Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.net




Biên Cương Tổ Quốc Ở Đâu ?

Đông Biên



Mục Lục

Phần I : Nguồn Gốc và Địa Bàn Sinh Sống của Việt Tộc
             Cuộc Xâm Chiếm Đất Việt Lần Thứ Nhất

Phần II : Cuộc Xâm Chiếm Đất Việt Lần Thứ Hai
              Cuộc xâm chiếm nước Biệt Lần Thứ Ba
Phần III : Lĩnh Nam
Phần IV : Biên Giới Việt Nam Qua Các Thời Đại
Phần V: Biên Giới Việt Nam Thời Pháp Thuộc
Phần VI : Đảng Cộng Sản Việt Nam Dâng Đất Cho Đảng Cộng Sản Trung Hoa
Phần VII : Cộng Sản Việt Nam Dâng Biển Cho Cộng Sản Trung Hoa



(Tiếp Theo Phần IV)


PHẦN V

 

BIÊN GIỚI VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC

 

NƯỚC PHÁP VÀ NƯỚC TÀU PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI VN.

 

 

     Khỏang giữa thế kỷ thứ 19, nước Pháp chiếm nước ta. Triều đ́nh nhà Nguyễn và Pháp kư Hiệp ước Bảo hộ ngày 6 tháng 6 năm 1884. Điều khỏan I của Hiệp ước quy định : “Nước An Nam nh́n nhận và chấp thuận sự bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ đại diện cho An Nam trong mọi liên hệ với các nước khác. Người An Nam sống ở ngoại quốc sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của nước Pháp.” Người Pháp đă dựa vào điều khỏan này để phân định biên giới giữa ta và nước Tàu. Nhà nước bảo hộ Pháp và triều đ́nh Măn Thanh đă kư hai Hiệp định xác nhận về biên giới Việt-Hoa vào ngày 26.6.1887 và ngày 20.6.1895 tại Bắc Kinh, sau khi đă kư Hiệp ước Biên giới ngày 9.6.1885 tại Thiên Tân. Điều 15 của Hiệp ước này ghi : “Nước Pháp bảo đảm từ nay sự vẹn toàn lănh thổ của vua xứ An Nam, bảo vệ xứ này chống lại những gây hấn đến từ bên ngoài và chống lại những phản loạn ở trong nước..” Nước Pháp có tôn trọng sự vẹn toàn lănh thổ của nước Việt Nam hay không, người Pháp có v́ quyền lợi riêng tư mà nhượng đất Việt Nam cho nước Tàu hay không ? Chúng ta theo rơi cuộc phân định biên giới Việt Hoa do người Pháp và người Tàu chủ trương.

     Việc phân định và cắm mốc biên giới Việt Hoa bắt đầu ngày 12.1.1886 giữa hai phái đ̣an Pháp –Thanh tại Đồng Đăng (Lạng Sơn). Sau hơn 10 năm làm việc phân giới đă có một số cột mốc được cắm.

       Số cột mốc có tất cả là 308 cột. Vùng biên giới giáp với Quảng Đông có 33 cột. Cột thứ nhất cắm trên một đảo nhỏ tên là Sư Tử Lănh. Cột thứ 33 cắm tại một ngọn đèo khoảng giữa hai núi kư hiệu 746 và 750, cách thung lũng Bắc Cương Ải  340m. về hướng nam.

      Tại vùng biên giới giáp với Quảng Tây được chia lảm hai đoạn. Đoạn một từ sông B́nh Nhi, trên sông Kỳ Cùng cho đến biên giới tỉnh Quảng Đông, cắm từ Tây sang Đông có 67 cột. Cột mốc vùng Nam Quan, mang số 18, được cắm trên con đường từ cổng Nam Quan, cách cổng Nam Quan 100 mét về hướng Đồng Đăng. Đoạn thứ 2 từ B́nh Nhi đến biên giới tỉnh Vân Nam có 140 cột mốc cắm từ Đông sang Tây. Thác Bản Giốc, xưa gọi là Tụ Tổng trên sông Quy Xuân (hay Quy Thuận hay Quế Chung) ở đoạn này, v́ thác ở gần đồn Bản Giốc nên Pháp gọi là Thác Bản Giốc. Thác này ở gần cột số 52, 53, 54.

      Vùng biên giới Vân Nam chia làm 5 đoạn. Đọan thứ 5 tính từ hữu ngạn sông Hồng. Từ sông Hồng đến sông Đà không cắm mốc. Từ sông Đà đến biên giới Lào có 4 cột mốc. Theo Công ước Gérard năm 1895 th́ phần Thượng Lào thuộc về Việt Nam. Pháp lấy danh nghĩa Việt Nam để kư với Tàu vùng biên giới Thượng Lào giáp Vân Nam.

      Vùng tả ngạn sông Hồng được chia ra làm 4 tiểu đoạn. Đoạn thứ nhất từ hợp lưu sông Hồng với sông Lũng Pô qua sông Nậm thi, biên giới là gịng sông th́ không cắm mốc. Đoạn 1 đến sông Kosso (Tiểu Đỗ Chú Hà) th́ có 21 cột mốc, đoạn thứ 2 từ Tiểu Đỗ Chú Hà đến Cao Mă Bạch có 19 cột mốc được cắm. Đoạn 3 và 4 từ Cao Mă Bạch đến biên giới Quảng Tây gồm có 24 mốc. Như thế từ sông Hồng đến biển có 304 cột mốc. Từ sông Hồng đến biên giời Lào có 4 cột mốc, như vậy có 308 cột mốc tất cả.

      Chiều dài đường biên giới Việt Hoa theo Công ước Pháp Thanh th́ có vào khoảng 1350 cây số, nhưng đó là tính theo Công ước Gérard 1895 kéo dài biên giới từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cửu Long bao gồm cả vùng Thượng Lào. Con số 1350 cây số biên giới  là tính từ biển tới sông Cửu Long. Nay bỏ miền Thượng Lào ra th́ biên giới Việt Hoa c̣n vào khoảng 900 cây số.

 

    

NHỮNG VÙNG ĐẤT BỊ MẤT.

 

 

1-  MẤT ĐẤT LÀO.

 

     Người Lào vốn thuộc giống Thái (Âu Việt) là giống có địa bàn ở Nam Trung Hoa, từ Tứ Xuyên xuống Lĩnh Nam, Vân  Nam. Kể từ khi nhà Tần chiếm Ba Thục, dân tộc Thái cứ dần dần bị đẩy lui xuống phía nam bán đảo Đông Dương và thành lập nhiều nước như Thái Lan, Miến Điện, Lào. Có một số bộ lạc Thái sinh sống tại miền bắc Việt Nam.

     Có nhiều bộ lạc hay nổi lên cướp phá như bộ lạc Ngưu Hống, bộ lạc Bồn Man. Ngưu Hống là bộ lạc Thái Đen ở Sơn La bên bờ sông Đà. Bồn Man là bộ lạc Thái ở vùng Xiêng Khỏang. Bồn Man bị vua Lê Thánh Tông dẹp và đặt thành phủ Trấn Ninh. C̣n Ngưu Hống bị nhà Trần diệt, sáp nhập vào địa đồ Việt Nam đặt thành Mường Lễ, tỉnh Sơn La.

      Nước Lào lúc đầu gồm nhiều bộ lạc và nước nhỏ như đất Lăo Qua cũng gọi là Nam Chưởng (Luang Prabang), Vạn Tượng (Vientian). Đến năm 1353, một lănh tụ Lào là Fa Ngum chinh phuc được 2 nước trên thành lập nước tên là Lan Xang, đôc lập với Chân Lạp, đóng đô ở Mường Luông (Luang Prabang). Người Lào lúc th́ giúp các bộ lạc biên thùy giữa Việt Nam và Lào cướp phá Việt Nam. Lúc bị quân Xiêm (Thái Lan) xâm chiếm lại kêu cứu Việt Nam giúp đỡ. Có lần vua Lào phản bội, bị quân Việt Nam kéo qua chiếm Luang Prabang và đuổi vua Lào tới tận biên giới Miến Điện.

     “Đời vua Minh Mệnh (1827) người Nam Chưởng (Luang Prabang) thông với Xiêm La, rồi cứ đem quân xuống quấy nhiễu đất Trấn Ninh. Tù trưởng là Chiêu Nội xin đem đất Trấn Ninh về nội thuộc Việt Nam. Vua Thánh tổ (Minh Mệnh) phong cho Chiêu Nội làm Trấn Ninh Pḥng ngự sứ…Lại có đất Tam Động và Lạc Phán (trước thuộc về Vạn Tượng) cũng xin nội thuộc. Triều  đ́nh chia những đất ấy ra làm hai phủ là Trấn tĩnh phủ và Lạc biên phủ. Năm ấy lại có xứ Xa Hổ, Sầm Tộ (Sam Teu), Mường Soạn, Mang Lan (Mường Lam), Tŕnh Cố, Sầm Nứa (Sam Neua), Cam Môn và Cam Linh đều xin thuộc. Vua Thánh Tổ chia những đất ấy ra làm ba phủ là Trấn Biên, Trấn Định, Trấn Man…Ở miền Cam Lộ thuộc Quảng Trị lại có những mường Mang Vang, Ná Bi, Thượng Kế, Tả Bang, Xương Thịnh, Tầm Bồn, Ba Lan, Mang Bổng, Lang Thời xin về nội thuộc, chia làm 9 châu. Đại khái là đất Sầm Nưá, đất Trấn Ninh, đất Cam Môn và đất Savanakhet bây giờ, thuộc về Việt Nam.” (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược)

       Vương quyền Việt Nam đă bao trùm nước Lào cho đến bờ sông Mekong. Người Pháp đă biết quyền thượng quốc của Việt Nam trên Lào và Cao Miên nên gọi các vua Việt Nam là Hoàng Đế (Empereur d’Annam)gọi nước Việt Nam là Đế quốc (Empire d’Annam).

