Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



Bài Thuyết trình
về
Văn Hoá Thái Hoà Minh Triết Việt

 

 Ở Quê nhà năm nay có Đại lễ “ Ngàn năm Thăng Long”

 Ở Hải ngoại, chúng tôi xin trình bày về “ Việt Nam: Năm ngàn năm Văn Hiến “



 

A.- Về Ba cuốn sách

  Văn Hoá Đông Nam, Văn hiến Việt Nam & Đạo lý xử thế.

 

I.- Cơ duyên gặp gỡ

Tôi không có duyên may được học với Giáo sư Kim Định cũng như gặp mặt ngài. Khi bắt đầu đọc các tác phẩm của ngài thì ngài vừa quy Tiên, nhưng lại may mắn lại gặp ngài trong những biến cố thăng trầm của Tổ tiên, phế hưng của đất nước, trong đó có cá nhân tôi.  Số là Tổ tiên chúng tôi đã bị bách hại lần thứ nhất vào đời nhà Trần, lần thứ hai thứ hai vào thời nhà Lê, nguyên nhân là “ tranh danh đoạt lợi “. Đến đời tôi cũng trải qua ba lần tỵ nạn: một lần đường bộ, lần thứ hai băng rừng sâu, lần thứ ba qua biển cả.  Tuy còn  nhỏ, nhưng tôi cũng là nạn nhân của lối “ Kiến ăn cá, cá ăn kiến “ và “ Cá lớn nut cá bé “. Tôi cứ thắc mắc hoài về nguyên do tại sao?

Điều thứ hai là đa số đều cho Việt Nam không có văn hoá, có chăng là do Tàu và Tây dạy bảo cho. Nhưng tại sao, nước Tàu to lớn chừng ấy, Việt Nam nhỏ gấp bao nhiêu lần, mà sau 1000 năm trường trị, Việt Nam vẫn vùng lên dành được quyền tự chủ, và  qua 7 cuộc đại chiến, Việt Nam cũng dáng cho Tàu những đòn chí tử.  Của ít, người không đông, vậy thì sức mạnh đó là do đâu, chắc chắn là tinh thần, tình thần đó từ đâu, có phải là mạch sống văn hoá của dân tộc không? Tôi cũng thắc mắc tại sao?

Và nay sao con Người và Đất nuớc chúng ta nhiễu nhương dường ấy?

Vào quảng thập niên 1950, khi học xong Trung học, không có trường Đại học, tôi ở nhà đi cày, lúc máy bay Pháp thả bom vùng khu Tư, Ông Đặng Thai Mai, ( nhạc phụ của Tướng V.C. Võ Nguyên Giáp ) dời gia đình về quê tránh bom, tôi đến thăm. Ông có nói với tôi: Anh xem! Đã gần 100 năm đô hộ, mà ánh sáng văn minh  của Pháp chẳng  tới đây được, quê hương ta chẳng có gì thay đổi cả,  quê mùa vẫn cứ quê mùa!

Tôi  nhớ lại, Ông Tổ họ Nguyễn chúng tôi là công thần nhà Lê, vì bị bách hại mà chạy trốn vào vùng biên giới Nghệ Tĩnh. Tới đây Ông chiêu dân lập ấp, đắp đập vét mương, xây dựng đình chùa, từ đường miếu mạo và mở trường học.. . để xây dựng xóm làng, tôi may mắn được sống trong môi trường quê mùa lạc hậu đó từ thuở ấu thơ.

Khi đọc Thầy Kim Định tôi thấy hình ảnh đất nước đất nước Văn Lang hiện rõ trong nếp sinh hoạt của quê hương tôi.  Phải trải qua 5, 6  thập niên trôi nổi khắp nơi, khi đã thấm niềm đau của quốc nạn và quốc nhục tái tê, tôi mới gặp được gặp thầy Kim Định nơi đó  và mới  nhận ra cốt tuỷ của nền Văn hoá trong xóm làng tôi mập mờ qua hình ảnh thanh bình của nước Văn Lang xưa.

 

II.- Xuất xứ của Ba cuốn

Nói là ra mắt ba cuốn sách của tôi, thực ra tôi chẳng viết lách gì được bao nhiêu, mà tôi  chỉ  Trích “ đó đây trong “ 32 tác phẩm của Thầy Kim Định. Các tác phẩm của Thầy Kim Định thường được trình bày vấn đề “ Văn Hóa Việt Nam “ dưới dạng cảo luận để hướng dẫn sinh viên đi về nguồn gốc Việt. Các bài dàn trải quá, mênh mông quá, vì phải lần mò từ Đông qua Tây qua nhiêu lãnh vục,  sâu quá vì phải vận dụng đến suy tư và quy tư  theo nghịch số của Dịch, và phải “Chắt lọc” nhiều phen hầu đi về Nguồn để tìm cho


ra cơ cấu. Vì quá mới mẻ và phức tạp, nên  ít người chịu khó đoc, lại nữa những lãnh vực ngài nghiên cứu quá cũ và quá mới,chứa nhiều tư tưởng ngược dòng, lại thêm ngược với khẩu vị duy lý và duy sử, cái gì cũng phải rõ ràng khúc chiết, nên khi đi vào lãnh vực tình cảm u linh man mác chỉ có thể cảm nghiệm mà không thể lý giải được, nên chưa được nhiều người chấp nhận. Nhận thấy các tác phẩm chứa nhiều tài liệu quy báu để khai quật nền văn hoá Việt, nên qua những phần trích, tôi “ Thuật “ lại bằng cách sắp xếp thành chương mục theo thứ tự sinh thành, các bài được chi tiết hóa thành tiểu mục để giúp nhưng ai lưu tâm tới nền văn hoá nước nhà  đỡ tốn công tìm tòi mà đi sâu vào và rộng ra trong cánh đồng vừa mới khai phá, để hoàn chỉnh lại hầu mong phục hoạt cái tính hoa của Tổ tiên, vì bị áp bức và bóc lột lâu ngày, phải sống trong “ cái khó bó cái khôn “ mà lảng quên mất.

III.- Văn hoá Đông Nam


Cuốn thứ nhất là : Văn Hóa Đông Nam.  Đây là nền Văn hoá “ Khoan nhu dĩ giáo “ của phương Nam, tức là đại chủng Việt mà Đức Khổng Tử đã “ Tổ thuật”  lại trong Tứ thư Ngũ Kinh, mà ta quen gọi là Khổng giáo. Vì Đức KhôngTử “ chỉ cứu được cái Nội dung, bằng những câu ngắn ngọn “, mỗi người có thể giải thích một cách, nên sau đó bị xuyên tạc, mới thất truyền. T. G. Kim Định đã một mình một ngựa đào bới các lớp bụi Không gian và Thời gian bao phủ qua bao nhiêu ngàn năm, “ gạn đục khơi trong “  mới tìm ra Cơ cấu và Nội dụng của nền văn hoá Tổ tiên, rồi hệ thống hoá thành Việt Nho và Triết lý An vi, Vì khi đã có nền tảng vững chắc thì không ai có thể xuyên tạc được.

Nền tảng đó là “ bộ số 2- 3, 5,”  và Nội dụng là “ Thái hoà ( 2 ), Nhân chủ ( 3 ) và Tâm linh ( 5)“ , và cái đỉnh cao siêu việt của nền văn hoá là cuộc sống phong lưu như làn mây lơ lửng trên trời, tựa dòng nước lửng lờ dưới suối, mà T. G. Kim Định gọi là phong thái An vi.   Đây là nền Văn hoá Thái hòa chung cho cả Đông Nam Á, chứ không riêng của Tàu như ta đã lầm tưởng, mà Việt Nam là nơi được ký thác sâu đậm nhất. Từ Hán Vũ Đế đến nay, Tàu chỉ có thứ  Hán Nho, là Nho bá đạo mà thôi.

IV.- Văn Hiến Việt Nam.



Muốn chứng minh Việt Nam không những có Văn hoá, mà là một “ Văn hiến chi bang “  thì chúng ta phải đề cập tới : 

               Phần Văn : Tức là sách vở  hay là bộ sách của Dân tộc.

            Phần Hiến: Là những Tiên hiền, những anh hùng dân tộc, là những Trai hùng Gái đảm sống theo nếp sống văn hoá đó, đã hy hiến Thân Tâm để xây dựng và bảo vệ đất nước qua quá trình lịch sử gần 5000 năm.   

              Có đầy đủ được hai phần đó thì mới xứng danh là “ Việt Nam Văn Hiến chi bang”

 

1.- Phần I: Phần Văn

Nhiều người cho rằng Việt Nam không có Văn tự, nên làm gì mà có Văn mà hoá.  Nhưng  nếu ta đi lên mãi thời xa xưa thì chủng Việt đã có Điểu tích tự ( Nhóm Chim Âu Cơ )và Khoa đẩu ( Nhóm Rồng Lạc Long ).  Khi  Tần Thuỷ Hoàng đánh bại Bách Việt thâu tóm về một mối, buộc bỏ chữ của các chủng Việt mà phải dùng chữ Lệ ( Tiểu triện )để cho dễ bề cai trị, từ đó về sau thì ta chỉ có chữ Nôm. Nhưng cái Gốc, nền tảng của Văn hoá  Việt tộc đã  gầy dựng xong trong dân gian rồi. Đó là những bộ số trong các di vật như Cây phủ Việt, trống Đồng, cái  nhà sàn, cái Đình, cái Giếng Việt. . trong các huyền thoại, trong các truyền thuyết, trong sinh hoạt của làng xã, trong Ca dao và Tục ngữ, nhất là Kinh Dịch. . . Nho chỉ có việc công thức hóa bằng Chữ Lệ mà thôi, và Tàu sau đó tìm


cách tẩy xoá  dấu vết để độc chiếm cho riêng mình. Tuy vậy G.S. Kim Định vẫn tìm ra những dấu vết cạo sửa chưa mất tích, nên Văn hóa Việt chưa bị tiêu trầm.

a.- Việt tộc có Bộ sách dân tộc không ?

( Hùng Việt sử ca. Điều kiện của Văn hiến. Kim Định )

“ Thưa là : Không mà lại Có:

* Không

Vì chưa có văn tự riêng, không có chữ viết thì hẳn là không có sách.

* Có

Là vì có Kinh vô tự tức là những văn kiện được biểu hiện bằng dăm ba bộ Số, với một mớ Huyền thoại và vô số Tục ngữ Ca dao. Các số này được gọi là Huyền số, nó không dùng để đo đếm, nhưng để biểu thị cái khác, vì thế chúng làm nên những tiêu điểm khách quan nhưng câm nín, nên cần đến huyền thoại làm như những lời nói lên có ý nghĩa . Tuy không có chữ, nhưng còn có Truyền khẩu mà nội dung là Huyền thoại, nên kể là có.

b.- Bộ Huyền số

Những số đó ( huyền số ) có đủ giá trị chăng ?   Thưa là quá đủ, vì đây là đang nói về giá trị văn hoá thuộc tinh thần, mà tinh thần đi ngược với vật chất.

Với vật chất càng to càng hay, còn tinh thần càng bé lại càng quý . . .

c.- Sách Dân tộc

Có bao nhiêu sách dân tộc và những sách nào ?  Sách dân tộc Việt toàn là những Kinh không có Chữ chỉ biểu hiện bằng bộ Số Vài Ba . Sau khi đã nghiên cứu mới thấy bộ số đó quả là con chấm chủ quyền đã đóng vào vô số văn kiện, điển chương, lược đồ, di vật, hiện vật, nên có thể nói đó là bấy nhiêu sách dân tộc Tuy nhiên con chấm đóng hẳn xuống đã biến dạng nhiều cách nên khó nhận diện, chỉ sau khi đọc toàn bộ mới thấy rõ. “

                                     * Sách có tên : Kinh Hữu tự

Ở đây xin kể tạm vài ba quyển thôi:

* Sách Ước, gậy Thần của Hùng vương

* Sách Tản Viên, Ba Vì

*Lạc Thư.

                          *Sách không tên : Kinh Vô tự: Kinh Dịch

Sách không Tên thi vô số, như: Cái Trống, cái Ðình, cái nhà Sàn, cái Giếng và vô số vật dụng khác đều hàm tàng các số 2 , 3 đôi khi cả 5 , 9 nữa .   Cũng phải kể đến Huyền thoại mà nét đặc trưng là vắn tắt hết sức chỉ một vài dòng như chuyện “ Nữ thần Mộc dạy anh em Lộ Bàn, Lộ Bộc biết làm nhà chữ Ðinh “, vắn tắt như thế nhưng ý nghĩa lại bao la vô tận.  Trong các Kinh Vô tự, phải kể đến Kinh Dịch. Nó có một địa vị đặc biệt ở chỗ có chân trên cả hai bình diện Văn và Tự, tức là không có Chữ mà chỉ có Số, vì thế gọi là Văn, vừa có Chữ , nên gọi là Tự ( tức là các hệ từ ). Nền tảng của Việt Nho là Tiên Rồng, Ông Đùng bà Đà, Ông Cồ bà Cộc. . . Đi vào nền Văn hoá Việt chúng ta  cũng có cơ cấu và nột dung không những giống như nền Văn hoá Đông Nam, mà còn phong phú hơn.”

e.- Kiểm chứng

Muốn xem trong các điển Chương Việt Nam có Cơ cấu và Nội dung như nền Văn hoá Đông Nam chăng?   Để kiểm chứng, Chúng ta lần lượt đi vào 5 điển chương Việt: Đó là Huyền sử, Làng Xã , Kinh Dịch, Trống Đồng và Trung Dung. Giáo Sư Kim Định đã tóm tắt:


 

            “ Làng xã, Kinh Hùng với trống Ðồng ( Ngọc Lũ, Đông Sơn ) là 3 chân của cái kiềng vàng văn hoá Việt tộc.

            Trống Ðồng như điển chương tiềm ẩn u linh.

            Kinh Hùng là phát ngôn viên bằng Huyền thoại.

            Làng xã là chứng nhân cụ thể sống động, là xương thịt, huyết khí của hai điển chương cao cả kia.

       Còn Kinh Dịch, Trung Dung là nền tảng và tinh hoa của nền Văn hoá Việt.”  

 

Phần 2- Phần Hiến.

Qua trường kỳ lịch sử gần 5000 năm, cũng như thời Huyền sử bắt nguồn từ nền Văn Hoá Hoà Bình cách nay quảng từ 12 đến 30 ngàn năm, lúc nào ta cũng tìm thấy có vô số Văn hiến là những Trai hùng Gái đảm là những con Người To lớn, con người Toàn diện, con Người Tự Chủ  Tự Lực, Tự Cường, có đủ tư cách  và khả năng để xây dựng và bảo vệ đất nước để giối lại cho chúng ta ngày nay. Quả đúng như lời Đại cáo Bình Ngô của  Văn hiến Nguyễn Trãi:

“ Tuy cường nhược có khác nhau.

Nhưng hào kiệt đời nào cũng có “

 

                         3.-  Phần 3.- Tổng hợp Đông Tây Kim Cổ.  

Văn hoá Việt là thứ Triết lý nhân sinh, có một “ Chủ đạo Hòa “ để đoàn kết toàn dân và phương cách “ Chấp kỳ lưỡng đoan của các đối cực để thiết lập các cơ chế xã hội được quân bình, hầu tiến bộ và trường tồn. Đây là Minh triết của Đông phương.

Ngày nay con cháu chúng ta khắp thế giới đã hấp thụ được tinh hoa của nền Khoa học kỹ thuật Tây phương, Chúng ta đã có đủ các dự kiện để  làm  một “ Tổng hợp Đông Tây” lại thì công cuộc Cứu và Kiến quốc của chúng ta có đầy triển vọng.

 

V.- Cuốn Đạo lý Xử thế.


Thật ra tôi chỉ học các tác phẩm của T. G. Kim Định. Vì “ Học nhi thời tập chi”, nên tôi tập Viết cuốn này. Theo tinh thần Việt tộc, chúng ta không nên sống Xuất Thế như Phật giáo Ấn Đ, cũng không quá Nhập Thế như Tây phương, mà Xử thế theo lối sống Chiết trung giữa hai nếp sống đó mà  sống Hòa với nhau. Chúng tôi dựa trên tinh thần đó mà nêu lên một số vấn đề về “ Con Người và Xã hội “ để mong  soi sáng một số vấn đề  ngày nay, nhất là trong nước.

 

B.- Về Văn hoá Thái Hoà: Việt Nho - Minh Triết Việt-

 

I.- Tòa nhà Văn hóa Thái hòa Việt tộc.

Toà nhà Văn hoá Việt Nho ( Nho có nguồn gốc từ Việt ) gồm ba phần:

            Tòa nhà  ba móng:  Thực, Sắc, Diện

            Tòa Nhà ba gian : Thái hòa, Nhân Chủ và Tâm linh

            Tòa nhà “ Thái thất”  hai mái: Cuộc sống Phong Lưu Gió thoang Nước trôi.

 

II.- Tìm về gốc Đạo

Đạo đây là Nhân đạo là tổng hợp của Thiên, Địa Đạo. Thiên là phi thường, Địa là thưòng thường, con Người là tinh hoa của cả Trời lẫn Đất, nên con Người có sẵn trong


mình cả Phi thường ( Thời gian ) lẫn Thường thường ( Không gian ), nên có khả năng  tìm cái Phi thường trong cái Thường thường trong cuộc sống hầu tìm cách đem cái Phi thường vào cái Thường thường trong đời sống hàng ngày. Nhờ cung cách biết tìm cái Phi thường trong cái Thưòng thường,( trong Dương có Âm )  do đó mà cái Thưòng thường là Đời, cái Phi thường là Đạo được liên kết chặt chẽ với nhau ” nhờ đó mà “ Đạo bất viễn nhân: Đạo không xa con người “, Đạo mà xa con người thì làm sao Đạo giúp ích cho con người. Vậy Đạo nằm ngay trong Tâm mình, ở ngay xung quanh mình, trong của ăn vật uống, trong đạo vợ chồng, trong các mối giao liên xử thế.

Tổ tiên chúng ta không đi trên những đại lộ huy hoàng, mà sống Đạo từ trong cái Thường thường, từ gần ra xa, từ nhỏ tới to, từ thấp lên cao, tìm cái vĩ đại trong cái tinh vi, đó là cuộc sống siêu việt của nòi giống Việt, cuộc sống biết vươn lên từ  những cái nhỏ nhặt thường thường lên cái phi thường.

 

III- Toà Nhà ba lớp móng

Tiên Nho đã bảo: Thực, Sắc, Diện: Thiên tính dã: Cái ăn, Dục Tính và Thể diện là Bản Tính con Người được bẩm thụ từ Trời Đất. Ngôi nhà văn hoá Việt có ba móng như trên.

 

1.- Thực

 Sự thực gần trước nhất là cái Ăn:  Có thực mới vực được Đạo “ . Không Ăn la chết, không ai chối bỏ được cái ăn, trời đã buộc ta vào cái ăn, nên ăn là một Thiên tính, vì thế cho nên phải tự làm lấy, không để cho ai cướp mất.  Cái ăn không chỉ để nuôi vật chất mà còn để nâng cao tinh thần. Cái ăn  gồm cặp đối cực Ngon / Lành, hai yếu tố này không thể tách rời và thay đổi liều lượng theo từng người và tuổi tác. Khi nhỏ thì yếu tố Ngon trội hơn, đến tuổi già cơ thể đã suy nhược, thì yếu tố Lành phải lưu tâm hơn.

Đó là “ Chân lý” nền tảng đầu tiên của con Người.

 

Cái ăn không chỉ để nuôi vật chất mà còn để nâng cao tinh thần, nên các món ăn phải

được chọn từ các vật liệu thích hợp, phải được gia vị, pha chế thật tinh vi  để  cho được khoái khẩu, các nhà đầu bếp Việt đã chế biến ra vô vàn món ăn Ngon Lành. Các đầu bếp không dừng lại đó, mà phải làm sao cho mâm cỗ phải được trình bày một cách hết sức đẹp mắt, hết sức mỹ thuật.       Đây là phương thế “ Mỹ hóa” suốt đời con Người.

 

 Mọi người trong gia đình lúc nào cũng dùng bữa ăn chung, dùng những  thực phẩm với nhau trong những các địa thức ăn chung. Trong bữa ăn người trẻ và người già được ưu đãi hơn ( do thói quen kính già yêu trẻ ), về chỗ ngồi, về các thức ăn, dạy cho trẻ em  biết cách thi lễ, biết tự chế  trong những cái  nhỏ  nhặt  nhất, như việc tự gắp lấy thức ăn  cho mình ( ăn xem nồi ngồi xem hướng ) một cách thích hợp, không dành hết những thực phẩm mình thích mà bỏ lại những thứ không ưa, nhất là những gia đình nghèo khó. Đây cũng là  dịp huấn luyện con caí “ tập dữ tính thành “ về cách chia cơm sẻ áo để vi nhân từ lúc còn bé trong những việc bé nhỏ hàng ngày. Khinh thường điều bé nhỏ này, cho là câu thúc trẻ em vào những cái bần tiện không đâu, chính là bỏ quên điều quan trọng về  “ Vi nhân” cực kỳ khó khăn.    Đây là  giai đoạn “Thiện hoá” con Người.

 

Đó là ý nghĩa của câu: “ Có thực mới vực được Đạo “, Đạo nâng con  Người từ vật chất lên tinh thần, để đạt những giá trị ” Chân,Thiện, Mỹ “. Mọi người  phải vươn lên, siêu hóa cuộc sống như loài Chim Bay bổng trên không, ( Cao minh phối Thiên) 


như loài Rồng Lặn sâu đáy biển ( Bác hậu phối Địa ). Khi thể hiện được cả Chân, Thiện, Mỹ trong cái ăn, thì cái ăn trở nên Quốc hồn Quốc tuý.

 

2.- Sắc: Đại Đạo Âm Dương hòa

Sắc là sắc dục, tính  dục là chuyện của Vợ Chồng. Không Vợ chồng thì đâu còn nhân loại

để luận bàn mà sống mà giáo hóa.Sự thực gần thứ hai là cặp đối cực Vợ / Chồng được kết hợp khi con Người đã trưởng thành.   Không có Vợ / Chồng, Cái / Đực. Mái / Trống. Nhị cái/ Nhị Đực là nguồn sinh sinh hoá hóa của vũ trụ,thì quả đất của chúng ta chỉ là bãi sa mạc mênh mông. Có Sắc để các cặp đối cực nối kết làm Một trong lãnh vực Tiểu ngã, còn trên bình diện hoàn vũ thì các tiểu Ngã cũng phải Kết hợp làm Một với Đại Ngã mà Lão Tử gọi là Huyền Đồng với vụ trụ để thành Tiên.     Khi kết hợp với nhau cả Thể chất lẫn Tâm hồn để sáng tạo ra những Tạo hóa con nối dòng, hầu con người tiếp tục khám phá vũ trụ để nâng cao vật chất và tinh thần. Khi kết hợp với nhau, con người được khoái cảm tột độ, là sinh thú  để đền bù cho công khó nhọc mà Vợ chồng phải sinh nở và nuôi dạy con cái cho đến lúc trưởng thành. 

Đây là Chân lý thứ hai về công thể đầu tiên của xã hội.

 

Kết hợp thể xác với tinh thần làm một để hưởng khoái cảm trong chốc lát thì dễ, nhưng để sống hòa hợp với nhau hàng ngày để làm ăn và nuôi dạy con thì khó . Muốn thế, con Người phải sống thuận theo Thiên lý, cũng là Dịch lý để đạt thế Hòa quân bình động hầu được” Thuân Vợ thuận Chồng tát bể Đông cũng cạn “, vì công việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con Người thì mệt và khó khăn như tát biển Đông và nhất là cha mẹ phải nêu gương tốt, vì gia đình là cái nôi un đúc Tình Lý cho con người.

 Cái Dịch lý đó là sự giao hòa của cặp đối cực Tính / Lý để tạo ra mối Hòa. Có Tình  ( yêu thương, tôn trọng nhau ) mới lôi cuốn hai người lại với nhau, có Lý ( cư xử công bằng với nhau ) mới giữ được lẽ công bằng  giữa hai người mới hòa được gọi là cuộc

sống “ Tình Lý tương tham: Bên Ngoài là Lý nhưng Trong là Tình “. Tình là Đạo Nhân ( từ Trời ), tức là lòng “ Yêu thương vô điều kiện”, còn  Lý là Đức Nghĩa,( con Người thủ đắc từ Đạo ) là bổn phận “ đối xử Công bằng với nhau “ kể cả đối với mình, Nghĩa có thể chi tiết thành  Lễ, Trí, Tín, tức là lẽ công bằng ( Ngũ Thường ). Lễ là trọng Mình và trọng Người, Trí là hiểu Mình và hiểu Người, Tín là tin Mình và tin Người , đấy là  lối ăn ở theo lối lưỡng hành để tao ra mối liên hệ hòa. Đây là nghệ thuật sống theo Dịch lý để hòa nhịp với tiết nhịp Hòa chung của vũ trụ.

Đó là đối với cặp Vợ Chồng, còn đối với công thể xã hội thì phải tùy theo các cặp khác nhau mà có mối liên hệ Hòa khác nhau, nhưng  nói chung vẫn là Tình / Lý.  Đó là mối liên  hệ giữa Cha Mẹ và con cái  ( phụ mẫu từ, tử hiếu ), Anh Chị em với nhau ( Huynh kính đệ cung ), như Chính quyền và Nhân dân ( Nhân quyền và Dân quyền tương xứng), cũng như mối liên hệ Đồng bào với nhau.  

 

3.- Diện

Diện là bộ mặt, Thể là bản chất của con người được hiện ra bên ngoài đặc biệt qua bộ mặt. “ Hữu ư trung tất hình ư ngoại:bề trong  thế nào thì hiện qua bộ mặt ngoài như vậy, người hiền thì nét mặt khoan nhu dễ thương, người dữ thì bộ mặt đằng đằng sát khí.”  Muốn có Diện hòa nhã, thì phải tu dưỡng cái Thể, giúp cho cái Tâm được tẩm nhuận Đạo Nhân, khi có Nhân thì  sắc mặt khoan nhu đầy Hòa khí. Muốn tu  thì phải quy


 tư, bỏ hết mọi suy tư mà đón nhận ánh linh quang từ Thánh linh về Đạo Nhân và Đức Nghĩa.

Chân lý thứ ba là Thể diện của con Người, vì không có Thể Diện thì không còn là con Người nữa.

 

Khi cặp Thể / Diện được hoà hợp ( tức là hợp Nội Ngoại chi đạo ) thì con người  đạt Đạo, giữ được nhân cách, và có tâm hồn an bình thư thái.

Muốn có cái Diện Đẹp thì phải trau dồi cái Thể cho Tốt. Đó là công cuộc “ Vi Nhân “. Mà “ Vi Nhân nan hĩ ! Cha ông chúng ta đã dùng lời cực mạnh để cảnh báo chúng ta” “ Làm Người thì khó, làm Chó thì dễ  “.

 

Trước hết ta phải nhận diện ra Nhân hay con Người là gì trong vũ trụ ? Không định vị được vị trí của mình trong vũ trụ thì con người không thể hoàn thành sứ mạng “ Nhân linh ư  vạn vật “ của mình. Đại khái là có nhiều quan niệm về con Người:

    Con Người duy Tâm là con người nô lệ cho Thần linh ( Duy Thiên ), là con người mê tín dị đoan, luôn sợ Trời đánh thánh vật, thường chỉ biết nài nỉ cầu xin.

   Con Người Duy vật là con Người nô lệ vật chất ( Duy Địa ), coi của trọng hơn Người gây ra bao khổ đau cho nhân loại.

   Con Người Duy Nhân là con người  ( Không Thiên, không Địa, Duy khoa học ), “ dọc ngang nào biết trên đầu có ai “? Nhưng Khoa học mà thiếu lương tâm thì gây tai họa. ( Science sans conscience, c’est ruine de l’ âme ).

   Con Người  Nho giáo được định nghĩa: “ Nhân giả kỳ Thiên Địa chi đức, anh linh chi tú khí  . . . “ : nên con Người là một Tạo hóa con, biết cách sống Tự chủ, tự Lực và tự Cường, đó là con người Nhân chủ, biết cách tu dưỡng Đức Tài để làm chủ vận hệ mình, gia đình mình và đất nước mình.

 

4.-  Nẻo đường Vi Nhân

Là một Tạo hóa con được bẩm thụ anh linh tú khí của Trời Đất, nên “ Nhân linh ư vạn vật: con người linh thiêng hơn vạn vật “, vì con Người từ gốc Tâm linh mà ra, đó là nguồn Sống và nguồn Sáng tự Trời cao, khi ra sống ở đời bị tiêu hao năng lượng, nên phải trở về Nguồn để tiếp nhận thêm sức sống ( Tình Yêu ) và nguồn sáng ( Lý công chính ).   Vậy muốn trở thành con Người Nhân chủ, thì con người phải sống thuận Thiên, nghĩa là phải sống theo Dịch lý, đó là thiên lý.  Mà Dịch là “ nghịch số chi lý: Dịch là chân lý ngược chiều như thở Ra ( hướng ngoại ) và thở Vào ( hướng nội ). Hướng Ngoại là ra sống ở Đời, để khám phá vũ trụ vật chất để giúp con người phát triển toàn diện, đây là lãnh vực của Lý trí, cái gì cũng rõ ràng khúc chiết, hầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.    Tây phương phát triển cao độ về lãnh vực này. Còn  Hướng Nội là trở về với Đạo, Đạo là đường về nguồn Tâm linh tức là Thượng Đế, tức là nguồn Bác ái và công bằng ( Kitô giáo ), hay Nhân, Trí ( Nho giáo ) hay Bi, Trí ( Phật giáo ), nói chung là Tình và Lý. Có đi về nguồn để un đúc đủ hành trang về Tính và Lý thì con người mới sống hoà với nhau cũng như kết hợp với Thiên lý mới  an vui được. Đông phương trổi vượt về lãnh vực này.

5.- Đường về Tâm linh: Con đường nghịch lý với Thế sự

Đây là lãnh vực của Tình, là những gì u linh man mác, không thể lý giải, chỉ có thể cảm   nghiệm và thể nghiệm được mà thôi.   Người ta  đã bảo qua 25 thế kỷ nay Tây phương chưa chú trọng về con đường Tâm linh. Muốn đi về nguồn Tâm linh thì phải phá chấp bỏ


hết mọi sự thủ đắc ở đời, kể cả tôn giáo cũng như luân thường đạo lý,( vì những thứ đó chỉ để sống ở đời mà thôi )  để được trần trụi như lúc vừa mới ra đời hầu mong qua “cửa Hẹp  “ được, vì đây là lãnh vực của Vô, của cõi Tĩnh.

“ Dịch nghịch số chi lý, vô tư, vô vi dã, tịch nhiên bất động nhi cảm thông thiên hạ chi cố: Dịch là chân lý ngược chiều, phải bỏ hết suy tư ( no – mind ), sống thuận theo thiên lý ( mà không nhân vi ), ngồi bất động để được Định và Tĩnh mới cảm thông được lẽ Biến dịch của Trời Đất “.  Lối tu của Phật giáo phải trải qua ba giai đoạn: Giới, Định, Tuệ. Giới để thanh tẩy hết trần cấu, bỏ hết ngã chấp để được Định mà vén màn vô minh ( Tham, Sân, Si ), hầu lãnh nhận ánh sáng của Tuệ giác tức là giác ngộ. Còn Nho giáo thì qua 5 giai đoạn: Định, Tĩnh, An, Lự, Đắc.Còn Kitô giáo thì qua ba giai đoạn: Purgartoire ( Thanh lọc ), Unitive ( kết hợp với Chúa ), Illuminative ( Nên Thánh ).

 

6.- Vi nhân: Sống theo nhịp Thiên lý ( Dịch lý )

Là một Tạo hóa con nên con Người cũng có thể biết cách triệt Thượng đi về nguồn gốc Tâm linh của mình và cũng phải triệt Hạ để nhận ra trong mọi nhu cầu nhỏ nhặt hàng ngày đều chứa cái tinh vi, và mọi cái tinh vi đều có cái vĩ đại, vì “ nhân nhân vật vật giai hữu Thái cực: Người nào vật nào đều chứa Thái cực “, mà “ Thái cực nhi Vô cực” tức là Thượng Đế ( phải vượt lên khỏi cặp tương đối phân chia Nhĩ Ngã  ở thế giới hiện tượng, mới đạt tới vô biên được ). Nhờ “ Vạn vật đồng nhất thể và tương liên “ mà mọi vật cảm thông với nhau được. Và cũng nhờ đó mà ở đâu trong trần thế chúng ta cũng nhận ra những công trình  tinh vi và vĩ đại của Thượng Đế, chứ không thể biết Thượng Đế ra sao, vì Ngài là vô hình, vô sắc, vô thanh, vô xú, làm sao chúng ta có thể tượng tượng ra mà gán cho Ngài một Nhân hình.  

Ai cũng biết rằng chúng ta đang sống trong Không gian và Thời gian.  Einstein đã nhận ra Không và Thời gian là hai mô nguyên thủy đan kết với nhau mà sinh ra vạn vật. Còn Tổ tiên Lạc Việt từ ngàn xưa đã biết hai loại số Chẵn  ( Không gian )  và Lẻ ( Thời gian) đã đan kết với nhau theo Hướng và Phương của chữ Vãn và Vạn mà sinh ra vạn vật. Vậy con Người chúng ta cũng đã được cấu tạo bởi Không và Thời gian.  Tuy linh hơn vạn vật, nhưng  con Người vẫn bị định vị trong Không gian ( Nơi Đây ) và Thời gian ( Bây Giờ ).  Vì ở trong Không gian nên bị giới hạn, nhưng nhờ chứa yếu tố Thời gian mà con người vươn lên vô biên được.

Nhờ sự bất động ( stillness) và im lặng hoàn toàn ( silence ), nghĩa là khi chúng ta không còn suy tư, thì  ta mới cảm thông được với vũ trụ, hầu cảm nhận được sư sinh sinh hoá của vũ trụ, đó là lúc chúng ta  hiện hữu hoàn toàn Nơi Đây ( Không gian ) và Bây Giờ ( Thời gian ).  Các thiên thể to lớn bay lơ lững trên Trời cao, các hạt bụi, cọng rau ngọn cỏ dưới mặt Đất, ngay chính với cơ thể ta cũng vậy, đang từng sát na thực hiện chu trình sinh, thành, suy, huỷ theo Dịch lý.   Sống bắt nhịp được với các tần số của sự sinh sinh hóa hoá đó thì ta mới cảm ứng, mới kết hợp được với vũ trụ, tức là ăn nhập vào trong tiến trình sáng tạo, thì khi đó ta mới cảm nhận  được nguồn vui.( creation and joy )   Đó thực sự là phép lạ của Tạo hóa đang xẩy ra không ngừng khắp mọi nơi trong “ Hiện tại miên trường : ever present “. Phép lạ của Thượng Đế xẩy ra triền miên Nơi Đây  và Bây Giờ, chứ không phải tìm đâu xa? Không cảm nhận được những phép lạ trong ta cũng như các vật quanh ta thì làm sao chúng ta cảm nhận được phép lạ của Thượng Đế nơi xa xăm nào? Một cái hạt nhỏ xíu nảy mầm thành một cây to với thân cành hoa quả xum xuê, với cơ thể con người mấy chục ký, cũng như vạn vật đều là những vũ trụ nhỏ nhoi vô cùng huyền diệu đó sao?Ngay đến một hạt bụi cho là vô sinh cũng biến hoá không

ngừng.   Nói Nhân linh là nói con người  cũng linh thiêng, mà linh như Thần linh, Thần lại vô phương, nghĩa là ở đâu Thần ( linh ) cũng hiện diện, có lẽ trong con người thì nhờ molecules messenger, mà ngoài vũ trụ thì nhờ Tần số, nên con người tham thông được cùng Thiên Địa.

7.- Vi Nhân triền miên ngay ở Nơi Đây và Bây Giờ

Nho quan niêm “ Con Người là Qủy Thần chi hội. . . “ , trong mỗi con Người, hai yếu tố Quỷ và Thánh kề lưng nhau, con ngươi cũng là cây biết Lành và Dữ trong thế giới hiện tượng Nhị phân. Thường người ta chỉ nghĩ công tác Vi nhân bắt đầu từ khi mới sinh, học hành cho có nghề nghiệp,nghĩ là con người “ Đã thành “, nên đến khi lập gia đình là chấm dứt, sau đó cứ thản nhiệm lo ăn lo làm mà sống. Thực ra, con Người dòn mỏng lắm yếu đuối lắm, trong con người Quỷ Thánh kề sát lưng nhau, phút này là Thánh, giây sau đã là Quỷ rồi, khó mà lường được, người càng ở trên cao, gió càng lay mạnh, không dễ gì mà giữ được lành thánh dài dài, vì thế cho nên phải Vi Nhân liên lỉ: Liên lỉ cho đến lúc nhắm mắt buông tay mới thôi!

Khởi đầu của những vấn nạn xã hội là tại nơi đây. Không Vi Nhân thì mất Nhân Tính, nhân Tình, Không còn Tình thì con Người ăn ở với nhau như lang sói.

 Có hoàn thiện được đời sống ngay Nơi Đây và Bây giờ trong hiện tại miên trường thì mới mong kết hợp được với Thượng Đế ở đời sau. Bỏ quên cuộc sống đời nay, tức là bỏ cái “ Hiện tại Bất Nhân Nơi Đây gây Bất công Bây Giờ “, thì làm sao mà có được cái Tương lai tốt đẹp, vì Tương lai phải là kết quả cố gắng vi Nhân  của những giây phút sống trong Hiện tại, tự mình phải tạo dựng lấy vì con Người là một tác hành, một Tạo hóa con , không thể xin xỏ ai được, ngay với Thượng Đế, vì mọi sự Ngài đã hoàn tất rồi, không có thỏa mãn theo lời cầu nguyện của  nhân thế mà sửa đổi thêm!

 

8.- Những Ai “ Vi Nhân” và bằng cách nào ?

Vì ai ai cũng phải “ vi nhân ” cả, từ người cao nhất đến kẻ thấp cổ bé miệng nhất đều phải vi nhân  cả  ( Tự thiên tử chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản ), để mà biết cách sống Hòa với nhau, nên “ cách Vi nhân trước hết  là phải Dễ và Đơn giản” ( Dĩ, tắc dĩ Tri, Giản, tắc dĩ Tòng:  Cần phải Dễ nên ai cũng dễ hiểu biết được, Vì Đơn giản nên ai cũng có thể làm theo được ).  Khi nào cũng bắt đầu từ cái Gần đến cái Xa, từ cái Nhỏ đến cái To, từ cái Dễ đến cái Khó, từ cái Đơn giản đến cái Phức tạp, làm từ lúc Nhỏ mới sinh cho tới lúc Già lìa đời, và Vi nhân liên lỉ theo hiện tại miên trường.  Hiện tại miên trường là  để hết Tâm trí vào sự sống hiện hữu của mình trong mọi khoảnh khắc, giây phút nào cũng sống, hành xử mọi việc trọn vẹn trong Hiên tại, chứ  không mê mãi theo Thời gian Tâm lý chia ra Quá khứ, Hiện tại và Tương lai, để người ta  bị giam hãm trong những thời gian vàng son hay lầm lỡ của Quá khứ, rồi lại tìm cách thoát ly bằng cách  mộng tưởng vào hy vọng hảo huyền Tương lai, mà quên mất Hiên tại, như vậy là quên mất cái  Hiện tại miên trường Vi nhân.  Do đó mà con người quên mất cái Đây ( không gian đang sống )   cái Bây ( từng giây phút đang hiện diện )  . Quên lãng cái Đây và cái Bây là quên mất sự hoạt động cho cuộc sống, thì làm sao mà phát triển toàn diện con người, vì tương lại được kết thành bởi những thành quả của hiện tại. Giây phút nào cũng sống tròn đầy trong hiện tại thì làm sao mà chẳng có tương lai. Còn quá khứ là những gì đã qua, ôm lấy quá khứ là ngừng sống, mơ mộng tương lai chỉ là ảo tưởng.  Giây phút nào cũng sống sung mãn với hiện tại, đó là hiện tại miên trường. Quên hiện tại miên trưòng là quên sống, quên sống thì làm sao bắt  được tiết nhịp sinh hoá của vũ trụ mà cảm thông với Thượng Đế, để mà phát triển toàn diện con người, giúp cho cuộc sống


đầy sinh thú, vì có sống sung mãn thì phải hoạt động triền miên, mà có hoạt động thì mới sáng tạo, khi có sáng tạo ngay trong những việc nhỏ nhoi hàng ngày đều đem lại nguồn vui, múc từ đấng trời cao.  Để được phát triển toàn diện, hàng ngày con Người phải hoàn thiện  hai lãnh vực: Hoàn thiện  mọi việc làm, và hoàn thiện các mối giao liên để cho cuộc sống mọi người giao hòa với tiếp nhịp Hòa của Vũ trụ, tức là đạt Thể Hòa trong thế quân bình động, như sự cân bằng động của sức Ly và quy Tâm của các Thiên thể cũng như sự thở Ra và Thở Vào nhịp nhàng nơi con người.

      *Hoàn thiện mọi việc ( perfect of things )từ Nhỏ tới Lớn, bắt đầu từ thuở ấu nhi,để tập dữ tính thành, tức là tập lấy tính tốt, để rồi dùng thói  quen tốt thắng tính  xấu.  Hoàn thiện Cái gì? Cha ông chúng ta đã bảo: “ Học Ăn, học Nói, học Gói, học Mở “. 

 Học Ăn  để thủ đắc những giá trị Chân, Thiện, Mỹ ( như đã bàn trên ); “ học Nói, để thực hiện lời  dạy “ Lời Nói chẳng mất tiển mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau { trung ngôn nghịch nhĩ } “để lập mối giao hòa với mọi người,”, lấy Tiêu chuẩn : “ Dĩ Hòa vi quý “ mà sống với nhau; học Gói (Vào) , học Mở ( Ra) “để biết cách sống nhịp với tiết nhịp giao hòa “ Lưỡng hợp “ của Vũ trụ. Tuy là việc nhỏ nhưng vô cùng khó khăn   Làm bất cứ việc gì cũng với tinh thần hoàn hảo nhất, khinh thường điều đó là quên cung cách vi nhân tích cực, cái gì cũng làm với tinh thần tiết độ, không hơn không kém ( no more , no less ). Đó là perfect of things.

    *Còn hoàn thiện mối giao liên (perfect for being) thì trong cách giao tiếp với mọi người trong nhà cũng như  mọi người khác cũng phải biết cách thể hiện lòng “ Yêu thương. Kính trọng và cư xử Công bằng với nhau  hầu làm hòa với nhau  theo” tinh thần Tương dung  để “ Dĩ Hòa vi quý “, kể cả trẻ em, đừng có xem thường trẻ em chưa biết gì.Nho giáo thì bảo mỗi cá nhân phải  tu trì theo Ngũ thường và mọi người phải “ cử xử công bằng” với nhau theo mối giao liên Ngũ luân.  Tinh thần Hán Nho đã làm cho chúng ta dè bĩu luân thường đạo lý, vì đã không nhận ra sự quan trong và tinh hoa của vấn đề Vi Nhân.  Bỏ mất Tình mà cứ thiên lý vạn lý và dùng bạo lực kèn cựa  nhau, khích bác nhau thì mọi sự đều bị nát bấn như tương thì làm gì mà không loạn!

 Nếu hoàn thiện  được hai mục tiêu trên thì sẽ đem lại cho chúng ta nguồn vui, tức  nguồn hạnh phúc an  bình miên viễn. Được như vậy thì cuộc đời này thật đáng sống và cũng là một đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc đời sau, đây là cuộc sống vẹn toàn.

9.- Mục tiêu vi nhân: Cuộc sống Phong Lưu ( Thiên sinh Địa dưỡng Nhân hòa)

Phong là gió thoảng trên Trời cao, Lưu là dòng nước lửng lờ trôi dưới suối ( Đất ). Đây là hiện tượng thiên nhiên vận hành theo Biến dịch của Vũ trụ, cuộc sống phong lưu là cuộc sống an nhiên tự tại nhờ Thuận thiên.Muốn có cuộc sống an nhiên tự tại thì con Người phải sống nhịp nhàng với sự Chấp Phá ( nghịch số ).   Phật giáo cho thời gian là nguyên nhân vô thường, gây cho con người khổ đau, cho mọi sự trên đời đều là ảo hóa,  nên phải xuất thế. Còn Nho giáo nhận ra Dịch lý tức là tiết nhịp biến hóa của Vũ trụ, do  mọi vật chất đều biến đổi không ngừng. Nho giáo coi Thời và Không gian là phương thế để lập công Vi nhân, nên lao mình vào con đường Xử thế.

Công việc Vi Nhân khó là vì con người phải làm sao điều hòa được hai lối sống ngược chiều: một Động, một Tĩnh. Khi ra Thế sự thì phải Động để mà thủ đắc vật chất mà vui sống, nhưng nhận thấy vật chất biến đổi không ngừng ,”  có đó mà không đó, một đời ta ba bảy đời nó: Thực nhược hư, hữu nhược vô “, nếu cứ bám vào sự vật biến đổi thì không bao giờ ngừng được để đi về cõi Tĩnh, là nguồn  gốc của sự sống, thì mất Gốc . Không  trở về nguồn Tĩnh để tiếp nhận thêm sức sống thì mất Gốc,mất Gốc là  mất Tình Người và Lý công chính.  Con Người không thể đi một chân hoặc chỉ Chấp hay chỉ Phá,


 điều này sẽ làm cho cuộc sống mất quân bình, nên gây ra khủng hoảng. Vậy con Người phải sống điều hòa giữa ba động của Chấp và Phá mới an trụ được trong thế quân bình động. Tư tưởng và hành động phải đi đôi nhịp nhàng.

Mặt khác, trong cách Xử thế không để bị Cưỡng hành như trong các chế độ độc tài làm mất Tự do, cũng không quá Lợi hành  như trong chế độ Tư bản, nhiều ngưòi sa vào tình trạng vật chủ, mà phải An hành, thấy việc hợp theo Thiên lý là gắng sức làm, rồi mọi sự phó thác cho Thiên ý, không quan tâm nhiều đến thành quả đắc thất, mà chính sự tận nhân lực đã mang theo kết quả thích hợp rồi.  Khi Tâm không bị giao đông thì Thân mới  được an nhiên tự tại, nên có niềm vui và hạnh phúc an bình. Đó mới là niềm hạnh phúc thật, vì có an bình nội tâm, khác với hạnh phúc trần gian thì phải có điều kiện.Cuộc sống Phong Lưu là cuộc sống thuận Thiên lý, cuộc sống hòa điệu với tiết nhịp vũ trụ.

 

III.- Tòa Nhà ba gian

1.- Thái hòa

 Khi nói đến hòa, thì là hòa với ai, nghĩa là ít nhất phải có hai người, mà hai người này còn mâu thuẫn với nhau. Cặp đối cực sơ nguyên của Viêt tộc là Tiên / Rồng. Các đối cực như Tiên / Rồng, Vợ / Chồng hay Âm / Dương luôn luôn  níu kéo xô đẩy nhau  để đạt trạng thái quân bình động, như hai đối cực Ly Tâm và Quy Tâm tạo nên thế quân bình động mà các thiên thể được treo lơ lửng trong không gian. Cặp đối cực này là nền tảng của Dịch Việt. Không phải hai đối cực nào cũng giao thoa được, chỉ khi nào đạt tỷ lệ co dãn ( Trời Đất: 3/ 2: Tham Thiên lưỡng Địa ) thì mới đạt trạng thái quân bình động mà Hòa. Cái hòa này cũng được thể hiện  khắp mọi cảnh vực trong vũ trụ, nên gọi là Thái hòa, cái hòa trong thế quân  bình động nên Tiến hóa và Trường tồn nhờ thuận với thiên lý. Nan đề của thế giới hôm nay là đã đánh mất sự sống hoà giữa con người với nhau, cũng như sự ô nhiễm các môi trường làm rối loạn vũ trụ.

 

2.- Nhân chủ

Con người Việt tộc là “ Thiên Địa chi giao, quỷ thần chi hội. .”  .con người này không   bị Trời kéo lên làm nô lệ Thần linh, cũng không bị Đất đè xuống làm nô lệ vật chất, mà luôn giữ được thế quân bình giữa hai đối cực Thiên Địa, nên có tính chất Tự chủ. Muốn giữ được thế tự chủ thì phải tự lực, tự cường. Con Người phải luôn trực diện với nhiệm vụ vi nhân, mới đủ khả năng làm chủ trong mọi tình huống. Không xây dựng được con người Nhân chủ thì không đủ khả năng và tư cách sống hòa, không thể giải quyết những khuynh hướng và khủng hoảng thời đại gây nên bất hòa. Không có con người này thì trước sau gì cũng bị nô lệ.

3.-Tâm linh

Con người là nơi giao thoa của cặp đối cực Thiên Địa, khi hướng Ngoại về Địa thì phải Suy tư ( cho vật chất và tinh thần ), khi hướng Nội về Thiên thì phải Quy tư ( cho Tâm linh ), nên phải biết suy tư và quy tư cùng một trật để giữ thế quân bình.  Suy tư để để ra sống với thế sự, quy tư để trở về nguồn Tâm linh.  Quy tư về Nguồn để được  tiếp liệu Nhân Nghĩa mà ra sống sung mãn trên đời. Nguồn Tâm linh là Thượng đế, tức là nguồn Sống( Bác ái ) và nguồn Sáng ( công bằng ) hay là Nhân  ( Bi ) với Nghĩa (Trí)

 

IV.- Tòa nhà Thái thất: Nơi làn Gió thoang thoảng, dòng Nước lờ trôi

( Thiên sinh, Địa dưỡng, Nhân hoà )

Khi con Người biết sống theo Dịch lý  thì có khả năng dàn hoà mọi mâu thuẫn của cặp đối cực, nên loại trừ được các khuynh hướng đảo điên, do đó không tạo ra khủng hoảng, Đó là nền văn hoá Thái hoà  tức là Thái thất của những Tiên hiền Tiên thánh.

Trong nền văn hoá này, con người chọn sống nơi rộng nhất của Thiên hạ, đó đạo Nhân, và hành động kiên trì thi hành đức Nghĩa, nghĩa là luôn biết “chiết trung” , hay “ chấp kỳ lưỡng đoan “ để đạt thế quân bình động.  

Tam cương : Nhân, Trí, Dũng là hành trang sống ở đời. Có Nhân thì gần được với mọi người, đủ Nghĩa thì biết hành xử  phải Người phải Ta, có Đi có Lại “ mà hòa với nhau, nhờ đức Dũng mà duy trì được Nhân Nghĩa, nên luôn lập được mối giao với lân nhân cũng như ngoại giới khác. Cách vi nhân “ suốt đời cố gắng hoàn thiện mọi việc từ nhỏ đến việc to, từ việc gần tới xa, cũng như hoàn thiên các mối liên hệ với lân nhân theo tiêu chuẩn “  Dĩ hòa vi quý” thì đạt Đạo.    Nhờ  sống theo Dịch lý, nhận  biết mọi sự trên đời này là  Thực nhược hư, hữu nhược vô: có như không, không như có, một đời ta ba bảy đời nó “, mọi vật trong thế giới hiện tượng biến đổi không ngừng, không thể bám vào,nên hành động theo Nhân Nghĩa, làm mọi việc đến cùng cực, vui lòng chấp nhận mọi đắc thất ở đời, phó thác mọi sự cho Trời cao ( Tận nhân lực, tri Thiên mạng : surrender to God  )  để cho cõi lòng luôn được an nhiên tự tại, hầu đạt tới cuộc sống phong lưu.. Đó là phong thái an vi của cuộc sống phong lưu.   

 

C.- Lời kết

Đây là cánh đồng Văn hoá Hoà bình Nông nghiệp mà T. G. Kim Định đã khai phá mấy thập niên nay, cánh đồng này bị hoang phế lâu ngày, cần phải được cày bừa thêm nhiều cho bằng phẳng và nhuần nhuyễn để trở thành” thửa Công điền phì nhiêu của dân tộc”, do đó cần được sự góp công của mọi người.. Đây là triết lý nhân sinh, giúp chúng ta sống sung mãn, đầy sinh thú, nhất là  có khả năng tạo hạnh phúc cho chính mình cũng như giúp nhà cứu nước được.  Đặc biệt mong được giới trẻ dấn thân.  Để dễ đi vào cánh đồng này, xin Giới trẻ phải để Trí rổng,Tâm hư mà tìm hiểu theo 5 bước: Bác học, Quảng Vấn, Thận Tư, Minh biện và Đốc hành, khi đó mình mới hiểu rõ được Văn hoá cha ông, chứ đi tìm cái mình  “ Thích hay  Không Thích “ trong đó thì khó thấy. Sự Thích là do tác động của Lý trí thuộc “ Thân “ nông cạn bên Ngoài chóng qua, còn sự An vui hạnh phúc là do sự cảm nghiệm của “ Tâm “ sâu lắng bên Trong, nên bền lâu.

Nói gọn lại: Nan đề của chúng ta là “ con Người là Bất Nhân, và Xã hội là Bất Công “

Đáp đề: Mỗi Người phải tu dưỡng lòng Nhân để biết yêu thương, kính trọng và tương dung, giúp nhau thi hành lẽ công chính trong cách xử thế  để lập lại mối Giao Hòa thì mới mong nhà êm cửa ấm và xã hội hòa bình. Cái khó ở đây là mối liên hệ Hoà cần hai chiều, nếu người này muốn Hoà mà người kia cứ gây Bất Hòa thì bế tắc. Cái bế tắc của đa số chúng ta là mối liên hệ giữa mọi người vói nhau đã bị gián đoạn. Chỉ có cuộc vận động một phong trào rộng rãi để giúp các cộng đồng trên con đường Xây dựng con Người và các cơ chế Xã hội thì mới hy vọng mọi người hăng hái tham gia thì mới vươn lên được.  Ngoài ra, không có lối nào khác là lối cai trị độc tài, buộc mọi người phải tuân theo pháp lệnh, trong trường hơp này thì trái với tinh thần Dân chủ. Đây là nan đề chúng ta đang tìm cách vượt thoát.

Không có con Người Nhân Chủ, không có Chủ đạo Hòa, không có phương cách thiết lập các cơ chế xã hội được quân bình thì chưa thể giải quyết nổi nạn con Người Bất nhân và Xã hội Bất công được.

Kính mời gọi mọi con dân Việt phục hoạt lại Đạo lý Hoà của Cha ông để xây dựng lại con Người Nhân chủ ( công thể ) và xây dựng Đất nước an bình.

 

Việt Nhân

T.B. Đây chỉ là sự đóng góp của một “ Thất phu hữu trách”cho nền Văn hóa nước nhà. Kính mong được sự chỉ điểm sai sót cũng như đóng góp của quý vị để hoàn chỉnh.

Xin gởi về: vanhienvn_vn2010@yahoo.com,                         Đa tạ

                  vanhienvn_vn2010@yahoo.com

 

 

D.- Các Hình  ( Khi cần giải thích )

 

 

                  I.- Ngũ hành ( Đồ hình và số độ )

 

 

 

                                                                  Hỏa ( 2 )  Nam (Đỏ)

                                    

                                    (Lục)  Đông ( 3 ) Mộc     Thổ  ( Vàng )( 5 )    Kim ( 4 ) Tây

                                   

Thủy ( 1 ) Bắc

 

 

II.- Lạc Thư 

 

 

1.- Chữ Viên

 

 

 

 

2.- Chữ Vãn

             

                                                                       4     9        2

                 

            3      5     7

      

8        1     6

 

3.- Chữ Vạn

 

4         9      2

       

                                                                        3     5      7

                                                                                          

                                                                        8     1         6

 

 

www.SPACE.com

 

III.- Time - Space – continuum

 

Cơ cấu Thời gian: Xuân , Hạ, Thu, Đông

Cơ cấu Không gian: Bắc, Nam, Đông Tây

 

 

Hạ                                   Nam

                                          

Xuân Tứ Quý Thu       Đông Trung Ương Tây

                                          

Đông                                         Bắc

 

Cơ cấu Ngũ hành: Thủy- Hỏa, Thổ, Mộc- Kim

 

 

Nam                                    Hạ

                                        

                        Đông─Trungương─Tây   +   Xuân ─ Tứ quý  ─ Thu = Thời-Không-Liên

                                        

      Bắc                                         Đông

 

 

IV.- Ngũ Thường

 

Lễ

Trí ← Nhân → Tín

Nghĩa

 

 

V.- Ngũ Luân

 

Cha mẹ, con cái

Nhân dân,ch.quyền ← Vợ chồng → Bạn bè,lân nhân

( Tình, Lý )

Anh Chị em

 

Cặp lưỡng hợp : Tình Lý

 

 

 

VI.- Cơ chế Xã hội

 

Giáodục ( Thành Nhân-Thành Thân )

    Xã hội (Dân sinh-Dân Trí )    Văn Hoá Chính trị (Nhân­ quyền-Dân.Quyền ) 

Thái hoà

Kinh tế

( Công hữu-Tư hữu )


---------------------- Hết -----------------------------

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Văn Hoá Thái Hòa và Minh Triết Việt
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc, thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt