chiến
bằng vũ lực (súng, đạn), không phải là một
cuộc "thánh chiến" bằng thánh quyền, thần
quyền hay chủ thuyết; Lại càng không phải
là một cuộc chiến ủy nhiệm của thế lực
ngoại bang. Nó là một hành vi tự vệ bằng
sự thức
tâm của quốc dân đồng bào để
sống c̣n trước cơn quốc nạn, trước cảnh
quốc phá, gia vong...?
Đề cao tinh thần dân chủ Diên Hồng
và thắp
sáng niềm tin Diên Hồng có góp
phần tích cực và làm sáng ngời tinh thần dân chủ văn
hiến không...?
Sách lược công tâm
phải lấy nhân
tâm làm phương tiện, lấy dân tâm
làm chiến sách cho cứu cánh an lạc
và tự
chủ, có phải là một giải pháp "Bất chiến tự
nhiên thành" không..?
Kính mời
quư vị tham luận
Trong
mỗi đề tài tham luận cần thời gian
để chiêm nghiệm và thảo luận . V́ gợi ư
cho một đề án nầy là cuả chung quốc dân
đồng bào, cần phải được sự đồng tâm
và hiệp
thông cuả đại đa số (ít nhất là
67% ) để có được sự đồng thuận và hiệp lực mà
khởi động như một giải pháp thay thế cho
chế độ độc đảng phi nhân nhân bản, phản
dân chủ đương thời . Nó phải thể hiện được
dân tâm
và dân
trí một cách trung thực và trong
sáng. Có được vậy th́ sự thành tựu mới
thật sự đạt được cứu cánh an lạc
và tự
chủ một cách bền vững mà không
phải là một sự tranh giành quyền bính và
lợi lộc bằng bạo lực cuả chủ nghiă hay là
một sự dàn xếp cuả thế lực ngoại bang nào
đó. Lại càng không phải là một sự trả thù
tàn nhẫn, tắm máu đồng bào như đă xảy ra
trong những năm 1954, 1968 và 1975...!
Nhóm
mạng Việt Nam Văn Hiến thiết tha mong mơi
nhận được sự đóng góp xây dựng cuả quư vị
hầu có được một sự đồng tâm
thiết thực và một sự đồng thuận
khả thi để Việt tộc sánh vai tiến
bước với nhân loại trong thế kỷ thứ 50 cuả
Việt lịch và thiên niên kỷ thứ ba của tây
lịch.
Trân
Trọng Kính Mời
Điện
thư :
thuky@vietnamvanhien.net
Trang mạng
Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ
biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến
của quư vị và các bạn nhằm mục đích bảo
tồn di sản văn hóa. Thắp sáng niềm tin
Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục
hồi nền "An Lạc &Tự Chủ" ngàn đời của
Việt tộc.
Lấy
Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm
quốc sách: "An Dân & Lạc Quốc"
|
-------------------------------------------------------------------------------
QUỐC GIA
VIỆT NAM
(Quốc-Lễ Độc-Lập ngày 8
tháng 3)
Nguyễn-Văn-Ơn
1- Tóm Lược Bối Cảnh Lịch Sử
trong Nam từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 12 năm
1946
Đêm 9 tháng 3 năm 1945,
Nhật thi-hành kế-hoạch Meigo đảo chính Pháp, bắt giữ
Toàn-quyền Jean Decoux và kiểm soát toàn bộ lănh-thổ
Việt-Nam. Vài ngày sau, Nhật đồng ư trả Nam-Bộ
(Cochinchine) lại cho Triều-đ́nh Huế. Hoàng-đế
Bảo-Đại liền tuyên-chiếu ngày 11 tháng 3 năm 1945,
hủy bỏ Hiệp-ước Bảo-Hộ Patenôtre với Pháp đồng thời
tuyên-bố Việt-Nam là một nước độc-lập và bổ nhiệm
Nguyễn-Văn-Sâm làm Khâm-sai Nam-Kỳ.(*01)
Như vậy, từ nay trở đi, Hoàng-đế Bảo-Đại đích thân
cầm quyền để chỉnh đốn quốc-gia vừa mới khôi phục
lại chủ quyền – qua nội-các Trần-Trọng-Kim – theo
nguyên-tắc “Dân vi quư ”(*02).
Quốc-trưởng Bảo-Đại
Trong khi đó, một
số đảng phái và đoàn-thể lớn trong Nam cũng xuống
đường hô-hào đoàn kết chống Pháp và thành lập Mặt
trận Quốc-gia Thống-nhất tại Sài G̣n với Việt-Nam
Quốc-Dân đảng, Ḥa-Hảo, Cao-Đài, Tịnh-độ Cư-Sĩ,
Liên-đoàn Công-chức, Thanh-niên Tiền-phong. Đến ngày
22 tháng 8 năm 1945, khi Mặt trận Việt-minh (VMCS)
xuất hiện tại thành-phố Sài G̣n th́ tổ chức
Thanh-niên Tiền-phong do cán-bộ CS Phạm-Ngọc-Thạch
cầm đầu, xin gia nhập vào Mặt trận.
Cùng ngày hôm đó tại kinh-đô Huế,
dưới áp lực của VMCS, vua Bảo-Đại phải tuyên-chiếu
thoái-vị và trở thành công dân Vĩnh-Thụy sau khi
trao ấn ngọc, kiếm vàng cho Bộ-trưởng Tuyên-truyền
VMCS là Trần-Huy-Liệu và phụ tá Cù-Huy-Cận.
Đàng CSVN gọi đây là cuộc
Cách-mạng mùa Thu thành công do đảng CSVN độc-nhất
lănh đạo hay cuộc Cách-mạng tháng 8 cướp chính-quyền
do chính đảng CSVN đứng ra tổ chức, để cướp công nổi
dậy của toàn dân. Cụm từ “cướp chính quyền của đảng
CSVN” đă được báo chí VMCS là tờ Cứu-Quốc và
Quyết-Chiến dùng ngay trong thời điểm này với
mục-đích tuyên-truyền. Những sự-kiện lịch-sử trên
đây khiến người dân Nam-Bộ không thể nào quên được
cuộc nổi dậy Nam-Kỳ Lục-Tỉnh gần 5 năm về trước vào
đêm 22 tháng 11 năm 1940. Mặc dầu thất bại, nhưng
chính cuộc nổi dậy có tầm vóc này đă mở đường cho
ngày cướp chính-quyền của toàn dân 23 tháng 8 năm
1945. Đâu có phải một ḿnh đảng CSVN đứng ra tổ chức
như họ đă tuyên-truyền, v́ đây là lần đầu tiên VMCS
công khai đấu-tranh vũ-trang với thực-lực c̣n yếu
kém, nên dựa-dẫm vào các đảng phái khác chớ chẳng
thực sự đại-diện cho ai cả.
Ngày 24 tháng 08 năm 1945, lợi
dụng t́nh trạng vô-chính-phủ trong Nam, cán-bộ CS
Trần-Văn-Giàu (*03) nắm gọn Lâm-ủy
Hành-chánh Nam-Bộ và ra lệnh thành lập 4 sư-đoàn
Dân-quân Nam-Bộ, trong đó ngành Cảnh-sát Công-an do
cán-bộ CS Nguyễn-Văn-Trấn (*04) cầm
đầu, với ngụy-danh là Quốc-gia Tự-vệ-cuộc. T́nh h́nh
chính-trị lẫn quân-sự trong những ngày đầu biến động
dồn-dập đến độ Giàu phải chia Lâm-ủy Hành-chánh làm
đôi mới đủ sức khống-chế: Phạm-Văn-Bạch làm chủ-tịch
Ủy-ban Nhân-dân c̣n ḿnh giữ chức Ủy-trưởng Quân-sự.
Nhưng rồi thành-phố Saigon lại rơi vào cảnh hỗn loạn
chưa từng thấy vào đêm 20 rạng 21 tháng 09 năm 1945.
Trước sự chống đối và tranh quyền của các đảng phái,
VMCS không thể nào kiểm soát trật-tự thành-phố được
nữa. Trong khi đó Pháp cũng muốn lấy lại quyền làm
chủ thuộc-địa, nhưng bất lực v́ lính Pháp vẫn c̣n bị
Nhật nhốt trong quân lao. Trước t́nh thế bất ổn như
vậy, tướng Douglas D.Gracey, Tư-lệnh Sư-đoàn 20 Anh,
có nhiệm-vụ giải-giới quân-Nhật đă đầu hàng
Đồng-Minh ngày 15/08/1945, đành phải thiết-quân-luật
tại thành-phố Saigon, Gia-Định và tái-vũ-trang rồi
thả ra khỏi trại tù hơn 1000 lính Pháp thuộc
Trung-đoàn 11 Bộ-binh Địa-phương (11è RIC). Dưới sự
chỉ-huy khéo léo của Trung-tá Rivier, đám lính Pháp
sổng tù đă chiếm lại Saigon ngày 22/09/1945 khiến
Ủy-ban Nhân-dân Nam-Bộ phải rút lui ra ngoài thành
tiếp-tục kháng-chiến.
Ngày 5 tháng 10 năm 1945, tướng
Phillippe De Hautecloque Leclerc được Tổng-thống De
Gaulle cử làm Tư-lệnh Lục-quân Pháp tại Đông-Dương
tuyên-bố: “Nhiệm-vụ của quân Pháp bây giờ là phải
tái lập trật-tự Đông-Dương như trước kia ”. Kế đó
Thủ-tướng Anh Clement Richard Attlee bật đèn xanh
cho De Gaulle bằng một công-hàm (diplomatic note)
mang nội-dung là Đồng-minh thuận để Pháp cai-trị
Việt-Nam từ vĩ-tuyến 16 trở vào Saigon. Thế là Pháp
chỉnh đốn hàng ngũ, tung quân ra tái chiếm Tây-Ninh
ngày 9 tháng 10, Mỹ-Tho ngày 25/10, G̣-Công ngày
28/10, Vĩnh-Long ngày 29/10 và Cần-Thơ ngày 30 tháng
10 năm 1945. Đến ngày 5 tháng 2 năm 1946, Cao-ủy
Đông-Dương D’Argenlieu công bố Pháp đă ngự-trị từ
vĩ-tuyến 16 đến Cà-Mau.(*05)
Theo chỉ thị của chính-phủ lâm
thời Hồ-Chí-Minh là lực-lượng VMCS phải rút ra
“bưng” đánh du-kích chống Pháp, nhưng bộ-đội trong
Nam không mạnh như ngoài Bắc; c̣n dân-quân trong
những ngày đầu ô-hợp, vũ-trang cung nỏ, giáo mác và
tầm vông vạt nhọn lại thiếu huấn luyện th́ làm sao
đối chọi với một quân-đội chính-quy. Cho nên Pháp
chỉ cần vài cuộc hành-quân “ruồng-bố” nhỏ, cấp Liên
Đại-đội hay tiểu-đoàn cũng đủ để càn quét và
b́nh-định mau chóng các bưng. Thực ra, lúc đó bưng
mang tinh-thần chống thực-dân rất mănh liệt,
bừng-bừng khí thế với những bài ca Lên Đường, Xuất
Quân, Nhớ Chiến-Khu, Tiến Quân Ca… kích-động
tinh-thần kháng-chiến bất chấp vũ-khí thô sơ của
ḿnh, quyết đem mạng sống đương đầu với địch.
Sau những đợt “tổng ruồng-bố”
khốc liệt của Pháp, lực-lượng kháng-chiến trong Nam
cơ hồ tan rả. Hồ-Chí-Minh phải vội-vàng sai tướng
độc-nhăn Nguyễn-B́nh (*06) theo
Lê-Duẫn (*07) vào Nam nắm giữ
chức-vụ Tư-lệnh Liên-khu 7 (*08) để
củng-cố lại tổ-chức VMCS. Trong thời gian nắm quyền
quân-sự, Nguyễn-B́nh giải tán Mặt trận Liên-Hiệp
thành lập ngày 20 tháng 4 năm 1946 gồm tất cả các
đảng phái do ông Huỳnh-Phú-Sổ làm chủ-tịch, rồi
xảo-quyệt t́m cách thu-phục mọi tổ-chức chính-trị và
gieo tang-tóc cho toàn thể Nam-Bộ đang lâm chiến.
Nếu so sánh th́ tội ác do Nguyễn-B́nh gây ra không
thua Trần-Văn-Giàu hay Nguyễn-Văn-Trấn bao nhiêu.
2- Mối Bang Giao
Giữa Việt-Nam và Pháp.
Cho đến ngày chính-phủ Hồ-Chí-Minh rút lên chiến-khu
Việt-Bắc, người ta thấy mọi thỏa-hiệp giữa VMCS và
Pháp từ trước cho đến nay chỉ có tính cách giai đoạn
nhằm giải quyết quyền lợi cũng như ư-đồ đen tối của
đôi bên mà thôi, chứ không đáp ứng được nguyện-vọng
lâu dài của quần chúng. Hầu hết nội-dung các
thỏa-hiệp cho thấy Pháp chỉ muốn tạm ḥa-hoăn để t́m
cách tiêu diệt VMCS th́ Hồ-Chí-Minh – con cờ của Đệ
Tam Quốc-Tế CS - muốn kéo dài thời gian hưu-chiến
cũng chỉ để VMCS chỉnh đốn lại lực-lượng, chờ nhận
được ngoại viện từ Liên-Xô cho cuộc chiến trường kỳ.
Cho nên, một khi VMCS c̣n đánh phá th́ Pháp c̣n có
lư-do tiếp-tục leo thang chiến-tranh. Các
chính-trị-gia cũng như giới truyền-thông Pháp đều
không tin-tưởng vào các thỏa-hiệp, và báo động quyền
lợi mẫu-quốc tại Đông-Dương đă đến hồi bị lung-lay.
Hơn nữa, cuộc hành-quân LÉA ngày 7 tháng 10 năm 1947
vừa rồi lại thất bại, khiến Pháp nhận ra rằng t́m
cho được giải pháp ḥa-b́nh để bảo vệ quyền lợi
thuộc-địa không phải là chuyện dễ-dàng, nếu
lực-lượng VMCS c̣n tồn tại.
Một tháng sau ngày nhận định của
chính giới, mặc dù đă rời khỏi chính-trường từ 20
tháng 01 năm 1946 nhưng tiếng nói của cựu Tổng-thống
De Gaulle vẫn c̣n có trọng-lượng đối với chính-phủ
Paris trong việc chọn đúng đối-tượng đàm-phán. De
Gaulle nhấn mạnh:“… về mặt liên tục lịch-sử, nước
Pháp phải xem cựu-hoàng Bảo-Đại là người độc nhất có
căn-nguyên chính-thống (Légitimate) của chủ-quyền
Việt-Nam thật sự, chứ không phải là Hồ-Chí-Minh”.
Kư-giả nổi danh André Blanchet lập lại lời của De
Gaulle trong bài chính luận sâu-sắc trên báo Le
Monde ngày 18 tháng 11 năm 1947, rằng: “Pháp nên trả
lại nhiều quyền tự-do cho Quốc-gia Việt-Nam dưới sự
lănh đạo của Bảo-Đại để người dân thấy đất nước họ
bây giờ thật sự độc-lập mà ra sức phấn đấu bảo vệ
chính-nghĩa quốc-gia của ḿnh. Đây mới là giải-pháp
tốt nhất cho nền ḥa-b́nh lâu dài tại VN nói riêng
và Đông-Dương nói chung”.
Và cũng kể từ ngày này, cựu-hoàng
trở thành đối-thủ chính-trị quan-trọng bậc nhất của
Hồ-Chí-Minh. Bộ Thông-Tin Tuyên-Truyền VMCS được
lệnh tha hồ bóp méo lịch-sử, bôi bẩn hạ uy-tín
Bảo-Đại không ngoài mục-đích đưa Hồ-Chí-Minh lên
ngôi độc-tôn và độc-quyền nói chuyện ḳa-b́nh với
Pháp.
Có lẽ v́ những lư do chính đáng
nêu trên đây mà Cao-ủy toàn quyền Đông-Dương Emile
Bollaert (1947-1948) đă đi đến quyết định không cần
phải đàm phán với Hồ-Chí-Minh nữa. Sau đó Bollaert
lại chịu khó mở nhiều cuộc đàm phán tại nhiều nơi
với cựu-hoàng đang sống lưu-vong tại Hong-Kong (*09)
mong t́m được giải pháp khả thi cho đôi bên.
Hiệp-ước sơ bộ Vịnh-Hạ-Long kư
kết giữa Bollaert và Nguyễn-Văn-Xuân ngày 5 tháng 6
năm 1948 thừa nhận nguyên-tắc độc-lập và thống-nhất
của nước VN đă dọn đường cho hiệp-định chánh-thức
Elysée mà Quốc-trưởng Bảo-Đại và Tổng-thống Vincent
Auriol kư đồng thuận ngày 8 tháng 3 năm 1949 để
Quốc-gia Việt-Nam ra đời.
Trái lại, trước
đây Hồ-Chí-Minh hết sức cầu cạnh Pháp bằng Thỏa-ước
sơ bộ (Accords Preliminaires) ngày 6 tháng 3 năm
1946 rước quân Pháp, do tướng Leclerc chỉ huy, ra
Bắc ngày 18 tháng 3 năm 1946 và chịu cho họ ở lại 5
năm phía trên vĩ-tuyến 16. Bởi lẽ biết ḿnh là kẻ
thừa-hành dấu mặt của Đệ Tam Quốc-Tế CS và là một
chính-phủ cướp chính-quyền chứ không do dân thực sự
bầu ra, nên ông Hồ không dám đ̣i hỏi ǵ hơn ngoài
hy-vọng là Pháp cho phép tiến xa hơn bằng một
hiệp-định chánh thức ngơ hầu nước VNDCCH được các
quốc-gia dân-chủ Tây-phương công nhận. Nhưng sau 2
tháng thảo luận, hội-nghị Fontainebleau (thuộc Seine
et Marne) tan rả ngày 10 tháng 9 năm 1946. Phái đoàn
VMCS thất-vọng hồi-hương, riêng Hồ-Chí-Minh c̣n nán
lại đến đêm 14 tháng 9 năm 1946 lén-lút vào tư dinh
Bộ-trưởng Hải-Ngoại Marius Moutet nài nỉ xin kư
tạm-ước Sống-C̣n (Modus Vivendi) với Pháp, chấp nhận
dễ-dàng mọi điều kiện do đối-phương đưa ra khiến cho
nội-các Thủ-tướng Georges Bidault hết sức ngạc nhiên
và rất xem thường cái gọi là chính-phủ nước VNDCCH.
Tại quốc-nội, khi biết được sự thật trên đây, các
đảng phái đều mạnh-mẽ lên án việc kư kết ám muội
cùng sự hoang-phí hết số vàng trưng-thu của dân
chúng mang sang Pháp mà không đem về cho đất nước
quyền lợi nào.
Sau ngày hiệp-định Elysée h́nh
thành, ông Phạm-Văn-Bính nhân chứng diễn-tiến đàm
phán ghi lại trong hồi kư về lập-trường cứng rắn của
Bảo-Đại tại bàn thương-thảo có đoạn như sau: “Với sự
trợ-lư đắc lực của các ôngTrần-Văn-Hữu, Bửu-Lộc và
Vĩnh-Cẩn, bất chấp sự rào trước đón sau của phái
đoàn Pháp, Quốc-trưởng đă cương quyết đ̣i hỏi họ
phải trả lại cho Quốc-gia VN nhiều quyền lợi, trong
đó tính độc-lập và thống-nhất đất nước (National
Unity) được cựu-hoàng luôn luôn đặt lên hàng đầu.”(*10)
Cựu lănh-tụ Việt-Nam Quốc-Dân
đảng, Nghiêm-Kế-Tổ trong quyển ‘Việt-Nam Máu Lửa’
trang 153-154 cũng ca ngợi quyết tâm bảo vệ toàn vẹn
lănh-thổ của Bảo-Đại như sau: “Thiện chí đáng khen
của nươc Pháp, sự nể trọng của họ đối với quyết tâm
Bảo-Đại đánh dấu một bước tiến quan-trọng trên đường
đi tới độc-lập thật-sự cho VN. Cuộc đấu-tranh giành
độc-lập trong tay người Pháp không phải là một việc
làm dễ-dàng… Bảo-Đại nói riêng, Elysée thành-công là
do công sức của toàn dân nói chung.”
Theo quyển ‘Nguyễn-Phước tộc
lược-biên’ năm 1942 của cụ Tôn-Thất-Cổn th́ Bảo-Đại
sinh ra được Thái-phó (thầy dạy riêng Thái-tử)
Lê-Như-Lâm đào tạo ngay từ thuở bé để làm vua, chứ
không phải để làm chính-trị hay quân-sự. Cá tính nhà
vua vốn dĩ ôn-ḥa theo đường lối vương-đạo của các
đấng tiên-đế, bằng học-thuyết Chính-Danh (danh có
chính th́ ngôn mới thuận) và chấp-chính ngay từ lúc
mối 13 tuổi để rồi bị pháp theo dơi hàng ngày như
người đi đày. Do vậy mà trước năm 1945, Bảo-Đại làm
sao hiểu được sách-lược độc-ác chia để trị của
thực-dân: Nam-Kỳ Cochinchine thuộc-địa năm 1867,
Bắc-Kỳ Tonkin bảo-hộ năm 1883 và Trung-Kỳ Annam
tự-trị năm 1883. Nhờ giai-đoạn lưu-vong hải-ngoại
sau này mà Con Rồng VN có thời gian suy ngẫm, thấm
được nỗi đau đất nước bị chia cắt nên phản-ứng
quyết-liệt tại hội-nghị là nếu Pháp cố t́nh tách
Nam-Kỳ ra khỏi Việt-Nam th́ Elysée coi như bị
khai-tử.
Trong quyển Le Dragon d’Annam,
trang 222, Bảo-Đại cũng thú nhận rằng ḿnh rất thật
tâm muốn liên-hiệp chính-trị với VMCS ngay từ những
ngày đầu để quốc-dân được hưởng thái-b́nh. Nhưng
cựu-hoàng thức tỉnh khi nghe Hồ-Chí-Minh trịnh-trọng
đọc bản Tuyên-ngôn Độc-lập có nhiều đoạn dịch
từ bản Tuyên-ngôn Độc-lập của Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ
ngày 4 tháng 7 năm 1776 mà chắc chắn là Ông Hồ không
thể nào hiểu thấu được tinh thần chính-trị John
Locke (lư thuyết gia chính-trị người Anh thế kỷ 17)
ở trong đó (xin xem Michel Mc Lear – The ten
thousand day war VN – St.Martin Press 1981, trang 12
và Stanley Karnov, Vietnam a history, NY 1983, trang
141 ghi: “Hồ Chí-Minh quoted the American
Declaration of Independence, the text of which had
been supplied to him by OSS Major Archimedes
Patti”). Nhất là sự-kiện công dân Vĩnh-Thụy không
chịu ra ứng cử mà lại đắc cử 92% số phiếu bầu
đại-biểu Quốc-hội 1946 tại Thanh-Hóa, khiến ông
cố-vấn chính-trị bất đắc dĩ quá bực-bội phải đi đến
kết luận Hồ-Chí-Minh là một người trí-trá quỷ-quyệt,
chuyên môn lừa dối trên chính-trường. Cái thực tâm
hợp tác của cựu-hoàng không thể nào ḥa-điệu với cái
duy-ngă độc-tôn của ông Hồ được. Thôi đành t́m cách
thoát cũi xổ lồng càng sớm chừng nào càng tốt chừng
nấy (*11).
