Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Tinh Thần Lưỡng Hợp Cuả Việt Nho
Hay Tinh Thần " Dĩ Hoà Vi Quý" Nguyễn Quang I.- Việt Nho Việt Nho là Nho có nguồn gốc từ Việt, gốc đó là Dịch lý, mà nền tảng của Dịch lý Việt là Tiên Rồng. Tiên Rồng là cặp vật biểu duy nhất trên thế giới, mà Tổ tiên xưa gọi là Ngọc Long Toại, tức là cặp Vợ chồng. Nho công thức các cặp đối cực thành Âm Dương. Còn các nước thì chỉ có một vật biểu, mà vật biểu lại duy Dương. Tiên Rồng hay Âm Dương là cặp đối cực phổ biến trong vũ trụ.
II.- Các cặp đối cực Trên cấp vũ trụ thì ta có: Tán / Tụ, sức Ly tâm / Quy tâm, Trời / Đất, Thiên / Địa, Thời gian / Không gian. . . Về triết học thì có: Vô / Hữu, Vô vi / Hữu vi, Vô Thể / Hữu thể. . . Về con Người thì có: Tinh thần / Vật chất, Tình / Lý, đời sống Tâm linh / đời sống Thế sự… Về không gian thí có: Trên / Dưới, Trong / Ngoài, Đông / Tây, Nam / Bắc. . . Về Thời gian thì có : Trước / Sau, Hiện tại / Tương lai, Xuân / Thu, Hạ / Đông . . Về sinh vật thì có: Gái / Trai, Vợ / Chồng, Cái / Đực, Mái / Trống, nhị Cái/ nhị Đực, Thở Ra / thở Vào, Nói / Ăn , Đi / Đứng,.. Về: Giáo dục: Thành Nhân / thành Thân, Kinh tế : Công hữu / Tư hữu , Chính trị: Nhân quyền / Dân quyền, Xã hội: Dân Sinh / Dân Trí . Về Toán học thì có số Âm số Dương, Vi phân / Tích phân Về vật lý thì có: sức Ly tâm / Quy tâm, lực Tác dụng / lực Phản tác dụng Hóa học : Âm điện tử / Dương điện tử, ion -/ ion +/ ion - , Base / Acid, Từ học: Cực Nam / Cực Bắc. . . Ta thấy các đối cực trong vũ trụ là phổ biến.
III.- Tính chất Lưỡng nhất của các cặp đối cực hay “ Âm Dương hoà “ , hay “ Thuận Vợ thuận Chồng “ Các cặp đối cực níu kéo và xô đẩy nhau để đạt thế quân bình động mà Tiến hoá ở trạng Thái Hoà. Ví dụ khi hơi thở Vào và thở Ra có lập được thế quân bình động thì con người mới duy trì được sự sống và phát triển. Khi sức Quy tậm và Ly tâm có lập được thế quân bình động thì các thiên thể mới được treo lơ lửng và di chuyển trong Không gian vô cùng. Khi con Người giữ được nếp sống Tình Lý tương tham thì Tâm an Thân lạc. Khi Vợ Chồng biết sống theo Tình Lý tương tham thì mới thuận Vợ thuận Chồng. Khi ion - và ion + di chuyển gặp nhau thì tạo ra dòng Điện. Khi Cực Bắc và Cực Nam của Nam châm gặp nhau tạo ra Từ phổ, Từ trường Khi Base và Acid gặp nhau thì có phản ứng Trung hòa…
IV.- Chân lý ngược chiều: Dịch nghịch số chi lý Tuy là cặp đối cực có tác dụng ngược chiều nhưng lại có thể tương tác với nhau để lập nên thế quân bình động. Ví dụ cái cây có thân cành mọc lên, nhưng Rễ lại đâm xuống, nhưng nhờ sự luân lưu “ Hai chiều “ của nhựa cây: “ Nhựa sống” thì được chuyền từ dưới gốc lên còn “ nhựa luyện “ở trên lá lại di chuyên xuống khắp châu thân giúp cây điều hoà được sự sống mà phát triển. Nhờ hệ thống thần kinh sympathic và parasympathic mà hơi thở Vào Ra được điều hòa mà con người duy trì được sự sống. Nhờ lập được thế quân bình động của các đối cực mà sự sống luôn luôn biến hoá theo Chu trình” Sinh, Thành, Suy Hủy không những theo thời Tiết Xuân Hạ Thu Đông mà còn theo theo Chu trình Nguyên Hanh Lợi Trinh. Không phải các cặp đối cực nào cũng có thể lập được trạng thái quân bình động, mà chỉ có các cặp đối cực nào có sự cách biệt vừa phải mới thực hiện được, và chỉ có thể thực hiện được khi có sự tương tác hai chiều. Khi đạt thế quân bình động không những có sư Tiến hoá mà còn có trạng thái Hoà. Đây là Dịch lý. Ta có thể thấy trạng thái vũ trụ Hoà qua các diển đề trên mặt Trống Đông Đông Sơn mà Tổ tiên chúng ta đã lưu truyền cho con cháu. Để tổng hợp trạng thái Tiến hoá mà Thái Hòa đó, Nho gia đã công thức hoá thành « Đại Đạo Âm Dương Hòa hay « Thuận Vợ thuận Chồng » . Đây là Dịch lý cũng là Thiên lý. Vì vạn vật đống Nhất thể và vạn vật Tương liên, và chân lý ngược chiều nên các cặp đối cực đạt thế quân bình động mới có thể lập được mối liên hệ Hoà . Tất cả sinh vật đều trao đổi nhu cầu sống trong các môi trường như không khí, nước, đất, con người còn có thêm môi trường tư tưởng nữa. Các con vật đã có thiên năng, còn con người thì phải tìm cách sống Hòa theo nhịp điệu của Vũ trụ. Đó là cuộc sống thuận Thiên. Tổ tiên chúng ta đã cảnh cáo : « Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong ». Việt Nho có nền tảng là Dich, mà Dịch là nguồn của sự Tiến hóa ở thế Quân bình động, nên Tình chất Lưỡng hợp của các cặp đối cực là nguồn Thái hoà trong Vũ trụ, mà ta gọi là cosmic rythm. Vì vậy mà bảo nền Văn hoá của Tổ tiên Việt là nền Văn hoá Thái hòa.
V.- Bộ số cơ cấu Việt Nho
Bộ số cơ cấu Việt Nho chỉ vỏn vẹn có : 2 – 3, 5. Đó là nền tảng của Việt Nho hay cơ cấu nền Văn hoá Thái hòa Đông Nam. Để có thể hiểu được, ta phải vận dụng đến Ngũ hành.
Đồ hình và số độ của Ngũ hành.
2 ↑ 3 ← 5 → 4 ↓ 1 Số độ Ngũ hành
Hỏa | Mộc—Thổ—kim | Thủy
Đồ hình Ngũ hành
Từ cơ cấu Ngũ hành ta có vòng Trong vòng Ngoài, đến Việt tỉnh cương đến Thái thất, Cửu trù Hồng phạm. Mặt khác từ Thái cực viên đồ ta có Bát quái, Tiên thiên và hậu Thiên Bát quái ,Hà Đồ Lạc Thư và 64 quẻ . ( Xin xem 32 tác phẩm của T.G. Kim Định hay hai cuốn Văn hoá Đông Nam và Văn Hiến Việt Nam của Việt Nhân để hiểu rõ hơn).
VI.- Giải thích ý nghĩa của Ngũ hành.
Đồ hình Ngũ hành : Thuỷ, Hỏa. Mộc, Kim, Thổ
Hỏa ↑ Mộc ←Thổ →Kim ↓ Thủy
Thủy - Hỏa : cặp đối cực đối xứng qua Thổ; Mộc – Kim: Cặp đối cực cũng qua Thổ. Trước hết nên hiểu chữ Hành, Hành không phải là tố chất như bốn tố chất ( element ) của Tây phương. Mà hành có thể xem như lưu chất ( fluid ) có thể di chuyển và tác hành với các hành khác để đạt thế quân bình động mà biến hoá .
Tứ Tố của Tây phương: Nước, Lửa, Khí, Đất. Sau này thêm vào Ether nữa, nhưng Ether cũng vẫn là vật chất.
Còn hành Thổ không phải là vật chất. Để có thể hiểu rõ ta dùng đồ hình sau : Nếu ta tách các ô: “ 2 hay Hỏa, 3 hay Mộc, 4 hay Kim, 1 hay Thuỷ” thì ô số 5 trống không, nên các ô xung quanh tượng trưng cho Hữu, thế giới hiện tượng ( manifested world ) và Hành Thổ ở trung cung trống không tượng trưng cho Vô, thế giới Tâm linh ( unmanifested world ).
Số độ
Ngũ hành: 1, 2, 3, 4, 5 Cách đánh số: Trước tiên nên biết các cặp đối cực của các số Lẻ Chẵn: 1 và 2, 3 và 4 đối xứng qua trung cung số 5. Chỗ ta đứng ghi số 1 , trước mặt nhìn về hướng Nam ghi số 2, ngược chiều đồng hồ ( phía Tay trái : Tả nhậm ) ghi số 3 và ngang qua số 5 ghi số 4. Đây là những Huyền số, không phải là số toán học để đo đếm, mà các loại Số lẽ Chẵn mang ý nghĩa triết lý. Các số lẻ tượng trưng cho Thiên, Tinh thần, Tình, phẩm, trừu tượng, Thời gian, Vô hạn . . . Các số Chẵn tượng trưng cho Địa, Vật chất, Lý, Lượng, Cụ thể, Không gian, Hữu hạn. . . Ta có các cặp đối cực: Thiên / Địa; Tinh thần / Vật chất; Phẩm / Lượng; Trừu tượng / Cụ thể; Thời gian / Không gian; Vô hạn / Hữu hạn. . .
Trong số độ Ngũ hành ta có các cặp đối cực 1-2, 2-1; 3-2; 2-3, 1-4, 4-1. Trong các cặp đối cực thì sự cách biệt giữa hai đối cực 2 – 3 là ít nhất, nên có thể xô đẩy, níu kéo nhau mà đạt thế quân bình động mà biến hoá . Như vậy không phải cặp đối cực nào cũng đạt được thế quân bình, mà chính tỷ lệ phân cách 2- 3 là tỷ lệ quân bình, thí dụ trong con người cặp đối cực về Tình / Lý là 3 / 2 nghĩa là Tình 3 lý 2, các con số này rất co dãn, không phải là con số toán học, tuỳ theo trường hợp mà mức độ khác nhau, miễn là Tình nhiều hơn Lý. Ta có thể kiểm chứng tỷ lệ đó qua thí nghiệm của hai nhà bác Học Dương Chấn Ninh và Lý Chánh Đạo. Khi bắn nhân nguyên tử thì nó phát ra hai tia vi tử Dương và Âm, nếu chắn 2 tia lại mà đo tốc độ thì tỷ số tốc độ Dương / Âm: 3/2 ( Tham Thiên lưõng Địa) Người ta cũng dùng những cặp đối cực này để tượng trưng cho các nền Văn hóa: Nền văn hoá Đông – Nam là 3 -2 ( Tình 3 lý 2 ) , nền Văn hoá Ấn Độ là 4 – 1, của Tây Âu là 4 – 1.
VII.- Ý nghĩa các đối cực trong Ngũ hành: Thuỷ, Hỏa. Mộc, Kim, Thổ.
Hỏa ↑ Mộc ←Thổ →Kim ↓ Thủy
Theo Đông phương: Thủy là “ vạn vật chi nguyên “: tức là nguồn ngốc của Vạn vật, nước có trong các sinh vật, và nhất là trong cơ thể con người thì nước chiếm đến 70%, có lẽ vì vậy mà dùng hành Thủy tượng trưng cho vật chất. Còn Hoả là lửa tức là một dạng năng lượng, tương trưng cho Tinh thần,, vì khi suy tư con Người cũng phát ra làn sóng, tức là là năng lượng . Vậy đối với con Người cặp Thủy - Hỏa tượng trưng cho Vật chất – Năng lượng ( Tinh thần ). Mộc – Kim tượng trưng cho Sinh vật – khoáng chất. Còn Thổ tượng trưng cho Vô, cho Tâm linh, mà Thổ cũng là vị trí của con Người, nên con Người có gốc Tâm linh. Như vậy 4 hành xung quanh tượng trưng Thế giới Nhị phân: Thế giới hiện tượng biến hoá theo Dịch lý, tức là sự biến hoá do các cặp đối cực tương thôi ( Âm Dương tương thôi ) Trong cơ cấu Thời gian ta có các cặp đối cực : Đông - Hạ; Xuân – Thu. Trong cơ cấu Không gian, ta có các cặp đối cực: Bắc – Nam; Đông – Tây.
Hạ Nam ↑ ↑ Xuân ←Tứ Quý → Thu Đông ← Trung Ương → Tây ↓ ↓ Đông Bắc
Cơ cấu Thời gian Cơ cấu Không gian
Từ đồ hình Cơ cấu Không gian và Thời gian, Einstein đã đề xuất thuyết Tương đối: Không gian và Thời gian là hai mô căn bản tạo nên Thời – Không – Liên : Time – Space - continuum mà sinh vạn vật.( Xin Xem Video trobng www.SPACE.com. Warping Time and Space ) Từ Số độ của Ngũ hành, Tổ tiên Lạc Việt cho rằng các số Lẻ và số Chẵn trong Ngũ hành được sắp xếp xen kẻ theo Hướng Và Phương khác nhau và quay theo hai chiều Vãn và Vạn ngược nhau cá biệt hóa mà sinh ra vạn vật ( Xin em cuốn Lạc thư minh triết của Kim Định )
VIII.- Ý nghĩa khác
của Ngũ hành
Trục dọc ∣ gọi là trục Chí hay trục Thiên Địa ( mùa Hạ: Ngày dài hơn, mùa Đông: Đêm dài hơn ) , trục Ngang ― gọi là trục Phân hay Trục Nhân. ( mùa Xuân, mùa Thu: Ngày đêm bằng nhau ), tạo nên Thập Tự nhai ╋. Ta cũng có thể coi : “ Nhân “ là sự giao thoa của cặp đối cực Thiên Địa. Nho bảo” Nhân giả kỳ Thiên Địa chi Đức, Âm Dương Chi giao, Quỷ Thần chi hội. . . “ Ngày xưa Tổ tiên chúng ta dùng khung Ngũ hành để giải thích sự quân bình động của các cặp đối cực. Đó là Dịch lý: nguồn gốc của Tiến hoá, trường tồn, Thái hòa.
IX.- Ý nghĩa các Huyền số Số 3 : 1 Trời, 2 Đất, 3 Người, muốn giữ được vị thế “ Tự chủ “để không bị Trời Đất kéo lên hay xuống, nên phải tự Lực, tự Cường, đó là “ Nhân Chủ “ Số 5 : nằm ở trung cung, là vị trí của VÔ, nên là Tâm linh: nguồn Sống và nguốn Sáng. Vậy 2 là Thái hoà, 3 là Nhân chủ, 5 là Tâm linh.
2 là cặp đối cực, nhờ sư tương tác « Hai Chiều « mà tạo nên trạng thái quân bình động mà lập nên Trạng thái hoà trong sự Tiến hóa. Ta hiểu tại sao sự sống « Duy Lý một chiều « đã gây ra sự hỗn loạn trong xã hội.
3 là Con Người Nhân chủ là con người biết tự lực tự cường để duy trì vị trí làm chủ vận hệ mình, gia đình mình và đất nước mình, cũng nhờ có khả năng tự lực tự cường mà con người Nhân chủ không bị tiểu Tâm, tiểu Trí lôi cuốn đi vào con đường tiểu Danh tiểu Lợi trái với Thiên lý, mà khi nào cũng cố gắng « Chấp kỳ lưỡng đoan « mà ăn ở Hòa với mọi người. Muốn được thế, thì ta phải biết cách tìm về nguồn Tâm linh là nguồn Nhân Nghĩa mà sống.
5 là Tâm linh là con đường ngược chiều với Thế sự để đi về nguồn Sống và nguồn Sáng : nguồn Sống là Đạo Nhân là lòng Yêu thương, Kính trong và tương dung mọi Người, nguồn Sáng là lẽ công chính hay đức Nghĩa, giúp con ngưòi biết đường ngay lẽ phải, sống công bằng với mọi người để sống Hoà với nhau, con người không thể sống riêng rẽ một mình, mà khi sống chung thì phải có hòa khí để cho cuộc sống có nghĩa. Chứ cứ sống theo lối cá nhân chủ nghĩa với tiểu Tâm tiểu Trí chỉ đi tìm tiểu Danh tiểu Lợi cho riêng mình thì chỉ làm rối loạn xã hội. Khi ra Sống ngoài xã hội thì năng lượng bị tiêu hao, do đó Nhân Nghĩa cũng vơi dần, nên cần phải luôn tu dưỡng. Mà muốn có Nhân Nghĩa thì phải tu dưỡng hàng ngày, chỉ nói suông về Nhân Nghĩa mà không đem ra mà sống với mọi người thì lời nói vô nghĩa. Vì con ngưòi là Quỷ Thần chi hội, lúc này thì thần thánh, lúc kia là tà ma, nên phải vi Nhân liên lỉ , mà vi nhân thì phải hoàn thiện mọi việc sao cho ngày một hoàn hảo hơn và nhất là hoàn thiên cách ăn ỡ với mọi người để sống Hòa với nhau. Để hiểu mình hơn thì nên xem quả để biết cây, cứ xem lối ăn ở của mình với mọi người xem ra có tạo được hoà khí không thì biết rõ mình là ai. Trong lối sống hàng ngày, con người Việt Nho chấp nhận sống với những cái thường thường, những cái tục, những cái nhỏ thấp hèn, những cái dễ đơn giản mà tìm cách vươn lên những cái phi thường, những cái thanh, những cái to hơn cao thượng hơn, những cái phức tạp, vì trong thế giới hiện tượng naỳ không có cái gì là hoàn toàn cao siêu và phi thường cả, và văn hoá cũng chỉ giúp ta từ thực tế có khi phũ phàng của trần thế mà vươn lên những giá trị cao đẹp hơn mà thôi. Danh từ Việt nhắc nhở chúng ta điều đó. Tóm lại Việt Nho quả là bà chúa Hoà của nhân loại. Hòa có nguốn gốc Nội khởi, cây đũa Thần ở ngay trong Tâm mình, chứ không ở chỗ nào khác, nếu mình vong thân thì không bao giờ được yên ổn, khi mình không yên ổn thì mình lại phá sự sống hoà của người khác. Việt Nho là văn hoá Thái hòa của đại chúng Việt, đã bị thất truyền trở thành Hán Nho là thứ thứ Hủ Nho sa đọa, nhưng qua công trình khai phá của Kim Định đã thành triết lý Nhân sinh sinh động, nhờ lý Thái cực : » Nhất lý thông vạn lý minh « mà ta có cái nhìn mọi vấn đề một cách thông suốt, nhất là những nan đề của con Ngưòi va xã hội ngày nay : con người Bất Nhân và Xã hội Bất Công. Văn hoá này là mạch sống « Dĩ hoà vi quý « của dân tộc, nó giúp cho con người Thân an Tâm lạc, Gia đình êm ấm và nhất là thiết lập các Cơ chế xã hội được quân bình và tiến bộ. Vì thế nó giúp cho những người làm chính trị có một chủ đạo Hoà để đoàn kết toàn dân, có một sự hiểu biết Nền tảng về chế độ Dân chủ và phương cách thiết lập các Cơ chế xã hội quân bình.
X.- Chính trị và Tà trị hay Vương đạo với Bá đạo Ngày nay chính trị đã bao trùm lên các lãnh vực khác như Kinh tế, Giáo dục, Xã hội và cả Văn hoá nữa, vì thế cho nên Chính trị rất quan trọng với đời sống nhân dân. Cha ông chúng ta đã có những tư tưởng rõ ràng về hai chế độ chính trị này.
Chế độ chính trị Vương đạo là chế độ chính trị biết lấy Dân làm Gốc, vì biết lấy Dân làm gốc, nên phải biết cách giúp cho Dân được phát triển vững mạnh về Dân sinh và Dân trí thì Nước nhà được an ninh ( Dân vi bang bản, bản cố bang ninh ). Trong chế độ quân chủ, Vua quan coi dân như con đỏ ( xích tử ) , Dân coi vua quan như phụ mẫu. Chế độ cai trị dân theo Nhân trị nghĩa là theo Lễ Pháp : Lễ là hàng rào cản bên trong của mỗi cá nhân tự mình tránh phạm luật, còn Pháp là hàng rào cản bên ngoài bằng luật pháp để cản ngăn những ngưởi vì yếu đuối mà phạm phải. Chế độ Dân chủ ngày nay là chế độ « của Dân, do Dân và vì Dân « để mưu phúc lợi cho toàn dân, nên mục tiêu của hai chế độ chính trị không có khác.
Còn chế độ chính trị Bá đạo là chế độ tôn Quân lên mây xanh, chỉ phục vụ cho nhà Vua, một dòng tộc. một nhóm quân phiệt, nay thì cho một đảng phái, họ chi mưu quyền lợi cho phe nhóm riêng của họ, cách cai trị của họ là độc tài chuyên chế, chẳng những không phục vụ dân, mà còn áp bức bóc lột dân tàn tệ.
XI.- Việt Nho với con Đưòng Tu, Tề, Trị, Bình Việt Nho là nền văn hoá thái hòa mà cũng là triết lý nhân sinh, cho nên có thể đóng góp cho con người và dân tộc nhiều phương diện : 1.- Về phương diện Cá nhân và gia đình thì có con đường Tu thân theo Ngũ Thường để trau dồi Nhân Nghĩa tức là lòng Yêu thương kính trọng và ăn ở công bằng với nhau, có vậy gia đình mới yên ấm, mà gia đình là nền tảng của xã hội, xâ dựng cho gia đình vững chắc cũng là phương thế căn bản xây dựng xã hội. Vấn đề là mỗi Cá nhân có tự ý trau dồi cuộc sống mình để sống hoà với nhau hay không, nếu không có sự hớp tác của từng cá nhân thì chẳng có cây đũa thần nào khác để giải quyết vấn nạn rối loạn xã hội cả! 2.- Quan trọng nhất là Viêt Nho có một Chủ đạo Hòa để đoàn kết toàn dân, không có tiêu chuẩn đoàn kết toàn dân thì công vệc chung khó mà thực hiện thành công : Trong từng Cá nhân thì sống sao Hoà giữa Tình và Lý. Trong gia đình là Hoà giữa Vợ Chồng, Cha Mẹ và Con cái. Trong Xã hội là Hoà giữa Nhân dân và Chính quyền. 3.- Về phương diện Chinh trị thì có phương cách để thiết lập các cơ chế xã hội cho được quân bình và tiến bộ :
* Về chính trị thì phải điều hoà được giữa Nhân quyền và dân quyền. Nhân quyền được tôn trọng giúp người dân phát triển toàn diện, Dân quyền phát triển giúp cho quốc gia giàu mạnh. Khi hai yếu tố đó được điểu hoà thi nhân dân no ấm, xã hội yên vui.
* Về Giáo dục thì phải điều hoà được hai yếu tố thành Nhân và thành Thân. Một chính quyền muốn thực sư phục vụ nhân dân thì phải giúp Nhân phát triển tư cách và khả năng để biết cách cư xử công bằng hầu sống hoà với mọi người và đóng góp tích cực cho xã hội, và cũng phải biết cách giúp Dân đóng góp cho công cuộc chung thì quốc gia mới giàu mạnh. Những chế độ chính trị độc tài họ chi lo vơ vét bóc lột cho quyền lợi riêng họ, nên không cần lo cho Dân sinh Dân trí, vì làm việc này là giải phóng con người, khi con người được giải phóng thì họ không chịu làm nô lệ nữa.
* Về Xã hội thì phải làm sao cho Dân sinh và Dân trí được nâng cao, có nâng cao Dân sinh để « Có Thực mới vực được Đạo «. Dân sinh có cải thiện thì mới giúp Dân trí được nâng cao, cả hai phải tiến hành đồng bộ, nhưng Dân trí có cao mới đẩy mạnh Dân Sinh được hữu hiệu. Lấy cớ phát triển kinh tế trước mà bỏ lơ những chuyện quan trọng là luận cứ ngụy biện, không hiểu vấn đề hay là theo đường lối Tà trị.
* Về Kinh tế thì phải điều hoà được hai yếu tố Công hữu và Tư hữu. Trong chế độ Tư bản thì quyển Tư hữu là tuyệt đối, không ai có thể xâm phạm bất cứ lý do gì, vì đã có luật bảo đảm, lại thêm con người sinh ra với những thể chất và tinh thần khác nhau, người làm ra nhiều kẻ làm ra ít,nên sinh ra vấn nạn kẻ ăn không hết người lần không ra, nạn xem ra bất công xã hội này đã gây ra nhiều tai họa cho xã hội, nạn hồng thủy CS là ví dụ. Vấn đề bất công là do hai nguyên nhân, nguyên nhân Trời sinh ra con người bất công, nguyên nhân thứ hai là do những con người có quyền có thế gây ra. CS dựa vào tình trạng đó mà gây ra cách mạng đổ máu. Đến thời CS thì quyền Tư hữu bị tước đoạt để sung vào Công hữu , để đảng CS phân phối cho được công bằng, nhưng khi không còn tư hữu thì con người bị giáng cấp xuống hàng súc vật. Vì vậy muốn cho ai ai cũng có đời sống xứng với nhân phẩm để xã hội đưọc yên thì phải giải quyền cho êm thắm giữa quyền Công hữu và Tư hữu.
XII.- Vấn đề Công Bằng tương đối Trong Tân Ước, Dụ ngôn người chủ phát những lạng bạc khác nhau cho những người tôi tớ và sai làm lời, tức đề cập đến thiên bẩm của con người và cung cách làm người là hoan hảo những gì còn bất hảo trong thế giới hiện tượng. Do số vốn nhiều ít đầu tiên nhận lãnh từ Thiên Chúa, người thì vóc dáng to lớn khỏe mạnh,người gầy còm yếu đuối, người thì thông minh mẫn tiệp, kẻ thì ngu đần, vì thế mà không thể có công bằng tuyệt đối trong xã hội. Nhưng chỉ có trong thế giới hiện tượng đối là nơi con người có môi trường để vi nhân bằng cách hoàn thiện những thứ bất toàn. Nhiệm vụ cao cả và khó khăn nhất của nhân loại là khi sống trong thế giới bất toàn phải tổ chức thế nào để cho ai ai cũng có điều kiện sống hợp với nhân phẩm. Đó là nhu yếu thâm sâu của mọi con người: Quyền có Ăn và quyền được Nói. Nhân loại đã thất bại triền miên trong công cuộc vi nhân căn bản này. Ta nên nhớ con người là một trong tam tài, nên phải hành kiện như « Thiên hành kiện »,làm việc không nghỉ ngơi để tạo ra của cải vật chất, làm ra cái ăn là nhu yếu nền tảng của nhân quyền, khi bảo vệ được cái ăn thì có nhân quyền, cái ăn cũng được gọi là quyền tư hữu. Trong chế độ Tư bản thí quyền Tư hữu tuyệt đối, nên những người nhận được nhiều lạng lại có quá nhiều tư hữu, mà người ít lạng thì lại không có cái ăn, trở thành vô sản, nên vô nhân quyền luôn. Còn trong chế độ CS thì quyền tư hữu bị tước sạch để làm công hữu mà không có phần hưởng, con người trở thành vô sản như súc vật, nhân quyền bị tước.
XIII.- Công bằng tương đối trong xã hội Nông nghiệp và Kỹ nghệ Thế mà trong chế độ nông nghiệp thô sô, cha ông chúng ta đã biết lấy Công điền công thổ để điều hòa giữa công và tư hữu để giúp cho những người bất hạnh có cuộc sống đúng với tinh thần Mến Chúa Yêu Người. Đó là sự công bằng tương đối trong thế giới hiện tượng. Trước năm 1945, các làng xã ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ số công điền còn khoảng dưới 30%, cứ 5 năm lại được quân phân một lần cho những người nghèo không có ruộng đất, để họ tự canh tác lấy mà sống để không ai có thể dùng miếng ăn để khống chế họ. Ngoài ra hễ ai đến 50 tuổi cũng được quyền đóng góp ý kiến mình cho viêc làng xã. Đây là nền tảng của Nhân quyền : quyền Được Ăn và Được Nói. Trong xã hội Kỹ nghệ Tây phương nhất là Hoa kỳ đã dùng thuế lũy tiến,tức là lấy Tư hữu đóng góp vào Công hữu để thiết lập những tiện nghi công cộng cho mọi người chung hưởng, như đường sá, cầu cống, hệ thống Nước, Điện, Điện thoại . . .nhất là thiết lập Quỹ An sinh xã hội để giúp những người thất thế sống như là một con người « Nhân linh ư vạn vật « . Cả hai chế độ đều biết lấy quyền Công hữu điều hòa với quyền Tư hữu để ai cũng có phương tiện sống. Khi ai ai cũng no ấm và có quyền Tự do căn bản thì con người hạnh phúc, xã hội an bình. Nguyễn Quang
Trang
mạng
Việt
Nam
Văn
Hiến
Trang: Tinh Thần Lưỡng Hợp Cuả Việt Nho www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống
Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc
& Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
|