Năm Thứ 4888

 www.vietnamvanhien.net




Trang Tham Luận:

 
Quốc Tổ



Kính Thưa Quư Vị

  Trang Tham Luận nầy là phần dành cho sự góp ư cuả quư vị về một giải pháp thay thế chế độ độc đảng đương thời cũng như một sự h́nh thành, tổ chức và điều hợp một thể chế mới như là một nước Việt Nam Văn Hiến, như thế nào và ra sao?

  An lạctự chủ có phải là một nguyện vọng thiết tha cuả đại đa số đồng bào không?

  Một thể chế dân chủ đa nguyên, dân chủ nhị nguyên hay dân chủ văn hiến hay là dân chủ nhân bản có phải là một bước tiến tất nhiên của nhân loại và dân tộc Việt Nam không?

  Chế độ độc đảng đương thời có cần được thay thế không? Quốc dân Việt Nam có muốn thay thế chế độ phong kiến, độc đảng trị Cộng Sản  phi nhân bản, phản dân chủ đương thời không ?

  Ngay chính quí vị và các bạn có thật sự muốn và làm một cái ǵ đó để thay thế chế độ đương quyền không ?

  Nền tảng văn hiến ngàn đời của Việt tộc có thể làm một thế trận công tâm toàn diện để giải thể chủ nghĩa Cộng Sản và giải tán đảng Cộng Sản tại Việt Nam bằng một giải pháp "Lấy tâm lực thay cho vũ lực" hay là "Bất chiến tự nhiên thành" không?


  Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực là tranh đấu trong ôn hoà và nhân bản để giải trừ quốc nạn; Lâư t́nh người thay cho hận thù và dối trá; Lấy nghiă làm người thay tham nhũng và độc quyền,

"Bất chiến" không có nghiă là không chiến đấu hay không tranh đấu ǵ hết mà có nghiă là tranh đấu nhưng không tranh giành, chiến đấu nhưng không đổ máu, không giết người. Một Nghiă sỹ hành xử khác với một chiến sỹ. Nghiă sỹ chỉ cứu người, giúp ngướ, an dân và lạc quốc. Sách lược Công Tâm  được coi như là một giải pháp "bất chiến" vậy.
                                                                                                                                                         


  Sự thay thế chế độ độc quyền, tham nhũng và thối nát đương thời sẽ phải là một cuộc thức tâm của quốc dân đồng bào trong bước tiến tất nhiên của nhân quyền, dân quyềnquốc quyền. Bạo lực và bạo động không có chổ đứng, không được phép ứng dụng, không được tiếp nhận và không được chấp nhận...?

 Đại cuộc phục hồi nền an lạctự chủ không phải là một cuộc chiến bằng vũ lực (súng, đạn), không phải là một cuộc "thánh chiến" bằng thánh quyền, thần quyền hay chủ thuyết; Lại càng không phải là một cuộc chiến ủy nhiệm của thế lực ngoại bang. Nó là một hành vi tự vệ bằng sự thức tâm của quốc dân đồng bào để sống c̣n trước cơn quốc nạn, trước cảnh quốc phá, gia vong...?

 Đề cao tinh thần dân chủ Diên Hồngthắp sáng niềm tin Diên Hồng có góp phần tích cực và làm sáng ngời tinh thần dân chủ văn hiến không...?

  Sách lược công tâm phải lấy nhân tâm làm phương tiện, lấy dân tâm làm chiến sách cho cứu cánh an lạctự chủ, có phải là một giải pháp "Bất chiến tự nhiên thành" không..?

Kính mời quư vị tham luận

  Trong mỗi  đề tài tham luận cần thời gian để chiêm nghiệm và thảo luận . V́ gợi ư cho một đề án nầy là cuả chung quốc dân đồng bào, cần phải được sự đồng tâmhiệp thông cuả đại đa số (ít nhất là 67% ) để có được sự đồng thuận hiệp lực mà khởi động như một giải pháp thay thế cho chế độ độc đảng phi nhân nhân bản, phản dân chủ đương thời . Nó phải thể hiện được dân tâmdân trí một cách trung thực và trong sáng. Có được vậy th́ sự thành tựu mới thật sự đạt được cứu cánh an lạctự chủ một cách bền vững mà không phải là một sự tranh giành quyền bính và lợi lộc bằng bạo lực cuả chủ nghiă hay là một sự dàn xếp cuả thế lực ngoại bang nào đó. Lại càng không phải là một sự trả thù tàn nhẫn, tắm máu đồng bào như đă xảy ra trong những năm 1954, 1968 và 1975...!

  Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến thiết tha mong mơi nhận được sự đóng góp xây dựng cuả quư vị hầu có được một sự đồng tâm thiết thực và một sự đồng thuận khả thi để Việt tộc sánh vai tiến bước với nhân loại trong thế kỷ thứ 50 cuả Việt lịch và thiên niên kỷ thứ ba của tây lịch.


Trân Trọng Kính Mời


Điện thư : thuky@vietnamvanhien.net


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hóa. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền "An Lạc &Tự Chủ" ngàn đời của Việt tộc.





Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách: "An Dân & Lạc Quốc"






Lễ Hội Đền Hùng
Tranh vẽ của Họa sĩ Mạc Chánh Ḥa

(Nguồn : An Việt Toàn Cầu)


  Đền Quốc Tổ Hùng Vương

Đền Hùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, t́m kiếm
Đền Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh

Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đă cho xây dựng điện Kính Thiên tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Khi An Dương Vương nối ngôi vào năm 258 trước công nguyên đă xây dựng đền thờ. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đă công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc Đền Hùng được xây dựng vào triều vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ 10). Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.[1][2]

Mục lục

Vị trí

Quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xă Hy Cương, thành phố Việt Tŕ, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xă thuộc huyện Thanh Sơn và vùng ngoại ô thành phố Việt Tŕ, cách trung tâm thành phố Việt Tŕ khoảng 10km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa.

Đặc điểm

Các di tích chính

Đền Hạ
  1. Cổng đền: Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1817), có bốn chữ Hán viết theo lối chữ chân, đại tự "Cao sơn cảnh hành" (Lên núi cao nh́n xa rộng). C̣n có người dịch là "Cao sơn cảnh hạnh" (Đức lớn như núi cao), do chữ 行 trong bức hoành phi có thể đọc bằng hai âm "hành" hoặc "hạnh" với nghĩa khác nhau.
  2. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Kiến trúc đền Hạ kiểu chữ nhị gồm hai ṭa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m.
  3. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc h́nh lục giác với 6 mái. Trong nhà bia trước đặt tấm bia công đức ghi công những người đóng góp tu bổ di tích, nay đặt tấm bia đá khắc ḍng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đă có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". 
  4. Chùa Thiên Quang: c̣n gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dăy hành lang, nhà Tổ ở phía sau.
  5. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

Đền Thượng
  1. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió ḥa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có ḍng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
  2. Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Tuy nhiên, các nhà khoa học khi nghiên cứu cột đá thề thấy trên cột đục lỗ, cho rằng rất có thể đây chỉ là tàn tích cột đá của một kiến trúc cổ xây dựng tại khu vực này từ trước.
  3. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đă cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
  4. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dungcông chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lư qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 theo dạng h́nh chữ công.
  5. Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).
  6. Bảo tàng Hùng Vương: được khởi công xây dựng vào năm 1996 và khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quư Mùi 2003. Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quư hiếm của thời đại Văn Lang được phát hiện trong địa phận tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là các di vật phát hiện quanh khu vực đền Hùng.
  7. Hồ: dưới chân núi Nghĩa Lĩnh có một cái hồ rất rộng, ngày xưa trồng nhiều sen. Hồ đă được kè xung quanh, trở thành một thắng cảnh cho du khách tới thăm Đền Hùng thêm một địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi. Đây cũng là nơi thường diễn ra lễ hội bắn pháo hoa vào ngày quốc giỗ.

                                                               

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6.

Sau khi lên đến Đền Thượng du khách sẽ dừng tiếp tục cuộc hành tŕnh theo một con đường khác với đường đi lên, và điểm dừng chân cuối cùng là Đền Giếng ở dưới chân núi. Đền Giếng là nơi được cho rằng rất linh nghiệm cho những ai muốn cầu duyên. Tên gọi của đền do trong đền có chiếc giếng ngọc tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi dung nhan. Nguồn nước thiêng của giếng ngọc tuôn chảy từ ḷng núi Nghĩa Lĩnh.

Lễ hội

Bài chi tiết: Lễ hội đền Hùng

Hội đền Hùng diễn ra vào ngày chính là ngày 10 tháng 3 âm lịch, có câu: "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Tuy nhiên, lễ hội thực chất đă diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng. Lễ hội Đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành quốc giỗ tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Thông tin thêm

Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được t́m thấy ở xă Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990[3] khi một gia đ́nh người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đă biết ở Việt Nam và Đông Nam Á[4]. Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như h́nh ngôi sao 12 cánh đường kính đến 20cm, 8 con chim lạc dài 15cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, h́nh người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương c̣n nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng kư ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

Hội Đền Hùng Hải Ngoại : Quốc Tổ Vọng Từ, San Jose.

Nguồn: vi.wikipedie.com



Đền Hùng

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ ḷng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xă Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đă được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức c̣n lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây tṛ, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ c̣n những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một h́nh thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngă ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để văn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà c̣n v́ nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của ḿnh với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt th́ mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có ǵ khó hiểu khi nh́n thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

  Lễ Hội

Phú Thọ là một vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đă dựng Văn Lang quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu. Nhân dân Phú Thọ có truyền thống dựng nước và giữ nước, có nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đ́nh, chùa, lăng tẩm c̣n để lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hóa của dân tộc. Phú Thọ là mảnh đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống, có truyền thống văn hóa, âm nhạc phong phú. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội đền Hùng (13/10 âm lịch). Người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xét bùa, hát ví, hát đúm. Họ hát trong lao động sản xuất, trong các dịp hội hè, cưới xin. Người Việt nổi bật có hát xoan, hát ghẹo. Hát xoan là lối hát nghi lễ, phổ biến ở Kim Đức, An Thái, huyện Lâm Thao. Hát ghẹo là lối hát giao duyên nam nữ (tựa như hát Quan Họ). Hát ghẹo phổ biến ở vài xă của huyện Tam Nông và huyện Thanh Sơn. Lễ hội truyền thống hàng năm thường diễn ra vào mùa xuân, dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu:

Hội Đền Hùng: Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng. Hàng năm cuối xuân, nhân dân cả nước lại hướng về đất tổ, nô nức hành hương tưởng niệm các vua Hùng, ḍng vua mở nước và dựng nghiệp, lập ra nhà nước Văn Lang cổ đại. Lễ hội hàng năm được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, ngày giỗ tổ Hùng Vương. Chính hội là từ ngày 8 tháng 3 và kết thúc vào ngày 11 tháng 3 âm lịch. Sáng mồng 10 là buổi quốc tế, sau đó là các đám rước đặc sắc, các cuộc hát thi (hát ca trù, hát xoan...), cùng các tṛ chơi truyền thống của người Việt, người Mường. Hội đền Hùng là một ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của ṇi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam chung sức xây dựng đất nước ngày một phồn vinh. Lễ hội năm nào cũng nhộn nhịp, chào đón hàng chục vạn người hành hương từ mọi miền đất nước, cũng như kiều bào và khách nước ngoài.

Nguồn; http://www.vietshare.com




Đền Hùng Tại Hoa Kỳ



San Jose California Hoa Kỳ

***




Quốc Tổ Vọng Từ San Jose

780 S. First Street

San Jose CA 95113



Dẫu rằng cách trở muôn trùng,

Ngh́n năm Đất Tổ Nghiệp Hùng vẫn đây


Trộm nghĩ: con tạo xoay vần, vạn vật sinh sinh hóa hóa, muôn loài do trời đất tạo nên, lớp trước lớp sau tuần tự có nguồn có gốc; phương chi con người được tiếng khôn hơn muôn vật, lẽ nào không t́m về cội rễ!

Lại nghĩ: Hưng, vong, tan, hợp là lẽ thường trong trời đất mà “vấn tổ tầm tông” chính là việc hệ trọng của con người.

V́ hoàn cảnh đẩy đưa, đàn “Con Rồng - Cháu Tiên” chúng ta phải ly hương rời cố quốc. Hơn ba thập niên trôi qua, trải bao thăng trầm của cuộc sống tha hương, trải bao nhọc nhằn và công sức dồn lo cho những thế hệ con cháu, và mặc cho những điều thị phi, những sóng gió đă không làm nản ḷng những người hưng công, nay trong niềm ước mơ “Dựng một ngôi đền để con cháu t́m về ḍng giống”, mấy gian nhà đơn sơ này được khởi dựng để làm cái mốc cho con cháu sau này c̣n có chỗ mà biết nhớ về Quê Cha - Đất Mẹ, Cội Nguồn Gốc Tích và cũng là nơi cộng đồng tha hương chúng ta nhớ về cố quốc, cung vọng phụng tự Anh Linh Đức Quốc Tổ Hùng Vương và Chư Liệt Vị Tiên Vương, Tiên Thánh, Tiên Hiền, Khai Quốc Công Thần Việt Nam.

Vậy khi viếng thăm nơi này, ta nên thắp nén hương thơm, tâm tư truy niệm nhớ về Đất Tổ và các vị Tiền Nhân đă dầy công gây dựng và bảo vệ Đất Nước cũng như ngững người đă đóng góp tịnh tài và sức lực tạo dựng nên nơi này. Ấy mới là:

Uống Nước Nhớ Nguồn.”

Đức Lang - Nguyễn Thanh Liêm

Phụng soạn

 Nguồn: www.denhung.org



Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tại Sydney- Úc Đại Lợi đă khánh thành gần 20 năm.(đang sưu tầm h́nh ảnh)


Đền Quốc Tổ Hùng Vương tại Melbourne - Úc Đại Lợi
(ảnh cuả vangngocdam@yahoo.com)



(ảnh cuả Trương Như Thường)

Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tại Melbourne- Úc Đại Lợi



                                                                   Giải Mă Ngày Giỗ tổ Hùng Vương
                                                    Nguyễn vũ tuấn anh

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh không coi việc giải mă các

truyền thuyết huyền thoại là bằng chứng khoa học để chứng minh cho
lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, ít nhất trong lúc này.
Miễn phản biện.


Sử sách và truyền thuyết không hề ghi lại ngày mất của vị vua Hùng đầu tiên hoặc cuối cùng.
Vậy ngày giỗ Tổ vua Hùng mùng 10 tháng 3 xuất phát từ đâu?


Hàng năm vào ngày giỗ Tổ Vua Hùng, là dịp để những người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn từ thời huyền sử.

Những ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Thời Hùng Vương đă trở thành huyền sử; c̣n sót lại chăng chỉ c̣n là những tục ngữ ca dao và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương; tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử; tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt.

Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Lạc Việt, lần đầu tiên được chép lại trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề là “Hồng Bàng Thị”. Người viết lời tựa trong cuốn sách này là Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An Hải Dương, sinh năm 1453 mất năm 1516, ông viết bài tựa vào năm 1492. Người viết lời tựa sau cho cuốn sách này vào năm 1493 là Kiều Phú người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Hai ông đă thừa nhận những truyện chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đă được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Trong bài tựa của ḿnh , ông Vũ Quỳnh đă viết:

“Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng ?”.
Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên được các nhà sử học Việt Nam ghi lại trong các bộ chính sử và nằm ở phần ngoại kỷ v́ sự huyền ảo của câu chuyện. Đă có rất nhiều học giả phân tích t́m hiểu nội dung kỳ bí của truyền thuyết về thuở ban đầu lập quốc của người Lạc Việt.

Những số liệu trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên có một sự liên hệ và trùng khớp một cách kỳ lạ với hai đồ h́nh nổi tiếng thiêng liêng trong truyền thuyết của nền văn minh Hoa Hạ và liên quan đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương; đó là Lạc Thư và Hà Đồ.
Độ số của Lạc Thư – Hà Đồ là 100 ṿng tṛn, trong đó có 50 ṿng tṛn đen, 50 ṿng tṛn trắng. Từ hai đồ h́nh trên, tạo ra hai h́nh vuông gọi là Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ.

ĐỒ H̀NH HÀ ĐỒ
30 ṿng tṛn đen và 25 ṿng tṛn trắng.



ĐỒ H̀NH LẠC THƯ
25 ṿng tṛn trằng và 20 ṿng tṛn đen



Qua đồ h́nh trên th́ bạn đọc nhận thấy rằng:
# 100 quả trứng tương ứng với 100 ṿng tṛn .
# 50 người con theo cha tương ứng với 50 ṿng tṛn trắng, thuộc Dương, tượng là theo Cha (Dương).
# 50 người con theo mẹ tương ứng với 50 ṿng tṛn đen, thuộc Âm, tượng là theo Mẹ (Âm).
# 15 bộ mà truyền thuyết nói tới trùng khớp với số của Ma Phương Lạc Thư có tổng ngang dọc chéo đều bằng 15 .
# 18 đời vua trùng khớp với tổng số Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ (9 x 2 = 18).

C̣n ngày mùng 10 tháng 3 liên quan đến ngày giỗ tổ Hùng Vương?
Đây lại là một con số trùng với trung cung Hà Đồ đó là 5 – 10 thuộc về ngôi Hoàng Cực. Trong đó:
Tháng 3 là tháng Th́n (tượng là Rồng) – trùng khớp với biểu tượng của Lạc Long Quân (giống Rồng) chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tí (Tức tháng Một năm trước. Trong cách tính tháng của người Việt như sau:
Tháng Một: ; Tháng Chạp: Sửu; Tháng Giêng: Dần; Tháng Hai: Măo; Tháng Ba: Th́n/ Rồng)
18 thời Hùng Vương với nhiều vị vua, không thể giỗ chung một ngày.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 chính là một biểu tượng của nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt.
Như vậy, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoàn toàn trùng khớp một cách kỳ lạ với nội dung của Lạc Thư – Hà Đồ.

Vấn đề cũng chưa phải dừng ở đây.
Trong truyền thuyết về thời Lập quốc của dân tộc Việt c̣n một chi tiết nữa là:
50 người con theo Mẹ Ấu Cơ suy tôn người con trưởng lên làm vua. 49 người con c̣n lại đi cai trị khắp nơi.
Đây chính là số Đại Diễn trong Kinh Dịch dùng trong Bói cỏ thi - một phương pháp bói tối cổ của Đông phương.

Nếu bạn hỏi tại sao lại phải bớt đi một mà không dùng số 50? Tôi xin được trả lời rằng: Chính truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên đă trả lời rất rơ ràng và người ta không thể t́m được câu trả lời trong các bản văn chữ Hán. Sự trùng khớp hợp lư đến kỳ lạ của các sản phẩm trí tuệ thuộc về văn minh Lạc Việt với một giá trị kỳ vĩ của văn hoá Đông Phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái , đă cho thấy cội nguồn đích thức của những di sản văn hoá đó thuộc về văn minh Lạc Việt.
Như vậy, cùng với những di sản văn hoá phi vật thể khác, tổ tiên ta muốn nhắc nhở cho con cháu về một nền văn minh kỳ vĩ của một đất nước gần 5000 năm văn hiến và Lạc Thư – Hà Đồ và Kinh Dịch có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
------------------------
Chú thích: Tháng Tí - tức tháng 11 âm lịch – trong dân gian c̣n gọi là tháng Một và phân biệt giữa số đếm 1 là số đầu tiên, nên gọi tháng đầu trong năm sau Tết là tháng Giêng. Tháng Một không phải là tiếng gọi tắt của tháng 11 mà là tháng đầu tiên theo thứ tự 12 con giáp. Cũng như tháng Sửu là tháng thứ 2 gọi là tháng Chạp để phân biệt với tháng 2 theo số đếm.

Nguồn: http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=2097





Văn Tế

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG
 
----------o0o-------

Dâng Hương:

Khói hương ngào ngạt, phủ non Ngũ-Lĩnh, trùm dẫy Trường Sơn.

Tim óc cảm thông, xuyên trời Á-Đông, tới miềm Bách-Việt.

Đôi lời khấn nguyện, nơi đất khách, xin Tiên Tổ chứng giám ḷng thành.

Một nén hương dâng, chốn tha hương, lũ cháu con thành tâm tưởng niệm.

Cúi đầu kính lễ:

·        Thủy-Tổ LẠC-LONG-QUÂN và Thiên-Hương Tổ Mẫu ÂU-CƠ.

·        Thượng Thượng Tổ KINH-DƯƠNG-VƯƠNG và Động-Đ́nh-Hồ Tổ Mẫu LONG NỮ.

·       Thập Bát HÙNG VƯƠNG và Chư HÙNG-TỔ MẪU HẬU.

Nhớ Thủy Tổ xưa:

                        Đất Lĩnh-Nam một cỏi mở mang.

                        Trời Đông-Á ngàn thu oanh liệt.

             Vương nghiệp muôn đời, dựng nên xă tắc: Gịng họ Hồng-Bàng.

             Hùng trấn một phương, giữ vững sơn hà: Giống ṇi Lạc-Việt.

                        Mở đầu bao thế kỷ thịnh cường.

                        Khai sáng mấy ngàn năm văn hiến./font>

            Cha Rồng mẹ Tiên, chuyện tổ tông c̣n măi măi lưu truyền.

            Núi Nùng, sông Nhị, đời con cháu vẫn luôn luôn hănh diện.

                        Dùng sự tích bánh trái dạy nghĩa trung trinh.

                        Đem câu chuyện trầu cau nêu gương tiết liệt.

            *VĂN – LANG*, lấy làm quốc hiệu, chia mười lăm quận dư đồ.

            *PHONG CHÂU*, là chốn kinh đô, truyền hai mươi đời đế nghiệp.

                      Tre rừng tham chiến, PHÙ ĐỔNG hiển lọng oai linh.

                      Ngựa sắt xuất chinh, GIẶC ÂN khoanh tay chịu chết.

            Dựng nên kỷ cương triều chính: Lạc Hầu, Lạc Tướng an dân.

            Giải thích khí tương thiên nhiên: Thần Núi, Thần Sông thể hiện.

                      Nhớ công đức Tổ-Tiên những thời oanh liệt:

                                Bảo toàn đất nước, nhờ công ơn bao đấng anh hùng.

                                Giữ vững non song, ấy đức độ các tay hào kiệt.

            Nghiên cứu giáo điều Phật, Chúa vẫn giữ ǵn những tập quán cổ xưa.

            Hội nhập triết thuyết Lăo, Nho hầu tạo nên nền văn chương riêng biệt.

                     Bao phen Bắc phạt, bảo toàn ṇi giống RỒNG TIÊN.

                     Tiếp tục Nam chinh, mở mang nước non ĐẠI VIỆT.

           Chống Hán bạo cường, ngàn đời lưu danh thơm: Triệu Ẩu, Trưng Vương.

           B́nh Tống tàn hung, muôn thuở nhớ công ơn: Lê Hoàn, Thường Kiệt.

                     BẠCH ĐẰNG hai phen thử sức, hơn ba vạn ức Nguyên Hán máu chẩy thành sông.

                     ĐỐNG ĐA một trận thư hùng, gần nửa triệu Măn Thanh, xương phơi tuyệt diệt.

“Thà rằng làm quỷ…”

           Lời khảng khái Trần-B́nh-Trọng, c̣n lưu muôn thuở tiếng anh hùng.

“Xin chém. đầu thần…”

          Tiếng trung trinh Hưng-Đạo-Vương, vẫn nhớ ngàn thu lời khí tiết.

          Đất Lam Sơn, dựng cờ khởi nghĩa, Lê-Lợi xưng Vương.

          ẢI Chi Lăng, bó dáo lai hàng, Liễu-Thăng kết kiếp.

Đến nay:

Non nước phải lúc suy vong.

Nhân dân gặp cơn quốc biến.

Bạo quyền bất lương quỷ đỏ, tàn phá cơ đồ theo chủ nghĩa Mác Lê.

Bè lũ độc ác, thủ tiêu chủng loại như thời Trụ Kiệt.

Dân t́nh cực khổ, sống kiếp nhục tù.

Tập thể côn đồ, thẳng tay bắn giết.

Băng hoại thuần phong mỹ tục bằng chủ nghĩa vô thần.

Đảo điên nếp sống nhân dân với giáo điều Mác –Xít.

Giờ đây tâm nguyện:

Tổ tiên linh hiển, xin ban cho ơn đức thiêng liêng.

Con cháu chí thành, nguyện dâng lời cầu xin thống thiết.

Cúi xin Phật Trời phù hộ, cho loài quỷ đỏ tận tru.

Khẩn cầu Tiên Tổ độ tŕ, để lũ vô thần tuyệt diệt.

Khải hoàn, một khúc âu ca, lừng lẫy khắp trời Nam.

Hồi hương, bao năm ước vọng, hân hoan toàn nước Việt.
 

                                                                                              CẨN CÓC  NGUYỄN-BÁ-TRIỆU phụng soạn


                                                                                                       Nguồn: http://www.hqvnch.net



Văn tế
QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

 

------------o0o--------------


Lễ dâng hương

 Nguyện xin khói mây hương,
Bay tỏa khắp mười phương
Bay thẳng về Bách Việt
Bay qua Thái B́nh Dương
Bay trùm non Ngũ Lĩnh
Bay suốt dăy Trường Sơn
Thành kính dâng Quốc Tổ
Chúng con ở tha hương

Trước thềm năm ............... sắp tới
Thủy chung một tấm ḷng
Vạn muôn người như một
Đều hướng vể Tổ Tông
Dầu sao dời vật đổi
Con Lạc với cháu Hồng
Xin thề cùng Tiên Tổ
Quyết bồi đắp non sông

Cắm hương rồi lễ

Cúi đầu kính lễ: Thượng Thủy Tổ Kinh Dương Vương và Động Đ́nh Hồ Tổ Mẫu Long Nữ
Cúi đầu kính lễ: Thủy Tổ Lạc Long Quân và Thiên Hương Tổ Mẫu Âu Cơ
Cúi đầu kính lễ: Thập bát Tổ Hùng Vương và chư Hùng Tổ Mẫu.

Nhớ Tổ xưa
Khởi nghiệp đất Lĩnh Nam, có đủ cả văn thần cùng vơ tướng,
Mục dân vùng Đông Á, hém chi đâu Ngũ đế với Tam Hoàng
Trai Bách Việt góc trời uy dũng
Ṇi Tiên Long riêng giống hiên ngang
Với tên lửa giáo đồng, quân Xuy Vưu làm Hoàng Đế nhiều phen táng đảm
Sẵn trúc rừng ngựa sắt, thánh Phù Đổng đánh Ân Thương lắm trận kinh hoàng,
Miền Bắc tái dẹp tan giặc giă,
Thành Phong Châu nổi tiếng can trường,
Liên tiếp hai mươi vị minh quân, thêm tứ bất tử, hiển nhiên trời đất giúp,
Phú cường mấy ngàn năm thịnh trị, giúp ức muôn dân, nhuần thấm móc mưa ơn.
Công đức ấy, cháu con ghi nhớ măi,
Khói hương nầy, bay tỏa vạn trùng dương.
Tiếc thay con Tạo đa đoan, sinh bỉ thái thịnh suy, nên dân chúng nhiều lúc gặp gian nan khổ ải,
May mà khí thiêng sông núi, khiến tổ tông linh hiển, giúp nước nhà bao phen thành thắng thế vinh quang.
Nguyên Hán sử gia thường giải thích,
Đằng Giang lủy thứ huyết lưu hồng.
Bắc nhung tuy độc ác mà phải bó tay, mănh tướng hùng binh, nhiều đến mấy cũng sầu tan vỡ,
Tây địch dẫu bạo tàn, cũng đành nhường bước, thần công hỏa tiển, khỏe đến đâu đều nhục bại vong.
Thanh Măn thây phơi đen Nhị Thủy
Bạch Dương máu nhuộm đỏ Trường Sơn

 Song le

Chúng con nay, quốc gia tuy độc lập mà khăn gói phải ra đi, nào phải chạy theo đường vọng ngoại !
Buồn mất nước, nhân quả kiếp điêu linh, mặc cửa nhà đành bỏ lại, nỗi oan t́nh sống với đau thương !

Cúi xin

Tiên Tổ độ tŕ hưng quốc vận
Quỷ ma tận diệt tuyệt tai ương,
Nhân loại mau được thấy trời đất đổi thay, phong ḥa vũ thuận
Việt Nam sớm vui nhàn, bốn phương yên tĩnh, quốc thái dân cường.
Khải hoàn một khúc vang hoàn vũ
Xă tắc muôn đời vững kỷ cương.

Thượng hưởng

Lễ tạ

------------o0o-----------

Tác giả bài Văn Tế Tổ sang tỵ nạn tại Canada, đọc bài này trong buổi họp tất niên Giáp Tí đón xuân Ất Sửu (1985) với một số bạn bè, gởi bài về cho ông bạn ở Hà Nội, ông này chép lại gửi lại cho cụ Hoàng Đạo Lượng, kỹ sư Công Chánh (sinh năm 1901). Cụ Hoàng Đạo Lượng không biết tác giả bài này là ai và cũng không biết ông bạn ở Hà Nội là ai, v́ ông này không cho cụ Lượng biết tên và địa chỉ của ḿnh và cũng đă mất ngay sau khi gửi  bài. Nói tóm cả ba cụ đều qui tiên từ lâu.
    Bài này trích trang 37-38-39 trong tập “ÍT BÀI THƠ CỔ VÀI CHUYỆN CŨ” do  Cụ Hoàng Đạo Lượng chép tay (2) năm 1994 và Ái Hữu Công Chánh California USA ấn hành 1995 trước khi Cụ mất. Tập này chỉ phổ biến đến Ái Hữu và Thân Hữu Công Chánh không bán nhưng không dành quyền trích đăng hoặc phổ biến bất vụ lợi.

Nguồn: http://www.hqvnch.net

Đại Lễ Quốc Tổ Hùng Vương 2009


Xin Bấm Vào Dưói Đây Đển Nghe Nhạc Và Xem H́nh

http://www.youtube.com/watch?v=AifTkySCXU0








Đề Nghị



     Chúng tôi mạo muội đề nghị về quốc tổ như sau:
   1- Ngaỳ Quốc Tổ:
   Chọn ngày giỗ quốc tổ  là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc Lễ. Nếu ngày 10 tháng 3 rớt vào ngày thứ bảy hay chuá nhật th́ chọn ngày thứ hai sau đó làm ngày nghĩ Lễ.
   2- Đền Thờ Quốc Tổ:
Mỗi Quận và Tỉnh trong nước phải xây một đền thờ quốc tổ và cũng là nơi làm những đại lễ  hàng năm.
Chi tiết về việc tổ chức xây dựng đền thờ quốc tổ và  chương tŕnh tế lễ  sẽ được một  uỷ ban  phụ trách và do uỷ ban hành pháp  tuyển chọn hay chỉ định tuỳ theo sự chấp thuận quốc hội thông qua hiến pháp qui định .
   Cả nước được nghĩ một ngày đại hội sum họp cuả dân tộc để nhớ đến công đức cuả quốc tổ dựng nước và tiền nhân giữ nước trăi qua 49 thế kỷ ( 4900 năm).

 



Phục hoạt nếp sống Văn Hiến là phục hồi nền An Lạc và Tự Chủ


Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách: "An Dân & Lạc Quốc" là
 kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Quốc Tổ
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm
 mục đích bảo tồn di sản văn hóa, thắp sáng niềm tin Diên Hồng, phục hoạt nếp sống văn hiến và phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" của Việt tộc.