So sánh thủ-đoạn chính-trị giữa
Hồ-Chí-Minh và Bảo-Đại trong thời kỳ tranh giành
ảnh-hưởng độc-quyền thương-thuyết với Pháp, người ta
thấy có sự khác biệt rơ-rệt về tâm-lư-chiến.
Hồ-Chí-Minh lúc nào cũng ra lệnh cho đạo quân
Chiến-tranh Chính-trị VMCS tận dụng mọi chiêu-thức
bôi bẩn để hạ uy-tín đối phương, ngược lại Bảo-Đại
quá tin-tưởng vào học-thuyết Chính-Danh của ḿnh,
không ư-thức được tầm quan-trọng đánh phá của đạo
quân thứ 5/VMCS. Cho đến khi thấy rơ được sự
thua-thiệt lớn trong việc giành dân giữ đất với đối
phương, Bảo-Đại mới chỉ thị cho Thủ-tướng
Nguyễn-Văn-Tâm ban hành nghi-định số 65/Cab/Press
ngày 8 tháng 10 năm 1952 thành lập Nha Chiến-tranh
Tâm-lư do Phó Thủ-tướng Lê-Văn-Hoạch điều-hành th́
đă quá trễ!
Vừa thoát khỏi ách Liên-Bang
Đông-Dương nay lại bị ràng buộc vào quỹ-đạo cộng-tồn
Liên-Hiệp-Pháp, nhưng với quyết tâm tạo dựng một
quốc-gia độc-lập, toàn vẹn lănh-thổ, nhiều khi
Bảo-Đại khá cứng rắn đến độ chính-giới Pháp phải la
lên: “Bảo-Đại bất cần chúng ta rồi”.(*12)
Điển h́nh là Hiệp-định Elysée thành công mỹ-măn mà
Bảo-Đại vẫn chưa chịu hồi-loan, khiến cho cựu Cao-ủy
Đông-Dương Bollaert và Cao-ủy đương nhiệm Pignon đều
đôi lần tiếp-cận đề nghị sẵn-sàng cung-cấp phi-cơ
riêng cho phái đoàn cựu-hoàng mau về nước
chấp-chính. Mặc, Bảo-Đại cương quyết từ chối với
lư-do là Nam-Kỳ chưa được hội-nhập vào Quốc-gia VN.
Đây cũng là thông-điệp cuối cùng của cựu-hoàng bảo
Pháp phải dứt khoát nhả Nam-Kỳ ra. Cũng theo hồi-kư
của ông Phạm-Văn-Bính th́ cựu-hoàng không phải là
người dễ-dàng chịu chấp nhận mọi đề nghị của Pháp.
Quốc-trưởng chỉ đồng ư vấn-đề khi có sự tương-nhượng
hợp lư, hợp t́nh qua thương-thảo giữa đôi bên và
chưa bao giờ đưa ra hoặc cho phép bất kỳ một giải
pháp nào mang tên ḿnh cả. Sử gia Stanley Karnow
trong quyển Vietnam a history. Viking NY 1983, trang
190, cũng ghi lại lời phản đối của cựu-hoàng “ What
they call Bao-Dai solution turns to be just a French
solution! ” Như vậy, thuật-ngữ “Giải pháp Bảo-Đại
hay giải pháp Bù-Nh́n” mà báo-chí thân đảng CS Pháp
và các nhà chính-trị thiên-tả độc-ác Paris (Les
intellectuals de la rive Gauche) tung ra, rồi được
báo-chí VMCS lập lại, hoàn toàn không đúng với người
và việc thuộc bối-cảnh lịch-sử lúc đó. Ngay cả
Toàn-quyền Đông-Dương kiêm Tổng tư-lệnh quân-đội
Viễn-Chinh bấy giờ là Thống-tướng De Latrre cũng
thận trọng, tránh sử-dụng cụm từ này (*13).
Không biết cân nhắc thiệt hơn như thế nào mà cựu
Đại-sứ Bùi-Diễm (đảng viên Đại-Việt), khi viết
hồi-kư ‘In the jaws of history’ – Paris 2001 (Trong
gọng ḱm lịch-sử), đă ghi “Bao-Dai solution ”
chần-vần ở chương 9. Sự nhầm lẫn quá nghịch-lư của
tác-giả không những đă làm giảm giá trị Hiệp-định
Elysée mà c̣n tạo thêm cơ hội cho các sử-gia
cộng-sản hư-cấu tuyên-truyền làm lệch-lạc ḍng
chính-sử, v́ người dân ít ai biết đến nội-dung
Hiệp-định này chứa đựng những ǵ th́ làm sao phân
biệt được đúng với sai. Có thể nói, dụng ư của
thuật-ngữ trên hoàn toàn phản-bác câu nói khí-khái
của nhà vua cuối cùng triều-đại nhà Nguyễn, trong
giây phút thoái-vị ngày 24 tháng 8 năm 1945: “Trẫm
ưng làm dân một nước độc-lập, hơn làm vua một nước
nô-lệ”. Sau này, Nhất-Linh Nguyễn-Tường-Tam
(Đại-Việt và Việt-Nam Quốc-Dân đảng, cựu Bộ-trưởng
Ngoại-Giao của chính-phủ Liên-hiệp Hồ-Chí-Minh) cũng
có cái nh́n trung-thực về Elysée, phát biểu: “Chúng
ta không nên gán-ghép cho Bảo-Đại bất cứ nhăn-hiệu
ǵ. Việc làm của ông ấy sẽ được lịch-sử công bằng
phán-quyết…”
Ngày 24 tháng 4 năm 1949, sau
nhiều ngày tranh luận sôi nổi, hội nghị Nam-Kỳ
(Assemble territorial de Cochinchine) đi đến
biểu-quyết với đại đa số phiếu thuận cho Nam-Kỳ tái
hội nhập vào Việt-Nam. Được tin này, phái đoàn
Bảo-Đại ăn mừng bất-cần Quốc-hội Pháp có đồng ư hay
không (cho đến ngày 3 tháng 6 năm 1949 Pháp mới
thuận), vội lên đường về nước với niềm tin là
Chính-phủ Quốc-gia Việt-Nam do Quốc-trưởng Bảo-Đại
kiêm Thủ-tướng lănh-đạo sẽ được toàn dân tin yêu
cũng như thu-hoạch nhiều thắng lợi mới.
Tại Saigon, ṭa Đô-Sảnh treo cờ
vàng 3 sọc đỏ ngày 14 tháng 6 năm 1949 để chào mừng
Quốc-trưởng Bảo-Đại và Cao-ủy Pignon trao đổi những
văn-kiện về Hiệp-định Elysée. Trong lời hiệu-triệu
quốc-dân, Quốc-trưởng Bảo-Đại tạm giữ danh hiệu
Hoàng-đế để có môt địa-vị quốc-tế hợp pháp cho đến
khi quốc-dân quyết định về hiến-pháp sau này: “Je
garde provisoirement le titre d’Empereur afin
d’avoir une position internationale legale, mais
peuple décitera de sa constitution – VN Press,
Sài-G̣n 15 tháng 6 năm 1949”.
Học-giả Cao-Thế-Dung đă có nhận
định chung về vị nguyên-thủ QGVN như sau: “Trước khi
về đến Đà-Lạt, Bảo-Đại giữ được tư-cách của một v́
vua, nhất là khi ông đến Tân-Gia-Ba (Singapour) đă
được chính-phủ Anh chào đón tại phi-trường với
nghi-lễ quân-cách dành cho một vị quốc-trưởng(*14)”.
3- Quốc-Gia
Việt-Nam
Nội-các Bảo-Đại
(Quốc-trưởng kiêm Thủ-tướng QGVN) được thành lập
ngày 1 tháng 7 năm 1949 bằng sắc-lệnh số 1-CP, kèm
theo 3 Đạo-Dụ căn-bản được công bố:
- Tổ chức điều hành cơ-quan công-quyền ( khi
chưa có Hiến-Pháp).
- Ấn định qui-chế chính-quyền địa-phương và
triệu tập quốc-hội tạm thời.
- Lấy ngày 8 tháng 3 hàng năm làm ngày Quốc-lễ
Độc-lập (kỷ niệm ngày Hiệp-định Elysée) (*15).
Tháng Giêng 1951, đông đảo thanh niên yêu nước
gia-nhập quân-đội để bảo-vệ QG VN
Như vậy, chỉ
trong ṿng 5 năm (1949-1954), Bảo-Đại với cương vị
Quốc-trưởng VN đă đem lại nền thống-nhất cho đất
nước, mặc dầu chỉ trên danh-nghĩa. Ngoài ra, Bảo-Đại
cũng đă thu hồi đầy đủ quyền hành từ trong tay người
Pháp và tạo lập riêng được một quân-đội QGVN do
người Việt-Nam chỉ huy. Với thành quả này, trên bán
đảo Đông-Dương, QGVN là một chính-phủ duy nhất được
cộng-đồng quốc-tế (ngoại trừ khối Cộng) kể cả
Hội-đồng Bảo-an Liên-Hiệp-Quốc với tứ cường Anh,
Pháp, Mỹ và Trung-Hoa Quốc-Gia đều thừa nhận
(Cao-Thế-Dung, Dân-tộc 1 – USA ngày 21/11/2002,
trang 11).
Tại Việt-Nam, phải chăng v́ theo
khuynh-hướng ‘chống Bảo-Hoàng’ mà một số học-giả,
sử-gia đương thời ít nhiều chịu ảnh-hưởng của André
Gide, Jean Paul Sartre… đă không công bằng khi dùng
dao to búa lớn đánh phá Bảo-Đại không nương tay. Họ
chỉ biết phá hoại chứ không đưa ra được một kế-hoạch
nào khả-dĩ xây dựng lại tổ-quốc đang cơn lâm nạn
Thực-dân và Cộng-sản. Đến khi đất nước bị chia đôi,
họ cương quyết trụ lại miền Bắc và ra sức ca ngợi
nhà nước VNDCCH đang bần-cùng-hóa người dân; những
tưởng rồi đây họ sẽ được liệt vào hàng thân-sĩ
khai-quốc công-thần, nhưng có ngờ đâu Hồ chủ-tịch
lại cho họ là lũ theo gió phất cờ rồi loại bỏ họ
không chút tiếc rẻ.
Thực tế lúc đó, ngoài Bảo-Đại ra
thử hỏi c̣n có vị lănh-đạo nước Việt-Nam nào khác
được luật-pháp Quốc-gia và công-pháp Quốc-tế đều
thừa nhận, sau khi Quốc-trưởng tuyên bố ngày 14
tháng 6 năm 1949 thủ-tiêu hoàn toàn chế-độ thuộc-địa
ḱm-kẹp do các ḥa-ước năm 1862, 1874 và 1884. Hơn
nữa, cựu-hoàng với ưu thế ‘người chính-thống duy
nhất’ đại-diện cho quốc-gia VN, được chính-phủ Pháp
trao trả độc-lập cùng sự toàn vẹn lănh-thổ, nên có
chính-nghĩa cùng nghĩa-vụ tiếp-tục tôn trọng
Công-ước Quốc-tế 1887 và 1895 về biên-giới Việt –
Hoa mà cách đó trên 60 năm cả hai nước láng giềng
đều chấp nhận. Nền Đệ nhất và Đệ nhị VNCH sau này
thừa-kế chế-độ QGVN, do đó chính-nghĩa quốc-gia rất
thuận-lư. C̣n nhà nước VNDCCH, và sau tháng 4 năm
1975 là Cộng-Ḥa Xă-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam(CHXHCNVN)
th́ tuyệt-đối không có quyền thừa-kế nói trên, mà
chỉ là ngụy-quyền hay một bạo-quyền cướp nước thôi.
Điều đáng nói là trong 3 năm sau
cùng lănh-đạo quốc-gia, Bảo-Đại không c̣n phải ngụy
trang đi săn, đi câu hay chơi thể-thao hoặc ẩn-dật
trong biệt-điện như trước kia để tránh những con mắt
cú-vọ ŕnh-rập của Pháp nữa. Quốc-trưởng đă dành khá
nhiều thời gian để kinh-lư ngoài Bắc cũng như trong
Nam, kể cả những tiền-đồn hẻo lánh đầy nguy hiểm như
Na-San, Điện-Biên-Phủ… với mục-đích kiện-toàn
hành-chánh và quân-sự trong vùng giao tranh. Nhờ
cách tác-động trực tiếp tinh thần quần chúng phối
hợp với chính-nghĩa sáng ngời mà Bảo-Đại được
thần-dân ngưỡng-mộ trở lại; các đảng phái, ngoại trừ
đảng CSVN, đều đồng-thanh “vâng thánh-ư”… chẳng hạn
như Hộ-pháp Phạm-Công-Tắc sẵn-sàng đưa giáo-phái
Cao-Đài ra Bắc tham chiến, nếu nhận được chiếu-thư.
Đây cũng là động-cơ chính-thức thúc đẩy mọi tầng lớp
thanh-niên yêu nước, kể cả giới trí-thức, tập hợp
đông-đảo dưới lá cờ QGVN t́nh-nguyện phục-vụ từ các
cơ-quan công-quyền đến mọi quân-binh-chủng Hải, Lục
và Không quân.
Tóm lại, mặc dầu
QGVN chỉ tồn tại vỏn-vẹn có 5 năm, nhưng lại là cái
gạch nối rất quan-trọng và cần-thiết cho hai nền Đệ
I và Đệ II VNCH kế-tục hơn 19 năm về sau. V́ vậy,
khi nhắc đến cuộc chiến 30 năm tại Việt-Nam chắc các
sử-gia không thể nào quên được vị vua cuối cùng của
triều-đại nhà Nguyễn – Bảo-Đại – cũng là lănh-tụ
quốc-gia khai-nguyên cho nền Cộng-ḥa tại Việt-Nam
qua thể-chế QGVN với ngày quốc-khánh mùng 8 tháng 3.
Không phải măi đến đầu thế-kỷ thứ 21, chỉ có người
sưu-tập sử-liệu (không thuộc hệ-phái Bảo-Hoàng) ghi
lại những hàng trên đây, mà ngay khi cựu-hoàng mới
qua đời, Pháp-tấn-xă AFB ngày 1 tháng 8 năm 1997
cũng đă loan báo cựu-hoàng Bảo-Đại vừa măn phần
trong bản tin buổi sáng, kèm theo lời nhắc khéo các
sử-gia: “Lịch-sử nên dành cho cựu-hoàng Bảo-Đại một
chỗ, v́ dù sao đi nữa th́ cựu-hoàng cũng là Hoàng-đế
cuối cùng của triều-đại Nguyễn-Phước. Hơn nữa,
lịch-sử không thể nào chối bỏ việc làm tṛn
chức-năng của một nguyên-thủ quốc-gia có tấm ḷng
đầy nhân ái như Bảo-Đại trong giai đoạn cực-kỳ
khó-khăn, khi Việt-Nam đang chuyển ḿnh từ chế-độ
Quân-chủ chuyên-chế sang nền dân-chủ Cộng-Ḥa. Với
bối-cảnh đất nước có chiến-tranh triền miên, đă
thoái-vị mà Bảo-Đại vẫn c̣n được thần-dân tin-tưởng
quả là một điểm son trong lịch-sử vậy.”
