www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Truyện Kiều Thơ và Nhạc “. . .Truyện Kiều vẫn luôn đứng
vững ở vị thế số một trong nền văn học Việt Nam.
Cho đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21,
Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem như một
tác phẩm vô tiền tuyệt hậu Tạo được một
tác phẩm như vậy Nguyễn Du quả thật
là một thiên tài có
một không hai của nền văn chương nước
nhà. . .. . . phổ hơn ba ngàn
câu thơ lục bát của Nguyễn Du
thành 77 bản nhạc, Quách Vĩnh
Thiện đã hoàn thành một
công trình nghệ thuật thật vĩ đại.
Từ trước đến giờ chưa có một nhạc sĩ
nào làm được việc đó,
và về sau cũng chưa chắc sẽ có
người làm nổi việc này” Nguyễn Thanh Liêm Giới thiệu thi nhạc phẩm "Truyện Kiều: Thơ và Nhạc" Sách "Truyện Kiều: Thơ
và Nhạc" được phối hợp thực hiện bởi 3 tổ
chức Lê Văn Duyệt Foundation, Câu Lạc
Bộ Tình Nghệ Sĩ, Hội Văn Hóa Cổ
Truyền Paris, và Giáo sư Phạm Thị
Nhung.
Copyright @ 2011 by Hội Văn
Hóa Cổ Truyền Paris
All rights reserved
Printed
in the USA Distributed by Hội Văn Hóa Cổ
Truyền Paris Bìa
sách:
Đỗ Văn Bình trình bày
Thâu thập bài viết: Ban
Biên Tập Kỹ thuật trang trí: Quách
Vĩnh Thiện
Nguyễn Văn Thành
Xuất bản Giữ bản quyền và
phát hành:
Quách Vĩnh Thiện Thư từ liên lạc xin gửi về: ACTV – QUACH VINH THIEN Association
Culturelle Traditionelle Vietnamienne
(Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt
Nam) 54 RUE ROGER SALENGRO 93140 BONDY FRANCE
Phone:
06 09 76 89 45 Emails:
quachvinhthien@gmail.com
Mục Lục Tri Ân - Gs Nguyễn Thanh
Liêm
Tiều sử Nguyễn Du - Ban Biên
Tập
1
-Truyện Kiều: Thơ và Nhạc - Nguyễn
Thanh Liêm
2
-Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Du -
Quách Tấn
3
-Để Giải Quyết Mâu Thuẫn Trong Đoạn
Trường Tân Thanh - Trần
Thanh Hiệp 4
-Cửa Vào Đoạn Trường Tân Thanh
- Thanh Tâm Tuyền
5
-Triết Lý Đoạn Trường - Nguyễn Sỹ Tế
6
-Tình Quê Hương Của
Thúy Kiều – Doãn Quốc Sỹ
7
-Nguyễn Du Và Tình Yêu
– Vũ Khắc Khoan
8
-Nguyễn Du Trên Những Nẻo Đường Tự Do - Trần
Bích Lan
9
-Người Thơ Thuần Túy Nguyễn Du trong
Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh – Đinh
Hùng 10 - Một Điểm Phật Tính Trong
Truyện KIỀU - Đông Hồ
11 -Nguyễn Du Giữa Chúng Ta -
Nguyễn Quốc Trụ
12 -Đọc Lại Truyện Kiều Để Yêu
Thêm Tiếng Việt – Đàm Trung
Pháp
13 -Nguốn Gốc Đoạn Trường Tân
Thanh – Dương Anh Sơn
14 -Chữ Tâm Trong Truyện Kiều -
Quyên Di
15 -Vị Trí Truyện Kiều Trong
Văn Học Việt Nam – Dương Thượng Ngã
16 -Kiến Trúc Sáng Tạo
Của Thi Gia Nguyễn Du – Đàm Quang Hậu
17 -Khóc Thúy Kiều Hay
Khóc Tố Như ? Vọng Ngôn Thuyết – Cao
Văn Hở
18 -Giải Đáp Một Số Nghi Vấn
Trong Truyện Kiều Qua Bản Kiều Nôm Cổ Của
Lâm Nọa Phu – Đàm Quang Hưng 19 -Tâm Hồn, Tư Tưởng Và
Nghệ Thuật Của Nguyễn Du qua Truyện Kiều - Nguyễn
Thị Hoàng 20 -Khóc Tố Như - Phạm Thị
Nhung
21 -Đôi Dòng Về Nhạc Sĩ
Quách Vĩnh Thiện – Anh Bằng
22 -Toàn Bộ Truyện Kiều Của
Nguyễn Du do Quách Vĩnh Thiện Phổ Nhạc – GS
Lê Mộng Nguyên
23 -Trường Ca Đoạn Trường Tân
Thanh - Đỗ Bình
24 -Phổ Nhạc Truyện Kiều - Nguyễn Văn
Huy
25 -Vài Lời Về Nhạc Sĩ
Quách Vĩnh Thiện-Trần Quang Hải
26 -Quách Vĩnh Thiện, Người
Mang Hồn Nhạc Vào Truyện Kiều – Cao Minh
Hưng
27 -Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện -
Trọng Minh
28 -Quách Vĩnh Thiện Trải Qua
Một Cuộc Bể Dâu – Thanh Vân
29 -Sự Sáng Tạo Trong Nhạc Kim
Vân Kiều Của Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện
– Dáng Thơ 30 -Nỗi Lòng Nguyễn Du Nỗi
Lòng Quách Vĩnh Thiện - Việt Hải 31 -Giới Thiệu
Một Bản Đoạn Trường Tân Thanh Đặc Biệt –
Nguyễn Văn Sâm
Cầm trên tay tác phẩm
trang nhã này từ bìa
vào bên trong, bìa trước do
Họa sĩ Đỗ Văn Bình họa bức tranh Kiều ngồi
đàn. Bìa sau sách là
đôi dòng nhận xét về
tác phẩm của Giáo sư Nguyễn Thanh
Liêm. Ông chính là vị
chủ biên của tác phẩm. Ông ghi
nhận ý kiến ở trang bìa sau: "...Truyện Kiều vẫn luôn đứng
vững ở vị thế số một trong nền văn học Việt Nam.
Cho đến hết thập niên đằu của thế kỷ 21,
Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem như một
tác phẩm vô tiền tuyệt hậu. Tạo được
một tác phẩm như vậy Nguyễn Du quả thật
là một thiên tài có một
không hai của nền văn chương nước
nhà... phổ hơn ba ngàn câu thơ
lục bát của Nguyễn Du thành 77 bản
nhạc, Quách Vĩnh Thiện đã
hoàn thành một công
trình nghệ thuật thật vĩ đại. Từ trước đến
giờ chưa có một nhạc sĩ nào
làm được việt đó, và về sau
cũng chưa chắc sẽ có người làm nổi
việc này". Sách này do Nhà
văn Nguyễn Văn Thành trình
bày phần graphic layout thật thẩm mỹ
và xen kẽ với những bức tranh phụ bản Kiều
do Họa sĩ Lê Thúy Vinh cho nét
vẽ ngoạn mục theo nội dung của sách. Đấy
là sơ qua về hình thức. Còn
kế tiếp là gì nhỉ? Giáo sư
Nguyễn Thanh Liêm Kế đến phải kể là các
tổ chức tham dự việc hiện tác phẩm
này. Ba tổ chức tại Huê Kỳ và
Pháp là Lê Văn Duyệt
Foundation, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ
và Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam
đã thực hiện tác phẩm "Truyện Kiều:
Thơ và Nhạc", tác phẩm ghi nhận về
thơ của Thi hào Nguyễn Du và
âm nhạc phổ thơ của Nhạc sĩ Quách
Vĩnh Thiện với nhiều tác giả đóng
góp bài vở. Giáo sư
Liêm viết giới thiệu sách với hai
phần về Truyện Kiều của Nhà thơ Nguyễn Du
và Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện về phần
phổ nhạc, như thế sẽ là 31 tác giả
tổng cộng. Trong phần trích đoạn
các bài tham luận tại Bussy Saint
Georges hôm ra mắt sách hôm
ngày 10 tháng Bảy, 2011, Nhà
văn Vũ Duy Toại, Đức Quốc, phát biểu: ""Truyện Kiều - Thơ và Nhạc"
được chia ra làm hai phần: Phần Thơ Văn về
đại thi hào Nguyễn Du với sự góp mặt
của hơn 20 tác giả và về phần Nhạc
với công trình phổ nhạc Truyện Kiều
của Nhạc Sĩ Quách Vĩnh Thiện với bài
viết của 10 tác giả. Trong phần Thơ
Văn, quyển sách đã nêu
lên nhiều vấn đề khác nhau trong
tinh thần rất dân chủ. Tính
chất dân chủ ở đây là mỗi
ý thơ, mỗi đoạn thơ của Truyện Kiều được
các tác giả phân tích
và đưa ra nhận định khác nhau,
thay vì nếu chúng ta phải đọc một
quyển sách với những nhận định của một
tác giả duy nhất dẫn dắt người đọc theo
chủ ý của mình. Ví dụ
như cùng một câu thơ trong hồi
báo ân báo oán của
Thúy Kiều với Hoạn Thư: Đã
lòng tri quá thì nên Truyền
quân lịnh xuống trường tiền tha ngay Với NV Đông Hồ, thì
ông phân tích bối cảnh theo
điểm Phật tính nên viết rằng Hoạn Thư
đã được "nhân lành" khi gieo ở
Quan Âm Các, trong khi NV Nguyễn Thị
Hoàng thì lại nêu lên
câu hỏi "Phải chăng màn lưới của
công lý vẫn còn chỗ hở cho bọn
xấu trốn thoát?". Điểm
lý thú là ở chỗ đó!
Là độc giả chúng ta được thấy những
suy luận khác nhau khi đọc quyển
sách để có dịp tìm ra
câu trả lời cho chính mình. Đọc quyển
sách này, với những bài
viết đề cập đến nhiều chủ đề theo nhận định của
các tác giả sau khi nghiên
cứu Truyện Kiều, chúng ta, nhất là
những thế hệ sau này, được tiếp thu nhiều
điều hay từ đó. Ví dụ như
tình yêu quê hương trong
Truyện Kiều, được GS Doãn Quốc Sỹ đề cập
đến trong bài viết của ông. Đối với
những người Việt tha hương như chúng ta,
sao không khỏi ngậm ngùi khi đọc
những câu thơ như: Buồn trong cửa
bể chiều hôm Thuyền ai thấp
thoáng cánh buồm xa xa Buồn trong
ngọn nước mới sa, Hoa trôi
man mác, biết là về đâu như trong đoạn nói về sự
cô độc của Thúy Kiều ở Lầu Ngưng
Bích khi nhớ về cố hương. Ngoài
tình yêu quê hương, tình
yêu lứa đôi với những tình tiết
éo le vì nghịch cảnh cũng được GS Vũ
Khắc Khoan nhắc đến.
Một điểm đặc biệt của Truyện Kiều là
tư tưởng Phật Giáo với thuyết nhân
quả, triết lý đoạn trường và sự
tương quan giữa ba chữ Tâm, Tài,
và Mệnh được các tác giả như
GS Trần Thanh Hiệp, GS Thanh Tâm Tuyền, GS
Đông Hồ, GS Nguyễn Sỹ Tế, GS Quyên Di,
GS Trần Bích Lan, v.v đề cập tới trong
các bài viết. Khi đọc quyển sách này,
chúng ta lại được dịp học hỏi thêm
những thi phẩm khác như khi TS Đinh
Hùng so sánh những điểm tương đồng
giữa "Truyện Kiều" và "Văn Tế Thập Loại
Chúng Sinh", hay khi GS Cao Văn Hở nhắc đến
tương quan giữa Truyện Kiều và tập truyện
"Liêu Trai Chí Dị" của Bồ Tùng
Linh và khảo hướng Vọng Ngôn. Đọc Truyện Kiều
mà không hiểu rõ xuất xứ
cũng như tiểu sử của người viết lên thi
phẩm này là một điều thiếu
sót. BBT đã cống hiến cho
độc giả bằng những bài viết rất đặc sắc
và đầy đủ của các tác giả
như GS Phạm Thị Nhung, GS Nguyễn Thanh
Liêm, NV Việt Hải, GS Dương Anh Sơn, GS
Nguyễn Văn Sâm, v.v...cũng như về những
"đoạn trường" mà Truyện Kiều đã
phải trải qua trong lịch sử xã hội
và văn học Việt Nam qua các thời
đại trong suốt khoảng thời gian 200 năm, qua
bài viết của GS Dương Thiện
Ngã...." Tượng Nguyễn Du hay "Kiến trúc sáng tạo đặc
sắc của thi hào Nguyễn Du cũng được
phân tích qua bài viết của GS
Đàm Quang Hậu và người đọc cũng sẽ
thích thú khi hiểu thêm về
Truyện Kiều với kiến thức về chữ Hán với
bài viết của TS Quách Tấn. Trong phần hai của quyển sách,
các tác giả như Nhạc sĩ Anh Bằng, GS
Lê Mộng Nguyên, NS Đỗ Bình, NS
Nguyễn Văn Huy, GS Trần Quang Hải, NV Trọng Minh,
Thi sĩ Dáng Thơ và Cao Minh Hưng
đã có những bài viết về cuộc
đời và quá trình phổ nhạc
toàn bộ 3254 câu thơ từ thi phẩm
Truyện Kiều của NS Quách Vĩnh Thiện. Tôi
xin được phép trích lại một đoạn
trong bài viết của NS Anh Bằng dành
cho NS Quách Vĩnh Thiện: "Nói đến NS Quách Vĩnh
Thiện, có lẽ phải nói đến công
trình âm nhạc mà anh đã
thành công khi phổ nhạc trọn
tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" ,
hay nôm na ta gọi là Truyện Kiều của
thi hào Nguyễn Du...Nếu thi hào
William Shakespeare của Anh quốc có
tác phẩm bi ai "Romeo và Juliet",
hay nước Pháp có bộ ba tác
giả Racine, Molière và Corneille nổi
tiếng với những tác phẩm nêu
lên bi kịch tính xã hội
thì Việt Nam ta có "Truyện Kiều",
một biểu tượng văn hóa cổ truyền quốc gia
trong niềm hãnh diện chung. Thế mà
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã dầy
công nghiên cứu để phổ nhạc trọn thi
tập 3254 câu, thực hiện 7 CD gồm 77
bài hát tất cả... Là một người yêu
âm nhạc, tôi biết diễn trình
của Quách Vĩnh Thiện trải qua nhiều cam go,
nhiều gian truân, nhưng nhờ lòng đam
mê âm nhạc và đức tính
kiên nhẫn, anh đã thành
công." (hết trích). Và cũng như trong trang
bìa cuối của quyển sách, GS Nguyễn
Thanh Liêm có viết về Truyện Kiều
và nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện như sau:
"Cho đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21,
Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem là
một tác phẩm vô tiền tuyệt hậu. Tạo được
một tác phẩm như vậy, Nguyễn Du quả thật
là một thiên tài có một
không hai của nền văn chương nước
nhà...Phổ hơn ba ngàn câu thơ
lục bát của Nguyễn Du thành 77 bản
nhạc, Quách Vĩnh Thiện đã
hoàn thành một công
trình vĩ đại..."" Trong
bài khảo luận "Chữ Tâm Trong Truyện
Kiều" của Giáo sư văn chương kiêm
Nhà văn Quyên Di dành cho
sách, ông đề cập về 5 chữ
Tâm, những giải đề với sự phân
tích rõ qua thơ của Nguyễn Du về
các yếu tố như Ái Tâm,
Thanh Tâm, Từ Tâm, Hiếu Tâm
và Đạo Tâm . Để rồi phần cuối
tác giả cho lời kết: "Kết truyện, Nguyễn Du viết: Thiện căn ở
tại lòng ta, Lời nói nghe thật dễ
dàng. Nhưng để có được chữ TÂM
và giữ được chữ TÂM sáng
mãi trong cuộc đời, người ta phải cố gắng
không biết bao nhiêu mà kể.
Chính vì thế, Kiều mới đổi được
cái HOẠ KIẾP thành PHÚC KIẾP,
mặc dù SẮC của nàng thì
“đòi một” mà TÀI của
nàng thì “họa hai”. Phương trình: TÂM +
TÀI + MỆNH = PHÚC KIẾP đã chuyển đổi được phương
trình: TÀI + MỆNH = HOẠ KIẾP. Nhờ chữ TÂM, sự chuyển đổi
tài tình đó đã được
thể hiện trong cuộc đời của nàng Kiều vậy.
Cả đời nàng là một chữ TÂM
sáng chói!" Nhà biên khảo kiêm
Nhà thơ Cao Kiều Phong góp mặt qua
bài biên khảo "Khóc
Thúy Kiều hay Khóc Tố Như? Vọng
Ngôn Thuyết", tác giả dẫn chứng qua
thơ khi đề cập qua chính đề mà
ông đưa ra: "Khóc cho người con
gái yểu mệnh Tố Như Tiểu Thanh hay
câu hỏi đặt ra cho chính thân
phận mình của thi hào Tố Như Nguyễn
Du? Thương
cảm phận người hay tự xót thương mình?" Bài viết
của tác giả Cao Kiều Phong khá
lý thú qua những phân
tích, lý luận của ông.
Nhà văn Cao Kiều Phong thường viết những
loại bài tham luận văn chương hay
biên khảo văn học. NS Quách
Vĩnh Thiện, NS Cao Minh Hưng, NS Lê Văn Khoa
và NS Anh Bằng CLBTNS Hoa Kỳ
& Âu Châu Về âm nhạc, Nhạc sĩ Cao Minh
Hưng trong bài: "Quách Vĩnh Thiện,
Người Mang Hồn Nhạc Vào Truyện Kiều" cho
nhận xét qua ký ức gặp gỡ và
tìm hiểu về âm nhạc của Nhạc sĩ
Quách Vĩnh Thiện, ông viết: "Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện
có vốn kiến thức sâu rộng và
khả năng thiên phú của anh về
âm nhạc, nên anh đã tìm
tòi, ứng dụng
và uyển chuyển trong cách sử
dụng các thể loại nhạc khác nhau, từ
các thể điệu nhạc phổ thông mà
người Việt thường nghe trước đây như
Boléro, Rumba, Slow, Boston, Tango, pha lẫn
những dòng nhạc tây phương, một
chút cổ điển như Blue
Jazz, Bossa Nova, Valse Andantino, Rock lente,
Valse Andantino, đến những thể điệu nhạc vui,
tân thời như Rock, Samba, Chachacha,
Lambada, Mambo…và
tất nhiên không thiếu những
tình tự quê hương thoáng ẩn
trong các điệu nhạc quê hương xen lẫn
ngũ cung. Có thể nói 7 đĩa CD phổ
nhạc từ Kim Vân Kiều là sự tổng hợp
thật tuyệt vời các loại nhạc hiện
hành trên thế giới hiện nay với sự
diễn tả thật trọn vẹn của các ca sĩ được
nhiều người biết đến qua tài nghệ của họ
như Quỳnh Lan, Hương Giang, Tố Hà, Mai
Thảo, Mỹ Dung, Hải Phương, Ngọc Ánh,
Xuân Phú, Thụy Long, v.v. qua 77
bài hát trong 7 đĩa CD: Trăm Năm
Trong Cõi Người Ta, Bên Tình
Bên Hiếu, Quyến Gió Rủ Mây,
Tài Tử Giai Nhân, Cá Chậu Chim
Lồng, Hại Nhân Nhân Hại và Chữ
