Năm Thứ 4889
www.vietnamvanhien.net
Trung Cộng mướn rừng
trước, chiếm nước sau
Thursday, February 25, 2010
|
|
|
|
Âm
mưu Bắc thuộc kiểu mới
Vơ Long Triều
Trong một
số b́nh luận, chúng tôi đă tŕnh bày với khán
thính giả và đồng bào về nguy cơ Bộ Chính Trị Cộng
Sản Hà Nội tự nguyện làm tay sai cho Trung Quốc,
biến Việt Nam thành
chư hầu.
Trung Cộng không cần phải dùng
vơ lực xâm chiếm. Nước ta sẽ bị quan thầy cai trị
như Tân Cương và Tây Tạng. Mười lăm ông ngồi trong
Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam
sẽ là những
quan “Thái Thú” vâng theo lệnh của Bắc Kinh.Chúng
tôi cũng có phân tích trên truyền thông báo chí 16
chữ vàng, “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện,
ổn định lâu dài, hướng
tới tương lai.”
Và 4 tốt, “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí
tốt, đối tác tốt.” Những chữ vàng và cái tốt đó
tác hại vô cùng to lớn đối với đất nước và lợi ích
quốc gia. Sự nhún nhường, khiếp
sợ, hèn nhát hay
là thuận ư tiếp tay của Hà Nội, cho phép Trung
Cộng gây nguy hại cho nền kinh tế bằng cách đưa
hàng hóa, bị thế giới chê trả v́ khám phá có độc,
tràn sang Việt Nam vừa
làm cho nền
công kỹ nghệ nước nhà bị đ́nh trệ vừa đầu độc dân
chúng. Ấy vậy mà một tên tham vụ kinh tế quèn của
Ṭa Đại Sứ Trung Quốc, Hồ Tỏa Cẩm, họp báo lớn
tiếng yêu cầu nhà
cầm quyền Hà Nội
phải cảnh cáo và có biện pháp đối với báo chí và
vị giám đốc Cục Kiểm Soát Thực Phẩm Việt Nam dám
chê hàng Trung Quốc. Tên này lớn giọng nói, “Hiện
chúng ta có
quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước xă hội chủ
nghĩa cho nên báo chí phải làm theo sự thỏa thuận
của hai chính phủ.”
Mặc khác, hàng trăm ngư dân Việt đánh cá trong hải
phận của ḿnh,
bị tàu
Trung Quốc chận bắt người, cướp cá, phá lưới, phá
tàu và giam cầm đ̣i tiền chuộc! Những chiếc tàu đó
chính thức mang cờ Trung Quốc có tên hiệu tàu đầy
đủ, thế mà phát ngôn viên
cộng sản Hà Nội
không dám nêu dích danh tàu của ai, chỉ dám gọi
“tàu lạ”! Ngược lại, ngư dân Trung Quốc đánh bắt
cá trong vùng biển Việt Nam, Hải Quân Hà Nội chỉ
dám cảnh cáo và dẫn
độ họ
ra hải phận quốc tế, không dám bắt giữ như chính
phủ Phi Luật Tân đă làm và đ̣i Trung Quốc phải
công khai lănh về, bảo đảm không tái phạm. Riêng
Việt không dám có một lời
phản đối mạnh
mẽ Gần đây ngày 6 tháng 11, 2009, trong bài
“Cộng Sản Hà Nội Hán Hóa Việt Nam” đăng trên nhật
báo Người Việt, tôi trích dẫn lời kêu gọi của
Trường Chinh, tổng thư kư
đảng Lao
Động, sau là tổng bí thư đảng cộng sản như sau,
“Việt Nam của chúng ta là một nước biết bao lâu
làm chư hầu cho Trung Quốc. Đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết
theo lối Tây,
hăy trở về với chữ
của ông bà ta là chữ nho của Trung Quốc. Vả
chăng người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là
thầy của chúng ta nữa - ta không hổ thẹn mà nh́n
nhận như thế. Ta hăy bỏ
bệnh viện của chúng,
ta hăy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và
nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn
cầu.” (Truyền đơn số 284/LD, báo Tiếng Dội số
426 ngày 24 tháng 8, 1951
của miền Nam tự do đăng lại để vạch mặt bọn bán
nước, hiện c̣n lưu trữ tại British Museum-London
Anh Quốc) .
Sau Trường
Chinh đến Phạm Văn Đồng kư bản văn nh́n
nhận quyền Trung Quốc nới rộng hải phận.
Đến lược
Nguyễn Tấn Dũng “triều cống” cao nguyên
cho Trung Quốc mà ngay cả Đại Tướng Vơ
Nguyên Giáp, một công thần khả kính lừng
danh viết thơ phản kháng cũng không
được. Sự kiện mà kư giả David Filling
của báo Financial Times dùng chữ “pay
tribute” (cống vật) để diễn tả. Và tệ
hại hơn nữa là có tiếng đồn Trung Quốc
hối lộ cho Dũng 250 triệu US
đô la. Có hay không chỉ một ḿnh ông
Dũng và người đưa tiền biết.
Ngày 25
tháng 5, năm 2009, Tổng Bí Thư Nông Đức
Mạnh tiếp Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung
Quốc Dương Khiết Tŕ, xác định liên hệ
Việt-Trung măi măi dựa trên 16 chữ vàng
và 4 cái tốt. Mạnh lại c̣n hứa nâng “hợp
tác toàn diện” lên mức độ cao hơn!
Nh́n lại quá
khứ, báo chí đă từng đưa tin, chỉ đích
danh nhiều xă, huyện, tỉnh, có công nhân
Trung Quốc tập trung đông đúc, lập đường
sá đặt tên bằng chữ Hán. Người Việt phạm
pháp bị chúng bắt giữ và tự ư xử trị.
Công an Việt Nam đ̣i trả người, chúng
không giao. Nhiều nơi công nhân Trung
Quốc rượu chè say sưa ăn uống không trả
tiền bị chủ nhân người Việt lôi kéo ấu
đả, cả trăm công nhân Trung Quốc kéo
nhau đánh đập dân làng công an không dám
can thiệp. Thực tế đă có nhiều xứ “tiểu
Trung Quốc” rải rác khắp nơi. Trong khi
đó nhà cầm quyền Hà Nội lại cho phép
người Trung Hoa tự do ra vào Việt Nam
không cần có hộ chiếu hay giấy tờ tùy
thân. Đúng như Phó Thủ Tướng Tố Hữu
khẳng định:
“Bên nầy
biên giới là nhà,
bên kia
biên giới cũng là quê hương”
Cộng sản Bắc
Việt c̣n có bài ca như sau, “Việt Nam
Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông,
chung một biển Đông, mối t́nh hữu nghị
sáng như rạng đông. Đêm sông núi cùng
một ḍng, tôi nh́n sang đấy, anh nh́n
sang đây, chúng ta sống chung nghe tiếng
gà gáy cùng. Chung một ư, chung một
ḷng, Đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi.
Nhân dân ta ca muôn năm Hồ Chí Minh-Mao
Trạch Đông.”
Rơ ràng là
công sản Hà Nội đă thuận ḷng dâng cả
nước cho Trung Cộng rồi. Từng bước,
Trung Quốc lấn dần bằng cách bỏ tiền đầu
tư vào mọi ngành nghề, đấu thầu thực
hiện mọi thứ công tác mà nhà cầm quyền
Việt Nam từ địa phương đến trung ương
phải có bổn phận cho họ trúng thầu như
thực tế đă chứng minh.
Ngày nay,
lại thêm việc chín tỉnh phía Bắc và một
tỉnh phía Nam
cho mướn đất dài hạn 50 năm, nói là để
trồng cây gây rừng. Thật là một tai hại
vô cùng khủng khiếp xét về nhiều mặt.
Tôi tin chắc không thể nào 15 thành viên
của Bộ Chính Trị không thấu hiểu điều
đó. Tôi cũng tin chắc rằng sự nhận xét
của chuyên gia Vũ Ngọc Tiến là không
đúng khi ông cho rằng, “Dưới không dám
phê b́nh trên, để cho trên muốn làm ǵ
mặc ư th́ trên cũng thả lỏng cho dưới
tha hồ đem tài sản quốc gia trao đổi bán
chác kiếm miếng lợi riêng.” Ngược lại
tôi tin là trên dưới cấu kết bao che
nhau với mục đích cùng chung phục vụ
quan thầy, bán nước cầu vinh trục lợi!
Những tai
hại trước mắt: Thứ nhứt là đốn cây phá
rừng để trồng lại sẽ ảnh hưởng đến môi
trường, gây lụt lội bất thường, điều này
đă xẩy ra cho các tỉnh Sơn La, Lào Cai,
Yên Bái, Cao Bằng mà v́ nhà cầm quyền
địa phương ở đó cho khai thác khoáng sản
bừa băi. Kết
quả thấy liền là trâu ḅ ở các tỉnh đó
đă chết v́ thiếu cỏ và thời tiết quá
lạnh, đó là theo bản tin đài SBTN loan
tải ngày 22 tháng 2, 2010. Tai
hại thứ hai là đốn cây hay trồng cây gây
rừng cần nhân công, do đó sẽ có một cuộc
di dân ào ạt v́ các công ty Trung Quốc
đưa nhân công của họ sang lập làng xă
riêng biệt như họ đă từng làm từ trước
đến nay. Tai hại thứ ba là những mảnh
đất sát biên giới sẽ trở thành đất của
Trung Quốc bằng cớ là việc cấm mốc phân
ranh biên giới phía Bắc có rất nhiều nơi
người Trung Hoa vào sâu trong đất Việt
canh tác mang danh tính là thành viên
của hợp tác xă Tàu, do đó ranh giới Tàu
phải ăn sâu vào đất Việt. Bộ Chính Trị
đảng và nhà cầm quyền Hà Nội không thể
quên điều đó. Năm mươi năm sau, với sự
lưu manh tráo trở và trâng tráo ỷ mạnh
hiếp yếu của đồng chí Bắc Kinh, bản đồ
Việt Nam
sẽ đổi dạng một cách bi thảm. Tai hại thứ tư
là các nhà doanh nghiệp đầu tư Hồng
Kông, Đài Loan, Trung Quốc đều là
người Hoa. Với chiêu bài trồng rừng,
mướn đất 50 năm họ có quyền khai thác
những quặng mỏ quan trọng quí giá như
sulfua đa kim giàu chất vàng bạc,
uranium. Sự nghiên cứu địa
chất của người Pháp và Việt trên những
vùng đất thật cổ này cho biết kết quả có
rất nhiều khoáng sản và kim loại quí.
Điều mà Trung Quốc bỏ tiền của ra mua
hay mướn đất ở nhiều xứ Châu Phi và Châu
Mỹ La-Tinh để t́m kiếm những quặng mỏ mà
Trung Quốc có nhu cầu ngày càng cao.
Cũng giống như trữ lượng khổng lồ dầu
khí nằm dưới ḷng đáy biển của các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến cho Bắc
Kinh sinh ḷng tham và đẩy mạnh chính
sách bành trướng bá quyền. Tai hại thứ
năm, do hai vị tướng lănh giàu kinh
nghiệm, Đồng Sĩ Khuyên và Nguyễn Trọng
Vĩnh, nói lên, là các vùng đất địa đầu
có ư nghĩa chiến lược vô cùng quan
trọng. Hai ông đưa ra những đề nghị hữu
lư nhưng Bộ Chính Trị phớt lờ cũng như
đă từng khinh khi lời cảnh giác của
Tướng Vơ Nguyên Giáp phản đối việc cho
Trung Quốc chiếm đóng cao nguyên. Tướng
Đồng Sĩ Khuyên và Nguyễn Trọng Vĩnh cũng
đă từng tố cáo Tổng Cục II và T4, một vụ
án quan trọng gây chia rẽ nội bộ đảng
không ít, nhưng Nông Đức Mạnh cầm đầu Bộ
Chính Trị đă “khoanh lại” không dám khui
v́ hai trọng tội là Lê Đức Anh và Đỗ
Mười nổi tiếng là “bạn bè tốt” nhứt và
“đồng chí tốt” nhứt của thế lực Bắc
Kinh.
Sự bất măn oán hờn
tràn lan trong xă hội đến nỗi một
blogger trẻ tuổi biến đổi 16 chữ vàng
thành 16 chữ oán, “Láng giềng khốn
nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu
dài, thôn tính tương lai.”
Ngày 6 tháng 1, năm
2010, Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền Trung
Quốc Tôn Quốc Tường họp báo chuẩn bị
cho các hoạt động của Năm Hữu Nghị
Việt-Trung giải thích việc tranh chấp
biển Đông nói rằng, “Hai nước đều là
xă hội chủ nghĩa, do đảng cộng sản
lănh đạo với thể chế một đảng cầm
quyền nên sẽ dễ giải quyết vấn đề
tranh chấp.” Ông Tường c̣n đưa ra lời
hăm dọa “Hợp tác sẽ phát triển, đấu
tranh sẽ thất bại.” Chủ nghĩa bá quyền
của Bắc Kinh đă hiện rơ, và sự quy lụy
hèn nhát, bán nước cầu vinh trục lợi
của Hà Nội đă được chứng minh qua
nhiều sự việc. Viễn tượng mất nước và
âm mưu “Bắc Thuộc” đang được thực hiện
dần dần qua sự tiếp tay của đảng Cộng
Sản Việt Nam. Chỉ khi nào đồng
bào trong và ngoài nước không c̣n sợ
hăi, vùng lên xóa bỏ chế độ độc tài,
hay khi nào ḷng yêu nước và tự ái dân
tộc của quân đội cộng sản thúc đẩy họ
đứng lên lật đổ bọn cầm quyền bán nước
th́ mới hy vọng đoàn kết được toàn dân
chống Trung Cộng xăm lăng.
Vơ Long Triều
Tháng 2,
2010
|
Nguồn:
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=108902&z=12
Hai tướng về hưu tố cáo VN cho Trung Quốc thuê rừng đầu
nguồn
Hai tướng về hưu là Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng
Vĩnh, từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân
đội và chính quyền CSVN, đă viết bài tố cáo một kế hoạch
của nhà cầm quyền Việt Nam cho Trung Quốc thuê đất rừng
đầu nguồn của 10 tỉnh xung yếu để trồng “nguyên liệu,”
nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm về nhiều mặt cho đất
nước.
Ông Đồng Sĩ Nguyên, 87 tuổi, từng là ủy viên Bộ Chính
Trị, trung tướng, Thứ trưởng Quốc Pḥng, phó thủ tướng,
bộ trưởng Giao Thông, Xây Dựng. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,
năm nay 94 tuổi, từng là đại sứ ở Bắc Kinh giai đoạn
1974-1989. Hai ông từng phát biểu chống đối mạnh mẽ việc
khai thác bauxite, bán tài nguyên cho Trung Quốc.
Ông Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh, viết trong bài
tố cáo rằng,‘Theo chỉ thị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Cao Đức Phát đă cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp
kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời
tổng hợp báo cáo 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Nam, B́nh Định, Kon Tum và B́nh Dương. Kết quả
cho thấy 10 tỉnh [các tác giả chỉ liệt kê 9 tỉnh, tức
sót một tỉnh - người biên tập] đă cho 10 doanh nghiệp
nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm)
trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,3534
ngh́n ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc
chiếm trên 264 ngh́n ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên
giới.”
Bài viết của hai ông được phổ biến trên diễn đàn điện
tử ‘boxitvn’ vào ngày 10 tháng 2, năm 2010. Người ta
không biết trồng rừng nguyên liệu này là ǵ? Trồng cao
su, gỗ bạch đàn để sản xuất giấy hay thứ ǵ khác. Những
“rừng nguyên liệu” này phục vụ kỹ nghệ
Việt Nam hay chở về Trung Quốc phục vụ kỹ nghệ
chế biến của nước này?
Tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh nhận định
rằng, “Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an
ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám
lợi
nhất
thời,
vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải c̣n làm lại
được, c̣n mất đất là mất hẳn.”
Vẫn theo lời của hai ông, “Cho Hồng Kông, Đài Loan,
Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm
họa. Họ đă thuê được th́ họ có quyền chặt phá
vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá th́ hồ thủy lợi
sẽ không c̣n nguồn nước, các nhà máy thủy điện sẽ
thiếu nước không c̣n tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất
khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đă hứng
chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay
sao?”
Sau vụ cố t́nh khai thác bauxite để phục vụ nhu cầu
nhôm của Trung Quốc bất chấp các ư kiến của hàng ngàn
chuyên viên quan tâm đến thời cuộc đất nước, Bộ Chính
Trị và chính phủ Việt Nam đă lập một kế hoạch khác để
phục vụ lợi ích của Trung Quốc mà toàn dân không hề
biết, nếu không có bài viết của hai ông Đồng Sĩ Nguyên
và Nguyễn Trọng Vĩnh.
Hai ông cáo buộc những kẻ cầm đầu Bộ Chính Trị và Nhà
nước Việt Nam hiện nay rằng, “Các tỉnh bán
rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. C̣n các
nước mua rừng của ta là cố t́nh phá hoại nước ta và
gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn
bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có
thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà
cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những
‘làng Đài Loan,’ ‘làng Hồng Kông,’ “làng Trung Quốc.”
Thế là vô t́nh chúng ta mất đi một phần lănh thổ và
c̣n nguy hiểm cho quốc pḥng.”
Hồi năm ngoái, ngày 21 tháng 10, năm 2009, Nông Đức
Mạnh, tổng bí thư đảng CSVN, nói ở Quốc Hội Việt Nam
rằng, “Phải cấm bán tài nguyên thô ra nước ngoài” sau
khi chính phủ Việt Nam lập các dự án khai thác bauxite
để phục vụ kỹ nghệ Trung Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên các tướng về hưu của chế độ
lên tiếng về việc cho Trung Quốc khai thác tài nguyên
của Việt Nam.
Các tướng về hưu như Vơ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh
và hàng ngàn trí thức kư kiến nghị yêu cầu ngưng khai
thác bauxite v́ có đủ mọi bất lợi từ môi sinh, kinh tế
đến quốc pḥng.
“Tôi đề nghị dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây
nguyên, kể cả khai thác thí điểm.” Tướng Vơ
Nguyên Giáp viết trong bức thư thứ ba gửi Bộ Chính Trị
ngày 20 tháng 5, năm 2009 sau khi lập lại “các tác động
vô cùng hệ trọng đối với môi trường sinh thái, kinh tế,
văn hóa, xă hội, an ninh, quốc pḥng và đến phát triển
ổn định, bền vững của đất nước.”
Nhưng ngày 18 tháng 8, năm 2009 khi đi thị sát các công
trường khai thác bauxite ở Tây nguyên, Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng, đă chỉ thị “tiếp tục khai thác dự án bauxite
theo đúng tiến độ.”
Trước đó, dù bị quá nhiều chỉ trích và kêu gọi ngưng
lại, Bộ Chính Trị của chế độ lại vẫn cả quyết khai thác
bauxite “là chủ trương lớn của đảng và nhà nước” như một
cách ra mặt át giọng và đe nẹt.
Nay hai tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh sốt
ruột khi thấy chế độ Hà Nội càng ngày càng lộ ra những
hành vi có tính cách “tự sát” và “làm hại đất nước.”
Báo SGTT ngày 6 tháng 5, năm 2009 có một kư sự cho thấy
người Trung Quốc sống thành làng ở Quảng Nam. Họ lấy vợ
người địa phương, đẻ con và có thể cái cộng đồng nhỏ này
theo thời gian mà phát triển.
Trước đó, ngày 29 tháng 3, 2009, tờ Tuổi Trẻ tường
thuật lời tố cáo của Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng Hội
Xây Dựng Việt Nam, là “hàng vạn công nhân Trung Quốc đă
vào Việt Nam” và các dự án lớn ở Việt Nam, (nhiệt điện,
thủy điện, xi măng, bauxite, v.v…) đều được chế độ Hà
Nội dành cho nhà thầu Trung Quốc.
Khi trúng thầu, những nhà thầu này đem sang
Việt Nam từ người làm tạp dịch đến cái chổi
quét nhà, nồi niêu song chảo. Nhiều lời tố cáo đa số
trong hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc sang
Việt Nam đều là người lao động bất hợp pháp.
Nhưng nhà cầm quyền trung ương Hà Nội lờ đi, mặc các lời
phản đối.
Nhiều người báo động rằng ngoài biển, Trung Quốc ngày
càng lộ rơ chủ trương bành trướng bá quyền để khống chế
và thu tóm toàn thể biển Đông. Nay trên đất liền, các
khu vực xung yếu họ nắm giữ như sự báo động của hai ông
Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh.
Ngày 9 tháng 2, 2010, trong một bài phỏng vấn của tờ
Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, ông Trần Xuân Giá, nguyên bộ
trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư cho rằng chế độ Hà Nội đang đi
lạc đường.
“Hiện nay phải thấy là cả tư duy tăng trưởng và mô
h́nh tăng trưởng đă không c̣n phù hợp. Chúng ta không
thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch
đại, sùng bái con số, và che đậy các khuyết điểm của
nền kinh tế được nữa. Nếu không, càng tăng trưởng, có
thể chúng ta sẽ càng nghèo đi.” Ông Giá nói.
Theo nguoi-viet.com
Cảnh báo về các dự án cho thuê rừng
Đã có nhiều báo động đỏ
về tàn phá rừng đầu nguồn
Hai nhà lão thành cách
mạng vừa lên tiếng cảnh báo về việc Việt
Nam cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn
trồng rừng trong khi địa phương bác bỏ quan
ngại.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh cuối tháng trước đã
công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước
"đă cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng
đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên
liệu với tổng diện tích 305.3534 ha, trong đó
Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên
264.000 ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".
Các tỉnh đã ký hợp đồng cho nước ngoài
thuê đất nằm ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
Hai ông vạch rõ trong lá thư: "Đây là một
hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt
của quốc gia" và "Mất của cải c̣n làm lại được,
c̣n mất đất là mất hẳn".
Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại
cho đất nước. C̣n các nước mua rừng của ta
là cố t́nh phá hoại nước ta và gieo tai
họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và
tàn bạo.
Thư của hai ông Đồng
Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo phân tích của họ, tiềm ẩn hiểm họa
là ở chỗ nước ngoài đã thuê được đất
thì cũng có thể "phá rừng vô tội vạ".
"Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất
nước. C̣n các nước mua rừng của ta là cố t́nh
phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta
một cách thâm độc và tàn bạo."
Hai vị cựu tướng cũng cảnh báo về nguy
cơ di dân, nhất là từ Trung Quốc, vào để
thực hiện các dự án thuê rừng này.
Họ yêu cầu đình chỉ các dự án cho thuê
rừng ngay lập tức.
Bức thư của hai ông khi công bố đã gây chú
ý đặc biệt của dư luận, vì đất đai là
tài sản quốc gia, và các mảnh đất địa
đầu có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan
trọng.
Đây không phải lần đầu tiên các vị lão
thành cách mạng phản đối các dự án khai
thác nguồn lợi thiên nhiên ở Việt Nam mà
theo họ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường
và xã hội.
Một số cựu tướng lãnh, trong có Đại
tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Đồng
Sĩ Nguyên, từng lên tiếng về việc khai
thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng các dự án
vẫn được tiến hành.
'Không cho thuê rừng phòng hộ'
Riêng tại tỉnh Lạng Sơn giáp với Trung Quốc,
hiện đã có hai dự án cho nước ngoài thuê
rừng.
Dự án thứ nhất đang được triển khai gồm
63.000 ha trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp
tại địa bàn 7 huyện. Dự án thứ hai chưa thực
hiện gồm gần 9.500 ha trồng gỗ nguyên liệu
bột giấy tại 4 huyện.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn bác bỏ quan ngại về
nguy cơ "mất rừng". Ông Đào Đức Hoan, Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, nói với BBC rằng khi cấp
phép cho các dự án, chính quyền địa phương
đã cân nhắc kỹ lưỡng "vì lợi ích chung của
cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh và quốc gia".
Khi cấp phép cho các dự án, chính
quyền địa phương đã cân nhắc kỹ lưỡng
vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và
quốc gia.
Chánh VP UBND tỉnh Lạng
Sơn Đào Đức Hoan
Ông Lý Vinh Quang, Giám đốc Sở Kế hoạch -
Đầu tư Lạng Sơn, thì khẳng định rằng đất giao
cho chủ đầu tư nước ngoài hoàn toàn là "rừng
sản xuất chứ không phải rừng phòng hộ" và
"không có mua bán đất đai, chuyển nhượng sở
hữu mà chỉ có cho thuê".
Ông Quang cũng nói cơ quan Tài nguyên-Môi
trường tỉnh có cơ chế để giám sát các dự
án sao cho bảo đảm về môi trường lâu dài và
việc cho thuê đất được thực hiện theo đúng quy
trình quy định của Nhà nước.
Nhận định về lá thư của các vị lão thành
cách mạng nói ở trên, ông cho rằng đây "chỉ
là ý kiến cá nhân", "có thể bắt nguồn từ
thông tin không đúng và sai lệch".
Ông Lý Vinh Quang cũng bác bỏ quan ngại về
yếu tố Trung Quốc trong các dự án, với lý do
rằng quá trình thẩm định không phân biệt nhà
đầu tư đến từ nước nào.
Bấm Quý vị nghĩ sao về
các dự án cho nước ngoài thuê đất
trồng rừng? Hãy bấm vào đây để chia
sẻ ý kiến với BBCVietnamese.com
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100222_forestation_projects.shtml
|