Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




VẤN ĐỀ CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH
Nguyễn Quang

I.- Vào bài

Nhân đọc bài Ông Trần Hiếu phỏng vấn đức Cha Nguyễn Thái Hợp thuộc Điạ phận Vinh vào dip
Hè 2011 về Công Lý và Hoà Bình, đầu bài có trích dẫn một câu trong Thánh Kinh, theo thiển ý thì
đại ý là muốn có Hòa Bình thì toàn dân phải làm sống dậy mối Tinh liên đới để cùng nhau thực
hiện công lý xã hội. { ( 1 ): Xem bài phỏng vấn đính kèm ở dưới bài.}

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới
(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

Theo Đức Cha phương pháp xây dựng Hòa Bình khi “ Biển Đông dậy sóng “ thì phải dùng viên
đạn “ Đoàn kết Dân tộc “ làm phương tiện để thực hiện. Đó là tiêu đề của bài Phỏng vấn. Đây là
lời phát biểu của ít ỏi vị trong hàng Giám mục yêu nước, phản ảnh “ tinh thần hiền lành như bồ câu (
Chim Tiên:Nhân ) và khôn ngoan như rắn ( Rồng : Trí ).”

II.- Vị trí của người Công giáo Việt Nam

Đứng trên cương vị của một Công dân của nước Việt Nam, mà không là một Giáo dân Công giáo
để đối diện với sự xâm lăng ngang ngược của kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, cụ thể là sự Tham tàn
và Cường bạo của các nhà cầm quyền Tàu qua 4708 năm nay ( 2697 { Hiên Viên Hoàng Đế }+ 2011
), là mối hiểm họa ngàn đời của Dân tộc Việt Nam, vì họ cai trị hà khắc và đem quân đánh chiếm liên
miên nên dân Việt Nam không sao thoát được ra cảnh Bần cùng và Thất học, vì “ Bất học vô thuật “,
bị vây khổn, nên khó tìm ra lối thoát chung, lối thoát của toàn Dân tộc. Lối thoát truớc tiên là xoá cái
họa “ Bần cùng sinh đạo tặc”, do sự bất công xã hội mà ra. Dân tộc chúng ta đã và đang lâm trận
với Thù Trong và Giặc Ngoài và ngay với kẻ Nội thù trong mỗi chúng ta! Không diệt được Nội thù
thì không có Nội lực để chống ngoại xâm được. Không có bàn tay của toàn dân cùng với sức mạnh
tinh thần, Tâm linh thì không thể làm nổi.

Đây là mặt trận mà Cụ Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo: “ Lấy Chí Nhân và Đại Nghĩa đề
thắng Tham tàn và Cường bạo” hay lấy “ Tinh thần Bác ái của toàn dân để thực thi Công lý xã hội
mới có đủ Nội lực để thắng kẻ thù hung hiểm. Các chính quyền Tàu xưa nay là “ Tham tàn và Cường
bạo, nay còn thêm tinh thần xảo quyệt và gian manh của Quốc tế vô sản, nên vô cùng hung hiểm và
ngang ngược. Chúng ta không tự trau dồi cho Chí Nhân và Đại Nghĩa thì khó lật được thế cờ!

Tôi chỉ đề cập đến vấn đề trong cương vị của một thất phu có chút ưu tư về tiền đồ của đất nước. Tôi
phải đứng trên vị trí của Công dân “ là vì nhiệm vụ công dân trong lúc này rất quan trọng, nếu quên
nhiệm vụ công dân mà chỉ thực hiện nhiệm vụ Giáo dân thì là một sai lầm lớn, vì bỏ cái to mà ôm cái
nhỏ, bỏ Gốc mà giữ Ngọn, có bảo vệ được toàn dân và giữ được nước nhà thì mảnh đất rao giảng và
hành đạo của người Giáo dân mới còn.

Người Công giáo tuy phải có “ tinh thần quốc tế “ nhưng không thể bỏ quên “ trách nhiệm địa
phương “, địa phương đang hàng ngày nuôi dưỡng mình mọi thứ, lại nữa hơn bao giở hết, trong lúc
này Trách nhiệm Công dân và Tình liên đới Dân tộc là điều vô cùng hệ trọng, bỏ quên điều này
thì quên tinh thần Liên đới, mất tình Liên đới thì mất Hòa bình, mất Hòa bình thì tinh thần Tôn giáo
không còn và gây ra quốc nạn. Mỗi người công giáo phải là một viên gạch xây dựng Hòa bình bằng
mối liên đới Hòa là điều mỗi giáo dân phải ghi lòng tạc dạ. Việc này không thể lờ đi lối sống “ Canh
tân và Hoà giải “ do Cộng đồng Vatiacan đề ra đã gần 50 năm nay.

Để mối liên hệ Giáo dân với hàng Giáo phẩm cũng như Đồng bào Việt Nam được thắt chặt hơn, nhất
là lúc nước nhà lâm nguy, thiết tưởng các vị trong hàng Giáo phẩm không thể quên đi nhiệm vụ công
dân của mình được, ngày thường thì các ngài rao giảng Về Bác ái để thực hiện lẽ sống công lý xã hội
để kiến tạo hòa bình, còn lúc biến nên phải tòng quyền, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, thì các ngài
không thể không noi gương Đức Giáo hoàng Chân phước Gioan Phao ô II, ngài dọa từ bỏ ngôi Giáo
hoàng để cùng nhân dân Ba Lan chống lại sự xâm lăng của Liên Xô. Bài học đó còn nóng hổi.

Việc làm nhiệm vụ công dân là ra sao do sáng kiến riêng của các ngài, nhưng bây giờ thiết tưởng
không thể xài tinh thần Lenteur romaine “ đánh giặc theo sau “ được nữa, vì nay đất nước đã bị vây
khổn tứ bề, mọi thứ trong nước đều bị lũng đoạn, mưu toan chiếm cứ lại được “ gà nhà “ cúc cung
tận tụy giúp đỡ, một khi mọi sự đã sẵn sàng, chỉ cần thời cơ thuận lợi bấm nút nữa là xong, đến khi đó
thì khó mà trở lại được như cũ nữa. Nay là thời cơ rất nhạy cảm để thực hiện thâm mưu của họ, khi
mọi sự đã rồi thì không ai có thể giúp Dân tộc mình thoát hiểm được. Những tháng ngày nô lệ đang
chờ đợi nhân dân chúng ta!

III.- Tình Liên đới

Bây giờ là thời đại toàn cầu hóa, do các phương tiện giao thông và truyền thông thuận lợi và quá
nhanh, cả địa cầu đã thành như một cái làng ngày xưa. Với những nền văn hoá, văn minh khác nhau,
những nếp sống khác nhau, ngôn ngữ khác nhau do Không gian, thuỷ thổ khác nhau, con người phần
nào đã đánh mất “ mối liên hệ Người “ với nhau. Tuy ngày nay đã có Tổ chức Liên Hiệp Quốc tìm
cách giải quyết những xung khắc trên thế giới, nhưng thiết tưởng còn hạn chế. Nền Hoà bình của
Liên Hiệp Quốc nếu có chỉ là Hoà bình, may ra làm im một số tiếng súng nhờ đối thoại, chừng nào
còn dùng tiếng súng làm át tiếng súng, mà tiếng lòng còn sôi sục sôi bốc lửa thì vẫn còn Hận thù gây
Chiến tranh, tuy ngưng giết con người, nhưng lại âm ỉ giết Tình Người!. Nều các tôn giáo không giúp
giải quyết nan đề một cách hữu hiệu thì tôn giáo mất hết chức năng. Tình thì bao la nên có khả năng
Nối kết bao bọc những người có Tình lại với nhau. Còn Lý thì để soi đường Công chính trong từng sự
việc rõ ràng, nên lại có tính chất cách chia. Tình Lý có Hoà hai thì mới có khả năng tạo hòa khí.

Mọi rối loạn Xã hội tuy được diễn ra dưới muôn vàn hìện tượng , nhưng ta có thể gộp lại vào hai
chữ “ Bất Công “, tức là lối hành xử của con người với nhau không còn “ Phải Người phải Ta “
nữa “. Sự Bất công gây ra sự Bất Hòa làm rối loạn xã hội. Những hành động của những con người
gây ra Bất Công cũng được thể hiện dưới muôn vàn hình thức, nhưng ta cũng có thể gộp lại vào hai
chữ “ Bất Nhân “, chỉ có con Người bất Nhân mới đang tâm gây ra Bất công, họ ăn nói hành xử
làm thương tổn nhân cách con người, họ hiếp đáp hành hạ, cướp bóc giết chóc không những từng
con người mà còn tàn sát tập thể nữa. Nhân dân Việt Nam đã gánh chịu bao nhiêu đau thương qua
trường kỳ Lịch sử của 1000 năm độ hộ Bắc phương và 100 năm cai trị của Tây phương. Cái đau xót
đó không xót xa bằng anh em đồng bào đi học khôn người ngoài bằng cách rước của độc nhất của Tây
phương là chủ nghĩa CS về gây Hận thù để giết tập thể trong cải cách ruộng đất, trong Tết Mậu Thân
nhất là trong cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt “ sinh Bắc tử Nam “ cũng như trong các trại Tù cải tạo
vừa qua . Hơn 60 năm làm Cách mạng vô sản của đảng CSVN là hơn 60 năm tàn sát hết con người
tinh hoa của Dân tộc, phá tận gốc chút tinh hoa còn rơi rớt lại của nền Văn hoá Cha ông, phá hết mọi
hạ tằng cơ sở cũng như thượng tằng kiến trúc, dọn đường cho âm mưu thốn tính của Bắc phương. Chế
độ độc tài nào cũng phải Bần cùng hoá và Ngu dân, nhất là phá cho tận nền văn hóa để dễ bề thôn
tính và đồng hóa, CSVN đã làm rất tốt hai vấn đề trện cho đảng và đem kẻ thù vào cướp nước, do đó
họ mới tự hào là đỉnh cao, là lương tâm của nhân loại! . Ngày nay luân thường đạo lý đã hầu như bị
đào thải, cả nước vùng lên lọc lừa dẫm đạp lên nhau mà sống, đất nước đã được đem bán đoạn cho
kẻ thù ngàn năm của Dân tộc để trả nợ mua vũ khí giết Đồng bào!“ Cái nhìn “ tốt Đạo đẹp Đời “chỉ
còn là khẩu hiệu an ủi nhau trong cơn đau buốt mà thôi!

Cái nguồn gốc của Quốc Nạn và Quốc Nhục là do con người bỏ gốc Tình tức là nguồn sống Tâm linh,
nên chỉ còn Duy lý một chiều theo đường gian ác mà tàn hại nhau, nghĩa là đã bỏ Tình Đồng bào làm
cắt đứt tình Liên đới. Cái tình Đồng bào bắt nguồn từ Nhân, Trí, Dũng. Có Nhân thì Kính trọng
Yêu thương mọi người, vạn vật và cả vũ trụ nữa, khi đã có lòng Nhân thì mới có thể thi hành đức
Nghĩa, tức biết cách ăn ở công bằng để sống Hòa với nhau mà làm Người, khi đó mới xứng đáng
là con Chúa, con Phật, cũng như tinh hoa của Trời Đất. Bác ái, Công bằng hay Bi, Trí Dũng hay
Nhân, Trí, Dũng tuy danh xưng khác nhau nhưng nội dung chẳng khác. Cộng đồng Vatican II đã có
sắc lệnh về Công lý và Hoà bình, mà chưa được lưu tâm đủ, không thiết lập được công lý xã hội một
cách tương đối thì không thể có Hoà bình. Tinh thần Hòa bình là tinh hoa, là đỉnh cao của các tôn
giáo .

IV.-Vấn đề công bằng.

Nếu chúng ta không đi sâu vào vấn đề thì công bằng chỉ là danh từ trừu tượng, mỗi người hiểu một
cách khác nhau, nên khó thông cảm được, thường Toà án lấy quả cân có hai mâm cân bằng nhau làm
biểu tượng, nhưng vẫn chưa có gì cụ thể, trong thế giới con người thì mọi sự phức tạp hơn nhiều.
Câu hỏi được đặt ra:

1.- Ai cần và tại sao lại phải có công bằng? Thưa con Người cần, vì thiếu sự công bằng thì
làm cho xã hội rối loạn, vì nạn” kẻ ăn không hết người lần không ra “ , cứ gây chiến tranh, làm cách
mạng dày xéo nhau mà sống!.

2.- Mỗi con Người trong loài người khi được sinh ra thì thể xác và tinh thần có cân bằng nhau
với những người khác không ? Thưa không. Tại sao? Vì Thượng Đế sinh ra loài người, Tổ tiên, Cha
Mẹ ta sinh ra ta như thế, Thượng Đế chẳng nói năng gì, Cha Mẹ cũng chẳng biết gì hơn, nên mỗi
chúng ta không làm được gì hơn, nên ta phải chấp nhận sự mất công bằng Thiên bẩm này.

3.- Một vấn nạn được đặt ra : Có thể nào chấp nhận sự mất công bằng bẩm sinh mà sống một
cách vô tư không ?. Kẻ thì làm ra nhiều, người thì làm được ít hơn, người không làm ra được gì! Sự
cách biệt giàu nghèo ngày một càng lớn hơn, cảnh đa số nghèo đói được quy cho Bất công xã hội.Nếu
con người không can thiệp vào để cải thiện tình thế, cứ để cho sự bất công lan tràn thì sẽ gây ra chiến
tranh, mà giết hại nhau và đạp đổ hết công lao xây dựng của loài người. Hai cuộc thế giới chiến tranh
và Hoạ CS là điển hình. Nhân loại cứ nhào lộn trong cảnh “: mạnh được yếu thua, Cá lớn nuốt cá
bé “ mãi hoài sao?

V.- Dụ ngôn về Thiên bẩm

( Trích ba dụ ngôn trong Tân Ước Mã Thi. Thánh kinh hội Quốc tế xuất bản 1994 )

“ Nước Trời giống như trường hợp người Chủ lên đường viễn du, gọi các đầy tớ vào, ủy thác cho
họ tài sản của mình. Chủ giao cho mỗi người tuỳ khả năng: Người thứ nhất 50 lạng vàng, người
thứ nhì 20 lạng và người thứ ba 10 lạng.

Sau khi chủ lên đường, người 50 lạng lập tức kinh doanh, lời được 50 lạng. Người 20 lạng cũng đầu
tư, thu lời 20 lạng, còn người nhận 10 lạng đào đất chốn dấu số vàng của chủ. Sau một thời gian
khá lâu, chủ trở về, tính sổ với các đầy tớ.

Người nhận 50 lạng đem thêm 50 lạng đến trình: “ Thưa Chủ, 50 lạng vàng chủ giao, tôi làm thêm
được 50 lạng nữa “. Chủ khen: “ Tốt lắm, con rất ngay thật trung thành. Con đã trung thành trong
việc nhỏ, nên sẽ được uỷ thác nhiều việc lớn. Con đến đây chung vui với ta.

Người nhận 20 lạng cũng bước đến thưa chủ: “ 20 lạng vàng chủ giao, tôi làm lời thêm 20 lạng

nữa. Chủ khen: “ Con rất ngay thật trung thành. Con đã trung thành trong việc nhỏ, nên đã được uỷ
thác nhiều việc lớn. Con đến đây chung vui với ta “.

Người nhận 10 lạng đến phân trần: “ Thưa Chủ, tôi biết chủ khắt khe, hay gặt hái trong chỗ không
gieo, thu hoạch ở nơi không trồng. Vì lo sợ nên tôi tím chỗ chôn dấu vàng của chủ, và đây tôi xin
giao lại số vàng cho chủ. “
Chủ quở trách: “ Anh thật gian ngoa lười biếng! Đã biết ta thu hoạch
lợi tức, sao anh không gởi số vàng ấy vào ngân hàng để khi ta về lấy cả vốn lẫn lời? “ Rồi chủ ra
lệnh: “Đem 10 lạng này cho người có 100 lạng! Vì ai có, sẽ được thêm đến mức dư dật, còn ai
không có, dù còn gì cũng bị lấy đi. Còn tên đấy tớ vô dụng kia, đem quăng nó vào chỗ tối tăm, đầy
than khóc và nghiến răng! “

1.- Ý nghĩa của dụ ngôn theo Việt Nho
Trước khi viễn du, người Chủ gọi đầy tớ đến rồi ủy thác tài sản cho các tôi tớ: Đây là ẩn dụ nói về
Chúa sinh ra loài người hay cách khác là con người được bẩm thụ từ Thiên Chúa: người thì được phát
50 lạng, người thì 20 lạng, người thì 10 lạng.

