Năm Thứ 4888


www.vietnamvanhien.net



Trang Tham Luận

QUỐC  SÁCH


"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế

Văn Hiến ngàn năm sử đă đề
 
Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về




Kính Thưa Quư Vị

  Trang Tham Luận nầy là phần dành cho sự góp ư cuả quư vị về một giải pháp thay thế chế độ độc đảng đương thời cũng như một sự h́nh thành, tổ chức và điều hợp một thể chế mới như là một nước Việt Nam Văn Hiến, như thế nào và ra sao?

  An lạctự chủ có phải là một nguyện vọng thiết tha cuả đại đa số đồng bào không?

  Một thể chế dân chủ đa nguyên, dân chủ nhị nguyên hay dân chủ văn hiến hay là dân chủ nhân bản có phải là một bước tiến tất nhiên của nhân loại và dân tộc Việt Nam không?

  Chế độ độc đảng đương thời có cần được thay thế không? Quốc dân Việt Nam có muốn thay thế chế độ phong kiến, độc đảng trị Cộng Sản  phi nhân bản, phản dân chủ đương thời không ?

  Ngay chính quí vị và các bạn có thật sự muốn và làm một cái ǵ đó để thay thế chế độ đương quyền không ?

  Nền tảng văn hiến ngàn đời của Việt tộc có thể làm một thế trận công tâm toàn diện để giải thể chủ nghĩa Cộng Sản và giải tán đảng Cộng Sản tại Việt Nam bằng một giải pháp "Lấy tâm lực thay cho vũ lực" hay là "Bất chiến tự nhiên thành" không?

  Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực là tranh đấu trong ôn hoà và nhân bản để giải trừ quốc nạn; Lâư t́nh người thay cho hận thù và dối trá; Lấy nghiă làm người thay tham nhũng và độc quyền,

"Bất chiến" không có nghiă là không chiến đấu hay không tranh đấu ǵ hết mà có nghiă là tranh đấu nhưng không tranh giành, chiến đấu nhưng không đổ máu, không giết người. Một Nghiă sỹ hành xử khác với một chiến sỹ. Nghiă sỹ chỉ cứu người, giúp ngướ, an dân và lạc quốc. Sách lược Công Tâm  được coi như là một giải pháp "bất chiến" vậy.
                                                                                                                                                         


  Sự thay thế chế độ độc quyền, tham nhũng và thối nát đương thời sẽ phải là một cuộc thức tâm của quốc dân đồng bào trong bước tiến tất nhiên của nhân quyền, dân quyềnquốc quyền. Bạo lực và bạo động không có chổ đứng, không được phép ứng dụng, không được tiếp nhận và không được chấp nhận...?

 Đại cuộc phục hồi nền an lạctự chủ không phải là một cuộc chiến bằng vũ lực (súng, đạn), không phải là một cuộc "thánh chiến" bằng thánh quyền, thần quyền hay chủ thuyết; Lại càng không phải là một cuộc chiến ủy nhiệm của thế lực ngoại bang. Nó là một hành vi tự vệ bằng sự thức tâm của quốc dân đồng bào để sống c̣n trước cơn quốc nạn, trước cảnh quốc phá, gia vong...?

 Đề cao tinh thần dân chủ Diên Hồngthắp sáng niềm tin Diên Hồng có góp phần tích cực và làm sáng ngời tinh thần dân chủ văn hiến không...?

  Sách lược công tâm phải lấy nhân tâm làm phương tiện, lấy dân tâm làm chiến sách cho cứu cánh an lạctự chủ, có phải là một giải pháp "Bất chiến tự nhiên thành" không..?