_________________________________
Chú
Thích
(*01)- Bảo-Đại là Đế-hiệu của
Hoàng-đế thứ 12 và cũng là vị vua cuối cùng của
Triều-đại 150 năm nhà Nguyễn. Con trai duy nhất của
vua Khải-Định (1916-1925), Nguyễn-Phước Vĩnh-Thụy
sinh ngày 22/10/1913 tại Huế, lên ngôi vua ngày 08
tháng 01 năm 1926 mới có 13 tuổi, sau khi vua cha
băng-hà ngày 06 tháng 11 năm 1925.
Do sự áp-chế của Ḥa-ước Bảo-Hộ Patenôtre, trong
thời gian vua Bảo-Đại du học tại Pháp cho đến ngày
tốt nghiệp đại học PO, việc triều-chính được
thừa-ủy-nhiệm cho Phụ-chính Đại-thần (có sách nói là
Thân-thần) Tôn-Thất-Hân đảm trách. Hoàng-đế Bảo-Đại
hồi-loan và thật sự nhiếp-chính 13 năm (1932-1945)
trong 19 năm làm vua (1926-1945).
Sau biến cố tháng 8 năm 1945, vua Bảo-Đại thoái-vị
và trở thành cố-vấn cho chính-phủ lâm-thời
Hồ-Chí-Minh. Nhờ dịp may hiếm có, Bảo-Đại vượt thoát
và sống lưu-vong tại Hong-Kong. Đến năm 1947, Pháp
thấy không thể nói chuyện ḥa-b́nh với Hồ chủ-tịch
không có chính nghĩa được nữa.mới đổi hướng sang
ve-văn cựu-hoàng và hứa trả độc-lập lại cho VN làm
cho giấc mộng thu-hồi đất nước với sự toàn vẹn
lănh-thổ của Con Rồng VN bừng sống trở lại. Sau
nhiều đợt đám phán thật gay-go, Bảo-Đại thành công
trong thương-thảo hiệp-định chính thức tại điện
Elysée ngày 08 tháng 03 năm 1949 và trở về nước
thành lập nội-các ngày 01 tháng 07 năm 1949 để
Quốc-gia Việt-Nam được ra đời, chọn ngày 08 tháng 03
làm ngày Quốc-lễ Độc-lập.
Lịch-sử Việt-Nam đă sang trang sau khi Pháp thua
VMCS trận Điện-Biên-phủ (7/5/1954), Quốc-trưởng
Bảo-Đại chỉ định chí-sĩ Ngô-Đ́nh-Diệm về nước lập
chính-phủ ngày 16 tháng 6 năm1954. Rồi ông Diệm được
dân bầu làm Tổng-thống trong cuộc trưng-cầu dân-ư
lật đổ Quốc-trưởng Bảo-Đại, thành lập nền Đệ I
Việt-Nam Cộng-Ḥa ngày 26 tháng 10 năm 1955.
Kể từ sau ngày này, cựu-hoàng ở lại Pháp và băng-hà
ngày 31 tháng 07 năm 1997 tại Paris, hưởng thọ 84
tuổi.
Lúc sinh-tiền, cựu-hoàng có viết 2 tác-phẩm bằng
Pháp-văn, được hoàng-tộc Nguyễn-Phước dịch ra
Việt-văn là quyển ‘Con Rồng Việt-Nam’ năm 1980 và
quyển ‘Cấm Thành Huế’ năm 1995.
Về đời tư, vua Bảo-Đại và Nam-Phương Hoàng-hậu (húy
Nguyễn-Hữu-Thị-Lan, sinh ngày 04 tháng 12 năm 1914,
tấn cung năm 1934, từ trần năm 1963) sinh được 2
hoàng-tử và 3 công-chúa. Sau khi bà Nam-Phương qua
đời, cựu-hoàng chính thức thành hôn với công nương
Monique - một phụ nữ Pháp – bà này kề cận bên
Bảo-Đại cho đến ngày ông ta măn-phần. Trong tang-lễ,
ngoại trừ hệ-phái hoàng-tộc, c̣n có một số đông
chính-giới Pháp tham dự như Bộ-trưởng Ngoại-giao
Bernard Ennier, Bộ-trưởng Hợp-tác kiêm chủ-tịch
cựu-chiến-binh Đông-Dương Michel Hosin.
Nhắc lại Ḥa-ước Patenôtre ngày 06 tháng 06 năm
1884, với nội-dung tóm-lược là Vương-quốc An-Nam chỉ
mất quyền ngoại-giao, c̣n quyền nội-trị và binh-bị
vẫn được giữ. Nhưng ngay khi vua Khải-Định mất, Pháp
bức ép Phụ-chính Đại-thần phải kư thỏa-hiệp-thư
quái-ác là giao toàn quyền quyết-định quốc-gia lại
cho Pháp. Thành thử vua Bảo-Đại trẻ tuổi, tốt nghiệp
đại học PO, từ Pháp trở về muốn canh-tân xứ-sở bằng
đường lối cấp-tiến theo triết-lư tây-phương cũng
đành bó tay, âm thầm phẩn-uất và trở thành một ông
từ giữ chùa kể từ năm 1932.
(*02)- Đoàn-Thêm – Hai mươi năm
qua,việc từng ngày(1945-1964). Saigon 1966, trang 4.
(*03)- Trần-Văn-Giàu, trí-thức miền
Nam, cựu du học sinh ở Pháp bị đuổi và là cán-bộ
Cộng-sản nồng-cốt trong thời gian cướp chính-quyền
tại Saigon. Cái gọi là Lâm-ủy hành-chánh Nam-kỳ do
Giàu đứng đầu có thêm các đồng-chí CS trợ lực như
Dương-Bạch-Mai, Nguyễn-Văn-Tạo, Nguyễn-Văn-Trấn,
Phạm-Ngọc-Thạch, Huỳnh-Văn-Tiểng và Ngô-Tấn-Nhơn.
Trong thời kỳ hỗn loạn này, Giàu làm nhiều việc rất
tàn-bạo nổi tiếng ác đứng đầu nhóm “Tứ Hung: Giàu,
Mai, Tạo, Trấn” để nắm quyền chủ động và trấn áp
quần chúng theo lệnh của đảng. Đến lúc Pháp chiếm
lại Saigon Gia-Định, Giàu chạy thoát ra bưng rồi
tập-kết ngoài Bắc 1954. Sau này, mặc dù được đi
tu-nghiệp tại Liên-Xô gần 2 năm, nhưng Giàu cũng bị
Hồ-Chí-Minh loại ra khỏi guồng máy chỉ-huy của đảng
CSVN, v́ nguồn-gốc tư-sản của gia-đ́nh Giàu chưa
được gột-rửa tận gốc.
(*04)- Cũng là du học sinh ở Pháp
bị đuổi khỏi khóa như Giàu, nhưng Nguyễn-Văn-Trấn
tức Bảy Trấn Chợ-Đệm cố công theo đuổi đảng cho đến
ngày miền Bắc thôn-tính miền Nam. Kư-giả tiền-chiến
Bảy Trấn nhập đảng CSVN vào những ngày đầu Cách-mạng
Mùa-Thu nên được đảng tin cẩn giao cho quyền
sinh-sát trong tay là Trưởng ngành Công-an Cảnh-sát
Thành-phố Saigon. Trong chức-vụ này, Trấn và
Cao-Đăng-Chiếm tức Sáu Hoàng (Thứ-trưởng Công-an của
chính-phủ Hồ-Chí-Minh) tổ-chức ám-sát Khâm-sai
Nguyễn-Văn-Sâm ngay giữa ban ngày trong thành-phố để
khủng-bố tinh-thần các đảng phái khác.
Đến năm 1985, các văn-nghệ-sĩ được đảng tạm thời cởi
trói chút đỉnh, Bảy Trấn bất măn từ lâu được dịp thổ
lộ tâm-t́nh qua cuốn “Viết gửi Mẹ và Quốc-hội” để
nói lên cái ‘đại ngu’ của cán-bộ Mùa-Thu, trong đó
có Trấn, hết ḷng theo đảng mà vẫn bị vắt chanh bỏ
vỏ không thương tiếc.
(*05)- Đoàn-Thêm – Tài-liệu đă dẫn,
trang 15 và 19.
(*06)- Nguyễn-B́nh tên thật là
Nguyễn-Phương(Thông)-Thảo, cựu đảng viên Việt-Nam
Quốc-Dân đảng được theo học trường vơ-bị Hoàng-Phố.
Trong thời gian bị Pháp lưu đày ra Côn-Đảo, B́nh từ
bỏ Việt-Quốc để gia nhập đệ III CS quốc-tế nên bị
các đồng-chí cũ đánh hội chợ làm chấn thương mắt
trái vĩnh-viễn, do đó được các đảng phái trong Nam
tặng cho biệt danh là ‘Tướng Độc Nhản’.
Ngoài Bắc, khoảng tháng 07 năm 1945, B́nh được
chỉ-huy một đơn-vị VMCS tại Móng-Cái đương đầu với
Sư-đoàn Sao-Trắng (Đại-Việt Quốc-Dân đảng) do
Vũ-Kim-Thành làm Tư-lệnh. Đầu năm 1946, theo lệnh
của Hồ-chủ-tịch, B́nh nhập phái đoàn Lê-Duẫn vào
Nam, tiếp thu chức Trưởng Khu-bộ 7. Những ngày sau
đó, B́nh từng bước tàn-độc thu-phục hoặc loại bỏ các
đảng phái không theo CS của Mặt trận Quốc-gia
Liên-Hiệp trong Nam bấy giờ là:
- Cao-Đài do Trịnh-Minh-Thế chỉ-huy tại
Đồng-Lớn (biên-giới Việt-Miên).
- Ḥa-Hảo do giáo-chủ Huỳnh-Phú-Sổ lănh-đạo ở
miền Tây. Nguyễn-B́nh diệt Huỳnh giáo-chủ rồi chỉ
định Huỳnh-Văn-Trí tức Mười Trí (B́nh-Xuyên) thay
thế.
- Việt-Nam Quốc-Dân đảng do Phạm-Hữu-Đức đứng
đầu.
- Đại-Việt Quốc-Dân đảng do Trương-Tử-Anh
điều-khiển.
- B́nh-Xuyên do Dương-Văn-Dương tức Ba Dương
làm Tư-lệnh
Từ chức vụ Ủy-viên Quân-sự
Nam-Bộ, B́nh leo lên Phó chủ-tịch Ủy-ban Hành-kháng
Nam-bộ chỉ trong thời gian ngắn. Mặc dù bị
Bùi-Hữu-Phiệt và Vũ-Tam-Anh ám sát hụt, B́nh vẫn
không từ bỏ tham vọng gồm thâu tất cả lực-lượng
kháng-chiến trong Nam vào tay ḿnh. Đầu năm 1948,
B́nh được Hồ chủ-tịch thăng cấp Trung-tướng (chung
danh sách với Vơ-Nguyên-Giáp). Lo sợ ảnh hưởng xấu
của B́nh lấn áp quyền lực ḿnh, Duẫn ra lệnh cải tổ
Ủy-ban Hành-kháng Nam-bộ để loại B́nh ra khỏi
hệ-thống chỉ-huy của Trung-ương Cục miền Nam, với
thành phần mới như Dương-Quốc-Chính (Tư-lệnh),
Lê-Duẫn (chính-ủy), Trần-Văn-Trà (Tư-lệnh-phó),
Lê-Đức-Anh (Tham-mưu-trưởng).
Giữa tháng 10 năm 1951, Duẫn ra lệnh cho B́nh lên
đường về Bắc nhận chỉ thị của Hồ chủ-tịch. Ngày 27
tháng 10 năm 1951 tại Phum-Sre-Pock (làng Cao-Miên),
Duẫn mượn tay lính Pháp bắn chết B́nh để thanh trừng
một sứ-quân cát-cứ mà Duẫn biết rằng khó ḷng uốn
nắn hắn ta theo đường lối của đảng sau này, nên thà
giết lầm c̣n hơn là nuôi ong tay áo.
(*07)- Lê-Duẫn sinh ngày 07 tháng
04 năm 1908 tại Quảng-Trị trong một gia-đ́nh
nông-dân nghèo, theo học hết chương-tŕnh tiểu-học
địa-phương rồi làm việc cho Nha Hỏa-Xa. Duẫn được
xem là một trong những thành-viên sáng lập ra đảng
Cộng-sản Đông-Dương vào năm 1930, tiền thân của đảng
Cộng-sản Việt-Nam sau này. Trong thời gian hoạt-động
chống pháp, Duẫn bị bắt đày ra Côn-Đảo 2 lần
(1931-1936 và 1940-1945). Cũng tương-tự như
trường-hợp của Trường-Chinh, chính nhà tù đă giúp
Duẫn thấm-nhuần chủ-thuyết cộng-sản không-tưởng hơn
là trường học. Kể từ lần ra tù lần thứ hai cho đền
ngày đất nước bị chia đôi, Duẫn trở thành lư thuyết
gia cộng-sản trong Nam và hoàn toàn hoạt-động với
mặt trận VMCS trong Nam; chẳng hạn như vào năm 1952,
Duẫn đặc trách trực-tiếp chỉ-huy lực-lượng vũ-trang
đồng bằng Cửu-Long, nên không tham dự chiến trận
ngoài Bắc.
Sau ngày “Cải-cách ruộng đất thất bại”, Duẫn được
Hồ-Chí-Minh điều về Bắc thế cho Trường-Chinh và trở
thành nhân-vật quyền-lực số 2 của nước VNDCCH. Năm
1959, Duẫn lại bí mật trở vô Nam đặt kế-hoạch cho
giai đoạn chiến-tranh phá hoại khủng-bố để dọn đường
cho Mặt-trận Giải-phóng miền Nam ra đời. Duẫn được
bầu làm Tổng-bí-thư đảng CSVN năm 1960, trở thành
người có quyền-lực cao nhất nước khi Hồ-Chí-Minh qua
đời năm 1969. Lúc c̣n sống, chính-sách của ông Hồ là
đu dây giữa hai đàn anh vĩ-đại Trung-Cộng và
Liên-Xô. Nhưng khi nắm quyền lănh-đạo, Lê-Duẫn chỉ
cầu cạnh cái nôi Cộng-sản Liên-Xô cho đến ngày
thôn-tính miền Nam xong và kư hiệp-ước thần-phục
Liên-Xô năm 1978. Duẫn mất tại Hà-Nội vào tháng 07
năm 1986 trong lúc nội-bộ đảng CSVN bắt đầu mầm-móng
chia rẻ, khi mà tư-tưởng vô-địch Marx-Lenin không
c̣n được các lư-thuyết-gia cộng-sản nhất quán nữa.
(*08)- Theo tài-liệu “Lịch-sử
Quân-đội Nhân-dân”, Hà-Nội 1997, trang 234 th́
sắc-lệnh tháng 11/1946 của chính-phủ Hồ-Chí-Minh
chia đất nước Việt-Nam thành 9 Liên-khu. Những
Liên-khu trong Nam có tầm quan-trọng là:
-
Liên-khu 7 gồm các tỉnh Bà-Rịa, Biên-Ḥa,
Thủ-Dầu-Một, Tây-Ninh và Miền Đông Nam-Bộ kể cả
Saigon và Gia-Định.
-
Liên-khu 8 gồm các tỉnh Tân-An, G̣-Công, Mỹ-Tho,
Sa-Đéc, Vĩnh-Long, Trà-Vinh và Bến-Tre.
-
Liên-khu 9 gồm các tỉnh Châu-Đốc, Long-Xuyên,
Hà-Tiên, Cần-Thơ, Sóc-Trăng, Bạc-Liêu và Rạch-Giá.
(*09)- Cũng trong hồi-kư “Một người
biết quá nhiều” của ông Phạm-Văn-Bính đăng
feuilleton trên báo Le Monde tháng 02/1949 có kể lại
dịp may vượt thoát của cựu-hoàng Bải-Đại tóm dịch
như sau: “Thống-chế Tưởng-Giới-Thạch, người bảo-trợ
lâu dài cho các chính đảng ở Việt-Nam truớc đây, mời
phái đoàn nước VNDCCH sang để giải-quyết đường lối
chính-trị đang lục-đục trong nước. Đầu tháng 03 năm
1946, Hồ-Chí-Minh chỉ định đồng-chí Nguyễn-Đức-Thụy
(chuyên viên dịch kinh-điển của Mao cho đảng CSVN)
làm trưởng-đoàn gồm 6 người, trong đó có Vĩnh-Thụy
(Bảo-Đại), Nghiêm-Kế-Tổ (VNQD đảng, Thứ-trưởng
Ngoại-giao) đến Trùng-Khánh vào khoảng cuối tháng.
Nhờ dịp may hiếm có này mà Bảo-Đại trốn thoát ở lại
Hong-Kong. Riêng trưởng đoàn Nguyễn-Đức-Thụy, mặc dù
có ấn-tín đầy-đủ của Hồ-chủ-tịch, cũng bị Trung-Hoa
Quốc-Dân đảng nghi ngờ làm gián-điệp cho Mao bắt
giam đến chết ở Tĩnh-Tây. Trong hồi-kư In the Jaw of
history, tác-giả Bùi-Diễm lại lầm-lẫn ghi cựu-hoàng
làm trưởng đoàn. Sự sai lạc này rất dễ hiểu v́ có 2
người cùng trùng tên Thụy trong đoàn.
(*10)- Đoàn-Thêm – Tài-liệu đă dẫn,
trang 45 ghi nhận:
“La France reconnaitre solennellement l’indépendence
du VN, à qui il appartient de réaliser son unité.Le
VN proclame son adhésion en qualité d’Etat Associé,
à l’Union Francaise. L’indépendence du VN n’a
d’autres limites que celles imposées par son
appartenance à l’Union Francaise.”
Ông Phạm-Văn-Bính, c̣n được báo chí thời đó gọi là
chánh văn pḥng hải-ngoại của Bảo-Đại, đă đăng
Feuilleton hồi-kư: “Một người biết quá nhiều” trên
báo Le Monde từ tháng 1 đến tháng 3/1949 để ủng-hộ
cựu-hoàng đang hội-nghị Elysée. Một ḿnh ông Bính
ĺ-lọm, đơn-phương dùng ng̣i bút đánh trả lại phe
Cộng-sản hung-hăn mạt-sát ông ta là nô-t́ hoàng-gia.
Dưới thời Thủ-tướng Trần-Văn-Hữu, cựu nghị-sĩ
Phạm-Văn-Bính giữ chức Bộ-trưởng Thanh-niên Thể-thao
(1951-1952) và Thủ-hiến Bắc-Việt (1952-1953).
(*11)- Sau lần cuối cùng gặp lại
cựu-hoàng tại Hong-Kong vào năm 1948, Lệ-Thần
Trần-Trọng-Kim có ghi lại thái-độ của Bảo-Đại đối
với Hồ-Chí-Minh, người đă ép nhà vua phải thoái-vị,
trong phần cuối thiên hồi-kư ‘Một Cơn Gió Bụi’, tóm
lược như sau: Ngày 19 tháng 05 năm 1946, Cao-ủy
Đô-đốc D’Argenlieu tới thăm Hà-Nội. Để long-trọng
chào đón vị quốc-khách bằng một rừng cờ đỏ sao vàng,
Bác(Ông) Hồ bịa ra ngày đó là ngày sinh của ḿnh và
ra lệnh cho nhà nhà phải treo quốc-kỳ. Vẫn thái-độ
từ-tốn, ôn-ḥa cố hữu, cựu-hoàng nhận định Hồ
chủ-tịch là “người muôn mặt” th́ làm sao có được
ngày sinh thật sự của ḿnh và chúng ḿnh già trẻ lớn
bé đều mắc lừ du-côn.
Ngược lại 180 độ, Hồ-Chí-Minh luôn-luôn tự-hào rằng
ḿnh khiêm-tốn hơn Bảo-Đại gấp trăm lần, thể hiện
trong quyển “Những Mẫu Chuyện về Đời Hoạt-Động của
Hồ-Chủ-Tịch” mà tác-giả là Trần-Dân-Tiên tức
Hồ-Chí-Minh dấu tên. Đây là quyển truyện mà bác Hồ
viết để tự khen ḿnh là người khiêm-tốn vô cùng.
Lịch-sử Việt-Nam đă thực sự chứng minh ông
Hồ-Chí-Minh với bản-chất cộng-sản duy ngă độc-tôn
đầy sắt máu ngay từ khi bản nhạc ‘Tiến Quân Ca’,
rừng rú dă-man “thề phanh thây uống máu quân thù”
của Văn-Cao ra đời làm Quốc-ca th́ làm ǵ có chuyện
bác Hồ là người khiêm-tốn được. Nhất là sau khi
chiến-dịch Biên-Giới 1950 thành công nhờ sự ủng-hộ
nhiệt t́nh của hai đồng-chí vĩ-đại Xô-Trung,
Hồ-Chí-Minh bắt đầu trịch thượng gọi mọi đối-tác
bằng “thằng”. Từ thằng Bảo-Đại, Nguyễn-Hải-Thần,
Nguyễn-Tường-Tam cho đến thằng Tưởng-Giới-Thạch,
Bollaert, De Lattre… đó là ngôn-từ văn-hóa Xă-hội
Chủ-nghĩa được Hồ-Chí-Minh thông dùng trong việc
phân biệt bạn và thù. Cho nên hầu hết các đảng-viên
CSVN đều phải học-hỏi nhuần-nhuyễn tư-tưởng du-côn
của Bác đến độ gọi mọi người đều bằng thằng mà không
thấy ngượng miệng.
(*12)- Cao-Thế-Dung. VN 30 năm máu
lửa, trang 458.
(*13)- Họp báo của Thủ-tướng Hữu
sau khi thăm Vĩnh-Yên, Sài-G̣n Post đăng tải ngày
30/04/1951.
(*14)- Cao-Thế-Dung. Tài-liệu đă
dẫn, trang 162.
(*15)- Đoàn-Thêm. Tài-liệu đă dẫn,
trang 56 và 57.
Nguyễn-Văn-Ơn
Nguồn:http://www.hqvnch.net
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quốc
Hiệu
Đề
nghị 1:
Chọn tên nước là : Việt Nam Văn
Hiến
Đề
nghị 2:
Chọn tên nước là : Việt Nam Cộng
Ḥa
Đề
nghị 3:
Chọn tên nước là : Việt Nam
Đề
nghị 4:
Chọn tên nước là : Việt Nam Dân
Chủ
Xin
vui ḷng bấm vạ dưới đây để gởi điện thư:
Điện
thư : thuky@vietnamvanhien.net