Trống
đồng nòng nọc, âm dương là bộ
Dịch đồng bằng hình ảnh và là
bộ sử đồng của Đại Tộc Việt. Ta đã biết trống
đồng là trống biểu của ngành nọc, trống (đực) mặt trời ứng với
ngành nọc Việt mặt trời, là trống
biểu của Hùng Vương, vua mặt trời.
Trong các bài trước trong nhóm
trống nọc thái dương có mặt trời 14
nọc tia sáng Tốn thế gian ta
đã biết:
-Trống Phú Xuyên
là trống biểu của ngành
nọc dương (Lửa đất thế gian Li-Lửa
vũ trụ Càn) có Mang Sủa thú
biểu của Li và cò Càn tên
viết bằng chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói), diễn tả bằng
ba vành biên trống gồm hai
vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) thái
dương (đặc biệt ở trống này trong nọc mũi
tên còn có dấu chấm nọc
có mục đích nhấn mạnh tính
siêu dương, có nghĩa lửa,
thái dương mang tính nọc sinh tạo cực
dương tức liên hệ với Lửa vũ trụ Càn).
Trống
Phú Xuyên Kì Việt Kì
Dương Vương ngành nọc dương Viêm Đế.
Hai
vành nàykẹp giữa hai
vành chấm nọc có nghĩa là hai
nọc chấm dương, lửa dương, lửa thái dương
sinh tạo liên hệ với Càn. Bốn vành
này mang nghĩa nọc lửa thái dương
cho biết trống này là trống
ngành nọc lửa thái dương Càn
Li. Ngoài ra Càn còn được
diễn tả bằng vành cò Càn
tên viết bằng hình tam giác
và Li diễn tả bằng con mang sủa mang gạc
(Cervilus muntjac). Li mang tính chủ
vì vành mang sủa nằm gần sát
mặt trời.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là trống Kì Việt Kì Dương Vương
của ngành nọc dương mặt trời thái
dương Viêm Đế.
-Trống trống Sông Đà
là trống biểu của ngành
nọc âm Đoài Chấn
với Đoài diễn tả bằng bán
viên 6 người chia ra làm hai
nhóm Đoài 3 người và những đoạn
sóng hình thoi thái dương ở
biên trống và Chấn diễn tả bằng
bán viên 8 người chia ra làm hai
nhóm Cấn 4 người, hôn phối với Chấn
và những đoạn sóng nước vuông
góc Chấn thái dương ở biên
trống. Khuôn mặt Đoài mang tính
chủ.
Trống Âu-Lạc
Sông Đà.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là trống Âu Lạc của nhánh nọc
âm của ngành Thần Nông
thái dương họ mặt trời thái dương Thần
Nông-Viêm Đế.
-Trống Miếu Môn I là
trống biểu của đại tộc
nọc âm Chấn thái dương diễn tả bằng ba
vành biên trống gồm hai
vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) thái
dương kẹp giữa vành hai vòng
tròn đồng tâm có chấm nọc
dương có nghĩa là nước dương, lửa
nước, Chấn và vành
cò gió Chấn có tên
là cái “mồi” chữ V hay tam giác
ngược có một nghĩa là lửa-nước
thái dương Chấn.
Trống Mang
Lang Văn Lang Miếu Môn I.
Trống
có dạng lưỡng hợp thíếu dương Li-
thiếu âm Đoài, có vành
chủ yếu là thú bốn chân Mang
Lang. Mang là thú biểu của
nhánh nọc dương phía thiếu dương Li
và con Lang trời là của nhánh
phía thiếu âm Đoài nọc dương.
Đây là một khuôn mặt lưỡng hợp
thiếu dương Li và thiếu âm Đoài
của đại tộc Chấn. Đoài Lang có
khuôn mặt mang tính chủ vì
chó sói Lang khắc to hơn con mang.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt đây là trống lưỡng hợp thú
biểu Mang Lang của liên bang Văn Lang
Hùng Vương với khuôn mặt Lang Việt mang
tính chủ của đại tộc nọc âm thái
dương Chấn Lạc Long Quân Lạc Việt ngành
Thần Nông thái dương.
Trống âm dương Ngọc Lũ I
này cũng thuộc nhóm trống có
mặt trời 14 nọc tia sáng nọc thái
dương nhưng diễn tả một khuôn mặt
khác vi ba vành ngoài
biên khác các trống
trên.
Tổng quát
Trống đồng âm dương Ngọc
Lũ I.
Trống âm dương Ngọc Lũ I vốn để ở đình
làng Ngọc Lũ, tìm thấy ở xã Như
Trác, huyện Lý Nhân, Hà
Nam Ninh. Hiện nay trống được trưng bầy tại viện bảo
tàng Lịch Sử Việt Nam, Hà Nội .
Nhìn thoáng qua ta thấy trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I tinh xảo nhất, tinh tế
nhất, mỹ thuật nhất, hàm súc nhất
trong các trống đồng hiện có
trên khắp thế giới.
Nhìn ba vành ngoài biên,
ta đã thấy ngay trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I khác các trống vừa
nói.
Xin nhắc lại, các vành
ngoài biên trống cho biết trống
thuộc loại nào, diễn tả trọn vẹn giáo
thuyết hay một giai đoạn nào của thuyết Vũ
Trụ Tạo Sinh trong Vũ Trụ giáo và
thuộc họ, ngành, đại tộc, tộc nào
trong truyền thuyết và cổ sử Việt.
Như đã viết trống Kì ViệtPhú Xuyên thuộc ngành
nọc dươngViêm Đế thái
dương tạo hóa nên ba vành ở
biên trống được diễn tả gồm hai
vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) có
nghĩa là lửa, thái dương
kẹp ở giữa hai
vành chấm nọc lửa sinh tạo.
Trống Âu Lạc Sông Đà
thuộc ngành nọc âm Thần
Nông thái dương có ba
vành ngoài biên gồm hai
vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) có
nghĩa là lửa, thái dương
kẹp ở giữa vành có hai hình
thái sóng hình thoiGió chuyển động Đoài
và sóng cuộn vuông
góc nước lửa Chấnở
biên trống (Giải Đọc Trống
Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam
Á, sẽ tóm lược ở dưới).
Trống Miếu Môn
I là trống biểu của đại
tộcnọc âm Chấn
thái dương có
thú biểu Mang Lang ngành Thần
Nông được diễn tả bằng ba vành ở
biên trống gồm hai vành
nọc mũi tên (mũi mác,
răng cưa, răng sói) có nghĩa là
lửa, thái dương
kẹp ở giữa một vành hai
vòng tròn đồng tâm có
chấm nọc dương có nghĩa
là nước dương, lửa nước, Chấn.
Trống Ngọc Lũ I có ba
vành ngoài biên trống gồm:
Ba vành ngoài
biên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
(ảnh của tác giả chụp tại Viện Bảo
Tàng Lịch Sử Hà Nội).
Hình vẽ lại
ba vành ngoài biên ở mặt trống
nòng nọc, âm dương Ngọc Lũ I (nguồn:
Phạm Huy Thông và các cộng
tác viên).
-hai vành nọc mũi tên
(mũi mác, răng cưa, răng sói)
có nghĩa là lửa, thái
dương. Trong nọc mũi tên
cũng đánh dấu hai chấm nọc có ý
nhấn mạnh thêm là hai dương, lửa,
thái dương.
Lưu Ý
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là
trống lưỡng hợp nòng nọc, âm dương
trọn vẹn của ngành mặt trời thái
dương (xem dưới) nên phải nhìn theo
cả hai diện nòng nọc, âm dương. Theo
duy dương, hai vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) nổi
mang dương tính có nghĩa là
thái dương của phía nọc dương
thái dương. Theo duy âm, hai
vành nọc mũi tên (mũi mác,
răng cưa, răng sói) chìm mang
âm tính có nghĩa là
thái dương của phía nọc âm
thái dương.
Nếu chỉ nhìn theo một diện nọc
thái dương thôi thì có
thể chỉ dựa vào vành nổi thôi.
Lúc này sẽ căn cứ vào chiều
của nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa,
răng sói). Vành nọc mũi tên
(mũi mác, răng cưa, răng sói) chỉ từ
trên (tức mặt trời) xuống có thể coi
là biểu tượng cho ánh sáng
Càn còn vành nọc mũi
tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) chỉ thiên hướng (về phía
mặt trời) có thể coi như là
núi tháp đất dương Li.
-Hai vành nọc mũi tên thái
dương này kẹp ở giữa một vành gồm
hai hình sóng ở đây mang nghĩa
sinh động, liên tác: một là
sóng hình chầm và vòng
tròn (.) và O, với tiếp
tuyến có tiếp điểm ở trên (tiếp tuyến
đi từ trên xuống) mang dương tính
nên có nghĩa là (.)O
= IO, thiếu âm nguyên thể
của Đoài IIO (lửa, thái dương
II của nòng O) và sóng
hình vòng tròn chấm O
và (.) với tiếp tuyến có
tiếp điểm ở dưới (tiếp tuyến đi từ dưới lên
trên) mang âm tính nên
có nghĩa là O (.) = OI
thiếu dương nguyên thể của Li IOI.
Ba vành này cho
biết trống thuộc hai đại tộc thiếu dương Li đất
dương lưỡng hợp với thiếu âm Đoài
Gió dương của hai ngành nọc dương
và âm thuộc họ mặt trời thái
dương.
Đối chiếu với truyền thuyết Việt
là đại tộc thiếu dương Li Kì Việt
Kì Dương Vương, khuôn mặt lửa
âm đất thế gian Đế của ngành
Viêm Đế thái dương lưỡng hợp đại
tộc thiếu âm Đoài Lang Việt,
khuôn mặt gió dương thế gian
Nông của ngành Thần Nông
thái dương.
Đối
chiếu cổ sử Việt là nhánh
Hùng Vương núi đất dương
phía Mẹ Tổ Âu Cơ lưỡng hợp
nhánh Hùng Vương gió
thái dương phía Lạc Long
Quân.
Lưu
Ý
Xin nhắc lại,
trống đồng nòng nọc, âm dương
là trống biểu của ngành trống (nọc)
mặt trời thái dương nên Thần
Nông ở đây có khuôn mặt
là mặt trời nọc âm thái dương
chứ không phải mang khuôn mặt
không gian thái âm. Điểm
này giải thích tại sao trong truyền
thuyền khi thì viết là Viêm
Đế-Thần Nông khi thì viết là
Thần Nông-Viêm Đế. Các tộc
thuộc ngành nọc lửa thái dương gọi
theo Viêm Đế-Thần Nông (vì lửa
nên để Viêm Đế viết trước Thần
Nông) còn các tộc thuộc
ngành nọc nước thái dương gọi theo
Thần Nông-Viêm Đế)]. Dưới dạng nhất
thể, Viêm Đế-Thần Nông hay Thần
Nông-Viêm Đế là một cá
thể duy nhất (một nhân vật nên truyền
thuyết khi thì viết Viêm Đế có
hiệu là Thần Nông
hay khi thì viết Thần Nông có
hiệu là Viêm Đế. Hiệu là
“tên gọi“ của cùng một nhân
vật). Dạng nhất thể mang tính lưỡng hợp ứng
với Thái Cực hay Trứng Vũ Trụ. Ở dạng lưỡng
cực, Viêm Đế-Thần Nông tách ra
hai khuôn mặt riêng biệt: Viêm
Đế và Thần Nông. Ở đây
trên trống và là trống biểu
của ngành mặt trời thái dương
nên khuôn mặt Thần Nông
là khuôn mặt mặt trời nọc âm
thái đương.
Thần Nông của Bách Việt tuyệt
nhiên không phải là ông
thần làm ruộng Shen Nung (Thần Nông)
của Trung Hoa. Thần làm ruộng đầu bò
Shen Nung của Trung Hoa ở cõi đất thế gian
xuất hiện rất muộn vào thời con người
đã bước vào xã hội nông
nghiệp là lấy từ Thần Nông ở
cõi tạo hóa, vũ trụ của Bách
Việt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Ở tầng tứ tượng, Viêm Đế tách ra
thành Viêm (dưới dạng vật thể
là Lửa), Đế (Đá, Đất)
và Thần Nông tách ra
thành Thần (Nước) và Nông
(Gió) (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
có mặt trời 14 nọc tia sáng là
trống thế gian nên có
dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu
dương Li với thiếu âm Đoài tức Đế với
Nông mang tính chủ.
Hai hình thái sóng cuộn
vòng tròn có chầm có
tiếp tuyến lửa đất thiếu dương Li và
gió dương thiếu âm Đoài chuyển
hành mang tính sinh động, sinh tạo ở
trên cùng một vành
cho thấy rõ đây là dạng lưỡng
hợp của hai nhánh nọc nòng,
dương âm của ngành thái dương
Viêm Đế-Thần Nông.
Tóm lại
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I mới nhìn
qua ba vành ngoài biên trống
đã thấy trống mang khuôn mặt lưỡng hợp
tiểu vũ trụ thiếu dương Li với thiếu âm
Đoài của hai nhánh nọc nòng
ngành mặt trời thái dương.
Đối chiếu với truyền thuyết Việt là dạng
lưỡng hợp thiếu dương Li Đất dương Đế của
nhánh Viêm Đế thái dương với
thiếu âm Đoài Gió dương
Nông của nhánh Thần Nông
thái dương của ngành Viêm
Đế-Thần Nông thái dương.
Đối chiếu cổ sử Việt, đại tộc Kì Dương
Vương, khuôn mặt lửa âm đất thế gian Đế
của ngành Viêm Đế thái dương
lưỡng hợp với đại tộc thiếu âm Đoài
Lang Việt, khuôn mặt gió dương thế gian
Nông của ngành Thần Nông
thái dương.
Đối chiếu với lịch sử Việt là
nhánh Hùng Vương núi đất dương
phía Mẹ Tổ Âu Cơ lưỡng hợp nhánh
Hùng Vương gió, bầu trời sinh tạo
thái dương phía Lạc Long Quân.
.Trống có cả hai yếu tố nòng
nọc, âm dương lưỡng hợp.
Trên mặt trống có những yếu tố dương
như các vành giới hạn là
vành có chấm nọc, hai vành nọc
mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) ở biên trống, hươu đực, dàn
trống… Yếu tố âm như có sự hiện diện
của các chữ viết nòng vòng
tròn, có hình nai cái,
hình cối, nhóm 6 người với số 6
là số chẵn số âm đối ứng với
nhóm 7 người với số 7 là số dương tức
một nhóm thuộc nọc âm một nhóm
thuộc nọc dương (x. dưới)…
Như thế trống này là trống biểu của
hai khuôn mặt nòng nọc, âm dương,
có một dạng lưỡng hợp nòng nọc,
âm dương của ngành mặt trời thái
dương.
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có mặt
trời 14 nọc tia sáng thuộc nhóm mặt
trời nọc thái dương có số nọc tia
sáng là số Tốn (6, 14, 22…). Qua ba
vành ngoài biên, ta đã
thấy trống này có những khuôn
mặt lưỡng hợp nòng nọc, âm dương như
sau:
-Tốn với Càn
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là
trống lưỡng hợp nòng nọc, âm dương
trọn vẹn của ngành mặt trời thái
dương nên theo duy dương hai vành nọc
mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) nổi mang dương
tính có nghĩa là thái
dương Càn của phía nọc dương
thái dương.
Như thế trống có một khuôn mặt
lưỡng hợp Tốn với Càn.
Kiểm chứng với Dịch sách ta thấy Tốn
hôn phối với Càn trong Hậu Thiên
Bát Quái:
-Tốn với Chấn
Theo duy âm, hai
vành nọc mũi tên (mũi mác,
răng cưa, răng sói) chìm mang
âm tính có nghĩa là
thái dương Chấn của phía nọc
âm thái dương. Như thế trống
có một khuôn mặt lưỡng hợp Tốn với
Chấn.
Kiểm chứng với Dịch sách ta
thấy Tốn hôn phối với Chấn trong
Tiên Thiên Bát Quái:
Hai dạng Tốn lưỡng hợp Càn và
Chấn này mang khuôn mặt dạng lưỡng
hợp đại vũ trụ thái dương Càn với
thái âm Chấn ngành nọc
thái dương qua khuôn mặt Tốn.
-Tốn với Li
Số Tốn 6 nằm giữa số Li 5 và số
Càn 7 (5, 6, 7). Như thế về phía
âm (số 5 nằm bên tay trái,
phía dưới số 6 nên là
phía âm), Tốn 6 đi với Li 5 phía
âm. Vậy Tốn có một khuôn mặt
lưỡng hợp với Li. Ở đây ta cũng thấy rõ
Tốn lưỡng hợp với Càn vì về
phía dương, Tốn 6 đi Càn 7.
Kiểm chứng với truyền thuyết và cổ sử Ai Cập
cổ ta thấy rõ hơn. Nữ thần bầu trời Nut ứng
với Tốn hôn phối với thần đất Keb ứng với Li.
Nữ Thần Bầu Trời Nut có một khuôn
mặt Tốn hôn phối với Thần Đầt Keb (Geb)
có một khuôn mặt Li. Keb chính
là Việt ngữ Kẻ, Kè, Kì. Keb
ruột thịt với Kì Dương Vương.
Vậy có sự lưỡng hợp giữa Tốn với khuôn
mặt Li (xem Sự Tương Đồng Giữa Cổ Việt Với Ai Cập
Cổ).
-Tốn với Đoài
Còn khuôn mặt Đoài/Tốn, như
đã biết qua nhóm trống cóc/ếch
Chấn/Cấn có mặt trời 12 nọc tia sáng
ta có Đoài hôn phối với Tốn.
Kiểm chứng với Dịch sách ta cũng thấy
Đoài hôn phối với Tốn ở lá
bùa trừ tà của dân gian Việt Nam
(dùng trừ tà vì Dịch có
một khuôn mặt Chấn Sấm có búa
thiên lôi trừ được ma quỉ).
Sự hôn phối Tốn OII với Đoài IIO
này cũng thấy rất rõ trong truyền
thuyết Ai Cập cổ là nữ thần lửa Tefnut
(goddess of Fire), Tốn OII lấy Thần Khí
Gió Shu (God of Air), Đoài phía
ngành nòng, âm.
Như thế trống Ngọc Lũ I có
mặt trời 14 nọc tia sáng Tốn thế gian
có khuôn mặt lưỡng hợp trọn vẹn
lưỡng hợp đại vũ trụ Tốn/Càn- Tốn/Chấn
và lưỡng hợp tiểu vũ trụ Tốn/Li và
Tốn/ Đoài.
Trống này là trống thế
gian có mặt trời 14 nọc tia sáng
(lớn hơn 7) nên khuôn mặt
chính là dạng lưỡng hợp tiểu vũ
trụ do đó mà hai vòng
sóng Li-Tốn cùng nằm trong một
vành ở ngoài biên
trống.
Để vững chắc thêm nữa ta có thể kiểm
chứng với ma phương có số trục 14 (14
là số nọc tia sáng) có tổng số
các chi là 42.
Ta thấy rõ theo một đường chéo
Tốn 14 (tầng hai) đi với Li 13 (tầng 2) và
Càn 15 (tầng 2). Và theo đường
chéo thứ hai Tốn 14 đi với 11 Đoài
(tầng 2) và 17 Chấn (tầng 2).
Lưu Ý
Ta thấy rõ một trống đồng có thể
diễn tả nhiều loại Dịch sách.
Trống có một nghĩa là đực, là
nọc, là dương nên trống được
dùng làm trống biểu của ngành
mặt trời. Trống đồng hở đáy và
trên mặt trống có hình mặt trời
nằm trong vòn tròn vỏ không gian
của đại tộc Đông Sơn là trống
nòng nọc, âm dương nên là
trống biểu tượng cho cả hai nhánh âm
dương của ngành mặt trời: dương thái
dương và âm thái dương.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
trống đồng nòng nọc, âm dương của đại
tộc Đông Sơn là trống biểu của
Hùng Vương (Hùng có một nghĩa
là Trống, nọc, đực, mặt trời) lưỡng hợp Chim
Rắn, Tiên-Rồng. Trống đồng nòng nọc,
âm dương của đại tộc Đông Sơn
là trống biểu của cả hai ngành
Hùng Vương dương thái dương Lửa,
Núi Âu Cơ và âm
thái dương Nước, Biển Lạc Long Quân
và của Bách Việt (xem Trống Đồng
Là Trống Biểu Của Hùng Vương trong
bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).
.Họ
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I thuộc họ mặt
trời hừng rạng, rạng ngời có tia sáng
nọc mũi mác.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
đây là trống biểu của họ Hồng
Bàng có một khuôn mặt là
họ mặt trời thái dương. Theo duy dương, họ
Hồng Bàng có một nghĩa là Họ
Đỏ, Họ Mặt Trời. Họ Hồng Bàng thế
gian kể từ Kì Dương Vương
trở xuống, nhìn theo diện nòng nọc,
âm dương, theo duy dương
ngành mặt trời chỉ gồm có Kì
Dương Vương (Kì Việt thuộc ngành mặt
trời Viêm Đế và Lạc Long Quân
có khuôn mặt thái dương II của
ngành nòng O tức IIO, Đoài đại
diện thuộc ngành mặt trời Thần Nông.
Còn Hùng Vương trong họ Hồng
Bàng thế gian có một khuôn mặt
lịch sử là chính. Hùng Vương
lịch sử thế gian coi như là thuộc họ Hồng
Bàng lịch sử.
Như thế họ Hồng Bàng cần phải nhìn
dưới ba diện theo lưỡng hợp nòng nọc,
âm dương: ở cõi Tạo Hóa
là họ Hồng Bàng vũ trụ gồm hai
ngành Viêm Đế và Thần
Nông. Ở cõi thế gian: họ Hồng
Bàng chỉ gồm có Kì Dương Vương,
khuôn mặt thái dương thế gian của
Viêm Đế và Lạc Lang Hùng
Đoài thái dương ngành Long
Quân, khuôn mặt thái dương thế
gian của Thần Nông. Ở cõi lịch sử, họ
Hồng Bàng gồm hai nhánh Hùng
Vương lịch sử Núi và Biển.
Hùng Vương lịch sử đội lốt Tổ Hùng
tạo hóa, sinh tạo ở cõi trên
Thượng Thế (cần phần biệt từ Tổ Hùng
với từ Hùng Vương. Tổ Hùng kể từ
cõi tạo hóa, vũ trụ trở xuống gồm từ
Viêm Đế trở xuống và Hùng
Vương mang nghĩa chính là
các vua thế gian lịch sử con cháu Tổ
Hùng truyền thuyết).
Đế Minh là cháu ba đời thần mặt trời
Viêm Đế thì Kì Dương Vương, Lạc
Long Quân và Hùng Vương cũng
thuộc dòng mặt trời Viêm Đế. Hiển
nhiên họ Hồng Bàng trăm phần trăm
có một khuôn mặt là Họ Mặt Trời.
.Ngành
Hai vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) ở biên
trống cho biết trống thuộc ngành nọc
dương thái dương mặt trời chói
sáng khác với trống đồng
âm thái dương ví dụ như trống Cổ
Loa cũng có mặt trời 14 nọc tia sáng
nhưng có hai vành đường rầy hay
hình các thanh thang đứng (răng lược)
ở biên trống cho biết trống thuộc ngành
nọcâm thái
dương, mặt trời êm dịu.
Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt, đây là
ngành mặt trời dương thái dương.
.Nhánh
Mặt trời có tia sáng
hình nọc mũi tênnhọn,
sắc, dài ứng với nhánh nọc,
lửa, nọc nhọn, rìu nhọn tức nhánh rạng
ngời khác với các trống
cóc/ếch như trống Hữu Chung có nọc tia
sáng cạnh cong hình búp măng,
cánh hoa sen nhọn đầu mang âm
tính diễn tả ánh sáng nọc
âm êm dịu.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
đây là nhánh Việt mặt
trời rạng ngời.
.Đại tộc
Khối lửa mặt trời hình cầu gai
chói lọi không thấy đĩa tròn ứng
với đại tộc thái dương.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
đây là đại tộc Việt thái dương
ngành dương.
.Dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm
dương
Thấy qua sự kiện là trống hở đáy, mặt
trời-không gian ở tâm trống, tia
sáng số chẵn âm đi với mặt trời dương.
Đặc biệt ở đây như đã nói ở
trên có dạng lưỡng hợp đại và
tiểu vũ trụ của ngành nọc thái dương.
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I mang trọn vẹn
ý nghĩa thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương,
lửa-nước ứng với Chim-Rắn, Viêm Đế-Thần
Nông, Đế Minh-Vụ Tiên, Kì Dương
Vương-Thần Long, Lạc Long Quân-Âu Cơ,
Tiên-Rồng, Hùng Lang, Hùng Vương
lưỡng hợp hai ngành núi-biển,
liên bang Văn Lang…
.Trống Nấm Vũ Trụ: trống có
hình Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân
Quang VI (Heger I).
Trống có hình cây nấm là
trống Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Tam Thế,
Cây Đời Sống) gồm đủ cả ba cõi, Tam Thế
mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ luận.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, trống này theo chính thống phải
mang trọn vẹn cốt lõi văn hóa Việt dựa
trên nòng nọc, âm dương Chim-Rắn,
Tiên Rồng nền tảng của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ
giáo.
1. Mặt trống
Nhìn tổng thể, mặt trống Ngọc Lũ I
trông “phức tạp” hơn các trống
khác. Mặt trống ngoài vành
người nhẩy múa, vành cò bay
thường thấy trên các trống thế gian
khác còn có thêm
vành hươu-chim (khác cò),
có vòng chim đứng đi chung với
vòng cò bay. Như thế trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh đầy
đủ hơn, trọn vẹn hơn.
Nhìn thoáng qua mặt trống,
có cảm giác vừa vừa
không nóng không lạnh lắm. như
đã nói ở trên, mặt trống
có đủ các yếu tố vừa âm vừa
dương.
Ở đây khuôn mặt âm còn
hiện hữu, khuôn mặt nòng âm
còn được coi trọng, nên lưỡng hợp ở
đây là dạng lưỡng hợp âm dương đề
huề của hai nhánh nọc dương và nọc
âm mặc dù thuộc ngành mặt trời
nọc thái dương. Tính nòng nọc,
âm dương đề huề này thất rõ ở
đây qua vòng tròn vỏ
trứng vũ trụ hay vỏ không gian bao
quanh đầu tia sáng mặt trời có độ
dầy vừa phải không mỏng quá
vì mang dương tính nhiều như ở trống
Phú Xuyên và không dầy
quá vì mang âm tính nhiều
như ở trống Hữu Chung.
Cõi Trên, Thượng Thế
Thượng Thế, theo
nguyên tắc, là phần ở tâm trống
biểu tượng cho cõi trên chiếu xuống
tâm trống hay là phần cõi
trên đập dẹp xuống để làm mặt trống.
Tâm trống thượng thế gồm đĩa
tròn hư không, vô cực, sau biến
thành không gian, cực âm
có vỏ là vòng tròn bao
quanh mặt trời, cực dương. Nhìn dưới dạng
nhất thế, mặt trời trong đĩa không gian
là trứng vũ trụ, thái cực. Diễn tả
theo chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que là chữ vòng
tròn có chầm, có một
khuôn mặt là linh tự Ra, Re của Ai Cập
cổ.
Chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que vòng
tròn có chấm. Đây
là linh tự Ra, Re của Ai Cập cổ và
là hình ảnh của Bọc Trứng 100
Hùng Lang.
Đây cũng là hình ảnh 100 Lang
mặt trời trong bọc trứng không gian. Đây
là bọc trứng trăm Lang Hùng mặt trời
sinh ra từ bọc không gian.
Trống này có mặt trời 14 nọc tia
sáng là trống thế gian (xin nhắc lại
trống có mặt trời có số tia
sáng bằng hay nhỏ hơn 7 là trống vũ
trụ) nên tâm trống cũng mang một
khuôn mặt cõi trên tức bầu trời
của thế gian. Như thế phần tâm trống có
thể coi như là mang hai khuôn mặt: một
là cõi trên càn
khôn, vũ trụ (đại vũ trụ, tạo hóa)
chiếu xuống, hai là khuôn mặt
cõi trên bầu trời thế gian (tiểu vũ
trụ, cõi nhân sinh). Tâm trống ở
đây có vỏ hư vô là
vòng tròn bao quanh đầu tia nọc
ánh sáng mặt trời. Vỏ không gian
rất vừa nét mang
tính nòng nọc, âm dương
còn đề huề.
Cõi trên Thượng Thế
ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Cõi trên Thượng Thế lại chia ra bốn
tầng: vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ
tượng/tứ hành.
a. Vô Cực
Như đã nói ở trên vòng
tròn bao quanh đầu tia sáng là
vỏ không gian diễn tả bằng vòng
tròn vừa nét không mỏng
quá, không dầy quá manh
tính nòng nọc, âm dương đề huề.
Vòng này cho biết bọc hư không
chuyển qua trứng vũ trụ, thái cực dưới dạng
lưỡng hợp âm dương đồng đẳng.
b. Thái Cực: bọc Trứng Vũ Trụ.
Gồm mặt trời 14 nọc tia sáng và
không gian. Không gian ở đây
được diễn tả bằng các khoảng
không gian giữa các tia sáng mặt
trời có hình thái Tứ
Tượng (hiện nay gọi lầm là ‘họa
tiết lông công’). Hình
thái tứ tượng này cho biết trống
có một khuôn mặt sinh tạo tức có
khuôn mặt lưỡng hợp của hai nhánh
nòng nọc, âm dương của ngành mặt
trời thái dương.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
bọc Trứng Vũ Trụ, thái cực của
ngành mặt trời thái dương sinh tạo của
trống này sinh bọc trứng thế gian sinh ra
trăm Lang Hùng có khuôn mặt sinh
tạo mang tính lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên
Rồng, Viêm Đế-Thần Nông ngành mặt
trời thái dương Đại Tộc Việt.
Lưu Ý
Tổ Hùng ở cõi tạo hóa
có một khuôn mặt sinh tạo, tạo
hóa tương đương với thần mặt trời tạo
hóa Ra hay Re của Ai Cập cổ (Sun as
Creator). Hùng Vương thế gian, lịch sử
là con cháu của Tổ Hùng Tạo
Hóa. Cần phải phân biệt từ Tổ
Hùng với Hùng Vương.
b. Lưỡng nghi:
-Cực dương:
Mặt trời có khối lửa sáng cầu gai,
có nọc tia sáng mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) rất nhọn,
sắc, dài, có số âm thái
dương (số 14 là số Tốn OII tầng hai thế gian
có một nghĩa âm O thái dương
II). Khối sáng là một nọc dương, tia
sáng nọc mũi tên là hai nọc
dương và số tia sáng lửa thái
dương, tổng cộng là 3 nọc dương tức
Càn. Vậy mặt trời có khối sáng
cầu gai không thấy đĩa tròn, có
nọc tia sáng hình mũi tên
và có 14 nọc tia sáng
thái dương là mặt trời nọc thái
dương thế gian. Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
có mặt trời 14 nọc tia sáng thuộc
nhóm mặt trời nọc thái dương thế gian.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là trống
thuộc họ mặt trời nọc thái dương Hồng
Bàng (hiểu theo nghĩa tổng quát gồm cả
họ Hồng Bàng vũ trụ, họ Hồng Bàng thế
gian và họ Hồng Bàng lịch sử). Về
phía nọc dương thái dương Viêm
Đế có khuôn mặt thế gian Đế đại
diện. Vế phía nọc âm thái
dương Thần Nông, vi là trống nọc
thái dương nên phải có
khuôn mặt thái dương II về phía
nòng âm O tức IIO, Đoài ứng với
Nông của phía Thần Nông là
đại diện.
-Cực âm:
.Không
gian
Cực âm là không gian chứa mặt
trời. Như đã nói vỏ không gian
(cùng chung với vỏ Trứng Vũ Trụ) ở đây
là một vòng tròn
có độ dầy vừa phải diễn tả tính
nòng nọc, âm dương đề huề của
ngành nọc thái dương.
Bản chất không gian thường được diễn tả bởi
các hình thái ở các
khoảng không gian giữa các tia
sáng. Ở đây khoảng không gian
có hình thái tứ tượng
(Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương
Đông Nam Á).
Khoảng không gian giữa
các tia sáng có hình
thái tứ tượng.
Hình thái tứ tượng có 4
chữ viết nòng nọc vòng tròn-que
là:
1. Hình hai giọt nước đặc biểu tượng cho
nòng âm. Hai giọt nước này
thuôn nhọn có đuôi mang
hình ảnh hai giọt nước vũ trụ rơi từ trời tức
hai âm (OO), hai đuôi hình nọc
(I), mang dương tính tức theo duy dương đọc
gộp lại là IOO, lửa nước Chấn. Đây
là tượng Nước dương Chấn.
Điều này thấy rất rõ là ở
những trống muộn sau này hai giọt nước viết
dưới dạng hai vòng tròn đồng tâm
tức OO = nước hay đúng ngữ pháp hơn
là viết dưới dạng hai vòng tròn
có chấm ở giữa mang ý nghĩa Chấn
thái dương ví dụ như trên trống
Miếu Môn II, Cửu Cao. Ở các trống muộn
thời phụ quyền cực đoan hai giọt nước dương thể điệu
hóa (stylized) thành hai hình
tam giác, hình sò hến
trông giống âm hộ (nên có
tác giả gọi như vậy), hình hạt hạnh
nhân… có góc cạnh. Trường
hợp ở trống Ngọc Lũ I hai giọt nước này được
phụ đề bằng hai chấm bao quanh bởi đĩa tròn
sáng trông như hai “con mắt” mang
ý nghĩa dương, mặt trời. Hai chấm nọc dương
bao quanh bởi vòng tròn cũng có
thể đọc theo nghĩa thái dương. Đây
là hai giọt nước thái dương,
nòng thái dương, theo duy dương
là Chấn thái dương.
Ta có thể đọc theo chữ nòng nọc
là hai giọt nước = OO, nòng nước với
phụ đề “hai con mắt” là nòng nước
thái dương, Chấn thái dương.
Tóm lại đây là nòng
Khôn âm nước thái dương Chấn
thái dương.
2. Hình vành cung hơi cong
có các sọc ngắn, nhỏ, song song
trông giống hình bờm, mào
lông, hình nửa lông chim,
rèm tua, bức sáo gió,
mành mành gió. Hình
này biểu tượng cho nòng Khôn
khí gió. Rèm có một gạch
ngang (bẻ cong vì hiệp theo âm
tính) là nọc | và tua là
nòng O. Cả rèm tua là |O, thiếu
âm, theo duy dương trên trống là
Gió dương Đoài.
Đây là tượng Gió Đoài.
3. Hình nọc nhọn đầu mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) mang
ý nghĩa nọc, dương, thái dương
Càn. Ta có thể phân tích
nọc nhọn đầu mũi tên ( ^ ) = ||, và
tính nhọn là yếu tố dương thứ 3
tức ba dương Càn. Hình nọc mũi
tên Càn này giống đầu cây
đòn càn của Việt Nam. Chữ nọc mũi
tên Càn này là tên
những con cò Càn thấy trên trống
Phú Xuyên ở trên.
Đây là tượng Lửa vũ trụ Càn.
4. Hình tháp nhọn hình
delta kép giới hạn bởi hai nọc nhọn (^) lồng
vào nhau, ở giữa phụ đề các chấm nọc
lửa, bụi đất là biểu tượng cho núi
nhọn đỉnh, núi tháp, núi
đá, núi lửa, núi dương Li.
Đây là tượng lửa thế gian Đất dương
Li. Anh ngữ pyramid, kim tự tháp có
gốc pyro-, lửa có một khuôn mặt lửa thế
gian Li.
Tóm lại hình thái này
diễn tả Tứ Tượng. Đây là hình
thái Tứ Tượng chứ không phải họa tiết
“lông công”.
Hình thái tứ tượng này cho
biết không gian mặt trời mang tính sinh
tạo lưỡng hợp hai ngành nòng nọc,
âm dương.
Lưu Ý
Cần phải ghi tâm điểm mấu chốt quan trọng
này: các chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que, hình ngữ
nòng nọc ở khoảng không gian giữa
các nọc tia sáng cho biết trống
là trống mang ý nghĩa Vũ Trụ luận
gồm lưỡng nghi âm dương tứ tượng trọn vẹn
hay không, dưới dạng lưỡng hợp nào,
liên bang nào, ngành,
nhánh nào, có mặt bao
nhiêu tượng, bao nhiêu tộc và
tượng hay tộc nào mang tính chủ,
mang tính trội. Ở trống Ngọc Lũ I
này như đã thấy những chữ nòng
nọc ở khoảng không gian có hình
thái tứ tượng mang trọn ý nghĩa
vũ trụ tạo sinh của cả họ, ngành mặt trời
thái dương.
c- Những Vành Sinh Tạo
Trống có những vành sinh tạo ứng với
tứ hành bao quanh mặt trời-không gian,
có ba vành vận hành sinh tạo:
Vành tứ
hành trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I
-vành trong cùng sát mặt trời
là vành vòng tròn
và chấm. Vì nằm sát mặt trời
mang dương tính nên phải đọc nọc dương
(.) trước vòng nòng (O) tức nọc
chấm-vòng tròn (. O).
Nọc chấm là dạng nọc nguyên thể của nọc
que nên ta có: nọc chấm-vòng
tròn (. O) = IO, tức
thiếu âm (khuôn mặt dương I của
ngành nòng O). Tóm lại
vành chấm vòng tròn ở
trong cùng sát mặt trời là
vành thiếu âm, nguyên thể của
gió dương thế gian Đoài.
-Vành phía ngoài cùng
cũng giống như vành vừa nói nhưng
vì nằm ngoài xa mặt trời nên
mang âm tính, phải đọc vòng
nòng O trước tức vòng tròn-chấm
tức OI, thiếu dương (khuôn mặt âm O của
ngành nọc I) nguyên thể của lửa thế
gian tức đất dương Li.
Tóm lại vành chấm vòng
tròn ở ngoài cùng là
vành thiếu dương, Lửa thế gian Đất dương Li.
-Hai vành này kẹp ở giữa vành
hai chữ S gẫy ba khúc ôm nhau. Chữ S
gẫy nhỏ nét mang dương tính diễn tả
lửa vũ trụ. Chữ S gẫy này có ba
khúc tức ba hào dương ghép lại,
tức III, quẻ Càn Lửa vũ trụ. Ta cũng thấy chữ
S gẫy ba khúc là một dạng của tia
chớp, lửa vũ trụ. Ngày nay chữ S gẫy ba
khúc dùng làm biểu tượng cho
điện cao thế.
Chữ S gẫy ba khúc tức ba nọc III, ba
hào dương biểu tượng cho lửa vũ trụ
Càn, tia chớp, điện cao thế.
Chữ S mập phần giữa to nét mang âm
tính thái âm diễn tả nước chuyển
động mang dương tính, lửa. Phần mập ở giữa
là giọt nước chuyển động thể điệu hóa
và hai nọc nhọn ở hai đầu giọt nước mang
nghĩa, lửa thái dương.
Như thế chữ S mập diễn tả nước OO dương I tức IOO,
Chấn.
Vậy vành này diễn tả Càn-Chấn
ôm nhau dưới dạng hôn phối sinh động,
sinh tạo năng động. Đây là dạng lưỡng
hợp thái dương thái âm ở
cõi đại vũ trụ, tạo hóa. Trong khi hai
vành vòng tròn có chấm
Li và chấm vòng tròn
Đoài là dạng lưỡng hợp thiếu dương,
thiếu âm ở cõi tiểu vũ trụ, thế gian.
Các vành sinh tạo này cũng
diễn tả tứ tượng. Hình thái tứ tượng ở
các vành này diễn tả tứ
tượng ở dạng chuyển động, vận hành, sinh
động, năng động nên là tứ
hành, trong khi
đó hình thái tứ tượng ở
các khoảng không gian giữa tia
sáng ở dạng tĩnh chỉ mang nghĩa biểu tượng.
Tổng quát
Ở cõi trên, trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I có 14 nọc tia sáng có
bốn khuôn mặt Càn/Tốn,
Chấn/Tốn dưới dạng lưỡng hợp thái
dương thái âm đại vũ trụ và Li/Tốn
với Đoài/Tốn ở dạng lưỡng
hợp thiếu dương thiếu âm tiểu vũ trụ.
Mặt trời không gian có vỏ
không gianvừa nét
mang tính nòng nọc, âm dương đề
huề, có khoảng không gian giữa tia
sáng có hình
thái tứ tượng và các
vành tứ hành cho thấy trống
này có một khuôn mặt sinh tạo,
tạo hóa.
Trống mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ
Trụ Tạo Sinh trong Vũ Trụ giáo.
Đối chiếu với truyền thuyết Việt là dạng
lưỡng hợp của hai ngành nọc dương và
âm thái dương Viêm Đế-Thần
Nông thái dương, có
khuôn mặt chính là lưỡng
hợp tiểu vũ trụ Đế-Nông (vì
là trống có mặt trời thế gian
và có hai vành sóng
Li-Đoài ở biên trống).
Đối chiếu với cổ sử Việt là dạng lưỡng hợp
của ngành nọc dương và nọc âm
thái dương của chủng người Việt mặt trời
thái dương rạng ngời Bách Việt.
(phần
2)
B.
Cõi Giữa, Trung Thế.
Xin nhắc lại trống Cây Nấm Vũ Trụ (Nấm
Tam Thế, Đời Sống) như trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I về cơ thể học gồm có tam thế
Thượng Thế (tâm trống), Trung Thế (phần
còn lại của mặt trống và tang
trống), Hạ Thế (chân hay đế trống) nối với
nhau bằng Trục Thế Giới (thân hay eo
trống).
Trung Thế là cõi giữa nhân thế
gồm có vùng đất và vùng
nước. Vùng đất là phần mặt trống
còn lại và vùng nước là
tang trống.
Nhìn thoáng qua ta thấy cõi
giữa trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
phức tạp hơn các trống khác.
Ngoài một vành người hay thú,
vành cò bay thường ở vùng đất
và vành thuyền ở vùng nước tang
trống như thấy trên các trống thế gian
khác còn có thêm
vành chim thú (chim khác
cò ) và vòng chim đứng. Điểm
này cho thấy trống Ngọc Lũ I diễn tả đầy đủ
thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh hơn các trống
khác. Trống Ngọc Lũ I có thể là
trống biểu của cả một họ, một ngành người mặt
trời.
1. Vùng Đất.
Vùng đất là phần còn
lại của mặt trống sau khi trừ bỏ đi vùng
tâm trống cõi trên thượng
thế/bầu trời thế gian.
Vùng
đất chia ra là hai miền đầt dương nằm
sát mặt trời và miền đất âm nằm
ngoài biên trống sát vùng
nước tang trống.
a. Đất dương
Miền đầt dương nằm sát mặt trời gồm
có vành người và vành
hươu chim (khác cò).
Miền đất dương.
.Vành người
Xin nhắc lại, trên những trống đồng âm
dương biểu tượng Tam Thế trọn vẹn gồm cả Ba
Cõi như trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ,
Sông Đà v.v… phần Cõi Giữa
nhân gian trên mặt đất và
trên mặt nước có cảnh sinh hoạt
nhân sinh. Trên những trống chính
thống, cõi nhân gian bắt buộc phải
là một phần của giáo thuyết Vũ Trụ
giáo, Đạo Mặt Trời, nói một
cách khác cảnh sinh hoạt nhân
sinh phải mang một ý nghĩa phù hợp với
Vũ Trụ thuyết. Những trống muộn như trống
VânNamthường có cảnh nhân sinh
thế tục diễn tả sinh hoạt của đời sống hàng
ngày không mang triết thuyết Vũ Trụ
giáo. Đây là những trống muộn
hay trống thương mại đã mất gốc. Như thế theo
nguyên tắc tổng quát ở những trống
chính thống, con người và cảnh sinh
hoạt nhân sinh phải mang một ý nghĩa,
biểu tượng tín ngưỡng Vũ Trụ giáo, Mặt
Trời giáo: người do vũ trụ sinh ra, con người
là tiểu vũ trụ, là con trời, về thời
phụ quyền là người mặt trời, người ánh
sáng (xin nhắc lại Việt ngữ Người là
Ngời là Sáng); cảnh sinh hoạt của con
người dù ở trên mặt đất hay trên
mặt nước phải là cảnh giáo vụ
(religious services) như lễ lạc, lễ tế… liên
hệ tới Vũ Trụ giáo, Đạo Mặt Trời.
Hiển nhiên cũng giống như các biểu
tượng khác của trống đồng âm dương,
người trên trống đồng âm dương mang trọn
ý nghĩa của Vũ Trụ giáo, người
trên trống đồng âm dương là người
Tạo Hóa, Người Vũ Trụ, Người Mặt Trời.
Bởi vì trống có một khuôn mặt
trội là trống (male) biểu tượng nghiêng
nhiều về dương, mặt trời, nên người thấy
trên trống thường thuộc về dòng dương,
dòng Mặt Trời mang tính chủ.
Cần lưu tâm:
Con người là khuôn mặt chính ở
Cõi Giữa nhân gian, vì thế ta
có một định luật là: khi liếc mắt
nhìn qua, nếu thấy có hình
người trên mặt một trống nào
đó, thì theo chính thống,
trăm phần trăm trống đó phải là
trống thế gian, nghĩa là trống có
mặt trời có từ 8 nọc ánh sáng
trở lên.
Trống này có mặt trời 14 nọc tia
sáng là trống thế gian nên
có vành chủ chốt nằm gần phía
mặt trời là vành diễn tả cảnh sinh
hoạt nhân sinh của người mặt trời.
Nhìn Tổng Quát: Những
Điểm Mấu Chốt.
Hai
nhóm người nhẩy múa trên trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn
Văn Huyên).
Xin nhắc lại một vài mấu chốt
chính để nhận diện người trên trống
đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc
Đông Sơn (xem chương Ý Nghĩa
Hình Người, Giải Đọc Trống Đồng Nòng
Nọc, Âm Dương Đông Nam Á, tập
II).
1. Trống đồng mang trọn vẹn ý nghĩa
Vũ Trụ thuyết. Do đó ta phải giải
đọc người trên trống đồng theo Vũ Trụ thuyết,
theo Dịch, theo chữ nòng nọc.
2. Dựa vào trang phục đầu, trang phục
trên người, gậy thờ, khí giới thờ
và các chữ nòng nọc,
chúng ta có thể nhận diện ra những
người trên trống đồng âm dương.
Ví dụ về trang phục đầu.
Trên trống Ngọc Lũ I có mặt trời 14
nọc tia sáng dương thái dương
(có sự hiện diện của hai vành nọc mũi
tên, mũi mác, răng cưa, răng
sói), những người dương thái dương
này có trang phục đầu có đường
nét thẳng, có góc cạnh sắc nhọn
mang nhiều dương tính (có khuôn
mặt chủ là Li thái dương, xem dưới).
Xem hình trên.
Trên trống Hoàng Hạ có mặt trời
16 nọc tia sáng và cũng có sự
hiện diện của hai vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) thái
dương, những người nhẩy múa có trang
phục đầu có đường nét cong tròn
mang âm tính tròn (có
khuôn mặt chủ là Đoài
thái dương) (xem trống này).
Trang phục đầu thái dương
mang âm tính tròn trên
trống Hoàng Hạ.
Trên
trống Khai Hóa có mặt trời 12 tia
sáng và cũng có sự hiện diện
của hai vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) thái
dương, những người nhẩy múa có trang
phục đầu có đường nét cong mang nhiều
âm tính cong thẳng (có
khuôn mặt chủ là Chấn thái
dương) (xem trống này).
Trang phục đầu mang âm
tính cong thẳng trên trống Khai
Hóa.
3. Số người
trong mỗi bán viên và trong
các tiểu nhóm ở mỗi trống đồng
âm dương khác nhau, ví dụ ở
trống trống Ngọc Lũ I có hai nhóm 6
và 7 người nhẩy múa. Với số người
khác nhau cho biết hai nhóm người
thuộc hai ngành, hai đại tộc khác nhau
hay hai phía nội ngoại khác nhau của
một tộc. So sánh với trống Ngọc Lũ I, trống
Sông Đà cũng cùng nhóm
mặt trời với trống Ngọc Lũ I nhưng một bán
viên có 6 người nhẩy múa
phân chia ra làm hai tiểu nhóm 3
người và một nhóm 8 người chia
ra hai tiểu nhóm 4 người. Tiểu nhóm 3
người là Đoài thái dương
và tiểu nhóm 4 là Chấn/Cấn
thái dương. Điều này thấy rất
rõ là ở ngoài biên trống
có vành hai gồm hai đoạn sóng
hình thoi gió dương Đoài vận
hành, ở đầu mỗi hình thoi có
phụ đề thêm hai chữ “vòng tròn
có chấm” có một nghĩa là hai
dương, thái dương. Xen kẽ với hai đoạn
sóng hình thoi này là
hai đoạn uốn khúc sóng hình
vuông có một nghĩa là lửa nước,
sấm gầm Chấn. Hai bên vành uốn
khúc này là hai vành nọc
mũi tên thái dương. Rõ
ràng trống có hai tộc Đoài ứng
với tiểu nhóm 3 người và Chấn
thái dương ứng với tiểu nhóm 4 người
nhẩy múa.
Ở trên trống Hoàng Hạ có hai
nhóm 6 người nhẩy múa, ở trên
trống Khai Hóa có hai nhóm 8
người nhẩy múa. Trống Cổ Loa I cũng thuộc
nhóm trống nọc lửa có mặt trời 14 nọc
tia sáng như trống Ngọc Lũ I nhưng ở trống Cổ
Loa I hai nhóm người nhẩy múa mỗi
nhóm cùng có 6 người (6
là âm thái dương) vì thế
trống này có thể chỉ là trống
biểu của một ngành, một đại tộc gồm có
hai phía nội ngoại, dương âm của
ngành hay đại tộc thái dương mang
âm tính đó. Điều này thấy
rất rõ là ở ngoài biên
trống Cổ Loa I có hai vành đường rầy
hay hình các thanh thang đứng (răng
lược) thái dương của ngành âm.
Những con số người khác biệt này
giúp ta nhận diện được những người trên
một trống.
4. Mỗi người trong mỗi nhóm hay tiểu
nhóm mang một ý nghĩa biểu tượng
khác nhau theo Vũ Trụ thuyết.
Thường người đi sau cùng biểu tượng cho họ,
nhánh, ngành hay đại tộc. Những người
này có trang phục đầu và cầm
các nhạc cụ hay khí giới khác
với những người còn lại trong nhóm.
Ví dụ ở trống Ngọc Lũ I người cuối
cùng ở nhóm 7 người nhẩy múa
có trang phục đầu hình nòng nọc
âm dương, hình bầu nậm
khác với 12 người còn lại.
Ở trống Hoàng Hạ hai người cuối cùng
của hai nhóm 6 người nhẩy múa
có trang phục đầu hình nang túi
Khôn (gió-nước, Đoài-Chấn), phần
sau gáy hình cánh chim hay
đuôi chim có đường nét cong
tròn mang âm tính, khác
trang phục đầu của 10 người còn lại.
Hai người cuối cùng của hai nhóm 6
người nhẩy múa trên trống Ngọc Lũ I
(nhóm 7 người nhẩy múa trừ người
cuối cùng còn lại 6) có trang
phục đầu khác với 10 người còn lại.
Ở trống Khai Hóa, hai người cuối cùng
của hai tiểu nhóm 4 người nhẩy múa
trên trống Khai Hóa có trang
phục đầu khác với 14 người còn lại.
5. Những người có trang phục đầu tổng
quát giống nhau là những người
cùng một tộc hay một đại tộc. Trống
nào có tất cả những người nhẩy
múa có trang phục đầu tổng quát
giống nhau thì trống đó chỉ biểu tượng
cho một ngành, tộc mà thôi.
6. Số những người có trang phục đầu tổng
quát giống nhau giúp ta nhận diện ra
tộc đó. Ví dụ ở trên trống
Hoàng Hạ mỗi nhóm có 5 người
nhẩy múa có trang phục đầu tổng
quát giống nhau; ở trên trống Ngọc Lũ I
có hai nhóm 6 và 7 người nhẩy
múa nhưng chỉ có 6 người trong mỗi
nhóm có trang phục đầu tổng
quát giống nhau; ở trên trống Khai
Hóa mỗi nhóm có 7 người nhẩy
múa có trang phục đầu tổng quát
giống nhau. Ba trống này đều là trống
thái dương, mặt trời thái dương
vì cả ba đều có sự hiện diện của hai
vành nọc mũi tên (mũi mác, răng
cưa, răng sói).
Như thế dựa vào tính nòng nọc,
âm dương, trang phục đầu, số người, trang phục
trên người, gậy thờ, khí giới thờ
và các chữ nòng nọc,
chúng ta có thể nhận diện ra những
người trên trống đồng âm dương trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Người trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I có:
-Trang phục đầu hình chim. Người
hóa trang chim, người chim có một
khuôn mặt là người mặt trời ví
dụ như người chim của Người Mặt Trời, People of the
Sun aztec; thần mặt trời Horus của Ai Cập
cổ có một khuôn mặt tương đương
với Hùng Vương có đầu hay trang
phục đầu chim ưng (falcon).
Thần Mặt Trời
Horus.
Những người trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I là Người Mặt Trời.
-Trang phục đầu hình chim gồm toàn
những nét nọc que thẳng hay có
góc cạnh mang dương tính khác
với trang phục đầu có các nét
cong mang âm tính như ở người
trên thuyền, trên trống đồng âm
dương Hoàng Hạ, trên trống Sông
Đà, Cổ Loa I…. cho thấy rõ những người
này thuộc ngành chim thái
dương, Người Mặt Trời Thái
Dương.
-Hai nhóm 6 và 7 người nhẩy
múa trên hai bán viên của
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I hầu hết có
trang phục đầu giống nhau (trừ người
cuối cùng ở nhóm 7 người nhẩy
múa)cho biết những
người này cùng một họ,
một ngành hay cùng một đại tộc
mặt trời thái dương.
-Trống đồng là trống
nòng nọc, âm dương như thế những người
trên những trống biểu tượng trọn vẹn ý
nghĩa Vũ Trụ giáo như trống Ngọc Lũ I phải
có hai ngành âm dương, ngoại
nội. Ở mỗi trống, số người khác biệt
trong mỗi nhóm hay tiểu nhóm mang một
ý nghĩa biểu tượng khác nhau theo Vũ
Trụ thuyết cũng giúp ta nhận diện tính
nòng nọc, âm dương của những người
trên trống đó.
Ở trống này hai bán
viên khác nhau có hai
nhóm người nhẩy múa có số người
khác nhau. Một nhóm 6 và một
nhóm 7 người. Số 6 là số âm
và là số lớn nhất, già nhất gọi
là lão âm tức âm
thái dương trong bốn số âm (0, 2, 4, 6)
trong 8 quẻ (ứng với bát quái) tức
tầng 1 trong 8 tầng 64 quẻ. Vậy nhóm 6 người
nhẩy múa là nhóm thuộc
nhánh nọc âm thái dương. Tương
tự nhóm 7 người nhẩy múa với số 7
là số lão dương thuộc nhánh nọc
dương thái dương.
Như thế hai nhóm người nhẩy múa ở hai
bán viên thuộc hai
nhánh nòng nọc, âm dương
của Người Mặt Trời Thái Dương. Cả hai
nhóm người đều nhẩy múa theo chiều
dương từ trái qua phải tức chiều ngược kim
đồng hồ nên đều thuộc dòng nọc, mặt
trời thái dương. Nhóm 7
người nhẩy múa thuộc dòng nọc
dương mặt trời thái dương và
nhóm của nhóm 6 người
nhẩy múa thuộc dòng nọc
âm mặt trời thái dương.
Ta cũng suy ra bán viên có 6
người nhẩy múa là bán
viên âm và bán viên
có nhóm 7 người nhẩy múa
là viên dương.
Đối chiếu với truyền thuyết Việt, người trên
trống Ngọc Lũ I là Người Đỏ, Người Mặt Trời
rạng ngời Xích Qủi (xin
nhắc lại Kì Dương Vương có một
khuôn mặt Trục Thế Giới nên Kì
Dương có một nghĩa là Mặt Trời trện
đỉnh Trục Thế Giới tại thiên đỉnh zenith,
là mặt trời chính ngọ tức là
mặt trời rạng ngời, chói chang nhất trong
ngày).
Đối chiếu với cổ sử Việt là chủng
Người Mặt Trời Rạng Ngời Bách Việt
(Việt có một nghĩa là mặt trời, xem
Việt Là Gì?
bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).
-Vị trí của người trong mỗi
nhóm cũng giúp ta nhận diện.
như đã nói ở trên, thường người
đi sau cùng biểu tượng cho họ, nhánh,
ngành hay đại tộc. Những người này
có trang phục đầu và cầm các
nhạc cụ hay khí giới khác với những
người còn lại trong nhóm. Ví dụ
ở trống Ngọc Lũ I này người cuối cùng
ở nhóm 7 người nhẩy múa có
trang phục đầu hình nòng nọc âm
dương, hình bầu nậm khác hẳn với những
người còn lại có trang phục đầu
hình chim.
Người cuối
cùng trong nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương có
trang phục đầu hình bầu nậm.
Trang phục đầu
hình bầu nậm mang nghĩa nòng nọc,
âm dương (cổ bầu hình nọc, thân
bầu hình nòng) nền tảng của Vũ Trụ Tạo
Sinh, Vũ Trụ giáo. Nhìn dưới dạng nhất
thể là thái cực, vũ trụ, không
gian-mặt trời . Những người này là con
của vũ trụ, là tiểu vũ trụ. Đối chiếu với
truyền thuyết Việt những người của hai nhóm
này là người mặt trời rạng ngời
Bách Việt, con cháu dòng mặt
trời Viêm Đế-không gian Thần Nông,
dòng Chim-Rắn, Tiên Rồng.
Hai người cuối cùng của hai nhóm 6
người nhẩy múa (trừ người cuối cùng
có trang phục đầu hình bầu nậm trong
nhóm nhóm 7 người nhẩy múa ra
nhóm 7 người còn lại 6 người)
có trang phục đầu hình chim cũng
có đặc điểm khác biệt với 10 người
còn lại (xem dưới).
-Kiểm chứng với ma phương.
Ta có thể dùng hệ thống ma phương
làm kim chỉ nam (hầu tránh tranh
cãi) để suy ra các tộc mang
tính chủ của hai phía âm dương,
nội ngoại của các đại tộc trên những
trống này.
Trống Ngọc Lũ I mỗi nhóm có 6 người
có trang phục đầu hình chim tổng
quát giống nhau nên ta dùng ma
phương 6/18.
Ma phương 6/18
Theo duy dương tức nhìn theo đường
chéo 7,6,5 ta có hai khuôn mặt
dương phía dương là Càn 7
và Li 5 và theo duy âm tức
nhìn theo đường chéo 9,6,3 ta
có hai khuôn mặt dương phía
âm là Chấn 9 và Đoài 3.
Ta thấy rõ như đã nói ở
trên trống này có nọc tia
sáng Tốn thế gian 14 và hai
nhóm trong mỗi nhóm có 6
người (6 là số Tốn vũ trụ) có trang
phục đầu hình chim, theo ma phương 6/18
có đủ cả lưỡng hợp đại vũ trụ
Càn-Chấn và tiểu vũ trụ
Li-Đoài. Vì là trống thế gian
nên khuôn mặt lưỡng hợp tiểu vũ trụ
Li-Đoài mang tính chủ.
Suy ra hai nhóm 6 người có trang phục
đầu hình chim diễn tả hai đại tộc người mặt
trời dưới dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ Li-Đoài
của họ người tiểu vũ trụ diễn tả bằng người cuối
cùng nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương có trang phục đầu
hình bầu nậm.
Dựa vào những yếu tố sau đây ta thấy
đại tộc Li mang tính trội:
-Người vũ trụ có trang phục đầu hình
bầu nậm đứng ở nhóm dương 7 người cho thấy
ngành dương Càn-Li ngự trị, mang
tính chủ.
-Vòng giới hạn có chấm nên lửa
Càn-Li mang tính chủ.
-Có hươu thú bốn chân
là thú biểu của Lửa Đất Li mà
không có chim cắt, chim biểu của Lửa vũ
trụ Càn nên khuôn mặt thế gian Li
mang tính chủ.
-Có 2 nhóm hươu, thú bốn
chân sống trên mặt đất nên Lửa đất
Li mang tính chủ.
-Người cầm gậy nùi tháp Li ở
tay phải, tay dương nên Li mang tính
chủ.
-Có sự hiện diện của vòng chim đứng
trên đất nên Li mang tính chủ.
……
Nhìn tổng thể
Trống Ngọc Lũ I là trống thuộc nhóm
nọc thái dương thế gian 14 nọc tia
sáng mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ
thuyết nên người trên trống này,
nhìn chung dưới diện âm dương đề huề
cõi tạo hóa là Họ Người Vũ Trụ,
Người Không Gian-Mặt Trời thế gian và
nhìn theo duy dương là ngành
Người Mặt Trời thái dương thế gian.
Nhìn theo nòng nọc, âm dương đề
huề tức nhìn theo trang phục đầu hình
bầu nậm của người cuối cùng nhóm 7
người nhẩy múa ở bán viên dương
thì theo duy dương là nhánh
dương người mặt trời thái dương thế gian Li
mang tính chủ và theo duy âm
thì nhánh âm thái dương
người mặt trời thái dương Đoài mang
tính chủ.
Nhưng ở đây trên trống có một
nghĩa là trống (male) và như đã
nói ở trên mặt Li mang tính chủ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
đây là chủng Người Mặt Trời thái
dương rạng ngời Bách Việt. Theo nòng
nọc, âm dương đề huề là Người mặt Mặt
Trời vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông, Chim-Rắn,
Tiên Rồng. Theo duy dương là người
Xích Quỉ mang tính chủ của đại
tộc Hùng Kì (ứng với Đế của Viêm
Đế) và theo âm thái dương
là Người Văn Lang (với Lang mang tính
chủ ứng với Nông của Thần Nông). Nếu
nhìn theo duy dương ngự trị thì đại
tộc Xích Quỉ của Kì Dương Vương mang
tính chủ.
Như thế trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là trống mang trọn thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh
và biểu tượng cho toàn chủng người mặt
trời, thờ phượng mặt trời của chủng người tiểu vũ
trụ. Mỗi đại tộc đều có thể dùng
làm trống biểu cho mình vì
nhìn theo đại tộc mình trống đều
có biểu tượng mang tính chủ cho đại
tộc mình.
ĐI VÀO CHI TIẾT TỪNG NGƯỜI TRÊN TRỐNG
ĐỒNG NGỌC LŨ I
A. Người Đại biểu của Họ Người Tiểu Vũ trụ,
Người Vũ trụ, Người Không Gian-Mặt trời.
Đây chính là người cuối
cùng của nhóm 7 người nhẩy múa
(xem hinh ở trên). Người Vũ Trụ nhìn
tổng quát dưới con mắt nhất thể là
Thái Cực âm dương nhất thể biểu tượng
chung cho cả hai ngành. Như đã
nói ở trên, người này đứng ở
nhóm dương 7 người cho thấy ngành
dương ngự trị, mang tính chủ.
Trang phục đầu.
Trang phục đầu của người này hình quả
bầu nậm. Xin lưu ý người này có
trang phục đầu khác hẳn trang phục đầu của
mười hai người còn lại cho thấy người
này mang một ý nghĩa biểu tượng
riêng biệt không nằm trong hai đại tộc
của 12 người còn lại. Nói một
cách khác người này là
đại biểu chung cho cả hai ngành, hai đại tộc
tức là đại biểu cho cả họ.
Người cuối cùng của nhóm 7 người nhẩy
múa, theo cái nhìn toàn
diện là biểu tượng cho Họ Người
Nòng-Nọc, Vũ Trụ, Người Không Gian-Mặt
Trời, Tạo-Hóa.
-Diện Hư Không, Vô Cực.
Quả bầu tổng quát là bầu Hư
Không, Vũ Trụ, bầu Tạo Hóa sinh tạo,
mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ giáo.
Quả bầu mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ luận
vì thế ở những kiến trúc tín
ngưỡng thờ phượng theo Vũ Trụ giáo như
đình chùa đền miếu ta thường thấy
có quả bầu ở trên nóc và
cũng thấy trên cây đèn đá
Cây Vũ Trụ (xem chương Khái Lược Về Vũ
Trụ Giáo).
Quả bầu mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ luận,
nên người này mang trọn vẹn ý
nghĩa Vũ Trụ luận. Người này là người
Vũ Trụ, Tiểu Vũ Trụ. Hiển nhiên người
trên trống đồng âm dương chính
thống là Người Vũ Trụ hay Tiểu Vũ Trụ, con
của đại vũ trụ Tạo Hóa.
-Diện Thái Cực.
Nhìn dưới diện âm dương đề huề
vì trống đồng hở đáy và
tâm trống có hình mặt
trời-không gian (càn khôn)
là trống âm dương thì quả bầu
nậm có phần nọc phía trên biểu
tượng dương và phần bầu nòng
phía dưới biểu tượng cho âm. Quả bầu
nậm là bầu mang nghĩa bầu nòng nọc,
âm dương, càn khôn, không
gian-mặt trời, vũ trụ (vũ trụ ở đây hiểu theo
hai nghĩa âm dương là vũ là vỏ,
là bao, bọc, bầu tức phần nòng O ở
dưới quả bầu và trụ là nọc phía
cổ quả bầu). Như thế người có trang phục đầu
bầu nậm này, theo duy dương là biểu
tượng cho dương và âm, càn
và khôn, vũ và trụ, tức mang
trọn ý nghĩa nền tảng của Vũ Trụ thuyết của
Dịch. Dưới dạng nhất thể là Thái Cực.
Như thế ở diện này người có trang phục
đầu bầu nậm này là biểu tượng cho bầu
Thái Cực, bầu Trứng Vũ Trụ, bầu
dương-âm, càn-khôn, vũ-trụ,
là con người Vũ-Trụ, Không gian-Mặt
Trời.
-Diện Lưỡng Nghi, Lưỡng Thể.
Họ người Nòng-Nọc,Thái Cực, Vũ Trụ
tách ra làm hai ngành. Người
này biểu tượng cho hai ngành
Nòng (khôn), Vũ và Nọc
(càn), Trụ của họ Nòng-Nọc,
khôn-càn, Vũ-Trụ. Thật vậy nhạc cụ
và trang phục trên người cho thấy
rõ diện này.
.Trang phục trên người.
Người này mặc váy xẻ có hai
vạt. Có hai cách nhìn hai vạt
váy này. Cách thứ nhất
nhìn theo trước và sau. Vạt
phía trước ngắn là vạt dương, vạt sau
dài, là vạt âm. Theo chiều dương
ngược chiều kim đồng hồ, vạt trước là đầu
là dương còn vạt sau là
đuôi là âm. Cách thứ hai,
nếu nhìn hai vạt váy là hai vạt
nằm hai bên thì vạt “trước” trở
thành vạt bên trái tức vạt
âm và vạt sau là vạt dương
bên phải. Tổng quát váy mang
tính âm dương. Như thế váy của
những người trên trống đồng âm dương
tổng quát cũng mang nghĩa Vũ Trụ luận. Những
chi tiết bằng ký tự nòng nọc sẽ cho
biết váy mang tính chủ của
ngành, đại tộc, tộc nào. Ở người
này vạt phía trước hay trái
tròn đầu mang âm tính, vạt
bên phải bằng đầu mang dương tính.
Váy mang tính nòng nọc,
âm dương, càn và khôn.
.Nhạc Cụ
Phía trước người cuối cùng của
nhóm 7 người nhẩy múa này
là người thổi khèn, nên những
vật người cuối cùng này cầm trong tay
hiển nhiên cũng phải là một thứ nhạc
cụ. Đây là cây dùi
và cái mõ hay chuông
bát hình chữ U (như cái
chuông tụng kinh của Phật giáo) hay
cái cồng nồi hình cái u,
cái âu.
Cũng như
các biểu tượng khác trên trống
đồng âm dương nhạc cụ này cũng phải
nhìn theo Vũ Trụ thuyết.
./Dùi mõ hay dùi
chuông
Chiếc dùi mõ hay chuông cầm ở
tay phải chỉ lên trời hàm ý
là Nọc dương Cõi Trên,
Cõi Trời mang tính lửa, thái
dương (tay phải là dương, nội và
dùi là nọc, nội). Dùi mõ
hay chuông hình chạng (cháng,
chạc cây hình chữ Y), theo thái
dương (phía nội của ngành nọc dương) ở
Cõi Trời là gậy lửa không gian,
tia chớp lửa vũ trụ, phân tích ra gồm
ba nọc ||| ghép lại tức Càn. Việt ngữ
chạng biến âm với chang liên hệ với lửa,
nắng (nắng chang chang), chàng (đực , đục
chisel) tức dương có một nghĩa mặt trời.
Ngoài ra hình chạc này, theo
siêu dương, cũng mang hình bóng
của mỏ và đầu chim cắt có sừng
(hornbill), chiếc búa chim, rìu mỏ
chim biểu tượng cho Càn. Theo ch= c =h, chạc
= cạc, cắt = hache (rìu). Theo thiếu dương
cõi thế gian thì gậy này
có mấu sừng là sừng hươu hai mấu nhọn,
ở Trung Thế, cõi thế gian là
rìu gạc sừng hươu Li. Theo biến âm ch=
c=g, chạc = gạc (xem chương Ý Nghĩa Dấu,
Hình, Biểu Tượng Trên Trống Đồng
Âm Dương Đông Nam Á).
Chiếc dùi mõ hay chuông ở tay
phải và chỉ lên trời hàm
ý khuôn mặt Càn mang tính
chủ.
Tóm lại dùi mõ hay
chuông hình chạc cây mang
hình ảnh đầu chim cắt sừng và sừng
hươu biểu tượng cho dương, ngành dương (nội),
ngành Trụ, ngành chim Cắt- Hươu,
Càn- Li của họ Vũ Trụ, ngành mặt trời
của họ Không gian- Mặt trời với Càn
mang tính chủ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là ngành Cắt-Hươu, Viêm Đế
thái dương (Viêm biến âm với
Diêm, cây que bật ra lửa, theo d= ch,
diêm = chim; Viêm biến âm với
tiêm, Khả Lá Vàng tiêm
là chim và Đế có một nghĩa
là chiếc đế chống đỡ, cây nọc chống,
trụ chống, cây chạc hay gạc chống biểu tượng
cho núi dương, đất dương và Đế cũng
biến âm với đá tức đất dương Li, với
Anh ngữ deer là hươu).
./Chuông bát hay Cồng nồi
Chuông bát úp hay mõ
bát úp biểu tượng cho vòm trời,
bầu trời âm mang tính lửa thái
dương như thấy qua hình nữ thần bầu trời Nut
của Ai Cập cổ uốn cong người hình vòm
chuông bát úp diễn tả bầu trời,
vòm trời. Mõ, chuông bát
úp âm thái dương đi đôi
với trống dương thái dương, vì thế
trong các nghi thức tôn giáo đều
có chuông và trống. Các
đình chùa có lầu chuông
và gác trống là vậy. Ở
đây mõ hay chuông bát ngửa
hình chữ U, dạng thái dương của O,
mang hình ảnh vật đựng như cái u,
cái âu mang ý nghĩa ngược lại.
Mõ hay chuông bát ngửa, cồng
nồi, chuông âu mang hình ảnh vật
đựng, biểu tượng cho nước. Như thế mõ,
chuông bát ngửa cồng nồi có
khuôn mặt nước thái dương Chấn mang
tính chủ (xem dưới). Ở đây cái
mõ, chuông bát này cầm
ngả về phía tay phải chiều dương một
chút nghĩa là có mang
thêm dương tính có hàm
ý mõ,chuông này là
biểu tượng cho ngành âm nước gió
Chấn Đoài và Chấn là
khuôn mặt chủ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là ngành Rắn Nước-Chim Nông,
ngành Thần Nông [Thần biến
âm với Mường ngữ thắn là rắn, với
Hán Việt thận là con rắn nước lớn, con
trăn nước (anaconda), con sò lớn, là
nước như cơ quan lọc máu làm nước tiểu
gọi quả thận, (theo th=tr, thần biến âm với
trăn; thần, thận Hoa ngữ phát âm
là shen, với h câm shen= sen, có
một nghĩa là nước). Nông là chim
nông. (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng
Việt).
Như thế dùi là Càn- Li giao
hòa với mõ chuông bát
Chấn-Đoài. Dùi biểu tượng cho
ngành dương, chim Cắt-Hươu, Càn-Li,
Viêm-Đế và mõ, chuông
bát biểu tượng cho ngành âm, Rắn
nước-chim nông, Chấn- Đoài,
Thần-Nông.
Dùi và mõ chuông nồi
mang trọn vẹn ý nghĩa lưỡng hợp nòng
nọc, âm dương đại và tiểu vũ trụ cho
thấy rõ người này là người tiểu
vũ trụ con của đại vũ trụ.
-Tứ Tượng
Ở trên ta đã thấy dùi là
Càn-Li giao hòa với chuông
Chấn-Đoài. Dùi biểu tượng cho
ngành dương, chim Cắt-Hươu, Càn- Li,
Viêm-Đế và chuông biểu tượng cho
ngành âm, Rắn nước- chim nông,
Chấn Đoài, Thần-Nông. Mỗi ngành
hai chia ra hai đại tộc Càn và Li,
Chấn và Đoài ứng với Tứ Tượng.
Viêm Đế gồm hai đại tộc Viêm tức Lửa vũ
trụ Càn và Đế là Đá, đất
dương Li. Thần Nông gồm Thần tức Nước Chấn
và Nông tức Khi gió Đoài
(Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).
Như thế ngành nọc Càn Li, chim
Cắt-Hươu sừng, Viêm Đế thái dương
phân ra làm hai phía hay hai đại
tộc nói nôm na là nội và
ngoại, nói theo Dịch là nọc dương hay
thái dương Càn (chim Cắt Viêm)
và nọc âm hay thiếu dương Li [Hươu sừng
Đế, (Deer) đất dương núi Kì,
núi Hươu Cọc]. Ngành nòng
Chấn-Đoài, Rắn nước-Chim Nông, Thần
Nông phân ra làm hai phía
hay hai đại tộc là nòng âm hay
thái âm (Thần, Trăn Nước) và
nòng dương hay thiếu âm (Nông,
chim Nông gió).
Tóm lại người cuối cùng của
nhóm 7 người nhẩy múa là người
Tiểu Vũ Trụ con của Đại Vũ Trụ mang trọn vẹn Vũ Trụ
thuyết, là biểu tượng của Họ Người Nọc
Nòng, càn-khôn, Mặt
Trời-Không Gian, Người Vũ Trụ thái
dương (nhìn chung cả quả bầu) gồm hai
ngành Mặt Trời Càn Li thái
dương (biểu thị bằng dùi chuông chỉ
thiên ứng với Trụ tức Nọc của Vũ Trụ, phần cổ
của quả bầu) và ngành Mặt Trời Chấn
Đoài thái dương (biểu thị bằng
chuông hình U, ứng với Vũ, ứng với phần
bầu của quả bầu Vũ Trụ). Hai ngành này
lại chia ra làm bốn đại tộc ứng với Tứ Tượng
Càn Li Chấn Đoài.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
thì người có trang phục đầu
hình bầu nậm này chính
là người cổ Việt sinh ra từ một quả bầu
âm dương, khôn càn, Vũ Trụ. Người
Vũ Trụ này đẻ ra từ bọc Trứng Vũ Trụ
chính là hình ảnh Trăm Lang nở
ra từ Bọc Trứng thế gian do Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra.
Trăm Lang Hùng Vương sinh ra từ cái
nang mang dương tính nên có mạng
Đoài vũ trụ gió dương thế gian.
Hùng Vương có hai ngành.
Ngành Hùng Vương Lửa theo mẹ
Thái dương thần nữ Âu-Cơ có mạng
Tốn, âm thái dương, U Cò tức
thuộc ngành lửa Càn Li Viêm Đế,
Đế Minh và ở Cõi Thế Gian thuộc hệ Li
Kì Dương Vương. Hùng Vương dòng
Nước theo Cha Chấn xuống biển thuộc ngành
âm Chấn Đoài Thần Nông, ở
cõi thế gian thuộc hệ An Dương Vương. Hai
ngành này chia ra làm bốn đại
tộc ứng với Tứ Tượng đội lốt hay mang dòng
máu thuộc hệ Càn Đế Minh, Li Kì
Dương Vương, Chấn Lạc Long Quân và
Đoài Hùng Lang.
B. Những người Đại biểu của Hai
ngành của Họ Người Không Gian-Mặt
Trời, Người Vũ Trụ Thái dương.
Người trên mặt trống đồng âm dương
thuộc hai ngành: ngành nọc dương
là nhóm 7 người nhẩy múa
và nọc âm là nhóm 6 người
nhẩy múa. Đây là người
mặt trời thái dương thuộc họ người
Không Gian-Mặt Trời, Người Vũ Trụ có
biểu tượng là người có trang phục đầu
bầu nậm nói trên.
Những điểm giống nhau chỉ khác tính
âm dương của hai nhánh.
1. Trang phục đầu.
Những người của cả hai ngành dương âm
12 người còn lại, sau khi bỏ người biểu tượng
người Tiểu Vũ Trụ ra, đều có trang phục đầu
giống nhau và khác với người bầu nậm.
Trang phục đầu diễn tả chung cho cả hai ngành
nên có hai khuôn mặt dương
âm. Nói một cách khác
phải đọc theo hai chiều âm dương.
Trang phục của 12 người này tất cả
các nhà khảo cứu trống đồng âm
dương đều công nhận là có
hình chim.
Trang phục đầu hình chim.
Nhưng đa số nhìn theo duy dương, chiều
dương đều cho là con chim quay đầu ra
phía sau vì cho chữ vòng
tròn có chấm là con mắt chim.
Nhìn dưới diện nòng nọc, âm
dương còn đề huề của hai ngành
nòng nọc, âm dương nội ngoại tức
nhìn theo trang phục đầu quả bầu của người
cuối cùng của nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương thì
trang phục đầu hình chim này phải đọc
theo hai chiều âm dương tùy theo hai
ngành âm dương.
Nếu đọc theo chiều dương từ trái qua phải
tức chiều ngược kim đồng hồ thì con chim phải
quay đầu về phía dương tức phần thứ nhất
bên phải hình trụ cao là sừng
chim tức phía đầu (đầu quay về bên
phải), phần nhỏ sau gáy là đuôi,
ta có con chim cắt sừng biểu tượng
cho nhóm dương 7 người. Vòng
tròn có chấm không phải
là con mắt chim mà là chữ
vòng tròn (O) và chấm nọc (.),
đọc theo duy dương là OI, thiếu dương
nguyên thể của Li.
Tóm lại ở nhóm dương 7 người nhẩy
múa này, trang phục đầu là con
chim cắt sừng: phần trụ cao là sừng chim biểu
tượng tộc Càn và phần cánh
hình tháp biểu tượng tộc Li và
đuôi là phần sau gáy biểu tượng
nhánh, ngành, tộc hay chi tộc.
Với chữ vòng tròn có chấm
Li cho biết khuôn mặt lửa thế gian Li mang
tính chủ.
Ngược lại ở ngành âm nòng,
nhóm âm 6 người nhẩy múa, ta
phải đọc theo chiều âm tức từ phải qua
trái hay theo chiều kim đông hồ,
thì con chim phải quay đầu về phía
âm tức phần thứ nhất sau gáy bây
giờ là đầu, phần cánh biểu tượng tộc
Đoài ở giữa và hình trụ cao
là đuôi dài biểu tượng cho tộc
Chấn, ta có con chim bổ nông
dòng lửa biểu tượng cho nhóm âm
6 người. Chữ vòng tròn và chấm
bây giờ đọc theo duy âm ta
có chấm (.)-vòng tròn (O)
tức thiếu âm IO (dương, lửa của phía
O), nguyên thể của gió dương
Đoài cho biết khuôn mặt gió
dương Đoài mang tính chủ.
Tóm lại ở nhóm âm 6 người nhẩy
múa, trang phục đầu hình chim quay đầu
về phía sau là con chim bổ nông:
có đầu là phần nhỏ sau gáy sau
gáy biểu tượng nhánh, ngành,
tộc hay chi tộc, cánh biểu tượng đại tộc
Đoài, hình trụ cao là
đuôi dài biểu tượng cho đại tộc Chấn. Ở
đây ta có khuôn mặt Đoài
mang tính chủ.
Trên đây là cách đọc theo
nòng nọc, âm dương đề huề của
ngành nọc thái dương.
Nếu đọc theo duy dương ngự trị (dominant)
thì con chim đầu quay về phía sau vẫn
là con chim cắt nhưng mang âm
tính. Như thế ở nhóm 7 người có
trang phục đầu hình chim quay về phía
trước, tay phải là con chim bổ cắt diễn
tả theo chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que là II, thái
dương biểu tượng cho Càn
và ở nhóm 6 người nhẩy múa
có trang phục đầu hình chim quay về
phía sau, tay phải là con chim bồ
cắt diễn tả theo chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
là OI, thiếu dương biểu
tượng cho Li. Đọc theo cách duy dương ngự trị
này thì trang phục đầu vẫn là
con chim cắt, chim biểu tượng của mặt trời. Cả hai
nhóm Càn Li này đều là
Người Mặt Trời. Từ đây suy ra
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương là Càn/Chấn và
nhóm nhóm 6 người nhẩy múa ở
bán viên âm là
Li/Đoài.
Như thế ta thấy rõ hiện nay
các tác giả nhìn trang phục
đầu là con chim quay đầu về phía sau
lưng là nhìn theo duy dương
ngự trị tức theo khuôn mặt Li mang
tính chủ của ngành người mặt trời
thái dương trong họ người tiểu vũ trụ
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Trang phục đầu dĩ nhiên cũng mang trọn
ý nghĩa của Vũ Trụ thuyết. Hai chiều quay của
chim biểu tượng âm dương, phần trụ cao biểu
tượng Càn/ Chấn, phần Cánh biểu tượng
Li/ Đoài. Hai phần này biểu tượng Tứ
Tượng. Phần nhỏ sau gáy Biểu tượng tộc, chi
ứng với bát quái.
Nhìn theo một góc cạnh khác,
ba phần của trang phục đầu chim cũng có thể
biểu tượng Tam thế.
Tóm lại trang phục đầu hình chim
chung cho cả hai ngành nên con chim
có hai khuôn mặt dương. Theo
nòng nọc, âm dương đề huề là
chim nọc, chim bổ (chim búa, chim rìu)
chim cắt sừng hình trụ cao quay đầu về
phía tay phải và khuôn mặt
âm là chim nòng, chim nông
(ở đây mang dương tính có mỏ mũi
mác như búa chim và con mắt
dương là con bổ nông hay nông
đực) có đuôi dài hình trụ
cao quay đầu về phía âm tay
trái. Theo duy dương ngự trị thì
là chim cắt Càn-Li lưỡng hợp với
Chấn-Đoài có khuôn mặt Li
mang tính chủ, chim quay đầu về phía
sau lưng.
Trang phục đầu mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ
luận. Trang phục đầu giúp ta nhận diện ra
chân tướng của những người này.
2. Trang phục trên người.
Như đã nói ở trên, những người
này mặc váy xẻ có hai vạt mang
ý nhĩa Vũ Trụ luận. Trên vạt có
những sọc, chấm biểu tượng tính thái
âm dương thay đổi chi tiết và có
phụ đề thêm các dấu như chấm nọc, hai
gạch ngang… trên mỗi người vì hiệp
(accord) với tính âm dương của mỗi đại
tộc, tộc, chi.
3. Nhạc cụ.
Nhạc cụ thấy rõ nhất là cái
khèn làm bằng quả bầu và ở
trên ta đã biết người cuối cùng
của nhóm 7 người nhẩy múa là
người Tiểu Vũ Trụ với tay phải cầm dùi
mõ hay chuông và tay trái
cầm mõ hay chuông chữ U, do đó
ta suy ra một cách chắc chắn là những
vật khác cầm trong tay của những người
còn lại đều là những nhạc cụ. Bắt buộc
là như vậy. Tôi sẽ đi thêm
vào chi tiết khi nói đến từng người. Ở
đây chỉ xin nói tới những nhạc cụ giống
nhau ở hai nhóm người:
-Khèn bầu
Hai người đi trước người cuối cùng của
nhóm 6 người nhẩy múa và của
nhóm 7 người nhẩy múa đều thổi
khèn.
Hai người thổi
khèn.
Khèn là một nhạc cụ bộ
gió phát ra tiếng. Khèn ở
đây là khèn bầu có
hình hai giọt nước nằm ngang trông như
người này đang thổi hai cái bong
bóng lồng vào nhau. Bầu này
mang biểu tượng cho bầu hư không, bầu vũ trụ,
bầu trời nòng âm, nói chung
là Khôn. Khèn làm bằng
bà que sậy. Ba que là quẻ Càn.
Khôn thái âm Chấn hôn phối
với thái đương Càn. Khôn thiếu
âm là gió dương Đoài. Vậy
ở ngành dương của nhóm 7 người nhẩy
múa Càn Li, khèn là
khèn Khôn thái âm đi với
Càn, tức khèn Càn/Chấn
(Khôn âm) và ở ngành
âm của nhóm 6 người nhẩy múa
Đoài, khèn là khèn
Li/Đoài (Khôn dương). Trong cả hai
chiếc khèn đều có chữ “chấm
vòng tròn” có nghĩa là
càn khôn (nhất thể) hay thiếu âm
(dương của âm) hoặc thiếu dương (âm của
dương). Ở khèn Đoài “chấm vòng
tròn” có nghĩa là
Đoài/Li và ở khèn
Càn/Chấn, “chấm vòng tròn”
có nghĩa là âm dương, càn
khôn. Ta thấy rất rõ khèn ở
nhóm dương 7 người nhẩy múa chiếc
khèn có bầu to và ba que sậy
ngắn cường điệu hơn mang nhiều dương tính,
trong có phụ đề chữ “chấm vòng
tròn” càn khôn hay thái
dương Càn. Nhưng điểm mấu chốt nhất là
trên người thổi kèn này
có phụ đề chữ “chấm vòng tròn”
thái dương Càn, trong khi người kia
không có. Ở nhóm âm của
nhóm 6 người nhẩy múa chiếc
khèn Đoài đi với nước trời Khảm
và hôn phối với gió âm
Tốn, có ba que sậy dài, yếu ớt, mảnh
dẻ hơn, trong có phụ đề “chấm vòng
tròn” Đoài.
Ở trống Khai Hóa ở hai nhóm người
nhẩy múa chỉ có một người thổi
khèn. Chiếc khèn có hình
“vòng tròn có chấm” (xem trống
này).
Khèn trên trống
Khai Hóa (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Ta thấy rất rõ hình dạng khèn
diễn tả ý nghĩa khác nhau theo thuyết
Vũ Trụ Tạo Sinh.
-Phách hay lệnh
Hai nhóm người nhẩy
múa ở trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Tay phải của 4 người đầu
tiên ở nhóm 6 người nhẩy múa
và của 5 người đầu tiên ở
nhóm 7 người nhẩy múa cầm một vật
hình tháp có vách
kép để theo vị trí đỉnh chỉ
thiên. Vì tất cả những người
khác đều cầm nhạc cụ như khèn,
chuông vì thế vật này cũng phải
là một thứ nhạc cụ. Bắt buộc. Đây
chính chiếc phách làm bằng tre,
hay hai miếng kim khí như đồng cột vào
hai ngón tay để gõ vào nhau tạo
ra âm thanh. Đây cũng có thể
là cái lệnh hình chữ A viết
theo dạng chữ nọc mũi tên (mũi mác,
răng cưa, răng sói) ^ nếu nhìn
cây gậy cầm ở tay trái là
dùi gõ. Tuy nhiên có một
điểm không đúng là tay
trái người dẫn đầu nhóm 6 người nhẩy
múa cầm đòng không thể
dùng để gõ lệnh được. Vì thế
tôi nghiêng về phía
phách hơn.
Dĩ nhiên phách hay lệnh cũng mang
ý nghĩa biểu tượng theo tính
âm dương. Ta thấy rõ điểm
này khi so sánh hình dạng
và vị thế của phách trên trống
Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ và Khai
Hóa.
Đọc theo nòng nọc, âm dương đề huề tức
theo trang phục đầu hình quả bầu của
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương thì phách ở
nhóm 7 người nhẩy múa là
phách dương biểu tượng núi tháp
hai vách nhọn đỉnh thế gian Li. Phách
ở nhóm 6 người nhẩy múa là
phách âm ngành dương biểu tượng
vòm trời thái dương có
hình mái nhọn như mái
nhà tức Đoài. Đây là
lý do tại sao tháp hình
vách đôi không có những
chấm dương ở trong như thấy ở các hình
thái Tứ Tượng (“hoa văn lông
công”) ở khoảng không gian giữa
các tia sáng mặt trời.
Nếu đọc theo duy dương ngự trị thì cả hai
nhóm người đều cầm phách Li.
Tôi đọc nghiêng về phía Li
vì những lý do sau đây:
1. Trống Ngọc Lũ I là trống nọc dương thế
gian có mặt trời 14 nọc tia sáng
nên Li là cõi đất thế gian mang
tính chủ vì vậy vật ở tay phải tức
dương, chủ tôi nghiêng về Li hơn
Càn hay thái dương.
2. Trống Ngọc Lũ I là trống thái
dương thế gian vì thế những người trên
trống này phải là Những Con Người Thế
Gian tức ở cõi nhân gian, tức ở
Cõi Giữa Li chứ không phải là
con người Càn ở cõi vũ trụ.
3. Mỗi tay của những người này cầm một phần
nhạc cụ biểu tượng cho mỗi ngành, đại tộc,
tộc như người bầu nậm tay phải cầm dùi
mõ hay chuông diễn tả ngành
dương Càn Li và tay trái cầm
mõ hay chuông bát hình
chữ U biểu tượng cho ngành âm
thái dương. Để ý ta thấy dùi
mõ hay chuông có mấu hình
sừng hươu sủa hai mấu nhọn cho thấy gậy sừng mang
tính chủ tức Li mang tính chủ
và cầm ở tay phải. Những người này tay
trái cầm gậy thẳng Càn tương ứng với
cái đòng có một khuôn mặt
Chấn cầm ở tay trái của người dẫn đầu của
nhóm 6 người nhẩy múa như thế
phách cầm ở tay phải có khuôn
mặt Li mang tính chủ.
4. Phách này có vách
kép diễn tả núi tháp Li trong
khi Càn chỉ được diễn tả bằng đầu mũi
mác (>) đơn mà thôi giống như
thấy ở khoảng không gian Tứ Tượng (gọi lầm
là “hoa văn lông công”).
Phách hình tháp vách
đôi này là Li chứ không
phải là Càn.
5. Thêm vào đó, phách để
ở vị trí có đỉnh chỉ thiên
có hình cái hình
tháp nhọn biểu tượng núi đá
nhọn đỉnh Li.
6. Về mặt ngôn ngữ học: theo biến âm ph
=v, phách = vách, vách
làm bằng đất. Như thế phách biểu tượng
cõi đất thế gian Li. Anh ngữ pyramid,
tháp có gốc pyro-, lửa có một
khuôn mặt lửa thế gian Li.
7. như đã nói ở trên, những dữ
kiện khác cho thấy khuôn mặt Li
trên trống Ngọc Lũ I mang tính chủ
và khuôn mặt Càn mang
tính liệt.
8. Người dẫn đầu của nhóm 6 người nhẩy
múa là Đoài như thế người dẫn
đầu của nhóm 7 người nhẩy múa phải
là Li để có sự giao hòa dạng
“thiếu” (tiểu vũ trụ) ở cõi nhân gian,
cõi giữa thiếu âm và thiếu
dương. Do đó phách ở tay phải bắt buộc
phải mang tính chủ Li.
9. Cả hai nhóm đều cầm phách ở tay
phải cho biết những người ngày cùng
một ngành Li, người mặt trời thái
dương thế gian. Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt, đây chính
là người Xích Quỉ của Kì Dương
Vương Li. Người ở đây là người thuộc Họ
Hồng Bàng mặt trời thế gian của Kì
Dương Vương.
Phách hình tháp vách
đôi này nghiêng nhiều về Li hơn
Càn. Vì thế tôi đọc theo
phách Li.
Tóm lại theo duy dương ngự trị,
khuôn mặt chính của trống, thì
những phách cầm ở tay phải phía dương,
để ở vị trí có hình núi
tháp mang nghĩa biểu tượng là Li
thái dương thế gian, thấy ở cả hai
nhóm người nhẩy múa cho thấy những
người trên trống Ngọc Lũ là những
người thuộc hệ tộc Li thế gian mang tính chủ.
-Gậy cầm ở tay trái.
Những người cầm phách của hai nhóm
ngọai trừ người dẫn đầu nhóm 6 người nhẩy
múa đều cầm gậy, que ở tay trái.
Đây là những gậy, que thiêng
liêng, thờ phượng cũng mang nghĩa biểu tượng
ứng với tính thái âm dương
vì thế có hình dạng và
để ở vị thế khác nhau.
Đọc theo nòng nọc, âm dương đề huề tức
theo trang phục đầu hình quả bầu của
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương thì ở nhóm 7 người
nhẩy múa, gậy này mang tính
Càn đối ứng với phách Li. Ở
nhóm 6 người nhẩy múa, gậy này
mang tính Chấn đối ứng với phách
Đoài tương đương với cái dòng
cầm ở tay trai người dẫn đầu. Ta thấy rất rõ
cây gậy này có mang âm
tính (Chấn) nên cong nhiều ở
nhóm âm 6 người nhẩy múa
và có mang dương tính nhiều
(Càn) nên rất thẳng ở nhóm dương
7 người nhẩy múa, hiển nhiên gậy
này hiệp với tính thái âm
dương. Vì cầm ở tay trái nên đại
tộc Càn và Chấn mang tính liệt,
phụ.
.Cần lưu tâm:
Cây gậy của những người này thẳng
và cong khác nhau, dài ngắn
khác nhau và chỗ tay cầm khác
nhau mang ý nghĩa âm dương
khác nhau ứng với Dịch lý.
Như vậy, gậy cầm ở tay trái mang biểu tượng
Càn ở nhóm 7 người nhẩy múa
và mang biểu tượng Chấn ở nhóm
âm 6 người nhẩy múa. Vì cầm ở
tay trái hai đại tộc này đều mang
tính liệt, phụ.
Đọc theo duy dương ngự trị thì gậy ở tay
trái hai nhóm đều là gậy
Càn cả nhưng mang tính nòng
nọc, âm dương khác nhau. Gậy cầm ở tay
trái mang biểu tượng Càn ở nhóm
7 người nhẩy múa và mang biểu tượng
Càn âm hôn phối với Chấn
thái dương ở nhóm âm 6 người
nhẩy múa. Vì cầm ở tay trái hai
đại tộc này đều mang tính liệt, phụ.
Tóm lại nhìn tổng quát người
trên mặt trống Ngọc Lũ I là người Tiểu
Vũ Trụ thuộc nhánh nọc thái dương gồm
có hai nhánh nọc dương Mặt Trời Lửa
dương thái dương là nhóm 7
người nhẩy múa chia ra làm hai đại tộc
Càn Li, với Li mang tính trội
và ngành nọc âm Mặt Trời Lửa
âm thái dương nhóm 6 người nhẩy
múa chia ra làm hai đại tộc Chấn
Đoài, với Đoài mang tính trội.
Vì là trống thế gian nên hai
khuôn mặt chính là
Li-Đoài và Li mang tính chủ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
người trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là chủng người (Bách) Việt mặt
trời thái dương ngành Viêm
Đế-Thần Nông thái dương có
khuôn mặt Xích Quỉ (đúng như
theo Kim Định, Xích Quỉ ứng với quẻ Li) mang
tính chủ sinh ra từ quả bầu vũ trụ (theo
truyền thuyết người Việt cổ sinh ra từ qua bầu
và vì chui ra trước nên da trắng
hơn các tộc khác chui ra sau có
da ngăm đen hơn).
(phần
3)
C. Những Người Đại Biểu Của Nhánh Nọc
Dương Mặt trời Thái dương: Nhóm
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương.
Bây giờ ta giải đọc nhóm 7 người
nhẩy múa, trên bán viên
dương của mặt trống ứng với cây dùi
chuông ở tay phải của họ người Tiểu Vũ Trụ. Số
7 là số lẻ, số dương, số lão dương, số
Càn, lửa vũ trụ, thái dương.
Nhóm 7 người nhẩy múa là
nhóm nọc dương, nhánh dương,
ngành thái dương.
Trừ người cuối cùng biểu tượng cho người
Tiểu Vũ Trụ như đã nói ở trên,
còn lại có 6 người (có
cùng một con số với nhóm 6 người nhẩy
múa của nhánh nọc âm ở
bán viên bên kia) mang biểu tượng
cho nhánh dương này. Như thế hai
nhóm 6 và 7 người nhẩy múa
trên mặt trống là hai nhánh
nọc âm, dương ngành
dương thái dương của họ Người Tiểu Vũ Trụ
sống trên mặt đất.
Những Điểm mấu chốt
Ở nhóm dương, lửa 7 người chỉ có 6
người có trang phục đầu giống nhóm 6
người nhẩy múa, vì ở nhóm dương
nên ta lấy hai số dương nằm ở hai bên số
6 trong thứ tự 5-6-7. Như thế 6 người trong
nhóm 7 người có hai đại tộc là
Li 5 và Càn 7 thế gian. Vì
là trống thế gian, ta suy ra Li là
khuôn mặt chủ của nhóm nọc dương
này.
Vậy, nhóm dương 7 người nhẩy múa gồm
hai đại tộc Càn Li với Li mang tính
chủ.
Sáu người của nhóm dương này
đều có trang phục đầu nhìn theo duy
dương là con chim nọc thái dương vũ
trụ hay con chim cắt lửa, chim biểu của mặt trời
thái dương, Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt là con chim Việt.
Các người này thuộc đại tộc người mặt
trời Bách Việt.
Nhóm 7 người nhẩy múa
trên trống Ngọc Lũ I.
Nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Ta thấy
ngay tức khắc số 6 = 2+4 như thế 6 người đội
trang phục đầu giống nhau này gồm có
hai người là đại biểu của nhánh nọc
dương là hai đại tộc ứng với âm dương,
lưỡng nghi và bốn người còn lại
đại diện cho bốn tộc ứng với Tứ Tượng.
Có thể có nhiều cách đọc theo
các loại Dịch khác nhau, ít
nhất là 2 cách theo hai chiều âm
dương theo hai khuôn mặt nòng nọc,
âm dương của trống, của trang phục bầu nậm của
họ người Tiểu Vũ Trụ. Nhưng ở đây trên
trống và là ngành người mặt
trời thái dương ta nghiêng về
cách đọc theo duy dương.
-Cách thứ nhất: hai người dẫn đầu của
nhóm 7 người nhẩy múa là hai
người đại biểu của hai đại tộc. Đây là
đọc theo duy dương vì hai người dẫn đầu ở
phía bên phải, phía
dương và vì họ chuyển động theo
duy dương tức theo chiều ngược với kim đồng hồ, theo
chiều mặt trời.
-Cách thứ hai: hai người cuối cùng
của nhóm 7 người nhẩy múa là
hai người đại biểu của hai đại tộc. Đây
là đọc theo duy âm vì hai người
địa diện này ở phía bên
trái, phía âm và ở cuối
nhóm 6 người có trang phục đầu
hình chim.
1. Cách thứ nhất đọc theo phía dương:
hai người dẫn đầu của nhóm 7 người nhẩy
múa là hai người đại biểu của hai đại
tộc.
Vì là ngành nọc dương,
nhóm dương 7 người nhẩy múa trên
mặt trống, một biểu tượng của dương, những người
này nhẩy múa theo theo chiều dương từ
trái qua phải tức chiều ngược kim đồng hồ
nên ta phải nghiêng nhiều về dương, về
cách đọc theo chiều dương, nên
tôi đọc theo dương trước. Ngoài ra,
vì trống đồng là trống âm dương,
ở đây ngành nọc dương nên ta phải
đọc theo sự hôn phối âm dương tức theo
Dịch hôn phối âm dương, nghĩa là
đọc theo các con số âm rối lấy
hôn phối với những con số dương. Đọc theo
chiều dương, ta có từ trái qua phải,
những người nhẩy múa theo thứ tự số học theo
âm là: 0, 2, 4, 6, 8, 10. Theo âm
dương hôn phối ta có Khôn 0
hôn phối với Càn 7
(Khôn/Càn), tương tự ta có
2 Khảm hôn phối với Li 5 (Khảm/Li), 4
Cấn hôn phối với Chấn 9 (Cấn/Chấn), 6
Tốn hôn phối với Đoài 3
(Tốn/Đoài), Khôn 8 hôn phối với
Càn thế gian 15 (Khôn thế gian/
Càn thế gian) và Khảm thế gian 10
hôn phối với Li thế gian 13 (Khảm thế gian/ Li
thế gian). Như thế ta có hai người dẫn đầu
ứng với số 10/13 (Khảm thế gian/Li thế gian), 8/15
(Khôn thế gian/ Càn thế gian) là
hai người đại biểu cho hai đại tộc và bốn
người còn lại 0/7 Khôn/Càn, 2/5
Khảm/Li, 4/9 Cấn/Chấn và 6/3 Tốn/Đoài
là đại diện cho bốn tộc ứng với tứ tượng. Ta
có sự hôn phối âm dương của 4 tộc
ứng với tứ tượng tức bát tượng ứng với
bát quái, nghĩa là mỗi người
đại diện cho tộc có hai khuôn mặt dương
âm là: Càn Khôn, Li Khảm,
Cấn Chấn, Tốn Đoài. Còn hai người dẫn
đầu là hai người biểu tượng cho hai đại tộc
ứng với Lưỡng Nghi.
Tóm lại nhóm 7 người nhẩy
múa có:
.Người sau cùng có trang phục
đầu bầu nậm biểu tượng Bấu Hư Không, Bầu
Thái Cực, người Vũ Trụ, đại biểu cho
toàn họ Người Tiểu Vũ Trụ , .Hai người dẫn
đầu nhóm biểu tượng cho hai đại tộc
ứng với Lưỡng Nghi .Và bốn người đi sau hai
người dẫn đầu biểu tượng cho bốn chi tộc ứng
với tứ tượng. Bốn người này nhìn
theo nòng nọc, âm dương
có hai khuôn mặt âm dương
nên ứng với Bát Quái.
Nhóm người này diễn tả Dịch ở
phía dương, một thứ dương Dịch. Dịch
còn viết dưới dạng chữ nòng nọc
nên tôi gọi là dương Dịch
nòng nọc Đông Sơn.
Bây giờ ta đi vào chi tiết:
-Hai người đại biểu dẫn đầu của nhóm 7 người
nhẩy múa.
+ Người thứ nhất dẫn đầu
như đã nói ở trên người
này là Li/Khảm thế gian (13/10)
Người đại biểu đại
tộc Li,
mang tính chủ của ngành Càn
Li
dẫn đầu nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương.
Người này là đại biểu
của nhánh Càn Li nói chung
và là người đại biểu của đại tộc Li
có khuôn mặt mang tính chủ
nói riêng như đã biết. Ta thấy
tính chủ này rất rõ vì
người này là người dẫn đầu của
nhóm người thái dương sống trên
cõi đất thế gian (Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt là nuớc Xích Quỉ
của Kì Dương Vương).
Đọc theo duy dương ngự trị thì
trang phục đầu như vừa nói, theo chiều dương
của nọc dương tức Càn thì con
chim quay đầu về phía trước. Phần mũ sừng
hình trụ chữ nhật cao là Càn,
phần cánh ở giữa hình tháp nhọn
là Li. Đọc theo chiều âm của dương tức
thiếu dương Li thì con chim quay đầu về
phía sau (đa số các nhà khảo cổ
học hiện nay nhìn dưới diện này). Như
thế đọc theo âm thì bây giờ phần
trụ cao nhất là đuôi Càn
âm và phần cánh mang dương
tính có hình núi
tháp Li.
Phần sau gáy của trang phục đầu cho ta biết
thuộc đại tộc, tộc nào. Ở đây có
hình nọc mũi mác trong có phụ
đề các chấm nọc dương, thái dương
và có hình “chấm-vòng
tròn”. Đọc theo thái dương Càn
là đuôi của con chim bổ cắt quay đầu về
tay phải. Chữ chấm vòng tròn
lúc này có một nghĩa là
lửa sinh tạo (chấm) không gian (vòng
tròn), thái dương, Càn, mặt
trời sinh tạo, tạo hóa, chính
là linh tự Ra hay Re (sun as Creator) của Ai
Cập cổ. Đọc theo âm tức theo thiếu dương Li
mang tính chủ thì phần này
là mỏ chim. Lúc này chữ viết
vòng tròn-chấm là âm
nòng (O) của dương (chấm nọc) là thiếu
dương Li. Lúc này vòng
tròn-chấm có thể là con mắt của
chim bồ cắt quay đầu về phía sau.
Như thế nhìn theo duy dương với khuôn
mặt Li mang tính chủ thì phần
trang phục đầu cho biết người này là
Li thái dương nhánh Càn Li. Tay
phải cầm phách hay chiếc lệnh hình nọc
mũi mác hình núi tháp
nhọn Li thái dương thế gian. Tay trái
cầm gậy biểu hay dùi lệnh thẳng nhất trong 6
người mang hình ảnh nọc siêu dương
Càn, phần trên của Trục Thế Giới Li.
Người này tay phải cầm phách hay lệnh
Li (vì tay phải, dương nên Li mang
tính chủ), tay trái cầm gậy biểu hay
dùi lệnh Càn (ở tay trái,
âm nên là Càn âm,
mang tính liệt) nên người này
thuộc nhánh dương thái dương
Càn Li với Li mang tính chủ.
Như đã biết váy mang đủ nghĩa Vũ Trụ
luận. Váy có vạt trước hình
tháp trong có sọc nước Khảm mang
tính Li/Khảm và vạt sau có hai
nọc ngang thái dương Càn. Vậy
váy người dẫn đầu này mang đủ nghĩa Vũ
Trụ luận là đại biểu cho nhánh nọc
dương Càn Li thái dương thế gian
và đại tộc Li mang tính chủ vì
Li ở vạt trước.
Tóm lại người thứ nhất dẫn đầu
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương có khuôn mặt Li mang
tính chủ, là đại diện đại tộc
Li của nhánh Càn Li.
+ Người thứ 2 sau người dẫn đầu
như đã nói ở trên là
người Càn Khôn thế gian (15/8).
Người thứ 2 sau người dẫn đầu
của nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương là
đại biểu đại tộcCàn
của nhánh Càn Li.
Người này là đại biểu của
nhánh Càn Li nói chung
và là đại diện phía đại
tộcCàn/Khôn
thế gian nói riêng.
Trang phục đầu như đã biết có đường
nét thẳng có góc cạnh mang
tính thái dương. Ở nhóm dương 7
người nhẩy múa ở bán viên dương
này có khuôn mặt
chính là Càn-Li.
Phần sau gáy nói cho biết thuộc đại
tộc, tộc nào. Ở đây có
hình tam giác Càn trong
có sọc gió không gian Khôn
biểu tượng Càn/Khôn. Như thế phần trang
phục đầu cho biết người này là
Càn thái dương nhánh Càn
Li. Thật vậy, tay phải cầm phách hay lệnh nọc
hình tháp Li nhưng ở đây
cường điệu rộng và choãi ra mang
nhiều dương tính nên đây
là Li mang tính Càn thế gian.
Tay trái cầm gậy dài nhất,
dài hơn cả cây gậy của người dẫn đầu Li
nhưng hơi cong mang âm tính tức
Khôn, diễn tả gậy Càn âm tức
gậy Gàn Khôn.
Váy có vạt trước có dạng
hình nọc chữ nhật thẳng Càn có
sọc Khôn diễn tả tính Càn
Khôn và vạt sau cường điệu như
dòng thác chẩy mạnh về bên
trái trong có ba nọc ngang cương điệu
diễn tả Càn âm nhánh
Càn-Li.
Tóm lại người thứ hai sau người dẫn
đầu nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương là đại diện đại
tộc Càn của nhánh Càn
Li.
Vì người này đi sau người dẫn đầu
nên Càn này mang tính
thứ, liệt.
-Bốn người đi sau hai người đại biểu
Bốn
người đi sau hai người dẫn đầu của nhóm 7
người nhẩy múa ở bán viên
dương biểu tượng cho bốn tộc ứng với tứ
tượng.
Đây là bốn người đại
diện của bốn tộc ứng với Tứ Tượng
đây là Tứ Dân.
Đọc theo chiều dương từ trái qua phải, ta
có theo thứ tự như trên đã thấy
là Càn/Khôn, Li/Khảm, Cấn/Chấn
và Tốn/Đoài.
+ Người thổi khèn (người thứ 6 sau người dẫn
đầu) là người đại diện tộc
Càn/Khôn vũ trụ (7/0).
Người thứ 6 thổi kèn sau
người dẫn đầu của nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương biểu
tượng cho tộcCàn/Khôn
thái dương của nhánh nọc dương
Càn Li.
Trang phục đầu như đã biết có
đường nét thẳng có góc cạnh
mang tính thái dương.
Phần sau gáy nói cjo biết thuộc đại
tộc, tộc nào. Ở đây có
hình bờm gió cường điệu (so với người
thổi khèn của nhóm 6 người nhẩy
múa) diễn tả bằng hình túi,
nang Khôn có sọc tạo ra ba nọc
Càn. Như thế phần trang phục đầu này
cho biết người này là tộc Càn
dương thái dương/ Khôn thái
âm. Hai tay cầm khèn. Như trên
đã nói đây là khèn
bầu nước Khôn/ Càn tức khèn bầu
thái âm mang nghĩa Càn
Khôn, sinh tạo, tạo hóa. Bầu
khèn hình bong bóng có
viền kép tức OO, Khôn còn ba
cây sậy ở đây ngắn, cường điệu là
ba nọc Càn. Chữ “chấm vòng
tròn” trong khèn mang nghĩa nọc
nòng, Càn Khôn, sinh tạo.
Khèn này là khèn
Càn Khôn Cõi Trên Đại Vũ
Trụ phía dương, trong khi khèn của
nhóm 6 người nhẩy múa là
khèn Trời Đất cõi Tiểu Vũ Trụ
phía âm (xem dưới).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
ta thấy Càn/Khôn ứng với Đế Ánh
Sáng Càn Đế Minh/ Khôn Vụ
Tiên.
Tóm lại khèn bầu này có
bầu là bầu thái âm
Khôn/Càn thái dương, là
khèn Càn Khôn Cõi
Trên Đại Vũ Trụ phía dương.
Đối chiếu với Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc,
khèn bầu này là quả Bầu
Nước-Lửa vũ trụ mầu đỏ lửa có hình
mây nước trên quả bầu ở trên
bàn Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc do
tôi vẽ kiểu (xem hình Việt Dịch Bầu Cua
Cá Cọc ở dưới).
Váy người này có hai vạt bằng
nhau diễn tả Càn thái dương. Thật vậy
trên váy có “chấm vòng
tròn” dương, thái dương, Càn
và có sọc không gian mang
tính Khôn. Váy mang tính
Càn/Khôn.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại diện cho tộcCàn/Khôn
thái dương của nhánh nọc dương
Càn Li.
+ Người thứ 5 sau người dẫn đầu là đại diện
tộc Li/Khảm.
Người thứ 5 sau người dẫn
đầu của nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương biểu tượng cho tộcLi/Khảm thái dương của
nhánh nọc dương Càn Li.
Trang phục đầu như đã biết có
đường nét thẳng có góc cạnh
mang tính thái dương.
Phần sau gáy nói cho biết thuộc đại
tộc, tộc nào. Ở đây có
hình lưỡi rìu ngang chữ nhật.
Búa rìu lưỡi ngang giống sừng hươu
biểu tượng cho Li lửa thế gian, đất núi
dương. Rìu búa, bổ là dương, ở
đây lưỡi có hình chữ nhật
không nhọn là rìu mang
tính âm tức âm của dương tức
thiếu dương Li nhưng không sắc nhọn hiệp với
tính Khảm (Li Kì Dương Vương với Khảm
Thần Long).
Lưu Ý:
Xin nhắc lại hình chữ nhật do
vòng tròn chuyển động tức dương
hóa sinh ra có một cạnh nọc que
dài và một cạnh nọc que ngắn
có một khuôn mặt là thiếu
dương trong khi hình vuông có
hai cạnh bằng nhau có một khuôn mặt
thái dương.
Rõ và chắc chắn nhất là trong
lưỡi rìu ngang chữ nhật này có
phụ đề “vòng tròn có chấm”
có một nghĩa ở đây là thiếu
dương Li. Như thế phần trang phục đầu này cho
biết người này là tộc Li
hôn phối với Khảm. Tay phải cầm phách
hay lệnh hình tháp nhọn Li thái
dương thế gian, nhưng hình tháp ở
đây nhỏ so với hình tháp cầm ở
tay người Li/Khảm dẫn đầu nhóm bởi vì
Li/Khảm ở đây là đại diện cho tộc,
còn Li/Khảm của người dẫn đầu là đại
biểu cho đại tộc. Tay
trái cầm gậy thẳng Càn nhưng
dài nhất, thẳng như hình núi
trụ diễn tả gậy Trụ Chống Trời, Núi Trụ Thế
Gian. Cần lưu tâm vì Li thuộc đại tộc
Li thế gian mang tính chủ nên gậy ở
đây dài nhất.
Vạt sau váy có hai sọc ngắn diễn tả
thiếu dương Li (hai nọc làm ra lửa) diễn tả
vạt dòng Li/Khảm. Váy mang tính
Li/Khảm.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại diện cho tộcLi/Khảm
thái dương của nhánh nọc dương
Càn Li.
Lưu ý
Hai người thứ 6 và thứ 5 này
là biểu tượng cho Càn và Li
nhưng ở đây là tộc, cần
phân biệt với người số 1 dẫn đầu và
người số 2 theo sau cũng là biểu tượng cho
Li và Càn nhưng là đại
tộc.
+ Người thứ 4 sau người dẫn đầu
là đại diện tộc Chấn/Cấn.
Người thứ 4 sau người dẫn đầu
của nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương biểu tượng cho tộcChấn/Cấn thái dương
nhánh nọc dương Càn Li.
Trang phục đầu như đã biết có đường
nét thẳng có góc cạnh mang
tính thái dương.
Phần sau gáy nói cho biết thuộc
đại tộc, tộc nào. Ở đây có
hình đầu chim hình chữ V có một
nghĩa là nước dương, vực thẳm Chấn, trong
có phụ đề chữ “chấm vòng tròn”
ở đây có một nghĩa là
thái dương.
Như thế phần trang phục đầu này cho biết
người này là Chấn/Cấn. Tay phải cầm
phách hay lệnh hình núi
tháp Li thái dương thế gian có
hai nhánh bằng nhau nhưng hẹp mang
tính Cấn (núi, đất âm). Tay
trái cầm gậy khá thẳng, dài vừa
phải mang tính Càn của tộc Cấn
(Núi âm). Gậy này là gậy
Càn mang tính Cấn. Vạt váy sau
hình tháp có các sọc
âm mang tính Cấn, trong khi vạt trước
hình răng lược ngang nước Chấn. Váy
mang tính Chấn/Cấn.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại diện cho đại tộc Chấn/Cấn thái
dương của nhánh nọc âm
Chấn/Đoài.
+ Người thứ 3 sau hai người dẫn đầu: đại diện
tộc Đoài/Tốn.
Người thứ 3 sau người dẫn
đầu của nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương biểu tượng cho tộcĐoài/Tốn thái dương
nhánh nọc dương Càn Li.
Trang phục đầu như đã biết có đường
nét thẳng có góc cạnh mang
tính thái dương.
Phần sau gáy nói cho biết thuộc đại
tộc, tộc nào. Ở đây có
hình cánh chim Đoài. Tay phải
cầm phách hay lệnh có phần bên
trái dài hơn mang dương tính
là nọc (|), phần bên trái ngắn
là âm nòng, gộp lại là |
O, thiếu âm, bản thể của gió
Đoài.
Tay trái cầm gậy Càn hơi cong mang
âm tính, tay cầm ở chính giữa
gậy chia gậy ra làm hai phần bằng nhau tức
hai nọc thái dương mang tính
thái dương của âm tức
Đoài. Đây là gậy
Càn mang tính Đoài. Vạt
váy sau có rất nhiều sọc nước ngang
diễn tả Chấn. Vạt trước có hình
cánh chim có sọc âm mang
tính Đoài. Váy mang tính
Đoài.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại diện cho tộc Đoài/Tốn
thái dương thế gian của nhánh nọc
âm Chấn Đoài.
Tóm tắt lại:
Nhóm 7 người nhẩy múa ở trên
bán viên dương là những người
ngành nọc mặt
trời thái dương, nhánh
dương, thuộc họ người Tiểu Vũ Trụ.
Họ này gồm hai ngành: ngành
Nọc dương thái dương trên mặt trống ứng
với phần cổ quả bầu nậm hình nọc
que và ngành Nòng
thái dương ở trên thuyền trên mặt
nước ứng với phần bầu của quả bầu nậm hình
nòng O. Ngành Nọc dương
thái dương trên mặt đất ở đây gồm
có hai nhánh dương âm. Ở
đây là nhánh
dương Càn Li tức
là nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương.
Nhóm 7 người nhẩy múa này
là nhánh nọc dương gồm 6 người
còn lại sau khi trừ người Vũ Trụ cuối
cùng ra. Sáu người này gồm:
Hai người đại biểu cho hai đại tộc:
+ Người thứ nhấtdẫn đầuLi/Khảmthế gian
là đại biểu của nhánh Càn Li
nói chung và có khuôn mặt
mang tính chủ là đại tộc
Li.
+ Người thứ 2 sau người dẫn đầu
là đại biểu của nhánh Càn Li
nói chung và là đại diện của đại
tộcCàn/Khôn thế
gian nói riêng.
Bốn người đi sau hai người đại biểu
của ngành này là bốn người đại
diện của bốn tộc ứng với Tứ Tượng.
Đây là Tứ Dân.
+ Người thứ 3 sau hai người dẫn
đầu: đại diện tộcĐoài/Tốn.
+ Người thứ 4 sau người dẫn đầu:
đại diện tộc Chấn/Cấn.
+ Người thứ 5 sau người dẫn đầu: đại diện tộc
Li/Khảm.
+ Người thổi khèn thứ 6
sau người dẫn đầu: đại diện tộc
Càn/Khôn.
Như thế ta thấy người cuối cùng mang
hình bóng Bầu Hư Vô (Vô
Cực), Bầu Thái Cực, hai người dẫn dầu mang
hình bóng Lưỡng Nghi và bốn
người sau hai người dẫn đầu mang hình
bóng Tứ tượng âm dương ứng với
Bát Quái. Ta có dương Dịch
nòng nọc Đông Sơn.
Xin lưu tâm, đọc theo chiều dương và
theo Dịch dương, người dẫn đầu mang khuôn mặt
Li thế gian cho thấy Li thế gian mang tính
chủ. (Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, ta thấy đây là khuôn mặt Li
Kì Dương Vương của nước Xích Quỉ thuộc
họ Hồng Bàng mặt trời thế gian mang
tính chủ hơn Càn Đế Minh).
Để kiểm chứng cho vững chắc thêm nữa
và để dễ nhớ ta đối chiếu với Việt Dịch Bầu
Cua Cá Cọc do tôi thiết kế (Việt Dịch
Bầu Cua Cá Cọc):
Lưu Ý
Hiện nay thường
gọi sai trò chơi này là Bầu
Cua Cá Cọp. Trò chơi này
không có con Cọp mà có
con hươu nọc, hươu cọc, hươu sừng. Hươu
là hiêu, là hươu, là
hưu là hèo là nọc, cọc.
Hán Việt Lộc, hươu sừng biến âm với
Việt ngữ nọc. Con Lộc là con nọc, con cọc
(L là dạng dương hóa của N)… Con
hươu sừng tiếng cổ Việt là con Cọc,
con Nọc tức con hươu Việt. Vì thế phải gọi
là Bầu Cua Cá Cọc mới đúng
(Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).
-Người dẫn đầu là Li/Khảm thế
gian (13/10) ứng với khuôn mặt Đất dương thiếu
dương của Con Gà đứng dưới đất và quay
mặt về bên trái. Gà sống
là con qué (gà qué), con
que, con cọc, con cock, con coq, là kẻ,
kì. Gà sống nhiều trên mặt đất
là biểu tượng cho dương, lửa, mặt trời
cõi đất thế gian, đội lốt chim cắt lửa vũ trụ
Càn Viêm Đế ở cõi thượng thế,
tạo hóa vì thế mới đứng dưới đất.
Gà quay mặt về bên trái mang
tính âm tức âm của dương
là thiếu dương, bản thể của Li. Khuôn
mặt này ứng với khuôn mặt Đế (Li) của
Viêm Đế. Đế có nghĩa là vật
chống đỡ liên hệ với Núi Trụ Chống
Trời, Núi Thế Gian, biến âm với
Đá, đất dương Li. Theo truyền thuyết
dòng Viêm Đế là con chim Nọc
dương Cắt. Đế, Li là khuôn mặt thiếu
dương OI, tức Bồ Cắt (Khai Quật Kho Tàng Cổ
Sử Hừng Việt). Khuôn mặt Li đứng dưới đất quay
mặt về phía trái âm của con
gà tương đương với chim bồ cắt hay chim cắt
đất (loài ground hornbill).
– Người đi sau người dẫn đầu là
Càn/Khôn ứng với khuôn mặt Lửa
thái dương của Con Gà ở trên
đang bay và quay mặt về phía tay phải
dương trong bàn Việt Dịch Bầu Cua Cá
Cọc của tôi. Gà sống là
qué, que, cọc, cock, coq. Gà cũng
là một loài chim mang dương
tính nên gà bay
biểu tượng cho lửa trời Càn vì
cùng loài với chim trĩ, chim phượng.
Con gà này có mào ba mấu
nhọn hình đinh ba hay ba nọc tia sáng
mũi mác mang tính Càn.
Khuôn mặt này ứng với khuôn mặt
Viêm (Càn) của Viêm Đế.
Viêm biến âm với Diêm
là que quẹt lửa. Que lửa là Càn
(Càn là cần, cành, là
Pháp ngữ canne, Anh ngữ cane). Theo truyền
thuyết dòng Viêm Đế là con chim
Nọc dương Cắt. Viêm Càn là
khuôn mặt thái dương II, tức Bổ
Cắt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng
Việt). Khuôn mặt gà Càn
có mào ba mấu nhọn tương đương với
chim bổ cắt hay chim cắt lửa vũ trụ.
Dân dã Việt Nam chọn con Gà
biểu tượng cho ngành mặt trời nọc
thái dương thế gian tức Đế Minh cháu
ba đời Viêm Đế, đội lốt thần mặt trời
Viêm Đế rất chí lý vì con
gà là con qué, con que, con ke,
con nọc, là con chim Việt thế
gian mang dương tính sống
trên mặt đất rất gần gũi với con người.
Bốn người còn lại, đọc
theo chiều dương từ trái qua phải ứng với Bầu
Cọc Cá Cua:
+ Bầu: Người thổi khèn thứ 6 sau người dẫn
đầu (trước người có trang phục đầu bầu nậm):
đại diện tộc Càn/Khôn. Khèn bầu
nước thái âm Khôn ứng với
hình chiếc bầu trên bàn Bầu Cua.
Bầu ở đây có mầu đỏ Càn. Bầu
nước đỏ là Bầu Càn/Khôn mang
khuôn mặt đội lốt vũ trụ, sinh tạo. Đối chiếu
với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với Đế
Minh/Vụ Tiên đội lốt Viêm Đế/ Thần
Nông.
+ Cọc: Người thứ 5 sau người dẫn đầu là đại
diện tộc Li/Khảm ứng với con Hươu trên
bàn Bầu Cua. Hươu Nọc Lửa Kì
Dương Vương mang dòng máu hay đội lốt
mang (mễn) tạo hóa có di thể Sừng của
họ Khương của Viêm Đế (xem chương Thú
Vật Trên Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á).
+ Cá: Người thứ 4 sau người dẫn đầu
là đại diện tộc Chấn/ Cấn ứng với con
Cá Chép trên bàn Bầu Cua.
Đây là con cá Chép Lạc
Long Quân mang tính nước dương Chấn
có thể hóa thành rồng Long
và hôn phối với Cấn (Biển Chấn Lạc Long
Quân lấy Núi Âu Cơ Cấn).
+ Cua: Người thứ 3 sau người dẫn đầu là đại
diện tộc Đoài/Tốn ứng với con Cua trên
bàn Bầu Cua. Con Cua này là con
cua gió tức con còng
gió. Đây là khuôn mặt
bầu trời sinh tạo của Hùng Vương đội lốt Tổ
Hùng sinh tạo tạo hóa, bầu vũ trụ, bầu
trời khí gió, không gian. Con
cua tương đương với con rùa vì đều
có mai tròn biểu tượng cho bầu trời,
vòm vũ trụ dương thiếu âm khí
gió (xem Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).
Tôi đã chứng minh Hùng Vương
có khuôn mặt Đoài vũ trụ
khí gió (ở đây có
khuôn mặt còng gió) tương đương
với Phục Hy có một khuôn mặt là
con rùa qui cũng có một khuôn
mặt Đoài vũ trụ khí gió đi với
Dịch (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Lưu Ý
Xin nhắc lại Dịch Trung Hoa là Dịch
muộn, duy tục, thế gian nên chỉ hiểu
Đoài theo nghĩa thế gian là ao đầm.
Dịch nòng nọc trên trống đồng
nòng nọc, âm dương thiên về Vũ
Trụ Tạo Sinh là Dịch cõi tạo
hóa nên Đoài phải hiểu theo
diện Đoài vũ trụ sinh tạo là bầu
khí vũ trụ, bầu gió không
gian. Đoài có nghĩa là
cái túi, Anh ngữ là Tui biến
âm mẹ con với Việt ngữ Túi (xem
Ý Nghĩa Nôm Na của Các Từ Dịch
trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Ở cõi tạo hóa cái túi
biểu tượng cho bầu không gian Khôn.
Túi dương tức Khôn dương là
Túi khí gió Đoài vũ
trụ. Ở cõi đất thế gian cái
túi dương là bọc nước ấm ao đầm. Cần
phải phân biệt Đoài vũ trụ với
Đoài thế gian chỉ hiểu theo Dịch muộn Trung
Hoa.
Ở đây ta cũng thấy rất rõ nhóm
7 người nhẩy múa ứng với Kì Dương
Vương.
* Cần lưu tâm, ta thấy 4 tộc ứng với
Bầu Cọc Cá Cua, tức đọc theo chiều dương
trên bàn Bầu Cua ứng với dòng
dương, lửa Kì Dương Vương phía mẹ
Thái Dương thần nữ Âu Cơ mặt trời
bình minh. Đọc theo chiều âm,
chúng ta có Bầu Cua Cá Cọc ứng
với Lạc Long Quân (xem dưới).
2. Cách thứ nhì đọc theo phía
âm:
Hai người cuối cùng của nhóm 7 người
nhẩy múa là hai người đại biểu của hai
đại tộc.
Những người trong cách đọc này
có thứ tự ngược với thứ tự của cách
đọc trước nghĩa là ta có từ
trái qua phải 10, 8, 6, 4, 2, 0. Theo
âm dương hôn phối (vì trống đồng
là trống âm dương) ta có:
– Hai người đại diện của hai đại tộc:
./Người thổi kèn (không kể người
có trang phục đầu hình bầu nậm)
là Li/Khảm thế gian 13/10. Vắn tắt cái
khèn ở đây mang khuôn mặt bầu
nước trời Khảm và chữ “chấm vòng
tròn” trên người ở đây mang nghĩa
Li. Người này là đại biểu của
nhánh nọc âm Càn Li nói
chung và đại tộc Li nói riêng
và Li là khuôn mặt mang
tính chủ.
./Người trước người thổi kèn (thứ 5)
là Càn/Khôn thế gian 15/8
có phần trang phục sau đầu ở đây mang
khuôn mặt âm có hình chữ
nhật dạng nam hóa của O. Trong có
“vòng tròn có chấm” là
dương Càn. Người này là đại
diện của nhánh nọc âm Càn Li
nói chung và đại tộc
Càn/Khôn thế gian nói
riêng, có khuôn mặt Càn
mang tính phụ.
– Bốn người đại diện của bốn tộc của nhánh
nọc âm:
Bốn người đi sau hai người đại biểu của
ngành này là bốn người đại diện
của bốn tộc nhánh nọc âm ứng với Tứ
Tượng.
+ Người thứ 4 là Đoài/Tốn có
phần sau gáy của trang phục đầu ở đây
có hình cánh tam giác,
trong có hình ngữ “chấm vòng
tròn” có một nghĩa là
Đoài vũ trụ .
+ Người thứ 3 là Chấn thế gian/Cấn có
phần sau gáy của trang phục đầu ở đây
có túi có ba sọc nước có
một khuôn mặt là nước Chấn.
+ Người thứ 2 sau người dẫn đầu là Li/Khảm
có phần sau gáy của trang phục đầu ở
đây có hình tháp Li trong
có ba sọc nước Khảm.
+ Người dẫn đầu là Càn/Khôn vũ
trụ có phần sau gáy của trang phục đầu
ở đây có hình mỏ chim trong
có phụ đề các nọc chấm lửa
nguyên tạo Càn có một
khuôn mặt là Càn/Khôn
nhánh nọc âm.
Như thế đọc theo chiều âm ta có người
dẫn đầu mang khuôn mặt Càn trong khi
đọc theo chiều dương người này mang
khuôn mặt Li. Nói một cách
khác người dẫn đầu này có hai
khuôn mặt âm dương Càn Li
tùy theo cách đọc theo nòng
nọc, âm dương biểu tượng cho hai đại tộc
Càn Li thế gian và khuôn mặt Li
mang tính chủ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việ
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương này là nhánh
Càn Li Viêm Đế thái dương,
có khuôn mặt Đế Li mang tính
chủ, ở họ Hồng Bàng thế gian là Li
Kì Dương Vương, vua nước Xích Quỉ
Người Mặt Trời, tức Bách Việt mang
tính chủ.
Cần lưu tâm
Tôi so sánh các người ở
đây với Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc chỉ
có chủ đích giúp người đọc dễ
hiểu và dễ nhớ mà thôi,
còn cách diễn tả bằng các biểu
tượng của người và trên bàn bầu
cua có thể có những dị biệt.
(phần
4)
D.Những Người Đại biểu Của Nhánh Nọc
Âm Mặt Trời Thái Dương: Nhóm 6
Người Nhẩy Múa ở Bán Viên
Âm.
Bây giờ ta giải đọc ngành nọc âm
thái dương tức nhóm 6 người nhẩy
múa, trên bán viên
âm của mặt trống. Số 6 là số âm,
số Tốn, âm thái dương, số lão
âm, lửa âm, mặt trời âm
thái dương.
Nhóm 6 người nhẩy
múa ở bán viên âm.
Những
Điểm mấu chốt chính.
Ở nhóm nọc âm 6 người có trang
phục đầu giống nhóm 6 người ở nhóm 7
người nhẩy múa, vì ở nhóm
âm nên ta có thể suy ra ngay
nhóm 6 người nhẩy múa có hai
đại tộc ứng với hai số âm nằm hai bên số
6 là số 4 và số 8 theo thứ tự 4-6-8.
Số 4 là Cấn theo âm Dịch hôn phối
với Đoài. Đoài lưỡng hợp với
khuôn mặt Li theo lưỡng hợp Tiểu Vũ Trụ
và số 8 là Khôn theo duy
âm có khuôn mặt dương đại diện
là Chấn (Chấn chỉ là khuôn mặt
đại diện). Chấn lưỡng hợp với khuôn mặt
Càn theo lưỡng hợp Đại Vũ Trụ của nhóm
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương.
Như thế ở nhóm 6 người nhẩy múa ở
bán viên âm này có
hai đại tộc đại diện là
Đoài và Chấn lưỡng hợp hai đại tộc Li
và Càn của nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương.
Vì Li là khuôn mặt chủ, ta suy
ra ngay Đoài/Cấn thế gian là
khuôn mặt chủ của nhóm này.
1. Cách thứ nhất đọc theo phía dương:
hai người dẫn đầu của nhóm 6 người nhẩy
múa là hai người đại biểu của hai đại
tộc.
Như đã nói nhóm 6 người nhẩy
múa gồm hai đại tộc Đoài/Chấn với
Đoài mang tính chủ.
Sáu người này đều có trang
phục đầu giống trang phục đầu của 6 người ở
nhóm 7 người nhẩy múa nhưng ở
đây phía nọc âm nên
các trang phục đầu này mang nghĩa nọc
âm (âm nam). Theo duy âm,
đây là con chim nọc âm
thái dương vũ trụ. Con chim này theo
phía dương quay đầu về phía phải
có phần cao nhất là mũ sừng mang
âm tính ứng với Chấn /Càn (lưỡng
hợp) và theo phía âm đầu quay về
phía trái có đuôi
là hình nọc chữ nhật đứng cao nhất ở
mé tận cùng bên phải của trang
phục đầu.
Cũng như nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương, ta thấy ngay tức khắc 6
người này gồm có hai người là
đại biểu của hai đại tộc Đoài/Chấn của
nhánh nọc âm ứng với lưỡng nghi
và bốn người còn lại là đại
diện cho bốn tộc ứng với Tứ Tượng của phía
nọc âm thái dương.
Đây là nhánh nọc âm
thái dương ta suy ra ngay là đọc ngược
lại với nhóm dương của nhóm 7 người
nhẩy múa, tức theo chiều âm, tức từ
phải qua trái hay theo chiều kim đông
hồ, ta có các người theo thứ tự
là 10, 8, 6, 4, 2, 0. Hai người dẫn đầu mang
tính cách đại biểu nên
khuôn mặt dương Đoài 11 đại diện cho
Khảm 10 ta có 11/10 (Đoài/Khảm thế
gian) và Chấn 9 đại diện cho Khôn 8, ta
có 9/8 (Chấn/Khôn). Ở bốn tộc ứng với
Tứ Tượng ta có sự hôn phối âm
dương để tạo thành bát quái.
Theo hôn phối âm dương theo dòng
âm tức âm Dịch ta có: người thứ 6
gõ mõ là Chấn/Tốn vũ trụ
1/6, người thứ 5 thổi khèn là
Đoài/Cấn 3/4 vũ trụ, người thứ 4 là
Li/Khảm 5/2 vũ trụ, người thứ 3 là
Càn/Khôn 7/0 vũ trụ.
Như thế ta có:
Hai người đại biểu của hai đại tộc của nhóm
là hai người dẫn đầu của nhóm:
+ Người thứ nhất dẫn đầu
Đoài/Khảmlà đại
biểu của nhánh nọc âm
thái dương Đoài Chấn thế gian
nói chung và là đại diện đại
tộc Đoài/Khảm thế gian nói
riêng.
Người số 1dẫn đầu
Đoài/Khảm đại biểu của nhóm
Đoài Chấn của 6 người nhẩy múa ở
bán viên âm.
Trang phục có nét nọc que và
có góc cạnh mang dương tính
diễn tả tính thái dương.
Phần sau gáy của trang phục đầu cho
biết thuộc đại tộc, tộc nào.
Ở đây phần trang phục đầu sau gáy
có hình hộp vuông có
nóc bằng nghiêng như mái
nhà tức Đoài trong có phụ đề
“chấm vòng tròn” có một nghĩa
là Đoài và các sọc nằm
nghiêng nước Khảm tức Đoài/Khảm. Như
thế phần trang phục đầu này cho biết người
này là Đoài/Khảm.
Tay phải cầm phách hay lệnh, ở đây
có hình mái nhà tức
vòm trời nòng mang tính
thái dương tức Khôn thái
dương Đoài nghĩa là phách mang
hình ảnh vòm trời thái dương
hình nóc nhà chữ V úp
ngược hay /\ (trong khi ở nhóm 7 người
nhẩy múa ở bán viên dương
phách hay lệnh có khuôn mặt Li
thì có hình núi
tháp nhọn đỉnh biểu tượng núi đất thế
gian).
Tay trái cầm đòng. Tổng quát
đòng là khí biểu của
dòng Khôn (Chấn Đoài). Ta thấy
đòng ở đây có mang khuôn
mặt là đòng Chấn/Đoài. Tuy
nhiên, ở đây đọc theo duy dương,
đòng này có khung chữ nhật
có những tua hay lông chim hình
gió tạt ngang Đoài và nhất
là có phụ đề chữ “chấm vòng
tròn” có một nghĩa là
Đoài cho biết Đoài mang tính
chủ. Đây là đòng
Đoài/Chấn.
Vạt váy trước có những chấm dương
mang tính Đoài và vạt
váy sau có sọc ngang nước mang
tính Chấn. Váy mang tính
Đoài Chấn.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại diện cho ngành Đoài Chấn
phía nọc âm thái dương và
khuôn mặt Đoài mang tính chủ.
Ta thấy rất rõ người dẫn đầu của nhóm
7 người nhẩy múa là Li/Cấn thế gian
thì bắt buộc người dẫn đầu của nhóm 6
người nhẩy múa này phải là
Đoài/Khảm thế gian để có sự lưỡng hợp
Tiểu Vũ Trụ tức ở Cõi Nhân Gian giữa
thiếu dương Li với thiếu âm Đoài.
+ Người thứ 2 sau người dẫn
đầu 9/8 Chấn/Khôn là là đại
diện đại tộc Chấn/Khôn thế gian nhánh
nọc âm thái dương.
Người số 2 sau người dẫn đầu
là đại tộc Chấn /Khôn nhóm 6
người nhẩy múa ở bán viên
âm.
Trang phục có nét nọc que và
có góc cạnh mang dương tính
diễn tả tính thái dương.
Phần sau gáy của trang phục đầu cho
biết thuộc đại tộc, tộc nào.
Ở đây phần trang phục đầu sau gáy
có hình túi xẹp lép
có sọc nước mang nhiều âm tính
Chấn.
Chấn ở đây theo duy âm là Chấn
đại diện cho Khôn. Như thế phần trang phục đầu
này cho biết người này là
Chấn/Khôn.
Tay phải cầm phách hay lệnh Đoài vũ
trụ hình nóc nhà. Phách
hay lệnh này có hai nhánh bằng
nhau là dạng thái dương hóa của
hai nòng OO nước mang tính Chấn
thái dương Khôn.
Tay trái cầm gậy âm khá cong
mang nhiều âm tính Khôn Chấn.
Vạt váy trươc có những sọc nước ngang
Chấn và vạt sau có những sọc
không gian Khôn. Váy mang
tính Chấn/Khôn.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại diện đại tộc Chấn/Khôn của
nhánh nọc âm thái dương.
Bốn người còn lại là bốn người đại
diện của bốn tộc ứng với Tứ Tượng. Đây
là Tứ Dân của nhánh nọc
âm.
+ Người sau cùng đánh
mõ là đại diện cho tộc Chấn/Tốn vũ
trụ.
Người số 6 sau cùng đại
diện tộc Chấn /Tốn
.Trang phục có nét nọc que và
có góc cạnh mang dương tính
diễn tả tính thái dương.
Phần sau gáy của trang phục đầu cho
biết thuộc đại tộc, tộc nào.
Ở đây trang phục đầu sau gáy
có hình chữ V mang nghĩa nước
thái dương Chấn, trong có phụ đề chữ
“chấm vòng tròn” có một nghĩa
là mặt trời, thái dương. Như thế phần
trang phục đầu cho biết người này là
Chấn thái dương. Chấn này hôn
phối với Tốn theo âm Dịch (Tiên
Thiên bát quái). Vậy người cuối
cùng thuộc tộc Chấn/Tốn.
Tay phải cầm mõ. Đây phải là
cái mõ, một thứ nhạc cụ vì tất
cả những người nhẩy múa khác đều cầm
trong tay các nhạc cụ như chuông ngửa
chữ U, khèn, phách, lệnh thì
bắt buộc người này cũng phải cầm một nhạc cụ.
Chiếc mõ này có vách
kép là hình hai chữ OO lồng
vào nhau tức nước thái âm.
Mõ âm có mái có
chóp nhọn mũi mác ^ mang tính
thái dương một bên nóc
chóp kéo dài ra thành
một ngạnh nhọn nhấn mạnh thêm ý nghĩa
của dương. Như thế mõ mang nghĩa nước dương
thái dương tức Chấn thái dương.
Mõ có đế có chân đứng
trông như cái bầu nước có
hình hai giọt nước thái dương Chấn
có góc cạnh (vì hiệp với
tính thái dương). Mõ lửa nước
là một thứ trống âm hư không vũ
trụ cũng biểu tượng cho sấm mưa ăn khớp với
khuôn mặt sấm mưa của Chấn vũ trụ. Tay
trái cầm vật tròn (có thể
là hòn đá) để gõ
vào mõ. Vật gõ tròn
này diễn tả chữ “nọc chấm-vòng
tròn” có thể hiểu theo nhiều nghĩa.
Nghĩa thứ nhất là nọc chấm sinh tạo
thái dương nhấn mạnh đây là
mõ Chấn thái âm mang tính
thái dương giao hòa với vật gõ
Càn thái dương tức càn
khôn giao hòa ở cõi đại vũ trụ.
Nghĩa thứ hai nếu hiểu hòn đá “chấm
vòng tròn” có nghĩa là
Đoài gió dương cầm ở tay trái
âm tức là Đoài âm,
gió âm Tốn. Nhạc cụ này
nhìn chung biểu tượng Chấn/Tốn.
Vạt váy trước hình cánh
có những sọc nghiêng gió, theo
duy âm, mang tính Tốn gió
âm và vạt sau có những sọc nước
Chấn. Váy mang tính Chấn/Tốn.
Vậy người cuối cùng này mang đủ nghĩa
Vũ Trụ luận là đại diện cho đại tộc Chấn
dương thái âm /Tốn âm thái
dương của ngành nọc âm Đoài Chấn
thế gian.
Người Chấn/Tốn này giao hòa, lưỡng
hợp với người Càn/Khôn thứ 6 ở
nhóm 7 người nhẩy múa ở cõi Đại
Vũ Trụ thái âm với thái dương.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt,
ta thấy Chấn Lạc Long Quân hôn
phối với Âu Cơ Tốn O | |, tức thái
dương (| |) thần nữ (O) vì thế tay phải cầm
mõ bầu nước dương Chấn Lạc Long Quân
và tay trái cầm vật gõ Tốn
Âu Cơ.
Đối chiếu với Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc
thì mõ hình bầu gió
Chấn/Tốn này ứng với khuôn mặt bầu
gió tức ứng bầu gió Chấn/Tốn có
dải gió bay của quả Bầu Nước-Gió
(khuôn mặt sinh tạo tạo hóa của Lạc
Long Quân-Âu Cơ) có hình
móc nước lửa, sấm trên vỏ bầu ở
trên bàn Bầu Cua của tôi (xem
dưới). Chấn Lạc Long Quân và
Âu-Cơ có khuôn mặt bầu-nước
gió này nên đẻ ra bầu trứng thế
gian mang hình bóng bọc Trứng Vũ Trụ
của Tổ Hùng Vương tức 100 Hùng Lang
là vậy.
+ Người thứ 5 thổi khèn đại
diện cho tộc Đoài/Cấn.
Người số 5 sau người dẫn
đầu của nhóm 6 người nhẩy múa ở
bán viên âm là đại diện
tộc Càn /Khôn.
Người
thổi kèn này tổng quát giống
người thổi khèn Càn/khôn ở
nhóm 7 người nhẩy múa, chỉ khác
nhau về tính âm dương mà
thôi. Ở đây nhóm âm
nhóm 6 người nhẩy múa, người thổi
khèn này là Đoài/Cấn.
Khèn ở đây là khèn
Đoài non, gió hú đầu non, tiếng
khèn đầu non. Ta đã biết Đoài
vũ trụ, khí gió có biểu tượng
là một loài chim biết hú biết
hót như gió hú. Qua bài
đồng dao Bổ Nông là Ông Bồ Cắt,
ta đã biết chim tu hú là chim
biểu của Đoài vũ trụ (Ca Dao Tục Ngữ, Tinh
Hoa Dân Việt). Vậy khèn bầu thuộc bộ
gió mang tính Đoài gió
dương rất chí lý.
Đoài là thái dương của
âm so với khèn Càn/Khôn ở
nhóm 7 người nhẩy múa là
Càn thái dương của dương, ta thấy ngay
khèn Đoài/Cấn mang âm
tính hơn, trông giống hình con
chim đang xoải cánh lướt gió.
Bầu ở đây có thể coi mang nghĩa bầu
gió, bầu trời, ba cây sậy ở đây
dài mang âm tính hơn là
ba nọc Càn. Ở đây ba cây sậy với
3 có thể hiểu là số 3 Đoài .
Rõ và tin tưởng nhất là chữ
“chấm vòng tròn” trong khèn
mang nghĩa Đoài. Khèn này
là khèn Đoài. Đoài/Cấn
là khèn Đoài Trời Cấn Đất,
cõi Tiểu Vũ Trụ phía âm của
phía nọc âm, trong khi khèn
Càn/Khôn ở Cõi Trên
Đại Vũ Trụ phía nọc dương của nhóm 7
người nhẩy múa.
Trang phục có nét nọc que và
có góc cạnh mang dương tính
diễn tả tính thái dương.
Phần sau gáy của trang phục đầu cho
biết thuộc đại tộc, tộc nào.
Ở đây phần trang phục đầu sau gáy
có hình tua đuôi chim biểu tượng
cho Đoài vũ trụ khí gió.
Vạt váy trước hình cánh chim
mang tính Đoài và vạt sau
có những chấm nọc dương biểu tương cho Cấn
đất âm. Váy mang tính
Đoài/Cấn.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại biểu cho tộc Đoài/Cấn
thái dương của nhánh nọc âm
thái dương Đoài Chấn thế gian.
+ Người thứ 4 sau người dẫn đầu: đại diện
tộc Li/ Khảm.
Người số 4 sau người dẫn đầu của
nhóm 6 người nhẩy múa ở bán
viên âm là đại diện tộc Li
/Khảm.
Trang phục có nét nọc que và
có góc cạnh mang dương tính
diễn tả tính thái dương.
Phần sau gáy của trang phục đầu cho
biết thuộc đại tộc, tộc nào.
Ở đây phần trang phục đầu sau gáy
có hình lưỡi rìu ngang bọc chữ
nhật có “vòng tròn-chấm”
có một nghĩa là Li. Như thế phần trang
phục đầu cho biết người này là Li
hôn phối với Khảm.
Tay phải cầm phách hay lệnh nọc mũi
mác Đoài thái dương thế gian
có hình núi tháp nhọn.
Tay trái cầm gậy cong Chấn rất cong mang
nhiều âm tính nhất vì hiệp với
tính âm của nước Khảm.
Vạt váy trước hình tháp thon
tròn mang tính Li dòng âm
và vạt sau có những soc không
gian biểu tương cho nước mưa từ trời tức Khảm.
Váy mang tính Li/Khảm.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại diện cho tộc Li/Khảm thái dương
của nhánh nọc âm thái dương
Đoài Chấn.
+ Người thứ 3 sau người dẫn đầu: đại diện
tộc Càn/Khôn.
Người số 3 sau người dẫn đầu của
nhóm 6 người nhẩy múa ở bán
viên âm là đại diện tộc
Càn /Khôn.
Trang
phục có nét nọc que và
có góc cạnh mang dương tính
diễn tả tính thái dương.
Phần sau
gáy của trang phục đầu cho biết thuộc
đại tộc, tộc nào.
Ở đây
phần trang phục đầu sau gáy có
hình đầu chim hay tam giác Càn
trong có chấm nọc Càn, có phụ
đề chữ “chấm-vòng tròn chấm” có
một nghĩa là thái dương, Càn.
Như thế phần trang phục đầu cho biết người
này là Càn hôn phối với
Khôn.
Tay phải cầm phách hay lệnh Đoài
thái dương thế gian hình mái
nhà to rộng nhất mang nhiều dương tính
nhất tức Càn.
Tay trái cầm gậy cong Chấn dài nhất
mang nhiều âm tính Khôn.
Vạt váy trước hình cánh chim
có hai nọc thái dương mang tính
Càn dòng âm và vạt
sau có những sọc không gian Khôn.
Váy mang tính Càn/Khôn.
Vậy người này mang đủ nghĩa Vũ Trụ luận
là đại diện cho tộc Càn/Khôn của
nhánh nọc âm thái dương
Đoài Chấn thế gian.
Tóm tắt lại:
+ Người thứ nhất dẫn đầu: đại biểu của
nhánh nọc âm Đoài Chấn thế
gian nói chung và là đại
diện của đại tộc Đoài/Khảm thế gian
nói riêng.
+ Người thứ 2: đại diện của đại
tộc Chấn/Khôn của nhánh nọc
âm thái dương Đoài Chấn thế
gian.
Bốn người còn lại biểu tượng cho
bốn tộc ứng với Tứ Tượng, đọc theo chiều dương
thì:
+ người thứ 6 gõ mõ
là tộc Chấn/Tốn.
+ người thứ 5 thổi khèn
là tộc Đoài/Cấn.
+ người thứ 4 là tộc Li/Khảm.
+ người thứ 3 là tộc
Càn/Khôn.
Để kiểm chứng cho chắc trăm phần trăm và để
dễ nhớ ta lại đối chiếu với truyền thuyết và
cổ sử Việt. Ngành nọc âm này ứng
với ngành nọc âm Lạc Long Quân
dòng nước của chúng ta. Người cuối
cùng cầm mõ ứng với Chấn Lạc Long
Quân sấm mưa và Âu Cơ Tốn, U
Cò gió “phất phơ hai giải yếm
đào gió bay”. Hai người này đẻ
ra người thổi khèn Đoài vũ trụ
Hùng Vương. Theo diện thế gian hay lịch sử
(Hùng Vương thế gian hay lịch sử) thì
Tổ Hùng Vương Đoài vũ trụ sinh ra hai
dòng: dòng lửa phía Mẹ Lửa
Âu Cơ tức dòng Viêm Đế và
dòng nước phía Cha Lạc Long Quân
tức dòng Thần Nông.
Ở Cõi Tạo Hóa, theo vòng sinh
tạo quay tròn, Hùng Vương thế gian
là đầu cuối của vòng sinh tạo lại trở
thành đầu vòng sinh tạo đội lốt Tổ
Hùng tạo hóa Viêm Đế nên
đẻ ra Đế Minh cõi sinh tạo thế gian rồi Đế
Minh lại đẻ ra Kì Dương Vương. Kì
Dương Vương đẻ ra Lạc Long Quân. Lạc Long
Quân lại đẻ ra Hùng Vương thế gian.
Vòng sinh tạo xoay vần, nối tiếp mãi
vì thế mà ca dao Việt Nam mới
có câu:
Sinh con rồi mới sinh cha,
Sinh cháu giữ nhà
rồi mới sinh ông.
Giống như trên ở nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương ta
có thể so sánh với Việt Dịch Bầu Cua
Cá Cọc do tôi thiết kế:
Ở
nhóm âm 6 người nhẩy múa ở
bán viên âm này thuộc
phía âm Thần Nông thái
dương tức ngành con Tôm trên
bàn Bầu Cua (xin lưu ý ở trên
trống là Thần Nông mặt trời thái
dương chứ không phải là Thần Nông
không gian thái âm). Theo một
truyền thuyết thì dòng Thần
Nông thị là Người Có Đầu
Tôm.
Vì nhóm âm, ngành
âm ta phải đọc theo duy âm tức theo
cùng chiều với kim đồng hồ. Ở cõi thế
gian, theo chiều âm ta có
Bầu Cua Cá Cọc.
So sánh nhóm 6 người nhẩy
múa này với bàn Bầu Cua.
Đọc theo âm ta có:
-Người dẫn đầu đại biểu của nhánh
Đoài/Chấn ứng với nòng Khôn Thần
Nông tức con Tôm.
Xin giải thích một chút về con
Tôm (xem chi tiết trong Việt Dịch Bầu Cua
Cá Cọc, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).
Tôi vẽ con Tôm có thân
hình cong âm như vòm vũ
trụ, vòm bầu trời nòng Khôn, hai
càng to mầu đỏ thái dương và
quay mặt về phía tay phải, phía dương
nên con tôm càng này mang
dương tính, thái dương biểu tượng cho
âm thái dương, theo ngành lửa,
dương là mặt trời âm thái dương
của dòng âm, nước ứng với mặt trời
thái dương Thần Nông, có một
khuôn mặt đại diện là nước dương Chấn
ứng với mặt trời Nước Lạc Long Quân.
Con tôm sống dưới nước ao hồ sông biển
ở cõi thế gian có một khuôn mặt
biểu tượng cho nước cõi thế gian nhân
sinh, cho nòng, âm thế gian (xin lưu
ý Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc là
Dịch dân gian diễn tả các thú,
vật thế gian). Con Tôm thế gian đội lốt
con Rắn, con Rồng Nước tạo hóa vì thế
mà Tôm và Rồng cùng một
loài có cốt nước, nhưng Tôm sống
dưới cõi thế gian thấp hèn hơn rồng
bay lên cõi trời. Điều này thấy
rõ qua câu tục ngữ «Rồng đến
nhà Tôm», hôm nay trời mưa
(có nước) nên Rồng cao sang ở
trên trời mới xuống đến nhà Tôm
thấp hèn cõi đất thế gian.
Tôm biểu tượng cho Nòng, âm,
thái âm, cho cực âm, dòng
âm, Khôn, nước, phái nữ nên
cũng biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ. Do
đó dân gian Việt Nam mới ví
con tôm he (tôm đỏ)
với bộ phận sinh dục nữ (he là đỏ. He biến
âm với hoe là đỏ
như tóc hoe, mắt đỏ
hoe, he biến âm với hè là
mùa đỏ lửa). Con Tôm trên
bàn Bầu Cua thuộc dòng mặt trời
Khôn nước thái dương.
Con tôm trên bàn Bầu Cua của
tôi có ba khuôn mặt.
Con Tôm trên bàn Bầu Cua của
tôi có ba khuôn mặt. Con ở giữa
biểu tượng cho cực âm thế gian ngược với con
Gà biểu tượng cho cực dương thế gian trong
lưỡng nghi. Cực âm là nòng
(Khôn, âm) ứng với Thần Nông
có Khôn dương là thiếu
âm khí gió, ứng với Đoài
vũ trụ và Khôn âm là
thái âm nước ứng với Chấn. Con
Tôm Thần Nông cực âm nòng
Khôn Đoài/Chấn này có
phần đầu mầu xanh da trời, đầu có râu
ria tua tủa trông như đầu tóc bờm xơm,
trông như cái bờm gió biểu tượng
cho Đoài vũ trụ khí gió. Như
thế phần đầu con tôm biểu tượng cho
Đoài/Khảm ứng với Nông. Phần đuôi
mầu xanh dương nước biển có hình xoắn
móc nước biểu tượng cho Chấn ứng với Thần.
Con Tôm Thần Nông ở giữa
này tách ra làm hai tượng
Đoài và Chấn được diễn tả bằng con
Tôm thiếu âm Đoài vũ trụ ở trên
có mầu xanh da trời và con Tôm
thái âm Chấn có mầu xanh nước
biển ở dưới.
Ta thấy rất rõ người dẫn đầu đại biểu
nhóm 6 người nhẩy múa nhánh
Đoài/Chấn ứng với nòng Khôn Thần
Nông tức con Tôm (trong khi ở
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương, người dẫn đầu nhánh
Li/Càn ứng với con Gà) .
Người dẫn đầu có khuôn mặt mang
tính chủ Đoài biểu tượng cho đại tộc
Đoài như thế ứng với phần đầu của
Tôm Thần Nông ở giữa và dưới diện
tứ tượng ứng với con tôm khí
gió Đoài vũ trụ ở trên.
-Người Chấn/Khôn số 2 đi sau người dẫn đầu
ứng với khuôn mặt Chấn/Khôn của phần nửa
phía dưới Thần của con Tôm Thần
Nông ở giữa trên bàn Bầu Cua tức
ứng với con Tôm Thần mầu xanh nước biển ở
dưới.
Bốn người còn lại, đọc theo chiều âm
cùng chiều kim đồng hồ ta có Bầu Cua
Cá Cọc:
+ Người thứ 6 đi sau cùng đánh
mõ bầu nước-gió Chấn/Tốn ứng với
khuôn mặt nước-gió của cái bầu
trên bàn Bầu Cua tức là
cái bầu có dải gió Tốn. Ở
đây bầu là Bầu Chấn/Tốn.
+ Người thứ 5 thổi khèn là đại diện
tộc Đoài/Cấn ứng với con Cua trên
bàn Bầu Cua. Đây là con cua đất
âm ruộng đồng.
+ Người thứ 4 trước người thổi
khèn là đại diện tộc Li/Khảm ứng với
con cá Chép trên bàn Bầu
Cua. Con cá Chép ở đây theo duy
âm dòng nước là con cá
Chép Nước-Lửa (Li âm). Vậy con
cá ở đây theo Việt Dịch Bầu Cua
Cá Cọc là con cá Chép
Lửa nước.
+ Người thứ 3 sau người dẫn đầu
là đại diện tộc Càn/Khôn ứng với
con Hươu trên bàn bầu Cua. Con Hươu ở
đây theo dòng âm Nước là
con Mang Nước càn
khôn sinh tạo vũ trụ có lông đỏ
có đốm trăng trời âm dương.
Xin lưu ý Mang có một nghĩa là
bầu, túi, thai (có mang là
có bầu có thai) nên có
nghĩa sinh tạo, tạo hóa nghiêng về
phía nòng âm trong khi hươu
là hèo, cọc nọc nghiêng về
phía nọc dương).
Tóm tắt lại ta có:
* Cần Lưu Tâm
Ta thấy 4 tộc ở
đây ứng với Bầu Cua Cá Cọc, tức đọc
theo chiều âm trên bàn Bầu Cua
vì ở đây là ngành nọc
âm, phía Nước Lạc Long Quân,
dòng nước lửa Biển. Và cách gọi
này khởi đầu từ người gõ mõ bầu
nước Chấn/Tốn cho biết nhánh này
là nhánh Chấn Lạc Long Quân đối
ứng với người Càn/Khôn ở nhóm 7
người nhẩy múa, nhánh Càn Li
với Li mang tính chủ tức nhánh
Kì Dương Vương. Như thế hai nhóm người
này diễn tả người của họ Hồng Bàng thế
gian gồm có hai nhánh Kì Dương
Vương và Lạc Long Quân thế gian (trong
đó có An Dương Vương, xem An Dương
Vương trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng
Việt) là hai nhánh Lửa Nước. Vì
thế Tổ Hùng 100 Hùng Lang chia ra
làm hai nhánh: 50 người theo Cha xuống
biển thuộc nhóm của nhóm 6 người nhẩy
múa An Dương Vương Lạc Long Quân,
đây là Hùng Lạc, Hùng An
và 50 người theo Mẹ lên non Cấn
và lên núi Kì thuộc
nhóm 7 người nhẩy múa Kì Dương
Vương, đây là Hùng Kì.
Hùng Vương có hai nhánh
Hùng Lạc và Hùng Kì.
Cần lưu tâm
.Cần phân biệt Lạc Long Quân có
hai khuôn mặt: 1. khuôn mặt vũ trụ, tạo
hóa, sinh tạo đội lốt Thần Nông tức
Chấn Vũ Trụ (có một khuôn mặt là
sấm) tương đương với Đế Minh (cả hai đều được diễn
tả bằng hai quả bầu trên bàn Bầu Cua
và 2. khuôn mặt Lạc Long Quân thế
gian tức Chấn thế gian (Biển) tương đương với
Kì Dương Vương. An Dương Vương thuộc
dòng Lạc Long Quân là vậy.
.Chúng ta thường gọi trò chơi
này là Bầu Cua Cá Cọc chứ
không gọi theo chiều dương Bầu Cọc Cá
Cua cho thấy gọi như thế là nghiêng
theo dòng cha Lạc Long Quân phía
An Dương Vương. Yếu tố Lạc Việt mang tính
trội.
.Cách thứ nhì đọc theo phía
dương: hai người cuối cùng của nhóm 6
người nhẩy múa là hai người đại biểu
của hai đại tộc. Vì đọc theo dương,
trên trống đồng biểu tượng nghiêng về
dương (trống là đực), ở đây ta phải lấy
các khuôn mặt dương đại diện cho
âm thay vì những khuôn mặt
hôn phối như cách đọc thứ nhất. Ta
có những khuôn mặt dương đại diện của
10, 8, 6, 4, 2, 0 là 11 (Đoài thế
gian) đại diện cho 10 Khảm thế gian, 9 (Chấn thế
gian) đại diện cho 8 Khôn thế gian. Đầy
là hai người cuối cùng đại diện cho
nhánh nọc âm Đoài Chấn thế gian.
Còn lại là bốn khuôn mặt dương
đại diện cho bốn tộc 6, 4, 2, 0 là 7
(Càn) đại diên cho 6 Tốn, 5 (Li) đại
diện cho 4 Cấn, 3 (Đoài) đại diện cho 2 Khảm
và 1 (Chấn vũ trụ) đại diện cho 0 Khôn
.
Xin thật vắn tắt ở đây.
-Người cuối cùng đánh mõ
Đoài/Khảm thế gian 11/10. Cái
mõ ở đây có một khuôn mặt
túi không gian Đoài thế gian.
Phần sau gáy trang phục đầu ở đây
có hình mỏ chim trong có “chấm
vòng tròn” có một nghĩa
là Đoài.
-Người thổi khèn Chấn thế gian 9/8.
Khèn hình hai giọt nước ở đây
có nghĩa là nước và “chấm
vòng tròn” có nghĩa dương,
thái dương. Khèn trái bầu
có một khuôn mặt nước dương Chấn (tương
đương với Bầu nước trên bàn Bầu Cua
Cá Cọc). Phần sau gáy của trang phục
đầu có một khuôn mặt là
hình túi ba sọc nước Chấn.
-Người thứ 4 Càn/Tốn 7/6 có phần
trang phục sau đầu, ở đây nhìn theo
hình chữ nhật dạng nam hóa của O,
có que nọc dương, lửa. Trong có
“vòng tròn có chấm” có
một nghĩa là Càn.
-Người thứ 3 là Li/Cấn 5/4 có phần
sau gáy của trang phục đầu ở đây
nhìn theo hình tam giác
có một khuôn mặt là hình
tháp đứng Li, trong có hình ngữ
“chấm vòng tròn” có một nghĩa
là Li.
-Người thứ 2 là Đoài/Khảm Vũ Trụ 3/2
có phần sau gáy của trang phục đầu ở
đây nhìn theo hình túi
có ba sọc ép sát vào
gáy có một khuôn mặt là
gió Đoài.
-Người thứ 1 dẫn đầu là Chấn vũ trụ 1/0 tay
trái cầm đòng có các sọc
trong khung chữ nhật, ở đây đọc theo chiều
âm, các sọc ngang nghiêng
này có một khuôn mặt nước,
là đòng nước Chấn.
Cần Lưu Tâm
Dù đọc theo
cách nào thì tổng quát
trong hai nhóm 7 và 6 người nhẩy
múa này ngoài người cuối
cùng biểu tượng hư vô Vô Cực,
Thái Cực, vũ trụ, thì trong hai
nhóm 6 người còn lại cũng có
hai người đại biểu của hai nhánh âm
dương, nội ngoại của ngành nọc thái
dương ứng với Lưỡng Nghi và bốn người
còn lại ứng với Tứ Tượng, nói chung
là ứng với Dịch.
Vì trống biểu tượng cho dương và
trống Ngọc Lũ I là trống nhóm lửa,
thái dương có mặt trời thế gian 14 nọc
tia sáng ứng Đoài/Tốn
thái dương nên ta ngả về cách
đọc theo dương, ta có hai khuôn mặt thế
gian chính là Li Đoài của hai
nhánh dương âm và khuôn
mặt Li mang tính chủ.
Kết Luận
Qua những người nhẩy múa trên mặt
trống Ngọc Lũ I, với người cuối cùng ở
nhóm 7 người có trang phục đầu
hình trái bầu, ta thấy người
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I theo
nghĩa tổng quát là Người Vũ Trụ,
càn khôn, Người Mặt Trời-Không
Gian, Người Tiểu Vũ Trụ con của Đại Vũ Trụ.
Người Tiểu Vũ Trụ ở đây mang trọn ý
nghĩa Vũ Trụ thuyết.
Đối chiếu với truyền thuyết Việt Người Vũ Trụ
này thuộc họ Viêm Đế-Thần Nông
nhất thể (một nhân vật, vì thế mới
nói là Viêm Đế có hiệu
là Thần Nông hay ngược lại). Viêm
Đế-Thần Nông nhất thể ứng với đại vũ trụ.
Người vũ trụ có trang phục đầu hình
quả bầu nậm là con cháu của Viêm
Đế-Thần Nông đại vũ trụ.
Họ người Vũ Trụ chia ra làm hai hệ hay
ngành nòng, âm là Vũ
(Khôn, Không Gian) và hệ hay
ngành nọc, dương là Trụ (Càn,
Mặt Trời). Ngành nòng ứng với Thần
Nông thái âm và
ngành nọc ứng với Viêm Đế thái
dương.
Những người trên mặt trống (12 người
còn lại sau khi trừ ra người vũ trụ ở cuối
nhóm 7 người nhẩy múa) đều có
trang phục đầu hình chim có nét
nọc que, có góc cạnh thái dương
cho thấy họ là những Nguời Mặt Trời thuộc về
ngành nọc thái dương.
Ngành người Nọc mặt trời trên mặt
trống này ứng với phần nọc cổ quả bầu nậm
nòng nọc, âm dương. Người trên
thuyền ở vùng nước có trang phục đầu
hình chim có nét cong thuộc về
ngành nọc âm ứng với phần bầu của quả
bầu. Những người trên trống trống đồng
âm dương Hoàng Hạ cũng vậy (xem trống
này).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
những người này là Người Việt
(Bách Việt) Mặt Trời Rạng Ngời ngành
thần mặt trời Viêm Đế.
Ngành nọc dương thái dương trên
mặt trống này gồm hai nhánh:
nhánh nọc dương và nhánh nọc
âm. Như đã thấy nhánh nọc dương
gồm hai đại tộc Càn Li biểu thị
bằng nhóm 7 người nhẩy múa và
nhánh nọc âm gồm hai đại tộc
Đoài Chấn thái dương biểu thị bằng
nhóm 6 người nhẩy múa. Còn lại,
trong mỗi nhánh có 4 người biểu tượng
cho bốn tộc Càn, Li, Chấn, Đoài ứng
với Tứ Tượng phía dương và phía
âm nghĩa là ứng với 8 tượng, bát
quái của Dịch dương.
Nhìn theo tổng thể người trang phục đầu quả
bầu vũ trụ biểu tượng cho bầu Hư Vô, Vô
Cực, ở tầng sinh tạo là bầu Thái Cực.
Hai người dẫn đầu nhóm dương nhóm 7
người nhẩy múa ở bán viên dương
ứng với cực dương, Nọc gồm lửa thái dương
Càn và lửa thiếu dương Li. Hai người
dẫn đầu nhón nhóm 6 người nhẩy
múa ở bán viên âm ứng với
cực âm, Nòng (ngành thái
dương) gồm nước thái âm Chấn và
khí gió thiếu âm Đoài.
Đây là lưỡng nghi.
Bốn người còn lại ứng với tứ tượng
dương và âm tức bát tượng,
bát quái.
Tất cả diễn tả theo Vũ Trụ thuyết và Dịch
Nòng Nọc âm dương của ngành nọc
thái dương.
Đối chiếu với cổ sử Việt
-Người có trang phục đầu hình
bầu nậm này chính là người cổ
Việt sinh ra từ một quả bầu âm dương,
khôn càn, Vũ Trụ. Người Việt chui ra
trước nên có mầu da sáng
còn người Mường và các tộc
khác chui ra sau có mầu da xậm.
Người Vũ Trụ đẻ ra từ quả bầu này mang
hình ảnh của Trăm Lang Hùng sinh ra từ
bọc trứng thế gian đội lốt bọc Trứng Vũ Trụ do
bà Âu-Cơ đẻ ra. Bọc trứng tuơng đương
với quả bầu, có hai khuôn mặt âm
dương ứng với hai hệ nòng nọc.
Trăm Lang Hùng toàn là con
trai sinh ra từ bọc trứng chim mang dương
tính nên thuộc hệ nọc dương. Các
Lang Hùng thuộc nhánh Người Mặt Trời
của họ Người Vũ Trụ sinh ra từ bọc Trứng Vũ Trụ.
Những Người Mặt Trời thái dương trên
mặt trống đồng âm dương Ngọc Lũ I này
chính là con cháu của Trăm Lang
Hùng Mặt Trời, là Người Việt Mặt Trời
thái dương.
Nhóm dương 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương ứng với
nhánh nọc dương, lửa tức 50 Lang theo mẹ
lên núi. Nhóm âm
nhóm 6 người nhẩy múa ở bán
viên âm ứng với nhánh nọc
âm, nước tức 50 Lang theo cha xuống biển.
Ta biết Li và Đoài là
hai khuôn mặt chính của hai nhóm
nên những người này nhìn theo
diện liên bang Văn Lang của Hùng
Vương thì Li có thú biểu
là con Mang, con Hươu ứng với Văn
và Đoài có thú
biểu là con Lang thiên cẩu. Hai
nhóm người này là con dân
của Hùng Lang nên có một
khuôn mặt là con dân của
liên bang Văn Lang.
Bốn người còn lại trong mỗi nhóm
là bốn tộc người, là Tứ Dân ứng
với tứ tượng. Tứ Dân này nằm trong
Bách Việt (ngườin Trung Hoa cổ gọi những
người xung quanh họ là Tứ Di: Nam Man,
Đông Di…). Tứ Dân này còn
thấy qua ngôn ngữ Việt:
1. Man, Mán, Mường, Mol, Mông con
dân của Đế Minh, có chỗ ở gọi là
Mường (bản) ứng với châu Dương, châu Mặt
Trời (châu Ánh Sáng Mặt Trời,
châu Minh). Man là Người-Ánh
Sáng, Người-Mặt Trời, Người-Chim Lửa, Chim
Cắt (mang dương tính mặt trời), người tộc Lửa
trời.
2. Kẻ, con dân của Kì Dương Vương,
có chỗ ở gọi là Kẻ (Quê) ở
vùng núi, đất cao ứng với châu
Kì. Kẻ (Kì) là Người
Núi, Người-Hươu, người tộc Đất dương.
3. Lạc, Lạc dân, con dân của Lạc Long
Quân. Lạc là dạng nam hóa của
Nác (nước) (L là dạng nam hóa
của N, Tiếng Việt Huyền Diệu). Lạc là
người tộc Nước, ở trên mặt nước hay bên
bờ nước ứng với châu Hoan (với h câm ta
có Hoan = Oan có nghĩa là nước
như oan ương là chim le le, một loài
vịt nước). Có hai tộc Lạc và Long.
Người Lạc làm ruộng nước, ruộng Lạc,
có chỗ ở gọi là Nà. Người Long
(long nhân, long hộ) sống trên mặt nước
có chỗ ở gọi là vạn chài (thay
v=o, ta có vạn = oan đọc thêm hơi
vào thành hoan, như thế vạn
có nghĩa là oan, hoan là nước).
Người Long sống trên sông nước là
người Giao, Dao có vật tổ là Giao Long
có cốt là con cá Sấu mõm
dao.
4. Lang con dân của Hùng Vương thế
gian. Lang là dạng dương của nang, nông
có một nghĩa là là gió.
Người Lang là người tộc Gió có
chỗ ở gọi là làng ứng với châu
Phong.
(phần
5)
Xin nhắc lại là
tôi đã chứng minh qua nhiều lãnh
vực như sử sách (Khai Quật Kho Tàng Cổ
Sử Hừng Việt) sử miệng (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa
Dân Việt), sử đá (Đạo Thờ Mặt Trời của
Bách Việt…), Người Việt là Người
Mặt Trời Rạng Ngời con dân của Hùng
Vương, Vua Mặt Trời, di duệ của Kì Dương
Vương, vua của Người Mặt Trời Xích Quỉ, Đế
Minh cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế,
ở đây chỉ xin nhắc lại bằng những hình
ảnh cụ thể còn khắc ghi trên đá
(petroglyph) từ hằng ngàn năm trước:
Người mặt trời khắc trên
đá cổ Sapa, Bắc Việt Nam.
Người mặt trời Lạc Việt
Tráng Zhuang trên vách
đá Hoa Sơn, Quảng Tây Trung Quốc (ảnh
của tác giả.)
Một
tộc Bách Việt người mặt trời ở Quảng
Tây (ảnh của tác giả)
Và trong sử đồng Đông Sơn như
thấy rất rõ trên trống Quảng Xương,
Người Mặt Trời Bách Việt có hai
nhánh Người Chim Cắt ứng với Tiên
Âu Cơ và người Rắn Nước thái
dương ứng với Rồng Lạc Long Quân:
Người Mặt Trời trên trống
Quảng Xương.
Người mặt trời thái dương Bách
Việt trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
ăn khớp trăm phần trăm với sử sách, sử miệng
(gồm cả truyền thuyết Việt), với sử đá Việt
và sử đồng Đông Sơn.
Ta cũng thấy người trên mặt trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I thuộc nhánh chim cắt
thái dương, chim Việt tức nhánh
Tiên thần mặt trời Viêm Đế, ứng với phần
nọc cổ quả bầu nậm trên trang phục đầu quả bầu
nậm của người tiểu vũ trụ cuối cùng của
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương.
Nhóm phía nọc dương 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương có
hai đại diện của hai đại tộc Càn Li mang
khuôn mặt Viêm Đế thái dương, bốn
người còn lại là đại diện 4 tộc ứng
với tứ tượng Càn, Li, Chấn và
Đoài của nhánh nọc dương mang
khuôn mặt của Đế Minh, Kì Dương Vương,
Lạc Long Quân và vị thái tổ
Hùng Vương. Đây là tứ tượng
dương của nhánh nọc thái dương tức
Việt thái dương.
Nhóm phía nọc âm 6 người nhẩy
múa ở bán viên âm
có hai đại diện của hai đại tộc Chấn
Đoài mang khuôn mặt Thần Nông
thái dương, bốn người còn lại đại diện
4 tộc ứng với tứ tượng Càn, Li, Chấn
và Đoài của nhánh nọc âm
mang khuôn mặt của bốn khuôn mặt dương
(nam) đại diện cho Vụ Tiên, Thần Long,
Âu Cơ và vợ thái tổ Hùng
Vương. Đây là tứ tượng âm của
nhánh nọc thái dương tức Việt
thái dương.
Tất cả ăn khớp với Vũ Trụ giáo, với Dịch.
B. Nhà Trên Trống Ngọc Lũ I.
Vành số 6 ngoài hai nhóm người
nhẩy múa còn có nhà,
dàn trống và cảnh giã chầy cối
sát cạnh bên nhà. Nhà ở
các trống cổ mang ý nghĩa biểu tượng
trong khi nhà ở những trống muộn chỉ
là những căn nhà ở thông thường
không mang ý nghĩa biểu tượng thấy
trên các trống muộn như trên
các trống Vân Nam chẳng hạn hay
trên các trống không chính
thống.
Qua những bài trước ta cũng đã biết
trống đồng âm dương chuyên chở
giáo thuyết Vũ Trụ giáo, là
giáo biểu của Vũ Trụ giáo, Mặt Trời
giáo, như thế nhà mang nghĩa biểu
tượng trên trống đồng âm dương bắt buộc
phải mang ý nghĩa Vũ Trụ giáo. Do
đó ta phải giải đọc các ngôi
nhà trên trống đồng theo Vũ Trụ thuyết,
theo Dịch, theo chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que.
Xin nhắc lại một chút về nhà biểu
tượng trong Vũ Trụ giáo (xem chi tiết ở
chương Ý Nghĩa Hình Nhà trong
Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương
Đông Nam Á).
Nhà Hư Không Vô Cực:
Theo nguyên khởi, nhà hư không
biểu tượng hư không trung tính Vô
Cực. Nhà hư không nhìn chung
có hình một cái bọc, cái
túi, cái nang, có nét
cong, hình tròn. Tôi gọi chung
là nhà nòng hư không.
Vì thế nhà biểu tượng cho hư
không có thể là một cái
hang, động, hốc núi hình tròn,
hình vòm, hình túi dạ
con, về sau là những kiến trúc
có hình cầu tròn, hình
mõ, hình vòm, có những
đường nét cong vòng mang âm
tính.
Hãy lấy một hai ví dụ loại nhà
này.
.Cái lều tròn của các đồng
bóng Mã Lai trước đây: “buổi
lên đồng đích thực xẩy ra trong một
cái lều tròn hay trong vòng
tròn thần kỳ” (“the séance
proper takes place inside a round hut or magic
circle” (Mircea Eliade, tr.345) và “chúng
ta tìm thấy lại cái lều tròn
làm bằng lá, trong đó đồng
bóng “hala” (người Sakai) hay đồng
bóng “poyang” (người Jakun: một biến dạng
của từ Mã Lai Á “pawing”) đi
vào cùng với người phụ đồng,
chúng tôi thấy họ hát cầu
nguyện, triệu thỉnh các thần hồn hỗ trợ …
Trong lều có hai cái tháp nhỏ
có bậc cấp, dấu hiệu biểu tượng leo
lên trời” (Mircea Eliade, tr.341).
.Vũ Trụ luận của người Zulu, NamPhi thấm nhuần bởi
quan niệm hình tròn (Zulu cosmology is
permeated by the notion of the circle) (Duly Colin,
1989) nên họ có ngôi nhà
kraal hình vòm có một
khuôn mặt là nhà hư vô.
Nhà vòm kraal của
người Zulu, Nam Phi ( chụp tại DumaZulu,
4-2007).
.Thánh đường của Ấn giáo Hindu
và Phật giáo có một tên
gọi là Mandala có một nghĩa là
vòng tròn (Leidy Denise Patry and
Thurman A.F. Robert, 1998: 130). Vòng
tròn theo nghĩa tối cao là bọc hư
vô, hư không, Vô Cực.
.Chúng ta cũng như những dân tộc
khác có ngôi mả đắp cao
lên thành một cái mô
tròn như quả cầu mang hình ảnh Hư
Vô như thấy qua các ngôi mả của
người Đại Hàn hay mô hình
vòm, hình trứng của Việt Nam. Những
sắc tộc khác ở Việt Namcũng có những
nhà mồ mái vòm.
Những
ngôi mả gạch của giới quyền quí, giầu
sang, vương giả tìm thấy ở vùng
Đông Sơn, mái cũng xây
hình vòm.
Ngôi nhà mồ ở Lạc
Ý (khu khai quật của M. J. W Claerys,
1934, cliché E.F.E.O).
Nhà Thái Cực, Vũ Trụ.
Những ngôi nhà
này có hình trứng hay có
các yếu tố nòng nọc, âm dương
còn quyện vào nhau.
Đây là dạng nhà kết hợp
cái đực, nòng nọc, âm dương.
Theo chính thống âm dương đề huề hai
phần nòng và nọc ngang nhau. Bọc
tròn nang hư không phân cực trở
thành bọc âm trước rồi sinh ra
thêm yếu tố dương nên phình nhọn
ra hai đầu, trở thành hình trứng.
Lúc này “nang” hư không biến
thành trứng vũ trụ.
Trong cổ sử Việt có nói tới Kiển
Thành ở Châu Hoan (Thanh Hóa
ngày nay) có hình cái
kén (cocoon) tức hình bọc, hình
nang, hình trứng. Từ Kiển là do
Kén mà ra. Theo Đào Duy Anh,
Kiển Thành, Kén Thành là
tiền thân của thành Cổ Loa, tức
thành của ngành nòng
Nòng Việt An Dương Vương mang biểu tượng
nòng hư vô, trứng vũ trụ.
Trong nhiều trường hợp khác, sự dàn
trải của cả một ngôi làng diễn tả theo
hình Trứng Vũ Trụ. Ví dụ: ngôi
làng Dogon, Ma Li, Châu Phi có
hình Trứng Vũ Trụ trong có hình
người.
Ở phía dương bên phải có
ngôi Nhà Hội Phái Nam(tương
đương với nhà Lang, nhà đình
của chúng ta) ở vị trí đầu người. Điểm
này cho thấy đây là xã
hội nam quyền cực đoan. Cũng ở phía dương
này, ngôi đền thờ hình dương vật
(phallic altar) của làng trông giống
linga của Ấn giáo, biểu tượng cho bộ giống
phái nam. Ở phía bên
trái, âm, có những ngôi
nhà phái nữ khi có kinh nguyệt
phải ở riêng (menstrual house) ở vị trí
bàn tay của hình người. Cũng
phía trái âm này
có tảng đá dùng “ép dầu”
biểu tượng bộ phận sinh dục nữ có hình
hai vòng tròn đồng tâm (xin nhắc
lại hai vòng tròn đồng tâm
là chữ nòng nọc có nghĩa
là âm, cái, mẹ, bộ phận sinh dục
nữ……). Người Dogon có rất nhiều ký
hiệu liên hệ mật thiết với chữ nòng nọc
(xem chương Chữ Nòng Nọc). Tảng đá
“ép dầu” thật ra là một cái
cối. Cái cối bộ phận sinh dục nữ này
đi đôi với cái bàn thờ dương vật
có thể coi như hình chiếc chầy biểu
tượng bộ phận sinh dục nam.
Hiển nhiên ngôi làng
chuyên chở Vũ Trụ luận.
.Hình ảnh nòng nọc, âm dương
kết hợp trong kiến trúc thờ tự của vũ trụ
giáo đã ảnh hưởng đến các
tôn giáo lớn sau này, ví
dụ điển hình là các tháp
chedi (stupa) của Phật giáo. Tháp
hình chuông có cán
úp là dạng biến thể của hình
bầu nậm. Phần đáy hình
chuông úp là nòng
và trụ cột nhọn phía trên
là nọc, kiến trúc bên trong diễn
tả Tam Thế (xem dưới).
Hình tác giả chụp
trước những tháp chedi, ở Burrabodur, Nam
Dương.
Tượng
Phật ngồi bên trong các tháp
này cho thấy Phật sinh ra từ Bầu Vũ Trụ, Đấng
Vũ Trụ.
Các
nấm mồ cũng coi như là một ngôi
nhà của người chết cũng mang ý nghĩa
biểu tượng âm dương, Vũ Trụ thuyết. Các
nấm mồ của dân dã ViệtNam hình
trứng, dưới diện nòng nọc, âm dương
nhất thể cũng có một khuôn mặt
là Trứng Vũ Trụ, thái cực.
Nhà Lưỡng Nghi:
Bọc trứng nang thái cực phân cực
thành cực cái, cực nòng
và cực đực, cực nọc. Nhà thái
cực phân cực ra nhà cái,
nhà nòng và nhà đực,
nhà nọc.
-Cực âm: Nhà Nòng, cái
(Female house), âm, không gian.
Nhà nòng cái là
nhà nương, nhà nường, nhà
nàng, nhà cõi âm,
có thể có những biểu tượng như
dòng nước, rắn, trăn nước, cái
vò, cái bình, cối, vải…
mang tính thuần âm.
Một vài ví dụ về nhà
nòng cái:
-Người Thái đen có ngôi
nhà cái, nhà mẹ gọi là
“hươn me” (Tạ Đức tr. 115).
-Nhà nữ của một tộc Papua, ở New Guinea
hình tròn có mái
hình vòm.
Một ngôi nhà nữ ở
làng Chimbu, Dirima, cao nguyên miền
đông ở Papua-New Guinea (hình
70, Duly, Colin tr.74).
Nhà nòng cái có thể
là nhà mái vòm.
Nhà cái của người Navajo làm
bằng cách chồng các thân
cây lên nhau nhỏ dần thành
hình vòm, sườn
thường có sáu vách hay hơn.
Nhà cái hình vòm
dùng làm nơi tế lễ và cho tất
cả các hoạt động khác (Arlene
Hirschfelder, Paulette Molin, The Encyclo- pedia of
Native American Religions, tr. 121).
Nhà
cái Hogan của người Navajo có
hình vòm (Arlene Hirsch-
felder, p.121).
Nhà nòng cái có
hình rắn:
Ngôi nhà dài hình con
rắn như ngôi nhà rông của người
Giẻ ở Tây nguyên (Maurice Albert- Marie,
221).
-Cực dương
Nhà Nọc, đực (Male house), dương, mặt trời.
Nhà đực, nhà nọc, đực nói tổng
quát hình trụ nọc, tháp nhọn
hay có mang những biểu tượng của đực,
cha, nam, lửa, dương, cực dương… cần phải dựa
vào các chi tiết thuần dương lửa, chim
dương, hươu, dao, mác, giáo, trống…
Nhà nọc, đực là nhà cọc,
là nhà nạng, nhà lang,
nhà chàng, nhà đinh, nhà
đình…
Một vài ví dụ về nhà nọc,
nhà đực, nhà lang, nhà
đình:
.Nhà lang của người Mường là một
ví dụ điển hình.
.Người Thái đen cũng có nhà
đực, nhà cha đối ứng với nhà mẹ “hươn
me”.
.Người Navajo cũng có nhà đực đối ứng
với nhà cái.
Nhà đực được dựng bằng ba cây cọc
có chạc cột vào nhau ở phần trên
nóc, nhà đực có nóc
nhọn.
.Nhà đình của Việt Nam cũng thuộc
là loại nhà nọc, nhà đực,
nhà cha. Đình biến âm với đinh
có nghĩa là vật nhọn (nail) và
cũng có nghĩa là con trai (bachelor).
Đình là nhà nọc nhọn,
nhà đực, nhà lang, nhà con
trai, nhà tráng đinh, nhà Việt.
Nhà lang, nhà đinh, nhà
đình là nhà tổ của Người Việt
Mặt Trời thái dương mang trọn vẹn ý
nghĩa của Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo
(xem Qua Đình Ngả Nón Trông
Đình, trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa
Dân Việt).
.Tháp bút như các tháp
ở Nam Dương, tháp Champa ở miền Trung Việt
Nam.
.Ngôi nhà Đực của người Dayak
có hình trụ nọc hình
tháp bút.
.Những ngôi nhà lang ở New Guinea
thường được biết dưới tên gọi theo tiếng “bồi”
Đức là “haus tambaran” (nhà trống).
Những ngôi nhà này không
nhất thiết là có hình trống
mà chỉ có để trống, các vật
hình trống hay trang trí hình
trống. Chẳng hạn như haus tambaran của New Guineaở
khu Sepik River được dùng làm
hình bìa của quyển sách The
Houses of Mankind của Colin Duly.
Haus tambaran của New Guinea ở
khu Sepik River.
Những cột nhà bên trái trang
trí bằng những hình trống. Mái
nóc nhọn hiển nhiên đây là
nhà đực nhà lang, nhà “trống”.
Nhà tráng niên
(bachelor’s house), nhà phái nam
(men’s gouse) của Nam Dương cũng trang hoàng
trống:
Nhà phái nam ở Nam Dương có
trang hoàng 5 cái trống (Colin
Duly).
Lưu ý mặt trống
có hình mặt trời cho thấy nhà
trống này là nhà trống,
nhà mặt trời, nhà nọc, nhà đực,
nhà dương, nhà phái nam,
nhà lang, nhà đình,
Đền Hùng Vương cũng có để trống
đồng cho thấy đền Hùng Vương là
nhà thờ Vua mặt trời, đền mặt trời, đền
trống, đền đực, đền Hùng (Hùng
có một nghĩa là Đực, Mặt Trời) (xem
dưới).
Qui luật về nhà trống
Ta rút ra một qui luật rất quan trọng
là tất cả các nhà, ngay cả ở
trên trống đồng âm dương, nếu có
để trống, vật hình trống hay trang trí
hình trống đều là những nhà
có dương tính tức là
nhà nọc dương: nhà trống, nhà
lang, nhà phái nam, nhà mặt
trời hay là nhà nòng dương:
nhà nòng vũ trụ dương, nhà
cái ngành dương tức nhà dương,
nhà nội của dòng âm, ngoại,
nhà mặt trời nòng dương hay mặt trời
nọc âm đại diện cho phía nòng
nữ.
.Như đã biết chim mang dương tính
có một khuôn mặt là biểu tượng
cho nọc, lửa thái dương, mặt trời. Nhà
chim ở một khía cạnh nào đó
cũng mang biểu tượng cho dương, cực dương
Người Katu có căn nhà thiêng
liêng trên nóc có
hình con chim mang dương tính, chim mỏ
cắt.
Căn nhà thiêng
liêng của Người Katu trên nóc
có hình con chim đực, chim sừng, mỏ
cắt.
Chú ý hình chim này đầu
có mào hay mũ sừng hình nọc
nhọn biểu tượng cho dương, lửa, mặt trời. Con chim
cho ấn tượng nhiều về con chim cắt. Đầu chim quay về
phía tay phải tức quay về phía chiều
dương. Đây là con chim dương, biểu
tượng dương. Đuôi chim cũng vểnh lên
thành hình nọc. Đầu nọc (|), chim,
đuôi nọc (|) nghĩa là chim thái
dương (||). Lưng chim là đường sống
nóc nhà có hình nọc mũi
tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) biểu tượng lửa, thái dương… Như
thế ngôi nhà này tổng
quát là ngôi nhà biểu
tượng nọc dương, ngành dương, với đường
nóc lửa thái dương. Ở một diện,
đây là nhà cực dương.
( Phần 6 )
Nhà
Tứ Tượng
Nhà có thể mang tất cả ý nghĩa
của Tứ Tượng hay của từng Tượng riêng rẽ.
.Biểu tượng chung cả Tứ Tượng
Phần lớn các kiến trúc tôn
giáo mang ý nghĩa biểu tượng chung
cho Tứ Tượng và ngay cả các kiến
trúc biểu tượng riêng cho
các Tượng riêng rẽ cũng bao gồm
ý nghĩa Tứ Tượng riêng của Tượng
đó.
-Nhà nọc tượng lửa trời, lửa dương:
Những kiến trúc trụ nhọn, nọc nhọn,
hình tháp bút như
tháp Champa,
hình chim mang dương tính nhiều
cũng có thể mang hình ảnh
nhà nọc lửa. Người Katu có
ngôi nhà có đường
nóc hình chim nói
trên, ở một diện nào đó cũng
có thể là nhà biểu tượng
của tượng lửa.
Nhà tượng lửa có hình
dáng tổng quát giống nhà vũ
trụ dương, nhà đực và nhà
đất dương cần phải dựa vào các chi
tiết khác để nhận diện.
-Nhà Nọc tượng Nước dương.
Nhà nọc tượng Nước dương mang
khuôn mặt nam là nhà mang
biểu tượng nội, cha của dòng nước. Nước
dương có nhiều khuôn mặt như
cá sấu, thuồng luồng, giao long,
ngày nay là rồng nước, naga, thuyền, trâu
nước, trăng lưỡi liềm… vì thế nhà
nọc biểu tượng của Nước dương có thể
là nhà mái lõm trăng
lưỡi liềm, hình thuyền, hình sừng
trâu…, hay có đường mái
hình rắn dương, thuồng luồng, rồng nước,
naga…
.Nhà cá sấu, thuồng luồng, rồng
nước, naga:
Rắn nam hóa, dương hóa
thành thuồng luồng, rồng. Nhà nước
thuần âm rắn nước nam hóa
thành nhà thuồng luồng, nhà
rồng nước. Nhiều khi nhà kiến trúc
theo dạng nhà thường nhưng mái hay
đầu mái mang biểu tượng rắn, rồng nước
ví dụ các nhà cổ truyền
Thái Lan nhất là các
nhà thờ phượng, đền thờ các đầu
hồi, bờ nóc có hình rắn
naga. Naga được coi như một loại rồng nước (cũng
xin nhắc lại là người Thái
Tày Âu thuộc họ nòng Lạc
Long Quân Âu Cơ, liên hệ với
An Dương vương Âu Lạc).
Cung Điện Mùa Hẻ
(Summer Palace) của vua Thái Lan
đầu mái có hình naga (ảnh
của tác giả) .
Đền Thần Đạo Nhật Bản có viền nóc
cửa hình vòm cong dòng
nòng âm, nước, con cháu của
thái dương thần nữ Amareterasu.
Đền thờ
Nhật Bản có mái cửa hình
vòm. Lưu ý bên trên
có hình mặt trời nữ hình
hoa cúc 16 cánh biểu tượng của
thái dương thần nữ Ameraterasu (số 16
là số Khôn tầng 3 mang âm
tính thái âm dòng
nòng, nước).
Các đình chùa Việt Nam
ngày nay mái thường thấy trang
trí hình rồng. Cần phân biệt
là rồng gì, nếu là rồng
nước thì là di duệ của linh
thú nước nguyên thủy là rắn
nước, cá sấu, thuồng luồng, thuộc tộc Lạc
Long Quân Giao Việt (còn nếu
là rồng gió thì thuộc tộc
Hùng Vương Đoài vũ trụ).
.Nhà mái hình trăng lưỡi
liềm:
Trăng cũng có hai khuôn mặt
âm dương: chị Hằng với khuôn trăng
đầy đặn, mặt tròn vành vạnh
hình chữ nòng O tức nường,
nàng và ông trăng với
khuôn mặt lưỡi liềm hai đầu nhọn lửa,
thái dương. Nhà biểu tượng cho
Nước dương có mái lõm cong
như trăng lưỡi liềm. Đây là
ngôi nhà thiêng liêng
của tộc trăng Nước dương. Ngôi đình
của chúng ta có mái hai đầu
đao nhọn cũng giống hình trăng lưỡi liềm.
Ta có truyền thuyết Lạc Long Quân
có một khuôn mặt là
ông trăng mà lấy bà giời
Âu Cơ (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử
Hừng Việt). Tuy nhiên trên
mái phải có kiến trúc
hình trăng thì mới khẳng định được
là nhà thiêng liêng
của tộc Nước dương.
.Nhà mái hình sừng:
Nhà mái hình võng
hai đầu cong vểnh lên cũng có thể
là biểu tượng của sừng trâu, sừng
bò. Nhiều khi phải dựa vào
các trang trí sừng trâu ở
đầu hồi hay trong nhà để xác
quyết. Các tộc ở Nam Dương như
Menangkerbau (kerbau: trâu), Batak… cũng
có những nhà rông mái
hình sừng trâu, ví dụ:
ngôi nhà làng Batak.
Chi tiết mái hình võng
của một ngôi nhà lớn tiêu
biểu của người Batak, Nam Dương, dưới đầu hồi
có để các trống thờ có
mặt trống hình mặt trời và
chạm trổ trang trí ở cột chính
có biểu tượng sừng trâu
(Colin Duly, p.93).
Lưu ý là sự hiện diện của
các trống cho biết đây là
nhà trống, nhà đực. Các
trống ở đây hình trụ nọc biểu tượng
lửa trời, thái dương, có
hình mặt trời ở mặt trống cho biết tộc
này thuộc chủng mặt trời thái
dương. Sừng trâu cho biết thuộc tộc Mặt
trời nước, chi đất nước, làm ruộng nước.
Nhà mái võng trên
trống đồng Đông Nam Á cũng cần phải
nghĩ đến ý nghĩa sừng trâu
này. Đây là ngôi
nhà thiêng liêng của tộc
trâu dòng Mặt trời nước, đất
âm ruộng nước. Loại nhà này
mang hình bóng ngôi
đình của Lạc Việt ruộng nước Lạc điền. Dĩ
nhiên cần phải dựa vào những chi
tiết khác nhất là những chi tiết
về trâu.
.Nhà mái võng hình
thuyền
Thuyền chuyên chở một ý nghĩa biểu
tượng cho nước. Thuyền biểu tượng cho nước thuần
âm có hình tròn tức
thuyền thúng, hình rắn,
hình cá. Thuyền biểu tượng cho
Nước dương có hai đầu nhọn, nhiều khi
cong vòng lên hình
võng nghĩa là cũng giống
hình trăng lưỡi liềm, hình sừng.
Các tộc duyên hải đông nam
Trung Hoa, tức thuộc địa bàn cũ của
Bách Việt, các ngôi
nhà biểu tượng cũng có mái
lõm hình thuyền.
Nhà cách mạng Xu Xiling
(Zhejiang), Dongpu Zhen, Shaoxing xian (Knapp,
Ronald G. tr.100).
Dĩ nhiên ngày nay người Trung Hoa
có thể có những diễn giải
khác nhưng với gốc ở bờ nước và
thuộc địa bàn Bách Việt sông
nước thì mái võng
hình thuyền phải liên hệ với tộc
mặt trời nước. Lưu ý sự hiện diện của hai
chiếc thuyền ở trước nhà cho thấy
rõ họ thuộc tộc thuyền nước.
Đôi
khi giản dị hơn trên nóc nhà
chỉ có kiến trúc
hình thuyền như:
.
Nhà cộng đồng của người Lạc Việt
Tráng Zhuang ở Quảng Tây, Trung
Quốc có kiến trúc hình
thuyền trên mái (ảnh của
tác giả chụp tại Làng Văn
Hóa Sắc Tộc Nam Ninh) .
Tháp
Chăm loại dương thường hình tháp
bút nhưng loại âm mái cũng
có hình thuyền.
Tháp Chăm ở Mỹ
Sơn Hội An có mái hình
thuyền.
Lưu ý người Chăm theo
mẫu hệ thuộc dòng nòng, mẹ,
Khôn có hai nhánh
chính phía Khôn dương
thiếu âm (khí gió)
là nhánh Cau và
phía Khôn âm thái
âm (nước) là nhánh Dừa.
Nhiều khi trang trí những vật biểu của
Nước dương như thuồng luồng, cá sấu, rắn
nước có sừng như thấy trên
các thuyền Đông Sơn. Ngày
nay thường phụ đề thêm thành thuyền
rồng… Đây là ngôi nhà
thiêng liêng của tộc sống bồng bềnh
trên sông nước, sát bờ nước
thuộc tộc “người ở nước”, ”long nhân”,
“long hộ”… Đối chiếu với truyền thuyết và
cổ sử Việt ứng với khuôn mặt Giao Việt.
* Cần lưu tâm
Nhà Tượng-nước
có hình dáng tổng
quát giống nhà Vũ trụ âm
và nhà Nòng, Cái
phía dương, cần phải dựa vào
các chi tiết đặc thù để
xác định.
Phải hiểu một cách tổng quát
là nhà có
mái hình võng
(hình cung, hình thuyền,
hình trăng lưỡi liềm, hình
sừng trâu) chỉ có nghĩa
là nhà thuộc ngành
âm. Phải dựa vào
các chi tiết khác mới biết
rõ đó là nhà
thái âm nước hay thiếu
âm gió.
-Nhà tượng Đất dương hay
đá-núi.
Nhà biểu tượng cho tượng Đất dương
(núi) có hình:
.Hình núi nhọn đỉnh ví dụ
như đền thần mặt trời ở Khajuraho, Ấn Độ
làm theo hình núi
thiêng liêng Kailasha ở Himalaya.
Đền mặt trời ở Khajuraho, Ấn Độ làm
theo hình núi thiêng
liêng Kailasha, nơi sinh ra thần Shiva
có biểu tượng chính là
linga ở Himalaya .
Machu Picchu, “the Lost City of Incas’, ở
trên đỉnh cao rặng núi Andes, nơi
có đền thờ Mặt Trời của người Incas
hình trụ tròn:
Đền thờ Mặt Trời của Incas ở Machu
Picchu trên rặng núi Andes
(ảnh Michelle Mai Nguyễn).
Andes gốc từ Incas ngữ Inti có
nghĩa là phía mặt trời mọc, phương
đông nơi mặt trời mọc, được nhận diện với
mặt trời. Tại Machu Picchu, nơi có đền
thới Mặt Trời nằm dưới ngọn núi
hình trụ nọc nhọn đầu trong rặng Andes:
Machu Picchu
(ảnh của tác giả)
.Những kim tự tháp Ai Cập là một
thứ nhà mồ của vua chúa cũng
là loại nhà biểu tượng núi
tháp, đất dương mang biểu tượng đường
lên trời. Một vài tháp Aztec
mang biểu tượng mặt trời núi.
-Nhà tượng Khí, Gió dương:
Như đã biết khí gió
là phần nhẹ, phần mang dương tính
của nòng hư không, tròng
trong của Trứng Vũ Trụ vì thế nhà
biểu tượng của Khí gió dương
là nhà nòng thiếu âm
nghĩa là nhà hình
tròn hay có mái hình
vòm trời, hình tán lọng,
nóc dù. Nhà nòng
gió thiếu dương cần phải phân biệt
với các loại nhà nòng
khác, phải dựa vào những yếu tố
thiếu âm khí gió. Như
đã biết chim mang nhiều dương tính
biểu tượng cho dương, lửa nhưng chim mang
ít âm tính, nhất
là cánh chim cũng
có thể biểu tượng cho gió. Một
ngôi nhà nòng có chim
đậu trên vòm nóc có
thể là ngôi nhà biểu tượng
cho gió. Ví dụ nhà
vòm trên nóc có
hình chim của người Katu.
Nhà
vòm trên nóc có
hình chim của người Katu, theo Maurice.
So sánh với nhà Katu
nóc có hình chim ở
trên ta thấy căn nhà này
có mái hình vòm. Vậy
căn nhà này là nhà
nòng, có thể biểu tượng
nòng Khôn, nhà nòng
cái, nhà nòng tượng nước
hay khí gió. Căn nhà
nòng này hình trụ
trông như cái nấm hay cái
dù nghiêng về khí
gió. Con chim quay về bên
trái nên là chim mang
tính âm. Rõ ràng con
chim này là chim thiếu âm
vì không có mào,
đuôi hình nọc vểnh nghiêng
xéo lên trời mang âm
tính tức dương của âm hay thiếu
âm khí gió nhưng không
cường điệu đâm thẳng đứng lên trời
như con chim ở nhà nọc đã
nói ở trên. Như thế nhà
này là nhà nòng hư
không dương hay nhà biểu tượng
khí gió.
Tóm lại nhà biểu tượng cho tượng
khí gió có hình
dáng tổng quát giống nhà
nòng vũ trụ âm, nhà
nòng cái và nhà
nòng nước dương cần phải dựa vào
các chi tiết khác để nhận diện.
Hình bóng bốn loại nhà
biểu tượng cho Tứ Tượng còn thấy
rõ trong phong thủy của người Trung Hoa
ngày nay.
Bốn loại nhà trong
phong thủy của người Trung Hoa.
Trước hết bốn loại nhà này đều
có hình trụ đứng tức hình
nọc cho biết đây là tộc dương.
Nên biết người Trung Hoa gốc võ
biền, theo chế độ phụ hệ cực đoan và Chu
Dịch là Dịch dương. Vì thế phong
thủy Trung Hoa cũng theo dương, nên chọn
nhà dương. Mái nhà
khác nhau cho biết ứng với các
tượng khác nhau. Từ trái qua phải,
căn nhà ở đầu tận cùng bên
trái có mái hình
nóc dù, hình nón
tròn trên cùng có
hình quả bầu ứng với bầu trời là
căn nhà biểu tượng cho tượng gió,
Đoài. Căn nhà mũi đao có ba
mấu nhọn biểu tượng nọc nhọn tức tượng lửa. Ba
mũi nhọn là ba nọc, ba hào dương
(| | |), tức Càn. Căn nhà
mái bằng, thấp hơn ba căn nhà kia
có âm tính nhất tức tượng
nước dương, Chấn. Nhà lại có
hình chữ nhật biểu tượng nước dương.
Đây là căn nhà ứng với tượng
nước dương. Thật vậy, trên mái
có vẽ hình đầu “lưỡi tầm
sét” nước lửa, trên cánh cửa
có hình sóng nước hay vẩy
cá biểu tượng nước dương. Căn nhà
thứ tư có hình trụ cao nhất,
mái bằng hình trụ chống biểu tượng
cho Núi Trụ Chống Trời, Núi Trụ
Thế Gian tức tượng đất dương.
Nhà Vũ Trụ Giáo, Tam Thế
Nhà loại này mang đủ âm
dương tứ tượng, mang ý nghĩa tạo
hóa, sinh tạo trọn vẹn.
Những ngôi nhà “trulli” ở
Alberobello, Bari, Italia, có nguồn gốc
từ thủa xa xưa, trên nóc nhà
có các chỏm nóc khác
nhau và có các hình
biểu tượng mang ý nghĩa Vũ Trụ luận.
Nhà trulli ở Alberobello, Bari,
Italia (Post Card, Alberobello, La
Città del Trulli, 1997).
Nhà có thể có hình
dạng của:
.Con rùa (nhà nòng
rùa).
Nhà rùa của Mường Việt cổ
là một ví dụ điển hình.
Theo thần thoại Mường thần rùa đã
dậy con người làm nhà. Thần bảo
nhìn người rùa mà bắt chước
làm nhà. Mái nhà
là mu rùa, bốn chân
là cột cái, sườn dài sườn
cụt xếp làm rui…
Mu rùa là âm, đầu
rùa là dương, bốn chân
là tứ trụ, tứ tượng, tứ hành, bốn
Nguyên Sinh Động Lực chính tạo sinh
ra vũ trụ muôn loài. Nhà
rùa hiểu theo nghĩa tổng quát biểu
tượng cho âm dương tứ tượng nhà tạo
hóa, vũ trụ. Vì thế rùa
liên hệ với Dịch, với Âm Dương, tứ
hành, rùa đi với “Lịch Rùa”
của Việt Thường (thật ra là nguyên
thể của Việt Dịch Nòng Nọc), với Dịch
Phục Hy. Con rùa hộp khi thu chân
và đầu vào hộp có
hình nòng hư không, Vô
Cực, hình Trứng Vũ Trụ, Thái Cực.
Khi thò đầu dương (qui đầu) ra, mang
hình ảnh nòng nọc âm dương,
Lưỡng Nghi. Khi thò bốn chân ra
mang hình ảnh tứ trụ, Tứ Tượng.
Nhà rùa có mái
là mai hình vòm biểu tượng
hư không tức cõi trên, phần
mai dưới bụng bằng phẳng là cõi
bắng, cõi giữa thế gian, phần dưới mai
là cõi dưới. Con rùa mang
đủ tất cả giáo thuyết Vũ Trụ tạo sinh.
Điều này thấy rõ theo Vũ Trụ tạo
sinh của Ấn Độ, vũ trụ được khai sinh ra
trên lưng rùa.
Đó là nhà rùa hiểu
theo nghĩa tổng quát, nhưng cũng cần lưu
ý là rùa cũng là
biểu tượng cho từng ngành, từng tượng
dòng nòng.
Cần phải phân biệt từng loại rùa
như rùa bọc, Hán Việt qui
có nghĩa là tròn, bọc biểu
tượng cho khí gió, hư không
thấy qua các truyền thuyết như trong tứ
linh của Trung Hoa là Long Lân Qui
Phượng (Long ứng với nọc nước, Phượng ứng với
nọc lửa, Li ứng với nọc đá, đất dương,
Qui ứng với nọc gió)….
Trên trống đồng âm dương các
nhà nòng có mái
hình vòm mang hình
dáng của nhà nòng
rùa này.
Nhà vòm Hogan như đã
nói ở trên liên hệ mật thiết
với triết lý tạo sinh vũ trụ. Các
phần của nhà Hogan tương ứng với
các cấu thể của vũ trụ. Ví dụ nền
đất tiêu biểu cho Mẹ Đất, mái
vòm tròn biểu tượng cho Cha Trời.
Nhà vòm hogan có bốn cột
tượng trưng cho bốn núi thiêng
liêng ứng với Tứ Tượng. Cửa hướng về hướng
đông nơi mặt trời mọc, các lời cầu
nguyện và câu hát cầu xin
khởi xướng từ hướng này. Khi nhà
cất xong, một bếp lửa được đốt lên ở giữa
nhà. Bếp lửa là trái tim
hồng của nhà (giống người Ainu). Bếp lửa
này chính là lò lửa
ta thấy dưới sàn những căn nhà
trên trống đồng âm dương như trống
Ngọc Lũ I và các trống họ
hàng. Sau khi làm nhà xong
nhà được khánh thành theo
nghi thức cổ truyền…
.Nhà Cây Vũ Trụ.
Ngoài ra âm dương tứ hành
tạo ra vũ trụ, Tam Thế thường biểu tượng bằng
Cây, Nấm Vũ Trụ. Do đó về
hình dạng nhà Tam Thế nhiều khi
có hình Cây Vũ Trụ,
ví dụ như:
.Chùa một cột của Việt Nam có một
khuôn mặt là nhà Cây
Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
.Nhà mồ một cột của người Kayan:
Nhà mồ
một cột của người Kayan (theo Waterson).
.Nhà kiến trúc ba tầng:
Ngày nay các ngôi
nhà thiêng liêng như
nhà đình của chúng ta cũng
còn mang hình bóng
nhà Tam Thế. Thật vắn tắt ta thấy
các đình cổ thường xây cất
theo kiểu nhà sàn ví dụ như
đình Đình Bảng, đình
Tràng Kênh ở Hải Phòng.
Nhà sàn ở một khía cạnh
nào đó mang biểu tượng tam thế.
Những đình xây sớm như Tây
Đằng, Chu Quyến, Mông Phụ… thường
có một gác lửng thờ thần
thánh, tổ tiên ứng với Cõi
Trên, Cõi Trời. Gian đình
là Cõi Giữa thế gian nơi thờ
phượng các thánh tổ, thánh
nhân cõi thế gian và
là nơi hội họp. Sàn đình
của các chùa này gồm một
phần giữa lõm xuống hai bên cao
lên như hình lòng thuyền
là cõi nước dương. Dưới gầm
sàn là Cõi Dưới, Cõi
Âm. Những đình này mang biểu
tượng Tam Thế. Bên ngoài
đình thường có cái ao mang
biểu tượng âm đi với đình mang biểu
tượng dương. Trước cổng đình có
bốn trụ cột mang biểu tượng Tứ Tượng. Âm
dương tứ hành chuyển hành sinh ra
Cây Đời, Cây Tam Thế. Cây Vũ
Trụ, Tam Thế, Cây Đời được biểu tượng bằng
một cây đa hay một cây cổ thụ trồng
bên đình. Tóm lại nhà
đình của chúng ta có nguồn
gốc từ thời thái cổ. Đình
là nhà đinh, nhà lang,
là Nọc, nhà Việt, nhà mặt
trời, là ngôi nhà
thiêng liêng của họ Nọc Việt mặt
trời thái dương mang ý nghĩa của
Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo.
Đình là hậu thân của
nhà Lang thời Hùng vương.
Nguyên thủy đình là một thứ
nhà thờ mặt trời. Phải dựa vào
hình dạng của đình, của mái
và các trang trí
khác để biết đình của chi
nào… Những đình của Việt Nam
ngày nay có mái lõm
hình thuyền, hình sừng trâu,
hình trăng lưỡi liềm là những
ngôi đình của dòng Việt Mặt
trời nước Lạc Long Quân (xin đọc
thêm bài “Qua Đình Ngả
Nón trông Đình”, Ca Dao Tục
Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt).
./Nhà tổ Toraja, Nam Dương mang ý
nghĩa vũ trụ ba tầng:
Cấu trúc
một ngôi nhà tổ vũ trụ ba tầng
Toraja, Nam Dương.
./ Tháp Chedi của Phật giáo
Như đã nói tháp Chedi
có hình chuông có
cán để úp có hình
dạng biên thể của quả bầu nậm nòng
nọc, âm dương mang trọn vẹn Vũ Trụ
giáo. Bên trong tháp
có kiến trúc cây Tam Thế.
Tóm lại nhà biểu tượng, những
kiến trúc tín ngưỡng, dưới một
diện tôn giáo, mang trọn ý
nghĩa Vũ Trụ Giáo, Dịch lý.
(Phần 7)
Ý
NGHĨA NHỮNG HÌNH NHÀ TRÊN
TRỐNG ĐỒNG ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ I.
Nhà trên
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là
nhà mang
ý nghĩa biểu tượng. Ta cũng đã biết
trống đồng âm dương chuyên chở
giáo thuyết Vũ Trụ giáo, là
giáo biểu của Vũ Trụ giáo, Mặt Trời
giáo, như thế nhà mang nghĩa biểu
tượng trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ
I bắt buộc phải mang ý nghĩa Vũ Trụ
giáo.
Một căn
nhà nòng và một nhà
nọc trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ
I.
Đây là
những nhà thiêng liêng,
nhà tổ, nhà thờ mang ý nghĩa
tín ngưỡng, nòng nọc, âm
dương, Vũ Trụ giáo, Đạo Mặt Trời, bang
biểu, ngành, đại tộc, tộc, chi biểu. Do
đó ta phải giải đọc các ngôi
nhà trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I theo
Vũ Trụ thuyết, theo Dịch, theo chữ nòng
nọc. Dựa theo những điều đã thấy ở
các ngôi nhà nói một
cách tổng quát trong Vũ Trụ
giáo đã nói ở trên, ta
thấy ngay
nhà trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I có hai loại: nhà âm
hay nhà nòng có mái
hình vòm và nhà dương
hay nhà nọc mái có những phần
hình nọc dương.
Cần lưu
tâm:
Nhà
và các kiến trúc thờ phượng
là biểu tượng của con người, nói
một cách khác các trống
có nhà là các trống
thế gian, Cõi Giữa, Cõi Nhân
Sinh. Nhìn thấy một trống đồng âm
dương có nhà trên mặt trống,
ta biết ngay trống đó có một
khuôn mặt chính là trống Thế
Gian, Cõi Giữa, Nhân Gian nghĩa
là trống có mặt trời có số
nọc tia sáng bằng hay hơn 8.
NHÌN TỔNG
QUÁT VỀ NHÀ TRÊN TRỐNG NGỌC LŨ
I.
Trước hết ta hãy
nhìn tổng quát về nhà nọc
và nhà nòng.
-Nhà Nọc
Như đã
nói ở trên, nhà nọc, dương
biểu tượng cho nọc, dương, ngành dương, đại
tộc, tộc, chi tộc dương, nội.
Một căn
nhà nọc trên trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Có nhiều biểu
tượng cho biết đây là nhà nọc.
Ví dụ như các kiến trúc nhọn
như mũi đao, mũi mác, mũi giáo ở hai
đầu mái nhà và các vật
trang trí mang biểu tượng nọc, đực như
trống. Trong các ngôi nhà
mái nhọn nếu có để trống hay
các vật hình trống thì những
ngôi nhà này là những
ngôi nhà trống (haus tambaran), trong
Việt ngữ trống có một nghĩa là đực,
nọc. Nhà trống là nhà nọc,
nhà đực. Hình dáng và
tư thế của trống cho biết nhà nọc mang
ý nghĩa biểu tượng nào hay tộc
nào. Ngay cả các kiến trúc ở
bên cạnh nhà cũng cho biết nhà
là nhà nọc. Ví dụ bên
hông mỗi nhà mái hai đầu cong
nhọn trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ
I có dàn trống cho biết căn
nhà kế bên là nhà
trống, nhà nọc.
Dạng nhà nọc
thường thấy trên trống đồng là căn
nhà sàn có mái cong
nhọn hai đầu trên trống Ngọc Lũ I,
Hoàng Hạ, Cổ Loa I, Sông Đà,
Khai Hóa…
Quan Niệm Của
Các Học Giả Từ Trước Tới Nay Về Nhà
Sàn Mái Cong Lên:
1. V. Goloubew cho rằng
‘nhà sàn mái hình
“thuyền vàng” dùng để chở linh hồn
người chết về vương quốc của họ’ (dẫn lại trong
Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Vinh,
tr.120).
2. Văn Hựu dựa
vào sách Địa Lý chí
chép về vùng Kinh châu đời
Tùy, Đường mà xem cảnh này
là một nghi thức lễ mai táng. “Khi
có người chết, đặt tử thi ở nhà, bọn
thiếu niên lân cận đến, mỗi người đều
cầm cung tên vây quanh tử thi
mà ca hát, dùng tên bật
dây cung làm nhịp”. Văn Hựu cho rằng
hình nhà trên mặt trống
là tượng trưng cho nhà đặt tử thi,
còn những người hóa trang
hình chim chính là những
thiếu niên cầm cung tên vây
quanh tử thi ca hát (Nguyễn Văn
Huyên, Hoàng Vinh dẫn lại, tr.121).
3. Tác giả
Nguyễn văn Huyên, Hoàng Vinh đả
phá hai tác giả trên nhưng
tán thành ý kiến ông
Nguyễn Ngọc Chương cho nhà sàn với
các người bên trong, ‘một bộ phận
“trong bức tranh sinh hoạt” là buổi “lễ cầu
mùa” một nghi thức của tín ngưỡng
nông nghiệp’ (NVH, HV tr.121). Hai
tác giả này không nói
riêng rẽ nhà sàn nóc
thuyền là nhà gì.
4. A. J. Bernett
Kempers, trong The Kettledrums of South East Asia
gọi nhà nọc này là “H type
houses” và nhà mái vòm
là “O type houses”.
Theo tôi,
đây là ngôi nhà Nọc đối
ứng với ngôi nhà Nòng
mái hình vòm. Đây
chính là một thứ nhà ‘Đực’,
nhà thờ mặt trời của dòng Nọc,
ngành dương. Ngôi nhà nọc,
nhà thờ mặt trời này hiện rõ
“mặt thật” thấy rõ 100% ở trống Quảng
Xương, một trống rất thể điệu hóa (highly
stylized) nghĩa là một trống đã rất
muộn, mọi chin tiết được diễn tả một cách
bình dân hơn (trong khi các
trống cổ như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
các chi tiết diễn tả theo bác học
khó hiểu hơn). Hai bên mặt nhà
nọc trên trống Quảng Xương Có
hình mặt trời rạng ngời.
Hai bên mặt
nhà nọc trên trống Quảng Xương
Có
hình mặt trời rạng ngời cho thấy
rõ 100% nhà này là
nhà mặt trời.
Lội ngược
dòng thời gian,
qua nhà mặt trời, thờ phượng mặt trời ở
trống Quảng Xương này cho thấy tất cả
các nhà nọc trên trống đồng
nòng nọc, âm dương có một
khuôn mặt là nhà thờ mặt trời,
nhà mặt trời.
Nhà nọc,
nhà mặt trời, thờ phượng mặt trời
trên trống đồng nòng nọc, âm
dương là tiền thân của nhà
Lang Mường Việt, tiền thân của nhà
Đinh (có nghĩa là ‘vật nhọn’
và cũng có nghĩa là con
trai). Đây chính là nhà
tráng niên (Bachelor’s house),
nhà phái nam (man’s house) của
các tộcNam Đảo, nhà Đình hiện
nay ở Việt Nam.
Nhà nọc
làm theo kiểu nhà sàn,
nhà Tam Thế mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ
Trụ luận. Phần lớn nhà nọc trên trống
đồng có mái lõm hình
võng hai đầu cong nhọn mang hình ảnh
của vật đựng, hình trăng lưỡi liềm,
hình thuyền, hình sừng trâu
nhưng hai đầu cong nhọn thường có
hình chim không có hình
rắn, thuồng luồng, cá sấu cho biết
đây là những căn nhà nọc thuộc
dòng nòng khôn thái
dương. Như thế trống đồng âm dương phần lớn
thuộc dòng nòng khôn
thái dương. Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt, theo duy dương đây
là dòng Khôn dương Hùng
Vương Lang Việt và theo duy âm
Khôn âm Chấn Lạc Long Quân Lạc
Việt.
-Nhà Nòng
Nhà nòng
ngược với nhà nọc. Nhà nòng
âm biểu tượng cho nòng, không
gian, bầu trời, vũ trụ âm, nòng
âm, ngành, đại tộc, tộc, chi tộc
âm, ngoại.
Một căn
nhà nòng trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Tuy nhiên,
trống biểu tượng cho dương, nên phải lưu
ý trên trống đồng âm dương
có những dạng nhà nòng mang
nọc tính đại diện hay thay thế cho
nhà nòng thuần âm nữ.
Đây là những nhà nòng
nam. Cần phải dựa vào các chi tiết
khác để phân định ví dụ ở một
nhà nòng trên trống Ngọc Lũ I
có một người cầm trống cho biết đây
là nhà trống, nhà nòng
nam của ngành nòng.
Trên trống Ngọc
Lũ I và Hoàng Hạ nhà
vòm mang hình dạng đúng nghĩa
của nhà vòm, nhà rùa
còn trên trống sông Đà
và Khai Hóa nhà vòm
đã biến thể, không có cửa mở
ra và không có hình
người đứng giữa cửa. Trên các trống
rất muộn hay biểu tượng duy nhất cho một
ngành dương, cho một tộc dương thôi,
nhà nòng bị loại đi như trong trường
hợp trống Quảng Xương chỉ có hai ngôi
nhà nọc đực, nhà mặt trời, thờ
phượng mặt trời (xem các trống này).
Quan Niệm Của
Các Học Giả Từ Trước Tới Nay Về Ngôi
Nhà Nòng Mái Vòm:
Đã có
nhiều tác giả giải thích về
hình các nhà nòng
này. Sau đây là ý kiến
của vài tác giả đã dẫn lại
trong Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Vinh
(tr.25):
.H. Parmentier trong
Anciens tambours de bronze (Op. cit. p.8) gọi
đây là những vật hình cung
(arche).
.Đào Duy Anh
trong “Văn Hóa Đồ Đồng và Trống Đồng
Lạc Việt” (Hà Nội, 1957) đồng ý với
Gouloubev cho đây là cảnh đánh
chiêng (tr.34).
.Văn Hựu trong Cổ đồng
cổ đồ lục (Bắc Kinh, 1957) cho đây là
“tấm phên” (xem phần thuyết minh trống số
8).
.Nguyễn Văn Huyền,
Hoàng Vinh tán thành ý
kiến với ông Nguyễn Ngọc Chương cho
đây là ngôi nhà để tiến
hành nghi lễ có liên quan đến
việc cầu mùa (Nguyễn Ngọc Chương,
Tìm hiểu một số hoa văn trên trống
đồng Ngọc Lũ, Nghiên Cứu Lịch Sử N0 141,
Hà Nội 1971). Các ông gọi
nhà nầy là “nhà cầu
mùa”.
.Có tác
giả cho đây là nhà mai
táng, nhà mồ chỗ quàn
xác chết.
Theo tôi,
đây là nhà là
nòng, nhà cái, nhà
không gian, vũ trụ âm. Hình thể
nhà biến đổi theo thời gian, theo độ
chính thống. Những ngôi nhà
nòng mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ
luận làm theo kiểu nhà rùa,
nhà sàn Tam Thế: cõi
trên là phần nóc nhà
thường có phụ đề bằng những hình đầu
chim ở hai đầu mái hay hình chim
đứng trên nóc. Cõi giữa
nhân gian là phần trong nhà
và cõi âm là gầm
sàn nhà. Nhà có
mái vòm trông như cái
nang, cái dạ con, hang động, nhà mồ,
như nhà rùa, nóc dù,
nóc tán lọng… Nhà rùa
là loại nhà cổ nhất của Việt Mường
mang ý nghĩa vũ trụ quan do thần Rùa
dậy cho Việt Mường làm nhà.
Nhà nòng có mái
vòm biểu tượng cho vòm vũ trụ,
vòm trời, hư không, không gian.
Nhà thường có bốn cột tiêu
biểu cho bốn cột trụ, bốn phương chính của
trời đất, cho Tứ Tượng. Đôi khi nhà
có sáu cột như trên trống
Sông Đà tiêu biểu thêm
cho hai hướng nữa là thiên đỉnh
(zenith) và rốn đất (nadir). Nhà
Nòng là nhà vòm vũ trụ
là nơi tế lễ, thờ bái và thi
hành các tục lệ, taboo liên hệ
tới tín ngưỡng vũ trụ giáo của
dòng Nòng.
Có nhiều biểu
tượng âm cho biết đây là
nhà nòng. Tiêu biểu nhất
là bên cạnh hai căn nhà
nòng có cảnh hai người đang
giã chầy vào cối. Đứng bên
cạnh một người lãnh đạo tinh thần, ở
bên ngôi nhà nòng
thiêng liêng và trên
trống biểu Vũ Trụ giáo thì cảnh
giã chầy cối này phải mang một
ý nghĩa tín ngưỡng. Giã chầy
vào cối mang biểu tượng âm dương giao
hòa, mắn sinh, phồn thực. Cối biểu tượng
cho nòng, cái đi đôi với
nhà nòng còn trống biểu tượng
cho đực (trống có một nghĩa là
trống, đực) đi đôi với nhà nọc,
nhà đực. Cảnh giã chầy vào
cối bên cạnh nhà nòng
mái vòm này đối ứng với cảnh
đánh trống ở khu nhà nọc, nhà
đực, nhà lang. Vì sao? Vì cối
là khuôn mặt âm của trống đồng
âm dương khi lật ngửa lên. Cối coi như
là một thứ trống âm biểu tượng cho
dòng nòng, cái. Ngày
nay còn có nhiều tục giã chầy
vào cối khi cô dâu bước qua
ngưỡng cửa vào nhà chồng, khi
có người chết (mang ý nghĩa âm
dương tái sinh)… Ngoài ra còn
có nhiều chi tiết khác giúp
cho biết nhà Nòng thuộc họ,
ngành, đại tộc, tộc, chi tộc nào.
Nhà
Biểu Tượng Trên Trống Đồng Âm Dương
Ngọc Lũ I.
Như đã biết, mặt
trống trống đồng âm dương Ngọc Lũ I chia ra
làm hai bán viên đối xứng
nhau. Một bán viên âm có
đám rước 6 người, một bán viên
dương có đám rước 7 người. Mỗi
bán viên có một căn nhà
nọc và một căn nhà nòng.
Nhà
nọc và nhà nòng ở
bán viên âm nhóm 6
người nhẩy múa.
a.
Nhà nọc ở bán viên
âm có đám rước 6 người
nhẩy múa .
Căn nhà nọc
này cũng chuyên chở trọn vẹn
giáo thuyết Vũ Trụ giáo.
Nhìn tổng
quát, mái lõm biểu tượng
âm, đầu hồi hình mũi đao, dương, tức
âm dương, Lưỡng nghi. Bốn cột biểu tượng Tứ
Tượng. Nhà có đủ âm dương,
Lưỡng nghi, Tứ Tượng. Tứ Tượng sinh ra vũ trụ Tam
Thế.
Ngôi nhà
này làm theo kiểu nhà
sàn biểu tượng Tam Thế.
.Thượng Thế.
Mái nhà
biểu tượng cho Thượng Thế. Ở đây nhà
có mái lõm cong hình
vòng cung, hình sừng, hình
thuyền hay hình trăng lưỡi liềm nhìn
tổng quát mang âm tính
nòng, Khôn. Hai ngôi nhà
nọc này là hai ngôi nhà
thiêng liêng của ngành
Khôn nói chung. Cần phải dựa
vào những yếu tố khác để nhận diện.
Thường thường các kiến trúc
và trang trí trên nóc
nhà là những yếu tố quyết định để
nhận dạng. Đối chiếu với truyền thuyết và
cổ sử Việt thuộc ngành Thần Nông.
Tùy theo chi tiết nhà mang
tính âm thái dương tức
khí gió thiếu âm là
nhà Nông và dương thái
âm tức thái âm ngành nọc
dương là nhà Thần.
Mái ở đây
có hai đầu hồi đầu đao biểu tượng
thái dương. Mái võng biểu
tượng thái dương cho thấy khuôn mặt
thiếu âm mang tính chủ, Đối chiếu với
truyền thuyết Việt là khuôn mặt
Nông mang tính chủ và đối
chiếu với cổ sử Việt thì khuôn mặt
Hùng Vương mang tính chủ. Nhà
nọc cho biết đây là nhà thờ
của Người Mặt Trời Bách Việt của
Hùng Vương.
Cõi Trên
thường biểu tượng bằng hình chim vì
thế thường có hình chim đậu
trên nóc nhà.
.Trung Thế.
Nhà biểu tượng
Cõi Giữa nhân gian. Trong nhà
có cảnh sinh hoạt của con người thường
liên hệ tới tín ngưỡng. Nhà
có để trống cho biết nhà là
nhà trống nhà nọc và cũng cho
biết nhà thuộc tộc, chi nào của
ngành trống, nọc, dương.
.Hạ Thế.
Gầm nhà dưới
sàn là Cõi Dưới, Hạ
Thế.
.Trục Thế Giới
Giữa nhà
có kiến trúc hình trụ ống,
biểu tượng Trục Thế Giới.
Trang trí
nhà cũng chuyên chở ý nghĩa Vũ
Trụ luận: những chấm nhỏ biểu tượng cho tượng Lửa;
những tua treo ở bên chái nhà
biểu tượng cho tượng Khí, gió;
hình tam giác biểu tượng cho
núi, tượng đất dương và hình
uốn khúc biểu tượng cho tượng Nước dương.
Bây
giờ xin đi vào chi tiết.
Số 6 là số chẵn,
số âm, bán viên này mang
âm tính là bán
viên âm. Vậy căn nhà nọc ở
bán viên có đám rước 6
người là ngôi nhà nọc
ngành âm. Số 6 cũng là số Tốn
(O| |), hôn phối với Đoài. Căn
nhà nọc này là căn nhà
của ngành âm Đoài/ Chấn.
Hình
ngôi nhà nọc ở bán
viên âm có
đám rước 6 người.
Đầu hồi nóc
nhà trang trí với hai hình
đầu chim. Mắt chim là mắt
âm (hai vòng tròn đồng
tâm có chấm). Hiển
nhiên căn nhà này là
căn nhà nọc âm của ngành
âm Đoài Chấn. Mào chim gồm
có ba cái lông dính
liền với nhau tạo thành hình
cái bờm, cái mũ dương tức Khôn
dương Đoài vũ trụ. Nhà này
có khuôn mặt Đoài mang
tính chủ. Đầu chim có mào
hình bao, bọc, nang này có
thể là con chim nông biểu tượng cho
ngành nòng Đoài Chấn.
Trên nóc ngôi nhà
này có hai con chim đậu.
Chim tổng quát biểu tượng cho Cõi
Trên, theo duy âm là vòm
trời, không gian âm, Khôn
và theo duy dương là mặt trời dương,
Càn. Số 2 là số chẵn, âm. Hai
con chim cũng xác định ngôi
nhà này là ngôi
nhà nọc âm.
Đa số các
tác giả cho hình chim trên
nóc nhà mái võng như ở
trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ… là chim
trĩ hay công.
Bây giờ ta đi
tìm xem hình chim trên
nóc nhà mái võng
là trĩ hay công? Làm sao
phân biệt được trĩ và công qua
hình vẽ? Để phân định ta dựa
vào:
1. Đầu
Trên thế giới
có ba loại trĩ có tai (eared
pheasant); phân biệt bởi chùm
lông trắng mọc dài thẳng lên
tạo thành cái tai lông sau tai
thật. Ba loại đó là blue-eared
pheasant (Crossoptilon auritum), loại tai trắng
(C. crossoptilon) và loại Mãn
châu C. manchuricum. Ngoài cái
mào (crest) trên đầu, hai bên
cổ có chùm lông dài khi
dựng lên tạo thành cái
vòng cổ. Loại công thường thấy cũng
thuộc dòng họ trĩ, trên đầu có
“vương miện lông”, nhưng không thấy
bờm trước cổ, lông đuôi dài
có mắt.
Hình chim
trên trống đồng có “hai tai” thuộc họ
“eared pheasant” và có
mào lông hai bên cổ là
con trĩ vì loài
công không có tai chỉ có
vương miện và cũng không có
mào lông trước cổ như trĩ.
2. Thân
Cánh chim trĩ
loài great Argus có những
hình con mắt trong khi công
lông đuôi có hình con
mắt chứ lông cánh không
có mắt. Hình chim trên
nóc nhà trống Hoàng Hạ
cánh có hình con mắt.
Chim trên
nóc nhà trống Hoàng Hạ
cánh có hình con mắt(nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Ở đây trên
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, con mắt diễn
tả bằng những ‘nọc’ ngắn. Chim trên
nóc nhà Nọc mặt trời đuôi
không có hình con mắt. Vậy
chim trên nóc nhà trên
trống trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
và Hoàng Hạ là loài
chim trĩ.
3. Đuôi
Đuôi trĩ
và công đều dài nhưng
đuôi trĩ thon dài, to ngang, ĐẦU BẰNG
trong khi đuôi công ĐẦU KHUM
TRÒN khi xòe lên đuôi
công thành hình rẽ quạt
tròn trong khi đuôi trĩ xòe
lên thành hình giải (vì
thế có tên là chim giải
cùi, chim đuôi dài như
cái giải). Đuôi chim trên
nóc nhà giống đuôi chim trĩ
hơn là đuôi công vì không
có mắt, dài to ngang và đầu
bằng. Hình chim trên
nóc nhà ở trống Hoàng Hạ vẽ
rõ thành 4, 5 giải. Như đã
biết theo Dịch trĩ là biểu tượng của Li
thường vẽ đuôi có 5 giải lông
vì số 5 là Li. Do đó con chim
trên nóc nhà mái
võng có 5 giải đuôi là
con chim trĩ. Chim trĩ là chim biểu tượng
cho lửa thần thoại hóa thành chim
phượng có nghĩa là chim lửa nhưng
chim trĩ thuộc loài gà sống nhiều
trên mặt đất nên biểu tượng cho lửa
đất thế gian Li (trong khi chim cắt sống
trên ngọn cây là chim lửa Việt
biểu tượng cho Càn lửa vũ trụ.
Hình chim trĩ
trên nóc nhà có khắc
mẫu tự ‘mũi nhọn’ có nghĩa là lửa,
đực cho biết đây là con chim trĩ đỏ
Li và Li đội lốt Càn. Một điểm
thấy rõ nữa là trên mái
đình chùa, nơi thờ phượng,
ngày nay ta chỉ thấy trang trí bằng
chim phượng, con chim thần thoại hóa từ
chim trĩ lửa chứ không bao giờ thấy chim
công.
Vậy tóm lại
hình chim trên nóc mái
nhà Nọc mặt trời là chim trĩ, rẻ
cùi, giải cùi chim biểu của
ngành mặt trời nọc Lửa trời, thần thoại
hóa thành chim phượng. Chim cắt
là chim lửa vũ trụ, còn chim trĩ
là chim lửa bầu trời thế gian.
Chim trĩ ở đây
cho thấy khuôn mặt thế gian mang tính
chủ ăn khớp trăm phần trăm với trống thế gian
này.
Ở bên phải tức
phía dương, con chim có bờm cao
gió, đuôi dài, quay mặt về
phía tay phải chiều dương là con
chim đực (giống như hình chim trên
nóc nhà của người Katu, nói ở
trên). Chữ nòng nọc “đầu mũi lao”
(>) có nghĩa là dương, đực viết ở
dưới cổ con chim xác nhận con chim
này là con chim đực biểu tượng cho
Khôn dương là Đoài vũ trụ. Ở
bên trái, con chim có
đuôi ngắn, quay về phía bên
trái là con chim mái biểu
tượng cho Khôn âm, nuớc, đầu có
có đánh dấu chấm nọc dương,
là nương dương Chấn (xem chương Thế
Giới Thú Vật Trên Trống Đồng). Hai
con chim đậu trên nóc nhà
nói cho biết ngôi nhà
là nhà nọc thiêng liêng
ngành âm Đoài Chấn.
Như thế mái
nhà cong lõm có hai đầu chim
và hai con chim biểu tượng cho Cõi
Trời mang tính nòng Đoài
Chấn.
Dưới chái
nhà bên phải có chiếc
trống có phụ đề các chấm nọc dương
cho biết căn nhà này là căn
nhà trống (haus tambaran),
nhà nọc. Chiếc trống hình nấm
lọng, ô (đáy và
thân trống không phân chia) tức
loại trống NXQ III hay trống khí gió
Đoài vũ trụ (xem chương Cơ Thể Học
Trống Đồng Âm Dương Đông Nam
Á). Ta cũng thấy mặt trống quay về
bên trái (chiều âm)
nên có âm tính tức
(trống) dương của nòng âm tức thiếu
âm, nguyên thể của khí
gió Đoài vũ trụ. Trống để nằm
ngang biểu tượng đất bằng thế gian nhưng
trống không để sát mặt đất
mà để trên cao, “trên
không khí” mang khuôn mặt
khí gió Đoài vũ trụ.
Trống này ở phía bên phải,
dương nên khuôn mặt Đoài vũ trụ
mang tính chủ của ngành âm
Đoài Chấn.
Ở dưới chái
nhà bên trái có một vật
hình chữ U vuông góc mang
tính dương, trong có bỏ dấu chấm
nhấn mạnh thêm ý nghĩa dương. U dương
là dạng thái dương của O thái
âm (hai nhánh đứng là hai nọc
tức thái dương; Việt ngữ O là
nàng (phương ngữ Huế O chỉ nàng,
cô), mẹ dòng nòng thái
âm, U là mẹ dòng nọc
thái dương như Âu Cơ là U cơ,
thái dương thần nữ của chúng ta).
Có thể vật này làm bằng gỗ
khoét rỗng. Đây có thể
là thiết diện của một cái cối
vuông hay cái trống mõ (một
thứ trống âm) làm bằng thân
cây khoét rỗng (slit drum). Ở
đây trên trống mang dương tính,
và đối ứng với chiếc trống ở phía
bên kia, vật này nghiêng về
trống mõ âm thái dương. Trống
mõ này biểu tượng cho dương
thái âm Chấn. Vậy trống
mõ chữ U dương này là trống
Chấn.
Hình hai thứ
trống này rõ ràng cho biết
căn nhà nọc này là nhà
trống, nhà nọc ngành âm
Đoài Chấn.
Ở giữa nhà,
trên sàn nhà có hai
người, ngồi giơ hai tay cao lên trước mặt.
Giơ hai tay lên trước mặt hay lên khỏi
đầu là biểu tượng sùng bái
mặt trời.
Hai
người đưa hai tay ra trước mặt tôn vinh
mặt trời trong một giáo vụ tế lễ mặt trời
trong một ngôi nhà mặt trời
trên trống trống đồng âm dươn Ngọc
Lũ I.
Hai người này
thấy rõ hơn ở trống Hoàng Hạ:
Hai người đưa hai
tay ra trước mặt tôn vinh mặt trời trong
một giáo vụ tế lễ mặt trời trong một
ngôi nhà mặt trời trên trống
trống đồng âm dương Hoàng Hạ.
Rõ hơn là
ở thạp đồng Hợp Minh chỉ có một người ngồi
đưa hai tay ra phía trước tôn vinh,
cầu nguyện mặt trời, vũ trụ (nên không
thể nói như một số tác giả cho rằng
hai người trong ngôi nhà ở trên
đang chơi trò “trồng hoa trồng nụ”).
Một người
búi tóc có dáng dấp
phụ nữ (bà đồng, nữ pháp sư) đưa
hai tay ra phía trước mặt dâng lễ
vật cung nghinh, tôn vinh hay cầu xin mặt
trời, vũ trụ trên thạp đồng Hợp Minh(Khảo
Cổ Học).
Hình thức
sùng bái tôn vinh mặt trời
này còn thấy nhiều trong các
nên văn hóa thờ mặt trời như Lạc Việt
Tráng Zhuang, Ai Cập cổ, Ấn-Độ… xin nhắc
lại qua vài ví dụ bằng hình
ảnh:
.Lạc Việt Tráng
Zhuang:
Hình người
đang cung nhinh, tôn vinh mặt trời đưa tay
ra phía trước mặt trên vách
đá Hoa Sơn, Quảng Tây của Lạc Việt
cổ.
.Ai Cập cổ
Kệ tang Khonsu cho
thấy sự thờ phượng Thần Mặt Trời Bò
cái Mehet-Weret, Egyptian Museum, Cairo (Madanjeet
Singh fig. 461).
.Thiên
Chúa giáo Ái Nhĩ Lan.
Người Ái Nhĩ Lan
cổ thờ mặt trời, khi du nhập Thiên
Chúa giáo vào, họ lồng đạo
mặt trời vào Thiên Chúa
giáo. Vì thế cây thánh
giá của họ có vòng
tròn mặt trời và các tu sĩ
vẫn cung nghinh mặt trời theo đạo gốc.
Tranh dát
mảnh (mosaic) của Achilli cho thấy các tu
sĩ Ái Nhĩ Lan giơ tay theo kiểu người Ai
Cập cổ tôn thờ mặt trời (hang thờ St
Columbanus, nhà thờ St Peter, Vatican) (Madanjeet
Singh).
(xem thêm Đạo Mặt
Trời Của Bách Việt)
…..
Như thế những người
này ngồi trong căn nhà nọc, trống,
đực, mặt trời (thấy rõ ở trống Quảng Xương,
trước nhà có hình mặt trời)
bắt buộc phải là đang cử hành một
nghi thức về Vũ Trụ giáo, Đạo Mặt Trời (xem
chương Ý Nghĩa Dấu, Hình, Biểu Tượng
Trên Trống Đồng).
Ở bên phải
có một người thứ ba đang đánh trống
hình lục giác để trên một
cái cọc mang ý nghĩa trống sinh tạo
tạo hóa, cõi trên cho biết
khuôn mặt của tộc Đoài vũ trụ mang
tính chủ.
Dưới sàn
có một lò lửa. Ở trống Hoàng
Hạ lò lửa này thấy rất rõ.
Lò lửa có ống ăn thông
lên nhà.
Nhà nọc
trên trống đồng âm dương
Hoàng Hạ có lò lửa dưới gầm
nhà thấy rất rõ (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Người thổ dân
Ainu ở Nhật thờ Mẹ Mặt Trời Buchi có
hình bóng là ngọn núi
lửa Buchi mà người Nhật chuyển âm
thành Fuji (Phú Sĩ) cũng để
lò lửa hồng giữa nhà gọi là
Trái Tim Hồng. Người Navajo cũng có
lò lửa trái tim hồng ở giữa
nhà giống như người Ainu. Thổ dân Mỹ
châu Lakota có hố lửa trong lều tắm
mồ hôi gọi là “lửa thiêng vĩnh
cửu” (“sacred fire without end”). Nhìn
chung dù họ làm gì đi nữa
thì lò lửa, hố lửa cũng phải
là một nghi thức tế lễ tôn
giáo của ngành dương có
liên hệ tới mặt trời. Hơi nóng, lửa
dùng để tẩy uế, làm tinh khiết
tâm hồn và thể xác con người,
dùng trong việc phán xét linh
hồn, chữa trị bệnh tật (xem chương Ý Nghĩa
Dấu, Hình, Biểu Tượng Trên Trống
Đồng).
Dàn trống
Dàn trống ở
bên nhà nọc của nhóm 6 người
nhẩy múa.
(nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Trống là dương
nên đi đôi với nhà nọc
vì thế nhà nọc thường có
trống hay trang trí các vật
hình trống gọi là “nhà trống”
“haus tambaran”. Dàn trống này mang
biểu tượng tín ngưỡng, một thứ tín
ngưỡng trống tức Vũ Trụ giáo. Dàn
trống có 4 người biểu tượng Tứ Tượng, Bốn
Phương Trời, Người Bốn Phương. Loài người
là con của Vũ Trũ càn khôn gồm
có bốn giống người ở Bốn Phương. Những
người ở đây trần truồng thuộc tộc âm
gió-nước hay là người cõi
trời, biểu tượng cho cõi trên vũ trụ.
Bốn người với dáng dấp và đầu
tóc khác nhau là Bốn Người
(Four People) ứng với Tứ Tượng. Ở đây người
ngồi đầu ở bên phải tóc dài
xõa lưng cong vòng biểu tượng
Đoài vũ trụ , kế tiếp là người to
khỏe nhất trong bốn người, trông như nửa
ngồi nửa đứng. Đứng là dương, ngồi
là âm. Nửa đứng nửa ngồi là
âm của dương tức thiếu dương Li, tóc
có hình hai nọc, lửa Li, người thứ
ba nhỏ nhất tóc có sọc nước Chấn
và người thứ tư đứng, là nọc
Càn. Người này đứng quay mặt về
phía trái, âm là
Càn âm, Càn của ngành
âm. Vậy bốn người này diễn tả bốn tộc
ứng với Tứ Tượng.
Điểm đáng
chú ý là cái phướn
phía trước có hình
vuông đất trong có “vòng
tròn có chấm” Li, phía dưới
có các sọc tia sáng
Càn. Dàn trống này của
dòng nội Li Càn hôn phối với
căn nhà nọc Đoài Chấn ở nhóm
6 người nhẩy múa này.
Tóm lại,
nhìn tổng quát, ở bán
viên có đám rước 6 người,
ngôi nhà nọc có mang âm
tính tức nhà nọc thái dương
của ngành âm mang tính
thái dương Đoài Chấn và
Đoài mang tính chủ.
Những người đánh
trống theo cách đánh nòng
nọc, âm dương giao hòa với nhau để
khơi động dậy quá trình Vũ Trụ Tạo
Sinh.
Trống đồng là
trống nòng nọc, âm dương , mặt trống
đặc có mặt trời là dương. Dùi
trống là một khúc cây cũng
là dùi nòng nọc, âm
dương có đầu đặc dương (đặc là đực,
tre đặc là tre đực) và đầu hở
là đầu âm. Đầu âm ở này
thấy rõ trên trống đồng âm
dương Hoàng Hạ.
Dùi trống
nòng nọc, âm dương có đầu
âm hở đánh xuống mặt trời dương
thấy rõ trên trống đồng âm
dương Hoàng Hạ.
Đánh theo
cách âm dương là đánh
theo chiều thẳng đứng từ trên đâm đầu
âm hở của dùi trống xuống mặt trời
dương của mặt trống (xem thêm chương
Ý Nghĩa Các Biểu Tượng).
b.
Nhà nòng ở bán viên
âm có đám rước 6 người
nhẩy múa .
Hình
nhà nòng ở bán viên
âm có đám rước sáu
người (Nguyễn Văn Huyên).
Ngôi nhà
nòng này có mái
vòm, dáng nhà trông như
nhà rùa mang trọn vẹn Vũ Trụ thuyết.
Ta thấy ngay những mấu
chốt chính là:
.Ở hai bên
nóc vòm có hình ngữ
hai vòng tròn đồng tâm cho
biết căn nhà này là căn
nhà nòng âm.
.Ở ô giữa,
có một người, đứng ngẩng mặt nhìn
lên trời, tay cầm gậy giơ lên cao khỏi
đầu. Gậy nọc biểu tượng cho lửa Càn Li.
.Tấm phên
bên phải tức phía dương phía
trước ngôi nhà có 7
hình ngữ “vòng tròn có
chấm ở giữa” trông như những chiếc gồng.
Phần lớn các tác giả đều cho
đây là những chiếc gồng. Gồng biểu
tượng cho ngành nòng. Gồng là
cồng là còng là vòng
là nòng, “lệnh ông không
bằng cồng bà”, “Muốn coi lên
núi mà coi, Coi bà Triệu Ẩu
cỡi voi, đánh cồng”. Trong khi trống biểu
tượng cho ngành nọc.
Số 7 là số
Càn, thái dương. Phía
bên trái có 8 cái gồng.
Số 8 là số Khôn. Khôn ở tay
trái phía âm là
Khôn âm tức thái âm nước.
Đọc theo chiều âm ta có Càn
khôn nước, Càn thái âm.
Ở đây cho thấy lưỡng hợp đại vũ trụ
Càn Chấn và Càn mang
tính chủ trong khi phía nhà
nọc dương có dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ Li
Đoài vũ trụ và Li mang tính
chủ.
Dưới gầm sàn
nhà, có một hố hay lò lửa Li
dùng trong các nghi lễ tôn
giáo như đã nói ở trên…
Lò lửa có hình cái nọc
( | ) mang hình ảnh Núi Trụ Thế Gian
Li nằm trong Trục Thế Giới nối vào
nhà cắm trên vòng cong
lòng chảo, tức nòng O mở ra mang
dương tính thúc thiếu âm
khí gió Đoài vũ trụ. Ở
đây có dạng lưỡng hợp tiển vũ trụ
Li-Đoài vũ trụ.
Ta cũng thấy
hình lò lửa này mang
hình ảnh thạch trụ cắm trên mặt đất
biểu tượng cho Núi Trụ là dạng chữ
Thổ hay chữ Hán sơn viết theo chữ khoa đẩu
nòng nọc cổ là núi tức Li
(Xem Kẻ Sĩ).
Ta thấy rất rõ ở
nhóm âm 6 người nhẩy múa
Đoài Chấn này, phía
nòng âm có căn nhà
nòng Càn Li giao hòa với căn
nhà nọc Chấn Đoài ở cùng
bán viên âm này.
Tóm lại, theo
duy dương hay trên trống, căn nhà
nòng này có hai khuôn
mặt dương là Càn Li. Càn mang
tính chủ vì 7 cái gồng ở
phía bên phải. Do đó, theo duy
dương trên bán viên âm
của nhóm 6 người nhẩy múa có
hai căn nhà nọc Đoài Chấn và
hai nhà nòng Li Càn giao
hòa theo lưỡng hợp đại vũ trụ Càn
Chấn và tiểu vũ trụ Li-Đoài vũ trụ.
Cảnh giã chầy
cối.
Cảnh giã
chầy cối ở cạnh nhà nòng ở
bán viên của nhóm 6 người
nhẩy múa.
Bên phải của căn
nhà nòng này có một
cảnh giã chầy cối đối ứng với dàn
trống ở bên nhà nọc. Ở đây
lòng cối có hình chữ V
mang nghĩa âm thái dương, những
nọc chấm cũng cho biết trống thuộc phiá
âm thái dưuơng. Chầy có
hình hai cái phướn cho thấy
rõ ràng cảnh giã chầy cối
mang tính cách tín ngưỡng
không phải là cảnh giã chầy
cối soạn thực phẩm. Cảnh giã chầy cối
là cảnh đánh «trống
âm» của dòng âm mang trọn
vẹn ý nghĩa Vũ Trụ giáo (xem chương
Ý Nghĩa Dấu, Hình, Biểu Tượng
Trên Trống Đồng).
Hai phướn trống
không mang ý nghĩa Khôn
và trong hai phướn có
các nọc chấm dương nguyên tạo. Vậy
cảnh giã chấy cối này thuộc về
phía nòng dương sinh tạo Chấn
Đoài vũ trụ thái dương sinh tạo.
Người đứng giã
bên phải tóc búi ngắn
phía sau hình nọc que mang dương
tính, ở trần, mặt quay về phía
âm tức dương của âm là thiếu
âm khí gió Đoài vũ trụ.
Ngược lại người bên trái phía
âm tóc dài có sọc
ngang nước Khôn, trang phục
dài mang âm tính, người
này là Chấn. Trên người
có “chấm vòng tròn”
thái dương. Người này là Chấn
thái dương. Vậy cảnh giã chầy cối
này là Chấn Đoài vũ trụ
hôn phối với nhà nòng
Càn Li.
Một người đứng ngửa mặt
lên trời, tay đang dâng lễ vật cầu
trời. Đây có thể là một
ông mo, bà đồng. Người này cho
thấy cảnh giã chầy cối mang nghĩa
tín ngưỡng nòng nọc, âm dương
hòa hợp của phía nòng
âm, không phải chỉ mang ý nghĩa
thuần túy nông nghiệp giã gạo,
hiểu theo duy tục, hiểu theo cái dạ dầy
đói ăn. Trống đồng nòng nọc,
âm dương không phải là biểu
tượng cho nền văn minh lúa nước thuần
túy.
Người này
có tóc ngắn giống người giã
Đoài vũ trụ trên người có
hình vòng tròn chấm có
một nghĩa là Đoài vũ trụ, quay mặt
về phía trái âm. Đây
là vị lãnh đạo tinh thần của
phía nòng âm, có
khuôn mặt Đoài vũ trụ mang
tính chủ.
Vậy tóm lại cảnh
giã chầy cối Đoài Chấn hôn
phối với nhà nòng Càn Li.
c.
Nhà nọc ở bán viên dương
có đám rước 7 người nhẩy
múa.
Nhìn tổng
quát, số 7 là số dương, Càn.
Vậy suy ra ngay căn nhà nọc ở bán
viên dương có đám rước 7 người
nhẩy múa là ngôi nhà
nọc ngành dương Càn Li.
Ngôi
nhà nọc ở bán viên có
đám rước 7 người.
Hai đầu nóc căn
nhà này trang trí bằng hai
đầu chim dương có con mắt dương
“vòng tròn có chấm giữa” Li,
mào hình những nọc que như nọc tia
sáng mặt trời mang dương tính nọc
(trong khi chim ở nhà bên bán
viên âm mào hình bao,
túi nang mang âm tính
nòng). Mào gồm có 5 (số Li)
chiếc lông tỏa ra như tia sáng
(Càn). Chiếc mào trông giống
như chiếc mũ tia sáng hiển nhiên cho
biết đây là nhà nọc dương hay
nhà nọc Càn Li đối ứng với
nhà nọc Đoài Chấn ở bán
viên âm của nhóm 6 người nhẩy
múa. Đầu chim này có thể coi
là đầu chim cắt biểu tượng cho ngành
nọc Càn Li. Đầu chim này giống như
đầu chim cắt ở phía sau đuôi thuyền
có hình đầu chim nông (xem
chương Hình Thuyền Trên Trống
Đồng). Trên mái nhà chỉ
có một con chim trĩ. Số 1
là số lẻ, dương cho biết nhà nọc
này biểu tượng cho ngành nọc
Càn Li. Con chim này có
đuôi dài quay nhìn về
phía tay phải,dương cho biết đây
là con chim trĩ, lửa biểu tượng cho lửa đất
thế gian Li. Ngôi nhà này
là ngôi nhà đực thái
dương Càn Li.
Chim trĩ đậu tức biểu
tượng cho cho lửa đất thế gian nên Li mang
tính chủ. Đối chiếu với căn nhà ở
phía âm bên kia có
khuôn mặt Đoài vũ trụ mang
tính chủ thì ở phía dương
bên này bắt buộc Li phải mang
tính chủ cho có sự lưỡng hợp tiểu vũ
trụ thiếu âm Đoài vũ trụ với thiếu
dương Li.
Trên sàn
cũng có hai người tế lễ giơ hai tay cao
liên hệ tới sự sùng bái mặt
trời.
Ở dưới chái
nhà bên phải, có một người
đánh trống hình lục giác để
trên một cái cột trụ cố ý cho
biết trống này ở “trên cao”
Khôn hôn phối với Càn. Trống
này là trống Càn vũ trụ
nên mới có hình lục
giác 6 cạnh (số 6 là số
thành, sinh tạo). Trống này biểu
tượng cho đại tộc Càn. Trống ở góc
phải dương ứng với số 6 (âm thái
dương) trong ma phượng trục 5/15 cũng cho biết
trống mang khuôn mặt thái dương
Càn (số 6 có số 7 Càn ngay
bên phải).
Ở chái
nhà bên trái có một
chiếc trống để nằm ngang, mặt trống quay về tay
phải. Trống này để nằm sát đất. Đất
bằng là Li, lửa đất thế gian,
nhà có một khuôn mặt Li.
Góc trái là phía
âm của căn nhà nọc dương, tức
âm của dương, tức thiếu dương, bản thể của
Li. Trống ở phía âm quay mặt về tay
phải dương cũng mang tính âm của
phía dương là thiếu dương Li. Trống
cò hình trụ chống có
đáy rộng, hình tháp tức trống
Li, loại NXQ V (xem chương Cơ Thể Học Trống Đồng
Âm Dương Đông Nam Á). Vậy
trống này là trống Li.
Như thế, nhà nọc
ở bán viên có đám rước
7 người là nhà nọc thái dương
Càn Li.
Nhà nọc Li
Càn Dương phía nọc này đối
ứng với nhà nọc Đoài vũ trụ Chấn
thái dương phía nòng ở
bên bán viên âm 6 người.
Đại tộc Li thế gian mang tính chủ.
Dàn trống
Dàn
trống ở bên nhà nọc của nhóm
7 người nhẩy múa (nguồn : Phạm
Huy Thông và các cộng
tác viên, Dong Son Drums in Viet
Nam). Những trống trong hình
này vẽ khác những hình vẽ
trong quyển Những Trống Đồng Đông Sơn
Đã Phát Hện ở Việt Nam của Nguyễn
Văn Huyên.
Ở đây người ngồi
đầu ở bên phải tóc ngắn nhất, lưng
cong vòng biểu tượng Đoài vũ trụ, kế
tiếp là người có tóc sau
gáy thẳng đứng Li (như Núi Trụ Chống
Trời), người thứ ba tóc có tia
sáng Càn và người thứ tư
tóc chẩy xuôi như nước, Chấn.
Điểm đáng
chú ý là cái phướn
phía trước có hình
vòng tròn đồng tâm và
có lẽ dấu chấm bị soi mòn mất, biểu
tượng Chấn và phướn gió biểu tượng
Đoài. Dàn trống này của
dòng nòng Đoài Chấn hôn
phối với căn nhà nọc Li Càn ở
nhóm 7 người nhẩy múa này.
d.
Nhà nòng ở bán viên
dương có đám rước 7 người.
Số 7 là số
dương. Nhóm 7 người nhẩy múa đi
hướng tới là căn nhà nòng
dương.
Ta thấy ngay mấu chốt
chính là người đứng ở cửa, cầm một
vật gì hình tròn, đa số
tác giả đều cho đây là một
cái trống cầm tay hình tròn.
Đây chính là căn nhà
trống “haus tambaran” nòng, âm.
Hình
nhà nòng ở bán viên
dương có nhóm 7 người nhẩy
múai (Nguyễn Văn Huyên
tr.168).
Lưu ý trống
hình tròn nòng âm
Khôn trong có các nọc chấm
dương cho biết đây Khôn thái
dương và đây là trống chứ
không phải là cồng. Như thế căn
nhà nòng ở bán viên của
nhóm 7 người nhẩy múa có
khuôn mặt theo duy âm là
Khôn thái dương. Chiếc trống
tròn nòng Khôn thái
dương cho thấy ngôi nhà nòng
này là ngôi nhà
nòng Đoài vũ trụ Chấn,
hôn phối với khuôn mặt Càn Li
của nhà nọc.
Tấm phên
bên trái phía trước
nhà, có bẩy hình ngữ giống
gồng. Số 7 là số Càn, thái
dương. Bên phải trong khung có 7
hình ngữ và ở phía
ngoài có thêm một cái
nữa, tổng cộng là 8 (đây có
thể là lỗi lầm kỹ thuật của người
làm trống. Thiếu một, vì không
còn chỗ trong khung nữa nên phải khắc
thêm ở phía ngoài cho đủ 8 hay
tác giả làm trống cố ý cho
biết là nghĩa khuôn mặt Khôn 8
mang tính chủ, nghĩa là
Càn/khôn mang tính chủ cho
hôn phối với khuôn mặt Li/Khảm của căn
nhà nọc ở cùng bán viên
này). Dưới gầm có hình
lò lửa hình như cái
siêu nước có hai cái “sừng”
dương biểu nước dương dưới dạng nước Chấn/ hơi
nước Đoài vũ trụ.
Tóm lại,
ngôi nhà nòng ở bán
viên dương có đám rước 7 người
là ngôi nhà nòng Chấn
Đoài vũ trụ. Theo duy dương là
nhà Chấn Đoài vũ trụ có
khuôn mặt Chấn mang tính chủ
vì 8 cái cồng ở phía tay phải
(Chấn đại diện cho Khôn).
Cảnh giã chầy
cối.
Cảnh giã
chầy cối ở cạnh nhà nòng ở
bán viên của nhóm 7 người
nhẩy múa.
Bên phải của căn
nhà nòng này có một
cảnh giã chầy cối đối ứng với dàn
trống ở bên nhà nọc.
Phướn của chầy của
người bên phải trong có chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình nọc que chỉ dương. lửa đất núi
trụ Li. Những nọc chấm dương mang nghĩa
thái dương sinh tạo. Phướn của chầy
của người bên trái trống không
Khôn, chỉ có các chấm nọc
dương sinh tạo cho biết là Càn sinh
tạo. Người đứng giã bên phải
tóc búi ngắn, có phần sau
thẳng hình trụ nọc Li, trang phục ngắn mang
dương tính nghiêng về thiếu dương Li
thái dương. Ngược lại người bên
trái phía âm tóc
dài, trang phục dài mang nhiều
âm tính, quay mặt về phía
dương bên phải là dương, trên
người có chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que chấm vòng
tròng có một nghĩa là mặt
trời Càn sinh tạo. Người này
là Càn phía nòng
âm thái dương.
Vậy cảnh giã
chầy cối Càn Li hôn phối với
nhà nòng Chấn Đoài vũ trụ.
Một người đứng ngửa mặt
lên trời, tay đang dâng lễ vật cầu
trời, đây có thể là một
ông mo, bà đồng giống như bên
bán viên âm.
Người này
khác với người ở bán viên
âm là có tóc rất
dài mang nhiều âm tính.
Đây là vị lãnh đạo tinh thần
của phía nòng âm, có
khuôn mặt Chấn mang tính chủ.
Tóm tắt
Nhà trên
trống Ngọc Lũ I là nhà biểu tượng,
là nhà thiêng liêng, thờ
phượng mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ
giáo, Đạo Mặt Trời. Có hai loại
nhà nòng, nòng không
gian và nhà nọc, nọc mặt trời.
Nhà nọc có mái võng
hai mang âm tính thuộc phía
nòng. Hai đầu nhọn mang tính
thái dương. Vì ở trên trống
mặt trời thái dương có 14 nọc tia
sáng nên khuôn mặt thái
dương mang tính chủ nghĩa là
khuôn mặt thiếu dương Đoài vũ trụ
mang tính chủ. Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt là khuôn mặt
Đoài vũ trụ tạo hóa sinh tạo của
Hùng Vương.
Hai căn nhà nọc
biểu tượng hai phía nội ngoại của
ngành dương ứng với Tứ Tượng, Tứ ĐạiTộc nọc
dương và hai ngôi nhà
nòng biểu tượng hai phía nội ngoại,
theo duy âm là của ngành
âm, và theo duy dương là của
ngành dương thay thế hay đại diện
ngành âm cũng ứng với Tứ Tượng, Tứ
Đại Tộc nòng âm. Tất cả những căn
nhà này là nhà của đại
tộc Người Mặt Trời Thái Dương thuộc họ
Người Vũ Trụ. Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt là nhà của Đại
Tộc Bách Việt Người Mặt Trời Thái
Dương ngành thần mặt trời Viêm Đế ,
con cháu của Tổ Hùng Tạo Hóa.
Tóm Lược
Vành Sinh Hoạt Nhân Sinh
Vậy tóm lại
vành sinh hoạt nhân sinh chủ chốt nằm
sát phía tâm trống trên
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I gồm:
-Người: có hai
đại tộc Người Mặt Trời Thái Dương
Bách Việt thuộc hai nhánh nọc
dương thái dương và nọc
âm thái dương của chủng Người Vũ Trụ
có khuôn mặt chủ là Li.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là Người Mặt Trời Thái Dương
Bách Việt thuộc nhánh nọc dương
thái dương Viêm Đế và nọc
âm thái dương Thần Nông
có khuôn mặt chủ là
người Xích Quì Kì Dương
Vương.
-Nhà:
có hai lọai nhà nọc mặt trời
thái dương và nhà nòng
mặt trời nòng thái dương hay
không gian thái dương (hay nhà
nòng mặt trời nòng thái
dương đại diện cho nòng không gian).
Các ngôi nhà ăn khớp
hoàn toàn với các
nhánh, đại tộc, tộc người.
Tất cả mang trọn vẹn
triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh trong Vũ Trụ
giáo.
(phần 8)
Ý
NGHĨA VÀNH CHIM THÚ TRÊN
TRỐNG ĐỒNG ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ I.
Vành
chim thú trên trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I.
Như ở trên ta đã thấy vành
chủ yếu thứ 6 trên mặt trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I diễn tả cảnh sinh hoạt
nhân sinh của ngành Người Mặt Trời
nọc thái đương thuộc chủng Người Tiểu Vũ
Trụ, sinh ra từ quả bầu vũ trụ.
Vành số 6 là số lão
âm, âm thái dương cũng cho
biết những người này mang tính mặt trời
nọc, lửa thái dương mang tính chủ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
thuộc họ Bách Việt nhánh
Viêm Việt, đại tộc Kì Việt mang
tính chủ ngành mặt trời Viêm
Đế.
Vành giới hạn số 7
Vành này là vành
sóng chuyển động vòng
tròn có chấm (đọc theo chiều dương tức thiếu
dương) hay chấm vòng tròn (đọc
theo chiều âm tức thiếu âm) có
tiếp tuyến. Tiếp tuyến ở đây mang
nghĩa chuyển động, vận hành, sinh tạo,
không có nghĩa là nước. Tiếp
tuyến có tiếp điểm ở phía
trên vòng tròn đi xuống nối
với tiếp điểm ở dưới của vòng tròn
kế tiếp nghĩa là tiếp tuyến dương. Ta
đã biết chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que hình vòng
tròn có chấm có
nhiều nghĩa, ở cõi tiểu vũ trụ có
thể có nghĩa là thiếu dương hay
thiếu âm. Với tiếp tuyến dương ở đây
mang nghĩa thiếu dương Li. Kiểm chứng lại ta
cũng thấy vành này giống
vành thiếu dương Li nằm trong cùng
sát mặt trời ở vùng các
vành sinh tạo tứ hành. Thêm
nữa, vành này là
vành số 7 tức số Càn mang dương
tính nhiều hơn là vành giới
hạn cũng có sóng chuyển động chấm
vòng tròn có tiếp tuyến ở
vành thứ 9. Số chín là số
Chấn mang âm tính. Do đó
vòng tròn có chấm ở
vành này mang nghĩa là
thiếu dương Li.
Lưu ý
Ở đây vành giới hạn là
vành sóng chuyển động vòng
tròn có chấm hay chấm
vòng tròn có tiếp tuyến trong
khi ở các trống khác vành
giới hạn là vành có chấm
nọc cho biết thuộc phía nọc
thái dương hay là vành
trống không cho biết thuộc
phía nòng thái âm.
Vành giới hạn ở đây cho biết thuộc
phía thiếu dương hay thiếu âm.
Vành giới hạn số 7 này mang nghĩa
thiếu dương cho biết vành chim thú số 8 mang
tính thiếu dương Li mang tính chủ
nghĩa là những con hươu mang tính
chủ.
Điểm này cũng cho thấy khuôn mặt
thế gian hươu Li tức Xích Quỉ Kì
Dương Vương mang tính chủ.
Vành số 8 chim
thú
Kế tới là vành chim và
thú số 8. Chim thú trên
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I mang
khuôn mặt biểu tượng tức chim thú
biểu, vật tổ nghĩa là ta phải hiểu theo
ý nghĩa biểu tượng trong Vũ Trụ
giáo.
Loài vật, chim thú trên
trống đồng nòng nọc, âm dương của
đại tộc Đông Sơn cũng như các yếu
tố khác như người, nhà, trống… đều
mang trọn vẹn ý nghĩa triết thuyết Vũ Trụ
Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo.
Những loài vật dùng làm
biểu tượng hay mang ý nghĩa biểu tượng
không nhất thiết phải giống y chang những
loài tương ứng có trong
thiên nhiên, ví dụ con quạ
vàng kim ô, biểu tượng cho mặt
trời, con rùa vàng kim qui biểu
tượng cho nước dương, biển (Lạc Long Quân
có một khuôn mặt Thần Biển Kim Qui
giúp An Dương Vương xây
thành Cổ Loa),
trong thực tế không có quạ
vàng hay rùa mầu vàng kim
loại. Con quạ ba chân biểu tượng cho mặt
trời lửa thái dương (Càn), trong
thực tế không có con quạ nào
có ba chân.
Số 8 là số Khôn tầng 2 thế gian
như thế chim thú ở vành này
có khuôn mặt Khôn hôn
phối với Càn tức khuôn mặt sinh tạo
tạo hóa. Do đó ta thấy ngay chim ở
vành 8 này mang tính
Khôn dương thế gian tức thiếu âm
mang tính chủ và thú mang
tính Càn thế gian tức thiếu dương
mang tính chủ.
Lưu ý
Số vành và tính chất của
vành trên các trống đồng
nòng nọc, âm dương chính
thống đều mang ý nghĩa ăn khớp với
ý nghĩa nòng nọc, âm dương
của trống, của trang trí các
vành. Ví dụ trống Ngọc Lũ I
này, mặt trống có 16 vành.
Số 16 là số Khôn tầng 3 (0, 8, 16)
mang tính thái âm thế gian,
cho biết trống có khuôn mặt
càn khôn sinh tạo, tạo hóa
phía nòng âm. Người
trên trống này thuộc chủng người
tiểu vũ trụ con của tạo hóa đại vũ
trụ ngành mặt trời thái
dương có khuôn mặt chủ là
người đất dương thế gian. Đối chiếu với truyền
thuyết và cổ sử Việt là người
Xích Quỉ Kì Dương Vương
ngành Viêm Việt Viêm Đế họ
Hồng Bàng Viêm Đế-Thần Nông
thái dương.
Ở vành số 8 này, mỗi bán
viên dương và âm đều
có một nhóm chim và một
nhóm hươu.
Bán viên dương của nhóm 7
người nhẩy múa có nhóm chim
6 con và nhóm hươu 10 con trong
khi bán viên âm
nhóm 6 người nhẩy múa
có nhóm chim 8 con và
nhóm hươu cũng 10 con.
1. Nhóm chim ở bán viên
dương 7 người nhẩy múa.
Nhìn tổng quát, chim, nhất
là chim bay, biểu tượng cho Cõi
Trên, Cõi Trời, Bầu Trời. Trong Vũ
Trụ giáo, chim mang trọn ý vẹn
nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo,
của dịch ở Thượng Thế, Cõi Trên,
Cõi Trời.
Ở thượng thế, cõi trời, tạo hóa,
Đại tộc Việt sống ở vùng sông biển
có chim nông và chim cắt
là hai vật tổ tối cao biểu tượng cho Tạo
Hóa, Sinh tạo ở Cõi Trên, Vũ
Trụ, Bầu Trời Thế Gian. Chim cắt là chim
Việt phía nọc, lửa, mặt trời và
chim nông là chim Bộc (hiểu theo
nghĩa Bộc là Bọc, túi, nang)
phía nòng, nước, không gian
(Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, Khai
Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt, sẽ nhắc
lại sơ qua ở dưới).
Như đã nói ở trên ở
vành số 8 những con chim bay này
chia ra làm hai nhóm: một
nhóm 6 con và một nhóm 8
con cho thấy hai nhóm mang tính
âm dương khác nhau.
a. Nhóm 6 con trên bán
viên dương nhóm 7 người nhẩy
múa.
Kiểm chứng lại ta cũng thấy rất rõ
nhóm 6 con này ở vị trí
ngay dưới nhóm 7 người nhẩy múa
trên bán viên dương của mặt
trống.
Nhóm 6 con chim ở
ngay dưới nhóm 7 người nhẩy múatrên bán viên dương
(nguồn: Phạm Huy Thông và
các cộng tác viên).
Vậy nhóm 6 con chim là những con
chim mang tính âm thái dương
(số 6 là số lão âm, âm
thái dương). Chim âm thái
dương đi với nhóm 7 người dương
thái dương thuộc đại tộc lửa vũ trụ
Càn thái dương (7 là số
Càn).
Những con chim bay này có mỏ to,
đầu to, đuôi ngắn. Chim có
cái túi, cái nang dưới mỏ.
Chin nông trên
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Con đầu tiên cái túi che
hết chiều dài cái mỏ. Cái
túi là nang, nông. Chim
này là chim nang, chim nông.
Trong thiên nhiên, chim nông
cũng mỏ to, đầu to, đuôi ngắn. Trên
hình khắc cũng giống như trong thực tế mỏ
dài hơn nửa chiều dài cổ.
Hình chim có túi dưới cổ
Trên trống Ngọc Lũ I cũng bay ở thế liệng
chứ không vỗ cánh, đầu rụt về
phía sau, mỏ hạ xuống phía cổ.
Đây chính là những
nét đặt thù của chim nông: “the
birds fly with the head drawn back and bill
resting on the front of the neck” [Chim
nông khi bay đầu rút về phía
sau, mỏ tựa xuống phía trước cổ (Jan
Hanzák and Jiri Formánek, The
Illustrated Encyclopedia of Birds, tr.47)]. Chim
nông chân ngắn nên khi bay
không thấy chân, giống như
hình chim ở đây.
Một mấu chốt chính nữa
là những con chim này có
con mắt âm diễn tả bằng
chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình vòng
tròn kép đồng tâm có
chấm. Hai vòng tròn là hai
nòng âm, thái âm
có một nghĩa là nước. Con chim
này phải là loài chim nước
giống như chim nông là loài
chim nước chân có màng như
chân vịt.
Có tác giả như Goloubev cho rằng
các con chim bay trên trống Ngọc Lũ
I này là chim cắt hornbill
[Goloubev, 1929:1932a; and 1940 dẫn lại
(Kempers, p.172)]. Điều này không
đúng, chim cắt là chim dương con
mắt phải là con mắtdương
tức “vòng tròn có
chấm” và thường có mũ sửng
trên đầu như thấy ở trống đồng nòng
nọc, âm dương Duy Tiên (xem trống
này). Điểm thứ hai là những con
chim này ở vành số 8 Khôn
tầng hai thế gian có một khuôn mặt
thái âm nước nên có
khuôn mặt chính là âm,
nước tức chim nông.
Con chim ở đây phải thuộc về
loài chim ngành Khôn, theo
duy âm là con chim biểu tượng cho
Khôn âm, tức chim nước, chim
nông.
Lưu ý ở mỏ chim có chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình nọc mũi tên (mũi mác,
răng cưa, răng sói) >, mang nghĩa, lửa
thái dương. Những con chim nông ở
đây thuộc ngành thái dương.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là ngành Thần Nông
thái dương.
Ở cổ chim có viết chữ viết nòng
nọc vòng tròn-que hình nọc
que cong như đuôi diều bay trong
gió (nọc que cong mang âm
tính) nên chim có thể
có một khuôn mặt Khôn dương
thiếu âm gió mang tính chủ.
Như đã nói ở trên, chim
nông ở trên trống đồng nòng
nọc, âm dương phải mang trọn vẹn ý
nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo
về phía nòng âm.
.Chim nông biểu tượng hư vô,
vô cực.
Ở tầng Vô Cực chim nông biểu tượng
cho cõi hư vô. Theo biến âm
n=kh (nỏ = khỏ, Pháp ngữ non =
Việt ngữ không), ta có nông =
không. Chim nông có một
khuôn mặt biểu tượng cho hư không,
vô cực. Vì vậy mà trên
các thạp đồng dùng trong mai
táng như thạp đồng Hợp Minh (xem dưới)
có khắc hình chim nông với
một nghĩa là giúp cho hồn người
chết trở về hư vô, hằng cửu.
.Chim nông biểu tượng cho nhất thể
thái cực, Trứng Vũ Trụ.
Ở tầng Tạo Hóa, sinh tạo chim nông
mang nghĩa sinh tạo tạo hóa thấy
rõ qua tên chim nông
là chim nang với nang có một nghĩa
là trứng. Trứng có nòng
nọc, âm dương mang nghĩa sinh tạo.
Chim nông có hai khuôn mặt
nòng nọc, âm dương. Nhìn
theo duy âm tức nhìn theo
cái túi, cái nang dưới mỏ
là chim nông mang âm
tính nòng. Nhìn theo duy
dương tức nhìn theo cái mỏ to, lớn
mang dương tính nọc. Vì thế ở
những đồ đồng Đông Sơn muộn ta thấy chim
nông được diễn tả có mỏ hình
nọc tam giác, mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) ví
dụ như là ở giữa hai hình
thuyền trên thạp đồng Hợp Minh cũng
có hai con chim bay từ dưới nước
lên trời có mỏ loại này. Hai
con chim ở đây mặc dù có mỏ
rìu nhưng bay từ mặt nước giữa hai chiếc
thuyền lên trời phải là hai con
chim nông, không thể là chim
cắt được (xem dưới).
Cũng chính vì chiếc mỏ
nhìn theo duy dương được dùng
làm biểu tượng cho bổ, búa,
rìu này mà triết gia Hy Lạp
Aristotle đã đặt tên chim là
pelican dựa vào gốc Hy Lạp pelekus
là ax, cây rìu,
cây búa, cây bổ (cùng
gốc nghĩa với pelekos, chim gõ kiến).
Người Tây phương theo duy dương đặt
tên pelican theo mỏ ax. Chúng ta
theo duy âm nghiêng nhiều về mẫu hệ,
sống ở vùng sông nước gọi theo
cái nang là chim nông.
Vì thế nhìn dưới diện nhất thể,
tức nhìn theo cả túi và mỏ
là một, chim nông mang lưỡng
tính bổ-nông. Chim nông nhất
thể mang tính sinh tạo, tạo hóa,
đẻ ra Trứng Vũ Trụ (như đã nói ở
trên nông biến âm với nang
có một nghĩa là trứng). Mẹ Tổ
Âu Cơ có di thể (gene) trứng
này hay nói một cách
khác đội lốt Mẹ chim Nông Vũ Trụ,
Trứng Vũ Trụ nên mới sinh ra bọc Trứng Thế
Gian Trăm Lang Hùng.
Chim nông tên Hán Việt
là đường nga là
loài chim chân có
màng cùng loài ngỗng
có tên Hán Việt là nga.
Đối chiếu với truyền thuyết Ai Cập cổ, con Ngỗng
Great Crackle sinh ra Trứng Thế Gian như thế con
Nông đường nga sinh ra Trứng Vũ Trụ
là điều đáng tin cậy vì
truyền thuyết và cổ sử Việt tương đồng
với Ai Cập cổ (xem Sự Tương Đồng Giữa Ai Cập Cổ
và Cổ Việt).
Chim nông biểu tượng cho sinh tạo, tạo
hóa cũng thấy trong các huyền
thoại Tây phương. Chim nông
là biểu tượng cho đấng sinh tạo, theo duy
âm là mẹ hiền cao cả thiêng
liêng đã xả thân mình
để nuôi con. Gặp hoàn cảnh
khó khăn chim nông mẹ đã mổ
rách ngực mình để lấy máu
nuôi con.
Chim nông mổ
rách ngực lấy máu nuôi con
trở thành biểu tượng cho Chúa
Jesus (nguồn: Uliss Androvandi trong
Ornithologae, Bologna, 1600).
Vì thế mà chim nông
đã trở thành biểu tượng của đấng
Christ trong Thiên Chúa (Jake Page
and Eugene S. Morton, Lords of the Air, The
Smithsonian Book of Birds tr. 36).
.Chim nông biểu tượng cho lưỡng nghi.
Nhìn dưới diện lưỡng nghi tức
nòng nọc, âm dương đã
tách ra thành hai cực nòng
nọc, âm dương riêng rẽ, tức
nhìn túi nang và mỏ
riêng biệt thì chim nông
có hai khuôn mặt biểu tượng cho cực
âm nông (theo túi dưới mỏ)
và cực dương bổ (theo mỏ lớn).
Ở tầng Lưỡng Nghi chim nông, chim nang
Trứng Vũ Trụ tách ra hai cực: cực dương
Nọc, lửa, mặt trời ngành nòng
thái dương ứng với tròng đỏ của
Trứng Vũ Trụ và cực âm
Nòng, nước, không gian.
Ở tầng lưỡng nghi này có thể
dùng chim nông đực và
cái hay với các chi tiết diễn tả
theo nòng nọc, âm dương để diễn tả
hai cực.
Hình chim
nông đực bên phải được diễn tả
có có bờm lớn, đỏ rất cường điệu
mang dương tính, mỏ túi
xịên thẳng nét hợp với mỏ tạo
thành hình rìu, cổ đỏ,
thẳng đứng hình nọc mang dương
tính, thân bầu tròn. Trong
khi con cái bên trái
có bờm nhỏ, túi nang cong hợp
với mỏ thành hình túi, cổ
trắng, cong chỉ có vệt hồng, người
thuôn dài mang âm
tính. Trong túi mỏ hai con chim
có con cá xác thực
đây là chim nông. Chim
nông ở đây người tròn,
đuôi ngắn giống như hình chim
nông trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I (kỷ vật tác giả mua trong
chuyến thám du Nam Cực).
Lưu
ý
Chim nông là chim nước nên
nòng nọc, âm dương là của
phía nòng âm Khôn. Ở
cõi tiểu vũ trụ, phía cực dương
nọc là dương của âm tức thiếu
âm có một khuôn mặt là
bổ nông và phía cực
âm là âm của âm
là thái âm có một
khuôn mặt bồ nông.
.Chim nông biểu tượng cho tứ tượng.
Nhìn dưới diện tứ tượng, chim
nông cũng có bốn loại ứng với tứ
tượng, Bốn Nguyên Sinh Động Lực
Nguyên Khởi Chính, về vật thể
là Nước, Khí, Lửa, Đất. Đó
là tượng Lửa thái dương (có
thể là loài hay được diễn tả bằng
cổ hoặc mỏ đỏ), tượng Đất thiếu dương (có
thể là loài hay được diễn tả bằng
cổ hoặc mỏ vàng hay nâu), tượng
Gió thiếu âm (có thể
là loài hay được diễn tả bằng cổ
hoặc mỏ trắng) và tượng Nước (có
thể là loài hay được diễn tả bằng
cổ hoặc mỏ đen). Trong chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que, cái nang
dưới cổ chim được diễn tả theo những hình
đa giác mang tính nòng nọc,
âm dương khác nhau ứng với tứ
tượng ví dụ như thấy rõ ở
đuôi thuyền trên trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I (xem dưới).
Đi vào chi tiết, giống như ở nhóm
6 người, ta suy ra trong 6 con chim này
có hai con là đại biểu cho hai
phía âm dương, ngoại nội và
còn bốn con còn lại ứng với Tứ
Tượng của dòng nòng Khôn
thái dương (xem phần Người ở trên
và chương Ý Nghĩa Hình
Người Trên Trống Đồng).
b. Nhóm 8 con trên bán
viên dương nhóm 6 người nhẩy
múa.
Ta suy ra ngay nhóm 8 chim nông ở
vị trí dưới nhóm 6 người nhẩy
múa trên bán viên
âm của mặt trống là những con chim
nông nước thái âm (số 8
là số Khôn, âm
thái âm).
Ta cũng thấy hai khuôn mặt âm dương
khác nhau của hai nhóm chim
này ăn khớp hai khuôn mặt
cái đực của những con hươu ở cùng
vành số 8 này (xem dưới).
Điểm đáng tiếc là chỉ có
hình vẽ chi tiết nhóm 6 con chim
nông như thấy ở trên nhưng
không có hình vẽ chi tiết
nhóm 8 con nên không biết
có gì khác nhau
chuyên biệt giữa hai nhóm chim
này không.
Theo suy luận thì vì có
hai nhóm 6 mang tính thiếu
âm gió và 8 mang tính
thái âm nước thì các
con chim này phải có hai loại chim
nông gió bổ nông và
chim nông nước bồ nông.
Tôi hy vọng một ngày nào
được nhìn tận mắt cả hai nhóm chim
này ngay trên hiện vật là
trống trống Ngọc Lũ I hay có thêm
được hình vẽ chi tiết của 8 con
còn lại để giải đọc chi tiết từng con
chim một.
Tóm tắt lại, những con chim bay
ở vành số 8 trên trống Ngọc Lũ I
là những con chim nông Khôn
cõi trên thế gian ngành
thái dương (có thêm
khuôn mặt đội lốt Tạo Hóa
cõi thượng thế). Những chim Khôn
này chia ra làm hai nhóm:
nhóm 6 con là nông thiếu
âm Khôn dương và
nhóm 8 con là nông
thái âm Khôn âm.
Đối chiếu với truyền thuyết và
cổ sử Việt những con nông này
là chim nông Khôn
Nước-Gió của ngành âm ứng
với Thần Nông thái dương đất
dương thế gian. Nhóm 8 con biểu tượng
cho Thần Nước dương Chấn và nhóm
6 con biểu tượng cho Nông khí
gió Đoài.
Nhóm chim nông Thần Nông
này đi với hai nhóm hươu
Càn Li ứng với Viêm Đế đất dương
thế gian (xem dưới).
.Chim nông ở đuôi thuyền:
Đuôi thuyền trên trống Ngọc Lũ I
và các trống họ hàng như
trống Hoàng Hạ có hình đầu
chim. Đầu chim này có con mắt
âm “hai vòng tròn đồng
tâm có chấm” và cái
túi dưới mỏ đã thể điệu hóa
thành hình đa giác cho thấy
đây là đầu chim nông.
Ví dụ ở đuôi thuyền số 6
trên trống Ngọc Lũ I dưới đây
có đầu chim nông.
Đuôi thuyền đầu chim nông của
thuyền số 6 này có con mắt
âm hai vòng tròn đồng
tâm có chấm và túi
nang hình tháp có phụ đề
với nhiều đường sọc song song nghiêng
âm là chim nông nước
dòng Li dòng nòng âm.
Bờm chim có những sợi lông
dài như tia sáng mang dương
tính Càn dòng âm
nước. Đầu chim nông này diễn tả
nhánh Li-Càn của dòng
nòng, nước.
Túi nang dưới cổ hiệp (accord) với
tính âm dương của con thuyền
có hình dạng khác nhau ở
mỗi đuôi thuyền ví dụ ở đuôi
thuyền số 1 có hình mũi
mác, hình búa mỏ chim, mỏ
rìu mang dương tính tối đa.
Đây là con chim bổ nông
dòng nước.
Đầu chim bổ
nông hình búa rìu ở
đuôi thuyền số 1 trên trống Ngọc
Lũ I.
Lưu ý là sau đuôi những con
thuyền hình chim nông có
cây cọc khắc những hình đầu chim
cắt có con mắt dương “vòng
tròn có chấm”. Chim nông đi
cặp với chim cắt ở dạng lưỡng hợp thiếu
âm-thiếu dương ở cõi tiểu vũ trụ
(vì ở đuôi thuyền nên
là tiểu) (xem chương Hình Thuyền
Trên Trống Đồng).
Như thế con chim ở đuôi thuyền chắc chắn
trăm phần trăm là chim nông
vì hôn phối với chim cắt ở
cây trụ ngay sau đuôi thuyền theo
dạng hôn phối tiểu vũ trụ thiếu âm
bổ nông với thiếu dương bồ cắt. Trong khi
ở mũi thuyền có dạng lưỡng hợp đại vũ trụ
thái âm đầu rắn nước há
miệng với chim rìu, chim cắt thái
dương lao vào miệng rắn (xem chương
Hình Thuyền Trên Trống Đồng).
Chim nông thấy trên trống đồng
âm dương và đồ đồng Đông
Sơn khác.
Không phải chỉ trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I có chim
nông mà chim tổ nông
còn thấy trên nhiều trống và
các đồ đồng Đông Sơn khác.
a. Trống đồng Hoàng Hạ.
.Ở tang trống, bên thuyền có
hình hai con chim mỏ phình to như
cái túi, cái nang đứng
trên một vật nổi.
Có tác giả cho đây
là hai con chim tha mồi nên mỏ
phình to như cái nang, cái
túi. Quan sát kỹ ta thấy rõ
một điểm không còn tranh luận,
không còn chối cãi nữa
là hai con chim này đang ở thế đạp
mái. Con sau đứng trên lưng con
trước ở vị thế đạp mái.
Đây chắc chắn không phải là
hai con chim đang tha mồi. Theo sự hiểu biết của
chúng tôi, không có
loài chim nào vừa tha mồi vừa đạp
mái! Đang tha mồi nuôi con
thì đâu đã “nghĩ” đến chuyện
đẻ thêm lứa con nữa. Còn nói
tha mồi để ăn thì vừa đạp mái vừa
ăn chỉ có nước chết vì sặc thức
ăn. Đây là hai con chim đang đạp
mái, chim mỏ có túi, chỉ
có thể là hai con chim mỏ
nông không thể nào là
loài chim gì khác. Người
nghệ sĩ tuyệt vời nào đó đã
cho ta một cái “chìa khóa
vàng” để nhận diện ra loài chim
này là động tác đạp
mái (xem giải đọc trống đồng Hoàng
Hạ).
Hai con chim này có mắt âm
là vòng tròn kép
có chấm giữa và trên người
có phụ đề hai vòng tròn
kép. Vòng tròn kép
đồng tâm có một nghĩa là
thái âm nước. Đây là
loài chim nước. Con chim nước mỏ
có túi nang là con chim
nông. Những chấm nọc dương có nghĩa
lửa, thái dương cho biết những con chim
nông này thuộc ngành nọc mặt
trời thái dương. Tóm lại tổng
quát chim có con mắt âm hai
vòng tròn đồng tâm có
chấm là chim nông Khôn nước
ngành dương.
Ta cũng thấy rõ chim này đứng
bên thuyền ở tang trống là chim
nước. Vật nổi mà chim nông đứng ở
trên có “phụ đề” hình
sóng chuyển động cho biết vật nổi
này nằm trên sóng nước
và hai con chim là loài
chim nước, ăn khớp với chim nông trăm phầm
trăm.
Lưu ý con đực đang đạp mái
có mỏ túi hình rìu
mũi nhọn nọc trong khi con mái mỏ nang
hình túi nòng, trong
có các chấm nọc mang nghĩa
thái dương.
.Ở phía đuôi thuyền có
hình hai đầu chim. Đuôi thuyền
hình đầu chim có con mắt âm
hai vòng tròn có chấm cho
biết con chim này là chim nước,
dưới mỏ có túi nang hình
thể điệu hóa thành hình
thang có mũi nhọn mang dương tính
trong có hai nọc que lửa, thái
dương. Vậy đây là đầu con chim
có nang O mang dương tính
thái dương II tức thái dương của
nòng âm O, Khôn thái
dương hay quẻ Đoài vũ trụ khí
gió IIO. Ta cũng thấy IIO = dương I
và thiếu âm khí gió
IO tức khí gió dương (Đoài
vũ trụ).
Mỏ lớn trong có đánh dấu
các chấm nọc dương cho biết mỏ mang
tính nọc dương. Như thế đây
là đầu con chim bổ nông.
Sau đuôi thuyền hình đầu chim bổ
nông này có hình một
đầu chim khác. Đầu chim thứ hai
này có con mắt dương chỉ có
một vòng tròn có chấm cho
biết đây là con chim dương lửa. Mỏ
lớn trên có bờm như sừng.
Đây là đầu chim cắt.
Như thế ở đuôi thuyền có dạng
lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu âm bổ
nông với thiếu dương bồ cắt. Trong khi đầu
thuyền có hình chim rìu
thái dương lao vào mũi thuyền
hình đầu rằn thái âm
há miệng ở dưới dạng lưỡng hợp đại vũ trụ
thái dương với thái âm (xem
trống đồng âm dương Hoàng Hạ).
b. Chim nông trên trống Hòa
Bình
Ở vùng nước tại phần phình tang
trống Hòa Bình có những con
chim nông đứng.
Trống
Hòa Bình nhìn ngang (Nguyễn
Văn Huyên).
Chủ điểm của tang trống là những
con chim đậu trên mặt đất. Những con chim
đứng ở vùng nước này bắt buộc trăm
phần trăm phải là loài chim nước.
Chim đứng cho thấy chim biểu tượng cho
cõi trời của đất thế gian chứ chim
không bay nên không biểu tượng
cho cõi trên, vũ trụ. Vậy đây
là loài chim nước đất thế gian.
Mắt chim chỉ có một vòng
tròn là mắt dương. Chim có
mỏ rất lớn mang dương tính nhưng đầu mỏ
tròn không nhọn mang âm
tính tức dương của ngành
nòng âm, nước.
Chân chim thấp lè tè như
vịt, chim đứng bụng thấy sát mặt đất, hai
cánh xoải rộng ăn khớp với chim
nông.
Những con chim này là con chim
nông.
Trên cổ và người chim có
các hình nọc chấm mang ý
nghĩa nọc, lửa, mặt trời nguyên tạo cho
biết chim thuộc ngành nọc thái
dương.
Những con chim nông này mang
tính dương tức nông khí
gió hay là chim bổ nông.
c. Chim trên trống Phú
Xuyên.
-Chim ở tang trống.
.Chim và thuyền
trên thân trống Phú
Xuyên (Nguyễn Văn Huyên).
Chủ điểm của tang trống là hai
hình thuyền và hình chim.
Sau con thuyền có 3 người có một
hình chim đứng. Chim đứng sau thuyền phải
là loài chim nước. Chim nước
có mỏ dài nhọn mang dương
tính nọc (có một nghĩa là
vật nhọn như bổ, búa). Đuôi ngắn,
thân to, chân thấp. Chim mang
vóc dáng của chim bổ nông.
Chim ở đây không thấy cái
túi dưới mỏ chỉ có mỏ mang dương
tính cường điệu là con bổ
nông bởi vì trống này
là trống nọc, lửa Kì Việt mang
dương tính cực đại.
Chim đứng sau đuôi thuyền cũng mang
âm tính (đuôi thuyền
là âm, đầu thuyền là dương,
thuyền trên trống đồng thường chuyển động
theo chiều dương, chiều mặt trời) cũng cho biết
chim thuộc đại tộc nọc thiếu âm
(thái dương của nòng âm).
Một hai yếu tố nữa hỗ trợ cho thấy chim
này là chim bổ nông thiếu
âm là thuyền này có 3
người là thuyền của tộc thiếu âm
gió Đoài (số 3 là số
Đoài). Số 1 con chim là số lẻ số
dương cũng cho biết chim mang khuôn mặt
dương của ngành nòng tức thiếu
âm.
Ở thuyền 4 người có hai hình chim
đứng.
Hình thuyền có
4 người.
Lưu ý 4 người với số 4
là số chẵn, số âm và 2
chim với số 2 cũng là số chẵn, số
âm ta thấy ngaythuyền
mang âm tính tức thuộc về
nòng Khôn. Như thế một con
Khôn dương tức thiếu âm gió
và một con Khôn âm tức
thái âm nước.
Chim đứng ở đầu mũi thuyền là
loài chim nước có mỏ dài
nhọn mang dương tính cường điệu, cổ ngắn,
chân ngắn, đuôi ngắn có
các sọc nước. Đây là con bồ
nông thái âm (đứng
phía dương đầu mũi thuyền và
thuyền mang tính thái âm).
Trên người có những chấm nọc cho
biết chim là con đực, ngành lửa,
thái dương.
Chim đứng ở đuôi thuyền chỉ khác
chim đứng ở mũi thuyền là có
đuôi dài hình lông
chim biểu tượng cho khí gió.
Đây là dạng thể điệu hóa để
diễn tả tính chất gió thiếu
âm.
Hai con chim này diễn tả hai khuôn
mặt nòng nọc, âm dương của
ngành nòng Khôn.
Nhìn tổng ta thấy chim mang biểu tượng
cho khuôn mặt nọc, lửa thiếu âm
Đoài và nọc, lửa thái
âm Chấn của ngành nọc âm.
Trong khi trên mặt trống hươu sủa mang gạc
biểu tượng cho nọc, lửa thiếu dương Li và
cò bay biểu tượng cho nọc, lửa
thái dương Càn.
Ta thấy rất rõ ở vùng đất, trống
này biểu tượng cho nọc thái dương
Càn, nọc thiếu dương Li ngành nọc
dương ứng với nọc mặt trời Viêm
Đế và vùng nước biểu tượng
nọc thái âm Chấn, nọc thiếu
âm Đoài ngành nọc
âm ứng với nọc mặt trời Thần Nông
(xem trống Kì Việt Phú
Xuyên).
Lưu ý
Ở đây là trống thuần dương
Kì Việt nên chim nông
có một khuôn mặt dương nhìn
theo cái mỏ lớn dài nhọn mang
dương tính nên chim không
có túi nang dưới mỏ.
-Chim trên thân trống.
.Chim trên thân
trống Phú Xuyên.
Thân trống có 8 ô, trong 6
ô có hình chim đứng,
còn hai ô bỏ trống.
Ở đây hình vẽ hai con chim cũng
mang dáng dấp hình chim đứng trước
và sau thuyền. Một con xòe
cánh, xòe đuôi như muốn bay
diễn tả tính động mang
dương tính và bay liên hệ
với khí gió có thể
là con bổ nôngthiếu
âm còn con kia đứng
yên tĩnh mang âm
tính là con bồ nông
thái âm. Hai con chim
này cũng diễn tả hai khuôn mặt
nòng nọc, âm dương của Khôn.
d. Chim nông trên các đồ
đồng Đông Sơn khác.
Hình bóng con nông cũng
thấy rất nhiều trên các đồ đồng
đông sơn khác.
Xin kể ra đây một ví dụ điển
hình nhất là thạp đồng Hợp Minh
(Yên Bái), trên nắp có
bốn tượng chim nông và ở
thân thạp, vành số 8 có
hàng chim nông mỏ hình
rìu, hình búa, hình
bổ tức chim bổ nông.
Chim bổ
nông trên thạp đồng Hợp Minh
(Yên Bái), hình vẽ của
Hà Nguyên Điềm (Hà
Văn Phùng, Di tích Hợp Minh
Yên Bái, một sưu tập sáng
giá thuộc văn hóa Đông Sơn,
Khảo Cổ Học, 4- 1995, tr.26).
Vành chim nông ở thạp này
mang vóc dáng y hệt các con
nông trên trống Hòa
Bình chỉ khác có chiếc
mỏ tận cùng bằng hình nọc tam
giác, mũi tên (mũi mác, răng
cưa, răng sói), hình mỏ
rìu. Ở phần giáp ranh giữa
hai mối khuôn đúc có khắc
hai chim nhỏ đang bay chúc xuống
phía dưới trong tư thế phóng người
xuống nước, đặc biệt nhất là cái
mỏ hình mũi tên, tam giác,
vật nhọn như chiếc bổ, chiếc búa chim.
Nhưng rõ nhất là ở giữa hai
hình thuyền cũng có hai con chim
loại này bay từ dưới nước lên trời.
Hai con chim bổ nông
bay từ mặtnước lên giữa hai
thuyền trên thạp đồng Hợp Minh.
Hiển nhiên ta thấy đây là
chim bổ nông nước. Hai con chim ở
đây mặc dù có mỏ rìu
nhưng bay từ mặt nước giữa hai chiếc thuyền
lên trời phải là hai con chim
nông, không thể là chim cắt
được. Như đã nói ở trên,
vì nhìn theo duy dương được
dùng làm biểu tượng cho bổ,
búa, rìu này mà
triết gia Hy Lạp Aristotle đã đặt
tên chim là pelican dựa vào
gốc Hy Lạp pelekus là ax, chiếc
rìu.
Những con chim bổ nông ở thạp này
mang biểu tượng Cõi Trời âm của
Cõi Âm Nước mang nghĩa sinh tạo,
tái sinh, hằng cửu đối với những hồn
người chết chôn trong thạp hay giúp
đưa những linh hồn họ về Cõi Trời. Chim
nông đẻ ra trứng hư không, vũ trụ.
Thạp là vật dùng làm quan
tài chôn những phần hay tro than
người chết (dĩ nhiên là của giới
vương quyền), cũng có hình trứng
sinh tạo, một hình thức trống cõi
âm. Đây là bọc, trứng hư
không, vũ trụ. Con người được chôn
trong trứng hư không vũ trụ để trở về với
hư không vũ trụ, để được sống hằng cửu hay
tái sinh.
Lưu ý
.Con chim bổ nông ở đây
có mỏ bổ, búa rìu mang
dương tính nên tác giả
làm thạp khắc con mắt dương
“vòng tròn có chấm” thay
vì con mắt âm vòng
tròn kép có chấm.
.Chim nông được nhìn dưới hại
diện nòng nọc, âm dương theo
cái túi nang và
cái mỏ rìu là một
ví dụ điển hình cho thấy tất cả
những yếu tố của văn hóa Bách
Việt lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng như
vật tổ, nhân vật truyền thuyết và
cổ sử Việt, vân vân… phải được
nhìn dưới lăng kính trọn vẹn của
Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Việt Dịch
nòng nọc, âm dương hay ít
nhất cũng phải được nhìn ở dưới diện
lưỡng hợp nòng nọc, âm dương,
Chim-Rắn, Tiên Rồng.
e. Tượng đồng chim nông.
Ngoài ra còn có nhiều
tượng đồng Đông Sơn hình chim
nông.
Chim Nông Là Vật Tổ Của
Bách Việt
Qua tác phầm Khai Quật Kho Tàng
Cổ Sử Hừng Việt, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa
Dân Việt và nhiều bài viết
khác, chúng ta đã viết
rõ chim nông là vật tổ
cõi thượng thế của Bách Việt
phía nòng âm Thần Nông
đối ứng với chim cắt phía Viêm Đế.
Ở đây chỉ xin nhắc qua vài chứng
tích chính yếu.
.Chim nông đẻ ra Trứng Vũ Trụ, tiền
thân của chim Âu Cơ sinh ra bọc
trứng thế gian trăm lang Hùng. Như
đã nói ở trên Nông
biến âm với Nang có một nghĩa
là Trứng. Chim nông có một
khuôn mặt là chim đẻ ra Trứng Vũ
Trụ.
Mã Lai ngữ chim nông gọi là
undan. Ta thấy undan gần cận
với Phạn ngữ anda, trứng. Mã
Lai ruột thịt với Bách Việt.
Chim nông ngày nay thuộc họ dạng
con nông đã xuất hiện cách
đây từ hàng 100 triệu năm lên
tới tận thời khủng long. Chim nông
là loài chim ngày nay
còn mang hình thù cổ
quái của các loài khủng
điểu ngày xưa.
Về chim học (ornithology) con nông
là loài chim sống ở vùng
sông hồ nước ngọt và bờ biển.
Vì thế chim nông đích thực
là chim tổ của Bách Việt sống ở
vùng sông biển. Trung Hoa sống ở
vùng khô, không có
chim nông, họ lấy vật tổ là con
chim lửa, chim phượng. Trống đồng
nòng nọc, âm dương của đại tộc
Đông Sơn có vật tổ chim nông
là trống của Bách Việt.
Vật tổ chim nông còn thấy chứng
tích qua:
1. Sử Miệng Ca dao “Ngàn Năm Bia Miệng”
.Chim nông là vật tổ đứng
hàng đầu như thấy qua bài đồng dao
nói về vật tổ chim của chúng ta:
Bổ nông là
ông bồ cắt,
Bồ cắt là bác
chim di,
Chim di là dì
sáo sậu
Sáo sậu là cậu
sáo đen
Sáo đen là em
tu hú
Tu hú là
chú bồ nông.
Bài
hát có thể có nhiều dị bản
nhưng dù là bản nào đi nữa
thì bao giờ con nông cũng được xếp
lên trên hết. Câu hát
mở đầu này là câu mở đầu cổ
sử Việt Nam về phương diện vật tổ chim. Điểm
này cho thấy vật tổ chim nông
đã được ghi vào ngàn năm
bia miệng ca dao và là vật tổ chim
tối cao của chúng ta (Ca Dao Tục Ngữ Tinh
Hoa Dân Việt).
.Con nông là vật tổ không
được ăn thịt.
Con nông được tôn thờ như một vật
tổ, được coi như một thứ hèm (theo qui
luật biến âm h=k như hơi = khói, ta
có hèm = khem có nghĩa
là kiêng khem, kiêng kÿ
tức taboo) không được ăn thịt còn
thấy qua câu ca dao:
Con
cò con vạc, con nông,
Ba con cùng
béo, vặt lông con nào?
Vặt lông con cốc cho
tao,
Hành răm mắm muối cho
vào mà thuôn.
Con nông vật tổ đẻ ra Trứng Vũ Trụ Tạo
Hóa Thần Nông cho dù
có ‘béo’cũng không được ăn
thịt, vật tổ là một taboo, một thứ cấm
kỵ. Ở đây ta cũng thấy con cò con
vạc cũng không được ăn thịt như thế
cò vạc cũng là những vật tổ (xem
phần nói về cò). Con cốc
không phải là vật tổ của
chúng ta nên ăn thịt được cho
dù không thấy nói đến
nó có béo hay không.
.Vật tổ chim Trứng của người Mường.
Trong bài hát tế “Đẻ Đất Đẻ Nước”
của người Mường, có đoạn nói đến:
Trời với
đất còn dính làm một
……
Chưa có chim
tráng, chim trủng.
Trương
Sỹ Hùng Bùi Thiện cắt nghĩa chim
tráng là loại diều hâu,
không hiểu loài diều hâu
gì vì nhiều loại. Chim trủng
là loại chim hay kêu về
tháng 2,3, kêu hai tiếng một
não nuột (tập I tr. 732). Đây
là giải thích theo ngày
nay. Theo câu Trời với đất còn
dính làm một, có nghĩa
là khi trời đất còn trong trứng
nước, còn là quả trứng vũ trụ
thì chim ‘tráng’là chim
‘chàng’, chim đục, chim rìu, chim
cắt và chim ‘trủng’là chim
‘trứng’, chim nang, chim nông. Chim trủng
là chim trứng tức là con
Nông đẻ ra Trứng Vũ Trụ (Khai Quật Kho
Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
2. Sử Đồng Đông Sơn
Như đã nói ở trên.
Chắc chắn còn nhiều di tích về
con nông nữa trong văn hóa
ViệtNamvà Bách Việt…
Như thế vật tổ chim tối cao tối thượng của
chúng ta là con NÔNG. Con
Nông là chim Trứng. Con Nông
đẻ ra Trứng Vũ trụ. Vật tổ con Nông
còn ghi lại trong sử miệng ca dao
và trong sử đồng Đông Sơn như thấy
ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
này. Đây là vật tổ
chuyên biệt và đặc thù của
chúng ta.
Kết Luận
.Những con chim bay ở vành số 8
trên mặt trống đồng âm dương Ngọc Lũ
I là những con chim nông.
Ở nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương có
nhóm 6 con nông. Sáu con
này là những con nông
âm thái dương (số 6 là số
âm thái dương) tức dương của
âm, thiếu âm ứng với gió
dương Đoài vũ trụ. Nhóm 6
con nông bay mang dương tính
khí gió bổ nông này
đi với nhóm 7 người nhẩy múa ở
bán viên dương ăn khớp trăm phần
trăm. Trong khi ở nhóm 6 người nhẩy
múa ở bán viên âm
có nhóm 8 con chim nông bổ
mang âm tính (số 8 là số
Khôn tầng 2) nước bồ nông cũng ăn
khớp theo tính nòng nọc, âm
dương trăm phần trăm.
.Các con chim nông này đang
bay biểu tượng cho cõi thượng thế,
cõi trời thế gian mang tính sinh
tạo, tạo hóa ăn khớp với truyền thuyết
chim nông, chim nang, chim Trứng Vũ Trụ.
.Vì là loài chim nước,
các con chim nông bay này
là chim biểu của phía nòng
âm Khôn. Như đã nói ở
trên chim cũng ở vành số Khôn
8 ăn khớp trăm phần trăm.
.Chim chia ra làm hai nhóm.
Nhóm 6 con ứng với Khôn dương thiếu
âm và nhóm 8 con ứng với
Khôn âm thái âm.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, chim nông là chim biểu của
ngành nòng Khôn Thần
Nông và chia ra hai nhóm
Khôn dương Nông và Khôn
âm Thần.
.Trên mỏ chim có chữ nọc mũi
tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) > cho thấy chim mang tính
thái dương.
.Nhóm nông 6 con thiếu âm
mang tính chủ vì ở bán
viên dương, trên trống nọc mặt trời
thái dương thế gian có 14 nọc tia
sáng, ở cổ có chữ viết nòng
nọc vòng tròn-que hình nọc
que cong như đuôi diều gió
và ở mỏ có chữ viết nòng
nọc vòng tròn-que hình mũi
tên thái dương.
.Những con chim nông trên mặt trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I còn theo
chính thống hay còn tôn
trọng nòng, âm hãy
còn có cái nang ở dưới
mỏ trong khi ở các trống muộn hơn
cái nang đã thể điệu hóa
hay đã hoàn toàn theo duy
dương diễn tả theo cái mỏ lớn, mỏ
rìu.
.Chim nông là loài chim
nước là chim tổ tối cao về ngành
nòng âm của Bách Việt sống ở
vùng sông biển, tuyệt nhiên
Trung Hoa không có. Trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I có hình
chim tổ nông nước là trống biểu của
Bách Việt nói chung và của
Việ tNam nói riêng.
(phần 9)
Ý
NGHĨA VÀNH CHIM THÚ TRÊN
TRỐNG ĐỒNG ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ I.
Vành chim thú
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ
I.
HƯƠU NAI Ở VÀNH SỐ 8.
Như đã biết, vành số 8 là
chim thú. Chim
là chim nông còn thú
hiển nhiên thấy rõ là hươu
nai.
Lưu Ý
Xin nhắc lại một chút về từ vựng.
Cần phân biệt ba từ hươu, nai, mang
(mễn).
.Con đực gọi là hươu, hưu,
hiêu, biến âm với hèo,
kèo có nghĩa
là cọc tức con có hai vật nhọn,
hai cọc nhọn là hai từsừng vì
thế Việt ngữ cổ gọi là hươu đực
là hươu nọc, con cọc, hươu sửng (Việt
Dịch Bầu Cua Cá Cọc).
. Con cái gọi là nai:
con nai cái là con nái,
con cái (Tiếng Việt Huyền Diệu).
.Mang cũng chỉ hươu nai như mang
gạc (cervulus munjac), kì
mang. Mang biến âm với muông
có một nghĩa là con thú,
con vật, Mường ngữ là moong. Con hươu
được coi là vật tổ của thú bốn
chân và người sống trên mặt
đất như cổ ngữ Đông Á keh
là con hươu Kẻ, Kì (Cọc)
và cũng là con người đầu
tiên trêm mặt đất giống như vua tổ
thế gian của chúng ta là
Kì Dương Vương có nhũ danh
là Lộc Tục (Hươu Đục, Hươc Đọc, Hươu
Nọc). Anh ngữ deer vốn gốc chỉ chung tất cả
loài thú bốn chân
ngành nọc dương trong khi panther,
báo chỉ chung lo ài thú
bốn chần ngành nòng dương (pan-
là tất cả, Hy Lạp ngữ -ther
là thú). Vì thế mang
có mang nghĩa sinh tạo. Điểm này
thấy rõ mang cũng có một nghĩa
là có bầu (có mang, mang
thai, cưu mang, bụng mang dạ chửa). Tôi
dùng từ mang chỉ loài hươu nai
mang nghĩa sinh tạo, tạo hóa thú
biểu ở cõi trời thế gian.
Vì thế xin lưu ý trong những
bài viết về Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ
giáo nhất là về trống đồng
nòng nọc, âm dương của đại tộc
Đông Sơn, tôi dùng từ hươu
chỉ con hươu đực có sừng, mang gạc. Từ
nai chỉ con cái. Từ mang hàm
nghĩa sinh tạo, tạo hóa chỉ loài
biểu tượng cho khuôn mặt sinh tạo tạo
hóa cõi trên, cõ
trời thế gian.
Hươu là loài thú bốn
chân sống trên cạn, trên đất
khô có sừng nhọn biểu tượng
chính choo họ nọc, lửa, thái dương
Đất Li ngành nọc thái dương
Càn Li. Vì là thú
bốn chân sống trên mặt đất nên
khuôn mặt lửa đất Li mang tính chủ yếu,
tính trội, còn khuôn mặt lửa
trời Càn là Càn thế gian, Cõi Trời
dương thái dương thế gian. Thú
hươu biểu tượng cho lửa vũ trụ Càn mang
nhiều tính cách tượng trưng
và mang tính sinh tạo, tạo
hóa, nghĩa là một loài mang
(mễn).
Hươu biểu tượng chính cho Cõi
Giữa đất thế gian thấy rõ qua hình
ảnh hươu ở Cõi Giữa trên Cây
Vũ Trụ Yggdrasill của Bắc Âu.
Cây
Vũ Trụ Yggdrasill của Bắc Âu.
Dĩ nhiên, cũng giống như chim nông
ở cùng nhóm, cùng
vành, hươu nai, mang trọn vẹn ý
nghĩa triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ
giáo.
Hươu Nai Trong Vũ Trụ giáo
Chỉ xin nhắc sơ qua những điểm
chính (xem thêm Khai Quật Kho
Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
-Hư vô , Vô Cực.
Con hươu nai mang tính sinh tạo, bầu
trời là một loài mang mễn. Mang
có một nghĩa là cái bọc,
cái bầu, có một khuôn mặt
biểu tượng cho hư vô, vô cực của
ngành nọc dương (Việt Dịch Bầu Cua
Cá Cọc). Sừng hươu tìm thấy
chôn theo người chết trong các
ngôi mộ cổ.
-Thái Cực
Mang cũng có một nghĩa là
“cái bầu, cái bọc sinh tạo” như
có mang, cưu mang, mang thai. Vì thế mang
mễn có một khuôn mặt sinh tạo, tạo
hóa. Nhìn dưới dạng nhất thể
là Thái Cực.
Mang có một khuôn mặt sinh
tạo thái cực.
-Lưỡng nghi
-Cực Dương
Mang có nghĩa là chiếc gai
nhọn, nọc nhọn (thảo mang) vì thế mang
mới chỉ con hươu là con vật có
sừng, nọc nhọn. Mang biến âm với măng,
cái mầm tre hình nọc nhọn, gai
nhọn. Mang với nghĩa vật nhọn này biểu
tượng cho nọc, dương, lửa.
Như đã biết hươu, hưu, hiêu biến
âm mẹ con với hèo là
kèo, kẻ, cọc là con thú
có sừng biểu tượng cho dương, nọc, lửa,
mặt trời, cực dương.
Hươu tương đương với các con vật
có sừng như dê (có một
khuôn mặt là thần mặt trời) của Ai
Cập cổ, con bò Nandi biểu tượng cho của
Shiva Ấn-Độ có một biểu tượng là
linga.
-Cực âm
Ở cõi tạo hóa, theo duy âm,
thuần âm, âm nữ, với nghĩa
cái bọc, dạ con sinh tạo, con mang
cái biểu tượng cho cực nòng,
âm, mẹ… Việt ngữ nai biến âm mẹ con
với nái (cái), có gốc na-
liên hệ với ná, nạ, nái,
nàng, nương, nòng, nác,
nước… Con nai sao cái là
thú biểu của Âu Cơ trong truyền
thuyết Mường (xem dưới).
-Tứ Tượng:
Tượng Lửa Trời Càn thế gian
Mang gạc có một khuôn mặt biểu
tượng cho lửa trời cõi thế gian. Con mang
này mang biểu tượng lửa thái
dương. Đây là loài mang đỏ
“red deer”, sừng có ba mấu nhọn
Càn.
Tượng Lửa Đất Đá Li thế gian
Như đã biết Việt ngữ hươu,
hiêu, hiu là con hèo, con
kèo, con nọc, con cọc nên hươu
có một khuôn mặt biểu tượng cho lửa
đất, đất dương, Núi Trụ thế gian. Điều
này thấy rõ qua sư kiện ở
Đông Nam Á hươu được cho là
biểu tượng của đất khô, núi dương.
Truyền thuyết và cổ sử Việt
có núi Kì. Kì Dương
Vương là vua tổ đất thế gian của
Bách Việt.
Tượng Lửa Nước thế gian
Thú biểu dòng lửa nước là
con mang nước gọi theo danh từ động vật học
là “Chinese water deer” (Khai Quật
Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Tượng Gió thế gian.
Theo dòng hươu là con hươu
gió, có thể là con hươu
khoang hay đuôi bông lau như
đuôi ngựa mang biểu tượng gió.
-Trục Thế Giới
Hươu có một khuôn mặt biểu tượng
cho Trục Thế Giới. Kì Dương Vương
có một khuôn mặt Trục Thế Giới. Như
đã nói ở trên Kì
Dương Vương Hươu Mặt Trời tương đương với
bò Nandi của Shiva, với dê mặt trời
của thần đất Keb của Ai Cập cổ có một
khuôn mặt Trục Thế Giới.
Núi Tản Viên có một
khuôn mặt là Trục Thế Giới của
Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây
Đời Sống) vì thế còn có
tên là Núi Tam Từng.
Kì Mang (con mang sừng, mang gạc)
là một vị thần ở Núi Tản
Viên cứu sống lại Tiểu Long Hầu (Khai Quật
Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
-Cây Đời, Sự Sống
Tam Thế biểu tượng bằng Cây Vũ Trụ
(Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Cây này sinh ra sự sống, muôn
sinh. Như đã biết mang là sinh đẻ.
Mang có một nghĩa là sinh tạo.
Con mang là con thú tổ sinh ra
loài muông thú trong
đó có cả con người nguyên
khởi trên mặt đất. Mang biến âm với
muông còn có một nghĩa chỉ
chung các loài thú. Điều
này giống hệt Anh ngữ deer
(mang hươu), có nghĩa gốc chỉ chung tất
cả các loài thú. Điều
này cho thấy mang hươu được coi là
con vật tổ của các loài thú
sống trên mặt đất này, kể cả con
người. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm
với truyền thuyết cho rằng hươu mang hình
bóng con người đầu tiên trên
mặt đất như thấy qua từ Đông
Á cổ kek có nghĩa là con
hươu và cũng là con người đầu
tiên trên mặt đất (James
Churchward). Kek biến âm với kẻ, có
một nghĩa là người (xem dưới). Điều
này cũng đúng trăm phần trăm khi
đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt. Kì Dương Vương là vua Hươu
Nọc Mặt Trời có nhũ danh là Lộc
Tục (Hươu Đực), vua tổ thế gian đầu tiên
của chúng ta, lập ra nước Xích Quỉ
(Kẻ Đỏ).
-Tái Sinh, Hằng Cửu.
Như đã nói ở trên,
Kì Mang, thần núi Tản Viên
là khuôn mặt mang gạc, hươu sừng
đã cứu tử hoàn sinh Tiểu Long Hầu,
con cháu dòng Lạc Long Quân.
Người Trung Hoa diễn tả sự sống hằng cửu
vĩnh cửu theo nghĩa duy tục là sống
lâu, tuổi thọ. Ông Thọ của Trung Hoa
thường đi với con hươu có ý nghĩa
là trường thọ, hằng cửu.
Tóm lại hươu mang trọn ý
nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo của
ngành nọc dương ở Cõi Giữa thế
gian, Trung Thế.
Hiểu tổng quát như thế
rồi, bây giờ ta hãy khảo
sát hươu nai ở vành số 8.
Số 8 là
số Khôn tầng 2 thế gian như thế chim
thú ở vành này có
khuôn mặt Khôn hôn phối với
Càn tức khuôn mặt sinh tạo tạo
hóa. Do đó ta thấy ngay hươu nai ở
vành 8 này có một
khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa tức
có một khuôn mặt mang mễn.
Vì là thú bốn chân
sống trên mặt đất nên khuôn
mặt sinh tạo là của cõi đất trần
gian và khuôn mặt này mang
tính phụ (khuôn mặt chính ở
cõi trên phải là chim mang
tính lửa vũ trụ Càn).
Như đã biết, ở vành số 8
này, mỗi bán viên dương
và âm đều có một nhóm
chim và một nhóm hươu nai.
Bán viên dương của nhóm 7
người nhẩy múa có nhóm chim
6 con và nhóm hươu 10 con trong
khi bán viên âm
nhóm 6 người nhẩy múa
có nhóm chim 8 con và
nhóm hươu cũng 10 con.
Mỗi nhóm có 10 con với số 10
là số Khảm tầng 2 hôn phối với Li
tầng 2, thế gian. Cả hai nhóm đều
có 10 con cho thấy trống này diễn
tả hai khuôn mặt âm dương, ngoại nội
của đại tộc hươu tức Li thế gian. Ta cũng
thấy rất rõ hươu nai có
khuôn mặt nòng nọc, âm dương
khác nhau vì mỗi nhóm
có 5 con hươu đực đi xen kẽ với 5 con nai
cái. Như vậy nhìn ở diện đất thế
gian, qua hai con số Khảm 10 ta có
số 10 Khảm ở bán viên âm
là Khảm âm hôn phối với Li
âm tức Li ở vùng đất âm
và số 10 Khảm dương ở bán
viên dương hôn phối với Li tức Li ở
vùng đất dương. Nhìn theo Tam Thế,
ta suy ra mười nhóm hươu nai ở bán
viên dương nhóm 7 người nhẩy
múa có khuôn mặt chủ
là Li thế gian đất Dương và ở 10
con ở bán viên âm nhóm
6 người nhẩy múa có khuôn
mặt chủ là Li vũ trụ tức Càn thế
gian (lúc này hươu có
tên là mang, mang gạc, mang
kì). Ta nghĩ ngay ra lá các
con nai cái mang tính Càn
âm thế gian (Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt ứng Mẹ Tổ Âu Cơ
thái dương thần nữ mang tính sinh
tạo đẻ bọc trứng thế gian).Khuôn mặt chủ
của hươu là đất dương Li ứng với số 5. Số
5 là số trục của 9 con số từ 1 tới 9
và ma phương có số trục 5
là ma phương trục 5/15 (ma phương trục
của 9 ma phương có số ở tâm
là các số từ 1 tới 9). Ma phương
5/15 có số ở tâm là 5
và tổng số các chi là 15
(hành Thổ của Trung Hoa, ở số 5
tâm ma phương 5/15 cho thấy rõ Li 5
có khuôn mặt chính là
núi trụ thế gian, đất dương thế gian,
trục thế giới).
Ta hãy kiểm chứng những khuôn mặt
của hươu nai này qua ma phương 5/15
này
Ma phương trục 5/15.
Theo ma phương 5/15 này, ta thấy
ngay đường chéo 2-5-8 có Khảm 2
có hai khuôn mặt là Li 5
và Khôn 8. Khôn
hôn phối với Càn. Như thế
đúng như đã nói ở
trên, ở đây ta thấy rõ hai
nhóm 10 con hươu Khảm có một con
mang tính chủ Li ở cõi đất thế
gian và một nhóm mang tính
chủ Càn hôn phối với Khôn tức
ở cõi sinh tạo, tạo hóa mang
tính phụ.
Ta sẽ tìm hiểu xem sao.
1. Nhóm hươu nai ở bán
viên dương 7 người nhẩy múa.
Nhóm
10 con hươu đực nai cái đi với
nhóm 6 chim nông ở nhóm 7
người nhẩy múatrên
bán viên dương (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Vì ở bán viên dương
và đi với chim nông âm
thái dương nên nhóm 10 con
hươu nai này mang tính thiếu
dương (vì lưỡng hợp tiểu vũ trụ với 6 con
nông mang tính thiếu âm).
Bây giờ ta hãy nhận diện tỉ mỉ
những con thú này.
.Sừng
Những hươu đực nai cái ở đây đều
có sừng.
Điểm này cho thấy rõ hươu
đực nai cái ở đây diễn tả theo
ý nghĩa mang tính biểu tượng
vì trong thiên nhiên hầu
hết nai cái không có sừng
ngoại trừ loài tuần hươu “reindeer” con
cái mới có nhưng sừng của
loài tuần lộc to và dẹp, có
nhiều mấu nhọn không giống loài
hươu ở đây. Rõ ràng hươu
cái có sừng ở đây mang một
ý nghĩa biểu tượng. Như đã
nói ở trên, thú mang
ý nghĩa biểu tượng không nhất thiết
phải giống hệt thú trong thiên
nhiên.
Ta cũng thấy rõ thêm ý
nghĩa biểu tượng này qua số mấu nhọn
(nhánh) của sừng. Ta thấy con hươu dẫn
đầu nhóm này có sừng
bên phải có 5 mấu nhọn. Trong khi
sừng trái có 3 mấu nhọn. Những con
còn lại có con hai sừng đều
có 3 mấu và đa số còn lại
có một sừng hai mấu sừng kia có 3
mấu. Trong thiên nhiên
không có loài hươu
nào có hai loại sừng khác
nhau.
Con đầu đàn sừng phải có 5
mấu nhọn. Số 5 là số Li, lửa đất, đất
dương, thiếu dương.
Hươu đực
dẫn đầu nhóm ở bán viên
dương có nhóm 7 người nhẩy
múa (nguồn: Phạm Huy Thông
và các cộng tác
viên).
Trong khi
sừng trái có 3 mấu nhọn. Theo duy
dương, ba mấu nhọn, ba nọc nhọn là ba
hào dương, Càn.
Khuôn mặt
Li mang tính chủ vì ở sừng
bên phải tức phía dương. Càn
ở sừng bên trái là
Càn âm mang tính phụ.
Con hươu dẫn đầu nhóm 10 con ở
bán viên này có
khuôn mặt Li-Càn của ngành
nọc thái dương thế gian và
có khuôn mặt Li mang tính
chủ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt là tộc Người Mặt Trời Li Kì
Dương Vương ngành nọc thái dương
thế gian Viêm Đế. Như thế chúng ăn
khớp với đại tộc Người Mặt Trời (Bách
Việt) ở vành số 6.
Kiểm chứng với ma phương 5/15 như đã
nói ở trên con hươu này
có khuôn mặt chủ hôn phối
Li-Khảm và khuôn mặt phụ tương
hòa Càn-Khảm.
Con cuối cùng của nhóm là
con nai cái
Con cuối cùng của nhóm là
con nai cái có sừng phải ba mấu
nhọn Càn và sừng trái hai
mấu nhọn Khảm-Li.
Con cuối cùng ở bán
viên dương có nhóm 7
người nhẩy múa là
nai cái, có sừng phải có
3 mấu nhọn và sừng trái hai mấu.
Vì ở sừng phải nên
khuôn mặt Càn mang tính chủ.
Nhưng Càn ở đây là
Càn âm thế gian tức Li âm
vì ở cuối đàn và là
nai cái so với Li của con hươu đực đầu
đàn.
Đối chiếu với ma phương 5/15 ta cũng thấy theo
duy âm Khảm tương giao với Càn
Khôn âm.
Như thế qua cặp sừng ta thấy rõ
con hươu được dẫn đầu có khuôn mặt
Li-Càn với Li mang tính chủ
và con nai cái cuối đàn
có khuôn mặt Càn-Li với
Càn mang tính chủ. Nhóm
này là hươu nai thú biểu
của ngành nọc thái dương
Càn Li ứng với Viêm Đế.
Vì hai sừng đều có 3 mấu nhọn
Càn nên khuôn mặt Càn
mang tính chủ. Trong hai Càn
này có một Càn âm thế
gian tức Li âm (vì là con
cái) mang tính phụ vì ở
cuối đàn và là nai
cái so với Li của con hươu đực đầu
đàn.
Đối chiếu với ma phương 5/15 ta cũng thấy theo
duy âm Khảm tương giao với Càn
Khôn âm.
.Mõm
Trên mõm tất cả hươu nai đều
có chữ nòng nọc mũi
mác > thái
dương. Những con hươu nai này đều thuộc
ngành mặt trời thái dương. Đối
chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là ngành Viêm Đế thái
dương. Ngay cả các con nai cái
cũng thuộc ngành mặt trời thái
dương
.Mắt
Những con hươu nai này có
con mắt dương diễn tả bằng chữ
viết nòng nọc vòng tròn-que
hình vòng tròn đơn
có chấm. Ta thấy những con hươu lửa, đực
mang tính chủ.
Điểm này cũng ăn khớp trăm phần trăng
với hươu nai ngành nọc thái dương.
.Thân
Ở thân hươu nai có viết chữ
viết nòng nọc vòng tròn-que
hình nọc que hai bên có
đánh dấu bằng hai hai hàng nọc
chấm mang nghĩa lửa, thái dương sinh tạo
cho biết chúng là những con hươu
nai ngành nọc thái dương.
Đa số những con còn lại có
sừng phải 2 mấu Khảm hôn phối với Li
và sừng trái 3 mấu Càn trời
và Càn thế gian Li.
Như vậy ở bán viên dương
này, hươu nai biểu tượng cho ngành
nọc thái dương Càn-Li và
có khuôn mặt chủ là thiếu
dương Li, lửa đất, đất dương diễn tả bằng con
dẫn đầu có sừng phải 5 mấu Li.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt là ngành nọc thái
dương Viêm Đế có khuôn mặt Đế
Li Kì Dương Vương mang tính chủ.
2. Nhóm
hươu nai ở bán viên âm 6
người nhẩy múa với 8 con nông.
Tổng quát ta cũng thấy giống như ở
bán viên dương có
nhóm 7 người nhẩy múa. Có
khác là những chi tiết mang
tính nòng nọc, âm dương
khác nhau thấy rõ nhất qua cặp
sừng.
Nhóm 10 hươu nai ở
bán viên dương có
nhóm 6 người nhẩy múa và
8 con nông.
Con đầu đàn sừng phải có 2 mấu
nhọn. Số 2 là Khảm hôn phối với Li.
Sừng trái có 4 mấu nhọn. Số 4
là số Cấn, non (núi âm), Li
âm.
Con hươu đầu
đàn ở bán viên âm
có nhóm 6 người nhẩy múa
có sừng phải hai mấu và sừng
trái 4 mấu nhọn.
Nhưng vì ở bán viên
âm nên Li là Li âm, lửa
đất âm (núi âm, tức non). Li
âm thấy rõ qua sừng phải hai mấu
Khảm-Li (Li qua hôn phối với Khảm
âm) trong khi ở nhóm dương ta
có Li dương thấy rõ qua sừng phải
có 5 mấu nhọn Li (Li trực tiếp
không qua hôn phối). Hai sừng đều
có số mấu nhọn âm (số 2 và
số 4 là số chẵn, số âm) cũng cho
biết tính âm của Li này.
Đây là con hươu đực đại diện của
phía âm.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, đây là khuôn mặt
âm của hươu Kì Dương Vương đại diện
cho nai Âu Cơ.
Nai sao là một thú biểu đất thế
gian của Mẹ Tổ Âu Cơ. Điểm này thấy
rõ nhất qua văn hóa Mường. Thầy mo
Mường ngày nay khi tế lễ vẫn cắm hai
bên bàn thờ hai lá cờ. Một
lá vẽ hình con nai sao biểu tượng
cho Âu Cơ. Người Mường vẽ nai sao
thú biểu của Âu Cơ có hai
sừng đàng hoàng. Một lá cờ
vẽ hình con cá chép biểu
tượng cho Lạc Long Quân (xem hình).
Cờ tế nai sao biểu tượng của
Ngu Cơ của người Mường (nguồn: J.
Cuisinier, Les Mường).
Hai sừng được cắm thêm vào đầu con
nai ở đây trên trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I và trên lá
cờ tế Mường chỉ mang một nghĩa biểu tượng
là hai nọc nhọn, hai dương tức
thái dương. Những con nai cái ở
đây và trên lá cờ tế
Mường là những con nai thái dương
dòng nọc lửa, mặt trời thái dương.
Lưu ý
là sừng của con nai sao trên
lá cờ cũng có 4 mấu nhọn như
sừng trái của con đầu đàn
nhóm này. Số 4 là số chẵn
số âm và số 4 là số Cấn
(non, núi âm) vì con nai
sao này là vật biểu của
bà Ngu Cơ có một khuôn mặt
là non (nên bà dẫn 50 con
lên núi là vậy). Nai sao
Cấn Ngu Cơ hôn phối với Chấn con
cá chép nước-dương Lạc Long
Quân. Đốm sao cũng mang âm
tính đi với phái nữ vì
sao sáng về đêm. Cổ Việt gọi sao
là Nàng Sáng. Ta cũng
thấy các thần nữ thường có biểu
tượng là ngôi sao sáng như
Venus có biểu tượng là sao mai.
Con cuối đàn ở bán viên
âm này là con nai
cái. Con nai này có hai
hình vẽ khác nhau trong hai
tài liệu của Phạm Huy Thông
và của Nguyễn Văn Huyên.
Theo Phạm Huy Thông, con nai này
có sừng phải là một nọc que thật
dài, rất cường điệu,
Nai
cái cuối đàn ở bán
viên âm (nguồn: Phạm Huy
Thông và các cộng
tác viên).
mang nhiều dương tính có
một khuôn mặt Nọc Lửa thái dương
thế gian, Núi Trụ thế gian, Li đất thế
gian. Sừng trái có 3 mấu
Càn. Ở nai cái, ở cuối đàn
và bán viên âm
Càn ở sừng trái mang tính
chủ.
Theo Nguyễn Văn Huyên, thì
con nai cuối đàn này có
sừng bên phải có 3 mấu nhọn
Càn.
Con
nai cái cuối đàn 10 con ở
bán viên âm nhóm 6
người nhẩy múa theo Nguyễn Văn
Huyên sừng phải có 3i mấu nhọn.
Đây là Càn
âm vì là nai cái
và ở bán viên âm (ứng
với Mẹ Tổ Âu Cơ thái dương
thân nữ). Sừng trái có 2 mấu
nhọn Khảm-Li.
Ta thấy theo hình vẽ của Nguyễn Văn
Huyên thì nai cái cuối
đàn có Càn âm mang
tính chủ ở sừng phải ăn khớp với
khuôn mặt Li âm của con hươu đực
đầu đàn. Nhóm này
là nhóm hươu nai biểu tượng cho Li
âm thế gian đất non và Càn
âm, mặt trời âm nữ. Đối chiếu với
truyền thuyết và cổ sử Việt, đây
là khuôn mặt Li âm non
và Càn âm thái dương
thần nữ của Mẹ Tổ Âu Cơ.
Như vậy ở bán viên âm
này, hươu nai có biểu tượng cho Li
Càn phía âm. Khuôn mặt
chủ là con nai cái cuối đàn
có khuôn mặt Càn-Li
nòng âm.
Khuôn mặt Càn này hôn
phối với khuôn mặt thái âm
Chấn 8 con nông ở cùng bán
viên âm có nhóm 6
người nhẩy múa này.
Mỗi nhóm hươu nai này
có con đầu Li và con cuối
Càn mang tính chủ đại điện cho hai
đại tộc của ngành nọc thái dướng
Càn Li. Ta có thể suy ra 8 con
hươu nai còn lại là 4 cặp biểu
tượng cho 4 tộc ứng với tứ tượng dương và
âm (8 tượng ứng với bát
quái).
Tóm lược lại hai nhóm
hươu nai ở hai bán viên âm
dương trên vành số 8 này:
.Là những con thú mang
tính biểu tượng, là thú
biểu nọc thái dương thế gian của Người
Mặt Trời thái dương. Hươu đực là
thú biểu của nọc dương nam và nai
cái là thú biểu của nọc
âm, nữ. Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt là thú biểu
của Bách Việt, phía nam là
Kì Dương Vương và về phía
nữ là Mẹ Tổ Âu Cơ.
Ở bán viên dương những khuôn
mặt hươu nai có khuôn mặt chủ
là thiếu dương Li, lửa đất, đất dương
diễn tả bằng con dẫn đầu có sừng phải 5
mấu Li. Hai nhóm hươu nai đều có
10 con tức số Khảm thế gian cũng cho biết
khuôn mặt Li hôn phối với Khảm mang
tính chủ. Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt là Li Kì
Dương Vương hôn phối với Thần Long Khảm.
Nhóm hươu nai thiếu dương Li mang
tính chủ này lưỡng hợp dưới dạng
tiểu vũ trụ với nhóm chim nông 6
con thiếu âm ở cùng trên
bán viên dương có
nhóm 7 người nhẩy múa.
.Ở bán viên âm những
khuôn mặt hươu nai có khuôn
mặt chủ là Càn phía
âm diễn tả bằng con nai cuối đàn
có sừng trái ba mấu nhọn
Càn. Nhóm hươu nai mang
tính chủ Càn này lưỡng hợp
dưới dạng đại vũ trụ với nhóm chim
nông 8 con thái âm ở
cùng trên bán viên
âm có nhóm 6 người nhẩy
múa.
.Thú có cả hươu đực và nai
cái cho thấy khuôn mặt nữ
còn được tôn trọng và giữ
một khuôn mặt nòng nọc, âm
dương đề huề. Điểm này cũng cho
thấy và xác thực một lần nữa trống
đồng là trống nòng nọc, âm
dương.
Hai khuôn mặt cái đực của hươu
sừng ở đây ăn khớp với hai khuôn mặt
Chấn Đoài của hai nhóm 8 và
6 chim nông bay. Nhóm 10 hươu Li
và nhóm 6 con nông
Đoài ở cùng một bán
viên theo giao hòa thiếu dương
thiếu âm cõi tiểu vũ trụ và
nhóm 10 hươu Càn với nhóm 8
con nông Khôn Chấn ở cùng một
bán viên theo giao hòa
thái dương thái âm
cõi đại vũ trụ.
Như đã thấy ở trên phần chim
nông, vành nông hươu qua
nhóm 6 con bổ nông và 10 con
hươu mang dương tính của ngành
thái dương diễn tả chim thú biểu
của trời và đất vùng đất dương
theo dạng thiếu âm thiếu dương ở
Cõi Giữa nhân gian Tiểu Vũ Trụ
và qua nhóm 8 con bồ nông
và 10 con hươu mang dương tính của
ngành thái dương diễn tả Nước-Lửa
vũ trụ, khôn càn theo dạng
thái âm thái dương ở
Cõi trên Tạo Hóa, Đại Vũ
Trụ.
.Mỗi nhóm hươu nai này có
con đầu Li và con cuối Càn mang
tính chủ đại điện cho hai đại tộc của
ngành nọc thái dướng Càn
Li. Ta có thể suy ra 8 con hươu nai
còn lại là 4 cặp biểu tượng cho 4
tộc ứng với tứ tượng dương và
âm (8 tượng ứng với bát
quái).
.Vành chim thú này
là những biểu tượng của chủng người vũ
trụ, họ Người Mặt Trời thái dương. Đối
chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là họ Bách Việt Người Mặt Trời
thái dương, ngành Viêm
Đế-Thần Nông thái dương, sinh ra từ
quả bầu vũ trụ. Chim Nông bay đẻ ra Trứng
Vũ Trụ có một khuôn mặt
chính biểu tượng cho cõi sinh tạo,
tạo hóa, Thượng Thế. Hươu nai bốn
chân sống trên mặt đất có một
khuôn mặt chính biểu tượng cho
cõi đất thế gian, Trung Thế.
.Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, những con hươu này mang hình
bóng thú biểu của Kì
Dương Vương đội lốt Viêm Đế họ
Khương (Sừng). 10 con mang tính dương của
ngành dương ở bán viên dương
mặt trống là thú biểu của Đế
Kì Dương Vương (Đế Li mang tính
chủ) và 10 con của ngành dương ở
bán viên âm mặt trống
là thú biểu của Viêm
Càn Đế Minh.
So sánh với chim nông như
trên đã biết chim nông biểu
tượng cho Khôn thế gian Thần Nông
chia ra là hai nhóm: nhóm 8
con biều tượng cho Thần Nước dương Chấn
và nhóm 6 con biểu tượng cho
Nông khí gió Đoài.
Như vậy chim nông và hươu ở
vành số 8 biểu tượng cho Viêm
Đế-Thần Nông thái dương (vì
thế hai loài này mới để chung
cùng trên một vành)
(phần 10)
Ý NGHĨA
VÀNH CHIM THÚ TRÊN TRỐNG
ĐỒNG ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ I.
Hươu Trên Trống Đồng Âm
Dương và Đồ Đồng Đông Sơn
khác.
.Trên Các Trống
Khác
-Mang Hươu Trống Miếu Môn I.
Trống này cũng có mặt trời 14 nọc
tia sáng là trống thế gian
nên có vành chủ chốt nằm gần
phía mặt trời là vành diễn
tả hai loài thú bốn chân
sống được trên mặt đất.
Một loài thấy rất rõ là mang gạc hươu sừng
và một loài “thú lạ”
mà tôi đã nhận diện ra
là con thiên cẩu Sói Lang
trời đã khởi đầu thần thoại hóa.
Hai loài thú
bốn chân trên Trống Miếu Môn
I(nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Trống Miếu Môn I cũng là trống
có mặt trời 14 nọc tia sáng
cùng nhóm với trống Ngọc Lũ I
vì thế mà hươu nai ở hai trống
tổng quát giống nhau. Tuy nhiên
ý nghĩa biểu tượng khác nhau
vì mỗi bán viên ở đây
có 8 con
chia ra làm hai tiểu nhóm 4 con thay vì
là hai nhóm 10 con như ở trống
Ngọc Lũ I. Số 4 là số Cấn. Số 4 Cấn
âm có khuôn mặt dương
là Li 5 làm đại diện và
hôn phối với Chấn. Như thế theo duy dương
những con hươu này mang khuôn mặt
là hươu Li dòng nước Chấn. Cả hai
nhóm đều có 4 con cho thấy
khuôn mặt Li mang tính chủ so với
khuôn mặt Càn. Điểm này cũng
giống như ở trống Ngọc Lũ I hai nhóm đều
có 10 con, số 10 là số Khảm
hôn phối với Li.
Nhóm hươu có cả hươu đực
và cái cho thấy có sự hiện
diện của lưỡng hợp nòng nọc, âm
dương ngay cả trong một đại tộc. Bán
viên dương là nhóm có
con đực đi với 4 con hươu Càn thế
gian/Li. Và bán viên
âm có 4 con cái đi với 4 con
hươu phía Đoài.
Trong 8 con thì 7
con là cái và chỉ có
1 con đực. Điểm này cho thấy khuôn
mặt âm mang tính chủ.
Ở đây cũng như ở trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I những con hươu
cái có sừng diễn đạt
theo ý nghĩa biểu tượng. Điều này
dễ hiểu vì loài thú đi
cùng vành được thể điệu hóa
rất nhiều trông rất “lạ”, hoàn
toàn mang ý nghĩa biểu tượng.
Trống này đã hơi muộn.
Ta cũng thấy rất rõ trong 8 con
thì có 7 con là nai
cái? Tại sao lại 7? Số 7 là số
Càn, lửa thái dương. 7 con nai
cái thái dương Càn mang
nghĩa biểu tượng là mặt trời Mặt Trời
Nàng Thái dương, Thái dương
thần nữ. Khuôn mặt này mang
tính chủ yếu.
Từ đây ta kiểm chứng lại, ta thấy cũng
đúng là nai cái (con cuối
đàn) ở nhóm 6 người nhẩy
múa ở bán viên âm
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
có một khuôn mặt là
Càn âm, ứng với thái dương
thần nữ Tổ Âu Cơ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, ta cũng thấy hươu nai ở đây ứng với
hươu Li/Càn ngành Nọc Lửa
thái dương Viêm Đế, Kì Dương
Vương với tộc hươu Li thuộc ngành Mẹ Tổ
Âu Cơ thái dương thần nữ tức
nhánh Hùng Vương Lửa Núi
mang tính chủ. Điều này ăn khớp
trăm phần trăm với Mẹ Tổ Âu Cơ ở
cõi trời sinh tạo có một
khuôn mặt là Nàng Lửa, Nữ
Thần thái dương OII, Tốn và ở
cõi đất thế gian có một
khuôn mặt là lửa đất thế gian tức
núi Cấn, có thú biểu
là con nai sao cái còn thấy
trong truyền thuyết Mường.
Ta thấy rất rõ ở các con mang ở
đây giống hươu nai ở trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I, có khác
là chi tiết của cặp sửng.
Những con mang trên Trống Miếu Môn
I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
.Sừng mang
có 3 mấu nhọn là ba hào
dương III, Càn.
.8 con mang với số
8 là số Khôn hôn phối với
Càn. Rõ ràng mang có
một khuôn mặt Càn.
Như thế tóm lại 8 con mang trên
trống Trống Miếu Môn I này thuộc
ngành nọc lửa, mặt trời thái dương
với khuôn mặt lửa thế gian thiếu
dương Li mang tính chủ. Với 7
con cái cho biết khuôn mặt thuộc
dòng lửa thế gian nữ thái dương
là chính yếu.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, 8 con mang biểu tượng cho ngành nọc
lửa mặt trời Viêm Đế thái dương,
với khuôn mặt Kì Dương Vương lửa
thế gian Li mang tính chủ và
nhánh Hùng Vương theo Âu Cơ
thái dương thần nữ lên núi
là khuôn mặt chính yếu.
Đây chính là khuôn
mặt thiếu dương Li lửa đất thế gian (Càn
thế gian) tức Đế của Viêm Đế tương hợp với
khuôn mặt Tốn 14 nọc tia sáng của
trống Miếu Môn I ứng với phía Lửa,
Núi Âu Cơ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, ta thấy hươu nai ở đây ứng với hươu
Li dòng An Dương Vương Lạc Long
Quân mang tính chủ trong khi hươu
Li ở trống Ngọc Lũ I thuộc dòng
thái dương dòng Kì Dương
Vương mang tính chủ.
-Mang gạc (muntjac) trên
trống Phú Xuyên.
Mang sủa, mang gạc muntjac
thể điệu hóa trên trống
Phú Xuyên.
Ta đã biết những con thú
trên trống Phú Xuyên
là những con hươu sủa
(barking deer) hay mang gạccervulus
munjac (xem trống Kì Việt
Phú Xuyên).
Trống Phú Xuyên cũng thuộc
nhóm trống thái dương có
mặt trời 14 nọc tia sáng nên con
mang, con hươu này mang tính
âm dương thuộc nhóm những con hươu,
mang trên hai trống trống Ngọc Lũ I
và trống Miếu Môn I. Ở đây
mặt trống chỉ có bốn con mang sủa ứng với
tứ tượng cho thấy trống Phú Xuyên
chỉ là trống biểu của một tộc hươu
sủa duy nhất mà thôi. Điểu
này thấy rất rõ là khoảng
không gian giữa các tia sáng
mặt trời có hình thái đơn
gồm 4 nọc mũi mác chồng lên nhau
hay hình tháp nhọn có sọc
biểu tượng cho Li. Đúng lý ra phải
là 5 nọc mũi mác, có thể
người làm trống dùng số 4
có ý muốn nói đây
là Cấn tức núi âm non,
khuôn mặt âm của Li, ứng với non
Âu Cơ?
Sự sai sót này cũng có thể
xẩy ra vì như đã nói ở
trên trống này hơi muộn,
hình hươu sủa cũng đã có
khuynh hướng thể điệu hóa, thần thoại
hóa. Trống Phú Xuyên
có thể là trống biểu của tộc hươu
trong nhóm trống nọc thái dương.
Ngoài ra các trang trí
trên mặt trống hoàn toàn
mang dương tính cho thấy tộc hươu ở
đây mang tính thuần dương tức biểu
tượng cho tộc nọc lửa ngành nọc mặt trời
thái dương. Vì là trống thế
gian nên là tộc lửa thế gian, đất
dương Li.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, ta thấy trống này là trống
biểu của tộc lửa đất, núi dương Kì
Dương Vương của nước Văn Lang Hùng Vương,
ngành nọc thái dương Viêm
Đế.
Tóm lại con thú trên trống
Phú Xuyên là con hươu sủa
mang gạc thái dương, cervulus muntjac,
kijang, kì dương vật tổ của Bách
Việt, thú biểu của Kì Dương Vương.
Trống Phú Xuyên là trống
Kì Việt Kì Dương Vương của
ngành nọc dương mặt trời thái
dương Viêm Đế.
-Mang gạc (muntjac) trên
Trống Sangeang, Nam Dương.
Trên thân trống Sangeang,
Đông Nam Dương có hình mang
gạc có thân trống giống con
chó, có sừng có hai mấu.
Đây chính là con mang sủa,
mang gạc muntjac, kijang.
Mang gạc sừng hai mấu nhọn
thái dương trên trống Sangeang ở
Nam Dương.
So sánh hình này với
hình hươu sủa muntjac trong thiên
nhiên ta thấy vóc dáng y hệt
nhau.
-Người Hươu Trên trống
Thành Vân.
Trên trống Thành Vân
có mặt trời có 10 nọc tia
sáng là trống thiếu dương Li/Khảm
có hình người thể điệu hóa
là người của tộc đất dương Li được diễn
tả theo motif hình “người chim-sừng hươu”
có hai sừng có chấm nọc dương.
Trống Thành Vân
(nguồn: Phạm Huy Thông và
các cộng tác viên).
Những hình người
thuộc tộc đất dương thiếu âm Li thể điệu
hóa tối đa trở thành các
motifs hình hươu trên trống
Thành Vân có hình
hai sừng có chấm nọc dương.
Kiểm chứng lại ta thấy rất rõ:
Như đã nói ở trên trống
này có 10 nọc tia sáng
là trống thuộc nhóm thiếu dương
Khảm-Li.
Khoảng không gian giữa các tia
sáng mặt trời hình núi
tháp vách kép có sọc
Li (xem chương Ý Nghĩa Cực Âm
Trên Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á ).
Vành chim có 10 chim bay với số
10 là Khảm thế gian hôn phối với
Li. Trên người chim cũng có
hình núi tháp, mắt
“vòng tròn có chấm” Li, mỏ
to nhọn, ngắn có bờm nọc que lửa,
Núi Trụ Thế Gian Li. Tổng cộng có
28 người, số 28 là số Cấn tầng 4. Cấn
là non, núi âm, có Li
núi dương là đại diện (Li số 5
là số dương của Cấn số 4)…
Đây là những người tộc hươu nai
Li. Ta cũng thấy trống có 10 nọc tia
sáng Khảm thế gian hôn phối với Li
thế gian. Vành cò bay cũng
có 10 Khảm Li. Điểm này thấy
rõ giống ở trống đồng âm dương Ngọc
Lũ I cũng có hai nhóm 10 Khảm
hôn phối với hươu Li.
-Trống Nam Trung Hoa
Trong chuyến viếng thằm Nam Trung Hoa tôi
đã thấy một trống muộn Nam Trung Hoa
trên mặt trống có 4 tượng
hình hươu thay vào chỗ 4 tượng
cóc/ếch.
Các Đồ Đồng Đông Sơn
Khác.
Không phải chỉ
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
có hươu mà còn thấy
trên nhiều đồ đồng Đông Sơn
khác.
.Thạp
đồng Hợp Minh (Yên
Bái).
Ở dưới phần
thân thạp có vành mang gạc
sừng hai mấu nhọn.
Thạp đồng Hợp Minh (Yên Bái),
hình vẽ của Hà Nguyên Điềm
(Hà Văn Phùng, Di tích
Hợp Minh Yên Bái, một sưu tập
sáng giá thuộc văn hóa
Đông Sơn, Khảo Cổ Học,4- 1995, tr.26).
Thạp là vật dùng trong mai
táng cho thấy rõ mang gạc hươu nai
có một khuôn mặt tái sinh
hằng cửu của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ
giáo.
.Rìu Thờ Đông Sơn
Trên một chiếc rìu thờ Đông
Sơn có hình hươu sừng, mang
kì có hai mấu hình chữ V,
đây là nét đặc thù
của mang gạc Muntjac. Rìu này
có khắc đủ cả ba vật biểu mang kì
của Kì Dương Vương, sấu Việt Giao long
của Lạc Long Quân và chó
sói Lang Việt của Hùng Lang,
có một khuôn mặt biểu tượng cho ba
cõi thế gian (ba con vật tổ đều là
loài bốn chân).
Rìu thờ Đông
Sơn hay Rìu Việt.
Lưu ý theo chiều dương đọc từ dưới
lên (hướng lên phía mặt trời)
ta có thứ tự chó sói biểu
tượng cho cõi trời (khí
gió) mang gạc biểu tượng cho cõi
đất và giao long biểu tượng cho
cõi nước.
.Thạp Việt Khê
“Trên chiếc thạp đồng tìm được ở
Việt Khê có hình người
hóa trang thành nai nhẩy
múa” (Văn Tân, Thời Đại Hùng
Vương, tr.230).
Hình người hóa trang
thành người hươu nhẩy múa
trên thạp đồng Việt Khê (Charles
Higham fig. 4.22).
Đây là hình ảnh Kẻ-hươu,
Người-Hươu, Xích Quỉ con dân Lộc
Tục, Hươu Đục, Kì Dương Vương Kẻ
Chàng, Chàng Hươu…
.Đèn Đông Sơn sừng
hươu.
Một chiếc đèn thờ Đông Sơn
có hình sừng hươu hai mấu nhọn
hươu sủa, muntjac.
Đèn thờ Đông
Sơn hình sừng hươu tại Viện Bảo
Tành Lịch Sử Việt Nam ở Hà Nội
(ảnh của tác giả).
.Gạc hươu
Ngoài ra những vật khảo cổ học
đáng giá nữa mà các
nhà khảo cổ học không biết ý
nghĩa của nó gọi là những
chiếc gạc. Những cái gạc này
có thể làm bằng gốm, sành
hay kim loại. Đây là chiếc gạc,
chiếc sừng biểu tượng của vật tổ hươu của
chúng ta. Gạc này là một
thứ nêu thờ để hồn thần tổ tộc Sừng mặt
trời đậu xuống, dùng làm gậy lễ,
gậy hộ mạng, quyền trượng… Ví dụ trong
một ngôi mộ cổ tìm thấy một cặp
“móc sắt”. Những vật này mang
hình ảnh những chiếc gạc, sừng hươu sủa
hai mấu nhọn.
Cặp sừng mang gạc
(BEFEO).
Tóm lại những
con hươu trên trống đồng âm dương
và trên đồ đồng Đông Sơn
là những con thú mang ý
nghĩa biểu tượng mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ
thuyết, Dịch. Riêng những con hươu
trên trống Ngọc Lũ I, những con hươu đực
có hai loại sừng mang biểu tượng cho
ngành Lửa gồm hai đại tộc Càn thế
gian và Li thái dương ứng với
Viêm Đế, Đế Minh và Kì Dương
Vương. Riêng những con cái mang
biểu tượng Lửa âm nữ, ứng với con hươu sao
cái vật biểu của Mẹ Tổ Âu Cơ của
Mường Việt.
Hươu là vật tổ thế gian của Kì
Dương Vương của Đại tộc Người Mặt Trời
thái dương Việt Xích Quỉ,
ngành mặt trời Viêm Đế-Thần
Nông thái dương.
(phần 11)
Ý NGHĨA VÀNH
CHIM THÚ TRÊN TRỐNG ĐỒNG
ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ I.
VẬT TỔ HƯƠU CỦA ĐẠI
TỘC VIỆT
Qua tác phầm Khai Quật Kho Tàng
Cổ Sử Hừng Việt, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa
Dân Việt và nhiều bài viết
khác, chúng ta đã viết
rõ hươu là vật tổ cõi thế
gian, là hươu Việt của Bách Việt
phía nọc dương Viêm Đế đối ứng với
thiên cẩu sói lang phía Thần
Nông.
Ở đây chỉ xin nhắc qua vài điểm
chính yếu.
Ta đã biết Việt là vọt, nọc, đực,
mặt trời nọc tia sáng, mặt trời rạng
ngời. Hùng cũng có một nghĩa
là con thú đực. Như vậy vật tổ của
chúng ta phải có tên mang nghĩa như vậy. Ở
cõi Thượng Thế, cõi trời có
vật biểu là một loài chim,
đó là con
chim cắt, chim có mũ sừng, chim
Việt. Ở cõi đất Trung Thế là một
loài thứ bốn chân sống trên
mặt đất có tên cũng phải có
nghĩa nọc, đực, vọt, Việt, đó
chính là con hươu, hiêu, con
hèo, con nọc, con Cọc, con Hươu Việt.
Hươu Việt, hươu sừng có di thể Sừng (gene) truyền từ thần mặt
trời Viêm Đế họ Khương (Sừng). Truyền
thuyết ghi rằng Đế Minh là cháu ba
đời thần Mặt Trời Viêm Đế đẻ ra vua đầu
tiên thế gian của chúng ta
là Vua Hươu Mặt Trời Kì Dương
Vương có nhũ danh là Lộc Tục, Hươu
Nọc, Hươu Sừng. Viêm Đế có họ
là Khương (Sừng), ở thượng thế biểu tượng
chính là con chim Sừng, chim mỏ
cắt có mũ sừng (hornbill), là con
chim Việt. Ở trung thế, cõi đất trần
gian, dòng máu, gene Sừng
có từ Viêm Đế này truyền
xuống nên Đế Minh có biểu tượng
là con mang trời. Đế Minh sinh ra Kì
Dương Vương có khuôn mặt
chính là con thú bốn
chân ở cõi thế gian có sừng
là Kì Mang, Muông Gạc, Mang
gạc. Như thế khuôn mặt hươu nai có
sừng trên trống Ngọc Lũ I có mang
gene sừng từ thần mặt trời Viêm Đế. Như
đã thấy ở trên, sừng ba mấu Lửa vũ
trụ Càn sinh tạo có một
khuôn mặt biểu tượng cho Đế Minh
Càn và sừng hai mấu nhọn hay 5 mấu
nhọn biểu tượng cho Kì Dương Vương Li thế
gian.
Lưu ý
Hươu sừng là thú biểu cho
vùng đất dương, đất khô, đất
núi. Còn nếu là đất
âm có nước là loài
thú bốn chân sống được trên
đất có nước và dưới nước, ở địa
bàn Bách Việt là con
cá sấu Việt, Trâu Việt… và
ở cõi nước Hạ Thế là con rắn
nước có mào sừng.
Sau đây chỉ xin vắn tắt nhắc lại một hai
hình ảnh hươu sừng là thú
biểu của cõi đất dương Trung Thế.
.Trước hết là ở trên Cây Tam
Thế (Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống)
Yggdrasill của Bắc Âu, ta thấy rất
rõ cõi trên Thượng Thế ứng
với vòm ngọn cây có biểu
tượng là con chim ưng, Trung Thế ứng với
cành cây là con Hươu Sừng
và Hạ Thế ở gốc cây là con
rắn độc đang lè lưỡi đỏ ra.
Cây Tam Thế (Cây Vũ Trụ,
Cây Đời Sống)Yggdrasill của
Bắc Âu (Nordic).
.James Churchward cũng đã nói tới
hình bóng con hưou Keh là
thủy tổ loài người trong những tác
phẩm viết về một lục địa cổ mà ông
gọi là Continent of Mu (Mu chính
là Việt ngữ Mụ. Mẹ) tức là Đất Mẹ
(Motherland) ở vùng biển Đông Nam
Á (lúc đó còn
dính liền với Đông Nam Á)
mà ông cho đó là
cái nôi của nền văn minh của con
người. Ông đã diễn tả sự
sáng thế bằng hình chính
tay ông vẽ dưới đây:
Hươu Keh
là con người đầu tiên của
loài người (James Churchward) mang
khuôn mặt Kì Dương Vương.
Theo ông, truyền thuyết Đông
Á cổ cho rằng con hươu Keh là con
người đầu tiên của nhân loại.
Hình vẽ cho thấy trong quá
trình sáng thế từ biển nước Vũ Trụ
nhô lên mô đất nguyên
khởi (tương tự như Primevial Mound của Ai Cập
cổ), trong có Trục Thế Giới hình
chữ T (cũng là Cây Vũ Trụ,
Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Núi Trụ Thế Gian là một phần của
Trục Thế Giới nên Núi Trụ cũng biểu
tượng cho cõi đất thế gian vì thế
mà phần nằm ngang của Trục Thế Giới biểu
tượng cho cõi bằng mặt đất trên
đó có hình cây
và thú. Trên mặt đất con
hươu Keh xuất hiện đầu tiên. Con hươu
này có sừng là hai cọc nhọn
không có đâm nhánh
tương tự như cặp sừng của con hươu sủa
trên trống Phú Xuyên. Hươu
Keh đứng trên hai chân mang
hình bóng con người đầu
tiên.
Hươu Keh chính là hình
bóng Kì Dương Vương (xem dưới).
Bây giờ ta thử xem hươu sủa mang
gạc có phải là con thú
Việt bốn chân tức con Hươu Việt sống
trên mặt đất ở cõi Trung Thế hay
không?
Theo truyền thuyết vua tổ cõi thế gian
của Việt Nam là Kì Dương Vương, vị
vua của nước đầu tiên Xích Quỉ,
Người Đỏ, tức Người Mặt Trời của chúng
ta.
Xin nhắc lại Xích là Đỏ. Quỉ biến
âm với Pháp ngữ Qui, Latin Quo (Quo
Vadis) có một nghĩa là Kẻ, Người.
Quỉ ruột thịt với Kì, Kẻ có một
nghĩa là Người. Bằng chứng cụ thể
là ở Vân Namhiện nay còn một
tộc người tên là Naxi mà
người Trung Hoa phiên âm là
Nạp Tây. Người Naxi có một thứ chữ
viết vẽ hình hay hình tự
(pictograph) do các pháp sư
tên là Dongba sáng tạo ra
dùng đế viết sớ trong tế lễ. Chữ
này là thứ chữ vẽ hình sống
(live) duy nhất ngày nay còn
dùng (xem Hình Tiêu Biểu
Tháng 6, 2011). Nguyên gốc nghĩa
của Naxi là “Người Đen”. Có giả
thuyết cho rằng người này có da
ngăm đen nên gọi là ‘Người Đen”
(Hắc tộc). Giải tự từ Naxi ta có Nax- đen
và Xi là người. Nax (đen)
liên hệ với Việt ngữ nắc
là đêm như con nắc nẻ
là con bướm đêm, với Hán
Việt nặc có một nghĩa là
kín, bí mật, đen (xã hội
kín, bí mật là xã
hội đen) như thư nặc danh, với Đức ngữ nacht
là đêm. Còn Xi, theo x= s =
k như kong (Mekong, Sông Mẹ) = sông,
ta có Xi = Kì, Kẻ, người và
theo x= q như xoăn = quăn, ta có Xi =
Pháp ngữ Qui, Kẻ, Người.
Tóm lại Xích Quỉ là Kẻ Đỏ,
Người Mặt Trời còn Naxi là Kẻ Đen.
Kì Dương Vương nghĩa là
gì?
1. Kì Dương là Kẻ Dương, Cọc
Dương, Cọc Lửa, Nọc Đực, Bộ Phận Sinh Dục Nam.
Kì với nghĩa là kẻ (que, cọc,
thước kẻ), ke (bộ phận sinh dục nam.
Trước hết Kì Dương Vương có
Kì biến âm với kẻ
có nghĩa là que, nọc, cọc như
thước kẻ, kè là cọc, cột
(cây kè là cây palm
có thân như cây cọc,
cây cột không có
cành)… Kì biến âm với ke
có một nghĩa là bộ phận sinh dục
nam (Alexandre de Rhodes, từ điển Việt Bồ La).
Theo k = c =que, ta có ke = que (que,
cọc, c…c).
Như thế kì là cây, cọc nếu
hiểu theo tận cội nguồn của chữ viết nòng
nọc vòng tròn-que thì
là cọc dương, nọc dương, là bộ
phận sinh dục nam. Vậy Kì Dương Vương
có một khuôn mặt biểu tượng cho
phái nọc nam, cho ngành nọc,
ngành mặt trời, ngành Việt (vật
nhọn, mặt trời). Ở đây ta hiểu tại sao
Kì Dương Vương là con người Nam
đầu tiên và là thần tổ Nam
của con Người. Theo duy dương, Nọc dương, bộ
phận sinh dục nam sinh tạo ra con người (qua
tinh dịch). Thần tổ Nọc Dương đẻ ra loài
người.
Đối chiếu với truyền thuyết Ấn giáo
đây là khuôn mặt linga
của thần Shiva. Thần Shiva có một
khuôn mặt là Cọc Lửa, Trụ Lửa
‘Pillar of Fire’. Cọc Lửa của Shiva có
một khuôn mặt là Cọc Lửa, Cọc
Dương, bộ phận sinh dục nam này của
Kì Dương Vương. Về ngôn ngữ học ta
cũng thấy rất rõ Shiva có Shi-
biến âm với Kì (s=sh= k = c).
Ta có từ đôi Kẻ Sĩ với Kẻ = Sĩ =
Kì = Shi. Sĩ có nguồn gốc
nguyên thủy là bộ phận sinh dục nam
(xem Kẻ Sĩ). Như thế ta có Kì
(Dương) = Shi(va) có một nghĩa là
bộ phận sinh dục nam, là Linga.
Một lần khi đi du lịch đến Ấn-Độ, tôi
đã chứng kiến tận mắt một phụ nữ trẻ
vái lạy linga rồi đổ sữa lên đầu
linga trông giống hệt như linga đang xuất
tinh. Người nữ nầy lấy tay xoa sữa trên
đầu linga rồi xoa lên đầu lên mặt
mình. Chắc cô ta cầu xin lấy chồng,
cầu tự hay cầu mắn sinh, thịnh vượng.
Đây là khuôn mặt tạo
hóa sinh tạo này của Kì
Dương Vương ở cõi Đất thế gian đội lốt
khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa của
Viêm Đế ở Thượng Thế.
Lưu Ý
.Kì
Dương Vương với Kì Dương có
nghĩa là bộ phận sinh dục nam cũng như
các từ Việt có nghĩa là
vật nhọn, Hùng có nghĩa
là đực… cũng có nguồn gốc
nguyên thủy là gốc nọc, bộ phận
sinh dục nam đã khiến nhiều người “cau
mặt” hay “sợ hãi”. Với nghĩa bộ phận
sinh dục nam này, ta phải hiểu theo
nghĩa sinh tạo, tạo hóa sinh ra
loài người của ngành nọc nam,
mặt trời nam. Thời nguyên sơ cũng như
trong các tôn giáo thờ
sinh thực khí như chúng ta thờ
Nõ Nường, như Ấn giáo thì
các bộ giống phái nam nữ
có một khuôn mặt là sinh
tạo, tạo hóa.
.Trống có một nghĩa là đực
cũng hàm nghĩa bộ phận sinh dục nam.
Trống đồng nòng nọc, âm dương của
đại tộc Đông Sơn là trống biểu
của Hùng Vương lưỡng hợp Chim-Rắn,
Tiên Rồng, của Bách Việt
nên trống đống hình Cây Nấm
Vũ Trụ (Cây Nấm Tam Thế, Cây Nấm
Đời Sống) Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I)
cũng mang hình ảnh bộ phận sinh dục nam
(cắt bằng đầu để làm mặt trống)
và nếu nhìn theo duy âm từ
dưới lên có hình âm
đạo dạ con). Trống mang hình dương vật
(bằng đấu) thấy rõ nhất ở những trống
thô sơ có mặt giống hình
vòm cây nấm như trống Thượng
Nông (D-IV-1):
Trống Thượng Nông(nguồn:
Phạm Huy Thông và các cộng
tác viên) có hình
dương vật (bằng đầu).Trống Vạn
Gia Bá ở Xử Hùng, Vân Nam
mà các nhà khảo cổ Trung
Quốc cho là cổ nhất cũng có
hình dáng như trống này.
Rất tiếc trống Thượng Nông này
không thử được Carbon 14 phóng xạ
để định tuổi.
2. Kì Dương là Cọc Lửa Thế
Gian, Núi Trụ Thế Gian. Núi Trụ
Thế Gian, Núi Chống Trời.
Kì với nghĩa là Kẻ (chổ ở,
vùng đất dương, đất núi, đất cao).
Cũng với khuôn mặt Cọc Lửa Trụ Lửa
này, Kì Dương Vương là Trục
Thế Giới ngành nọc lửa dương. Núi
Trụ thế gian nằm trong Trục Thế Giới nên
Kì Dương Vương Trụ Lửa Trục Thế Giới
có một khuôn mặt là
Núi Trụ Thế Gian, Núi Trục Thế
Gian ngành nọc lửa tức biểu tượng cho
núi dương, cõi đất dương, Trung
Thế. Ở đây ta thấy Kì = Kẻ với
nghĩa Kẻ là chỗ ở, vùng đất,
mường… như Kẻ Sặt, Kẻ Mau, Kẻ Trọng.
Với nghĩa là Cọc Dương, Cọc Lửa, Trụ
Dương, Kì Dương Vương có nghĩa
là vua Nọc Dương, Cọc Lửa, Trụ Lửa thế
gian đội lốt thần mặt trời Viêm Đế, Cọc
Lửa vũ trụ.
Ta cũng thấy rất rõ Cọc Dương vừa
có nghĩa là Bộ Phận Sinh Dục Nam
vừa có nghĩa là Núi Cọc,
Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống
Trời qua hình ảnh Núi Nam Giới ở
Hà Tĩnh (Nam giới là “chữ
thánh hiền” chỉ Núi Cọc,
Núi C…c). Theo truyền thuyết bà Nữ
Oa thách ông Tứ Tượng đắp
núi thi, nếu ông đắp cao hơn
bà sẽ lấy làm chồng. Kết quả
ông Tứ Tượng đắp núi thua
bà. Nữ Oa đắp một ngọn núi cao
ngất trời, đứng trên đó có
thể thấy khắp cõi trời đất. Dấu
tích còn lại của ngọn núi
cao do bà Nữ Oa đắp, dân gian cho
là núiNamgiới ở Hà Tĩnh
ngày nay… Núi Nam Giới
chính là hình ảnh
Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống
Trời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng
Việt).
Đối chiếu với truyền thuyết Ấn giáo,
Shiva có biểu tượng chính
là linga với khuôn mặt Trụ Lửa cũng
có một khuôn mặt Trục Thế Giới
nên mới nói là có
nguồn gốc sinh ra từ Núi Trụ Thế gian
Kalaisha ở Hy Mã Lạp Sơn.
Đối chiếu với truyền thuyết Ai Cập cổ Thần Đất
Keb có Ke- = kẻ = ki, cọc, nọc và
ke-,như đã nói ở trên
có nghĩa là bộ phận sinh dục nam
(Alexandre de Rhodes, Từ Điển Việt Bồ La).
Vì thế mà thần Đất Keb có
bộ phận sinh dục nam mang hình
bóng núi Trụ Thế Gian, Núi
Chống Trời chống bầu trời là nữ thần Bầu
Trời Nut đang uốn cong người thành
hình vòm trời.
Thần Đất Keb có bộ phận sinh dục nam
cương cứng cố rướng lên tới thân
người của thần nữ Bầu Trời Nut mang
hình ảnh Cọc Dương (Kì Dương),
Núi Trụ Thế Gian, Trụ Chống Trời chống
bầu trời của thần Bầu Trời Nut.
Đây là khuôn mặt ở
cõi đất thế gian của Kì Dương
Vương.
Như thế ta thấy rất rõ ta có thể
dùng Kì Dương Vương của
chúng ta với Kì Dương có
nghĩa là Cọc Dương, Bộ Phận Sinh Dục Nam,
Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới, Trụ
Chống Trời, biểu tượng cho cõi đất Trung
Thế này mà giải thích được
truyền thuyết về thần Shiva của Ấn giáo
và thần Đất Keb của Ai Cập cổ.
3. Kì Dương là Người Dương,
Người Nam, Người Mặt Trời.
Với biến âm với Kì = Kẻ và
Kẻ có một nghĩa là Người như kẻ
nào đó = người nào
đó, như Kẻ Sặt… thì
Kì Dương là Người Dương, NgườiNam,
Người Mặt Trời.
Điểm này được xác thực bởi sự
kiện là Kì Dương là Cọc
Dương, bộ phận sinh dục nam sinh ra con
ngườiNamđầu tiên như đã nói
ở trên.
Xác thực bởi truyền thuyết và cổ
sử Việt, Kì Dương Vương là vua tổ
đầu tiên của nước Xích Quỉ, Người
Mặt Trời của chúng ta và cũng
là Người đầu tiên của nhân
loại.
Xác thực bởi cổ ngữ Đông Nam
Á Keh, là con hươu và cũng
là con người đầu tiên của
nhân loại (James Churchward) như đã
thấy qua hình ở trên.
Lưu Ý
Từ Kẻ
chỉ người dương, người nam, người mặt
trời, theo duy dương nhìn tổng
quát chỉ chung loài người giống
như Anh ngữ man là
người nam cũng chỉ chung con người.
Nhìn dưới góc cạnh tộc người
thì Kẻ chỉ người thuộc tộc nọc, tộc
ngành mặt trời thái dương, tộc
người ở trên vùng cao,
vùng núi, tộc hươu sừng, tộc
thuộc đại tộc Kì Dương Vương.
4. Kì Dương là Mặt Trời
Thiên Đỉnh trên đỉnh Trục Thế Giới.
Kì là Kẻ là Nọc, như
đã biết Nọc có một nghĩa là
mặt trời (Việt Là Gì?). Kì
Dương là Cọc Dương là Mặt Trời
thái dương. Với nghĩa này,
Kì Dương là Mặt Trời Thiên
Đỉnh trên đỉnh Trục Thế Giới, chính
ngọ, giữa trưa tức vua mặt trời nóng
bỏng, chói chang nhất trong ngày.
Ta đã thấy ở trống Kì Việt
Phú Xuyên, trên mặt trống tất
cả các yếu tố đều mang dương tính
và trống có một nghĩa là
đực, dương nên ăn khớp trăm phần trăm với
khuôn mặt trời thiên đỉnh
nóng bỏng chói chang rạng ngời
nhất của Kì Dương Vương.
5. Kì Dương là con Cọc, con Hươu
Cọc, Con Mang Gạc, Hươu Gạc, Hươu Sừng, Hươu
Đực.
Kì = Kẻ với Kẻ có một nghĩa
là là con Cọc, con Hươu Sừng, Mang
Gạc.
Về ngôn ngữ học ta đã biết hươu,
hưu biến âm với hèo (roi, vọt,
nọc). Con hươu là con hèo con nọc,
con cọc. Ta cũng đã biết con Cọc
là con hươu sừng qua trò chơi Bầu
Cua Cá Cọc (thường gọi lầm là Bầu
Cua Cá Cọp, trên bàn Bầu cua
không có con cọp mà chỉ
có con Cọc hươu sừng) (Việt Dịch Bầu Cua
Cá Cọc).
Theo h = k (hết = kết), hèo = kèo
và ta có từ đôi kì
kèo nghĩa là kì =
kèo = hèo = hươu. Con hươu
là con Kì, con Kèo, con
Cọc.
Ta cũng thấy kì, kẻ biến âm với
gốc Hy Lạp ngữ kera-, sừng, với Pháp ngữ
cerf, con hươu.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử,
như đã biết Việt Kì Dương Vương
có Kì Dương có một nghĩa
là con Hươu Đực (dương với nghĩa
là đực) hay Hươu Mặt Trời (dương với
nghĩa là mặt trời), là vua đầu
tiên của nước Xích Quỉ. Kì
Dương Vương là Hươu Đực, Hươu Gạc Mặt
Trời vì thế mới có nhũ danh
là Lộc Tục (Hươu Đục, Hươu Đực). Kiểm
chứng với con Hươu Keh của Đông Á
cổ có một khuôn mặt là con
người đầu tiên của nhân loại ta thấy
trăm phần trăm Keh chính là Việt
ngữ Kẻ (cọc, người, hươu), chính
là Kì Dương Vương với khuôn
mặt hươu cọc, hươu sừng, mang gạc, hươu mặt
trời, con người đầu tiên của Xích
Quỉ, của nhân loại.
Như thế trăm phần trăm mang gạc hươu sửng cervulus
muntjac là thú biểu,
là thú chủ của Kì Dương
Vương. Kì Dương Vương là vua mặt
trời thiên đỉnh ở trên đỉnh
Núi Trụ Thế Gian, Trung Thế, vị vua đầu
tiên của nước Xích Quỉ, Kẻ Đỏ,
Người Mặt Trời Bách Việt.
Để cho chắc chắn thêm, ta kiểm chứng với
Mã Lai ngữ, một thứ ngôn ngữ ruột
thịt với Việt ngữ và vả lại ở Mã
Lai-Nam Dương còn có con
cháu của những tộc Bộc và Giao
Việt, Giao nhân giỏi về sông biển
đã đi khắp năm châu bốn biển. Ta
cũng thấy họ gọi Hươu sủa barking deer
này là Munt’jac, Munt’jak,
Mun jak tức Muông gạc, Mang gạc như
chúng ta. Eureka! Tôi đã
tìm ra! Hươu sủa muntjac Mã Lai
còn có tên là kijang,
kijangjan.
Từ kijang là muntjac
trong English-Malay Dictionary của R.O.
Winstedt, 1920.
Eureka! Kijang chính
là Kì Dương! Kijang Hươu Sủa,
barking deer chính là hươu
Kì Dương, mang gạc.
Như thế trăm phần trăm Kì Dương Vương
có thú biểu bốn chân
là con hươu sủa barking deer, mang gạc
cervulus muntjac, kijang, Kì Dương. Con
thú trên trống Phú
Xuyên chính là con hươu
này.
Ta đã thấy trống Kì Việt
Phú Xuyên có một khuôn
mặt chủ là con mang gạc kì dương
là trống có một khuôn mặt
chủ là Kì Dương Vương.
Kiểm chứng với truyền thuyết và cổ sử
Việt ta cũng thấy rõ Mẹ Tổ Âu Cơ,
Nàng Lửa, thái dương thần nữ của
chúng ta dẫn 50 con lên núi,
đất dương thuộc ngành Lửa (Viêm
Đế-Đế Minh)-Kì Dương Vương nên
có một thú biểu thế gian là
con nai sao (nai là con cái).
Điểm này thấy rõ qua truyền
thuyết Mường, bà Ngu Cơ (Âu Cơ)
có biểu tượng là con hươu sao. Khi
tế lễ bao giờ cũng có lá cờ nai
sao biểu tượng cho Ngu Cơ và cờ cá
chép biểu tượng cho Lạc Long Quân
(J. Cuisinier, Les Mường).
Cờ hươu sao
biểu tượng của Ngu Cơ của người Mường
(nguồn: J. Cuisinier, Les Mường).
Trong Lĩnh Nam Chích Quái,
có truyền thuyết nói về một vị
Thần Núi Tản Viên có
tên là Kỳ Mang, Kỳ Mạng cứu con rắn
nước Tiểu Long Hầu con của Lạc Long Quân.
Kỳ Mang là Mang Kì, Mang Kẻ, Mang
Gạc chính là Mang Gạc Muntjac Hươu
Sủa. Mang Sừng cũng có thể hiểu là
con Muông Sừng nghĩa là nói
chung hươu, dê (Ai Cập cổ lấy dê
núi làm vật biểu)… vì thế
mà trong truyền thuyết nói rằng Kỳ
Mang được dê núi nuôi.
Núi Tản Viên có một
khuôn mặt là núi Trụ Thế
Gian, Núi Trục Thế Giới nên
còn gọi là Tam Từng ứng với Tam
Thế. Trong Cây Tam Thế (Cây Vũ Trụ,
Cây Đời Sống) có Trục Thế Giới.
Núi Tản Viên cũng còn gọi
là núi Ba Vì biểu tượng của
ba vị vương Kì Dương Vương, Lạc Long
Quân, Hùng vương. Thần Kỳ Mang
là khuôn mặt ứng với Kì
Dương Vương, khuôn mặt Lạc Long Quân
thấy qua Tiểu Long Hầu và theo truyền
thuyết Mường Tản Viên có một
khuôn mặt Hùng Vương.
Tác giả Bình Nguyên Lộc cho
biết “Theo sử Tầu nhà Hạ chia nước ra
làm 9 châu trong đó
có đất Kinh Việt gọi là
châu Kinh (cũng còn gọi là
châu Kì). Ở phía
đông châu Kinh, đất cũng do
dân Việt làm chủ, người Trung Hoa
gọi là Dương Việt và cho
làm thành Châu Dương”,
(Nguồn Gốc Mã Lai Củaa Dân Tộc Việt
Nam tr.147). Ở chỗ khác ông viết
tiếp : «Nhưng khu tứ giác
đó, tức bờ Tây sông
Hán là đất của ai? Chủ đất ở
đó thuộc một chủng mà họ gọi
là Việt, lần đầu tiên trong sử
của họ. Ở đó có một cái
núi mà dân di cư đặt
tên là núi Kinh…
Tỉnh Hồ Bắc nằm trong khu tứ giác
đó, là đất của chủng Việt”.
Như thế Núi Kinh, Núi Kì,
Châu Kì, Kì Việt, Dương Việt
thuộc Bách Việt tất phải liên hệ
với Kì Dương Vương.
Xin nhắc lại những địa danh trong cổ sử
Việt và Trung Hoa ứng với tứ tượng
là Châu Dương (Châu Mặt
Trời ứng với Đế Minh, Châu Kì ứng
với Kì Dương Vương, Châu Hoan ứng
với Lạc Long Quân và Châu
Phong ứng với Hùng Vương) (Khai Quật
Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Từ Việt trong hai chữ Việt Nam hiện nay viết
với bộ tẩu là “chậy”. Con hươu là
con thú bốn chân chạy trên
mặt đất biểu tượng cho đất dương, dương trần.
Con hươu biểu tượng cho đất dương, đốt khô
cũng thấy rất rõ qua từ Hán Việt trần
(bụi) có chữ lộc (hươu). Con hươu chậy
trên đất khô làm bụi tung
lên gọi là trần. Rõ
ràng con hưou biểu tượng cho cõi
dương trần, trần thế.
Chữ tẩu là chạy liên hệ mật thiết
với con hươu là loài có
nét đặc thù là chỉ
có cách chậy để thoát
thân (tam thập lục kế, tẩu vi thượng
sách). Ta cũng thấy rõ tính
chậy này qua câu ví của
người Việt “chỉ đường cho HƯƠU CHẠY”. Vậy con
vật chậy có (bộ) búa, qua, vật
nhọn (sừng) trong chữ Việt viết với bộ tẩu mang
một hình bóng con hươu. Việt viết
với bộ tẩu phải hiểu là Việt Hươu, Việt
Lộc Tục (Hươu Đực, Hươu Dương, Hươu Mặt Trời).
VIỆT viết với bộ tẩu CHẠY là VIỆT HƯƠU,
là VIỆT KÌ DƯƠNG VƯƠNG. Kì
Dương Vương là con người đầu tiên
và là vị vua đầu tiên của
nước Xích Quỉ của chúng ta ở
cõi đất thế gian. Chữ Việt Nam hiện nay
viết với bộ tẩu là lấy theo truyền thuyết
Kì Dương Vương này. Ngoài
ra ta cũng có câu ví nói
chuyện con tườu con vượn tức nói
hươu nói vượn. Ta có con
tườu = con hươu. Tườu biến âm với tiều,
tìu, dìu (rìu). Ông
tiều phu là ông thợ rìu chặt
cây trong rừng. Như vậy con tườu, con tiều
là tìu, con dìu, con
rìu, con Việt. Rõ như “con cua
tám cẳng hai càng một mai hai mắt
rõ ràng con cua” Việt có
một khuôn mặt là rìu
là Hươu.
Gần cận chúng ta, lịch sử của vương
triều Lana Lúa Nước ở phía bắc
Thái Lan còn ghi chép lại
việc vua Mengrai vào thế kỷ 13 khi tuần
du đến một vùng rừng núi
phía nam, nằm mơ thấy con hươu sủa barking
deer và năm con chuột bạch
nên đã dời đô từ Chiang Rai
về một chỗ mới đặt tên là Chiang
Mai (Chiềng Mới, Giềng Mới) lập nên
triều Đại Lúa Nước Lana huy hoàng
vang bóng một thời, ngày nay
còn lại những di tích tường
thành. Nằm mơ thấy hươu sủa là
điềm lành, được thánh thần
phù trợ, đất có hươu sủa xuất hiện
là đất lành. Điều này cho
thấy rõ hươu sủa là con thú
chủ thần thoại hóa thành con
nghê, con kì trong cặp kì
lân. Người Trung Hoa tin là khi
thấy kì lân xuất hiện là
có thánh nhân, minh
quân ra đời (xem dưới). Vương quốc Lana
Lúa Nước ruột thịt với với Lạc Việt Lạc
Long Quân con của Kì Dương Vương.
Ngôn ngữ của Lạc quốc Lana Lúa
Nước rất ruột thịt với ngôn ngữ cổ Mường
Việt, ví dụ tên thủ đô Chiang
Mai chính là Việt ngữ Chiềng Mới,
Giềng Mới. Giềng là xóm,
xóm giềng. Tên nước Lana người
Tây phương dịch là “country of rice
field” (xứ của đồng lúa). Lana là
Cổ Ngữ Mường Việt, La là ló:
lúa và na là nà,
ruộng lúa nước, nà liên hệ
với nã, nác, nước. Lana là
xứ trồng Lúa Nước. Họ liên hệ với
Lạc Việt, Lạc dân có lạc điền. Lana
là một tộc của dân Lạc làm
ruộng nước. Lana liên hệ với Lạc Việt
nên cũng thờ Hươu Sủa Kinh Dương Vương.
Tóm lại hươu sừng, hươu cọc, hươu đực,
hươu mặt trời là vật tổ thú bốn
chân của chúng ta ở cõi giữa
Trung Thế. Hiển nhiên vật tổ Hươu Việt
này cũng mang trọn ý nghĩa trong
Vũ Trụ Tạo Sinh Vũ Trụ giáo.
Nhìn dưới diện Tam Thế, Kì Dương
Vương với nghĩa là vua Cọc
Dương,Cọc Lửa, Trục Thế
Giới dương có đủ ba
khuôn mặt nọc lửa dương ở Tam Thế ứng với
ba phần của Trục Thế Giới dương.
Ở Thượng Thế Cọc Lửa Kì Dương đội lốt
Cọc Nóng Viêm Đế và với
khuôn mặt bộ phận sinh dục nam mang
khuôn mặt sinh tạo, Tạo Hóa. Ở
Trung Thế, Cọc Dương mang khuôn mặt
Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống
Trời, Trụ Trời. Kì Dương Vương tương
đương với thần đất Keb của Ai Cập cổ và
Shiva của Ấn-Độ.
Kì Dương Vương, Shiva, Keb có
khuôn mặt là thần Cọc dương bộ phận
sinh dục nam vì thế là vị thần tổ
loài người, là thần sinh tạo ra
loài người và là con người
đầu tiên của ngành nọc lửa (Khai
Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Ở Hạ Thế
cõi Nước là khuôn mặt Cọc
Lửa Búa Thiên Lôi của
khuôn mặt thần sấm Lạc Long Quân.
Chứng tích thờ vật tổ hươu còn
thấy nhiều trong xã hội ta ngày
nay. Nhiều làng ở vùng đất tổ miền
Bắc trước đây còn thờ hươu. Như
đã nói ở trên, vật tổ
chính của người Mường là con nai
sao biểu tượng cho bà Ngu Cơ (và
con cá chép biểu tượng cho Lạc
Long Quân).
Linh Thú
Nghê hay Kì.
Mang gạc thần thoại hóa thành con
Kì trong cặp kì lân.
Nghê là một linh vật đa thú
(chimera) có nghĩa là con
thú chủ (host) được ghép
thêm nhiều phần tượng trưng của nhiều con
thú vật tổ của các chi tộc
khác (ghép ngoại chủng,
xenotransplation) của ngành nọc lửa thế
gian. Con thú chủ của Nghê
là con hươu sủa, mang gạc muntjac bổn
mạng của Kì Dương Vương (xem chương Linh
Vật trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng
Việt).
Nghê và mang gạc munjac có
những điểm đặc thù giống nhau là
sừng ngắn chỉ chia ra hai mấu nhọn, răng biến
thành nanh nhọn, mũi to (mũi kì
lân), nhỏ con, thấp, chân ngắn. Hai
điểm mấu chốt là cái sừng ngắn chỉ
chia hai nhánh và cái răng
nanh lòi ra như răng lợn lòi.
Trên người con Nghê Kì cũng
có nhiều hay ít nhất 4 phần
thân thể khác của các
thú biểu ứng với tứ tượng của
ngành nọc lửa thế gian. Sừng hai mấu biểu
tượng cho Lửa Đất Dương Kì Dương Vương
Li, các ngọn lửa bay trên người
và chung quanh người biểu tượng cho Lửa
vũ trụ Đế Minh Càn, đuôi
trâu, mình có vẩy thuộc về
Nước dương Lạc Long quân Chấn, tai
chó thuộc về Gió dương Hùng
vương Đoài…
Hươu sủa muntjac rất hiền, rất nhát,
thường đi từng cặp lẻ loi, lông lẫn
vào cỏ cây nên hiếm thấy,
những điều này ăn khớp với truyền thuyết
về Kì-lân có những đặc điểm
là “Đi rất êm ái,
không dẫm nát cỏ dưới chân,
sống bằng cây cỏ, không ăn động
vật…. không làm hại người lương
thiện… và thánh nhân mới
gặp được nó. Mỗi lần thấy nó
xuất hiện là có minh quân
ra đời, là điềm lành, được
thánh thần phù trợ, đất
có hươu sủa xuất hiện là đất
lành…”(như đã
nói ở trên Vua Lana Thái nằm
mơ thấy hươu sủa nên dời đô về
Chiang Mai. Điều này cho thấy hươu sủa
chính là con Kì trong cặp
kì lân) (Khai Quật Kho Tàng
Cổ Sử Hừng Việt).
Ở đây cũng cần nhấn mạnh một điều
là hươu sủa, mang gạc là con
thú chủ (host)của linh thú
nghê hay kì chỉ sống ở địa
bàn Đông Nam Á và
Nam Đảo không có ở vùng
phía bắc Trung Hoa. Điểm này
và các điều ta thấy về hươu sủa
trong truyền thuyết và cổ sử Việt nhất
là con hươu sủa trong cổ sử của Lana
Thái liên hệ với Lạc Việt
xác thực linh vật Kì (lân)
là gốc của Bách Việt.
Tóm lại Kì Dương với nghĩa Cọc
Dương, Nọc Đực, Bộ Phận Sinh Dục Nam, Núi
Trụ Thế Gian, Trụ Chống Trời, Người Mặt Trời,
Thần Tổ Nam của loài người, Mặt Trời
Thiên Đỉnh, Nọc Việt, con Cọc, Hươu Sừng,
Mang Gạc, Hươu Mặt Trời, Hươu Việt liên hệ
với thần Shiva của Ấn giáo và thần
Đất Keb của Ai Cập cổ.
Con hươu sủa, mang gạc là thú
biểu của Kì Dương Vương, Vua Nọc Việt thế
gian, Vua Mặt Trời Việt thiên đỉnh rạng
người, của Người Việt Mặt Trời Xích Quỉ
của nhánh Nọc Việt thái dương của
họ Hồng Bàng Mặt Trời thế gian của
ngành Mặt Trời Viêm Đế.
Vậy ta thấy rất rõ hươu nai ở
vành số 8 trên trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I là vật tổ bốn chân
biểu tượng cho cho cõi đất thế gian mang
tính chủ của chủng Người Mặt Trời
thái dương có trang phục đầu
hình chim có góc cạnh.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt hươu nai này là vật tổ của
ViệtNamnói riêng và của
Bách Việt nói chung tức của Đại
Tộc Việt Người Mặt Trời thái dương.
Ta thấy rõ sử đồng của đại tộc
Đông Sơn ăn khớp trăm phần trăm với sử
miệng và sử sách ViệtNam.
Kết Luận
.Vành chim thú số 8 có
những con chim bay là những con chim
nông và các con thú
là hươu nai mang ý nghĩa biểu
tượng trọn vẹn của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ
giáo.
.Vì là loài chim nước,
các con chim nông bay này
là chim biểu của phía nòng
âm Khôn, trong khi hươu nai
có sừng là thú biểu của
phía nọc dương Càn.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt chim nông là chim biểu của
phía Thần Nông và hươu nai
là thú biểu phía Viêm
Đế.
.Các con chim nông đang bay biểu
tượng cho cõi thượng thế, cõi trời
thế gian mang tính sinh tạo, tạo
hóa ăn khớp với truyền thuyết chim
nông, chim nang, chim Trứng Vũ Trụ. Trong
khi các hươu nai là thú bốn
chân mang tính chủ biểu tượng cho
cõi giữa Trung Thế. Chim nông
là chim nước trong khi hươu sừng mang
tính lửa đất. Ở đây chim thú
cùng một vành nên có
một khuôn mặt lưỡng hợp nòng nọc,
âm dương nước-lửa, Trời âm đất
dương.
Nhìn dưới diện lưỡng hợp đại vũ trụ
thì khuôn mặt chim nông
thái âm (nhóm 8 con) mang
tính chủ lưỡng hợp với khuôn mặt
nai cái (10 con) thái dương mang
tính liệt. Nhìn dưới diện lưỡng
hợp tiểu vũ trụ thì khuôn mặt thiếu
dương (10 con hươu đực) lưỡng hợp với
khuôn mặt chim nông thiếu âm
(nhóm 6 con).
Như thế ta có lưỡng hợp đại vũ trụ với
khuôn mặt nòng âm mang
tính chủ và lưỡng hợp tiểu vũ trụ
với khuôn mặt nọc dương mang tính
chủ.
.Chim chia ra làm hai nhóm.
Nhóm 6 con ứng với Khôn dương thiếu
âm và nhóm 8 con ứng với
Khôn âm thái âm.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, chim nông là chim biểu của
ngành nòng Khôn Thần
Nông và chia ra hai nhóm 6
con nông Khôn dương Nông
Đoài và nhóm 8 con
nông Khôn âm Thần Chấn. Chim
nông biểu tượng cho Thần Nông chia
ra hai nhóm Thần và Nông.
Trong khi hươu nai nhóm 10 con ở
nhóm 7 người nhẩy múa ở bán
viên dương có khuôn mặt chủ
lửa đất Li ứng với Đế và nhóm 10 ở
nhóm 8 người nhẩy múa ở bán
viên âm có một khuôn
mặt là lửa trời Càn âm. Hươu
nai biểu tượng cho Viêm Đế và chia
ra hai nhóm Viêm và Đế.
Ở đây là trống thế gian ta
có lưỡng hợp Nông Đoài
và Hươu Li ứng với Nông của Thần
Nông với Đế của Viêm Đế, tức lưỡng
hợp Đế-Nông.
.Ở đây ta thấy lưỡng nghi Thần Nông
chim nông và Viêm Đế hươu
đã phân ra làm bốn
nhóm ở dạng tứ tượng là Thần,
Nông, Viêm và Đế. Điểm
này cho thấy vật tổ ở đây có
một khuôn mặt chính là dạng
biểu tượng cho sinh tạo ở cõi thế gian
ứng với tứ tượng.
Ta cũng thấy rõ khuôn mặt sinh tạo
thế gian này qua sự kiện là lửa
trời thế gian tức ánh sáng mặt
trời ứng với Đế Minh (Đế Ánh Sáng)
Càn ở cõi trời sinh tạo thế gian
được biểu tượng bằng một con thú bốn
chân sống trên mặt đất là con
mang trời có sừng 3 mấu nhọn Càn thay
vì phải là một loài
chim cắt hay trĩ lửa biểu tượng cho lửa trời thế
gian hay ánh sáng. Khuôn mặt
thế gian này ăn khớp trăm phần trăm với
tộc Người Mặt Trời Thái Dương thế gian
và với khuôn mặt thế gian của trống
có mặt trời 14 nọc tia sáng.
Khuôn mặt thế gian này ăn khớp
trăm phần trăm với tộc Người Mặt Trời
Thái Dương thế gian và với
khuôn mặt thế gian của trống có mặt
trời 14 nọc tia sáng.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt Viêm Đế Thần Nông tách
ra thành Viêm, Đế, Thần và
Nông ứng với 4 vị vua tổ của chứng ta
là Đế Minh (ứng với Viêm),
Kì Dương Vương (ứng với Đế), Lạc Long
Quân (ứng với Thần) và Hùng
Vương (ứng với Nông). Với khuôn mặt
mang trời Càn Đế Minh có
tính phụ, tính liệt, mang
tính biểu tượng sinh tạo thì
vành vật tổ này là vật tổ
của Họ Mặt Trời, Họ Đỏ, Họ Hồng Bàng thế
gian của Kẻ Đỏ Xích Quỉ, Người Việt Mặt
Trời Thái Dương kể từ Kì Dương
Vương trở xuống đúng như truyền thuyết
và cổ sử Việt đã nói.
Như thế tóm lại ở cõi tạo
hóa, chim nông biểu tượng cho Thần
Nông, hươu biểu tượng cho Viêm Đế .
Ở cõi thế gian bốn nhóm chim
nông và hươu biểu tượng cho bốn vị
vua tổ của ViệtNam.
.Chim nông là loài chim
nước là chim tổ tối cao về ngành
nòng âm của Bách Việt sống ở
vùng sông biển, tuyệt nhiên
Trung Hoa không có. Trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I có hình
chim tổ nông nước là trống biểu của
Bách Việt nói chung và của
Việt Nam nói riêng.
(phần 12)
Ý NGHĨA
VÀNH CHIM BAY VÀ CHIM ĐỨNG
TRÊN TRỐNG ĐỒNG ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ
I.
MƯỜI
TÁM CHIM BAY Ở VÀNH SỐ 10.
Vành 10 gồm 18 chim bay
và 18 chim đứng (nguồn: Phạm Huy
Thông và các cộng tác
viên).
.Vành giới hạn số 9.
Vành này nhìn
thoáng qua giống vành số 7
là vành sóng chuyển động vòng
tròn có chấm (đọc theo
chiều dương tức thiếu dương) hay chấm
vòng tròn (đọc theo chiều
âm tức thiếu âm) có tiếp
tuyến. Tiếp tuyến ở đây mang nghĩa chuyển động,
vận hành, sinh tạo, không có
nghĩa là nước.
Nhưng nhìn kỹ ta thấy nó ngược
với vành số 7.
Tiếp tuyến ở đây có tiếp điểm ở
phía dưới vòng tròn đi
lên nối với tiếp điểm ở trên của
vòng tròn kế tiếp nghĩa là
tiếp tuyến âm. Như thế ta suy ra ngay với
tiếp tuyến âm ở đây vành
này mang nghĩa thiếu âm Đoài
(ngược với vành 7 thiếu dương Li). Kiểm
chứng lại ta cũng thấy vành này
nằm xa mặt trời nên mang âm
tính so với vành 7 gần mặt trời
mang nhiều dương tính. Thêm nữa,
vành này là vành số
9 tức số Chấn tầng 2 nước dương thuộc
phía nòng Khôn nên
mang âm tính so với vành 7
Càn lửa vũ trụ. Do đó chấm
vòng tròn ở vành này
mang nghĩa là thiếu âm Đoài.
Lưu ý
Vành giới hạn số 9 này mang nghĩa
thiếu âm Đoài cho biết vành
chim bay và chim
đứng số 10 có một khuôn mặt thiếu
âm Đoài mang tính chủ nghĩa
là những con chim bay mang tính
chủ.
.Vành số 10 với 18 chim bay
và 18 chim đứng.
Kế tới là vành số 10 gồm 18 chim bay và 18
chim đứng. Như đã nói, chim
thú trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I mang khuôn mặt biểu tượng tức
chim thú biểu, vật tổ nghĩa là ta
phải hiểu theo ý nghĩa biểu tượng trong
Vũ Trụ giáo.
Những loài vật dùng làm
biểu tượng hay mang ý nghĩa biểu tượng
không nhất thiết phải giống y chang những
loài tương ứng có trong
thiên nhiên.
Số 10 là số Khảm tầng 2 thế gian như thế
chim thú ở vành này
có khuôn mặt Khảm viết theo Dịch
nòng nọc vòng tròn-que
là OIO (nòng âm O thiếu
âm IO) hôn phối với Li (IOI)
và có khuôn mặt Đoài
IIO (nọc dương I thiếu âm IO) là
đại diện (số Đoài 11 tầng 2 là số
dương ngay theo sau số âm Khảm 10 tầng 2).
Do đó ta thấy ngay 18 con chim đứng
trên mặt đất mang khuôn mặt Li
hôn phối với Khảm 10 và 18 con chim
bay Đoài đại diện cho Khảm 10.
Mỗi bán viên dương và
âm đều có một nhóm 9 chim
bay và 9 chim đứng.
Rất tiếc không có hình vẽ
chi tiết của tất cả 18 con chim bay và 18
con chim đứng. Trong Nguyễn Văn Huyên chỉ
có hình vẽ chi tiết của 5 con chim
bay và 5 con chim đứng.
Hình
5 chim bay và 5 chim đứng ở vành
10 trên trống đồng âm dương Ngọc
Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Do đó tôi chỉ xin giải độc tổng
quát không muốn đi vào chi
tiết từng con một qua suy diễn.
1. 18 con chim bay.
Mười tám con chim bay
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ
I là chim gì?
Các nhà làm văn hóa
Việt Nam hiện nay
gọi 18 con chim bay trên mặt trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I là chim Lạc,
là gọi theo tác giả Đào Duy
Anh. Theo ông con chim Lạc là một
loài ngỗng trời. Đào Duy
Anh trong Cổ sử Việt Nam (Hà Nội 1955)
khi nói về Lạc Việt đã viết : “Theo
Từ Quảng thì Lạc là họ, tức
tên thị tộc của một nhóm người
Việt ở xứ Mãn… tên Lạc kia
có thể là vật tổ được
không? Chữ Lạc… chỉ một loài hậu
điểu ở miền Giang Nam tương tự với loài
ngỗng trời. Có thể chim Lạc là
vật tổ của người Lạc Việt… (dẫn L. Pinot
và V. Goloubev)… Chúng
tôi (tức Đào Duy Anh)
đồng ý với hai tác giả
trên, duy phải nói thêm
rằng chim Lạc mà những người sản xuất
trống đồng đã thờ làm vật tổ
chính là người Lạc Việt”.
Thật vắn tắt ở đây, ta thấy những
con chim bay trên mặt trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I có dáng
dấp thanh lịch, lả lướt, có mỏ rất
dài đầy dương tính không
phải là loài ngỗng nên
không phải là chim Lạc ngỗng trời.
Một con cò bay trên trống Ngọc
Lũ I (Nguyễn
Văn Huyên, tr.169).
Hiển nhiên
trước mắt ta thấy rất rõ là
những con chim bay có dáng dấp
họ nhà cò. Ngỗng
có chân màngbơi được dưới nước trong khi những con
chim trên trống đồng âm dương Ngọc
Lũ Ichân
không có màng,
không thể là ngỗngđược. Ngỗng Lạc
(và ngay cả cò Lạc, cò
nác, cò nước, cò
đêm tức con vạc đi nữa) có đuôi
ngắn.
Chim Lạc với từ Hán Việt Lạc viết với
bộ chuy là con ”chim
đuôi ngắn”. Chim ở đây có đuôi
dài không thể
là chim Lạc. Trăm phần trăm đây
không phải là loài ngỗng.
Đây nhất định phải là cò.
Đây chính là
những con cò thanh lịch đuôi
dài. Điều này cũng thấy rất
rõ qua sự kiện là những
loài chim này khắc ở
ngoài cùng mặt trống tức
vùng đất âm có nước của
Cõi Giữa đất thế gian, chỗ tiếp cận với
tầng nước ở vai trống (Cơ Thể Học Trống Đồng
Âm Dương Đông Nam Á).
Đây là loài chim sống ven
bờ nước (wading birds), cò không
biết bơi. Cò “đậu phải
cành mềm, lộn cổ xuốngao” thì phải
kêu cứu “ông ơi,
ông vớt tôi nao” nếu không
được vớt thì cò sẽ bị chết đuối.
Đối chiếu
với truyền thuyết và cổ sử Việt ,
các chimtổ
phía Nọc, Lửa, Mặt Trời, Nọc
thái dương của Đại tộc Việt đều
là những loài chim mang dương
tính có tên có
nghĩa lànọc,cọc,que,vọt(nói
chung là vật nhọn)…tức
là CHIM VIỆT vì Việt
có một nghĩa là vọt
(roi, nọc), vớt (con dao cán
dài), hiểu theo nghĩa Hán Việt
thì Việt là rìu, một
thứ vật nhọn sắc (Khai Quật Kho
Tàng Cổ Sử Hừng Việt), ví dụ ở
Cõi Tạo Hóa, ở ngành lửa,
ta có chim biểu là chim
cắt, chim rìu tức Chim Việt
tạo hóa; ở Cõi Trời đất dương thế
gian ở phía ngành nọc lửa
là con trĩ lửa hay con Gà
qué (gà trống),
qué là que, nọc (Việt Dịch Bầu Cua
Cá Cọc). Trĩ lửa là trĩ Việt
và gà là gà Việt
Cõi Đất dương thế gian vì tuy
là loài chim nhưng trĩ và
gà sống nhiều trên mặt đất. Ở
Cõi Đất âm có nước là
con Cò. Cò biến
âm với cồ(đực), cu,
với cổ (cây, trụ, cổ người
là cây trụ cắm đầu vào
thân người, ông Bàn Cổ
là ông Trụ Chống Trời với
Bàn là phiến đá bằng,
bàn thạch, bằng như mặt bàn
và Cổ là cây Trụ). Cò
là Cò Việt của vùngĐất âm có nước, ao đầm(nên nhớ cò là
loài chim lội nước, sống ở bờ
nước, vùng đất có nước chứ
không phải là loài chim
nước, sống dưới nước); chim biểu thật sự của
Cõi Nước âm là con Cốc.
Con cốc có mỏ mang dương tính nhọn
như mũi phi tiêu, có loài
dùng mỏ đâm cá vì thế
dân dã Âu Mỹ còn gọi
tên là “darter” (“chim phi
tiêu”). Từ Cốc biến âm với cọc… Con
cốc mang âm tính nhiều hơn
cò vì chân cốc có
màng, bơi lội và lặn hụp dưới nước
được. Con cốc thường có mầu đen là
mầu của nước thái âm. Như thế con
Cốc biểu tượng dương của nước thái
âm. Cốc là chim biểu của nước-dương
của Lạc Long Quân. Cốc là Chim Việt
Cõi Nước. Vì thế Cò
nhìn chung là chim biểu, chim tổ
của những tộc sống ở vùng đất âm
có nước như ao đầm (Đoài thế
gian), sông ngòi nhưng mang dương
tính nhiều nghĩa là dương của
âm tức thiếu âm, nguyên thể
của khí gió tức Đoài vũ
trụ. Nhìn chung Cò
là chim biểu Khôn dương, bầu
trời, gió của vùng đất âm
có nước, ao đầm Đoài thế gian.
Cò mang khuôn mặt dương trội cồ,
cu nên nghiêng nhiều về
phía chim biểu Khôn dương
khí gió, mang khuôn mặt
tiêu biểu cho Khôn dương, khí
gió, Đoài của vùng đất
âm có nước.
Đối chiếu với truyền thuyết và
cổ sử Việt, cò là chim
biểu của Tổ Hùng Vương có một
khuôn mặt bầu trời thế gian Đoài.
Tổ Hùng Vương sinh ra từ bọc trừng thế
gian có một khuôn mặt là bầu
Trời đội lốt bầu Vũ Trụ, Khí Gió.
Ta cũng thấy Hùng Vương cùng mạng
với Phù Đổng Thiên Vương nên
được Thần Sấm Dông Gió Phù
Đổng Thiên Vương giúp đánh
dẹp giặc Ân. Như thế cò mang
khuôn mặt chính biểu tượng cho
Khôn dương khí gió phải
là chim biểu của Tổ Hùng Vương
sinh ra từ bọc Trứng Vũ Trụ. Kỉểm chứng với
truyền thuyết Aztec, ta cũng thấy cò mang
khuôn mặt biểu tượng chính
liên hệ với Gió. Aztec
có nghĩa là Người Cò
(Heron People). Aztec người cò liên
hệ với ardeidea, họ chim cò.
Aztec có Az- với A, ruột thịt với mẫu tự
“rustic a” /\ cùng một gốc chữ nọc mũi
mác /\ (có nghĩa là dực,
dương, mặt trời). Ardeidea có gốc ar-
có nghĩa là vật nhọn, nọc nhọn,
dương như adze, rìu, việt, arrow,
mũi tên, Phạn ngữ ar, cầy (vật
nhọn dùng xới đất), Pháp ngữ arbre,
cây… Vật nhọn là dực, nọc, cọc,
là c…c, là cu, là cồ,
là cò. Con cò được gọi
tên theo chiếc mỏ dài nhọn mang
dương tính. Như thế tộc Cò Aztec
có một khuôn mặt chính
là Gió dương (Tiếng Việt Huyền
Diệu). Cò có một khuôn mặt
chính biểu tượng cho Gió, bầu
trời.
Cò là chim tổ của chúng ta
chứ không phải con ngỗng trời Lạc (Ca Dao
Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).
Mười tám con chim bay
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ
là loại cò gì?
Bây giờ ta hãy nhận diện xem 18
con cò bay trên trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I là loài cò
gì? Có phải là cò
nước, cò Lạc tức cò đêm
mà chúng ta thường gọi là
con vạc không? Đây có phải
là Cò Lạc, một thứ chim Lạc, chim
biểu của Lạc Long Quân như các
nhà làm văn hóa hiện nay
thường gọi không?
Sau đây là mười một đặc
tính của con cò trên trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I:
Những con cò bay trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I có mỏ rất
dài, dài bằng thân người
và nhọn, rất cường điệu mang dương
tính, lửa, thái dương, mặt trời.
Điều này được xác nhận bằng dấu
(marker) nọc mũi mác, răng cưa, răng
sói (>) ở trên mỏ
cò có nghĩa là nọc, đực,
thái dương, mặt trời (Chữ Nòng Nọc
Trên Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á). Đây là cò
thái dương (II) của ngành
nòng Khôn (O), tức IIO
(Đoài), cò gió. Mặt
khác mỏ ở đây rất dài mang
dương tính nhưng mỏ trông rất taonhã mang âm tính
nghĩa là dương của âm, tức thiếu
âm, nguyên thể của gió.
Tóm lại mỏ cò trên trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I cho biết những con
cò này là loài
cò Gió, cò Đoài.
2. Bờm
Nhìn chung chung cò có
bườm cường điệu thuộc về đại tộc Gió.
Cò Đại tộc gió có bờm cường
điệu nhất. Tùy theo tính chất của
bờm gió ta biết cò thuộc về chi
tộc nào của đại tộc Gió. Cò
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
có bờm rất cường điệu, rất đặc biệt, bờm
có hình túi nang,
hình cờ phướn hay con diều
gió (kite) bay theo chiều
gió tạt ngang về sau, trên
có tua hay mào. Túi nang
biểu tượng cho gió; cờ phướn, con diều
biểu tượng cho gió; tua, mào biểu
tượng cho gió. Đọc theo chữ viết
nòng nọc bờm cò có hai
phần, một phần túi, nang là dạng
dương hóa của chữ nòng O
thành hình chữ nhật nằm ngang ở
bên trái và phần tua,
mào hình trụ I. Đọc theo duy
âm tức theo chiều âm từ phải qua
trái, theo chiều kim đồng hồ, của chim
sống ở bờ nước, ta có IO, thiếu âm,
nguyên thể của gió. Như thế bờm
cò là bờm thiếu âm IO,
nguyên thể của gió. Phần đứng
hình tua, mào gồm 3 chiếc
lông. Số 3 là số Đoài vũ trụ
khí gió. Bờm mang tính
gió Đoài.
Tóm lại bờm rất cường điệu
cò hình túi, hình
phướn, hình con diều gió cho
thấy những con cò trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I là cò
Gió.
Bờm cò gió trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I khác với bờm của
Cò Lửa, Cò Đất dương, Cò
Nước (xem dưới).
3. Cánh
Cò trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I có cánh trải rộng như
cánh diều lướt trên cánh
gió. Cánh có hình
chữ nhật có những tua bay trong
gió trông như một tấm thảm thần
lướt bay trong gió của xứ Ngàn Lẻ
Một Đêm.
Tóm lại cánh hình
cánh diều, hìnhthảm
thần cho biết cò trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I là cò
Gió.
4. Cò Liệng
Cò trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I bay ở thế liệng
nghĩa là đang xoải cánh rộng
buông la đà trong gió,
không ở thế vỗ cánh hình chữ
V và có nét đặc thù
là khi bay cổ duỗi thẳng không co
rụt cổ lại dựa vào vai. Mỏ cũng duỗi
thẳng. Toàn thân trông như
một mũi tên bay trong gió.
Cũng xin lưu tâm, tổng quát chỉ
cần một yếu tố giản dị là bay
cũng đủ biểu tượng cho gió. Ở đây
đã bay mà còn liệng
nữa thì chắc chắn là biểu tượng
cho gió.
Tóm lại cò ở thế bay,
liệng la đà cho biết cò
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là cò lả (bay lả bay la),
cò Gió.
5. Mắt dương
Cò trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I có con mắt dương
vòng tròn-chấm (khác với
con mắt âm có hai vòng
tròn đồng tâm có chấm ở
tâm như con mắt âm của chim
nông ở cùng vành với hươu),
đây là loài chim Khôn
dương tức gió Đoài. Chữ
vòng tròn-chấm cũng có một
nghĩa là Đoài (Chữ Nòng Nọc
Trên Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á). Với con mắt dương
này những con cò trên
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
không thể là cò nước
cò Lạc.
Tóm lại cò có con
mắt dương cho biết cò trên trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I là
cò Gió.
6. Cổ
Cổ cong nhưng không rụt quá mang
tính dương của âm tức thiếu dương,
khí gió. Trong cổ có viết
chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình nọc cong thiếu
âm hình đuôi con diều
gió.
7. Thân và đuôi dài
Thân thon nhỏ và đuôi
dài, trông thanh lịch, giống như
một mũi phi tiêu gấp bằng giấy lao
vút trong gió. Như trên
đã nói con vạc, cò nước,
cò Lạc có đuôi ngắn. Chim
Lạc viết với bộ chuylà
con ”chim đuôi ngắn”.
Tóm lại thân thon nhỏ
và đuôi dài trông
thanh lịch cho biết cò trên trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I là
cò Gió.
8. Địa bàn đất âm ao hồ.
Cò trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I bay trên vùng
đất âm có nước ao đầm ở vùng
biên trống (Cơ Thể Học Trống Đồng
Âm Dương Đông Nam Á).
Đoài thế gian có một khuôn
mặt ao đầm. Cò bay trên vùng
đất âm này biểu tượng cho tầng trời
Đoài vũ trụ khí gió của
vùng Đoài thế gian ao đầm
(cò Nước, cò Lạc phải bay
trên vùng nước ở vai trống).
Tóm lại cò bay ở
vùng đất âm cho biết cò
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là cò Gió biểu tượng cho
tầng trời Đoài vũ trụ khí
gió của vùng Đoài thế
gian ao đầm.
9. Vành số 10
Mười tám con cò bay trên
trống Ngọc Lũ I ở vành số 10. Số 10 theo
Dịch là Khảm tầng 2 nước vùng đất
dương thế gian. Khảm 10 là số âm
có một khuôn mặt dương đại diện
là Đoài thế gian 11 (số 10 bước
thêm một bước nữa về phía chiều
dương bên phải là số 11). Ta cũng
thấy 18 chim bay với số 18 cũng là Khảm
tầng 3, vùng đất âm có nước.
Tương tự ta suy ra 18 con cò này
có một khuôn mặt dương đại diện
là Đoài 19. Với hai nét
Đoài này cho thấy cò
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
mang tính chủ là cò
gió Đoài.
Tóm lại cò ở vành
số 10, theo Dịch, cho biết cò
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là cò Gió.
10. Trống Ngọc Lũ I thuộc nhóm trống
Tốn/Đoài thái dương.
Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có
mặt trời 14 nọc tia sáng có
khuôn mặt là Tốn/Đoài
thái dương. Cò trên trống
này phải mang tính chủ là
cò gió Đoài.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt là trống biểu của Hùng Vương
có một khuôn mặt là
khí gió, bầu trời Đoài
(Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á).
Tóm lại cò ở trên
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
Đoài/Tốn thế gian,có
một khuôn mặt là cò
Gió và là cò lang,
chim biểu của Hùng Vương có
khuôn mặt bầu trời, khí
gió.
11. Con số 18 con cò
Số 18 là số của ma phương Đoài
3/18 (ma phương này có số trục
là số 3 Đoài và số 18
là tổng số các nhánh của ma
phương cộng lại). Con số 18 cò bay ở
vùng đất âm ứng với Đoài.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
con số 18 là mã số di truyền DNA
của Hùng Vương (xem bài viết
Mã Số Di Truyền DNA của Hùng
Vương).
Tóm lại
Qua 11 đặc điểm trên, những con
chim bay ở vành số 10 cò
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là con cò có khuôn
mặt mang tính chủ là Cò
Gió. Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt là Cò Lả,
Cò Lang, Bạch Hạc, Cò
Đoài, cò
Hùng Vương. Tuyệt
nhiên không phải là Chim
Lạc ngỗng trời hay Cò Nước, Cò
Lạc, Cò Vạc.
(phần 13)
Ý NGHĨA
VÀNH CHIM BAY VÀ CHIM ĐỨNG
TRÊN TRỐNG ĐỒNG ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ
I.
MƯỜI TÁM CHIM BAY Ở VÀNH
SỐ 10.
Vành 10 gồm 18 chim
bay và 18 chim đứng (nguồn: Nguyễn
Văn Huyên).
Như thế nhìn tổng quát 18 conchim bay ở vành số
10 là những con cò, sống ở bờ nước
chứ không phải là những con chim
nước chân có màng như chim
ngỗng, chim Lạc. Đây là những con
cò gió, cò lả, đối chiếu
với truyền thuyết và cổ sử Việt là
cò Lang, Bạch Hạc.
Ta thấy 18 con cò này đều
có bờm gió cường điệu hình
phướn hay cánh diều giống nhau cho thấy chúng
cùng một đại tộc cò gió,
đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
là cùng một đại tộc cò Lang
Hùng Vương. Trong bờm có chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
khác nhau cho biết mỗi con cò mang
một tính nòng nọc, âm dương
khác nhau, biểu tượng cho các
khuôn mặt khác nhau của thuyết Vũ
Trụ Tạo Sinh hay là cò biểu của
các tộc, chi tộc khác nhau của đại
tộc cò gió.
Như đã nói ở trên, tiếc
là không có hình vẽ
chi tiết của 18 con cò giò
mà chỉ có hình chi tiết năm
con nên tôi không muốn giải
đọc một cách suy diễn năm con cò
này vì dễ rơi vào sai lầm.
Tuy nhiên nhìn tổng quát ta
thấy 18 con cò bay này là
chim biểu tượng cho đại tộc cò gió
ứng với Hùng Vương.
Ta cũng đã thấy rất rõ con số 18
này là mã số DNA của
Hùng Vương (xem bài viết
này).
Mười tám cò bay này chia
ra mỗi bán viên 9 con. Ở bán
viên dương nhóm 7 người nhẩy
múa, 9 con cò gió mang
dương tính biểu tượng cho phía
dương, lửa. 9 con ở bán viên
âm nhóm 6 người nhẩy múa
mang âm tính biểu tượng cho
phía âm nước.
Trong 9 con phía dương có một con
biểu tượng cho nhánh dương còn lại
8 con biểu tượng cho bốn tộc hay chi tộc dương
và âm của nhánh dương
này ứng với tứ tượng dương và tứ
tượng âm của nhánh cò
gió phía dương. Tương tự ở
bán viêm âm cũng vậy.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, 18 con cò gió bay, cò
Lang biểu tượng cho đại tộc Hùng Vương.
Chín con ở nhánh dương ứng với 50
Hùng Lang theo mẹ lên núi
có một con biểu tượng toàn
nhánh này còn lại 8 con
biểu tượng cho 8 chi là chi lửa
nòng/nọc, âm/ dương, chi nước
nòng/nọc, âm/dương, chi gió
nòng/nọc, âm/dương và chi
đất nòng/nọc, âm/dương ứng với tứ
tượng nòng/nọc, âm/dương của
nhánh dương này.
Tương tự ở nhánh âm ứng với 50
Hùng Lang theo cha xuống biển có
một con có một con biểu tượng toàn
nhánh này còn lại 8 con
biểu tượng cho 8 chi là chi lửa
nòng/nọc, âm/ dương, chi nước
nòng/nọc, âm/dương, chi gió
nòng/nọc, âm/dương và chi
đất nòng/nọc, âm/dương ứng với tứ
tượng nòng/nọc, âm/dương của
nhánh âm này.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, ta thấy phía ngành dương
Viêm Đế (Viêm Việt) gồm có 9
khuôn mặt biểu tượng ngành, tộc.
Một đại tộc biểu tượng cho toàn
ngành Viêm Đế, bốn tộc phía
tứ tượng dương là Lửa vũ trụ Ánh
Sáng Đế Minh, Lửa thế gian Đất Dương
Kì Dương Vương, Nước Dương Lạc Long
Quân và Gió Dương
Hùng Vương thế gian.
Về phía ngành Thần Nông
thái dương (Hoàng Việt với
Hoàng hiểu theo nghĩa là mầu
âm thái dương của của mầu đỏ, mầu
của ngành nòng âm trong khi
Viêm là nóng đỏ, mầu đỏ
là mầu dương thái dương của
ngành dương) gồm có 9 khuôn
mặt biểu tượng 9 ngành và tộc. Một
đại tộc biểu tượng cho toàn ngành
Thần Nông thái dương, bốn tộc
phía tứ tượng dương là Nước vũ trụ
Vụ Tiên, Khí gió Thần Long,
Lửa thế gian Âu Cơ và Đất Dương vợ
Hùng Vương thứ nhất với khuôn mặt
thái dương.
Lưu ý
Trên trống có khuôn mặt
chủ là trống (đực, nọc, nam)
không có các khuôn
mặt nữ thuần âm mà chỉ có
khuôn mặt Nam (chồng hay con trai) đại
diện cho khuôn mặt nữ. Vì vậy cần
phải có từ thái dương đi
kèm trong Thần Nông thái
dương (tức mặt trời) chứ không phải Thần
Nông thái âm (không
gian).
Trong cổ sử Bách Việt cũng có
nói tới 18 tộc chia ra Cửu Lê
và Cửu Lạc. Nhìn dưới diện
nòng nọc, âm dương thì Cửu
Lạc là 9 tộc phía Nước, âm
và Cửu Lê là 9 tộc
phía Lửa (Lê hiểu theo biến
âm với lá, lửa), dương.
Đối chiếu với truyền thguyết và cổ sử Ai
Cập ta cũng thấy phía Đại Tộc Nước
Osiris, mặt trời Chiều Tối của ngành mặt
trời Âm, Nước Atum ở Heliopolis gồm
có Cửu Thần (The Ennead were the nine
great Osirian gods) là:
1. Thần Atum (Tem, Temu, Tum, Atem).
2. và 3: Nam thần Shu và nữ thần
Tefnut.
4. và 5: Thần Keb (Geb, Seb) và
Nut.
6, 7, 8 và 9: Thần Seth Nephrys, Osiris,
Isis.
Chín vị thần này ứng với thuyết
Vũ Trụ Tạo Sinh và Vũ Trụ giáo
giống như trong truyền thuyết và cổ sử
Việt (xem sự Tương Đồng Giữa Cổ Sử Việt
và Ai Cập Cổ).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, trống đồng có cò bay
là biểu tượng cho Đại tộc Hùng
Vương có khuôn mặt ở cõi tạo
hóa sinh tạo ứng với Tổ Hùng Tạo
Hóa và ở cõi thế gian
có một khuôn mặt Hùng Vương
lịch sử gồm 18 khuôn mặt biểu tượng cho
ngành, đại tộc, tộc, chi tộc của
Bách Việt, Người Mặt Trời thái
dương con cháu của Hùng Vương Mặt
Trời thái dương rạng ngời được diễn tả ở
trống này.
Cò
Trên Trống Đồng Âm Dương
Đông Sơn khác.
Như thế ta thấy rất rõ họ nhà
cò có nhiều loại cò
khác nhau biểu tượng cho ngành,
đại tộc, chi tộc khác nhau về tính
nòng nọc, âm dương. Do đó
trên các loại trống biểu của
ngành, đại tộc, chi tộc khác nhau
có những loại cò khác nhau.
Cò trên trống đồng có thể
có hai khuôn mặt:
-một là khuôn mặt tạo hóa,
sinh tạo, vũ trụ (ứng với Viêm Đế-Thần
Nông thái dương nhất thể và
khuôn mặt tạo hóa của Hùng
Vương đội lốt Viêm Đế-Thần Nông của
ngành nọc, dương, lửa Viêm Đế hay
nòng, âm, nước Thần Nông
thái dương). Khuôn mặt sinh tạo,
tạo hóa này thấy rõ qua
hình cò bay trên những trống
vũ trụ có mặt trời dưới 7 nọc tia
sáng ví dụ như trên trống
Bình Đà mặt trống chỉ có
mặt trời có 5 nọc tia sáng
và 4 hình cò bay.
Trống Bình Đà (nguồn: Phạm
Huy Thông và các cộng
tác viên).
-hai là khuôn mặt thế gian, lịch
sủ tức là cò biểu của
ngành, đại tộc, tộc, chi tộc của
cò Gió (Lang) (Hùng Vương
Gió), cò Nước (Lạc) (Lạc Long
Quân Nước), cò Lửa vũ trụ
(Càn), (Đế Minh Ánh sáng)
và cò Đá (Li) (Kì
Dương Vương).
Lưu ý
.Vì thế phải phân biệt
ý nghĩa biểu tượng của mỗi con
cò trên mỗi trống theo ý
nghĩa biểu tượng của thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh
của Vũ Trụ giáo theo từng giai đoạn
trong quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh
của trống. Cần phải nhớ là trong mỗi
ngành lại chia những đại tộc theo Vũ
Trụ Tạo Sinh và các tộc, chi tộc
cũng vậy. Ví dụ ngành Viêm
Đế có biểu tượng là cò
Lửa thái dương tạo hóa,
có bốn đại tộc là Cò Lửa
vũ trụ Đế Minh, Cò Đá Kì
Dương Vương, cò Lạc Lạc Long Quân
và cò Lang Hùng Vương.
Trong đại tộc Cò Đá Kì
Dương Vương chẳng hạn là chia ra 4 tộc
Lửa vũ trụ Càn của đại tộc Đất; tộc Đất
dương Li của đại tộc Đất, tộc Nước Chấn của
đại tộc Đất và tộc Gió
Đoài của đại tộc Đất. Mỗi tộc và
chi này có một loại cò
biểu tượng tương ứng.
Trên trống đồng
nòng nọc, âm dương của đại tộc
Đông Sơn gần như hầu hết các
trống đều có hình cò bay
mang hình bóng cò
Gió tức Cò Lang biểu tượng cho
Hùng Vương. Điều này, như
đã biết, ăn khớp trăm phần trăm với
trống đồng nòng nọc, âm dương của
đại tộc Đông Sơn là trống biểu
của Hùng Vương.
Vì thế phải nhận diện xem một con
cò trên trống đồng nòng
nọc, âm dương có khuôn mặt
cò gió sinh tạo tạo hóa
ứng với khuôn mặt tạo hóa của Tổ
Hùng sinh ra từ bọc trứng thế gian hay
chỉ là một khuôn mặt biểu tượng
cho một đại tộc, một tộc, một chi của họ
Hùng Vương lịch sử.
.Cò cũng như các
thú và các biểu tượng
khác trên trống đồng nòng
nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn
được diễn tả khác nhau
theo chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que, dấu, biểu tượng nòng
nọc khác nhau dọc theo bề dầy thời gian
nghĩa là tùy theo tuổi của
trống.
1.Cò trên mặt trống.
-Cò gió
a. Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Ta đã thấy rất rõ cò bay
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là cò Gió. Trống Ngọc Lũ I
mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh
của Vũ Trụ giáo nên 18 con
cò như đã thấy mang trọn vẹn
ý nghĩa biểu tượng cho sinh tạo, tạo
hóa, cho họ, ngành, đại tộc, chi
của họ mặt trời thái dương.
b. Trống Miếu Môn I.
Ở trên trống hơi muộn Miếu Môn I
có mặt trời 14 nọc tia sáng
cùng một nhóm với trống Ngọc Lũ I,
cò gió được diễn tả khác đi
một chút để thấy rõ khuôn
mặt cò giò hơn nữa. Cò
trên trống Miếu Môn I cũng có
bờm phướn gió cường điệu như cò
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
này.
Hình
cò gió có hình ngữ
“túi âm thanh” ở dưới mỏ
trên trống Miếu Môn I.
Nhưng đặc biệt là dưới mỏ có “phụ
đề” một hình ngữhình
túi chữ V hay hình tam
giác mà các
tác giả hiện nay cho là chiếc
mồi và gọi là cò
tha mồi hay “cò đói”
(“insatiablebirds”, Kempers,
p.175).
Như đã nói ở trống Miếu Môn
I, “cái mồi” này là một
chữ, một dấu hình trong chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que.
Nếu nhìn theo diện thiếu âm
gió thì đây là
cái túi dương khí
gió tức túi âm thanh cho
biết những con có này là
những con cò “húyt sáo”
được tức những con cò gió
Đoài. Nếu nhìn theo diện chữ V
thì có nghĩa là âm,
nước thái dương Chấn ứng với khuôn
mặt Lạc Long Quân của trống. Nếu
nhìn dưới dạng hình tam
giác thì đây là nọc
mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) hình tam giác ngược
có cũng nghĩa là nước lửa
thái dương Chấn. Hiểu theo Chấn nước
này thì đây là con
cò gió (có bờm phườn
gió) biểu tượng cho cho chi gió
của đại tộc nước dương Chấn (xem Trống Văn Lang
Miếu Môn I).
c. Trống Bình Phủ.
Ở những trống muộn hơn nữa cò gió
được diễn tả một cách dễ hiểu, giản dị,
bình dân học vụ hơn. Ví dụ
cò há to đang kêu hay
“huýt gió” như thấy trên
trống đồng âm dương Bình Phủ.
Cò há mỏ trên trống
Bình Phủ (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Cò há miệng diễn tả đang
kêu là cò gió
(phát ra tiếng kêu, tiếng
hót, tiếng hú biểu tượng cho
gió giống như khèn là nhạc
cụ bộ gió).
Ta thấy rõ trên trống này,
sát mặt trời có vành “chấm
vòng tròn” Đoài và
vành răng lược dương thái âm
diễn tả Đoài khí gió
thái dương. Ngoài biên trống
có vành “chấm vòng
tròn” Đoài nằm ở giữa hai
vành răng lược dương thái
âm, dương Khôn. Trống này
có một khuôn mặt khí
gió Đoài dương thái
âm nên cò là cò
gió.
Trống có mặt trời 10 nọc tia
sáng. Số 10 là số Khảm tầng 2.
Theo hôn phối là trống Khảm/Li của
đại tộc Li. Đoài cũng là
khuôn mặt dương đại diện cho Khảm. Như thế
trống có một khuôn mặt là
trống tộc Đoài của đại tộc Li/Khảm.
Tóm lại mỏ cò há miệng
là mấu chốt chính cho biết
cò là con cò tộc
gió.
-Cò Nước, Cò Lạc, Cò Vạc,
Cò Chấn.
Cò nước, cò Lạc cũng được diển tả
dưới nhiều cách ở các trống
khác tuổi nhau.
a. Trống Hữu Chung
Ta đã biết trống Hữu Chunglà
trống thuộc nhóm trống Cấn/Chấn có
mặt trời thế gian có 12 nọc tia có
một khuôn mặt la trống sấm mưa (xem
Nhóm Trống Cóc/Ếch). Ở đây
chỉ xin đưa thêm một thí dụ
xác thực trăm phần trăm là trống
mặt trời có 12 nọc tia sáng
có một khuôn mặt Sấm Mưa. Tôi
đã tìm thấy trong Bảo Tàng
Viện Quốc Gia National Museet ở Copenhagen, Đan
Mạch có một chiếc trống da Nhật Bản
trên mặt có mặt trời 12 nọc tia
sáng và khối lửa mặt trời diễn tả
bằng biểu tượng đĩa sấm.
Trống da Nhật
Bản trên mặt có mặt trời 12 nọc
tia sáng và khối lửa mặt trời
diễn tả bằng biểu tượng đĩa sấm (ảnh của
tác giả).
Như đã biết đĩa sấm gồm có ba chữ
viết nòng nọc vòng tròn-que
móc nước cong do ba vòng
tròn nòng OOO mở ra tức quẻ
Khôn OOO có một khuôn mặt
là nuớc vũ trụ. Ba đầu móc nọc
nhọn là ba hào dương Càn
lửa vũ trụ. Lửa nước vũ trụ liên
tác tạo ra sấm. Ba móc nươc-lửa
chuyển động vòng tròn mang nghĩa
sinh tạo, sinh động. Ta cũng đã biết tộc
Tráng Zhuang thờ trống đồng nòng
nọc, âm dương như chúng ta nhưng
ngay nay họ nghiêng nhiều về nghĩa duy tục
là nhìn trống đồng dưới diện trống
sấm trống mưa, trống cầu mùa (có
lẽ bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa).
Vì thế trống tiêu biểu mà họ
hãnh diện nhất là Trống Đại
Lôi (Great Thunder Drum). Thờ trống sấm
mưa nên họ thờ thần sấm mưa qua biểu tượng
đĩa sấm (xem Lạc Việt Tráng Zhuang 2).
Thờ Thần Sấm
qua biểu tượng ‘đĩa sấm’ Lửa-Nước
Càn-Khôn vũ trụ (ảnh của
tác giả chụp tại Làng Tráng
Zhuang ở Làng Văn Hóa Sắc Tộc
Quảng Tây tại Nam Ninh).
Ở trống da Nhật này, với biểu tượng khối
lửa mặt trời là đĩa sấm xác nhận
mặt trời 12 nọc tia sáng có một
khuôn mặt là Sấm. Nhất là
lại còn ở trên trống vì
trống vốn có một khuôn mặt biểu
tượng cho sấm (đánh trống qua cửa
nhà sấm, thần sấm thường cầm biểu tượng
trống).
Vành 6 trên trống Hữu Chung
là vành hỗn hợp có
hình cò bay và hình
dóng sấm, búa thiên
lôi (thunderbolts, Phạn ngữ vajras)
mà các học giả về trống đồng
thường gọi sai là ‘hình
trâm’ (Giải Đọc Trống Đồng Nòng
Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).
Trống Hữu Chung
(nguồn: Phạm Huy Thông và
các cộng tác viên).
Như thế chỉ mới nhìn thoáng qua,
trực giác cho ta biết ngay những con
cò này bay cùng chung một
vành với các hình
dóng sấm, búa thiên
lôi thì chúng phải có
một khuôn mặt liên hệ với sấm.
Bây giờ ta kiểm chứng lại bằng chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que viết
trên người những con cò này.
Mười con cò bay xen kẽ với hai
hình dóng sấm, búa
thiên lôi (‘hình
trâm’), mỗi nhóm 5 con.
Cò có mỏ thon dài hơi cong
lên mang âm tính
nghiêng về cò nước.
Cò trên trống
Hữu Chung.
Bờm cụp xuống che cổ như mũ che mưa. Mắt
âm có hai vòng tròn
thái âm nước. Cánh có
những hình sóng nước gẫy là
sóng dương, sóng động là
nước chuyễn động, ở cõi trời là
mưa. Hai đầu cánh có hai chữ nọc
mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) > có một nghĩa là
dương, hai chữ > là hai dương,
là thái dương, lửa. Như thế
cánh cò là lửa-nước, chớp
mưa tức sấm.
Ta cũng thấy ở cổ cò có
hình giống như con diều hình con
nòng nọc. Đầu hình vuông
đứng trên một đỉnh là dạng
thái dương chuyển hành của
nòng O (yoni vuông là ỵang
thái dương của yoni tròn)
có một nghĩa là nước thái
dương chuyễn động. Hình vuông cũng
có một biểu tượng cho tứ phương, bốn
phương trời. Ở đây hình vuông
đứng trên một đỉnh dưới dạng chuyển
đông bốn phương trời liên hệ với sấm
mưa.
Chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que sấm hình
cánh diều hay con nòng nọc
trên cổ cò ở trống Hữu Chung.
Đuôi nòng nọc cong vì hợp
(accord) với đầu nước âm là nọc
lửa, là tia chớp.
Hình con diều nòng nọc mang
tính nòng nọc, âm dương sinh
động này diễn tả sấm chuyển động bốn
phương trời. Đây là một hình
ngữ, một chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que diễn tả sấm. Thật vậy, khi so
sánh với Hán tự dìan
có nghĩa là chớp, điện,
ta thấy rất rõ chữ dian, điện, chớp ruột
thịt với hình chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que ‘con diều
hình con nòng nọc’ trên cổ
cò. Chớp là phần dương của sấm. Về
sau chữ diàn, chớp này cắt bỏ
đuôi thành chữ điền gộp
với yù (vũ, mưa) tạo
thành chữ lei(lôi,
sấm).
Như
thế rõ như ban ngày con
cò ở trống Hữu Chug nàytrăm phần trăm là cò sấm
mưa.Chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình con diều ở sấm mưa cổ có
chính là tên
con cò.
Tóm lại 10 con cò bay trên
trống này là cò sấm mưa.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, cò sấm là chim biểu của Lạc
Long Quân có một khuôn mặt
sấm mưa.
Đây là một loại cò
Lạc, con cò Lạc có
khuôn mặt sấm mưa.
Ngoài hình
dóng sấm, búa thiên
lôi và mặt trời Chấn/Cấn 12 nọc
tia sáng cho biết là trống sấm
mưa, trống Hữu Chung
còn nhiều yếu tố khác nữa
xác thực những con cò bay
là cò sấm, cò nước
là trống có Tượng
cóc có chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que sấm gầm (100%
là trống sấm mưa), vành
sóng nước-lửa, uốn khúc sấm gầm.
Như thế
cò bay trên trống Hữu Chung 100%
là cò nước, cò sấm mưa,
cò Lạc.
b. Trồng Hàng Bún
Cò
trên trống Hàng Bún
(nguồn: Phạm Huy Thông và
các cộng tác viên).
Cò mỏ
cong vòng hình móc nước,
sấm trên trống Hàng
Bún là những con cò sấm
mưa. Những sọc nước trên cánh
cò xác nhận những con cò
này là cò mưa (lưu ý
trống này cũng có búa
thiên lôi hay lưỡi tầm sét
“hình trâm” và vành
uốn khúc sấm gầm cho biết trống
này là trống sấm mưa vì thế
cò trên trống này là
cò sấm mưa).
Ta thấy rất rõ các trống vừa
nêu trên đều là những trống
có mặt trời 12 tia sáng
và có một khuôn mặt
là những trống sấm mưa Chấn/Cấnvì
thế cò trên những trống này
là cò sấm mưa.
-Cò Lửa vũ trụ, Cò Càn.
Trống
Đông Sơn IV.
Mỏ cò dài, to, khỏe, trông
cương cường giống bộ phận sinh dục nam đang
cương cứng. Trong mỏ có phụ đề
hình que nọc mang nghĩa cọc, dương.
Đây là con cò Nọc lửa trời
Càn. Thêm vào đó
cò không
có bờm.Cò Nọc Càn
trên trống Đông Sơn IV (nguồn:
Phạm Huy Thông và các cộng
tác viên).
Kiểm chứng lại ta cũng thấy trống Đông
Sơn IV thuộc nhóm trống
Càn/Khôn với mặt trời có 8
nọc tia sáng (số 8 là số
Khôn thế gian hôn phối với
Càn thế gian). Hai vành răng
sói, răng cưa ở biên trống
xác định trống có khuôn mặt
lửa, thái dương, Càn.
-Cò Núi, Cò Đá,
Cò Đất dương, Cò Li.
Trống Hà
Nội I.
Cò được diễn tả bằng mỏ hình
búa chim hay hình tháp.
Bờm cò cóp hình búa
chim biểu tượng cho lửa đất dương Li.Trên
trống Hà Nội I những con cò cuối
mỏ có hình móc. Có
tác giả cho rằng những con cò
này tha mồi. Kempers cho rằng những con
chim này cũng giống những con chim ở
trên trống Banyumering, Nam Dương
là những con cốc (the small
hook at the end of the bird’s beak in
Banyumering, suggests a cormorant rather than
a heron). Đây không phải
là những con cò tha mồi hay chim
cốc (con cốc đuôi ngắn, mỏ ngắn, thường
không có bờm). Chiếc móc hợp
với đầu mỏ diễn tả chiếc rìu, cây
búa chim thể điệu hóa. Rìu
biểu tượng cho đất dương. Những con cò mỏ
rìu, mỏ búa này là
cò Đất dương Li. Cánh và
thân hình chữ T, trụ chống trời Li.
Kiểm chứng lại thì trống này thuộc
nhóm trống Li/Khảm thế gian có mặt
trời 10 nọc tia sáng (số 10 là số
Khảm tầng 2 hôn phối với Li tầng 2).
b. Trống Đông Sơn VI.
.Bờm Cò Đất dương, Cò Đá.
Cò
đá trên trống Đông Sơn VI.
Cò trên trống Đông Sơn VI
có bờm hình ngạnhnhọn
hình núi tháp Li hợp
với đầu thành hình búa
rìu giống như loài cò “đầu
búa”.
Kiểm chứng lại, trống này thuộc
nhóm Li/Khảm thế gian có mặt trời
10 nọc tia sáng.Búa rìu
ngang biểu tượng cho Đất dương Li. Cò
này có mỏ nhọn vừa phải hơi cong
diễn tả âm của dương tức thiếu dương Li,
trong mỏ có phụ đề một hình que
nọc trụ chống trời Li. Thân và
đuôi hình tháp Li (>).
Thân và cánh hợp
thành nọc chữ T, hình ảnh của
Núi Trụ Chống Trời, Trục Thế Giới.
Đây là cò Đất dương,
cò Đá, cò Li.
Lưu Ý
Tên những con cò bay
trên trống đồng nòng nọc,
âm dương của đại tộc Đông Sơn
thường được viết bằng chữ viết nòng
nọc vòng tròn-que.
2. Cò ở tang trống
Cò ở trên mặt trống thường
là cò bay có một
khuôn mặt biểu tượng cho thượng thế, bầu
trời thế gian có khuôn mặt biểu
tượng cho sinh tạo và là cò
biểu của ngành, đại tộc, tộc chi tộc đất
thế gian. Cò ở tang trồng vùng
nước thường là cò đứng có
một khuôn mặt chính biểu tượng cho
nước, tộc nước, thường là cò nước.
Xin đưa ra một hai ví dụ điển
hình về những con cò đứng ở
vùng nước tang trống.
Trống đồng âm dương Hoàng Hạ.
Trước mũi một con thuyền trên trống đồng
âm dương Hoàng Hạ có một con
chim. Chim thuộc loài chim nước hay sống
ở bờ nước vì nó đứng ở tang trống
vùng nước, đứng trước mũi thuyền
và rõ nhất là nó
đang mổ con cá.
Một hình thuyền trên trống đồng
âm dương Hoàng Hạ (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Chim nước này có chân cao,
cổ cao và cong, có bờm thuộc
loài cò sếu. Chim có con
mắt âm hai vòng tròn đồng
tâm thái âm nước có
con ngươi là điểm chấm cho biết thuộc
loài cò dòng Khôn
nước. Mỏ dài nhọn trong có chữ nọc
que hình kim. Trên người có
chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình vòng
tròn có chấm thái dương.
Như thế đây là con cò nước
thái dương Chấn.
Kiểm chứng lại ta thấy trống đồng âm
dương Hoàng Hạ là trống thuộc
nhóm Càn/Khôn thái
dương thế gian cõi nước có mặt
trời 16 nọc tia sáng có một
khuôn mặt chủ lửa nước Chấn (xem trống
này).
b. Trống Đồi Ro.
Ở đầu và đuôi thuyền trên
trống Đồi Ro có những con chim nước giống
loài cò. Nhưng chim có cổ
ngắn, người thon tròn, đuôi ngắn
thuộc họ nhà vạc, cò đêm.
Những con vạc trên trống Đồi Ro.
Đây chính là những
cò nước, cò vạc, cò Lạc,
cò Chấn. Kiểm chứng lại ta thấy trống Đồi
Ro là trống thuộc nhóm
Càn/Khôn thái dương thế gian
cõi nước có mặt trời 16 nọc tia
sáng. Trên mặt trống, sát
mặt trời có vành chấm vòng
tròn kép Chấn và
ngoài biên có vành
chấm vòng tròn kép Chấn nằm
kẹp giữa hai vành răng sói, răng
cưa thái dương. Trống này
có một khuôn mặt Chấn thái
dương vì thế những con chim này
là những con vạc, cò Lạc,
cò Chấn.
(phần 14)
Ý
NGHĨA VÀNH CHIM BAY VÀ CHIM ĐỨNG
TRÊN TRỐNG ĐỒNG ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ
I.
MƯỜI
TÁM CHIM BAY Ở VÀNH SỐ 10.
Cò
Trên Trống Đồng và Vũ Trụ Tạo
Sinh, Vũ Trụ giáo.
Theo chính thống,
cũng như các loài chim thú
khác và các vật biểu tượng
khác ở trên trống đồng nòng
nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn,
cò có đủ những khuôn mặt
diển tả trọn vẹn thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ
giáo. Tôi đã viết rõ
trong Khai Quật Kho
Tàng Cổ Sử Hừng Việt và Ca Dao Tục
Ngữ Tinh Hoa Dân Việt cũng như ở
các bài viết khác như trong
chương Thế Giới Loài Vật trong Giải Đọc
Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương
Đông Nam Á, ở đây chỉ xin
nhắc lại một cách tóm lược.
Tổng quát, cò là một
loài chim lội nước được thờ phượng
và làm vật tổ ở nhiều nơi theo hay
bị ảnh hưởng của Vũ Trụ giáo, đạo Thờ Mặt
Trời.
-Ai Cập
Ai Cập cũng thờ mặt trời như chúng ta
và cũng có vật tổ cò
và cũng thờ cò.
Một con chim nổi tiếng trong các trong
các loài chim biểu, chim thờ
là con cò Bennu.
Cò Bennu là hóa thân,
hiện thân của thần mặt trời.
Cò vàng Bennu ở lăng
Anhurtkhawi, vùng Thebes (Triều đại thứ
20).
Theo truyền thuyết ở Heliopolis (Thành
phố Mặt Trời), Cò Bennu biểu tượng cho
thần mặt trời Ra Atum đậu xuống trụ đá
Benhen, một thứ thạch trụ nhọn đầu-nọc tia
sáng mặt trời (sun ray-obelisk)
vào lúc bình minh,
làm tỏa ra ánh dương để xua đuổi
bóng đêm đi. Cây thạch trụ
ánh sáng mặt trời coi như
cây trụ diêm, trụ lửa (một nghĩa của
Viêm Đế), cò Bennu đậu xuống đầu
que diêm kích hỏa tạo ra ánh
dương khiến tạo vật tái sinh sau một
đêm tăm tối liên hệ với cõi
âm, cõi chết.
Cò Bennu cũng được cho là được
tạo sinh từ ngọn lửa cháy trên linh
mộc (sacred tree) persea vào lúc
bình minh tại thành phố
Heliopolis. Theo truyền thuyết linh mộc persea
được đem xuống trần gian từ vùng đất của
thượng đế. Người Ai Cập cổ dùng
cành cây này trong bó
hoa tang. Quả của persea được coi là
trái tim thiêng liêng của
thần mặt trời Horus. Thần mặt trời Ra (Re) cũng
liên hệ với linh mộc persea, Cây Vũ
Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)
lúc này Re dưới dạng là con
mèo gọi là Mau [Re was
connected with the Persea, the Tree of Life,
here he took on the form of a cat... This
male Cat is Ra himself, and he was called
'Mau' (The Book of Ani)] (http://www.reshafim.org.il/ad/egypt/botany/persea.htm).
(lưu ý Mau ruột thịt với Việt ngữ mấu,
mão, mèo, xem Mão là
Mấu là Mèo).
Như thế ta thấy cò Bennu là mặt
trời rạng đông liên hệ với Cây
Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)
persea.
Vì thế cò Bennu có một
khuôn mặt là biểu tượng cho
tái sinh, phục sinh, hằng cửu. Cò
Bennu vì thế cũng liên hệ với
cõi sau khi chết, đây là
cõi trời, cõi trên,
cõi tiên, thiên đường. Những
người chết sẽ gặp cò Bennu.
Tương tự, có tộc thổ dân Mỹ
châu (có gốc từ Đông Nam
Á) cũng quan niệm là sau khi chết
hồn cưỡi cò bay về hư vô. Trung Hoa
tin là cưỡi hạc (cùng họ
nhà cò) qui tiên.
Người Ai Cập cổ vì thế coi cò
ibis, một loài cò có nhiều
ở vùng sông Nile, là
cò thiêng ibis. Trên
chóp đỉnh châu thổ sông Nile
là thành phố Saquarra,
thành phố của Người Chết (City of the
Dead) liên hệ với Memphis còn
có những nhà mồ chứa hàng
triệu xác ướp cò thiêng ibis
quấn trong băng vải đặt trong các
bình chôn cất.
Ở Hermopolis, một trung tâm thờ thần
cò Thoth, phía thượng lưu
sôngNile cũng có những nhà
mồ chứa xác ướp cò thờ ibis.
Cổ Ai Cập cũng có truyền thuyết
nói rằng thần cò Thoth đẻ ra trứng
vũ trụ ăn khớp với Âu Cơ của chúng
ta có một khuôn mặt là U
Cò “lặn lội bờ ao, phất phơ hai giải
yếm đào gió bay” đẻ ra một
bọc trứng chim.
-Maya
Maya Trung Mỹ ruột thịt với Bách
Việt có DNA giống hệt người cổ Việt
Đông Nam Á. Văn hóa Maya
cũng giống Việt Nam theo Vũ Trụ giáo
dựa trên căn bản nòng nọc,
âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng. Họ
có nòng nọc, âm dương gọi
là Kanah và Ku và cũng
có bát quái, Dịch (Khai
Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Họ
phát minh ra con số không vẽ
hình con sò có hai
cái răng.
Đây chính là
hình ảnh Nữ Oa là “con
sò có hai ngà”
(Kim Định). Nữ Oa là nữ, âm,
Khôn diễn tả bằng chữ viết nòng
nọc vòng tròn-que hình
vòng tròn O tức con số
không zero 0 và thuộc
ngành thái dương nên
có hai ngà. Hai ngà
là hai nọc, hai lửa, thái dương.
Họ cũng cò hình ảnh trai
cò nòng nọc, âm dương thấy
qua một vật thờ.
Các nhà khảo cổ học
đào tìm thấy ở thành phố
Rio Azul (Thành phố Sông Xanh)
còn gọi là The Lost City of Maya
ở Guatemala một vật thờ có hình
con chim mà họ gọi là con cốc
(cormorant) khắc trên một chiếc vỏ ốc.
Các nhà khảo cổ học này
hoàn toàn sai khi cho đây
là con cốc. Đây phải là
con cò vì chân nó
không có màng. Chim cốc
là loài chim nước chân
phải có màng.
Hình
trai cò của Maya (Richard E.
W. Adams, Rio Azul, Lost City of Guatemala,
Nat. Geo, vol.4, No 4, 4-1986, tr. 449).
-Aztec
Aztec có văn hóa ruột thịt
với Maya chỉ khác tính
nòng nọc, âm dương (văn
hóa Maya nghiêng nhiều về
thái âm, Khôn âm
trong khi văn hóa Aztec nghiêng
về thiếu âm, Khôn dương nhưng cả
hai cùng thuộc ngành nòng
Khôn). Aztec có nghĩa là
Người Cò: “The name Aztec
means ‘the heron people’ (Irene
Nichelson, Mexican and Central American
Mythology, tr.136). Các nhà khảo
cổ học cũng đào tìm thấy nhiều
tượng cò bằng đá ở Mễ.
Người Aztec cũng có truyền thuyết vị
thần râu tóc bạc hẹn trở về cứu
giúp họ khi gặp nguy khốn giống như
truyền thuyết Lạc Long Quân của
chúng ta. Cũng vì truyền thuyết
nầy mà đế quốc Aztec đã mất
vào tay nhà viễn chinh Tây
Ban Nha Hernán Cortés chỉ
có dưới tay vài chục tên
thủ hạ. Các vua chúa Aztez
đã tưởng lầm Cortés là vị
thần da trắng râu tóc bạc của họ
trở về cứu giúp họ (Khai Quật Kho
Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Người Aztec cũng tự cho mình
là Người Mặt Trời ‘People of the Sun”
giống chúng ta là Người Việt Mặt
Trời thái dương rạng ngời Xích
Quỉ.
Ta thấy rất rõ Người Cò,
Người Mặt Trời Aztec nằm trong đại tộc Người
Mặt Trời thái dương. Trên trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I có
vành chim biểu cò bay, chim biểu
tượng của Hùng Vương Mặt Trời, như thế
Người Cò Aztec cũng nằm trong Đại Tộc
Bách Việt. Điều này cũng dễ hiểu
thôi vì Maya có DNA giống
hệt người Việt Nam mà văn hóa
Aztec ruột thịt với văn hóa Maya.
Cò có một khuôn mặt
biểu tượng cho hư vô thấy qua
hình ảnh cò đưa linh hồn người
chết về hư vô. Như đã nói
ở trên, có tộc thổ dân Mỹ
châu quan niệm là sau khi chết
hồn cưỡi cò bay về hư vô. Trung
Hoa tin là cưỡi hạc (cùng họ
nhà cò) qui tiên.
Cò biểu tượng cho hư vô, miền
vĩnh cửu hay tái sinh thấy rõ
qua con cò Bennu.
Thái cực
Cò mang dương tính, cò
biến âm với cồ (đực) với cu (bộ phận
sinh dục nam) sống ở bờ nước mang âm
tính. Như thế cò có
âm có dương, nhìn dưới
dạng nhất thể cò có một
khuôn mặt thái cực, trứng vũ trụ.
Vì thế mà cò đẻ ra trứng
thế gian, vũ trụ mang khuôn mặt sinh
tạo, tạo hóa như khuôn mặt của U
Cò Âu Cơ và của Cò
Thoth của Ai Cập cổ đẻ ra Trứng Thế Gian.
Tổ Hùng Vương có một
khuôn mặt tạo hóa sinh ra từ bọc
Trừng Thế Gian có hai ngành
nòng nọc, âm dương nên
cò Lang, chim biểu của Hùng
Vương cũng có khuôn sinh tạo,
nòng nọc, âm dương nhất thể.
Như đã nói ở trên,
cò Bennu sinh ra từ tro lửa của linh
mộc persea có một khuôn mặt
là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế,
Cây Đời Sống) có quả được
coi là trái tim thiêng
liêng của thần mặt trời Horus tương đương
với Hùng Vương (xem Sự Tương Đồng Giữa Cổ
Sử Việt với Ai Cập Cổ). Thần mặt trời tạo
hóa Ra nòng nọc, âm dương
nhất thể (thái cực, trứng vũ trụ)
liên hệ với Cây Vũ Trụ (Cây
Tam Thế, Cây Đời Sống) như thế cò
Bennu cũng có một khuôn mặt sinh
tạo nhất thể. Cò Bennu có một
khuôn mặt biểu tượng sinh tạo, tạo
hóa của Horus (Tổ Hùng).
Lưỡng nghi
Khi khuôn mặt nòng nọc,
âm dương nhất thể tách rời ra,
cò biểu tượng cho cực dương và
âm tức lưỡng nghi.
Theo duy dương, như đã
nói ở trên cò Bennu
là hóa thân của mặt trời
tức cực dương.
Theo duy dương Hùng Vương là
Vua Mặt Trời (Hùng là đực,
là dương, là mặt trời).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Ai Cập cổ, ta thấy rất rõ Tổ
Hùng (Hùng Lang) có một
khuôn mặt của thần mặt trời hóa
công Re (Ra) và Hùng Vương
có một khuôn mặt của thần mặt
trời rạng đông Horus (Lang là
trai trẻ ứng với mặt trời rạng sáng
trong khi mặt trời lặn ứng với cụ già
Lạc Long Quân). Horus và Ra
liên hệ với cò Bennu thì
dĩ nhiên Tổ Hùng và
Hùng Vương có chim biểu
là con cò là chuyện hiển
nhiên.
Tứ Tượng
Cò có khuôn mặt lưỡng
nghi thì cũng có khuôn mặt
tứ tượng. Trong triết thuyết cổ dùng
bốn loại cò khác nhau để diễn tả
tứ tượng như cò lửa, cò nước
(cò Lạc), cò đá,
cò lả (cò gió). Ở
trên ta đã thấy rõ qua bốn
khuôn mặt ứng với tứ tượng của bốn loại
cò trên trống đồng nòng
nọc, âm dương của đại tộc Đông
Sơn.
Tam Thế
Như đã thấy cò Bennu
liên hệ với cây persea có
một khuôn mặt là Cây Đời
Sống (Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế).
Tái sinh, hằng cửu, sinh sản
Như đã nói ở trên qua
cò Bennu của Ai Cập cổ.
Về sinh đẻ, Tây phương có
truyền thuyết con cò biểu tượng cho
sinh đẻ qua hình bóng con
cò tha trẻ sơ sinh trong một cái
tã.
Đối Chiếu Với Truyền Thuyết và
Cổ Sử Việt
Hùng Vương có dòng
máu cò Gió.
Truyền thuyết nói rằng Mẹ Tổ Âu Cơ
đẻ ra một bọc trứng chim nở ra Trăm Lang
Hùng. Như thế cò biểu của
các Lang Hùng mang di thể (gene)
bọc, bầu, trứng (vũ trụ). Điều này thấy
rất rõ qua hình bóng con
cò Thoth của Ai Cập cổ đẻ ra Trứng Vũ Trụ
(hay Trứng Thế gian). Cò bỉểu của Lang
Hùng mang di thể bầu, bọc Trứng Vũ Trụ
(hay Trứng Thế gian) nên có một
khuôn mặt Khôn, bầu vũ trụ, bầu trời
dương khí, gió.
Có tác giả cho rằng tên
Âu Cơ là biến âm của U
Cò. Phụ nữ Việt con cháu của Mẹ Tổ
Âu Cơ nên là những
nàng “cò lặn lội bờ ao, phất
phơ hai giải yếm đào gió bay”.
Vậy Cò Gió là chim biểu
của Lang Hùng. Lang cũng có nghĩa
là trắng, là trong là mầu
của khí gió. Cò Lang
là Bạch Hạc. Vì có bản thể
Gió, bầu trời nên vùng đất
tổ của Hùng Vương mới có tên
là châu Phong. Cò Gió
là chim biểu của Hùng Vương ở đất
châu Phong.
Địa danh Bạch Hạc, thuộc đất tổ châu
Phong cho thấy rõ Cò Lang,
Cò Trắng, Bạch Hạc là chim biểu
của Hùng Vương. Hai địa danh Hạc
Trì tức Ao-Cò (hạc đi với ao
là con cò chứ không phải
là con hạc crane sống
trên cạn, đất khô), Việt Trì
là Ao Việt ở vùng đất tổ
châu Phong cũng liên hệ với
Hùng Vương vì Hùng Vương
thế gian có khuôn mặt Đoài
thế gian là ao đầm. Cò là
loài chim lội nước sống ở ao đầm
nên cò Gió Đoài cũng
có một khuôn mặt là chim
biểu của bầu trời vùng Đoài thế
gian ao đầm của Hùng Vương thế gian hay
lịch sử.
Vì thế mà ta thấy gần như trống
đồng nào cũng có hình cò
bay. Trống đồng là trống biểu
của Hùng Vương, của các tộc thuộc
liên bang Văn Lang. Vì liên
bang Văn Lang có cả trăm tộc Bách
Việt (hiểu theo nghĩa rất nhiều) nên
có cả trăm loại trống và do
đó có cả trăm loài
cò trên trống đồng âm dương.
Mỗi trống có một loài cò
khác nhau, trên những trống
khác nhau, không có
cò nào giống cò nào.
18 cò bay trên trống Ngọc Lũ I
là 18 Cò Lang, Cò
Gió, Bạch Hạc của Đại Tộc Việt
Hùng Vương.
Những con chim bay này tuyệt nhiên
không phải là chim Lạc ngỗng trời,
không phải là cò nước,
cò nác, cò Lạc, chim biểu
của Lạc Long Quân. Cò trên
trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là
cò Lang, cò Trắng, cò
Chàng, cò Hùng, cò
Gió, Bạch Hạc.
Ca dao Việt thường nhắc tới con cò bay
lả bay la:
Con cò
bay lả bay la,
Bay từ cửa tổ
bay ra cánh đồng.
Đây chính là hình
ảnh con cò lả, cò liệng, cò
Gió, chim biểu của Hùng Vương. Ca
dao cũng nói tới con cò trắng
toát như bông và có
bờm:
Con cò
trắng toát như bông,
Gió bay
lất phất chùm lông trên
đầu.
“Con cò trắng toát như
bông”chính
làcon cò trắng,
cò Lang và “Gió
bay lất phấtchùm lông
trên đầu” chính là
hình ảnh chiếc bờm gió hình
túi, hình phướn, hình con
diều gió trên đầu 18 con cò
bay trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ
I.
Chúng ta có một điệu hát
Cò Lả, đây chính là
điệu hát của Đại tộc Cò Gió
Hùng Vương (Khai Quật Kho Tàng Cổ
Sử Hừng Việt).
Con cò là chim biểu của Tổ
Hùng vì thế khi cò chết,
đám ma cò được tổ chức linh
đình như quốc táng. Đủ mọi
ngành, mọi tộc của liên bang Văn
Lang tham dự như thấy qua các bài
đồng dao về đám ma cò (có
nhiều dị bản, chỉ xin đưa ra một bài):
Con cò
chết rũ trên cây,
Bổ cu mở lịch
xem ngày làm ma,
Cà cuống
uống rượu la đà,
Bao nhiêu
ếch nhái nhẩy ra chia phần.
Chào
mào thì đánh trống
quân,
Chim
chích cởi trần, vác mõ đi
rao…
Bổ cu, bổ cắt là chim
Rìu, chim Việt có một khuôn
mặt biểu tượng cho Đại Tộc Lửa Trời ứng với Đế
Minh đội lốt Viêm Đế ở cõi tạo
hóa. Cà cuống là
con Nọc Nước (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân
Việt) biểu tượng cho Đại Tộc Nước Dương ứng với
Lạc Long Quân. Ếch nhái
ruột thịt với Hán Việt oa, một
khuôn mặt của Mẹ Tổ Âu Cơ, biểu
tượng cho Đại Tộc Lửa âm Thái dương
Thần Nữ Âu Cơ. Chào mào
biểu tượng cho Đại Tộc Gió Dương (mào
biểu tượng cho gió, chim biểu
tượng cho dương) ứng với Hùng Vương. Chim
chích có chích
là kim nhọn, cọc nhọn biểu tượng cho Trụ
Chống Trời, Núi Trụ Thế Gian ứng với
Núi Kì, với Đại Tộc Đất Dương
Kì Dương Vương. Xin lưu tâm hai từ
cởitrần với trần
cũng có một nghĩa là bụi đất
(biểu tượng cho đất khô, đất dương)
là một mấu chốt, một chiếc chìa
khóa cho thấy Chim chích cởi
trần biểu tượng cho Đại Tộc Đất Dương
Trần (xem thêm Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa
Dân Việt).
……
Tóm tắt
Tóm tắt lại, những con chim bay ở
vành số 10 trên trống Ngọc Lũ I
là những con cò Gió. Trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I có một
khuôn mặt là trống Đoài/Tốn
có mặt trời 14 nọc tia sáng
nên cò trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I là Cò
Đoài (có hai khuôn mặt:
Đoài vũ trụ khí gió
và Đoài thế gian ao đầm). Đối
chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
Cò Gió, Cò Đoài,
Cò Lang, Cò Lả, Cò Trắng,
Bạch Hạc, là chim tổ của Hùng
Vương, là chim biểu cõi trời của
liên bang Văn Lang.
Tổng quát những con cò liệng bay
này mang đủ ý nghĩa vũ trụ luận
và là chim biểu của 18 chi tộc ứng
với càn khôn và tứ tượng
dương và âm của hai ngành
nòng nọc, âm dương thái
dương.
Mười tám con cò bay chia ra hai
bán viên 9 chín con:
bán viên dương nhóm 7 người
nhẩy múa có khuôn mặt
Khôn dương mang tính chủ Lửa
Đoài và bán viên
âm nhóm 6 người nhẩy múa
khuôn mặt Khôn âm mang
tính chủ Nước dương Chấn.
Cò có hai khuôn mặt tạo
hóa sinh tạo và thế gian (biểu
tượng cho các ngành, đại tộc, tộc
người thế gian).
Cò thiếu âm Khí Gió
ở cuối vòng sinh tạo của Vũ Trụ Tạo Sinh
mà cũng là ở khởi đầu trở lại
vòng sinh tạo vũ trụ vì thế
cò có khuôn mặt tạo
hóa đội lốt chim tổ tạo hóa.
Đối chiếu với sử miệng qua bài đồng dao
Bồ Nông Bồ Cắt diễn tả các loại
chim biểu của Việt Nam theo Vũ Trụ giáo:
Bổ nông là
ông bồ cắt,
Bồ cắt là bác
chim di,
Chim di là dì
sáo sậu
Sáo sậu là cậu
sáo đen
Sáo đen là em
tu hú
Tu hú là
chú bồ nông.
……
Cò tương đương với chim tu hú
trong bài đồng dao này biểu tượng
cho khí gió thiếu âm ở cuối
chu kỳ sinh tạo lại là chim khởi đầu cho
vòng sinh tạo trở lại nên tu
hú mới là chú bồ
nông. Bài hát tiếp nối
vòng tròn như vòng sinh tạo
nối tiếp vô cùng tận (Ca Dao Tục
Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt cò là chim biểu tượng của Tổ
Hùng ở cuối vòng sinh tạo khởi đầu
từ Viêm Đế-Thần Nông (có một
khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa)
và Tổ Hùng cũng là khởi đầu
của vòng sinh tạo kế tiếp tức sinh ra,
ngang hàng hay đội lốt Viêm Đế-Thần
Nông nhất thể (như thấy qua bài ca
dao: Sinh con rồi mới sinh cha, Sinh
cháu giữ nhà rồi mới sinh
ông). Vì thế Hùng
Vương lịch sử di duệ của Tổ Hùng
có hai khuôn mặt một khuôn
mặt sinh tạo đội lốt Tổ Hùng và
một khuôn mặt thế gian lịch sử.
Như thế ta thấy rất rõ cò
trên trống đồng nòng nọc, âm
dương của đại tộc Đông Sơn cũng có
hai khuôn mặt như thế.
Ta cũng thấy rõ DNA của Tổ Hùng.
Viêm Đế là nọc, dương I mặt trời,
Thần Nông là nòng âm O
không gian,
Tổ Hùng là di duệ hay sinh ra
hoặc đội lốt Viêm Đế-Thần Nông
nên có hai khuôn mặt
nòng nọc, âm dương (vì thế
mới chia ra hai ngành lửa núi
và nước biển). Dưới dạng nhất thể, lưỡng
nghi mang khuôn mặt sinh tạo, tạo
hóa.
Dưới dạng lưỡng nghi, theo duy dương
Hùng Vương là vua mặt trời đội lốt
Đế Minh trong thái dương hệ và
Viêm Đế ở cõi tạo hóa vũ
trụ. Dưới dạng tứ tượng dương và âm
sinh tạo thế gian thấy qua khuôn mặt của
bốn tổ phụ Lửa Đế Minh, Đất Kì Dương
Vương, Nước Lạc Long Quân và
Khí gió Tổ Hùng và
của bốn tổ mẫu Vụ Nước bầu trời thế gian Vụ
Tiên, Gió bầu trời Thần Long, Lửa
bầu trời thế gian (thái dương thần nữ)
Âu Cơ và Đất âm thế gian Vợ
Tổ Hùng.
Chim biểu cò cũng vậy.
Hàng 18 chim đứng
Năm con chim
đứng (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Tiếc là chỉ có hình vẽ chi
tiết 5 con chim đứng nên không thể
giải đọc chi tiết được. Tất cả các
tác giả từ trước tới nay đều cho rằng
đây là những con chim nước. Điểm
này chỉ đúng một phần. Thật vậy để
ý ta thấy có những con chim đứng
dưới mỏ có hình cái mồi
nên gọi là chim nước “tha mồi”
(“insatiable birds”). Như đã nói ở
trên, theo tôi cái mồi
có một nghĩa là chữ nòng
nọc hình nọc nhọn V có một nghĩa
là Chấn, nước dương (IOO). Hình
ngữ chữ V “tha mồi” này xác định
những con chim nước đứng này là
chim nước ngành thái dương. Tuy
nhiên, trong nhóm 18 chim đứng
này còn có những
loài chim khác không phải
là chim nước, như có mỏ như mỏ
rìu, trên người có chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình vòng tròn có
chấm hay chấm vòng tròn có
nhiều nghĩa như lửa vũ trụ thái dương,
thiếu dương lửa đất, thiếu âm gió
(con chim đứng thứ ba trên hình)…
Vành 18 chim đứng biểu tượng cho
cõi trời (vì là chim) thế
gian (vì đứng trên mặt đất)
có một khuôn mặt mang tính
lửa (lửa vũ trụ Càn và lửa đất Li)
của đại tộc người thế gian với khuôn mặt
lửa đất Li mang tính chủ.
Kết Luận
Tóm lại vành số 10 có 18
cò gió đang bay liệng biểu tượng
cho bầu trời sinh tạo, tạo hóa thế gian
và 18 chim đứng Li đất biểu tượng bầu
trời vùng đất thế gian.
18 con Cò bay là khuôn mặt
thiếu âm, Khôn dương, dương I thiếu
âm IO (thiếu âm của nhánh
dương, thái dương), tức quẻ Đoài
IIO trong khi 18 con chim đứng trên đất
mang khuôn mặt chủ là Li thiếu
dương, đất dương, dương I thiếu dương OI tức quẻ
Li IOI (thiếu dương của nhánh dương,
thái dương). Hai loài chim bay
và chim đứng cùng ở trên một
vành số 10 như thế chúng có
một khuôn mặt lưỡng hợp. Ở đây ta
lại thấy có dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ
thiếu âm với thiếu dương. Ta thấy
rõ vành chim bay và chim
đứng là những chim biểu của cõi
thế gian trong khi chim nông có
khuôn mặt chính là chim biểu
của cõi tạo hóa.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, vành cò bay và chim
đứng biểu tượng cho Hùng Vương thế gian
lịch sử trong khi chim nông có một
khuôn mặt biểu tượng cho Thần Nông
cõi tạo hóa.
Nhìn cả hai vành chim thú
ta thấy:
-Đế Minh ứng với Chim đứng (với lửa
bầu trời thái dương thế gian mang
tính chủ).
-Kì Dương Vương ứng với Hươu
(với Lửa đất thái dương mang
tính chủ).
-Lạc Long Quân ứng với chim
nông (với khuôn mặt nước
thái dương mang tính chủ).
-Tổ Hùng Vương ứng với 18
cò bay (với khuôn mặt gió
thái dương mang tính chủ).
Ta cũng thấy trên mặt trống
có ba loài chim:
.chim nông nước đang bay ứng với
khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa
phía nòng âm Thần
Nông.
.chim đứng ứng với khuôn mặt
sinh tạo, tạo hóa của bầu trời thế gian
phía nọc dương Viêm Đế.
.Cò bay ứng với khuôn mặt
sinh tạo, tạo hóa của Tổ Hùng
và khuôn mặt lịch sử của
Hùng Vương thế gian. Cò
là di duệ của ngành nọc dương
Viêm Đế chim đứng và của
ngành nòng âm Thần
Nông chim nông tức là dạng
kết hợp nòng nọc, âm dương của
hai ngành Viêm Đế-Thần
Nông. Vì thế cò có
bản thể âm dương (về động vật học
thì mỏ mang dương tính và
sống bên bờ nước mang âm
tính) có di thể (gene)
nòng nọc, âm dương (nên mới
chia ra làm hai ngành núi
biển). Cò và Tổ Hùng mang
trọn vẹn ý nghĩa biểu tượng của Vũ Trụ
Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo và của
Dịch dựa trên nguyên lý
nòng nọc, âm dương.
Như thế hai vành chim
thú là những vật biểu, vật tổ
của Đại Tộc Người Mặt Trời trong họ Người Vũ
Trụ trên mặt trống được
diễn tả thật trọn vẹn theo ý nghĩa của Vũ
Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Việt Dịch.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt đây là những vật biểu, vật tổ
của Đại Tộc Việt Người Mặt Trời thái
dương rạng ngời con cháu của Tổ
Hùng Vương có thủ đô
là Bạch Hạc ở châu Phong…
Vành 11 đến 16: sáu
vành chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que ở biên
trống.
.Vành giới hạn số 11
và 16 là những vành
có chấm nhỏ nọc cho biết trống là
trống nọc lửa, thái dương.
.Ba vành chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que gồm hai vành
12 và 15 ở ngoài có
hình nọc mũi tên (mũi mác,
răng cưa, răng sói) có một nghĩa
là nọc lửa, thái dương.
Vì trống Ngọc Lũ I diễn tả trọn vẹn
âm dương đề huề của ngành nọc
thái dương (còn có hiện
diện của nai cái) nên các
vành này phải nhìn trọn vẹn
dưới lăng kính nòng nọc, âm
dương của Vũ Trụ Tạo Sinh của Dịch.
Tổng quát hai vành răng cưa
là hai vành sáng,
vành lửa, vành thái dương.
Nhìn theo nòng nọc, âm dương
thì ta có thể đọc theo hai dạng
nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa,
răng sói) chìm và nổi. Theo
duy dương tức đọc theo diện nổi hai vành
này có nghĩa mà ta thường
hiểu trên trống (có một nghĩa
là là đực, là dương)
là nọc dương thái dương
ngành nọc dương ứng với Viêm Đế.
Nhìn theo nòng nọc, âm dương
đề huề ở trống này, nhìn theo duy
âm ta có thể đọc thêm theo
diện chìm, thì hai vành
chìm có nghĩa là nọc dương
thái dương ngành nòng
âm ứng với Thần Nông thái
dương. Trong mỗi hình nọc mũi tên
(mũi mác, răng cưa, răng sói)
có đánh dấu hai chầm nọc nhấn mạnh
thêm khuôn mặt lửa, thái
dương.
Hai vành này kẹp giữa hai
vành sóng vòng tròn
có chấm hay chấm vòng tròn
có tiếp tuyến đối ngược nhau, như
đã nói ở trên là
vành Li/ Đoài vận hành,
sinh động, hai khuôn mặt chủ của hai
nhánh nòng nọc, âm dương, ở
dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu dương Li với
thiếu âm Đoài.
Như đã biết nhìn
các vành chữ viết nòng
nọc vòng tròn-que ở biên
trống ta biết được đó là trống
biểu của dòng, tộc nào. Ở
đây trống Ngọc Lũ I là trống lưỡng
hợp đại và tiểu vũ trụ ngành nọc
thái dương.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt là trống diễn tả trọn vẹn Đại Tộc
Việt Người Mặt Trời Thái Dương
Xích Quỉ ngành nọc thái
dương của họ Người Tiểu Vũ Trụ.
Tóm tắt nhìn lại cả mặt
trống từ tâm trống ra ngoài
biên ta có:
.Thượng Thế là mặt trời 14 nọc tia
sáng thái dương. Không gian
có vỏ là vòng tròn
có nét vừa phải mang tính
nòng nọc, âm dương đề huề.
Các khoảng không gian giữa tia
sáng mặt trời có hình
thái tứ tượng và các
vành tứ hành sinh động mang nghĩa
sinh tạo.
.Trung Thế
Vùng đất dương có vành chủ
yếu diễn tả sinh hoạt nhân sinh. Người
là Người Mặt Trời thái dương
có trang phục đầu hình chim
có góc cạnh mang tính nọc
thái dương của họ người tiểu vũ trụ (qua
trang phục đầu hình quả bầu của người
cuối cùng nhóm 7 người nhẩy
múa ở bán viên dương). Đại
tộc thiếu dương Li ứng với người Xích Quỉ
Kì Dương Vương mang tính chủ.
Trống này diễn tả trọn vẹn triết thuyết
Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo, của đại
tộc Người Mặt Trời thái dương
ngành nọc thái dương nên
có thêm hai vành chim
thú là vật biểu, vật tổ cũng được
diễn tả trọn vẹn theo Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ
giáo của Việt Dịch.
Cò bay là Cò Gió
mang hai khuôn mặt tạo hóa ứng với
Tổ Hùng đội lốt Viêm Đế-Thần
Nông nhất thể và lịch sử thế gian.
18 con chim đứng có một khuôn mặt
biểu tượng cho 18 ngành, đại tộc, tộc
Người Mặt Trời (ứng với Người Mặt Trời
Bách Việt). 18 tộc này là
con cháu của Tổ Hùng chia ra
là hai bán viên nòng
nọc, âm dương. Mỗi bán viên
có 9 chim đứng với 9 cò bay tương
ứng có thể xem là biểu tượng của 9
vị thần hay của 9 ngành, tộc. Trong 9 con
có một con đại diện ngành
và 8 con đại cho đại tộc ứng với tứ tượng
dương và âm của mỗi ngành.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Ai
Cập, 9 thành phần phía âm
tương ứng với Cửu Thần của phía
nòng âm Re-Atum ở Heliopolis.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt:
-Nếu nhìn dưới lăng kính trọn vẹn
Tam Thế thì con số 18 chia ra:
.9 khuôn mặt (Cửu Thần) ngành nọc
dương thái dương gồm Viêm Đế, 4
thần tổ cõi tạo hóa và 4
thần tổ thế gian là Đế Minh, Kì
Dương Vương, Lạc Long Quân và Tổ
Hùng.
.9 khuôn mặt ngành nọc âm
thái dương gồm Thần Nông
thái dương và 8 vị thần tương ứng.
-Nếu nhìn dưới diện thế gian lịch sử
thì con số 18 này có
chín khuôn mặt gồm một đại biểu
nhánh nọc dương thái dương
và 8 đại tộc ứng với tứ tượng dương
và âm phía nọc lửa Kì
Dương Vương và 9 khuôn mặt mặt gồm
một đại biểu nhánh nọc âm
thái dương và 8 đại tộc ứng với tứ
tượng dương và âm phía nọc
nước An Dương Vương.
Ở diện lịch sử hai nhóm 9 khuôn
mặt thế gian này có thể tương ứng
với Cửu Lê Cửu Lạc.
Những vành chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que ở biên trống
cũng cho biết trống ở dạng lưỡng hợp đại
và tiểu vũ trụ của ngành nọc
thái dương và thiếu dương Li mang
tính chủ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, mặt trống diễn tả nhánh Người Mặt
Trời thái dương Bách Việt
ngành nọc thái dương Viêm
Đế-Thần Nông (Thần Nông ở đây
mang khuôn mặt là mặt trời
thái dương ngành nòng
âm chứ không phải là
không gian) thuộc chủng Người Tiểu Vũ Trụ
sinh ra từ một quả bầu vũ trụ đúng như
truyền thuyết Mường Việt đã lưu truyền.
(phần 15)
2. VÙNG NƯỚC THẾ GIAN
Vùng nước là
phần phình tang trống (trông như
một vật đựng nước).
Vùng
Nước thế gian ở tang trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I (Nguồn: The Bronze Dongson Drums
compiled by Hà Thúc Cần, 1989).
.Phần trên tang trống có 6
vành hoa văn hình học gồm hai
vành giới hạn chấm nọc lửa sinh tạo còn
lại bốn vành hoa văn có hai
vành nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói)
thái dương trong
có bỏ hai dấu nọc chấm cũng cho biết
là lửa, thái dương. Hai
vành này kẹp giữa hai
vành vòng tròn đồng
tâm có chấm Lửa Nước Chấn có
tiếp tuyến. Ở đây ở vùng nước
tang trống ngoài nghĩa chuyển vận, sinh
động, tiếp tuyến cũng có thể có
một nghĩa là sóng nước chuyển
động, nước dương.
Như thế so sánh với các
vành ngoài biên trống, ta
thấy các vành ở phía
trên tang trống này chỉ khác
ở hai vành nằm giữa là hai
vành có hai vòng
tròn đồng tâm có chấm nọc
dương có tiếp tuyến có nghĩa
là nước dương, lửa nước, Chấn sinh động trong khi ở biên
trống là hai vành một vòng
tròn có chấm/chấm vòng
tròn có tiếp tuyến có nghĩa
là thiếu dương Li, thiếu âm
Đoài vũ trụ sinh động. Điểm này
cũng dễ hiểu vì tang trống là
vùng nước và chúng cũng cho
biết các tộc ở vùng nước thế gian này có
khuôn mặt nòng Khôn
thái âm nước của ngành
thái dương Chấn mang tính chủ.
Lưu ý
Ở biên trống Ngọc Lũ I hai
vành nọc mũi tên thái
dương kẹp ở giữa hai vành
vòng tròn có chấm (hay
chấm vòng tròn) thiếu dương
Li/thiếu âm Đoài trong khi ở
các trống khác chỉ kẹp ở giữa
có một vành cho
thấy trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là trống mang tính lưỡng hợp
nòng nọc, âm dương dưới dạng tiểu
vũ trụ hay liên hiệp hai tộc của hai
nhánh nòng nọc, âm dương
của ngành nọc dương thái dương.
Ở những trống chỉ có một vành
thì chỉ diễn tả một ngành,
nhánh, đại tộc, tộc mà
thôi. Đôi khi cụng thấy chỉ
có một vành nhưng vành
đó lại có hai hình
thái. Ví dụ như ở trống
Sông Đà chỉ có một
vành kẹp ở giữa diễn tả một
nhánh nhưng vành này
có hai hình thái
là sóng hình thoi nhọn
đầu Khí gió Đoài vũ trụ
(Khôn dương) thái dương và
sóng uốn khúc hình
vuông Nước dương Chấn (Khôn
âm) thái dương cũng cho biết ở
dạng lưỡng hợp nhưng chỉ ở riêng trong
nhánh nòng âm Khôn
thôi.
.Phần dưới chân tang trống có 5
vành gồm hai vành ngoài
cùng là hai vành trống
không nòng Khôn âm kế
đến hai vành chấm nọc dương, thái
dương, Càn, sinh tạo kẹp giữa một
vành vòng tròn có
chấm có tiếp tuyến Li/Đoài. Theo
duy âm tức đi với vành trống
không Khôn âm thì
vành này mang tính
Đoài vũ trụ và theo duy dương tức
vành này đi với vành chấm
nọc dương sinh tạo Càn thì
vành này mang nghĩa Li. Ta thấy 5
vành này diễn tả Đoài Li
sinh tạo với Đoài mang tính chủ
vì ở vùng nước âm và
vì vành trống không
Khôn âm nằm phía ngoài
cùng (gần mặt trời hơn).
Hai nhóm vành trên Chấn
và dưới Đoài mang tính chủ
ở vùng tang trống này cho thấy
cảnh thuyền nằm giữa ở tang trống mang
tính chủ Chấn-Đoài tức
ngành Khôn. Điểm này ăn khớp
trăm phần trăm vì đây là
vùng nước tang trống và cũng ăn
khớp với phần đất dương ở mặt trống có
Càn Li mang tính chủ theo dạng
lưỡng hợp đại và tiểu vũ trụ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt những vành này cho biết
các thuyền và chim thuộc
ngành nòng Khôn Thần
Nông thái dương.
.Thuyền
Hai phần trang trí với các
vành chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que này giới hạn phần
chính vùng nước ở giữa của tang
trống có chủ thể là 6 hình
thuyền.
Lưu ý
Với nghĩa sinh tạo của
hai nhóm những vành chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
của tang trống cho thấy các thuyền
này là những thuyền
thuộc cõi trên mang ý
nghĩa biểu tượng trong quá
trình sinh tạo, tạo hóa,
tái sinh… đây
không phải là thuyền thế gian
dùng trong lễ hội nước, dùng
làm thuyền chiến, chuyên chở
người…
Số 6 là số lão âm, âm
thái dương, vậy 6 con thuyền này
và những người trên thuyền, theo
nòng nọc, âm dương đề huề
thì thuộc nhánh Nòng
âm thái dương (vì thuyền
thuộc tộc nước, âm) nhưng theo duy dương
thì thuộc nhánh nọc âm
thái dương. Số 6 Tốn, theo duy âm
(vì ở vùng âm, nước)
hôn phối với Đoài và Chấn.
Chi tiết về các con thuyền này
đã nói ở chương Ý Nghĩa
Hình Người Trên Trống Đồng Âm
Dương Đông Nam Á (tập 2). Ở
đây chỉ xin tóm lược lại.
Hình vẽ 6 con thuyền trên
trống trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
trong quyển Những Trống Đồng Đông Sơn
Đã Phát Hiện Ở Việt Nam của
Nguyễn Văn Huyên.
Tổng quát
Như đã thấy ở trên, mặt trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I diễn tả trọn vẹn triết
thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh nên thuyền
không phải là thuyền thông
thường dùng làm phương tiện vận
chuyển trên mặt nước thường thấy
trên các trống muộn ở miền Nam
Trung Hoa (ví dụ hình thuyền
trên trống Nam Trung Hoa Shih Chai Shan
Tây Hải Sơn) mà chúng mang
ý nghĩa biểu tượng tín ngưỡng ma
thuật (magico- religious meaning) là
những thuyền thiêng liêng (sacred
boats).
Có nhiều loại thuyền biểu tượng:
– Thuyền tang
Thuyền tang (funerary boats and/or Boats of the
Dead) dùng như một phương tiện
chuyên chở người chết tương dương với xe
tang ngày nay. Ví dụ thuyền tang
của người Ai Cập Cổ.
Thuyền tang Ai
Cập cổ chở một xác người đem đi
chôn vẽ trong nhà mồ ở Barsha
(Peter Miller, Nat. Geographic April 1988).
– Thuyền vong hay thuyền linh hồn (soul boats
and/or Boats of the Spirits)
Thuyền vong chở vong linh người chết về miền
vĩnh cửu hay chở hồn những giáo
nhân (religious care takers) ví dụ
Phật A Di Đà (Amida) lái con
thuyền Bát Nhã chở các vong
linh vượt bể khổ về nát bàn,
thuyền “funata” của Nhật Bản chở vong linh người
chết trong lễ vong nhân “O bon”,
các bà đồng ViệtNamngày nay
vẫn còn dùng tay chèo trong
lúc lên đồng. Việt Mường,
Indonesia, Ai Cập v. v… đều có thuyền
vong (Nguyễn Xuân Quang, Khai Quật Kho
Tàng Cổ Sử Hừng Việt, tr. 117).
Thuyền vong của Việt Mường (Barque des
âmes or Esprits) (V. Goloubew, 1937).
Thuyền vong của người Ngaju,
Dayak, Borneo, Indonesia: Thuyền Rắn Nước hay
Thuyền Vàng (Watersnake or Gold-boat)
chở vong linh phái nữ. Plate XX,
illustration 23 (Hans Scharer).
Thuyền Bổ Cắt hay thuyền
châu báu (Hornbill or Jewel-boat)
dùng cho phái nam (Plate
XIX, illustration 22).
Dưới một góc cạnh, những thuyền tang
tí hon này dùng như những
vật tùy táng chôn theo người
chết (grave goods) giống như những trống minh
khí Đông Sơn tí hon.
Dùng làm phương tiện chuyên
chở linh hồn các vua chúa, những
thuyền tang mặt trời tí hon đã
được chôn trong các mộ cổ Ai Cập
hàng ngàn năm. Luôn
luôn, chúng mang những biểu tượng
của thần mặt trời mà các vị vua
là con trời. ví dụ như thuyền tang
mặt trời bằng ngọc trắng alabaster trang
trí đầu dê rừng ibex, biểu tượng
của thần mặt trời tìm thấy trong mộ
Tutankhamun.
Một chiếc thuyền trời
tí hon bằng ngọc trắng (alabaster
“solar bark”) tìm thấy trong mộ
Tutankhamun. Đầu và đuôi thuyền
trang trí đầu dê rừng ibex, biểu
tượng của thần mặt trời (Peter Miller,
National Geographic, April 1988, tr.541).
– Thuyền biểu tượng Vũ Trụ giáo.
Thuyền Vũ Trụ giáo mang biểu tượng sự
Sống, Chết, Tái Sinh và Hằng Cửu…
Thuyền trời Ai Cập Hennut. Thuyền chở linh hồn
của Ai Cập cổ bay về miền tái sinh.
Thuyền người chết đi qua bầu trời đầy sao đến
Amenti, vùng đất của Osiris, để được
phán xét và tái
sinh (Papyrus Mes-em-neter dated 4266
B.C.), (James Churchward,1965, tr.140).
– Thuyền quan tài
Thuyền dùng làm quan tài
trong thuyền táng cũng mang ý
nghĩa trong Vũ Trụ giáo như đưa người
chết về cõi trên của nhánh
nước để được sống hằng cữu hay được tái
sinh. Ví dụ như thuyền táng ở di
chỉ Việt Khê Hải Phòng, các
thuyền táng của Vikings, Bắc Âu.
– Thuyền trừ tà ma và bệnh tật.
– Thuyền lễ hay thuyền đua dùng trong
các hội nước (water festivals).
THUYỀN BIỂU TƯỢNG TRONG VŨ TRỤ
GIÁO
Thuyền liên hệ với nước nên thuyền
biểu tượng Vũ Trụ giáo của ngành
âm, nước.
.Thuyền Vũ Trụ (Cosmic boat).
Thuyền vũ trụ biểu tượng hư không, vũ trụ
âm hay biển vũ trụ (cosmic ocean). Thuyền
mặt trời Ai Cập (Egyptian solar barque)
là một thứ thuyền vũ trụ chở mặt trời
vượt biển vũ trụ hàng ngày.
.Thuyền Thái Cực.
Thuyền biểu tượng Thái Cực hay Nhất Thể
(Great Ultimate or Totality or Unity) có
âm dương kết hợp với nhau. Ví dụ
thuyền tang Rắn Nước-Bổ Cắt (Watersnake-Hornbill
ship of the dead) của người Ngaju, Dayak.
.Thuyền Lưỡng Cực hay Lưỡng Nghi.
– Cực âm
Thuyền liên hệ tới nước biểu tượng cho
âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ. Anh ngữ
“ship” có giống cái, Việt ngữ
“ghe” (boat) có một nghĩa là bộ
phận sinh dục nữ (Tiếng Việt Huyền Diệu). Thuyền
Rắn Nước (Watersnake boat) của người Ngaju,
Dayak biểu tượng cho âm, nữ, nước,
âm thế v. v……
– Cực dương
Thuyền có hình chim hay trang
trí các phần có dương
tính của chim biểu tượng cực dương hay
dương. Thuyền Bổ Cắt của người Ngaju, Dayak biểu
tượng cho dương, nam, cõi dương, v. v…
.Thuyền Tứ Tượng.
Thuyền có thể biểu tượng cho tất cả Tứ
Tượng hay cho riêng từng tượng một.
–/ Thuyền Tượng Lửa vũ trụ hay thái
dương:
Loại thuyền này có hình
chim lửa hay các bộ phận dương
tính của chúng ví dụ chim
bổ cắt lửa, phượng hoàng, v. v…
–/ Thuyền Tượng Nước vũ trụ hay thái
âm:
Theo duy âm, loại thuyền này
có hình rắn nước không
có trang trí gì cả hay
hình cá v. v… Vào thời muộn
sau này, thuyền có hình
thú vật sống dưới nước hay trang
trí các thú vật sống dưới
nước có mang tính thần thoại
hóa ít nhiều như thuồng luồng của
ViệtNam, Naga của Hindu, rồng nước của Trung
Hoa.
–/ Thuyền Tượng Đá vũ trụ hay thiếu
dương:
Đất đá liên hệ với thuyền
là đất âm, đất thấp, đất có
nước, đầm lầy, v. v… Thuyền loại này
có hình cá sấu hay
trâu nước hay trang trí các
loại thú này. Ví dụ
các thuyền ở Nam Dương trang trí
sừng trâu.
–/ Thuyền Tượng Khí vũ trụ hay thiếu
âm:
Thuyền loại này có hình
loài chim gió như bồ nông
gió hay có trang trí
cánh chim, bườm chim, chim bay, v.v…
.Thuyền biểu tượng sự Sống, Chết và
Tái Sinh, Hằng Cửu.
Như đã nói ở trên.
Nói
thật tóm tắt thì thuyền liên
hệ với nước. Nước là Mẹ của sự Sống.
Vì thế thuyền biểu tượng mang trọn vẹn
ý nghĩa Vũ Trụ luận bao gồm cả sự Sống,
Chết và Tái Sinh, Hằng Cửu… Điểm
này giải thích tại sao người cổ
Việt được chôn trong các quan
tài hình thuyền. Ví dụ như
chiếc quan tài hình thuyền với một
cái tay chèo tìm thấy ở di
chỉ khai quật Việt Khê, Hải Phòng.
Người Mường và vài sắc dân ở
Tây Nguyên ngày nay
còn chôn người trong các
quan tài làm bằng thân
cây khoét rỗng. Nhìn dưới
một khía cạnh của nhánh nước
âm, đây là những quan
tài thuyền độc mộc.
Ngoài ra còn có những
ngôi mộ hay nghĩa trang hình thuyền
như nghĩa trang hình thuyền của người
Todo (Flores,Indonesia).
Thuyền
tái sinh thấy rất rõ trong truyền
thuyết Ai Cập.
Hình
thuyền trên một sợi dây chuyền cổ
của vua Tutankhanum, con bọ hung,
tiêu biểu cho thần mặt trời bình
minh biểu tượng cho tái sinh.
Đĩa tròn đỏ (ở giữa) biểu tượng mặt
trời mọc, trong khi hai đĩa tròn
vàng trên hai vành trăng
bán nguyệt trên đầu hai con vượn
biểu tượng mặt trăng (Peter Miller,
National Geographic, April 1988, tr.540-541).
Hai
cây gậy âm dương “was” ở hai
bên xác nhận chiếc thuyền
này mang ý nghĩa âm dương,
nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo
Sinh. Đầu gậy có hình con
thú viết dưới dạng nọc nghiêng biểu
tượng cho dương, chân gậy có
hình túi vòm omega,
âm (trông giống như âm đạo hay
dạ con). Thổ dân Úc châu biểu
tượng đàn bà bằng hình
vòm này. Thần Bầu Trời Nut của Ai
Cập cổ thường diễn đạt bằng hình người
đàn bà uốn cong hình
vòm trời như phần chân của
cây quyền trượng was này (xem
chương Ý Nghĩa Dấu, Hình, Biểu
Tượng Trên Trống Đồng Âm Dương
Đông Nam Á).
Tóm lại thuyền này biểu tượng
mang trọn vẹn Vũ Trụ thuyết.
THUYỀN BIỂU TƯỢNG TRÊN TRỐNG ĐỒNG
ÂM DƯƠNG ĐÔNG NAM Á.
Các thuyền biểu tượng chính thống
trên trống đồng nòng nọc, âm
dương của đại tộc Đông Sơn cũng phải mang
trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ
Trụ giáo. Thuyền thấy xuất hiện
trên khoảng 25 trống. Trong danh
sách này không kể các
thuyền loại Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I)
thuộc vùng Nam Trung Hoa và
VânNam. Số thuyền tương đối lớn này
cho thấy chủ nhân của trống đồng âm
dương có hình thuyền là
những tộc Khôn dòng nước hay
các tộc liên hệ với họ.
Chính thống, trên trống đồng
âm dương các thuyền phải xuất hiện
trên vùng nước tức trên vai
trống (xem chương Cơ Thể Học Trống Đồng Âm
Dương Đông Nam Á). Trên
các trống muộn và mất chính
thống, thuyền xuất hiện ngoài vùng
nước, ví dụ trên trống Nam
Ngãi II có 15 chiếc thuyền nằm ở
vùng đất âm ở ngoài
biên mặt trống.
Thuyền thường có sáu chiếc mang
trọn nghĩa vũ trụ luận (hai chiếc biểu tượng
âm dương và bốn chiếc biểu tượng Tứ
Tượng), di chuyển theo chiều dương, chiều mặt
trời (ngược chiều kim đồng hồ). Trên
các trống muộn, có thể chỉ thấy
có bốn chiếc ứng với Tứ Phương, Tứ Tượng…
phần 16)
THUYỀN TRÊN TRỐNG
NGỌC LŨ I
Trên vai trống Ngọc Lũ I có 6 con thuyền biểu tượng.
Hiển nhiên, thuyền thuộc tộc nước,
âm. Số sáu là số lão
âm, âm thái dương, vậy
sáu con thuyền này và những
người trên thuyền theo
nòng nọc, âm dương đề huề thuộc
ngành Nòng âm thái
dương và theo
duy dương tức ở ngành nọc
thái dương vì ở trên trống
thì thuộc nhánh nọc âm
thái dương mang
tính chủ. Tổng quát về các
con thuyền này đã nói ở
chương Ý Nghĩa Hình Thuyền
Trên Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á. Ở đây chỉ xin tóm
lược lại.
Sau đây là hình vẽ 6 con
thuyền trong quyển Những Trống Đồng Đông
Sơn Đã Phát Hiện Ở Việt Nam của
Nguyễn Văn Huyên:
Sáu
con thuyền trên trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Thuyền mang trọn
ý nghĩa Vũ Trụ thuyết nhánh
nòng âm. Nhìn theo diện giới
hạn ở nhánh nòng thái
dương, thì những con thuyền này
diễn tả nhánh nòng thái
dương dưới nước có đầu thuyền là
đầu linh vật Rắn Nước thái dương biểu
tượng cho đại tộc Chấn nước thái dương
và đuôi thuyền hình chim
Nông mang dương tính biểu tượng
Đoài gió thái dương (xem
chi tiết ở dưới). Nhánh này
là nhánh Rắn Nước-Bổ Nông.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, ứng với Thần-Nông (ứng với con
Tôm trên bàn Việt Dịch Bầu
Cua Cá Cọc).
Nhìn tổng quát thân
sáu con thuyền này đều có
những nét chung là những
hình ngữ sọc đứng và sọc ngang
mang ý nghĩa nòng Khôn
gió nước Đoài Chấn. Thân
thuyền chỉ khác nhau các chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que,
các dấu (markers) hay các phụ đề
thay đổi theo tính âm dương của
các đại tộc, tộc…
Giống như con số 6 ở nhóm 6 người nhẩy
múa ở bán viên âm như
đã nói ở trên, con số 6
chiếc thuyền cũng mang theo nghĩa trong Vũ Trụ
Tạo Sinh ( 6 = 2, âm dương + 4, tứ tượng).
Theo Dịch số 6 là số thành, sinh
thành. Như thế ta biết ngay giống như 6
người múa trên mặt trống, trong 6
thuyền, có hai thuyền biểu hiệu cho
âm dương, Lưỡng Nghi, cho hai đại tộc
và 4 thuyền cho Tứ Tượng hay bốn tộc, chi
tộc tương ứng với Tứ Tượng. Nói một
cách khác có ba thuyền
thuộc phía âm, trong đó
có một thuyền đại diện cho đại tộc
nòng âm và hai thuyền cho
hai tộc âm là nòng
thái âm và nòng thiếu
âm và 3 thuyền dương trong
đó có một thuyền đại diện cho đại
tộc nòng dương và hai thuyền cho
hai tộc dương là nòng thái
dương và nòng thiếu dương.
Hình dạng và kích thước
các thuyền trên trống Ngọc Lũ I đều
giống nhau nhưng về chi tiết không một
thuyền nào giống một thuyền nào.
Hiển nhiên mỗi thuyền biểu hiệu cho một
ngành, nhánh hay một đại tộc, tộc,
chi tộc riêng biệt nào đó.
Chi tiết là yếu tố quyết định để nhận
dạng mỗi thuyền. Trái lại, trên
trống Nam Dương Beelaerts, một trống muộn,
hình dáng và kích
thước các thuyền khác nhau.
Trên trống này, hình dạng
và kích thước là
chìa khóa để nhận dạng các
thuyền. Cũng có 6 thuyền, ba thuyền
có hình gần giống hình
bán nguyệt, hai đầu thuyền có ba
vòng tròn đồng tâm tức
Khôn (OOO). Đây là ba thuyền
thuộc dòng âm. Ba thuyền còn
lại mũi nhọn dương, thuộc dòng dương. Bốn
thuyền lớn, mỗi thuyền có hai người
chèo trang phục lông chim biểu
tượng Tứ Tượng hay bốn chi tộc tương ứng với Tứ
Tượng. Hai thuyền nhỏ hơn, mỗi thuyền chỉ
có một người chèo, biểu tượng
âm dương, lưỡng nghi, hai ngành.
Điều này xác định vững chắc rằng 6
thuyền trên trống Ngọc Lũ I có
cùng ý nghĩa biểu tượng trong Vũ
Trụ giáo như 6 con thuyền trên
trống Beelaerts thấy rất rõ qua
hình dáng và kích
thước khác nhau.
(rất tiếc tôi đã để thất lạc
hình 6 con thuyền của trống Beelaerts
này ở một chỗ nào đó
tìm chưa ra, có thể vào
tìm reference trong The The Kettle
Drums of Southeast Asia của A.J. Bernet
Kempers).
Vậy điểm mấu chốt cốt yếu, sinh tử là
phải nhận diện ra hai chiếc thuyền đại biểu cho
nhánh nòng âm nước trong 6
chiếc thuyền này. Ở đây theo nguồn
Nguyễn Văn Huyên chính là
hai con thuyền số 5 và số 6.
Thật vậy ta thấy rất rõ hai thuyền hai
thuyền cuối cùng có những đặc
tính khác biệt với các
thuyền khác, cho thấy đây là
hai thuyền biểu tượng phía nước hay của
nhánh nòng thái dương như
sau:
– Hai thuyền cuối là hai thuyền biểu
tượng cho nhánh này gồm hai đại
tộc thấy rõ khi ta lấy đường nối
đúc trống làm mốc. Ở hai
hình dưới đây cho ta thấy rõ
như ban ngày thuyền cuối
cùng số 6 có hình chim
đứng trước mũi thuyền ở bên trái
đường nối và thuyền số 1
có chim đứng ở phía đuôi
thuyền ở bên phải đường nối theo nguồn
Nguyễn Văn Huyên.
Thuyền số 6
và thuyền số 1 ở hai bên đường
nối của trống.
Hình vẽ
lại thuyền số 6 và số 1 ở hai bên
đường nối (The Kettle Drums of Southeast Asia
của A.J. Bernet Kempers).
Lưu
Ý
Nếu ta
lấy đường nối khuôn đúc
làm chuẩn thì như
đã thấy thuyến số 6
theo nguồn Nguyễn Văn Huyên là
thuyền dẫn đầu của nhóm 6 con thuyền.
Như vậy nếu ta lấy theo tính
cách biểu tượng dẫn đầu dựa
vào đường nới đúc trống thì
thuyền này là thuyền số
1 rồi kế tiếp theo sau là
những thuyền số 2, 3, 4, 5 và 6 tức
là vị trí sẽ ngược với nguồn
Nguyễn Văn Huyên. Tính
theo cách sau này thì hai
thuyền 1 và 2 dẫn đầu nhóm lại
là hai thuyền hướng về tới đường nối
khuôn đúc bên trái
(tức thuyền 6 và 5 theo nguồn Nguyễn
Văn Huyên).
Dựa vào
cách lấy đường nối khuôn đúc
làm mốc chuẩn ta thấy hợp lý hơn
vì sao? Vì đây là
vùng Nước tang trong nên phải đọc
theo theo duy âm tức theo chiều kim đồng
hồ khởi đầu từ thuyền số 1 (tức số 6 của nguồn
Nguyễn Văn Huyên). Trong khi đó
nguồn Nguyễn Văn Huyên đọc theo duy dương
tức theo chiều ngược với kim đồng hồ.
Tôi sẽ đọc theo
thứ tự duy âm này.
Để dễ theo
dõi, tôi sắp xếp các
hình thuyền lại theo chuyển động
vòng tròn như trên vai
trống.
Sáu
thuyền trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I sắp xếp lại theo chuyển động
vòng tròn như trên vai
trống và theo duy âm đọc theo
chiều kim đồng hồ của tôi dựa vào
mốc đường nối đúc trống.
Trên hai
thuyền dẫn đầu 1 và 2 đọc theo chiều
âm của nhánh nước, mỗi thuyền
có hai linh hồn người
chết
.Ở thuyền số 1, một trong hai linh hồn
bị soi mòn mất chỉ còn một phần
nên trông giống như chiếc khăn.
Linh hồn người chết trông như trẻ con
trần truồng mà hiện nay các học
giả về trống đồng hiểu lầm là tù
nhân (xem dưới ở phần Người Trên
Thuyền) đang ngồi bệt dưới sàn.
Thuyền số 1 dẫn
đầu đọc theo chiều âm của nhánh
Nước.
Thuyền số 2,
một trong hai thuyền dẫn đầu đọc theo chiều
âm của nhánh Nước.
Có hai linh
hồn có nghĩa là có hai
cảnh phán xét linh hồn ứng với hai
phía nòng nọc của nhánh
nòng nước gồm có hai đại tộc
trong khi bốn con thuyền còn lại chỉ
có một linh hồn ngườichết tức một cảnh
phán xét linh hồn ứng với mỗi
tộc..
-Hai người gác
cổng thiên đàng đứng trên
đài cao ở hai thuyền này
khác hẳn với những người ở bốn thuyền
còn lại. Hai người này ở vị
trí cao nhất so với các người
còn lại trên thuyền nên
là đại diện, là biểu tượng cho cả
tộc người của con thuyền.
Người gác cổng trời ở thuyền số 1 ở
trần có mặc váy hay
quần tức chỉ có một âm, theo duy
âm là thiếu âm (chiếc
váy trong hình của A.J. Bernett
Kempers ở trên thấy rõ hơn
là ở trong hình của Nguyễn Văn
Huyên). Ở đây rõ ràng
theo duy âm vì ở dưới nước
là thiếu âm nguyên thể của
khí gió. Như thế, theo duy
âm thái dương người ở trần
là người tộc gió, cõi trời
Đoài vũ trụ.
Người chim ở trần trên trống Quảng
Xương thuộc ngành dương, theo
duy âm là dương I thiếu âm
Đoài IIO, khí gió vũ trụ.
Người này tròn trịa, tóc
ngắn mang dương tính và quay về
phía mũi thuyền tức chiều dương. Tay cầm
khiên và lao tức có hai yếu
tố âm dương, ở đây cây lao để
nghiêng ở tư thế bắn lên trời diễn
tả gió tức thiếu âm Đoài vũ
trụ. Như thế thiếu âm Đoài mang
tính trội vì thuyền này
là thuyền số 1 (theo cách đọc duy
âm của tôi). Đây là
người tiêu biểu của tộc nòng
Khôn dương thiếu âm Đoài vũ
trụ đại diện cho cả nhánh Khôn
Đoài-Chấn.
Người ở thuyền số 2 trần truồng,
mảnh mai, thon gọn mang nhiều âm
tính tức thái âm., nước,
Chấn.
Lưu Ý
Những tộc nước được biểu tượng bằng người
trần truồng vì khi bơi lặn không
mặc quần áo, sợ bị ướt như thấy
rõ ở tộc người nước trần truồng
phía 50 Lang nhánh Lạc Long
Quân trống Quảng Xương (xem trống
này).
Ngưới Rắn tộc
nước trần trưồng phía 50 Lang theo
Lạc Long Quân ở trống Quảng Xương.
Người này quay mặt về chiều âm
đuôi thuyền, tay chỉ cầm cái
khiên hai chữ DD ngược nhọn đầu lồng
vào nhau (DD là biến dạng của hai
chữ nòng âm OO) với hai đầu nọc
nhọn là hai dương tức thái
âm mang tính thái dương.
Người này không cầm cây lao
(lao mang dương tính) cho thấy rõ
thuộc về phía nòng thuần âm,
nước. Đây là người tiêu biểu
của phía nòng Khôn âm
Chấn nói chung của toàn họ hay
thái âm của riêng
ngành nòng âm Chấn
Đoài vũ trụ thái dương.
Một mấu chốt bằng
vàng nữa để xác định danh
tính, bộ mặt thật của hai con thuyền biểu
tượng cho nhánh, đại tộc nòng nước
này là hình chim đứng ở đầu
hay đuôi thuyền. Như đã thấy ở
trống Sông Đà hình chim đứng
ở mũi và đuôi thuyến diễn tả
tính nòng nọc, âm dương của
thuyền tức danh tính của thuyền. Ở
đây, như đã nói ở
trên, ta đã thấy ở đầu con thuyền
số 1 và đuôi thuyền số 6 có
hình chim.
Con chim ở thuyền số
1 đứng trong nước, trước mũi thuyền và ở
vùng nước tang trống là một
loài chim nước. Chim nước này mang
dương tính vì đứng ở mũi thuyền
chuyển động theo chiều ngược với kim đồng hồ,
theo chiều mặt trời (mũi thuyền dương còn
đuôi thuyền âm). Con chim có
bờm gió. Chim nước có bờm
gió là chim nông. Chim
nông này có mỏ phình
hình búa rìu là chim
bổ nông thiếu âm Đoài.
Trên người có hai chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình vòng tròn có
chấm có một nghĩa là hai mặt trời,
hai dương, thái dương. Vậy con bổ
nông này là chim bổ
nông ngành thái dương.
Như thế con chim bổ
nông Đoài vũ trụ thái dương
nói cho biết thuyền dẫn đầu của 6 con
thuyền có khuôn mặt chủ là
thuyền Đoài vũ trụ thái dương.
Điểm này ăn khớp trăm phần trăm vì
như đã thấy ở trên thuyền số 1
là thuyền Đoài vũ trụ.
Tóm lại
Nhìn theo hai
người gác cổng thiên đường
này ta thấy:
.Thuyền số 1 là thuyền có
khuôn mặt chủ là Đoài vũ trụ
đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
ứng với Nông của ngành thần
Nông. Theo lưỡng hợp nòng nọc,
âm dương khuôn mặt Đoài vũ
trụ này lưỡng hợp Li ở dạng lưỡng hợp
tiểu vũ trụ.
.Thuyền số 2 là thuyền có
khuôn mặt chủ là Chấn, đối chiếu
với truyền thuyết và cổ sử Việt là
Thần của nhành Thần Nông. Theo
lưỡng hợp nòng nọc, âm dương
khuôn mặt Chấn này lưỡng hợp
Càn ở dạng lưỡng hợp đại vũ trụ.
Sáu con
thuyền này thuộc nhánh
nòng âm thái dương
Đoài-Chấn có khuôn mặt chủ
là Khôn thái dương
Đoài vũ trụ.
Đối chiếu với
truyền thuyết và cổ sử Việt là
nhánh Thần Nông thái dương
có khuôn mặt Nông
thái dương mang tính chủ.
Ta suy ra căn cước của bốn con thuyền
còn lại biểu tượng cho bốn tộc ứng với Tứ
Tượng.
Ý Nghĩa Các Con Thuyền
Tôi chia thuyền ra làm hai phần:
phần thứ nhất gồm cấu trúc và
các tài vật (paraphernalia) của
con thuyền và phần thứ hai gồm người,
thú trên thuyền.
Một chiếc
thuyền trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên)
.
1. Cấu trúc và Tài Vật của
Thuyền.
Thân thuyền
Bán diện của thuyền hình cong như
hình bán nguyệt biểu tượng cho
nước dương. Hình cong biểu tượng cho
thân của loài bò sát
sống được dưới nước như rắn nước, cá sấu
(water reptiles). Trên thân thuyền
có những chữ nòng nọc hay những
hình nòng nọc giúp ta nhận
diện ra danh tính con thuyền. Thân
của sáu con thuyền căn bản đều có
những chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que, hình ngữ âm gồm
các sọc song song nằm ngang khí
gió không gian và các
sọc song song đứng nước không gian
và các biến thể của chúng
như hình răng lược, nhìn chung
chung là Khôn. Tóm lại
thân thuyền biểu hiện các con
thuyền của ngành âm, những con
thuyền vũ trụ, không gian. Đầu tất cả
sáu tay chèo đều có
hình đầu chim cho thấy các con
thuyền này có thể bay được trong
vũ trụ.
Mũi thuyền
Mũi thuyền biểu tượng đầu linh thú nước
(mythical water creatures). Mắt âm “hai
vòng tròn đồng tâm có
chấm” xác định con thú này
là con thú âm, thú
sống được dưới nước, theo duy dương là
Chấn. Mũi thuyền biểu hiện đầu linh thú
nước. So sánh với truyền thuyền và
cổ sử Việt, các thú này
có thể là loài “thuồng
luồng” (mythical water creatures). Loài
linh thú nước này biểu tượng
âm, nước. Miệng thú há rộng
biểu hiện bộ phận sinh dục nữ. Theo truyền
thuyết của người Ngaju, Dayak, Borneo, Rắn nước
Watersnake Tampon (trong ngôn ngữ
Hindu-Javanese gọi là naga) là
thần Nước Nguyên khởi hay Âm thế
(deity of the Primeval water or Nether world).
Dưới thời ảnh hưởng văn hóa Hindu, vị
thần này được gọi dưới tên
là Bawin Jata Balawang Bulau có
nghĩa là “ thần nữ Jata với cửa
vàng” (the feminine Jata with the golden
door”). Biểu ngữ “cửa vàng” chỉ âm
hộ phái nữ (the expression “golden door”
is a euphemism for the female pudenda) (Hans
Scharer, tr.15). Như thế , theo thuần âm,
đầu thuyền hình rắn nước, linh thú
nước biểu tượng nòng, âm, nước
nguyên khởi, nước vũ trụ, cực âm,
thái âm và bộ phận sinh dục
nữ, Cõi Âm. Ta cũng đã thấy
phần rễ của Cây Vũ Trụ Yggdrasill của
người Bắc Âu ứng với Cõi Dưới,
Cõi Âm được biểu tượng bằng
hình con rắn độc có lưỡi mầu đỏ
(xem chương Khái Lược Về Vũ Trụ
Giáo).
Một hình chim có mỏ hình
rìu lao vào trong miệng linh
thú rắn nước.
Hiển
nhiên, chim mỏ rìu là chim
dương, chim lửa, biểu tượng cho Lửa Nguyên
khởi, Lửa vũ trụ, dương, cực dương và bộ
phận sinh dục nam. Dưới một diện, có thể
đây là con chim rìu chim mỏ
cắt. Rõ như ban ngày, mũi thuyền
biểu hiện sự Lưỡng Hợp hay Nhất Thể (Duality or
Totality), kết hợp giữa âm dương vũ trụ,
thái âm, thái dương, Lửa
Nước, Thái Cực, v.v… ở cõi Đại Vũ
Trụ (thái âm thái dương
có thái là đại).
Chi tiết của đầu linh thú nước cũng diễn
tả theo Tứ Tượng. Mắt hai vòng
tròn đồng tâm biểu hiện tượng nước
dương Chấn; sừng hình nêm,
hình tháp biểu hiện đất đá
dương Li; những chấm nhỏ biểu hiện tượng lửa
nguyên khởi Càn và
các sọc song song nằm ngang hay đứng ở
hàm dưới, tượng gió vũ trụ
Đoài. Đầu thuyền linh thú nước
diễn tả trọn vẹn nghĩa Vũ Trụ giáo.
Đuôi thuyền
Đuôi thuyền có hình đầu
chim có con mắt âm “hai vòng
tròn có chấm” và cái
túi, cái nang nam hóa
có góc cạnh nhọn dưới mỏ-cổ cho
thấy đây là đầu chim bổ nông
nước.
Một đuôi
thuyền trên trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I hình chim bổ nông
có con mắt âm hai vòng
tròn đồng tâm có chấm nọc
con ngươi và có túi dưới
mỏ hình rìu nhọn.
Trụ phía sau
mũi thuyền diễn tả một hay hai đầu chim. Những
đầu chim này có con mắt dương
“vòng tròn đơn có chấm”
và chiếc mũ sừng nam hóa cho biết
đây là chim bồ cắt. Trụ có
hai đầu chim bồ cắt như thấy ở hình
trên (thuyền 1 và 4) mang ý
nghĩa hai dương, thái dương. Trên
trống Hoàng Hạ hai đầu chim bồ cắt
này được diễn tả bằng hai cây trụ
riêng rẽ. Cây trụ chim bồ cắt
này diễn tả Núi Trụ, núi
Kỳ, Trụ Chống Trời, Trục Thế Giới, Cõi
Đất thế gian. Đuôi thuyền diễn tả sự
hôn phối, giao hòa giữa thiếu
âm bổ nông với thiếu dương bồ cắt ở
cõi Tiểu Vũ Trụ (xem thêm chương
Thú Vật Trên Trống Đồng Âm
Dương Đông Nam Á).
Trang trí dưới đuôi thuyền mang
ý nghĩa biểu tượng kết hợp thiếu âm
và thiếu dương.
Như thế đầu thuyền hình linh thú
nước Rắn nước có sừng thái dương
tức Chấn nước thái dương có
hình chim rìu lửa vũ trụ
Càn trong miệng diễn tả sự giao hợp
âm dương chim lửa-rắn nước, càn
khôn duới dạng thái Cõi
Trên Đại Vũ Trụ tức thái dương chim
lửa Càn và thái âm
rắn nước Chấn. Đuôi thuyền hình đầu
chim nông gió có túi,
bìu (nang, nông) dưới cổ có
góc cạnh mang dương tính, nghĩa
là chim nông này là
chim dương, thái dương, bổ nông, bổ
nông thái dương. Phía sau
mũi thuyền có nọc hình đầu chim bồ
cắt. Hai đầu chim diễn tả sự giao hợp âm
dương dạng thiếu (thiếu âm chim bổ
nông với thiếu dương chim bồ cắt) tức
Cõi Trời thế gian, Tiểu Vũ Trụ (trời
vì là chim).
Tay lái:
Ngoại trừ thuyền số 5, năm thuyền kia đều
có tay lái dưới mũi thuyền.
Một thuyền
có tay lái dưới mũi thuyền.
Hình dạng
khác nhau của tay lái mang
ý nghĩa biểu tượng khác nhau.
Những tay lái này giúp nhận
diện các thuyền (xem dưới).
Tay chèo
Tay chèo mang ý nghĩa biểu tượng
(xem hình ở hình đuôi
thuyền). Không có một tay
chèo nào giống nhau về chi tiết.
Đầu sáu tay chèo đều có
hình chim cho thấy các thuyền
này có thể bay lên
Cõi Trên như chim bay. Các
tay chèo cũng giúp nhận diện
các thuyền (xem dưới).
Trống Cây Vũ Trụ hay Cây Đời.
Trên mỗi thuyền có một người
dùng tay trái gõ vào
một vật hình lục giác đặt
trên một cây trụ biểu tượng cho Trục
Thế Giới. Đây là chiếc trống
Cây Vũ Trụ hay Cây Đời.
Trống
Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây
Đời Sống) ờ một thuyền trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I.
Trống hình lục
giác (biến thể của nòng O) biểu
tượng không gian, sinh thành (theo
Dịch số 6 là số thành). Dưới diện
ma thuật, có thể mang hình ảnh của
con mắt thần hay cái gương thần
dùng trong quá trình
phán xét linh hồn (xem chương
Ý Nghĩa Dấu và Biểu Tượng
Trên Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á). Tay phải của người này nắm
đầu một người nhỏ bé, trần truồng ngồi
trên sàn thuyền. Đây
là linh hồn người chết (xem chi tiết ở
dưới ở phần Ý Nghĩa Hình Người
Trên Thuyền Trên Trống Ngọc Lũ I).
Người gõ trống và giữ đầu linh hồn
là người phán xét linh hồn.
Những người này gõ trống Cây
Đời để khơi động dậy vòng tử sinh
và lượng giá, thẩm định linh hồn.
Sau khi được phán xét xong, linh
hồn thiện, tốt được cho qua Cầu Thử Thách
để về miền hằng cửu ở Cõi Trên, để
sống đời đời hay tái sinh và
các hồn ác, xấu bị tống xuống
cõi âm hay âm ty (xem dưới).
Đầu chim cắm trên trống biểu tượng
cõi trên, xác nhận đây
là trống Cây Vũ Trụ hay Cây
Đời thật sự, trong khi các trống trong
các ngôi nhà nọc, mặt trời
cũng để trên các trụ nhưng
không có hình đầu chim chỉ
mang nghĩa biểu tượng của hình ngữ
(symbolic scripts). Trong mỗi trống hình
lục giác, có hình ngữ
nòng nọc và phía trên
trống bên cạnh hình đầu chim,
trên bốn thuyền còn có cắm
thêm các gậy hay khí giới
biểu tượng. Những hình vật này
giúp nhận diện các thuyền.
Không một trống Cây Vũ Trụ
nào giống nhau về chi tiết. Sự
khác nhau của mỗi trống diễn tả
các diện khác nhau của triết
thuyết Vũ Trụ giáo hay biểu tượng của
các tộc khác nhau.
Cầu Thử Thách hay Cầu Gian Nguy.
Cầu thử thách (“bridge of challenge”)
hay cầu gian nguy (“dangerous bridge”) là
cây cầu mà người chết phải đi qua
để chịu sự thử thách cuối cùng
trước khi được về cõi hằng cửu,
cõi trời, Cõi Trên
(thiên đường). Những linh hồn ác
hay tội lỗi không thể nào vượt qua
được cây cầu này và bị rơi
xuống vực thẳm của Cõi Âm. Cầu thử thách
là nhịp cầu nối, giao thông giữa
Tam Thế mang hình bóng của
Cây Vũ Trụ đúng như M. Eliade
đã ghi nhận: “Sự giao
thông giữa thiên đường và
trần gian có thể mang lại-hoặc
có thể là illo tempore- bởi một
vài phương tiện thể chất (cầu
vòng, cầu, cầu thang, cây thang,
dây, rợ, “xâu chuỗi mũi
tên”, núi, v.v…). Tất cả những
hình ảnh biểu tượng của sự liên
kết giữa trời và đất chỉ là dạng
biến thể của Cây Thế Giới hay trục vũ
trụ. Trong một chương trước, chúng ta
đã thấy huyền thoại hay biểu tượng của
Cây Vũ Trụ bao hàm ý của
“Trung Tâm Thế Giới” ở điểm mà
đất, trời và âm thế gặp nhau” (M. Eliade, 1964,
p. 492). M. Eliade cũng đã viết: Người
Niassans biết rằng Cây Vũ Trụ đã
sinh ra mọi vật. Để đi lên trời, người
chết đi qua một cây cầu, dưới cầu
là vực thẳm của Cõi Âm.
Một người gác với lao và
khiên đứng ở cổng trời, một con
mèo giúp hắn ném hồn
người ác xuống nước hỏa ngục (ghi chú
thêm của tác giả: ở trống Ngọc Lũ
I có con chó thay cho con
mèo). Quan niệm về
cây “cầu gian nguy” này rất phổ
thông trong tôn giáo ở
Đông Nam Á: Có một sự
tương đồng giữa phức thể này của người
Niassans và ý tưởng của người
Naga ở (cận) Ấn Độ (ghi chú thêm
của tác giả: Naga là người Rồng
ruột thịt với Ao-Naga tức Âu-Long, một
thứ Âu Lạc), chúng ta đang
“dealing” với di tích của cái
gọi là nền văn minh Nam Á, chia
xẻ với người Tiền-Aryan và Tiền-Nam Ấn
của Ấn Độ và đa số của dân bản
địa ở Đông Dương và Quần Đảo Ấn
Độ.
Một điểm rất quan trọng cần phải nhấn
mạnh ở đây là cây cầu thử
thách trên các thuyền
này trong quá trình
phán xét linh hồn người chết
mà M. Eliade đã xác nhận
là thuộc nền văn minh Nam Á
và của dân bản địa Đông
Dương trước cả nên văn hóa Tiền-Aryan
và Tiền-Nam Ấn của Ấn Độ cho
thấy trống đồng thuộc dân bản địa
Đông Dương.
Cây cầu này cũng thấy ở địa ngục
trong các tôn giáo sau
này như Phật giáo chẳng hạn. Trong
chuyến du hành trên sông
Dương Tử đi đến Trùng Khánh,
tôi có ghé qua Phong
Đô (Feng Du), thành phố của Người
Chết, tại đây có những cảnh
Cõi Âm, địa ngục và cũng
có một tấm bích họa vẽ chiếc cầu
thử thách này.
Cầu Thử
Thách ở Thành Phố Người Chết
Phong Đô, Trung Hoa (ảnh của
tác giả, tháng 9-2007)
Lưu ý hồn người chết ở đây cũng
trần truồng như hồn người chết ngồi trên
sàn thuyền.
Ở trống Ngọc Lũ I và các trống họ
hàng, trên mỗi thuyền, phía
sau cảnh phán xét linh hồn đều
có một cây cầu thử thách
có hình một đài cao biểu
tượng Tam Thế trong có Trục Thế Giới.
Một chiếc
cầu thử thách trên một chiếc
thuyền ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Cầu Tam Thế có
ba tầng: Tầng trên hay Cõi
Trên là khoảng không gian
trên mặt cầu biểu hiệu bằng một hay hai
cây trụ hay thành cầu có
hình đầu chim. Một người đứng trên
sàn cầu cầm mộc và giáo
(hoặc chỉ cầm mộc thôi) là người
gác cổng Cõi Trên (hay
thiên đường). Người này có
nhiệm vụ chỉ cho những linh hồn thiện, tốt đi
vào Cõi Trên và ngăn
chặn, tống xuất các linh hồn ác ra
khỏi Cõi Trên (xem chương Người
Trên Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á). Sàn cầu biểu tượng
Cõi Giữa. Phần nước dưới thuyền dưới gầm
cầu là Cõi Dưới. Gầm cầu là
Trục Thế Giới nối liền Tam Thế. Không một
chiếc Cầu Thử Thách nào giống nhau
về chi tiết. Sự trình bày
khác nhau của mỗi chiếc cầu diễn tả những
diện khác nhau của Vũ Trụ giáo hay
của các ngành, tộc hay chi tộc
khác nhau.
2. Người và Thú Trên Thuyền
Người
Nhìn tổng quát, người trên
thuyền mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ
giáo của dòng âm, nước. Hiển
nhiên người trên thuyền tiêu
biểu cho dòng nước hay cõi
âm. Người trên nước diễn tả theo
âm Dịch.
Những người này đang thực hiện một cảnh
phán xét linh hồn (afterlife
judgment). Xem ở dưới và xem chương Người
Trên Trống Đồng Âm Dương Đông
Nam Á.
Thú
Chó gác Cầu Thử Thách hay
chó phán xét linh hồn (The
afterlife judgment dogs).
Trên thuyền 1 và 5 có một
con chó đứng sau Cầu Thử Thách
(xem hình ở hình thuyền ở
trên). Những con chó này
gác Cầu Thử Thách hay gác
cổng Cõi Trên. Chúng phụ
giúp người gác cổng Cõi
Trên xé xác hay ném
những linh hồn ác xuống vực thẩm âm
ty (xem Thế Giới Loài Vật Trên
Trống Đồng Âm Dương). Chúng giống
như những con mèo phán xét
linh hồn trong truyền thuyết của tộc Nissan ở
Polynesia. “A cat throws the guilty souls
into the infernal waters for him” (the
guardian of the sky gate) (“Một con
mèo ném những linh hồn ác
xuống cõi nước địa ngục cho người
gác Cổng Trời”). Những con chó
này là những con chó
phán xét linh hồn. Chúng
có một khuôn mặt liên hệ với
con chó Anubis của Cổ Ai Cập hay con
chó ngao ở địa ngục của nhà Phật.
(phần 17)
Ý
NGHĨA HÌNH NGƯỜI TRÊN
THUYỀN TRÊN TRỐNG ĐỒNG ÂM
DƯƠNG NGỌC LŨ I.
Những người này ở trên thuyền,
theo duy âm là những người của
ngành nòng âm thái
dương và theo duy dương là những
người của nhánh nọc âm
thái dương.
Như đã biết ở trên là 6
con thuyền gồm có hai con thuyền 1
và 2 dẫn dầu. Nói một
cách khác, theo nòng nọc,
âm dương đề huề, hai thuyền này
là hai thuyền biểu tượng cho hai
phía nòng nọc, âm dương
của toàn họ thái dương hay theo
duy âm là biểu tượng cho
riêng nhánh nòng nước
thái dương.
Bốn thuyền còn lại biểu tượng cho cho
4 tộc ứng với tứ tượng.
Mỗi tộc lại chia ra hai phía
nòng nọc, âm dương, ngoại nội
nữa, ta có bốn chi dương ứng với bốn Tứ
Tượng dương và bốn chi âm ứng với
bốn Tứ Tượng âm, gộp lại là
bát quái, ứng với Dịch
lý. Ở trống Ngọc Lũ I âm dương
nòng nọc còn đề huề nên ta
phải đọc theo Dịch âm dương đề huề.
Vì ở trên trống mang dương tính
và trên thuyền nước ngành
âm nên ta cũng phải đọc theo duy
dương của âm Dịch, một loại Dịch giống
Dịch Phục Hy mang tính chủ (xin nhắc
lại là Phục Hy có đuôi rắn
nên thuộc dòng Rắn nước-Chim
Nông và là mộtngười nam
mang dương tính vì thế Dịch Phục
Hy là dương Dịch ngành
âm).
Hiển nhiên những người này mang
trọn ý nghĩa Vũ Trụ giáo, Dịch
(xem thêm chương Ý Nghĩa
Hình Người Trên Trống Đồng
Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam
Á).
Tổng Quát về Người Trên
Thuyền
Phần lớn những người trên thuyền đều
có trang phục đầu có
nét cong mang âm tính
khác với trang
phục đầu có góc cạnh mang dương
tính của những người nhẩy múa
trên mặt trống thuộc nhánh nọc
thái dương.
Trang phục đầu có
những nết cong mang âm tính.
Trang phục đầu có nét cong
này cho biết những người trên
thuyền thuộc nhánh nòng âm
thái dương.
Những người ở đầu thuyền là thuyền
trưởng hay người đại biểu của đại tộc, tộc đều
ngồi. Ta đã biết ngồi
là âm, đứng là
dương (xem Chữ Nòng Nọc). Điểm
này cũng cho thấy rõ những đại
tộc, tộc này thuộc nhánh
nòng âm thái dương.
Ngoại trừ một số người chèo thuyền
và những người đứng trên
đài cao còn lại những người
khác có trang phục đầu
phía trước đều có hình
chim có mỏ dài cong cắm xuống
trán.Chim
là dương, là trời, mỏ
dài và cong là mỏ
âm thái dương. Những
người này mang biểu tượng người
thái dương cõi trời của
nhánh nòng âm thái
dương.
Tất cả những người thuyền trưởng hay đại biểu
của đại tộc hay tộc ngồi ở mũi thuyền tay đều
cầm gậy hay khí biểu (ceremonial
weapon) đầu chẻ hai hình chạc cây
Y mà đa số các tác giả
cho rằng đây là cây
rìu chiến.
Cũng như tất cả các dấu, hiệu, vật
biểu tượng, người, thú… khí
biểu, gậy thờ biểu tượng cũng mang trọn vẹn
ý nghĩa Vũ Trụ giáo nên
phải được giải đọc theo âm dương, tứ
hành, sinh tạo, nói một
cách khác phải theo Dịch
lý. Vì thế Rìu chữ Y
trên trống Ngọc Lũ I này
có đầu rìu thay đổi với
tính âm dương.
Trước hết loại
rìu này thấy nhiều ở trên
thuyền và trên trục trống tức
Trục Thế Giới thông thương Ba Cõi
vì thế rìu này mang
âm tính và liên hệ
tới quá trình sinh tạo, sinh tử,
tái sinh. Rìu có đầu chẻ
hai hình chữ V (tôi gọi là
rìu hình chữ Y). Ta đã
biết theo duy âm, hình ngữ Y
có một khuôn mặt lửa vũ trụ
Càn và khuôn mặt của tia
sấm mưa Chấn (xem chương Chữ Nòng Nọc
Trên Trống Đồng). Rìu, gậy Y
này mang hình bóng của
tia chớp (the forked lightning symbol) của
thần sấm, mưa Adad (Canaanite Hadad Baal).
Tia chớp
hình Y của thần Adad trên trụ
đá biên giới ở
Marduk-nadine-ahhe
(BritishMuseum,London).
Hai nhánh hình sóng hai
bên biểu tượng hai nòng OO nước
chuyển động và thân hình
trụ | là nọc dương, gộp lại là
lửa-nước, |OO, Chấn, có một khuôn
mặt sấm. Như thế rìu chữ Y thấy ở tay
người thuyền trưởng là thứ rìu
lửa-nước, rìu sấm sét,
rìu Chấn (ta thấy rõ thuyền,
các tộc nước thuộc dòng Chấn Mặt
Trời Nước như Giao Việt Lạc Long Quân).
Sấm sét là dạng giao hòa
hôn phối lửa nước vũ trụ, thái
dương thái âm có một
khuôn mặt mang nghĩa tạo sinh, sinh tạo,
tạo hóa. Tiếng sấm khai thiên lập
địa chính là tiếng nổ Big Bang.
Mặt khác nhìn theo diện
tín ngưỡng búa rìu sấm
sét là búa rìu
thiên lôi, búa rìu
nhà trời, là rìu tử sinh,
phán xét. Những kẻ ác
thường bị sét đánh, “trời
đánh”. Vì thế mà
rìu này thường thấy trên
thuyền phán xét linh hồn (xem
dưới) và trên Trục Thế Giới
là vậy. Vì liện hệ tới sự
phán xét linh hồn và
vòng sinh tử nên tôi gọi
rìu này là rìu
phán xét sinh tử, rìu
trời. như đã nói ở trên,
đầu chữ V có hình dạng thay đổi
ứng với nghĩa theo âm dương. Ngày
nay người Fuji cũng còn có một
thứ vũ khí cổ truyền hình chữ Y
này mà họ gọi là
cái “bẻ cổ” (neck breaker).
Rìu bẻ cổ của người
Fuji.
Tôi cũng đã thấy một chiếc
rìu loại này ở Bảo Tàng
Viện Fonck chuyên về nền văn hóa
đảo Easter và Đa Đảo ở Valparaiso,
Chile.
Rìu
chữ Y ở Đa Đảo ở bảo tàng viện Fonck,
Valparaiso, Chile (ảnh của tác
giả).
Tóm
lại
Gậy hay khí giới hình Y ở
cõi nước mang một biểu tượng của rìu
búa sấm sét “búa”
thiên lôi, rìu
nhà trời, rìu phán
xét biểu tượng của
nhánh nòng thái dương
(xem thêm chương Ý Nghĩa Dấu,
Hình, Biểu Tượng Trên Trống Đồng
Âm Dương Đông Nam Á). Như
đã nói ở trên, những đầu
rìu này thay đổi tùy theo
ý nghĩa trong Vũ Trụ thuyết của từng
đại tộc, tộc.
Tất cả các thuyền đều có một
(thuyền 3, 4, 5, 6) hay hai người tí
hon (thuyền 1 và 2) ngồi bệt dưới
sàn thuyền bị canh gác mà
hiện nay các nhà khảo cổ học về
trống đồng đang hiểu lầm là tù
nhân. Đây chính
là những linh hồn người chết
(xem dưới).
Những linh hồn này cho biết cảnh sinh
hoạt của những người trên thuyền
liên hệ với cõi âm.
Tất cả những người chèo thuyền đều cầm
tay chèo có đầu chèo
hình đầu chim cho thấy
những con thuyền này biểu tượng cho
Cõi Trời của dòng nước và
đều có thể bay trong không gian
được, bằng chứng là dưới thuyền
không có một dấu vết sóng
nước nào cả.
Đầu tay chèo
hình đầu chim.
Đây là những thuyền trời
cõi nước.
Tôi chia những người trên thuyền
ra như sau:
-Thuyền trưởng hay đại biểu của đại tộc hay
tộc.
Đây
là người đầu tiên ngồi sau mũi
thuyền (xem hình ở trên). Đầu
chim dương trước tiên của trang phụ đầu
của người này diễn tả Tầng Trời dương,
thái dương của Cõi Nước,
Cõi Âm.
-Người phụ tá thuyền trưởng.
Người này ở ngay phía sau người
thuyền trưởng.
Người phụ tá thuyền
trưởng, ở đây đang gác một linh
hồn.
Đôi khi người này là đại
biểu của một chi cùng tộc với người
thuyền trưởng và trong trường hợp
thuyền có hai linh hồn (thuyền 1
và 2) người này giữ thêm
vai trò canh gác linh hồn thứ
nhất.
– Linh hồn.
Trống Ngọc Lũ I và các trống họ
hàng có những hình người
nhỏ bé trần truồng trông như
những đứa trẻ con ngồi bệt dưới sàn
thuyền bị canh gác và
phán xét mà các
tác giả hiện nay gọi lầm là
những tù nhân.
Linh hồn người chết như
một đứa trẻ trần truồng ngồi trên
sàn thuyền đang bị canh giữ và
phán xét. Trên thuyền
này có hai linh hồn.
Đây chính là những hồn
người chết. Vũ trụ quan của Việt cổ tin
là lúc nào hồn con người
cũng trẻ thơ như một đứa trẻ, hồn sinh ra trẻ
thơ như trẻ thơ, tự nhiên, thiên
nhiên, trần truồng không quần
áo, không trang sức. Với năm
tháng thân xác con người
già đi nhưng hồn người mãi
mãi vẫn là trẻ thơ. Khi chết
những linh hồn trẻ thơ này vẫn thế
và được về miền vĩnh cửu hay tái
sinh. Quan niệm này thấy rõ
trong đức tin của người Mường cũng như ở
các hải đảo Nam Á. Xin
trích dẫn nguyên văn một đoạn
nói về đức tin linh hồn trẻ thơ
này trong cuốn Les Mường của J.
Cuisinier (Jeanne Cuisinier, Les Mường,
Géographie humaine et Sociologie,
Paris, Institut d’Ethnologie, 1946, p.463-64):
“À côté du
cercueil, on installe l’autel du mort devant
lequel seront presentées les offandes
et recitées les prières
jusqu’à la fin du deuil; parfois
(nous l’avon observé dans le Mường
Vang et à Ngọc Mỹ) on suspendre entre
les deux un étrange objet
appelé ‘jouet à huit angles’
tlai kon bát yák parce qu’il
doit de deux carrés superposés
auxquels pendent des écheveaux de
soie multicolores, de petits cubes et de
petits calices en calocot blanc ou en papier
d’oré. On le met entre l’autel et le
cercueil pour que l’âme du mort
s’amuse avec ce jouet, parce que les
âmes, disent les Mường, même
dans le corps de vieillards, sont toujours
pareilles à de jeunes enfants. Devant
la croyance en une perpétuelle
enfance de lâme, on ne peut
s’empêcher d’évoquer les Dayak
chez lesquels, au cours de leurs grandes
fêtes funéraires, les
prêtresses portent dans les plis de
leurs vêtements, comme des petits
enfants, les âmes des donateurs de la
fêtes” (R. Hertz, Contribution
à une étude sur la
présentation collective de la mort,
p.102). (Bên cạnh quan tài, người
ta dựng bàn thờ người chết, trước
đó dâng cúng lễ vật
và cầu nguyện cho tới mãn tang
chế, đôi khi (chúng tôi
nhận thấy ở Mường Vang và Ngọc Mỹ)
người ta treo giữa quan tài và
bàn thờ một vật lạ gọi là “đồ
chơi tám góc” tlai kon
bát giác bởi vì gồm
có hai hình vuông chồng
xéo lên nhau trên đó
có treo các sợi tơ đa sắc
và các khối lập phương và
hình chén nhỏ bằng calocot trắng
hay giấy vàng. Người ta để đồ chơi
này giữa bàn thờ và quan
tài để cho linh hồn người chết vui chơi
bởi vì người Mường cho rằng linh hồn
người chết ngay cả trong các thân
xác người già, vẫn luôn
luôn giống như những trẻ thơ. Trước đức
tin là linh hồn trẻ thơ mãi
mãi, ta không thể không
nói tới ở người Dayak (một tộc Bộc
Việt), trong suốt các tang lễ lớn,
những nữ pháp sư, nữ tế mang các
linh hồn người chết chủ lễ trong các
túi gấp nếp ở quần áo của họ như
địu (mang) các trẻ con (R.Hetz). J.
Cuisinier cũng dẫn thêm cho rằng
các người Fidji cũng quan niệm linh hồn
người chết “chỉ là những đứa trẻ” (et
on songe aussi à la conception de
l’âme chez les Fidjiens qui se servent
de grands éventails pour
protéger l’âme du mort qu’ils
enterrent, afin de la protéger, dit
Frazer “because as one explained to a
missionary his soul is only a little child”)
(D’une lettre du Rev. Lorimer Fison,
citée par Frazer in Taboo and the
perils of the soul, p.30). Người Semang
Pygmies, một trong nhóm người cổ đại
nhất ở quần đảo Mã Lai cho rằng người
chết trở thành trẻ con trở lại, do
đó sửa soạn cho một đời khác
trên thế gian (among one of the
most archeic peoples of the Malay Peninsula,
the Semang Pygmies beleive that the dead
become infants again, thus preparing
themselves for another life on earth)
(M. Eliade, Shamanism, p.280- 281).
Rõ như ban ngày những người nhỏ
bé trẻ thơ trần truồng đang bị canh
giữ, phán xét ngồi trên
sàn thuyền chính là những
linh hồn và cũng chính vì
có sự hiện diện của những linh hồn
này mà thuyền mới được gọi
là thuyền linh hồn là vậy. Tất
cả thuyền trên trống Ngọc Lũ I đều
có cảnh một hay hai linh hồn ngồi dưới
sàn thuyền đang được phán
xét, riêng ở trống Hoàng
Hạ, ở thuyền số một, có một linh hồn
sau khi đã làm xong thủ tục
phán xét đang đi vào cổng
Trục Thế Giới để vượt qua thử thách
cuối cùng là đi qua cầu thử
thách hình Tam Thế để lên
Cõi Trời.
Ở một thuyền
trên trống Hoàng Hạ, một linh
hồn sau khi đã làm xong thủ
tục phán xét đang đi
vào cổng Trục Thế Giới để đi qua cầu
thử thách hình Tam Thế để
lên Cõi Trời (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
* Cần
lưu tâm
.Cần phải phân biệt những người nhỏ
bé như trẻ con trần truồng là
những linh hồn với những người lớn trần
truồng (như những người đánh trống ở
trần hay trần truồng hay hai người
gác cổng trời trần truồng ở thuyền số
1 và 2 trên trống Ngọc Lũ I)
là những người cõi trời hay
thuộc ngành âm đội lốt người
nhà trời. Người thế gian thường
có quần áo.
.Như đã thấy ở trên, hồn
người chết đi qua cầu thử thách ở
Phong Đô Trung Hoa cũng trần truồng.
Tóm lại những người nhỏ bé trẻ
thơ đang bị canh giữ, phán xét
ngồi trên sàn thuyền chính
là những linh hồn và cũng
chính vì có sự hiện diện
cửa những linh hồn này mà thuyền
mới được gọi là thuyền phán
xét linh hồn là vậy.
-Người phán xét linh hồn.
Người phán
xét linh hồn.
Người này một tay để lên đầu
linh hồn, một tay gõ vào trống
Cây Vũ Trụ, Cây Đời để khơi động
vòng tử sinh trong quá
trình định giá linh hồn (xem
chương Ý Nghĩa Dấu, Hình, Biểu
Tượng Trên Trống Đồng Âm Dương
Đông Nam Á).
-Người gác cổng cõi trên
hay thiên đường.
Người gác cổng trời, cổng thiên
đường đứng trên đài cầu cao Tam
Thế cầm lao và khiên hay chỉ cầm
khiên thôi.
Người gác cổng
cõi trên hay thiên đường
Sáu người gác cổng trời
có một người trần truồng (thuyền số 2)
mang tính thái âm, biểu
tượng đại tộc nước Chấn (ứng với Thần của
ngành Thần Nông), một người ở
trần (thuyền số 1) theo duy âm mang
tính thiếu âm, biểu tượng đại tộc
Gió Đoài (ứng với Nông)
và theo duy dương mang tính
thiếu dương và bốn người còn lại
ở bốn thuyến 1, 2, 3, 4 đều mặc áo,
có ba người nhìn về chiều dương
mũi thuyền thuộc về tộc ứng với phía
dương và ba người nhìn về chiều
âm đuôi thuyền thuộc về tộc ứng
với phia âm cho thấy họ là đại
biểu của những đại tộc, tộc khác nhau.
Người chèo thuyền tay cầm tay
chèo có đầu hình chim như
đã nói ở trên. Tay
chèo là một trong những mấu
chốt, một thứ căn cước để nhận dạng ra một con
thuyền
(phần 18)
Ý
NGHĨA HÌNH NGƯỜI TRÊN THUYỀN
TRÊN TRỐNG ĐỒNG ÂM DƯƠNG NGỌC LŨ
I.
Bây giờ ta đi vào chi tiết về
người trên mỗi con thuyền.
a. Hai thuyền dẫn đầu biểu tượng cho
toàn nhánh. Mỗi nhánh
có hai đại tộc nòng nọc,
âm dương, nội ngoại.
.Thuyền số 1
Đây là thuyền thứ nhất trong hai
thuyền dẫn đầu đọc theo chiều âm.
Thuyền số 1 biểu tượng cho
cực dương gồm hai đại tộc Càn-Li
ngành nòng âm trên
trống Ngọc Lũ I.
Mấu chốt căn cước tay
chèo.
Để tránh rườm rà ở đây
tôi chỉ nói tới một mấu chốt tay
chèo mà thôi. Phần
trên tay chèo có hình
đầu chim hình cây
búa chim, chim mỏ rìu mang nghĩa Li Càn,
Chim chúc đầu xuống nước tức mang
âm tính, có nghĩa là
chim nọc của dòng nòng nước. Phần
tay chèo phía dưới cong vòng nhấn mạnh
ý nghĩa âm, của nhánh
nòng. Tay chèo đầu chim bổ, chim
rìu chỉ xuống nước này theo duy dương là
chim cắt mang tính thái dương
là Bổ cắt Càn và
tính thiếu dương là Bồ cắt Li;
còn theo duy âm là chim Bổ
nông thiếu âm gió và
Bồ nông thái âm nước của
nhánh nòng (vì đầu chim chỉ
xuống nước).
-Người thuyền trưởng hay người đại biểu của
ngành, đại tộc.
.Trang phục đầu
Trang phục đầu của người đại biểu gồm có
ba phần:
./ Phần bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như phần lớn những người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm. Đầu
chim này cho thấy những người trên
thuyền thuộc nhánh nòng âm
thái dương cõi trời âm.
Tuy nhiên, đặc biệt mỏ chim ở đây
rất to, khỏe, cường điệu mang nhiều dương
tính, nọc tính ăn khớp với
khuôn mặt Càn Li.
./Phần chính giữa có hình
đầu chim cong Khôn có ba phụ
đề: trên hết là hình
lưỡi rìu ngang có góc cạnh
nhọn mang ý nghĩa Càn Li, trong
có phụ đề chấm-vòng tròn
có nghĩa thái dương hay Li. Ở giữa
mỏ chim có vòng tròn-chấm
có một nghĩa là thiếu dương Li.
Phụ đề dưới cùng hình vuông
Khôn dương, trong có
chấm-vòng thái dương Càn
xác định nghĩa Li Càn.
./ Phần sau gáy có hình
tia sáng Càn.
Như thế trang phục đầu mang ý nghĩa
Càn-Li.
.Gậy biểu hay khí biểu
Người này cầm rìu hình chữ
Y. Hai nhánh chữ V dài ngắn
khác nhau. Nhánh phụ bên
phải hình mũ sừng chim cắt (hornbill) hay
mấu sừng hươu mang nhiều dương tính.
Đây là búa rìu nọc
dương ăn khớp với bổ cắt Càn, bồ cắt Li,
(hay theo duy âm Bổ nông và
bồ nông đực). Trong gậy có phụ đề
các chấm nọc dương, thái dương
cõi trời. Vậy đây là
rìu nhà trời, rìu
phán xét, rìu tia chớp
Càn Li.
-Người gác linh hồn thứ nhất.
Tay phải giữ đầu linh hồn (bị soi mòn
chỉ còn nắm tóc), tay trái
cầm đòng. Đòng chỉ địa mang nghĩa
đòng của dòng âm. Mũi
đòng có phần đỉnh nhọn chữ V, to
bản mang dương tính, trong đánh
dấu những chấm nọc mang nghĩa thái dương.
Cuối đòng là chim có mỏ
dài cong đầu có bờm gió
Đoài.
Thân đòng có khung
hình mã tấu chỉ thiên
có những sọc ngang âm Đoài
thái dương. Phụ đề vòng
tròn-chấm, thiếu âm Đoài.
Bên ngoài có phụ đề
hình núi tháp vách
đôi nối giữa đòng và đầu
chim ở trang phục đầu biểu tượng núi
tháp Li. Hai phụ đề này xác
định đòng cũng như người này
có khuôn mặt Li Đoài.
Như thế đòng mang tính chủ
Li-Đoài thái dương. Tộc Li mang
tính chủ.
Trang phục đầu có
/. phần đầu chim bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm.
/. Phần giữa là hình hai nọc cong
có hình hai chiếc mã tấu
ngắn (ngắn mang âm tính) chỉ
thiên trông như hai chiếc sừng, biểu
tượng Li hươu thế gian.
./ Phần sau gáy hình hộp chữ nhật
nòng âm Khôn dương hóa
vì hiệp với hai nọc lửa, thái
dương. Khôn dương là Đoài.
Đây là nòng âm
thái dương Đoài.
Như thế người này thuộc đại tộc
Càn Li với Li mang tính chủ biểu
tượng cho chi Li/Đoài dòng nước.
-Người phán xét linh hồn.
Người
phán xét linh hồn ở thuyền 1.
Tay phải giữ đầu linh
hồn, tay trái gõ vào trống
Cây Vũ Trụ, Cây Đời để khơi động
vòng sinh tử, để phán xét
linh hồn.
Trang phục đầu có
/.phần đầu chim bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm.
/.Phần giữa là hình hai nọc cong
có hình như hai tai thỏ là
hai nọc lửa âm, là Li âm.
/.Phần thứ ba sau đầu hình bờm nước. Đọc
gộp hai phần lại là Li Chấn nước
thái dương.
Lưu Ý
Trên trống Cây Vũ Trụ
(Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)
có hình đầu chim mỏ dài
cong giống như ở trang phục đầu nhưng mỏ to
cướng điệu hơn và bờm hình sừng
thẳng mang dương tính Càn Li.
Phía sau có cặp sừng cong mang
âm tính nhưng trong có
đánh dầu các chấm nọc dương diễn
tả lửa ngành âm tức Càn Li
ngành âm. Hai biểu tượng
này xác thực người trên
thuyền này thuộc đại tộc Càn Li.
Như thế người này thuộc đại tộc
Càn Li với Li mang tính chủ biểu
tượng cho chi Li/Chấn dòng nước.
-Người gác linh hồn thứ hai.
Tay trái cầm đòng để trên
đầu linh hồn. Đòng chỉ địa mang nghĩa
đòng của dòng âm, mũi
có phần đỉnh nhọn chữ V ngắn nhất
và rất nhọn mang thái dương
tính, trong có những chấm nọc mang
nghĩa thái dương Càn, có
khung phướn hình lưỡi mác
có sọc tua chỉ thiên Đoài.
Đây là đòng gió
thái dương Càn Đoài vũ trụ.
Phụ đề chấm-vòng tròn, thiếu
âm, gió và đuôi
đòng hình thoi kép
là dạng lửa gió. Hai chi tiết
này xác định đòng là
đòng Càn Đoài vũ trụ.
Tay phải người này cầm lao hình
mũi tên chỉ thiên với đầu mũi lao
hình nọc mũi tên rất cường điệu
mang ý nghĩa trụ dương, núi trụ
chống trời Li.
Trang phục đầu có:
/. phần đầu chim bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm.
/. Phần giữa là hình hai nọc cong
hai tai thỏ là hai nọc lửa Li âm.
/. Phần thứ ba sau đầu hình nọc thẳng
Li.
Vậy trang phục đầu của người này mang
biểu tượng của tộc Li/Li thái dương.
Như thế người này thuộc đại tộc
Càn Li với Li mang tính chủ biểu
tượng cho chi Li/Li dòng nước.
Ta thấy rất rõ bốn người (thuyền trưởng,
2 người gác linh hồn và một người
phán xét linh hồn) ở thuyền số 1
mang thuộc nhánh cực dương Càn Li
với hai đại tộc Càn Li và đại tộc
Li mang tính chủ. Đại tộc Li lại chia ra
bốn tộc Càn, Đoài, Chấn và
Li ứng với tứ tượng của nhánh nòng
thái dương.
Một lần nữa điểm này xác nhận
là hai chiếc thuyền này là
hai thuyền dẫn đầu và là hai
thuyền đại biểu của nhánh nòng
thái dương.
-Linh hồn
Có hai linh hồn ứng với cảnh phán
xét linh hồn của hai đại tộc. Một linh
hồn bị soi mòn mất một phần. Hai thuyền
này là hai thuyền duy nhất mỗi
thuyền có hai linh hồn, một lần nữa
xác nhận là hai chiếc thuyền dẫn
đầu này là hai thuyền đại biểu của
ngành nòng thái dương. Tổng
cộng bốn linh hồn ứng với bốn cảnh phán
xét linh hồn của bốn tộc ứng với Tứ
Tượng.
-Người gác cổng trời hay thiên
đường.
Người
gác cổng trời hay thiên đường ở
thuyền 1.
Người này ở
trần theo duy dương là Li (theo duy
âm là Đoài) đã
nói ở trên.
-Người chèo thuyền.
Trang phục đầu có hai phần. Phần trước
có những hình nọc dài cong
như dòng thác đổ nước dương Chấn.
Phần sau hình tia sáng Càn.
Trang phục đầu cho thấy người này thuộc
đại tộc Càn-Chấn, Càn của
ngành nòng âm nước ho ặn
nhìn theo nòng nọc, âm dương
thì là dạng Càn-Chấn lưỡng
hợp đại vũ trụ nghĩa là Càn mang
tính sinh tạo.
Đặc biệt là người chèo
thuyền này là người ở tư thế
ngồi. Ta đã biết ngồi
là âm. Như thế khuôn mặt
Càn Li ở đây mang khuôn mặt
nòng âm, nước.
Kiểm chứng lại ta cũng thấy rất
rõ ở thân thuyền có
hình giống như vật đựng, như cái
chậu có chứa nước đặc (đen) biểu tượng
ao đầm thế gian, đất âm, Li âm.
Điểm này cũng cho thấy Li âm mang
tính chủ.
Dưới gầm cầu tam thế có để một
cái trống hay vật hình trống. Theo
duy dương là trống cho biết người thuyền
này thuộc nhánh dương cực dương
tức Càn-Li.
Tóm lại
Những người trên thuyền số 1 này
nhìn chung mang trọn nghĩa Vũ Trụ thuyết.
Nhìn dưới lăng kính vũ trụ
là người biểu tượng phía dương của
ngành Trụ trong Vũ Trụ tức là
nhánh Viêm Đế của Viêm
Đế-Thần Nông. Nhìn dưới đại tộc của
trống là hai đại tộc dương, nội,
Càn Li của nòng âm,
nòng nước.
. Thuyền số 2.
Thuyền số 2 biểu tượng cho
cực âm gồm hai đại tộc Chấn Đoài
ngành nòng âm trên
trống Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Nhìn
tổng quát, ta suy ra ngay
đây là thuyền biểu tượng cho
nhánh âm ngược với thuyền 1 tức
biểu tượng phía âm ngành Vũ
trong Vũ Trụ, tức là ngành Thần
Nông của Viêm Đế-Thần Nông.
Nhìn dưới đại tộc là hai đại tộc
âm Chấn Đoài vũ trụ nòng
nước. Ở đây dòng nước âm,
khuôn mặt Chấn mang tính chủ.
Thuyền đại biểu này là thuyền
Chấn Đoài có khuôn mặt
Chấn mang tính chủ.
Mấu chốt căn cước tay chèo.
Phần trên tay chèo có
hình đầu chim mỏ cong mang âm
tính, trên có bờm 4 tua
âm nước, mắt là vòng
tròn có chấm mang nghĩa âm
dương sinh tạo. Đây là tay
chèo chim nông Khôn nước.
Đây là thuyền Khôn Chấn
Đoài vũ trụ.
-Người thuyền trưởng hay đại biểu của
ngành, đại tộc.
.Trang phục đầu
Trang phục đầu của người đại biểu gồm có
ba phần:
./ phần bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như phần lớn những người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm. Đầu
chim này cho thấy những người trên
thuyền thuộc nhánh nòng âm
thái dương cõi trời âm.
./ phần chính giữa có hình
đầu chim cong Khôn có phụ đề
chấm-vòng tròn chia ra làm
hai phần: phần dưới cong vòng mang nhiều
âm tính biểu tượng cho nước
Khôn thái âm Chấn. “Chấm
vòng tròn” có thể
nhìn theo hai diện: một là con mắt
của đầu chim thứ hai, nói chung là
hai đầu chim Khôn nhánh nòng
âm thái dương. Chấm-vòng
tròn còn có nghĩa là
thiếu âm, dương, sinh tạo. Hai đầu chim
này diễn tả Chấn Đoài vũ trụ
nhánh nòng nước. Cách
nhìn thứ hai là coi “chấm
vòng tròn” ở dưới là một
cái dấu mang nghĩa lửa, dương,
thái dương thì đầu chim là
chim Chấn thái dương.
./ phần thứ ba sau gáy có
hình bờm nước trới tức Chấn trời.
Như thế trang phục đầu mang ý nghĩa
Chấn-Đoài vũ trụ (Đầu thuyền Rắn
Nước-Đuôi thuyền Bổ Nông tức biểu
tượng cho cả con thuyền) và Chấn nước
thái âm Đầu Rắn nước mang
tính chủ (vì ở phía đầu
thuyền).
.Gậy, Rìu biểu hay Khí biểu.
Người này cầm rìu tia chớp hay
búa rìu thiên lôi
hình chữ Y, rìu nhà trời,
rìu phán xét biểu tượng
chung cho toàn nhánh nòng
âm cõi trời âm và cho
biết đây là thuyền phán
xét linh hồn. Phần đầu chẻ hình
chữ V, nhánh dương bên phải nhọn
đầu hình mỏ chim biểu tượng cho
Đoài và nhánh âm
bên trái là nọc bằng đầu
hình chữ nhật biểu tượng cho Chấn. Trong
gậy có phụ đề các chấm nọc dương,
thái dương cõi trời. Vậy cây
rìu này có một khuôn
mặt là cây rìu Khôn
thái dương Chấn-Đoài vũ trụ
thái dương cõi trời. Đây
có thể là rìu sấm chớp
mưa-dông. Ở đây hai phần chẻ bằng
nhau mang nghĩa thái (thái
âm OO hay thái dương ||). Vì
là dòng nòng nước nên
đây là hai nòng thái
âm OO dương hóa, tức thái
âm nước mang dương tính dương hay
thái dương tức Chấn. Điểm này cũng
cho thấy Chấn là khuôn mặt chủ.
Nói gọn lại, dưới diện nhánh,
người này là biểu tượng của
ngành Nòng Khôn
Chấn-Đoài vũ trụ thái dương
cõi trời của nhánh nòng
thái dương; dưới diện đại tộc người
này mang biểu tượng Khôn
thái âm Chấn nước dương.
-Người gác linh hồn.
Tayphải giữ đầu linh hồn, tay trái cầm
đòng. Đòng chỉ địa mang nghĩa
đòng của dòng âm, mũi
có phần đỉnh nhọn chữ V cường điệu
dài mang ý nghĩa dương của
âm tức thiếu âm, trong có
những chấm nọc mang nghĩa thái dương,
có khung phướn chữ nhật có những
sọc răng lược nghiêng. Đây là
đòng nước Chấn. Trang phục đầu có
phần đầu chim bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời. Phần giữa là
hình hai nọc cong có hình
như hai tai thỏ mang âm tính
có phụ đề chấm dương sinh tạo, tổng
quát là hai nọc lửa âm,
là thái dương âm. Phần sau
gáy hình chữ nhật nhỏ có
các sọc song song dọc ngang mang ý
nghĩa Khôn Chấn Đoài vũ trụ.
Như thế người này mang biểu tượng của
tộc Khôn Chấn Đoài vũ trụ.
-Người phán xét linh hồn.
Người
phán xét linh hồn ở thuyền 2.
Tayphải giữ đầu linh
hồn, tay trái gõ vào trống
Cây Vũ Trụ, Cây Đời để khơi động
vòng sinh tử, để phán xét
linh hồn. Trang phục đầu có phần đầu chim
bên phải dương là hình đầu
chim có mỏ cong âm cắm xuống
trán mang âm tính giống như
tất cả các người còn lại có
nghĩa là dương, thái dương,
cõi trời. Phần giữa là hình
hai nọc cong có hình như hai tai
thỏ là hai nọc lửa âm, là
thái dương âm. Phần thứ ba sau đầu
hình hộp chữ nhật có sọc song song
có nghĩa là Khôn nước
thái dương. Đọc gộp hai phần lại
là Khôn nước thái dương
Chấn.
Tóm lại, trang phục đầu của người
này mang biểu tượng của tộc Khôn
âm Chấn nước thái dương.
Ta thấy rất rõ hai người này đều
giữ đầu linh hồn mang biểu tượng cảnh
phán xét linh hồn của hai tộc Chấn
Đoài vũ trụ đại diện cho đại tộc
Khôn này.
-Linh hồn
Có hai linh hồn ứng với cảnh phán
xét linh hồn của hai đại tộc.
-Người gác cổng trời hay thiên
đường.
Người
gác cổng trời hay thiên đường ở
thuyền 2.
Người này trần truồng với khuôn
mặt tộc nước mang tính chủ đã
nói ở trên. Lưu ý người
này quay mặt về hướng đuôi thuyền
mang âm tính tay chỉ cầm
khiên mang âm tính,
không cầm lao (mang dương tính) cho
biết nhánh hay hai đại tộc người ở thuyền
này thuộc phía âm
nòng.
-Người chèo thuyền.
Trang phục đầu có ba phần. Phần trước
có hình nọc cong biểu tượng dương
mang âm tính. Phần sau hình
hộp chữ nhật hơi cong trong có các
sọc ngang và đứng biểu tượng cho
Khôn. Hộp ở đây cao, dài mang
nhiều âm tính ngả về phía
Khôn thái âm nước. Phần tua
sau gáy biểu tượng nước. Tóm lại
trang phục đầu diễn tả Khôn nước dương tức
Chấn dương.
Tóm lại những người trên thuyền số
2 này nhìn chung mang trọn nghĩa
Vũ Trụ thuyết. Nhìn dưới lăng kính
vũ trụ là người biểu tượng phía
âm của nhánh Vũ trong Vũ Trụ tức
là nhánh Thần Nông của
Viêm Đế-Thần Nông. Nhìn dưới
đại tộc là đại tộc âm, ngoại, Chấn
Đoài vũ trụ dòng nòng nước.
Nhìn dưới diện toàn họ Nọc
Nòng thì thuyền này giống
như người dẫn đầu cầm đòng Đoài
Chấn ở nhóm 6 người nhẩy múa nghĩa
là có hai khuôn mặt của
Khôn Đoài Chấn. Nhìn tổng
quát đây là thuyền
Khôn âm dòng nước gồm hai đại
tộc là Khôn thái âm
nước (Rắn Nước) và Khôn thiếu
âm gió (Bổ Nông) trong họ Nọc
Mặt Trời Hừng Rạng. Nhưng ở đây
dòng nước âm, khuôn mặt Chấn
mang tính chủ. Như thế thuyền này
có những khuôn mặt chính
là Chấn nước cõi trời. Thuyền đại
biểu này là thuyền Đoài
Chấn có khuôn mặt Chấn mang
tính chủ.
Lưu Ý
Ở thuyền này người phụ ta thuyền trưởng
kiêm luôn vai trò của người
gác linh hốn nên phía trước
chỉ có ba người thay vì bốn người.
Do đó cách diễn tả kheo ứng theo
tứ tượng.
Nhìn tổng quát toàn diện
cả hai vùng đất trên mặt trống
và vùng nước tang trống thì
hai thuyền 2 và 1 này biểu tượng
hai phía nòng nọc, âm dương
của ngành Vũ của Vũ Trụ ứng với Thần
Nông của Viêm Đế-Thần Nông
nhất thể trong khi những người trên mặt
đất biểu tượng cho ngành Trụ ứng với
khuôn mặt Viêm Đế. Nhìn dưới
lăng kính
Ngành, đại tộc nòng nọc, âm
dương đề huề, hai thuyền này biểu tượng
ngành nòng âm, nòng
nước thái dương trong khi những người
trên mặt đất biểu tượng ngành nọc
dương nọc lửa.
b. Bốn thuyền còn lại biểu tượng
cho bốn tộc ứng với Tứ Tượng.
.Thuyền số 3.
Thuyền số 3 biểu tượng cho
tộc Càn/Khôn trên
trống Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Thuyền này có những khuôn
mặt chính như sau:
Mấu chốt căn cước tay chèo.
Người này tay cầm tay
chèo có hai phần rất khác
biệt: phần trên hình đầu chim
có mỏ rất to mang dương tính tức
chim bổ, chim cắt nhưng mỏ có những
nét cong và không có
mũ sừng mang âm tính tức Cắt
âm. Trong có phụ đề những chấm nọc
lửa nguyên tạo, nọc, dương, thái
dương, sinh tạo và
vòng-tròn-chấm có nghĩa
là dương, Càn Khôn.
Đây là đầu chim duy nhất có
“hai con mắt thái dương” tức chim cắt
thái dương Càn. Phần dưới
có hình khiên hai chữ DD
nhọn đầu lồng vào nhau quay về
phía dương tức hai nòng OO
thái dương. Đây là
Khôn thái âm mang tính
thái dương.
Như thế nhìn chung qua tay chèo,
con thuyền này có hai
khuôn mặt chính là
Càn/Khôn.
Như thế con thuyền số 3 này là
thuyền biểu tượng cho tộc Càn/Khôn.
-Người thuyền trưởng hay đại biểu của tộc.
.Trang phục đầu
gồm có bốn phần:
./ phần chung ở bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm.
Nhìn dưới dạng Tứ Tượng, đầu chim
này có hình vòng
tròn Khôn trong có mắt
tròn có chấm Lửa, dương,
Càn và mỏ
dài cong, cứng cáp, cường điệu
mang nhiều dương tính, thái dương
của âm là Đoài vũ trụ, Tốn
gió âm. Phần bờm hình chữ
nhật có sọc không gian Khôn
dương Đoài vũ trụ, Tốn. Đầu chim mang
ý nghĩa Càn/Tốn.
./ phần thứ hai có hình đầu chim
có mỏ cong gợn sóng biểu tượng
Càn/Khảm.
./ phần thứ ba hình tháp trụ chữ
nhật lùn trong có sọc dọc
và hai sọc ngang lửa, thái dương
biểu tượng Cấn đất âm (Li âm)
thái dương. Ta có Càn/ Cấn.
./ phần thứ tư sau gáy có sọc
nước biểu tượng Chấn. Ta có
Càn/Chấn.
Như thế trang phục đầu diễn tả bốn chi ứng với
Tứ Tượng âm thái dương của
Càn.
.Rìu biểu.
Người này cầm rìu hình Y,
giống như cây đao mũi nhọn, trong phụ đề
các nọc chấm dương, thái dương
mang biểu tượng Càn thái dương,
nhánh nhỏ bên phải hình
móc cong mang âm tính.
Đây là cây rìu
Càn âm thái dương.
Nói gọn lại, ở diện tộc người này
biểu tượng cho Càn/ Khôn.
-Người phán xét linh hồn.
Người
phán xét linh hồn ở thuyền 3.
Người này tay
trái gõ vào trống Cây
Vũ Trụ, Cây Đời để khơi động vòng
sinh tử, để phán xét linh hồn. Lưu
ý đầu chim trên trống Cây Vũ
Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)
có mỏ cương điệu mang dương tính
Càn , com mắt dương Càn nằm trong
vòng tròn Khôn và bờm
tia sáng Càn. Đầu chim diễn tả
Càn/Khôn của ngành âm.
Trang phục đầu có bốn phần:
./ phần chung ở bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời ngành âm.
Nhìn dưới dạng tứ tượng là
Đoài vũ trụ.
./ phần thứ hai hình hai tai thỏ hay
sừng âm có chấm nọc mang nghĩa hai
lửa âm, thái dương âm,
Càn âm.
./ phần thứ ba hình tháp Li
âm.
./ phần sau gáy những sọc Khôn
nước Chấn.
Trang phục đầu của người này mang mang
trọn vẹn ý nghĩa tứ tượng phía
âm.
-Linh hồn
Người nhỏ bé ngồi dưới sàn
thuyền.
-Người gác linh hồn.
Người này cầm đòng dí
vào đầu linh hồn.
Trang phục đầu có bốn phần:
./ Phần đầu chim có mỏ cong âm cắm
xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm.
Nhưng ở đây đầu chim có mũ sừng
như cặp sừng tai thỏ ngắn, trong có phụ
đề chấm nọc nhỏ cho biết người này biểu
tượng cho phía nọc, dương, nội
khác với người phán xét
linh hồn biểu tượng cho phía nòng,
âm ngoại và khuôn mặt Li mang
tính chủ.
./ Phần thứ hai như tai thỏ giống ở trang phục
đầu mang tính Càn của người
phán xét linh hồn.
./ Phần thứ ba có hình
cánh chim có hình nọc mũi
mác /\ dương. Đây là
cánh chim dương, gió dương
Đoài (ngược với cánh chim âm
Tốn của người phán xét linh hồn).
. Phần sau gáy là nọc thẳng
đáng lý phải có các
sọc nước Chấn để diễn tả đúng tứ tượng.
Như thế trang phục đầu diễn tả đủ tứ tượng.
Taytrái cầm đòng chỉ địa mang
âm tính, đầu đòng nhỏ sắc
trong có phụ đề que nọc, dương.
Đuôi đòng hình thoi
không cân có phần âm V
dài hơn phần chóp mũi mác
/\ dương, trong cũng có phụ đề
hình que nọc. Dọc suốt thân
đòng là khung phướn chữ nhật
có tua gió. Đây là
dòng gió dương Đoài.Tayphải
cầm gậy Y có mấu hình mỏ chim cắt
nhưng gậy chỉ địa mang âm tính,
biểu tượng Càn của phía dương
ngoại.
Tóm lại người này mang biểu tượng
chính của tộc Càn/Khôn diễn
tả đủ tứ tượng.
-Người gác cổng trời hay thiên
đường.
Người
gác cổng trời hay thiên đường ở
thuyền 3.
Người này đứng trên cầu đài
tam thế quay mặt về phía đầu thuyền tức
theo chiều dương. Cho biết tộc này
là tộc dương Càn-Li. Đầu
tóc phía trên có nọc
mũi mác lửa dương ở đây là
Càn, phần dưới sọc nghiêng
gió nước Khôn âm. Trên
người có chấm-vòng tròn
Càn- Khôn. Váy tròn
đầu có sọc không gian Khôn,
trong có 3 chấm nọc Càn là
váy Càn/Khôn. Ở đây
người này cầm lao khiên rất to, rất
cường điệu nhấn mạnh nghĩa
Càn-Khôn.
Nói gọn lại người này mang biểu
tượng của tộc Càn/ Khôn.
-Người chèo thuyền.
Trang phục đầu phía trước có
hình đầu chim có mỏ cong, cứng
mang dương tính Càn dương
phía âm, phần sau hình hộp
chữ nhật đứng hơi cong trong có
các sọc không gian Khôn
gió-nước biểu tượng Khôn âm.
Trang phục đầu người này mang biểu tượng
Càn Khôn.
Taychèo đã nói ở
trên.
Tóm lại những người trên thuyền số
3 này nhìn dưới diện tộc mang biểu
tượng Càn/Khôn nước.
Kiểm chứng với gầm đài cầu. Ở
đây trống trơn biểu tượng cho Khôn
hư không lưỡng hợp với Càn.
Chắn chắn hơn ta có thể kiểm
chứng với hình khung đa giác ở
thân thuyền. Khung này trắng,
trong biểu tượng nòng Khôn dương
hóa trong có những chấm nọc
dương Càn. Cả khung mang nghĩa
Càn Khôn.
.Thuyền 4
Thuyền số 4 biểu tượng cho
tộc Li/Khảm trên trống Ngọc Lũ
I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
-Người thuyền trưởng hay đại biểu của tộc.
.Trang phục đầu
gồm có bốn phần chính với một
phần:
./ phần chung ở bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm.
Ở đây đầu chim này có mỏ
khá cứng cáp, cường điệu mang
khá nhiều dương tính trông
giống như đầu chim cắt có mỏ cong nghĩa
là biểu tượng cho thiếu dương Li.
./ phần thứ hai có hình hai
cây nọc cong như hai chiếc tai thỏ
dài cong trong có phụ đề
các dấu chấm nọc dương là hai nọc
âm, hai chiếc sừng âm, thiếu dương,
lửa âm có một khuôn mặt
là Li âm.
./ phần thứ ba có hình đầu chim
nọc mũi mác chỉ địa V có một nghĩa
là nước thái dương mang âm
tính, Chấn nước thái dương. Bờm
có 4 tua dài cong có
và sừng hình chữ nhật có
sọc nước cũng có bốn gạch nghiêng
ngắn. Số 4 là Cấn hôn phối với
Chấn.
./ phần thứ tư có hình
cánh chim có một khuôn mặt
Đoài gió cõi trời.
./ phần sau gáy hình nọc
có chấm là Càn.
Như thế trang phục đầu dưới diện tộc là
Li/Khảm diễn tả đủ tứ tượng.
.Rìu biểu.
Người này cầm rìu hình Y,
mấu rìu giống như mấu sừng. Rìu
trông như chiếc sừng có hai mấu
nhọn của hươu sủa mang gạc muntjac.
Nói gọn lại, ở diện tộc người này
biểu tượng tộc, chi Li/ Khảm.
-Người phụ tá thuyền trưởng
Người này ở ngay phía sau người
thuyền trưởng, cũng ở tư thế ngồi. Trang phục
đầu phía trước có hình chim
như những người khác nhưng đầu chim
trông mạnh mẽ mang nhiều dương
tính, tính lửa hơn.
Như thế trang phục đầu này mang biểu
tượng cho Nọc-Nước, Li-Khảm nước sinh tạo
cõi trời.
-Người phán xét linh hồn
Người
phán xét linh hồn ở thuyền 4.
Người
này tay phải gõ vào trống
Cây Vũ Trụ, Cây Đời để khơi động
vòng sinh tử, để phán xét
linh hồn.
Trang phục đầu ngoài phần hình
chim phía trước trán giống
các người khác, nhưng ở đây
cường điệu vừa phải và rất cong mang
âm tính, tức âm của dương
là thiếu âm nguyên thể của
Li. Phần giữa có ba tia cong dài
có một khuôn mặt Chấn nước dương
lưỡng hợp với Càn và phần sau
hình hộp có sọc đứng và
ngang diễn tả không gian, ở giữa có
hai nọc ngang mang nhĩa thái dương. Như
thế không gian thái dương là
Đoài vũ trụ. Đoài lưỡng hợp Li.
Người này mang biểu tượng của Li/Khảm
có Chấn nước dương đại diện.
-Linh hồn
Người nhỏ bé ngồi dưới sàn
thuyền.
-Người gác linh hồn.
Người
này cầm đòng dí vào
đầu linh hồn.
Đòng ở đây mũi đòng chỉ địa
mang âm tính. Đuôi
đòng có ba nọc tẽ ra như
dòng nước chẩy mang ý nghĩa lửa,
dương mang tính âm dòng
nước. Thân đòng khung chữ nhật
có sọc ngang nước. Gộp lại nhìn
theo tính nòng nọc, âm dương
thì âm của dương là thiếu
dương Li. Như thế đòng là
đòng lửa âm Li dòng nước
Khảm.
Trang phục đầu
./ phía trước hình đầu chim
có bờm tia sáng mang tính
lửa, dương.
./ Phần giữa nhưng sọc song song cong mang
nghĩa nước.
./ Phần hình hộp nghiêng trong
có những sọc nghiêng diễn tả
không gian dương gió.
Trang phục đầu diễn tả lửa trời âm
không gian.
-Người gác cổng trời hay thiên
đường.
Người
gác cổng trời hay thiên đường ở
thuyền 4.
Người này đứng
trên đài cầu Tam Thế quay mặt về
phía đầu thuyền tức theo chiều dương. Cho
biết tộc này là đại tộc dương
Càn-Li. Đầu tóc phía
trên có nọc mũi mác dương
Li, phần dưới sọc nghiêng nước gió
Khảm. Trên người có vòng
tròn-chấm, ở đây theo phía
dương là thiếu dương Li. Váy
có các sọc nghiêng
gió nước cho thấy ở đây váy
mang âm tính của tộc nọc dương
vì người này quay mặt về
phía dương đầu thuyền. Âm của dương
là thiếu dương Li. Ở đây cái
lao chỉ hơi chênh chếch lên cao ra
phía trước mang âm tính, tức
âm của dương là thiếu dương Li.
Nói gọn lại người này mang biểu
tượng của tộc Li/ Khảm.
-Người chèo thuyền.
Trang phục đầu có hình trụ
dài cong gồm có 4 đường cong song
song diễn tả nước âm (số 4 là số
chẵn là số âm) Khảm
Phần phía sau
có hình hai chiếc tai thỏ hay hai
chiếc sừng âm Li âm và phần
dưới hình chữ nhật có phụ đề
các vạch nước không gian Khảm. Phần
này mang nghĩa Li/Khảm. Như thế trang
phục đầu của người chèo thuyền mang biểu
tượng Li/Khảm.
Taychèo đã nói ở
trên.
Tóm lại những người trên thuyền số
4 này nhìn dưới diện tộc mang biểu
tượng Li/Khảm.
Kiểm chứng với vật hình ấm
nước hình bầu nậm cổ lùn đựng
nước để trên bếp lửa dưới gầm
đài cầu thì bếp lửa có
lửa Li, bình nước hình
trái bầu là nước không
gian Khảm.
.Thuyền số 5
Thuyền số 5 biểu tượng cho
tộc Đoài/Cấn trên trống
Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Mấu chốt căn cước tay chèo.
Người này tay cầm tay chèo
có đầu hình chim hình
núi tháp
có góc cạnh, có chấm nọc
dương mang dương tính tức đất dương Li.
Tuy nhiên mang âm tính của
phía âm vì người gác
cổng thiên đường quay mặt về chiều
âm đuôi thuyền. Li này đại
diện cho non, đất âm Cấn. Đầu chim
có bờm gió Đoài vũ trụ.
Đây là cây chèo
Đoài/Cấn.
-Người
thuyền trưởng.
.Trang phục đầu
gồm có bốn phần:
./ phần bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm.
Ở đây đầu chim này có mỏ
hơi cứng cáp, mang chút ít
dương tính trông giống như đầu chim
bổ nông gió Đoài.
./ phần thứ hai có hình mã
tấu cong trong có phụ đề các dấu
chấm nọc dương là nọc âm,
Càn âm thái dương tức
Đoài/Càn của nòng âm.
./ phần thứ ba phía trái
hình đầu chim có mỏ rất cường điệu
bên trong có phụ đề chấm nọc dương
sinh tạo, cõi trời, có mũ sừng
có gạch song song âm và bờm
có 4 tua. Số 4 là Cấn có
một khuôn mặt là non (núi Li
âm). Đây là chim
Đoài/bồ cắt Li thái dương
cõi trời âm.
./ phần thứ tư thấp có hình
cánh chim tam giác có một
khuôn mặt biểu tượng gió cõi
trời Đoài.
./ phần thứ sau gáy hình nọc chữ
nhật trống trơn biểu tượng cho Khôn nước
thái dương.
Như thế bốn phần sau cùng biểu tượng Tứ
Tượng Lửa, Đất, Gió, Nước cõi trời
của tộc Đoài/Cấn.
.Rìu biểu.
Người này cầm rìu hình Y,
ở đây có hình đầu chim gần
giống gậy ở thuyền thứ 1 Càn-Li. Như thế
có một khuôn
mặt Càn mang tính chủ và
một khuông mặt Đoài ngược với Li.
Nói gọn lại người này biểu tượng
mang tính chủ Đoài/Càn.
-Người phụ tá thuyền trưởng
Đây là người ngồi ở ngay
phía sau người thuyền trưởng. Người
này cũng ngồi cho thấy thuộc về tộc
âm. Trang phục đầu phía trước
có hình chim như những người
khác nhưng đầu chim trông mạnh mẽ
mang nhiều hùng tính hơn. Phần
giữa gồm hình bờm dài cong biểu
tượng gió dương Đoài vũ trụ. Bờm
có ba nọc cong là Càn
âm, thái dương âm là
gió dương Đoài. Phần thứ ba gồm
sáu tua ngắn song song. Số 6 là
Tốn O||. Tốn theo âm Dịch đi với Chấn.
Phần thứ ba này mang ý nghĩa Chấn
Nước thái dương. Phụ đề chấm-vòng
tròn ở đây có nghĩa
là thiếu âm, gió. Như thế
trang phục đầu mang biểu tượng Đoài/Chấn
nước thái dương.
-Người phán xét linh hồn.
Người
phán xét linh hồn ở thuyền 5.
Người này tay
phải gõ vào trống Cây Vũ
Trụ, Cây Đời để khơi động vòng sinh
tử, để phán xét linh hồn. Trang
phục đầu có phần đầu chim bên phải
dương là hình đầu chim có
mỏ cong âm cắm xuống trán mang
âm tính giống như tất cả các
người còn lại nhưng đầu chim mang
hùng tính hơn, có nghĩa
là dương, thái dương, cõi
trời phía âm. Phần giữa là
hình nọc cong giống người phụ tá
thuyền trưởng mang nghĩa Đoài. Phần thứ
ba sau đầu hình tháp có sọc
âm và phía trên
có hình nọc mũi mác /\,
lửa, trong có phụ đề vòng
tròn-chấm thiếu dương. Hình
này là Đoài/Li âm tức
Đoài/Cấn.
Như thế trang phục đầu mang biểu tượng
Đoài/Li âm tức Cấn.
-Linh hồn
Người nhỏ bé ngồi dưới sàn
thuyền.
-Người gác linh hồn.
Người này cầm đòng dí
vào đầu linh hồn.
Trang phục đầu có
./ Phần đầu chim bên phải giống như những
người khác đã nói qua.
./ Phần giữa giống người phụ tá
và người phán xét linh hồn
có hình nọc cong mang nghĩa
Đoài.
./ Phần thứ ba có hình nọc
vuông góc là Khôn
thái dương trong có phụ đề
vòng tròn có chấm mang
nghĩa thiếu âm, gió. Phần
này mang nghĩa Đoài/Khôn
gió cõi trời sinh tạo. Tay cầm
đòng âm chỉ địa, có khung
lông chim hay tua lá có
nghĩa là gió, đầu đòng
có phụ đề chấm nọc có nghĩa
là dương, thái dương, có
phụ đề chấm-vòng tròn có
nghĩa là dương, thiếu âm
gió, sinh tạo, cõi trời.
Như thế người này mang biểu tượng của
Đoài/ Khôn thái dương
Đoài sinh tạo.
Ta thấy bốn người này mang biểu tượng
của bốn chi ứng với Tứ Tượng của phía
nòng dương Đoài. Người thuyền
trưởng trang phục đầu có hai phần
chính biểu tượng chi
Đoài/Càn thái dương, người
phụ tá là chi Đoài/Chấn,
người phán xét linh hồn là
chi Đoài/Đất Li và người canh linh
hồn là chi Đoài/Gió
Đoài của ngành nòng
âm.
-Người gác cổng trời hay thiên
đường.
Người
gác cổng trời hay thiên đường ở
thuyền 5.
Người này đứng
trên đài cầu Tam Thế quay mặt về
phía đuôi thuyền tức theo chiều
âm, cho biết đại tộc này là
mang tính âm của ngành
nòng âm thái dương.
Búi tóc ngắn có cạnh thẳng
đứng như hình trụ có đỉnh nọc nhọn
mũi mác phía trên, mang
tính thiếu dương Li. Tay phải người
này cầm lao mũi tên chỉ lên
trời mang hình ảnh trụ chống trời Li.
Người này quay mặt về phía
đuôi thuyền âm nên Li mang
âm tính tức đại diện cho Cấn, non,
đất âm. Tay trái cầm khiên
hình hai chữ DD ngược nhọn hai đầu lồng
vào nhau mang nghĩa nòng
thái âm thái dương. Đọc theo
chiều âm lao mũi tên là nọc
dương (I) và khiên là
nòng âm (O) tức IO, thiếu âm
nguyên thể của Đoài vũ trụ.
Hai vạt váy có góc cạnh
dương và có phụ đề những chấm nọc
dương mang ý nghĩa nọc dương. Đây
là váy thái dương của
phía nòng (vì người
này quay mặt về chiều âm
nòng) tức Đoài vũ trụ.
Nói gọn lại người này mang biểu
tượng của tộc Đoài/Cấn thái dương
cõi trời âm.
-Người chèo thuyền.
Trang phục đầu có hình bờm
dài cong gió có 6 đường
cong song song. Số sáu là số Tốn
gió âm. Phần dưới hình chữ
nhật Khôn dương có phụ đề những
chấm nọc là Khôn dương Đoài.
Kiểm chứng với vật hình
trống để dưới gầm đài cầu thì
theo duy âm trống là đực của
nòng âm tức thiếu âm,
gió, Đoài vũ trụ
có một nghĩa là không,
không khí, gió. Trống
có một khuôn mặt biểu tượng cho
trống không, hư không, không
gian Đoài vũ trụ.
Tóm lại những người trên thuyền số
5 này nhìn dưới diện tộc, mang
biểu tượng Đoài/Cấn.
.Thuyền số 6
Thuyền
số 6 biểu tượng cho tộc Chấn/Tốn trên
trống Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Mấu chốt căn cước tay chèo.
Taychèo này giống tay chèo
ở thuyền số 2 như thế có khuôn mặt
chủ là tay chèo Chấn.
-Người
thuyền trưởng hay đại biểu của tộc.
.Trang phục đầu
Trang phục đầu gồm có bốn phần:
./ phần bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như phần lớn những người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm. Đầu
chim này cho thấy những người trên
thuyền thuộc nhánh nòng âm
thái dương cõi trời âm.
./ phần chính giữa có hình
như tóc gợn sóng bay trong
gió biểu tượng cho nước chuyển động
cõi trời là Chấn/Khôn nước
thái dương cõi trời âm.
./ phần chính giữa có hình
đầu chim cong gợn sóng biểu tượng nước
gió Chấn/Tốn
./ phần sau gáy có hình
bờm nước-gió, tức Chấn/Khôn.
Như thế trang phục đầu mang ý nghĩa
Chấn/Tốn.
.Rìu biểu
Người này cầm rìu chữ Y, mang
hình ảnh của tia chớp hay rìu
búa thiên lôi. Rìu gần
giống rìu ở thuyền số 2 nên
có khuôn mặt chính là
rìu Chấn. Đây có thể
là cây rìu thiên
lôi, phán xét mưa
gió.
Nói gọn lại, dưới diện tộc người
này mang biểu tượng Chấn/Tốn.
-Người phán xét linh hồn.
Người
phán xét linh hồn ở thuyền 6.
Tay phải giữ đầu linh hồn, tay trái
gõ vào trống Cây Vũ Trụ,
Cây Đời để khơi động vòng sinh tử,
để phán xét linh hồn. Lưu ý
trong trống có chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que hình hai
vòng tròn đồng tâm có
chấm là nuớc dương Chấn. Người trên
thuyền này có một khuôn mặt
Chấn mang tính chủ.
Trang phục đầu có
/. Phần đầu chim bên phải dương là
hình đầu chim có mỏ cong âm
cắm xuống trán mang âm tính
giống như tất cả các người còn lại
có nghĩa là dương, thái
dương, cõi trời phía âm.
/.Phần giữa là hình nọc cong như
hình cái kiếm cong bằng đầu mang
âm tính, trong có phụ đề
các chấm nọc sinh tạo là
thái dương âm Đoài vũ trụ
khí gió dương đại diện cho Tốn
gió âm.
./ Phần thứ ba sau đầu hình hộp
vuông có sọc không gian trong
có phụ đề chấm-vòng tròn
thiếu âm gió. Phần này
là Đoài vũ trụ gió dương
đại diện cho Tốn gió âm.
Vậy trang phục đầu của người này mang
biểu tượng của tộc Chấn/Tốn.
Như thế người này mang biểu tượng của
tộc Chấn/Tốn.
-Linh hồn
linh hồn bị soi mòn mất một phần.
-Người gác cổng trời hay thiên
đường.
Người
gác cổng trời hay thiên đường ở
thuyền 6.
Người này đứng
trên đài cầu Tam Thế quay mặt về
phía đuôi thuyền tức theo chiều
âm, cho biết tộc này là mang
tính âm. Tóc ngắn có
gạch nước. Hai tay chỉ cầm khiên
hình hai chữ DD ngược nhọn hai đầu lồng
vào nhau mang nghĩa hai nòng
âm OO, nước thái dương, Chấn. Hai
vạt váy có gạch nước gió.
Nói gọn lại người này mang biểu
tượng của tộc Chấn nước gió tức Chấn/Tốn.
-Người chèo thuyền.
Trang phục đầu có hai phần. Phần trước
có hình chim mỏ cong mang âm
tính có phụ đề chấm-vòng
tròn rất nhỏ mang dương tính,
thiếu âm. Đây là đầu chim
nước gió Chấn/Tốn có thể là
bồ nông gió. Phần sau có
hình chim mỏ cong gợn sóng mang
nhiều âm tính, có phụ đề
chấm-vòng tròn lớn mang âm
tính, thái âm có
nghĩa sinh tạo, Khôn dương. Đây
là đầu chim nước nước Chấn/Khôn,
có thể là bồ nông nước. Phần
dưới hình hộp chữ nhật có nghĩa
là Khôn dương trong có
hình sóng cuộn tiếp tuyến nối hai
vòng tròn-chấm. Hình
sóng mang nghĩa nước, hai chấm là
thái dương. Hình sóng cuộn
là Chấn/Tốn thái dương.
Điểm mấu chốt quan trọng nữa
là thuyền này có con
chó âm đứng sau cầu thử
thách giống như ở thuyền số 2. Ta
đã biết thuyền số 2 là thuyền
Chấn-Đoài như thế thuyền số 6
này với sự hiện diện của con
chó cõi âm bắt buộc phải
có một khuôn mặt Chấn. Đối
chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
Lạc Long Quân Chấn thần sấm có
một khuôn mặt trị vì cõi
âm, có thủy phủ ở Vịnh Hạ Long.
Vì thế thuyền có con
chó cõi âm phải
liên hệ với khuôn mặt Chấn.
Kiểm chứng với hai cái
bình để dưới cầu đài ta cũng
thấy không sai. Hai bình đựng
là hai nòng OO, nước.
Bình bên phải hình
cái âu rộng miệng hình
chữ U biểu tượng nước thái dương Chấn
và bình bên trái
giống hình cái ngỗng đựng rượu
mang dương tính biểu tượng cho
Đoài vũ trụ/Tốn gió âm.
Tóm lại
những người trên thuyền số 6 này
nhìn dưới diện tộc mang biểu tượng
Chấn/Tốn.
TỔNG LƯỢC
Những người trên sáu chiếc thuyền
này mang trọn vẹn nghĩa Vũ Trụ
giáo. Họ là những người mặt trời
của ngành nòng thái dương
trên sóng nước thuộc những
nhánh, đại tộc, tộc, chi ứng với Lưỡng
Nghi, Tứ Tượng, Tam Thế, Bát Quái,
Dịch Nòng Nọc của nòng âm
nước thái dương. Theo duy dương,
phía, lửa, nội là dương Dịch của
dòng nước. Ở trống Ngọc Lũ I này
còn trọng âm dương đề huề của
toàn họ Người Vũ Trụ, Người Mặt Trời
Không Gian, còn mang tính
âm dương đề huề còn theo Dịch
nòng nọc, âm dương đề huề.
Những người này đang tham dự những cảnh
Phán Xét Linh Hồn. Những thuyền
này là những Thuyền Phán
Xét Linh Hồn.
Ở những trống diễn tả Tam Thế trọn vẹn,
chính thống như trống Ngọc Lũ I hay ở
các trống phỏng theo chính thống
cõi âm thường được diễn tả qua
hình ảnh những con thuyền phán
xét linh hồn ở trên vùng mặt
nước thế gian ở tang trống. Vùng nước
tang trống có một khuôn mặt
là cõi sinh tạo, tạo hóa
của Cõi Âm thông thương với
Hạ Thế chân trống bằng trụ thân
trống Trục Thế Giới.
(phần 19)
Nhận
Diện Chi Tiết Những Thuyền Trên Trống
Ngọc Lũ I.
Ta đã hiểu rõ về cấu trúc,
các tài vật (paraphernalia) của
con thuyền và người trên thuyền,
bây giờ ta đi vào chi tiết từng
thuyền một. Như đã nói ở
trên, dựa vào mấu chốt ở
hình vẽ trongThe Kettle
Drums of Southeast Asia của A.J. Bernet
Kempers ta có thuyền số 1 ở
bên trái và số 6 ở
bên phải đọc theo chiều âm theo
tức theo chiều kim đồng hồ.
Hình
thuyền số 6 và số 1 (The Kettle Drums
of Southeast Asia của A.J. Bernet Kempers).
Lưu
Ý
Mấu chốt chính để nhận diện
ra thuyền số 6
là ở dưới đài cao Tam Thế có
hai chiếc bình (xem
dưới).
Như thế đọc theo
chiều âm cùng chiều kim đồng hồ của
ngành âm nước, ta có theo
thứ tự như sau:
1. Thuyền số 1 dẫn đầu biểu tượng
cho một nhánh gồm hai đại tộc ứng với
một cực trong lưỡng nghi.
Thuyền số 1
biểu hiện nhánh âm Li
Càn vũ trụ của người
dòng Nước (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Thuyền có những đặc tính sau:
Mũi thuyền
Sáu thuyền, nhìn chung đều
có mũi giống nhau chỉ khác về chi
tiết nòng nọc, âm dương diễn tả
theo các diện khác nhau của Vũ Trụ
luận, chúng cũng cho biết thuyền thuộc
nhánh, đại tộc, tộc nào. Như
đã biết, tổng quát các mũi
thuyền đều biểu hiện thái dương chim mỏ rìu biểu
tượng cho bộ phận sinh dục nam nằm trong miệng
thái âm rắn nước biểu tượng cho bộ
phận sinh dục nữ. Nó diễn tả Nhất Thể,
Thái Cực, hay Lưỡng Thể tức sự kết hợp
giữa âm và dương, nước và
lửa ở dạng thái dương và
thái âm ở cõi đại vũ trụ,
nghĩa là mang trọn vẹn vũ trụ thuyết.
Ở đây, con chim có mỏ rìu
nhọn Càn trong có phụ đề nọc nhọn
mang dương tính. Con chim mỏ rìu
biểu tượng cho Càn. Rắn nước ở đây
biểu tượng cho thái âm. Rắn
có mào sừng nên thuộc
ngành thái dương. Như thế đấu rắn
biểu tượng cho Chấn. Rõ ràng ta
có lưỡng hợp thái dương Càn
với thái âm Chấn dạng đại vũ trụ
ngành thái dương.
Ở đây điểm đặc thù nhất là
mũi thuyền đầu rắn nước có sừng
cong như sừng tê giác.
Sừng là nọc nhọn biểu tượng cho nọc,
dương và cong mang âm tính.
Sừng nhọn và cong này diễn tả
nhánh nọc, dương, thái dương tức
Càn-Li của ngành nòng
âm, nước tức Thần Nông thái
dương. Trong sừng có đánh dấu hay
viết chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình nọc que cong cũng
xác thực sừng là sừng nọc dương
Càn Li phía nòng âm
nước.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, An Dương Vương dòng Lạc Long
Quân (được thần Rùa Vàng,
một thú biểu của Lạc Long Quân
giúp xây thành Cổ Loa)
lúc cuối đời cầm sừmg tê
giác 7 khấc rẽ nước đi xuống biển về với
Lạc Long Quân. Sừng tê giác
có 7 khấc với số 7 là số
Càn biểu tượng cho nọc dương Càn
Li ngành nòng nước thái
dương giống như sừng tê giác
có chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình nọc que ở thuyền
này.
Mũi thuyền cho thấy thuyền là thuyền đại
biểu của nhánh nọc Càn-Li
dòng nòng nước thái dương.
Thân thuyền
Mấu chốt đặc thù là ở giữa
thân thuyền 1, hình đĩa nổi (mầu
đen) diễn tả đất âm, đất có nước,
đất ruộng đồng Cấn hay Li âm tức Li
dòng Cấn, đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt là Li Kinh Dương
Vương dòng Cấn Âu Cơ (Âu Cơ
Cấn non đem 50 con lên non Cấn). Li
dòng Cấn này là khuôn
mặt dương số 5 (Li Kinh Dương Vương) cha của
Âu Cơ Cấn 4 khác với Li Khảm ở
thuyền số 4, Li này hôn phối với
Khảm (Li Kinh Dương Vương chồng của Thần Long
Khảm) (xem dưới).
Thân thuyền số 1 cho thấy thuyền
này biểu tượng nhánh Li
(dòng Cấn)-Càn (dòng Tốn)
của ngành thái âm Nước
thái dương.
Một mấu chốt quí báu nữa ở
ngoài con thưyền là con chim ở mũi
thuyền.
Như đã nói ở trên, trước
mũi thuyền có một hình chim đứng
trong nước, trước mũi thuyền và ở
vùng nước tang trống là một
loài chim nước. Chim nước này mang
dương tính vì đứng ở mũi thuyền
chuyển động theo chiều ngược với kim đồng hồ,
theo chiều mặt trời (mũi thuyền dương còn
đuôi thuyền âm). Con chim có
bờm gió. Chim nước có bờm
gió là chim nông. Chim
nông này có mỏ phình
hình búa rìu là chim
bổ nông mang dương tính, nọc lửa,
thái dương [xin nhắc lại theo duy dương
chim nông gọi theo cái mỏ lớn
hình rìu là chim bổ
(nông) như người Tây phương theo duy
dương gọi là pelican có gốc Hy Lạp
ngữ pelikus, cái rìu. Trong khi
chúng ta theo duy âm gọi theo
cái túi dưới mỏ là chim
nang (túi), chim nông].
Trên người có hai chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình vòng tròn có
chấm có một nghĩa là hai mặt trời,
hai dương, thái dương, lửa.
Lưu Ý
Như đã biết chim nông mang
trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ
Trụ giáo. Vì thế chim nông
mỏ rìu có một khuôn mặt
biểu tượng cho nọc lửa Càn-Li
ngành nòng nước. Trong thực tế
là con chim nông lửa mỏ đỏ.
Vậy con bổ nông này là chim
bổ nông ngành nọc lửa thái
dương. Như thế con chim rìu bổ nông
nói cho biết thuyền 1
dẫn đầu của 6 con thuyền có khuôn
mặt chủ là thuyền của nhánh nọc
lửa thái dương Li Càn.
Đuôi thuyền
Đuôi thuyền đầu chim nông của
thuyền số 1 này có con mắt
âm hai vòng tròn đồng
tâm có túi nang hình
tháp ngược đầu có phụ đề với nhiều
đường sọc song song nghiêng là chim
bổ nông nước dòng Li ngành
nòng âm. Bờm chim có những
sợi lông dài như tia sáng
mang dương tính Càn dòng
âm nước. Đầu chim bổ nông này
diễn tả nhánh Li-Càn của
dòng nước. Đầu chim bồ cắt sau đuôi
thuyền có mũ sừng có tia
sáng và bờm dương diễn tả
Li-Càn. Hộp chữ nhật có chấm dưới
đươi thuyền biểu tượng vũ trụ, không gian
dương Li Càn.
Tóm gọn lại, đuôi thuyền 1 diễn tả
nhánh Li-Càn của dòng Nước.
Có sự hôn phối, giao hòa
giữa thiếu âm bổ nông với thiếu
dương bồ cắt ở cõi tiểu vũ trụ.
Tay lái
Taylái của thuyền này có
cái dầm hình trụ chống có
đáy hình núi Li.
Như thế, tay chèo diễn tả nhánh
Li của dòng Nước.
Trống Cây Vũ Trụ
Trống
Cây Vũ Trụ trên thuyền số 1
trên trống Ngọc Lũ I.
Trống Cây Vũ Trụ có hình
lục giác kép Khôn hôn
phối với Càn và trên
có cắm hai thanh cong như hai cái
tai thỏ diễn tả hai sừng âm Li dòng
nước. Trống Cây Vũ Trụ này biểu
tượng nhánh Li Càn dòng
nước âm (xem chương Ý Nghĩa Dấu
và Biểu Tượng).
Cầu Thử Thách hay Gian Nguy.
Cầu Thử Thách trên thuyền
số 1 trên trống Ngọc Lũ I.
Dưới gầm cầu thuyền này có một
cái trống hay một vật đựng hình
trống hình cái đồng hồ nước. Theo
duy âm thì vật này là
một vật đựng. Đọc theo âm là Khảm
O|O, hôn phối với Li. Theo duy dương
thì là trống Khảm-Li. Nếu
là trống thì đây
chính là trống Moko của Nam Dương
là loại trống Li càn thế gian của
dòng nước. Hiển nhiên các
tộc ở hải đảo như Nam Dương có một gốc
lớn thuộc dòng nước.
Như thế đây là trống hay vật đựng
Li/Khảm.
Cầu có một tay vịn diễn tả bằng hai đầu
chim không có bờm mang nghĩa hai
dương, thái dương Li Càn.Tayvịn
này biểu tượng nhánh Li
càn. Thành cầu, những chấm nhỏ
dương nguyên tạo bụi lửa vũ trụ Càn
hay bụi đất Li.
Tay chèo
Đầu chim trên đầu tay chèo
có mỏ mang dương tính trông
giống cái búa chim Càn hay
rìu Li vì có phụ đề
“vòng tròn có chấm” Li.
Phần dưới tay chèo cong vòng mang
nghĩa Khôn đi với Càn hay vũ trụ
cho biết Li là Li vũ trụ.Taychèo
này biểu tượng nhánh Càn-Li
vũ trụ.
Người
Như đã thấy ở trên người
trên thuyền này thuộc đại tộc Li
Càn.
Tóm lại, tất cả các chi
tiết trên thuyền số 1 đều ăn khớp với
nhánh dương Càn Li của người tộc
Nước và khuôn mặt Li mang
tính chủ vì trống trống Ngọc Lũ
I là trống thế gian. Thuyền diễn tả hai
cảnh phán xét linh hồn
(afterlife judgment) và mang trọn
ý nghĩa Vũ Trụ luận.
2. Thuyền số 2 sau thuyền dẫn đầu
biểu tượng cho một nhánh gồm hai đại
tộc ứng với một cực trong lưỡng nghi.
Thuyền 2 sau thuyền dẫn đầu
là thuyền đại biểu của tộc Đoài
của nhánh Đoài Chấn
dòng nòng âm thái
dương (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Thuyền này có những đặc
tính sau:
Mũi thuyền:
Mũi thuyền biểu hiện đầu linh thú Rắn
nước giao hợp với chim Rìu lửa. Như
thuyền số 1 là dạng lưỡng hợp thái
âm thái dương ở cõi đại vũ
trụ, mang trọn vẹn vũ trụ thuyết.
Ở thuyền này hình chim
không rõ lắm nhưng theo suy luận
thì đây phải là chim lửa
thái dương (II) phía nòng
(O) âm tức IIO, Đoài. Đầu rắn rắn
nước mang tính thái âm Chấn.
Như thế mũi thuyền diễn tả ngành
nòng âm thái dương
Chấn-Đoài (đối ứng với khuôn mặt
Càn Li thưyền số 1).
Ta thấy rất rõ mũi thuyền không
có sừng tê giác tức
không có dương tính của
ngành nọc lửa Càn Li.
Thân thuyền
Thân thuyền có những sọc ngang
nước Chấn và các sọc nghiêng
có chấm nọc dương Đoài. Ở giữa
thân thuyền 2, có một khoảng trống
không giống hình đĩa hay vật đựng
biểu tượng Khôn dương, vũ trụ dương tức
Chấn-Đoài. Chấn ở đây là
khuôn mặt dương đại diện cho Khôn,
khác với Chấn dòng Tốn ở thuyền số
6 và Đoài ở đây là
khuôn mặt đại diện cho Khảm, khác
với Đoài dòng Cấn ở thuyền số 5
(xem dưới). Thuyền này biểu hiện
nhánh Chấn khôn Đoài khảm vũ
trụ của người sống dưới Nước.
Thân thuyền 2 biểu hiện nhánh Chấn
khôn-Đoài khảm vũ trụ của người
Nước.
Đuôi thuyền
Đặc biệt là túi nang cách
điệu của đầu chim bổ nông có sọc
nước diễn tả Chấn và bờm hình dải
phướn gió diễn tả gió Đoài
vũ trụ. Chim diễn tả nhánh
Chấn-Đoài.
Khung hình chữ nhật có chấm dưới
đuôi thuyền biểu hiện vũ trụ hay
không gian Chấn-Đoài. Như thế
đuôi thuyền đầu chim bổ nông diễn tả
nhánh Chấn Đoài.
Đầu chim bổ cắt trên chiếc trụ cắm sau
đuôi thuyền có sừng nước Chấn
và mỏ có chấm dương gió
dương vũ trụ Đoài.
Tóm lại, đuôi thuyền biểu hiện
nhánh Chấn-Đoài của người Nước.
Ở đuôi thuyền có sự hôn
phối, giao hòa giữa thiếu âm bổ
nông với thiếu dương bổ cắt ở cõi
tiểu vũ trụ.
Tay lái
Taylái hình chữ nhật giống như
cái dầm chèo thuyền có phụ
đề hai nọc thái dương diễn tả
nhánh Đoài vũ thụ thái
dương.Taylái có khuôn mặt
Đoài mang tính chủ.
Trống Cây Vũ Trụ:
Trống
Cây Vũ Trụ trên thuyền 2
trên trống Ngọc Lũ I.
Trống Cây Vũ Trụ có chữ
chấm-vòng tròn thiếu âm
Đoài ở giữa và đoản dao âm
nước Chấn thái dương cắm trên
trống. Trống Cây Vũ Trụ này diễn tả
nhánh Chấn-Đoài vũ trụ (xem chương
Ý Nghĩa Dấu, Hình, Biểu Tượng
Trên Trống Đồng).
Cầu Thử Thách.
Cầu
Thử Thách hay Cầu Gian Nguy trên
thuyền 2 trống Ngọc Lũ I.
Như đã nói ở trên người
gác cổng thiên đường đứng
trên cầu thử thách trần truồng
thuộc dòng nước Chấn. Tay chỉ cầm
khiên hình hai chữ DD ngược lồng
vào nhau là hai nòng OO,
nước, thái âm ỡ dạng dương
hóa, thái dương. Ở đây
không cầm lao cho thấy người này
thuộc tộc thuần âm nước. Ta cũng thấy rất
rõ người này quay mặt về
phía đuôi thuyền tức chiều
âm.
Dưới gầm cầu Thử Thách của thuyền
này, có một cái
bình.
Tổng quát bình, vật đựng biểu
tượng cho nòng, âm, nữ, nước,
thái âm. Bình có cổ
thẳng và rộng mang dương tính, t
Và thâm bầu tròn mang
tính thái âm. Trong
bình có chấm nọc dương,
thái dương. Chiếc bình này
diễn tả Chấn thái dương dòng
nòng, nước.
Cầu chỉ có một tay vịn diễn đạt bằng
hình đầu chim dương với bờm dài
mang âm tính. Đầu chim này
biểu tượng Đoài vũ trụ. Trên
thành sàn cầu, có
hình ngữ hình sóng biểu
tượng cho nước dương chuyển động Chấn.
Sóng gồm có bốn chữ
chấm-vòng tròn nối lại với nhau
bằng tiếp tuyến. Số 4 là số Cấn hôn
phối với Chấn.
Lưu Ý
Đặc biệt sau Cầu Thử Thách có
con chó cõi âm phụ
giúp trong việc phán xét
linh hồn cho thấy vững chắc thuyền ngày
thuộc nhánh nòng âm
Chấn-Đoài.
Tay chèo
Đầu chim dương trên đầu tay chèo
thuyền 2 có bờm gió-nước biểu
tượng Đoài.
Người
Như đã thấy ở trên người
trên thuyền này thuộc đại tộc
Đoài -Chấn.
Tóm lại, tất cả các chi
tiết trên thuyền 2 đều ăn khớp với
nhánh âm Chấn-Đoài của
người tộc Nước và Chấn là
khuôn mặt mang tính chủ. Thuyền
diễn tả hai cảnh phán xét linh
hồn (afterlife judgment) biểu tượng cho cả
nhánh, đại nòng âm
và mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ
luận.
3. Thuyền số 3 biểu tượng cho một
tộc ứng với một tượng trong tứ tượng.
Thuyền
biểu tượng tộc Khôn/Càn dòng
nòng âm
thái dương (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Thuyền này có những đặc
tính sau:
Mũi thuyền
Sáu thuyền, nhìn chung đều
có mũi giống nhau, chỉ khác về chi
tiết diễn tả theo các diện khác
nhau của vũ trụ luận.
Ở thuyền này con chim có mỏ
hình búa chim diễn tả Càn.
Hàm trên miệng rắn nước có
chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình vòng
tròn cò chấm có một nghĩa
là mặt trời, Càn. Hàm dưới
hình khung chữ nhật có các
sọc diễn tả không gian ngành
thái dương. Như thế đầu rằn nước diễn tả
Khôn dương Chấn ngành thái
dương.
Đầu thuyền diễn tả Càn Khôn
thái âm ngành nòng
thái dương.
Thân thuyền
Ở giữa thân thuyền này có
khung chữ nhật có chấm dương diễn tả
Khôn/Càn vũ trụ. Thuyền này
biểu tượng tộc Khôn/Càn thái
dương.
Đuôi thuyền
Đầu chim bổ nông nước có mắt
âm đuôi thuyền này có
túi nang hình chữ nhật Khôn
phụ đề với ba nọc nước song song nghiêng
mang tính Càn lưỡng hợp Chấn. Bờm
chữ nhật phụ đề với các sọc song song
nghiêng theo chiều âm, Khôn
và lông hình tia sáng
Càn. Mấu gai hình nọc mũi
tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) ở chân cổ chim nông mang
nghĩa dương, thái dương, Càn. Như
thế đầu chim bổ nông đuôi thuyền
biểu tượng chi Khôn/Càn dòng
Chấn.
Trụ hơi cong sau đuôi thuyền có
hai đầu chim bồ cắt diễn tả thái dương
Càn. Đầu chim bổ cắt này là
bổ cắt Càn thái dương.
Hộp chữ nhật có chấm dương dưới
đuôi thuyền diễn tả Khôn/Càn.
Tóm lại, đuôi thuyền này
biểu tượng chi Khôn/Càn vũ trụ.
Tay lái
Taylái hình hộp chữ nhật
có sọc không gian Khôn
có một nọc dài dương Càn
dương diễn tả Càn Khôn. Như thế tay
lái biểu tượng chi Khôn/Càn
vũ trụ.
Trống Cây Vũ Trụ
Trống
Cây Vũ Trụ trên thuyền số 3 trống
Ngọc Lũ I.
Chữ vòng tròn-chấm ở giữa trống
mang nghĩa âm dương Khôn-Càn
bởi vì đầu chim cắm trên trống
có đầu hình tròn O
Khôn. Đầu chim cắm trên trống
có mỏ cường điệu mang dương tính
và con mắt có vòng
nòng Khôn bao bọc. Trống Cây
Vũ Trụ này biểu tượng chi Khôn/
Càn (xem Dấu và Biểu Tượng).
Cầu Thử Thách
Cầu
Thử Thách trên thuyền 3
trên trống Ngọc Lũ I.
Khoảng trống không ở gầm sàn cầu
diễn tả không gian, vũ trụ Khôn,
giao hòa với Càn. Cầu chỉ
có một tay vịn diễn tả bằng cái
trụ có đầu chim cắt có mắt bao bọc
bởi vòng tròn lớn Khôn.
Thành cầu có chuỗi hình
sóng gồm 3 vòng tròn-chấm
nối với nhau bằng tiếp tuyến diễn tả nước dương
Chấn cho biết tộc Càn Khôn
này thuộc dòng Chấn.
Người gác cổng trời có chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình vòng tròn có
chấm có một nghĩa là mặt trời,
Càn.Taycầm mộc và lao
Càn-Khôn. Quay mặt về phía
mũi thuyền dương thuộc tộc nọc dương Càn.
Tay chèo
Phần trên tay chèo có hai
thành tố: thành tố bên
trên là đầu chim dương có mỏ
rất lớn có chấm mang dương tính
và bờm hình tia sáng. Đầu
chim này diễn tả thái dương
Càn. Cái khiên chữ D
kép hai đầu nhọn Khôn nước dương
Chấn. Như thế tay chèo biểu tượng chi
Khôn/ Càn dòng Chấn.
Người
Như đã thấy ở trên người
trên thuyền này thuộc đại tộc
Càn-Khôn.
Tóm lại, tất cả các chi tiết
trên thuyền 3 đều ăn khớp với chi
Khôn/Càn vũ trụ của người tộc Nước.
Thuyền diễn tả một cảnh phán xét
linh hồn (afterlife judgment) và mang
trọn ý nghĩa Vũ Trụ luận.
4. Thuyền số 4 biểu tượng cho một
tộc ứng với một tượng trong tứ tượng.
Thuyền số 4 biểu tượng tộc
Khảm/Li dòng
nòng âm thái
dương (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Thuyền
này có những đặc tính sau:
Mũi thuyền
Sáu thuyền, nhìn chung đều
có mũi giống nhau, chỉ khác về chi
tiết diễn tả theo các diện khác
nhau của vũ trụ luận.
Ở thuyền này, con chim dương có
mỏ rìu trong có chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que nọc
mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) hình tháp nhọn Li
và ở đuôi có chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình vòng tròn có
chấm có một nghĩa là Li.
Như thế chim rìu dương Càn-Li
có khuôn mặt Li mang tính
chủ. Rắn nước Chấn có nhiều sọc nước mang
tính Khảm chủ. Nhìn chung đầu
thuyền này giống đầu thuyền Li Càn
biểu tượng cho nhánh Li Càn ở đầu
thuyền số 1.
Đầu thuyền này cũng có sừng
tên giác nhưng chỉ khác
là cái sừng này nhỏ,
ít thể điệu hơn tức ít dương
tính hơn và đầu sừng bằng
không nhọn cho biết Li mang tính
chủ.
Đầu thuyền diễn tả Li/Khảm.
Thân thuyền
Ở giữa thân thuyền này có
hai hình ngữ hình học. Một
hình nêm dạng hình thang nhỏ
nổi giống như hình ở thân thuyền số
1 nhánh Càn Li nhưng ở đây
nhỏ hơn để diễn tả Li dòng Khảm.
Hình thứ hai có hình thoi
nổi biểu Đoài, khuôn mặt dương của
Khảm. Như thế thân thuyền biểu tượng chi
Khảm Li dòng Đoài.
Đuôi thuyền
Đầu chim bổ nông nước có mắt
âm đuôi thuyền này có
túi nang không gian có ba
sọc Càn tức không gian dương
Đoài. Bờm có hình trụ chống
Li phụ đề các sọc ngang nước Khảm. Như
thế, đuôi thuyền đầu bổ nông diễn tả
chi Li Khảm dòng Đoài. Trụ đầu
chim bổ cắt sau đuôi thuyền có sừng
hình thanh trụ thẳng đứng Li có
bờm gió lông dài
Đoài.
Trang trí dưới mũi thuyền có
hình trụ cụt Li và hình chữ
nhật gió Đoài.
Tóm lại, đuôi thuyền 3 biểu tượng
chi Khảm Li dòng Đoài. Có
sự hôn phối, giao hòa giữa thiếu
âm bổ nông với thiếu dương bổ cắt ở
cõi tiểu vũ trụ.
Tay lái
Taylái thuyền này giống thuyền số
1 của nhánh Càn Li nghĩa là
có hình cái dầm hình
trụ chống có đáy hình
núi Li. Ở đây chỉ khác
là cái dầm ít cường điệu
hơn và có hình tròn
mang âm tính hơn vì Li biểu
tượng cho một tộc ứng với một tượng nghĩa
là Li đi với Khảm. Như thế tay lái
diễn tả chi Khảm/Li.
Trống Cây Vũ Trụ
Trống Cây Vũ Trụ
trên thuyền 4 trên trống Ngọc Lũ
I.
Chữ vòng tròn-chấm ở giữa trống
mang nghĩa thiếu dương Li. Điểm này được
xác định bằng con dao ngắn thiếu dương Li
âm và đầu chim dương Đoài
với mỏ chỉ hơi cong cắm trên trống. Trống
Cây Vũ Trụ này là trống
Cây Vũ Trụ Li khảm dòng Đoài
(xem chương Ý Nghĩa Dấu, Hình,
Biểu Tượng Trên Trống Đồng).
Cầu Thử Thách
Cầu Thử
Thách trên thuyền 4 trên
trống Ngọc Lũ I.
Người gác cổng thiên
đường đứng trên cầu quay mặt về
phía mũi thuyền dương tức thuộc đại tộc
dương Càn-Li. Trên người có
chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que vòng tròn
có chấm có một nghĩa là Li.
Tay cầm khiên và lao có
âm O
có dương I. Người này quay về
phía dương nên có
khuôn mặt chủ là thiếu dương OI Li.
Ở gầm cầu có một ấm trong có nước
Khảm để trên lửa Li. Như thế hình
này diễn tả Khảm Li.
Cầu chỉ có một tay vịn là
cái trụ đầu có 5 hình chữ L
hơi cong diễn tả Li dòng nước âm
Khảm (số 5 là số Li). Trên
thành cầu có hình
sóng ba chữ vòng tròn-chấm
diễn tả nước. Chữ vòng tròn-chấm
mang dương tính là thiếu dương Li.
Như thế sóng này diễn tả Li Khảm
dòng Đoài.
Vậy cầu thử thách diễn tả Li Khảm.
Tay chèo
Đầu chim dương với mỏ lớn có chấm dương
là đầu chim bồ cắt Li. Như thế tay
chèo diễn tả chi Li.
Người
Như đã thấy ở trên, người
trên thuyền này thuộc đại tộc Li
Khảm.
Tóm lại, tất cả các chi tiết
trên thuyền số 4 đều ăn khớp với tộc
Li/Khảm ứng với tượng Li của người ngành
Nước.
Thuyền diễn tả một cảnh phán xét
linh hồn (afterlife judgment) và mang
trọn ý nghĩa Vũ Trụ luận.
5. Thuyền số 5 biểu tượng cho một
tộc ứng với một tượng trong tứ tượng.
Thuyền 5 biểu tượng tộc Cấn/Đoài
dòng Li thái dương.
Thuyền này có những đặc
tính sau:
Mũi thuyền
Sáu thuyền, nhìn chung đều
có mũi giống nhau, chỉ khác về chi
tiết diễn tả theo các diện khác
nhau của vũ trụ luận.
Ở thuyền này, con chim dương không
có chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình nọc nhọn Càn
Li mà chỉ có những chầm nọc mang
tính dương, thái dương. Đuôi
hình tua gió.
Chim diễn tả khuôn mặt Đoài
thái dương.
Thân thuyền
Ở giữa thân thuyền, khoảng trống
không diễn tả khí vũ trụ
Đoài và ngay phía
trái, có 4 nọc nghiêng Cấn.
Thuyền này biểu tượng chi Cấn/Đoài
vũ trụ.
Đuôi thuyền
Đầu chim bổ nông nước có mắt
âm có túi nang hình
hộp
Có sọc diễn tả không gian. Bờm
hình túi lông chim
khí gió Đoài vũ trụ. Như
thế đuôi thuyền diễn tả chi Đoài vũ
trụ.
Trụ một đầu chim cắt sau mũi thuyền có
sừng hình chữ nhật đất Cấn phụ đề
các sọc song song nghiêng âm
và bờm gió Đoài với
các tua như chùm lông
dài. Đầu chim cắt biểu tượng Li
dòng Cấn/Đoài.
Trang trí dưới đuôi thuyền
hình hộp chữ nhật có chấm dương
Đoài.
Tóm lại, đuôi thuyền này
biểu tượng chi Đoài Cấn ngành
nước. Ta cũng thấy có sự hôn phối,
giao hòa giữa thiếu âm bổ
nông với thiếu dương bổ cắt ở cõi
tiểu vũ trụ.
Tay lái
Thuyền này không có tay
lái biểu tượng chi gió khí
Đoài (không là không
có gì, hư không, không
gian, không khí có một nghĩa
là khí gió Đoài). Sự
vắng bóng của tay lái ăn khớp với
khoảng trống không Đoài ở giữa
thân thuyền.
Trống Cây Vũ Trụ
Trống
Cây Vũ Trụ thên thuyền 5
trên trống Ngọc Lũ I.
Hình ngữ chấm-vòng tròn ở
giữa trống theo duy âm có nghĩa
là thiếu âm gió Đoài
(đọc theo duy âm vì người
gác cổng cõi trên quay mặt
về chiều âm đuôi thuyền).
Hình đầu chim có mỏ cong nhiều
và bờm gió diễn tả Đoài.
Nọc đầu cong có chấm dương diễn tả Li
âm tức Cấn. Trống Cây Vũ Trụ
này biểu tượng chi Đoài Cấn
ngành nòng nước.
Cầu Thử Thách
Cầu Thử Thách
trên thuyền 5 trên trống Ngọc Lũ
I.
Người gác cổng trời đứng trên cầu
thử thách quay mặt về đuôi thuyến,
chiều âm thuộc về nhánh âm
Chấn Đoài. Trên người có
chấm nọc dương, thái dương như thế
khuôn mặt
âm thái dương tức Đoài vũ
trụ mang tính chủ.Taycầm khiên
và lao. Cây lao chỉ lên trời
diễn tả khí gió cõi
trên Đoài vũ trụ.
Người này thuộc tộc Đoài vũ trụ.
Dưới gầm cầu có một cái trống hay
một vật đựng hình trống. Theo duy dương
thì vật này nghiêng nhiều
phía trống. Trống có một nghĩa
là Không biểu tượng cho hư
không, Khôn dương khí
gió. Trống biểu tượng cho sấm và
theo thiếu âm, trống có một
khuôn mặt là sấm dông
Đoài.
Trống cho biết thuyền có một khuôn
mặt Đoài vũ trụ tức Khôn dương
có một khuôn mặt là
dông gió vũ trụ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, ông thần sấm dông Phù
Đổng thiên vương liên hệ với trống
như thấy qua câu ca dao vùng
Hà Bắc “Ông Đổng mà
đúc trống đồng” (Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa
Dân Việt).
Trống ở đây có phần trên bầu
tròn, thân và eo không
phân biệt thuộc loại trống hình
dù, lọng tức trống Đoài loại
Nguyễn Xuân Quang III. Vậy chiếc trống
Đoài này cho biết thuyền
này có một khuôn mặt dương
là Đoài đi với Cấn non (ông
thần sấm có nhà ở đầu non
gió hú).
Cầu chỉ có một tay vịn diễn tả bằng
hình đầu chim với mắt dương, bờm
gió dương và mỏ thẳng dương biểu
tượng gió dương Đoài.
Tay chèo
Taychèo có hình đầu chim
mõ rìu có chấm nọc
thái dương có bờm gió
Đoài. Đây là con chim bổ
nông gió thái dương
Đoài nhìn theo cái mỏ
rìu đúng với tên pelican.
Taychèo này diễn tả tộc
Đoài.
Người
Như đã thấy ở trên, gười
trên thuyền này thuộc đại tộc
Đoài.
Tóm lại, tất cả các chi tiết
trên thuyền số 5 đều ăn khớp với tộc
Đoài/Cấn/của người tộc Nước.
Thuyền diễn tả một cảnh phán xét
linh hồn (afterlife judgment) và mang
trọn ý nghĩa Vũ Trụ luận.
6. Thuyền số 6 biểu tượng cho một
tộc ứng với một tượng trong tứ tượng.
Sáu thuyền, nhìn chung đều
có mũi giống nhau, chỉ khác về chi
tiết diễn tả theo các diện khác
nhau của vũ trụ luận.
Ở thuyền này, con chim dương có
mỏ rìu cũng không có chữ
viết nòng nọc vòng tròn-que
hình nọc nhọn mang dương tính
Càn-Li, cho thấy chim Càn thuộc
nhánh nòng âm, nước.
Mũi thuyền đầu rắn nước không có
một yếu tố dương nào (không
có chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que nọc mũi tên mũi
mác, răng cưa, răng sói, nọc que
hay chấm nọc) chỉ có các sọc song
song diển tả không gian gió nước,
mang nhiều âm tính và
nghiêng về thuần âm thái
âm nước.
Mũi thuyền có chiếc sừng diễn tả bằng
hai hình sóng nước chuyển động
>>. Đây là sừng nước diễn tả
nước thái dương Chấn.
Vậy đầu thuyền cho
biết đây là tộc Chấn lưỡng hợp chim
Càn ngàn
Toàn
thân thuyền này chỉ có
các sọc không gian gió nước,
ở giữa có một nhóm sọc ngang song
song dài nhất trong tất cả các
thuyền diễn tả nước vũ trụ thái dương
Chấn cho thấy thuyền này có
khuôn mặt chính là Chấn.
Đuôi thuyền
Đầu chim đuôi thuyền có con mắt
âm hai vòng tròn đồng
tâm có chấm nọc dương có
nghĩa là nước dương, lửa nước Chấn.
Túi chim bổ nông nước ở đây
có hình chữ V nghiêng. Chữ
viết nòng nọc vòng tròn-que
V có một khuôn mặt diễn tả nước
âm thái dương Chấn. Trong chữ V
có phụ đề các sọc song song song
nước xác thực rõ chim là
chim nông nước Thái dương Chấn.
Đầu chim bổ nông diễn tả nước Chấn
thái dương.
Sau mũi thuyền, trụ hình uốn cong
có hai đầu chim cắt diễn tả Li
thái dương dòng nước Chấn.
Trang trí dưới đuôi thuyền gồm
các hình chữ L nghiêng
trông giống dòng thác nước
đổ xuống. Chữ L nghiêng là dạng
biến thể theo âm dương của chữ V nước
thái dương. Như thế hình trang
trí này diễn tả chi nước dương
Chấn mang tính thái dương.
Ngoài ra có một con chim đứng
dưới nước sau đuôi thuyền như thấy ở
hình của Kempers viện dẫn ở trên.
Chim đứng dưới
nước sau đuôi thuyền 6.
Chim đứng dưới nước phải là loài
chim sống được dưới nước hay ở bờ nước. Chim
quay mặt về phía âm đuôi
thuyền biểu tượng cho ngành âm
Chấn-Đoài. Chim có hình
dáng loài gà có
chân cao để lội nước. Đây
chính là loài chim thuộc
loài chim cuốc. Trên người
có chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hai vòng tròn đồng
tâm có chấm nọc dương có
nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn (bị
mất một vòng cung nhỏ). Người chim
có những chấm nọc mang nghĩa thái
dương. Đây là chim cuốc Chấn
thái dương, cho bíết thuyền
có một khuôn mặt Chấn thái
dương mang tính chủ.
Tóm lại, đuôi thuyền biểu tượng
tộc Chấn/Tốn.
Ở đây cũng có sự hôn phối,
giao hòa giữa thiếu âm bổ
nông với thiếu dương bồ cắt ở cõi
tiểu vũ trụ.
Tay lái
Taylái thuyền có hình
cái dầm chèo thuyền nhưng ở
đây hở đáy có các sọc
nước dương diễn tả dòng nước chẩy Chấn
thái dương
Trống Cây Vũ Trụ
Trống
Cây Vũ Trụ thên thuyền 6
trên trống Ngọc Lũ I.
Hình ngữ vòng tròn
kép có chấm ở giữa trống cho biết
đây là trống Chấn nước dương. Những
chấm nhỏ trên mặt trống diễn tả dương,
thái dương nguyên khởi (vũ trụ).
Hình đầu chim thẳng, ngắn mang nhiều
dương tính có bờm gió, theo
duy âm là Tốn gió âm.
Như thế trống Cây Vũ Trụ này biểu
tượng cho chi Chấn/Tốn thái dương.
Cầu Thử Thách
Cầu
Thử Thách trên thuyền 6
trên trống Ngọc Lũ I.
Người gác cổng thiên đường quay
mặt về phía đuôi thuyền cho biết
thuộc về nhánh nòng âm
Chấn-Đoài. Trên ngưới có chữ
viết nòng nọc vòng tròn-que
hình vòng tròn có
chấm có một nghĩa là thái
dương. Người này chỉ cầm khiên
hình hai hai chữ DD có đầu nhọn
lồng vào nhau có một nghĩa
là nước OO thái dương Chấn. Ta
thấy khiên này giống ở thuyền số 2
mà ta đã biết có một
khuôn mặt là Chấn. Người này
biểu tượng cho một tộc ứng với một tượng trong
tứ tượng, Tứ Tượng nên có mặc quần
áo khác với người ở thuyền số 2
cũng có một khuôn mặt biểu tượng
cho Chấn nhưng ứng với đại tộc nên ở trần
truồng.
Tóm lại người này diễn tả
khuôn mặt Chấn thái dương.
Dưới gầm cầu có hai cái
bình. Hai bình diễn tả hai
nòng OO tức thái âm
có một khuôn mặt nước.
Bình bên phải rộng miệng mang
âm tính diễn tả nước. Bình
bên trái có hình bầu
nậm giống cái ngỗng rượu mang hình
ảnh nọc que dương biểu tượng nọc dương
phía âm. Hai bình có
một khuôn mặt là nước dương tức
Chấn. Điểm này thấy rõ là
hai bình đều có chấm nọc dương,
thái dương. Hai bình cho biết
thuyền này biểu tượng tộc nước Chấn đi
cặp với Tốn gió âm OII tức
thái dương, lửa của âm.
Cầu có hai tay vịn diễn tả bằng trụ đầu
chim.Tayvịn phải có đầu chim có
mắt dương và bờm lửa diễn tả thái
dương.Tayvịn trái có hình
đầu chim có bờm gió, có phụ
đề vòng tròn-chấm tí hon
mang nhiều âm tính Đoài
âm tức Tốn và hai hình
vòng tròn đồng tâm có
chấm Chấn. Tay vịn này diễn tả chi Chấn
Tốn thái dương.
Thành cầu có hình
sóng nước Chấn gồm có bốn
hình ngữ chấm- vòng tròn
nối với nhau bằng tiếp tuyến (Cấn 4 hôn
phối với Chấn) giống như ở thuyền 2 biểu tượng
nhánh Chấn-Đoài.
Lưu Ý
Đặc biệt sau Cầu Thử Thách cũng
có một con chó cõi
âm phụ giúp trong việc
phán xét linh hồn như ở thuyền
số 2 cho thấy vững chắc thuyền này
có một khuôn mặt Chấn như thuyền
số 2, thuộc nhánh nòng âm
Chấn-Đoài. Cả hai đều có
khuôn mặt Chấn nhưng mang nghĩa biểu
tượng khác nhau. Ở thuyền 2, Chấn thuộc
nhánh hay đại tộc nòng âm
thái dương ứng với cực âm của
lưỡng nghi, trong khi ở thuyền số 6
này, Chấn biểu tượng cho một tộc ứng
với một tượng trong tứ tượng.
Trong 6 con thuyền chỉ có hai thuyền
có con chó cõi âm
cho biết rõ khuôn mặt mang
tính âm thái dương của hai
con thuyền.
Điểm này cũng xác
thực thuyền số 2 đã
là biểu tượng cho cực âm
thì tất nhiên thuyền số 1 bắt
buộc phải
biểu tượng cho cực dương và thuyền
số 6 biểu tượng cho một tượng Chấn thì
còn lại ba thuyền biểu tượng cho ba tộc
kia bắt buộc phải biểu tượng cho ba tượng
còn lại.
Như thế chỉ riêng con
chó thôi đã cho ta biết
trong 6 thuyền thì có hai thuyền
biểu tượng cho hai nhánh ứng với lưỡng
nghi và 4 thuyền biểu tượng cho 4 tộc
ứng với tứ tượng.
Tay chèo
Taychèo thuyền này cũng giống tay
chèo thuyền 2 Chấn-Đoài nhưng đầu
chim lớn hơn có bờm gió mang
âm tính nhiều hơn nghĩa là
nghiêng về Chấn nhiều hơn.Taychèo
biểu tượng tộc Chấn.
Người
Như đã thấy ở trên, người
trên thuyền này thuộc đại tộc
Chấn/Tốn.
Tóm lại, tất cả các chi tiết
trên thuyền số 6 đều ăn khớp với chi
Chấn/Tốn của người tộc Nước.
Thuyền diễn tả một cảnh phán xét
linh hồn (afterlife judgment) ứng với một
tượng/tộc trong tứ tượng và mang trọn
ý nghĩa Vũ Trụ luận.
Tóm Lược
Thuyền trên trống Ngọc Lũ I là
thuyền phán xét linh hồn.
Chúng mang trọn ý nghĩa vũ trụ
luận.
-Thuyền số 1 là thuyền dẫn đầu biểu
tượng nhánh dương gồm hai đại tộc
Càn Li của người tộc Nước và Li
là khuôn mặt mang tính chủ.
Thuyền diễn tả hai cảnh phán xét
linh hồn (afterlife judgment) ứng với hai đại
tộc Càn Li và mang trọn ý
nghĩa Vũ Trụ luận.
-Thuyền số 2 biểu tượng nhánh âm
Chấn Đoài của người tộc Nước và
khuôn mặt Chấn mang tính chủ.
Thuyền diễn tả hai cảnh phán xét
linh hồn (afterlife judgment) ứng với hai đại
tộc Chấn Đoài và mang trọn
ý nghĩa Vũ Trụ luận.
-Thuyền số 3 biểu tượng tộc
Khôn/Càn vũ trụ của người tộc Nước
ứng với tượng Càn trong tứ tượng. Thuyền
diễn tả một cảnh phán xét linh hồn
và mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ luận.
-Thuyền số 4 biểu tượng tộc Khảm/Li của người
tộc Nước ứng với tượng Li trong tứ tượng. Thuyền
diễn tả một cảnh phán xét linh hồn
và mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ luận.
-Thuyền số 5 biểu tượng tộc Cấn/Đoài của
người tộc Nước ứng với tượng Đoài trong
tứ tượng. Thuyền diễn tả một cảnh phán
xét linh hồn và mang trọn ý
nghĩa Vũ Trụ luận.
-Thuyền số 6 biểu tượng chi Tốn/Chấn của người
tộc Nước ứng với tượng Chấn trong tứ tượng.
Thuyền diễn tả một cảnh phán xét
linh hồn và mang trọn ý nghĩa Vũ
Trụ luận.
Thuyền trên trống Ngọc Lũ I là
thuyền phán xét linh hồn.
Chúng mang trọn ý nghĩa vũ trụ
luận. Trong 6 thuyền, hai thuyền biểu tượng
âm dương hay hai cực hay hai nhánh
âm dương của ngành âm, nước.
Bốn chiếc còn lại biểu tượng tứ tượng hay
tứ tộc tương ứng với tứ tượng. Những thuyền
này thuộc diện thái dương
dòng âm.
Những thuyền này mang tính
cách là thuyền phán
xét linh hồn cho thấy vai trống tức
là Tầng Nước của Cõi Giữa
nhân gian có một khuôn mặt
là bầu trời âm tạo hóa,
Cõi Trên âm của Cõi
Nước, Cõi Âm.
(phần 20)
Thuyền
Trên Các Trống Và Đồ
Đồng Đông Sơn Khác.
Bây giờ ta so sánh thuyền
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
với các thuyền trên các
trống và đồ đồng Đông Sơn
khác để xác thực, bổ túc
những điều chúng ta vừa giải đọc về
thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc
Lũ I.
Thuyền thấy xuất hiện trên khoảng 25
trống. Trong danh sách này
có cả thuyền trên trống Nam Dương,
Nam Trung Hoa, Thái
Lan, Lào nhưng không kể các
thuyền loại Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I)
thuộc vùng Nam Trung
Hoa. Số thuyền tương đối lớn này
cho thấy chủ nhân của trống đồng âm
dương là những tộc Khôn dòng
nước và các tộc liên hệ với
họ. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, chủ nhân của trống đồng nòng
nọc, âm dương bắt buộc phải là của
Bách Việt những cư dân sống ở
vùng sông biển Đông Nam
Á, tuyệt nhiên không phải
là của dân du mục bắc phương Trung
Hoa.
Ngoài ra thuyền biểu tượng còn
thấy trên các thạp đồng như thạp
Đào Thịnh, thạp Hợp Minh, thạp thấy trong
mộ Nam Việt Vương ở Quảng Châu, Nam Trung
Hoa.
Thuyền
Trên Trống Đồng Hoàng Hạ.
Trống Hoàng Hạ là trống có
mặt trời16 nọc tia sáng. Số 16 là
số Khôn tầng 3 (0, 8, 16). Như thế trống
đồng âm dương Hoàng Hạ thuộc
nhóm Càn/Khôn thế gian tầng
nước.
Quẻ Khôn là ba hào
nòng âm OOO có một
khuôn mặt nước âm O thái
âm OO của phía nòng O
(nòng, âm, không gian)
có khuôn mặt đại diện là
nước dương I thái âm OO tức Chấn
IOO. Ta cũng đã biết Chấn lưỡng hợp với
Càn III ở dạng đại vũ trụ. Vì thế
theo duy âm của ngành thái
dương trống có khuôn mặt Chấn IOO
tức nọc I thái âm OO của
ngành thái dương mang tính
chủ.
Xin nhắc lại, trống Quảng Xương có mặt
trời 8 nọc tia sáng với số 8 là số
Khôn tầng 2 (0, 8) tầng trời đất thế gian.
Trống đồng âm dương Hoàng Hạ
và Quảng Xương cùng một
nhóm trống Càn/Khôn. Nhưng
trống đồng âm dương Hoàng Hạ ở tầng
3 mang nhiều âm tính hơn, thuộc
vùng nước thế gian. Vì thế trống
Quảng Xương có khuôn mặt khí
gió bầu trời thiếu âm Đoài
mang tính chủ, trong khi trống đồng
âm dương Hoàng Hạ có
khuôn mặt nước dương thái âm
Chấn mang tính chủ.
Lưu
Ý
Xin nhắc lại mặt trời trên
trống đồng nòng nọc, âm dương
càng có nhiều tia sáng
càng mang âm tính nhiều,
càng thuộc về vùng nước,
cõi âm. Mặt
trời có số nọc tia sáng dưới 8
là mặt trời vũ trụ. Mặt trời có
số nọc tia sáng bằng hay lớn hơn 8
là mặt trời thế gian. Các thạp
đồng dùng trong mai táng
liên hệ với cõi âm
là một thứ trống âm
hình trứng Nguyễn Xuân Quang loại
I giống như trống để ở đền Tổ Hùng ở
Phú Thọ mang tính sinh tạo, tạo
hóa (tro than, sọ người chết chôn
trong thạp để được tái sinh hay được về
cõi vĩnh hằng) có mặt trời
có nọc tia sáng rất lớn.
Vì thế mặt trời trên nắp thạp
có số tia sáng rất lớn lên
tới 20 tia sáng.
Nắp thạp
Đào Thịnh có mặt trời 20 nọc tia
sáng.
Một nắp thạp
khác cũng có mặt trời 20 nọc tia
sáng.
Lưu ý trên nắp thạp có
những vành sóng chuyển động hai
vòng tròn đồng tâm có
chấm nọc dương có nghĩa là nước
dương, lửa nước, Chấn cho thấy rõ
khuôn mặt liên hệ với cõi
âm của thạp (Đối chiếu với truyền thuyết
và cổ sử Việt, Lạc Long Quân Chấn
có một khuôn mặt Long Vương
cõi âm có thủy phủ ở vịnh Hạ
Long). Ngoài ra còn có
vành chim nông biểu tượng cho tạo
hóa, sinh tạo. Chim nông đẻ ra
trứng vũ trụ. Trên người chim nông
cũng có chữ viết nòng nọc
vòng tròn-que hình
vòng tròn-chấm, ở đây
có nghĩa nòng nọc, âm dương,
sinh tạo (vòng tròn chấm cũng
là hình ảnh của quả trứng
có chấm là tròng đỏ
và vòng tròn bao quanh
tròng trắng). Người chết chôn trong
thạp là chôn trong bầu sinh tạo vũ
trụ để được tái sinh…
Do đó trống đồng âm dương
Hoàng Hạ và Quảng Xương
cùng một nhóm nhưng trống đồng
âm dương Hoàng Hạ có mặt
trời có nọc tia sáng lớn hơn
nên mang nhiều âm tính hơn.
Trên vai trống đồng âm dương
Hoàng Hạ cũng có 6 chiếc thuyền.
Tổng quát thuyền trên trống
Hoàng Hạ tương tự như các thuyền
trên trống Ngọc Lũ I nhưng thuộc diện nọc
thái âm của nhánh
thái dương của họ Người Mặt trời-vũ trụ.
Ở đây chỉ xin nêu ra các
điểm khác biệt chính yếu.
Nhìn chung các điểm khác
biệt là theo tính nòng nọc,
âm dương. Trống đồng âm dương
Hoàng Hạ có khuôn mặt Nọc I
thái âm OO tức quẻ IOO, Chấn mang
tính chủ vì thế thuyền trên
trống đồng âm dương Hoàng Hạ chủ
yếu mang tính nọc I thái âm
OO trong khi thuyển trên trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I chủ yếu mang
tính nọc I thái dương II tức III,
Càn. Nói một cách dễ hiểu
thuyền trên trống đồng âm dương
Hoàng Hạ mang nhiều âm tính
hơn. Theo diện lưỡng hợp thì thuyền
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
và trống đồng âm dương Hoàng
Hạ ở dạng lưỡng hợp thái dương,
thái âm đại vũ trụ.
Trong 6 thuyền cũng có hai thuyền đại
biểu cho nhánh âm và dương
ứng với lưỡng nghi. Nhánh dương gồm hai
đại tộc Càn Li và nhánh
âm gồm hai đại tộc Chấn Đoài.
Còn lại 4 thuyền biểu tượng cho bốn tộc
ứng với tứ tượng.
Xin thật vắn tắt ở đây. Tôi chỉ dựa
vào mấu chốt những hình chim,
cá đứng trước mũi và sau
đuôi thuyền để nhận diện mỗi con thuyền.
Liếc mắt qua ta nhận thấy ngay trong 6 con
thuyền chỉ có hai con thuyền phía
mũi và sau đuôi có hai
hìnhchim/cá
còn lại 4 con thuyền kia chỉ có
hình chim ở đuôi thuyền.
Rõ như ban ngày hai thuyền
có hai hình
chim/cá là hai thuyền
biểu tượng cho nhánh
còn lại bốn thuyền chỉ có
hình chim đứng dưới nước sau đuôi
thuyền biểu tượng cho bốn tộc ứng với
tứ tượng.
Ở bốn thuyền biểu tượng cho 4 tộc này,
hình chim mang ý nghĩa cõi
trời, cõi trên. Chim đứng trong
nước, không bay, mang ý nghĩa
cõi nước, vùng nước thế gian. Đứng
ở phía đuôi thuyền có
âm tính mang ý nghĩa
ngành, nhánh, phía
âm. Gộp lại 4 thuyền chỉ có chim
đứng sau mũi thuyền biểu tượng cho cõi
trời vùng nước của bốn tộc ngành
âm.
Ta cũng thấy rất rõ ba thuyền không
có bánh lái hay
chỉ có một bánh
láiở mũi thuyền
thuộc về nhánhthứ
nhất còn lại ba thuyền
có hai bánh lái
thuộc về nhánh thứ hai.
1. Thuyền biểu tượng cho nhánh dương
Càn Li.
Thuyền không có bánh
lái. Nhắc lại thuyền của nhánh
dương không có tay lái hay
chỉ có một tay lái đơn giản.
Thuyền biểu
tượng cho nhánh dương Càn Li
trên trống đồng âm dương
Hoàng Hạ (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Ta thấy ngay không có bánh
lái với số 0 là số Khôn
hôn phối với Càn (dương), vậy
thuyền không có bánh
lái thuộc nhánh dương Càn
Li.
Đầu thuyền và đuôi thuyền
có hai con chim cho
thấy thuyền biểu tượng cho hai tộc tức
cho một nhánh. Ở đây
là nhánh dương tức Càn Li.
Thật vậy
.Con chim đứng ở mũi thuyền là
loài chim nước có con mắt âm
hai vòng tròn đồng tâm.
Trên người có hình
sóng hai vòng tròn đồng
tâm có chấm nọc dương có
nghĩa là nước dương, lửa nước cũng
xác thực con chim này là
con chim nước ngành nước dương
thái dương. Đầu chim không
có bờm mà có mũ tia
sáng ngắn mang ít dương
tính nghiêng về lửa thế gian Li.
Nhưng mấu chốt rõ nhất là têncon chim viết bằng hình hai
chân có hình núi
tháp vách (hình chữ
delta) kép Li.
Bên cạnh còn có “tấm biển
nhỏ” viết chữ nòng nọc vòng
tròn-que hình vòng
tròn-chấm có một nghĩa là
Li để xác quyết thêm là con
chim Li.
Trong núi tháp này
không có chấm nọc dương cho thấy
núi Li của phía nòng
âm tức núi âm tức Non Cấn.
Điểm này ăn khớp với hình người
ngồi trên cầu thử thách có
tóc dài mặc váy phồng mang
vóc dáng của một người phái
nữ. Ngồi là âm. Người này
quay mặt về phía mũi thuyền dương. Như
thế thuộc về phía nữ thái dương,
thái dương thần nữ.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt là Mẹ Tổ Âu Cơ, thái
dương thần nữ.
Ta cũng thấy khuôn mặt Li mang
tính chủ vì con chim Li
này đứng ở phía dương mũi thuyền
và người nữ tộc thái dương
là con người thứ hai duy nhất ở
trên cầu thử thách thấy trong 6 con
thuyền.
.Con chim bay ở đuôi thuyền.
Chim bay biểu tượng cho cõi trời,
cõi trên, bầu trời thường phần lớn
không phải là chim nước thái
âm. Theo duy dương (I) của ngành
thái dương (II) là III,
Càn. Chim ở đây có con mắt
dương một vòng tròn, mỏ lớn
hình nọc mũi tên (mũi mác,
răng cưa, răng sói) mang dương
tính, lửa. Người chim thon gọn như
hình mũi tên nhọn mang dương
tính. Chim mang vóc dáng
chim lửa không phải là chim nước.
Mấu chốt chính là tên
con chim này viết bằng chữ nòng
nọc vòng tròn-que hình nọc
que ở cổ chim. Chữ này
xác thực tính nọc dương, lửa của
chim bay là lửa vũ trụ Càn.
Tóm lại con chim bay này diễn tả
lửa vũ trụ Càn.
Như thế thuyền có hai loại chim ở mũi
và đuôi thuyền này biểu
tượng cho nhánh dương Li Càn.
Nhánh này gồm hai đại tộc
Càn và Li và Li mang
tính chủ.
a.Thuyền biểu tượng cho tộc Càn.
Thuyền chỉ có một bánh lái
ở mũi thuyền. Số một là số lẻ, số dương.
Bánh lái hình chuông
úp không gian trong có ba
nọc que tức quẻ Càn.Tay lái mang
nghĩa Càn Khôn, tạo hóa sinh
tạo. Tay lái cho biết thuyền thuộc về
nhánh dương Càn Li.
Thuyền biểu tượng cho tộc
Càn (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Con chim có con mắt âm
hai vòng tròn đồng tâm
là loài chim nước. Chim đứng ở sau
đuôi thuyền có mỏ rìu mang
dương tính lửa Càn Li ngành
nòng âm. Trong có viết chữ
viết nòng nọc vòng tròn-que
hình nọc nhọn mũi lao dương tính
nhưng hình nọc rỗng mang âm
tính. Mỏ diễn tả dương, lửa tức
Càn Li ngành âm.
Tuy nhiên có nhiều yếu tố cho thấy
thuyền có khuôn mặt Càn. Thứ
nhất con chim quay về phía mũi thuyền
Dương vậy thuyền mang tính dương trội tức
thuần dương Càn. Thứ nhì người
chim có những sọc ngang và dọc
diễn tả không gian Khôn cho thấy
khuôn mặt Càn hôn phối với
Khôn mang tính chủ. Thứ ba,
đuôi chim hình tia sáng tỏa
rạng cũng xác thực chim có
khuôn mặt lửa vũ trụ Càn. Thứ tư
chim có bờm hình sừng có
tia sáng ngắn cũng nghiêng về lửa
vũ trụ Càn. Thứ năm, chim đang mổ mồi
hình hộp chữ nhật là dạng thể hiệp
(accord) theo tính âm dương hay thể
điệu hóa của nòng O, trong
có các sọc dọc ngang diễn tả
không gian Khôn lưỡng hợp với
Càn. Nhìn theo góc cạnh
khác, mồi hình nọc que mang dương
tính, lửa.
Vậy thuyền này qua hình chim đứng
sau mũi thuyền là thuyền biểu tượng cho
tộc Càn nhánh dương Càn Li.
Thuyền có một tay lái
Càn-Khôn cho biết thuyền mang
ý nghĩa sinh tạo ở cõi trên.
b. Thuyền biểu tượng cho tộc Li.
Thuyền
biểu tượng cho tộc Li (nguồn: Nguyễn Văn
Huyên).
Con chim có
con mắt âm hai vòng tròn
đồng tâm là loài chim
nước. Trên người chim cũng có chữ
hai vòng tròn đồng tâm
có chấm nọc dương có nghĩa
là nước dương, lửa nước xác thực
chim là loài chim dương của
nhánh nước.
Chim đứng ở sau đuôi thuyền có mỏ
rìu mang dương tính lửa Càn
Li nhưng mỏ chim ở đây đầu mỏ bằng
không nhọn như mỏ chim Càn ở
trên, mang âm tính hơn, tức
nghiêng về thiếu dương Li (âm của
dương).Trong mỏ cũng có viết chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình nọc nhọn mũi lao dương tính
nhưng hình nọc to và rỗng hơn mang
nhiều âm tính hơn so với con chim
Càn ở trên tức nghiêng về
thiếu dương Li. Mỏ diễn tả thiếu dương Li
ngành âm.
Ngoài ra con chim quay về phía
âm đuôi thuyền như vậy là
âm của dương tức thiếu dương Li.
Nhưng mấu chốt rõ nhất là têncon chim viết bằng hình hai
chân có hình núi
tháp (hình chữ delta)
vách kép Li
giống con chim Li đứng ở mũi thuyền biểu tượng
cho nhánh Càn Li.
Vậy thuyền này qua hình chim đứng
sau đuôi thuyền là thuyền biểu
tượng cho tộc Li nhánh dương Càn
Li. Thuyền không có tay lái.
Lưy Ý
Cả ba người gác cổng trời đứng
trên cầu thử thách hình
đài tam thế của ba thuyền thuộc
nhánh dương này đều quay mặt về
chiều âm đuôi thuyền và tay
chỉ cầm khiên hình hai chữ DD
lồng vào nhau không cầm lao
(không có dương) mang âm
tính cho biết ba thuyền nhánh
dương này thuộc ngành
nòng âm nước thái dương.
Thuyền
biểu tượng cho nhánh âm
Chấn-Đoài trên trống đồng
âm dương Hoàng Hạ (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Ta
thấy ngay thuyền có hai
bánh lái ở mũi thuyền
thuộc về nhánh âm.
Số 2 là số chẵn số âm. Thuyền biểu
tượng cho nhánh âm Chấn
Đoài.
Đầu thuyền và đuôi thuyền
có hai con chim/cá
cho thấy thuyền biểu tượng cho hai tộc
tức cho một nhánh. Ở đây
là nhánh âm tức Chấn
Đoài.
Thật vậy nhìn tổng quát ta thấy
ngay chim có một khuôn mặt biểu
tượng cho cõi trời khí gió
Đoài và cá biểu tượng cho
nước Chấn.
.Con chim đứng ở mũi thuyền
Chim là loài chim nước có
con mắt âm hai vòng tròn
đồng tâm. Chim có cổ dài,
cong, chân dài, mỏ dài, nhọn
đang mổ con cá, có bờm mang
hình bóng cò.
Ta đã biết cò biểu tượng cho
thiếu âm khí gió Đoài
vũ trụ (Thế Giới Loài Vật trong Giải Đọc
Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương
Đông Nam Á). Chữ vòng
tròn-chấm có một nghĩa là
thiếu âm khí gió xác
thực đây là con cò
gió Đoài vũ trụ.
Ta cũng thấy cò có những chấm nọc
thái dương, quay mặt về chiều dương hướng
mũi thuyền đi tới mang ý nghĩa
thái dương II của âm O tức quẻ IIO,
Đoài.
Cò đứng ở mũi thuyền nên
khuôn mặt Đoài vũ trụ mang
tính chủ. Người gác cổng trời (mất
chỉ còn hai chân) quay về chiều
dương cũng cho biết thiếu âm Đoài
vũ trụ mang tính chủ.
.Con cá ở đuôi thuyền
Hiển nhiên cá biểu tượng cho nước,
âm. Con cá ở đây có
con mắt dương một vòng tròn,
có mõm hình chữ nọc mũi
tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) mang tính nọc lửa thái
dương. Vậy con cá này biểu tượng
cho nước lửa, Chấn.
Ở phía mũi thuyền có một con
cá nhỏ nữa. Nhìn tổng quát
hai con cá với số 2 là số chẵn số
âm cũng cho biết cá thuộc
phía âm, nước. Con cá nhỏ
này quay về phía dương mũi thuyền
là dương của âm tức thiếu âm
thuộc tộc Đoài. Ta cũng thấy rất
rõ con cá này có
lưng hình vòm bầu trời diễn tả
khí gió Đoài. Vậy con
cá nhỏ này nói rõ
thêm mũi thuyền mang tính
Đoài thuộc nhánh nước âm.
Con cá lớn ở đuôi thuyền quay về
phía âm đuôi thuyền nên
Chấn mang tính liệt, thứ yếu.
Như thế thuyền có cò và
cá ở mũi và đuôi thuyền
này biểu tượng cho nhánh âm
Đoài Chấn.
Ta cũng thấy rất rõ khuôn mặt
Đoài mang tính chủ ở thuyền biểu
tượng cho nhánh âm này
hôn phối với khuôn mặt mang
tính chủ Li của thuyền biểu tượng cho
nhánh dương ở trên. Đây
là dạng lưỡng hợp thiếu âm thiếu
dương tiểu vũ trụ.
.Thuyền biểu tượng cho tộc Đoài.
Thuyền biểu tượng cho tộc
Đoài.
Thuyền
có hai tay lái thuộc nhánh
âm Đoài Chấn. Chỉ có một con
chim đứng sau đuôi thuyền.
Con chim có con mắt âm hai
vòng tròn đồng tâm là
loài chim nước. Chim có mỏ
túi phình to là con chim
nông. Chim có nhiều yếu tố mang
dương tính.
Trong mỏ, cổ và người có
đánh dấu các chấm nọc dương, lửa
thái dương. Trong mỏ còn có
chữ nọc que. Chim đứng quay mặt về phía
mũi thuyền mang dương tính. Vậy con chim
nông này là chim nông
dương, thái dương tức bổ nông
có một khuôn mặt biểu tượng cho
khí gió Đoài vũ trụ.
Chim cũng có bờm gió Đoài
vũ trụ.
Ngoài ra con chim quay về phía
dương mũi thuyền như vậy là dương của
âm là thiếu âm Đoài.
Vậy thuyền này qua hình chim đứng
sau đuôi thuyền là thuyền biểu
tượng cho tộc Đoài nhánh âm
Chấn Đoài.
.Thuyền biểu tượng cho tộc Chấn.
Thuyền biểu tượng cho tộc
Chấn (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Thuyền có hai tay lái thuộc
nhánh âm Đoài Chấn.
Chỉ có hai chim đứng sau đuôi
thuyền. Số hai là số chẵn số âm cho
thấy ngay khuôn mặt âm trội tức nước
Chấn của thuyền này. Hai con chim đứng
trên bè có hình
sóng nước cũng cho biết chúng
là loài chim nước.
Con chim có con mắt âm hai
vòng tròn đồng tâm là
loài chim nước.
Nhưng mấu chốt chính là tên
chim viết trên thân chim bằng chữ
viết nòng nọc vòng tròn-que
hình hai vòng tròn đồng
tâm có chấm nọc dương có
nghĩa là nước dương, lửa nước, Chấn.
Chim có mỏ túi phình to
mang nhiều âm tính là con
chim nông nước.
Con đứng trước mỏ túi phồng lên
mang âm tính nhiều là con
cái. Con đứng sau trên lưng con
cái là con đực và mỏ
có túi hình nọc mũi
tên (mũi mác, răng cưa, răng
sói) cũng cho biết rõ là
con đực.
Trong mỏ còn có chữ nọc que
xác thực là con đực. Hai con
nông đang giao hợp diễn tả tính
sinh tạo.
Trong mỏ, cổ và người hai con chim
có đánh dấu các chấm nọc
dương, lửa thái dương. Ở đây lấy
nghĩa thái dương.
Chim có bờm tua nước Chấn.
Vậy thuyền này qua hình hai chim
nông đứng sau đuôi thuyền là
thuyền biểu tượng cho tộc Chấn nhánh
âm Chấn Đoài.
Như thế 6 con thuyền trên trống đồng
âm dương Hoàng Hạ cũng là
những con thuyền mang trọn vẹn triết thuyết Vũ
Trụ Tạo Sinh trong Vũ Trụ giáo và
diễn tả theo nòng nọc, âm dương
theo Dịch. Sáu con thuyền này
thuộc phía nòng thái
âm trong khi 6 con thuyền ở trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I thuộc phía
nòng thái dương của ngành
nòng âm thái dương.
Thuyền ở đây cũng là thuyền
phán xét linh hồn như thuyền
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Sau đây là những điểm
khác biệt chính yếu quan trọng
và hữu ích giữa 6 con thuyết
trên trống đồng âm dương
Hoàng Hạ và trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I.
1. Người trên thuyền ở trống đồng
âm dương Hoàng Hạ có trang
phục đầu có nhiều đường nét cong
mang âm tính hơn người ở trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I.
2. Cổng vào
cầu thử thách ở trống đồng âm
dương Hoàng Hạ có khuôn
cửa rõ hơn cho thấy rõ
các cổng diễn tả đơn giản ở trống Ngọc
Lũ I.
3. Có linh hồn người chết đang đi
vào cổng để vượt qua cầu thử thách
để vào được cõi trên.
Một linh hồn
người chết đang đi vào cổng cầu thử
thách để vượt qua thử thách để
vào được cõi trên.
4. Sau
đuôi thuyền hình đầu chim bổ
nông, có thuyền có hai cọc
đầu chim cắt riêng rẽ để diễn tả hai
dương, lửa, thái dương. Điểm này
xác thực một nọc có thể diễn tả
hai đầu chim cắt mang nghĩa lửa, thái
dương ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
là đúng.
5. Chiếc sừng tê giác ở mũi thuyền
ở trống đồng âm dương Hoàng Hạ cong
hơn, mang nhiều âm tính hơn ở
thuyền trên trống Ngọc Lũ I cho thấy
Hoàng Hạ thuộc nhành nòng
âm thái âm ngành
thái dương.
Ta cũng thấy ba
thuyền của nhánh âm đều có
sừng tê giác mang nhiều âm
tính này. Điểm này cho biết
thuyền nhánh âm thuộc nọc
thái âm ngành thái
dương.
6. Hình khắc trên các
thuyền trên trống đồng âm dương
Hoàng Hạ đã kém mỹ thuật
và chính xác hơn ở thuyền
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
cho biết trống đồng âm dương Hoàng
Hạ muộn hơn. Vì thế mà cách
diễn tả theo hình, chữ viết nòng
nọc vòng tròn-que dễ hiểu hơn.
(phần 21)
Thuyền
Trên Các Trống Và Đồ
Đồng Đông Sơn Khác.
Thuyền Trên Trống Đồng Miếu Môn
I.
Ở đây chỉ xin nói tới các
điểm biểu tượng chính yếu khác so
với các thuyền ở trống đồng âm
dương Ngọc Lũ I , xem thêm chi tiết ở
Trống Văn Lang Miếu Môn I (4).
Trống Miếu Môn I là trống
có mặt trời 14 nọc tia sáng thuộc
cùng một nhóm với trống Ngọc Lũ I
nhưng là trống muộn. Trên vai trống
Miếu Môn I cũng có 6 chiếc thuyền.
Rất tiếc chỉ có hình vẽ chi tiết
hình hai con
thuyền nên bốn thuyền còn lại
không biết như thế nào.
Nhìn tổng quát, sự trình
bày ít tinh vi và ít
phức tạp hơn vì là trống muộn.
Thuyền không còn là
thuyền phán xét linh hồn nữa
nhưng vẫn mang ý nghĩa Vũ Trụ giáo
được diễn tả bằng một cách đơn giản
hóa và nghiêng theo duy
dương. Mũi thuyền diễn tả sự kết hợp linh thú rắn nước
âm-chim
lửa dương. Hàm trên biến
thành chim dương (trong khi ở trống Ngọc
Lũ I, cực dương là một con chim rìu
riêng rẽ lao vào miệng linh
thú rắn nước). Đuôi thuyền vẫn
là dạng kết hợp thiếu âm bổ
nông và thiếu dương bồ cắt nhưng
bắt đầu đã thấy có sự hiện diện
của thể điệu hóa, nam hóa chim
nông có con mắt dương (xem dưới).
Hai chiếc thuyền ở đây, một thuyền
có chim đứng ở đầu mũi và
đuôi thuyền cho biết thuyền biểu tượng cho
một nhánh và chiếc thuyền kia chỉ
có một con chim đứng ở đuôi thuyền
tức biểu tượng cho một tộc ứng với tứ tượng.
Chim nhìn theo hướng âm tức theo
chiều kim đồng hồ.
-Chiếc thuyền thứ nhất biểu tượng cho
nhánh
Thuyền có chim đứng ở mũi và
đuôi thuyền biểu tượng cho hai tộc của
nhánh.
Con chim đứng ở đầu mũi thuyền
Hai nhóm chim này đứng quay về
chiều dương tay phải chỉ cho biết nhánh
này là nhánh dương
gồm có hai tộc Càn Li.
Hình thuyền
trên Trống Miếu Môn I (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Mũi thuyền hình đầu Rắn Nước Chấn đang
há miệng tương tự như ở mũi thuyền
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Hàm trên của linh vật Rắn Nước biến
thành con chim dương có mỏ rất
lớn, hết sức cường điệu, mang dương tính
cực đại tức thuần dương, siêu dương ứng
với Càn.
Mũi
thuyền lưỡng hợp đại vũ trụ thái dương,
thái âm Chim-Rắn, Tiên Rồng
ở dạng nhất thể riêng biệt (hòa
hợp thành một với hai cá thể
thái dương và thái
âm còn riêng biệt).
Trong hai phần mỏ chim có đánh
dấu các chấm nọc có nghĩa
là nọc, dương, lửa, thái dương.
Đầu có mũ sừng có chấm nọc, dương,
lửa và có con mắt dương
vòng tròn có chấm. Chim
mang hình ảnh chim mỏ cắt lửa lớn (Great
Hornbill Buceros bicornis) mang tính
siêu dương lửa thái dương
Càn vũ trụ. Mũi thuyền diễn tả sự lưỡng
hợp ở cõi đại vũ trụ tức thái
âm nước Rắn Chấn với thái dương lửa
Chim mỏ cắt lớn Càn.
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt là dạng lưỡng hợp Tiên-Rồng ở
cõi đại vũ trụ ngành mặt trời
thái dương Thần Nông-Viêm Đế.
Ở đây khác với ở trống đồng
âm dương Ngọc Lũ I. Chim và Rắn
còn là hai thực thể riêng rẽ
ở trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ
I. Chim rìu mỏ cắt lao vào miệng
Rắn nước ở đầu thuyền diễn tả lưỡng hợp
Chim-Rắn, Tiên Rồng theo dạng hai
cá thể riêng rẽ. Ở trống Trống Miếu
Môn I này chim và rắn ở dạng
nhất thể hòa hợp lại thành một
cá thể là đầu thuyền rắn-chim
nhưng vẫn còn giữ nguyên dạng
thiên nhiên chim-rắn. Đây
là dạng nhất thể riêng biệt
(với hai cá thể thái dương
và thái âm còn
riêng biệt). Trường hợp nhất thể
này là dạng tiền thân của
dạng đầu thuyền nhất thể tiến xa hơn nữa ở dạng
rắn có bờm chim như thấy ở trống Hữu
Chung. Dạng Chim-Rắn, Tiên Rồng nhất thể
rắn bờm chim sau này chính
là dạng Rắn Lông Chim Quetzal-Coatl
của Mễ và Kukulcan của Maya (nên
biết là Mễ và Maya có gốc
từ ven biển Đông Nam Á qua Trung Mỹ
và Maya có DNA giống như cổ Việt ở
Đông Nam Á).
1. Con chim đứng ở đuôi thuyền
Chim đứng
sau đuôi thuyền 1.
Đuôi thuyền có hình chim
có bờm trông như mũ sừng, mỏ
rìu mũi nhọn mang dương tính trong
có chữ viết nòng nọc vòng
tròn-que hình nọc nhọn mang dương
tính và có con mắt dương.
Đây là con chim nước nước mang
nhiều dương tính thuộc nhánh dương
Càn Li. Con chim mổ con cá cho
biết là dương của ngành âm
nước, tức thiếu dương Li. Con cá
có mõm nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) trong
cũng có viết chữ nọc mũi tên (mũi
mác, răng cưa, răng sói) cho biết
chim mang tính lửa, thái dương.
Nhưng mấu chốt chính là
tên chim viết bằng hình hai
chân hình núi tháp
trong có chấm nọc Li.
Ngoài ra còn phụ đề bắng chữ viết
nòng nọc vòng tròn-que
hình vòng tròn chấm (O.),
có một nghĩa theo duy dương là
thiếu dương Li.
Đây là con chim nông thiếu
dương lửa thế gian Li của ngành
nòng âm nước thái dương.
Như thế thuyền này diễn tả Càn Li
của nhánh dương ngành nòng
âm nước thái dương.
Đuôi thuyền
Đuôi thuyền có hình đầu
chim có bờm gió và
có con mắt dương diễn tả chim bổ
nông gió thiếu âm
Đoài. Ở đây đầu chim bổ nông
đã thể điệu hóa khó nhận
diện hơn, vì trống đã hơi muộn.
Lưu Ý
Ở đây con mắt chim dương một vòng
tròn thay vì âm hai
vòng tròn đồng tâm như ở
trống trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
vì trống này là trống muộn
nghiêng về phía dương ngự trị
(xã hội phụ quyền ngự trị).
Sau đuôi thuyền hình đầu chim bổ
nông có cây cọc hình
chim mỏ lớn, có mũ sừng và con mắt
dương. Đây là chim bồ cắt (OI)
thiếu dương lửa Li giống như ở trên trống
đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Như thế ở đây cũng có dạng lưỡng
hợp tiểu vũ trụ thiếu âm Đoài vũ
trụ đầu bổ nông và thiếu dương Li
cọc đầu bồ cắt ở sau đuôi thuyền
Như thế đầu thuyền diễn tả dạng lưỡng hợp đại
vũ trụ thái dương lửa vũ trụ Càn
với thái âm nước Chấn dưới dạng
nhất thể và đuôi thuyền dạng lưỡng
hợp tiểu vũ trụ thiếu dương lửa đất Li với thiếu
âm gió Đoài.
-Chiếc thuyền thứ hai biểu tượng cho một tộc
Chiếc thuyền thứ hai chỉ có một con chim
đứng dưới nước ở đuôi thuyền biểu tượng
cho một tộc ứng với một tượng của tứ tượng.
Hình thuyền 2
trên Trống Miếu Môn I (nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Con chim đứng quay về chiều âm tay
trái cho biết tộc này mang
âm tính. Chim trông giống như
chim trĩ thuộc loài gà.
Loài gà sống ở bờ nước, dưới nước
là loài chim quốc. Gà, trĩ,
cuốc mang dương tính biểu tượng cho nọc
dương, lửa (chim phượng có cốt là
chim trĩ của Trung Hoa là chim lửa)
và sống nhiều trên đất là
lửa thế gian tức thiếu dương Li. Nhìn
dưới diện nòng nọc, âm dương
thì chim lửa dương quay mặt về chiều
âm là âm của dương tức thiếu
dương Li.
Vậy con chim này cho biết thuyền thuộc
tộc Li ngành nòng âm nước
thái dương.
Kiểm chứng thêm ta thấy:
.Đầu chim cắt ở hàm trên đầu
thuyền rắn không có mũ
sừng nên ít có
dương tímh tức thiếu dương Li cho biết
thuyền có khuôn mặt Li.
.Ở thân và cổ thuyền có
những hình trông giống như chiếc
“nơ”. Đây là đất âm tức Li
âm của ngành âm. Ta thấy
rõ thuyền này có 4
hình. Số 4 là số Cấn là đất
âm non (núi âm).
Thuyền cũng có 4 người, ở đây theo
duy dương cùng ngành lửa số 4 Cấn
đi với khuôn mặt dương đại diện là
Li 5 và cùng ngành
Càn (Mẹ Tổ Âu Cơ Cấn núi
âm số 4 có Kì Dương Vương
núi dương Li 5 đại diện và
cùng ngành Càn Viêm
Đế).
Thuyền trưởng
có trang phục đầu hình rìu
trong có hai chấm nọc lửa có một
khuôn mặt Lửa thế gian Li. Cây
rìu Việt cầm trong tay có mấu nhọn
có góc cạnh dương tính lửa
mang hình ảnh rìu Việt sừng mang
gạc.
Vậy thuyền này là thuyền biểu
tượng cho tộc Li.
Hai con thuyền có một khuôn mặt ở
dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ thiếu âm
Đoài và thiếu dương Li.
Rất tiếc bốn chiếc thuyền còn lại
không có hình vẽ chi tiết.
Tóm lại
Thuyền không còn là
thuyền phán xét linh hồn nữa
nhưng vẫn mang ý nghĩa Vũ Trụ giáo
bằng một cách đơn giản hóa
và nghiêng theo duy dương. Mũi
thuyền diễn tả lưỡng hợp đại vũ trụ Chim-Rắn,
Tiên Rồng ở dưới dạng nhất thể, đuôi
thuyền ở dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ bổ
nông-bồ cắt.
Thuyền Trên Trống Hữu Chung
Trống Hữu Chung là trống thuộc
nhóm trống Chấn/Cấn thái dương thế
gian có mặt trời 12 nọc tia sáng.
Cũng có 6 hình thuyền trên
vai trống, nhưng thuyền to nhỏ khác nhau.
Kích thước của thuyền và số người
thể điệu hóa thành motifs
hình chim có thể cho biết căn cước
của thuyền. Rất tiếc chỉ có ba
hình vẽ chi tiết.
Hình ba con thuyền
trên trống Hữu Chung(nguồn:
Nguyễn Văn Huyên).
Các
thuyền này đã thể điệu hóa
cùng cực (extremely stylized) na
ná giống thuyền ở trống Quảng Xương (xem
dưới). Thuyền có đầu to và cong
hơn đuôi. Thuyền to nhỏ xen kẽ nhau
(khác với các con thuyền
trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I
có cỡ như nhau).
Mũi thuyền.
Mũi thuyền diễn tả đầu linh thú nước rất
thể điệu hóa dưới dạng rắn có sừng
(một thứ thuồng luồng, Rắn Việt). Ta biết
rõ là con vật sống dưới nước
vì có con mắt âm nước hai
vòng tròn đồng tâm. Con vật
há miệng rộng. Trên đầu có
sừng. Con vật này sống dưới nước
và thân có hình
thuyền thuộc loài rắn nước khổng lồ
(anaconda), theo duy dương (vì có
sừng) là vật biểu của nước dương Chấn.
Lưu ý
Dưới cằm có tua râu
hình chữ S sóng nước cho biết
thuyền có khuôn mặt phía
thái âm nước Chấn mang
tính chủ vì trống Hữu Chung
có một khuôn mặt sấm mưa mang
tính chủ.
Chim dương Càn ở đây giờ biến
thành chiếc bờm lông của linh
thú rắn nước. như đã nói ở
trên, đây chính là con
Rắn-Lông Chim Quetzal Coatl của Aztec
và Kukucan của Maya. Tôi đã
chứng minh là có sự tương đồng
giữa truyền thuyết và cổ sử Việt với
Aztec và Maya (xem các bài
viết này).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử
Việt, là dạng lưỡng hợp Âu Cơ-Lạc
Long Quân, nhưng nòng nọc, âm
dương rắn-chim còn quyện vào nhau
dưới dạng Trứng Vũ Trụ, Thái Cực.
Vì có mang di thể kết hợp Trứng Vũ
Trụ này mà Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra
bọc Trứng Thế Gian sinh tạo Lang Hùng.
Đầu linh thú rắn nước Chấn có bờm
chim Càn vẫn còn mang biểu tượng
lưỡng hợp đại vũ trụ thái dương
thái âm, chim rắn Tiên-Rồng
dưới dạng nhất thể hợp nhất nhưng khác
trống Miếu Môn I là ở đây
đã thể điệu hóa cùng cực,
không còn thấy cả đầu chim
mà chỉ còn thấy bờm biểu tượng cho
chim. Như đã biết, dạng thể điệu
hóa, thần thoại hóa là dạng
muộn so với dạng thiên nhiên. Như
thế hiển nhiên trống Hữu Chung thuộc loại
trống muộn hơn (loại C I 1 theo cách xếp
loại của Việt Nam) so với Trống Miếu Môn I
(A-II-1). Dạng này khác với dạng
lưỡng hợp còn ở dạng riêng rẽ
là chim dương, lửa mỏ rìu nằm
trong miệng rắn nước thấy ở các đầu
thuyền trên trống Ngọc Lũ I và
các trống họ hàng.
Đuôi thuyền.
Đuôi thuyền trống Hữu
Chung.
Đuôi
thuyền diễn tả chim bổ nông rất thể điệu
hóa có bờm túi gió
có con mắt dương và cánh
(hay đuôi) có chữ vòng
tròn kép đồng tâm
thái âm nước cho biết chim
này là loài chim nước. Tay
chèo diễn tả đầu chim bổ cắt có mũ
sừng có con mắt dương nhưng cánh
có mỏ rìu hay mũi mác
và cũng có chữ vòng
tròn kép đồng tâm
thái âm nước, ở đây cho biết
chim này thuộc phía thái
âm nước. Đuôi thuyền vẫn còn
sự hôn phối thiếu âm bổ nông
và thiếu dương bồ cắt như thấy ở
đuôi thuyền trên trống Ngọc Lũ I
nhưng diễn tả thể điệu hóa hơn.
Như thế đầu thuyền lưỡng hợp chim lửa-rắn nước
nhất thể hợp nhất thái dương-thái
âm (đã bắt đầu thần thoại
hóa) ở cõi đại vũ trụ và
đuôi thuyền lưỡng hợp chim thiếu âm
bổ nông-thiếu dương bồ cắt ở cõi
tiểu vũ trụ.
Tóm lại
Thuyền trống Hữu Chung không còn
là thuyền phán xét linh hồn
nhưng vẫn còn mang triết thuyết Vũ Trụ
Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo nhưng ở
đây chim thái dương đã thần
thoại hóa chỉ còn là bờm
chim của linh vật rắn nước thái âm.
Chim-Rắn ở dạng nhất thể hợp nhất.
Thuyền Trên Trống Quảng Xương
Trống Quảng Xương là trống có mặt
trời 8 nọc tia sáng Càn/Khôn
thế gian, là trống biểu của người mặt
trời vũ trụ thái dương gồm hai
ngành nọc dương thái dương
và nọc âm thái dương. Đối
chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt
là trống Tổ Hùng 100 Lang
Hùng gồm hai nhánh người Chim Lửa
mỏ cắt Âu Cơ lên núi
và nhánh người Rắn Nước Lạc Long
Quân theo cha xuống biển (xem Một Chương
Sử Đồng).
Trống cũng có 6 hình thuyền. Rất
tiếc chỉ có hình vẽ chi tiết một
chiếc thuyền, còn năm thuyền kia
không biết ra sao.
Tổng quát thuyền đã thể điệu
hóa cùng cực (extremely stylized)
tương tự như các thuyền ở trống Hữu
Chung, chỉ khác biệt về vài chi
tiết. Thuyền hình rắn nước. Đầu thuyền
hình đầu rắn nước có bờm chim,
dạng rắn-chim nhất thể hợp nhất thần thoại
hóa.
Thuyền
trên trống Quảng Xương (Nguyễn Văn
Huyên, tr.202).
Đầu thuyền
Tổng quát giống thuyền ở trống Hữu Chung
ở dạng rắn-chim nhất thể hợp nhất đã thể
điệu hóa, thần thoại hóa của dạng
lưỡng hợp Chim-Rắn tức là dạng muộn.
Sau đây là vài điểm
khác biệt với thuyền ở trống Hữu Chung.
.Linh thú rắn nước có con
mắt dương thay vì con mắt
âm ở trống Hữu Chung. Trống Quảng Xương
có mặt trời 8 nọc ánh sáng
Càn Khôn có khuôn mặt
thiếu âm khí gió Đoài
mang tính chủ nên con mắt con vật
thần thoại ở đầu mũi thuyền là con mắt
dương vòng tròn có chấm.
Trong khi trống Hữu Chung có mặt trời 12
nọc tia sáng Cấn/Chấn có
khuôn mặt Chấn mang tính chủ
nên có con mắt âm hai
vòng tròn kép đồng
tâm nòng nước
.Người mặt trời hóa trang thành
chim trên thuyền có mặt hình
lục giác biểu tượng người hư không
(hình lục giác là
khuôn mặt sinh tạo dương của O, số
sáu là số thành, sinh
thành) giữa mặt có hình ngữ
chấm-vòng tròn Đoài/Li,
vì là thuyền mang âm
tính nên nghiêng về
Đoài mang tính chủ.
.Dưới cằm không có
tua râu hình chữ S sóng nước
như ở trống Hữu Chung cho biết thuyền có
khuôn mặt phía thiếu âm
khí gió Đoài mang
tính chủ
Đuôi thyền.
Đuôi thuyền không có tay
lái.
Phần trên cao có hình đầu
chim với con mắt dương, mỏ dương và mũ
sừng. Đây là đầu chim bồ cắt thiếu
dương. Phần dưới là cánh có
hình đầu chim có bờm túi
gió với con mắt dương. Đây
là đầu chim bổ nông. Như thế
đuôi thuyền cũng diễn tả lưỡng hợp tiểu vũ
trụ thiếu âm bổ nông và thiếu
dương bồ cắt nhưng ở dạng nhất thểhợp
nhất giống như ở mũi thuyền.
Tóm lại
Đầu thuyền lưỡng hợp chim lửa-rắn nước nhất thể
hợp nhất thái dương-thái âm
(đã bắt đầu thần thoại hóa) ở
cõi đại vũ trụ và đuôi
thuyền lưỡng hợp nhất thể hợp nhất chim bồ
cắt-chim bổ nông, thiếu dương-thiếu
âm ở cõi tiểu vũ trụ, mang trọn vẹn
triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ
giáo, cốt lõi văn hóa của
Đại Tộc Việt, với Viêm Đế-Thần Nông,
chim rắn, Tiên Rồng, hai nhánh Lang
Hùng, Hùng Vương, với Âu-Lạc
của Đại Tộc Việt Việt nhưng đã diễn tả
rất thể điệu hóa, đã bắt đầu thần
thoại hóa. Trống Quảng Xương là
một trống hơi muộn.
Thuyền Trên Trống Sông
Đà hay Moulié
Trống Sông Đà là trống
có mặt trời 14 tia sáng
cùng với trống Ngọc Lũ I nhưng là
trống muộn hơn.
Thuyền
trên trống Sông Đà
(Nguyễn Văn Huyên).
Sáu thuyền trên trống Sông
Đà vẫn còn thấy có trống
Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây
Đời Sống) nhưng không thấy linh hồn
và cầu thử thách, chúng chỉ
diễn tả lễ hội tôn giáo trên
sông nước, không còn
là thuyền phán xét linh hồn
nữa.
Xem phần chi tiết ở Trống Âu Lạc
Sông Đà, ở đây chỉ xin
nói tới đầu và đuôi thuyền
để so sánh với trống đồng âm dương
Ngọc Lũ I và các trống
khác.
Đầu và đuôi thuyền chỉ diễn tả
lưỡng hợp âm dương một cách đơn
giản. Đầu thuyền linh thú Rắn nước
thái âm và đuôi thuyền
Chim Bổ Cắt, thái dương dưới dạng lưỡng
hợp đại vũ trụ Ở đây đầu chim Rìu
Bổ Cắt có mỏ hình rìu thấy
rất rõ. Ta không còn thấy
dạng lưỡng hợp tiểu vũ trụ ở đuôi thuyền.
Thuyền chỉ có dạng lưỡng hợp đại vũ trụ
mũi thuyền rắn nước thái âm với
đuôi thuyền chim lửa thái dương.