Năm Thứ 4888





Trang Tham Luận về:


QUỐC  THỂ



Đề Mục

1- Lời mở đầu
2- Thể chế đại nghị
3- Pháp quốc và bán tổng thống chế
4- Đa đảng và chính đảng đối lập tại Đức
5- Tổ chức chánh quyền Việt Nam Cộng Ḥa
6- Luật Hồng Đức và vấn đề dân chủ
7- Thể chế Dân Chủ Văn Hiến (Dân Chủ Nhân Bản)











Lời Mở Đầu
 

Kính Thưa Quư Vị

  Trang Tham Luận nầy là phần dành cho sự góp ư cuả quư vị về một giải pháp thay thế chế độ độc đảng đương thời cũng như một sự h́nh thành, tổ chức và điều hợp một thể chế mới như là một nước Việt Nam Văn Hiến, như thế nào và ra sao?

  An lạctự chủ có phải là một nguyện vọng thiết tha cuả đại đa số đồng bào không?

  Một thể chế dân chủ đa nguyên, dân chủ nhị nguyên hay dân chủ văn hiến hay là dân chủ nhân bản có phải là một bước tiến tất nhiên của nhân loại và dân tộc Việt Nam không?

  Chế độ độc đảng đương thời có cần được thay thế không? Quốc dân Việt Nam có muốn thay thế chế độ phong kiến, độc đảng trị Cộng Sản  phi nhân bản, phản dân chủ đương thời không ?

  Ngay chính quí vị và các bạn có thật sự muốn và làm một cái ǵ đó để thay thế chế độ đương quyền không ?

  Nền tảng văn hiến ngàn đời của Việt tộc có thể làm một thế trận công tâm toàn diện để giải thể chủ nghĩa Cộng Sản và giải tán đảng Cộng Sản tại Việt Nam bằng một giải pháp "Lấy tâm lực thay cho vũ lực" hay là "Bất chiến tự nhiên thành" không?

  Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực là tranh đấu trong ôn hoà và nhân bản để giải trừ quốc nạn; Lâư t́nh người thay cho hận thù và dối trá; Lấy nghiă làm người thay tham nhũng và độc quyền,

"Bất chiến" không có nghiă là không chiến đấu hay không tranh đấu ǵ hết mà có nghiă là tranh đấu nhưng không tranh giành, chiến đấu nhưng không đổ máu, không giết người. Một Nghiă sỹ hành xử khác với một chiến sỹ. Nghiă sỹ chỉ cứu người, giúp ngướ, an dân và lạc quốc. Sách lược Công Tâm  được coi như là một giải pháp "bất chiến" vậy.
                                                                                                                                                         

  Sự thay thế chế độ độc quyền, tham nhũng và thối nát đương thời sẽ phải là một cuộc thức tâm của quốc dân đồng bào trong bước tiến tất nhiên của nhân quyền, dân quyềnquốc quyền. Bạo lực và bạo động không có chổ đứng, không được phép ứng dụng, không được tiếp nhận và không được chấp nhận...?

 Đại cuộc phục hồi nền an lạctự chủ không phải là một cuộc chiến bằng vũ lực (súng, đạn), không phải là một cuộc "thánh chiến" bằng thánh quyền, thần quyền hay chủ thuyết; Lại càng không phải là một cuộc chiến ủy nhiệm của thế lực ngoại bang. Nó là một hành vi tự vệ bằng sự thức tâm của quốc dân đồng bào để sống c̣n trước cơn quốc nạn, trước cảnh quốc phá, gia vong...?

 Đề cao tinh thần dân chủ Diên Hồngthắp sáng niềm tin Diên Hồng có góp phần tích cực và làm sáng ngời tinh thần dân chủ văn hiến không...?
  Sách lược công tâm phải lấy nhân tâm làm phương tiện, lấy dân tâm làm quốc sách cho cứu cánh an lạctự chủ, có phải là một giải pháp "Bất chiến tự nhiên thành" không..?

Kính mời quư vị tham luận

  Trong mỗi  đề tài tham luận cần thời gian để chiêm nghiệm và thảo luận . V́ gợi ư cho một đề án nầy là cuả chung quốc dân đồng bào, cần phải được sự đồng tâmhiệp thông cuả đại đa số (ít nhất là 67% ) để có được sự đồng thuận hiệp lực mà khởi động như một giải pháp thay thế cho chế độ độc đảng phi nhân nhân bản, phản dân chủ đương thời . Nó phải thể hiện được dân tâmdân trí một cách trung thực và trong sáng. Có được vậy th́ sự thành tựu mới thật sự đạt được cứu cánh an lạctự chủ một cách bền vững mà không phải là một sự tranh giành quyền bính và lợi lộc bằng bạo lực cuả chủ nghiă hay là một sự dàn xếp cuả thế lực ngoại bang nào đó. Lại càng không phải là một sự trả thù tàn nhẫn, tắm máu đồng bào như đă xảy ra trong những năm 1954, 1968 và 1975...!
  Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến thiết tha mong mơi nhận được sự đóng góp xây dựng cuả quư vị hầu có được một sự đồng tâm thiết thực và một sự đồng thuận khả thi để Việt tộc sánh vai tiến bước với nhân loại trong thế kỷ thứ 50 cuả Việt lịch và thiên niên kỷ thứ ba của tây lịch.


Trân Trọng Kính Mời


Điện thư : thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hóa. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc &Tự Chủ" ngàn đời của Việt tộc.





Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách: "An Dân & Lạc Quốc"






Thể Chế Đại Nghị

                                                                              Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia
         Lịch sử Thể Chế Đại Nghị

Khái niệm đương đại về thể chế đại nghị được cho là có nguồn gốc tại Vương quốc Anh vào thế kỷ 18, mặc dù Thụy Điển đă áp dụng thể chế đại nghị từ 1721 đến 1772, nhưng do Thụy Điển là một nước nhỏ nên h́nh thức thể chế này không tạo ra nhiều ảnh hưởng đến các nước khác.

Thời ấy về nguyên tắc, quyền lực tập trung trong tay Vua George, nhà vua lănh đạo chính phủ và tuyển chọn các bộ trưởng, nhưng thực tế, Vua George v́ không nói được tiếng Anh để có thể dễ dàng chủ tọa các kỳ họp nội các nên đă giao chức trách này cho một bộ trưởng cao cấp(prime minister), gọi là thủ tướng. Quốc hội ngày càng trở nên dân chủ, khi quyền bầu cử được mở rộng th́ vai tṛ của quốc hội gia tăng đáng kể đủ để có thể kiểm soát chính phủ và quyết định ai sẽ là người được nhà vua yêu cầu thành lập chính phủ. Đến thế kỷ 19, Đạo luật Đại Cải cách năm 1832 mở đường cho vai tṛ thống trị của quốc hội, với điều khoản không được thay đổi giao quyền chọn thủ tướng và tổ chức chính phủ cho quốc hội.

Dần dà, nhiều quốc gia khác cũng chấp nhận thể chế này với tên gọi Mô h́nh Westminster, với nguyên thủ là người chịu trách nhiệm trước quốc hội nhưng chỉ đảm trách chức vụ có tính nghi lễ là đứng đầu nhà nước. Hệ thống chính trị này được chấp nhận rộng răi trong ṿng những quốc gia từng là thuộc địa Anh như Úc, New Zealand, CanadaNam Phi, mặc dù quốc hội tại các nước này có áp dụng một vài thay đổi biến thể từ mô h́nh của Anh: Thượng viện Úc giống Thượng viện Hoa Kỳ hơn Viện Quư tộc Anh; trong khi New Zealand không thiết lập thượng viện.

       Nước Pháp Do Dự Giưă Hai Thể Chế

Nước Pháp đă có những trải nghiệm khác nhau về các mô h́nh tổng thống, nửa tổng thống và đại nghị, khi cố áp dụng chúng cho hệ thống chính trị của ḿnh; đại nghị chế dưới thời trị v́ của Louis XVIII, Charles X, Vương triều tháng Bảy của Louis Philippe, Vua nước Pháp, Đệ Tam Cộng ḥaĐệ Tứ Cộng ḥa với qui mô khác nhau dành cho quyền kiểm soát quốc hội, từ cực đoan dưới thời Charles X (quyền lực tập trung trong tay nguyên thủ quốc gia) đến quyền kiểm soát thuộc quốc hội (thời Đệ Tam Cộng ḥa). Napoleon III có những nỗ lực nhằm gia tăng quyền lực cho quốc hội mặc dù ít người chịu xem chế độ của nhà vua là thật sự dân chủ và đại nghị. Thể chế Tổng thống đă từng hiện hữu trong nền Đệ Nhị Cộng ḥa yểu mệnh. Đệ Ngũ Cộng ḥa hiện nay là một hệ thống chính trị kết hợp các yếu tố của tổng thống chế và đại nghị chế. Mô h́nh này gọi là Thể chế Tổng thống Bán phần hoặc Chế độ Cộng ḥa Lưỡng tính[1].

Quốc hội Pháp khác Quốc hội Anh trong vài khía cạnh. Thứ nhất, Quốc hội Pháp có nhiều quyền lực đối với nội các hơn Quốc hội Anh. Thứ hai, thời gian nhiệm quyền của các thủ tướng Pháp ngắn hơn đồng nhiệm của họ ở Anh. Trong thời gian kéo dài bảy mươi năm của nền Đệ Tam Cộng ḥa, nước Pháp có hơn năm mươi thủ tướng.

Năm 1980, Maurice Duverger tuyên bố rằng Đệ Ngũ Cộng ḥa là một chính quyền mà tổng thống chẳng khác ǵ một ông vua với quyền lực tối thượng. Gần đây, nhiều bản phân tích thể chế Pháp giúp giảm nhẹ tầm quan trọng của chức vụ Tổng thống Pháp. Trong thời kỳ cộng sinh (cohabitation), khi quốc hội chịu sự kiểm soát của chính đảng đối lập, quyền lực tổng thống bị suy yếu. Do đó, một số học giả xem hệ thống chính trị tại Pháp không phải là nửa tổng thống, cũng không phải là nửa đại nghị, nhưng là một sự chao đảo giữa tổng thống chế và đại nghị chế.


        Đaị Nghị Chế ở Âu Châu

Sau Đệ Nhất Thế chiến, dân chủ và thể chế đại nghị ngày càng phát triển tại Âu châu, một phần do các nước thắng trận (Pháp và Anh) cố áp đặt các giá trị này lên những nước bại trận như Cộng ḥa Weimar Đức và Cộng ḥa Áo. Các trào lưu trong thế kỷ 19 như đô thị hóa, cuộc cách mạng công nghiệphiện đại hóa tiếp sức cho cuộc đấu tranh quảng bá các giá trị dân chủ và đại nghị.

Đầu thế kỷ 20 chứng kiến sự thất bại của nhiều chính quyền do sự yếu kém hoặc can thiệp quá sâu của các nguyên thủ quốc gia, điển h́nh là sự thất bại trong năm 1922 của Vua Victor Emmanuel của Ư trong nỗ lực ủng hộ chính phủ khi đối đầu với hiểm họa từ Benito Mussolini, hoặc khi Vua Alfonso XIII của Tây Ban Nha ủng hộ thủ tướng nước này theo đường lối chuyên quyền trong thập niên 1920. Phần Lan là một thí dụ trái ngược, sau một cuộc cách mạng không thành công và hơn ba tháng nội chiến trong năm 1981, nước này chấp nhận thể chế tổng thống. Năm 1932, Phong trào Lapua cố thực hiện cuộc đảo chánh nhằm loại bỏ đảng Dân chủ Xă hội khỏi quyền lực chính trị, nhưng tổng thống thuộc đảng Bảo thủ, Svinhufvud, duy tŕ được chính quyền dân chủ. Năm 1937, người kế nhiệm tổng thống Svinhufvud, Kyösti Kallio, phục hồi thể chế đại nghị. Năm 2000, hiến pháp mới của Phần Lan chấp nhận thể chế đại nghị qui ước cho đất nước này.


        Thể Chế Đại Nghị

Thể chế đại nghị hoặc Đại nghị chế với đặc điểm là nhánh hành pháp của chính quyền phụ thuộc vào sự hậu thuẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của quốc hội, thường được biểu thị qua quyền bỏ phiếu tín nhiệm. Như thế, không có sự phân biệt rạch ṛi giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp, dẫn đến t́nh trạng thiếu sự giám sát và cân bằng quyền lực là nguyên lư căn bản trong thể chế tổng thống. Tuy nhiên, đại nghị chế thường được tán dương, khi so sánh với tổng thống chế, là do tính linh hoạt và nhanh nhạy đối với phản ứng của công luận. Mặc khác, hệ thống này thường bị xem là thiếu ổn định như trong trường hợp của nền Cộng ḥa Weimar của ĐứcĐệ Tứ Cộng ḥa của Pháp. Trong thể chế đại nghị có sự phân biệt rơ ràng giữa chức danh đứng đầu chính phủ và chức danh đứng đầu nhà nước, với thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và người đứng đầu nhà nước thường là một nhân vật được bổ nhiệm hoặc một quân vương với chút ít quyền lực hoặc chỉ là một vị trí có tính nghi lễ. Dù vậy, một số quốc gia theo đại nghị chế đă thiết lập chức vụ tổng thống dân cử là người đứng đầu nhà nước với một số thẩm quyền nhằm duy tŕ thế cân bằng quyền lực cho hệ thống chính trị (gọi là thể chế cộng ḥa đại nghị).

Trong số các quốc gia theo đại nghị chế có những nước được cai trị bởi một liên minh cầm quyền cấu thành bởi nhiều chính đảng, do chế độ bầu cử đại biểu theo tỷ lệ (proportional representation). Trong khi đó, những nước chấp nhận hệ thống chọn ra một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first past the post) thường có chính phủ được thành lập bởi một chính đảng. Anh Quốc là một thí dụ cho trường hợp này. Kể từ sau Đệ Nhị Thế chiến, chỉ có một kỳ tổng tuyển cử (tháng 1 năm 1974) mà không có chính đảng nào giành được thế đa số tại quốc hội. Song, các thể chế đại nghị tại châu Âu đại lục chấp nhận hệ thống đại diện theo tỷ lệ, thường dẫn đến các kết quả bầu cử mà không có chính đảng nào có thể giành được thế đa số.

Đại thể, hiện có hai hệ thống dân chủ đại nghị:

  • Hệ thống Westminster hoặc Mô h́nh Westminster được chấp nhận rộng răi trong ṿng các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Quốc hội tại các nước này thường tranh căi quyết liệt trong các kỳ họp, và phiên họp toàn thể thường không quan trọng bằng các ủy ban của quốc hội. Một số quốc hội được bầu theo hệ thống một đại diện cho một đơn vị bầu cử (Úc, Canada, Ấn ĐộVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), trong khi những nước khác chọn hệ thống đại diện theo tỷ lệ như Cộng ḥa IrelandNew Zealand. Dù bầu phiếu theo hệ thống đại diện theo tỷ lệ, cử tri cũng bầu cho từng ứng viên cụ thể chứ không chọn một danh sách của một chính đảng. Mô h́nh này dành chỗ cho sự phân quyền nhiều hơn mô h́nh Tây Âu, nhưng vẫn là không đáng kể nếu so với hệ thống bầu cử tại Hoa Kỳ.
  • Mô h́nh Đại nghị Tây Âu (Tây Ban Nha, Đức) có khuynh hướng tạo ra một cơ chế tranh luận dẫn đến sự đồng thuận. Hệ thống bầu cử đại diện theo tỷ lệ được áp dụng tại đây. Các ủy ban quốc hội tại những nước này ngày càng có nhiều quyền lực hơn kỳ họp toàn thể. Mô h́nh đại nghị này đôi khi được gọi là Mô h́nh Tây Đức – v́ nó được sử dụng tại Quốc hội Tây Đức, về sau là nước Đức thống nhất.

Cũng có một mô h́nh tổng hợp, phối hợp các yếu tố từ tổng thống chế và đại nghị chế, mà biểu trưng là Thể chế Tổng thống Bán phần (semi-presidential system) - c̣n gọi là Chế độ Cộng ḥa Lưỡng tính[1] - của nền Đệ Ngũ Cộng ḥa của Pháp. Kể từ đầu thập niên 1990, nhiều quốc gia Đông Âu chấp nhận mô h́nh này

       Mục lục


Đặc Điểm

Hệ thống nghị viện tạo điều kiện thuận lợi cho tiến tŕnh thông qua các dự luật, bởi v́ nhánh hành pháp trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào sự ủng hộ của nhánh lập pháp, và thường cấu thành bởi các thành viên quốc hội. Trong thể chế tổng thống, người đứng đầu nhánh hành pháp hoàn toàn độc lập với quốc hội. Như thế, nếu hành pháp và lập pháp chịu kiểm soát bởi hai chính đảng đối lập nhau sẽ dẫn đến t́nh trạng bế tắc. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thường xuyên đối đầu với vấn nạn này từ khi Đảng Cộng ḥa kiểm soát Quốc hội suốt phần lớn thời gian Clinton ngồi trong Ṭa Bạch Ốc. Cũng có khi tổng thống phải đối diện với vấn nạn này dù đảng của ông chiếm đa số tại Quốc hội như trường hợp của Tổng thống Jimmy Carter.

Nhằm mục đích dễ dàng thông qua các dự luật, thể chế đại nghị có sức hấp dẫn đối với những quốc gia bị phân hóa trong các lĩnh vực như chủng tộc, màu da, hoặc ư thức hệ. Trong thể chế tổng thống, mọi quyền lực hành pháp đều tập trung trong tay của tổng thống, trong khi hệ thống đại nghị phân bổ quyền lực cho một tập thể. Năm 1989, khi Thỏa hiệp Taif được kư kết nhằm dành cho cộng đồng Hồi giáo nhiều quyền lực hơn, Lebanon đă từ bỏ thể chế nửa tổng thống, với quyền lực tập trung vào tổng thống, để chấp nhận một thể chế có cấu trúc tương đồng với hệ thống đại nghị. Tương tự, Iraq bác bỏ tổng thống chế v́ e ngại thể chế này sẽ tập trung quyền lực vào cộng đồng Shiite.

Trong tác phẩm Hiến pháp Anh Quốc, Walter Bagehot tán dương đại nghị chế v́ thể chế này kiến tạo nhiều cuộc tranh luận nghiêm túc, cho phép diễn ra sự chuyển đổi quyền lực mà không cần tổ chức bầu cử, và không giới hạn việc tổ chức bầu cử trong những thời hạn cố định. Theo Bagehot, các kỳ bầu cử được ấn định bốn năm một lần theo cách của Hoa Kỳ là không tự nhiên.

Các học giả như Juan Linz, Fred Rígg, Bruce Ackerman, và Robert Dahl cho rằng thể chế đại nghị giúp hạn chế những biến động chính trị dẫn đến sự sụp đổ các chế độ cầm quyền. Họ chỉ ra rằng kể từ Đệ Nhị Thế chiến, hai phần ba các nước thế giới thứ ba với chính quyền đại nghị đă chuyển đổi thành công sang dân chủ. Ngược lại, không một nước nào thuộc thế giới thứ ba theo tổng thống chế đă chuyển đổi thành công để trở thành một nền dân chủ mà không xảy ra đảo chính hoặc thay đổi hiến pháp. Theo Bruce Ackerman, có ba mươi quốc gia đă thử nghiệm hệ thống kiểm tra và cân bằng quyền lực kiểu Mỹ, và “Tất cả những nước này, không có ngoại lệ, đều phải trải qua những cơn ác mộng triền miên”.

Một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới nhận ra rằng thể chế đại nghị có thể ḱm giữ nạn tham nhũng ở mức độ thấp [2].

 Danh sách quốc gia theo thể chế đại nghị

                                                                                                                         Độc viện

Quốc gia Nghị viện
Albania Kuvendi
Bangladesh Jatiyo Sangshad
Bulgaria National Assembly
Burkina Faso National Assembly
Croatia Sabor
Đan Mạch Folketing
Dominica House of Assembly
Estonia Riigikogu
Phần Lan Parliament
Hy Lạp Hellenic Parliament
Hungary National Assembly
Iceland Althing
Israel Knesset
Latvia Saeima
Litva Seimas
Malta House of Representatives
Moldova Parliament
Mông Cổ State Great Hural
New Zealand Parliament
Na Uy Storting
Papua New Guinea National Parliament
Bồ Đào Nha Assembly of the Republic
Saint Kitts và Nevis National Assembly
Saint Vincent và Grenadines House of Assembly
Singapore Parliament
Slovakia National Council
Thụy Điển Riksdag
Tanzania National Assembly
Thổ Nhĩ Kỳ Grand National Assembly



                                                                                                            Lưỡng viện

Quốc gia Nghị viện Thượng viện Hạ viện
Úc Parliament Senate House of Representatives
Áo Parliament Hội đồng Liên Bang National Council
Antigua và Barbuda Parliament Senate House of Representatives
Bahamas Parliament Senate House of Assembly
Barbados Parliament Senate House of Assmebly
Belize National Assembly Senate House of Representatives
Bỉ Federal Parliament Senate Chamber of Representatives
Canada Parliament Senate House of Commons
Cộng ḥa Séc Parliament Senate Chamber of Deputies
Ethiopia Federal Parliamentary Assembly House of Federation House of People's Representatives
Đức
Bundesrat Bundestag
Grenada Parliament Senate House of Representatives
Ấn Độ Parliament Rajya Sabha Lok Sabha
Ireland Oireachtas Seanad Éireann Dáil Éireann
Iraq National Assembly Council of Union [1] Council of Representatives
Ư Parliament Senate of the Republic Chamber of Deputies
Jamaica Parliament Senate House of Representatives
Nhật Bản Diet House of Councillors House of Representatives
Malaysia Parliament Dewan Negara Dewan Rakyat
Hà Lan States-General Eerste Kamer Tweede Kamer
Pakistan Majlis-e-Shoora Senate National Assembly
Ba Lan Parliament Senate Sejm
Romania Parliament Senate Chamber of Deputies
Saint Lucia Parliament Senate House of Assembly
Slovenia Parliament National Council National Assembly
Nam Phi Parliament National Council of Provinces National Assembly
Tây Ban Nha Cortes Generales Senate Congress of Deputies
Thụy Sĩ Federal Assembly Council of States National Council
Thái Lan National Assembly [2] Senate House of Representatives
Trinidad và Tobago Parliament Senate House of Representatives
Anh Quốc Parliament House of Lords House of Commons
    1. ^Nay không c̣n.
    2. ^ Trước cuộc đảo chánh ngày 19 tháng 9 năm 2006

                      Nguồn: http://vi.wikipedia.org




Pháp Quốc Và Bán Tổng Thống Chế

Nguyễn Học Tập

Giáo sư Duverger, một nhà chính trị học xuất sắc của nước Pháp đă b́nh luận về Bán Tổng Thống Chế (Semiprésidentialisme) của Pháp như sau:
- "Cuộc cải cách của Tướng De Gaulle (sau nầy trở thành Tổng Thống) năm 1958 đă cống hiến cho Pháp những cơ chế Quốc Gia hữu hiệu nhứt, mà nước Pháp chưa hề được biết đến, kể từ cuộc Cách Mạng 1789" (Duverger, Bréviaire de la Cohabitation, Paris, 122).

Những ǵ sẽ được tŕnh bày sau đây, hy vọng giúp chúng ta xác quyết được lời quả quyết của Gs Duverger về ưu cũng như khuyết điểm của cơ chế mà Pháp Quốc hiện đang áp dụng, để điều hành guồng máy Quốc Gia của ḿnh.

Chúng ta cũng biết Pháp quốc là một Quốc Gia đứng nhứt nh́ Âu Châu về dân số, kinh tế, chính trị cũng như quân sự, kể cả vũ khí nguyên tử, khả dĩ so với Cộng Hoà Liên Bang Đức.

Trong bài Tổng Thống Chế Hoa Kỳ và Anh Quốc và Đại Nghị Chế, chúng ta đă đề cập đến những đặc điểm của hai thể thức tổ chức Quốc Gia như sau:

- Nguyên tắc phân quyền cũng như phương thức "kiểm soát và cân bằng," vị Tổng Thống được dân bầu lên (trực tiếp hay gián tiếp) không qua trung gian Quốc Hội. Tổng Thống vừa là vị Nguyên Thủ, tượng trưng cho sự đoàn kết Quốc Gia, nhưng cũng là vị lănh đạo cơ quan Hành Pháp trong Tổng Thống Chế.

- Trong khi đó th́ ở Đại Nghị Chế (hay việc quản trị quyền lực Quốc Gia qua trung gian Quốc Hội), Vị Nguyên Thủ Quốc Gia, tượng trưng cho sự đoàn kết. Vị Nguyên Thủ Quốc Gia có thể là Vua hay Nữ Hoàng (như Anh Quốc và các nước theo Quân Chủ hay Quân Chủ Lập Hiến), hoặc Tổng Thống do Lưỡng Viện Quốc Hội (có thể cộng thêm với các đại diện Cộng Đồng Địa Phương) bầu ra, đại diện cho đất nước, nhưng không có quyền Hành Pháp.Vị Thủ Tướng, người lănh đạo cơ quan Hành Pháp hay Chính Phủ, được Vua, Nữ Hoàng hay Tổng Thống chỉ định với sự đồng thuận của Quốc Hội, chịu trách nhiệm về đường lối chính trị, cũng như cách hành xử quyền bính Quốc Gia trước Quốc Hội. Do đó Quốc Hội có quyền "tín nhiệm " hay "truất phế " (bằng lá phiếu bất tín nhiệm), trong động tác "chuẩn y " hay "bác bỏ," mà chúng ta đă có dịp đề cập đến trong bài QU-C HộI.

Cũng trong bài Anh Quốc và Đại Nghị Chế, chúng ta đă có dịp nói đến việc hầu hết các Quốc Gia Âu Châu, trong đó có cả Pháp Quốc, sau những kinh nghiệm đắc giá phải trả trong quá khứ về các cách hành xử độc tài của Chính Quyền, Hitler và Mussolini chẳng hạn, đều lấy Đại Nghị Chế làm phương thức tổ chức cơ chế Quốc Gia.

Nhưng Đại Nghị Chế của Cộng Hoà Liên Bang Đức không hẳn đồng nhứt với Đại Nghị Chế của Ư. Đại Nghị Chế của các Quốc Gia Scandinavie (Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển) không hẳn đồng nhứt với Đại Nghị Chế của Pháp.

Tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương, các Quốc Gia Âu Châu đă biến Đại Nghị Chế của họ để đáp ứng lại hữu hiệu hơn các đ̣i hỏi của đất nước.

Một trong những biến thể đặc thù đó là h́nh thức Bán Tổng Thống Chế của Pháp Quốc, mà chúng ta sẽ cùng nhau t́m hiểu ở những trang sau đây.

I- Từ Đại Nghị Chế đến Bán Tổng Thống Chế.

Ngày 20.06.1789, Ủy Ban Cách Mạng họp nhau, được mệnh danh là "Quốc Gia Thứ Ba" (Le Troisième État) trong khuôn viên điện Tuillerie ở Paris, đă tuyên bố cáo chung thể chế quân chủ chuyên chế của nước Pháp "Ancien Régime," mở đầu cho một kỷ nguyên mới với thể chế dân chủ, qua bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân, mà chúng ta đă có dịp đề cập đến trong các bài B̀NH ĐẲNG, HIẾN PHÁP và QUỐC GIA.

Kể từ năm đó (1789) cho đến năm 1879, trong suốt thời gian 90 năm, nền dân chủ c̣n chập chững của Pháp đă trải qua một khoảng thời gian bấp bênh về ư hướng xác định cơ chế phải có để thực hiện thể chế dân chủ.

Mặc cho những lư tưởng cơ bản vững chắc đă được các nhà cách mạng đặt thành cột trụ cho toà nhà dân chủ, đó là B́nh Đẳng, Tự Do và T́nh Thân Hữu Liên Đới (Egalité, Liberté, Fraternité).

Nhưng thực hiện những tư tưởng cao đẹp trên bằng cách nào? Đó mới là vấn đề.
Do đó, trong suốt 90 năm kể trên, nước Pháp đă phải ḍ dẫm, thêm bớt, sửa đổi Hiến Pháp đến 15 lần. Từ năm 1879-1940, sau khi đă có những ư thức rơ rệt về những ư hướng và phương thức phải có cho cuộc sống dân chủ, nước Pháp đă trải qua một thời gian ổn định về cơ cấu của Hiến Pháp.

Nhưng việc đem những điều khoản viết trong Hiến Pháp để áp dụng vào thực tế lại là những vấn đề khác nữa.

Do đó trong ṿng 60 năm vừa kể (1879-1940), người Pháp đă phải lật đổ Chính Phủ đến 110 lần, mỗi Chính Phủ trung b́nh đứng vững không quá 7 tháng!

Người ta có cảm tưởng việc lật đổ Chính Phủ nhanh chóng trong thời gian trên như việc "cháy cầu ch́ mạch điện, mỗi khi mạch điện bị bế tắc hay điện thế thay đổi quá cao, để tránh đại hỏa hoạn có thể xảy ra" (Prélot, Insitutions politiques et droit constitutionel, Paris 1957).

Nói cách khác, lật đổ Chính quyền "bất lực," "vô dụng" để bảo toàn Hiến Pháp và các cơ chế khác của Quốc Gia.

Trong khoản thời gian thế chiến thứ II (1939-1945), quyền lănh đạo Hành Pháp được trao toàn quyền cho Thủ Tướng Vichy, Tổng Thống Pétain và Laval, cũng như sau đó, cho Chính Phủ tạm thời lưu vong được Đại Tướng De Gaulle lănh đạo, đặt căn cứ ở Anh Quốc, rồi trở về Pháp, sau cuộc đổ bộ của quân đồng minh ở Normandie.

Sau khi thế chiến thứ II chấm dứt, năm 1946, để thích ứng với t́nh thế, một Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp được thành lập để tu chính và soạn thảo một Hiến Pháp mới.

Dự thảo thứ 2 của Ủy Ban được cuộc trưng cầu dân ư ngày 13.10.1946 chấp thuận và Hiến Pháp 1946 hay Hiến Pháp nền Đệ IV Cộng Hoà Pháp Quốc được công bố ngày 27.10.1946.

Hiến Pháp của nền Đệ IV Cộng Hoà Pháp Quốc (hay Hiến Pháp 1946) được soạn thảo với tinh thần điều hợp các nhu cầu mới của Quốc Gia vừa thoát khỏi tàn phá của chiến tranh, cũng như các đ̣i hỏi mới của các Quốc Gia thuộc địa, trong đó có cả Việt Nam của chúng ta, nhằm biến các Quốc Gia nầy thành một khối Liên Hiệp Pháp (Union Francaise), cũng như nhằm hữu hiệu và tổ chức vững chắc hơn các cơ cấu Hành Pháp ở nội địa.

Nói cách khác, Pháp vẫn áp dụng Đại Nghị Chế cho việc tổ chức các cơ cấu quyền lực Quốc Gia, nhưng là một Đại Nghị Chế hợp lư (rationsalisé), để tránh t́nh trạng 60 năm, 110 Chính Phủ vừa kế.

Từ ngữ Đại Nghị Chế Hợp Lư (Parlamentarisme rationalisé) là thành ngữ mà chúng ta có thể t́m lại được trong các văn kiện của Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp 1946, c̣n thành ngữ Bán Tổng Thống Chế, chỉ là thành ngữ mà các học giả về chính trị như Gs Duverger, Ardant, Vedel...đă dùng để chỉ phương thức Đại nghị Chế Hợp Lư trên, có những đặc tính của Tổng Thống Chế Hoa Kỳ, nhưng vẫn c̣n giữ những nét đặc thù của Đại Nghị Chế Anh Quốc, chúng ta sẽ cùng nhau đề cập đến trong những phần kế tiếp.

Như đă tŕnh bày, chúng ta thấy rằng ngay từ Hiến Pháp của Đệ IV Cộng Hoà 1946, nước Pháp đă có khuynh hướng biến Đại Nghị Chế thành Tổng Thống Chế để đáp ứng lại những nhu cầu mới của đất nước. Nhưng khuynh hướng đó sẽ c̣n đậm nét hơn nữa với cơ chế của nền Đệ V Cộng Hoà, với Hiến Pháp 1958.

Mặc cho tinh thần Hợp Lư Hoá (rationaliser) của Hiến Pháp 1946, nền Đệ IV Cộng Hoà cũng chưa mang lại được sự ổn định và vững mạnh của nền Hành Pháp (chỉ trong 12 năm, 1946-1958, Nội Các đă bị đổ 20 lần), thể thức bầu cử theo đa số tương đối đă tạo ra thiên h́nh vạn trạng các đảng phái chính trị.

Do đó mà trong Quốc Hội, khó có được một lực lượng đa số thoả đáng khả dĩ quyết định đường lối và luật pháp cho Quốc Gia.

Ở nội địa đă vậy, ở hải ngoại Pháp đang bị các thuộc địa nổi lên giành độc lập. Đông Dương (Việt-Miên-Lào) đă thoát khỏi tầm tay của Pháp trong thập niên 1950. Và cơn khủng hoảng trầm trọng ở Algérie bùng nổ ngày 13.5.1958 với cuộc nổi loạn của lực lượng đồn trú tại Quốc Gia nầy, cũng như trước đó những cuộc xuống đường đẫm máu của dân chúng Algérie.

Trước t́nh trạng khẩn trương đó, Hạ Viện kêu gọi Đại Tướng De Gaulle (người đă có công cùng quân đội đồng minh giải phóng Pháp khỏi sự thống trị của quân dội Hitler, nên được dân chúng gọi là "người hùng" của dân tộc, đứng ra thành lập Chính Phủ và giao cho ông trọn quyền quyết định mọi vấn đề trong ṿng 6 tháng để chấn chỉnh lại đất nước.

Cũng trong cùng một ngày được trao quyền lập Chính Phủ trên, ngày 30.06.1958, Hạ Viện giao cho Đại Tướng nhiệm vụ soạn thảo ra chương tŕnh canh tân Hiến Pháp.

Dự Án (Avant Projet) cho một Tân Hiến Pháp được giao cho một Ủy Ban Chính Phủ (Comité Ministeriel) soạn thảo, dưới quyền giám định của vị Chưởng Ấn Debré, với sự cộng tác của Hội Đồng Tư Vấn Quốc Gia (Comité Consultatif National), gồm Dân Biểu Quốc Hội và những vị chuyên môn về luật pháp, cùng với sự đóng góp ư kiến của Tham Chính Viện (Conseil d’État).

Hiến Pháp của Đệ V Cộng Hoà, Hiến Pháp hiện hành Pháp Quốc, đă được cuộc trưng cầu dân ư ngày 28.09.1958 chấp thuận và được công bố ngày 04.10.1958 (Cadart, Institutions politiques et droit constitutionel, II ed., Paris 1958, vol. I et II).

Đọc qua Hiến Pháp hiện hành Pháp Quốc, ai cũng nhận thấy khuynh hướng muốn tăng thêm quyền lực cho Hành Pháp, giảm bớt thế lực của Quốc Hội và bắt buộc các chính đảng phải hành động một cách có trách nhiệm hơn, không như trong quá khứ, để kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng của Quốc Gia, phải giảm thiểu đi thành phần "lưng chừng," để khỏi làm tê liệt những quyết định quan trọng đáng lư phải được giải quyết.

Trước khi đưa ra nhận xét và một ít lời b́nh luận, thiết nghĩ chúng ta cùng nhau lượt qua một vài điều khoản đặc biệt của Hiến Pháp, để làm nền tảng cho cuộc luận đàm.

Hy vọng những ưu khuyết điểm của nền Đệ V Cộng Ḥa Pháp sẽ là những vốn liếng lợi ích cho những ai c̣n mang trong tâm tư một tương lai sáng sủa hơn cho quê hương, sau những ǵ bất hạnh mà thể chế Cộng Sản đang áp đặt lên đầu dân chúng Việt Nam.

A- Tổng Thống.

Ngay ở Đề Mục I (Titre I), Hiến Pháp đă xác định tính cách Dân Chủ Đại Diện của nền Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc:

- Quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân và người dân hành xử quyền tối thượng đó qua những người đại diện của ḿnh.

Trước khi đề cập đến quyền hạn và nhiệm cụ của Tổng Thống, trong Đề Mục II, Hiến Pháp đă nhắc lại tính cách dân chủ của nước Pháp, bằng cách đề cập đến nền tảng dân chủ của Quốc Gia có nguồn gốc của ḿnh từ Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân 1789, cũng như của Hiến Pháp 1946, liên quan đến quyền kinh tế và xă hội của người dân mà Bản Tuyên Ngôn 1789 chưa có dịp đề cập đến.

Tiền Đề ngắn ngủi trên của Đề Mục II, Bản Tuyên Ngôn được một Ủy Ban soan thảo, cũng như sau đó được dân chúng tán thành và chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ư, được đặt ở vị trí nổi bậc khởi đầu của Hiến Pháp để tuyên bố thể chế dân chủ một cách long trọng, trước khi đề cập đến cơ chế và quyền lực Quốc Gia, có ư nghĩa như là lời cảnh cáo cho những ai có trách nhiệm thi hành quyền lực quốc Gia sau nầy, đừng thấy uy quyền của Hành Pháp có tính cách nới rộng, quyền hạn của Quốc Hội bị hạn chế mà có "mưu đồ" độc tài, bè phái, đảng trị.

Bởi v́ những mưu tính như vừa kể sẽ đi ngược lại với "quyền dân chủ tối thượng" của người dân (Đề Mục I) và phản lại nguồn gốc B́nh Đẳng, Tự Do và Thân Hữu Hỗ Tương của Quốc Gia, phát xuất từ Cách Mạng đẫm máu và đắt giá mà dân chúng Pháp đă phải trả mới đạt được.

Dân chúng Pháp sẽ không thể chấp nhận những "toan tính bất chính" đó, tư tưởng của Tiền Đề ở Đề Mục II.

Điều 5 nói lên tính cách trọng tài và "bảo chứng" không thiên vị của Tổng Thống:
- Tổng Thống bảo đảm cho việc tôn trọng Hiến Pháp và qua tính cách trọng tài (không thiên vị) bảo đảm cho các quyền lực công cộng được hoạt động đều ḥa, bảo đảm cho tính cách liên tục của Quốc Gia.

Điều 7 nói lên tính cách mới mẻ của Hiến Pháp Đệ V Cộng Hoà:
- Tổng Thống được tuyển chọn với nhiệm kỳ là 7 năm, do một Ủy ban Tuyển Cử Tổng Thống (Collège) (không do Quốc Hội Lưỡng Viện nữa). Ủy Ban Tuyển Cử gồm có 80.000 cử tri: Dân Biểu Quốc Hội, các thành viên được dân chúng chọn của Hội Đồng Vùng (Départements)và Hội Đồng Làng, Xă (Comunes). Tổng Thống sẽ được tái cử vô hạn định.

Đặc tính mới mẻ quan trọng của điều 7 là Tổng Thống được tuyển chọn không qua trung gian Quốc Hội (như trong Đại Nghị Chế), mà là do dân chúng bầu lên, mặc dầu cuộc bầu cử có gián tiếp (như trong Tổng Thống Chế của Hoa Kỳ): dân chúng bầu ra cử tri của Ủy ban Tuyển Cử (Đại Biểu Quốc Hội và các thành viên của Hội Đồng Vùng, Làng Xă), rồi Ủy Ban Tuyển Cử bầu ra Tổng Thống.

Điều đó nói lên tính cách không lệ thuộc của Tổng Thống Pháp vào Qưốc Hội, như vị Tổng Thống trong Tổng Thống Chế Hoa Kỳ.

Một điều mới quan trọng nữa là Tổng Thống được bầu lên không do Quốc Hội, nên không tùy thuộc vào Quốc Hội, có quyền chọn vị Thủ Tướng Chính Phủ. Và theo sự đề nghị của Thủ Tướng, Tổng Thống chọn các Bộ Trưởng khác cho thành phần Nội Các Chính Phủ (điều 8).

Đề Mục II dành cho Tổng Thống nhiều quyền hạn khác:

  quyền tuyển chọn hay bải nhiệm Thủ Tướng như vừa nói,
- quyền Chủ Tọa Hội Đồng Nội Các (trong khi đó, vai tṛ của Thủ Tướng là để chuẩn bị và nghiêng cứu chương tŕnh chính trị cũng như chương tŕnh nghị sự của Nội Các),
- quyền công bố luật pháp (sau khi được Quốc Hội chuẩn y) cũng như quyền yêu cầu Quốc Hội duyệt xét lại các luật lệ đă
-được phê chuẩn.
- quyền giải tán Hạ Viện (Assemblée Nationale), ngoại trừ trường hợp Hạ Viện vừa được tuyển chọn chưa quá một năm.
- quyền ân kư hay bác bỏ các nghị định và sắc luật (decrets et ordonnances) của Chính Phủ.
- quyền tuyển chọn và băi nhiệm các nhân viên cao cấp trong guồng máy hành chánh.
- quyền đặt các đại sứ tại các quốc gia ở hải ngoại.
- Tổng Thống cũng là vị Tư Lệnh tối cao quân đội. Dưới thời Tổng Thống De Gaulle, trong trường hợp bị ngoại bang tấn công, Tổng Thống có quyền trực tiếp ra lệnh phản công (trong khi đó th́ ở Đại Nghị Chế, Quốc Hội mới là cơ quan tuyên bố t́nh trạng chiến tranh và cho phép Chính Quyền các quyền lực cần thiết để đáp ứng với t́nh trạng).Với vũ khí nguyên tử mà Pháp Quốc có trong tay, chúng ta có thể tưởng tượng được hậu quả của quyền lực đó của Tổng Thống de Gaulle (Cohen, Monarchie nucléaire, dynarchie conventionelle, n. 38 "L’armée," en Revue Pouvoir, 1986).
- quyền ban ân xá và chuyển đạt thông điệp đến Quốc Hội (điều 18),
- quyền thương thuyết và kư các thoả ước quốc tế (Chính Phủ chỉ có quyền kư các giao ước thông thường),
- trong trường hợp khẩn trương (điều 16), Tổng Thống cóthể dùng tất cả mọi biện pháp cần thiết, với điều kiện là thông báo cho Quốc Hội và không được giải tán Quốc Hội, trong khi hành xử các quyền lực nầy, v́ Quốc Hội được coi là bảo chứng cho quyền tự do của người dân. Quốc Hội Lưỡng Viện có quyền truất phế Tổng Thống (đặc tính c̣n lại của Đại Nghị Chế) và tố giác Tổng Thống trước Tối Cao Pháp Viện (Cour Suprême), tương tự như thể thức tố giác (impeachment) của Tổng Thống Chế Hoa Kỳ.
- quyền quyết định trưng cầu dân ư đối với các luật lệ cơ bản về tổ chức công quyền (điều 11).
- quyền chỉ định trong số 9 thành viên của Hội Đồng Bảo Hiến (Conseil Constitutionel) (điều 56).

B- Chính Phủ.

Đề Mục III của Hiến Pháp đề cập đến Chính Quyền. Trước hết, Thủ Tướng có nhiệm vụ lănh đạo các hoạt động của Chính Phủ, điều hành quyền thi hành luật pháp và tuyển chọn các viên chức quân sự cũng như dân sự.

Chính Phủ (gồm có Thủ Tướng và các Bộ Trưởng) có nhiệm vụ định đoạt và thực thi chương tŕnh chính trị cho Quốc Gia với các cơ quan hành chánh, quân đội và chịu trách nhiệm trước Hạ Viện.

Chính Phủ bắt đầu thi hành quyền lực hiến định của ḿnh ngay từ lúc danh tánh của vị Thủ Tướng được Tổng Thống tuyên bố bằng một nghị định.

Do đó Chính Phủ không cần phải chờ đến sự bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc Hội (điều 49), như trong Đại Nghị Chế.

Nhiều ư kiến cho rằng việc tín nhiệm của Quốc Hội đối với Tân Chính Phủ đưọc coi là mặc nhiên (implicite), nếu không có đa số tuyệt đối của Hạ Viện bỏ phiếu bất tín nhiệm (Motion de Censure).

Và cũng theo điều 49, Thủ Tương đứng ra chịu trách nhiệm dối với bất cứ luật lệ của Chính Phủ đưa ra (với sự hiểu ngầm là Hạ Viện mặc nhiên đồng thuận), nếu không có bất tín nhiệm theo điều kiện vừa kể.

Giáo sư Giovanelli của đại học Milano cho đây là "Viên đá nền tảng của Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc" (Giovanelli, Aspetti della V Repubblica, da De Gaulle a Mitterand, Giuffré, Milano 1983, 119).

Điều 49 hiểu theo tinh thần vừa kể, bắt buộc Hạ Viện và các dân biểu phải có thái độ dứt khoát và rơ rệt: đồng thuận hay chống đối dự án luật của Chính Phủ, tránh trường hợp các loại dân biểu "lừng khừng" như đă nói ở trên. Chính thành phần nầy làm cho Chính Phủ bị tê liệt trong việc hành xử của ḿnh.

Các Chính Phủ dưới quyền các Thủ Tướng Rocard, Cresson và Bérégovoy đă nhiều lần áp dụng điều khoản nầy cho việc thi hành đường lối chính trị của họ, bởi lẽ các nhóm dân biểu đối lập trong Hạ Viện khó mà họp nhau đồng thuận để tạo được đa số tuyệt đối "phủ quyết " đạo luật của Chính Phủ.

Điều 8: "Tổng Thống có quyền chỉ địnhn vị Thủ Tướng và chấp nhận Thủ Tướng từ chức khi được Thủ Tướng đệ tŕnh."

Bản văn của điều 8 được Tổng Thống De Gaulle và cả Tổng Thống Mitterand xem như là quyền chỉ định và thu hồi chức vị của Thủ Tướng là do ư muốn của Tổng Thống.

Nếu giải tích bản văn của Hiến Pháp theo chiều hướng "cưỡng chế " (interpretation forcée) như trên, th́ Thủ Tướng cũng như Nội Các Chính Phủ đều tùy thuộc vào Tổng Thống hơn là chịu trách nhiệm trước Quốc Hội, như chúng ta đă đề cập ở trên (Ardant, Le Premier Ministre en France, Paris 1991, 41).

Lối giải thích điều 8 của Hiến Pháp như vừa kể, cũng như lối giải thích một số điều khoản khác nữa theo tinh thần trên, chúng ta sẽ có dịp cùng nhau bàn rộng hơn trong phần nhận xét, đă làm cho một số nhà chính trị học cho rằng Hiến Pháp Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc là bản văn ."..mơ hồ trong văn mạch, được đọc ra dưới nhiều h́nh thức và biến hóa trong giải thích" (Mény, Le système politique francais, Paris 1993, 14).

Một điều khoản nữa, điều 23, cấm các thành viên của Chính Phủ vừa là thành viên của Hành Pháp vừa đại biểu Quốc Hội (khác với vi thế các Bộ Trưởng trong Nội Các Chế hay Đại Nghị Chế của Anh Quốc).

Điều đó nói lên tính cách thiên về Tổng Thống Chế nhiều hơn là Đại Nghị Chế của Hiến Pháp Đệ V Cộng Ḥa Pháp Quốc.

C- Quốc Hội.

Đề Mục IV đề cập đến Quốc Hội.
Quốc Hội của Pháp Quốc hiện nay có Hạ Viện và Thượng Viện. Hạ Viện gồm có 491 dân biểu và con số được tăng lên 577 cùng với đạo luật của Tổng Thống Mitterand năm 1985 và Thượng Viện gồm có 295 Thượng Nghị Sĩ.

Hạ Viện có nhiệm kỳ 5 năm do cuộc phổ thông đầu phiếu bầu ra và trong đơn vị đơn danh với đa số tuyệt đối ở ṿng đầu, nếu ứng cử viên vuợt quá 50% số phiếu hoặc cuộc tranh cử "lưỡng hổ tranh hùng" (ballotage) giữa hai ứng cử viên nhiều phiếu nhứt ở ṿng đầu.

Trong khi đó th́ Thượng Viện sẽ có nhiệm kỳ 9 năm, cứ mỗi 3 năm bầu lại 1/3 thành viên. Các Thượng Nghị Sĩ sẽ được một Ủy Ban Tuyển Cử khoảng 100.000 cửa tri chọn lựa. Cử tri của Ủy Ban Tuyển Cử gồm các Đại Biểu Quốc Hội, các vị đại diện Hội Đồng Vùng, Làng Xă, ở nội địa, cũng như ở đất đai của Pháp tại hải ngoại.

Đối với Quốc Hội, với việc tăng cường nhiều quyền cho Tổng Thống, Hiến Pháp hiện hành đă cắt bớt đi rất nhiều quyền hạn.

Mặc dầu Quốc Hội Lưỡng Viện có quyền truất phế cũng như tố giác Tổng Thống trước Tối Cao Pháp Viện, Tổng Thống có quyền giải tán Hạ Viện và khi cần, có quyền quyết định trưng cầu dân ư về những luật lệ cơ bản để tổ chức công quyền (điều 11), không cần phải thông qua ư kiến của Quốc Hội.

Đọc qua Hiến Pháp hiện hành, chúng ta sẽ thấy những dấu vết của Chính Quyền dưới sự lănh đạo của Tổng Thống De Gaulle, không mấy có thiện cảm và tin cậy ở Đại Nghị Chế (vai tṛ của Quốc Hội), do kinh nghiệm hơn 80 năm chập chững và không hữu dụng của Hành Pháp (Pegoraro, Il Governo in Parlamento. L’esperienza della V Repubblica, Cedam, Padova 1983).

Do đó:
- Điều 28: Quốc Hội chỉ có 2 phiên họp định kỳ thường niên và mỗi phiên họp không được kéo dài quá 3 tháng.
- Điều 29: trong trường hợp có những phiên họp bất thường, mỗi phiên họp không được kéo dài quá 12 ngày.
- Điều 34: Hiến Pháp nới rộng nhiều lănh vực trong đó Hành Pháp có quyền ra nghị định và sắc lệnh (decrets et ordonnances), thay v́ theo thông lệ Đại Nghị Chế, Chính Phủ thảo ra dự án luật, sau đó Quốc Hội biểu quyết "chuẩn y hay bác bỏ" (phận vụ chính yếu của cơ chế Quốc Hội) (Cf. QUỐC HỘI), dự án luật mới có giá trị và luật lệ mới có hiệu lực.
- Và như theo điều 49 nói trên, Thủ Tướng ra luật, truyền lệnh và chịu trách nhiệm về đạo luật được đưa ra, hiểu ngầm rằng được Quốc Hội mặc nhiên công nhận, nếu không có lệnh phủ quyết rơ ràng của Quốc Hội với đa số tuyệt đối của các thành viên.
- Điều 37: ở những lănh vực c̣n lại dành quyền cho Quốc Hội, Quốc Hội cũng chỉ có nhiệm vụ soạn thảo các luật lệ căn bản (lois cadre), c̣n những điều khoản luật để áp dụng vào thực tế sẽ được dành cho Chính Phủ.
- Điều 48: chương tŕnh nghị sự của Quốc Hội cũng được Chính Phủ quyết định. Quốc Hội phải dành ưu tiên cứu xét trước các vấn đề mà Chính Phủ cho là khẩn thiết. Trái lại các vấn nạn mà các đại biểu bạch vấn Chính Phủ, chỉ được Chính Phủ trả lời mỗi tuần một lần, trong một phiên họp.
- Cũng ở điều 49, Chính Phủ phải từ chức nếu bị Quốc Hội bỏ phiếu bất tín nhiệm. Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trước hết phải được ít nhứt 1/10 số dân biểu đề nghị và cuộc bỏ phiếu sẽ được diển ra sau đó, không được trước 48 tiếng đồng hồ.

Trong trường hợp Thủ Tướng không yêu cầu Quốc Hội phán quyết về chương tŕnh tổng quát hay đường lối chính trị của Chính Phủ, mà chỉ đối với một đạo luật cá biệt nào đó, sự "phủ quyết " của Quốc Hội đối với đạo luật, không nhứt thiết bắt buộc Chính Phủ phải từ chức. Thủ Tướng có thể xin Quốc Hội xét lại toàn đạo luật hay một phần của đạo luật (điều 44). Nếu trong thời gian 24 tiếng đồng hồ không có sự trả lời bác bỏ của Quốc Hội, đạo luật sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Ngoài ra Quốc Hội Lưỡng Viện, Hiến Pháp cũng đề cập đến các Hội Đồng chuyên biệt:
- Hội Đồng kinh tế và xă hội, gồm 200 thành viên (140 từ các tổ chức kinh tế như kỷ nghệ, thương mại, công đoàn và 60 do Chính Phủ chỉ định),
- Hội Đồng thẩm vấn tối cao, gồm có vị Chủ Tịch là Tổng Thống và những thành viên được quyết định bởi các luật cơ bản về công quyền,
- Tối Cao Pháp Viện, gồm 24 thành viên do Quốc Hội Lưỡng Viện chỉ định, mỗi Viện chỉ định 1/2 số thành viên. Tối Cao Pháp Viện có quyền xét xử Tổng Thống cũng như Chính Phủ về tội phản quốc, cũng như những việc làm lạm quyền của Hành Pháp.
- Hội Đồng Bảo Hiến, gồm 9 thành viên: 3 do Tổng Thống chỉ định, 3 do Hạ Viện và 3 do Thượng Viện. Hội Đồng Bảo Hiến có nhiệm vụ kiểm soát các cuộc bầu cử Quốc Hội, Tổng Thống, kết quả các cuộc trưng cầu dân ư và phán quyết về tính cách hợp hiến của các đạo luật, nghị định, sắc lệnh của Chính Phủ, Tổng Thống và quốc Hội (điều 16).

II- Một vài nhận xét.

1- Những yếu tố thành công của Bán Tổng Thống Chế Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc.

a - Hỗ trợ cho thời kỳ phất triển kinh tế vược bực tại Âu Châu trong thập niên 1960-1970, mà chúng ta đă có dịp đề cập đến trong bài THẤY NGƯỜI LẠI NGHĨ ĐẾN TA, từ kinh tế Ư đến tương lại kinh tế Việt Nam, cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle năm 1958 đă "cống hiến cho nước Pháp những cơ cấu quốc gia hữu dụng nhứt, mà nước Pháp chưa hề biết đến, kể từ cuộc Cách mạng 1789" (Gs Duverger).

Nói cách khác, Đại Tướng De Gaulle và Tổng Thống De Gaulle đă được "Thiên thời " ưu đăi trong sự nghiệp phục vụ đất nước của ông.

Việc tạo dựng những "cơ cấu quốc gia hữu hiệu nhứt," nhứt là cơ cấu về hành chánh không phải là yếu tố nhỏ nhoi cho việc phát triển kinh tế.

Thủ Tướng và Nội Các Chính Phủ "sống chết" tùy thuộc vào Tổng Thống (ít nhứt là theo lối giải thích điều 8 Hiến Pháp, dưới thời De Gaulle và Mitterand), cho nên nếu không "hữu dụng," viễn ảnh Chính Phủ "chết yểu" sẽ hiện ra trước mắt. Hay nói như Gs Wilson, Bán Tổng Thống Chế đă cống hiến cho nước Pháp nền Hành Chánh "giá trị số một " (first quality) khác với lối làm việc "gật gù gật gưỡng," việc công không phải là việc của ai hết (như Việt Nam chúng ta thường nói "cha chung không ai khóc"), nên cứ kéo dài, hết tháng lănh lương (Wilson, Interestgroup politics in France, Cambridge 1987, 240).

b- Yếu tố thành công khác cho "Cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle " là chính uy tính của "vị anh hùng dân tộc" De Gaulle. - De Gaulle đă cùng quân đồng minh giải phóng nước Pháp, đánh bật đoàn quân Đức Quốc Xă đang chiếm đóng ra khỏi lănh thổ.
- De Gaulle dẹp loạn đối với đoàn quân đồn trú ở Algérie.
- De Gaulle đưa ra những dự án chấn chỉnh lại lối làm việc không "hữu dụng" của các Chính Phủ thời Đệ IV Cộng Hoà với Hiến Pháp 1946.

"Uy tín cao cả" (la grandeur) của vị sáng lập Đệ V Cộng Hoà tạo được niềm tin và đồng thuận của dân chúng. Do đó mà De Gaulle chiếm đa số trong cuộc bầu cử chọn ông lên làm Tổng Thống và cũng v́ vậy mà ông chiếm được đa số trong Quốc Hội.

Ông đă tạo được đa số "song đôi" (couplage), trong cuộc bầu cử Tổng Thống và trong Quốc Hội, nói như cách nói Pháp ngữ (Grawithz-Leca, "Les politiques institutionelles," en Traité de Science Politique. Les Politiques Publiques, Paris 1985, vol IV, 61-69).

Hay nói như thành ngữ Á châu của chúng ta: De Gaulle đă tạo được yếu tố "nhân ḥa," ngoài ra yếu tố "Thiên thời" đă được đề cập.

c- Những yếu tố thành công khác nữa cho "cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle" hệ tại ở chỗ băi bỏ những cơ chế cũ, không hiệu dụng cho bằng những cơ chế mới, với lối cấu tạo quyền lực Quốc Gia theo kiểu mới, tạo được niềm hứng khởi nơi dân chúng (Molino, "Consolidamento democratico: definzione modelli," in Riv. Italiana di Scienza Politica, 1986, n. 2, 197-238).

*Sự thay đổi vai tṛ của Tổng Thống.

Vị Tổng Thống trong Đệ V Cộng Hoà, thay v́ được Quốc Hội Lưỡng Viện bầu ra (do đó tùy thuộc vào Quốc Hội), được Ủy Ban Tuyển Cử Tổng Thống tuyển chọn (hay nói cách khác, được dân chúng bầu cử gián tiếp) như vị Tổng Thống trong Tổng Thống Chế, theo tinh thần Hiến Pháp Philadelphia 1787 của Hoa Kỳ.

Và Tổng Thống De Gaulle c̣n đi xa hơn.
Năm 1962, giải thích một cách thích ứng hay gượng gạo điều 11 của Hiến Pháp về việc Tổng Thống "có quyền quyết định trưng cầu dân ư đối với các luật cơ bản liên quan đến việc tổ chức công quyền," ông cho rằng chức vụ Tổng Thống cũng là một cơ chế của công quyền, nên tự ư đứng ra quyết định trưng cầu dân ư và được dân chúng đồng thuận băi bỏ Ủy Ban Tuyển Cử Tổng Thống, chọn ông là vị Tổng Thống đầu tiên của Đại Nghị Chế được cuộc phổ thông đầu phiếu tuyển chọn, vượt hẳn vị thế của vị Tổng Thống trong Tổng Thống Chế Hoa Kỳ.

Do đó mà Gs Duverger gọi cơ chế của "cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle" là cơ chế "Thượng Đẳng Tổng Thống Chế" (Ultra-présidentialisme) (Duverger, L’Eternel marais. Essai sur le Centrisme francais, en Revue francaise de Science Politique, 1964, n. 1, 33).

Nhưng cũng do việc Tổng Thống không do Quốc Hội bầu ra, hơn nữa cũng không do dân chúng gián tiếp bầu ra (đáng ra do Ủy Ban Bầu Cử Tổng Thống, như Hiến Pháp xác định), mà do chính dân chúng trực tiếp chọn qua cuộc phổ thông đầu phiếu, sau cuộc trưng cầu dân ư, Tổng Thống De Gaulle nhân thấy ḿnh mới là người đại diện chính thức và hợp lư hơn cả Quốc Hội.

Bởi lẽ Quốc Hội cũng do phổ thông đầu phiếu lựa chọn (Hạ Viện), c̣n Thượng Viện do Ủy Ban Tuyển Cử, nhưng trong Quốc Hội có nhiều thành phần phe phái. Trái lại Tổng Thống được dân chúng trực tiếp lựa chọn trong con người De Gaulle là duy nhứt, tượng trưng cho đường hướng duy nhứt mà Quốc Gia muốn!

Do đó Tổng Thống có vị thế chính thức và mạnh mẽ để thực hiện đường lối lănh đạo Quốc Gia, khác với lối "sống qua ngày" của những vị Nguyên Thủ Quốc Gia trước đó.

*Thay đổi thể thức bầu cử.

Trước khi có "cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle năm 1958...," theo h́nh thức Đại Nghị Chế, dân chúng Pháp chỉ có việc đi bầu ra Quốc Hội, nhứt là Hạ Viện. Sau đó Quốc Hội bầu ra Tổng Thống. Rồi Tổng Thống chỉ định Thủ Tướng...

Nên sau khi bầu ra Quốc Hội, việc tham chính của người dân được coi là xong chuyện. Có chăng là có thêm bầu cử Hội Đồng Hành Chánh Vùng, Làng Xă...

Đường lối chính trị cũng như "công chuyện đất nước đang ra sao, dường như là những vấn đề xa vời." Dân chúng đă vậy, các chính đảng cũng không hơn ǵ. Với phương thức bầu cử theo đa số tương đối, trong Quốc Hội thành phần nào cũng có tiếng nói. Nhưng có tiếng nói cũng như không, v́ hằng trăm tiếng nói lẻ tẻ, tượng trưng cho hằng trăm khuynh hướng, không tạo được sức mạnh để đưa đến quyết định.

Do đó mà công việc của Quốc Hội đễ hướng dẫn đường lối chính trị Quốc Gia trong Đại Nghị Chế dường như lúc nào cũng bị bế tắc (khác với thể thức bầu cử vừa đơn danh, vừa theo đa số tỷ lệ, lá phiếu được vót lại và mức cản 5% của Cộng Hoà Liên Bang Đức, Cf. LUẬT BẦU CỬ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC). Và sự bế tắc của Quốc Hội đưa đến việc quyết định chạm chạp của Chính Phủ đối với nhiều vấn đề thúc bách của đất nước cần giải quyết.

"Cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle năm 1958..." một mặt đưa ra hai chu kỳ bầu cử: bầu cử Tổng Thống và bầu cử Quốc Hội.

Thể thức bầu cử cũng thay đổi, từ đa số tuyệt đối với đơn vị bầu cử theo thể thức đơn danh và đầu phiếu hai lần, nếu lần đầu không ứng viên nào đạt được hơn 50% số phiếu (lần thứ hai với thể thức "lưỡng hỗ tranh hùng").

Điều đó bắt buộc dân chúng phải chọn lựa: ủng hộ hoặc chống lại Tổng Thống, ủng hộ hoặc chống lại Chính Phủ.

Thái độ nầy, bắt đầu từ dân chúng, sẽ c̣n tạo ảnh hưởng đến thể thức hành động của các đại biểu ở Quốc Hội: "chuẩn y" hay "bác bỏ" các đạo luật mà Chính Phủ yêu cầu Quốc Hội cứu xét.

Thành phần thứ ba "đồng ư, nhưng mà..." sẽ không c̣n đất dụng vơ.

Đàng khác,
- Hiến Pháp của "cuộc cải cách của Đại tướng De Gaulle" cũng "làm nhẹ đỡ gánh nặng cho Quốc Hội," bằng cách hạn chế nhiều lănh vực, trong đó Thủ Tướng có thể tự ḿnh đưa ra "nghị định" và "sắc lệnh," rồi thi hành, nếu trong ṿng 24 tiếng đồng hồ Hạ Viện không có điều ǵ "trách cứ ," dĩ nhiên là phải "trách cứ với đa số tuyệt đối" (trên 50% thành viên Quốc Hội) (điều 49).

- Và cũng để "làm nhẹ bớt" hơn nữa gánh nặng của các dân biểu, khỏi phải bàn căi lâu dài, điều 43, đoạn 3 của Hiến Pháp 1958, Chính Phủ có quyền "đ́nh chỉ bỏ phiếu" để loại hết các "tu chính án" của các nghị sĩ "làm kéo dài thời gian."

- Cũng vậy, điều 40: Quốc Hội cũng phải khỏi bận tâm lo lắng về các vấn đề tài chính, ngân qủy chi thu, v́ đó thuộc lănh vực "dành riêng cho Chính Phủ" lo.

C̣n nữa, điều 34 cho Tổng Thống có quyền yêu cầu Hội Đồng Bảo Hiến tuyên bố là đạo luật Chính Phủ đưa ra không được đem ra bàn căi thêm nữa (impossibilité a procéder), mà phải đem ra áp dụng nguyên văn như chính phủ tŕnh bày.

Như vậy làm dân biểu của Đệ V Cộng Hoà thật "khoẻ re."

Vai tṛ của Quốc Hội trong Bán Tổng Thống Chế Pháp Quốc đang bị khủng hoảng, cùng với mức độ song song và ngược chiều với việc lên thang của chức vụ Tổng Thống và nồng độ "hiệu năng" của Chính Phủ.

Đến nỗi nhiều vị dân biểu coi phận vụ của họ như chỉ để làm môi giới giữa "thân hữu cử tri" và cơ quan Chính Quyền (Redeyllet, "le commun de mandat," en Revue de Droit Public et de la Science Politique, 1979, n. Mai-Juin, 693-768).

Tục ngữ Ư có câu: "Mỗi hành vi phản kháng đều hàm chứa một tác động quá lố!" (Ogni reazione comporta una esagerazione!).

Và tổ tiên người Ư, những người La tinh, từ ngàn xưa đă dạy cho chúng ta một thái độ khôn ngoan: "Đức độ đứng ở vị thế trung dung" (Virtus in medio stat).

Nêu lên hai câu tục ngữ trên để chúng ta suy ghĩ về "Cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle năm 1958...," đối với Đại Nghị Chế của nước Pháp, được đâm rễ từ thời Cách Mạng 1789.

d- Tổng Thống và Thủ Tướng chung cư hay "Lưỡng đầu chế của Hành Pháp."

Trong suốt 11 năm lănh đạo, cũng như đệ nhứt nhiệm kỳ của Tổng Thống Mitterand, cả De Gaulle lẫn Mitterand đều có thể dựa vào t́nh thế "đa số trong việc đắc cử Tổng Thống cũng là đa số nghị sĩ thân Tổng Thống trong Quốc Hội ."

Khác với Tổng Thống Chế, thường thường Bán Tổng Thống Chế khó mà có được đa số, nhứt là đa số nghị sĩ trong Qưốc Hội đều là đảng viên của phe thân Tổng Thống.

Thường th́ đa số đó là đa số liên kết các chính đảng với nhau. Tinh thần liên kết các chính đảng với nhau, cũng như "ḷng ngưỡng mộ" đối với Tổng Thống trong Bán Tổng Thống Chế do đó có thể thay đổi (Cole, The Presidential Party and the Fifth Republic," in West European Politics, 1993, n.2, 49-66).

Uy thế của vị anh hùng Tổng Thống De Gaulle và sự liên kết của các phái tả (đảng xă hội và đảng cộng sản trong nhiệm kỳ I của Tổng Thống Mitterand) đă làm cho uy quyền của hai vị Tổng Thống Đệ V Cộng Hoà trên đa số trong Quốc Hội là uy quyền không ai có thể chối cải được.

Trong khung cảnh "trên thuận dưới ḥa" đó, các nghị sĩ có thái độ "kính trọng và tŕu mến với Tổng Thống," cũng như tạo được bầu khí ḥa nhă và liên đới sâu đậm với nhau trong Quốc Hội.

Đàng khác, "một mối liên hệ t́nh cảm giữa Tổng Thống và Thủ Tướng cũng làm cho mọi người thấy được" (Duverger, Bréviaire de cohabitation, op. cit., 42).

Trong nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Mitterand, sự liên kết của tả phái không c̣n chặt chẽ như trước, cũng như dưới thời của Tổng Thống Pompidou, đảng thân Tổng Thống chỉ chiếm được thiểu số trong Quốc Hội, "sự vâng phục của đa số đối với Vị Nguyên Thủ Quốc Gia không c̣n có mối t́nh cha con như những năm 1962-1969 nữa" (Duverger, op. cit., id.).

T́nh nghĩa "cha con" đă thay đổi, th́ thái độ chính trị "tùy thuộc đẳng cấp" cũng đổi thay.

Hầu như cứ mỗi nhiệm kỳ 7 năm củaTổng Thống, luôn luôn có 2 Thủ Tướng kề vị nhau.
Vị Thủ Tướng đầu tiên là một nhà chính trị lỗi lạc, cùng đảng phái với Tổng Thống, được Tổng Thống tuyển chọn để đi song đôi sát cánh với ông, ngay cả trước khi được tuyển chọn làm Tổng Thống, với mục đích nhờ uy thế của "đứa con cưng và lỗi lạc," mà ông cũng sẽ được chọn chăng.

Và sau khi đưọc tuyển chọn, nhà chính trị lỗi lạc đi song đôi với Tổng Thống để cho quốc dân thấy được đường lối chính trị tuyệt vời của Chính Phủ do Thủ Tướng "cưng" lănh đạo là cái nh́n chính trị lỗi lạc của Tổng Thống.

Nhưng thời gian 7 năm bắt đầu trôi qua, nhứt là vào khoản thời gian năm thứ 4 hay thứ 5, với viễn ảnh cho cuộc tái cử Tổng Thống cho nhiệm kỳ tới, h́nh ảnh của vị Thủ Tướng có đường lối chính trị lỗi lạc là một chướng ngại vật "cồng kềnh" cho bước đường vinh quang sắp tới.

Chương tŕnh chính trị lỗi lạc của Thủ Tướng không c̣n "hợp" với tư tưởng của Tổng Thống nữa.

Sự hiện diện của vị Thủ Tướng lỗi lạc làm lu mờ h́nh ảnh của vị Tổng Thống tối cao, nhứt là măi đến lúc nầy, chương tŕnh chính trị của Thủ Tướng đều được đa số trong Quốc Hội tán đồng.

Thủ Tướng "cưng" trong quá khứ có thể là "đối thủ nguy hiểm cho tương lai."

Do đó vào năm thứ 5, Tổng Thống cần giải nhiệm vị Thủ Tướng "cưng và lỗi lạc" càng sớm càng tốt, để thay vào đó trong 2 năm c̣n lại "người của Tổng Thống," thường là vị Thủ Tướng "chuyên viên," hơn là người có đường lối chính trị giỏi, thấy xa hiểu rộng cho đất nước.

T́nh đời là vậy, ngay cả trong chính trị, nhứt là trong chính trị!
Những danh tánh De Gaulle; Pompidou, Mitterand đi liền với những vị Thủ Tướng Debré, Charban-Dalmas, Chirac, Mouroy, Rocard và những "chuyên viên" như Couve de Mouville, Barre, Fabius, Bérégovoy đă chứng minh cho điều chúng ta vừa đề cập (Giovanelli, Aspetti della V Repubblica, da De Gaulle a Mitterand, Giuffré, Milano 1983, 222s)!

Trường hợp mà chúng ta vừa đế cập giữa Tổng Thống và vị Thủ Tướng "cưng" là cảnh thường t́nh trong gia đ́nh êm ấm, trên thuận dưới ḥa, song đôi "couplage," nói như người Pháp.

Nhưng thời thế không phải lúc nào cũng "thuận bườm xuôi gió" như vậy. Trường hợp "giữa đường gảy gánh" (découplage) là việc có thể xảy ra trong chính trường.

Điển h́nh nhứt là nhiệm kỳ 2 của Tồng Thống Mitterand. Tổng Thống Mitterand (xă hội tả phái) mặc dầu được tái cử, nhưng trong Quốc Hội phe của trung tâm thiên hữu chiếm đa số. Do đó, mặc dầu Tổng Thống có đặc quyền chỉ định Thủ Tướng, nhưng trong trường hợp nầy đặc quyền đó bị giới hạn trong nhiệm kỳ 2 của Tồng Thống Mitterand.

Bởi lẽ Tổng Thống phải chọn một vị Thủ Tướng có khả năng quy tựu đa số trong Quốc Hội ủng hộ, nếu không muốn cho quyền Hành Pháp bị bế tắc. Và quyền Hành Pháp trong Bán Tổng Thống Chế Pháp Quốc, như chúng ta biết, gồm cả Tổng Thống, Thủ Tướng và Nội Các.

Và như ca dao Việt Nam chúng ta: "Mũi quại th́ lái chịu đ̣n." Do đó, nếu được trên thuận, dưới hoà, Tổng Thống chọn vị Thủ Tướng tài ba để lănh đạo Hành Pháp cho kết quả hầu "rạng mặt nở mày với thiên hạ."

Trái lại trong trường hợp không "thuận bườm xuôi gíó," Tổng Thống cũng phải cố "ngậm bồ ḥn" chọn vị Thủ Tướng thuộc "phía đối lập," miễn sao cho con thuyền Hành Pháp không bị vướng vào băi cạn bị "thiên hạ dèm pha chê cười."

Đó là trường hợp quyền hạn của vị Tổng Thống tối cao như:
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường"
(Chinh Phụ Ngâm).

(Escarras, "Da una presidenza assoluta, ad una presidenza dimezzata," in Politica di diritto, 1986, n. 4, 627-672).

Và chính trong trường hợp quyền hạn của Tổng Thống như "vầng trăng ai xẻ làm đôi," người ta có khuynh hướng trở về văn bản nguyên thủy của Hiến Pháp 1958.

Tiêu biểu cho trựng hợp nầy là nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Mitterand tả phái, bị bắt buộc "bất đắc dĩ" phải chọn ông Chirac, trung tâm hữu phái làm Thủ Tướng.

Từ đó quyền Hành Pháp thành "lưỡng đầu chế " (bicéphale), có khuynh hướng khác biệt, nếu không muốn nói là đối nghịch.

Ư thức được nguồn gốc chính danh và hợp pháp (légitime et légale) của Thủ Tướng và Nội Các Chính Phủ phát nguồn từ Quốc Hội chớ không phải từ Tổng Thống (Đề Mục III và nhứt là điều 49), vừa khi được nghị định của Tổng Thống công bố thành phần Nội Các Chính Phủ, Thủ Tướng Chirac cùng toàn thể Nội Các do ông lănh đạo đến tŕnh diện trước Hạ Viện, mặc dầu Hiến Pháp không bắt buộc việc bỏ phiếu tín nhiệm Chính Phủ của Hạ Viện, trước khi Chính Phủ chính thức nắm lấy quyền hành điều khiển Quốc Gia, như các Hiến Pháp Đại Nghị Chế nguyên thủy.

Hành động trên của Chính Phủ Chirac không có ư muốnn nói lên toan tính của Chính Phủ tái tạo lại uy thế của Quốc Hội Đại Nghị Chế, mà là một sứ điệp gián tiếp gởi đến Tổng Thống Mitterand, rằng:

"Chính Phủ cũng có quyền chính danh và hợp pháp của ḿnh để hành xử quyền lực Quốc Gia như Tổng Thống, v́ Chính Phủ cũng được chính quốc dân ủy thác cho quyền hành xử đó, với tư cách là đại diện của dân trong thể chế Dân Chủ Đại Diện (Đề Mục I), một cách gián tiếp qua các vị đại diện của dân là Quốc Hội. Do đó chỉ có Quốc Hội mới có quyền thu hồi quyền bính, lật đổ Chính Phủ chớ không phải Tổng Thống. Nếu không, Tổng thống có thể bị truy tố là vi hiến, lạm quyền, trong "mưu toan bất chính " (Cohendet, La cohabitation, Lecon d’une expérience, Paris, 1993, 100-134).

Với hành động trên, Thủ Tướng Chirac cũng muốn hành động vững thế, bằng cách trở về nguồn của Hiến Pháp 1958: - Điều 5: Hiến Pháp giao cho Tổng Thống quyền "trọng tài."
- Trong khi đó điều 20: Hiến Pháp giao cho Thủ Tướng "nhiệm vụ hướng dẫn và thi hành đưnờg lối chính trị Quốc Gia."

Nhắc lại cho Tổng Thống Mitterand hai điều khoản trên, một cách gián tiếp Thủ Tướng Chirac đă thuyên chuyển quyền Hành Pháp từ điện Elisée (dinh Tổng Thống) đến khách sạn Hotel Martignon (dinh Thủ Tướng và là trụ sở của Chính Phủ), nói lên ư hướng người có thực quyền Hành Pháp là Thủ Tướng Chính Phủ, chớ không phải Tổng Thống, mặc dầu từ lâu "uy thế cao cả (la grandeur) của người hùng De Gaulle" và sự liên kết của tả phái (xă hội và cộng sản) trong nhiệm kỳ 1 của Tổng Thống Mitterand đă tạo thời cơ cho Tổng Thống làm lu mờ ư nghĩa rơ ràng của Hiến Pháp (Cohendet, La cohabitation, op. cit., id.).

Về phía Tổng Thống, như chúng ta đă bàn đến ở phần đầu của bài viết, Hiến Pháp c̣n dành nhiều quyền hạn khác, chớ không phải chỉ hạn hẹp ở điều 5, nơi nương tựa cho các lư luận của Thủ Tướng Chirac.

- Ngoài ra việc chỉ định hay thu hồi chức vụ Thủ Tướng (điều 6), lợi thế bị mất đi phân nửa hiệu nghiệm trong trường hợp "đa số bất song đôi " (découplage) như chúng ta đă bàn ở trên,
- Tổng Thống cũng có quyền đua ra trưng cầu dân ư (điều 11), nhưng ở đây, cũng như ở điều 8, sáng kiến đưa ra trưng cầu dân ư phải được sự đồng thuận của Quốc Hội Lưỡng Viện và Hội Đồng Nội Các, ngoại trừ trường hợp năm 1962, Tổng Thống De Gaulle giải thích miễn cưỡng điều 11, bất cần đồng thuận hay phản đối của bất cứ ai, dựa vào uy tính là "người hùng""vị cha chung sáng lập" ra Bán Tổng Thống Chế.
- Hiến Pháp cũng dành cho Tổng Thống quyền gửi thông điệp đến Quốc Hội (điều 16),
- quyền giải tán Hạ Viện sau một năm hoạt động (điều 12).

Trên thực tế, Cố Tổng Thống Mitterand là một chính trị gia lỗi lạc và khôn khéo, nên ít khi dùng các điều khoản trên, là những điều khoản có "kết quả quá trắng trợn và lộ liễu," việc hạ bệ Thủ Tướng, giải tán Quốc Hội, trưng cầu dân ư là những hành động có kết quả rầm rộ, ai cũng thấy được.

Người ta có thể mất thiện cảm với Tổng Thống là nhà độc tài, như "kỳ đà cản mũi ," "thọc gậy bánh xe" vào chuyện chính trị của đất nước.

Trong âm thầm Mitterand dùng quyền ấn kư hay bác bỏ những nghị định và sắc luật của Chính Phủ, đặt ḿnh vào vị thế như phe đối lập với Chính Phủ, làm cho các chương tŕnh của Chính Phủ bị tê liệt, dân chúng mất tin tưởng.

Ông cũng âm thầm bác bỏ việc tuyển chọn nhũng viên chức tên tuổi vào các lănh vực hành chánh, nhứt là lănh vực kinh tế làm cho một số chương tŕnh của Chính Phủ trở thành "không hữu dụng," Chính Phủ Chirac khó tháo vác được nền kinh tế của đất nước, sẽ khó mà được dân bỏ phiếu cho kỳ tuyền cử sắp tới (Poulard, "The French Double Esecutive and the Experience of Cohabitation" in Political Science Quaterly, 1990, n.2, 234-267).

Đề Mục II cho Tổng Thống đặc quyền về quốc pḥng và quyền thương thuyết, kư kết những thoả ước bang giao quốc tế.

Tổng Thống Mitterand những lần đi họp thượng đỉnh quốc tế cũng "xách" Thủ Tướng Chirac đi.

Nhưng do thủ tục ngoại giao được Đề Mục II vừa đề cập xác định, chỉ có Tổng Thống Mitterand mới có quyền thương thuyết, c̣n Thủ Tướng Chirac chỉ có mặt "cho có lệ," "im lặng" như kẻ chẳng biết ǵ. Điều đó làm tổn thương đến h́nh ảnh và uy tín của Thủ Tướng Chirac không ít.

Cũng v́ lư do đó mà Thủ Tướng Balladur từ chối không tham dự cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G-7 (bảy nước kỹ nghệ nhứt thế giới) được tổ chứcc tại Tokyo năm 1993.

Cuộc sống "chung cư" của Hành Pháp "lưỡng đầu chế " trong Bán Tổng Thống Chế của "cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle năm 1958...," qua những nhận xét vừa kể, có lẽ trong tương lai sẽ không c̣n "cống hiến cho nước Pháp những cơ cấu Quốc Gia hữu dụng nhứt" như thuở ban đầu, thời gian mà "người hùng" của Tổng Thống De Gaulle đă làm cho người Pháp kính trọng và thương yêu ông "trong t́nh cha con."

Tổng Thống De Gaulle đă ra đi, "người hùng" của ông đă từ từ đi vào lịch sử, để lại thừa kế cho nước Pháp vấn đề "chung cư" của hai nhân vật chính trong nền Hành Pháp.

Cả hai đều "chính danh và hợp pháp" để xử dụng quyền lực Quốc Gia.

Cuộc sống "chung cư" luôn luôn ở trong t́nh trạng căng thẳng, bất động, chạm trán hay khủng hoảng. Nói rơ hơn, từ ngày Tổng Thống De Gaulle mất đi, thể thức Bán Tổng Thống Chế của Đệ V Cộng Hoà bắt đầu đi vào khủng hoảng.

Nhiều đề nghị được đưa ra để canh tân, trong đó có cả đề nghị liên quan đến nhiệm kỳ của Tổng Thống, mỗi nhiệm kỳ chỉ có 5 năm thay v́ 7 năm và chỉ được tái cử một lần như trong Tổng Thống Chế của Hoa Kỳ, thay v́ quyền được tái cử vô hạn định như Tổng Thống De Gaulle cho ghi vào Hiến Pháp 1958 (Decaumont, "Le Quinquenat, l’échéc d’hier, solution demain?," en Duhamel Parodi, La Constitution de la Cinquième République, Paris 1988, 486-503).

Dù sao đi nữa, nước Pháp cũng có nhiều khối óc lỗi lạc.
Chúng ta tin chắc rằng c̣n có "nhiều cuộc cải cách của Đại tướng De Gaulle..." khác trong tương lai sẽ được cống hiến cho nền chính trị học thế giới và cho những ai trong tâm tư c̣n mang hoài bảo thăng tiến đất nước của ḿnh với những bài học qúy giá khác
. Chúng ta chờ xem.

III - Một vài suy nghĩ thay lời kết.

A- Đọc lại Hiến Pháp 1958 của Tổng Thống De Gaulle, Hiến Pháp hiện hành của nước Pháp, không biết bạn đọc nghĩ sao? Riêng cá nhân người viết phải rùng ḿnh.

Và sau đây là những lư do:
- Tổng Thống có quyền giải tán Hạ Viện,
- Tổng Thống có quyền chỉ định Thủ Tướng và nếu hiểu theo kiểu "giải thích cưỡng chế" (interprétation forcée), cũng có quyền truất phế Thủ Tướng, như vậy, nếu cần lật đổ luôn cả Chính Phủ.
- Tổng Thống có quyền công bố luật đưọc Quốc Hội chuẩn y hay yêu cầu Quốc Hội cứu xét lại (nói cách khác, Tổng Thống có quyền chấp nhận hay bác bỏ đạo luật đă được Quốc Hội biểu quyết đồng thuận.
- Tổng Thống có quyền ấn kư hay bác bỏ các nghị định cũng như sắc luật của Chính Phủ, chấp nhận hay bác bỏ việc tuyển chọn các nhân viên giữ chức vụ cao cấp trong guồng máy hành chánh.
- Tổng Thống có quyền quyết định đưa ra trưng cầu dân ư, dù cho Quốc Hội có hay không chấp thuận, Tổng Thống vẫn thực hiện, trường hợp năm 1962.

- Tổng Thống có quyền yêu cầu Hội Đồng Bảo Hiến (gồm 9 thành viên, 3 là người do Tổng Thống chỉ định) tuyên bố về đạo luật không được bàn cải thêm nữa, phải đem ra áp dụng như nguyên bản đă viết (irrecevabilité ou impossibilité à procéder).
- Trong trường hợp khẩn trương, Tổng Thống được trọn quyền quyết định các biện pháp cần thiết, không cần thông qua ư kiến của ai, miễn là không giải tán Quốc Hội.

Vế phía Tổng Thống đă vậy, c̣n về phía Chính Phủ:
- Vị Thủ Tướnglănh đạo Hành Pháp có thể là "người " của Tổng Thống.
- Chính Phủ có nhiều quyền hành rộng răi hơn trong nhiều lănh vực. Những lănh vực dành riêng cho Quốc Hội, Quốc Hội cũng chỉ có quyền đưa ra những luật lệ căn bản, c̣n việc thực hiện những điều của "các lănh vực riêng" đó, do Chính Phủ ra luật. Nói tóm lại, trong các lănh vực quyền hành Quốc Gia, để hành xử quyền hành trong thực tế, mọi luật pháp đều do Hành Pháp đưa ra và quyết định thi hành.
- Mọi luật lệ được Chính Phủ đưa ra, nếu trong thời gian 24 tiếng đồng hồ, Quốc Hội không t́m ra được đa số tuyết đối để phản kháng, luật lệ sẽ đương nhiên có hiệu lực phải tuân hành.

Người đọc càng cảm thấy rùng ḿnh hơn nữa, khi nghĩ đến trường hợp "đa số song đôi," đa số tuyển chọn Tổng Thống và đa số nghị sĩ trong Quốc Hội, Tổng Thống có Thủ Tướng và đa số trong Quốc Hội là "người nhà," với một Hiến Pháp giao quyền cho Tổng Thống cũng như "Chính Phủ có quyền" như vừa kể, th́ Tổng Thống hay chính đảng của Tổng Thống sẽ không có ǵ khó khăn thâu tóm mọi quyền hành đất nước trong tay. T́nh trạng "độc tài hiến định" có thể dễ dàng xảy ra.

Không phải cỉ có nước Pháp với Đệ V Cộng Hoà mới tổ chức Quốc Gia theo Bán tổng Thống Chế, thời gian trưóc đây Đức Quốc dưới thời Hiến Pháp Weimar 1919 cũng áp dụng. Kế đến các nước như Phần Lan (1919), Áo (1929), Ái Nhĩ Lan (1937), Islande (1945), Bồ Đào Nha (1976-1982) cũng theo Bán Tổng Thống Chế.

Và gần đây, sau khi sau khi chế độ Cộng Sản ở Đông Âu sụp đổ, Ba Lan va Romania cũng theo Bán Tổng Thống Chế.

Nhưng chưa có nước nào "chơi bảnh""xả láng" dám giao cho bao nhiêu quyền hành như vậy vào tay một người hay một nhóm người, mà không sợ độc tài.

Người Pháp có thể "nổi nóng" chống lại t́nh trạng bất lực, "không hiệu dụng" của Đại Nghị Chế nên "đạp đổ" không cần biết đến hậu quả. Dù cho Đại Nghị Chế đă bảo đảm cho họ dân chủ, "Tự do, B́nh Đẳng và Thân Hữu Hỗ Tương" (Liberté, Égalité, Solidariété) từ thời Cách Mạng 1789 đến nay chăng?

Có lẽ câu hỏi hàm chứa một phần lư lẽ của nó, như câu tục ngữ Ư mà chúng ta đă có dịp kể ra ở trên: "Mọi hành vi phản kháng đều hàm chứa một tác động quá lố."

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng "hành động phản kháng" của người Pháp trong trường hợp nầy là "hành động phản kháng có cân nhắc" (rationalisé).

Và sự cân nhắc đó cho thấy người Pháp có lư.
Trường hợp "đa số song đôi " không phải chỉ xảy ra dưới thời Tổng Thống De Gaulle, mà c̣n xảy ra cả ở nhiệm kỳ 1 của Tổng Thống Mitterand, cũng như nhiệm kỳ của Tổng Thống Valéry Giscard d’Estaing.

Vậy mà cả Tổng Thống De Gaulle, lẫn Mitterand và Giscard d’Estaing, không vị Tổng Thống nào trở thành chuyên chế độc tài,

Tại sao?
Chúng tôi nghĩ rằng mấu chốt của vấn đề nằm trong câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi.
Có lẽ câu trả lời của chúng tôi không được một số độc giả tán đồng.

Thật ra chúng tôi cũng không có tham vọng là quyền "Bách Khoa Tự Điển," có in sẳn câu trả lời chắc chắn cho độc giả. Chúng tôi chỉ có ước ao là khiêm tốn đưa ra một ư kiến, một giả thuyết và mong được đón nhận những chỉ giáo thêm của mọi người, nhứt là của các bậc đàn anh. Con đường muôn mặt và đa nguyên của chính trị là vậy.

Câu trả lời của chúng tôi rất đơn sơ: "France, c’est la France!": nước Pháp là nước Pháp!
Lời nói đó không phải là một câu định nghĩa trùng ư (tautologie), mà là mọt lời quả quyết nói lên đặc tính của nước Pháp và tính chất của người Pháp.

Nói rơ hơn, nếu người Hoa Kỳ tin tưởng vào "phân chia quyền lực" dựa vào phương thức "kiểm soát và cân bằng" của họ trong Tổng Thống Chế, th́ người Pháp qua cuộc trưng cầu dân ư năm 1958 trao nhiều quyền hành rộng răi cho Tổng Thống, Thủ Tướng và Chính Phủ mà không sợ độc tài, v́ tinh thần dân chủ, "Tự do, B́nh Đẳng và Thân Hữu Hỗ Tương " dă được viết vào tim óc họ, ít nhứt là từ năm 1789 đến nay: họ, người lănh đạo Chính Quyền cũng như dân chúng.

Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân 1789 là một trong những Bản Tuyên Ngôn đầu tiên của nhân loại nói lên quyền dân chủ và b́nh đẳng của con người.

"Liberté, Egalité, Fraternité" được biểu tượng bằng lá quốc kỳ ba màu sắc của nước Pháp, được in trên tiền tệ mà hằng ngày người dân Pháp cầm lấy trong tay để giao tiếp và chung sống với nhau, nói lên tâm thức của họ.

Và cũng trong tinh thần đó, Tổng Thống De Gaulle, Pompidou, Mitterand, Giscard d’Estaing, Chirac đă được sinh ra và lớn lên cùng với mấy cục triệu người dân khác.

Nhiều lần trong một số bài có chủ đề về kinh tế, chúng tôi đă tŕnh bày về tài nguyên và vật chất (nguyên liệu, đất đai, cơ sở, máy móc, tiền bạc) mà Karl marx gọi là "tư bản" (capital), chưa phải là yếu tố quyết định cho phát triển kinh tế, mà là "số vốn nhân thức" (capital humain).

Cũng vậy trong cách tổ chức Quốc Gia, những kỷ thuật tổ chức (Tổng Thống Chế, Bán tổng Thống Chế hay Đại nghị Chế), tự chúng chưa có thể đem lại cho đất nước cuộc sống dân chủ, tự do, b́nh đẳng và văn minh cho người dân.

Nước Pháp hiện là cường quốc. Cường quốc Pháp được đặt trên "số vốn nhân thức," đào tạo trong tinh thần dân chủ, tự do và b́nh đẳng nói trên.

Trong cái nh́n đó, chúng ta không lạ ǵ mà Paris của Victor Hugo, J.J. Rousseau, Montesquieu, Descates, Pascal...được khắp thế giới ngưỡng mộ và tặng cho danh hiệu là "Kinh Thành Ánh Sáng" (Ville de Lumière) hay Kinh Thành của những bộ óc, kiến thức lỗi lạc.

- Đọc lại lịch sữ Đệ V Cộng Ḥa Pháp Quốc, chúng ta thường bị chóa mắt trước
- "uy thế cao cả" (la grandeur) của Tổng Thống De Gaulle,
- tài ba lỗi lạc Đại Tướng De Gaulle của quân lực Pháp đă cùng vời đồng minh giải phóng nước Pháp
- những lối cải cách đường lối chính trị và hành pháp đă cống hiến cho nước Pháp "những cơ chế hữu dụng nhứt, mà nước Pháp chưa hề biết đến kể từ cuộc Cách Mạng 1789,"
- đă biến nước Pháp từ một nước thua trận trước du kích chiến của một nước nhược tiểu như Việt Nam ở Điện Biên Phủ, thành một cường quốc với nguyên tử năng và ở vị thế hàng đầu của 7 nước kỷ nghệ nhút thế giới, G-7.
- Nhưng có lẽ không mấy ai c̣n nhớ ngày 27.4.1969 với 12.007.102 phiếu chống và 10.901.753 phiếu thuận, trong một cuộc trưng cầu dân ư để cải cách thêm một số vấn đề khác, Tổng Thống De Gaulle đă không được dân chúng đồng thuận.

"Người hùng" của dân tộc Pháp sau đó đă lặng lẽ ra đi, như câu tục ngữ của người Pháp: "Il faut savoir partir " (Cần phải biết giă từ ra đi), khi đến lúc phải ra đi.

Tổng thống sáng chói De Gaulle của nước Pháp đă âm thầm trở vào bóng tối, sau khi đă thốt ra được câu: "La Patrie est servie" (Tôi đă phục vụ quê hương).

Đức tính cao cả (la grandeur) của bậc vĩ nhân là ở chỗ đó, biết đứng ra nhận lănh trách nhiệm phục vụ quê hương, mặc cho những khó khăn và hy sinh, nhưng rồi biết âm thầm ra đi, khi biết nhiệm vụ ḿnh đă hết.

Bao nhiêu quyền lực mà ḿnh đă nắm lấy trong tay là để phục vụ dân tộc và quê hương, không phải để cũng cố quyền lực, bám lấy quyền lực và địa vị cho bằng được, bằng mọi giá.

Tổng Thống De Gaulle đă biết "khiêm nhường""can đảm" chuyển giao địa vị và quyền hành của Tổng Thống để lặng lẽ ra đi, khi thời điểm của ḿnh không c̣n nữa, là bài học cho chúng ta, qúy giá hơn cả những điều mới mẻ mà ông đem ra cải cách cho Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc, và Hiến Pháp 1958 c̣n ghi lại.

Nguồn: http://www.taphoplenduong.net



Đa Đảng và Chính Đảng Đối Lập
 Trong Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức
(I)

                                                                                                    Nguyễn Học Tập

I- Phần lư thuyết

Có lẽ đọc thoáng qua Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, người đọc, nhứt là những người ngoại cuộc như chúng ta, khó t́m được những điều khoản rơ rệt liên quan đến việc bảo đảm tính cách đa nguyên, đa đảng và thành phần đối lập.

Nhưng trong tâm khảm người Đức, nhứt là những nhà soạn thảo Hiến Pháp 1949, vừa thoát khỏi cơn ác mông độc tài kinh hoàng của Rudolf Hitler, không thể nào bỏ sót yếu tố quan trọng trong việc thiết lập lại "dân chủ bảo đảm" mà họ nhằm đạt tới và chính Hiến Pháp là văn bản bảo chứng tiên khởi cho nền dân chủ nhân bản Quốc Gia.

Hiểu được tâm trạng đó, chúng ta thử t́m những tư tưởng xác định để bảo đảm cho Quốc Gia một cuộc sống dân chủ đa nguyên, đa đảng và bảo đảm cho thành phần đối lập với Chính Quyền đương nhiệm, mà chúng tôi nghĩ là yếu tố không thể thiếu để bảo vệ dân chủ nhân bản.

Đọc qua văn bản, các định nghĩa, cách phân chia chương mục và tiểu đoạn, chúng ta thấy được bốn định hướng cột trụ là nền tảng cho toà nhà Hiến Pháp 1949:

1- nguyên tắc dân chủ tự do.
2- nguyên tắc Quốc Gia Pháp Trị.
3- nguyên tắc cơ chế Liên Bang.
4- nguyên tắc bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người
(Schneider-Zeh, Parlamentsrecht und Parlamentspraxis in der Bundesrepublik Deutschland, Berlin-New York 1989).

A- Nguyên tắc dân chủ tự do

Nguyên tắc dân chủ tự do được hai điều 20 và 28 của Hiến Pháp 1949 tuyên bố:
- "Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc gia Liên Bang, Dân chủ và Xă hội".
Mọi quyền lực Quốc gia đều phát xuất từ dân chúng. Dân chúng hành xử quyền lực của ḿnh trong các cuộc đầu phiếu, trưng cầu dân ư và qua các cơ quan đặc trách của quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp"
(Điều 20, đoạn 1 và 2, Hiến Pháp 1949 CHLBD).

- "Thể chế hiến định của các Tiểu Bang (Laender) phải hợp với nguyên tắc Quốc Gia Pháp Trị, Cộng Hoà, Dân Chủ và Xă Hội, theo tinh thần của Hiến Pháp nầy. Ở các Tiểu Bang, Vùng (Kreise) và Xă Ấp (Gemeinde), dân chúng phải có được thành phần đại diện do các cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, tự do, b́nh đẳng và kín" (Điều 28, id.).

Qua tinh thần của hai điều khoản vừa kể, chúng ta có thể rút ra những hệ luận liên quan đến các chính đảng và thành phần đối lập:
- các chính đảng và thành phần đối lập được thể chế dân chủ bảo đảm,
- các chính đảng và thành phần đối lập là yếu tố bảo đảm dân chủ, đối với Chính Phủ đương nhiệm, bắt buộc Chính Phủ phải hành quyền với trách nhiệm của ḿnh.
- chính đảng và thành phần đối lập hiện tại là yếu tố quyết định tổ chức hành chánh luân phiên trong tương lai.

1- Trước hết địa vị và vai tṛ các chính đảng và thành phần đối lập được thể chế dân chủ bảo đảm.

Các chính đảng đương quyền hay chính đảng đối lập là một phần dân chúng trong cộng đồng Quốc Gia, được tổ chức theo thể chế "Dân chủ, Liên Bang và Xă Hội" (điều 20, đoạn 2, id.). Trong một Quốc Gia dân chủ, một trong những nguyên tắc căn bản không thể thiếu là quyền b́nh đẳng:

- "Mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật".
"Người nam và người nữ đều có quyền như nhau".
"Không ai có thể bị thiệt hai hoặc được ưu đăi do phái tính, sinh trưởng, chủng tộc, gia đ́nh, ngôn ngữ, quốc tịch, xuất xứ, tín ngưỡng, ư kiến tôn giáo và chính trị"
(Điều 3, đoạn 1, 2 và 3, id.).

Trong tinh thần dân chủ và b́nh đẳng vừa kể, tư tưởng thành phần các chính đảng đối lập được Hiến Pháp bảo đảm, đă được Viện Bảo Hiến (Bundesverfasssungsgericht) long trọng xác nhận:

- "Quyền thành lập chính đảng và hoạt động đối lập nằm trong các nguyên tắc căn bản của nền tảng tự do và dân chủ, chiếu theo điều 21, đoạn 2 của Hiến Pháp, bên cạnh các nguyên tắc về trách nhiệm của Chính Phủ, nguyên tắc đa nguyên và nguyên tắc liên quan đến việc các chính đảng đều có cơ hội như nhau" (BverfGE 2, 1; 5, 85).

Và sau đây là điều 21, đoạn 2 mà Viện Bảo Hiến đề cập:
- "Các chính đảng có chủ đích hoặc cách hành xử của các đảng viên thuộc hệ có ư phá hoại, loại trừ thể chế căn bản tự do, hoặc hăm dọa sự tồn vong của Cộng Ḥa Liên Bang Đức, là những chính đảng bất hợp hiến...".

Dĩ nhiên "các chính đảng bất hợp hiến" mà các nhà soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBD nhắm trước tiên chắc chắn là những tổ chức phía bên kia (Đông Đức), bởi lẽ Hiến Pháp đang được viết lúc đất nước c̣n bị chia đôi.

Nhưng tư tưởng của các vị không chỉ hạn hẹp vào những tổ chức "phía bên kia" thôi, khi các vị viết lên nguyên tắc trên.

Mục đích của Hiến Pháp mà qúy vị đang viết là để bảo đảm nền dân chủ cho dân tộc, sau những đại hoạ chết chóc và đổ nát của thế chiến thứ II mà Hitler đă tạo nên cho đất nước với đường lối độc tài, độc đảng, coi con người như súc vật của ông ta.

Các vị muốn bảo đảm cho nền dân chủ tự do mà dân tộc Đức mong thấy được thực hiện và tồn tại.

Do đó Hiến Pháp phải là "hàng rào bảo đảm chống lạm quyền" (Garantismus) bất cứ từ đâu đến, từ "phía bên kia", hay phía "bồ nhà" cũng vậy, phía "đa số đương quyền" hay phía "chính đảng đối lập" cũng vậy.

"... Quốc Gia Dân Chủ, Liên Bang và Xă Hội" (Điều 20, đoạn 1, Hiến Pháp 1949 CHLBD) sẽ coi là "bất hợp hiến", có nghĩa là đặt ra ngoài ṿng pháp luật bất cứ thành phần phe phái nào, "phía bên kia" (Cộng Sản Đông Đức) hay "phía bồ nhà" (các chính đảng trong lănh thổ Tây Đức lúc đó), các chính đảng đương quyền (Chính Phủ) hay các chính đảng đối lập cũng vậy.

Không ai có thể vi phạm thể chế "Dân Chủ, Liên Bang và Xă Hội" của Quốc Gia!
Điều đó cho thấy các chính đảng đối lập được bảo vệ chống lại mọi cách hành xử quyền lực Quốc Gia thiên vị, phe phái, áp bức tùy hỷ của giới đương quyền.

Nguyên tắc bảo đảm cho quyền tự do thành lập chính đảng và hoạt động đối lập trong thể chế dân chủ của "... Quốc Gia Dân Chủ, Liên Bang và Xă Hội" phát xuất từ đó.

C̣n nữa, đi sâu hơn vào việc áp dụng nguyên tắc dân chủ, b́nh đẳng trong các hoạt động Quốc Gia, chúng ta càng thấy rơ hơn việc bảo đảm cho các chính đảng đối lập phát xuất từ nguyên tắc dân chủ:

- "Hạ Viện Liên Bang (Bundestag) biểu quyết với đa số phiếu đồng thuận, trừ các trường hợp Hiến Pháp nầy quyết định cách khác. Đối với những cuộc bầu cử nội bộ Hạ Viện, điều lệ nội bộ có thể dự liệu các trường hợp ngoại lệ" (Điều 42, đoạn 2, id.).
- "Đa số thành viên Hạ Viện Liên Bang (Bundestag) và Thượng Viện Liên Bang (Bundesrat), theo tinh thần của Hiến Pháp nầy là đa số của tổng số các thành viên được luật pháp quy định" (Điều 121, id.).

Với nguyên tắc dân chủ "thiểu số phục tùng đa số" vừa được nêu lên trong hai điều 42, đọan 2 và điều 121 của Hiến Pháp 1949 CHLBD, mặc nhiên Hiến Pháp cũng thừa nhận cho các chính đảng thiểu số đối lập, không thuộc thành phần đa số đương quyền trong Chính Phủ và Quốc Hội, cũng có cơ hội và điều kiện tự do ảnh hưởng đến việc tạo ảnh hưởng của đa số: có tiếng nói để phát biểu ư kiến và đặt điều kiện với thành phần đa số trong Quốc Hội và trong Chính Quyền, cũng như cho dân chúng thấy đâu là quan niệm đúng đắn, chương tŕnh khả thi và hiệu năng, không thiên vị, phe phái đảng trị, không phung phí tài nguyên Quốc Gia mà vẫn đạt được lợi ích cho mỗi người và cho cuộc sống Cộng Đồng Quốc Gia.

Điều vừa kể, các chính đảng đối lập có cơ hội và điều kiện nói lên ư kiến của ḿnh và đặt điều kiện với giới đương quyền, được điều 21 Hiến Pháp đứng ra bảo đảm:
- "Các chính đảng cộng tác vào việc tạo nên đường hướng chính trị của dân chúng" (Điều 21, đoạn 1, id.).

Ư nghĩa vừa kể của điều khoản Hiến Pháp cho thấy đường lối chính trị lănh đạo Quốc Gia không phải chỉ là đường lối độc tôn như giáo điều của
- "Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng lănh đạo Nhà Nước và Xă Hội" (Điều 4, Hiến Pháp CHXHCNVN), mà kết quả của lập trường các chính đảng đa số đương quyền, cùng với ư kiến và điều kiện của các chính đảng đối lập, có khả năng "ảnh hưởng, đặt điều kiện, điều hoà, cắt tỉa, hảm thắng bớt" chính hướng của đa số, với mục đích sao hành động có lợi cho đất nước.

Như vậy, thể chế dân chủ tự do bảo đảm cho các chính đảng đối lập có khả năng "ảnh hưởng, đặt điều kiện, điều ḥa, cắt tỉa, hảm thắng bớt" chính hướng của đa số, mặc nhiên nói lên tính cách chính danh (légittime) các quyết định của đa số đương quyền và hành động của Chính quyền là hành động theo thể thức dân chủ.

Bởi lẽ các quyết định và hành động của Chính Quyền đều được "lọc qua" chính kiến của các chính đảng đối lập (Gherig, Parlament - Regierung - Opposition: Dualismus als Voraussetzung fuer eine parlamentarissche Kontrolle der Regierung, Muenchen 1969, 189s).

2 + 3: Các chính đảng thiểu số đối lập là tiếng nói bảo chứng của phương thức dân chủ đối với hành động có trách nhiệm của Chính Quyền và là yếu tố quyết định cho tổ chức hành quyền luân phiên trong tương lai.

Sự hiện diện của các chính đảng đối lập trong thể chế dân chủ là tiếng nói bảo chứng luôn luôn gióng lên bên tai giới đương quyền rằng quyền hành của họ là quyền hành có giới hạn trong lằn mức hiến định và pháp định, và trong khoảng thời gian cố định được Hiến Pháp tiền liệu.

Chính Quyền không được "tác oai, tác quái" hành xử quyền lực đất nước tùy hỷ và "kéo dài thời gian tác quyền vô hạn định", coi đồng bào như là thần dân phải phục dịch cho và đất nước như tư hữu của ông bà họ để lại, như những ai tự cho ḿnh là "... đội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân,... đại biểu trung thành quyền lợi giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc", tự cho ḿnh có quyền "... theo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo Nhà Nước và Xă Hội" để áp lên đầu lên cổ dân Việt Nam.

Trong thể chế dân chủ tự do, tất cả những đặc tính và tước hiệu ngoạn mục vừa kể, "đội ngũ tiền phong,... đại biểu trung thành quyền lợi giai cấp công nhân,... lực lượng lănh đạo nhà nước và xă hội", phải do "công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc" phong cho bằng cách đứng ra "biểu quyết với đa số phiếu đồng thuận" trong các cuộc "phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, tự do, b́nh đẳng và kín" (Điều 28, đoạn 1, Hiến Pháp 1949 CHLBD).

Nếu không, những tước hiệu và chức vụ ngoạn mục vừa kể chỉ là những đặc tính và tước hiệu, chức vụ vô giá trị của những kẻ tiếm quyền, chuyên chế, tự tôn (autocrate) và tự phong cho, dẫu cho đất nước có được gọi là "Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Nhân Dân" cũng vậy.

Ngoài ra, các tước hiệu và chức vụ phải được Hiến Pháp xác định không những bằng cách hành xử theo luật pháp, mà c̣n trong thời gian giới hạn, nếu không "công nhân..., nhân dân lao động và cả dân tộc..." có thể lầm tưởng rằng "Đảng và...đội ngũ tiên phong..., đại biểu trung thành..., lực lượng lănh đạo nhà nước và xă hội" là bè đảng của nhóm "Độc Tài Toàn Trị" (Dictatorialisme Totalitarisme) hay nhóm "Quân Chủ Độc Tôn" (Monarchie Absolue) mà các máy chém của của thời Cách Mạng Pháp 1789 chưa thanh toán hết.

Tước hiệu và thời gian của quyền lực Quốc Gia trong thể chế dân chủ tự do phải được dân chúng phong tước cho và được Hiến Pháp ghi nhận làm bảo chứng.

Đó là những ǵ Hiến Pháp 1949 CHLBD ghi lại:
- "Các dân biểu Hạ Viện Liên Bang được tuyển chọn qua các cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp, tự do, b́nh đẳng và kín" (Điều 38, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD),
- "Hạ Viện Liên Bang được tuyển chọn có thẩm quyền bốn năm. Chu kỳ quyền hạn của Hạ Viện chấm dứt đồng thời với phiên họp đầu tiên của Hạ Viện mới" (Điều 39, đoạn 1, id., tu chính 23.08.1976).
- "Tổng Thống Liên Bang được Hội Đồng Quốc Gia (Bundesversammlung) tuyển chọn, không cần tranh luận" (Điều 54, đoạn 1, id.).
- "Nhiệm kỳ của Tổng Thống kéo dài 5 năm. Việc tái cử liền sau nhiệm kỳ vừa chấm dứt chỉ được chấp nhận thêm một lần" (Điều 54, đoạn 2, id.).
- "Hạ Viện Liên Bang có thể bất tín nhiệm Thủ Tướng Liên Bang, nếu đa số dân biểu đồng thuận chọn vị Thủ Tướng kế vị (konstruktive Misstrauensvotum: bất tín nhiệm xây dựng), và yêu cầu Tổng Thống triệu hồi quyền hạn của Thủ Tướng" (Điều 67, đoạn 1, id.).
- "Nhiệm vụ của Thủ Tướng và các Bộ Trưởng Liên Bang chấm dứt, khi Hạ Viện Liên Bang mới bắt đầu nhóm họp. Nhiệm vụ của Bộ Trưởng Liên Bang (và của cả Nội Các) chấm dứt, mỗi khi Thủ Tướng hết quyền hạn" (Điều 69, đoạn 2, id.).

Qua những suy tư và trích dẫn trên, chúng ta thấy rằng trong thể chế dân chủ, quyền hành của giới đương nhiệm được Hiến Pháp giới hạn bằng thể thức được giao phó, lănh vực xác định và thời gian có giới hạn.

Đó là ư nghĩa và nhiệm vụ chính của các Hiến Pháp Tây Âu nói chung và CHLBD nói riêng.
Nhiệm vụ chính của Hiến Pháp không phải là để nêu lên phương thức tổ chức Quốc Gia nói chung và Chính Quyền nói riêng.

Hiến Pháp có mục đích khởi thủy và ưu tiên là bảo vệ con người và người công dân với địa vị và các quyền liên hệ, bằng cách đứng ra chỉ định thể thức tổ chức và giới hạn quyền hành của cơ chế Quốc Gia.

Nói cách khác Hiến Pháp nêu lên các phương thức tổ chức Quốc Gia, thiết định đường lối phải theo và các lằn mức hành xử quyền lực Quốc Gia không thể vượt qua là để bảo vệ và phát huy con người và người công dân.

Từ Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789 trở đi, nói đến Hiến Pháp là trước tiên người ta nói đến văn bản "giới hạn quyền hành của Chính Quyền để bảo đảm cho con người và người công dân", trước khi là những văn bản tŕnh bày đường lối tổ chức Quốc Gia và thể thức tổ chức Chính Quyền:

- "Hiến Pháp được người dân Tây Âu luôn luôn hiểu đồng nghĩa là một văn bản bảo chứng (Garantismo).
Ở Tây Âu người dân đ̣i buộc phải có Hiến Pháp, nếu muốn thiết lập Quốc Gia. Hiến Pháp đối với họ là một văn bản nền tảng, hay một loạt các nguyên tắc cơ bản thể hiện thể thức tổ chức Quốc Gia, nhằm giới hạn mọi cách hành xử quyền hành tự tung tự tác tùy hỷ và bảo đảm một Chính Quyền có giới hạn"
(Giovanni Sartori, Elementi di teoria politica, III ed., Il Mulino, Bologna 1995, 18).

Hiểu như vậy, chúng ta thấy rằng nguyên tắc thứ nhứt xác định quyền hành Quốc Gia không ai có thể vượt qua đă được Hiến Pháp 1949 CHLBD xác định:
- "Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc Gia Cộng Hoà, Dân Chủ, Liên Bang và Xă Hội" (Điều 20, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
"Con người và người công dân Đức" sống trong lằn mức đó, không một lực lượng nào, ngoại nhập từ "phía bên kia" hay nội tại "phía bồ nhà" có thể áp bức, khống chế, vi phạm nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm của ḿnh, bao giờ Hiến Pháp c̣n hiện hữu
- "Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là tôn trọng và bảo đảm nhân phẩm đó. Các quyền căn bản sẽ được kể sau đây là những quyền có giá trị bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, như là quyền bắt buộc trực tiếp" (Điều 1, đọan 1 và 3, id.)

Thể chế dân chủ tự do như vừa kể c̣n được tăng cường bảo vệ bởi tính cách hợp hiến của quyền tự do lập đảng và hoạt động đối lập với Chính Quyền đương nhiệm:
- "Quyền thành lập và hoạt động đối lập nằm trong nguyên tắc căn bản của thể chế dân chủ tự do" (BverfGe 2, 1; 5, 85).
- "Chỉ nội việc thành phần các chính đảng đối lập hiện hữu và hoạt động hữu hiệu, phe đối lập là tiếng chuông cảnh tỉnh gióng bên tai giới cầm quyền đương nhiệm rằng thời gian tồn tại của Chính Quyền tại chức được tính từng ngày một. Trong tương lai sẽ có đường lối lănh đạo Quốc Gia hiệu năng hơn và hấp dẫn hơn" (Schneider-Zeh, Parlamentsrecht und Parlamentspraxis in der Bundesrepublik Deutschland, Berlin-New York 1989, 1063-1064).

Hiểu như vậy sự hiện hữu của các chính đảng đối lập là viễn ảnh cho một nền "Dân Chủ Luân Phiên" (Alternanzdemokratie). Đó là một h́nh thức bảo vệ Dân Chủ và làm cho "Dân Chủ cầu tiến", "Dân Chủ hiệu năng", "Dân Chủ hoàn hảo hóa", thay v́ "Dân Chủ độc tài, phe nhóm, thiên vị" hay "Dân Chủ ngủ gà ngủ gật".

B- Cột trụ thứ hai của Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, dựa vào đó nguyên tắc đa đảng và các chính đảng đối lập được bảo đảm, đó là nguyên tắc "Quốc Gia Pháp Trị " .

Sau đây là những điều khoản được Hiến Pháp tuyên bố về nguyên tắc "Quốc Gia Pháp Trị":
- "Mọi quyền lực Quốc Gia đều phát xuất từ dân chúng. Dân chúng hành xử các quyền ḿnh trong các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ư và qua các cơ quan chuyên biệt của ngành Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp" (Điều 20, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
- "Quyền Lập Pháp bị giới hạn bởi các điều khoản của Hiến Pháp, quyền Hành Pháp và Tư Pháp, bởi luật pháp và các quyền (của con người và người công dân)" (Điều 20, đoạn 3, id.).
- "Thể chế hiến định các Tiểu Bang (Laender) phải phù hợp với các nguyên tắc Quốc Gia Pháp Trị Cộng Hoà, Dân Chủ và Xă Hội, theo tinh thần của Hiến Pháp nầy. Ở các Tiểu Bang, Vùng (Kreise) và Xă Ấp (Gemeinde) dân chúng phải có được thành phần đại diện do các cuộc bầu cử phổ quát, trực tiếp, tự do, b́nh đẳng và kín" (Điều 28, đoạn 1, id.).

Tinh thần "Quốc Gia Pháp Trị" trong Tổng Thống Chế được áp dụng hơi khác, so với Đại Nghị Chế hay "Quốc Hội Chế " (Parlamentarism).

Trong Tổng Thống Chế, quyền hạn của mỗi cơ quan quyền lực Quốc Gia được phân định rơ rệt (Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp), theo nguyên tắc phân quyền "Kiểm soát và Cân bằng" (Checks anh Balances) của Tổng Thống Chế Hoa Kỳ.

Trong Đại Nghị Chế, thể chế của hầu hết các Quốc Gia Âu Châu, kể cả các Quốc Gia c̣n theo thể chế Quân Chủ (Quân Chủ Lập Hiến), Chính Quyền và thành phần đa số trong Quốc Hội mang một ư nghĩa khác hơn.

Vị Thủ Tướng Chính Phủ do thành phần đa số trong Quốc Hội (đa số tuyệt đối, 50%+1 phiếu) đề cử và Tổng Thống bổ nhiệm (Điều 63, đoạn 2, id.).

Thủ Tướng Chính Phủ và thành phần Nội Các (các Bộ Trưởng) tuyên thệ trước Quốc Hội để được Quốc Hội biểu quyết tín nhiệm, trước khi hành xử quyền lực Quốc Gia (Điều 64, đoạn 2, id.).

Hạ Viện Liên Bang có thể bất tín nhiệm Chính Phủ, nếu đa số dân biểu đồng thuận chọn một Thủ Tướng khác thay thế (Điều 67, đoạn 1, id.).

Và dĩ nhiên các dự án luật thường do Chính Phủ đề xướng, đưa qua Quốc Hội sẽ được đa số nghị sĩ "bồ nhà" của các chính đảng đa số thành viên trong Quốc Hội chấp thuận, trở thành luật.

Điều đó cho thấy trong Đại Nghị Chế, giữa Chính Phủ và thành phần đa số trong Hạ Viện luôn luôn có sự "cấu kết, đồng thanh cộng hưởng" trong đường lối lănh đạo, cũng như trong các hoạt động Quốc Gia.

Nói cách khác, nguyên tắc phân quyền giữa Chính Phủ và thành phần đa số trong Hạ Viện không được áp dụng triệt để trong Đại Nghị Chế.

Trong Đại Nghị Chế, Lập Pháp và Hành Pháp có khuynh hướng sát nhập nhau thành một khối, cộng tác hơn là phân chia quyền lực.

Điều đó có thể là có nguy cơ Quốc Hội (nhứt là Hạ Viện) và Hành Pháp toa rập nhau để khuynh đảo thể chế tự do dân chủ của Quốc Gia.

Bởi đó trong Đại Nghị Chế, cần có những thể thức khác để giới hạn quyền hành, toa rập tự tung tự tác bất chính, cần có những chủ thể khác để giao phó quyền kiểm soát và cân bằng "Checks anh Balances" của Tổng Thống Chế, kiểm soát và đối kháng lại khối Hành Pháp và khối đa số trong Hạ Viện toa rập bất chính.

Đó là sự kiểm soát và đối kháng lại của các chính đảng đối lập, ngay cả trong ḷng Hạ Viện, để bù trừ lại cho những ǵ thua thiệt của việc kiểm soát và cân bằng của Tổng Thống Chế. Các chính đảng đối lập hành xử quyền hiến định của ḿnh không những bằng cách chỉ trích, kiểm soát, mà c̣n thắng bớt, cân bằng, điều chỉnh chính hướng lănh đạo Quốc Gia, sao cho đường lối và hoạt động của Chính Quyền "thích hợp và hiệu năng" đối với lư tưởng và lợi ích của xứ sở.

Ngay chính việc các chính đảng đối lập đồng thuận hay phản đối, cắt giảm ngân sách công qũy hàng năm cũng là tiếng nói cảnh tỉnh cho "thích hợp và hiệu năng" đối với đường lối, cách tổ chức và hoạt động của Chính Phủ. Đó là chưa nói đến những ư kiến đồng thuận, sửa đổi hay phản đối trên những lănh vực khác, đối nội cũng như đối ngoại.

Với khả năng dung hoà, hạn chế hay đồng thuận khuyến khích thể thức điều hành quyền lực Quốc Gia, bằng các hoạt động của ḿnh, các chính đảng đối lập cộng tác tăng cường thêm "hiệu năng" cho nguyên tắc Dân Chủ và Quốc Gia Pháp Trị, để bảo toàn và nới rộng thêm khuôn thước cho tự do cá nhân (Gherig, Gewalenteilung zwissen Regierung und parlamentarische Opposition, in DVBL, 1971, 633s).

Khả năng dung hoà, kiểm soát, cắt xén hạn chế chính hướng và phương thức hành xử quyền lực Quốc Gia vừa kể của các chính đảng đối lập, được Hiến Pháp nêu lên ở điều 93:
- "Viện Bảo Hiến Liên Bang (Bundesverfassungsgericht) sẽ quyết định trong trường hợp bất đồng ư kiến hay nghi vấn về các vấn đề thích hợp hay không giữa luật pháp Liên Bang hay luật pháp của Tiểu bang với Hiến Pháp hiện tại, hoặc giữa luật pháp của Tiểu Bang với các đạo luật của Liên Bang, nếu được Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ Hạ Viện Liên Bang yêu cầu" (Điều 93, Hiến Pháp 1949 CHLBD).

Đoạn văn "... Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ của Hạ Viện Liên Bang yêu cầu" cho thấy Hiến Pháp nâng cao "khả năng đối lập" của các chính đảng lên "lằn mức khả thi" thiệt thực.

Trong một Quốc Gia Liên Bang như Đức Quốc hay Hoa Kỳ, các chính đảng đa số đang chiếm đa số ghế trong Hạ Viện và đang lănh đạo Quốc Gia trong Chính Phủ.

Nhưng các chính đảng đối lập có thể đang lănh đạo Chính Phủ ở một hay nhiều Tiểu Bang nào đó, cũng như đang chiếm 1/3 số ghế hay hơn nữa trong Hạ Viện Liên Bang. Đó là điều hiển nhiên dễ xảy ra. Hay là t́nh trạng tự nhiên ở một Quốc Gia dân chủ tự do.

Trên thế giới, khó có Quốc Gia nào mà trong cuộc bỏ phiếu dân chúng đồng thuận đến 99% ủng hộ các quyết định của "Đảng và Nhà Nước ḿnh", như ở nước CHXHCNVN, theo Xă Hội Chủ Nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chỉ con số tỷ lệ 99% cũng nói lên tŕnh độ dân chủ của chế độ lănh đạo Xă Hội Chủ Nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là con số càng nêu lên, càng làm tṛ cười cho thiên hạ!

Trở lại Hiến Pháp 1949 CHLBD, các chính đảng đối lập có thừa khả năng để chiếm được Chính Phủ ở một hay nhiều Tiểu Bang, hoặc đang chiếm 1/3 hay hơn nữa số ghế ở Hạ Viện Liên Bang. Và Hiến Pháp xác định là mỗi khi chỉ cần có một Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 số dân biểu Hạ Viện Liên bang yêu cầu là Viện Bảo Hiến sẽ duyệt xét lại tính cách hợp hiến hay vi hiến các đạo luật đă được thành phần đa số Chính Phủ đương quyền soạn ra và được đa số Hạ Viện chuẩn y.

Quyết định như vậy là Hiến Pháp trao cho các chính đảng đối lập khả năng thực hữu kiểm soát tính cách hợp hiến hay vi hiến việc làm của Chính Quyền và Hạ Viện.

Sau khi nhận được lời yêu cầu của các chính đảng đối lập, chỉ cần một Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 dân biểu Hạ Viện, là Viện Bảo Hiến, một cơ quan trung ḥa và độc lập, sẽ phán quyết.

"Đảng và Nhà Nước ḿnh" cũng như thành phần đa số Hạ Nghị Sĩ được đắc cử với 99% số phiếu sẽ khó ḷng mà "cậy quyền, ỷ thế ", dựa vào số đông, "cả vú lấp miệng em" để lừa lọc và coi luật pháp như rơm rác.

"Quốc Gia Pháp Trị" là vậy!

Nói cách khác, các chính đảng đối lập trong Hiến Pháp 1949 CHLBD có thực quyền đối lập, để "thừa hành" "quyền và bổn phận" đối lập của ḿnh được Hiến Pháp giao phó, bênh vực quyền lợi của xứ sở, bênh vực dân chủ tự do và bênh vực phẩm giá và các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người.

Các chính đảng đối lập trong Hiến Pháp 1949 CHLBD không phải chỉ là "nghị gù, nghị gật", làm "nô bộc, vâng dạ" cho
- "Đảng Cộng Sản là bậc thầy không thể sai lầm về phương diện ư thức hệ; về phương diện áp dụng thực hành, Đảng là sự Chính Xác Tuyệt Đỉnh; về phương diện trí thức, Đảng là Thần Thánh" (R.G., Lenin’s Legacy: The Story of CPSU, in The Breznev Party, Standford Univ., Standford, California 1978, p. 255).

Các chính đảng đối lập được Hiến Pháp 1949 CHLBD mặc nhiên giao cho nhiệm vụ "điều chỉnh, thắng bớt, cắt tỉa, phản đối và loại trừ" đường lối và hoạt động quá lố, sai lầm, không hiệu năng của đa số đương quyền trong Chính Phủ và Hạ Viện.

Điều đó nằm trong tinh thần khôn ngoan của câu nói ngàn đời của người La Tinh:
- "Sai lầm là bản tính của con người!" (Errare humanum est!), khác với thái độ kiêu ngạo và đầu óc tối tăm được thể hiện qua câu nói trên của Leonid Breznev, chúng tôi vừa trích dẫn ở trên.

Khả năng thực hữu của các chính đảng đối lập luôn giữ cho giới cầm quyền thi hành quyền lực quốc Gia trong khuôn khổ hiến định và luật định, "Quốc Gia Pháp Trị" để bảo đảm cho dân chủ tự do và con người có cuộc sống "người cho ra người".

C- Thể chế Liên Bang mặc nhiên công nhận và bảo vệ phương thức đa đảng và chính đảng đối lập.

Ở trên chúng ta vừa đề cập thể thức cấu tạo Quốc Gia theo cơ chế Liên Bang tạo ra cơ hội cho các chính đảng đối lập có thể lănh đạo Chính Phủ ở một hay nhiều Tiểu Bang, mặc cho Chính Quyền cũng như Hạ Viện Liên Bang do thành phần đa số lănh đạo.

Lănh đạo Chính Quyền, điều khiển và quản trị một hay nhiều Tiểu Bang, các chính đảng đối lập có cơ hội cho dân chúng thấy, không những ở một hay nhiều Tiểu Bang nơi họ đương nhiệm, mà cả dân chúng toàn quốc, thấy được đường lối đúng đắn, tài năng và phương thức lănh đạo hiệu năng, ích lợi cho địa phương nói riêng và cho xứ sở nói chung.

Đó là món tiền cọc đặt trước cho kỳ tuyển cử tới, để chính đảng hay các chính đảng đối lập hiện tại sẽ là giới lănh đạo Chính Quyền và Hạ Viện Liên Bang ở trung ương (Friedrich F., Landparlament in der Bundesrepublik, Berlin 1975, 215).

Không những vậy, nh́n vào cấu trúc Thượng Viện Liên Bang, chúng ta cũng thấy được Hiến Pháp 1949 CHLBD tiền liệu cho quyền đối lập của các chính đảng được tăng cường, chống lại tập đoàn, phe phái và đảng trị của phe đa số:
- "Thượng Viện Liên Bang (Bundesrat) được cấu tạo bằng các thành viên của các Chính Phủ các Tiểu Bang. Các thành viên đó được các Chính Phủ liên hệ tuyển chọn và thu hồi. Các Chính Phủ các Tiểu Bang có thể đặc phái những thành viên khác đại diện cho ḿnh" (Điều 51, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

Qua ư nghĩa của điều 51, đoạn 1 vừa trích dẫn, trường hợp các chính đảng đối lập chiếm được đa số đáng kể Chính Quyền các Tiểu Bang, các thành viên mà họ gởi đến Thượng Viện sẽ chiếm đa số ở Thượng Viện Liên Bang.

Và ở đó, với tư cách là thành viên Quốc Hội (Thượng Viện là một Viện Quốc Hội), họ có quyền "sửa đổi, cắt xén, giảm bớt, chuẩn y hay bác bỏ" những dự án luật hoặc sắc lệnh được Chính Phủ Liên Bang đưa ra và Hạ Viện Liên Bang chuẩn y đồng thuận.

- "Qua Thượng Viện Liên Bang, các Tiểu Bang cộng tác trong việc lập pháp, quản trị và những vấn đề liên quan đến Cộng Đồng Âu Châu" (Điều 50, id., Tu chính án cho Thỏa Ước Maastricht 21.12.92).
- "Các dự án luật được Chính Quyền Liên Bang, các thành viên Hạ Viện tŕnh lên Hạ Viện và Thượng Viện Liên Bang" (Điều 76, đoạn 1, id.).
- "Luật pháp Liên Bang được Hạ Viện Liên Bang chuẩn y. Và sau khi được Hạ Viện Liên Bang chấp thuận, các điều khoản luật đó phải được Chủ Tịch Hạ Viện Liên Bang lập tức chuyển đến Thượng Viện" (Điều 77, id.).

Và như chúng ta đă đề cập, các thành viên của Thượng Viện là người của Chính Quyền các Tiểu Bang phái đến (điều 51, đoạn 1, id.), bởi đó khi một dự án luật được chuyển đến Thượng Viện, các thành viên của Thượng Viện sẽ tiếp tục chuyển về Chính Quyền các Tiểu Bang ḿnh để hỏi ư kiến.

Nếu Chính Quyền các Tiểu Bang đa số tỏ ư bất đồng, Thượng Viện không có cách ǵ tự ḿnh "chuẩn y" dự án luật đang bàn, nhứt là những dự án luật áp đặt, bất lợi cho quyền lợi các Tiểu Bang, cho Chính Quyền cũng như cho dân chúng sở tại.

Thượng Viện Liên Bang là Viện Quốc Hội, gồm các thành viên là thành viên của các Chính Quyền địa phương.

Tiếng nói của Thượng Viện Liên Bang là tiếng nói của Chính Quyền và dân chúng địa phương, có thể là tiếng nói của các đảng phái đối lập, nhằm "cắt tỉa, hăm thắng" tư tưởng và cách hành xử quá lố, tùy hỷ của Chính Quyền và hạ Viện Liên Bang có thể cấu kết nhau.

Tiếng nói của Thượng Viện, của các Tiểu Bang hay của Cộng Đồng Địa Phương, của các chính đảng đối lập, không phải chỉ là tiếng nói liên quan đến các vấn đề địa phương, mà cũng có thể là tiếng nói địa phương liên quan đến nhu cầu và ước vọng, lư tưởng của cả đất nước.

Do đó, không có cách ǵ Hiến Pháp 1949 CHLBD cho phép Hạ Viện và Chính Phủ Liên Bang soạn thảo, "chuẩn y bay bác bỏ", và hành xử luật pháp mà không đếm xỉa ǵ đến tiếng nói của Thượng Viện, của Chính Phủ và dân chúng ở các Tiểu Bang (Gherig, Parlament-Regierung-Opposition: Dualismus als Voraussetzung fuer eine parlamentarissche Kontrolle der Regierung, Muenchen 1969, 189s).