       Khi phân định biên giới chung giữa Việt Nam và Trung Hoa, người Pháp đă coi phần Thượng Lào là đất Việt Nam. Người Pháp thay mặt vua An Nam để phân định biên giới giữa Vân Nam và Lào, không hề nói đến chủ quyền của vua hay nước Lào. Công Ước Gérard năm 1895 nói rơ điều đó :

        “Đường biên giời chung giữa Vân Nam và An Nam từ hợp lưu của sông Đà với sông Nậm Nạp cho đến sông Cửu Long th́ được định như sau: Từ hợp lưu sông Đà với sông Nậm Nạp, đường biên giới theo sông Nậm Nạp cho tới nguồn, sau đó, theo hướng tây nam dường phân thuỷ cho đến nguồn của sông Nam Kang vả Nam Hou.

     

        Từ nguồn sông Nam Hou, đường biên giới theo đường phân thuỷ giữa lưu vực của sông Nam Hou và sông Nam La, nhường cho Tàu, phía tây, Bản Noi, O Pang, O Hou, sáu núi Trà và nhường cho An Nam, phía đông Mường Hou và Wou Te cùng với Confédération Hua Panh Ha tang hoc. Đường biên giới theo hướng bắc nam, tây nam cho tới nguồn của Nam Suo Ho và hợp lưu tả ngạn sông Nam La cho tới sông Cửu Long và sông Nam La ở phiá tây bắc của Muong Pou, vùng đất Muong Man và Muong Joueun th́ để cho Tàu. Vùng đất Tám Mỏ Muối (Pa Fat Sai) th́ để cho An Nam,”

        Lúc đó, đế quốc Anh đang chiếm Ấn Độ và Miến Điện lại có ảnh hưởng rất mạnh ở Thái Lan mà Pháp th́ chiếm Việt Nam. Hai con cọp đang dành miếng ăn, sợ có xung đột nên người Anh gợi ư cần có một vùng trái độn. Người Anh th́ cam kết không xâm chiếm Xiêm La (Thái Lan), người Pháp sẽ cắt đất của Việt Nam ở Lào và Cao Miên làm trái độn. Và người Pháp thành lập nước Lào dưới quyền cai trị của họ.

       Người Pháp dựa vào quyền triều đ́nh Huế bắt nước Xiêm phải trả lại các phần đất đă chiếm của Lào. Nhưng khi bắt Xiêm phải nhượng bộ rồi, người Pháp lại tách các phần đất thuộc về Việt Nam như phủ Trấn Man, Trấn Ninh, Trấn Tĩnh, Trấn Định, Lạc Biên và 9 châu thuộc đạo Cam Lộ ra để sáp nhập với những phần đất c̣n lại lập ra hai khu vực Hành Chánh lớn là Thượng Lào và Hạ Lào (nghị định của Toàn quyền Đông Dương năm 1895). Bốn năm sau (1899) Pháp đă tách tỉnh Stung Treng của Hạ Lào để ghép vào nước Cao Miên. Năm 1902 Xiêm phải trả phần đất vùng Bassac lại cho Pháp rồi sau đó lại phải trả nốt phần đất phía tây sông Mékong mà trước đây thuộc vương quốc Luang Prabang cho Pháp. Năm 1904, Pháp đă tách tỉnh Darlac khỏi Hạ Lào để trả lại cho Việt Nam. Phiá bắc, Pháp duy tŕ vương quốc Luang Prabang nhưng phiá nam họ trực tiếp cai trị. Nước Lào trái độn được thành h́nh như thế đó.

      Hai đế quốc thực dân muốn tránh xung đột mà Việt Nam mất đất Lào và Cao Miên !

 

 

2 -  MẤT 6 CHÂU XỨ THÁI.

 

      Lai Châu và Sơn La ngày nay là vùng đất người Thái sinh sống. Vùng này được gọi là “Sịp Song Châu Thái” (Mười hai châu thái). Sơn La là đất người Thái Đen, ngày xưa là đất Ngưu Hống. Lai Châu là đất của người Thái Trắng. Gọi là Thái Trắng v́ họ ưa mặc quần áo trắng. Gọi là Thái Đen v́ màu đen quần áo họ mặc. Có người tưởng rằng Thái Đen là da họ đen. Không phải vậy, người Thái dù bộ lạc nào cũng trắng cả, chẳng vậy mà ngày xưa ông Tổ Đế Minh của ta đă phải lặn lội từ vùng Hoàng Hà xuống măi tận Ngũ Lĩnh để t́m Tiên Nữ (Mỵ Nương Thái) đó hay sao ! Dân Thái sống dưới quyền cai trị của các tộc trưởng, cha truyền con nối gọi là Phú Tạo hay Lang Đạo (phụ đạo). Các tộc trưởng hay tù trưởng này v́ quyền lợi riêng tư mà lúc th́ theo Tàu lúc th́ trở về Việt Nam v́ địa bàn sinh sống của họ nằm giữa biên giới Việt Hoa, v́ thế mà có truyện tranh chấp giây dưa lâu năm  giữa hai nước. (Truyện tranh chấp này đă được nói ở một đoạn phần trước, nay xin nhắc lại cho có sự liên tục khi nói người Pháp nhường đất cho  Tàu.)

     Tỉnh Lai Châu trước gọi là phủ An Tây thuộc đạo Hưng Hóa. Phủ An Tây có 10 châu là Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Ph́, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm, Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai và Luân.

    Đời Lê Cảnh Hưng tù trưởng Ḥang Công Thư chiếm động Mănh Thiên, nhà Lê b́nh được động Mănh Thiên th́ con Công Thư là con Công Toản chạy sang náu ở Vân Nam đem 6 châu Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Ph́, Lễ Tuyền, Tuy Phụ và Khiêm phụ thuộc vào nhà Thanh. Sau đó nhà Lê sai sứ đ̣i vua Thanh trả lại nhưng nhà Thanh làm ngơ. Đến đời nhà Tây Sơn làm biểu xin lại cương giới Hưng Hóa (6 châu đă mất) lại bị Phúc Khang An từ chối. Đến đời Gia Long, tù trưỏng Lai Châu và Văn Bàn là Đèo Chính Ngọc và Đèo Quốc Uy xin bằng cấp của trấn Hưng Hóa để chiêu dụ dân phân tán trở về. Do đấy dân các động Mường Tè, Mường Phù, Mường Phương, Mường Tôn, Na Hoài (trước là người châu Lai) và B́nh Lư (trưóc là người châu Tuy Phụ) đem nhau trở về. Quan lại nhà Thanh thấy thế gởi giấy sang triều  đ́nh nhà Nguyễn phản đối.

     Đời Tây Sơn dấy nghiệp, vua Quang Trung đưa tờ biểu nhờ viên Tổng đốc Lưỡng Quảng chuyển đạt lên vua Thanh yêu cầu trả lại đất mất từ đời Mạc Kính Khoan, có đọan như sau :

     “……Một giải biên thùy nước thần, mặt tây bắc tiếp giáp ba phủ Lâm An, Quảng Nam, Khai Hóa bên thượng quốc. Trước kia từ Mạc Kính Khoan đem ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Viên phụ vào thượng quốc đă kính được đức Thánh tổ nhân ḥang đế ban tên tù họ Mạc cho nhà Lê và trả đất ấy rồi. Đó là váo năm Khang Hy thứ 18 (1689). Về sau thổ mục là Vi Phúc Liêm lại đem đất ấy mà phụ vào thượng quốc. Việc xẩy ra đă lâu rồi cứ lấy sông Đỗ Chú bên nước thần làm giới hạn. Ở chỗ Hung Hóa và Tuyên Quang trước kia đă do viên tổng đốc Vân Quư Ngạc Nhĩ Thái vâng chỉ dụ đứng dựng mộc, từ sông Đỗ chú về phía tây cho đến 7 châu Tung Lăng, Lễ Ṭan, Ḥang Nham, Tuy Phụ, Hợp Ph́, Lai Châu, Khiêm Châu nước Xạ Lư đều thuộc về đất Hưng Hóa của nước thần.

     Đến năm Canh Thân, nhà Lê trước Ḥang công Thư cha của nghịch thần Ḥang công Tỏan dấy binh giữ đất đến 30 năm. Nhà Lê trù trừ không trang trải xong. Dân 7 châu ấy v́ thấy địa thế xa xôi, nước thần không khống chế được bèn dần dà phụ thuộc vào thượng quốc.

     Từ đó  trở đi, các quan chức nơi biên giới của thượng quốc bắt ép nhân dân vùng biên viễn đổi lối ăn mặc, đeo thẻ, chịu sưu thuế. Thần từ ngày chịu mệnh mở nước đến nay, ràng rịt tổ ở, c̣n bận về việc nội trị nên t́nh h́nh ng̣ai biên giới hăy c̣n náu ná chưa kịp khuôn xếp….”

     Sau thấy các nhà đương cuộc bên Thanh làm lơ không chịu trang trải việc đất đai lấy cớ rằng bờ cơi đă định không thể thay đổ được nữa…

 

     Cuộc tranh chấp đang dằng co như thế th́ người Pháp tới. Trong việc vạch ranh giới Việt Hoa, Pháp đă nhường 6 châu đó cho nước Tàu. Thế là nước ta mất hẳn 6 châu khiến cho đất nước “giống như miếng da lừa cứ lần lượt co rút lại” (Kim Định)

 

 

3-  MẤT ĐẤT TỤ LONG.

 

     Đất Tụ Long thuộc châu Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ngày nay, xưa thuộc về tỉnh Tuyên Quang. Tụ Long có mỏ đồng.

