www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Ý
THỨC VÙNG DẬY TRƯỚC CÁNH CỬA TÙ NGỤC VĂN MINH
BÁI VẬT CỦA ĐẠI HÁN ĐỂ TÌM LẠI TINH THẦN TỰ DO, TỰ
CHỦ VÀ SÁNG TẠO TRÊN BI KỊCH CỦA QUÊ HƯƠNG
VIỆT NAM
Tiến Sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Nhóm Vận Động Hoà Đồng Tôn Giáo Và Dân Tộc) Điều hiển nhiên cho thấy nhiệm vụ đối với nhân loại được nhìn như một đại thể sẽ được giải quyết bằng tất cả năng lực và tài năng của người trí thức trong tất cả mọi thời đại. (Brian Tierney) > I – NHÌN LẠI KIẾP TRẦM LUÂN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG PHƯƠNG DƯỚI GÔNG CÙM CỦA VĂN MINH BÁI VẬT VÀ VĂN HÓA VÔ THẦN Nhìn vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam nói riêng và Trung Hoa Lục Địa và các quốc gia Á Châu nói chung hiện nay (2009), thấy trong đó có bao tỉ con người không biết làm thế nào để sống được ngay trên quê hương của chính mình. Tất cả mọi người đều nghe nói đến “Trật Tự Mới” và “Toàn Cầu Hóa”, và tiến trình toàn cầu hóa là tiến trình xây dựng trật tự mới. Tuy nhiên, muốn xây dựng trật tự toàn cầu thì phải xây dựng trật tự quốc gia. Muốn xây dựng trật tự quốc gia thì nhà nước và chính quyền phải tôn trọng giá trị nhân bản của con người, tôn trọng quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu và quyền tìm kiếm hạnh phúc của mọi công dân. Đó là cứu cánh của tất cả nhà nước và chính quyền – vì thế trật tự mới của quốc gia phải là trật tự của đạo đức và trật tự pháp lý (Ethical and Legal Order). Muốn xây dựng trật tự mới thì con người không thể chối bỏ những giá trị của đạo lý, đạo đức chính trị, tôn giáo, công lý, triết lý, văn minh, văn hóa, khoa học và thần học Kito giáo được. Điều quan trọng hơn cả là trật tự mới của thế giới phải có sự đóng góp đầy tinh thần của những con người của cả hai nền văn minh Đông phương và Tây phương. Từ bao thế kỷ qua, cả thế giới khi muốn đi vào hiện đại hóa và Tây phương hóa, thì đều phải hướng về Hoa Kỳ và Tây phương để tìm tòi học hỏi. Và Tây phương cũng đã hướng về Đông phương để tìm kiếm lại “quê hương tinh thần” của họ, nơi Ấn Độ giáo và Tam giáo, khi họ nhận ra văn minh khoa học vật chất không đủ để đem đến hạnh phúc cho con người. Vì thế tiến trình toàn cầu hóa và tiến trình xây dựng trật tự mới cũng là tiến trình để Đông phương và Tây phương gặp lại nhau như một đại gia đình của tất cả nhân loại (global family) để xây dựng hòa bình và hạnh phúc cho thế giới. Sau khi làn sóng quốc tế Cộng Sản sụp đổ (1989), chính Gorbachev đã nhận ra là tất cả nhân loại đang ngồi chung trong một chiếc thuyền. Đó là ý thức mới của những người Cộng Sản Nga sau chiến tranh lạnh (1947-1989). Tuy nhiên, những con người Cộng Sản tại Việt Nam và Hoa Lục, tiếc thay, đã không có được cái ý thức mới như người Cộng Sản Nga. Cả Việt Nam, Bắc Hàn, và Hoa Lục vẫn muốn tiếp tục duy trì những xung đột và tranh chấp triền miên để có cớ quay mặt trước trật tự mới và để có cớ tước đoạt quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu và quyền tìm kiếm hạnh phúc của bao tỉ con người tại các quốc gia Đông phương. Đó là thực tế lịch sử quá buồn bã và bi thảm cho người dân Hoa Lục và cho những người dân tại các quốc gia Đông phương, trong đó có Việt Nam. Trật tự của xã hội Việt Nam và xã hội Hoa Lục vẫn là trật tự của bạo lực và mũi súng dành cho thân phận của những kẻ nô lệ, dù con người đã bước vào thế kỷ 21. Những con người đang cầm quyền tại Hoa Lục, khi họ nhân danh cách mạng vô sản hay Hán Tộc, thì bản chất muôn đời của chế độ chính trị ấy vẫn là bản chất của đế quốc xấu xa man rợ (barbarous evil empire). Họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng và duy trì tham vọng bành trướng để xâm lăng chiếm đoạt phũ phàng các quốc gia nhỏ bé như họ đã làm từ hơn 2000 năm qua đối với Việt Nam. Mặc dù Hoa Lục đã là thành viên của Hội Quốc Liên (The League of Nations) từ 1918, và là thành viên cốt cán của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nơi có một nền móng căn bản của luật quốc tế được đề cao để xây dựng hòa bình và bảo vệ hòa bình (peace making and peace keeping) cho thế giới, nhưng Hoa Lục vẫn không muốn tôn trọng. Nhìn vào thực tế đau lòng của lịch sử, người dân Việt Nam và cả hơn tỉ người dân Hoa Lục, từ hơn 2000 năm qua, là nạn nhân khốn khổ của các chế độ quân chủ độc tài chuyên chế và phong kiến kể từ thời của Tần Thủy Hoàng. Các nạn nhân khốn khổ đó chưa một lần được hưởng tư cách và quyền công dân (citizenship) từ hơn 2000 năm qua. Khi Hoa Lục và nền văn minh Trung Hoa va chạm với nền văn minh Tây phương, và sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục bằng bạo lực cách mạng cộng sản để đánh đuổi phe quốc gia của Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan vào năm 1949, Hoa Lục đã đi vào Tây phương hóa (westernization) bằng cách áp dụng triệt để và toàn diện lý thuyết của Marx và chủ nghĩa của Lenine để xây dựng xã hội Hoa Lục, và hiện đại hóa và Tây phương hóa đã thành một thảm họa cho cả dân Hoa Lục và cả các dân tộc Đông phương. Sự xuất hiện của bạo lực cách mạng và độc tài chính trị không tạo được một giá trị cách mạng nào cả cho Hoa Lục mà đó chỉ là sự trá hình liên tục của chế độ quân chủ độc tài chuyên chế và phong kiến “đã có từ hơn 2000 năm dưới một mức độ tàn hại và nguy hiểm gấp trăm lần hơn mấy ngàn năm trước. Nếu các chế độ quân chủ độc tài chuyên chế (absolute monarchy and feudalism) đã tạo ra “trật tự quân thần” và “đạo vua tôi” như một gông cùm xiềng xích văn hóa, được che đậy bằng chiếc mặt nạ của “mệnh trời”, cũng như “đạo trời” và “đạo làm người”, để bắt muôn dân phải “thờ vua” thì ngày nay, chế độ cộng sản cũng có trật tự của đảng cộng sản, một thứ trật tự đã biến bao tỉ con người thành nô lệ cho một đảng và “đạo vua tôi” vẫn được duy trì dưới chế độ cộng sản bằng cách – thay vì “thờ vua”, thì bây giờ “tôn thờ lãnh tụ”, và “tôn thờ đảng” được coi như một thứ “đạo lý tuyệt đối” của bạo lực cách mạng cộng sản. Thanh niên Việt Nam đi vào quân đội phải thề “trung với đảng” và “hiếu với dân”. Từ bản chất của các chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến, cũng như chế độ độc tài cộng sản cho người ta thấy văn minh Trung Hoa từ hơn 2000 năm qua (210 BC.-2009) và hiện nay vẫn là một nền văn minh bái vật, tức tôn thờ danh lợi, quyền uy, quyền lực và bạo lực (idolatrous civilization), chứ không phải nền văn minh Tam giáo như mọi người nghĩ – bởi vì văn minh Tam giáo là văn minh tinh thần và nền văn minh cao quý này chỉ là cái áo khoác ngoài để khoa trương (spiritual civilization). Lão giáo chủ trương sống theo ĐẠO tức sống theo luật siêu nhiên của Thiên Chúa, đấng Tạo Hóa, hay Thiên Đạo (The Way of Super Nature); còn Phật giáo thì xiển dương TÂM ĐẠO, tức sống theo luật siêu nhiên và thiên nhiên trong tâm của con người. Trong khi đó, Khổng giáo thì lấy trật tự của thiên nhiên để làm trật tự cho đời sống xã hội của con người. Trên thực tế, suốt hơn 2000 năm lịch sử, tình trạng lạc đạo (heresy), phản đạo (apostary) và buôn thần bán thánh (simony) của các chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến, cũng như cộng sản Hoa Lục, vô cùng trầm trọng. Những chế độ chính trị này đã giết chết toàn bộ nền văn minh tinh thần của cả các dân tộc Đông phương kể từ khi Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò đến nay. Hậu quả lớn lao là sự sa đọa về đời sống tinh thần, và tâm linh đã xô đẩy bao dân tộc tại Đông phương chìm đắm trong bóng tối âm u của dục vọng thấp hèn của con người suốt dòng lịch sử bao ngàn năm. Tất cả mọi giá trị của đạo lý, và giá trị nhân bản với bao tiềm năng siêu việt của tinh thần đã bị trấn áp và tiêu hủy từ thời đại này qua thời đại khác mà ít có ai đủ can đảm lên tiếng để báo động, phản bác lại thảm họa khủng khiếp này vì phần đông đã trở thành nô lệ trước gông cùm của văn hóa. Trong suốt bao ngàn năm, xã hội con người chỉ thấy đao kiếm và bom đạn mịt mùng. Sống ở đâu và sống ở bất cứ thời đại nào: Hán – Đường – Tống – Nguyên – Minh – Thanh và cộng sản, con người chỉ thấy tranh danh đoạt lợi, chỉ thấy tranh bá đồ vương và chỉ thấy tranh quyền cướp nước. Và Việt Nam là nạn nhân đau đớn và tủi nhục nhất. Lịch sử và con người được điều động và hướng dẫn không bởi luật lệ siêu nhiên, luật lệ thiên nhiên và luật lệ đã ghi khắc trong tâm của mỗi con người, mà lịch sử và con người được điều động và hướng dẫn hoàn toàn bởi lòng tham vô độ và mù quáng của con người đã và đang nắm quyền cai trị con người. Chính tầng lớp nắm quyền cai trị con người đã làm lịm tắt ánh sáng màu nhiệm (divine light) của nền văn minh tinh thần của Đông phương. Đó là tất cả những hậu quả tai hại mang tính cách lịch sử của đặc tính văn minh bái vật trong những vương quốc của con người (the kingdom of man). Trên các vương quốc đó, con người thấy gì ngoài chiến tranh, thảm họa và sự chết, và con người luôn luôn phải sống trong đau khổ, tủi nhục và đầy với nước mắt vì mọi giá trị cao quý của con người bị chà đạp và quyền sống và tự do của con người luôn bị tước đoạt phũ phàng. Xưa kia tiên tri Ezikiel đã từng lên tiếng báo động cho dân Do Thái biết rằng, đa số những con người cai trị dân ở thế giới này đều là hiện thân của quyền lực ma quỉ (satanic power). Sự thất bại của nhân loại đã quá hiển nhiên trong lịch sử -- đó là nhân loại không thể tự mình xây nên cho mình được những vương quốc thanh bình và hạnh phúc, mà chỉ thấy trầm luân đọa đày. Chính các nhà hiền triết và các nho gia đã từng cảnh cáo con người rằng, “thuận thiên giả tồn; nghịch thiên giả vong”. Sống thuận với trời đất thì sống, mà nghịch lại với trời đất thì chết. Nhưng mặc dù các vua của con người thường tự nhận mình là “thiên tử” để “thế thiên hành đạo”, theo lẽ thay vì hướng dẫn dân thờ trời, họ đã bắt dân phải “thờ vua” nên mới đặt ra “đạo vua tôi” là thế. Trong trật tự quân thần, tức “quân – sư – phụ” thì “thờ vua” là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đây là bản chất của CHẾ ĐỘ THẦN QUYỀN của các vua lập nên (royal theocracy) để phân biệt với chế độ thần quyền của Giáo Hoàng (Papal theocracy) ở Âu châu. Vì thế, từ hơn 2000 năm qua, tại Hoa Lục và các quốc gia Đông phương, các vua trong các chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến, đã nắm cả thần quyền và thế quyền (spiritual and secular powers). Họ tự xưng là thiên tử, nhưng lại quay mặt trước thiên đạo. Họ lập nên “trật tự quân thần”, để duy trì trật tự xã hội, nhưng lại chối bỏ luật thiên nhiên, và trật tự thiên nhiên. Họ lập nên “đạo vua tôi” để bắt muôn dân phải “thờ lạy” họ, nhưng lại chà đạp lên luật thiêng liêng đã ghi khắc trong chân tâm của con người. Vì thế xã hội mà họ lập lên không có đời sống tâm linh và tinh thần nên mới gọi là bái vật tức giá trị vật chất là tối thượng và bắt con người phải quì lạy trước địa vị xã hội của tầng lớp vua quan. Kết