Việt Sử Yếu Lược (tiếp theo) Trần Văn Chinh 151 Đặt ra hăm bốn điều mau (1), Để cho dân-xă giảng rao giữ nề. __________ (1) Vua đặt ra 24 điều cho dân-xă thường-thường giảng đọc : 1. Cha mẹ dạy con phải có phép-tắc, trai gái đều phải có nghề-nghiệp, không được rượu-chè cờ-bạc... hại phong-tục. 2. Người gia-trưởng tự ḿnh phải giữ lễ-phép để cho cả nhà bắt-chước; nếu con em làm càn, th́ bắt tội người gia-trưởng. 3. Vợ chồng cần-kiệm làm ăn, ân-nghĩa trọn vẹn, duy chỉ khi nào người vợ phạm tội thất-xuất, th́ mới được bỏ... 4. Làm kẻ đệ-tử nên yêu-mến anh em, hoà-thuận với hương-đảng, phải lấy lễ-nghĩa mà cư-xử... 5. Ở chốn hương-đảng tông-tộc, có việc hoạn-nạn th́ phải giúp-đỡ lẫn nhau... nếu ai có hạnh-nghĩa tốt th́ khen. 6. Đàn-bà có lỗi mà cha mẹ và chồng đă trừng-trị th́ nên phải sửa ḿnh đổi lỗi, không được tự-tiện trốn đi... 7. Người đàn-bà goá không được chứa những đứa trai trẻ ở trong nhà, dối là con nuôi để ám hành những việc gian dâm. 8. Người đàn-bà goá, đối với con vợ cả, hoặc vợ lẽ, nàng hầu, nên thương-xót, không được mưu-mô để chiếm-đoạt gia-tài... 9. Đàn-bà goá chồng, chưa có con cái, phải ở nhà chồng để giữ đủ tang-lễ, không đưọc chuyển của-cải về nhà ḿnh... 10. Làm đàn-bà th́ phải theo chồng, không được cậy cha mẹ ḿnh phú-quí mà khinh chồng... 11. Kẻ sĩ-phu nên quí phẩm-hạnh và giữ phép quan, nếu cứ xu-nịnh người quyền-quí th́ phải bỏ đi không kể đến nữa... 12. Kẻ điển-lại chỉ giữ việc sổ sách giấy-má để làm việc quan, nếu làm sự điên-đảo án-từ, th́ xét ra mà trừng-trị. 13. Quan dân đều phải hiếu-đễ và chăm-chỉ làm ruộng, cùng giúp-đỡ lẫn nhau, không được trễ-biếng, trốn-tránh... Nếu ai là người lương-thiện th́ phải tŕnh để vua tinh biểu cho. 14. Kẻ thương-măi phải tuỳ thời giá mà buôn bán, không được thay đổi thưng đấu, tụ-tập đồ-đảng để đi trộm-cướp... 15. Việc hôn-giá tế-tự phải giữ lễ-phép, không được làm càn.
152 Vua cho lịnh vẽ địa-đồ, Các quan mỗi đạo, vẽ tô hạt ḿnh. Núi sông, sự-tích, địa-h́nh, Vẽ ra tường-tận, rồi tŕnh về vua. Vua sai Ngô Sĩ-Liên (1) tua, Làm thành Đại-Việt Sử xưa hai phần. __________ * Vua đặt ra 24 điều (tiếp theo trang 151) : 16. Chỗ dân-gian có mở du-hí hoặc cúng-tế, th́ con trai con gái đến xem, không được đứng lẫn-lộn, để khỏi thói dâm. 17. Các quán bên đường, có phụ-nữ đến trọ, th́ nên pḥng giữ. Nếu để hà-hiếp ô-nhục, người phạm và chủ nhà bị tội. 18. Phủ huyện phải lập bia ở các nơi sở-tại để cấm con trai con gái không được cùng tắm một bến, để cho có phân-biệt. 19. Các xă-thôn phải chọn người già-cả, đạo-đức, các ngày thong-thả đem dân ra đ́nh tuyên-giảng những lời cáo-dụ... 20. Trong hạt phủ huyện có kẻ cường-hào xâm-chiếm điền-thổ, ức-hiếp cô-độc th́ cáo-giác lên để quan xử-trị... 21. Các nhà vương, công, đại-thần dung-túng những đứa tiểu-nhân và để cho người nhà đi ức-hiếp dân-gian mà mua rẻ các đồ-vật, th́ cho dân được đầu cáo để trọng trị. 22. Những quan phủ huyện mà biết khuyên-bảo dân-gian làm điều lễ-nghĩa khiêm-nhượng, có quan Thừa-chính, Hiến-sát xét thực th́ được cho vào hạng tốt... 23. Các huynh-trưởng ở xă-thôn và phường biết dạy-bảo con em trong làng được giữ phong-tục tốt, th́ quan phủ huyện phải bẩm toà Thừa, toà Hiến để tâu vua ban khen cho. 24. Các dân mường-mán ở ngoài bờ-cơi, nên giữ lời di-huấn, không được trái đạo luân-thường như cha, anh, chú, bác đă chết th́ con em không được chiếm lấy những thê-thiếp, nếu mà trái phép, th́ sẽ trị tội rất nặng. (1) Ngô Sĩ-Liên, người làng Chúc-li, huyện Chương-đức, tỉnh Hà-nam, đỗ Tiến-sĩ năm 1442, làm Lễ-bộ tả-thị-lang. Ông được vua Thánh-tông sai làm bộ Đại-Việt Sử-kư và chia làm 2 bản. Một bản từ đời Hồng-bàng cho đến Thập-nhị Sứ-quân và một bản từ Đinh Tiên-hoàng cho đến Lê Thái-tổ. 153 Phần đầu (1) từ thuở Hồng-bàng, Đến đời Thập-nhị Sứ-quân loạn-hành. Phần hai (2) từ lúc Đinh-hoàng (3), Đến Lê Thái-tổ, rơ-ràng ngày nay. Thi Hương thi Hội đổi thay, Thi Đ́nh chủ-khảo (4), nhân-tài vua ban. Xướng tên Tiến-sĩ bảng danh, Vinh qui bái tổ, rỡ-ràng mẹ cha. Mở nhà Thái-học thêm ra, Trước là Văn-miếu, sau là gia-cư (5). Làm kho chứa sách tu-thư, Càng ngày văn-học, cơ-hồ rộng thêm. Tao-đàn nguyên-suư (6) ngày đêm, Phú thơ xướng hoạ, khắp miền nước non. Sai Thân, Đỗ (7) chép Thiên-nam (8), Vua ghi kư-sự (9) Chiêm-thành, Lăo-qua. Sửa-sang vơ-bị giữ nhà, Quân chia năm phủ (10), trận đồ tập luôn. __________ (1) Phần đầu gồm có 5 quyển sử. (2) Phần hai gồm có 10 quyển sử. (3) Tức Đinh Tiên-hoàng. (4) Vua ra làm chủ-khảo các kỳ thi Đ́nh. (5) Để cho các sinh-viên tạm-trú lúc đi học. (6) Vua cùng với 28 triều-thần cùng xướng hoạ với nhau. (7) Tức hai ông Thân Nhân-Trung và Đỗ Nhuận. (8) Bộ Thiên-nam Dư-hạ-tập, có 100 quyển về luật Hồng-đức. (9) Vua tự làm ra một quyển Thân-chinh kư-sự. (10) Đổi vệ-quân ra 5 phủ là : trung-quân-phủ, nam-quân-phủ, bắc-quân-phủ, đông-quân-phủ và tây-quân-phủ. Phủ có 6 vệ, vệ có 6 sở, sở độ 400 người. Có hơn 7 vạn quân. 154 Thuỷ-quân điều lịnh (1) thuỷ-quân, Bộ-binh cũng có điều phần (2) bộ-binh. Ba năm thi vơ một lần, Đậu th́ được thưởng, rớt liền phạt nhanh. Trà Toàn vua xứ Chiêm-thành, Đem quân đánh phá, đ̣i giành Hoá-châu (3). Vua Chiêm sai sứ sang Tàu, Xin Minh cho viện-binh mau giúp Toàn Thánh-tông liền dẫn đại-binh (4), Quyết ḷng sang đánh Chiêm-thành một phen. Quân vào Thuận-hoá dừng chân, Trước là luyện-tập, vẽ nhanh địa-đồ. Rồi sau Thị-nại (5) tiến vô, Chiếm ngay thành ấy, cơ-hồ vẻ-vang. Trà Toàn rút giữ Đồ-bàn (6), Thánh-tông đánh tiếp, chiếm thành bắt vua (7). Tướng Chiêm Bố Trí-Tŕ thua, Sứ Chiêm vào cống, thư đưa xưng thần. Vua cho giữ đất Phan-lung (8), Chia Chiêm ba nước (9), để làm yếu thêm. __________ (1) Vua lập ra 31 điều quân-lệnh để tập thuỷ-trận. (2) Vua cũng lập ra 42 điều để tập trận bộ-binh. (3) Năm 1470, Trà Toàn âm-mưu sinh sự với nước ta. (4) Vua thân-chinh dẫn 20 vạn quân sang đánh Chiêm-thành. (5) Thị-nại tức làø cửa biển Qui-nhơn. (6) Đồ-bàn thuộc huyện Tuy-viễn, tỉnh Khánh-hoà. (7) Quân Nam bắt được vua Chiêm là Trà Toàn. (8) Phan-lung tức là Phan-rang. (9) Ta chia Chiêm ra làm ba : Chiêm-thành, Hoá-anh và Nam-phan. 155 Đồ-bàn, Cổ-luỹ, Đại-chiêm, Lập riêng ra đất Quảng-nam (1) Nam quyền. Dân mười lăm tuổi trở lên, Thông-minh có học, vào (2) làm đồ-sinh. Dạy dân lễ-nghĩa học-hành, Dân Chiêm đồng-hoá để thành dân Nam. Núi rừng Trà Toại (3) trốn êm, Sai người sang tới nhà Minh tiếp ḥng. Toại xin phong chức Chiêm-vương, Thánh-tông biết được, quyết trừng-trị nhanh. Sai quan Lê Niệm lên đàng, Đem quân ba vạn, diệt tàn-quân ngay. Niệm (4) vào bắt Toại dễ thay, Toại liền bị giải về ngoài kinh-đô. Nhà Minh sai sứ sang hô, Bảo vua trả đất Chiêm cho họ Trà. Nhưng vua cố-ư lơ-là, Nhà Minh cũng ngán, thôi thà êm ru. Lăo-qua (5) quấy-nhiễu lu-bù, Vua sai các tướng (6), diệt-trừ Lăo-qua. __________ (1) Thánh-tông lấy đất Đồ-bàn, Đại-chiêm và Cổ-luỹ để lập ra đạo Quảng-nam, có 3 phủ và 9 huyện. Đặt quan Nam cai-trị. (2) Tức vào Quảng-nam. (3) Trà Toại là em của Trà Toàn, trốn vào núi. (4) Tức tướng Nam là Lê Niệm. (5) Năm 1479, Lăo-qua quấy-nhiễu phía tây. Lăo-qua là nước Ai-lao cũ, ở về phía bắc Ai-lao bây-giờ, tức Luang-Prabang. (6) Các tướng Nam là Lê Thọ-Dực, Trịnh Công-Lộ, Lê Đ́nh-Ngạn, Lê Lộng và Lê Nhân-Hiếu dẫn quân qua đánh Lăo-qua. 156 Quân Nam năm đạo chia ra, Ba đường (1) sang đánh, chẳng tha quân này. Cửu-long (2) chúng chạy trốn ngay, Giáp ranh Miến-điện (3), ta quay rút về. Bồn-man gây sự nghịch bề (4), Thánh-tông ngự-giá, sơn-khê dẹp loàn. Nửa đường tin thắng trận vang, Quân ta đă dẹp xong phần Lăo-qua. Vua bèn hồi-giá kinh-đô, Chỉ sai Lê Niệm, dẹp đồ Bồn-man. Cầm Công thua trận chết oan, Thánh-tông cho họ Cầm Đông tạm quyền (5). Phía Tàu tuy vẫn được yên, Nhưng vua pḥng-bị, hầu liền chặn-ngăn. Vua thường bảo với triều-thần : “Giữ-ǵn
cẩn-thận, vẹn toàn nước non. Đừng cho ai lấy tấc sông, Đừng rơi phân núi, tổ-tông đất này. __________ (1) Quân chia 3 tuyến từ Nghệ-an, Thanh-hoá và Hưng-hoá. (2) Tức khúc Lan-thương-giang trên sông Cửu-long. (3) Triều-thần Miến-điện sợ quân ta tiến vào nước họ, nên vội đưa thư đến xin điều-đ́nh. (4) Trước đây, xứ Bồn-man đă xin nội thuộc nước ta và đă đổi thành châu Qui-hợp, sau đổi làm Trấn-ninh-phủ, có 7 huyện, nhưng vẫn để cho tù-trưởng họ Cầm được đời đời làm Phụ-đạo. Nay Cầm Công cậy có quân Lăo-qua giúp-đỡ, nên trở mặt thù-nghịch, bèn nổi lên đánh đuổi quân Nam. (5) Vua phong cho người họ Cầm là Cầm Đông làm Tuyên-uư đại-sứ và đặt quan cai-trị xứ Bồn-man như trước. 157 Công
vua Thái-tổ dành đây”. Thánh-tông văn-học (1), công dày sĩ-phu. Vơ thời nước mạnh đất thu, Anh-quân xứng-đáng, ơn ghi muôn đời __________ (1) Ngay cả khi vua Lêâ Thái-tổ đang kháng-chiến tại Đông-đô (năm Bính-ngọ, 1427), ngài cũng đă có mở khoa thi. Đỗ tiến-sĩ đời Lê đều c̣n trẻ cả. Đáng kể nhất là Trạng-nguyên Nguyễn Trực 26 tuổi, Trạng-nguyên Vũ Kiệt 20 tuổi, Bảng-nhăn Nguyễn Như-Đỗ 19 tuổi và trẻ nhất là Tiến-sĩ Nguyễn Nhân-Thiệp 19 tuổi. Tổng-số Tiến-sĩ đời Lư, Trần, Lê đến triều Thành Thái đời Nguyễn vừa đây, gồm tất cả được 2.335 vị, th́ Tiến-sĩ triều Lê Thánh-tông đă chiếm quá 1/5 tổng-số. Sau đây là những lời khuyến-cáo và khích-lệ trên mặt bia đá để tỏ ḷng kỳ-vọng của triều-đ́nh đối với kẻ-sĩ : “Người
học-tṛ được khắc tên vào phiến đá
này rất may-mắn thay. Phải mong làm điều trung nghĩa. Danh và thực phải giống nhau, việc làm theo sự học để thành công-nghiệp lớn-lao rực-rỡ, khiến cho thiên-hạ đời sau mong theo tiếng tốt, hâm mộ đức hay, ngơ hầu trên không phụ ḷng của triều-đ́nh đă hết ḷng nuôi dạy, dưới không uổng cái công uẩn-súc của ḿnh khi b́nh-sinh, th́ cái phiến đá này khắc ra lâu đời không nát. “Nếu
chỉ khoe văn-chương bên ngoài mà thiếu đức-hạnh ở
trong, kiến-thức học-hành sai lạc, hạnh-kiểm hỏng, danh-giá hư, th́ chỉ làm phiến đá thêm vết. Ví như bất trung bất hiếu th́ nên đục đi. Chẳng phải cái ư của triều-đ́nh mong cho sĩ-quân-tử như vậy; chẳng phải sĩ-quân-tử đăi ḿnh như thế . Ôi, bé đi học, lớn ra làm, là cái chí cung kính chi-dụng, người ta ai cũng có. Từ nay về sau, phàm là người học-tṛ ở đời
này, dự vào lối học này nên để ư
đến”. (Trích bia khoá Đinh-Mùi (1487), Hồng-đức thứ 18, do ông Thân Nhân-Trung soạn) 158 Đến khi vua mất (1) mọi người, Tiếc thương như mất ơn trời ban cho. Con Tăng Thái-tử (2) nối cha (3). Thông-minh nhân-hậu, hiếu-hoà liệu-lo. Băi triều ngồi nán chuyện-tṛ, Lấy lời phải trái, dặn-ḍ ái-ưu. Vua thường hay nói câu như : “Xưa kia
Thái-tổ dựng cho cơ-đồ. Thánh-tông sang-sửa thêm vô, Nay ta ǵn-giữ, điểm-tô vẹn-toàn. Nên lo nhân-chính mở-mang, Rỡ-ràng
công-đức, ngọc vàng cha ông”. Nước không giặc-giă gắng công, Trồng dâu làm ruộng, đào sông khai ng̣i. Chăm-nom văn-hoá rạng-ngời, Chẳng lâu ngôi trị, nghe thời vua băng (4). Con Thuần (5) lên ngự ngai vàng (6), Thăng-hà ngắn-ngủi, số-phần chẳng may. Triều-thần tôn lập anh Hai (7), Có tên là Tuấn, lên thay trị-v́ (8). __________ (1) Lê Thánh-tông làm vua được 38 năm, thọ 56 tuổi. (2) Thái-tử Tăng làø con cả trong số 14 con trai và 20 con gái. (3) Lê Hiến-tông (1497-1504), niên-hiệu Cảnh-thống. (4) Lê Hiến-tông trị-v́ được 7 năm, thọ 44 tuổi. (5) Tức con thứ ba của Hiến-tông tên Thuần. (6) Lê Túc-tông (1504), niên-hiệu Thái-trinh, Đoan-khánh. Lên ngôi mới 6 tháng, bỗng băng-hà. (7) Tức người anh thứ hai của Túc-tông. (8) Lê Uy-mục (1505-1509). 159 Giết bà Tổ-mẫu (1) liền khi, Giết luôn Đô-ngự (2), Thượng-thư (3) nỡ đành. V́ rằng khi Hiến-tông băng, Ba người chẳng muốn tán-thành Tuấn vua. Vua mê tửu-sắc chẳng vừa, Cung-nhân cùng uống, say đưa giết liền. Vua c̣n bạo-ngược cuồng-điên, Quân cùng đánh gậy, vua xem vui tṛ. Sứ Tàu sang thấy đề thơ, Gọi vua Uy-mục
tên là “Quỉ-vương”. Vua t́m những kẻ ngoại-thân, Vóc h́nh khoẻ-mạnh, vệ-quân tin dùng. Có người tên Mạc Đăng-Dung (4), Đỗ Đô-lực-sĩ, được dùng Chỉ-huy (5). __________ (1) Tức giết bà Thái-hoàng Thái-hậu. (2) Tức giết quan Đô-ngự-sử Nguyễn Quang-Bật. (3) Tức giết quan Lễ-bộ Thượng-thư Đàm Quang-Lễ. (4) Mạc Đăng-Dung là cháu 7 đời cuả Mạc Đĩnh-Chi, người làng Đông-cao, huyện B́nh-hà, Hải-dương. Sau dời sang làng Cổ-chai, huyện Nghi-dương, Kiến-an. Dung thuở trẻ nhà nghèo, làm nghề đánh cá, nhưng có sức mạnh. Thi đỗ Đô-lực-sĩ, làm Đô-chỉ-huy-sứ về triều vua Uy-mục. Đến triều vua Tương-dực, được phong Vũ-xuyên-bá. Sau vua Chiêu-tông lại phong Vũ-xuyên-hầu. Dung giết vua Lê Chiêu-tông, rối giết tiếp vua Lê Cung-hoàng và soán ngôi. Dung làm vua được 3 năm, rồi truyền cho con là Mạc Đăng-Doanh. Năm 1540, nhà Minh qua can-thiệp vào nội-t́nh nước Nam. Dung sợ, bèn cởi trần, tự trói ḿnh rồi phục xuống lạy và xin hàng Minh ở cửa Nam-quan. Dung xin dâng 5 động và đất Khâm-châu cho Minh, được Minh phong Đô-thống-sứ, hàm nhị-phẩm triều Minh. 160 Công-thần tôn-thất đuổi đi, Ḷng dân ta-oán, nước suy loạn mầm. Cuối năm (1) trời rét căm-căm, Giản-tu-công (2) bị bắt giam ngục tù. Giản-tu đút lót tiền cho, Các tên canh ngục, thoát ra trốn liền. Tây-đô Giản hội cựu-thần, Đem quân ra đánh, chiếm thành Thăng-long. Giết vua Uy-mục vừa xong, Giết luôn Hoàng-hậu (3), đề-pḥng về sau. Giản-tu tự lập lên vua (4), Chơi-bời xa-xỉ, chẳng thua chút nào. Vua sai (5) xây điện thật cao, Có trăm cái nóc, tốn-hao vật-tài. Vua c̣n xây Cửu-trùng-đài, Quân dân làm mấy năm trời chưa nguyên. Vua cho thợ đóng chiến-thuyền, Đàn-bà con gái chèo trên Tây-hồ (6). Tư-thông với cả cung-phi, Của đời vua trước, chẳng ǵ nể-nang. Cho nên các sứ Minh sang, Gọi vua “Tướng lợn”,
chẳng kiên sợ nào. __________ (1) Tháng chạp năm 1509. (2) Giản-tu-công tên Oanh, cháu vua Thánh-tông, là anh em chú bác với vua Uy-mục. (3) Tức Hoàng-hậu Trần Thị. (4) Lê Tương-dực (1510-1516), niên-hiệu Hồng-thuận. (5) Vua sai người thợ tên Vũ Như-Tô xây điện 100 nóc. (6) Tức Hồ-tây, một thắng-cảnh ở Thăng-long. 161 Các quan già-yếu hưu mau, Chẳng ai gián được việc trào vua chơi. Cho nên giặc-giă khắp nơi, Ở miền Kinh-bắc, có thời giặc Thân (1). Gia-lâm, Đông-ngạn Ngô Văn (2), Sơn-tây lại có Trần Tuân phá làng. Nghệ-an có đám Lê, Hưng (3), Trần Cao thấy sấm (4), Hải-dương chiếm liền. Cao xưng vua Đế (5) giáng-sinh, Cho nên thiên-hạ đầu binh vạn người. Nhị-hà, Cao đóng khắp nơi, Chực sang đánh lấy, chiếm thời Kinh-đô. Vua sai Hoằng-Dụ (6) tiến vô, Trần Cao phải rút lui về Châu-sơn (7). Trong triều Trịnh Sản (8) quận-công, Trước thường thắng giặc, nay ông bị đ̣n. V́ ông can-gián vua hờn, Ông bèn tức-giận, mưu toan Lê, Tŕnh (9). __________ (1) Tức giặc Thân Duy-Nhạc. (2) Tức giặc Ngô Văn Tổng. (3) Tức giặc Lê Hy và Trịnh Hưng. (4) Trần Cao thấy sấm nói ở phương đông có thiên-tử-khí. (5) Tức vua Đế-thích giáng-sinh. (6) Tức An-hoà-hầu Nguyễn Hoằng-Dụ. (7) Châu-sơn thuộc phủ Từ-sơn. (8) Tức Nguyên-quận-công Trịnh Duy-Sản. (9) Tức Lê Quảng-Độ và Tŕnh Chí-Sâm. 162 Giả-vờ mượn tiếng dẹp loàn, Nửa đêm vào cửa Bắc-thần giết vua (1). Sản (2) bèn họp cả quan tua, Cùng tôn Quang-trị (3) lên đưa ngai vàng. Nhưng quan Phùng Mại (4) lại bàn, Nên đưa vương Ỷ (5) tuổi càng lớn hơn. Sản liền chém Mại nghị-trường (6), Rồi đưa Quang-trị ngôi vương lên rày. Làm vua được có ba ngày, Có tên Trịnh Đại (7) bắt ngay đi liền. Đại đem Quang-trị vào kinh (8), Mấy ngày rồi giết, vua thành chết oan. Có quan Hoằng-Dụ (9) nghe tin, Giết vua Tương-dực, tức ḿnh hồi-quân. Kinh-đô Dụ đốt tan-tành, Giết luôn quan Vũ (10), xây thành nóc trăm. Kinh-đô giờ đă tro tàn, Sản bèn lập Ỷ lên làm vua nhanh (11). __________ (1) Vua Lê Tương-dực trị-v́ được 7 năm, thọ 24 tuổi. (2) Tức Trịnh Duy-Sản. (3) Quang-trị là con Mục-ư-vương, mới có 8 tuổi. (4) Tức Vơ-tá-quân Phùng Mại. (5) Ỷ được 14 tuổi, con của Cẩm-giang-vương và là cháu ba đời của vua Thánh-tông. (6) Trịnh Duy-Sản chém Phùng Mại tại nghị-trường. (7) Tức Trịnh Duy-Đại, là anh của Trịnh Duy-Sản. (8) Tức Tây-kinh. (9) Tức quan Nguyễn Hoằng-Dụ đang đóng giữ ở bến Bồ-đề. (10) Tức Vũ Như-Tô đă xây điện có trăm nóc cho Tương-dực. (11) Lê Chiêu-tông ( 1516-1527), niên-hiệu Quang-thiệu. 163 Đông-đô không chỗ họp bàn, Sản mang vua phải về thành Tây-kinh. Trần Cao thấy vắng triều-đ́nh, Đông-đô bỏ trống, nên liền chiếm thay. Cao xưng tiếm hiệu vua ngay, Được đâu mấy chốc, bị vây Cao chuồn (1). Vua sai Trịnh Sản (2) rượt luôn, Sản bèn khinh địch, chẳng lường bỏ thây. Vua sai Thiết-bá Trần (3) thay, Đem quân tập hậu, đuổi dài Trần Cao. Lạng-sơn Cao trốn thật mau, Cao nhường con thế (4), cạo đầu đi tu. Các quan sinh sự hiềm-thù, Hai quan Trịnh, Nguyễn (5) lu-bù đánh nhau. Vua can ngăn chẳng vào dâu, Trần Chân bênh Trịnh, Nguyễn mau rút nhường. Nguyễn về Thanh-hoá một vùng, Vua sai bọn Mạc Đăng-Dung đánh cùng. Nguyễn liền thư kín cho Dung (6), Dung bèn ra lệnh, quân dừng không đi. __________ (1) Trần Cao thấy kinh-đô bỏ trống bèn vào chiếm và tiếm hiệu xưng vua. Sau triều-đ́nh truyền hịch và sai Trịnh Duy-Sản, Nguyễn Hoằng-Dụ, Trịnh Tuy, Trần Chân vây ngặt Đông-đô, nên Cao phải rút chạy về Lạng-sơn. (2) Tức Trịnh Duy-Sản đuổi theo Cao, nhưng bị tử-trận. (3) Tức quan Thiết-sơn-bá Trần Chân. (4) Trần Cao nhường quyền lại cho con tên là Thăng. (5) Tức hai quan Trịnh Tuy và Nguyễn Hoằng-Dụ. (6) Đăng-Dung được thư Hoằng-Dụ nên cho dừng quân. 164 Trong triều có kẻ xầm-x́, Rằng nay quyền-bính thu về Trần Chân, Chân toan ư-định phản-loàn, Nên vua triệu-tập quần-thần họp nhanh. Rồi vua bảo đóng cửa thành, Trần Chân bị bắt, đem hành-h́nh ngay. Đàn em Hoàng, Nguyễn (1) vừa hay, Trần Chân bị giết, liền vây Kinh-thành. Xuất-bôn vua cũng phải đành (2), Báo cho Hoằng-Dụ ở Thanh (3) cứu nàn. Dụ không tuân lịnh vua ban, Không về cứu giá, ở Thanh lộng-hành. Vua cho người đến Hải-dương, Vời liền họ Mạc (4), lo bươn mau về. Mạc lo xa-giá Bồ-đề, Cho người dụ Nguyễn (5), hăy nghe mau hàng. Nguyễn rằng ba kẻ (6) xúi vương, Nên Trần (7) bị giết, nay mong tội đền. Trị xong lũ ấy mới hàng, Vua nghe bắt giết, ba chàng liền tay. __________ (1) Đàn em của Trần Chân là Hoàng Duy-Nhạc, Nguyễn Kính, Nguyễn Áng. (2) Vua xuất-bôn lánh ḿnh ở đất Gia-lâm. (3) Tức Thanh-hoá. (4) Tức Mạc Đăng-Dung. (5) Tức Nguyễn Kính và Nguyễn Áng. (6) Tức ba kẻ xúi vua giết Trần Chân là Chử Khải, Trịnh Hựu và Ngô Bính. (7) Tức Trần Chân. 165 Giết xong Áng, Kính (1) chẳng lay, Dung lo xa-giá, về rày Bảo-châu (2). Lại thêm Trịnh, Nguyễn (3) tại-đào. Về đầu bọn phản, tôn vua (4) khác liền. Lê Do đóng ở Từ-liêm, Thế là một lúc, hai miền hai vua. Chiêu-tông gọi nữa Hoằng (5) mau, Binh Hoằng đánh trước, Dung (6) sau dẹp loàn. Binh Hoằng bại trận về Thanh, C̣n Dung sau đó, trừ an nghịch-thần (7). Rồi sau Dung lại dụ hàng, Ba tên Nhạc, Kính, Áng (8) gần bên Dung. Từ đây vây-cánh Dung tăng, Binh-quyền thâu tóm, hung-hăng cửa quyền. Ra vào cung cấm ngang-nhiên, Như dường thiên-tử, chẳng kiêng-nể ǵ. Quan ai can-gián điều chi, Đăng-Dung t́m cách giết đi dần-dần. __________ (1) Tức Nguyễn Kính và Nguyễn Áng không chịu về hàng. (2) Bảo-châu thuộc huyện Từ-liêm. (3) Tức Trịnh Tuy và Nguyễn Sư làm phản, trốn đi thông-đồng với bọn Nguyễn Kính và Nguyễn Áng. (4) Bọn Nguyễn Kính và Nguyễn Áng tôn Lê Do lên làm vua. (5) Vua cho vời Nguyễn Hoằng-Dụ thêm lần thứ nh́ nữa. (6) Tức Mạc Đăng-Dung. (7) Tức Lê Do, Trịnh Tuy và Nguyễn Sư bị Đăng-Dung diệt. (8) Tức Hoàng Duy-Nhạc, Nguyễn Kính và Nguyễn Áng về hàng theo Đăng-Dung. 166 Chiêu-tông ngầm với nội-thần (1), T́m mưu diệt Mạc, nhưng chần-chờ chưa. Canh hai đêm tối quan vua, Kéo nhau tụ-họp, đến vừa Sơn-tây. Đăng-Dung sáng đó liền hay, Sai Hoàng Duy-Nhạc, quân bầy rượt sau. Nhạc vừa đến Thạch-thất mau, Bị quân sở-tại, giết nhào nát thân. Dung đưa Hoàng-đệ tên Xuân, Lên làm vua tức Cung-hoàng (2) Thống-nguyên. Kinh-thành Dung nghĩ không yên, Nên đem Hoàng-đệ, về miền Hải-dương (3). Nhiều người theo giúp Chiêu-tông, Nhưng vua nghe bọn hoạn-quan (4) mất ḷng. Vua vời họ Trịnh (5) mấy lần, Trịnh Tuy nấn-ná, sau cùng mới lên. Trịnh Tuy, Trịnh Tuấn vạn quân, Ra cùng giúp sức, nhưng quan Phạm Đề, Xúi vua giết Kỷ (6) chẳng dè. Tuy (7) bèn tức giận, bắt kề vua nhanh. __________ (1) Các nội-thần như Phạm Hiến và Phạm Thứ. (2) Lê Cung-hoàng (1527), niên-hiệu Thống-nguyên. (3) Mạc Đăng-Dung rước Hoàng-đệ Xuân, tức vua Lê Cung-hoàng, về ở đất Gia-phúc, nay là Gia-lộc, tỉnh Hải-dương. (4) Hoạn-quan là bọn Phạm Điền. (5) Vua Chiêu-tông cho vời Trịnh Tuy đang ở Thanh-hoá. (6) Tức Nguyễn Bá-Kỷ, là thuộc tướng của Trịnh Tuy. (7) Tức Trịnh Tuy bắt vua Chiêu-tông.
167 Tuy đem vua đến đất Thanh (1), Đăng-Dung binh-mă, vào nhanh Thanh miền (2). Trịnh Tuy quân-sĩ ra nghênh, Tuy (3) thua trận chết, bắt liền Chiêu-tông. Đông-hà Dung nhốt vua xong (4), Dung ra lịnh giết (5), cho ḷng Dung yên. Hai năm sau đó Dung truyền, Các quan thảo chiếu, ngôi truyền cho Dung. Cung-hoàng (6), Thái-hậu số chung, Bị Dung giết sạch, với cùng bầy tôi. Trung-thần (7) khí-tiết nhiếc lời, Có người nhổ bọt, người thời đập nghiên. Có người chửi mắng liên-miên, Vào ngay trước mặt của tên phản-thần (8). __________ (1) Tức Trịnh Tuy đem vua Chiêu-tông vào Thanh-hoá. (2) Năm 1524, Dung dẫn quân vào Thanh-hoá. (3) Tức Trịnh Tuy. (4) Dung nhốt vua Chiêu-tông ở Đông-hà, huyện Thọ-xương. (5) Chiêu-tông trị-v́ được 11 năm, thọ 26 tuổi. (6) Năm 1527, Dung giết vua Lê Cung-hoàng. (7) Các quan-thần trung-thành với nhà Lê, có những cử-chỉ phản-đối và khinh-khi ra mặt với Đăng-Dung, như chửi-mắng, phun bọt, đập nghiên mực vào mặt Dung, đều bị Dung giết chết hết như : Đô-ngự-sử Nguyễn Văn Vận, Hàn-lâm hiệu-lư Nguyễn Thái-Bạt, Lễ-bộ Thượng-thư Lê Tuấn-Mậu, Lại-bộ Thượng-thư Đàm Thận-Huy, Tham-chính-sứ Nguyễn Duy-Tường, Quan-sát-sứ Nguyễn Tự-Cường, B́nh-hồ-bá Nghiêm Bá-Kư, Đô-ngự-sử Lại Kim-Bảng, Hộ-bộ Thượng-thư Nguyễn Thiệu-Tri, Lễ-bộ Tả-thị-lang Lê Vô-Cương, , Vũ Duệ... tất-cả đều là người khoa-giáp. (8) Tức Mạc Đăng-Dung. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 168 Có người quay hướng Lam-sơn, Lạy vua Thái-tổ, nhớ ơn của Ngài. Có người lấy sợi dây dài, Thắt ṿng tự-tử, chẳng thay đổi ḷng. Có người lại nhảy xuống sông, Trầm ḿnh tuẫn-tiết, phận tṛn vua tôi. Đều là khoa-giáp một thời, Nêu cao nghĩa-khí, muôn đời về sau. Từ đây tạm dứt Lê-trào (1), Một trăm năm ấy, biết bao công-tŕnh. Từ vua Thái-tổ đuổi Minh, Dựng nền tự-chủ, thanh-b́nh vẻ-vang. Thánh-tông văn-học rỡ-ràng, Trong ngoài yên giặc, mở-mang cơi-bờ. Về sau vua nhỏ dại-khờ, Lắm điều tàn-bạo, lại tṛ hoang-dâm. Cho nên biến-loạn nẩy mầm, Tuy rằng ngôi mất, ḷng dân vẫn hoài. __________ (1) Tính từ Lê Thái-tổ (1428-1433) cho đến Lê Cung-hoàng (1527), nhà Lê trị-v́ vừa đúng 100 năm và có 10 đời vua. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 69 NHÀ MẠC (1527 - 1592)
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Mạc Đăng-Dung tự lên ngai (1), Nhưng c̣n vẫn sợ ḷng người nhớ Lê. Dung liền phong tặng đủ bề, Những quan tuẫn-tiết, dụ về cháu con. Quan Lê có kẻ lên non, Kẻ ra ngoại-quốc, đổi tông không hàng. Có người dũng-khí quân dàn (2), Nhưng v́ thế yếu, nên đành thua Dung. Có quan Lê Ư anh-hùng (3), Mấy phen thắng Mạc, cuối cùng quân tan. Đăng-Dung bắt chước nhà Trần, Ba năm ngôi báu, lại nhường cho con (4). Nhưng mà công-việc nước non, Dung đều quyết-đoán, lo toan mọi đàng. Doanh (5) làm vua được mười năm, Bỗng đâu chẳng thọ, Doanh băng nửa đường. Hải (6) con ngôi báu tiếp vương, Quảng-hoà niên-hiệu, Hiến-tông nối truyền. __________ (1) Mạc Đăng-Dung (1527-1529), niên-hiệu Minh-đức. (2) Các quan nhà Lê nổi lên khởi-nghĩa ở Thanh-hoá như : Lê Công-Uyên, Nguyễn Ngă, Nguyễn Thọ-Trường. (3) Lê Ư nổi lên đánh họ Mạc ở đất Mă-giang. (4) Mạc Đăng-Dung về Cổ-trai làm Thái-thượng-hoàng. (5) Mạc Đăng-Doanh (1530-1540), niên-hiệu Đại-chính. (6) Mạc Phúc-Hải (1541-1546), niên-hiệu Quảng-hoà. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 170 Nhà Minh nghe Mạc cướp quyền, Sai quan tra-xét, tận miền Vân-nam. Quan Lê kể rơ Mạc làm, Nhà Minh liền cử quân sang biên-thuỳ. Nam-quan Minh đến liền khi (1), Quan Minh (2) truyền hịch, rải đi khắp vùng. Ai mà bắt được Đăng-Dung, Thưởng hai vạn bạc, với cùng tước quan. Minh c̣n thư đến bảo rằng : “Phải đưa sổ ruộng, sổ
dân nộp đầy. Mạc mau chịu tội th́ may, Minh tha khỏi chết”,
Hách thay quân Tàu ! Giữa đông (3) cây lá gục rầu, Quân Minh tiến đến ải đầu oai dương. Đăng-Dung sợ-hăi quá chừng, Bèn giao Phúc-Hải (4) giữ vùng Kinh-đô. Dung cùng quan-chức (5) theo pḥ, Sắp hàng tự trói, co-ro cúi đầu. Cùng nhau quỳ xuống lạy mau (6). Sổ dân điền-thổ, nạp trao Minh-triều. Dung dâng năm đất động (7) theo, C̣n dâng luôn đất Khâm-châu, chẳng ǵn. __________ (1) Năm 1537, nhà Minh cử quân đến cửa ải Nam-quan. (2) Quan nhà Minh có : Đô-đốc Cừu Loan và Tán-lư Mao Bá-Ôn. (3) Tháng 11 năm 1540. (4) Tức Hiến-tông Mạc Phúc-Hải. (5) Các quan theo Mạc có : Vũ Như-Quế và hơn 40 người. (6) Vua Minh : “Nếu cha con họ Mạc chịu trói và qui hàng, sẽ tha tội chết”. (7) Đất 5 động gồm : động Tế-phù, động Kim-lạc, động Cổ-xung, động Liễu-cát, động La-phà và đất Khâm-châu. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 171 Lại c̣n vàng bạc dâng riêng, Cho quan Minh hưởng, oai-quyền kiêu-căng. Bề ngoài hống-hách x́-xằng, Bên trong Minh sợ thất-thần Lam-sơn. Minh-vương được đất ban ơn, Phong Dung Thống-sứ (1), ích hơn thù-hằn. Với vua, Dung kẻ nghịch-thần, Dung là phản-quốc, dâng phần đất-đai. Dung c̣n lạy giặc xin oai, Dung không liêm-sỉ, chẳng sai tí nào. Cho nên con cháu Lê-trào, Trung-hưng dựng lại, thuở nào tổ-tiên. Có quan Hữu-vệ (2) Nguyễn Kim (3), Ai-lao trốn Mạc, trọn niềm sắt-son. Nay Kim t́m được Lê ḍng (4), Duy-Ninh con út Chiêu-tông danh-tài. __________ (1) Minh-triều phong cho Mạc Đăng-Dung chức Đô-thống-sứ, hàm quan nhị-phẩm của nhà Minh. (2) Tức chức Hữu-vệ Điện-tiền Tướng-quân An-thanh-hầu của Nguyễn Kim, trước khi trốn sang Ai-lao lánh nạn họ Mạc. (3) Nguyễn Kim là con của Nguyễn Hoằng-Dụ, vào đời Lê Chiêu-tông và Lê Cung-hoàng. Khi nhà Lê bị Mạc Đăng-Dung thoán-đạt, ông trốn sang Ai-lao. Năm 1533, ông lập con út của Lê Chiêu-tông là Lê Duy-Ninh lên làm vua, xưng là Lê Trang-tông. Năm 1540, ông đem quân về đánh nhà Mạc, thu được đất Tây-dô. Tướng Mạc là Dương Chấp-Nhất liền ra hàng. Năm 1545, khi tiến đánh Sơn-nam, ông bị tướng Mạc trá-hàng là Dương Chấp-Nhất bỏ thuốc độc chết. Binh-quyền đều về tay con rể là Trịnh Kiểm. (4) Năm 1532, Nguyễn Kim t́m được Lê Duy-Ninh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 172 Ninh liền được nối lên ngai (1), Trang-tông ḍng-dơi, vọng-hoài thần-dân. Kim (2) may gặp một tài-nhân, Tên là Trịnh Kiểm (3), dáng thân vơ-biền. Anh-hùng thảo-dă một miền, Kim liền thâu-nạp, chiêu-hiền giúp vương. Để mong thắt-chặt t́nh thương, Gả con gái thứ cho chàng Kiểm ngay. Vua tôi nương-náo chọn ngày, Đem quân về đánh, lấy rày Nghệ-an (4). Trang-tông về ngự Nghệ, Thanh (5), Liền sau năm nữa (6), chiếm thành Tây-đô. Có quan Tổng-trấn Mạc pḥ, Tên là Chấp-Nhất (7), giả-đ̣ hàng Kim. Quân Kim tiến đánh Sơn-nam, Yên-mô vừa đến, Nhất ngầm thuốc Kim. __________ (1) Lê Trang-tông (1533-1548), niên-hiệu Nguyên-hoà. (2) Tức Nguyễn Kim. (3) Trịnh Kiểm, người làng Sóc-sơn, huyện Vĩnh-lộc, phủ Quảng-hoá, tỉnh Thanh-hoá. Ông có sức-khoẻ và tài-trí hơn người, được Nguyễn Kim thâu-dụng và gả con gái thứ tên là Ngọc-Bảo cho. Năm 1545, cha vợ bị thuốc chết, ông nắm hết binh-quyền, pḥ ḍng Lê trung-hưng lập-quốc từ Thanh-hoá trở vô nam, gọi là Nam-triều để chống với nhà Mạc ở phía bắc, gọi là Bắc-triều. Ông mất năm 1570. (4) Năm 1540, Nguyễn Kim đánh lấy Nghệ-an. (5) Năm 1542, Nguyễn Kim đánh lấy Thanh-hoá. (6) Năm 1543, Nguyễn Kim đánh lấy Tây-đô. (7) Tổng-trấn nhà Mạc trá-hàng tên Dương Chấp-Nhất. (8) Yên-mô là huyện trong tỉnh Ninh-b́nh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 173 Kim đành vắn số chết liền, Vua nay giao hết binh-quyền Trịnh (1) thay. Trịnh quân liền rút Thanh (2) ngay. Lập đồn Vạn-lại (3), vua ngai việc triều. Anh-hùng hào-kiệt ngày nhiều, Quân binh luyện-tập, đủ đều thảo-lương. Bấy-giờ chia cắt giang-sơn, Từ Thanh (4) vào thuộc Lê-vương Nam-triều. Sơn-nam (5) ra bắc Mạc-trào, Đất ai nấy ở, vua nào nấy tôn. Hiến-tông Phúc-Hải (6) mạng vong, Con là Mạc Phúc-Nguyên (7) ḍng lên thay. Lê Trang-tông mất (8), con (9) ngai (10), Tám năm lại mất (11), không ai nối ḍng. __________ (1) Tức Trịnh Kiểm. (2) Tức Thanh-hoá. (3) Vạn-lại là một đồn quân trong huyện Thuỵ-nguyên, tỉnh Thanh-hoá, được Trịnh Kiểm dùng làn hành-điện cho vua Lê Trung-tông ở vào năm 1545 để chống với nhà Mạc. (4) Từ nam Thanh-hoá vào phía nam thuộc Lê trung-hưng. (5) Sơn-nam là vùng đất ở tả ngạn sông Gianh trở ra bắc, tức nửa tỉnh Thanh-hoá và toàn tỉnh Nam-định, thuộc nhà Mạc. (6) Tức Hiến-tông Mạc Phúc-Hải. (7) Mạc Phúc-Nguyên ( 1546-1556), niên-hiệu Vĩnh-định. (8) Lê Trang-tông trị-v́ được 16 năm, thọ 31 tuổi. (9) Con Lê Trang-tông là Thái-tử Duy-Huyên lên nối ngôi. (10) Lê Trung-tông (1548-1556), niên-hiệu Thuận-b́nh. (11) Lê Trung-tông trị-v́ được 8 năm, thọ 28 tuổi. Trung-tông hồi chưa lên làm vua bị mắc nợ rất nhiều, nên thường gọi là Chúa Chổm. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 174 Bấy-giờ Trạng có hai ông, Trạng Bùng (1) đang giúp Trang-tông thu quyền. Trạng Tŕnh (2) tên gọi Bỉnh-Khiêm, Quan triều nhà Mạc, nhưng xin hưu nhàn. Tục-truyền vua mất (3) không con, Trịnh (4) đang lưỡng-lự, muốn xưng vua quyền. Nhưng c̣n chưa dám hẳn lên, Trịnh sai người lẻn, ra miền Hải-dương. Hỏi xem Tŕnh Trạng tận-tường, Được lên ngôi báu, hay nhường cho ai ? __________ (1) Trạng Bùng, tức Phùng Khắc-Khoan (1528-1613), tự Hoằng-phu, hiệu Nghi-trai, người làng Tịnh-xá, tỉnh Sơn-tây, chức Cam-lộ thị-lang đ̣i vua Lê Trang-tông. Năm 1596, vâng mệnh vua cùng đi với hai hoàng-thân ra Nam-quan đón Khâm-sai nhà Minh để trần-t́nh việc nhà Lê phục-nghiệp sau khi bị nhà Mạc thoán-vị. Năm 1597, làm chánh-sứ sang Tàu để cầu-phong cho vua Lê. Tác-giả Phù-công thi-tập, Ngư-phủ nhập đào-nguyên. Nhân lần đi sứ qua Tàu sau đó, ông có học được nghề dệt vải để về truyền lại cho dân, nên được thợ dệt tôn ông là tổ nghề dệt. (2) Trạng Tŕnh, tức Nguyễn Bỉnh-Khiêm (1491-1585), tự Hanh-phủ, hiệu Bạch-vân cư-sĩ, người làng Trung-am, huyện Vĩnh-lại (sau là phủ Vĩnh-hảo) tỉnh Hải-dương, đỗ Trạng-nguyên năm 1535 triều Mạc Đăng-Doanh, làm quan đến Lại-bộ tả-thị-lang, kiêm Đông-các đại-học-sĩ. Trong 8 năm, ông dâng sớ hạch 18 lộng-thần. Xin về hưu năm 1542, được tặng phong chức Tŕnh-quốc-công, v́ thế người đời gọi ông là Trạng Tŕnh. Giỏi thi-văn và tướng-số. Ông c̣n lưu lại tập Bạch-vân quốc-ngữ thi và nhiều lời tiên-tri về hậu-vận thế-giới và nước nhà mà người đời nay gọi là Sấm Trạng Tŕnh. (3) Tức vua Lê Trung-tông băng mà không có con nối ḍng. (4) Tức Trịnh Kiểm. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 175 Sau khi tỏ sự dông-dài, Trạng Tŕnh không nói, kêu đày-tớ lên : “Năm
nay mùa mất cho nên, Chúng
mày t́m giống cũ liền mà gieo” (1). Nói rồi Trạng lại liền kêu, Tiểu mau quét dọn, nhang nêu Phật bàn. Lên chùa Trạng thốt vang vang : “Giữ chùa thờ
Phật, th́ ăn oản nè” (2). Sứ về kể chuyện Trịnh nghe, Trịnh liền cho kiếm họ Lê nối ḍng. Có người là cháu huyền-tôn, Ở làng Bố-vệ (3), ḍng ông Lê Trừ (4). Duy-Bang liền được rước về, Đưa lên ngôi báu (5), tiện bề vua tôi. Lúc này Lê, Mạc tranh ngôi, Mạc trừ Lê đặng thâu hồi đất-đai. Lê thời muốn diệt Mạc ngay, Rắp tâm thống-nhất, chiếm rày Đông-đô. Mười phen họ Mạc binh vô (6), Đánh vào Thanh-hoá, nhưng về chẳng kham. Sáu lần Trịnh đánh Sơn-nam, Cũng không toàn thắng, lui quân trở vào. __________ (1) Nguyên-văn :
“Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt,
chúng mày nên t́m
giống cũ mà gieo mạ”. (2) Nguyên-văn :