    Vùng dất này giáp với tỉnh Vân Nam nước Tàu. Vào đầu thời Lê Trung Hưng, Gia Quốc Công Vũ Văn Mật có công đánh nhà Mạc nên được phong chức An Tây Vương và đời đời được giữ đất Tuyên Quang. Đến đời chắt là Thiếu phó Tổng quận công Vũ Công Đắc có ư định tự lập xưng vương nhưng bị thuộc hạ sát hại. Triều đ́nh phong cho con là Vũ Công Tuấn tước Khoan quận công nhưng giữ lại ở kinh đô và cho quan đi trấn giữ Tuyên Quang. Vũ Công Tuấn bất măn trốn về Tuyên Quang làm phản. Lúc đó là thời Lê gia Tông năm Nhâm Tư 1672.

     16 năm sau, bị triều đ́nh dồn đuổi, Vũ Công Tuấn chạy sang Vân Nam đem 3 châu thuộc lănh địa xin  sáp nhập vào Vân Nam để xin được che chở. Ba châu đó là Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ. Nhà Thanh bèn chiếm ba châu ấy. Triều đ́nh nhà Lê nhiều lần cho sứ sang phản đối với nha Thanh, nhưng đều bị từ chối lấy cớ là đât ấy đă thuộc về nước Tàu từ lâu, từ đời nhà Minh.

     Triều đ́nh ta lại phản đối đ̣i đất lại. Măi đến năm Bính Ngọ 1726 nhà Thanh mới trả lại một phần đất nhưng không chịu trả khu vực mỏ đồng Tụ Long. “Vua Thanh hạ lệnh lập giới mốc khu vực mỏ kẽm (có lẽ là mỏ đồng), đặt quan, đào hào, do đó nước ta mất 40 dặm đất. Việc này vua Thanh hai lần đưa sắc thư dụ bảo bắt theo nhưng thổ mục Tuyên Quang Ḥang Văn Phúc nhất thiết không chịu tiếp nhận sắc văn”, (Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Tuyên Quang), v́ thế viên tuần phủ tỉnh Vân Nam ngỡ nước ta có ư ǵ khác, bèn tâu vua Thanh xin điều động binh mă 3 tỉnh để pḥng bị. Vua Thanh bèn sai bọn Đô ngự sử Hàng Dịch Lộc đến nơi xem xét sự động tỉnh của nước ta, sau đó nhà Thanh đổi lại sắc dụ và trao trả lại số đất mới tra cứu ra được là 40 dặm. Triều đ́nh sai Thị lang Bộ binh Nguyễn Huy Nhuận và Tế tửu Quốc tử giám Nguyễn Công Thái đến hội đồng với ủy viên nước Thanh ở Tuyên Quang để lập bia đá lấy sông Đỗ Chú làm giới mốc, bờ cơi từ đó mới định. (Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Tuyên Quang)

      Tại sao viên tuần phủ Vân Nam xin vua Thanh điều động binh mă 3 tỉnh để pḥng bị rồi vua Thanh sai Đô ngự sử Hàng Dịch Lộc tới nơi xem xét rồi lập tức trả đất Tụ Long cho ta ?
 

      Theo ông Từ Mai trong tài liệu “Một số sử liệu liên quan tới biên giới Việt Hoa” th́ : “Nhà sử học Philippe Langlet, nguyên giáo sư Đại học Văn khoa Saigon cho biết : Bốn năm trước đó (1724) Việt Nam đă thực hiện một cuộc biểu dương binh lực (“démonstration militaire”) đánh lui đạo quân do Tổng đốc Vân Nam- Quư Châu cử đến để khai thác mỏ đồng. Trong thời gian này các bộ lạc thiểu số ủng hộ triều đ́nh Việt Nam, đang khi quân đội nhà Thanh đang gặp khó khăn ở Trung Á, đang cần tập trung một binh lực đáng kể tại Tân Cương, vua Ung Chánh không muốn thêm một cuộc chiến ở biên giới phía Nam. Điều khám phá này trong bài “La front́ere Sino-Vietnamienne du XVIIIe au XIXe śecle” in trong Les front́eres du Vietnam (Paris, Harmatton 1989)

      Chuyện trả đất chưa dứt. Theo Cương Mục th́ từ khi Tả thị lang Bộ binh Nguyễn Huy Nhuận và Tế tửu Quốc tử Nguyễn Công Thái (vị quan đứng đầu Quốc tử giám, cơ sở giáo dục cao cấp nhất thời đó) lên nhận đất với đồng thuận từ triều đ́nh nhà Thanh là biên giới ở sông Đỗ Chú, thổ quan phủ Khai Hóa muốn ăn chặn một số đất ở Bảo Sơn thuộc tổng Tụ Long, nên đă chỉ một con sông khác (ở phía nam sông thật) nói gian là sông Đỗ Chú. Tế tửu Nguyễn Công Thái phải xông pha lam chướng, vượt những chỗ hiểm trở để t́m ra sông Đỗ Chú thật, rồi cùng quan nhà Thanh tranh biện và dựng mốc biên giới. Bia của Bắc quốc ở bờ phía bắc, bia của Nam quốc ở bờ phía nam.

    Bia ở bờ phía nam được khắc như sau : “Giới mốc châu Vị Xuyên trấn Tuyên Quang nước An Nam, lấy sông Đỗ Chú làm căn cứ. Ngày 18 tháng 9 năm Cung Chính thứ 6, chúng tôi là Nguyễn Huy Nhuận, Tả thị lang, Binh bộ và Nguyễn Công Thái, Tế tửu Quốc tử giám, được triều đ́nh phái ủy, vâng theo chỉ dụ lập bia này.” Năm ấy, Mậu Thân 1728, là năm Bảo Thái thứ 9 đời vua Lê Dụ Tông, ng̣ai Bắc dưới quyền chúa An đô vương Trịnh Cương, sử Trung Hoa nhằm năm Ung Chính thứ 6 nhà Thanh.  Nhà bia lâu ngày đổ nát đến năm Minh Mệnh thứ 18 sai quan tỉnh tu bổ.

      Vùng biên thùy có mỏ đồng Tụ Long kể từ đó cho đến khi người Pháp chiếm nước ta rồi dành quyền phân định biên giới với nhà Thanh để mất đi vùng Tụ long cho nước Tàu. Việc nhường mỏ đồng Tụ Long này đă bị chính các người Pháp chân chính như Đại tá Bonifacy, ông Deloustal, ông Charles Fourniaud v.v.. và ngay đến ông Đại tá Pennequin, trưởng đ̣an công tác cắm mốc biên giới cũng tố cáo việc chính phủ Pháp do ông E. Constans kư Công ước 1887 đă nhường vùng đất này cho Tàu.

     (Theo Charles Fourniaud, tổng Tụ Long gồm 9 xă (Tụ Nhân, Tụ Nghĩa, Tụ Hoa, Tụ Mỹ, Tụ Thanh, Tụ Long v.v..) Tổng này ḥan ṭan thuộc lănh thổ Việt Nam ( “Le Canton de Tulong, tout entier territoire de l’Empire annamite). Sau mấy đợt nhân nhượng của người Pháp từ 1887 đến 1897, 3 phần 4 tổng Tụ Long gồm cả mỏ đồng, với một diện tích 750 cây số vuông đă bị nhường lại cho Trung Hoa, sáp nhập vào phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam.)

      Trung tá Bonifacy trong bài viết về “Tổng Tụ Long và Biên giới Việt Trung” dẫn chứng lịch sử, Tổng Tụ Long là của Việt Nam mà ngừơi Pháp đă để mất về tay người Tàu, ông kết luận : “Nhưng chắc chắn những người An Nam, suốt ḍng lịch sử. đă biết cách bảo vệ hữu hiệu lănh thổ của họ trước người làng giềng hung hăng bành trướng. Mặc dầu chịu sự bảo hộ nhưng họ không hài ḷng khi giao cho chúng ta việc coi sóc những quyền lợi của họ. Như vậy việc chúng tôi tŕnh bầy trong bài biên khảo nầy, là một câu hỏi : chúng ta có quyền hay không, sau khi đă kư kết hiệp ước với An Nam bảo đảm sự vẹn ṭan lănh thổ của nước nầy, lại lấy những vùng đất để làm quà tặng cho nước Trung Hoa ? Không phải chỉ như thế ở Tụ Long và ở Phương Độ mà nó xẩy ra trên khắp đường biên giới. Những ủy viên của ta ở địa phương phản đối, nhưng bộ trưởng (ltg; tức ông Constans) của ta ở Bắc Kinh luôn luôn đồng ư ở mọi nơi và tất cả những đ̣i hỏi của người Hoa mà không đưa ra một giải thích nào. Các việc này cho phép chúng tôi viết rằng, và chúng tôi sẵn sàng trưng bằng chứng, là một số nhân viên ngọai giao của ta ở Trung Hoa phàn nàn về sự can thiệp của chúng ta trong vấn đề An Nam, một thuộc địa nghèo nàn của một đại cường quốc mà các nhân viên nầy tiếp cận để vinh dự đại diện cho nước Pháp…..

     Mặt khác chúng tôi đă chứng minh rằng người Hoa đă ư thức rằng họ không ở nhà họ trong vùng của người Việt ái quốc này.  Chúng ta đă quan sát thấy họ bỏ luôn cả việc hành quân tại đây. Chúng ta đă nhận nhiều lời phàn nàn của người An Nam (và chúng tôi gọi như vậy ṭan thể giống dân An Nam), ḷng mong muốn lấy lại đất của tổ tiên họ. Chúng tôi tin rằng nếu chúng ta cho thêm người Hoa những vùng đất của những người An Nam trao cho chúng ta qua một hợp đồng, chúng ta sẽ nh́n nhận những ǵ lấy đi từ An Nam bằng sự gian lận, hay bằng sự bỏ rơi, xem thường hiệp ước đă nối liền chúng ta với An Nam.” (Ltd. Bonifacy, La Revue Indochine, Canton de Tu-long et la Front́ere Sino-Tonkinoise, người dịch : Trương Nhân Tuấn)

4-     ẢI NAM QUAN

 

 

 

      Ải Nam Quan được chính thức gọi là “Cửa Quan Nam Giao”. Đại Nam Nhất Thống Chí nói về Ải Nam Quan như sau : “Cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, ở địa phận 2 xă Đồng Đăng và Bảo Lâm thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp địa giới châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức chỗ mà người Thanh gọi là Trấn Nam Quan…có tên nữa là Đại Nam Quan, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi, xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quảng giữa có biển đề  ba chũ “Trấn Nam Quan”, có một cửa, có khóa chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở…”

     “Trấn Nam Quan  không rơ bắt đầu từ triều đại nào, trong Nam Sử Bắc Sử đều không có minh văn. Khỏang đời Lê Cảnh Hưng đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Đang, sửa lại Ngưỡng Đức Đài, lập bia ghi việc nói : “ Nước Việt ta có Ngũ Lĩnh, quan ải trước ở đâu không rỏ, là v́ diên cách thế nào không ghi đủ. Gần đây lấy địa giới châu Văn Uyên trấn Lạng Sơn làm cửa quan…”

     Sử chép : “ năm Nguyên Ḥa thứ 8, Mạc Đăng Dung cùng bầy tôi là bọn Nguyễn Như Khuê qua trấn Nam Quan, đến phủ nhà Minh dâng biểu xin hàng”. Đến đây mới thấy sử chép tên Trấn Nam Quan.” (Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Lạng Sơn)

       Ông Nguyễn Văn Siêu trên đường đi sứ, có ghi lại ṭan cảnh Nam Quan và bài văn bia của đốc trần Nguyễn Trọng Đang trong quyển sách về địa lư nổi tiếng của ông là Phương Đ́nh Dư Địa Chí, được đề tựa vào năm 1865 :

        “…Ở địa phận hai xă Đồng Đăng và Bảo Lâm châu Văn Uyên, phía bắc giáp giới châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây Trung Hoa, hai bên tả hữu núi đá cao ngất, ở giữa có một cửa quan, có cánh cửa có khóa, chỉ khi có sứ mới mở, tên là cửa Nam Quan (một tên là Đại Nam Quan, một tên là Trấn Di Quan, lại có tên là Trấn Nam Quan. Sử chép rằng: năm thứ 8 hiệu Nguyên Ḥa nhà Lê (1540) Mạc Đăng Dung cùng với bầy tôi là lũ Nguyễn Như Quế qua cửa trấn Nam Quan, đến mạc phủ nhà Minh dâng biểu xin hàng, cái tên Trấn Nam Quan mới thấy từ đây.) Có Ngưỡng Đức Đài, khi trước lợp cỏ, năm thư 34, niên hiệu Cảnh Hưng quan Đốc trấn là Nguyễn Trọng Đang sửa lại có văn bia như sau đây:

     “Khi nước ta có đất Ngũ Lĩnh, cửa quan ở nơi nào không xét vào đâu được, sau này thay đổi thế nào không rơ, gần đây lấy châu Văn Uyên, trấn Lạng Sơn làm cửa quan, có đài gọi là Vọng Đức, không biết dựng năm nào, h́nh như mới có từ khỏang niên hiệu Gia Tĩnh nhà Minh (1522-1566) (ngang với khỏang niên hiệu Nguyên Ḥa nhà Lê nước ta (1533-1548)), đài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ, sửa chữa qua loa, vẫn theo cũ vậy. Nhà Lê ta trung hưng đời thứ 14, vua ta kỷ nguyên năm thứ 41 (1780) là năm Canh tư, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn Long nhà Thanh, Đang tôi làm giữ chức Đốc trấn qua 5 năm là năm Giáp th́n (1784), sửa chữa lại, đổi dùng gạch ngói, đài mới có vẻ ḥanh tráng. Trước kia Đang tôi đi sứ về, được lĩnh trấn này, tạ sứ trở về một lần, hạ sứ, cống tiến quan hai lần, tôi thường phải đón tiếp. Từ nghĩ nước ta, dùng lễ văn thông với Trung Hoa, hiện nay đức Đại ḥang đế, sủng mạnh thường ban, ng̣ai việc tuế cống sứ thần thời thường phụng mạng đi lại, nên sửa sang đài quán cao rộng cho được xứng đáng với t́nh nghi, đem việc tâu về triều, đă được phê chuẩn, mới ủy cho thập nhị phiên thuộc, tính tóan tài liệu phí dụng, bắt dân làm việc, có bốn dịch trưởng trông nom công việc, khởi công từ mùa hạ năm Giáp th́n (1784), đài cũ rồi, được cao rộng mới từ đấy, việc làm phải theo với thời thế, không dám làm hơn người trước. Mùa đông năm ấy, Đang tôi được triệu về kinh, sau nhân sứ sang Trung Quốc khánh hạ trở về, mùa xuân năm Ất tỵ (1785), vâng mệnh đón tiếp, phó sứ Nguyễn Đường Chi là cháu tôi vậy, đă may được vâng hưu mệnh, làm vinh dự cho cả chú và cháu. Kịp đến cửa quan th́ đài cũng vừa ḥan thành, các phiên thuộc xin đem công việc khắc vào bia đá, nên mới kể nghạnh khái như trên. Sau này kẻ giữ đất và kẻ đi sứ, sẽ có thể xem xét ở bia này vậy.

       Chức Đặc tiến kim tử vinh lộc Đại phu, Hàn lâm viện thị giảng, tước Lạp Sơn Bá. Nguyễn Trọng Đang, hiệu là Thanh Chương, tự là Chú Du kư tên.

      Vua ta kỷ nguyên năm thứ 46 (1785) là năm Ất tỵ, mùa xuân, trước ngày vọng (ngày 15) ba ngày”

     Tấm bia có câu : “Sau này kẻ giữ đất và kẻ đi sứ, sẽ có thể xem sét ở bia này”. Bia là một chứng tích, lời bia là một khẳng định nơi này, chỗ trấn Nam Quan là biên giới giữa hai nước Việt Hoa. Thế mà nay chỉ mới hơn 200 năm sau Nguyễn Trọng Đang lập bia, thế mà kẻ giữ đất và kẻ đi sứ vào cuối thế kỷ 20 (đảng Cộng sản Việt Nam) đă không thèm xem xét đến tấm bia chứng tích đó nữa mà đang tâm nhượng đứt vùng đất ải Nam Quan và các công tŕnh kiến trúc Việt Nam tại ải Nam Quan cho Bắc phương.” ( Trần Gia Phụng, Thi sĩ Nguyễn Du qua ải Nam Quan)

     Thi sĩ Nguyễn Du đi sứ sang Tàu, lúc qua ải Nam Quan, ông có sáng tác hai bài thơ nói về tâm sự thi sĩ khi qua ải : Nam Quan Đăo Trung. (Giũa Đường Nam Quan) và Trấn Nam Quan.

      Bài Nam Quan Đạo Trung có câu :

      …Nhất lộ giai lai duy bạch phát,

          Nhị tuần sở kiến đăn thanh sang.

         (Suốt đường cùng tới chỉ có mái tóc bạc,

          Trong hai mươi ngày cái nh́n chỉ thấy núi xanh.)

      Cho thấy rằng lúc đó ải Nam Quan rất hoang vắng đi suốt 20 ngày mà chỉ thấy núi xanh với mái tóc bạc của người đi sứ. (Không có nhà cửa, người lai văng)

          Bài Trấn Nam Quan có câu :

        Lưỡng quốc b́nh phân cô lũy diện,

            Nhất quan hùng trấn vạn sơn lâm.

           (Hai nước (Việt Hoa) chia đều từ mặt lũy lẻ loi,

            Một cửa ải oai hùng trấn đóng giữa ḷng muôn núi)

      Câu này khẳng định cửa ải Nam Quan là nơi mà hai nước Việt Hoa chia đều để phân định ranh giới, không ai lấn qua đất của ai. Thế mà rồi thực dân Pháp đă nhường cho nhà Thanh hơn trăm mét đất và đảng Cộng sản Việt Nam cũng đă theo gót nhường cho đảng Cộng sản Trung Hoa hàng mấy ngh́n mét đất của nước Việt Nam ?

      Theo Đại Thanh Nhất Thống Chí ghi chú về về chấu Bằng Tường, Quảng Tây. “Trong mục các cửa ải và các cửa biên giới th́ có trấn Nam Quan ở về phía tây nam châu Bằng Tường (Ping Siang tcheou) cách 45 lư người ta gọi nó là Đại Nam Quan. Đây là cửa chính của biên giới. Bên phải và bên trái của cổng là núi đá cao xuyên qua mây, ở giữa núi này người ta ta dựng lên cổng Nam Quan. Hai bên cổng là một bức tường chạy dọc lên núi, dài 1190 bộ (khỏang 377 mét). Cách cửa 30 lư là trạm Pha Lũy Dịch. Tại trạm này người An Nam chuẩn bị đồ đạc triều cống để đưa sang Tàu.”

      Cái cổng Nam Quan này ngày mồng 8 tháng giêng năm Ất Dậu (1885) đă bị quân Pháp do tướng De Négrier cầm đầu phá sập. Người Tầu sau đó từ khỏang năm 1885 đến 1886 đă xây lại với quy mô lớn như hiện nay. Theo ông Trương Nhân Tuấn th́ : “Dưới thời Pháp thuộc, phía bên ta có cổng của ta. Cổng của Tàu kiến trúc mái cong, có hai bức tường chạy lên núi. Cổng phía bên ta kiến trúc mái thẳng, cũng có hai bức tường chạy dài lên núi. Cổng này đă bị phá hủy,” (Trương Nhân Tuấn, “Vài hàng bên lề “Một số sử liệu liên quan tới biên giới Việt Hoa của Từ Mai”)
 

      Chính người Tàu cũng công nhận cửa này là “cửa chính của biên giới.” Thế mà từ thực dân rồi cộng sản đă để cho cửa ải nằm sâu vào nội địa Tàu, c̣n biên giới bây giờ cách cửa ải ăn sâu vào đất ta hàng ngàn mét !

      Nguyễn Du suốt 20 ngày đi qua ải Nam Quan chỉ thấy núi non, cô đơn quạnh quẻ, không người ở. Ta đọc thêm bút kư của một người Tàu tên Tsai Tin Lang bị đắm tàu tại vùng biển An Nam, đến Huế và không muốn gặp nguy hiểm nữa nên quyết đi bằng đường bộ vế Tàu qua ngă Lạng Sơn. (Itinéraire de Hanoi à Canton par Lang-son, le Kouang-Si et la riv́ere Si-Kiang, par Tsai Tin Lang):

     

Từ Bắc Ninh Đến Lạng Sơn.

 

      Ngày 17 tháng 3, ông Tsai qua đêm tại phủ Lưỡng Giang

     Ngày 18 ông đến đồn quân sự Tsin-in-chung, gần chỗ đó, trên vùng giáp  ranh của huyện Vyng-tsyiang (Văn Uyên?), là hồ Hou-lou-hai, nơi đây người ta lấy rất nhiều chất thần sa (son đỏ).

    Ngày 19, ông nghỉ đêm tại trạm Huan-lang (Văn Lang?) sau khi đi qua 7 trạm khác có quan quân canh gác.

    Ngày 20, sau khi được 13 lư, ông Tsai đến Quỉ-Môn-Quan (Ải Chi Lăng ?). Truyền thuyết của dân địa phương cho rằng mười người đi vào cửa Quỉ Môn Quan th́ chỉ có một người sống sót đi ra (Quỷ môn quan, thập nhân khứ, cửu bất ḥan). Dân chúng vẫn tin rằng ngày hôm nay tại đó vẫn c̣n có khu chợ ma. Các hồn ma đêm hôm tụ tập ở đó để mua bán, người nào đến quấy rầy họ th́ bị trù mà sinh bệnh. Ông Tsai ngừng chân tạm nghỉ dưới tường của Quỉ Môn Quan. Nhung th́nh ĺnh cả người ông run lên bần bật, tóc trên đầu dựng đứng. Ông Tsai phải vội vă đứng dậy.

    Kế bên Quỉ Môn Quan là đền thờ Phục Ba, biệt  danh của tướng Mă Viện. Viên tướng nầy đă cầm quân xâm chiếm Giao Chỉ vào năm 41. Tất cả các viên quan triều đ́nh đi qua đền thờ nổi tiếng này  đều phải vào để thắp nhang khấn vái. Phía ng̣ai đền thờ có lọai lương thảo Y dze (ư dĩ, bo bo) mọc. Lọai lương thảo bo bo được quân lính của Mă Viện dem làm lưong thực. Nó có hiệu lực trừ được chướng khí và nước nôi độc địa. Dân địa phương gọi lọai lương thảo đó là cỏ của đời sống và sức khỏe. (Theo tự điển của W. Williams, cho rằng tên Y Dze được dịch từ Pearl-barley from de coix; là một lọai lúa mạch có hạt như ngọc trai. C̣n theo ông Legrand de la Liraye th́ cắt nghĩa vấn đề như sau:  Người ta t́m thấy trong sử sách của Kouang Vou (Quang Vũ ?) rằng Mă Viện đau bệnh v́ do phong thổ độc địa không thích hợp. Để chữa trị, Mă Viện đă ăn một số lớn Y Dze, mà ta đă biết dưới một tên (Ân Độ) là Nước Mắt của Job (larmes de Job). Lọai này người An Nam gọi là bo bo. Khi Mă Viện trở về Tàu th́ có cho xe kéo chở theo một số lượng lớn. Nhưng tướng Mă Viện bị trách v́ tội không đem dâng lên cho nhà vua. Ông phải chết v́ việc này và vợ ông không dám làm lễ an táng cho ông,)

    Đi khỏang 2 lư về phía đông nam của đền thờ người ta sẽ gặp một ngọn núi đá. Trên đỉnh núi ấy có một trụ đồng tương tự như trụ đồng được cắm trên đỉnh núi Phân Mao, thuộc địa phận Khâm Châu (Kin tcheou), Canton (Quảng Đông). Trụ đồng cao khỏang 10 trượng và dầy khỏang 10 phân. Từ xa màu sắc của đổng trụ gtiống như màu đá, v́ bao phủ bởi phân chim. Dân địa phương kể rằng người ta thường thấy những con chim thần đậu trên trụ đồng…

    Cùng đêm đó (20 tháng 3), Tsai tin Lang ngừng bước tại pháo đài thứ 5 (5e batterie). Ngày xưa, vào thế kỷ thứ 18, người An Nam (triều nhà Lê?) đă dựng lên 18 pháo đài, tương tự như pháo đài thứ 5 này để chống lại quân Tây Sơn, người ta có thế đứng từ dàn pháo này trông thấy dàn pháo kế; nhưng chúng đă không c̣n nữa, ng̣ai pháo đài thứ 3 và 5.

    Ṭan vùng này đồi cao hoang vu bao phủ, đôi lúc một con đường ṃn vắng lặng cắt ngang qua. khắp nơi xen lẫn bụi rậm gai góc là cỏ dại mọc cao đến 10 trượng. Đường đi lúc th́ gặp núi đá hiểm trở, lúc th́ gặp vực thẳm tối tăm. Không thấy một dấu vết con người; ng̣ai những đám cướp hung dữ lấy vùng nầy làm nơi ẩn trốn. Giữa các tảng đá hay phía dưới những vực sâu là nơi chướng khí tụ tập. Hơi nước độc địa tại nơi đây không tan hết trong ngày. Mặc dầu là mùa xuân, cây cối trong rừng đều vàng vọt và khô héo. Các tảng đá rêu mọc phủ đầy. Tuy nhiên, hai bên bờ của con sông chảy qua vùng này th́ cây cối um tùm, rậm rạp. Trên sông có những con công đang bơi lội. Trên đường ṃn mà những con công t́m đến đây cây cối che phủ dầy đặc, kín mít, không một tia nắng xuyên lọt qua. Rắn rết, ḅ cạp khắp nơi, chúng nhả chất độc ô nhiễm cả ḍng sông. Những người du hành đi qua vùng này đều mang theo hạt kê rang và lương thực. Họ uống nước sông với nhiều thận trịng. Nước nầy được nấu sôi với thân cây bo bo, dùng như là một lọai thuốc ngừa bệnh, uống như nước trà. Đối với người không quen phong thổ, phương cách nầy lại càng cần thiết.

     Gần dến Lạng Sơn, đường chân trời bao bọc vô số chóp núi lô nhô và nhọn bén. Nh́n từ xa thấy chấp chởm hàng ngàn điểm đen. Tại đây rặng núi Pang-che-ling bao phủ một vùng khỏang 20 lư. Con đường ṃn xuyên qua đi rất khó nhọc; lúc th́ phải leo qua những đỉnh cao, lúc th́ phải đi đánh ṿng rất khổ sở. Ngày 21, Tsai-tin-lang đi đến Lạng Sơn vào lúc xế trưa. Viên quan trấn thủ Lạng Sơn, theo như thông lệ, gởi một sứ gỉa sang Quảng Tây để hỏi quan phủ Thái B́nh lúc nào th́ cho phéo ông Tsai đi qua cửa ài. Sứ giả trở về Lạng Sơn ngày 31 tháng 3 mang tin rằng ông Tsai được phép qua cửa ải vào ngày 8 tháng 4. Trong lúc chờ đợi, ông Tsai thăm viếng vùng chung quanh Lạng Sơn và lên đường vào ngày 3 tháng 4.

    

Từ Lạng Sơn đến Biên giới.

 

      Ngày 3 tháng 4 sau khi qua sông, ông Tsai đi qua chợ Tsoi-moi-pou (có lẽ là Kỳ Lừa) thương buôn tại đây ṭan là người Tàu từ Quảng Tây và Quảng Đông. Sau khi đi được 35 lư ông đến Văn Uyên Châu (Đồng Đăng). Ông lên đường lúc 8 giờ sáng. Đường đi là đường ṃn nhỏ, đi ṿng vo quanh núi. Im lặng và cô lập. Khắp nơi không thấy bóng dáng một người nào. Không nghe tiếng gà gáy cũng như tiếng chó sủa. Đi được 45 lư ông Tsai đến Yo Ai hay Nan Kouan (Nam Quan).Người An Nam gọi ải nầy là IO- TSONG-AI. Cùng ngày, quan viên Tàu ở Tả Giang và vùng Ning-ming-tcheou gởi người  đến cửa ải để đón Tsai-tin-lang…

      Ngày 8 tháng 4 Tsai-tin-lang vượt cửa biên giới phía nam (tức Trấn Nam Quan). Sau khi qua khỏi nơi nầy, người ta cũng ít thấy nhà cửa. Đường xá cũng khó đi như phía bên kia ải. Cũng ṭan là núi non hiểm trở…” (Tài liệu của ông Trương Nhân Tuấn, T́m hiểu về Ải Nam Quan qua một vài tài liệu nước ng̣ai)

      Ông M. Aumoitte, năm 1881 viết về Ải Nam Quan trong De Hanoi à la Front́ere du Quang-si” (Từ Hà Nội đến biên giới Quảng Tây) :

      “Đồng Đăng cách cửa ải 2 cây số rưỡi. Nơi nầy bề ng̣ai cũng giống như Kỳ Lừa. Dân chúng phần lớn Tàu lai với thổ dân và sinh trưởng tại đây. Có nhiều tiệm bán lẻ (chạp phô); chỉ có 12 cửa hiệu buôn theo lối trao đổi (bông, dầu hôi, thuốc phiện, thuốc bắc..)..

       Từ Đồng Đăng đến biên giới con đường chỉ cón là một con đường nhỏ, đá lởm chởm, chạy quanh những ngọn đồi hầu như là trọc và không có người ở. Đi khỏi Đồng Đăng được 10 phút là không c̣n bóng người. Con đường món này mỗi lúc một hẹp và dẫn đến trước một cửa cổng có hai cánh bằng gỗ. Cửa được gắn với một bức tường làm bằng gạch nung, xây dài lên tới đỉnh đồi, có độ cao chừng 50 mét. H́nh thức của cổng và hai bức tường xây trên núi tạo thành như một “cuống họng”. Đó là đường Biên Giới. Trên đỉnh đồi, bức tường chấm dứt và người ta có thể đi qua Quảng Tây không có trở ngại. Trên cánh cổng cửa gỗ có vẽ rồng, phụng mầu sắc rực rỡ.”

        

Ải Nam Quan dài bao nhiêu ?

 

      “Ải là hẻm núi; là đường hẹp đi giữa hai trái núi hay đồi.  Ngày xưa khi lưu thông chỉ c̣n là đi bộ, hay đi ngựa, hàng hóa được người gánh gồng hay chở bằng xe ngựa, xe trâu… muốn vượt qua núi th́ người ta chỉ có hai cách : hoặc là leo núi để vượt qua; hoặc nếu núi cao, không vượt được th́ t́m cách len lỏi theo các chân núi t́m hẻm núi để đi. Các đường hẻm núi người ta gọi là ẢI (passe). Những con đường ải này nhiều khi ṿng vo rất dài. Ngày hôm nay với cơ khí nặng, người ta có thể thu ngắn đọan đường bằng cách đục núi làm hầm thông qua (tunel), hay ủi những con đường đi lượn quanh trên sườn núi để vượt qua núi. Đường này gọi là Đèo (col). Giống nhau giữa đèo và ải là cả hai cùng là con đường qua núi. Khác nhau giữa đèo và ải là đường đèo leo lên lưng chừng núi, hay vượt thẳng qua núi, c̣n đường ải th́ len lỏi dưới chân núi  để qua núi mà không leo lên núi. Chiều dài của đèo và ải có thể dài ngắn khác nhau… Theo bản đồ lộ tŕnh Nam Quan - Bằng Tường – Long Châu  và các tài liệu trên đây ta có thể ước lượng được độ dài phỏng chừng của cửa ải Nam Quan. Vừa ra khỏi Đồng Đăng, con đường dẫn đến Nam Quan phía bên trái là núi đá vôi cao ngất, phía bên phải là đồi chập chùng. Đương nhiên nếu quan niệm về “ải” của tác giả ở những đọan mở đầu là đúng th́ ải Nam Quan bắt đầu vừa ra khỏi Đồng Đăng. Ải chấm dứt, cũng theo bản đồ này, là nơi chấm dứt núi đá vôi phía trái. Đó là Bố Sa (không phải cửa ải Bố Sa), gần Quang Thiên Ải. Tức là chiều dài của ải ước lượng là từ 5 đến 6 cây số (từ Đồng Đăng lên cửa Nam Quan là 2,5 Km) Cổng Nam Quan xây ở giữa ải. (Trương Nhân Tuấn, tlđd)

      Theo tài liệu của Toan Ánh và Cửu Long Giang trong Miền Bắc Khai Nguyên th́ đọan đường từ “Lạng Sơn tới Đồng Đăng 14 cây số…từ Đồng Đăng tới ải Nam Quan 4 cây số. Ải cách Lạng Sơn 18 cây số”. (Miền Bắc Khai Nguyên, tỉnh Lạng Sơn)

       LƯU Ư : Khỏang cách từ Đồng Đăng tới cửa ải Nam Quan do ông Trương nhân Tuấn đưa ra là 2,5 Km. Con số do các ông Toan Ánh và Cửu Long Giang đưa ra là 4 cây số (km).

 

      

CỬA ẢI NAM QUAN CÓ TỪ BAO GIỜ ?

 

      Theo chính sử của cả Bắc triều và Nam triều đều không thấy nói đến Ải Nam Quan hay Trấn Nam Quan. Cho tới thời Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê mới “cùng bọn bầy tôi qua Trấn Nam Quan, đến mạc phủ nhà Minh dâng biểu xin hàng. Đến đây mới thấy Sử chép tên Trấn Nam Quan.”

      Đai Việt Sử Kư Ṭan Thư viết : “Mùa hạ, tháng 6, ngày mồng 10,( Đinh Mùi, 1427) trấn thủ Quảng Tây Chinh man tướng quân Trấn Viễn hầu Cố Hưng Tổ của nhà Minh đem 5 vạn quân, 5 ngh́n cỗ ngựa, từ Quảng Tây sang cứu viện các thành. Đến cửa ải Pha Lũy bị tướng giữ ải Lê Lựu, Lê Bôi đón đánh ngay tại cửa ải, phá tan quân giặc, chém hơn 3.000 thủ cấp, bắt được 500 ngựa. Hưng Tổ thua to chạy về.” Đây là đọan nói về lúc Lê Lợi đang vây khốn bọn tướng nhà Minh tại Đông Đô nên vua nhà Minh mới sai tướng Cố Hưng Tổ sang cứu và bị tướng ta trấn ải Pha Lũy đánh tan. Phần ghi chú cho đó là ải Trấn Nam Quan sau này. Như thế Trấn Nam Quan có tên Việt là Pha Lũy đă từ lâu.

      Vậy Trấn Nam Quan có từ bao giờ ? Có lẽ Trấn Nam Quan được xây dựng từ thời nhà Tống. Sau khi bị Lư Thường Kiệt kéo quân qua đánh phá thành Ung Châu (1076), nhà Tống vội cho xây cổng Nam Quan để đề pḥng cuộc tiến công khác của nhà Lư.

      Lúc bấy giờ, phía Đông Bắc nước Tàu có nước Liêu (Măn Châu) hùng mạnh luôn luôn chực xâm lấn; phía Tây Bắc có nước Tây Hạ (nay là phía bắc tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc và tỉnh Tuy Viễn đất Tây Sáo, đất Mông Cổ) đem binh vào cướp phá. Nhà Tống phải dồn mọi binh lực lên phía bắc để đề pḥng các cuộc xâm lăng của những dân tộc mà người Tàu gọi là Bắc Địch, Tây Nhung, Hung Nô này. Bởi vậy phía Nam, nhà Tống tỏ ra ḥa hơan với nhà Lư và sẵn sàng trả lại các phần đất đă chiếm để khỏi xẩy ra một cuộc chiến khác với nước ta. Để đề pḥng, nhà Tống cho xây một bức thành chắn ngang ải Nam Quan, có một cái cổng có cửa mở ra khóa lại được. Cửa này được Tàu gọi là Trấn Nam Quan hay Đại Trấn Nam Quan. Ta gọi là Cửa Pha Lũy, Cửa Ải hay Ải Nam Quan. Tới đời Cộng sản, gọi là Hữu Nghị Quan, Mao Trạch Đông đặt tên là Mục Nam Quan (mục là mắt, con mắt Bắc phương luôn luôn ḍm chừng soi bói Nam phương !)

       Biên giới Việt Hoa có rặng núi thiên nhiên làm ranh tên là Thập Vạn Đại Sơn lởm chởm như “nanh chó” khó ḷng vượt qua, chỉ có một số cửa ải là đi qua được. Ng̣ai cửa ải Nam Quan, c̣n có vài cửa ải nữa như Thủy Khẩu Quan, B́nh Nhi Ải vùng Cao Bằng…Dăy núi ranh giới Việt Nam và Tàu có ngừơi ví là một Tiểu Ngũ Lĩnh để so sánh với Đại Ngũ Lĩnh.

 

    

PHÁP NHƯỢNG CHO TÀU BAO NHIÊU ĐẤT Ở ẢI NAM QUAN?

 

    “Theo bác sĩ Néis, trong các cuộc gặp gỡ sơ bộ tại Đồng Đăng các tháng 1 và 2- 1886, phái đ̣an Trung Hoa đưa ra những đ̣i hỏi về lănh thổ cực kỳ qua đáng (‘most exaggerated claims” trong bản Anh ngữ). Cuộc thảo luận bế tắc, súyt đổ vỡ hai lần. Mặt khác, song song với những đ̣i hỏi ấy, phái đ̣an Trung Hoa tỏ ra rất hào  phóng với phái đ̣an Pháp trong việc khỏan đăi: những bữa tiệc thịnh sọan với vây, yến, hải sản, rượu champagne với các nhăn hiệu nổi tiếng, nhiều qùa tặng…Hai phái đ̣an đồng ư : ngày 20 tháng 3-1886 sẽ gặp nhau để phân định biên giới ở Trấn Nam Quan (bác sĩ Néis gọi là “Porte de Chine” và cho biết người Việt gọi là “cua ai”).

    Cũng theo bác sĩ Néis, hôm phái đ̣an Pháp rời Đồng Đăng lên Nam Quan, trên các ngọn đồi nh́n xuống Đồng Đăng suốt cho đến đường đi Thất Khê, quân đội Trung Hoa xuất hiện khắp nơi, mang theo rất nhiều cờ và cắm xuống nhiều chỗ, làm như những vùng đất ấy thuộc Trung Hoa. Để tới Nam Quan, phái đ̣an Pháp phải đi xuyên qua các đơn vị quân đội ấy. Tới Nam Quan, Trưởng phái đ̣an Pháp lên tiếng phản đối việc xâm phạm lănh thổ, yêu cầu Trung Hoa quân Trung Hoa rút về bên kia biên giới. Thọat đầu các viên chức Trung Hoa làm như không hiểu ǵ hết trước lời yêu cầu của phái đ̣an Pháp (“acted as if they did not understand any of our demands”). Tới khi phái đ̣an cho biết sẽ chỉ bắt đầu cuộc thảo luận sau khi quân đội Trung Hoa đă rút hết, các viên chức Trung Hoa mới giải thích quân đội ấy là do các vị quan vơ “tự ư đưa sang” để “đón tiếp phái đ̣an Pháp một cách trọng thể” nhưng không báo cho họ (các quan văn) được biết. Tuy nhiên họ cũng ra lệnh cho các đơn vị quân đội lui về bên kia biên giới để cuộc thương thảo tiến hành.

     Phái đ̣an Pháp biết rằng Nam Quan nằm ngay trên đường biên giới. Các tài liệu, bản đồ họ có trong tay đều cho thấy như thế. Nhưng các đại diện Trung Hoa cương quyết nhấn mạnh (“strongly insist”) rằng chiếc cổng và bức tường ngăn không được coi là biên giới. Họ muốn có “ít nhất một  ít thước của khỏang đất hoang trước cổng” (“at least a few meters of fallow terrain in front of it”). Sau khi đi bộ ra trước cổng quan sát, phái đ̣an Pháp đồng ư nhân nhượng : “biên giới sẽ chạy theo một con suối dưới chân đồi, trước cổng khỏang 150 thước”. Đây là nhân nhượng đầu tiên, cũng là nhân nhượng khá rộng răi. Sau đó phái đ̣an Pháp không ngớt khoe khoang về điều này.” (Từ Mai, Một số sử liệu liên quan tới biên giới Việt Hoa, viết theo bác sĩ Néis trong Sur les Front́eres du Tonkin, bản Anh ngữ The Sino- Vietnamese Border Demacartion )

      Ông Trương Nhân Tuấn lục t́m trong Văn Khố Đông Dương của Pháp tại Aix-en-Provence trong phần 3 của Biên bản nhắc tới cột mốc trước Nam Quan : “Cột mốc này được cắm trên đường từ Nam Quan về Đồng Đăng cách cửa quan 100 thước” (sur le chemin de Nam Quan à Dong Dang, à 100m au S. de la porte’)

      Ta mất 100 thước hay 150 thước đất trước cửa Nam Quan như vậy đó. Mất v́ sự đăi đằng hậu hỷ (hối lộ) của người Tàu, v́ sự hào phóng, ăn uống no say (tham nhũng) của ngừơi Pháp ! Chỉ có người Việt Nam là thiệt tḥi, là mất đất !

5-  MẤT GIẢI ĐẤT Ở ĐÔNG BẮC MÓNG CÁY :

          Bản đồ các làng phía Đông Bắc Móng Cái bị người Pháp nhường cho Trung Hoa theo Thỏa ước 26.6.1887 kư tại Bắc Kinh giữa Ernest Constans và đại diện nhà Thanh.  Trích trong:  Neis. P. The Sino-Vietnamese Border Demarcation, 1885-1887.( Bangkok: White Lotus Press, 1998 )



MŨI BẠCH LONG

 

      Ở về đông bắc Móng Cáy, tỉnh Quảng Yên, tự xa xưa, thửa nhà Hán chiếm đất Nam Việt, đổi thành Giao Châu rồi sau đó chia Giao Châu ra làm hai châu là Quảng Châu và Giao Châu. Phần đất Giao Châu tức nước Văn Lang, Âu Lạc cũ, th́ đất Hợp Phố bị lấy đi cho sáp nhập vào đất Quảng Châu (Quảng Đông) làm thành hai châu Liêm và Khâm. Một số châu động có các dân tộc thiểu số sinh sồng, lúc th́ lệ thuộc vào Quảng Đông, lúc lại chạy sang ta. Phần đất chỗ này nhà Mạc đă lấy dâng cho nhà Minh để được làm vua. Tuy nhiên có một mỏm đất nằm sát biển ở phía đông bắc Móng Cáy do người Việt làm chủ quyền, với các tên làng xă ḥan ṭan Việt Nam. Đất ấy nằm lọt thỏm giữa đất Tàu, chỉ có mặt biển để thông thương với Việt Nam. Muốn đi đường bộ, phải đi 10 cây số qua đất Tàu mới đến. Đất đó có tên là Mũi Bạch Long.

      Bác sĩ Néis cho biết : “Sát theo bờ biển đông bắc Móng Cáy có một số làng Việt Nam. Cư dân gồm người Việt cùng nhiều sắc dân thiểu số chứ không có người Hoa. Những làng này ngăn cách với vùng đất Trung Hoa bao quanh bằng mấy rặng núi h́nh ṿng cung của dăy Thập Vạn Đại Sơn (Shiwan dashan). Danh hiệu một số làng là danh hiệu Việt Nam : Trung Sơn, Song Phong, Mai Công…Một số làng sống bằng nghề đánh cá lấy tên Vạn Công, Vạn Mi, Vạn Tray…như nhiều làng đánh cá Việt Nam khác. Các làng nầy từ trước vẫn sống dưới quyền quản trị của triều đ́nh Việt Nam.

      Có điều bất thường là các làng này không tiếp giáp với lănh thổ chính của Việt Nam. Một giải đất chiều ngang 10 cây số thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Hoa chắn ngang ở giữa. Muốn đi từ các làng này về lănh thổ chính của Việt Nam (chẳng hạn Móng Cáy) phải đi khỏang 10 cây số qua đất Trung Hoa, hoặc phải dùng thuyền. Ngay khi mới tới Móng Cáy và biết được điều ấy, bác sĩ Néis tiên liệu sẽ gặp rắc rối trong việc phân định biên giới. Ông vẽ môt bản đồ và gọi khu vực này là “enclave annamite” (vùng Việt Nam bị vây trong lănh thổ Trung Hoa).


      Các làng nầy quay quần quanh một vùng biển nhỏ có tên là vũng Vạn Xuân. Một mỏm đất nhọn chạy nhô ra biển, bọc phía ng̣ai chặn sóng gió, có tên là mũi Bạch Long (phía Trung Hoa gọi là Pak lung). Bác sĩ Néis được cho biết Tổng đốc Lưỡng Quảng Zang Zhi Dong (Trương Chi Động), một đối thủ chính trị đáng kể của Lư Hồng Chương, rất muốn đọat vũng biển và mũi đất nầy.

      Việc tranh chấp xẩy đến đúng như dự đóan. Theo những t́m ṭi của bác sĩ Néis, tất cả những tiêu chuẩn xác định chủ quyền cần thiết, từ phong tục truyền thống, tập quán, văn kiện sổ sách, cho đến tài liệu địa dư chính thức của Trung Hoa, đều cho thấy vùng đất nầy thuộc miền Bắc Việt Nam (“Traditions, custums, records, and even official Chinese geography indicate this country as being part of Tonkin”). Trong điện văn do phái đ̣an gởi cho đại diện chính phủ Pháp có câu : “Tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các ủy viên của nước Pháp đă thu thập được một hồ sơ thật lớn về thẩm quyền của đế quốc An Nam  trên vùng đất nầy” (“Les commissaires francais avaient accumulé une grosse documentations sur les droits  de l’empire d’Annam sur cette région, en consultant des sources nombreuses et varíees”). Nhưng phái đ̣an Trung Hoa nhất định không nhân nhượng. Họ được lệnh chính thức từ Trương Chi Động không được nh́n nhận vùng đất này là của Bắc Kỳ ( “They had formal order from the viceroy of Canton not to recognise this territory as Tonkinese”).

        Phái đ̣an Pháp không thể làm ǵ khác hơn là viết một tờ tŕnh kèm theo bản đồ, gởi về xin ư kiến chính phủ. Sau sáu tháng chờ đợi (từ tháng 12-1886 đến tháng 6-1887). Bác sĩ Néis được biết, vị đặc ủy (Ernest Constans) đại diện chính phủ Pháp, người đang điều đ́nh một Hiệp ước thương mại quan trọng ở Bắc Kinh đă quyết định nhường các làng ấy cùng mũi Bạch Long cho Trung Hoa. Trong “Thỏa ước phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ” do Ernest Constans, Đặc ủy viên Cộng Ḥa Pháp, kư với đại diện Trung Hoa tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887, vùng đất trên được nhắc tới như sau : “Những điểm tranh chấp ở Đông  và Đông bắc Móng Cáy, phía bên kia biên giới theo sự ấn định của Ủy ban phân giới, được phân phối cho Trung Hoa”. Bác sĩ Néis kết thúc đọan hồi kư về chuyện này một cách bùi ngùi : “Dân chúng trở về nhà, từ nay trở đi là người Tàu”!

(Néis, P. The Sino-Vietnamese Border Demarcation, 1885-1887. Tài liệu do ông Từ Mai viết trong tài liệu đă dẫn)(Bác sỉ Paul Marie Néis, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1852 tại Quimber, Pháp. Tố nghiệp trường y sĩ Hải Quân Brest. Đến Tonkin năm 1879 với tư cách Bác sĩ hạng hai, Médecin seconde classe)

         “Dân chúng trở về nhà, từ nay trở đi là người Tàu”! Lời than của một trí thức mới năo nề làm sao. Chỉ v́ quyền lợi kinh tế của thực dân mà dân tộc ta bị cắt xén nhiều phần đất cho đế quốc Măn Thanh.

        Phần đất vừa mất đi không chỉ thuần túy mất đất 17 km chiều ngang mà c̣n mất đi 27km chiếu ngang của hải phận. Đường ranh chia hải phận Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) (“đường ranh Brévíe”) chỉ được tính từ mỏm cực đông của đảo Trà Cổ. Nếu không mất đi đất mũi Bạch Long th́ hải phận ta c̣n rộng thêm 27km chiều ngang nữa về phía Đông. Và như thế không chỉ là 62% cho Việt Nam và 38% cho Trung Hoa mà phải là 65% cho Việt Nam và 35% cho Trung Hoa. Chúng ta đă bị thiệt tḥi dước thời Pháp thuộc, đến thời Cộng sản thống trị nhân dân ta, lại bị mất thêm một số hải phận nữa do cộng sản Việt Nam dâng cho cộng sản Trung Hoa : Việt Nam chỉ c̣n 53,23% và cộng sản Trung Hoa dược 46,77% ! Chúng ta sẽ trở lại vấn đề khi nói về Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Hoa phân định lại Biên giới.

    

NHẬN ĐỊNH VỀ PHÁP-THANH PHÂN RANH BIÊN GIỚI.

 

    Cuối thế kỷ thứ 18 người Pháp xâm chiếm Việt Nam đặt nền đô hộ. Trước đó, vào thế kỷ thứ 17, người Măn Châu vượt Vạn lư Trừơng thành vào chiếm nước Tàu, đặt ách đô hộ trên người Hán (Hoa). Như thế người Hoa bị đô hộ bởi ngọai bang trước rồi người Việt cũng cùng chung số phận sau đó.

     Hai đế quốc thực dân Pháp-Thanh đụng nhau ở biên thùy Việt-Hoa và họ phải dàn xếp phân ranh rơ ràng để tránh các cuộc đụng độ.

     Trong cuộc phân ranh này,  như chúng ta đă biết, Pháp đă phải nhượng bộ để mất một số đất đai của Việt Nam, đánh đổi lấy vài nhượng bộ của Măn Thanh về quyền lợi kinh tế.

      T́nh h́nh miền Bắc Việt Nam thời Pháp tới  rất là nhiễu nhương : Vào khỏang năm 1849, Hồng Tú Ṭan, một người Quảng Tây, khởi nghĩa đánh nhà Thanh, xưng là Thái B́nh Thiên Quốc, chiếm Kim Lăng và các tỉnh miền sông Trường Giang. Bọn Lư Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên hết sức đánh dẹp, lại nhờ có các nước Tây phương giúp v́ họ sợ Hồng Tú Ṭan thắng th́ bất lợi cho quyền lợi kinh tế của họ. Hồng Tú Ṭan v́ vậy thua và tự tử. Thái B́nh Thiên Quốc tan.

      Dư đảng của Hồng Tú Ṭan là Ngô Côn chạy sang nước ta xin hàng rồi sau đó lại đi cướp phá các tỉnh biên giới của ta, quân ta đánh măi không được. Đó là vào thời vua Tự Đức. Sau Ngô Côn bị giết nhưng dư đảng là Ḥang Sùng Anh hiệu cờ Vàng, Lưu Vĩnh Phúc hiệu cờ Đen (Lưu Vĩnh Phúc vốn là Tổng binh ở Đài Loan bị Nhật chiếm phải chạy vào nội địa rồi theo Thái B́nh Thiên Quốc), Bàn Văn Nhị và Lương Văn Lợi hiệu cờ Trắng vẫn quấy nhiễu. Đám cờ Đen và cờ Vàng lại đánh lẫn nhau càng làm cho dân chúng thêm khốn khổ. Sau đám cờ Đen xin hàng, nhà vua cho trú tại Lào Cay rồi lợi dụng cho đi đánh dẹp đám cờ Vàng ở Hà Giang.

      Lúc đó, ngườp Pháp muốn chiếm Bắc Kỳ để mở đường thông thương buôn bán với Tàu ở Vân Nam. Francis Garnier chiếm Hà Nội (1873). Ông Ḥang Kế Viêm đóng ở Sơn Tây kêu Lưu Vĩnh Phúc của đám cờ Đen giúp sức. Đám cờ Đen phục kích ở Ô Cầu Giấy đổ ra giết Francis Garnier (Ngạc Nhi). Đến năm 1882 Henri Riv́ere lại bị quân cờ Đen giết cũng ở Cầu Giấy.

Franis Garnier (Ngạc Nhi) bị giết, có một bài văn tế được truyền  tụng nói là do cụ Yên Đổ sọan theo sụ yêu cầu của các quan ta làm lễ truy điệu để giải tỏa mối căng thẳng Pháp Việt. Bài văn tế có tính chất mỉa mai có khi đến sổ sàng :

                 Nhớ ông xưa :

                 Tóc ông quăn,

                 Mũi ông lơ,

                 Ông ở bên tây ngang tàng,

                 Ông sang bên Nam bảo hộ.

                 Quan ông to, ông có lon vàng đeo tay;

                 Công ông cao, ông có mề đay đeo cổ.

                 Mắt ông chiếu kính thiên lư, đít ông cưỡi lừa,

                 Vai ông đeo súng lục liên, miệng ông húyt chó.

                 Tháng…ngày hai… ông ở huyện Thụy Anh,

                 Ông định giết thằng Đen, để yên con đỏ,

                 Nào ngờ : nó chém đầu ông đi, nó bêu ḿnh ông đó.

                 Khốn nạn thân ông

                 Đù mẹ cha nó.

                          Nay tôi :

                 Vâng mệnh các quan - Tế ông một cỗ.

                 Xôi một mâm -  Rượu một hũ.

                 Chuối một buồng -  Trứng một ổ.

                 Ông ăn cho no -    Ông uống cho đủ.

                 Hồn ông lên thiên đường -  Phách ông vào địa hộ.

                 Ông ơi là ông ơi -   Nói càng thêm hổ !

 

        Trong khi đó triều đ́nh nhà Nguyễn  thấy Pháp  muốn chiếm Bắc Kỳ, lại tưởng rằng Tàu có thể giúp được mới cho người sang cầu cứu. Thật ra lúc đó nước Tàu cũng đang bị chia năm xẻ bảy bởi các cường quốc th́ làm sao mà cứu được. Nhưng đây là dịp tốt để đem quân qua với ư đồ chiếm đất. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh làm mật sớ tâu về triều đ́nh nhà Thanh : “Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ các tỉnh ở thượng du. Đợi khi có biến th́ ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía bắc sông Hồng hà.” Bởi vậy triều đ́nh nhà Thanh cho đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây, sau lại cho quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng.” (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược)

       Với mưu đồ chiếm đất như vậy nên trong các cuộc đàm phán về ranh giới, nhà Thanh có lúc đă đ̣i  đường biên giới Việt Hoa ở khỏang giữa hai vĩ tuyến 21 và 22, bắt đầu từ Lào Cay kéo dài ra biển. Điều đó có nghĩa là lấy phần đất phía bắc sông Hồng Hà như tờ mật sớ, cũng có nghĩa là nhà Thanh muốn cắt cái chóp nón lá trên bản đồ của nước Việt Nam. Có lúc họ lại đ̣i lấy Việt Nam cho tới Quảng B́nh, tức là lấy ṭan bộ nước Việt Nam khi chưa mở mang về phía Nam.

       Có lúc vùng Cao Bắc Việt (Haut Tonkin) đă bị bỏ trống cho bọn cướp Tàu. “Thật vậy, đọc bút kư của Dr. Néis về vùng Móng Cái để thấy rằng trong khỏang thời gian “tiền” Hiệp ước Thiên Tân (về phân định biên giới), không có một người Việt nào sống ở thị trấn Móng Cái. Vùng nấy trở thành khu Tàu, chuyên buôn bán các phẩm vật do bọn cướp Tàu đánh cướp được. Bọn nầy, theo Dr Néis, buôn bán cả đàn bà và trẻ con Việt, Một tài liệu là lá thư của một viên  tướng Pháp, phụ trách Đông Dương, có nói rằng, muốn b́nh định khu nầy, phải “raser” tức là bào láng Móng Cái.  Tất cả vùng biên giới Việt Nam, từ tỉnh Hải Ninh (Móng Cái) phía đông xuyên sang các tỉnh phía tây, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cay… đều là nơi của giặc Tàu ḥanh hành. Lào Cay là vùng của giặc cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc. Cho tới năm 1897, với sự hợp tác của dân địa phương, nhà nước bảo hộ mới tạm b́nh định được các vùng sào huyệt của bọn cướp Tàu nầy.

     Dr Néis có kể lại , đường đi lên Lạng Sơn, Đồng Đăng chỉ rải rác vài bóng người. Mùi tử khí vẫn c̣n vướng vất. Việc nầy là hậu quả của chiến tranh giữa Pháp và Tàu khỏang thời gian trước (với tướng De Négrier). (Trương Nhân Tuấn, tlđd)

     Trong việc phân định cắm mốc biên giới, người Pháp cũng c̣n gặp nhiều rắc rối và nạn thổ phỉ. Bác sĩ Néis thóat chết ở biên giới v́ bị bệnh không theo tóan cắm mốc được nhưng bạn của Néis, ông Haitce, một thông dịch viên, bị thổ phỉ giết, bị chặt đầu, moi gan, mật ngâm rượu, “những người Tàu tham dự vào vụ này tay cầm giáo dài, trên gắn thủ cấp người bị giết, uống rượu pha gan, mật ḥ hét man rợ nhu thế cả đêm và kéo dài mấy ngày”.

       Trong Hiệp ước Bảo hộ, Pháp đă cam kết bảo vệ ṭan vẹn lănh thổ cho Việt Nam thế mà Pháp đă không tôn trọng hiệp ước ấy để bị áp lực của nhà Măn Thanh hay v́ quyền lợi kinh tế của người Pháp, mà nhường đi một số đất đai của Việt Nam cho Măn Thanh. Tham vọng của Bắc phương dù là người Hoa, người Hán, người Mông Cổ, người Măn Thanh hay người Cộng sản vẫn luôn luôn muốn bành trướng xuống phía Nam. Họ lấn chỗ này lúc này một ít, họ sẽ lấn chỗ khác lúc khác một ít như ta đă thấy suốt ḍng lịch sử, Việt tộc đă mất vùng Ḥang Hà, đă mất vùng Trường Giang, đă mất vùng Lĩnh Nam, nay c̣n một ít đất Việt Nam, cứ bị họ gặm nhấm dần. Để cho mất đất, dù là thực dân Pháp, dù là họ Hồ, dủ là họ Mạc, dù là Cộng sản đều đắc tội với dân tộc Việt. 

 Nguồn:http://www.taphopdongtam.org









Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm mục đích
 bảo tồn di sản văn hóa và phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ của Việt tộc.


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Biên Cương Tổ Quốc Ở Đâu ?
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net


Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm chiến lược quốc pḥng và quốc sách "An Dân - Lạc Quốc"

Trở Lại Trang Mặt