Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com






Giới Thiệu Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang




Sinh năm 1941 tại Đà Nẵng, chính quán Phượng Lâu, Kim Động, Hưng Yên.

- Tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Đại Học Y Khoa  Saigon năm 1969.

- Di cư qua Hoa Kỳ năm 1975.

- Tốt nghiệp chuyên khoa Thận và Cao Máu năm 1986.

- Assistant Clinical Professor tại Đại Học Y Khoa Irvine, Orange County, California, USA từ năm 1986.

- Hành nghề tư tại Little Saigon, Orange County và là bác sĩ công chức của tiểu bang California từ năm 1978.

Những tác phẩm văn chương:

- Trước năm 1975: Thần Tượng, Thơ  (Tao Đàn xuất bản), Chiếc Mặt Nạ Da Người, tập truyện (Trí Đăng xuất bản).

- Sau năm 1975 tại Hoa Kỳ: Tình Thù, tập truyện (Mai An xuất bản), Nay Tôi Mai Ai? (truyện dài đăng từ kỳ trên tuần báo Saigon, Orange County), Người Căm Thù Ruồi (Người Việt xuất bản), Những Mảnh Đời Tị Nạn (Xuân Thu xuất bản), Đi, bút ký (Á Mỹ xuất bản), Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức xuất bản, 1999), Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt, (YHTT, 2002), Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt xuất bản, 2004),  Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (sách và trò chơi), Hừng Việt 2006, Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á, Hừng Việt 2008

- Nguyên chủ nhiệm kiêm chủ bút lưỡng nguyệt san Y Học Thường Thức  tại Little Saigon, Orange County.

- Nguyên là bác sĩ phụ trách giải đáp y học của đài BBC của Anh Quốc.

- Hiện là bác sĩ phụ trách giải đáp y học của đài VOA của USA.

- Hiện phụ trách chương trình truyền hình Tinh Hoa Đại Tộc Việt  phát hình hàng tuần trên hệ thống truyền hình vệ tinh VBS (Vietnamese Broadcasting Services) trên toàn quốc Hoa Kỳ, Canada và trên hệ thống TV digital địa phương băng tần 57.6.


  Nguồn: http://www.bacsinguyenxuanquang.wordpress.com


SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT ĐỒNG CỔ VƯƠNG QUỐC ĐIỀN VÂN NAM VÀ ĐÔNG SƠN.

Nguyễn Xuân Quang.

Phần 1


.VÀI NÉT TỔNG QUÁT VỀ VƯƠNG QUỐC ĐIỀN

.Lịch Sử

   Theo các tài liệu khảo cổ học Vương quốc Điền là một nước theo hình thức bộ tộc thành lập bởi một nhóm sắc dân ở Vân Nam xuất hiện vào khoảng giữa thời Chiến Quốc (Warring States, 461-221 Trước Tây Lịch) và Tiền Hán. Họ sống quanh hồ Điền gọi là Dianchi (Điền Trì, Ao Điền) tỉnh Vân Nam. Người Điền lần đầu tiên được nhắc tới trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (145-90 Trước Tây Lịch). Theo Sử Ký, quyển 116, Tây Nam Di liệt truyện thì Trang Kiểu tướng nước Sở, vào khoảng năm 279 Trước Tây Lịch được Sở Khoảnh Tương Vương sai xuống chiếm khu vực Vân Nam ngày nay. Trong khi ông hoàn thành nhiệm vụ thì nước Sở bị Tần đánh bại vào năm 277 Trước Tây Lịch. Trang Kiểu ở lại tự xưng vương làm vua nước Điền với tước hiệu là Trang vương (2).

  Vương quốc Điền về sau bị nhà Hán chiếm dưới thời Hán Vũ Đế vào khoảng năm 109 Trước Tây Lịch để lập ra Ích Châu (Yizhou). Dưới chính sách Hán hóa và theo Hoàng Ý Lục trong Điền Quốc Sử thì Vương quốc Điền bị diệt vong vào khoảng năm 115 Trước Tây Lịch. Vương quốc Điền bị chôn vùi vào lãng quên vì thời đó Vân Nam được coi là vùng của Nam Man, xứ của mọi rợ (1).

  Vương quốc Điền biến mất và dân xứ Điền đi đâu, còn là một bí ẩn. Qua đồ đồng Điền chỉ còn thấy còn lại những nét giống với các sắc tộc khác ngày nay đang sống ở Vân Nam như trống đồng, các tĩnh vật, mô đống (mounds) Lahu, khăn quàng của người Yi…

  Tháng 3 năm 1955, giới khảo cổ học Trung Quốc điều tra một số vật đồng cổ rất lạ bán ở chợ Chim-Hoa ở Côn Minh dẫn tới thấy nguồn gốc các vật này ở Núi Thạch Trại (Shizhaishan) ở Quận Jinning. Sự khai quật bắt đầu. Từ năm 1955 tới 1999 khai quật trên 1000 ngôi mộ cổ đào tìm được khoàng 12.000 mẫu vật ở vùng trung và bắc tỉnh Vân Nam thuộc địa bàn của Vương quốc Điền.

Di chỉ quan trong nhất của văn hóa đồng cổ Vương quốc Điền là khu Mộ Số 6 của một vị vua Điền ở Thạch Trại Sơn.

  Hình khai quật khu Mộ Số 6 của một vị vua Điền ở Thạch Trại Sơn (Shizhaishan) ở Quận Jinning, Bảo Tàng Viện Tỉnh Vân Nam. Lưu ý ở góc trái trên có vật đựng vỏ ốc sứ hình trống đồng và vật hình trống đồng dùng làm chân đế cho một tượng người cầm gậy (ảnh của tác giả).

   Sự khám phá ra các cổ vật này đã vén lên tấm màn bí mật cho thấy Vương quốc Điền có một nền văn hóa cao thật là huy hoàng, cho thấy Vân Nam không phải là đất mọi rợ. Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam ngày nay cũng đã xác nhận điểm này bằng giấy trắng mực đen. Như thế văn hóa của đại tộc Đông Sơn bao gồm cả văn hóa Điền, ở cạnh hay chung quanh nước Điền phải tự nó có một nền văn hóa Đông Sơn huy hoàng là chuyện tất nhiên.

Một trong những vật quí giá nhất là chiếc ấn vàng Điền vương chi ấn của vua Điền xác thực sự có mặt của Vương quốc Điền ở Vân Nam. Dòng chữ khắc trên ấn này được viết bằng kiểu triện thư cho thấy ấn vàng do hoàng đế nhà Hán ban cho. Tư Mã Thiên cũng ghi chép rằng người Điền là một trong hai nhóm địa phương nhận được ấn vàng nhà Hán, nhóm còn lại là Dạ Lang (2).

Các khảo cổ vật này phơi bầy ra mọi sắc thái, mọi phương diện của văn hóa Vương quốc Điền như phong tục tập quán, tín ngưỡng, nhà cửa, nếp sống hàng ngày, ăn mặc trang sức, canh nông, chăn nuôi, dệt cửi, tiểu công nghệ, quân sự (khí giới, kỵ binh…), giải trí… và quan trọng, cột trụ vào bậc nhất của tiểu công nghệ là sự rèn đúc kim khí trong đó văn hóa đồ đồng cổ nổi tiếng và mang một sắc thái đặc thù của Vương quốc Điền.

 .Những Đặc Điểm Chính Của Xã Hội, Văn Hóa Điền

Vân Nam là giao điểm của phần lục địa Nam Á, của bán đảo Trung Á, cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng và của Trung Quốc nội địa       . Vân Nam là trục giao thương với Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Trung Hoa. Vì thế từ thời cổ cao nguyên Vân Nam là giao lộ, là điểm giao lưu của nhiều nền văn hóa. Qua các khảo cổ vật về đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc, agate, đồng…     cho thấy nhiều nhóm người Nam, Tây Á sống ở Vương quốc Điền và họ rất sung túc, giầu sang.

.Xã hội, văn hóa mang tính võ biền.

 Nét nổi trội nhất của văn hóa Điền là tính du mục, võ biền.

   Du mục thấy qua các đồ đồng với nghệ thuật cao về cưỡi ngựa, săn bắn, cảnh chăn nuôi có tầm vóc lớn với từng đàn bò. Chứng cứ khảo cổ học cho thấy ngựa được người Điền thuần hóa rất sớm vào khoảng thế kỷ 6 Trước Tây Lịch.

  Về tính võ biền, Điền có một lực lượng kỵ binh hùng hậu với các bộ yên cương bằng đồng, sắt, có cả mũ sắt, áo giáp. Vủ khí có đủ loại. Đồ đồng cũng diễn tả cảnh chiến trận, giết người, chặt đầu kẻ thù là những người tóc dài đuôi ngựa… Những chứng tích này cho thấy Vương quốc Điền là một tộc “ngoại lai”, có văn hóa du mục xa lạ, sống thù nghịch với các tộc láng giềng trong đó có các tộc của Bách Việt nghiêng về tâm linh và nông nghiệp.

  Iaroslav Lebedynsky và Victor Mair cho rằng tính du mục và võ biền này có thể bị ảnh hưởng của Scythia (người Scythian hay Scyths là người Ba Tư cổ, một tộc du mục cưỡi ngựa sống ở các đồng cỏ). Các cảnh săn bắn, cưỡi ngựa giống người Caucase. Các cảnh động vật như hổ, báo tấn công bò cũng gợi cho người ta nhớ tới nghệ thuật Scythia kể cả về chủ đề lẫn phối cảnh. Hai tác giả này cho rằng một số người Scythia có thể đã di cư tới khu vực Vân Nam sau khi họ bị người Nguyệt Chi (người Trung Á Cổ) xua đuổi ra khỏi lãnh thổ của mình trong  thế ký thứ 2 Trước Tây Lịch (2). Đối với tôi, qua ngôn ngữ học, ngôn ngữ Điền có liên quan tới các ngôn ngữ Tạng Miến (2) nên phải có ít nhiều ảnh hưởng cùa văn hóa du mục Tạng-Mông Cổ. Bằng chứng như đã nói ở trên là một vài nét văn hóa Điền ngày nay còn thấy ở tộc Yi ở Vân Nam như trống đồng (xem bài viết Trống Đồng Nam Trung Hoa trong các số blog tới), mô đống Lahu, khăn quàng… Tộc Yi này cũng nói tiếng Tạng-Miến.

.Xã hội nông nghiệp

   Bên dưới nét du mục võ biền cũng thấy một nền văn hóa nông nghiệp được coi như là nền tảng của xã hội Điền. Nông nghiệp phát triến cao thấy qua các đồ đồng về nông cụ như cuốc, xẻng, lưỡi gặt… Văn hóa nông nghiệp gắn liền với lễ cầu được mùa, sản xuất nhiều liên hệ với tín ngưỡng phồn thực như thấy qua một chiếc xẻng có cán là bộ phận sinh dục nam:

Một chiếc xẻng có cán là dương vật, Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam (ảnh của tác giả).

  Chiếc xẻng này có thể dùng trong lễ cầu mùa hay dùng động thổ, gieo hạt vào dịp lễ làm mùa mới để cầu được mùa. Trong nhiều tín ngưỡng dương vật biểu tượng cho được mùa, sản xuất, sinh sản nhiều như người Mường thường cắm các “que bông” mang hình ảnh dương vật ở bờ ruộng (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt) và tinh khí đàn ông được coi như một thứ hạt giống mầu nhiệm giúp được mùa. Không thấy hình ảnh bộ phận sinh dục nữ trong các nông cụ. Điều này cũng dễ hiểu vì văn hóa Điền có một khuôn mặt võ biền, “macho” ngự trị.

  Xã hội nông nghiệp gắn liền với nước, mưa, thần mưa, cầu đảo thấy qua các trống đồng có những tượng cóc/ếch như đặc biệt nhất ở một trống đồng dùng làm vật đựng vỏ ốc sứ trên mặt trống chỉ có một con ếch nằm ở tâm trống trên mặt trời đĩa tròn (xem hình ở phần vật đựng vỏ ốc sứ ở dưới). Ếch được thờ phượng thấy trên một mũi lao thờ:

Tượng ếch trên một mũi lao (nguồn 1).

   Lưu ý con vật có ngón dài và trên hai đùi và người có các chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình sóng cuộn cho thấy đây là con ếch. Cây lao với tượng ếch này có thể là một tế khí dùng trong lễ gọi mưa, cầu đảo.

Hình dáng bò nổi trội nhất trong các thú vật, có khi thấy dưới hình thức vật tổ, thú biểu ở các nhà thờ phượng, vật thờ, có khi lại thấy như là một vật hiến tế nhưng không thấy hỉnh bò dùng trong canh tác… Bò là một nét cá biệt của văn hóa Điền. Vì Điền theo nông nghiệp làm ruộng nước sống quanh hồ Điền mà không thấy hình dáng trâu nước như thấy trong các xã hội nông nghiệp ruộng nước của các tộc Bách Việt lân bang. Điền là nước duy nhất trong vùng tôn vinh bò trong khi các tộc khác của Bách Việt tôn vinh trâu. Sự tôn vinh bò hơn trâu trong một xã hội làm ruộng nước quanh ao hồ có thể là:

.Tộc Điền có một ngành Lửa  như thấy qua vật tổ chim Cắt, chim Việt, Hươu Sừng, chim cốc, chim trĩ lửa. Đây là chim thú của ngành dương lửa ứng với thần mặt trời Viêm Đế của Viêm Việt (xem dưới). Vì thế họ mới thờ bò là con vật có sừng mang dương tính chỉ sống trên cạn (nên nhớ Trang Kiểu người lập Vương quốc Điền là gốc người Sở Việt).

.Bò đã du nhập từ một nền văn hóa ngoại lai vào văn hóa Điền. Như đã biết vị trí của Điền nằm ở trục giao lưu của nhiều nền văn hóa vì thế bò có thể đến từ Ấn-Độ tôn thờ bò hay đến từ miền Cận Đông, Lưỡng Hà thờ bò như thần mặt trời…

Tóm lại văn hóa Vương quốc Điền có nét chính là du mục pha trộn với nông nghiệp.

  Đồ Đồng Điền và Đồ Đồng Đông Sơn.

Đồ đồng Điền có từ thời Chiến Quốc tới nhà Tần (221-206 TTL) và Hán (206 TTL-220 STL) rất tinh xảo, đa dạng, chế tạo từ đồng thiếc. Họ sử dụng cả phương pháp ráp mảnh lẫn phương pháp khuôn sáp tan chẩy.

Chủ điểm của bài viết này là nghệ thuật đồng cổ của Vương quốc Điền liên hệ với văn hóa đồ đồng Đông Sơn, văn hóa Bách Việt, còn các diện khác chỉ xin nói phớt qua khi cần.

Qua những điều vừa nói, ta hiểu rất rõ là đồ đồng Vương quốc Điền có thể bị ảnh hưởng và đã thu nhập nhiều motifs văn hóa từ khắp các ngả đường văn hóa mà họ giao lưu với. Như thấy rất rõ là văn hóa đồ đồng cùa Vương quốc Điền có một khuôn mặt của văn hóa vùng đồng cỏ (grassland) của vòng đai văn hóa du mục từ Âu-Á, Tây Tạng, Mông Cổ, vùng đồng cỏ Danube… như cưỡi ngựa săn bắn, chăn nuôi thú vật,  hình các thú hoang như cọp, nai, báo…… và hiển nhiên văn hóa đồng của Vương quốc Điền cũng phải liên hệ với văn hóa đồng cổ Đông Sơn, của văn hóa  Bách Việt (vì Vân Nam nằm trong địa bàn của Bách Việt, người lập quốc là Trang Kiểu vốn gốc Sở Việt).  Nhiều cổ vật đồng từ các rìu thờ, trống đồng, vật đựng mang sắc thái văn hóa Đông Sơn. Dĩ nhiên với tính tự cao tự đại có từ ngàn xưa, các nhà khảo cổ Trung Quốc cho là văn hóa Đông Sơn chịu ảnh hưởng hay do văn hóa đồ đồng Điền lan xuống phía nam.

A. Một Vài Thứ Đồ Đồng Điền Mang Mầu Sắc Đông Sơn, Bách Việt.

Có nhiều loại đồng cổ Điền mang mầu sắc của văn hóa Đông Sơn. Xin chỉ giới hạn nói tới những loại tiêu biểu.

1. Những Vật Đựng Vỏ Ốc Sứ (cowrie containers)

Hiện đào tìm thấy được 60 vật đựng vỏ ốc sứ (1). Những vật đựng này đã giúp văn hóa đồng cổ Vương quốc Điền nổi tiếng. Thế giới thích đồ đồng Điền phần lớn vì những hình tượng ba chiều được gắn lên các đồ vật nhất là những vật đựng vỏ ốc sứ. Các nắp làm bằng đồng thiếc được gắn vào các tượng nổi ba chiều hình người và các cấu trúc nhỏ, mô tả các cảnh khác nhau từ cuộc sống của người Điền như săn bắn, cấy hái, dệt vải, nhảy múa, đàn hát cho tới các cảnh hiến tế người, chiến tranh với cảnh người Điền chặt đầu kẻ thù của mình (những người để tóc đuôi ngựa dài).

Về hình dạng những vật đựng này được chia ra làm 4 loại:

-a. Hình vật đựng thông thường

Loại này có hình trông giống những vật đựng thông thường như những chiếc thạp, bình…

-b. Hình trụ tròn

   Loại này có hình giống chiếc thạp đồng hay chiếc trống đồng hình trụ tròn có hay không có chân tương đương với trống Nguyễn Xuân Quang loại II (loại trống này không có trong phân loại của Heger) của đại tộc Đông Sơn mang nghĩa cực Dương (Male principle), tượng Lửa (Fire element) hay Trục Thế Giới.

Vật đựng vỏ ốc sứ hình thạp trụ tròn hay trống đồng hình trụ ống Nguyễn Xuân Quang II, Bảo Tàng Viện Tỉnh Vân Nam (ảnh của tác giả).

-c. Hình trống đồng

Có thể lấy một trống đồng có sẵn rồi bịt kín đáy, khoét bỏ mặt trống thay vào đó một nắp đậy trên có trang trí các hình tượng ba chiều. Thân trống vẫn giữ nguyên các trang trí cũ của trống hoặc gắn thêm các tượng hỉnh ba chiều (thường là thú vật như hổ, bò, hươu…).  Có thêm chân hay không. Như trên đã nói vật đựng hình trụ tròn hai đầu loe ra có thể đó là một trống đồng hình trụ tròn Nguyễn Xuân Quang loại II. Nhưng rõ nhất là lấy các loại trống đồng hình Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI tức Heger I. Những trống này mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh, trống biểu của Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống), Vũ Trụ giáo.

Vật đựng loại này dĩ nhiên giữ nguyên hình trống đồng, thường là loại trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI.

Ví dụ trống dùng làm vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp diễn tả một cảnh hiến tế người dưới sự chủ tọa của một nữ lưu hoàng tộc được che lọng.

Vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp có các hình tượng diễn tả một cảnh hiến tế (206 BC-25 AD, khu mộ Số 20, Trại Thạch Sơn) (1).

Lưu ý trụ cao ở tâm trống là phần nối dài của trục trống tức Trục Thế Giới dùng làm đường để đưa tế vật lên Thượng Thế.

d- Trống đồng biến cải.

Giản tiện nhất là không phải sửa đổi gì cả chỉ cần lật ngược một chiếc trống để ở dưới dùng làm vật đựng và lấy một chiếc trống khác để ở phía trên dùng như một chiếc nắp đậy:

Vật đựng vỏ ốc sứ gồm hai trống đồng chồng lên nhau, trống dưới lật ngược dùng làm vật đựng, trống trên để nguyên dùng làm nắp đậy. Lưu ý có một tượng cóc/ếch nằm ở tâm trống (1).

  Cũng có thể lấy hai hay ba chiếc trống đồng loại Cây Nấm Vũ Trụ này chồng lên nhau. Mặt trống ở trên thay bằng một nắp đậy. Đáy trống trên hàn xuống mặt trống ở dưới (cũng đã được đục lấy đi). Đáy hàn kín lại. Đôi khi có gắn thêm chân. Cũng có thể chiếc trống trên cùng dùng như một nắp đậy.

 

Vật đựng vỏ ốc sứ do hai trống đồng Cây Nấm Vũ Trụ chồng lên nhau, Bảo Tàng Viện Tỉnh Vân Nam (nguồn 1).

Hình người cưỡi ngựa mạ vàng có tác giả cho là thần mặt trời (Madanjeet Singh, The Sun, Symbol of Power and Life, UNESCO, 1993).

 Xin lưu ý

  Các vật đựng vỏ ốc sứ thường dùng trống đồng Cây nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) vì trong Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) có Trục Thế Giới thông thương Tam Thế nên có thể chuyển được lễ vật, vật hay người hiến tế tới các thần linh ở cả Tam Thế.

2. Trống đồng

Có một số nhỏ trống tìm thấy ở Vương quốc Điền mang nguyên vẹn mầu sắc của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn (xem dưới).

3. Tế Khí (ceremonial weapons) và Khí Giới (war weapons).

Tế khí bao gồm những vật dụng và khí giới để thờ phượng hay dùng trong các giáo vụ như tế lễ, hiến tế. Khí giới dùng trong chiến tranh nhiều khi cũng mang biểu tượng thần bí hay tộc biểu.

Vắn tắt chỉ xin nêu ra một vài ví dụ điển hình bằng đổ đổng về sự tương quan giữa tế khí và khí giới của văn hóa Điền và văn hóa của đại tộc Đông Sơn.

-Rìu Việt

Điền cũng có những rìu Việt (xem chi tiết trong bài Rìu Việt ở Nam Mỹ Châu).

Rìu hình đầu chim có mắt và mỏ rìu.

Rìu hình đầu chim, có mỏ rìu, Bảo Tàng Viện Tỉnh Vân Nam (ảnh của tác giả).

Rìu này mang hình ảnh và ý nghĩa rìu đầu chim rìu, chim cắt, chim Việt ở dạng nguyên sơ.

Về sau rìu đầu chim, rìu chim cắt gọi là Rìu Việt (Yue ax) thấy rõ hơn.

Rìu Việt bằng đồng đầu chim Rìu, chim Cắt, Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam (ảnh của tác giả).

 Lưu ý rìu hình đầu chim rìu, chim cắt có mắt đang há mỏ, cả hai phần mỏ tận cùng đều “phụ đề” bằng lưỡi rìu có ý nói cho biết là mỏ rìu. Phần sau đầu chim mang hình ảnh mũ sừng của chim cắt (hornbills). Rìu Việt này mang hình ảnh chim Rìu, chim Việt rất rõ.

Ngoài ra còn các loại rìu khác mang vóc dáng của các loại rìu Đông Sơn, đặc biệt nhất là những chiếc rìu hình chiếc ủng, chiếc “bốt” (boot-shaped) giống như rìu Đông Sơn loại này.

Cũng có những chiếc dao găm có trang trí giống như ở dao găm Đông Sơn cùng loại.

Trang trí hình người mang âm tính (có thể là Mẹ Đời sinh tạo hay âm thần sinh tử) (1 và ảnh của tác giả).

Dĩ nhiên hãy còn nhiều thứ linh tinh khác của các đồ đồng Điền mang mầu sắc của đồ đồng Đông Sơn.

  B. Sự Tương Quan Giữa Đồ Đồng Điền và Đông Sơn.

Như trên đã thấy văn hóa Vương quốc Điền giao lưu với nhiểu ngả đường văn hóa từ khắp nơi, hiển nhiên có sự giao lưu với văn hóa của đại tộc Đông Sơn, với Bách Việt  vì họ có thể là một tộc Bách Việt hay họ ở ngay bên cạnh hoặc trong lòng Bách Việt.

Như thế ta thấy ngay các đồ đồng Điền mang mầu sắc Đông Sơn nằm một trong những trường hợp sau đây:

-Vương quốc Điền là một tộc Bách Việt hay có một chi tộc Bách Việt.

Các đồ đồng Điền mang mầu sắc của đại tộc Đông Sơn là do tộc này làm ra.

-Tước đoạt hay nhận lấy của người Đông Sơn, Bách Việt.

 Họ chiếm lấy hay cưỡng đoạt qua chiến lợi phẩm hay nhận lấy qua những cống phẩm: các vật này do người Đông Sơn, Bách Việt làm ra.

-Giao thương mua bán.

Đồ đồng Điền này cũng có nguồn gốc của đại tộc Đông Sơn như trên.

-Đồ đồng Điền mang mầu sắc Đông Sơn do họ tự chế tạo ra.

Trường hợp này có hai vấn đề cần phải xét tới.

Một là có nguồn gốc của người Điền.

Văn hóa đồ đồng mang mầu sắc Đông Sơn tại Vương quốc Điền đã bị ảnh hưởng của văn hóa đồ đồng Điền. Hiện nay các nhà khảo cổ Trung Quốc (vốn tính tự cao tự đại) cho rằng văn hóa đồ đồng Điền là nguyên gốc đã ảnh hưởng lên văn hóa Đông Sơn. Họ viết rõ ràng điều này và trưng bầy trong Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam.

Hai là có nguồn gốc của đại tộc Đông Sơn.

Đồ đồng Điền đã bị ảnh hưởng văn hóa của đại tộc Đông Sơn, Bách Việt. Những vật này có nguồn gốc Điền nhưng mang nét văn hóa lai chùng Điền-Đông Sơn. Họ chỉ lấy những gì của văn hóa của đại tộc Đông Sơn thích hợp với văn hóa Điền, để đem dùng vào những chức vụ hợp với văn hóa của Điền như dùng trống đồng nòng nọc, âm dương làm Trục Thế Giới, làm vật đựng dâng cúng như một cái đậu (biến thể của Trục Thế Giới), (xem dưới).

Đây là vấn đề chúng ta sẽ mổ xẻ hôm nay xem sao.

Để hiểu rõ sự tương quan này chúng ta hãy so sánh những nét chính của hai nền văn hóa.

Như đã biết qua các tác phẩm và các bài viết của tôi cốt lõi của văn hóa Đại Tộc Việt là Vũ Trụ Tạo Sinh có tín ngưỡng là Vũ Trụ giáo dựa trên nguyên lý lưỡng hợp nòng nọc, âm dương  Chim-Rắn, Tiên-Rồng và trống đồng của đại tộc Đông Sơn là trống trống nòng nọc, âm dương diễn đạt Vũ Trụ Tạo Sinh, là trống biểu của Vũ Trụ giáo, là cốt lõi của văn hóa Đại Tộc Việt (Bách Việt), là bộ sử đồng của Đại Tộc Việt, là bộ Dịch đồng bằng hình của Đại Tộc Việt. Như vậy ta hãy tìm xem Vũ Trụ giáo có trong văn hóa Điền không? Nếu có, nó có chính thống như trong văn hóa Đông Sơn không?

Vũ Trụ giáo trong văn hóa Điền qua các cổ vật đồng Điền.

Vắn tắt xin nhắc lại Vũ Trụ Tạo Sinh: nguyên khởi đi từ Hư Vô hay Vô Cực. Tiếp đến cực hóa, có nòng nọc, âm dương nhưng còn quyện vào nhau gọi là Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực. Phân cực, Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi cực dương và cực âm. Kế tiếp lưỡng nghi giao hòa tạo ra Bốn Nguyên Sinh Động Lực Chính hay Tứ Tượng. Tứ Tượng âm và dương liên tác sinh ra vũ trụ, muôn sinh được chia ra Tam Thế (Thượng Thế, Trung Thế và Hạ Thế). Trục nối thông thương Tam Thế là Trục Thế Giới.  Tam Thế và Trục Thế Giới được diễn tả bằng một cây gọi là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).

Sau đây xin nói qua một vài nét chính Vũ Trụ giáo trong văn hóa Điền thấy qua cổ vật đồng Điền.

.Lưỡng Hợp Chim-Rắn

Dạng lưỡng hợp chim rắn thấy ở một cán rìu đồng:

Chim rắn thấy ở một cán rìu đồng (nguồn 1).

   Các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho con chim này là chim công vì trên người có vẩy như vẩy cá. Theo tôi đây là chim cốc. Chim cốc thường thấy đứng duỗi cánh phơi nắng vì nó không có bộ phận dầu bôi vào lông cho không bị ướt như loài vịt nên khi lặn xuống nước lông bị ướt sũng phải đứng xoải cánh rộng ra phơi nắng cho lông khô. Mỏ chim ở đây cũng có móc (hook) nhọn đặc thù của loài cốc để bắt cá. Hình vẩy cá trên người chim chỉ là một thứ diễn tả, một thứ “phụ đề” cho biết  đây là loài chim bắt cá, chim nước, sống được dưới nước như cá. Chim cốc có mầu đen biểu tượng cho nước thái âm có mỏ cứng nhọn mang dương, có loài mỏ như phi tiêu dùng đâm cá nên Anh ngữ gọi là chim phi tiêu (darter). Việt ngữ cốc biến âm với Cọc (vật nhọn, dương…), Anh ngữ cormorant có cor- = cọc. Nên chim cốc là chim nọc nước, nước dương, chim biểu tượng cho lửa nước, mặt trời dòng nước (một chi của Lạc Long Quân) (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

  Rắn ở đây là rắn nước (rắn không có trang trí gì biểu tượng cho nước), ở đây thấy rất rõ vì người rắn gợn sóng.

Vậy chim và rắn ở đây mang biểu tượng lưỡng hợp của một tộc Nước.

.Lưỡng Nghi

  Đồ đồng Điền có rất nhiều vật mang tính cách thờ phượng chim và rắn riêng rẽ biểu tượng cho hai cực nòng nọc, âm dương, lưỡng nghi.

Thờ rắn thấy rõ qua:

-Trụ bảng hiệu chi tộc

Một ngôi nhà bằng đồng mang tính cách thờ phượng của đại tộc rắn có trụ bảng hiệu hình chiếc rìu có biểu tượng rắn ở trước cổng nhà.

Một ngôi nhà thờ phượng có trụ bảng hiệu hình chiếc rìu có biểu tượng rắn ở trước cổng nhà (nguồn 1).

-Trục Thế Giới

Trong một cảnh hiến tế người trên nắp một vật đựng vỏ ốc sứ có Trục Thế Giới với hình rắn quấn quanh:

Một cảnh hiến tế người trên nắp một vật đựng vỏ ốc sứ có Trục Thế Giới với hình rắn quấn quanh (nguồn 1).

Lưu ý trụ nằm giữa tâm mặt trống có chiếc trống đồng nhỏ dùng làm chân trụ, phụ đề thêm cho biết trụ là Trục Thế Giới.

-Cán kiếm thờ

Hình rắn ở một cán kiếm thờ mạ vàng:

Cán kiếm thờ mạ vàng đầu rắn (nguồn 1).

Thờ chim thấy rõ qua;

-Rìu Việt đầu chim cắt đã nói ở trên.

-Chim cắt, chim trĩ, chim bìm bìm:

Thấy trên hình vẽ chi tiết ở một vật đựng vỏ ốc sứ:

Hình vẽ chi tiết trang trí một phía của một vật đựng vỏ ốc sứ (nguồn 1).

Ta thấy rất rõ ở trống bên trên, vành chim có mỏ to, có mũ sừng đang bay là chim cắt, chim  lửa thái dương lưỡng hợp với rắn nước thái âm ở đế trống. Đây là một dạng lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng.

-các hình tượng chim khác như công, cốc… Nhưng rất hiếm thấy hình bóng cò.

Tứ Tượng

Ở hình trên ta thấy chim cắt ở tang trống có một khuôn mặt biểu tượng cho tượng Lửa thái dương; hươu sừng ở thân trống biểu tượng cho Đất dương thiếu dương; ở đế trống rắn biểu tượng cho thái âm Nước và báo đốm vòng tròn có chấm (đang đuổi con thỏ) biểu tượng cho thiếu âm Gió (xem ở hình mặt trống bên kia ở dưới). Đây là tứ tượng dương ngành dương thái dương. Ở trống dưới, vành chim trĩ ở tang trống biểu tượng cho thái dương Lửa ngành nòng âm, bò sừng biểu tượng cho thiếu dương Đất ngành âm; hổ biểu tượng cho thiếu âm Gió thế gian ngành âm và chim nước (bìm bìm, xem dưới) biểu tượng cho thái âm Nước ngành âm. Đây là  tứ tượng dương ngành âm thái dương. Hợp lại ta có bát tượng dương và âm ngành thái dương tương ứng với tám quẻ của Dịch thái dương. Dịch dương này thích hợp với tính võ biền của văn hóa Vương quốc Điền.

.Tam Thế

Khái niệm Tam Thế thấy rõ ở hình trên.

Đây là hình vẽ lại một vật đựng vỏ ốc sứ do hai trống đồng biến cải tạo thành. Ở chiếc trống trên (có thể dùng làm nắp) ta thấy rất rõ ở tang trống có vành hình chim cắt, chim rìu, chim Việt có mỏ lớn và mũ sừng đang bay biểu tượng cho Thượng Thế ngành dương, lửa [tương ứng với ngành thần mặt trời Viêm Đế có chim biểu là chim Khương (Khương là Sừng, là họ của Viêm Đế),  chim Khướng (tên Mường gọi chim cắt), chim Cắt, chim (mũ) sừng hornbill và với Viêm Việt có Việt có một nghỉa là Rìu]. Thân trống có cảnh săn bắn có hình hai loài hươu sừng, một loài lông đậm đốm nhỏ nằm phía trước mang dương tính và một loài lông mầu sáng (như trăng) nhiều đốm rỗng mang âm tính. Hươu là loài thú bốn chân sống trên mặt đất là thú biểu của cõi giữa thế gian Trung Thế. Hai loại hươu mang hai tính âm dương biểu tượng cho hai vùng đất âm (vùng thấp có nước), dương (đất khô vùng cao). Đặc biệt ở thân trống có hình nổi hươu sừng cho biết trống này có khuôn mặt chủ là Hươu sừng đất thế gian. Đế trống có vành các thú vật mang âm tính không có sừng và rắn cũng mang âm tính. Hình cành lá trông như một loài rong nước mang âm tính. Rắn biểu tượng cho âm thế, Hạ Thế.

Ở trống này ta thấy có hình bóng của Tam Thế. Sự hiện diện của chim cắt (chim sừng) và của hươu sửng cho thấy đây là Tam Thế của ngành dương thái dương, lửa, mặt trời ứng với Viêm Đế có họ Khương (Sừng).

Ở trống dưới, vành tang trống có hình chim trĩ đang bay, đuôi có 3 giải lông dài như phướn bay trong gió. Số 3 là số Đoài diển tả theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là IIO (thái dương II ngành âm O, lửa âm) có IO, thiếu âm, nguyên thể của khí gió. Mào chim trĩ này có hình túi gió. Chim trĩ gió thái dương ngành âm này biểu tượng cho Thượng Thế ngành âm thái dương. Thân trống có hình thú bốn chân bò và hổ. Bò có sừng sống trên đất biểu tượng cho đất dương và hổ không có sừng, thuộc họ nhà mèo, có một khuôn mặt biểu tượng cho âm, nữ nên là biểu tượng cho đất âm. Thân trống còn có gắn các tượng hình nổi bò, cho thấy bò biểu tượng cho vủng đất dương ngành âm mang tính chủ.

Đế trống có vành chim chạy trên mặt đất có mào và lông đuôi hình móc nước, sóng cuộn  (hình móc ngửa lên) mang âm tính (ngược lại nếu có hình móc úp xuống thì mang dương tính lửa như thấy ở hình chim công). Đây là một loài chim nước. Ở phía mặt bên kia trống có hình một con chim nước này đang ăn con rắn.

Mặt phía bên kia của vật đựng vỏ ốc sứ có hình chim nước đang ăn rắn ở đế của trống ở dưới (nguồn 1).

Loài chim nước này ăn rắn có thể thuộc loài chim bìm bìm (bìm bìm liên hệ với lụt: bìm bìm kêu, nước lớn, có lụt và bìm bìm cũng ăn rắn. Lúc có lụt, rắn bò ra khỏi hang là lúc ta nghe thấy bìm bìm kêu nhiều nhất).

Dù là chim gì thì chim nước này cũng biểu tượng cho cõi trời vùng đất âm của Hạ Thế (chim đứng trên đất biểu tượng cho vùng trời cõi đất). Xin nhắc lại mỗi Thế lại chia ra làm ba tiểu thế, ba cõi: trên, giữa và dưới (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Ta thấy vật đựng vỏ ốc sứ gồm hai trống đồng chồng lên nhau ở đây diễn tả Tam Thế của họ thái dương gồm ngành dương thái dương có vành chim cắt đang bay ở tang trống (ứng với Viêm Đế) và ngành âm thái dương có vành chim trĩ gió đang bay ở tang trống (ứng với khuôn mặt thái dương của ngành nòng thái dương Thần Nông). Ở đây đều diễn tả khuôn mặt lửa, thái dương của hai ngành nòng nọc, âm dương. Điểm này cũng dễ hiểu vì trống biểu tượng cho phía dương, lửa, mặt trời thái dương (trống có một nghĩa là trống, đực) và võ biền là tính chủ của Vương quốc Điền.

Trục Thế Giới

Ta cũng thấy rõ khi chồng hai trống lên thành một thứ trụ, cột, dàn, đế cao dùng để các vật dâng cúng tế vật hay diễn tả một thứ gì thiêng liêng, cao quý  thì chúng có mang một khuôn mặt của Trục Thế Giới. Và ta cũng đã thấy các trục ở tâm trống trong cảnh hiến tế mang hình ảnh Trục Thế Giới.

Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)

Trục Thế Giới ở nhiều nền văn hóa cũng dùng như Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Trong văn hóa Vương quốc Điền cũng vậy.

Ở một trống có cảnh diễn tả tục đâm bò tế trời đất. Trụ cột đâm bò mang hình ảnh Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống), trong có Trục Thế Giới dùng làm phương tiện để dâng cúng lễ vật bò tới Tam Thế.

Tục đâm bò hiến tế trên thân một trống đồng (nguồn 1).

Lưu ý Cây Tam Thế (Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống) có hai vòng tròn ở hai đỉnh đường chéo ngang hình thoi biểu tượng cho lưỡng nghi, bốn vòng tròn ở hai đỉnh đường chéo đứng hình thoi biểu tượng cho tứ tượng. Lưỡng nghi, tứ tượng, sinh ra Tam Thế được diễn tả bằng ba tầng phía trên hình thoi. Phần dưới cột trâu là một phần của Trục Thế Giới nối liền Tam Thế.

Thờ Mặt Trời

Thờ mặt trời nằm trong Vũ Trụ giáo thuộc ngành nọc dương. Khi xã hội loài người chuyển qua thời phụ quyền, nhất là phụ quyền cực đoan hay trong văn hóa võ biền, đạo thờ mặt trời thống lĩnh. Vương quốc Điền có văn hóa du mục, võ biền, hiếu chiến nên thờ phượng mặt trời là chuyện tất nhiên. Sự thờ phương mặt trời của Vương quốc Điền thấy qua:

-Trò chơi đu bay quanh trục mặt trời

Trên thân một trống đồng có hình diễn tả một trò chơi đu bay quay một trục trên có hình mặt trời. Những người hóa trang chim hay thú có trang phục đầu lông chim tỏa sáng như mặt trời.

-

Trò chơi đu bay quanh trục mặt trời ở một thân trống đồng
 
(nguồn 1 và ảnh của tác giả chụp hình vẽ chi tiết tại Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam).

  Trò chơi này cũng thấy ở các tộc thờ mặt trời ở Trung Mỹ như Aztec.

-Như đã thấy ở trên, hình người cưỡi ngựa mạ vàng trên nắp một vật đựng vỏ ốc sứ có tác giả cho là thần mặt trời.

-Họ có trống đồng nên cũng thờ mặt trời qua trống đồng.

Tục Hiến Tế Người

  Hiến tế người là một khuôn mặt của sự thờ phương mặt trời như ta thấy rõ các cảnh tế người, dùng máu người, trái tim người dâng cúng thần mặt trời ở các tộc thổ dân châu Mỹ như Aztec, Maya, Inca… Có rất nhiều cảnh tế người trong đồ đống Điền (xem các phần viết liên hệ).  Tế người cũng có thể dâng cúng các vị thần khác ví dụ như thần chiến tranh thấy qua cảnh treo người ở một mũi lao:

Cảnh treo người trên một mũi lao đồng (nguồn 1).

  Mũi lao này là một mũi lao thờ, có thể là thờ thần chiến tranh với cảnh hiến tế người.

 Như thế ta thấy rõ Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo cũng có trong văn hóa Vương quốc Điền. Trong đó có hình ảnh lưỡng hợp chim cốc-rắn nước của ngành nước  ứng với Lạc Long Quân và chim cắt-rắn nước ứng với ngành lửa Âu Cơ của Âu-Lạc Tiên Rồng.

  Bây giờ câu hỏi được nêu ra là Vũ Trụ giáo trên đồ đồng Điền và của đại tộc Đông Sơn ai chính thống hơn ai? Từ đó tay sẽ có câu trả lời là văn hóa đồng Điền ảnh hưởng lên văn hóa của đại tộc Đông Sơn như các nhà khảo cổ học Trung Quốc đang rêu rao với thế giới hay ngược lại văn hóa của đại tộc Đông Sơn đã ảnh hưởng lên văn hóa đồ đồng Điền.



phần 2 và hết


       Những điểm khác biệt và không chính thống trong Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo của văn hóa đồ đồng Điền so với của đại tộc Đông Sơn.

  Như đã biết nổi trội nhất, chính yếu nhất của đồ đồng Vương quốc Điền là các vật đựng vỏ ốc sứ, bằng chứng là trong ngôi Mộ Số 6 của một vị vua Điền chỉ thấy để những vật đựng vỏ ốc sứ mà không có để trống đồng như thấy ở các ngôi mộ trong văn hóa của đại tộc Đông Sơn. Những vật đựng này được coi như là tinh hoa nhất của nghệ thuật đồ đồng của Vương quốc Điền. Các vật này đã giúp đồ đồng Điền nổi tiếng với thế giới. Trong khi trống đồng Điền lu mờ đứng phía sau các vật này, ngược hẳn lại trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là một khuôn mặt chủ yếu của văn hóa Đông Sơn.

  1. Những vật đựng vỏ ốc sứ.

.Trước hết ta thấy Vũ Trụ Tạo Sinh trong đồ đồng của Vương quốc Điền thường được diễn tả ở phần bên theo chiều thẳng đứng của trống. Trong khi đó, trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn được diễn tả từ tâm mặt trống xuống tới đế: Thượng Thế là mặt trời nằm trong vòng tròn vỏ không gian ở tâm trống. Kế đến là Trung Thế cõi đất nhân gian có cảnh sinh hoạt nhân sinh, thú bốn chân gồm phần còn lại của mặt trống và tang trống. Phần còn lại ở mặt trống là vùng đất: đất dương ở trong gần mặt trời có vành hươu như thấy trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và đất âm ở ngoài biên trống thường có vành cò bay và tượng cóc/ếch. Tang trống và vùng nước thường có cảnh thuyền, chim nước. Đế trống là Hạ Thế cõi âm thường không có trang trí. Thân trống là Trục Thế Giới nối liền Tam Thế (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Ta thấy cách diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh trong văn hóa đồ đồng Điền theo chiều thẳng đứng không chính thống: vùng tang trống là vùng nước theo chính thống chỉ có cảnh sinh hoạt liên hệ với nước như thuyền bè, chim thú nước thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Ở đây tang trống có vành chim cắt (lửa dương) chim trĩ (lửa âm) hoàn toàn nghịch lý với vùng nước. Vùng thân trống là Trục Thế Giới chỉ dùng làm trục lộ để dâng hiến các tế vật hay dùng làm phương tiện giao thông cho các linh hồn người chết hay giới lãnh đạo tinh thần như ông mo, thầy pháp đi lại Tam Thế. Ở đây dùng làm Trung Thế với cảnh người săn hươu hay hổ săn bò, hoàn toàn nghịch lý. Đế trống là Hạ Thế cõi âm tăm tối thường không có trang trí gì hết. Ở đây chân trống có trang trí các chim thú cõi âm thường thấy ở các trống muộn và ở các trống của các tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa đại tộc Đông Sơn như thấy ở một vài trống ở Nam Dương, hoàn toàn nghịch lý.

.Cách diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh không chuyên chính, chính thống ví dụ nếu dùng thân trống làm Trung Thế cõi giữa thế gian thì chính thống chỉ cần có người và thú bốn chân bắt buộc phải có mang biểu tượng liên quan tới vũ trụ quan, nhân sinh quan như hươu chậy quanh mặt trời, người mặt trời trên trống Ngọc Lũ I. Ở đây diễn tả cảnh người săn hươu, hổ săn bò rất phàm tục, duy tục, sát máu, du mục và mang sắc thái rất muộn so với văn hóa Đông Sơn. Ở đây qua cảnh các tượng hình người săn hươu trên mặt vật đựng, trên thân trống, hổ săn bò, chim ăn rắn… Vũ Trụ giáo đã được nhìn theo con mắt du mục, võ biền không chính giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương đề huề như trên các trống của đại tộc Đông Sơn.

.Trống không còn dùng làm trống thờ tức bộ gõ dùng gõ lên để khơi động quá trình vũ trụ tạo sinh, lúc khởi sự các nghi thức tế lễ, hiến tế liên quan tới Tam Thế. Mặt trống trên có những hình tượng nổi dùng dâng hiến tế vật hay diễn tả những nét đặc thù trong văn hóa, sử, các sinh họat nhân sinh chính của Vương quốc Điền. Mặt trống không còn phù hợp với bộ gõ nữa. Trống không còn là trống nữa.

.Hơn nữa đáy trống bịt kín để dùng như một vật đựng, không còn để hở mang ý nghĩa âm tính (mặt trống đặc mang dương tính), một nét chính yếu của chủ thể nòng nọc, âm dương của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Trống có đáy kín không còn là trống nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn.

. Như đã biết trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn nhất là loại Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Nguyễn Xuân Quang VI tức Heger I  diễn tả trọn vẹn Vũ Trụ Tạo Sinh, Tam Thế, Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Người Điền diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh theo chiều đứng ở phía bên trống tức nhìn theo chiều cắt thẳng đứng của trống và trục trống có thiết diện hình chữ T. Vật chữ T trong nhiều nền văn hóa thế giới cũng  có một khuôn mặt là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) trong có Trục Thế Giới như ở người Ai Cập cổ, người Maya… (xem các bài Sự Tương Đồng Giữa Ai Cập Cổ, Maya Cổ với Việt Cổ). Các vật dùng dâng vật hiến tế, lễ vật thường có thiết diện hình chữ T ví dụ như chiếc bàn Thiên của người Việt để cúng trời đất Tam Thế  mang hình ảnh của một Trục Thế Giới. Chiếc bàn thờ dâng vật hiến tế có hình chữ T cũng thấy trong Hán ngữ Shì (thị) ở dạng giáp cốt văn có nghĩa là bầy tỏ, tỏ rõ (lòng biết ơn tới Tam Thế).

Hán ngữ shì (thị) (Wang Hongyuan.)

   Chữ Shì nguyên thủy có hình bàn thờ hình chữ T diễn tả Trục Thế Giới. Về sau trên có nét ngang chỉ tế vật. Cuối cùng vẽ thêm hai chân hai bên, theo Wang Hongyuan ba nét quanh chữ T là để cho cân bằng và cho đẹp (!).

  Trong mộ của bà Tân Truy (Lady Dai) ở Mã Vương Đồi, Trường Sa, Hồ Nam có một tấm phướn đám ma hình chữ T diễn tả Tam Thế và Trục Thế Giới dùng để hướng dẫn hồn bà về Thượng Thế.

   Hình của David Buck vẽ chi tiết tấm phướn đám ma hình chữ T diễn tả Tam Thế có Trục Thế Giới để hướng dẫn hồn bà Tân Truy về Thượng Thế ở trong ngôi mộ cổ ở Mã Vương Đồi, Changsha (Trường Sa) ( Fagan, copied from Changsha Mawangdui Yihao Hanmu 1973).

  Người Điền khi để các hình tượng liên quan tới tế lễ, hiến tế trên mặt trống hay dùng trống làm vật đựng vỏ ốc sứ là dùng các vật này làm Trục Thế Giới dùng như một vật dùng để dâng cúng vật hiến tế, lễ vật tức một thứ bàn thờ Tam Thế,  một thứ bàn thiên…

  Trục Thế Giới là một nét chính trong văn hóa Điền cũng thấy qua tục người Điền chôn người chết theo chiều thẳng đứng (4) giống như một số tộc ở Trung Nguyên Việt Nam dựng quan tài người chết thẳng đứng dựa vào một cây trụ hay một thân cây.

.Trưng bầy vật biểu của các tộc: như các hình bò, hươu, hổ…

.để dâng lễ vật như bò, dưới một góc cạnh các con bò này có thể là một thứ tế vật.

.Trưng bầy một cảnh linh thiêng, quí giá nào đó như

-Hiến tế

Nhiều vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp diễn tả cảnh hiến tế người như đã thấy ở trên nơi phần trống đồng dùng làm vật đựng vỏ ốc sứ.

-Tế lễ.

Trên nắp vật đựng vỏ ốc sứ diễn tả cảnh tế lễ:

 Một vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp diễn tả một cảnh tế lễ phóng lớn, Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam (ảnh của Michelle Mai Nguyễn).

.  một cảnh sinh hoạt nhân sinh như chiến trận, săn bắn, dệt vải…

Như thế vật đựng vỏ sò nếu có dùng dưới hình dạng trống đồng hay nhiều trống đồng chồng lên nhau mang một khuôn mặt chính là Trục Thế Giới để dâng lễ vật tới Tam Thế.

Một câu hỏi cần phải trả lời nữa là các vật đựng này thường đựng vỏ ốc sứ (nên tôi mới gọi là vỏ ốc sứ chứ không gọi là vỏ sò). Như thế vỏ ốc sứ phải là một lễ vật chính, tối quan trọng, tối thiêng liêng. Ốc sứ mang ý nghĩa biểu tượng gì?

   Ốc sứ (nguồn http://arcticboy.arcticboy.com)

    Ốc cowrie là một thứ ốc biển vỏ giống hệt như đồ sứ nên còn gọi là ốc sứ porcelaina, miệng ốc trông giống âm hộ nên dân dã Việt Nam gọi là ốc l…  Hiện nay thường được hiểu theo nghĩa duy tục, ốc sứ dùng làm tiền, báu vật thuở xưa. Cách giải thích vỏ ốc sứ dùng làm tiền, báu vật này không thuyết phục được ở đây vì vào thời Vương quốc Điền đã đúc được các đồ đồng tinh xảo như thế này không còn là thời kỳ dùng vỏ ốc vỏ sò làm tiền nữa. Trong mộ các vị vua chúa, ngoài các vật đựng vỏ ốc sứ còn có không biết bao nhiêu vàng bạc châu báu, ngọc ngà quí hơn tiền, hơn của báu bằng vỏ ốc vì thế vỏ ốc sứ không thể dùng làm tiền, của báu cho các vị vua chúa Điền về bên kia thế giới để tiêu xài hay làm báu vật. Vỏ ốc sứ ở đây phải mang một ý nghĩa biểu tượng triết thuyết, tín ngưỡng nhất là khi chúng được đựng trong các vật thờ tự có hình thạp đồng, trống đồng là những vật diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, biểu tượng cho Vũ Trụ giáo. Người Điền sống quanh Điền Trì lại tôn thờ một thứ ốc biển, như thế ốc sứ phải là một thứ mang ý nghĩa thiêng liêng. Vậy ta phải hiểu ốc sứ dưới lăng kính duy thần, mang ý nghĩa biểu tượng tín ngưỡng. Thật vậy ốc sứ này thấy trong sự thờ phượng của nhiều tộc ở châu Á, Nam Đảo, Châu Phi, châu Mỹ… Ốc sứ với phần lưng phồng lên trống như một cái bụng đang mang thai và ở phía bụng, khe miệng mang hình ảnh âm hộ nên mang nghĩa sinh tạo, tái sinh tức một nghĩa chính của vòng sinh tạo của Vũ Trụ giáo. Đây là lý do ốc l… được dùng với ý nghĩa tín ngưỡng thấy khắp thế giới. Hãy lấy một ví dụ ở một số tộc ở Ấn-Độ thờ ốc sứ. Phụ nữ ở một vài tộc ở Ấn-Độ này đeo vòng cổ, hoa tai bằng ốc sứ hay hình ốc sứ để cầu mắn sinh, được may mắn (may là hên vì được nhiều bổng lộc, phẩm vật từ trời ban cho và mắn là đẻ nhiều). Như vậy ốc sứ mang nghĩa sinh tạo, tái sinh của Vũ Trụ giáo mang hình ảnh nòng, âm, bộ phận sinh dục nữ đựng trong vật đựng liên hệ với trống có một khuôn mặt nọc, trống, bộ phận sinh dục nam. Nòng nọc, âm dương  nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, của Vũ Trụ giáo. Vì thế mà trong Mộ Số 6 của vị vua Điền để các vật đựng vổ ốc sứ này là cầu chúc cho ông được tái sinh hay về miền hằng cửu theo triết thuyết của Vũ Trụ giáo.

  1. Trống đồng

   Trước hết, như đã nói trống đồng Điền rất lu mờ so với vật đựng vỏ ốc sứ. Trống đồng Điền có những chức vụ nằm ngoài chức vụ chính của một trống thờ biểu tượng cho Vũ Trụ giáo dùng trong các giáo vụ tế lễ Tam Thế, vũ trụ trời đất, hiến tế của đại tộc Đông Sơn.

Những chức vụ chính của trống đồng Điền:

.Một số tác giả cho rằng trống đồng được người Điền sử dụng trong chiến trận (4). Điểm này thích hợp với tính võ biền của Vương quốc Điền. Đây là một chức vụ đã muộn nghiêng về duy tục mà các trống của đại tộc Đông Sơn cũng có (nhà Trần dùng trống đồng làm trống trận).

.Hiện nay các nhà khảo cổ Trung Quốc xếp trống đồng vào mục âm nhạc (1).  Đây là một quan niệm muộn, theo duy tục dùng trống đồng làm nhạc cụ trong các lễ hội và gần đây dùng nhiều trong văn hóa du lịch. Cách đánh trống hiện nay ở Nam Trung Hoa và Việt Nam cũng vậy. Chính thống cách đánh trống đồng phải theo đúng luật nòng nọc, âm dương là đầu âm, đầu hở, rỗng của dùi trống đánh (đâm) thẳng từ trên xuống dưới vào mặt trời dương ở tâm mặt trống cho âm dương giao hòa, khơi động lên quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh như thấy trên trống đồng âm dương Hoàng Hạ (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

.Trống dùng làm vật đựng vỏ ốc sứ như đã nói.

.Trống đồng Điền được dùng như một Trục Thế Giới, không còn là trống nữa. Các vật hiến tế, tế vật thường đứng trên hay chung quanh một chiếc hay nhiều trống nhỏ chồng lên nhau ở tâm trống dùng như một Trục Thế Giới.

Một vật đựng vỏ ốc sứ diễn tả một cảnh hiến tế người có ba trống đồng nhỏ chồng lên nhau diễn tả  Trục Thế Giới thân trống nối dài (nguồn 1).

So sánh với cảnh hiến tế người có Trục Thế Giới đã thấy ở hình vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp có các hình tượng diễn tả một cảnh hiến tế (206 BC-25 AD, khu mộ Số 20, Trại Thạch Sơn) đã nói ở trên, ta thấy rõ trăm phần trăm cây trụ do 3 trống nhỏ chồng lên nhau tương đương với Trục Thế Giới.

Một lần nữa cho thấy ở đây là trống đồng Điền có một khuôn mặt chính dùng làm Trục Thế Giới.

.Trống đống Điền không còn là trống mà là vật dùng làm đế trưng bầy một khía cạnh văn hóa hay sinh hoạt nhân sinh.

  Một trống đồng Điền trưng bầy cảnh nhẩy múa hát ca. Mặt trống không có các trang trí và mặt trời thường thấy (nguồn 1).

  Lưu ý mặt trống không có trang trí và hình mặt trời có nọc tia sáng thường thấy mà chỉ có hình đĩa tròn ở tâm trống diễn tả chỗ để một vật gì hay nếu nhìn theo Vũ Trụ giáo thì đây có thể là đĩa tròn diễn tả không gian hoặc mặt trời nòng đĩa tròn.

. Trống đồng mạ vàng.

  Trống mạ vàng coi như là một vật thờ, một báu vật, một tài vật nhưng không còn dùng như một trống (bộ gõ) dùng trong giáo vụ (gõ thì bong hết lớp mạ vàng).

Trống mạ vàng (nguồn 1).

. Trống đồng mang văn hóa Điền.

   Một số những trống có trang trí mang bản sắc văn hóa Vương quốc Điền khác hắn với văn hóa của đại tộc Đông Sơn. Thường thường trống Điền loại này

-không giữ đúng đạo gốc Vũ Trụ giáo là còn giữ đúng nguyên lý nòng nọc, âm dương đề huề hoặc diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo một cách giản dị, bình dân, dễ hiểu như  đã thấy ở trên.

-Các hình vẽ không theo lối vẽ quang tuyến Xray mà vễ theo lối tự nhiên (naturalistic) thông thường.

Một phần mặt trống Điền vẽ một cảnh sinh hoạt nhân sinh thường ngày với lối vẽ tự nhiên (nguồn: 3)

Hình trên cho thấy các hình vẽ theo lối tự nhiên không theo cách vẽ quang tuyến, thấy rõ nhất là qua hình các con cò bay khác hẳn với các hình cò trên trống của đại tộc Đông Sơn vẽ theo cái nhìn quang tuyến.

-Các hình tượng, trang trí không theo qui ước lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Vũ Trụ Tạo Sinh chính thống. Ví dụ:

./ Trên mặt trống có gắn tượng hình ba chiều nên không lật ngược lên được để dùng như một vật mang âm tính như cồng, nồi, vật đựng chất lỏng nên trống không còn mang nghĩa nòng nọc, âm dương. Hơn nữa khi lật ngược lên các tượng nổi gắn ở mặt sẽ bị gẫy và để lại những lỗ hổng trên mặt trống nên trống không còn dùng làm vật đựng chất lỏng được nữa.

./một trống còn giữ vóc dáng trống Cây Nầm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) có bốn tượng cóc/ếch.

Một trống Điền có bốn tược cóc/ếch nằm sát mặt trời, ở vùng đất dương và chuyển động theo duy âm tức theo chiều kim đồng hồ (nguồn 1).

Những con vật này thay vì nằm ngoài mép trống, vùng đất âm có nước lại ngồi xa vào trong mặt trống gần mặt trời, điểm này không bao giờ thấy ở trên các trống đồng nòng nọc, âm dương chính thống của đại tộc Đông Sơn.  Giả sử người Điền để các con vật này gần sát mặt trời tức ở vùng đất khô, dương vì muốn diễn tả các con vật này mang dương tính, tức chúng là những con cóc sống trên đất khô. Nhưng chúng lại chuyển động theo chiều âm tức theo chiều kim đồng hồ thay vì thường thường con cóc mang dương tính chuyển động theo duy dương tức theo chiều ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời. Những con vật này chuyển động theo chiều âm, mang tính âm tức con ếch. Rõ ràng con vật này mang hai khuôn mặt ếch/cóc, nòng nọc, âm dương đối nghịch nhau, thật là chéo cẳng ngỗng. Các tượng cóc ếch trên trống Điền cũng khác các tượng này trên trống của đại tộc Đông Sơn như nhỏ con hơn, không có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh…

Điểm này cho thấy trống này không chính thống, thuộc loại trống muộn, trống rỏm, trống lai căng lấy từ một văn hóa khác nên không rành qui luật nòng nọc, âm dương.

./ Thuyền

Thường thuyền trên trống Điền là thuyền thế tục không có bóng dáng thuyền phán xét linh hồn như trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống họ hàng, không thấy các thuyền có đầu và đuôi thuyền dưới dạng lưỡng hợp rắn- chim, nòng nọc, âm dương  như trên trống của đại tộc Đông Sơn.

Ở một vài trống khác trên trụ trống có hình thuyền đi cùng với hình bò, chim. Thông thường thuyền chỉ có ở vùng nước trên tang trống. Đây là các diễn tả thuyền không theo qui ước, không chính thống.

 

Giả dụ ta cứ nhìn theo qui ước thì hình thuyền trên thân trống (trụ trống) tức Trục Thế Giới là thuyền đi lại được cả Tam Thế.  Ở đây thuyền có người thuyền trưởng trần truồng là người cõi nước,  cõi âm  có một khuôn mặt biểu tượng cho cho Hạ Thế. Bò ở trên trụ trống tức ở trên Trục Thế Giới  thưởng mang nghĩa của một tế vật có thể dâng cúng tới Tam Thế  nhưng nhìn theo Vũ Trụ Tạo Sinh thì bò ở đây có thể dùng làm biểu tượng cho Trung Thế và chim ở đây (đáng lý ra phải là chim bay) biểu tượng cho Thượng Thế. Như thế chim, bò, thuyền trên trụ trống biểu tượng cho Tam Thế. Ta thấy theo cách diễn tả không chính thống, kiểu dân dã, “bình dân học vụ” không theo qui ước này cho biết thân trống (trụ trống, eo trống) là một phần Trục Thế Giới thông thương Tam Thế. Tuy nhiên, nếu đúng là như vậy, thì các diễn tả bình dân học vụ rất muộn này  có một điểm hữu ích là nó xác thực cho thấy trăm phần trăm thân trống là Trục Thế Giới đúng như cách gỉải phẫu trống đồng trong chương Cơ Thể Học Trống Đồng của đại tộc Đông Sơn của tôi (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

 Đây là trống Điền kiểu của đại tộc Đông Sơn nhưng đã muộn và không chính thống.

./Trên chân trống có hình thú, chim nhưng theo nguyên tắc Hạ Thế là cõi âm, tăm tối thường không có trang trí gì cả.

-Hình tượng và chữ viết (hoa văn) sai lệch ngữ pháp của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.

Trên mặt một trống có hình người cưỡi ngựa đi cùng với các tượng cóc ếch hoàn toàn cọc cạch. Người cưỡi ngựa diễn tả hình tượng võ biền trong khi tượng cóc ếch diễn tả sấm mưa (thường là bốn con diễn tả chuyển động bốn phương trời) hay mang nghĩa sinh tạo (nếu là hai con cõng nhau hay 6 con).

Ở trống trên ta thấy các vành có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nọc mũi mác (mũi tên, răng cưa, răng sói) bên trong có rất nhiều nọc chấm thay vì trên các trống của đại tộc Đông Sơn bên trong chỉ có một chấm (dương nguyên tạo), hai chấm (lửa) và ba chấm (đất dương). Phần lớn người thú vật, các “hoa văn” trên trống Điền có rất nhiều chấm thay vì các chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.

-Trống có các thú, chim biểu của Vương quốc Điền mà ở các trống của đại tộc Đông Sơn không có như chim bìm bìm, hổ, báo, chó, thỏ, cây cỏ…  nhưng thường không có hình cò bay, chim biểu của, bầu trời, khí gió ứng với khuôn mặt Hùng Vương bầu trời Tạo Hóa.

-Trên một số trống có các tượng nổi trên mặt và ở tâm trống nên trống hoàn toàn không còn là trống nữa mà chỉ là một vật dùng làm vật biểu tượng.

-Trống thường diễn tả các cảnh thế tục của giới vương quyền hay nhân sinh.

. . . . . .

.Trống đồng còn giữ nguyên vẹn văn hóa của đại tộc Đông Sơn.

Những trống này giữ đúng truyền thống của những trống của đại tộc Đông Sơn. Những loại trống này theo thể loại trống Việt (Yue style) và thường là Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I.

Điểm chính yếu nhất là mặt trống còn có hình cò bay.

Trống đồng giống hệt trống của đại tộc Đông Sơn trên mặt có hình cò bay (nguồn 1).

   Đây có thể là loại trống do tước đoạt được của các tộc trong Bách Việt qua chiến lợi phẩm, có được do cống vật, giao thương hay do một tộc có gốc Bách Việt trong Vương quốc Điền chế tạo ra. Điểm này có thể thấy qua hình vật chim cắt thấy trên vật đựng vỏ ốc sứ và chiếc rìu đầu chim mỏ cắt ở trên. Chim cắt là chim Rìu, chim Việt, chim biểu của Viêm Đế, Viêm Việt. Chim cắt cũng thấy trên trống Duy Tiên và trên đuôi thuyền ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống họ hàng. Hình ảnh rắn đơn giản cũng thấy trên trống đồng Điền ở đầu các mũi thuyền như ở trên các trống của đại tộc Đông Sơn muộn. Không có dạng lưỡng hợp chim trong miệng rắn như ở đầu mũi thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

Với chim cắt và rắn nước, như thế Vương quốc Điền có một tộc thuộc ngành Viêm Đế-Thần Nông. Tộc này có thể đã làm ra các trống theo thể loại trống Việt thấy trong các trống Điền.

Tóm lại nhìn tổng quát riêng về trống đồng ở địa bàn Vương quốc Điền có hai loại trống: một là thuộc loại Điền (Dian Style) thấy nhiều ở Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên và Hồ Nam, trong đó miền trung tâm Vân Nam và miền tây Quảng Tây có nhiều nhất. Trống Điền thường nhỏ, đường kính mặt trống nhỏ hơn tang trống.

Trống đồng Điền và những vật đựng liên hệ với trống đồng mang sắc thái Điền thường diễn đạt theo cách “du mục”, đơn giản, dân gian, đôi khi duy tục, đôi khi bình dân học vụ, không tinh tế, không bác học, không chính thống, không qui ước theo qui luật của nòng nọc, âm dương lưỡng hợp, theo Vũ Trụ giáo, theo Dịch lý như trống của đại tộc Đông Sơn. Trống Điền thường là trống muộn.

Hai là có một ít trống giống trống của đại tộc Đông Sơn tức theo kiểu Việt (Yue style). Những trống này có được có thể là do cướp đoạt qua chiến lợi phẩm qua cống vật, giao thương hay do các tộc trong Vương quốc Điền vốn có gốc Bách Việt chế tạo ra.

Trống thuộc loại trống kiểu Việt thường lớn, mặt to hơn tang và thân với kỹ thuật đúc và trang trí tinh vi hơn. Tuy nhiên những trống kiểu Việt thấy trong địa bàn Vương quốc Điền thường là trống muộn không tinh tế, không tuyệt kỹ lắm và không diễn tả trọn vẹn triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

Như thế khó có thể nói rằng trống đồng Điền đã ảnh hưởng tới trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn như các học giả Trung Quốc hiện nay rêu rao. Những trống tôi nhìn thấy ở Viện Bảo Tàng Vân Nam không có một trống nào so sánh được với trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và những trống họ hàng.

.Văn hóa đồ đồng Điền và văn hóa đồ đồng của đại tộc Đông Sơn.

   Văn hóa đồ đồng Điền có thể ảnh hưởng tới các đồ đồng của các tộc Bách Việt lân bang với Vương quốc Điền hay cũng có thể xuôi dòng sông Hồng đi xuống ảnh hưởng lên văn hóa Đông Sơn ở vài nơi ở miền bắc Việt Nam hoặc cũng có thể những đồ đồng Điền đã được mang ra ngoài lãnh thổ Điền qua giao thương hay đi theo chân những người Điền vì một lý do gì đó phải bỏ xứ ra đi… Ở Lào Cay tại biên giới Việt-Hoa vào năm 1993-94 đào tìm thấy 19 trống đồng ở trên bờ sông Hồng thì có 6 chiếc thuộc loại trống Điền (Phạm 1997;45-59) và ở Hưng Yên đào tìm được trống Dong Xa vào năm 1997 thuộc loại trống Điền trọn vẹn nhất thấy ở Việt Nam cũng ở bên bờ sông Hồng. Chỗ tìm thấy trống cách một quan tài gỗ chừng 700m. Những đồng tiền kim loại Trung Hoa trong quan tài cho thấy mộ vào khoảng thế kỷ thứ nhất Trước Tây Lịch (2). Ngoài ra các đồ đồng ở vùng Sông Cả cũng có hình bóng văn hóa đồ đồng Điền (4).

Xa hơn nữa trống Đìền cũng thấy ở Thái Lan, Myanma (Miến Điện) với nguồn gốc không rõ.

Trống Beelaerts, Chiengmai, Thái Lan (nguồn 3).

   Thân trống này có hình bò kiểu bò Điền và có các vành có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là ba vòng tròn đồng tâm có nọc chấm thường thấy ở trống Điền.

Tuy nhiên giao lưu văn hóa phải nhìn hai chiều (chứ không phải chỉ một chiều như các nhà khảo cổ học Trung Quốc hiện nay rêu rao). Hiển nhiên văn hóa Đông Sơn cũng có thể ảnh hưởng lên văn hóa đồ đồng Điền, trống đồng Điền qua các tộc Bách Việt lân bang với Vương quốc Điền ở Vân Nam hay trực tiếp từ Bắc Việt Nam  ngược sông Hồng đi lên.

So sánh ta thấy về vật tổ, ngoài những chim thú thấy nhiều mang hình bóng vật tổ riêng của văn hóa Điền như chim bìm bìm, chim cốc, hổ, báo, thỏ… không thấy trên trống Đông Sơn, ta cũng thấy một số các chim thú khác như chim cắt, chim trĩ, hươu, bò, rắn, cóc/ếch thấy trên trống đồng Điền thì cũng thấy trên đồ đồng Đông Sơn. Dĩ nhiên chúng có những nét riêng của mỗi nền văn hóa. Xin lấy một vài ví dụ:

.Chim cắt, chim biểu của ngành mặt trời Viêm Đế.

Như đã thấy chim cắt biểu tượng cho thần mặt trời Viêm Đế ở rìu Việt và ở vành chim bay trên một vật đựng vỏ ốc sứ Điền. Chim cắt cũng thấy trên trống Duy Tiên, ở đuôi thuyền trên trống Ngọc Lũ I và các trống họ hàng. Tuy nhiên ở những đồ đồng Điền khác ta cũng thấy chim biểu của mặt trời là con chim ó hay diều hâu mang tính võ biền du mục.

Hình chim thú trên đồ đồng Điền trong đó có hình chim ó hay diều hâu có hình mặt trời trên người, Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam (ảnh của tác giả).

  Như thế ta thấy rõ chim cắt của Điền giống như thấy trong văn hóa Đông Sơn là của văn hóa nông nghiệp của Bách Việt. Nó có thể là của phần văn hóa nông nghiệp của Điền hay Điền đã lấy hoặc bị ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp Bách Việt. Còn chim mặt trời ó, diều hâu là của phần văn hóa du mục võ biền của Điền.

.Chim trĩ

Như  đã thấy ở trên, chim trĩ ở tang trống của trống đồng ở dưới của một vật đựng vỏ ốc sứ Điền biểu tượng cho không gian, bầu trời gió ứng với ngành Nòng Thần Nông tương đương với các chim trĩ thấy trên mái nhà ở trống Ngọc Lũ I. Ở đây các con chim trĩ trên đồ đồng Điền chứng thực rõ ràng, chỉ cho biết các con chim trĩ trên một căn nhà mái cong ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là căn nhà đó thuộc đại tộc gió, thiếu âm (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á) .

.Hươu sừng

Như đã thấy hình khắc và tượng nổi ba chiều hươu sừng trên thân trống của một vật đựng vỏ ốc sứ và nhiều hình tượng hươu sừng khác trong các cảnh săn bắn trong đồ đồng Điền. Ở đây ta thấy hình ảnh hươu thường mang hình ảnh duy tục trong khi hình hươu trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, Miếu Môn I, Phú Xuyên đều mang tính cách thú biểu, vật tổ và mang triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

.Bò sừng

Một trong những điểm tiêu biểu nhất của văn hóa Điền là bò rất được tôn thờ. Ta cũng thấy bò trên thân trống Đông Sơn như trống Đồi Ro và một hai trống khác.

Hình bò trên thân trống Đồi Ro trên người có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que (Nguồn Nguyễn Văn Huyên).

   Trên trống của đại tộc Đông Sơn bò ở thân trống có thể là một con thú hiến tế vì như đã biết thú vật trên trụ trống tức Trục Thế Giới có một khuôn mặt là tế vật. Dĩ nhiên văn hóa của đại tộc Đông Sơn cũng có sự hiến tế. Hơn nữa bò không phải là thú biểu của văn hóa của đại tộc Đông Sơn sông nước nông nghiệp (thường phải là trâu) nên bò dùng làm tế vật là chuyện hợp lý. Ở một trống đồng Điền ở trên ta đã thấy có cảnh đâm bò hiến tế. Bò làm tế vật có ở cả hai nền văn hóa nên có thể không phải ai lấy của ai. Tuy vậy, nếu ta so sánh hình bò Điền và hình bò Đông Sơn ta thấy có nhiều chi tiết khác nhau. Ở trống Đồi Ro, trên người bò có viết rất nhiều chữ viết nòng nọc vòng tròn-que trong khi bò trên trống Điền chỉ có những chấm (nọc dương). Như thế rõ ràng hai hình bò có thể mang nghĩa khác nhau trong việc dùng tế lễ hay cách diễn tả khác nhau theo văn hóa khác nhau. Nếu nhìn dưới lăng kính Vũ Trụ Tạo Sinh, bò của đại tộc Đông Sơn có nọc chấm, nọc que và vòng tròn có chấm hay chấm vòng tròn còn mang ý nghĩa nòng nọc, âm dương của cả họ, cả hai ngành trong khi bò Điền chỉ có chấm nọc chỉ mang nghĩa ngành nọc dương.


   Như thế bò Điền chỉ biểu tượng cho một tộc, một ngành dương mà thôi và bò của Đông Sơn có thể riêng rẽ không ảnh hưởng lẫu nhau.

Về thuyền, như đã thấy thuyền ở trên vùng nước ở tang trống trên một vài trống đồng Điền giống như những thuyền ờ trên tang trống của đại tộc Đông Sơn. Tuy nhiên thuyền trên trống Điền chỉ là những thuyền mang ý nghĩa muộn như dưới hình thức thuyền đua trong lễ hội nước, thuyền dùng trong phương tiện chuyển chở. Những thuyền có mang triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo thì được diễn tả rất thô thiển, không theo qui ước, sai luật nòng nọc, âm dương, rất rỏm, mang tính cách bắt chước nhưng không tới.

Hình thuyền trên một trống đồng Điền (nguồn 1).

  Ví dụ hình thuyền trên trống nảy có mũi hình thủy quái trông như miệng cá kiếm, cá sấu… biểu tượng cho nước trong miệng có hình chim đứng biểu tượng cho lửa, ý muốn diễn tả lưỡng hợp nòng nọc, âm dương (?). Nhưng ta thấy rõ cách diễn tả này rất bình dân học vụ so với hình chim lao vào miệng rắn nước ở đầu mũi thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Ở đây thuyền mang hình bóng một chiếc thuyền đua trong một lễ hội nước không phải là  thuyền phán xét linh hồn trong Vũ Trụ giáo. Ở đuôi thuyền trước cũng có hình chim thành thử hình chim trong miệng mũi thuyền hình thủy quái chưa hẳn đã mang ý nghĩa lưỡng hợp trong Vũ Trụ giáo…

Ngược lại ta không thấy những nét đặc thù của văn hóa Điền như du mục, võ biền, hiếu chiến với cảnh cưỡi ngựa, kỵ binh, săn bắn, chăn nuôi, hiến tế người một cách tàn bạo, man rợ… trên đồ đồng của đại tộc Đông Sơn. Điều này cho thấy văn hóa đồ đồng của đại tộc Đông Sơn nghiêng nhiều về duy lý, trí tuệ, triết thuyết không bị ảnh hưởng bởi văn hóa đồ đồng Điền mang tính du mục, võ biền, duy tục.

Như thế trống đồng Điền mang một sắc thái riêng. Điều này cũng thấy rõ qua sự phân loại trống của các nhà khảo cổ Trung Quốc. Họ chia trống đồng nam Trung Hoa ra làm hai hệ thống: hệ Vân Nam- Quảng Tây (có loại trống mang mầu sắc Điền) và hệ Quảng Tây-Quảng Đông (nghiêng nhiều về trống Lạc Việt Zhuang).

Tóm lại, riêng về tương quan giữa trống đồng của Vương quốc Điền và của đại tộc Đông Sơn, ta thấy trống đồng Điền thuần túy là một tộc mang sắc thái riêng và trống của đại tộc Đông Sơn mang một sắc thái riêng. Trống Điền và trống Việt của đại tộc Đông Sơn là hai loại trống khác nhau.

Các học giả Trung Quốc ngày nay và Watson trước đây (1970: 60) cho rằng tất cả các loại trống ở Đông Nam Á đều xuất phát từ Vân Nam. Các khảo cứu khảo cổ học ở Việt Nam và nhiều nơi khác cho thấy điều này gần như hoàn toàn không đúng như vậy (Glover and Syme 1993; Ha 1980, 1994, Higham 1996, 2002; Mc Connell and Glover  1990; Pham 1996, 2003; Pham et al 1987; Sorensen 1979, 1988). Tôi cũng đã chứng minh như vậy (xem Trống Đồng Của Đại Tộc Việt hay của Trung Hoa?). Như đã thấy trống Điền không thể là nguồn gốc của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Những trống đồng loại Việt của đại tộc Đông Sơn thấy trong các ngôi mộ cổ Điền là những trống nhập cảng từ miền Bắc Việt Nam. Những trống này thường là trống khá muộn. Ambra Calo cũng xác nhận điểm này: “The Dong Son drums found in the Dian burials are likely to have been imported from the Dong Son region of north Vietnam. The Dong Son drums in the Dian burials correspond to the Dong Son types A IV, B II-III” in the Vietnamese classification” ( Pham et al, 1987) (Trống Đông Sơn  tìm thấy trong những nơi chôn cất Điền có lẻ thật ra đã dược nhập cảng từ miền Đông Sơn, Bắc Việt Nam. Trống Đông Sơn trong những nơi chôn cất Điền đáp ứng với loại Đông Sơn A IV, B II-II) trong cách phân loại của Việt Nam (2). Loại trống A IV, B II-III là trống khá muộn.

Về trống đồng, tôi sẽ khai triển thêm về chi tiết trong các bài viết về Trống Đồng Nam Trung Hoa sắp tới.

Kết Luận

  Văn hóa đa tộc Vương quốc Điền

   Qua các đồ đồng Điền ta thấy Vương quốc Điền có nhiều tộc với sự hỗn hợp của nhiều nền văn hóa trong đó văn hóa du mục và nông nghiệp là hai nét chính. Nền văn hóa sông nước nông nghiệp có lẽ là nền văn hóa bản địa, văn hóa gốc của Vương quốc Điền vì họ sống quanh vùng Điền Trì (Dianchi). Hán ngữ Điền 滇 (國) viết với bộ thủy cho thấy họ có gốc nước sống quanh hồ Điền. Các đồ đồng và trống Điền thường có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình hai vòng tròn có chấm (nước dương) hay ba vòng tròn có chấm. Nếu đọc ba vòng tròn có chầm thì có nghĩa là Khôn dương. Nếu đọc theo hai vòng tròn và vòng tròn có chấm (có một nghĩa là mặt trời sinh tạo) thì là mặt trời nước sinh tạo. Văn hóa du mục, võ biền có thể có gốc từ một tộc Việt ngành Lửa Viêm Việt vì người lập quốc Điền là Trang Kiểu vốn là Sở Việt hay du nhập từ các vùng lân bang phía tây Vân Nam hay từ “phương xa” vào.

Sau 500 năm, Vương quốc Điền biến mất, không biết họ đi đâu, không để lại một dấu vết. Điểm này cho thấy văn hóa Điền phần du mục, võ biền đã bị chùi xóa đi khi Vương quốc Điền xụp đổ bởi sự vùng dậy của chính phần văn hóa sông nước nông nghiệp của Vương quốc Điền và của Đại Tộc Việt chung quanh. Tộc Điền vẫn ở đó không đi đâu cả, họ chuyển qua văn hóa nông nghiệp chỉ là chuyển đổi thể chế văn hóa mà thôi. Giới lãnh đạo có gốc võ biền hay du nhập văn hóa du mục ngoại lai vào khi bị dân bản địa có văn hóa nông nghiệp tiêu diệt thì văn hóa võ biền du mục biến mất theo.

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc gần đây tìm thấy dưới đáy Điền Trì dấu tích của những tòa nhà cổ và một số cổ vật Điền cho rằng một trận động đất lớn đã xẩy ra và chôn vùi Vương quốc Điền xuống đáy hồ. Điều này khó mà tin được.

 Văn hóa Điền và văn hóa Bách Việt có những điểm chung:

  Như đã thấy văn hóa Điền và Bách Việt có nhiều điểm giống nhau:

  Vũ Trụ giáo

   Đồ đồng Điền và Đông Sơn đều có những vật diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Vũ Trụ giáo.

  Riêng về trống đồng nòng nọc, âm dương và các vật biến cải từ trống đồng ta thấy Vương quốc Điền cũng diễn tả Vũ Trụ giáo nhưng Vũ Trụ giáo trong trống Điền diễn tả không chính thống, duy tục. Vương quốc Điền chính yếu chỉ dùng trống đồng lấy theo những khuôn mặt võ biền của trống đồng nòng nọc, âm dương trong triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh như:

-Dùng làm vật đựng dưới hình thứcTrục Thế Giới để dâng lễ vật, trong đó có sự hiến tế người dâng cúng thần mặt trời, cho thần chiến tranh, tôn vinh chiến thắng với cảnh chiến trận, cảnh tàn sát kẻ thù…

Trống đồng dùng như một Trục Thế Giới cũng thấy trong trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Như đã biết thân trống là một phần Trục Thế Giới.

 Ngoài ra cả trống đồng cũng dược dùng như một Trục Thế Giới đi kèm với ý nghĩa sinh tạo, tái sinh của Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Ví dụ trống đồng dùng mai táng tro than hay đầu người chết và trống đồng lớn hay dưới dạng trống minh khí dùng làm vật tùy táng. Các vật này ngoài nghĩa sinh tạo, tái sinh của Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) còn dùng với nghĩa Trục Thế Giới để đưa hồn người chết về Thượng Thế [như đã thấy thiết diện đứng của trống đồng nòng nọc, âm dương có hình chữ T mang ý nghĩa Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) và Trục Thế Giới].

Điểm khác biệt là người Điền đã dùng khuôn mặt Trục Thế Giới của trống theo duy tục dưới hình thức các vật đựng vỏ ốc sứ hay các trống minh khí chồng lên thành cột trụ hay làm chân đế cho Trục Thế Giới.

-Dùng trống đồng như một biểu tượng sức mạnh quân sự, oai quyền như các cảnh cưỡi ngựa, kỵ binh.

-Dùng trống đồng nòng nọc, âm dương như một thứ trống trận để báo tin hay thúc quân.

-Dùng trống đồng như một vương biểu, tài sản quốc gia nên mới mạ vàng trống đồng.

-Những trống còn giữ truyền thống của đại tộc Đông Sơn thường là trống khá muộn hay đã không theo qui ước chính thống.

-không có chim nông, không thường thấy bóng dáng cò.  Đây là hai chim biểu chính của ngành nòng âm Thần Nông. Họ có chim cắt, chim trĩ mang dương tính ăn khớp với khuôn mặt võ biền thích hợp với ngành nọc dương Viêm Đế.

  Chúng ta rút tỉa được gì từ khảo cổ vật của Vương quốc Điền?

  Sau đây là những điểm chính yếu bằng vàng rất hữu ích ta rút tỉa ra được từ đồ đồng Điền:

1. Truyền thuyết và cổ sử Việt

 Đồ đồng Điền đã giúp kiểm chứng lại những khám phá của tôi về truyền thuyết và cổ sử Việt và cho thấy rất đúng:

 -Chim cắt

  Chim cắt là vật tổ tối cao của ngành nọc dương, mặt trời thái dương Viêm Đế tức Viêm Việt đối ứng với chim nông của ngành nòng âm không gian Thần Nông tức Thần Việt của đại tộc Việt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

 Vành chim Cắt như đã thấy ở trên một vật đựng vỏ ốc sứ của Vương quốc Điền biểu tượng cho Thượng Thế và rìu Việt “yue ax” đầu chim cắt xác thực chim cắt là chim Việt, vật tổ tối cao ở cõi tạo hóa, sinh tạo của ngành Nọc thần mặt trời Viêm Đế của Đại Tộc Việt, Bách Việt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

 -Rìu Việt

Qua khảo cổ vật của Vương quốc Điền ta thấy và sờ được cây Rìu Việt “yue ax” đầu chim mỏ cắt.

Hình vẽ chi tiết Rìu Việt “yue ax” đầu chim mỏ cắt,  đầu hai phần mỏ có “phụ đề” hai lưỡi rìu nhỏ nhấn mạnh cho biết là chim mỏ rìu, phần sau đầu biểu tượng cho mũ sừng. Con mắt mang hình ảnh mặt trời (nguồn 1).

  Lưu ý với hai lưỡi rìu nhỏ ở mỏ chim thì rìu này không thể dùng như một dụng cụ để chặt, đẽo thông thường mà đây phải là một thứ rìu thờ, rìu biểu tượng cho một tộc, một đại tộc, một ngành tức Đại Tộc Việt, Bách Việt.

Đúng trăm phần trăm chim cắt là chim Rìu, chim Việt, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế. Viêm Đế có họ Khương (Sừng) có chim biểu là chim mũ Sừng, Mường ngữ gọi là chim Khướng (biến âm của Khương) và Anh ngữ gọi là Hornbill (chim mỏ sừng). Việt có một nghĩa là Rìu thì phải hiểu Rìu Việt là Rìu mỏ chim Rìu, chim Cắt. Việt là một đại tộc của thần mặt trời Viêm Đế. Việt là Rìu, là rìu chim Cắt, chim Rìu.

 - Việt là đại tộc Người Mặt Trời Thái Dương.

Việt là một đại tộc của thần mặt trời Viêm Đế. Như thế ta suy ra ngay Việt là đại tộc Người Mặt Trời Thái Dương ngành Viêm Việt thần mặt trời Viêm Đế. Các cách giải thích khác của từ Việt không liên hệ tới Rìu Việt chim cắt, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế đều theo nghĩa suy diễn từ chương và sai lệch.

  Người Việt là Người Mặt Trời ngành thần mặt trời Viêm Đế.

 - Vương quốc Điền liên hệ với Viêm Việt ngành Viêm Đế.

Vương quốc Điền có rìu Việt “yue ax” dầu chim cắt và vật tổ chim cắt như thế họ có một tộc Viêm Việt hay có thể họ vốn gốc là một tộc của Đại Tộc Việt (người lập quốc Điền là Trang Kiểu người Sở Việt). Nếu đúng như thế, tộc Viêm Việt này làm liên tưởng tới 50 Lang Hùng theo mẹ Âu Cơ lên núi thuộc ngành Nọc Lửa Viêm Đế mang tính võ biền. Có một điểm rất đáng chú ý dù cho đây có thể chỉ là trùng hợp đi nữa là Hùng Vương ngành Nọc Viêm Đế bị An Dương Vương ngành Nòng Thần Nông tiêu diệt và để lại rất ít chứng tích lịch sử ngoài trống đồng nòng nọc, âm dương. Điểm này giống hệt như Vương quốc Điền đã biến mất một cách bí mật chỉ còn thấy qua các đồ đồng Điển. Phải chăng Vương quốc Điền võ biền (dính dáng với Hùng Vương ngành Lửa Viêm Việt Viêm Đế) đã bị thay thế bởi một tộc Việt thuộc ngành Nòng Nước (An Dương Vương ngành Nước Nông Việt Thần Nông) nên văn hóa Vương quốc Điền võ biền bị văn hóa nông nghiệp thay thế.

 -Truy tìm dấu tích Hùng Vương ngành nọc Lửa Viêm Đế.

Dù gì đi nữa, vì cùng ngành Viêm Đế, ta có thể dùng các chứng cứ khảo cỗ học của Vương quốc Điền để làm một thứ kim chỉ nam truy cứu Hùng Vương ngành Lửa thần mặt trời Viêm Đế.

Trường hợp, nếu không phải là một tộc Việt ngành Lửa thì Vương quốc Điền vốn là một tộc của Bách Việt ngành Nước có văn hóa nông nghiệp về sau vì địa thế ở “ngã tư quốc tế” nên họ hội nhập văn hóa du mục, võ biền hay bị xâm chiếm bởi một tộc du mục võ biên khác. Yếu tố du mục võ biền, hiếu chiến trở thành ngự trị trong văn hóa Vương quốc Điền.

Ngược lại nếu họ là một tộc riêng thì họ đã chịu ảnh hưởng hay giao lưu văn hóa với các tộc Bách Việt sống vậy quanh họ.

……

 2. Về trống đồng

Trống Điền cho thấy:

-Trống đồng Điền có hai thể loại Điền và Việt. Trống Điền mang sắc thái của trống của đại tộc Đông Sơn thường là trống khá muộn và du nhập từ các vùng Đông Sơn vào, không phải do Điền làm ra.

-Trống đồng của Vương quốc Điền đã kiểm chứng, xác thực lại cho thấy sự Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á của tôi đúng trăm phần trăm. Trống đồng là trống nòng nọc, âm dương diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, là trống diễn tả triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, là trống  biểu của Vũ Trụ giáo, là bộ Dịch đồng và là bộ sử đồng của Đại Tộc Việt, Bách Việt. Trống Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I là trống Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) trong có Trục Thế Giới (thân trống kéo dài theo hai chiều)…. Sự phân loại trống đồng của tôi theo Vũ Trụ Tạo Sinh trong đó trống Nguyễn Xuân Quang VI tức Heger I là trống Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) đúng trăm phần trăm.  Vật đựng vỏ ốc sứ hình trụ ống xác thực cho thấy trống đồng có loại hình trụ ống Nguyễn Xuân Quang II giống vật đựng này biểu tượng cho cực dương/tượng Lửa (trong khi trống moko của Nam Dương hình trụ có eo ỡ giữa mang âm tính của tộc Nước mang hình ảnh của búa thiên lôi hình trụ).

Ta đã thấy rất rõ trống đồng Điền cũng diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh. Nhưng người Điền đã dùng trống đồng theo nghĩa duy tục, nghiêng nhiều về văn hóa du mục, lấy trống đồng dùng làm một chức vụ chính là Trục Thế Giới để dâng cúng tế vật qua các vật đựng vỏ ốc sứ và dùng trống đồng làm chân các Trục Thế Giới hay vật kê các tế vật hay vật, người hiến tế. Người Điền nhìn trống đồng nòng nọc, âm dương theo diện duy tục, hiến tế trong khi người Đông Sơn dùng trống nặng về ý nghĩa triết thuyết, bác học.

-Trống đồng nòng nọc, âm dương là trống của Bách Việt toàn gồm vùng Đông Nam Á, Nam Trung Hoa và ngay cả những tộc ở lân bang với Bách Việt mà chịu ảnh hưởng của văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Mỗi tộc có trống đồng nòng nọc, âm dương diễn tả theo sắc thái, bản thể của tộc mình [như liên bang Văn Lang, Đại Tộc Việt  có trống Đông Sơn có hình Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) gồm bốn tộc chính là tộc Nước có trống Nước Lạc Việt ở Nam Trung Hoa ; tộc Gió có trống Gió Karen; tộc Lửa có trống Lửa moko Nam Dương, hay dưới hình thức các vật đựng vỏ ốc sứ hình trụ ống của Điền; tộc Đất có trống Đất ở các vùng cao Việt Nam...]. Các tộc nằm ngoài chịu ảnh hưởng văn hóa Đông Sơn có trống đồng có pha thêm bản sắc địa phương của tộc đó như điển hình là tộc Điền. Ngoài ra trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn cũng thay đổi tùy thời điểm làm ra trống.

-Trống đồng Điền được các nhà khảo cổ Trung Quốc hiện nay ngang nhiên phổ biến cho thế giới biết là nguồn cội của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn, không thể nào thuyết phục được.

Trống Điền mang nặng sắc thái văn hóa du mục, võ biền của văn hóa Điền thuộc hệ thống trống Quảng Tây-Vân Nam chỉ là một chi, một tộc trống biểu tượng cho một tộc, một chi tộc không thể nào có thể đẻ ra hay có ảnh hưởng nhiều tới trống Đông Sơn biểu tượng cho cả liên bang ứng với liên bang Văn Lang Bách Việt.

Chỉ riêng một sự kiện là dùng trống đồng để diễn tả các nét văn hóa võ biền du mục của mình và dùng mặt trống để trưng bầy các cảnh của đời sống phàm tục như dệt cửi, ca hát, săn bắn… là coi thường sự thờ phượng mặt trời linh thiêng, đạo mặt trời, chủ thể của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Vì họ lấy trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn nên mới coi thường đạo mặt trời của đại tộc Đông Sơn giống như người Tây Ban Nha đã xây cất các nhà thờ Thiên Chúa giáo chồng lên các đền đài thờ mặt trời của  thổ dân Hoa Kỳ.

Một điểm nữa trống đồng không quan trọng hay chính yếu trong văn hóa Điền bằng chứng cụ thể là trong ngôi Mộ Số 6 của một vị vua Điền không để trống đồng mà chỉ để vật đựng vỏ ốc sứ biến cải từ trống đồng.

Hơn thế nữa khảo cổ học cũng cho thấy văn hóa Đông Sơn nối tiếp văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun chứ không phải một sáng một chiều đột nhiên xuất hiện, nghĩa là lấy từ bên ngoài, từ văn hóa Điền.

Đồ đồng Điền ảnh hương lên văn hóa đồ đồng Đông Sơn?

Còn vấn đề các học giả Trung Quốc cho rằng văn hóa đồ đồng Điền ảnh hưởng nên văn hóa đồ đồng của đại tộc Đông Sơn như đã thấy không vững và không thuyết phục nhiều. Ảnh hưởng văn hóa khi có sự giao lưu văn hóa phải hai chiều. Văn hóa của đại tộc Đông Sơn cũng có thể đã có ảnh hưởng lên văn hóa đồng Điền.

Như đã thấy rất rõ trống đồng mang sắc thái Đông Sơn không phải của Điền mà du nhập từ  nguồn Đông Sơn. Người Điền đã lấy trống đồng của đại tộc Đông Sơn dùng vào các chức vụ có chủ đích văn hóa của mình. Người Điền lấy trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn làm vật đựng, đồ kê, đã lấy ý nghĩa của Trục Thế Giới của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn làm Trục Thế Giới để dâng cúng tế vật, làm báu vật (mạ vàng)… Điểm này giống như Thiên Chúa giáo lấy đền đài của thổ dân châu Mỹ biến đổi thành nhà thờ hay xây cất nhà thờ trên nền móng của các đền đài của thổ dân. Cũng giống như người Tây phương lấy tượng Phật dùng để trang trí trong vườn hay nhà cửa…

Hình tượng ba chiều gắn vào vật đựng vỏ ốc sứ hay trống đồng đòi hỏi một kỹ thuật đã tiến đã cao so với các trang trí khắc lên đồng, lên sáp. Nói một cách khác những đồ đồng gắn các hình tượng ba chiều có niên đại muộn hơn các loại có trang trí khắc vào mặt đồng. Ngoài ra các hình khắc trong đó có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que diễn tả triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh còn những hình tượng Điền chỉ diễn tả khía cạnh duy tục của đời sống. Như thế đồng đồng Điền đã có sau đồ đồng của đại tộc Đông Sơn.

Sự hiện diện của một số trống Đông Sơn Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I ở Nam Trung Hoa có thể giải thích là ngoài các trống biểu chính của các tộc, các chi tộc ra, mỗi tộc vẫn còn phải tôn thờ trống biểu của liên bang ví dụ như California có cờ biểu của California hình con gấu nhưng vẫn phải có cờ hoa có sọc và sao, cờ biểu của liên bang Hoa Kỳ.

Dù gì đi nữa thì trống đồng và các vật đựng vỏ ốc sứ dùng trống đồng hay biến cải trống đồng của Vương quốc Điền đã giúp tôi kiểm chứng lại sự Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á của tôi và cho thấy rất chính xác, rất đúng nếu không muốn nói là trăm phần trăm. Chủ yếu người Điền dùng trống đồng như một Trục Thế Giới để dâng lễ vật, vật người hiến tế tới Tam Thế nắm trọn vẹn trong ý nghĩa của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn do tôi giải đọc. Trống của đại tộc Đông Sơn diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, là trống biểu của Vũ Trụ giáo với trống Nguyễn Xuân Quang VI tức Heger I là trống Cây Vũ Nấm Trụ (Cây Nấm Tam Thế, Cây Nấm Đời Sống)  có thân trống là Trục Thế Giới. Người Điền chỉ chủ yếu nhìn trống đồng dưới diện Trục Thế Giới này.

Trống đồng nòng nọc, âm dương là của Đại Tộc Việt, của Bách Việt. Mỗi tộc có một loại trống đồng mang sắc thái của tộc đó và nó thay đổi tùy theo thời đại nhưng vẫn nằm trong liên bang Văn Lang có trống biểu là trống Nấm Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I. Trống đồng Điền chỉ là một tộc nằm trong trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn mang thêm mầu sắc võ biền, du mục và không thể cho rằng trống đồng Điền là  nguồn  gốc của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn (xem bài viết Trống Đồng Của Trung Hoa hay của Đại Tộc Việt). Trống đồng Nam Trung Hoa của các tộc Bách Việt chấm dứt vào thời nhà Thanh vì khi đó phần đất nam Trung Hoa bị hoàn toàn sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, các tộc Bách Việt không còn ở dưới thể chế chư hầu phải triều cống Trung Hoa như trước. Điểm này cũng cho thấy trống đồng nòng nọc, âm dương không phải của Trung Hoa.

Tài Liệu Tham Khảo

Tài liệu tham khảo chính ngoài các tác phẩm của tác giả:

1.Zhang Zengqi, Bronze Arts of Dian Kingdom, Yunnan People’s Publishing House, Yunnan Fine`Arts Publishing House.

2.Ambra Calo -  Heger I Bronze Drums and the Relationships between Dian and Dong Son Cultures,  Interpreting Southeast Asia’s Past, Volume 2: Chapter 16, Monument, Image and Text – Google Books Result, European Association of Southeast Asian Archaeologists. International ConferenceElisabeth A. BacusIan Glover

3.A.J Bernet Kempers,  The Kettle Drums of Southeast Asia, A. A. Balkema/ Rotterdam/Brookfield, 1988.

4.Vi. Wikipedia.


Nguồn: http://www.bacsinguyenxuanquang.wordpress.com


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Sự Tương Quan Giữa Trống Đồng Điền và Đông Sơn
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt