Tác Giả
VÕ HOÀNG

Nhà văn Võ Hoàng tên thật lá Võ Hoàng Oanh ra đời năm 1952 tại Phú Quốc (Kiên Giang). Là một ngôi sao sáng trên vùng trời Hải ngoại nhưng anh đã từ bỏ tất cả, danh vọng và tự do mà anh vừa kiếm được để theo bước chân người sinh viên Trần Văn Bá vừa ngã gục vì hai tiếng gọi Quê Hương và Nhân đạo. Anh đã chọn lựa cho mình con đường gian khó vì Quê Hương và Đồng Bào ruột thịt.
Võ Hoàng cùng Tưởng Năng Tiến, Lý Khánh Hồng, Thượng Văn và Lôi Tam thành lập tạp chí và xuất bản Nhân Văn (1982). Vào giai đoạn khai sinh của cộng đồng người Việt tại Hải ngoại Nhân Văn đã đóng góp vào kho tàng văn hóa của dân tộc.

Anh đã viết « Trong lòng cách mạng » để ghi lại những điều mắt thấy tai nghe mà anh là một chứng nhân sau ngày đổi đời 30 tháng 4. Là một Hạ sĩ Quan Hải quân của Quân Lực Việt Nam cộng Hòa tham gia phong trào Phục Quốc bị bắt, đi tù, ra tù, đi rải truyền đơn, rồi bị truy lùng phải chạy sang Úc năm 1978.

Qua « Góc bể bên trời » anh kể lại chuyến vượt biên của mình và qua đó nói lên thân phận của dân tộc.

Hai tác phẩm « Măng đầu mùa » và « Đất lạ » viết cùng Tưởng Năng Tiến đã cho chúng ta thấy nhưng trăn trở của anh trong số phận tha hương.

Tháng 5 năm 1984 anh đã đi vào chiến khu và trở thành người Kháng chiến Quân và nhận lãnh trách nhiệm Tổng thư ký Hội Văn Nghệ Sĩ Kháng chiến.
Đầu năm 1985 đồng bào hải ngoại bắt đầu xem được những sáng tác mới của Vũ Hoàng trên báo Kháng chiến. những suy tư chất chứa trong tâm huyết tràn ra cùng đồng bào ruột thịt. Không chỉ là một nhà văn, Võ Hoàng còn là một nhà thơ, một nhạc sĩ.

Theo Facebooker:
Lịch sử Văn hóa và Truyền thống Việt Nam



  VÕ HOÀNG

Tên thật Võ Hoàng Oanh. Sinh 1952 ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

1974: Gia nhập Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
1975-1976: Tù cải tạo.
1978: Vượt biển, đến Úc.
1979: Định cư ở Hoa Kỳ.
1980-1981: Cộng tác viên báo Đại Dân Tộc của Hà Túc Đạo và tạp chí Việt Nam của Vũ Thế Ngọc.
1982: Cùng với Tưởng Năng Tiến, Thượng Văn, Lý Khánh Hồng chủ trương tạp chí Nhân Văn ở San Jose.
1983: Gia nhập Mặt Trận ông Hoàng Cơ Minh.
1984: Về Thái Lan, Đông Dương.
1984-1987: Uỷ viên chính trị cấp Kháng Đoàn.
1986: Tổng Thư Ký Hội Văn Nghệ Kháng Chiến.
Mất ngày 28 tháng Tám 1987, tại rừng núi Nam Lào.

Tác phẩm:

Măng Đầu Mùa, truyện ngắn, cùng viết với Tưởng Năng Tiến, Nhân Văn xuất bản 1982.
Trong Lòng Cách Mạng, truyện ngắn, Nhân Văn xuất bản 1983.
Góc Bể Chân Trời, truyện dài, Nhân Văn xuất bản 1983.
Đất Lạ, truyện ngắn, cùng viết với Tưởng Năng Tiến, Hương Quê xuất bản 1984.

Trong buổi lễ tưởng niệm tổ chức tại San Jose, ngày 26 tháng 8, 2001, con trai út của nhà văn Võ Hoàng là Võ Hoàng Nguyên Kha phát biểu: “Thưa các bác, chúng con đã xa cha khi còn nhỏ, chưa được nhìn rõ mặt cha một lần. Khi lớn lên, chúng con hỏi mẹ rằng cha đi đâu mà không thấy về.” Chị Đỗ Kim Hương, vợ Võ Hoàng, cảm động nhắc lại: “Vào năm 1984, anh ngỏ lời cùng tôi về quyết định dấn thân vào đại cuộc đấu tranh. Tôi vô cùng đau buồn thương tiếc số phận ngắn ngủi của anh, nỡ ra đi khi đàn con thơ dại đang cần sự dạy dỗ của anh.” Nhưng chị nói: “Tôi hãnh diện…” Nhà báo Lâm Văn Sang, khi thuật lại những việc trên, đã viết: “Tôi biết người đàn bà đó, tuy không biết rõ như tôi biết Võ Hoàng. Bà cũng đã chiến đấu trong tư thế của mình, một mình, trên một đất nước xa lạ, thay chồng nuôi ba người con nên người. Kha năm nay đã vào đại học.”

 

 Theo: Nguyễn Xuân Thiệp https://gocbebentroi.wordpress.com/2011/06/27/tamkhucmotnhavan/




Thư Mục

STT
 Tác Phẩm
Tác Giả
1
Trong Lòng Cách Mạng
Võ Hoàng
2
Võ Hoàng - Nhà Văn Đông Tiến
FacebookLSVHTTVN
3
Võ Hoàng - Nhà Văn: Kẻ Dám Sống Trước Nhân Vật
Lê Thị Huệ
4
Nhớ Võ Hoàng - Nhà Văn Đi Kháng Chiến
Nguyễn Xuân Nghĩa
5
Măng Đầu Mùa
Võ Hoàng
6
Gốc Bể Bên Trời
Võ Hoàng
7


8



Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)

www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 7600 Tác phẩm )


Email: thuky@vietnamvanhien.net




Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và
 phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
 kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt