Năm Thứ
4889
www.vietnamvanhien.net
Tinh than quoc gia 010 unicode.doc
SỰ
H̀NH
THÀNH PHONG TRÀO QUỐC GIA MỚI:
TỪ
“TRUNG
QUÂN” SANG “ÁI QUỐC”
Vũ
Ngự Chiêu
© 2000,
2009, Chieu N. Vu & Van Hoa
Publishing.
All
Rights Reserved.
Là
một dân tộc đă có ít nhất ngàn năm
lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương
máu để bảo vệ
chủ quyền của ḿnh và đồng thời mở mang bờ
cơi về
phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt
đầu chiêm
nghiệm lư do thất bại của các phong trào Cần
Vương, Văn Thân v... v... Kết luận mà đại đa
số đều đồng
ư là t́nh trạng chậm tiến của nước Việt, và
nhu cầu canh tân, nâng cao dân trí trở
nên cấp bách. Tuy nhiên, họ chỉ đồng ư đến
đó. Câu hỏi “Cách nào để canh tân?”
mang lại nhiều đáp án.
Trong
số những nhà ái quốc
chủ trương duy
tân có hai khuynh hướng chính:
- Một
số nghĩ rằng trước hết phải giành
được
độc lập, rồi sẽ canh tân. Nhật Bản, v́ sao
đang lên
ở Á Châu, được coi như mẫu mực. Cuộc chiến
tranh Nga-Nhật
(1904-1905) càng khiến họ thêm nể phục nước
“đồng văn”
này. Bởi thế, họ t́m đường cầu viện Nhật, và
chủ
trương “quân chủ lập hiến.”
-
Số khác, dù cũng ngưỡng mộ Nhật
Bản, muốn Âu hóa hoàn toàn. Họ chủ trương
nên hợp tác với Pháp để canh tân xứ sở, kể
cả
việc đổi sang chế độ dân chủ, sau đó mới lo
được việc
giành độc lập.
Hai khuynh
hướng này chi phối hầu hết các phong
trào “duy tân” trong nước vào cuối thế kỷ
XIX đầu
thế kỷ XX.
I.
GIAI ĐOẠN 1897-1907:
A.
PHONG TRÀO “ĐÔNG ĐỘ” HAY
“ĐÔNG DU”:
Khuynh hướng
thứ nhất–tức giành độc lập trước, duy
tân sau–do Cử Nhân Phan Bội Châu (1868-1940)
và các đồng chí đề xướng. Hoàng thân
Cường Để (1882-1951) ḍng dơi Hoàng tử Cảnh
được chọn làm Minh Chủ.
1.
Sơ lược thân thế Phan
Bội Châu (1868-1940):
Phan Bội
Châu, tức Phan Đ́nh San, theo lời
tự thuật, sinh tháng 12 năm Đinh Măo
(đầu 1868
hoặc cuối 1867) tại quê ngoại là làng Sa
Nam,
xă Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tài liệu mật thám Pháp ghi Phan Bội Châu
sinh năm 1868 tại làng Đan Nhiễm, tổng Xuân
Liễu,
huyện Nam Đàn, tức quê nội, nơi thực ra Phan
Bội
Châu chỉ trở lại khi đă ba tuổi. Trong đời
hoạt động, Phan
Bội Châu c̣n có nhiều tên khác như Bả
Mệ, Sào Nam Tử, Vơ Lang, Phan Đ́nh Hân,
Trần Tá Hoa, Mễ Điền (do chữ Phan
tách ra: Mễ và Điền).(1)
Phan Bội
Châu nổi tiếng học giỏi từ nhỏ, nhưng
đường thi cử lận đận. Khóa Đinh Dậu (1897),
can tội mang
tài liệu vào trường thi, và bị cấm thi trọn
đời.
Từ đó lưu lạc ra Bắc Kỳ, rồi vào Huế làm
thày đồ trong nhà Cử Nhân Vơ Bá Hạp.
Tại kinh đô, Phan Bội Châu giao du với nhiều
nhân vật
nổi danh và được Hoàng Giáp Tiến Sĩ Nguyễn
Thượng
Hiền (1865-1925) “điểm nhăn” qua nhiều tác
phẩm
giá trị cũng như giới thiệu với Tăng Bạt
Hổ.(2)
Năm Canh Tư
(1900), nhờ sự can thiệp của Tổng Đốc
Nghệ An là Đào Tiến, Phan Bội Châu được dự
thi
Hương, và đậu đầu trường Nghệ. Nhưng v́ tang
cha,
không được dự kỳ thi Hội 1901. Trong hai năm
1901-1902, ông
mở trường dạy học ở quê nhà, đồng thời liên
kết với
sĩ phu địa phương để nổi dạy chống Pháp. May
nhờ Tổng đốc Trần
Đ́nh Phát (con Trần Đ́nh Túc)
và Thượng thư Đào Tiến che chở nên được
b́nh yên. Năm 1903, Đào Tiến cân nhắc
Phan Bội Châu vào “tọa giám”–tức ăn lương
trường
Quốc Tử Giám để chuẩn bị khóa thi Hội năm
1904.
Theo Phan
Bội Châu, chuyến vào Huế nhằm mưu
t́m minh chủ và liên kết đồng chí. Trong hai
năm kế tiếp, mục tiêu của ông đă đạt. Năm
1903, Tăng
Bạt Hổ giới thiệu Cử nhân Châu với Nam Tinh
Nguyễn
Hàm [tức Thành], Sơn Tẩu Đỗ Tuyển, hai cựu
thủ lĩnh
nghĩa hội, và một số nhân sĩ Nam-Ngăi khác.
Tháng 4/1903, qua trung gian một đại thần,
Phan Bội Châu
tiếp xúc và được Cường Để nhận làm minh
chủ.(3)
Thừa lệnh
Cường Để, tháng 9/1903, Phan Bội
Châu ra đồn điền Phồn Xương, Bắc Giang, xin
gặp Hoàng Hoa
Thám, nhưng thủ lĩnh Yên Thế không tiếp.
Tháng 2/1904, Phan Bội Châu vào Nam gần ba
tháng, chu du khắp nơi, nhưng chỉ kết nạp
được ông đạo
Trần Nhật Thị ở Thất Sơn (Châu Đốc). Nhờ
chiêu
bài Cường Để, một số giáo mục và giáo
dân từ Quảng B́nh tới Nghệ An cũng ủng hộ.
Đa số
giáo mục và giáo dân đều thuộc địa phận Bắc
Đàng Trong của Giám mục Louis Pineau. Sau
này,
c̣n có những cộng đồng Ki-tô ở Xiêm La.(4)
2.
Duy Tân Hội & Phong Trào Đông
Độ:
Trở
lại Huế, Phan Bội Châu soạn tập Lưu
Cầu huyết lệ tân thư gửi các quan
triều, gây
được tiếng vang. Nhưng kỳ thi Hội năm ấy ông
không đỗ.
Tháng 12/1904, Phan Bội Châu cùng các đồng
chí họp ở Quảng Nam, chính thức thành lập
Duy
Tân Hội.(5) Mọi người đề cử Phan Bội Châu
qua Trung Hoa
và Nhật mua khí giới.
Tháng
2/1905, Phan Bội Châu được Tăng Bạt Hổ
(Lư Tuệ) dẫn đường vượt biên sang Hoa Nam.
Sau khi tiếp
xúc với một số lănh tụ lưu vong như Tôn Thất
Thuyết, Đề Đốc Trần Xuân Soạn, Tán tương
Nguyễn
Thiện Thuật v.. v... ở Sa Hà, Triều Châu,
Phan Bội
Châu qua Nhật vào tháng 5/1905. Lương Khải
Siêu (1875-1929)–đă trốn khỏi Trung Hoa sau
biến cố 1898,
đang chủ biên tờ Dân Báo [Ming Pao]
ở
Yokohama (Hoành Tân)–giúp Phan Bội Châu ấn
hành tập Việt Nam Vong Quốc Sử để
quảng bá tinh
thần kháng Pháp. Lương c̣n giới thiệu Cử
nhân Châu với một số nhân sĩ Nhật. Các giới
chức Nhật không hứa giúp việc đánh Pháp, chỉ
muốn gặp mặt lănh tụ của tổ chức.(6)
Đầu tháng
8/1905, Phan Bội Châu về nước, với
ư định đón Cường Để xuất ngoại. V́ mật
thám Pháp kiểm soát gắt gao, Cử nhân
Châu chỉ bí mật gặp Đặng Nguyên Cẩn
(1867-1923)
và Ngô Đức Kế (1878-1929) tại Hà Tĩnh, rồi
sai
học tṛ vào Huế báo cáo với Cường Để.
Sau đó, lại vội vă vượt biên.(7)
Phần Cường
Để, thoạt tiên, dự trù vào
Nam để vận động và tổ chức thân hào nhân sĩ.
Nhưng v́ tập Việt Nam Vong Quốc Sử
sắp ấn hành ở
Thượng Hải, các đồng chí thúc dục Hoàng
thân xuất ngoại càng sớm càng tốt. Từ ngày
này, một số triều thần bắt đầu hướng về
Cường Để, dù
ngoài mặt ra vẻ trung thành với Bảo hộ và
Thành Thái.(8)
Tháng
2/1906, Cường Để trốn qua Trung Hoa, theo
ngả Hải Pḥng. Hoàng thân ghé thăm Tôn
Thất Thuyết ở Triều Châu, rồi sang Quảng
Châu gặp Phan Bội
Châu. Tại đây, ngày 15/1/1906, báo Ling
Sao đă đăng Hải Ngoại Huyết Thư
của Phan Bội
Châu. Một báo khác cũng loan tin một Hoàng
tử Việt trốn khỏi nước. Tháng 5/1906, Phan
Bội Châu đưa
Cường Để sang Nhật. Tại Huế, măi tới ngày
22/3/1906,
Tôn Nhơn Phủ mới báo cáo lên Khâm sứ
việc Cường Để xuất ngoại.(9)
Việc cầu
viện vẫn thất bại. Các chính
khách Nhật chỉ chấp thuận đón
nhận du học sinh
Việt. Phan Bội Châu và Cường Để chẳng c̣n
cách nào khác hơn phát động Phong
trào “Đông Độ” (hay Đông Du) theo lời
khuyên của Lương Khải Siêu. Phong trào này
kéo dài khoảng ba năm, từ 1906 tới 1908. Số
du học sinh,
từ 8 đến 20 tuổi, được khoảng hơn 100 người.
Đại đa số gốc miền
Nam, do Đặng Bỉnh Thành (Huỳnh Nghi, tức
Hoàng Hưng)
cầm đầu. Phan Bội Châu chịu trách nhiệm
khoảng 50 học sinh
Bắc và Trung, kể cả Cường Để, Phan Bá Ngọc,
Đặng
Tử Kính, Nguyễn Thúc Canh (Trần Trọng Khắc
tức Trần Hữu
Công), Nguyễn Thái Bạt (con nuôi Nguyễn
Thượng
Hiền), Lương Ngọc Quyến (con Cử Nhân Lương
[Văn] Can, đă
qua Nhật từ trước).
Để quảng
bá đường lối đấu tranh, Phan Bội
Châu gửi về nội địa nhiều tài liệu như Hải
Ngoại Huyết
Thư, Khuyến Du Học v.. v... Ông cũng
soạn thảo một
tài liệu kư tên Cường Để với tựa Kinh
Cáo Toàn Quốc Phụ Lăo Văn. Những tài
liệu tuyên truyền này gây tiếng vang rộng
lớn trong
giới sĩ phu.
Song song
với phong trào Đông Du, nhiều
cơ sở kinh tài của tổ chức Duy Tân được
thiết lập. Tại
Hà Nội, Cử Nhân Can và Tú Tài Nguyễn
Quyền xin phép mở Đông Kinh Nghĩa Thục với
mục
đích giúp các thiếu niên nghèo
có cơ hội học quốc ngữ mới miễn phí. Thực tế
học viện trở
thành nơi tuyển mộ nhân tài gửi qua Nhật, và
đồng thời là trung tâm phổ biến tư tưởng
canh tân
trong khuôn khổ “đồng văn” (h́nh
thái đầu
tiên của chủ thuyết Đại Đông Á). Nhóm
chủ trương c̣n xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng
Báo. Ngoài số tiền quốc dân đóng
góp, Đông Kinh Nghĩa Thục liên hệ với các
cơ sở thương mại như nhà thuốc Đồng Lợi Tế,
và tiệm
tạp hoá Đông Thành Xương ở Hà Nội.
Hoàng Tăng Bí, một trong bốn người chủ
trương, là
chủ nhân Đông Thành Xương. Sau khi Pháp
đóng cửa học viện vào tháng 11/1907, Nguyễn
Quyền
xoay sang điều khiển tiệm thuốc Đồng Lợi Tế.
Tại vùng
Thanh-Nghệ-Tĩnh, Tiến sĩ Kế và Đốc học Cẩn
mở công ty
Triêu Dương ở Vinh (Nghệ An), và Giải nguyên
Lê Văn Huân (1875-1929) làm chủ cơ sở thương
mại ở
chợ Trổ (Hà Tĩnh). Nam-Ngăi có Hiệp Thương ở
Faifo. Tại Sài G̣n, Gilbert Trần Chánh Chiếu
mở
Minh Tân khách sạn và xuất bản tờ Lục
Tỉnh
Tân Văn (tức Tin Sáu Tỉnh Nam Kỳ, số
ra mắt
ngày 2/11/1907).(10)
Cuối năm
1906, Phan Bội Châu về nước lần thứ hai.
Ông liên kết được với Đề Thám. Đề
Thám đồng ư cho mượn đất để làm căn cứ.
Ngoài ra Phan Bội Châu c̣n bí mật gặp
các đồng chí thân tín như Đặng
Thái Thân (1874-1911), Lê Vơ, Ngô
Đức Kế, Nguyễn Cẩm Giang (tức Vũ Hải Thu hay
Nguyễn Hải Thần,
1878-1959) v.. v... trước khi trở lại Nhật.
Sau đó, tại nội địa,
Đặng Thái Thân chịu trách nhiệm tổng
quát, Nguyễn Cẩm Giang đặc trách Bắc Kỳ,
Đặng Tử
Kính (?-1928) đặc trách Trung Kỳ.
Phong trào
Đông Độ khiến người
Pháp đặc biệt quan tâm. Tại nội địa, một
mặt, để
rút gió đang làm căng cánh buồm
Đông Du, Toàn quyền Paul Beau phát động
nhiều
cải cách về giáo dục. Mặt khác, Beau ra lệnh
các địa phương gây áp lực những gia đ́nh
có con em Đông độ, bắt họ phải kêu gọi du
học
sinh hồi hương. Ngoài ra, Beau cũng yêu cầu
các nơi
âm thầm giám thị hoạt động của những nhóm
duy
tân.
Mùa Thu
1907, người Pháp bắt đầu ra tay
đàn áp. Tại Hà Nội, Đông Kinh Nghĩa Thục
bị rút giấy phép sau 8 tháng hoạt động. Tại
Nghệ-Tĩnh, Tiến Sĩ Kế, Cử nhân Đặng Văn Bá,
Giải
nguyên Huân cùng một số người bị tạm giam để
tra
cứu. Triêu Dương thương cuộc phải
đóng cửa. Đặng
Thái
Thân
cùng
một
số
đồng chí trốn
vào núi. Đốc học Cẩn bị thuyên chuyển
vào B́nh Thuận. Tại Quảng Nam, Hiệp Thương ở
Faifo (Hội
An) bị giải tán. Giáo thụ Trần Quí Cáp bị
chuyển vào Ninh Ḥa (Khánh Ḥa). Trường Dục
Thanh ở Phan Thiết cũng tự động đóng cửa.
Qua năm 1908, xử
lư Thường Vụ Toàn Quyền Louis Bonhoure c̣n
xuống
tay mạnh hơn. Đích thân Khâm sứ Levecque chỉ
thị
cho các quan Việt ở Huế và Hà Tĩnh phải làm
cho bằng được một bản án khép tội nhóm Tiến
sĩ
Kế.(11)
Mặt khác,
Paris sử dụng đường lối ngoại giao, can
thiệp mạnh mẽ với Nhật Bản, đ̣i trục xuất
Cường Để, Phan Bội
Châu cùng các du học sinh. Năm 1907, Nhật
bắt đầu
đáp ứng yêu sách của Pháp. Phong trào
Đông Du hay Đông Độ tàn lụn dần. Cuối
cùng, năm 1909, Phan Bội Châu và Cường Để
cũng
phải rời Nhật. Mọi nỗ lực của Cử Nhân Châu
và
các đồng chí sau đó chỉ lưu danh thiên cổ
hơn hy vọng thành công. Hầu hết những du học
sinh đều mai
một dần ở Trung Hoa hay Xiêm La. Một số đầu
hàng
Pháp như Lê Dư, Nguyễn Thái Bạt, Phan Bá
Ngọc, Nguyễn Bá Trác. Chỉ c̣n Nguyễn Hải
Thần,
Cường Để cùng đôi ba người trẻ tuổi như Trần
Phước An,
Huỳnh Chi, Đỗ Văn Y, v.. v... có cơ hội tái
xuất hiện
trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945).
B.
PHONG TRÀO “CẢI LƯƠNG/TIẾN HOÁ” HAY
ÂU
HOÁ:
Mặc
dù có thiện cảm với phong
trào “Đông Độ” và đồng chủ
trương nâng cao dân trí, một số nhà nho
yêu nước muốn hợp tác với Pháp để “lănh hội
văn minh,” chờ ngày giành độc lập. Phất cờ
tiên
phong cho khuynh hướng này có Phó Bảng Phan
Châu Trinh và Tiến Sĩ Trần Quư Cáp
(1869-1908).
Phan Châu
Trinh sinh năm 1872 (ngày 9/9/1872
trong hồ sơ xin nhập tịch Pháp) hoặc 1874
(ngày
10/10/1874) tại Tây Lộc, Tam Kỳ, Quảng
Nam.(12) Cha là
Phan Văn Bằng, mẹ là Lê Thị Trung. Thân phụ
ông từng theo lănh tụ Cần vương Nguyễn Duy
Hiệu (Hường
Hiệu) lên núi lập chiến khu kháng Pháp. Hai
năm sau, v́ nghi Bằng tiếp xúc với Nguyễn
Thân,
Hường Hiệu cho lệnh xử tử. Năm 1887, Phan
Châu Trinh trở lại
quê nhà, bắt đầu nghiên bút. Sau hai lần thi
hỏng, năm 1900, đậu cử nhân. Qua năm sau,
đậu Phó Bảng.
Sau đó, được học bổng theo chương tŕnh Hậu
bổ tại Quốc
Học Huế, chờ ngày bổ nhậm. Năm 1905, giữ
chức Hành Tẩu Bộ
Lễ một thời gian ngắn, rồi từ quan.
Thời gian
ở Huế, Phan Châu Trinh
có dịp làm quen với Phan Bội Châu.
Trong
kỳ thi Hội 1904, một số học
tṛ Cử nhân Can và nho
sĩ địa
phương, kể cả Phan Châu Trinh, tổ chức nhiều
buổi hội thảo cổ
súy thuyết Cộng Ḥa. Bắt đầu ảnh hưởng “tân
thư”
của Trung Hoa–tức sách vở nghiên cứu về Tây
phương
và chủ trương Cộng Ḥa–Phan Châu Trinh hơn
một lần
công kích chế độ quân chủ, và từng kết
án vua là “giặc của dân” (dân tặc độc phu).
Những
lời
chỉ
trích
này
khiến
giới quan lại cực kỳ bất
măn.(13)
Đầu năm
1906, Phan Châu Trinh bí mật qua
Trung Hoa. Gặp Cường Để và Phan Bội Châu ở
nhà
Lưu Vĩnh Phúc tại Quảng Đông, nhưng khi được
mời gia
nhập Duy Tân Hội, Phó bảng Trinh từ chối.
Trong những cuộc
mạn đàm, Phó bảng Trinh cũng bộc lộ ư chống
đối
quân chủ qua việc công kích các tài
liệu kư tên Cường Để. Sau khi thăm Tokyo
(Đông Kinh), Phó bảng Trinh trở lại Hong
Kong, rồi về
nước.(14)
Về tới
Quảng Nam, Phan Châu Trinh nhờ một
giáo sĩ giới thiệu với Công
sứ Jean Charles
ở Faifo, tŕnh bày
rơ chuyến đi của
ḿnh. Đầu tháng 11/1906, Phan Châu Trinh
c̣n gửi cho Toàn Quyền Beau một lá thư xin
hợp
tác, tức “Đầu Pháp Chính Phủ Thư.” Trong
thư,
Phan Châu Trinh cực lực đả kích tệ nạn tham
nhũng, thối
nát của quan lại Việt đương thời, và nền
giáo dục
hiện hành, quảng bá chủ trương “thờ người
Pháp như
bậc thày để cầu tiến bộ.” Beau sai Edouard
Huber dịch qua
Pháp ngữ, đăng trên tờ Thành Tích
Pháp Quốc Viễn Đông Học Viện (Bulletin de
L'Ecole
Francaise d'Extrême-Orient), thường
được được biết như Kỷ
Yếu Của Trường Viễn Đông Bác Cổ. (15)
Cũng trong
năm 1906, một bạn học của Phan Châu Trinh
là Tiến Sĩ Trần Quí Cáp được cử làm
Giáo thụ phủ Thăng B́nh (Quảng Nam). Hai
người bèn
cùng thân sĩ đồng hương như Tiến Sĩ Huỳnh
Thúc
Kháng (1876-1947), Cử Nhân Phan Thúc Diện,
Lê
Bá Thuần (tự Trinh) v.. v... hô hào việc mở
mang
hương học. Năm 1907, Tiến Sĩ Cáp bị thuyên
chuyển
vào Ninh Ḥa. Nhân dịp này Phan Châu
Trinh và Huỳnh Thúc Kháng đưa bạn tới nhiệm
sở,
và ghé thăm Phan Thiết, dừng chân tại hăng
nước mắm Liên Thành của Hồ Tá Bang.(16)
Từ
Phan Thiết, Phan Châu Trinh đi thẳng ra Bắc.
Ông xuất hiện ở Đông Kinh Nghĩa Thục, cổ vơ
chế
độ “dân trị” và lập trường “ỷ Pháp cầu tiến
bộ.”
Phó bảng Trinh cũng làm quen với Ernest
Babut, một cựu
binh sĩ Pháp đă giải ngũ, lúc ấy đang làm
chủ Đại Việt Tân Báo ở Hà Nội.(17)
Một
số viên chức thuộc địa Pháp
không dấu sự hoài nghi về những lời hô hào
hợp tác của Phan Châu Trinh. Họ cho rằng Phó
bảng
Trinh cũng như những nhà nho “bất măn, thất
nghiệp” muốn
lập một đảng quốc gia để giành độc lập. Việc
tấn công
những tệ hại của giới quan trường hay kêu
gọi Pháp trực
trị chỉ nhắm “phá không cho cai trị”–mà
một
thông ngôn dịch thành “briser
administration”–hầu
tạo
nên
một
t́nh
trạng
vô chính quyền.(18)
Bởi thế, Toàn quyền Beau cũng như Khâm sứ
Levecque cho
lệnh bí mật giám thị. Phần các quan lại Việt
cũng
ngấm ngầm oán ghét. Nhân dịp bắt được Lê Văn
Hạ–một thủ hạ cũ của Phan Đ́nh Phùng–quan
chức
Pháp-Việt có trong tay tài liệu để hăm hại
Phó bảng Trinh là đồng đảng với Phan Bội
Châu, muốn
dựa vào Nhật để lật đổ Pháp. Tuy nhiên,
Thống sứ
Joseph de Miribel chỉ gọi Phan Châu Trinh
đến cảnh cáo.
Tại Quảng
Nam, sau khi Beau đă về nước, Công sứ
Charles bắt đầu xuống tay với nhóm Duy tân.
Tiệm Hiệp
Thương ở Faifo bị giải tán. Rồi đến
lượt trường hương học
do Phan Châu Trinh và các đồng chí thiết lập
phải đóng cửa v́ “tiếng trống nhập học làm
phiền
các nông dân.” Nhưng cơ hội bằng vàng cho
Levecque và Charles là vụ biểu t́nh chống
sưu thuế
vào mùa Xuân 1908 sẽ đề cập đến trong chương
sau.
C.
SỰ CHUYỂN HƯỚNG CỦA HỘI TRUYỀN GIÁO:
Từ năm
1890, nếu không phải sớm hơn, một hiện
tượng đặc thù xảy ra là sự rạn nứt giữa Hội
truyền
giáo và chính quyền thực dân Pháp,
đưa đến những tranh chấp không ngừng, có thể
gọi là
“chiến tranh lạnh.”
Cuộc chiến
tranh lạnh này đă khởi đầu từ
ngày chủ nghĩa Cộng Ḥa và khuynh tả thống
trị
chính giới Pháp, và chỉ tạm ḥa hoăn
trong giai đoạn 1895-1899, thường được biết
như thời kỳ “ralliement”–tức
chiêu
hồi
hay
liên
kết
giữa hai phe Ki-tô và
Cộng Ḥa trung dung, để ngăn chặn ảnh hưởng
phe tả khuynh. Từ
năm 1899, Quốc Hội Pháp trực diện tấn công
Giáo hội
bằng các Sắc luật năm 1901, 1904 và 1905,
chính
thức giải thoát xă hội Pháp khỏi sự kềm tỏa
của
thần quyền Ki-tô từ nhiều thế kỷ. Dưới thời
chính phủ
Emile Combes (1902-1904) của Khối Tả phái (Bloc
des Gauches),
tinh
thần
chống
Giáo
hội
ngày càng mạnh.(19)
Tại
Đông Dương, những nhân vật Cộng
Ḥa hay tả khuynh cũng không ngừng đả kích
Hội
truyền giáo cùng chủ trương thống trị,
“Ki-tô
hoá và đồng hoá.” Đối lại, Hội truyền
giáo, giới quân sự và các nhóm
viên chức thuộc địa bảo thủ cũng tạo thành
một liên
minh đánh phá Jean de Lanessan, đưa đến việc
triệu hồi
viên Toàn quyền này, dù thái độ của
de Lanessan với Hội Truyền giáo khá thân
mật. Năm
1893, chẳng hạn, khi tờ Le Courrier
d'Haiphong cho đăng một
loạt bài có vẻ đả kích chủ trương thống
trị
và đồng hoá mà Hội truyền giáo theo
đuổi, các giáo sĩ không chịu yếu thế. Họ
quyết
dùng báo chí để phản công, xuất vốn mua tờ L'Avenir
du
Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) ở Hà Nội.
Ngày
18/7/1893, de Lanessan phải viết thư cho
Giám mục P.
Gendreau–mới thay Puginier ở Tây Đàng
Ngoài–khuyên Gendreau đừng nên dính
líu vào những cuộc bút chiến trên báo
chí. Trong thư trả lời ngày 23/7/1893,
Gendreau khẳng
định rằng báo chí là phương tiện duy nhất để
tự
vệ.(20)
Ít lâu sau,
tới cuộc bút chiến giữa Linh
mục J. B. Guerlach và Camille Pâris, một cựu
viên
chức bưu điện ở Tourane, sau chuyển sang
khai thác đồn điền ở
cao nguyên Trung Kỳ thuộc khu vực dân
Sê-đăng
[Sedang]. Pâris tố cáo Hội truyền giáo đă
che chở cho tay phiêu lưu “Hầu tước de
Mayréna” chiếm đoạt
đất của dân Sê-đăng để thành lập một vương
quốc với
Giáo sĩ Ki-tô làm quốc sư.(21) Guerlach–một
trong
những cựu thủ lănh “thập tự quân”–truy tố
Pâris ra
ṭa về tội mạ lÿ. Tuy nhiên, Pâris được
trắng
án. Cuộc tranh chấp chỉ chấm dứt sau cái
chết bí
ẩn năm 1908 của Pâris tại đồn điền.
Các báo
thuộc
nhóm “Radical” (Cấp tiến) hay
“Lodge” (Tam
Điểm) khác như L'Indépendence tonkinoise
(Độc Lập của Bắc Kỳ) của Alfred Levasseur,
và Le
Mékong (Cửu Long) của Ulysse Leriche
cũng mở nhiều đợt tấn
kích Hội truyền giáo. Trong số báo ra ngày
22/5/1897, chẳng hạn, Le Mékong loan
tin một trong 10
nữ tu y tá đă bỏ tu hành nghề măi
dâm. Ngày 12/6/1897, Jean Marie Depierre,
Giám mục
Tây Đàng Trong–người đă tổ chức quyên
góp dựng tượng Pigneau de Béhaine ở Sài
G̣n–khởi tố với Tổng Biện lư Assaud ở Sài
G̣n. Trước đó, ngày 25/5/1897, Depierre c̣n
viết thư cho Leriche, cáo buộc Le Mékong
dối
trá khi b́nh luận rằng Hội truyền giáo là
“ổ chống đối sự thống trị của Pháp.”(21)
Ngoài ra,
các nhà in Rey, Curiol,
và Francois H. Schneider cũng có lập
trường chống
Hội truyền giáo, đặc biệt hai tờ L'Univers
(Vũ Trụ)
và La Croix (Thập Tự Giá), cơ quan
ngôn
luận của Giáo hội.
Các nhóm
tả khuynh c̣n
vận động việc ban hành nghị định áp
dụng ba đạo luật
1901, 1904 và 1905 tại Đông Dương; nhưng
Beau–trước sự
đe dọa của các Giáo sĩ, và v́ quyền lợi
thuộc địa–không dám trực diện Hội truyền
giáo. Thời
gian này Hội truyền giáo đă phát triển
và củng cố tổ chức chặt chẽ theo hàng dọc,
từ các
giáo phận xuống giáo xứ, họ đạo. Hầu hết các
họ
đạo tại các xă thôn đều do các giáo
mục (curé) bản xứ trông nom. Mỗi giáo phận
là một tiểu vương triều tự trị, với những
luật lệ riêng.
Dưới sự hướng dẫn của các linh mục, giáo dân
trở
thành kiêu dân, hoành hành bất kể luật
pháp. Alphonse Louis Klingler ở Nghệ An và
Martin ở Thanh
Hoá chỉ là những thí dụ tiêu biểu.(22)
Không những
chỉ lấn áp dân
chúng, đập phá chùa chiền, cướp đoạt ruộng
đất,
công điền công thổ tại các xă lẫn lộn người
Lương và giáo dân, “thập tự quân” c̣n
kéo nhau đi làm tiền cả thân nhân Từ Dụ
Thái Hoàng Thái hậu, hay cựu Phụ chính
Đại thần Trương Quang Đăn, v́ tư gia họ đă
dùng gỗ lim, mới bị ra lệnh cấm đẵn để dành
độc quyền cho
các nhà khai thác.(23)
Các quan lại
chẳng ai dám phản ứng,
v́ phạm lỗi với các giáo sĩ hay
linh mục
bản xứ sẽ lập tức bị cách chức,
hay quở phạt.(24)
Trước viễn
ảnh rạn nứt khó tránh giữa chế độ
Bảo hộ Pháp và Hội truyền giáo–đồng thời, để
tạo
áp lực với các viên chức “rối đạo”– các
giáo sĩ t́m cách móc nối, ăn rễ vào
Hoàng tộc và những phong trào kháng
Pháp. Một mặt, giới quan lại xuất thân thông
ngôn được yểm trợ ngày một thăng tiến nhanh
trong triều
đ́nh, hầu gây ảnh hưởng với vua và Hoàng
tộc. Mặt khác, một số t́m cách liên kết với
tổ chức Duy Tân Hội của Phan Bội Châu và
Cường
Để, ḍng dơi duy nhất của Hoàng tử Cảnh. Sự
ủng hộ của số giáo sĩ, giáo dân từ Vinh tới
Quảng
Nam–kể cả nhóm Ngô Đ́nh Khả, Nguyễn Hữu
Bài, Mai Lăo Bạng, v.. v...– liên hệ
không nhỏ với bối cảnh cuộc chiến tranh
lạnh giữa Giáo hội và phe tả khuynh
Pháp.(25)
Tuy nhiên,
tưởng cũng cần nhấn mạnh, khối giáo
dân–hoặc ít nữa các nhóm thiểu số
giáo sĩ và giáo dân tham vọng–không
đoàn kết, nhất trí như có thể ngộ nhận.
Đường
nứt rạn lớn nhất là giữa hai giáo phận gốc
Espania–có liên hệ chặt chẽ với Manila
(Philippines),
và Roma–và các giáo phận của Hội Truyền
giáo Pháp. Thêm nữa, ư thức chủng tộc cũng
tách biệt dần giáo dân Việt và giáo
sĩ ngoại quốc–đặc biệt là các giáo sĩ Pháp.
Sau gần nửa thế kỷ được Pháp “giải
phóng”
(nói theo ngôn ngữ của Petrus Key năm 1859),
giáo
mục và giáo dân Việt vẫn bị xếp loại tín hữu
hạng nh́. Triều đ́nh Ki-tô Đông Dương vẫn
do các “cha triều” Pháp thống trị. Chưa một
“linh mục
triều” người Việt nào được lên chức Giám
mục.
Nói cách khác, Hội truyền giáo Pháp
tự nó cũng là một tiểu vương triều “trắng”
bảo hộ tiểu
vương quốc Ki-tô “vàng.” Hội truyền giáo
cũng
không chỉ có con chiên người Việt. Các
giáo sĩ bắt đầu mở mang họ đạo tới những
vùng sơn cước ở
Trung và Bắc Kỳ. Từ thập niên 1900, toàn thể
Đông Dương đă chia làm 7 giáo phận. Tại
Bắc Kỳ, thêm giáo phận “Haut Tonkin” (Đàng
Ngoài Cao), để lo việc Ki-tô hoá dân thiểu
số. Tại Trung Kỳ, hai giáo phận Đông Đàng
Trong và Tây Đàng Trong nỗ lực Ki-tô
hoá các sắc tộc Ê-đê, Gia-rai, Sê-đăng,
v.. v... trên cao nguyên.(26)
II.
AN NAM, 1907-1914:
1.
Toàn Quyền Paul Beau (1902-1908):
Như đă lược
nhắc, Beau là người đă đặt
Vĩnh San lên ngôi [tưc vua Duy Tân]. Những
tháng cuối năm 1907, Beau tập trung vào kế
hoạch “chinh
phục tinh thần” của ḿnh. Ngày 14/11/1907,
Beau chủ tọa
lễ khai mạc Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ, tại Đại
Giảng đường Đại học
Đông Dương. (27) Đích thân Beau c̣n
tới Sài G̣n tham dự lễ khai mạc phiên họp
thứ hai
của Hội đồng Hoàn Thiện Giáo Dục Bản Xứ (Conseil
de
perfectionnement de l'Enseignement
indigène) từ ngày
mồng 4 tới 9/12/1907. Henri Gourdon, Tổng
Giám đốc Học
chính, đọc diễn văn loan báo kết quả trong
khóa
(session) 1, đặc biệt là tại Bắc và Trung
Kỳ.
Tại
Huế, để đáp ứng nhu cầu “chinh phục
tinh
thần,” ngày 23/9/1907, Levecque thay Hoàng
Hữu Xứng ở Bộ
Công bằng Vương Duy Trinh, cựu Tổng đốc
Quảng Nam; và ba
ngày sau, 26/9/1907, cử Cao Xuân Dục cầm đầu
Bộ Học.(28)
Tuy nhiên,
kết quả việc truyền bá Quốc
ngữ c̣n khiêm nhượng, chẳng có dấu
hiệu
nào sẽ tạo nên những mầm mống tạo loạn; và,
quan
trọng hơn, chỉ nặng tính chất tuyên truyền,
nhằm
đáp ứng nhu cầu thông ngôn, thư kư, hơn thực
hiện một nền quốc học cho thanh thiếu niên
Việt. Vào
tháng 1/1908, trên khắp ba kỳ chỉ có 9
trường Tiểu
học “bổ túc” (hay Cao đẳng tiểu học) với 956
học sinh, 11 trường
chuyên nghiệp với 782 học sinh, và 110
trường tiểu học,
với 23,921 học sinh. Việc phân phối theo các
địa phương
không đồng đều. Bậc Cao đẳng tiểu học, Bắc
Kỳ có 5 trường
với 487 học sinh, Trung Kỳ chỉ có 1 trường
với 94 học sinh,
và Nam Kỳ, 3 trường với 375 học sinh. Trường
dạy nghề, Nam Kỳ
có 8 trường, thu nhận 443 học sinh (kể cả
trường Mỹ nghệ Thủ Dầu
Một, khai giảng năm 1901, và trường Mỹ nghệ
Biên
Ḥa, khai giảng 1907), trong khi Bắc Kỳ chỉ
có 2 trường
(Nam Định và Hưng Hoá), 189 học sinh, và
Trung
Kỳ, 1 trường, 150 học sinh. Nam Kỳ cũng dẫn
đầu số trường và học
sinh Tiểu học cùng ấu học với 230 trường,
thu nhận 17,155 học
sinh; trong khi Bắc Kỳ chỉ có 67 trường, với
5344 tṛ,
và Trung Kỳ, 20 trường, thu nhận 1422 học
sinh. (29)
Những bài
diễn văn cùng việc làm của
Beau có mục đích xa là Nhật Bản, một cường
quốc
đang lên, thường bị dư luận Pháp lên án
là “họa da vàng.” Trên nguyên tắc, Nhật
và Đông Dương có liên hệ b́nh
thường. Ngày 4/8/1896, Nhật và Pháp đă
kư một Hiệp ước Thương mại và Hàng hải. Mới
nhất,
ngày 10/6/1907 hai bên kư thêm một Hiệp ước,
theo đó Nhật được mượn một số tiền lớn để
phục hồi kinh tế sau
cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), và
rồi ngày
19/8/1907 Nhật và Pháp kư tuyên cáo
chung tại Paris hứa sẽ bảo vệ ḥa b́nh và an
ninh
tại lục địa Á châu. Sau đó, Tokyo bắt đầu
trục xuất
du học sinh Việt. Chỉ riêng Cường Để và Phan
Bội
Châu vẫn nấn ná ở Nhật. Dẫu vậy, tham vọng
đế quốc của
Nhật quá hiển lộ khiến Pháp khó thể không dự
pḥng. Cuộc chiến tranh Nga-Nhật, kết thúc
bằng cuộc hải
chiến ở Tsuchima năm 1905, khiến các cường
quốc thuộc địa
Âu Mỹ bắt đầu quan tâm đến “những người Mỹ
da vàng”
của xứ Mặt trời.
Năm 1908,
trong khi Beau đang ở Pháp, hai biến cố xảy
ra ở Quảng Nam và Hà Nội cho phép Xử lư
thường vụ Toàn quyền Louis Bonhoure xuống
tay mạnh.
Đó là cuộc biểu t́nh đ̣i giảm sưu thuế
vào mùa Xuân 1908, và vụ đầu độc ở trại
lính Hà Nội mùa Hè cùng năm.
a.
Cuộc “Dân
Biến”
1908:
Đầu năm Mậu
Thân (2/1908), ba hương chức
làng Phiên Ai, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam, thu thập
chữ kư hương dịch xin giảm số ngày sưu dịch
(corvée,
tức lao động bắt buộc) hàng năm.(30) Huyện
quan bắt ba hương
chức trên.
Thỉnh nguyện
của dân chúng
là phản ứng đầu tiên với Nghị định
ngày
31/12/1907 mới ban hành, theo đó số ngày sưu
dành cho công ích tỉnh sẽ tăng từ 6 lên 8
ngày, hiệu lực tức khắc. Nguyên từ năm 1898,
số
ngày sưu dịch mỗi năm là 30 ngày; 10 ngày
dùng cho việc công ích của xă, và 20
ngày khác có thể mua bằng tiền (Dụ ngày
14/8/1898). Trong đợt cải cách tài chính năm
1904,
nông dân phải mua lại 20 ngày sưu dịch với
giá hai [2] hào (0.20 đồng), và số tiền này
phải trả chung với thuế thân (hai [2] đồng);
tức mỗi xuất đinh
phải trả 2 đồng 20 xu thuế hàng năm. Phần 10
ngày sưu
c̣n lại, 6 ngày dành cho tỉnh (Dụ ngày
9/1/1904). Trong nỗ lực tận thu và do nhu
cầu nhân
công làm đường xá, Khâm sứ Levecque cho
phép mua lại 2 ngày sưu dùng cho việc làng
xă, và dành 8 ngày cho tỉnh.(31)
Ngoài ra, điều kiện làm việc thực vất vả,
lại c̣n
bị hành hạ, ngược đăi.
Đ̣i hỏi của
dân Phiên Ai càng
có ư nghĩa và dễ hiểu là từ năm 1881, Nam
Kỳ đă băi bỏ chế độ sưu dịch qua Nghị định
ngày
10/5/1881 của Tổng thống Jules Grévy. Để có
nhân lực làm việc công ích, các tỉnh
trưởng có quyền trưng dụng mỗi xuất đinh
không quá
5 ngày. Một nghị định khác ngày 24/3/1884
của
Thống đốc Nam Kỳ cũng miễn sưu dịch cho
người trên 55 tuổi. Năm
năm sau, nghị quyết hành chính ngày 5/3/1889
cho
phép mua lại số ngày bị trưng dụng. Nhưng
ngày
20/6/1891, Thống đốc Nam Kỳ lại ra một thông
tư (circulaire)
cho
phép
mua
3
ngày
sưu tỉnh, và 2 ngày
c̣n lại dành cho việc công ích xă.(32)
Nhằm
phản ứng lại thái độ cửa quyền của
huyện quan, ngày 9/3/1908, khoảng hơn 300
nông dân
kéo tới huyện lị Đại Lộc xin giảm sưu dịch
và trả tự
do những người bị bắt. Theo báo cáo của Công
sứ
Charles, huyện quan đồng ư thả ba [3] người
trên. Hai
ngày sau, 11/3, khoảng 300 tới 400 dân Đại
Lộc
và Điện Bàn lại kéo tới Ṭa Công
Sứ Pháp ở Faifo (Hội An), đưa kiến nghị xin
giảm sưu và
thuế thân. Charles ra thuyết phục, nhưng các
đại diện
cương quyết sẽ chỉ trở lại làng xóm sau khi
yêu
sách được thỏa măn. Đêm đó, đoàn
biểu t́nh ngủ lại trước Dinh Công Sứ. Số
người tham dự
biểu t́nh ngày một đông. Ngày 13/3, Charles
bắt hai người cầm đầu. Đoàn biểu t́nh bèn
đ̣i trả tự do ngay cho hai người trên, nhưng
Charles từ
chối. Đám đông tràn vào các
pḥng sở và nội vi Dinh Công Sứ làm
áp lực. Charles cho lệnh lính tập đàn áp
bằng côn và gậy, đẩy lui đoàn biểu t́nh, rồi
đặt chướng ngại vật trên trục lộ dẫn vào toà
Công sứ. Nông dân vẫn chiếm giữ chợ và
các đường phố trong tỉnh lị. Họ lùng bắt
những người thu
thuế chợ, hành hung, đập phá cơ sở và đe dọa
tính mạng của các hoa chi này.
Ngày 21/3,
đoàn biểu t́nh tràn
vào Dinh Tổng Đốc ở Điện Bàn (ngă ba Quốc
lộ 1 và đường dẫn vào Faifo), định bắt Hồ
Đắc Trung
phải theo họ lên Hội An xin giảm sưu thuế.
Charles vội sai một
toán 30 lính tập tới bảo vệ Dinh Tổng Đốc và
an ninh các quan lại. (33) Hôm sau, 22/3,
dân
chúng lại tràn vào Dinh Tri phủ Điện
Bàn, hành hung lính lệ, rồi bắt giải Tri phủ
lên Faifo. Được tin, Charles sai Thiếu Úy
(Lănh
binh) Léonard Sogny (người sau này trở thành
Giám đốc Mật thám Trung Kỳ) đem 20 lính tập
tới
giải vây. Sogny cứu được viên Tri phủ giữa
đường từ
Điện Bàn tới Faifo, bắt giữ 5 người; ba [3]
người
khác bị chết đuối khi bơi qua sông trốn
chạy. Sau
đó, Charles phái 15 lính bảo an tới lập một
đồn ở
Điện Bàn để bảo vệ an ninh.
Bốn ngày sau
nữa, 26/3, hỗn loạn diễn ra ở phủ Thăng
B́nh (phía nam Điện Bàn). Tia lửa điện
có lẽ là việc Tri phủ Thăng B́nh và Sogny
dẫn lính đến bắt Ấm Hàm [Nguyễn Thành] (một
đồng
chí của Phan Bội Châu), người bị coi như chủ
xướng cuộc
dân biến. Khoảng 1,000 nông dân tràn
vào phủ lị, phá hủy ṿng thành, đập
phá pḥng ốc. Sogny, chỉ biết tin trên khi
đă về tới chợ Được để chờ sà-lúp dẫn giải Ấm
Hàm ra Faifo, bèn sai một tiểu đội lính tập
xuống
giải cứu Tri phủ Thăng B́nh. Bị tấn công
bằng gạch
và gậy gộc, toán lính này bắn 9 phát
súng vào đám đông, khiến 1 người chết, 4
người khác bị thương. Đoàn biểu t́nh vẫn
chưa
chịu giải tán, tụ tập ở những thửa ruộng gần
phủ lị. Măi
tới khi thám tử Breugnot dẫn thêm 20 lính
tập tới
tăng viện, dân mới rút lui. Breugnot lập một
đồn
lính với 10 tay súng ở phủ lị để bảo vệ Tri
phủ.
Tại Tam
Kỳ hàng ngàn dân
chúng cũng kéo tới vây quanh phủ lị
sau khi
một lănh tụ duy tân quan trọng bị bắt. Tri
phủ và
viên Đề đốc phụ trách việc đắp đường từ Tam
Kỳ
vào Nông Sơn bị cô lập trong phủ đường. Măi
tới khi Thiếu Úy Salvant từ Faifo trở về mới
giải cứu được hai
quan chức trên. Viên Đề Đốc bị chết sau đó.
Những ngày
cuối tháng 3, đầu tháng
4/1908, cuộc biểu t́nh ở Faifo đă bớt khí
thế. Số
người tham dự giảm dần. Ngày 1/4, không c̣n
ai tiến
vào Faifo nữa mà chỉ tuần hành quanh Dinh
Tổng
đốc, và phủ lị Điện Bàn. Lư do chính
là Levecque đă tăng phái cho Quảng Nam 220
lính khố đỏ từ Huế, Tourane, Đồng Hới, Hà
Tĩnh, Thanh
Hóa và Vinh. Levecque cũng đích thân tới Hội
An ngày 28/3, mang theo Trương Như Cương và
Thượng thư Bộ
Binh (Vương Duy Trinh). Hàng trăm người cầm
đầu biểu
t́nh, kể cả các “thân sĩ” Duy tân, bị bắt
giữ. Levecque c̣n chia đạo quân tăng viện
làm bốn
[4] đội tuần tiễu bốn khu vực Tam Kỳ, Thăng
B́nh, Duy
Xuyên/Đại Lộc và Điện Bàn/Ḥa Vang.
Bởi thế, sau khi ba [3] nông dân bị xử tử v́
đă d́m chết một chánh tổng, t́nh
h́nh Quảng Nam lắng dịu dần. (34)
Quảng Nam
chưa êm, đă đến lượt Quảng
Ngăi. Từ ngày 30/3 tới 12/4/1908, nông dân
biểu t́nh trước dinh Tuần Vũ Lê Từ. Ngày
3/4,
Công sứ Ch. Dodey [Dodez] bắt giữ cựu Bố
chính Lê
Tựu Khiết, một cựu thủ hạ đắc lực của Nguyễn
Thân nhưng bắt đầu
có ư hướng khác, và Ấm Nguyễn Bá
Loan–con trai cựu Thượng thư Nguyễn Bá Nghi,
một cựu lănh
tụ Cần Vương đă về hàng–với tội cầm đầu cuộc
nổi dạy. Tuy
nhiên, những đoàn biểu t́nh vẫn chưa chịu
giải
tán. Họ nằm dài trên đường, ngăn cản không
cho bất cứ ai rời thành, bất chấp roi vọt
hay những lời hứa hẹn,
thuyết phục của quan chức Pháp-Việt. T́nh
h́nh chỉ
êm dịu dần sau khi Levecque tăng viện cho
Quảng Ngăi một
số lính tập. Ngày 12/4, đại diện dân chúng
mới tuyên bố sẽ rời thành, với điều kiện
được giảm thuế
cho người nghèo. Hôm sau, 13/4, giữa lúc hầu
hết
nông dân đă giải tán, bỗng có tin
dân B́nh Định và Thừa Thiên đă nổi
dậy và được đồng ư giảm sưu dịch. Buổi
chiều, khoảng
1,000 người lại kéo tới tụ họp trước dinh
tỉnh. Một số định đốt
trại lính gần đó; khiến hai người bị bắn
chết tại chỗ.
Tại hướng khác, một toán lính Pháp bắn chết
hoặc bị thương 13 người. Nổi giận, đoàn biểu
t́nh bắt giữ
gia đ́nh của một phó lănh binh và
các lính tập, cùng 6 lính dơng. Họ
c̣n nhận sông chết hàng chục người từ chối
“xuống
đường”. Ngày 17/4, Levecque cho lệnh thẳng
tay đối phó.
Lính Pháp nổ súng vào đám
đông. Khoảng 40 người biểu t́nh chết hoặc bị
thương.(35)
Có người cho rằng số thương vong lên tới
hàng
trăm.(36)
Phong trào
chống sưu dịch cũng lan rộng tới Thừa
Thiên và B́nh Định. Nông dân Thừa
Thiên tụ họp ở Công Lương từ ngày 9/4, dự
định đến
Ṭa Khâm nạp kiến nghị xin giảm thuế vào
ngày hôm sau. Ngày 10/4, Phủ Doăn mang một
toán lính tới giải tán, th́ bị ném
đá. Một Phó quản lính dơng c̣n bắn
chết một người toan làm đắm thuyền của Phủ
Doăn.
Đám đông liền ào tới, bắt Phủ Doăn
và đoàn tùy tùng làm con tin.
Viên Phó quản và toán lính
dơng bị hành hung, ngâm nước và phơi nắng.
Sáng ngày 11/4, một đội lính tập tới giải
cứu Phủ
Doăn nhưng không thành công. Khoảng 10 giờ
sáng, hàng trăm người biểu t́nh dẫn giải Phủ
Doăn tới Toà Khâm xin giảm sưu thuế, bị lính
tập trang bị gậy gộc, đẩy lui. Phủ Phụ chính
bèn cử Tham
tri bộ H́nh cùng hai người khác tới Công
Lương điều đ́nh việc phóng thích con tin.
Buổi
trưa, đoàn biểu t́nh vây quanh dinh quan
Việt,
tuyên bố chỉ giải tán khi các nguyện vọng
được thỏa
măn. Công sứ Huế bèn cho lệnh lính tập giải
tán bằng gậy gộc. Khoảng 4 giờ chiều cùng
ngày,
khoảng 1,000 người tụ họp trước dinh Công
sứ, xin giảm thuế. Mờ
sáng ngày 12/4, một đại đội Lê Dương kéo tới
Công Lương, quyết giải thoát được Phủ Doăn.
Đồng thời, lính kéo vào các thôn
xă lân cận, bắt giữ hơn 34 nông dân. Trong
khi
đó, lúc 7 giờ sáng cùng ngày,
đoàn biểu t́nh xuất phát từ An Cựu lại kéo
vào thành phố. Họ chia nhau thành từng nhóm
khoảng 50-100 người, chiếm giữ các cửa vào
nhà ga,
và khoảng đường từ Bộ Công tới dinh các quan
tỉnh.
Chiều ngày 13/4, Lê dương Pháp thẳng tay đàn
áp sau khi đoàn biểu t́nh tấn công một đồn
Cảnh sát ở chợ. Một số bị thương nặng. Hai
người bị chết đuối.
Ngay đêm đó, Phủ Phụ chính theo lệnh
Levecque ra
chỉ thị cấm bất cứ ai vào thành phố. Ngày
14/4,
lính Pháp mạnh tay giải tán những đoàn biểu
t́nh trước các dinh quan Việt. Hai người bị
chết đuối,
hai người khác trọng thương. Ngày 15/4, dân
biểu
t́nh rút về hướng Phú Bài, cách
thành phố 15 cây số, rồi lần lượt giải tán.
Những
ngày kế tiếp, quan binh Pháp-Việt hành quân
bố ráp, bắt giữ nhiều người, kể cả ba người
cầm đầu là Ấm
Toản, Ấm Mănh và Ấm Mộng.(37) Đến cuối tháng
6/1908, t́nh h́nh mới tạm yên.
Biên
độ những cuộc biểu t́nh lên cao
nhất tại B́nh Định. Dân chúng bỏ phương thức
tranh đấu bất bạo động, sử dụng bạo lực.
Điểm nổ đầu tiên
là Bồng Sơn, phủ lị giáp ranh Quảng Ngăi. Do
sự
khích động của những đoàn cúp tóc từ Quảng
Ngăi kéo vào, dân Bồng Sơn nổi lên, lũ
lượt kéo về dinh Tổng Đốc ở phiá Nam. Dọc
đường,
đoàn biểu t́nh ngày thêm đông.
Ngày 16/4, khoảng 3, 4 ngàn người vây quanh
dinh
Tổng đốc (tại ngă ba Quốc lộ 1 và 19). Trong
khi
đó, tại các địa phương, dân chúng bắt giữ
hương chức, nhân viên thu thuế và các chủ
thầu thuế chợ. Họ c̣n tịch thu bằng sắc và
ấn triện của
các lư trưởng, chánh tổng, tạo nên
t́nh trạng vô chính quyền khắp nơi. Ngày
18/4, hai đại đội bộ binh Pháp đổ bộ xuống
Qui Nhơn. 100
lính da trắng khác cũng từ Quảng Ngăi kéo
xuống Bồng Sơn. Ngoài ra, Levecque tăng viện
cho B́nh
Định nhiều đội lính tập, lính dơng và
đích thân vào B́nh Định giải quyết. Từ
đầu tháng 5/1908, Công sứ Pháp quyết dịnh
cho
các đội tuần tiễu được tự do nổ súng, giết
hoặc
làm bị thương «giặc đồng bào » để thị
oai. Đồng thời, cách chức Tổng đốc B́nh Định
cùng một số tri huyện, tri phủ, và xuống tay
mạnh với
giới nho sĩ duy tân, kể cả Hồ Sĩ Tạo, một
tri huyện đang cư tang
mẹ tại quê. Chỉ trong vài tuần, trật tự dần
dần được
văn hồi. Hàng trăm người tử nạn hoặc bị tống
giam,
làm án trong vụ “loạn đồng bào” hay “loạn
cúp tóc” trên. (38)
Phong trào
dân biến ở phía Nam
giảm hẳn cường độ ở Phú Yên, nhưng lại bùng
nổ mạnh
ở các tỉnh phía Bắc Trung Kỳ, ngoại trừ Nghệ
An.
T́nh h́nh rối loạn nhất tại Hà Tĩnh.
Bonhoure phải
tăng viện cho vùng này hai đại đội lính tập
và ra lệnh thẳng tay thanh trừng giới nho
sĩ; nhưng đến
tháng 8/1908, cuộc dân biến mới coi như chấm
dứt.
Khi cuộc dân
biến vừa khởi dậy, Phan Châu Trinh
đang ở Hà Nội. Thống sứ Miribel đă có dịp
nói chuyện với Phó bảng Trinh. Tán thành đề
nghị hủy bỏ chế độ khoa cử cũ và mở các
trường học mới ở
Trung Kỳ, Mirabel đề nghị nên chiêu dụng
Phan Châu
Trinh.(39) Nhưng ngày 29/3/1908, từ Faifo,
Levecque–qua những
lời kết tội của công sứ Charles, Tổng đốc
Trung, Cơ Mật Viện
trưởng Cương, v.. v...– yêu cầu Mirabel bắt
giam
Phó bảng Trinh. Ngày 10/4, Phan Châu Trinh
bị bắt
giải về Huế. Ba ngày sau, 13/4, Phủ Phụ
Chính kết tội
ông chủ xướng vụ nông dân Quảng Nam nổi dạy
(kích
biến
lương
dân,
mưu
bạn
vi hành), và lên
án tử h́nh. Levecque giảm c̣n chung thân khổ
sai, rồi hôm sau, 14/4, kư nghị định đầy
Phan Châu
Trinh ra Côn Đảo. (40)
Tại Khánh
Hoà, dù chưa có
biến động nào, ngày 16/4/1908 Bố chính Phạm
Ngọc
Quát và một viên chức Pháp vẫn tới phủ Ninh
Ḥa bắt Trần Quí Cáp cùng 9 người
khác (6 giáo quan, 3 Đông y sĩ). Học tṛ
Tiến sĩ Cáp, Trần Huỳnh Liên, cũng bị bắt
khi kêu
gọi dân chúng phản đối. Hôm sau, thêm 7
người
“đầu trọc” mới từ Quảng Nam đi thuyền vào
làm củi bị
câu lưu v́ có một chánh tổng tố cáo
với Bố chánh Quát rằng họ từng đề nghị ông
ta nổi
dạy, sẽ có Nhật Bản giúp sức. Dù chỉ t́m
thấy một bản Hải Ngoại Huyết Thư của
Phan Bội Châu trong
nhà trọ Tiến sĩ Cáp, quan tỉnh Khánh Ḥa
vẫn làm án tử h́nh ông, dựa theo lời khai
của Nguyễn Tư Trực. Ngày Thứ Bảy, 13/6/1908,
Phủ Phụ
chính duyệt xét bản án của tỉnh Khánh
Ḥa và y án Tiến sĩ Cáp. Riêng Nguyễn
Tư Trực, được giảm c̣n giảo giam hậu. Hai
ngày sau, Thứ
Hai, 15/6/1908, Trần Quí Cáp bị hành h́nh
tại Khánh Ḥa.(41)
Cũng nhân
biến động này, Levecque ra tay
thanh toán tất cả các nho sĩ duy tân, bất kể
họ
“chủ chiến” hay muốn hợp tác. Đốc học Đặng
Nguyên
Cẩn bị tống giam, giải về Hà Tĩnh. Những vụ
án khó
giải quyết từ hơn năm trước đều t́m thấy đáp
án.(42) Hơn 50 khoa bảng tên tuổi–trong nỗi
bàng
hoàng phẫn hận của những người chủ trương
“thờ người Pháp
làm bậc thày”–bị kết án khổ sai, đầy đi Côn
Lôn hay Lao Bảo.(43)
Người đứng
sau việc trói buộc Phan Châu Trinh
và các nhà khoa bảng, kể cả Phan Bội Châu,
vào vụ dân biến là Charles, Hồ Đắc Trung,
và Trương Như Cương. Trong buổi họp Viện Cơ
Mật ngày
23/4, do XLTV Toàn quyền Bonhoure chủ tọa,
Cương cho rằng tổ
chức của Phan Bội Châu đă tung tin sai lạc,
để xúi
bảy dân chúng đ̣i giảm thuế và sưu dịch,
mà theo Cương vừa phải, dân chúng có thể
chịu đựng được. Ngày 3/5, trong báo cáo về
vụ
dân biến, Charles buộc Phan Châu Trinh tội
chủ mưu.(44)
Bonhoure cũng nghiêng dần theo Charles. Ngày
3/7, Bonhoure
nhận xét rằng những bài thơ của Phan Châu
Trinh,
dưới h́nh thức triết lư, phản ảnh những lư
thuyết
và tư tưởng cách mạng của những nhà cải
lương
Trung Hoa; và dù chúng không có dạng
thức bạo động như những tài liệu của Phan
Bội Châu nhưng
có lẽ xảo quyệt hơn, nguy hiểm hơn cho sự
thống trị của
Pháp. Gần ba tuần lễ sau, ngày 22/7, trong
báo
cáo tổng kết về vụ dân biến, Bonhoure c̣n
lên
án Phó Bảng Trinh là người khởi xướng phong
trào chống sưu thuế toàn miền Trung.(45)
b.
Vụ đầu
độc
lính
Pháp
ở
Hà Nội:
Mùa Thu
1908, một biến cố khác lại
nổ ra ở Hà Nội. Khoảng 8 giờ
tối 27/6/1908, 80
binh sĩ Pháp thuộc Trung đoàn 4 Pháo binh,
và 125 binh sĩ Trung đoàn 9 Bộ binh bị ngộ
độc sau bữa ăn
tối. V́ thuốc độc quá nhẹ, không người nào
bị thiệt mạng.
Cuộc
đầu độc trên thực ra là bước đầu của
một âm mưu nổi dạy đă chuẩn bị từ cuối năm
1907. Cuối
tháng 3/1908, Công sứ Hà Đông đă
được tin mật báo về âm mưu này, nhưng không
t́m ra dấu vết ǵ. Trước ngày hạn định, qua
lời
thú tội của một con chiên tham dự âm mưu
trên,
một linh mục (cố Ân) mật báo cho các viên
chức Pháp biết trước. Bởi vậy, Tư lệnh Hà
Nội, Trung
tướng Piel, và cấp chỉ huy Pháp đă có biện
pháp kiểm soát mạnh, như thu súng của lính
Việt và cấm quân. Đồng thời, mật thám
Pháp mở rộng càn quét, bắt giữ hàng trăm
người, kể cả Đồ Đàm, cựu đầu bếp, Hai Hiên,
2 Hạ
sĩ quan (đội) và 1 lănh binh.
Ngay ngày
hôm sau, Bonhoure triệu tập một
Hội đồng Đề H́nh (theo điều 23 của Nghị
định
ngày 15/9/1896). Tuy nhiên Bonhoure chống
lại áp
lực của khoảng từ 250 tới 300 Pháp kiều tụ
tập trước Dinh
Toàn quyền, đ̣i phải hành quyết ngay các
thủ phạm, và khẳng quyết những kẻ phạm tội
phải được xét
xử trước pháp luật. Ngày 6/7/1908, ba hạ sĩ
quan
Việt–Đội Binh, Đội Cốc và Đội Nhân–bị
lên án tử h́nh, và xử chém hai
ngày sau tại ba nơi trong thành phố Hà Nội,
thủ
cấp treo lên hầu cảnh cáo đám đông. Sau
đó, trong các phiên xử ngày 16/7, 3/8
và 25/8 kết thêm 8 án tử h́nh, 4 chung
thân, và 70 án tù.(46)
Tất
cả những sĩ phu phong
trào Đông độ–như Hoàng Tăng Bí,
Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền ở miền Bắc, Đặng
Nguyên
Cẩn, Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân v.. v.. ở miền
Trung–đều bị trói buộc vào vụ đầu độc này.
Cuộc
điều tra của Pháp cũng t́m thấy Hoàng Hoa
Thám (1846-1913) có liên hệ. Đề Thám
đă là cái gai trong mắt người Pháp từ
lâu. Tuổi ngày càng lớn, thế lực Đề Thám
ngày thêm suy giảm. Bởi vậy, Đề Thám
khéo léo cư xử, cố tránh tạo cơ hội cho
Pháp động binh. Nhưng với những người Việt
yêu nước,
Đề Thám vẫn là tượng trưng của tinh thần
kháng
Pháp, một thứ hùm thiêng Yên Thế. Phan Bội
Châu, chẳng hạn, đă hai lần t́m tới Thái
Nguyên và đạt được một mật ước liên kết hoạt
động.
Một số thủ lănh người Hoa cũng t́m đến Yên
Thế ra
mắt Đề Thám.
2.
Anthony Klobukowski (1908-1911):
Ngày
26/6/1908, Klobukowski–một nhà ngoại
giao, con rể của Paul Bert, từng làm
việc với Thống đốc
Thomson ở Sài G̣n, Tổng Trú sứ Bert và rồi
Toàn quyền Constans ở Hà Nội, trước khi giữ
những chức
ngoại giao ở Nhật và Xiêm La–được bổ nhiệm
chức
Toàn quyền. Tuy nhiên, gần ba tháng sau mới
tới
Sài G̣n. Những cuộc biến loạn ở Đông Dương,
và phản ứng của Pháp kiều, khiến Paris cho
lệnh
Klobukowski theo đuổi một chính sách có thể
gọi
là “cây gậy và củ cà rốt”–nâng cao
giá trị các quan lại, phân tán bớt quyền
hành của chính phủ liên bang, và cải thiện
những biện pháp như độc quyền công quản.
Trong những
tháng “trăng mật,” Klobukowski đi chu du
khắp nơi. Tại Huế, Klobukowski cho lệnh Phủ
Phụ chính phải
nghiên cứu việc cải tổ thuế thân và sưu
dịch; nhưng
cũng đồng thời đặt ra tiền lệ là từ nay các
quan địa
phương chỉ nhận lệnh trực tiếp từ các công
sứ. Phủ Phụ
chính, như thế, bị tước hầu hết quyền
lực.(47) Tại Bắc Kỳ,
thành lập một Hội đồng Tư vấn, một mô thức
mới của Hội
đồng Kỳ lăo của Bert năm 1886.(48)
Mối bận tâm
hàng đầu của Klobukowski vẫn
là phong trào Đông Du. Ngày 30/1/1909,
nhân dịp Klobukowski có mặt ở Huế, Phủ Phụ
chính ra
Dụ trừng phạt cha mẹ có con xuất ngoại bất
hợp pháp.
Trong khi đó, Klobukowski áp lực mạnh hơn
với Tokyo để
trục xuất Phan Bội Châu và Cường Để. Tháng
3/1909, Phan Bội Châu phải rời Hoành Tân qua
Hong
Kong, rồi Xiêm La. Bảy tháng sau nữa, đến
lượt Cường
Để [26/10/1909].(49) Klobukowski c̣n dàn xếp
với
các viên chức thuộc địa Bri-tên tại Hong
Kong
và Thượng Hải để bắt giữ và trục xuất những
nhà
ái quốc lưu vong Việt.
Klobukowski
cũng sửa đổi chính sách “chinh
phục tinh thần” của Beau; bỏ Tổng Nha Giáo
dục Công lập
(Nghị định ngày 16/3/1909), đóng cửa Đại học
Đông Dương, và giải thể Hội đồng Hoàn thiện
Giáo dục. Klobukowski c̣n đẩy mạnh kế hoạch
sử dụng chữ
quốc ngữ mới, cho lệnh từ nay tất cả các
công văn bằng chữ
Hán phải kèm theo bản dịch quốc ngữ. Tất cả
sổ bộ hộ tịch
(khai sinh, giá thú) cũng phải dùng hai loại
văn
tự. Các viên chức tổng và xă sẽ được khen
thưởng nếu khuyến khích việc truyền bá chữ
quốc ngữ. Tất
cả các dịch lại tại dinh sở các quan Việt
trong
ṿng một năm phải đọc và viết được tiếng
Việt, bằng
không sẽ ngưng thăng thưởng.(50)
Tuy nhiên,
v́ nhu cầu thông
ngôn và thư kư vẫn c̣n thiếu và
phần nào để giải tỏa t́nh trạng “thất
nghiệp” của
các nho sĩ mà Paris cho là nguồn gốc của sự
t́nh h́nh bất ổn dưới thời Beau, ngày
14/4/1909
Klobukowski thành lập thêm một phân khoa sư
phạm để
đào tạo huấn đạo (giáo quan cấp huyện, từ
chánh
bát phẩm tới chánh thất phẩm) và giáo thụ
(giáo quan cấp phủ, từ ṭng lục phẩm tới
ṭng ngũ
phẩm). Cho tới năm 1910, phân khoa này đặt
dưới quyền
pḥng 2 của Phủ Thống sứ.(51) Klobukowski
c̣n mở trường
Luật (Ecole de Droit) với hai trụ sở Hà Nội
và Sài
G̣n. Học tŕnh là 2 năm. Trường khai giảng
tại
Hà Nội ngày 15/4/1910. Trong niên khoá
1911-1912, Sài G̣n có 18 sinh viên,
và Hà Nội 32 người.(52)
Đầu năm
1909, Klobukowski cũng chấm dứt chương
tŕnh gửi công chức bản xứ qua Pháp tu
nghiệp–chương tŕnh mà Beau tin tưởng là
phương
tiện hữu hiệu nhất và duy nhất để chống lại
ảnh hưởng của Nhật
Bản.(53)
Phân khoa
bản xứ của trường Thuộc Địa ở Paris
vẫn được duy tŕ, chỉ thay đổi cách tuyển
chọn
khoá sinh. Từ nay, chỉ những người tốt
nghiệp thi Hương hay Hội,
và các ấm sinh mới được tuyển chọn. Sau đó,
ngày 30/10/1908, gom tất cả những cơ quan ở
Pháp–như Alliance
francaise,
Collège
de
France,
Ecole
coloniale (section
d'Indigènes), Ecole des languages
orientales, Ecole Jule
Ferry, Ecole supérieure d'agriculture
coloniale, Faculté
des Sciences de Paris, Mission laiique,
Institut commercial de Paris,
và Jardin colonial de Nogen–thành
Đoàn
Giáo dục Đông Dương (Groupe de
l'Enseignement
indochinois en France).(54)
Với Hội
truyền giáo, thái độ Klobukowski quay
một ṿng 180 độ. Khi rời Pháp qua Đông
Dương,
Klobukowski tuyên bố: “Gíáo hội chủ nghĩa
không thể xuất cảng.” Vừa tới Hà Nội,
Klobukowski cam đoan
với Gendreau, Giám mục Tây Đàng Ngoài:
“Chống Giáo hội chủ nghĩa không thể xuất
cảng.”(55) Giao
t́nh giữa Klobukowski với các giáo sĩ rất
tốt đẹp.
Klobukowski cũng quyết nhổ hết những cái gai
“kháng
Pháp” trước mắt, hầu chinh phục đám đông
thầm lặng,
tức giới nông dân và công nhân,
đă bị các sĩ phu “bất măn” dọa nạt, bóc
lột, khiến một cổ hai tṛng–một lối biện
minh quen thuộc của
giới quân đội và giáo sĩ.
Hoàng Hoa
Thám trở thành nạn
nhân đầu tiên của Klobukowski. Sau khi
xác định
Đề Thám dính líu vào âm mưu nổi
dạy ở Hà Nội mùa Hè 1908, Klobukowski cho
lệnh tấn
công Yên Thế. Ngày 27/1/1909, đồn điền Phồn
Xương bị
phá tan. Tháng 7/1909, Đề Thám bắt cóc
một con tin Pháp, định dùng để nghị ḥa,
nhưng
Klobukowski không nhượng bộ. Quân Pháp tiếp
tục truy
đuổi Đề Thám thật gắt gao.
Quân
đội và các viên chức
Pháp cũng được lệnh truy diệt các lănh tụ
Cần
Vương c̣n sống sót ở vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh
và Quảng Nam. Trong đệ nhất lục cá nguyệt
năm 1910,
Công sứ Pierre Pasquier ở Thanh Hoá và Công
sứ Nghệ An hạ sát được phụ tá đắc lực của
Phan Bội
Châu là Đặng Thái Thân (11/3/1910), bắt
giữ một số cán bộ khác như Ấm Chước
(10/1/1910), Nguyễn
Thu Xiêm (27/1/1910), Tú Ngôn (5/3/1910),
Ưng
Khuê, Nguyễn Châu (11/3/1910), và săn đuổi
gắt gao
Ấm [Lê] Vơ cũng như Đội Quyên. Vợ con của
Cường
Để cũng bị bắt.(56)
Để chinh
phục đám đông thầm lặng,
Klobukowski có vài biện pháp cải cách. Vấn
đề nóng bỏng thời sự nhất lúc bấy giờ là sưu
dịch.
Tại Bắc Kỳ, ngày 9/12/1908, Klobukowski kư
nghị định cho
mua bằng tiền tất cả 10 ngày sưu dịch với
giá 0.15 đồng
một ngày, hay 1.5 đồng mỗi năm. Tiền này bỏ
vào
quĩ hàng tỉnh. Sau khi ngân sách hàng tỉnh
bị băi bỏ năm 1911, tổng số tiền mua sưu
dịch ở Bắc Kỳ năm 1912
là 765,000 đồng. Tại An Nam, ngày
31/12/1908, Klobukowski
phê chuẩn Dụ ngày 4/12/1908 của Viện Cơ Mật,
chia đều sưu
dịch làm 5 ngày sưu tỉnh, và 5 ngày sưu
xă. Trong số 5 ngày sưu tỉnh, 2 ngày phải
mua lại
bằng tiền với giá 2 hào (20 xu) mỗi ngày. Ba
ngày c̣n lại có thể mua, hay tự lao động.
Ngoài ra, số ngày sưu tỉnh bị hạn chế trong
phạm vi tổng
hay huyện, ngoài phạm vi này phải có phép
Viện Cơ Mật. Năm 1913, ngân sách Trung Kỳ dự
trù
thu được 364,500 đồng trên khoản mua sưu
dịch.(57)
Thái
độ Klobukowski với các nhóm
duy tân “thờ người Pháp làm bậc thày để cầu
tiến bộ” có vẻ ôn ḥa hơn. Một trong những
lư do là trước ngày rời Paris, Klobukowski
được
chỉ thị phải tuyên bố chính sách “liên kết”
[collaboration].
Trong
khi
đó,
ngay
sau
khi Phan Châu Trinh bị bắt,
kư giả Babut, Giám đốc báo song ngữ
(Hán-Việt) Đại Việt Tân Báo ở Hà
Nội, vận động Hội Bảo Vệ Nhân và Dân Quyền
can
thiệp. Ngày 19/3/1909, Dân biểu Francis de
Pressensé, Chủ tịch Hội Bảo vệ Nhân và Dân
quyền Pháp, đích thân yêu cầu trả tự do cho
Phó bảng Trinh. Phần Klobukowski–dù tin Phan
Châu
Trinh có tội–cũng muốn cho Phó Bảng Trinh
một cơ hội.
Trong báo cáo lên Bộ Thuộc địa ngày
19/3/1909–giữa lúc Quốc Hội Pháp đang chuẩn
bị tranh luận
về vấn đề Đông Dương–Klobukowski tiết lộ ư
định
nói chuyện với Phó bảng Trinh trong chuyến
kinh lư
các nhà tù miền Nam vào tháng
7/1909. Nhưng phải hơn một năm sau, măi tới
ngày
24/6/1910, Phan Châu Trinh mới được tái xét
xử,
phóng thích và chỉ định cư trú ở Mỹ Tho. Sự
chậm trễ này phần nào v́ những ư kiến chống
đối của Pháp kiều tại Đông Dương, đặc biệt
là
giới quan lại mới nổi mà Phan Châu Trinh
không tiếc
lời đả kích trong Đầu Pháp Chính Phủ Thư năm
trước. Tân Khâm sứ Jean Groleau (1908-1911)
cũng khẳng
quyết Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu, dù
thuộc hai đảng khác nhau, chủ xướng vụ dân
biến 1908.
Ngày 3/10/1910, Groleau vẫn c̣n “hy vọng”
rằng sau khi ra
tù, Phan Châu Trinh sẽ thực ḷng hợp
tác.(58)
Hội Truyền
giáo cũng chống chính sách
“hợp tác.” Chủ trương của Hội là “thống trị”
và
“đồng hoá,” nhằm tiến tới Ki-tô hoá toàn thể
dân Việt, hoặc ít nữa đưa các giáo dân
Ki-tô lên hàng ngũ cai trị trung gian. V́,
theo cơ quan ngôn luận của Hội Truyền giáo,
“mơ ước được
người Việt mến yêu qua chủ trương hợp tác,
cũng chẳng
khác ǵ nước Prussia (Phổ) mơ ước dân
Alssace
thương yêu họ.”(59)
Klobukowski
c̣n gặp khó khăn với giới lập
pháp Paris. Ngày 2/4/1909, Dân biểu Xă hội
de Pressensé tường tŕnh trước Hạ viện về
hiện
t́nh Đông Dương, nêu lên những tệ trạng
như tăng thuế thân quá mức từ 14 xu lên 2.5
đồng,
độc quyền rượu, muối và thuốc phiện, tuyển
mộ quan cai trị
và án sát trong giới thông ngôn, bồi
bếp của các viên chức Pháp, và những vụ
đàn áp chính trị nghiệt ngă (trường hợp
Phan Châu Trinh, đầu độc trại lính Hà Nội).
Rồi,
cảnh giác rằng đừng nên “lừa bịp” (infliger
des
déceptions) dân bản xứ bằng những lời
nói
không đi đôi với việc làm; và cần thực hiện
ngay chính sách “hợp tác.” Quốc Hội Pháp,
sau phần tường tŕnh của Bộ trưởng Thuộc địa
Milliès-Lacroix, thông qua nghị quyết do de
Pressensé soạn thảo, khẳng định chính sách
hợp
tác là cần thiết cho sự no ấm của dân chúng
và an ninh của các lănh thổ Pháp tại Viễn
Đông.(60)
Đầu năm
1910, Klobukowski phải về nước tham khảo,
và trở lại Đông Dương vào tháng 6
cùng năm. Nửa năm sau, Klobukowski lại về
nước. Từ Paris,
Klobukowski cho lệnh XLTV Toàn quyền Paul
Louis Luce cấp học
bổng cho Phó Bảng Trinh qua Pháp cùng con
trai
là Phan Châu Dật, lúc ấy mới 8 tuổi. Ngày
1/4/1911, Phan Châu Trinh cùng con trai rời
Sài
G̣n. V́ phí tổn do ngân quĩ Liên bang
đài thọ, hai người được đặt dưới sự quản trị
của Julien
Fourès, Giám đốc Đoàn Giáo dục
Đông Dương tại Pháp.
V́
trợ cấp của chính
phủ Đông Dương quá ít–300 quan hay 12
đồng
Đông Dương một tháng–Fourès, đề nghị và
được Klobukowski đồng ư tăng “lương” tháng
lên 450
quan; nhưng rút thời gian ở Pháp từ sáu
xuống bốn
tháng. Bộ trưởng Thuộc Địa Adolphe Messimy
cũng tiếp kiến
Phó bảng Trinh để ḍ hỏi về t́nh h́nh
Đông Dương. Tuy nhiên, ngày 1/6/1911,
Klobukowski được bổ nhiệm làm Đại sứ
Belgium. Messimy cử
Dân biểu Albert Sarraut (Sa Lộ) lên thay
trong thời hạn 6
tháng. Sarraut chưa kịp lên đường th́
Messimy rời
Bộ Thuộc Địa vào ngày 27/6. Tân Bộ trưởng
Thuộc
Địa Albert Lebrun tạm giữ Sarraut ở Paris.
Sự
thay đổi này khiến Phan Châu Trinh bối
rối chẳng hiểu số phận ḿnh sẽ ra sao. Được
hỏi về dự
tính tương lai, lúc Phan Châu Trinh nói muốn
được sống ở Pháp, khi ngỏ ư sẽ về Sài G̣n
sống bằng nghề báo. Ngày 18/7, Phó bảng
Trinh viết
thư cho Sarraut, xin ở lại Pháp thêm một năm
để
“lănh hội văn minh” và học tiếng Pháp. Hôm
sau, khi Jules Roux đưa tŕnh lá đơn của
Phan Châu
Trinh, Sarraut chấp thuận ngay. Hôm sau nữa,
ngày 20/7,
Roux hoan hỉ thông báo cho “em” Trinh biết
rằng Sarraut
“đă xem cái thư [ngày 18/7/1911] ấy” và
“ưng cho các điều em tỏ ra trong cái thư
ấy.”(61)
Qua tháng
9/1911, Sarraut c̣n tiếp kiến
Phó bảng Trinh, rồi, sai Roux tới giúp
Phan
Châu Trinh dịch bản điều trần về vụ
chống sưu thuế 1908. Bản
điều trần thống thiết–nhưng có nhiều chi
tiết lầm lạc và
quá đáng [như cách xử tử “lăng đèn”, hay
Tiến sĩ Cáp bị chém trong ṿng 24 giờ dù
đă có lệnh ân xá của Huế]–không đủ sức
minh oan cho Tiến Sĩ Kháng, Phó bảng Cẩn,
hay Cử
Nhân Phan Thúc Diện.
3.
Albert Sarraut (1911-1914):
Sarraut tới
Hà Nội ngày 15/11/1911, giữa
không khí sôi động của cuộc cách mạng
Tân Hợi ở Trung Hoa. Ấn tượng của những cuộc
biểu t́nh rầm
rộ ở Sư Tử Thành [Singapore], hay Chợ
Lớn–với lễ cắt bím
đuôi sam biểu trưng của nhà Thanh cùng điện
văn ủng
hộ chính phủ Cộng ḥa lâm thời ở Yên Kinh
mà Sarraut có dịp chứng kiến tận mắt trên
hải
tŕnh đáo nhậm nhiệm sở–khiến Sarraut tái
duyệt
xét toàn bộ chính sách theo tinh thần Nghị
quyết “hợp tác” ngày 2/4/1909 của Quốc Hội.
Công
việc của Sarraut phần nào dễ dàng hơn nhờ sự
ủy quyền
rộng răi qua đạo Luật ngày 20/10/1911 của
chính
phủ Pháp, cho phép Toàn quyền Đông Dương
được cai trị bằng Nghị định do chính Toàn
quyền ban
hành.
Đối diện mối
“hoàng họa” mới–có phần
đáng sợ hơn hiểm họa Nhật Bản (chiếm Đài
Loan
và Triều Tiên năm 1895, chiếm cảng Port
Arthur của
Măn Châu năm 1905, và mới sát nhập Triều
Tiên năm 1910), v́ liên hệ địa lư,
chính trị, và văn hoá với Đại Nam–Sarraut
quyết định dẫn giắt cuộc duy tân ở Đại Nam
theo chiều thuận
lợi nhất cho chế độ Bảo hộ, trong khuôn khổ
“tiến hoá” (évolution)
mà
không
phải
“cách
mạng”
(révolution),
và trên căn bản “hợp tác” hay “liên kết.” Sự
“hợp tác” của Sarraut, tưởng cần nhấn mạnh,
có điều kiện.
Sarraut chỉ muốn hợp tác với giai cấp thượng
lưu bản xứ trung
kiên với người Pháp, tức những quan lại và
người
Việt đă “Pháp hoá,” hay những người “văn
minh” (civilisés)–những
người
(1)
nói
thạo
tiếng
Pháp, và (2) công
khai biểu lộ sự trung thành với Bảo hộ.
Trong mắt
Sarraut, giáo dục sẽ là một
trong những phương tiện hữu hiệu nhất để mở
rộng ảnh hưởng Pháp,
“giải phóng” tâm trí người Việt khỏi sự nô
lệ
tinh thần và luân lư với Trung Hoa. Trên
phương diện thực hành, hai ngôn ngữ giảng
dạy sẽ là
tiếng Pháp và quốc ngữ mới, phần chữ Hán chỉ
rất
hạn chế. Then chốt của sách lược trên là sẽ
khiến
người Việt chỉ có thể được làm quen với
những tư tưởng
mới qua trung gian Pháp. Tóm lại, “cuộc
chinh phục tinh
thần vương quốc An-Nam sẽ thực hiện qua ngôn
ngữ và văn
chương Pháp.”(62)
Để thực hiện
chủ đích này, một mặt,
Sarraut mở rộng chương tŕnh giáo dục công
lập
các cấp sơ học, tiểu học, chuyên nghiệp và
“bổ
túc” (trung học). Sarraut dự trù chấm dứt
thi Hương ở
miền Bắc vào tháng 12/1915, và ân
khoá 1918 sẽ là kỳ thi Hội cuối cùng ở
An-Nam.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, tiếng Pháp và
quốc ngữ mới
được đan vào chương tŕnh học cũng như thi
tốt nghiệp.
Những môn học mới như địa lư, cách trí (khoa
học thực nghiệm), toán học Tây phương cũng
được giảng dạy.
Việc
đào tạo quan lại từ nay sẽ huấn luyện tại
nội địa. Phân khoa bản xứ của trường Thuộc
Địa Pháp bị
băi bỏ, v́ Ban Giám đốc trường này chỉ muốn
nhận học sinh từ 15 tới 20 tuổi, và chưa hề
có quan
tước.(63)
Tại Bắc Kỳ,
ngày 18/4/1912, trường Hậu Bổ Hà
Nội đổi tên thành trường Sĩ Hoạn. Học tŕnh
kéo dài 3 năm. Ngoài phần sinh ngữ và quốc
ngữ, học viên được học luật An Nam (Thân
Trọng Huề
làm giáo sư), và Khoa học (Lê Văn
Huyên phụ trách). Từ ngày 2/1/1914, Thống sứ
Léon Destenay chia trường Sĩ Hoạn làm 2 phân
khoa:
một, dành cho Hậu bổ (giống như nghị định
ngày 18/4/1912)
và một, dành cho học sinh có bằng Trung học.
Trong
số các học viên tốt nghiệp năm 1911, có Cử
nhân Bùi Bằng Đoàn, 21 tuổi; Bùi Thiện
Cơ, ấm sinh, 18 tuổi, (sau gửi qua Pháp,
không thi tốt
nghiệp). Trong số tốt nghiệp khoá 1912, có
Lương Văn
Phúc, được đặc cách nhận vào, v́ là
“con nuôi” Lương Tam Kỳ, tri phủ Quảng Oai,
Sơn Tây,
và từng gửi qua Pháp năm 1908. Phan Kế Toại,
mới từ
Pháp về, được vào thẳng năm thứ ba, v́ đă ở
Pháp 2 năm.(64)
Tại Huế,
tháng 5/1911, tái lập trường Hậu Bổ,
học tŕnh kéo dài ba năm, gồm 34 học sinh
(30
người đă đậu thi Hương hoặc thi Hội, 2 tôn
sinh và
2 ấm sinh có bằng Tú Tài.(65)
Về
tổ chức chính quyền liên bang,
Thượng Hội đồng do Doumer thành lập được
thay thế bằng Hội đồng
Chính phủ, gồm 5 đại diện bản xứ của 5 xứ
Đông Dương.
Các Hội đồng thành phố và tổng, xă được bầu
cử.
Sarraut cũng
ra nhiều nghị định thành lập những
khung căn bản cho việc cải thiện xă hội bản
xứ. Ngày
16/10/1912, ra hai nghị định thiết lập hộ
tịch tại Nam Kỳ và Bắc
Kỳ-Trung Kỳ. Nghị định ngày 9/2/1912 băi bỏ
tất cả những
cực h́nh (châtiments corporels). Nghị định
ngày
14/11/1912 thiết lập Ṭa Kháng Án số 4, cho
phép mọi người khiếu nại những oan ức. Nghị
định ngày
3/4/1912, thiết lập qui chế công chức bản xứ
tại Bắc Kỳ,
và thiết lập ngạch giáo dục bản xứ. Các
ngành y tế nông thôn, hay cải thiện đê điều
đều được đẩy mạnh. Do đề nghị của Sarraut,
Sắc luật ngày
26/12/1912 c̣n cho phép Đông Dương vay 90
triệu
đồng để phát triển lục lộ (công chính).(66)
Nhưng từ năm
1913, những cuộc bạo động ở Bắc Kỳ tạo cơ
hội
cho các thế lực bảo thủ chống lại chính sách
“tiến
bộ” (libéral) của Sarraut. Ngày 30/4/1913,
200
Pháp kiều biểu t́nh ở Sài G̣n phản đối
chính sách “nguy hại” của Sarraut. Henri de
Montpezat,
đại biểu Trung Kỳ và Bắc Kỳ tại Pháp, một
nhân vật
chịu ảnh hưởng của Hội Truyền giáo, cũng
công khai đả
kích Sarraut. Khi Sarraut đề nghị cho người
Việt được quyền theo
lớp huấn luyện sĩ quan, de Montpezat không
dấu diếm sự lo ngại
rằng những sĩ quan Việt tương lai này sẽ chỉ
có một
lư tưởng là đánh đuổi người Pháp khỏi đất
nước. Bằng không, họ chỉ là những tên “bồi”
của
Pháp, và nếu thế không xứng đáng mang lon sĩ
quan.(67)
Hội Truyền
giáo, qua tờ L'Avenir du Tonkin
[Tương lai Bắc Kỳ], cũng gia nhập chiến dịch
chống Sarraut. Cơ quan
ngôn luận của Hội Truyền giáo chỉ trích thái
độ ḥa hoăn với dân bản xứ là dấu hiệu của
sự sợ hăi, yếu đuối, chỉ khiến sự nguy hiểm
ngày
thêm gia tăng. Về việc cân nhắc người bản xứ
trong
hàng ngũ công chức và quân đội, Hội truyền
giáo công khai khích động tinh thần kỳ thị
chủng
tộc:
Nền chính
trị mới nhằm cho
những người đă đồng hóa từ từ trở thành
công
dân, cho chúng làm chánh án, rồi
nhà cai trị, giống như đă xảy ra ở Phi
châu.
Và trong vài năm, không c̣n một lư do
nào để không chọn từ người bản xứ những
Khâm sứ,
Thống sứ, những Tổng thư kư, và Toàn
quyền. Về
quân đội, theo những giấc mơ của Tướng
Pennequin, nó sẽ
gồm toàn dân bản xứ và do các sĩ quan bản
xứ
chỉ huy. Như thế người Pháp sẽ làm ǵ tại
xứ Bảo
hộ? Có lẽ vài binh sĩ Âu châu sẽ trở
thành lính hầu của quí ông sĩ quan bản
xứ.( 68)
L'Avenir
de Tonkin cùng Hội truyền giáo
cũng phản ảnh trung thực sự kỳ thị chủng tộc
nền tảng của chế độ thực
dân (Bảo hộ) qua bài viết của Pierre Mille
giữa cao
trào đả kích quyết định chấp nhận học sinh
Việt
vào các trường lycée Pháp (từ trước
đến nay chỉ dành cho trẻ em Pháp). Mille
kết luận
bài viết của ḿnh trên cơ quan ngôn luận của
Hội Truyền giáo như sau:
Tại
Đông Dương một
tên da vàng không thể được đối xử giống
như một
người da trắng. Đó là sự khôn ngoan và
một nền chính trị ước muốn.(69)
Phụ
chú I:
1. Báo cáo
ngày 6/3/1909; Gouvernement
Général d'Indochine [GGI], Sureté
Général, “L'Agitation anti-francaise dans
les pays
annamites de 1905 à 1918 [Biến loạn chống
Pháp tại
các xứ An-nam-mít từ 1905 tới 1918];” Centre
des archives
d’Outre-mer [CAOM] (Aix), PA 13 [Papiers
Jules Bride], tr. 40-4, 49. Sẽ
dẫn: “Agitation... 1905-1918.” Ngoài ra,
chúng tôi
c̣n tham khảo tự sự kể Niên Biểu của
Phan Bội
Châu (Sài-g̣n: 1971) [tr. 15-6], Phan
Bội
Châu Niên Biểu trong Chương Thâu, Phan
Bội
Châu Toàn Tập, Tập 6 (Huế: NXB Thuận
Hoá,
1990), tr. 44-294; và Ngục Trung Thư [Tự
Phán]
(20/1/1914), bản dịch do David G. Marr chủ
biên, Phan Boi Chau's Prison
Notes, trong Reflections from
Captivity, do Christopher
Jenkins, Tran Khanh Tuyet và Huỳnh Sanh
Thông dịch
(Athens, OH: Ohio Univ. Press, 1978), tr.
9-56. Sẽ dẫn: NB 1971, NB
(Chương Thâu), Prison Notes (1914),
và Reflections 1978. Thân mẫu Phan
Bội Châu là Nguyễn Thị
Nhàn. Thân phụ ông, Phan Văn Phổ, mất vào
tháng 9 năm Canh Tư, tức khoảng từ 23/10 tới
21/11/1900,
sau khi Phan Bội Châu đậu Giải nguyên trường
Nghệ; Ibid.,
tr. 25. Giữa hai bản Tự Phán (1914)
và Niên
Biểu (1926-1929) có nhiều dị biệt.
Chúng tôi
chọn chi tiết chính xác nhất trong văn bản,
và
chú thích những dị biệt, nếu cần. Về ngày
sinh của
Phan Bội Châu, chẳng hiểu Chương Thâu dựa
vào
đâu để ghi “ngày 1 tháng Chạp năm Đinh
Măo, tức 26/12/1867;” NB (Chương Thâu), tr.
48, chú
1. Báo cáo của Sogny cũng ghi năm 1867;
Ibid., Một
tài liệu văn khố khác ghi Phan Bội Châu sinh
năm
1868. (Xem Phụ Bản)
2. Tăng Bạt
Hổ (?-1906) là một vơ quan gốc
B́nh Định, từng tham gia phong trào Cần
Vương; sau
lưu lạc qua Xiêm-la và Nhật. Tăng Bạt Hổ c̣n
thiết
lập một tiệm thuốc ở Lạng Sơn, dùng làm cơ
sở liên
lạc của Tôn Thất Thuyết và Tán Thuật. Tiệm
này trên phố Colonel Martin, năm 1903 hăy
c̣n. Sau bị cháy. Phần Tăng Bạt Hổ chết vào
tháng 10/1906; “Agitation ... 1905-1918;”
CAOM (Aix), PA 13.
3. Ibid.
Trong Tự Phán, ấn bản năm 1950 tại
Sài G̣n, Đào Trinh Nhất ghi chính
Nguyễn Thành đă đưa ra ư kiến pḥ lập
ḍng dơi Hoàng tử Cảnh; Prison Notes
(1914), tr. 17. Xem thêm nhận xét về Cường
Để trong
báo cáo ngày 26/11/1906, Khâm sứ
Brière gửi Toàn quyền; CAOM (Aix), GGI,
dossier 9577/53.
4. Ngày
17/10/1909, từ Bao Nham, Adolphe J.
Louis
Klingler và 8 cố đạo (A. Bonnet,
Martin, André
Massaudie, A. Eloy, Blanc, Chapelle, E.
Bélière,
Loucauf(?)]viết thư tố cáo Giám mục Louis M.
Pineau–đă thay Yves Marie Croc làm Giám mục
Nam
Đàng Ngoài từ năm 1886–dung túng cho 3
giáo mục Việt cao cấp ở Xă Đoài theo Cường
Để. Theo Klingler, từ năm 1908, hai giáo mục
Việt là
Chức và Hoàng đă thông báo cho Pineau
biết, nhưng Pineau không có phản ứng. Khi
Công sứ
Vinh thông báo nội vụ, Pineau đang tuần du,
nên cho
lệnh Klingler, Eloy và Chauvet điều tra.
Khám xét
nhà ba giáo mục Tường, Đông và Lịnh,
ngày 2/5/1909, t́m thấy nhiều tài liệu quan
trọng.
Qua các tài liệu trên giáo mục Lịnh [Đậu
Quang Lĩnh], dưới tên giả Mai, sẽ đại diện
tất cả dân
Ki-tô. Được Klingler báo cáo, Pineau
không chịu về ngay giải quyết, lại muốn đi
thăm họ đạo Kim Lũ ở
vùng núi, măi tới ngày 13/5/1909 mới trở
lại Xă Đoài. Hai ngày sau, 15/5, khi Lịnh
tới
nơi, mọi việc vỡ lở. Thoạt tiên, Pineau chỉ
trao cho Công
sứ Vinh những tài liệu không đáng kể của
thày kẻ giảng Khanh. Pineau cũng tự lo việc
một ḿnh,
khiến cố vấn riêng phải xin từ chức. Những
ngày kế tiếp,
quan chức Pháp và Việt tra vấn khoảng 150
người, kể cả
Klingler. Kết cuộc, 3 giáo mục Việt thân cận
với Pineau bị
kết án 9 năm tù. Ngày 11/9/1909, họ bị mang
gông dẫn qua đường phố Vinh, xuống tàu ở Bến
Thủy, giải
giao vào Huế, rồi đầy ra Côn đảo. V́ việc
này, Pineau xin từ chức. Ngày 9/2/1911,
Francois
Belleville, Giám mục Amisus, lên thay. Lịch
chết ở
Côn Đảo; hai người khác được can thiệp tha
khỏi
Côn đảo, an trí ở Nam Kỳ; ASME (Paris), vol
710B, Tư liệu
số 229 và 240. Phan Bội Châu cho rằng Ngô
Quảng, một
người đă cải đạo, làm môi giới; NB (Chương
Thâu),
tr. 73.
5. Tài liệu
Mật Thám Pháp ghi hội
kín này có tên Việt Nam Quang
Phục Hội. Trong số các thành viên có
Trần Đ́nh Phát, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn
Thuật,
Nguyễn Thảng, Đào Tiến, Phạm Tấn, Đốc vận
Hiền; hầu hết
là quan lại Ki-tô. Phó bảng Đặng Nguyên
Cẩn (1867-1923), sau này trở thành Đốc học
Hà
Tĩnh rồi B́nh Thuận, cũng biết rơ mọi chi
tiết;
“Agitation ... 1905-1908,” CAOM (Aix), PA
13, tr. 12. Cường Để cũng
liệt kê những hội viên trên; CĐCMCĐ 1957,
tr.
14. Khi viết tập Niên Biểu, Phan Bội
Châu
không nhắc tên Bài có lẽ v́ lúc
ấy Bài đang nắm chức Tể tướng triều đ́nh.
Hoặc, v́
một lư do nào đó. Tài liệu các
giáo sĩ ghi là Việt Nam Cống Hiến Hội;
ASME
(Paris), vol. 710B, tài liệu 231, 232. Xem
thêm, Vinh
Sinh, ed.,. Phan Boi Chau and the Dong
Du Movement (New Haven:
Yale Center for International and Area
Studies, 1988).
6. NB 1971:54-7;
GGI, Commission criminelle du
Tonkin (Année 1925), “Affaire Phan Boi Chau:
Rapport du
Président de la Commission criminelle” (25
nov 1925); “Agitation
.... 1905-1918,” tr. 8, và Báo cáo của
Sogny; CAOM
(Aix), PA 13. Xem thêm lời cung của Nguyễn
Thái Bạt (tức
Nguyễn Phong Gi) ngày 31/12/1912 (?);Ibid. 9
PA, carton 5.
7. Theo một
tài liệu Pháp, Cao Xuân Dục
cũng dính líu; Ibid.
8. Tài liệu
Pháp ghi nhân dịp này
Cử nhân Châu gặp Phan Châu Trinh và Phan
Thúc Duyện [Diện], tại nhà Nguyễn Thành
(1863-1911), tức Ấm Hàm, ở xă Thạnh Mỹ,
huyện Lễ Dương
(nay là Thăng B́nh), Quảng Nam; và hai người
phản
đối việc lập Cường Để, v́ dưới ảnh hưởng của
vài
người Pháp, nhóm Phó bảng Trinh và Cử
nhân Diện bắt đầu cổ vơ chủ trương Cộng Hoà,
coi
chế độ quân chủ như chẳng mang lại lợi ích
ǵ cho
đất nước; “Agitation ... 1905-1918,” tr. 12;
Ibid., PA 13. Tài
liệu khác ghi Phan Châu Trinh, cùng Huỳnh
Thúc Kháng, được mời tới nhà Ấm Hàm gặp
Phan Bội Châu.
9. Ibid.
Theo Cường Để, ngày 27/1/1906 [Mồng 3 Tết
Bính Ngọ], Hoàng thân rời Huế, vào Quảng
Nam. Ngày 4/2/1906 [11/1 Bính Ngọ], xuống
tàu ở
Đà Nẵng cùng Đặng Tử Kính và
Đặng Thái Thân, ra Hải Pḥng. Vào Nam
Định ít ngày, rồi trở lại Hải Pḥng,
cùng Đặng Tử Kính xuống tàu của Lư Tuệ
chạy đường Hong Kong; CĐCMCĐ (1957), tr.
20-22.
10. David G.
Marr, Vietnamese Anticolonialism,
1885-1925
(Berkeley: Univ. of California Press, 1971),
tr. 136; Nguyễn Thế Anh
1970, tr. 300-1.
11.
Từ tháng 7 Đinh Mùi
(9/8-7/9/1907), Khâm sứ Huế đă cho lệnh quan
tỉnh
Hà Tĩnh bắt giữ 12 người: Ngô Đức Kế, Đặng
Văn
Bá, Đào Văn Huân, Đào Sứ, Nguyễn Sĩ
Văn, Nguyễn Đông, Phan Hải Châu, Cậu Hai, Tú
[Lê] Ngôn, Ấm [Lê] Vơ, Phan Hữu Nghi, Đầu
xứ Kỷ; Xem “Bản án chống Phan Bội Châu, Ấm
Vơ,
Ngô Đức Kế và đồng bọn (Hà Tĩnh, 7/5/1908);”
CAOM (Aix), GGI, d. 5887. Không hài ḷng với
bản
án này, nhân dịp rối loạn ở Hà Tĩnh năm
1908, Levecque cho lệnh bắt Phó bảng Cẩn,
đưa ra Hà Tĩnh
xét xử, và thay Tuần phủ Hường Khản bằng cựu
Bố
chính Khánh Ḥa Phạm Ngọc Quát, người từng
làm án tử h́nh Tiến sĩ Trần Quí Cáp.
(Nên lưu ư là theo thông lệ, việc làm
án giao cho Án Sát, Tuy nhiên, trong vụ
dân biến 1908, Hội đồng xết xử gồm cả Tổng
đốc (hay Tuần vũ), Bố
chính và Án Sát. Quan trọng hơn nữa
là chỉ thị của các công sứ hay Khâm sứ). Xem
infra.
12. CARAN
(Paris), F7-13405. Xem thêm “Sơ lược
gia
hệ Phan Tây Hồ;” Bách Khoa (Sài
G̣n), Giai phẩm D [tức số 405, ngày
1/3/1973], tr. 16-18;
Chính Đạo, Hồ Chí Minh, tập I
(1997), tr.
113-23.
13.
“Agitation ... 1905-1918,” p. 31n2;
CAOM (Aix), PA
13.
14. NB 1971,
tr. 70-74; NB (Chương Thâu), tr.
113-16; Prison Notes (1914), tr. 38. Tài
liệu Mật thám
Pháp ghi Phan Châu Trinh qua Nhật năm 1907;
“Agitation ...
1905-1918;” CAOM (Aix), PA 13.
15. Thư đề
ngày “15 tháng 9 năm Thành
Thái thứ 16”, tức ngày 1/11/1906; BEFEO
(Hà-nội), VII:1-2 (1-6/1907), tr. 166-75.
16. Báo cáo
số 21, ngày 6/4/1908,
của công sứ Phan Thiết.
17. Xem,
Ernest Babut, “A propos de Phan Chu
Chinh;” L’Indo-Chinois,
30/4/1908. Xem thêm CAOM (Aix), INF, carton
51, d. 604, và
SLOTFOM, Séries II, carton 6.
18. Xem,
chẳng hạn, báo cáo ngày
3/5/1908 của Công sứ Charles.
19. ASME
(Paris), vol. 705, tr. 574-75.
20. Ibid.,
vol 705, tr. 578-79; vol. 759, tr. 452.
21. De
Mayréna (1840-1890), tên thực Charles
Marie David, từng tham dự cuộc chiến 1870,
được thăng cấp Đại
úy. Tháng 5/1885 cùng em tới Sài
G̣n. Nhờ sự trợ giúp của bạn là Mercurol,
lập được
đồn điền cao su ở Bà Rịa. Tháng 1/1888, được
phép
lên Attopeu (Pleiku-Kontum ngày nay) thám
hiểm
và khai thác vàng. Nhờ các giáo sĩ
Erigoyen và Guerlach giúp đỡ, ngày 3/6/1888
Mayréna thành lập vương quốc Sedang, tự xưng
làm
Marie Đệ I, đặt kinh đô tại làng Plei Maria
(Pleiku).
Quốc kỳ là cờ xanh dương, với chữ thập
trắng, và một
ngôi sao đỏ ở giữa. Linh mục Vialleton làm
quốc sư. Hai
ngày sau, các giáo sĩ cũng lập Liên bang
Bahnar-Rơngao, lấy Kon Rơ-hai (Kontum) làm
kinh đô,
liên kết với “Marie Đệ I” chống lại Thủy Xá
và
Hỏa Xá (của dân Jarai). Tháng 9/1888,
Mayréna xuống Qui Nhơn xin gặp Khâm sứ Huế.
Toàn
quyền Richaud không thuận. Ngày 25/10/1888,
Mayréna
ra Hải Pḥng, rồi lên Hà Nội. Tuyên bố sự
thành lập vương quốc Sedang và xin yết kiến
Richaud.
Richaud không tiếp. Ngày 11/11/1888, Mayréna
qua
Hong Kong, rồi ngày 20/1/1889 về Pháp vận
động. Bộ trưởng
Thuộc Địa và Tổng thống Pháp đều từ chối
tiếp kiến.
Được một tư bản Belgium yểm trợ, Mayréna trở
lại Viễn
đông; nhưng bị rắn cắn chết ngày 11/11/1890
tại Malaysia.
Ngày 21/3/1899, công sứ Qui Nhơn là Guiomar
lên Kontum, giải tán vương quốc Sedang,
nhưng thành
lập một liên bang mới “Liên bang
Bahnar-Rơn-gao-Sedang,”
vẫn do tù trưởng Krui làm Quốc trưởng, và
Linh mục
Vialleton chỉ huy tổng quát. Năm 1895, Liên
bang
này bị giải tán, sát nhập vào lănh
thổ Kontum. Từ tháng 6/1907, Kontum thuộc
địa phận tỉnh
B́nh Định, và được nâng lên cấp tỉnh năm
1913. Xem thư ngày 27/12/1888, Khâm sứ gửi
Giám mục
Van Camelbeke; AME (Paris), vol 751, Tư liệu
số 109; bản tự bào
chữa ngày 9/3/1889 của de Mayréna; Ibid., số
110;
và “Làm vua lối mới;” Tiếng Dân
(Huế), 18,
22, 25 & 29/6/1932.
22. ASME
(Paris), vol 759, Tư liệu số 451 và 452.
23. Xem,
chẳng hạn, Ibid., vol 710B.
24. Báo cáo
ngày 24/8/1896, 16/9/1896,
và 5/11/1896, Brière gửi Toàn quyền;
CAOM
(Aix), AF, carton 8, d. A-20 (43); Báo cáo
ngày
17/12/1907, Beau gửi BT Thuộc địa; Ibid.,
carton 9, d. A-20 (54).
25. Báo cáo
ngày 18/8/1887, Khâm
sứ gửi Toàn quyền; Ibid., Amiraux
10508; Báo
cáo ngày 2/9/1889, Piquet gửi BT Thuộc
địa; Ibid.,
carton 7, d. A-20 (34); Cao Huy Thuần 1990,
tr. 407.
26. Năm
1908, Tây Đàng Ngoài
có 1 Giám mục (GM), 48 Linh mục Pháp (LM),
95
giáo mục bản xứ (curé, sẽ viết tắt gm), 365
thày
kẻ giảng (tkg), 140,379 tín đồ (tđ); Nam
Đàng
Ngoài: 1GM, 38 LM, 81 gm, 290 tkg, 139,276
tđ; Đàng
Ngoài Cao: 1 GM, 27 LM, 21 lm, 105 tkg,
21,730 tđ;
Đàng Ngoài Biển: 1 GM, 36 LM, 59 gm, 189
tkg, 89,000,
tđ; Đông Đàng Trong: 1 GM, 65 LM, 40 gm, 82
tkg,
72,636 tđ; Tây Đàng Trong: 1 GM, 71 LM, 78
gm, 30 tkg,
66,163 tđ; Nam Đàng Trong: 2 GM, 43 LM, 60
gm, 30 tkg,
57,886 tđ; Société des Missions-Etrangères,
Bảng
thống kê (1908).
27. Bulletin
de l’Ecole francaise d’Extrême-Orient
[BEFEO] (Hà Nội), VII:3-4
(7-12/1907), tr. 413-14. Trần Tấn
B́nh đáp từ bằng tiếng Việt; Đỗ Thận bằng
tiếng
Pháp (tr. 416).
28. CAOM
(Aix), GGI, dossier 9578/3. Dục nguyên
là Hậu bổ ở Quảng Nam từ năm
1873. Năm 1882,
tham gia sứ đoàn của Trần Đ́nh Túc để nghị
ḥa với Pháp về vấn đề Bắc Kỳ. Tháng 1/1888,
Dục
được làm Hải pḥng sứ. Sau đó, lên tới Tổng
đốc Nam Định. Tháng 6/1898, Công sứ Auvergne
đề nghị
cách chức v́ Dục đă để cho con trai của Tán
Thuật tự do đi lại trong tỉnh suốt 3 tuần
lễ. Sau đó, Dục đổi
làm Tổng đốc Nghệ An, v́ ngại Dục tạo nên
những ảnh
hưởng xấu quanh việc ép Thành Thái thoái
vị. Ngày 23/10/1913, Dục bị ép về hưu;
Ibid., dossier
9602.
29.
Direction Générale de l'Instruction
Publique, “Rapport No. 813G, ngày
14/8/1908;” tr. 8-9; Ibid.,
GGI, dossier 7707.
30. Đă
có nhiều nghiên cứu
về phong trào chống sưu thuế 1908. Xem
David G. Marr, Vietnamese
Anticolonialism,
1885-1925 (Berkeley: Univ. of
California Press,
1971), tr. 187-95; Nguyễn Thế Anh, Phong
trào kháng
thuế miền Trung năm 1908 qua châu bản
triều Duy Tân
(Sài-g̣n: 1972). Về quan điểm của các tác
nhân, xem Phan Chu Trinh, A Complete
Account of the Peasants'
Uprising in the Central Region, bản
dịch Peter Baugher và
Vũ Ngự Chiêu (Madison, WI: Univ. of
Wisconsin, Center for
Southeast Asian Studies, Monograph No. 1,
1983) [sẽ dẫn A Complete
Account], và Huỳnh Thúc Kháng, “Cuộc kháng
thuế ở Trung Kỳ năm 1908,” trong Nguyễn Quốc
Thắng, Huỳnh
Thúc Kháng: Con người và thơ văn (Sài-g̣n:
1972).
Tài
liệu
sử
dụng
trong
phần này đa số rút
ra từ CAOM (Aix), GGI, dossiers 5886, 5887
và F03 (54); AF,
cartons 9 & 22; và 9 PA cartons 2-3;
Chính Đạo, Hồ
Chí
Minh,
1892-1969,
tập
I:
1892-1924, tái bản
có bổ sung (Houston: Văn Hoá, 1997), tr.
117-23. Lưu
ư là có sự khác biệt đáng kể về
ngày giờ của các sự cố ghi trong các tư
liệu.
Ngoài ra, lập luận của viên chức Pháp-Việt,
dĩ
nhiên, khác hẳn cung từ của các nạn nhân.
Peter Baugher và tôi đă cố gắng đối chiếu,
so
sánh sự khác biệt trên trong phụ chú của A
Complete
Account. Bản tin báo chí đương
thời–trên các tờ L’Avenir du Tonkin, Le
Courrier
d’Haiphong, L’Indo-Chinois, v.. v...– cũng rất
tóm lược. Kết luận duy nhất có thể rút ra
là viên chức Pháp-Việt đă mượn cuộc
dân biến để truy diệt nhóm duy tân Quảng
Nam, cũng
như bất cứ nho gia nào đáng nghi ngờ. Những
bản án
được lưu giữ và báo cáo chính trị của
Bonhoure, Levecque cùng công sứ các tỉnh
Trung Kỳ
bộc lộ rơ ràng tâm ư họ.
31. Báo cáo
tổng quát năm 1908,
ngày 25/9/1909, Groleau gửi Toàn quyền;
Ibid., GGI, F-03
(54). Xem thêm Thư ngày 20 tháng 3 Mậu Thân
[20/4/1908], dân Quảng Ngăi gửi Toàn quyền
[Bonhoure]; CAOM (Aix), GGI, dossier 5887.
32. Báo cáo
ngày 23/7/1913,
Giám đốc Hành chính gửi Toàn quyền;
Ibid., 9 PA, carton 4.
33. Trương
Tôn, một trong 6 tù nhân đầu
tiên bị làm án đầy đi Lao Bảo, cung cấp một
chi
tiết khác. Theo Phủ Phụ chính Huế, Trương
Tôn cung
khai rằng khi đoàn biểu t́nh từ Đại Lộc tới
dinh Tống
đốc ở Điện Bàn, họ được Bố chính và Án
sát Quảng Nam mời vào trong Dinh, yêu cầu
giữ im
lặng và bầu ra một đoàn đại diện đi gặp Công
sứ. Ba
anh em ông cùng những người đại diện khác
sau
đó được dẫn vào hậu viên, đóng gông
cổ, giải ra Faifo.
34. Ngày
2/6/1908 [tức 4/5 Duy Tân II (Mậu
Thân)], Bộ Lại truy phong tước Bát phẩm
văn giai cho
Chánh tổng Trần Quát bị dân Duy Xuyên
d́m chết; TTLTQG 1 (Hà Nội), Mục lục
Châu Bản
Triều Duy Tân, XIV:423.
35. Báo cáo
tháng 3 & 4/1908,
R/Quảng Ngăi gửi RSA; CAOM (Aix), GGI, d.
5887.
36. Xem, đơn
khiếu nại gửi Toàn quyền ngày 20/3
Mậu Thân [20/4/1908] của dân Quảng Ngăi;
CAOM (Aix),
GGI, d. 5887.
37. Trong
số 25 người bị coi như thủ lănh, Danh
Ngan, một cựu lính khố đỏ, đă trói và đe
dọa các lính lệ ở Công Lương, bị làm
án tử h́nh. Đỗ Huyên, lư trưởng
làng Tây Phú, bị bắt ở An Cựu khi đang xúi
dục dân biểu t́nh trở lại thành phố; Nguyễn
Ngạc,
tức Cậu Cả, con trai Nguyễn Tri Phương; một
chủ sự về hưu; một
vơ quan ngũ phẩm; một cựu phụ đạo của Đồng
Khánh
(Huỳnh Bá Đảm); Nguyễn Can Định, cựu Tri
huyện,
và Hoàng Thông, một quan tứ phẩm, cựu học
sinh Quốc
học, giáo sư trường Pháp-Việt, chủ nhân sở
buôn ở Bảo Vĩnh; Trần Trọng Cảnh, Đốc học ở
Phan Rang;
Rapport No. 33, 4/5/1908, R/Thua Thien gửi
RSA; CAOM (Aix), GGI, d.
5887.
38. Báo cáo
tháng 5, tháng 4
và tháng 5/1908, R/Qui Nhơn gửi RSA;
Ibid., d. 5887.
39. Báo cáo
ngày 16/3/1908, Bonhoure gửi
BTĐ; Ibid., GGI, dossier 5886.
40. Ngày
8/3/1909, khi tái thẩm vụ PCT,
Phủ Phụ chính khẳng định vào
tháng
4/1908, thoạt tiên PPC buộc tội PCT âm mưu
làm loạn [mưu
bạn], kết án chung thân, đầy đi Lao
Bảo. Nhưng
Levecque muốn PCT bị án tử h́nh v́ tội “mưu
bạn
dĩ hành” (âm mưu làm loạn và
đă làm loạn). Cuối cùng, PPC đổi thành “mưu
bạn
vi
hành,” (âm mưu nhưng không làm
loạn). Nguyễn Thế Anh, Châu Bản, TL
13, 51-52; Phan Chu
Trinh, A Complete Account, 1983:124n
25.
41. Tel.
Cabinet 209C, 19/6/1908, RSA gửi Gougal;
CAOM (Aix),
d. 5886; Nguyễn Thế Anh, Châu Bản,
TL 30, tr. 105-7.
Nên ghi thêm là tổng số 66 người bị bắt ở
Khánh Hoa. [Xem danh sách trong Aix, GGI, d.
5886].
V́ số người bắt quá nhiều mà chỉ có 50
lính lệ, Quát xin tuyển thêm lính và
được chấp thuận; TTLTQG 1 (Hà Nội), Mục
lục Châu Bản
Triều Duy Tân, XIII:359. Sau vụ này,
Quát đổi
làm lănh Tuần vũ hộ lư Hà Tĩnh; Ibid.,
X:182. Ngày 14/7/1908, Quát cùng nhóm Cao
Ngọc Lệ hoàn thành bản án định tội Ngô
Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn và 23 ngưới khác;
CAOM (Aix), GGI, d. 5886.
42. Xem,
chẳng hạn, thư số 14-C ngày 27/6/1908,
Levecque gửi Bonhoure; Ibid.; hay, bản án
tỉnh Hà Tĩnh
kết tội Phan Bội Châu, Tiến sĩ Ngô Đức Kế,
Giải
nguyên Lê Văn Huân và Ấm [Lê] Vơ
ngày 7/5/1908; Ibid. (Bản án này dựa theo
lời khai
của Lê Văn Hạ, một cựu thủ hạ của Phan Đ́nh
Phùng). Măi tới ngày 14/8/1908, Phủ Phụ
chính mới giúp Levecque giải quyết được cơn
nhức đầu
này: Dựa theo bản án ngày 14/7/1908 của Hà
Tĩnh, PPC kết án Tiến sĩ Kế và Đốc học Cẩn
giảo giam
hậu; Cử nhân Đặng Văn Bá và “Tú
Tài” Lê Văn Huân bị 9 năm khổ sai; cùng 23
người khác bị đầy ra Côn Đảo. Thư số 281
ngày
14/8/1908, RSA gửi Gougal; (Aix), GGI, d.
5887.
43. Xem
Phụ bản 6, “Thư Quảng Nam Thân sĩ gửi
Toàn quyền Pháp (13/6/1908);” Chính Đạo, Hồ
Chí
Minh,
tập
I:
1892-1924 (1997), đă dẫn, tr.
272-75; BAA, 1908, No. 9, tr. 244-45; CAOM
(Aix), AF, carton 22, d.
A-30 (115).
44. Biên bản
buổi họp Phủ Phụ chính
ngày 23/4/1908; & báo cáo ngày
3/5/1908, Charles gửi Khâm sứ; Ibid., GGI,
dossier 5887.
45. Ibid.,
AF, carton 22, d. A-30 (115).
46. Báo cáo
ngày 6/3/1909; Ibid.; PA 13
[Papiers Jules Bride], tr. 40-4, 49. Những
người bị tử h́nh:
Ngày 3/8/1908, Hai Hiên, bếp Cai Nga, và Vũ
Văn
Xuân, Nguyễn Van Ngoc tự Áo Dài và
Thiên; Ngày 25/8/1908: Lang Seo, Cai Than,
và Tran
Van Ton; trong các phiên ṭa ngày 10/9,
15/10, và 25/11/1908: Đồ Đảm, Đội Hổ, Do
Vinh, Ang
Chanh; hành quyết ngày 3/12/1908. Tổng cộng:
13 tử
h́nh, 31 án tù, 14 người được tha bổng;
Ibid. Xem
thêm Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên,
quyển VI
(Sài-g̣n: 1963), tr. 422-25; Marr 1971, tr.
193-94.
47. Biên bản
buổi họp Phủ Phụ chính ngày
13/10/1908; CAOM (Aix), AF, carton 21, d.
A-30 (113), [FM, SG,
Indo/A//21, A-30 (113)]
48. Thư ngày
2/10/1908, Klobukowski gửi BTTĐ;
Ibid., carton 22, d. A-30 (115).
49. Ibid.,
carton 21, A-30 (113); BAA (1908),
số 21, tr.
569; CĐCMCĐ 1957, tr. 30-6; NB 1971,
tr. 132-6. Xem
thêm tờ khai của Nguyễn Thái Bạt ngày
23/12/1912; CAOM (Aix), 9 PA, carton 2.
50. Báo cáo
ngày 24/8/1910, Klobukowski
gửi BTTĐ; Ibid., carton 10, d. A-20 (63);
Cao Huy Thuần 1990, tr.
386.
51. Ibid.,
Amiraux 47473. Ngạch giáo dục gồm 6 bậc: sư
phạm
(ṭng bát phẩm), huấn đạo
(huyện), giáo
thụ (phủ), điển học (Giáo quan
một tỉnh nhỏ, từ
chánh ngũ phẩm tới ṭng tứ phẩm), đốc
học
(Giáo quan một tỉnh lớn, từ chánh tứ phẩm
tới ṭng
tam phẩm), và Thanh tra (ṭng nhị
phẩm).
52.
Nghị định thành lập trường Luật ngày
29/3/1910 do Albert Picquié, Tổng thanh tra
Thuộc địa, quyền
Toàn quyền từ 13/1 tới 11/6/1910; Ibid.,
GGI, dossier 2687.
53.
Về việc chấm dứt nhiệm vụ của các
cơ
quan tại Pháp, xem Ibid., dossier 2562. Xem
thêm Vũ Ngự
Chiêu và Nguyễn Thế Anh, Một ngôi trường
khác cho Nguyễn Tất Thành / Another School
for Young
Nguyen Tat Thanh / Une autre école pour le
jeune Nguyen Tat Thanh
(Paris: Văn Hoá, 1983). Sẽ dẫn: Vũ Ngự Chiêu
& Nguyễn
Thế Anh (1983). Trong số 20 người bị gửi về
nước ngày
30/11/1908, có Hồ Đắc Đệ, giáo viên
Pháp văn trường Quốc học, em (hoặc anh) của
Hồ Đắc Trung,
và Lương Văn Phúc.
54. Báo cáo
ngày 7/2/1907; Ibid., AF,
carton 9, d. A-20 (54).
55. Patrick
J. N. Tuck, French Catholic Missionaries
and
the Politics of Imperialism in Vietnam,
1857-1914: A Documentary Survey.
(London: Liverpool Univ. Press). tr. 287.
56. NB 1971,
tr. 138-9; Báo cáo
chính trị năm 1910, trong CAOM (Aix), GGI,
F-03 (55) & (56);
Ibid., AF, carton 24, d. A-50 (34) & d.
A-20 (54); Marr 1971, tr.
150, chú 107. Đặng Thái Thân c̣n
có biệt danh là Ngư Hải tiên sinh.
57. CAOM
(Aix), 9PA, carton 4.
58. CAOM
(Aix), GGI, d. 5886. Xem thêm báo
cáo tổng quát năm 1908, ngày 29/5/1909,
Groleau
gửi Toàn quyền; Ibid., GGI, F-03 (54).
59. Xem, L’Avenir
du Tonkin (Hà-nội),
14/6/1910, & 2/3/1910; Báo cáo năm 1913
của Violette,
Phúc tŕnh viên (rapporteur) ngân sách
thuộc địa năm 1911, 1912, và 1913; Cao Huy
Thuần 1990, tr.
395-7. Alssace là vùng đất tranh chấp lâu
đời giữa
Germany và Pháp.
60. JORF,
Débats parlementaires (3/4/1909), tr.
980,
981-83,
984,
989,
993.
61. CAOM
(Aix), Indo, RSA, F1; Indo, GGI, dossiers
2563,
2578; & 9 PA, Cartons 2 & 3;
Vũ Ngự Chiêu
và Nguyễn Thế Anh (1983), tr.
43-4.; JOIF (Hà-nội),
XXIII:26
(30/3/1911),
tr.
678-79.
62. Ibid.,
INF, carton 101, d. 975; Báo cáo
ngày 6/3/1912, Sarraut gửi
Bộ Thuộc địa; Ibid., AF,
carton 10, d. A-20 (65); Cao Huy Thuần 1990,
tr. 398-99.
63. Biên bản
buổi họp số 336 của Hội đồng
Quản trị; Ibid., ECOLE COLONIAL, Registre 5,
tr. 413-15.
64. Ibid.,
Amiraux 47473.
65. Báo cáo
ngày 1/5/1911, Khâm
sứ gửi Toàn quyền; Ibid., Amiraux
47473, 51112. Ngày
18/5/1911, Toàn quyền phê chuẩn. Trường
Quốc học
th́ từ ngày 1/12/1913, một nửa nội trú, giá
8 đồng, bán nội trú, 4 đồng, và ngoại trú,
giá 1 đồng. Chương tŕnh học 10 tháng một
năm;
Ibid., Amiraux 23750, & 51077.
66. Ibid.,
9PA, carton 4.
67. Paul
Isoart, Le phénomène national
vietnamien (Paris: Librairie général
de droit et de
jurisprudence, 1961), tr. 213.
68. L’Avenir
du Tonkin, 21/10/1912; Cao Huy Thuần
1990, tr. 402.
69. L’Avenir
du Tonkin, 7/8/1912; Cao Huy Thuần
1990, tr. 403.
Vũ
Ngự Chiêu
[Trích Các Vua
Cuối Nhà Nguyễn,
1883-1945, tập II & III, có bổ
sung]
SỰ
H̀NH THÀNH PHONG
TRÀO QUỐC GIA MỚI:
TỪ
“TRUNG
QUÂN” SANG “ÁI QUỐC”
Vũ
Ngự Chiêu
©
2000, 2009, Chieu N.
Vu & Van Hoa Publishing.
All Rights
Reserved.
II.
III.
NỖI KHỦNG HOẢNG CỦA NHỮNG
NHÀ ÁI QUỐC GIAO THỜI:
Suốt triều
Duy Tân, các sĩ phu kháng
Pháp đối diện một nỗi khủng hoảng
thường trực. Một mặt, thể
chế giáo dục/chính trị dựa theo Khổng học
ngày một
tàn lụn. Quan điểm “trung quân”–trên lư
thuyết không phải trung thành với một cá
nhân, mà là ngôi Vua, một biểu tượng nửa
người nửa thánh, thay Trời cai trị thiên
hạ–mất dần sức
quyến rũ. Sự hiện diện của người Pháp và tư
tưởng, văn
chương Pháp, giới thiệu với các sĩ phu Việt
những
ư niệm mới về “quốc gia” (state), “quốc dân”
(citizen),
với hệ thống tổ chức chính quyền, luật pháp,
kinh tế,
chính trị, truyền thông, cá nhân chủ nghĩa,
nhân và dân quyền hoàn toàn mới lạ.
Khuynh hướng “ái quốc”–nguyên chỉ dựa theo
bản năng
và nhu cầu sở hữu của mỗi cá nhân, đại gia
đ́nh, cùng chủng tộc chủ nghĩa–bị chuyển
hướng dần về
biểu tượng một đơn vị chính trị với biên
cương rơ
ràng, qui định bằng các hiệp ước với lân
bang,
và sự chung vai, sát cánh của nhiều cộng
đồng sắc
tộc, lớn hay nhỏ.
Nhưng thực
tế chính trị thuộc địa hoàn
toàn trái ngược. Xâm chiếm và thống trị đất
nước là ngoại nhân, độc lập và chủ quyền bị
tước
đoạt. Để “bảo hộ” một cách hiệu lực, người
Pháp đặt
để lên ngai vàng một ông vua vô quyền lực,
hoặc nhỏ tuổi, chẳng có công dụng ǵ hơn một
bó hoa vương giả. Giai tầng thượng lưu bản
xứ–xuất thân
các trường huấn luyện quan lại, hay những
trường Pháp-Nam
và Cao đẳng huấn luyện công chức ngạch bản
xứ hay
không–th́ hầu hết chỉ gồm những cá nhân
và gia đ́nh mới nổi, đa số là giáo
dân Ki-tô, xuất thân thông ngôn hay bồi
bếp của các viên chức Pháp. Những quan lại
cựu
triều, nếu chưa bị loại bỏ, chỉ biết đến
quyền lợi bản thân
và gia đ́nh. Với họ, “trung quân” hay “ái
quốc” không thể so sánh cùng sự trung thành
với Bảo hộ hay Hội truyền giáo, những nguồn
cung cấp bát
cơm, manh áo và danh lợi.
Cuộc cách
mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Hoa
lần đầu tiên giới thiệu, một cách thực
tiễn, với
các nho sĩ Việt chủ thuyết dân chủ tư bản
của Liên
bang Mỹ, qua h́nh thức Tam dân chủ nghĩa của
Tôn Dật
Tiên. Những người ủng hộ mô thức “quân chủ
lập hiến”
cũng chợt cảm thấy bị lỗi thời.
Lúng túng
và khủng hoảng hơn nữa
là ước mơ duy tân theo Pháp hay Trung Hoa
đều bế
tắc, v́ tất cả đều trái ngược với con đường
duy
tân–hay, khai hoá–mà các chính phủ
Pháp muốn người và nước Việt phải đi qua. Đó
là chưa nói đến quyết tâm độc quyền
trung
gian của Hội Truyền giáo.
1.
Phan Bội Châu và Cường Để tại
Trung Hoa:
Trong năm
1909, Phan Bội Châu lo việc tiếp tế
khí giới cho Đề Thám nhưng không thành
công. Chuyến đi Sư Tử Thành và Xiêm La cũng
chẳng thu được kết quả nào v́ Xiêm mới kư
hiệp ước hữu nghị với Đông Dương. Cử nhân
Châu
phải trở lại Quảng Đông ẩn nhẫn chờ thời.
Qua năm 1910, Phan
Bội Châu xuống Xiêm La lần thứ ba, cùng Đặng
Thúc Hứa toan lập đồn điền với các di dân
Ki-tô Việt tại đây. Được khoảng 8 tháng,
cuộc
cách mạng Tân Hợi (1911) lại khiến Cử nhân
Châu–có lẽ do ảnh hưởng Lương Khải Siêu–vội
ngược về
Hoa Nam, định nương dựa thế lực Tôn Dật
Tiên. Thời gian
này, tư tưởng Dân chủ Tư bản, và nhất là khả
năng trợ giúp của Quốc Dân Đảng Trung Hoa,
bắt đầu chi
phối mạnh mẽ những nhà nho phái Đông Du.
Năm 1912, Cử
nhân Châu thuyết phục được
Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền và các đồng
chí bỏ chủ trương quân chủ lập hiến, thiết
lập Việt
Nam Quang Phục Hội (VNQPH). Cường Để,
dù vắng mặt, được
cử làm Hội Chủ, kiêm Bộ Truởng Tổng Vụ bộ.
Phan Bội
Châu làm Phó Hội Chủ. Hải ngoại có
B́nh Nghị Bộ (Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội
Châu, và
Nguyễn Thần Hiến) và Chấp Hành Bộ (10 hội
viên).
Trong nước có 3 ủy viên là Đặng Bỉnh
Thành (Nam), Lâm Quảng Trung (Trung), và
Đặng
Xung Hồng (Bắc). Quốc kỳ là cờ vàng, sao đỏ;
quân
kỳ th́ nền đỏ, sao trắng. Sau đó, Phan Bội
Châu
lên Nam Kinh, nhưng không được Tôn Dật Tiên
tiếp kiến.(70)
Trong hai
năm 1913 và 1914, VNQPH tổ chức được một số
vụ bạo động tại nội địa. Những cuộc bạo động
này, như lời
“cáo bạch” của Quang Phục Quân rao
truyền, “muốn
chóng
cứu
cho
dân
tôi
khỏi khổ, phải chuốc lấy tạc
đạn làm cái mối yêu cầu với chính phủ nước
Pháp.”(71) Xế trưa ngày 12/4/1913,
Quang Phục
Quân ném tạc đạn giết chết Nguyễn Duy Hàn
khi Tuần
Phủ Thái B́nh ngồi xe kéo rời dinh. Hai tuần
sau,
ngày 26/4, thêm một vụ ném lựu đạn khác xảy
ra trong một khách sạn ở Hà Nội, giết chết
hai Thiếu
tá Pháp, và gây thương tích cho nhiều
người, cả Pháp lẫn Việt. Sau hai vụ khủng bố
này,
ngày 2/5, Sarraut lập một Hội đồng Đề h́nh
do
Bourcier Saint-Chaffrey làm Chủ tịch. 99
người bị truy tố ra
ṭa. Ngày 5/9, Hội đồng Đề h́nh kêu 7
án tử h́nh, 1 án chung thân khổ sai,
và 8 án đầy. Chỉ có 1 người bị xử tử ngày
24/9 tại Hỏa ḷ Hà Nội. 6 đảng viên Quang
Phục–Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Cẩm
Giang (Hải Thần),
Nguyễn Quỳnh Chi tự Hai Thác, Nguyễn Văn Tuy
tự Tài xế,
và Nguyễn Bá Trác–bị tử h́nh khiếm diện.(72)
Tại Sài G̣n,
cũng xảy ra vụ 600
tín đồ của “Phật sống” Phan Xích Long
(Phan
Phát Sanh) muốn phá ngục Chí Ḥa
ngày 24/3/1913, và đặt bom tại nhiều địa
điểm. Tuy
nhiên, cuộc nổi dạy này dường không liên hệ
ǵ đến tổ chức của Phan Bội Châu.(73)
Tháng
9/1913, Sarraut dàn xếp qua thăm
lănh chúa Lưỡng Quảng là Long Tế Quang, và
thuyết phục Quang ngừng yểm trợ các hoạt
động kháng
Pháp. Ngày 18/1/1914, Quang bắt giam Phan
Bội Châu
và Mai Lăo Bạng.(74)
Sau khi
Thế chiến thứ nhất (1914-1918) bùng nổ,
ngày 15/3/1915, Nguyễn Cẩm Giang (Hải Thần)
dẫn đầu nghĩa
quân tiến đánh Tà Lùng, một đồn biên
giới nằm giữa Lạng Sơn và Cao Bằng. Tuy
nhiên, cuộc tấn
công này chỉ có giá trị tinh thần hơn
quân sự.(75)
2.
Hoàng Hoa Thám Bị Ám Sát:
Cuối năm
1912, Tri huyện tập sự Lương Văn Phúc–mới
tốt
nghiệp trường Sĩ Hoạn Hà Nội–cùng cha nuôi
là Lương Tam Kỳ, cựu thủ lănh thổ phỉ người
Hoa ở
vùng Thái Nguyên, đưa ra một kế hoạch để
diệt
Đề Thám. Sarraut chấp thuận. Kỳ và Phúc
bèn thuê ba sát thủ người Hoa giả quy phục
Đề
Thám, rồi mờ sáng ngày 10/2/1913, bất thần
hạ
sát. Thủ cấp Đề Thám và hai cận vệ bị treo
lên trước chợ Nhă Nam suốt hai ngày.(76)
3.
Phan Châu Trinh Tại Pháp:
Tại Paris,
dù ăn lương của chính phủ
Đông Dương, Phan Châu Trinh tương đối tự do.
Liên
hệ giữa Phó bảng Trinh và Đoàn Giáo Dục
Đông Dương ở Pháp chỉ có việc ghé qua
trụ sở kư tên lănh tiền mỗi tháng. Tới năm
1914, Phan Châu Trinh vẫn chưa có tiến bộ
đáng kể
về tiếng Pháp. Về chính trị Phan Châu Trinh
khá thận trọng, không để lộ hành động khả
nghi
nào.(77)
Thực tế,
từ năm 1912, Phó bảng Trinh bắt đầu
thân thiết với Phan Văn Trường (1878-1933),
lúc ấy đang
theo học Tiến sĩ Luật tại Paris. Với sự cộng
tác bí mật
của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường lập ra
hội Đồng
Bào Thân Ái nhằm kết nạp các du học
sinh
ở Pháp. Qua sự giới thiệu của Phan Văn
Trường, Phó bảng
Trinh tiếp xúc một số chính khách tả phái
và cấp tiến thuộc Hội Nhân Quyền và Đảng
Xă Hội như Dân biểu Francis de Pressensé và
Marius Moutet. Chính Phan Văn Trường thông
dịch
giúp Phan Châu Trinh khi được báo chí
Pháp phỏng vấn về những biến cố ở Đông
Dương,
và là dịch giả bản Trung Kỳ Dân Biến đăng
trên Thành Tích Biểu Hội Bảo Vệ Nhân
và Dân Quyền ở Hà Nội năm 1913.
Bản trần
t́nh này chỉ khiến liên
hệ giữa Sarraut và Phan Châu Trinh
thêm
xa, lạnh. Tại An-Nam, Charles đă được đưa về
Huế làm
Khâm sứ. Charles và các đồng liêu cho rằng
Phan Châu Trinh hay Phan Bội Châu đều cùng
một mục
đích giành độc lập cho dân Việt. Xét
trên thực tế và lâu dài, nhóm Phan
Châu Trinh c̣n nguy hiểm hơn tổ chức của
Phan Bội
Châu, v́ Phó bảng Trinh tạo nên tinh thần
khích bác quan lại và triều đ́nh Huế, đưa
đến sự hỗn loạn và có thể t́nh trạng vô
chính phủ nguy hiểm. Sarraut cũng đặc biệt
quan tâm việc
Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, dù ở Côn đảo,
tiếp tục liên lạc thường xuyên với thân nhân
(em trai) ở Xiêm La và Phan Châu Trinh. Dẫu
vậy,
Sarraut vẫn yêu cầu Charles áp lực Phủ Phụ
chính
giảm án cho khoảng 40 sĩ phu duy tân từ
chung thân
xuống c̣n 9 tới 13 năm tù.(78)
4.
Đào Mả Vua Tự Đức:
Khoảng thời
gian này, một biến cố khác chấn
động dư luận toàn quốc: Ngày 17/1/1913, Khâm
sứ
Mahé cho khai quật một kho báu trong ṿng
thành Lăng Tự Đức (Khiêm Cung). Theo
Sarraut,
măi tới ngày 4/2, khi vào Huế họp Hội Đồng
chính phủ An Nam, Sarraut mới được Mahé
thông
báo. Ba ngày sau, 7/2, Sarraut cho lệnh lập
tức ngừng
việc t́m vàng và tu sửa lại Khiêm Cung.
V́ đang nghỉ Tết Nguyên Đán Qứi Sửu
(6/2/1913),
các đại thần Việt hứa qua Giêng sẽ lấp lại
các hố
đào; nhưng bị chậm trễ. Hạ tuần tháng
2/1913, báo Le
Courrier
d'Haiphong công khai chỉ trích việc
làm của Mahé. Sarraut và các quan Việt nhận
được nhiều thư trách móc, nguyền rủa. Việt
Nam Quang
Phục Quân cũng nhân dịp “mượn tạc
đạn” để
bày tỏ sự bất măn. Sarraut vội yêu
cầu
Mahé báo cáo mới biết việc tu sửa Lăng Tự
Đức
vẫn chưa hoàn tất.(79)
Tại Paris,
Phó bảng Trinh không
thể làm ngơ. Ngày 2/4/1913, nhân dịp
Roux được
thăng cấp Thiếu tá, Phan Châu Trinh viết một
lá thư
dài cho Roux, bày tỏ sự bất măn về việc đào
mả Tự Đức. Trả lời phỏng vấn của báo Le
Journal ở
Paris, Phan Châu Trinh tuyên bố rằng những
vụ bạo động ở
Đông Dương chỉ là dấu hiệu đầu tiên của
chính sách cai trị sai lầm của người Pháp.
Theo
Phan Châu Trinh, mặc dù Sarraut đă làm được
một số điều tốt, nhưng đó chỉ tựa “những cái
kẹo nho nhỏ
để an ủi những đứa trẻ mới bị đánh đ̣n.” Dù
rất
bất b́nh, và viết bài trả lời, trách
móc Phó bảng Trinh vong ân, bội nghĩa,
Sarraut vẫn
tái cấp học bổng cho cha con ông.(80)
Mùa Thu năm
1913, Bộ Thuộc Địa và Sarraut
lại thêm một lần chú ư đến Phó bảng Trinh.
Từ Berlin (Germany), Cường Để–đă bắt đầu
tách rời
khỏi ảnh hưởng Phan Bội Châu, bỏ qua Âu châu
sau khi
bị bắt giữ ở Hong Kong một thời gian ngắn–ủy
Trương Duy Toản
(1885-1957) cầm hai lá thư gửi cho Phan Châu
Trinh
và Sarraut. Phó bảng Trinh bèn dẫn Toản tới
gặp
Pierre Guesde, Phụ tá Chánh Văn Pḥng Bộ
Thuộc
Địa. Mặc dù Phan Châu Trinh tuyên bố chưa hề
đọc
thư Cường Để, người Pháp vẫn nghi ngờ ông có
liên hệ với tổ chức mới của Phan Bội Châu.
Nhưng có
lẽ v́ muốn chiêu hàng Cường Để, Sarraut bỏ
qua
vụ này. Trương Duy Toản và một bạn đồng
hành,
Đỗ Văn Y (1892-1968), được cấp học bổng ở
lại Pháp.(81)
5.
Phan Châu Trinh Ở Tù
Santé:
Năm 1914,
trước hiểm họa chiến tranh ở Âu Châu,
Bộ Thuộc Địa Pháp yêu cầu Sở Mật Thám theo
dơi ráo riết hoạt động của nhóm Phan Văn
Truờng-Phan Châu Trinh. Năm này, dù đă
cùng một số thân hữu thành lập Hội Ái
Quốc Đông Dương, Phan Văn Trường bị
động viên, phục
vụ tại Trung đoàn 102 Bộ Binh ở Chartres với
cấp bậc Trung sĩ.
Một số người quen biết cũng đều bị nhập ngũ.
Phần Nguyễn Như
Chuyên–một cựu Thông ngôn tại Trung Kỳ, được
học bổng
qua Paris, nhưng bỏ dở nửa chừng, xoay sang
học việc buôn
bán ở Le Hâvre và theo Phó bảng Trinh
“làm chính trị”–cũng bị gọi về nước. Trong
khi
Chuyên chuẩn bị xuống tàu hồi hương, ngày
3/8/1914,
Germany tuyên chiến với Pháp. Việc giao
thông giữa
Pháp và các thuộc địa tạm thời bị đ́nh
hoăn. Chuyên phải ở lại, chờ lệnh mới.(82)
Tháng
9/1914, Germany xua quân đánh
Pháp, và chỉ bị chặn lại khi c̣n cách Paris
25 dặm. Lo ngại Phan Văn Trường và Phan Châu
Trinh
có thể ngả theo phe Germany, Bộ trưởng Thuộc
Địa Gaston
Doumergue yêu cầu Tổng trấn Paris là Tướng
Galliéni–người từng cầm quân đánh dẹp Bắc
Kỳ–áp dụng biện pháp “bắt giữ pḥng ngừa.”
Mật
thám Pháp khám xét chỗ cư ngụ của Phan
Châu Trinh và Phan Văn Trường, tịch thu tất
cả giấy tờ,
tài liệu. Mặc dù không đủ bằng chứng buộc
tội,
ngày 5/9, Galliéni vẫn quyết định câu lưu
hai
người. Ngày 15/9, Phó bảng Trinh bị bắt,
giam tại ngục
Santé chờ thụ lư. Phan Văn Trường bị dẫn
giải về
quân lao Paris. Hơn một tháng sau, ngày
10/10/1914,
tới lượt Chuyên. Qua các cuộc tra vấn, Phan
Châu
Trinh khôn khéo lái tất cả những tư tưởng
chống
Pháp trong một số thư gửi cho Chuyên vào lập
trường
chung là “hợp tác chân thành với
Pháp.” Thí dụ như khi bị tra vấn về câu “nếu
người
An-Nam nổi dậy, người Pháp sẽ qua trong
khoảnh khắc,” Phó
bảng Trinh trả lời rằng ư ông muốn nói người
Pháp “phải thay đổi chính sách tức khắc.”
Dù
biết rơ lập trường chống
Pháp của Phan Châu Trinh, Công tố viên
không đủ bằng chứng buộc tội. Trong khi đó,
từ
tháng 1/1915, Roux tích cực can thiệp với
người thụ
lư là Đại Uư Caron. Không những chỉ lấy
danh dự ḿnh bảo đảm, Roux c̣n lục hồ sơ cá
nhân, t́m được một lá thư của Phan Châu
Trinh
ngày 15/10/1913, trong đó Phó bảng Trinh tâm
sự với Roux mơ ước được thấy “thi hài lính
Pháp
và Việt nằm bên nhau” trên chiến trường
chống
Germany.(83)
Giữa lúc
Caron định miễn tố cho ba người, chính
phủ Đông Dương điện báo là sẽ chuyển về
Paris
một hồ sơ đủ để kết án Phan Châu Trinh. Hồ
sơ này
không những chỉ tổng hợp nhận xét của các
viên chức thuộc địa Đông Dương về âm mưu
chống
Pháp của Phan Châu Trinh, mà c̣n thêm
chi tiết Phó bảng Trinh có liên hệ với tổ
chức của
Phan Bội Châu và Cường Để–Trong khi lục soát
nhà một cán bộ VNQP, Cảnh sát Hồng Kông
t́m được một cuốn sổ nhỏ ghi địa chỉ của
Phan Châu Trinh
(số 16 đường Cujas, Paris).
Ngày
8/4/1915, có lẽ bị tra tấn
quá mức, Nguyễn Như Chuyên đột ngột
cung khai rằng
Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh có liên
hệ
với Cường Để, và âm mưu dựa vào Germany để
lật
đổ Pháp. Hơn một tuần sau, ngày 19/4, hai
cựu sứ giả của
Cường Để là Đỗ Văn Y và Trương Duy Toản bị
bắt
giữ, đưa vào Santé. May mắn, ít lâu sau,
Chuyên bỗng cuồng trí, nói năng điên loạn,
phải đưa vào bệnh viện điều trị. Nhờ vậy,
lời khai của
Chuyên mất giá trị. Hai tháng sau nữa, ngày
28/6, Công Tố viên miễn tố Phan Văn Trường,
Phan Châu
Trinh và Nguyễn Như Chuyên. Phan Châu Trinh
và Phan Văn Trường đều được phóng thích.(84)
Chuyên tiếp tục điều trị ở nhà thương một
thời gian mới
lành bệnh. Y và Toản c̣n bị điều tra ít
lâu, rồi được phóng thích, và ép buộc
hồi hương ngày 15/10/1915.
IV.
SỰ
SUY TÀN CỦA VƯƠNG QUYỀN:
Tháng
6/1919, giữa men say chiến thắng “Đức
tặc,” các giới chức Thuộc Địa Pháp
xôn xao v́ một biến cố nhỏ, nhưng
đáng lo
ngại: Ngày 18/6/1919, báo L'Humanité
(Nhân Đạo) của Đảng Xă Hội Pháp đăng tải
một thỉnh nguyện thư gửi Hội Quốc Liên của
“Một nhóm người
An Nam yêu nước.” Bản thỉnh nguyện thư này
gồm 8 điểm: Xin
ân xá tù nhân chính trị; Xin cải
cách pháp luật để người An Nam được bảo đảm
pháp
định tương tự như người Âu Châu; Tự do báo
chí và tư tưởng; Tự do lập hội và hội họp Tự
do di
trú và du lịch ra ngoại quốc; Tự do giáo
dục;
và đ̣i hỏi thành lập trường dạy nghề ở các
tỉnh; Thay đổi chế độ cai trị với sắc luật
bằng chế độ pháp trị;
và, Được bầu một phái đoàn thường trực
bên cạnh Quốc Hội Pháp.(85) Ít tuần sau, vào
đầu tháng 7/1919, xuất hiện ở khu vực
Mutualités
và phố Ecoles (Quận V, Paris) một số truyền
đơn có nội
dung tương tự. Điểm khác biệt là trong bản
truyền đơn
này “Nhóm người An Nam yêu nước” được đại
diện bằng
“Nguyễn Ái Quấc.” Nguyễn Ái
Quấc
cùng các đồng chí khẳng định rằng “dân An
Nam lấy làm vinh dự” được người Pháp bảo
hộ.(86)
Cũng ngày
18/6/1919, thỉnh nguyện thư trên được
gởi đến các phái đoàn đồng minh đang họp ở
Versailles để giải quyết số phận Germany,
Hungary và Austria
(Áo). Hai ngày sau, đại diện Mỹ thông báo
đă nhận được, và hứa sẽ tŕnh lên Tổng thống
Woodrow Wilson.(87)
Nhân vật
Nguyễn Ái Quấc nói
trên cuối cùng được mật báo Pháp khẳng định
là Nguyễn Sinh Côn, tức Tất Thành
(1892-1969), gốc
Nghệ An; con thứ ba Phó bảng Nguyễn Sanh
Huy. Côn từng học
trường Pháp-Nam Thừa Thiên, có bằng tiểu
học,
và từ ngày 7/8/1908 được nhận vào trường
Quốc học
niên khoá 1908-1909.(88) Năm 1910, khi đang
ngồi Tri huyện
ở B́nh Định, Huy say rượu đánh chết một nông
dân, nhưng được Cao Xuân Dục, Thượng thư Bộ
Học, che chở
nên chỉ bị cách chức, rồi lưu lạc vào Nam
Kỳ. Bởi
thế, Nguyễn Sinh Côn cũng bỏ học, xiêu dạt
vào
Nam.(89)
Tháng
7/1911, Côn (Tất Thành) rời
Sài G̣n với chân phụ bếp/bồi tàu. Tới
Marseille, ngày 15/9/1911, Côn làm hai lá
đơn xin nhập học trường Thuộc Địa (Ecole
coloniale), trung
tâm huấn luyện và nuôi dưỡng những cán bộ
bản
xứ tương lai của Pháp. Hai đơn xin của Côn
(Thành)
bị bác, v́ không được chính phủ
Đông Dương gửi qua.(90) “Paul” Thành đành
tiếp
tục nghề thủy thủ, lênh đênh nay đây mai
đó.(91)
Thời
điểm 1919-1920 mà Nguyễn Ái Quấc đột
ngột xuất hiện trên sân khấu chính trị
Paris, nhiều
biến cố đáng ghi nhận trên thế giới cũng như
tại Việt Nam.
1. Trước
hết, Thế Chiến Thứ I đă ngưng tiếng
súng ngày 11/11/1918. Đầu năm 1919, các phe
lâm chiến tụ họp ở Versailles, cách thủ đô
Paris 20
cây số về hướng Tây Nam, để vẽ lại bản đồ
chính trị
thế giới. Chủ thuyết “Tự Trị” của Tổng thống
Mỹ Woodrow Wilson được
các nước nhược tiểu nhiệt liệt ủng hộ. Việc
thành lập Hội
Quốc Liên cũng tạo niềm hy vọng cho một kỷ
nguyên mới.
2.
Thứ hai, chủ thuyết Cộng
Sản đă
t́m được đất đứng ở Nga gần hai năm. Nguyên
trước
đây, Nga Hoàng Nicholas II (1894-1917) liên
minh với
Pháp và Bri-tên để chống lại phe Đức,
Áo-Hung, Thổ và Bảo Gia Lợi. Để làm suy yếu
phe Đồng Minh, Đức Hoàng Wilhem II yểm trợ
cho Vladimir
Ilich Ulyanov, tức “Nikolai” hay Vladimir I.
Lenin (1870-1924), về nước
lật đổ Nicholas II. Tháng 3/1917, rối loạn
bùng nổ ở
Pétrograd. Ngày 15/3/1917, quân đội ở đây
quyết định ngả theo phe cách mạng. Tuy
nhiên, hai
chính phủ lâm thời dười quyền Hoàng Thân
Georgii Lvov và Alexander Kerensky không ổn
định nổi
t́nh thế cũng như không giải quyết được t́nh
trạng
kinh tế suy thoái. Ngày 7/11, Lê-nin và Leon
Trotsky lật đổ Kerensky, thiết lập chế độ
Bolshevik
(Bôn-Sê-Vích). Ngày này đi vào
lịch sử Nga như “Cách Mạng Tháng Mười” [tính
theo
lịch Gregorian của Nga]. Ngày 3/3/1918,
Lê-nin kư
Hiệp ước Brest-Litovsk với Germany để chấm
dứt chiến tranh, thuận cắt
cho Germany rất nhiều đất đai. Lên án Lê-nin
đă bán đứng nước Nga, phe Bảo Hoàng và
quân đội nổi dậy. Nội chiến bùng nổ giữa phe
Bôn-Sê-Vích và “Bạch Nga.” Lê-nin cũng
bị mưu sát nhưng chỉ bị thương nặng. Cuối
cùng, phe
Bôn-Sê-Vích thắng thế dần, dù Đồng Minh,
kể cả Mỹ và Giáo hội Vatican, yểm trợ phe
Bạch Nga.
Tháng
3/1919, Lê-nin thiết lập Đệ tam
Quốc Tế Cộng Sản (QTCS), quyết xuất
cảng “cách mạng
vô sản.” Mục đích nhằm khích
động
các đảng Cộng Sản Âu châu nổi dậy lật đổ
chính quyền tư bản, hầu giải nguy cho t́nh
trạng bị
cô lập của Nga. V́ thế, mối quan tâm hàng
đầu
của Lê-nin và các lănh tụ QTCS vẫn là
các nước Âu Châu. Trong bản “Sơ thảo về vấn
đề quốc
gia và thuộc địa” đưa ra để biểu quyết tại
Đại hội kỳ II của
QTCS vào mùa Thu 1920, Lê-nin vững tin rằng
công nhân vô sản Âu Mỹ sẽ đứng lên
làm cách mạng, rồi hướng dẫn các “bị khoai”
(bags
of potatoes = nông dân) thuộc địa. Nhưng đại
diện India, M.
N. Roy, cực lực chống ư kiến lấy Âu châu làm
chính. Roy muốn khởi xướng cách mạng vô sản
ở
các thuộc địa, v́ nếu bị cắt đứt khỏi những
xứ
này, các cường quốc thực dân sẽ suy yếu, mở
ngơ cho cách mạng vô sản tại chính quốc.
Lê-nin đồng ư sửa đổi vài đoạn nhỏ trong “Sơ
thảo”
của ḿnh, nhưng chủ trương dành ưu tiên số 1
cho
Âu Châu vẫn được Đại hội II QTCS thông
qua.(92)
Sự ra
đời của “Quốc Tế Cộng Sản” và “Sơ thảo” về
vấn đề thuộc địa 1920, cùng tham vọng thực
dân của
các cường quốc Bri-tên hay Pháp ở Trung
Đông, Nhật Bản ở Á Châu, và nhất
là khuynh hướng tự cô lập của Quốc hội
Mỹ–biểu lộ qua việc
không đồng ư gia nhập Hội Quốc Liên–khiến
chủ thuyết
“Tự Trị” của Wilson ch́m dần vào quên lăng.
Quyết định xoá bỏ những Hiệp ước bất b́nh
đẳng với Trung
Hoa của điện Krem-li, và rồi việc bành
trướng ảnh hưởng
của Sô viết Nga vào “người bệnh của Á Châu”
này càng khiến các cường quốc tư bản quan
tâm hơn về mối hiểm họa “Đỏ.” Hiện tượng “Sợ
Đỏ” (Red
Scare) lan rộng cả tới Liên bang Mỹ–đang
trên đà
chuyển ḿnh thành một đại siêu cường của
khối
“Dân chủ tư sản.”
Trong khi
đó, Krem-li trở thành thánh
địa của “Dân chủ vô sản” đối với những dân
tộc bị
các cường quốc tư bản thống trị và bóc lột.
Nhiều
phần tử chống đối thực dân ở Á và Phi Châu
qui tụ về dưới mái Viện Công nhân Đông
phương [KUTV], học tập lư thuyết và phương
thức
cách mạng (agitprop), chờ ngày hồi
hương.(93)
3.
Thứ ba, cuộc bảo hộ Đông Dương của
Pháp ngày thêm vững mạnh. Cuộc chiến ở Âu
Châu chỉ tạo nên được vài biến động nhỏ tại
Việt Nam.
Biến
cố đáng lưu ư nhất là vụ Duy
Tân rời kinh đô tối 3-4/5/1916, nhưng cuộc
“khởi nghĩa”
không lan rộng quá lănh thổ Quảng Nam. Cuộc
biểu
t́nh của Phan Xích Long ở Sài G̣n
(11/1916),(94) hay cuộc nổi dạy ở Thái
Nguyên của Đội
(Trịnh Văn) Cấn, Lương Ngọc Quyến, Trần
Trung Lập từ 30/8 tới 4/9/1917
cũng đều bị Pháp dập tan.(95) Khuynh hướng
“Pháp-Việt đề
huề” trở thành ngôn ngữ thời đại. Sau khi
nhận được bản
“Pháp-Việt đề huề luận” của Phan Bội Châu
(dưới bút
hiệu Độc Tinh Tử), Sarraut sai người qua
Hàng Châu đề
nghị Phan Bội Châu ngừng hoạt động chống
Pháp ở hải ngoại,
hoặc về nước tham chính. Nhưng lập trường đề
huề của hai
bên khác biệt nhau khá xa. Phan Bội Châu bỏ
Hàng Châu lên Bắc Kinh, rồi qua Nhật. Trong
ṿng 4 năm kế tiếp, tổ chức VNQPH chẳng c̣n
hoạt động
nào đáng kể, ngoài việc Cường Để sai Lê
Văn Phan bắn chết Phan Bá Ngọc v́ t́nh nghi
Ngọc
đă mật báo cho Pháp bắt Mai Lăo Bạng, Phạm
Cao Đại và Nguyễn Đ́nh Kiên.(96)
4.
Thứ tư, lần đầu tiên trong lịch sử
Việt, khoảng
100,000 lính thợ (ONS) được đưa qua Pháp
giúp mẫu
quốc đánh đuổi Đức tặc. Số người “Tây du”
khổng lồ
này tạo nên một không khí sinh hoạt
chính trị mới ở Paris. Chiến thắng của phe
Đồng Minh khiến
đại đa số những chiến binh trên ngưỡng mộ và
qui phục nước
Pháp. Nhiều người Việt có công dân
Pháp như Đỗ Hữu Vị, Lê Quang Trinh, Nguyễn
Văn Thinh,
Nguyễn Văn Xuân v.. v... tham chiến trong
hàng ngũ
Pháp, đặt xuống những viên đá nền tảng cho
sự
nghiệp chính trị của giai tầng “Tây học”
mới. Bởi thế, lập
trường “thờ người Pháp như bậc thầy để cầu
tiến bộ” và đả
phá chế độ quân chủ của Phan Châu Trinh được
họ ủng
hộ.
Tuy nhiên,
tại Pháp, v́ bận mưu sinh
và sức khoẻ yếu kém, Phó bảng Trinh chỉ c̣n
là một chiếc bóng mờ, được kính trọng nhưng
không lập được một tổ chức nào chặt chẽ. Bạn
đồng
chí, và đồng tù là Phan Văn Trường
th́ bận rộn mưu sinh ở vùng đất mới chiếm
đóng
được của Germany. Tổ chức Hội Yêu Nước
Đông Dương
của Phan Văn Trường không c̣n sinh hoạt
thường trực nữa.
Một số sinh viên trẻ, từng du học Pháp đă
lâu
như Nguyễn Thế Truyền (1898-1969), hay mới
chân ướt chân
ráo tới Paris như Nguyễn An Ninh
(1900-1943), vẫn c̣n
liên lạc với Phan Văn Trường và Phan Châu
Trinh,
nhưng ngả dần về phe Xă Hội Pháp–một Đảng Xă
Hội ngày một nghiêng về phía Đệ Tam QTCS
v́ được tăng cường các cựu chiến binh chống
đối cuộc
chém giết kinh khiếp, với hàng chục triệu
người tử trận,
chỉ v́ quyền lợi tư bản và tài phiệt.
Trở
lại Paris giữa bối cảnh ấy, Nguyễn Ái Quốc
(Côn) gặp cơ hội ngàn vàng để bước lên
sân khấu chính trị. Giao t́nh với “Hy Mă
Nghị Bá Đại Nhân” và “ông Trạng [Sư
Trường]” giúp Thành có chỗ cư trú,
và mở được những liên hệ với các chính
khách cấp tiến, thuộc Hội Bảo Vệ Nhân và Dân
Quyền hay Đảng Xă Hội. Đó là chưa
nói đến khả năng Pháp ngữ của “ông Trạng,”
cùng những người bạn trẻ khác như Nguyễn Thế
Truyền v..
v... giúp khai sinh ra bí danh “Nguyễn Ái
Quấc,”
sinh ngày “15/1/1894.” Mặt khác, sau 8 năm
trôi nổi
khắp trời xa, bến lạ, Nguyễn Sinh Côn đă tôi
luyện
được khả năng sống c̣n. Cậu “ấm” con quan
huyện c̣n
có một thứ căn cước mới–”dân lao động” chính
qui,
bản thân chưa từng “phục vụ giặc Pháp.” Nói
cách khác, Côn (Quấc) bỗng xuất hiện như một
nhân vật lư tưởng nhất để các lănh tụ Cộng
Sản Pháp chiêu mộ–Gốc “An-na-mít,” dân thuộc
địa–Đang ở tuổi tráng niên–Con người “Lao
động,”
“Vô Sản,” nhưng không mù chữ mà c̣n
“tiểu trí thức.”
V.
THẤT ĐIỀU THƯ CỦA PHAN CHÂU TRINH
(1922):
V́ đă
ủy thác cho người
Pháp lo mọi việc quốc sự, vua Khải Định chỉ
c̣n một
mục đích để theo đuổi: Giữ vững ngai vàng,
và
t́m cách truyền lại thiên mệnh Đại Pháp
cho người con độc nhất của ḿnh là Vĩnh
Thụy. Ngày
21/2/1922, do đề nghị của Pasquier, Toàn
quyền Long đồng
ư cho Vĩnh Thụy làm Đông cung Thái
tử.(97)
A.
CHUYẾN ĐI PHÁP DỰ ĐẤU XẢO:
Năm 1922,
Pháp tổ chức một Hội chợ triển lăm
toàn đế quốc Pháp ở Marseille, với mục đích
lôi cuốn những tài phiệt đầu tư vào các
thuộc địa. Nhân dịp này, Khải Định muốn qua
Pháp, đồng thời đưa Thái tử Vĩnh Thụy sang
mẫu quốc trọ
học tại tư gia Charles, mới về hưu. Phái
đoàn của Khải
Định khá đông. Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư bộ
Lại kiêm bộ Hộ, được tháp tùng. Ngoài ra
c̣n một số nhân sĩ miền Bắc như Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm
Quỳnh, v.. v...
B.
THẤT ĐIỀU THƯ:
Chuyến du
hành của Khải Định làm
bùng lên một ngọn lửa tranh đấu mới trong
các cộng
đồng Việt kiều tại Pháp.
Người hoạt
động hăng say nhất là Phan Châu
Trinh. Từ mùa Hè 1920, v́ lư do sức khoẻ,
Phó bảng Trinh đă bỏ nghề rửa ảnh, rời Pons
về Paris.
Phan Châu Trinh tạm trú ở số 6 Villa des
Gobelins một thời
gian với Nguyễn Ái Quấc, rồi dọn về số 21
đường Pernaty
cùng Lê Văn Xao. Hạ tuần tháng 10/1921–sau
khi biết
tin cái chết của người con trai độc nhất ở
Sơn
Tây–Phó bảng Trinh bỏ Paris xuống Marseille.
Nhưng chưa
đầy hai tháng sau, v́ sức khỏe yếu kém,
ngày 6/12, phải trở lại Paris.
Nhờ
sự giúp đỡ của Babut và
Pierre Guesde, Phan Châu Trinh lại xuống
Marseille làm
việc cho ban phim ảnh của Hội Chợ Triển Lăm.
Chẳng hiểu
v́ sót sa với thân phận một đại khoa, sau
hơn 10
năm lưu lạc mẫu quốc mà chỉ học được một
nghề rửa ảnh, hay kinh
nghiệm ở Hội chợ Marseille cho ông cơ hội
sống thực để suy nghĩ
về chuyến đi của Khải Định, ngày 15/7/1922,
Phan Châu
Trinh hoàn tất bản “Thất Điều Thư” bằng chữ
Nho, hạch ra 7
trọng tội của vua.(98)
a.
Tội
thứ
nhất
là
“tôn nhảm quyền vua.”
Theo Phan
Châu Trinh, Khải Định bắt dân
chúng phải tôn xưng ḿnh làm “Thiên
tử,” nhưng thực chất th́ “trên, vua làm tôi
đ̣i; dưới, bầy tôi nịnh hót” –”không những
không thể tôn quân quyền, mà ngôi vua
cũng phải lập tức truất bỏ.” Phan Châu Trinh
nhấn mạnh:
Nay
bệ hạ th́ một điều
hay chưa làm,
mà nhiều điều ác đă rành rành;
đă chạy vạy trăm cách để trộm được ngôi
chí
tôn; nói như thần thánh, làm như quỉ
ranh; ở
ngôi bảy năm, dân oán tức đến đau ruột.
Huống chi
lại c̣n mượn oai cường quyền, ép quốc
dân tôn
ḿnh nữa! Dựa theo luật Âu, Á xưa nay
dùng
đối với vua chúa, nếu không giết cũng
đuổi, há được
kêu oan.
b.
Tội
thứ hai
là “Làm
lầm
thưởng
phạt.”
Theo
Phó bảng Trinh, từ ngày
lên ngôi, Khải Định chỉ thưởng
phạt theo sở
thích. Lại sử dụng hàng chục tên mật thám đi
ḍ la trong dân chúng để trừng trị những
người
chê trách ḿnh. Phan Châu Trinh nhắc lại
tích cũ, là ông vua vô đạo Lệ Vương của
nhà Chu đặt ra “giám tu” để định bịt miệng
người, nhưng
cuối cùng cũng bị dân giết.
c.
Tội
thứ
ba
là
“Sùng bái sự lễ
qú.”
Theo Phan
Châu Trinh, hủ tục này
không những man rợ, mà c̣n khinh
bỉ quan
dân, khiến dư luận thế giới khinh bỉ.
d.
Tội
thứ tư
là
“Xa
xỉ làm xằng.”
Phan Châu
Trinh nhận xét:
Bệ
hạ làm
một ông vua Bảo hộ, ngôi thứ
ở dưới Tổng
Thống và Toàn Quyền Đại Thần [Pháp], tên
và hiệu chỉ đặt trong 12 tỉnh [Trung Kỳ]
công nghiệp chưa
hơn ǵ một đứa thất phu, mà dám đem ḿnh
ví với ngôi Đế Thiên! Làm vậy cũng như
ăn
trộm, ăn cướp.... Trong thư Bệ hạ gửi
Đại thần Bộ Thuộc Địa
có viết câu “ḿnh là cha mẹ của dân.”
Nước ta xưa nay vốn trọng gia đ́nh luân
lư, sao lại
có cái thứ cha mẹ tàn nhẫn, bất lương
như vậy.
Ôi! Nên đổi gọi tên là “giặc
của
dân” th́ mới gần sự thật.
e.
Tội
thứ năm
là
“phục
sức sai chế độ.”
Theo Phan
Châu Trinh, Khải Định tự chế ra
quân phục–ghép gù vai của Âu châu
vào chiến bào kiểu cũ, chen kết thêm đá
quí, vàng, bạc, Âu không ra Âu,
Á không ra Á. Lại c̣n thêu rồng,
thêu phượng trên nón. Hành động này
“làm tổn hại bang giao, sỉ nhục quốc thể.
Theo luật th́
nên lấy phép nước gia h́nh cho đáng tội.”
f. Tội
thứ sáu của Khải Định,
theo
Phó bảng Trinh, là “chính
sự bê trễ, chẳng chút lưu tâm;
nhân
dân đói rét, không hề thăm hỏi,” đứng đầu
tội
danh “ăn chơi làm gương xấu hại dân.”
g.
Tội thứ bảy là âm mưu ám
muội trong chuyến Pháp du.
Theo Phan
Châu Trinh, ngoài việc đi du
hí ở Pháp, âm mưu của Khải Định là mang
theo tiền vơ vét được bấy lâu để mua chuộc
thế lực ủng hộ
quân chủ ở Pháp hầu duy tŕ ngai vàng cho
cá nhân ḿnh và con trai là Vĩnh Thụy.
Sau khi đàn
hịch 7 “trọng tội” trên, Phó
bảng Trinh xác định “tuyên chiến” với Khải
Định
và chế độ quân chủ. V́ đă chọn thế đối
nghịch, nên ở đầu thư, Phan Châu Trinh chỉ
viết “Thư
của người dân Việt Nam, Phan Châu Trinh,
'gửi' vua hiện
nay, Khải Định” mà không viết là
“dâng” thư. Hai tiếng “Bệ Hạ” dùng để gọi
Khải Định
chỉ v́ cho tiện xưng hô mà không phải
tâng bốc. Ngoài ra, suốt lá thư, Phó bảng
Trinh không kiêng kÿ tên húy Khải
Định hay bất cứ vua nhà Nguyễn nào. Cũng vẫn
theo
Phan Châu Trinh, ngoài bản chữ Hán gửi cho
Khải
Định, c̣n bản dịch qua tiếng Pháp để đăng
báo
cùng phân phối cho dân chúng Marseille.
Tuy nhiên,
bản dịch Thất Điều Thư bằng tiếng
Pháp không c̣n được đón tiếp nồng hậu như
ít năm trước. Măi tới ngày 10/8/1922, báo L'Humanité
mới kêu gọi Khải Định nên về nước, và nhắc
sơ
đến “Thất Điều Thư” của Phan Châu Trinh.(99)
Theo tài
liệu Cộng Sản, Ulysse Leriche–người phụ
trách mục “Thuộc
Địa” của báo L'Humanité, cũng cựu
chủ
bút tờ Le Mékong ở Sài G̣n trong
thập niên 1900, với lập trường chống Hội
truyền giáo
và Giáo hội–viết thư giải thích với Phan
Châu Trinh rằng nội dung Thất điều thư không
gắn bó
với phong trào Quốc Tế Cộng Sản; và ban biên
tập L'Humanité
tin rằng rất nhiều đồng hương của Phan Châu
Trinh không
cùng ư kiến.(100) Trong số những người không
đồng
ư, dĩ nhiên, có Nguyễn Ái Quấc–lúc
này đă gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp, hoạt
động
trong Công đoàn liên thuộc địa (L'Union
intercoloniale), trực thuộc Ủy ban
Nghiên cứu Thuộc địa
(Comité d'études coloniales), do Henri
Sarotte làm
Bí thư. Từ tháng 6/1922, Quấc c̣n được phong
làm Phó Bí thư, đặc trách việc in và
phát hành báo Le Paria (Lao Động
Báo).(101)
Nhiều bài
viết công kích
Khải Định, dưới tên Nguyễn Ái Quấc,
được đăng
trên L'Humanité vào dịp này. Quan
trọng hơn nữa, Quấc đang chọn một con đường
khác biệt với tất cả
những người quen biết–đó là t́m đường qua
Mat-scơ-va.
C.
SỰ BẾ TẮC CỦA LẬP TRƯỜNG HỢP TÁC:
Đầu thập
niên 1920, một số nhà tranh đấu
kháng Pháp bắt đầu thấy sự bế tắc của những
cuộc vận động
chính trị tại mẫu quốc. Thuộc địa là huyết
mạch của mẫu
quốc, và vài ba chính khách, dân biểu
hay văn sĩ, kư giả tả phái chưa đủ thay đổi
cả một
trào lưu thực dân đang ở mức cao nhất của
cơn thủy triều.
Nuớc Pháp có nhiều điều hay, đẹp–như khẩu
hiệu Tự Do,
B́nh Đẳng, và Thân hữu [Bác
Ái]; một thể chế dân chủ hiến định;
hay sự
phân biệt giữa nhà nước và giáo hội–nhưng
không
phải
tất
cả
những
cái
hay đẹp của mẫu quốc đều
có thể xuất cảng qua các thuộc địa. Những
con “cá
mập” (réquins) mà những người nhiệt huyết
như Nguyễn Thế
Truyền, Dương Văn Giáo đả kích chỉ là những
con
“cá mập” nhỏ. Nguồn gốc sản xuất ra giống cá
mập
đó, tức chủ nghĩa thực dân, nằm ngay tại
nước Pháp,
sự giàu sang và văn minh của nước Pháp. Thêm
nữa, dù được tương đối tự do hoạt động,
những người yêu
nước Việt bị vây bọc bởi những “liên đoàn
danh dự
nhặng báo,” thường được ngụy trang như những
đồng chí
thân thiết nhất, nhiệt thành nhất. Bên cạnh
Nguyễn
Ái Quấc, có đồng chí “Quản Lâm,” với
bí danh “M. Jean.” Bên cạnh những
Nguyễn Thế
Truyền, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu có
“Thomas,” tức
Đặng Đ́nh Thọ và anh ruột là Đặng Văn
Thu. (102) Hơn nữa, nửa ṿng địa cầu cách
biệt khiến
những tranh đấu ở mẫu quốc không gây được
những kết quả hữu
hiệu. Bởi thế, nhiều người muốn về nước hay
qua Trung Hoa hoạt động.
D.
SỰ THĂNG TIẾN CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN:
Từ đầu
thập niên 1920, các viên chức
thuộc địa cũng bắt đầu quan tâm đến Quốc Tế
Cộng Sản (QTCS), thế
lực tử thù của các cường quốc thực dân và
Giáo hội Vatican. Mối đe dọa của Cộng Sản
càng nguy hiểm
hơn khi chính Pháp cũng có một Đảng Cộng
Sản,
qui tụ nhiều dân bản xứ thuộc địa. Sự h́nh
thành
của Công Đoàn Liên Thuộc Địa trong Ban chấp
hành Đảng Cộng Sản Pháp từ tháng 7/1921
khiến
chính phủ Pháp phải lo phương sách giữ các
thuộc địa thoát khỏi ảnh hưởng QTCS.
Mối lo ngại
của Pháp trở thành
sự thực vào mùa Hè 1923. Trong
khi tại
Paris, một số khuôn mặt trẻ gia nhập Công
đoàn
Liên thuộc địa, đặc biệt là Nguyễn Thế
Truyền,
tháng 6/1923, QTCS dàn xếp cho Nguyễn Ái
Quấc
bí mật qua Nga huấn luyện nghệ thuật làm
cách
mạng. Mùa Thu 1924, Mat-scơ-va gửi Quấc về
Quảng Châu,
dưới danh nghĩa thư kư kiêm thông dịch viên
của Mikhail Borodin, đặc sứ Nga bên cạnh
chính phủ
Tôn Dật Tiên, với hai bí danh mới là
Lư Thụy và Linov. Mối “hồng họa” này là một
đe dọa đáng sợ cho chế độ Bảo hộ Pháp, có
phần
nguy hại hơn cả hai mối “hoàng họa” Trung
Hoa và Nhật Bản.
VI.
NHỮNG
BIẾN ĐỘNG NĂM 1925-1926:
Dân biểu
Alexandre Varenne được chính thức thay
Martial Merlin ngày 28/7/1925, nhưng 4 tháng
sau,
ngày 28/11/1925, mới đến Sài G̣n. Là một
dân biểu Xă Hội, trước khi Varenne tới Đông
Dương, danh tiếng đă vang dội khắp ba kỳ.
Người ta trông
đợi Varenne sẽ mang lại những cải cách chính
trị
và xă hội quan trọng đáp ứng với sự mong mỏi
của
giới trung lưu Việt–đại diện bằng các thành
phần
có học thức cao nhất trong nước–như một qui
chế rộng răi
hơn cho ba xứ Nam Kỳ, Bắc Kỳ và An Nam.
Tuy nhiên
chủ trương “tiến bộ”
(libéralisme) dựa trên nguyên tắc cộng ḥa
của Varenne có những giới hạn tiên thiên của
quyền
lợi và uy thế Pháp tại Đông Dương.
Vấn đề
sôi bỏng thời sự nhất lúc Varenne
đặt chân tới Đông Dương là vụ “bắt cóc”
Phan Bội Châu ở Thượng Hải mang về Hà Nội,
và bản
án chung thân mà Hội đồng Đề h́nh Bắc Kỳ
tuyên đọc năm ngày trước.
A.
VỤ ÁN PHAN BỘI CHÂU:
Tại Trung
Hoa, từ sau Thế chiến thứ I
tổ chức của Phan Bội Châu suy yếu dần.
Cử nhân
Châu phải sống bằng nghề viết
báo ở Hàng Châu. Khoảng cuối năm
1920,
đầu năm 1921, Phan Bội Châu tiếp xúc với đặc
sứ QTCS
là Grigorij Voitinsky và một thuộc viên của
Đại
sứ Karakhan ở Bắc Kinh. V́ không biết tiếng
Nga hay Anh,
đường giây bị gián đoạn.(103)
Mùa Thu
1924, Phan Bội Châu về Quảng
Châu tái tổ chức Quang Phục Hội. Dịp
này, Cử
nhân Châu và Nguyễn Hải Thần được Lư Tế
Thâm đồng ư nhận một số thanh niên Việt vào
trường Vơ bị Hoàng Phố. V́ muốn được dựa
vào Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu đổi tên
Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân
Đảng
(VNQDĐ). Cách tổ chức VNQDĐ dựa theo Quốc
Dân
Đảng Trung Hoa. Sau đó Cử nhân
Châu ủy cho Hồ Bá Cự (Hồ Tùng Mậu) t́m
cách đưa chương tŕnh và đảng cương về nội
địa.
Có
những dấu hiệu cho thấy VNQDĐ của
Phan Bội Châu ít nhiều liên
hệ với
nhóm Tâm Tâm Xă, tức một
nhóm thanh niên trẻ mới từ trong nước ra.
Nhóm
này gây được tên tuổi qua vụ ám sát
Phan Bá Ngọc tại Hàng Châu vào lễ
Nguyên Tiêu 1923, và vụ mưu sát Toàn
quyền Merlin tại Sa Diện, Quảng Châu, tối
ngày
18/6/1924.(104) Tuy nhiên, từ ngày Lư Thụy
(Nguyễn
Ái Quấc) xuất hiện ở Quảng Châu (11/11/1924)
nhóm
Tâm Tâm Xă ngả về phía Cộng Sản. Tháng
6/1925, Quấc chính thức thành lập Việt
Nam Thanh
Niên Kách Mệnh Hội [VNTNKMH], một tổ
chức liên
hệ với Thanh Niên QTCS. Đa số đảng viên Hội
Thanh
Niên này đều là cán bộ cũ của Phan Bội
Châu, kể cả con rể Cử nhân Châu là Vương
Thúc Oánh. Ít ngày sau, trưa 30/6/1925,
Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải khi
đang trên
đường xuống Quảng Châu dự lễ tưởng niệm Phạm
Hồng Thái.
V́ thế đă có nghi án chính Nguyễn
Ái Quấc chủ mưu việc bán Phan Bội Châu cho
Mật
thám Pháp.(105)
Dù
Nguyễn Ái Quấc,
Lâm Đức Thụ hay Nguyễn Thượng
Huyền là thủ
phạm “bán” Phan Bội Châu, biến cố này vẫn
mang lại
những hậu quả vượt ngoài mức dự liệu của
người hoặc nhóm
chủ mưu. Từ khắp ba kỳ, mà không giới hạn
trong một xứ hay
một giai tầng xă hội nào, phong trào tranh
đấu xin
ân xá cho Phan Bội Châu đột ngột dâng
lên như thủy triều. Công điện và thỉnh
nguyện thư
xin ân xá được gửi đi khắp nơi. Tại Pháp,
Nguyễn
Thế Truyền vận động Đảng Cộng Sản Pháp cùng
Hội
Nhân và Dân Quyền mở một chiến dịch rầm rộ,
lôi kéo được sự ủng hộ của rất nhiều nhân
sĩ, dẫn
đến việc thành lập Việt Nam Độc Lập Đảng
sau
này.(106)
Trong nước,
nhiều tổ chức, hội đoàn được khai sinh
trong khí thế tranh đấu, như Phục Việt
ở Hà Nội, Đảng
Thanh
Niên của Trần Huy Liệu (Nam Kiều,
1901-1969) ở
Sài G̣n, hay nhóm “Jeune Annam” của
Phạm
Quỳnh, Trần Đ́nh Nam v.. v...(107)
Phiên
toà xử Phan Bội Châu tại
Hà Nội ngày 23/11/1925 càng gây tiếng
vang rộng lớn hơn. Chính sách chia để trị và
ranh
giới hành chính Bắc, Trung, Nam trong nhất
thời bị
xoá bỏ. Hàng trăm, hàng ngàn người Việt–đặc
biệt là thị dân, học sinh, sinh viên–can đảm
đứng
lên bênh vực nhà ái quốc Việt. Khi Hội đồng
đề h́nh Bắc Kỳ của Jules Joseph Bride kết án
Phan Bội
Châu khổ sai chung thân, phong trào tranh
đấu xin
ân xá bộc phát mạnh mẽ. Ngay những nhân vật
bảo thủ cũng kêu gọi khoan hồng để tránh
biến Phan Bội
Châu thành một “thánh tử đạo” (martyr).(108)
Ngày 9/12/1925, Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ triệu
tập một phiên
họp đặc biệt dưới sự chủ tọa của tân Thống
sứ Eugene L.J.
René Robin (12/1925-11/1930) để tái xét
trường hợp
Phan Bội Châu. Hoàng Trọng Phu và Nguyễn
Đ́nh Quỳ (thay thế Trần Văn Thông, cáo bệnh)
là hai ủy viên người Việt. Bản án chung thân
khổ sai của Phan Bội Châu được giảm c̣n án
treo.(109)
Ngày 21/12,
Khâm sứ Pasquier từ Huế ra
Hà Nội, đại diện Toàn quyền Varenne, vào gặp
riêng Cử nhân Châu tại văn pḥng chúa
ngục một tiếng đồng hồ, từ 7 tới 8 giờ tối,
để ḍ ư tứ.
Hai ngày sau, Varenne kư nghị định ân xá
có điều kiện, chỉ định cư trú Phan Bội Châu
ở Huế,
dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Léon
Sogny.(110) Từ
đó cho tới ngày Phan Bội Châu từ trần vào
cuối tháng 10/1940–ngoại trừ vài trường hợp
Cử nhân
Châu định rời Huế ra Nghệ Tĩnh, khiến có lần
Khâm sứ
Aristide Le Fol (1/1929-6/1931) đề nghị trục
xuất khỏi Trung Kỳ suốt
đời–Phan Bội Châu sống ẩn dật bên lề lịch
sử. Ngọn đuốc
tranh đấu của thế hệ Phan Bội Châu đă trao
xuống tay thế
hệ trẻ trung hơn.(111)
B. PHAN
CHÂU TRINH VỀ NƯỚC:
Sau ngày
Nguyễn Ái Quấc rời Paris
vào tháng 6/1923, và rồi Phan Văn
Trường
cũng hồi hương vào cuối năm (22/12/1923),
sức khoẻ Phan
Châu Trinh thêm suy yếu. Như ngọn đèn bùng
lên lần chót, Phó bảng Trinh hoạt động tích
cực hơn. Đầu năm 1924, Phan Châu Trinh nộp
đơn xin vào
Pháp tịch. Trong một buổi họp mặt của Việt
kiều, Phan Châu
Trinh tuyên bố sẽ không về nước nếu đơn xin
nhập tịch bị từ
chối.(112)
Tháng
3/1924, bệnh phổi tái phát, Phan
Châu Trinh phải vào điều trị tại nhà
thương
Saint Antoine. Xuất viện ngày 23/3, không
tiền bạc, Phan
Châu Trinh đến tá túc với Lê Văn Thuyết tại
số 9 Impasse Compoint. Quan điểm chính trị
của Phó bảng
Trinh vẫn chỉ là chống đối chế độ quân chủ,
hợp tác
tinh thành với Pháp. Tuy nhiên, đôi khi Phan
Châu Trinh cùng Nguyễn Thế Truyền tham dự
buổi họp của
Công Đoàn Liên Thuộc Địa. Ông cũng
tiếp xúc với nhóm Dương Văn Giáo, Trần Văn
Khá v.. v... của Đảng Lập Hiến.
Đầu tháng 2/1925, Phó bảng Trinh và Trần Văn
Khá thành lập Hội Liên Hiệp
Pháp-Đông Dương, và giữ chức Chủ tịch;
Khá làm Tổng thư kư.(113)
Việc xin
nhập tịch của Phan Châu Trinh gặp nhiều
trở ngại. Một trong những lư do chính
là
viên chức thuộc địa Pháp coi việc nhập tịch
như đặc
ân dành cho những người trung thành với
Pháp, mà không phải thứ khiên giáp để
đấu tranh chính trị. Giám đốc Sở Kiểm Soát
và Trợ Giúp Binh Sĩ Đông Dương (Service
de
contrôle et d'assistance des troupes
indochinoises, CAI)
đă đưa ra ư kiến chung như sau:
Một việc
khó thể chối
căi là phần đông những thanh
niên
An-Nam [xin nhập Pháp tịch] ao ước được
điều khiển việc quốc sự
mà chẳng cần sự trợ giúp của người Pháp.
Mới lĩnh
hội được một tí kiến thức khoa học, họ ngỡ
tưởng đă sở
đắc tất cả, và những mảnh bằng của họ,
thường được ban
phát do sự khoan hồng tối đa của ban giám
khảo, đă
đủ mở ra cho họ tất cả những cánh cửa, và
họ đủ sức thay
thế những kinh nghiệm [cần thiết]. Ở tuổi
25, họ đă tự coi
ḿnh có khả năng lănh đạo đồng bào họ về
hướng định mệnh lịch sử.(114)
Riêng trường
hợp Phan Châu Trinh, viên chức
trên nhấn mạnh:
Phan Châu
Trinh đă sai
lầm khi nghĩ rằng tại quê hương ông có
những người
đầy đủ khả năng như quốc gia chúng ta.
Quan niệm này cho
phép chúng ta nghĩ rằng suốt thời gian dài
ở
Pháp, Phan Châu Trinh chẳng học, chẳng
thấy, chẳng hiểu
ǵ–hoặc chẳng muốn hiểu hay học–v́ vẫn giữ
khư khư
cái tinh thần nho sĩ cổ thời An Nam, với
niềm tin rằng khoa học
chỉ gợi hứng, và họ là những sinh vật
thượng đẳng,
siêu vượt trên toàn nhân loại.(115)
Tới tháng
12/1924, đơn xin nhập tịch của Phan
Châu Trinh vẫn chưa có kết quả. Ngày 16/12,
Phan
Châu Trinh đích thân nhờ đến Dân biểu Marius
Moutet–người từng giúp Phó bảng Trinh và
Tiến sĩ
Phan Văn Trường được tự do năm 1915.(116)
Ngày
29/5/1925, Phan Châu Trinh cùng
Nguyễn An Ninh xuống tàu
Fontainebleau ở Marseille,
và đặt chân tới Sài G̣n ngày 24/6.
Được giới báo chí, thanh niên và
trí thức nồng nhiệt đón tiếp, Phan Châu
Trinh
tuyên bố có ư định về Tourane hay ra Hà Nội
làm báo. Ít lâu sau, khi biết tin Phan Bội
Châu bị bắt, dẫn giải về Hà Nội, Phan Châu
Trinh
định ra thăm. Cuối cùng, Phó bảng Trinh bỏ ư
định
này sau buổi gặp mặt với Xử lư thường vụ
Toàn
quyền Maurice Monguillot ngày
16/8/1925.(117)
Phan Châu
Trinh dành nhiều
th́ giờ tiếp xúc mọi giới. Với
giới
trẻ, ông luôn thúc dục họ phải
hành
động. Cuối năm 1925, giữa lúc cao trào tranh
đấu xin
ân xá cho Phan Bội Châu rầm rộ khắp ba kỳ,
Phan
Châu Trinh đăng đàn diễn thuyết hai lần. Đề
tài
mà ông chọn là “Luân lư và đạo
đức Đông-Tây,” cùng “Quân trị chủ nghĩa
và Dân trị chủ nghĩa.” Những ư tưởng trong
hai
bài này chẳng có ǵ mới lạ, chỉ tổng hợp
những điều đă viết và nói đó đây.
Nhưng sự hiện diện của Phan Châu Trinh giữa
không
khí đấu tranh xin ân xá cho Phan Bội
Châu–cùng những đột xuất ở Huế–tự nó đă tạo
được hứng khởi và xúc động mạnh trong giới
trí
thức và hoạt động chính trị hay cách mạng.
C.
CÁI CHẾT CỦA KHẢI ĐỊNH:
Giữa không
khí sôi động của sinh
hoạt chính trị ba miền, sáng ngày 6/11/1925,
sau
một thời gian đau ốm khá dài từ ngày Pháp
du trở về, Khải Định chết v́ bệnh lao phổi
và lao tủy
sống (tuberculose pulmonaire ouverte et
tuberculose vertébrale).(118)
Trước phong
trào chống đối chế độ quân chủ, cổ
vơ thể chế Cộng Ḥa, vua đích thân viết thư
riêng cho Pasquier cùng Nguyễn Hữu Bài để
gửi gấm
Đông cung Vĩnh Thụy–dự pḥng các biện
pháp và việc phân chia tài sản trong trường
hợp Vĩnh Thụy không được thừa kế “Thiên mệnh
Đại
Pháp.”(119) Trong hai di chúc bằng Hán tự
và Pháp ngữ, Khải Định cũng tha thiết mong
muốn Vĩnh
Thụy được lên ngôi.(120)
Ngày
1/11/1925–khi bệnh t́nh đă
nghiêm trọng, trước sự hiện diện của các
Hoàng
Thái hậu, đại diện Tôn Nhơn Phủ và các
Thượng thư–Khải Định c̣n công khai ủy thác
mọi
việc vào tay Pasquier.(121)
V́ e
ngại tham vọng quyền lực của một số phần tử
trong Hoàng tộc, Pasquier đề nghị và ngày
8/11/1925, XLTV Toàn quyền Monguillot chính
thức ra
tuyên cáo công nhận Vĩnh Thụy làm tự
quân. Tuy nhiên, măi tới tháng 1/1926, Vĩnh
Thụy mới từ Pháp về tới Huế làm lễ đăng
quang, lấy
niên hiệu là Bảo Đại.(122) Sau đó, ấu vương
trở
lại Pháp. Việc cai trị An Nam từ nay do
chính Khâm
sứ Huế điều hành, với sự tiếp sức của Cơ Mật
Viện, do Nguyễn Hữu
Bài cầm đầu.
D. QUI
ƯỚC 6/11/1925:
Ngay trong
ngày 6/11, khi thi hài
Khải Định chưa kịp lạnh, Monguillot và
Cơ Mật Viện
kư một qui ước (convention) cắt nhượng hết
quyền lực c̣n
sót lại của vua Nguyễn. Từ nay, vua chỉ c̣n
nhiệm vụ tế
trời đất hay kư sắc phong thần hoàng cho các
thôn xă. Việc cai trị đều ủy cho Cơ Mật
viện, do
Khâm sứ Pháp chủ tọa.(123)
Quyết
định này, nói theo các kế
hoạch gia và chính trị gia Pháp, là thiết
lập một nền Quân chủ Lập hiến, nhưng đồng
thời hợp thức
hoá chế độ trực trị ở An Nam. Nhưng theo
Pasquier, đây chỉ
là một phương tiện nhằm ngăn chặn những âm
mưu khuynh đảo
triều đ́nh của các phe nhóm tại Huế, như
nhóm Bửu Trác (em Thành Thái), và
ngay cả Hoàng Quí Phi của Khải Định, con gái
Nguyễn Hữu Độ, người nuôi tham vọng làm Nữ
Phụ
chính. Pasquier đă tŕnh kế hoạch này
lên Toàn quyền Maurice Long từ ngày
7/1/1923,
và được chấp thuận. Ngày 20/3/1925, khi sức
khoẻ Khải
Định bị suy giảm, Toàn quyền Merlin viết thư
tham khảo
Pasquier về vấn đề này, và ngày 6/4/1925,
Merlin
cũng tán thành. Tân Toàn quyền Alexandre
Varenne, đến Đông Dương ngày 28/11/1925, dĩ
nhiên cũng chấp thuận, coi qui ước trên
thuần túy
như một biện pháp hành chính nội bộ (une
acte
d'administration intérieure).(124)
Thoạt tiên,
Pasquier định đặt một Phủ Phụ chính,
nhưng Varenne không đồng ư. Tôn Thất Hân,
một
người Hoàng tộc, đă về hưu từ năm 1923, được
chọn
làm Phụ chính thân thần. Nguyễn Hữu Bài nắm
Bộ Lại kiêm Cơ Mật viện trưởng (Tổng lư Nội
các).
Bộ Binh và Học lại tách ra, sát nhập vào
các Bộ khác. Bộ Học sát nhập với Bộ Lễ, do
Hồ
Đắc Trung cai quản. Bộ Binh, gom với Bộ Hộ,
được giao cho Phạm Văn
Thụ. Vơ Liêm vẫn nắm bộ Công, và Trần
Đ́nh Bách [Bá], bộ H́nh. Thực tế,
cái Nội các do Bài cầm đầu chẳng là
ǵ khác hơn một “tiểu nha môn” của Ṭa
Khâm sứ Huế.(125)
Cái chết của
Khải Định
và lễ đăng quang của Bảo Đại hầu
như chẳng
gây được tiếng vang đáng kể nào. Qui ước
6/11/1925–tờ khế ước cắt nhượng hết quyền
hành của vua
Nguyễn–cũng chẳng tạo một phản ứng. Một
trong những lư do
là Hội Truyền giáo–với những cơ quan truyền
thông
trong tay–đă tạm hài ḷng với sự thăng tiến
của
“Hiệp sĩ Vatican” Bài lên chức Tể tướng tại
Huế. Chỉ
có nhóm Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh
biểu lộ
sự bất măn trên tờ La Cloche Fêlée (Chuông
Rạn)
về
việc
“thằng”
Pasquier
quyết
duy tŕ một “le roi
bé con” (Bảo Đại) để lộng hành.(126)
Nhưng sự mỉa
mai của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường
mang quan điểm Cộng Ḥa; và, không một lư
thuyết gia Bảo hoàng nào lên tiếng bảo vệ
vương
quyền, dẫu chỉ thứ vương quyền biểu kiến.
Nguyễn Hữu Bài cũng
chẳng gặp phản ứng nào giống như Trương Như
Cương cùng
các đại thần của Cơ Mật Viện 18 năm trước.
Dư luận tảng lờ việc
XLTV Monguillot cắt ngắn thời gian treo cờ
rủ để tang Khải Định,
hầu chào mừng Varenne và lễ đăng quang của
tự quân.
Đây là một khúc quanh và trắc nghiệm hệ
trọng, báo hiệu vương quyền nhà Nguyễn dưới
Thiên
mệnh Đại Pháp đă mất gần hết sự khả kính.
Hơn
nữa, giới quan lại cũng như “tân sĩ phu” chỉ
c̣n biết đến
người Pháp, và có khuynh hướng không
đánh giá cao giới quan lại bản xứ. Các quan
lại
chỉ cốt sao cho được ḷng những viên chức
Bảo hộ
Pháp, đặc biệt là các Công sứ, Khâm sứ
hay Thống sứ, hơn là triều đ́nh Huế dưới sự
điều
hành chuyên chính Ki-tô và tham nhũng
đặc thù của Nguyễn Hữu Bài.(127)
E. QUỐC
TÁNG PHAN CHÂU TRINH:
Tháng
3/1926, bệnh t́nh Phan Châu Trinh
ngày một trầm trọng. Ngày 24/3,
Phó bảng
Trinh từ trần. Khí thế tranh
đấu trong thời gian
đ̣i ân xá Phan Bội Châu lại bùng dạy
khắp ba kỳ. Ngày 4/4/1926 được chọn làm
“quốc
táng” cho nhà chí sĩ bất hạnh. Nhiều tiệm
buôn đóng cửa, nhân công nghỉ làm việc,
học sinh băi khoá để tham dự đám tang hay
tưởng
niệm. Tại Sài G̣n, tang lễ qui tụ đủ mọi
giới. Hầu hết
“nhân sĩ” đương thời–từ nhóm Lập Hiến, đại
diện bằng
Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Nguyễn
Văn Thinh, tới
giới sĩ phu Duy Tân như Huỳnh Thúc Kháng,
đều
có mặt, đọc diễn văn phúng điếu. Học sinh
kêu gọi
băi khoá (nghỉ học) để làm lễ tưởng
niệm.(128)
Không muốn
dân Việt, đặc biệt là giới
thanh niên học sinh, bày tỏ ḷng kính trọng
với Phan Châu Trinh, các viên chức Pháp
t́m đủ cách ngăn chặn. Nhân viên Mật
thám bám sát những người đi vận động băi
thị. Học sinh các trường công được khuyến
cáo
không nên tham gia băi khoá. Nhưng nỗ lực
của
người Pháp đều thất bại. Quốc táng dành cho
Phó bảng Trinh, cùng dư âm cuộc tranh đấu
xin
ân xá cho Phan Bội Châu ít tháng trước
chỉ là cái cớ cho tinh thần quốc gia mới
biểu lộ. Quyết
định ngăn chặn việc tổ chức lễ tang Cử nhân
Lương Văn Can
ít tháng sau, bằng biện pháp mạnh, chỉ kích
thích thêm tinh thần bạo động.(129) Giống
như khối nham
thạch của một ngọn núi lửa đang hoạt động
chỉ chờ những kẽ nứt
của mặt địa cầu để trào lên, trước khi làm
bùng nổ tan tành những khối đá ngăn chặn
trên miệng.
Nói cách
khác, giai tầng sĩ phu nho
học tàn lụn đi, nhưng ngọn đuốc độc
lập, tự do đă
truyền lại cho những thế hệ trẻ trung hơn,
thích hợp hơn với
trật tự thế giới hiện đại.
Vũ
Ngự Chiêu
[Trích Các
Vua
Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, tập II
& III, có bổ sung]
©
2000,
2009,
Chieu
N.
Vu & Van Hoa
Publishing.
All
Rights
Reserved.
Phụ
chú II:
70. NB 1971,
tr. 144-49, 151-53, 158. Chi tiết
đáng chú ư là theo lời khai của Nguyễn
Thái Bạt, tổ chức của Cường Để và Phan Bội
Châu
được sự ủng hộ nhiệt thành của các làng Việt
kiều
Ki-tô tại Xiêm la; CAOM (Aix), 9 PA, carton
2.
71. Xem
Phụ bản 8, “Thư của Quang Phục Quân;”
Chính Đạo, Hồ Chí Minh, tập I: 1892-1924
(1997),
đă
dẫn,
tr.
282.
72. CAOM
(Aix), 9 PA, Cartons 2-3.
73. Attentat
contre la prison centrale de Saigon (15
Frévrier 1916), 1er Conseil de Guerre
permanent de la
Cochinchine, Audience du 21 Frévrier 1916,
Réquisitoire
du Lieutenant Héon (Sài-g̣n: C.
Ardin, 1916),
tr. 14-29; Ibid., INF, carton 18, d. 185.
74. Măi tới
năm 1917, Quang mới trả tự do cho
PBChâu; NB 1971, tr. 175-79.
75. CAOM
(Aix), INF, carton 18, d. 175. Các
lănh tụ kháng Pháp c̣n tổ chức
vài cuộc tấn công ở biên giới, tuy
nhiên
không mang lại hậu quả quân
sự nào; NB
1971, tr. 183.
76. Xem chi
tiết trong CAOM (Aix), 9 PA, Carton 3. Hầu
hết
các báo Paris đều loan tin cái chết này;
Ibid.
77. Ibid.,
GGI, dossier 2563. Hầu hết chi tiết dưới đây
đă công bố trong Chính Đạo, Hồ Chí
Minh: Con người & Huyền thoại, tập I
(1997). Chúng
tôi chỉ dẫn xuất xứ các tài liệu mới.
78. Thư
Sarraut gửi Bộ Thuộc địa để trả lời văn thư
ngày 27/8/1913; CAOM (Aix), 9 PA, carton 5.
79. Xem
Phụ bản 9, Chính Đạo, Hồ
Chí Minh, Tập I (1997), tr. 283, đă
dẫn. Măi
tới ngày 12/3/1913, mọi việc mới giải quyết
xong; Báo
cáo số 658 A.I., 21/3/1913, Sarraut gửi
Colonies; CAOM (Aix), 9
PA, Carton 3.
80. Fernand
Hauser, “Phan Châu Trinh
Lettré annamite parle de la bombe
d'Hanoi,” Le
Journal (Paris), 3/5/1913, và “Choses
d'Indo-chine,” Ibid.,
5/5/1913; CAOM (Aix), GGI, dossier 9615.
81. Ibid., 9
PA, cartons 2 & 3, & GGI, dossier
2563.
Chúng tôi sử dụng năm sinh và mất hai
ông Toản và Y từ Nguyễn Quốc Thắng-Nguyễn Bá
Thế, Từ
Điển
Nhân
Vật
Lịch
Sử
Việt Nam (TP/HCMá: 1992),
tr. 918-19, 206.
82. Ibid.,
GGI, dossier 2563.
83. Ibid.,
SLOTFOM, Séries III, carton 29. Theo Daniel
Hémery, Phan Chu Trinh c̣n viết cho Roux một
lá
thư ngày 12/1/1915, với nội dung tương tự;
“A propos de la
demande d'admission du jeune Ho Chi Minh à
L'Ecole Colonniale en
1911;” Vietnam-Asie-Débat-1: La
bureaucratie au Vietnam (Paris):
L'harmattan,
1983)
tr.
29-30.
Chúng
tôi đă tham
khảo tài liệu Papiers Mangin, 149-AP, Carton
11, d. 3, tại
Services Historique de l'Armée de Terre
(SHAT), nhưng
không thấy tài liệu này.
84. Báo cáo
ngày 26/6/1915
của Đại Úy Caron. Theo Phan Văn Trường,
ông
và Phó bảng Trinh được phóng thích
vào tháng 7/1915; La Clôche fêlée [Chuông
rạn]
(Sài-g̣n),
số
3,
31/12/1925.
85. L'Humanité
(Paris), 18/7/1919;
trích đăng trong Chính Đạo, Hồ Chí Minh,
tập I (1997), tr. 191. Bản thỉnh
nguyện thư trên L'Humanité ngày
18/7/1919 giới thiệu các tác giả
như đảng viên Xă Hội và
không kư tên Nguyễn Ái Quốc.
86. CAOM
(Aix), SLOTFOM, Duiker in lại
truyền đơn
này trong bộ sách về Hồ Chí Minh năm 2000.
87. Xem thư
trả lời của Phái đoàn Mỹ
ngày 20/6/1920 [?]; CAOM (Aix), SLOTFOM,
Séries III,
carton 3.
88. Ibid.,
Indo, RSA, carton R1; trích đăng trong Vũ
Ngự Chiêu, “Vài vấn nạn lịch sử Thế kỷ XX;”
Hợp Lưu
(Fountain Valley, CA), số 84 (8&9/2005),
tr. 193. Tưởng nên
ghi thêm, không có huyền thoại
Nguyễn Sinh
Côn (Ái Quấc) bị đuổi khỏi trường Quốc học
v́ tham
dự cuộc biểu t́nh chống sưu thuế. Cha Côn,
Nguyễn Sanh
Huy, lúc đó là Thừa biện [Bộ Lại?]; Ibid.,
GGI,
dossier 9620. Có tin Huy được Cao Xuân Dục
đỡ đầu cho ăn
học; Phỏng vấn điện thoại ông Huỳnh Văn Lang
(8/8/1999).
89. Con
gái đầu ḷng Huy, Nguyễn Thị
Thanh, từng bị ṭa án Nghệ An kết án 9 năm
tù v́ trộm súng năm 1918. Con trai cả,
Nguyễn Tất
Đạt, cũng bị kết án cùng phiên ṭa
v́ tội giúp đỡ một người làm loạn.
90.
Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn
Thế Anh, Một
ngôi
trường
khác
cho
Nguyễn
Tất Thành, 1983;
Nguyễn Thế Anh & Vũ Ngự Chiêu, “Từ mộng
làm quan tới
đường cách mệnh / Du rêve mandarinal au
route
révolutionaire;” Đường Mới (Paris),
số 1 (1983), tr.
Xem thêm Service de Contrôle et d'Assistance
en France des
Indigènes des Colonies francaises, “Notice
sur Nguyen Ai Quoc
(26/6/1932);” CAOM (Aix), INF, carton 326,
d. 2637; Chính
Đạo, Hồ Chí Minh, tập I (1997).
91. “Paul
Thành” là một trong những
bí danh Côn dùng để viết thư cho Phan
Châu Trinh. Báo cáo của Caron; CAOM (Paris),
SLOTFOM, Séries III, Carton 29. [Một trong
những thư này
in trên Bách Khoa năm 1974, số E,
đặc biệt Phan
Châu Trinh].
92. Xem
Hélène Carrère d'Encausse
và Stuart R. Schram, Marxism and
Asia: An Introduction
with Readings (London: 1969).
93. Anatoli
Sokolov, Quốc tế Cộng Sản (Hà Nội:
1999).
94. Xem 1er
Conseil de guerre permanent de la
Cochinchine, Attentat
contre
la
prison
centrale
de
Saigon (15 Février 1916), audience
du 21er Février 1916, Réquisitoire du
Lieutenant
Héon (Sài-g̣n: C. Ardin, 1916), tr.
4-16.
95. Xem Báo
cáo ngày 20/1/1918
của Đại tá Maillard; SHAT
(Vincennes), 10H xxx
[73].
96. Thực ra
Ngọc không dính líu
vào vụ này; NB 1971, tr. 192-6, 200-1.
97. Trung
tâm lưu trữ Quốc Gia II (TP/HCM), RSA/HC, HS
4129. Xem thêm chi tiết trong chương XI.
98. Chúng
tôi đa tạ học giả Hoàng
Xuân Hăn tặng bản dịch Việt ngữ Thất điều
thư cũng như
nguyên bản chữ Hán (do bà Thu Trang đă
t́m ra).
99. L'Humanité
(Paris), 10/8/1922.
100. Dẫn
trong Nguyễn Phan Quang, Thêm một số tư
liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời
kỳ ở Pháp,
1917-1924 (Sài-g̣n: 1988), tr. 115.
Nếu có
tài liệu này, Leriche đă khá thành
thực: đại diện của “rất nhiều đồng hương” ấy
là Nguyễn Ái
Quấc.
101. Xem
CAOM (Aix), SLOTFOM, Séries III, carton 3.
Báo này ra số đầu ngày 1/4/1922, với
1000
bản. Số 2, ra ngày 1/5/1922, gồm 2000 ấn
bản.
102. Đặng
Văn Thu Louis, tức Đặng Đ́nh
Phúc, anh ruột Thọ, chủ khách sạn Restaurant
intercolonial (Khách sạn Liên thuộc
địa) tại Le
Hâvre; Ibid., SLOTFOM, Séries II, cartons 7
& 22;
CARAN (Paris), F7-13405; Nguyên Vũ 1997, tr.
105. Xem Phụ Bản.
103. NB
1971, tr. 197-98.
104. Sau
vụ mưu sát này, Phạm Hồng
Thái–bị chết đuối khi định bơi qua sông
Châu–trở
thành biểu tượng tranh đấu mới của thanh
niên Việt Nam.
Xem Chính Đạo, Hồ Chí Minh, tập I
(1997); Phan
Bội
Châu
Niên
biểu (Chương Thâu), VI, tr. 280-86.
105. Chính
Đạo, Hồ Chí Minh, tập II:
1925-1945 (Houston: Văn Hoá, 1993),
tr.28-35. Marr cho rằng
lời cáo buộc này chỉ nhằm hạ uy tín Quấc;
Dẫn nhập
của bản dịch Tự Phán, do Đại học Ohio
(Athens) xuất bản. Năm
1944, Ramoin, phụ tá của Lănh sự J. Royère ở
Côn Minh ghi rằng Phan Bội Châu “đầu
thú”
năm 1925; CAOM (Aix), CP 192. Chẳng hiểu
Ramoin dựa theo tài
liệu nào.
106. Nguyễn
Thế Truyền, là con Nguyễn Duy
Nhạc, cháu nội Tuần Phủ Hàn đă bị
Quang
Phục Hội ám sát năm 1913. Năm 1924, Truyền
thay Quấc điều
khiển tờ Le Paria và Công đoàn Liên
thuộc địa, và đôi khi vẫn sử dụng bút hiệu
Nguyễn
Ái Quốc, NAQ hay Nguyễn Ái Quấc. Sau Truyền
rút
khỏi Đảng CS Pháp, thành lập đảng Việt
Nam
Độc Lập, với cơ quan ngôn luận là tờ Việt
Nam
Hồn vào năm 1927. Báo ra được ba số
th́
Sarraut ra lệnh cấm lưu hành. An ninh Pháp
cho rằng
Truyền và nhóm L’Âme annamite/Việt Nam
Hồn
là Đệ Tam QTCS. Cuối năm 1927, Truyền đột
ngột về nước. Xem
sơ lược tiểu sử trong Chính Đạo, Việt
Nam Niên
Biểu, 1919-1975, Tập III: Nhân vật chí,
tái bản
có bổ sung (Houston: Văn Hóa, 1997), tr.
374-77.
107. Ngày
24/12/1925, nhóm Jeune Annam viết thư
xin Varenne ân xá cho Phan Bội Châu nếu
không
muốn phải cai trị bằng bạo lực. Đồng thời,
gửi điện tín xin
Bộ Thuộc Địa hủy bản án Phan Bội Châu. Về tổ
chức
này, xem CAOM (Aix), Amiraux 64230 (cote cũ:
GGI, F03-68). Sau
này, Phạm Quỳnh cùng Trần Đ́nh Nam lập Việt
Nam
Tiến
Bộ
Dân
Hội,
xin gặp Varenne, nhưng Varenne
không tiếp; Gouvernement Général d'Indochine
[GGI],
DAP & SG, Contribution à l'histoire
des mouvements
politiques de l'Indochine Francaise,
Documents, vol I: Le “Tân
Việt Cách Mạng Đảng” (Hà Nội: 1933),
tr. 18. [Sẽ
dẫn: GGI, Contribution, vol I]. Sau
đó, Nam bị
thuyên chuyển khỏi Huế, và trở thành tử thù
của Quỳnh. Xem thêm CAOM (Aix), Amiraux
64231 (F-03 68). Theo
Đào Duy Anh, tài liệu này không
hoàn toàn đúng sự thực, v́ những
lănh đạo đă bí mật liên lạc để sắp đặt lời
khai chạy tội. Xem thêm, Hà Huy Tập, “Lịch
sử của
Tân Việt Cách Mệnh Đảng” (Mat-scơ-va,
4/10/1929); VKĐTT,
I:
1924-1930, 2002:433-59.
108. Xem,
chẳng hạn, bài của Phạm Quỳnh
trên Indochine Républicaine (Hà-nội),
2/11/1925.
Xem thêm Marr 1981:15-9; Nguyễn Xuân Chữ, Hồi
kư, 1996:143-46. Phiên xử ngày Thứ
Hai,
23/11/1925, Hội đồng đề h́nh do Jules Bride
chủ tọa. UV: Đốc
lư Dupuy, Biện lư Boyer, Phụ thẩm Đại úy
Bellier. Bùi Bằng Đoàn và một người
Pháp làm thông ngôn. Luật sư Raymond Bona
và Larre căi cho PBC. Bride đồng ư cho dân
chúng vào xem. Mở đầu, Bride tuyên bố tội
danh của
PBC như sau: Khi tại Tàu và Xiêm, bị tội tùng
đảng, “xui dục cho người ta phạm tội,
cấp tạc đạn cho Phạm Văn
Tráng giết chết Tuần phủ Thái B́nh Nguyễn
Duy
Hàn ngày 12/4/1913, xui dục Nguyễn Văn Tuy
tức Tài
Xế và Nguyễn Khắc Cần lấy lựu đạn ném chết
Thiếu
tá Mongrand và Chapuis tại Hanoi Hotel, can
dự vào
những việc âm mưu chực thay đổi chính phủ,
khiến cho việc
chính trị phải rối loạn.” PBC khẳng định
“chỉ có tội muốn
độc lập; lập dân chủ; du học ngoại quốc; bỏ
lối thi cử cũ;
đánh thức dân Annam đang say ngủ.” Ông chủ
trương
lấy văn hóa tranh đấu; không dùng bạo lực.
Luật sư
Larre chỉ căi tổng quát. Luật sư Raymond
Bona căi
từng tội danh. 20G30 phiên ṭa mới chấm dứt.
Đa số cho
rằng PBC có tội (9 khoản). Xem Việc Phan
Bội Châu tại
Hội đồng Đề H́nh: Phiên ngày 23 Novembre
1925
(Hà Nội: Trung Bắc Tân Văn, 1925).
109. CAOM
(Aix), PA 13 [Papiers Jules Bride], Carton
1.
110. JOIF
(Hà-nội), 26/12/1925; CAOM (Aix),
AP, carton 1642; La Cloche Fêlée (Sài-g̣n),
4/1/1926.
111. Sau
ngày về Huế, Phan Bội Châu
chỉ xuất hiện trước công chúng 3 lần:
tháng
3/1926, nói chuyện với học sinh trường Khải
Định và
Đồng Khánh Huế, và đọc điếu văn nhân dịp
quốc
táng Phan Châu Trinh. Ngày 1/12/1926, ông
đột
ngột ra Hà Nội, nhưng bị chặn lại ở Vinh,
rồi đưa trở lại Huế; L'Humanité (Paris),
29/1/1927.
112. CAOM
(Aix), SLOTFOM, Séries IX, Cartons 1-2.
113. Báo cáo
của Désirée
ngày 26/2/1925. Trụ sở hội
này đặt tại số
15 phố Sommerard.
114. CAOM
(Aix), SLOTFOM, Séries IX, Carton 1-2.
115. Ibid.
116. Trong
buổi thảo luận về ngân sách
Bộ Thuộc địa ngày 22/11/1924, Bộ
trưởng TĐ
Edouard Daladier–để trả lời câu hỏi của Dân
biểu Moutet–cho
biết Phan Châu Trinh được chấp thuận về
nước, nhưng vấn đề nhập
tịch chưa hợp thời; JO, Débats
parlementaires,
23/11/1924, tr. 4730-3. Toàn quyền Merlin
đồng ư mua
vé tàu hạng 2 cho ông hồi hương. Trong báo
cáo gửi QTCS ngày 19/2/1925, Nguyễn Ái Quấc
cho
rằng vào đầu năm 1925, Thủ tướng Herriot đặc
ân cho Phan
Châu Trinh vào dân Pháp trước ngày
ông hồi hương; Chính Đạo, Hồ Chí Minh,
tập I
(1997), tr. 264; VKĐTT, 8: 1924-1930,
2002:10-2.
117. CAOM
(Aix), SLOTFOM, Séries IX, Carton 10.
118.
“Constatation de décès de Sa
Majesté Khai Dinh, Empereur d’Annam,
par Laurent Gaide,
Chef de Service de Santé d’Annam, et
Léon Normet,
(7/11/1925);” TTLTQG 2 (TP/HCM), RSA,
HS 4137. (Ngày
4/11/1925, Toàn quyền Monguillot yêu cầu cho
Vĩnh Thụy hồi
hương gấp. Ngày 6/11/1925, Nguyễn Đức Tâm,
TTK Cơ Mật,
gửi CĐ báo cho Khâm sứ Pasquier biết Khải
Định từ
trần lúc 5 giờ 10 sáng ngày 6/11/1925. Biên
bản xác nhận cái chết của Khải Định do
Pasquier lập.
Ngày 9/11/1925, Cơ Mật gửi công điện cho các
tỉnh
báo tin Bảo Đại được lập làm tự quân, với
Tôn Thất Hân làm Phụ chính. (TTK Cơ Mật:
Nguyễn Đăng Tâm). Ngày 17/11/1925,
Monguillot gửi
công điện chấp thuận đề nghị của Viện Cơ Mật
ngưng việc treo cờ
rủ, để đón chào tân Toàn quyền Varenne (đến
Sài G̣n ngày 28/11/1925) và lễ đăng quang
của Bảo Đại. (CĐ ngày 19/11/1925, J.
d’Elloy, gửi Cơ
Mật) Ngày 19/11/1925, Jean Charles gửi CĐ
báo cho
Pasquier biết Bảo Đại sẽ lên đường về nước
ngày
4/12/1925).
119. CAOM
(Aix), Amiraux 64230 (cũ: F03-68).
120. TTLTQG
2 (TP/HCM), RSA, HS 4134. (Khải Định để lại
một di chúc bằng Hán tự và một bằng quốc
ngữ, để
trong một cái hộp. Mở ra ngày 7/11/1925.
(Bản dịch
Pháp ngữ, 6 trang). Theo Khải Định, Tất cả
những thay đổi về
chính trị là do lỗi của Thành Thái
và Duy Tân: Thành Thái là một
ông vua trụy lạc, đă phạm những lỗi vô đạo
đức,
ông ta chẳng lo ǵ đến dân chúng hay vương
quốc, ông ta không tôn trọng Cửu miếu [Thanh
Thai
est un roi débauché, il a commis des actes
immoraux, il
ne s’est pas occupé ni de son peuple, ni
de son royaume, il n’a
pas respecté la culte des “Cửu Miếu”
(Temples royaux: Il y a
dans chaque temple neuf autels dédiés aux
rois
antérieurs. Ces 9 autels correspondant aux
9 grandes urnes
dynastiques qui elles mêmes sont anonymes
de pouvoir royal et
autoritée royale)] Khải Định yêu cầu
chính
phủ Bảo hộ cứu vớt [sauvegarder], bảo vệ
tông miếu và lăng
tẩm Hoàng tộc. Cho Vĩnh Thụy tất cả
di sản. Sau khi Vĩnh
Thụy lên ngôi, cho mẹ đẻ lên làm Thái
hậu [Reine Mère]. Xem Phụ bản.
121. Xem
biên bản của Pasquier
và Thái Văn Toản ngày 1/11/1925; TTLTQG
2
(TP/HCM), RSA, HS 4135: (Biên bản của
Pasquier: Do t́nh
trạng sức khoẻ của Khải Định, lúc 8G30 sáng,
Hoàng Thái Hậu mời các thành viên
Viện Cơ Mật và Tôn Nhơn Phủ vào điện Kiến
Trung.
Lúc 10G00, họ quyết định mời Pasquier đến
thảo luận. 10G10, sau
khi bàn bạc sơ sài với thành viên Viện Cơ
Mật, Pasquier cùng họ vào pḥng Khải Định,
nơi
đă có các Hoàng Thái hậu. Hiện diện:
Pasquier; Nguyễn Hữu Bài; Hồ Đắc Trung: Lễ
kiêm Học;
Tôn Thất Trạm: CT Tôn nhơn phủ; Vơ Liêm: Bộ
Công; Trần Đ́nh Bách: Bộ H́nh; Phạm Văn
Thụ: Bộ Hộ kiêm bộ Binh; Thái Văn Toản: Phủ
doăn
Thừa Thiên, phụ trách thông ngôn. Khải
Định ủy thác mọi việc cho Pasquier. Biên bản
của
Thái Văn Toản: Khải Định ủy thác mọi việc
cho
Pasquier).
122. CAOM
(Aix), FOM, Carton 919, d. 2797.
123. JOIF
(Hà-nội), 1925, tr. 2403-404; Nam
Phong (Hà-nội), số 99 (9/1925), tr.
297-99. Theo Huỳnh
Thúc Kháng, Nguyễn Hữu Bài thoạt tiên
không chịu kư Qui ước 6/11/1925, nhưng cuối
cùng
nhượng bộ v́ Pháp đồng ư lập Viện Dân Biểu
(mất vua được dân); Tiếng Dân (Huế),
2/8/1935.
124. Báo cáo
ngày 16/3/1926, Pasquier
gửi Toàn quyền Varenne [tr. 17-20]; CAOM
(Aix), Amiraux 64231.
125. Thư
ngày 18/1/1926, Varenne gửi Perrier; Ibid.,
FOM, carton 919, d. 2797. Về thuật ngữ “tiểu
nha môn” của
Ṭa Khâm sứ Huế, xem Nam Phong
(Hà-nội),
(6/1933), tr. 18. Năm 1946, Bảo Đại cũng ví
triều
đ́nh Huế như một “bureau” của Ṭa Khâm sứ. Xem
Phụ
Bản.
126. La
Clôche fêlée (Sài-g̣n),
4/1/1926.
127. Báo cáo
ngày 26/7/1933, Pasquier
gửi BTTĐ; CAOM (Aix), INF, carton 366, d.
2905. Theo Huỳnh
Thúc Kháng, thời kỳ Nguyễn Hữu Bài cầm
quyền, tham
nhũng tràn lan, và Bài là người quá
sùng đạo; Tiếng Dân (Huế), 2/8/1935.
128. Nam
Kiều [Trần Huy Liệu], Tiểu sử ông Phan
Châu Trinh (Sài G̣n: Đông Pháp
Thời Báo, 1926), tr. 115-200; dẫn trong
Marr, Vietnamese
Tradition On Trial, 1920-1945
(Berkeley: Univ of California Press,
1981), tr. 19-23. Có nguồn tin nói số người
dự tang lễ
lên tới hơn 140,000 người; Idem., Anti-Colonialism,
1971:273n70;
Phan
Chau
Trinh, A Complete Account, 1983:111.
129. Xem
Nguyễn Xuân Chữ, Hồi kư,
1996:146-49. Hầu hết các đảng viên chính trị
hay
cách mạng trong thế hệ kế tiếp–kể cả Trường
Chinh Đặng
Xuân Khu, Phan Đ́nh Khải (Lê Đức Thọ), v..
v...– đều tham gia ba phong trào yểm
trợ Phan Bội Châu (1925), quốc táng Phan
Châu Trinh
(1926), và Quốc táng Lương Văn [Ngọc] Can
(1927).
Giới
Thiệu
Sử
Gia
Vũ
Ngự
Chiêu
Chính
Đạo là
một
trong hai bút danh của Vũ
Ngự Chiêu.
Bút danh kia là Nguyên
Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam
trước năm 1975. Trước 1975, Vũ Ngự
Chiêu phục vụ trong binh
chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đă có
hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải
ngoại, ông vừa
tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học.
Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử
tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984,
sau khi cùng gia
đ́nh di chuyển về Houston, ông là Giám
Đốc
nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến
Sĩ Luật
tại Đại Học Houston năm 1999.
Những
tác
phẩm
của
Vũ
Ngự
Chiêu
xuất
hiện trước năm 1975
dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có Đời
Pháo Thủ (bút kư), Những Cái Chết Vô
Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cơi Chết
(truyện), Ṿng Tay
Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục
(truyện), Đêm Hưu Chiến
(truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút kư),
Đêm
Da Vàng (trường thiên), v.v. Tại
hải ngoại, Vũ Ngự
Chiêu đă in thêm các tập Xuân buồn
thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút
kư), Trận Chiến
Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường
thiên), cùng
hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn
Năm Soi Mặt.
Về
nghiên
cứu
sử
học,
ông
đă
in
ba tác phẩm
bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên
khảo bằng
Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên
khảo duy nhất
bằng Việt ngữ kư tên thực của ông là bộ
Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm
ba tập. Những
tác phẩm kư tên Chính Đạo thường được
viết
cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc
hơn, không
quá khô khan như các biên khảo đúng
yêu sách bác học.
Ông
vừa
xuất
bản
tác
phẩm
mới
nhất
với tựa đề Cuộc
Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập
I, gồm 5 phần: Sơ lược
tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô
Đ́nh Diệm
(1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới
Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại;
Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến
Cộng” trong
Dinh Gia Long.
Sau
năm
1975
ở
hải
ngoại,
có
những
ḍng thác ngụy
tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để
chạy tội và biện
minh cho sự vô minh của ḿnh, Vũ Ngự
Chiêu đă
dần dần xuất hiện như một nhà sử
học khai sáng
và can trường. Giá trị tinh thần của
người trí
thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà
c̣n nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả
của
quyết định can trường đó. Đó là một sự
đổi đời
tâm linh có ư nghĩa đă h́nh
thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và
huyễn mị
lịch sử đă làm cho người Việt xa nhau,
chỉ có sự
thật mới làm cho người Việt gần lại với
nhau, trong t́nh
dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm
mới của Vũ
Ngự Chiêu là một đóng góp sáng
giá và có ư nghĩa trong chiều hướng
đó.
Chuyển
Luân xin giới thiệu bạn đọc
Trích
Từ :
http://www.chuyenluan.net
|
Trang mạng Việt Nam Văn
Hiến
Trang Sự H́nh Thành
Phong Trào Quốc Gia Mới
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net
Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến
những biên khảo, sáng tác và ư kiến
của quư vị và các bạn nhằm mục
đích
bảo tồn di sản văn hóa và phục hồi nền an lạc
& tự chủ của Việt tộc.
Trở
lên
đầu
trang
Trở
Lại Trang Mặt
|