Kính mời quư vị tham luận

  Trong mỗi  đề tài tham luận cần thời gian để chiêm nghiệm và thảo luận . V́ gợi ư cho một đề án nầy là cuả chung quốc dân đồng bào, cần phải được sự đồng tâmhiệp thông cuả đại đa số (ít nhất là 67% ) để có được sự đồng thuận hiệp lực mà khởi động như một giải pháp thay thế cho chế độ độc đảng phi nhân nhân bản, phản dân chủ đương thời . Nó phải thể hiện được dân tâmdân trí một cách trung thực và trong sáng. Có được vậy th́ sự thành tựu mới thật sự đạt được cứu cánh an lạctự chủ một cách bền vững mà không phải là một sự tranh giành quyền bính và lợi lộc bằng bạo lực cuả chủ nghiă hay là một sự dàn xếp cuả thế lực ngoại bang nào đó. Lại càng không phải là một sự trả thù tàn nhẫn, tắm máu đồng bào như đă xảy ra trong những năm 1954, 1968 và 1975...!

  Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến thiết tha mong mơi nhận được sự đóng góp xây dựng cuả quư vị hầu có được một sự đồng tâm thiết thực và một sự đồng thuận khả thi để Việt tộc sánh vai tiến bước với nhân loại trong thế kỷ thứ 50 cuả Việt lịch và thiên niên kỷ thứ ba của tây lịch.


Trân Trọng Kính Mời


Điện thư : thuky@vietnamvanhien.net


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hóa. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền "An Lạc &Tự Chủ" ngàn đời của Việt tộc.





Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách: "An Dân & Lạc Quốc"






Chính sách phục quốc và kiến quốc.


 Sơn Hà
 Ngày 07-03-2009, giờ 05:45
 
Nếu ai đă có nghiên cứu về nguồn gốc văn hoá Việt th́ có lẽ đă biết truyện "gậy thần 9 đốt" của thần Thái Bạch với "sách ước 3 trang" của thần Tiểu Long tặng cho tiều phu Kỳ Mạng để cứu nhân độ thế. "Sách ước" với "gậy thần" đó là ư nghĩa nền tảng của Tinh Hoa Văn Hoá Việt, là Minh Triết và cũng là Đạo Việt, c̣n gọi là Đạo Trời mà cũng chính là Đạo Nhân tức là Đạo làm người.

V́ vậy muốn phục quốc và kiến quốc cần phải có "chính sách" đó là "sách ước" với "gậy thần" tức là "chủ đạo". Nên chữ "sách" hàm ư là quy luật điển chương, và cũng có nghĩa như "quy củ". Mà hễ nói quy củ nghĩa là theo mẫu mực, và mẫu mực chính là Tính Bản Nhiên mà cũng là Thiên mệnh chi vị Tính. Nên cuối cùng "chính sách" đó là Văn Hoá Dân Tộc.


TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHẢI TRỞ VỀ VĂN HOÁ DÂN TỘC

(Trích tác phẩm Việt Triết Nhập Môn của triết gia Kim-Định)



Muốn hiểu thế nào là Văn Hoá Dân Tộc và tại sao chúng ta phải vận động cho sự lớn mạnh của nền văn hoá đó th́ cần xét tới mấy yếu tố sau đây trước hết nên phân loại các thứ văn hoá để nhận diện nền văn hoá truyền thống, sau nói tới tŕnh trạng hiện nay và khả năng hướng vọng tương lai thế nào.

Có thể phân loại văn hoá ra ba loại chính và một loại tùy. Ba loại chính là tôn giáo, ư hệ và tâm linh, c̣n loại tùy là tập hợp cả ba loại trên.


1/ Loại thứ nhất là Văn Hoá tôn giáo.

Như các xă hội cổ xưa hầu hết trải qua nền văn hoá này. Thí dụ rơ rệt là Âu Châu Trung cổ và các nước thuộc Ấn Độ giáo. Sở dĩ gọi là văn hóa tôn giáo v́ các thể chế trong nền văn hóa này bao giờ cũng y cứ trên những niềm tin, thí dụ thể chế chia dân ra bốn lọai bên Ấn Độ: tăng lữ, chiến sĩ, thuơng gia và lao động là y cứ trên niềm tin rằng có những người sinh ra do Brahma và do đấy được xếp cao thấp tùy sinh ra bởi miệng, tay, bụng, chân của Brahma. Hễ sinh ra từ miệng th́ làm tăng, bởi tay là quư tộc, bởi bụng là thương gia, v.v… Bên Âu Châu thời tiền cách mạng tôn giáo không c̣n mạnh bằng bên Ấn Độ nên phẩm trật xếp quư tộc trên giáo sĩ, rồi mới đến đệ tam cấp (noblesse, clergé, tiers état).

Một nét khác đặc trưng của nền văn hóa này là thần quyền, tức niềm tin rằng mọi quyền cai trị đều phát xuất do nguồn gốc tôn giáo nên một là giáo sĩ trực tiếp cai trị, hai là ủy quyền cho thế quyền. Sự ủy quyền này thường được diễn ra bằng trao triều thiên, thí dụ khi vua đăng quang th́ nhận triều thiên từ đại diện giáo quyền.


2. Lọai hai là văn hóa Ư hệ hay là Triết học.

Ư hệ thường là sự phản ứng lại niềm tin cho là vô lư hay ít ra không thể kiểm chứng, v́ vậy người ta lập ra một nền văn hóa chống lại tôn giáo và thường có tính cách vô thần, thí dụ rơ nhất là ư hệ Mác xít. Cũng có khi không do óc bài tôn giáo, nhưng v́ ích lợi quốc gia, thí dụ để tránh những xích mích do các tôn giáo cùng sống trong một nước th́ người ta nghĩ đến việc thiết lập một nền tảng dân sự hay là độc lập y cứ trên những cái mọi người có thể kiểm chứng như sự kiện khách quan và lương tri, thí dụ một số lớn văn hóa Âu Châu hiện đại.


3. Lọai ba là văn hoá Tâm linh

Văn hóa tâm linh là lọai tham bác cả tôn giáo lẫn triết học. Nó giống triết học v́ căn cứ trên những yếu tố mà lư trí có thể kiểm chứng hay ít ra có khả năng thể nghiệm được. Tuy nhiên lại giống tôn giáo v́ nó vẫn dùng cả t́nh cảm và ư chí đến cùng tột gọi là tâm linh nên sâu hơn triết và v́ thế giàu khả năng thống nhất con người như kiểu tôn giáo. Lọai này v́ giàu yếu tố tâm linh có tính chất siêu việt nên tôi cũng gọi là Minh Triết (Sagesse) tức là tinh hoa của triết lư nhân sinh. Gọi là triết lư tức là triết học gắn liền với Minh Triết nên ăn vào đời sống. Bởi thế cũng gọi là triết lư nhân sinh để phân biệt với triết học thường chỉ là chuyện trường ốc hàn lâm. Như thế đây là lọai văn hóa rất cao quư. Và xin nói ngay rằng Việt Nho đă đạt được tŕnh độ này. Dấu hiệu là sự phân công: "sĩ, nông, công, thương", khác với Âu, Ấn chỉ có "tăng, quư, dân" mà không có sĩ đại diện cho tâm linh. V́ sĩ không phải như trí thức chuyên chú về lư trí, giáo sĩ chuyên về t́nh cảm, c̣n kẻ sĩ th́ chú ư đến cả lư cả t́nh. V́ thế đó là nét đặc trưng ít có ở nơi khác; ng̣ai Nho giáo nguyên thủy th́ Âu hay Ấn đều đang vương vấn nơi tôn giáo hay ư hệ. Nhưng v́ cả hai không ổn nên gây ra một lọai văn hóa thứ tư.

Đó là lọai pha tạp ba lọai ảnh hưởng của tôn giáo, ư hệ và công cảm hay lương tri. Lọai này đă muốn vượt ra khỏi ṿng tay tôn giáo, nhưng về triết mới đạt đợt ư hệ mà bất lực như đă nói trên nên phải dùng công cảm (le sens commun) cũng gọi là lương tri (le bon sens) hoặc là công luận (hậu quả của luơng tri) cả ba đều là những khía cạnh của một b́nh diện trí thức thông tục ban ra cho con người xài đỡ, nhất là trong việc sinh sống với chiều hướng thông thường biểu lộ bằng ca dao tục ngữ hay là minh triết thường dân, thường nghiệm (sagesse populaire or sagesse empirique). Nó tạm đủ cho đời sống hàng ngang trong xă hội, chứ không thể giải quyết được những vấn đề lớn lao như nguồn gốc vũ trụ, cứu cánh con người, những vấn đề thời gian không gian nên nhà Phật chỉ gọi là "tục đế" (cái biết thông tục), Nho không gọi là "lư trí". V́ không bao quát ṭan thể con người gồm cả thân xác lẫn tâm linh. Bởi thế phải nói là nó thiếu hướng thiếu hồn, chỉ có tính cách chấp vá: chọn một ít luân lư của tôn giáo, với kinh nghiệm thông thuờng và một chút lư luận của triết học làm thành lọai văn hóa tạp nham, và đó là nền văn hóa Âu Mỹ hiện đại. V́ Âu Mỹ lănh đạo thế giới nên nó cũng đang trở nên văn hóa của chung thế giới với nhiều sắc thái khác nhau tùy liều lượng các chất pha, nhưng đều gặp nhau ở chỗ bác tạp nông cạn, nên gây ra phân hóa trầm trọng khắp nơi.

Đó là đại để bốn lọai văn hóa. Bây giờ xét sâu hơn về phương diện mục đích của văn hóa.

Sứ mạng văn hóa là phải cải hóa bằng cảm hóa.

Muốn thế cần có một chủ đạo, một cơ sở tinh thần với những giá trị nền tảng. Dấu hiệu của những cái đó là thống nhấtlâu dài. V́ thế ta có thể dùng sự thống nhất và lâu dài làm hai tiêu chuẩn đo lường sự xâu xa của một nền văn hóa. Một nền văn hóa càng được thống nhất và càng được bền lâu th́ càng mạnh càng cao. Theo đó ta có thể nói như thế này. Xuyên qua lịch sử ḷai người, ta chỉ nhận ra được có hai lọai văn hóa mạnh nhất: một là tôn giáo, hai là tâm linh. V́ cả hai hàm chứa một cái ǵ siêu việt nên huy động ṭan thể con người, gây nên những văn hiến hay tôn hiến (tức tu sĩ) và cũng huy động ṭan thể một nhóm người cấu kết với nhau, v́ thế khi cần chọn văn hóa th́ chỉ có thể t́m trong hai lọai này.

Lọai tôn giáo có phần mạnh hơn nhưng gặp cái bất tiện là chỉ hiện thực được trong nước có một tôn giáo. C̣n khi nước có đa giáo, 2, 3 trở lên, th́ nền thống nhất văn hóa không thể thực hiện được nữa. Bởi v́ tôn giáo nào cũng kéo theo một số tập tục riêng, thí dụ Hồi giáo không ăn thịt heo, Ấn giáo không ăn thịt ḅ. Có tôn giáo ăn chay, tôn giáo khác lại ăn mặn thả dàn. Đó là những tập tục tư riêng mà nếu không bỏ đi th́ đấy là nguồn chia rẽ.

Người xưa nói: "tính tương cận, tập tương viễn": khi người ta chú trọng đến tính con người th́ sẽ thân cận ḥa hợp với nhau. C̣n khi chấp nê vào những tập tục th́ sẽ chia ĺa nhau. Đó là chân lư muôn thuở và đă hiện thực trải qua nhiều đời như thấy đầy gương trong lịch sử và hiện c̣n đang xảy ra đó đây như giữa Kitô giáo và Hồi giáo bên Phi Luật Tân (tỉnh Coxabato), bên Irlande từ mấy năm nay hai bên Công giáo và Tin lành không ngớt đánh nhau, bên dân Biafra ở Phi châu năm xưa giữa Công giáo và Cổ giáo, bên Ấn Độ giữa Ấn giáo với Hồi giáo… Tóm lại nếu đưa mắt nh́n xuyên qua lịch sử nhân lọai th́ bao giờ cũng thấy nghi ngút khói chiến tranh tôn giáo, không bộc lộ th́ âm ỉ… điều ấy chứng minh cho câu "tập tương viễn".

Muốn thống nhất th́ phải làm thế nào cho các tôn giáo từ bỏ những tập tục tư riêng kia, nhưng đấy cả là một điều diệu vợi v́ những tập tục đó đă gắn liền với tôn giáo từ lâu nên được coi là linh thiêng hoặc như tín điều bất khả thay đổi, không dễ ǵ bỏ đi được như ta thấy rơ trong vụ giết ḅ cái đă làm xôn xao dư luận Ấn Độ năm xưa. Thế mà duy tŕ tập tục th́ lại lạ mầm mống chia rẽ dân con trong nước, v́ thế những người sáng suốt muốn để tôn giáo vào phạm vi riêng tư cá nhân, c̣n phạm vi quốc gia th́ cốt phát huy một nền chủ đạo dân sự, tức độc lập với tôn giáo, hầu làm chỗ đứng chung cho mọi người dân bất cứ thuộc tôn giáo nào. Đó là điểm cần cho hết mọi nước đa giáo mà cũng là điều mà các quốc gia Tây phương đă nhận thức và khởi công từ hai thế kỷ nay, nên dẫn đến cái mà tôi gọi là:

Nền văn hóa ư hệ hay là triết học xây dựng ḥan ṭan trên lư trí bên ng̣ai ảnh hưởng của tôn giáo. Lư do th́ chính đáng nhưng không may đó lại là một lối cụt, bởi chưng triết học căn cứ trên lư trí và lương tri. Nhưng v́ đó là những cơ năng hạn hẹp nên dễ sinh ra độc hữu. Với con người tư riêng là dùng có lư gảy bỏ t́nh nên không gây nổi văn hiến tức cán bộ hay tông đồ trung thực mà chỉ tạo ra được có trí thức ít đi được vào đời. C̣n đối với tha nhân th́ là thiếu thống nhất v́ có quá nhiều ư hệ, thí dụ Âu Tây hiện nay là Mácxít, Hiện sinh, Hiện tượng, Cơ cấu v.v… Đó là cánh thập nhị sứ quân tất nhiên sẽ đưa đến chỗ bơ vơ không biết theo hướng nào, v́ quá nhiều hướng, quá nhiều ư hệ. Nếu như ư hệ nào nhờ ḥan cảnh mà nắm được chính quyền th́ sẽ giở tṛ độc quyền như Phát xít hay Cộng sản là bóp nghẹt tự do cá nhân bằng công an ṿng trong ṿng ng̣ai, bằng những trại giam đồ sộ để cầm tù không ai muốn tín nhiệm nữa.

Thế là dẫn đến cái thứ văn hóa tạp hợp. Gọi thế v́ nó vô hồn vô hướng, và có gọi là văn hóa chẳng qua v́ thói quen chứ không phải văn hóa, mà chỉ là văn học, văn chương, văn nghệ, bởi để được xưng danh là văn hóa th́ phải có chủ đạo, có cơ sở tinh thần, có những giá trị nền tảng. V́ không thế th́ làm sao mà cảm hóa để mà cải hóa? Văn hóa Tây âu hiện thiếu cái đó nên mắc cả ngàn thứ bệnh (nói như Jung: Our own western culture sickens with a thousand ills). Đó là lư do tại sao Nietzsche gọi văn hóa Tây Âu là sự trống rỗng tinh thần (Nihilisme occidental).

Tuy nhiên, đó chỉ là tiếng tri hô của giới thức giả rất hiếm họa. C̣n đại chúng kể cả giới trí thức th́ vẫn đi theo nền văn hóa tạp hợp này. Sở dĩ như vậy v́ các nước Âu Tây cường thịnh không bị nước nào đe dọa về kinh tế, chính trị, lại có khoa học tiến bước huy ḥang khiến cho hầu hết tưởng văn hóa Âu Tây đă là lư tưởng. Nhưng đó là một niềm tin tai hại. V́ khi không đủ những điều kiện giàu sang như Tây Âu mà cũng đ̣i theo lối văn hóa Tây Âu th́ sẽ phơi trần bộ mặt thực phũ phàng tàn tệ như thấy ở vài nơi chẳng hạn El Salvador: tài sản trong nước thu dồn vào tay một thiểu số may mắn khiến cho đại chúng lâm cảnh sống bần cùng nên đâm ra đủ các tệ đoan: trộm đạo, tham nhũng, và các tội ác đến độ trầm trọng.

Xét tới xét lui th́ chỉ c̣n thể đặt hy vọng vào nền văn hóa tâm linh và đó cũng chính là nền văn hóa dân tộc ta: chỉ có hướng đó là có thể giúp văn hóa tránh được những bất tiện và bao gồm được những ơn ích. Nhưng hiện nay chúng ta đă để mất v́ mấy lư do thuộc thời thế sau:

Thứ nhất v́ Nho giáo là cột trụ nền văn hóa tâm linh đó lại không c̣n chính truyền v́ đă bị Hán Nho xuyên tạc nên bị ngộ nhận rất nhiều và do đó đă không được chú ư đến. Cho được chú ư đến, cần phải khám phá ra Nho giáo nguyên thủy mà tôi cũng gọi là Việt Nho, nhưng đó là điều cho tới nay chưa ai làm được.

Thứ đến v́ nền văn hóa tâm linh chỉ xuất hiện bên Á Châu nên không được chú ư săn sóc là v́ Á Châu đă thụt lùi trong nền văn minh cơ khí nên tất cả nền đạo đức cổ truyền cũng bị đánh tụt giá xuống theo. Chính v́ thế mà ngay những nước thuộc văn hóa Nho đă không c̣n thiết tha đến Nho nữa. Có nói tới th́ cũng chỉ như một môn cổ sử trong văn học dành cho một số rất nhỏ nhà chuyên môn. V́ thế mà đi đến một thứ văn hóa tạp nham.

Hiện t́nh văn hóa Việt Nam

Như trên đă nói, văn hóa tạp nham có nhiều tiểu lọai, nên ta cũng cần biết văn hóa ta hiện nay thuộc tiểu lọai nào.
Muốn nhận diện một nền văn hóa th́ có hai tiêu chuẩn khá trung thực:

a. Môt là xét nội dung chương tŕnh giáo dục.

b. Hai là xét việc đánh giá các thành phần xă hội.

Về chương tŕnh giáo dục th́ nội dung sâu thẳm là nền chủ đạo hướng dẫn chương tŕnh đó. Thí dụ nước ta xưa là Nho giáo mà v́ Nho giáo đă đạt tâm linh mà tôi cũng gọi Văn Tổ tức là thứ văn cao cả huy động ṭan thân tâm con người nên có những người hy hiến thân tâm cho thứ văn hóa đó và gọi là văn hiến, nước ta xưa kêu là "văn hiến chi bang" là v́ thế.

C̣n tới khi mất nước vào tay Pháp th́ ta cũng mất luôn nền độc lập văn hóa và từ đấy chúng ta đă đi theo văn hóa Pháp nghĩa là tạp hợp v́ không có chi gọi được là chủ đạo. Chỉ có một số ư kiến triết được cho học ở lớp đệ nhất trung học th́ phần lớn chỉ là luân lư (logic) vô sắc thái, c̣n khoa luân lư (morale) th́ là lịch sử những học thuyết về luân lư: ông nói thế này, bà nói thế khác, học xong không biết theo cái nào. Cho nên phải kết luận đó là nền giáo dục vô chủ đạo và bộ giáo dục thực ra chỉ là bộ học vấn lo truyền thụ một số tri thức bất kỳ nào cũng được miễn là tri thức.

Bây giờ bàn đến điều hai là việc định các thành phần xă hội. Khi nước ta c̣n độc lập, c̣n là văn hiến chi bang th́ đẳng cấp giá trị thành phần xă hội là sĩ, nông, công, thương. Quan trọng nhất là sĩ nh́ nông.

Đấy là một bậc thang giá trị lư tưởng thuộc nông nghiệp lúa mễ của Văn Lang quốc. V́ là Văn Lang hay sau này là văn hiến nên đặt kẻ sĩ làm đầu. Đó là bậc thang duy nhất trên ḥan cầu ở hai điểm: một là kẻ sĩ đứng đầu, liền sau là nông đúng vị trí văn hóa nông nghiệp vốn trọng Minh Triết. Các văn minh Âu Ấn v́ gốc du mục nên đặt quư tộc đứng đầu, nh́ đến giáo phẩm… Bên Ấn th́ tăng lũ đứng đầu nh́ đến quân đội… Ở cả hai nơi không có sĩ, cũng không có nông: quả là du mục, rơ nhất là Ấn với những cấp tăng, vơ, tài, công. Bên Âu th́ quư tộc nổi nhất, rồi đến giáo sĩ, sau đến đệ tam cấp gồm phần nhiều thương gia. So vậy mới thấy bảng sĩ, nông, công, thương là nét đặc trưng cao quư của ta xưa là Minh Triết hay tôn giáo.

Nông là nền tảng kinh tế xă hội với nền tảng dân chủ không tên nhưng chân thực v́ không có quư tộc truyền ḍng mà chỉ có kẻ sĩ do dân xuất hiện.
Thứ tự trên đă được hiện thực là kẻ sĩ vẫn làm quốc sự, cố vấn, và làm quan cai trị. Đó là những người như Bá Lư Hề, Lă Vọng, Nguyễn Trăi, v.v… Platon đă ước ao triết gia làm vua nhưng không bao giờ hiện thực được. Là bởi triết lư đă không đạt, lại c̣n mong ước quá cao ở chỗ đ̣i làm vua. Bên Nho chỉ xin làm có vấn, làm quan, triết lại đạt thân nên đă hiện thực suốt mấy ngàn năm từ ngày khai quốc. Măi cho tới thời kỳ Pháp thuộc th́ mới bị xếp xó để chỗ cho thứ tự mới là "dân thầy, dân thợ, dân chợ, dân quê".

Thầy đây chỉ là thầy thông thầy phán, một thứ công chức tùy phụ giúp chính quyền bảo hộ chứ không có đạo lư nào như kẻ sĩ. C̣n vai chánh là thợ, với dân chợ tức thương gia. Đúng là du mục. Nông th́ bay mất, chỉ c̣n lại nơi chữ dân quê, hiểu là quê mùa so với tỉnh thành văn minh (được gọi là dân chợ…).

Đến đời Mỹ văn hóa xuống một đợt nữa với cấp bậc mới là "nhất đĩ, nh́ cha, ba sư, tứ tướng"!

Nghĩa là xếp theo số tiền kiếm ra được… Ta có thể dùng chữ đó làm một phẩm từ để chỉ văn hóa bác tạp đến độ đánh đĩ với hết mọi nẻo mà không có chi là trụ cột. Nếu có trụ cột th́ sự thu thập trở nên phong phú, c̣n thiếu trụ cột th́ thu thập trở nên bác tạp. Không c̣n chi đáng tên cột trụ ngọai giả ít tôn giáo nhưng chỉ kể tới như thế lực chính trị. V́ vậy cuối cùng là nhà binh tức du mục.

Thế là những người di tản chạy ra nước ng̣ai với gia tài đă bị phân tán cùng cực như trên th́ c̣n trong tay cái chi nếu không là mấy mảnh vụn chứ có cơ sở tinh thần, có phương thức bao quát chi đâu để mà gọi là Đạo, là chủ đạo. Có cố cứu vớt cũng chỉ được có văn và sử thiếu phần u linh được biểu lộ trong kinh và triết. V́ thế nay nếu chúng ta không làm một cố gắng vượt bực th́ sự lăn trên dốc phân tán càng ngày càng chạy theo đà gia tốc, v́ văn hóa thiếu hai yếu tố rất quan trọng là thống nhất và trường cửu. Cái đó chỉ có thể t́m trong tâm linh, nói cụ thể là trong bộ sách có cả Kinh lẫn Triết. Hai điều đó chỉ có thể đạt được bằng một cố gắng phi thường. An Việt muốn thử làm chuyện này. Chúng tôi hy vọng hồn thiêng sông núi c̣n đủ mạnh nên c̣n nhiều những bậc trí giả trong nước hiểu tầm quan trọng và tiếp tay.


Kim-Định

Nguồn: http://www.vietland.net






Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân-Lạc Quốc" là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.



  Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Tham Luận: Quốc Sách
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm mục đích
 bảo tồn di sản văn hóa. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời của Việt tộc.


Trở Lại Trang Mặt