Tác Giả
TÔ THÙY YÊN


   Nhà Thơ Tô Thùy Yên (1938-2019)
 (ảnh vanngheboston)

Tô Thùy Yên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
Tô Thùy Yên
Sinh 20/10/1938
Gò Vấp, Sài Gòn
Mất 21/5/2019
Houston, Texas, USA
Công việc Nhà thơ, quân nhân

Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên (1938[1][2]- 21/5/2019[3][4]) là một nhà thơ nổi tiếng người Việt Nam. Ông là tác giả bài thơ "Chiều trên phá Tam Giang"[5] mà một phần của đã được Trần Thiện Thanh phổ nhạc.[6] Ông cũng là tác giả bài "Trường Sa hành" sáng tác vào Tháng Ba, 1974 không lâu sau khi Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa để vinh danh những chiến sĩ bảo vệ đất nước ngoài biển khơi.[4]

Tiểu sử

Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1938 tại Gò Vấp. Cha là chuyên viên phòng thí nghiệm Viện Pasteur, Sài Gòn, sau về công tác ở Bệnh viện Chợ Rẫy.

Thuở nhỏ học trung học Trường Petrus Trương Vĩnh Ký, có ghi danh theo học ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, ban văn chương Pháp, một thời gian rồi bỏ dở.

Ông bắt đầu có thơ đăng trên báo Đời Mới (thập niên 1950) trước khi xuất hiện và nổi tiếng trên tạp chí Sáng Tạo. Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng là những người nòng cốt của nhóm Sáng tạo, một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh "Thơ Tự Do" trên văn đàn Miền Nam vào thập niên 1960. Ông là người miền Nam duy nhất trong nhóm Sáng tạo.

Cuối năm 1963 ông nhập ngũ, phục vụ ngành chiến tranh chính trị. Chức vụ cuối cùng là thiếu tá, trưởng phòng Tâm lý chiến.

Tô Thùy Yên lập gia đình với vợ chánh là bà Huỳnh Diệu Bích, nhưng ông còn có thời gian chung sống và có mấy con với nhà văn nữ Nguyễn Thị Thụy Vũ.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị nhà cầm quyền cầm tù ba lần, tổng cộng gần 13 năm. Cuối năm 1993 cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư theo dạng tù nhân chính trị  Saint Paul, Minnesota rồi sau chuyển về sống ở Houston, tiểu bang Texas.[4]

Ông mất ngày 21 tháng 5 năm 2019 tại Texas.

Tác phẩm

  • Thơ tuyển (xuất bản ở Đức năm 1994; Minnesota, Hoa Kỳ, 1995)[7]
  • Thắp Tạ (An Tiêm, Houston, Hoa Kỳ, 2004).[8]

Chú thích

  1. ^ “Language International”. Google Books. Truy cập 2 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ “Tenggara”. Google Books. Truy cập 2 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ "Đọc Trường Sa hành của Tô Thùy Yên..."
  4. ^ a ă â "Nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời..."
  5. ^ Tô Thùy Yên, Chiều trên phá Tam Giang, bản điện tử trên thivien.net.
  6. ^ Du Tử Lê, Tô Thùy Yên, một trong những tiếng thơ lớn, của 20 năm văn chương miền Nam, dutule.com, 2012
  7. ^ Tô Thùy Yên, Thơ tuyển (1995), bản điện tử trên thivien.net
  8. ^ Tô Thùy Yên, Thắp tạ (2004), bản điện tử đăng trên talawas. Ghi chú ở đầu sách: "Tập thơ này do tác giả tự xuất bản, nhưng được đặt dưới danh hiệu An Tiêm, nhằm thể hiện một lời hứa tương tri đã lâu năm giữa tác giả và nhà xuất bản."

Liên kết ngoài


Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Th%C3%B9y_Y%C3%AAn


CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG


TA VỀ - Nhạc

TA VỀ  - Thơ





NHÀ THƠ TÔ THÙY YÊN QUA ĐỜI Ở TEXAS HOA KỲ

Tác giả bài thơ 'Chiều trên phá Tam Giang', nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong những nhà thơ lớn nhất của miền Nam trước 1975, vừa qua đời ở Houston, bang Texas, hưởng thọ 81 tuổi.

Tin về sự ra đi của nhà thơ lan nhanh trên mạng trong ngày thứ Tư 22/5/2019. Tên thật là Đinh Thành Tiên, Tô Thùy Yên sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, là cựu học sinh trường Petrus Ký và trường tư thục Les Lauriers, ông từng theo học Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ban Văn chương Pháp.

Làm thơ từ năm 16, 17 tuổi, Tô Thùy Yên được ca tụng là một trong “tứ trụ của thi ca miền Nam” cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, và Nguyễn Đức Sơn.

Năm 1956, cùng với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo và các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, ông sáng lập một nhóm sáng tác mang tên Sáng Tạo, được biết đến với phong trào khai sinh "thơ tự do" ở miền Nam vào thập niên 1960.

Trao đổi với VOA-Việt ngữ, nhà thơ Du Tử Lê cho biết đã từng làm việc với ông Tô Thùy Yên tại Cục Tâm lý chiến ở Saigon. Ông nói:

“Thứ nhất, đó là một tiếng thơ lớn của miền Nam, thứ hai, đó là một người rất là nguyên tắc. Thời gian anh ở trong quân đội, anh là người rất là kỷ luật, thăng tiến rất là nhanh. Chức vụ sau cùng của anh là Thiếu Tá, Trưởng Phòng Văn nghệ của Cục Tâm lý chiến.”

Trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Tô Thùy Yên, phải nhắc đến bài thơ “Chiều trên phá Tam Giang”, được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc. Một bài thơ khác có ý nghĩa lịch sử gây ấn tượng cả trước lẫn sau năm 1975 là “Trường sa hành”, sáng tác tháng 3 năm 1974, hai tháng sau ngày Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc từ tay Việt Nam Cộng Hòa.

Trao đổi với VOA-Việt ngữ từ California, nhà báo Đinh Quang Anh Thái nói nhà thơ Tô Thùy Yên đã "để lại một dấu ấn lớn trong sinh hoạt văn học của miền Nam", ông nhắc tới một số bài thơ đã gây ấn tượng sâu sắc đối với ông.

“Trước năm 1975, chúng ta biết đến bài Trường Sa hành và bài Chiều trên phá Tam Giang, nhưng mà sau năm 1975, với 10 năm tù, Tô Thùy Yên lúc ông trở về, thì bài 'Ta về' nức tiếng, trong đó có những câu như:

Ta về khai giải bùa thiêng yểm 
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi 
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ 
Một lần kể lại để rồi thôi

Câu ấy chứng tỏ cho thấy rằng ông không còn mang nặng chĩu một tấm lòng thù hận hoặc oán hận một giai đoạn mà ông đã bị cực nhọc như vậy.”

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái chia sẻ một kỷ niệm có thể nói lên được con người Tô Thùy Yên:

“Chúng tôi nhớ rằng lúc mà anh em từ Việt Nam phát động phong trào xây dựng nhà cho gia đình các chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974, nhà thơ Nguyễn Duy ở trong nước, tác giả của bài Từ xa nhìn tổ quốc bày tỏ thiết tha muốn mời được Tô Thùy Yên từ hải ngoại trở về, cùng với Duy làm một đêm thơ ở Saigon, đọc Trường Sa hành và Ta về thì có lẽ sẽ thích thú lắm, anh Tô Thùy Yên có nói rằng anh muốn lắm nhưng sức khỏe không cho phép, và anh đã chép nguyên văn bài Ta Về để tặng cho chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa. Bài thơ đó đã được anh em nhóm Nhịp cầu Hoàng Sa ở Việt Nam bán đấu giá để góp tiền xây nhà cho gia đình các chiến sĩ VNCH đã tử trận trong trận chiến Hoàng Sa 1974. Bây giờ ngồi nhớ lại Tô Thùy Yên thì nhớ lại nụ cười rất hiền của một người miền Nam, nhớ lại điếu thuốc, và nhớ lại 2 câu thơ chót: “Còn chút rượu nồng xin rưới xuống, Giải oan cho cuộc biển dâu này.”

Tô Thùy Yên đã cùng gia đình sang định cư tại Saint Paul, Minnesota vào cuối năm 1993, sau đó chuyển về sinh sống tại thành phố Houston, bang Texas cho tới khi ông qua đời.

 Hoài Hương -VOA

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nha-tho-to-thuy-yen-qua-doi-o-texas-hoa-ky/4928376.html


Thư Mục


STT
Đề Tài (bấm vào đề tài đọc tiếp)
Tác Giả
1
Chiều Trên Phá Tam Giang
Tô Thùy Yên
2
Trường Sa Hành
Tô Thùy Yên
3
Anh Hùng Tận
Tô Thùy Yên
4
Ta Về
Tô Thùy Yên
5
Con Đường Bè Bạn
Phan Lạc Phúc
6
Thơ Tuyển [ 36 bài]
Tô Thùy Yên
7
Thắp Tạ [44 bài]
Tô Thùy Yên
8
Tô Thùy Yên - Kinh Khổ
Từ Thức
9
Giới Thiệu Bài Thơ "Hoa Từ Bi Độ Lượng" Của Cái Trọng Ty
Tô Thùy Yên







Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)

www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 10000 Tác phẩm )


Email: thuky@vietnamvanhien.org




Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt