Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



HỘI LUẬN TẠI BẮC CALI VỀ VỤ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Đề Tài

1- Hoàng Sa Trường Sa Theo Chình Sử Trung Quốc
2- Chúng Ta Đã Góp Được Gì Cho Một Giải Pháp
3- ASEAN Vởi Triển Vọng Giải Quyết Tranh Chấp Biển Đông



Hoàng Sa Trường Sa Theo Chính Sử Trung Quốc


Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

  Năm 1939 Nhật Bản phát động Chiến Tranh Thái Bình Dương, chiếm 3 đảo tại Hoàng Sa và ra Tuyên Cáo đòi chủ quyền tại Hoàng Sa Trường Sa. Đây là một hành động  xâm lăng võ trang để kết hợp Mặt Trận Hoa Nam với Mặt Trận Đông Bắc tại Nam Kinh Thượng Hải. Trước nguy cơ đe dọa an ninh lãnh thổ, Trung Quốc không lên tiếng phản đối. Và như vậy đã khước từ chủ quyền tại Hoàng Sa Trường Sa.

Tháng 4-1956, thừa dịp quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam theo Hiệp Định Geneva 1954, Trung Quốc chiếm 7 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh phía đông bắc. Và tháng 1-1974, thừa dịp quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam theo Hiệp Định Paris 1973, Trung Quốc vận dụng toàn lực chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm phía tây nam.

Từ Paris Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn nhận định rằng: “Hoàng Sa là đất của nước Việt Nam thống  nhất. Khi Việt Nam còn chia đôi thì chúng ta không có tư thế để điều đình đòi lại quần đảo này”.  Do đó muốn giành lại chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa phải có sự đoàn kết quốc dân trong một quốc gia thống nhất.   

          Từ 1974 đến nay đã 36 năm, thời gian cho biết nhận định này đã tỏ ra không chính xác.

          Vì ngày nay đất nước ta đã thống nhất. Và toàn dân ta, với trên 85 triệu người Việt trong và ngoài nước, đã đồng tâm nhất trí đứng lên đấu tranh đòi lại những hải đảo và hải phận đã mất. Vậy mà, theo chiều hướng  hiện tại, càng ngày chúng ta càng mất chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông Hải. Lý do không phải vì đất nước chúng ta bị qua phân, mà vì chúng ta có một chính quyền đi trái lòng dân. Đảng Cộng Sản không cho người dân đứng lên đấu tranh bảo toàn đất tổ và hành sử quyền yêu nước bằng những cuộc biểu dương lực lượng quy mô và đồng loạt khắp nơi trên thế giới làm  chấn động dư luận quốc tế và cảnh tỉnh lương tri nhân loại. Đồng thời gây áp lực buộc kẻ xâm lược phải chùn bước xâm lăng và phải tôn trọng danh dự và chữ ký của họ. Và phải ngồi vào bàn hội nghị để các cơ quan quốc tế  đưa ra những giải pháp công bằng và hợp lý theo tinh thần và bản văn Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc  đã ký kết năm 1982 cùng với Việt Nam và 117 quốc gia khác. Công Ước này có hiệu lực chấp hành từ năm 1994. Qua năm 1995 có hơn 170 quốc gia đã ký kết và tham gia Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Cũng như Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị 1966, đây là một văn kiện chính thức về chính sử mà hầu hết các quốc gia trên thế giới phải tôn trọng và thực thi.

          Địa cầu gồm 7 phần nước và 3 phần đất. Nếu có các Công Ước Quốc Tế cho Con Người tại các lục địa thì cũng phải có Công Ước Quốc Tế về Luật Biển cho các Quốc Gia.

          Để giải quyết những tranh chấp về hải phận và hải đảo, phải đặt vấn đề trên 3 bình diện: pháp lý, địa lý và lịch sử. Ở đây, cả 3 bình diện được tập trung trong một văn kiện duy nhất:  Đó là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Công Ước này là một tài liệu lịch sử và đồng thời là một trong những văn kiện pháp lý quan trọng nhất trong  lịch sử loài người.

Theo Công Ước sự phân định chủ quyền hải phận và các hải đảo còn phải căn cứ vào vị trí địa lý là khoảng cách tính từ bờ biển.

          Hai nguyên tắc hướng dẫn Luật Biển là:

1.     Dành cho các quốc gia duyên hải quyền đánh cá và khai thác dầu khí tại vủng biển gần bờ.

2.     Duy trì tự do hàng hải tại vùng biển ngoài hải phận của các quốc gia duyên hải.

Công Ước Luật Biển gồm 200 trang và 400 điều. Để có một ý niệm tổng quát chúng ta tham chiếu vào 2 điều: Điều 76 về Thềm Lục Địa; và Điều 8 về Biển Lịch Sử.

A.   Điều 76 về Thềm Lục Địa 

 

Chiếu  Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải được hưởng quy chế Thềm Lục Địa 200 hải lý (370km) để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là chủ quyền tuyệt đối và đặc quyền chuyên hữu, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay công bố minh thị. Mọi sự tự tiện chiếm cứ của ngoại bang, dầu có võ trang hay không, đều bất hợp pháp, vô giá trị và vô hiệu lực. Trong Thế Chiến II Nhật Bản chiếm Hoàng Sa Trường Sa thuộc hải phận của các quốc gia duyên hải tại Đông Nam Á như Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và Trung Hoa. Sự chiếm cứ này không có giá trị pháp lý. Khi Chiến Tranh chấm dứt các Quốc Gia Đồng Minh công nhận Quốc Gia Việt Nam có chủ quyền tại các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa trong Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951.

Vùng hải phận của các quốc gia duyên hải gồm có Đường Căn Bản hay Đường Cơ Sở (Baselines) cùng với Biển Lãnh Thổ (Territorial Sea) và Thềm Lục Địa (Continental Shelf) đồng thời là Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (đánh cá) (Exclusive Economic Zone).

1.     Đường Căn Bản thông thường là lằn mức thủy triều xuống thấp. Vùng bờ biển Việt Nam có nhiều cù lao hay cồn đảo như Cù Lao Chàm tại Quảng Nam, Cù Lao Ré tại Quảng Ngãi, Cù Lao Hòn tại Phan Thiết cùng các đảo Phú Quý, Côn Sơn và Phú Quốc tại miền đông nam và cực nam. Trong trường hợp này Việt Nam có thể vẽ Đường Căn Bản từ 8 đến 15 hải lý (Cù Lao Ré cách bờ biển Quảng Ngãi 12 hải lý).  

2.     Biển Lãnh Thổ rộng 12 hải lý là vùng biển nối tiếp Đường Căn Bản ra khơi.

3.     Thềm Lục Địa Pháp Lý  200 hải lý trùng điệp với Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (đánh cá).

4.     Thềm Lục Địa Địa Chất hay Thềm Lục Địa Mở  Rộng có thể đến 350 hải lý. Về mặt địa chất và địa hình, đáy biển Hoàng Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền kéo dài ra ngoài biển. Chiếu Điều 76 Luật Biển, Việt Nam có quyền được Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc cho mở rộng Thềm Lục Địa Pháp Lý 200 hải lý thành Thềm Lục Địa Địa Chất hay Thềm Lục Địa Mở  Rộng đến 350 hải lý (650km).

Theo các chuyên viên quốc tế như Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempt tại Pháp và các Luật Sư Covington và Burling tại Hoa Kỳ, về phương diện khoa học kỹ thuật, Việt Nam có nhiều triển vọng được mở rộng Thềm Lục Địa tại các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ 200 hải lý đến mức 350 hải lý.

Trong khi chờ đợi Liên Hiệp Quốc định ranh Thềm Lục Địa Mở Rộng, ngày nay vùng hải phận luật định của Việt Nam có chiều rộng 200 hải lý Thềm Lục Địa, cộng 12 hải lý Biển Lãnh Thổ, và khoảng 8 hải lý Đường Căn Bản, tổng cộng là 220 hải lý.

Về mặt Địa Lý

a.     Tại quần đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý, và đảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Như vậy quần đảo Hoàng Sa nằm trong Thềm Lục Địa 200 hải lý và trong hải phận 220 hải lý của Việt Nam.

Tại quần đảo Trường Sa, Bãi Thanh Long Tứ Chính và đảo Trường Sa chỉ cách lục địa Việt Nam từ 150 đến 220 hải lý. Vì vậy Bãi Tứ Chính và đảo Trường Sa nằm trong Thềm Lục Địa 200 hải lý và hải phận 220 hải lý của Việt Nam.

Chiếu Điều 76 Công Ước về Luật Biển các hải đảo này thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam. Bất cứ sự chiếm đóng nào  của ngoại bang (như Nhật Bản trước kia và Trung Quốc hiện nay) đều vô giá trị và vô hiệu lực. Hơn nữa, sự xâm chiếm này đi trái với Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (cấm bạo hành). Những sự chiếm cứ do bạo động võ trang không có giá trị và hiệu lực pháp lý. Vì bạo hành, dầu kéo dài bao lâu, cũng không làm mất tính bạo hành của nó.

Trong  khi đó các đảo Hoàng Sa cách Hoa Lục 270 hải lý, và các đảo Trường Sa cách lục địa Trung Hoa từ 550 đến 800 hải lý  nên không nằm trong Thềm Lục Địa Trung Hoa.

 

Về mặt Địa Chất

Năm 1925, Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempt , Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu về địa chất (đất đai, cây cỏ và sinh vật), đo đạc và vẽ bản đồ các hải đảo và đáy biển Hoàng Sa, đã lập phúc trình để kết luận rằng: “Về mặt địa chất các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam”. (Geologiquement les Paracels font partie du Vietnam). Về mặt địa hình, các đảo  Hoàng  Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp lục địa Việt Nam. Độ sâu nhất tại vùng biển Hoàng Sa là 900m. (Trong quá trình hình thành  Biển Đông Hải, mực nước đã rút xuống 4000m). Ngày nay nếu nước biển rút xuống 900m thì các đảo Hoàng Sa sẽ biến thành một dãy hành lang chạy thoai thoải từ Trường Sơn qua Cù Lao Ré đến các đảo Tri Tôn, Hoàng Sa và Phú Lâm. (Phúc Trình Krempt về Hoàng Sa được lưu trữ tại Văn Khố Trường Viễn Đông Bác Cổ Paris).

Trong khi đó từ Hoàng Sa về lục địa Trung Hoa có một rãnh biển sâu tới 2300m. Như vậy, về mặt địa chất và địa hình,  đáy biển Hoàng Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển. Trong trường hợp này Trung Hoa không được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng.

Tại Trường Sa cũng vậy. Tại Bãi Thanh Long Tứ Chính, nơi khai thác dầu khí, độ sâu chỉ tới 400m, và tại Đảo Trường Sa và Cồn An Bang, độ sâu chỉ tới 200m. Như vậy về mặt địa chất và địa hình, đáy biển Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Theo quan điểm của các Luật Sư Covington và Burling trong Bản Tường Trình tháng 6-1995, vùng biển Trường Sa có triển vọng được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng quá 200 hải lý đến mức 350 hải lý.

Trong khi đó từ Trường Sa về Hoa Lục có một rãnh biển sâu tới 4550m.  Như vậy các đảo Trường Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển. Và Trung Quốc không được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng 350 hải lý. Dầu sao, trong mọi trường hợp, khoảng cách  từ Hoa Lục tới đảo Trường Sa là 750 hải lý (quá xa tầm 350 hải lý Thềm Lục Địa Mở Rộng nếu có).

Tháng 5-2009 là thời hạn chót để các quốc gia duyên hải đệ nạp Bản Phúc Trình về Thềm Lục Địa Mở Rộng căn cứ vào những yếu tố khoa học kỹ thuật do Liên Hiệp Quốc ấn định. Thay vì đệ trình hồ sơ Thềm Lục Địa Mở Rộng, Trung Quốc chỉ nạp tấm bản đồ hình chữ U mà họ gọi là Biên Thùy Chiến Lược của Trung Quốc. Tuy nhiên “biên thùy” này cách xa bờ biển Trung Hoa đến 2000km nên không được chấp nhận là biên thùy của một lục địa (Trung Hoa) hay biên thùy của một hải đảo (Hải Nam). Vì không nêu ra được một yếu tố pháp lý, địa lý hay lịch sử nào đáng  tin cậy để đòi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa nên Trung Quốc lý sự rằng vùng hải phận này là Biển Lịch Sử của Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay.

 

B.   Điều 8 về Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.

Bắc Kinh gọi Biển Lịch Sử là Lưỡi Rồng Trung Quốc (nhưng dân gian chỉ gọi là Lưỡi Bò). Nó chiếm 80% hải phận Biển Đông Nam Á và nằm sát bờ biển các quốc gia duyên hải, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Phi Luật Tân và Mã Lai 25 hải lý. Nó tước đoạt  ít nhất 160 hải lý của Thềm Lục Địa Pháp Lý Việt Nam, và 175 hải lý  của các Thềm Lục Địa Pháp Lý Phi Luật Tân và Mã Lai. Đây hiển nhiên là sự vi phạm thô bạo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển dành chủ quyền chuyên biệt cho các quốc gia duyên hải  được hưởng tối thiểu 200 hải lý Thềm Lục Địa Pháp Lý để thăm dò và khai thác dầu khí, kể  cả 12 hải lý Biển Lãnh Thổ nối tiếp Đường Căn Bản từ bờ biển ra khơi.

Ngày nay Thuyết Biển Lịch Sử của Trung Quốc đã bị Luật Pháp và Tòa Án bác bỏ. Theo Tòa Án Quốc Tế “biển lịch sử chỉ là nội hải”.

Chiếu  Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển: “Ngoại trừ trường hợp các quốc gia quần  đảo [như Phi Luật Tân hay Nhật Bản], biển lịch sử hay nội hải của một quốc gia nằm trên đất liền, về phía bên trong Đường Căn Bản của Biển Lãnh Thổ” (The International Court of Justice has defined “historic waters as internal waters”. Waters on the landward side of the baseline of the Territorial Sea form part of the internal waters of the State” Art. 8 LOS Convention 1982).

Theo học giả Mark J. Valencia tại Viện Hải Học Đông Tây Hawaii (East-West Institute) yêu sách của Trung Quốc về Biển Lịch Sử không được Luật Pháp và Tòa Án chấp nhận. Ngày nay càng ngày dư luận quốc tế càng phê phán và chế giễu Lưỡi Rồng Trung Quốc là khôi hài và lố bịch (China’s claim is being increasingly criticized and even ridiculed: China and the South China Sea Disputes, Mark J. Valencia, Oxford University Press. October 1995).

Theo quan điểm của các Luật Sư Covington và Burling đăng trên Asian Wall Street Journal tháng 6-1995 “lập trường của Trung Quốc hoàn toàn đi trái với những điều khoản căn bản về Luật Quốc Tế” [như Điều 76 và Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển].

Cũng trên Asian Wall Street Journal tháng 7-1995, người viết, nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California, đã đệ trình các vị nguyên thủ quốc gia trong tổ chức ASEAN bản tường trình về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông Nam Á trên phương diện pháp lý và địa lý.

Theo các quan sát viên quốc tế văn thư này đưa ra giải đáp về pháp lý, địa lý và lịch sử cho vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Bằng phương thức tranh nghị để đi đến hòa bình. (Paracels Forum: The Discussion Proceeds for Peace: Asian Wall Street Journal, July 1995)

 

Như vậy về cả 3 phương diện pháp lý, địa lý và lịch  sử, Trung Quốc không trình được một lý lẽ hay tài liệu đáng tin cậy nào để chứng minh rằng Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền của họ. Với chính sách bá quyền, Đế Quốc Đại Hán đã rập theo khuôn mẫu trước kia của Đế Quốc La Mã đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng Biển Địa Trung Hải mà họ gọi là “Biển Lịch Sử Của Chúng Tôi!”. Đây là một quan niệm lỗi thời từ hàng ngàn năm nay.

Về điểm này chúng ta nhắn nhủ nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: Trong thế kỷ này và dưới vòm trời này, không có điều gì, việc gì, hay vấn đề gì là bất khả tranh nghị. Về mặt tinh thần, văn hóa và đạo lý, Trung Quốc không thể nói một đàng làm một nẻo. Họ phải tôn trọng danh dự  quốc gia và chữ ký của họ trong Công Ước. Họ phải công khai hóa vụ tranh chấp và phải đưa ra trước thanh thiên bạch nhật những tài liệu và quan điểm cho biết tại sao và căn cứ vào đâu mà đòi tước đoạt chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia Đông Nam Á tại các thềm lục địa như đã quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà họ đã ký kết tham gia với tư cách một trong Ngũ Cường hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết? Nếu không đưa ra được sự giải thích hợp lý và các cơ sở pháp lý thì  Trung Quốc vẫn chỉ là kẻ sài Luật Rừng Xanh theo chủ trương Mạnh Được Yếu Thua của loài cầm thú. Để tước đoạt 4/5 Thềm Lục Địa Pháp Lý của Việt Nam, và 7/8 Thềm Lục Địa Pháp Lý của Phi Luật Tân và Mã Lai.  

Trung Quốc phải hay biết rằng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là một văn kiện pháp lý đồng thời là một tài liệu chính sử mà trên 170 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc phải tôn trọng và thực thi.

 

Ngoài Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, còn có rất nhiều tài liệu lịch sử rút ra từ chính sử Trung Quốc theo đó chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa đã được thừa nhận bởi các quốc gia trên thế giới.

 

C.   Trung Quốc Không Có Chủ Quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa Trường Sa

 

1.     Như đã trình bầy, năm 1939, Chính Phủ Trùng Khánh không phản đối hành vi xâm lăng của Nhật Bản tại Biển Đông Hải và như vậy đã khước từ chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa Trường Sa.

2.     Trong Tuyên Cáo Cairo 1943, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch không đòi Hoàng Sa Trường Sa,  và như vậy cũng đã khước từ chủ quyền tại hai quần đảo này.

3.     Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951 không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa Trường Sa. Trong một phiên Khoáng Đại Hội Nghị, Ngoại Trưởng Liên Sô Andrei Gromyko đệ trình Tu Chính Án yêu cầu trao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quốc. Tu Chính Án này đã bị Đại Hội bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và 1 phiếu trắng.

Sau đó Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa  Trường Sa và không gặp sự phản kháng nào của 51 quốc gia tham dự Hội Nghị.

4.     Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa được xác nhận trong Hiệp Định Geneva 1954 nơi Điều 4: Giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam (Vĩ Tuyến 17) kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Lực lượng Liên Hiệp Pháp (gồm có Quốc Gia Việt Nam, Pháp và đồng minh) phải rút khỏi tất cả các hải đảo tại phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17). Quân đội Nhân Dân Việt Nam (Bắc Việt) phải rút khỏi tất cả các hải đảo tại phía Nam giới tuyến” (Vĩ Tuyến 17) nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 7, từ Quảng Trị xuống Nam Cà Mau).

Đối với Trung Quốc, Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và Hiệp Định Geneva 1954 là những tài liệu rút ra từ chính sử Trung Quốc.

5.     Ngoài Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong chính sử Trung Quốc còn cuốn “Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978 trong đó có đoạn như sau: “Suốt chiều dài lịch sử  dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương. Theo những tài liệu lịch sử chính thống, thản hoặc nhà cầm quyền Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ ba và thứ hai Trước Công Nguyên, và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Đông Phi Châu trong thế kỷ 15. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Quốc” suốt chiều dài lịch sử từ đời Đế Quốc Tần Hán thế kỷ thứ ba Trước C. N. đến đời Nhà Thanh từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20.

Đời Nhà Hán, theo chính sử, trong thế kỷ thứ nhất Trước C.N., Hán Nguyên Đế  (48-33 Trước C. N) đã rút quân khỏi đảo Hải Nam, mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy vào cuối thế kỷ thứ 6 mới đặt  lại quyền cai trị”. Nếu Nhà Hán đã bỏ Hải Nam thì cũng không chiếm hữu Hoàng Sa Trường Sa, cách Hải Nam từ 150 đến 450 hải lý về phía nam.

Đời Nhà Đường, các sử gia tường thuật  về những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam) như tại Thất Châu Dương (Nhóm An Vĩnh, Hoàng Sa) trong đó có nhiều từ thạch khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt không đi qua được.

Đời Nhà Tống, trong hai thế kỷ thứ 10 và 11, quân Đại Việt đã 3 lần đánh thắng quân Trung Quốc: Lần thứ nhất, năm  981, Lê Đại Hành phá đội hải quân của Lưu Trừng tại Bạch Đằng Giang; trong hai năm 1075 và 1076, Lý Thường Kiệt lại đánh thắng quân Nhà Tống tại Quảng Đông, Quảng Tây và trên sông Như Nguyệt và sông Phú Lương. Sau 3 phen thất trận, theo trình tấu của hoàng thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông đã theo chính sách Trọng Võ Ái Nhân (thận trọng việc võ bị, thương xót mạng người, không phơi binh nơi lam chướng) để thừa nhận nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt.

Đời Nhà Nguyên, trong thế kỷ 13, vào những năm 1257, 1284 và 1287, như dưới đời Nhà Tống, quân Đại Việt đã ba lần đơn phương phá vỡ kế hoạch Nam Tiến của Mông Cổ. Đầu thế kỷ này, dưới hiệu kỳ Thành Cát Tư Hãn, quân Mông Cổ đã thôn tính toàn giải lục địa Á Châu 6 ngàn dậm đến tận Nam Nga và Hung Gia Lợi về phía bắc, và đến Ba Tư về phía nam. Những chiến thắng này của Đại Việt được quân sử thế giới ghi là vô tiền khoáng hậu. 

Sau ba phen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó Việt Nam từ trên lục địa đến ngoài hải đảo. Và trong các thế kỷ 13 và 14, theo chính sử, quân Mông Cổ không xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa. Sự kiện này được xác nhận trong cuốn “Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa” của Marwyn Samuels theo đó:  “Trong suốt  thế kỷ 14 các đội hải thuyền hùng mạnh của Nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Nam Hoa, Hoàng Sa Trường Sa  không bị chiếm đóng và không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”.

Việc này còn được xác nhận trong cuốn Nguyên Sử Địa Lý Chí với đoạn như sau: “Cương vực Trung Quốc đời Nhà Nguyên về phía Nam chỉ đến Đảo Hải Nam, và về phía Bắc không quá Sa Mạc Gobi”.

Năm 111 Trước C. N. Trung Quốc thôn tính nước Nam Việt và đổi tên là Giao Chỉ Bộ. Vùng  Biển Đông Hải từ bờ biển Bắc Việt đến Thanh Hóa, Nghệ An (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) có tên là Giao Chỉ Dương.

Dưới đời Nhà Minh, trong bản đồ Mao Khôn, Biển Đông Hải cũng được gọi là Giao Chỉ  Dương. Ngoài ra trong các bản đồ Trịnh Hòa Hạ Tây DươngTrịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi Hoàng Sa Trường Sa trên các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa 7 lần “đi qua Biển Nam Hoa để khai phá Ấn Độ Dương” (to cross the South China Sea and explore the Indian Ocean).

Tới hậu bán thế kỷ 15, dưới đời vua Lê Thánh Tông (năm 1471), Chiêm Thành đã thuộc lãnh thổ Đại Việt gồm có lục địa, hải phận với các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa. Về việc này Minh Sử  viết như sau: “Sứ thần Chiêm Thành nói: Cổ lai đất nước Chiêm có 27 xứ, 4 phủ, 7 châu, 22 huyện, nay vua An Nam lấy đi chỉ còn 5 xứ, từ Bang Đô Lang (Phan Rang) đến Chân Lạp”. Lúc này vua Nhà Minh sai sứ sang yêu cầu vua Lê Thánh Tông trả đất cho Chiêm Thành, nhưng Ngài không chịu. (Lý do là vì Minh Chủ không trả đất Nam Việt đời Triệu Vũ Đế cho Đại Việt). Như vậy, từ thế kỷ 15, Hoàng Sa Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành, đã thuộc lãnh thổ Đại Việt. Lịch sử cũng ghi: Năm 1427 Lê Lợi đánh thắng quân Nhà Minh và giành lại chủ quyền độc lập đã bị Trung Quốc tước đoạt từ 20 năm trước (1407).

Dưới đời Nhà Thanh, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồ năm 1894, và cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư  năm 1906, thì đến cuối  thế kỷ 19,  lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam tại vỹ tuyến 18”. Sự kiện này được xác nhận trong  cuốn Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa của học giả Marwyn  S. Samuels  theo đó, cũng như dưới đời Nhà Nguyên, “không có bằng chứng nào cho thấy nhà Thanh đã sát nhập các hải đảo [Hoàng Sa Trường Sa] vào lãnh thổ Trung Quốc”. 

Trong tập Địa Dư Chí  Tỉnh Quảng Đông năm 1731 và cuốn Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán Trung Hoa soạn năm 1842 cũng không thấy ghi Hoàng Sa Trường Sa thuộc hải phận Trung Quốc.

Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp đồng trên các tàu ngoại dương bị đắm trôi giạt vào Hoàng Sa vào những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính Phủ Anh, Tổng Đốc Lưỡng Quảng phủ nhận trách nhiệm viện lý do“Hoàng Sa không liên hệ gì đến Trung Quốc”.

 

Trước  những sự thật  lịch sử hiển nhiên như vậy Bắc Kinh vẫn mạo nhận rằng Trung Quốc  đã chiếm Hoàng Sa Trường Sa từ  thế kỷ 15 trong Chuyến Đi Thứ Tư của Trịnh Hòa năm 1413. Khôi hài và lố bịch hơn nữa, mới đây họ còn quảng bá trên hệ thống truyền hình quốc tế rằng, trong Chuyến Đi Thứ 6, Trịnh Hòa đã vượt Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương để khám phá Mỹ Châu năm 1421, trước Christopher Columbus 71 năm (1492)

Sự tuyên truyền dối trá này đã bị lịch sử vạch trần:

Theo cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ “từ 1405 đến 1433, phái bộ Trịnh Hòa đã viếng thăm 37 quốc gia duyên hải tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các địa điểm xa nhất là Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải về phía tây bắc, và đông Phi Châu về phía cực tây Ấn Độ Dương”. Vả lại,  theo chính sử Trung Quốc, Chuyến Đi Thứ Sáu của Trịnh Hòa chỉ kéo dài  7 tháng  (từ tháng 2-1421 đến tháng 9-1421). Trong chuyền đi ngắn ngủi này Trịnh Hòa chỉ đi từ Phúc Kiến đến Sumatra (Nam Dương). Kể từ đó hai sĩ quan tùy viên Yang Ching và Hung Pao đã đứng ra điều khiển cuộc hải trình.

Nghĩa là, trong thế kỷ 15, không có việc Trịnh Hòa khám phá Mỹ Châu như  Bắc Kinh khẳng định. Việc Columbus là người đầu tiên khám phá Mỹ Châu là một  sự kiện lịch sử đã được nhân loại ghi nhận từ 6 thế kỷ. Vậy mà ngày nay Trung Quốc dám sửa  chữa Lịch Sử và bóp méo Sự Thật. Huống chi việc kiểm soát những hải đảo nhỏ bé không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế ở một vùng hải phận xa xôi như Hoàng Sa Trường Sa.

          Về hai chiến dịch truyền thông cho rằng Trịnh Hòa đã khám phá Mỹ Châu năm 1421, và đã chiếm cứ Hoàng Sa Trường Sa năm 1413, chúng ta chỉ có thể kết luận:

          Phải là người Đại Hán có đảm lược (to gan lớn mật) mới dám lấy những chuyện hoang đường võng tưởng làm Sự Thật Lịch Sử.

 

Phụ Đính: Luật Pháp và Trật Tự tại Biển Đông Nam Á

 

(Văn Thư ngày 14-7-1995 của Hội Luật Gia Việt Nam tại California Gửi Tổng Thống Phi Luật Tân Fidel Ramos)

 

“Nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California, chúng tôi xin trình bầy cùng Tổng Thống vấn đề tranh chấp tại quần đảo Trường Sa.

7 năm trước đây, năm 1988, có trận hải chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biển Trường Sa. Trong dịp này Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và đã chiếm cứ một số hải đảo gây nên mâu thuẫn và tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Phi Luật Tân.

Mới đây Trung Quốc còn lấn chiếm một số cồn, đá, bãi toạ lạc tại thềm lục địa Phi Luật Tân như Mischief Reef, Half Moon Shoal, Sabina Shoal và Jackson Bank. Hành động này đe dọa an ninh toàn vùng Đông Nam Á và cản trở sự tự do giao thông tại Biển Nam Hoa.

Từ 3 năm trước, năm 1992, Trung Quốc cũng đã xâm chiếm vùng biển tại Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) mà họ gọi là Bãi Vạn An (Wanan Bei) để tự tiện    nhượng quyền khai thác dầu khí cho Hãng Crestone. Vùng bãi này nằm trong Thềm Lục Địa Việt Nam cách bờ biển 190 hải lý về phía đông nam.

Phía đông Bãi Tứ Chính là quần đảo Trường Sa, đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei và Đài Loan.

Lưỡi Rồng Trung Quốc hình chữ U, chiếm 80% Biển Nam Hoa, phía đông giáp Phi Luật Tân, phía tây giáp Việt Nam và phía nam giáp Mã Lai, Brunei và Nam Dương, điểm xa nhất cách Hoa Lục 1100 hải lý (2000km). Hành động như vậy Trung Quốc coi Biển Nam Hoa là “nội hải” của họ cũng như Đế Quốc La Mã ngày xưa gọi Địa Trung Hải là “Biển Của Chúng Tôi” (Mare Nostrum).

Chiếu Điều 57 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quốc gia duyên hải có đặc quyền đánh cá tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý.

Chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quốc gia duyên hải có đặc quyền thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa kéo dài từ 200 hải lý đến 350 hải lý, nếu về mặt địa hình, đáy biển là sự tiếp nối tự nhiên của nền lục địa (continental margin) từ đất liền ra ngoài biển. Về mặt pháp lý các quốc gia duyên hải đã ký kết hay tham gia Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đương nhiên được hưởng quy chế thềm lục địa pháp lý 200 hải lý.

Chiếu Điều 77 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải có chủ quyền tuyệt đối tại thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là đặc quyền chuyên hữu theo đó không ai có quyền thăm dò và khai thác dầu khí nếu không có sự ưng thuận minh thị của quốc gia duyên hải. Những quyền này không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm cứ hay công bố minh thị.

Điều 81 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển một lần nữa xác nhận chủ quyền tuyệt đối và đặc quyền  chuyên hữu của quốc gia duyên hải trong việc tự mình đứng ra thăm dò và khai thác dầu khí, hay ký khế ước cộng tác với các quốc gia đệ tam về dịch vụ này.

Chiếu nguyên tắc “các hiệp ước quốc tế phải được tôn trọng”, Điều 26 Công Ước Vienna về Luật Hiệp Ước (1969) quy định như sau: “Các hiệp ước quốc tế có hiệu lực chấp hành  buộc các quốc gia kết ước phải ngay tình tuân thủ”. Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Về Luật Quốc Tế coi đó là “một nguyên tắc căn bản về Luật Hiệp Ước, có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất trong công pháp quốc tế”.

Chiếu nguyên tắc về giá trị thượng tôn của Luật Quốc Tế đối với Luật Quốc Nội, các quốc gia  kết ước phải thực sự thi hành những quyền hạn và nghĩa vụ ghi trong các hiệp ước hay công ước quốc tế. Họ không thể viện dẫn luật quốc nội để khước từ thi hành nghĩa vụ của họ ghi trong các hiệp ước và công ước quốc tế mà họ đã ký kết hay tham gia.

Đó chính là trường hợp của Trung Quốc. Sau khi ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, 10 năm sau, năm 1992, Bắc Kinh ban hành Luật Quốc Gia về Biển (Domestic Law of the Sea) xâm phạm chủ quyền lãnh thổ tại các Thềm Lục Địa của Việt Nam và Phi Luật Tân, cũng như tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những vi phạm luật biển phải được đệ trình Tòa Án Quốc Tế (The Hague) hay các Tòa Án Luật Biển thiết lập do Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển.

Muốn giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp về thềm lục địa, về hải phận hay hải đảo, các quốc gia đương tụng phải, trước hết, tuân hành những phương thức ôn hòa như điều đình, hòa giải, thương nghị hay trọng tài.

Ngoài ra Tòa Án Quốc Tế cũng có thẩm quyền giải thích và áp dụng những điều khoản trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển  có hiệu lực chấp hành từ năm 1994.

Sự giải quyết tranh chấp bằng những phương pháp ôn hòa như hòa giải, thương nghị, trọng tài hay tố tụng sẽ giúp cho Đông Nam Á khỏi biến thành một vùng tranh chấp thường xuyên như Trung Đông. Với việc sử dụng luật pháp (pháp trị) thay thế việc sử dụng võ lực (phi pháp), Đông Nam Á sẽ có cơ may được hưởng một kỷ nguyên hòa bình, ổn định, hợp tác và phồn thịnh.

Nhân dịp này chúng tôi cũng yêu cầu các quốc gia hội viên trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ra quyết định đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Đông Nam Á. Danh xưng  Nam Hải chỉ áp dụng cho Trung Quốc. Đối với Việt Nam, nó có tên là Đông Hải. Đối với Tân Gia Ba, Nam Dương, Mã Lai  và Brunei, nó là Bắc Hải. Đối với Phi Luật Tân nó là Biển Tây.

Hơn nữa danh xưng Biển Nam Hoa có thể bị ngộ nhận và giải thích sai lạc là Biển của nước Trung Hoa về phía Nam. 

Hãy trả Caesar những gì của Caesar.

 Hãy trả Biển Đông Nam Á cho các Quốc Gia Đông Nam Á.

Chúng tôi xin cám ơn sự chú tâm của Tổng Thống về vấn đề này.

 Thay mặt Hội Luật Gia Việt Nam tại California

 Luật Sư Nguyễn Hữu Thống, Chủ Tịch”


 


NGƯỜI VIỆT HẢI-NGOẠI VÀ VẤN-ĐỀ BIỂN ĐÔNG:
CHÚNG TA ĐÃ GÓP ĐƯỢC GÌ CHO MỘT GIẢI-PHÁP

Tâm Việt

 

            Nếu ta cứ tin ở những sự gấu ó trên mạng Internet giữa người Việt, nhất là người Việt hải-ngoại với nhau, thì có lẽ chúng ta sẽ dễ có một cái nhìn bi-quan về khả-năng của chúng ta đóng góp vào việc giải-quyết những vấn-nạn của đất nước.  Nhưng sự thực có như thế không?

            Dưới đây tôi chỉ xin lấy một vấn-đề, đó là vấn-đề Biển Đông, để chứng minh là chúng ta đã đóng góp không ít vào một giải-pháp mà kết-quả rõ ràng nhất là lời tuyên-bố của bà Ngoại-trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 22/7 ở Hà-nội, rằng Biển Đông là một “lợi ích quốc gia” của Mỹ và Mỹ muốn trông thấy những tranh chấp ở đó được giải-quyết một cách hòa-bình dựa trên Luật Biển của Liên-hiệp-quốc.

 

Giai-đoạn đầu: Tố-cáo đối-phương

 

            Sau năm 75, xót xa vì sự mất miền Nam, phải nói là đa-phần chúng ta khá tiêu-cực, nghĩa là chỉ tìm cách đánh lại đối-phương bằng mọi cách.  Mà lúc bấy giờ, một trong những bằng-chứng rõ ràng nhất về sự bán nước của Hà-nội là công-hàm ngày 14/9/1956 Phạm Văn Đồng gửi cho Châu Ân-lai công-nhận sự định nghĩa của Trung-Cộng về chủ-quyền của họ trong Biển Đông—tức là chủ-quyền mà Trung-Cộng đòi trên hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa—mười ngày trước đó. 

            Tôi còn nhớ như in một cuộc hội-thảo về VN ở George Washington University trong DC.  Tại cuộc hội-thảo đó có sự tham-dự của ông Douglas Pike và của Ngô Vĩnh Long, lúc bấy giờ rất thân Hà-nội.  Đúng trước khi hội-thảo bắt đầu thì người của phe ta đi dọc theo các hàng ghế, đi từ cuối phòng đi lên, dí vào tay mọi người, kể cả các diễn-giả, một tờ rơi chụp lại công-hàm của PV Đồng (in trên tờ Nhân Dân ở Hà-nội nên không thể chối cãi được), bản dịch công-hàm và lời tố-cáo “bán nước” đi kèm theo đó.  Quá bất ngờ, Ngô Vĩnh Long chỉ biết ú ớ còn về sau, ông Douglas Pike ra gặp tôi nói: “Các anh đã làm quá đẹp!”  Sở dĩ chúng ta có bản phóng-ảnh công-hàm đó là do một nữ-lưu lúc bấy giờ làm việc ở Bộ Ngoại-giao Mỹ đã tìm ra cái số báo Nhân Dân có in công-hàm kia và chuyển ra cho chúng ta.  Đúng là “giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh.”

            Về sau, chính-nghĩa của chúng ta lại được khẳng-định một cách hùng-hồn bằng một bài báo nổi tiếng của Frank Chin viết trên tờ Far Eastern Economic Review, cho rằng Miền Nam đã hoàn-toàn có chính-nghĩa khi đã dám đương đầu với hải-quân Trung-Cộng vào tháng 1/1974 và chấp nhận cả một số người hy-sinh để cho đất nước được trường-tồn.  Có đánh tức là ta đã có bảo vệ chủ-quyền của ta ở Hoàng Sa và dù thua, ta vẫn giữ được quyền đòi lại sau này.

 

Hai Hội-nghị Diên Hồng bảo toàn lãnh-thổ

 

            Từ 1991 đến 1993 có nỗ lực xây dựng Tổng-liên-hội Người Việt tự do ở hải-ngoại và giai-đoạn sau đó, 1995 đến 2000, có 4 kỳ họp của Hội-nghị Liên-kết nhằm định nghĩa một mặt trận dân-tộc gồm cả trong lẫn ngoài chống lại bạo-quyền CS.  Cuối năm 1999, anh Lê Chí Quang, một luật-gia trẻ ở trong nước có bài “Hãy cảnh giác với Bắc triều” tố-cáo việc Hà-nội đã dâng cho Bắc-kinh 720 cây số vuông đất biên-giới.  Đây là một mốc vô cùng quan-trọng: Lần đầu tiên, tuổi trẻ trong nước nhập cuộc và cũng là lần đầu tiên, trong nước đặt ra vấn-đề CSVN bán đất, bán nước của tổ tiên.

            Để tiếp tay cho lời cảnh-báo của Lê Chí Quang, hải-ngoại đã họp hai Hội-nghị Diên Hồng bảo toàn lãnh-thổ, cuối năm 2002 và đầu năm 2005, cả hai đều ở Nam Cali, quy tụ các diễn-giả đến từ năm châu.  Hai hội-nghị này rất thành công bởi đến đó thì Hà-nội đã ký thêm Hiệp-định về Vịnh Bắc-bộ (nhượng cho Trung-Cộng hơn 11.000 cây số vuông biển) và Hiệp-định Đánh cá thu hẹp vùng đánh cá của ngư-dân VN.  Riêng hai hội-nghị này chứng tỏ là một người yêu nước như Lê Chí Quang, dù phải đi tù tội, đã làm được một việc phi thường, đó là đánh động lương-tâm của cả dân-tộc, trong cũng như ngoài nước, vì thế vấn-đề biên-giới và Biển Đông cũng như đánh cá đến tận hôm nay, 20 năm sau, vẫn còn là một vấn-đề sôi động, làm cho nhà cầm quyền CS hết “ăn no ngủ yên” vì gặp sự chống đối trên một quy-mô chưa từng thấy.

 

Những nghiên cứu của người hải-ngoại

 

            Để chuẩn-bị cho cuộc tranh đấu của người hải-ngoại cũng như cho hai hội-nghị nói trên, ở hải-ngoại đã nổi lên phong trào nghiên cứu về những mất mát mà Hà-nội đã “cúng” cho Bắc-kinh để mua sự yên thân cho Đảng CSVN.  Sớm sủa hơn cả là những người như ông Trương Nhân Tuấn (tên thật Ngô Quốc Dũng) ở Marseilles, Pháp, vì ở gần văn-khố hải-ngoại của Pháp (Archives d’Outre-mer, tắt là AOM), nên đã tìm về được các hiệp-định Pháp-Hoa trước kia để viết cuốn sách gần 900 trang mang tên Biên-giới Việt-Trung, 1885-2000; cựu-trung-tá Hải-quân Vũ Hữu San, dựa trên cuốn Bạch-thư 150 trang của Bộ Ngoại-giao VNCH ra đầu năm 1975 rồi phát triển thêm thành một cuốn sách cũng trên 300 trang, Địa-lý Biển Đông với Trường Sa và Hoàng Sa, với cả một Website của riêng ông; kỹ-sư Nguyễn Đình Sài, G.S. Nguyễn Văn Canh, L.S. Nguyễn Hữu Thống, học-giả Hồ Bạch Thảo v.v. và v.v.  Gần đây, ta cũng có bài nghiên cứu khá giá-trị của Tiến-sĩ Vũ Quang Việt, một chuyên-gia làm việc với Liên-hiệp-quốc ở NY.

            Ở trong nước, nghiên cứu sớm sủa hơn cả là ông Nguyễn Nhã, đã lấy bằng Tiến-sĩ Sử-học với luận-án về Hoàng Sa và Trường Sa, dựa trên những nghiên cứu mà một số học-giả đã hoàn-tất từ năm 1974 (Đặc-khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, một số đặc-biệt của Tập San Sử Địa), rồi đến các ông Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Đầu và nhiều chuyên-gia trẻ hơn sau này.  Nhưng dầu sao thì những nỗ lực này cũng đến sau (có khi cả chục năm hay hơn) những nghiên cứu ở hải-ngoại và nhiều khi không chi-tiết bằng, vì còn sợ đụng chạm hay bị nhà cầm quyền cấm đoán (như cuộc triển lãm về bản-đồ cũ của ta mà nhà học-giả Nguyễn Đình Đầu định tổ-chức gần đây).

            Kết-quả là Hà-nội thì ấp úng trong khi ở hải-ngoại tiếng nói của chúng ta về mặt này dõng dạc hơn nhiều, thẳng thắn hơn nhiều, khoa-học hơn nhiều.  (Ta chỉ cần lấy cuốn Bạch Thư của Hà-nội tung ra năm 1979 về những lấn chiếm bất hợp pháp của Trung-Cộng, ngay từ trong chiến-tranh Việt-Pháp, và những tuyên-bố vuốt đuôi Bắc-kinh của Hà-nội trong những năm gần đây thì đủ thấy chúng mâu thuẫn như thế nào.)

 

Hai hội-thảo về Biển Đông ở Temple University

 

            Dưới áp-lực của quần-chúng trong nước (biểu tình của thanh-niên, sinh-viên, học-sinh vào tháng 12/2007 ở Hà-nội và Sài-gòn, rồi thanh-niên sinh-viên phản-đối rước đuốc Ô-lem-píc, tức Thế-vận-hội, qua Sài-gòn tháng 4/2009, website Boxitvietnam, v.v.), Hà-nội đã phải cho tổ-chức một hội-nghị về Hoàng Sa-Trường Sa vào cuối năm ngoái ở Sài-gòn để cho xì hơi bớt.  Nhưng khi các học-giả VN định thừa thắng xông lên tổ-chức một hội-nghị tương-tự vào mùa Xuân năm nay (2010) ở Paris thì Trung-Cộng làm áp-lực và hội-nghị quốc-tế kia đã phải dẹp.  Không được nói ở Paris, ông Nguyễn Nhã đã sang Mỹ và trường Temple University đã vội vã tổ-chức một hội-nghị thu hẹp về vấn-đề Biển Đông.  Hơi đáng tiếc là ông Nguyễn Nhã nhân dịp này lại đưa ra một lập-trường quá gần với nhà cầm quyền ở VN nên không thuyết phục.  Chỉ có Tiến-sĩ Vũ Quang Việt là có bài thuyết-trình khá cặn kẽ, nghiên cứu chuyên sâu nhưng lập-luận của ông cũng có một số điểm người ta không đồng-ý.

            Mới đây hơn nữa, nghĩa là chỉ trong vòng có 3 tháng, từ ngày 29 đến 31/7, Temple lại tổ-chức một hội-nghị thứ hai về Biển Đông.  Lại một hội-nghị thu hẹp và cũng mấy khuôn mặt ấy, tuy Ngô Vĩnh Long thì  đã đổi ý 180 độ, không còn hoàn-toàn thân Hà-nội nữa mà xem ra rất chống TC, còn các học-giả ở trong nước được mời thì đã có người bị chặn vào phút chót, không đi được.  Chỉ có một mình ông Hồ Bạch Thảo là có bài trình bầy chứng minh tất cả những điều láo khoét của Bắc-kinh khi viện vào “văn-kiện lịch-sử” của TQ.

 

Mấy nỗ lực vận-động của người Việt quốc gia

 

            Bỏ ra ngoài những cuộc vận-động nối kết trong-ngoài như vụ rải truyền-đơn vào Tết Canh Dần rồi gần ngày 30/4, phong trào viết “HS.TS.VN” trên toàn-quốc vẫn đang diễn ra trong lúc này, người Việt hải-ngoại cũng không ngồi yên.  Từ mấy năm nay, một vài tổ-chức hải-ngoại, trong đó có Nghị-hội, chính-phủ VNCH (do cựu-Thủ-tướng Nguyễn Bá Cẩn cầm đầu trước khi ông mất vào năm ngoái), một vài đảng hải-ngoại, vẫn rất quan-tâm về việc đi tìm một giải-pháp cho vấn-đề Biển Đông trước đe dọa của Trung-Cộng.

            Từ tháng 4/2009, chẳng hạn, đại diện của Nghị-hội, BPSOS, và VVA (Voice of Vietnamese Americans), đã gặp Thượng-nghị-sĩ Jim Webb (của TB Virginia) để nhấn mạnh với ông quan-tâm rất sâu sắc của cộng-đồng VN hải-ngoại đối với vấn-đề Biển Đông và mong ông cũng như chính-quyền Mỹ lên tiếng.  Sau đó, trong một bài điều trần vào tháng 7/2009 (có đăng lại trên Website của Sứ-quán Mỹ ở Hà-nội), ông Webb đã rất thẳng thắn chi-tiết-hóa những mối lo âu và quan-tâm của Mỹ về vấn-đề Biển Đông.  Tuy-nhiên, đây mới chỉ là một tiếng nói đơn độc (dù như ông Webb có chân trong Ủy-ban Ngoại-giao Thượng-viện và chuyên lo về chính-sách của Mỹ ở Á-châu) và chưa thể nói được là ông đại diện cho chính-quyền Obama, chẳng hạn.

            Tháng 7/2009, ông Đại-sứ Mỹ Michalak về Mỹ để gặp bà Ngoại-trưởng Hillary Clinton.  Nhân dịp này, ông có gặp gỡ một số nhân-vật trong cộng-đồng VN đại diện cho một số tổ-chức.  Đại diện của Nghị-hội có hỏi thẳng ông về chính-sách của Mỹ đối với Biển Đông và mối đe doạ chiến-lược của Trung-Cộng.  Ông Michalak đã nhắc lại lập-trường của Mỹ vào thời-điểm đó: Mỹ không thể “take sides” trong vấn-đề Biển Đông vì “nếu đã đi với VN, chẳng hạn, thì ngày mai, Phi-luật-tân kêu gọi chúng tôi, chúng tôi lại phải đi với họ, rồi các nước khác nữa v.v.”  Vì vậy nên, ông nói, chúng tôi khuyến khích một giải-pháp khu-vực, cho toàn vùng, như vậy Mỹ dễ có thể đứng sau được một giải-pháp liên-kết.

            Phải đợi đến cuối tháng 11/2009, bà Clinton sang họp với ASEAN mới tuyên-bố là “America is back” (“Mỹ đã trở lại với Á-đông”) và thông-báo là Mỹ sẽ mở một văn-phòng phối-hợp chính-sách của Mỹ ở Jakarta, Nam-dương.  Rồi ông Robert Gates, tổng-trưởng Quốc-phòng Mỹ, cũng tuyên-bố ở Hội-nghị An-ninh vùng là Mỹ sẽ làm việc với những đối-tác trong vùng cũng như Đô-đốc Mike Mullen, tổng-tham-mưu-trưởng Liên-quân Hoa-kỳ cũng nói tương-tự.  Trước những khẳng-định như vậy, tháng 3 năm nay (2010), Trung-Cộng nâng lên một cấp việc đòi chủ-quyền của họ trên Biển Đông: Bắc-kinh gọi Biển Đông là một “lợi ích cốt lõi” (“core interest”) của Trung-Cộng ngang hàng với Tây-tạng và Đài-loan, nghĩa là coi đó như là một vấn-đề nội-bộ của Trung-Công.

 

Cuộc vận-động hành-lang vào cuối tháng 6

 

            Trong khung-cảnh đó, từ tháng 12/2009, nhân dịp Mạng Lưới Nhân Quyền sang tổ-chức việc trao Giải Thưởng Nhân Quyền cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và Mục-sư Nguyễn Công Chính vào ngày 10/12 (Ngày Quốc-tế Nhân-quyền), người của Nghị-hội (ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Jackie Bông Wright) cũng đi vận-động chung với phái-đoàn của Mạng Lưới trên Quốc-hội.  Lần này, hai phái-đoàn chia nhau ra gặp bốn văn-phòng Thượng-nghị-sĩ (Barbara Boxer, John McCain, Sam Brownback, và Jim Webb) và bảy văn-phòng Dân-biểu (Chris Smith, Ed Royce, Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Joseph Cao và Mike Honda).  Dù mục-đích chính của mấy cuộc gặp gỡ này là để nói về vấn-đề nhân-quyền song một số đại diện cũng đã nêu ra vấn-đề Biển Đông để yêu-cầu các vị Dân-biểu và Nghị-sĩ tiếp tay giúp giải-quyết vấn-đề này.

            Sau đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng 6/2010, một đại diện của Nghị-hội và một phái-đoàn của người Mỹ gốc Việt lại đi vận-động ở Quốc-hội Hoa-kỳ để nhằm đưa ra một vài giải-pháp cho vấn-đề tranh chấp Biển Đông.  Phái-đoàn đã đi thăm cả thảy là sáu văn-phòng Hạ-viện, một văn-phòng Thượng-nghị-sĩ và Ủy-ban Ngoại-giao Thượng-viện.  Đó là văn-phòng các Dân-biểu Ed Royce, Mike Honda, Chris Smith, Loretta Sanchez, Joseph Cao, Frank Wolf; văn-phòng của Thượng-nghị-sĩ Sam Brownback và Ủy-ban Ngoại-giao Thượng-viện.

            Trong tất cả các văn-phòng này, người của Nghị-hội trình bầy về một giải-pháp hiện do Hiệp-hội Quốc-tế Nghiên cứu về Biển Đông-Nam-Á chủ-trương.  Đó là: (1) Kêu gọi quốc-tế đồng-ý cho việc gọi Biển Đông/Nam-hải (hay còn gọi là Nam-Trung-hoa, South China Sea) một cách thống nhất là Biển Đông-Nam-Á (Southeast Asia Sea*), như vậy sẽ dễ có sự đồng-thuận của tất cả các nước trong vùng; (2) tổ-chức một hội-nghị quốc-tế, chủ-yếu là giữa các học-giả VN với nhau, để đạt đến một sự đồng-thuận căn-bản về một giải-pháp cho Biển Đông; và (3) tổ-chức một hội-nghị quốc-tế thực-sự sau đó, có thể là ở Đông-Nam-Á hay Nhật-bản, để nhắm đạt tới một sự đồng-thuận rộng lớn hơn trên thế-giới nhằm ngăn chặn (bằng những đường lối hòa-bình) sự lấn lướt của bá-quyền Trung-quốc tìm cách khống-chế nguyên cả biển Nam-hải.

            Sau khi nghe xong đề nghị này, hai nhân-viên chủ chốt trong Ủy-ban Ngoại-giao Thượng-viện đã tỏ ra rất vui mừng.  Họ nói: “Quý-vị biết không?  Các khách Đông-Nam-Á đến gặp chúng tôi, từ đại diện của Thái-lan đến Singapore đến Phi-luật-tân, ai cũng đều muốn Hoa-kỳ lên tiếng đứng về phía họ.  Song chuyện này, chúng tôi không thể làm được.  Có được một giải-pháp toàn vùng như Quý-vị đang đưa ra thì Hoa-kỳ mới có thể sẵn sàng ủng-hộ được.”

 

Một giải-pháp táo bạo tuy vẫn hòa-bình

 

            Sau đó, Luật-sư Lâm Chấn Thọ từ Canada sang với phái-đoàn của CP Việt Nam Cộng Hoà đã trình bầy một giải-pháp táo bạo hơn nữa, đó là phục-hoạt Hoà-đàm Ba-lê để giải-quyết vấn-đề Biển Đông.  Và đây là lập-luận của ông:

            Làm sao giải-quyết vấn-đề Biển Đông nhìn từ quan-điểm Hà-nội?  Hà-nội có những lựa chọn nào?

            Chọn con đường chiến-tranh chăng?  Vô ích vì không thể thắng được!

            Còn những con đường hòa-bình thì:

            1/  Đòi lại chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Bắc-kinh sẽ đưa vào mũi Hà-nội công-hàm của Phạm Văn Đồng và tố Hà-nội chữ “bất tín.”

            2/  Vả, với sự thắt ngày càng chặt vòng kim-cô trên đầu ban lãnh-đạo Đảng CSVN ở Hà-nội thì không ai trong đó có thể cục cựa được.  Trung-Cộng đã nắm gần hết các nhân-sự cầm đầu Đảng CSVN.

            3/  Đặt vấn-đề ở Hội-đồng Bảo an LHQ chăng?  Hà-nội đã có cơ-hội này năm ngoái khi được làm Chủ-tịch luân-lưu của Hội-đồng trong một thời-gian.  Song sở dĩ Hà-nội đã không làm được điều này là vì có đưa ra thì Bắc-kinh cũng có quyền phủ-quyết (veto), nên sẽ mất mặt mà không được việc gì.

            4/  Đưa Bắc-kinh ra Toà Án Quốc-tế La Haye chăng?  Cũng không thể thực-hiện được nốt vì muốn thế thì hai bên tranh chấp, tức TC và CSVN, đều phải chấp nhận ngay từ đầu việc Toà án này đứng ra làm trọng-tài trong việc này.  Mà chắc chắn là Bắc-kinh sẽ không chấp nhận tham-gia trong vụ kiện.

            Vậy đứng từ quan-điểm Hà-nội thì hoàn-toàn bế tắc, không có lối thoát.

 

            Vậy thì còn giải-pháp nào khác không?  Theo sự trình bầy của L.S. Lâm Chấn Thọ thì vẫn còn, đó là tái-nhóm Hoà-đàm Ba-lê.  Dựa vào các khoản nào?  Đó là dựa vào Định-ước Quốc-tế về Hoà-đàm Ba-lê mà tên trong tiếng Anh là “Act of the International Conference on Viet-Nam.”  Văn-kiện này có hiệu-lực như một hiệp-ước quốc-tế vì có sự ký tên của 9 quốc gia trên thế-giới vào ngày 2 tháng 3 năm 1973 với sự chứng-kiến của ông Tổng-thư-ký LHQ, đảm bảo việc thực-thi Hiệp-định Ba-lê.  Điều 2 của văn-kiện này chứng-nhận là Hiệp-định Ba-lê tôn-trọng “những quyền dân-tộc căn-bản của người dân Việt, tức sự độc-lập, chủ-quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh-thổ của Việt-Nam, cũng như quyền dân-tộc tự-quyết của người dân miền Nam Việt-Nam.”  Điều 4 của Định-ước cũng nhắc lại là tất cả các quốc gia ký tên, tức là 9 nước trên và ngoài ra còn có cả Hà-nội (tức VNDCCH) và Sài-gòn (tức VNCH) nữa, cũng phải “nghiêm-chỉnh tôn-trọng” các điều nói trên, và “tránh làm bất cứ hành-động nào không ăn khớp với những điều khoản” trên.

            Nếu có sự vi-phạm (như Trung-cộng xâm-chiến Hoàng Sa vào tháng 1/1974 hay Hà-nội tung quân vào đánh miền Nam năm sau và từ đó, chưa bao giờ có tổ-chức một cuộc bầu cử thực-sự tự do để người dân miền Nam có được quyền “dân-tộc tự-quyết”) thì cách giải-quyết, theo Điều 7 của cùng Định-ước, là:

(1)   Chỉ cần Mỹ và VNCS đồng-ý kêu nhóm họp lại Hoà-đàm Ba-lê; hoặc, nếu chuyện đó không thành thì

(2)   Sáu trong số các quốc gia ký kết (trên 12) có thể đồng-ý yêu-cầu tái-nhóm Hoà-đàm thì bắt buộc cuộc hoà-đàm phải nhóm trở lại để xem ai phải trái ra sao.

Theo một nguồn tin, hiện khả-năng kêu gọi 3 hay 4 quốc-gia trong số 12 quốc-gia ký tên là có thể thực-hiện được.  Như vậy, không nhất thiết cần phải Mỹ và Hà-nội đồng-ý ta vẫn có thể kêu gọi tái nhóm được nếu ta biết cách vận-động thêm đôi ba nước khác nữa.

Thế còn tư-cách của VNCH như một quốc-gia thì sao?  Không phải là khi CS miền Bắc vào là đã xóa cả sự hiện diện của VNCH hay sao?  Điều này chưa chắc vì đó là một cuộc xâm-lăng bằng vũ-lực hoàn-toàn như Đức Quốc-xã đã chiếm một số quốc gia ở Âu-châu trong Thế-chiến II.  Vì thế mà Điều 73 của Hiến-chương LHQ công-nhận những chính-phủ lưu-vong, nghĩa là những chính-phủ hợp hiến hợp pháp, được dân bầu lên nhưng không còn lãnh-thổ vì bị ức-hiếp bởi sức mạnh quân-sự của một nước khác.  Đó là trường-hợp các chính-phủ lưu-vong của Ba-lan trong Thế-chiến II, đặt ở Luân-đôn; chính-phủ của bà Aung San Suu Kyi ở Miến-điện (thắng 80% số phiếu năm 1989); chính-phủ lưu-vong Tây-tạng dưới sự hướng-dẫn và chỉ-đạo của Đức Đạt Lai La Ma; và thậm chí cả chính-phủ De Gaulle trong Thế-chiến II, cũng có trụ-sở ở Luân-đôn.

Chấp nhận giải-pháp về Biển Đông như L.S. Lâm Chấn Thọ trình bầy là đi tìm một giải-pháp hòa-bình cho tranh chấp ở Biển Đông; buộc Bắc-kinh phải ngồi vào bàn hội-nghị, vì họ không có quyền “veto” trong chuyện này (nếu họ không đến thì họ càng thua); cũng như buộc Hà-nội phải tôn-trọng quyền “dân-tộc tự-quyết” của người dân miền Nam chọn chế-độ cho họ.  Vả, chấp nhận giải-pháp này là chấp nhận VNCH là nước có chủ-quyền trên quần-đảo Hoàng Sa và một phần quần-đảo Trường Sa, đúng như các hiệp-định Genève và Paris công-nhận cho nước VN dưới vĩ-tuyến 17.  Tóm lại, sẽ tháo gỡ được cái ô-nhục của công-hàm Phạm Văn Đồng vì lúc đó Hà-nội nhận vơ, không có quyền quyết-định thay cho miền Nam về một lãnh-thổ không thuộc dưới quyền cai quản của Hà-nội.

 Tâm Việt

_____________________

* Quan-niệm đặt tên lại cho Biển Đông của Việt-nam (đích-thực đối với Phi-luật-tân, thì là “Biển Tây” hoặc đối với Nam-dương, Brunei, Mã-lai-á thì phải là “Biển Bắc”) là “Biển Đông-Nam-Á” đối với quốc-tế không phải là độc-quyền của riêng ai.  Chị Nhã Trân hiện đang chuyển đi một cái “Petition online” kêu gọi chuyện này và hiện đã có trên 6.000 người vào ký tên đồng-ý.  Ở Mỹ, các vị như G.S. Phạm Cao Dương, Tiến-sĩ Vũ Quang Việt, G.S. Lê Xuân Khoa, và ở VN một người như G.S. Đinh Kim Phúc ở Hà-nội cũng đồng-ý.  Nói tóm lại, đây là một ý-tưởng được mọi người đồng-thuận một cách rất dễ dàng và rộng rãi.  Trong những lần trao đổi mà tôi đã có với các học-giả, nhà ngoại-giao Phi, Nam-dương, Singapore, họ cũng nghĩ đây là một ý-kiến rất hay.  Như vậy, quốc-gia nào chung quanh biển này cũng sẽ thấy là mình có phần ở trong đó.

                                       

 

ASEAN VỚI TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

HOÀNG VIỆT

 

1.      GIỚI THIỆU VỀ BIỂN ĐÔNG

Biển Đông là một biển nửa kín và là một trong những khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới. Vùng biển này trải rộng từ khoảng vĩ tuyến 30 Nam tới vĩ tuyến 230 Bắc và được bờ biển của các nước Trung Quốc (bao gồm cả đảo Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines bao bọc xung quanh. Với diện tích bề mặt khoảng 1.148.500 hải lý vuông (tương đương 3.939.245 km2), biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới.


Hình 1: Toàn bộ khu vực biển Đông

Nguồn : South China Sea-Reference Map-Us CIA; available from

http://community.middlebury.edu/~scs/maps/South%20China%20Sea-reference%20map- US%20CIA.jpg.

Khu vực biển Đông bao gồm những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất của thế giới, nối khu vực Đông Bắc Á và Tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Trung Đông. Trung bình một năm có khoảng hơn 41.000 lượt tàu biển qua lại khu vực này[1]. Các tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca (nằm ở cuối phía Tây Nam của biển Đông) nhiều gấp ba lần so với lượng tàu chở dầu đi qua kênh đào Suez, và nhiều gấp năm lần so với lượng tàu qua kênh đào Panama[2]. Hơn 80% lượng dầu khí nhập khẩu của Nhật từ Trung Đông, Brunei, Malaysia, Indonesia phải đi ngang vùng biển này[3].Vùng biển này còn là khu vực cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho các đội tàu đánh cá của Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore và Thái Lan.

Ngoài việc đây là con đường hàng hải quan trọng thì biển Đông cũng là một khu vực giàu tài nguyên gồm cả nguồn hải sản và tiềm năng dầu khí. Các chuyên gia Trung Quốc ước tính là khu vực này chứa khoảng 225 tỷ barrels dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên[4].

Hiện nay cả Brunei, Malaysia và Việt Nam cùng là những quốc gia xuất khẩu dầu khí, còn Trung Quốc từ năm 1993 đã trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu dầu khí lớn nhất trên thế giới. Hiện nay, trung bình mỗi ngày Trung Quốc tiêu thụ khoảng 7,85 triệu barrels dầu mỏ[5]. Dự đoán tới 2010 Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 10 đến 12 triệu barrels dầu mỗi ngày, trong số đó, Trung Quốc phải nhập khẩu trên 53 %. Cho tới tháng 5 năm 2008, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nhật Bản. Hiện nay, Trung Quốc mua 46% lượng dầu nhập khẩu của họ từ Trung Đông, 32% từ châu Phi và 5% từ Đông Á. Trên 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Mallaca[6]. Với công nghệ khai thác dầu khí như hiện nay, với những tiềm năng rất lớn về dầu khí trên các thềm lục địa (continental shelf) và các khu vực biển khác thì biển Đông sẽ thực sự là một khu vực chiến lược quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trong khu vực và đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, một quốc gia đầy tham vọng muốn gây ảnh hưởng đến toàn thế giới. Thậm chí, nếu các yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển này được các nước khác chấp nhận thì “quyền tài phán của Trung Quốc sẽ được kéo dài ra đại dương 1000 hải lý từ đất liền, tương đương diện tích Địa Trung Hải, và họ sẽ chế ngự được vùng biển trung tâm của khu vực Đông Nam Á[7] . Sự hiện diện của hải quân Trung Quốc tại khu vực này sẽ đe dọa đến không chỉ Philippines hay Việt Nam, mà còn đe dọa cả Brunei, Indonesia, Malaysia nữa. Thêm nữa, kiểm soát được khu vực biển chiến lược này, còn đe dọa đến cả an ninh của Nhật Bản, Hoa Kỳ hay bất cứ cường quốc nào nếu đi qua khu vực này.

Mặc dù Hải quân Trung Quốc chưa thực sự là mạnh, Hải quân Trung Quốc chưa thể thống trị biển Đông, nhưng họ không dấu giếm tham vọng đó. Hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có tàu sân bay nào, nhưng họ đã có kế hoạch xây dựng hai tàu sân bay trong thời gian sắp tới. Tháng 2 năm 2009, Trung Quốc đã gửi một số tàu chiến tới vịnh Aden, Trung Quốc cũng đã xây dựng một căn cứ tàu ngầm hạt nhân trên đảo Hải Nam. Trung Quốc cũng công khai bộc lộ ý định triển khai theo học thuyết Mahan, với ý định biến Trung Quốc thành một cường quốc biển, từ đó có thể thống trị thế giới[8]. Và trong ý đồ đó, biển Đông có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Với tham vọng vươn ra đại dương, Trung Quốc đã hình dung ra hai chuỗi đảo chính[9], trong đó biển Đông nằm trong chuỗi đảo số 1, như là cửa ngõ để Trung Quốc có thể vươn ra chuỗi đảo số 2, dần dần thống trị Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ đó có thể thỏa mãn giấc mộng siêu cường.


Hình 2: Chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai trong chiến lược vươn ra đại dương của Trung Quốc.

Nguồn: Annual report to congress, Military Power of the People’s Republic of China, 2009, Office of the Secretary of Defense, Department of Defence, United of States of America.

2. CÁC YÊU SÁCH CHỒNG LẤN TRÊN BIỂN ĐÔNG

Các tranh chấp trên biển Đông đã ảnh hưởng đến một loạt các quan hệ song phương giữa các quốc gia trong khu vực và nó cũng gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đối với khối ASEAN.

Hiện nay, ngoài quần đảo Hoàng Sa (Paracel Archipelago) đang là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), quần đảo này đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ từ năm 1974, thì quần đảo Trường Sa (Spratly Archipelago) cùng là đối tượng tranh chấp của Brunei, Trung quốc (bao gồm cả Đài Loan), Malaysia, Philippines và Việt Nam. Các tranh chấp này bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố kinh tế, luật pháp, ngoại giao chiến lược và các lợi ích địa - chính trị khác nhau cùng đan xen.

Cuộc tranh chấp Biển Đông diễn ra trong bối cảnh của Hội nghị Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc lần thứ III (UNCLOS III). Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 30 tháng 4 năm 1982 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 1994. Cho đến nay, tất cả các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã trở thành thành viên của Công ước này.

Công ước này đã quy định về thẩm quyền pháp lý đối với các vùng biển của các quốc gia ven biển. Theo đó, các quy chế pháp lý đối với các vùng biển được Công ước quy định như vùng nội thủy (internal water), vùng nước quần đảo (archipelagic water), lãnh hải (territorial sea), vùng tiếp giáp lãnh hải (contiguos zone), vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone), thềm lục địa (continental shelves) và biển cả (high seas). Theo quy định tại Công ước này thì lãnh thổ của các quốc gia ven biển (coastal states) có thể mở rộng lãnh hải tới 12 hải lý tính từ đường cơ sở (base line), vùng tiếp giáp lãnh hải kéo dài 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Và như vậy, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển tại vùng đặc quyền kinh tế không chỉ được kéo dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên biển (bao gồm cả các tài nguyên sinh vật và các tài nguyên không sinh vật),  mà theo Công ước, thềm lục địa của các quốc gia ven biển còn có thể kéo dài tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa được giới hạn ở việc thăm dò và khai thác các tài nguyên không sinh vật.

Từ đó, đã dẫn đến những tranh cãi là hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có thể có những vùng biển riêng theo các quy định của Công ước hay không? Điều (1)121 của Công ước Luật biển (UNCLOS) xác định rằng “một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. Một đảo phải có những điều kiện tự nhiên tối thiểu để đảm bảo cho đời sống của con người. “Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa[10]. Các đảo đá nào mà không thích hợp cho con người tới ở, hoặc là đảo nhân tạo thì chỉ có thể có lãnh hải 12 hải lý và 500 mét cho vùng an toàn mà thôi. Như vậy, hầu hết các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa đều chỉ có lãnh hải 12 hải lý mà thôi.

Các yêu sách của các quốc gia liên quan trong cuộc tranh chấp Biển Đông có thể được chia thành hai loại. Loại thứ nhất là các yêu sách về chủ quyền các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Loại thứ hai là sự kéo dài  các quyền của các quốc gia ven biển được diễn giải dưới các quy định của Công ước Luật biển năm 1982.

Quan điểm của Trung Quốc cho rằng Biển Đông là biển đặc quyền của Trung Quốc và họ yêu sách chủ quyền đối với gần 80% Biển Đông thông qua “đường lưỡi bò”[11]. Yêu sách của họ dựa trên thuyết khám phá và chiếm hữu lãnh thổ. Sau khi phê chuẩn Công ước (UNCLOS) vào tháng 5 năm 1996, Trung Quốc đã tuyên bố một đường cơ sở thẳng (straight base line) xung quanh quần đảo Hoàng Sa, mặc dù theo Công ước, chỉ những quốc gia quần đảo mới có thể thực hiện đường cơ sở thẳng như vậy, và trong khu vực chỉ có Indonesia và Philippines mới là quốc gia quần đảo.

Dựa trên các luận điểm pháp lý tương tự như Trung Quốc , Đài Loan cũng yêu sách chủ quyền của họ giống như Trung Quốc đang yêu sách. Từ năm 1956, Đài Loan đã chiếm giữ đảo Ba Bình (Itu Aba) – đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc tỏ thái độ hỗ trợ Đài Loan trong cuộc tranh chấp này[12].

Các yêu sách của Việt Nam (bao gồm cả yêu sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa) chủ yếu dựa trên sự khám phá và chiếm hữu lãnh thổ[13].

Các thành viên sáng lập ASEAN[14] có liên quan đến tranh chấp này chủ yếu đưa ra yêu sách dựa trên thuyết kéo dài thềm lục địa hơn là các yêu sách về chủ quyền dựa trên các bằng chứng lịch sử. Philippines yêu sách hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (ngoại trừ đảo Trường Sa) và cho rằng khu vực này là Kalayan (vùng đất tự do theo tiếng Philippines). Chính thức tuyên bố yêu sách năm 1971, năm 1978 một đạo luật của Tổng thống Philippines đã tuyên bố vùng Kalayan này là một phần thuộc lãnh thổ Philippines[15]. Philippines cũng đã tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Sau đó ít lâu, năm 1979, Malaysia tuyên bố quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của họ dựa trên sự kéo dài của thềm lục địa[16]. Brunei tuyên bố thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ kéo dài tới phía nam của quần đảo Trường Sa, bao gồm bãi đá ngầm Louisa[17]. Indonesia không liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng vùng mỏ khí Natuna của Indonesia lại nằm trong yêu sách chủ quyền biển với “đường lưỡi bò” của Trung Quốc[18].

3. CÁC XUNG  ĐỘT VŨ TRANG VÀ TÌNH TRẠNG STATUS QUO TRÊN BIỂN ĐÔNG

Với sự lớn mạnh và bộc lộ những tham  vọng chi phối khu vực này của Hải quân Trung Quốc, đã đặt khối ASEAN trước những thử thách to lớn. Tuy nhiên, ngoại trừ Philippines và Việt Nam, các nước ASEAN khác đều chưa cảm thấy sự đe dọa trực tiếp từ các hành động của Trung Quốc đến an ninh của nước mình[19]. Dường như các quốc gia đang để mặc cho diễn biến cuộc tranh chấp theo hướng giữ nguyên hiện trạng (status quo) vì ai cũng có những toan tính riêng. Trung Quốc và các nước ASEAN đã thương lượng trong nhiều năm để đi đến một Bộ luật về ứng xử trên biển Đông (a Code of conduct for the South China Sea) tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều trở ngại. Bắc kinh tỏ ra không muốn bị ràng buộc bởi một cam kết pháp lý đa phương mà trong đó giới hạn tham vọng của họ trong tranh chấp tại quần đảo Trường Sa thông qua các cuộc đối thoại. Thêm nữa, tình trạng chia rẽ của ASEAN vẫn luôn diễn ra, cụ thể là quan điểm khác biệt giữa một bên là Malaysia và bên kia là Philippines và Việt Nam trong việc đưa ra Bộ luật ứng xử tại biển Đông.

Trung Quốc đã luôn biết sử dụng ưu thế của sức mạnh quân sự của mình để đặt chân lên các vị trí cần thiết trên trên biển Đông. Vào tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã thành công trong việc dùng lực lượng quân sự để đánh bật các lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng hòa đang chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, và họ đã nhanh chóng kiểm soát quần đảo này. Hành động quân sự này là một phần của sự căng thẳng Xô – Trung nhưng cuối cùng kết thúc vẫn là sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại biển Đông. Trung Quốc vẫn chưa có sự hiện diện của họ ở bất cứ đảo, đá nào ở Trường Sa cho đến năm 1988. Trung Quốc đã yêu sách toàn bộ quần đảo Trường Sa, cho nên họ đã gấp rút phải có mặt ở Trường Sa trên một số đảo đá, qua biện pháp vũ lực. Hầu hết các quốc gia yêu sách đã duy trì các lực lượng của họ trên một số đảo đá tại Trường Sa. Sau một cuộc đụng độ trên biển với Việt Nam vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đã thành công với việc đặt sự hiện diện của họ trên một số đảo đá ở Trường Sa. Những xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam lúc đó đã không thu hút được sự chú ý của các nước thành viên ASEAN, bởi vì họ đang tập trung vào cuộc xung đột ở Campuchia. Và thêm nữa, Trung Quốc đã không gây hấn với bất cứ một thành viên nào của ASEAN lúc đó[20].

Sau khi cuộc xung đột ở Campuchia (Campuchia Conflict) được giải quyết với Hiệp định Paris được ký vào tháng 10 năm 1991, lúc này các tranh chấp trên biển Đông lại trở nên thu hút nhiều sự quan tâm hơn. Tháng 2 năm 1992, Trung Quốc đã thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, theo đó Trung Quốc đã nhắc lại các yêu sách của họ trên biển Đông, và cho rằng họ có quyền sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các đảo (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) và các vùng nước xung quanh các đảo đó[21]. Đạo luật này của Trung Quốc đã ngang nhiên thách thức tới các biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình đã được nêu trong Hiến chương LHQ, và đó cũng là sự khiêu khích quân sự trực tiếp đối với khối ASEAN.

Vào ngày 8 tháng 2 năm 1995, Philippines đã phát hiện ra sự xâm nhập của lực lượng quân sự Trung Quốc trên bãi Vành Khăn (Mischief Reef), mà Philippines cho là thuộc khu vực Kalayaan, một bộ phận lãnh thổ của Philippines. Và xung đột giữa hai bên đã nổ ra, đây có lẽ là lần đầu tiên Trung Quốc trực tiếp xung đột với một thành viên ASEAN về vấn đề lãnh thổ biển.

Sự kiện bãi Vành Khăn được diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt, lúc này các lực lượng quân sự Mỹ vừa rút khỏi hai căn cứ quân sự ở Philippines là Subic và Clark năm 1992, để biển Đông ở vào trong tình trạng “chân không quyền lực”, đây là cơ hội để Trung Quốc tiếp tục khẳng định sự hiện diện về quân sự của mình trên Trường Sa, tiếp theo sau sự kiện 1988. Sau khi Tổng thống Philippines Fidel Ramos cực lực lên án hành động xâm chiếm của Trung Quốc, Manila đã phản ứng lại hành động xâm chiếm của Trung Quốc bằng việc tìm kiếm một sự hỗ trợ đa phương và đưa ra biện pháp trả đũa bằng cách phá hủy các dấu mốc của Trung Quốc trên bãi Vành Khăn, rồi bắt một số ngư dân của Trung Quốc vào tháng 3 năm 1995[22]. Cùng lúc đó, Philippines tuyên bố một kế hoạch hiện đại hóa quân sự. Sau đó, Trung Quốc và Philippines đã cùng nhau ký một thỏa thuận song phương, thỏa thuận này không cho phép sử dụng sức mạnh quân sự trong giải quyết tranh chấp và kêu gọi đưa ra các biện pháp hòa bình theo các quy định trong Công ước Luật biển.

Kể từ sau sự kiện bãi Vành Khăn, chính sách đối ngoại của Trung Quốc dường như sau khi thực hiện “những việc đã rồi” (status quo) thì tỏ ra tôn trọng quy phạm tiêu chuẩn quốc tế hơn là đưa ra các biện pháp chống đối lại trật tự quốc tế. Một học giả cho rằng: “chính sách đối ngoại của Bắc Kinh rất khôn ngoan và sắc sảo, luôn tìm kiếm sự ủng hộ của toàn khu vực[23]. Quan điểm này đã được chứng minh bằng các hành động của họ trên biển Đông cũng như họ đã tìm cách mở rộng sự có mặt của họ trên bãi Vành Khăn. Thậm chí với việc họ đã xây dựng bãi Vành Khăn thành một căn cứ kiên cố hơn vào năm 1998, thì chính sách của Bắc Kinh đối với biển Đông đã được tiếp tục phát triển hơn trong những năm gần đây trong việc chia rẽ các nước ASEAN. Sự sẵn lòng giúp đỡ về kinh tế của Trung Quốc đối với các nước ASEAN để tìm sự ủng hộ thay thế cho các quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản và cũng liên quan tới việc quay trở lại các căn cứ quân sự trên khu vực Đông Nam Á của Mỹ, sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Trong khi các quốc gia tranh chấp tăng cường việc sử dụng lực lượng quân sự để kiểm soát các đảo đá (reefs), điều đó đã dẫn tới các va chạm thường xuyên diễn ra. Tình trạng căng thẳng giữa Malaysia và Philippines, Malaysia và Việt Nam, và giữa Việt Nam và Philippines. Tháng 3 năm 1999, Malaysia chiếm giữ đá Thám Hiểm (Navigator Reef), bị cả Việt Nam, Malaysia và Brunei cùng lên án, còn quan hệ giữa Malaysia và Philippines trở nên hết sức căng thẳng. Tháng 8 năm 2002, quân đội Việt Nam đồn trú trên một số đảo đá ở Trường Sa đã bắn đạn pháo để cảnh cáo máy bay quân sự của Philippines hoạt động trên bầu trời của vùng biển này[24]. Bên cạnh các biện pháp quân sự, các bên tranh chấp còn gia tăng các biện pháp phi quân sự để giúp tạo thêm ưu thế cho các yêu sách của họ. Vào tháng 5 năm 2004, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng một đường băng trên đảo Trường Sa lớn (Big Spratly) với mục đích đưa du khách ra tham quan khu vực này. Trung Quốc đã kịch liệt phản đối hành động này và lên tiếng yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các cam kết trong Tuyên bố về các quy tắc ứng xử trên biển Đông.

Hầu hết các đảo đá thuộc Trường Sa đều rất nhỏ để có thể xây dựng các căn cứ quân sự và thực hiện các hoạt động quân sự trên đó. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có đủ những điều kiện cần thiết để kiểm soát toàn bộ quần đảo Trường Sa bằng những biện pháp quân sự. Tuy nhiên, hiện nay hải quân Trung Quốc đã được hiện đại hóa và mạnh hơn bất kỳ hải quân của nước nào trong khu vực.

Sự lớn mạnh cũng như các hành động quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa đã làm các quốc gia tranh chấp lo ngại, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Việt Nam đã lĩnh hội sâu sắc mối quan hệ đối kháng giữa Việt Nam và Trung Quốc từ sâu xa lịch sử, mà xung đột tại Trường Sa chỉ là một điểm nối tiếp trong một chuỗi các sự kiện liên quan đến quan hệ lâu đời của hai nước.

Tuy nhiên, Việt Nam lại không đủ sức mạnh quân sự để chống lại các hành động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên biển Đông. Để chống lại ảnh hưởng lớn mạnh của hải quân Trung Quốc trên biển Đông, Việt Nam cần tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài, thế nhưng, lúc này Việt Nam vẫn không có mối liên hệ quân sự nào với Hoa Kỳ cho dù hai bên đã thiết lập mối quan hệ chính thức vào ngày 11 tháng 7 năm 1995. Thêm nữa, Hoa Kỳ tỏ thái độ rõ ràng là họ sẽ không can dự vào tranh chấp biển Đông.

Trong sự kiện bãi Vành Khăn, cũng cho thấy sự yếu thế của Philippines trong cuộc tranh chấp do không có lực lượng quân sự đủ mạnh. Thêm nữa, Philippines đã không lôi kéo được Hoa Kỳ vào tranh chấp này, ngoại trừ một tuyên bố về việc duy trì quyền tự do lưu thông cho các tuyến hàng hải quốc tế. Hoa Kỳ còn nhắc Philippines là tranh chấp này nằm ngoài phạm vi mà Hiệp ước Quân sự giữa Philippines và Hoa Kỳ ký ngày 30 tháng 8 năm 1951[25]. Hoa Kỳ không muốn can dự sâu vào tranh chấp này bởi vì không muốn gây tổn hại đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, Philippines đã chấp thuận ký kết Hiệp ước thăm viếng quân sự với Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1998[26] để có thể nâng cao mức độ răn đe về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

 

Cả Philippines và Việt Nam đều không thể dựa vào ASEAN như một chỗ dựa về an ninh truyền thống được. Tổ chức này không thể đưa ra những hỗ trợ nào đối với những hoạt động quân sự trên biển Đông.  ASEAN không có bất kỳ các thỏa thuận quân sự nào cũng như không có khả năng để xây dựng các lực lượng quân sự liên kết, vì vậy các thành viên ASEAN đành chấp nhận đối đầu với một mối đe dọa thường trực. Tất cả các thành viên ASEAN đều lo ngại về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, nhưng giữa họ với Trung Quốc có nhiều mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau từ chủng tộc, kinh tế và cả các quan hệ đối ngoại. Thêm nữa, các nước ASEAN cảm thấy họ không có lợi ích gì khi đối đầu về mặt quân sự trên biển Đông với Trung Quốc. Như vậy “ASEAN không có khả năng triển khai các hoạt động quân sự bởi vì không có đội quân thường trực nào của khối, cũng như không có thành viên nào sẵn sàng liên kết thành một liên minh quân sự[27].

 

4. Ý TƯỞNG VỀ MỘT BỘ LUẬT ỨNG XỬ TRÊN BIỂN ĐÔNG

 

Sự kiện bãi Vành Khăn đã khiến ASEAN lo ngại và đòi hỏi ASEAN phải hành động ngay. Philippines và Việt Nam với sự yếu kém về tiềm năng quân sự, đặc biệt là hải quân, đã phải tìm kiếm một sự hỗ trợ khác. Họ không thể dựa vào ASEAN như là một khối quân sự hoặc một liên minh quân sự, nhưng họ đã tranh thủ ASEAN thông qua biện pháp ngoại giao, thể hiện qua các cuộc thương lượng đa phương, từ đó có thể đưa ra một Bộ luật về ứng xử trên biển Đông, giúp duy trì vị trí của họ trên biển Đông trước một đối thủ mạnh hơn họ. Cho tới trước sự kiện năm 1995 này, ASEAN vẫn chưa có một tuyên bố công khai nào liên quan đến các thành viên khác ngoài khối về vấn đề biển Đông, nhưng ASEAN hy vọng Trung Quốc sẽ cùng ASEAN chấp thuận một Bộ luật về ứng xử trên biển Đông từ đó có thể kìm chế Trung Quốc trong việc sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp biển này.

 

Một cuộc đối thoại đa phương về giải quyết tranh chấp biển giữa Trung Quốc và ASEAN được thiết lập lần đầu tiên thông qua một Hội thảo mang tên “Kiểm soát xung đột tiềm tàng ở biển Đông” (Managing Potential Conflicts in the South China Sea). Hội thảo này được tiến hành tại Indonesia với sự bảo trợ tài chính của Canada, Hội thảo đã tập trung vào việc xây dựng lòng tin giữa các bên trước khi giải quyết tranh chấp này. Hội thảo đã tránh đụng chạm đến vấn đề chủ quyền và tập trung vào việc cùng hợp tác. Các cuộc hội thảo diễn ra trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã luôn khuyến khích thực hiện các cuộc đối thoại đa phương để kiểm soát các xung đột cũng như sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột. Tháng 1 năm 1990, một hội thảo nhỏ đã diễn ra tại Bali để làm tiền đề cho một cuộc gặp gỡ sơ bộ giữa sáu nước thành viên ASEAN. Hội thảo tiếp theo được tổ chức vào tháng 7 năm 1991 tại Bandung bao gồm các thành viên ASEAN và cả Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Lào. Trong bài diễn văn khai mạc, Ngoại trưởng Indonesia Ali Alatas đã tuyên bố: “quan điểm của chúng tôi là tiếp tục tìm kiếm một khuôn khổ hợp tác chung thay cho các xung đột tiềm tàng, mà trong đó tất cả các bên tham gia đều có lợi[28]. Tuy vậy, hội thảo đã kết thúc với kết quả không như mong đợi.

 

Tháng 7 năm 1992, các Ngoại trưởng của các nước ASEAN đã cùng nhau ký Tuyên bố biển Đông (Declaration on the South China Sea) tại Manila – thủ đô Philippines, nối tiếp ý tưởng của Hội thảo Bandung trước đó. Tuyên bố Manila chính là sự thể hiện thái độ một cách công khai đầu tiên của ASEAN, tuy nhiên, Tuyên bố này không nhằm vào vấn đề giải quyết chủ quyền mà tập trung vào chính sách ngoại giao phòng ngừa (self – restrain), các biện pháp giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực. Tất cả các quy định này đều dựa trên những quy phạm và nguyên tắc cơ bản được đề cập trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN năm 1976. Đây chính là tiền thân của ý tưởng về một bộ luật ứng xử trên biển Đông chủ yếu dựa trên phòng ngừa các xung đột xảy ra hơn là giải quyết các xung đột. Cho dù vẫn còn tồn tại những yêu sách chồng lấn khác biệt nhau, nhưng các quốc gia thành viên vẫn cùng nhau chia sẻ quan điểm là duy trì sự ổn định trong khu vực và tránh đối đầu với Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, thành công của Tuyên bố Manila bị giảm bớt rất nhiều bởi thiếu sự ủng hộ từ các quốc gia trực tiếp liên quan. Trong khi Việt Nam sẵn sàng ủng hộ thì Trung Quốc kiên quyết không thừa nhận Tuyên bố Manila và không chấp nhận các nguyên tắc trong Tuyên bố này. Bắc kinh luôn nhắc rằng họ muốn các cuộc gặp gỡ song phương hơn là một giải pháp đa phương cho cuộc tranh chấp biển Đông. Còn Hoa Kỳ thì không tỏ vẻ gì là ủng hộ cho Tuyên bố và luôn giữ vai trò trung lập, không để bị lôi kéo vào tranh chấp.

 

Tại Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) gặp gỡ lần thứ nhất vào tháng 7 năm 1994, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham (Qian Qichen) đã nhắc lại quyết tâm hòa bình loại bỏ biện pháp sử dụng sức mạnh để giải quyết tranh chấp của Bắc kinh[29]. Tuy nhiên, Trung Quốc lại từ chối tranh luận về vấn đề chủ quyền trong một diễn đàn đa phương. Trung Quốc muốn hướng tới việc sẽ đóng vai trò chi phối trong những cuộc đối thoại với các quốc gia tham gia tranh chấp thông qua những cuộc đàm phán song phương. Trải qua các cuộc thỏa thuận đầy trắc trở như vậy, ý tưởng về bộ luật ứng xử trên biển Đông ngày càng được tiến triển. Trước cuộc gặp của Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần 2 diễn ra vào tháng 8 năm 1995, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham tỏ ra nhượng bộ đối với các thành viên ASEAN. Ông ta tuyên bố rằng Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ đa phương về vấn đề quần đảo Trường Sa thay vì tổ chức các cuộc đối thoại song phương, và ông ta cũng chấp nhận việc dựa theo Công ước Luật biển năm 1982 để làm cơ sở cho các thương lượng[30]. Việc nhượng bộ này của Trung Quốc là kết quả của việc đoàn kết giữa các thành viên ASEAN trước sự kiện bãi Vành Khăn cũng như các quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng nó cũng không làm thay đổi mục tiêu của Trung Quốc đối với biển Đông, điều này thể hiện ở chỗ Bắc Kinh vẫn luôn từ chối giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ biển, và liên tục lặp lại các yêu sách về lãnh thổ chiếm gần trọn khu vực biển Đông.

 

Trong cuộc gặp gỡ thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 năm 1999, Philippines, với sự ủng hộ của Việt Nam, đã trình bày ra một bản dự thảo cho bộ luật ứng xử trên biển Đông. Đây chính các quy định dựa trên ý tưởng về các thỏa thuận nhằm kiểm soát hòa bình các tranh chấp thông qua việc ngăn ngừa các tình huống xấu. Cụ thể, nó nhằm vào việc ngăn ngừa các hành động chiếm đóng của các bên tranh chấp và duy trì sự hiện diện quân sự trên các đảo nhỏ không có người ở. Dự thảo này có vẻ khả thi hơn là Tuyên bố năm 1992. Nó cố gắng bỏ qua việc khẳng định các nguyên tắc như là những điều kiện tiên quyết, và cung cấp một khuôn khổ hợp tác phát triển chung cho khu vực quần đảo Trường Sa. Đề xuất của Philippines đã bị Trung Quốc và Malaysia phản đối[31]. Malaysia cho đến những năm 1990 của thế kỷ XX vẫn còn chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Trường Sa nhưng lập trường đối ngoại trong vấn đề biển Đông của họ đã dần thay đổi theo năm tháng và trở nên gần gũi với quan điểm của Trung Quốc. Malaysia cũng từ chối việc giải quyết vấn đề chủ quyền, Malaysia dường như thích việc thương lượng song phương với Trung Quốc hơn là ràng buộc pháp lý vào một bộ luật của khu vực hay là một một dàn xếp đến từ bên ngoài. Trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 1999, vị chủ tọa của hội nghị đã nói rằng “các lãnh đạo của các quốc gia thành viên cùng với chính phủ của họ sẽ gửi một bức Công hàm đến các Ngoại trưởng một bản sơ thảo của bộ luật, các ý kiến đóng góp cũng sẽ được tiếp nhận để cho bộ luật nhận được sự ủng hộ rộng rãi[32].

 

Malaysia đã đề xuất một ý tưởng về giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa tại cuộc gặp gỡ của các Ngoại trưởng ASEAN tổ chức vào tháng 7 năm 2002 tại Brunei. Tuy nhiên, đây chỉ là một văn bản không có tính ràng buộc pháp lý, thậm chí còn thất bại trong việc đề cập đến tên gọi Trường Sa theo tiếng Anh (Spratlys). Theo văn bản này, các tuyên bố của các bên tham gia được xác định một cách mập mờ, trong khi theo tinh thần bộ luật là các tuyên bố phải được các bên tham gia công bố công khai. Hầu hết các thành viên ASEAN đã từ chối ủng hộ đề xuất này của Malaysia, riêng Philippines và Việt Nam thì muốn có một văn bản mang tính ràng buộc pháp lý đối với các bên tham gia tranh chấp biển Đông. Không đủ khả năng để quyết định vấn đề, các Ngoại trưởng đã đưa ra thông cáo chung rằng quyết định của họ đưa ra trong vấn đề này là các thành viên cùng với Trung Quốc đưa ra một Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên biển Đông[33].

 

Các Ngoại trưởng các nước ASEAN và Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) cuối cùng đã cùng nhau ký kết Tuyên bố chung về các quy tắc ứng xử trên biển Đông bên lề cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Cambodia. Tuyên bố này được đưa ra với ý định ngăn ngừa sự căng thẳng của các tranh chấp biển và nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra các xung đột quân sự trên vùng biển tranh chấp này. Các thành viên cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước luật biển, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN năm 1976, và năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Một lần nữa các thành viên tham gia nhắc lại cam kết tôn trọng “quyền tự do hàng hải và tự do thực hiện các chuyến bay trên bầu trời của biển Đông[34]. Họ đã đồng ý với nhau việc giải quyết các tranh chấp biển bằng biện pháp hòa bình “không sử dụng sự đe dọa hay các hành động vũ lực mà thông qua các cuộc trao đổi thân thiện và các cuộc thương lượng giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế[35]. Các thành viên đã trịnh trọng cam kết thực hiện nguyên tắc phòng ngừa để có thể dập tắt các tranh chấp, gia tăng các nỗ lực “nhằm xây dựng lòng tin và các cơ chế đối thoại giữa các bên liên quan[36].

Như vậy, việc ký kết Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên biển Đông giữa các bên liên quan năm 2002 (DOC) là bước đầu tiên cho một khuôn mẫu áp dụng cho việc giảm thiểu các căng thẳng đối với những tranh chấp liên quan đến Trường Sa. Tiến trình ngoại giao đã được bắt đầu rất nhanh sau sự kiện Trung Quốc đổ bộ lên bãi Vành Khăn. Tuyên bố (DOC) cho thấy mong muốn của các bên liên quan trong tranh chấp Trường Sa là sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các bất đồng. Nó đưa ra cảnh báo về việc sử dụng vũ lực trên biển Đông và gửi một tín hiệu rằng các bên liên quan sẵn sàng hợp tác với nhau trong việc cùng nhau giải quyết vấn đề này. Nó góp phần làm giảm thiểu các xung đột giữa các bên liên quan. Tuyên bố này “xác nhận một cách dứt khoát rằng sự hiện diện của Trung Quốc ở biển Đông sẽ không gây nguy hại cho nền hòa bình của khu vực[37]. Điều đó cho thấy, mặc dù với tính chất quan trọng là cam kết đa phương mở đường cho việc hợp tác trong khu vực tranh chấp, nhưng Tuyên bố này không được coi là một bước tiến quan trọng cho việc kiểm soát các xung đột và cung cấp các giải pháp. Nó không giúp ngăn chặn các va chạm hay các nguồn hiện hữu của xung đột, như việc bắt giữ các ngư dân bởi các lực lượng hải quân của các nước khác vẫn luôn diễn ra, hay như việc tiếp tục bành trướng các thế lực quân sự trên các đảo nhỏ. Hay nói như Tonesson, Tuyên bố này “không thiết lập một cơ chế ràng buộc pháp lý các bên tham gia như một bộ luật, mà nó chỉ đơn giản là một tuyên bố chính trị[38].

Sự thất bại của việc đưa ra một bộ luật là do tất cả các bên liên quan. Trong đó, Trung Quốc luôn nhắc đi nhắc lại rằng chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là không thể tranh cãi. Trung Quốc luôn không muốn bị ràng buộc đối với một bộ luật có tính chất đa phương quy định về cách ứng xử trên biển Đông. Hơn nữa, bộ luật này giới hạn các vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng cách đưa vào khuôn khổ thông qua các cuộc đối thoại hơn là giải quyết vấn đề chủ quyền. Chưa kể tới việc lập trường các bên trong ASEAN cũng không đồng nhất. Sự đoàn kết giữa các quốc gia trong khối ASEAN vẫn còn thiếu vắng, cụ thể là Malaysia luôn đưa ra một lập trường riêng biệt, không tương đồng với lập trường của Việt Nam và Philippines. Các quốc gia tham gia trong tranh chấp biển Đông là thành viên của khối ASEAN chưa sẵn sàng gác lại những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trong tranh chấp để cùng nhau đi đến một giải pháp mà tất cả các bên cùng tham gia hợp tác. Cuối cùng, sự hợp tác trên biển Đông bị cản trở bởi sự không tin tưởng lẫn nhau ngay cả giữa các bên tranh chấp là thành viên ASEAN. Các bất đồng giữa các thành viên ASEAN vẫn luôn tồn tại, vì thế vẫn khó mà đi đến việc xây dựng một bộ luật về hành xử trên biển Đông được[39].

5. KẾT LUẬN

Các tranh chấp trên biển Đông vẫn còn ở trạng thái để mặc cho nó tồn tại (status quo). Các biện pháp ngoại giao nhằm mục đích kiểm soát các xung đột, hay các giải pháp đưa ra cũng bị giới hạn rất nhiều. Tuyên bố biển Đông năm 1992 chỉ giới hạn được trong phạm vi các thành viên trong khối ASEAN, còn Tuyên bố về các quy tắc ứng xử trên biển Đông năm 2002 dựa trên lập trường đa phương nhằm giải quyết xung đột bằng những phương pháp hòa bình, tuy vậy, trong khi vẫn chờ đợi để giải quyết một cách trực tiếp các tranh chấp thì Tuyên bố năm 2002 vẫn chỉ giới hạn như là một thỏa thuận chính trị. Mặc dù việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc cũng như các bên tham gia tranh chấp khác nhằm kiểm soát các đảo không người ở vẫn tiếp tục diễn ra, thì trên biển Đông đến nay vẫn chỉ có thể duy trì các biện pháp mang tính chính trị hơn là quân sự. Cho đến nay Trung Quốc vẫn thành công trong việc chia rẽ và đe dọa về mặt quân sự đối với các thành viên ASEAN. Trong cuộc họp hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Huahin (Thailand) tháng 10 năm 2009, các quốc gia ASEAN vẫn đồng ý tiếp tục việc đàm phán song phương với Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông.

Tuy nhiên, đã có thêm một số tia hy vọng cho sự ra đời của bộ luật ứng xử biển Đông, đặc biệt với sự lên tiếng của Ngoại trưởng Hoa Kỳ ngày 23/07/2010 tại Hà Nội: “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”…Hoa Kỳ ủng hộ Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông của ASEAN - Trung Quốc năm 2002. Chúng tôi khuyến khích các bên tiến tới một  sự thoả thuận đầy đủ về  Bộ luật  ứng xử. Hoa Kỳ chuẩn bị tạo điều kiện cho các sáng kiến và các biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với tuyên bố”[40].

Trước đó ít ngày, Indonesia đã có công hàm phản đối chính thức trước các yêu sách vô lý của Trung Quốc trên biển Đông[41].

Có lẽ, với lập trường tích cực như vậy của Hoa Kỳ, có thể tạo những động lực lớn cho việc hình thành Bộ luật ứng xử trên biển Đông.

Trong thời gian tới, một cuộc xung đột vũ trang lớn dẫn đến tình trạng đối đầu giữa Trung Quốc và ASEAN khó có thể xảy ra, thế nhưng những va chạm quân sự vẫn luôn có thể xuất hiện. Trong tương lai xa hơn, các tranh chấp trên biển Đông có thể trở thành mối đe dọa quân sự nghiêm trọng đối với cả Trung Quốc, ASEAN và các quốc gia khác có liên quan nếu các bên cứ tiếp tục chạy đua trang bị sức mạnh quân sự. Trong bối cảnh giá dầu mỏ trên thị trường thế giới luôn tăng, đặc biệt ở những năm gần đây, thì môi trường chiến lược ở biển Đông còn có thể có những diễn biến mới hết sức phức tạp, khó lường. Môi trường chiến lược biển Đông có thể tốt hơn hoặc xấu hơn tùy thuộc vào các điều kiện địa chính trị trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt môi trường này sẽ tùy thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa Trung Quốc với khối ASEAN. Có nhiều lý do để chúng ta có thể lạc quan hơn khi xem xét lại những xung đột cũng như các biện pháp giải quyết trước đây.

Có lẽ trong tương lai gần, các quốc gia tham gia trong tranh chấp biển Đông vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề chủ quyền, vốn là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm khi chủ quyền đối với các bên là thiêng liêng và hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta có thể trông chờ vào việc các bên liên quan có thể đưa ra một giải pháp có tính chất dung hòa là tất cả các bên cùng nhau hợp tác khai thác và phát triển chung trên những vùng biển tranh chấp này.

 Hoàng Việt


 


[1] Ji Guoxing, “Rough Water in the South China Sea: Navigation Issues and Confidence – building Measure”, East – West Center, 2001.

[2] Christopher C. Joyner, Toward a Spratly Resource Development Authority: Procursor Agreements and Confidence Building Measures, ed. Myron H. Norquist and John Norton Moroe, Security Flashpoints: Oil, Islands, Sea Access and Military Confrontation (1997).

[3] Scott Snyder, Brad Glosserman and Ralph A. Cossa, “Confidence Building Measures in the SCS”, (2001), No.2, Issue and Insights, at 10.

[4] Bruce and Jean Blanche, Oil and Regional Stability in the South China Sea, Jane’s Intelligence Review, No. 1995, at 511 – 514.

[5] Annual report to congress, Military Power of the People’s Republic of China, 2009, Office of the Secretary of Defense, Department of Defence, United of States of America, p. 3

[6] Annual report to congress, Military Power of the People’s Republic of China, 2009, Office of the Secretary of Defense, Department of Defence, United of States of America, p. 4.

[7] M. Leifer, Chinese economic reform: The impact on policy in the South China Sea, in G. Segal and R. H.  Yang (eds) Chinese Economic Reform: The impact on Security, London: Routledge, 1996, p. 142.

[8] James Holmes , Toshi Yoshihara , A Chinese turn to Mahan? In China Brief, http://www.jamestown.org/programs/chinabrief/single/?tx_ttnews%5Btt_news%5D=35172&tx_ttnews%5BbackPid%5D=414&no_cache=1

[9] Chuỗi đảo thứ nhất (first island chain): Năm 1985, Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đề ra chiến lược phòng thủ trên biển, trong đó đề cập tới khả năng hoạt động và thống trị ngoài khơi trong khu vực “hai chuỗi đảo”: Chuỗi đảo thứ nhất được mô tả như một đường nối qua các đảo Kurile, Nhật Bản, đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines và Indonesia (từ Borneo tới Natuna Besar). Chuỗi đảo thứ hai chạy từ đường Bắc – Nam từ Kuriles qua Nhật Bản, các đảo Bonin, các đảo Mariana, các đảo Caroline và Indonesia. Hai chuỗi đảo này vẽ thành một khu vực biển rộng khoảng 1800 dặm biển tính từ bờ biển Trung Quốc, bao gồm phần lớn Biển Hoa Đông và các tuyến đường giao thông biển tại Đông Á. Xem thêm: http://www.globalsecurity.org/milita...e-offshore.htm


 

[10] UNCLOS, điều ( 3) 121

[11] Daniel Dzurek, The Spatly Islands Dispute: Who’s on first?, International Boundary Reseach Unit, Maritime Brief, Volume 2, Number 1, p. 12

[12] Mark J. Valencia, John M. Van Dyke,  and Noel A. Ludwig, Sharing the resouces of the South China Sea, Martinus Nijhoff Publishers, 1997,  p. 30

[13] Ministry Of Foreign Affairs, Socialist Republic Of Vietnam,  The Hoang sa (Paracel) and Truong sa (Spratly) Archipelagoes and international law,  Hanoi, 1988.

[14] Các thành viên đầu tiên của ASEAN bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, Singapore và năm 1984 có thêm Brunei.

[15] Greg Austin, China's Ocean Frontier: International Law, Military Force, and National Development, Allen & Unwin, 1998

[16] Greg Austin, cited

[17] Daniel Dzurek,  cited, p.22

[18] Greg Austin, cited.

[19] Ralf Emmers,Maritime disputes in the South China Sea Strategic and diplomatic status quo”, in Maritime Security in Southeast Asia, Routlege Security in Asia Series, 2007, pp 49 – 61.

[20] ASEAN lúc này mới chỉ có các thành viên là Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thailand và Brunei. Việt Nam gia nhập vào ASEAN năm 1995.

[21] Jing-dong Yuan, China-asean relations: Perspectives, prospects and Implications for u.s. interests, October 2006, http://www.StrategicStudiesInstitute.army.mil/, p. 9.

[22]Daniel Dzurek, The Spatly Islands Dispute: Who’s on first?, International Boundary Reseach Unit, Maritime Brief, Volume 2, Number 1, p. 39

[23] D. Shambaugh, China egages Asia: Reshaping the regional order, International Security, Vol. 29, No. 3, Winter 2004/05, p. 64.

[24] Chin Yoon Chin, Potential for conflict in the Spratly islands, Naval Postgraduate School, Monterey California, 2003, p. 53

[25] Ralf Emmers, The De- Escalation of the Spratly Dispute in Sino – Southeast Asian Relations, S. Rajaratnam School of International Studies, Singapore, 6 June 2007, p. 16

[26]Jing-dong Yuan, China-asean relations: Perspectives, prospects and Implications for u.s. interests, October 2006, http://www.StrategicStudiesInstitute.army.mil/, p. 11

[27] M. Leifer, ASEAN as a model of a  security community, in H. Soesastro (ed) ASEAN in a changed regional and international Political Economy, Jakarta: Center for Strategic and International Studies, 1995, p. 141.

[28] Ali Alatas, Address Opening The Second Workshop on “Managing Potential Conflicts in the South China Sea”, Bandung, Indonesia, 15 July 1991.

[29] Ralf Emmers, Maritime disputes in the South China Sea Strategic and diplomatic status quo”, in Maritime Security in Southeast Asia, Routlege Security in Asia Series, 2007, pp 49 – 61, cited, p. 55

[30] S. W. Simon, ASEAN Regional Forum, in W. M Carpenter and D. G. Wiencek (eds) ASIAN Security Hanbook: An Asessment of Political – Security Issues in the Asia – Pacific Region, New york: Me Sharpe, 1996, p. 47.

[31] Wu Shicun, Ren Huaifeng, More than a Declaration: A Commentary on the Background and the Significance of the Declaration on the Conduct of the Parties in the South China Sea, Chinese Journal of International Law, 2003, 311.

[32] Chairman’s Press Statement, Third Infomal Summit of the ASEAN Heads of State Government, Manila, Philippines, 28 November, 1999.

[33] Joint Communique of the 35th ASEAN Ministerial Meeting, Bandar Seri Begawan, Brunei, 29 – 30 July, 2002.

[34] Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea. Phnom penh, Cambodia, 4 November 2002.

[35] Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea. Phnom penh, Cambodia, 4 November 2002.

[36] Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea. Phnom penh, Cambodia, 4 November 2002.

[37] Liselotte Odgaard, “The South China Sea: ASEAN’s Security Concerns about China” in Security Dialogue, Vol. 34, No. 1, March 2003, p. 22

[38] Stein Tonesson, “Sino – Vietnamese Rapprochement and the South China Sea Irritant” in Security Dialogue, Vol. 34, No. 1, March 2003, pp. 55 – 56.



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Hội Luận Về Biễn Đông
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc, thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt