Năm Thứ 4888

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net



Quốc Nạn Tham Nhũng

Tại Việt Nam !


Đề Mục


1- Tham Nhũng - Bách Khoa Toàn Thư Mở
2- Tham Nhũng - Nguyễn Trần Bạt
3- Việt Nam Tham Nhũng hơn Trung Quốc - BBC
4- Tham Nhũng Quốc Sách hay Quốc Nạn - Chu Chi Nam
5- Làm Thế Nào Để Bài Trừ Tham Nhũng- Khánh Vân
6- Góp Ư




Tham Nhũng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ư làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân".

Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lư kinh tế-xă hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.

Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế-xă hội, làm giảm ḷng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế-xă hội.

Mục lục

 Nguồn gốc tham nhũng

Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và h́nh thành nhà nước. Có ư kiến cho rằng tham nhũng bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá nhân, coi trọng biếu xén. Ư kiến khác cho rằng: xă hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, xă hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng.

Tham nhũng thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập b́nh quân/đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ư đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lănh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập b́nh quân/đầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lănh đạo.

Công cụ nhận dạng

Các tác giả trong cuốn sách Tools to support transparency in local governance (Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương) đă xác định ra qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau:

Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải tŕnh (Accountability).

Theo công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó: thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải tŕnh.

Công cụ nhận dạng tham nhũng cho thấy được bản chất của tham nhũng, mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào.

Thực trạng tham nhũng trên thế giới

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ, công bố ngày 18 tháng 10 năm 2005 [1] có tới 2/3 trong 159 nước được thăm ḍ có t́nh trạng tham nhũng nghiêm trọng -- một kết quả đáng buồn.

Những chính trị gia tham nhũng

Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa lập danh sách những chính trị gia tham nhũng nhất trong những thập kỷ 1990 (13 tháng 10 năm 2005)

  • Đứng hàng đầu trong danh sách là cựu Tổng thống Mobutu Sese Seko của Cộng hoà Dân chủ Congo, biển thủ 5-8 tỷ đô la; cựu Tổng thống Suharto của Indonesia, tài sản gần bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia; cựu Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines biển thủ 100 tỷ đô la (theo báo cáo của ủy ban trong sạch phủ tổng thống Philippines); và cựu Tổng thống Alberto Fujimori của Peru, biển thủ hàng trăm triệu đô.

Biện pháp chống tham nhũng

Nhiều quốc gia họp tại Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng đều thống nhất cho rằng sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất.

Công cụ chiến đấu tham nhũng = Minh bạch khiếu nại của dân chúng + Minh bạch ngân sách, tài chính + Minh bạch mua sắm

Hiến chương Liên hiệp quốc về Tham nhũng có hiệu lực từ tháng 12 năm 2005, sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lư quốc tế trong việc chống lại tham nhũng, thu hồi lại những khoản tiền bị tham nhũng, thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính có những hành động chống rửa tiền, cho phép các quốc gia thanh tra các công ty nước ngoài và cá nhân mà có dính dáng tới tham nhũng tại nước của ḿnh, cấm việc đưa hối lộ của các quan chức nước ngoài.

Loại bỏ tham nhũng và thực hiện cải cách việc nhận tiền tài trợ là những điều quan trọng để các khoản hỗ trợ tài chính, tài trợ hiệu quả hơn và để mục tiêu phát triển kinh tế của thế giới được thành công.ông David Nussbaum, giám đốc điều hành TI nói: " Tham nhũng không phải là một thảm hoạ tự nhiên. Đó là những khoản ăn cắp cơ hội được tính toán từ những kẻ tham lam. Các nhà lănh đạo phải cải thiện cách làm việc, thông thoáng và tin cậy hơn thay v́ chỉ hứa suông".

Bảng số liệu điều tra tham nhũng các nước trên thế giới 2001-2005

Nước 2001 2002 2003 2005
Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng
Iceland 9.2 4/91 9.4 4/102 9.6 2/133 9.7 1/159
Phần Lan 9.9 1/91 9.7 1/102 9.7 1/133 9.6 2/159
New Zealand 9.4 3/91 9.5 2/102 9.5 3/133 9.6 2/159
Đan Mạch 9.5 2/91 9.5 2/102 9.5 3/133 9.5 4/159
Singapore 9.2 4/91 9.3 5/102 9.4 5/133 9.4 5/159
Thụy Điển 9.0 6/91 9.3 5/102 9.3 6/133 9.2 6/159
Thụy Sĩ 8.4 12/91 8.5 12/102 8.8 8/133 9.1 7/159
Na Uy 8.6 10/91 8.5 12/102 8.8 8/133 8.9 8/159
Úc 8.5 11/91 8.6 11/102 8.8 8/133 8.8 9/159
Áo 7.8 15/91 7.8 15/102 8.0 14/133 8.7 10/159
Hà Lan 8.8 8/91 9.0 7/102 8.9 7/133 8.6 11/159
Anh 8.3 13/91 8.7 10/102 8.7 11/133 8.6 11/159
Luxembourg 8.7 9/91 9.0 7/102 8.7 11/133 8.5 13/159
Canada 8.9 7/91 9.0 7/102 8.7 11/133 8.4 14/159
Hồng Kông 7.9 14/91 8.2 14/102 8.0 14/133 8.3 15/159
Đức 7.4 20/91 7.3 18/102 7.7 16/133 8.2 16/159
Hoa Kỳ 7.6 16/91 7.7 16/102 7.5 18/133 7.6 17/159
Pháp 6.7 23/91 6.3 25/102 6.9 23/133 7.5 18/159
Bỉ 6.6 24/91 7.1 20/102 7.6 17/133 7.4 19/159
Ireland 7.5 18/91 6.9 23/102 7.5 18/133 7.4 19/159
Chile 7.5 18/91 7.5 17/102 7.4 20/133 7.3 21/159
Nhật Bản 7.1 21/91 7.1 20/102 7.0 21/133 7.3 21/159
Tây Ban Nha 7.0 22/91 7.1 20/102 6.9 23/133 7.0 23/159
Barbados 6.9 24/159
Malta 6.6 25/159
Bồ Đào Nha 6.3 25/91 6.3 25/102 6.6 25/133 6.5 26/159
Estonia 5.6 28/91 5.6 29/102 5.5 33/133 6.4 27/159
Israel 7.6 16/91 7.3 18/102 7.0 21/133 6.3 28/159
Oman 6.3 26/133 6.3 28/159
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 5.2 37/133 6.2 30/159
Slovenia 5.2 34/91 6.0 27/102 5.9 29/133 6.1 31/159
Botswana 6.0 26/91 6.4 24/102 5.7 30/133 5.9 32/159
Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) 5.9 27/91 5.6 29/102 5.7 30/133 5.9 32/159
Qatar 5.6 32/133 5.9 32/159
Uruguay 5.1 35/91 5.1 32/102 5.5 33/133 5.9 32/159
Bahrain 6.1 27/133 5.8 36/159
Cộng hoà Síp 6.1 27/133 5.7 37/159
Jordan 4.9 37/91 4.5 40/102 4.6 43/133 5.7 37/159
Malaysia 5.0 36/91 4.9 33/102 5.2 37/133 5.1 39/159
Ư 5.5 29/91 5.2 31/102 5.3 35/133 5.0 40/159
Hungary 5.3 31/91 4.9 33/102 4.8 40/133 5.0 40/159
Hàn Quốc 4.2 42/91 4.5 40/102 4.3 50/133 5.0 40/159
Tunisia 5.3 31/91 4.8 36/102 4.9 39/133 4.9 43/159
Litva 4.8 38/91 4.8 36/102 4.7 41/133 4.8 44/159
Kuwait 5.3 35/133 4.7 45/159
Cộng ḥa Nam Phi 4.8 38/91 4.8 36/102 4.4 48/133 4.5 46/159
Namibia 5.4 30/91 5.7 28/102 4.7 41/133 4.3 47/159
Hy Lạp 4.2 42/91 4.2 44/102 4.3 50/133 4.3 47/159
Cộng ḥa Séc 3.9 47/91 3.7 52/102 3.9 54/133 4.3 47/159
Slovakia 3.7 59/133 4.3 47/159
Mauritius 4.5 40/91 4.5 40/102 4.4 48/133 4.2 51/159
Costa Rica 4.5 40/91 4.5 40/102 4.3 50/133 4.2 51/159
Latvia 3.4 59/91 3.7 52/102 3.8 57/133 4.2 51/159
El Salvador 3.6 54/91 3.4 62/102 3.7 59/133 4.2 51/159
Bulgaria 3.9 47/91 4.0 45/102 3.9 54/133 4.0 55/159
Colombia 3.8 50/91 3.6 57/102 3.7 59/133 4.0 55/159
Fiji 4.0 55/159
Seychelles 4.0 55/159
Cuba 4.6 43/133 3.8 59/159
Thái Lan 3.2 61/91 3.2 64/102 3.3 70/133 3.8 59/159
Trinidad và Tobago 4.6 43/133 3.8 59/159
Belize 4.5 46/133 3.7 62/159
Brasil 4.0 46/91 4.0 45/102 3.9 54/133 3.7 62/159
Jamaica 4.0 45/102 3.8 57/133 3.6 64/159
Ghana 3.4 59/91 3.9 50/102 3.3 70/133 3.5 65/159
Mexico 3.7 51/91 3.6 57/102 3.6 64/133 3.5 65/159
Panama 3.7 51/91 3.0 67/102 3.4 66/133 3.5 65/159
Peru 4.1 44/91 4.0 45/102 3.7 59/133 3.5 65/159
Thổ Nhĩ Kỳ 3.6 54/91 3.2 64/102 3.1 77/133 3.5 65/159
Burkina Faso 3.4 70/159
Croatia 3.9 47/91 3.8 51/102 3.7 59/133 3.4 70/159
Ai Cập 3.6 54/91 3.4 62/102 3.3 70/133 3.4 70/159
Lesotho 3.4 70/159
Ba Lan 4.1 44/91 4.0 45/102 3.6 64/133 3.4 70/159
Ả Rập Saudi 4.5 46/133 3.4 70/159
Syria 3.4 66/133 3.4 70/159
Lào 3.3 77/159
Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) 3.5 57/91 3.5 59/102 3.4 66/133 3.2 78/159
Maroc 3.7 52/102 3.3 70/133 3.2 78/159
Sénégal 2.9 65/91 3.1 66/102 3.2 76/133 3.2 78/159
Sri Lanka 3.7 52/102 3.4 66/133 3.2 78/159
Suriname 3.2 78/159
Liban 3.0 78/133 3.1 83/159
Rwanda 3.1 83/159
Cộng ḥa Dominicana 3.3 70/133 3.0 85/159
Mông Cổ 3.0 85/159
Romania 2.8 69/91 2.6 77/102 2.8 83/133 3.0 85/159
Armenia 3.0 78/133 2.9 88/159
Bénin 2.9 88/159
Bosna và Hercegovina 3.3 70/133 2.9 88/159
Gabon 2.9 88/159
Ấn Độ 2.7 71/91 2.7 71/102 2.8 83/133 2.9 88/159
Iran 3.0 78/133 2.9 88/159
Mali 3.0 78/133 2.9 88/159
Moldavia 3.1 63/91 2.1 93/102 2.4 100/133 2.9 88/159
Tanzania 2.2 82/91 2.7 71/102 2.5 92/133 2.9 88/159
Algérie 2.6 88/133 2.8 97/159
Argentina 3.5 57/91 2.8 70/102 2.5 92/133 2.8 97/159
Madagascar 1.7 98/102 2.6 88/133 2.8 97/159
Malawi 3.2 61/91 2.9 68/102 2.8 83/133 2.8 97/159
Mozambique 2.7 86/133 2.8 97/159
Serbia và Montenegro 2.3 106/133 2.8 97/159
Gambia 2.5 92/133 2.7 103/159
Macedonia 2.3 106/133 2.7 103/159
Swaziland 2.7 103/159
Yemen 2.9 65/91 2.7 71/102 2.6 88/133 2.7 103/159
Belarus 4.8 36/102 4.2 53/133 2.6 107/159
Eritrea 2.6 107/159
Honduras 2.7 71/91 2.7 71/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Kazakhstan 2.7 71/91 2.3 88/102 2.4 100/133 2.6 107/159
Nicaragua 2.4 77/91 2.5 81/102 2.6 88/133 2.6 107/159
Palestine 3.0 78/133 2.6 107/159
Ukraina 2.1 83/91 2.4 85/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Việt Nam 2.6 75/91 2.4 85/102 2.4 100/133 2.6 107/159
Zambia 2.6 75/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.6 107/159
Zimbabwe 2.9 65/91 2.7 71/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Afghanistan 2.5 117/159
Bolivia 2.0 84/91 2.2 89/102 2.3 106/133 2.5 117/159
Ecuador 2.3 79/91 2.2 89/102 2.2 113/133 2.5 117/159
Guatemala 2.9 65/91 2.5 81/102 2.4 100/133 2.5 117/159
Guyana 2.5 117/159
Libya 2.1 118/133 2.5 117/159
Nepal 2.5 117/159
Philippines 2.9 65/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.5 117/159
Uganda 1.9 88/91 2.1 93/102 2.2 113/133 2.5 117/159
Albania 2.5 81/102 2.5 92/133 2.4 126/159
Niger 2.4 126/159
Nga 2.3 79/91 2.7 71/102 2.7 86/133 2.4 126/159
Sierra Leone 2.2 113/133 2.4 126/159
Burundi 2.3 130/159
Campuchia 2.3 130/159
Cộng ḥa Congo 2.2 113/133 2.3 130/159
Gruzia 2.4 85/102 1.8 124/133 2.3 130/159
Kyrgyzstan 2.1 118/133 2.3 130/159
Papua New Guinea 2.1 118/133 2.3 130/159
Venezuela 2.8 69/91 2.5 81/102 2.4 100/133 2.3 130/159
Azerbaijan 2.0 84/91 2.0 95/102 1.8 124/133 2.2 137/159
Cameroon 2.0 84/91 2.2 89/102 1.8 124/133 2.2 137/159
Ethiopia 3.5 59/102 2.5 92/133 2.2 137/159
Indonesia 1.9 88/91 1.9 96/102 1.9 122/133 2.2 137/159
Iraq 2.2 113/133 2.2 137/159
Liberia 2.2 137/159
Uzbekistan 2.7 71/91 2.9 68/102 2.4 100/133 2.2 137/159
Cộng ḥa Dân chủ Congo 2.1 144/159
Kenya 2.0 84/91 1.9 96/102 1.9 122/133 2.1 144/159
Pakistan 2.3 79/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.1 144/159
Paraguay 1.7 98/102 1.6 129/133 2.1 144/159
Somalia 2.1 144/159
Sudan 2.3 106/133 2.1 144/159
Tajikistan 1.8 124/133 2.1 144/159
Angola 1.7 98/102 1.8 124/133 2.0 151/159
Côte d'Ivoire 2.1 118/133 1.9 152/159
Guinea Xích Đạo 1.9 152/159
Nigeria 1.0 90/91 1.6 101/102 1.4 132/133 1.9 152/159
Haiti 2.2 89/102 1.5 131/133 1.8 155/159
Myanma 1.6 129/133 1.8 155/159
Turkmenistan 1.8 155/159
Bangladesh 0.4 91/91 1.2 102/102 1.3 133/133 1.7 158/159
Tchad 1.7 158/159

Trừng phạt

Tham nhũng là một tội lỗi gây hại cho quốc gia và là một trong các nguyên nhân gây ra nạn đói nghèo cho người dân nhưng nó được hiểu khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo quan điểm của giai cấp cầm quyền cũng như ư thức quyền lợi của công dân mà có các biện pháp trừng phạt khác nhau trong lịch sử và h́nh phạt ngày càng khoan dung hơn:[1]

  • Ở thành Athena trong thời Hy Lạp cổ đại, các quan chức tham nhũng sẽ bị tước quyền công dân và quyền tham gia vào các tổ chức chính trị của thành bang v́ theo luật, việc nhận hối lộ đáng phải chịu sự sự ô nhục và ruồng bỏ mà bị tước quyền công dân cũng như việc bị huỷ bỏ sinh mạng chính trị là h́nh phạt ô nhục đối với dân Hy Lạp cổ đại. Cũng có khi họ bị tử h́nh.
  • Byzantium vào thế kỉ thứ 11, các quan chức tham nhũng thường bị làm cho mù mắt và bị thiến. Bên cạnh việc chịu đ̣n và bị làm cho mù mắt, những kẻ nhận hối lộ thường bị đày ải, c̣n tài sản của họ th́ bị tịch thu sung công. H́nh phạt thiến không phải do pháp luật quy định mà là kết quả của việc xúc phạm và sỉ nhục công chúng.
  • Cộng ḥa La Mă áp dụng h́nh phạt xử tử đối với những quan ṭa nhận hối lộ theo bộ luật hợp pháp đầu tiên của nước cộng ḥa Twelve Tables.
  • Hoa Kỳ thời mới thành lập người nhận hối lộ phải đi tù hoặc nộp phạt.
  • Ở Việt Nam người nhận hối lộ sẽ được giảm nhẹ tôi nếu nộp lại tiền hối lộ, trường hợp do người ngoài xă hội lôi kéo, chủ mưu làm tha hóa cán bộ th́ người ngoài xă hội chịu h́nh phạt nặng hơn như tử h́nh c̣n cán bộ nói chung xử nhẹ và khoanh gọn v́ sợ bị mất cán bộ. Về sau do tham nhũng ngày càng tăng cũng như dư luận xă hội một số cán bộ tham nhũng cũng đă bị trừng phạt xử tù cho dù đă có thiện chí trả lại tài sản có do phạm tội.

Chú thích

  1. ^ Hối lộ và xảo trá - Trừng phạt và ô danh 14:06' 19/07/2007 (GMT+7)

Liên kết ngoàiTiếng Anh

Tiếng Việt

Công bố xếp hạng tham nhũng:


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thamnhung





Tham nhũng
Nguyễn Trần Bạt


1. Tham nhũng như một hiện tượng muôn thuở

Tham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể tŕnh độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hóa, với những mức độ khác nhau.

Có nhiều quan điểm khác nhau phân tích, đánh giá về căn bệnh mang tính toàn cầu này, tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của nó, những kiến nghị hoặc biện pháp chống tham nhũng v́ thế chẳng mấy hiệu quả ngoài việc ít nhiều làm yên ḷng dân chúng. Trên thực tế, việc giải quyết tệ nạn tham nhũng vẫn hoàn toàn bế tắc. Tham nhũng không hề giảm bớt mà trái lại, dường như c̣n trầm trọng hơn, và người hăng hái chống tham nhũng nhiều khi c̣n phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. T́nh trạng này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về vấn đề một cách nghiêm túc và triệt để. Rơ ràng, để chống tham nhũng một cách hiệu quả, chúng ta cần có phương pháp tiếp cận mới, cách nh́n mới, không những khách quan hơn mà c̣n phải toàn diện hơn.

Trước hết, chúng ta hăy trở lại câu hỏi có tính chất xuất phát: Tham nhũng là ǵ? Trên thực tế, câu hỏi phức tạp hơn chúng ta tưởng. Mặc dù không những cùng với sự phát triển của nhân loại, tham nhũng đă thay đổi nhiều về quy mô, h́nh thức và phần nào cả về bản chất. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất chính là hậu quả của tham nhũng không chỉ đối với các tầng lớp dân chúng nghèo khổ mà cả với các nền kinh tế và thậm chí là cả các thể chế. Tham nhũng làm lũng đoạn xă hội, xói ṃn ḷng tin của dân chúng vào các giá trị của xă hội. Trong thời đại toàn cầu hóa, tham nhũng đă trở thành tệ nạn mang tính toàn cầu.

Tham nhũng, nói một cách vắn tắt, là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xă hội hoặc của người khác.

Như vậy, theo chúng tôi, đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà c̣n là những giá trị tinh thần. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ lưỡng hơn những h́nh thức tham nhũng này trong phần dưới, nhưng xin phép khẳng định ngay rằng chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham nhũng c̣n ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn phá xă hội khốc liệt hơn.

Khi bàn đến cội nguồn của tham nhũng, một số người muốn đổ lỗi cho kinh tế thị trường như là điều kiện để tham nhũng sinh sôi nảy nở. Sự thực có phải như vậy? Câu trả lời dứt khoát của chúng tôi là không. Tham nhũng, theo chúng tôi, là căn bệnh muôn thuở, và cội nguồn của nó là thuộc tính tự nhiên của con người. Khi xây dựng một lư luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo đức xă hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta không hoặc cố t́nh không nh́n nhận những ǵ đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ các khuyết tật tự nhiên của nó. Nếu nh́n nhận một cách tỉnh táo, chúng ta không thể không thừa nhận sự tồn tại của những mặt khuyết tật, cái mà chúng ta thường gọi là các căn bệnh xă hội. Trong vấn đề đang nghiên cứu, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng tham nhũng tồn tại trong mọi xă hội. Mọi thời đại, mọi hệ thống chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiều biến thái tinh vi. Thậm chí nếu nh́n nhận một cách nghiêm khắc, người ta sẽ thấy rằng tham nhũng c̣n diễn ra dưới cả các mái nhà ít nhiều yên ấm, nơi các bậc gia trưởng dựa vào quyền của ḿnh để phân phối vật chất và tinh thần một cách không b́nh đẳng.

Như vậy, tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại. Và cũng như các loại bệnh tật khác, nó là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là một phần thuộc về bản chất đời sống con người. Chính v́ vậy, dù có căm thù hay nguyền rủa tham nhũng đến mức nào, chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, đơn giản v́ chúng ta không thể tiêu diệt con người. Chúng ta không thể chỉ nh́n tham nhũng dưới con mắt của một nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xă hội. Chỉ có cách nh́n đúng đắn và khách quan mới giúp chúng ta có được những phương thuốc hiệu nghiệm để chế ngự, hay ít nhất là hạn chế thứ bệnh dịch xă hội này.

2. Tham nhũng vật chất và tham nhũng tinh thần

Bộ mặt dễ nhận biết của tham nhũng là tham nhũng vật chất. Tuy nhiên, ngày nay tham nhũng vật chất không c̣n hạn chế trong lớp người có quyền lực mà c̣n lan rộng ra trong mọi tầng lớp dân cư trong xă hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc… Người thầy đáng kính ngày nay có thể tham nhũng bằng cách thức chẳng khác bao nhiêu cách thức của một tên lâu la đ̣i tiền măi lộ mỗi khi có học sinh qua “cửa”. Một thầy thuốc “như mẹ hiền” th́ dùng cách bắt chẹt con bệnh. Tại rất nhiều quốc gia đang phát triển, một bộ phận đáng kể dân chúng, trong đó có nhiều nhân vật đáng kính, chi dùng số tiền gấp hàng chục lần lương tức nguồn thu nhập hợp pháp của họ. Nói cách khác, tham nhũng vật chất đă trở thành nguồn sống chủ yếu của họ. Tham nhũng vật chất trở nên trầm trọng, nguy hại và khủng khiếp hơn nhiều khi nó mang tính chuyên nghiệp và trở thành lối sống của một tầng lớp dân cư có địa vị quan trọng trong xă hội.

Tuy nhiên, tham nhũng vật chất cũng chỉ là bề nổi, là dạng thông thường của tham nhũng. Chúng ta sẽ phạm phải sai lầm là đơn giản hóa vấn đề, hay nói khác đi, không nh́n thấy phần ch́m của tảng băng tham nhũng, nếu không chỉ ra h́nh thức tham nhũng giấu mặt khác đang lộng hành trong xă hội hiện đại. Xă hội càng phát triển th́ hiện tượng tham nhũng ngày càng tinh vi với nhiều biến thái và sắc thái mới. Một số người tham nhũng lẽ phải. Đó là tham nhũng tinh thần, bộ mặt thứ hai của tham nhũng, mà như trên đă nói, mức độ trầm trọng và mối nguy hại gây ra cho xă hội c̣n lớn hơn. Điều nguy hiểm là ở chỗ tham nhũng tinh thần khó nhận biết nên dường như không bị lên án, không bị trừng trị và nhiều khi chính thủ phạm cũng không ngờ rằng ḿnh phạm tội. V́ thế, ta có thể khẳng định rằng tham nhũng tinh thần là biểu hiện cao nhất, tinh vi nhất và cũng nguy hiểm nhất của tham nhũng. Nếu như chống tham nhũng vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xă hội th́ chống tham nhũng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.

Tham nhũng tinh thần thường được che đậy, ẩn giấu dưới ba h́nh thức phổ biến sau đây:

2.1 Tham nhũng quyền lực:

Có thể kể ra ba mức độ khác nhau của tham nhũng quyền lực. Thứ nhất, lạm dụng và vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp mà xă hội trao cho; thứ hai, chế ra các h́nh thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa măn những lợi ích không hợp pháp; và thứ ba, lợi dụng quyền lực để thỏa măn khát vọng về quyền lực nhằm duy tŕ quyền lực đă tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn.

Điển h́nh cho h́nh thức tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị nhiều khi rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Câu nói trong dân gian “tham quyền cố vị” chính là muốn nói đến loại tham nhũng này. Trong bức tranh chung về tham nhũng người ta sẽ thấy tham nhũng quyền lực là yếu tố mở đầu để tham nhũng phát triển lên quy mô lớn hơn. Nhiều nhà cải cách xă hội hết ḷng chống tham nhũng nhưng do không nh́n rơ và không ngăn chặn được hiện tượng tham nhũng quyền lực nên thường bị thất bại.

2.2 Độc quyền tư duy:

Tương tự như sự độc quyền và đặc quyền trong tham nhũng vật chất, độc quyền tư duy là sự tước đoạt quyền tư duy của dân chúng, coi họ là những người thấp kém không có địa vị đáng kể trong xă hội. Chế độ kinh tế bao cấp, trong đó người dân sống trong sự bao cấp vật chất và tinh thần, nhất cử nhất động đều phải thỉnh thị ư kiến chỉ đạo của cấp trên là một ví dụ như thế. Hậu quả là toàn xă hội rơi vào t́nh trạng tŕ trệ. Ngày nay, khi đă chuyển sang kinh tế thị trường, t́nh trạng độc quyền tư duy vẫn c̣n để lại những di chứng trầm trọng cho xă hội mà chúng ta hầu hết chưa ư thức được hết mức độ tai hại. Rất nhiều người, kể cả những trí thức hàng đầu, vẫn tiếp tục sống
yên ổn trong sự bao cấp tinh thần, cho rằng tư duy về những vấn đề “quốc gia đại sự” là độc quyền của cấp trên, c̣n nhân dân th́ cứ thực hiện theo mệnh lệnh.

Về bản chất, độc quyền tư duy tước mất khả năng và quyền tư duy sáng tạo của quần chúng và tư duy trở thành độc quyền của một nhóm người. Khi đó, khoa học sẽ mất đi giá trị chân chính, cuộc sống sẽ đơn điệu và nguy hiểm là nhân dân không c̣n là người chủ của xă hội, những người không chỉ có khả năng mà c̣n có quyền tư duy và đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng và kiến tạo cuộc sống mới. Độc quyền tư duy là sự níu kéo quá khứ, cản trở sự phát triển của lịch sử.

2.3 Độc chiếm lẽ phải:

Đời sống tinh thần của nhân loại không chỉ bị nghèo nàn bởi sự độc quyền tư duy mà c̣n bị vẩn đục và méo mó bởi nạn độc chiếm lẽ phải. Độc chiếm lẽ phải là biến những lư thuyết mà ḿnh phát hiện, biến những tín điều mà ḿnh nghĩ ra thành “chân lư” của toàn nhân loại. Nhiều người trong giới được gọi là trí thức, là những “nhà lư luận” hay “nhà khoa học”, thường tự coi ḿnh là biểu hiện của lẽ phải. Họ mặc nhiên coi những điều họ nghĩ, họ nói, họ làm là đúng và áp đặt “lẽ phải” của họ cho toàn xă hội. Đó là biểu hiện cao nhất và cũng là nguy hiểm nhất của tham nhũng tinh thần. Nó làm nghèo nàn đời sống tinh thần của nhân loại. Nó xóa bỏ những xu hướng tự nhiên cần thiết cho một môi trường tinh thần lành mạnh và tiến bộ. Nó chính là hiện tượng đúng nhất để lấy làm ví dụ cho tính từ “phản động”.

Để chống lại thói độc quyền lẽ phải trước tiên cần nâng cao nhận thức của nhân dân. Mỗi chúng ta, đặc biệt là những nhà chính trị, những nhà khoa học, cần phải có ư thức trách nhiệm cao hơn đối với vận mệnh của nhân loại. Chúng ta không nên và không được phép đưa ra các dự báo viển vông, không nên khuyến dụ con người đi theo các cuộc phiêu lưu vô trách nhiệm. Lịch sử cho thấy nhân loại đă phải trải qua những kinh nghiệm đau xót khi bằng thói tham nhũng lẽ phải người ta biến ḿnh thành chúa, thành thánh, thực chất là thành kẻ độc quyền và độc tài về mặt chân lư, khi hàng triệu con người bị biến thành vật thí nghiệm cho những ư tưởng cá nhân.

Hai bộ mặt của tham nhũng có mối quan hệ gắn bó với nhau, chúng hỗ trợ và che chở lẫn nhau. Tham nhũng tinh thần là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất, c̣n tham nhũng vật chất làm ô nhiễm đời sống tinh thần của toàn xă hội, tạo điều kiện cho tham nhũng tinh thần phát triển.

Chúng ta hăy tưởng tượng một người không đủ năng lực nhưng vào một ngày đẹp trời nào đó, v́ nhiều lư do, anh ta trở thành bộ trưởng. Chắc chắn khi đó ngài bộ trưởng bắt đầu cảm thấy ḿnh cần được hưởng thụ nhiều hơn. Quá tŕnh tham nhũng vật chất bắt đầu. Như vậy, xét trên quy mô toàn xă hội, tham nhũng tinh thần đă trở thành cơ cấu bảo trợ về chính trị cho những hành vi tham nhũng vật chất của anh ta. Sự bảo trợ này c̣n thể hiện ở khía cạnh che đậy hoặc biện minh về tính “hợp pháp” cho hành vi tham nhũng vật chất. Chẳng hạn, một người chẳng có mấy kiến thức và trên thực tế cũng không có đóng góp ǵ cho khoa học, nhưng khi được phong danh hiệu giáo sư, tức là sau hành vi tham nhũng tinh thần, vị giáo sư này sẽ cảm thấy yên ḷng khi hưởng thụ những đăi ngộ cao của xă hội.

Ngược lại, giống như các nhà sản xuất, v́ mục tiêu lợi nhuận, làm ô nhiễm môi sinh, những cá nhân tham lam, vô đạo đức làm ô nhiễm môi trường tinh thần của toàn xă hội. T́nh trạng ô nhiễm nguy hiểm đến mức ngày nay dân chúng dường như cam chịu môi trường tinh thần ô nhiễm ấy. Khi biết con cái của người thân hay bạn bè được tuyển vào cơ quan nhà nước, người ta không hỏi việc thi tuyển diễn ra khó khăn như thế nào, mà thường hỏi phải chi bao nhiêu cho việc tuyển mộ. Cũng vậy, khi tổ chức một cuộc hội nghị, hội thảo, ban tổ chức phải có phong b́, c̣n khách tham dự th́ quan tâm đến phong b́ hơn là đến nội dung thảo luận. Thực tế trên cho thấy rằng trong xă hội đă h́nh thành những yếu tố của một “nền văn hóa tham nhũng”, nếu chúng ta có thể dùng từ “văn hóa” trong hoàn cảnh như vậy. Người ta mặc nhiên thừa nhận tham nhũng như một yếu tố b́nh thường của cuộc sống.

3. Nguồn gốc kinh tế - chính trị - xă hội của tham những hiện đại.

Mặc dù là một hiện tượng muôn thuở, tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại lịch sử, chịu tác động của những nhân tố kinh tế - chính trị - xă hội khác nhau. Để chống tham nhũng hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học những nhân tố đó. Dưới đây chúng tơi xin đưa ra những phân tích sơ bộ:

3.1 Về mặt chính trị, tham nhũng là kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát.

Một hệ thống chính trị không xây dựng được các tiêu chuẩn, không tự kiểm soát được, để cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô xă hội, dưới mọi h́nh thức, mọi mức độ sẽ tạo cơ hội tốt cho tham nhũng phát triển. Hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát sẽ làm xuất hiện sự nhập nhằng trong nhận thức và những cơ cấu không được pháp chế hóa. Tất cả những yếu tố này giải thích tại sao trong thời đại chúng ta, tham nhũng lại nở rộ tại những quốc gia có nền chính trị không chuyên nghiệp, hay nói một cách giản dị, tại những quốc gia trong đó nền chính trị tuột khỏi tầm kiểm soát của xă hội.

Tham nhũng là kết quả của t́nh trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kỳ ai cũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng. Để tham nhũng phải có quyền hoặc quyền lực. Ngoài ra, tham nhũng phụ thuộc vào các cơ chế xă hội có nhiệm vụ ức chế hành vi tham nhũng.

Khi một quốc gia lâm vào t́nh trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, những người thoát khỏi sự ức chế của các cơ chế xă hội sẽ lợi dụng, lạm dụng quyền lực, địa vị, uy tín xă hội để thực hiện hành vi tham nhũng. Cùng với t́nh trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, sự thiếu công khai trong đời sống chính trị cũng tạo ra không gian đen tối cho hiện tượng tham nhũng phát sinh và phát triển.

3.2 Về mặt kinh tế, tham nhũng là hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh bạch.

Môi trường kinh tế thiếu minh bạch là mảnh đất tốt cho các hành vi tham nhũng sinh sôi nảy nở. Điều này lư giải tại sao tham nhũng tại các nước đang phát triển trầm trọng hơn nhiều so với các nước phát triển, nơi có môi trường kinh tế minh bạch hơn. Tại những nước có môi trường kinh tế kém minh bạch, việc trốn thuế diễn ra tràn lan, lư do đơn giản là tại đó hành vi này dễ dàng thực hiện trót lọt hơn tại các quốc gia khác. Trong môi trường kinh tế thiếu minh bạch, sự can thiệp thái quá và nhiều khi thô bạo của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh làm méo mó các quan hệ kinh tế - xă hội. Đó là t́nh trạng thích hợp, là cơ hội vàng để các quan tham dễ bề trục lợi.

3.3 Về mặt nhà nước, tham nhũng là con đẻ của những thể chế tồn tại bất hợp lư và bị độc quyền lũng đoạn

Chúng ta đă thấy tham nhũng phát triển cả về h́nh thức lẫn quy mô cùng với sự phát triển của xă hội, nhưng điều đó không có nghĩa là có một sự tương quan tỷ lệ nào đó giữa tham nhũng và phát triển. Quy mô tham nhũng lệ thuộc nhiều vào tính chất của thể chế nhà nước. Chẳng hạn tại các quốc gia nghèo khổ Châu Phi, nơi tập trung nhiều thể chế lạc hậu và phi dân chủ, các quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị bị phân chia một các tùy tiện hoặc không được bảo vệ và sử dụng cẩn trọng, tức là các quyền lực này dễ bị tham nhũng để mở đường cho nạn tham nhũng tràn lan trong xă hội. Các thể chế này không đủ năng lực để tự kiểm soát, nhưng lại ra sức ngăn cản việc xây dựng một thể chế mới có thể quản lư xă hội hữu hiệu hơn. T́nh trạng bất hợp lư của thể chế có thể thấy rơ ở những quốc gia mà một bộ phận nhân lực quan trọng của nó được trả lương quá thấp so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Thể chế bất hợp lư đă buộc nhiều người phải tham nhũng để sống, để tồn tại.

3.4 Về mặt pháp luật, tham nhũng là kết quả của t́nh trạng các quyền và lợi ích cá nhân bị hạn chế hoặc chưa được hợp pháp hóa.

T́nh trạng nhiều quyền lợi chính đáng của cá nhân không được hợp pháp hóa hoặc bị hạn chế có thể quan sát thấy tại nhiều quốc gia chậm phát triển. Ta có thể lấy ví dụ như t́nh trạng “ngăn sông cấm chợ” tại Việt Nam trước đây hay sự hạn chế các hoạt động của nữ giới tại Afghanistan mới đây, khi chỉ v́ những suy nghĩ thiển cận, người ta muốn tối thiểu hóa không gian sống của mỗi cá nhân. Điều này trên thực tế đă đẩy nhiều người vào ṿng xoáy tham nhũng để thỏa măn các khát vọng thật ra là chính đáng của họ. Điều nguy hiểm là ở chỗ t́nh trạng này sẽ tạo ra sự nhập nhằng về nhận thức. Việc thay thế các quy định của pháp luật bằng những thỏa thuận ngầm trên quy mô xă hội hoặc đạo đức xă hội khiến các nhóm lợi ích luôn chèn ép, chen lấn lẫn nhau trên cùng một cá nhân. Nếu chúng ta tạo cho cá nhân một không gian sống tốt, nếu chúng ta hợp pháp hóa các quyền cá nhân chính đáng để mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sống, sức sáng tạo của họ trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn rất nhiều người b́nh thường sẽ sống và ứng xử theo những chuẩn mực được chấp nhận rộng răi trong xă hội.

3.5 Về mặt văn hóa xă hội, tham nhũng bắt nguồn từ sự đạo đức giả của hệ thống chinh trị - xă hội.

Hệ thống xă hội được xây dựng trên nền tảng đạo đức giả này đă đẩy nhiều người phải sống với bộ mặt giả tạo. Chẳng hạn, việc trả công chủ yếu không theo h́nh thức tiền lương mà dưới h́nh thức các tiêu chuẩn hưởng thụ là cơ sở kinh tế của một lối sống đạo đức giả. Một ví dụ khác có thể thấy ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi, khi người ta thủ tiêu chế độ đặc quyền đặc lợi, nhưng lại không có biện pháp cân bằng các lợi ích bị đột ngột xóa đi ấy, dẫn đến kết quả là một số người t́m đến những biện pháp phi pháp để giành lại những ǵ đă mất. Với cách nh́n như vậy, chúng ta thấy rằng đôi khi các vị quan tham vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của một hệ thống xă hội xa lạ với bản chất con người.

Tham nhũng c̣n được hỗ trợ bởi những yếu tố tiêu cực trong nền văn hóa, chẳng hạn tính gia trưởng vốn là một đặc điểm rất rơ nét tại nhiều nước Châu Á. Trong lịch sự đương đại Châu Á có quá nhiều ví dụ về các nhà chính trị gia trưởng, độc tài, những người trong thời kỳ cầm quyền lâu dài đă trở thành những “bố già” của đất nước. Văn hóa gia trưởng gắn liền với việc độc quyền sở hữu lẽ phải chúng tôi vừa đề cập ở trên. Kết quả là quyền lực dễ bị đánh cắp, tạo cơ sở cho cả tham nhũng vật chất và tinh thần.

3.6 Về mặt nhân văn, tham nhũng là hậu quả của quan niệm lệch lạc và thái độ thiếu tôn trọng các giá trị cá nhân.

Các giá trị cá nhân không được tôn trọng sẽ dẫn đến sự xâm hại các giá trị công cộng. Điều này có vẻ ngược đời nhưng thực ra rất hợp lô gích. Trên thực tế, việc chống chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá luôn luôn dẫn đến một t́nh trạng cực đoan trong đời sống tinh thần của xă hội. Tâm lư xem nhẹ, nếu không muốn nói là bài bác các giá trị cá nhân khiến người ta t́m mọi cách tối thiểu hóa không gian sống của cá nhân, làm cho con người thiếu ư thức trách nhiệm về hành vi của ḿnh, dễ dàng bằng ḷng với thực tại, dễ dàng tham nhũng, tiếp tay hoặc ít nhất là mặc nhiên thừa nhận tham nhũng.

Sự ngộ nhận về giá trị cá nhân và giá trị tập thể c̣n dẫn đến cả hiện tượng tham nhũng mang tính tập thể, nghĩa là có sự kết cấu, đồng t́nh để tiến hành hành vi tham nhũng trên quy mô lớn hơn. Đó là ǵ nếu không phải là mầm mống của tội phạm có tổ chức? C̣n nếu cá nhân nào không chịu tham nhũng, họ sẽ không c̣n là người của tập thể, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Điều này giải thích tại sao tham nhũng tại những nước có sự nh́n nhận sai lạc về cá nhân và tập thể lại càng trầm trọng và khó đẩy lùi hơn nhiều nước khác


4. Những điều kiện tiên quyết để chống tham nhũng.

Những phân tích ở trên về những nguồn gốc kinh tế - chính trị - xă hội cho thấy rằng để chống tham nhũng chúng ta phải sử dụng các biện pháp toàn diện, dựa trên những giải pháp có tính khoa học, tuyệt đối không được xem việc chống tham nhũng chỉ như một biện pháp mang tính h́nh sự nhằm trừng trị con người. Tuy nhiên, có hai biện pháp quan trọng hơn cả có thể coi như ch́a khóa để giải quyết vấn đề nan giải này.

4.1 Dân chủ hóa như là điều kiện tiên quyết để chống tham nhũng.

Như trên đă nói, tham nhũng vật chất cũng như tinh thần ngày nay đă phát triển với quy mô rất lớn, với những dạng thức vô cùng tinh vi, phúc tạp và gây nên những tác động khủng khiếp tới đời sống xă hội. Nó khiến cho rất đông dân chúng rơi vào trạng thái thụ động hoặc cam chịu. V́ thế cuộc chiến chống tham nhũng cần bắt đầu bằng việc hâm nóng lại quyết tâm chống tham nhũng của người dân. Điều này không phải đơn giản. Sự sùng bái cá nhân ở một số quốc gia, sự nô dịch tư tưởng ở một số quốc gia khác cũng như cảnh bần cùng về vật chất tại những quốc gia kém phát triển nhất đă dập tắt những hy vọng cuối cùng về một xă hội trong sạch. Chính v́ vậy, chúng ta phải chống tham nhũng chủ yếu trên phương diện chính trị, với những biện pháp chính trị và được tiến hành với tư cách của những nhà chính trị, trong đó việc đầu tiên là phải trong sạch hóa, phải gương mẫu hóa bộ máy nhà nước. Muốn vậy, lănh đạo không thể được coi là địa vị có các quyền để tham nhũng, mà phải là sự thể hiện và biểu dương những giá trị cao quư của con người. Khi nào các thành viên của bộ máy nhà nước trở thành những mẫu mực của đời sống tinh thần, thể hiện tài năng và đạo đức, như là tấm gương để dân chúng noi theo th́ lúc ấy bắt đầu một trạng thái nhà nước kiểu mẫu. Khi mỗi bộ trưởng là một danh nhân, một nhân sĩ, một huyền thoại, một mẫu mực về con người. Chỉ có nhà nước kiểu mẫu như vậy mới đủ sức kiểm soát được chính ḿnh và khống chế được tham nhũng. Đó là nhà nước dân chủ, đúng nghĩa là nhà nước của dân, do dân và v́ dân. Trong một xă hội dân chủ con người có quyền lựa chọn những chân lư mà ḿnh nhận thức được chứ không phải bị bắt buộc phải tuân theo những “chân lư” mà người khác áp đặt. Giá trị của xă hội dân chủ chính là ở chỗ con người có quyền lựa chọn, xác định chân lư phù hợp với nhận thức của ḿnh.

4.2 Làm trong sạch môi trường tinh thần, xây dựng môi trường văn hóa chống tham nhũng.

Việc chữa bệnh muốn hiệu quả th́ không chỉ tập trung vào việc loại bỏ những tác nhân ngoại lai gây bệnh mà c̣n phải chú ư đúng mức đến việc đảm bảo một môi trường tốt để duy tŕ và nâng cao thể trạng con người, tức là tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng vậy, việc chống tham nhũng đ̣i hỏi phải làm trong sạch môi trường tinh thần, nơi h́nh thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của con người. Xă hội có thể và cần phải tự xây dựng một nền văn hóa có khả năng đề kháng đối với những mầm mống tham nhũng. Sở dĩ ngày nay t́nh trạng tham nhũng tràn lan ở mọi cấp, mọi ngành, là v́ đă có thời chúng ta tự ru ngủ ḿnh về những phẩm chất ưu việt nào đó. Để giải quyết bài toán tham nhũng, mỗi quốc gia phải xây dựng được một môi trường văn hóa lành mạnh, theo nghĩa là nó không dung nạp các yếu tố thuận lợi cho tham nhũng. Một môi trường văn hóa lành mạnh giúp con người biết tự đấu tranh để không bị rơi vào ṿng xoáy của tham nhũng. Trong một cộng đồng nhỏ, một công ty chẳng hạn, nhà lănh đạo không chỉ cần có tài mà c̣n cần phải trong sạch mới có thể điều hành công ty tốt. Cũng vậy, trên quy mô toàn xă hội, để điều hành đất nước tốt mỗi quốc gia phải làm trong sạch hóa bộ máy nhà nước ở các cấp.

Dĩ nhiên, môi trường văn hóa lành mạnh mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để h́nh thành những con người trong sạch. Để có đội ngũ lănh đạo trong sạch, phải tạo cho họ một mức sống cao hơn người thường. Mức sống cao cho những người lănh đạo tài năng là điều kiện vật chất để đảm bảo cuộc sống trong sạch của họ. Đó chính là điều kiện đủ, thiếu nó người ta vẫn phải sống nhưng đó là sống trong cảnh đạo đức giả, và v́ vậy chống tham nhũng chỉ c̣n là sự hô khẩu hiệu.

Tóm lại, cuộc chiến chống tham nhũng không phải là việc có thể ḥan thành một sớm một chiều hay giải quyết một lần là xong. Điều chắc chắn là nếu hôm nay chúng ta hữu khuynh với các hiện tượng tiêu cực th́ ngày mai chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho sự nhu nhược ấy. Ước mơ có một cuộc sống giàu có, sung túc về vật chất và phong phú về tinh thần là một ước mơ phổ biến và cao đẹp của nhân loại.

Điều đáng trách chính là sự ngộ nhận và sự cố gắng hiện thực hóa ước mơ ấy bằng mọi cách mọi giá. Đó chính là nguồn gốc tự nhiên của tham nhũng. V́ thế, chúng ta cần phải nh́n nhận hiện tượng tham nhũng một cách tỉnh táo, khách quan và biện chứng, trong đó bên cạnh tham nhũng vật chất, đă đến lúc chúng ta phải mổ xẻ, phân tích một h́nh thức tham nhũng tinh vi và nguy hiểm hơn, đó là tham nhũng tinh thần.

Chúng tôi cho rằng nếu tiến hành chống tham nhũng bằng những biện pháp triệt để và hợp lư trên phạm vi toàn xă hội, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế và đẩy lùi tham nhũng, ít nhất là sẽ giải thóat cho nhiều người khỏi t́nh trạng bị bắt buộc phải tham nhũng để tồn tại. Dân chủ hóa đời sống tinh thần, trả lại cho họ sự thanh thản của lương tâm và sự b́nh yên của cuộc sống, đồng thời tiến những bước đầu tiên trên con đường lành mạnh hóa xă hội. Và đó chính là điều kiện tiên quyết để hạn chế và đẩy lùi tham nhũng.

 Nguyễn Trần Bạt

Nguồn: http://www.hatnang.net



Việt Nam 'tham nhũng hơn Trung Quốc'
 
H́nh minh họa
Tham nhũng được đánh giá là thách thức ở châu Á
Bảng đánh giá mức độ tham nhũng mới nhất của tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam đứng thứ 121 / 180, thứ hạng gần như không đổi so với năm 2007.

Tại châu Á, Chỉ số Nhận thức Tham nhũng 2008 đánh giá 32 nước, và Việt Nam xếp thứ 20, với 2.7 điểm.

Trung Quốc đại lục xếp thứ 12 trong vùng, và đứng thứ 72 trên toàn cầu, với 3.6 điểm.

Anh quốc xếp thứ 16, trong khi Hoa Kỳ xếp thứ 18 ngang với Nhật.

Đánh giá

Năm nay ba nước – Đan Mạch, New Zealand và Thụy Điển – cùng xếp thứ nhất, với 9.3 điểm.

Trong nhóm Top 10, Singapore xếp thứ tư, tiếp theo là Phần Lan, Thụy Sĩ, Iceland, Hà Lan, Úc, Canada và Luxembourg.

10 nước xếp đầu châu Á
New Zealand
Singapore
Australia
Hong Kong
Nhật Bản
Đài Loan
Nam Hàn
Macao
Bhutan
Malaysia

Chỉ số năm ngoái, đánh giá 179 quốc gia, xếp Việt Nam đứng thứ 123, với 2.6 điểm.

Tính theo thời gian, điều tra mức độ tham nhũng của quan chức dưới dạng chỉ số nhận thức tham nhũng này đă đặt Việt Nam cao hơn một chút.

Năm 2005, Việt Nam chỉ đạt 2.4 điểm, sau đó tăng 0.2 điểm (2.6) vào năm 2006.

Nói chung về châu Á, Minh bạch Quốc tế năm nay ghi nhận trong 32 quốc gia, có tới 22 nước bị điểm dưới 5.

Nam Hàn và Tonga có điểm cao hơn hẳn so với năm trước, chứng tỏ giới chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng đă có cải thiện trong hành vi của viên chức.

Nhưng Hong Kong, Macao, Maldvies và Timor lại bị đánh giá thấp hơn trước.

Năm nước xếp chót tại châu Á là Lào, Papua New Guinea, Campuchia, Afghanistan và Miến Điện.

Miến Điện cũng bị xếp áp chót trên tổng số 180 quốc gia, chỉ trên Somalia.

Minh bạch Quốc tế, có trụ sở ở Berlin, ghi nhận trong số các nước giảm điểm đáng kể so với 2007 có Bulgaria, Burundi, Phần Lan, Pháp, Italy, Macao, Maldvies, Na Uy, Bồ Đào Nha, Somalia, Timor và Anh quốc.

Chỉ số thường niên này tập trung vào tham nhũng trong khu vực công và định nghĩa tham nhũng là sự lạm dụng quyền chức để tư lợi.


Lữ khách
Tôi cũng là một công chức nhà nước hiện đă ra mở công ty riêng v́ quá chán ngán cảnh đấu đá tranh giành nhau để nhận hối lộ và quyền lực trong bộ máy chính quyền.

Quả thật ở đất nước Việt Nam này nếu bạn không chung chi cho chính quyền hay có quen biết th́ sẽ gặp muôn vàn khó khăn khó khăn để có thể ḥan thành các công việc dù lớn hay nhỏ của ḿnh. Hối lộ, chung chi đă trở thành một thứ luật bất thành văn ăn sâu vào máu thịt người dân rồi.

Tiến, Hà Nội
Tôi chỉ đi xin giấy tạm trú dài hạn mà phải mất đến lần 3 vẫn không xong. Hẹn lên hẹn xuống chẳng xong, cuối cùng đưa ông CA phường 200 ngàn và thế là 2 ngày sau ông mang tận nhà trọ cười ha hả.

Cạnh nhà tôi có mấy nhà lấn chiếm được mảnh đất trước kia hồ. Trị giá miếng đất khoảng hơn 1 tỷ. Định bán đi để xây nhà và cho con ăn học thế là nhờ mấy ông địa chính, mấy ổng kêu chia lại cho các ông 1/3 các ổng hợp pháp hóa cho. Vậy là OK lợi cả hai bên. Nghĩ lại thấy mấy ông theo đạo dại thật, cậy ḿnh có đầy đủ giấy tờ là được thế là "Ôi tự hào quá việt Nam ơi!"

N
Bạn Ninh nói thế là sai rồi. Ở đâu cũng thế, cũng có người tốt và kẻ xấu, dừng nên v́ 1 vài "con sâu" mà "làm rầu" cả "nồi canh", đừng nên "vơ đũa cả nắm" như thế.

Mr. Dâu
Tôi thông cảm với Mr Neo v́ có thể bạn cũng là 1 quan chức trong hệ thống. Nhưng ban cũng phải thông cảm với người dân, ban hăy ngẫm mà xem vụ PMU18 đó, tại sao những người đấu tranh vạch rơ bộ mặt của bọn quan chức tham những lại bị bắt?

Ngọc Anh
Tôi không thể hiểu tại sao có nhiều bạn có thể cho Tham nhũng là chuyện b́nh thường và dân Việt Nam ḿnh sẵn sàng hối lộ quan chức để được việc của ḿnh.

Nếu là người có trách nhiệm phải thấy lo nếu nhà nước chính phủ chỉ hô chống tham nhũng không và chẳng làm ǵ thậm chí các nhà báo góp sức phát hiện mấy vụ tham nhũng lớn PMU18 c̣n bị bắt bị khởi tố th́ thật đáng lo cho tương lai đất nước quá. Bộ máy chính quyền quá mục ruỗng rồi, tương lai đất nước c̣n mờ mịt lắm, bao giờ sánh vai với cường quốc năm châu, chắc không bao giờ.

Mai Nam
Bất cứ người dân VN nào cũng nhiều lần bị mất tiền vô lư do tham nhũng. Không ai muốn mất tiền vô lư như vậy, nhưng hệ thống tham nhung đă được củng cố vững chắc qua nhiều năm, khiến người dân chọn thứ văn hoá "sồng chung" với tham nhũng.

Họ sẵn sàng đưa hối lộ để được việc. Câu của đảng: "Người với người là bạn" bị người dân nhại lại: "Việc với việc là tiền".

Nobody
Ô hay tham nhũng là do lỗi người dân .Trên này mà c̣n người phát biểu thế này th́ có lẽ tổ chức minh bạch thế giới phải xếp tham nhũng ở Việt Nam vào loại "ngoại hạng".

KT
Bất kỳ các đô thị lớn nhỏ ở Việt Nam, nhà mặt tiền các khu phố hầu như của cán bộ quan chức nhà nước đang tại vị hoặc đă về hưu, nhất là tại miền Nam.

Sau 1975 các vị ấy vào chỉ có cái ba-lô, chiếc chiếu,cái ḥm bằng tole kéo nhau đi lũ lượt sau mỗi chuyến tàu "Thống Nhất" vào ga.

Bây giờ th́ họ cơ ngơi bề thế, con có địa vị, cháu du học nước ngoài. Dân nghèo vẫn hoàn nghèo.

Họ đă làm một cuộc "cách mạng" trong đời sống đạo đức người VN, đó là "văn hóa phong b́" nhiễm sâu sau hơn 30 năm.

Minh
Mở các báo mạng trong nước sáng nay ra xem, thấy đồng loạt vỗ ngực tự hào, hoan hô Việt Nam ta đă cải thiện 2 bậc về thứ hạng tham nhũng. Báo Mỹ, Nhật, Đức, ... gần đây liên tiếp phanh phui vụ quan chức nước họ đi đêm với chính quyền cộng sản th́ mới có chỗ đứng ở thị trường Việt Nam, mà toàn là vụ cộm cán cả, biết được chỉ thêm phần xấu hổ với bạn bè quốc tế, thế th́ cải thiện 2 bậc có ǵ mà vui?

Keith
Tham nhũng, nó là một danh từ và cũng là một tính từ phổ biến và gắn liền với quan chức và cán bộ NN VN từ trung ương tới địa phương, từ thành thị tới nông thôn lên tận miền núi xa xôi hẻo lánh. Từ văn pḥng chính phủ tới anh tổ trưởng dân phố.

Nói tóm lại là tham nhũng có mặt ở khắp nơi trên đất nước VN. Nó như căn bệnh ung thư mà càng chứa trị th́ càng di căn nặng nề.

Tôi làm việc cho một công ty không thuộc nhà nước nhưng đối tác của tôi là các công ty, tập đoàn NN và các cục, bộ. Thật t́nh với các bạn 100% đ̣i ăn tiền và tranh thủ mọi cơ hội để ăn tiền gần như là xin đểu vậy.

Thật là đáng sợ với mức độ tham nhũng ở VN. Vậy mà vẫn đứng được ở vị trí 121, vậy các nước đứng đội sổ th́ tham nhũng quá khủng khiếp rồi.

Mai
Nh́n cái bản đồ tham nhũng TG đính kèm, thấy toàn từ da cam, đỏ đến thẫm nâu. Hèn chi cán bộ ta bao biện rằng: "Trên thế giới có nước nào mà không có tham nhũng!".

Biết địch biết ta, vậy mà chẳng đút cho cái tổ chức này cái phong b́ dày dày tí, phong b́ mỏng dính, lên hai bậc là mừng rồi. Các quan nhà ta phải biết câu "Suy bụng ta ra bụng người" chứ!.

NoName
Theo tôi th́ Việt Nam rất khó để biết được có tham nhũng hay không, những ǵ thấy được chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m!

Ninh
Dân nào th́ chính phủ ấy, Đảng ấy. Dân ta là dân gian. Những người gian nhất lên làm quan. V́ thế quan tham.

buon100@gmail.com Ha Noi
Tôi cho rằng Tổ chức minh bạch Quốc tế cũng không minh bạch 100% theo tôi VN phải xếp thứ 175 v́ nếu là quan chức mà không tham nhũng th́ đố ông sống được ở Việt Nam.

Conan, Sài G̣n
XH xấu hay tốt là do hệ thống quản lư tạo ra. Mà hệ thống là do đảng cầm quyền tạo ra. Nếu hệ thống quản lư minh bạch th́ tham nhũng không có đất sống. Nói tóm lại tham nhũng là do ĐCS tạo ra để các đảng viên bóc lột nhân dân, sau đó các đảng viên này sẽ trung thành & bảo vệ đảng.

Trang SG
Tham nhũng ở nước ta đã trở̀ thành văn hóa rồi nên không dễ gì mà thay đổi được.Nhân viên nhà nước khi làm một việc gì cho dân thì trong đầu luôn nghĩ là họ đã ban hay cho và ngược lại khi người dân làm một việc gì mà phải đến cửa quyền thì cũng nghĩ là phải có tiền thì việc mới xong.

Noname, Hà Nội
Thử hỏi từ trước đến nay ở Việt Nam đă có ai bị tử h́nh v́ tham nhũng chưa? Bao nhiêu vụ án, chỉ tuyên án tù khoảng dăm bảy năm, thụ án vài năm rồi ra, như thế nên có ai sợ đâu, cứ việc tham nhũng thoải mái, rồi lấy tiền đó mà chạy án nếu có bị bắt. Luật của Việt Nam không nghiêm, không có tính răn đe nên ít người sợ lắm!

Dat
Tôi nghĩ nhà nước không thực sự muốn bài trừ tham nhũng vì bứt dây sẽ động đến rừng và vả lại nếu diệt hết tham nhũng thì lấy ai ra mà làm việc.

Hailua saigon
Tội nghiệp Mr. Neo đă có nhiều ngộ nhận. Đă là quan chức của nhân dân, là người cầm luật th́ phải biết đúng sai mà giáo huấn nhân dân chứ? Chả lẽ cứ đút cho cái ǵ là há miệng ngậm lấy cái ấy sao? Mr.Neo đang bênh vực hay chửi lại CQ đấy? Hỏi thử xem có bao nhiêu người dân thích hối lộ, chẳng qua là không bôi trơn th́ việc không thành, cực chẵng đă mới phải thế thôi. Với cái thứ hạng 121/180 có đáng tự hào không?

Thang, Hà Nội
Chẳng hiểu vụ này tổ chức Minh bạch Quốc tế được bao nhiêu? Mà Việt Nam được xếp hạng cao như thế. Nhục nhă thay!

AT
Theo tôi VN là nước tham nhũng vào loại bậc nhất nh́ của các nước tham nhũng, nhưng họ lúc nào cũng tỏ ra là chống tham nhũng. Trên thực tế họ không kiểm soát được.

Hoang Xa
VN nạn tham nhũng rất phổ biến, đặc biệt là trong các DNNN hiện nay, người ta tham nhũng bằng nhiều h́nh thức trắng trợn. NN không thực hiện chống tham nhũng tại khu vực này, của "chùa" thể hiện nhiều nhất ở đây. Khi nào Chính phủ VN mới quan tâm?

Anfa
Nhiều người đổ lỗi cho dân Việt Nam có thói quen hối lộ. Vậy hăy giải thích tại sao những người Việt Nam ở Mỹ lại không có thói quen đó?

TK
Việt Nam mà được vị trí này tôi e rằng không khéo đă có tham nhũng, đút lót trong khi xếp hạng. Chỉ cần một ông tổ trưởng ở khu phố thôi cũng đă ăn của đút rồi. Việt Nam được xếp hạng 121 th́ cao quá, nếu đúng phải 175/180. Ôi tự hào Việt Nam (Tôi không dám cảm thấy nhục, hay xấu hổ đâu nhé, sợ lắm!)

Su That, TP HCM
@Mr Neo, Hnam : thật buồn cười khi đọc các suy nghĩ cuả các anh, các suy nghĩ này đúng là suy nghĩ của các quan chức.Tham nhũng ở VN tràn lan là do nhân dân gây ra.

Thử hỏi người dân thấp cổ bé họng biết làm ǵ khi muốn làm việc ǵ đó cho thuận tiện th́ bị hạch hoẹ, gợi ư, đến đe doạ th́ mới xong. Nếu CAGT của chúng ta cũng nghiêm như các nước Âu, Mỹ...xem tôi đố ông cố, ông cóc các anh sống lại cũng không dám x́ tiền hối lộ khi vi phạm luật giao thông đó.

Tôi nói thật tham nhũng ở VN nó nghiêm trọng đến nỗi nếu mà đánh nó chết th́ đồng nghĩa với việc đánh chết đảng CS cầm quyền v́ thế chống tham nhũng chỉ là hô hào suông thôi.

Tran Quang Thien
Đi đâu cũng thấy, cũng gặp quan, từ quan ấp, quan công an khu vực, quan xây dựng, quan thanh tra, quan CSGT th́ làm sao mà người Việt không hối lộ để "thông quan "?

Người dân VN phải nuôi bao nhiêu quan trên vai ḿnh. Sợ quá. Ṿi bạch tuộc bủa vây tứ phía. Sao lại trách người dân. Lạy bằng miệng quan có nghe đâu nên phải ch́a ngân lượng ra thôi. Tham nhũng là vấn đề biết rồi, khổ lắm nói măi.

Minh Ngoc
Xin bổ sung ư kiến rất xác đáng của TTT. Một chính quyền thật sự của dân phải là chính quyền được vận hành và quản lư tách bạch khỏi sự can thiệp của ĐCS.

Nơi nào có bàn tay đảng chỉ đạo càng sâu như luật pháp, truyền thông, giáo dục th́ tính minh bạch, công bằng càng kém.

Đảng có công rất lớn trong sự nghiệp trồng người XHCN hơn 70 năm! Trồng càng lâu th́ người càng thêm khó sửa.

Nếu có 1 tội có thể đổ cho người dân một phần đó là tội giỏi nhẫn nhục chịu đựng và thỏa hiệp với một chế độ phi nghĩa quá lâu đến nỗi người dân mất hẳn ư thức giá trị làm người người đứng thẳng. Các quốc gia càng sợ dân chủ, tự do th́ càng xếp hạng cao về tham nhũng!

Linh Trung
@Mr Neo , nếu nói người dân có thói quen đưa hối lộ chứ không phải tại chính quyền th́ tại sao cũng chính người đó khi sang Mỹ hoặc Âu châu sống họ chẳng phải hối lộ ai cả. Tự nhiên "bệnh" của họ mất tiệt!!

TTT
Tôi thấy nhiều người rất "khách quan" để nh́n phía "cộng tác" của chính quyền: Đó là lỗi do người dân góp phần. Theo tôi th́ người dân chính là "nạn nhân" của 1 hệ thống ở phía trên tạo ra.

Ai tạo ra môi trường để người dân hối lộ? Hệ thống giáo dục của ai đào tạo người dân? Hệ thống, guồng máy rất quan trọng để tác động, tạo ư thức hệ cho cộng đồng, cho thế hệ. Một hệ thống, bộ máy th́ rất nguy hiểm hoặc hữu ích v́ nó có thể phá huỹ hoặc đào tạo thế hệ.

Mr. Neo
Dân Việt Nam từ rất lâu đă có những thói quen tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển, "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", nh́n cả giao thông Việt Nam cũng thấy rơ: mục đích luôn là chính, luật pháp và những người khác không bao giờ được tôn trọng.

Ngay cả cái thứ gọi là "t́nh cảm" giữa các quan chức với quan chức, quan chức với dân cũng không rơ ràng. Dân Việt Nam không có thói quen hoặc chưa quen ṣng phẳng, chừng nào mọi chuyện đều giải quyết bằng t́nh cảm th́ vẫn c̣n tham nhũng, vậy thôi.

Đừng trách Đảng hay ai đó lănh đạo, hăy trách tại sao anh không thay đổi thói quen của chính anh.

HNam
Tôi đồng ư ở VN nạn tham nhũng c̣n tràn lan. Tuy nhiên đây ko phải chỉ v́ chính quyền mà c̣n có lỗi của người dân nữa.

Tôi nhớ có bản báo cáo cách đây ko lâu chỉ ra rằng đa số người VN được hỏi đều cho rằng họ sẵn sàng hối lộ quan chức NN với mục đích có lợi cho lợi ích kinh tế của bản thân họ.

Duy Hạnh, Hà Nội
Đảng ta nói, quan chức là nô bộc của nhân dân, thực tế th́ nô bộc ḅn rút của chủ. Hỡi ơi, chủ mà không có quyền sa thải nô bộc, quyền con người ở đâu, nhân quyền ở đâu.

Nothing
Tham nhũng thế th́ hỏi sao Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lại thấy "nhục" v́ là công dân nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.

TTT
Tôi không rơ tổ chức Minh bạch Quốc tế có minh bạch không chứ ở VN ông công an Ấp cũng Tham nhũng đó. Tôi nghĩ VN phải đứng 170 cơ. Cán bộ VN vào ngành tay trắng, rời ghế có giàu to, có ai nghèo đâu.

 Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080923_corruption_index.shtml


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Tham Nhũng
www.vietnamvanhien.net
email: thuky@vietnamvanhien.net







THAM NHŨNG, QUỐC SÁCH HAY QUỐC NẠN



 

Hiện nay Việt Nam là một trong những nước tham nhũng nhất vùng Á châu, chỉ hơn Bangadesh và Nam Dương. Báo chí trong nước thường đăng những lời tuyên bố của giới lănh đạo cộng sản Việt Nam cho rằng tham nhũng là quốc nạn. Có người cho rằng tham nhũng là quốc sách. Người khác th́ nghĩ đó là bệnh ung thư của một chế độ sắp tàn. Chúng ta nghĩ ǵ ?

 

I ) Tham nhũng là quốc sách và quốc nạn

 

Nếu chúng ta quan sát các nước Liên sô, Đông Âu, trong tiến tŕnh thoái hóa, trước khi sụp đổ; rồi chúng ta quan sát tiến tŕnh thoái hóa của cộng sản Việt Nam và Trung Cộng hiện nay; th́ chúng ta thấy tham nhũng là một quốc sách. Tại sao vậy ?

 

Như chúng ta đă biết tất cả những chế độ cộng sản đều lấy lư thuyết Mác-Lê làm nền tảng, làm ánh sáng soi đường; như Hiến pháp cộng sản Việt Nam, Lời mở đầu và Điều 4 : « Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin… », « Đảng Cộng sản Việt Nam… theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin… là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội. »

 

Lư thuyết Mác th́ không tưởng, có nhiều sai lầm; nhưng một trong những sai lầm lớn nhất đó là chủ trương băi bơ quyền tư hữu, một trong những động lực chính thúc đẩy con người làm việc. V́ vậy kinh tế cộng sản bị lâm vào cảnh : « Cha chung không ai khóc. Ruộng chung không ai cày. Nhà chung không người chăm sóc. » Kinh tế đi đến chỗ tŕ trệ, không phát triển, thua các nước theo kinh tế thị trường, tôn trọng quyền tư hữu. Lư thuyết của Lê-nin không có ǵ ngoài việc dạy dỗ đàn em làm một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp chính quyền; và một khi cướp được chính quyền rồi th́ làm thế nào để tổ chức một nhà nước độc tài, có đảng đứng phía sau, để duy tŕ và bảo vệ chính quyên. Chính v́ vậy mà các chế độ độc tài cộng sản thiếu khả năng thích ứng. V́ kinh tế tụt hậu không phát triển, nên dân bất măn; nhưng v́ muốn duy tŕ quyền hành, nên giới lănh đạo cộng sản bắt buộc phải dùng ba cơ quan như ba con chó giữ nhà cho chế độ : Đó là quân đội, công an và tuyên truyền, dùng cây súng, cái c̣ng, và lời nói xuyên tạc sự thật để đàn áp dân và bênh vực chế độ. Kinh tế tụt hậu, không phát triển, ngân sách càng ngày càng thâm thủng, dân càng ngày càng bất măn, giới lănh đạo cộng sản càng ngày càng cần đến đàn áp và tuyên truyền, ba bộ máy giữ cây súng, cái c̣ng và cái loa càng ngày càng lớn mạnh; nhưng ngân sách không đủ; nên không c̣n ǵ hơn là để cho ông bộ đội này làm chủ hăng xưởng quốc doanh x, ông công an làm phó giám đốc hay ông chính ủy kia làm chủ một hăng xưởng quốc doanh khác y. Cả ba ông tha hồ tham nhũng được coi như lương bổng v́ đă có công bảo vệ chế độ; hơn nữa tay đă nhúng chàm, làm mất ḷng dân, chỉ c̣n con đường duy nhất là bám vào đảng để duy tŕ bổng lộc, vinh thân ph́ gia. 

 

Đó là quốc sách lúc ban đầu.  Nhưng sau đó tham nhũng và hối lộ lan tràn, làm tê liệt guồng máy kinh tế quốc gia, làm ḷng dân chán nản, phẫn uất, nổi lên chống đối chế độ, bằng cách này hay cách khác, âm thầm hay công khai; tham nhũng trở nên quốc nạn. Chúng ta nhớ vào những năm cuối đời, trước khi chết vào năm 1983, Brejnev, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô, phải than lên : « Xă hội chủ nghĩa ǵ mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công; 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả; công chức đến sở làm việc th́ chỉ để có mặt, sau đó th́ đi coi hát, hay làm việc tư riêng. » Nh́n vào xă hội Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng hiện nay chúng ta thấy cùng một cảnh, mặc dầu con người, hoàn cảnh lịch sử và thời gian khác nhau. Việt Nam hiện nay có 2 700 bằng tiến sĩ giả, nạn bán bằng, tham nhũng ngay trong cơ quan giáo dục y tế, 2 cơ quan mà ngày xưa dân Việt rất kính trọng. Thầy tống tiền hay cưỡng bức t́nh dục học tṛ, nếu học tṛ muốn có bằng và được lên lớp là chuyện thường của nền giáo dục cộng sản hiện nay. Thầy thuốc ngày xưa người Việt có câu : «Lương y như từ mẫu»; ngày nay dưới chế độ cộng sản thành ra : «Lương y cộng sản như kẻ cướp.» Không có tiền là không dám nghỉ đến việc đi bác sĩ, nhất là vào nhà thương. Theo tờ báo Người Lao Động gần đây, 80% dân Việt khi bệnh không dám đi bác sĩ hay nhà thương. Trong khi đó v́ nhờ tham nhũng hối lộ, các cán bộ giầu kếch xù, đánh những canh bạc cả triệu đô la, như vụ PMU18 gần đây. Ở Trung Cộng, v́ hứa với Tổ chức Thương mại quốc tế là phải cải tổ hệ thống ngân hàng; lời hứa đă đáo hạn, gần đây Trung Cộng cho cải tổ 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất; mới phát hiện ra có 800 tỷ $ thất thoát ra nước ngoài v́ tham nhũng; 2 000 tỷ$ nợ khó đ̣i. Chính quyền Trung Cộng đă cho nghỉ việc 400 nhân viên ngân hàng.

 

I I ) Tham nhũng là bệnh ung thư

 

Tham nhũng là bệnh ung thư của một chế độ thoái trào, nó làm cho chế độ đó trở thành một cảnh chợ chiều, ai cũng vội bốc hốt, bán đổ bán tháo để về nhà, v́ chợ đă tàn. Bệnh ung thư, như chúng ta đă biết, nếu chữa, th́ phải cắt dần cắt ṃn những phần của cơ thể, đến lúc kiệt sức mà chết; nếu không chữa, th́ nó ăn sâu vào ngục phủ ngũ tạng của chế độ; rồi chế độ cũng chết. Lịch sử nhiều khi lập lại. Nh́n vào lịch sử Đông Tây, từ sự sụp đổ của đế quốc La Mă v́ tham nhũng, đến triều Nhà Tống bên Tàu, qua cuối thời Nhà Trịnh ở Việt Nam; và gần đây những Chế độ Cộng Sản Liên Đô, Đông Âu sụp đổ một phần v́ tham nhũng, hối lộ; chúng ta sẽ rơ. Cuối thời nhà Tống bên Tàu vào cuối thế kỷ thứ 10, có Bao Công xử án công minh; nhưng chính v́ công minh nên đă đem cả pḥ mă, con rể vua ra xử, cắt dần cắt ṃn những bộ phận của cơ thể chế độ, làm chế độ yếu dần, không thể đương đầu trước sự tấn công của quân Kim và quân Mông Cổ, nên chế độ sụp đổ. Tại Việt Nam, cuối đời chúa Trịnh với Trịnh Sâm, v́ nghe lời bà Chúa Đặng thị Huệ, để cho em trai bà này và chân tay bộ hạ hoành hành, tham nhũng, ức hiếp dân. Nhà Trịnh sụp đổ một phần cũng v́ vậy. Gần đây, tại Liên Sô vào thập niên 80, Gorbatchev đă ép Ligatchev, nhân vật thứ 2 trong đảng phải từ chức v́ tham nhũng, cử 5 000 quan ṭa để đi bắt tham nhũng trên toàn quốc, vẫn không cứu được chế độ, chung cuộc đế quốc Nga sụp đổ.

 

Quân cán chính, hăy can đảm đứng về phía dân tộc, bỏ cái súng, chiếc c̣ng và ngụy ngôn, ngụy từ để đàn áp và lừa dối dân. Tham nhũng quả thật là quốc sách, quốc nạn và bệnh ung thư, chỉ cần ḿnh nó cũng đủ làm sụp chế độ. Tuy nhiên chúng ta không thể khoanh tay ngồi chờ. Cần phải tích cực đấu tranh. Thời gian đă quá trễ, để bắt kịp Thái Lan, chúng ta phải cần 33 năm, bắt kịp Nam Hàn và Đài Loan, Việt Nam phải cần 150 năm, bắt kịp Singapour phải cần 197 năm. Người dân trong nước hăy can đảm đứng lên đấu tranh để chấm dứt t́nh trạng đen tối hiện nay, mới mong có ngày mai tươi sáng, mới có thể theo kịp các nước chung quanh !

 

                        Paris ngày 17/03/2007

 

                            Chu chi Nam

Nguồn: http://chuchinam.pagesperso-orange.fr





          

Làm Thế Nào Để Bá Trừ Tham Nhũng ?


Theo thống kê cuả Liên Hiệp Quốc đă điều tra cho biết trong năm 2005 th́ Việt Nam là nước đứng hàng 107 trong số  159 quốc gia có mức độ tham nhũng tồi tệ trên thế giới ...!
Năm 2009 th́ Việt Nam đang trên đà tiến nhanh và tiến mạnh nhất thế giới về kỷ lục tham nhũng , nó trở thành quốc nạn mà ngướ dân nào cũng nghe, thấy và oán trách nhà cầm quyền...!

Trên thực tế tham nhũng taị Việt Nam đă trở thành quốc nạn ! Đă và đang góp phần một cách tích cực vào sự sụp đỗ toàn diện cuả chế độ độc tài, độc đảng trị CSVN và mất hết khă năng bảo toàn đất tổ ...!, cán bộ các cấp từ trung ương đến điạ phương đua nhau trộm cấp của công và ăn cướp cuả dân một cách công khai chưa bao giờ xăy ra trong lịch sử dân tộc...!

Muốn bài trừ tham nhũng một cách hiệu quả là phải thực thi những chính sách như sau:
1- Tự Do Ngôn Luận:
Các cơ quan truyền thông ở các nước tân tiến được tự do ngôn luận mà các cơ quan truyền thông nầy như báo chí, đài phát thánh, đài phát h́nh v..v... đă mạnh vạn tố cáo và vạch mặt những ai can dự vào trọng tội nầy từ những tin tức trong dân gian. Nên đă góp phần bài trừ tham nhũng một cách có hiệu quả .

2- Dân Quyền:
Ngướ dân phải được quyền ứng cử và bầu cử một  cách tự do mà không bị ràng buộc và ngăn cấm v́ bất cứ lư do nào hay tổ chức nào . Quyền đặc miễn tài phán cho những dân biểu các cấp trong tỉnh và quốc gia phải được minh định và tôn trọng một cách tuyệt đối  ...Những vị dân biểu nầy góp phần trong công tác bài trừ tham nhũng một cách có hiệu quả .

3- Nhân Quyền:
Quyền làm ngướ phải được tôn trọng một cách tuyệt đối như trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền đă minh thị ...Có vậy th́ ngướ dân mới có can đảm để tố giác những công nhân viên và chính khách can dự vào trọng tội ăn cấp, ăn cướp và tống tiền ngướ dân .

4- Đa Nguyên:
Moị ngướ dân và mỗi người dân được quyền tham dự và hoạt động quốc sự một cách tự do theo sỡ nguyện cuả họ mà không bị bắt buộc tham gia một sinh hoạt độc đảng . Một thể chế Dân Chủ và Đa Nguyên là nền tảng một một xă hội lành mạnh và tiến bộ trên hai mặt tham nhũng và nhân bản. Nhà cầm quyền phải chấp nhận một lực lượng chính trị đối lập được ngướ dân tín nhiệm và là một giải pháp thay thế cho nhà cầm quyền đương thời thối nát và bất lực trước quốc nạn như tham nhũng và khă năng bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ.

Một thể chế Dân Chủ và Đa Nguyên là bước tiến tất thành tựu cuả dân tộc Việt Nam Văn Hiến và cuả nhân loại, nó có khă năng bài trừ tham nhũng và những quốc nạn khác một cách kiến hiệu, như bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ trước sự bành trướng hung hăng cuả kẻ thù truyền kiếp tứ phương bắc .

Khánh Vân sưu tầm


  
                                                                           Xin vui ḷng bấm vào dưới đây để gởi điện thư:


Phần Góp Ư


16/11/2009

Theo tôi th́ phải nghiêm khắc vởi bọn tham nhũng...Nhẹ th́ thiến, nặng th́ chém đầu
Có vậy th́ mới diệt trừ được tham nhũng .!



-- ------------------------






Bài Trừ Tham Nhũng Không Khó ?
30/4/2010

Chống tham nhũng không khó nếu quyết tâm. Một đề nghị bài trừ tham nhũng một cách hiệu quả như sau:
Một Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng phải được thành lập và hoạt động như sau:
(1) Thành phần: Gồm nhiều chuyên viên về luật pháp, h́nh sự, kinh tế và tài chánh ...Không phải là đảng viên của đảng CSVN. Thành phần nầy phải hoàn toàn độc lập với đảng cầm quyền và không làm việc trong bất cứ cơ quan công quyền nào của chánh quyền đương thời.
(2) Quyền hạn:
       (1) Được quyền triệu hồi và thẫm vấn từ chủ tịch nhà nước, tất cả ủy viên của chính trị bộ đảng CSVN và  tới thường dân
         (2) Được quyền trừng phạt tù và tiền những ai trực tiếp hay gián tiếp vi phạm tham nhũng ( h́nh phạt do quốc hội quyết định)
       (3) Được quyền băi chức, băi nhiệm từ chủ tịch nhà nước, thủ tướng, bộ trưởng và tất cả công nhân viên trong tất cả các cơ quan công quyền.
       (4) Được quyền đặc miễn tài phán và được bảo vệ như yếu nhân quốc gia
       (5) Kết quả điều tra sẽ được thông báo trên công báo quốc gia và tất cả cơ quan truyền thông trong nước.

(3) Tổ chức:
       (1) Ủy ban vài trừ tham nhũng trung ương: Xét xử những trường hợp vi phạm cấp trung ương như hồi đồng chánh phủ vá các bộ sở và có liên quan đến cấp tỉnh, thành .
       (2) ủy ban bài trừ tham nhũng cấp tỉnh và thành: Xét xử những trường hợp vi phạm trong tỉnh và thành.

Nếu giới lănh đạo đảng CSVN thật tâm muốn bài trừ tham nhũng th́ ít nhất phải làm được như đề nghị  thô thiển nầy.

Nguyễn Việt
nguyenviet@yahoo.com 



Xin Bấm Vạ Để Xem

                                    Báo Cáo Tóm Tắc Về Tham Nhũng Tại Việt Nam
cuả NIS





 
Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Tham Nhũng
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net