Tạ Tỵ (1921 - 2004),
tên thật là Tạ
Văn Tỵ; là một họa sĩ và
còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức
ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu)
tại Hà Nội.
Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là
ngày 24 tháng 9 năm 1922,
vì khai muộn mất một năm.
Từ khi còn là một sinh viên, Tạ Tỵ
đã thành danh khá sớm. Năm 1941,
nhờ nhận một giải thưởng tranh, ông được đến
thăm kinh đô Huế.
Năm 1943,
ông tốt nghiệp tại trường Cao Đẳng Mỹ
Thuật Đông Dương. Và cũng năm này, bức
tranh "Mùa Hè" của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng
của Salon Unique.
Năm 1946,
chiến tranh nổ ra giữa Việt Nam và Pháp, Tạ Tỵ
cùng với nhiều hoạ sĩ Việt Nam khác, đã tham
gia mặt trận Việt Minh chống
Pháp và ông là người thầy dạy mỹ thuật đầu
tiên trong Liên khu 3. Tác phẩm "Nhớ Hà Nội"
năm 1947 (20
× 25 cm) được Tạ
Tỵ vẽ trong giai đoạn này.
Tháng 5 năm 1950,
Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến để trở về Hà
Nội. Ông viết cho một người bạn rằng "Cách suy
nghĩ của tôi không hợp với kháng chiến sau mấy
năm chung sống với họ".
Bắt đầu từ đầu thập niên 1950,
ngoài tài vẽ chân dung hí họa, ông còn sáng
tác trên nhiều lĩnh vực khác, như: truyện,
thơ, kịch bản, bút ký...
Năm 1951,
ông triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.
Sau 1954,
ông vào Nam và
sống ở Sài Gòn. Ở
đây ông đã phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng
Hòa với
cấp bậc sau cùng là Trung Tá trong Tổng cục
Chiến tranh Chính trị.
Năm 1956,
ông triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn. Năm 1961,
ông triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể
và trừu tượng cũng ở nơi đó.
Năm 1975, sau
thời gian học tập cải tạo, ông cùng vợ con
vượt biển đến Malaysia và
đến định cư tại Hoa Kỳ.
Trong thời gian sống tại nước ngoài,
Tạ Tỵ lại tiếp tục sáng tác. Năm 2003 sau
khi vợ ông qua đời tại Hoa Kỳ, ông quyết định
trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày
cuối cùng ở quê hương mình.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng
9 tháng 7 năm Giáp
Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số
18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh,
sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng
thọ 83 tuổi.
Tác phẩm
Hội họa
Bức
tranh "Đàn bà", tác phẩm tiêu biểu thời kỳ
Lập Thể của Tạ Tỵ, 1951
- Năm 1951:
triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.
- Năm 1956:
cuộc triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại
Sài Gòn.
- Năm 1961:
Cuộc triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập
thể và trừu tượng ở Sài Gòn.
Tác phẩm của ông được trưng bày tại
nhiều bảo tàng viện nghệ thuật quốc tế ở Tokyo, San Francisco, New York và Paris
Văn chương
- Những
Viên Sỏi (tập
truyện), Nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư 1962
- Yêu Và
Thù (tập
truyện), Nhà xuất bản Phạm Quang Khai 1970
- Mười
Khuôn Mặt Văn Nghệ (nhận
định văn học), Nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư
1970
- Phạm Duy
Còn Ðó Nỗi Buồn, Nhà xuất bản Văn Sử
Học 1971
- Cho Cuộc
Đời (thơ),
Nhà xuất bản Khai Phóng 1971
- Mười
Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Nhận
định văn học), Nhà xuất bản Lá Bối 1972
- Bao Giờ (tập
truyện), Nhà xuất bản Gìn Vàng Gởi Ngọc 1972
- Ý Nghĩ (tạp
văn), Nhà xuất bản Khai Phóng 1974
- Ðáy Ðịa
Ngục (hồi
ký), Nhà xuất bản Thằng Mõ 1985
- Những
Khuôn Mặt Văn Nghệ -
Đã Ði Qua Ðời Tôi (hồi ký), Nhà xuất bản
Thằng Mõ 1990
- Xóm Nhà
Tôi (tập
truyện), Nhà xuất bản Xuân Thu 1992
Nhận xét
Tạ Tỵ là một nghệ sĩ đa tài. Ban đầu
ông có vẽ sơn mài, cùng thời kỳ với những họa
sĩ như Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm...
Nhưng ông được biết đến nhiều hơn cả khi đi
theo trường phái tranh lập thể. Theo họa sĩ Trịnh
Cung, Tạ Tỵ là người gắn bó và đi đầu
trong phong cách hội họa lập thể ở Việt Nam từ
thập niên 1940 đến 1960.
Sang thập niên 1970,
ông chuyển sang phong cách trừu tượng.
Tuy sống trong thời kì hai miền Việt
Nam chia cắt, nhưng người ta không tìm thấy
bóng dáng chiến tranh trong hội họa Tạ Tỵ. Một
mảng tranh được công chúng biết đến nhiều là
những bức ký họa do Tạ Tỵ vẽ về những nghệ sĩ
mà ông quen biết. Những bức chân dung các nghệ
sĩ như Đái
Đức Tuấn, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn...
có thể tìm thấy nhiều trên sách báo miền Nam
Việt Nam trước 1975 và
được giới nghệ sĩ đánh giá cao.
Ngoài hội hoạ, ông còn nổi tiếng
trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện, thơ,
kịch bản, bút ký... Trong hơn nửa thế kỷ sáng
tác, Tạ Tỵ đã để lại nhiều tác phẩm với các
thể loại khác nhau.
Ðề tựa cho tuyển tập truyện ngắn Những
Viên Sỏi của
Tạ Tỵ xuất bản lần đầu tiên, Nhà văn Nguyễn
Hoạt viết: "Tôi
nhận thấy trong con người Tạ Tỵ cũng như
trong tác phẩm văn chương của anh, cái đáng
yêu nhất, đáng quý nhất vẫn là 'Tình Thương'
chân thành, một 'Tình Thương' do sự khích
động qua xúc cảm mà bật ra, chứ không phải
là một thứ văn chương hời hợt, giả tạo."
Tranh Tạ Tỵ
Năm 1951,
Tạ Tỵ triển lãm tranh tại Hà Nội, có lẽ bức
tranh sơn dầu mang tên Cô
Đơn (67
x 54.5 cm) đã có mặt.(xem ảnh) Bức tranh Cô
Đơn được
nhà Sotheby đấu giá hồi tháng 4 năm2000,
và bán được với giá khá cao: 19.550 Singapore
dollars.
Trong catalogue của Sotheby đã nhận
xét bức tranh:
- "Đây
là một trong những tác phẩm tiêu biểu của
thời kỳ Lập
Thể của
Tạ Tỵ. Tác giả sử dụng tài tình những màu
sắc mạnh mẽ, đặt nhân vật ngay vào ngay
trung tâm bức tranh, những hình thể kỹ hà,
chẳng hạn như việc xử lý mái tóc không
tuân theo luật đăng đối, đường nét mạnh
bạo của chiếc cổ và sự sắp xếp của khăn
quàng thành những mặt cắt của một hình kim
cương… tất cả bố cục này tạo thành một bức
tranh Lập Thể độc đáo."
Vào đầu thập niên 1960,
Tạ Tỵ vẽ một loạt 50 chân
dung của
các nhân vật văn nghệ miền Nam Việt Nam. Đây
là loạt tranh chân dung đầu tiên thể hiện
những cá nhân độc đáo, trong một phong cách
đặc biệt. Sự phối hợp truyền thần và phong
cách Lập thể, những mảng màu tương phản gắt
gao cắt nhau, nhằm bộc lộ cá tính và nghề
nghiệp của nhân vật.
Như bức tranh Chân
dung Vi Huyền Đắc là
một ví dụ. Vi Huyền Đắc vừa
là nhà ngôn ngữ học, tự vị học và nhà viết
kịch. Nhưng nơi con người có nhiều khả năng
này, Tạ Tỵ đã chọn "nhà viết kịch" để thể hiện
Vi Huyền Đắc: chân
dung được trình bày bên cạnh bức màn sân
khấu đỏ rực, cứ như Vi Huyền Đắc đang ở bên
cánh gà.
Bức Mùa
hè đỏ lửa (1972,
350 x 170 cm), khi Tạ Tỵ trở về Việt Nam,
bức tranh được đổi tên Cất
Cánh, vẽ theo phong cách trừu
tượng, được treo ở Bảo tàng
Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1998. Đây là bức tranh sơn dầu lớn nhất
trong bộ sưu tập của nhà bảo tàng này.
Thơ Tạ
Tỵ
- Thương về
năm cửa Ô xưa
- Tôi đứng
bên này vỹ tuyến
- Thương về
năm cửa Ô xưa
- Quan Chưởng đêm
tàn dẫn lối
- Đê cao
hun hút chợ Dừa
- Cầu Rền
mưa dầm lầy lội
- Gió về đã
buốt lòng chưa?
- Yên Phụ
đôi bờ sóng vỗ
- Nhị Hà
lấp lánh sao thưa
- Cầu Giấy
đường hoa phượng vĩ
- Nhớ nhung
biết mấy cho vừa...
- Cửa Ô ơi,
cửa Ô
- Năm ngả
đường đất nước
- Trôi từ
vạn nẻo sông hồ
- Nắng mưa
bốn hướng đổ vào lòng Hà Nội
- Gục đầu
nhớ tiếng võng đưa!...
- Có biết
chăng ai, mái tóc bồng bềnh chảy
xuôi ý đẹp
- Có nhớ
chăng ai, lệ nào ướt đẫm tình
người
- Tê tái
tiếng cười
- Từng cánh
hoa đời khép lại
- Thương về
năm cửa Ô xưa!...
|
- Câu
chuyện ngày xưa
- (Trích)
- ...Một
buổi em đi mười chín
- Lấy chồng Kinh Bắc xa
xôi.
- Đồi núi
chập chùng mở hội,
- Gió về se
lạnh lòng tôi.
- Gác nhỏ
giã từ tưởng vọng
- Mưa về
quằn quại tiếc thương
- Đâu giấc
mơ tình dằng dặc?
- Nhìn qua
ô cửa mười phương...
- ...Em lại
trở về buồng cũ
- Bên chồng
ôm ấp con thơ.
- Tôi lại
trở về gác nhỏ,
- Nhìn em
như chẳng bao giờ.
- Nhưng
thôi còn đâu buổi ấy
- Tôi ngồi
dằn bút lòng đau.
- Gác cũ
trơ vơ gạch ngói,
- Kinh
thành tang tóc lên màu.
- Phố nhỏ
nằm trơ nắng rãi
- Bóng
nghiêng cây đổ đường dài.
- Lớp lớp
nhà xiêu bụi trắng,
- Mùa thu
tím sắc lòng ai?
- Em có về
đây một buổi
- Tôi chờ
đã héo màu hoa.
- Năm tháng
phai xanh tàn tạ,
- Hờ ơi,
thuở ấy đâu mà ?...
- (Hà Nội,
1952)
|