Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.net
Thế Nước Lòng Dân Cung Đình Thanh ( Tập
San Tư Tưởng Số 6 )
Nếu cần phải định nghĩa cho rõ thế nước là gì? Lòng dân là gì? Ta có thể vắn tắt như sau : thế nước hiểu theo nghĩa ngày nay là cái vị thế, cái vai trò, cái hoàn cảnh mạnh hay yếu, giàu hay nghèo của đất nước đó, vào thời gian đó trên bàn cờ quốc tế, trong cộng đồng nhân loại, nhất là cộng đồng địa phương. Còn lòng dân đơn giản là cái nguyện vọng, cái ước muốn của người dân trong nước. Ở đâu và bao giờ người dân cũng mong được sống cuộc đời no đủ, trong một xã hội tự do, an bình, có trật tự, nhất là sống hợp với phong tục tập quán của mình để được hạnh phúc. Tuy nhiên, ở mỗi thời và cũng tùy từng nơi, cái lòng dân này có thể thay đổi đôi chút. Thí dụ : lòng dân người Việt đa số bây giờ có thể thiên về sao cho có nhiều tiền. Nhưng vào thời điểm 1945 sau gần trăm năm sống đời nô lệ, người dân Việt lúc đó chỉ khao khát độc lập, tự do dù phải trả bằng bất cứ giá nào. Thế nước và lòng dân là hai điều kiện không thể thiếu trong việc định một hướng đi cho dân tộc để đạt được tự do, hạnh phúc và phồn vinh. Thiếu hai điều kiện này, cuộc chiến đấu của dân tộc nhất định sẽ thất bại. Mà dù chỉ thiếu một trong hai điều kiện, cuộc chiến đấu sẽ bị khập khiễng, què quặt. Mục đích đạt được, nếu có, cũng không tương xứng với những hy sinh dân tộc phải trải qua. Lịch sử cận,
hiện đại Việt Nam chứng minh rất rõ chân lý bất di
bất dịch trên. Từ 1945 đến nay, ít ra cũng đã
có bốn cơ hội chứng tỏ người lãnh đạo không đi
đúng thế nước lòng dân, hay ít ra
không đi đúng một trong hai điều kiện này. Kết quả
tất nhiên phải đưa đất nước đến chiến tranh, tàn
phá, đau khổ, điêu linh. CƠ HỘI THỨ NHẤT
NĂM 1945, Thế chiến thứ II chấm dứt. Nhân cơ hội tốt, các dân tộc nhược tiểu mất chủ quyền, nhất loạt vùng lên, cướp thời cơ, giành độc lập. Cũng như các dân tộc mất nước lúc đó, nguyện vọng của dân Việt là giành được độc lập tự do với bất cứ giá nào. Ðảng Cộng sản hiểu rõ lòng dân, đã nhanh tay cướp lấy chính quyền; và do đó giành luôn được quyền chống thực dân Pháp đang lăm le trở lại tái chiếm Ðông Dương. Nhưng đảng Cộng sản chỉ có được lòng dân mà không có được thế nước. Từ ngay khi cuộc thế chiến chưa chấm dứt, lãnh tụ các nước Ðồng Minh (Mỹ, Anh, Nga) khi biết thế thắng sắp đến, đã họp nhau ở Yalta chia khu vực ảnh hưởng, chuẩn bị cho cái thế hòa sau cuộc chiến. Hội nghị này đã quyết định Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của khối tự do. Ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Cộng sản Việt Nam hiểu rõ điều đó. Ông hiểu lập một chính phủ cộng sản trong vùng ảnh hưởng của khối tự do là trái với sự sắp xếp của các siêu cường, được hiểu là trái với sắp xếp của cộng đồng nhân loại, tất sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Biết cái thế nước không có, nhưng mục đích tối thượng của ông, của đảng cộng sản không phải vì độc lập của đất nước, phồn vinh và hạnh phúc của giống nòi, nên thay vì nhường cho phe quốc gia tổ chức chính quyền, ông đã tìm cách đánh lừa dân, nước, đánh lừa quốc tế bằng cách giải tán Ðảng Cộng sản (thay bằng một hội nghiên cứu Mác Lê!), nhân danh những người yêu nước thiết lập chính quyền. Bị sự truy kích của báo giới quốc tế về nguồn gốc, ông đã trả lời một cách vô cùng khôn khéo trong việc nhập nhằng cái gốc cộng sản của mình. Nhưng dù khéo đến đâu ông vẫn để lộ cái đuôi đỏ lòm của mình ra. Vì thế, Ðồng Minh, chủ yếu là Mỹ đã hè nhau giúp Pháp tái chiếm Ðông Dương, nhân danh tự do ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản. Mở đầu cho cuộc tái chiếm này phải kể đến việc ông Hồ và đảng Cộng sản đã ký hiệp ước sơ bộ 6/3 đón Pháp vào Việt Nam thay quân đội Trung Hoa, mục đích là loại đi một thế lực, vốn là đồng minh của Quốc Dân Ðảng, đối thủ của Việt Minh. Mục đích của Mỹ không phải là giúp Pháp chiếm lại thuộc địa, mà chỉ muốn lợi dụng Pháp ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản trong phần đất này. Và thế là dân Việt, thay vì được hưởng hòa bình, độc lập như một số dân các thuộc địa khác (Phi, Ấn, Nam Dương... ) lại phải trải qua một cuộc chiến tranh gian khổ, tiêu hao rất nhiều tiềm năng quốc gia. Năm 1949, Trung Cộng chiếm được Hoa Lục, rảnh tay tiếp trợ đồng minh cộng sản Việt Nam. E một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể bùng nổ, quốc tế chuẩn bị họp ở Genève để giải quyết vấn đề Việt Nam. Và một giải pháp chia đôi đất nước bắt đầu thành hình. Tất nhiên
cả dân lẫn chính quyền hai bên quốc, cộng đều
không muốn đất nước phải chia cắt. Hồi ấy, có giai thoại
đăng trên báo chí nói về việc ông
ngoại trưởng chính phủ quốc gia không muốn bước vào
phòng hội nghị khi biết nhiệm vụ của hội nghị này chỉ để
chia đôi đất nước đã bị ông Thủ tướng Pháp
gay gắt nói đại ý nếu ông không họp, y sẽ lấy
anh bồi của y (tất nhiên là người Việt) ngồi thay
vào đó! Chẳng dễ gì mà kiểm chứng giai
thoại trên là thật hay giả, nhưng ít ra nó
cũng chứng tỏ việc chính quyền quốc gia có ý phản
đối sự chia cắt đất nước. Ông Phạm Văn Ðồng và
chính quyền cộng sản cũng gặp một áp lực và sự đối
xử tương tự. Có điều lời lẽ của ông Chu Ân Lai chắc
nhẹ nhàng hơn để cho hợp với cái gọi là
tình anh em đồng chí. Kết quả là, vào năm
1954, Hội nghị quốc tế Genève đã quyết định chia
đôi nước Việt bất kể đến nguyện vọng và ý kiến của
cả dân lẫn chính quyền hai miền Việt Nam. CƠ HỘI THỨ NHÌNĂM 1954, khởi đầu một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam. Lúc này, Việt Nam đã bị chia cắt làm hai, miền Bắc vĩ tuyến 17 thuộc cộng sản, miền Nam thuộc khối tự do mà dần dần đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của Mỹ thay vì của Pháp. Thế nước đã rõ rệt, chia làm hai phù hợp với sự chia hai khối của thế giới lưỡng cực thời đó. Chính phủ miền Bắc lộ nguyên hình là một chính quyền cộng sản, chịu sự chi phối của thế giới cộng sản chứ không còn nhập nhằng như thời 1945. Chính quyền miền Nam được Mỹ bảo trợ và càng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ, càng ngày càng như tự nguyện trở thành một chính quyền tay sai mà quên mình cũng đã có thời là nước độc lập. Còn lòng dân thì càng rõ rệt hơn : dân muốn có hòa bình để lập lại cuộc đời, xây dựng lại mồ mả tổ tiên bị cầy xéo vì chiến tranh, chăm sóc thửa ruộng, mảnh vườn đã bị bỏ hoang quá lâu. Tuy không bằng lòng nhưng người dân câm nín tạm chấp nhận sự chia cắt đất nước như một định mệnh của dân tộc. Kẻ nào không thích chế độ nơi mình sinh sống có thể bỏ quê hương nhà cửa sang phần đất bên kia mà sinh sống. Ðã có hơn một triệu người (và sau khi sự tự do di chuyển hết hạn, biên giới đóng cửa, còn có một số không nhỏ người vượt tuyến vào Nam) bỏ cộng sản miền Bắc di cư vào Nam! và cũng có vài ngàn người bỏ miền Nam tự do ra Bắc sống với cộng sản. Ðịnh mệnh đã an bài Việt Nam là một trong ba nước (với Ðức và Ðại Hàn) bị chia đôi đất nước vì nhu cầu chiến lược toàn cầu. Thế nước, lòng dân như vậy cũng là thật rõ. Nhưng khác với hai nước kia yên phận làm ăn, phát triển đất nước để chờ ngày thống nhất thì Việt Nam đi ra ngoài lệ đó. Sau hai năm chờ hiệp thương không thành, chính quyền Cộng sản miền Bắc bất chấp thế nước, lòng dân, bắt đầu mở cuộc xâm lăng miền Nam. Như vậy là họ đã làm mất đi cơ hội thứ hai này. Sự u mê này cũng thật hợp với ý nguyện của giới tư bản quốc tế đang cần chiến tranh cục bộ để bán đi khối khí giới khổng lồ thặng dư từ thời chiến tranh thứ hai, và chắc chắn vẫn được tiếp tục sản xuất thêm nữa. Sự u mê của chính quyền miền Bắc được sự tiếp tay với nỗi hăng say chưa từng có của các tướng lãnh miền Nam khiến cuộc chiến Việt Nam bùng nổ mỗi ngày một tàn khốc, suýt chút nữa đã biến miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá mới và cũng biến miền Nam thành giải đất quạnh quẽ đìu hiu như khu khai quang tập thể. Nhưng khí giới dư thừa
dùng mãi cũng phải hết, nhất là từ năm 1971 khi
Nixon gặp Mao Trạch Ðông và Chu Ân Lai ở Bắc
Kinh, thì tư bản quốc tế cũng đã bắt đầu hình
thành một chiến lược mới. Thế là người ta chuẩn bị chấm
dứt chiến tranh không đếm xỉa gì đến quyền lợi, nguyện
vọng của người dân Việt cũng như khi khởi động chiến tranh, người
ta chẳng hề hỏi đến ý kiến của người dân. CƠ HỘI THỨ BANĂM 1973, Hòa hội Paris quyết định việc hai miền ngưng chiến và Hoa Kỳ đơn phương rút quân ra khỏi Việt Nam vì nhu cầu chính trị quốc nội của họ. 1973, một lần nữa, khởi đầu một giai đoạn mới, một vận hội mới mà nếu khéo biết nắm bắt thì Việt Nam đã, không những chỉ trở thành một con rồng mà còn trở thành con rồng đầu đàn trong các con rồng Á Châu; bởi theo hiệp định Paris 1973 này, Mỹ phải viện trợ coi như một sự bồi thường chiến tranh để Việt Nam tái thiết. Một khởi đầu vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước. Không biết u mê nào đã dẫn dắt những người lãnh đạo của hai miền đất nước để hai bên vẫn tiếp tục quần thảo nhau, và để rốt cuộc đến năm 1975, Cộng sản miền Bắc đã cưỡng chiếm miền Nam. Tiếp theo là việc áp đặt những chính sách vô cùng ngu xuẩn, vừa ngược với thế nước, vừa trái với lòng dân : - nào cải tạo - nào kinh tế mới - nào đánh tư sản - nào xâm chiếm Campuchia - nào tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội ... Những chính sách
đó đã làm nhân tâm ly tán,
xã hội chia lìa, văn hóa suy đồi, kinh tế lụn bại.
Hàng triệu người bỏ nước ra đi, điều chưa hề xảy ra trong hơn
4000 lịch sử. Hàng triệu người khác cùng với
tài sản tích lũy được trong suốt cuộc đời, chìm
sâu trong biển cả. Ðã ai làm thống kê cho
biết bao nhiêu người chết trong những vùng mệnh danh
là kinh tế mới?! Ðã ai làm thống kê bao
nhiêu gia đình đã mất con, mất người thân
yêu trong cuộc chiến ngu xuẩn ở Campuchia? Kết quả là
gì? Việt Nam trở thành cô lập với thế giới văn
minh, thù nghịch với nhân loại tiến bộ. Nhân
tài vun trồng trong nhiều thế hệ bỗng chốc biến mất, kẻ chết
chìm ngoài biển cả, người trốn tránh ra nước
ngoài, trơ ra chỉ còn những kẻ cầm quyền hối hả hưởng thụ
trên nỗi đau khổ của dân đen.
Không cần lùi
quá xa về dĩ vãng mà chỉ nhìn những sự việc
từ 1917 khi nước Nga thành công trong việc thành
lập nhà nước cộng sản đầu tiên trên hoàn vũ
để làm nền cho những biến cố từ 1945 ở nước nhà.
Các nước tư bản muốn đập chết ngay chế độ cộng sản mới
thành lập ở nước Nga tương đối lạc hậu này. Công
việc chưa thành thì khối tư bản cũ này phải lo đối
phó với mấy nước tư bản mới phát triển là Ðức,
Ý, Nhật có tinh thần quốc gia cực đoan đang lăm le tranh
đoạt thị trường và ngôi vị của các tư bản cũ. Thay
vì phải diệt kẻ thù là cộng sản, các nước
Anh, Pháp, Mỹ quay ra liên kết giai đoạn với cộng sản Nga
để diệt Ðức, Ý, Nhật trước. Chiến tranh thế giới II
bùng nổ (1939) trong bối cảnh như vậy. Ðền đầu năm 1945, khi
cuộc chiến đã có mòi đưa sự thắng lợi về cho phe
đồng minh thì ngay từ tháng 2 đã có cuộc
họp tại Yalta để Anh, Mỹ, Nga chia vùng ảnh hưởng. Ta thấy
rõ, cuộc khủng hoảng thứ nhất chưa chấm dứt thì đã
nảy sinh cuộc khủng hoảng thứ hai. Tháng 7 năm ấy có
thêm Hội nghị Postdam qui định quân bại trận là Nhật
phải giữ nguyên tình trạng chính trị xã hội
nước bị chiếm để trao lại cho quân đồng minh vào tiếp
quản. Tình hình biến chuyển nhanh chóng
đúng như quốc tế trù liệu. 10-8-1945 Nhật đầu
hàng. Việt Minh muốn cướp chính quyền đã bị Nhật
theo đúng hiệp ước Postdam đề nghị với chính quyền đương
thời dẹp Việt Minh. Lạ một điều là đề nghị ấy đã bị
chính quyền Trần Trọng Kim lúc đó từ chối (!).
19-8-1945 Cộng sản cướp chính quyền ở Hà Nội. 2-9-1945 ra
tuyên ngôn độc lập của chính quyền mới, tất
nhiên phải mạo danh là chính quyền quốc gia
yêu nước, thân đồng minh không cộng sản. Trong khi
đó cộng sản ra sức tiêu diệt các đảng phái
Quốc gia làm như đất nước Việt không có ai
khác ngoài họ đại diện cho dân. Thế rồi cuộc chiến
Việt Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946. Chính
quyền Cộng sản rút lui vào rừng núi để mặc
dân chúng với vũ khí thô sơ đánh nhau
với quân đội nhà nghề Pháp. Bao nhiêu người
tài giỏi yêu nước nhưng không theo cộng sản
đã hy sinh trong trận chiến giữ nước đầu tiên này.
Ðược kích thích bởi việc cộng sản Việt Nam cướp được
chính quyền, cộng sản Trung Hoa thừa thắng xông lên,
làm chủ được toàn bộ đất nước Trung Hoa vào năm
1949. Từ đó, một mặt họ giúp Việt Minh phản công
quân Pháp trên mọi mặt trận, mặt khác, họ
giúp cộng sản Cao Ly nổi dậy cướp quyền. Thế chiến lược đồng
minh định ra bởi các hội nghị Yalta và Postdam bị
phá vỡ. Và Mỹ tất nhiên phải hành động : một
mặt giúp Pháp chống cộng ở Việt Nam, một mặt, mở mặt trận
mới ở Cao Ly (25-6-1958). Mặt trận này bị Trung Cộng phản ứng dữ
dội. Danh tướng Mac Athur phải đề nghị dùng nguyên tử
tiêu diệt quân Trung Cộng nhân thể chấm dứt chế độ
cộng sản ở xứ này. Tổng Thống Eishenhower sợ cuộc chiến tranh
thứ ba có thể xẩy ra nên không tán
thành. Một cuộc hoà đàm đưa đến sự chấm dứt chiến
tranh Cao Ly bằng cách chia đôi đất nước này
(27-5-1953). Từ đó, Mỹ chuẩn bị thế chiến lược mới, chia thế
giới ra thành lưỡng cực đối đầu nhau bằng một cuộc chiến tranh
lạnh. Cũng từ đó thuyết Domino ra đời (tháng 8/1953)!
Hiệp định Genève 20-7-1954 chia Việt Nam tạm thời làm hai
nước cũng nằm trong lý thuyết chiến lược này. Chiến tranh
nóng tại Việt Nam, giai đoạn một tạm thời chấm dứt, mở
màn cho chiến tranh lạnh toàn cầu. Cuộc chiến mới tuy
mang danh chiến tranh lạnh, nhưng rồi cũng phải có điểm
nóng để hai khối thử gân thử sức nhau. Nơi được chọn
làm điểm nóng đó, không phải Cao Ly,
không phải Ðức Quốc hay một nơi nào khác
mà lại là đất nước khốn khổ, quê hương Việt Nam của
chúng ta. Có nhiều lý do để lý giải việc
đất Việt bị chọn làm nơi thử sức, thử khí giới, bom đạn
mới, nhưng lý do chính vẫn là bởi trong thời mạt
vận, người Việt đã thiếu mất những bộ óc sáng
suốt. Tôi không nói như người bình dân
: bắp thịt thì tốt (chỉ dân) nhưng cái đầu
thì ngu (chỉ lãnh đạo), vì e như vậy không
phải phép với những người tiền bối. Nhưng bắp thịt tốt mà
cái đầu ngu thì là điều kiện lý tưởng cho
hai khối Ðông Tây dùng làm thí
điểm cho địa bàn thử sức rồi còn gì! Lịch sử
đã nói nhiều về cuộc chiến này với cả triệu triệu
lời khen tiếng chê. Nhưng xét cho cùng thì
lãnh đạo hai bên Việt Nam chẳng khác chi những con
gà nòi được cho ra trận đấu đá nhau để đạt được
điều chủ mong muốn. Ðừng ai hy vọng cuộc chiến này sẽ được
lịch sử ghi công như những trận kháng Nguyên, chống
Minh, bình Thanh của các anh hùng thời trước. Bao
nhiêu sách sử muốn tô thắm cho cuộc chiến tranh
này cũng vô ích mà thôi! Bởi sự dối
trá có thể qua mặt được quốc dân trong nhất thời
nhưng không thể đánh lừa được lịch sử trong vạn đại. Nếu
Quý vị muốn không bị lịch sử buộc cho cái tội phản
nước hại dân thì tốt nhất Quý vị hãy
dùng uy tín và phần còn lại của cuộc đời
mình góp phần vào việc xoay vần thế cuộc để đưa
đất nước thoát khỏi vũng lầy này. Trong quá
trình hai muơi năm của cuộc chiến, đã nhiều phen
có những thay đổi nhỏ. Có khi phía cộng sản muốn
mở rộng cuộc chiến như việc thành lập Mặt Trận Giải Phóng
Miền Nam (20-12-1960), việc Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam họp tại
Hà Nội 10 ngày liền để đẩy mạnh cuộc xâm lăng miền
Nam (tháng 12/1963). Có khi phía Mỹ muốn đẩy mạnh
cường lực chiến tranh như vụ lật đổ Tổng Thống Ngô
Ðình Diệm (1-11-1963), vụ ám sát Tổng Thống Mỹ
Kenedy (12-11-1963) để đem quân bộ vào Việt Nam. Từ
Ðiện Biên Phủ, những chiến trận lớn như Ấp bắc (63),
Bình Giả (64), Pleime (65), Khe Sanh (68), rồi cuộc hành
quân Cambodge (70), Hạ Lào (71), Mùa Hè đỏ
lửa (72) đã đưa cuộc chiến ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ...
Ðã đến lúc cuộc đọ sức của hai khối bằng khí
giới trở nên nguy hiểm, và không còn cần
thiết. Cũng là lúc mà sự mâu thuẫn giữa hai
nước đàn anh trong khối cộng là Liên Xô
và Trung Cộng đã không có cơ hàn gắn.
Những người chủ của cuộc chiến Việt Nam bắt đầu nghĩ đến một giải
pháp khác : tháng 3/1971 Chu Ân Lai thăm
Việt Nam; tháng 4 năm đó ngoại giao bóng
bàn giữa Mỹ và Trung Cộng, tháng 7 Kissinger sang
Trung Cộng, tháng 2/1972 Nixon gặp Mao Trạch Ðông
và Chu Ân Lai. Tất cả những hoạt động ngoại giao nhộn nhịp
này và các trận đánh ngoài
lãnh thổ Việt Nam có lẽ đã có nguồn gốc từ
trận Mậu Thân (1968) : trận này cho biết đã đến
lúc dân Mỹ không muốn dính vào chiến
tranh ở Việt Nam nữa! Lúc đó tư bản Mỹ thử xong
khí giới mới và xài hết khí giới cũ tồn trữ
trong kho rồi! Hai người chủ chính của cuộc cờ chính trị
này là Mỹ và Trung Cộng. Họ đánh cờ
trên đầu người Việt đã đành, mà họ
còn chơi cờ qua mặt người Nga nữa! Việc phải đến đã đến :
Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973 ngưng chiến ở Việt
Nam sau một cuộc dội bom B52 trong mùa Giáng Sinh 1972
suýt biến Hà Nội của chúng ta thành
bình địa! Những gì xảy ra sau hiệp định Paris thì
toàn là chuyện ngu xuẩn, nhạt nhẽo, bởi bàn cờ
chơi đã xong, người chủ đã ra về để chờ kết quả cuộc chơi.
CƠ HỘI THỨ TƯ
Cơ hội thứ tư bắt đầu từ khi khối cộng sản từ NĂM 1989 đột nhiên tan rã như mây khói. Chỉ còn bốn nước vẫn còn chính quyền theo cộng sản là Trung Hoa, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam. Con hổ Trung Hoa dưới sự dẫn dắt của Ðặng Tiểu Bình đã phát triển mạnh mẽ trở thành một thế lực kinh tế đáng cho tư bản các nước Tây phương e ngại. Việt Nam đột nhiên trở thành một xứ được tư bản Tây phương đổ vốn vào đầu tư, vì nhân công rẻ cũng có mà chắc còn vì nhiều lý do khác. Tại sao tư bản không ào ạt đổ vốn vào Nga hay Ðông Âu, Nam Mỹ, tài nguyên nhiều hơn mà nhân công cũng rẻ? Phải chăng tư bản da trắng còn muốn mượn Việt Nam làm một chốt ngăn chặn Trung Hoa bành trướng về phương Nam? Dù vì bất cứ lý do nào, đây là cơ hội ngàn năm một thủa để Việt Nam có thể mượn kỹ thuật và tư bản phương Tây mà canh tân xứ sở.
Cơ hội này chính quyền Cộng sản Việt Nam lại tự làm hỏng. Và hy vọng kinh tế cất cánh như những con rồng Á Châu hình như lúc này đã vượt khỏi tầm tay. Ðã đến lúc phải đặt câu hỏi cho rõ : chúng ta chiến đấu cho cái gì? Tất nhiên không thể còn nói mù mờ là chiến đấu cho một thế giới đại đồng hoang tưởng nào đó mà là chiến đấu để phát triển, chiến đấu chống nghèo đói ngu dốt để đạt tới phồn vinh hạnh phúc. Các cuộc chiến đấu trước đã phí biết bao năm tháng, đã làm chết biết bao triệu sinh linh. Nhưng vì sự lầm lỡ ngu dốt của lãnh đạo khiến dân tộc vẫn cứ quẩn quanh trong vòng đói và dốt, trong khi các nước láng giềng đã có những bước tiến khổng lồ, chuẩn bị hữu hiệu cho việc tiến vào thiên niên kỷ thứ ba.
Không thể chậm trễ hơn được nữa! Ðã đến lúc cả nước phải chiến đấu chống nghèo đói và ngu dốt đúng theo với thế nước lòng dân.
Lòng dân muốn gì? Trước hết, họ muốn sống no ấm trong an bình. Mà muốn an bình thì nước phải có luật pháp nghiêm minh để họ biết đâu là điều cấm mà tránh, đâu là điều hợp pháp để yên tâm mà sống, không lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị công an bắt đi vì những tội không hề được công bố trước để tránh không phạm phải. Muốn an bình thì phải có tự do, nhất là tự do về ngôn luận để họ thông thạo tin tức trong ngoài, sống cho xứng đáng với nhân phẩm người dân một nước độc lập; tự do về tâm linh để họ có thể tùy thích thờ phụng ông bà, tổ tiên, tin theo tín ngưõng riêng, sống theo tập tục truyền thống, hay theo bất cứ cách sống nào miễn không trái với luật pháp và văn hóa dân tộc.
Còn thế nước hiện ra sao? Phải không được quên rằng vòng trời đất luôn luôn biến dịch, hễ hết bỉ lại thái, hết hòa bình rồi sẽ có chiến tranh. Tất nhiên không phải lúc nào chiến tranh cũng phải bằng súng đạn, điều mà nhân loại tiến bộ không muốn chấp nhận nữa, nhưng là chiến tranh kinh tế thể hiện bằng những quả đấm bọc nhung. Cuộc chiến tranh sắp tới có thể là chiến tranh giữa tư bản da trắng đứng đầu là Mỹ và tư bản da vàng, nói rõ hơn là Trung Hoa. Việt Nam ở vị thế đứng chặn cửa ngõ của anh khổng lồ Trung Hoa bành trướng về phương Nam. Nếu có cuộc bao vây kinh tế của tư bản da trắng với anh khổng lồ vừa thức giấc này thì Việt Nam quả là ở vị thế then chốt. Cuộc bao vây đó, trên lý thuyết sớm muộn gì cũng phải xảy ra. Nhưng thực tế không hẳn lúc nào cũng đúng như lý thuyết. Thế giới tư bản vốn có nhiều phức tạp, tròng tréo. Tư bản Hoa Kỳ đã đổ vào Trung Hoa quá nhiều - (trước kia, một phần muốn chia rẽ và làm suy sụp chủ nghĩa cộng sản quốc tế giữa Nga và Hoa, nhưng phần khác vì tham lợi, do nhân công Trung Hoa quá rẻ) - đã khiến cho Mỹ không hăm hở lắm trong việc bao vây kinh tế Trung Hoa. Mặt khác, khối Asean, vốn là những nước đàn em, lệ thuộc tư bản da trắng, nay xem ra muốn trở thành một thế lực độc lập, đứng ngoài sự tranh chấp của hai khối tư bản này.
Kinh tế Việt Nam bắt đầu suy
thoái. Tư bản quốc tế không những giảm dần đầu tư
mà bắt đầu đã có khuynh hướng rút vốn đầu
tư khỏi Việt Nam. Nguyên do chính của sự rút ra
này, theo lập luận của giới tư bản Tây phương là
vì chính quyền độc tài ở Việt Nam không
có luật lệ rõ ràng, áp dụng một thủ tục
hành chính tùy tiện, thiếu hiệu năng lại có
sự tham nhũng tệ hại. Sự mâu thuẫn giữa chính quyền trung
ương và địa phương nhiều khi đưa đến những quyết định
trái ngược nhau ... không thể chấp nhận được! Ðiều
đó là sự thực. Nhưng còn thực hơn nữa không
chỉ bởi chính sự Việt Nam phiền hà, nhiều tham nhũng,
nhiều bất trắc mà lý do chính có lẽ
là Việt Nam đã mất dần vị thế chiến lược để được người ta
lợi dụng. Ðiều này là điều rủi cho chính quyền
tham nhũng nhưng chưa hẳn là điều rủi cho quốc dân Việt
Nam. Phải tỉnh táo để đừng là quân cờ của bên
này hay bên kia trong một cuộc chiến tranh mới. Ðiều
này trước kia có thể là khó nhưng bây
giờ không phải là không thể thực hiện được. Asean
vì sự cứng cỏi quá lố của ông Thủ Tướng Mahathir
đã bị tư bản da trắng răn đe bằng cách bị phá
giá tiền tệ. Nhưng rồi khối này sẽ lớn mạnh và
có vai trò quan trọng hơn trên bàn cờ thế
giới. Việt Nam phải có vai trò trong tổ chức này.
Tất nhiên Việt Nam vẫn phải là người bạn tốt của cả Mỹ lẫn
Trung Hoa. Cũng có thể sẽ đến một lúc mà Mỹ
và Trung Hoa trở mặt với nhau. Ðó là
lúc Việt Nam chỉ có thể chọn một trong hai nước, Mỹ hay
Trung Hoa làm đồng minh. Thời kỳ này nếu có sẽ lại
bắt đầu là một thời kỳ gian khổ. Ðất nước có thể trở
nên hùng cường hay gặp cảnh diệt vong cũng là ở
lúc này. Ðiều đó tùy vào sự
sáng suốt của lãnh đạo, tùy vào quyết
tâm đoàn kết, chiến đấu để sinh tồn của toàn
dân. Nhưng trước hết, lãnh đạo cũng như dân phải
biết thực rõ sự tiến triển của thế cờ mới trên bàn
cờ quốc tế mà hành động cho phù hợp với quyền lợi
quốc gia mình. Nếu còn lầm lẫn về thế nước lòng
dân như trong quá khứ, lần này có thể đưa
đất nước đến chỗ diệt vong. Trên đây là lối nhìn thông thường về biến chuyển của lịch sử Việt Nam cận và hiện đại. Lối nhìn này cho ta thấy những hiện tượng bề mặt : những nhân vật, những sự kiện hiện ra rồi biến đi như những con rối trên một hoạt cảnh; nhưng không cho biết rõ nguyên nhân tác động lên trò múa rối đó, những làn sóng ngầm làm nên lịch sử. Dùng một lối nhìn khác, lối nhìn theo biện chứng động không phải kiểu biện chứng duy vật, cũng không phải lối nhìn theo lý luận logic tam đoạn luận kiểu Tây phương cổ điển, lấy bối cảnh toàn cầu làm nền, ta sẽ thấy sự việc xảy ra có nguyên nhân, có kết quả, biến chuyển theo chu kỳ, rõ rệt hơn nhiều.
Không cần lùi
quá xa về dĩ vãng mà chỉ nhìn những sự việc
từ 1917 khi nước Nga thành công trong việc thành
lập nhà nước cộng sản đầu tiên trên hoàn vũ
để làm nền cho những biến cố từ 1945 ở nước nhà.
Các nước tư bản muốn đập chết ngay chế độ cộng sản mới
thành lập ở nước Nga tương đối lạc hậu này. Công
việc chưa thành thì khối tư bản cũ này phải lo đối
phó với mấy nước tư bản mới phát triển là Ðức,
Ý, Nhật có tinh thần quốc gia cực đoan đang lăm le tranh
đoạt thị trường và ngôi vị của các tư bản cũ. Thay
vì phải diệt kẻ thù là cộng sản, các nước
Anh, Pháp, Mỹ quay ra liên kết giai đoạn với cộng sản Nga
để diệt Ðức, Ý, Nhật trước. Chiến tranh thế giới II
bùng nổ (1939) trong bối cảnh như vậy. Ðền đầu năm 1945, khi
cuộc chiến đã có mòi đưa sự thắng lợi về cho phe
đồng minh thì ngay từ tháng 2 đã có cuộc
họp tại Yalta để Anh, Mỹ, Nga chia vùng ảnh hưởng. Ta thấy
rõ, cuộc khủng hoảng thứ nhất chưa chấm dứt thì đã
nảy sinh cuộc khủng hoảng thứ hai. Tháng 7 năm ấy có
thêm Hội nghị Postdam qui định quân bại trận là Nhật
phải giữ nguyên tình trạng chính trị xã hội
nước bị chiếm để trao lại cho quân đồng minh vào tiếp
quản. Tình hình biến chuyển nhanh chóng
đúng như quốc tế trù liệu. 10-8-1945 Nhật đầu
hàng. Việt Minh muốn cướp chính quyền đã bị Nhật
theo đúng hiệp ước Postdam đề nghị với chính quyền đương
thời dẹp Việt Minh. Lạ một điều là đề nghị ấy đã bị
chính quyền Trần Trọng Kim lúc đó từ chối (!).
19-8-1945 Cộng sản cướp chính quyền ở Hà Nội. 2-9-1945 ra
tuyên ngôn độc lập của chính quyền mới, tất
nhiên phải mạo danh là chính quyền quốc gia
yêu nước, thân đồng minh không cộng sản. Trong khi
đó cộng sản ra sức tiêu diệt các đảng phái
Quốc gia làm như đất nước Việt không có ai
khác ngoài họ đại diện cho dân. Thế rồi cuộc chiến
Việt Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946. Chính
quyền Cộng sản rút lui vào rừng núi để mặc
dân chúng với vũ khí thô sơ đánh nhau
với quân đội nhà nghề Pháp. Bao nhiêu người
tài giỏi yêu nước nhưng không theo cộng sản
đã hy sinh trong trận chiến giữ nước đầu tiên này.
Ðược kích thích bởi việc cộng sản Việt Nam cướp được
chính quyền, cộng sản Trung Hoa thừa thắng xông lên,
làm chủ được toàn bộ đất nước Trung Hoa vào năm
1949. Từ đó, một mặt họ giúp Việt Minh phản công
quân Pháp trên mọi mặt trận, mặt khác, họ
giúp cộng sản Cao Ly nổi dậy cướp quyền. Thế chiến lược đồng
minh định ra bởi các hội nghị Yalta và Postdam bị
phá vỡ. Và Mỹ tất nhiên phải hành động : một
mặt giúp Pháp chống cộng ở Việt Nam, một mặt, mở mặt trận
mới ở Cao Ly (25-6-1958). Mặt trận này bị Trung Cộng phản ứng dữ
dội. Danh tướng Mac Athur phải đề nghị dùng nguyên tử
tiêu diệt quân Trung Cộng nhân thể chấm dứt chế độ
cộng sản ở xứ này. Tổng Thống Eishenhower sợ cuộc chiến tranh
thứ ba có thể xẩy ra nên không tán
thành. Một cuộc hoà đàm đưa đến sự chấm dứt chiến
tranh Cao Ly bằng cách chia đôi đất nước này
(27-5-1953). Từ đó, Mỹ chuẩn bị thế chiến lược mới, chia thế
giới ra thành lưỡng cực đối đầu nhau bằng một cuộc chiến tranh
lạnh. Cũng từ đó thuyết Domino ra đời (tháng 8/1953)!
Hiệp định Genève 20-7-1954 chia Việt Nam tạm thời làm hai
nước cũng nằm trong lý thuyết chiến lược này. Chiến tranh
nóng tại Việt Nam, giai đoạn một tạm thời chấm dứt, mở
màn cho chiến tranh lạnh toàn cầu. Cuộc chiến mới tuy
mang danh chiến tranh lạnh, nhưng rồi cũng phải có điểm
nóng để hai khối thử gân thử sức nhau. Nơi được chọn
làm điểm nóng đó, không phải Cao Ly,
không phải Ðức Quốc hay một nơi nào khác
mà lại là đất nước khốn khổ, quê hương Việt Nam của
chúng ta. Có nhiều lý do để lý giải việc
đất Việt bị chọn làm nơi thử sức, thử khí giới, bom đạn
mới, nhưng lý do chính vẫn là bởi trong thời mạt
vận, người Việt đã thiếu mất những bộ óc sáng
suốt. Tôi không nói như người bình dân
: bắp thịt thì tốt (chỉ dân) nhưng cái đầu
thì ngu (chỉ lãnh đạo), vì e như vậy không
phải phép với những người tiền bối. Nhưng bắp thịt tốt mà
cái đầu ngu thì là điều kiện lý tưởng cho
hai khối Ðông Tây dùng làm thí
điểm cho địa bàn thử sức rồi còn gì! Lịch sử
đã nói nhiều về cuộc chiến này với cả triệu triệu
lời khen tiếng chê. Nhưng xét cho cùng thì
lãnh đạo hai bên Việt Nam chẳng khác chi những con
gà nòi được cho ra trận đấu đá nhau để đạt được
điều chủ mong muốn. Ðừng ai hy vọng cuộc chiến này sẽ được
lịch sử ghi công như những trận kháng Nguyên, chống
Minh, bình Thanh của các anh hùng thời trước. Bao
nhiêu sách sử muốn tô thắm cho cuộc chiến tranh
này cũng vô ích mà thôi! Bởi sự dối
trá có thể qua mặt được quốc dân trong nhất thời
nhưng không thể đánh lừa được lịch sử trong vạn đại. Nếu
Quý vị muốn không bị lịch sử buộc cho cái tội phản
nước hại dân thì tốt nhất Quý vị hãy
dùng uy tín và phần còn lại của cuộc đời
mình góp phần vào việc xoay vần thế cuộc để đưa
đất nước thoát khỏi vũng lầy này. Trong quá
trình hai muơi năm của cuộc chiến, đã nhiều phen
có những thay đổi nhỏ. Có khi phía cộng sản muốn
mở rộng cuộc chiến như việc thành lập Mặt Trận Giải Phóng
Miền Nam (20-12-1960), việc Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam họp tại
Hà Nội 10 ngày liền để đẩy mạnh cuộc xâm lăng miền
Nam (tháng 12/1963). Có khi phía Mỹ muốn đẩy mạnh
cường lực chiến tranh như vụ lật đổ Tổng Thống Ngô
Ðình Diệm (1-11-1963), vụ ám sát Tổng Thống Mỹ
Kenedy (12-11-1963) để đem quân bộ vào Việt Nam. Từ
Ðiện Biên Phủ, những chiến trận lớn như Ấp bắc (63),
Bình Giả (64), Pleime (65), Khe Sanh (68), rồi cuộc hành
quân Cambodge (70), Hạ Lào (71), Mùa Hè đỏ
lửa (72) đã đưa cuộc chiến ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ...
Ðã đến lúc cuộc đọ sức của hai khối bằng khí
giới trở nên nguy hiểm, và không còn cần
thiết. Cũng là lúc mà sự mâu thuẫn giữa hai
nước đàn anh trong khối cộng là Liên Xô
và Trung Cộng đã không có cơ hàn gắn.
Những người chủ của cuộc chiến Việt Nam bắt đầu nghĩ đến một giải
pháp khác : tháng 3/1971 Chu Ân Lai thăm
Việt Nam; tháng 4 năm đó ngoại giao bóng
bàn giữa Mỹ và Trung Cộng, tháng 7 Kissinger sang
Trung Cộng, tháng 2/1972 Nixon gặp Mao Trạch Ðông
và Chu Ân Lai. Tất cả những hoạt động ngoại giao nhộn nhịp
này và các trận đánh ngoài
lãnh thổ Việt Nam có lẽ đã có nguồn gốc từ
trận Mậu Thân (1968) : trận này cho biết đã đến
lúc dân Mỹ không muốn dính vào chiến
tranh ở Việt Nam nữa! Lúc đó tư bản Mỹ thử xong
khí giới mới và xài hết khí giới cũ tồn trữ
trong kho rồi! Hai người chủ chính của cuộc cờ chính trị
này là Mỹ và Trung Cộng. Họ đánh cờ
trên đầu người Việt đã đành, mà họ
còn chơi cờ qua mặt người Nga nữa! Việc phải đến đã đến :
Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973 ngưng chiến ở Việt
Nam sau một cuộc dội bom B52 trong mùa Giáng Sinh 1972
suýt biến Hà Nội của chúng ta thành
bình địa! Những gì xảy ra sau hiệp định Paris thì
toàn là chuyện ngu xuẩn, nhạt nhẽo, bởi bàn cờ
chơi đã xong, người chủ đã ra về để chờ kết quả cuộc chơi. Ảnh hưởng của cuộc chiến 20 năm này đối với Việt Nam thế nào ở trên đã nói sơ. Nay thử xét cuộc chiến ấy đã ảnh hưởng đến ba nước từng trực tiếp dính vào cuộc chiến này là Trung Cộng, Nga và Mỹ xem sao.
- Trong cuộc chiến 20 năm ở Việt Nam, Trung Cộng là nước chi nhiều công, nhiều của. Tuy nhiên, khi cuộc chiến chấm dứt, mang chiến thắng về cho Việt Cộng thì Trung Cộng không có phần. Ðiều này cũng là đương nhiên vì theo Việt Cộng, Trung Cộng đã đi với Hoa Kỳ, phản bội lại họ. Dưới con mắt người Hoa thì khác. Ðặng Tiểu Bình đã cho Hà Nội là quân "vong ân bội nghĩa" và đã xua 225.000 quân xâm lấn Việt Nam (17-2 đến 5/3/1979). Cuộc chiến này đã đem lại cho Trung Cộng thất bại cả về phương diện quân sự lẫn về phương diện uy tín trên trường quốc tế (xem Xu-Melhowg, Chinese Ordeal, 1994). Khi rút lui, họ đã san bằng nhiều thành phố biên giới và tuyên bố tiếc chưa có cơ hội san bằng thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng. Bù lại, họ đã được Hoa Kỳ trả công bằng việc tài trợ vốn và kỹ thuật và cấp cho Trung Cộng quy chế tối huệ quốc, nhờ đó mới có nơi tiêu thụ được sản phẩm sản xuất. Cùng với sự tiếp tay của Hoa kiều mọi nơi trên thế giới, sự giúp đỡ của Mỹ đã giúp Trung Cộng vượt khỏi tình trạng kinh tế kiệt quệ, trổi dậy được như một cường quốc kinh tế có sức phát triển nhanh bậc nhất trong các thập niên về sau. Ðó là điều mà Nga không có được. Cũng vì vậy mà mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Nga trở thành không thể hàn gắn được.
- Liên Xô đã hưởng được mọi vinh quang của sự thắng trận của đàn em Việt Nam năm 1975, nhưng về phương diện kinh tế thì đã bị kiệt quẫn, phần vì chạy đua với Mỹ trong chương trình không gian, phần chạy đua viện trợ khí giới mới cho Việt Nam. Nhưng phần chính phải kể đến vận xui (từ 1982 đến1985, ba Tổng Thống Nga qua đời) cuối cùng Mikhail Gorbachew được bầu lên làm Tổng Bí Thư (3/1985). Ông này là người yêu nước, có tài, nhìn xa, trông rộng nên biết chỉ còn một cách cứu nước Nga là đưa Nga quay lại sinh hoạt bình thường trong cộng đồng quốc tế. Ông thực hiện chương trình này từng bước, trước hết công bố chính sách cải tổ kinh tế và xã hội thường được gọi là Glasnot và Perestroika (2/1987), rồi tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh với Mỹ (cuối năm 1989). Chiến tranh lạnh chấm dứt kéo theo sự tan rã của các nước cộng sản Ðông Âu. Và cuối cùng là giải tán đảng cộng sản Nga sau 74 năm cầm quyền.(24/8/1991)
- So với hai nước trên, Mỹ là nước đã hy sinh hơn 50.000 quân, đã tốn rất nhiều của, và cũng là nước hưởng lợi nhiều nhất do cuộc chiến tranh này dù trên danh nghĩa Mỹ là nước bại trận. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ là siêu cường duy nhất trên hoàn cầu. Nhưng cũng đúng như một cựu giám đốc CIA, ông James Wolsey đã từng tuyên bố "hạ xong khủng long Nga, Mỹ đứng giữa một rừng rắn độc, mà rắn còn khó hạ hơn rồng". Bài học cũ lại được sao y : hạ xong Ðức quốc xã, Mỹ phải đối phó với Liên Xô trong một cuộc chiến tranh lạnh dai dẳng. Nay phải đối phó với Trung Cộng. Kẻ thù này nhiều mặt, vì Trung Cộng vừa là đối thủ lại là bạn hàng càng ngày càng trở thành lớn nhất mà tư bản Mỹ không dễ cắt đứt được. Chưa kể vốn của Mỹ nay nằm tại Trung Cộng quá lớn, không dễ ai biết nó lớn đến mức nào. Ðối với kẻ cựu thù là Việt Nam, chính sách của Mỹ còn nhập nhằng hơn nữa : một mặt hội chứng Việt Nam còn in hằn trên tâm tư nhiều ngưiời Mỹ trong số đó nay nhiều người đã thuộc thành phần lãnh đạo cao cấp nhất. Mặt khác, nếu mai này phải chống Trung Cộng thì không dân nào hơn dân Việt về sức chiến đấu, không nước nào hơn nước Việt về vị trí chiến lược. Bởi vậy, xét cho cùng, hai nước ảnh hưởng đến Việt Nam trong tương lai không xa lắm là Trung Cộng và Mỹ. Nước Nga mà gần đây Việt Cộng ve vãn lại, nếu còn vai trò thì chỉ là vai trò đầu nậu cho Mỹ, như Pháp trước kia mà thôi.
Bài toán tất còn nhiều ẩn số và còn biến chuyển tùy thời. Nhưng nét đại cương thì sẽ không khác những điểm vừa trình bày bao nhiêu.
Lạ một điều là những biến cố trọng đại xẩy đến cho Việt Nam thì cứ 9 năm lại đến một lần : 1945, 1954, 1963, 1972 (đầu 73), 1982, 1991. Và năm nay 2000?
Hiện tình Việt Nam cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam đang ở thế bí vì vừa không có thế nước, vừa mất lòng dân. Chỉ có một cách có thể cứu nước đồng thời cũng cứu được luôn họ là đảng Cộng sản phải chuẩn bị một cách rút lui cho khéo. Cách lui này phải có nhiều bước mà bước đầu hãy bỏ ngay điều 4 Hiến pháp, thay đổi việc cai trị đất nước bằng luật pháp, chứ không phải bằng cán bộ, công an. Phải phá bỏ cái cơ chế do đảng cai trị. Quân phiệt hay bất cứ hình thức nào cũng còn hơn cộng sản miễn được cai trị bằng luật pháp và có tự do ngôn luận. Nếu cứ tiếp tục theo con đường hiện tại, đất nước sẽ tiêu vong. Tất nhiên cũng còn một cách cuối cùng nữa, nói một cách bóng gió, là đợi sự "lên tiếng của đường phố", nói rõ hơn là đợi sự nổi dậy của toàn dân. Tuy nhiên, điều này chỉ coi là việc chẳng đặng đừng vì nó làm mất thì giờ, tiêu hao nhiều sinh mạng và tiềm lực của quốc gia; điều mà không người Việt nào mong muốn nữa!
Lòng dân đã
lên tiếng và thế nước, hay cả cái thế của chiến
lược toàn cầu đã phụ họa. Lần này đảng Cộng sản
Việt Nam không còn thì giờ để chần chờ, lựa chọn.
CUNG ÐÌNH THANH
Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Thế Nước Lòng Dân www.vietnamvanhien.net email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến
những biên khảo, sáng tác và ý kiến
của quý vị và các bạn nhằm mục
đích bảo tồn di sản văn hóa và phục hồi nền An Lạc
& Tự Chủ của Việt tộc.
|