Song Nhị
Sinh ra và lớn lên
tại quê hương Hà Tĩnh, mảnh đất miền Trung khô
cằn sỏi đá, lại là đất thiêng, sản sinh nhiều
anh kiệt. (Thi hào Nguyễn Du với Truyện Kiều)
SongNhị thuộc dòng
tộc Trần Kim, một trong những dòng tộc lớn, vào
thế kỷ 17 (năm 1685) đã có vị quan nhất phẩm
thời vua Lê Hy Tông, với công lao phò vua giúp
nước.
Vào lứa tuổi học
trò, niên thiếu, Song Nhị đã chạm mặt với bi
kịch qua cuộc giảm tô và cải cách ruộng đất tàn
bạo, man rợ năm 1950 -51 đến 1956 do cộng sản
miền Bắc phát động. Sự việc xảy ra không từ đầu
làng cuối xóm, không chỉ nghe nói, mà xảy ra
ngay tại sân nhà gia đình, nạn nhân chính thực
máu thịt chính mình…
Với quan điểm, lập
trường Quốc gia rõ rệt, Song Nhị đã tham gia
tranh đấu khéo léo nhưng không khoan nhượng, từ
kinh nghiệm thu nhận qua quá khứ, và dù với
cương vị, hoàn cảnh nào, sứ mạng chống độc tài
cộng sản cũng được nêu cao.
Tháng Tư 1975, định
mệnh miền Nam đã an bài, Song Nhị cũng chịu
chung số phận lưu đày ra đất Bắc cùng với hàng
vạn chiến hữu VNCH.
Anh vẫn là người
tiên phong với ý thức phản kháng của một tù
nhân, một nhân chứng, đồng thời là người cầm
bút. Trong trại tù tỉnh Thanh Hóa năm 1980, khi
có ba người bạn tù bị bắt đi trong giờ điểm danh
vào phòng giam, khí thế sôi động hơn 700 bạn tù
toàn trại, mỗi phòng tụ họp nhau hát những bài
hát tranh đấu. Lúc đầu chỉ một tốp hợp ca, về
sau hưởng ứng cả buồng thành một đại hợp
xướng...
Sau ba ngày, lực
lượng công an tràn vào trại, mở cửa phòng giam,
đọc lệnh, còng tay và trói dẫn đi biệt giam một
số.
Và Song Nhị là một,
bị kiên giam trong sáu tháng.
Song Nhị, người đấu
tranh đã trở thành người cầm bút, và là người
cầm bút từ những cuộc đấu tranh suốt quá trình
dài từ niên thiếu đến trưởng thành...
Anh viết khá nhiều,
đủ thể loại, từ Thơ, Truyện, đến phiếm luận, phê
bình.. Tác phẩm “50 Năm Cầm Bút” của một tác giả
đã sống và viết, là nạn nhân, nhân chứng của
chặng đường lịch sử đất nước, không chỉ mang giá
trị nội dung rõ nét, còn biểu lộ tư duy và cốt
cách của người viết. Song Nhị khát vọng nói lên
Sự Thật, vì anh ý thức thiên chức và phẩm hạnh
của người cầm bút trong thế giới Tự Do, khác hẳn
với “bồi bút” của chế độ độc tài Cộng sản…
Người cầm bút kiên
định, vô tư, không thành kiến cũng không thiên
kiến. Lẽ phải trên hết, không khuất phục trước
một áp lực nào; cũng không dễ ngã vào vòng quyến
rũ cơ hội.
Nhà văn Song Nhị đã
xuất bản được ba tác phẩm về thơ trước 1975. Sau
năm 1975, tại hải ngoại, ông đã xuất bản được ba
tác phẩm nữa về thơ –
Tiếng Hờn Chiến Mã (Cội Nguồân California 1996,
tái bản 2002),
Về Lối Đi Xưa (Cội Nguồn 1999) và
Tiếng Hót Loài Chim Di (Cội Nguồn 2002).
Năm 2003 ông cho xuất bản tập Lưu Dân Thi Thoại
(Khảo Luận Thơ, Cội Nguồn xb), cùng viết với nhà
văn Diên Nghị. Tác phẩm “Lời Rao Giảng Của Thơ”
của ông được xuất bản vào năm 2014, (NXB Cội
Nguồn).
Riêng về văn, ông
cho ấn hành tập bút ký tự truyện “Nửa Thế Kỷ
Việt Nam” vào đầu năm 2010, tái bản vào tháng 8/
2010; và mới đây “Tuyển Tập Văn 50 Năm Cầm Bút”
do NXB Cội Nguồn ấn hành cuối năm 2015 tại
California, Hoa Kỳ… Chính tác giả Song Nhị là
người đã làm sống lại dòng chảy của thời gian đã
qua, khơi lại nhịp thở của xã hội đương thời,
lay động được những hồn ma ngủ quên trong nấm mồ
oan khiên của lịch sử, dựng họ dậy để cùng ông
lên tiếng thêm một lần nữa trước công luận thế
giới về một giai đoạn tối tăm và bi thảm của
lịch sử Việt tộc…”
Vào năm 2016 ra mắt "Tuyển tập
Văn 50 Năm Cầm Bút” của tác giả Song Nhị dày đến
450 trang, gồm có tám chương, kể cả chương dẫn
nhập, đề cập đến nhiều đề tài liên hệ đến sáng
tác văn học, bút ký, tự truyện, khảo luận, tạp
văn, phiếm luận…. mà người điểm sách chỉ gói
trọn trong vài ba trang giấy thì làm sao mà nói
hết những điều cần nói, dù đã giới hạn theo cách
nhìn của một nhà giáo chuyên ngành sử học.
Nguồn: www.quangduc.com