Những ǵ vừa nói trong Hiến Pháp 1949 CHLBD cho thấy các chính đảng đối lập, thi hành "quyền và nhiệm vụ đối lập" hiến định của ḿnh, không phải là cách hành xử "phản động, chống Đảng và Nhà Nước, là thế lực của phe thù địch" cho bằng là dụng cụ thiết yếu để bảo vệ "Dân Chủ, Liên Bang và Xă Hội". Có chăng thả lỏng cho "Đảng và Nhà Nước" độc đảng, lộng hành tùy hỷ, "Đảng và Nhà Nước ḿnh" mới là "bọn phản động, chống Dân Chủ, Liên Bang và Xă Hội", coi Hiến Pháp như giấy lộn vô giá trị.

D- Nguyên tắc cột trụ thứ tư của Hiến Pháp 1949 CHLBD, bảo vệ nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm của con người , mặc nhiên bảo vệ quyền đối lập các chính đảng.

Điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp 1949 CHLBD đề cập đến "phẩm giá bất khả xâm phạm của con người và các quyền liên hệ" cũng như quy trách cho tổ chức Quốc Gia trực tiếp chịu trách nhiệm bảo đảm để các quyền vừa kể không những khỏi bị xúc phạm mà c̣n được phát triển hoàn hảo:
- "Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. Mọi quyền lực Quốc Gia có bổn phận kính trọng và bảo đảm cho phẩm giá đó... "Các quyền căn bản sẽ được kể sau đây là những quyền có hiệu lực bắt buộc đối với Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, là những quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp" (Điều 1, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

Trong các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng vừa kể, quyền tự do báo chí (điều 5, đoạn 1), tự do giáo dục (điều 5, đoạn 3), tự do hội họp (điều 9), tự do bảo mật thư tín, bưu điện và viễn thông (điều 10)..., là những quyền không ai được vi phạm, lạm dụng để chống lại thể chế căn bản dân chủ tự do (điều 18).

Qua các điều khoản vừa được liệt kê, chúng ta thấy rằng trong các quyền tự do "tương giao xă hội", quyền thành lập chính đảng và hoạt động đối lập thuộc khối "nhân cội bất khả xâm phạm và bất khả nhượng", một trong những nền tảng then chốt của Hiến Pháp 1949 CHLBD:
- "Không thể chấp nhận bất cứ một sự sửa đổi nào liên hệ đến Hiến Pháp nầy, có liên quan đến các đề mục tương quan giữa Liên Bang và các Tiểu Bang, đến việc tham dự các Tiểu Bang vào việc ban hành luật pháp hoặc đến các nguyên tắc đă được tuyên bố ở điều 1 và điều 20" (Điều 79, đoạn 3, id.).

Và như chúng ta biết, điều 1 liên quan đến "nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm của con người" và điều 20 định nghĩa thể chế "Quốc Gia Liên Bang, Dân Chủ và Xă Hội".

Như vậy quyền thành lập chính đảng và hoạt động đối lập nằm trong khối nhân cội các quyền "bất khả xâm phạm và bất khả nhượng" trên.

Kế đến Hiến Pháp cũng cảnh cáo những vi phạm các quyền trên, quyền thành lập chính đảng và hoạt động đối lập, nằm trong tinh thần "mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật", người công dân, cá nhân hay nhóm công dân trong chính đảng, thuộc giới đương quyền hay thành phần chính đảng đối lập cũng vậy:
- "Không ai có thể bị thiệt hại hay được ưu đăi do phái tính, chủng tộc, gia đ́nh, ngôn ngữ, quốc tịch, nguồn gốc xuất xứ, tín ngưỡng, ư kiến tôn giáo hay chính trị" (Điều 3, đoạn 3, id.).

Tuyên bố "dưới h́nh thức tiêu cực", Hiến Pháp 1949 CHLBD liệt kê nguyên tắc và các quyền "bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người""thể chế Cộng Hoà, Liên Bang, Dân Chủ và Xă Hội", là những lằn mức không thể vượt qua, đồng thời cảnh tỉnh những hành vi ám muội bằng cách coi là "bất hợp hiến", cá nhân hay đoàn thể có mưu đồ đen tối vi phạm các lằn mức trên (điều 21, đoạn 2, id.), hoặc chính tổ chức Quốc Gia phải đứng ra bảo vệ cho người dân không bị ai xâm phạm nhân phẩm của họ và các quyền vừa kể (điều 1, đoạn 3).

Nh́n dưới khía cạnh tích cực, các tự do mà chúng ta đang bàn, tự do thành lập chính đảng và tự do hoạt động đối lập, cũng như khi có các điều kiện thuận lợi đứng ra lănh đạo Quốc Gia, Hiến Pháp khuyến khích người dân hăy xử dụng tự do được Hiến Pháp bảo vệ, để kiến tạo cho ḿnh và cho đồng bào ḿnh một xă hội xứng đáng với "nhân phẩm con người", mà Hiến Pháp long trọng tuyên bố "bất khả xâm phạm" ngay ở điều khoản đầu tiên (điều 1, đoạn 1, id.).

Nói cách khác, người dân Đức, thành phần đa số đương quyền hay thành viên các chính đảng đối lập, hăy xử dụng quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do hội họp để bảo vệ và phát triển thể chế "Cộng Hoà, Liên Bang, Dân Chủ và Xă Hội", trong đó "Phẩm giá con người bất khả xâm phạm": - "Các chính đảng cộng tác vào việc thành h́nh ư hướng chính trị của toàn dân..." (Điều 21, đoạn 1, id.).

Hiến Pháp 1949 CHLBD không dành một đề mục nào rơ rệt bảo vệ thể chế đa đảng và chính đảng đối lập, nhưng lần ṃ theo các nguyên tắc nền tảng cột trụ của Hiến Pháp, chúng ta khám phá được những điều khoản Luật Hiến Pháp "mặc nhiên" bảo chứng cho các chính đảng đối lập được hiện hữu và có khả năng thực hữu để hoạt động, đáp ứng lại nhu cầu và ước vọng của dân chúng.

Nguồn: http://www.lenduong.net









Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng ḥa




            Lập pháp

                Trụ  Sở  Quốc   Hội                                                                                       

Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện th́ chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 th́ mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.[4]

Trong 159 ghế Hạ viện th́ có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm.[5]

Quốc hội có những quyền hạn sau:

  • Biểu quyết các đạo luật
  • Phê chuẩn các hiệp ướchiệp định quốc tế
  • Quyết định việc tuyên chiến và nghị ḥa, quyết định tuyên bố t́nh trạng chiến tranh
  • Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia
  • Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội
  • Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lư do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.

Ở tỉnh có Hội đồng Lập pháp cấp tỉnh, thành viên gọi là dân biểu.

Hành Pháp

Tập tin:Phu Tong Thong.jpg
Dinh Độc Lập, Phủ Tổng Thống

Tổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:

  • Ban hành các đạo luật
  • Hoạch định chính sách quốc gia
  • Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ư, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)
  • Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởng
  • Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng
  • Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa
  • Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
  • Kư kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
  • Tuyên bố t́nh trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.

Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 th́ nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay v́ 1 lần.[6]

Phó Tổng thống

Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:

  • Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục
  • Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xă hội
  • Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.

Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chính phủ.

Chính quyền Trung ương

Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống.

Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ:

  1. Bộ Ngoại giao
  2. Bộ Quốc pḥng
  3. Bộ Nội vụ
  4. Bộ Thông tin
  5. Bộ Chiêu hồi
  6. Bộ Tài chánh
  7. Bộ Kinh tế
  8. Bộ Tư pháp
  9. Bộ Phát triển Nông thôn
  10. Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp
  11. Bộ Công chánh
  12. Bộ Giao thông và Bưu điện
  13. Bộ Giáo dục
  14. Bộ Y tế
  15. Bộ Xă hội
  16. Bộ Lao động
  17. Bộ Cựu chiến binh
  18. Bộ Phát triển Sắc tộc
  19. Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội

Ngoài ra c̣n có 3 Quốc vụ khanh:

  1. Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
  2. Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển
  3. Văn pḥng Quốc vụ khanh

Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).

Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.

Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để tŕnh bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.

Chính quyền địa phương

  • Đô thành Sài G̣n, thị xă: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng
  • Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng
  • Cấp quận (tương đương quận hay huyện ngày nay): đứng đầu là quận trưởng
  • Cấp xă: đứng đầu là xă trưởng

Tư pháp

Cơ quan Tư pháp Trung ương

Tối cao Pháp viện gồm 9 thẩm phán, do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm trên danh sách do Tối cao Pháp viện và Bộ Tư pháp lập ra. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau đây:

  • Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính
  • Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng ḥa.

Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.

Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện c̣n có Đặc biệt Pháp việnGiám sát viện.

Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.

Giám sát viện gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.

Giám sát viện có thẩm quyền:

  • Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế
  • Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện
  • Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi
  • Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.

Cơ quan Tư pháp địa phương

Ở địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại h́nh, toà Sơ thẩm, ṭa Ḥa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà Thiếu nhi, toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).

Cấp thấp nhất là Ṭa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn th́ có hệ thống Ṭa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Ṭa Thượng thẩm thời Đệ nhất Cộng ḥa có hai sở, một ở Sài G̣n, một ở Huế. Mỗi phiên ṭa này có ba thẩm án ngồi xử án.

Nguồn : http://vi.wikipedia.org





Luật Hồng Đức Và Vấn Đề Dân Chủ:
 Tinh Thần Và Thể Chế

Lê Việt Thường


NHẬP ĐỀ 

I.     SỰ H̀NH THÀNH CỦA NỀN DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG

II.   ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRÊN TƯ TƯỞNG CỦA THẾ KỶ ÁNH SÁNG

III. VƯƠNG ĐẠO HAY TINH THẦN DÂN CHỦ TRONG NHO GIÁO

IV.   LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ NỀN DÂN CHỦ VIỆT

V.     CÁC NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN DÂN CHỦ VIỆT

 

NHẬP ĐỀ

A) NHỮNG NGHỊCH LƯ CỦA VẤN ĐỀ VIỆT NAM:

Nếu nghiên cứu một cách thấu đáo vấn đề Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy những điểm NGHỊCH LƯ sau đây về mặt:

1) KINH TẾ XĂ HỘI:

Chỉ hơn một thập niên sau 1975,Việt Nam bị xếp vào hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới, trong khi trước 1975, mặc dầu có t́nh trạng chiến tranh, nhưng có lẽ nhờ có môt chút TỰ DO, nên miền Nam VN cũng đă đạt được mức phát triển "ngang ngửa" với các nước láng giềng sau này trở thành những "con Rồng Á Châu". Nay th́ t́nh trạng KINH TẾ của Việt Nam khá hơn trước, nhưng cũng c̣n lâu mới đạt được mức độ lư tưởng của tiềm năng dân tộc.

2) QUÂN SỰ CHÍNH TRỊ:

Giới lănh đạo CSVN ngày nay có thái độ khúm núm, sợ sệt, cầu cạnh, đối với giới cầm quyền Bắc Kinh để mong được giúp củng cố địa vị cá nhân, gia tăng quyền lực của đảng Cộng sản, đến độ họ không ngần ngại bán đất, dâng biển của Tổ Tiên để lạiTrong khi đó, Tiền Nhân ta , có lẽ nhờ được hun đúc trong bầu khí Văn Hóa Truyền Thống nên có được tinh thần "uy vũ bất năng khuất" như Trần B́nh Trọng, hay oai hùng như Lư Thường Kiệt với thành tích "Phá Tống B́nh Xiêm", hay thao lược như Trần Hưng Đạo đă đánh bại ba lần đạo quân Mông Cổ hùng mạnh nhất thế giới đương thời, hay lẫm liệt như Nguyễn Huệ nhất quyết đ̣i Trung Hoa phải trả lại hai tỉnh Lưỡng Quảng của Tổ Tiên Lạc Việt.vvv.

3) NGUỒN GỐC VĂN MINH:

Cách đây không lâu trở về trước, có lẽ do t́nh trạng phôi thai của Khoa Học, cũng như dụng ư của Thực dân Tàu rồi Thực dân Tây, người Việt bị mang tiếng là một dân tộc chỉ chuyên HỌC MƯỚN VIẾT NHỜ. Trong khi đó, các khám phá Khoa Học mới nhất cho thấy là Tổ Tiên chúng ta đă khai sinh ra nền văn hóa Nông Nghiệp ĐẦU TIÊN của Nhân loại và đă giúp SÁNG LẬP ra các nền VĂN MINH LỚN như Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà..

4) NHÂN QUYỀN DÂN CHỦ:

Một số ít các nhà quan sát cũng đă bắt đầu hé thấy các điểm MÂU THUẪN nêu trên.Nhưng c̣n những điều NGHỊCH LƯ sau đây trong lănh vực NHÂN QUYỀN DÂN CHỦ th́ rất ít người nhận biết, và nếu có biết đến th́ cũng có lẽ chưa có ai thấy đúng tầm mức quan trọng của vấn đề.

Thật vậy, trong khi chính quyền CSVN ngày nay bị các cơ quan Nhân quyền Quốc tế "lên lớp" trong các bản phúc tŕnh hàng năm của họ về mặt vi phạm Nhân quyền và đàn áp Chính trị và Tôn giáo, th́ có ai ngờ rằng vào khoảng hơn 500 năm trước đây, trong khi hầu hết toàn thể Nhân loại đang ở trong t́nh trạng dă man, mông muội th́ Tổ Tiên chúng ta đă thành tựu được bộ QUỐC TRIỀU H̀NH LUẬT c̣n được gọi là LUẬT HỒNG ĐỨC, mà sau khi được phân tích đối chiếu với các tiêu chuẩn NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ và các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, chúng ta sẽ ngạc nhiên một cách thú vị là không những các quy định nằm trong Luật Hồng Đức về mặt nhân bản và nhân đạo tiến bộ bỏ xa luật pháp của các nước Đông Á và Tây Phương ít ra là bốn thế kỷ, mà c̣n VƯỢT QUA ở một số điểm cả Hiến Chương Liên Hiệp Quốc lẫn Luật Pháp Tây Phương ngày nay.

B) NHÂN QUYỀN VÀ DÂN CHỦ:

Nghiên cứu Bộ Luật Hồng Đức về khía cạnh Nhân Quyền có lẽ cũng là dịp tốt để bàn về vấn đề Dân Chủ. Lư do là như chúng ta có thể nhận thấy trong thời cận đại, nền DÂN CHỦ Tây Phương đă thành h́nh SONG SONG với việc tranh đấu cho những QUYỀN căn bản của người DÂN và hai ư niệm NHÂN QUYỀN và DÂN CHỦ thường đi đôi như h́nh với bóng.

Vậy nên, nếu nền LUẬP PHÁP VN qua Bộ LUẬT HỒNG ĐỨC đă ĐI TRƯỚC Nhân Loại ít nhất 4 thế kỷ về mặt NHÂN QUYỀN th́ có lẽ một hiện tượng tương tự cũng đă xảy ra về khía cạnh DÂN CHỦ. Nhưng có lẽ phát xuất từ tinh thần VỌNG NGOẠI của đa số trong giới Trí Thức VN do ảnh hưởng nặng nề của thời kỳ Thực Dân Đô Hộ gần đây, các PHONG TRÀO TỰO DÂN CHỦ VIỆT NAM hôm nay để giải quyết các vấn đề thiết cận của ḿnh, của dân tộc ḿnh, có vẻ CHỈ trông chờ giải pháp đến từ BÊN NGOÀI, mà không đếm xỉa ǵ đến NỘI LỰC của ḿnh, của nền Văn Hóa TỔ TIÊN để lại.

Để bổ túc sự THIẾU SÓT rất trầm trọng nêu trên, chúng tôi sẽ đề cập đến TƯƠNG QUAN giữa LUẬT HỒNG ĐỨC và vấn đề DÂN CHỦ dưới hai khía cạnh TINH THẦN và THỂ CHẾ. Nhưng trước đó, chúng tôi xin được lướt qua sự H̀NH THÀNH của nền DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG.

I) SỰ H̀NH THÀNH CỦA NỀN DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG:

A) LỊCH SỬ:

Chúng ta thường nghe nói Lịch sử của nền Dân chủ Tây Phương bắt nguồn từ ba cuộc CÁCH MẠNG Anh Quốc (1642), Hoa Kỳ (1776) và Pháp quốc (1789).

B) NGUỒN GỐC:

Về nguồn gốc xa xưa của nền Dân Chủ Tây Phương, th́ người ta thường nghĩ đến ảnh hưởng của HY LẠP và LA MĂ. Nhưng ngay nền Cộng Ḥa LA MĂ cuối cùng cũng đă trở thành ĐỘC TÀI CHUYÊN CHẾ khi La Mă trở thành ĐẾ QUỐC.

Khi thời Trung Cổ chấm dứt với sự lớn mạnh của giai cấp Thương gia Trung lưu giàu có, th́ tại Âu Châu nẩy sinh một khuynh hướng muốn làm sống lại các Giá trị Dân Chủ kiểu Hy Lạp, La Mă trong thời PHỤC HƯNG (Renaissance) và sau đó trong thời CẢI CÁCH (Reformation).

C) THẾ KỶ ÁNH SÁNG:

Nhưng ảnh hưởng quyết liệt nhất đối với sự ra đời của nền Dân Chủ Tây Phương có lẽ bắt nguồn từ thế kỷ XVIII c̣n được gọi là THẾ KỶ ÁNH SÁNG (le Siècle des Lumières) với các Triết gia hay Chính trị gia sau đây:

1)LOCKE :

Locke quan niệm CHỦ QUYỀN không thuộc về Nhà Nước, mà về NGƯỜI DÂN. Và Quyền hành của NHÀ NƯỚC bị ràng buộc bởi luật "Tự nhiên" hay Dân luật. Nhiều ư tưởng của Locke về quyền Tự nhiên, quyền Tư hữu, về Trách nhiệm của Nhà Nước , về luật của Đa số được đưa vào Hiến Pháp của Hoa Kỳ.

2) VOLTAIRE:

Voltaire tố cáo tất cả những h́nh thức MÊ TÍN, ĐÀN ÁP, KỲ THỊ ở mọi lănh vực. Ông chủ trương ĐẠO ĐỨC phải được dựa trên các nguyên tắc TỰ DO TƯ TƯỞNG, TÔN TRỌNG THA NHÂN.

3) MONTESQUIEU:

Montesquieu được biết nhiều với chủ trương TAM QUYỀN PHÂN LẬP (Séparation des Pouvoirs): Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, nhằm bảo đảm TỰ DO và các QUYỀN của CÁ NHÂN.

4) ROUSSEAU:

Nổi tiếng về mặt CHÍNH TRỊ với tác phẩm "Khế Ước Xă hội"( le Contrat Social), Rousseau bênh vực cho TỰ DO CÁ NHÂN chống lại các loại ĐÀN ÁP đến từ Nhà Nước và Giáo Hội.

5) FRANKLIN:

Về mặt CHÍNH TRỊ, Franklin gây ảnh hưởng cũng như chịu ảnh hưởng của các triết gia, tư tưởng gia, lănh tụ cuộc Cách Mạng Pháp.

6) JEFFERSON:

Là nhân vật Hoa Kỳ sáng giá nhất của Thế kỷ Ánh Sáng, mà ba công việc quan trọng nhất trong sự nghiệp CHÍNH TRỊ của Jefferson là các vận động của ông về việc thiết lập một hệ thống GIÁO DỤC CÔNG LẬP, soạn thảo TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP của Hoa Kỳ và Đạo Luật về TỰ DO TÔN GIÁO tại Tiểu bang Virginia.(1)

Phần tŕnh bày trên đây phản ảnh lối nh́n thông thường của đa số những người bàn về vấn đề DÂN CHỦ ngày nay. Theo họ, NGUỒN GỐC Dân Chủ phát xuất từ TÂY PHƯƠNG, gần th́ từ thế kỷ XVIII, c̣n xa th́ từ HY LẠP, LA MĂ. Nhưng nếu nghiên cứu một cách thấu đáo, nghiêm chỉnh hơn th́ chúng ta có thể nhận thấy vấn đề không chỉ đơn giản như vậy !

Xem tiếp II


II)ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRÊN TƯ TƯỞNG CỦA THẾ KỶ ÁNH SÁNG

Thật vậy, G. LANSON, người sáng lập ra khoa Lịch Sử Văn Học PHÁP có nhận xét sau đây: "Giữa năm 1692-1723 trong giai cấp thượng lưu xă hội Pháp xuất khởi một ư thức xă hội và một tinh thần cải cách MÀ TRƯỚC KIA CHƯA CÓ NHƯ VẬY BAO GIỜ"

A) SỰ THAY ĐỔI TƯ DUY TRONG XĂ HỘI TÂY PHƯƠNG:

Theo Lanson, cuộc biến đổi đó gồm 6 điểm đặc biệt sau đây:

 1) Nhu yếu suy tư cách rơ ràng mạch lạc căn cứ trên sự kiện và kinh nghiệm chống với thiên kiến hay quyền lực. Chỉ t́m chân lư v́ chân lư.

2) Lấy lương tâm làm ṭa án tối cao độc lập ngoài giáo điều. Như thế mỗi người có thiện chí ở mọi nơi, không phân biệt ṇi giống hay tôn giáo, đều có những nguyên tắc luân lư cốt yếu như nhau và cá nhân có quyền xét đoán cái ǵ là tốt, cái ǵ là xấu cho ḿnh. Nói chung, cái tốt là những cái ǵ trung b́nh (không thái quá, không bất cập).

3) Tốt lành và khoái trá trở nên đồng cư, người ta không thể khử trừ mà chỉ nên hướng dẫn dục vọng, nhấn mạnh đến việc hưởng lạc thú ở đời. Những xét đoán đặt căn cứ ngoài thế giới đều biến mất.

4) Không nên theo Rousseau mà t́m cầu sự tốt nơi tuyền dă. Nhưng phải t́m trong nền văn minh và văn hóa.

5) Triết lư lạc thú được mở rộng cho tới triết lư hỗ tương: người ta phải cảm thức rằng có giúp cho người khác hạnh phúc th́ mới được hạnh phúc

6) Nhân Ái được thay cho Bác Ái

B) SỰ DU NHẬP NHO GIÁO VÀO XĂ HỘI TÂY PHƯƠNG:

Cả 6 điểm của triết lư nước Pháp ở thế kỷ XVIII vừa kể trên, theo Cố Triết Gia KIM ĐỊNH, đều giống một cách lạ lùng tinh thần của NHO GIÁO NGUYÊN THỦY.

Thời mà Lanson nhận là thời xẩy ra biến đổi, tức từ năm 1680-1715, lại chính là thời mà Nho Giáo Nguyên Thủy được giới thiệu thực sự với công chúng Pháp. Bản dịch Nho Giáo đầu tiên xuất hiện vào năm 1662 và nhiều bản dịch khác tiếp theo mấy chục năm sau.

Năm 1685, phái đoàn bác học Ḍng Tên do vua Louis XIV cử tới Trung Hoa, từ đấy luôn luôn có những thư dài và sách dịch hoặc xuất bản được gởi riêng cho các nhà bác học nổi tiếng nhất. Những tài liệu đó sẽ làm nền cho các sách xuất bản các năm sau để giới thiệu với Âu Châu về Khổng Tử, nhiều hơn khi nào hết.V. Pinot có nhắc đến ngót 200 sách và báo trong khoảng thời gian kể trên.(2)

Hậu quả là theo nhận xét của Gs H. CREEL, "Bên Âu và cách riêng bên Pháp, tất cả những phương pháp suy tư đă bị biến thiên trong hai thế kỷ XVII, XVIII. Và sau sự biến trạng đó th́ nền tư tưởng Tây Âu trở nên giống Viễn Đông trong nhiều khía cạnh. Sự biến dạng cũng như trở nên giống nhau không phải chỉ có hời hợt bên ngoài."(3)

C̣n theo Học giả V. PINOT, có ba điều làm cho giới trí thức Âu Châu thế kỷ XVI, XVII chú ư đến Trung Hoa:

1)TRUNG HOA ĐÔNG DÂN: Nếu mối bận tâm của các chính phủ ngày nay là nạn nhân măn, th́ trái lại, từ thế kỷ XVIII trở về trước, mối lo đầu tiên của chính quyền là làm sao cho dân được đông đúc. Đang lúc bên Tây Âu dân số cứ trụt lùi th́ bên Tàu dân đông vô kể. Điều đó đă làm cho người ta thán phục chính phủ Trung Hoa và thầm ước bắt chước.

2)VẮNG BÓNG HÀNH KHẤT: Điểm thứ hai làm cho các du khách phải ngạc nhiên là trong đám đông đúc đó, vắng bóng hành khất. Đang khi đó, số hành khất đă trở nên đông đảo và lang thang trên khắp ngả đường Âu Châu và trở nên mối bận tâm của mọi chính quyền lúc đó.

3)TRUNG HOA PHONG PHÚ SUNG TÚC: trong khi Âu Châu lại nghèo nàn.

Mỗi người giải thích khác nhau về sự kiện mà tất cả ai nấy đều đồng ư: Tàu là một dân sung sướng và phồn thịnh. Và đó là nhờ nền LUÂN LƯ và CHÍNH TRỊ TUYỆT HẢO CỦA HỌ.

Có người giải thích bằng ḷng cương trực của các quan đại thần không sợ liều mạng can gián vua. Người th́ cho là tại chính sách CỬ HIỀN DỮ NĂNG, tức hễ người nào có TÀI ĐỨC th́ có thể ra LÀM QUAN, không kể đến xuất xứ hay ḍng tộc.(4 

Và v́ bấy giờ Tây Phương chưa biết bí quyết làm đồ sứ, và đồ lụa c̣n thô sơ hơn của Trung Hoa rất nhiều, nên lắm người cho là TÀU GIỎI HƠN TÂY.

C) THÁI ĐỘ CỦA GIỚI ĐẠI TRÍ THỨC TÂY PHƯƠNG:

C̣n nếu bước sang phạm vi VĂN HÓA TRIẾT HỌC th́ người Tây Phương thời đó c̣n gặp nhiều lư do hơn để thán phục.

1) TRÍ THỨC ĐỨC:

Triết gia LEIBNITZ rất mừng rỡ khi vào năm 1887, vua Khang Hy cho phép các Thừa sai được tự do truyền bá Ky Tô giáo bên Tàu. Ông viết:

" Chúng ta cần họ gửi cho chúng ta những nhà Hiền triết và Chính trị gia để họ dạy lại ta phép Cai Trị và tất cả khoa Thần học Tự Nhiên mà họ đă đẩy đến một mức độ hoàn bị cao viễn dường ấy".(5)

 

2) TRÍ THỨC PHÁP:

a) VOLTAIRE: viết: "Nếu bao giờ có một thời kỳ hạnh phúc nhất và đáng kính nhất trên Trái Đất này th́ đó là thời kỳ người ta theo luật cai trị của Khổng Tử" và " Hiến pháp của Trung Hoa thật ra là hoàn hảo nhất trên thế giới..là môt nước duy nhất khi mà quan cai trị tỉnh phải thuyên chuyển nếu không được dân hoan hô."(6)

b) QUESNAY và nhóm "Physiocrates" nhấn mạnh đến lănh vực GIÁO DỤC với chế độ THI CỬ của VIỄN ĐÔNG được người Âu Châu thời đó hoan nghênh nhiệt liệt v́ được xem như lá cờ TIÊN PHONG cho B̀NH ĐẲNG và DÂN CHỦ.(7)

c) CÁC TRÍ THỨC PHÁP KHÁC: Hầu như không có một tác giả nào thời đó mà không nhắc đến Trung Hoa:

MONTESQUIEU nhắc đến một cách ÔN H̉A.

ROUSSEAU tuy ghét Tàu về mặt LỄ NGHI phiền toái, nhưng khen Tàu về mặt CÔNG B̀NH và CAI TRỊ.

D. HELVÉTIUS trong quyển "De lHomme à la Science Philosophique".

DIDEROT trong "Encyclopédie" (article "Chinois") đều nhắc tới..

Và biết bao lời nồng nhiệt khiến gây thành một trào lưu sùng mộ Triết Trung Hoa với khẩu hiệu "INOCULER AUX FRANCAIS LESPRIT CHINOIS"(= Tiêm tinh thần TÀU vào cho PHÁP". (8)

3) TRÍ THỨC ANH:

a) Chủ trương của QUESNAY trong lănh vực GIÁO DỤC có ảnh hưởng rất lớn đối với giới Trí thức ANH thời đó. Năm 1731, dân biểu EUSTACE đề nghị là nước ANH nên thâu nhận chế độ THI CỬ của TRUNG HOA.

b) Năm 1762, dân biểu O. GOLDSMITH cũng dùng các lư luận của ông Eustace để đả kích gắt gao chế độ Đẳng cấp Quư phái thế tập bên Anh. Nhờ những cuộc vận động ráo riết đó nên cuối cùng chính phủ ANH ĐĂ CHẤP NHẬN PHÉP THI CỬ THEO LỐI TRUNG HOA.(9)

4) TRÍ THỨC HOA KỲ:

a) FRANKLIN:

Năm 1767, khi sang Pháp đă làm quen với Tư tưởng của QUESNAY mà ông sẽ dùng sau này trong các lănh vực GIÁO DỤC và HIẾN PHÁP.

b) JEFFERSON:

Jefferson đặc biệt chú trọng đến Tư tưởng của QUESNAY. Năm 1779, ông đưa ra dự án CẢI TỔ toàn diện hệ thống GIÁO DỤC HOA KỲ theo tinh thần và thể thức của TRUNG HOA và VIỄN ĐÔNG. Trước đó, năm 1776 ông đă có dịp đọc những ḍng sau đây của VOLTAIRE: " Trí khôn loài người không thể tưởng tượng ra được một chính phủ tốt hơn..bởi v́ các phần tử quan lại chỉ được thâu nhận sau nhiều đợt khảo thí nghiêm nghị".(10) Bàn về hệ thống THI CỬ của TRUNG HOA, ít nhất có hai quyển đă nằm trong tủ sách của JEFFERSON: một của DU HALTE, một của L. LECOMTE với lời lẽ như sau:"Quyền quư không bao giờ mang tính cách kế thừa và không có sự phân biệt nào khác giữa dân chúng ngoài sự phân biệt do chức vụ mà họ đang thi hành"(11) và"một khóa sinh dẫu là con một nhà thường dân cũng có thể nuôi hy vọng lên đến chức Khâm Sai hay cả chức Tể Tướng như những sinh viên con nhà thế lực vậy". (12)

Phần tŕnh bày trên đây cho thấy ảnh hưởng lớn lao của NHO GIÁO trên các Triết gia, Chính trị gia của thế kỷ XVIII thường được mệnh danh là những người CHA TINH THẦN của nền DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, Franklin, Jefferson...qua nội dung của nền TRIẾT LƯ CHÍNH TRỊ của Nho Giáo c̣n được gọi là VƯƠNG ĐẠO.

III) VƯƠNG ĐẠO HAY TINH THẦN DÂN CHỦ TRONG NHO GIÁO:

A) NỘI DUNG VƯƠNG ĐẠO:

Nói vắn tắt th́ Vương Đạo dùng ĐỨC TRỊ, c̣n Bá Đạo dùng LỰC TRỊ: "Dĩ lực phục nhơn giả Bá, dĩ đức phục nhơn giả Vương"(13)

1) CỬ HIỀN: Trước câu hỏi: "Quyền bính thuộc về ai? Người có tài đức hay vơ lực? Hoặc ḍng tộc?

VƯƠNG ĐẠO chủ trương quyền bính thuộc người HIỀN ĐỨC: "Tôn hiền, sử năng, tuấn kiệt tại vị" (14). Đó là lập trường đối lập với quan niệm "Kế thừa huyết thống của Thượng Đế" của Quư Tộc Đông cũng như Tây xây trên Thần thoại với chế độ Kế Tử "cha truyền con nối", kể cả trong hàng quan lại.

Theo nguyên tắc trên, Khổng Tử chỉ chú trọng tới TÀI ĐỨC mà không kể đến Ḍng Tộc. Về việc Trọng Cung có TÀI mà không được đắc dụng chỉ v́ thuộc tầng lớp thường dân, th́ theo Khổng Tử, Trọng Cung không những nên cử làm QUAN, mà cả đến làm VUA: "Ung giả khả sử nam diện"(15).

Trong ḍng tư tưởng đó, Khổng Tử chủ trương QUAN CAI TRỊ, VUA KIỂM SOÁT, tức sự QUAN TRỌNG đặt nơi QUAN, chứ không nơi Vua: "Dĩ đạo sự quân, bất khả tắc chỉ" (16)(= Quan phải trung với Đạo, chứ không trung với cá nhân vua). Quan niệm trên sau này được Mạnh Tử đặt nổi với câu"Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh"(17)

2) GIÁO CHI:

Chủ trương CỬ HIỀN TÀI như trên thật đúng là TINH THẦN DÂN CHỦ, chỉ chưa có phổ thông đầu phiếu. Nhưng bù lại, ông đă cố gắng B̀NH DÂN HÓA VIỆC HỌC, cố gắng giật cái độc quyền học thức ra khỏi tay phái quyền quư để mở rộng ra với quần chúng:" Hữu giáo vô loại"(18)(= trong việc giáo hóa, không có phân biệt giai cấp quư tiện sang hèn)

Ở phần trên chúng ta đă thấy là măi đến khoảng giữa thế kỷ XIX, các nước Âu Mỹ mới bắt chước chế độ THI CỬ của VIỄN ĐÔNG để mở cửa giáo dục cho toàn dân!

3) PHÚ CHI:

Muốn cho dân nhờ giáo dục th́ phải có của dư giả mới t́m ra th́ giờ nhàn rỗi mà đi học. Và không có Triết gia nào tha thiết về vấn đề làm giàu dân bằng Mạnh Tử: "Dân khả sử phú dă"(19). Đó cũng là lư do tại sao Khổng Tử đặt "Phú chi" trước "Giáo chi" và ngược lại với Pháp gia, Khổng Tử chủ trương "làm giàu Dân", chứ không phải" làm giàu Chúa": "Bá tánh bất túc, quân thục dữ túc" (20)(= Bá tánh không đủ ăn th́ vua đủ ăn với ai).Và tất cả Triết lư Chính trị của Nho Giáo đặt trên Nguyên tắc Căn bản sau đây: "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân"(= Không lo ít của cho bằng lo chia của không đều).(21)

4) LỄ TRỊ:

Con người hễ đă "giàu có th́ sinh lễ nghĩa", nhân vị cao lên. Bởi vậy tiếp theo chương tŕnh "Giáo chi, Phú chi", Khổng tử chủ trương LỄ TRỊ v́ theo Ông, "Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ h́nh, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sĩ thả cách" (22) "Dùng chính trị h́nh luật mà cai trị th́ dân mới biết có tránh phạm luật.Dùng đạo đức và lễ nhạc mà cai trị th́ dân mới trau dồi nhân cách".

5) CHỮ TÍN:

Lễ Trị là một lối cai trị tôn trọng người dân, coi người dân như người cộng tác với chính quyền. Đă nói đến cộng tác th́ chữ TÍN là cần: "Thượng háo Tín tắc dân mạc cảm bất dụng t́nh"(23)(=Nếu người trên Thành Tín th́ không ai không hết ḷng". Đă TÍN th́ coi Ư DÂN làm trọng. Trong ba vấn đề "Túc thực, túc binh, dân tín chi hĩ"(= lương thực cho đủ nuôi dân, binh lực cho đủ bảo vệ dân, ḷng tin cậy dân đối với ḿnh) th́ Khổng Tử cho chữ TÍN là quan trọng hơn cả v́ "Dân vô tín bất lập"(24)(= dân không tín nhiệm th́ chính quyền hết đứng nổi).

B) ĐỐI CHIẾU VƯƠNG ĐẠO VỚI TINH THẦN DÂN CHỦ NGÀY NAY:

Khi đem 5 nguyên tắc căn bản trên đây của nền VƯƠNG ĐẠO của Nho Giáo để so sánh với Tinh thần Dân chủ Ngày nay mà nội dung đă được học giả Charles Merriam xác định, th́ Gs H. CREEL cho rằng Khổng Tử đă áp dụng được tất cả các khoản trừ khoản Ư DÂN hay "Phổ thông Đầu phiếu" v́ theo ông " đấy là một điều chưa có dân nào lúc đó dám nghĩ tới"(25). Do đó, ông kết luận: Tuy chưa có thể chế Dân Chủ, mà sự cải tổ của Khổng Tử đă mang tự thân TINH THẦN DÂN CHỦ.C̣n Triết gia H. Keyserling th́ cho rằng ngay khoản Ư DÂN cũng được Nho Giáo thực thi bằng lối "Đầu phiếu Trường ốc"(=Scrutin décole), tức khoa THI CỬ.

C) LƯ DO ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO BỊ LĂNG QUÊN:

Tại sao một trào lưu mạnh mẽ đă gây ảnh hưởng đến thế lại bị lu mờ để cuối cùng người Tây Phương quên đi ảnh hưởng của Nho Giáo trên sự thành h́nh của nền Dân Chủ Tây Phương ở thế kỷ XVIII. Có 2 loại lư do:

1) LƯ DO THỜI THẾ:

Sau khi Cách Mạng Pháp thành công đạp đổ nền Quân Chủ th́ các phe phái tại Tây Phương không c̣n cần dùng Trung Hoa để bênh vực cho lập trường Chính trị của họ nữa.

Nhưng lư do chính cốt nằm trong vấn đề THUỘC ĐỊA và KHOA HỌC. Nhờ có những thuộc địa nên tài nguyên được quy tụ về Âu Châu gây dựng nền Tư Bản. Tư bản giúp cho kỹ nghệ có phương tiện phát triển và đem lại cho Âu Châu sự giàu sang phồn thịnh, khiến nẩy sinh nơi người Tây Âu mặc cảm tự cao là tài trí hơn các dân khác mà họ đă chinh phục được.

Tự đấy người ta quên hẳn ảnh hưởng của Trung Hoa hay có nói đến là để tỏ dấu khinh thị một t́nh trạng ứ đọng. Mà quả thật, sau hai đời Khang Hy và Càn Long th́ nước Tàu đi xuống giốc để cuối cùng bị các cường quốc Âu Mỹ đến thao túng, xâu xé, rồi đâm ra khi dễ. (26)

2) LƯ DO NỘI TẠI:

Tuy nhiên, sự suy tàn của Nho Giáo trong giai đoạn vừa qua không chỉ v́ lư do THỜI THẾ , mà c̣n có những nguyên nhân NỘI TẠI nữa. Thật vậy, vào thế kỷ XVII, khi các Giáo sĩ Ḍng Tên được vua Louis XIV cử qua Tàu, nhờ được vua Khang Hy trọng đăi, nên họ được nghiên cứu Nho Giáo đến tận nguồn. Đó là Nho Giáo Nguyên Thủy, Nho của TAM CƯƠNG: Trí, Nhân, Dũng, Nho "DÂN VI QUƯ" của Mạnh Tử là loại Nho Giáo đă ảnh hưởng đến những người Sáng lập ra nền Dân Chủ Tây Phương như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, Franklin, Jefferson..

C̣n trong thực tế, Nho Giáo của các Vương triều Trung Hoa không c̣n giữ được tính chất Tinh tuyền như vậy. Chẳng hạn:

a) Ở thời Huyền sử, Nho VIÊM VIỆT của Si Vưu đă bị Nho HOA TỘC của Hoàng Đế lấn áp.

b) Kế đến, nhà CHU đốt sách nhà THƯƠNG Nông Nghiệp và du nhập các yếu tố DU MỤC của nền văn minh Lưỡng Hà (Perse, Assyria) như các ư niệm THIÊN TỬ, LUẬT H̀NH, HOẠN QUAN, PHONG KIẾN.

May là sau đó, Nho Giáo được KHỔNG TỬ phục hưng thành nền VƯƠNG ĐẠO.

c) C̣n nhà TẦN th́ "Đốt sách chôn Nho" với sự thắng thế của phe PHÁP GIA.

d) Đến nhà HÁN bề ngoài có vẻ tôn Nho nhưng trong thực tế lại lập tháp Thạch Cừ nhằm xuyên tạc Nho như chẳng hạn giải nghĩa Nho theo kiểu ma thuật có lợi cho chính quyền chuyên chế, hạ giá đạo Hiếu để đề cao "trung quân". Đó là Nho loại TAM T̉NG của Đổng Trọng Thư.

e) Nho VƯƠNG TRIỀU c̣n tiếp tục SA ĐỌA với các nhà MINH, TỐNG, THANH.

IV) LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ NỀN DÂN CHỦ VIỆT:

Phần tŕnh bày trên cho thấy một mặt là muốn t́m ra TINH THẦN DÂN CHỦ chân thựcchúng ta phải biết vượt qua HÁN NHO và các loại Nho của các VƯƠNG TRIỀU để trở về với nền VƯƠNG ĐẠO của NHO GIÁO NGUYÊN THỦY mà người đại diện ưu tú nhất là KHỔNG TỬ. Nhưng mặt khác, Khổng Tử lại nói:"Thuật nhi bất tác"(=Ta không sáng tác ǵ, mà chỉ thuật lại Đạo của người xưa). Ở chỗ khác, Ông hé cho chúng ta thấy "người xưa" đó là người ở phương Nam:"Nam phương chi cường giả, quân tử cư chi".

Mặt khác, v́ Dân Chủ và Nhân quyền đi đôi như h́nh với bóng như trường hợp nền Dân Chủ Tây Phương đă thành h́nh sau bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của cuộc Cách Mạng 1789, do đó trước khi bàn về nền DÂN CHỦ VIỆT có lẽ cũng nên đề cập đến khía cạnh

A) NHÂN QUYỀN TRONG LUẬT HỒNG ĐỨC:

1) SƠ LƯỢC:

Năm 1483 vua Lê Thánh Tôn cùng với một số quan đại thần biên soạn bộ THIÊN NAM DƯ HẠ gồm 100 quyển viết về việc chính là H́nh Luật. Bộ luật được đặt tên là QUỐC TRIỀU H̀NH LUẬT và thường được gọi là LUẬT HỒNG ĐỨC, gồm 722 điều khoản liên hệ tới nhiều lănh vực luật pháp. Chẳng hạn bàn về:

2) QUYỀN B̀NH ĐẲNG GIỮA CON TRAI VÀ CON GÁI , GIỮA VỢ VÀ CHỒNG:

a) SO SÁNH VỚI LUẬT TRUNG HOA:

_ VỀ NHÂN THÂN:

Luật Hồng Đức định rằng nếu người chồng bỏ bê vợ ḿnh v́ si mê một người đàn bà khác hay v́ bất cứ lư do ǵ (trừ khi thi hành công vụ) mà kéo dài tới năm tháng hay một năm, nếu có con, th́ người vợ có thể kiện chồng.

Đặc biệt là những lư do này không có trong luật Trung Hoa và các nước Đông Á khác.

_ VỀ TÀI SẢN:

Theo điều 88 của ĐẠI THANH LUẬT LỆ, chỉ con trai được hưởng quyền chia tài sản của cha mẹ. C̣n theo điều 78, khi người đàn bà lấy chồng th́ tất cả tài sản riêng của ḿnh kể cả tài sản ḿnh tự tạo lập ra hay nhận của cha mẹ ruột của ḿnh, đều phải sáp nhập hết vào gia sản của nhà chồng. Nếu ly dị hay cải giá, người đàn bà phải rời nhà chồng với hai bàn tay trắng, không lấy được các tài sản riêng mà ḿnh mang đến cho gia sản của nhà chồng.

Trái lại, LUẬT HỒNG ĐỨC cho con gái được thừa kế ngang hàng với con trai. Và cho người đàn bà có chồng tiếp tục làm chủ tài sản riêng của ḿnh. Khi ly dị hay cải giá, người đàn bà có chồng có quyền lấy lại các tài sản riêng của ḿnh.

b) SO SÁNH VỚI LUẬT TÂY PHƯƠNG ĐỒNG THỜI:

_ VỀ TÀI SẢN:

Trong khi LUẬT HỒNG ĐỨC cho vợ chồng hoàn toàn B̀NH ĐẲNG VỀ HÔN SẢN th́ tại Mỹ, măi tới năm 1890 nhiều tiểu bang mới sửa đổi và một số tiểu bang vần c̣n áp dụng học lư Femme Couverte của Thông Luật, theo đó NGƯỜI VỢ LÀ VẬT SỞ HỮU CỦA CHỒNG và không có quyền pháp lư đối với lợi tức do chính bà kiếm ra cũng như đối với con cái và tài sản của bà, trừ khi hai vợ chồng kư hôn khế trước đặt tài sản của họ dưới chế độ giám hộ(trust).

_ TỔNG QUÁT:

Trong khi người phụ nữ VIỆT ở thế kỷ 15có quyền tư hữu tài sản ngang hàng với chồng và giữ vai tṛ quan trọng trong gia đ́nh cũng như ngoài xă hội, th́ măi tới thế kỷ 18 ở Âu Châu và thế kỷ 20 ở Mỹ, địa vị pháp lư của người đàn bà TÂY PHƯƠNG c̣n thấp trong cả gia đ́nh lẫn ngoài xă hội. Cao trào phụ nữ (Feminism) chỉ thực sự lên cao tại Mỹ vào thập niên 1960 và thu thành quả tích cực vào những năm 1990.

Luật Hồng Đức c̣n tiến bộ hơn luật Tây Phương ít ra là 4 thế kỷ ở chỗ đă dành cho đàn bà quyền tham gia công vụ (làm quan) và dự liệu rằng NỮ QUAN được ưu đăi trong thủ tục thiết triều. Sự Tiến Bộ của luật Hồng Đức c̣n được thấy qua:

3) QUYỀN B̀NH ĐẲNG CHỦNG TỘC:

a) NỘI DUNG:

Luật Hồng Đức t́m cách loại bỏ mọi H́nh Thức Phân Biệt Chủng Tộc bằng 3 biện pháp sau đây:

_ Sắc dân thiểu số được XÉT XỬ theo TỤC LỆ CỦA HỌ nếu vụ kiện chỉ liên hệ tới những người trong cùng một sắc tộc.

_ Luật Hồng Đức c̣n cho phép sắc tộc thiểu số được quyền TỰ TRỊ HÀNH CHÁNH bằng cách đặt ra các CHÂU (ngang cấp HUYỆN của người Kinh) do chính người Sắc tộc giữ chức Tri Châu cai trị.

_ Luật Hồng Đức cũng đảm bảo các quyền kinh tế và văn hóa của các sắc tộc bằng cách cho họ TỰ DO CANH TÁC không hạn chế diện tích các vùng đất hoang (điều 348), TRỪNG PHẠT QUAN QUÂN triều đ́nh nào SÁCH NHIỄU hay cướp bóc người sắc tộc (điều 72).

b) SO SÁNH VỚI LUẬT TÂY PHƯƠNG:

Măi đến năm 1965, với đạo luật Quyền Bầu Cử, tất cả mọi người Da Đen tại Mỹ mới b́nh đẳng đầy đủ về Chính trị. Trước đó 5 thế kỷ, Luật Hồng Đức đă dành cho Sắc dân Thiểu số Quyền B̀NH ĐẲNG đó rồi.

B) SO SÁNH VỚI HIẾN CHƯƠNG LHQ:

Về các QUYỀN KINH TẾ, XĂ HỘI VÀ VĂN HÓA, Luật Hồng Đức đă VƯỢT QUA Hiến Chương LHQ. Thật vậy, hiện nay các nước Hội viên LHQ KHÔNG BỊ BÓ BUỘC phải thực thi những quyền ấy ở mức độ định trước, v́ việc thực hiện bị giới hạn bởi mức khả dụng của tài nguyên quốc gia. Trái lại, Luật Hồng Đức xem những QUYỀN ấy là THỰC SỰ mà NHÀ NƯỚC có nghĩa vụ phải ĐẢM BẢO cho những người thụ hưởng luật định bằng cách TRỪNG PHẠT QUAN CHỨC KHÔNG THI HÀNH.

1) VỀ QUYỀN KINH TẾ:

Luật Hồng Đức đảm bảo cho người dân 4 thứ quyền kinh tế được ghi nơi điều 25 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ:

a) Quyền An sinh Xă hội (Social Security)

b) Quyền được Săn sóc Sức khoẻ (Medical Care)

c) Quyền không bị bỏ đói (Freedom from Hunger)

d) Quyền Tư hữu.

2) VỀ QUYỀN XĂ HỘI VÀ VĂN HÓA:

Giống như các Tiêu chuẩn Nhân quyền LHQ :

a) QUYỀN GIA Đ̀NH:

Luật Hồng Đức đảm bảo 3 quyền chính:

_ Quyền Thuận t́nh Kết hôn và Lập một Gia đ́nh

_ Quyền B́nh Đẳng Dân sự giữa Vợ Chồng (đă bàn ở trên)

_ Quyền Bà mẹ và Trẻ em được Săn sóc và Bảo hộ.

b) QUYỀN TỰ DO GIÁO DỤC:

Luật Hồng Đức đảm bảo:

_ Quyền hưởng Cơ hội Đồng đều

_ Quyền Tự do Mở trường Dạy học

_ Quyền Tự do Chọn Trường học và Thầy học.(27)

C) SO SÁNH VỚI LUẬT PHÁP TÂY PHƯƠNG NGÀY NAY:

Về mặt NHÂN QUYỀN, Luật HỒNG ĐỨC c̣n VƯỢT QUA ở một số điểm như sau:

1) Án Tử h́nh phải được nhà Vua duyệt xét rồi mới thi hành.

2) Vua Minh Mạng chẳng hạn , thường bảo rằng mạng người rất quư nên các quan chức xử án phải xem xét án Tử h́nh nhiều lần, dẫu cho nhà Vua đă xem qua. Và phải tâu lại nếu thấy c̣n chỗ nghi ngờ.

3) Đặc biệt, phụ nữ không bị án tử h́nh.

Các điều vừa nêu trên không có trong Luật pháp Tây Phương ngày nay.

V) CÁC NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN DÂN CHỦ VIỆT:

A) THỂ CHẾ DÂN CHỦ VIỆT:

Phần tŕnh bày trên cho chúng ta thấy tính chất TIẾN BỘ VƯỢT BỰC của LUẬT HỒNG ĐỨC khi so với Luật TRUNG HOA và nhất là Luật TÂY PHƯƠNG cùng thời. Ngay khi so sánh với Hiến Chương LHQ và Luật Pháp Tây Phương NGÀY NAY về khía cạnh NHÂN QUYỀN th́ Luật Hồng Đức cũng VƯỢT QUA ở một số điểm. Do đó, chúng ta sẽ không c̣n ngạc nhiên, nếu Tiền nhân ta đă thiết lập được một THỂ CHẾ thực sự DÂN CHỦ từ thời rất xa xưa.

1) DÂN CHỦ LÀNG XĂ:

Nền DÂN CHỦ VIỆT phát xuất từ môi trường LÀNG XĂ, như Học giả PAUL MUS đă nhận xét: "Làng Việt Nam là một cái ǵ kỳ diệu, v́ trong đó người ta sống hoàn toàn B̀NH ĐẲNG, cũng như là một tổ chức cai trị tuyệt vời".(28) 

2) SO SÁNH CƠ CẤU LÀNG XĂ VIỆT VỚI THỂ CHẾ DÂN CHỦ NGÀY NAY:

a) CƠ CẤU CHÍNH TRỊ:

Tổ chức LÀNG XĂ VIỆT xưa cũ đă ngàn năm nhưng có đủ THỂ CHẾ và CƠ CHẾ của một xă hội DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI. HỘI ĐỒNG KỲ MỤC bao gồm:

_ các Khoa Bảng Chức Sắc

_ các Cựu Lư Dịch 

Khoa Bảng là người đỗ đạt, biết nhiều hiểu rộng. Chức Sắc là những người đă từng có chức vụ trong xă hội, tức vừa có kinh nghiệm vừa có vai vế trong xă hội.. Vậy KHOA BẢNG, CHỨC SẮC trong Hội Đồng Kỳ Mục tương đương với giới Quư Tộc trong Hội Đồng QUƯ TỘC ANH (House of Lords).

HỘI ĐỒNG KỲ MỤC quyết định mọi việc tương đương với QUỐC HỘI trong một quốc gia. LƯ DỊCH ĐƯƠNG THỨ do dân bầu lên, tương đương với một ỦY BAN CHẤP HÀNH, có nhiệm vụ XỬ LƯ và ĐIỀU HÀNH các việc thông thường, nhưng phải chịu mệnh lệnh của TIÊN CHỈ và THỨ CHỈ (Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Hội Đồng Kỳ Mục). Khi măn nhiệm, Lư Tưởng và Phó Lư vẫn c̣n là thành viên của Hội đồng Kỳ Mục. (29)

Trong Ủy Ban Chấp Hành, ngoài hai chức LƯ TƯỞNG và PHÓ LƯ có thể so sánh với các chức THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG ngày nay, c̣n các chức khác như TRƯƠNG TUẦN tương đương với bộ QUỐC PH̉NG, HƯƠNG BẠ lo các vấn đề Hôn Thú, Sinh Tử tương đương với bộ NỘI VỤ, HƯƠNG BẢN lo về TÀI CHÁNH.

Hội Đồng Kỳ Mục quyết định mọi việc trọng đại nhưng cũng không thể vượt qua giới hạn xác định bởi một Hiến Chương đă được dân chấp nhận từ xưa gọi là HƯƠNG ƯỚC. Vậy Hương Ước chính là HIẾN PHÁP của một LÀNG.

Ngoài ra, từ nhà Lư trở đi mỗi triều đại đều có lập những cơ quan có nhiệm vụ phê phán những sai trái của triều đ́nh, gọi là NGỰ SỬ ĐÀI hay ĐÔ SÁT VIỆN có thể so sánh với TỐI CAO PHÁP VIỆN ngày nay.

Chế độ CÔNG ĐIỀN CÔNG THỔ tương đương với thể chế WELFARE ngày nay đặc biệt với QUỸ NGHĨA THƯƠNG quyên góp hằng năm để giúp các thành phần gặp tai ương như Cô Nhi, Quả Phụ, Bô Lăo. hoặc dùng làm "Học Bổng" cho các Thư Sinh Ưu Tú.

Cơ cấu tổ chức của LÀNG XĂ VIỆT vừa được tŕnh bày trên đây RẤT GIỐNG với THỂ CHẾ DÂN CHỦ NGÀY NAY. C̣n hai điểm ĐẶC SẮC và TÂN TIẾN khác là chế độ TẢN QUYỀNTỰ TRỊ ĐỊA PHƯƠNG

b) TẢN QUYỀN:

GS J.Mc.Alister thuộc Đại học Stanford có viết về vấn đề này như sau:" Chính quyền Trung ương Việt Nam thời trước có thể giữ các nhu cầu về Ngân sách ở mức độ thấp, và sử dụng quyền KIỂM SOÁT của Trung ương đối với Địa phương, nhưng loại quyền này KHÔNG có tính chất HÀNH PHÁP, v́ trách nhiệm thi hành các biện pháp trong từng chi tiết nằm trong thẩm quyền của Làng Xă. Trung Ương PHỐI HỢP chứ KHÔNG ĐIỀU KHIỂN!"(30) Một đặc sắc khác của đời sống Làng Xă là Thể chế

c) TỰ TRỊ ĐỊA PHƯƠNG:

Bao gồm việc mỗi Xă TỰ CHỈ ĐỊNH lấy XĂ TRƯỞNG có nhiệm vụ điều khiển công việc của Xă và đại diện Xă đối với quan trên. Triều đ́nh không cần biết đến từng cá nhân trong Xă, và chỉ cần ấn định mỗi năm Xă phải cung cấp bao nhiêu thuế, bao nhiêu người làm xâu, bao nhiêu người đi lính. Xă chỉ cần cung cấp đủ số tiền và người cho Triều Đ́nh, c̣n sự phân phối cho dân Xă chia ra chịu mỗi người một phần là việc riêng của Xă.

Tự Trị Xă Thôn c̣n được quăng diễn qua câu PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG được thấy qua các trường hợp cụ thể như việc áp dụng các HƯƠNG ƯỚC nhằm ấn định phương pháp làm việc của Xă theo Nguyên tắc của Thánh Hiền: Về mặt này, Xă TỰ ẤN ĐỊNH nội dung của HƯƠNG ƯỚC theo Tục Lệ của Địa phương chứ không bắt buộc phải theo Nghi thức của Triều Đ́nh.(31)

d) CHÍNH SÁCH KINH TẾ:

Một đặc điểm khác của Làng Xă VN khi xưa là chế độ B̀NH SẢN mà nét đặc trưng có thể làm nổi bật qua việc so sánh với hai chế độ TƯ BẢN và CỘNG SẢN.

Nói cách chung, chủ nghĩa TƯ BẢN th́ quá TƯ RIÊNG, c̣n CỘNG SẢN th́ quá CÔNG CỘNG, mà điều trên là hậu quả của nền Văn hóa MỘT CHIỀU của TÂY PHƯƠNG, c̣n Văn hóa VN v́ chủ trương HAI CHIỀU như "Âm-Dương", "Thiên-Địa" nên với thể chế B̀NH SẢN chẳng hạn, Tiền nhân ta quan niệm là phải có sự QUÂN B̀NH giữa ĐẤT CÔNG và ĐẤT TƯ. Một mặt, người Nông dân VN trước kia được quyền SỞ HỮU trên b́nh diện PHÁP LƯ, mặt khác, những thành phần KHÔNG có đất TƯ th́ cứ định kỳ được Làng Xă cấp cho một phần đất CÔNG để cày bừa, trồng trọt và hưởng phần hoa lợi do công lao ḿnh tạo ra, tránh được khủng hoảng do tâm lư tiêu cực "của CÔNG là của CHÙA" gây ra, đă dẫn tới THẤT BẠI KINH TẾ và sự SỤP ĐỔ của chế độ CỘNG SẢN.

Ngoài ra, cũng khác với TƯ BẢN NGUYÊN THỦY, v́ quá đề cao cái TƯ RIÊNG, và với chủ trương quyền TƯ HỮU TUYỆT ĐỐI, nên để thiểu số ưu đăi thống trị và chiếm hữu phần lớn tài sản của quốc gia, đă gây ra những bất công trầm trọng là nguyên nhân của sự ra đời của phong trào CỘNG SẢN, thể chế B̀NH SẢN đă dự trù những biện pháp TRÁNH t́nh trạng ĐỘC QUYỀN của giai cấp Thống Trị trên tài sản quốc gia, như cách thức được áp dụng dưới thời Vua Minh Mạng chẳng hạn, chính phủ Trung ương canh chừng giới Hào mục tự tiện BIẾN đất CÔNG thành đất TƯ, hay phương thức mua lại số đất tư thặng dư của TƯ nhân để QUÂN B̀NH với số đất CÔNG hiện hữu hoặc như tập tục của Làng Xă VN trước đây nhằm khuyến khích giới Hào phú Xă thôn chia xẻ của cải giàu sang với các thành phần khác không được may mắn như họ.(32)

Cách tổ chức LÀNG XĂ như trên có thể xem là hội đủ phần lớn các TIÊU CHUẨN của một XĂ HỘI TIỀN TIẾN ngày nay. Nhưng nếu ta nhớ lại rằng Thể Chế này đă được phát minh ra từ thời mà nông nô Âu Châu bị bóc lột đến xương tủy th́ ta mới đánh giá đúng mức tŕnh đột TIÊN TIẾN của XĂ HỘI VIỆT.(33) 

B) TINH THẦN DÂN CHỦ VIỆT:

1) NGUỒN GỐC NỀN DÂN CHỦ VIỆT:

Theo chủ thuyết VIỆT NHO của Cố Triết Gia KIM ĐỊNH h́nh thành vào thập niên 1960 và được kiện chứng sau này bởi những khám phá Khoa học Tân tiến nhất th́ Bách Việt vào đất Trung Hoa trước Hoa Tộc và đặt nền móng đầu tiên cho Nho Giáo. Do đó, Tổ Tiên LẠC VIỆT đă khai sáng ra nền Văn Minh NÔNG NGHIỆP ĐẦU TIÊN của Nhân Loại tại Đông Nam Á, nên có Truyền Thống DÂN CHỦ LÂU ĐỜI. C̣n Hoa tộc tuy vào sau nhưng v́ là dân DU MỤC nên mạnh về QUÂN SỰ, ép dần về phương Nam nước Trung hoa, các bộ tộc Bách Việt mà Lạc Việt là một thành phần và Việt Nam là nhóm đại diện cuối cùng của VƯƠNG ĐẠO tức nền DÂN CHỦ theo tinh thần NHO GIÁO, mà hai đặc tính nền tảng là :

a)NHÂN BẢN: tức lấy CON NGƯỜI làm trung tâm cho mọi suy tư lo lắng, cũng như bàn về những chuyện thiết yếu đến TỰ DO, NHÂN PHẨM và HẠNH PHÚC của con người xét nguyên về phương diện là người.

b) TÂM LINH: tức KHÔNG tự GIAM hăm ḿnh trong những phạm trù HỮU H̀NH nhưng luôn luôn vươn tới NGUỒN SỐNG mênh mông PHỔ BIẾN đang ngầm chảy trong VŨ TRỤ và làm MỐI QUÁN THÔNG cho mọi tư tưởng thâm sâu nhất của Triết lư Đông Phương. ...

( xin xem tiếp trong đề mục chính)


Nguồn: http://www.anviettoancau.net 





Năm Thứ 4888




Thể Chế Dân Chủ Văn Hiến
(Dân Chủ Nhân Bản)
:
Diên Hồng Chế

                                          


   Đây chỉ là một đề nghị (gợi ư) cho một thể chế tạm goị là "Dân Chủ Văn Hiến" hay là "Dân Chủ Nhân Bản" hoặc là "Diên Hồng Chế", chỉ là một sự tổng hợp trên nền tảng văn hiến ngàn đời của Việt tộc và những thể chế hiện hành. Nó phải tôn vinh quyền làm người, làm sáng lên t́nh ngườinghiă làm người, chuyên chỡ được tinh thần : Trọng Đức Tôn Hiền  trong quốc sự với phương châm: An DânLạc Quốc.

   "Diên Hồng" được dùng đến từ Hôị Nghị Diên Hồng năm 4163 Việt lịch (1284 Dương lịch) ( Đại Nghị chế có từ năm 1721 dl, tổng thống chế có từ sau năm 1789 dl). Một khởi điểm và khởi động về dân chủ cuả dân tộc Việt Nam nóí riêng và nhân loại nóí chung. Dân tâm và dân ư của quốc dân Việt Nam được nhà cầm quyền lắng nghe và thực thi . Nó đă thể hiện một cách trọn vẹn và làm sáng ngời tinh thần Dân Chủ Văn Hiến của Việt tộc từ năm 4163 (1284 dl). Tiếp nối tinh thần dân chủ Diên Hồng sáng ngời đó, từ Diên Hồng được dùng để thắp sáng niềm tin Diên Hồng, phục hoạt nét đẹp của dân chủ văn hiến và phục hồi nền " An Lạc và Tự Chủ".

  Diên Hồng chế bao gồm Tổng Thống Chế, Đại Nghị chế và Quốc Hội chế; Quốc dân chọn lựa ngướ hiền đức để lập pháp và hành pháp trên tinh thần dân chủ nhân bản. Dân chủ Văn Hiến là một sinh hoạt chính trị quang minh và chính đại, moị ngướ dân được quyền đóng góp, chia xẻ tâm tư và nguyện vọng cuả ḿnh trong việc nước mà không phải bị cấm đoán bởi một số ngườ́ tham quyền, cố vị, bởi một độc đảng dối trá và bạo lực như nhà cầm quyền Việt Nam đương thời. Dân tâm và dân ư phải là kim chỉ nam cho tất cả chính sách mà chánh quyền phải triệt để tôn trọng và thực hành.

  Trên tinh thần dân chủ văn hiến hay là dân chủ nhân bản: Quang minh chính đại là nguyên tắc hành xử căn bản phải luôn được ứng dụng; Dân Tâmdân Trí là kim chỉ nam của quốc sách phải được triệt để thực hành, để luôn được trong sáng nét đẹp văn hiến và làm sáng ngời tính nhân bản trong nền văn hóa văn hiến. Diên Hồng chế được đề nghị như sau về ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp:

1- Lập Pháp:

A- Trung Ương:

Quốc hội gồm hai viện: Thượng Viện và Hạ Viện. Quốc dân bầu chọn nghị sỹ hai viện một cách trực tiếp và kín.
(a) Thượng Viện:  Gồm hai  thành phần  thượng nghị sỹ
           (1) Cấp tỉnh/thành: Mỗi tỉnh/thành chọn một thượng nghị sỹ
           (2) Cấp quốc gia : Số thượng nghị sỹ bằng số thượng nghị sỹ cấp tỉnh
(b) Hạ Viện: Mỗi khu vực bầu cử gồm 250 ngàn cử tri hay mỗi quận chọn một dân biểu và những đơn vị cuả dân tộc thiểu số và hẻo lánh...
(c) Nhiệm kỳ:
        (1) Thượng viện : 6 năm, phân nửa 3 năm.
        (2)  Hạ Viện : 4 Năm

(d) Nhiệm Vụ:
  *  Bầu chọn và băi nhiệm quốc trưởng với sự đồng thuận đa số tuyệt đối (67%).
  *  Biểu quyết hiến pháp, các đạo luật về lập pháp và hành pháp.
  *  Giám sát hoạt động cuả hành pháp.
  *  Phê chuẩn những hiệp ước hay công ước quốc tế.
  *  Quyết định tuyên chiến hay hoà với sự đồng thuận đa số tuyệt đối
  *  Quyết định băi nhiệm thủ tướng.
  *  Đề nghị băi nhiệm quốc hội

Về quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi của thương viện trưởng, hạ viện trưởng, các nhiệm vụ khác và các nghị sỹ quốc hội (chi tiết hơn) sẽ do một ủy ban soạn thảo rồi đệ tŕnh trước quốc hội để được đồng thuận thông qua th́ mới được thực thi.


B- Địa Phương:

Hội đồng tỉnh/thành gồm từ 11 đến 17 nghị viên tùy theo dân số mà có số nghị viên thích hợp. Người dân trong tỉnh/thành bầu chọn trực tiếp và kín. Nhiệm kỳ là hai (2) năm . Hội đồng tỉnh/thành  có nhiệm vụ diễn giải những đạo luật của quốc hội,  soạn thảo và ban hành những điều khoản thích ứng với địa phương và những qui định riêng trong phạm vi tỉnh/thành một cách hợp hiến và hợp pháp.

Về quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi của hội đồng trưởng và các nghị viên (chi tiết hơn) sẽ do một ủy ban soạn thảo rồi đệ tŕnh trước quốc hội để được đồng thuận thông qua th́ mới  được thực thi.

Đia phương tự trị đă là nền tảng văn hiến của Việt tộc. " Phép vua thua lệ làng" cần thảo luận chi tiết hơn và phục hoạt trong thể chế dân chủ văn hiến.

2- Hành Pháp:

   A- Trung Ương:

Gồm Quốc Trưởng và Thủ Tướng
 (a) Quốc Trưởng: Do quốc hội  bầu chọn với sự đồng thuận đa số tuyệt đối (67%) .

(b) Thủ Tướng: Ngướ lănh đạo cuả một chánh đảng hay liên đảng được quốc dân tín nhiệm với số nghị sỹ chiếm đa số tương đối (51%) trong hạ viện, tự động đứng ra thành lập nôị các và điều hành quốc gia.

Quốc dân bầu chọn trực tiếp nghị sỹ quốc hội, quốc hội bầu chọn quốc trưởng và thủ tướng.

 (c) Nhiệm Kỳ Cuả Quốc Trưởng: Một nhiệm kỳ duy nhất là 5 năm

 (d) Nhiệm Kỳ Cuả Thủ Tướng: Theo nhiệm kỳ cuả quốc hội mà tùy thuộc sự tín nhiệm cuả quốc dân và nội bộ đảng (liên đảng) mà không có giới hạn.

 (e) Nhiệm Vụ Cuả Quốc Trưởng:
  * Đại diện chính thức cuả quốc gia trên trường quốc tế và trách nhiệm về ngoại giao.
  * Trách nhiệm về quốc lễ cuả quốc gia
  * Trách nhiệm về văn hoá và giáo dục
  * Băi nhiệm quốc hội.
(Quốc trưởng điều hợp bốn bộ: Lễ, Văn, Học và Ngoại)
 
 (e) Nhiệm vụ cuả Thủ Tướng:
  * Ban hành các đạo luật và sắc luật.
  * Điều hành hội đồng nội các.
  * Trách nhiệm về  Quốc Pḥng, Nội An, Kinh Tế, Tài Cchánh,  Xă Hội , Kỹ Nghệ, Thương Măi, Lao Động, Nông, Lâm và Ngư Nghiệp...vv...
  * Tuyễn chọn và baĩ nhiệm các tổng, bộ trưởng trong nội các.

Về quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi của  quốc trưởng, thủ tướng, bộ trưởng, các nghị sỹ hai viện và những nhiệm vụ khác trong chánh phủ (chi tiết hơn) sẽ do một ủy ban soạn thảo rồi đệ tŕnh trước quốc hội để được đồng thuận thông qua th́ mới được thực thi.

   B- Điạ Phương:

    Cấp đia phương cũng như trung ương thể chế Diên Hồng hay c̣n goị là Dân Chủ Văn Hiến phải được thực thi một cách triệt để và công bằng trên tinh thần Trọng Đức, Tôn Hiền,  với phương châm: An Dân, Lạc Đô/Tỉnh.
(1)  Tỉnh/Thành:
  Hội đồng đô thành (thủ đô) và tỉnh do dân bầu chọn trực tiếp và kín, mỗi hai năm một lần. Tuỳ theo dân số trong thành/ tỉnh mà quốc hội qui định bao nhiêu nghị viên trong mỗi hôị đồng. Chính đảng hay liên đảng nào có được đa số tương đối ghế trong hội đồng th́ ngướ lănh đạo cuả đảng/liên đảng tự động làm đô/ tỉnh trưởng. Nếu không có được đa số nghị viên th́ hội đồng nghị viện bầu chọn đô/tỉnh trưởng để điều hợp hoạt động cuả thành/tỉnh.
  Nhiệm vụ cuả đô/tỉnh trưởng là thực thi và chấp hành những quyết định và sắc/đạo luật cuả hội đồng thành/tỉnh, cuả quốc hội và cuả thủ tướng chánh phủ.

(2) Quận và Phường/Xă:
    Về tổ chức và điều hợp cấp quận và phường/xă cũng như cấp tỉnh riêng có khác trong các lần bầu cử điạ phương lá có thêm bầu trưởng khóm hay trưởng ấp.

Đia phương tự trị đă là nền tảng văn hiến của Việt tộc. " Phép vua thua lệ làng" cần thảo luận chi tiết hơn và phục hoạt trong thể chế dân chủ văn hiến.

Về quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi của các nghị viên (chi tiết hơn) sẽ do một ủy ban soạn thảo rồi đệ tŕnh trước quốc hội để được đồng thuận thông qua th́ mới đươc thực thi.

  3- Tư Pháp:

A- Trung Ương: Gồm hai viện: Bảo Hiến và Bảo Liêm

1- Viện Bảo Hiến: Đây là cơ quan bảo vệ hiến pháp quốc gia
       (a) Thành Phần: Gồm bảy (7) vị thẩm phán do quốc hội bầu chọn
       (b) Nhiệm Vụ:
        * Bảo vệ hiến pháp.
        * Diễn giải tính hợp hiến và vi hiến về những điều luật, sắc luật, qui định và những sắc lệnh liên hệ đến hành chánh v..v....
        * Xét xử một cách chung quyết về những vụ chống án từ các cấp liên hệ và những vụ kiện liên quan đến chính quyền và chính đảng.
        * Xét xử những trường hợp đặc biệt ngoài sự thẩm định của các ṭa thượng thẩm.
       (c) Nhiệm Kỳ:
        * Một nhiệm kỳ duy nhất là sáu (6) năm.
        * Phải được bảo vệ như yếu nhân quốc gia.
Những qui định khác liên quan đến tổ chức, điều hợp và trách nhiệm sẽ do một ủy ban soạn thảo và đệ tŕnh trước quôc hội đễ được đồng thuận thông qua th́ mới được thực thi.

2- Viện Bảo Liêm: Đây là cơ quan bài trừ tham nhũng quốc gia
       (a) Thành Phần: Gồm bảy (7) vị thẩm phán do quốc hội bầu chọn
       (b) Nhiệm vụ:
       * Bảo vệ sự liêm chính của chánh quyền cấp trung ương.
       * Điều tra và báo cáo trước quốc hội về những cáo giác tham nhũng và lạm quyền.
       * Đề nghị h́nh phạt hay băi nhiệm quốc trưởng, thủ tướng, bộ trưởng, nghị sỹ và nhân viên các cấp trong chánh quyền trung ương  trước quốc hội về kết quả điều tra liên quan đến tham nhũng, tắc trách và lạm quyền.
       (c) Nhiệm Kỳ:
       * Một nhiệm kỳ duy nhất là sáu (6) năm.
       * Phải được bảo vệ như yếu nhân quốc gia.

Những qui định khác liên quan đến tổ chức, điều hợp, trách nhiệm và phúc lợi sẽ do một ủy ban soạn thảo và đệ tŕnh trước quôc hội để được đồng thuận thông qua th́ mới được thực thi.


B- Địa Phương:

   1 - Cơ Quan Tư Pháp Tỉnh : Tại các tỉnh/thành gồm có ṭa sơ thẩm và ṭa thương thẩm trực thuộc bộ tư pháp.
      (a) Ṭa Sơ Thẩm:  Gồm một chánh án và ba phụ thẩm. Trong tất cả các vụ kiện tụng trong tỉnh phải được ḥa giăi tại ṭa trước khi xét xử. Những vụ kiện  trong tỉnh/thành như vi cảnh, gia đ́nh, thiếu nhi, thương măi, điền địa v..v...

       (b) Ṭa Thượng Thẩm: Gồm ba chánh án, xét xử những vụ chống án từ ṭa sơ thẩm, h́nh sự và đặc biệt ngoài thẩm quyền hành xử của ṭa sơ thẩm.
       
       (c) Ṭa Ḥa Giải Cấp Quận: Gồm ba vị trong quận là quận trưởng, quận phó hành chánh và quận phó an ninh xét xử những vụ kiện tụng nhẹ và mang tính gia đ́nh, làng xóm hay vi cảnh v..v...

       (d) Ban Ḥa Gỉải Xă: Gồm ba vị trong xă là xă trưởng, xă phó hành chánh và xă phó an ninh xét xử những vụ kiện tụng nhẹ và địa phương v..v...
    
Những qui định khác liên quan đến tổ chức, điều hợp và trách nhiệm sẽ do bộ tư pháp ban hành theo những sắc luật liên hệ mà quốc hội đă thông qua th́ mới được thực thi .

 
   2- Ủy Ban Bảo Liêm : Tại mỗi tỉnh/thành có một cơ quan bài trừ tham nhũng tỉnh/thành. Ủy ban nầy trực thuộc Viện Bảo Liêm trung ương về phương diện hành chánh và kỹ thuật, trực thuộc hội đồng tỉnh/thành về phương diện tổ chức và điều hợp.
       (a) Thành Phần: Gồm ba (3) vị thẩm phán do hội đồng tỉnh/thành bầu chọn.
       (b) Nhiệm Vụ:
        * Bảo vệ sư liêm chính của chánh quyền trong tỉnh/thành .
        * Điều tra và báo cáo trước hội đồng tỉnh/thành về những cáo giác tham nhũng, tắc trách và lạm quyền.
        * Đề nghị h́nh phạt hay băi nhiệm tỉnh/thành và nhân viên các cấp trong chánh quyền trước hội đồng tỉnh/thành về kết quả điều tra liên quan đến tham nhũng, tắc trách và lạm quyền.
       (c) Nhiệm Kỳ:
       * Một nhiệm kỳ duy nhất là sáu (6) năm.
       * Phải được bảo vệ như yếu nhân.

Những qui định khác liên quan đến tổ chức, điều hợp, trách nhiệm và phúc lợi sẽ do một ủy ban soạn thảo và đệ tŕnh trước quôc hội để được đồng thuận thông qua th́ mới được thực thi.

Một đề nghị khác cho tư pháp là án tử h́nh sẽ không có trong pháp lệnh hay văn kiện trong nghành tư pháp của nước Việt Nam Văn Hiến.(Băi bỏ án tử h́nh)

Việc giáo hóa là chủ đạo của những biện pháp bảo vệ quốc dân và an dân, những h́nh phạt đặt ra phải tuyệt đối tôn trọng nhân quyền. Những h́nh phạt nếu có chỉ để giáo hóa mà không phải là một sự trừng phạt một cách phi nhân. Phải lấy giáo hóa làm chủ đạo hành động của các nhà lập pháp và tư pháp trong phương châm: An Dân Lạc Quốc, lấy Dân TâmDân Trí là kim chỉ nam.


Hăy suy gẫm những chân ngôn dưới đây:
" Việc nhân nghĩa cốt để yên dân"
" Thượng bất chánh, hạ tắc loạn"
" Tử bất giáo, phụ chi hóa"

Lấy nhân tâm làm phương tiện, lấy dân tâm và dân trí làm quốc sách "An Dân và Lạc Quốc" là kim chỉ nam của thể chế Dân Chủ Văn Hiến.

Trên đây chỉ là một gợi ư cho một đề nghị về một thể chế, c̣n nhiều thiếu sót và cần nhiều góp ư để có được một sự  đồng tâm thiết thực và đồng thuận khả thi, cho nên những cao kiến đóng góp cuả quí vị sẽ được trang trọng đón nhận và tri ân; Hầu có thêm sức mạnh và sức sáng cho niềm tin Diên Hồng, để phục hoạt nếp sống văn hiến và phục hồi nền an lạc và tự chủ của Việt tộc.


Nam Phong tổng hợp
 

Quyết tâm xây dựng đất nước trên nền văn hiến ngàn đời của Việt tộc

" Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn,
Lấy T́nh người thay cho hận thù và dối trá
Lấy Nghĩa làm người thay cho tham nhũng và độc quyền
"



Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân và Lạc Quốc" là
 kim chỉ nam của thể chế dân chủ văn hiến (dân chủ nhân bản).






Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Tham Luận: Quốc Thể
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhie.net


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư Nhân sỹ và độc giả nhằm mục đích
 bảo tồn di sản văn hóa, thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời của Việt tộc.



Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt