Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




VŨ Đ̀NH LIÊN



Vũ Đ́nh Liên (1913-1996)


Mục Lục
Tiểu Sử Vũ Đ́nh Liên - Wikipedia
Vũ Đ́nh Liên - Hoài Thanh -Hoài Chân
Ông Đồ - Vũ Đ́nh Liên
Lũy Tre Xanh - Vũ Đ́nh Liên
Người Đàn Bà Điên Ga Lưu Xá
Người Điên - Vũ Đ́nh Liên
Ḷng Ta Là Hàng Thành Quách Cũ - Vũ Đ́nh Liên
Thành Cũ - Vũ Đ́nh Liên
Hạnh Phúc - Vũ Đ́nh Liên
Thủy Chung - Vũ Đ́nh Liên




 Vũ Đ́nh Liên (12 tháng 11 năm 1913- 18 tháng 1 năm 1996), là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam

Mục lục

Tiểu sử

Vũ Đ́nh Liên sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xă Thúc Kháng, huyện B́nh Giang, tỉnh Hải Dương.

Ông đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: Trường tư thục Thăng Long, Trường Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằng cử nhân, về sau vào làm công chức ở Nha Thương chính (c̣n gọi là sở Đoan) Hà Nội.

Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia giảng dạy nhiều năm và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp trường Đại học Quốc gia Hà Nội [1].

Ngoài thơ ông c̣n hoạt động trong lĩnh vực lư luận, phê b́nh văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam

Tác phẩm

  • Một số bài thơ: Ông đồ, Ḷng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá...
  • Đôi mắt (1957)
  • Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quư Đôn-1957) [2]
  • Nguyễn Đ́nh Chiểu (1957)
  • Thơ Baudelaire (dịch-1995)

Nhận xét

Mặc dù được biết đến trong phong trào Thơ mới nhưng Vũ Đ́nh Liên chưa xuất bản một tập thơ nào. Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đ́nh Liên viết "Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ư thơ của ḿnh. Cũng v́ không tin thơ tôi có chút giá trị ǵ nên đă lâu tôi không làm thơ nữa". Hoài Thanh nhận xét Vũ Đ́nh Liên hạ ḿnh quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đ́nh Liên [3]. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về luỹ tre xưa, về thành quách cũ và "những người muôn năm cũ". Hoài niệm của ông cũng là nỗi niềm của nhiều người và bức tranh bằng thơ về Ông Đồ vẫn sẽ c̣n tồn tại với thời gian:

...Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Chú thích

  1. ^ Ở khoa tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội có một hội trường mang tên ông.
  2. ^ Gồm Vũ Đ́nh Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn.
  3. ^ Thi nhân Việt nam 1932-1941 (Hoài Thanh-Hoài Chân).
     Nguồn: http://vi.wikipedia.org




Vũ Đ́nh Liên

--- Hoài Thanh - Hoài Chân ---


Sinh ngày 15 tháng10 năm Quư Sửu (1913) ở Hà Nội
Học: Trường Bảo hộ, trường Luật.
Dạy tư, quản lư Tinh hoa, chủ trương Revue pédagogique.
Hiện làm tham tá Thương chính Hà nội.
Đă đăng thơ: Phong hóa, Lao, Phụ nữ thời đàm, Tinh hoa.

Có những nhà thơ không bao giờ có thể làm được một câu thơ - tôi muốn nói một câu đáng gọi là thơ. Những người ấy hẳn là những người đáng thương nhất trong thiên hạ. Sao người ta thương hại những kẻ bị t́nh phụ nuôi một giấc mộng ái ân không thành, mà không ai thương lấy những kẻ mang một mối t́nh thơ u uất chịu để tan tành giấc mộng quí nhất và lớn nhất ở đời; giấc mộng thơ?

Hôm nay trong khi vviết quyển sách này, một quyển sách họ sẽ xem như một sự mỉa mai đau đớn, thơ Vũ Đ́nh Liên bỗng nhắc tôi nghĩ đến những con người xấu số kia.

Tôi có cần phải nói ngay rằng Vũ Đ́nh Liên không phải một người xấu số? Trong làng thơ mới, Vũ Đ́nh Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta thấy có thơ Vũ Đ́nh Liên trên các báo. Người cũng ca t́nh yêu như hầu hết mọi nhà thơ hồi bấy giờ. Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là ḷng thương người và t́nh hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đă gặp nhau và đă để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ. Ông đồ năm năm đến mùa hoa đào, lại ngồi viết thuê bên đường phố. "Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Ít khi có một bàu thơ b́nh dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lựi sám hối của cả một bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cơi chết. Đă lâu lắm chúng ta chỉ xúm nhau lại chế giễu họ quê mùa, mạt sát họ hủ lậu... Cái canht htương tâm của nền học Nho lúc mạt vận chúng ta vô t́nh như không lưu ư. Trong bọn họ, chúng ta vẫn có một hai người ca tụng đạo Nho và các nhà nho. Nhưng chế giễu mạt sát không nên, mà ca tụng cũng không được. Phần đông các nhà nho c̣n sót lại chỉ đáng thương. Không nghiên cứu, không lư luận, Vũ Đ́nh Liên với một tấm ḷng dễ cảm nhận ra sự thực ấy và gián tiếp chỉ cho ta cái thái độ hợp lư hơn cả đối với các bực phụ huynh của ta. Bài thơ của người có thể xem là một nghĩa cử.

   Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ đeer lưu danh, đủ với người đời. C̣n riêng đối với thi nhân thực chưa đủ. Tôi thấy Vũ Đ́nh Liên c̣n bao nhiêu điều muốn nói, cần nói mà nghẹn nghào không nói được. "Tôi bao giờ - Lời Vũ Đ́nh Liên - cũng có cái cảm tưởng là không đạt ư thơ của ḿnh. Cũng v́ không tin thơ tôi có một chút giá trị nên đă lâu tôi không làm thơ nữa". Vũ Đ́nh Liên đă hạ ḿnh quá đáng, chúng ta đều thấy. Nhưng chúng ta cũng thấy trong lời nói của người một nỗi đau ḷng kín đáo. Người đau ḷng thấy ư thơ không thoát được lời thơ như linh hồn bị giam giữ trong nhà tù xác thịt. Có phải v́ thế mà hồi 1937, trước khi từ giă thi đàn, người đă gửi lại đôi vần thơ u uất:

Nặng mang măi khối h́nh hài ô nhục.
Tâm hồn ta đă nhọc tự lâu rồi!
Bao nhiêu xanh thăm thẳm trên bầu trời;
Bao bóng tối trong ḷng ta vẩn đục!


Nghĩ cũng tức! Từ hồi 1935 tả cảnh thu, Vũ Đ́nh Liên viết:

Làn gió heo may xa hiu hắt,
Lạng lùng chẳng biết tiễn đưa ai!


   Hai câu thơ cũng sạch sẽ, dễ thương. Nhưng làm sao người ta c̣n nhớ được Vũ Đ́nh Liên khi người ta đă đọc, bốn năm sau mấy câu thơ Huy Cận cùng một tứ:

Ôi! nắng vàng sao nhớ nhung!
Có ai đàn lẻ tơ chùng?
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đây cũng ngại ngùng...


Cũng may những câu thơ hoài cổ của Huy Cận:

Bờ tre rung động trống trầu,
Tưởng chừng c̣n vọng trên lầu ải quan
Đêm mơ lay ánh trăng tàn,
Hồn xưa gửi tiếng thời gian, trống dồn.


Những câu thơ t́nh nhẹ nhàng, tứ xa vắng chưa đến nỗi làm ta quên cái ḷng hoài cổ âm thầm, u tịch của Vũ Đ́nh Liên:

Ḷng ta là những hàng thành quách cũ,
Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa.


Tháng 9 - 1941



Nguồn: Thi Nhân Việt Nam



Ông Đồ






Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Vũ Đ́nh Liên





Lũy Tre Xanh

Vũ Đ́nh Liên

Lữ khách bao năm xa vớ quê cũ
Bỗng chạnh ḷng nhớ tới lũy tre xưa
Văng vẳng trong mơ tiê'ng sáo dật dờ
Lồng trong gío như tiếng tơ trầm bổng

Tiếng kẽo kẹt trong đêm khuya hiu quạnh
Vờn trong sương vương điệu nhạc u buồn
Hoà âm cùng tiếng gọi của ễnh ương
Thoảng trong gío âm hồn muôn ngàn kiếp

Có những lúc mưa nguồn tuôn như trút
Lũy tre xanh oằn oại thật thê lương
Cành lá tả tơi trông thật u buồn
Như cố đứng trong tang thương vạn cổ

Cũng có lúc lũy tre xưa bật khóc
Lại bật cười giữa vận nước điêu linh
Thăm thẳm tâm tư bầy tỏ chân t́nh
Nào ai thấu nỗi buồn hằng u uất






"Người đàn bà điên ga Lưu Xá":

 Người đàn bà điên ga Lưu Xá
 Ngồi ngay trước mặt dưới chân tôi
 Ai vẽ được thiên tài hội họa
 Chân dung kia kinh tởm tuyệt vời
 Công chúa điên rồ và rách rưới
 H́nh ảnh lạ lùng chửa có hai
 Cả tưởng tượng Đông Tây cộng lại
Khôn dựng nên dù một phần mười
Bao tải xơ ni lông nát vụn
 Sợi dây thừng buộc mũ rách bông
… Tôi ngồi ngắm mắt không hề mỏi
 Đống rác kia xưa đă là hoa…
 Ai dun dủi và ai sắp đặt
Một nhà thơ với một người điên
 Tôi bắt gặp ba lần cặp mắt
 Nhẹ căm thù như muốn làm duyên
"


… Lúc này trong toa xe mọi người đă xuống hết, không c̣n ai nữa. Nhà thơ lấy trong túi xách ra một góc bánh chưng, một gói mứt sen nhỏ, hai tay nâng gói quà Tết trao cho người đàn bà điên:

Người nhận quà đưa tay đón tay
 Chẳng rằng chẳng nói mặt như ngây
 Chia tay không một lời ḥ hẹn
 Hai mặt ảnh h́nh bốn mắt ghi…
 Tôi đi t́m đến những người thân
 Bè bạn cháu con xa với gần
 Ngày Tết cổ truyền vui thiếu đủ
 Nh́n mặt người như ngắm hoa xuân
 C̣n tôi biết cuộc đời đă trút
Lên hoa kia sương tuyết nặng dày
 Đời độc ác ḷng người bội bạc
 Làm hoa kia thành đống rác này
 Đời sẽ đổi ḷng người sẽ đổi
Sẽ trở về t́nh xót nghĩa thương
 Hăy trút hết áo quần hôi thối
 Cho thịt da lại toả hương thơm
 Người em Lưu Xá ở đâu đây
Có thấy ấm ḷng xuân nắng hây
Một đóa hoa tàn nay nở lại/
 Thắm hồng trong buổi mới xuân nay
".


Vũ Đ́nh Liên






Người điên - Nàng tiên"

 "Đông Tây, Thi Họa tương phùng
Cổ kim nghệ thuật t́nh thương thần kỳ…
Thịt da trầm tỏa hương bay
 Như hồi đôi tám thơ ngây má hồng"

              Vũ Đ́nh Liên


Ḷng Ta Là Những Hàng Thành Quách Cũ


Dậy đi thôi con thuyền nằm dưới bến,
V́ đêm nay ta lại căng buồm đi.
Mái chèo Mơ để bâng khuâng trôi đến
Một phương trời mây lọc ánh trăng khuya.
Gió không thổi, nước sông trôi giá lạnh,
Thuyền đi trong bóng tối lũy thành xưa.
Trên cḥi cao, tự ngàn năm sực tỉnh
Trong trăng khuya bỗng vắng tiếng loa mơ.
Tự ngàn năm cả hồn xưa sực tỉnh,
Tiếng loa vang giây lát động trăng khuya,
Nhưng giây lát lại rơi im, hiu quạnh,
Cả hồn xưa yên lạng trong trăng khuya.
Trôi đi thuyền! Cứ trôi đi xa nữa!
Vỗ trăng khuya bơi măi! cánh chèo Mơ!
Ḷng ta là những hàng thành quách cũ,
Tự ngàn năm bỗng vắng tiến loa xưa.


      Vũ Đ́nh Liên
     
       

Thành Cũ



Dậy đi thôi con thuyền nằm dưới bến ,
V́ đêm nay ta lại căng buồm đi
Mái chèo mơ để bâng khuâng trôi đến
Một phương trời mây lọc bóng trăng khuya

Gió không thổi , nước sông trôi giá lạnh
Thuyền đi trong bóng tối lũy thành xưa
Trên cḥi cao , từ ngàn năm sực tỉnh
Trong trăng khuya bỗng vẳng tiếng loa mơ

Từ ngàn năm cả hồn xưa sực tỉnh
Tiếng loa vang giây lát động trăng khuya
Nhưng giây lát lại rơi im hiu quạnh
Cả hồn xưa im lặng trong trăng khuya

Trôi đi thuyền ! cứ trôi đi xa nữa
Vỗ trăng khuya bơi măi ! cánh chèo mơ
Ḷng ta là những hàng thành quách cũ
Từ ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa

Vũ Đ́nh Liên


Năm nay đào lại nở
Mừng hội Đảng, hội Dân
Bút ông đồ lại hoạ
Những nét chữ đẹp thâm

Cờ biển ngập phố phường
Cánh đào bay thắm đỏ
Như cả ngàn mùa xuân
Nở hoa trên mỗi chữ

Người trẻ lại, già qua
Nghe mực gieo giấy hát
Nh́n ông đồ, nhà thơ
Rỡ ràng một khuôn mặt

Thấy trong ḷng say sưa
Dừng chân không muốn bước
Nghe đọc những vần thơ
Ngợi khen những nét bút

Xuân Cộng hoà Xă hội
Mai, đào, tươi thắm hoa
Một nguồn hạnh phúc mới
Trào ngọn bút, ḍng thơ.


Vũ Đ́nh Liên (1977)

Nguồn: Bản hợp xướng ông đồ, báo Quân đội nhân dân, số ngày 02/02/2007


Năm nay đào lại nở
Chật đường chợ hàng hoa
Từ đáy sâu quá khứ
Ông đồ lại hiện ra

Sáng nay mưa chớm lạnh
Nắng nằm trên giấy hồng
Một đám người ngồi cạnh
Có nhà thơ ngồi cùng

Tôi xin đôi câu đối
Cụ rọc tờ giấy điều
Bàn tay xưa viết nối
Những nét chữ thân yêu

Bài thơ "Ông Đồ" mới
Dưới bút cụ nở ra
Tôi chân thành chép lại
Đánh dấu một mùa hoa

Chỉ thêm lời ghi chú
Vần thơ xưa, thơ nay
Thuỷ chung một ḷng cũ
Dù vui buồn đổi thay.


Vũ Đ́nh Liên (1974)


Nguồn: Bản hợp xướng ông đồ, báo Quân đội nhân dân, số ngày 02/02/2007
(do Viễn Khách gửi)
  
Nguồn:http://www.thivien.net/ 
Tổng hợp: Như Phong
    


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Vũ Đ́nh Liên
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.