Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com VẠN GIÁO NHẤT LÝ
Việt Nhân Trên thế giới
ngày nay có vô số tôn
giáo, có thể gọi là vạn giáo, ta thường
nghĩ khác là nhau, nhưng nếu ta chịu
khó tìm về cơ cấu thì tất cả đều
cùng chung một Lý. Chúng tôi dựa theo quan
niệm của Việt Nho là thứ Nho có cơ cấu từ nền
văn hoá Hoà
bình để tìm hiểu mối nhất quán của Vấn đề.
Chúng tôi thấy Nhất lý đây Lý Thái cực, tức là Lý của “ Nhất lý thông vạn lý minh “ : Khi nắm vững được chân lý Mẹ này thì mọi lý lẻ tẻ sẽ được soi sáng. Lý Thái cực là “Đại đạo Âm Dương hòa “ của Nho giáo. Đối với Việt Nam thì là “ Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương “. Nguồn gốc của Nhất Lý này xuất phát từ Huyền thoại ở Thái Bình Dương của nền Văn hoá Hòa Bình. Khi hiền triết Tanê lên thăm kho trời được ban cho 3 thúng khôn và 2 thùng quyền lực. Ta có thể hiểu 3 thúng khôn là nguồn Tình và 2 thúng quyền lực thuộc về Lý, hay cũng có thể gọi là Nhân ( 3 ) Trí ( 2 ) . 2, 3 là cơ cấu của nền Văn hoà Đông Nam. Cây Phủ Việt ( Bộ số 2 – 3 ) Thái Cực Viên Đồ ( 1=2 ) Hình
Tiên
Rồng ( 2→1 )
Hai con số 2 và 3 không phải là những con số đo đếm toán học, mà là bộ huyền số 2 – 3 của nền Văn hoá Đông Nam, Tổ tiên chúng ta gọi là “ Vài Ba “. Bộ huyền số này rất quan trọng, vì đây là cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam. Ta đã biết Đức Khổng Tử đã thuật lại nền Văn hoá “ Khoan nhu “ của phương Nam, tức là Nho giáo nguyên thủy, Vì Ngài chưa tìm ra cơ cấu, nên sau đó Nho giáo được gọi là Khổng giáo bị xuyên tạc, bị thất truyền mà biến thành Hán Nho bá đạo. Cũng như ngôi nhà có floor plan bằng họa đồ thì nền Văn hoá cũng có cơ cấu là bộ huyền số làm nền tảng. Khi ngôi nhà đã có floor plan ( cái nền ) thì ngôi nhà không thể thay đổi mà chỉ xây cao hay thấp hơn mà thôi. Khi nền Văn hoá đã có bộ huyền số thì không thể xuyên tạc được, miễn là mình có thể gán cho bộ huyền số đó những ý nghĩa thích hợp. Những con số mang tính chất cộng thông của nhân loại, khi nhìn vào các con số thì con người ở đâu cũng hiểu như nhau, ngoài ra con số lại rất trừu tượng, phạm vi của nó rất bao la, từ khi tìm ra số đại số ( interger number: + & - ) cũng như hệ thống nhị phân ( nền của Dịch lý ) thì ngưòi ta đẩy toán học và vật lý lên những bước rất xa. I.- Số 2 Số hai ( 2 ) là cặp đối cực Âm Dương, Âm Dương tổng quát hoá các cặp đối cực trong Vũ trụ, các cặp đối cực nào có độ cách biệt nhau thích hợp ( Theo Dịch Lý là Tham Thiên Lưỡng Địa tức là tỷ lệ 3/2: Trời 3, Đất 2 ) thì níu kéo nhau và xô đẩy nhau mà đạt thế quân bình động, khi đạt thế quân bình động,thì vạn vật tuy luôn tiến hoá nhưng vẫn trường tồn. Đây là nền tảng của Dịch lý, Dịch lý là nguồn sinh sinh hoá của vũ trụ. Khi cặp đối cực đạt thế quân bình động thì ta có nét lưỡng nhất, mà nét lưỡng nhất là nền tảng của văn hoá thái hòa hay sợi chỉ xuyên suốt nền văn hoá Việt. Chủng Việt có vật biểu kép là Tiên Rồng, Tiên Rồng là nền tảng của Việt Dịch, Việt Dịch cũng là nền Văn hoá siêu việt. Còn các nước khác trên thế giới chỉ có một vật biểu, mà là vật biểu Dương, theo Dịch Lý thì “ độc Dương bất thành “. Đây là cách phân biệt nền văn hoá lưỡng hợp hai chiều theo Dịch lý, mang tính chất thái hòa của nền văn hoá Nông nghiệp. Con các nền văn hoá Du mục khác thì Duy Lý một chiều, nền tảng của nó là bạo lực, đưa tới cành chiến tranh đầy tham tàn và cường bạo. Cứ nhìn vào Đại Hán từ ngàn xưa đến Trung Cộng ngày nay cũng như Đế quốc thực dân và Cộng sản thì rõ. 2 là cặp đối cực, nhưng khi đã đạt thế quân bình động thì tuy 2 mà vẫn là 1: 2 ==>1: Thái cực nhi Vô Cực. II.- Số 3 Số ba ( 3 ): 1 Trời 2 Đất, 3 Người, con Người là nơi hội tụ hay là tinh hoa của Trời Đất. Theo Nho thì:” Nhân giả kỳ Thiên địa chi đức, Âm Dương chi giao, Qủy Thần chi hội, Ngũ hành chi tú khí: Con Người là đức của Trời Đất, nơi Âm Dương giao hòa, chốn hội tụ của Qủy Thần, cũng là tú khí của Ngũ hành. Đây là cách con người tìm cách định vị trí của mình trong Trời Đất để mà hành xử mọi sự cho êm xuôi tốt lành, nếu không biết sắp xếp vị trí mình trong vũ trụ cho ổn, thì không khỏi gây ra trắc trở hỗn loạn, gây ra nhiều nan đề cho cuộc sống, nan đề đây là hỗn loạn bất hòa. Do vậy mà Kitô giáo có Sáng thế ký theo mạc khải, Nho giáo thì có Sắp thế ký, tự mình xếp đặt vị trí cho mình, Bàn Cổ, Phù Đổng, Hùng vương là con người to lớn có công “ Sắp thế ký “ làm sao cho môi trường giúp mọi người được hạnh phúc. Con người muốn hạnh phúc thì phải sống hoà với nhau, phải đối xử công bằng với nhau:” phải Người phải Ta “, muốn sống theo lẽ đó thì phải biết qúy trọng và yêu thương nhau. Có lẽ vì vậy mà Phật giáo nhìn mọi con người đều là Phật sẽ thành, Kitô giáo thì thấy trong mỗi con Người có đền thờ Chúa ngự, còn Nho giáo thì con Ngưòi là tinh hoa của Trời Đất. Nhờ sống theo quan niệm này mà con người Phật giáo phải tu dưỡng lòng Từ bi, người Kitô giáo lòng bác ái, con Người Nho giáo thì Lòng Nhân ái, tuy danh xưng có khác nhau, nhưng bản chất vẫn là lòng qúy trọng và yêu thương mọi người. Con người là tinh hoa của Trời Đất, tuy là 3 nhưng vẫn hội tụ làm 1 nơi con người, nên con Người có vũ trụ chi Tâm: 3 → 1. Con số huyền niệm 3: Nơi đồng quy và Thù đồ của các Tôn giáo Số Độ: 3 là con số huyền niệm ( biểu tượng ) . 3 là con số lẻ đầu tiên được gán cho là số Trời: Thiên; 2, số chẵn là số Đất: Địa. 1 là số được diễn tả khi chưa bị phân cực. 3 là con số hoàn hảo, diễn tả cái toàn thể, sự hoàn mỹ. Đồ hình: Cũng vậy Đồ hình hình tháp Tam giác cũng diễn tả ý ấy: tuy 3 góc 3 cạnh,3 tam giác nhưng vẫn quy kết được vào 1 Đỉnh. III.- Số 3 trong các tôn giáo Nho giáo thì có Tam tài: “ Thiên, Địa Nhân “: Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng. Các nhân vật văn hoá Việt tộc : Tam Hoàng: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông ( 2 Ông 1 Bà), nhưng bà làm chủ, ( quả vi quân, chúng vi dân ): Văn hoá theo nguyên lý Mẹ. Cũng vậy Ông Táo hay ba đầu Rau ( Ông núc ) cũng 2 ông 1 bà. Phân tử nước trong thiên nhiên: Một phân tử gồm 1 nguyên tử Oxygen và Hai nguyên tử hydrogen, Oxygen mang Điện Âm O - - và Hydrogen mang điện Dương: 2H+. H2 + ½ O2 = H2O Phân tử nước cũng có một Âm hai Dương, mà nước là nguồn gốc của vạn vật.Nước cũng có 3 trạng thái: Rắn, Lỏng và Hơi. Phật giáo thì có bộ 3: Phật, Pháp, Tăng với Bi, Trí, Dũng. Lão giáo biến thành: Đạo, Kinh điển, Cộng đồng ( Tao, Livres, Communauté ) Bộ ba của Kitô giáo: Thiên Chúa 3 ngôi: Cha, Con và Thánh Thần với Bác ái, Công bằng và Tha thứ. Bộ ba là 1 Chúa 3 ngôi :Ngôi Cha,ngôi Con và ngôi Thánh thần. Chúa Cha là Bác Ái, Chúa Con là Công bằng, Chúa Cha và Chúa con Yêu nhau thì sinh ra ngôi Thánh Thần, Chúa Thánh Thần được diễn tả bằng hai hình ảnh Chim Bồ câu tượng trưng cho Hòa bình tức là lòng Bác ái, và Ngọn lửa tượng trưng cho lẽ Công bằng. Chúa Cứu thế là nguồn Sống và nguồn Sáng cũng là Bác ái và Công bằng. Còn Ấn Độ có bộ ba ( Hindu trinity ) gọi là Trimurti gồm ba thần là Brahma, Vishnou và Shiva. Brahma là đấng sáng tạo ( creator ), Vishnu là thần xây dựng ( preserver:Bảo toàn) Shiva là thần phá hoại ( Destroyer ). Với cái nhìn của Nho giáo, ta thấy Brahma tương đương với Thái cực, còn Vishnu và Shiva tương đương với Lưỡng nghi. Kế đến là bộ ba Tam thế Tribhuvana cũng chỉ có Địa ( Bhu: terre ), Khí ( Bhuvas : Atmosphere ) và Thiên ( Swar: Ciel ). Swar tương đương với Thái cực, còn Bhu và Bhuvas là Lưỡng nghi. Các tôn giáo như Islam and Judaism thì Chúa là đấng Sáng tạo, Người Cha, và đấng ban phát luật pháp ( the creator, father, and lawgiver ). Tôn giáo cổ của Iran cũng có bộ 3: Tư tưởng tốt, Lời nói tốt, Hành động tốt ( Bonne pensée, Bonne Parole, Bonne Action ). Ở Iran trong Cosmogonie Về thế kỳ thứ VII – XIX cũng có con số 3, trước khi Thượng đế tạo ra vũ trụ đã có 3 Thiên thần: Gabiriel, Michael và Raphael, sau đó lại thêm Thiên thần chết và Thiên thần nữ nữa.( Trước 3 sau 5 ) ( Xin xem thêm những đoạn trích bên dưới: ( 1 ). IV.- Đồng quy và thù đồ Ta thấy các tôn giáo đều đồng quy vào con số huyền niệm 3. Đây là tiềm thức cộng thông của nhân loại. *Có một số tôn giáo thì 3 → 1, Còn số khác thì: 3 = 3. *Do sự khác nhau về Thần thoại ( do Thần Nam hay Nữ thuộc nếp sống Du mục hay Nông nghiệp ), mà có khuynh hướng khác nhau về Âm Dương: một bên thì Âm Duơng hoà, một bên thì Duy Dương. V.- Cơ cấu nền Văn hóa Đông Nam Ta nên nhớ cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam: ( 2 – 3, 5 ) 2 →1: Đại Đạo Âm Dương hòa: Dịch Lý: lý của Tiến hoá, Thái hoà.( Khi Âm Dương bất hòa thì: 2= 2 3 → 1: Tam tài: Con người phải là Tinh hoa của Trời Đất. ( Khi con Người không là Tinh hoa của Trời Đất thì : 3 = 3: Trời, Đất, con Người chia xa. 2 + 3 = 5→ 1: Tâm linh.( Thái cực nhi Vô cực ). Khi mọi đa tạp đều phải quy về 1 mối. Khi 5 = 5 thì các đa tạp cứ mỗi thứ một ngả, nên con người bị phân hoá ra từng xứ cô đơn. Khi đời sống Thế sự và Tâm linh được hài hòa hay giao thoa thì đời sống con người được cân bằng theo Dịch lý,, và khi đó nếu ta có được: 2⇔ 1, 3⇔ 1, 5 ⇔ 1 thì mới có thể bảo là “Mẹ tròn ( Tâm linh ) con Vuông ( Thế sự ) giữa đời sống Tâm linh và Thế sự. VI.- Con đường tu trì của vài Tôn giáo Tuy phương pháp tu trì có khác nhau, với những danh từ khác nhau, nhưng xem ra bản chất của các Tôn giáo không có khác. Con đường tu của Phật giáo: Bi, Trí, Hỷ xả Con đường tu của Kitô giáo: Bác ái Công bẳng, Tha Thứ Con đường tu của Nho giáo: Nhân, Nghĩa, Bao dung ( Tương dung ) Con đường tu trì của các tôn giáo là đem hiện thực các giá trị cao qúy đó vào cuộc sống từng cá nhân và xã hội. Vấn đề có đem những giá trị đó được vào cuộc sống hay không, chứ chỉ rao giảng hay thuyết pháp không thì chưa đủ. Bi, Bác ái hay Nhân tuy danh xưng có khác nhau, nhưng đều là lòng thương người vô điều kiện và yêu mọi loài. Trí, Công bằng, Nghĩa tuy danh xưng có khác nhưng không thoát ra khỏi lẽ côngbằng. Hỷ xả ( tha thứ với cõi lòng vui ), Tha thứ ( tha thứ đến 77 lần bảy ), Bao dung ( chấp nhận bất cứ ai - cả tốt lẫn xấu - ) là những đức tính cẩn thiết để chữa cái bất toàn của con người mà sống Hòa với nhau. Ta thấy vì lý do “ Tập tương viễn” và tiểu Tâm tiểu Trí ( khi đánh mất đời sống Tâm linh ) mà các tôn giáo xa cách nhau mà thôi, nếu các Tôn giáo cứ mê ngủ trong Hình thức hoành tráng thì nhân loại sẽ vô cùng lâm nguy, vì đã đánh mất tinh tuý của loài Người. Vấn đề là con người có “ vi nhân “ bằng cách thường xuyên cho đến suốt đời bằng cách thể hiện nếp sống công bằng trong mọi lãnh vực, chính là nhờ vào lòng bác ái, ta cứ nhìn vào tình trạng xã hội bất công thì đánh giá được cuộc sống của nhân loại ra sao! Có điều rất quan trọng là phải biết kết hợp tất cả Ba thứ làm một chứ không thể chỉ thực hiện Một trong Ba : Bác ái, Công bằng, Tha thứ làm một Nhân, Nghĩa, Tương dung làm một. Ta thấy con Người quá khôn ngoan, cứ né tránh việc khó, chọn làm việc dễ, nên đi đến tình trạng “ tham Dĩa mà bỏ Mâm “ . Ví dụ khi thực hiện: Bi hay Bác ái, hay Nhân thì không chỉ có bố thí là đủ, mà phải làm sao thực hiện được công bằng xã hội, có thế mọi ngưởi mới sống Hòa với nhau được.Lòng Nhân giúp thực thi lẽ công bằng tương đối trong xã hội là đại Huệ, còn việc bác ái bố thí lẻ tẻ tuy cần, nhưng mới là tiểu Ân. Khi Hỷ xả, Tha thứ và Tương dung thì phải theo sống “ Lối Phải Người phải Ta “ tức là chấp kỳ lưỡng đoan,” chứ không thể loại trừ nhau hết được vì là chuyện không có thể. Nguyên do chính là con người đã đánh mất mối liên hệ công thể và trách nhiệm liên đới xã hội mà ra. Khi không lập được mối liên hệ Hoà thì con người sống trong mối Bất Hoà, đó là do đánh mất nếp sống “ Phải Người phải Ta “. V.- Cái khó khăn của cuộc sống con người theo chân lý ngược chiều. 1.- Suy tư và Quy tư Khi ra sống ngoài Đời ( Thế sự ) thì ta phải dùng lý trí để Suy tư, nhờ suy tư mà con người khám phá vũ trụ mà tìm ra những định luật vận hành trong vũ trụ,và nương theo đó mà tìm cách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đây là thế giới Hữu hay thế giới hiện tượng luôn luôn biến dịch theo Dịch lý. Ta nên nhớ khi hoạt động trong thế giới hiện tượng, hành trang Nhân ái và Lý công chính của chúng ta đều bị tiêu hao, nên phải trở về nguồn Tâm linh để nạp lại, tiếp liệu lại ( charge) lại nguồn Sống ( Lòng Nhân ái ) và nguồn Sáng ( lý Công chính ) mà tiếp tục hành trình Vi Nhân.Công cuộc vi nhân phải liên tục suốt đời, vì quên vi nhân thì sài lang lấn tới dành chỗ. Khi muốn trở về đời sống Tâm linh thì phải Quy tư, phải bỏ phương tiện lý trí, nghĩa là không dùng lý trí ( no – mind ) , mà phải trở vể trạng thái yên tĩnh ( silence ) , bất động ( stillness ) để đi về Tâm hay Quy Tâm để cảm nghiệm và thể nghiệm ( feel ) về Thiên lý. Để đạt được vị thế cân bằng thì con người phải sống nhịp nhàng theo sự giao động hay ba động giữa hai đời sống Suy tư và Quy tư, hay còn gọi là Suy Đi Nghĩ lại để “ Có Đi có Lại cho Toại lòng nhau “ mà cũng để hòa nhịp cùng Thiên lý. Ta nên nhớ theo Dịch lý nếu cặp đối cực có sự cách biệt không qua lớn thì có thể dùng đường lối “Châp kỳ lưỡng đoan: Phải Người phải Ta “để hoà hợp, sự cách biệt theo tỷ lệ Tình 3 lý 2 ( Tham Thiên lưỡng Địa hay vài ( 2 ) ba ( 3 ). Đó gọi là đối thoại để hòa giải. Nếu sự cách biệt quá lớn xẩy ra tình trạng bất ổn, trong trường hợp này nếu muốn lập lại thế quân bình thì ta nên nhớ trong thế giới hiện tượng này là thế giới của hai mặt của cặp đối cực đều hiện hữu, như không có bóng tối thì ánh sáng không thể hiện hữu, không có đêm thì ngày cũng vô nghĩa, có hai mặt mới giúp nhau hiện hữu được. Cứ nhìn vào 4 mùa trong một năm, muà Xuân thì ngày đêm tương đối bằng nhau, mùa Hè thì ngày dài đêm ngắn, mùa thu thì ngày đêm lại tương đối bằng nhau, đến mùa Đông thì ngày ngắn đêm dài. Nhờ sự chênh lệch vừa phải như vậy mà tứ thời bát tiết trôi chảy điểu hoà, đó gọi là tiết nhịp Hòa của vũ trụ. Trong lãnh vực âm thanh khi hai nốt nhạc có biên độ thích hợp thì được giao thoa tạo nên tiếng bổng tiếng trầm , khi ion - và ion + gặp nhau thì tạo ra dòng điện. . . Trong trưòng hợp cặp đối cực chênh lệch quá đáng bất khả tương dung, mà muốn lập lại thế quân bình như phe “ Tham tàn , Cường Bạo “ và phe “ Chí Nhân, đại Nghĩa”, một bên Cương, một bên Nhu, khi Nhu yếu thì Cương thắng, khi Cương trội hơn mà Nhu muốn thăng bằng thì Nhu phải tặng cường mật độ lên để cân bằng.Như vậy muốn thắng Tham tàn và Cường bạo thì phải có đủ liều lượng chí Nhân và đại Nghĩa. Khi đã thăng bằng rồi thì hai bên đều chung một trạng thái hòa, chứ không bên nào lấn át bên nào. Đó là phương cách Dĩ Nhu thắng Cương, dĩ Nhược thắng Cường cũa Cha ông bẳng phương cách bất bạo động như thánh Gandhi đã cùng nhân dân Ấn Độ đánh đuổi đế quốc Anh. Mối giao liên giữa con người với nhau là quan trọng bậc nhất, khi mới giao liên được thuận buồm xuôi gió thì mọi sự đều tốt lành, khi mối giao liên bị gián đoạn thì sinh ta nhiều rắc rối cho con người và xã hội. Cái nan đề của xã hội ngày nay là mối liên hệ giữa người với người đã bị lỏng lẻo hay bị cắt đứt, vì sự dị biệt của nhau.. Sâu xa hơn nữa là nhiều người không còn yêu thương qúy trọng vả ăn ở công bằng với nhau nữa. Điều khó khăn là khi mối giao liên giữa hai người bị trục trặc do sự dị biệt về nhiều nguyên nhân, vấn đề làm sao để cho hai người tìm được mối hòa với nhau. Việc này không phải dễ, vì khi người này muốn làm hòa với người kia, nhưng người kia lại không đáp ứng thì làm sao giải quyết cho được, trừ khi hai người cùng chấp nhận một tiêu chuẩn chung, và dùng đối thoại để đi đến giải pháp Hòa đâu đây giữa hai đối cực, cha ông chúng ta gọi là “ chấp kỳ lưỡng đoan “. Còn những trường hợp mà sự khác biệt quá lớn thì phải nhờ đến sinh hoạt cộng đồng hay pháp luật mới tạm dàn xếp được phần nào, vì muốn cho ổn thỏa thì phải làm sao cho ổn định được cả hai phần Tâm linh và Thế sự. Đó là nói về từng con người, còn khi nói về nhiều người trong công thể, trong cộng đồng và trong quốc gia thì con người sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn phức tạp hơn nhiều. Trong các cuộc đấu tranh giữa Độc tài và Dân chủ Chỉ có những người hùng tâm dũng chí thì mới đủ Nhân Trí để hóa giải được sự cách biệt quá lớn. ( Thánh Gandhi đã cùng đồng bào Ấn dùng hùng tâm dũng chí trong công cuộc đấu tranh bất bạo đông đã đầy lùi đế quốc Anh.) Số là con người khi được định cư tại những địa phương có môi trường khác nhau, với những sinh hoạt khác nhau, có những suy tư khác nhau, những phong tục tập quán khác nhau, những quyền lợi khác nhau, khi gặp nhau hay sống với nhau, mà cứ khư khư ôm lấy cái tinh thần cục bộ của mình mà không lưu tâm đến người khác, đối xử với nhau một chiều thì dễ sinh ra nhiều ngộ nhận mà xa cách nhau, gây ra rắc rối, đó là lý do mà từ xưa đến nay các cuộc chiến tranh cứ xẩy ra liên tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau, ngoài cái lý do Tham, Sân, Si gây ra. Mặt khác, đừng quên con người là Quỷ Thần chi hội, nên chẳng ai là hoàn mỹ cả, dù nhiều dù ít, ai cũng bất toàn cả, khi sống với nhau nên lưu tâm điều dó để nhìn nhau cho được cân bằng, chứ theo lối” mình cứ đòi hỏi người khác phải hay phải giỏi, mà mình quên đòi hỏi mình như thế “ thì bất công. Mặt khác, nên nhớ chúng ta đang sống trong thế giới hiện tượng nhị phân, mọi thứ đều là đối cực, ( Trai / Gái, Đực / Cái, Trống/ Mái, nhụy Đực / nhụy Cái: nguồn sinh sinh hoá của vũ trụ ) mỗi giống loài đều chứa chất mâu thuẩn, nên trường kỳ mâu thuẩn nhau, nhờ mâu thuẩn mà tạo nên biến đổi không ngừng, nhưng mọi sự đều tương đối. Chân lý cũng vậy, tất cả đều tương đối tuỳ trường hợp, tùy hoàn cảnh và từng cá nhân mà nó mặc lấy hình thức khác nhau. Ví dụ: Đối với người suy dinh dưỡng thì dùng nhiều thuốc bổ là tốt, nhưng với người khỏe mạnh dùng quá nhiều thuốc bổ lại sinh bệnh, thuốc bổ là vật chất hữu hạn, nên không phải khi nào ai dùng cũng tốt cả, chỉ có tác dụng một cách tương đối thôi. Việc dạy bảo trẻ em cũng vậy, đối với em cứng đầu thì dùng hình hình phạt cứng rắn mới có hiêu quả, còn đối với em khác dễ bảo thì dùng lời nói ngọt cũng có tác dụng, không thể nhất luật được, trí khôn của con người cũng còn bị giới hạn, nên không thể linh ứng cho mọi trường hợp. Đối với chân lý trong thế giới hiện tượng này cũng tương đối mà thôi, làm sao mà đầu óc con người bao quát được lý Thái cực. Thái cực là khởi đầu cho thế giới hiện tượng. Còn “ Thái cực nhi vô cực” có tính chất vô biên vô cùng mới là chân lý tuyệt đối, khó mà lãnh hội được hết. Vì thế cho nên không nên CHỈ cứ y cứ vào những cái Phải / Trái, Tốt / Xấu, Chân lý tương đối / Chân lý tuyệt đối để hơn thua với nhau, để sát phạt nhau, việc này chỉ tổ sinh ta rối loạn. Mục tiêu chính của con người là hạnh phục chân thật, muốn vậy thì mỗi người phải lo làm sao cho Thân an lẫn Tâm lạc, có được như thế thì mới có Hoà bình không những giữa loài người với nhau mà còn với cả vũ trụ nữa, cái đó gọi là Vũ trụ Hòa hay Hòa với Tiết nhịp vũ trụ. Vì thế cho nên công việc vi nhân là làm sao thiết lập được thế cân bằng giữa các đối cực mà sống hòa với nhau. Trong các cặp đối cực, tuy vợ chồng thường là cặp ít cách biệt nhất nhưng lại phải chung sống đụng chạm với nhau hàng ngày nên sự hòa thuận giữa vợ chồng cũng gặp vô vàn khó khăn. Còn những cặp đối cực khác như những người trong gia đình cũng trong mọi công đồng việc thiết lập được mối hòa không phải là dễ. Trong cuộc sống, mỗi người phải tìm cách phát triển được bản sắc riêng dưới thiên hình vạn trạng, thì cuộc sống con người mới phong phú và có ý nghĩa, việc này làm cho mọi người khác nhau hơn, vì thế con người trong xã hội, trong quốc gia, trong cộng đồng thế giới không tìm được điểm đồng quy ( tiêu chuẩn chung ) để thông cảm nhau, tìm cách sống hòa với nhau thì cuộc sống không bao giờ được ổn định. Đây là vấn đề khó nhăn nhất của nhân loại, nếu nhân loại muốn sống hòa bình với nhau, thì phải tìm cách giải quyết tận nền vấn đề trên, nếu chỉ có hoà bình không có tiếng súng hay là hoà bình dưới sự kìm kẹp của pháp luật thì chưa là hoà bình thực sự, chỉ có hoà bình thực sự mới là yếu tố căn bản cho hạnh phúc mọi người. Trong một quốc gia, Cha ông chúng ta đã dạy: “ Đồng quy nhi Thù Đồ “. Có đồng quy để ấn định được mục tiêu và và phương hướng chung thì sự thù đồ của các thành phần dân tộc không rơi vào cảnh phân hoá. Khi thù đồ mà giữ được gốc đồng quy, thì công việc thù đồ để phát triển có đi xa tới đâu cũng không mất hướng chung để gây ra phân hoá. Ngày nay người ta đang cổ võ cho đa nguyên đa đảng, việc này rất tốt cho sự phát triển bản sắc riêng của các thành phần trong quá trình thù đồ, nhưng nếu không tìm được điểm đồng quy với nhau trước thì trước sau gì cũng trở thành sứ quân, cứ xâu xé nhau làm cho các thành phần quốc gia tan đàn xẻ nghé! VI.- Đồng quy 1.- Trên bình diện con Người Thì chúng ta phải công nhận với nhau là mọi con Người đều có địa vị cao quý của nó. Con người nào cũng là tinh hoa của Trời Đất, là con Chúa, con Phật, nhờ đó mà bất cứ một ai cũng phải có cái nhìn yêu thương và quý trọng nhau, dầu là ông ăn mày, là người homeless hay những vị cao trọng nhất trong xã hội. Trong xã hội chúng ta đã có “ Vạn giáo nhất lý” là điểm đồng quy, đó là những giá trị vịnh cửu vô cùng quý giá, nếu mỗi một chúng biết un đúc trau dồi và đem áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đây là vấn đề mỗi cá nhân phải trau dồi cho được: Phật giáo thì phải có: Bi, Trí, Dũng, và Từ bi hỷ xả, Kitô giáo thì Bác ái công bằng và tha thứ, Nho giáo thì Nhân, Trí, Dũng và Bao dung hay “ Dĩ Hòa vi quý “ , tầng lớp Bình dân thì : Khi đã là Anh em Đồng bào, thì đối xử với nhau theo di chỉ Tổ tiên là : “Lá Lành đùm lá Rách, Chị ngả Em nâng, Tay đứt Ruột xót, Máu chảy Ruột mềm. . “ , khi có sự bất hòa, thì rán “ Chín bỏ làm Mười, Một sự nhịn Chin sự lành” để cư xử với nhau, như thế mới mong sống Hòa với nhau được. Khi mỗi cá nhân được trang bị những nhân đức đó, thì ra đời mới có thể hành xử với nhau một cách tương đối công bằng, thì mọi người mới sống hài hoà với nhau được. Do đó mà khi có sự bất bình với người khác thi mình phải nhận ra cái bất toàn nơi mình và cái tinh hoa nơi người thì mới rộng lòng tha thứ được, mọi người phải nhận ý thức cho rõ khi có sự bất bình gây ra bất hòa thì cả hai bên đều khốn khổ hết. Khi có sự bất hòa, Nho giáo khuyên mọi người phải bao dung, tương dung nhau và biết “ Dĩ hoà vi quý “ để “ Chín bỏ làm mười, một sự Nhịn chín sự Lành”. Phật giáo thì bảo “ hỷ xả “ nghĩa là phải tha thứ cho nhau với cõi lòng hoan hỷ, chứ không chỉ xả mà cõi lòng còn ấm ức, còn Chúa Giêsu thì bảo phải Tha thứ cho nhau đến 70 lần 7. Có ý thức được mối hòa là bảo vật cho hạnh phúc con người, để mọi người phải lo tu luyện đức nhân ái, bao dung và khiêm cung mới thực hành nổi cái công việc Hỷ xả. Khi lo viêc nước, thì mọi người phải mang theo hành trang Tâm Trí ngang tầm quốc gia, chứ cứ đem cái tiểu Tâm, tiểu Trí để mưu cái tiểu Danh tiểu Lợi cá nhân, phe nhóm đảng phái hay tôn giáo riêng thì trước sau gì cũng gây chia rẽ. Mục đích làm việc nước theo kiểu Tâm Trí này thì Thái Dịch Lý Đông A gọi là: “Nuôi Thân sinh ta Nô tài “. Để tránh cảnh vong thân, vong quốc ấy thì ngoài nguồn gốc Tâm linh ra , mọi người quốc gia phải lấy tinh tuý của Văn hoá Dân tộc làm tiêu chuẩn chung, gốc đó là “ Mẹ non Nhân, Cha nước Trí, Con hùng cường, mọi người đều được đùm bọc trong bọc Âu Cơ Tổ mẫu gọi nhau là Đồng bào. Đây là con người Nhân chủ với Nhân Trí, Dũng mà Tổ tiên chúng ta gọi là Trai hùng Gái đảm, có được những con người này thì việc gì mà chẳng làm nên. Những chữ Nhân, Trí, Dũng chẳng mang lại ý nghĩa nào, nếu chúng ta không tu dưỡng và hành động theo tinh thần đó. Đất nước chúng ta suy vong là vỉ chúng ta đã đánh mất Hồn nước : Tinh thần Nhân, Trí, Dũng mà cha ông chúng ta đã gọi là Hồn Thiêng Sông ( Cha nước Trí ) Núi ( Mẹ non Nhân). Sống theo Nhân Nghĩa thì đạt đức Dũng. Khi con người bất Nhân, ăn ở với nhau theo tiểu Trí (đánh mất lẽ công bằng ) thì con người trở nên hèn yếu khiếp nhược, tất nhiên sẽ rơi vào cảnh Nô lệ. Có ai tin là người CS giết cho hết người Quốc gia được không và người Quốc gia có giết hết người CS được không, chắc chắn là không thể, vì có giết được thân xác thì tinh thần những con người đó vẫn còn, mà tinh thần là phần quan trọng. Đó là hành động cực đoan chẳng giải quyết được gì, chỉ để thoả mãn cái ảo tưởng cực đoan của mình mà thôi. Thực ra chẳng phe nào hoàn toàn đúng và phe nào hoàn toàn sai. Nếu người quốc gia hoàn toàn đúng thì làm sao để CSVN có thể cướp được chính quyền và đè đầu cưỡi cổ và hành hạ cho gần thế kỷ. Lại nữa cái đúng của người Quốc gia cũng chỉ tương đối mà thôi! Còn CSVN thì như Cụ Phan Khôi đã ví von là loài con cóc, chẳng tìm đâu cho ra chút ưu điểm! Vấn đề còn lại là người quốc gia có trở thành “Chí Nhân và đại Nghĩa “ thì mới thắng nổi CSVN “ Tham tàn và cường bạo”. Người quốc gia không thể tìm cây đũa thần bất cứ ở đâu, dù cho cả Đông, Tây, Nam, Bắc ở ngoài chính mình, mà cứ vong thân và vong quốc thì dẫu có trăm ngàn cây đũa thần có được cũng biến thành đũa tre mà thôi, nếu không biết bảo tồn cái gốc quý để đoàn kết với nhau! Với tinh thần Chia rẽ thì dầu có khôn ranh bực mấy rồi cũng chết vì cái khôn ranh, vì không bao giờ gieo cái nhân xấu mà gặt được quả tốt cả. Thử hỏi mọi con dân Việt có coi nhau thực sự là đồng bào không, cứ nhìn nhau như những người xa lạ, rồi theo thói “ Dị khí tương thù “ , có dịp là khích bác nhau, áp bức bóc lột, giết hại nhau , hiện nay tiếng đồng bào đã không được dùng nữa, mà kêu gọi nhau bằng Đồng hương thì ta nhận ra mối liên hệ giữa con dân Việt đã sa sút tới mức nào! 2.- Trong phạm vi quốc gia Làm việc quốc gia thì đương nhiên phải có tinh thần Quốc gia, tinh thần quốc gia Việt Nam mà Tổ tiên khổ công gầy dựng mãi từ Thời Hùng Vương tới nay đã năm ngàn năm, đó là Nhân, Trí, Dũng của Mẹ Âu Cơ, Cha Lạc Long và con Hùng Vương, mọi con dân đều được ấp ủ trong Tình Nghĩa đồng bào với tinh thần độ lượng bao dung để “ Dĩ hòa vi qúy “. Mặt khác phải nhìn mọi đồng bào đều có mầm tinh hoa của Trời Đất và ai ai cũng là Quỷ Thần chi hội, Thánh đó Qủy đó,có như thế mới khiêm cung đủ để sống hoà với nhau. Đây là cái gốc đoàn kết toàn dân, khi toàn dân đã đoàn kết thành một khối thì làm việc gì chẳng được. Đành rằng mỗi con người, mỗi phe nhóm, mỗi tôn giáo đều phải tìm cách phát triển hết bản sắc riêng của mình, nhưng tất cả đều hết sức đem cái tinh tuý của mình, của phe mình để phục vụ con người và đất nước, chứ không ngược lại, nhất là các tôn giáo và các đảng phái chính trị. Các đảng phái chính trị phải dẹp bỏ cái thói chỉ lo đi kiếm ghế, dành quyền, tranh lợi, còn các tôn giáo thì tìm cách bành trướng đạo một cách không chính đáng đều gây ra nạn phân hóa. Tôn giáo cũng đã gây đại họa cho thế giới không ngừng. Họ chỉ biết lo cho quyền lợi riêng mà quên đi quyền lợi chung của quốc gia, đây là lối sống “ Tham dĩa bỏ mâm” mà một số thành phần dân Việt Nam đã vấp phải! Có nhiều quốc gia mới thành quốc tế, bỏ lờ quốc gia mà chỉ chuyên lo quốc tế thì khi quốc gia suy tàn thì quốc tế cũng tiêu. 3.- Trên lãnh vực quốc tế Trên phạm vi thế giới, khi nhân dân nước nào tiếp xúc với một nước khác, muốn có sự giao hữu hoà bình, thì phải có cái nhìn cân bằng, phải tìm hiểu cho rõ ràng những ưu điểm cũng như khuyết điểm, những điểm tương đồng và những điều dị biệt của hai nền văn hoá. Nhờ các điểm tương đồng mà sự trao đổi được dễ dàng và dễ thông cảm hơn, còn những điều dị biệt thì cũng phải hiểu để có thái độ tương kính và khoan dung, để dù bất đồng nhi hòa, được vậy thì sự giao hảo hai bên được thuận lợi. Phải học hỏi tinh hoa của người ngoài mà bồi đắp cho nển văn hoá mình được phong phú thêm, và thấy được khuyết điểm của mình để sửa chữa. Còn Khi tiếp xúc với nước khác mà cứ lấy nhãn quan mình theo cách “ lấy bụng ta suy ra bụng người “ thì sai trật lất. Cứ nhìn vào công cuộc vận động dân chủ hòa bình của Hoa Kỳ, họ đem xương máu và tiền bạc để cứu nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng có nhiều nơi đã chuốc phải oán,người chịu ơn thì được cung cấp thuốc chữa bệnh không hiệu quả, mà kẻ ban ơn cũng không phải cách và nhiều khi không thực tâm, nên hai bên đều tương hại, còn CS thì tước quyền tư hữu và quyền tự do làm người rồi đem chủ nghĩa Mác nhét vào trong cổ họng, bảo người ta phải hạnh phúc! Đó là tai họa. Ở Đông phương, đã từ hàng ngàn năm các nhà cầm quyền đại Hán nhân danh là Thiên triều, tự phong cho mình cái sứ mạng đi khai hóa các dân tộc dã man như Việt Nam, thực chất đó là nền văn minh ăn cướp, trong các thứ ăn cướp thì văn hoá là thứ quan trọng bậc nhất, một mặt ăn cướp văn hoá của người ta, tìm cách tẩy xóa dấu vết để nhận làm của riêng mình, nhưng lại làm cho sa đọa, mặt khác dùng chính sách cai trị hà khắc, áp bức bóc lột để giam hãm nhân dân bị trị trong cảnh khốn cùng để ngu dân, rồi đem thứ văn hoá ăn cướp đã biến chất để khai hóa. Đó là thứ văn hoá có bản chất Tham tàn và cưòng bạo dùng để “Dĩ cường lăng nhược “, cho đến thế kỷ 21 ngày nay vẫn dùng “ Lưỡi bò “ để liếm cướp trắng trợn ban ngày truớc mặt thế giới, còn huênh hoang cho mình là văn minh thì hết chỗ ói!. Mồ hôi nước mắt của nhân dân nhiều nước ngày nay cũng đang được dồn vào kho súng hầm bom để tranh dành nhau quyền lợi vật chất, tai họa này cho đến bao giờ mới chấm dứt, chỉ vỉ cái nạn” Tham tàn và Cường bạo! Còn ở Tây phương thì Đế quốc Thực dân, và CS Quốc tế với bản chất “ Tham tàn và Cưòng bạo “ cũng theo con đường ăn cướp như vậy. Tất cả có một đường lối chung là tiêu diệt văn hoá nước bị trị để giam hạm nhân dân trong ngu dốt và nghèo đói để trường trị, cũng áp bức bóc lột và bành trướng, gây không biết bao nhiêu khổ đau cho nhân loại. Văn minh nhân loại ở đâu, hòa bình thế giới ở đâu, các tôn giáo ở đâu và đóng góp những gì cho con người, sao mà thế giới ngày càng hỗn lọan. Chỉ vì còn có những con người có tư tưởng bất Nhân và hành động bất Công! VII.- Con đường thù đồ Vì sống ở những không gian khác nhau, nên nói chung, ngưòi phương Tây thì trổi vượt về Lý trí, người Đông phương thì thiên về Tâm linh, hai bên đều mất quân bình, ngày nay nhờ phương diện truyền thông mà việc giao lưu văn hoá giúp hai bên hiểu biết và thông cảm nhau hơn. Tuy nhiên để lập lại được thế quân bình giữa hai chân lý ngược chiều cần phải nhiều thời gian nữa. Trên thực tế Tôn giáo nào cũng cho tôn giáo mình là đúng nhất hay nhất, cho tôn giáo kia là tà đạo, rồi nhân danh chân lý mà chém giết nhau, tình trạng này cứ liên tiếp xẩy ra hàng bao thế kỷ. Việc này cần được chấm dứt. Người phương Tây chê người phương Đông kém văn minh, người phương Đông cho người phương Tây quá thiên về vật chất. Hai bên đều có cái hay và cái dở. Ngay trong một nước, người miền Bắc, miền Trung và miền Nam có nhiểu vấn đề cũng không thông cảm nhau được. Ai cũng có khuyết điểm. Nếu không có sự hiểu biết rõ ràng vấn đề chung của hai bên, cứ chấp nhất cho mình là đúng là hay hơn hết thì không bao giờ sống hòa với nhau được. Vì vậy nên nhân loại phải tìm cho được điểm đồng quy, điểm Nhất lý mà thông cảm nhau hầu sống hoà với nhau, mới mong hạnh phúc được. Điểm đó là con Người, là Nhân đạo, là Nhân Nghĩa. Nhân loại hiện nay đang mắc kẹt trong cái Thù đồ ( bởi yếu tố không gian ) mà chưa tìm ta điểm Đồng quy nơi đời sống Tâm linh, nghĩa là cứ mãi miết đi ra, mà không ngoái lại về đời sống Tâm linh. Khi đã quên Tâm linh tức là quên cái Tình người thì sẽ đối xử với nhau hết Tình người. VIII.- Kết luận Nho giáo có nói: “ Tính Tương cận, tập tương viễn “ nghĩa là khi sống đúng với bản tính con người thì mọi con người thông cảm nhau,mà gần gủi nhau, đến khi phân tán ra sống nhiều nơi, con người ở những nơi khác nhau có những tư tưởng khác nhau, thói tục khác nhau, tôn giáo khác nhau, hành động khác nhau, nếu không biết quy về bản tính con người để hiểu nhau thì mới bị xa cách nhau, do cái khác biệt trong cuộc sống, cuộc sống bị phụ thuộc vào địa phương, đó là “ Tập tương viễn “. Ngày nay nhân loại đã bị phân hoá đến cùng độ, đến nỗi các tôn giáo cũng đã đánh mất bản chất của mình, chỉ còn lại cái vỏ hình thức, nên mới xẩy ra sự tranh dành, gây rối với nhau, đến nỗi các tôn giáo cùng một gốc mà cũng gây chiến tranh với nhau liên miên, thậm chí có những ngưởi nhân danh tôn giáo mang bom giết chính mình để giết cho được nhiều người khác, sở dĩ có tình trạng như thế là vì đã đánh mất gốc, mất“ Tính tuơng cận “, tức là đánh mất nguồn Tâm linh của mình . Khốn nỗi ngày nay chẳng còn có tôn giáo nào được tinh tuyền làm gương, nên chẳng thuyết phục được ai! Nhân loại chỉ được cứu khi biết tìm về cái nguồn gốc chung: Nói tóm lại : 2 ⇔ 1 : con người phải suy tư để phát triển lý trí và phải quy tu về nguồn Tâm linh mà sống hoà với nhau ). 3⇔1: tu luyện tinh hoa của Trời Đất để trở thành con người Nhân chủ, hầu sống hòa với mọi người và vũ trụ: “ Thiên sinh địa dưỡng Nhân hòa . Nhất là phải luôn trở về gốc Tâm linh, ( 5 ⇔ 1 )- nguồn Nhân nghĩa, tức là lòng Nhân ái và lẽ Công bằng hay Bác ái Công bằng hay Bi Trí - thì khi đó ánh bình minh hoà bình mới tỏa sáng được. Hay một cách khác khi nào “ Tính tương cận ⇔ Tập tương viễn “ của Nhân loại khắp nơi được giao hoà thì khi đó mới mong có Thế giới hoà bình thực sự. Việt Nhân ( 1 ) : Trimurti Within the hindu trinity of Brahma, Vishnu and Shiva, Brahma is the creator, Vishnu the preserver and Shiva the destroyer.Nevertheless, Brahma grew in a lotus out of the navel of the sleeping Vishnu. The daily alternation of light and dark is attributed to the activity of Brahma. Lord Vishnu is considered as the chief god in Hindu religion and Indian mythology. Vishnu, the preserver, forms the part of the trinity while the other two being Brahma and Shiva, respectively, as the creator and destroyer of the universe. It is believed that Vishnu is an eternal and universal spirit associated with the primeval waters that pervaded before the creation of the universe. Shiva is one of the gods of the Trinity. He is said to be the god of destruction. The other two gods are Brahma, the god of creation and Vishnu, the god of maintenance. The three gods represent the three fundamental powers of nature which are manifest in the world viz. creation, destruction and maintenance. These powers exist perpetually. Creation is going on all the time. So is destruction and maintenance. All three powers are manifest at all times. They are inseparable. Creation and destruction are like two sides of a coin. And maintenance is an integral part of the processes of creation and destruction. For example, morning dies to give birth to noon. Noon dies when night is born. In this chain of birth and death the day is maintained. To indicate that these three processes are one and the same the three gods are combined in one form of Lord Dattatreya. Lord Dattatreya has the faces of Brahma, Vishnu and Shiva. Shiva is married to the Goddess Uma. Uma represents frakriti which means perishable matter. Shiva’s marriage with Uma signifies that the power of destruction has no meaning without its association with perishable matter. Destruction manifests itself only when there is perishable matter. Lord Shiva sits in a meditative pose against the white background of the snow-capped Himalayas in Mount Kailas. His posture symbolises perfect inner harmony and poise, experienced by a man of Realisation. He is rooted in God- consciousness. He revels in the bliss of the transcendental Reality. Nothing disturbs him. The vicissitudes of nature, the challenges of life, the trials and tribulations of the terrestrial world do not affect him at all. He maintains perfect serenity, equanimity and tranquility in all environments and circumstances. @ Symbolisme et chiffre : le nombre Trois - 3 Trois est universellement un nombre fondamental. Il exprime un ordre intellectuel et spirituel, en Dieu, dans le cosmos ou dans l’homme. Il synthétise la tri-unité de l’être vivant ou il résulte de la conjonction de 1 et de 2, produit en ce cas de l’union du Ciel et de la Terre. Le Tao produit un ; un produit deux ; deux produit trois … (Tao-te-king, 42). Mais le plus souvent, 3 comme nombre, premier impair, est le nombre du Ciel et 2 le nombre de la Terre, car 1 est antérieur à leur polarisation. 3 disent les chinois est un nombre parfait (tch’eng), l’expression de la totalité, de l’achèvement : il ne peut y être ajouté. C’est l’achèvement de la manifestation : l’homme fils du Ciel et de la Terre, complète la Grande Triade. C’est d’ailleurs, pour les Chrétiens, la perfection de l’Unité divine : Dieu est Un en trois Personnes. Le Bouddhisme possède son expression achevée en un Triple Joyau, ou Triratna (Bouddha, Dharma, Sangha) ; ce que les Taoïstes ont traduit à leur propre usage : Tao, Livres, Communauté. Le temps est triple (Trikâla) : passé, présent et avenir ; le monde est triple (Tribhuvana) : Bhu, Bhuvas, Swar, terre, atmosphère, ciel ; en mode hindou encore, la Manifestation divine est triple (Trimûrti) : Brahma, Vishnu, Shiva, aspects producteur, conservateur, transformateur, correspondant aux trois tendances (guna) : rajas, sattva, tamas, expansive, ascendante ou centripète, descendante ou centrifuge. En mode Shivaïste, celui du Cambodge, Shiva est au centre, regardant vers l’Est, flanqué de Brahma, à droite ou au Sud, de Vishnu, à gauche ou au Nord. D’autres ternaires ont été signalés à propos du monosyllabe sacré Om, qui comporte trois lettres (AUM), de même qu’il y a trois états de la manifestation. Les Rois mages sont trois : Ils symbolisent, a noté Guénon, les trois fonctions du Roi du Monde, attestées dans la personne du Christ naissant : Roi, Prêtre et Prophète. Trois encore sont les vertus théologales (foi, espérance et charité) ; trois les éléments du Grand Œuvre alchimique : le souffre, le mercure et le sel). En Chine, les Hi et les Ho, qui sont maîtres du soleil et de la lune, sont trois frères. Trois frères également sont les maîtres de l’univers : Zeus, le Ciel et la Terre ; Poséidon, les océans ; Hadès, les Enfers. La formation par trois est, avec le carré, et d’ailleurs en conjonction avec lui, la base de l’organisation urbaine et militaire (Marcel Granet, La Pensée chinoise, Albin Michel-1988 [en relation avec la notion de trigramme]). Pour Allendy également, le ternaire est le nombre de l’organisation, de l’activité, de la création. (Dr. René Allendy, Le Symbolisme des nombres – Essai d’Arithmosophie, 39 – 1948). Le ternaire s’exprime par divers symboles graphiques, tel le trident, la trinacria qui est un triple poisson à tête unique), et plus simplement, bien sur, par le triangle. Le caractère chinois tsi, anciennement figuré par le triangle, exprime la notion d’union et d’harmonie. Le triangle, seul ou contenant le tétragramme hébraïque, ou encore l’œil divin, est un symbole de la Trinité ; c’est d’autre part Un symbole de la Grande Triade chinoise Dans les traditions iraniennes, le chiffre trois apparaît le plus souvent doté d’un caractère magico-religieux. On remarque déjà la présence de ce chiffre dans la religion de l’Iran ancien dont la triple devise est : Bonne pensée, bonne parole et bonne action ; on désigne également ces trois bûkht comme les trois sauveurs. La mauvaise pensée, la mauvaise parole et la mauvaise action sont attribuées à l’Esprit du Mal. (Mazdéisme) Les différentes parties de l’Avesta, celles qui traitent des questions rituelles aussi bien que des sujets moraux, abondent en allusions au chiffre trois, qui symbolise toujours la triade morale du mazdéisme. Plusieurs paragraphes de l’Avesta (Vendidad, 8, 35-72 et 9, 1-36) décrivent les rites de purification que doit suivre un homme souillé par le contact du nasu (cadavre) : on doit creuser trois séries de trois trou que l’on remplit de gômez (urine de bœuf) ou d’eau. L’homme commence toujours par se laver trois fois les mains, puis le prêtre asperge les différentes parties de son corps pour chasser les mauvais esprits. Une cérémonie ancienne magico-religieuse consiste à tirer au sort en lançant trois roseau (ou trois flèches). Le chiffre trois se rattache également au rite du tirage au sort au moyen de flèches divinatoires (azlâm) : la troisième flèche désigne l’élu, l’endroit, le trésor, etc. Ce rite était répandu chez les Arabes, dès avant l’Islam. Il s’agit d’une tradition populaire sans doute très ancienne, qui recouvre une aire géographique très vaste. On le retrouve, avec des variantes, chez les nomades de la plaine, mais aussi bien en Iran que chez les Bédouins arabes. Lorsque le nomade hésitait devant une décision à prendre, il choisissait trois flèches ; sur l’une il écrivait mon Seigneur m’ordonne et sur la seconde mon Seigneur m’interdit. La troisième ne comportait aucune inscription. Il replaçais les flèches dans son carquois, puis en retirait une au hasard et suivait ses conseils. S’il retirait la flèche où rien n’était inscrit, il recommençait l’opération. En cas d’hésitation sur une route à choisir, ou une direction vers laquelle se tourner (par exemple le mausolée du saint auquel on adresse ses prières), la coutume était de faire trois fois le tour sur soi-même et d’adopter au troisième la direction vers laquelle le visage se trouve orienté. Ces trois tours symbolisent non seulement l’idée d’un accomplissement intégral, lié au chiffre trois pour les pratiques psychomagiques, mais encore une participation au monde invisible supra-conscient, qui décide d’un événement, d’une façon étrangère à la logique purement humaine. @ C’est au troisième appel lancé par un roi désirant envoyer un guerrier dans une mission périlleuse que le volontaire se désigne lui-même, témoignant ainsi de la supériorité de sa bravoure sur celle des autres. De même, le héros qui part à la rencontre d’un démon déclare à ses amis qu’il poussera trois cris : le premier, en voyant le démon ; le deuxième, lors de sa lutte avec lui ; le troisième, au moment de la victoire. Il demande également à ses compagnons de l’attendre trois jours, lorsqu’il part pour combattre un démon, pour pénétrer seul dans un palais enchanté, ou même pour se rendre à un rendez-vous galant. Il est implicitement convenu que son caractère héroïque lui assure la vie sauve durant les trois premiers jours. Une coutume symbolique ancienne, répétée dans les contes, consiste à se le ver et à se rasseoir à trois reprises pour témoigner son respect et son admiration. Une autre coutume légendaire fréquemment rapportée consiste dans le lancer de l’aigle (bâz- parâni). Quand un roi mourait sans descendance, les habitants de la ville faisaient s’envoler un aigle. L’homme sur la tête duquel il se posait trois fois de suite était choisi pour souverain. Cet aigle s’appelait bâz-e dawlat, l’aigle de la prospérité. Ces trois actes successifs, que l’on trouve dans de nombreux contes magiques, assuraient lez succès de l’entreprise et en même temps constituait un tout indissoluble. Les contes exposent la bravoure du héros dans les combats corps à corps par un geste symbolique : le héros soulève son adversaire – souvent un démon – et le fait tourner trois fois au dessus de sa tête ; ce n’est qu’après ce geste qu’il le jette à terre. Pour rendre plus effrayante encore la force sauvage du démon, le conteur le décrit arrivant au combat armé d’un tronc d’arbre surmonté de trois énormes meules. La colère ou l’irritation du roi ou du héros au sein d’une assemblée se manifeste par trois rides qui se forment sur leur front ; personne alors n’ose s’approcher ou prendre la parole. Pour qu’un rêve garde son efficacité et porte bonheur, le rêveur doit le garder secret durant les trois premiers jours. La non- observance de cette recommandation – plutôt d’ordre psychologique – risque d’amener des conséquences fâcheuses. Ici encore c’est le chiffre trois qui marque la limite entre le favorable et le défavorable. En Iran, dans la tradition des Fidèles de Vérité (Secte persane des VIIème-XIXème siècles de l’Hégire (XIVème-XVème siècles)Ahl-i Haqq). Un caractère sacré est attaché au chiffre trois. On le retrouve fréquemment soit dans le récit de cosmogonie, soit dans la description des actes rituels. Avant que Dieu ait créé le monde visible au sein de la perle primordiale, il fit surgir de sa propre essence trois anges ou plutôt trois entités appelées se-djasad (= trois personnes) : Pir-Binyâmin (Gabriel), Pir-Dâwûd (Michaël), Pir-Mûsi (Raphaël) et c’est plustard qu’il créa Azraël (ange de la mort) et Ramzbâr (ange féminin, Mère de Dieu) représentant respectivement son courroux et sa miséricorde ; puis deux autres anges furent créés, ce qui porta à sept le nombre des entités divines. Dans plusieurs récits traditionnels de la secte, le chiffre trois est attaché aux événements historiques ou métahistoriques et conditionne leur accomplissement. Les rites, qui représentent sur la terre le reflet symbolique de ces événements, font également usage d’une triplicité : trois jours de jeûne annuels commémorent les trois jours de lutte et la victoire finale du sultan Sihâk, théophanie du XIVème siècle, et de ses compagnons ; trois gestes de la main du Khân Atash, autre théophanie, mènent l’armée adverse à la déroute ; l’immolation de trois moutons, apparus de l’invisible, remplace le sacrifice de trois fidèles. Dans le domaine éthique, le chiffre trois revêt également une importance particulière. Les choses qui détruisent la foi de l’homme sont au nombre de trois : le mensonge, l’impudence et le sarcasme. Celles qui mènent l’homme vers l’enfer sont encore au nombre de trois : la calomnie, l’endurcissement et la haine. Trois choses, au contraire, guident l’homme vers la foi : la pudeur, la courtoisie et la peur du Jour du Jugement. Parmi les récits visionnaires des Ahl-i Haqq, il s’en trouve plusieurs dans lequel le chiffre trois est lié à la réalisation d’un fait de caractère magique et psychique, telle cette vision ou Khân Atash se fait reconnaître comme théophanie, en changeant trois fois d’apparence aux yeux de ses disciples. Même les objets symboliques sont groupés par trois, ainsi, le tapis, la marmite et la nappe d’une des incarnations divines, objets doué de propriétés magiques. @ Trois est le nombre symbolique du principe mâle chez les Dogons et les Bambaras, pour lesquels son glyphe représente la verge et les deux testicules. Symbole de la masculinité, il est aussi celui du mouvement, par opposition au quatre, symbole de la divinité et des éléments. Pour les Bambaras, écrit Germaine Dieterlen (Essai sur la religion Bambara-1951), le premier univers est 3, mais il n’est réellement manifesté, c’est-à-dire pris en conscience, qu’avec le 4. Ce qui fait, ajoute-t-elle, que la masculinité (3) est considéré par les Bambaras comme un stimulus de départ, déterminant la fécondité, tandis que l’épanouissement de cette dernière et sa connaissance totale ne peuvent être accomplis que dans la féminité. De ce fait le triangle, qui a plus souvent une signification féminine, surtout si il est a la pointe en bas, est chez les Dogons un symbole de la virilité fécondante. On le voit, renversé, dans le glyphe que le Hogon voie ! Hogon est le nom du chef religieux, couvert de pollen, qui perce de sa pointe le sommet de l’œuf représentant la matrice utérine. (Marcel Griaule, Symbolisme d’un temple totémique soudanais, Roma, 1957). Chez les Peuls, aussi, le trois est lourd de sens secrets. Il y a trois classes de pasteurs : ceux qui paissent les caprins, ceux des ovins, ceux des bovidés. Mais, surtout, trois est le produit de l’inceste de lui et de sa chair, car l’unité, ne pouvant pas être hermaphrodite, copule avec elle-même pour se reproduire. Le trois est encore la manifestation, le révélateur, l’indicateur des deux premiers : l’enfant révèle son père et sa mère, le tronc d’arbre à hauteur d’homme révèle ce qui le dépasse en l’air, branches et feuilles, et ce qui se cache sous terre, les racines. Enfin, le trois équivaut à la rivalité (le deux) surmontée ; il exprime un mystère de dépassement, de synthèse, de réunion, d’union, de résolution (Hampate Ba , Amadou, Kaydara (Document de l’Unesco).* La Kabbale a multiplié la spéculation sur les nombres. Elle semble avoir privilégié la loi du ternaire. Tout procède nécessairement par trois qui ne font qu’un. En tout acte, un par lui-même, se distinguent en effet : Le principe agissant, cause ou sujet de l’action. L’action de ce sujet, son verbe ; L’objet de cette action, son effet ou son résultat. Ces trois termes sont inséparables et se nécessitent réciproquement. De là cette tri-unité que nous retrouvons en toute chose (p.67-Oswald Wirth, Le Tarot des Imagiers du Moyen Age, Paris, 1966). Par exemple, la création implique un créateur, l’acte de créer, la créature. D’une manière générale, des termes du ternaire, le premier est actif par excellence, le second est intermédiaire, actif par rapport au suivant, mais passif par rapport au précédent, alors que le troisième est strictement passif. Le premier correspond à l’esprit, le second à l’âme et le troisième au corps (Ibidem. p.68). Les premier Sephiroth (nombres, selon la Kabbale) sont eux-mêmes classés en trois ternaires. Le premier est d’ordre intellectuel et correspond à la pensée pure ou à l’esprit ; il inclut le Père-principe, le Verbe-pensée créatrice, la Vierge-Mère qui conçoit et comprend. Le second ternaire est d’ordre moral et relatif au sentiment et à l’exercice de la volonté, autrement dit à l’âme ; Il réunit la grâce miséricordieuse, le jugement rigoureux et la beauté sensible. Le troisième ternaire est d’ordre dynamique : il se rapporte à l’action réalisatrice et par ce fait au corps ; il englobe le principe directeur du progrès, l’ordre juste de l’exécution, les énergies réalisatrices du plan (p.70-72, Oswald Wirth, Le Tarot des Imagiers du Moyen Age, Paris, 1966). Les psychanalystes voient avec Freud un symbole sexuel dans le nombre trois. La divinité elle-même est conçue dans la plupart des religions, au moins à une certaine phase et sous une certaine forme, comme une triade dans laquelle apparaissent les rôles de Père, de Mère et d’Enfant, la religion la plus spiritualiste, comme le catholicisme, professe le dogme de la Trinité, qui introduit dans le monothéisme le plus absolu un principe mystérieux de relations vivantes. Pour prévenir toute tentation de polythéisme, l’Islam exclut avec rigueur toute formulation qui pourrait entamer la croyance en l’unicité d’Allah. En ce qui concerne l’Egypte, il semble que les triades divines ne soient que des schèmes secondaires, à des fins commodes, culturelles ou théologiques. On peut même se demander si la notion de triade n’est pas une illusions des modernes ayant voulu voire dans quelques cas de groupements divins en familles une règle ancienne généralement appliquée (Georges Posener, (en collaboration avec Serge Sauneron et Jean Yoyotte), Dictionnaire de la Civilisation Egyptienne, Paris, 1959-Edition Hazan). Trois désigne encore les niveaux de la vie humaine : matériel, rationnel, spirituel ou divin, ainsi que les trois phases de l’évolution mystique : purgative, illuminative, unitive. @ Ce nombre exprime aussi la totalité de l’ordre social, et notamment la composition tripartite des sociétés indoeuropéennes. Selon Georges Dumézil, cette tripartition, qui se vérifie dans l’analyse de toute structure sociale, n’a été érigée que par certain peuple en une philosophie globale du monde et en une hiérarchie des valeurs. Cette tripartition des fonctions ou des ordres est nette, si l’origine en demeure inconnue. Elle s’exprime en diverses triades qui se recouvrent aisément : le sacré, la guerre, le travail ; souveraineté, force guerrière, fécondité ; sacerdoce, puissance, production ; le prêtre, le guerrier, le producteur (Brahma, Vishnu, Shiva) ; Brahmana, Ksatrya (guerrier), Vaisya (paysans et marchands), les Sudras, ou serviteurs, sont comme déclassés ; Jupiter, Mars, Quirinus ; sénateur, chevalier, plèbe. Une interaction s’est produite entre l’organisation socio- politique et l’organisation mythologique. Les deux structures se reflètent l’une dans l’autre, mais elles n’évoluent pas toujours au même rythme. Le mythe change moins vite que la réalité, mais parfois il la précède. Les naturalistes ont observé de nombreux ternaires dans le corps humains. Il semblerait que toute fonction importante d’un organisme possède cette structure de base. Ces observations illustrent le sens fondamental d’un ternaire : la totalité vivante des types de relation à l’intérieur d’une unité complexe. Il indique à la fois l’identité unique d’un être et sa multiplicité interne, sa permanence relative et la mobilité de ses composants, son autonomie immanente et sa dépendance. Le ternaire traduit aussi bien la dialectique dans l’exercice logique de la pensée que le mouvement en physique et la vie en biologie. La raison fondamentale de ce phénomène ternaire universel est sans doute à chercher dans une métaphysique de l’être composite et contingent dans une vue globale de l’unité-complexité de tout être dans la nature, qui se résume dans les trois phases de l’existence : apparition, évolution, destruction (ou transformation) ; ou naissance, croissance, mort ; ou encore, selon la tradition et l’astrologie : évolution, culmination, involution. @ The Trinity as Foundation of our Concept of God The Trinity is not about the number 3. It most specifically isn’t about trying to believe that 3 = 1. The Trinity results from the following question: If (as Christians believe) Jesus shows us what God is like, what kind of God does he show us? Christians believe that when humans needed help, the way God chose to do it was to join us as a human being. Because this human being was God’s presence, he was able both to live as humans are intended to, and to pass this ability on to others around him through spiritual union with him. So what Christianity says is that God is inviting us to join him in his way of living, his love. But what does that show us about God? In unitarian religions such as Islam and Judaism, God is outside us. He is the creator, father, and lawgiver. He loves us, but he experiences love only from one side: the side of the father. But Christianity says that God also experiences the other side: the obedient son who dies for his friends. A unitarian God asks of us a loving obedience, but that kind of love is one he hasn’t experienced himself. The Christian God invites us to join him in a relationship between Father and Son that started with God. So what the Trinity says is that God is both Father and Son. This doesn’t make him two Gods: these are two separate ways in which God experiences love, two roles or two “modes of being”. Because the Bible speaks equally of the Holy Spirit as God’s way of being present with us, the Holy Spirit is included in the Trinity, representing the presence of the Father with the Son and with us. God’s presence is always personal, so it is best expressed as a person in the Trinity, rather than simply as something impersonal like “God’s power.” (Contrast the personal presence of the Holy Spirit with a concept like “the Force”, which is essentially impersonal.) Trang
mạng
Việt
Nam
Văn
Hiến
Trang : Vạn Giáo Nhất Lý www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống
Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc
& Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
|