Nguyễn Ngọc Lan (sinh
ngày 14 tháng 7 năm 1930 - mất ngày 26 tháng 2
năm 2007) xuất thân là một linh Mục thuộc
dòng Chúa Cứu Thế (thụ
phong năm 1957), đã hoàn tục năm 1976. Ông từng
là giáo sư văn khoa Đại học Huế, giáo sư tại Học
viện Dân Chúa Cứu Thế và là chủ bút các tạp chí
Đối Diện, Đứng Dậy. Nguyễn Ngọc Lan nổi tiếng
trong chiến tranh Việt Nam nhờ những bài báo
phản chiến. Sau khi đất nước thống nhất ông bị
quản chế tại gia trong 3 năm vì tranh đấu cho
nhân quyền, tự do ngôn luận.
[1]
Tiểu sử
Nguyễn Ngọc Lan thụ phong làm linh mục
dòng Chúa Cứu Thế năm 1957. Năm 1959 ông được
cử đi du học ở Pháp. Năm 1966, về nước với
bằng tiến sĩ triết học đại học Sorbonne, ông đã
cùng với Linh mục Chân
Tín làm báo "Đối Diện"
vào năm 1969 với lập trường chống chiến tranh.
Trước đó ông thường viết bài cho báo Tin Sáng của
dân biểu Ngô Công
Đức.[2]
Sau ngày thống nhất, tạp chí Đối Diện
với tên mới là "Đứng dậy" và nhật báo Tin Sáng
là hai tờ báo được phép tái bản. Nhưng đến năm
1978 thì tờ "Đứng Dậy", theo lối viết của đài
BBC, bị chính phủ Việt Nam bắt "ngồi xuống"
(đóng cửa). Năm 1976 ông đã hoàn tục và lấy
vợ.
Theo giáo sư Đỗ Mạnh Tri, một trí thức
Công giáo hiện sống ở Pháp, thì thời gian đầu
sau 1975, Nguyễn Ngọc Lan và cha Chân Tín sẵn
sàng cộng tác với chính quyền mới để đưa đất
nước tiến lên, "Nhưng chính quyền chỉ muốn
dùng họ như công cụ cho ý đồ toàn trị. Hai
người này thì cứ ung dung ta nói điều ta nghĩ.
Và họ đã phải trả giá rất đắt. » [2]
Ngày 05.8.1990, Nguyễn Ngọc Lan bị
công an xét nhà và tuyên lệnh quản thúc ông 3
năm tại gia, sau khi ông cho in 3 Nhật Ký
Nguyễn Ngọc Lan: Nhật Ký 1988, Nhật Ký
1989-1990, Nhật Ký 1990-1991 do Tin Nhà Paris
xuất bản.
Sau đó ông hợp tác chặt chẽ hơn với
tạp chí Tin Nhà ở bên Pháp của Giáo sư Đỗ Mạnh
Tri, một người bạn cũ. Sau khi Tin Nhà đóng
cửa, để duy trì cho được một tiếng nói phản
kháng ngay tại Sài Gòn, anh đã vận động cho sự
ra đời của "Thư Nhà" (do linh mục Chân Tín,
sau đó là linh mục Hồ Đỉnh làm Tổng biên tập)[3].
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, ở chiến
khu, Bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng có lần
bảo Trần Bạch Đằng, lúc đó Bí thư tỉnh ủy Sài
Gòn, chú ý bảo vệ Nguyễn Ngọc Lan, nghe đâu
ông đi lại bằng một chiếc xe gắn máy cũ kỹ,
rất dễ bị ám hại.[4] Nhưng
chính dưới thời Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa (30
năm sau, ngày 4 tháng 5 năm 1998), Nguyễn Ngọc
Lan và linh mục Chân Tín đã bị "kẻ lạ" (theo
giáo sư Nguyễn Ngọc Giao viết trên BBC đây là
công an mặc thường phục) đạp vào xe Honda,
trên đường đi đám tang một người phản tỉnh
khác vừa từ trần là Nguyễn Văn Trấn (Bảy
Trấn). Theo tờ Tin Nhà số 34, tháng 7 năm
1998, Pháp, trang 20, thì "Giáo sư Nguyễn Ngọc
Lan bị bất tỉnh ngay tại chỗ, mất nhiều máu,
đưa vào bệnh viện khâu năm mũi ở đầu và bị nứt
xương vai. Chụp scanner thấy trong đầu có máu
bầm... Chân Tín bị xây xát."[5]."[6]
Ông qua đời tại Sài Gòn vì bệnh phổi
vào ngày 26 tháng 2 năm 2007.
Thư mục
- Những bài
viết của ông trước 1975 tại các tờ báo đã
được in ra thành sách tập hợp lại trong "Cho
cây rừng còn xanh lá" (1971) và "Nước ta còn
đó" (1973).
- 3 Nhật Ký
Nguyễn Ngọc Lan: Nhật Ký 1988, Nhật Ký
1989-1990, Nhật Ký 1990-1991 do Tin Nhà
Paris xuất bản.
- Hẹn thắp lên
(Trình bày, 2000) tập hợp những bài viết từ
1975 đến 2000.[3]
Nhận xét
- Nguyễn Ngọc
Lan vì là một linh mục thân cộng, ủng hộ Mặt
trận giải phóng miền Nam, chống sự tham dự
của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam có thời bị
nhóm "Quốc gia" theo chính quyền Việt Nam
Cộng hòa cho là "ăn cơm quốc gia, thờ ma
Cộng sản".[2][5]
- Trong bài
"Tiễn biệt anh, anh Nguyễn Ngọc Lan" Trần Bạch Đằng thời
đó là bí thư tỉnh ủy Sài Gòn viết: "trong
phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở
thành phố Sài Gòn anh được biết đến như một
người xung trận quả cảm, đồng hành với trí
thức, học sinh, sinh viên, phật tử và đồng
bào nói chung.[4]"
- Lữ Phương,
một trí thức miền Nam, vì chống Mỹ tham dự
vào chiến tranh, đã vào Bưng, và trở thành
đảng viên Cộng sản viết: "...lúc nào anh
cũng một mực trung thành với đức tin riêng
biệt mà anh đã chọn, dám sống chết cho đức
tin ấy, do vậy đã dựa vào đó không ngừng dấn
thân tìm cách thay đổi cuộc sống, bằng lời
nói, chữ viết và việc làm, thách thức tất
cả, bất chấp tất cả những gì thiệt thòi và
không hay mang đến cho bản thân." [3]
- Giáo sư Đỗ
Mạnh Tri ở Pháp viết: "Ở nhiều góc cạnh và
mức độ rất khác nhau, anh Lan luôn có khả
năng tạo ra những va chạm nẩy lửa về tư
tưởng và tình cảm, mà vẫn để lại trong lòng
người đối diện một sự quý mến chân thành đối
với con người anh. Xa cách anh hơn hết,
những người đã ký giấy cho anh ba năm quản
chế cũng đến bên giường anh chỉ để hỏi thăm
sức khỏe, nói chuyện trời mưa trời nắng, gọi
là một chút tình nghĩa vẫn trân trọng lưu
giữ bất chấp những mâu thuẫn ở đời".[7]
- Hà Sĩ Phu và Mai Thái
Lĩnh đã thay mặt
"Nhóm thân hữu Đà Lạt" về Sài Gòn viếng, với
một câu đối [7]:
“ |
NGỌC bút trừ
gian ! LAN ngôn kết hữu ! |
” |
Gia đình đã quyết định khắc câu đối
này lên bia mộ Gs Nguyễn Ngọc Lan.
Gia đình
Nguyễn Ngọc Lan có vợ tên là Thanh
Vân, cả hai có một người con gái sinh năm
1985, tên là Lan Chi, lúc cha chết đang học
bên Pháp.[7]
Xem thêm
Chú thích
- ^ Phản tỉnh, Phản
kháng: Thực hay Hư (Minh Võ) Chương 9
Nhật ký của Nguyễn Ngọc Lan
- ^ a b c Một trí thức yêu
nước lý tưởng qua đời, BBC,
28.02.2007
- ^ a b c Tưởng nhớ Nguyễn
Ngọc Lan Một trí thức yêu nước lý
tưởng qua đời, Diễn đàn, Sài Gòn
tháng 3.2013
- ^ a b Trần Bạch
Đằng, Tiễn biệt anh,
anh Nguyễn Ngọc Lan, Thanh
niên, 28 Tháng hai 2007
- ^ a b Số phận của những
kẻ phản tỉnh! Lưu trữ 2014-11-29
tại Wayback
Machine, nguoi-viet, 1 tháng 9 năm
2007
- ^ Linh mục Chân Tín
qua đời, BBC, 3 tháng 12 năm 2012
- ^ a b c Đôi điều về anh
Nguyễn Ngọc Lan, Đỗ Mạnh Tri,
phusaonline, Sài Gòn tháng 3.2013