“Giữ chùa thờ Phật th́ ăn oản”. (3) Làng Bố-vệ thuộc huyện Đông-sơn, tỉnh Thanh-hoá. (4) Ông Lê Trừ là anh vua Lê Thái-tổ. (5) Lê Anh-tông (1556-1573), niên-hiệu Thiên-hữu. (6) Do tướng Mạc Kính-Điển là chú của Mạc Phúc-Nguyên. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 176 Chỉ lần (1) quân Trịnh tiến sâu, Ṿng cung mặt Bắc, chiếm mau sáu vùng (2). Tưởng như sắp được thành-công, Nào dè quân Mạc xuống dồn đánh Thanh (3). Trịnh liền lật-đật rút nhanh, Bỏ liền vùng Bắc, giữ thành Tây-đô. Thế là Lê, Mạc chực-chờ, Hễ ai yếu thế, tiến vô chiếm liền. Phúc-Nguyên nhà Mạc qui-tiên (4), Con là Mậu-Hợp (5), nối quyền cha ngay. Miền Nam số Kiểm (6) chẳng may, Con là Trịnh Cối, trưởng thay cha quyền. Cối mê tửu-sắc liên-miên, Trịnh Tùng em muốn cướp quyền của anh. Tùng bàn Lê, Trịnh (7) các quan, Rước vua (8) Vạn-lại, chống anh đánh nhầu. Anh em họ Trịnh giành nhau, Mạc nghe liền dẫn quân vào đất Thanh. Tùng quân thắng thế hơn anh, Cối bèn hàng Mạc, chẳng màng t́nh thân. __________ (1) Năm 1559, Trịnh đem 6 vạn quân tiến ṿng lên phía Bắc. (2) Trịnh chiếm được 6 tỉnh : Sơn-tây, Hưng-hoá, Thái-nguyên, Kinh-bắc, Lạng-sơn và các huyện ở Hải-dương. (3) Thấy quân Trịnh ra Bắc, Mạc Kính-Điển vào đánh Thanh-hoá. (4) Năm 1561, Mạc Phúc-Nguyên mất. (5) Mạc Mậu-Hợp (1562-1592), niên-hiệu Thuầnphúc. (6) Năm 1570, Trịnh Kiểm mất. (7) Các quan thân-cận Trịnh Tùng là Lê Cập-Đệ và Trịnh Bách. (8) Trịnh Tùng rước vua Anh-tông vào đồn Vạn-lại. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 177 Mạc liền thừa thắng tiến luôn, Chiếm liền sông Mă (1), tràn tuôn đất Hà (2). An-trường (3) vây tiếp đánh nà, Anh-tông về lại đất nhà Đông-sơn. Trịnh Tùng Thừa-tướng (4) vua phong, Tùng liền pḥng giữ các đường vững yên. Mạc quân lương hết nên liền, Rút về miền Bắc, giữ nguyên quân-t́nh. Vua thêm phong-thưởng Trịnh Tùng, Chức thời Thái-uư Trưởng-công (5) quyền toàn. Vua sai Phùng Khắc-Khoan nhanh, Chiêu dân Thanh-hoá, mở-mang ruộng vườn. Trịnh Tùng (6) hống-hách uy-quyền, Khiến vua lo-ngại, Lê quan (7) mưu bàn. Trịnh hay liền giết Lê quan, Anh-tông lo-sợ, bốn con (8) bôn-đào, Trịnh Tùng thấy đế xa trào, Cho người đi rước Đàm (9) mau ngôi liền (10). __________ (1) Tức Mă-giang. (2) Tức đất Hà-trung. (3) An-trường thuộc huyện Thuỵ-nguyên, chỗ vua Lê đóng. (4) Vua phong cho Trịnh Tùng chức Tả-thừa-tướng Tiết-chế. (5) Vua lại phong tiếp cho Tùng chức Thái-uư Trưởng-quốc-công. (6) Trịnh Tùng (1570-1620), miếu-hiệu Thành-tổ. (7) Tức quan Lê Đệ-Cập. (8) Anh-tông dẫn 4 hoàng-tử xuất-bôn vào Nghệ-an trốn. (9) Tức con thứ 5 vua Anh-tông tên Duy-Đàm, 7 tuổi. (10) Lê Thế-tông (1573-1599), niên-hiệu Gia-thái, Quang-hưng. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 178 Lại sai Nguyễn Hữu (1) đem binh, Đuổi theo quyết bắt Anh-tông dọc đàng. Vua vào đến đất Nghệ-an, Thấy quân đuổi kịp, vội-vàng ẩn-thân. Vua vào vườn mía trốn nhanh, Bị quan Nguyễn Hữu bắt càn chẳng thương. Đem vua về đến Lôi-dương, Tùng sai người đến giết vương (2) tức-th́. Tùng phao vua chết tại v́, Tự vua thắt cổ, chẳng ǵ ám-mưu. Mười năm (3) họ Mạc lu-bù, Kéo quân vào đánh, chẳng thu được ǵ. Trịnh quân thế thủ chờ khi, T́nh-h́nh Mạc yếu, mới di binh-t́nh. Đến nay Trịnh thấy quân ḿnh, Thảo-lương đầy-đủ, thao-binh vững-vàng. Trịnh bèn tiến chiếm Sơn-nam (4), Thu nhiều thóc gạo, chuyển mang về thành. Năm nào Trịnh cũng đánh nhanh, Thế công quân Mạc, biến thành thủ trơn. Mạc nh́n thấy Trịnh mạnh hơn, Cho đào hào luỹ, ba ṿng Đại-la (5). __________ (1) Tức quan họ Trịnh tên Nguyễn Hữu-Liêu. (2) Anh-tông trị-v́ được 16 năm, thọ 42 tuổi. (3) Tức từ năm 1573 đến năm 1583. (4) Năm 1583, Trịnh Tùng đem binh đánh lấy Sơn-nam. (5) Mạc thấy Trịnh mỗi ngày một mạnh, liền cho đắp 3 từng luỹ và đào 3 lần hào ở ngoài thành Đại-la để thủ. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 179 Trịnh Tùng quyết dẫn binh ra, Bèn sai các tướng, đánh nà Thăng-long (1). Trịnh Văn, Nguyễn Thất (2) bố-pḥng, Các nơi cửa bể, lập đồn gài binh. Lê Hoà (3) ở giữ ngự-dinh, Phân chia đâu đấy, th́nh-ĺnh tiến quân. Bộ hơn năm vạn chia năm, Ngô, Hà, Hoàng, Nguyễn (4) người cầm vạn binh. Trịnh Tùng hai vạn quân tinh, Tiến ra ngay cửa Ninh-b́nh (5), An-sơn (6). Đại-binh chiếm đất Tân-phong (7), Ngoài kia Mậu-Hợp, quân đông hai lần (8). Mạc sai Liễn, Quyện (9) hai bên, Chia ra tả hữu, đón nghênh binh Tùng. Mạc bèn tự dẫn trung-quân, Dàn ra đối diện, với bên Tùng đàn. Tùng nh́n quân Mạc tiến gần, Tự Tùng đốc-thúc, quan quân xáp tràn. __________ (1) Năm 1591, Trịnh Tùng cử đại-binh đánh Thăng-long. (2) Diễn-quận-công Trịnh Văn Hải và Thái-quận-công Nguyễn Thất-Lễ. (3) Tức Thọ-quận-công Lê Hoà. (4) Tức các quan Ngô Cảnh-Hữu, Hà Thế-Lộc, Hoàng Đ́nh-Ái và Nguyễn Hữu-Lộc. (5) Tức cửa Thiên-quan ở Ninh-b́nh. (6) Tức núi Yên-mă ở huyện An-sơn. (7) Tức vùng Tiên-phong. (8) Quân Mạc Mậu-Hợp đông gấp hai lần, tức 10 vạn quân. (9) Tức Mạc Ngọc-Liễn và Nguyễn Quyện làm Tả-hữu-dực. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 180 Trịnh quân chiến-đấu rất hăng, Mạc quân yếu thế, nên đành chạy nhanh. Trận-tiền hơn vạn thây phanh, Bắc, Nam đổ máu, tranh-giành ngôi vương ! Trịnh quân thừa thắng đuổi luôn, Rượt theo đến sát Thăng-long mới dừng. Đúng ngày Nguyên-đán (1) cổ-truyền, Hoa mai nở rộ, đón mừng mùa xuân. Trịnh Tùng đ́nh-chiến cho quân, Nhân ngày Tết đến, vui mừng nghỉ-ngơi. Lập đàn tế-lễ đất trời, Cùng Lê Tiên-đế, rồi thời lịnh ban. Ba điều (2) để cấm quân quan, Ai mà sai phạm, luật trừng-trị ngay. Ra giêng Trịnh tiến quân vây, Thăng-long siết chặt, phen này dẹp yên. Mạc nh́n thấy Trịnh tiến lên, Hợp (3) sai Quyện, Liễn, Khuê, Niên (4) giữ thành. Hợp qua sông Nhị ẩn nhanh, Phân quân ra đóng ở làng Thổ-khôi. __________ (1) Đúng vào ngày Tết năm Nhâm-th́n (1592). (2) Trịnh Tùng ra 3 điều lịnh để cấm quân-sĩ : 1. Không được vào nhà dân mà lấy đồ ăn và củi-đuốc. 2. Không được cướp lấy của-cải và chặt lấy cây cối. 3. Không được dâm hiếp đàn-bà con gái và không được v́ tư-thù mà giết người. (3) Tức Mạc Mậu-Hợp. (4) Tức các quan Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc-Liễn, Bùi Văn Khuê và Trần Bách-Niên. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 181 Trịnh Tùng sai tướng quân vây, Đánh vào các cửa, phá ngay luỹ hào. Mạc quân t́nh-trạng núng-nao, Thấy không giữ nổi, nên ào chạy nhanh. Liễn, Khuê (1) đành phải bỏ thành, Quyện (2) quan bị bắt, tan-tành Mạc quân. Trịnh Tùng chiếm được Thăng-long, San bằng hào luỹ, báo Thanh (3) hay liền. Trịnh Tùng ra lịnh dừng quân, Không qua sông Nhị đánh luôn Mạc-trào. Rồi Tùng không rơ v́ sao, Lại cho lịnh rút về mau Thanh (4) liền. Chắc là Tùng thấy chưa yên, Mạc quân c̣n mạnh, lại thêm quân ḿnh. Liên-miên chiến-đấu nên đ́nh, Để quân dưỡng sức, rồi ḱnh-chống sau. Lại c̣n hậu-cứ ở sâu, Tận miền Thanh-hoá, dễ đâu tiếp-pḥng. Nếu mà chiếm măi Thăng-long, E rằng quân Mạc phản-công vây thành. Rồi đâu lương-thảo nuôi quân, Nên liền rời khỏi Thăng-long lui về. Mạc quân thành cũ bộn-bề, Thay v́ chỉnh-đốn, pḥng-đề quân binh. __________ (1) Tức hai quan Mạc là Mạc Ngọc-Liễn và Bùùi Văn Khuê. (2) Tức quan Mạc là Nguyễn Quyện. (3) Tức Thanh-hoá, nơi vua Lê ngự. (4) Tức Thanh-hoá. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 182 Mạc mê tửu-sắc linh-đ́nh, Đuổi xua tướng-sĩ, nên sinh suy-tàn. Nguyên là gia-quyến Bùi Văn (1), Vợ tên Nguyễn Thị, dung-nhan đẹp người. Mạc (2) si sắc-đẹp Thị rồi, Ngầm đem Khuê (3) giết, chiếm người đẹp trên. Khuê bèn dẫn vợ trốn liền, Chạy vào Gia-viễn (4), mong yên vợ chồng. Mạc cho quân rượt theo mong, Kiếm t́m người đẹp, toại ḷng ước-ao. Khuê liền qua Trịnh hàng mau, Trịnh (5) sai Đ́nh-Ái (6) đón vào lấy tin. Trịnh ban Khuê chức Tiền-binh, Dẫn quân đi trước, c̣n Tùng (7) theo nhanh. Đại binh Trịnh đến Tràng-an, Gặp ngay quân Mạc (8), hai đàng đánh nhau. Trịnh hăng nên Mạc phải thua, Niên (9) hàng, thuyền Mạc mất vừa bảy mươi. __________ (1) Tức Bùi Văn Khuê. (2) Tức Mạc Mậu-Hợp. (3) Tức chồng của Nguyễn Thị. (4) Gia-viễn thuộc Ninh-b́nh. (5) Tức Trịnh Tùng. (6) Tức quan Hoàng Đ́nh-Ái. (7) Tức Trịnh Tùng. (8) Mạc đóng quân ở gần sông Thiên-phái, cuối huyện Ư-yên và huyện Phong-doanh, tỉnh Nam-định. (9) Tức tướng Mạc là Trần Bách-Niên về hàng Trịnh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 183 Trịnh quân rượt Mạc sát đuôi, Tiến ra B́nh-lục, Thanh-oai, Tinh-thần (1). Hồng-hà, sông Đáy, Hát-giang, Đánh liền Mạc Ngọc-Liễn (2) đành thua nguyên. Tịch-thu thuyền-chiến hàng ngh́n, Hợp (3) nghe tin-tức, quân ḿnh thua sông. Hợp bèn rời bỏ Thăng-long, Chạy ngay về đóng Hải-dương, Kim-thành. Trịnh Tùng chiếm được Thăng-long, Sai Trần, Bùi, Nguyễn (4) đánh sang Kim-thành. Quân Tùng thu được bạc vàng, Bắt luôn mẹ Hợp (5), liền mang về thành. Hợp nh́n thấy thế quân ḿnh, Thua luôn mấy trận, giao quyền Mạc con (6). Tự ḿnh làm tướng thúc quân, Nhưng mà quan Mạc về hàng Trịnh đông (7). Trịnh sai Phạm Khoái (8) ruổi-giong, Vây mau Mậu-Hợp, Vũ-giang (9) quân lùa. __________ (1) Bây giờ là xă Thanh-thần, huyện Thanh-oai. (2) Tức tướng Mạc là Mạc Ngọc-Liễn. (3) Tức Mạc Mậu-Hợp. (4) Các tướng Trịnh là Trần Bách-Niên, Bùi Văn Khuê và Nguyễn Thất-Lư. (5) Tức mẹ của Mạc Mậu-Hợp. (6) Mạc Toàn (1592). (7) Các quan Mạc về hàng Trịnh là Đỗ Uông và Ngô Tạo, cả thảy 17 vị. (8) Tức tướng Trịnh tên Phạm Văn Khoái. (9) Quân Trịnh vây Mạc Mậu-Hợp ở huyện Yên-dũng và huyện Vũ-ninh, nay là Vũ-giang. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 184 Hợp mau thuyền bỏ lên bừa, Chạy ngay vào núp trong chùa (1) giấu thân. Trịnh quân đuổi kịp vây quanh, Có dân dẫn bắt, Hợp đành xuôi tay. Khoái liền dẫn Hợp về ngay, Nạp cho họ Trịnh, ở rày Thăng-long. Ba ngày tội sống trong gông, Chặt đầu bêu Hợp (2), ở trong Thanh (3) liền. Bấy-giờ Mạc Kính-Chỉ (4) c̣n. Biết tin Mậu-Hợp, mạng vong mau cần. Tự làm vua đóng Thanh-lâm, Rồi gom con cháu Mạc-tông trăm người. Bảng treo chiêu-mộ gọi mời, Quan quân có mấy vạn người theo nhanh. Mạc Toàn hợp lực vây quanh, Trịnh (5) nghe Kính-Chỉ (6) nổi danh hào-hùng. Trịnh bèn sai đánh Cẩm, Thanh (7), Bắt ngay Kính-Chỉ, cháu con quan thần. Năm sau tướng Mạc (8) t́m c̣n, Một người họ Mạc (9), nối ḍng quyền quân. __________ (1) Chùa ở huyện Phượng-nhỡn. (2) Mạc Mậu-Hợp làm vua được 30 năm. (3) Tức Thanh-hoá. (4) Tức Mạc Kính-Chỉ, là con của Mạc Kính-Điển. (5) Tức Trịnh Tùng. (6) Tức Mạc Kính-Chỉ. (7) Tức huyện Cẩm-giang và huyện Thanh-lâm. (8) Tức tướng Mạc là Mạc Ngọc-Liễn. (9) Tức Mạc Kính-Cung, là con của Mạc Kính-Điển. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 185 Tên là Mạc Kính-Cung lên, Làm vua chiếm giữ Lạng-sơn (1) một phần. Chẳng lâu Đ́nh-Ái (2) đem quân, Lạng-sơn vây đánh, diệt càn Liễn, Cung (3). Liễn, Cung sang đất nhà Minh, Long-châu tạm trú, lánh ḿnh Trịnh quân. Ít lâu Ngọc-Liễn măn phần, Có thư để lại, dặn rằng với Cung : “Nay
Lê lại dấy lên hung, Số trời đă định, đường cùng Mạc vong. Dân ta khổ-sở chiến-tranh, Vậy ta đành phận, lánh ḿnh nước xa. Chớ đem ḷng cạnh-tranh mà, Mời Tàu sang
lại, hại nhà hại dân”. Mấy lời Ngọc-Liễn ân-cần, Đáng thay Ngọc-Liễn trung-thành nước non. Từ nay họ Mạc không c̣n (4), Ít-oi chiếm đất cỏn-con Cao-bằng. Gặp Minh, họ Mạc kêu rằng, Trịnh thay ngôi chớ, chẳng ḍng Lê-tông. Minh sai quan đến Nam-quan, Hỏi xem sự việc, thiệt hơn giăi-bày. __________ (1) Họ Mạc chiếm giữ châu Yên-bác, đất Lạng-sơn. (2) Tức quan Trịnh là Thái-uư Hoàng Đ́nh-Ái. (3) Tức Mạc Ngọc-Liễn và Mạc Kính-Cung. (4) Nhà Mạc làm vua từ Mạc Đăng-Dung cho đến Mạc Mậu-Hợp (1527-1592) tính được 65 năm. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 186 Cuối xuân (1) Lê Thế-tông sai, Hai quan Đỗ, Nguyễn (2) lên rày Nam-quan. Sai thêm Cánh, Lựu, Khắc-Khoan (3), Đem theo kỳ-mục (4), bạc vàng ấn vương (5). Nhà Minh bắt-buộc Thế-tông, Thân hành sang hội Tàu vùng Nam-quan. Trịnh sai Hoàng, Nguyễn (6) vạn quân, Đi theo hộ-giá, vua sang hội Tàu. Đến nơi Minh lại đ̣i mau, Người vàng và ấn cống-triều ngày xưa. Rồi Minh không chịu gặp nhau, Vua chờ lâu quá, nên mau trở về. Năm sau Minh lại sang đe, Thế-tông phải hội, ở kề Nam-quan. Triều-đ́nh sai Ái dẫn quân, Ước chừng năm vạn, theo sang vua cùng. Hội xong xa-giá ung-dung, Trở về Trịnh tiếp, đón mừng ŕnh-rang. Rồi sai Phùng Khắc-Khoan mang, Có cùng Nguyễn Thiệm (7), lễ sang phong thành. Minh phong vua Thế-tông làm, An-nam Đô-thống (8), chức hàm mà thôi. __________ (1) Tháng 3 năm 1596. (2) Tức hai quan Đỗ Uông và Nguyễn Văn Giai. (3) Tức các quan Lê Cánh, Lê Lựu và Phùng Khắc-Khoan. (4) Đem 10 người kỳ-mục, là bậc già-cả tai-mắt trong làng. (5) Đem 100 cân vàng, 1.000 cân bạc và ấn của vua Lê. (6) Tức hai quan Hoàng Đ́nh-Ái và Nguyễn Hữu-Liêu. (7) Tức quan Nguyễn Nhân-Thiệm. (8) Tức chức An-nam Đô-thống-sứ. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 187 Khắc-Khoan dâng sớ tâu lời : Chức
Đô-thống-sứ, cũ thời Mạc lâu. Vua Nam ḍng-dơi Lê-trào, Mà phong chức
ấy, không sao xứng vừa”. Minh
rằng : “Vẫn biết Lê xưa, Nhưng nay phong
tạm, phong sau vương quyền”. Khoan đành phải chịu về liền, Từ nay hai nước, hai miền mỗi phương. Bây-giờ có Mạc Kính-Chương, Quảng, Triều (1) căn-cứ, Tráng-vương xưng hùng. Trịnh sai Phan Ngạn (2) Hải-dương, Đem quân vây bắt, hết đường Kính-Chương. Có tên Kính-Dụng xưng vương (3), Chiếm vùng Yên-bắc (4), sau cùng diệt luôn. Chỉ riêng có Mạc Kính-Cung, Trước đà chạy trốn, sang vùng Long-châu. Nay về đánh phá Lạng, Cao (5), Trịnh sai quân đánh, Cung gào nhà Minh. Minh thư sang bắt triều-đ́nh, Phải nhường phần đất Cao-bằng cho Cung. Vua Lê bất-đắc-dĩ tùng, Để con cháu Mạc, thân dung Cao-bằng. _________ (1)Tức Mạc Kính-Chương, xưng Tráng-vương và chiếm giữ từ đất Yên-quảng đến huyện Đông-triều. (2) Tức quan Trấn-thủ Hải-dương Phan Ngạn. (3) Tức Mạc Kính-Dụng, là con Mạc Kính-Chi, xưng Uy-vương. (4) Đất Yên-bắc ở vùng Lạng-sơn. (5) Tức Lạng-sơn và Cao-bằng. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 188 TRỊNH NGUYỄN PHÂN-TRANH (1627 - 1775) <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nguyễn Kim xưa có hai con, Nguyễn Uông là một, Nguyễn Hoàng (1) là hai. Nguyễn Uông Lang-quận-công vai, Nguyễn Hoàng Đoan-quận-công rày chức cao. Cả hai phục-vụ Lê-trào, Nhưng v́ Trịnh Kiểm , e sau mất quyền. Kiểm bèn kiếm chuyện giết Uông, Nguyễn Hoàng lo nghĩ, giết luôn tới ḿnh (2). Hoàng liền bảo kẻ thâm-t́nh, Đừng cho Kiểm biết, ra liền Hải-dương. Gặp ngay ông Nguyễn Bỉnh-Khiêm, Hỏi ḍ qua Trạng, thử xem vận-thời. Trạng Tŕnh phán dạy những lời : “Hoành-sơn nhất
đái, vạn đời dung thân” (3). __________ (1) Nguyễn Hoàng (1524-1613) : Con thứ ông Nguyễn Kim, gọi là Chúa Tiên. Năm 1558, ông dẫn họ-hàng và binh-sĩ mở cuộc Nam-tiến. Nơi ông trú-đóng đầu tiên là xă Ái-tử (sau gọi là khu Cây khế), thuộc huyện Đăng-xương, tỉnh Quảng-trị. Lúc ấy, ông mới có 34 tuổi. Ông mất năm 1613, thọ 89 tuổi, được truy-tôn Thái-tổ Gia-dụ hoàng-đế. (2) Xưa Nguyễn Kim có người anh vợ tên là Ư Kỷ. Khi Kim chạy sang Ai-lao lánh nạn, có gửi lại cho Ư Kỷ nuôi Nguyễn Hoàng lúc ấy mới có 2 tuổi. Sau này, Ư Kỷ làm Thái-phó của nhà Lê. Lúc thấy Uông bị Trịnh Kiểm hại, Ư Kỷ khuyên Hoàng nên giả ngây-dại một thời để khỏi bị Trịnh Kiểm hại tiếp. (3) Nguyên-văn :
Hoành-sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Tục-truyền rằng khi người của Hoàng ra gặp ông Trạng Tŕnh ở Hải-dương là lúc Trạng đang đứng ngắm ḥn giả-sơn ở trước sân nhà và tại nơi ấy có đàn kiến đang ḅ chung-quanh dưới chân ḥn non giả. Ông chỉ vào đàn kiến đang ḅ và nói ra câu trên cho người của Hoàng nghe rơ. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 189 Hoàng liền nói với chị xin (1), Cho vào trấn-thủ, giữ-ǵn phía Nam. Kiểm bèn tâu với Anh-tông, Trấn Hoàng Thuận-hoá (2), như mong của Hoàng. Bấy-giờ những kẻ họ-hàng (3), Cùng quân Thanh, Nghệ (4) lũ đàn di-dân. Hoàng vào Ái-tử (5) th́ dừng, Cá nay gặp nước, chim rừng mênh-mang. Hoàng là ḍng-dơi khôn-ngoan, Có ḷng đạo-đức, nhân-dân phục-tùng. Rồi Hoàng trở lại An-tràng (6), Chầu vua rồi đến hỏi-han Kiểm liền. Kiểm sau gọi rút Tổng-binh, Tên là Bá-Quưnh (7), đang ǵn Quảng-nam. Về ngay giữ đất Nghệ-an, Giao Hoàng trấn cả Hoá, Nam (8) dăy liền. Lệ Hoàng nộp thuế hàng niên, Đủ cân bạc lụa (9), lịnh truyền vua ban. __________ (1) Chị của Nguyễn Hoàng là Ngọc-Bảo, tức vợ của Trịnh Kiểm. (2) Năm 1558, Hoàng vào Thuận-hoá, lúc mới 34 tuổi. (3) Những người họ-hàng ở huyện Tống-sơn. (4) Tức Thanh-hoá và Nghệ-an. (5) Xă Ái-tử, tức khu Cây-khế, huyện Đăng-xương, Quảng-trị. (6) Tức vào năm 1569. (7) Tức Tổng-binh ở Quảng-nam là Nguyễn Bá-Quưnh. (8) Tức Thuận-hoá và Quảng-nam. (9) Mỗi năm Hoàng phải lệ nộp 400 cân bạc và 500 tấm lụa. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 190 Nhân vừa Trịnh Kiểm măn-phần (1), Trịnh Tùng, Trịnh Cối (2), hai đàng giành nhau. Mạc bèn vào đánh Thanh (3) mau, Lại sai Lập-Bạo, thuyền vào Minh-linh (4). Hoàng dùng mỹ-kế giai-nhân, Sai Ngô Thị (5) đẹp, đến dâng Lập (6) quà. Mang nhiều vàng bạc xin hoà, Lập liền mừng-rỡ, mắt loà sắc-hương. Lập không pḥng giữ khinh thường, Hoàng bèn đánh lẻn, tan-tành Mạc quân. Lập liền bị bắt giết luôn, Hàng-binh bắt được, khẩn-hoang Bái-trời (7). Thăng-long c̣n Mạc nhiều nơi, Nguyễn Hoàng binh súng, ra thời Đông-đô (8). Giúp Tùng đánh Mạc công to, Nhưng Tùng ganh-ghét, không cho Hoàng về (9). __________ (1) Trịnh Kiểm mất năm Canh-ngọ (1570). (2) Trịnh Cối là con trưởng và Trịnh Tùng là con thứ. (3) Tức Thanh-hoá. (4) Tướng Mạc là Lập-Bạo mang 60 chiến-thuyền vào đóng ở làng Hồ-xá và làng Lạng-uyển, thuộc huyện Minh-linh. (5) Tức Ngô Thị Ngọc-Lâm, người làng Thế-lai, huyện Hương-trà, là một người đàn-bà có nhan-sắc rất đẹp. Sau khi thi-hành xong mỹ-nhân-kế, Thị được gả cho quan chúa Nguyễn. (6) Tức Lập-Bạo. (7) Vùng Bái-trời ở phía tây-bắc Quảng-trị. Số hàng-binh khẩn-hoang thêm được 36 làng mới quanh Cồn-tiên. (8) Năm 1593, Nguyễn Hoàng trở ra Đông-đô ở hằng 8 năm. (9) Tức trở về Thuận-hoá. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 191 Nhân khi họ Trịnh kiêu ghê, Bọn Khuê, Hàm, Ngạn (1) toan bề nổi lên. Hoàng bèn giả-bộ xin đem, Quân đi chinh-phạt, Mạc quan chống Tùng. Nhưng Hoàng mang thẳng quân cùng, Theo đường hải-đạo, về vùng Thuận (2) nhanh. Hoàng e họ Trịnh ghét-ganh, Liền đem con gái, gả con Trịnh Tùng (3). Đồng thời dâng biểu Thế-tông, Lấy lời xin lỗi, vua cùng Tùng ngay. Từ đây Nam, Bắc phân hai, Bề trong pḥng-bị, bề ngoài hoà-thân. Băng-hà đột-ngột Thế-tông (4), Trịnh Tùng cùng với quan đồng họp nhanh. Ráp nhau tôn lập Duy-Tân, Lên làm vua tức Kính-tông (5) nối ḍng. Thăng-long bốn mặt giáp ṿng, Mạc quân vây chặt, nên Tùng rước vua. Vào nhanh Thanh-hoá để ngừa, Thăng-long bỏ trống, Mạc thừa chiếm ngay. Rước liền Bùi Thị (6) đóng vai, Tôn làm quốc-mẫu, đón rày Kính-Cung. __________ (1) Năm 1600, các quan Mạc là Bùi Văn Khuê, Ngô Đ́nh-Hàm và Phan Ngạn chống Trịnh ở cửa Đại-an, Nam-định. (2) Tức Thuận-hoá. (3) Con gái Hoàng tên là Ngọc-Tú gả cho con Trịnh Tùng là Trịnh Tráng. (4) Năm 1599, vua Lê Thế-tông băng, trị-v́ được 27 năm, thọ 33 tuổi. (5) Lê Kính-tông (1600-1619), niên-hiệu Thuận-đức. (6) Bùi Thị là thứ-mẫu của Mạc Mậu-Hợp. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 192 Bùi Khuê (1), Phan Ngạn nghịch cùng, Rồi sau tự giết, chết chùm với nhau. Rối-ren quan Mạc nên mau, Dịp may Tùng đánh, trở vào Thăng-long. Giết liền Bùi Thị mạng vong, Rượt Cung (2) đến tận Hải-dương, Kim-thành. Cung bèn chạy trốn Cao-bằng, Vua liền xa-giá, hồi-loan Kinh-thành. Tùng càng kiêu-hănh lộng-hành, Trịnh Xuân (3) lại muốn tranh-giành với anh. Kính-tông mưu với Xuân nhanh, Cùng bàn kế giết, xác tan Trịnh-Tùng (4). Chẳng may sự việc không thành, Tùng hay nên bức vua đành cổ treo (5). Duy-Kỳ hoàng-tử (6) ngôi cao (7), Trịnh Tùng nay bịnh mai đau nên mời. Các quan hợp lại Tùng lời, Binh-quyền giao Tráng, Xuân (8) thời phó thôi. __________ (1) Tức 2 tướng Mạc là Bùi Văn Khuê và Phan Ngạn. (2) Tức Mạc Kính-Cung. (3) Tức Trịnh Xuân, là em của Trịnh Tráng. (4) Trịnh Tùng một hôm đi bộ sang Đông-tân-lâu, th́nh-ĺnh có phục-đạn bắn ra, Tùng cho là vua mưu-sát ḿnh. (5) Vua Lê Kính-tông trị-v́ được 20 năm, thọ 32 tuổi. (6) Hoàng-tử Duy-Kỳ là con vua Kính-tông. (7) Lê Thần-tông (1619-1643), làm vua lần thứ nhất. Niên-hiệu Vĩnh-tộ, Đức-long rồi Dương-hoà. (8) Tức Trịnh Tráng và Trịnh Xuân, là hai con của Trịnh Tùng.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 193 Nhưng Xuân chẳng chịu thiệt-tḥi, Đem binh làm loạn, đốt nơi Kinh-thành. Trịnh Tùng thấy biến chạy nhanh, Vào em Trịnh Đỗ, ở Hoàng-mai thôn. Trịnh Tùng cho gọi Trịnh Xuân, Đến nơi rồi giết, chẳng cần cha con. Ít hôm Tùng mất (1) chẳng c̣n, Tráng bèn xa-giá Thần-tông Thanh (2) liền. V́ rằng dư-đảng Trịnh Xuân, Vẫn c̣n làm loạn, Kinh-thành chẳng yên. Vua phong Trịnh Tráng (3) Quốc-công (4), Lại thêm Tiết-chế chư-quân quyền toàn. Bấy-giờ có Mạc Kính-Khoan, Bèn xưng là Khánh-vương vùng Thái-nguyên. Nhân khi họ Trịnh tranh quyền, Khoan vào Thổ-khối, chiếm vùng Gia-lâm. Tráng từ Thanh-hoá đem quân, Đánh ngay họ Mạc, chạy lên Cao-bằng. Trịnh Kiều con Tráng dẫn quân, Rượt theo bắt được Kính-Cung mang về. Tráng bèn đem giết Cung đi, C̣n Khoan th́ chạy, sang về Tàu ranh. __________ (1) Năm 1635, Trịnh Tùng mất tại chùa Thanh-xuân, huyện Thanh-tŕ. Tùng làm chúa qua 4 đời vua; trong số vua ấy, Tùng giết hết 3 vua. (2) Tức Thanh-hoá. (3) Trịnh Tráng (1623-1657), miếu-hiệu Văn-tổ Nghị-vương. (4) Vua phong Trịnh Tráng chức Thái-uư Thanh-quốc-công, Tiết-chế thuỷ-bộ chư-quân. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 194 Rồi Khoan dâng biểu xin hàng, Thần-tông phong chức cho Khoan quan-thần (1). Và cho giữ đất Cao-bằng, Nhưng theo lệ cống, đàng-hoàng mỗi năm. Tráng bèn thêm chức tự xưng, Thanh-đô-vương Thống-quốc (2) ưng ư ḿnh. Nguyễn Hoàng sắp mất (3) phía Nam, Gọi con thứ sáu (4), lời căn-dặn rằng : “Hai
vùng Thuận, Quảng (5) rơ-ràng, Phía Bắc có núi Hoành-san chận đàng. Kề bên lại có Linh-giang, Phía Nam th́ có Hải-vân bao tṛn. Lại thêm có núi Bi-sơn, Trời cho dụng vơ, anh-hùng dung thân. Ta nên yêu-mến nhân-dân, Tập-rèn
quân-sĩ, nghiệp an muôn đ̣i”. Nguyễn đà bộc-lộ qua lời, Muốn ḿnh độc-lập, chống thời Trịnh trên. __________ (1) Sau khi Mạc Kính-Khoan xin hàng, vua Lê Thần-tông phong cho Kính-Khoan chức Thái-uư Thông-quốc-công. (2) Trịnh Tráng tự xưng là Nguyên-suư Thống-quốc-chính Thanh-dô-vương. (3) Năm 1613, Nguyễn Hoàng, gọi là Chúa Tiên, mất thọ 89 tuổi, được truy-tôn là Thái-tổ Gia-dụ hoàng-đế, mở đầu cho cơ-nghiệp nhà Nguyễn sau này. (4) Nguyễn-phúc Nguyên (1613-1635) gọi là Chúa Săi, cải họ là Nguyễn-phúc kể từ đấy. (5) Tức Thuận-hoá và Quảng-nam. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 195 Ngoài kia Tùng (1) mất cho nên, Trong này chúa Săi nói lên lời rằng : “Ta
toan nhân dịp rộn-ràng, Kéo quân đánh Trịnh, nhưng bàn chưa xong. Vậy ta phúng-điếu để mong, Dọ xem
t́nh-thế, lại tṛn thông-gia”. Bấy-giờ Nguyễn có tới ba (2), Những người tôi giỏi, rạng nhà xứng quan. __________ (1) Tức Trịnh Tùng. (2) Ba vị có nhiều tài trí để giúp rập chúa Nguyễn như : 1. Nguyễn Hữu-Dật, người làng Gia-miêu, huyện Tống-sơn, Thanh-hoá, sau dời về Thừa-thiên. Ông học rộng, tài cao, hùng-biện hay và đánh giặc giỏi. Năm 1619, đời chúa Săi Nguyễn-phúc Nguyên, ông được bổ Văn-chức. Năm 1648, đời chúa Hiền Nguyễn-phúc Tần, thăng Cai-cơ, Kư-lục, rồi Đốc-chiến. Ông mất được tặng hàm Hữu-quân Đô-thống Chiêu-quận-công. 2. Đào Duy-Từ (1572-1634), người làng Hoa-trai, huyện Ngọc-sơn, phủ Tĩnh-gia, Thanh-hoá, con của Đào Tá-Hán là một người hát-xướng, nên ông mặc-dù học rất giỏi nhưng không được đi thi. Ông phẫn-chí bỏ đi di-cư vào Nam để t́m đường tạo-lập công-danh, nhưng chưa gặp thời, bèn vào chăn trâu cho một phú-gia ở xă Tùng-châu, phủ Hoài-nhân, B́nh-định. Ông làm bài Ngoạ-long-cương, tự ví ḿnh như Gia-cát Lượng. Sau, có quan Trần Đức-Hoà biết ông là người có tài, bèn đem về nuôi và gả con gái cho. Năm 1627, Hoà dẫn ông dâng cho chúa Săi Nguyễn-phúc Nguyên và được chúa tin dùng ngay. Năm 1630, ông đốc binh và dân đắp một luỹ dài, từ núi Trường-dục đến băi cát Hắc-hải trong huyện Phong-lộc, Quảng-b́nh. Ông đốc binh đánh lấy Nam-bố-chính và lấy hết đất Linh-giang (tức sông Gianh) làm ranh-giới. Năm 1631, ông đắp thêm một luỹ nữa, từ cửa Nhật-lệ đến núi Đầu-mâu, gọi là Luỹ Thầy. Ông mất, thọ 63 tuổi. 3. Nguyễn Hữu-Tiến, người làng Vân-trai, huyện Ngọc-sơn, Thanh-hoá. Ông vơ-nghệ tinh-thông và dụng binh rất có kỷ-luật. Ông mất năm 1666, thọ 65 tuổi. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 196 Luỹ đồn kiên-cố sẵn-sàng, Thảo lương đầy-đủ, tinh-thần binh hăng. Săi bèn ra mặt không tuân, Mang quân chiếm giữ đất gần Linh-giang (1). Hai bên Trịnh, Nguyễn phân-tranh, Đánh nhau bảy trận, bốn lăm năm dài. Đánh nhau lần nhất (2) công-khai, Tráng bày sắc giả, vua sai vào nhằm. Đ̣i tiền thuế thiếu ba năm, Bằng tờ sắc dụ, chữ nôm rơ đề (3). __________ (1) Linh-giang hay Linh-thuỷ, tức sông Gianh chảy giữa huyện Tuyên-hoá, Quảng-b́nh. Đây là ranh-giới chia đôi đất nước do chúa Trịnh ở phía bắc và chúa Nguyễn ở phía Nam, từ đầu thế-kỷ XVII đến cuối thề-kỷ XVIII. (2) Năm 1627, Trịnh và Nguyễn đánh nhau lần nhất. (3) Nguyên-văn tờ sắc do Trịnh Tráng giả nhà vua gởi cho chúa Nguyễn : “Hoàng-thượng
sắc dụ cho Thái-bảo Thuỵ-quận-công là
Nguyễn-phúc Nguyên được biết rằng : Mệnh lệnh triều-đ́nh, Đạo làm tôi phải nên tuân-thủ : Thuế-má phủ huyện, Tướng ngoài cơi không được tự chuyên. Trước đây trẫm có sai Công-bộ Thượng-thư là Nguyễn Duy-Th́, Bá-khê-hầu là Phan Văn Trị vào Thuận-hoá, đạo đạt t́nh-ư, chỉ bảo đường hoạ-phúc, để cho tỉnh biết mà phục-tùng quyền-chính triều-đ́nh. Không ngờ nhà ngươi mang ḷng dùng-dắng, tối đường tới lui, nói thoái-thác cho lôi-thôi ngày tháng, để đến nỗi thuế-má thiếu-thốn, không đủ việc chi-thu, đạo làm tôi như thế đă phải chưa ? Nhà ngươi nay nên đổi lỗi trước, giữ-ǵn phép-tắc. Phàm ngạch thuế trong hai xứ Thuận, Quảng, từ năm quí-hợi về trước, có phải đă mất mùa th́ xá cả cho; c̣n từ năm giáp-tí đến nay phải tính cho đủ số theo lệ trước, tải thuyền đem ra nộp cho đủ; và phải chỉnh-tề binh-mă, hoặc thân đến kinh-đô triều-hạ, hoặc phải sai con đi thay, để coi xem nghi-vệ trong nước, và để tỏ giăi tấm ḷng làm tôi. Nếu thế th́ triều-đ́nh sẽ phong thêm cho chức-tước vinh-hiển, để rạng tỏ đến tổ-tông. Nhược bằng thoái-thác không đến, th́ tức là phạm tội với triều-đ́nh. Khâm tai dụ sắc”. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 197 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Săi từ-chối, sứ ra về (1), Sứ mang sắc dụ vua Lê lần nh́. Bảo rằng Săi để con đi. Ra chầu cùng với voi ghi và thuyền (2). Lần-hồi Săi giả như quên, Tráng bèn quyết ư, kéo quân đánh liền. Tráng sai Khải, Thế (3) đi tiên, Dẫn quân vào đóng Hà-trung (4) dọn đường. Binh vua và Tráng sau cùng. Săi sai Dật, Vệ (5) binh tung bố-pḥng. Trịnh quân tiến đánh lọt ṿng, Trịnh thua thiệt-hại, rất đông binh thuyền. Dật bèn phao kế tin truyền, Trịnh Gia, Trịnh Nhạc (6) loạn quyền Kinh-đô. Tráng nghe trong bụng sinh nghi, Đúng sai không rơ, thực hư thế nào. Thôi đành xa-giá rút mau, Đem vua về Bắc, rồi sau sẽ vào. Lần nh́ Trịnh, Nguyễn đánh nhau (7), Săi nghe lời của Từ (8) tâu rành-rành. __________ (1) Hai sứ Trịnh là Công-bộ Thị-lang Nguyễn Duy-Th́ và Hoạn-quan Phan Văn Trị vào Thuận-hoá đ̣i thuế. (2) Vua Lê đ̣i Săi phải nộp 30 con voi và 30 chiếc thuyền. (3) Tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Nguyễn Danh-Thế. (4) Xă Hà-trung, tục gọi là Cầu-doanh. (5) Tướng Nguyễn là Nguyễn Hữu-Dật và Nguyễn-phúc Vệ. (6) Trịnh Gia và Trịnh Nhạc là thân-tộc của Trịnh Tráng. (7) Năm 1630, Trịnh và Nguyễn đánh nhau lần thứ nh́. (8) Tức Đào Duy-Từ. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 198 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nên đem sắc dụ trả nhanh, Rồi sai chiếm lấy Linh-giang nam phần. Để mà ngăn-chặn Trịnh quân, Lăm-le kéo đến, tính tràn mau qua. Người con chúa Săi thứ ba, Tên là Nguyễn Ánh (1), manh-nha phản-loàn. Đang làm trấn-thủ Quảng-nam, Nhưng mà Ánh muốn mộng làm lớn hơn. Cho nên Ánh định thông-đồng, Bèn xin chúa Săi, trấn sang Quảng-b́nh. Cho gần Trịnh, Ánh thông-tin, Kín thư chúa Trịnh, mau quân đánh vào. Ánh giao ám-hiệu khi nào, Có nghe súng nổ, th́ ào xông ngay. Trong này Ánh sẽ tiếp tay, Ánh làm nội-ứng, đánh hai gọng kềm. Được tin ḷng Trịnh mừng thêm, Liền đem binh-mă, vào êm trong này. Trịnh quân Nhật-lệ (2) đóng ngay, Nghe tin Trịnh đến, Săi gài trận nhanh. Hai bên đối diện nghênh-nghênh, Trịnh khai đại-bác, vang-rền chờ tin. Bên này Ánh vẫn lặng thinh, Sinh nghi Tráng vội lùi nhanh chờ gần. Trịnh quân trông ngóng mấy tuần, B́nh-yên vô-sự, nên thành dể-ngươi. __________ (1) Nguyễn Ánh là em của chúa Thượng Nguyễn-phúc Lan. (2) Cửa Nhật-lệ đổ ra biển Nam-hải thuộc Đồng-hới. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 199 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Th́nh-ĺnh quân Săi khắp nơi, Đánh cho quân Trịnh tơi-bời mạng vong. Trịnh đành trở lại Thăng-long, Để quan Khắc-Liệt (1), giữ pḥng trước sau. Lần ba Trịnh, Nguyễn đánh nhau (2), Phía Nam chúa Săi về chầu tổ-tông (3). Con là Nguyễn-phúc Lan ḍng, Bèn lên nối nghiệp, chúa xưng Thượng (4) cầm. Lúc này Ánh ở Quảng-nam, Nghe tin Săi mất, anh làm chúa xong. Ánh toan mộng phản để mong, Nhưng mà chúa Thượng, sai quân đánh liền. Bắt ngay được Ánh, Thượng truyền : “Anh em là chỉ
t́nh riêng thế thường. C̣n
như phép nước lớn hơn”, Liền đem giết Ánh, tội lờn bấy lâu. Trịnh nghe họ Nguyễn chém nhau, Đánh Nam-bố-chánh (5), chiếm mau để ḥng. Giết Bùi Công-Thắng Nguyễn xong (6), Rồi đem quân đóng cửa sông Nhật (7) liền. __________ (1) Tức quan Trịnh tên Nguyễn Khắc-Liệt, con rể cuả Tráng. (2) Năm 1635, Trịnh và Nguyễn đánh nhau lần ba. (3) Năm 1635, chúa Săi Nguyễn-phúc Nguyên mất, thọ 73 tuổi, được truy-tôn là Hi-tông Hiếu-văn hoàng-đế. (4) Nguyễn-phúc Lan (1635-1648), con thứ hai của chúa Săi, gọi là chúa Thượng. (5) Nam-bố-chính, ở phía nam Linh-giang. (6) Tức tướng Nguyễn tên Bùi Công-Thắng bị Trịnh giết. (7) Tức cửa Nhật-lệ thuộc Đồng-hới. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 200 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Mấy năm sau đó (1) Tráng bèn, Vua vào Bắc-bố-chính (2) xem diệt thù. Nhưng mà tiết nóng tháng tư, Khiến quân-sĩ chết, hao-hư rất nhiều. Cho nên Tráng rút về triều, Coi như cuộc chiến, lắm điều thương-đau. Lần tư Trịnh, Nguyễn đánh nhau (3), Trịnh quân ào-ạt, kéo vào thật mau. Nồi da xáo thịt bao lâu, Trịnh giao quan Hiểu (4), tóm thâu toàn quyền. Hiểu phân quân tiến hai đàng, Bộ-binh Nam-bố, quân tràn xông tuông, Thuỷ-quân Nhật-lệ đánh luôn, Cha con Trương Phúc (5) giữ Trường-dục (6) yên. Trịnh quân đánh măi khó lên, Tản ra đóng giữ, đối bên luỹ gần. Nguyễn sai con Nguyễn-phúc Tần, Đem binh chống Trịnh, Quảng-b́nh dừng quân. Phúc Tần hội tướng bàn rằng : “Trịnh nhiều nhưng
tướng giỏi-giàng chẳng bao. Nếu đêm voi tấn-công vào, Đại quân tiếp
đánh, thế nào cũng xong”. __________ (1) Vào năm 1643. (2) Vua Lê vào Bắc-bố-chính, ở phía bắc Linh-giang. (3) Năm 1648, Trịnh và Nguyễn đánh nhau lần tư. (4) Tức Đô-đốc họ Trịnh tên Lê Văn Hiểu. (5) Tức hai cha con họ Nguyễn tên Trương Phúc-Phấn. (6) Tức luỹ Trường-dục, cao 15 thước, dài 3.000 thước (thước ta), do Đào Duy-Từ cho đắp vào năm 1631 để ngăn Trịnh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 201 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Đoạn cho quân thuỷ qua sông, Cẩm-la phục sẵn, chờ trông Trịnh hồi. Đồng thời Hữu-Tiến (1) dẫn voi, Canh năm xông trại, Trịnh mồi tượng-quân. Bộ theo sau đít voi nhanh, Tiến vào đánh phá, tan-tành Trịnh quân. Trịnh thua về Bắc mất thần, Thuỷ-quân chúa Nguyễn đón đường tấn-công. Đuổi nà quân Trịnh đến sông, Lam-giang dừng lại, chiến-công lẫy-lừng. Tráng nh́n giận thấy quân ḿnh, Thua to, sai Hiểu với Trần (2) chận ngăn. Vạn quân Hiểu đóng Hà-trung, Đức, Lương (3) đóng ở Hoành-sơn giữ-ǵn. C̣n vùng Bắc-bố (4) Phạm Toàn (5), Chia nhau pḥng giữ, chận đường Nguyễn lên. T́nh-h́nh như lửa gần phên, Phía Nam chúa Thượng đă lên thiên-đàng (6). Ngôi truyền con đă sẵn-sàng, Phúc Tần (7) thường gọi chúa Hiền xong-xuôi. __________ (1) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Tiến dẫn 100 con voi. (2) Tướng Trịnh tên Lê Văn Hiểu và Trần Ngọc-Hậu. (3) Tướng Trịnh tên Lê Hữu-Đức và Vũ Lương. (4) Tức Bắc-bố-chính. (5) Tướng Trịnh tên Phạm Tất-Toàn. (6) Năm 1648, chúa Thượng Nguyễn-phúc Lan mất, thọ 48 tuổi, được truy-tôn là Thần-tông Hiếu-chiêu hoàng-đế. (7) Nguyễn-phúc Tần (1648-1697), gọi là chúa Hiền. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 202 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Thần-tông (1) miền Bắc nhường ngôi, Cho con Thái-tử, tên thời Chân-tông (2). Chẳng lâu vua lại băng vong (3), Tráng bèn cho rước Thần-tông hồi-trào (4). Mấy phen Trịnh kéo quân vào, Đánh bao nhiêu trận, Trịnh hao binh nhiều. Thế mà quân Trịnh lại liều, Đánh Nam-bố-chính, ra chiều khích-khiêu. Chúa Hiền quyết ư đánh tiêu, Tiến quân ra Bắc, thật nhiều thật mau. Lần năm Trịnh, Nguyễn đánh nhau (5), Hiền (6) sai Tiến, Dật (7) quân ào qua sông (8). Đánh ngay Bắc-bố-chính xong, Tướng Toàn (9) của Trịnh thua mong về hàng. Nguyễn quân tiến đến Hoành-sơn, Đuổi tan Hữu-Đức (10), tới đồn Hà-trung. Yếu bề Hiểu, Đức (11) túng-cùng, Rút quân về giữ An-trường Nghệ-an. __________ (1) Năm 1643, Lê Thần-tông nhường ngôi cho con là Thái-tử Duy-Hựu, để lên làm Thái-thượng-hoàng. (2) Lê Chân-tông (1643-1649), niên-hiệu Phúc-thái. (3) Lê Chân-tông làm vua được 6 năm, thọ 20 tuổi. (4) Lê Thần-tông (1649-1662), làm vua lần thứ nh́. (5) Năm 1655, Trịnh và Nguyễn đánh nhau lần thứ năm. (6) Tức chúa Hiền. (7) Tướng Nguyễn là Nguyễn Hữu-Tiến và Nguyễn Hữu-Dật. (8) Tức sông Linh-giang. (9) Tướng Trịnh về hàng Nguyễn tên Phạm Tất-Toàn. (10) Tướng Trịnh tên Lê Hữu-Đức. (11) Tướng Trịnh tên Lê Văn Hiểu và Lê Hữu-Đức. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 203 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tráng nh́n thấy bọn bại binh, Sứ vào cho triệu về Kinh băi quyền. Tráng sai Trịnh Trượng trận tiền, Vào làm Thống-lĩnh binh-quyền Nghệ-an. Hiểu (1) vừa về đến nửa đàng, Thương chân quá nặng, thác an dặm trường. C̣n Lê, Vũ (2) giáng chức thường, Bất-tài thua trận, làm gương sau mà. Trượng quân đến huyện Kỳ-hoa, Bèn cho quân thuỷ, Kỳ-la (3) đóng liền. Tiến (4) nh́n quân Trịnh đến gần, Rút quân về đóng Linh-giang nhử chừng. Hồ-nghi Trịnh Trượng quân dừng, Rải binh ở lại Lạc-xuyên bố pḥng. Chỉ cho một đội (5) vào trong, Án-binh bất-động, đóng đồn Hà-trung. Tiến trông quân Trịnh lại dừng, Không theo rượt Tiến, Tiến bèn phản-công. Bao-vây Trịnh ở Lạc-xuyên, Dật (6) mau điều-động chiến-thuyền Kỳ-la. Thuỷ-binh hai phía chẳng tha, Trịnh quân yếu thế, rút qua Châu (7) liền. __________ (1) Tướng Trịnh tên Lê Văn Hiểu. (2) Tướng Trịnh tên Lê Hữu-Đức và Vũ Lương. (3) Kỳ-la là cửa biển thuộc tỉnh Hà-tĩnh. (4) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Tiến. (5) Một đội chừng 500 người. (6) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Dật. (7) Tức cửa Châu-nhai. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 204 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nguyễn quân thừa thắng tiến lên, Đuổi quân họ Trịnh, Lạc-xuyên chiếm đồn. Trịnh quân rút chạy mất hồn, An-tràng về thủ, bố-pḥng dưỡng quân. Bấy-giờ Nguyễn chiếm Lam-giang (1), Phía nam bảy huyện (2), về phần Nguyễn xong. Tin thua về đến Thăng-long, Tráng bèn giáng Trượng (3), xuống c̣n Đô thôi. Sai con Trịnh Tạc đến nơi, Vào làm Thống-lĩnh, kịp thời Nghệ-an. Tạc vào Tiến (4) lại lui quân, Hà-trung về đóng, nhử chân trận tiền. Bây-giờ ngoài Bắc rối-ren, Tráng bèn gọi Tạc về nhanh việc cần. Đào Quang-Nhiêu (5) giữ Nghệ-an, Liên, Quang (6) Tiếp-vũ (7) đóng quân dự-trù. Thuỷ-binh đóng ở sông Khu (8), Trịnh dàn quân thủ, chặn thù tràn đông. __________ (1) Lam-giang tức sông Cả bây-giờ. (2) Bảy huyện do Nguyễn chiếm được : Kỳ-hoa, Thạch-hà, Thiên-lộc, Nghi-xuân, La-sơn, Hương-sơn và Thanh-chương. (3) Tráng giáng Trịnh Trượng xuống c̣n chức Đô-đốc. (4) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Tiến. (5) Tướng Trịnh tên Đào Quang-Nhiêu ở giữ Nghệ-an. (6) Tướng Trịnh tên Mẫn Văn Liên và Thân Văn Quang. (7) Tiếp-vũ là một làng thuộc huyện Thiên-lộc. (8) Tức sông Khu-độc thuộc huyện Nghi-xuân.
205 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Năm sau quân Nguyễn đánh đồn (1), Trịnh bèn bỏ chạy, Nguyễn dồn sông Tam (2). Dật (3) từ Hồng-lĩnh (4) đánh sang, Thuỷ-quân Thiêm (5) rút đến làng B́nh, Minh (6). Dật (7), Nhiêu (8) một trận hồn kinh, Nhiêu thua chạy đến An-tràng nhừ tan. Tráng sai con út Trịnh Toàn, Vào làm Thống-lĩnh Nghệ-an t́nh-h́nh. Toàn sai Nhiêu dẫn bộ-binh, Hai làng Hương, Đại (9) đóng ǵn-giữ nhanh. Hậu, Lương (10), Thiêm dẫn thuỷ-quân, Châu-nhai đóng giữ, chận đàng Nguyễn lên. Tiến (11) nh́n quân Trịnh bày binh, Rồi cùng Hữu-Dật th́nh-ĺnh tấn-công. Trịnh quân thua chạy vỡ pḥng, Nguyễn thu tàu chiến (12), nức ḷng quân quan. __________ (1) Tức vào năm 1656, quân Nguyễn đánh đồn Tiếp-vũ. (2) Tức sông Tam-chế. (3) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Dật. (4) Hồng-lĩnh là dăy núi gồm gần 100 đỉnh ở Hà-tịnh và Nghệ-an, chạy dài từ huyện Linh-cẩm qua Chi-phan, ngang Kiêm-ích và Hương-tích. (5) Tướng Trịnh tên Vũ Văn Thiêm. (6) Tức hai làng B́nh-lạng và Minh-lương. (7) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Dật. (8) Tướng Trịnh tên Đào Quang-Nhiêu. (9) Tức hai làng Hương-bộc và Đại-nại. (10) Tướng Trịnh tên Lê Sĩ-Hậu, Bùi Sĩ-Lương và Thiêm. (11) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Tiến. (12) Nguyễn thu 30 chiếc thuyền của Trịnh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 206 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Sẵn đà Nguyễn đánh Lam-giang, Tướng Thiêm bỏ chạy, vỡ tan đội h́nh. Trịnh Toàn thấy đạo thuỷ-binh, Hai nơi thua chạy, tức ḿnh giận thay. Bỗng nghe Nhiêu (1) bị bao-vây, Toàn liền đến cứu, thế gài đối phương. Trịnh hăng Nguyễn chạy Hà-trung, Toàn, Nhiêu thừa thắng, đuổi luôn quên pḥng. Nguyễn quân Tiến, Dật (2) phục đường, Toàn, Nhiêu thua chạy, An-trường kiểm quân. Trịnh Toàn khi trấn Nghệ-an, Đăi-đằng tướng-sĩ, quân dân yêu-v́. Cho nên Trịnh Tạc sinh nghi, Sẵn khi Tráng mất (3), tức-th́ Tạc (4) thay. Tạc sai con Trịnh Căn ngay, Vào cùng trấn Nghệ (5), mắt tai theo ŕnh. Tạc đ̣i Toàn phải về Kinh, Trách sao không trở về tŕnh chịu tang (6). Tạc liền giam ngục Toàn nhanh, Giam cho đến chết, chẳng t́nh đệ-huynh (7). __________ (1) Tướng Trịnh tên Đào Quang-Nhiêu. (2) Tướng Nguyễn là Nguyễn Hữu-Tiến và Nguyễn Hữu-Dật. (3) Năm 1657, Trịnh Tráng mất. (4) Trịnh Tạc (1657-1682), miếu-hiệu Hoằng-tổ. Trịnh Tạc tự đặt ra lệ vào chầu vua Lê không lạy, sớ tâu không viết tên và kê giường ngồi ở bên tả sát ngai vua Lê ngự để phát-lạc việc triều-chính. (5) Tức Nghệ-an. (6) Chịu tang cha là Trịnh Tráng. (7) Trịnh Tạc là anh của Trịnh Toàn. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 207 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trịnh Căn ba đạo quân binh, Trung-quân Lê Hiến, tả-quân họ Hoàng (1). Thế-Công (2) ở phía hữu-quân, Lam-giang vượt gấp, đến làng Nam-hoa (3). Nguyễn quân nhờ báo trước lo, Ém quân phục-kích, nhử cho Trịnh vào. Trịnh quân mắc kế thua đau, Trịnh Căn tiếp ứng, nên mau rút về. Bên kia Hoàng Nghĩa (4) tư bề, Nguyễn vây thật ngặt, cận-kề khó mong. Trịnh Căn trên núi (5) đứng trông, Thấy nguy-cấp quá, cho quân tiếp liền. Căn truyền quân thuỷ bắn lên, Cho nên quân Nguyễn lịnh liền lui quân. Lúc này Tiến (6) đóng Nghi-xuân, C̣n quân Hữu-Dật (7) đóng gần làng Khu (8). Chúa Hiền cũng đến làng Phù (9), Dật bèn đi lẻn, đến khu chúa Hiền. Đầu đuôi kế-hoạch trận tiền, Chúa nghe mừng lắm, nên truyền quân mang. __________ (1) Tướng Trịnh tên Hoàng Nghĩa-Giao. (2) Tướng Trịnh tên Trịnh Thế-Công. (3) Làng Nam-hoa thuộc huyện Thanh-chương. (4) Tướng Trịnh tên Hoàng Nghĩa-Giao. (5) Núi Quyết-dũng ở gần Bến-thuỷ bây giớ. (6) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Tiến. (7)Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Dật. (8) Tức làng Khu-đốc. (9) Làng Phù-lộ, nay là Phù-an, huyện B́nh-chính, Quảng-b́nh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 208 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Một thanh bửu-kiếm bằng vàng, Tặng cho Hữu-Dật, chiến-tràng thưởng công. Tiến (1) nghe sự-việc phật ḷng. Liền bàn chư-tướng, tấn-công hay về. Mọi người đều muốn lui về, Chỉ riêng Hữu-Dật, quyết thề Trịnh tan. Trong khi tướng Nguyễn họp bàn, Có tin quân Trịnh, năm làng (2) tấn-công. Trịnh men bờ bể đi ṿng, Đánh quân họ Nguyễn, chẳng pḥng phải thua. Tính thầm Hữu-Tiến rút lui, Nhưng mà giả-tảng, bề ngoài chỉ-huy, Tiến truyền hăm tám tối trời, Thảy đều sang đánh, chiếm nơi An-tràng (3). Riêng quan Hữu-Dật hậu đàng, Đoạn rồi Tiến dặn các quan xem chừng. Nửa đêm Tiến định đổi đường, Rút về Nam-bố (4), chẳng tường Dật hay. Dật lo pḥng bị trong ngoài, Chờ hoài chẳng thấy, quân bầy Tiến đâu. Dật cho người dọ về tâu, Mới hay Tiến đă rút lâu lắm rồi. __________ (1) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Tiến (2) Họ Trịnh tấn-công 5 làng : Cương-gián, Lũng-trâu, Măn-trưởng, An-điền và Phù-lưu. (3) An-tràng thuộc huyện Thuỵ-nguyên, phủ Thiệu-hoá, Thanh-hoá, nơi vua Lê Trung-tông lập Hành-điện từ năm 1553. Sau, vua Lê Anh-tông đóng-đô luôn tại đó. (4) Tức Nam-bố-chính. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 209 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trịnh quân vây chặt khắp nơi, Dật liền dùng kế, đổi dời nghi-binh. Trịnh quân không dám tiến lên, Dật đem quân chạy, về miền Hoành-sơn. Nơi dây gặp Tiến đóng quân, Trịnh vừa đuổi đến, cùng nghênh đánh nhầu. Đôi bên xáp chiến thật lâu, Trịnh quân yếu thế, bắt đầu lui quân. Kỳ-hoa Trịnh thủ rất gần, Tiến nơi Nhật-lệ, Dật phần Đông-cao (1). Bây giờ bảy huyện Bắc-trào, Lam-giang đổi chủ, Trịnh vào Nguyễn lui. Trịnh Căn thấy Nguyễn khắp nơi, Liệu bề khó đánh, nên thôi rút về. Quang-Nhiêu (2) ở lại thủ bề, Nghệ-an, Bắc-bố (3) cận-kề trước sau. Đánh nhau lần sáu (4) Trịnh vào, Trịnh Căn thống-lĩnh, quan trào thật đông (5). Lần này Trạc rước Thần-tông, Xuất-chinh hầu có nức ḷng quân binh. Trịnh quân ào-ạt kéo sang, Lam-giang vượt khỏi, đóng làng Phúc-tư. __________ (1) Tức 2 tướng Nguyễn là Nguyễn Hữu-Tiến và Nguyễn Hữu-Dật. (2) Tướng Trịnh tên Đào Quang-Nhiêu. (3) Tức Bắc-bố-chính. (4) Năm 1661, Trịnh và Nguyễn đánh nhau lần sáu. (5) Các tướng Trịnh có : Đào Quang-Nhiêu làm Tổng-suất, Lê Hiếu và Hoàng Nghĩa-Giao làm Đốc-suất, Lê Sĩ-Triệt và Trịnh Tế làm Đốc-thị. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 210 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Dật làng Phúc-lộc dự-trù, Chia quân đắp luỹ, ngăn thù khắp nơi. Trịnh quân đánh mấy tháng trời (1), Quân đừ lương hết, Trịnh thời lui quay. Linh-giang Dật đuổi sát ngay, Rồi dừng quân lại, Đàng Ngoài - Đàng Trong (2). Thần-tông về đến Thăng-long, Băng-hà (3), Tạc lập Huyền-tông (4) làm v́. Tám năm sau đó liền khi, Huyền-tông lại mất (5), trị-v́ Gia-tông (6). Đánh nhau lần bảy (7) Tạc ḥng, Rước vua (8) cùng mấy vạn quân rần-rần. Trịnh Căn Nguyên-suư thuỷ-quân, Bộ-binh Lê Hiến (9), bất-thần xuống Nam. __________ (1) Trịnh kéo quân vào từ tháng 10/1661 đến tháng 3/1662. (2) Đàng Ngoài từ sông Gianh (Linh-giang) trở ra Bắc, thuộc vua Lê Chúa Trịnh. C̣n Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam thuộc chúa Nguyễn. Hai bên ngầm lấy sông Gianh làm ranh giới. (3) Lê Thần-tông làm vua lần nhứt (1619-1643) được 24 năm và lần nh́ (1649-1662) được 13 năm. Cả 2 lần ở hư-vị được 37 năm. Thọ 56 tuổi. (4) Lê Huyền-tông (1663-1671), niên-hiệu Cảnh-trị. (5) Lê Huyền-tông ở ngôi được 9 năm, thọ 18 tuổi. (6) Lê Gia-tông (1672-1675), niên-hiệu Dương-đức, rồi Đức-nguyên. Gia-tông là con thứ ba vua Thần-tông. Khi vừa được 2 tuổi th́ Thần-tông mất, được Trịnh Tạc đem về nuôi trong phủ. Lúc Huyền-tông mất, không có con, Trịnh Tạc bèn lập Ngài lên làm vua, được 4 năm, thọ 15 tuổi. (7) Năm 1661, Trịnh và Nguyễn đánh nhau lần bảy. (8) Tức vua Lê Gia-tông. (9) Tướng Trịnh tên Lê Hiến làm Thống-suất. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 211 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trịnh quân đánh luỹ Trấn-ninh, Mấy phen sắp chiếm đưọc xong luỹ này. Chúa Hiền thế-trận sắp ngay, Hiệp (1) làm Nguyên-suư, tướng tài họp nhanh. Hiền
rằng : “Nên thủ hay công ?” Các quan
đề-nghị : “Thủ hơn công nhiều. Dùng
‘Tiêu-hao-chiến’ địch tiêu, Đường xa nên
khó, đủ đều thảo-lương”. Hiền sai hai tướng (2) chiến-trường, Giữ nơi hiểm-yếu, tăng-cường lẫn nhau. Chúa Hiền tiếp-ứng phía sau, Hai bên hùng-hổ, bên nào cũng hăng. Tháng chạp (3) trời rét căm-căm, Gió mùa đông-bắc, môi bầm tay run. Trịnh Căn vừa đến Linh-giang, Có tin Căn bệnh, gia-tăng nguy-nàn. Tạc sai Hiến (4) thủ Nghệ-an, Hà-trung (5) Triệt (6) giữ, Tạc nhanh lui đàng. Từ nay như lấy Linh-giang, Phân chia Trịnh - Nguyễn, hai Đàng Ngoài - Trong. Chiến-tranh tạm dứt (7), ai hơn ? Nồi da xáo thịt, đau ḷng Tổ-tiên. __________ (1) Hiệp là con thứ tư của chúa Hiền. (2) Tướng Nguyễn tên Nguyễn Hữu-Dật và Nguyễn Mỹ-Đức. (3) Tức tháng chạp năm 1672. (4) Tướng Trịnh tên Lê Hiến. (5) Tướng Trịnh là Lê Sĩ-Triệt giữ Hà-trung (Thanh-hoá). (6) Tướng Trịnh tên Lê Sĩ-Triệt. (7) Trịnh và Nguyễn đánh nhau đúng 45 năm (1627-1672). <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 212 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
CÔNG-VIỆC HỌ TRỊNH Ở ĐẤT BẮC
Bên Tàu Thanh đă diệt Minh (1), Sứ Thanh sang giục, vua Nam cống-triều. Tạc sai lễ-vật mang nhiều, Cầu-phong cống-lệ, để chiều ḷng Thanh. Khang-hy cho sứ lại sang (2), Phong vua Lê chức quốc-vương Nam-trào. Từ nay hai nước thông nhau, Rối-ren biên-giới, cũng mau nhịn-nhường. Cao-bằng Mạc Vũ (3) xưng vương, Đem quân cướp-phá Thái-nguyên nhiều lần. Tạc liền đem đại binh lên (4), Đuổi nhanh họ Mạc, trốn bên Tàu liền. Đặt quan cai-trị dân yên, Cử quan Đốc-trấn Vũ Vinh Cao-bằng. Bên Tàu Mạc lót bạc vàng, Để quan tâu với vua Thanh lịnh truyền. Xin Thanh bảo Trịnh trả liền, Đất-đai họ Mạc ở miền Cao (5) xưa. Nhà Thanh cho sứ sang đưa, Thư về việc đất, trao vua Nam-triều. __________ (1) Năm 1663, ở bên Tàu, nhà Thanh đă diệt xong nhà Minh. (2) Năm 1667, vua Khang-hy nhà Thanh cho sứ sang Nam. (3) Tức Mạc Kính-Vũ, con Mạc Kính-Khoan. (4) Năm 1667, Trịnh Tạc dẫn quân lên đánh Mạc ở Cao-bằng. (5) Tức Cao-bằng. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 213 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Hai bên bàn-căi thật nhiều, Sau cùng Trịnh trả đất theo yêu-cầu. Mạc bèn nhận đất bốn châu (1), Bên Tàu Tam-Quế (2) chẳng đầu nhà Thanh. Quế bèn chiếm đất Vân-nam, Mạc theo nhập với Ngô Tam-Quế liền. Mạc, Ngô (3) hai kẻ liên-miên, Chiếm mau Vân, Quảng (4), chống quyền nhà Thanh. Đến khi Tam-Quế chết nhanh, Nhà Thanh chiếm lấy hai thành Quảng, Vân. Trịnh liền nhân dịp đem quân, Dẹp trừ Mạc Vũ, lấy phần đất Cao (5). Họ-hàng Mạc Vũ chạy mau, Long-châu lánh nạn, Thanh-trào bắt nhanh. Thanh liền giải Mạc cho Nam, Trịnh cho trị tội Mạc làm loạn ngông. Từ nay họ Mạc chẳng c̣n, Ba đời sau chót (6), dung thân Cao-bằng. Trịnh chia hai thứ quân binh, Ưu-binh tuyển ở Nghệ, Thanh lọc sàng (7). __________ (1) Bốn châu mà Mạc nhận gồm có : Thạch-lâm, Quảng-uyên, Thượng-lang và Hạ-lang. (2) Tức Ngô Tam-Quế chống Thanh ở đất Vân-nam và Quảng-tây. (3) Tức Mạc Kính-Vũ và Ngô Tam-Quế. (4) Tức hai tỉnh Vân-nam và Quảng-tây. (5) Tức Cao-bằng. (6) Ba đời họ Mạc sau cùng là Mạc Kính-Cung, Mạc Kính-Khoan và Mạc Kính-Vũ. (7) Lệ cứ ba suất đinh lấy một tên lính.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 214 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Binh này đóng ở Kinh-thành, Làm quân túc-vệ, gác đền chúa vương. Ưu-binh được cấp ruộng vườn, Lại thêm chức-sắc, nên dường kiêu-binh. Nhất-binh giữ trấn giữ dinh, Hoặc là hầu-hạ các quan đón chào. Luân-phiên có giặc gọi vào, Phần về làm ruộng, ngơ hầu tự nuôi. Đội quân gồm có hai mươi, Cơ hai mươi đội, vệ thời sáu cơ. Nước ta nhiều mỏ bấy-giờ, Mỏ vàng mỏ bạc, mỏ ch́ khắp nơi (1). Tàu sang khai-thác khơi-khơi, Mười phần nhà nước thu lời một thôi. Trịnh Cương sau định hẳn-ḥi, Chỗ đông th́ có số người ba trăm. Hai trăm ở chỗ vừa làm, C̣n như chỗ ít, một trăm lắm rồi. Nhưng mà sau đó có nơi, Tàu qua đông đến vạn người đào moi. Rồi sinh giành-giựt lôi-thôi, Quân binh (2) đến dẹp, măi thời mới yên. __________ (1) Tỉnh Tuyên-quang th́ có mỏ đồng ở Tụ-long, mỏ bạc ở Nam-xương và Long-sinh. Tỉnh Hưng-hoá th́ có mỏ đồng ở Trinh-lan và Ngọc-uyển. Tỉnh Thái-nguyên th́ có mỏ đồng ở Sáng-lộc, Yên-hậu, Liêm-tuyền, Tống-sinh, Vũ-nông; mỏ vàng ở Kim-mă, Tam-lộng và mỏ ch́ ở Cồn-minh. Tỉnh Lạng-sơn có mỏ đồng ở Hoài-viên. (2) Quân binh của Nam-triều.
215 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trịnh Doanh lập sở đúc tiền (1), Ở hai vùng đất, nơi gần Kinh-sư. Lấy xong Thuận-hoá (2) lập khu, Đúc ra ba vạn tiền từ Cảnh-hưng. Lại c̣n đúc bạc lạng dùng, Lạng thời giá đúng mười đồng chẳng nguyên. Mỗi đồng giá đáng hai tiền, Lạng này có thể chặt riêng mảnh dùng. Chữ Nho xưa học Ngũ-kinh, Tứ-thư hay truyện, đều in bên Tàu. Trịnh Giang nay khắc in mau, Cấm mua sách vở bên Tàu đem sang. Trịnh Sâm bèn lịnh các quan, Hoàn, Du, Đôn, Sĩ (3) soạn trang sử liền. Gọi là Quốc-sử tục-biên, Để cho con cháu ngẫm-nghiền về sau. __________ (1) Trước đây, ở trấn nào cũng có sở đúc tiền, cho nên có lắm sự nhũng-lạm. Đến năm 1753, Doanh mới bỏ sở đúc tiền ở các trấn, mà chỉ để có hai sở ở Kinh-sư thôi. (2) Vùng đất này trước gọi là châu Ô và Rí, do Chế Mân dâng Trần Anh-tông để cưới công-chúa Huyền-Trân. Năm 1307, Anh-tông đổi là Thuận-châu và Hoá-châu, sau gọi là Thuận-hoá. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn, lấy đó làm kinh-đô. Đến Tây-sơn, đổi là Phú-xuân. Năm 1801, Gia-long đổi là Huế, dựa theo dân-gian gọi Thuận-hoá là Hoá, rồi trại thành Huế. (3) Tức 4 vị Nguyễn Hoàn, Nguyễn Du, Lê Quư-Đôn, Ngô Thời-Sĩ. Trước đó, Vũ Quỳnh có làm sách Đại Việt thông-giám. Tới Phạm Công-Trứ soạn Việt-sử toàn-thư. Rồi Lê Hi và Nguyễn Quí-Đức hợp soạn thêm 13 quyển thành Quốc-sử thực-lục. Cuối cùng 4 vị trên chép thành Quốc-sử tục-biên.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 216 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Suốt trào họ Trịnh lúc đầu, Tạc, Căn, Cương (1) chúa, ông nào cũng lo. Những người tôi giỏi giúp cho (2), Sửa-sang việc nước, quyết pḥ quân-vương. Nhưng khi đến chúa Trịnh Giang, Hại vua giết cả các quan trung tài (3). Giang tàn-ác lại tiêu-xài, Cho nên sưu-thuế, càng ngày tăng thêm. Dân-t́nh khổ-sở ngày đêm, Giặc đều khắp nước, nổi lên chẳng ṭng. Đường đi trạm-dịch không thông, Làm đồn hoả-hiệu, trên tầng núi cao. Để khi có việc nơi nào, Thông-tin đốt lửa, báo nhau pḥng thành. Trịnh Giang dâm-dật quá chừng, Giang nghe sấm-sét nổ đùng, Giang run. Giang bèn ra lịnh điên-khùng, Làm hầm dưới đất, trốn luồng thiên-lôi. Hoạn-thần (4) quyền-quật bậy tồi, Các quan (5) bèn truất Giang ngôi mất quyền. Trịnh Doanh (6) được lập lên liền, Để lo dẹp giặc, khắp miền nước non. __________ (1) Tức Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương. (2) Những tôi giỏi như Phạm Công-Trứ và Nguyễn Công-Hăng. (3) Các quan bị giết như Nguyễn Công-Hăng và Lê Anh-Tuấn. (4) Bọn hoạn-thần Hoàng Công-Phu. (5) Tức Nguyễn Qui-Cảnh, Nguyễn Công-Thái và Vơ Công-Tế. (6) Trịnh Doanh (1740-1767), miếu-hiệu Nghị-tổ Ân-vương. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 217 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trong triều tôn-thất nổi lên, Mật, Qui, Chúc, Thế (1) đốt liền Kinh-đô. Quyết ḷng trừ Trịnh, Lê thờ, Chẳng may bị lộ, chạy nhờ trốn thôi. Bên ngoài giặc-giă khắp nơi, Phù Lê Diệt Trịnh, hợp thời người dân. Giặc to Dung, Chất (2) Sơn-nam, Tuyển, Cừ, Oánh (3) ở Hải-dương vẫy-vùng. Mật, Cầu (4) Thanh, Nghệ xưng hùng, May nhờ quan giỏi như Hoàng, Phạm, Phan (5). Cho nên họ Trịnh dần-dần, Dẹp xong giặc-giă, yên dân yên nhà. Kể qua giặc mạnh nơi xa, Sơn-nam có giặc Ngân-già Đ́nh-Dung (6). Giết quan Đốc-lĩnh họ Hoàng (7), Trịnh Doanh làm tướng, đem binh dẹp liền. Đ́nh-Dung bị chém mới yên, Ngân-già nay đổi lại tên Gia-hoà. __________ (1) Các quan toan đốt Kinh-đô như Lê Duy-Mật và Lê Duy-Qui (con vua Dụ-tông), Lê Duy-Chúc (con vua Hi-tông), cùng với các quan như Phạm Công-Thế và Vơ Thước. (2) Tức giặc Vơ Đ́nh-Dung và Hoàng Công-Chất ở Sơn-nam. (3) Tức giặc Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ và Vơ Trác-Oánh. (4) Tức giặc Lê Duy-Mật và Nguyễn Hữu-Cầu. (5) Tức các quan Hoàng Nghĩa-Bá, Hoàng Ngũ-Phúc, Phạm Đ́nh-Trọng, Nguyễn Phan, Bùi Thế-Đạt... (6) Năm 1740, giặc Ngân-già ở làng Ngân-già, Sơn-nam do Vũ Đ́nh-Dung, Đoàn Danh-Chấn và Tú Cao cướp phá rất dữ. (7) Tức quan Đốc-lĩnh Hoàng Kim-Hoa bị giết. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 218 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Giặc loàn Ninh-xá Tuyển, Cừ, Cừ giành Gia-phúc, Tuyển từ Chí-linh (1). Xây dồn đắy luỹ chống ḱnh, Giặc nhiều mấy vạn, triều-đ́nh khó xua. Quan Hoàng Nghĩa-Bá (2) thế lừa, Phá nhiều đồn giặc, nên thừa đuổi luôn. Tuyển lui rừng núi chết buồn, C̣n Cừ chạy trốn Lạng-sơn lánh nàn. Hết lương Cừ trốn Ngoạ-sơn (3), Trọng (4) bèn bắt được, đóng gông mang về. Từ rày Cừ, Tuyển yên bề, Lại c̣n có giặc gớm-ghê Hữu-Cầu (5). __________ (1) Giặc Nguyễn Cừ chiếm đất Đỗ-lâm ở Gia-phúc, c̣n Nguyễn Tuyển th́ giữ núi Phao-sơn ở Chí-linh. (2) Tức quan Thống-lĩnh Hải-dương Hoàng Nghĩa-Bá. (3) Tức dăy núi Ngoạ-vân-sơn, có h́nh cánh cung, ở giữa hai tỉnh Hà-giang và Bắc-cạn. (4) Phạm Đ́nh-Trọng, người ở Kinh-diêu, Hiệp-sơn, đỗ Tiến-sĩ năm 1735, làm Phó Đô-ngự-sử đời Lê Hiển-tông. Có công dẹp được nhiều giặc-giă, nhất là bắt được đầu đảng Nguyễn Hữu-Cầu. Thăng Binh-bộ Thượng thư, rồi bổ làm Đốc-suất Nghệ-an. Thọ 40 tuổi. (5) Nguyễn Hữu-Cầu, tục gọi là Quận He, người Hải-dương. Xưa, Phạm Đ́nh-Trọng và Nguyễn Hữu-Cầu là hai người bạn cùng học một trường. Người nào học cũng giỏi, nhưng tánh-hạnh lại khác nhau. Trọng th́ lễ-phép và hiếu-thảo. Trái lại, Cầu th́ vô-lễ và ngỗ-nghịch. Thầy thường chê Cầu
rằng : “Thằng này có học mà không có
hạnh, ngày sau chắc là một đứa gian-nghịch”. Quả-nhiên, sau Cầu làm giặc cướp, c̣n Trọng th́ làm quan. Trớ-trêu, vua sai Trọng đi đánh, bắt được Cầu và đóng cũi giải Cầu về. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 219 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Cầu là một kẻ anh-hào, Cướp thuyền buôn gạo, đem trao dân nghèo. Cho nên có lắm người theo, Cùng Cừ (1) làm giặc, khắp đều đó đây. Sau Cừ bị bắt, Cầu xoay, Liền đem đồng-đảng về ngoài Đồ, Vân (2). Tự xưng Đông-đạo tướng-quân (3), Thanh-danh lừng-lẫy, triều-thần liền sai. Quan Hoàng Ngũ-Phúc binh vây, Cầu ṿng đánh lại lấy ngay Bắc-thành (4). Thị-cầu Trần, Vơ (5) thua nhanh, Phải quăng ấn-tín, lánh thân thoát nàn. Kinh-sư thấy vậy vội-vàng, Vời ngay Khuông, Phúc (6) binh đoàn về nhanh. Phúc, Khuông Kinh-bắc lấy thành, Tuy thua Cầu vẫn uy-danh lẫy-lừng. Th́nh-ĺnh Cầu phá quân Khuông (7), Đuổi luôn Thống-lĩnh họ Đinh (8) bôn-đào. __________ (1) Tức Nguyễn Cừ. (2) Tức Đồ-sơn thuộc Kiến-an và Vân-đồn thuộc Quảng-yên. (3) Năm 1743, Nguyễn Hữu-Cầu tự xưng là Đông-đạo Thống-quốc Bảo-dân Đại-tướng-quân. (4) Tức thành Kinh-bắc. (5) Quan Trấn-phủ Trần Đ́nh-Cẩm và Đốc-đồng Vơ Phương-Đề vào đánh và thua Nguyễn Hữu-Cầu ở Thị-cầu. (6) Tức quan Hoàng Ngũ-Phúc và Trương Khuông. (7) Tức giặc Nguyễn Hữu-Cầu phá quân Trương Khuông ở làng Ngọc-lâm, thuộc huyện Yên-dũng. (8) Tức Nguyễn Hữu-Cầu đuổi luôn quân của quan Thống-lĩnh Đinh Văn Giai ở Xương-giang thuộc huyện Bảo-lộc. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 220 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Cầu về vây lại Thị-cầu, Doanh (1) sai Trọng, Phúc (2) quân mau dẹp loàn. Hữu-Cầu tướng cướp lừng danh, Ra vào nguy-hiểm, dễ-dàng như chơi. Nhiều khi vây chặt khắp nơi, Một ḿnh một ngựa, Cầu rời khỏi ngay. Rồi trong vỏn-vẹn mấy ngày, Cầu liền chiêu-dụ, có ngay vạn người. Thảo-lương dân cấp dư nuôi, V́ rằng Cầu đă giúp đời khi xưa. Quan thần ai cũng ngán ngừa, Chỉ duy Đ́nh-Trọng, chẳng thua Hữu-Cầu. Rồi Cầu ghét Trọng nên đào, Mả-mồ mẹ Trọng, đổ ào xuống sông. Trọng thề không đội trời chung, Với Cầu một mất một c̣n trần-gian. Cầu liền đút-lót bạc vàng, Với quan Đỗ, Nguyễn (3) xin hàng chúa vua. Trịnh Doanh chấp-thuận để ngừa, Lại phong Cầu chức Nghĩa-hầu (4) tài-ba. Doanh sai Sảng (5) dụ mang ra, Bảo : Quan Đ́nh-Trọng thôi hoà, ngừng nhanh. __________ (1) Tức Trịnh Doanh. (2) Tức Phạm Đ́nh-Trọng và Hoàng Ngũ-Phúc. (3) Năm 1749, Cầu đút-lót bạc vàng cho quan Đỗ Thế-Giai và quan Nội-giám Nguyễn Phương-Đĩnh để xin hàng. (4) Trịnh Doanh phong cho Cầu chức Hướng-nghĩa-hầu. (5) Tức Trịnh Doanh sai quan Thiêm-tri Nguyễn Phi-Sảng mang tờ dụ ra cho Phạm Đ́nh-Trọng. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 221 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Đừng
vây đừng đánh, Cầu hàng”, Sảng mang dụ đến, Trọng khăng căi liền. Trọng
rằng : “Làm tướng trận tiền, Có khi mệnh-lệnh vua truyền không ưng. Ông vâng mệnh gọi giặc hàng, Th́ ông cứ việc đi làm phận ông. C̣n tôi đánh dẹp giặc xong, Th́ tôi
cứ đánh, ai công nấy tùng”. Trọng liền mộ lính bốn vùng (1), Đặt làm bốn đội, được dùng quân thêm. Phủ-liêu Giai (2) thấy thế gièm, Nhưng Doanh vốn biết, thơ khen Trọng liền. Cầu tuy đă chịu về hàng, Nhưng c̣n cướp phá, xóm làng Sơn-nam. Trọng liền đánh chiếm Cẩm-giàng (3), Cầu bàn thủ-hạ,
kế rằng : “Ta thua. Tin này sẽ có người đưa, Về Kinh (4) ai nấy chẳng ngừa pḥng binh. Nay ta lẻn đánh th́nh-ĺnh, Chắc ta sẽ thắng,
chiếm Kinh dễ-dàng”. Ngay đêm hôm ấy Cầu sang, Bồ-đề vừa đến, sáng-choang xóm làng. Trịnh nghe tin báo mất thần, Liền ra giữ bến Nam-tân chận đàng. __________ (1) Phạm Đ́nh-Trọng mộ lính ở các vùng thuộc bốn huyện Thanh-hoà, Tứ-kỳ, Vĩnh-lại và Thượng-hồng. (2) Tức Đỗ Thế-Giai ở phủû-liêu nói gièm với Trịnh về Trọng. (3) Cẩm-giàng thuộc Hải-dương. (4) Tức Kinh-đô Thăng-long. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 222 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trọng nghe tin cũng vội-vàng, Đem quân bọc hậu, Cầu đành chạy giong. Từ khi thua trận Cầu cùng, Hợp Hoàng Công-Chất, Thần Thanh (1) cướp liền. Phạm, Hoàng (2) quân xuống trận tiền, Bao vây đánh Chất, về miền đất Thanh. C̣n Cầu chạy tuốt Nghệ-an, Tại đây Cầu hợp với Diên (3) cướp vùng. Trọng mang quân đánh tới cùng, Hữu-Cầu thoát chạy, đến làng Hoàng-mai. Cùng đường tướng cướp tại đây, Cầu liền bị bắt, nhốt ngay cũi cùm (4). Nộp về chúa Trịnh lập công, Thế là Đ́nh-Trọng dẹp xong Hữu-Cầu. Cùng thời giặc cướp với nhau, Sơn-tây c̣n có cướp lâu Tế, Bồng (5). Quan triều Tá-Lư (6) tấn-công, Bắt hai tên ấy, dẹp xong giặc phường (7). Bấy-giờ thủ-hạ Danh-Phương (8), Bèn đem dư-đảng về vùng núi Tam (9). __________ (1) Tức hai huyện Thần-khê và Thanh-quan. (2) Tức hai quan Phạm Đ́nh-Trọng và Hoàng Ngũ-Phúc. (3) Tên Diên cướp ở Hương-lăm thuộc huyện Nam-đường. (4) Năm 1751, Nguyễn Hữu-Cầu bị Phạm Đ́nh-Trọng bắt. (5) Năm 1740, tên Tế và tên Bồng hợp cướp ở Sơn-tây. (6) Tức quan Chinh-tây Đại-tướng-quân Vơ Tá-Lư. (7) Bắt hai tên cướp tại huyện An-lạc, thuộc phủ Vĩnh-tường. (8) Thủ-hạ tên Tế là Nguyễn Danh-Phương, tục gọi Quận Hẻo. (9) Tức núi Tam-đảo. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 223 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Bề ngoài nói dối xin hàng, Bề trong lương-thảo, mộ quân không ngừng. Mấy năm (1) sau đó Danh-Phương, Dẫn quân về chiếm, cướp hương Việt-tŕ. Rồi sang Bạch-hạc liền khi, Quan Văn Đ́nh-Ức quân đi dẹp loàn. Danh-Phương rút giữ Thanh-linh (2), Đại đồn núi Ngọc (3), trung đồn Hương-canh. Ngoại đồn ở Ức-kỳ gần, Rồi xưng Khải-vận đại-nhân (4) một vùng. Đặt quan thâu thuế xây cung, Thanh-danh lừng-lẫy, anh-hùng mười năm. Trịnh Doanh liền dẫn đại quân (5), Thái-nguyên theo ngă, chiếm nhanh Ức-kỳ. Hương-canh tiến đến liền khi, Đạn tên Phương bắn, Doanh th́ khó lên. Rồi Doanh liền lấy gươm thiêng, Trao cho quan Nguyễn Phan tuyên bảo rằng : “Đồn
này nếu phá không xong, Th́ đây
quân-pháp, tội công trị liền”. Nguyễn Phan quân sấn trận tiền, Chiến-bào bèn cởi, ngựa yên chẳng cần. Phan theo đi bộ cùng quân, Đoạn Phan nghiêm lịnh, vang vang bảo rằng : __________ (1) Tức vào năm 1744. (2) Làng Thanh-linh, huyện B́nh-xuyên, đất Thái-nguyên. (3) Tức núi Ngọc-bội giáp huyện B́nh-xuyên và Tam-dương. (4) Danh-Phương tựï xưng là Thuận-thiên Khải-vận đại-nhân. (5) Năm 1750, Trịnh Doanh tự dẫn đại quân đi đánh Phương. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 224 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Quan
quân danh-tánh đàng-hoàng, Ghi trong sổ sách, rơ-ràng từng tên. Việc ǵ đă có pháp-quân, Chúng bây là của riêng phần ta tin. Hôm nay ta phải bỏ ḿnh, Giúp non giúp nước, triều-đ́nh vua ban. Chúng bây cũng phải báo ân, Cho ta những lúc, bây gần với ta. Vậy ai mẹ yếu cha già, Con thơ vợ dại, lui ra an-toàn. C̣n th́ một trận liều thân, Báo đền ơn
nước, xứng phần mày râu”. Quan quân chẳng có ai lui, Xin cùng xông với hiểm-nguy chủ rày. Quân Phan chiếm được đồn (1) ngay, Danh-Phương liền rút, đồn ngoài khác thôi (2). Trịnh Doanh tiến thúc tức-thời, Phan (3) sai thủ-hạ, huơ ngời đoản-gươm. Quân ào đi trước chiến-trường, Đại quân tiếp-hậu, hỗ-tương đánh dồn. Danh-Phương trốn núi Độc-tôn (4), Bắt Phương tướng cướp, tay c̣ng cổ gông. Trịnh Doanh trở gót Thăng-long, Trên đường gặp Trọng (5), cũi gông Cầu gằm. __________ (1) Tức đồn Hương-canh. (2) Tức đồn Ngọc-bội. (3) Tức tướng Trịnh tên Nguyễn Phan. (4) Núi Độc-tôn thuộc làng Tĩnh-luyện, huyện Lập-thạch, Vĩnh-yên. Nơi này, tên cướp Nguyễn Danh-Phương bị bắt. (5) Tức Phạm Đ́nh-Trọng.
225 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Doanh liền mở tiệc khao quân, Bắt Phương (1) dâng rượu, Cầu (2) nâng thổt kèn. Chiến-trường vui tiệc vang rền, Thăng-long về đến, chém liền Cầu, Phương. Cùng thời tướng cướp họ Hoàng, Tên là Công-Chất, Sơn-nam vẫy-vùng. Tung-hoành nơi đất Xuân-trường, Chất bèn bắt giết quan Hoàng (3) Sơn-nam. Vua sai quân-sĩ tiến tràn, Chất liền bỏ chạy, vào Thanh lánh nàn. Rồi ra Hưng-hoá hợp đàn, Chất cùng giặc cướp tên Thành mạnh thêm. Sau (4) Thành bị bắt, Chất bèn, Chạy lên giữ động Mănh-thiên (5) núi đồi. Lúc này đồ-đảng vạn người, Mặc t́nh cướp phá, khắp thời Hưng, Thanh (6). Sâm (7) sai Thống-lĩnh họ Đoàn (8), Đem quân lên đánh, dẹp toàn Mănh-thiên. Quan quân nơi đấy báo liền, Hoàng Công-Chất đă chết yên đâu c̣n. __________ (1) Tức tướng cướp tên Nguyễn Danh-Phương. (2) Tức tướng cướp tên Nguyễn Hữu-Cầu. (3) Năm 1745, tướng cướp Hoàng Công-Chất giết quan trấn-thủ Sơn-nam là Hoàng Công-Kỳ. (4) Năm 1761, giặc cướp tên Thành bị bắt. (5) Động Mănh-thiên ở về phía bắc Hưng-hoá. (6) Tức Hưng-hoá và Thanh-hoá. (7) Tức Trịnh Sâm. (8) Năm 1769, Sâm sai quan Thống-lĩnh Đoàn Nguyễn-Thục đi đánh cướp. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 226 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Con là Công-Toản (1) tí-hon, Chống ngăn không nổi, chạy ḷn Vân-nam. Từ nay đồ-đảng tan hàng, Dân lành yên-ổn, khắp vùng Hưng, Thanh (2). C̣n Lê Duy-Mật hoàng-thân, Sau mưu giết Trịnh (3), không thành vào Thanh. Đồng mưu đồng đảng chết dần, Bấy-giờ Mật bắt quan-thần Phạm đang (4). Mật
rằng : “Ông đă mang danh, Là người
khoa-giáp, sao đành nghịch theo ?” Phạm quan cười nói tỉnh-queo : “Đă lâu
danh-phận không nêu rơ tài. Lấy
ǵ phân thuận nghịch đây ?” Nói rồi giương cổ, chịu thây hành-h́nh. Mật bèn chiêu-tập quân-binh, Kéo nhau về đánh Sơn, Hưng (5) hai vùng. Mật cùng giặc cướp tên Tương, Hợp nhau pḥng giữ, khu đồn Ngọc-lâu (6). Rồi sau họ Trịnh kéo vào, Ngọc-lâu Trịnh chiếm, chém đầu tên Tương. Mật vào đất Nghệ thân nương, Dời sang vùng núi (7) Trấn-ninh an-toàn. __________ (1) Con Hoàng Công-Chất là Hoàng Công-Toản. (2) Tức Hưng-hoá và Thanh-hoá. (3) Năm 1738, nhóm Hoàng-thân Lê Duy-Mật toan giết Trịnh. (4) Tức quan Phạm Công-Thế. (5) Năm 1740, Duy-Mật đánh Sơn-tây và Hưng-hoá. (6) Đồn Ngọc-lâu thuộc huyện Thạch-thành. (7) Tức Duy-Mật vào giữ núi Tŕnh-quang thuộc Trấn-ninh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 227 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trịnh Doanh (1) thư Nguyễn mượn đàng, Quân vào đánh Mật, dân lành được an. Vơ-vương từ-chối liên-can, E rằng Trịnh cớ quân mang đánh ḿnh. Mật (2) toan liên-kết đồng-minh, Viết thư cầu-cứu Vơ-vương đỡ-đần. Vơ-vương chẳng chịu v́ cần, Phải ǵn trung-lập, Trịnh lầm rối-ren. Trịnh Doanh vừa mất (3), Sâm lên (4), Mật đem quân đánh Thanh, Hương (5) rồi về. Sâm thư dụ Mật không nghe, Bèn sai Thế-Đạt (6) quân qua Nghệ liền. Nguyễn Phan Thanh-hoá tiến lên, C̣n Hoàng Đ́nh-Thể, qua miền đất Hưng (7). Ba đoàn sang đánh Trấn-ninh, Đạt, Phan vây núi Tŕnh-quang siết dần. Mật không nghênh-chiến lặng im, Nào ngờ con rể nỡ tâm phản-loàn. Rể bèn mở cửa luỹ toang, Trịnh quân ồ-ạt, vào nhanh trong liền. Mật hay nội-biến nên bèn, Cùng con và vợ, thiêu trên lửa hồng. __________ (1) Năm 1753, chúa Trịnh thư cho chúa Nguyễn hỏi mượn đường đánh Mật. (2) Năm 1764, Mật thư cầu-cứu chúa Nguyễn, nhưng Nguyễn không thuận. (3) Trịnh Doanh mất năm 1767. (4) Trịnh Sâm (1767-1782), miếu-hiệu Thánh-tổ Thịnh-vương. (5) Tức đất Thanh-chương và Hương-sơn. (6) Năm 1769, Trịnh Sâm sai Bùi Thế-Đạt dẫn quân qua Nghệ-an. (7) Tức đất Hưng-hoá. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 228 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> CÔNG-VIỆC
CHÚA NGUYỄN Ở PHÍA NAM <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nguyễn riêng một cơi phía trong, Lưu-truyền đời nọ, qua từng đời kia. Cho nên mọi việc đều chia, Tự ḿnh xếp-đặt, như vua một trào. Trước kia quan Bắc bổ vào, Từ khi chúa Săi, thuế-sưu chối-từ. Th́ quan chúa đặt mọi bề, Nơi dinh chúa đóng, đủ nghề tam-ty (1). Quân-binh chia đúng năm cơ (2), Số quân ước độ, non ba vạn người. Chúa cho đúc súng hẳn-ḥi (3), Mở trường tập bắn, tập voi, ngựa thuần. Hằng năm thao-dượt đề-pḥng, Chống nhau họ Trịnh, phải lường chiến-tranh. Khoa thi hai bậc phân ranh, Chính-đồ lại với Hoa-văn rơ-ràng (4). Thuế điền, thuế thổ rành-rành, Ruộng nào đất xấu, thuế thành không tăng (5). __________ (1) Tam-ty : 1. Xá-sai ty : giữ việc từ tụng văn án. Có Đô-tri, Kư-lục làm đầu. 2. Tướng-thần-lại ty : giữ việc thu tiền thu thuế, chi-phát lương-thực cho quan các đạo. Có quan Cai-bạ làm đầu. 3. Lệnh-sử ty : giữ việc tế-tự, tết nhất và việc chi-cấp lương cho quân ở chính-dinh. Có quan Nha-uư làm đầu. (2) Năm cơ là : trung cơ, tả cơ, hữu cơ, tiền cơ và hậu cơ. (3) Năm 1631, chúa Săi lập ra sở đúc súng đại-bác. (4) Thi đậu Chính-đồ được bổ Tri-phủ, Tri-huyện, Huấn-đạo, Lễ-sinh. Thi đậu Hoa-văn được bổ làm Tam-ty (phủ chúa). (5) Đất hoang khai-khẩn th́ thành tư-điền cho dân làm chủ. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 229 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Phía Nam nhiều mỏ bạc vàng, Chúa đều đánh thuế, nên càng giàu hơn. Lại c̣n thuế cảng tàu buôn, Tàu từ Thượng-hải, Quảng-đông bán hàng. Tàu neo phải nộp ba ngàn, Tàu đi th́ nộp ba trăm quan tiền. Ma-cao, Nhật-bản bốn ngàn, Tàu đi th́ nộp bốn trăm quan tiền. Tiêm-la th́ nộp hai ngàn, Tàu đi th́ nộp hai trăm quan tiền. Phương Tây tàu đến bốn ngàn, Tàu đi th́ nộp tám trăm quan ṛng. Tính chung trong sáu năm tṛn (1), Số vàng dự-trữ (2), tiền đồng (3) nhiều hơn. Tiền tiêu trong nước kẽm đồng, Khắc trên hai chữ Thái B́nh rơ danh. Chúa Hiền (4) sang đánh Chiêm-thành (5), Vua Chiêm Bà-Thấm, lấn giành Phú-yên. Hiền sai Hùng-Lộc (6) dẫn quân, Đánh cho một trận, đất dâng xin hàng. Chúa Hiền phân đất hai ranh, Phan-lang trở xuống, đất dành cho Chiêm. __________ (1) Tính đổ-đồng từ năm 1746 đến năm 1752. (2) Số vàng dự-trữ được là 14.276 lượng. (3) Số tiền thặng-dư được là 21.150 đồng. (4) Tức chúa Hiền Nguyễn-phúc Tần. (5) Tức vào năm 1653. (6) Tức quan Cai-cơ của chúa Nguyễn tên Hùng-Lộc. (7) Phan-lang tức là Phan-rang. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 230 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Từ Phan-lang đến Thái-ninh (1), Thuộc về chúa Nguyễn, nối ḍng Phúc Trăn (2). Bà-Tranh (3) lệ cống chối phăng, Chu (4) sai Hữu-Kính (5) dẫn quân tiến vào. Đánh cho một trận Chiêm nhào, Bà-Tranh bị bắt, dẫn trào Phú-xuân. Chúa nay đổi đất Chiêm-thành, Ra làm Thuận-phủ, đặt quan trị quyền. Chúa cho Chiêm Tả Trà-Viên, Cùng là Bà-Tử (6) chức quan Khâm thần (7). Ba người con của Bà-Ân (8), Làm quan Đề-đốc, quản phần đất Chiêm. Buộc Chiêm phong-tục đổi liền, Áo quần ngôn-ngữ, để thành người Nam. Đặt ra B́nh thuận phủ nhanh (9), Đổi tên Phan-lư, Phan-lang (10) ra là. __________ (1) Thái-ninh-phủ tức phủ Diên-khánh, nay là Khánh-hoà, do vua Minh-mạng đặt năm 1832. Năm 1763, chúa Nguyễn đặt là dinh Thái-khang. Sau, vua Quang-trung đổi là B́nh-khang. Năm 1808, nhà Nguyễn gọi là trấn B́nh-hoà, tỉnh-lỵ Nha-trang. (2) Nguyễn-phúc Trăn (1687-1691), truy-tôn Anh-tông. (3) Năm 1693, vua Chiêm là Bà-Tranh tự bỏ lệ tiến-cống. (4) Nguyễn-phúc Chu (1691-1725), truy-tôn Quốc-chúa. (5) Tức Tổng-binh Nguyễn Hữu-Kính, con Nguyễn Hữu-Dật. (6) Tả Trà-Viên và Kế Bà-Tử là bà con vua Chiêm Bà-Tranh. (7) Tức chức quan Khâm-lư. (8) Bà-Ân là thân-tộc của vua Chiêm Bà-Tranh. (9) Năm 1697, chúa Nguyễn đặt ra phủ B́nh-thuận. (10) Phan-lư tức Phan-rí và Phan-lang là Phan-rang. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
231 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Huyện tên Yên-phúc, Hoà-đa, Từ nay Chiêm-quốc, nước nhà mất tên. Phía Nam Chân-lạp mông-mênh, Ở vào quăng dưới Mê-kông đất màu. Nhân khi Trịnh, Nguyễn tranh nhau, Người dân phải bỏ đi vào phía Nam. Thường thường khẩn đất để làm, Mô-xoài và ở quanh vùng Đồng-nai (1). Khi vua Chân-lạp chẳng may (2), Mất rồi chú cháu, tranh ngai đánh vùi. Kẻ sang cầu-cứu Nguyễn thời, Chúa (3) sai quan lính (4), tới nơi dẹp loàn. Quân ta chiếm Mỗi-xuy (5) tràn, Bắt ngay vua Nặc Ông-Chân đem về. Quảng-b́nh quản-thúc rồi tha, Buộc Chân triều-cống, vua ta năm lần. Và nên cho phép người Nam, Sang bên xứ ấy, ruộng làm sinh-nhai. Người kia tên Nặc Ông-Đài, Đi qua cầu-viện, nhờ tài Tiêm-la (6). Xin Tiêm mau giúp quân qua, Dẹp mau Ông-Nộn (7) để mà giành ngôi. __________ (1) Mô-xoài tức Bà-rịa và Đồng-nai tức Biên-hoà ngày nay. (2) Năm 1658, vua xứ Chân-lạp mất. (3) Tức chúa Hiền Nguyễn-phúc Tần. (4) Quan lính độ 3.000 người. (5) Mỗi-xuy thuộc huyện Phước-chánh, tỉnh Biên-hoà. (6) Năm 1674, Nặc Ông-Đài qua cầu-viện Tiêm-la (Thái-lan). (7) Tức Nặc Ông-Nộn. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 232 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nặc Ông-Nộn chạy nhanh nơi, Đến ngay dinh Thái-khang (1) thời cầu Nam. Chúa Hiền sai Nguyễn Dương-Lâm, Cùng quan Đ́nh-Phái (2), quân nhằm chia hai. Mau sang đánh Nặc Ông-Đài, Quân ta phá được đồn Sài-g̣n (3) xong. Sẵn đà ta tiến Nam-vang, Ông-Đài bỏ chạy, chết tan trong rừng. Ông-Thu ḍng chính ra hàng, Cho nên được lập lên làm quốc-vương. Nặc Ông-Nộn đệ-nhị nhường, Hằng năm tiến-cống, điện-vương Sài-g̣n. Bên Tàu tổng-trấn nhà Minh, Tên Dương Ngạn-Địch, chống ḱnh nhà Thanh. Làm quan tại chức Long-môn, Bèn cùng Hoàng Tiến, Quảng-đông binh quyền. Hai quan cùng xuống chiến-thuyền, Chạy qua tị-nạn, bên miền Việt-nam. __________ (1) Dinh Thái-khang nay là Khánh-hoà. (2) Tức quan Nguyễn Đ́nh-Phái. (3) Có nhiều giả-thuyết về địa-danh Sài-g̣n : 1/ Trước tiên có tên là Sài-côn, theo tiếng Prei-kor (rừng bông g̣n) hay Prei-Nokor (hoàng-lâm), nguyên là tư-dinh của Phó-vương Cao-miên, gần chùa Cây-mai. 2/ Năm 1778, người Minh-hương từ Biên-hoà về đây, xây bờ gạch cao để ngăn nước kinh Tàu-hủ, nên người Tàu gọi là Thày-ng̣n (đê-ngạn). Do âm này mà người Pháp đọc trại ra là Saigon. 3/ Dù Sài-côn hay Sài-g̣n đều phiên-âm tiếng Tây-cung, là ṿng thành của Phó-vương Cao-miên. Sau, vua Cao-miên dâng đất này làm cống-lễ cho vua Nam. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 233 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Chúa Hiền nhân muốn khẩn-hoang, Bèn cho vào ở đất Đông-phố (1) liền. Chia nhau chúng ở các miền, Mỹ-tho (2), Lộc-dă (3), Ba-lân (4) phố-phường. Chà-và, Nhật-bản, Tây-phương, Đến cùng buôn-bán, giao-thương tưng-bừng. Rồi sau Hoàng Tiến giết Dương (5), Đóng tàu đúc súng, đánh cùng Nặc Ông (6). Ông-Thu hào luỹ chống ngăn, Lại c̣n có ư dùng-dằng chúa Nam. Phúc Trăn (7) sai tướng đem quân, Dùng mưu giết được họ Hoàng (8) chết tiêu. Bắt vua Chân-lạp cống-triều, Dẹp yên Chân-lạp, đất nhiều hoang-du. Đến đời chúa Nguyễn-phúc Chu, Sai quan Hữu-Kính (9) vào khu Đông ǵn. Kính chia Đông-phố huyện dinh, Đồng-nai thành huyện Phúc-long riêng ḿnh. __________ (1) Đất Đông-phố tức đất Gia-định. (2) Mỹ-tho thuộc Định-tường. (3) Lộc-dă thuộc Đồng-nai. (4) Ba-lân thuộc Biên-hoà. (5) Năm 1688, quan Tàu là Hoàng Tiến giết quan Tàu Dương Ngạn-Địch. Hai quan Tàu này đều qua Nam xin tị-nạn nhà Thanh. (6) Tức Nặc Ông-Thu, vua xứ Chân-lạp. (7) Tức chúa Nghĩa Nguyễn-phúc Trăn. (8) Tức quan Tàu tên Hoàng Tiến thuộc xứ Quảng-đông. (9) Tức quan Nguyễn Hữu-Kính. (10) Tức đất Đông-phố, tên cũ của đất Gia-định và Biên-hoà từ năm 1698 trở về trước. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 234 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Sài-g̣n tên huyện Tân-b́nh, Đặt thêm hai trấn (1), t́nh-h́nh an-ninh. Sai quan cai-trị dân-sinh, Lưu dân chiêu-mộ Quảng-b́nh vào thêm. Người Tàu ở đất Trấn-biên, Thanh-hà là xă, ở yên ruộng vườn. C̣n người Phan-trấn Minh-hương, Người Tàu là khách-trú thường Việt-nam. Có đoàn là khách Quảng-đông, Tên là Mạc Cửu (2), chẳng ṭng Măn-Thanh. Cửu thuyền Chân-lạp dung thân, Thấy nơi Sài-mạt (3), có dân thương thuyền. Mở ṣng đánh bạc thu tiền, Lấy tiền chiêu-mộ, lập riêng bảy làng. Làng này thành huyện Hà-tiên, Cửu sau thuần-phục, thuộc quyền chúa Nam. Chúa phong Mạc Cửu Tổng-binh, Và cho giữ đất Hà-tiên toàn quyền. Sau khi Mạc Cửu quy-tiên, Chúa phong Thiên-tứ (4) Đô (5) quyền lên thay. Tứ lo thành đắp luỹ xây, Làm đường mở chợ, rước thầy dạy Nho. __________ (1) Tức 2 trấn : Trấn-biên-dinh (Biên-hoà) và Phan-trấn-dinh (Gia-định). (2) Mạc Cửu (1655-1735), người Quảng-đông, chống Măn-Thanh, sang Sài-mạt (Chân-lạp) tị-nạn. Cửu mộ dân lập được 7 xă. Sau, thuần-phục chúa Nguyễn và chúa cho làm Tổng-trấn Hà-tiên. (3) Năm 1709, Sài-mạt đổi thành Hà-tiên thuộc chúa Nguyễn. (4) Tức Mạc Thiên-tứ, con của Mạc Cửu và mẹ là người Việt-nam. (5) Tức chức Đô-đốc. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 235 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Hà-tiên quan ấm dân no, Nay c̣n di-tích Mạc thờ Hà-tiên. Bấy-giờ Chân-lạp loạn luôn (1), Ông-Thu (2) lại chẳng phục-tùng chúa Nam. Chúa sai Hữu-Kính (3) đem quân, Sang liền đánh chiếm, lấy thành Nam-vang. Ông-Thu bỏ chạy, Yêm (4) hàng, Rồi Thu sợ quá, sẵn-sàng hàng luôn. Ít lâu Ông-Nộn quy-tiên, Thu (5) phong con Nộn là Yêm quan thần. Và đem con gái gả gần (6), Ông-Thu già-yếu, ngôi phần con Thâm (7). Thâm nghi Yêm phản nên ngầm, Đem quân đánh úp, Thâm tầm Tiêm-la. Ông-Yêm phải chạy sang ta, Đến ngay Gia-định, cầu qua giúp nàn. Chúa sai quan Nguyễn Cửu-Vân, Đem quân sang đánh Ông-Thâm rượt nà. Cửu-Vân đuổi sạch Tiêm-la, Rồi đem Yêm trở về qua La thành (8). __________ (1) Tức vào năm 1699. (2) Tức Nặc Ông-Thu, vua nước Chân-lạp. (3) Tức quan Nguyễn Hữu-Kính. (4) Tức Nặc Ông-Yêm, con của Nặc Ông-Nộn. (5) Tức Nặc Ông-Thu. (6) Tức Nặc Ông-Thu gả con gái ḿnh cho Nặc Ông-Yêm. (7) Tức Nặc Ông-Thâm, con của Nặc Ông-Thu. (8) Tức đem Nặc Ông-Yêm về thành La-bích. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 236 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ông-Thâm dựa thế Tiêm nhằm, Về vây và đánh Ông-Yêm nguy-nàn (1), Ông-Yêm cho sứ lại sang, Tới thành Gia-định, kêu van cứu t́nh. Quan Đô Phiên-trấn họ Trần (2), Hợp quan Phó-tướng Trấn-biên Nguyễn (3) ngầm. Đem quân sang đánh Thu, Thâm (4), Chiếm thành La-bích, dành Yêm ngôi phần. Thu, Thâm sợ-hăi bỏ thành, Tiêm-la sang trốn, Yêm làm vua ngay. Ông-Yêm mất, con Tha thay (5), Ông-Thâm về đánh, giành ngai vua quyền. Ông-Tha Gia-định đến liền, Cầu xin chúa Nguyễn, giúp giùm ngôi ơn. Lâu sau Thâm mất các con, Đôn, Hiên, Yếm (6) quyết, mất c̣n tranh nhau. Chúa sai Hữu-Doăn (7) qua mau, Ba tên bỏ chạy, ngôi trào về Tha. Nhưng rồi vừa mấy tháng qua, Nặc Nguyên (8) dẫn-dắt Tiêm-la về tràn. __________ (1) Tức vào năm 1714. (2) Tức quan Đô-đốc Phiên-trấn (Gia-định) Trần Thượng-Xuyên. (3) Tức quan Phó-tướng Trấn-biên (Biên-hoà) Nguyễn Cửu-Phú. (4) Tức Nặc Ông-Thu và Nặc Ông-Thâm. (5) Năm 1736, Nặc Ông-Yêm mất, con là Nặc Ông-Tha thay. (6) Tức Nặc Đôn, Nặc Hiên và Nặc Yếm. (7) Tức quan Nguyễn Hữu-Doăn. (8) Nặc Nguyên là con thứ hai của Nặc Ông-Thâm. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 237 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ông-Tha bị đuổi lại sang, Tới nơi Gia-định thân tàn mạng vong. Nặc Nguyên hà-hiếp Côn-man (1), Thông-đồng chúa Trịnh, hai đàng liên-minh. Nguyễn nghe liền cử Cư-Trinh (2), Đem quân sang đánh, Nặc Nguyên bỏ thành. Nguyên bèn chạy đến Hà-tiên, Liền nhờ Thiên-Tứ (3), giúp liền cho Nguyên. Tứ thư gửi chúa ư rằng : “Nguyên
dâng hai phủ Lôi, Tầm (4) chuộc công”. Chúa c̣n lưỡng-lự muốn không, Cư-Trinh tâu sớ, xin ṭng kế dâng. Nghĩa
là “tàm thực” lấy dần, Như tằm ăn lá, chắc phần được hơn. Chúa nghe bèn nhận phủ dâng, Nguyên về Chân-lạp, măn-phần chú thay (5). Nhuận xin chúa Nguyễn phong ngai, Nhưng tên Hinh (6) rể, giết rày cướp ngôi. Phúc-Du (7) quân đánh tới nơi, Nặc Hinh thua chạy, mạng thời chẳng nguyên. __________ (1) Côn-man là nơi những người Chiêm-thành sang tụ-họp làm ăn. (2) Tức quan Nguyễn Cư-Trinh. (3) Tức Mạc Thiên-Tứ. (4) Tức hai phủ Lôi-lạp (Sói-rạp) và Tầm-bôn (Tân-an). (5) Năm 1759, Nặc Nguyên mất, chú là Nặc Nhuận lên thay. (6) Con rể Nặc Nhuận tên là Nặc Hinh. (7) Tức quan Trương Phúc-Du. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 238 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Thuộc-nhân giết Nặc Hinh liền, Nặc Tôn (1) chạy đến Hà-tiên cậy ḥng. Tứ (2) dâng thư lập Nặc Tôn, Chúa bèn chấp-thuận, Tôn phong nối ḍng. Nặc Tôn dâng đất Tầm-phong (3), Tạ ơn chúa đă có ḷng cứu-tinh. Chúa sai quan Nguyễn Cư-Trinh (4), Long-hồ dời đến xứ xinh Tầm-bào (5). Đặt ra ba đạo liền nhau (6), Nặc Tôn năm phủ, dâng mau Mạc (7) liền. Mạc Thiên đất ấy dâng chuyền, Dâng cho chúa Nguyễn, chúa truyền lại ngay (8). __________ (1) Nặc Tôn là con của Nặc Nhuận. (2) Tức Mạc Thiên-Tứ dâng thư lên chúa Nguyễn. (3) Tức đất Tầm-phong-long, nay là các tỉnh An-giang, Sa-đéc và một phần tỉnh Kiến-phong. (4) Nguyễn Cư-Trinh (1716-1767), hiệu Đạm-am, sinh tại xă An-hoà, huyện Hương-trà, Thừa-thiên. Năm 1740, đỗ cử-nhân, được bổ Tri-huyện Triệu-phong, Quảng-trị. Năm 1750, Tuần-phủ Quảng-ngăi và b́nh được giặc
Đá-vách. Năm 1753, dẹp loạn ở Chân-lạp. Ông
dùng mưu “tàm thực” để
hoàn-thành cuộc Nam-tiến và mở rộng bờ-cơi
ở phía nam. Về văn-học, ông có sáng-tác truyện Săi Văi và Đạm-am văn-tập để truyền lại cho đời sau. (5) Tầm-bào là chỗ tỉnh-lỵ Vĩnh-long bây-giờ. (6) Ba đạo là : Đông-khẩu-đạo ở Sa-đéc, Tân-châu-đạo ở Tiền-giang và Châu-đốc-đạo ở Hậu-giang. (7) Nặc Tôn lại dâng tiếp 5 phủ cho Mạc Thiên-Tứ là Hương-úc, Cần-bột, Trực-sâm, Sài-mạt và Linh-quỳnh. (8) Sau khi Tứ dâng đất 5 phủ cho chúa Nguyễn, th́ chúa cho thuộc về Trấn Hà-tiên cai-quản. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 239 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Cho quyền họ Mạc triển-khai, Chung về một trấn, thuộc rày Hà-tiên. Thế là sáu tỉnh mông-mênh, Đất-đai Chân-lạp, nay quyền Việt-nam. Nguyễn Hoàng Thuận-hoá mở-mang, Đầu tiên Ái-tử (1), đất lành quy dân. Rồi sau Hoàng mở rộng dần, Dời dinh Trà-bát, ở gần Cát-dinh (2). Đến đời chúa Săi chiến-tranh, Dời dinh vào tận Phúc-an (3) xa dần. Đến đời chúa Thượng địa-bàn, Phủ dời về tận Kim-long tung-hoành (4). Đến đời chúa Nguyễn-phúc Trăn, Phủ dời về tận Phú-xuân Kinh-thành (5). __________ (1) Ái-tử là tên một xă trong huyện Đăng-xương, tỉnh Quảng-trị. Nơi đó, năm 1558, là căn-cứ đầu tiên của Nguyễn Hoàng khi dời từ Bắc vào. (2) Năm 1570, tức 13 năm sau, Nguyễn Hoàng dời về làng Trà-bát, cũng thuộc huyện Đăng-xương, tỉnh Quảng-trị. (3) Năm 1626, chúa Săi dời dinh về làng Phúc-an, thuộc huyện Quảng-điền, tỉnh Thừa-thiên và đổi dinh ra phủ. (4) Năm 1636, chúa Thượng dời phủ về làng Kim-long, thuộc huyện Hương-trà, tỉnh Thừa-thiên. (5) Năm 1687, chúa Nghĩa dời phủ về làng Phú-xuân, tỉnh Thừa-thiên và được chúa chọn làm vương-phủ từ năm 1687 đến năm 1744. Sau gọi là chính-dinh khi chia toàn nước ra thành 12 dinh. Năm 1787, là kinh-đô của Bắc-b́nh-vương Nguyễn Huệ. Đến ngày 3-6-1801, Nguyễn-phúc Ánh đánh bại vua Cảnh-thịnh và trở thành đế-đô nhà Nguyễn. Sau đó, Phú-xuân được đổi tên lại là Huế. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 240 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vơ-vương (1) vương-hiệu mới xưng, Vương bèn đổi phủ ra thành điện ngay. Rồi chia dinh nước mười hai (2), Dinh thời Trấn-thủ, quan Cai điều-hành (3). Vào thời Nguyễn-phúc Chu (4) sang, Cho người mang cống, xin Thanh vương làm. Thanh rằng hiện ở nước Nam, Vua Lê c̣n đó, không thêm vua trùng. Cho nên Nguyễn-phúc Chu xưng, Danh là Quốc-chúa, ấn in rành-rành. Đến đời Phúc Khoát xưng vương, Triều-nghi chế-độ, đường-đường ngôi vua. Công-lao họ Nguyễn đă đưa, Di-dân khai-khẩn đất thừa phía Nam. Trung thời đồng-hoá dân Chàm, Nam thời Phúc Trú (5), Miên dần đất thâu. __________ (1) Nguyễn-phúc Khoát (1738-1765), xưng là Vơ-vương. (2) Vơ-vương chia nước ra làm 12 dinh như sau : 1/ Chính dinh (Phú-xuân). 2/ Cựu dinh (Ái-tử). 3/ Quảng-b́nh dinh. 4/ Vũ-xá dinh. 5/ Bố-chính dinh. 6/ Quảng-nam dinh (đất Chiêm-thành). 7/ Phú-yên dinh (đất Chiêm-thành). 8/ B́nh-khang dinh (đất Chiêm-thành). 9/ B́nh-thuận dinh (đất Chiêm-thành). 10/ Trấn-biên dinh (đất Chân-lạp). 11/ Phiên-trấn dinh (đất Chân-lạp). 12/ Long-hồ dinh ( đất Chân-lạp). (3) Tức dinh th́ đặt quan Trấn-thủ, có quan Cai-bạ và quan Kư-lục để coi việc cai-trị. (4) Nguyễn-phúc Chu (1691-1725), xưng là Quốc-chúa. (5) Nguyễn-phúc Trú (1725-1738), xưng là Túc-tông Hiếu-minh Hoàng-đế. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 241 NGƯỜI
ÂU-CHÂU SANG VIỆT-NAM <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Người Âu sang đến Á-châu, Có ba nguyên-cớ, để tàu xuyên dương. Một là buôn bán giao-thưong, Hai truyền Thiên-chúa, ba đường xâm-lăng. Có ông người Ư (1) dùng thuyền, Qua Tàu du-lịch, triều Nguyên xa đường. Rồi sau qua Ấn-độ-dương, Trở về bên nước, kể đường ông đi. “Kỳ-quan
thế-giới” (2) ông ghi, Từ Âu sang Á, hiếu-kỳ phương Đông. Rồi ông Christophe Colomb (3), Thuyền qua Đại, Ấn (4) thấy miền Mỹ-châu. Người Bồ vào Ấn-độ mau (5), Người Bồ khác đến, tấp vào Phi-tân (6). __________ (1) Vào thế-kỷ thứ 13, đời La-mă, có ông Marco Polo, người nước Ư-đại-lợi, dùng thuyền qua đến Trung-quốc, vào triều nhà Nguyên (1277-1368) đời vua Thế-tổ Hốt Tất-Liệt. Ông ở Tàu hằng 17 năm trời. (2) Thế-giới kỳ-quan là quyển Les merveilles du monde. (3) Ông Christophe Colomb (1451-1506), người đă dùng thuyền vượt qua Đại-tây-dương và Ấn-độ-dương để t́m ra Mỹ-châu vào tháng 10 năm 1492. (4) Tức Đại-tây-dương và Ấn-độ-dương. (5) Năm 1479, người Bồ-đào-nha (Portugal) tên là Vasco de Gama, đi ṿng mũi Hảo-vọng ở Nam-phi, để sang Ấn-độ-dương, rồi vào đất Ấn-độ. (6) Năm 1521, người Bồ-đào-nha tên Magellan đi qua Ấn-độ-dương, sang Thái-b́nh-dương, rồi vào đất Phi-luật-tân (Philippines). 242 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Người Bồ lại đến Áo-môn (1), Rồi Bồ, Anh, Pháp chiếm dần Ấn xong (2). Việt-nam Bồ đến Hội-an (3), Dần ra Thuận-hoá, bán hàng Tàu, Tây (4). Lập ḷ đúc súng tại đây, Mà nay Phường-đúc, gọi ngoài Huế luôn. Người Bồ ra Bắc bán-buôn, Tới đời Trịnh Tráng, phép đoàn Hoà-lan (5). Trịnh cho được mở cửa hàng, Ở nơi Phố-hiến, rộn-ràng ngày đêm. Người Tàu, người Nhật, người Tiêm (6), Hai ngàn căn phố, tàu thuyền tới đi. Tục rằng : Thứ nhất Kinh-kỳ, Thứ nh́ Phố-hiến, đúng v́ người đông. __________ (1) Năm 1563, vào đời nhà Minh bên Tàu, người Bồ-đào-nha đă đến ở đất Áo-môn (Macao) của nước Tàu. (2) Năm 1596, các nước Bồ, Anh, Pháp vào ở đất Ấn-độ. (3) Người Bồ đến Việt-nam trước hết cả. Bồ đă mở cửa hàng ở phố Hội-an (Faifo) thuộc đất Quảng-nam. Theo sách của các ông Maybon và Russier có chép rằng năm 1614, đời chúa Săi đă có người Bồ tên là Jean de la Croix đến lập ḷ đúc súng ở đất Thuận-hoá, mà bây giờ ở Huế người ta c̣n gọi chỗ ấy là Phường-đúc. (4) Gồm có các nước Tàu, Nhật, Hoà-lan và Bồ-đào-nha. (5) Trước năm 1637, đă có tàu của người Bồ ra vào buôn-bán ở miền Bắc rồi, nhưng măi đến đời vua Lê Thần-tông, Trịnh Tráng mới cho phép người Hoà-lan đến mở cửa hàng ở Phố-hiến, gần chỗ tỉnh-lỵ Hưng-yên bây giờ. (6) Tức người nước Tiêm-la (Thái-lan). <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 243 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Người Bồ buôn-bán trong Nam, Hoà-lan ngoài Bắc, đua tranh bán nhiều. Hai nơi hai chúa muốn điều, Nhờ người ngoại-quốc, giúp theo phía ḿnh. Nhưng v́ quyền-lợi thương-trường, Cho nên hai chúa chẳng trông-cậy nhờ. Chúa sau truyền-giáo không cho, Hoà-lan đất Bắc, không vô ra thường (1). Người Anh đem chiếc tàu buôn (2), Xin vào đất Bắc, mở luôn cửa hàng. Trịnh cho Phố-hiến dễ-dàng, Nhưng v́ hàng ế, nên đành tàu lui (3). Pháp th́ Phố-hiến ở rồi (4), Pháp sau tàu khác lại rời Tiêm-la. Tàu vào đất Bắc mang qua (5), Có nhiều phẩm-vật, dâng quà Trịnh Căn. Trong Nam Pháp mở cửa hàng, Ở ngoài Côn-đảo, tiện đàng bán-buôn (6). Rồi sau Pháp đến Hội-an, Xin vào chúa Nguyễn, để tŕnh quốc-thư (7). Tỏ t́nh giao-hảo đường xa, Nguyễn thư đáp lại, thuận cho Pháp vào. __________ (1) Năm 1700, người Hoà-lan không vào miền Bắc nữa. (2) Năm 1672, người Anh đem chiếc tàu buôn tên Zant. (3) Năm 1697, tàu Anh lui về v́ hàng bán ế. (4) Năm 1680, tàu Pháp đă có ở Phố-hiến. (5) Năm 1682, tàu Pháp tên Saint Joseph từ Thái-lan qua miền Bắc. (6) Năm 1686, người Pháp tên Verret được phép ở Côn-đảo. (7) Năm 1749, người Pháp tên Poivre đi tàu Machault. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
244 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Theo tàu giáo-sĩ vào mau, Trang-tông giáo-sĩ giảng-rao mấy làng (1). Trong Nam vào thuở Nguyễn Hoàng, Có người giáo-sĩ Tây-ban-nha rồi (2). Thuyền sau nhiều chiếc đến nơi, Chúa e quấy-nhiễu, nên thời đuổi đi. Đến đời chúa Săi liền khi, Phú-xuân người Pháp, truy-tuỳ vào luôn (3). Lập ra được các giáo-đường, Và đi truyền đạo, phố-phường người đông. Ở ngoài miền Bắc Thần-tông, Có ông giáo-sĩ, Trịnh không cho truyền (4). Ông bèn phải bỏ đi liền, Nhưng rồi giáo-sĩ trong miền Nam ra (5). Xin vào yết-kiến Trịnh và, Đồng-hồ quả lắc, dâng quà lạ mô. Chúa cho truyền đạo Kinh-đô, Càng ngày càng có đạo-đồ nhiều theo. __________ (1) Năm 1533, đời vua Lê Trang-tông, đă có người Pháp tên I-nê-khu vào giảng đạo Thiên-chúa ở các làng Ninh-cường, Quần-anh, huyện Nam-chân (tức Nam-trực) và ở làng Trà-lũ, huyện Giao-thuỷ, ở các tỉnh Nam-định, Thái-b́nh và Ninh-b́nh. (2) Năm 1596, có người giáo-sĩ Tây-ban-nha tên Diego Adverte vào giảng đạo Thiên-chúa ở trong Nam trước hết cả. (3) Năm 1615, đời chúa Săi, có giáo-sĩ tên P. Busomi đến giảng đạo. Và năm 1624, có người giáo-sĩ Pháp tên Jean Rhodes đến giảng đạo ở Phú-xuân và lập ra các giáo-đường. (4) Năm 1626, đời vua Lê Thần-tông, có giáo-sĩ tên Baldinoti vào giảng đạo, bị chúa Trịnh đuổi đi. (5) Ông giáo-sĩ tên Jean Rhodes đă ở lâu trong Nam nay liền ra Bắc. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 245 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Việt-nam từ thuở xa xưa, Theo Nho, Phật, Lăo cất chùa tu thân. Nhà nhà thờ cúng Tổ-tiên, Vái-van thần-thánh, lệ truyền từ lâu. Đột-nhiên người xứ Âu-châu, Qua truyền giảng đoạo, bắt đầu bỏ ngay. Tổ-tiên cúng giỗ lâu nay, Tục xưa thói cũ, đổi thay khó làm. Cho nên ngoài Bắc trong Nam, Kêu là tả-đạo, huỷ nhằm thuần-phong. Chúa vua cấm-chỉ ngoài trong, Chẳng cho theo đạo, nghịch ngông trị liền. Trong Nam chúa Thượng lịnh truyền (1), Cấm Tây giảng đạo, khắp miền Nam nhanh. Bắc thời Trịnh Tạc cấm ngăn (2), Không cho dân chúng, theo gần Gia-tô. Cấm luôn giáo-sĩ chẳng vô, Đuổi ngay truyền-giáo, khỏi bờ-cơi Nam. Chúa Hiền quyết-liệt lịnh nhằm, Giết người giảng đạo, Quảng-nam Cửa Hàn (3). Trịnh Căn sách đạo đốt liền (4), Phá tan nhà đạo, đuổi truyền-giáo ngay. Trịnh Cương cho bắt những ai, Theo gia-tô-giáo, cạo mày nhẵn trơn (5). __________ (1) Năm 1631, chúa Thượng Nguyễn-phúc Lan cấm giảng đạo. (2) Năm 1663, Trịnh Tạc đuổi giáo-sĩ và cấm vào đạo Gia-tô. (3) Năm 1644, chúa Hiền Nguyễn-phúc Tần giết giảng-đạo ở Đà-nẳng. (4) Năm 1696, Trịnh Căn cho đốt hết sách đạo và phá nhà giảng đạo. (5) Năm 1712, Trịnh Cương bắt phải cạo mày trán những ai theo đạo. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 246 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Khắc ngay vào trán chữ trông, Hoạ Hoà-lan đạo (1), kinh-hoàng lắm thay. Trịnh Doanh khắc-nghiệt lúc này, Giết liền đạo-trưởng, giết ngay đạo-đồ. Luật nghiêm cấm đạo càng phô, Mà người giảng đạo, người vô càng nhiều. Dần-dần trong nước khích-khiêu, Bên lương bên giáo, ra điều ghét-ghen. Vua quan cấm măi vẫn c̣n, Cực-h́nh trừng-trị, giết oan oán-sầu. Nghĩ rằng các nước Tây-Âu, Hăy qua buôn-bán, rồi sau chậm ǵ. Nước ta Văn-hiến từ khi, Nêu cao đạo-đức, sá chi tôn-sùng. Bế-quan toả-cảng chẳng tường, Trào-lưu kỹ-nghệ, Tây-phương chẳng màng. Khư-khư ôm lấy chủ-quan, Đến khi biến-loạn, sao toan kịp liền. Cái hay ở chỗ kiến-tiên, Giao-thương không mất, chủ-quyền hẳn êm. __________ (1) Người Hoà-lan sang buôn-bán ở ngoài Bắc trước hết cả, cho nên mới gọi là Đạo Hoà-lan. Vả lại, lúc bấy-giờ người Việt-nam ta không phân-biệt được những người ấy thuộc nước nào; hễ trông thấy người Tây da trắng to con th́ thường cứ gọi là người Hoà-lan. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 247
THỜI-VẬN SUY-YẾU CỦA CHÚA NGUYỄN <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Từ ngày chúa Nguyễn vào Nam, Bắc thời chống Trịnh, bao năm giữ giành. Phía Nam thôn-tính Chiêm-thành, Đất thâu Chân-lạp, mở nhanh cơi-bờ. Mấy đời xưng chúa để chờ, Đến đời Phúc Khoát, dựng cờ xưng vương (1). Triều-nghi cung-điện Phú-xuân, Phong cho Phúc Hiệu (2), thế quyền tương-lai. Ít lâu Thế-tử chẳng may, Mệnh-vong khi tuổi những ngày c̣n xuân. Rồi sau mệnh-một Vơ-vương, Mà con Thế-tử hăy c̣n tí-hon, Quyền-thần Phụ-chính Phúc-Loan (3), Đổi tờ di-chiếu, Định-vương (4) lập liền. __________ (1) Nguyễn-phúc Khoát xưng vương vào năm 1765. (2) Thế-tử Nguyễn-phúc Hiệu là con thứ 9 của Nguyễn-phúc Khoát. (3) Trương Phúc-Loan, người Quư-huyện, Thanh-hoá. Phụ-chính đời chúa Nguyễn-phúc Khoát. Vơ-vương băng, Loan bèn lập Nguyễn-phúc Thuần, mới 12 tuổi, thay v́ phải lập Hưng-tổ Hiếu-khương là thân-sinh của Nguyễn-phúc Ánh, v́ Loan sợ ông này thông-minh quả-đoán, nên khó kềm-chế. Tuy Phúc Thuần là vương, nhưng quyền-bính đều trong tay Loan và bè-đảng cả. Khi Trịnh đến Hồ-xá th́ các quan triều Nguyễn là Tôn-thất Huống và Nguyễn Cửu-Pháp bắt trói Loan và đem nộp cho tướng Trịnh là Hoàng Ngũ-Phúc. Phúc giải Loan về Thăng-long, giữa đàng Loan chết. (4) Định-vương Nguyễn-phúc Thuần (1765-1777), truy-tôn là Diệu-tông Hiếu-định Hoàng-đế. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 248 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Phúc-Loan lại muốn chuyên-quyền, Liền đem bè-đảng, quan-viên vào triều. Mua quan bán chức cũng nhiều, Khiến cho dân-chúng, lắm điều oán-than. Trịnh Sâm biết rơ mọi đàng, Bèn sai Ngũ-Phúc, các Hoàng (1) dẫn quân. Giả rằng vào đánh Phúc-Loan, Mượn đường Trịnh tiến (2), Linh-giang qua liền. Phúc sai Đ́nh-Thể th́nh-ĺnh, Đem quân chiếm luỹ Trấn-ninh dễ-dàng. V́ nhờ nội-ứng Nguyễn tan, Trịnh vây cửa mở, Trịnh tràn vào ngay. Trịnh Sâm liền được tin hay, Họ Hoàng đă phá được rày Trấn-ninh. Sâm bèn quyết dẫn đại-binh, Vào ngay tiếp-ứng, họ Hoàng xuống Nam. Cuối đông trời rét căm-căm, Quân Hoàng tiến đóng vùng nhằm Minh-linh (3). Hoàng liền truyền hịch nói rằng, Bắc vào chỉ đánh Phúc-Loan quyền-thần. Nguyễn quan đang đóng Phú-xuân, Cùng nhau bắt trói Phúc-Loan kịp thời (4). __________ (1) Các tướng Trịnh là Đại-tướng Hoàng Ngũ-Phúc và các Tướng Hoàng Phùng-Cơ, Hoàng Đ́nh-Thể và Hoàng Đ́nh-Bảo. (2) Năm 1774, Hoàng Ngũ-Phúc qua sông Linh-giang. (3) Tháng chạp năm 1774, Phúc chiếm xă Hồ-xá,Minh-linh, Quảng-trị. (4) Sau khi bị Hoàng Ngũ-Phúc bắt, Trương Phúc-Loan đă đút lót hàng ngàn lạng vàng cho Phúc để mua lại cái đầu mà vẫn không toại ư. Loan chết trên đường giải về Kinh-đô Thăng-long. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 249 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Họ Hoàng bắt được Loan rồi, Sai mang thư đến, nói lời đẩy-đưa : “Loan
đă diệt, Tây-sơn chưa, Hoàng đem binh
đến, hợp tua đánh cùng”. Nguyễn suy biết kế họ Hoàng, Đánh lừa để lấy Kinh-thành mà thôi. Nguyễn sai Tiệp, Chính (1) mau thời, Đem quân thuỷ-bộ, án nơi Quảng-điền (2). Họ Hoàng sai Thể (3) núi miền, Dàn quân hai mặt, gọng kềm đánh Nam. Nguyễn quân tan ră chạy nhanh, Hoàng liền tiến chiếm Phú-xuân dễ-dàng. Nguyễn bèn chạy xuống Quảng-nam, Trịnh Sâm đang đóng Hà-trung vui tràn. Nghe Hoàng lấy được Phú-xuân, Sai quan mang tặng, lạng vàng chẵn trăm (4). Và mang lạng bạc năm ngàn, Thưởng cho tướng-sĩ, đánh tan Nguyễn rồi. Sâm phong Ngũ-Phúc chức thời, Làm quan Đại-trấn-phủ nơi Thuận (5) này. Lịnh cho Ngũ-Phúc soạn ngay, Toan lo việc lấy đất rày Quảng-nam. Sâm xong đâu đấy an-tâm, Rút quân về Bắc, ḷng thầm mừng-rơn. __________ (1) Tướng Nguyễn là Tôn-thất Thiệp và Nguyễn Văn Chính. (2) Tức Bái-đáp-giang, nay gọi là Phu-lệ, huyện Quảng-điền. (3) Tướng Trịnh là Hoàng Ngũ-Phúc sai Hoàng Đ́nh-Thể bọc đường núi. (4) Trịnh Sâm tặng cho Hoàng Ngũ-Phúc 100 lạng vàng. (5) Tức Thuận-hoá. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 250
NHÀ NGUYỄN TÂY-SƠN <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Bấy-giờ ở đất Qui-nhơn, Có ông Nguyễn Nhạc (1), Tây-sơn dựng cờ. Trước kia Nguyễn Nhạc họ Hồ, Nghệ-an nguyên-quán, sau vô Nam này. Cha Hồ Phi-Phúc dựng-xây, Ông sinh ra được con trai ba người. Nhạc theo họ mẹ Nguyễn thời, Dễ bề thu-phục, người đời nhân-tâm. __________ (1) Nguyễn Nhạc, người ấp Tây-sơn, huyện B́nh-khê (dưới chân đèo An-khê) tỉnh Qui-nhơn. Sau dời về xă Phú-lạc, huyện Tuy-phước. Nhạc trước làm Biện-lại ở Vân-đồn, nên thường gọi là Biện Nhạc. Cha là Hồ Phi-Phúc và mẹ là Nguyễn Thị Đồng, ỏ huyện Hưng-yên, Nghệ-an. Năm 1655, chúa Nguyễn lấy được 7 huyện ở phía nam sông Lam-giang (tức sông Cả), thuộc Nghệ-an, chúa liền kêu gọi di dân vào Nam để lập-nghiệp. Gia-đ́nh Hồ Phi-Phúc đi theo đoàn di dân ấy. Ông bà Hồ Phi-Phúc sinh được 3 người con trai : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Cả ba đều lấy theo họ mẹ hầu thu-phục được nhân-tâm, v́ đất miền Nam thuộc chúa Nguyễn. Nhạc đánh bạc thua hết tiền quỹ, phải trốn vào rừng. Sau, Nhạc tự ngồi vào cũi và bảo quân khiêng nộp cho quan. Nửa đêm, Nhạc phá cũi và mở cửa cho quân tràn vào lấy thành. Khi binh-lực c̣n yều, Nhạc thoạt theo về chúa Trịnh để đánh Nguyễn từ năm 1771. Rồi, pḥ Đông-cung chúa Nguyễn để đánh Trịnh. Đến năm 1778, tức-vị xưng đế-hiệu là Thái-đức. Nguyễn Nhạc giận thổ-huyết và băng năm 1794. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 251 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Cả là Nguyễn Nhạc trưởng-nam, Hai là Nguyễn Lữ (1) phụ cầm quân-binh. Ba là Nguyễn Huệ (2) thông-minh, Sau nên danh-tướng, sử-xanh vang lừng. __________ (1) Nguyễn Lữ : Cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Huệ, khởi-nghĩa ở Tây-sơn (B́nh-định) đánh chúa Nguyễn và Trịnh, từ năm 1771. Năm 1778, được phong làm Tiết-chế, nhiều lần đem quân vào đánh chúa Nguyễn trong Gia-định. Khi Nhạc xưng đế, Lữ được phong làm Đông-định-vương ở Gia-định. (2) Nguyễn Huệ (1752-1792) : Thuở bé gọi tên tục của Huệ là Chú Thơm, thọ-giáo
Giáo Hiến. Thầy Hiến thúc-giục Huệ : “Tây
khởi-nghĩa, Bắc thu-công, Nam
b́nh-định” và “Anh là người Tây-sơn, cứ cố
đi”. Huệ c̣n có tên Nguyễn Quang-B́nh, tóc quăn, có sức khoẻ tuyệt-trần và tiếng nói sang-sảng. Năm 1771, Nguyễn Huệ cùng hai anh là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ khởi-nghĩa ở ấp Tây-sơn, thôn An-khê, huyện Hoài-nhơn, tỉnh B́nh-định (Qui-nhơn). Năm 1776, Huệ đem binh vượt biển vào đánh lấy Sài-côn. Năm 1777, được Nhạc phong chức Tiết-chế. Năm 1786, với danh-nghĩa Phù Lê Diệt Trịnh, Huệ đem binh ra Bắc hạ thành Thăng-long, giết Trịnh Khải và vào chầu vua Lê Hiển-tông. Huệ được vua Lê gả con gái là công-chúa Ngọc-Hân cho và phong chức Uy-quốc-công. Huệ đem quân về Đàng Trong và được Nhạc phong làm Bắc-b́nh-vương, đóng đô ở Thuận-hoá, từ núi Hải-vân trở ra. Năm 1788, Huệ lên ngôi Hoàng-đế, đặt niên-hiệu Quang-trung, truyền hịch đi khắp nơi, rồi đem quân ra Bắc đánh quân nhà Thanh đang chiếm Thăng-long. Mồng 5 Tết năm 1789, binh Huệ đến Thăng-long, bức Sầm Nghi-Đống phải tự-tử ở g̣ Đống-đa, rượt Tôn Sĩ-Nghị đến cửa Nam-quan, hậu-đăi cựu-thần nhà Lê, chiêu-hiền kính-sĩ. Năm 1792, sai sứ sang Tàu xin cầu-hôn và đ̣i lại đất Lưỡng-Quảng. Vua Thanh chỉ ưng cho một tỉnh Quảng-tây để làm đất đóng đô và vua Thanh cũng thuận gả công-chúa cho Huệ. Triều-thần nhà Thanh cũng sửa-soạn lễ vu-quy cho công-chúa. Nhưng sau đó mấy hôm, sứ-giả Vũ Văn Dũng nhận được hung-tín là Bắc-b́nh-vương chẳng may bị bịnh và băng ngày 29-9-1792 (năm Nhâm-tư). Ngài thọ 40 tuổi. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 252 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Thua bài Biện Nhạc vào rừng (1), Lập đồn xây trại ở vùng Tây-sơn. Chiêu-hiền đăi-sĩ nghĩa-nhơn, Cướp giàu cho kẻ nghèo-nàn phục thay. Nhạc người can-đảm lại tài, Nhốt ḿnh vào cũi, khiêng ngay vào thành. Nộp cho Tuần-phủ (2) tội danh, Quan Tuần tưởng thật, khiêng nhanh vào đồn. Nửa đêm Nhạc phá cũi ḷn, Mở toang các cửa, quân tràn vào nhanh. Nhạc bèn chiếm giữ lấy thành, Qui-nhơn căn-cứ, tiến-hành về sau. Bấy-giờ có khách buôn Tàu, Đ́nh, Tài (3) theo giúp tân-trào Tây-sơn. Nhạc chia năm đạo toàn quân, Trung tiền tả hữu hậu binh vững-vàng. Nhạc lên Quảng-nghĩa lấy nhanh, Quảng-nam cũng chiếm được thêm dễ-dàng. Phía Nam B́nh-thuận Nhạc càn, Chẳng lâu một dăy, thuộc phần Tây-sơn. __________ (1) Vào năm 1771, Nhạc làm Biện-lại ở Vân-đồn, có nhiệm-vụ thu thuế để sung vào công-khố, nhưng thu được bao nhiêu Nhạc đem đánh bạc thua sạch. Rồi Nhạc trốn vào ở trong vùng Mán Thượng, thuộc ấp Tây-sơn. Nhạc sai quân đi cướp của người giàu để phân-phát lại cho người nghèo, nên được nhiều người kính-nể. (2) Quan Nguyễn Tuần-phủ Qui-nhơn tên là Nguyễn Khắc-Tuyên. (3) Hai người Tàu buôn tên là Tập Đ́nh và Lư Tài. Thật ra, nhóm Tàu này thuộc các quan của nhà Minh đă bị nhà Thanh cướp quyền thống-trị, nên chạy sang
lánh-nạn ở nước ta và lập ra “Thiên-địa-hội” để
chống Thanh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
253 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Từ khi Nguyễn (1) lánh Quảng-nam, Đóng quân Bến-ván, cháu làm Đông-cung (2). Tây-sơn tiến đánh Quảng-nam, Nguyễn bề không nổi, lánh nàn Trà-sơn. Định-vương quyết để Đông-cung, Quảng-nam ở lại, chống cùng hai bên (3). Nhỡ khi nếu rủi chẳng yên, C̣n người kế-vị, nối quyền ngôi an. Chúa cùng Nguyễn Ánh (4) xuống thoàn, Chạy vào Gia-định, lánh nàn rộng hơn. Nhạc bèn dùng chước dụng nhơn, Cho người tới rước Đông-cung dễ-dàng. Đông-cung về ở Hội-an (5), Từ nay Nhạc có thêm quân Nguyễn c̣n. __________ (1) Tức Định-vương Nguyễn-phúc Thuần. (2) Tức Đông-cung Nguyễn-phúc Dương (cháu Định-vương). (3) Đông-cung phải lo Bắc chống Trịnh và Nam chống Tây-sơn. (4) Nguyễn-phúc Ánh (1761-1820) : Ánh là cháu Định-vương Nguyễn-phúc Thuần. Khi chúa Nguyễn bị chúa Trịnh đánh lấy Phú-xuân và bị Tây-sơn đánh lấy Quảng-nam, Định-vương cùng Ánh dùng thuyền chạy vào Gia-định. Năm 1777, Định-vương bị Tây-sơn bắt giết. Năm 1778, Ánh vừa được 17 tuổi, cùng các thủ-hạ khởi binh đánh với Tây-sơn ṛng-ră 24 năm khắp các tỉnh miền Nam, có lúc phải trốn-tránh Tây-sơn tận Côn-đảo, Phú-quốc và Xiêm-la. Sau, nhờ Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá-đa-lộc) cùng Hoàng-tử Cảnh sang Pháp cầu-viện. Nhờ đó, ông hạ được Tây-sơn và thống-nhất Nam và Bắc. Năm 1802, ông tức-vị xưng Thế-tổ Cao-hoàng, đặt quốc-hiệu là Việt-nam và niên-hiệu Gia-long. (5) Hội-an tức Faifo, thuộc Quảng-nam. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 254 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trịnh quân Phúc (1) vượt Hải-vân, Chiếm đồn Câu-để, ở vùng Hoà-vinh. Nhạc sai quân khách Tập Đ́nh, Tiên-phong đi trước, đánh cùng Trịnh quân. Lư Tài kế-tiếp sát gần, Nhạc lo tập-hậu, quyết tranh Trịnh ḥng. Tập Đ́nh quân khách Quảng-đông, Thân-h́nh to lớn, cởi trần cầm phang. Đeo khiên khăn đỏ hung-tàn, Đánh quân Ngũ-Phúc t́m đàng tháo lui. Phúc sai Đ́nh-Thể, Phùng-Cơ (2), Kỵ-binh xông trận, hợp nhờ bộ-binh. Tập Đ́nh rút khỏi Quảng-nam, Lư Tài hộ Nhạc, lùi nhanh Bản (3) pḥng. Đông-cung về đến Qui-nhơn, Nhạc con gái gả, lấy chồng Đông-cung (4). Phía Nam họ Tống (5) đem quân, Đánh ngay B́nh, Khánh (6), tiến dần Phú-yên. Bắc th́ quân Trịnh Quảng-nam, Cho nên Nguyễn Nhạc giữa đàng kẹt thay. Nhạc bèn nghĩ kế cũng hay, Cho Phan Văn Tuế (7), mang ngay thư vàng. __________ (1) Tức tướng Trịnh là Hoàng Ngũ-Phúc. (2) Tức tướng Trịnh là Hoàng Đ́nh-Thể và Hoàng Phùng-Cơ. (3) Tức Bến Bản. (4) Tức Nguyễn Nhạc gả con gái ḿnh tên Thọ-Hương cho Đông-cung. (5) Tức quan Nguyễn lưu-thủ đất Long-hồ là Tống Phước-Hiệp. (6) Tức B́nh-thuận và Diên-khánh. (7) Tức quan Tây-sơn là Phan Văn Tuế. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 255 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Gặp quan Ngũ-Phúc nói rằng, Nhạc xin nộp đất (1), phục-tùng Trịnh mong. Xin làm tiểu-tướng tiền-phong, Đánh cùng họ Nguyễn ở trong Nam liền. Phúc bèn dâng biểu Trịnh truyền, Phong cho Nhạc chức, nắm quyền tiên-phong (2). Trịnh sai Hữu-Chỉnh (3) mau mang, Những cờ ấn kiếm, trao phần Nhạc ngay. Trịnh toan lợi-dụng Nhạc này, Để thêm vây cánh, đánh rày Nguyễn xong. Lọt mưu Nhạc nghĩ ngay đon, Làm hoà mặt Bắc, để ḥng đánh Nam. Nhạc xoay Nguyễn giả nói hàng, Cho người đến gặp Tống (4) quan phân-trần. Cùng nhau khôi-phục Phú-xuân, Tống bèn cho sứ đến lần thử xem. Nhạc liền nghĩ kế một phen, Đưa Đông-cung tiếp, thư kèm theo luôn (5). __________ (1) Tức Nguyễn Nhạc xin nộp cho chúa Trịnh 3 vùng đất : Quảng-nghĩa, Qui-nhơn và Phú-yên. (2) Tức chúa Trịnh phong cho Nhạc chức Tiên-phong Tướng-quân Tây-sơn Hiệu-trưởng. (3) Nguyễn Hữu-Chỉnh : người huyện Chân-lộc, Nghệ-an, đỗ Hương-cống năm 16 tuổi. Tính hào-hoa mưu-lược, giỏi biện-bác, là thủ-hạ của Hoàng Ngũ-Phúc. Rồi lại qua đầu Nguyễn Nhạc. Sau, lộng quyền nên bị Vũ Văn Nhậm bắt giết chết. (4) Tức quan Nguyễn là Tống Phước-Hiệp. (5) Khi tiếp sứ của quan Tống Phước-Hiệp, Nhạc đặt Đông-cung Dương ngồi trên sập kê ở gian giữa, ngảnh mặt về hướng nam, bọn Nhạc đứng bên tả, c̣n quan sứ tôn-thất Nguyễn Chất đứng bên hữu. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 256 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ư thơ pḥ lập Đông-cung, An-ninh xă-tắc, lo chung phận tṛn. Hiệp nghe Nhạc nói tin ḷng, Cơ-quân lơ-đễnh, chẳng pḥng-bị chi. Nhạc sai Nguyễn Huệ liền khi, Đem quân lẻn đánh, tức-th́ Hiệp tan. Nhạc bèn tin thắng cho Hoàng (1), Hoàng xin chúa Trịnh, thưởng phong Huệ liền. Chức Tây-sơn-hiệu tướng-quân (2), An ḷng chúa Trịnh, Nhạc thầm mừng rơn. Cuối năm thời-tiết bất-thường (3), Quân Hoàng bị dịch, chết dường nhiều thay. Hoàng liền xin Trịnh quân quày, Rút về Thuận-hoá, dành ngày quân ngơi. Trịnh lui về Thuận-hoá rồi, Quảng-nam lại thuộc về thời Tây-sơn. Nhạc bèn tính kế phía Nam, Liền sai Nguyễn Lữ thuỷ-quân đánh ṿng (4). Lữ vào chiếm được Sài-côn, Nguyễn liền phải chạy, Trấn-biên (5) lánh nàn. __________ (1) Tức tướng Trịnh là Hoàng Ngũ-Phúc. (2) Chúa Trịnh phong cho Nguyễn Huệ chức Tây-sơn-hiệu Tiên-phong Tướng-quân. (3) Tức vào tháng chạp năm 1775. (4) Năm 1776, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ đem thuỷ-quân vượt bể vào đánh Gia-định và lấy được thành Sài-côn. (5) Tức Biên-hoà. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 257 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Đông-sơn có Đỗ Thanh-Nhân (1), Mộ quân truyền hịch, đánh cùng Tây-sơn. Nhân bèn chiếm lại Sài-côn, Lữ mang thóc gạo, Qui-nhơn lui thoàn. Nhạc xin trấn-thủ Quảng-nam, Trịnh liền ưng-thuận, lại phong chức ṭng. Quảng-nam Trấn-thủ Quận-công (2), Từ nay Nhạc rảnh, không pḥng Bắc phang. Cho nên Nhạc dốc toàn quân, Đánh vào Gia-định, diệt phần Nguyễn ngay. Nhạc sai Lữ, Huệ (3) lần này, Đem toàn thuỷ-bộ, trận bày binh hay. Nói về người khách Lư Tài, Trước đây bỏ Nhạc, theo rày Nguyễn-vương. Nhân khi Nhạc ép Đông-cung, Ra chùa Thập-Tháp ở vùng Qui-nhơn. __________ (1) Đỗ Thanh-Nhân : người thuộc huyện Hương-trà, Thừa-thiên. Năm 1775, theo Định-vương vào Gia-định. Năm sau, thảo hịch chiêu-hiền, rồi mộ được 3 ngàn người ở Tam-phụ, xưng Đông-sơn Thượng-tướng-quân, đánh Nguyễn Lữ, chiếm lại Sài-côn, đón Định-vương về đó và được vương phong cho Ngoại-hữu Chưởng-dinh Phương-quận-công. Năm 1778, Nguyễn-phúc Ánh nhiếp-chính, ông đánh lấy lại được Trấn-biên, được phong hàm Ngoại-hữu Phụ-chính Thượng-tướng-quân. Từ đó, lập được thêm nhiều công-trận hiển-hách như b́nh giặc Thổ ở Trà-vinh và đánh Chân-lạp. Năm 1781, bị Nguyễn-vương mưu-sát và giết cả đạo-binh Đông-sơn. (2) Năm 1777, Trịnh Sâm phong cho Nguyễn Nhạc chức Quảng-nam Trấn-thủ, Tuyên-uư đại-sứ Cung-quận-công. (3) Tức Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 258 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Đông-cung bèn trốn xuống thoàn, Chạy về Gia-định, hợp cùng Nguyễn-vương. Nay Tài gặp được Đông-cung, Đem binh rước thẳng Sài-côn phục-tùng. Tôn làm Tân-chính-vương sùng, Định-vương làm Thái-thượng-vương thuận ḷng. Tây-sơn vào đến Sài-côn, Hạ thành Gia-định, Tài bôn-tẩu đường. Tân-vương chạy xuống Định-tường (1), Rồi qua Ba-vát (2), t́m đường lánh yên. Thượng-vương chạy xuống Long-xuyên, Cả hai bị bắt, Huệ liền giết nhanh. Lấy xong Gia-định Huệ bàn, Để Chu (3) trấn-thủ, Huệ đàng Qui-nhơn. Năm sau Nguyễn Nhạc đế xưng (4), Lữ làm Tiết-chế, Long-nhương Huệ liền (5). __________ (1) Tân-chính-vương chạy xuống Bến-trà, thuộc Định-tường. (2) Ba-vát thuộc Vĩnh-long. (3) Tức Tổng-đốc Chu. (4) Năm 1778, Nhạc tự xưng đế-hiệu, đặt niên-hiệu là Thái-đức, gọi thành Đồ-bàn là Hoàng-đế thành. Thấy Nhạc lấy hiệu Thái-đức, có kẻ gièm đoán và chiết-tự ra rằng : chữ THÁI viết bằng chữ Nho gồm ghép lại bằng bốn chữ Tam Nhân Nhất Thuỷ, nghĩa là ba người cùng trong một nước. Và chữ ĐỨC ghép lại bằng bốn chữ Thập Tứ Nhất Tâm, đoán là hợp nhau trong mười bốn năm th́ sẽ mất ngôi báu. Sau Nhạc tức-giận v́ vua Cảnh-Thịnh đến chiếm thành và tịch-thu tài-sản, nên thổ huyết mà thác, năm 1794. (5) Nguyễn Nhạc phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết-chế và phong cho Nguyễn Huệ làm Long-nhương tướng-quân. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 259 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Định-vương tuy chết (1) vẫn truyền, Cháu là Phúc Ánh, thoát miền ẩn thân, Rồi khi Lữ, Huệ Qui-nhơn, Ánh lo tụ-tập quan quân lại liền (2). Khởi binh từ đất Long-xuyên, Tiến qua Sa-đéc, rồi lên Sài-thành. Ánh bèn đuổi được Chu (3) nhanh, Sài-côn đoạt lại, quyền-hành được tôn. Bấy-giờ mười bảy tuổi tṛn, Ánh liền nối nghiệp, lănh quyền Nguyễn-vương. Ít lâu quân của Tây-sơn, Ngạn, Chu (4) đường thuỷ, chiếm đồn Trấn-biên. Xong qua Phan-trấn đánh liền, Nhưng mà gặp phải quân miền Đông-sơn. Đánh cho một trận kinh-hồn, Tây-sơn phải rút về vùng Qui-nhơn. Sẵn đà Ánh lịnh Lê quan (5), Đem binh ra đánh, lấy thành B́nh, Diên (6). Chiếm xong Gia-định Ánh bèn, Sứ qua liên-lạc Vương-quyền Tiêm-la. __________ (1) Định-vương Nguyễn-phúc Thuần lúc mất thọ 24 tuổi. (2) Các quan của Nguyễn-phúc Ánh lúc bấy-giờ có Chưởng-dinh Đỗ Thanh-Nhân, Cai-đội Lê Văn Câu, Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước-Khuông, Tống Phước-Lương. (3) Tức quan Tây-sơn là Tổng-đốc Chu. (4) Tức quan Tây-sơn là Phạm Ngạn và Tổng-đốc Chu. (5) Tức Nguyễn Ánh lịnh cho quan Lê Văn Quân. (6) Tức thành B́nh-thuận và thành Diên-khánh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 260 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Sai quan Hồ, Đỗ (1) lại qua, Đánh giùm Chân-lạp, vua là Nặc In (2). Quan Lân bảo-hộ giữ-ǵn, Giúp vua Chân-lạp, như t́nh lân-bang. C̣n nơi Gia-định sửa-sang, Đặt quan cai-trị, các dinh hẳn-ḥi. Chiến-thuyền binh-mă lương voi, Tập-tành pḥng-bị, ngừa hồi chiến-tranh. Nguyễn-vương thăng-thưởng quân quan, Đỗ Thanh-Nhân chức Tướng-công (3) đáp-đền. Nhưng sau Nhân cậy lộng quyền, Nguyễn-vương phải giết, nên đành sự sanh. Đông-sơn thủ-hạ bất-b́nh, Nổi lên chống đối, lâu dần mới yên. Vua Tiêm là Trịnh Quốc-Anh, Bèn sai hai tướng (4) đánh Chân-lạp liền. Nguyễn-vương sai Thoại cùng Lân (5), Đem quân qua cứu nước Chân-lạp giùm. Trong khi hai nước Tiêm, Nam, Ḱnh bên Chân-lạp, vua Tiêm trở ḷng. __________ (1) Tức hai quan Nguyễn là Hồ Văn Lân và Đỗ Thanh-Nhân. (2) Nặc In là con Nặc Tôn và là cháu Nặc Nhuận. Nhuận được chúa Nguyễn lập làm vua Chân-lạp vào năm 1757. (3) Năm 1780, Nguyễn-phúc Ánh xưng vương và phong cho Đỗ Thanh-Nhân chức Ngoại-hữu, Phụ-chính, Thượng-tướng-công. (4) Năm 1781, vua Tiêm-la là Trịnh Quốc-Anh sai Tướng Chất-tri và Tướng Sô Si cùng sang đánh Chân-lạp. (5) Tức Nguyễn Hữu-Thoại và Hồ Văn Lân đem 3.000 quân. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 261 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Bắt giam cả vợ và con, Của hai tên tướng, đang c̣n giao-tranh. Chất Tri uất-ức căm gan, Bèn t́m Hữu-Thoại (1), thở-than nỗi-niềm, Hai người giao-kết Nam-Tiêm, Gặp khi hoạn-nạn, thề-nguyền giúp nhau. Chất Tri quân rút về mau, Chẳng ngờ bên nước, loạn trào vua Tiêm. Có tên Văn-Sản (2) nổi lên, Đuổi vua và cướp ngôi quyền khơi-khơi. Chất Tri Vọng-các đến nơi, Cho người t́m bắt, hết thời Quốc-Anh (3). Bắt luôn Văn-Sản giết nhanh, Chất Tri tự lập, ngôi thành quốc-vương (4). Đến nay truyền-nối hăy c̣n, Chất Tri ngôi báu, xưng ḍng Rama. Tây-sơn đem hết lực ra (5), Nhạc cùng Nguyễn Huệ, bất-ngờ xuống Nam. Chiến thuyền trăm chiếc vô vàm, Cần-giờ vào thẳng đường nhằm Sài-côn. Đánh nhau một trận kinh-hồn, Tại nơi Ngả-bảy (6), Nguyễn đành thua dông. __________ (1) Tức quan Chưởng-cơ Nguyễn Hữu-Thoại. (2) Tức tên Phan Nha Văn Sản của xứ Tiêm-la. (3) Tức vua nước Tiêm-la tên Trịnh Quốc-Anh. (4) Chất Tri xưng vua nước Tiêm-la và lấy hiệu là Phật-vương. (5) Tức vào năm 1782. (6) Tức Thất-kỳ-giang. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 262 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nguyễn-vương rút bỏ Sài-côn, Chạy về ẩn ở Ba-giồng (1) lánh thân. Huệ bèn đuổi kịp đến gần, Nguyễn ra Phú-quốc, xa tầm Tây-sơn. Trận này người Pháp Manuel (2), Luôn theo bên Nguyễn, giúp phần thuỷ-quân. Pháp không kịp chạy theo vương, Nên đành phải đốt tàu cùng chết luôn. Thắng xong Huệ rút Qui-nhơn, Để quan Nhàn-Trập (3), Sài-côn giữ quyền. Tây-sơn rút, Nguyễn nổi lên, Có Châu Văn Tiếp (4), Phú-yên quân ṛng. __________ (1) Ba-giồng thuộc đất Tam-phụ. (2) Tức người Pháp theo giúp Nguyễn-vương tên Manuel. (3) Tức hàng-tướng tên Đỗ Nhàn-Trập. (4) Châu Văn Tiếp (1738-1784) : Có tên là Đoan Ngạnh, người Phú-mỹ, tỉnh B́nh-định. Nhân thời loạn, Tiếp cùng anh là Đoan Chử, em là Đoan Chân, Đoan Hăn chiếm núi Trà-lang (Phú-yên) để giúp chúa Nguyễn, được phong chức Chưởng-cơ. Năm 1782, được tin Nguyễn-vương thất-thủ Sài-côn, Tiếp bèn kéo quân vào đánh Tây-sơn, lấy lại Sài-côn và rước Nguyễn-vương từ Phú-quốc về. Năm 1783, Tây-sơn trở vô đánh lấy Sài-côn, Nguyễn-vương chạy ra Phú-quốc, Tiếp sang Tiêm-la cầu-viện. Năm 1784, từ Tiêm-la, Tiếp gởi mật-thư mời vương sang Tiêm-la bàn việc, rồi theo quân Tiêm-la trở về đánh Tây-sơn, được Nguyễn-vương phong B́nh-tây Đại-đô-đốc. Trong trận giáp chiến với Tây-sơn tại sông Mân-thít (Vĩnh-long), Tiếp can-đảm nhảy qua thuyền Tây-sơn, bị quân Tây-sơn đâm chết. Sau, được truy-phong hàm Tả-quân Đô-đốc-phủ Chương-phủ-sự, tước Quận-công. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 263 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tiếp về đánh đuổi Tây-sơn, Hợp nhau giành lại Sài-côn Nguyễn mừng. Tiếp cho Phú-quốc đón vương, Vương về chỉnh-đốn, mọi đường chống ngăn. Năm sau Lữ, Huệ đem quân (1), Rần-rần rộ-rộ, Sài-côn đánh nhầu. Vương đưa vương-mẫu cung-trào, Thuyền ra Phú-quốc, tẩu mau lánh nàn. Huệ ra Phú-quốc rượt càn, Nguyễn-vương Côn-đảo, vượt ngàn biển khơi. Huệ toan Côn-đảo tới nơi, Bỗng đâu giông-băo, sóng nhồi thuyền trôi (2). Tây-sơn thuyền đắm rút thôi, Vương bèn Phú-quốc, trở lùi ẩn thân. Lúc này lương-thực sạch-trơn, Vương-gia quân-sĩ, khát cơn đói ḷng. Ăn rau ăn cỏ thay cơm, Ăn luôn củ chuối, củ thơm đỡ ḥng. Thế-cùng lực-kiệt long-đong, Nguyễn-vương tính kế, cầu mong Pháp rày. __________ (1) Năm 1783, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ kéo quân vào Nam. (2) Pḥ-mă Tây-sơn là Trương Văn Đa đuổi theo suưt chút nữa bắt được Nguyễn Ánh. Nhưng trời bỗng nổi cơn dông-băo hăi-hùng, thuyền Tây-sơn bị đắm rất nhiều, nên Tây-sơn đành phải lui thuyền. Nguyễn Ánh thoát nạn và trở lại Phú-quốc an-toàn. Sau này, có những chuyện truyền miệng rằng Gia-long chính là v́ vương, được rồng phủ long-thể và phun nước thành giông-băo để cứu-giá. Hiện ở Phú-quốc, giữa Ông Lang và Cửa-cạn, sát bờ biển, có một mặt đá phẳng bên cạnh cây đa to, cũng được truyền-tụng là nơi Gia-long thường nghỉ-ngơi. Hay giếng nước ngọt ở gần quận-lỵ cũng được nhân-cách-hoá, do Gia-long lấy gươm chỉ cho quân-sĩ đào là có giếng nước ngọt. Sư thật, giếng ấy nằm giữa hai sườn núi nên có mạch nước ngầm.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 264 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vương quen người Pháp trước đây, Ông là giám-mục, tên thầy Bá-đa (1). Ông đang ở tận Tiêm-la, Vương sai cấp-tốc, người qua Tiêm liền. Hai người trao-đổi hàn-huyên, Ư ông Đa-lộc, mau nên lên đàng. Đến nơi cầu-cứu Pháp-hoàng, Phải cho Hoàng-tử Cảnh (2) cần làm tin. __________ (1) Bá-đa-lộc (1741-1799) : tức Pigneau de Béhaine, người Pháp, được phái sang VN, sung vào Giáo-đoàn Đàng-trong. Năm 1767, đến Hà-tiên và được cử làm quản-đốc trường Thầy Ḍng ở Ḥn-đất. Năm 1770, được phong Giám-mục. Năm 1771, được cử thay vị Giám-mục Đàng-trong là Pignel qua đời. Tháng 10 năm 1777, gặp Nguyễn Ánh đang lánh nạn Tây-sơn, liền đưa Ánh ra trú-ẩn ở đảo Thổ-châu (Poulo Panjang) trong vịnh Thái-lan. Đến tháng 11 năm ấy, Ánh lấy lại được thành Gia-định, ông đến ở Tân-triều (Biên-hoà) và thường giao-thiệp với vương. Tháng 3 năm 1783, thành Gia-định bị Tây-sơn chiếm lại, ông phải chạy theo vương ra vịnh Thái-lan và qua ngụ ở xứ Tiêm-la. Cuối năm 1784, được vương thoả-thuận, ông đem Hoàng-tử Cảnh sang Pháp cầu-viện. Năm 1789, ông trở lại Gia-định giúp Nguyễn-vương đánh với Tây-sơn. Năm 1799, ông theo vương đánh thành Qui-nhơn và chết ở đó. (2) Hoàng-tử Cảnh (1780-1801) : là con trưởng của Nguyễn-phúc Ánh. Năm 1784, được theo làm tin cùng Bá-đa-lộc sang Pháp cầu-viện với vua Pháp Louis XVI, lúc ấy Cảnh vừa được 4 tuổi. Cùng đi sang Pháp với Cảnh có Phạm Văn Nhân và Nguyễn Văn Khiêm. Ngày 28-11-1787, Pháp-hoàng thuận giúp và giao cho Thượng-thư Ngoại-giao-bộ là De Montmorin kư tờ giao-ước có 5 điều với Bá-đa-lộc. Nhưng khi qua tới Ấn-độ, bị Tổng-trấn Pháp De Conway ở đây cản-trở và báo về Pháp xin huỷ-bỏ tờ giao-ước. Pháp-đ́nh thấy cũng nản. Vả lại, Pháp đang phải đối-phó với cuộc cách-mạng. Bá-đa-lộc bèn vận-động tư-nhân mua tàu, súng và mộ người. Tháng 6 năm 1789, tàu về VN với một đoàn người Pháp tư-nhân hùng-hậu. Tháng 3 năm 1793, Cảnh được lập làm Đông-cung và chức Nguyên-suư. Năm 1801, Hoàng-tử Cảnh mất tại Gia-định v́ bị bịnh đậu mùa. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 265 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nguyễn-vương ư ấy thuận liền, Giao ngay Hoàng-tử Cảnh bên Bá (1) ḥng. Quốc-thư quốc-ấn giao ông, Toàn quyền tự-tiện, miễn mong viện nhiều. Nội-dung tờ quốc-thư nêu (2), Cầu xin nước Pháp những điều viện quân. Vương nhường cho Pháp Hội-an, Nhường luôn Côn-đảo, bán-buôn đặc-quyền. Vương c̣n viết một thư riêng, Dâng vua nước Pháp, giúp liền cho vương. Lại sai Phạm, Nguyễn (3) hộ-ṭng, Bấy-giờ Cảnh mới tuổi tṛn bốn thôi. Mọi điều xếp-đặt cả rồi, Ngặt v́ mùa gió, thuyền dời chưa đi. Nóng ḷng vương muốn cấp-kỳ, Định nhờ vua nước Tiêm tuỳ giúp quân. Trước đây thua trận Sài-côn, Tiếp (4) sang cầu-cứu, lánh nàn xứ Tiêm. __________ (1) Tức Bá-đa-lộc. (2) Tờ quốc-thư ấy có 14 khoản; đại-lược nói nhờ ông Bá-đa-lộc xin nước Pháp giúp cho 1.500 quân, tàu-bè, súng ống, thuốc đạn và đủ mọi thứ. Nguyễn-vương xin nhường cho nước Pháp cửa Hội-an (Faifo), đảo Côn-nôn và để riêng cho người nước Pháp được đặc-quyền vào buôn bán ở nước Nam. Tờ quốc-thư này và cái thư riêng của Nguyễn-vương viết cho vua nước Pháp nay hăy c̣n ở Ngoại-giao-bộ tại Paris. (3) Tức quan Phó-vệ-uư Phạm Văn Nhân và quan Cai-cơ Nguyễn Văn Khiêm. (4) Tức Châu Văn Tiếp. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 266 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tiếp bèn mật biểu vương liền, Vương qua Vọng-các, để bàn viện binh. Vua Tiêm đăi Nguyễn linh-đ́nh, Rồi sai hai tướng (1), quân cùng thuyền mau. Quân Tiêm hai vạn hùng-hào, Thuyền ba trăm chiếc, trước sau sẵn-sàng. Giúp vương trong lúc nguy-nàn, Quân Tiêm đánh lấy Sa, Mân, Rạch, Trà (2). Nên Tiêm ỷ thế thắng đà, Gây điều tàn-ác, phiền-hà người dân. Đánh nhau Mân-thít vang-rân, Tiếp mang thương nặng, số-phần mạng vong. Văn Đa (4) pḥ-mă Tây-sơn, Giữ thành Gia-định, thấy gờm quân Tiêm. Đa cho phi-báo Nhạc liền, Nhạc sai Huệ gấp, đem binh chống ḱnh. Huệ vào Gia-định họp nhanh, Huệ ban kế-hoạch, nhử dần quân Tiêm. Huệ lùi Xoài-mút, Rạch-gầm (5), Phục binh hai phía, Huệ tràn xông nhanh. Quân Tiêm mất vía hồn kinh, Bị ch́m bị bắt, bại binh đầy đồng. __________ (1) Năm 1784, vua Tiêm sai hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương dẫn 2 vạn quân và 300 chiến thuyền sang giúp, theo lời yêu-cầu của Nguyễn Ánh. (2) Tức Sa-đéc, Mân-thít, Rạch-giá, Trà-ôn và Ba-thắc. (3) Tức tướng Nguyễn tên Châu Văn Tiếp. (4) Tức Pḥ-mă Tây-sơn tên Trương Văn Đa. (5) Ngày 18-1-1785, Nguyễn Huệ vào Nam lần thứ tư và tổ-chức phục-kích quân Xiêm tại Xoài-mút và Rạch-gầm thuộc tỉnh Mỹ-tho (Định-tường). <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 267 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vài ngh́n c̣n sống lo dông (1), Trở về bên xứ, mà ḷng c̣n run. Huệ liền tiếp đuổi Nguyễn-vương, Vương bôn vội-vă, ra đường Thổ-châu (2). Ở đây chẳng được bao lâu, Vương cùng gia-quyến, thẳng vào Tiêm-la. Rồi vương thúc-giục Bá-đa (3), Mau sang nước Pháp, để mà viện-binh. Tiêm-la tiếp-viện khó thành, Bá-đa cùng Cảnh, hải-tŕnh thẳng giong. Huệ quân về lại Qui-nhơn, C̣n thành Gia-định, giao Chân (4) thủ-pḥng. __________ (1) Quân Tiêm-la lúc qua 2 vạn và lúc bại trận c̣n sống chừng vài ngàn, theo đường thượng-đạo sông Tiền-giang để trở về xứ. (2) Đảo Thổ-châu, tên Panjang, gồm có 2 ḥn đảo liền nhau ở ngoài khơi vịnh Thái-lan, cách tây-nam đảo Phú-quốc độ 100 cây số và cách tây Cà-mau chừng 200 cây số. (3) Tức Bá-đa-lộc. (4) Tức Đô-đốc Tây-sơn tên Đặng Văn Chân. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 268
HỌ
TRỊNH MẤT NGHIỆP CHÚA <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Sau khi Thanh-hoá chiếm xong, Trịnh Sâm kiêu-hănh, ḷng mong ngôi giành. Sâm sai quan Thiệu (1) qua Thanh, Lựa lời dâng biểu, nói rằng Lê-tông. Không ai c̣n đáng nối ḍng, Xin phong cho Trịnh, ngôi vương thế quyền. Sâm sai nội-giám đem tiền, Theo mà đút-lót quan-quyền nhà Thanh. Nhưng quan Thiệu đến Động-d́nh (2), Bèn đem tờ biểu đốt liền một khi. Thiệu ly thuốc độc cấp-kỳ, Thà rằng chịu chết, vô-ngh́ chẳng ưng. Cầu-phong mới được nửa đường, Sâm đành bỏ mộng, ngôi vương thoán giành. Lại c̣n say-đắm sắc nàng, Thứ-phi Thị Huệ, con nâng ngôi truyền (3). Bỏ con trưởng Trịnh Khải liền, Lập ngay Thế-tử Cán quyền ngày sau. Nên chia hai bọn chúa trào, Bọn pḥ Trịnh Khải, bọn chầu Huệ oai. __________ (1) Tức quan Thị-lang Vũ Trần-Thiệu. (2) Tức Động-đ́nh-hồ, một hồ nước lớn ở tỉnh Hồ-nam bên Tàu, có phong-cảnh rất đẹp. Nơi đây là một căn-cứ kháng-chiến chống Nhựt trong trận-chiến Hoa-Nhật 1932-1945. (3) Trịnh Sâm say-đắm thứ-phi Đặng Thị Huệ, nên tôn con của Huệ là Trịnh Cán lên làm thế-tử và phế-bỏ con trưởng là Trịnh Khải. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 269 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Mùa thu lá rụng buồn thay (1), Trịnh Sâm vừa mất, xem ngay chiếu liền. Cán lên ngôi chúa giữ quyền, Bảo (2) làm phụ-chính, chiếu truyền nên theo. Cán c̣n nhỏ tuổi yếu đau, Mấy ai chịu phục, loạn trào nảy sinh. Nói qua về nạn kiêu-binh, Từ khi Lê được trung-hưng chỉ dùng. Lính Thanh lính Nghệ ưu-binh, Làm quân túc-vệ, giữ dinh giữ thành. Đặc-quyền đặc-lợi lộng-hành, Giết quan Tham-tụng Quốc-Trinh (3) chẳng từ. Phá nhà Công-Trứ (4) bấy-chừ, Chúng toan giết Cảnh (5), chẳng trừ một ai. Đến khi Sâm mất Cán thay (6), Khải bèn mưu với quân này kiêu-binh. Khải tranh ngôi chúa về ḿnh, Nguyễn Bằng (7) vào phủ, trống lên ba hồi. __________ (1) Tức tháng 9 năm 1782. (2) Tức Hoàng Đ́nh-Bảo, là con nuôi của Hoàng Ngũ-Phúc. (3) Năm 1674, đời Trịnh Tạc, lính tam-phủ (mộ ở Thanh, Nghệ, Tĩnh) kiêu-binh, đă giết quan Tham-tụng Nguyễn Quốc-Trinh. (4) Tức quan Phạm Công-Trứ (1600-1675), người xă Liên-xuyên, huyện Đường-hào, tỉnh Hưng-yên, đỗ Tiến-sĩ năm 1628, làm quan đời Hậu Lê, chúc Tham-tán Cơ-vụ, có công soạn bộ Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư. (5) Tức quan Tham-tụng Nguyễn Quí-Cảnh. (6) Trịnh Cán (1782-2 tháng), Cán làm chúa được 2 tháng, bị quân Tam-phủ phế bỏ và lập anh là Trịnh Khải lên làm chúa. (7) Nguyễn Bằng, người Nghệ-an, đứng đầu bọn kiêu-binh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 270 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ưu-binh nghe trống tới nơi, Bao-vây phủ chúa, giết thời Bảo (1) ngay, Phế liền Trịnh Cán ngôi này, Lập ngay Trịnh Khải lên thay chúa liền (2). Khải lên phong chức Nguyễn Bằng, Thưởng quân Tam-phủ, càng thành kiêu-căng. Phá nhà Dương, Nguyễn (3) tan-hoang, Giết Triêm (4) trước phủ, chẳng màng lịnh ai. Nguyễn Ly chạy thoát Sơn-tây, Cùng em (5) định rước Khải ngay ra ngoài. Nhưng mà tin lộ chúng hay, Chia nhau giữ cửa, chẳng ai ra vào. Kiêu-binh chúng lại kéo nhau, Trăm ngh́n mỗi nhóm, cướp thâu xóm làng. Chúng đi lẻ-tẻ lang-thang, Bị dân bắt giết, binh dân oán-thù. Văn-thần vơ-tướng bấy-chừ, Bó tay đành chịu, sau nhờ có quan. Tên Bùi Huy-Bích (6) can-ngăn, Dỗ-dành chúng măi, dần-dần mới yên. __________ (1) Tức quan Phụ-chính Hoàng Đ́nh-Bảo. (2) Trịnh Khải (1783-1786), hiệu Đoan-nam-vương. (3) Năm 1784, bọn kiêu-binh phá nhà quan Dương Khuông và Nguyễn Ly. (4) Tức quan Nguyễn Triêm. (5) Tức em của Nguyễn Ly là Nguyễn Điều. (6) Bùi Huy-Bích (1744-1818), tự Hi-chương, người xă Định-công, Huyện Thanh-tŕ, Hà-đông, đỗ Tiến-sĩ. Năm 1769, làm Đốc-đồng Nghệ-an. Năm 1782, đă phủ-dụ được bọn kiêu-binh. Tác-giả Nghệ-an thi-tập và Hoàng-Việt thi-văn. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
271 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Bên trong có loạn kiêu-binh, Bên ngoài dồn-dập, t́nh-h́nh Tây-sơn. Chỉnh (1) nghe Đ́nh-Bảo mạng vong, E rằng liên-luỵ đến ḿnh nên toan. Chỉnh bàn trấn-thủ Nghệ-an, Tên là Vơ Tá-Giao rằng : “Lâm-nguy. Chi bằng tự-lập xứ này, Hiệp cùng Đ́nh-Thể (2), giết ngay Ngô Cầu (3). Chiếm thành độc-lập ǵn lâu, Ông trên
thành giữ, biển sâu tôi pḥng”. Tá-Giao sợ quá lời rằng : “Tôi không
làm nổi, nan-kham việc này”. Chỉnh nghe thất-vọng nên quày, Đem theo gia-quyến, vào Tây-sơn đầu. Tây-sơn mừng-rỡ Chỉnh vào, Đăi như thượng-khách, kẻ hầu người dâng. Chỉnh bày mưu-kế Tây-sơn, Lấy ngay Thuận-hoá, đánh luôn Bắc rày. Chỉnh c̣n diễn-tập trận bày, Tuyển thi để lựa nhân-tài quan-quân. Chỉnh đành em rể giết nhằm (4), Người này do Trịnh sai ngầm Qui-nhơn. Dụ lời Chỉnh bỏ Tây-sơn, Trở về với Trịnh, công ơn thưởng liền. __________ (1) Tức Nguyễn Hữu-Chỉnh nghe tin Hoàng Đ́nh-Bảo bị giết. (2) Tức Phó-tướng chúa Trịnh tên Hoàng Đ́nh-Thể. (3) Tức Trấn-thủ Thuận-hoá tên Phạm Ngô-Cầu. (4) Chúa Trịnh sai em rể của Chỉnh vào để dụ Chỉnh về, nhưng Chỉnh giết luôn người em rể này, hầu gây uy-tín với Tây-sơn. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 272 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Chỉnh c̣n tin-tức t́nh-h́nh, Rằng Cầu (1) nhu-nhược, tham-lam bạc vàng. Cầu sai Nguyễn Phú (2) dọ đàng, Vào ngay gặp Chỉnh, hai chàng cố-nhân. Phú bèn kể hết xa gần, Chuyện quân tam-phủ, loạn xằng chẳng an. Lại c̣n nạn đói kinh-hoàng, Ngoài dân loạn-lạc, trong quan chẳng nhường. Chỉnh bèn thuật lại Nhạc tường, Tây-sơn quyết-định, lên đường tiến quân. Nhạc sai Tiết-chế Huệ làm, Nhậm (3) làm Đô-đốc, tả-quân lănh phần. Chỉnh kham Đô-đốc hữu-quân, Quyết ḷng Thuận-hoá, phải cần chiếm xong. Ngô-Cầu mê-tín dị-đoan, Chỉnh sai thầy bói, vấn-an Cầu rằng : “Tướng-công
hậu-vận giàu-sang, Năm nay hạn nhỏ, có phần ốm đau. Chay đàn mới được khỏi mau, Trước là
phúc-đức, c̣n sau yên-lành”. Cầu nghe lời ấy lập nhanh, Đàn chay cầu-khẩn, bảy đêm bảy ngày. Quan quân phục-dịch mệt-nhoài, Chợt nghe tin-tức quân đầy Tây-sơn. __________ (1) Tức quan Trịnh tên Phạm Ngô-Cầu làm Trấn-thủ đất Thuận-hoá. (2) Năm 1786, Phạm Ngô-Cầu sai Nguyễn Phú-Giao vào dọ-thám t́nh-h́nh nội-bộ Tây-sơn. Giao và Chỉnh là đôi bạn cố-nhân. (3) Tức Pḥ-mă Tây-sơn là Vũ Văn Nhậm. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 273 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tây-sơn chiếm được Hải-vân, Tướng đồn Hoàng Nghĩa (1), bỏ thân trận-tiền. Rồi tin-tức báo liên-miên, Nói rằng thuỷ-bộ Tây-sơn đến gần. Ngô-Cầu hốt-hoảng bỏ đàn, Chạy về dinh gấp, sẵn-sàng họp quân, Nhưng quân mệt-mỏi vô-vàn, V́ chưng phải thức, hầu đàn ngày đêm. Tây-sơn vào đoạt thành êm, V́ Cầu cờ trắng, kéo trên cửa thành. Trước đây Chỉnh đă mạo nhanh, Cho Cầu mắc kế, dễ-dàng gián-ly. Chỉnh bèn viết một lá thư, Gởi cho Đ́nh-Thể (2), rủ như nên đầu. Nhưng thư giả lọt đến Cầu (3), Cầu nghi Đ́nh-Thể muốn đầu Tây-sơn. Đến khi Huệ đến gần đồn, Thể dùng hết đạn, mắt c̣n nh́n mong. Sức tàn quân kiệt Thể trông, Cầu đem quân tiếp, nhưng không quân nào. Thể liền quay gặp Cầu mau, Hỡi ôi ! Cờ trắng phất cao Cầu thành. Hai con của Thể thây phanh, Thể đành tự-tử trên ḿnh voi tan. __________ (1) Tức tướng Trịnh giữ đồn Hải-vân tên Hoàng Nghĩa-Hồ. (2) Tức phó tướng Trịnh tên Hoàng Đ́nh-Thể. (3) Tức Trấn-thủ Thuận-hoá của Trịnh tên Phạm Ngô-Cầu.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 274 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Mấy ngày Thuận-hoá, Linh-giang, Tây-sơn chiếm cả, danh lan tiếng đồn. Huệ bèn họp tướng bố-pḥng, Sửa-sang Đồng-hới, giới sông La-hà. Chỉnh rằng : “Ông phụng-mệnh ra, Đánh cho một trận, thế đà chiếm xong. Đoạt thu Thuận-hoá như mong, Uy tràn khắp Bắc, tiếng đồn hoảng-kinh. Xưa nay cái phép dụng binh, Một thời hai thế, ba nh́n là cơ. Đủ ba điều đó giương cờ, Đánh đâu thắng đấy, chần-chờ hao-tiêu. Bắc-hà tướng nhát quân kiêu, Nếu ông nhân lấy danh nêu đánh liền. Làm ǵ không thắng Bắc miền, Đừng nên bỏ mất
cơ thiên thế thời”. Huệ
rằng : “Miền Bắc là nơi, Nhân-tài
nhiều lắm, chớ coi khinh-thường”. Chỉnh
rằng : “Người giỏi Bắc phường, Chỉ là ḿnh Chỉnh, Chỉnh bươn đây rồi. Nước không ai nữa nên thời, Xin ông đừng
ngại, những lời tâu dâng”. Huệ cười nhưng lại nói rằng : “Ấy ! Là người
khác, chẳng ngần-ngại ai. Chỉ
duy có ngại ông thôi”, Chỉnh nghe thất-sắc, nhưng rồi tâu thêm : “Tự tôi tôi biết tài hèn, Nhưng tôi
nói thế, tuỳ quyền nơi ông”. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 275 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Huệ lời ngọt, Chỉnh yên ḷng, Huệ rằng :
“Ngoài Bắc vương ḍng nhà Lê. Mấy trăm năm đă yên bề, Bây giờ cướp
lấy, chẳng hề ai theo”. Chỉnh
rằng : “Miền Bắc có vua, Nhưng c̣n có chúa, từ xưa loạn bề. Trịnh tuy là tiếng giúp Lê, Nhưng mà hiếp-chế, chẳng hề vua tôi. Nay ông lấy nghĩa phục-hồi, Phù Lê
Diệt Trịnh, ắt thời thuận thay”. Huệ
rằng : “Ông nói nghe hay, Nhưng ta phụng-mệnh đánh rày Thuận (1) thôi. Chớ không đi đánh Bắc nơi, Sợ can kiểu-mệnh, tội
rồi làm sao ?”. Chỉnh
rằng : “Kiểu-mệnh mặc dầu, Chỉ là tội nhỏ, thắng đầu công to. Có khi người tướng làm ngơ, Ở ngoài mặt trận, chẳng chờ lệnh vua. Thế ông không biết hay sao ?”, Huệ liền ra lịnh, quân mau ngơ hầu. T́nh-h́nh quân Trịnh núng-nao, Huệ sai Hữu-Chỉnh, đi đầu thuỷ-binh. Tiến vào cửa bể Đại-an (2), Lấy kho lương-thực, bến sông Vị-hoàng (3). Huệ quân đi tiếp sau đàng, Hẹn nhau đốt lửa, Vị-hoàng hiệu nhanh. __________ (1) Tức Thuận-hoá. (2) Đại-an là cửa biển thuộc tỉnh Nam-định. (3) Bến sông Vị-hoàng thuộc tỉnh Nam-định. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 276 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Chỉnh quân tiến đến Nghệ, Thanh, Trấn quan Bùi, Tạ (1) bỏ thành lặng-trang. Khi ra đến tận Vị-hoàng (2), Trịnh quân ở đấy, chạy tan bỏ đồn. Chỉnh thu trăm lạng hộc lương, Lửa lên làm hiệu, Huệ mừng tới nhanh. Thăng-long nghe mất Phú-xuân, Bàn rằng : “Xứ
ấy chẳng dân triều-đ́nh. Bây
giờ mất cũng chẳng ǵn”, Bèn sai quan Trịnh (3), giữ thành Nghệ-an. Mười ngày Trịnh xếp chửa xong, Đến khi đi được (4), Tây-sơn chiếm tràn. Tự-Quyền xuống giữ mặt Kim (5), Họ Bùi (6) quan Trấn Sơn-nam chàng-ràng. Đem binh xuống giữ Đông-an, C̣n Đinh Tích-Nhưỡng, thuỷ-quân Luộc vàm (7). Bấy-giờ gió thổi đông-nam, Huệ rơm tượng gỗ, thuyền nhằm thả trôi. Xong rồi đánh trống liên hồi, Kéo cờ như thiệt, giả thời tấn-công. __________ (1) Quan Trịnh trấn-thủ Nghệ-an tên Bùi Thế-Toại đốt trại và quan giữ thành Thanh-hoá tên Tạ Danh-Thuỳ bỏø thành. (2) Ngày 6-6-1786, Chỉnh ra đến Vị-hoàng. (3) Tức tướng Trịnh tên Trịnh Tự-Quyền. (4) Sau 10 ngày thu-xếp, Tự-Quyền mới đi được 30 dặm. (5) Tức giữ mặt Kim-động. (6) Tức quan Trịnh trấn-thủ Sơn-nam là Bùi Thế-Vận xuống đóng ở xă Phù-sa, huyện Đông-an. (7) Tức cửa Luộc. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 277 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nhưỡng trông lầm tưởng Tây-sơn, Giàn thuyền chữ nhất, thần-công bắn liền. Bắn càng bắn, thuyền vững thuyền, Nhưỡng sau mới biết, người thuyền gỗ không. Huệ hô quân-sĩ tấn-công, Tiến lên đánh đuổi đám quân Nhưỡng này. Nhưỡng quân súng hết thuốc xài, Bỏ thuyền mà chạy, thua tài Tây-sơn. Trịnh, Bùi (1) quân cũng tan dông, Huệ nhanh hạ được thành Sơn-nam này. Huệ cho truyền hịch ra ngay, Phù Lê Diệt Trịnh, trong ngoài khắp nơi. Khải (2) nghe quân Huệ tới rồi, Gọi Cơ (3) về đến, bộ thời Vạn-xuân (4). Thuỷ-binh Cơ đóng Thọ-xương (5), Bố-pḥng hai mặt, chận đường Tây-sơn. Huệ liền tiến đánh thuỷ-quân, Phùng-Cơ bỏ chạy, tan-tành Trịnh hung. Khải bèn mặc áo màu nhung, Cầm cờ voi trận, thúc quân đánh dồn. Tây-sơn mẹo kế lanh khôn, Pháo quăng cho nổ, hết hồn voi tuông. Trịnh voi sợ pháo cuống-cuồng, Khải liền quày lại cửa thành chúa mong. __________ (1) Tức quan Trịnh tên Trịnh Tự-Quyền và Bùi Thế-Dận. (2) Tức chúa Trịnh Khải. (3) Tức quan Trịnh tên Hoàng Phùng-Cơ. (4) Tức bộ-binh của Cơ đóng ở hồ Vạn-xuân, xă Vạn-phú, Thanh-tŕ. (5) Tức thuỷ-binh Cơ đóng ở bến Tây-long, Thọ-xương. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 278 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Hỡi ôi ! Cờ của Tây-sơn, Đă bay phất-phới, phía trên cửa thành (1). Bàng-hoàng Khải biết phận đành, Mau toan quay gót, chạy vùng Sơn-tây. Hạ-lôi, Yên-lăng nơi đây, Chư-quân c̣n lại, không đầy vài tên. Khải vào nhà trọ bên đường, Giả quan chạy loạn, tạm nương nơi này. Khải cho gọi Quán (2) vùng đây, Quán toan sụp lạy, Khải tay gạt liền. E rằng dân biết chúa quyền, Nay đà bại trận, như thuyền trôi sông. Nhưng mà đă lọt mắt Trang (3), Liền kêu vài chục dân đang ở gần. Cùng nhau bắt Khải trói nhanh, Quán vờ nói dối, tới can Trang rằng : “Đây
là Tham-tụng lánh nàn, Ngươi mau hộ-vệ, đưa
sang huyện gần”. __________ (1) Tức cửa Tuyên-vơ. (2) Tức Lư Trần-Quán, giữ chức Thiêm-sai Tri-lại-phiên ở phủ chúa Trịnh Khải. Năm 1786, khi hay tin Khải bị môn-sinh của Quán tên là Trang bắt tại làng Hạ-lôi, Quán đến ngăn-cản nhưng không được. Qua ngày sau, Quán tự đào huyệt và đặt quan-tài trống không xuống. Đoạn, Quán ngoảnh mặt về hướng nam lạy hai lạy, rồi khảng-khái vào nằm trong ḥm, tự tay đậy nắp lại và nhờ người lấp đất để tự chôn sống ḿnh. Lúc chết, Quán 52 tuổi. (3) Bọn dân tuần địa-phương tên Nguyễn Trang và Ba liền hợp với các môn-đệ của Lư Trần-Quán, bắt trói Trịnh Khải. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 279 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nhưng Trang phản-trắc đáp rằng : Sợ
thầy (1) nhưng chẳng sợ bằng giặc kia. Yêu
ḿnh hơn chúa đă thua”, Quán (2) rơi nước mắt, chúa tôi nỗi-niềm. Giữa đêm tối-mịt tủi-phiền, Thuyền Trang chở Khải, về miền Thăng-long. Để mong tưởng-thưởng lập công, Nhất-chiêu (3) vừa đến, giữa sông th́nh-ĺnh. Khải dao đâm cổ quyên-sinh, Vết thương c̣n nhỏ, Khải bèn khoét thêm. Dọc đường Khải chết trên thuyền, Dứt thôi nghiệp chúa, uy-quyền từ nay (4). Huệ truyền tống-táng lễ đầy, Cử Lê Duy-Quyết (5), ma chay chúa tṛn. Trang, Ba về tới Thăng-long, Yết ngay Nguyễn Huệ, hầu mong thưởng phần. Huệ
rằng : “Chắc phải Khải không ?” Ba thưa : “Dạ phải”,
Huệ tṛng-tréo nhanh : Sao mi lại biết rơ-rành ? Ba thưa : Tôi
đă từng làm gia-nhân”. Huệ liền khép tội để răn : Làm tôi
bắt chúa, tội danh phản-ngh́. Chứ
c̣n công thưởng cái chi”, Trang, Ba bị chém, tức-th́ chẳng oan. __________ (1) Tức Lư Trần-Quán là thầy của Trang và Ba. (2) Tức Lư Trần-Quán. (3) Ngày 28-6-1786, Trịnh Khải tự-vận tại làng Nhất-chiêu. (4) Từ Trịnh Tùng đến Trịnh Khải trị 216 năm (1570-1786) và 10 đời chúa. (5) Tức Hoàng-điệt Lê Duy-Quyết lo đúng vương-lễ và chôn Trịnh Khải ở đồng Dịch-vọng, phủ Hoài-đức, Hà-đông.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 280
NHÀ HẬU-LÊ MẤT NGÔI VUA <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trong khi vừa chiếm Vị-hoàng, Huệ sai tỳ-tướng, lẻn đàng Thăng-long. Mang theo thư mật Tây-sơn, Huệ đà kế liệu, phù-tôn an ḷng. Tây-sơn sắp chiếm Thăng-long, Lê-tông hoàng-tử, hoảng-hồn lui toan. Vua Lê đang bịnh mà c̣n, Đỡ vua ngồi dậy, để ḥng lánh nhanh. Bỗng đâu tỳ-tướng quỳ dâng, Mật-thư của Huệ, tấu rằng vấn-an. Rồi xin ngày khác sẽ mang, Quan vào yết-kiến Lê-vương phận tṛn. Cho nên vua mới yên ḷng, Cung-tôn hoàng-tử, ra tuồng mừng thay. Huệ liền lịnh cấm quân ngay, Không nên cướp phá của ai vật nào. Bữa sau (1) Huệ dẫn Chỉnh vào, Các quan cùng đến, lễ chào Hiển-tông. Trước vua, Huệ rất khiêm-nhường, Hiển-tông ốm nặng, ngồi dường khó-khăn. Vua mời Huệ đến ngồi gần, Huệ c̣n giữ lễ, ngại-ngần hơi-hơi. Rồi vua mời măi Huệ ngồi, Huệ tâu :
“Lư lẽ ra nơi Bắc thời. __________ (1) Tức vào ngày 26-6-1786. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 281 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Phù Lê diệt Trịnh ḷng trời, Chớ không
ḍm ngó, hay dời đổi chi”. Vua nghe mừng-rỡ liền khi, Quanh vua chỉ có lễ-nghi vài người. Chỉnh
tâu : “Hoàng-thượng cho mời, Các quan về
lại, phục-hồi triều-cương”. Vua liền xuống chiếu các phương, Lâu-lơ lục-tục, mươi quan (1) hồi trào. Chỉnh bèn tâu Huệ ư sâu : “Ra đây
chủ-tướng, tiếng chầu phù Lê. Cho nên phải tỏ mọi bề, Chuyến vừa ra mắt, chỉ là yết tư. Vậy nên chủ-tướng phải thư, Chọn ngày triều-kiến, tôn-phù quang-minh. Để
cho cả nước được nh́n”, Huệ ưng nên Chỉnh đến tŕnh Hiển-tông. Đại-trào ở điện Kính-thiên (2), Trống cờ chiêng quạt, rập-rềnh vang-rân. Huệ cùng các tướng ung-dung, Bước vào cửa điện, anh-hùng uy-nghiêm. Huệ tuy ngạo-nghễ khiêm-nhường, Lễ-nghi bái-yết (3), triều-vương tăng liền. Huệ dâng sổà sách quân đinh, Để làm rơ nghĩa, tôn-vinh Lê-trào. __________ (1) Các quan Lê trở về như : Trần Công-Sán (người Yên-vĩ, Khoái-châu, Hưng-yên), Phan Lê-Phiên (người Đ3ông-ngạc, Từ-liêm, Hà-đông), Uông Sĩ-Điển (người Thanh-quan, Thái-b́nh). (2) Ngày 7-7-1786, đại-trào để yết-kiến ở điện Kính-thiên. (3) Tức lễ “ngũ
bái tam khấu”. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 282 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vua phong cho Huệ hôm sau, Chức thời Nguyên-soái (1), để thâu thâm-t́nh. Huệ từ phủ chúa (2) đáp tŕnh, Sai người tạ lễ, anh-minh thưởng phần. Nhưng rồi Huệ xẳng Chỉnh rằng : “Ta mang vài vạn tướng quân trận này. Dẹp yên được giặc Bắc ngay, Vậy th́ ta muốn hơn vầy được chăng ? Dù ta xưng đế xưng vương, Thế mà ta nhịn, ta nhường nhà Lê. C̣n như Nguyên-suư chức đề, Có thêm có bớt, những ǵ ta đây. Đ́nh-thần xứ Bắc như vầy, Đừng ḥng lung-lạc Huệ này nể-nang. Nếu ta không nhận th́ mang, Tiếng rằng thất-lễ, chẳng vâng vua thần. C̣n như ta nhận chẳng phân, Chê ta ham chức,
lại mang tiếng đời”. Dứt lời chủ-tướng hầm hơi, Chỉnh bèn can khéo, Huệ nguôi tấc ḷng. Chỉnh sau ngẫm-nghĩ không xong, Nếu mà Huệ giận, khó mong sự thành. Chỉnh mau lật-đật sang nhanh, Tâu bày dàn-xếp, thoả danh người hùng. __________ (1) Vua Lê phong cho Huệ chức Nguyên-soái Uy-quốc-công. (2) Huệ đang tạm trú ở bên phủ chúa Trịnh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 283 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Huệ cầm vận-mệnh triều-đ́nh, Giang-sơn xă-tắc, mất c̣n nhà Lê. Nếu mà Huệ giận khó bề, Nào ai biết được, chuyện ǵ thiệt hơn. Sau khi bày-giải nguồn cơn, Vua Lê thuận gả Ngọc-Hân (1) Huệ liền. Vua thầm toan-tính cho yên, Tuổi già sức yếu, cậy quyền nơi ai. Rồi đây bóng xế một mai, Được nhờ con cái, lại hay rể hiền. Chỉnh về thuật lại ư nguyên, Huệ rằng : Hoàng-thượng đă truyền thật tâm. __________ (1) Ngọc-Hân công-chúa (1770-1803), tục gọi là Chúa Tiên, là con gái thứ hai mươi mốt của vau Lê Hiển-tông với bà Nguyễn Thị Huyền, người xă Phù-ninh, tổng Hạ-dương, phủ Từ-sơn, Bắc-ninh. Năm 1786, được vua cha gả cho Bắc-b́nh-vương Nguyễn Huệ, lúc ấy bà mới 16 tuổi. Năm 1788, khi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng-đế, bà được phong chức Bắc-cung hoàng-hậu. Năm 1792, vua Quang-Trung mất, bà ở với chồng được 7 năm và sinh được 1 trai và 1 gái. Khi nhà Tây-sơn đổ, bà cùng 2 con vào sống lẩn-lút ở Quảng-nam. Được ít lâu, có người điềm-chỉ chỗ bà ở cho vua nhà Nguyễn Gia-long. Bà và 2 con bị bắt và bị giết. Lúc nhỏ, Ngọc-Hân công-chúa nhờ có sắc-đẹp tuyệt-trần, lại có đức-hạnh và thông-minh
nên được vua cha quư-mến. Vua thường nói rằng :
“Con này ngày sau phải được gả làm vương-phi, không nên gả cho hạng pḥ-mă tầm-thường”. Bà
có làm rất nhiều thơ-văn bằng quốc-âm, nay phần nhiều đều bị thất-lạc, chỉ c̣n sót lại 3 áng văn, ngầm chứa lời lẽ rất thống-thiết, bày tỏ nỗi ḷng của người vợ đớn-đau thương-nhớ chồng. Đó là bài Chúc Thọ, Văn Tế Vua Quang-Trung và Ai Tư Văn. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 284 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vả chăng em của Tây-sơn, Lại làm Pḥ-mă Bắc-vương rỡ-ràng. Môn
đương hộ đối hai đàng”, Huệ vừa nói dứt, quân quan reo mừng. Chỉnh nh́n thấy Huệ vẻ ưng, Liền qua tâu lại, vua mừng ḷng ngay. Huệ vui chọn tháng chọn ngày (1), Sai quan sính-lễ (2), đủ-đầy đem dâng. Anh-hùng sánh với giai-nhân, Tiếng đồn đám cưới Ngọc-Hân vui-vầy. Bên đường người đứng dẫy-đầy, Rợp trời cờ quạt, vang-dầy trống chiêng. Quân hầu khí-giới hai bên, Dọc từ phủ chúa, đến đền hoàng-cung. Bắt đầu tiếng pháo nổ vang, Cung-phi tay đỡ Ngọc-Hân lạy từ. Mỹ-miều e-lệ tiểu-thư, Xe hoa gót ngọc, ḷng như rộn-ràng. Huệ ngồi trên kiệu rồng vàng, Sẵn-sàng trước phủ, đón nàng Chúa-Tiên (3). Xe hoa vừa đến trước sân, Huệ liền bước đến, tay nâng tay mềm. Đưa nàng công-chúa lên thềm, Sánh đôi cùng bước, vào liền bên trong. __________ (1) Huệ chọn ngày 3-8-1786. (2) Sính-lễ gồm có 10 thoi vàng, 1.000 thoi bạc và 100.000 quan tiền. (3) Chúa-Tiên là tên tục gọi Ngọc-Hân công-chúa. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 285 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tiệc-tùng quan-khách gần xong, Huệ bưng chiếc hộp, tặng ṛng ngọc-kim. Và sai các tướng tiễn chân, Họ đàng gái trở về sân hoàng-thành. Trầm-trồ khen-ngợi đồn nhanh, Trong thành ngoài phố, giai-nhân anh-hùng. Bịnh-t́nh hoàng-thượng nặng dần, Ngọc-Hân giục Huệ vào thăm cha rày. Huệ
rằng : “Chẳng sớm th́ chầy, Rồi tôi cũng phải về ngay Nam-trào. Vả chăng tôi lạ lại vào, Nội-cung thăm-viếng, rồi sau sao lời. Khi cha muôn một chầu trời, Khó mà
giăi-tỏ, tiếng đời gièm-pha”. Chẳng lâu vua đă băng-hà (1), Hoàng-tôn truyền-nối, Duy-Kỳ lên ngôi (2). Trong Nam Nguyễn Nhạc bồi-hồi, Được thư Huệ báo, đánh nơi Bắc miền. Vội-vàng sai sứ đi liền, Ra nơi Thuận-hoá, lịnh truyền hoăn thôi. Sứ ra đến, Huệ đi rồi, Ít sau Nhạc nhận thư thời báo xong. Huệ đà chiếm được Thăng-long, Nhưng c̣n ở lại, giúp công Lê-trào. __________ (1) Vua Lê Hiển-tông băng-hà ngày 17-7-1786, trị-v́ 46 năm, thọ 70 tuổi. (2) Lê Mẫn-đế (1787-1788), là cháu đích-tôn của vua Hiển-tông, lên ngôi lấy niên-hiệu là Chiêu-thống. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 286 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nhạc e em ở Bắc lâu, Nhỡ ra biến-động, tính sao vẹn-toàn. Nhạc mau Thuận-hoá thêm quân (1), Ngày đêm không nghỉ, đến thành Thăng-long. Được tin Nhạc đến vua (2) đem, Bách quan ra đón cửa Nam-giao liền. Gặp nhau Nhạc lại điềm-nhiên, Nhạc bèn đi thẳng, chẳng thèm hỏi-han. Nhạc cho quan tới nói rằng : “Xin vua hăy để ngày gần tới đây. Thời-gian tương-kiến lâu dài, Bây giờ vua
hăy cung quày nghỉ-ngơi”. Mấy hôm sau đó Nhạc mời, Vua Lê sang phủ, hai người tương-giao. Nhạc ngồi ở giữa sân chầu, Vua Lê bên tả, Huệ mau hữu liền. Các quan đứng ở hai bên, Vua Lê có ư nói lên : “Xin nhường. Khao
quân mấy quận tỏ-tường”, Nhạc rằng : “Họ Trịnh
lấn vương giành quyền. Chúng tôi ra giúp vua yên, Nếu là đất Trịnh, chẳng nguyên tấc chừa. C̣n như đất của Lê-trào, Dù là một tấc, dám nào lấy đâu. __________ (1) Tháng 8 năm 1786, Nhạc mang 500 thân-binh và 100 voi trận, rồi ra Thuận-hoá lấy thêm 2.000 quân nữa và tuyên-bố ra tiếp-ứng cho chú Thơm (tên tục của Nguyễn Huệ). (2) Tức vua Lê Chiêu-thống. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 287 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Xin vua gắng sức ngơ hầu, Giữ yên cơi đất, giao nhau đời đời. Chúng ta hai nước hai nơi, Ấy là
cái phúc của Trời ban chung”. Đoạn rồi Chiêu-thống về cung, Trong ḷng đỡ sợ, tưởng chừng chẳng yên. Hôm sau Nhậm lại bàn thêm : “Chỉnh là một
kẻ hàng-thần về ta. Nhờ ta hắn được quyền to, Vạn quân đă chết, để cho hắn thành. Bây giờ ta hăy rút nhanh, Bỏ cho hắn lại, dân phanh thây liền. Bắc-hà oán hắn chẳng yên, Giết tên
giảo-quyệt, trọn quyền dễ hơn”. Huệ nghe ưng ư nên nhơn, Canh ba (1) truyền mật, cho quân sẵn-sàng. Thu nhanh của-cải kho-tàng, Có ǵ lấy hết, chở mang về liền. Toàn quân thuỷ-bộ rút êm, Cho người từ-giả, nửa đêm vua tường. Chỉnh hăng đâu có dè-chừng, Say-sưa trong cảnh tưng-bừng suy-tôn. Sáng ra Chỉnh dậy hết hồn (2), Trong ḷng sợ-hăi, bồn-chồn chẳng yên. __________ (1) Tức đêm 17-8-1786. (2) Chỉnh đóng quân ở chùa Tiên-tích, xóm Nam-ngư, tổng Vĩnh-xương, Thọ-xương (nay là phố Hàng-lọng, Hà-nội). <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 288 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Chỉnh mau chạy xuống bến thuyền, Không ai chịu chở, Chỉnh bèn cướp neo. Có nhiều kẻ chợ đuổi theo, Họ dùng gạch đá ném vào Chỉnh ngay. Chính tay Chỉnh giết một vài, Mới đi thoát được, ra ngoài biển khơi. Vừa buồm vừa chống vừa bơi, Mong mau vào Nghệ, gặp thời Tây-sơn. Nhạc vừa vào đến Nghệ-an, Th́ thuyền của Chỉnh bồng-bềnh đến nơi. Nhạc trông thấy Chỉnh tả-tơi, Hớt-hơ hớt-hải, ḷng hơi thương t́nh. Nhạc không nỡ bỏ nên bàn, Chỉnh cùng quan Nguyễn (1), Nghệ-an giữ-ǵn. Huệ liền tặng Chỉnh bạc vàng (2), Vỗ-về cùng
Chỉnh, lời rằng : “Bắc phương. Người chưa ḷng thật Tây-sơn, Trịnh quan Cơ, Nhưỡng (3) vẫn c̣n trốn quanh. Ông nên ở lại Nghệ-an, Để pḥng mai
hậu, sẵn-sàng dụng binh”. Nhưng rồi Huệ dặn Nhậm ŕnh : “Chỉnh người
quỷ-quyệt, chẳng tin chút nào. Ngươi nên theo-dơi hắn mau, Nghệ-an quê hắn, trước sau phải nh́n. __________ (1) Tức quan Nguyễn Duệ. (2) Nguyễn Huệ tặng Chỉnh 20 lạng vàng và 200 lạng bạc. (3) Tức hai quan của chúa Trịnh là Hoàng Phùng-Cơ và Đinh Tích-Nhưỡng. 289 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Có
ǵ cấp-báo ta liền”, Bấy giờ quyền-bính Bắc miền Lê vua. Triều-đ́nh quan-lại lưa-thưa, Mà Lê Chiêu-thống chẳng tua phục-hồi. Quan th́ bàn ngược bàn xuôi, Có người định lập ngôi thời chúa xưa. Có quan chỉ muốn ḿnh vua, Trịnh c̣n hai tộc, hai nơi tranh-giành (1). Vua Lê bất-đắc-dĩ phong, Trịnh Bồng phủ chúa, Đô-vương chức liền (2). Trịnh bèn hiếp-chế vua quyền, Cho nên Chiêu-thống, mật truyền chiếu ngay. Sai người vời Chỉnh về đây, Giúp cho vua được, vững ngay quyền-hành. Chỉnh khi được ở Nghệ-an, Chiêu-quân đăi-sĩ, ngày đêm luyện-rèn. Nhân khi có chiếu gọi bèn, Đem quân về dẹp, Trịnh Bồng thua nguyên. Chỉnh vào yết-kiến vua truyền, Đại-tư-đồ chức (3), binh-quyền giữ ngay. Từ đây Hữu-Chỉnh cậy tài, Khinh người kiêu-gạo, chẳng ai Chỉnh màng. Chỉnh liền phủ chúa (4) bản-doanh, Hữu-Du thế-tử (5), Chỉnh phong con càn. __________ (1) Tức Trịnh Lệ ở Kinh-bắc và Trịnh Bồng ở Hà-đông. (2) Trịnh Bồng, tức Án-đô-vương. Quân Bồng đánh thua quân Chỉnh, nên Bồng bỏ chạy. Sau, Bồng thối-chí bèn bỏ đi tu. Họ Trịnh mất từ đấy. (3) Vua Lê phong cho Chỉnh chức Đại-tư-đồ Bằng-trung-công. (4) Tức Chỉnh chiếm phủ chúa Trịnh khi trước. (5) Chỉnh phong cho con là Nguyễn Hữu-Du làm thế-tử. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 290 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ḷng vua nay cũng phàn-nàn, Biết ai trông-cậy, nên đành chịu thôi. Trong Nam Nhạc tự xưng ngôi, Trung-ương Hoàng-đế, giữ thời Qui-nhơn (1). Phong cho Nguyễn Lữ Định-vương (2), Và phong Nguyễn Huệ, Bắc-b́nh chia mau (3). Ít lâu Nhạc, Huệ ḱnh nhau (4), Huệ quân vây chặt thành hào Qui-nhơn. Ngặt-ng̣i Nhạc phải lệ tuôn, Lên thành khóc-lóc, gọi Thơm (5) van hoà : “Nỡ
ḷng nào lại nồi da, Đem đi nấu thịt,
nhà ta thế này !” Huệ nghe van-vỉ ḷng thay, Rút về Thuận-hoá, từ rày vui êm. Ngoài kia Chỉnh lộng Nhậm hiềm, Nhậm bèn thư báo Huệ liền Phú-xuân. Huệ sai Nhậm bắt Chỉnh nhanh, Nhậm quân đuổi Chỉnh, Thanh-giang vỡ pḥng. Châu-cầu quân Chỉnh lại dông (6), Nhậm quân theo phía Thăng-long rượt dần. __________ (1) Vua Thái-đức đóng đô ở Qui-nhơn, coi giữ Quảng-nghĩa, Qui-nhơn, Phú-yên và Nha-trang. (2) Nguyễn Lữ được phong chức Đông-định-vương, coi giữ B́nh-thuận, Đồng-nai, Đà-lạt và Hà-tiên. (3) Nguyễn Huệ được phong chức Bắc-b́nh-vương, coi giữ Quảng-nam, Phú-xuân và khống-chế Bắc-hà. (4) Lư-do bất-hoà là do Huệ giữ tất-cả những báu-vật thu được của chúa Trịnh, mà không nộp cho Nhạc ở Qui-nhơn. Nhạc hỏi, Huệ thối-thác. (5) Thơm là tên tục của vua Quang-trung Nguyễn Huệ. (6) Quân Chỉnh thua ở Thanh-quyết-giang (làng Thanh-quyết, Gia-viễn) và thua tiếp ở Châu-cầu (phủ Lư-nhân). <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 291 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Hoàng-cung vua sợ vô ngần, Chạy sang giao Chỉnh, toàn quân quyền-hành. Tiết cờ, cây Việt (1) đưa nhanh, Hữu-Du đến đóng Thanh-giang luỹ-đồn (2). Cuối đông trời rét kinh-hồn, Quân Du nổi lửa, sưởi xông ấm ḷng. Nhậm quân từng toán vượt sông, Lặng im tiến sát, đối phương chẳng pḥng. Th́nh-ĺnh súng Nhậm nổ gịn, Nhắm vào ánh lửa, sáng-choang bập-bùng. Quân Du lớp chết lớp hàng, Du lui về để ngăn ngang Châu-cầu. Chỉnh c̣n đang đóng phía sau, Giật ḿnh sợ-hăi, con mau thua rồi. Có quan rủn chí tâu thời : “Tây-sơn thế
mạnh, đang hồi hung-hăng. Khó mà giữ nổi chi bằng, Rút về qua giữ Bắc-giang (3) thủ pḥng”. Chỉnh đang lưỡng-lự trong ḷng, Bỗng đâu Du chạy đến cùng báo nhanh. Chỉnh cùng con kéo về thành, Rồi sai quan Nguyễn (4), báo tin vua liền : “Sáng
mai phải chạy lánh nàn, Ở vùng
Kinh-bắc, an-toàn vua tôi”. __________ (1) Vua Lê trao cho Chỉnh cờ Tiết và cây Việt, được toàn quyền. (2) Hữu-Du – con của
Chỉnh – đắp luỹ ở phía Bắc và đóng 18 đồn dọc theo Thanh-quyết-giang. (3) Tức Kinh-bắc. (4) Tức quan Nguyễn Khuê. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 292 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Chỉnh kêu hộ-vệ đến rồi, Mang theo gia-quyến, Chỉnh thời qua sông. Vua Lê Chiêu-thống chạy sang, Hỏi rằng :
“Nông-nỗi nguy-nàn tính sao ?” Chỉnh tâu : Kinh-bắc sông bao, Luỹ che hào chắn, giặc vào khó-khăn. Thần xin Bệ-hạ di sang, Tạm nơi Kinh-bắc, cần-vương chiêu liền. Chẳng lâu tập-hợp binh-quyền, Liệu hồi
khôi-phục, được nguyên cơ-đồ”. Vua bèn vội-vă trở về, Sai quan Lê Quưnh, đưa bà Hoàng (1) nhanh. Chạy mau lên mạn Cao-bằng, C̣n vua và Chỉnh, lên đàng Mục-sơn (2). Nhậm liền vào thẳng Thăng-long, Liền sai Hoà tướng (3), ruổi-giong Chỉnh liền. Hoà theo tới núi Tam-tầng (4), Kịp ngay quân Chỉnh, tới gần sát nhau. Hoà chia một đội ṿng sau, Men theo đường núi, ập vào bên hông. Chỉnh quân hoảng-sợ nên dông, Hữu-Du bị bắt, chặt xong đầu liền. Chỉnh đang tế ngựa bỗng-nhiên, Ngựa hay vấp ngă, v́ tên bắn nhằm. __________ (1) Vua Lê sai Lê Quưnh đưa bà Hoàng-thái-hậu, bà Hoàng-phi, Hoàng-tử và hơn 30 người tôn-thất lên Cao-bằng. (2) Tức núi Mục-sơn ở đất Yên-thế. (3) Tức tướng Tây-sơn tên Nguyễn Văn Hoà. (4) Núi Tam-tầng thuộc huyện Việt-yên, tỉnh Bắc-giang.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 293 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nhậm quân bắt sống Chỉnh nhanh, Cùng nhau ḥ-hét, giành tranh chặt đầu. Chỉnh bèn la lớn bảo mau : “Bắt xong được tớ, nộp
hầu lấy công. Chớ
đừng vội giết đây xong”, Chúng bèn trói Chỉnh, nhốt trong cũi liền. Xúm nhau nâng cũi chúng khiêng, Trên đường trở lại, nơi miền Thăng-long. Nhậm vừa kể tội Chỉnh xong, Buông lời đanh-thép, hỏi đon Chỉnh rằng : “Tại
sao làm phản làm xằng ?” Chỉnh bèn b́nh-thản, nói-năng vài lời : “Chỉ
v́ cái thế mà thôi”, Nhậm sai xé xác Chỉnh thời thẳng tay. Trước là t́nh bạn c̣n nay, Coi nhau thù-nghịch, ai tài hơn ai. Giết xong Hữu-Chỉnh Nhậm ngay, Cho t́m Chiêu-thống, nhưng hoài công thôi. Nhậm tôn Duy-Cẩn (1) lên thời, Chức làm Giám-quốc, ḷng người mong an. Hoàng-cung c̣n có vài quan, Dăm người hầu-hạ, chẳng màng triều-cương. C̣n vua Chiêu-thống bôn phương, Sơn-nam, Bảo-lộc, Hải-dương lánh nàn. Mấy quan trung-nghĩa lo toan, Tính bề khôi-phục, nhưng tan-ră càng. __________ (1) Tức Vũ Văn Nhậm tôn Sùng-nhượng-công Lê Duy-Cẩn lên làm Giám-quốc. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 294 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Bọn Đinh Tích-Nhưỡng phản-loàn, Túng-cùng Chiêu-thống sang cần nhà Thanh. Nhà Lê từ lúc đuổi Minh, Hai lần Tiền-Hậu, quang-vinh công-tŕnh. Hậu Lê bị Trịnh lấn quyền, Có vua có chúa, chẳng yên dân lành. Đến khi chúa mất ngôi giành, Th́ vua sự-nghiệp, đổ nhanh theo liền. Nói qua về Nhậm chuyên-quyền, Sau ngày Nhậm được phái miền Bắc quân. Huệ liền gọi Sở (1) dặn ngầm : “Nhậm là con rể
của Hoàng-huynh ta. Nhưng nay ta lại bất-hoà, Với Hoàng-huynh đó, chắc là Nhậm bênh. Ta sai hắn đánh Bắc miền, Biết đâu sự-biến, Nhậm quyền trong tay. Điều ta lo-lắng chuyến này, Không nơi xứ Bắc, mà ngay Nhậm quyền. Ngươi nên theo-dơi thường-xuyên, Có ǵ
thơ mách ta liền đầu đuôi”. Đến khi Nhậm giết Chỉnh rồi, Cậy tài kiêu-ngạo, coi trời bằng vung. Sở, Lân (2) chẳng thích Nhậm cùng, Bèn thư mật báo Bắc-b́nh-vương ngay. Rằng : “Nay Nhậm quá ỷ tài, Muồn làm điều
phản, lại hoài xưng vương”. __________ (1) Tức Ngô Văn Sở làm Tham-tán quân-vụ. (2) Tức Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân. 295 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Được thư Huệ kéo kỵ-binh, Mười ngày ra tới Thăng-long đêm trường. Tháng tư (1) mùa hạ mát sương, Nhậm say giấc điệp, như dường dài thêm. Hoàng-thành quân Huệ lẻn êm, Vào ngay tận chỗ Nhậm nằm ngủ ngon. Huệ sai vơ-sĩ họ Hoàng (2), Dùng gươm đâm Nhậm, trên giường chết tươi. Huệ liền truyền lịnh gọi mời, Cựu-trào, trí-thức, ra thời giúp dân (3). Đặt quan lục-bộ các ngành, Sở (4) làm Tư-mă, giữ thành Thăng-long. Trước khi về trở lại Nam, Huệ liền dặn bảo rơ-ràng lời qua : __________ (1) Tức tháng tư năm1788. (2) Tức vơ-sĩ tên Hoàng Văn Lợi. (3) Các quan nhà Hậu Lê theo lời mời gọi của Nguyễn Huệ, ra làm việc lại như : 1/ Phan Huy-Ích (1750-1822), người Nghệ-an, đỗ Tiến-sĩ năm 1775. Sau, vâng lịnh vua có đưa vua giả là Phạm Công-Trị sang chầu vua Càn-long tại Yên-kinh. 2/ Ngô Thời-Nhậm (Nhiệm), người Hà-đông, đỗ Tiến-sĩ đời vua Lê Hiển-tông, được vua phong Lại-bộ tả-thị-lang. 3/ Nguyễn Thiệp, người xă Nguyệt-ao, huyện La-sơn, Hà-tĩnh. Về ở ẩn, nên gọi là La-sơn Phu-tử. Ông được vua Quang-trung gởi thơ mời 3 lần, ông mới chịu ra và nhận chức Viện-trưởng Sùng-chính. Ngoài ra, c̣n có các cựu-quan như : Vũ Huy-Tấn, Bùi Dương-Kịch, Đoàng Nguyên-Tấn Nguyễn Huy-Lượng, Trần Văn Kỷ, Nguyễn Văn Dụng, Trần Thuận-Ngôn, Trần Bá-Lăm... và c̣n có hàng ngàn kẻ-sĩ Bắc-hà khác nữa đă chịu ra giúp cho Tây-sơn, nhờ Huệ đă khéo-léo mời gọi và trọng-dụng. Nhất là Huệ đă biết thu-phục nhân-tâm, không phân-biệt họ là người thuộc trào cũ hay mới. (4) Tức Ngô Văn Sở. 296 Sở,
Lân (1) nanh-vuốt của ta, Dụng, Ngôn (2) tâm-phúc, đă là cẩn-tin. Nhậm (3) như vị khách tân-thần, Nay ta giao hết, việc quân toàn quyền. Điều chi xảy đến tuỳ làm, Song cần cùng họp, cùng bàn với nhau. Đừng phân kẻ trước người sau, Miễn là được
việc, ta mau thưởng phần. Rồi vương thân-mật lịnh truyền, Các quan lên cả, trên thềm ngồi quanh. Giọng vương sang-sảng như chuông: Tự-hoàng (4) ta
lập, lên vương ngôi truyền. Nhưng sau hoàng lại ươn-hèn, Nên đà bị Chỉnh xoay bèn vạ cho. Nhượng-công (5) Giám-quốc phụng-thờ, Các khanh nên giúp cơ-đồ Bắc nhanh. Tự-hoàng e có tranh-giành, Nên ta để Sở, tạm ǵn nơi đây. Khi nào yên-ổn thời ngay, Chính ta sẽ
triệu Sở này về Nam. Xong xuôi đâu đấy phân rành, Huệ cùng quan tướng gọn-gàng rút quân. __________ (1) Tức Đại-tư-mă Ngô Văn Sở và Nội-hầu Phan Văn Lân. (2) Tức Chương-phủ Nguyễn Văn Dụng và Hộ-bộ thị-lang Trần Thuận-Ngôn. (3) Tức Lại-bộ thị-lang Ngô Thời-Nhậm (Nhiệm). (4) Tức vua Lê Chiêu-thống. (5) Tức Sùng-nhượng-công Lê Duy-Cẩn. 297 QUANG-TRUNG
ĐẠI PHÁ QUÂN THANH Kể qua Chiêu-thống lánh nàn, Phải nương-náo đất Lạng-giang xa đường (1). Bà Hoàng-thái-hậu cũng bươn, Long-châu kêu cứu với quan Thanh-triều (2). Bấy-giờ Lưỡng Quảng tổng (3) đầu, Do Tôn Sĩ-Nghị, quyền nhiều một phương. Nghị liền dâng biểu Càn-long (4) : “Họ Lê thần-cống
nhà Thanh lâu đời. Hiện nay giặc đă cướp ngôi, Vợ con cầu cứu, cảnh thời đáng thương. Vả xưa Nam vốn đất từng, Của Tàu đă chiếm, thuộc vùng phía Nam. Nếu qua cứu được Lê nhằm, Chiếm luôn lấy
đất An-nam đôi đàng”. Càn-long nghe tấu lịnh ban, Cho Tôn Sĩ-Nghị khởi quân bốn vùng (5). Nghị chia ba đạo tiến sang, Nhất do Sĩ-Nghị, Lạng-sơn tiến tràn. __________ (1) Vua Lê Chiêu-thống sai Lê Duy-Đản và Trần Danh-Án giả dạng người Tàu buôn bán, sang cầu-cứu nhà Thanh. (2) Bà Hoàng-thái-hậu, Lê Quưnh và Nguyễn Huy-Túc đang trốn ở Cao-bằng, cũng vượt biên-giới sang nhờ quan nhà Thanh giúp-đỡ. (3) Tức Tổng-đốc Lưỡng Quảng ở bên Tàu tên Tôn Sĩ-Nghị. (4) Càn-long là niên-hiệu của đời vua Măn Thanh bên Tàu. (5) Bốn vùng gồm có : Quảng-đông, Quảng-tây, Quí-châu và Vân-nam. Quân Thanh tiến sang độ 20 vạn. 298 Đạo nh́ Nghi-Đống (1) Cao-bằng, Đạo ba Vân, Quí (2) Tuyên-quang vỡ pḥng. Sở (3) đang giữ đất Thăng-long, Được tin Thanh tới, quân đông vang-dầy. Sở bèn hội-họp đủ-đầy, Cùng nhau quyết-định, lui gài nhử quân. Rút về Tam-điệp (4) chắn ngang, Từ trong chân núi ra gần bể sâu. Phú-xuân cấp báo dâng tâu, Định bề pḥng đánh, ngơ hầu mạnh hơn. Quân Tôn Sĩ-Nghị thẳng đường, Kéo vào Kinh-bắc, lừng-lừng dể-ngươi. Triều-thần Chiêu-thống dựa hơi, Chào mời Sĩ-Nghị, vào thời Thăng-long. Thăng-long bỏ ngơ như không, Cầu phao sông Nhị, bắc sang thật dài. Nghị cho tuyên đọc lễ đài, Sắc phong Chiêu-thống, Nam này quốc-vương (5). Tuy rằng Chiêu-thống thụ-phong, Nhưng thư đề hiệu Càn-long trên đầu (6). Mỗi chiều Chiêu-thống qua hầu, Đến dinh Sĩ-Nghị, chực-chầu việc quân. __________ (1) Đạo thứ nh́ do Sầm Nghi-Đống tiến qua mạn Cao-bằng. (2) Đạo thứ ba từ Vân-nam và Quí-châu tiến qua Tuyên-quang. (3) Tức Đại-tư-mă Ngô Văn Sở giữ thành Thăng-long. (4) Ngày 24/11 Mậu-thân (1788), Sở rút về Tam-điệp, trước gọi là đèo Ba-dội, ở giữa hai tỉnh Ninh-b́nh và Thanh-hoá. (5) Càn-long phong cho Chiêu-thống làm An-nam quốc-vương. (6) Văn-thư của Chiêu-thống phải đề niên-hiệu Càn-long. 299 Vua thời cưỡi ngựa lần-chần, Theo sau đi bộ, mươi quân làng-chàng. Vào chầu Sĩ-Nghị nghênh-ngang, Nh́n vua khinh-bạc, vẻ càng tự-cao. Có hôm Chiêu-thống lại hầu, Nghị sai quân lính gác mau đuổi về : “Hôm
nay việc nước chẳng chi, Xin Ngài về
nghỉ, để khi khác chầu”. Bấy-giờ dân chúng bảo nhau : “Nước Nam vương-đế từ lâu đến giờ. Chưa vua nào thấy lờ-khờ, Làm vua hèn-hạ, lại nhờ ngoại-bang. Tiếng vua mà phải bẩm quan, Thưa ông Tổng-đốc, rơ-ràng lệ-nô. Thật là bán rẻ cơ-đồ, Khác ǵ
nội-thuộc, như hồ tỉnh châu”. Vua nay trông-cậy quan Tàu, Ngày đêm chẳng nghĩ, việc trào phục-khôi. Chỉ lo ân-oán giết người, Nhứt là những kẻ theo thời Tây-sơn. Đàn-bà tông-thất (1) lấy chồng, Có thai với tướng Tây-sơn phạt vày. Vua sai mổ bụng quăng thai, Cả con lẫn mẹ, chết ngay ác-tàn. __________ (1) Tông-thất là bà-con ḍng họ với vua. 300 Ba người hoàng-thúc (1) chặt chân, Các quan hoàng-đệ (2), trước sân tử-h́nh. Chỉ v́ họ tiếp Tây-sơn, Khiến bà Thái-hậu, bất-b́nh thốt lên : “Ta
cay-đắng mới được xin, Quân Thanh tiếp-cứu, mong ǵn triều xây. Cứ lo báo oán thế này, Ấy là
phá-hoại, phỏng rày chẳng an”. Quân Tàu cướp phá dân-gian, Lắm điều nhũng-nhiễu, oán-than ngập trời. Tây-sơn được báo tức-thời, Hội cùng tướng-sĩ, đầu đuôi kế bàn. Quyết ḷng đánh đuổi quân Thanh, Tướng-quan tâu hăy chính-danh vương-quyền. Ḷng dân được thuận quân kiêng, Huệ cho là phải, đàn thiêng hẳn-ḥi. Bàn-sơn núi Ngự lên ngôi (3), Đặt liền niên-hiệu vua thời Quang-trung. Quân quan hùng-khí tưng-bừng, Nức ḷng tiến đánh quân Thanh xâm-loàn. Đại quân kéo tới Nghệ-an (4), Vương cho lịnh nghỉ, tuyển quân mười ngày. __________ (1) Chiêu-thống ra lịnh chặt chân 3 chú ruột và quăng ra giữa chợ. (2) Chiêu-thống ra lịnh giết hoàng-đệ Lê Duy-Lưu, Phan Như-Toại và pḥ-mă Dương Hành. Các quan Ngô Thời-Nhậm, Phan Huy-Ích, Nguyễn Hoàn, Phan Lê-Phiên, Mai Thế-Uôn... bị băi chức. (3) Ngày 25/11 Mậu-thân (1788), lập đàn ở Bàn-sơn, phía nam núi Ngự-b́nh, thuộc huyện Hương-thuỷ, tỉnh Thừa-thiên. (4) Ngày 29/11, quân Tây-sơn kéo ra tới Nghệ-an và được nghỉ 10 ngày. 301 Ba đinh chọn lấy một ngay, Được hơn mươi vạn, tượng bầy trăm con. Vua bèn truyền dụ nhủ rằng : “... Quân Thanh
xâm-lấn, Thăng-long chiếm tràn. Các ngươi có biết hay chăng, Nước chia theo phận, non sông mỗi vùng. Bắc phương không phải giống ḍng, Tất là khác dạ, khác ḷng sao chung. Hán thời đă có Trưng-vương, Tống thời đă có Lê Hoàn chẳng dung. Nguyên thời đă có Hưng-vương, Minh thời Lê Lợi đuổi phường ngoại-lai. Tổ-tiên không chịu bó tay, Ngồi nh́n lũ giặc, xéo-dày người dân. Cho nên các cụ dấy quân, Quyết ḷng đánh thắng, đuổi phăng chúng về. Xong rồi hai nước đề-huề, Ranh ai nấy ở, bên tê bên này. Nhà Đinh cho tới ngày nay, Ta không đến nỗi, khổ ngày thuộc xưa. Đó là lợi hại được thua, Cái gương chuyện cũ, c̣n chưa lu mờ. Nay Thanh mưu chiếm nước ta, Đặt làm quận huyện, để mà thuộc Thanh. Các ngươi trí-thức tài-năng, Cùng ta gắng sức, để thành việc chung. Chớ đừng giở thói nhị tâm, Hễ ai phản-trắc, th́ đành giết ngay. 302 Bấy giờ đừng trách không hay, Ta không
báo trước, để nay tội đền” (1). Quân chia năm đạo rành riêng, Hậu, Tiền, Tả, Hữu, Trung quân đủ-đầy (2). Tại nơi xứ Nghệ vua sai, Vời thầy Nguyễn Thiệp (3), giải-bày dụng quân. Vua
rằng : “ Thanh đă kéo sang, Chúng toan xâm-chiếm nước Nam chủ-quyền. Phận ta làm tướng thân chinh, Chước công thế thủ, dụng binh được thành. Thắng thua hai lẽ rành-rành, Xin thầy thử
đoán, việc binh rơ tường”. Thiệp thưa : “Trong nước rỗng không, Ḷng người tan-nát, mong ḥng cứu-tinh. Thanh xa kéo đến chẳng rành, Địa-h́nh mạnh yếu, cách hành-quân sao. Chúa-công ra chuyến này mau, Mươi ngày dẹp
được quân Tàu giặc xâm”. Vua nghe hợp ư hợp tâm, Trong ḷng mừng-rỡ, lễ nhằm tạ ơn. __________ (1) Lời tâm-niệm
của vua Quang-trung : “Đánh cho để dài tóc,
đánh cho để đen răng ...
Đánh cho sử tri Nam-quốc sơn-hà chi hữu chủ”. (2) Thân-quân Thuận, Quảng được chia làm 4 doanh : Tiền, Hậu, Tả, Hữu. C̣n tân-binh Nghệ-an cho làm Trung-quân. (3) Tức La-sơn Phu-tử Nguyễn Thiệp, được vua Quang-Trung trọng như bậc thầy. Lần chót, ông vào đúng ngày quốc-tang Thái-tổ Vơ hoàng-đế (tức vua Quang-trung) băng-hà, ông suưt bị tội chém v́ không thay y-phục mà cứ vào triều. Nhờ vua Cảnh-thịnh gạt bỏ, ông mới khỏi chết. Vua Cảnh-thịnh
hỏi ông về việc nước, ông nói : “Đại thế đă hỏng mất rồi,
không thể gở được nữa”. Rồi ông từ về.
303 Quan quân rần-rộ lên đường, Đến ngay Tam-điệp, lẫy-lừng hăng-say. Bọn Lân, Sở, Nhiệm (1) tội bày, Giặc đang thế mạnh, lui rày nhử Thanh. Vua cười rồi lại nói rằng : “Chúng sang
là chết hay hàng đó thôi. Nay ta đă có mẹo rồi, Quân Tàu đuổi sạch mọi nơi mười ngày. Nhưng mà ta nghĩ thế này, Chúng là nước lớn, thua ngay nhục nhiều. Chúng bày mưu khác báo thù, Kéo qua đánh măi, dân chừ lầm-than. Ḷng ta dân khổ chẳng an, Vậy khi ta thắng vẻ-vang trận này. Ta nhờ Th́-Nhiệm sứ ngay, Dùng lời nói khéo, dứt rày chiến-tranh. Đợi mươi năm nữa phú-cường, Ta không cần
phải sợ phường Thanh đâu”. Vua truyền tướng-sĩ nên mau, Vui ăn Nguyên-đán trước hầu hành-quân. Đến hôm trừ-tịch vua truyền : “Quyết ngày
mùng bảy tháng giêng ta cùng. Thăng-long
mở tiệc ăn mừng”, Ba quân ai nấy bừng-bừng ḷng hăng. Đoạn rồi truyền lịnh quan quân, Sở, Lân (2) lănh-đạo, xung phần tiên-phong. __________ (1) Ngày 20/12, quân tới Tam-điệp gặp Lân, Sở và Nhiệm. (2) Tức Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân. 304 Hữu-quân Tuyết, Lộc (1) theo sông, Lục-đầu (2) Tuyết chiếm, Hải-dương chận đàng. Lộc quân thẳng đến Lạng-giang (3), Chặn đường Thanh rút, về ranh bên Tàu. Tả-quân Long, Bảo (4) kéo mau, Long xuyên đường núi, gặp nhau Thanh-tŕ. Bảo th́ tượng-mă liền khi, Đánh qua Sơn-lăng, gặp kề Long ngay. C̣n quan Hô-hổ-hầu (5) đây, Hậu-quân trừ-bị, tiếp thay khi cần. Riêng vua toàn lực trung-quân, Phân đâu vào đấy, lịnh ban sẵn-sàng. Vua truyền sáng-kiến làm nhanh, Lấy tre đan vơng, toán thành ba quân. Một quân nghỉ vơng, hai khênh, Cho nên không mệt, lại nhanh tốc-hành. Vua c̣n tính kế dụ Thanh, Để cho chúng cứ hung-hăng chẳng pḥng. Vua liền cử một sứ đoàn (6), Do Trần Danh-Bính sẵn-sàng gặp Tôn (7). Mang theo tờ bẩm để mong, Ngỏ rằng cung-thuận, cống dâng thiên-triều. __________ (1) Tức Đại-đô-đốc Tuyết và Đô-đốc Lộc. (2) Lục-đầu là sông chảy vào sông Hồng ở tỉnh Bắc-ninh. (3) Tức vùng Lạng-giang, Phượng-nhỡn và Yên-thế. (4) Tức Đô-đốc Long và Đại-đô-đốc Bảo. (5) Hô-hổ-hầu làm đến Đô-đốc, nhưng tiếc không rơ tên. (6) Sứ-đoàn gồm có 8 vị do Trần Danh-Bính dẫn đầu. (7) Tức Tôn Sĩ-Nghị. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 305 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tôn liền ra vẻ khích-khiêu, Xé thư giết sứ, chẳng chiều ư theo. Tôn c̣n truyền hịch đủ điều, Hăm-he sẽ bắt cả triều Quang-trung. Bên trong Chiêu-thống nóng ḷng, Bèn sai Lê Quưnh giục Tôn đánh liền. Tôn cười với giọng nói gièm : “Nếu mà muốn
gấp, tuỳ quyền chúng mi. Thầy tṛ ngươi cứ việc đi, Đem quân tiến
trước, tức-th́ được thôi”. Vua (1) quan tiu-nghỉu lai-hồi, Tủi ḷng cúi mặt, đáng đời theo Thanh. Tây-sơn ăn Tết trước nhanh, Đúng ba mươi Tết (2), bất-thần khởi binh. Rần-rần Giản-thuỷ (3) qua sông, Quân Lê hoảng sợ, chạy ṿng Thanh-liêm (4). Quang-trung đuổi đến Phú-xuyên (5), Bao vây bắt trọn toán quân của Tàu. Không c̣n một đứa thoát đào, Cho nên tin báo, không sao lọt ngoài. __________ (1) Tức vua Lê Chiêu-thống. (2) Tức ngày 30 tháng chạp năm Mậu-thân (1788). (3) Giản-thuỷ chắc là bến đ̣ Giản ở giáp giới tỉnh Ninh-b́nh và Hà-nam. (4) Tức tướng Lê tên Hoàng Phùng-Nghĩa đang trấn giữ Sơn-nam, tỉnh Nam-định, phải bỏ chạy về sông Nguyệt-quyết, thuộc huyện Thanh-liêm, Hà-nam. (5) Phú-xuyên thuộc Hà-đông. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 306 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Quân Thanh đóng ở Hà-hồi, Say-sưa ngủ kỹ, chẳng người hay qua. Nửa đêm ngày Tết mùng ba (1), Tây-sơn vây kín, bỗng loa gọi ầm. Toàn
quân cất tiếng “dạ” rân, Muôn ngàn tiếng thét, như gầm trời cao. Quân Thanh thức giấc nhôn-nhao, Hồn phi phách tán, cùng nhau kinh-hoàng. Tây-sơn chưa đánh địch hàng, Vào thu khí-giới, thảo-lương đốt liền. Mùng năm ngày Tết cổ-truyền, Quang-trung cho lịnh, tiến lên Ngọc-hồi. Dọc đường dân-chúng dâng thời (2), Thứ bánh gạo nếp, gói rồi đem chưng. Giữa bánh đậu thịt là nhưn, Vuông vuông dây cột, thơm lừng dẻo ngon. Giống như bánh tét thảo-lương, Dọc đường khỏi nấu, no ḷng quân xơi. Quang-trung đốc chiến cưỡi voi, Tượng-binh tiến trước, hơn thời trăm con. Quân Thanh ứng-chiến kỵ-binh, Voi mà gặp ngựa, ngựa kinh chạy liền. Quân Thanh tan vỡ trận tiền, Rút vào cố-thủ, đạn tên bắn quàng. __________ (1) Tức ngày mùng 3 Tết tháng giêng năm Kỷ-dậu (1789). (2) Ngày mùng 5 Tết, vua Quang-trung trẩy quân đến làng Ngọc-hồi, dân làng làm loại bánh có đặc-tính ngày Tết ở Bắc-hà là bánh chưng. Liền sau đó, vua có ban cho dân làng Ngọc-hồi bốn chữ Hiếu Nghĩa Khả Gia. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 307 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vua sai lấy ván ghép nhanh, Cứ ba mảnh ván, ghép thành tấm khiên. Quấn rơm bùn nước mặt tiền, Hai mươi quân núp, cùng khiên tiến vào. Mỗi quân dắt một con dao, Hai mươi quân khác, theo sau sát liền. Trong thành địch bắn lửa tên, Lửa tên ghim dính vào rơm tắt rồi. Khiên rơm che-chở thân người, Địch càng bắn dữ, ta thời tiến vô. Cửa thành địch cắm chông nhô, Tới chông ta hạ khiên đè đầu chông. Trên khiên ta tiến thẳng xông, An-toàn chẳng đạp đầu chông nhọn nào. Đang mùa gió bấc ào-ào, Địch bèn đốt thuốc súng hầu khói bay. Gió đưa khói độc qua ngay, Quân Nam mờ mắt, khói cay sặt nồng. Bỗng trời quay ngọn gió nồm, Khói cay lại tạt về đồn địch quân. Dịp may trời giúp quân Nam, Vua liền hô
“tiến”, “dạ” rân tràn vào. Lớp khiên tiến trước đoản đao, Lớp quân tinh-nhuệ, theo sau xông vào. Lá cà trận chiến xáp nhau, Quân Nam hăng máu, chém nhào quân Thanh. Địch quân núng thế vỡ tan, Lớp chuồn lớp chết, lớp van lớp hàng. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 308 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Quân Thanh tủa chạy ngoài thành, Đạp phải chông sắt, đạp nhằm địa-lôi. Chông lôi do chúng gài rồi, Chết thêm mớ nữa, Ngọc-hồi chiếm xong. Tướng Thanh là Hứa Thế-Hanh, Long, Thăng (1) tử-trận, trong thành lền-khên. Vua truyền quân tiếp tấn-công, Các đồn Văn-điển (2), tới Yên-quyết (3) liền. Vua sai Long (4) gấp tiến lên, Vây đồn Khương-thượng (5), hai bên đánh vùi. Quân Thanh kiệt sức thế nguy, Không quân tiếp-ứng, tháo lui đầu hàng. Sầm Nghi-Đống trốn ra nhanh, Đống-đa (6) thắt cổ, trên cành cây đa. __________ (1) Tức các tướng Thanh là Trương Sĩ-Long và Thượng Duy-Thăng. (2) Đồn Văn-điển nay thuộc huyện Thanh-tŕ, phủ Thường-tín, Hà-đông. (3) Đồn Yên-quyết nay chia ra làm hai làng : làng Thượng Yên-quyết, sau đổi là Yên-hoà và làng Hạ Yên-quyết, sau đổi là làng Cót, thuộc ngoại thành Hà-nội. (4) Tức Đô-đốc Long của Tây-sơn. (5) Đồn Khương-thượng do quan phủ Điền-châu tên Sầm Nghi-Đống đóng giữ. Nơi ấy, nay thuộc ngoại thành Hà-nội. (6) Về sau, bọn khách-trú ở Thăng-long có làm cái đền thờ Sầm Nghi-Đống ở ngơ Sầm-công, sau Hàng Buồm. Nữ-sĩ Hồ Xuân-Hương có dịp qua đó, liền vịnh bài tuyệt-cú như sau : Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo, Ḱa đền Thái-thú đứng cheo-leo. Ví đây đổi phận làm trai được, Th́ sự anh-hùng há bấy nhiêu ? <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 309 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Quân Thanh mất vía tủa ra, Thăng-long nhắm hướng, chạy ùa về nhanh. Đốc Long rược đuổi quân Thanh, Họ Đinh (1) nội-ứng, đốt thành kho lương. Thăng-long ngập lửa đỏ hừng, Quân Long thừa thắng, cửa thành vào luôn. Nói qua mùng bốn họ Tôn (2), Được tin đồn mất, quân đông Hà-hồi. Ngọc-hồi lại mất tiếp rồi, Nên Tôn lo-lắng, đứng ngồi không yên. Mùng năm trời sáng chưa lên, Đùng đùng súng nổ, vang-rền khắp nơi. Tôn sai dọ-thám thử coi, C̣n Tôn leo ngọn kỳ-đài nh́n cao. Té ra Khương-thượng, Điền-châu (3), Lửa lên ngùn-ngụt, Tôn hầu như điên. __________ (1) Nguyên khi Tôn Sĩ-Nghị chiếm Thăng-long, có giao cho viên quản họ Đinh, là người của Lê Chiêu-thống, cầm đầu một toán quân già-lăo canh giữ các kho khí-giới và lương-thảo. Khi vua Quang-trung kéo quân đến Nghệ-an có gặp ông Nguyễn Thiệp, là người đă từng ngồi dạy học ở nhà họ Đinh. Ngày mùng 3 Tết năm Kỷ-dậu (1789), họ Đinh thấy Nguyễn Thiệp, từ Nghệ-an đem ra biếu chiếc bánh chưng, mà trong nhân bánh ấy có để tờ mật-dụ của vua Quang-trung. Họ Đinh vâng theo ư của Nguyễn Thiệp khuyên-bảo và làm theo lời mật-dụ ấy. Họ Đinh cùng các quân già làm nội-ứng, lẻn đốt kho khí-giới, kho lương-thực và suư-phủ ở Thăng-long vào đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng giêng năm Kỷ-dậu. (2) Tức Tôn Sĩ-Nghị. (3) Khương-thượng và Điền-châu do Sầm Nghi-Đống chiếm giữ. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 310 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tôn mau thót ngựa không yên, Cùng vài binh-kỵ, vượt liền cầu phao (1). Nhắm về hướng Bắc phi mau, Quan-quân tướng-sĩ, theo sau vượt cầu. Ùn-ùn xô-đẩy tranh nhau, Cầu phao bị nặng, dây phao đứt liền (2). Hàng ngàn hàng vạn người trên, Bỗng đâu rớt xuống, chết ch́m sông sâu. Quân Thanh la khóc kêu gào, Ḍng sông tắt nghẽn, biết bao thây người. Tôn mau Phượng-nhỡn (3) đến nơi, Nghe tin trước mặt, quân trời Tây-sơn. Tôn bèn run sợ điếng hồn, Vội quăng ấn tín, để ḥng thoát thân. Tây-sơn đuổi tới Nam-quan, Dân Tàu ở cận Lạng-sơn bồn-chồn. Cùng nhau bồng-bế trốn luôn, Chạy về phía Bắc, xa ḥng lánh thân. Cho nên từ ải Nam-quan, Tịnh không c̣n tiếng Tàu dân xóm làng. Quân Thanh hai đạo Quí, Vân (4), Sơn-tây (5) vừa tới, nghe tan vội-vàng. Rút nhanh qua khỏi Nam-quan, Dám đâu qua tiếp, e thân chẳng toàn. __________ (1) Cầu phao bắc ngang sông Nhị. (2) Có tin nói ông Hoàng Ba (em Chiêu-thống) chặt dây cầu. (3) Phượng-nhỡn nay thuộc Bắc-giang. (4) Tức Quí-châu và Vân-nam. (5) Xưa, địa-bàn Sơn-tây gồm cả đất Phú-thọ và Vĩnh-yên.
311 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Quang-trung đốc chiến ba quân, Xông-pha tên lửa, nhuộm thâm ngự-bào. Đến trưa vua tiến quân vào, Thăng-long thành cũ, tự-hào vua Nam. Vua liền hạ lịnh chiêu-an, Quân Tàu lẩn-trốn, ra hàng được nuôi. Cấm quân nghiêm-nhặt hẳn-ḥi, Chẳng nên cướp phá của người thường dân. Cấm dân không được giết càn, Không nên chứa-chấp quân Thanh người nào. Hễ ai gặp giặc dẫn mau, Nộp ngay quan phủ, chớ lâu phạt tiền. Đúng như vua lịnh đă truyền, Cùng ăn khai-hạ (1), tại thành Thăng-long. Khao quân khen tướng thưởng công, Vui mừng chiến-thắng, non sông sạch thù. Nói qua Chiêu-thống bấy chừ, Nghe tin Tôn chạy, người như mất hồn. Bèn cùng quan tướng cận-thần (2), Rước bà Thái-hậu, cung-tần chạy theo. Đến sông cầu găy người kêu, Lê bèn cướp lấy thuyền chèo qua sông. Hai ngày vất-vả ruổi-giong, Đến đồn Hoà-lạc (3), gặp ông thổ-hào. __________ (1) Khai-hạ là lễ hạ nêu, tức mùng 7 tháng giêng âm-lịch. (2) Cận-thần Chiêu-thống có : Lê Quưnh, Hoàng Ích-Hiểu, Nguyễn Quốc-Đống, Lê Hân, Phạm Như-Tùng, Nguyễn Viết-Triệu, Phạm Đ́nh-Thiện, Lê Văn Trương, Phạm Quư-Thích ... (3) Đồn Hoà-lạc thuộc châu Hữu-lũng, tỉnh Bắc-giang. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 312 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Cho vào sơn-trại cháo rau, Ngự-đoàn mệt lả, cùng nhau đỡ ḷng. Hai ngày đói khát tưởng xong, Vội nghe tin có Tây-sơn đuổi gần. Thổ-hào nhanh bảo người thân, Men theo đường tắt, dẫn dần Nam-quan. Nơi đây Chiêu-thống gặp Tôn, Lê liền phẫn-thán, ôn-tồn lời qua : “Tôi
không giữ nổi nước nhà. May nhờ được tướng-quân qua cứu-nàn. Ḷng tôi cảm-kích vô-vàn, Tôi xin cầu chúc tướng-quân thật nhiều. Muôn ngàn vạn phúc đủ điều, C̣n tôi quay lại miếu-triều tổ-tiên. Dân binh thu-nhặt tính-toan, Liệu bề
khôi-phục ngai vàng đất-đai”. Tôn nghe miệng thốt những lời : “Quang-b́nh bất
diệt, tắc thờ bất hưu (1). Tôi vừa dâng biểu Thiên-triều, Giúp thêm binh mă, lương nhiều chắc nhanh. Chỗ này kề địch chẳng an, Chi bằng hăy tạm vào Nam-ninh (2) liền. Rồi
sau sẽ liệu quân nghênh”, Cuối cùng Chiêu-thống nghe khuyên xiêu ḷng. Kéo nhau theo Nghị lon-ton, An thân trước đă, sau ḥng nhờ Thanh. __________ (1) Tức “Không
diệt được Quang-b́nh (Quang-trung) chưa thôi”. (2) Nam-ninh thuộc tỉnh Quảng-tây bên Tàu. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 313 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ấn-kỳ mật-dụ Tôn quăng, Tây-sơn thu được, đem tŕnh Quang-trung. Càn-long căn-dặn nội-dung : “... Việc quân
thong-thả, chớ đừng vội chi. Nên cho quân-tướng nhà Lê, Nghĩa-quân chiêu-tập, có bề lợi ngay. Hịch truyền thanh-thế thị-oai, Nên t́m con cháu Lê rày dựng lên. Để mà đối địch Tây-sơn, Thử xem sự thể, thiệt hơn thế nào. Nếu dân c̣n nhớ Lê-trào, Nay quân ta đến, dân mau chung ḷng. Vậy là Nguyễn Huệ tháo dông, Ta nhân dịp ấy, Lê ḥng đuổi theo. Binh ta thủng-thẳng đi sau, Ta không khó nhọc, mà mau công thành. Đấy là phần nhất mẹo làm, Ví bằng dân nước dùng-dằng phân chia. Nửa theo đàng nọ, đàng kia, Thế là Nguyễn Huệ, chẳng lui quân chừ. Ta bèn mau hăy đưa thư, Bảo đường hoạ-phúc, Huệ như thế nào. Đợi khi quân thuỷ ta mau, Đi từ Măn, Quảng (1), tiến vào Hoá, Nam (2). Bộ binh sẽ tiến lên nhanh, Khiến cho Nguyễn Huệ, sau lưng hai đầu. __________ (1) Tức tỉnh Phúc-kiến, Quảng-đông và Quảng-tây. (2) Tức Thuận-hoá và Quảng-nam. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 314 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tất-nhiên Huệ phải hàng mau, Bấy giờ ta sẽ phân rào hai bên. Cắt cho Nguyễn Huệ ở yên, Kề từ Thuận, Quảng (1), đất riêng Nam-phần. Cắt cho Chiêu-thống tự-quân, Từ châu Hoan, Ái (2), lên dần Bắc-kinh. C̣n ta đóng giữa đại binh, Phân chia kiềm-chế, hai bên vẹn toàn. Rồi sau xử-trí tính toan, Đấy là kế-hoạch
trị-an hai phần”. Xem xong vua rơ dă-tâm, Liền sai Th́-Nhiệm (3) lo toan phán rằng : “Ta
xem tờ chiếu nhà Thanh, Chẳng qua mượn tiếng xâm-loàn đó thôi. Nay Thanh đă bị thua rồi, Lấy làm xấu-hổ, chắc thời không yên. Nếu mà chinh-chiến liền liền, Chỉ gây đau-khổ triền-miên dân lành. Vậy ngươi lời khéo thư nhanh, Tạm nay hoà
đó, nhà Thanh tỏ-tường”. Nhiệm liền vâng lịnh nhún-nhường : “Nước Nam vốn chẳng
chống ḱnh đại Thanh. Nhưng v́ càn-rỡ Tôn làm, Cho nên thua trận Nam lần vừa qua. __________ (1) Tức Thuận-hoá và Quảng-nam. (2) Tức Nghệ-an và Thanh-hoá. (3) Tức Lại-bộ Tả-thị-lang Ngô Th́-Nhiệm (Nhậm). <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 315 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nay
xin tạ tội giảng hoà”. Vua sai Nhiệm, Ích (1), sứ qua Thanh ḥng. Lịnh lưu Lân, Sở (2) Thăng-long, Vua cùng quân-sĩ, thẳng đường về Nam. Nói qua Thanh-đế Càn-long, Nghe tin Sĩ-Nghị bại binh tan-tành. Đùng đùng nổi giận sai quan, Cận-thần nội-các Khang-An (3) thay liền. Chức làm Tổng Lưỡng Quảng (4) quyền, Quân năm mươi vạn, sẵn-sàng sang ngay. Khang-An ra đến Quảng-tây, Nghe quân Nam mạnh, sợ ngay muốn hoà. An sai sứ-giả mang thư, Nói điều lợi-hại, nghịch thù binh-đao. Mớm vua Nam biểu dâng mau, Xin Thanh tha lỗi, An hầu gián-can. Vua sai đút lót bạc vàng, Cho An, Thân (5) để dễ-dàng băi binh. Thân lời khéo-léo tâu tŕnh, Điều ǵ cũng hợp, thuận-t́nh Càn-long. __________ (1) Tức Ngô Th́-Nhiệm và Phan Huy-Ích. (2) Vua Quang-trung lưu Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ở lại tổng-thống các việc quân-quốc tại Thăng-long. (3) Tức Phúc Khang-An, người Măn-châu, về dinh Hoàng-kỳ, vốn là người tin dùng của vua Càn-long nhà Thanh. (4) Tức chức Tổng-đốc Lưỡng Quảng. (5) Tức Hoà-Thân, cũng là người Măn-châu, về dinh Hoàng-kỳ cùng với Phúc Khang-An coi việc phiên-viễn. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 316 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nhà Thanh sai sứ sang phong, An-nam vương-quốc Quang-trung chức liền. Lại c̣n giáng chỉ chầu Thanh, Nên vua liền chọn người thân giống ḿnh. Có người Công-Trị (1) giống in, Quang-trung Nguyễn Huệ, quốc-vương Nam-trào. Dẫn đầu đoàn sứ cùng nhau, Ngô, Phan, Đặng, Vơ (2) qua chầu Càn-long. Giả-vương đến ải Nam-quan (3), Mang theo phẩm-vật, cống sang Thanh-triều. Cống đôi tượng đực dẫn theo, Khiến cho cung-trạm, phải nhiều nhọc công. An, Thanh (4) ra đón giả-vương, Tháp-tùng sứ bộ, lên đường vào Kinh. Càn-long tưởng thiệt Quang-trung, Ân-cần tiếp-đăi ở cung Nhiệt-hà. Cho vào ôm gối như là, Cha con t́nh-nghĩa, một nhà với nhau. Yến-anh hải-vị sơn-hào, Tiệc-tùng liên-tục, quan trào thân-vương. Trước khi sửa-soạn hồi-hương (5), Trở về Nam-quốc, Càn-long lịnh truyền. __________ (1) Người trá làm Quang-trung tên là Phạm Công-Trị. (2) Các quan Ngô Văn Sở, Phan Huy-Ích, Đặng Văn Chân và Vơ Huy-Tấn. (3) Giả-vương Phaạm Công-Trị đến Nam-quan ngày 15-4-1790. (4) Tức Tồng-đốc Lưỡng Quảng tên Phúc Khang-An và Tuần-phủ Quảng-tây tên là Tôn Vĩnh-Thanh. (5) Phái-đoàn sửa-soạn trở về ngày 20-8-1790. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 317 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Sai ngay thợ vẽ truyền-thần, Vẽ h́nh vương-giả, ân-cần tặng ngay. Vua
Thanh “Phúc Thọ” (1) viết tay, Hằng năm đến Tết, tặng rày Tàu quan. Nay nhân vương-giả hồi đàng, Dù chưa đến Tết, Thanh dành viết ban. Cho nên về đến Nam-quan, Gần ngày cận Tết (2), phúc lành tiết Xuân. Kể qua Chiêu-thống theo Tôn (3), Cùng nhau trú-ngụ, bên thành Nam-ninh (4). Đến khi có lịnh vua Thanh, Cho An thế Nghị (5), ư An muốn hoà. An mời Chiêu-thống dời qua, Quế-lâm ở tạm, gần nhà gặp An. Theo Lê Chiêu-thống các quan (6), Cùng nhau lục-tục, nghe An phân rời. Mỗi người an-trí một nơi (7), Khang-An nói dối, những lời như sau : __________ (1) Chữ Phúc chúc ngày Tết và chữ Thọ chúc cho tuổi-tác. (2) Giả-vương về đến Nam-quan ngày 29-11-1790. (3) Tức Tôn Sĩ-Nghị. (4) Nam-ninh thuộc Quảng-tây. (5) Càn-long cho Phúc Khang-An thay thế Tôn Sĩ-Nghị. (6) Năm 1789, các quan cận-thần có : Hoàng-thúc Lê Duy-Án, Lê Quưnh, Trịnh Hiển, Đinh Nhạ-Hành, Đinh Lịnh-Dân, Trần Huy-Lâm, Lê Doăn, Lê Dĩnh, Phan Khải-Đức, Bế Nguyễn-Cung, Bế Nguyễn-Doăn. Sau c̣n nữa ... (7) Khang-An cho Đinh Nhạ-Hành chức Thủ-bị Toàn-châu và Phan Khải-Đức chức Đô-tư Liễu-châu. Chỉ Lê Duy-Án, Trần Huy-Lâm, Lê Doăn, Lê Dĩnh về Quế-lâm theo Chiêu-thống.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 318 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Trời
đang hè nóng sợ đau, Phương Nam nay đánh, tốn-hao quân t́nh. Chờ thu mát sẽ khởi binh, Vua nên gióng-giả tướng quan ngơ hầu. Bây giờ vua hăy gọt đầu, Áo thay giả dạng người Tàu hao-hao. Để khi về chẳng nhận nhau, Hành-binh biến-trá, phải mau giả h́nh. Đợi khi vua chiếm lại Kinh, Rồi theo tục nước của
ḿnh mặc sau. Vua quan Chiêu-thống ngờ đâu, Khang-An lừa gạt, kéo nhau gọt đầu. Áo thay giống hệt người Tàu, Khang-An mặt khác, lên tâu Thanh liền : “Vua
Nam xin bỏ viện-binh, Vua tôi gọt tóc, bỏ quần áo Nam. Vua nay xin đă yên tâm, Ở luôn
Thanh-quốc, chẳng cần về Nam”. Bên trong lại có Hoà-Thân (1), Tán-thành ư-kiến, vua Thanh lịnh liền. Mau mau xuống chỉ băi binh, Thanh c̣n nghe bọn An, Thân (2) vui mừng. Phong vương vua Nguyễn Quang-trung, Triệu liền Chiêu-thống về vùng Yên-kinh. __________ (1) Tức quan trong triều tên Hoà-Thân. (2) Tức Phúc Khang-An và Hoà-Thân.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 319 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Rồi sau An gọi Lê quan (1), Thảy đều di chuyển về vùng Quảng-tây. An cho gióc tóc áo thay, Có quan Lê Quưnh chống ngay nói rằng : “Ông
cho gọi chúng tôi nhanh, Chẳng bàn công việc, lại hành nữa thôi. Áo quần đầu tóc tụi tôi, Đầu thời chặt được, tóc thời gióc không. Da thời lột được, chớ ḥng, Áo sao thay được, mà mong đổi gàn”. Khang-An tức giận sôi gan, Liền cho áp-giải cả đàn về Kinh. Khi đi qua đến Sơn-đông, Gặp ngay phải lúc, Càn-long dạo miền. Càn-long liền hỏi các quan : “Vua Nam
Chiêu-thống sẵn-sàng nghe theo. Áo thay tóc gióc đă lâu, Thế mà cả bọn,
tại sao vẫn c̣n ?”. Quưnh
tâu : “ Muôn dặm ṭng vong, Tục theo bản quốc, vào tŕnh quốc-vương. Rồi
sau sẽ lănh lịnh vâng”, Vua Thanh khen-ngợi là trung-quân-thần. Nhưng sau Lê Quưnh dần-lân, Chẳng thay chẳng gióc, nên giam lâu ngày. __________ (1) Các cựu-thần nhà Lê chạy theo Chiêu-thống qua Tàu bị Phúc Khang-An gọi về Quảng-tây gồm có Lê Quưnh, Trịnh Hiến ... cả thảy đến 10 người. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 320 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Mùa xuân tiếng quốc gọi bầy (1), Nhớ về cố-quốc, ḷng ray-rứt ḷng. Vua cùng quan tướng ṭng-vong, Vào Kinh yết-kiến Càn-long định phần. Hoàng-gia (2) ở ngơ Hồ-đồng, Cửa về Tây-định, Yên-kinh chữ rành (3). Các quan Dương-phố cận-thành, Cửa đề bốn chữ (4), an phần lưu-vong. Mấy hôm phụng-chỉ Càn-long, Nhương-hoàng Kim-Giản (5), vào phong chức càn. Vua Lê Tá-lĩnh măo quan, Áo mang tam-phẩm, như hàng quan Thanh. Cựu-thần th́ cấp mỗi quan, Bạc thời ba lạng, gạo ban thạch đầy. Bấy giờ Chiêu-thống mới hay, Quan Tàu lừa dối thế này nên mau. Dù cho sống chết thế nào, Quyết thề dâng biểu, kêu gào viện binh. Nếu không xin đất Thái, Tuyên (6), Phụng-thờ tông-tự, tổ-tiên Lê-trào. __________ (1) Tức mùa xuân năm 1790. (2) Hoàng-gia Chiêu-thống bấy giờ có : nhà vua, bà Thái-hậu và Hoàng-tử. (3) Chiêu-thống ở ngơ Hồ-đồng, Toà Quốc-tử-giám, cửa Tây-định ở Yên-kinh. Ngoài cửa đề 4 chữ Tây An-nam dinh. (4) Các cựu-thần nhà Lê ở ngơ Dương-phố, cửa Đông-trực. Ngoài cửa đề 4 chữ Đông An-nam dinh. (5) Tức quan Đô-thống Nhương-hoàng-kỳ tên là Kim-Giản. (6) Tức đất Thái-nguyên và Tuyên-quang. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 321 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Hoặc xin về nước mau mau, Để vào Gia-định, gặp cầu Nguyễn-vương (1). Làm xong văn-biểu tŕnh mong, Với quan Kim-Giản, Giản ḷng không ưng. Vua tôi phục xuống khóc than, Giản bèn thương-hại, liền an-ủi lời : “Hăy
xin về quán nghỉ-ngơi, Liệu bề thương-lượng,
rồi thời rơ nhanh”. Giản bèn mưu với Hoà-Thân, Phân chia mỗi ngă, cựu-thần vua Nam (2). Tức ḷng Chiêu-thống chẳng im, Nóng như lửa đốt, liền t́m Giản ngay. Để kêu oan-ức quan đày, Chợt khi thấy Giản, vườn ngoài Viên-minh. Giản đang chầu gặp Càn-long, Vua Lê toan bước cửa vườn vào trong. Bị ngay quân gác cản-ngăn, Không cho vào cửa, đang giằng-co nhau. __________ (1) Tức Nguyễn-vương Nguyễn-phúc Ánh. (2) Năm 1791, Kim-Giản đày các cựu-thần nhà Lê vong-quốc như : Hoàng Ích-Hiểu đi I-lê, thuộc Hồi-bộ ở Tây-vực; Lê Hân đi Phụng-thiên, thuộc Măn-châu; Phạm Như-Tùng đi Hắc-long-giang, thuộc Măn-châu; Nguyễn Viết-Triệu, Lê Quí-Thích, Nguyễn Đ́nh-Miên, Đàm Thuận-Xưởng và Lê Văn Trương đi ra bến Trương-gia ở Nhiệt-hà, thuộc tỉnh Trực-lệ. Chỉ c̣n Phạm Đ́nh-Thiện, Đinh Nhạ-Hành và Nguyễn Văn Quyên ở lại hầu-hạ vua Lê Chiêu-thống mà thôi. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 322 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Có quan họ Nguyễn (1) theo hầu, Thấy quân vô-lễ hỗn-hào vua Nam. Nguyễn bèn nổi giận mắng rằng : “Quân Ngô
lũ chó, cản xằng vua tao. Chúng bây vô-lễ thế sao, Không nên
làm nhục vua tao thế này”. Nói rồi lấy gạch ném ngay, Vào quân gác cửa, nên gây ồn-ào. Chúng liền xúm lại đánh mau, Nguyễn nhiều thương-tích, về sau chết dần. Cho nên Chiêu-thống buồn ḷng, Dám đâu nghĩ đến viện binh Thanh-triều. Tháng năm Hoàng-tử bịnh nhiều (2), Trị hoài chẳng dứt, một chiều mạng vong. Vua Lê buồn thảm chất-chồng, Ḿnh rồng nhuốm bịnh, càng không giảm phần. Tháng mười đông đến vua băng (3), Nhà Thanh theo lễ tước công táng dành. Mấy năm sau đó phận đành, Bà Hoàng-thái-hậu măn-phần theo vua (4). Gia-long thống-nhất lên ngôi (5), Nhân khi có sứ sang thời cầu-phong. __________ (1) Tức quan Nguyễn Văn Quyên. (2) Tháng 5 năm 1792, Hoàng-tử bị lên đậu mùa và mất. (3) Vua Lê Chiêu-thống băng-hà vào tháng 10 năm 1793, thọ 28 tuổi. (4) Bà Hoàng-thái-hậu mất vào tháng 11 năm 1799. (5) Năm 1802, vua Thế-tổ nhà Nguyễn, tức Nguyễn-vương Nguyễn-phúc Ánh, lên ngôi lấy niên-hiệu là Gia-long. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 323 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Các quan Lê mới biểu dâng, Đem ma Thái-hậu, Cố-quân trở về (1). Nhà Thanh nhân dịp cũng cho, Các quan Lê cũ, theo pḥ hồi hương. Chuyện rằng cải-táng Cố-quân, Thịt da tan cả, chỉ c̣n quả tim. Máu tim vẫn đỏ chưa tan, Ai ai trông thấy, cũng ngầm xót thương. Dù rằng hư thực mặc ḷng, Thảm thay vua phải long-đong xứ người. Hoàng-phi ẩn-nấp một thời, Ở vùng Kinh-bắc, chưa nguôi ai-hoài. Nam-quan lên rước ma ngay, Âu-sầu nh́n thấy, vua nay chẳng c̣n. Đưa tang về đến Thăng-long, Hoàng-phi nhịn đói, chết mong trọn t́nh. Nói về đức-độ Quang-trung, Tuy dùng vơ-lực, anh-hùng dựng ngai. Nhưng vua biết trọng hiền-tài, Chủ-tâm văn-học, tương-lai cột-rường (2). Vua c̣n độ-lượng khoan-dung, Không xua trí-thức phục-tùng nhà Lê. Mà c̣n trọng-dụng mời về (3), Cũng không truy-nă, mọi bề thứ-tha. __________ (1) Rước ma Cố-quân Lê Chiêu-thống, Thái-hậu và Hoàng-tử về an-táng ở lăng Bàn-thạch, tỉnh Thanh-hoá. (2) Vua cho lập trường học ở các thôn xă trở lên, dùng đền chùa làm nơi giảng dạy và có các huấn-đạo đến để giáo-dục. (3) Như Nguyễn Thiệp, Ngô Th́-Nhiệm, Phan Huy-Ích ... <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 324 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ba lần vua vẫn mời ra, La-sơn phu-tử, giúp nhà giúp dân. La-sơn từ-chối lễ dâng, Mà vua không giận,vẫn tâng bậc thầy. Vua cho lấy đá để xây, Sửa-sang cung-điện, đền-đài Nghệ-an. Khi xưa đất tổ họ-hàng, Nên nay xây-dựng Phượng-hoàng Trung-đô (1). Đinh th́ ba hạng tuổi so (2), Điền th́ hai loại (3), thóc kho thu gồm. __________ (1) Vua Quang-trung có ư muốn dời đô về Nghệ-an, theo thư gởi cho Phúc Khang-An, có
giải lư rằng : “Nước Nam từ đời Lư, Trần về sau đều đóng đô ở Thăng-long. Nay v́ vượng khí ở đó đă tan hết. Vả lại, nước Nam đă mở rộng bờ cơi về phía Nam, mà Nghệ-an là chỗ đất vừa-vặn ở giữa, nên đă chọn nơi núi Phượng-hoàng để làm Trung-đô. Từ nay, phàm các công-văn đi lại, đường sá xa hơn Thăng-long gấp bội. Vậy mong bên Thanh lượng thứ
cái lỗi chậm trễ”. Rồi vua ra tờ chiếu mời ông Nguyễn Thiệp xem thế đất ở khu núi Dũng-quyết (núi Phượng-hoàng) và quan Trấn-thủ Thận lo việc đốc-suất thợ lấy đá ong để xây-cất dinh-thự dưới chân núi Kỳ-lân (núi Mèo) ở Nghệ-an thành khu nội-thành, mang tên là Phượng-hoàng Trung-đô hoặc Trung-kinh Phượng-hoàng-thành. (2) Đinh chia ra làm 3 hạng : từ 2 tuổi đến 17 tuổi làm hạng vị-cập-cách, từ 18 đến 55 tuổi làm tráng-hạng, từ 56 đến 60 tuổi làm lăo-hạng và từ 61 tuổi trở lên làm lăo-nhiêu. (3) Điền có 2 loại thuế : 1/ Công-điền : Hạng nhất mỗi mẫu nộp 150 bát thóc, hạng nh́ nộp 80 bát thóc và hạng ba nộp 50 bát thóc. 2/ Tư-điền : Hạng nhất mỗi mẫu nộp 40 bát thóc, hạng nh́ nộp 30 bát thóc và hạng ba nộp 20 bát thóc. Mỗi bát độ nửa lít. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 325 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vua nay chủ-xướng chữ nôm (1), Người Nam tự-chủ, bảo-tồn ḍng Nam. Chứ không dùng chữ ngoại-bang, Trường thi sĩ-tử, bài bằng chữ nôm. Chùa-chiền vua chiếu gộp dồn, Dựng thành chùa khác, lớn hơn huyện thành. Lịnh cho chọn lấy tăng-nhân, Phải người đạo-đức, hiến thân giữ chùa. Nay vua nghĩ việc đánh Tàu, Quan-thần xin kiểm, số đầu dân đinh. Vua liền xuống chiếu trấn thành, Sổ đinh thiết-lập, kê danh-tánh liền. Thẻ bài bốn chữ (2) đeo riêng, Ai mà không có, sung tên quân pḥng. Các con phân giữ ngoài trong, Phong cho Quang-Toản (3), nối ḍng ngôi danh. Quang-Thuỳ (4) Tiết-chế Bắc-thành, Quang-Bàn (5) Thanh-hoá, quyền-hành coi trông. __________ (1) Chữ nôm là thứ chữ riêng-biệt của người Việt-nam, thường ghép hai chữ Hán (Nho) mà đặt ra, một cho mượn âm và một cho mượn nghĩa. Người Tàu không thể đọc và hiểu được chữ nôm. Bài Văn Tế Cá Sấu của ông Hàn-Thuyên được viết bằng chữ nôm đầu tiên ở nước ta. (2) Thẻ bài khắc 4 chữ Thiên-hạ đại tín. (3) Vua phong cho con cả là Quang-Toản làm Thái-tử. (4) Vua phong cho con thứ hai là Quang-Thuỳ làm Khanh-công, lĩnh Tiết-chế Bắc-thành Thống-xuất Thuỷ-bộ Chư-quân. (5) Vua phong cho con thứ ba là Quang-Bàn (Quang-Thiệu) làm Tuyên-công, lĩnh Thanh-hoá Đốc-trấn Tổng-lư Quân-dân-sự. Bên cạnh ba vị hoàng-tử c̣n trẻ này có các quan giúp sức. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 326 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vua cho lịnh đúc tiền đồng (1), Quang-trung
thông-bảo, bán buôn gọn-gàng. Với Thanh lệ cống người vàng (2), Nay vua xin bỏ, Thanh đành chịu nhanh, Sau vua sai sứ sang Thanh, Ngỏ xin hai việc, dễ sanh sự phiền. Một là trả đất Quảng (3) miền, Hai là xin việc, rể hiền (4) cầu-hôn. Vua Thanh triệu-tập đ́nh-thần, Chuẩn-y hai việc, Nam phần từ đây. Một là cho đất Quảng-tây (5), Để Nam sử-dụng, đất này quốc-đô. Hai là chấp-thuận ngày giờ, Gả ngay công-chúa, cho pḥ-mă Nam. __________ (1) Năm 1937, một nhà từ-thiện ở làng Cót (trước thuộc Hà-đông, nay thuộc Hà-nội), có xin xây một cái cầu bắc qua sông Tô-lịch. Khi đào ḷng sông để xây móng cầu, người ta có nhặt được mấy đồng tiền đồng về đời Quang-trung. Tiền đồng h́nh tṛn có đường kính 25 ly, có lỗ vuông ở chính giữa và có 4 chữ Nho : Quang-trung thông-bảo. (2) Nguyên trong cuộc kháng Minh của B́nh-định-vương Lê Lợi, tướng nhà Minh là Liễu-Thăng thua trận và bị chém chết. Nhà Minh lấy làm đau-đớn và tức giận lắm, v́ Liễu-Thăng là một danh-tướng của Minh. Sau này, hai nước mở cuộc giảng-hoà, Minh-triều đă bắt đền và buộc Nam phải đúc người bằng vàng sang nộp để thế mạng cho Liễu-Thăng. (3) Tức đất Lưỡng Quảng bên Tàu để cho vua Nam làm quốc-đô. (4) Quang-trung có ư muốn cầu-hôn với công-chúa nhà Thanh. (5) Vua Thanh chỉ thuận cho đất tỉnh Quảng-tây mà thôi. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 327 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Thấy rằng thuở ấy nhà Thanh, Tỏ ra nhượng-bộ vua Nam muôn phần. Chuyện rằng vua ư ngấm-ngầm, Muốn thu lại đất Hoá, Quang (1) về ḿnh. Ngoài th́ gởi biểu nhờ An (2), Chuyển mau về đến triều-thần nhà Thanh. Yêu-cầu chia lại đất ranh, Ngày xưa Thanh chiếm, lấn giành của Nam (3). Trong thời khích-lệ các quan, Vua thường bộc-bạch, xa gần lời qua : “Cứ
mà thong-thả cho ta, Chừng vài năm nữa, vững đà binh sung. Tướng quan oai-dũng lực hùng, Th́ ta chẳng sợ
đánh cùng Thanh đâu”. Một hôm vua thử quan trào : “Này, khi muốn
biết công đầu tiền-vương. Th́
coi sử sách nào tường ?”, Quan thưa : “Nam sử
đầy gương oai-hùng”. Nhà vua lại gặng ư cùng : “Trước đây ai
dám đánh vùng Bắc không ?”. Quan
tâu : “Lư đánh Tống quân, Trần lùa Nguyên giặc, Lê càn đuổi Minh. Sử
xanh đậm nét quang-vinh”, Vua bèn giục-giă ư ḿnh với quan : __________ (1) Tức Hưng-hoá và Tuyên-quang. (2) Tức Tổng-đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang-An. (3) Từ hồi cuối Lê, 6 châu thuộc Hưng-hoá và 3 động thuộc Tuyên-quang, đều bị tụi thổ-tư nhà Thanh xẻo-xén. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 328 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Song
le, ai dám quân sang, Tận nơi phương Bắc,
đánh tràn chiếm luôn ?”. Bầy tôi kinh-phục lời hùng, Đồng tâu : Chưa
có, mà ḷng trào-dâng. Vua nghe quan tấu phán rằng : “Vậy th́ ta sẽ
thử làm cho coi, Sẵn đang có giặc Tàu-ô (1), Nổi lên quấy-nhiễu, ven bờ biển Thanh. Tàu-ô bị đánh chạy sang, Xin Nam lánh nạn, sẵn càng cần nhanh. Vua liền phong chức Tổng-binh, Trở về bên nước, đánh Thanh biển miền. Lại thêm ở xứ Tứ-xuyên, Đảng Thiên-địa-hội (2), chống quyền nhà Thanh. Vua phong làm tướng cầm quân, Trở về bí-mật, phá Thanh khắp cùng. Nhà Thanh biết rơ vua Nam, Nhúng tay xúi-giục, nhưng làm thinh luôn. V́ rằng thế-lực Quang-trung, Đang hồi quân mạnh, tướng hùng nể-nang. Tiếc thay ư-định dở-dang, Quang-trung băng bịnh, giữa đàng đành thôi. __________ (1) Tức giặc cướp người Tàu, chuyên quấy-nhiễu ở miền biển Trung-hoa và Việt-nam từ cuối thế-kỷ 18. Họ đă cướp phá các miền Mân (Phúc-kiến), Việt (Lưỡng Quảng), Giang và Triết (Triết-giang), Tây-sơn dùng họ để chống phá Thanh và sau các vua nhà Nguyễn cũng dùng họ để chống Pháp. (2) Đảng Thiên-địa-hội là những quan-lại nhà Minh đă bất-phục-tùng triều Thanh, nên bí-mật hoạt-động chống Thanh.
329 Sứ-đoàn (1) lỡ-dở lai-hồi, Mộng đ̣i Lưỡng Quảng (2), buông xuôi chẳng chờ. Chiều thu (2) lá rụng mây mờ, Vua ngồi bỗng chợt đẫn-đờ thân run. Mắt hoa huyết-vận (3) mê-man, Hồi lâu tỉnh lại, ngày càng ngặng thêm. Bèn vời Quang-Diệu (4) về bàn, Thiên-đô ra Nghệ (5), Phượng-hoàng Trung-đô. Quang-trung trăn-trối dặn-ḍ : “Ta nay khai mở
cơi-bờ đất-đai. Cho nên có dăy Nam này, Nay ta đau-ốm, khó tài qua cơn. Con ta Quang-Toản ngơ khôn, Hơi cao tư-chất, nhưng c̣n bé thơ (6). __________ (1) Trưởng-đoàn sứ-giả qua Thanh là Đại Đô-đốc Vũ Văn Dũng, theo nội-dung tờ sắc do vua Quang-trung gởi đến cho Dũng như sau : Sắc sai Hải-dương Chiêu-viễn Đại Đô-đốc Đại-tướng-quân Vũ Quốc-công được tiến-phong làm chức Chính-sứ đi sứ nước Bắc, kiêm toàn quyền trong việc tâu thừa xin lại hai tỉnh Quảng-đông, Quảng-tây để ḍ ư, cầu-hôn một vị công-chúa để chọc giận. Cẩn-thận đấy ! Cẫn-thận đấy ! H́nh-thế dụng-binh ở chuyến đi này cả. Ngày khác làm tiền-phong chính là khanh đấy. Kính thay lời sắc sai này. Ngày rằm tháng tư, năm Quang-trung thứ tư (1791). (2) Tức chiều đầu thu năm Nhâm-tư (1792). (3) Vua Quang-trung mắc phải chứng bịnh mà theo Đông-y xưa gọi là Huyết-vận, một chứng bịnh thuộc về máu. (4) Tức quan Trấn-thủ Nghệ-an Trần Quang-Diệu. (5) Tức Nghệ-an. (6) Thái-tử Nguyễn Quang-Toản lúc bấy giờ chỉ mới có 10 tuổi. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 330 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ngoài th́ Nguyễn Ánh quốc-thù, Trong th́ Thái-đức, tuổi già ham dâm. Hoàng-huynh tạm bợ cầu yên, Không toan chẳng tính, nghiệp truyền về sau. Nếu ta có mệnh-hệ nào, Nội trong một tháng, phải mau chôn liền. Việc tang lạo-thạo cho yên, Các ngươi hợp sức, giúp quyền con ta. Sớm thiên về đến Vĩnh-đô (1), Để mà khống-chế cơ-đồ nước dân. Nhược bằng Gia-định kéo quân, Các ngươi chẳng
có đất phần chôn đâu!”. Cảnh thu ảm-đạm ưu-sầu, Quang-trung băng uẩn (2), anh-hào tay xuôi. Triều-thần (3) tôn Toản (4) lên ngôi, Hiệu là Cảnh-thịnh (5), nối thời nghiệp vương. __________ (1) Tức thành-phố Vinh ngày nay. (2) Vua Quang-trung Nguyễn Huệ băng-hà ngày 29 tháng 9 năm Nhâm-tư (1792), làm vua được 4 năm và thọ 40 tuổi. (3) Triều-thần có : Bùi Đắc-Tuyên (là anh ruột bà Thái-hậu), Trần Quang-Diệu, Vũ Văn Dũng ... (4) Cảnh-thịnh (1792-1802). (5) Thái-tử Nguyễn Quang-Toản, con cả của vua Quang-trung với bà Thái-hậu họ Bùi được 3 con trai là Quang-Toản, Quang-Thuỳ và Quang-Bàn (Quang-Thiệu). Vợ lớn của vua Quang-trung là bà Phạm Thị Huệ, quê ở Qui-nhơn. Quang-Toản lên ngôi lúc 10 tuổi. Việc nước đều do cậu là Bùi Đắc-Tuyên quyết-đoán cả. Cải hiệu là Bảo-hưng. Bị quân Nguyễ-vương rược phải qua sông Nhị-hà, toan chạy về mạn Bắc, nhưng bị dân bắt ngày 16-6-1802, đem nạp cho Nguyễn-vương và bị xử-tử.
331 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> NGUYỄN-VƯƠNG
THỐNG-NHẤT NƯỚC NAM <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nguyễn-vương yếu thế náo-nương, Tiêm-la ở tạm, t́m phương phục-hồi. Có quan Lê (1) cũ sang thời, Đem quân qua giúp, tận nơi Tiêm này. Vua Tiêm dành chỗ vương ngay, Long-kỳ (2) Vọng-các, ở ngoài phố đông. Vương sai cày cấy ruộng đồng, Gặt thu gạo thóc, để ḥng nuôi quân. Vương sai ra đảo đóng thuyền, Sai về Gia-định, mộ hiền lấy tin. Nhân khi Diến-điện đánh Tiêm, Vương cùng tướng-sĩ (3), giúp liền thắng ngay. Vương c̣n trừ giặc Mă-lai, Cướp theo bờ bể, quấy-rầy dân-sinh. Cho nên vương-quốc xứ Tiêm, Hết ḷng trọng-đăi, ơn đền Nguyễn-vương. Sẵn khi Nhạc, Huệ (4) chẳng nhường, Huệ th́ trấn giữ tận vùng Bắc-phương. Lữ thời nhu-nhược tầm-thường, T́nh-h́nh Gia-định, bố-pḥng yếu thay. __________ (1) Tức quan Lê Văn Câu đem 600 quân sang giúp Nguyễn-vương. (2) Nay ở Bangkok có một nơi gọi là làng Gia-long, tức là chỗ của Nguyễn-vương ngụ ngày trước. (3) Quân Lê Văn Câu và Nguyễn Văn Thành đánh Diến-điện. (4) Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bất-hoà với nhau. Nhạc vời Đô-đốc Đặng Văn Chân đem quân từ Gia-định ra Qui-nhơn. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 332 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Tin qua báo-cáo vương hay, Chắc phần đánh thắng quân Tây-sơn liền. Nửa đêm vương tướng xuống thuyền, Để thư từ-tạ, chẳng phiền vua Tiêm. Thuyền về đến đất Hà-tiên, Vương cho cung-quyến ra miền Dương-đông (1). C̣n vương tiến chiếm Châu, Long (2), Đến đâu hào-kiệt rất đông phục-tùng. Lại thêm có tướng Tây-sơn (3), Trương cùng quân-sĩ, ra hàng Nguyễn-vương. Cần-giờ vương tiến quân cường, Lữ (4) nom khiếp-sợ, giao thành quan Tham (5). Lữ liền lui đóng Biên-thành (6), Vương bèn dùng kế trá-h́nh ly-phân. Giả thư Nguyễn Nhạc gởi nhầm, Lịnh cho Lữ phải giết Tham phản-loàn. Thư kia lại đến tay Tham, Tham liền sợ-hăi, nhanh t́m Lữ ngay. Kéo về Lạng-phụ phân-bày, Tham cầm cờ trắng, đủ đầy quân quan. Lữ trông lầm tưởng Tham hàng, Vội t́m đường chạy về thành Qui-nhơn. __________ (1) Dương-đông là thị-xă nằm về phía tây đảo Phú-quốc. (2) Tức hai tỉnh Châu-đốc và Long-xuyên. (3) Tức tướng Tây-sơn tên Nguyễn Văn Trương đem 300 quân và 15 chiến thuyền ra hàng Nguyễn-vương. (4) Tức Đông-định-vương Nguyễn Lữ giữ đất Gia-định. (5) Tức quan Thái-phó Tây-sơn tên Phạm Văn Tham. (6) Nguyễn Lữ lui về đóng ở Lạng-phụ, thuộc Biên-hoà. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
333 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Ít lâu Lữ bịnh từng cơn, Thuốc thang chẳng dứt, mạng vong phận đành. Tham về Gia-định giữ thành, Đánh cùng quân Nguyễn, tranh-giành giằng-co. Vương thua quân rút Mỹ-tho, Quân vài trăm mạng, thuyền-bè vài mươi. Thế vương nao-núng lắm rồi, May nhờ Miên giúp, thêm thời hàng quân (1). Vương bèn bôn-tẩu xa gần, Dốc ḷng mời gọi hiền-thần giúp tay. Có qua Vơ Tánh (2) về ngay, Giúp vương dựng lại, lực-oai vững ḷng. __________ (1) Có mấy toán quân Tây-sơn về hàng Nguyễn vương. (2) Vơ Tánh, người Phước-an, Biên-hoà. Ông có người anh tên là Vơ Nhân làm thuộc tướng Đỗ Thanh-Nhân. Khi Đỗ Thanh-Nhân bị Nguyễn-vương giết chết, Vơ Nhân tụ quân Đông-sơn đánh lại Nguyễn-vương, nhưng cũng bị giết chết. Vơ Tánh đem dư-đảng Đông-sơn về giữ vùng Vườn trầu, Bà-điểm, Hốc-môn (Gia-định). Rồi sau lại về đóng ở G̣-công, xưng là Tổng-nhung, thủ-hạ
có mấy vạn người. Tây-sơn thường nói rằng : “Trong bọn Tam-hùng đất Gia-định, Vơ Tánh là anh-hùng bậc nhất, không nên phạm đến”. Khi
Nguyễn-vương ở Tiêm-la về, có sai Nguyễn Đức-Xuyên
đến dụ Tánh. Lúc Nguyễn-vương về đóng ở Nước-xoáy (Sa-đéc), Tánh đánh tướng Tây-sơn là Phạm Văn Tham phải hàng. Tháng 4 năm 1788, Tánh đem Vơ Văn Lượng, Nguyễn Văn Hiếu, Mạc Văn Tô, Trần Văn Tín đến bái-kiến Nguyễn-vương. Vương mừng-rỡ, phong cho Tánh làm Tiền-phong-dinh Chưởng-cơ và gả em gái là Ngọc-Du Quận-chúa cho Tánh. Năm 1799, cùng Ngô Tùng-Châu giữ thành Qui-nhơn, bị tướng Tây-sơn là Trần Quang-Diệu vây-hăm 2 năm. Vương gởi mật-thư khuyên Tánh bỏ thành, nhưng Tánh trả lời rằng chủ-lực Tây-sơn đang ở đây, khuyên vương nên ra đánh lấy Phú-xuân. Năm 1801, hết lương-thực, Tánh phải tự-thiêu để tuẫn-tiết. Hiện c̣n có đền thờ Vơ Tánh ở xă G̣-găng, quận Phù-cát, tỉnh B́nh-định. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 334 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Vương đem quân đóng Ba-giồng, Rồi sai Hội, Tánh (1) tấn-công Ngũ-kiều. Chiếm luôn Lộc-dă (2) thuận chiều, Hàng-binh khí-giới, đoạt nhiều thảo-lương. Tháng sau (3) Gia-định chiếm xong, Chiêu-an dân-chúng, thưởng phong phẩm quyền. Vương sai quân tướng vây liền, Quân Tham (4) Ba-thắc, giữ đồn Tây-sơn. Thuyền Tham toan rút Qui-nhơn, Vương sai Câu, Hội, Tánh, Trương (5) chận pḥng. Hỗ-châu một trận trời long, Tham không phá được, nên ṿng lui quân. Về đồn Ba-thắc giữ chân, Mong chờ cứu-viện, nhưng dần lâu không. Liệu bề khó giữ nổi đồn, Nên Tham đành chịu hàng cùng Nguyễn-vương. Nhưng rồi được ít lâu chừng, Xét ra Tham tội, nên hành-huyết ngay. Toàn vùng Gia-định đổi thay, Thuộc quyền vương cả, từ nay dựng trào. __________ (1) Tháng 7 năm 1788, vương sai Tôn-thất Hội và Vơ Tánh đánh quan Đốc-chiến Tây-sơn tên Lê Văn Minh ở đồn Ngũ-kiều. (2) Tướng vương là Nguyễn Văn Nghĩa chiếm Lộc-dă (Đồng-nai). (3) Tức tháng 8 năm 1788. (4) Tức tướng Tây-sơn tên Phạm Văn Tham giữ đồn Ba-thắc (Ba-xuyên). (5) Năm 1789, vương sai các quan Lê Văn Câu, Tôn-thất Hội, Vơ Tánh và Nguyễn Văn Trương hợp quân đánh với quan Tây-sơn là Phạm Văn Tham ở Hỗ-châu. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 335 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nguyễn-vương ra luật cấm mau, Cốt đồng, cờ-bạc, ốm đau pháp thầy. Đặt ra thuế-khoá đủ-đầy, Kiện-toàn vũ-bị, chờ ngày khởi-binh. Vương sai Ngô, Trịnh, Lê, Hoàng (1), Chuyên lo khai-khẩn, đất hoang ruộng đồng. Hô-hào dân chúng ra công, Nếu không làm ruộng, phải ṭng phủ binh. Đến mùa lúa chín mông-mênh, Trăm cơ (2) nộp đủ, nghĩa pḥng xong xuôi. C̣n như ruộng núi sáu mươi (3), Nếu ai nộp đủ, lính thời miễn năm. Những dân nơi khác đến làm, Gọi là điền-tốt, ruộng hoang cấp liền. Trâu ḅ không đủ vay biên, Măn mùa trả thóc, ruộng chuyên người mừng. Dân quân khai-khẩn núi rừng, Đồn-điền tên gọi, thóc xung kho dồi. Các quan văn vơ mộ người, Lập thành từng đội (4), ruộng thời thuế thâu. C̣n người mộ được mười đầu, Cho làm cai-trại, trừ sưu-dịch toàn. __________ (1) Tức Ngô Tùng-Châu, Trịnh Hoài-Đức, Lê Quang-Định, Hoàng Minh-Khánh. Cả thảy 12 người làm Điền-tuấn-quan. (2) Mỗi người làm ruộng đồng phải nộp thuế là 100 cơ. (3) Mỗi người làm ruộng núi nộp thuế là 60 cơ. Mỗi cơ 42 bát. (4) Tức các quan văn-vơ đều phải mộ người lập thành đội, gọi là Đồn-điền-đội. Mỗi người mỗi năm nộp 6 hộc thóc. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 336 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Chẳng lâu Gia-định đất hoang, Biến thành trù-phú, xứ an dân giàu. Thuyền buôn ngoại-quốc ghé vào, Chở theo gang, sắt, kẽm, thau, lưu-hoàng. Vương cho đổi thóc tuỳ hàng, Hoặc mua để đúc, việc dùng quân-binh. Vương cho quan trấn lấy đường, Đổi đồ vũ-khí Tây thường tàu qua. Nói về Hoàng-tử, Bá-đa (1), Xuống tàu sang Pháp, đường xa dặm trường. Tàu qua ngơ Ấn-độ-dương, Ba xuân (2) đoàn gặp Pháp-hoàng (3) dâng thư. Pháp-hoàng tiếp-đăi đặc-thù, Giao cho Bá-tước (4), thảo tờ nghị-thương. Kư tờ giao-ước tận-tường (5), Pháp-hoàng xuống chiếu, địa-phương Ấn vùng. __________ (1) Năm 1784, Hoàng-tử Cảnh và ông Bá-đa-lộc sang Pháp. (2) Tức mùa xuân năm 1787, tàu vào cửa Lorient, Pháp-quốc. (3) Tức Pháp-hoàng Louis XVI. (4) Tức Bá-tước De Montmorin, Thượng-thư Ngoại-giao-bộ. (5) Ngày 28-11-1787, ông Bá-đa-lộc và Bá-tước De Montmorin kư tờ giao-ước, đại-lược nói rằng : 1. Vua nước Pháp thuận giúp cho Nguyễn-vương 4 chiếc tàu chiến và một đạo-binh, gồm có : 1.200 lục-quân, 200 pháo-thủ, 250 hắc-binh ở Phi-châu và đủ thứ súng ống thuốc đạn. 2. V́ vua nước Pháp có ḷng giúp như thế, Nguyễn-vương phải nhường đứt cho nước Pháp cửa Hội-an (Faifo) và đảo Côn-lôn (Poulo Condore). (Tiếp trang sau...) <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 337 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Cho quan Bá-tưóc (1) giúp vương, Cuối đông (2) từ-tạ Pháp-hoàng về Nam. Đoàn về ghé Ấn tới thành (3), Nhưng mà Bá-tước (4), sự sanh dần-dà. Bá-đa, Bá-tước (4) bất hoà, Cuối cùng Bá-tước tâu qua Pháp-triều. Nêu xin băi bỏ mọi điều, Rằng binh sang cứu, như liều khó-khăn. Pháp-triều thấy sớ băn-khoăn, Nản ḷng nên hoăn mọi đàng viện-binh. Vả chăng Pháp-quốc linh-chinh, Phát-sinh cách-mạng, biểu-t́nh khắp nơi. Cho nên Pháp tạm đổi dời, Bỏ qua không nhắc đến lời viện Nam. __________ 3. Nguyễn-vương phải để cho người nước Pháp ra vào buôn-bán tự-do ở trong nước, ngoại giả không cho người nước nào ở Âu-châu sang buôn bán ở nước Nam nữa. 4. Khi nào nước Pháp có cần đến lính thuỷ, lính bộ, lương-thực, tàu-bè ở phương Đông, th́ Nguyễn-vương phải ứng-biện cho đủ giúp nước Pháp. 5. Khi Nguyễn-vương đă khôi-phục được nước rồi, th́ phải cứ mỗi năm làm một chiếc tàu, y như tàu của nước Pháp đă cho sang giúp, để đem sang trả cho Pháp-hoàng. (Tờ giao-ước này hiện c̣n ở Ngoại-giao-bộ ở Paris). (1) Tức Bá-tước Pháp tên là De Conway, làm Tổng-trấn thành Pondichéry ở đất Ấn-độ. (2) Tức ngày 8-12-1787. (3) Tức thành Pondichéry ở Ấn-độ. (4) Tức Bá-tước Pháp tên De Conway ở Ấn-độ. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 338 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Bá-đa thấy việc chẳng êm, Tự ḿnh vận-động, mua thuyền mộ quân. Đầu thu (1) quân Pháp xuống thoàn, Qua sang Gia-định, bằng đoàn tàu buôn. Chở nhiều súng ống theo luôn, Có nhiều người Pháp (2), tháp-tùng chuyên-viên. Vương phong quan-tước từng tên, Làm tàu, đúc súng, luyện-rèn giúp vương. Từ nay thế-lực hùng-cường, Quân đông, tướng giỏi, dư lương, súng nhiều. Vương bèn tính kỹ mọi điều, Bàn cùng các tướng, đánh liều Tây-sơn. Đầu hè sai Tánh, Câu, Thành (3), Đem quân thuỷ bộ, đánh Phan-rí đồn. Chẳng lâu B́nh-thuận lấy dồn, Nhưng v́ Câu, Tánh lại hờn nghịch nhau. Triệu liền Thành, Tánh về mau, Trở ngay Gia-định, để Câu giữ thành (4). Câu đem quân đóng Phan-rang, Tây-sơn vây siết, Câu van cứu cầu. __________ (1) Tháng 6 năm 1789, Bá-đa-lộc và Hoàng-tử Cảnh đi tàu chiến Méduse về Gia-định. Tàu buôn chở vũ-khí theo sau. (2) Các người Pháp theo ông Bá-đa-lộc để qua giúp Nguyễn-vương gồm có : Chaigneau, Vannier, De Forcant, Victor Ollivier, Dayot, Laurent Barizy ... cả thảy 20 ngựi. (3) Tháng 4 năm 1790, vương sai Vơ Tánh, Lê Văn Câu và Nguyễn Văn Thành dẫn 5.000 quân ra đánh B́nh-thuận. (4) Tức quan Lê Văn Câu ở giữ thành B́nh-thuận. 339 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Chỉ Thành trở lại tiếp Câu, Tánh không quày lại, giận nhau hăy c̣n. Sau Câu hổ-thẹn trong ḷng, Nên xin khai bịnh, chẳng trông binh-quyền. Khi về Gia-định vương truyền, Cách ngay chức-tước, Câu (1) liền quyên-sinh. Lần đầu gió bấc (2) chẳng thành, Vương cho lịnh rút, đợi sang gió mùa (3). Tháng ba (4) mùa gió nồm đưa, Vương sai Việt-Pháp (5), cùng tua căng buồm. Cần-giờ thuyền tiến Qui-nhơn, Đốt xong Thị-nại Tây-sơn rồi về. Năm sau (6) nồm gió thuận bề, Sai Thành, Hội, Đức (7) bộ kề Phan-rang. C̣n vương cùng với Tánh, Trương (8), Thuỷ-binh tiến chiếm cửa đường Nha-trang. Chiếm luôn Diên-khánh, B́nh-khang, Phú-yên chiếm nốt, dễ-dàng chẳng ngơi. __________ (1) Quan Lê Văn Câu đă từng đem 600 quân sang tận Tiêm-la để theo giúp Nguyễn-vương trong lúc gian-nan. (2) Tháng 7 là mùa gió bấc thổi mạnh. (3) Bấy giờ gọi là giặc mùa, nên dân-gian có câu : Lạy trời cho chóng gió nồm, Để thuyền chúa Nguyễn, giong buồm thẳng ra. (4) Tức tháng 3 năm 1792. (5) Phía quan Pháp gồm có Dayot và Vannier. (6) Thức tháng 3 năm 1793. (7) Tức các quan Nguyễn Văn Thành, Tôn-thất Hội và Nguyễn Huỳnh-Đức. (8) Tức các quan Vơ Tánh và Nguyễn Văn Trương. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 340 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Bộ quân B́nh-thuận chậm hơi, Vương bèn giục Hội, kíp thời thuỷ-binh. Song-hành thuỷ-bộ Qui-nhơn, Tiến vào Thị-nại, Tây-sơn bồn-chồn. Nhạc sai Nguyễn Bảo (1) binh tồn, Mau ra ngăn chống, quân ṛng Nguyễn-vương. Vương sai Tánh (2) lẻn t́m phương, Hợp cùng Thành, Hội (3) bọc đường phía sau. Hai đầu đánh úp Bảo thua, Tây-sơn liền rút về ngừa Qui-nhơn. Vương bèn thừa thắng sẵn cơn, Sai quan đuổi gấp, theo chơn tận thành. Nhạc liền cầu-cứu Phú-xuân, Nhờ vua Cảnh-thịnh cho quân tiếp cùng. Toản sai Hưng, Huấn, Sở, Trung (4), Dốc quân bộ tượng (5), vào vùng Qui-nhơn. Lại sai Thống-lĩnh thuỷ Chân (6), Thuyền ba mươi chiếc, tiến thành song-song. Nguyễn-vương thấy viện-binh đông, Liệu bề không thắng, rút toàn về Nam. __________ (1) Vua Tây-sơn Nguyễn Nhạc sai con là Thái-tử Nguyễn Bảo. (2) Tức quan Vơ Tánh. (3) Tức quan Nguyễn Văn Thành và Tôn-thất Hội. (4) Tức các quan Tây-sơn là Thái-uư Phạm Công-Hưng, Hộ-giá Nguyễn Văn Huấn, Đại-tư-mă Ngô Văn Sở, Đại-tư-lệ Lê Trung. (5) Quân Tây-sơn gồm có 17.000 bộ binh và 80 voi trận. (6) Tức quan Đại-thống-lĩnh thuỷ-quân Đặng Văn Chân. (7) Nguyễn-vương rút về Diên-khánh (tức Khánh-hoà bây giớ), rồi lại rút tiếp về Gia-định. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 341 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Để Thành (1) Diên-khánh trông-nom, Đức (2) thời B́nh-thuận, bố-pḥng tiền-phương. Ít lâu vương lịnh Đông-cung (3), Nhân, Khê, Bá-lộc (4) ra chung Diên đồn (5). Nói qua thế-lực Tây-sơn, Từ khi Hưng (6) tiếp, phá xong vây rồi. Qui-nhơn Hưng chiếm các nơi, Kho-tàng của Nhạc, Hưng thời tịch-thâu. Nhạc cơn tức giận phát đau, Nên đành thổ-huyết, băng mau bất-b́nh (7). Phú-xuân Cảnh-thịnh nghe tin, Liền phong Nguyễn Bảo, Hiến-công phẩm hàm. Được cho hưởng lộc huyện phần (8), Bèn sai Trung, Huấn (9) giữ thành Qui-nhơn. Tháng ba (10) Cảnh-thịnh lịnh truyền, Hưng đem quân bộ, đánh liền Phú-yên. Diệu (11) thời Diên-khánh vây nghênh, Quyết ḷng phục-nghiệp, oai-quyền Tây-sơn. __________ (1) Tức quan nhà Nguyễn tên Nguyễn Văn Thành. (2) Tức quan nhà Nguyễn tên Nguyễn Huỳnh-Đức. (3) Tức Đông-cung Cảnh. (4) Các quan Nguyễn là Phạm Văn Nhân, Tống Phúc-Khê và Bá-đa-lộc. (5) Tức đồn Diên-khánh. (6) Tức quan Tây-sơn tên Phạm Công-Hưng. (7) Nguyễn Nhạc băng năm 1794, làm vua được 16 năm. (8) Vua Cảnh-thịnh (con Nguyễn Huệ) cấp cho Nguyễn Bảo (con Nguyễn Nhạc) được ăn lộc một huyện, gọi là tiểu-triều. (9) Tức quan Tây-sơn tên Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn. (10) Tức tháng 3 năm 1794. (11) Tức quan Tây-sơn tên Trần Quang-Diệu. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 342 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Đông-cung Cảnh thấy vây đồn, Liền cầu Gia-định, tiếp đông chớ chầy. Binh vương ra đến giải vây, Diệu bèn quân rút, về ngoài Phú-xuân. Nguyễn-vương thấy thế Tây-sơn, Vẫn c̣n hùng-mạnh, dời Đông-cung về. Lại thêm gió bấc khó bề, Tánh (1) nom Diên-khánh, chỉnh-tề quyền thâu. Tháng giêng (2) Quang-Diệu lại vào, Vây thành Diên-khánh, thật lâu chẳng thành. Tánh đem toàn lực chống ngăn, Vương bèn ra tiếp, Tánh phần vững hơn. Hai bên đang đánh chưa phân, Tây-sơn cùng giết quan-thần lẫn nhau. Phú-xuân thành loạn trong trào, Thái-sư Bùi Đắc-Tuyên thâu lộng-hành. Gây nên oán-giận tranh-giành, Tuyên sai quan Sở (3), ra nhanh Bắc liền. Thay cho quan Dũng (4) mất quyền, Dũng về ngang đến cận miền Hoàng-giang. Gặp ngay quan Kỷ (5) tội đang, Đày ra ở đấy, nên càng hận thay. Kỷ bèn thố-lộ Dũng hay : “Thái-sư
trùm cả, quyền-oai quân-thần. __________ (1) Tức quan nhà Nguyễn tên Vơ Tánh. (2) Tháng giêng năm 1795. (3) Tức quan Tây-sơn tên Ngô Văn Sở. (4) Tức quan Tây-sơn tên Vũ Văn Dũng. (5) Tức quan Tây-sơn tên Trần Văn Kỷ. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 343 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Cho ai được sống th́ mừng, Bắt ai phải chết, th́ ưng chết liền. Nếu mà không sớm tuỳ quyền, Trừ đi lộng-tặc, chẳng yên nước nhà. Ông
nên liệu sớm đi mà !”, Dũng nghe Kỷ nói, ḷng đà càng xung. Dũng về mưu với Huấn, Hưng (1), Nửa đêm vây bắt Đắc-Tuyên (2) ngục pḥng. Dũng sai Huấn gấp Qui-nhơn, Bắt Bùi Đắc-Trụ là con Tuyên liền. Dũng c̣n lấy lịnh vua truyền, Quang-Thuỳ (3) Tiết-chế, dứt quyền Sở nhanh. Giải quan Sở trở Phú-xuân, Dũng bèn đặt chuyện, vu-oan phản-loàn. D́m sông cho chết cả đoàn, Dù vua Cảnh-thịnh, can-ngăn được nào. Vua đành nước mắt tuôn trào, Khóc thầm quyền lộng, giết nhau công-thần. Diệu (4) đang Diên-khánh vây thành, Nghe tin triều loạn, thất-kinh nói rằng : “Chúa-công
không cứng-cỏi ngăn, Đại-thần lại giết hại dần lẫn nhau. Nếu trong không đặng yên nào, Làm sao
ngoài đánh thắng mau trận tiền”. __________ (1) Tức quan Tây-sơn là Nguyễn Văn Huấn và Phạm Công-Hưng. (2) Tức Thái-sư Bùi Đắc-Tuyên. Tuyên là anh em cùng cha khác mẹ với bà Bùi (vợ thứ hai của Nguyễn Huệ). (3) Tức quan Tiết-chế Nguyễn Quang-Thuỳ đang ở Bắc-hà. (4) Tức quan Tây-sơn tên Trần Quang-Diệu. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 344 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Diệu bèn quân rút về liền, Khi quân về đến tới miền Qui-nhơn, Huấn (1) lời tạ tội thiệt hơn, Diệu không hỏi đến, Phú-xuân tiếp đường. Diệu làng An-cựu nam sông, Dũng (2) bờ phía bắc, cùng trông đối dầu. Hai bên binh-khí ḱnh nhau, Vua bèn sợ-hăi, quan mau giảng-hoà. Diệu liền bớt giận vào chầu, Vua khuyên Diệu, Dũng cùng nhau thuận ḷng. Từ nay tứ-trụ đại-thần (3), Chẳng lâu có kẻ nói gièm Diệu chuyên. Vua liền thu hết binh-quyền, Diệu c̣n giữ chức triều-tiền chẳng quân. Cho nên thế-lực Tây-sơn, Mỗi ngày một kém, ngoài trong yếu dần. Vua c̣n nhỏ dại khó phân, Chẳng quyền sai khiến các quan nội-trào. Quan th́ ghen-ghét lẫn nhau, T́m phương giết hại, tất mau vận cùng. Cho nên uy-tín Nguyễn-vương (4), Càng ngày càng mạnh, trọn phương nam phần. __________ (1) Tức quan Tây-sơn tên Nguyễn Văn Huấn. (2) Tức quan Tây-sơn tên Vũ Văn Dũng. (3) Tứ-trụ đại-thần Tây-sơn bây giờ có : Trần Quang-Diệu làm Thiếu-phó, Nguyễn Văn Huấn làm Thiếu-bảo, Vũ Văn Dũng làm Đại-tư-đồ và Nguyễn Văn Danh làm Đại-tư-mă. (4) Tức Nguyễn-vương Nguyễn Phúc-Ánh. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 345 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Nguyễn-vương nhận thấy đủ cần, Thảo-lương khí-giới, đông quân nhiều thuyền. Vương liền lịnh đánh Bắc liền, Lần hai (1) quyết chiếm lâu miền Qui-nhơn. Vương sai Thành, Tánh (2) Phú-yên, C̣n vương quân thủy, lênh-đênh thẳng buồm. Binh vương ra đến Qui-nhơn, Tây-sơn pḥng vững, nên không vào vàm. Thuyền vương ra thẳng Quảng-nam, Được chừng vài tháng, chẳng kham chẳng hề. Quân lương không đủ rút về, Thành, Thường (3) Diên-khánh, mọi bề lo toan. Vương về Gia-định rắp tâm, Thuyền lương binh khí, sẵn nhằm tiến-công. Kể qua Nguyễn Bảo căm-hờn, V́ em Quang-Toản, chẳng c̣n t́nh-thâm. Bảo toan ư-định về hàng, Nguyễn-vương Gia-định, ngơ đàng phục ngai. Toản nghe mưu ấy liền sai, Tướng quan vào bắt Bảo ngay đem về. Toản liền ra lịnh chẳng hề, Cho d́m xuống nước, giết ghê Bảo liền. Có người gièm chuyện thêm rằng, Tiểu-triều toan phản, do gần Lê Trung. __________ (1) Năm 1797, Nguyễn-vương ra đánh Qui-nhơn lần thứ hai. (2) Tức quan nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Thành và Vơ Tánh. (3) Tức quan nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần-Thường. (4) Tiểu-triều tức Nguyễn Bảo, con của Nguyễn Nhạc.
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 346 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Toản cho lịnh xuống Qui-nhơn, Bắt Trung về chém, thiệt hơn chẳng màng. Ít lâu Toản lại lịnh quàng, Giết luôn quan Huấn (1), nên càng bất-công. Quan quân tướng-sĩ nản ḷng, Trốn hàng Gia-định, Nguyễn-vương tăng phần. Tháng ba (2) vương lịnh xuất quân, Lần ba ra đánh Qui-nhơn ngơ hầu. Tháng tư Thị-nại vương vào, Vương sai Tánh, Đức (3) lên mau bộ liền. Trúc-khê chiếm đóng vững nguyên, Sau khi Thành (4) chiếm Phú-yên ra cùng. Nguyễn quân vây chặt Qui-nhơn, Toản sai Diệu, Dũng (5) vào mong cứu nàn. Dũng vào Quảng-nghĩa gặp Thành, Thạch-tân một trận, Dũng đành dừng chân. Tây-sơn Chung-xá đóng quân, Đang đêm lại có nai rừng chạy quanh. Dũng quân trông thấy la nhanh : “Có nai, nai
đến”, ḷng sanh nghi hoài. Tưởng rằng quân của Đồng-nai, Đang vây đang đến, nên quay rối hàng. Dũng quân tranh chạy vỡ tan, Quân Thành thừa thắng, đuổi càn Tây-sơn. __________ (1) Tức quan Thiếu-phó Tây-sơn tên Nguyễn Văn Huấn. (2) Tức tháng 3 năm 1799. (3) Tức Hậu-quân Vơ Tánh, Hữu-quân Nguyễn Huỳnh Đức. (4) Tức quan nhà Nguyễn là Tiền-quân Nguyễn Văn Thành. (5) Tức quan Tây-sơn là Trần Quang-Diệu và Vũ Văn Dũng. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 347 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Quan Thanh (1) trấn-thủ Qui-nhơn, Chờ lâu chẳng thấy viện-binh, xin hàng. Nguyễn-vương thành chiếm dễ-dàng, Qui-nhơn nay đổi ra B́nh-định tên. Tây-sơn liền cử đại-binh (2), Quân vào Trà-khúc, chống ḱnh Nguyễn-vương. Nhưng v́ mùa gió trái phương, Cản đường thuỷ-chiến, nên bươn rút liền. Giáp (3) quân Trà-khúc giữ yên, Quảng-nam Diệu, Dũng (4) tuỳ quyền chận ngăn. Vương về Gia-định dưỡng quân, Tánh, Chu (5) B́nh-định, giữ thành trông nom. Bá-đa (6) bị bịnh mạng vong, Xác đưa về táng ở Tân-sơn-hoà. Nói qua khi Dũng (7) quân ra, Nghe nai tan-ră, nhưng mà chẳng sao. V́ nhờ Quang-Diệu giấu mau, Nên tin chẳng thấu trên cao triều-đ́nh. Dũng ḷng ơn Diệu cứu ḿnh, Kết-giao huynh-đệ, tử-sinh suốt đời. __________ (1) Tức quan Tây-sơn trấn-thủ Qui-nhơn tên Lê Văn Thanh. (2) Quân Tây-sơn vào đóng ở Trà-khúc thuộc Quảng-nghĩa. (3) Tức quan Tây-sơn tên Nguyễn Văn Giáp. (4) Từc các quan Tây-sơn tên Trần Quang-Diệu và Vũ Văn Dũng. (5) Tức các quan Nguyễn-vương tên Vơ Tánh và Ngô Tùng-Chu. (6) Năm 1799, Bá-đa-lộc bị bịnh mất ở cửa Thị-nại, Qui-nhơn. Ông được mang về Gia-định. Nhà mồ của ông xây theo kiểu Việt-nam xưa, gọi là Lăng Cha Cả ở làng Tân-sơn-hoà, Gia-định. (7) Tức quan Tây-sơn tên Vũ Văn Dũng. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
<!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 348 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Phú-xuân có kẻ gièm thời, Vua bèn thư mật, cho người mang trao. Lịnh cho Dũng giết Diệu mau, Dũng đưa thư Diệu, Diệu đau vô ngần. Diệu quân về lại Phú-xuân, Hương-giang án-ngữ phía nam nói rằng : “Nay
về bắt những loạn-thần”, Vua bèn sợ-hăi, các quan ngại-ngùng. Chẳng ai dám chống sau cùng, Vua sai đem nộp mấy phường Diệu mau. Trị xong Diệu mới vào chầu, Vua lời giảng-dụ, Diệu đầu khóc than. Diệu xin cùng Dũng lấy thành, Qui-nhơn đă bị về phần Nguyễn-vương. Tháng giêng (1) Diệu Dũng lên đàng, Vây thành B́nh-định, Tánh quân chẳng sờn. Diệu sai đắp luỹ bao đồn, Dũng bờ Thị-nại (2), canh pḥng Nguyễn ra. Vương liều ngàn dặm đường xa, Giải vây B́nh-định, thật là chí-nguy. Vương sai Thành, Đắc, Chất (3) đi, Quân chia ba đạo, cấp-kỳ Phú-yên. __________ (1) Tức tháng giêng năm 1800. (2) Quân Dũng gồm có 2 tàu chiến lớn và 100 thuyền nhỏ ở Thị-nại. (3) Tức các quan nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Đ́nh-Đắc và Lê Chất. Riêng Lê Chất là con rể của Lê Trung ở Phú-xuân. Chất được phong chức Đại-đô-đốc của Tây-sơn. Khi Lê Trung và các công-thần bị giết, Chất bèn bỏ trốn sang hàng Nguyễn-vương và được cho làm tướng-quân. <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> 349 <!--[if
!supportEmptyParas]--> <!--[endif]--> Chiếm xong, Thị-dă (1) thẳng quân, Thuyền vương Thị-nại, đóng gần cửa nhanh. Nhưng tin quân bộ của Thành, Và quân đường thuỷ của vương không đồng. Cho nên cứu-viện chẳng xong, Tháng giêng (2) vương quyết tấn-công một thề. Vương sai Nguyễn, Tống, Vũ, Lê (3), Đánh vào Thị-nại, thuỷ bề phải xong. Di-Nguy (4) trúng đạn mạng vong, Duyệt c̣n ra sức đột-xông đốt tàu. Tây-sơn Dũng phải thua mau, Bỏ nhanh Thị-nại, hợp nhau Diệu pḥng. Nguyễn-vương Thị-nại chiếm xong, Được tin Cảnh (5) mất, khiến ḷng buồn thương. Tháng sau vương nhận tin luôn, Con Hi (6) lại mất, ở Diên-khánh thành. Tuy buồn vương vẫn lo toan, Giải-vây B́nh-định, Tây-sơn siết dần. Vương cho người lẻn vào thành, Ư khuyên Chu, Tánh (7) thoát thân ra ngoài. __________ (1) Thị-dă thuộc B́nh-định. (2) Tức tháng giêng năm 1801. (3) Tức các quan của Nguyễn-vương tên Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc-Lương, Vũ Di-Nguy và Lê Văn Duyệt. (4) Tức quan của Nguyễn-vương là Vũ Di-Nguy tử-trận. (5) Đông-cung Cảnh bị bịnh lên đậu mùa và mất tại Gia-định, thọ 22 tuổi. (6) Hoàng-tử thứ hai tên Hi mất, đem về táng ở Gia-định. (7) Tức quan Hiệp-trấn
Ngô Tùng-Châu và quan Trấn-thủ Vơ
Tánh. 350 Can-trường Tánh phúc-đáp ngay : Tây-sơn
tinh-nhuệ, ở đây cả rồi. Xin đừng lo giải-vây tôi, Hăy nên
kíp đánh, lấy thời Phú-xuân”. Vương nghe lời Tánh trung-thần, Để Thành cầm-cự, giữ chân Vũ, Trần (1). C̣n vương dẫn cả đại quân, Thẳng buồm để đánh Phú-xuân chẳng pḥng. Tháng năm (2) bể hăy chưa dông, Thuyền vương (3) vào cửa Tư-dung dần-dần. Tây-sơn Pḥ-mă Trị (4) ngăn, Lập đồn đắp luỹ, dọc đàng Qui-sơn. Tây-sơn hoả-lực từng cơn, Thuyền vương khó tiến, dừng chơn kế bàn. Vương sai Duyệt, Chất (5) bọc đàng, Phía sau quân Trị, dễ-dàng tấn-công. Gọng kềm đánh ép Tây-sơn, Trị quân đành phải bỏ đồn rút mau. Thuận-an cửa bể vương vào, Tiến lên đuổi đánh, bôn-đào Tây-sơn. Thân-chinh Cảnh-thịnh chống ngăn, Sau cùng cung-quyến, chạy nhanh Bắc miền. __________ (1) Tức các quan Tây-sơn là Vũ Văn Dũng và Trần Quang-Diệu. (2) Tức tháng 5 năm 1801. (3) Thuyền vương ra đánh Phú-xuân gồm có 6 chiếc tàu lớn Âu-châu do Vannier, Chaigneau, Forcant và De Barisy chỉ-huy với đạo quân đổ bộ chừng 15.000 quân. (4) Tức Pḥ-mă Tây-sơn tên Nguyễn Văn Trị. (5) Tức các quan Nguyễn-vương tên Lê Văn Duyệt và Lê Chất.
|