Chúng tôi thấy cần liên hệ đến cơ cấu văn hoá Việt theo Việt Nho thì ta sẽ thấy vấn đề rõ ràng hơn:

2.- Liên hệ với cơ cấu của Văn hoá Việt
Ở đây ta không thấy bộ số 50, 20,10 có liên hệ với bộ Huyền số 2 -3, 5 là cơ cấu của nến Văn hoá
Đông Nam. Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta có;

50 = 5.2.5;
20 = 2.2.5;
10 = 2.5.
Các huyền số được phân tách ra thì toàn là 2, 5. và 5 -2 = 3
Đây là cơ cấu của văn hoá Đông Nam : 2 - 3 , 5

Huyền số 2 là Dịch lý: nguồn của sinh sinh hóa hoá của vũ trụ: tiến bộ, trường tồn và thái hoà.

Huyền số 3 là Nhân chủ: Một Trời, hai Đất, ba Người, đây là Con người Tự Chủ, tự Lực, tự
Cường.

Huyền số 5 là Tâm linh: nguồn Sống và nguồn Sáng: Ngôi Lời: Chúa Cứu Thế.. .

( Chỉ xin tóm tắt, không thể bàn rộng ở đây )

3.- Thiên Chúa đã tạo ra con người một cách bất công.
Khi giao cho đầy tớ tức là con cái Chúa, mỗi người nhận được số lạng khác nhau, người thì 50, kẻ 20,
người khác thì 10, cho nên người thì trí tuệ thông minh, người thì kém hơn, người thì ngu đần, về thể
xác người thì khỏe mạnh, kẻ thì gầy yếu,kẻ nhỏ người to, vì thế mà những con người trong nhân loại
đã bẩm thụ được những thiên tính khác nhau, tuy về hình thức thì muôn hình muôn vẻ, còn về phẩm
chất và khả năng lãnh nhận được thì xem ra bất công. Người khoẻ mạnh thông minh nhất thì làm ra
nhiều của cải vật chất, người hèn yếu khuyết tật thì làm ra ít hay không thể làm ra gì cả. Tình trạng kẻ
ăn không hết người lần không ra xem ra quả là do Thiên bẩm!

3.- Mọi con Người đều phải sống trong môi trường xã hội đầy bất công
Ngoài sự bất công nơi loài người như thế thì trong vũ trụ cũng chẳng khác, mặt đất thì chỗ cao chỗ
thấp, ta thấy nước bao giờ cũng chảy từ cao tới thấp, gió cũng di chuyển từ nơi áp suất cao tới thấp,
dòng điện cũng vận chuyển từ điện thế cao tới thấp. Để khỏa lấp bớt sự cách biệt, các đối cực phài

xô đẩy níu kéo nhau để tiến hoá hầu lập thế quân bình động, chứ không thể là cân bằng bền vì khi đạt
thế cân bằng bền thì vũ trụ hết biến hoá, sự sống bị tiêu diệt . . Con người có ý thức biết không thể
chống biến hoá, nên phải nương vào Thời tiết, hiện tượng thiên nhiên để tồn tại và phát triển trong
môi trường ấy. Đây là luật biến hoá của Thiên nhiên, của Thượng Đế. Con người được sinh ra với sự
bẩm sinh bất công, sống trong mội trường vũ trụ cũng xem ra bất công, con người phải hoà nhập vào
hiện tưọng Thiên nhiên, mà sống sao cho đỡ bất công để mọi thứ giao hoà với nhau mới ổn.. Chúa là
đấng tràn đầy Yêu thương và lý công chính, tại sao lại có cơ sự như vậy?

4.- Đâu là Ý của Thượng Đế
Ý của Thượng Đế chính là Thiên lý, mà Thiên lý là Dịch lý tức “ chân lý ngược chiều” được vận hành
trong vũ trụ như: Tâm linh và Thế sự là chân lý ngược chiều, như khi thở vào thì phổi đầy không khí,
khi thở ra thì không khí chẳng còn, con người chỉ tồn tại được khi điểu hoà được hai hơi thở ngược
chiều. Trong cuộc sống con người cũng thế, muốn tồn tại ở trần thế thì ta phải chấp, phải chiếm hữu,
nhưng khi muốn trở về nguồn Tâm linh là nguồn Vô nên phải bỏ hết mọi sư, có biết sống nhịp nhàng
cân bằng giữa hai đối cực đó thì mới thuận Thiên, Cha ông chúng ta đã bảo: Có mà như không, không
mà lại có, con người phải thực sự có điệu nghệ cao siêu mới hoàn thành được. Môi trường sống và
con người đều chứa sự bất công, nhưng để nhịp theo Thiên lý thì con người phải làm giảm bớt sự bất
công để lập thế quân bình động- Thế Hòa giữa hai đối cực - đó là sứ mạng của con người phải sống
theo Dịch lý.

Mặt khác con người không thể dựa vào những lạng được trao ban, mà chiếm ưu thế sống riêng cho
mình, phải dựa vào số nhận lãnh mà làm lời mà đóng góp chung cho cuộc sống Hòa. Con Người cũng
không thể dựa vào số lạng mà phân biệt cao thấp sang hèn, mà dành phần ăn trên ngồi trốc, Chuá
Yêsu đã phán xét rõ ràng.

Những con người thông minh mẫn tuệ, mà không làm gì cho xã hội để khỏa lấp bớt bất công xã hội để
giúp mọi người sống hoà với nhau là nghịch thiên lý.

Đó là công việc vi nhân theo nghịch số, đây là công việc vô cùng khó khăn, nhưng với con Chúa là
con người Nhân chủ, biết tự lực tự cường và sống thuận theo Thiên lý thì đạt Đạo, con người trở nên
rất cao cả nhờ biết sống hòa với nhau.

Cha ông chúng ta đã bảo Thiên chúa, Thượng đế là Hoá nhi, mà “ Hoá nhi đa hý lộng” , nên trong
cuộc sống con người phải rất uyển chuyển mà hý lộng theo, có khi xem những cái nhỏ còn quan trọng
hơn những cái lớn,( Vật khinh hình trọng ) đó là những cái sảy nảy ra cái ung, có khi lại xem cái “
không” lại “ quý hơn cái “ có “, như những bức tranh vô giá, vô giá nhờ vào cái “ hồn” chính là
cái “ vô “ của bức tranh. Vẽ tranh không những chỉ vẽ cái xác mà còn phải lột được cái hồn của bức
tranh thì mới đạt. Thời này nhiều người tôn vật chất làm chủ ( vật chủ ), họ đấu tranh, chèn ép, dành
dật, cướp giết nhau cho thêm nhiều vật chất làm cho xã hội thêm bất công, làm cho con người khổ đau.
chỉ vì họ chỉ còn cái xác mà đã đánh mất cái hồn.

Vì không hiểu Thiên ý hay lý nghịch số, nên triết gia thượng thặng ở Âu châu như Platon chấp nhận
chế độ nô lệ, cho rằng nếu không có nô lệ thì lấy ai làm việc, vì giai cấp thượng lưu, giai cấp qúy tộc
tự cho mình là những người thượng đẳng có quyền “ ngồi mát ăn bát vàng”. Còn Chúa yêsu thì cũng
lao động cũng sống đời sống bình thường như mọi người. Ngài bênh vực những người bệnh tật khốn
khổ, khó nghèo, tội lỗi để xoa dịu bớt cảnh bất công. Ngài bảo hàng giáo phẩm phải phục vụ đoàn
chiên, phải rửa chân cho đoàn chiên,- những người bị thất thế - , có lẽ không phải một năm chỉ rửa
chân tượng trưng một lần, mà thường xuyên.

Vì tinh thần Bác ái cao cả, Ngài đã tự nguyện chết đi trong đớn đau và nhục nhã để cảnh tỉnh nhân
loại, để nhắc nhở nhân loại bài học về Tình Liên đới. Không phải Tình liên đới chỉ dành cho một
chủng tộc riêng nào, mà chung cho cả nhân loại.

Quên tình Liên đới xã hội là chưa Học cũng như chưa Hành được bài học Cái Chết của Ngài!
Đáng lẽ các vị “ lãnh được nhiều lạng “ phải gia công khỏa lấp bất công hơn ai hết, mà cứ thản nhiên
tạo ra thêm bất công, nên mới nảy sinh ra chế độ CS.

Vì thấy bất công xã hội làm khổ con người khôn xiết, nên những người CS đầy nhiệt huyết gấp rút xoá
bất công xã hội hòng mưu hạnh phúc cho con người. Họ giết một số đông người để mưu hạnh phúc
cho một thiểu số người, và nhất là tước bỏ quyền tư hữu của mọi người để họ ban phát sự sống cho
mọi người, đó là quyền được ăn ( Tư hữu ) và được nói ( quyền Tự do ). Quyền Tư do và Tư hữu là
nhu cầu từ Thiên tính, nên họ đã mặc nhiên thay Thượng Đế để mong cai quản loài người. Họ chỉ biết
phần bất công do loài người làm ra, mà không biết đến phần bất công khác là do Thượng đế chủ ý
đã tạo ra, Ngài tạo ra con người và môi trường sống động như thế để con người phát triển hết khả
năng của mình mà hoàn thành sứ mạng Hòa làm cho con người cao cả, xứng với địa vị con cái
Thượng Đế. Từ chối cách “ vi nhân” siêu việt đó thì con người chỉ là con chim cánh cụt, làm sao
mà bay lên Non Nhân theo Mẹ mà tu Tiên?

VI.- Nan đề Công bằng xã hội
Nan đề xã hội muôn thuở vẫn là sự bất công trong gia đình và xã hội: Người ta chỉ biết một số bất
công do cách ăn ở của con người tạo ra, còn sự bất công qua số lạng nhận lãnh từ Thiên Chúa thì
không biết đến, nên cách ứng xử của con người với vấn đề bất công xã hội không thể giải quyết ổn
thỏa.

Một số giai cấp thượng lưu, giai cấp quý tộc, nhất là đế quốc thực dân, giai cấp địa chủ thì chẳng
những không lý tới nguồn gốc sự bất công đã có trong xã hội mà còn tạo ra bất công làm khốn khổ con
người.

Còn CS thì không biết đến sự bất công từ thiên bẩm, mà cào bằng tất cả, tước đi thiên tính của con
người đưa tởi cảnh con người bị đày đọa!

Vấn đề là không thấy được nguồn gốc của bất công là do thiên bẩm và cũng do con người, nhất là
không hiểu rõ thiên lý tức là Dịch lý nghịch số để có những ứng xử thích hợp. Không thấy được con
người muôn màu muôn vẻ về tư cách và khả năng khác nhau thì làm sao mà đòi hỏi được sự công
bằng tuyệt đối trong xã hội. Một người làm một giờ được hàng trăm hàng ngàn, còn người khác thì
không làm ra một xu,thì công bằng làm sao đây?. Nhưng không lo tìm cách giảm thiểu bất công xã hội
thì xã hội cứ tranh đấu cướp bóc nhau, đâm chém nhau mà gây đau khổ cho nhau, thì rốt cuộc dẫn
nhau xuống hố. Chỉ khi nào mọi người nhận rõ nghịch số của Dịch lý mà hành xử thuận theo Thiên lý
làm cho hai đối cực bớt cách biệt mà Hoà với nhau thì mới ổn thỏa.

Chỉ có những người sống thực sự theo tinh thần Tôn giáo mới giải quyết được nan đề, nhưng khổ
thay nhiều khi Tôn giáo chỉ “ lấy Đạo tạo Đời “ nên cũng vô bổ. Tệ hơn nữa các tôn giáo lại gây mâu
thuẫn với nhau hơn hết, chỉ vì thiếu Tình thương nên không có khả năng bao dung! Dân Việt Nam đã
trải nghiệm loại đau thương đó, đến nay có nhiều người vẫn ôm nỗi ấm ức, chỉ vì tệ nạn “Khôn Độc
dại Đàn “

Con người bất toàn với tư cách và khả năng khác nhau, nếu cứ theo đà » mạnh được yếu thua, kiến ăn
cá cá ăn kiến « thì cả hai phía người giàu kẻ nghèo sẽ dồn nhau vào chỗ chết, CS là một ví dụ. Nhờ
lòng Nhân ái, Bác ái, hay Từ bi mà con người biết chấp nhận nhau là những con người bất toàn giúp
nhau sống tương đối công bằng với nhau để sống hòa với nhau là nhiệm vụ mỗi công dân phải hiểu và
phải thực hiện hàng ngày

Muốn thực hiện cuộc sống công bằng với nhau thì tiên vàn mọi người phải đều biết tôn trọng nhau,
vì đều là con Chúa, con Phật, là tinh hoa của Trời Đất, nên phải yêu thương nhau, chấp nhận những
dị biệt của nhau mà tha thứ cho nhau, và ăn ở theo lối hai chiều : « có Đi có Lại, phải Người phải
ta « thì mới đi đến chỗ Hoà mà sống yên vui với nhau được.

Nho giáo có Nhân, Trí, Dũng, Phật giáo có Bi, Trí, Dũng, hay Từ Bi Hỷ xả, Kitô giáo có Bác Ái, Công
bằng và Tha thứ. Mọi người có thực sự sống kết hợp với những giá trị cao cả đó thì mới giải quyết nổi
vấn đề.

Vấn đề chính là mọi người phải tu dưỡng lòng Nhân hay lòng Tư bi hay Bác ái, để có yếu tố căn bản
này thì mọi điều khác như chấp nhận, tha thứ cho nhau mà ăn ở tương đối công bằng với nhau đều có
thể thực hiện được.

Vì vậy cho nên nan đề của nhân loại vẫn là quên đời sống Tâm linh và cách hành xử hai chiều với
nhau trong gia đình và xã hội.

Chỉ khi nào có con người Nhân chủ có đủ Nhân, Trí, Dũng để biết cách sống « Dĩ Hoà vi quý « thì
mọi vấn nạn của con người Bất Nhân và xã hội Bất Công mới giải quyết được.

VII.- Công Bằng tương đối
Do số vốn nhiều ít đầu tiên nhận lãnh từ Thượng Đế mà con người không thể có công bằng tuyệt đối
trong thế giới hiện tượng tương đối. Nhưng chỉ trong thế giới hiện tượng đối mà con người có môi
trường để vi nhân bẳng cách hoàn thiện những thứ bất toàn. Nhiệm vụ cao cả và khó khăn nhất của
nhân loại là khi sống trong thế giới bất toàn phải tổ chức thế nào để cho ai ai cũng có điều kiện sống
hợp với nhân phẩm. Đó là nhu yếu thâm sâu của mọi con người: Quyền có Ăn và quyền được Nói.
Nhân loại đã thất bại triền miên trong công cuộc vi nhân căn bản này. Ta nên nhớ con người là một
trong tam tài, nên phải hành kiện như Thiên hành kiện,làm việc không nghỉ ngơi để tạo ra của cải vật
chất, làm ra cái ăn là nhu yếu nền tảng của nhân quyền, khi bảo vệ được cái ăn thì có nhân quyền, cái
ăn cũng được gọi là quyền tư hữu. Trong chế độ Tư bản thí quyền Tư hữu tuyệt đối, nên những người
nhận được nhiều lạng lại có quá nhiều tư hữu, mà người ít lạng thì lại không có cái ăn, trở thành vô
sản, nên vô nhân quyền luôn. Còn trong chế độ CS thì quyền tư hữu bị tước sạch để làm công hữu mà
không có phần hưởng, con người trở thành vô sản như súc vật, nhân quyền bị tước.

VIII.- Công bằng tương đối trong xã hội nông nghiệp và Kỹ nghệ
Thế mà trong chế độ nông nghiệp thô sô, cha ông chúng ta đã biết lấy Công điền công thổ để điều hòa
giữa công và tư hữu để giúp cho những người bất hạnh có cuộc sống đúng với phẩm cách của con
người.. Tuy còn thô sơ nhưng ai cũng có phương tiện tự mưu sinh, không ai lấy miếng ăn mà hiếp đáp
người khác, Đấy là nền tảng của Nhân quyền, quyền Tư hữu tương đối.

Trong xã hội Kỹ nghệ Tây phương nhất là Hoa kỳ đã dùng thuế lũy tiến, tức là lấy Tư hữu đóng góp
vào Công hữu để thiết lập những công trình hạ tằng cơ sở, những tiện nghi công cộng giúp cho mọi
người có nhiều cơ hội chung làm ,chung hưởng, nhất là thiết lập Quỹ An sinh xã hội để giúp những
người thất thế sống như là một con người « Nhân linh ư vạn vật « . Đó là sự công bằng tương đối
trong thế giới hiện tượng. ( Chỉ nêu ý chính, không thể bàn dài hơn )

Tóm lại: Con người có thể thực hiện công bằng tương đối trong xã hội không những để sống Hoà
với nhau, mà con nâng cao được phẩm giá con người.

IX.- Dân tộc

Trong một quốc gia thì tôn giáo chiếm một địa vị quan trọng về phương diện Tâm linh , còn các trí
thức, các đảng phái thì lại có vai trò quan trọng trong Thế sự. Hai thành phần đó cần có liên hệ cơ thể
với nhau thì Đạo không lìa xa đời và đồng thời thiếu tinh thần Đạo lý thì Đời mất hướng Hòa. Ngoài
hai thành phần quan trọng đó là đại đa số quân chúng. Vậy trong Dân tộc gồm các thành phần: các
tôn giáo, các đảng phái và đại khối dân tộc. Như vậy một dân tộc là toàn thể những thành phần trên.

Ngược lại các tôn giáo có phải là Dân tộc không ? Thưa không.
Các đảng phái chính trị cũng chưa phải là Dân tộc, mà đại khối dân tộc tuy đông cũng chưa phải là dân tộc, vì Dân tộc gồm cái đầu là thành phần Tôn giáo, các trí thức, các đảng phái chính trị và phần thân thể và tay chân là đại khối Dân tộc. Ta không thể chỉ lấy cái đầu hay chỉ có cái thân và tay chân để phục vụ Dân tộc được. Vì chỉ
có một thành phần độc diễn thì không làm nổi và gây chia rẽ, nhất là tôn giáo. Các đảng phái cũng
vậy. Xưa nay những người trong các tôn giáo hay “ lấy Đạo tạo Đời” , còn các nhà làm chính trị thì
lại chỉ tranh dành danh lợi cho đảng mà nhiều khi quên quyền lợi chung cho quốc gia dân tộc. Đầu
mối của sự chia rẽ là “ khôn Độc” cho tôn giáo mình, đảng mình, phe phái mình để “ dại Đàn “ cho
toàn dân. Đã gần 50 năm ray rứt mà chưa tình ngộ giấc mê Khôn độc, chì vì mất Ý thức Tinh thần
Liên đới.
Khi thành lập một quốc gia tất nhiên các Tổ phụ của dân tộc ta đã tìm cho ra cái mối liên hệ keo sơn
hay Tình liên đới mà thắt chắt mọi thành phần với nhau thành một khối thì mới có thể chung Lòng,
Chung Trí, và chung Sức mà lo xây dựng và bảo vệ nước. Để chung Lòng ta cần có tinh thần yêu
thương của Tôn giáo như lòng Nhân ái của Nho, Lòng Từ bi của Phật, Lòng Bác ái của Kitô giáo.
Để chung Trí chúng ta cần các nhà trí thức, các nhà làm chính trị, vì lòng Nhân mà đem lẽ sống công
bằng tương đối vào hoạt động xã hội mà xây dựng chung và quân phân quyền lợi chung một cách hợp
lý, còn chung Sức thì toàn dân góp phần đồng đều theo khả năng của mình.

Vậy Nhân Trí, hay Bác ái Công bằng hay Bi, Trí là keo sơn gắn bó mọi thành phần trong nước lại
với nhau. Có nhân ái thực sự thì mới biết yêu thương nhau tận tình mà gắn vó với nhau , có Trí lự
thì mới nhận ra lẽ công chính, để biết kính trọng và ăn ở công bằng để sống Hòa với nhau. Tổ tiên
Việt đã xây dựng nền tảng Việt Nam trên cái kiềng 3 chân: Nhân ( Mẹ Âu Cơ non Nhân ), Trí ( Cha
Lạc Long nước Trí ) Dũng ( con Hùng vương hùng cường) , sống hài hoà được Nhân Trí thì đạt đức
Dũng. Đối với Văn gia thì tóm lại bằng câu “ Hồn Thiêng Sông ( Trí ) Núi ( Nhân ) “ , còn đối với
bàn dân thiên hạ thì tóm lại vào hai chữ “ Đồng bào “được quảng diễn bằng nhưng câu ca dao tục
ngữ:
Về Lòng Nhân thì: lá lành đùm lá rách, chị ngã em nâng, tay đứt ruốt xót, máu chảy
ruột mềm. . . Về đức Trí là lý công chính thì : Có Đi có Lại cho toại lòng nhau, Phải Người phải Ta,
Bánh Ú đi bánh Dì lại, ở Đời khôn Dại chia đôi. . . Đây là lẽ công bằng để hòa với nhau.

Xem thế thì Cha ông chúng ta không có quê mùa lạc hậu gỉ ráo. Vì bị Tàu và Tây tàn bạo, cai trị giam
giữ dân ta trong cảnh “ Cái khó bó cái khôn và Bần cùng sinh đạo tặc “ mà bỏ mất nên tảng tinh hoa
dựng nước, các thành phần trí thức chạy đôn đáo tứ tung, học được lối sống cá nhân chủ nghĩa vô
trách nhiệm, nhất là nếp sống Duy Lý một chiều, cắt tình Đồng bào ra Đồng hương và tệ hơn nữa biến
Đồng bào thành kẻ thù không đội trời chung.

Nên nhớ cái gốc Dân tộc không phải của Khổng giáo, vì Khổng Tử chỉ thuật lại Nho giáo, Nho giáo
không những đã được khai sinh từ đời Hồng bàng , mà còn vươn lên đề thời Tam Hoàng Ngũ Để,, xa
hơn nữa cơ cấu văn hoá đó đã có từ thời Văn hoá Hoà Bình. Nho giáo không phải Hàn Nho mà là di
sản Văn hoá của đại chủng Việt trong đó có Tàu ( nông thôn ) , Nhật, Hàn, Việt. . .Nhưng Tàu đã đi
theo con đường bá đạo của Hán Nho mà cướp bóc và bành trướng, chỉ có Nhật và Nam Hàn đang
vươn lên, còn Việt Nam đang ỡ trên bờ vực thẳm! Nho giáo không quê mùa lạc hậu, chỉ vì chúng ta
không hiểu được tinh hoa và không gắng công sống theo tinh thần Nho mới bị sa đoạ.

Vậy muốn có “ Một viên đạn Dân tộc “thì phải dùng đến thứ “ keo Đồng bào “ mới gắn mọi người
lại với nhau mà đúc. Thứ keo này đã được ghi tâm khắc cốt trong tiềm thức cộng thông, trong tâm
khảm của mọi người Việt Nam qua ít nhất gần 5000 năm, chỉ vì nạn tha hoá mà quên lãng, ai là người
Việt Nam tất không thể chối từ Gốc này. Nay nếu có phong trào “ Canh Tân hòa giải “ mà phục hoạt
lại tất sẽ bùng lên. Còn Các chất keo Bác ái, Từ bi tuy rất cao quý và rất có hiệu năng, nhưng trong
hoàn cảnh hiện nay chưa thể là mẫu số chung cho cả dân tộc, do nhiều người còn dị ứng cái danh
xưng mà chưa thể hiện được tinh thần “ khôn Đàn “.

X.- Lối thoát của Viên đạn Dân tộc

Cái nan đề của Quốc nạn và Quốc nhục không ở những hiện tượng rối ren ngoài xã hội, mà ở ngay
chỗ Tình liên đới, mà thực chất của Tình Liên đới lại ở ngay trong Tình Đồng bào ( Nhân. Trí , Dũng
) được gầy dựng từ thuở Hùng Vương. Các danh từ đó ngày nay đã mất tính chất thiêng liêng rồi, vì
người ta đã làm ô nhiệm quá đáng, việc nói một đàng làm một nẻo, đánh mất lòng tin, nên khi nhắc
đến là bị dị ứng, cũng không biết nó bị ô nhiễm , mà cũng không biết làm sao mà sửa.
Không biết sửa là tại không ý thức được là sai ở đâu và làm cách nào. Cái khốn là mình không hiểu mình,
cứ cho mình là người tốt, còn người ta là xấu, là sai, cứ thấy cái ghét trong mắt người ta , mà chẳng
thấy cái xà trong mắt mình, khi mất ý thức về mình thì phỏng mình còn lảm được cái gì ngoài việc
than trách chê bai nguyền rủa người khác.

Trong cuốn Awareness Anthony De Mello có viết:Có một ai đó một lần đã có lời đẹp kinh khủng về
Chúa Yêsu, người này không phải là Kitô giáo. “ Cái điều dễ thương về Chúa Yêsu là Ngài cũng
ở cùng nhà với người tội lỗi, vì Ngài hiểu rằng Ngài cũng không có chút gì tốt hơn họ. Chúng
ta khác người khác chỉ trong những gì chúng ta làm hay không làm, mà không trong cái chúng
ta là gì . Sự khác biệt duy nhất giữa Chúa Yêsu và những người khác là Ngài Tỉnh thức và họ
còn Ngủ mê. “ Someone once had a terribly beautiful thing to say about Jesus. This person was’nt
even Christian. He said: The lovely about Jesus was that he was so at home with sinners, because he
understood that he wasn’t one bit better than they were. We differ from others – from criminals, for
example- only in what we do or don’t do, not in what we are. The only difference between Jesus and
those otherswas that he was awake and they weren’ t page 30 – 31 ) “.

Về phương diện cá nhân, đa số chúng ta đã mất ý thức về sự bất toàn của mình, khi đã có nghề rồi
thì cứ thản nhiên mà sống, không lo thay đổi hàng ngày cho tốt hơn, không tốt hơn thì sẽ xấu hơn,
tính nết con người cũng biến đổi như nước dòng sông không ngừng lại được.

Về Gia đình thì nhiều gia đình cũng mất ý thức về Tổ ấm nữa, gia đình không còn là cái nôi rèn luyện
Tình Lý cho con cái, mà đã biến Gia đình thành Tổ lạnh hay Tổ nóng.

Về xã hội thì chỉ thích sống theo lối cá nhân chủ nghĩa vô trách nhiệm, ai có thân thì nấy lo, cho Tình
nghĩa đồng bào là quê mùa lạc hậu, không hợp với thời đại văn minh, chẳng cần lưu tâm gì đến Tình
Nghĩa Đồng bào, Tình liên đới Dân tộc. Các nhà làm văn hoá thì chỉ làm văn học, nghệ thuật, bàn
luận những chuyện trên mây trên gió, mà không đếm xỉa gì đến triết lý nhân sinh, giúp mọi người biết
yêu thương và ăn ở công bằng với nhau.

Các nhà làm chính trị thì lo quyền lợi cho đảng phái mà tranh dành nhau. Các tôn giáo cũng quá
nặng về Hình thức cúng dường mà coi nhẹ Tình Liên đới để giúp mọi người sống hòa với nhau. Ở
đâu ta cũng thấy rã ra từng mảnh, nếu có kết hợp với nhau phần nhiều cũng chỉ là hình thức. Cửa
Chùa Việt Nam không Sãi nào đủ ý thức và khả năng đóng được! Nếu Đạo không giúp người ta
sống hoà với nhau được, để Đời vô Đạo ( làm Người ) thì Đời làm sao tốt được.

Về mê vẻ hào nhoáng của Văn minh vật chất, Ai Ai cũng chỉ lo chuyện bề Ngoài, mà bỏ bê việc quan
trọng bề Trong, mất hết Nội lực thì làm sao có được những trai Hùng Gái đảm mà làm gì.
Văn hoá của cha ông Chúng ta là Hợp Nội Ngoại chi Đạo, có cả Nội Thánh hợp với Ngoại Vương, hay
Mẹ mà tròn thì con cũng Vuông, có Hình thức thì phải có Nội dung kết hợp thì mới cân bằng, mà Nội
dung là phần quan trọng nhất. Tâm linh ( Nội Thành ) và Thế sự ( Ngoại vương ) là chân lý ngược
chiều, cần làm sao cho được điều hòa như hơi Thở. Cụ Nguyễn Du đã ví von: Bên Ngoài là Lý ( công
chính ), nhưng trong là Tình ( Nhân ái ).

Nói tóm lại đa số chúng ta đã mất ý thức về con Người mình, về Gia đình mình và Nguồn gốc của
Dân tộc mình nhất là tình Liên đời Đồng bào.

Mọi sự tốt xấu do con người làm ra. Xã hội rối loạn đều do con người gây nên. Nếu chúng ta
muốn sữa xã hội hỗn loạn thì phải sửa từ nền tảng con Người và xã hội, cứ chạy quanh các hiện rối
ren thì chỉ làm cho các hiện tượng xã hội rối ren hơn lên mà thôi. Cây đũa thần không ở bên Mỹ, bên
Tây, bên Nga, bên Tàu, mà nó nằm ngay trong” cung Lòng “ của mỗi chúng ta, của Dân tộc chúng
ta, đành rằng phải học cho được cái khôn cái tinh hoa của người ta, chứ xưa nay chúng ta cứ đem
rơm rác người ngoài về chất đầy quê hương!

Điều quan trọng khác là những rối loạn xã hội, tuy ít hay nhiều nhưng ai cũng có góp phần, nhưng
lại ít ai chiụ trách nhiệm về phía mình, mà cứ quy lỗi lộn quanh mà dày xéo nhau, chứ không ngồi
lại với nhau mà tìm phương cứu chữa chung, Phải chấp nhận” cái “ Dại Đàn của một số “ Khôn
Độc”mà tìm cách sửa lại cho tốt hơn.

Rối loạn xã hội thì cả xã hội đều có trách nhiệm phải sửa cùng nhau sửa, phải có một phong trào
chung cả nước giúp nhau xây lại Tình Người, giúp nhau ăn ở công chính mà hòa với nhau, khi đã
ngồi lại được với nhau thì mới Chung Lòng, chung Trí, chung Sức mà cùng nhau vươn lên vực dậy.

Chúng ta phải tìm cho ra giai đoan chuyển tiếp mà xây dựng tử từ, các Tôn giáo sao không tự hối
lỗi về phần mình mà làm gương, ra sức rao giảng và tìm cách thực hiện Lòng Từ bi, Bác ái, Nhân
ái qua cuộc sống tương đối công bằng trong xã hội , không cần quy lỗi cho thành phần khác. Thành
phần nào không làm là nhận biết họ vô trach nhiệm.. Khi ta bàn đến, học hỏi về những hành động bất
Nhân và bất công trong xã hội thì sẽ lòi ra ai là thủ phạm. Khi mọi người hiểu ra lẽ, thì bóng tối sẽ
bừng lên ánh sáng.Vì bất động ở trong bóng tối của vấn đề nên cứ ngụy biện chối quanh.

Ước gì tôn giáo nào cũng rao giảng và giúp nhau về vấn để Công lý và hoà bình để cứu con Người và
Đất nước theo sáng kiến riêng của mình, các vị trí thức các vị làm Văn hóa, làm Chính trị cùng nhau
tìm phương thức Đem Đạo lý nhân sinh vào Đời để mưu phúc lợi cho toàn dân. Mọi người dân đều
phải học hỏi và tu thân để có Lòng Nhân ái và Lý Công chính, hầu đóng góp hữu hiệu cho gia đình
và đất nước.

Công việc của các Tôn giáo, các nhà làm văn hoá là về lãnh vực Tâm linh, nêu cao về những giá trị
nhân bản để định vị cho dược con Người tự Chủ, tự Lực tự Cường, để tự kiềm chế được mình thì
mới sống hoà được với người khác được, hầu giúp thắt chặt mối Tình liên đới, các nhà làm chính
trị, các nhà làm văn hoá tìm cách đem Đạo lý vào Đời , để thể hiện Tinh thần Nhân ái và công bằng
vào trong các cơ chế xã hội để mưu phúc lợi cho toàn dân tuy. Còn toàn dân cũng phảii trau dồi khả
năng và tư cách để cho sự đóng góp của mình được hữu hiệu.

Tuy mỗi thành phần làm nhưng việc riêng trong phạm vi của mình để phát huy sáng kiến, nhưng
phải quy vào đường lối chung của Dân tộc để tránh phân hoá. Đường lối chung đó là phải đem
Tinh hoa của tôn giáo, của văn hoá Dân tộc mà thể hiện đời sống công bằng tương đối trong xã
hội. Nói một cách cụ thể là đem tinh thần Bác ái, Từ Bi,, Nhân ái để thực hiện lẽ sống công bằng
với nhau, để tạo mối Hòa mà cùng nhau mà thăng hoa đời sống. Cái Hòa đây là cái Hoà thể hiện
cái Dũng của toàn dân sống hài hòa theo Nhân Nghĩa. Nghĩa là lẽ công bằng được chi tiết hóa
bằng lối sống hai chiều của Lễ, Trí, Tín. Đây là cái Hòa của Chí Nhân và Đại Nghĩa, có thế mới
mong đẩy lui được Tham tàn và Cường bạo. Đây là thực tế thiết thân với mạng sống của dân tộc,
cần phải được thể hiện trong đời sống hàng ngày của mỗi người, chứ không phải là lý thuyết viễn
vông. Có được một phong trào chấn hưng tinh thần Dân tộc thì việc gì mà không làm được, làm
việc này thì không ai có thể cấm được. Còn nếu ai ai cũng ngại Núi (Đạo Nhân ) e Sông (Đức
Nghĩa ) thì không còn gì phải bàn nữa. ( Mẹ Âu Cơ: non Nhân, Cha Lạc Long: Nước Trí, con
Hùng Vương : Hùng cường tức là Dũng )

Nên nhớ rằng Dân tộc ta đã bị thoái hoá qua hàng thế kỷ, nên công việc tu dưỡng phải gắng công
một thời gian lâu dài. Có nhận thức được chúng ta ai ai cũng bất toàn, cần phải tu thân, Gia đình
xã hội chúng ta đã quá hư nát, nay phải kiên quyết tâm cùng nhau xây dựng lại mọi thứ, có thể ta
mới có cuộc sống Tự do No Ấm, nếu không thì ách nô lệ đang sắp choàng lên cổ cả Dân tộc. Phải
trau dồi ý thức làm Người làm Dân, làm Hòa với nhau và ai cũng bắt đầu tự chính mình đứng ỷ
lại vào người khác, mình không cứu mình thì không Chúa Phật nào làm đầy tớ cứu mình.

Chắc có vị sẽ bảo trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này mà nói đến chuyện Nhân Nghĩa lôi thôi,
thứ giá trị lỗi thời này người ta đã chán quá rồi. Nhưng, chỉ có việc Yêu thương nhau ăn ở công
bằng với nhau mới có thể đúc nên “ viên đạn Dân tộc “, không có viên đạn này thì không mong
giải thoát! Cứ chia rẽ với mưu mánh vặt thì chỉ chết chùm với nhau!

Chúng ta chỉ cầu xin Chuá Phật nhất là Hồn thiêng Sông Núi soi sáng và độ trí cho chúng ta. Có
rước được được Hồn Thiêng Sông Núi về với mọi người thì làm sao mà chúng mất ý thức được. Hồn
Thiêng Núi là lòng Nhân ái, Hồn thiêng Sông là Lý công chính thì chúng ta sẽ ý thức được những vấn
đề của chúng ta.

Nói tóm lại Bác ái Công bằng; Bi, Trí, Dũng cũng như Nhân, Trí  Dũng chẳng có cũ mới gì hết, chừng
nhân loại còn tồn tại, mà cũng chẳng bao giờ quê mùa hay lạc hậu cả, có chăng là con người bỏ giá
trị cao quý đó mà hư đi. Nếu chúng ta thực sự biết kết hợp Nói và Làm làm Một, mà sống đúng theo
tinh thần đó thì Thân an Tâm lạc, Gia đình êm ấm, Xã hội yên vui, nếu ngược lại cứ nói Nhân Nghĩa
theo đầu môi chót lưỡi mà không làm thì chúng ta đang dắt nhau vào hỏa ngục trần gian, mà chết
trong “ lỗ chân trâu Bất Hòa “ ! Thử nghĩ lại xem Nhân Nghĩa sai hay người không tu Nhân mà thực
hành công bằng xã hội mới bị hư? Viện cớ không ai làm mà mình không làm có đúng không ? Cứ lờ
đi thì chẳng những Đời này không có ra gì mà Đời sau tất nhiên cũng không! Thật uổng cuộc đời!

Thật tình tôi chỉ muốn nói lên sự thật chua cay, để có chút đóng góp nhỏ nhoi của một công dân khi
quốc gia lâm nạn, nếu có lời vụng vể mà xúc phạm thì xin rộng lòng tha thứ cho.

Trân Trọng
Nguyễn Quang

(1)

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

www.conggiaovietnam.net

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

conggiaovietnam@gmail.com

Biển Đông Dậy Sóng
“Viên Đạn Cần Bắn Là Sự Đoàn Kết Dân Tộc”

Trần Hiếu Phỏng Vấn ĐỨC CHA NGUYỄN THÁI HỢP:

Lời giới thiệu. Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P., Giám Mục Giáo Phận Vinh, Chủ Tịch Ủy Ban Công
Lý và Hoà Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình,
trong dịp viếng thăm tín hữu và thân hữu tại Hoa Kỳ vào mùa Hè 2011, đã trả lời một số câu hỏi liên quan
tranh chấp Biển Đông, một vấn đề thời sự nóng bỏng đối với người Việt trong cũng như ngoài nước. Mời
bạn đọc theo dõi bài phỏng vấn do bạn Trần Hiếu thực hiện.

Trần Hiếu: Thưa Đức cha, với cương vị là chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình và hiện là Chủ Tịch
Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức cha đã từng tổ chức các cuộc tọa đàm
về nhiều vấn đề. Hiện vấn đề Biển Đông có nguy cơ đối đầu quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, xin Đức
cha cho biết nhận định về tình hình Biển Đông như thế nào?

Đức cha Nguyễn Thái Hợp: Biển Đông xưa nay vẫn nổi sóng, nhưng mà chưa bao giờ nổi sóng một
cách ghê sợ và đầy nguy cơ như trong thời gian qua. Một lần nữa dân tộc chúng ta đang đối đầu với ý đồ
xâm lăng rất rõ rệt và trắng trợn của Trung Quốc. Chúng ta đang ở trong một giai đoạn lịch sử rất nguy hiểm
cho tiền đồ tổ quốc nếu chúng ta không biết ứng xử và không vận dụng được sức dân cũng như sức
mạnh của quốc tế nhằm giải quyết vấn đề. Càng ngày ý đồ của TQ càng rõ, thành thử đây không phải là
thời điểm để cứ lặp đi lặp lại mười sáu chữ vàng trong tương quan giữa TQ với Việt Nam như xưa nay người
ta vẫn làm. Và cũng không thể chỉ dừng lại ở đối thoại song phương với TQ.

Hỏi: Đức cha thấy phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam trước hiểm hoạ xâm lăng của TQ đã đúng
mức chưa? Nhà nước VN cần phải làm gì hơn để đối phó tình trạng nầy nhằm bảo vệ lãnh thổ của cha ông?

Trả lời: Nhìn lại lịch sử VN thì ta thấy xưa nay tổ tiên khi đối đầu với TQ thì dùng cả cương lẫn nhu, như
những trận đánh lớn thời Lý Thường Kiệt, hay thời Quang Trung, sau khi mình thắng mình phải dùng chính
trị hoà giải. Dĩ nhiên mỗi chính quyền có sách lược riêng. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan, đối diện
với những gì nhà nước thực hiện cho đến hôm nay thì chúng ta phải đau lòng mà nói rằng chưa đúng mức.
Điều quan trọng lúc nầy là để đối đầu trên Biển Đông với TQ hùng cường và ranh mãnh thì đối thoại song
phương không đủ mà cần phải quốc tế hoá vấn đề, cần phải liên kết với các nước khác, không tại Đông Nam
Á (ASIAN) mà cả các nước khác trên thế giới, đặc biệt các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, và Nga
nữa. Thế giới cần thấy rõ hơn TQ đang muốn gì và TQ sẽ trở thành như thế nào. Phải chăng đó là
một nước phát triển nhưng đồng thời cũng là hiểm họa cho tương lai chăng?

Hỏi: Gần đây VN tập trận bắn đạn thật, TQ cũng phô trương sức mạnh quân sự, nhưng trước sự việc
VN tập trận họ cho rằng đó là hành vi khiêu khích. Đức cha có nghĩ rằng với một cuộc tranh chấp quân sự,
hậu qủa đối với VN sẽ như thế nào?

Trả lời: Việc tranh chấp quân sự giữa VN và TQ hôm nay là một mối lo. Có người cũng nghĩ rằng TQ
đang mong VN bắn phát súng đầu tiên để rồi nhân cơ hội đó, đánh chiếm cả vùng Biển Đông. VN tập trận
với bắn đạn thật là một cách để phô trương lực lượng. Nhưng. Có lẽ đây là một tôi nghĩ viên đạn mà
chúng ta cần bắn lúc nầy là sự đoàn kết dân tộc thời cơ quan trọng để tất cả những người Việt chúng ta,
ở trong cũng như ngoài nước, bất phân biệt chính kiến ý thức hệ, đặc biệt nhà cầm quyền, những người có
trách nhiệm với tiền đồ dân tộc, cần đoàn kết để giúp dân tộc đối đầu với một người láng giềng xưa nay vẫn
âm mưu xâm chiếm đất nước chúng ta. Tôi nghĩ rằng bắn những viên đạn thật để giương oai thì mình làm
sao bằng những viên đạn của TQ. Nhưng chúng ta có những viên đạn chính nghĩa khác, đó là những
sự kiện lịch sử, là ảnh hưởng quốc tế, là những nước bên cạnh chúng ta, cũng đang đứng trước cái
hiểm hoạ xâm lăng của TQ. Ngoài những nước thuộc khối ASIAN ra, các nước như Nhật, Đại Hàn,
Mỹ… cũng cảm thấy mình bị liên lụy trước nguy cơ Biển Đông biến thành một cái ao nhà của TQ.

Hỏi: Nói đến vấn đề liên kết giữa những người Việt trong cũng như ngoài nước trước hiểm hoạ nầy, Đức
cha nghĩ chúng ta phải làm gì?

Đáp: Tôi nghĩ người trong cũng như ngoài nước cần phải làm nhiều hơn nữa. Tôi cũng thấy ngạc
nhiên là tại sao TQ họ xử dụng xã hội dân sự và cổ võ rộng rãi quan điểm của xã hội dân sự để phê phán

quan điểm của VN. Mỗi lần VN khiếu nại các vi phạm lãnh hải, thì họ nói đó là các phản ứng của dân
chúng, trong khi đó khi người dân Việt mình muốn bày tỏ quan điểm, một cách ôn hoà thôi, thì dường
như nhà nước nửa muốn nửa không. Có lẽ nhà nước lo một cái gì khác ngoài cái lo hiểm hoạ TQ
chăng?

Đối với đồng bào của chúng ta ở khắp nơi trên thế giới, tôi nghĩ rằng, đây là lúc chúng ta cần
dịch các tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi trên Internet. Cũng có thể có những cuộc biểu tình trước
Sứ Quán TQ tại hải ngoại để nói cho họ biết quan điểm của chúng ta và nhân dân chúng ta sẽ làm và
phản ứng ra sao trước cái mưu đồ và kế hoạch xâm lược của TQ.

Khi chúng tôi đã tổ chức cuộc hội thảo chuyên đề về Biển Đông, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và cản
trở. Hôm nay người ta thấy cuộc hội thảo đó là hữu ích nhưng vẫn chưa đủ. Chính vì vậy chúng tôi sẽ tổ
chức một cuộc tọa đàm nữa về vấn đề chủ quyền VN trên Biển Đông.

Hỏi: Vào lúc nào, thưa Đức cha? Và để nhắm mục đích gì?

Đáp: Có thể vào tháng 9. Nhằm để đọc lại lịch sử của TQ. TQ đề cập đến Trường Sa và Hoàng Sa lúc
nào? Cổ sử cũng như lịch sử hiện đại của TQ nói đến vấn đề này như thế nào? Nói một cách tóm tắt thì từ
năm 1905 TQ mới bắt đầu nói đến (Biển Nam Hải) Trường Sa và Hoàng Sa. Trong khi đó, ngay từ thời Chúa
Nguyễn và nhà Nguyễn chúng ta có nhiều tài liệu lịch sử về các đảo này và cả những đội binh. Ngay cả thời
thực dân Pháp họ cũng bảo vệ biển của chúng ta và coi VN có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Bản
đồ của Taberd gọi Hoàng Sa là đảo Cát Vàng, một danh xưng thuần Nôm. Một thành viên trong Câu Lạc
Bộ Nguyễn Văn Bình chúng tôi còn giữ rất nhiều tài liệu, bản đồ của VN, bản đồ các nhà truyền giáo
và bản đồ quốc tế nói về chủ quyền của chúng ta trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Hỏi: Về vấn đề đa phương, Đức cha có nghĩ rằng thực sự HK dám dính vào vấn đề một cách sâu rộng
không? Vì lợi ích của họ đối với TQ qúa to lớn!

Trả lời: Lịch sử cho chúng ta thấy HK cũng như tất cả các nước đều hành động theo các lợi ích
riêng của họ. Những chuyện xảy ra thời Đệ Nhất Cộng Hoà, Đệ Nhị Cộng Hoà cũng như ở Hàn Quốc
thời Lý Thừa Vãn, hay Massasay ở Phi luật Tân… đều cho thấy rõ. Tôi không lạc quan nghĩ rằng HK
can thiệp một cách quảng đại vì lợi ích của người khác. Tôi vẫn dè đặt trước những đề nghị về sự can thiệp
của Hoa Kỳ. Nhưng tôi thiết nghĩ trong cái thế liên hoàn, nếu TQ thực hiện chủ trương cái đường Lưỡi Bò
hay còn gọi là đường Chín Khúc, và biến Biển Đông thành ao nhà của mình thì không những VN, Phi Luật
Tân, Mã Lai, Brunei, Indo, Thái Lan và các nước ở Đông Nam Á mà cả Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đại Hàn… cũng
đều bị ảnh hưởng vì khi đi qua đó là như đi vào lãnh thổ của TQ. Riêng đối với VN khi ra khỏi ngưỡng cửa
của mình là đã như đi vào lãnh thổ của người khác và như vậy chuyện đánh cá, làm ăn cho các thế hệ tương
lai sẽ khó khăn. Trong bối cảnh đó, cần có sự can thiệp của HK và các nước khác. Tôi không nghĩ rằng nó
sẽ dẫn tới một cuộc thế chiến mà cũng không mong như vậy. Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hoà
bình, nhưng chúng ta phải dùng tất cả sức mạnh chính trị, kinh tế cũng như ngoại giao để ngăn chặn
cái ý đồ xâm lăng đó. Để được như vậy, việc động viên sức lực của các nước trong khu vực, đặc biệt
là của các nước lớn, là điều cần thiết.

Hỏi: Đức cha có điều gì để nói thêm?

Trả lời: Chúng tôi trong nước đã cố gắng làm và tiếp tục làm qua liên kết, hội thảo, xuống đường,
nhưng chúng tôi có quá nhiều giới hạn để bày tỏ quan điểm của mình. Nhưng qúi vị ở hải ngoại, quý
vị có nhiều tự do và nhiều khả năng để nói lên tiếng nói của dân tộc. Ở đây không những chỉ là vấn
đề Biển Đông, mà còn liên hệ đến các vấn đề khác như biên giới, rừng VN. Tại sao lại cho thuê rừng,
nhất là khi những người thuê rừng đó lại là TQ. Rồi mỏ quặng nữa. Nhiều đoàn xe Trung Quốc cứ
nườm nượp chở quặng của VN về TQ, thì tài sản quốc gia còn gì nữa!

Vì vậy đây là lúc mà chúng ta nên nhìn lại cái tương quan của mình với người láng giềng phương Bắc và
nhìn lại những gì họ nói và những gì họ làm. Họ nói một đàng làm một nẻo. TQ cứ nói đến cái công hàm của
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng để coi như là VN đã nhường cái chủ quyền đó cho TQ vào cuối thập niên 1950
và cũng coi như nhà cầm quyền VN đã chấp nhận mấy đảo đó là của TQ. Thực ra, thì TQ, HK và các nước
khác đều nhìn nhận hiệp định Geneva 1954 và với hiệp định nầy thì các đảo dưới vĩ tuyến 17 đều
thuộc quyền chính phủ VNCH, chứ không phải là của Miền Bắc. Chính vì vậy mà quân đội VNCH đã
anh dũng bảo vệ HS và TS cho đến gìờ phút cuối cùng vào năm 1974. Do đó công hàm của cựu thủ
tướng Phạm Văn Đông nói ở trên không có giá trị pháp lý nào cả. Ngoài ra, yêu sách chủ quyền của TQ
theo đường Lưỡi Bò hoàn toàn đi ngược lại Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Tôi tin rằng lúc nầy là một cơ hội tốt để xây dựng tình đoàn kết dân tộc. Ước mong rằng nhà nước
sẽ không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng này. Cũng ước mong rằng người dân Việt biết vận dụng sức mạnh quần
chúng, ảnh hưởng ngoại giao và dư luận quốc tế trong thời toàn cầu hoá này như những vũ khí thích hợp
hầu đưa dân tộc ra khỏi nguy cơ bị Bắc phương xâm lược.-

Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

Trong số những người thân của chúng ta

Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được
những tài liệu này...

Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến tài liệu này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi
cho người thân của Quý vị.

Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet

conggiaovietnam@gmail.com
www.conggiaovietnam.net 







Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Vấn Đề Công Lý Và Hoà Bình
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề
Phá tan giặc Cộng bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.