Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm
Thứ 4889
www.vietnamvanhien.net
Việt
Nam
Nước
Tôi
Phạm Trần Anh
VIỆT NAM
Việt Nam nước
tôi là một đất
nước nhỏ bé nhưng thật là xinh đẹp ở
bán đảo Đông Dương vùng Đông Nam
Á. Đất nước Việt Nam hình chữ S nằm bên bờ
Thái Bình Dương với diện tích khoảng 330.991 km2
(329.314 km2). Đất nước Việt Nam tuy nhỏ nhưng dân
tộc Việt có một lịch sử lâu đời với một nền văn minh
lúa nước được xem là cổ nhất của nhân loại. Sử gia
thời danh Arnold Toynbee đã nhận định nền văn minh Việt
là một trong 35 nền văn minh tối cổ còn tồn tại tới
ngày nay.
Ngày
nay,
giới
nghiên
cứu đã thống nhất một nhận định chung cho
rằng Đông Nam Á với nền văn hóa Hòa
Bình của
những cư dân Hoabinhian, là một trong
những cái nôi cổ nhất của nhân loại, nơi phát
xuất nền văn minh của nhân loại.
Việt Nam nằm ở vị trí
trung tâm giao lưu của các nền văn hoá nên
Việt Nam là nơi hội tụ hầu hết mọi đặc trưng văn hóa
của
khu vực và thế giới. Chính vì vậy, các
nhà Đông Nam Á học đã gọi Việt Nam
là một Đông Nam Á thu nhỏ. Vận mệnh
dân tộc
Việt trải qua nhiều thăng trầm dâu bể, hết gần một ngàn
năm chịu nô lệ của giặc Tàu lại đến trăm năm đô hộ
của
giặc Tây, dân tộc chưa giành lại được nền độc
lập thì chủ nghĩa cộng sản đã đưa dân tộc Việt
vào cuộc chiến tranh ý
hệ tương tàn để lại một hậu
qủa bi thảm là một đất nước Việt Nam độc tài toàn
trị, nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới !!!
Vị trí địa lý của Việt nam
nằm giữa con đường giao thương quốc tế từ Đông sang Tây
và ngược laị, nên được xem như
ngã tư quốc tế. Tiềm
năng kinh tê dồi dào cũng như vị trí địa lý
chiến lược hết sức quan trọng khiến Việt Nam trở thành
mục
tiêu của các cuộc xâm lược, nơi đối đầu của
các thế lực quốc tế khiến dân tộc Việt phải chịu gần 1
ngàn năm đô
hộ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ
giặc Tây và … 25 năm chiến tranh ý hệ đối đầu giữa
Tư bản và Cộng sản! Vận mệnh
thăng trầm của lịch sử cũng tạo
điều kiện thuận lợi để dân tộc Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng cuả
các nền văn minh Đông
Tây rồi dung hóa tinh
hoa của các nền văn minh của nhân loại, tổng hợp đại
thành nền văn minh Việt Nam hiện đại.
Vị trí địa lý chiến lược
cũng như hoàn cảnh nhân sinh đã tạo nên một
Việt Nam như học
giả Hans Stille, chủ tịch ủy ban kiến
tạo thế giơi đã nhận
định:“ Việt Nam được thiên
nhiên ưu đãi do lòng đât chứa hầu hết
các yếu tô câu tạo chính của vỏ
trái
đât. Việt Nam lại nằm trên bản lê của đại lục phương
Bắc và đại lục phương Nam của trái đất, của múi
lục địa và
múi đại dương. Chính vì
vây, Việt Nam
mới ở trên bản lề của 2 vành đai kiến tạo và sinh
khoáng cỡ hành tinh Thái Bình Dương
và Địa Trung Hải”
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Đất nước Việt Nam ngày nay rộng 330.991km2,
phía Bắc giáp Trung Quốc, Nam giáp vịnh
Thái Lan, Tây giáp
Lào và Cambodia,
Đông giáp Thái Bình Dương. Nếu tính
từ đỉnh cao phía Bắc trải dài xuống tới cực Nam là
1.650 km
(từ vĩ tuyến 8027’ đến
vĩ tuyến 23023’, Kinh tuyến 10208’).
Đường biên giới dài 4.639 km giáp ranh với Trung
Quốc,
Lào và Cambodia. Hình thể đất nước Việt Nam
như một cái đòn gánh với đồng bằng sông Hồng
ở Bắc Việt và đồng bằng
sông Cửu Long ở Nam Việt, ở giữa
là một giải đất hẹp tính từ Đông sang Tây chỉ
khoảng 50 km. Việt Nam như bao lơn
nhìn ra biển Đông
(Thái Bình Dương) với bờ biển trải dài từ tỉnh
Quảng Ninh cực Bắc trải dài xuống mũi Cà Mâu khoảng
2828 hải lý tức 5.237 km* theo đường ven biển. Theo
Công
pháp quốc tế qui định lãnh hải là 12 hải
lý, 12 hải lý kế tiếp
giáp cộng với 200 hải
lý của vùng đặc quyền kinh tế với thềm lục địa dài
200 hải lý khoảng 370 km.
Việt Nam hiện là một
thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN) gồm Miến Điện (Myanamar), Thái lan,
Lào,
Cao Miên (Cambodia), Phi Luật Tân (Philippines), Mã
lai (Malaysia), Tân Gia Ba (Singapore), Nam Dương
(Indonesia),
Brunei và Việt Nam.
* Các sách sử địa
Việt Nam từ trước đến nay vẫn căn cứ trên những con số thời thực
dân Pháp nên thường chép
là khoảng
2500km-3.260km. Nhà nghiên cứu Vũ Hữu San đã lấy
thước đo kéo dài theo duyên hải đã ước lượng
khoảng 5.000 km. Học giả Mark J. Valencia trong công trình
nghiên cứu “Vietnam’s National Interests and the law of
the sea”
đã công bố một con số tương đối xác thực là
đường ven biển của Việt Nam dài 2.828 hải lý tức khoảng
5.237 km.
Việt Nam nằm ở một vị trí
địa lý thuận lợi với một bờ biển dài như một cái
bao lơn nhìn ra biển Thái Bình Dương, kiểm
soát
toàn bộ hải trình từ Biển Đông Bắc
Thái Bình Dương xuống phương Nam, qua vùng biển
Đông của Việt Nam rồi qua
vịnh Thái Lan, eo biển Mallacca
sang Ấn Độ Dương lên Địa Trung Hải rồi tới các hải cảng ở
Âu Châu và ngược lại. Chính v
ì vậy,
Việt Nam giữ một vị trí “ngã tư giao thương quốc tế” đồng
thời chiếm giữ một vai trò “địa lý chiến lược” của cả
vùng
Đông Nam Á nói riêng và
thế giới nói chung.
Thái Bình Dương (Pacific Ocean) nằm ở
phiá Đông nước Việt Nam nên từ xa xưa chúng
ta đã gọi Thái Bình Dương
là biển
Đông. Biển Đông là biển rộng thứ ba thế giới với
diện tích khoảng 3.447. 000 km2, độ sâu trung bình
1.400 m, đ
ược bao bọc bởi các quần đảo Philippine và
Indonesia. Bờ biển Việt Nam dài 5.237 km nên biển
Đông của Việt Nam
có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ với diện
tích gần 2.000km2.
Theo bản thống kê mới nhất thì Việt Nam
có 65 đảo là có dân cư sinh sống, 6 đảo lớn
là Phú Quốc dân số 50 ngàn, Cái
Bầu
dân số 20 ngàn, Phú Quí 18 ngàn,
Lý Sơn 16 ngàn, Cát Bà 15 ngàn
và Cát Hải 13 ngàn người. Chỉ riêng
vùng biển
Quảng Ninh ở vịnh Bắc Việt đã có hơn 2
ngàn đảo chiếm 2/3 tổng số đảo trong cả nước. Trong vịnh Hạ Long
có hàng ngàn
đảo đá vôi bị xâm
thực bào mòn tạo nên muôn hình dạng,
muôn vẻ đẹp quyến rũ. Bên trong là những hang động
thạch nhũ
kỳ thú nên được tổ chức văn hóa và
giáo dục Liên Hiệp Quốc xếp hạng là kỳ quan thế
giới. Đặc biệt vùng này có bến Vân
Đồn với
Hợp Phố là 2 thương cảng sầm uất của người Việt cổ từ xa xưa.
Cửa biển Vân Đồn lừng danh với những chiến
tích lẫy lừng
trong lịch sử Việt và đảo Bái Tử Long nằm cách bờ
biển 110 km giữ một vị trí phòng thủ hết sức quan trọng.
Quần đảo Hoàng sa
(Paracels Islands) nằm trong kinh độ 110 đến 113 độ và vĩ độ 15,
45’ đến 17,15’ bắc ngang với vĩ
độ cuả Huế và Đà Nẵng.
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm 3 nhóm đảo là
nhóm Nguyệt Thiên, nhóm Tuyên Đức và
nhóm
Linh Côn với hơn 30 đảo, bãi đá ngầm
và San hô với diện tích khoảng 15.000 km2.
Về lịch sử thì không chỉ quần đảo
Trường Sa
mà ngay cả đảo Hải Nam và cả vùng trung
nguyên thuộc lãnh thổ của cộng
đồng Bách Việt
cách đây hơn 6 ngàn năm. Dưới triều Nguyễn, quần
đảo này trực thuộc phủ Quảng Ngãi tỉnh Quảng Nam do
triều
đình trực tiếp cai quản quần đảo này. Năm 1938, quần đảo
này là đơn vị hành chánh Đại lý
Hoàng sa thuộc tỉnh Thừa
Thiên. Dưới thời Việt Nam Cộng
hòa, Hoàng Sa là xã Định Hải, quận
Hòa vang tỉnh Quảng Nam. Quần đảo Trường sa
(Spratley Island)
nằm ở kinh độ từ 111 độ 30’ đến 117 độ Đông và vĩ độ từ 6
độ 50’ đến 12 độ Bắc. Quần đảo này án
ngữ vùng biển
ngoài khơi từ Khánh Hoà xuống tới Nam Việt. Quần
đảo Trường Sa có trên 100 đảo lớn nhỏ với diện
tích
khoảng 180.000 km2. Trước đây, quần đảo này thuộc phủ
Quảng Nghĩa, năm 1933 thuộc tỉnh Bà Rịa, năm 1956
thuộc tỉnh
Phước Tuy (Vũng Tàu), nay là huyện Trường sa tỉnh
Khánh Hòa.
Ngoài tài
nguyên với khối lượng dầu hỏa ẩn tàng dưới thềm lục địa,
quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
chiếm
giữ một vị trí chiến lược quốc tế kiểm soát toàn
bộ hải trình trên biển Đông từ Bắc Á Nhật
Bản, Đại Hàn, Đài Loan
xuống Đông Nam Á, qua
eo biển Malacca sang Ấn Độ Dương đến Trung Đông và
các hải cảng ở Âu Châu. Vị trí địa l
ý
chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa hết sức quan trọng,
khống chế toàn bộ hải trình từ Đông sang Tây
và ngược
lại. Tổng số các đảo (iiland), đụn (dune), cồn
(cay), đá (rosk), bãi cạn bãi ngầm (bank, shoal,
reef)… thuộc Hoàng Sa là
130 Trên thực tế, con số
này còn nhiều hơn nữa, đáng tiếc là cho đến
nay vẫn chưa có con số chính xác.
Sự thật lịch sử đã minh
nhiên khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Thế nhưng chính
vì tầm quan trọng của vị
trí
địa lý chiến lược nên các thế lực quốc tế,
các quốc gia Đông Nam Á nhất là Tầu
Hán ngày xưa
và Tầu Cộng bây giờ luôn
luôn tìm cách xâm chiếm sở hữu 2 quần đảo
chiến lược này.
Đơn vị đất (land masses) ước lượng tới 500
“đất” như học giả Michael Benneth đã công bố trong
Stanford
Journal of International Law (N28, Spring 1992, p 423).
BỜ
BIỂN
VÀ
CÁC
HẢI CẢNG VIỆT NAM
Thê giới đã biết tới vịnh
Giao Chỉ từ rất lâu mãi đến một thế kỷ sau Dương lịch
nhà hàng hải lừng danh, học giả Ptolemy
khi vẽ bản đồ thế
giới mới gọi vùng biển bán đảo Đông Dương
(Indochine) là “Bán đảo vàng”. Ptolemy đã
vẽ hải đồ với
những chú giải chi tiết từ các hải cảng tới
một hải cảng “Giao Chỉ” được ghi là Cattigara hay Kattigara với
tọa độ 177
độ Đông kinh tuyến và 8 độ 30 Nam
vĩ tuyến. Các nhà nghiên cứu ở Trường Viễn
Đông Bác cổ phỏng định là Kattigara
nằm ở
vùng Quảng Yên Hòn Gai. Theo danh từ chuyên
môn của giới hàng hải Katti theo nghĩa Bắc Âu
là tàu thuyền và
gara là đường biển (hải
đạo) nhưng theo nhà nghiên cứu Bình Nguyên
Lộc thì Kattigara nằm trong vùng kẻ chợ nên
Kattigara có thể là Kẻ thị Gay tức thành phố ghe
thuyền và Kattigara chính là Hòn Gay.
Miền
trung
Việt
Nam
với những dải núi “Hoành Sơn” chạy từ Tậy
Bắc trải dài ra biển, chia cắt thành những vùng
đồng
bằng nhỏ hẹp. Vị trí điạ lý thiên nhiên
của miền Trung tựa lưng vào rặng Trường Sơn, mặt nhìn ra
biển Đông với bờ biển
cong như hình cây cung
cùng với những vịnh ăn sâu vào đất liền đã
tạo thành những thương cảng lý tưởng, cửa ngõ
của
giao thương quốc tế từ Bắc xuống nam, từ Đông qua Yây
và ngược lại. Yocco Ishi trong tác phẩm “ Minh họa Lịch
sử
thế giới cổ” đã đề cập tới con đường hàng hải từ Nhật
Bản đi qua ven biển Hoa nam xuống ven biển miền Trung Việt
Nam qua đất
Phù Nam rồi tới bán đảo Mã lai qua vịnh
Thái lan vào Ấn Độ Dương.
Hai
cảng
Cửa
Việt
và Cửa tùng đã là nơi
các thương thuyền quốc tế cập bến để trao đổi mua bán
các mặt hàng quí
hiếm như hương liệu, lưu li, gỗ
quí Trầm Hương … Con đường thương mại quốc tế thời cổ, đường di cư của các tộc
người, đường giao lưu văn hoá
và cũng là con
đường gốm sứ tơ lụa từ hàng ngàn năm trước khi nước Sở
(Kinh) còn
cực thịnh. Đó là con đường hàng
hải xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific),
xuyên Ấn Độ Dương và đường ven biển
nối từ cảng Alexandrie
bên bờ Địa Trung Hải qua ven biển Ấn Độ, vịnh Thái Lan tới
Cam Ranh, Cửa Tùng cửa Việt,
Vân Đồn Kattigara (Kauchi)
đến Quảng Châu, Phúc Kiến, Triết Giang … Con đường
này phải đi qua biển Đông
dọc theo ven biển miền Trung từ
Nha Trang Cam Ranh, Quảng Nam Quảng Trị mà các bản đồ
và sách vở Ả Rập thế
kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII ghi
là biển Chămpa.*
*Trần Quốc Vượng trong theo dòng
Lịch sử dẫn Thuỷ Kinh Chú (thế kỷ thứ VI) tr 431 và
Bão Phác Tử, thế kỷ thứ IV tr 432).
THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Đất nước Việt Nam giàu tài nguyên
thiên nhiên với những mỏ quí kim vàng, bạc,
măng gan, Bô xít, Chromát, phốt phát,
than
đá và với bờ biển dài có thềm lục địa
vói nguồn khoáng sản dầu mỏ có trữ lượng dầu cao,
tiềm năng phong phú
của đất nước chưa được khai thác
đúng mức. Việt Nam là một quốc gia
nông nghiệp với diện tích đồng bằng canh tác
được
khoảng 20%. Tam
giác châu thổ sông Hồng chạy dài từ Việt
Trì ra tới vịnh Bắc Việt rộng khoảng 15 ngàn cây số
vuông. Ngày xưa cách đây khoảng hơn 8
ngàn năm, vùng đồng bằng này trải dài tới
đảo Hải Nam mà các nhà địa chất học
gọi là
Nanhailand và Sundaland là bán đảo Đông
Dương trải dài xuống tới Úc Châu.
Sau nạn biển tiến, mực nước biển
dâng lên
hàng trăm mét tạo thành vịnh Bắc Việt ngăn
cách đảo Hải Nam với đồng bằng Bắc Việt, mũi cà Mâu
với
quần đảo Indonesia hiện nay.
MIỀN BẮC
Tam giác châu thổ
sông Hồng là vùng đất sinh tụ tự lâu đời của
người Việt cổ từ đỉnh tam giác Việt Trì trải dài
tới giáp
vịnh Bắc Việt. Sông Hồng dài khoảng 1.200
km phát nguyên từ vùng Vân Nam chạy
vào Bắc Việt với những hợp lưu là
sông Lô
và sông Đà với khối lượng phù sa khổng lồ
500 triệu mét khối mỗi giây. Vào mùa mưc lũ,
lưu lượng tăng
gấp 60 lần khiến người dân vùng này
phải đắp đê, tu sửa hàng năm nhưng nhiều khi cũng
không tránh được cảnh vỡ
đê, lũ lụt tràn ngập
lên tới 14 mét. Mặt khác, khối lượng phù sa
lắng đọng cũng tạo thêm màu mỡ phì nhiêu cho
tam giác
châu thổ sông Hồng để trở thành
những cánh đồng lúa nước phì nhiêu và
mỗi năm lấn ra biển khoảng 100 mét. Vùng t
hượng du Bắc
Việt ở phía Đông và Tây Bắc Việt trải
dài xuống trung du gồm nhiều rặng núi cao nên
có tên gọi là “Thập
vạn Đại sơn” rừng rậm che phủ
quanh năm. Ngọn núi cao nhất Việt Nam là ngọn Phăng Si
Păng trong dãy Hoàng Liên
Sơn cao 3.142 mét.
Những rặng núi ở Bắc Việt Nam chạy dài ra tới vịnh Bắc
Việt tạo nên những kỳ quan có một không
hai của thế
giới như vịnh Hạ Long … Hà Nội nổi tiếng là đất
ngàn năm văn vật, ngày xưa là thành Thăng
Long kinh đô của
nhà Lý ….
MIỀN TRUNG
Hệ thống núi non trải
dài từ Hi Mã Lạp Sơn chạy dài xuống hướng
Đông Nam, qua Vân Nam xuống Bắc Việt chia
ra miền Miền
Tây Bắc và Đông Bắc. Đến Trung Việt thì những
giải núi chia cắt ngang đồng bằng hẹp Trung Việt Nam
rồi chạy
thẳng ra biển nên có tên là Hoành Sơn
tạo nên những thắng cảnh như đèo Hải Vân, một
vùng núi non trùng điệp
trong đó có
núi Bạch Mã nổi tiếng, bán đảo Sơn Trà,
bãi biển Nha Trang cát trắng … Ở phía Tây
rặng Trường Sơn là
vùng cao nguyên rộng 51.800 km2
với những đỉnh núi lởm chởm, rừng rậm cao nguyên chiếm tới
22% rừng của cả nước.
Vùng cao nguyên đất đỏ (Basalt) rộng
khoảng 51.800 km2, thời Pháp có tên là
Liangbiang (Lâm Viên) gồm các tỉnh
Ban Mê
Thuột (Darlac), Pleiku, Kontum, Phú Bổn, Quảng Đức, Lâm
Đồng … nơi mà đa số dân cư ngụ là đồng bào
Thượng bao gồm các sắc tộc Rhadé, Banhar, Churu, Kaho,
Mạ, Stiêng …
Cao nguyên nổi tiếng với ngọn núi lâm Viên,
thành phố Đà Lạt cảnh đẹp như mơ. Đặc biệt, Cố đô
Huế của Triều
Nguyễn với kiến trúc Việt cổ độc đáo
nóc oằn mái và đầu dao cong vút được tổ
chức văn hóa giáo dục Liên Hiệp
Quốc công
nhân là di sản văn hóa của nhân loại.
MIỀN NAM
Miền Nam mưa nắng hai mùa nổi tiếng với đô
thành Sai Gòn “Đi dễ khó về” ngày xưa
có tên là Bến Nghé, nơi đất
lành chim
đậu, khí hậu ấm áp dân tình vui vẻ, trạm
dừng chân của một thời “Mở đất phương Nam”. Miền Nam với hệ t
hống
kinh rạch chằng chịt tạo nên vùng đất phì
nhiêu được xem như là vựa lúa của Việt Nam. Đồng
bằng
sông
Cửu
Long
là một vùng đất rộng bao la
với diện tích 40.000 km2, mặt đất chỉ cao hơn mực
nước biển khoảng 3 m. Sông Cửu Long
có một khối lượng
phù sa khổng lồ tính ra mỗi năm khoảng 1 tỷ mét
khối. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất trũng
với hệ thống kinh lạch chằng chịt, một vùng sông nước
mêng mông với cánh đồng cò bay thẳng
cánh, xanh vút tận chân
trời với diện tích
canh tác trên 10.000 cây số vuông (10.000 km2)
là
một
vựa
lúa lớn nhất thế giới. Đồng bằng sông
Cửu
Long mà chúng ta thường goi là miền
Tây
với những vườn trái cây xanh tươi cung cấp cho
chúng ta đủ loại trái cây
ngon ngọt quanh năm…
Sông Cửu Long phát tích từ cao
nguyên Tây Tạng chạy dài 4.500km là một trong
12 con sông dài nhất thế giới. Sông
chảy qua
Vân Nam Trung Quốc, Lào, Cambodia có tên gọi
là sông Mékong, đến Phnom Pênh vào
lãnh thổ Việt nam
chia làm 2 nhánh dài
230km gọi là: Tiền Giang và Hậu Giang rồi chảy ra 9 cửa
biển nên dân gian đặt tên gọi là Cửu Long
Giang mà người xưa gọi một cách trìu mến là
dòng sông mẹ. Đặc biệt, một nhánh sông từ hồ Tonlé Sap
chảy vào sông
Mê Kông ở Phnôm Pênh
tạo thành một hồ nước ngọt rộng lớn nên còn
có tên là Biển hồ. Chính nhờ biển hồ rộng
bao la
này khi mùa mưa nước chảy vào hồ diện
tích lên tới 10.000 km2 đã điều
hòa mực nước khiến đồng bằng Cửu Long
bớt đi nạn ngập lụt. Cả
một vùng lưu vực sông Cửu Long 8 ngàn năm về trước
trải dài tới Mã lai, Nam Dương và cả Úc
châu nữa được các nhà nghiên cứu gọi
là Sundaland. Sau nạn biển tiến hơn 8 ngàn năm trước, mực
nước biển dâng
lên cả trăm mét mới tách
Úc châu, Nam Dương ra khỏi lục địa Sundaland như
ngày nay.
Việt Nam ở vùng nhiệt đới
gió mùa, độ ẩm tương đối và
mưa nhiều. Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều
lớn dao
động từ 120 đến 300 centimét
nên gây ra nạn lũ lụt ở một số nơi. Nằm ở miền nhiệt đới
gió mùa nên Việt Nam với
những vùng đất
thấp, núi cao và nhiều cao nguyên
với những cánh rừng rậm
ở thượng du Bắc Việt và cao nguyên
Trung Việt. Miền Bắc
Việt Nam khí hậu “tứ thời bát tiết” chia ra 4 mùa
khá rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa
Đông từ tháng
9 đến tháng 12 trong đó từ
tháng 12 đến tháng 1 là tháng lạnh nhất
và nơi lạnh nhất là đỉnh Sapa nhiệt độ xuống
tới 50
C (bách phân), mùa Hạ 37°C tháng
nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ cao nhất khoảng 370
C.
Miền Trung đất đai
khô cằn, nưa cát sỏi nửa đất đai nên con người miền
Trung sinh ra đã phải đấu tranh với thiên
nhiên
nên ý chí cao, chịu đựng được mọi gian khổ thử
thách…. Dải núi Hoành Sơn chia cắt miền Trung
thành từng
mảnh nên chỉ có những đồng bằng hẹp.
Vùng lưu vực sông Cả, sông Mã, sông Lam
(xem lại) là vùng đồng bằng tương
đối rộng nhất nơi qui
tụ những người Việt cổ với nên văn hóa Đông Sơn
còn lưu lại ấn tích “Văn minh Trống đồng”
của Việt tộc.
Vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Bình
Định với nền văn hóa Sa Huỳnh … Trái lại, miền Nam với
nền
văn hóa Óc Eo rực rỡ một thời được xem là nơi
“ Đất lành chim đậu” với khí hậu dễ chịu “Mưa nắng hai
mùa”, đất đai
phì nhiêu nên tâm
tính người miền Nam hiền hòa chân chất. Ngoại trừ
vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch
vài
độ, thường trong khoảng 21°C-28°C.
VIET
NAM
MY COUNTRY
Vietnam my country is a small country, beautiful in
the Indochinese peninsula Southeast Asia.
Of
Vietnam
is the S-shaped Pacific coast with an area of about 330,991 km2
(329,314 km2). Of Vietnam's
small
but
ethnic
Vietnamese have a long history with the wet rice
civilization is considered the oldest of humanity. Historian Arnold Toynbee
got time list of Vietnamese civilization is one of 35 ancient
civilizations exist up to today.
Currently,
researchers
have
agreed
to receive them as a Southeast Asian cultures
Peace of residents Hoabinhian one of the oldest cradles and where
production has
ancient
civilization
of
mankind
up. Vietnam
is located at the center exchange of cultures should converge Vietnam
where most cultural characteristics of the region and the world.
Therefore, the study of Southeast Asia called Vietnam
is a Southeast Asian thumbnail.
Vietnam is the way international trade from East to West and
vice versa, should be considered as the international crossroads.
Abundant economic potential as well as strategic geographical location
is very important cause Vietnam became the target of invasion, where
the confrontation of forces led international ethnic Vietnamese
suffered almost a thousand years domination enemy ship, a hundred years
slaves Western invaders and 21 years of war confrontation between us
comments Capitalism and Communism!
Destiny
vicissitudes
of
history
and create favorable conditions for Vietnam
people receiving the influence of Western and Eastern civilizations use
chemical essence of the civilization of mankind, the great general
civilization modern Vietnam.
After the invation of North Vietnam 30-4-1975 ,
millions of men decided to go find freedom. The main objective
conditions of history, this makes Vietnam
to get so smart Vam mechanical engineering of the three central Japan, Germany
and the United
States. More than 3 million people in Vietnam in foreign countries with the
success of Vietnam
in many areas and Vietnam
is the number of intellectuals and professionals the most advanced in
the world.
Strategic geographical location and circumstances of birth
was created as a Vietnam
scholar Hans Stille, president committee tectonic world have confirmed
that:
"Vietnam
is blessed by the ground contains most of the major factors structuring
of the Earth's crust. Now Vietnam is on the margin of
the mainland North and the South Mainland of the Earth, continents and
time zones of the ocean zone. Therefore, a new Vietnam in the hinge of the two
tectonic belts and life-sized planets mineral Pacific Ocean and the Mediterranean.
Coast and ports VIETNAM
Vietnam with a
coastline of 5236 km, the S-shaped curve should constitute the natural
harbor important for ocean ships stop or shelter to avoid the stormy
battle hurricanes of the ocean. Long, the world has known only the Gulf
of Transportation until a century after the solar calendar Mariners
famous, scholar Ptolemy mapped the new world called Indochina Peninsula
waters (Indochine) as "Peninsula gold. Ptolemy drew marine map detail
with notes from the port to a port "assigned" was recorded as the
coordinates Kattigara Cattigara or 177 degrees east longitude and 30
degrees South latitude 8. Researchers at the School of the Far East Room of Uncle Kattigara is located in
the Quang Yen Hon Gai. According to the expert list from the World
Maritime katti in the sense that the Nordic boats and sea but the
garage is a researcher Binh Nguyen Loc Kattigara in the region who
could be so Kattigara Ke market boats Gay City News Gay and Kattigara
is Hon.
Central
Vietnam
with
the
mountain range "Hengshan
County"
runs from northwest stretches to the sea, divided into the narrow
plains. Geographic location of the natural title back to the central
Truong Son ranges, overlooking the sea in the east coast as the curved
bow with eating deep into the Gulf of land formed the ideal trading
port, the gateway to traffic international trade from North to South, from
East through the West and vice versa. Yocco Ishi in the work
"Illustrations Ancient World History" has been mentioned maritime route
from Japan to the U.S. coast to coast South Central VN
Funan the Malay Peninsula to the Gulf
of Thailand and the Indian Ocean.
Two
Vietnamese
ports
and
each has a place of international merchants access
terminals to exchange trading rare items such as spices, save li, Tram
Huong your timber. International trade routes of antiquity, sugar
migration of ethnic, cultural and roads as well as pottery and silk
road from thousands of years before the Department (Business) still
very prevalent. That is the way of maritime trans-Pacific, across the
Indian Ocean and the coastal road linking the port Alexandrie the
Mediterranean coast through coastal India, Thailand to Cam Ranh Bay,
Vietnam Cua Tung door, Van Don Kattigara ( Kauchi) to Guangzhou,
Fujian, Zhejiang ... This road must go through the East Sea along the
central coast from Nha Trang Cam Ranh Bay, Quang Nam Quang Tri, which
maps and books Arabic to VIII century XIII century recorded a sea Cham
.*
·
Tran Quoc Vuong
in the series History of Water Economy Guide Comments (VI century) p.
431 and Hurricane Outline Tu century IV p. 432.
ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ
CHỦ
QUYỀN
LỊCH
SỬ
ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG
HIỂM HỌA TOÀN CẦU
Từ trước tới nay, khi lên tiếng tố cáo Trung
Cộng xâm chiếm Hoàng sa và Trường sa chúng
ta thường dựa trên
Hiệp ước Thiên Tân ký kết
giữa Thực dân Pháp và triều Thanh Trung Quốc cũng
như những sử liệu triều Nguyễn chứng
tỏ chủ quyền quốc gia của
chúng ta … Thế nhưng, Trung Cộng với bản chất xâm lược dối
trá và ỷ thế của một nước
lớn đã phủ nhận hiệp ước
Thiên Tân là một hiệp ước bất bình đẳng
nên họ phủ nhận không bàn cãi trên cơ
sở hiệp định này.
Lịch sử Việt
đã chứng minh rằng bản chất “Đại Hán” xâm lược được
thực hiện xuyên suốt lịch sử kể từ triều Thương lập
nước Trung
Quốc, qua các triều đại không ngừng xâm lược
đánh đuổi Việt tộc xuống phương Nam.
Ngay sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa lục
địa đã công khai tuyên bố: "Tất cả các
lãnh thổ và hải đảo
huộc khu vực ảnh hưởng của Trung
Quốc đã bị phe Đế Quốc chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau
Cách Mạng 1911,
như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam
(Việt Nam), Hồng Kông, Macao cùng những đảo tại
Thái Bình Dương như
Sakhalin, Đài Loan,
Bành Hồ sẽ phải được giao hoàn cho Trung Quốc".
Trung Cộng vẫn gọi nước ta là An Nam như các
triều đại phong kiến trước kia. Những lời tuyên bố trắng trợn
này
được ghi trong “Cách Mạng Trung Quốc và Đảng
Cộng Sản Trung Quốc”. “Lược Sử Tân Trung Quốc” nhắc lại
những
cương lĩnh và những lời tuyên bố ngang ngược của Mao
Trạch Đông là: “sẽ vĩnh viễn thuộc về
Trung Quốc bằng sự
chinh phục và khai hóa của văn minh
chống man di”.
Chính vì vậy, chúng ta phải đặt lại
vấn đề chủ quyền lịch sử của nước ta đã được chính
các bộ sử Trung Quốc ghi chép.
Đây là một sự
thật lịch sử mà Trung Cộng không thể phủ nhận được. Chỉ
khi nào cả công luận quốc tế thấy rằng, ngay
từ thời
Thương lập nước Trung Quốc cách đây 3.785 năm, họ
đã xâm chiếm lãnh thổ của Việt tộc ở lưu vực 2 con
sông Hoàng Hà và Dương Tử. Chúng ta
trình bày cho thế giới biết rằng, đừng nói
gì Hoàng Sa, Trường Sa mà
ngay cả phần lãnh
thổ của trung Cộng hiện nay trước kia là của Việt Nam.
Sự thật lịch sử này đã được chính
sách sử của Trung Quốc ghi chép thừa nhận. Đây
là chứng cớ cụ thể mà đế quốc đỏ
Trung Cộng dù
là một nước lớn đất rộng người đông, dù ngoan cố
thế nào cũng không thể phủ nhận được. Một khi công
luận của cả nhân loại tiến bộ lên tiếng thì vấn đề
chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề
không cần bàn cãi nữa.
Sự thật lịch sử được phơi bầy bởi chính các
bộ cổ sử của TQ, chứng minh chủ quyền lịch sử của dân tộc Việt
trên phần
lãnh thổ hiện nay của nhà nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa. Thế nên việc tranh
chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa
đã sáng tỏ trên phương diện lịch sử. Công
luận của toàn thể loài người tiến bộ sẽ lên
án hành vi xâm l
ược của đế quốc Đại Hán
xâm lược xa xưa và hành động xâm lấn
bành trướng của đế quốc đỏ TC ngày nay. Việc Trung
Cộng ỷ
vào thế nước lớn ngang nhiên xâm chiếm Tây
Tạng rồi Hoàng sa và Trường Sa là một vấn đề
không những
của Việt Nam mà còn là hiểm họa
của toàn thể nhân loại nữa.
PHỤC HỒI SỰ THẬT LỊCH SỬ
Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh
sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ
hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán
tộc thâm
độc quỉ quyệt.
Trong thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại sửng sốt trước
cái gọi là “Nghịch lý La Hy” khi trước
đây
nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương
là của đế quốc Hy Lạp La Mã để rồi phải xác nhận
đó chính là nền
văn minh của Trung Quốc. Cuối
thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng
khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh
Trung Quốc lại
chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt. Vấn
đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại
toàn bộ
lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử, xóa
tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử
bởi kẻ thù
truyền kiếp của dân tộc.
Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi
khi các nhà Trung Hoa học đều xác nhận rằng
Di-Việt là chủ nhân
của Trung nguyên tức toàn
thể lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Một sự thực lịch sử nữa
cũng được xác nhận là hầu hết
các phát minh
gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến
văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách
làm
giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc
súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu
dao cong vút … tất cả đều là của nền
văn minh Bách
Việt. Chính
một vị vua của Hán tộc, Hán
Hiến
Đế
đã
phải thừa nhận nước ta là một nước văn hiến:
“Giao Chỉ là đất văn
hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều,
văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”.
Theo Công trình mới nhất “Nguồn gốc nền văn
minh Trung Hoa”, tổng kết trong Hội nghị Quốc tế các nhà
Trung Hoa
học trên toàn thế giới tổ chức tại Berkeley năm
1978, thì không thể tìm ra đủ dấu vết chứng cớ để
phân biệt giữa Hán tộc
và các tộc người
không phải là Tàu trên phương diện lịch sử.
Giới nghiên cứu phải tìm về dấu tích văn hoá
mà về văn
hoá thì Hán tộc chịu ảnh hưởng
của Di Việt. Tương truyền Thần Nông phát xuất ở miền
Tây Tạng (Tibet) đi vào Trung
Nguyên qua ngã
Tứ Xuyên tới định cư ở Hồ Bắc bên bờ sông Dương Tử,
còn theo dân gian thì ông Bàn cổ
chính là ông
Bành tổ. Theo dân gian
truyền tụng thì mồ mả của ông còn ở đâu
đó miền rừng núi Ngũ Lĩnh. Bàn cổ mới được đưa
vào
lịch sử Trung Quốc đời Tam Quốc trong quyển “Tam Ngũ lược
Kỷ” của Từ Chỉnh và theo Kim Định thì Phục Hi, Nữ Oa
đều
xuất thân từ Di Việt ở châu Từ miền Nam sông
Hoài.
Giáo sư Wolfram Eberhard trong tác phẩm
“Lịch sử Trung Quốc” đã nhận định:“Ý kiến cho
rằng chủng tộc Hán đã
sản sinh ra nền văn minh cao đại
hoàn tự lực do những tài năng đặc biệt của họ thì
nay đã không thể đứng vững, mà
nó phải chịu
cùng một số phận như những thuyết cho rằng họ đã
thâu nhận của Âu Tây. Hiện nay, người ta biết rằng
xưa kia không có một chủng tộc Tàu, cũng chẳng
có đến cả người Tàu nữa, y như trước đây 2.000 năm
không
có người Pháp, người Suisse vậy. Người
Tàu chỉ là sản phẩm của sự pha trộn dần theo một nền văn
hoá cao hơn
mà thôi”.
Tóm lại,
người Trung Quốc mà ta thường gọi là Tàu
(Hán tộc) không phải là một chủng thuần tuý
và cũng không có một
văn hoá riêng
biệt nào. Lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ triều đại Thương
là một tộc người du mục kết quả của sự phối hợp
chủng giữa Nhục
Chi và Huns (Mông cổ). Kế tiếp là triều Chu cũng là một tộc du mục có hai
dòng máu Mông Cổ và Hồi
(Turc). Sau khi
Mông Cổ chiếm được Trung Quốc đã thành lập triều
Nguyên rồi khi Mãn Châu diệt triều Minh lại
thành lập
triều Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của sự xâm lăng
và bành trướng đồng thời cũng bị xâm lăng nhưng tất
cả kẻ chiến thắng
bị sức mạnh của văn hoá của dân bị trị
(trong đó phần lớn là văn hóa Việt cổ) khuất phục
để rồi tự đồng hoá với cư dân
bản địa cuối cùng trở
thành Hán tộc mà ta thường gọi là người
Tàu. Các nhà nghiên cứu như VK Tinh, Wang
Kwo Wu
và cả nhà văn nổi tiếng Quách Mạt Nhược đều
xác định là hầu hết các huyền thoại về các
vị Vua cổ xưa nhất không
thấy ghi trên giáp cốt đời
Thương. Tất cả chỉ được ghi vào sách vở về sau
này, khoảng từ thế kỷ thứ IV TDL, tức
là thời kỳ xuất
hiện các quốc gia Bách Việt thời Xuân thu Chiến
quốc.
Thực tế lịch sử này cho thấy những huyền thoại cổ
xưa là của Việt tộc vì nếu là tổ tiên
Hán tộc thì đã phải ghi trên
giáp cốt
đời Thương cũng như trong các sử sách hoặc chữ tạc
trên đồ dùng. Chính vì vậy mà
nhóm Tân học gọi là
Nghi cổ phái
thành lập năm 1920 do Quách Mạt Nhược chủ xướng đã
bác bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của
Trung Quốc.
Thật vậy, huyền thoại về thủy tổ Bàn Cổ mới được nói đến
trong quyển “Tam Hoàng”, kể cả Phục Hi,
Nữ Oa cũng không
hề được nhắc tới trong các sách cổ xưa như Kinh Thi,
Trúc thư kỷ niên và cũng không hề thấy xuất
hiện trong đồ đồng hoặc bốc từ. Viêm Đế Thần Nông mới được
Mạnh Tử thời Xuân thu Chiến quốc nhắc tới
còn Hoàng
Đế chỉ biết tới vào thế kỷ thứ III TDL khi Tư Mã
Thiên đưa vào bộ “Sử ký” của Tư Mã
Thiên.
Trước những sự thật của lịch sử, Trung Quốc đã phải
xác nhận là nền văn hoá của họ là do
hàng trăm dân tộc góp
phần tạo dựng nhưng văn
hoá Hán ở vùng Tây Bắc là chủ thể.
Thế nhưng chính học giả Trung Quốc Wang Kuo Wei lại
cho rằng nơi
phát nguyên văn hoá Tàu là ở miền
Đông Bắc tức vùng Sơn Đông của Lạc bộ Trãi
chứ không phải ở miền
Tây Bắc (Thiểm tây) như quan
niệm sai lầm từ trước đến nay.
Lịch sử Việt
là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay
trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu,
gần một
trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ
nô dịch văn hóa ngoại lai. Trong suốt trường kỳ lịch sử,
Hán tộc luôn luôn
chủ trương xâm lược
tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá, ngay cả sau khi Việt tộc
đã giành lại độc lập tự chủ. Các triều đại
Đường,
Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều đem quân xâm lược Việt Nam
nhưng đều bị quân dân ta đánh cho tan tành
không còn manh giáp. Thế nhưng Hán tộc vẩn
luôn tìm cách xâm lấn nước ta mỗi khi
chúng hùng mạnh. Bản chất xâm
lược của Hán
tộc trước sau như một.
Từ các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh
năm xưa và Trung Cộng bành trướng ngày nay vẫn
tìm cách xâm lấn đất
đai, biển cả của chúng
ta. Hán tộc bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận
và thủ đoạn thâm độc quỉ quyệt đã không
những
dùng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng
cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo
sửa đổi lịch sử
khiến thế hệ sau, chỉ biết tìm về lịch sử trong
một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Mỗi một triều đại Hán
tộc đều chủ tâm
thay đổi tên đất, tên sông xưa
cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của một ngàn
năm đô hộ của sự nô dịch
văn hóa khiến ta chấp nhận
tất cả như một sự thật mà không một chút bận
tâm.
Học giả J Needham người có công phục hồi sự
thật lịch sử Việt bị che giấu hàng ngàn năm, làm
đảo lộn mọi sử
sách xưa nay đã nói rằng: “Sự thật bị
che phủ hàng ngàn năm cùng
với ảnh hưởng của ngàn năm thống trị nô dịch
văn
hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng, không
tin đó là sự thật .!!!”.
Để xóa nhòa nguồn cội gốc tích Việt,
Hán tộc thâm độc một mặt đốt hết sách sử hoặc bất
cứ bản văn nào liên quan
đến văn hóa Việt, nguồn
gốc Việt, mặt khác ra lệnh cấm tàng trữ và
không cho phái đoàn đi sứ qua Tàu được mua
sách
sử. Sau gần một ngàn năm bị trị dân tộc Việt
đã bị triệt tiêu văn tự, không còn chữ viết
để lưu lại cho đời sau. Hán tộc
quỉ quyệt đã bóp
méo sửa đổi toàn bộ lịch sử Việt hiến ngày nay,
chúng ta khó mà tìm được một bộ sử đầu
tiên của Việt tộc.
Bộ sử đầu tiên được biết là bộ “Việt
Chí” của Trần Phổ và bộ “Đại Việt Sử ký” do
Lê văn Hưu biên sọan đời Trần
Nhân Tông năm
1272. Cả 2 bộ sách này đã bị quân Minh tịch
thu rồi tiêu hủy nên hiện không còn nữa. Cuối
đời Trần,
sách Đại Việt Sử lược do một tác giả vô
danh biên soạn nhưng bản duy nhấy lại lưu trữ trong “Thủ sơn
các Tùng thư
và Khâm định Tứ khố Toàn
thư” đời Thanh. Bộ sử này được hiệu đính bởi Tiền Hi Tộ,
sử quan triều Thanh nên đã sửa
chữa nội dung kể cả
tên sách Đại Việt Sử lược cũng bị sửa lại là Việt
sử lược. Chúng ta thấy rõ ngay bản chất thâm
độc
quỉ quyệt của Hán tộc xâm lược, các sử gia
Hán đã sửa đổi niên đại thành lập nước Văn
Lang, kéo lùi lại hàng
ngàn năm hòng
xóa bỏ vết tích cội nguồn quê
hương
xa
xưa
của Việt tộc ở Trung nguyên. Đồng thời xuyên
tạc ý nghĩa
cao đẹp của sự thành lập quốc gia Văn Lang
qua việc một người lạ, dùng ảo thuật áp phục … Hai
Bà Trưng khởi nghĩa
giành độc lập dân tộc
thì chúng viết là bất mãn Tô Định bạo
tàn nổi lên làm loạn !!!
Đại Việt Sử lược bị quân Minh tịch thu tiêu
hủy, bản duy nhất còn giữ ở Tứ khố Toàn thư” của triều
Minh. Sử quan triều
Thanh là Tiền Hi Tộ, sửa đổi xuyên
tạc, bóp méo lịch sử theo ý đồ “Đại Hán
xâm bành trướng” đã chép về sự thành
lập của
quốc gia Văn Lang như sau:
“Đến
đời Chu Trang Vương (696-682TDL) ở bộ Gia Ninh có người lạ dung
ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng
Hùng
Vương, đóng đô ờ Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang.
Phong tục thuần hậu, chất phác. Chính sự dung lối
thắt
nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương
…”.
Các nhà nghiên cứu lịch sử
Mác-Xít với sử quan duy vật, viết sử theo nghị quyết của
đảng Cộng sản đã nhân danh cái
gọi là “khoa
học lịch sử hiện đại” đã bác bỏ niên đại lập quốc
2979TDL. Họ dựa theo “Việt sử lược” là bộ sử đã bị
Tiền
Hi Tộ sử quan triều Thanh sửa đổi rồi nhất loạt cho rằng “Niên
đại
mở
đầu
của thời sơ sử Việt Nam
được xác định
là cách ngày nay khoảng từ 2.600 năm đến
2.500 năm”.
Chủ
trương
của đảng CSVN là không dám đả động
gì đến
phần lãnh thổ của Việt tộc ở bên Tàu
từ thuở xa xưa sợ làm mích lòng đàn anh
Trung Cộng. Thế là các nhà sử học
Xã hội chủ nghĩa, những con
người mất gốc này đồng
loạt nhân danh khoa học lịch sử hiện đại, vội vàng phủ
nhận
cội nguồn gốc tích Việt, phủ nhận niên đại lập quốc
cách nay ít nhất là 6 ngàn năm. Tệ hại hơn
nữa, họ lại dựa trên Đại
Việt Sử lược đã bị sử quan triều
Thanh đổi tên lại là Việt sử lược, sửa đổi niên đại
lập quốc của Văn Lang ngang với
thời Chu Trang Vương (696-682 TDL) để
xóa nhòa ký ức Việt về thời lập quốc xa xưa của
Việt tộc.
Sử quan đóng khung viết theo nghị quyết của đảng
Cộng sản Việt Nam
bán nước đã phủ nhận cội nguồn và đi
ngược lại
quyền lợi dân tộc, phản bội tồ quốc là một chứng
tích tội ác, một vết nhơ của lịch sử Việt. Chính
Phan Huy
Lê, viện trưởng viện sử học của nhà nước CHXHCNVN
đã viết:
“Lịch
sử là lịch sử, nếu viết sử theo nghị quyết thì
không còn là lịch sử nữa” và sử gia Đào Duy Anh trước khi chết
đã
phải viết một câu đi vào lịch sử “ Người
ta
biết
tôi qua sách sử và người ta cũng kết tội
tôi vì lịch sử”…!!!
Trong lịch sử
nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào
chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với
những thăng trầm
lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ
thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của
tộc người du mục
đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa
bàn Trung nguyên Trung quốc xuống phương Nam để rồi trụ
lại địa bàn Việt Nam
bây giờ. Lịch sử thế giới không
có một dân tộc nào có thể vùng
lên giành lại độc lập sau đêm dài nô lệ
hơn một ngàn
năm dưới ách thống trị của kẻ thù
thâm độc quỉ quyệt như dân tộc Việt Nam.
Lịch sử Việt là lịch sử của công cuộc trường
kỳ kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng để
Việt Nam
tồn tại mãi tới
ngày nay. Dân tộc Việt đã
chiến thắng biết bao kẻ thù hung hãn quỉ quyệt bất cứ từ
đâu đến, dù chúng núp dưới bất kỳ
chiêu bài hoa mỹ nào. Lịch sử Việt cũng chứng minh
rằng tất cả những gì xa lạ với bản sắc dân tộc đều phải
khuất
phục trước sức sống Việt Nam, trước truyền thống anh
hùng của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn
hiến.
Sở dĩ, Phan Huy
Lê phải viết ra điều này vì chính ông
đã là nạn nhân của “Cái gọi là viết
sử theo nghị quyết” của bộ
chính trị đảng cộng sản Việt Nam.
Trong
bài
viết
giới
thiệu “ Tác giả, văn bản và
tác phẩm “Đại Việt Sử ký Toàn thư” của sử thần
Ngô Sĩ Liên, Phan
Huy Lê viết rằng: “Ngô
Sĩ
Liên
đưa nhà Triệu của Triệu Đà vào quốc
sử là một sai lầm kéo dài …”.
Thực ra sai lầm
này bắt đầu từ nhận định phiến diện chủ quan của Ngô
Thì Sĩ và sau này
là Phan Huy Chú, khiến chúng
ta sau này
phải lần mò trong rừng thư tịch TQ cổ mù mờ khó
hiểu. Các hủ nho cứ nhắm mắt tin vào “Chính sử”
của Trung
Quốc như Ngô Thì Sĩ … để lại một di sản vô
cùng tai hại. Tệ hại hơn, các nhà sử học
Mác Xít ngày nay đã viết sử theo nghị
quyết
của tập đoàn Việt gian bán nước đã phơi bầy
thái độ hèn mạt nhục nhã của sĩ phu thời đại Cộng
sản khiến “Thần
người đều căm hận, Trời đất chẳng dung tha”.
CỔ SỬ TRUNG QUỐC XÁC NHẬN SỰ
THẬT LỊCH SỬ.
Cổ sử Trung Quốc
chép “Năm Quí Tỵ 2.198TDL, vua Đại Vũ nhà Hạ hội
chư hầu ở Cối Kê. Năm Qúi Mão 2.085TDL
vua Thiếu
Khang nhà Hạ phong cho con thứ là Vô Dư ở đất Việt”.
Cổ sử Trung Quốc
chép : “Đời Cao Tông triều Ân, vượt
Hoàng Hà đánh nước Quỉ Phương (Xích Qui
Phương) 3 năm
không thắng …”. Kinh Thư, Sử Ký Tư
Mã Thiên và bộ Trúc Thư Kỷ niên
chép đời Vũ Đinh là vị vua thứ 22, lấy hiệu là
Cao
Tôn, thì một biến cố quan trọng xẩy ra; bộ Trúc Thư
ghi như sau: “Năm thứ 32, đem quân đánh Quỉ
Phương và
đóng quân tại Kinh”.
Sử Ký của
Tư Mã Thiên chép: “Đời Chu An Vương, Sở
Điệu Vương sai Bạch Khởi đánh dẹp Bách Việt ở miền Nam”.
Sách
Lã Thị Xuân Thu viết: “Phía Nam Dương, Hán
là Bách Việt”.
Hậu Hán Thư
chép: “Từ Giao Chỉ đến Cối Kê trên 7,8
ngàn dặm, người Bách Việt ở xen kẽ nhau gồm nhiều chủng
tính (tên họ) khác nhau…”.
Sử Ký mục
Đông Việt truyện chép: “Đông Việt hay
Đông Âu (Âu Việt ở phía Đông) trong thời
Tần Hán đóng đô ở
Vĩnh Ninh tức Vĩnh Gia miền Triết
Giang, Mân Việt ở đất Mân Trung tức miền Phúc Kiến. Nam
Việt đô ở Quảng
Châu gọi là thành Phiên
Ngung thuộc miền Quảng Đông. Tây Âu (Âu Việt ở
phía Tây) ở phía Nam sông Ly miền
Quảng Tây …”.*
Cổ sử Trung Quốc
chép “Dân Lạc ở vùng sông Lạc
Thiểm Tây vùng Tam Giang Bắc gồm sông Vị, sông
Hoàng, sông
Lạc và Ba
Thục”. Năm 770TDL, sau khi bị “Khuyển Nhung” tức Lạc bộ Chuy
đánh chiếm Kiển Kinh, triều Chu phải dời
đô về Hà
Nam phía Đông. Triều Chu giao cho Tần trấn giữ hướng
Tây. Năm 659TDL, Tần Mục Công đánh thắng Lạc bộ
Chuy. Sử Ký của Tư Mã Thiên chép: “ Lạc bộ Chuy bị Tần Mục Công diệt vào đời Chu
Thành Vương năm 659TDL
thời Đông Chu”.
Tiền Hán
thư, Hậu Hán Thư và Sử Ký của Tư Mã
Thiên đều ghi chép những sự kiện lịch sử sau:
Năm 316TDL Tần
đánh chiếm Ba Thục.
Năm 257TDL, An
Dương Vương Thục Phán thống nhất chi Lạc Việt và Âu
Lạc thành lập quốc gia ÂU LẠC của Việt tộc.
Sách
Đại Việt Sử lược chép:“Cuối đời Chu,
Hùng
Vương
bị
con vua Thục là Thục Phán
đánh đuổi mà thay. Phán
đắp thành ở Việt
Thường, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không thông
hiếu với họ Chu nữa”.
Năm 299 TDL, Tần
thắng Sở bắt giam Sở Hoài Vương. Năm 278 TDL Tần Bạch Khởi
đánh chiếm đất Dĩnh, Sở phải
bỏ Đan Dương phía Bắc dời
đô xuống phía Nam sông Dương Tử lập ra trấn lỵ Tiểu
Đan Dương. Tiểu Đan Dương là
vùng đất Ô châu
cũ nay là vùng Giang Tô, xưa gọi là Kiến
Nghiệp Kim Lăng tức Nam Kinh bây giờ.
Năm 223TDL, Tần
lại đem quân đánh chiếm nước Sở. Tướng Tần là Vương
Tiễn chiếm Hồ Bắc, Hồ Nam rồi đem
quân đuổi
theo truy kích tàn quân Sở tới An Huy, giáp
biển Đông. Dân quân Sở kể cả Ngô, Việt một lần
nữa phải lên
đường di tản theo đường biển xuôi Nam
xuống cổ Việt hội nhập với cư dân Lạc Việt của nước Văn Lang
đã định cư
từ lâu ở vùng châu thổ sông
Hồng sông Mã. Sau khi diệt Sở năm 223TDL, Tần đánh
chiếm Tề năm 221 TDL lên
ngôi bá chủ Trung
nguyên.
Năm 218TDL, Tần
Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân tiến xuống Lĩnh Nam.
Năm
214TDL,
quân
Tần chiếm
được một phần Lĩnh Nam rồi chia
làm 3 quận gồm Nam Hải (Việt Đông tức Quảng Đông
bây giờ), Quế Lâm (ở phía
Bắc và Đông
của Việt Tây tức Quảng Tây bây giờ) và Tượng
Quận (Bắc Việt Tây và Nam Quí Châu).
Quân trưởng Tây
Âu là Dịch Hu Tống hy sinh,
quân dân Việt rút vào rừng thường xuyên
đột kích tiêu diệt quân Tần. Tinh thần quân
giặc
hoang mang lo sợ, dân quân Việt thừa thế tổng phản
công giết chết tướng giặc Đồ Thư tại trận, quân Tần
tháo chạy về
nước. Đây
là cuộc chiến tranh du kích đầu tiên trong trường
kỳ lịch sử của Việt tộc đã đập tan đạo quân bách
chiến
bách thắng của đế chế Tần hùng mạnh. Chiến thắng
quân Tần là minh chứng hùng hồn của sự hợp nhất
các chi tộc Việt thành
quốc gia Âu Lạc của An Dương
Vương.
Năm 111TDL,
Hán Vũ Đế cử Lộ Bác Đức giữ chức Phục Ba Tướng
quân, xuất binh tiến đánh Nam Việt. Sử chép t
rước
thế giặc mạnh như vũ bảo, Lữ Gia cùng với Vua và triều
đình phải rút về vùng biển. Lộ Bác Đức sai
quân đuổi theo
bắt giết cả Triệu Kiến Đức và Tướng Lữ Gia.
Sau khi Hán
tộc đánh chiếm Nam Việt, chúng đổi tên Nam Việt
thành Giao Chỉ bộ gồm 9 quận Nam Hải (Quảng Đông),
Thương
Ngô (Quảng Tây), Uất Lâm (Quảng Tây), Hợp Phố
(Quảng Châu), Giao Chỉ (Bắc Việt Nam), Cửu Chân (từ
ân Nam xuống tới Thanh Hóa), Nhật Nam (Nghệ An),
Châu Nhai (Đảo Hải Nam), Đạm Nhĩ (nay là Đam Châu
thuộc
đảo Hải Nam). Thực tế này, một lần nữa khẳng định Trung
nguyên, vùng Nam Trung Hoa ( Hoa Nam) kể cả đảo Hải Nam,
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của Bách Việt
mà Hán tộc đã xâm lược thời Hán
mà thôi. Quận Nam Hải thời đó là
phần đất
thuộc tỉnh Quảng Đông bây giờ nên sách sử
Trung Quốc viết biển Nam Hải tức là biển Quảng Đông
mà thôi.
Nam Hải hay Trướng hải là vùng biển
Hoa Nam
cách huyện Hải Phong tỉnh Quảng Đông 50 dặm. “Tân Từ
điễn Thực
dụng Hán Anh” xuất bản tại Hồng Kông năm 1971
viết: “ Nam Hải là vùng biển kéo dài từ eo
biển Đài Loan đến Quảng
Đông”. Nhà bác học
Lê Quí Đôn trong tác phẩm “Vân
Đài Loại ngữ” viết : “Quảng Đông ngày
xưa thời quốc gia Nam
Việt là Phiên Ngung, còn gọi
là Dương Thành, Dương Châu, Dương Thủy, Long
Uyên, Long Biên, Quảng
Châu Loan …”(1)
Quảng Đông Quảng Tây trước có tên là
Việt Đông, Việt Tây nên cả vùng biển gọi
là Nam Hải
của Quảng Đông trước kia đều thuộc lãnh
thổ Việt Nam.
Các nhà hàng hải Tây phương
không hiểu rõ vấn đề chủ quyền biển Đông nên
thường gọi là biển Nam Trung Hoa nên
một số bản đồ ghi
là biển Nam Trung Hoa dể tiện việc hải hành chứ
không hề xác nhận đó là biển Nam Trung Hoa.
Thực
tế này chính “Từ Nguyên cải biên” bản
xuất bản năm 1951 và 1984 ghi rõ là người ngoại
quốc gọi Nam Hải là Nam
Trung Quốc hải. Nhân sự kiện
này, Sách “Từ Nguyên cải biên” lợi dụng danh
xưng này đã viết: “Vị trí ở
phía Nam Phúc
Kiến và Quảng Đông,
phía Tây Đài Loan và Phi Luật Tân,
phía Đông bán đảo Trung Nam và bán
đảo Mã Lai, phía
Bắc Ba La châu (Borneo) và
đảo Tô Môn Đáp Lạp (Célebres?). Có
điều là thời xưa biển nước ta (Trung Quốc) mệnh
danh là Nam
Hải, có thời đã bao
quát cả Ấn Độ dương nữa, vậy chẳng nên giới hạn diện
tích Nam
Hải ở phạm vi như
chép ở trên… (2)
Chính
Hán sử cho chúng ta biết rằng sau khi chiếm được Nam Việt
rồi thì Lộ Bác Đức phải nhờ Giám Cư Ông
là người
Việt ở Quế Lâm chiêu dụ Âu Lạc về
thuộc Nam Việt. Sở dĩ Hán Vũ Đế không dám xua quạn
xuống Tây Âu, Âu Lạc vì Lưu
An tác giả
“Hoài Nam Tử” đã nhắc lại kinh nghiệm thất bại năm xưa
của đại quân Tần. Vì thế Lộ Bác Đức đóng
quân ở
ợp Phố rồi chờ 2 viên Điền sứ của Triệu Đà ở
Âu Lạc đến dâng nộp ấn tín sổ sách và
1000 vò rượu rồi giao cho 2 viên
Điền sứ cai trị như xưa.
Điều này chứng tỏ
là ngay từ thời Triệu Vũ Đế Âu Lạc vẫn tự
trị. Trên thực tế, quân dân Nam
Việt một số chạy ra
đảo Hải Nam cùng với cư dân Lạc Lê ở địa phương tiếp
tục chiến đấu nên năm 81TDL, Hán triều
phải bỏ Đạm Nhĩ
và đến năm 46TDL, quân Hán lại phải bỏ Châu
Nhai vì bị thiệt hại nặng nề. Trước tình hình
đó, Hán
triều phải bãi chức, triệu hồi Tích
Quang về kinh.
Như vậy, chính sử TQ đã xác nhận
là Hán tộc đã xâm lược lãnh thổ của
Việt tộc trong suốt tiến trình lịch sử nên cả
đảo Hải Nam
chứ đừng nói tới Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc
chủ quyền của VN từ lâu. Đây là chứng cớ hùng
hồn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt
tộc.
Tự xa xưa, dân gian thường phân biệt rõ
ràng sự khác biệt giữa Tàu và Việt
nên thường nói “ Bắc Hán,
Nam Việt”
có
nghĩa là người Hán ở phương Bắc, người Việt ở
phương Nam.
Chính
Hán
văn
Đế cũng phải giao trả toàn bộ đất
đai vùng
Lĩnh Nam
về cho Việt tộc năm 181TDL. Hán văn Đế phải cử sứ gỉa mang thư
với lời lẽ hạ mình khiêm nhượng sang Nam
Việt điều
đình thương lượng xin giao trả phần đất phía Nam
rặng Ngũ Lĩnh để đổi lấy hòa bình và thông
thương giữa hai nước.
Sau gần một ngàn năm đô hộ, Hán tộc
thâm độc đã triệt tiêu văn tự, sách sử của
nước ta nên các sử gia nước ta lấy
nguyên văn của
Hán sử chép là họ Triệu lập nước Nam Việt
là viết theo văn phạm của Hán ngữ đặt tĩnh từ trước danh
từ.
Người Việt chúng ta luôn đặt tĩnh từ sau danh từ như
trời xanh, mây trắng, Việt Nam, Hải Nam trong khi chữ Hán
lại viết
là Thanh thiên, bạch vân, Nam Việt, Nam Hải
… Sự thực này đã được danh nhân Nguyễn Trãi
xác định rõ trong tác phẩm
Dư Địa Chí”
là: “Thiên Vương chế chép các
tên gọi An Nam, Nam Việt, Việt Nam, Nam Bình đều là
tên của nước
Việt Nam bây giờ”. Chính vì
vậy quốc gia Nam Việt theo Hán sử chép chính
là quốc gia Việt Nam
của Việt tộc ở phương
Nam
và ngay cả đảo Hải Nam cũng thuộc nước ta từ
lâu. Đến thế kỷ thứ XVIII mà Trung Quốc
vẫn chưa biết gì về
Hòang Sa, Trương Sa như lời của
nhà sư Thích Đại Sán(1633-1705), tu sĩ cửa
chùa Chang-shou ở Quảng Đông
trong hồi ký của
ông tên là Hai wai ji shi (Ghi chép
một chuyến đi hải ngoại) viết về chuyến đi của ông tới phần nửa
phía Nam của VN vào năm 1695 có nói tới
các đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt nam
và tiết lộ rằng triều đình Việt nam
có gửi
tàu ra tuần tra thường xuyên các đảo ấy.
Hứa Văn Tiền, sử gia Trung Quốc viết trong bản dịch
tác phẩm “An Nam Thông sử” của sử gia Nhật là Nham
Thân
Thành Doãn đã khẳng định:“Thực
ra
người
Việt tạo dựng được cơ nghiệp ở bán đảo Trung- Ân
là có uyên nguyên chứ
hông phải việc
ngẫu nhiên, bởi vì người Việt Nam là giống cường
đại nhất trong Bách Việt. Nước Sở xuất hiện khoảng
mười một thế
kỷ trước kỷ nguyên là do dân tộc An Nam
thành lập”. Hứa Văn Tiền dẫn “Sử Chính nghĩa” của
Trung Quốc
viết: “Nam Việt
và Âu Lạc đều lập họ”. Tác giả Sử Ký
Chính Nghĩa lại trích dẫn sách “Thế Bản”
chép: “Việt họ Mi cùng
Tổ với Sở. Sách
xưa gọi là đồng tính, đồng tổ tức là cùng
chung một chủng tộc. Vả lại, theo sách sử Việt thì cương
vực người Việt ngày xưa, phía Đông giáp Nam
Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình, Nam tiếp với
nước Hồ
Tôn (Lâm Ấp) thì bỏ Sở đi sao được?”.
Tóm lại, chính sử sách Trung Quốc
đã xác nhận là Hán tộc đã xâm
lược lãnh thổ của Việt tộc trong suốt tiến trình lịch
sử
nên cả đảo Hải Nam chứ đừng nói tới Hoàng Sa
và Trường Sa vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu.
Đây là chứng cớ hùng hồn về chủ quyền Hoàng
Sa và Trường Sa là của Việt tộc. Chính vì vậy, trước năm 1909
không có một
bản đồ nào của các triều đại
người Tàu nói gì về Hoàng Sa và
Trường Sa. Tất cả các bản đồ cho tới nhà Minh chỉ cho
thấy phần cực Nam của Trung Hoa là đảo Hải Nam mãi đến
năm 1909, Trung Quốc mới vẽ bản đồ về biển Đông
mà họ mạo
nhận là biển Trung Hoa. Chính bộ “Tân Từ điễn Thực
dụng Hán Anh” xuất bản tại Hồng Kông năm 1971
đã
xác nhận: “Nam Hải là vùng biển
kéo dài từ eo biển Đài Loan đến Quảng Đông”.
Như
vậy,
quần
đảo Hoàng
Sa Trường Sa thuộc về Biển Đông
của VN.
Phạm Trần Anh
Nguồn:
http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=2231
Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Việt Nam Nước Tôi
www.vietnamvanhien.net
email: thuky@vietnamvanhien.net
Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi
lưu trữ và phổ biến di sản văn hóa của Việt tộc
|