quả là tất cả những vương quốc của họ xây dựng lên thiếu luật siêu nhiên vĩnh cửu (eternal law) của trời, thiếu luật thiên nhiên của đất (natural law) và thiếu cả giá trị thiêng liêng cao cả nhất của nhân bản là TÂM ĐẠO của con người (spiritual conscience). Các vua chúa và các bậc đế vương tại các vương quốc của Đông phương đã không HƯỚNG THƯỢNG mà họ cũng chẳng bao giờ HƯỚNG THA. Họ coi đấng Tạo Hóa chỉ là công cụ đưa ra “mệnh trời” để bắt muôn người phải “thờ lạy” và họ coi tha nhân như những bầy nô lệ. Vì vậy các vương quốc của họ lập lên chỉ tôn thờ bạo lực, tôn thờ quyền uy, và tôn thờ danh lợi phù phiếm. Từ đó tinh thần tự chủ, tự do và sáng tạo tuyệt vời của con người bị phá hủy. Tất cả năng lực tiềm ẩn của tinh thần (spiritual faculty) bị đè nén và chà đạp tận nền tảng bằng cách khai thác triệt để khía cạnh yếu đuối và vô minh của con người để dùng cái bả lợi danh điều động và hướng dẫn họ vào con đường tuyệt đối trần tục của văn minh bái vật. Mối tương quan liên hệ xã hội giữa người và người trong “trật tự quân thần”, đã không hợp tình, mà chẳng hợp lý; không hợp đạo, mà cũng chẳng hợp pháp. Trong các vương quốc thuộc nền văn minh bái vật, thế giới chính trị là thế giới của bá đạo, quyền năng của các nhà cai trị dân là quyền năng của quỉ dữ (satanic power) nên xã hội thường bất công và bất bình đẳng, mà quốc gia thường không có đạo đức và thường đánh mất lương tâm của quốc gia (national conscience) của mình, nên đã đánh mất luôn sự minh triết của đời sống quốc gia. Mục tiêu lớn nhất của văn minh nhân loại là làm thế nào để xây dựng được những vương quốc thanh bình an lạc cho thế giới của con người dưới trần gian này. Muốn thế, như Thánh Kinh đã đưa ra, “Vinh danh Chúa ngự trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Từ đó con người mới hiểu được tại sao những vương quốc của các chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến, và nhất là dưới chế độ cộng sản, xã hội con người thường chìm đắm trong hận thù và bạo lực tơi bời với tất cả những xung đột và tranh chấp triền miên; chẳng mấy khi xã hội con người tìm được sự thanh bình an lạc, vì thiện tâm của con người đã bị nền văn minh bái vật hủy diệt. Mất chân tâm là mất ánh sáng dẫn đường cho cuộc sống bởi vì vương quốc chân tâm của con người đồng thanh và tương ứng với thực tại muôn nơi, và đồng thời cũng đồng thanh và tương ứng với VƯƠNG QUỐC CỦA THIÊN CHÚA (the kingdom of God), hay vương quốc của trời cao. Khi tầng lớp lãnh đạo biết nuôi dưỡng chân tâm thì hoa trái của quốc gia là cảnh thanh bình thịnh trị. Vì thế, phải tái lập trật tự quốc gia – đó là trật tự siêu nhiên, trật tự thiên nhiên và trật tự của đạo đức xuất phát từ thiện tâm của con người. Đây là tất cả nền móng căn bản cho trật tự quốc gia và trật tự mới của thế giới, nếu thế giới muốn có hòa bình. II – TẠI SAO GIẤC MƠ VƯƠNG ĐẠO BAO NGÀN NĂM CỦA ĐÔNG PHƯƠNG KHÔNG THÀNH TỰU ĐƯỢC? Khổng Tử và các nhà hiền triết Đông phương đều ôm ấp giấc mơ vương đạo (idealism), và Mạnh Tử thường đề cao DÂN VI QUÝ, XÃ TẮC THỨ CHI, QUÂN VI KHINH, tức ông thường mơ về giấc mơ dân chủ cho Đông phương, nhưng đã 2500 năm qua đi mà giấc mơ vương đạo và dân chủ vẫn là những viễn mơ vời vợi. Tại sao đến nỗi Đông phương lại thất bại thê thảm như thế? Đâu là nguyên nhân của sự thất bại này? Ai đã gây lên sự thất bại ấy? Tại sao ánh sáng văn minh tinh thần cuả Tam giáo lại tàn tạ âm u bi thảm như thế? Nếu mọi vấn nạn của các dân tộc, theo Tierney – sẽ được giải quyết bằng năng lực và tài năng của người trí thức sĩ phu trong tất cả mọi thời đại thì tại sao người trí thức sĩ phu của Đông phương từ bao ngàn năm qua lại không đóng được vai trò cao quý ấy? Phu Tử đã đưa ra con đường Tu - Tề - Trị - Bình để mong xây dựng lên các quốc gia thanh bình thịnh trị và mong đem đến cho xã hội con người cảnh quốc thái dân an, nhưng tại sao con đường tu – tề - trị - bình ấy cũng luôn luôn bị bí lối tắc nghẹn ê chề? Vì không có mấy ai nghĩ đến chuyện tu thân khi văn minh Đông phương va chạm với văn minh Tây phương vào đầu thế kỷ 18th . Hoa Lục đã đi vào hiện đại hóa và Tây phương hóa, tại sao lại trở thành thảm họa cho Hoa Lục và các dân tộc Đông phương? Giấc mơ vương đạo của Đông phương khác nhau như thế nào với tinh thần vương đạo mà tinh thần Kito giáo đã đem đến cho thế giới Tây phương từ gần 2000 năm qua? Để đi đến được những câu trả lời cho những tra vấn cấp thiết trên, con người phải duyệt xét lại những bài học thực tế của lịch sử -- bởi vì lịch sử của văn minh, trong đó, tôn giáo và chính trị là hai giá trị nền tảng nhất, và là hai cơ cấu quan trọng nhất để cai trị xã hội con người. Trên nền tảng đó, thần quyền và thế quyền đã nắm quyền để cai trị con người. Một bên là xây dựng nên vương quốc của Thiên Chúa, và bên còn lại là thế quyền (secular power), thì xây nên vương quốc của con người (the kingdom of man). Thần quyền (spiritual power) có trách nhiệm và bổn phận để lo cho cứu cánh vĩnh cửu của con người (eternal end), và thế quyền có trách nhiệm và bổn phận lo cho cứu cánh tạm thời (temporal end) cho con người. Thần quyền và thế quyền là hai mặt đời sống của xã hội con người; vì thế sự xung đột và tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền rất nguy hiểm, bởi vì đời sống xã hội chỉ có thể hài hòa khi hai giá trị tinh thần và vật chất đều phải được coi là cần thiết và đều không thể thiếu nhau được. Vì vậy mối tương quan liên hệ giữa thần quyền và thế quyền phải đặt trên nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau, tương trợ, tương dung, tương tác và tương sinh theo qui luật tự nhiên. Tại các quốc gia Đông phương, dưới các chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến, các vua đã nắm thế quyền, và nắm cả thần quyền khi họ tự nhận là họ thay trời để trị dân nên vấn đề thần quyền và thế quyền hay tôn giáo và chính trị ít khi được đem ra mổ sẻ, và phân tích bởi vì ý thức tôn giáo và ý thức chính trị của Đông phương vẫn còn rất non kém, nếu không muốn nói là rất lạc hậu so với thế giới Tây phương. Tại Đông phương, tất cả con người đã sống đau khổ, mất mát và đổ vỡ mọi bề suốt hơn 2000 năm dưới các chế độ quân chủ chuyên chế trong đó các vua vừa nắm vương quyền lại nắm cả thần quyền. Họ bắt muôn dân phải thờ họ và phải trung thành tuyệt đối với vua nếu không họ sẽ bị ghép vào tội khi quân và lỗi đạo vua tôi. Những trường hợp như thế, con người sẽ bị tru di tam tộc, hay tru di cửu tộc. Khi làn sóng cộng sản tràn vào Hoa Lục và các quốc gia Đông phương, họ cũng bắt muôn dân phải “tôn thờ lãnh tụ” của họ, tôn thờ đảng và cũng phải trung thành tuyệt đối với lãnh tụ và trung thành tuyệt đối với đảng. Đảng cộng sản cũng đã nắm trọn thế quyền và nắm cả thần quyền bằng cách lập lên các tổ chức tôn giáo quốc doanh để biến tôn góa và các tổ chức của tôn giáo thành công cụ phục vụ đảng. Các đảng cộng sản không chỉ áp dụng các hình phạt để tru di tam tộc hay cửu tộc, mà tru di cả trăm họ. Vì thế trong cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông đã tru di 65.000.000 người dân Hoa Lục (The Black Book of Communism) mà người dân Hoa Lục vẫn phải tôn thờ ông. Tại sao không tôn thờ đấng Tạo Hóa mà lại đi thờ con người, khi con người không có ai là thiên thần cả? Nhìn vào thực tế lịch sử đó, con người mới thấy bàng hoàng ngơ ngẩn – thì ra quyền năng của những người nắm quyền cai trị vương quốc của con người chỉ là quyền năng của quỉ dữ hay sao? Tai sao họ nắm cả thế quyền và thần quyền mà lại chỉ biết tôn thờ quyền uy quyền lực, tôn thờ danh lợi, và tôn thờ bạo lực đẫm máu người vô tội đến như thế? Thế mà cả bao tỉ con người vẫn phải tiếp tục gục đầu câm nín trong uất nghẹn đắng cay để thấy kiếp nhân sinh của con người. Đúng là địa ngục của miền nhân gian. III – VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG PHƯƠNG ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NHỮNG KINH NGHIỆM LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VĂN MINH KITO GIÁO, VÀ VĂN MINH DÂN CHỦ TOÀN CẦU? Khi xã hội con người chủ trương đường lối chính trị bá đạo thì hậu quả đưa đến là sự trầm luân đọa đày không thể nào tránh được cho cả xã hội. Chính những thực tế của lịch sử chính trị Đông phương từ hơn 2000 năm qua đã tự nói lên sự thật ấy. Trong những xã hội khép kín (closed system), thân phận người dân không có tiếng nói và mắt cũng không được nhìn xa trông rộng ra bên ngoài, nên sống hoàn toàn xa lạ với các nền văn minh khác. Vì vậy ít có cơ hội để nhìn cuộc sống của bao người khác. Các nhà cai trị thường áp dụng chính sách ngu dân để kìm hãm sự vô minh của người dân. Số phận của tầng lớp sĩ phu trí thức phần lớn đã bị bã danh lợi giam hãm, số còn lại bị bạo lực và nỗi sợ hãi đe dọa ám ảnh nên năng lực tinh thần, tự do và tự chủ đã bị đè nén, áp chế hay thui chột nên cũng không hướng dẫn và bảo vệ che chở được cho chính mình và che chở được cho người dân. Khả năng sáng tạo của tầng lớp tinh hoa trong xã hội hoàn toàn suy sụp và mất mát thê thảm nên đời sống chung của các xã hội khép kín lúc nhúc những tội lỗi và lầm lạc mà con người không làm sao vùng thoát ra được để chiêm ngưỡng những chân trời sáng láng hơn, của những xã hội cởi mở hơn, đạo đức hơn, và thanh bình an lạc hơn để so sánh và đối chiếu, để nhìn rõ thân phận mình rõ hơn. Xưa Chúa Jesus thường dặn dò con người rằng, “Các anh em sẽ tìm thấy sự thật và sự thật ấy sẽ giải phóng anh em” (Ga: 8:33). Trên những ánh sáng chỉ đường nhiệm màu đó, những con người đang bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu và quyền tìm kiếm hạnh phúc phải có khả năng tìm kiếm mọi sự thật và chính những sự thật ấy sẽ giải phóng tất cả chúng ta. CUỘC GIẢI PHÓNG ĐẦU TIÊN VÀ TRÊN HẾT LÀ GIẢI PHÓNG TÂM THỨC ĐỂ CHO ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ BỪNG DẬY, MỘT THỨ ÁNH SÁNG NHIỆM MÀU TRONG ĐÊM TỐI ÂM U CỦA LỊCH SỬ NÀY. CHÍNH THỨ ÁNH SÁNG LUNG LINH ĐÓ, THOÁT THAI TỪ SỰ ĐAU KHỔ TỘT CÙNG CỦA KIẾP ĐỌA ĐÀY VIỆT NAM, MỚI CÓ ĐỦ NĂNG LỰC SIÊU NHIÊN CỦA TINH THẦN VÀ TÂM LINH ĐỂ PHÁ CHO TAN TÀNH TẤT CẢ NHỮNG XIỀNG XÍCH NÔ LỆ MÀ QUYỀN NĂNG CỦA QUỈ DỮ TRONG CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI MAN RỢ, VỚI NỀN VĂN MINH BÁI VẬT CỦA NGƯỜI PHƯƠNG BẮC VÀ CỘNG SẢN, ĐÃ VÂY HÃM CON NGƯỜI TỪ HƠN 2000 NĂM QUA, VÀ BÂY GIỜ VẪN CÒN ĐÓ – CÒN ĐÓ NHƯ MỘT THÁCH ĐỐ, VÀ NHƯ MỘT VẾT Ô NHỤC CẦN PHẢI RỬA SẠCH. Nhưng con người đã trải qua hơn 2000 năm lịch sử để chứng kiến tử thù Hán – Đường – Tống – Nguyên – Minh – Thanh, rồi thực dân Tây phương, rồi Fascist, và cuối cùng là Cộng Sản Vô Thần hành hạ, hiếp đáp, làm tình làm tội bao nhiêu thế hệ và bao nhiêu thời đại với tù ngục lao lung, bao nhiêu đao kiếm, bom đạn tơi bời đổ trên lưng người. Kiếp trầm luân đọa đày do những bàn tay quyền lực quỉ dữ của Đông phươpng cũng như Tây phương dành cho đồng loại còn bút mực nào tả cho hết nữa không? Tại sao lương tâm của văn minh nhân loại âm u và tối tăm như thế này? Trên những dòng sử mệnh ấy, chỉ có núi xương người chồng chất và chỉ có máu người xối xả tuôn rơi từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thời đại này qua thời đại khác. Nhưng trước sự thật ấy, còn có ai đứng lên để biện minh cho công lý? Còn có mấy ai đứng ra để cổ súy cho đạo đức con người trong đời sống xã hội? Trên những sự thật não nề bi thương đó, có còn mấy ai hiểu được và vẫn còn băn khoăn lo lắng cho giá trị nhân bản của con người là thiện tâm nữa không? Trời đất và Thiên Chúa quý nhất là đức hiếu sinh, nhưng tại sao những người nắm quyền cai trị con người lại chỉ biết hiếu sát đồng loại anh em độc ác như thú dữ thế? Con người không biết làm cách nào để sống bên nhau nữa hay sao? Muốn biết cây ra sao thì con người chỉ cần nhìn quả của nó thì sẽ biết cây đó là gì. Lịch sử của văn minh nhân loại cũng thế. Văn minh bái vật của các chế độ quân chủ chuyên chế và độc tài cộng sản vô thần tại Đông phương đã để lại bao cái quả của nó trong suốt dòng lịch sử bao ngàn năm qua. Cái quả đó chính là bản chất HIẾU SÁT và HIẾU DANH và HIẾU LỢI của văn minh bái vật; và bản chất đó cũng là bản chất muôn đời của CHÍNH TRỊ BÁ ĐẠO. Thứ chính trị này thường lăng nhục công lý, phỉ báng đạo đức của con người và khinh bỉ giá trị nhân bản và giá trị của sự sống của con người để điều động và hướng dẫn con người chìm đắm trong kiếp trầm luân đọa đày của đao kiếm và bom đạn tơi bời, của tranh danh đoạt lợi, của tranh bá đồ vương, và của tranh quyền cướp nước của con người suốt bao ngàn năm qua mà chưa chán và mệt mỏi hay sao, muốn kéo dài như thế mãi? Đây chính là lý do tại sao Việt Nam và các dân tộc Đông phương phải chịu đựng cảnh đói nghèo và lạc hậu suốt bao ngàn năm qua. Đứng trước những sự thật của lịch sử ấy, thánh Augustine đã từng nhận xét: “Những vương quốc nào cai trị con người mà không có công lý thì chỉ là phường trộm cắp – bởi vì những con người đó không xứng đáng là vua dù họ được xưng tụng là vua, nhưng họ chỉ là những tên trộm và chỉ là những kẻ cướp.” Vì thế chúng ta phải tìm kiếm cho ra ai là người đi cổ súy cho công lý, và ai là người biện minh cho đạo đức con người, và ai là người tôn trọng giá trị nhân bản cao quý của con người và sự sống của con người, nhất là quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu và quyền tìm kiếm hạnh phúc của mỗi con người trên khắp trần gian này? Muốn tìm kiếm được sự thật lịch sử ấy, những con người đã từng là nạn nhân của những xã hội bất công, nạn nhân của những chế độ chính trị bá đạo vô đạo đức, phải có khả năng duyệt lại tất cả những trang sử và thánh sử của văn minh nhân loại, đặc biết là lịch sử và thánh sử của 2000 năm Kito giáo tại Tây phương, để tìm kiếm cho ra những ưu và khuyết điểm của nền văn minh này, để thấy đâu là quyền năng của quỉ dữ và đâu là ánh sáng sẽ giải thoát chúng ta. Trong đó có rất nhiều những bậc tiên tri và những bậc thánh thiện, cũng như những tầng lớp trí thức đầy thiện tâm được Thiên Chúa mặc khải, hướng dẫn và soi sáng để đưa họ đến với thế giới đầy tội lỗi, sự lầm lạc và khổ đau của con người, và những vương quốc của con người – nhưng trong thế giới đó cũng không thiếu những tiên tri giả , những con người đội lốt tôn giáo, nhưng họ chỉ là những kẻ đi buôn thần bán thánh (Simony), hay những con thú tham mồi đội lốt chiên của Thiên Chúa để lừa dối con người, một thí dụ cụ thể như những phong trào Thực Dân Tây phương đi chiếm đóng thuộc địa. Chính các phong trào thực dân này đã nhân danh văn minh Kito giáo để đi “khai phóng” cho gần 70 quốc gia, và họ chỉ đội lốt chiên của Thiên Chúa, nhưng đó chỉ là những con thú tham mồi đi tranh danh đoạt lợi và đi tranh quyền cướp nước của các quốc gia yếu kém hơn họ. Trên sự thật đau thương đó, tín lý và thần học quá cần thiết để tìm hiểu tinh thần công lý và đạo đức của Thiên Chúa muốn xây dựng cho xã hội con người khác nhau như thế nào nơi những hành động thực tế của những tiên tri giả và những con người đội lốt chiên của Thiên Chúa ở thế giới Tây phương khi họ đi chiếm các thuộc địa của anh em đồng loại của họ. Thánh Kinh cho rằng, tất cả các tội phạm, những kẻ làm những chuyện xấu xa, vô luân, vô đạo đức, sa đọa và làm nên những tội ác của con người đều là những người chống lại Thiên Chúa… Thiên Chúa là Thiên Chúa của cả vũ trụ thiên nhiên, ở đó có những nguyên lý tối hậu – từ đó, tất cả những suy nghĩ và cung cách sống của họ sẽ bị phán xét – bởi vì Thiên Chúa là công chính, và các tiên tri không thể là ngôn sứ của Thiên Chúa mà lại không làm sáng tỏ thứ công chính nào mà Thiên Chúa đòi hỏi con người phải theo đó mà đối đãi cư xử với nhau. Và ngày nay duyệt xét lại lịch sử cũng là để làm sáng tỏ thứ công chính đó trên dòng sử mệnh quá tăm tối của các quốc gia và xã hội Đông phương. Vì thế, Thiên Chúa đã mặc khải cho các tiên tri lên tiếng cảnh cáo giới cầm quyền của Do Thái, “Dân Do Thái sẽ bị trừng phạt bởi vì những người đang cư ngụ tại đó đã đem bán những người công chính để lấy bạc… Chúng đạp lên đầu kẻ nghèo khó xuống mặt đất và quay mặt bỏ đi trước những kẻ đang đau khổ khốn đốn (Amos. 2:6, 7)… Chúng đã đi từ chuyện sát nhân này đến sát nhân khác. Bọn tiên tri giả đã dẫn con người đến chỗ diệt vong.” Theo Clinton Gardner, dân Do Thái được chọn không phải để hưởng đặc quyền đặc lợi, mà được chọn như một ánh sáng dẫn dắt các quốc gia; bởi vì “sự cứu rỗi của Ta có thể tiến tới cùng trái đất” (Isaiah 49:6). “Mối giao ước mới là giao ước vĩnh cửu đặt trên nền móng của lòng nhân từ sẽ được thiết lập, và sự cứu rỗi của Ta ban cho tất cả nhân loại.” “Hãy quay lại với Ta, và sẽ được cứu vớt khắp mặt đất này. Bởi vì Ta là Thiên Chúa, và không có ai khác nữa. Với Ta, tất cả hãy quì xuống, và tất cả miệng lưỡi hãy cất cao lời thề nguyện” (Isaiah 45:22). Giao ước mới mà tiên tri Jeremiah đã báo trước là giao ước của lòng nhân từ (the covenan of mercy) trên một tầm mức mới mà Giao Ước cũ không đề cập đến, và lời giao ước mới đó sẽ được viết trong TÂM của con người từ TÂM đó con người sẽ nhận biết ra Thiên Chúa (Jeremiah 31:31-34). Như thế TÂM ĐẠO là trung tâm điểm của vũ trụ, tức vũ trụ chi tâm theo quan niệm của Đông phương, và đó cũng là điểm mà tất cả nhân loại và tất cả các tôn giáo gặp gỡ và hội ngộ với đấng Tạo Hóa và đó cũng là trung tâm điểm để nhân loại hòa đồng hợp nhất với nhau. Khi nhân loại và tất cả các tôn giáo như Do Thái giáo, Kito giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo hay Lão giáo đều qui tâm hướng nội và hướng thượng thì không còn tôn giáo nào là ngoại giáo cả. Vì thế xưa dân Do Thái thường coi thường những người ngoại giáo, nhưng Thiên Chúa đã nói với họ rằng, tất cả sẽ được cứu vớt. Vì vậy khi các tiên tri được Thiên Chúa mặc khải để đi đến với tất cả các quốc gia, Thiên Chúa chỉ muốn họ đi rao truyền ĐẠO ĐỨC – CÔNG LÝ và LÒNG NHÂN TỪ để cho các quốc gia lấy đó mà xây dựng con người, xây dựng gia đình, xây dựng quốc gia và xây dựng lên một thế giới bình an cho tất cả gia đình nhân loại. Lời dậy của các tiên tri chú trọng tới việc mở rộng tầm ảnh hưởng của công lý và lòng nhân từ đều có liên quan đến những quyết định và những sinh hoạt giữa con người với nhau trong những xã hội đầy tội lỗi. Đây là thứ công lý được đòi hỏi không phải thứ công lý trừu tượng hay suy diễn của lý trí. Ở đó mỗi con người sẽ nhận lãnh phần thưởng xứng đáng do những việc làm thật sự của họ. Vì thế trong luật giao ước, và đặc biệt là những kẻ yếu đuối, nghèo khó, ngoại kiều, những góa phụ và những kẻ mồ côi và ngay cả đến những con vật, tất cả đều là những đối tượng để Thiên Chúa ưu tư lo lắng. Nhân danh công lý: “Các ngươi sẽ không được áp chế hiếp đáp bất cứ người góa phụ và những kẻ côi cút nào.” Theo nhà thần học Gardner, Thiên Chúa là đấng đã đòi hỏi có những cuộc tế lễ và những hy sinh; đồng thời có những đòi hỏi vể công lý tại các tòa án trong các việc thi hành chính sách kinh tế trong cộng đồng. Sự bình đẳng giữa con người đã ghi trong luật giao ước ở đó có để cập đến quan niệm công lý với mục đích nhắm vào việc giúp đỡ những con người cần được giúp đữ, và những ai đang gặp khốn khổ gian nan trong các cơn khủng hoảng. Theo Thiên Chúa và ý chí của Thiên Chúa là tối thượng không chỉ với Do Thái mà với tất cả các quốc gia. Thiên Chúa đòi hỏi tất cả phải thực thi công lý. Thiên Chúa không thể bị hối lộ bằng hiến dâng và thờ lạy, tế lễ không thôi (Amos 5:21-24). Tất cả những việc làm kiếm lời, những hoạt động buôn bán bất lương, và những áp chế kẻ nghèo khó, các người cần sự giúp đỡ đều sẽ bị lên án một cách mạnh mẽ. Trong thời gian thu hoạch hoa màu, người chủ đất phải để lại một số hoa màu trên những cánh đồng của họ để dành cho những người nghèo khó hay khách lạ đến lấy mà ăn: và Thiên Chúa đã nói với họ: “Các người không được thu hoạch tất cả, và cũng không được nhặt lên những trái nào đã rơi xuống đất trong vườn nho, hãy để số nho đó lại cho những kẻ nghèo khó và cho những người lỡ bước (Lev:19:10). Người công chính phải biết những quyền của những kẻ nghèo khó” (Prov. 29:7). Vì những đòi hỏi đó, khi học hỏi và nghiên cứu về Thánh Kinh là nghiên cứu về Giao Ước giữa dân được chọn và Thiên Chúa. Đó là nền tảnh căn bản của mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người, và mối tương quan xã hội (social relationship) giữa người và người. Cựu Ước là nền móng của luật đạo đức vĩnh cửu (eternal ethical code) để con người xây nên trật tự xã hội để giải quyết toàn bộ cứu cánh giả tạm (temporal end) cho đời sống dưới thế gian của con người. Và Tân Ước là một giao ước mới được viết xuống TÂM của con người, nên mới gọi là Giao Ước của lòng nhân từ (covenant of mercy) mà người ta thường gọi là “Đạo Bác Ái”. Phật giáo gọi là “Đạo Từ Bi” hay “Đạo Nhân” của Nho giáo. Nếu con người không tu Tâm Đạo thì không bao giờ có bác ái, từ bi và nhân từ cả. Đó là luật nhân quả. Trên đây là những điểm KHỞI NGUYÊN và ĐỒNG QUI của tất cả các chính giáo (true religions). Điều hệ trọng hơn cả là phải hiểu luật căn bản của Tân Ước chính là Tám Mối Phúc Thật trong bài giảng trên núi (The Sermon of the Mount) của Chúa Jesus hay Bát Chánh Đạo của Đức Phật. Nếu con người không hiểu và không đem ra áp dụng vào đời sống thì sẽ không bao giờ có thể có được cứu cánh vĩnh cửu của đời người (eternal end). Cả hai giao ước của Cựu Ước và Tân ước là những thỏa thuận được coi như một giao kèo pháp lý (legal contract) giữa Thiên Chúa và con người. Nội dung thỏa ước này là ĐỨC TIN, TÌNH YÊU và HY VỌNG, đồng thời cũng là ĐẠO ĐỨC, CÔNG LÝ và LÒNG NHÂN TỪ. Tuy nhiên con người ít có mấy ai hiểu được rằng, luật của Cựu Ước và luật Tân Ước chỉ là phản ảnh của luật siêu nhiên của Trời, luật thiên nhiên của Mẹ Đất (Mother of Nature) và luật lương tâm đã ghi trong tâm của mỗi con người và