Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



Việt-Hán-Việt 7000-5000 năm
 hay Hán-Việt 1000 năm

Không Là Ai

Trong bài phỏng vấn gần đây của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Trần Trọng Dương
có nói:

Không chỉ vào lúc này mà việc học Hán Nôm luôn được các học giả trong- ngoài
nước đặt ra trong suốt thế kỷ vừa qua, từ Hoàng Xuân Hãn, Phan Ngọc, cho đến
Trần Ngọc Vương, Tomita Kenji,… Vì sao ư? Vì Hán Nôm là quá khứ của chúng ta,
mà quá khứ lại chính là động lực, là công cụ để chúng ta xây dựng tương lai. Có câu
đừng bắn súng vào quá khứ…!!!


Quá khứ của chúng ta nào vậy? (Quá khứ người Trung Quốc tự viết cho ta hay quá khứ
tự chúng ta nô dịch rồi nghĩ rằng nó thế). Tại sao “đừng bắn súng vào quá khứ”? Ai
nói câu đó và ai là người công nhận nó đúng? Nếu nghĩ như Thạc sỹ này thì Einstein
đã không nã vào Newton một phát nào cả rồi cuối cùng Vật lý chúng ta chắc hoàn hảo
theo Newton chăng? Là nhà khoa học sao nói câu nghe nó cải lương thế? Đối với nhà
khoa học thì không có gì không thể nghi ngờ, không có gì là không thể suy trong xét
ngoài, lật trái lật phải. Lật đến khi tìm thấu được chân lý thì thôi. Bài toán số 10 của
Hilbert đã có một nghiên cứu sinh người Nga giải được bằng Toán sơ cấp với kết quả
là không có một algorith nào có thể chỉ ra một phương trình có nghiệm hay không có
nghiệm nguyên. (Tôi đã xem chứng minh và trớ trêu là nó đúng). Thế mà đến thế kỷ 21
này có nhà khoa học người Việt Nam ta ở Úc, ông Kiều Tiến Dũng đã chứng minh là có
thể xây dựng một algorith như thế với điều kiện là có máy tính lượng tử. Còn sự tồn tại
máy tính lượng tử thì đã được chứng minh trên lý thuyết. Tôi hoàn toàn thấy không có
gì báng bổ hay là phạm thượng khi lật ngược cấu trúc Hán-Nôm(tức Việt) chỉ chưa đến
1000 năm để chứng minh sự tồn tại của cấu trúc Việt-Hán-Việt hơn 5000 năm và có thể
lâu hơn nữa.

Có rất nhiều trí giả Việt Nam tự nô dịch như vậy. Tự đồng hóa vì thấy văn hóa Hán
quá đồ sộ với những tên tuổi vĩ đại. Và đôi khi tự đồng hóa chỉ vì sính ngoại. Chuyện
sính ngoại cũng là lẽ thường tình. Ở dân tộc nào cũng có. Thời Pie Đại Đế dân Nga sính
tiếng Đức, hàng Đức nên chi có hàng loạt thành phố có chữ burg phía cuối. Nhưng cái
sính ở đây mang nhiều tính thực tế hơn. Vua Pie cho rằng ngôn ngữ Đức có quy củ chặt
chẽ nên người Đức có một kỷ luật lao động tốt. Sính ngoại theo kiểu Việt Nam thì tôi
thấy đất nước này không mất còn may. Đơn giản để lòe chữ, đơn giản đọc lên nghe nó
hay. Tôi không hề hiểu từ xiao mei (tiểu muội) đọc lên nó hay hơn từ em gái thế nào?!

Nhiều người còn dẫn chuyện hay chữ của họ bằng câu “Cha ông ta có câu: Nôm na là
cha mách qué.”. Văn hóa dân tộc phải ăn sâu vào tâm khảm của đa số dân chúng, một

phần nhỏ trí thức giỏi chữ Nho (hay Anh, Pháp) đâu có tạo nên văn hóa dân tộc. Lại
càng không phải do mấy trí giả sáng tạo ra câu “Nôm na là cha mách qué” (Tôi đồ rằng
câu này trước đây có nghĩa khác, nhưng sau này do mức độ Hán hóa khá mạnh trong
tầng lớp sĩ phu nước ta nên người ta hiểu câu này thành nghĩa khác). Vậy những lời
phát biểu của thứ cha ông hư báng bổ văn hóa dân tộc thì có gì hay ho mà dẫn.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu và phục hồi lại lịch sử chân thật của dân tộc chúng ta cần có
những bước đi chững chạc và sâu sắc. Chúng ta cần viết các công trình khoa học thật
sự chứ không phải những bài viết thừa tinh thần dân tộc mà thiếu tính sáng tạo và lập
luận khoa học. Những bài viết theo kiểu mì ăn liền lợi bất cập hại cho việc chứng minh
nên văn hóa rực rỡ của người Việt cổ. Khác với các ngành tự nhiên, trong lĩnh vực khoa
học xã hội thì các công trình khoa học ít khi được chờ đợi quốc tế công nhận. Công
trình khoa học chỉ có thể được hay không được đăng ở báo chí chuyên ngành nào
đó. Tờ báo càng uy tín thì tiếng vang càng lớn. Lúc đó bạn có thể có cơ hội thuyết phục
được cộng đồng khoa học chấp nhận ý kiến và kết quả của mình. Có nhiều người sau đó
dẫn chứng trong công trình khoa học của họ kết quả của bạn thì kể như bạn thành công
một phần. Cái này được gọi là citation index-chỉ số dẫn. Citation index của bài báo nói
riêng và của tác giả nói chung càng lớn thì con đường khoa học của ông càng có giá trị
trên thế giới.

Công trình khoa học là một công trình trong đó phải có những phát kiến mới, ý tưởng
mới, nghiên cứu mới để đưa kết những kết quả mới. Dĩ nhiên, cũng có những phát kiến
phát triển từ ý tưởng của người khác nhưng lúc đó tòa báo sẽ xem những phát kiến đó
của anh đã đủ tầm cho một bài báo khoa học chưa. Vậy để làm sao đạt được các điều
mới đó? Vâng, đó là công việc làm rất nhọc nhằn và dày công chứ tuyệt không thể nào
là những lướt web, copy and paste và cải biên đơn giản được. Bởi vì sao? Vì đơn giản
là để biết chắc những phát kiến của mình là mới thì phải đọc xem đã có ai từ trước
đến nay trong chuyên ngành đó trên toàn thế giới đã đưa ra ý kiến đó chưa. Người
mới bước chân vào ngành phải có thầy hướng dẫn là vì lẽ vậy. Ông thầy đã có nhiều
bài báo chuyên ngành trên tạp chí tên tuổi thì càng có uy tín. Một mặt ông ta có thể chỉ
cho chúng ta thấy những công trình của các nhóm nghiên cứu nào đã có nói đến vấn
đề chúng ta quan tâm. Mặt khác, khi đăng báo có đứng liên danh với ông ta thì tòa báo
biết rằng những kết quả trong bài báo gần như chắc chắn 100% là mới. Tiếc rằng nhiều
thầy ở Việt Nam do thiếu tài liệu nên không thể biết hết các công trình trong ngành của
mình!

Như bài viết này của tôi không thể gọi là một bài nghiên cứu khoa học; bất quá nó được
gọi là bài quảng bá khoa học mang tính trao đổi thông tin và ý tưởng. Tuy có thể có
phát kiến mới gì đó nhưng nó chưa đưa ra một kết quả mới nào trong việc giải quyết
một vấn đề gì đó. Sở dĩ tôi viết tràng giang đại hải về vấn đề nghiên cứu khoa học là vì

có rất nhiều “nhà” ở Việt Nam cứ viết là nghiên cứu khoa học nhưng dường như không
hiểu rõ lắm cách thức hoàn thành một bài báo khoa học. Vậy chúng ta cần phải gạt bỏ
nhiều huyễn tưởng là mình có phát kiến và kết quả mới bởi vì đôi khi biết đâu những
phát kiến đó đã được viết ra cách đây 1 thế kỷ! Hiển nhiên, lúc đó công trình chúng ta
nào có giá trị gì.

Tôi đánh giá công trình về 12 chi cua học giả Nguyễn Cung Thông rất hữu ích và là một
công trình khoa học thật sự. Quả tình, nói thì nghe hơi quái dị nhưng các phát hiện về
ngôn ngữ của anh Cung Thông lại khớp với những phát hiện Toán học (dĩ nhiên cho
Kinh Dịch Nòng Nọc) lần phát hiện ngôn ngữ khác của tôi. Những bài viết này của anh
Nguyễn Cung Thông đã đăng rồi thì chưa chắc sẽ được đăng ở tạp chí chuyên ngành
trong ngoài nước nào đó. Nhưng theo tôi, có thể dịch nó và cô đọng lại thành những
thesis để gửi đi các hội thảo chuyên ngành ở nước ngoài. Tôi đã từng được một thầy ở
Nga mời đi dự hội thảo như vậy, nhưng bận quá không viết thesis được.

Đọc bài anh Cung Thông phần ngôn thì thấy hấp dẫn, nhưng đến phần ngữ lại hình như
thiếu cái gốc. Đó là anh cũng phải chứng minh cho được mấy thứ chữ kia cũng phát
nguồn từ Việt Tộc. Nhưng với tư cách là người đã từng nghiên cứu khoa học, tôi hoàn
toàn hiểu anh ấy. Vì anh ấy chưa thể dám chắc về nhiều điều, ví dụ như thời gian và
không gian sinh tồn của khối cộng đồng xen lẫn Hoa-Việt hoặc có thể người Hoa mượn
ngôn nhưng nào chắc đã mượn ngữ. Trong khi chúng ta chưa tìm thấy một dấu ấn nào
của chữ viết Việt bây giờ thì sự cẩn trọng đó là hợp lý.

Tôi cũng đánh giá rất cao các bài của anh Đỗ Thành. Tuy đó là những bài ngắn nhưng
chúng rất xứng đáng là các công trình khoa học. Rất độc đáo, đặc biệt là cách phục hồi
Duy Giáp Lệnh và Việt Nhân Ca.

Và tôi hoàn toàn tán thành cách suy luận của hai anh Đỗ Thành và Nguyễn Thiếu Dũng.
Có ba ngờ vực duy lý của vấn đề này:

1. Sao là “cả”? Dân tộc anh siêu việt ghê quá cà, cái gì cũng của anh cả?! Xin thưa,
văn hóa và ngôn ngữ phải xuất phát từ một gốc. Phải có cái rễ của nó. Và những
cái cành từ rễ ấy mà ra. Phải là “cả” mới hợp lý vì thứ nhất, sự tương thích của
các vấn đề văn hóa nói riêng và các thành tựu khoa học nói chung(tức là từ một
gốc tre thì cho ra 10 cành tre chứ không thể nào cho ra 5 cành tre và 5 cành mai
được), thứ hai, ủa chứ cắc cớ chi mà dân Việt đã làm ra gốc tre rồi và làm ra thêm
5 cành tre cho 5 hướng thôi còn các hướng khác hay chạm đến cuộc sống lại dốt
đặc cán mai để cho người Trung Quốc họ đến họ trang điểm mấy cành mai vào
kìa? Không, các vấn đề theo nhu cầu cuộc sống mà tự nó sinh ra và người Việt
đã giải quyết nó bắng một triết lý hay là bằng một khoa học (lúc bấy giờ) nào

đó cái mà tôi khẳng định là Kinh Dịch Nòng Nọc. Ví dụ, tôi đọc Hệ Từ Thượng
thấy một câu rất lạ là: “lưới đánh cá có tượng là quẻ Ly”. Nếu theo các vạch rời
và liền như Âm Dương bây giờ thì làm sao ra cho được quẻ Ly. Thật ra hình của
Âm Dương của Việt Tộc ngày xưa là một vòng tròn và hai vòng tròn. Ta thấy
lưới chài vì mềm nên ít khi đập vào mắt chúng ta một hình vuông hầu hết chúng
ta thấy lưới chài là những hình thoi liên tục. Và một hình thoi như thế chính là
quẻ Ly (đơn quái). Nếu quẻ Thuần Ly thành ra hai hình thoi thì càng giống về
hình tượng của lưới chài. Vạch Âm Dương theo tôi bây giờ cũng không phải của
người Trung Hoa; để viết nhanh gọn các quẻ người ta đã sáng tạo ra vạch Âm
Dương sau đó và người Trung Hoa vì không tường tận từ gốc rễ nên cứ nghĩ đó
là hai biểu thị Âm Dương từ nguyên thủy.
2. Các anh vơ hết vào thế các anh phủ nhận những đóng góp của các học giả Trung
Hoa suốt mấy ngàn năm nay à? Ô hay, nào ai đã phủ nhận Hậu Thiên Bát Quái
là của ông Chu Văn Vương (có khi cũng chưa chắc của ông ta!). Nào ai phủ
nhận Mai Hoa Dịch Số là của ông Thiệu Khang Tiết? Nào ai phủ nhận Tử Vi
hiện đại bây giờ là của Ngài Trần Đoàn?...Vấn đề phải xem chúng phát triển từ
căn nguyên nào. Nó xuất phát từ một khẳng định, định lý, công thức đúng hay
sai. Dĩ nhiên nguyên cứu những vấn đề phức tạp có liên quan đến một loạt vấn
đề lớn như Kinh Dịch thì không thể nào rạch ròi trắng đen rõ ràng như các công
thức Toán học trần trụi được. Vì các kiến thức Dịch đúng và sai chen lẫn vào
nhau. Những người phát triển kiến thức Dịch từ những căn nguyên sai họ vẫn
cứ dùng một số định đề của kiến thức Dịch đúng và họ hoàn toàn không lý giải
được vì sao nó thế. Điều đó là có thật đến nay các bài toán Hệ Từ Thượng, Chu
Dịch, Lục Thập Hoa Giáp vẫn chưa có ai giải đáp thấu đáo. Đến đây sẽ có người
lại hỏi: “Anh nói người ta sai thế sao có bao nhiêu nhà Dịch học Trung Hoa lại
có những đến quả đoán thần sầu?”. Thực ra chả có gì khó hiểu cả, bởi vì việc
bói toán nó liên quan đến cả lý thuyết và thực hành mà vai trò chủ đạo vẫn là
thực hành. Và từ dữ liệu A để suy ra kết quả B người ta đã thông qua các chiêm
nghiệm thực tế (hay là Thống Kê) từ hàng ngàn năm nay. Và cái chính xác của
bói toán còn phụ thuộc vào mức độ cảm ứng (hay khả năng nhận tín hiệu bằng
ngoại cảm) khá chuẩn cua người xem.
3. Nếu anh nói thế thì sao có những khái niệm rất cơ bản dân tộc nào cũng có thể
sáng tạo ra được từ nguyên lai sao người Hán lại dùng của người Việt chi kỳ
vậy? Vi dụ như tôi cho rằng hai từ Nam Nữ (Nản nụy) đi từ nõn nường. Vì hai
từ này nói chung là những khái niệm khá giản đơn thế sao người Hoa Hạ dùng
của người Việt chi vậy? Thật ra, đây là hội chứng “sính ngoại” nhất là khi cái
ngoại đó là của dân tộc phát triển hơn mình. Dân Hoa từ phía Bắc xuống gặp
phải nền văn hóa rực rỡ của Việt Tộc một mặt họ tăng cường quân sự để chiếm
lấy các thành tựu khoa học, mặt khác họ du nhập những sản phẩm văn hóa của
dân tộc kia. Họ dần dần bỏ đi một số từ ngữ trước đây đã từng có của dân tộc họ

bởi vì đơn giản họ xem nó có vẻ quê mùa và dùng từ ngữ của dân tộc có văn hóa
phát triển hơn mình hoặc họ bắt buộc phải dùng nó để nó hài hòa, đồng nhất với
các giá trị văn hóa ngoại lai du nhập khác (vi dụ chúng ta không thể dùng Mỹ
người kế hoặc là Kế nhân đẹp được mà phải dùng Mỹ nhân kế). Cũng giống
như người Việt sau này lại quay lại dùng từ Nam Nữ và ít dùng từ trai gái. (Nõn
Nường trong ngôn ngữ Việt cổ không có nghĩa là trai và gái).

Theo tôi, để chứng minh có nền văn hóa Việt rực rỡ trước Hán Hoa và người Hoa (cái
gọi là người Hoa này thật ra theo tôi cũng không có một nền móng gì vững chắc cả)
thực ra đã chiếm dụng nó thành của mình thì ít ra chúng ta cần phải tuân theo một số
định đề dưới đây:
1. Văn hóa Việt và Hoa đặc biệt là ngôn ngữ khác nhau một cách đặc thù và rõ rệt.
2. Số âm tiết đọc được trong ngôn ngữ Hán rất ít so với âm tiết tiếng Việt.
3. Ngôn luôn luôn đi trước ngữ. Vậy nếu có một số từ về ngữ chúng ta mượn của
dân tộc khác thì chưa chắc từ đó về ngôn chúng ta cũng du nhập (đôi lúc vì thấy
âm vị đọc giống nhau mà một số học giả tự nô dịch cua chúng ta lại cho rằng
chúng ta vay mượn). Và từ đây chúng ta có thể thấy một nguồn tài liệu phong
phú để chứng minh là chính ngôn ngữ của chúng ta (Kinh, Mường, Thái, Tày,
Nùng,…) qua ca dao, phương ngữ, tục ngữ, truyền thuyết…thậm chí qua những
từ riêng biệt.
4. Người phương Bắc là kẻ chiến thắng về quân sự luôn luôn có chủ tâm chiếm lấy
văn hóa hay đẹp của dân phương Nam và đồng hóa về văn hóa.
5. Trải qua gần 1000 năm đô hộ và sự chủ tâm đồng hóa mà văn hóa của chúng ta
vẫn giữ được những nét đặc thù chứng tỏ dân tộc ta có một nền văn hóa mạnh và
sâu sắc trước đó chứ không thể là dân tộc man di mọi rợ được.
6. Rất nhiều địa danh và danh tính các nhân vật cổ tiếng tăm người Trung Quốc vẫn
được ghi lại trong sách của họ theo ngữ pháp Việt.
7. Di dân theo đường biển (dĩ nhiên là ven bờ) sẽ nhanh hơn rất nhiều di dân theo
lục địa (qua sa mạc và rừng núi). Từ đây cũng suy ra thời Thái cổ dân Việt giỏi
đi biển còn dân Hoa-Mông giỏi phi ngựa và đánh nhau (vì trên đường bộ sẽ gặp
nhiều thú dữ).
8. Dân từ Triết Giang xuống tận Việt Nam bây giờ tự gọi họ là Việt bởi vì từ Việt
có ý nghĩa thiêng liêng chung đối với họ chứ không thể nào chờ người Hoa Hạ
đến đặt cho họ tên là Bách Việt để dùng gọi chủng tộc mình. Và việc nghiên cứu
ngữ văn Hán để chứng minh mình là Việt nào vô cùng trái khoáy không khác gì
lấy râu ông này cắm cằm bà kia. (Dĩ nhiên dùng để tham khảo thì được nhưng
phải trên tinh thần tạo ra một nghĩa nguyên thủy đồng nhất; và nghiên cứu ngữ
cho thấy sự biến dạng của các từ Việt theo thời gian đồng hóa).

Xin đề xuất giả thuyết:

-Người đi từ hướng Nam theo đường thủy dọc biển đặt chân đầu tiên lên vùng đất Nam
Dương Tử khoảng xxxxx (năm con số-cái này cần thẩm định lại). Vùng đất trù phú này
tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.
-Họ phát triển triết lý Kinh Dịch Nòng Nọc và thấu được lẽ Trời Đất hơn 7000năm cách
đây.
-Khoảng cách đây 7000 năm, họ lập nên đế chế Việt (Xích Quỷ, lạ là từ Xích Quỷ có
thể là biến âm của Xuy Vưu hay ngược lại) ràng buộc nhau thiên về tôn giáo và chủng
tộc hơn là về chính trị và biên giới.
-Người Mông Cổ bắt đầu đặt chân lên Nam Hoàng Hà và giao thoa với công đồng Việt
ở Bắc Dương Tử khoảng vào 7000-6000năm. Quá trình giao thoa văn hóa xảy ra, người
Mông-Hoa tiếp thu văn hóa rực rỡ của người Việt, tiếp nhận những tín ngưỡng, những
vị thần thánh người Việt như những vị thần thánh của mình. Điều này xảy ra tự nhiên
thôi chứ không có gì là lạ cả.
-Tranh chấp liên miên xảy ra, người Mông-Hoa giỏi quân sự hơn nên giành nhiều thắng
lợi và chiếm các chiến lợi phẩm văn hóa. Hiểu lẽ Trời Đất, biết mệnh Trời qua Kinh
Dịch Nòng Nọc, một bộ phận quý tộc Việt mang nhiều bí mật, kiến văn chuyển về
và lập đô mới ở Phong Châu vào năm 2879 trước CN (Nhà nước Văn Lang). Một số
khác vẫn còn phía Bắc vẫn giữ được văn hóa Việt (Diệc) và duy trì Đế Chế qua các đời
Đường, Ngu, Hạ. Một số khác nữa di cư lên vùng phía Bắc vào các vùng Triều Tiên (vì
thế ở Triều Tiên có số nơi tìm ra những di sản vật thể và phi vật thể của Kinh Dịch) và
Nhật Bản (dân Nhật vẫn tự nhận mình là con cháu của Thái Dương Thần Nữ). Nhưng
những kiến thức chân xác nhất vẫn nằm trong tay các quý tộc Việt Phong Châu.
-Nhà Thương (Mông Hoa) lật đổ nhà Hạ. Chấm dứt Đế Chế Việt phương Bắc. Tôi cho
nhà Hạ là thuộc đế chế Việt không những vì nghĩa của Hạ chính là Nam là quẻ Ly là
dòng giống Hồng Bàng (Mặt Trời Đỏ) mà còn vì sự đối lập giữa Thương (bây giờ nghĩa
chữ như thế nào thì nhiều học giả có thể trang giang đại hải) và Hạ giống như Thượng-
Hạ: một sự tự đắc của kẻ chiến thắng. Nhà Thương lúc đó cũng chưa bao gồm Sở (là
một chủng Việt) và Tần, chỉ có Tề, Tấn, Trịnh, Trần, Lỗ, Tống, Vệ…Nhưng vì thiếu
gốc văn hóa mà lại du nhập từ chủng Việt nên tùy vào mức độ du nhập, giao thoa văn
hóa mà các nước thuộc đế chế Thương có chủng tộc và văn hóa khác nhau. Chúng ta
cũng thấy ngay trong Sử Ký Tư Mã Thiên viết Tề Hoàn Công đem quân lên bình định
phương Bắc là nơi chướng địa và những đất lấy được, ông cho nước Yên. Như vậy
phương Bắc Trung Nguyên bấy giờ là man di không văn minh. Mà dân Hoa đi từ phía
Bắc xuống, vậy cái văn minh Trung Nguyên của Tề Tấn khác xa cái man di của Yên là
do đâu mà có. Cách giải thích hợp lý hơn cả vẫn là do sự tiếp nhận những thành tựu văn
hóa của chủng khác đã có sẵn ở miền nam.
-Một số dân Việt từ Bắc Việt Nam tiếp tục di cư xuống dưới giao thoa với nền văn hóa
đậm nét Ấn Độ để tạo ra các dân tộc Khơ me, Lào và Thái. Mục này tôi tự thấy khó
chứng minh vì chữ viết của người Lào, Campuchia và Thái Lan bây giờ mang nhiều

ảnh hưởng của Ấn Độ hơn là chữ của người Thái phía Bắc Việt Nam. Dĩ nhiên, không
cứ có di dân thì ta lại hồ đồ kết luận là nơi đó có ảnh hưởng lớn của văn hóa Việt. Qua
bao nhiêu ngàn năm ở những nơi đó họ cũng hình thành nên một nền văn hóa bản địa
khá vững chắc.
-Nhà Chu lật nhà Thương, lúc đó trung nguyên mới có thêm nước Sở nhưng chưa gồm
cả Ngô và Việt (Triết Giang)-là hai nước đã tách ra từ Đế Chế lỏng lẻo về chinh trị và
biên giới của chủng Việt ngày xưa nhưng văn hóa thì vẫn đậm nét Việt (bởi vì văn hóa
được xây dựng đã quá lâu và có nền tảng vững chắc). Chỉ đến thời Xuân Thu Chiến
Quốc mới có sự hiện diện của Ngô và Việt trong lịch sử cổ đại Trung Hoa.
-Lưu Bang dấy quân từ Hán Thủy lật nhà Tần thiết lập nên Đế Quốc Hán và từ đó ông
ra chế: phàm là thần dân của ta thì đều thuộc tộc Hán. Vậy cái tộc Hán đó là do quyết
định chính trị mà thành chứ có phải là do gắn bó nhau về chủng tộc và văn hóa đâu? Vì
thế cũng suy ra: Nói Triệu Đà là người Hán cũng rất khiên cưỡng.
-Triều Hồng Bàng đến năm 258 TCN bị Thục Phán diệt. Thục Phán vốn dĩ ở nước Thục
xa xôi với văn hóa Hán Trung nguyên và đã từng thuộc văn hóa Việt vì thế ông hoàn
toàn biết được ngôn ngữ Việt và được dân Việt trân trọng xem như vị vua của mình.
-Sau đó là 1000 năm đô hộ như chúng ta đã biết.

Trên đây chỉ là những ý tưởng sơ khởi. Các định đề và các mục của giả thuyết có thể
được thêm vào, bớt đi hoặc sửa đổi. Và tôi rất mong chúng ta cùng chung tay xây dựng
nên một giả thuyết hoàn chỉnh và cuối cùng tìm dẫn chứng để làm cho nó không còn là
một giả thuyết mà là chân lý.


Không Là Ai
tuvilyso@mail.ru





Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang :Việt-Han-Việt 7000-5000 năm
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt