Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com


TRỐNG ĐỒNG ÂU LẠC SÔNG ĐÀ

(TRỐNG NHÓM MẶT TRỜI LỬA

THÁI DƯƠNG LIÊN HIỆP

 THIẾU ÂM THÁI ÂM).

 (phần 1 &2)

Nguyễn Xuân Quang

 Trống đồng nòng nọc, âm dương là bộ Dịch đồng bằng hình ảnh và là bộ sử đồng của Đại Tộc Việt. Ta đã biết trống đồng là trống biểu của ngành nọc, trống (đực) mặt trời ứng với ngành nọc Việt mặt trời, là trống biểu của Hùng Vương, vua mặt trời.

Trong các bài trước trong nhóm trống lửa thái dương có mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn thế gian ta đã biết:

 -Trống Phú Xuyên là trống biểu của nhánh nọc dương mặt trời lửa Càn Li với Càn diễn tả bằng vành cò Càn tên viết bằng hình tam giác và Li diễn tả bằng con mang sủa mang gạc (Cervilus muntjac). Li mang tính chủ vì vành mang sủa nằm gần sát mặt trời. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là trống Kì Việt Kì Dương Vương của ngành nọc dương mặt trời thái dương Viêm Đế.

-Trống Miếu Môn I là trống biểu của nhánh âm mặt trời nòng nước Chấn thái dương [diễn tả bằng ba vành biên trống gồm hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) thái dương kẹp giữa vành hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn] và vành cò gió Chấn có tên là cái “mồi” chữ V hay tam giác ngược có một nghĩa là lửa-nước thái dương Chấn.  Trống có vành chủ yếu là thú bốn chân Mang Lang. Mang là thú biểu của nhánh nọc dương phía thiếu dương Li và con Lang trời là của nhánh phía thiếu âm Đoài nọc dương. Đây là một khuôn mặt lưỡng hợp thiếu dương và thiếu âm của hai ngành nọc dương và nọc âm nhánh nọc thái dương ở cõi thế gian tức tiểu vũ trụ. Lang có khuôn mặt mang tính chủ vì khắc to hơn con mang.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt đây là trống lưỡng hợp thú biểu Mang Lang của liên bang Văn Lang Hùng Vương với khuôn mặt Lang Việt mang tính chủ của ngành nọc âm thái dương Chấn Thần Nông thái dương Lạc Long Quân Lạc Việt.

Trống Sông Đà này cũng thuộc nhóm trống có mặt trời 14 nọc tia sáng nhưng diễn tả một khuôn mặt khác.

Tổng quát

 Trống Sông Đà còn được gọi là trống Moulié lấy được từ nhà một  người vợ góa của một viên quan lang Mường vùng sông Đà, tỉnh Hòa Bình (ngày nay là Hà Sơn Bình). Năm 1889 được đem đi trưng bầy tại cuộc đấu xảo quốc tế ởParis, sau đó trống mất tích luôn không trở về nước nữa. Hiện nay trống được trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Viện Guimet,Paris.

Tác giả Nguyễn Văn Huyên cho biết vì không được quan sát trực tiếp hiện vật thật nên dựa vào tài liệu và ảnh vẽ của F. Heger để mô tả trống. Tôi đã tìm đến viện bảo tàng Guimet để quan sát tận mắt trống này.

 

 

 

Tác giả và trống Sông Đà tại Bảo Tàng Viện Guimet, Paris, Pháp

(ảnh Michelle Mai Nguyễn).

 

 Tác giả và trống Sông Đà tại Bảo Tàng Viện Guimet, Paris, Pháp

(ảnh Michelle Mai Nguyễn).

 Mặt trống Sông Đà (ảnh của tác giả).

 Nhìn thoáng qua ba vành ngoài biên, ta đã thấy ngay trống Sông Đà khác các trống vừa nói.

Xin nhắc lại, các vành ngoài biên trống cho biết trống thuộc loại nào, giai đoạn nào trong Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo và thuộc ngành, đại tộc, tộc nào trong truyền thuyết và cổ sử Việt.

Như đã viết trống Phú Xuyên Kì Việt thuộc ngành lửa Viêm Đế-Kì Dương Vương thái dương tạo hóa nên ba vành ở biên trống được diễn tả gồm hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có nghĩa là lửa, thái dương kẹp ở giữa hai vành chấm nọc lửa sinh tạo.

Trống Miếu Môn I có thú biểu Văn Lang của ngành nọc âm nước thái dương tạo hóa Chấn Thần Nông-Lạc Long Quân được diễn tả bằng ba vành ở biên trống gồm hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có nghĩa là lửa, thái dương kẹp ở giữa một vành hai vòng tròn đồng tâm có chấm nọc dương có nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn.

 Trống Sông Đà này có ba vành ngoài biên gồm hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có nghĩa là lửa, thái dương kẹp ở  giữa một vành có hai hình thái sóng hình thoi Gió chuyển động Đoài và sóng cuộn vuông góc nước lửa Chấn ở biên trống (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á, sẽ tóm lược ở dưới).

 

Ba vành ngoài biên ở mặt trống Sông Đà (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

 Ba vành này cho biết trống thuộc hai tộc Nước dương Chấn và Gió dương Đoài của ngành nòng Khôn thái dương.

 Đối chiếu với truyền thuyết Việt là hai tộc Thần và Nông của ngành Thần Nông thái dương [xin nhắc lại, trống đồng nòng nọc, âm dương là trống biểu của ngành trống (nọc) mặt trời thái dương nên Thần Nông ở đây có khuôn mặt là mặt trời nọc âm thái dương chứ không phải mang khuôn mặt không gian thái âm. Điểm này giải thích tại sao trong truyền thuyền khi thì viết là Viêm Đế-Thần Nông khi thì viết là Thần Nông-Viêm Đế. Các tộc thuộc ngành nọc lửa thái dương gọi theo Viêm Đế-Thần Nông (vì lửa nên để Viêm Đế viết trước Thần Nông) còn các tộc thuộc ngành nọc nước thái dương gọi theo Thần Nông-Viêm Đế)]. Dưới dạng nhất thể, Viêm Đế-Thần Nông hay Thần Nông-Viêm Đế là một cá thể duy nhất (một nhân vật nên truyền thuyết khi thì viết Viêm Đế có hiệu là Thần Nông hay khi thì viết Thần Nông có hiệu là Viêm Đế. Hiệu là “tên gọi“ của cùng một nhân vật). Dạng nhất thể mang tính lưỡng hợp ứng với Thái Cực hay Trứng Vũ Trụ. Ở dạng lưỡng cực, Viêm Đế-Thần Nông tách ra hai khuôn mặt riêng biệt: Viêm Đế và Thần Nông.

Thần Nông của Bách Việt tuyệt nhiên không phải là ông thần làm ruộng Shen Nung (Thần Nông) của Trung Hoa. Thần làm ruộng đầu bò Shen Nung của Trung Hoa ở cõi đất thế gian xuất hiện rất muộn vào thời con người đã bước vào xã hội nông nghiệp là lấy từ Thần Nông ở cõi tạo hóa, vũ trụ của Bách Việt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Ở tầng tứ tượng, Viêm Đế tách ra thành Viêm (dưới dạng vật thể là Lửa), Đế (Đất) và Thần Nông tách ra thành Thần (Nước) và Nông (Gió) (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).

Trống Sông Đà có mặt trời 14 nọc tia sáng là trống thế gian nên khuôn mặt Thần Nông thái dương ở dạng thế gian tức Thần và Nông. Vì thế hai nhóm hình thái sóng cuộn vuông góc nước lửa Chấn và sóng hình thoi Gió chuyển động Đoài ở biên trống ứng với Thần và Nông. Đối chiếu với truyền thuyết Việt là hai khuôn mặt ở cõi thế gian này là hai nhánh Lang Đoài  theo mẹ Lửa và Lang Chấn theo cha nước và theo cổ sử Việt là Âu Việt và Lạc Việt, tức liên bang Âu-Lạc (Việt).

 Hai hình thái sóng gió dương thiếu âm Đoài hình thoi và sóng nước dương vuông góc thái âm Chấn ở trên cùng một vành cho thấy rõ đây là dạng liên liệp hay lưỡng hợp tương đồng cùng một ngành của thiếu âm với thái âm của hai tộc gió dương Đoài và nước dương Chấn cùng ngành nòng Khôn thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt đây là dạng nghiêng nhiều về khuôn mặt liên hiệp của hai tộc Nước thái dương Lạc Việt và Gió thái dương Âu Việt.

Tóm lại, trống Sông Đà mang khuôn mặt liên hiệp hay lưỡng hợp cùng ngành của thiếu âm với thái âm của ngành mặt trời thái dương Khôn. Đối chiếu với truyền thuyếtViệt là trống liên hiệp hay lưỡng hợp của hai tộc mặt trời thái dương thái âm Thần và thiếu âm Nông của ngành thái dương Thần Nông của họ Bách Việt Thần Nông-Viêm Đế. Đối chiếu với cổ sử Việt là trống liên hiệp Âu Cơ-Lạc (Việt).

 .Trống có cả hai yếu tố nòng nọc, âm dương.

Trên mặt trống ngoài các yếu tố dương như các vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói), các vành giới hạn có chấm nọc còn có các yếu tố âm như vỏ không gian hay vỏ Trứng Vũ Trụ là các vành trống không, các chữ có vòng tròn…

Như thế trống này là trống biểu của hai nhánh nòng nọc, âm dương, có một dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương của ngành mặt trời thái dương.

 Trống Sông Đà có mặt trời 14 nọc tia sáng thuộc nhóm mặt trời  lửa thái dương có số nọc tia sáng là số Tốn (6, 14, 22…).Trống này có hai khuôn mặt lưỡng hợp với Tốn là Chấn/Tốn và Đoài/ Tốn.Chấn hôn phối với Tốn thấy rõ qua khuôn mặt Chấn Lạc Long Quân hôn phối với khuôn mặt sinh tạo Tốn (OII) Âu Cơ.  Phân tích quẻ Tốn OII là âm (O) và lửa, thái dương (II), là Nàng (O) Lửa (II). Nàng (O) thái dương (II). Âu Cơ Tốn là Nàng Lửa (Vụ Tiên là Nàng Nước, Thần Long là Nàng Gió, Vợ thái tổ Hùng Vương là Nàng Đất và Âu Cơ là Nàng Lửa) và Âu Cơ là Nàng thái dương, là thái dương thần nữ của Việt Nam tương đương với thái dương thần nữ Amaterasu của Nhật Bản.

Kiểm chứng với Dịch sách ta thấy Chấn hôn phối với Tốn trong Tiên Thiên Bát Quái:

 

Còn khuôn mặt Đoài/Tốn, như đã biết qua nhóm trống cóc/ếch Chấn/Cấn có mặt trời 12 nọc tia sáng ta có Đoài hôn phối với Tốn. Kiểm chứng với Dịch sách ta cũng thấy Đoài hôn phối với Tốn ở lá bùa trừ tà của dân gian Việt Nam (dùng trừ tà vì Dịch có một khuôn mặt Chấn Sấm có búa thiên lôi trừ được ma quỉ).

Sự hôn phối Tốn OII với Đoài IIO này cũng thấy rất rõ trong truyền thuyết Ai Cập cổ là nữ thần lửa Tefnut (goddess of Fire), Tốn OII lấy Thần Khí Gió Shu (God of Air), Đoài phía ngành nòng, âm.

 Như thế trăm phần trăm, trống trống Sông Đà  có mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn có khuôn mặt liên hiệp hay lưỡng hợp tương đống cùng ngành là Chấn/Tốn và Đoài/Tốn.  

Để vững chắc thêm nữa ta có thể kiểm chứng với các ma phương. Thật vậy trong 9 ma phương có số trục từ 1 tới 9 ta thấy có 3 ma phương có tổng số các chi là 18. Đó là ma phương Đoài 3/18 (số Đoài 3 là số trục nằm ở tâm hình ma phương còn tổng cộng các chi theo khắp các chiều là 18).

Ma phương 3/18.

(lưu ý trong ma phương này số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11).

Ma phương Tốn 6/18 (số Tốn 6 là số trục nằm ở tâm hình ma phương còn tổng cộng các chi theo khắp các chiều là 18).

         Ma phương 6/18.

(lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương 3/18, số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11).

Và ma phương Chấn 9/18 (số Chấn 9 là số trục nằm ở tâm hình ma phương còn tổng cộng các chi theo khắp các chiều là 18).

 Ma phương 9/18.

(lưu ý trong ma phương này cũng giống như trong ma phương 3/18, 6/18, số 1 còn tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11).

(Mã Số DNA Của Hùng Vương).

Qua ba ma phương Tốn, Đoài, Chấn đều có tổng số các chi là 18 này ta thấy rõ Tốn 6 liên kết hay lưỡng hợp được với hai khuôn mặt Đoài 3 Chấn 9. Điểm này một lần nữa xác thực trống Sông Đà có mặt trời Tốn 14 nọc tia sáng có hai khuôn mặt liên hiệp hay lưỡng hợp tương đồng cùng ngành Đoài-Chấn.

Trống có một nghĩa là đực, là nọc, là dương nên trống được dùng làm trống biểu của ngành mặt trời. Trống đồng hở đáy và trên mặt trống có hình mặt trời nằm trong vòn tròn vỏ không gian của đại tộc Đông Sơn là trống nòng nọc, âm dương nên là trống biểu tượng cho cả hai nhánh âm dương của ngành mặt trời: dương thái dương và âm thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Hùng Vương (Hùng có một nghĩa là Trống, nọc, đực, mặt trời) lưỡng hợp Chim Rắn, Tiên-Rồng. Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn   là trống biểu của cả hai ngành Hùng Vương dương thái dương Lửa, Núi Âu Cơ và âm thái dương Nước, Biển Lạc Long Quân và của Bách Việt (xem Trống Đồng Là Trống Biểu Của Hùng Vương trong bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

 .Họ

Trống Sông Đà thuộc họ mặt trời hừng rạng, rạng ngời có tia sáng nọc mũi mác.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là trống biểu của họ Hồng Bàng có một khuôn mặt là họ mặt trời thái dương. Theo duy dương, họ Hồng Bàng có một nghĩa là Họ Đỏ, Họ Mặt Trời. Họ Hồng Bàng thế gian kể từ Kì Dương Vương trở xuống, nhìn theo diện nòng nọc, âm dương, theo duy dương ngành mặt trời chỉ gồm có Kì Dương Vương (Kì Việt thuộc ngành mặt trời Viêm Đế và Lạc Long Quân thuộc ngành mặt trời Thần Nông.

Còn Hùng Vương trong họ Hồng Bàng thế gian có thể coi là có một khuôn mặt lịch sử là chính. Hùng Vương thế gian coi như là thuộc họ Hồng Bàng lịch sử.

Như thế họ Hồng Bàng cần phải nhìn dưới ba diện theo lưỡng hợp nòng nọc, âm dương: ở cõi Tạo Hóa là họ Hồng Bàng vũ trụ gồm hai ngành Viêm Đế và Thần Nông. Ở cõi thế gian: họ Hồng Bàng chỉ gồm có Kì Dương Vương và Lạc Long Quân. Ở cõi lịch sử, họ Hồng Bàng gồm hai nhánh Hùng Vương Núi và Biển.

Hùng Vương lịch sử đội lốt Tổ Hùng tạo hóa, sinh tạo ở cõi trên Thượng Thế (cần phần biệt từ Tổ Hùng với từ Hùng Vương. Tổ Hùng kể từ cõi tạo hóa, vũ trụ trở xuống  gồm từ Viêm Đế trở xuống và Hùng Vương mang nghĩa chính là các vua thế gian lịch sử con cháu Tổ Hùng truyền thuyết).

Đế Minh là cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế thì Kì Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương cũng thuộc dòng mặt trời Viêm Đế. Hiển nhiên họ Hồng Bàng trăm phần trăm có một khuôn mặt là Họ Mặt Trời.

.Ngành

Hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) ở biên trống cho biết trống thuộc ngành nọc dương thái dương mặt trời chói sáng khác với trống đồng âm thái dương ví dụ như trống Cổ Loa cũng có mặt trời 14 nọc tia sáng nhưng có hai vành đường rầy hay hình các thanh thang đứng (răng lược) ở biên trống cho biết trống thuộc ngành nọc âm thái dương, mặt trời êm dịu.

 Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là ngành mặt trời dương thái dương.

.Nhánh

Mặt trời có tia sáng hình nọc mũi tên nhọn, sắc ứng với nhánh nọc, lửa, nọc nhọn, rìu nhọn tức nhánh rạng ngời khác với các trống cóc/ếch như trống Hữu Chung có nọc tia sáng cạnh cong hình búp măng, cánh hoa sen nhọn đầu mang âm tính diễn tả ánh sáng nọc âm êm dịu.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là nhánh Việt mặt trời rạng ngời.

.Đại tộc

Khối lửa mặt trời hình cầu gai chói lọi không thấy đĩa tròn ứng với đại tộc thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là đại tộc Việt thái dương ngành dương.

.Dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương

Thấy qua sự kiện là trống hở đáy, mặt trời-không gian ở tâm trống và tia sáng số chẵn âm đi với mặt trời dương.

Đặc biệt ở đây như đã nói ở trên có dạng lưỡng hợp thái âm Chấn  thiếu âm Đoài của ngành Khôn thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, lửa-nước ứng với Chim-Rắn, Viêm Đế-Thần Nông, Đế Minh-Vụ Tiên, Kì Dương Vương-Thần Long, Lạc Long Quân-Âu Cơ, Tiên-Rồng, Hùng Lang, Hùng Vương lưỡng hợp hai ngành núi-biển, liên bang Văn Lang…

.Trống Nấm Vũ Trụ: trống có hình Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I).

Trống có hình cây nấm là trống Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) gồm đủ cả ba cõi, Tam Thế mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ luận.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, trống này theo chính thống phải mang trọn vẹn cốt lõi văn hóa Việt dựa trên nòng nọc, âm dương nền tảng của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo.

  1. 1.    Mặt trống

Nhìn tổng thể, mặt trống “âm ấm” vì vừa có các yếu tố âm vừa có yếu tố dương trên mặt trống. Yếu tố âm như vỏ không gian hay vỏ Trứng Vũ Trụ là vành trống không mang âm tính. Ở vùng tứ hành và đất thế gian có sự hiện diện của hai vành vòng tròn có chấm nọc dương có tiếp tuyến và ở biên trống có vành sóng hình thoi và sóng vuông góc… Yếu tố dương như các vành giới hạn là vành có chấm nọc và hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) ở biên trống.

Tính âm ấm này cho biết trống thuộc ngành mặt nọc âm thái dương.

 Cõi Trên, Thượng Thế

Thượng thế của trống Sông Đà. 

(nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

 Thượng Thế, theo nguyên tắc, là phần ở tâm trống biểu tượng cho cõi trên chiếu xuống tâm trống hay là phần cõi trên đập dẹp xuống để làm mặt trống. Trống này có mặt trời 14 nọc tia sáng là trống thế gian (xin nhắc lại trống có mặt trời có số tia sáng bằng hay nhỏ hơn 7 là trống vũ trụ) nên tâm trống cũng mang một khuôn mặt cõi trên tức bầu trời của thế gian. Như thế phần tâm trống có thể coi như là mang hai khuôn mặt: một là cõi trên càn khôn, vũ trụ (đại vũ trụ, tạo hóa) chiếu xuống, hai là khuôn mặt cõi trên bầu trời thế gian (tiểu vũ trụ, cõi nhân sinh). Tâm trống ở đây có vỏ hư vô là vòng tròn bao quanh đầu tia nọc ánh sáng mặt trời. Vỏ không gian rất nhỏ nét mang dương tính và bao bọc bởi vành trống không cho biết hư vô chuyển qua không khí trước, khuôn mặt gió dương Đoài mang tính chủ.

Cõi trên Thượng Thế lại chia ra bốn tầng: vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng/tứ hành.

a. Vô Cực

Như đã nói ở trên vòng tròn bao quanh đầu tia sáng là vỏ không gian diễn tả bằng vòng tròn nhỏ nét mang dương tính và vành trống không mang tính âm diễ tả hư vô, không gian nguyên thể ngả về Khôn dương biểu tượng cho hư vô, vô cực tiến hóa về thiếu âm khí gió trước. Vì thế Khôn dương khí gió Đoài vũ trụ mang tính chủ.

b. Thái Cực: bọc Trứng Vũ Trụ.

Gồm mặt trời 14 nọc tia sáng và không gian. Không gian ở đây được  diễn tả bằng các khoảng không gian giữa các tia sáng mặt trời có hình thái Tứ Tượng (hiện nay gọi lầm là ‘họa tiết lông công’) giống như ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Hình thái tứ tượng này cho biết trống có một khuôn mặt sinh tạo tức có khuôn mặt lưỡng hợp của hai nhánh nòng nọc, âm dương của ngành mặt trời thái dương. 

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, bọc trứng thế gian sinh ra trăm Lang Hùng đội lốt bọc Trứng Vũ Trụ có khuôn mặt sinh tạo mang tính lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng, Viêm Đế-Thần Nông ngành mặt trời thái dương Đại Tộc Việt.

b. Lưỡng nghi:

-Cực dương:

Mặt trời thuộc họ mặt trời rạng ngời, ngành nọc chói chang, đại tộc thái dương. Mặt trời có khối lửa cầu gai chói chang và nọc tia sáng thuộc nhóm nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) là mặt trời nọc thái dương. Những nọc tia sáng mũi tên ở đây có cạnh hơi cong mang chút âm tinh, sắc, nhọnmang tính nọc dương thái dương mang âm tính của phía nòng Khôn thái dương Đoài-Chấn diễn tả bằng những đoạn sóng hình thoi và sóng vuông góc (xem dưới). Nọc tia sáng có cạnh hơi cong mang chút âm tính tức thiếu âm cũng cho biết trống có khuôn mặt Đoài vũ trụ mang tính trội.

 Mặt trời có 14 nọc tia sáng. Số 14 là số Tốn (OII) tầng hai thế gian có một nghĩa âm (O) thái dương (II) (14 =  8 + 6, số 6 là số lão âm, âm thái dương là số Tốn tầng 1, vũ trụ, trong 8 chuỗi hay 8 tầng của 64 quẻ của Dịch những số Tốn là 6, 14, 22, 30, 38, 46, 54, 62).  Như đã nói ở trên, trống này có mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn thế gian mang tính lưỡng hợp vì có vành giữa ở ngoại biên có hai hình thái sóng gió hình thoi và sóng nước dương vuông góc (xem dưới) và có hai khuôn mặt Chấn/Tốn và Đoài/ Tốn.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với nhánh Khôn thái âm Chấn Thần và nhánh Khôn dương thiếu âm Đoài Nông của ngành nọc âm thái dương Thần Nông.

-Cực âm:

.Không gian

Cực âm là không gian chứa mặt trời. Như đã nói vỏ không gian (cùng chung với vỏ Trứng Vũ Trụ) ở đây là một vòng tròn trống không với khuôn mặt thiếu âm mang tính chủ.

Bản chất không gian thường được diễn tả bởi các hình thái ở các khoảng không gian giữa các tia sáng. Ở đây khoảng không gian có hình thái tứ tượng giống như ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á). Ở đây chỉ xin nói sơ lược, tóm gọn lại.

Khoảng không gian giữa các tia sáng có hình thái tứ tượng.

Hình thái tứ tượng có 4 chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là:

-hình hai giọt nước rơi từ không gian (nên có đuôi) tức hai âm (OO) và có con mắt dương mang tính dương (I)  gộp lại là IOO, Chấn.

-chữ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) > có một nghĩa là lửa vũ trụ Càn.

-Bờm gió, tua gió có một nghĩa là gió dương Đoài.

-hình tháp nhọn mang hình ảnh núi tháp trong có đánh dầu chấm nọc có nghĩa là núi dương, lửa thế gian Li.

Hình thái tứ tượng này cho biết không gian mặt trời mang tính sinh tạo lưỡng hợp hai ngành nòng nọc, âm dương.

c- Những Vành Sinh Tạo

Trống có những vành sinh tạo ứng với tứ hành giống hệt như ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.  Có ba vành vận hành sinh tạo (xem hình ở trên):

-vành trong cùng sát mặt trời là vành vòng tròn và chấm. Vì nằm sát mặt trời mang dương tính nên phải đọc nọc dương (.)  trước vòng nòng (O) tức nọc chấm-vòng tròn (. O). Nọc chấm là dạng nọc nguyên thể của nọc que nên ta có: nọc-vòng tròn = (. O) = IO, tức thiếu âm (khuôn mặt đương I của ngành nòng O). Tóm lại vành chấm vòng tròn ở trong cùng sát mặt trời là vành thiếu âm, gió thế gian Đoài.

-Vành phía ngoài cùng cũng giống như vành vừa nói nhưng vì nằm ngoài xa mặt trời nên mang âm tính, phải đọc vòng nòng O trước tức vòng tròn-chấm tức OI, thiếu dương (khuôn mặt âm O của ngành nọc I). Tóm lại vành chấm vòng tròn ở ngoài cùng là vành thiếu dương, Lửa thế gian Li.

-Hai vành này kẹp ở giữa vành hai chữ S gẫy khúc ôm nhau. Chữ S gẫy nhỏ nét mang dương tính diễn tả lửa vũ trụ. Chữ S gẫy này có ba khúc tức ba hào dương ghép lại, tức III, Càn Lửa vũ trụ. Ta cũng thấy chữ S gẫy ba khúc là một dạng của tia chớp, lửa vũ trụ. Chữ S mập phần giữa to nét mang âm tính thái âm diễn tả nước chuyển động mang dương tính, lửa. Phần mập ở giữa là giọt nước chuyển động thể điệu hóa và hai nọc nhọn ở hai đầu giọt nước mang nghĩa, lửa thái dương.

Như thế chữ S mập diễn tả nước OO dương I tức IOO, Chấn.

Vậy vành này diễn tả Càn-Chấn ôm nhau dưới dạng sinh động, sinh tạo năng động. Đây là dạng lưỡng hợp thái dương thái âm ở cõi đại vũ trụ, tạo hóa. Trong khi hai vành vòng tròn có chầm Li và chấm vòng tròn Đoài là dạng lưỡng hợp thiếu dương, thiếu âm ở cõi tiểu vũ trụ, thế gian.

Các vành sinh tạo này cũng diễn tả tứ tượng. Hình thái tứ tượng ở  các vành này diễn tả tứ tượng ở dạng chuyển động, vận hành, sinh động, năng động nên là tứ hành, trong khi đó hình thái  tứ tượng ở các khoảng không gian giữa tia sáng ở dạng tĩnh chỉ mang nghĩa biểu tượng.

Tổng quát ở cõi trên, trống Sông Đà có 14 nọc tia sáng có hai khuôn mặt Chấn/Tốn thế gian và Đoài/Tốn. Mặt trời thế gian có khoảng không gian giữa tia sáng có hình thái tứ tượng và các vành từ hành

cho thấy trống này có một khuôn mặt lưỡng hợp, sinh tạo Đoài Chấn của ngành nòng Khôn dương thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết Việt là dạng liên hợp hay lưỡng hợp tương đồng cùng ngành của hai khuôn mặt Thần và Nông thái dương của nhánh mặt trời Thần Nông thái dương. Đối chiếu với cổ sử Việt là dạng liên hợp hay lưỡng hợp cùng ngành của  hai khuôn mặt Lạc Việt và Âu Việt tức Âu Lạc Việt.

 B. Cõi Giữa, Trung Thế.

Trung Thế là cõi giữa nhân thế gồm có vùng đất và vùng nước. Vùng đất là phần mặt trống còn lại và vùng nước là tang trống.

1. Vùng Đất.

Vúng đất chia ra là hai miền đầt dương nằm sát mặt trời và miền đất âm nằm ngoài biên trống  sát vùng nước tang trống.

a. Đất dương

Vành người

Trống này có mặt trời 14 nọc tia sáng là trống thế gian nên có vành chủ chốt nằm gần phía mặt trời là vành diễn tả cảnh sinh hoạt nhân sinh của người mặt trời (Bách Việt).

Cảnh sinh hoạt nhân sinh ở vành số 6. Lưu ý là người ở vành số Tốn 6 cho thấy khuôn mặt Tốn tức tộc người Tốn/Đoài mang tính chủ. Người ở trống này cũng là những người nhẩy múa tương tự như ở trống Ngọc Lũ I. Tuy nhiên có những chi tiết khác nhau như:

Người mặt trời ở đây chia ra làm bốn nhóm: hai nhóm 3 người và hai nhóm 4 người, trong khi ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có hai nhóm 6 và 7 người.

Ở đây không thể chia ra làm hai bán viên đối xứng được vì chỉ có một nhóm hai người giã chầy cối ở bên một nhà nọc mặt trời. Nếu là trống có khuôn mặt lưỡng hợp nòng nọc, âm dương  thì theo đúng nguyên tắc phải có hai cảnh giã chầy cồi ở cạnh hai nhà nòng không gian, bán viên này có thứ gì thì bán viên kia phải có, chỉ khác nhau ở tính nòng nọc, âm dương thôi.

Chi tiết này cho thấy trống này có thể có hai khuôn mặt. Một là ở dạng lưỡng hợp nhưng đã không còn theo qui ước, rời bỏ chính thống vì thiếu cân xứng chỉ có một cảnh giã chầy cối và nghịch lý là cảnh giã chầy cối lại ở cạnh bên một nhà nọc dương. Theo đúng nguyên lý nòng nọc, âm dương thì cảnh giã chày cối biểu tượng lưỡng hợp ngành âm, phải ở cạnh nhà nòng không gian như ở trống Ngọc Lũ I. Hai là trống chỉ diễn tả một sự liên hiệp của hai tộc Đoài diễn tả bằng đoạn sóng hình thoi với tộc Chấn diễn tả bằng đoạn sóng hình vuông ở biên trống.

Vì không đối xứng ta có thể chia ra hai bán viên theo nhiều cách. Tuy nhiên ta phải giữ đúng nguyên tắc chính là mỗi bán viên phải có 7 tia sáng mặt trời, có một ngôi nhà nọc mặt trời với một dàn trống ở bên cạnh và một ngôi nhà nòng không gian, theo chính thống phải có một cảnh giã chầy cối ở bên. Ở đây chỉ có một cảnh giã chầy cối ở bên một ngôi nhà noc mặt trời, như thế bắt buộc chỉ có một bán viên có cảnh giã chấy cối còn bán viên kia không có cảnh giã chầy cối.

Ngoài ra vành chim có 16 chim bay và hai chim đứng như thế một bán viên có  9 chim bay và một bán viên có 7 chim bay cộng thêm hai chim  đứng.

Tóm lại ta không thể nào có hai bán viên đối xứng nhau theo qui ước được. Vì không có được sự đối xứng, trống này nghiêng nhiều về sự liên hiệp hai khuôn mặt thiếu âm Đoài vũ trụ và thái âm Chấn thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là sự liên hiệp giữa Ân Việt và lạc Việt.

Để thống nhất với các trống khác, tôi phân chia mặt trống ra làm hai bán viên dựa theo cách phân chia ở trống Ngọc Lũ I được dùng làm chuẩn vì trống Ngọc Lũ I là trống hoàn chỉnh nhất, chính thống nhất, cân xứng nhất. Như thế có nghĩa là ta phải lấy đường phân chia nối hai điểm sát sau lưng hai người cuối cùng của hai nhóm 3 và 4 người nhẩy múa đang hướng về nhà nòng không gian.

Phân chia như thế, ta có hai bán viên: một bán viên có 8 người nhẩy múa và một bán viên có 6 người nhẩy múa. Nếu tính theo tổng số người thì bán viên có hai nhóm 4 người = 8 người cộng thêm với 4 người đánh trống nữa vị chi là 12 người. Bán viên có hai nhóm 3 người = 6 người cộng 4 người đánh trống và hai người giã cối vị chi cũng là 12 người. Cả hai bán viên đều có 12 người và số 12 (12 = 8 + 4) là số Cấn tầng 2.  Ta thấy Cấn hôn phối với Đoài thấy trong tiên thiên Bát Quái và Cấn hôn phối với Chấn (Mẹ Tổ Âu Cơ Cấn  núi lấy Cha Lạc Long Quân biển Chấn) trong Dịch thế gian thấy trong lá bùa trừ tà của dân gian Việt Nam. Vì tổng số người của hai bán viên là 12 Cấn tầng 2  như thế Cấn hôn phối với khuôn mặt nào mang nhiều dương tính hơn sẽ mang tính trội (vì ở trên trống có một nghĩa là đực, dương). Ta thấy rõ khuôn mặt Đoài mang dương tính nhiều hơn Chấn nên bán viên Đoài có 6 người nhẩy múa là bán viên mang tính chủ.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là khuôn mặt nhánh Hùng Lang lên núi theo Mẹ Tổ Âu Cơ mang tính chủ tức nhánh lửa, thái dương ngành âm Lang Đoài.

 

 Bán viên có 8 người nhẩy múa.

Bán viên 8 người này vì không cân xứng ta thấy rõ nửa mặt trời ở đây có hơn 7 nọc tia sáng (theo đúng lý là 7). Bán viên này không có cảnh giã chầy cối, có hơn 9 con cò, trong đó có hai con đứng và hai khúc sóng hình thoi đứt đoạn ở hai bên (lý tưởng thì mỗi bán viên chỉ  có một đoạn sóng hình thoi và một đoạn sóng uốn khúc hình vuông).

Nhóm 8 người với số 8 là số Khôn OOO tầng 2 nghiêng về khuôn mặt Khôn bầu trời thế gian có khuôn mặt dương làm đại diện là Chấn IOO. Ta cũng thấy bán viên 8 người chia ra làm 2 nhóm nhỏ 4 người với số 4 là Cấn tương giao hôn phối với Chấn (Âu Cơ núi Cấn hôn phối với biển Chấn Lạc Long Quân). Nếu tính theo tổng số người là 12  thì số 12 là Cấn tầng hai (núi Âu Cơ) cũng hôn phối với Chấn (biển, Lạc Long Quân).

Như thế hai nhóm 4 người tức bán viên 8 người nhẩy múa này biểu tượng cho khuôn mặt Chấn của trống. Bán viên 8 người nhẩy múa là bán viên của tộc Chấn được diễn tả bởi những đoạn sóng hình vuông ở biên trống.

 

 Bán viên có 6 người nhẩy múa.

 Ở bán viên 6 người, nửa mặt trời có gần 7 nọc tia sáng, có cảnh giã chầy cối, có gần 9 con cò bay (một con thiếu đầu).

Nhóm 6 người với số sáu là số Tốn (OII), số lão âm, âm thái dương tức khuôn mặt thái dương, lửa (II) của âm hay thiếu âm (IO), nguyên thể của khí gió  ăn khớp với Tốn là gió âm có khuôn mặt  dương Đoài IIO vũ trụ (khí dương) làm đại diện. Rõ hơn ta cũng thấy bán viên 6 người chia ra làm hai nhóm nhỏ 3 người với số 3 là số Đoài.

Hơn nữa nếu tính theo tổng số người là 12  thì số 12 là Cấn tầng hai cũng có một khuôn mặt hôn phối với  Đoài như thấy trong Tiên Thiên Bát Quái (Mẹ Tổ Âu Cơ Cấn đi với nhánh Hùng Lang Đoài lên núi).

Như thế hai nhóm 3 người tức bán viên 6 người nhẩy múa này biểu tượng cho khuôn mặt Đoài của trống. Bán viên 6 người nhẩy múa là bán viên của tộc Đoài được diễn tả bởi những đoạn sóng hình thoi ở biên trống.

Ta thấy rất rõ sự phân chia ra làm hai nhóm nhỏ 3 và 4 cho thấy rõ những người trên trống Sông Đà này thuộc hai tộc Đoài Chấn thuộc nhánh nọc ngoại Khôn thái dương Chấn Đoài có khuôn mặt chủ là Đoài thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là hai tộc Lạc Việt -Lang Việt của nhánh Thần Nông thái dương với Lang Việt là khuôn mặt chủ.

Tóm tắt lại những người này thuộc ngành nòng Chấn Đoài có khuôn mặt Đoài mang tính trội.

Qua hình người cho thấy trống sông Đà là trống có một khuôn mặt liên hiệp mang tính chủ của thiếu âm và thái âm nhánh nòng Khôn thái dương Đoài-Chấn (Thần Nông thái dương). Nói về dòng tộc là trống liên bang liên hiệp hai tộc thiếu âm Gió dương và thái âm Nước dương ngành nòng Khôn thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là liên bang Lang Việt và Lạc Việt ngành Thần Nông thái dương.

Xin lưu ý

Ở trống Sông Đà này sự diễn tả không theo qui ước là chỉ có một nhóm hai người giã cối. Theo đúng nguyên tắc biểu tượng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương cho ngành nọc âm thường thấy ở cạnh bên nhà nòng âm không gian mái vòm, ở đây lại để cạnh ngôi nhà nọc mặt trời đối diện với dàn trống ở bán viên 6 người. Sở dĩ người làm trống làm như vậy là nhằm một mục đích gì đó. Thật vậy, hai người giã cối (cối biến âm với cái) biểu tượng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương của phía nòng âm nữ thái dương (phía thái dương thần nữ Âu Cơ). Ở trên trống chỉ biểu tượng cho ngành trống, nam, nên đó phải là một khuôn mặt nam của ngành Mẹ Tổ Âu Cơ, tức nhánh Hùng Vương theo mẹ lên núi. Cảnh giã chầy cối để bên cạnh nhà nọc mặt trời ở bán viên Đoài 6 người cho thấy rõ là bán viên này là bán viên của tộc Hùng Lang Đoài theo Mẹ Tổ Âu Cơ lên núi.

Dĩ nhiên những người nhẩy múa này cũng mang đủ ý nghĩa vũ trụ luận. Trang phục đầu của những người này có nhiều nét cong mang âm tính cho biết họ thuộc nhánh nọc thái dương phía âm khác với trang phục đầu có nhiều nét thẳng và có góc cạnh mang dương tính nọc thái dương lưỡng hợp hai ngành của những người ở trống Ngọc Lũ I.

Người trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

 Cũng giống như ở trống Ngọc Lũ I, trang phục đầu của người trên trống Sông Đà có hình chim mang nghĩa khác nhau theo hai chiều âm dương. Người chim là người mặt trời (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á). Ở đây để giản dị hóa, tôi chỉ đọc theo một chiều dương là chiều chủ thể của trống (trống là dương) và vì các người này di chuyển theo chiều dương tức theo chiều ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời.

-Trang phục đầu

Tất cả người ở đây đều có trang phục đầu nhìn toàn diện giống nhau cho thấy họ thuộc cùng một ngành, chỉ có khác các chi tiết chỉ  cho biết các chi tộc khác nhau.

Tổng quát trang phục đầu hình chim gồm ba phần:

.Phần cao vút phía trước

Theo duy dương là phần đầu chim diễn tả ngành của đại tộc người mặt trời.

Ở đây có hình hai nọc cong như hai chiếc sừng mang âm tính diễn tả ngành nọc âm thái dương Đoài-Chấn ứng với Thần Nông thái dương. Chim có mũ sừng là con mỏ cắt lớn (Great Hornbill), chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế-Thần Nông (nhất thể). Ở đây sừng cong mang âm tính là chim biểu của ngành mặt trời nọc âm thái dương Đoài-Chấn tức Thần Nông thái dương.

Nếu nhìn theo chiều dương tức chim quay đầu về phía trước mặt tay phải (chiều ngược kim đồng hồ) thì nọc cong này là sừng mang dương tính nhiều tức thiếu âm Đoài ngành nòng âm thái dương. Nếu nhìn theo chiều âm (chiều kim đồng hồ) tức chim quay đầu về phía sau lưng, phía tay trái thì phần nọc cong này là cái đuôi dài diễn tả Chấn ngành nòng âm thái dương.

Điều này ăn khớp trăm phần trăm với trống Sông Đà như đã biết thuộc ngành nọc âm thái dương Đoài-Chấn diễn tả bằng ba vành ở biên trống. Ta cũng đã biết Đoài mang tính chủ.

Chim có sừng cong biểu tượng cho phía Thần Nông thái dương của ngành người mặt trời nhánh nòng âm thái dương Lạc Việt còn thấy qua vật tổ đầu chim có sừng cong của Lạc Việt Tráng ở Quảng Tây (Lạc Việt  Tráng Zhuang 1).

Thần tổ đầu chim có sừng cong của Lạc Việt Tráng Zhuang (ảnh của tác giả chụp tại Làng Tráng Zhuang ở Làng Văn Hóa Sắc Tộc Quảng Tây tại Nam Ninh).

 Như thế đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Bách Việt những người trên trống Sông Đà này là người ngành mặt trời Thần Nông thái dương thuộc họ mặt trời thái dương Thần Nông-Viêm Đế.

.Phần ở giữa trang phục đầu có hình cánh cho biết thuộc tộc nào ứng với tứ tượng.

.Phần sau gáy cho biết thuộc chi tộc nào.

-Váy xòe

Váy xòe ra hai bên hình cánh chim bay có những chữ viết nòng nọc vòng tròn-que cho biết thuộc ngành, tộc, chi tộc nào.

-Gậy hay khí giới tế biểu.

Người này tay phải tức tay dương cầm gậy biểu giống cặp phách hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) dựng đứng hình tháp nhọn đỉnh chỉ thiên Càn-Li. Tay trái âm cầm gậy cong biểu tượng cho Đoài-Chấn.  Đây là trống thế gian có mặt trời 14 nọc tia sáng nên hai khuôn mặt lưỡng hợp thế gian tiểu vũ trụ Li-Đoài mang tính chủ. Phách hình tháp nhọn ở đây mang ý nghĩa biểu tượng cho Li tức Càn thế gian mang tính chủ và gậy cong mang ý nghĩa biểu tượng cho Đoài.

Chi tiết từng người của mỗi nhóm.

Bán viên Đoài 6 người.

Gồm hai nhóm ba người nhẩy múa.

Hai nhóm 3 người trên bán viên Đoài 6 người (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

 Tổng quát các người trong bán viên này là những người thuộc tộc Đoài. Một nhóm thuộc phía nòng, âm, ngoại và một nhóm thuộc phía nọc, dương, nội.

Hai người sau cùng

Ta thấy ngay hai người đi sau cùng của hai nhóm ba người có trang phục đầu khác bốn người còn lại.

.Người sau cùng của nhóm ba người ở trên, phía sau phần cánh có hai hình nọc có chấm nọc dương. Hai nọc dương là lửa, thái dương.

Người cuối cùng của một nhóm ba người ở trên.

Hình nọc sau cùng hình thon lông chim mang biểu tượng cho khí gió dương Đoài vũ trụ. Như thế hai nọc dương  thái dương diễn tả thái dương II của ngành Khôn O, tức quẻ IIO, Đoài. Phần trang phục đầu này diễn tả Khôn dương thiếu âm Đoài.

Người sau cùng của nhóm ba người ở dưới, phía sau cùng của phần cánh có hình trụ nọc đầu có chữ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) nhỏ trong chữ nọc que thon tròn như dấu chấm than mang âm tính.

Người cuối cùng của một nhóm ba người ở dưới.

 Hình trụ âm này biểu tượng cho núi trụ âm Li ngành nọc âm nước thái dương.

Như thế hai nhóm này biểu tượng cho hai khuôn mặt nọc gió thiếu âm Đoài và nọc đất thiếu dương Li, hai khuôn mặt nội, ngoại của tộc Đoài. Ở bán viên Đoài này có sự lưỡng hợp nòng nọc, âm dương dạng tiểu vũ trụ Đoài-Li.

Những người còn lại.

 Hai người đầu còn lại của mỗi nhóm ba người có hai phần trang phục đầu là đầu và cánh chim giống nhau.

 Bốn người còn lại của hai nhóm ba người.

 Phần sừng (hay mào) cong nọc âm thái dương và phần cánh gồm các sọc lông chim đứng ở trên, các sọc ngang ở dưới biểu tượng Khôn không gian và sau cùng là nọc dương cong hình lông chim mang mang âm tính. Như thế cánh chim diễn tả Khôn dương tức thiếu âm khí gió Đoài của ngành nòng âm thái dương. Rõ ràng bốn người này thuộc tộc Đoài.

Phần đuôi sau gáy khác nhau cho biết thuộc chi tộc nào.

Hai người đầu và cuối của nhóm nọc lửa ngành nòng âm thái dương có phần sau gáy của trang phục đầu trống không, không có gì cả diễn tả Khôn và phần đáy hình cánh có những sọc ngang ngắn song song cũng diễn tả Khôn Đoài-Chấn.

Phần sau gáy của trang phục đầu trống không nhóm nọc lửa ngành nòng âm thái dương.

Người ở giữa phần sau gáy có hai nọc que và phần đáy của cánh cũng có hai nọc que lửa, thái dương. Đây là sai lầm kỹ thuật? Đáng lẽ tất cả phần này diễn tả phần đáy gồm 4 nọc que ngang của cánh giống như hai người vừa nói bởi vì ở phần sau gáy của nhóm ba người còn lại phần sau gáy đều giống nhau (xem dưới).

Ba người ở nhóm còn lại nọc nước thái dương của ngành nọc âm thái dương phần sau gáy hình cái chạc giống như chữ Y hay sừng trống rỗng, không sắc cạnh và nằm ngang mang âm tính biểu tượng ngành nọc Càn/Li ngành nọc âm thái dương.

 Phần sau gáy của trang phục đầu hình chữ Y nằm của nhóm nọc nước ngành nòng âm thái dương.

 Ở tộc Đoài này, Li mang tính chủ vì có sự lưỡng hợp tiểu vũ trụ Li-Đoài. Vậy phần sau gáy hình cái chạc nằm ngang (có một nghĩa mặt bằng ngang của đất) mang tính chủ Li.

Ta thấy rất rõ phần sau gáy của ba người này đều giống nhau nên suy ra phần sau gáy của nhóm người trên cũng phải giống nhau. Phần sau gáy người ở giữa ở trên khác hai người kia như đã nói có lẽ là một lỗi lầm kỹ thuật khi đúc hay vẽ.

Như thế tóm lại người của hai nhóm ba người trên bán viên Đoài 6 người thuộc tộc Đoài gồm hai phía lửa, nước, nội ngoại và cũng ở dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ Đoài-Li (diễn tả bằng phần sau gáy của trang phục đầu với khuôn mặt Đoài mang tính chủ).

Bán viên Chấn 8 người.

Gồm hai nhóm 4 người nhẩy múa.

Tương tự tổng quát các người trong bán viên này là những người thuộc tộc Chấn. Một nhóm thuộc phía nòng, âm, ngoại và một nhóm thuộc phía nọc, dương, nội.

 

Nhóm 4 người  Càn trên bán viên Chấn 8 người (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

 Hai người sau cùng của mỗi nhóm.

Người sau cùng của một nhóm 4 người, phía sau phần cánh có hai hình nọc có đỉnh hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) nhỏ  trong có nọc chấm là hai nọc lửa âm Càn/Li âm thái dương ngành nọc âm thái dương. Ở đây tộc Chấn nên có khuôn mặt Càn mang tính chủ.

 Người sau cùng Càn của nhóm 4 người.

 Người cuối cùng của một nhóm bốn người.

Như thế nhóm 4 người Chấn này thuộc phía lửa vũ trụ Càn, phía nọc, nội.

Người sau cùng của nhóm bốn người còn lại, phía sau cùng của phần cánh có hình các sọc đứng và sọc ngang Khôn có một nọc chấm mang dương tính diễn tả Khôn ngành nọc âm thái dương.

 Nhóm 4 người chi tộc Chấn..

Ở tộc Chấn này, phần cánh này biểu tượng cho Khôn nước dương tức thái âm Chấn.

Như thế nhóm 4 người Chấn này thuộc phía Chấn nước, phía nòng ngoại.

Hai nhóm này biểu tượng cho hai khuôn mặt nọc lửa vũ trụ thái dương Càn lưỡng hợp với nọc nứớc thái âm Chấn dưới dạng đại vũ trụ của tộc Chấn.

Ta thấy rất rõ ở bán viên Đoài 6 người có dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ Li-Đoài và ở bán viên Chấn 8 người này có dạng lưỡng hợp đại vũ trụ Càn-Chấn. Như thế người ở trống Sông Đà cũng mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo.

Những người còn lại

-Những người còn lại của nhóm dương Càn.

.Người thứ 3 ngay trước người cuối cùng Càn

 

Người chi tộc Li.

Phần cánh của trang phục đầu có hình hai nọc dương hình sừng hơi nghiêng mang âm tính và có chấm nọc dương biểu tượng cho lửa Li ngành nọc âm thái dương. Đây là chi tộc Li của nhánh càn tộc ngươi Đoài của trống.

 .Người thứ 2 sau người đi đầu.

 

 Người chi tộc Chấn.

 Phần cánh có các sọc song song đứng nghiêng diễn tả Khôn âm nước và nọc thon nhọn trong có nọc chấm diễn tả  lửa, dương của ngành âm. Phần cánh này diễn tả Khôn âm thái dương Chấn.

Đây là chi tộc Chấn của nhánh Càn của tộc ngươi Đoài của trống.

.Người dẫn đầu của nhóm 4 người Càn.

Người chi tộc Đoài.

Phần cánh của trang phục đầu có hình nọc trong có chấm nọc dương của ngành nòng âm và ba sọc nghiêng (trong khi người thứ 3 có bốn sọc mang âm tính hơn) diễn tả Khôn dương khí gió ngành âm thái dương.

Ở dưới có phụ đề thêm một nọc ngang hình cây nọc chấm lửa, dương cho biết chắc là Khôn mang tính dương khí gió.

Đây là chi tộc Đoài của nhánh Càn của tộc người Đoài của trống.

Ở nhóm 4 người nhánh Càn này gồm có 4 chi tộc ứng với tứ tượng nọc dương.

-Những người còn lại của nhóm dương Chấn.

Ta suy ra ngay những người thuộc nhóm Chấn này ứng với tứ tượng nọc âm. Như thế ba người còn lại của nhóm Chấn này theo nguyên tắc phải là ba chi tộc ứng với Càn, Li và Đoài phía nọc âm Chấn.

Người chi tộc Càn nhóm Chấn.

Ta thấy ngay phần cánh của trang phục đầu có hai nọc lửa, dương, thái dương Càn. Người này thuộc chi tộc Càn của nhóm Chấn.

 .Người thứ nhì sau người dẫn đầu.

Người chi tộc Đoài nhóm Chấn.

Phần cánh có chùm sọc song song cong như chùm lông hình cánh chim. Ở trong có một nọc dương có chấm nọc giống như ở người cuối cùng Chấn nghĩa là nọc dương nằm trong các sọc song song cho biết chi đó thuộc ngành nòng âm Chấn-Đoài (trong các tộc dương Càn-Li thì nọc có chấm dương nằm sau cùng). Phần cánh này diễn tả Khôn dương khí gió Đoài ngành nòng âm. Người này thuộc chi tộc Đoài của nhóm Chấn.

 . Người dẫn đầu nhóm Chấn.

 Người chi tộc Li của nhóm Chấn.

 Phần cánh có nọc dương ở phía sau cho biết đây là một chi tộc thuộc ngành nọc dương. Ta đã có người thứ ba là chi Càn với trang phục đầu có hai nọc dương, thái dương ở đây chỉ có một nọc dương nên là thiếu dương Li. Người này thuộc chi tộc Li của nhóm Chấn.

Kiểm chứng lại ta cũng thấy người dẫn đầu nhóm Chấn 4 người nhẩy múa này là chi tộc Li hôn phối với người dẫn đầu của nhóm Càn là chi tộc thiếu âm Đoài dưới dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ.

Lưu ý

Ở đây người dẫn đầu Li này tay phải cầm gậy thẳng thay vì phải cầm gậy biểu hình phách núi tháp nhọn đỉnh như các người khác. Đây là một lỗi kỹ thuật khi đúc hay do người vẽ lại? Hay đây chính là ý của người làm trống diễn tả cầm cây nọc thẳng biểu tượng cho núi trụ chống trời Li? Dù gì thì cũng cho biết đây là một trống hơi muộn.

Như thế ở bán viên Chấn 8 người này chia ra làm hai nhóm Càn và Chấn có các chi tộc ứng với  tứ tượng dương và âm và cũng có lưỡng hợp nòng nọc, âm dương đại và tiểu vũ trụ.

Tóm lại người trên trống Sông Đà diễn tả theo hai bán viên Đoài 6 người chia ra làm hai tiểu nhóm 3 người và bán viên Chấn 8 người chia ra làm hai tiểu nhóm 4 người diễn tả trọn vẹn theo thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh và Vũ Trụ giáo. Người cũng xác thực rằng trống Sông Đà là trống diễn tả lưỡng hợp thiếu âm Đoài và thái âm Chấn ngành nọc âm thái dương tức hai tộc Lang Việt và Lạc Việt hay liên hiệp Âu Lạc của ngành Thần Nông thái dương.

SÔNG ĐÀ

 (TRỐNG NHÓM MẶT TRỜI LỬA

THÁI DƯƠNG LIÊN HIỆP THIẾU

ÂM THÁI ÂM).

  (phần 3)

Nguyễn Xuân Quang

NHÀ

Cũng như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I nhà trên trống Sông Đà cũng có hai loại nhà mang tính nòng nọc, âm dương: nhà nọc, dương, mặt trời và nhà nòng, âm, không gian (xem thêm chương Ý Nghĩa Hình Nhà Trên Trống Đồng trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Rất tiếc các chi tiết về nhà, khác nhau trên các hình vẽ của Nguyễn Văn Huyên dựa theo F. Heger

 

Hình vẽ hai ngôi nhà nọc (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

và của nhóm Phạm Huy Thông.

 Một ngôi nhà theo hình vẽ của Phạm Huy Thông và các cộng tác viên.

 Hình vẽ của Phạm Huy Thông và các cộng tác viên  thấy rõ người ở trong nhà.

 Hình chụp mặt trống không rõ. Vào viện bảo tàng Guimet tôi không xin được phép cho làm bản dập hay “can ke” (calquer) mặt trống. Vì thế ở đây tôi chỉ giải đọc dựa theo các chi tiết lớn cho an toàn.

.Nhà nòng.

Nhà nòng ở đây cũng vẫn giữ mái vòm hình mu rùa biểu tượng hư không, không gian và mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh ngành nòng.

 

Nhà nòng không gian ở bán viên Đoài 6 người (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

 Mái ở đây trông có hình lõm xuống vì bị cắt bởi đường vành giới hạn của mặt trống, thật ra hình vòm dựa theo hai phần còn lại. Ở đây mái đặc đen mang âm tính.

Xung quanh hai nhà có những sọc nghiêng diễn tả không gian và vòng chấm nọc dương cho biết nhà nòng không gian của nhánh âm ngành nọc thái dương. Cả hai nhà đều không có cửa và người như thấy trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Một điểm khác biệt nữa là nhà sàn nòng ở đây có 6 trụ cột thay vì 4 cột như thấy ở các trống khác.

Như đã biết số 6 là số Tốn hôn phối được cả với Đoài và Chấn, nghĩa là hai ngôi nhà này một ngôi nhà của tộc Đoài và một của tộc Chấn. Trực giác nói cho ta biết ngay là ngôi nhà nòng âm không gian ở bán viên Đoài 6 người là nhà nòng của tộc Đoài và ngôi nhà nòng ở bán viên Chấn 8 người là ngôi nhà nòng Chấn. Nhìn theo dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương (vì trống đồng là trống nòng nọc, âm dương)  thì nhà nòng ở bán viên Đoài 6 người nhẩy múa là nhà nòng dưới dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ Đoài-Li và nhà nòng ở bán viên Chấn 8 người là nhà nòng dưới dạng lưỡng hợp đại vũ trụ Càn-Chấn.

a. Nhà nòng không gian ở bán viên Đoài 6 người.

Xem hình ở trên.

Mặt trước căn nhà ở bán viên 6 người (nhà nằm giữa hai nhóm 3 người) có những vòng tròn có chấm tức chữ vòng tròn-chấm. Chữ vòng tròn-chấm nọc mang nhiều nghĩa. Ở tầng tạo hóa mang tính nhất sinh tạo vòng tròn nòng-chầm nọc sinh tạo [chính là hình ảnh của bọc trứng vũ trụ, đĩa thái cực, là bọc trứng trăm lang Hùng,  chính là linh tự Ra, thần mặt trời tạo hóa (Sun as Craetor) lưỡng tính của Ai Cập cổ].  Ở tầng lưỡng nghi, ở cực dương chữ nọc vòng tròn là mặt trời, lửa sinh tạo. Ở tầng tứ tượng chữ vòng tròn-chấm theo duy dương là nọc-vòng tròn tức thiếu âm nguyên thể khí gió Đoài vũ trụ và theo duy âm là vòng tròn-nọc tức thiếu dương nguyên thể của Li (xem chương Chữ Nòng Nọc trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Như vậy nhìn tổng quát qua các chữ vòng tròn-chấm ở trước nhà ta thấy rất rõ ngay ngôi nhà này là nhà Đoài/ Li. 

Ở đây là bán viên tộc người Đoài ta lấy theo nghĩa Đoài mang tính chủ.

Bây giờ đi vào chi tiết.

Hai hàng lẻ số 1 và số 3 có 6 hình chấm-vòng tròn và hai hàng chẵn 2 và 4 có 7 hình. Ta thấy hai hàng lẻ dương 1 và 3 cộng lại có 12 hình. Số 12 là số Cấn tầng hai. Số 4 Cấn núi âm non có khuôn mặt đại diện dương là số 5 Li núi dương. Ta thấy rõ số 4 nằm giữa số 3 ở phía âm bên trái và số 5 ở bên phải. Vì là hai hàng mang số lẻ 1 và 3 tức số dương và ở bán viên dương Đoài ta chọn khuôn mặt số 5 Li.

Hai hàng chẵn số 2 và số 4 có 14 hình. Số 14 là số Tốn tầng 2. Ta cũng đã biết Tốn có thể hôn phối vối Đoài.

Như thế ngôi nhà nòng này có hai khuôn mặt Đoài-Li. Ở bán viên Đoài 6 người nhẩy múa này khuôn mặt Đoài mang tính chủ.

Vậy ngôi nhà nòng âm không gian ở bán viên Đoài 6 người là ngôi nhà nòng không gian Đoài-Li.

b. Nhà nòng không gian ở bán viên Chấn 8 người.

Ở bán viên 8 người Chấn căn nhà nòng nằm giữa hai nhóm 4 người.

Nhà nòng không gian ở bán viên Chấn 8 người (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

Trước mặt nhà có ba hàng 5 chấm nọc nhỏ lửa sinh tạo xen kẽ với những hình sóng cuộn vòng tròn-chấm có tiếp tuyến.

Nhìn tổng quát ta thấy ngay những chấm nọc dương sinh tạo có một khuôn mặt lửa vũ trụ sinh tạo Càn và các sóng có chấm nọc dương là nước dương Chấn. Như thế  nhà có hai khuôn mặt Càn-Chấn. 

Bây giờ đi vào chi tiết.

Ta thấy tổng cộng 3 hàng chấm nọc là 15 và 15 là con số Càn tầng 2 cõi đất thế gian. Ba hàng 6 hình vòng tròn-chấm nối kết lại với nhau vị chi là 18, là số Khảm nước tầng 3 cõi nước âm. Vì là khảm nước nên các đường nối kết tiếp tuyến ở đây mang khuôn mặt hình sóng nước. Đây là những hình sóng nước có chấm dương diễn tả nước dương, một khuôn mặt của Chấn. Thật vậy, ta thấy rõ số 2 Khảm nằm giữa số 1 Chấn và số 3 Đoài. Như thế theo duy âm (số 1 nằm về phía âm tay trái của số 2) Khảm 2 đi đôi với Chấn 1. Đây là nhà nòng âm ở trên trống (dương) nên những hình sóng nước dương mang số Khảm có một khuôn mặt của Chấn ngành âm.

Như thế các hình chữ viết nòng nọc hình chấm nọc và hình sóng nước vòng tròn có chấm nọc có tiếp tuyến ở trước nhà cho thấy nhà này mang tính Càn-Chấn.

Đây là ngôi nhà nòng Càn của tộc Chấn phía nòng âm.

Hai căn nhà nòng ở đây là hai căn nhà nòng Li-Đoài dưới dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ và Càn-Chấn dưới dạng lưỡng hợp đại vũ trụ ăn khớp với trống Sông Đà Đoài-Chấn.

.Nhà nọc mặt trời, mái cong nhọn

Cũng như nhà nòng không gian mỗi bán viên có một ngôi nhà nọc, dương, mặt trời mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh. Đặc điểm của nhà nọc là có hai đầu mái nhọn như mũi đao mang nghĩa lửa, thái dương, mặt trời. Thứ nữa trong nhà nọc mặt trời thường để trống và bên nhà thường có giàn trống “phụ đề” cho biết nhà là nhà trống, nhà đực, nhà dương.

Xin Lưu Ý

Bất cứ ngôi nhà nào trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn có để trống hay trang trí hình trống hay có dàn trống kế bên đều là nhà trống, nhà đực, nhà nọc, nhà dương.

Ngày nay còn thấy rõ ở Nam Dương các ngôi nhà phái nam tương đương với ngôi nhà Lang của Mường và nhà đình Việt Nam, hậu thân của các ngôi nhà nọc, mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn vẫn còn để trống hay trang trí trống. Rõ hơn nữa là Đền Hùng Vương thờ Tổ Hùng và các Hùng Vương dòng mặt trời thái dương là đền nọc, đền mặt trời,trong đền cũng có để  thờ một chiếc trống đồng. Đặc biệt trống đồng này là trống loại I Nguyễn Xuân Quang hình trứng vũ trụ giống chiếc trống cái mặt da nhưng vẫn giữ truyền thống của trống đồng nòng nọc, âm dương là để hở đáy (Hùng Vương lưỡng hợp nòng nọc, âm dương hai ngành

lửa núi và nước biển sinh ra từ bọc trứng nòng nọc, âm dương thế gian nên trống đồng thờ Hùng Vương có hình trứng hở đáy mang tính nòng nọc, âm dương).  Đền Hùng là đền thờ mặt trời, thờ các vua Hùng mặt trời dòng thần mặt trời Viêm Đế-Thần Nông nên để thờ trống đồng nòng nọc, âm dương loại 1 Nguyễn Xuân Quang hình trứng vũ trụ, hình ảnh của bọc trứng 100 Lang Hùng.

 

Nhà nọc mặt trời làm theo kiểu nhà sàn Tam Thế mang trọn nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh như vừa nói là tiền thân của các ngôi nhà lang, nhà đình của ViệtNamngày nay (xem thêm chương Ý Nghĩa Hình Nhà Trên Trống Đồng trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Ở trống Sông Đà này hai ngôi nhà nọc đều có một hình chim quay về phía tay trái. Số 1 (con chim) là số lẻ, số dương cho biết hai nhà này là nhà dương. Hai con chim ở nóc hai nhà đều quay về bên trái theo chiều kim đồng hồ tức chiều âm cho biết cả hai ngôi nhà thuộc nhánh âm ngành nọc thái dương. Hai ngôi nhà nọc này một lần nữa xác quyết trống Sông Đà thuộc ngành âm thái dương Chấn-Đoài, Thần Nông.

  1. a.    Nhà nọc ở bán viên Đoài 6 người.

Điểm khác biệt nhất là ngôi nhà nọc ở bán viên Đoài 6 người nhẩy múa có hai người nam nữ giã chầy cối ở sát cạnh nhà phía tay phải còn ngôi nhà nọc ở bán viên Chấn 8 người không có.

Ngôi nhà nọc, mặt trời ở bán viên Đoài 6 người nhẩy múa có cảnh giã chầy cối.

Cả hai ngôi nhà đều có trống để trong nhà và có dàn trống bốn người đánh trống ở bên trái.  Như đã nói ở trên, trống và dàn trống là biểu tượng của nhà trống, nhà nọc nhà đực, nhà mặt trời.  Ở đây dàn trống để ở phía bên trái phía âm thay vì để ở phía bên phải phía dương như thấy ở các trống như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ… Tại sao? Trống là đực, dương. Dàn trống để ở bên trái chiều âm để cho biết ngôi nhà trống nhà nọc này là của nhánh âm của ngành nọc thái dương.

Ở góc phải trong nhà cũng để một chiếc trống đồng cũng cho biết căn nhà này là căn nhà trống, nhà đực, nhà mặt trời.

Hai nhà mái cũng rất lõm cong vòng mang âm tính nhiều cũng cho biết đây là nhà của hai tộc thuộc nhánh âm ngành nọc thái dương.

Nhà ở bán viên Đoài 6 người mái cong ít hơn tức âm ít hơn tức thiếu âm Đoài.

Bên tay phải ngôi nhà này có hai người giã chầy cối.

Hai người nam nữ giã chầy vào cối (nguồn: Nguyễn Văn Huyên)

Lưu ý người nữ trên áo có nhiều chấm nọc dương, lửa, thái dương cho biết người này thuộc phía nữ lửa, thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là phía Nàng Lửa, thái dương thần nữ Âu Cơ tức nhánh Lang Hùng theo mẹ lên núi.

Bán viên bên kia không có cảnh giã chầy cối. Đây là chủ ý của người làm trống.

Ta biết cảnh giã chầy vào cối là biểu tượng giao hợp âm dương phía âm, nữ (cối biến âm với cái) đối ngược với cảnh đánh trống ở dàn trống của phía dương, nam. Như thế căn nhà nọc này vừa có cảnh đánh trống ở bên trái nhà vừa có cảnh giã chầy cối ở bên phải nhà diễn tả hai khuôn lưỡng hợp nòng nọc, âm dương của cả hai phía dương âm tức của tộc Đoài và Chấn. Vì ở bán viên Đoài nên khuôn mặt Đoài mang tính chủ.

Bây giờ ta hãy tìm xem dàn trống biểu tượng cho tộc nào, giã chầy cối biểu tượng cho tộc nào?

Như đã nói ở trên, cối biểu tượng cho cái, nữ, âm. Cảnh giã chầy cối biểu tượng nòng nọc, âm dương giao hòa của dòng nữ, cái, âm này để ở phía tay phải tức phía dương cho thấy nhà nọc này có khuôn mặt dương, nam đại diện cho phía nữ (trống là đực, theo chính thống không có khuôn mặt ngành nữ trên trống mặt trời có nọc tia sáng thái dương mà chỉ có khuôn mặt âm nam hay nam đại diện). Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là các Lang Hùng Vương theo mẹ Âu Cơ lên núi, tức nhánh lửa mang nhiều dương tính. Đây là nhánh Hùng Vương mang khuôn mặt sinh tạo bầu trời, khi gió tức Đoài vũ trụ.

Thật vậy dàn trống ở bên phía trái nhà sẽ cho thấy rõ thêm điểm này.

Dàn trống ở bên trái nhà nọc (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

Trống biểu tượng cho sấm, mưa tức một khuôn mặt của Lạc Long Quân Chấn có một khuôn mặt là thần sấm mưa. Dàn trống để ở phía tay trái âm mang âm tính nghiêng về phía trống sấm mưa (trống dông gió là trống sấm dương như Phù Đổng Thiên Vương có một khuôn mặt là thần sấm dông hậu thân của Lạc Long Quân thần sấm mưa).

Như thế nhà nọc ở bán viên này có thêm một khuôn mặt thứ yếu Chấn.

Tóm lại nhà nọc ở bán viên này có hai khuôn mặt  chầy cối-Đoài và Chấn-trống. Ở bán viên Đoài 6 người nhẩy múa này khuôn mặt Đoài mang tính chủ.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, nhánh Hùng Lang theo Mẹ Tổ Âu Cơ lên núi có di thể (gene)  sinh tạo của Âu Cơ là bầu trời gió âm Tốn (Âu Cơ có khuôn mặt bầu trời đội lốt bọc Trứng Vũ Trụ nên mới đẻ ra bọc trứng thế gian). Hùng vương ngành mẹ có khuôn mặt là bầu trời, khí gió Đoài. Vậy cảnh giã chầy cối biểu tượng cho nhánh Hùng Vương Lửa theo mẹ Âu Cơ lên núi. Như đã nói cảnh giã chầy cối để ở phía tay phải của nhà tức dương nên Đoài mang tính chủ.

Như thế ngôi nhà nọc này biểu tượng cho Hùng Vương cả hai ngành với ngành Hùng Vương mang di thể Tốn-Đoài mang tính chủ. Nhà nọc này là nhà mang tính chủ Đoài.

Tóm lại, ở bán viên Đoài 6 người nhẩy múa, nhà nọc là nhà nọc Đoài.

b. Nhà nọc ở bán viên 8 người nhẩy múa.

Tổng quát tương tự như nhà nọc ở phía bán viên 6 người chỉ khác các chi tiết.

Nhà ở bán viên 8 người không có cảnh giã chầy cối  (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Trong nhà cũng có vật đựng hay chiếc trống lật ngửa.

Tiếc rằng hình không được rõ nên khó nhận diện trống thuộc loại nào, của tộc nào.

Như đã biết bán viên này có một yếu tố then chốt là không có cảnh giã chầy cối mà chỉ có dàn trống để sát bên trái nhà. Trống để bên trái là một khuôn mặt của Chấn có một khuôn mặt sấm mưa. Như thế trống chỉ có một khuôn mặt Chấn.

Tóm lại nhà nọc ở bán viên Chấn 8 người nhẩy múa có một khuôn mặt chủ là nhà nọc của tộc Chấn.

Nhìn tóm gọn lại ta thấy ở bán viên Đoài 6 người nhẩy múa có ngôi nhà nọc Đoài lưỡng hợp với ngôi nhà nòng Li dưới dạng tiểu vũ trụ thiếu âm thiếu dương và ở bán viên Chấn 8 người nhẩy múa có ngôi nhà nọc Chấn lưỡng hợp với ngôi nhà nòng Càn âm dưới dạng lưỡng hợp đại vũ trụ thái âm thái dương.

Các ngôi nhà đều mang nghĩa trọn vẹn Vũ Trụ Tạo Sinh và ăn khớp với trống Sông Đà lưỡng hợp thiếu âm thái âm Đoài-Chấn nhánh âm ngành nọc thái dương tức Thần Nông thái dương.

  1. b.   Đất âm

.Vành cò

Vành này có 18 con cò gồm 16 con bay và hai con đứng.

Đây là cách diễn tả “cọc cạch” khác biệt so với các trống khác. Trên các trống đồng ta thường thấy hoặc tất cả toàn là chim bay hoặc tất cả toàn là chim đứng.

Tại sao người làm trống lại cố ý làm 16 con cò bay và hai con cò đứng?

Ta thấy mười sáu con cò bay với số 16 là số Khôn thế gian tầng 3 (0, 8, 16). Khôn hôn phối với Càn. Hai cò đứng với số 2 là số Khảm vũ trụ, hôn phối với Li. Kiểm chứng lại ta cũng thấy hai con cò đứng trên đất có khuôn mặt đất dương là Li hiển nhiên là cò đất Li, trong khi bay biểu tượng cho cõi trời ăn khớp với lửa vũ trụ, lửa bầu trời Càn).

Như thế vành cò có hai khuôn mặt Càn Li.

Suy ngay ra bán viên 8 người Chấn hôn phối với khuôn mặt cò Càn theo lưỡng hợp đại vũ trụ thái dương Càn với thái âm Chấn và bán viên 6 người Đoài hôn phối với khuôn mặt cò Li theo lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu dương Li với thiếu âm Đoài.

Lưu Ý

Vì hai bán viên không cân xứng nên ta chỉ dựa vào  tổng số cò phân ra hai khuôn mặt cò bay và đứng mà không dựa vào số cò trong mỗi bán viên.

Bây giờ ta hãy mổ xẻ, giải đọc bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que những con cò trên trống này.

Hình cò bay trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

.Những cò bay

Cò có mỏ thẳng, to, nhọn, không dài lắm mang dương tính, lửa. Có con mắt dương một vòng tròn-chấm. Bờm hình nọc lửa hơi cong của nhánh âm.

Nhưng điểm mấu chốt là tên cò. Ở giữa hai cánh có viết tên cò bằng chữ nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) (>) cho biết cò có một khuôn mặt  lửa vũ trụ thái dương Càn (giống chữ Càn nọc mũi tên ở khoảng không gian giữa tia sáng có hình thái tứ tượng ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I đã thấy ở trên).

Rõ như hai năm là mười các con cò bay là cò Càn của nhánh âm ngành nọc thái dương.

 

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cò gió Càn hôn phối với Chấn là chim biểu của đại tộc Lạc Việt thái dương nhánh âm ngành nọc thái dương Thần Nông thái dương.

.Hai con cò đứng

Hai con cò đứng.

Cò có mỏ ngắn và cong hơn cò bay Càn mang âm tính tức âm của dương, tức thiếu dương Li. Cò cũng có con mắt dương một vòng tròn-chấm có một nghĩa là Li. Bờm hình nọc nhọn nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có một nghĩa là thái dương Càn nhưng cạnh hơi thon tròn mang âm tính, như đã nói ở trên là Li. Cổ ngắn mang dương tính. Đuôi và cẳng ngắn cũng mang dương tính.

Tên của cò viết ở cổ bằng chữ viết chữ nọc que có một nghĩa là lửa núi trụ thế gian Li.

Trong mỏ một con có đánh dấu nọc que để nhấn mạnh thêm tính nọc lửa núi trụ thế gian Li.

Như thế hai con cò đứng là hai con cò đất, cò đá, cò Li.

Tóm lại vành cò diễn tả hai khuôn mặt Càn-Li. 16 cò bay Càn đi đôi với nhóm 8 người Chấn theo lưỡng hợp đại vũ trụ thái dương Càn với thái âm Chấn ngành nọc thái dương và 2 con cò đứng trên đất là cò đất Li đi đôi với nhóm 6 người Đoài theo lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu dương Li với thiếu âm Đoài vũ trụ.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cò đất là cò núi, chim biểu của nhánh Lang Hùng theo mẹ Âu Cơ ứng với Âu Việt. Cò bay Càn-Chấn là cò nước thái dương, chim biểu của nhánh Lang Hùng theo cha Lạc Long Quân xuống biểu ứng với Lạc Việt.  Vành cò này cho ta thấy rõ trống Sông Đà là trống liên hiệp Âu-Lạc.  

.Các vành chữ viết nòng nọc vòng tròn-que ở biên trống.

Ngoài biên trống có ba vành chữ viết nòng nọc vòng tròn-que (‘hoa văn’) gồm hai vành ở ngoài hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) có một nghĩa là nọc lửa, thái dương.

Hai vành này kẹp ở giữa vành gồm bốn đoạn hình sóng hình thoi gió động và hình sóng nước vuông góc thái dương. Hai bên đầu nằm ngang hình thoi có hai chữ chấm-vòng tròn. Như đã nói ở trên chữ này mang nhiều nghĩa. Ở tầng tạo hóa mang tính nhất sinh tạo vòng tròn nòng-chầm nọc sinh tạo [chính là hình ảnh của bọc trứng vũ trụ, đĩa thái cực, là bọc trứng trăm lang Hùng,  chính là linh tự Ra, thần mặt trời tạo hóa (Sun as Craetor) lưỡng tính của Ai Cập cổ].  Ở tầng lưỡng nghi, ở cực dương chữ nọc vòng tròn là mặt trời, lửa sinh tạo. Ở tầng tứ tượng chữ vòng tròn-chấm theo duy dương là nọc-vòng tròn tức thiếu âm nguyên thể khí gió Đoài vũ trụ và theo duy âm là vòng tròn-nọc tức thiếu dương nguyên thể của Li. Ở đây đi với sóng hình thoi gió Đoài nên lấy nghĩa Đoài. Gộp lại hai chữ vòng tròn-chấm mang nghĩa sinh tạo, thái dương và Đoài.

Đây là hai chữ hay dấu mang nghĩa Đoài sinh tạo ngành mặt trời thái dương.

Như thế ba vành này cho biết trống này thuộc nhánh âm ngành nọc thái dương, ngành âm Khôn Đoài-Chấn tức Thần Nông thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là trống lưỡng hợp Âu Việt Đoài và Lạc Việt Chấn ngành nòng Thần Nông thái dương.

Tóm tắt lại mặt trống từ tâm trống ra ngoài biên ta có: Thượng Thế là mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn hôn phối với Đoài và Chấn. không gian có vỏ là vành nét nhỏ bao quanh bởi một vành trống không nghiêng về khí gió Đoài vũ trụ mang tính chủ. Các khoảng không gian tứ tượng và các vành tứ hành sinh động mang nghĩa sinh tạo. Vùng đất dương có vành chủ yếu là sinh hoạt nhân sinh. Người thuộc hai tộc Đoài vũ trụ và Chấn. Nhà nọc mặt trời cũng là nhà Đoài-Chấn lưỡng hợp với hai nhà nòng không gian Li-Càn.  Vùng đất âm có vành cò bay Càn và đứng Li. Ba vành ngoài biên trống diễn tả liên hiệp Đoài-Chấn thái dương. Như thế tất cả các yếu tố trên mặt trống đều diễn tả một khuôn mặt liên hiệp Đoài-Chấn. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là liên hiệp của hai tộc Âu Việt và Lạc Việt  tức Âu Lạc của ngành Thần Nông thái dương.

TRỐNG ĐỒNG ÂU LẠC SÔNG ĐÀ

(TRỐNG NHÓM MẶT TRỜI LỬA

THÁI DƯƠNG LIÊN HIỆP THIẾU

ÂM THÁI ÂM).

  (phần 4)

Nguyễn Xuân Quang

2. Vùng nước thế gian:

Vùng nước là phần phình tang trống (trông như một vật đựng nước).

Phần trên tang trống có 6 vành hoa văn hình học gồm hai vành giới hạn chấm nọc lửa sinh tạo còn lại bốn vành hoa văn có hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) thái dương  trong có bỏ hai dấu nọc chấm cũng cho biết là lửa, thái dương. Hai vành này kẹp giữa hai vành vòng tròn có chấm có tiếp tuyến Li -Tốn giống như ở trống Ngọc Lũ I.

Ở đây thấy có sự cọc cạch không giống nhau của những vành ở biên trống và trên tang trống. Thường thường giống nhau. Ta thấy có sự cố ý làm cọc cạch của người làm trống vì muốn cho biết:

-qua hai vành chấm nọc sinh tạo, các tộc nước có một khuôn mặt chủ là Càn-Li lưỡng hợp khuôn mặt Chấn-Đoài của hai tộc người đất trên mặt trống .

-qua hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói): các tộc này thuộc về ngành mặt trời thái dương.

-qua hai vành vòng tròn có chấm có tiếp tuyến: có sự lưỡng hợp thế gian của hai tộc Đoài trên mặt đất với Li ở vùng nước. Như đã nói ở trên, ở vùng đất trên mặt trống Đoài mang tính chủ nên ở vùng nước này Li mang tính chủ.

Dưới chân tang trống có hai vành biên giới chấm nọc mang nghĩa lửa, thái dương sinh tạo kẹp giữa một vành vòng tròn có chấm có tiếp tuyến Li/Tốn có nghĩa như đã nói ở trên, không có hai vành nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói).

Phần chủ yếu của tang trống vùng nước là thuyền với cảnh sinh hoạt sông nước.

.Thuyền

Chủ điểm của tang trống là 6 hình thuyền.

Trống Sông Đà là trống thuộc nhóm Đoài/Tốn thế gian có mặt trời 14 nọc tia sáng nằm cùng trong một nhóm với trống Ngọc Lũ I nhưng là trống đã hơi muộn. Trên vai trống Sông Đà cũng có 6 chiếc thuyền như ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

Số 6 là số lão âm, âm thái dương, vậy 6 con thuyền này và những người trên thuyền thuộc nhánh Nòng thái dương (vì thuyền thuộc tộc nước, âm). Số 6 Tốn hôn phối với Đoài, ăn khớp trăm phần trăm với trống Đoài-Tốn Sông Đà. Chi tiết về các con thuyền này đã nói ở chương Ý Nghĩa Hình Người Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á. Ở đây chỉ xin tóm lược lại.

Sau đây là hình vẽ 6 con thuyền trên trống Sông Đà trong quyển Những Trống Đồng Đông Sơn Đã Phát Hiện Ở Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên.

 

Sáu con thuyền trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

 Nhìn tổng quát, sự trình bày của thuyền ít tinh vi và ít phức tạp hơn so với thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Thuyền không còn là thuyền phán xét linh hồn như trên trống Ngọc Lũ I nữa nhưng vẫn diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh mang ý nghĩa Vũ Trụ giáo bằng một cách đơn giản hóa.

Cũng như ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, trong 6 thuyền, có hai thuyền biểu hiệu cho âm dương, Lưỡng Nghi, cho hai ngành hay hai nhánh và 4 thuyền cho Tứ Tượng hay bốn chi tộc tương ứng với Tứ Tượng. Nói một cách khác có ba thuyền thuộc phía âm, trong đó có một thuyền đại diện cho ngành, tộc nòng âm và hai thuyền cho hai chi âm là thái âm và thiếu âm và 3 thuyền dương trong đó có một thuyền đại diện cho ngành, tộc nòng dương và hai thuyền cho hai chi dương là nòng thái dương và nòng thiếu dương. Hình dạng và kích thước các thuyền trên trống này đều giống nhau nhưng về chi tiết không một thuyền nào giống một thuyền nào. Hiển nhiên mỗi thuyền biểu hiệu cho một ngành hay một chi riêng biệt nào đó. Chi tiết là yếu tố quyết định để nhận dạng mỗi thuyền.

Rất tiếc trống này đã hơi muộn, về kỹ thuật không được hoàn hảo, mất nhiều chi tiết. Vì thế giống như ở trường hợp các ngôi nhà đã nói ở trên, để tránh lầm lạc, tôi chỉ dựa vào các chi tiết lớn để nhận định một cách khái quát mà thôi.

Ta đã biết trống này có hai khuôn mặt lưỡng hợp với Tốn là Đoài/Tốn và Chấn /Tốn. Vậy 6 con thuyền này nếu nhìn theo qui ước thông thường lưỡng hợp nòng nọc, âm dương của trống đồng nòng nọc, âm dương giữa người của hai vùng đất và nước thì các tộc nước có  hai khuôn mặt lưỡng hợp với Đoài vũ trụ  Chấn là Li và Càn dòng âm nước thái dương.

Suy ra trong 6 thuyền có hai thuyền đại diện cho hai tộc Đoài Chấn là hai thuyền Càn/Chấn và Li/Đoài , còn lại bốn con thuyền biểu tượng cho bốn chi tộc ứng với tứ tượng ngành nọc thái dương phía âm nước ngành Thần Nông thái dương (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á). Kiểm chứng lại ta cũng thấy rõ là các vành hình chấm nọc ở tang trống cho biết các tộc người  trên thuyền có một khuôn mặt nọc dương manh tính chủ tức Càn-Li. Như thế  cho thấy sự lưỡng hợp vừa nói ăn khớp trăm phần trăm.

.Các Hình Thuyền

Nhìn chung, mũi sáu con thuyền có hình đầu Rắn Nước Chấn thái dương đang há miệng tương tự như ở mũi thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Nhưng ở đây không có thêm hình chim trong miệng rắn như ở trống Ngọc Lũ I vì vậy đây chỉ là dạng Rắn Nước đơn độc không phải là dạng lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng (xem trống trống Ngọc Lũ I).

Mũi thuyền Rắn Nước có sừng (Rắn Việt) đơn độc chỉ biểu tượng cho thái âm, nước, dương là Chấn. Đầu rắn nước của 6 con thuyền có những chi tiết khác nhau ứng với lưỡng nghi và tứ tượng. Rất tiếc chi tiết không rõ.

 Đuôi thuyền có hình đầu chim dưới cổ có cái túi nang thể điệu hóa thành hình chữ nhật mang dương tính thái dương âm tức thiếu âm khí gió là con chim nông giống như ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Ở đây chim có mỏ hình rìu, có con mắt dương chỉ có một vòng tròn. Đây là đầu chim nông mỏ rìu, chim bổ nông biểu tượng cho khí gió dương Đoài.

Đầu chim bổ nông ở đuôi 6 con thuyền cũng có những chi tiết khác nhau ứng với lưỡng nghi và tứ tượng.

Như thế nhìn chung 6 con thuyền có mũi và đuôi diễn tả sự lưỡng hợp ở ngành nòng Khôn Chấn-Đoài ứnh với Thần Nông thái dương. Những con thuyền này thuộc nhánh nòng Khôn Chấn Đoài  Thần Nông.

Cần nói thêm, thuyền ở đây khác với ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và Trống Miếu Môn I. Trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ mũi thuyền diễn tả chim rìu mỏ cắt lao vào miệng rắn nước diễn tả lưỡng hợp Càn-Chấn, Chim-Rắn, Tiên Rồng theo dạng hai cá thể riêng rẽ. Ở trống Trống Miếu Môn I, chim và rắn vẫn là hai cá thể riêng biệt nhưng chim là hàm trên của miệng rắn tức mũi thuyền diễn tả chung cả chim và rắn ở dạng lưỡng hợp đại vũ trụ thái âm thái dương. Ở trống Sông Đà này đầu thuyền chỉ diễn tả đầu rắn nước.

Còn đuôi thuyền vẫn là đầu chim bổ nông. Ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I sau đuôi thuyền đầu bổ nông có một cây nọc đầu chim rìu bồ cắt nên có sự lưỡng hợp bổ nông-bồ cắt tức dạng tiểu vũ trụ thiếu âm-thiếu dương. Ở đây sau đuôi thuyền không có cây cọc đầu bồ cắt nên không có dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ. 

Như thế đầu và đuôi thuyền ở trống Sông Đà  chỉ diễn tả dạng lưỡng hợp thái âm Chấn với thiếu âm Đoài  tức cùng ngành nòng khôn thái dương.

Thân thuyền chỉ có các sọc đứng biểu tượng cho Khôn, không gian, Những con thuyền này rõ ràng thuộc nhánh nòng Khôn ứng vối Thần Nông.

.Người

Mỗi thuyền có 5 người. Số 5 là số Li.  Những người trên thuyền có khuôn mặt Li mang tính chủ. Ta đã biết trống Sông Đà này là trống Đoài-Chấn có khuôn mặt Đoài mang tính chủ, ở cõi đất thế gian tộc người Đoài mang tính chủ. Ở cõi nước này tộc người Li mang tính chủ ăn khớp trăm phần trăm theo dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ Đoài-Li (tiểu vũ trụ là cõi người, con người là tiểu vũ trụ).

.Chim

Bốn trong sáu thuyền, ở phía đầu và đuôi thuyền có hình chim. Chim ở vùng nước này theo chính thống phải là loài chim nước. Chúng là những loài có các đặc tính nòng nọc, âm dương khác nhau biểu tượng cho các giai đoạn của Vũ Trụ Tạo Sinh hay các tộc khác nhau.

Các thuyền tính từ trên xuống:

-Thuyền số 1

 

Thuyền số 1 trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

Liếc mắt qua, thuyền có hai con chim. Hai con chim đều hướng về chiều dương tay phải, ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời, tức hai dương, thái dương, lửa. Hai con chim nước này thuộc loài chim dương biểu tượng cho lửa của dòng nước có thể là chim cuốc, (xem dưới). Hai con chim này diễn tả theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là hai nọc que II, tức lửa, thái dương. Chim ở phía đuôi thuyền có dáng nghiêng nghiêng như muốn bay lên trời. Vậy hai con chim diễn tả lửa cõi trời tức Càn.

Như thế hai con chim cho biết thuyền thuộc ngành nọc lửa thái dương Càn.

Bây giờ đi vào chi tiết hơn.

Chim đầu mũi thuyền có mỏ ngắn, to, hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang tính nọc, lửa thái dương, có con mắt dương một vòng tròn, không có bờm, trông giống như loài chim cuốc. Chim này biểu tượng cho nọc, dương, lửa, thái dương mang tính lửa vũ trụ Càn. Chim ở phía đuôi thuyền có mỏ ngậm mồi tạo thành hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) chỉ thiên Càn, có bờm hai nọc que lửa và con mắt dương. Như thế hai con chim này mang dương tính là hai dương, hai nọc, thái dương diễn tả ngành nọc, dương lửa cõi trời Càn.

Thuyền này là thuyền Càn ứng với cực dương trong lưỡng nghi, biểu tượng cho phía nọc, dương Càn của dòng nước.

Thuyền số 2

Thuyền số 2 trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

Không có chim. Nhìn theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que không có chim tức không có dương tính, tức thuộc ngành nòng Khôn Đoài Chấn.

Đặc biệt phía dưới đầu thuyền có thêm hình con cá. Cá biểu tượng cho nước. Cá nước. Trong 6 con thuyền, chiếc thuyền này duy nhất có hình cá. Con cá cho biết thuyền này thuộc nhánh nòng nước Khôn thái âm.

Con cá ở đây rất đặc biệt là khắc thấy cả hai con mắt nhìn từ trên xuống trong khi ở các trống khác như ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, cá khắc nhìn theo bán diện chỉ thấy một con mắt. Hai con mắt ở đây mang một ý nghĩa gì? Hai con mắt ở đây là hai con mắt dương chỉ có một vòng tròn có chấm (đúng lý nhìn theo diện cá nước thì con mắt phải là con mắt âm hai vòng tròn đồng tâm có chấm). Hai con mắt dương là hai dương, lửa, thái dương. Như thế con cá diễn tả nước dương, nước lửa, thái dương Chấn. Vậy thuyền là thuyền Chấn.

Thuyền này là thuyền Chấn ứng với cực âm trong lưỡng nghi, biểu tượng cho phía nòng, âm Khôn Chấn-Đoài của dòng nước.

Như thế hai thuyền này biểu tượng cho hai tộc  thái dương Càn và thái âm Chấn ngành thái dương  ứng với lưỡng nghi, suy ra 4 thuyền còn lại biểu tượng cho 4 chi tộc ứng với tứ tượng.

Thuyền số 3

 Thuyền số 3 trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

Thuyền có hai con chim. Hai con chim đều hướng về chiều dương, ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời, tức hai dương, lửa.

Chim ở đầu thuyền có mỏ dài, không có bờm, có dáng dấp loài cò nước, cò âm.

Chim sau thuyền mỏ ngắn, bờm hình sừng nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang dương tính.

Như thế hai con chim này diễn tả theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que nhìn tổng quát là thái dương II của âm O tức quẻ IIO, Đoài. Còn nhìn theo tính nòng nọc, âm dương thì con chim đầu là con cò nước âm tức nòng O và con chim ở đuôi thuyền mang dương tính là nọc I. Hai con đọc gộp lại theo chiều dương là IO, tức thiếu âm, nguyên thể của khí gió Đoài.

Đặc biệt trong sáu thuyền chỉ duy nhất thuyền này có một người trên thuyền ôm một con chim lớn hướng lên trời. Đây là “phụ đề” chim trời Đoài xác thực thêm cho biết thuyền này là thuyền chi Đoài. Ta đã biết tộc Đoài mang tính chủ của trống Sông Đà này. Con chim này cũng nhấn mạnh cho biết tộc Đoài mang tính chủ.

Như thế đây là thuyền của chi tộc Đoài phía nòng âm nước.

Thuyền số 4

 Thuyền số 4 trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

 Tổng quát giống thuyền Chấn số 2.

Thuyền không có hình chim, tức thuần âm. Ở đây là thuyền của chi tộc nước Chấn.

Thuyền số 5

Thuyền số 5 trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

 Thuyền có hai con chim. Hai con chim hướng theo hai chiều khác nhau mang tính nòng nọc, âm dương khác nhau. Con ở đầu thuyền hướng về chiều dương, ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời. Con ở đuôi thuyền hướng về phía đuôi thuyền chiều âm tức theo chiều với kim đồng hồ, Như thế hai con chim biểu tượng cho âm của dương tức thiếu dương tức lửa thế gian Li.

 Chim ở đầu thuyền có mỏ ngắn to, hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói), có bờm hình nọc mũi tên, có dáng dấp loài chim cốc. Chim sau thuyền có cẳng dài, mỏ dài cong, không có bờm, trông ủ rũ, mang âm tính. Đây là con cò nước. Nhìn theo tính nòng nọc, âm dương thì con cò âm ở đuôi thuyền là nòng O và con cuốc dương ở mũi thuyền là nọc I. Đọc gộp lại hai con là OI, thiếu dương, lửa thế gian Li.

Vậy hai con chim này diễn tả thiếu dương, nguyên thể của lửa thế gian Li.

Như thế đây là thuyền của chi tộc Li phía nòng âm nước.

Thuyền số 6

 Thuyền số 6 trên trống Sông Đà (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).

Tổng quát, thuyền có hai con chim dương mang vóc dáng loài chim cuốc giống như thuyền số 1 Càn.

Hai con chim đều hướng về chiều dương, ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời, tức hai dương, thái dương, lửa. Chim ở phía đuôi thuyền có mỏ ngắn hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) trong có bỏ dấu hai nọc que lửa thái dương.

Hai con chim thuộc loài chim dương biểu tượng cho lửa của dòng nước. Hai con chim này diễn tả theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là hai nọc que II, tức lửa, thái dương. Con chim sau đuôi thuyền có dáng dấp muốn bay lên trời diễn tả cõi trời. Như thế hai con chim diễn tả lửa trời, lửa vũ trụ tức Càn.

Như thế đây là thuyền của chi tộc Càn phía nòng âm nước.

 Tóm lại

Nhìn tổng quát, sự trình bày của thuyền ít tinh vi và ít phức tạp hơn. Thuyền không còn là thuyền phán xét linh hồn như trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I nữa nhưng vẫn diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh mang ý nghĩa Vũ Trụ giáo bằng một cách đơn giản hóa. Thuyền chỉ diễn tả sự liên hiệp hay lưỡng hợp của hai tộc Chấn-Đoài của ngành nòng Khôn thái dương tức Thần Nông thái dương.

Chỉ cần dựa vào cách diễn tả theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que và tính nòng nọc, âm dương của các hình chim hay không có hình chim ở đầu và đuôi mỗi con thuyền là ta cũng đã đủ để nhận diện được 6 con thuyền rồi.

Trong 6 thuyền, có hai thuyền biểu hiệu cho âm dương, Lưỡng Nghi, Càn Chấn ứng với hai ngành hay hai nhánh hay hai tộc và 4 thuyền biểu hiệu cho tứ tượng hay bốn chi tộc tương ứng với tứ tượng.

Sự hiện diện của các vành chấm nọc dương sinh tạo cho biết các tộc người nước thuộc về ngành Lửa Càn Li.

Các tộc người nước Li-Càn (Li mang tính chủ) lưỡng hợp với các tộc người đất trên mặt trống Đoài-Chấn (Đoài mang tính chủ).

Đối chiếu với truyền thuyết Việt, người trên mặt đất thuộc nhánh Đoài-Chấn Thần Nông thái dương và người trên thuyền thuộc nhánh Li-Càn Viêm Đế thái dương. Đối chiếu với cổ sử Việt, người trên mặt dất thuốc nhánh Âu Việt- Lạc Việt  hay liên hiệp Âu-Lạc (Việt). Người trên thuyền thuộc nhánh Kì Việt-Dương Việt hay liên hiệp Kì-Dương (Việt) của ngành nòng nước.

C. HẠ THẾ

Chân trống còn giữ được chính thống vì không có trang trí,

(còn tiếp).

Bác Sỹ Nguyễn Xuân Quang
Nguồn: http://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/
 




Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang: Trống Đồng Âu Lạc Sông Đà
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề
  Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.