tất cả con người. Vấn đề chính của mỗi con người và tất cả con người đã trở thành vấn đề lớn lao của cộng đồng, của quốc gia và của thế giới này, tất cả đều tùy thuộc vào một vấn đề then chốt nhất, duy nhất, quan trọng nhất – đó là con người có thiện tâm, chân tâm (true conscience) hay tâm bất thiện mỹ thôi (evil conscience). Bởi vì con người có thiện tâm thì thiện tâm là suối nguồn của ĐẠO ĐỨC, CÔNG LÝ và HY VỌNG, có thiện tâm thì con người sẽ sản sinh ra ĐỨC TIN, TÌNH YÊU và HY VỌNG. Và có thiện tâm thì gia sẽ tề, quốc sẽ trị và trật tự mới của thế giới sẽ là thứ trật tự của thanh bình thịnh trị. Vì thế muốn xây dựng trật tự gia đình, trật tự cộng đồng, trật tự xã hội, trật tự quốc gia và trật tự mới của thế giới (The New Order of the World) thì văn minh nhân loại phải soi sáng, điều động, uốn nắn, nhào nặn, hướng dẫn để mỗi con người đi về với THIỆN TÂM của mỗi người và tất cả mọi người. Đó là tín lý của Kito giáo và cũng là tín lý của tất cả các chính giáo. Từ tín lý đó để nhìn lại những xung đột và tranh chấp của thời Trung cổ giữa thần quyền và thế quyền hay vương quyền, thực ra, theo Tierney chỉ là những xung đột về chính trị mà một số vị giáo hoàng và các vua đều đã đòi được nắm cả hai quyền trong tay họ. Tại sao các vị giáo hoàng lại nhất quyết đòi là họ có toàn quyền kiểm soát cả thần quyền và thế quyền; chính những sự kiện này đã dẫn đến những tranh cãi liên tục của thời hiện đại. Những đòi hỏi của các vị giáo hoàng đã căn cứ vào tín lý của Thánh Kinh và giáo hội nên chúng ta phải hiểu được nền tảng tín lý đó – bởi vì các vị giáo hoàng cho rằng giáo hoàng La Mã được coi như giáo hoàng của Thiên Chúa, nên phải trực tiếp nắm lấy quyền hành chính trị (political authority) với tất cả con người và những việc làm của xã hội con người. Điều đó đúng hay sai? Vào thời Trung Cổ (464-1395), khi mà gần như tất cả mọi người ở Âu châu đều là tín hữu Kito giáo của một giáo hội hợp nhất, với những cơ sở của tôn giáo lớn lao, do đó giáo hội có một thanh thế bao trùm, có ảnh hưởng đến mọi quyết định và đã can thiệp vào tất cả mọi việc của xã hội dân sự và chính trị để từ đó đưa đến chỗ lạm quyền của các vị giáo hoàng. Brian Tierney đã đưa ra một công trình nghiên cứu rất công phu với tựa đề: “The Crisis of the Church and State, 1050-1300” (1964) để nói về mối tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước và Chính Quyền vào thời Trung cổ để làm nổi bật truyền thống Tây phương trong việc xây dựng chính quyền. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác luôn luôn có những căng thẳng liên tục giữa tôn giáo và chính trị, tức giữa THẦN QUYỀN và THẾ QUYỀN (religion and secular authorities), và mặc dù có những thay đổi để sau đó làm nảy sinh một chiều hướng để xuất hiện một hình thức chính quyền hiến định (constitutional form of government). Cả hai cơ cấu thần quyền và thế quyền này đã được nhào nặn qua những kinh nghiệm thời Trung cổ trên những mối tương quan giữa giáo hội và chính quyền và nhà nước, đó là những kinh nghiệm khác biệt khi so sánh về những phát triển trong các nền văn minh khác trong lúc tại Đông phương không có xung đột như thế xảy ra vì các vua nắm cả hai quyền. Trong khoảng thời gian từ 1050 tới 1300 đã xảy ra hàng loạt các cuộc xung đột khốc liệt giữa các vua và các vị giáo hoàng từ đó dẫn đến những khía cạnh thay đổi về phương diện chính trị để khai sinh ra nền dân chủ toàn cầu như hiện nay ngay trên những xung đột, những cơn khủng hoảng tiếp nối… Một sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn Trung cổ là luôn luôn có hai dạng người là giáo hoàng và vua nhất quyết đòi hỏi là họ phải có cả thần quyền và thế quyền, nghĩa là họ phải nắm được cả hai guồng máy cai trị quan trọng nhất trong xã hội. Vì thế sau chót giữa sự tranh chấp dai dẳng đó làm nảy sinh các lý thuyết chính trị (political theories), và từ đó xây dựng và sắp xếp trật tự quyền hành tại các xã hội Âu châu. Tình trạng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến những phát triển tinh thần hiến pháp tại các quốc gia Tây phương (constitutionalism) và thế giới sau này. Trên phần lý thuyết, tầng lớp trí thức tinh hoa nhất của Âu châu được dẫn dắt tới để hóa giải và phân tích tỉ mỉ, đưa ra những lập luận trong việc giải thích các vị hoàng đế độc tài chuyên chế, hay tính cách quân chủ chuyên chế của các vị giáo hoàng để xác định một cách chính xác những giới hạn cho những người nắm giữ quyền hành trong xã hội. Từ đó tinh thần hiến pháp của Âu châu đã đặt được những viên gạch đầu tiên để buộc thần quyền và vương quyền phải chú ý tới quyền hành chung của cả xã hội – đó là DÂN QUYỀN. Đây là lần đầu tiên trong các lý thuyết chính trị đã căn cứ vào triết lý Hy Lạp, luật La Mã và tinh thần công lý và đạo đức của thần học Kito giáo để thảo luận về tự do và dân chủ. Từ đó Ý THỨC TỰ DO VÀ DÂN CHỦ đã bắt đầu nảy mầm ngay trên những xung đột và tranh chấp khốc liệt giữa thần quyền và thế quyền ở Âu châu. Từ những ý thức tự do, ý thức dân chủ và ý thức dân quyền, suốt gần 800 năm qua cả Âu châu đã trải qua những giai đoạn phát triển văn minh thật sâu rộng để khai sinh ra NỀN VĂN MINH DÂN CHỦ TOÀN CẦU (Global Democratic Civilization) như hiện nay. Và tiến trình phát triển văn minh Kito giáo và văn minh dân chủ đã lần lượt diễn ra suốt gần 800 năm qua như sau: 1 – Nền móng căn bản của lý thuyết chính trị của thánh Thomas Aquinas (1215) 2 – Thời kỳ Phục Hưng (1395) 3 – Cuộc cải cách tôn giáo của Luther (1517) 4 – Cuộc cách mạng khoa học (thế kỷ 17) 5 – Cuộc cách mạng kỹ nghệ (1776) 6 – Cuộc cách mạng trí thức (thế kỷ 18) 7 – Cuộc cách mạng Pháp (1789) 8 – Cuộc cách mạng Anh (1642-1688) 9 – Cuộc cách mạng Mỹ (1776) 10- Phong trào Thực Dân chiếm Thuộc Địa 11- Cuộc cách mạng Cộng Sản (1917) IV – XIỀNG XÍCH NÔ LỆ VĂN HÓA TRONG TRẬT TỰ QUÂN THẦN VÀ ĐẠO VUA TÔI CỦA ĐÔNG PHƯƠNG Ngày nay nhìn vào suốt dòng sử mệnh não nề với tất cả những kiếp đọa đày trầm luân kéo dài đăng đẳng hơn 2000 năm của dân tộc Việt Nam, của dân Hoa Lục và của các dân tộc Đông phương phải gánh chịu dưới nền văn minh bái vật của đại Tần, đại Hán, với những chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến, ở đó vương quyền đã nắm thế quyền còn nắm luôn cả thần quyền khi họ nhân danh “Thiên Tử” để “thế thiên hành đạo”, thay trời để trị dân. Các vua đã khai sinh ra “trật tự quân thần” và “đạo vua tôi”, và tự nhận là cha mẹ của muôn dân, phụ mẫu chi dân. Nếu đã tự nhận là cha mẹ của dân thì lẽ ra họ phải làm sao tạo ra được cảnh quốc thái dân an, quốc gia thịnh trị và họ phải nuôi được muôn dân, bảo vệ được muôn dân, và giáo hóa được muôn dân sao cho hợp với Thiên đạo và nhân đạo mà văn minh tinh thần của Tam giáo nhắm tới từ 2500 năm qua. Nhưng khốn thay, các chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến và cộng sản đã làm cho muôn dân đói khát , làm cho muôn dân yếu hèn, và làm cho muôn dân khốn khổ trăm bề suốt bao ngàn năm qua để cho bao dân tộc phải chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu thật tủi nhục. Ngày nay ngồi duyệt xét lại lịch sử văn minh Đông phương và Tây phương mới thấy đúng như Nguyễn Du đã mô tả: Kể sao xiết nỗi thảm sầu, Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Trên dòng sử m,ệnh bi thương và tăm tối đó, người dân Việt bao ngàn năm con người thấy gì, cảm thấy gì ngoài những dòng nước mắt nhỏ xuống âm thầm như những dòng “lệ rơi thấm đá” của kiếp con người? Có lẽ chính vì thế mà xưa Nguyễn Du khi đứng trước dòng sử mệnh của Việt tộc đã để lại lời nhắn nhủ cho hậu thế qua tiếng kêu đau thương của Đoạn Trường Tân Thanh như tiếng réo gọi của người sĩ phu đất Việt. Đánh liều nhắn một đôi lời. Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân. Ngày nay dưới chế độ cộng sản vô thần và đại Hán, kiếp người trầm luân của người dân Việt và Đông phương vẫn còn kia hay vẫn còn đó như một lời thách đố với lương tâm của bao triệu triệu con người trí thức thời đại, và lương tâm của con người không thể không có những tra vấn não nề và cấp thiết hơn bao giờ hết. “** Có còn mấy ai đi biện minh cho công lý? ** Và còn mấy ai đi cổ súy cho đạo đức con người?. ** Và còn mấy ai muốn xây dựng tình người trong một thế giới chỉ thấy tranh danh đoạt lợi, chỉ thấy tranh bá đồ vương, và chỉ thấy tranh quyền cướp nước? " Một thế giới đầy tội lỗi xấu xa chỉ thấy quyền năng của quỉ dữ (satanic power) của thế quyền và thần quyền khi họ nhân danh “Thiên Tử”. Tại sao, tại sao thế giới Tây phương đã trải qua hàng loạt phục hưng, cải cách và cách mạng từ gần 800 năm qua, mà từ hơn 2000 năm qua thế giới Đông phương, ngoài cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), và thảm họa do cộng sản gây ra, còn lại vẫn hoàn toàn bất động trước kiếp người trầm luân não nề như thế? Từ sự bất động đó cho thấy cái xiềng xích gông cùm của văn hóa và văn minh bái vật của đại Tần, đại Hán của phương Bắc đã xử dụng cái trật tự quân thần và đạo vua tôi để chính thống hóa và hợp pháp hóa và đạo lý hóa sự cùm kẹp tư tưởng của người dân Đông phương, khiến không còn một ai vùng vẫy được bởi vì tinh thần tôn quân đã trở thành truyền thống và tín ngưỡng tự ngàn xưa, một thứ tín ngưỡng (belief) nên chẳng có mấy ai dám thắc mắc vì sợ lỗi đạo quân thần và đạo vua tôi. Chính vì lẽ đó mà vấn đề thần quyền và thế quyền chẳng bao giờ được để cập hay thảo luận; còn DÂN QUYỀN thì chẳng ai dám nghĩ đến – bởi vì tâm hồn và trí tuệ của con người đã bị cái gông cùm văn hóa bái vật giam hãm trong tù ngục tư tưởng nên đứng trước trật tự quân thần và đạo vua tôi do tính khí phàm phu tục tử của con người làm ra mà lại cứ tưởng là “đạo lý” của “thánh nhân” nên bao nhiêu thế hệ vua quan và sĩ phu đất Việt đã duy trì và bảo vệ như một thứ tín ngưỡng của dân tộc Việt. Ngoài ra những hình phạt dành cho các tội khi quân có thể dẫn tới hình phạt tru di tam tộc hay cửu tộc đã gây khiếp đảm kinh hoàng trong tất cả các chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến tại Đông phương. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” đã trở thành luật định và trở thành đạo lý của quốc gia – chỉ vì các vua đều là “Thiên Tử” nên chống lại mệnh lệnh của vua là chống lại trời đất. Đó là chỗ tai hại của tinh thần tôn quân đến độ mù quáng. Đây mới đúng là chế độ THẦN QUYỀN của Đông phương do các vua nắm giữ (oriental royal theocracy). Và vì lẽ đó muôn dân cũng chẳng ai dám nghĩ hay mơ đếnDÂN QUYỀN . Gần như tất cả các dân tộc Đông phương đều tin vào thuyết tiền định (pre-destination) nên thường sống gục đầu cam chịu với số phận và mỗi khi nghĩ đến vua quan thì đều tin những người đó đã được “mệnh trời” sắp đặt cả rồi. Con người sống với kiếp trầm luân đọa đày qua bao thế hệ và qua bao thời đại trong suốt hơn 2000 năm mà lại tự coi như điều tự nhiên mà “định mệnh đã an bài” cho số kiếp con người. Trên tầm mức quốc gia, trong tất cả các triều đại thì Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, hay Tề, Sở, Ngụy, Yên, Triệu, Việt, trong triều đình của các “Thiên Tử”, cảnh tranh danh đoạt lợi và tranh quyền trên “ngôi báu” luôn luôn là một đấu trường hung hãn khốc liệt và đẫm máu liên tục suốt bao ngàn năm. Con giết cha, vợ giết chồng, anh em giết nhau để tranh đoạt ngôi báu như những kẻ tử thù. Thế mà muôn dân vẫn phải “thờ vua” hay sao? TẤT CẢ NHỮNG GIÁ TRỊ CAO QUÝ NHẤT CỦA NHÂN BẢN HOÀN TOÀN BỊ MẤT MÁT CHÔN VÙI TRƯỚC QUYỀN NĂNG QUỈ DỮ CỦA NHỮNG NGƯỜI NẮM QUYỀN CAI TRỊ DÂN. Tất cả những giá trị nhân bản và những giá trị của đời sống đều đã bị đè nén, phỉ báng, lăng nhục, cuối cùng dẫn đến chỗ biến kiếp nhân sinh của con người thành một thế giới hoàn toàn phàm phu tục tử. Đạo lý bị đánh tráo, khuôn thước bị bẻ cong, công lý bị chôn vùi, lý tưởng bị riễu cợt, nhân tâm ly tán làm sao tránh được? Trên mảnh đất bao la đó, những hạt giống nhiệm màu của đạo lý Tam giáo và Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước đã gieo xuống nhưng tâm điền của những con người nắm quyền cai trị dân và đa số con người suốt bao ngàn năm qua phần lớn chỉ là những mảnh đất khô cằn, những mảnh đất đầy bụi gai, hay những phiến đá lạnh lùng nên hoa trái của đạo lý không hay chưa có cơ hội để đâm hoa kết trái. Không có đạo lý và công lý con người lấy gì để sống bên nhau? Xưa Như Lai thường dậy: “Hãy lấy ĐẠI NGÃ làm nơi nương tựa và hãy lấy GIÁO LUẬT làm đuốc soi đường, ngoài ra đừng tin vào ai cả.” Đại ngã là chân như, là chân đế, là đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế, hay Thiên Chúa và giáo luật là kinh điển của các chính giáo, kinh điển hay lời Chúa là linh kiếm hay huệ kiếm (the sword of spirit), đó cũng là ánh sáng giác ngộ mà Đức Phật đã tìm thấy và muốn dùng cái ánh sáng đó để đưa đường chỉ lối con người đi đến bờ của đại ngã. Chính Chúa Jesus đã nói: “Các anh em là ánh sáng của thế gian. Đó là một đô thị trên đồi cao không thể bị khuất lấp được” (Mathew 5:13-16). Và Đức Phật đúng là ánh sáng trên đồi cao đó. Ánh sáng đó là ánh sáng của đấng giác ngộ. Khi Chúa Jesus đến với trần gian, Chúa đã nói với các môn đệ: “Ta là ánh sáng thế gian, ai tin theo Ta sẽ không còn bước đi trong tăm tối nữa (John 1:57). Vì vậy ánh sáng của Chúa Jesus chính là ÁNH SÁNG của ĐẠI NGÃ, mà đấng giác ngộ đã tìm về được và muốn chỉ cho thế nhân tìm về. ĐÓ LÀ ĐIỂM ĐỒNG NGUYÊN VÀ ĐỒNG QUI CỦA TẤT CẢ CÁC CHÍNH GIÁO. Vì vậy muốn tìm kiếm giáo luật thì nhìn vào kinh điển hay tìm kiếm trong TÂM của mỗi người. Từ gần 3500 năm qua, tức trước Đức Thế Tôn ra đời 1000 năm, Joshua đã dặn dân Do Thái: cuốn sách luật này đừng bao giờ để vượt khỏi miệng lưỡi các người; mà các người nên tham thiền nhập định ngày đêm, có làm thế các người sẽ chăm chú quan sát mà theo đó mà làm vì tất cả luật đó đã được viết xuống trong tâm; cứ nơi đó mà đi đến phồn vinh; và các người sẽ thành công toại nguyện (Joshua 1:8). Nói tóm lại, ngày nay người dân Việt, người dân Hoa Lục và người dân của các quốc gia Đông phương đã bừng tỉnh trước cái gông cùm văn hóa tư tưởng của trật tự quân thần và đạo vua tôi của nền văn minh bái vật của đại Tần, đại Hán tròng vào cổ bao nhiêu dân tộc và xô đẩy kiếp nhân sinh của nhân thế rới xuống hố thẳm của đói nghèo và lạc hậu, hố thẳm của bất công và bất nhân, hố thẳm của tù ngục và đè nén, hố thẳm của vô luân và độc ác phũ h\phàng, và hố thẳm của quyền năng của ma quỉ và sự lạnh lùng chai đá của con tim của người cai trị dân, dù họ là các vua chúa hay đảng cộng sản như hiện nay. Tất cả đã mất – MẤT TỰ CHỦ, MẤT QUYỀN LÀM NGƯỜI và QUYỀN SỐNG, MẤT TỰ DO và MẤT LUÔN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO NÊN MẤT LUÔN SINH LỘ CHO BAO DÂN TỘC. Kiếp nhân sinh của con người còn lại gì, còn lại gì ngoài bóng tối âm u của đạo lý của thế giới tâm linh của đời sống và bóng tối âm u của dòng sử mệnh của bao quốc gia? Vì thế thay vì ngồi than thân trách phận, hay gục đầu câm nín cam chịu như “số phận đã an bài”. Từ ngàn năm qua, con người đã đến lúc con người phải thức tỉnh đứng dậy để nổi lửa ngay trong tâm hồn và trí tuệ mình và nhìn thẳng vào cái gông cùm văn hóa tư tưởng bái vật và văn hóa vô thần kia như những kẻ nội thù đầy quyền năng của bóng tối u ám của sự chết đắng cay… Anh đã chết, chị đã chết, em đã chết và tôi đã chết – chết tất cả giá trị làm người, vì ai mà đến nỗi này? Tất cả chúng ta đều đã trải qua bao cái chết thật đắng cay và tủi nhục trong đời và chúng ta đều đã chờ đợi người nào đó sẽ đến cứu vớt chúng ta, nhưng những người mà chúng ta chờ đợi cũng đã chết – chết vì đói nghèo lạc hậu, chết vì vô minh, chết vì không còn niềm tin vào chính mình, chết vì ươn hèn khiếp nhược, chết vì hẹp hòi thiện cận, chết vì những thành kiến và định kiến lầm lạc, chết vì đời sống tinh thần và tâm linh đã phá sản, chết vì tín ngưỡng và đạo lý trá ngụy của phàm phu đội lốt nắm quyền hành thống trị con người, dù những con người đó là vua quan trong các chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến hay họ là những người cộng sản – tất cả đều là những con người quá phàm phu tục tử, không có một ai là thiên thần cả -- tất cả cũng đều bị bả danh lợi làm mờ mịt cả lương tri lương năng thì đào đâu ra ánh sáng minh triết để hướng dẫn muôn dân? Những con người đó đã lèo lái và hướng dẫn những xã hội đông đảo con người theo cái tính khí man rợ u ám của họ nên những xã hội mà họ xây sựng lên không còn ánh sáng của luật nữa, không còn ánh sáng của chân tâm nữa, không còn đạo đức, công lý không còn tình người mà chỉ còn những xung đột xâu xé triền miên. Trên những sự thật ấy, sự thất bại của nền văn minh bái vật của Trung Hoa lục địa và các chế độ quân chủ và cộng sản đã quá hiển nhiên trong lịch sử. Đó là trách nhiệm của những con người nắm quyền cai trị con người. Sự thật là qua bao ngàn năm lịch sử, nền văn minh bái vật ấy vẫn chưa đủ sức để xây sựng mối tương quan trong xã hội của con người, và cũng chưa hiểu được cứu cánh tối hậu của con người và đời sống con người là gì, cứu cánh của tôn giáo là gì và cứu cánh của chính trị là gì? Những con người thống trị con người đó đã nắm trọn vẹn trong tay họ cả THẦN QUYỀN, THẾ QUYỀN , và DÂN QUYỀN , tức quyền lực chung của cả một xã hội (social common power), nhưng càng có nhiều quyền lực thì họ càng lạm quyền, càng lạm quyền thì họ càng sa đọa và họ đã kéo cả xã hội sa dọa theo họ mà không làm sao cứu vãn được – bởi vì tranh danh đoạt lợi, tranh bá đồ vương và tranh quyền cướp nước đã trở thành mục đích và cứu cánh duy nhất của quyền lực. Vì thế “trật tự quân thần” và “đạo vua tôi”, hay “trung với đảng và “hiếu với dân” chỉ bảo vệ quyền lợi và quyền uy của riêng đảng Cộng sản như VN và Hoa Lục đã đặt ra hiện nay cho các xã hội Đông phương để làm gì hay chỉ tạo ra cái gông cùm văn hóa và tư tưởng khác nữa để xích hóa tư tưởng của muôn người như đã có tự ngàn xưa để bắt mọi người phải tôn thờ danh lợi và quyền uy quyền lực của những người thống trị, chứ không phải để muôn người tôn thờ đạo đức và sự thánh thiện của người cai trị chân chính của dân đúng như quan niệm của chính đạo của Tam giáo. Con người sống trong các xã hội đó, phần đông con người phải sống cảnh sống đói nghèo và lạc hậu triền miên, nếu họ không có danh vọng và quyền lực. Trong những cảnh sống đó, nỗi khao khát và ước vọng duy nhất của con người là làm tất cả mọi điều, làm bằng mọi giá để có “chút danh” và chút quyền hành” để sống còn trong một thế giới không còn một giá trị nào khác nữa, ngoài “danh và lợi”, ngoài “địa vị và quyền uy”. Và vì thế xã hội của con người luôn luôn là một đấu trường chỉ có xung đột và sâu xé. Vì vậy, không nên trách con người “ham danh lợi” trong những xã hội như thế mà phải thông cảm cho những con người cũng là người như chúng ta, tất cả đều quá yếu đuối và sợ hãi trước đe dọa nên dễ bị cuốn theo chiều gió trước cuộc đời trong một thế giới hoàn toàn phàm phu tục tử và bái vật ấy. Nhưng khi mọi người nhận ra được sự thật thê thảm đó thì sự thật ấy sẽ giải phóng chúng ta để chúng ta thoát ra ngoài, và đập cho tan tành cái gông cùm văn hóa tư tưởng đã xích hóa tất cả chúng ta để tìm lại tinh thần tự chủ, tự do, và khả năng sáng tạo ngay trên tuyệt lộ và tử lộ này. V – QUAN NIỆM CỦA KITO GIÁO VỀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH VÀ TIẾN TRÌNH CHUYỂN HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Cuối cùng, nếu lịch sử và những kinh nghiệm lịch sử là người thầy dậy vĩ đại nhất cho con người, thì duyệt xét lại TỪ NHỮNG XUNG ĐỘT KHỐC LIỆT THỜI TRUNG CỔ GIỮA CÁC VỊ GIÁO HOÀNG VÀ CÁC VUA CHÚA ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN MINH DÂN CHỦ TOÀN CẦU phải chăng là một việc làm quá cần thiết. Tại sao thế giới Tây phương đã trải qua gần 800 năm với bao lần phục hưng cải cách và cách mạng để khai sinh ra nền văn minh dân chủ toàn cầu như hiện nay, mà hơn 2000 năm qua thế giới Đông phương vẫn như bất động im lìm trong nỗi câm nín triền miên trong bất công, đau khổ, đói nghèo và lạc hậu? Từ sự thật não nề đó cho con người thấy được trọn vẹn cái bản chất u ám của một nền văn minh bái vật đã xuất hiện trên dòng sử mệnh của Trung Hoa Lục Địa và Việt Nam như một thứ “oan gia nghiệp chướng” trùng trùng điệp điệp vây hãm tư tưởng và hành động của con người suốt bao ngàn năm qua và làm cho bao dân tộc mất quyền tự chủ, quyền tự do, mất khả năng sáng tạo nên cuộc sống lúc nào cũng chỉ thấy tuyệt lộ và tử lộ buồn bã âm u vây hãm. Trên tử lộ và tuyệt lộ đó, kiếp trầm luân đọa đày của con người không còn lựa chọn nào khác hơn là “lấy ĐẠI NGÃ làm nơi nương tựa và lấy GIÁO LUẬT làm đuốc soi đường” đúng như Đức Thế Tôn đã dậy. Cũng tương tự như lời dậy của Đức Phật, luật về tôn giáo trong Cựu Ước và Tân Ước có những mục tiêu như sau: - Con người phải có sự hiểu biết (understanding) và kiến thức (knowledge) về đấng Toàn Năng công chính cai quản vũ trụ. - Truyền dậy đạo lý và ban phát công lý. - Đưa luật thiên nhiên của trời đất đến cho con người. - Thúc đẩy thi hành trách nhiệm đạo đức trong sáng tạo. - Xây dựng ý thức tối cao của đạo đức. Vì con người sống vào sự nô lệ của con người vào gông cùm văn hóa tư tưởng bái vật nên con người không còn tự do để sống với chân tính (true nature) của mình và tính mệnh của họ. Trong gông cùm văn hóa đó, “bất công, đố kỵ, ghen tuông, thù nghịch, kiêu căng, nhục dục buông thả tràn đầy trong các quốc gia (Roman 1:29). Trên thực tế mới có cuộc chiến đấu cho những giá trị đạo đức trên toàn thế giới giữa những ham muốn đầy lòng tham dục xấu xa của con người và lương tâm của họ. Đối với thánh Phao Lồ, tội lỗi quá thảm khốc bởi nó đem đến sự chết cho những con người có triển vọng là con của Thiên Chúa (hay Phật sẽ thành). Đó là một thứ quỉ quái kinh hoàng bởi vì sự hiện hữu của nó như một thách đố với sự hư hỏng xấu xa của con người nên cần có sự hiểu biết về đạo đức và muốn bảo vệ thiên tính họ phải giữ lấy đạo đức trong cuộc sống. Theo Thánh Kinh, con người bị giới hạn và rất bé nhỏ, con người giới hạn bị chính sự chết, đời người quá ngãn ngủi, sự chết không thể tránh được. Con người giống như một hơi thở, những ngày tháng của đời người sẽ qua đi như cái bóng (Ps 144:4). Con người phải biết chia sẻ và hợp nhất với cái toàn thể, cái ĐẠI NGÃ (wholeness) trong cái thực tại nhiệm màu. Con người không thể chu toàn chính cái bản chất thiên nhiên của họ, ngoại trừ khả năng của họ có được từ sự tự do trong tâm hồn… nhưng tự họ không thể hoàn tất bản tính tự nhiên của họ ngoại trừ sự tự do trong tâm hồn cộng thông hợp nhất được với đấng Tạo Hóa, tức là ĐẠI NGÃ ÁNH SÁNG. Theo Gardner, Thiên Chúa không thể cứu con người, chính ý chí của họ quyết định lên sự sống hay sự chết của họ. - Họ phải có khả năng nhìn vào bóng tối của tội lỗi và lầm lạc. - Muốn tìm kiếm hạnh phúc con người phải hiểu tội lỗi là gì. - Phải thấy được hai mặt của đời sống, tội lỗi và thánh thiện, bóng tối và ánh sáng, phải và trái. Thánh Kinh cho rằng “sự vĩ đại của con người cũng là bằng chứng hiển nhiên”. Con người được Tạo Hóa sinh ra để sống hòa đồng với thiên nhiên, hòa đồng với đấng Tạo Hóa và hòa đồng với anh em đồng loại. Quan niệm này của Thánh Kinh muốn ám chỉ rằng cuộc phấn đấu để đi về với ĐẠI THỂ hay ÁNH SÁNG ĐẠI NGÃvà hòa đồng là một phần chính yếu trong sự sáng tạo vũ trụ (cosmic creativity), điều này còn hướng tới xa hơn nữa, là con người phải hòa đồng với chính họ, giữa thân xác và tâm hồn, hòa với thiên nhiên và với anh em đồng loại của họ - họ sẽ về được vớiÁNH SÁNG ĐẠI NGÃ chỉ đến khi nào con người hòa đồng được với đấng Tạo Hóa. Con người có một thứ tài nguyên ẩn dấu để dành cho cuộc phấn đấu để chống lại thứ tâm lý hư đồi xấu xa và thứ tinh thần u ám vẫn còn đó, vì thế con ngừi có thể thay đổi chuyển hóa tâm lý thành sáng tạo nếu họ có tự do trong tâm hồn, bởi vì con người đã được ấn dấu trong đáy tâm hồn sâu thẳm một thứ ánh sáng của Tạo Hóa ban cho con người, và họ có thể xử dụng được sức mạnh đó khi con người nương tựa vào ÁNH SÁNG ĐẠI NGÃ. Theo Gardner, sự cứu chuộc là một tiến trình mà ở đó bản chất con người được chuyển hóa. Thánh Kinh nhận thấy bản thể tính chính là nơi tâm linh hay tinh thần của con người. Con người phải có ý hướng mạnh mẽ về sự hòa đồng hợp nhất giữa thể xác và tinh thần con người trong một con người toàn vẹn… trong đó con người là hình ảnh thiêng liêng. Đời sống tâm linh phong phú dẫn chúng ta đến với tự do. “Nếu bất cứ ai sống trong Chúa Kito, người đó là một sáng tạo mới (II Cor. 5:17). Những tín hữu có tự do – bởi vì ở đâu có thần khí, ở đó có tự do. Đó là thần khí (Holy Spirit) (hay ánh sáng giác ngộ theo Phật giáo). Khi có ánh sáng đó chính là người sáng tạo ra một đời sống mới. Đời sống tâm linh cũng là tác giả tạo ra sự hòa đồng hợp nhất để con người gắn bó với nhau trong đời sống chung. Đời sống tâm linh của con người sẽ sản sinh ra những hoa trái của đạo đức, “tình yêu, niềm hoan lạc hạnh phúc, sự thanh bình an lạc, lòng can đảm kiên trì, lòng từ ái, sự thánh thiện, niềm tin mạnh mẽ, tinh thần cao thượng và biết cách tự kiểm soát được lòng mình (Gal 5:22). Theo Thánh Kinh, sức mạnh tâm linh là công cụ của sự mặc khải, ở đó hướng dẫn con người đi sâu vào sự hiểu biết về đấng Tạo Hóa, và đời sống tâm linh ấy cũng là nguồn gốc phát sinh ra sức mạnh của đạo đức trong đời sống. Những thành quả này và nhiều hoa trái của đời sống tâm linh sẽ chỉ cho thấy toàn bộ tương lai trong chương trình cứu độ cho ngưỡng cá nhân và cho cả thế giới. Tội lỗi đã trở thành một lực lượng nổi loạn để chống lại Thiên Chúa. Thế giới vì thế có hai vương quốc, VƯƠNG QUỐC CỦA ÁNH SÁNG và VƯƠNG QUỐC CỦA BÓNG TỐI. Chính Chúa Jesus cho rằng con người có tự do để chấp nhận hay chối bỏ vương quốc của Thiên Chúa. Sự lựa chọn sẽ mang đến kết quả cho họ… những ai chọn lựa vương quốc của bóng tối sẽ gặt lấy sự đau khổ muôn đời và sự chết, đó là tự họ lựa chọn như thế. “Sự cám dỗ vĩ đại nhất của con người là họ quên đi sự thật về phẩm tính cao quý của họ được tạo ra.” Thánh Kinh rất ưu tư tới sự thay đổi chuyển hóa xã hội. Nhưng phải chuyển hóa tâm thức mới dẫn đến sự thay đổi đời sống rồi sau đó mới đưa đến sự thay đổi chuyển hóa xã hội, chuyển hóa quôc gia và chuyển hóa thế giới. Chúa Jesus là cả bầu thần khí trong vũ trụ thiên nhiên và là đẫng sẽ cứu độ tất cả nhân loại. Đó là sự cứu độ từ tội lỗi dẫn về sự công chính, từ sự chết dẫn đến sự sống. Sự cứu rỗi được đưa từ sự thống trị của bóng tối, chuyển qua vương quốc của ánh sáng, tức vương quốc của ĐẠI NGÃ TÂM LINH. Sự thất bại não nề của nền văn minh bái vật đã quá hiển nhiên trong lịch sử Đông phương từ hơn 2000 năm qua, và ngay hiện nay (2009), những người nắm quyền cai trị dân, quân chủ hay đảng cộng sản đều đã: - Không nuôi được dân. - Không bảo vệ được dân. - Không giáo hóa được dân. Tại sao, bởi vì nền văn minh bái vật ấy, từ vua quan, giới sĩ phu hay thứ dân đều sống quá xa lạ với đạo lý, với chân tâm của con người, với tự do, tự chủ, với bình đẳng, với đạo đức và công lý mà Thánh Kinh và các chính giáo muốn đem đến cho xã hội của con người. Nếu văn minh bái vật ấy đã trở thành một gông cùm xiềng xích để xích hóa và nô lệ tư tưởng và đời sống con người triền miên trong kiếp trầm luân đọa đày, ở trong đó, đời sống tâm linh và tinh thần của con người bị bại hoại vật vờ. Tình trạng vong thân và vong tính của con người quá nghiêm trọng, mất mát vĩ đại nhất là chân tâm của con người; vì thế con người đã mất mát niềm tin não nề mà không làm sao cứu vãn được. Sự vị kỷ, ích kỷ và qui kỷ của chính tầng lớp cai trị dân đã phá hủy toàn bộ nền tảng tương giao trong đời sống cộng đồng, xã hội và quốc gia nên con người sống rất bơ vơ lạc lõng bên anh em, con người sống rất yếu đuối và đầy sự sợ hãi trước quyền lực và bạo lực. Con người sống giống như những con cá tội tình mắc kẹt trong cái lưới lồng lộng chỉ thấy tội lỗi và lầm lạc mà không sao vùng vấy được. VI – CỨU CÁNH GIẢ TẠM CỦA ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ LÀ GÌ, VÀ CỨU CÁNH VĨNH CỬU CỦA ĐỜI NGƯỜI SẼ ĐƯỢC CÁC TÔN GIÁO GIẢI QUYẾT RA SAO? Cộng đồng nhân loại hiện nay đã bước qua ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, và gần một chục tỉ con người đang ngồi chung trong một chiếc thuyền định mệnh với bao sóng gió bấp bênh và bao bất trắc vì tham vọng ích kỷ mù quáng của đế quốc man rợ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng mộng xâm lăng bành trướng để hiếp đáp và khống chế quyền sống, quyền tự do, và độc lập của các quốc gia nhỏ bé hơn mình. Trong đó Hoa Lục vẫn điều động và hướng dẫn hơn một tỉ người phát triển kinh tế rầm rộ để - thay vì tiếp tay xây sựng trật tự mới và hòa bình thế giới bằng tinh thần tự do dân chủ, Hoa Lục vẫn muốn dùng sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế để khống chế các quốc gia láng giềng đặc biệt là Việt Nam là một quốc gia luôn luôn bị hiếp đáp, săn đuổi và làm tình làm tội đủ điều từ bao ngàn năm qua, cho đến nay vẫn chưa chịu buông tha. Qua bao ngàn năm, qua bao thời đại và qua tất cả các triều đại từ đời nhà Tần đến Cộng sản Hoa Lục, những người Đại Hán phương Bắc đã chẳng bao giờ để cho dân tộc Việt được một ngày sống trong thanh bình, tự do, tự chủ và độc lập. Vì thức tế qua bi thương đó, ý thức vùng dậy phải được thổi bùng lên như một ánh lửa thiêng vạn đại để đốt tan cái bóng tối âm u đầy dẫy sự chết đó. Trước cái bóng tối đầy tội lỗi xấu xa ấy đã kéo dài bao ngàn năm lịch sử, và vì thế những người đang cầm quyền tại Hoa Lục lấy cái gì để tiếp tục hãnh diện về nền văn minh Trung Hoa của họ nữa không? Văn minh là gì nếu nền văn minh ấy không tôn trọng sự sống của con người? Sau khi duyệt xét lại toàn bộ sự phát triển văn minh của Tây phương từ 3000 năm qua kể từ thời tiên tri Samuel tới thời Thomas Jefferson, James Madison trong cách mạng Hoa Kỳ 1776, lịch sử của nền văn minh tổng hợp của Do Thái, Kito giáo (Judaeo – Christian) và La Hy (Greco – Roman). Trong suốt chiều dài lịch sử và thánh sử ấy đã đưa ra những câu hỏi then chốt nhất để mong tìm thấy những câu trả lời cho hai câu hỏi căn bản nhất cho toàn bộ văn minh của nhân loại. - Cứu cánh của chính trị là gì? - Cứu cánh của tôn giáo là gì? Đối với cuộc sống thực tế của con người thì cứu cánh của chính trị là gì vẫn là điều đáng quan tâm hơn cả; bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sự sống và sự chết của tất cả nhân loại, đến từng quốc gia và từng mỗi người dân của các quốc gia đó. Vì thế những câu hỏi sẽ lần lượt được đặt ra như sau: 1 – Cứu cánh của chính trị là gì? 2 – Muốn đạt đến cứ cánh đó thì con người cần một hình thức chính quyền nào, chế độ thần quyền? Chế độ độc tài, quân chủ, quý tộc hay dân chủ? 3 – Mối tương quan giữa nhà nước chính quyền và tôn giáo như thế nào? 4 – Mối tương quan liên hệ giữa chính quyền và mỗi công dân đặt trên nền tảng nào? 5 – Làm thế nào để con người có thể sống bên nhau trong một xã hội chính trị? 6 – Đời sống quốc gia, chính quyền và xã hội dân sự có cần luật pháp không? Nếu đó là luật thiên nhiên (natural law) thì luật thiên nhiên là luật gì? 7 – Đời sống xã hội của con người có cần có đạo đức không? 8 – Xã hội chính trị và xã hội dân sự có cần có công lý không? 9 – Nếu một nền văn minh không còn chú trọng tới khía cạnh tinh thần của văn minh (spiritual beings) nữa thì nền văn minh đó còn sống hay đã chết? Theo Arnold Toynbee, nhân loại có tất cả 26 nền văn minh và 16 nền văn minh đã chết, trong đó có văn minh La Mã. Một nền văn minh sụp đổ vì những lý do sau đây: 1 – Những tầng lớp tinh hoa trong xã hội đã đánh mất khả năng sáng tạo. 2 – Tầng lớp thống trị quá ham mê danh lợi và quyền lực để xâm lăng và bành trướng nên không còn khả năng hướng dẫn quần chúng. 3 – Đa số người dân bó tay bất lực vì không có ai bảo vệ, nuôi sống và hướng dẫn. 4 – Xã hội hoàn toàn tan rã vì đời sống tinh thần sụp đổ. Arnold Toynbee cho rằng muốn đề cao trật tự của thế giới chính trị để xây dựng hòa bình và an ninh cho toàn thể nhân loại thì con người phải tìm mọi cách để hợp tác với nhau trên căn bản của những luật lệ của đạo đức. Các quốc gia phải tôn trọng quyền tự do, độc lập và quyền tự quyết của các quốc gia khác. Khi một quốc gia quá chú trọng tới khía cạnh vật chất và quyền lực thì đời sống tinh thần sẽ suy vi tàn tạ và đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ văn minh như trường hợp Hoa Lục hiện nay. Muốn cứu vãn sự sụp đổ ấy thì Hoa Lục phải xây sựng lại trật tự chính trị dân chủ để trả lại quyền sống, quyền tự do, quyền tự chủ và tự quyết của người dân; cũng như các quốc gia láng giềng. Ngày nay nhìn vào 3000 năm xây dựng xã hội và quốc gia Tây phương, nhân loại có thể rút tỉa được bao kinh nghiệm lịch sử để đạt được cứu cánh chính trị và cứu cánh tôn giáo cho xã hội con người. Từ thực tế lịch sử của tôn giáo và chính trị ấy cho thấy tôn giáo không phải vấn đề riêng tư của tín ngưỡng cá nhân hay tôn giáo là thần bí như nhiều người nghĩ, mà tôn giáo là ánh sáng tinh thần và ánh sáng tâm linh phản chiếu từ ánh sáng trong thiên nhiên có đầy trong vũ trụ. Khi con người đã đánh mất chân tâm (true and divine conscience), con người đã đánh mất ánh sáng đó; và vì thế ánh sáng của lòng tham dục đã ùa tới làm cho con người thành vô minh u ám sống đầy lầm lạc và tội lỗi với trời đất và với anh em đồng loại. Bi kịch hãi hùng của con người từ đó mà ra. Ánh sáng của chân tâm chính là ánh sáng của mặc khải hay ánh sáng giác ngộ đã trở thành kinh điển của chính giáo. Ánh sáng đó chiếu sáng lung linh vào đêm tối vô minh của mỗi thời đại để hướng dẫn nhận thức của thời đại tiến về con đường tiến hóa, để từ đó làm thành văn minh mà Arnold Toynbee gọi nó là văn minh sống động (a living civilization). Ngày nay nhìn vào chiếc gông cùm văn minh văn hóa bái vật (idolatrous civilization) của đại Hán tròng vào cổ Việt Nam và các dân tộc Đông phương mấy ngàn năm qua mới nhận ra sự minh triết của Arnold Toynbee khi ông đưa ra nhận xét thật chính xác của ông như sau: “Khi một nền văn minh đánh mất quyền năng sáng tạo trong những cuộc thử thách, đó cũng là giai đoạn thử thách để lớn dậy, để tiến đến giai đoạn khuấy động tâm tư con người đang chìm dưới bề mặt hay đã vượt qua khỏi biên cương cường tỏa của tù ngục văn hóa. Khi chuyện này xảy ra, nền văn minh yếu kém sẽ phải trả giá bằng sự thất bại vì yếu kém, hoặc mất hết sinh khí bởi sự tan biến vào ảnh hưởng của kẻ thống trị, mà luật lệ của kẻ thống trị đã luôn gia tăng sự đàn áp và ức chế, chứ không còn hướng dẫn xã hội con người nữa; đa số dân bị trị, ngoại tại hay nội tại sẽ chống trả lại sự thách đố đó và ý thức là họ có một nét đăc thù riêng biệt của riêng chính họ và họ đã quyết tâm để cứu vãn sự sống trong linh hồn của dân tộc, vì thiểu số thống trị sẽ đàn áp làm cho ý chí của kẻ bị thống trị bị thui chột và triệt thoái, và cuộc xung đột giữa kẻ thống trị và bị trị sẽ tiếp diễn trong các nền văn minh đang suy vi tàn tạ, và sẽ dẫn đến sự sụp đổ, cho đến khi kẻ bị trị sau một thời gian dài tự do bị mất mát, tan vỡ từ cái gọi là quê hương tinh thần dân tộc (spiritual national home) đã thành một cái nhà tù giam hãm và sau cùng trở thành đô thị của sự phá hoại (a city of destruction). Trong cuộc xung đột giữa đa số bị thống trị và thiểu số thống trị như đã diễn ra từ lúc ban đầu tới chung cuộc, chúng ta có thể khám phá ra cuộc đụng độ chiến đấu tinh thần (spiritual encounter), ở đó sẽ tìm thấy sự tái sinh nơi sức mạnh của sáng tạo bằng cách hòa hợp vào đời sống vũ trụ (the life of universe) để thoát khỏi sự tàn tạ của mùa thu vượt qua những đau đớn của mùa đông để tiến về bầu trời đầy sinh lực của mùa xuân, đây là một hành động rất linh ứng nhiệm màu, trong lúc phản bác lại khi đối đầu với những thử thách mà ở đó tiến trình tiến hóa của Âm-Dương đã đưa đến, sau đó dẫn đến sự ly khai tách biệt thật linh động ra khỏi nhà tù và từ đó một nhánh khác của văn minh được khai sinh ra đời.” (Trích từ Arnold Toynbee “The Study of History” (1947), p.77). Khi cánh cửa tù ngục của văn minh bái vật bị phá tung thì ánh sáng văn minh linh động của tinh thần sẽ từ từ phục hưng sống lại để đánh dấu một trang sử mới. ĐÓ LÀ THỜI KỲ PHỤC HƯNG VĂN MINH TINH THẦN CỦA ĐÔNG PHƯƠNG (Spiritual Renaissance of Oriental Civilization). Vì văn minh chính là sự sống của con người nên cứu cánh của chính trị và tôn giáo phải là những chủ đề chính được tìm tòi, học hỏi và thảo luận để tìm cho ra một sinh lộ mới cho văn minh tinh thần khi văn minh bái vật của đại Hán sụp đổ vì quá già nua cằn cỗi, từ lâu đã trở thành tù ngục văn hóa lâu đời và đô thị của sự phá hoại trong xã hội con người ở Hoa Lục và Việt Nam. Ngày nay nhìn vào suốt diến trình phát triển liên tục 3000 năm văn minh tổng hợp của Tây phương cho người ta thấy từ tinh thần Cựu Ước, Tân Ước đến triết lý Hy Lap, từ La Mã đến 10 cuộc duyệt xét lại, cải cách đến cách mạng diễn ra từ gần 800 năm qua tai Tây phương và Hoa Kỳ, cứu cánh của chính trị đã được xác minh qua nhiều thế hệ và nhiều thời đại. Cuối cùng trở thành cứu cánh của Hiến Pháp Hoa Kỳ (1787), ở đó cứu cánh của chính trị và chính quyền là thiết lập công lý, xây sựng và bảo vệ sự thanh bình an lạc, và ưu tư lo lắng cho an sinh hạnh phúc của toàn dân. Ngay từ thời Cựu Ước, Moses đã đưa 10 Điều Răn để làm nền móng căn bản của luật đạo đức để cho Do Thái xây dựng lên quốc gia thánh thiện của họ. Khi Do Thái đòi là họ muốn có vua thì Thiên Chúa đã chọn vua cho họ và tất cả các vua đều phải giữ luật thiên nhiên của trời đất mà cai trị dân. Dù cứu cánh của chính trị chỉ là cứu cánh tạm thời (temporal end), nhưng các vua muốn chu toàn trách nhiệm với giao ước giữa dân Do Thái và Thiên Chúa thì buộc các vua phải thực thi công lý trong đời sống quốc gia và xã hội của họ. Vì thế khi các vua tạo ra sự bất công thì họ đã bị Thiên Chúa trừng phạt rất nặng nề. Vì thế luật của đạo đức là luật để bảo vệ công lý cho xã hội Do Thái. Kế tiếp, từ 2500 năm qua tại Hy Lạp, tất cả các nhà hiền triết từ Socrates, Plato, Aristotle… luôn luôn ưu tư về một câu hỏi: “Công lý là gì?” “Thế nào là một cộng đồng và một nhà nước lý tưởng, ở đó công lý như Socrates đã từng nói, …”công lý, đó là một chủ điểm mà chúng ta đòi hỏi phải có, đôi khi, công lý đã được nói tới như một thứ đạo đức cá nhân, và đôi khi được coi như là đạo đức của nhà nước.” Trên tinh thần Cộng Hòa ấy, cái gì là điều tốt đẹp, lớn lao nhất, và cái gì là điều xấy xa tồi bại nhất? Điều xấu xa tồi tệ có thể dùng để xây dựng sự đoàn kết hay điều tốt đẹp sẽ gắn bó con người lại với nhau? Một nhà nước độc tài sẽ không thể đưa đến sự đoàn kết quốc gia mà không vi phạm tới tự do cá nhân của người dân. Riêng Aristotle khi bàn về chính trị và những vấn đề của chính quyền, ông đã đề cao một chính quyền hiến định (constitution government), và luôn luôn cảnh cáo trước cái nguy hại là những cám dỗ thường mở lối cho con người bước vào như một con vật chính trị (political animal), thì chúng ta cần phải phản bác lại, đó là những người đã trải qua rất nhiều phản tác dụng chính trị và những hư hỏng xấu xa của chính quyền. Đối với Aristotle, những kẻ độc tài thường là những nhà cai trị vô luật pháp và vì thế các chế độ độc tài thường là các chế độ bất công. Theo quan điểm của Aristotle thì cộng đồng quốc gia là một cộng đồng của những con người tự do, vì thế muốn có tự do thì cộng đồng phải có những công dân đạo đức với tất cả tài năng và phẩm hạnh cao quý thì mới bảo đảm được tinh thần của Cộng Hòa. Những công dân lý tưởng và cao quý đó sẽ tham gia trực tiếp vào việc điều hành và quản trị cộng đồng quốc gia. Tất cả những đóng góp lớn lao của các nhà hiền triết Hy Lạp hay La Mã như Plutarch và Tacitus đều nhắm vào cứu cánh là làm thế nào để tạo dựng hạnh phúc ấm no cho toàn thể cộng đồng quốc gia. Vào thời Trung cổ, thánh Thomas Aquinas là khuôn mặt thần học sáng chói nhất của Giáo Hội (1225-1274) đã đưa một tổng hợp thật nhuần nhuyễn giữa văn minh của Cựu Ước và Tân Ước, Hy Lạp và La Mã để làm nền móng căn bản cho lý tưởng tự do dân chủ sau này. Mục tiêu mà Aquinas nhắm vào là – đầu tiên và trên hết là phải tạo được hạnh phúc chung cho toàn thể xã hội. Hạnh phúc đó thuộc về toàn dân hay thuộc về toàn thể cộng đồng quốc gia. Trong tác phẩm Summa Theologica, một tác phẩm vĩ đại đã gây được những tầm ảnh hưởng đến cả hai khối Công Giáo và Tin Lành, cũng như bao thế hệ các nhà thần học, triết gia, các sử gia, học giả và các tầng lớp trí thức tinh hoa nhất của Tây phương từ gần 800 năm qua trên suốt tiến trình phát triển những lý thuyết về chính trị và chính quyền trên ba cột trụ chính: - Thần học - Triết học - Luật pháp Trong Cuốn Treatise on Law, thánh Thomas đã đặt ra những câu hỏi then chốt cho đời sống của cộng đồng quốc gia: “Ai là người có quyền làm luật cho xã hội?” “Cái gì cho phép quyền hành có quyền đối với chúng ta?” Theo Aquinas, tất cả quyền lực, quyền hành đều đến từ Thiên Chúa, nhưng không đến trực tiếp từ Thiên Chúa với các nhà cai trị bằng cách lập lên các vua với quyền thiên tử (divine authority). Tất cả quyền lực, quyền hành đó Thiên Chúa đưa đến cho tất cả người dân. Quyền lực và quyền hành đó mà dân được Thiên Chúa trao cho để mà làm luật và dưới luật đó họ sống cuộc sống của họ. Họ có quyền tự cai trị lấy chính họ (self government), hay qua đại diện của người dân. Họ không thể bị cai trị bởi luật do con người nào đó làm ra mà lại không có sự ưng thuận của toàn dân. ĐÂY LÀ LÝ THUYẾT CĂN BẢN XÁC ĐỊNH QUYỀN TỐI THƯỢNG CỦA QUỐC GIA THUỘC VỀ TOÀN DÂN. Bởi vì tiếng nói của dân là tiếng nói của Thiên Chúa (The Voice of people is the voice of God). Nhưng với điều kiện là toàn dân phải làm luật công chính (Just Laws) để tạo ra và để bảo vệ hạnh phúc của toàn thể xã hội. Vì thế luật đạo đức (ethical laws) của nhà nước và chính quyền phải đặt trên nền tảng đạo đức của luật thiên nhiên. Tuân hành theo đạo đức là tuân hành luật thiên nhiên (natural law). Summa Theologica ngoài phần lý thuyết chính trị còn lại là phần lý thuyết thần học của Kito giáo. Trong đó có ba phần: I – Thuộc về Thiên Chúa. II - Sự vận hành của muôn vật hướng về Thiên Chúa. III- Nói về Chúa Cứu Thế, được nói đến như một người dẫn đường cho nhân loại trở về với đấng Tạo Hóa. Và cũng giống như con đường Bát Chánh Đạo của Đức Phật, Bài Giảng Trên Núi (The Sermon on the Mount) của Chúa Jesus là con đường Bát Chánh Đạo của Kito giáo -- ở đó – qua sự hướng dẫn của Giáo Hội, sẽ giúp cho con người tìm thấy CỨU CÁNH VĨNH CỬU của con người (eternal end). Trong xã hội chính trị, thánh Thomas đã đề cập đến: - Luật vĩnh cửu (eternal law) - Luật thiên nhiên (natural law) - Luật của lương tâm (human law) - Luật của trời đất (divine law) Trong đó có luật của Cựu Ước và luật Tân Ước! Thánh Thomas tìm kiếm bản chất của luật pháp. Vấn đề chính là luật pháp là gì. Luật xuất phát từ “thiên lý” (divine reason), và luật được làm ra vì hạnh phúc chung của cả xã hội. Nếu luật không trực tiếp đem đến hạnh phúc chung thì không còn là luật nữa. Ông cho rằng, “có một số luật rất độc tài, luật ấy không chú tâm tới hạnh phúc chung của toàn dân và toàn thể xã hội, mà chỉ bảo vệ quyền lợi của riêng họ, như vậy không thể gọi đó là luật được.” Và luật không theo cả “thiên lý” thì không bao giờ là luật được. Khi để cập đến luật vĩnh cửu, Thomas Aquinas cho rằng, điều đó muốn nói về chính quyền của Thiên Chúa. Tôn giáo và thần học đã áp dụng luật đó. Riêng về luật thiên nhiên, Aquinas cho biết, muôn loài, muôn vật đều sống theo luật thiên nhiên. Khi mà tất cả muôn vật đều được hướng dẫn bởi luật vĩnh cửu, luật thiên nhiên, đó chính là ấn dấu của luật vĩnh cửu trên tất cả muôn loài muôn sinh vật.. Luật xuất phát từ lương tâm của con người (Human Law) rất cần phải có, vì nó cũng từ luật trong thiên nhiên mà ra, nhưng mang tính chất tổng quát với những nguyên tắc không thể chứng minh. Riêng luật đạo đức của trời (divine law) và 10 Điều Răn trong luật Giao Ước là của Trời. Từ bốn luật ấy cho thấy tội sát nhân là vi phạm luật của Trời, luật thiên nhiên và luật lương tâm của con người. Thomas Aquinas cho rằng, luật thiên nhiên không phải luật viết xuống thành văn nhưng phải được công bố bằng cách nào đó, vì, “Luật thiên nhiên được công bố qua sự kiện thực tế cho thấy, bởi vì Thiên Chúa khơi động trong TÂM con người, vì thế con người sẽ biết một cách tự nhiên. Luật tự nhiên ấy được Thiên Chúa viết xuống TÂM con người, nếu có khuynh hướng giữ được chân TÂM thì họ sẽ biết. Vì con người sống trong xã hội nên con người cần tuân hành theo luật đạo đức của Trời, luật thiên nhiên. Tất cả luật lương tâm của con người đều đến từ luật thiên nhiên, vì thế mọi nơi đều giống nhau. Từ những đóng góp nền tảng của thời Trung cổ, Âu châu đã bước vào thời Phục Hưng (Renaissance) vào giữa thế kỷ 14 với những khuôn mặt nổi bật như Corenzo de Midici và Ceasare Borgia, Giáo Hoàng Alexander VI và Florentine Friar Savonarola, Pico della Mirandola, Pompanazzi và Giordano Bruno. Tất cả mọi nỗ lực là làm sống lại các giá trị cổ xưa của Hy Lạp và La Mã, đồng thời từ từ quay mặt với tôn giáo để khai sinh ra chủ nghĩa nhân bản phàm tục (secular humanism) để bước chân vào thời hiện đại với tất cả các cuộc cải cách tôn giáo và các cuộc cách mạng liên tục xảy ra suốt bao thế kỷ qua để khai sinh ra nền văn minh dân chủ với những đóng góp những lý thuyết chính trị và chính quyền cực kỳ vĩ đại cho trào lưu tự do dân chủ trên toàn thế giới. Ngay vào cuối thời Trung cổ, ba trung tâm để đào luyện toàn bộ trí thức Âu châu gồm có Bologna tại vùng Đông Âu, Paris và Oxford tại Anh. Từ những chiếc nôi này biết bao thiên tài vĩ dại đã xuất hiện để đóng góp những sản phẩm trí tuệ tuyệt vời cho văn minh dân chủ toàn cầu. Dù chủ nghĩa nhân bản phàm tục chối bỏ tôn giáo và dù có những làn sóng trí thức tấn công liên tục vào thành trì văn minh Kito giáo để cổ súy cho những khuynh hướng triết học hiện sinh vô thần và cộng sản – nhưng cuộc cải cách tôn giáo vĩ đại (reformation) do John Huss, Zingly, Luther và Calvin đã được phát động để khai sinh ra khối Tin Lành Cơ Đốc Giáo (Protestantism) từ đó dẫn đến những cuộc cách mạng tại Anh, Hoa Kỳ và Pháp. Để soi sáng và hướng dẫn các cuộc cách mạng dân chủ vĩ đại đó, những khuôn mặt chói sáng nhất , lừng lẫy nhất, đạo hạnh nhất và minh triết nhất đều đã đóng góp những sản phẩm trí tuệ rực rỡ của họ như Montesquieu với tác phẩm The Spirit of Law; John Locke với Treatise on Civil Government; Ronsseau với Social Contract; Thomas Hobbes với Laviathan; John Stuart Mill với On Liberty and Representative Government; Kant với Science of Right; và Hegel với Philosophy of Right. Tất cả các nhà thần học, tư tưởng gia, triết gia, học giả, sử gia và trí thức đều đề cao quyền tự do, quyền sống, quyền tư hữu của mỗi cá nhân con người. Họ đều cổ súy cho đạo đức quốc gia và công lý xã hội để quyết tâm xây dựng cho được CON ĐƯỜNG VƯƠNG ĐẠO (Idealism) cho lý tưởng có đẹp của tự do dân chủ cho xã hội con người. Từ những con người đó biết bao máu tử đạo đã đổ ra, biết bao người đã bị đưa lên giàn hỏa thiêu sống hay chịu đựng bao cái chết kinh hoàng nhất, rùng rợn nhất và đau đớn nhất chỉ vì muốn lo cho hạnh phúc cho toàn dân và toàn thể xã hội con người. Olive Cromwell trong cuộc cách mạng Anh vào 1642, người đã đạt được DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN (The Bill of Right) để sau này thành Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Tất cả các nhà cách mạng Hoa Kỳ như Thomas Jefferson, James Madison, John Adams, John Quincy Adam, Benjamin Franklin, John Marshall, v.v… đã biến giấc mơ vương đạo của tự do dân chủ của nhân loại thành một quốc gia vĩ đại nhất vào 1776. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Thomas Jefferson đã viết ra để xác định những quyền bất khả xâm phạm của người dân (inalienable rights) như quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu và quyền tìm kiếm hạnh phúc của họ. Từ kết quả lịch sử lớn lao đó cho thấy, từ 3000 năm qua nền văn minh tổng hợp của Cựu Ước, Tân Ước, Hy Lạ và La Mã đã không bao giờ ngưng nghỉ để đề cao trật tự của trời đất thiên nhiên mà đấng Tạo Hóa đã dựng lên để con người và muôn sinh vật được sống hòa đồng hợp nhất với trời đất và hòa đồng hợp nhất giữa con người với nhau, nếu con người biết thuận theo luật siêu nhiên vĩnh cửu, luật thiên nhiên là luật đã khắc ghi trong lương tâm của mỗi con người thì trật tự của thế giới con người cũng là trật tự của vũ trụ. Hành động lịch sử của Thiên Chúa là tìm kiếm sự hòa đồng hợp nhất giữa con người và đấng Tạo Hóa, giữa con người và trời đất thiên nhiên, cũng như giữa các tạo vật và đấng Tạo Hóa. Vì vậy Thánh Kinh là một bộ luật để giúp cho nhân loại giải quyết toàn bộ cuộc sống của họ. Từ đó cho thấy chối bỏ tôn giáo và đạo lý thì cuộc sống của xã hội con người làm sao ổn định và làm sao có thanh bình, hạnh phúc và an lạc được? Cũng theo Thánh Kinh, con người có thể trở thành vĩ đại nếu họ sống hòa đồng với đấng Tạo Hóa, hòa đồng với thiên nhiên và hòa đồng với anh em đồng loại. Trong lúc đó khát vọng tự do dân chủ là một khát vọng chính đáng nhất của con người, nhưng muốn thế con người phải có đời sống tinh thần và tâm linh phong phú thì từ đó mới dẫn con người đến chỗ tự do tốt đẹp nhất – bởi vì ở đâu có thần khí, ở đó có tự do. Chỉ vì ý thức được giá trị cao quý của tự do và tôn trọng tự do của con người nên từ 3000 năm qua mới có những tranh đấu không ngừng cho tự do. Chính thánh Phao Lồ đã từng nói: “Bởi vì anh em được gọi để tìm tự do, nhưng này anh em, đừng xử dụng tự do để thỏa mãn những ham muốn xác thịt, mà tự do là ước vọng phục vụ lẫn nhau.” KẾT LUẬN Ngày nay người dân Việt đang đối đầu với nạn xâm lăng không tiếng súng của người Hoa Lục như đối đầu với một tuyệt lộ của quê hương. Gông cùm của tù ngục văn hóa tròng lên đầu lên cổ dân tộc này bao ngàn năm chưa cởi bỏ được thì chẳng lẽ phải nhận thêm gông cùm nô lệ khác nữa hay sao? Đúng như Roussean đã nói: con người sinh ra trong tự do nhưng ở khắp mọi nơi, con người vẫn bị xiềng xích trói buộc. Vì thế trước khát vọng của tự do, tự chủ và sáng tạo, cánh cửa của tù ngục và xiềng xích phải được nhắm tới để phá cho tan tành để trả lại quyền sống cho con người. Từ những thực tế của lịch sử bao ngàn năm cho thấy các chế độ độc tài, quân chủ chuyên chế và phong kiến đều là những chế độ vô luật pháp và xã hội mà những chế độ này tạo ra đều là những xã hội bất công, lạc hậu, nghèo đói và đầy dẫy tội lỗi xấu xa đối với trời đất và đối với con người. Dân tộc Việt, sau một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, và hơn 2000 năm sống trong cánh cửa tù ngục văn hóa bái vật của người phương Bắc chắc hẳn đã quá đủ (enough is enough) để gây dựng ý thức vùng dậy để tìm lại tự do và tự chủ cho chính mình và cho cả một dân tộc. Muốn có đủ sức mạnh để vùng dậy giải phóng mình ra khỏi tất cả mọi hình thức trói buộc và nô lệ thì Thánh Kinh khuyên rằng, phải khởi đầu bằng cuộc phấn đấu để trở về với ĐẠI THỂ, ĐẠI NGÃ, và sự hòa đồng đó là một phần cần thiết trong sự sáng tạo vũ trụ (cosmic creativity), điều này còn hướng xa hơn nữa, là con người phải hòa đồng với chính họ, với thiên nhiên và với anh em đồng loại của họ và cuối cùng là hòa đồng với chân đế, chân như hay Thượng Đế. Từ đó sẽ thấy một thứ tài nguyên thiêng liêng ẩn dấu một sức mạnh vô biên dành cho những cuộc phấn đấu để chống lại thứ tâm lý suy đồi và thứ tinh thần u ám bẩn thỉu nơi những kẻ thống trị con người. Vì thế con người có thể chuyển hóa tâm lý sáng tạo bởi vì con người đã được ấn dấu trong đáy hồn sâu thẳm, một thứ ánh sáng của Thượng Đế ban cho, và họ có thể xử dủng được sức mạnh đó khi họ hòa đồng hợp nhất được với khí hạo nhiên hay thần khí trong trời đất. Ngoài ra sức mạnh tâm linh, theo các nhà thần học thì đó là công cụ của sự mặc khải, ở đó hướng dẫn con người đi sâu vào sự hiểu biết về Tạo Hóa, và là nguồn gốc phát sinh ra sức mạnh của đạo đức trong đời sống và nhiều hoa trái tốt đẹp khác nữa. Mục đích của cánh cửa tù ngục văn hóa của đại Hán là làm cho tinh thần dân Việt tàn tạ héo úa nên từ bao ngàn năm qua sức chống trả có lúc đã bùng lên khi phải tranh hùng với Hán – Đường – Tống – Nguyên – Minh – Thanh, nhưng sau đó lại từ từ suy sụp. Giờ đây muốn gây dựng sức mạnh tinh thần của dân tộc, mỗi người phải xây dựng lại đời sống tâm linh – bởi vì đời sống tâm linh sung mãn là căn bản để canh tân, cải cách, và lớn mạnh cho cuộc chiến đấu trước tuyệt lộ của sinh mệnh quê hương. Đó là cách duy nhất để tìm lại tinh thần tự do, tự chủ và sáng tạo để cùng nhau tạo dựng một SINH LỘ cho quê hương. Từ 3000 năm tranh đấu và xây dựng văn minh dân chủ của Cựu Ước, Tân Ước, Hy Lạp, La Mã và Âu châu, cũng như Hoa Kỳ cho thấy, cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ là cuộc tranh đấu cho những giá trị, ở đó tự do, bình đẳng, công lý và đạo đức là nền móng căn bản để tạo hạnh phúc cho toàn dân. Như Thánh Kinh cũng như các nhà hiền triết Đông phương đã nói, tiếng nói của dân là tiếng nói của Thiên Chúa hay quyền tối thượng của dân là quyền làm luật, và ở dưới luật ấy con người sống cuộc sống của họ. Vì thế dân phải viết ra luật công chính thì hạnh phúc của toàn dân mới được bảo đảm. Tóm lại, khi cánh cửa tù ngục văn hóa bái vật bị phá sập thì một luồng ánh sáng tinh thần sẽ từ từ sống dậy như một sinh lộ mới. Đúng như Arnold Toynbee đã tiên tri hơn 60 năm qua, đây là cuộc chiến đấu tinh thần, ở đó con người sẽ tìm thấy sự tái sinh nơi sức mạnh sáng tạo bằng cách hòa hợp vào đời sống vũ trụ. Đây là một hành động rất linh ứng nhiệm màu, trong lúc phản bác lại khi đối đầu với những thử thách mà ở đó tiến trình tiến hóa của âm – dương đã đưa đến, sau đó dẫn đến chỗ ly khai tách biệt khỏi nhà tù, và từ đó một nhánh khác của văn minh được khai sinh ra đời. Phải chăng đây chính là Ý THỨC VÙNG DẬY TRƯỚC CÁNH CỬA CỦA VĂN MINH BÁI VẬT ĐỂ TÌM LẠI TINH THẦN TỰ DO, TỰ CHỦ VÀ SÁNG TẠO TRÊN BI KỊCH CỦA QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM? Tiến Sĩ Nguyễn Anh Tuấn Nhóm Vận Động Hoà Đồng Tôn Giáo Và Dân Tộc Nhóm mạng
Việt
Nam
Văn
Hiến
Trang : Ý Thức Vùng Dậy www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net
Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống
Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc
& Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
|