Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.net Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam -
Thiên tài quân sự hay Thiên tài quân sự Việt Nam có hai ý nghĩa khác nhau. 1/ Thiên tài quân sự người có khả năng điều binh khiển tướng trời cho của thế giới. 2/ Thiên tài quân sự Việt Nam người có khả năng điều binh khiển tướng trời cho của Việt Nam cũng như của thế giới. Thiên Tài Quân Sự hay Kỳ Tài Quân Sự là vị Tướng có tài dụng binh như thần, có mưu lược sâu xa, có trí tuệ phán đoán tình hình đúng thời đúng lúc hơn nữa còn có tình thương (tức lòng NHÂN) với binh lính dưới quyền. Vị Tướng đó biết chăm sóc đời sống cho lính, không xem binh lính dưới quyền là nấc thang để bản thân leo lên địa vị tối cao, mà xem họ như những người thân trong gia đình, biết quý trọng xương máu binh lính, biết tìm cách bảo vệ tối đa sinh mạng binh sĩ mà vẫn tạo nên những chiến thắng lẫy lừng để lại tiếng thơm cho mai sau. Hơn nữa người cầm quân ngoài mặt trận phải là người có tinh thần dân tộc cao độ, chỉ một lòng vì tổ quốc và dân tộc chiến đấu chứ không vì bất kỳ tổ chức hay đảng phái nào. Có được Đạo của người làm tướng, cũng như khả năng điều quân trời cho mới thực sự là Thiên Tài Quân Sự thật sự và cũng là Thiên tài Quân Sự Việt Nam. Cho nên mới có câu Nhất tướng công thành vạn cốt khô Không cần nhiều cốt khô, nhưng vẫn công được thành, ấy chính là Thiên Tài Quân Sự. - Định nghĩa của Tự Điển Hán Việt của Đào Duy Anh trang 160 và 468 là, Thiên tài:
tài năng trời sinh - Việt Nam Tự Điển quyển hạ (trang 1565 và 1200) của các tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cùng một nhóm văn hữu soạn ghi rằng: Thiên tài: Tài năng trời cho, không phải học hỏi hay tập-rèn nhiều mà vẫn giỏi hơn người: Đó là một thiên-tài của đất nước. Quân sự: Việc quân, việc đánh giặc. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thành Thăng-Long cũng như ngày giỗ lần thứ 35 Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu nguyên Tư lịnh phó Quân đoàn III quân khu III - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - bị ám sát ngày 8 tháng 04 năm 1975, Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử tôn xưng Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam (nghĩa là bốn bậc tướng lãnh lớn của Việt Nam có tài điều binh khiển tướng của trời cho và ngàn năm trước ngàn năm sau ghi nhận 4 vị nêu dưới đây là nổi bật nhất): 1/ Đức Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) Hoàng Đế Đại Việt. Hai lần thống lãnh quân dân Đại Việt phá tan quân Mông-cổ xâm lược 1285-1288; Người sáng lập thiền phái Trúc L âm Yên Tử, một dòng thiền hoàn toàn của Đại Việt. Ngài được người đời sau tôn xưng là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài có để lại cho đời sau các tác phẩm văn học như: Chữ Tàu: Chữ Việt (Nôm) 2/
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
( 興道大王陳國峻, 1232? - 1300)
Là danh tướng thời nhà Trần, có công lớn ba lần phá tan quân Nguyên xâm lược 1257, 1285, 1288. Được phong Quốc công, tiết chế thống lĩnh tất cả các sắc quân tháng 10 năm 1283. Là tác giả của bài Hịch Tướng Sĩ, bộ Binh Thư Yếu Lược (hay Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược) và Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư (đã thất lạc). Ngài được dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên gọi là Đức Thánh Trần. Ngài còn được tín ngưỡng là một trong những vị thánh của dòng Đạo Nội là một Đạo giáo dân tộc. Trong dân gian có câu Tháng tám giỗ
cha Cha đây là Đức thánh Trần Hưng Đạo Đại vương, còn Mẹ là Tiên chúa Liễu Hạnh Dưới đây là phần trích trang nhà britannica.com có ghi về Hưng Ðạo Vương. http://www.britannica.com/EBchecked/topic/602242/Tran-Hung-Dao Tran Hung Dao born 1229? died 1300, Van Kiep, Vietnam original name Tran Quoc Tuan, also called Hung Dao Vuong figure of almost legendary proportions in Vietnamese history, a brilliant military strategist who defeated two Mongol invasions and became a cultural hero among modern Vietnamese. By the early 1280s the Vietnamese kingdom faced a growing threat from the Mongols under Kublai Khan, who had conquered China in the previous decade. When he was appointed… Trang nationmaster.com Úc Đại Lợi đã ghi nhận Đức Hưng Đạo Vương là một tướng lãnh tài ba đã chiến thắng quân Mông-cổ vào thế kỷ thứ 13. http://www.nationmaster.com/encyclopedia/Tran-Hung-Dao "Trần Hưng Đạo (陳興道) (1228-1300) was a Vietnamese Grand Commander-in-Chief during the Trần Dynasty. Born as Trần Quốc Tuấn (陳國峻), he commanded the Đại Việt (Dai Viet) armies that repelled two major Mongol invasions in the 13th century. His multiple victories over the mighty Mongol Yuan Dynasty under Kublai Khan are considered among the greatest military feats in world history. General Trần Hưng Đạo's military brilliance and prowess is reflected in his many treatises on warfare and is a one of the most accomplished general in history. He's one of a very few generals in history to have never lost a single battle or war under his command" 3/
Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ
Nguyễn Huệ (阮惠; 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của tộc Việt. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa họ Trịnh ở phía Bắc và họ Nguyễn ở phía Nam, cũng như chấm dứt nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt. Sau khi phá tan 20 vạn quân nhà Thanh, Quang Trung Hoàng Đế sắp xếp kế hoạch Bắc tiến lấy lại hai vùng đất Quảng Đông và Quảng Tây của Việt Nam; cũng như Nam chinh để tiêu diệt Nguyễn Ánh. Nhưng cả hai kế hoạch đều không thực hiện được. Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau khi ngài băng hà, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Diệt Tây Sơn, nhà Nguyễn đã thừa hưởng được những thành quả của phong trào Tây Sơn - với đóng góp to lớn của Nguyễn Huệ - trong việc thống nhất đất nước. Những cải cách lớn lao của Quang Trung Hoàng Đế :A/ Thu hút nhân tài:Trong Chiếu cầu hiền có đoạn: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương". Các cựu thần nhà Lê trước đây, tiêu biểu là các tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng, Bùi Dương Lịch... đã ra giúp nhà Tây Sơn. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp sau nhiều lần thoái thác, cuối cùng cũng nhận lời xuống núi giúp vua Quang Trung. B/ Giáo dục:Quang Trung bỏ Hán ngữ như là ngôn ngữ chính thức trong các văn bản của quốc gia. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Việt và được viết trong các văn kiện hành chính bằng hệ thống chữ Nôm.[56] Quang Trung quy định các bài hịch, chiếu chỉ phải soạn bằng chữ Nôm; đề thi viết bằng chữ Nôm, và các sĩ tử phải làm bài bằng chữ Nôm. Ngài còn chủ trương thay toàn bộ sách học chữ Hán sang chữ Nôm nên năm 1791 đã cho lập “Sùng chính viện” để dịch kinh sách từ Hán sang Nôm.[56] Theo sách Tây Sơn lược thuật, ông chọn một quan văn “5 ngày một lần vào cấm cung để giảng giải kinh sách”.[56] Ngoài ra, vua Quang Trung quan tâm đưa việc học đến tận thôn xã. Trong “Chiếu lập học” ông lệnh cho các xã::[56]“Phải chọn Nho sĩ bản địa có học thức, có hạnh kiểm đặt làm thầy dạy, giảng tập cho học trò”. C/ Tôn giáo:Quang Trung có một chính sách tôn giáo rất tự do và rộng rãi: dù là người đề cao Nho giáo nhưng ông vẫn bảo đảm hoạt động cho các tôn giáo khác như Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Về Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ tự do hoạt động, truyền đạo, xây dựng nhà thờ. Nhưng đồng thời ông cũng thi hành chính sách bài trừ mê tín dị đoan rất mạnh, chấn chỉnh lại việc tu hành: nhiều chùa ở các làng có mà người tu hành lạm dụng để truyền bá mê tín dị đoan bị đập bỏ để xây duy nhất một ngôi chùa ở huyện cấp trên, đồng thời những người tu hành không đạo đức, những kẻ lưu manh, lười biếng đều phải hoàn tục. 4/
Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu
Nguyên Thiếu tướng tư lịnh phó Quân đoàn III - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - sau khi bị ám sát chết ngày 08/04/1975 tại văn phòng Tư lịnh phó Quân đoàn, 10/4/1975 ông được vinh thăng Trung Tướng. Thân phụ của Tướng Hiếu là ông Nguyễn Văn Hướng sinh ngày 26/9/1903 và Tướng Nguyễn Văn Hiếu sinh ngày 23/6/1929 tại Thiên Tân, Trung Hoa! Đến tháng 5 năm 1949, Tướng Hiếu hồi hương cùng thân phụ và theo học Khóa 3 (khóa Trần Hưng Đạo) trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt và mãn khóa ngày 1/7/1951. Ông thông thạo nhiều sinh ngữ quan trọng như Anh, Pháp, Đức và Quan Thoại. Sau khi tốt nghiệp, được cử về phục vụ tại Phòng 3 Tổng Tham Mưu, Chợ Quán. Ngày 15/8/1957 với cấp bậc Thiếu Tá, ra làm Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn 1 Bộ Binh ở Huế. Đi học Khóa Chỉ Huy và Tham mưu Cao cấp ở Ft Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ, và tốt nghiệp ngày 10/5/1963. 1/6/1963 được thăng Trung Tá và làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 dưới quyền của Đại Tá Nguyễn Cao Trí. - Sĩ Quan Tham Mưu (7/1953- Đại tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I 11/11/1963; 12/1963-09/1964; Tham Mưu Trưởng quân đoàn II 24/10/1964-06/1966) - Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (11/1963-12/1963) - 1/11/1967 được thăng Chuẩn Tướng và ngày 1.11.1968 được thăng Thiếu Tướng. - Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh (07/9/1964-10/1964; 23/6/1966-8/1969) - Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (14/8/1969-6/1971) Ông là một trong những vị Tướng được thăng cấp cao trong quân đội là nhờ tài năng tham mưu thiên phú từ cấp cơ bản và từ đơn vị nhỏ đi dần lên. Tướng Hiếu còn một khả năng thiên phú quân sự khác đó là phối hợp bộ binh thiết giáp. Phương thức phối hợp không thua gì tướng George S. Patton của Quân đội Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai. Là người có cuộc sống đơn giản thanh bạch, không khoa trương ồn ào, điềm tĩnh và khiêm nhường trong bóng tối, đã là một cặp chiến tướng kiệt xuất cùng với Tướng Đỗ Cao Trí hết sức hiểu ý nhau trong binh ngũ. Cả hai vị Tướng đều tương kính nhau và đã đưa quân lực Việt Nam Cộng Hòa gặt hái nhiều chiến công vang dội. Sở trường của Thiếu Tướng Hiếu là chiến thuật nhử địch lộ diện để tiêu diệt. Nổi bật là cuộc hành quân Snoul, 1971 ở Cao Miên. Nhưng chiến thuật dụ địch tuyệt vời này lại không thành công vì thượng cấp của ông là Tướng Minh thay đổi ý kiến vào phút chót. Đại để là cuộc hành quân Toàn Thắng 02/71 sẽ được tổ chức từ tháng 3/1971 đến tháng 6/1971, Thiếu Tướng Hiếu sẽ dùng Trung Đoàn 8 Bộ Binh của Sư đoàn 5 Bộ Binh nhử địch trong khu vực Snoul. Nếu Sư Đoàn 5 Bắc Việt chấp nhận giao tranh và tung các Trung Đoàn 174 và 275 đánh Trung Đoàn 8, Quân Đoàn III sẽ sử dụng lập tức từ một đến ba sư đoàn bao vây tiêu diệt Sư Đoàn 5 Việt cộng. Tướng Đỗ Cao Trí có đề nghị Bộ tổng tham mưu cử Tướng Hiếu làm tư lịnh Quân đoàn III thay thế ông, nhưng không được chấp nhận. Và khi ông rời QĐ III nhậm chức Tư lịnh QĐ I thì tử nạn trực thăng. Tướng Nguyễn Văn Minh được đề cử thay thế. Tướng Minh là Tướng văn phòng không phải tướng trận mạc, nên không mặn mà với kế hoạch dụ địch trước đó. Chiến thuật dụ địch không thay đổi, chỉ thay đổi ở chỗ dùng B52 diệt địch quân (áp lực của cố vấn Mỹ) thay vì dùng ba sư đoàn bộ binh để diệt địch. Thiếu Tướng Hiếu lưu ý Tướng Minh, rằng dùng B52 rải bom không những giết chết binh sĩ việt cộng mà còn tàn sát luôn Trung Đoàn 8 VNCH, như vậy cái giá của chiến thắng là sinh mạng của hàng ngàn chiến sĩ Trung Đoàn 8 Bộ Binh. Đánh giặc theo kiểu giết người hàng loạt như vậy thì quá dễ, ngây ngô và vô nhân đạo quá. Chính vì lòng NHÂN đối với binh sĩ dưới quyền mà Tướng Hiếu đã cưỡng lịnh cấp trên rồi bị trừng phạt. - Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1 (6/1971-2/1972) - Thứ Trưởng Bài Trừ Tham Nhũng (2/1972-12/1973) - Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 (29/10/1973-08/4/1975) Các Chiến Công hiển hách của Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu gồm: - Quyết Thắng 202 (Đỗ
Xá), 1964 Được đặc phái điều tra những vụ án tham nhũng lớn có liên quan đến quân đội, để rồi bị ám sát ngay tại văn phóng Tư lịnh phó, đây là một điều đáng tiếc cho đất nước và tộc Việt. Về tài trí, đức độ, đức tánh thanh liêm cũng như nghệ thuật điều binh, Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu xứng đáng được tôn xưng là một trong Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam của một ngàn năm thứ hai. Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo tháng 03/2010 Tham khảo: - Đức Vua Trần Nhân
Tông - Trúc Lâm Lê An Bình biên
khảo Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự www.vietnamvanhien.net email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc
và phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ. |