Tài Chữ Mệnh." Còn Giáo sư Trần Quang
Hải, chuyên khoa về dân tộc nhạc cho
nhận xét của ông trong bài
"Vài lời về Nhạc sĩ Quách Vĩnh
Thiện": "Thiện khám phá truyện
Kiều của Nguyễn Du qua câu 890 “Sống nhờ đất
khách, thác chôn quê
người”. Chính câu thơ 8 chữ
này đã làm sống dậy trong
lòng Thiện và tả đúng
tâm trạng của Thiện. Sau sáu
tháng nghiền ngẫm, Thiện đã
hoàn thành công việc đầu
tiên là cắt xén toàn
truyện Kiều thành 77 ca khúc. Trong
vòng 5 năm trời làm việc không
ngừng, Thiện đã hoàn thành 77
nhạc phẩm qua 7 CD với nhiều điệu nhạc khác
nhau từ âm hưởng dân tộc loại nhạc ngũ
cung tới các điệu phổ thong như valse,
bolero, chachacha, rock, tango, salsa, reggae,… Mục đích
của Thiện là phổ nhạc theo thời điểm hiện
tại, hạp với lỗ tai nghe nhạc của giới trẻ.
Và một điểm đáng chú
ý là lần đầu tiên trong lịch
sử âm nhạc Việt Nam, Quách Vĩnh
Thiện là nhạc sĩ duy nhứt đã phổ
nhạc toàn bộ truyện Kiều không
thêm bớt một chữ nào. Đã
có vài nhạc sĩ Việt Nam phổ nhạc
truyện Kiều như nhóm Thu Hà
(1999), nhạc sĩ Phạm Duy (2005), nhạc sĩ Vũ
Đình Ân (2009), nhưng chỉ
trích đoạn Kiều chứ không
làm như nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện."
Trích dẫn sau cùng của
Giáo sư, Nhà văn kiêm Nhạc sĩ
Lê Mộng Nguyên cho bài viết
phân tích sâu xa về nhạc của
nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, qua bài
"Toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du do
Quách Vĩnh Thiện phổ nhạc", ông đưa
nhận xét là đây là một
công trình vĩ đại một sáng
tác chưa từng có trong kho
tàng thi nhạc sử của Việt Nam. Tác
giả Lê Mộng Nguyên dẫn độc giả đi từ
thơ Nguyễn Du sang thơ Quách Vĩnh Thiện,
rồi ông lập lại những gì Nhạc sĩ
Quách Vĩnh Thiện đã trao cho đời: "Công trình vĩ đại
này - tôi xin nhấn mạnh một lần nữa -
sở dĩ được thực hiện, là nhờ can đảm
và ý chí không sờn của
tác giả Quách Vĩnh Thiện đã
muốn lấy hết sức lực và tài năng của
mình với mục đích bình
dân hóa Truyện Kiều của nhà
đại thi hào Nguyễn Du, đặng phụng sự một
cách thuần túy văn hóa
và đất nước Việt nam, như cụ Phạm Quỳnh
đã nói trong ngày giỗ của Tố
Như Tiên Sinh, năm 1924 tại Hà Nội :
« Truyện Kiều còn, tiếng ta
còn ; tiếng ta còn, nước ta
còn, còn non còn nước
còn dài, chúng tôi
là kẻ hậu sinh xin dầu lòng dốc
chí, cố gia công trau chuốt lấy tiếng
quốc âm nhà, cho quốc hoa ngày
một rực rỡ, quốc hồn ngày một tỉnh
táo, quốc vận ngày một vẻ vang,
ngõ hầu khỏi phụ cái chí
hoài bão của tiên sinh, ngậm
cười chín suối vẫn còn thơm
lây » (Tạp chí Nam Phong,
tháng 08-1924). Nhà phê
bình Vũ Đình Long cũng đã ca
tụng trong Nam Phong 1924, rằng: « Truyện
Kiều thực là một cây đàn tuyệt
quí không phím không
dây. Tác giả lấy đầu lưỡi mà
nẩy lên tiếng, mỗi đoạn văn là một
cung, mỗi câu văn là một điệu, mỗi
chữ là một tay nỉ non thánh
thót, réo rắt tiêu tao,
đêm khuya canh tỉnh mà nghe người tốt
giọng ngâm Kiều thì còn
đàn nào hay bằng nữa… " Website
Quách Vĩnh Thiện: http://thienmusic.com Website
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ:
http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=258:truyen-kieu-tho-va-nhac&catid=88:nhac-que-huong&Itemid=337 Tiểu Sử NGUYỄN DU Nguyễn
Du,
tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng
Sơn Liệp Hộ, người làng Tiên Điền,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tố Như
tiên sinh ngày 3 tháng 1 năm
dương lịch 1766,
ngày âm lịch 23 tháng
11 năm Ất
dậu 1765, ở phường Thăng Long, làng
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ
Tình), mất ngày 18 tháng 9
năm 1820 (ngày âm lịch 10
tháng 8 năm Canh Dần 1820 ), nhằm năm Cảnh
Hưng thứ 26 triều vua Hiển Tông nhà
Hậu Lê, thân phụ tên Nguyễn
Nghiễm, Thượng Tiên sinh là con trai
thứ bảy của Xuân Quận công Nguyễn
Nghiễm, đậu Hoàng giáp. Anh con
nhà bác của Nguyễn Du là
Nguyễn Khản, tác giả truyện Hoa Tiên,
cũng đậu tiến sĩ làm quan tới Lại Bộ Thượng
Thơ, anh trai thứ hai là Nguyễn Điều đậu
Hương cống, làm quan Hiệp trấn đạo Sơn
Tây, phong tước Điền nhạc hầu. Gia
đình tiên sinh là gia
đình khoa bảng, quan tước, với nhiều người
là cựu thần nhà Hậu Lê. Năm 19 tuổi Nguyễn Du đỗ tam trường
nhưng gặp lúc loạn ly nên đường
công danh của tiên sinh không
được trọn vẹn. Năm Bính Ngọ (1786), năm
Cảnh Hưng 46, lúc đó tiên sinh
được 22 tuổi, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc,
mượn tiếng là phù Lê để
tiêu diệt chúa Trịnh. Trịnh Khải, vi
chúa cuối cùng của phủ chúa
Trịnh bị bắt và tự sát, chấm dứt chế
độ Chúa Trịnh ở Bắc Hà. Hiển
Tông mất, Chiêu Thống nối ngôi.
Năm Chiêu Thống nguyên niên
(1787), Vũ Văn Nhậm phá quân Nguyễn
Hữu Chỉnh, đánh đuổi ra đến Thăng Long, vua
Chiêu Thống bèn bỏ Kinh đô,
chạy sang Kinh Bắc.
Vũ Văn Nhậm cho tìm vua Chiêu
Thống không được bèn tôn
Sùng Nhượng Công tên là
Lê duy Cẩn lên làm giám
quốc để thu phục long người. Năm sau Bắc
Bình Vương Nguyễn Huệ ra Thăng Long, giết
chết Vũ Văn Nhậm, đặt lại quan quân, chỉnh
đốn mọi việc xong lại về Nam. Vua Chiêu
Thống chạy về núi Bảo Lộc, nay ở Hải Dương,
mai ở Sơn Nam, cùng với mấy người trung
nghĩa lo việc khôi phục. Nguyễn Du không hợp
tác với Tây Sơn, tiên sinh
cùng một số cựu thần nhà Lê
mưu toan khôi phục lại triều đình cũ.
Nhưng thế lực mỗi ngày một kém, bề
tôi như Đinh Tích Nhưỡng thì
trỡ mặt làm phản, còn những người
khác thì trốn tránh đi hết cả
cho nên cơ nghiệp nhà Lê
đành đổ nát. Nhà Hậu Lê
đến vua Chiêu Thống tức Mân đế
thì chấm dứt. Việc khôi phục
nhà Lê không thành,
Nguyễn Du về quê lánh nạn, lấy sự
điền liệp ưu du làm tiêu khiển. Biệt
hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ do đó mà ra.
Sau khi Gia Long lên ngôi
(1802) có chiếu xuống cầu hiền sĩ và
cựu thần nhà Lê ra lục dụng. Năm sau,
1803, Nguyễn Du phải đáp ứng lời hiệu triệu
của vua Gia Long ra làm quan cho triều
Nguyễn. Tiên sinh được bổ làm tri
huyện, huyện Phù Dực (Thái
Bình) được hơn một năm thì thăng tri
phủ, phủ Thường Tín (Hà Đông).
Bởi tính tình cương trực, lại ra
làm quan cho triều Nguyễn với tính
cách miễn cưỡng hơn là quyết
tâm phụng sự, nên ít khi chịu
lòn cúi, ép mình
làm vui lòng kẻ khác
nên bị bề trên khiển trách, kẻ
dưới dèm pha, khiến không thấy phấn
khởi, vui vẻ trong cuộc đời làm bề
tôi cho tân triều. Tiên sinh
bèn xin từ quan về hưởng thú điền
viên. Nhưng vừa về hưu chưa bao lâu
thì năm 1806 lại bị triệu về Kinh
làm Đông Các Học Sĩ. Năm kỷ tỵ
(1809) lại được bổ làm Bố Chánh tỉnh
Quảng Bình. Năm quý dậu (1813) Gia
Long thứ 13 được cử làm Cần Chính
Điện Học Sĩ (trật chánh tam phẩm) và
sung Chánh sứ sang triều cống nhà
Thanh bên Trung Hoa. Nhân chuyến đi
này tiên sinh đã sáng
tác Bắc Hành Thi Tập. Đi sứ về
tiên sinh được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri
(trật tòng nhị phẩm). Từ đó làm quan ở
luôn tại kinh thành. Năm Gia Long thứ
18 (1819) Thế Tổ triều Nguyễn thăng hà,
Thánh Tổ (Minh Mạng) tức vị. Năm sau, Minh
Mạng nguyên niên (1820), Nguyễn Du lại
được sung Chánh sứ sang Trung Hoa lần nữa
để cầu phong cho nhà vua mới lên
ngôi. Nhưng chưa kịp khởi hành
thì tiên sinh bị bệnh và tạ
thế ngày mùng mười tháng
tám năm này, tức năm Canh
Thìn (1820), hưởng thọ 56 tuổi.
Tác Phẩm của Nguyễn Du: Phần chữ
Hán: Phần chữ Nôm: Nguyễn
Thanh Liêm
Nguồn: http://thienmusic.com
Chuyễn tới: phantrongtri8@gmail.com Nhóm mạng Việt
Nam Văn Hiến
Trang: Truyện Kiều -Thơ và Nhạc www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net
Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc. |