Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.net





Trang Kinh Tế




Bấm vào đây xem
Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hồ Chí Minh




Đề Mục

  1- Định Nghĩa Kinh Tế Học
  2- Thuyết tân cổ điển và cải cách cận biên
  3-  Chuyên chế và dân chủ
  4- Việt Nam: Chặng đường hội nhập tòan cầu
  5- Con đường gập gềnh của đổi mới
  6- Dự báo từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế
  7- Chính sách tài chánh và tiền tệ
  8- Định giá trái phiếu
  9- Công cụ tài chánh: Thị trường và thông tin
 10- Kinh tế thị trường là gì ?
 11- Kinh tế chỉ huy và kinh tế thị trường
 12- Người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường
 13- Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
 14- Tài chính trong nền kinh tế thị trường
 15- Hệ thống các thị trường
 16- Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
 17- Chứng khoán




Định Nghĩa Kinh Tế Học

Harry M. Cleaver, Jr.

Nguyễn Lệ dịch

Kinh tế học là gì? Chúng ta có thể định nghĩa kinh tế học như thế nào khi nói rằng nói có liên quan đến cách mà các kinh tế gia nghiên cứu nền kinh tế và cố gắng thay đổi nó? Để bắt đầu chúng ta có thể kiểm tra nhiều cách khác nhau mà các nhà kinh tế định nghĩa chung chung. Sau đó, tôi sẽ đưa ra tiêu chuẩn của các định nghĩa đó và sự thay đổi của các định nghĩa. Trước đây, các kinh tế gia đã định nghĩa kinh tế học như một lĩnh vực nghiên cứu nhấn mạnh vào các lĩnh vực xã hội mà ở đó của cải được tạo ra và phân bổ. Những định nghĩa gần đây hơn đã coi kinh tế học là việc nghiên cứu những chọn lựa chung và riêng có liên quan đến phân phối các nguồn lực khan hiếm để hoàn thành mục đích. Chúng ta cùng lần lượt xem xét các định nghĩa này

Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sản Xuất và Phân Bổ

Sự tiếp cận định nghĩa kinh tế học đầu tiên nhấn mạnh đến địa hình nhất định của hoạt động con người, ví dụ như sản xuất và phân bổ của cải. Theo cách hiểu này, kinh tế học phân tích mọi thứ mà diễn ra trên các lĩnh vực. Vì theo thói quen, của cải được xem dưới hình thức vật chất, lĩnh vực sản xuất trước đây thường nói đến các nhà máy, hầm mỏ, nông trại và các nơi khác, nơi mà nguyên vật liệu được tạo ra. Cùng với sự gia tăng của các dịch vụ thị trường như dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, hoặc đồ ăn sẵn, lĩnh vực sản xuất được tái định nghĩa gồm bệnh viện, ngân hàng, và cả McDonald. Nói một cách khác, lĩnh vực sản xuất gồm tất cả các lĩnh vực mà con người mang ra để sản xuất kể cả hàng hoá và dịch vụ.

Vào các thế kỷ 18 và 19, mối quan tâm của sản xuất và phân phối của cải gần như là chính trị. Nó đã thắt chặt sự phát triển của quốc gia. Đó là lý do Adam Smith (1723-1790) đã viết tác phẩm về đề tài này gọi là Của Cải Của Các Quốc Gia. Ông không phải là nhà quan sát học thuật duy nhất nhưng lại là người quan tâm sâu sắc đến nhân tố làm tăng thêm của cải của mảnh đất quê hương cũng như những kinh tế gia ở bất kỳ nơi nào quan tâm.

Smith đã yêu cầu các nhà hoạch định chính sách chú ý đến sự nhận thức của đồng tiền và mảnh đất như vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải. Trong một số xã hội tiền tư bản như thổ dân trước thuộc địa ở Úc, công việc chỉ chiếm một số lượng nhỏ thời gian, và có nhiều thời gian cho các hoạt động khác. Mặt khác, cái chúng ta gọi Xã Hội Tư Bản lĩnh vực sản xuất đã chiếm đa phần đời sống con người. Một trăm năm trước đây họ bị bắt làm việc 10 đến 14 giờ mỗi ngày, 6 hoặc 7 ngày trong tuần, và 50 đến 52 tuần trong năm. Thậm chí ngày nay hầu hết chúng ta đều phải làm việc 8 tiếng/1 ngày, 5 ngày/tuần và 40-50 tuần/năm

Với giả định rằng việc làm quan trọng trong xã hội tư bản, không còn gây ngạc nhiên cho những người mà chúng ta hiện nay gọi kinh tế gia cổ điển (classical economists) như Adam Smith và David Ricardo (1771-1823) đã phát triển các công cụ phân tích kinh tế dựa trên thuyết giá trị "lao động". Bằng thuyết này, họ đã tìm kiếm nhằm phân tích sản xuất và phân bổ dưới hình thức phân chia lao động và trao đổi hàng hoá bao gồm cả lượng lao động. Vì nhiều lý do khác nhau, các kinh tế gia đương thời và một số nhà kinh tế chính trị học đã không tiếp tục thực hiện các nghiên cứu này. Như chúng ta nhìn thấy, họ bắt đầu bằng các thuyết lựa chọn.

Phạm vi phân phối gồm sự phân phối của hai thứ: của cải mà các công nhân tạo ra vì sự tiêu dùng của con người và của cải họ tạo ra vì sự sản xuất tương lai. Trong nhiều xã hội có quy mô nhỏ thì sự phân phối của cải tương đối đơn thuần. Những người sản xuất tiêu thụ những cái tự họ sản xuất hoặc họ chung công việc sản xuất của mình với những người khác theo những nguyên tắc gia đình truyền thống. Trong nền kinh tế tư bản như ở nước Mỹ thì phạm vi phân phối được tổ chức chủ yếu thông qua thị trường. Điều đó nói lên rằng, của cải do con người tạo ra do sự lao động rồi được các nhà tư bản bán cho những người tạo ra nó. Vì của cải chẳng bao giờ được phân bổ một cách công bằng, vấn đề của sự phân bổ của cải - đó là cái gì và tại sao lại có nó - là câu hỏi mà nhiều kinh tế gia quan tâm.

Các nền kinh tế thị trường vận hành một cách rộng rãi thông qua việc sử dụng tiền tệ và nhìn chung được gọi là các nền kinh tế tiền tệ. Ví dụ, các công nhân được trả lương ở thị trường lao động và chi tiêu các khoản lương đó ở thị trường hàng hoá mà họ sản xuất ra. Các nhà tư bản sử dụng tiền nhận được trong việc thanh toán tiền hàng để trả tiền cho các hoá đơn, gồm lương công nhân, và hoặc họ bỏ túi hoặc đầu tư (có nghĩa thuê thêm công nhân hoặc mua thêm máy móc với bất kỳ khoản lãi (lợi nhuận) còn lại. Trong những tình huống như vậy thì tiền được sử dụng như tiêu chuẩn giá cả và một trong những lĩnh vực trọng tâm trong nền kinh tế là phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả.

Trong các xã hội như Cộng Hoà Xô Viết thì cuộc sống của người dân cũng đã được tổ chức xung quanh công việc và họ cũng đã phải sử dụng các đồng lương của mình để mua hàng hoá và dịch vụ từ những người đã làm việc. Tuy nhiên, kiểu tư bản hoá Xô Viết (mà được gọi là "xã hội hoá" thì chính phủ trung ương hành động theo dạng tư bản tập trung, vừa làm chủ và giám sát tòan bộ việc sản xuất và phân phối (và đôi khi đặt giá một cách trực tiếp hơn là cho phép họ được xác định bởi cơ cấu thị trường).

Vai trò này của chính phủ thì hơi khác so với vai trò của nước Mỹ; ở Mỹ vai trò của nhà nước thì không bá đạo lắm và các công ty tư nhân được phép độc lập hơn. Chính phủ ít khi tham gia vào việc đặt giá và phân phối các nguồn lực một cách trực tiếp (dù việc này được thực hiện trong một số trường hợp); nhưng sử dụng quyền đánh thuế, chi tiêu và soạn thảo luật nhiều hơn nhằm tạo ra một môi trường mà ở đó các công ty tư nhân tổ chức việc sản xuất và phân phối. Nhà nước sử dụng quyền lực thuế của mình và việc chi tiêu nhằm khuyến khích và giảm khích các nghành khác nhau vì vậy sẽ trực tiếp tạo ra mô hình phát triển kinh tế.

Ở Hoa Kỳ và các nước xã hội chủ nghĩa có một số phạm vi sản xuất và phân phối được tổ chức ngoài sự sắp xếp của thị trường. Trong cả hai trường hợp có sự sản xuất trong nước đáng kể mà không được phân phối qua thị trường nhưng lại được phân phối trực tiếp tới các thành viên trong gia đình. Ở Mỹ chính phủ phân phối một số mặt hàng và dịch vụ tới người dân một cách trực tiếp, ví dụ trợ cấp an sinh xã hội và dịch vụ y tế công cộng. Ở các nước xã hội chủ nghĩa thì sự phổ biến của những phân phối này lớn hơn và gồm cả những thứ khác nhất là nhà tập thể.

Phạm vị phân phối cũng gồm việc phân phối các nguồn tới các đơn vị sản xuất. Trước hết trong số " những nguồn này" là khả năng của con người cho lao động, ở đây là sản xuất một cách năng suất và có tính chất sáng tạo. Trong nhiều hệ thống tư bản, như Hoa Kỳ thì việc phân phối được thực hiện chủ yếu thông qua thị trường. Hầu hết mọi người đều bị ép buộc vì họ sở hữu ít đất đai và các công cụ tư bản để tự sản xuất ra của cải của chính mình, nên đành bán công lao động cho các công ty tư bản. Nhưng họ có một số chọn lựa nơi làm việc và làm việc cho công ty nào. Ở Xô Viết, chính phủ có quyền lực nhiều hơn trong việc chỉ định việc làm và nơi làm (điều này thường bị cường điệu hoá. Trong thực tế, các cá nhân cũng có nhiều sự chọn lựa hơn các nhà bình luận ở Phương Tây đã công nhận ra, hoặc mong muốn chấp nhận.)

Điều tương tự cũng đúng với các nguồn khác như nguyên nhiên liệu, nhà máy và dụng cụ. Ở Mỹ, các công ty bán các nguồn này cho nhau. Ở các nước xã hội điều này cũng xuất hiện, nhưng chính phủ có tiếng nói quan trọng hơn và giám sát khá chặt chẽ, gần như là chỉ định cho công ty đó làm gì và có cái gì.

Ngoài những phạm vi phân phối và sản xuất còn có một phạm vi mà liên quan đến của cải xã hội: đó là việc tiêu dùng. Tuy nhiên, rất gần đây thì phạm vi tiêu dùng mới được coi như vấn đề phù hợp cho sự nghiên cứu kinh tế. Các kinh tế gia tự giới hạn mình vào phân tích hành vi tiêu dùng trên thị trường, vì hành vi này tạo ra cung lao động và cầu hàng hoá và dịch vụ và giúp xác định giá cả. Sự phân phối hàng hoá trong nước hay cộng đồng từ lâu nhìn chung đã được coi tốt hơn mà phù hợp với các lĩnh vực như vậy như kinh tế học gia đình hoặc có lẽ xã hội học và tâm lý học. Điều này chỉ thay đổi sau thời kỳ hậu Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2.

Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sự Phân Phối Các Nguồn Lực Khan Hiếm

Mối quan tâm gần đây trong phạm vi tiêu dùng đã nảy sinh từ việc viết lại định nghĩa kinh tế học nói chung. Thay vì quan tâm đến những phạm vi cụ thể của hoạt động con người (đây là sản xuất và phân phối) các kinh tế gia tuyên bố chủ đề kinh tế trở thành thuyết phân phối các nguồn lực khan hiếm trong số những mục tiêu cần hoàn thiện. Sự định nghĩa này có thể không chỉ gồm sự phân bổ các nhân tố sản xuất trong phạm vi sản xuất hoặc sự phân phối của sản phẩm, mà còn cả sự phân phối các nguồn lực trong gia đình.

Có hai điều chủ chốt cho sự tiếp cận thứ hai của việc định nghĩa kinh tế học. Điểm đầu tiên là tập trung vào sự phân phối, hoặc chọn lựa trong số những thay thế. Điểm thứ hai là nhấn mạnh vào sự khan hiếm.

Thiên kiến với sự phân bổ trong nghành kinh tế học có liên quan đến việc nhìn nhận kinh tế học một cách thiết thực như Thuyết Chọn Lựa -- quá trình hợp lý mà con người chọn những biến số. Vì vậy, các kinh tế gia nghiên cứu xem các cá nhân, các công ty va chính phủ chọn lựa phân phối nguồn lực của họ như thế nào.

Trong trường hợp là những cá nhân, các kinh tế gia nghiên cứu xem họ chọn như thế nào để phân phối thời gian của họ giữa làm việc vì đồng lương và nghỉ ngơi, họ chọn ra sao để phân phối giữa đồng lương của họ trong nhiều các mặt hàng và dịch vụ mà họ có thể mua được, và họ chọn như thế nào để phân phối những mặt hàng đó trong gia đình họ. Trong hầu hết các thuyết của sự chọn lựa cá nhân, người ta cho rằng các cá nhân chọn lựa dưới ánh sáng của những nhân tố mà họ không có ảnh hưởng gì cả, ví dụ như, mức lương luôn như thế đối với họ, họ phải trả tiền khi họ mua hàng hoá, và số tiền đó họ luôn có trong tay, v.v.

Trong trường hợp là doanh nghiệp (nhìn chung bây giờ thường gọi là công ty TNHH), các kinh tế gia lại xem xét quyết định sản xuất mặt hàng nào, mua đầu vào là gì để sản xuất các mặt hàng đó, và trong một số trường hợp phải trả bao nhiêu tiền. Lại nữa, người ta thường cho rằng các công ty phải đối mặt với những giá đầu vào định sẵn, nhu cầu đã đưa ra đối với các sản phẩm khác nhau và hàng loạt những công nghệ sẵn có đã định trước.

Trong trường hợp là chính phủ, thì có hai lĩnh vực kinh tế học mà nghiên cứu về chính sách kinh tế. Kinh tế học vĩ mô (macro) tập trung vào hai thứ: thứ nhất, cái được gọi là chính sách tài khoá (fiscal policy) hoặc những quyết định về chi tiêu tích luỹ và nguồn tài chính, đây là sự hỗn hợp của các khoản thuế phải đóng và sự vay mượn; và thứ hai cũng liên quan đến chính sách tiền tệ (monetary policy) của chính phủ, đây là việc kiểm soát thông qua số lượng tổng hợp của tiền lưu thông.

Lĩnh vực thứ hai của kinh tế học có liên quan đến những chọn lựa của chính phủ được gọi là tài chính công (public finance). Người ta thường quan tâm đến việc phân tích chi về việc chính phủ chọn lựa như thế nào để phân phối việc chi tiêu của mình và chọn như thế nào để đánh thuế và đi mượn tiền. Ví dụ, các kinh tế gia tài chính công đặt ra các câu hỏi về sự ảnh hưởng đến cấu trúc công nghiệp của mô hình chi tiêu chính phủ định sẵn hoặc về sự ảnh hưởng của chính sách thuế đến sự phân phối của cải định sẵn.

Trong tất cả những trường hợp này chúng ta có thể thấy nghiên cứu sự chọn lựa nhằm đưa ra bài học hữu ích trong việc hoạch định chính sách, việc quản lý các khía cạnh khác nhau của "nền kinh tế", nơi mà các doanh nghiệp, các cá nhân và chính phủ tham gia vào.

Khi các kinh tế gia nghĩ về quá trình chọn lựa trong số những biến số thay thế, họ thường cho rằng những gì họ gọi là "tính hợp lý" (rationality) là một phần của quyết định. Theo tính hợp lý, ý họ là những người đang tiến hành chọn lựa có thể sắp xếp được sở thích của họ (đây là họ biết thích chọn A rồi chọn B hoặc ngược lại hoặc không khác biệt giữa hai sự chọn lựa). Điều này cũng ngụ ý rằng những người quyết định hiểu sự dánh đổi (trade-offs) liên quan giữa A với B và ngượi lại. Bằng sự đánh đổi các kinh tế gia muốn nói những mất mát người chọn lựa phải bỏ khi lấy A thay vì B. Những gì họ từ bỏ để khỏi chọn B thì các kinh tế gia gọi là "chi phí cơ hội" (opportunity cost).

Hiện nay, chúng ta phải để ý trong những phân tích chọn lựa này, các kinh tế gia khẳng định rằng việc quyết định là do cá nhân hoặc các nhóm hoạt động dưới hình thức cá nhân. Có rất ít phân tích về những quá trình thực tế thông qua việc những nhóm này đưa ra quyết định. Đó là một chủ đề mà các kinh tế gia bỏ rơi, giao lại cho các nhà quản lý học và các nhà xã hội học (trong trường hợp các công ty) hoặc cho các nhà khoa học chính trị (trong trường hợp các chính phủ). Vì vậy, có sự thiên vị trong kinh tế học đương thời để phân tích chọn lựa dưới hình thức lựa chọn cá nhân.

Trọng điểm thứ hai của những định nghĩa đương thời nhất của kinh tế học là sự khan hiếm. Người ra quyết định phải chọn một trong các nguồn khan hiếm. Hầu hết các kinh tế gia coi khái niệm khan hiếm là khá nhạy cảm và rõ ràng. Theo định nghĩa, đó không phải sự khan hiếm vô hạn. Các cá nhân phải quyết định cách phân bổ đồng tiền vì họ bị giới hạn bởi đồng lượng kiếm được. Các công ty phải tính toán kỹ càng vay và đầu tư như thế nào để tránh lãng phí vì họ chỉ có một số tiền nhất định. Nếu không có sự khan hiếm, nếu mọi cái đều vô hạn thì sẽ không có những lựa chọn, và mọi người sẽ có nhiều thứ như mong muốn. Các nhà kinh tế chưa bao giờ cảm thấy chán khi nói rằng sự khan hiếm là "sự thực cơ bản của cuộc sống"1. Khi chúng ta sẽ thấy, mọi thứ sẽ không đơn giản như vậy!!!

Quan điểm về sự khan hiếm thì rất gần với khái niệm "chi phí cơ hội" đã được bàn ở phần trên. Người ta chỉ quan tâm đến cái mà người ta từ bỏ, nếu từ bỏ là cần thiết. Nếu các nhiều thứ đều vô hạn thì bạn có thể có mọi thứ và sẽ không có sự đánh đổi. Một ví dụ chung nhất đó là phân bổ các nguồn lực trong số các khu vực sản xuất khác nhau. Nếu các nguồn có hạn (tức là khan hiếm) thì bằng cách sử dụng chúng để sản xuất một thứ thì bạn sẽ có ít hơn đầu vào để sản xuất một thứ khác.

Chiến Tranh Lạnh minh họa cho mối quan hệ này, và ngày nay vẫn còn liên quan là "những khẩu súng và bơ sữa". Bạn càng cống hiến nhiều nguồn để sản xuất lực lượng vũ trang, bạn càng để lại ít hơn những nguồn lực để sản xuất thức ăn và những thứ cần thiết khác cho cuộc sống. Bạn càng cống hiến nhiều nguồn lực cho xây dựng chính trị và xây dựng nhà tù thì bạn càng có ít cái để lại cho giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, chăm sóc con cái, các trung tâm giảm nghèo và chỉ dẫn nghề nghiệp.

Đây là những vấn đề mà kinh tế gia quan tâm, người mà định nghĩa kinh tế học là sự phân bổ các nguồn khan hiếm trong số những sự chọn lựa khác. Vì trọng tâm sự chọn lựa hơn là vào những lĩnh vực cụ thể của cuộc sống nên định nghĩa kinh tế học này dẫn đến một số lĩnh vực mới được coi là trò chơi công bằng cho phân tích kinh tế học. Phạm vi như vậy chúng ta đã đề cập rồi: đó là phạm vi tiêu dùng. Một phạm vi khác có lẽ không rõ ràng lắm đó là chiến tranh. Những dụng cụ của phân tích kinh tế học được mang ra để bàn về vấn đề chọn nơi (nghĩa là mục tiêu nào) để phân bổ nguồn lực khan hiếm (các đội quân, các quả bomb, dầu và...). Không ngạc nhiên thay một số kinh tế gia nổi tiếng nhất của giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai đã được thuê trong chiến tranh dể giúp đưa ra những quyết định như vậy.

Kinh Tế Học Có Phải Là Môn Khoa Học Không?

Các học thuyết kinh tế đã trải qua nhiều thời gian, và lịch sử của cuộc cách mạng đó là một trong những khía cạnh hay của việc nghiên cứu kinh tế học. Các học thuyết không tự nhiên có hay chúng rơi từ trên trời xuống. Chúng được phát triển do con người thực, với những mục đích cụ thể trong những tình huống cụ thể. Sự hiểu biết về các mối quan hệ trong các học thuyết kinh tế, những người đặt ra công thức cho chúng và môi trường kinh tế chính trị trong những cái học đã sống và nghĩ thì đều cuốn hút và cần thiết đối với sự hiểu biết về kinh tế học.

Vì vậy, bất chấp sự tự phụ (kỳ vọng) của một số kinh tế gia đối với chân lý chung, các học thuyết luôn mang tính chất lịch sử cụ thể. Trong hai thế kỷ đầu (thế kỷ 18 và 19) các kinh tế gia được biết là nền kinh tế chính trị. Chủ đề chính đã chỉ ra được sự nhận thức về cách thức mà các kinh tế gia và thế giới thực của chính trị được gắn kết lại. Tổ chức và sự hoạt động của nền kinh tế được nhận biết là vấn đề chính trị căn bản. Không chỉ các nhà kinh tế chính trị nghiên cứu chính trị của nền kinh tế mà cả những nhà bình luận về chính phủ và chính trị cũng rất thành thạo về kinh tế học.

Ngày nay, loại trừ một vài tâm hồn nhân đạo, các kinh tế gia có xu hướng chủ đạo thường tham gia vào hoạch định chính sách hoặc những phê phán cực đoan -- các kinh tế gia đã lọai bỏ từ "kinh tế chính trị" và họ thích cái tên "kinh tế học" trung tính hơn. Cùng với sự thay đổi về chủ đề dẫn theo sự thay đổi cả về hình ảnh. Ngày nay, người ta coi kinh tế học là "môn khoa học" xã hội -- tiếng Pháp gọi là "science economique". Một số kinh tế gia nổi tiếng như Paul Samuelson thậm chí còn gọi kinh tế học là "nữ hoàng của khoa học xã hội"2.

Đối với nhiều kinh tế gia thì việc nhấn mạnh mặt "khoa học" cực kỳ quan trọng (vì nó cũng quan trọng đối với nhiều nhà khoa học xã hội khác như các nhà xã hội học hoặc các nhà khoa học chính trị). Một số các kinh tế gia như kinh tế gia bảo thủ Milton Freedman đi rất xa nhằm tuyên bố rằng trong kinh tế học tân thời là khoa học "tự do giá trị"3, hoặc khoa học "tích cực".

Đối với nhiều người trong số chúng ta, tuy nhiên, điều này chỉ là khoa trương và vô nghĩa về tư tưởng. Nó là cố gắng không thoả đáng để mô phỏng cái mà được gọi là khoa học gian khổ như hoá học hoặc vật lý mà giả vờ bảo vệ những đánh giá về giá trị hoặc tính chủ quan. Không đi quá sâu vào các vấn đề của tâm lý học, hãy chỉ để tôi nói rằng có lý do khả dĩ để phản đối những yêu cầu này của các nhà hành nghề khoa học.

Một Số Tiêu Chuẩn Của Hai Định Nghĩa

Định nghĩa đầu tiên đã được nói ở phần trên -- định nghĩa này nói kinh tế học là nghiên cứu các phạm vi của sản xuất và phân bổ có một ưu điểm chính. Nó nhấn mạnh vào hoạt động trung tâm thông qua việc doanh nghiệp tổ chức xã hội : đó là công việc. Trong số các kinh tế gia cổ điển những người đã đưa ra một số khác biệt của định nghĩa này thì việc phân tích quá trình công việc là trung tâm đối với suy nghĩ về kinh tế học.

Một trong những nổi tiếng nhất và sớm nhất là sự phân tích của Adam Smith là sự phân công lao động. Trường hợp ông nghiên cứu và từ cái ông đã đưa ra nhiều kết luận quan trọng đó là nhà máy sản xuất ghim. Ở đây ông quan sát cách các nhiệm vụ kỹ thuật được phân chia và tổ chức và kết luận rằng đó là điều chủ chốt trong năng suất lao động, cách này là cách thuận lợi đã có được từ hoạt động chuyên biệt. Từ sự quan sát này ông và những người khác như David Ricardo đã tiếp tục đưa ra nhiều hình ảnh về kinh tế học ở tất cả các mức như: giá sàn, kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế.

Sau đó, Karl Max (sinh năm 1818, mất 1883), nhà phê bình cách mạng tác phẩm của Smith và Ricardo, thậm chí đã đi sâu hơn vào sự phân tích sản xuất. Ông tiếp tục sử dụng thuyết giá trị lao động như là công cụ phân tích tổ chức tư bản trong cuộc sống bao quanh lao động nhưng dần dần đã đưa ra những kết luận khác nhau. Ông đã phát triển một thuyết về cách doanh nghiệp khai thác con người như thế nào qua lao động của họ, và kêu gọi sự tiêu huỷ xã hội tư bản vì lý do sự lệ thuộc công việc.

Định nghĩa thứ hai của kinh tế học cùng với mối quan tâm với việc ra quyết định (chọn lựa) và những điều kiện của việc quyết định (sự khan hiếm) loại bỏ phạm vi sản xuất cho các lĩnh vực khác; định nghĩa này, kinh tế học bỏ qua phạm vi sản xuất mà chính nó là vị trí trung tâm trong xã hội tư bản.

Khi bạn xem xét nền kinh tế học vi mô (mirco) đương thời, nó đã dựa vào học thuyết của sự chọn lựa chính yếu, bạn sẽ thấy rằng các phân tích về công việc rất là hời hợt. Công việc hay lao động dường như chỉ là một nhân tố sản xuất, đầu vào trong quá trình sản xuất. Chúng chỉ đưa ra cái chúng ta gọi là "các chức năng sản xuất" (factor of production) của công thức Q=f (K,L), trong đó đầu ra (Q) là một hàm toán học của tiền vốn vào (K) và lao động (L). Mối quan tâm cơ bản của nền kinh tế học vi mô trong sản xuất là những doanh nghiệp chọn lựa, tiến hành chọn lựa sự kết hợp vốn và lao động như thế nào trong quá trình sản xuất. NHƯNG, không có sự phân tích thực tế hoặc xem xét về những quá trình như vậy. Thay vào đó, kinh tế học vi mô đương thời nhường lại những phân tích của quá trình sản xuất cho các lĩnh vực khác. Nền kinh tế học vi mô đã để lại phân tích công nghệ cho các kỹ sư và các nhà khoa học và việc nghiên cứu các mối quan hệ chính trị xã hội trên sàn doanh nghiệp cho các nhà xã hội học công nghiệp và các nhà tâm lý học. Để làm được như vậy, nền kinh tế học vi mô đã thôi không nghiên cứu toàn bộ các hoạt động, mà những hoạt động này thường được xem như một phần của nền kinh tế học và như tôi quan tâm, nó nên là một phần của nền kinh tế học.

Việc từ bỏ "học thuyết giá trị lao động" kiên định với sự xuống cấp của phạm vi sản xuất từ điểm chủ chốt trong phân tích kinh tế. Nếu sản xuất không được coi là phạm vị trọng yếu của hoạt động kinh tế, thì tại sao vẫn còn học thuyết rằng coi lao động trong sản xuất là thước đo giá trị? Vì định nghĩa của kinh tế học và các mục tiêu của nghiên cứu kinh tế đã thay đổi từ việc sản xuất đến việc lựa chọn, nên mối quan tâm chính là thị trường và định giá cả.

Quả thật, nền kinh tế học vi mô thường được gọi là "học thuyết giá cả" vì nó hoàn toàn quan tâm đến sự định giá thông qua mối tương quan của cung và cầu. Thuyết cầu dựa trên các thuyết chọn lựa tiêu dùng và các công ty chọn đầu vào như thế nào. Thuyết cung là thuyết chi phí (đầu vào tính giá cả) hơn là thuyết sản xuất. Và cả cung và cầu đều định giá ở nhiều thị trường.

Thuyết giá đã chế ngự nền kinh tế từ lâu. Không phải đến tận khi công trình của John Maynard Keynes (1883-1946) và các học trò của ông đã làm cho mối quan tâm về sản xuất và đầu ra cổ điển đã sống lại mà thuật ngữ kinh tế học vĩ mô đã hình thành và sự nghiên cứu sản xuất đã được đặt ở vị trí quan trọng trong nền kinh tế học. Tuy nhiên thậm chí các kinh tế gia theo Keynes như họ được gọi như vậy chỉ quan tâm đến tổng sản xuất, tổng sản lượng của xã hội. Họ không quan tâm đến việc kiểm tra các quá trình sản xuất cụ thể. Thậm chí khi các kinh tế gia theo Keynes quan tâm đến tổng sản lượng, hoặc tổng cung, đều dẫn đến các thuyết tăng trưởng (khi chúng ta xem ở chương 2), những học thuyết đó được đưa ra một cách cơ bản dưới hình thức các mô hình toán học và họ cũng tránh giải quyết bất kỳ những phân tích lao động chi tiết nào.

Vấn đề thứ hai với học thuyết đương thời là "sự khan hiếm" như một thuyết đã được định sẵn, luôn tồn tại; thuyết này bỏ qua việc xây dựng sự khan hiếm có tính chất lịch sử. Bên trên bạn có thể chú ý cách dùng từ của tôi "những xã hội nguyên thuỷ" nơi mà con người đã làm, và trong một số trường hợp họ vẫn làm, dù họ làm rất ít. Nhà nhân loại học Marshall Shahlins đã nghiên cứu những xã hội như vậy và gọi những xã hội đó là "những xã hội thịnh vượng căn nguyên". Ông gọi các xã hội đó như vậy không phải vì những xã hội đó dư thừa tất cả những thứ chúng ta làm ra, mà vì những gì con người mong muốn và cần rất ít, cho nên họ không cần làm việc nhiều. Với định nghĩa tầm thường về sự khan hiếm là "hạn chế", loại định nghĩa duy nhất mà có thể hiểu là dưới hình thức mối quan hệ giữa dục vọng và những phương tiện làm thoả mãn con người. Nếu mọi thoả mãn đều giới hạn tính trên số lượng thực phẩm, nơi ăn, chổ ở, sách báo, giống như cách sống của các thầy tù hoặc một số các bộ tộc trên hoang mạc, thì thoả mãn những dục vọng đó rất dễ dàng và không cần phải làm việc nhiều. Nếu mọi người mong muốn tăng trưởng, và tăng trưởng bất kỳ cái gì sẵn có một cách dễ dàng thì càng phải làm nhiều công việc cần thiết để thoả mãn họ. Khi chúng ta xem chương tiếp theo về "sự tăng trưởng" thì một trong những phản đối cơ bản đối với sự tăng trưởng không có chừng mực là một cận sản phẩm của mong muốn tăng thêm một cách nhân tạo, đây là việc chuyển mong muốn thành những thứ mà các doanh nghiệp mơ ước bán được thông qua quảng cáo, thay vì phát triển dục vọng một cách lành mạnh - những thứ mà không cần sản xuất mới có như mối quan hệ cá nhân tốt đẹp hơn, tự hiểu hơn, hoặc sự hài hoá hơn với thiên nhiên, vân vân...

(TQ hiệu đính: đoạn văn trên đề cập cô động sự quan hệ giữa kinh tế học, tâm lý học và học vấn tôn giáo. Kinh tế học giả định rằng (1) dục vọng và mong muốn vô hạn và (2) vì phải thỏa mản các dục vọng vô hạn đó (3) vật chất trên trái đất là khan hiếm. Ví dụ, lòng tham vô đáy: có xe đạp thì muốn có xe máy, khi có xe máy thì muốn có xe tay ga, khi có xe tay ga thì muốn có xe hơi, khi có xe hơi thì muốn có trực thăng riêng, khi có trực thăng riêng thì muốn có máy bay riêng, v.v… Vì lẽ đó, kinh tế học là học cách chọn lựa với hiệu quả kinh tế: với vật chất khan hiếm, làm cách nào để thỏa mãn càng nhiều dục vọng càng tốt. Ngược với kinh tế học là học vấn tôn giáo: với vật chất trên trái đất giới hạn, nếu con người tiết dục hay diệt dục (Phật Giáo) hay sống khổ hạnh (Thiên Chúa Giáo), thì vật chất khan hiếm trở nên dư thừa. Vậy khan hiếm hay dư thừa, nó là mức đo giữa vật chất với dục vọng của lòai người. Tâm Lý Học nghiên cứu tới vấn đề phi vật chất như tình cảm, sự hài hòa giữa người và người, hay người và thiên nhiên. Có những dục vọng hay mong muốn để thỏa mản mà không cần đến vật chất, như hòa bình và sự thanh bình. Và đây là điểm mà Tâm Lý Học và Tôn Giáo học giống nhau!!!).

Bây giờ phải nói rằng mặc dù kinh tế học đã dựa trên học thuyết chọn lựa như nó bỏ qua những khía cạnh quan trọng của sản xuất, như như tôi đã đưa ra, nhưng nó có giải quyết khía cạnh tiêu dùng một điều mà chưa nói đến một cách rộng rãi ở định nghĩa đầu tiên. Không chỉ các kinh tế gia cổ điển bỏ qua khía cạnh này nhiều như vậy mà còn cả nhà phê bình Karl Max đã không nghiên cứu sự tiêu dùng một cách nghiêm túc.

Có thể những lý do tại sao kinh tế học đương thời đã chuyển hướng sang khía cạnh này cơ bản là do lịch sử. Vào những thế kỷ 18 và 19 khi con người bị giai cấp tư sản có uy lực về chính trị áp bức làm việc 12 hoặc 14 tiếng đồng hồ hoặc nhiều hơn thế trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, với những đồng lương rất ít ỏi, thực sự không nói nhiều về sự tiêu dùng vì không có nhiều để nói, trừ những người giàu. Nhưng ở thế kỷ 20 khi cuộc đấu tranh của những người công nhân đòi giảm giờ làm việc và đòi tăng lương, và có nhiều của cải vật chất xã hội và phạm vi tiêu dùng đã được mở rộng một cách đáng kể. Tôi nghĩ rất hợp lý khi nói rằng kinh tế học một phần nào đó đã chuyển hướng nghiên cứu mức tiêu dùng vì những thay đổi này.

Trong nền kinh tế học vĩ mô do Keynes thực hiện bạn sẽ thấy rằng việc phân tích mức tiêu dùng, ít nhất là ở tổng số, đóng một vai trò quan trọng như tổng sản xuất. Trong nền kinh tế học vi mô thì học thuyết của hành vi người tiêu dùng thường là chủ đề đầu tiên được nghiên cứu và được phác hoạ nhằm giải thích kết cấu và những thay đổi trong kết cấu của cầu tiêu dùng. Tôi cho rằng mức tiêu dùng chiếm một vị trí quan trọng trong những lĩnh vực kinh tế học vì những thành công của các công nhân trong việc mở rộng phạm vi tiêu dùng đã buộc các kinh tế gia nghiên cứu vấn đề đó. Doanh nghiệp cần hiểu cầu tiêu dùng để tính toán được cách sử dụng cầu đó (nghĩa là bán hàng hoá) và nhằm tăng lên hoặc điều khiển cầu tiêu dùng (bằng việc quảng cáo).

Sự phát triển gần đây của phân tích kinh tế học vi mô về những chọn lựa kinh tế trong gia đình đã phát triển một cách đồng bộ ngoài mối bận tâm lịch sử cụ thể . Vào đầu những năm 1960 các kinh tế gia đã tin rằng nhiều sự tăng trưởng kinh tế của thập kỷ trước là do tăng chất lượng lao động con người. Vì vậy họ kết luận rằng để thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai thì cần tiến hành đầu tư vào tái sản xuất lực lượng lao động. Cần đầu tư tiền vào giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phúc lợi xã hội... Nhưng để phân bổ sự đầu tư đó một cách thông minh họ cần hiểu các cá nhân và các gia đình phải tự quyết định như thế nào về các vấn đề kinh tế học. Vì vậy, kinh tế gia Gary S. Becker (sinh năm 1930) và Theodore W. Schultz (sinh năm, 1902) và những người khác đã bắt đầu phát triển những học thuyết về nguồn nhân lực (theories of human capital). Họ đã thực hiện công việc này bằng cách áp dụng các công cụ của học thuyết chọn lựa kinh tế học vi mô cho gia đình.

Cho đến nay, tôi đã đưa ra hai tiêu chuẩn của hai định nghĩa và những tiếp cận kinh tế học mà những tiêu chuẩn đó nắm giữ. Đầu tiên, chú tâm vào chọn lựa có xu thế bỏ qua nhiều khía cạnh của sản xuất mà đáng chú ý hơn. Thứ hai, định nghĩa trước đây chỉ tập trung vào sản xuất đã có xu hướng bỏ qua phạm vi tiêu dùng -- một phạm vi mà ngày nay đáng quan tâm nhiều hơn.

Trong cả hai trường hợp chúng ta đều có một vấn đề vì "kinh tế học" như là một "nền kinh tế" thì định nghĩa này quá hẹp. Nhưng đây không chỉ là một vấn để của kinh tế học. Đó là vấn đề mà tái diễn ở mỗi lĩnh vực của kiến thức. Khi chúng ta kiểm tra xã hội học, nhân loại học, tâm lý học hoặc khoa học xã hội chúng ta đều nhận thấy sự khó khăn tương tự.

Vấn đề bắt nguồn từ sự sáng tạo và giữ gìn phân công lao động trong những lý thuyết suông. Các nhà khoa học xã hội đã tạo ra chuyên nghiệp trong những lĩnh vực giống như các nhà khoa học đã làm. Nơi mà các nhà khoa học phân chia lao động trong việc nghiên cứu cái gọi là thế giới tự nhiên, các nhà khoa học xã hội cũng đưa ra sự phân chia về lao động trong việc nghiên cứu xã hội loài người. Về mặt này, đây là một cách hợp lý để thực hiện. Đơn giản rằng, mỗi cá nhân không thể nghiên cứu mọi thứ. Mặt khác, sự hạn hẹp của những phân chia này liên tục dẫn các nhà thực hành trong một lĩnh vực bỏ qua những điều mà những người khác cho là quan trọng.

Một cách là xác định lại vấn để cốt lõi của nghề nghiệp, ví dụ trong nền kinh tế học phạm vi tiêu dùng được bổ sung cho sản xuất và phân bổ.

Một cách khác, và mỗi một sinh viên kinh tế nên quan tâm, là quen thuộc với các phương thức và nghiên cứu nghành khoa học xã hội khác. Nếu bạn tự giáo dục mình bằng một phương thức đa nguyên thì bạn có khả năng nghiên cứu bất kỳ một vấn đề cụ thể nào mà làm bạn quan tâm, tất cả các công việc mà đã được thực hiện không giới hạn bởi liệu đó có phải là "lĩnh vực "của bạn không? Nền giáo dục như vậy tạo ra một chủ nghĩa hoài nghi lành mạnh về những hạn chế cho bất kỳ môn học nào, bất chấp định nghĩa gì. Quả thật, thuật ngữ "môn học" có thể khích thích dục vọng đấu tranh chống lại những hạn chế chuyên quyền độc đoán về nghiên cứu và kiến thức của môn học. Khi bạn hiểu rõ những gì bạn quan tâm, những gì bạn muốn nghiên cứu và hành động như thế nào, thì chọn "lĩnh vực" nào không còn là vấn đề.

Ví dụ, giả sử bạn đồng ý với các kinh tế gia cổ điển và Karl Marx rằng công việc là hoạt động quan trọng trong xã hội tư bản và bạn quan tâm tại sao và làm thế nào mà sự trọng tâm đó lại xảy ra. Bạn có thể nhận thấy nó thật hữu ích khi nghiên cứu không chỉ những gì những kinh tế gia phải nói về công việc mà những nhà khoa học xã hội khác, các nhà lịch sử học và thậm chí các nhà khoa học tự nhiên và các kỹ sư phải nói gì về công việc. Nói một cách khác, sự nghiên cứu và hành động của bạn được dẫn bởi sở thích của bạn như một thành viên trong xã hội, chứ không phải điều lệ nghề nghiệp định sẵn nào đó. Cách mà các học viện, doanh nghiệp và chính phủ tổ chức, bạn cần có một bằng cấp chuyên môn để có được một công việc, nhưng không cần cho phép hạn chế sự tò mò của bạn hoặc sự nghiên cứu của bạn bởi tấm bằng chuyên môn hay nghành nghề của mình.

Những ngụ ý của những bình luận này là không cần phí thêm thời gian tìm ra định nghĩa "hợp lý" hoặc thậm chí " tốt nhất" của kinh tế. Chúng ta có thể kết thúc ở chổ chúng ta bắt đầu, với cách hiểu rằng kinh tế học là những gì các kinh tế gia làm và những gì họ làm là để nghiên cứu những gì họ gọi là nền kinh tế, tuy nhiên để xác định được cách quản lý nó. Những gì chúng ta cần làm, bất kỳ lĩnh vực gì, là nhận thấy và theo đuổi những khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta quan tâm nhất, hoặc những gì cần được thay đổi hoặc những gì chúng ta muốn phát triển. Thì trên cơ sở những gì chúng ta học, chúng ta có thể quyết định được cách tiến hành để đạt được mục tiêu của chúng ta.

1"basic fact of life"
2"the queen of the social sciences"
3value-free

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com


Thuyết Tân Cổ Điển Và Cải Cách Cận Biên
từ kinh tế chính trị đến khoa học kinh tế

Harry M. Cleaver, Jr.
Dịch Viên: Nhân Thụy

Jevons và Lợi Ích Biên Tiệm Giảm

Trong khi Cournot nghiên cứu những đường cầu mà không cần đến thuyết vị lợi, thì William Stanley Jevons (1835-1882) ứng dụng những lập luận "biên tế" vào thuyết đó. Cha của Jevons là thương nhân ngành sắt, và từng nghiên cứu hoá học tại trường đại học, Jevons bắt đầu chú tâm đến kinh tế học vì nhiều lý do: khi quan sát những người nghèo, hay khi xảy ra vụ nổ đường sắt năm 1847 làm cha ông khánh kiệt, và khi ông có nhiều kinh nghiệm lúc làm ở Sở Đúc Tiền tại Úc. Phần lớn ông tự học môn kinh tế học, trước khi ông tốt nghiệp, ông có viết bài về Thuyết Toán Học Tổng Quát Về Kinh Tế Chính Trị, ông đã trình bài viết này đến Hội Đồng Phát Triển Khoa Học Anh vào năm 1862.

Giống như Cournot, Jevons nhận ra rằng đề xuất của mình về "Thuyết Toán Học Tổng Quát" là một xuất phát từ thực tiễn chung của những nhà kinh tế chính trị học và đề xuất này cần phải có phần giải thích cụ thể và phải đưa ra được những dự báo trước. Trong bài luận trước đó, ông viết: "Tuy nhiên tôi không cho rằng do nền kinh tế đang ứng dụng những hình thức toán học nên làm cho việc tính toán các vấn đề trở nên khắc khe nghiêm ngặc. Những nguyên lý toán học có thể mang tính chính thống và kiên định, trong khi đó những dữ liệu riêng biệt của nó một số vẫn còn chưa chính xác." Sau này, khi giải thích, Jevons thêm vào: "Dĩ nhiên những phương trình được nói đến ở đây chỉ đơn thuần là lý thuyết mà thôi. Đối với những quy luật phức tạp như thế cũng giống như những quy luật kinh tế, ta không thể truy nguyên một cách chính xác trong từng trường hợp. […] Chúng ta phải hiểu là những hình thức quy luật này là đã hoàn thiện và mang tính chất phức tạp; trong thực tế, chúng ta nên tạm bằng lòng với những quy luật mang tính gần đúng và thực nghiệm." Trong chương cuối "Nhận xét chung" sách của Jevons, ngoài những tình huống quan sát theo phương pháp luận, ông còn lên án mạnh mẽ đối với những đoạn văn của Karl Marx - "những ảnh hưởng xấu từ phía chính quyền", trong đó công kích một số nhà kinh tế học có những tư tưởng giáo điều thiên về một bên nào đó mà lại đi phê bình những tư tưởng đã được công nhận. Trong thời của ông, tín ngưỡng mà ông đang xem xét là "trường phái Ricardian chính thống", nhưng việc mà ông ta kêu gọi phản biện lại nó có theo nhằm mục đích thu hẹp lại "thuyết về mức giá theo trường phái tân cổ điển" mà thuyết này một phần ông có công sáng lập ra, hoặc giả thu hẹp lại "thuyết tổng hợp tân cổ điển" sau này trong giai đoạn đại nhị thế chiến, hoặc giả hạn chế sự quá tin vào thị trường của những nhà kinh tế học theo trường phái tân tự do.

Trong bài luận "Thuyết Toán Học Tổng Quát", Jevons cũng tự đặt mình vào trong trường hợp của những người theo thuyết vị lợi, ông có đưa ra hai nhận định sau: thứ nhất: "một học thuyết kinh tế thật sự là một học thuyết xuất phát từ chính những động cơ hành động của con người -- những cảm giác vui suớng cũng như đau đớn." (Jevons cố gắng viết lại nghiên cứu của Bentham về những loại cảm giác vui sướng hay đau đớn dưới dạng những thuật ngữ toán học: "Như nhiều tác giả khác đã nhắc đến trước đây, cảm giác có hai loại (hai chiều hướng), cường độ và thời gian. Một cảm giác vui sướng hay đau đớn có thể yếu hay mãnh liệt […] nó cũng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn hay dài. […] Do đó nếu khoảng thời gian tồn tại của cảm giác được thể hiện bằng đường cong nằm trong hệ toạ độ Đề-Các, thì cường độ của cảm giác sẽ là tung độ, và số lượng của cảm giác sẽ là phần diện tích nằm trong trục toạ độ đó.")

Và nhận định thứ hai của ông là: "phần thứ hai của thuyết này xuất phát từ cảm giác đối với những vật thể đem lại lợi ích hay cảm giác đối với độ dụng (cảm giác khi có được lợi ích) mà thông qua đó cảm giác vui sướng được gia tăng và cảm giác đau đớn mất đi. Một vật thể được xem là đem lại lợi ích khi vật thể đó trong lúc đó có tác động tốt đến giác quan của con người, hay khi người đó có thể thấy trước rằng vật đó trong tương lai sẽ mang đến lợi ích".

Nhưng đối với những gì ông viết trong thuyết này - và những gì khiến ông trở thành một trong những người sáng lập ra môn kinh tế học tân cổ điển -- đều nằm trong những đoạn văn sau:

"8. Mức độ dụng (mức độ được lợi) tương đương với mức độ vui sướng có được. Nhưng khi vật hữu dụng ấy cứ tạo ra mức độ dụng liên tiếp không đổi, thì nó sẽ không còn tạo ra mức độ vui sướng như cũ được nữa. Từng cảm giác hay ham muốn dần trở nên chán ngấy. Mỗi một mức thoả dụng ta nhận được từ vật hữu dụng đó , thì nó cũng mang đến cho ta một cảm giác khác đi, thậm chí là chán ghét. Từng mức thoả dụng nhận được liên tục sẽ làm cho cường độ về cảm giác giảm đi so với trước. Do đó mức thoả dụng nhận được sau cùng luôn luôn giảm đi, hoặc làm giảm cả những mức thoả dụng nhận được trước đó. Sự thay đổi này về mặt lý thuyết là rất ít, nhưng chúng ta phải trừ hao đi một phần nhỏ đó, và chúng ta có thể gọi hệ số độ thoả dụng là tỉ sổ giữa lượng hay những phần nhỏ nhận được từ vật thể, và mức độ cảm giác vui sướng do nhận được định lượng đó từ vật thể, và tất nhiên là cả hai thông số này đều được ước lượng bằng những đơn vị thích hợp.

9. Do vậy, nói chung, hệ số lợi ích là một hệ số giảm dần theo số lượng của vật thể được tiêu thụ. Đây là một quy tắc quan trọng của cả thuyết này."[6]

Đây là những thay đổi rất nhỏ về lợi ích theo thuyết của Cournot, chứ không phải thay đổi về mức cầu, và chúng đang có khuynh hướng giảm dần. Dĩ nhiên, "hệ số lợi ích" của Jevons được tính bằng cách lấy đạo hàm dU/dx của hàm số U=f(x) trong đó U là lợi ích có được từ việc tiêu thụ hàng hoá x. Và dU/dx<0, khi x tăng ít, thì lợi ích cũng giảm ít.

Xin chú ý rằng ở đây đang nói đến việc tính toán lợi ích sao cho chính xác. Hàm thoả dụng của Jevons không phải thể hiện lợi ích "ít hay nhiều", mà nó chỉ đo lường mức độ xác thực là ít hay nhiều mà thôi. Do đó ta phải cần đến một đơn vị để đo, đó là util. Thuyết của Jevons bao gồm "số các yếu tố trong một tập hợp" và được sắp xếp dưới dạng "số lợi ích trong một tập hợp", nghĩa là thuyết của ông muốn nói rằng chúng ta có thể biết một cách chính xác lợi ích nhiều hay ít mà người ta có được khi tiêu thụ một đơn vị sản phẩm x nào đó.

Khi sang tiếp đến vấn đề lao động, vấn đề trao đổi trên thị trường và vấn đề nguồn vốn (tư bản), Jevons đã không nhắc đến về mức cung và mức cầu, ông cho rằng ta có thể biết được hai thông số này khi xét đến mối quan hệ giữa lợi ích biên đạt được và những tổn thất biên. Ví dụ như trong trường hợp vấn đề lao động:

"Do công nhân làm việc với một cường độ và thời gian nào đó cho đến khi lượng đau đớn mà anh ta cảm thấy vượt quá những gì anh ta có được - lượng vui sướng , thì anh ta sẽ ngừng lại, nhưng đến lúc này, anh ta đã có được một lượng vui sướng dư ra."

Lập luận của ông đã quá rõ, duy chỉ có "lượng vui sướng dư ra" là hơi mơ hồ. Khi nói rằng "lượng đau đớn nhiều hơn so với lượng vui sướng có được" chính là ám chỉ rằng tự bản thân người công nhân "cảm thấy đau đớn" hay không vui sướng. Và thường trong xã hội tư bản, "những gì anh ta có được" chính là tiền lương -- được trả trong một khoản thời gian nào đó khi công việc hoàn tất - ý nghĩa của câu này là, khi anh ta làm như thế, đến lúc anh ta dừng công việc thì anh ta có được "một lượng vui sướng dư ra", đó chính là anh ta biết trước phần lương mà trong tương lai anh ta nhận được thì lúc này lượng vui sướng của anh ta sẽ lớn hơn lượng đau đớn khi anh ta làm việc.

Còn đối với vấn đề trao đổi trên thị trường, ông cho rằng người ta trao đổi nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và do dó việc trao đổi xảy ra khi và chỉ khi họ sẽ có được một lợi ích nào đó khi tiến hành trao đổi. Ông cho là việc trao đổi sẽ diễn ra cho đến khi "lợi ích mất đi và lợi ích có được theo mức độ giới hạn của số lượng hàng được trao đổi" bằng với nhau. Điểm cân bằng này có thể tính được nếu ta biết được những hàm thoả dụng tương ứng của những người trao đổi và những tình huống trao đổi diễn ra. Ông cho rằng giả thuyết này có thể được mở rộng ra từ sự trao đổi hai mặt hàng giữa hai người cho đến bất kỳ (nhiều) sự thay đổi - có thể trong hay ngoài nước.

Sau cùng là đến vấn đề nguồn vốn, ông định nghĩa nó như sau: nó "bao gồm tất cả các sự vật mang lại lợi ích cho người dùng nó, nó mang đến cho người công nhân những ước muốn, nhu cầu, những vật như thế này làm cho anh ta có thể thực hiện công việc của mình, và kết quả công việc tuỳ thuộc vào thời gian ít hay nhiều." Nói cách khác, khi mô tả đặc điểm này ông có nhắc lại thời kinh tế cổ điển, Jevons cho là nguồn vốn "chẳng là gì cả ngoài tác dụng duy trì giữ công nhân lại việc làm."

Tuy nhiên, ông vẫn hiểu rằng tư bản (nguồn vốn) là một nhân tố cơ bản của sản xuất mà lợi nhuận của nó có thể tính được và bằng với năng suất biên của nó: "tỷ lệ lợi nhuận luôn được xác định bởi sản lượng gia tăng làm phát sinh thêm vốn chia cho số lượng sản xuất ra từ số vốn đó." Và lợi nhuận biên giảm dần là một điều không thể tránh khỏi do phải trả thêm cho việc thuê lao động, ông giải thích thêm "thực ra lợi nhuận vốn luôn có khuynh hướng giảm rất nhanh do lượng vốn gia tăng tỷ lệ với số lao động mà nó phải chi trả".

Sau năm 1862, Jevons có sửa chữa bổ sung thêm giả thuyết cuả mình về lợi ích và mức cầu và cho xuất bản quyển "Học Thuyết Kinh Tế Chính Trị" vào năm 1871, trong đó chương III nói về "thuyết lợi ích". Trong chương này, những công thức toán học tổng quát mà ông có đề cập trong bài luận năm 1862 của mình đã được ông xác lập lại với độ chính xác cao hơn và có cả minh hoạ bằng đồ thị. Cũng như Cournot, về vấn đề mức cầu, Jevons giả định rằng hàm thoả dụng mang tính liên tục và những thay đổi biên của lượng hàng hoá tương đương được tiêu thụ. Vì thế nếu U=f(x) thì Jevons xem lim (mức giới hạn) của deta u/deta x khi x tiến đến 0 là du/dx hay còn gọi là "mức lợi ích". Đối với lợi ích biên của "tập hợp những lượng vốn nhỏ công thêm vào số vốn ban đầu" thì ông gọi là "mức lợi ích cuối cùng". Và ông phát biểu "quy luật chung" của lợi ích biên (cuối cùng) giảm dần như sau: "mức lợi ích thay đổi theo số lượng hàng hoá và sau cùng lợi ích này sẻ giảm khi số lượng hàng hoá gia tăng".

Jevons đã giải thích rất rõ về những gì ông tiếp thu được từ Bentham và trong lời mở đầu tranh luận của ông về "những quy luật về ước vọng của con người" -- một sự bắt đầu mang tính tổng quát và đầy triết lý. Ông cũng có trích dẫn "quy luật biến đổi" của Nassau Senior trong đó nhấn mạnh rằng con người không những quan tâm đến số lượng mà còn cả về sự thay đổi chất lượng (như Jevons có nhấn mạnh là lợi ích biên của mức tiêu thụ sẽ giảm khi mức tiêu thụ tăng). Và Jevons cũng có đề cập đến "mức độ không thể mãn được" khi chúng thay đổi. Khi thuyết tân cổ điển được xem là một thuyết chính thức, thì sẽ xuất hiện một loại giả thuyết về mức độ không thể mãn được mà trong đó nó cho rằng nhu cầu con người luôn luôn gia tăng, lợi ích gia tăng khi lượng hàng tiêu thụ tăng, dù là lợi ích biên của từng mặt hàng giảm.

Sau khi trích dẫn nhu cầu của con người được chia xếp theo cấp bậc của Banfield, Jevons nhấn mạnh đến tính tương đối của lợi ích đối với người có nhu cầu. Ông lưu ý rằng những vật thể "thực chất" không có lợi ích, mà chúng chỉ có một mối liên đới nào đó đối với những nhu cầu cần thoả mãn. Điều này cũng có nghĩa là cùng một loại hàng nhưng đối với từng người có thể có "những lợi ích" khác nhau (ví dụ như một chiếc ôtô đối với người này nó là phương tiện đi lại, nhưng đối với người kia nói lại thể hiện vị thế của người đó), nhưng Jevons không quan tâm đến ý nghĩa này cho lắm, mà ông chỉ lấy đó làm nền tảng cho những biện luận của mình về lợi ích biên giảm dần. Vì thế vấn đề "lợi ích biến đổi" chủ yếu là bàn luận về mức tiêu thụ của từng người ,và ở đây ông lấy ví dụ là "thực phẩm" để minh hoạ cho tổng lợi ích (hay ông còn gọi là "cường độ" hay "mức độ" thoả dụng) của từng cá nhân giảm dần. (Ngoại trừ khi lợi ích của thực phẩm có được từ hình thức bên ngoài và vị thế của loại thực phẩm đó đem lại hơn là mức độ dinh dưỡng hay mức độ hài lòng khi sử dụng nó. Ví dụ trong các buổi dạ tiệc hay tiệc cưới, khi đó các món ăn không những đa dạng mà số lượng cũng nhiều, qua đó gia chủ chứng tỏ được sự giàu có của mình và gây ấn tượng với khách mời.)

Hơn nữa, khi thuyết của ông phát triển về mặt toán học trong đó có liên quan đến những đường cong thoả dụng được chia làm hai phần, thì Jevons cũng nhận ra rằng lợi ích biên không chỉ giảm mà nó còn có thể mang dấu âm và do đó ông phải tính đến "độ không thoả dụng" hay được thể hiện bằng một đường cong cắt trục hoành và hướng xuống góc phần tư bên phải. Nói cách khác, bên phần còn lại, thì điểm cố định (điểm giao nhau) làm "mất đi" lợi ích. Thậm chí Jevons còn liệt những loại hàng như thế vào danh mục "phi hàng hoá"[7] - những loại mà chỉ gây hại và gây bất tiện khi sử dụng. Vậy là chúng ta đã khảo sát qua hàm số thoả dụng, từ "thoả dụng biên giảm dần" qua giao điểm với trục hoành (điểm "không thoả dụng" -theo như nguyên văn của Jevons) rồi đến phần diện tích "không thoả dụng". Giả sử đường cong lại tiếp tục giảm, thì có thể nói rằng chúng ta đang ở phần diện tích "không thoả dụng biên giảm dần". Theo như ví dụ mà Jevons đưa ra về lợi ích của mức tiêu thụ càng nhiều thực phẩm, trong trường hợp này ta lấy ví dụ là ăn nhiều miếng táo, khi ăn một vài miếng đầu sẽ cho cảm giác ngon miệng, nhưng với tỷ lệ giảm dần, và đến một mức nào đó bạn sẽ chán và nếu tiếp tục ăn thêm nữa có lẽ sẽ phát bệnh (gây bệnh - theo nghĩa đen).

Jevons khép lại chương này bằng một vài câu nhận xét về yếu tố thời gian của lợi ích và ông đưa ra một số sự so sánh những khác biệt giữa lợi ích thực, lợi ích tương lai, và lợi ích tiềm năng. Đối với yếu tố thời gian thì ông giải thích là cần có những phép phân tích thống kê, còn đối với sự khác biệt giữa các lợi ích thì ông gợi nhớ lại về Bentham nhằm giúp hiểu rõ hơn về tính phức tạp của lợi ích.

Quan Điểm của Jevons về Tư Bản (nguồn vốn), Lao Động, và Đấu Tranh Giai Cấp

Như đã được đề cập ở trên, Jevons định nghĩa về nguồn vốn "bao gồm tất cả các sự vật mang lại lợi ích cho người dùng nó, nó mang đến cho người công nhân những ước muốn, nhu cầu, những vật như thế này làm cho anh ta có thể thực hiện công việc của mình, và kết quả công việc tuỳ thuộc vào thời gian ít hay nhiều." Trong phần ông viết về vấn đề "tư bản hoá", Jevons đưa ra quan điểm của mình là bất cứ thứ gì được dùng nhằm mục đích khiến cho công nhân phải làm việc và duy trì giữa họ ở lại tiếp tục sản xuất ra nhiều của cải vật chất thì chính những thứ đó tạo nên "nguồn vốn". Ở đây ông lấy ví dụ là ổ bánh mì cho "người thợ xây làm việc cực nhọc". Ông cho rằng "Bản chất ổ bánh chẳng là gì cả, nhưng tác dụng của nó là được dùng để thuê mướn người thợ, chúng ta nên quán triệt quan điểm về tư bản hay tư bản hoá này".

Quan điểm này của ông song hành cùng với những phân tích của Marx về tiến trình đầu tư mà trong đó ông xem số tiền tăng thêm - một phần là tiền lương thuê công nhân và đây được xem như một phần của nguồn vốn (và phần còn lại của số tiền tăng thêm đó là những máy móc, phương tiện sản xuất). Nhưng quan điểm này chỉ song hành cùng với Marx cho đến khi Jevons biện luận rằng mức tiêu thụ của người công nhân dùng để duy trì họ trong suốt quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, mức tiêu thụ này chính là một phần của quá trình tư bản hoá. Còn khả năng tự tái sản xuất của người công nhân là một phần của quá trình tự tái sản xuất tư bản. Đây là điều mà Marx không đưa vào thoả luận về đầu tư, nhưng ông hoàn toàn hiểu rõ nó thuộc hệ thống "tái sản sản xuất", hệ thống này minh hoạ quá trình tự tái sản xuất tư bản bao gồm khả năng tự tái sản xuất của tất cả các thành phần của tư bản kể cả lao động (hay năng lực lao động - theo như nguyên văn của Marx).

Khi bàn luận về việc duy trì công nhân đó, Jevons có nói đến "đầu tư vào giáo dục". Trong đó, chúng ta có thể thấy ông cũng có mở rộng vấn đề, tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Ông cho rằng việc nuôi trẻ chỉ đơn thuần là việc tiêu thụ (nhằm thoả mãn đứa trẻ và cả cha mẹ của chúng), trong khi đó thì việc nuôi sinh viên ăn học là để họ có thể kiếm tiền lại được ông gọi là đầu tư vốn. Những nhà kinh tế học quan tâm đến vấn đề mức thu nhập của thời trước gọi đây là "chi phí cơ hội", nhưng Jevons lại cho là số tiền dùng cho học tập ở hiện tại chính là số tiền đầu tư nhằm tao ra một lượng lợi nhuận lớn hơn cho tương lai. Nếu chúng ta mở rộng ra khi xét trên tổng thể nền kinh tế - thay vì xét theo từng cá nhân hay từng gia đình như cách của Jevons - thì rõ ràng là những chương trình ủng hộ cho những đứa trẻ có tư chất bẩm sinh hay những chương trình giáo dục đều chứng tỏ rằng tất cả các chi phí dành cho việc giáo dục trẻ nhằm chuẩn bị cho thị trường lao động tương lai, dù cho ở mức độ tối thiểu nào đi nửa, thì cũng rơi vào trường hợp phân loại "tư bản hoá" của Jevons. Đó là những chi phí để tạo ra "nguồn tư bản nhân lực" - theo như nguyên văn của chủ nghĩa Marx. Trong cả hai trường hợp trên, những chi phí này đều là những món tiền đầu tư dùng cho sản xuất ở tương lai và còn gọi là chi phí "tư bản".

Và Jevons cũng bị thuyết phục là: cả tư bản và lao động đều là những nhân tố cần thiết cho quá trình sản xuất và xã hội tư bản thời đại của ông bị suy xụp là do sự mâu thuẫn phát sinh không cần thiết giữa hai nhân tố này. Về nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, ông cho là phát sinh từ cả hai phía, một bên là người đi thuê lao động, "họ rất dễ cự tuyệt những nhu cầu … mà xâm phạm đến quyền tự quyết định và quyền quản lý của họ", còn một bên là người lao động làm thuê, tất cả những người công nhân dường như thường không quan tâm đến những phương thức đấu tranh của họ đang làm hại cho chính bản thân họ, cho những người khác và cả nền kinh tế nói chung. Ở đây quan điểm của Jevons cho hướng giải quyết mâu thuẫn lại thiên về một phía. Ông cảm thấy rằng "vấn đề tai hại lớn nhất" là nằm ở phái những người công nhân, và họ phải có một nền tảng giáo dục đủ để hiểu được những cuộc đấu tranh nào là chính đáng, cái nào là không.

Trong một bài giảng về "Tầm Quan Trọng Của Việc Phổ Biến Kiến Thức Kinh Tế Chính Trị" được ông trình bài cho một nhóm giáo viên các trường, Jevons có nói rằng việc truyền thụ kiến thức cho công nhân nên bắt đầu từ nhỏ -- "thực vậy, ngay khi còn nhỏ, một cậu bé có thể đọc được dễ dàng". Và công tác giáo dục cấp bách đó có hai điểm chính sau: thứ nhất, nó nhắm đến việc giảm những cuộc xung đột tranh chấp ở tương lai như những cuộc đình công, bạo loạn; thứ hai, giai cấp công nhân Anh có quyền bầu cử lại tạo ra mối nghi ngại của công nhân về luật áp đặt về thuế như luật về "mức lương tối thiểu" hay "mức lương đủ sống" mà luật này lại xâm phạm đến "những bộ luật cơ bản nhằm điều tiết các mối quan hệ giũa tư bản và lao động" cũng như phá vỡ đi nền kinh tế, ảnh hưởng đến nền tự do và tạo ra khuynh hướng các nhà tư bản đem tiền ra nước ngoài đầu tư.

Trong bài giảng này, cũng như trong bài mà ông trình bày với tư cách là khách mời của "Hiệp Hội Chính Trị Công Đoàn" ở Manchester, Jevons trình bày khá chi tiết về những hành động đấu tranh của công đoàn mà ông nghĩ rằng một số trong đó là chính đáng, còn số còn lại là không. Những hành động mà ông cho là chính đáng bao gồm: những hành động xã hội thân thiện nhằm tương trợ nhau, những hành động xuất phát từ nhu cầu về các điều kiện làm việc như: giảm giờ làm, điều kiện vệ sinh, an toàn lao động … . Đối với vấn đề giảm giờ làm, Jevons cho rằng người công nhân rất đúng khi muốn nhận lấy một phần thành quả từ sức lao động của mình thông qua việc giảm bớt giờ làm - và ông dự báo là việc gia giảm như thế cũng chỉ đến mức nào đó tuỳ vào khả năng tăng năng suất lao động của mình và không thể vượt quá mức năng suất lao động được, nếu vậy nó sẽ làm giảm sút lợi nhuận, giảm nguồn vốn đầu tư, và giảm tích luỹ tương lai.

Những hành động đấu tranh mà ông cho là không chính đáng, đó là đòi tăng lương vượt quá mức năng suất lao động của mình. Ông chỉ ra rằng bởi do một số công nhân có tài trong việc đứng ra tổ chức và gây áp lực đòi tăng lương, những thành công này của họ cũng đã ảnh hưởng xấu đến bên kia. Thứ nhất thành công của một vài người trước sự thất bại của một số người khác trong vấn đề cấp bậc lương dẫn đến sự so đo của họ với nhau. Thứ hai, khi đồng lương của một số người gia tăng kéo theo sự tiêu thụ của họ với những mức giá cao hơn, và điều này gây bất lợi cho những người khác. Thứ ba, bất kỳ sự thành công nào của công nhân trong việc đòi tăng lương (vượt quá mức năng suất lao động của họ) cũng dẫn đến việc các nhà tư bản đóng cửa các nhà máy trong nước và đem tiền đi đầu tư ở nước ngoài, nơi lao động rẻ, và nơi đó họ có thể dễ quản lý người lao động hơn. Ông cảnh báo rằng "những nhà tư bản sẽ dần rút vốn của họ ở trong nước và đem đi đầu tư ở những nước thuộc địa, ở Mỹ, và những quốc gia khác."

Jevons nghĩ rằng những ảnh hưởng không tốt đó chỉ có thể tránh được khi công nhân biết hạn chế những cuộc đấu tranh; những cuộc đấu tranh chỉ có thể được hạn chế khi công nhân có sự hiểu biết; những hiểu biết đó chỉ có thể do việc sớm giáo dục cho công nhân về kinh tế chính trị. (Đối với những phương pháp giáo dục khác - như sử dụng "những giáo trình rẻ tiền" hay những mẫu chuyện ngắn - thì ông cho răng chúng không đạt yêu cầu vì chúng chỉ tiếp cận đến số ít công nhân mà thôi.)

Cuối cùng Jevons gợi ý cho người công nhân về những khả năng tiết kiệm và tập hợp tiền tiết kiệm lại để lập thành những hội đoàn hợp tác với nhau để tự mình đứng lên làm nhà tư bản. Lẽ dĩ nhiên là ông cũng nhận ra rằng "tuy nhiên trong xã hội có nhiều ngành mậu dịch đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà bạn khó có thể tự mình đảm trách một cách an toàn mà không có sự hỗ trợ từ những nhà tư bản khác." Ông cảm thấy rằng trong những trường hợp cộng tác giữa các nhà tư bản và những người công nhân là rất cần thiết, và Bộ Hoà Giải có thể đứng ra quản lý mối quan hệ này, sao cho giữa họ có thể tối thiểu hoá sự bất đồng và tối đa hoá sự hợp tác.

Những nhà cải cách "cận biên khác"

Tiếc là chúng ta không có nhiều thì giờ đề cập đến những nhà cải cách cận biên quan trọng khác như Carl Menger (1841-1921), Marie-Esprit Leon Walras (1834-1910), Francis Ysidro Edgeworth (1845-1926), Knut Wicksell (1851-1926), và Alfred Marshall (1842-1924). Người được đề cập đầu tiên là một trong những người sáng lập ra và phát triển thuyết chính thức mà ngày nay ta gọi là "tân cổ điển"[8]. Còn người cuối cùng - Alfred Marshall - không chỉ là người sáng lập ra thuyết đó mà còn là người có công phổ biến nó vào những quốc gia nói tiếng Anh.

Ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong thuyết tân cổ điển ngày nay phần lớn là do công chọn lọc và đánh giá những cách thể hiện khác nhau về những ý tưởng mới này. Như bạn có thể thấy trong phần nội dung cũng như trong phần chú thích ở cuối trang của chuơng thứ ba của quyển thứ ba tác phẩm Những Nguyên Tắc Kinh Tế Học, những thuật ngữ như "lợi ích sau cùng" hay "hệ số lợi ích" của Jevons được chuyển thành "lợi ích biên" và "lợi ích giảm dần" gần giống như ta sử dụng ngày nay. Thay vào đó, tôi nghĩ chúng ta nên khảo sát qua "thanh lọc" lớn về mặt lý thuyết của thuyết tân cổ điển thông qua tác phẩm của Pareto và Hicks.

John Hicks và "Sự Thanh Lọc" Thuyết Kinh Tế Tân Cổ Điển

Trong dòng suy nghĩ quyết định chọn lựa đi từ Becarria và Bentham, Jevons, và đến nhiều nhà cải cách biên khác, thì vấn đề "lợi ích" không chỉ là một phạm trù trung tâm mà còn là một thứ dùng để đo lường số lượng chính xác nhiều hay ít. Lợi ích được tính bằng "đếm được". Tuy nhiên, quan điểm này không chỉ dẫn đến vấn đề về chính trị, mà việc áp dụng thuyết này còn làm cho vấn đề chính trị đó càng trở nên tệ hại hơn

Vấn đề về mặt chính trị ở đây như sau. Nếu lợi ích mà mỗi cá nhân đạt được từ việc tiêu thụ hàng hoá có thể đo được một cách chính xác (được tính bằng đơn vị "util") thì lợi ích bị mất đi của họ cũng có thể đo được như vậy và do đó những ảnh hưởng về mặt xã hội khi tái phân phối doanh thu hay của cải cũng có thể đo được. Nếu bạn chấp nhận những nguyên tắc của thuyết vị lợi mà trong đó mục tiêu nhắm đến của chính sách kinh tế là mang lại nhiều hạnh phúc nhất cho đại đa số công chúng, thì thu nhập và của cải nên được tái phân phối cho đến khi lợi ích biên của người nhận được số thu nhập hay của cải đó bằng với sự tổn thất biên của người mất đi số thu nhập hay của cải đó. Hay nói cách khác, nếu lợi ích biên của một đôla mang lại đối với người giàu là một util, còn đối với người nghèo là 1000 util, thì tổng lợi ích của xã hội sẽ có thể tăng lên khi ta phân phối lại đồng đôla đó từ người giàu chuyển sang người nghèo. Tuy nhiên, bất kỳ sự tái phân phối nào như vậy đều đánh vào trọng tâm của chủ nghĩa tư bản rằng thu nhập và tích trữ của cải để làm vốn là động cơ trong quá trình tái sản xuất hàng ngày. Những nhà kinh tế học mà chúng ta nói qua đều đã thiết lập nên một lý thuyết mà được sử dụng để công kích vào hệ thống chủ nghĩa tư bản hiện hữu.[9]

Và lý thuyết này đã được dùng theo đúng mục đích của nó. Nó được hầu hết các nhà xã hội học tiếp nhận khi tranh cãi về vấn đề tái phân phối của cải mà John Hobson đã từng đề cập trong những bài viết của ông về khủng hoảng kinh tế và chủ nghĩa đế quốc. Nhưng lập luận thì hoàn toàn khác, khi tiếp nhận lý thuyết này, họ không quan tâm đến những vấn đề như tổng cầu hay nhu cầu tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, nhưng phần kết luận thì giống nhau: đều công kích vấn đề của cải và nhu cầu tái phân phối thu nhập và của cải.

Vào giữa thế kỷ này, việc tiếp nhận lý thuyết đó lại gây mâu thuẫn giữa lao động và tư bản trong nước cũng như đầu cơ ra nước ngoài, đây là lúc có nhiều sự kiện nổi bậc như Quốc Tế Thứ Hai, Cách Mạng Đầu Tiên Ở Nga năm 1905-1907 và Cách Mạng Mexico năm 1910 không ngạc nhiên gì khi dẫn đến việc sửa chữa bổ sung lý thuyết đó, đầu tiên là loại bỏ những yếu tố về số lượng tạo chỗ tựa cho những tranh luận như thế, và thứ hai là loại bỏ những gì liên quan đến triết lý về niềm vui của con người.

Trong chương đầu tiên của quyển Giá Trị Và Tư Bản (1939)[10], John Hicks đã chỉ ra được cơ sở lý luận cho sự thay đổi về mặt cơ bản này. Ông gợi lại vấn đề Pareto tiếp thu khái niệm của Edgeworth về ba mặt phẳng thứ nguyên của lợi ích và hai đường cong bàng quang thứ nguyên thừa nhận những phân tích về quyền lựa chọn của người tiêu dùng dựa trên nền tảng một loạt những giả định khá nghiêm ngặt như tính chia hết vô hạn, tính liên tục, và độ lồi. Giả sử như lợi ích của tất cả các mặt hàng là số dương, thì đường cong bàng quang sẽ hướng lên để bù vào phần tổn thất và độ dốc mang giá trị âm của những đường này sẽ được tính bằng tỷ số giữa các lợi ích biên của những loại hàng hoá có liên quan. Kết quả chính là một "ánh xạ" của một số vô hạn của những đường cong bàng quang nghiêng về phía trục toạ độ và lồi về phía gốc toạ độ.

Khi kết hợp nhiều khả năng mở rộng hơn về mặt tiêu dùng (nhờ có thu nhập và mức giá hàng hoá ở mức tương đối), thì với ánh xạ này của những đường cong bàng quang, quá trình tối đa hoá lợi ích sẽ dẫn đến trường hợp người tiêu dùng sẽ lựa chọn kết hợp những loại hàng có lợi ích tối đa mà thu nhập cho phép và sự kết hợp đó được thể hiện bằng vị trí của tiếp tuyến giữa "khả năng tài chính"[11] của người tiêu dùng và đường cong bàng quang[12] nào đó.

Từ quan điểm này của Hick, ta thấy có một điều thú vị là công thức mà Pareto đưa ra cho phép chúng ta không cần xét đến tất cả các lợi ích với nhau, bao gồm cả những yếu tố về vấn đề chính trị nhớp nháp (mặc dù ông không luận gì về chính trị). Mặc dù những đường cong bàng quang bắt nguồn từ khoảng không ba chiều bao gồm cả lợi ích mà ông cho rằng những đường này không cần thiết. Mà những gì cần cho sự tồn tại của chúng chính là phân loại sắp xếp những sở thích tiêu dùng theo những rổ hàng hoá khác nhau. Ông cho là công thức này chỉ nói cho ta biết rằng người ta thích lưạ những loại mặt hàng nào hơn thôi, chứ không cho ta biết được ý nghĩa bề mặt của lợi ích, tức là không cho biết họ thích lợi ích của loại mặt hàng nào hơn mặt hàng thứ nhất hay thứ hai. Lợi ích đếm được mất tác dụng và lợi ích "thứ tự" được dùng để thay thế cho nó. Hicks nói rằng điều này "làm mất đi tầm quan trọng của phương pháp luận mở rộng". Sau khi chắc lọc lại thuyết này, Hicks trình bày lại những gì mà ông gọi là "loại bỏ" tất cả những khái niệm bắt nguồn từ thuyết này, bao gồm lợi ích biên, lợi ích biên giảm dần,và tỷ số giữa những lợi ích biên. Trong đó ông thảo luận về những sở thích, tỷ lệ thay thế biên và những tỷ lệ thay thế biên giảm dần.

Hicks hoàn toàn bỏ qua những triết lý của thuyết vị lợi trong thuyết cận biên, mặc dù ông không nói cho chúng ta tại sao ông lại làm như thế - ngoại trừ một dẫn chứng ông đưa ra về Occam's Razor và một nguyên tắc là càng ít giả định thì càng tốt.

Nhưng thuận lợi về mặt chính trị là quá rõ. Khi loại bỏ lợi ích và số lượng trong giả thuyết này thì không còn có lý do nào phải tiếp tục tranh cải về những cương lĩnh chính trị đầy nhạy cảm nữa như tái phân phối thu nhập. Bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng việc chuyển đổi thu nhập từ người giàu sang người nghèo sẽ làm tăng phúc lợi xã hội nói chung, nhưng thực chất trong thuyết này không hề nói đến điều đó. Thực vậy, khi loại bỏ lợi ích và cả những nhân tố thông thường tạo nên quyết định về sở thích, thì lý thuyết này sau khi được sửa đổi lại có thể làm cho người ta không thể so sánh gì với nhau, được bao gồm cả không thể ước tính những gì mất đi và những gì đạt được. Nếu bạn tái phân bố chuyển thu nhập từ người giàu sang người nghèo, thì khả năng tài chính của người giàu có thể rút nhỏ lại, và có lẽ làm cho đường cong bàng quang của họ hạ xuống thấp hơn, đồng thời khả năng tài chính của người nghèo lại tăng thêm, và có lẽ làm đường cong bàng quang của họ nâng cao hơn, nhưng chung quy thì vẫn không so sánh được hai sự biến đổi về định lương này. Nhưng ta có thể nói rằng người giàu sẽ không thích tình trạng như vậy, còn nguời nghèo thì ngược lại.

Trong chương hai quyển sách này của mình, Hicks tiếp tục nói về việc "loại bỏ" lợi ích khi giải thích rằng đường cầu nghiêng xuống phía dưới có thể do bắt nguồn từ giả thuyết về sở thích mà ông đã phân tích ở chương trước. Chuơng này không chỉ thú vị bởi những chi tiết về đạo hàm - mà bạn đã quá quen thuộc trong môn kinh tế vi mô, mà còn do quá trình mà ông chứng minh đạo hàm đó. Hầu như trong từng bước, ông đều đưa ra những giả định nào được thiết lập nên nhằm đạt được những kết quả sau cùng như mong đợi. Trong quá trình đó, bạn có thể thấy rằng lý thuyết này được tạo ra nhằm chứng minh cho một kết luận được mong đợi. Không một suy luận nào trong những nguyên tắc đầu tiên mà ông đưa ra được sử dụng cả, nhưng ông đã đưa ra một lý thuyết mang một phần kết riêng biệt. Trong trình tự đó ta thấy có một điểm buồn cười trong chương một khi Hicks cố chứng minh cho những giả định của mình đưa ra nhưng ông lại chưa kinh qua nó, tức là tự mình tạo ra một giả định khác (ta có thể bỏ qua tính cách hơi lập dị này của ông), tuy nhiên những giả định khác cần phải được chứng minh bằng kinh nghiệm của mình. (TQ hiệu đính: cần tìm hiểu hơn về "giá trị" và "tính hợp lý" của lý luận thì sẽ hiểu rõ tác giả hơn. Trong cuốn sách của ông ta, các lý luận của John Hicks có "giá trị" nhưng ông ta không có chứng minh các giả định của mình, cho nên lý luận của ông ta không "hợp lý".).


[1] Utility
[2] Happiness
[3] Utilitarians
[4] Để ý đến cách trích dẫn. [...] nghĩa là 1 khúc hay 1 đoạn văn sau đó đã được lược bõ. Khi trích dẫn, và nhất là không trích dẫn hết toàn bộ đoạn văn mang cùng 1 ý, người viết cần phải có [...] để cho đọc giả biết rằng, ý tưởng đó còn được tiếp tục diễn giải, và câu trích đoạn không phải là câu tuyệt đối.
[5] Market demand
[6] TQ hiệu đính: để giải thích thêm, các bạn có thể nghĩ tới khi mình đói bụng và ăn cơm. Miếng đầu tiên mang lại cho bạn nhiều "sung sướng" lắm, nhưng những miếng sau, không sung sướng bằng như miếng đầu. Có thể áp dụng với sự việc khát nước và uống nước. Ngụm nước đầu thì đã quá chừng, nhưng những ngụm sau thì không đã bằng.
[7] Discommodities
[8] Neoclassical
[9] TQ hiệu đính: CSVN đánh tư bản và tái phân phối tài sản là 1 ví dụ của áp dụng lý thuyết vị lơi sai lầm.
[10] Value and Capital
[11] budget possibilities
[12] indifference curve

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
Nguồn: http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=127




Dictatorships vs. Democracies

By ALVARO VARGAS LLOSA

The Washington Post
June 14, 2007

WASHINGTON -- A group of European readers recently wrote to me, arguing that from an economic point of view, dictatorships have been outperforming democracies for many years and that if the trend continues, there will be very little incentive to replace autocrats with the rule of law.

This is an old discussion that resurfaces from time to time. The success enjoyed nowadays by autocracies awash in natural resources has reignited it. A recent article in the online magazine American.com measures economic performance against the degree of political and civil freedom existing in various nations. The conclusion is that in the last 15 years, the economies of nations ruled by despots have grown at an annual rate of 6.8% on average -- two and a half times faster than politically free countries. Those autocracies that have opened their markets in recent decades but continued to restrict or prevent democracy -- China, Russia, Malaysia and Singapore, for example -- have done better than most of the developed or underdeveloped countries that enjoy a considerable measure of political and civil freedom.

It would be silly to deny that a dictatorship can boast sound economic results. Any political system, free or unfree, that removes some obstacles to entrepreneurship, investment and trade, and makes a credible commitment to safeguard property rights to a certain extent will trigger a virtuous economic cycle. Spain's Francisco Franco and Singapore's Lee Kuan Yew discovered that in the 1960s, as did China's Deng Xiaoping at the end of the 1970s, Chile's Augusto Pinochet in the 1980s and many others at various times.

But this is not the end of the story. Of the 15 richest countries in the world, 13 are liberal democracies. The other two are Hong Kong, a Chinese territory that enjoys far greater civil liberties than mainland China, and Qatar, where the abundance of oil and natural gas, and the tiny population, translate into a large per capita income average.

What this picture really tells us is that stability and reliability are most important when it comes to economic prosperity over the long term. Spain, a modern success story, has seen its wealth double since 1985 and yet at no point in the last quarter-century did the Spaniards achieve annual growth figures comparable to those of China. Similarly, the U.S. economy has grown by a factor of 13 since 1940, but never experienced "Asian" growth figures.

When the environment in which the economy breathes depends on institutions rather than on the commitment of an autocrat or a party, stability and reliability generate the sort of long-term results that we call "development." That is probably why Chile's economic performance after Pinochet compares favorably to the years when the general was in power. Not to mention the fact that dictatorships that enjoy economic success are heavily dependent on technology invented in countries where exercising a creative imagination does not land one in jail.

Another reason dictatorships are outperforming liberal democracies has to do with the fact that many of the latter countries are fully developed. Once a country starts to move forward, spare capacity and unrealized potential tend to allow it to grow faster than developed nations. Furthermore, if we consider that China is a disproportionately big component of the group of unfree nations outperforming liberal democracies, the growth rate gap is not surprising.

In fact, liberal democracies can compete favorably with dictatorships even in the short term. India, one of the world's fastest growing economies, is a liberal democracy. So is Peru, whose economy is experiencing 7% annual growth. These are imperfect democracies, for sure. But the recent success indicates that elections, freedom of the press and freedom of association can coexist with high economic growth.

From a moral point of view, the relative prosperity that a dictatorship can trigger is a double-edged sword -- it brings relief to people who are otherwise oppressed but also serves as an argument for the indefinite postponement of political and civil liberty.

Two things are certain, however. First, history indicates that the combination of political, civil and economic freedom is a better guarantee of ever-increasing prosperity than a capitalist dictatorship. Second, there are sufficient examples -- Portugal or the Baltic countries -- of underdeveloped countries that have generated stable and reliable environments through political freedom to invalidate the notion that a country should be kept in political and civil infancy until it reaches economic maturity.

http://online.wsj.com/article/SB118176854424334321.html

======

Alvaro Vargas Llosa

Chuyên chế và dân chủ - Chế độ nào hiệu quả hơn?

Nguyên Trường dịch

Gần đây tôi có nhận được thư của một nhóm độc giả người châu Âu: họ khẳng định rằng trong nhiều năm qua, các nước với chế độ độc tài đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước dân chủ và nếu xu hướng này cứ tiếp tục thì động lực cho việc thay thế nền độc tài bằng chế độ pháp trị sẽ ngày càng yếu đi.

Những cuộc thảo luận về đề tài này – có những giai đoạn giải lao – đã diễn ra từ lâu. Thời gian gần đây những cuộc thảo luận như thế lại bùng nổ với một sức mạnh mới vì những thành quả kinh tế mà các chế độ độc tài tại những nước giầu tài nguyên thiên nhiên vừa đạt được. Gần đây một bài báo trên American.com đã làm việc so sánh các chỉ số kinh tế với mức độ tự do chính trị và bảo đảm quyền công dân ở những nước khác nhau.

Hoá ra trong 15 năm qua những nước do các chế độ độc tài cai trị có tốc độ phát triển kinh tế trung bình hàng năm là 6,8%, nghĩa là gấp 2,5 lần các nước dân chủ. Các chế độ độc tài đã tiến hành đa dạng hoá nền kinh tế nhưng vẫn tiếp tục hạn chế hoặc ngăn chặn không cho dân chủ phát triển, thí dụ như Trung Quốc, Nga, Malaysia và Singapore, là những nước có chỉ số kinh tế tốt hơn phần lớn các nước đã và đang phát triển nhưng có mức độ tự do chính trị và tự do cá nhân cao hơn.

Sẽ là ngốc ngếch khi cho rằng chế độ độc tài không có khả năng phát triển kinh tế. Dù chế độ chính trị có như thế nào thì việc loại bỏ các rào cản trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và thương mại cũng như việc bảo đảm quyền sở hữu tư nhân nhất định sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho cục diện kinh tế. Những cuộc cải cách của Franco ở Tây Ban Nha, của Lí Quang Diệu ở Singapore những năm 1960, của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc những năm 1990, của Pinochet ở Chi-lê những năm 1980 và những bước đi tương tự tại những nước khác đã cùng dẫn đến kết quả như thế.

Nhưng đấy chỉ là một phần của bức tranh. Trong 15 nước giầu có nhất thế giới thì đã 13 nước có chế độ dân chủ. Hai nước còn là là Hồng Công, một khu vực đặc biệt của Trung Quốc, nơi dân chúng được hưởng nhiều quyền tự do dân chủ hơn đa phần dân chúng đại lục; nước thứ hai là Quatar với những mỏ dầu trữ lượng cực lớn và dân số ít, thu nhập tính trên đầu người rất cao.

Điều đó chứng tỏ rằng về dài hạn, sự ổn định và lòng tin chính là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Tây Ban Nha, nước được coi là hình mẫu của thành tựu kinh tế trong mấy thập kỉ, phúc lợi đã tăng gấp đôi kể từ năm 1985, nhưng trong suốt một phần tư thế kỉ qua chưa bao giờ nước này có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc. Tương tự như vậy, nếu lấy năm 1930 làm mốc thì tổng sản phẩm xã hội của Mĩ đã tăng 13 lần, nhưng các chỉ số kinh tế cũng không thể nào so sánh được với “các nước châu Á”.

Khi “môi trường sống” của kinh tế phụ thuộc vào các thể chế chứ không phải vào ý chí của nhà độc tài hay của một đảng nào đó thì sự ổn định và lòng tin sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra các kết quả mà ta gọi là “phát triển”. Có lẽ đấy chính là lí do vì sao sau khi Pinochet rút lui, Chi-lê đã giành được những thành quả kinh tế rực rỡ hơn thời kì ông ta còn nắm quyền. Ngoài ra cũng không được quên rằng các thành tựu kinh tế của các chế độ độc tài phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ được tạo ra tại những nước mà người có sáng kiến được khuyến khích chứ không phải bị đe doạ bởi cánh cổng nhà tù.

Một lí do nữa làm cho các nước có chế độ độc tài có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn các nước dân chủ là do các nước dân chủ đã đạt được mức độ phát triển khá cao. Khi một nước nào đó bắt đầu phát triển, sức sản xuất vừa được giải phóng và năng lực tiềm tàng sẽ giúp cho nó tiến nhanh hơn những nước đã phát triển. Hơn nữa, nếu biết rằng Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với các chỉ tiêu kinh tế trung bình của nhóm các nước chưa được tự do, mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của nước này so với các nước dân chủ không phải là điều đáng ngạc nhiên đến như thế.

Trên thực tế, các nước dân chủ có thể cạnh tranh với những nước độc tài ngay cả trong ngắn hạn. Thí dụ, Ấn Độ là nước có chế độ dân chủ nhưng cũng là nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại hàng đầu thế giới. Peru cũng có tốc độ phát triển kinh tế 7% một năm. Tất nhiên là nền dân chủ của hai nước này chưa hoàn thiện. Nhưng các thành tựu mà họ đạt được chứng tỏ rõ ràng rằng bầu cử, tự do báo chí và tự do hội họp là hoàn toàn phù hợp với một nền kinh tế phát triển năng động.

Nếu xét về đạo đức thì sự cải thiện về mặt phúc lợi trong một nhà nước độc tài có thể biến thành chiếc đòn xóc nhọn hai đầu: một mặt nó làm cho những người dân còn đang bị áp bức cảm thấy dễ thở hơn về mặt kinh tế, nhưng mặt khác nó lại tạo cho người ta lí do trì hoãn hay câu giờ đến vô cùng tận các cuộc cải cách chính trị.

Hai điều sau đây là rất rõ ràng. Thứ nhất, như lịch sử đã cho thấy, việc kết hợp giữa tự do chính trị, quyền công dân và tự do kinh tế chứ không phải chế độ độc tài tư bản là bảo đảm tốt nhất cho việc tăng trưởng một cách đều đặn phúc lợi. Thứ hai, có những bằng chứng rõ ràng - chỉ cần nhìn vào Bồ Đào Nha và các nước vùng Ban-tích - chứng tỏ các nước chưa phát triển có thể dựa vào tự do chính trị để tạo lập được sự ổn định và tự tin. Các nước này đã phủ nhận một cách thắng lợi luận điểm cho rằng nền kinh tế của đất nước phải “chín” trước khi nó có thể trở thành “thành niên” trên bình diện tự do chính trị và quyền công dân.

Bản tiếng Việt © 2007 talawas


Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
Nguồn: http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=267




Việt Nam: Chặng Đường Hội Nhập Toàn Cầu

TS. Mai Thanh Truyết

Biến cố tan rã của Liên Xô đánh dấu sự phá sản của chủ nghĩa Cọng sản quốc tế, chấm dứt tình trạng đối đầu lưỡng cực giữa khối Tự do và khối Cọng sản; từ đó đưa đến sự hình thành một khuynh hướng chung của thế giới, mệnh danh là toàn cầu hóa". Khuynh hướng nầy được xem như là một sinh lộ tất yếu của các nước đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia đã một thời đặt mình thuộc khối Cộng sản quốc tế, nếu muốn tồn tại và phát triển trong tình hình mới.

Sự toàn cầu hóa bao gồm toàn bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, và được chú ý nhiều nhất là lĩnh vực kinh tế. Về lĩnh vực sau cùng nầy, nhu cầu toàn cầu hóa bao gồm sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế thông qua thương mại, đầu tư ngoại quốc qua những công ty quốc gia hay đa quốc gia, lưu lượng vốn ngắn hạn, lưu lượng công nhân quốc tế, lưu lượng công nghệ trao đổi, v.v...

Riêng đối với nước Việt Nam, kể từ sau ngày 30/4/1975, Việt Nam có thể được xem như hoàn toàn thống nhất về phương diện chính trị, địa dư, và xã hội. Lãnh thổ Việt Nam được đảng Cọng sản thu về một mối, được toàn trị do một Trung ương đảng gồm 160 Ủy viên chính thức, 21 Ủy viên dự khuyết, và 14 Ủy viên Bộ chính trị, tổng cộng 195 bộ óc ưu việt Việt Nam điều hành tất cả mọi sinh hoạt của 84,7 triệu dân (thống kê tháng 5/2006).

Đứng về phương diện phát triển kinh tế và xã hội trong 10 năn đầu tiên sau 1975, hầu như tất cả mọi người trong và ngoài nước đều đồng ý rằng sự thất bại hoàn toàn của một chính sách kinh tế tập trung. Đây là một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, ngay cả so với thời phong kiến và thới Pháp thuộc.. Mọi sinh hoạt đều bị đình trệ, nhiều vùng bị nạn đói đe dọa thường xuyên dù trước đây là vùng lương thực cho cả nước như Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo dục, y tế công cộng hoàn toàn bị bỏ ngõ...

Đứng trước nguy cơ diệt vong kề cận, năm 1986, một chính sách kinh tế mở được khơi mào dưới chiêu bài "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" nửa vời, người dân bắt đầu được nới lõng hơn trong vòng kềm kẹp, nông dân được cấp quyền xử dụng mãnh đất của mình dù là tạm bợ để tự khai thác và tự cứu vãn đời sống kinh tế của gia đình. Những năm tiếp theo sau đó, nguy cơ tuy vẫn còn đầy rẫy khắp nơi, tình trạng xã hội và kinh tế chung vẫn còn nhiều gập ghềnh, chập chững trên bước đường phát triển và hội nhập vào thế giới bên ngoài.

Từ sau ngày "giải phóng" cho đến năm 1986, cả nước vẫn còn cùng ôm nhau với những tem phiếu qua câu sấm truyến vẫn còn tồn đọng đến ngày hôm nay. Đó là:

- Gạo vừa 13 ký, suốt tháng cháo thừa, cơm thiếu, quanh năm no cậy nước;

- Vải vừa 4 nghìn ly, suốt ngày quần thiếu, khố thừa, cả đời ấm nhờ da.

Nhưng mãi đến tháng 12 năm 2001, khi Hiệp ước Thương mãi hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thành hình (US-VietNam Bilateral Trade Agreement), kinh tế Việt Nam tương đối hồi sinh và có thể nói đây là bước mở đầu tiện của VN trên tiến trình hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Cũng cần nói thêm về những thông tin trao đổi kinh tế hai chiều giữa VN và HK trong giai đoạn trước đây. Năm 1993, VN hoàn toàn không xuất cảng hàng hóa vào nội địa HK; ngược lại, VN nhập cảng 7 triệu Mỹ kim thiết bị từ HK. Sau ngày 3 tháng 2, 1994, Tổng thống Clinton, HK đã ra quyết định bãi bõ lịnh cấm vận thương mại cho VN; kể từ đó, VN bắt đầu tăng dần việc xuất cảng sang HK lên đến trị giá 50,5 triệu cho năm này.

Bảy năm sau khi hiệp ước trao đổi hai chiều ký kết, hàng hóa VN gồm thực phẩm, hàng may mặc, dầu thô, giày da, sản phẩm gỗ nội thất ồ ạt vào thị trường HK, và lượng hàng hóa tiếp tục tăng mãi, từ 1 tỷ Mỹ kim năm 2001, lên đến 5,9 tỷ, năm 2005. Ngược lại, HK chỉ xuất cảng độ 1,2 tỷ vào VN trong năm 2005. gồm dụng cụ y khoa, máy móc kỹ thuật và dụng cụ hàng không.

Đây cũng là những chỉ dấu ban đầu cho VN lần lần thực hiện tiến trình gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Và Việt Nam đã chính thức gia nhập vào cuộc chơi toàn cầu nầy vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. Bài viết nầy có mục đích phân tích một số thách thức cùng những yếu tố Việt Nam cần phải lưu ý trước tiến trình thực hiện và tuân thủ các quy định trong WTO.

Tổ chức Thương mại Thế giới

Tổ chức Thương mại Thế giới hay World Trade Organization-WTO, có trụ sở đặt tại Thụy Sĩ đã được thành lập chính thức vào ngày 1/1/1995 do các quốc gia thành viện ký tại thành phố Marrakesh, Marocco. Tính đến nay, Tổ chức nầy tập hợp được 149 quốc gia thành viên nhắm vào những mục tiêu sau đây:

- Quy định những căn bản pháp lý làm nền tảng cho mọi trao đổi thương mãi quốc tế;

- Tổ chức là diễn đàn đàm phán, thỏa thuận, thương lượng về tất cả mọi dịch vụ thương mại giữa các quốc gia thành viên.

Cũng từ ngày 1/1/1995, VN đã nộp đơn xin gia nhập vào tổ chức trên và trở thành quan sát viện của tổ chức. Nhóm công tác WTO cũng đã được thành lập và có nhiệm vụ cứu xét đơn xin gia nhập của VN.

Tính đến nay, VN đã trả lời trên 2.600 câu hỏi từ các thành viên, và đã kết thúc đàm phán song phương với 21 quốc gia.

Đối với HK, văn kiện chính thức giữa hai bên đã được ký kết vào ngày 31/5/2006 về những thỏa thuận trên nguyên tắcvề khả năng tiếp cận thị trường song phương; từ đó sẽ giúp hai bên tái lập hàng rào thuế quan cho những mặt hàng kỹ nghệ và nông phẩm, cùng dịch vụ.

Kết quả là hàng hóa xuất cảng từ HK vào VN như trang thiết bị xây dựng, dược phẩm, phi cơ và các bộ phận rời bảo trì sẽ chịu thuế xuất là 15% hay ít hơn. Về dịch vụ, VN cũng đã cam kết mở cửa một số lãnh vực cấm kỵ từ trước như viễn thông và viễn thông vệ tinh, lãnh vực tài chính, ngân hàng, và năng lượng cho HK nhúng tay vào.

Một khi đã vào WTO, VN cần phải tuân thủ những tính chất pháp trị như: 1- giải quyết tranh chấp; 2- giảm bớt vai trò của mậu dịch quốc doanh; 3- hủy bỏ những giới hạn nhập cảng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qua quyền thương mại; 4- hủy bỏ những quy chế kinh tế phi thị trường. Ngược lại, HK sẽ áp dụng kinh tế phi thị trường trong các vụ kiện chống phá giá cho đến khi VN ra khỏi nền kinh tế phi thị trường. Thời gian chuyển tiếp cho chính sách nầy là 12 năm sau khi VN gia nhập vào WTO. Và sau cùng, VN phải tuân thủ quy tắc và luật bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Để có một khái niệm về kết quả của việc gia nhập vào WTO trong những năm vừa qua của các quốc gia thành viên, một số báo cáo sau đây cho thấy khuynh hướng cũng như thành quả của WTO ngày càng bị thu hẹp lại. Vào năm 2003, trong kỳ họp WTO ở Cancun, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra những số liệu về thương mại toàn cầu qua dịch vụ trao đổi trên thế giới là 832 tỷ Mỹ kim, trong lúc đó 539 tỷ nằm trong các sinh hoạt giữa các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, tổng kết năm 2005 cho thấy lợi ích của WTO giảm xuống còn 287 tỷ cho thế giới, trong đó chỉ còn 90 tỷ trao đổi giữa các quốc gia đang phát triển dù số thành viên của các quốc gia nầy dự phần vào 90% tổng số thương mại toàn cầu.

Những khía cạnh thực tế

Vào ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức được chấp thuận vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như vào cuối tháng 11/2006 vừa qua, quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn các điều luật trên. Việt Nam đã chính thức nhập cuộc rồi.

Vấn đề nơi đây là cần ghi nhận đứng đắn nội lực thực tế của VN đứng trước vận hội mới này, nghĩa là VN trao đổi, xuất cảng ra thế giới bên ngoài những gì? Và ngược lại phải nhập cảng từ ngoại quốc những sản phẩm nào? Giải đáp hai câu hỏi trên, chúng ta có thể hình dung được thế mạnh và yếu của VN trong tương lai. Từ đó, có thể dự phóng được một viễn ảnh cho đời sống người dân trong những ngày hậu WTO.

Tính đến ngày hôm nay, VN đã xuất cảng đi khắp nơi trên thế giới một số lượng đáng kể về trọng lượng, nhưng ngược lại thu hồi một số ngoại tệ không đáng kể so với lượng hàng bán ra. Đó là nông phẩm, thực phẩm, tôm cá, các mặt hàng gia công như quần áo, giày da, xẽ gỗ, dầu thô và một số mặt hàng tiểu thủ công nghệ.

Ngược lại, VN phải nhập cảng xăng dầu và nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, phân bón, thực phẩm "cao cấp" như thịt gà, bò....., năng lượng, viễn thông, ngân hàng..... Đây là những mặt hàng nhẹ về cân lượng nhưng cần phải chi ra một số lớn ngoại tệ. Do đó, VN luôn luôn đối mặt với sự thâm thủng ngân sách cho ngoại thương từ trước đến nay.

Thêm nữa, những mặt hàng xuất cảng của VN chỉ để giải quyết cuộc sống của hàng triệu nông dân hay công nhân với mức lương tối thiểu- trong khi đó cuộc sống của nông dân và công nhân VN ngày càng tệ hại hơn, mặc dù VN cố gắng gia tăng mức sản xuất hàng năm. Lấy thí dụ về ngành may mặc hiện tại. Một công nhân Việt Nam làm việc 12 giờ/ngày, sáu ngày/tuần lãnh được từ 600 đến 800 ngàn Đồng VN/tháng, tương đương 37 đến 50 Mỹ kim. Trong lúc đó, một thợ may Việt Nam tại Mỹ làm việc tám giờ/ngày với mức lương tối thiểu quy định là 7,75 Mỹ kim/giờ, tức 62 US$/ngày, hơn xa một tháng lương của một công nhân cùng ngành tại VN.

Tại thị trường nội địa, hiện tại VN đang làm chủ vì lợi thế sân nhà, và một số ngành nghề còn độc quyền và không cho người ngoại quốc tham dự. Do đó, mức cạnh tranh chưa hề được đặt ra, và nếu có, chỉ là những cạnh tranh giữa những nhà kinh doanh trong nước mà thôi.

Một khi cánh cửa WTO mở toang, VN sẽ không còn lý do nào để cấm đoán ngoại quốc tham gia trực tiếp vào thị trường nội địa của VN. Từ đó, mức cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và chưa chi thua thiệt có thể chắc chắn về phần doanh thương VN qua sự chênh lệch về nguồn vốn, kỹ thuật, cung cách khuyến mãi, và thị hiếu của người tiêu dùng VN.

Xin đan cử một thí dụ điển hình qua hình thức thương mại đơn giản nhất là hệ thống siêu thị : Siêu thị Walmart ( Hoa Kỳ) có mức doanh thu gấp 5-6 lần tổng sản lượng của VN, có thể tiêu diệt các siêu thị nội địa trong cung cách thu mua với giá rẽ hơn vì họ có thể chấp nhận không lời, hoặc lỗ trong thời gian đầu vì có nhiều tiền vốn. Thêm nữa, họ có khả năng nhập thực phẩm và hàng hóa từ ngoại quốc vào- điều trên đâøy càng nguy hiểm hơn vì nó có thể giết chết nhiều dịch vụ chăn nuôi và trồng tỉa của người dân. Một lợi thế nữa của các siêu thị ngoại quốc là dịch vụ thanh toán thường chỉ giải quyết sau 90 ngày nhận hàng, chính điều này khiến cho những nhà cung cấp VN sẽ không còn khả năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng sau mỗi thời vụ.

Trước mắt, chúng ta thấy rõ những kỹ nghệ của VN liệt kê sau đây đang đi dần vào chỗ bế tắc :

- Kỹ nghệ đường hiện nay hoàn toàn bị phá sản vì không cạnh tranh được so với đường Trung Quốc và Thái Lan có phẩm chất tốt hơn và giá rẽ hơn. Việc này kéo theo sự bế tắc của nông dân trồng mía.

- Chăn nuôi gia súc ở VN cũng đang đứng trước cơn phá sản do kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều khiếm khuyết. Từ đó, việc nhập cảng cánh và đùi gà Mỹ hiện tại là một dịch vụ đem nhiều lợi nhuận lớn lao. Vì cánh và đùi gà Mỹ giá rất rẽ $0.2/bls ( vì người Mỹ không thích ăn) , khi nhập vào VN có thể bán ra $1,5/kg.

- Các kỹ nghệ đơn giản khác như xe đạp, dụng cụ làm bếp, trang trí nội thất sẽ không còn khả năng cạnh tranh với hàng TQ nếu chưa nói đến các nhà sản xuất lớn như ở HK, Pháp, Ý..... Những mặt hàng rất bắt mắt và được người VN ưa chuộng từ lâu. Chính tâm lý ưa chuộng hàng ngoại quốc của người VN sẽ giết chết công kỹ nghệ VN khi VN gia nhập vào cuộc chơi chung. Và mặt trái của WTO có thể biến VN thành một thị trường tiêu thụ của quốc tế hơn là một thị trường sản xuất.

Một số rào cản VN đang đối mặt trước ngưỡng cửa WTO được tiếp tục trình bày sau đây cũng là những gợi ý mà VN cần lưu tâm. Đó là những cản ngại của khu vực quốc doanh, ngành ngân hàng, khả năng vận chuyễn đường biển, ngành viển thông di động và một số phản ứng tâm lý của người dân VN trước tiến trình toàn cầu hóa.

Cản ngại của khu vực quốc doanh

Một trong nhiều yêu cầu để VN gia nhập vào WTO là VN phải minh bạch trong việc kiểm toán chi thu của quốc gia. Do đó, lần đầu tiên trong lịch sử đảng, CSVN đã đưa ra bản báo cáo từng phần ngân sách nhà nước năm 2005. Theo đó, riêng trong lãnh vực quốc doanh, 19 tổng công ty và ngân hàng quốc doanh trên 4.447 quốc doanh toàn quốc, cho thấy kết quả kiểm toán hoàn toàn đưa đến việc thua lỗ và công ty quốc doanh đã làm kinh tế theo một chính sách phi kinh tế . Sau đây là vài con số thua lỗ cũa các công ty quốc doanh trong năm 2005: Ngành dệt may lỗ 328 tỷ Đồng ; ngành giấy lỗ 199 tỷ Đồng ; ngành lương thực lỗ 183 tỷ Đồng (1 tỷ Đồng tương đương 60.000 Mỹ kim). Tổng số nợ của 16 doanh nghiệp các ngành kễ trên là 47,000 tỷ đồng, tương đương với 80% tổng tài sản của các công ty. Do đó, những công ty trên hoàn toàn không còn khả năng thanh toán phần nợ và lỗ lã.

Hiện tại, con số các công ty quốc doanh biến thành cổ phần hóa (tức tư nhân hóa) là 3.830. Trong đó vốn nhà nước là 49%, công nhân viên, cán bộ trong doanh nghiệp đóng góp 26%, và vốn tư nhân đầu tư ngoài doanh nghiệp 25%. Với tỷ lệ và thành phần cổ đông như trên, thì trách nhiệm hay linh hồn của công ty vẫn là nhà nước hay quốc doanh mà thôi. Và đối với việc kinh doanh lỗ lã trên, nhà nước VN lại phải gánh chịu hay " Đất nước VN" qua hơn 84 triệu dân, phải cật lực lao động để trả nợ? Và một khi đã "giải tư" theo cung cách vừa kể, công ty tư doanh cổ phần sẽ thuộc về ai? và ai sẽ chịu trách nhiệm? Do đó, qua việc tư nhân hóa để thỏa mãn yêu cầu cũa những luật định WTO, vô hình chung, VN đã biến các công ty quốc doanh thành một loại công ty dưới cơ chế bao cấp khác.

Ngoài ra, đừng quên rằng, đã từ hơn 30 năm qua ở VN, các cơ chế làm kinh tế bao cấp đã đưa đất nước vào ngõ cụt. Có thể nói nhận định gần đây của ông Đào Xuân Sâm, ban nghiên cứu của Thủ tướng hiện tại, đã nói lên một cách rốt ráo vấn đề nầy: " Trong hơn 10 năm qua, song song với vịệc tư doanh đổi mới và tăng trưởng thành công, khu vực kinh tế nhà nước trên thực tế đã trở lại cơ chế cũ tập trung quan liêu - bao cấp, có khác chăng là trong nền kinh tế thị trường "bao cấp hiện vật" chuyển thành "bao cấp tài chính" ". Và cơ chế bao cấp này cũng chính là mọt hình thức của cơ chế xin - cho, đã trở thành miếng đất màu mỡ cho nạn tham nhũng lộng hành trong khu vực nhà nước, từ đơn vị kinh tế cơ sở đến các cấp cao nhất của chính quyền".

Như vậy, VN làm thế nào và bằng cách nào để thực hiện được lời T.T Nguyễn tấn Dũng mới vừa tuyên bố là trong vòng 5 năm tới, VN bảo đảm cổ phần hóa 100% doanh nghiệp quốc doanh?

Cản ngại của ngành ngân hàng

Cũng theo quy định của WTO, VN phải mở cửa ngân hàng, chấp nhận dịch vụ ngân hàng ngoại quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (năm năm sau khi gia nhập) có thể đầu tư tối đa 30% tổng số vốn của ngân hàng. Một khi VN chính thức vào cuộc, tư nhân nào có thể mua cổ phần còn lại (tức 70%) của một ngân hàng ngoại quốc, vốn dĩ có nguồn vốn lớn và bằng hệ thống tiền tệ cứng (hard currency), trong lúc đó tư nhân, hay tập thể tư nhân VN chỉ có khả năng đóng góp bằng những số vốn nhỏ và thế chấp, cũng như chuyển hóa cơ sở vật chất thành tiền. Từ đó, dù công ty ngoại quốc không chiếm đa số tuyệt đối, nhưng vẫn có khả năng khuynh đảo thị trường bằng những thủ thuật kinh tế tư bản, và VN sẽ chịu một sức ép không nhỏ về vấn nạn này.

Trở lại các Công ty ngân hàng VN, một trong những lý do các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ mà vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, là việc nhà nước tiếp tục bơm tiền bù lổ thông qua các ngân hàng quốc doanh . Hay nói cách khác, các ngân hàng phải chịu sức ép từ nhà nước, bị bắt buộc tiếp tục cho công ty quốc doanh vay căn cứ theo chủ trương chính trị hơn là căn cứ theo tình trạng kinh tế.Và sau cùng, ngân hàng được nhà nước tái cấp thêm những ngân khoản bổ sung. Đó là trường hợp của bốn ngành Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển. Do đo,ù việc cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh hoàn toàn bế tắc, và việc chuyển doanh nghiệp quốc doanh sang chế độ hoạt động của một công ty trách nhiệm hữu hạn là một việc làm không tưởng, ít ra trong những năm sắp tới.

Cản ngại về khả năng chuyễn vận hàng hóa

Việc gia nhập vào WTO đòi hỏi quốc gia thành viên phải có tiềm lực về chuyễn vận hàng hóa hai chiều. VN đã chuẫn bị vấn đề này như thế nào? Các thông tin dưới đây tương đối đầy đủ để mô tả tình trạng vận chuyển đường biển của VN.

Chỉ bốn ngày sau khi được bãi bỏ cấm vận năm 1994, công ty chuyễn vận hàng hóa APL, Hoa kỳ đã bắt đầu hoạt động trở lại cho các tuyến đường Mỹ - Việt Nam. Đây là một đại công ty trong dịch vụ chuyễn vận trên 50 quốc gia. Từ năm 2004, APL đã thành lập thêm hai chi nhánh là Vietnam China Express (VCX ) và Haiphong China Express (HCX ). Những dịch vụ này đã rút ngắn thời gian vận chuyễn trong những năm trở lại đây: Từ Sài Gòn đến Seattle chỉ còn 15 ngày, và Saigòn đến Los Angeles là 17 ngày. Còn Hải Phòng đến Seattle và Los Angeles là 13 và 15 ngày. Ưu điểm này đã làm giảm giá thành và tăng thêm lượng hàng hóa giao thông do việc gia tăng lượng chuyển vận đi - về.

Trong khi đó, tình trạng vận tải đường biển của VN hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu vận chuyễn viễn liên này. Theo thống kê, VN có trên 1000 tàu với tổng trọng tải khoảng 3,5 triệu tấn, trong đó chỉ có hơn 300 tàu hoạt động trên các tuyến đường quốc tế trong khu vực. Các tàu vận chuyển VN có trọng tải dưới 20,000 tấn, cho nên không có khả năng giải quyết mức trao đổi hàng hóa đường biển. Và bất lợi hơn nữa là giá thành vận chuyển cao và vòng xoay đi - về không đạt hiệu quả kinh tế.

Theo thống kê 2005, đội tàu VN chỉ chiếm 7% số tấn trọng tải hàng hóa 2 chiều mà thôi. Trong lúc đó những nước nhỏ láng giềng như Singapore chỉ có khoảng 900 tàu nhưng tổng trọng tải lên đến 36,5 triệu tấn. Thậm chí, đội tàu của Campuchia đã chuyễn vận gần 5 triệu tấn, hơn VN hàng triệu tấn. Do đó, ngay tại sân nhà, đội tàu VN đã bị lấn áp bởi các công ty ngoại quốc như Maersk line, NYK, P&O trong dịch vụ chuyển vận dầu thô và hàng hóa trong vùng.

Những thông tin trên cho thấy rằng VN còn phải đối mặt với nhiều sức ép sau khi gia nhập vào WTO, và nếu không có kế hoạch tạo dựng một lực lượng tàu với trọng tải lớn hơn, huấn luyện nhân viên quản trị chuyễn vận, cùng điều chỉnh và canh tân hệ thống quản lý điều hành, thì cuộc chạy đua cạnh tranh với quốc tế sẽ thấy VN ở thứ hạng thấp nhất.

Cản ngại của ngành viễn thông và điện thoại di động

Đây là một ngành tương đối mới ở VN mà trong những năm gần đây mức tăng trưởng của việc xử dụng điện thoại di động tăng từ 60 đến 70% hàng năm. Tính đến 2005, tổng số điện thoại di động thuê bao ở cả nước đạt được 12 triệu . Chính vì lý do đó, các hảng điện thoại ngoại quốc như Motorola, Nokia, Siemens, Ericsson, Telenor và Lucient Technologies đã khai thác và ráo riết cung cấp dịch vụ ở VN. Trong lúc đó, VN chỉ hiện diện qua năm công ty quốc doanh mạng di động như Vina phone, Mobifone, Viettel mobile, S-fone, E-mobile đang hoạt động, và một công ty mới sắp ra mắt là Hanoi Telecom.

Đứng trước sự xâm nhập của các đại công ty ngoại quốc, từ tháng 1 năm 2006 vừa qua, các công ty VN đồng loạt hạ giá cước, do đó cước viễn thông của VN giảm dần và đang ở mức giá trung bình tại ĐNA, không còn đứng đầu như cách đây năm năm. VN cũng đã dự trù vào 2008 sẽ phóng vệ tinh VINASAT, từ đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh nhiều hơn với các công ty nước ngoài. Và VN cũng dự trù cổ phần hóa (tư nhân hóa) các công ty trên để có thể hội nhập vào thị trường chứng khoán tự do.

Nhờ vào những lợi điểm trên sân nhà, VN đã đẩy mạnh chương trình viễn thông di động, tuy nhiên với nguồn vốn không đủ lớn, sau khi hội nhập cuộc chơi WTO, các công ty ngoại quốc có thể khai thác sức mạnh nguồn vốn để thôn tính các công ty VN qua các điều kiện thuận lợi trong thị trường VN, mặc dù trong giai đoạn chuyển tiếp, các công ty nước ngoài chỉ được đóng góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác VN đã được cấp giấy phép.

Hơn nữa, ngoài khả năng nguồn vốn, công ty ngoại quốc còn ở thế mạnh về công nghệ sản xuất và cung cách khuyến mãi theo cung cách tư bản làm cho công ty VN khó có khả năng đối đầu ở mặt trận nầy. Tuy nhiên, VN cũng có thể dùng thời gian còn đặc ân 12 năm để làm rào cản hạn chế bớt sự xâm nhập của các công ty viễn thông ngoại quốc vào VN.

Cũng cần lưu ý là, hiện tại VN chú trọng nhiều đến viễn thông di động, nhưng không phát triển viễn thông "cố định", tức là điện thoại dùng hệ thống dây cáp quang để có thể liên lạc và thông tin khi có biến động xảy ra như chiến tranh hay áp lực của thế giới tây phương. Vì còn lệ thuộc vào ngoại quốc, VN chưa chủ động được việc điều hành vệ tinh viễn thông, cho nên viễn thông di động VN có thể bị gián đoạn, vì các công ty cho thuê bao vệ tinh viễn thông có thể cắt đứt hợp đồng trước sức ép của quốc tế(!) để gây khó khăn cho VN.

Cản ngại do tâm lý dân tộc trước tiến trình toàn cầu hóa

T.S Branco Milanovic, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định cần suy gẫm. Đó là "Toàn cầu hóa đã làm tăng thêm sự bất bình đẳng giữa công dân của những nước giàu nhất cũng như giữa các quốc gia đang phát triển". Lý do làm ông đưa ra nhận định trên là những phản ứng trái ngược từ phía các quốc gia kỹ nghệ và những nước đang phát triển đối diện với sự phất triển của Ấn Độ và Trung Quốc.

Đó là:

- Các cường quốc trong WTO "khó chịu" trước nhũng bước tiến của TQ và AĐ, dù họ cũng thực hiện cùng một chiến lược toàn cầu hóa do các cường quốc khơi mào.

- TQ và AĐ hiện có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, nhưng chỉ có một phần nhỏ dân cư của họ có cuộc sống phồn vinh. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa dân thành thi và nông thôn, giữa miền duyên hải và nội địa ở Trung Quốc; những bất ổn chính trị cũng có thể tự đó mà có.

Tại VN, sau hơn 20 năm mở cửa phát triển, và sau 10 năm mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu từ 7% trở lên, VN phải đối mặt với tình trạng môi trường hầu như bế tắc qua việc tận dụng nguồn tài nguyên đất đai trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt.

Việc phát triển và xuất cảng hàng năm 5 triệu tấn gạo, thu hồi 1,5 tỷ Mỹ kim, cũng như việc xuất cảng hải sản thu hồi trên 5 tỷ, có đem lại sự phồn vinh hay cải thiện cuộc sống của người dân ĐBSCL hay không? Nhìn vào mức di dân từ vùng này vào các thành phố lớn, nhìn vào tệ trạng học sinh bõ học hàng loạt trong những năm gần đây, nhìn vào việc chấp nhận "làm dâu" người ngoại quốc của các thiếu nữ miền Tây, nhìn vào tất cả những hình thái tệ hại nhất trong việc buôn người, bán trẻ con... chúng ta cũng đã có thể hình dung câu trả lời.

Thêm nữa, việc khai thác quá độ nguồn đất ở VN sẽ đưa đến mhững thảm họa không xa. LHQ mới vừa cảnh giác, nếu VN tiếp tục khai thác như những năm vừa qua, thì trong vòng 10 năm nữa sẽ có 4 triệu mẫu đất bị sa mạc hóa.

Đây cũng là nguyên nhân dự báo trước khiến cho tâm lý người dân ở những vùng nông nghiệp, vùng sâu và xa càng thêm tuyệt vọng và ngày càng đánh mất lòng tự trọng để làm bất cứ việc gì chỉ vì kế "mưu sinh". Chính họ đã xem nhẹ số phận của chính mình và không còn niềm tin vào chính sách của nhà nước nữa. Tâm lý trên đã tạo ra một thái độ bất cần đời, bất hợp tác, hay nguy hiểm hơn nữa, là có thể tạo ra những bất ổn xã hội vì "cơm áo". Từ đó có thể đưa đến một bất ổn chính trị nếu có một sự khơi mào trong tầng lớp bần cùng này. Đây cũng là một cản ngại mà VN cần phải lưu tâm.

Thay lời kết

Sự phát triển xã hội của một quốc gia được đánh giá là bền vững khi tầng lớp trung lưu chiếm đa số như ở các quốc gia Tây Âu và Hoa Kỳ. Và chính tầng lớp trung lưu nầy là tác nhân điều tiết mọi biến động kinh tế của quốc gia. Trong trường hợp VN, mặc dù mức tăng trưởng có đều nhưng đồng thời khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng, và trong tình trạng hiện tại, tầng lớp trung lưu chỉ chiếm theo ước tính độ 30% chưa đủ để làm chất đệm cho xã hội. Chính hai yếu tố nầy nói lên cung cách phát triển kinh tế của VN là chưa bền vững được.

Đồng thời với việc gia nhập vào ngưỡng cửa WTO, VN đã lên tiếng báo động là có thể có 600 ngàn công nhân ngành dệt may, 300 ngàn công nhân ngành giầy da, 400 ngàn nông dân chăn nuôi thủy sản có nguy cơ bị mất việc vì cạnh tranh. Vấn đề được đặt ra nơi đây không phải là những con số dương tính hay âm tính. Nhưng l à việc VN cần soi chiếu vào tình trạng hiện tại của quốc gia để hoạch định hướng hội nhập thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa mà trong đó việc gia nhập vào WTO chỉ là một bước trong tiến trình trên.

Qua những gợi ý về những cản ngại căn bản trên, việc gia nhập vào WTO của VN không phải là một yếu tố đòn bẩy chủ yếu tạo nên tăng trưởng kinh tế quốc gia. Điều cốt lõi là VN cần phải chuyển đổi não trạng, xác định rõ chính mức tăng trưởng kinh tế quốc gia mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và thúc đẩy quá trình hội nhập của VN để được thành công hơn. Đây mới đúng là mục tiêu tối hậu của việc hội nhập vào cuộc chơi của toàn cầu.

Muốn đạt mục tiêu, VN cần phải phát triển lành mạnh và trong sáng trong quản lý, nghĩa là tạo ra một xã hội pháp trị, quản lý bằng luật định của quốc hội chứ không bằng nghị quyết đến từ bất cứ nhân vật cao cấp nào trong đảng. VN cần phải bình đẳng và công bằng trong mọi quyết định về nhân sự, đặc biệt là nhân sự trong vấn đề quản lý kinh tế và kế hoạch, khuyến khích tư nhân đầu tư nguồn vốn và chất xám vào công cuộc phát triển quốc gia chung. Đặc biệt là cần phải chấm dứt chính sách Hồng hơn Chuyên, vì đây mới đích thực là một cản ngại lớn nhất cho mọi tiến bộ của đất nước..

Làm được như thế, VN sẽ giảm bớt gánh nặng phá sản của các công ty quốc doanh, kéo theo mức thâm thủng của ngân hàng qua những món nợ "xấu". Hai yếu tố sau nầy là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng trong nước.

Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) đã nhận định rằng, qua tám năm thi hành "quy chế dân chủ cơ sở", VN vẫn không thực hiện được lời hứa một cách nghiêm chỉnh mà bị nhiễm bởi "chủ nghĩa hình thức" và môi trường dân chủ của VN là một "môi trường bất thường" vì chế độ độc đảng.

Suy gẫm lại đúc kết của Chương trình Phát triển LHQ, chúng ta có thể thấy được những nguyên do của sự trì trệ trong phát triển Việt Nam từ bây giờ để từ đó, hy vọng có những chuyển đổi tích cực hơn trên đường áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.

 

Tết Đinh Hợi - 2007

----------------------------

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
Nguồn:http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=262




Con Đường Gập Gềnh của Đổi Mới

Sophie Quinn-Judge

tq2cute dịch

Những cải tổ kinh tế được thực hiện trên nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ 1986 đã giúp Việt Nam trở thành một quốc gia ưa chuộng đối với các trung tâm cho vay đa phương và cơ quan phát triển. Những hoạt động chuyển đổi từ nền kinh tế nhà nước kế hoạch đã đem đến một quốc gia nghèo đói vì chiến tranh của ngày nào một sự phát triển kinh tế ngang hàng với Trung Quốc. Đồng thời, nhà nước đã thực hiện những chính sách giảm nghèo đã đạt được những tiến bộ trong lãnh vực thu hẹp sự khác biệt giữa người mới giàu và người nghèo.

Hai mươi năm trước, Hà Nội là một thành phố đổ nát từ thuộc địa Pháp, với vài dẫy nhà chung cư ven thành phố. Từ nơi cao nhất của khu khách sạn sang trọng ở trung tâm Hà Nội, người ta có thể nhìn thấy những mái ngói đỏ của thành phố củ, đến Sông Hồng và những gì sau đó, nơi mà những phát triển xây dựng cho tần lớp trung lưu đang mọc lên trên những mẩu ruộng ngoài ô, gần những xí nghiệp đầu tư của Nhật. Thành Phố Hồ Chí Minh, một thời là Saigon và bây giờ thường được gọi là Thành Phố, đã quay lại với sự sôi nổi và hỗn loạn của nó. Những con đường bị nghẽn bởi xe máy đã làm một số nhân viên kế hoạch đô thị nghĩ tới việc cấm các xe máy, nhưng hình như không ai có thiện ý mạo hiểm một chính sách cấp tiến và phản quần chúng như thế.

Như Trung Quốc, những thay đổi chính trị và trí thức đã tụt hậu với những biến đổi kinh tế. Sự thật là vì giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều hơn, hệ thống mạng và sự tự tin của nhà nước đã phần nào mang lại một quan điểm cởi mở đối với một số tác giả và văn hóa phương Tây, một thời là điều cấm, nhất là âm nhạc và trang phục. Người ngoại quốc có thể du lịch tự do phần nhiều các nơi trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn sự phân biệt rõ ràng hai loại đổi mới. Đổi mới kinh tế đã ảnh hưởng đến đa số và bây giờ không thể đi ngược được. Sự tiến bộ có thể được đo lường bằng số liệu, và nó đang mang lợi đến cho toàn dân, từ đảng viên đến người bán rong. Đổi mới chính trị, ngược lại, vẫn còn mơ hồ và khó ước lượng, vì không có ranh giới rõ ràng và đảm bảo những quyền lợi cá nhân.

Nói về dân chủ hóa thường ám chỉ đến sự mở rộng cấu trúc Đảng Cộng Sản. Mặc dù Quốc Hội (National Assembly) bây giờ có một vai trò rõ ràng trong việc thảo luận pháp luật, những thành viên được bầu thường được kỹ lưỡng chọn trước, phần đông là đảng viên. Những quyền đảm bảo bởi Hiến Pháp 1992 phù hợp với những quy định dân chủ hiện thời, nhưng nó có thể bị bác bỏ nếu việc làm của các cá nhân được xem như phá hoại đến Đảng. Những nhà trí thức Việt Nam nói rằng trường hợp này dẫn đến một tình trạng thụ động trong đó ý kiến lập dị và mới bị dập tắt bởi sự ép buộc tuân thủ hiện trạng. Như quốc gia này nhìn tới tương lai sau Đại Hội Đảng X vào tháng sáu năm 2006, có một điều không xác thực về hướng đi kế tiếp sẽ như thế nào.

Trước Khi Đổi Mới

Người ta nghĩ rằng biểu thị lịch sử đổi mới là đơn giản, với sự liệt kê những nghị định và chính sách. Nhưng có vài sự phức tạp. Lịch sử của đổi mới chính trị từ cuối thập niên 1970 đến bây giờ không phải là điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất quán đồng ý. Hiện tại, có một sự thiếu hứng thú quá rõ trong nội bộ Đảng Cộng Sản để làm sáng tỏ vấn đề lịch sử -- nó thường được diễn tả như một quá trình diễn biến không tránh được. Nhận định phi chính trị này giới thiệu đến Đảng như là một quá trình tiến triển để sữa đổi những sai lầm dưới sức ép của quần chúng - một nhận định mà các học giả có thể mô tả như là mô hình "chính trị hàng ngày". Quyết định táo bạo để thay đổi hướng đi của quốc gia không nằm trong công việc của bất cứ cá nhân nào - Gov-ba-chev, Yelt-sin, hay Đặng - mà nằm trong sự đồng thuận của tập thể ứng phó với cơn khủng hoảng.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại những năm tháng khó khăn nhất sau chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam bị sụp đổ, giữa những năm 1978 và 1982, người ta có thể thấy rằng giải pháp cho nổi thống khổ kinh tế là một đề tài tranh luận ác liệt cho tới năm 1985. Và nếu một người quay trở lại xa hơn của những năm 1960, người ta khám phá rằng cũng có một cuộc tranh luận như thế trong nội bộ Đảng Lao Động (tiền thân của Đảng Cộng Sản cho tới năm 1976) về giá trị tương đối giữa nền kinh tế hỗn hợp hay nền kinh tế thuần cộng sản. Sự khác biệt căn bản là tốc độ quốc gia sẽ phát triển đến trạng thái cộng sản.

Những người trung lập với những vấn đề xã hội, trong đó có Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, và Võ Nguyên Giáp, ủng hộ một cách tiếp súc chậm hơn để thay đổi kinh tế miễn rằng chiến tranh để thống nhất đất nước được tiếp tục. Họ cũng tán thành một quan điểm cởi mở vấn đề đấu tranh giai cấp, nghĩa rằng họ không thấy sự cần thiết thanh lọc trí thức và giới trung lưu trong hàng ngủ cán bộ và lãnh đạo nhà nước. Quan điểm của họ có thể được tóm gọn là thực dụng để thống nhất mọi người trong xã hội và nền kinh tế hỗn hợp. Đây là quan điểm cuối cùng đã chiến thắng năm 1986.

Ở miền Bắc vào những năm sau khi nam bắc thống nhất, chính sách kinh tế từ những năm 1950 đến 1980 đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hướng đi của khối xã hội chủ nghĩa, nhất là bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và Liên Bang Xô Viết. Sự kiện như Đại Hội Đảng 1956 ở Liên Bang Xô Viết, Đại Dược Tiến (Bước Nhảy Vọt) và Cách Mạng Văn Hóa của Trung Quốc, việc Liên Bang Xô Viết quay lại với tính chất chính thống thời Sta-lin trong những năm dưới sự lãnh đạo của Leonid Brezhnev đều hình như có sự ảnh hưởng tới hướng đi của nền kinh tế Việt Nam, cũng giống như vận mệnh chính trị quốc gia.

Một thực tiển, sau Đại Dược Tiến (Bước Nhảy Vọt), một thảm họa cho nông nghiệp, dường như đã ảnh hưởng đến những chính sách nông nghiệp của Bắc Việt trong những năm 1960. Từ 1960 đến 1962, "hệ thống trách nhiệm gia đình" [1] đã được dùng để phục chế tăng trưởng nông nghiệp ở tỉnh An Hui, một vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách Cải Cách Ruộng Đất. Hệ thống này cho phép các hộ gia đình ký hợp đồng sản xuất số lượng tối thiểu trên thửa ruộng giao cho, và phần thừa được bán ra ngoài. Gần với Việt Nam là tỉnh Guan-xi, hệ thống này cũng được áp dụng. Chính sách này cho phép những hộ gia đình phục hồi sản lượng nông nghiệp trong vòng vài mùa, nhưng nó cũng là điểm mà Lãnh Tụ Mao bị chỉ trích ở Đại Hội năm 1962, và sau đó bị dập tắt.

Ở Việt Nam, hệ thống này đã được thí điểm trong vài tỉnh khoảng năm 1963, nhưng nó cũng là chủ đề của các cuộc phê bình ý tưởng. Vào cuối năm 1960, Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tiền thân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) đã phụ thuộc vào viện trợ thực phẩm từ những đồng minh xã hội chủ nghĩa, vì thế Việt Nam có đủ khả năng thi hành phương châm sản xuất theo chủ nghĩa thuần túy. Cuối năm 1968, Trường Chinh, nhà lý thuyết hàng đầu và cũng là Tổng Bí Thư của 1951-1956, đọc một bài diễn văn phản đối kịch liệt các thí nghiệm hợp đồng với các hộ gia đình như là một sự trệch hướng từ công cuộc hợp tác xã của đảng. Trong một bài diễn văn khác năm 1968, ông ta đã tuyên bố rằng mục tiêu của đảng là loại trừ thương mại tư nhân.

Benedic Kerkvliet và những học giả khác nghiên cứu nông nghiệp Bắc Việt đã chỉ ra rằng đó là điều không thể cho đảng thi hành ngăn cấm hợp đồng với các hộ gia đình và thương mại cá nhân. Nông dân đã làm những gì phải làm để sống còn, và đó là thường tham gia vào việc tham nhũng cán bộ cấp dưới và để dành thời gian làm miếng vườn nhỏ của gia đình. Mặc dù vậy, quan điểm chính thống đưa xuống năm 1968, ảnh hưởng bởi Liên Bang Xô Viết đàn áp cuộc cải tổ Tiệp Khác và hệ tư tưởng chống tư bản của Cách Mạng Văn Hóa, đã để lại các dấu tích ở Việt Nam. Nó có nghĩa là chính sách hậu chiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những hệ lý tưởng.

Những Sai Lầm Sau Chiến Tranh

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến thắng Bắc Việt ở miền Nam, cách mạng của người Việt Nam tiến thêm một giai thoại. Một cuộc họp chính trị vào tháng mười một (1975) thông cáo rằng toàn nước sẽ thống nhất năm 1976. Như là cuối năm 1973, lãnh đạo đã hứa sẽ có một cuộc chuyển tiếp lâu dài cho miền nam, trước khi hai miền có thể hòa nhập. Thay vào đó, chính sách "xã hội chủ nghĩa hóa" miền Nam đi nhanh hơn dự định, xong hành với sự chuyển đổi ngành nông miền bắc bằng sự xây dựng hợp tác xã to hơn và cơ khí hóa.

Năm 1978 nhà nước đã bắt đầu chiến dịch đánh tư sản. Mục tiêu là cưỡng ép thương gia tư nhân tham gia lao động sản xuất, nếu cần mang đi vào "Vùng Kinh Tế Mới" ở ngoại ô. Chính sách hợp tác xã ở miền Nam bắt đầu bằng sự khuyến cáo bà con hùng vốn, công cụ và sức lao động. Những biện pháp này mang tính phản quần chúng, và kết quả là sản lượng đã giảm vào một thời điểm Việt Nam không có điều kiện hứng chịu. Những biện pháp này đã kích động một làn sóng tị nạn, gọi là "thuyền nhân", phần đông là người Hoa ở đô thị và thành viên của giai cấp trung lưu.

Chấm dứt chiến sự vào năm 1975 đã dẫn đến tình trạng cắt giảm viện trợ từ Xô Viết và Trung Quốc. Việt Nam hy vọng cao độ rằng họ sẽ được viện trợ bởi các nước Châu Âu và các trung tâm cho vay đa phương, nhưng đến cuối năm 1978, những hy vọng này đã bị vò nát khi Việt Nam có chiến tranh với Cam-pu-chia. Tình thế địa lý chính trị lúc đó có vẽ như đe dọa Việt Nam. Họ đã quá lạc quan và tính sai trong việc kiên trì cho một lời hứa viện trợ trước khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Khi Việt Nam thấy được sự cần thiết để đối trọng với những chính sách nặng tay của Trung Quốc ở trong vùng, Mỹ đã không còn hứng thú để bình thường hóa.

Chính thể Kờ-me được thành hình ở Cam-pu-chia đã chứng minh họ là một người láng giềng gai nhọn, quyết định vẽ lại biên giới đường biển bằng vũ lực tháng 4 năm 1975, rồi bỏ cuộc trong việc thương lượng biên giới năm 1976. Một loạt những xâm phạm biên giới tiêu cực, trong đó quân Kờ-me đã giết hàng trăm người dân Việt, đã thuyết phục Việt Nam can thiệp vào Cam-pu-chia bằng cách thiết lập chính thể đối lập. Quân đội Việt Nam xâm lược Cam-pu-chia tháng 12 năm 1978, và vào tháng giêng năm 1979 đã đuổi quân Kờ-me đến phần tây biên giới và tới Thái Lan.

Sự chiêm đóng này, tới năm 1979, đã làm phí tổn Việt Nam nặng nề. Việc đó làm xấu thêm các căng thẳng tồn tại với Trung Quốc, ông chủ bảo trợ chính cho Kờ-me, dẫn đến cả hai cắt viện trợ và tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc đã phá hủy nặng nề các thị xá gần biên giới. Người Việt gốc Hoa, trong đó có những thợ quặng mỏ và ngư phủ, đã tháo chạy hàng ngàn. Vai trò của Việt Nam ở Cam-pu-chia đã gây ra một cuộc tảy chay viện trợ từ các nước phương Tây, ngoại trừ Thụy Sĩ. Việt Nam bị đẩy vào hoàn cảnh chấp nhận thành viên của COMECON, một khối tượng trợ và giúp đỡ kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Thất Bại và Bắt Đầu

Tới năm 1979, nền kinh tế Việt Nam bị kiệt quệ. Những chính sách kinh tế được cố vấn sai, chiến tranh ở hai đầu biên giới, và sự chấm dứt viện trợ sau chiến tranh đã hợp sức để kiến sự thiếu thốn mọi thứ, kể cả thực phẩm, hạt giống, và dụng cụ kỹ nghệ. Nhưng sự khó khăn tột cùng đã có những kết quả tích cực: nó đã bắt buộc nhà lãnh đạo chấp nhận những chính sách thực dụng về nông nghiệp và xây dựng lâu dài.

Sự thay đổi bắt đầu từ Hội Nghị Trung Ương VI vào tháng 8 năm 1979, nghị quyết được thông qua ra tín hiệu xanh cho khuyến kích sản lượng và tăng quyền tự do quản lý địa phương. Sự thay đổi đã có những ảnh hưởng lớn nhất là chấp nhận hợp đồng với các hộ trong hợp tác xã, và trở lại với chương trình thí điểm của những năm 1960. Đại Hội Đảng lần 5 đã phê chuẩn những thay đổi trong cách thức quản lý năm 1982, khi những tham vọng xã hội chủ nghĩa hóa của Đảng đã bị chỉ trích. Một nhà phê bình đã lăng mạ tinh thần Đại Dược Tiến của các nhà lãnh đạo. Chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm của năm 1976 đã bị hủy - từ 1981 đến 1985 chỉ tiêu được đưa ra từ năm một. Cuối năm 1982, Đảng có thể thông cáo vượt mức 70% của các mục tiêu, và có cái đạt trội 40 đến 50 phần trăm.

Tới năm 1985, tuy nhiên, Đảng vần còn bị phân chia bởi một bên sợ sự trưởng thành của chủ nghĩa tư bản, với những "tai họa kinh khủng" và bên thực dụng đã nhận ra rằng "có thực mới vực được đạo." Sự phân quyền giao thương và kích lệ sản xuất cộng lại đã khuyến khích những phê bình từ những người lý tưởng, họ sợ rằng những phương sách này làm yếu đi chủ nghĩa xã hội và đặt quá nặng vấn đề thương mại vào tay người dân. Sự thật là vào năm 1983, việc thương gia tư nhân điều kiển hơn 50 phần trăm thị trường thực phẩm, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp được coi là báo động.

Trong một thời gian ngắn để chống đối lại những thay đổi, Hà nội đã đóng cửa các công ty xuất nhập khẩu quốc doanh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, mà từ 1980 đã được phép hoạt động để thu hút sự đầu tư của thương gia ngoại quốc. Bất chấp những lợi ích đã được hình thành, những công ty này được xem như những ảnh hưởng tham nhũng bởi những người cực đoan trong Bộ Chính Trị. Thành Phố Hồ Chí Minh đã đại diện sự xấu xa của chủ nghĩa tư bản, mà đại diện cho những người cộng sản lý tưởng là Trường Chinh.

Mãi tới năm 1985-1986 những thay đổi chính sách kinh tế bắt đầu an toàn và những quan điểm trừng phạt của Đảng cũng đã thay đổi. Sự nắm quyền của Mikhail Gorbacheve ở Liên Bang Xô Viết và sự tấn công của ông ta vào sự hẹp hòi kinh tế của lý thuyết chính thống có sự liên quan tới cởi mở. (Sự thành công của đổi mới kinh tế ở Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình cũng đã cho phép Bộ Chính Trị Việt Nam suy nghĩ, và cám ơn sự xa cách chính trị từ Bắc Kinh những năm qua, họ đã không cần cảm ơn tầm quan trọng của mô hình mới theo kinh tế Trung Quốc.) Bắt đầu năm 1985, Việt Nam đã tấn công vào hệ thống trợ cấp, theo nó là con đường cộng sản chủ nghĩa. Vào tháng sáu, Đảng đã ra thông cáo sự chấm dứt của trợ cấp về thực phẩm cho công nhân nhà nước và sự giới thiệu tiền lương hàng tháng, tăng theo chỉ số lạm phát.

Những thay đổi đầu mùa này không hoàn toàn thành công - nó đã dẫn đến một màn lạm phát khủng khiếp, tới 350 phần trăm một năm. Sự cần thiết của nhà nước là tiền trả lương cao hơn, trong khi đó công nghệ vẫn bị đình trệ và sự chiếm đóng ở Cam-pu-chia đã tiếp tục sáo mòn tài nguyên, và tất cả là công thức cho cơn bệnh. Mặc dù Việt Nam đã cố gắng loại trừ trợ cấp, nhưng vẫn phải nương nhờ trợ cấp của nước ngoài, và lúc này được chi viện toàn bộ bởi Liên Bang Xô Viết, phần nhiều là những món nợ có thể phải hoàn lại.

Những thay đổi đầu mùa này cần phải được nới rộng để loại trừ những thiếu cân bằng hiện hữu trong hệ thống lai căn, trong đó kinh tế tập chung vẫn được dùng để phân phối nguồn tài nguyên và đặt giá. Đại Hội Đảng VI vào năm 1986 xui khiến sự đột phá tri thức cho phép sự đổi mới tiếp tục.

Nới Lỏng Sự Giam Cầm

Trước khi đại hội bắt đầu, Trường Chinh trở thành lãnh đạo của Đảng lần hai, sau ngày báo hiếu vào tháng 7 của Lê Duẩn. Cuối cùng (có người nói rằng theo lời cố vấn của con trai, người đã du học tại Nga), ông ta đã cho phép đổi mới kinh tế. Ông ta công bố rằng Việt Nam đã vội vã từ bỏ chủ nghĩa tư bản một cách sai lầm. Ông ta công nhận rằng sự cả tin của lãnh đạo nhà nước để phát triển công nghiệp mạnh đã đưa ra những đề án ngoài khả năng thực hiện. Ông ta trực tiếp cự tuyệt thành phần cấp tiếp của mình và công nhận rằng Việt Nam đã quá vội vã trong việc cố gắng "thực hiện thay đổi vào thời kỳ quá sớm, đã loại bỏ quá nhanh thành phần kinh tế phi-xã-hội chủ nghĩa."

Những câu nói này đã dẫn đến quá trình thay đổi, mà khó khăn lắm mới được đăng đầu trang, một con dấu chấp nhận rõ ràng và chuyển đổi Việt Nam vào hàng ngũ những quốc gia xã hội chủ nghĩa "đang thay đổi". Sau Đại Hội Đảng tháng 12, một quá trình được biết đến là "Đổi Mới" (được hiểu rằng đổi để thành mới) bắt đầu với sự lãnh đạo của Tổng Bí Thư mới, Nguyễn Văn Linh, người bắc nhưng làm việc và sống trong nam gần cuộc đời, và người được tin rằng là phe của Lê Duẩn.

Đại Hội Đảng VI đã thay đổi cơ cấu đầu tư để ưu tiên cho việc phát triển thực phẩm và nông nghiệp, những vật gia dụng, và xuất khẩu. Nó gọi sự cải tổ hệ thống ngân hàng nhà nước và công ty quốc doanh được thay đổi để tự chủ tài chánh. Quốc hội cũng đã loại bỏ nhà nước độc quyền mua bán với hầu như các mặt hàng, và đã rút đi những giới hạn về kích thước công ty tư nhân. Sau đó, vào năm 1988, nghị định được đưa ra để phân phát đất hợp tác xã, vì thế nâng cao quyền lực kinh tế tư nhân ở vùng nông thôn. Năm 1989, nhà nước đã thực hiện biện pháp tài chánh để cải thiện chức năng của hệ thống tài chánh, bao gồm tự do hóa giá cả, giảm giá tiền tệ, và giới thiệu khái niệm lãi thật.

Quan trọng hơn, trong những ngày đầu của đổi mới, chương trình thay đổi của ông Linh bao gồm sự xóa bỏ những kiểm tra trí thức. Thời gian này được gọi là "cởi trói" (một từ có thể được hiểu như nới lỏng ra), đó là chính sách Việt Nam có gần nhất với chính sách "glasnost" hay Phóng Khoáng của Liên Bang Xô-Viết. Những tác giả chỉ trích những chính sách quá khứ của Đảng như Dương Thu Hương và Bảo Ninh, được phép in và xuất bản tác phẩm để được tôn thờ trong những năm đó. "Nỗi Buồn Chiến Tranh" của Bảo Ninh là mốc lịch sử quan trọng, với sự diễn tả bộc trực về vết thương chiến tranh của một cậu bé tình nguyện viên đã cống hiến những năm tốt nhất của cuộc đời chống Mỹ. Đồng thời, ông Linh kêu gọi đối xử tốt với bên Công-Giáo (Catholics), tăng cường quan hệ với cộng đồng người Hoa, và chấm dứt kỳ thị những học giả đã làm việc dưới thời của miền Nam Nguyễn Văn Thiệu.

Dấu hiệu đầu tiên của hòa giải với miền nam Việt Nam là những năm đó, với sự trở lại của nông học gia Võ Tòng Xuân và kinh tế gia Nguyễn Xuân Óanh. Vào năm 1988, nhà nước đã thả gần hết các sĩ quan quân đội và công chức của chế độ Thiệu từ những trại học tập cải tạo. Sự nới rộng này vẫn không chấm dứt sự kỳ thị với người miền Nam đã có quan hệ với chế độ củ và thuộc tầng lớp không đúng, nhưng đó đã làm mọi người dễ thở với cuộc sống - và cho phép họ tái định cư một cách hợp pháp. Nhiều người đã ra đi.

Thay Đổi Theo Kiểu Trung Quốc

Thời kỳ kế tiếp bắt đầu chính thức với Đại Hội VII vào năm 1991. Nhưng sự thay đổi đã kết thúc sự cởi mở đã bắt đầu từ 1986, khởi xướng với sự kiện đàn áp sinh viên tại Quảng Trường Thiên A Môn bên Trung Quốc năm 1989 và sự sụp đổ của khối cộng sản. Sự rúng chuyển tới gốc của khối xã hội chủ nghĩa đã khiến Cộng Sản Việt Nam dừng đột ngột tự do trí thức và những chỉ trích Đảng. Từ năm 1989, kinh tế và chính sách chính trị của Việt Nam đi gần với đó của Trung Quốc.

Năm 1995 là năm Việt Nam hoàn toàn rút quân ra khỏi Cam-pu-chia, và đánh dấu một mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung. Sự mạnh dạn trong quan hệ này là sự quyết tâm về nguyên tắc Đảng Cộng Sản lãnh đạo được thừa nhận. Bình thường hóa các quan hệ được thiết lập cuối năm 1991 sau khi ký hiệp ước với Liên Hiệp Quốc vấn đề Cam-pu-chia, theo đó cho phép Liên Hiệp Quốc uy quyền tạm thời để tổ chức bầu cử. Trong những năm sau đó, Việt Nam đã được cộng đồng thế giới công nhận, và nó có nghĩa rằng có sự thân cận đến viện trợ đa phương từ Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu. Với sự đổi mới kinh tế là mục tiêu quốc gia, Việt Nam chống trọi được sự thiếu hụt viện trợ từ Liên Bang Xô Viết khi Nga sụp đổ năm 1991.

Sự chấm dứt liên minh Việt Nam với Liên Bang Xô Viết trùng hợp với sự phục hồi quyền lực của Đỗ Mười như là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Là cựu quân nhân trước năm 1945 thời kỳ Đảng Cộng Sản Đông Dương, và là thành viên của giới Hà Nội cốt lõi, hai thành quả đáng chú ý trước năm 1991 là, ông ta giám sát một chiến dịch kiềm chế chủ nghĩa tư bản ở Hà Nội vào năm 1954, và rồi vai trò của ông ta trong việc xã hội chủ nghĩa hóa miền Nam Việt Nam trong những năm 1970. Bây giờ, ông ta nắm quyền tối cao trong thời kỳ sôi nổi nhằm khôi phục Việt Nam với thế giới tư bản.

Bề ngoài, Đỗ Mười là nhà lãnh đạo ôn hòa, nhưng danh tiếng của ông ta trong đảng mãi tới năm 2000 vẫn được nhắc đến như là bố già của chính trị Hà Nội. Không có nhiều bài viết về sự cống hiến của ông trong công cuộc đổi mới, nhưng có lẽ nghiên cứu quan điểm chính trị của nhà lãnh đạo là không hợp thời trong lãnh vực chính trị học ở Việt Nam, nhưng cũng có lẽ các nguồn tin tức nói rất ít. Nhưng trước mắt, có thể nói rằng thời kỳ dưới sự lãnh đạo của ông từ 1991 đến 1996 đã đánh dấu sự nhắc lại tính ưu việt của Đảng Cộng Sản và những vị anh hùng đảng trong quá khứ. Bắt đầu từ năm 1991, "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" - những khái niệm được triết ra từ tác phẩm của ông Hồ -- đã trở thành hệ tư tưởng chính thống cho quốc gia, song song với chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Lý lịch của những người cộng sản đầu tiên như Nguyễn Sơn và Nguyễn Bình, những người đã thiên về khuynh hướng của Mao từ những năm 1970, được phát hành trong tạp chí lịch sử với các chứng thư tình cảm của quần chúng.

Trong thời gian đó, bàn luận về hệ thống đa nguyên hay là chấm dứt vai trò đứng đầu của Đảng Cộng Sản đều bị dập tắt. Là Thủ Tướng trong thời kỳ Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư, Đỗ Mười đã biểu lộ quan điểm rằng báo chí phải đại diện chính kiến của Đảng. Sau năm 1991, không có sự bàn luận công cộng về thay đổi chính trị. May mắn thay cho đảng, sự tăng trưởng kinh tế và tiêu chuẩn cuộc sống đã hướng sự chú ý của quần chúng ra khỏi chính trị. Những tiếng nói của các cá nhân kêu gọi thay đổi không khí chính trị đều bị đàn áp, nhiều người bị nhốt tù hoặc giam tại gia. Nhưng phần đông dân chúng dường như chấp nhận chờ đợi sự giải phóng chính trị miễn sao họ có thể hưởng thụ những khoái lạc tiêu dùng đã từ lâu không có.

Trong những năm 1990, vài thay đổi chính trị khiêm tốn đã được thi hành, điển hình là tách rời chức năng của đảng và nhà nước. Trên lý thuyết, Đảng giảm bớt vai trò của mình trong nền kinh tế và công việc điều hành quốc gia hàng ngày. Nhưng gỡ rối mối quan hệ chuyên quyền của đảng với những gì đảng đang làm không phải là một công tác dễ dàng. Như nhà chính trị học Martin Gainsborough đã chứng minh, chính trị gia tiếp tục ảnh hưởng đến những vấn đề như ai nhận được tín dụng từ ngân hàng. Nói chung, khu vực quốc doanh bắt đầu hình thành lớn hơn trong những năm 1990, với người đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào hợp tác với công ty quốc doanh. Hơn nữa, rất nhiều đoàn thể quốc doanh đã thoát hiểm và tự biến tính để chấp nhận những vai trò mới trong nền kinh tế thị trường.

Bước đi này đến thị trường, mặc dù với sự giám sát của một quốc gia trên danh nghĩa là xã hội chủ nghĩa, đã chấm dứt những điều khoản trợ cấp mà Việt Nam đã đảm bảo trong những ngày còn dưới chế độ cộng sản. Học vấn và y tế bây giờ phải tự trả, và giáo dục thường đòi hỏi phải đóng nhiều hơn những kinh phí căn bản. Giáo viên thường yêu cầu học sinh phải học thêm, vì tiền, nếu như muốn được chuẩn bị cho các bài kiểm.

Những phụ phí khác trong đời sống hàng ngày là gánh nặng với người nghèo Việt Nam, nhất là nông dân. Một trong những lý do có tình trạng náo động ở tỉnh Thái Bình năm 1998 là thuế và thu phí tùy tiện, bao gồm phí sử dụng đất và phí cho giáo viên, được nhân viên thuế địa phương thâu trên những gì được phép từ chính quyền trung ương. Giao thiệp đôi khi rất là tốn kém - tỷ như dự một tiệc cưới có thể là quá nhiều cho những gia đình bình thường, khi người ta kỳ vọng đi lễ hào phóng cho cô dâu và chú rẽ.

Sự Khủng Hoảng Của Đảng

Việt Nam đã bỏ ra một năm để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng, thâu lượm những ý kiến đổi mới. Vài tháng trước khi nhóm họp Đại Hội Đảng, tin tức trên mạng và diễn đàn thảo luận cương lĩnh của Đảng. Sự chỉ trích và đề nghị thay đổi đều bền bỉ nên một nhà tư tưởng hàng đầu, Nguyễn Đức Bình, đã kêu gọi nên giới hạn các cuộc tranh luận trong tư liệu nội bộ. Nhưng nổ lực đó đã đến quá trể -- gần như có sự đồng thuận ở Việt Nam rằng thiếu minh bạch ở các vị trí cao trong hệ thống là nguyên do của căn bệnh làm cho tham nhũng phát tán.

Sự đồ sộ của tham nhũng đã được tiết lộ đầu năm nay khi công chúng biết được rằng một công chức của một cơ quan quản lý đầu tư ngoại quốc vào các công trình xây dựng đã dùng quỹ để đánh cược các trận đá banh. Những viên chức liên quan đã có lúc đánh cao tới độ, tổng số tiền đánh cuộc là 7 triệu đô-la cho một trận.

Sự khủng hoảng cho Đảng Cộng Sản là sự thật. Đảng không thể tiếp tục là lực lượng lãnh đạo xã hội Việt Nam khi đảng được xem là thành phần bảo vệ những công chức tham ô, một lời buộc tội của vị tướng lừng danh Võ Nguyên Giáo trong thời gian đại hội. Có vài tín hiệu, tuy nhiên, những người mới trong Ủy Viên Bộ Chính Trị sẽ tiếp tục cho phép tranh luận công khai về tương lai của tham nhũng. Nông Đức Mạnh, một nhà lãnh đạo nhu nhược vì không có cơ sở quyền lực, tiếp tục đi con đường của cựu Tổng Bí Thư, trong khi thủ tướng và vị chủ tịch mới thì không được biết đến vì những khuynh hướng cởi mở.

Sự thay đổi phía trước cho Việt Nam sẽ chắc chắn đòi hỏi sự lãnh đạo khôn khéo và tinh xảo. Quan hệ với Trung Quốc đòi hỏi một mối bang giao thận trọng, như Việt Nam dần dần đang hướng tới sự giao thiệp thân mật với Hoa Kỳ, đánh dấu bởi sự viếng thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfield. Tuy nhiên, bộ ngoại giao đã không đoạt được chiếc ghế nào trong Bộ Chính Trị, và bổ nhiệm ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao có quá trình đào tạo ngành luyện kim. Mùa thu này Việt Nam sẽ được tham gia vào WTO, mà nó sẽ đem đến đầu tư nước ngoài và sự cạnh tranh cho các công nghiệp địa phương. Để cạnh tranh trên thị trường thế giới, Việt Nam cần phải chấm dứt trợ cấp đến những tổ chức kinh doanh không làm lời, một bước mà đó đòi hỏi nhiều hơn một sự lãnh đạo kiên quyết.

Rõ ràng, cần phải chú ý thêm đến chất lượng của những đổi mới trong những năm sau này. Tuy nhiên Đảng Cộng Sản vẫn còn đeo đuổi những mục tiêu tham vọng như tăng năng lượng phát điện và có thể trở thành những quốc qua phát triển vào năm 2020. Khi những thủy điện được xây trên vùng cao nguyên và những khu công nghiệp loan tỏa, tuy nhiên, Việt nam sẽ không còn có khả năng phớt lờ đi những vấn nạn xã hội. Nó bao gồm phúc lợi của người thiểu số mà đất đai của họ bị lụt vì xây thủy điện và những sự chuyển đổi vì phát triển. Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tin rằng những thành quả vĩ đại gần đây về sự giảm nghèo có che dấu vô số người không có thu nhập và không có nhà cố định. (TQ thêm: nhà không số, bố không tên).

Còn một sự lo lắng phổ biến khác trong số các nhà chuyên môn ngành phát triển rằng sự ảnh hưởng của phát triển đến phụ nữ. Những gia đình nông dân thường đầu tư học vấn cho con gái ít hơn con trai, và nhiều phụ nữ trẻ chỉ có con đường giải thoát bằng cách lấy người ngoại quốc, thường là Đài Loan. Số khác làm vợ lẽ.

Đảng Cộng Sản thật sự không còn là nguồn cho lý tưởng hay đạo đức (TQ: xã hội), người Việt bây giờ hướng về Phật Giáo như là kim chỉ nam. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã khởi công về thăm Việt Nam năm 2005, sau 38 năm vắng mặt. Ông giảng đạo đến các nhóm Phật Giáo khắp nơi trong nước. Tín đồ theo ông nói rằng ông thụ phong thầy tu ở Việt Nam qua hệ thống mạng internet.

Nhà nước hình như nắm lấy thời cơ này tìm kiếm một hệ thống đạo đức mới - nhà nước dự định sẽ xây dựng một trung tâm phật giáo lớn nhất Đông Nam Á ở tỉnh Ninh Bình, phiá nam Hà Nội, nơi mà di sản của sự độc lập và thủ đô Việt Nam đầu tiên được tìm thấy. Với đặc tính tổng hợp của người Việt, ngay cả đảng viên cũng có thể cúng lễ tại Chùa. Đây có thể là hướng đi của sự phát triển chân trời lý tưởng đảng để đạt tới đa nguyên, thay vì một thể chế dân chủ đa đảng.


  Sophie Quinn-Judge là giáo sư lịch sử và là đồng giám đốc của Viện Nghiên Cứu về Triết Học, Văn Hóa và Xã Hội Việt Nam ở Đại Học Temple. Bà là tác giả của cuốn Hồ Chí Minh: Những Năm Mất Tích (XB Đại Học California, 2002).


[1] family responsibility

Xem nguyên văn tiếng Anh: http://www.kinhtehoc.com/docs/pdf/VN_Road_to_reform_Sophia_QJ.pdf


Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
Nguồn: http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=261



 Dự Báo Từng Giai Đoạn Của Chu Kỳ Kinh Tế Bằng Chuỗi Các Mức Lãi Suất

Campbell R. Harvey

Dịch Viên: Nhân Thụy

Tổng quát

Trong luận án tốt nghiệp trường đại học Chicago năm 1986 cũng như trong các bài báo ra trong tháng 9 và 10 năm 1989 của Thời Báo Phân Tích Tài Chính của tôi, tôi từng đề cập đến một phương pháp dự báo sự tăng trưởng kinh tế bằng Chuỗi các mức lãi suất[1]. Khi tôi viết bài báo đó, nền kinh tế đã kinh qua một cuộc suy thoái. Bài nghiên cứu của tôi thể hiện độ dốc của Chuỗi các mức lãi suất nhằm dự đoán bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế trong 25 năm qua. Và bây giờ ta sẽ dự đoán giai đoạn thứ 5. Vậy thì phương pháp này được thực hiện thế khi ta thử nghiệm nó mà chưa kinh qua một ví dụ nào? Thật vậy, thời kỳ khủng hoảng năm 1996 đã gây ra nhiều tranh cãi. Chuỗi các mức lãi suất sẽ cho chúng ta biết gì về giai đoạn kế tiếp của chu kỳ kinh tế.

Mối liên hệ giữa chuỗi các mức lãi suất và sự tăng trưởng kinh tế.

Một lý thuyết được cho là thành công khi nó được áp dụng thực tế. Trong luận án tốt nghiệp đại học Chicago năm 1986 của tôi, tôi có nói rằng chuỗi các mức lãi suất có thể đã từng được dùng để dự báo sự tăng trưởng kinh tế. Trong khi đưa ra bằng chứng đầy ấn tượng (để giải thích hơn 50% phương sai của tăng trưởng GNP thực và các dự báo kinh tế không hề khác biệt gì lắm so với các dự đoán sẵn có của phòng thương mại), thì phương pháp này rất phù hợp với các dữ kiện lịch sử. Khi viết luận án này, chúng ta đã trãi qua một chu kỳ kinh tế khép kín. Giờ ta có thể tiếp tục phân tích mức hoạt động không tiêu biểu của nó.

Tôi sẽ cho các bạn thấy rằng phương pháp hệ thống dữ liệu đã cho ta những dự báo về chu kỳ kinh tế gần đây kịp thời và chính xác. Phương pháp này dự báo được cả 5 quý mà kinh tế suy sụp trước khi cuộc khủng hoảng thật sự xảy ra. Phương pháp còn dự báo thời gian xãy ra khủng hoảng là ba quý. Hơn nữa, tôi cho rằng hệ thống dữ liệu đã báo trước cho ta một tín hiệu trước năm 1995 khi đường lãi suất là một đường thẳng.

Trực quan cơ bản

Ta xét đến yếu tố trực giác trong phương pháp này. Lãi suất dùng để thể hiện những khoản chờ được chi trả trong tương lai. Một khi lãi suất thị trường được thiết lập thì ta có thể nói rằng những kỳ vọng về sự tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến tiến trình này.

Ta xét một ví dụ đơn giản. Giả sử rằng các nhà đầu tư muốn biết chắc rằng nền kinh tề sẽ thịnh vượng. Hầu hết họ muốn thu nhập của họ được giữ ở một mức độ ổn định hợp lý chứ không phải là tăng mạnh trong một giai đoạn nào đó trong chu kỳ kinh tế và giảm mạnh trong một giai đoạn khác. Từ đó hình thành nên hình thức bảo hiểm.

Giả sử rằng nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng và có thể suy sụp trong năm tới. Từ đó tạo nên tâm lý muốn bảo hiểm khiến cho mọi người sẽ chọn mua công cụ tài chính nào có thể đảm bảo chi trả cho họ trong thời kỳ xảy ra suy thoái. Đó chính là trái phiếu chiết khấu kỳ hạn một năm.

Nếu có quá nhiều người mua loại trái phiếu kỳ hạn một năm, thì mức giá của loại chứng khoán này sẽ tăng và lãi suất đến hạn sẽ giảm. Để đủ tiền mua loại trái phiếu này, buộc nhiều người phải bán đi những loại tài sản ngắn hạn khác của họ. Khi có nhiều người bán ra thì làm cho loại công cụ ngắn hạn này giảm giá và kết quả là lãi suất của nó sẽ tăng.

Do đó, nếu khi người ta cho rằng sắp xãy ra khủng hoảng thì chúng ta sẽ nhận thấy lãi suất dài hạn giảm và lãi suất ngắn hạn tăng. Kết quả là, hệ thống dữ liệu hoặc đường lãi suất (sai số giữa mức lãi suất ngắn hạn và dài hạn) sẽ là một đường thẳng hay bị nghịch đảo lại. Chính hình dạng của hệ thống dữ liệu vể lãi suất hôm nay sẽ dự báo cho ta về sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Từ ví dụ này, thì rõ ràng rằng phương pháp dựa vào lãi suất này quả là đơn giản. Nó chỉ bao gồm hai thành phần. Thứ nhất là độ dốc của chuỗi các mức lãi suất hay mức chênh lệch giữa lãi suất ngắn và dài hạn. Thứ hai là xu hướng trung bình bảo hiểm mức độ an toàn của nền kinh tế[2] (có trong các bài luận năm 1989 và 1986 của tôi)

Những diễn giải trên đều dựa vào hoạt động của người tiêu thụ và các nhà đầu tư. Ta cũng có thể giải thích tương tự như thế dựa vào tiêu chí sản xuất. Giả sử rằng một công ty cổ phần cho rằng sẽ xãy ra suy thoái diện rộng. Do lưu lượng tiền mặt thu vào có liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh tế nên các dự án đầu tư vốn nào ít thu hút hơn. Do vậy, các dự án sẽ bị hoãn lại. Do các công ty cổ phần thường cố gắn kết kỳ hạn khi đầu tư một dự án với đời sống của dự án đó, nên làm giảm áp lực cho thị trường trái phiếu của công ty (nghĩa là trái phiếu dài hạn của công ty ít được thả nổi hơn). Điều này làm giảm các mức lãi suất dài hạn. Đồng thời nếu các công ty đều tập trung vào các dự án đầu tư ngắn hạn thì sẽ tạo nên một áp lực tích cực cho lãi suất ngắn hạn. Hoặc cả hai hoặc từng nguyên nhân này đều làm giảm độ dốc của đường lãi suất.

Trong bài nghiên cứu lần trước, tôi có chỉ ra rằng các phương pháp toán kinh tế phức tạp (và tốn kém) không thể cho ta các dự báo như phương pháp hệ thống dữ liệu đơn giản này được. Tôi đã thử nghiệm phương pháp này để dự báo nền kinh tế Mỹ và các nước G-7 khác.

Ghi nhận các hoạt động từ lịch sử

Các giai đoạn suy thoái được phân loại bởi Cục Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia (NBER). Suy thoái xãy ra trong khoản thời gian kinh tế ở điểm cao nhất và điểm thấp nhất. Uỷ ban xác lập chu kỳ kinh tế của NBER đã quả quyết cho rằng hầu hết khủng hoảng xãy từ tháng 7 năm 1990 (khi kinh tế ở đỉnh cao) và kết thúc vào cuối tháng 3 năm 1991 (điểm thấp nhất) -- thời gian xãy ra khủng hoảng khoảng 3 quý.

Xét các ghi nhận hệ thống các dũ liệu trong 25 năm qua:

  1. Khủng hoảng 69Q-70Q4 [Tổng GDP giảm 0.1%]: hệ thống dữ liệu bắt đầu nghịch chuyển trong 68Q3 đưa ra dự báo một cách chính xác nguy cơ suy thoái trước 4 quý.
  2. Khủng hoảng 73Q4-75Q1 [Tổng GDP giảm 4.2%]: hệ thống dữ liệu bắt đầu nghịch chuyển trong 72Q2 đưa ra dự báo một cách chính xác cuộc suy thoái trong hai quý
  3. Khủng hoảng 80Q1-80Q3 [Tổng GDP giảm 2.6%]: hệ thống dữ liệu bắt đầu nghịch chuyển trong 78Q4 đưa ra dự báo chính xác suy thoái kéo dài 5 quý
  4. Khủng hoảng 81Q3-82Q4 [Tổng GDP giảm 2.7%]: hệ thống dữ liệu bắt đầu nghịch chuyển trong 80Q4 dự báo khủng hoảng trước 4 quý. Lưu ý rằng hệ thống này rất chính xác khi đưa ra dự báo về "suy thoái đôi" trong chu kỳ kinh tế.

Cuộc suy thoái gần đây

Khủng hoảng 90Q3-91Q1 [Tổng GDP giảm 1.8%]: hệ thống dữ liệu nghịch chuyển trong ba quý liên tiếp từ 89Q2-89Q4 đưa ra dự báo dự báo khủng hoảng trong 4 quý.

Nghịch chuyển trong 89Q2-89Q4 xem ra ở mức độ nhẹ hơn so với trong các quý khác. Ví dụ như, trong 89Q3 mức độ nghịch chuyển là 30 điểm cơ bản (mức lãi suất thấp dài hạn thấp hơn mức lãi suất ngắn hạn là 0.3%). Ngược lại, mức độ chuyển đổi trong 80Q4 là 340 điểm cơ bản hay 3.4%.

Mức độ chuyển đổi càng nhiều thì suy thoái càng nghiêm trọng. Hệ thống dữ liệu dự báo vào đầu năm 1980 một cuộc suy thoái bắt đầu từ giữa năm 1981. Và dự báo này rất chính xác.

Theo sự chuyển đổi vào mùa hè năm 1989, tôi dự báo trước rằng sự tăng trưởng kinh tế đang suy giảm. Tuy nhiên, một sự chuyển đổi nhỏ cho thấy rằng suy giảm đó không nghiêm trọng bằng ba cuộc suy thoái trước đó. Phương pháp của tôi cũng dự báo chính xác thời điểm cuộc suy thoái chấm dứt. Tôi trích dẫn bài của Leonard Silk gần đây, (tờ New York Times ra ngày 20 tháng 7 năm 1990), "Phương pháp Harvey …hiện tại dự báo rằng …nền kinh tế dường như sẽ trì trệ cho đến giữa năm 1991 và sau đó sẽ tăng trưởng lại"

Nhìn chung, phương pháp này cho ta một dự báo khủng hoảng trước 5 quý vào tháng 7 năm 1990. Thêm vào đó, phương pháp này cũng dự báo tăng trưởng. Cuộc suy thoái này kéo dài 3 quý và hệ thống dữ liệu bị chuyển đổi cũng kéo dài trong ba quý. Phương pháp này cũng đã dự báo rằng cuộc suy thoái sẽ ít nghiêm trọng như ba cuộc suy thoái trước đó. Tất cả các dự báo đều có ý nghĩa đối với mẫu ngoài

1995-1996

Trong đầu năm 1995, hệ thống dữ liệu bắt đầu chuyển đổi. Trong thời báo Business Week ra ngày 16 tháng giêng năm 1995, người ta có trích dẫn câu tôi nói "những đường lãi suất nghịch đảo là những điềm báo chính xác về một cuộc suy thoái". Tuy nhiên , theo như đường lãi suất đó không nghịch chuyển thì "Harvey chỉ dựa vào mức tăng trưởng khá điều độ" trong năm 1995. Dự báo này ít nhiều cũng có ảnh hưởng. Chúng ta cũng đã biết đến mức tăng trưởng khá chậm vào năm 1995 - nhưng chẳng có bằng chứng nào cho cuộc suy thoái.

Những đánh giá về mức tăng trưởng GDP gần đây

Những đánh giá bằng phương trình hồi quy gần đây (in trong bài báo năm 1989 của tôi dùng phương pháp đánh giá theo Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) chính xác hơn dùng GNP) cho thấy rằng cách dùng này vẫn mang một ý nghĩa khá quan trọng trong hầu hết các dữ liệu. Phương trình dự báo cơ bản là:

Sử dụng trái phiếu với mức lãi suất chênh lệch giữa kỳ hạn 3 năm với kỳ hạn 90 ngày, thì khả năng giải thích trong giai đoạn 1960:1-1995:1 là 30% (với alpha là 2.077 và theta là 1.390). Trong giai đoạn 1970:1-1995:1, thì năng lực giải thích là 47% (với alpha là 1.48 và theta là 1.55). Trong giai đoạn 1980:1-1995:1, thì phương pháp R-bình phương là 48% (với alpha là 1.446 và theta là 1.321)

Phân tích các mẫu dự báo

Với hình vẽ bên dưới ta có thể hình dung ra cách thức hoạt động của phương pháp hệ thống dữ liệu

Cũng giống với bất kỳ phương pháp nào khác, chuỗi các mức lãi suất cũng không phải là một phương pháp dùng để dự báo mức tăng trưởng kinh tế một cách hoàn hảo. Mặc dù phương pháp đã dự báo khá chính xác hầu hết các điểm gần đây, nhưng những dự báo về mức tăng trưởng có vẻ cao hơn so với mức tăng trưởng thực.

Phương pháp này được phát triển qua nhiều bước đơn giản. Phần mặt phẳng bị chắn - alpha- là phần thể hiện mức độ bất ổn định của các chu kỳ kinh tế và mức lãi suất. Nếu tồn tại một sự bất ổn định về mặt thời gian, thì mặt phẳng bị chắn sẽ thay đổi.

Trong phần lý thuyết phát triển phương pháp này, chu kỳ kinh tế thực được kết hợp với hệ thống dữ liệu về các mức lãi suất thực. Các mức lãi suất thực này thì không có sẵn. Tôi cho là lãi suất chênh lệch giữa các mức lãi suất danh nghĩa là xấp xỉ bằng với lãi suất chênh lệch giữa các mức lãi suất thực.

Điều này liên quan đến hai giả định về hai mức độ lam phát sau. Thứ nhất, tỷ suất thực kỳ vọng được cho là mức chênh lệch giữa mức lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phám kỳ vọng. Nó được gọi là "hiệu ứng Fisher". Nó thực sự là không chính xác lắm. Phí bảo hiểm rủi ro được tính vào khoảng giữa mức lãi suất thực và mức lãi suất danh nghĩa đã giảm phát theo tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.

Thứ hai, tôi cho rằng chuỗi các mức lãi suất của tỷ lệ lạm phát kỳ vọng là một đường thẳng. Nghĩa là thành phần của tỷ lệ lạm phát kỳ vọng hàng năm đối vói trái phiếu kỳ hạn 3 tháng cũng một phần nào đó giống với loại kỳ hạn 3 năm.

Giả thuyết này thực chất chính là để giải thích cho một số sai sót của phương pháp này. Thật vậy, người ta có thể cho rằng hệ thống dữ liệu của tỷ lệ lạm phát kỳ vọng hơi nghiên về phía cực dương trong hai năm cuối. CPI chỉ tăng 2.6% vào năm 1992. Theo như các trái phiếu dài hạn có lãi suất cao hơn mức 7%, thì hầu như người ta tin rằng mức lạm phát dài hạn kỳ vọng sẽ vượt cao hơn so với mức lạm phát ngắn hạn kỳ vọng.

Hệ thống dữ liệu lạm phát kỳ vọng dương có thể giải thích tại sao sự chuyển đổi trong hệ thống dữ liệu vào mùa hè năm 1989 khá ít và đồ thị của nó lại hướng lên lại kể từ lúc đó. Khi kết hợp với hệ thống dữ liệu mức lạm phát thì có thể làm cho các dự báo trở nên chính xác hơn.

Công việc kế đến

Vẫn còn nhiều hứa hẹn cho những chỉ dẫn khác cho việc nghiên cứu sau này. Tôi đã xuất bản rất nhiều sách mà tôi đã ghi chép lại những công việc của tôi làm ở nhiều quốc gia. Ở một số nơi, hệ thống dữ liệu có thể dùng để nắm bắt được mức tăng trưởng GDP. Còn ở một số nước khác, dùng như thế lại không được. Thật thú vị là, sự khác biệt giữa hệ thống dữ liệu về mức lãi suất tại địa phương của một nước nào đó và của nước Mỹ lại có thể dự báo một phần nào đó mức tăng trưởng kinh tế không liên quan đến mức tăng trưởng của "thế giới", tức là mức tăng trưởng thực của một quốc gia riêng biệt nào đó.

Một số quốc gia như: Canada, Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật.



[1] Term Structure of Interest Rates
[2] Average propensity to hedge in the economy

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
Nguồn: http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=251



Chính sách tài chính và tiền tệ

Harvey B. King

Dịch viên: Võ Hồng Long

Bây giờ chúng ta đã có mô hình cơ bản IS-LM, đây là lúc chúng ta sử dụng mô hình này để xem xét xem nó vận hành như thế nào và sử dụng nó để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

- Sự tập trung chủ yếu của chúng ta trong chương này là sử dụng mô hình này để tìm hiểu chính sách tài chính và tiền tệ ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô như thế nào.

- Nhớ lại trong Chương 1 rằng chính sách tài chính được thực ban hành bởi chính phủ liên bang (và chính quyền cấp tỉnh), và bao gồm các mức độ khác nhau trong mua sắm chính phủ các hàng hoá và dịch vụ và các mức độ của thuế để ảnh hưởng đến trạng thái của nền kinh tế.

- Chính sách tiền tệ được ban hành bởi Ngân hàng Canada, và bao gồm việc quy định mức độ cung ứng tiền và mức lãi suất để tác động lên nền kinh tế.

- Chúng ta cũng thấy trong Chương I rằng chính sách kinh tế vĩ mô có hai mục tiêu cơ bản:

+ Giảm sự biến động của GDP thực tế và thất nghiệp do chu kỳ kinh tế.

+ Giảm mức lạm phát.

- Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu chính sách tài chính và tiền tệ có thể được sử dụng trong lý thuyết để đạt được những mục tiêu này, và chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao trên thực tế việc đạt được những mục tiêu này có những khó khăn nhất định.

CHÚ Ý: Tôi sẽ bỏ qua nhiều yếu tố trong chương này, và đưa vào những tài liệu không có trong bài này. Tập trung vào những lưu ý này!

1) Chính sách tiền tệ trong mô hình IS-LM

Trong phần này, chúng tôi muốn trả lời bốn câu hỏi cơ bản:

- Ngân hàng trung ương của một nước thay đổi việc cung ứng tiền như thế nào?

- Những thay đổi về cung ứng tiền ảnh hưởng đến các biến kinh tế vĩ mô chủ yếu của một nước như thế nào?

- Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì ? Và ngân hàng trung ương sẽ cố gắng làm gì?

- Những khó khăn gặp phải trong thực tế thực hiện chính sách tiền tệ?

Ngân hàng Trung ương tác động đến Cung ứng tiền như thế nào

Trong Chương 5, chúng ta bàn qua về việc tại sao chúng ta có thể định nghĩa tiền là tiền mặt + một số loại tiền gửi của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

- Trước hết chúng ta cần giải thích tại sao ngân hàng trung ương có thể tác động đến mức độ cung ứng tiền.

- Nếu tiền chỉ là tiền mặt, họ chỉ cần điều chỉnh bằng cách in thêm các hoá đơn, mua máy bay, và phân phát chúng khắp cả nước.

- Tuy nhiên, chúng ta biết rằng thực tế phức tạp hơn nhiều khi chúng ta nhận ra rằng phần chủ yếu của tiền cung ứng là các khoản tiền gửi, chứ không phải là mặt.

- Nhớ lại rằng một phương pháp của cung ứng tiền là M2+ = tiền trong lưu thông + các khoản tiền gửi tại ngân hàng và những tổ chứng tín dụng khác.

- Giá trị thực tế của tiền mặt trong lưu thông ở Canada là $34.3 tỷ, nhưng giá trị thực tế của các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng là $683 tỷ, cao gấp 20 lần.

- Vậy điều quan trọng là phải điều chỉnh được mức tiền gửi trong hệ thống ngân hàng.

- Chúng ta sẽ đưa ra những ý tưởng cơ bản, còn phần chi tiết sẽ ở trong Kinh tế học 331.

Các khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng bị tác động bởi các quyết định của những người gửi tiền (các hộ gia đình và doanh nghiệp), và quyết định của ngân hàng.

- Ngân hàng tạo ra các khoản tiền gửi mỗi khi họ vay vốn của các cá nhân và doanh nghiệp, và họ giảm các khoản tiền gửi mỗi khi họ giảm các khoản tiền vay.

- Các ngân hàng tồn tại để hoạt động sinh lợi, do đó họ sẽ điều chỉnh các khoản vốn vay để tạo ra lợi nhuận.

- Các ngân hàng cần so sánh chi phí của việc cho vay đối với lợi nhuận của việc cho vay khi họ quyết định vay bao nhiêu tiền.

- Các ngân hàng cho vay với các mức lãi suất khác nhau, và chúng thường là tăng lên từ một mức lại suất, Mức lãi suất cơ bản đối với những doanh nghiệp đi vay của các doanh nghiệp ít rủi ro nhất.

- Ngân hàng Canada, Ngân hàng trung ương của Chính phủ Canada, cố gắng điều chỉnh quyết định cho vay của các ngân hàng tư nhân bằng cách thay đổi những chi phí mà các ngân hàng tư nhân gặp phải mỗi khi họ vay tiền từ ngân hàng trung ương, và những lợi nhuận các ngân hàng tư nhân có được từ việc duy trì các khoản tiền gửi dự trữ tại ngân hàng trung ương.

Các ngân hàng tư nhân không cần thiết phải giữ lại 100% khoản tiền gửi trong kho của mình.

- Thực tế, các ngân hàng tư nhân duy trì 1% các khoản tiền gửi như là một khoản dự trữ.

- Một phần của khoản tiền này được duy trì dưới dạng tiền mặt trong kho, nhưng một phần trong số này là số tiền gửi tại ngân hàng trung ương, Ngân hàng Canada.

- Đây là một khoản dự trữ đặc biệt mà chỉ các ngân hàng tư nhân và những ngân hàng bù trừ trực tiếp? có thể có.

- Cuối mỗi ngày, các ngân hàng sử dụng khoản tiền gửi này để bù trừ những khoản séc liên ngân hàng ? thay vì chuyển tiền mặt trực tiếp từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, họ điều chỉnh tài khoản của mình tại ngân hàng trung ương.

- Các ngân hàng tư nhân hưởng lãi suất từ khoản tiền gửi của họ tại ngân hàng trung ương ? Lãi suất tiền gửi của Ngân hàng.

- Mặt khác, nếu ngân hàng tư nhân cạn tiền trong tài khoản dự trữ vào cuối ngày khi các khoản séc đã được bù trừ, họ phải mượn tiền từ ngân hàng trung ương với một mức lãi suất gọi là Lãi suất chiết khấu Ngân hàng = Lãi suất tiền gửi của ngân hàng +0.5%.

- Ngân hàng Canada thay đổi những lãi suất đặc biệt này đồng thời mỗi khi Ngân hàng Canada muốn tác động đến mức cung ứng tiền và mức lãi suất trong nền kinh tế.

Để hiểu được hoạt động của nó, chúng ta tìm hiểu xem điều gì xảy ra khi Ngân hàng Canada muốn giảm cung ứng tiền, và tăng lãi suất.

- Giả sử rằng Ngân hàng Canada tăng hai mức lãi suất này theo sự kiểm soát của mình.

- Sự tăng lên Lãi suất Chiết khấu ngân hàng làm các chi phí trở nên cao hơn khi sử dụng hết khoản tiền gửi dự trữ tại ngân hàng trung ương, và sự tăng lên Lãi suất Tiền gửi của Ngân hàng có nghĩa là bạn có thể có được mức lãi suất cao hơn đối với những khoản tiền gửi.

- Hai thay đổi này cùng nhau tạo ra sự khuyến khích mạnh mẽ cho các ngân hàng tư nhân tăng khoản tiền gửi dự trữ của họ.

- Khi các ngân hàng tư nhân tăng khoản tiền gửi dự trữ, vốn cho vay sẵn có của họ sẽ thấp hơn, do đó họ sẽ giảm vốn cho vay và dẫn đến giảm các khoản tiền gửi.

- Bên cạnh đó, khi các ngân hàng tư nhân giảm số tiền cho vay của họ, họ thường thực hiện điều này bằng cách tăng mức lãi suất cho vay đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp ? ví dụ, họ tăng mức lãi suất cơ bản doanh nghiệp lên.

- Kết quả của những hành động này là giảm lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, và giảm mức cung ứng tiền.

- Tất cả những điều vừa nói ở trên được tóm tắt lại trong Hình dưới đây.

Hình 1

Bảng dưới đây trình bày Lãi suất Chiết khấu Ngân hàng và Lãi suất cơ bản từ năm 1986.

- Lưu ý về mối liên hệ của chúng ? tăng Lãi suất Chiết khấu dẫn đến tăng Lãi suất Cơ bản, giảm Lãi suất Chiết khấu dẫn đến giảm Lãi suất Cơ bản.

- Chúng ta cũng chú ý rằng mức lãi suất dễ biến đổi, đặc biệt là trong những năm 80.

Năm

86

87

88

89

90

91

92

93

94

95

96

97

98

99

Lãi suất

Chiết khấu

9.21

8.4

9.69

12.29

13.04

9.03

6.78

5.09

5.77

7.31

4.53

3.52

5.1

4.92

Lãi suất

Cơ bản

9.16

8.37

9.67

12.21

13.03

8.91

6.74

4.97

5.66

7.22

4.53

3.61

5.05

4.94

Chính sách Tiền tệ mở rộng trong Mô hình IS-LM

Hình 2 dưới đây mô tả ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong mô hình IS-LM.

Hình 2

Sự tăng lên ban đầu của cung ứng tiền làm dịch chuyển đường LM sang phải đến LMA, mức giá vẫn giữ nguyên.

- Sự tăng lên cung ứng tiền danh nghĩa làm tăng cung ứng tiền thực tế, và làm giảm lãi suất (rút một lượng tiền thể hiện điều này).

- Lãi suất giảm đi làm cho việc đầu tư tiền vào các dự án trở nên được xem trọng hơn, do đó các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư, điều này làm tăng tổng chi tiêu - điều này được thể hiện bằng sự di chuyển xuống dọc theo đường IS.

- Bởi vì chúng ta vẫn giữ nguyên mức giá trong thí nghiệm này, chúng ta thể hiện sự thay đổi này ở phần dưới cùng của hình minh hoạ bằng sự dịch chuyển sang phải của đường AD đến AD1, mức giá vẫn giữ nguyên, với tổng cầu hàng hoá và dịch vụ tăng lên đến YA.

- Tuy nhiên, sự dịch chuyển sang phải của đường AD sẽ làm tăng áp lực tăng lên đối với mức giá.

- Như chúng ta có thể thấy, mức giá tăng lên làm giảm cung ứng tiền thực tế , và hạn chế một phần sự tăng lên ban đầu, điều này tạo ra một sự dịch chuyển sang trái của đường LM, từ LMA đến LM1.

- Kết quả cuối cùng là của chính sách cung ứng tiền mở rộng làm giảm mức lãi suất, và làm tăng GDP thực tế và tăng mức giá cả như đã chỉ ra.

Chúng ta có thể thấy rằng ngân hàng trung ương có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để tăng GDP thực tế và giảm mức thất nghiệp - nếu nền kinh té độ hẫng hụt suy thoái, ngân hàng trung ương có thể cải thiện bằng cách tăng cung ứng tiền.

- Trang 179-181 mô tả chính sách tiền tệ co hẹp hoạt động như thế nào.

- Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây, mặc dù tôi sẽ nói về chúng trong phần tiếp theo về Sự thực thi của Chính sách Tiền tệ.

Mục tiêu của Chính sách Tiền tệ

Rõ ràng là ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh đến việc cung ứng tiền để tác động đến tổng cầu và do đó tác động một cách tiềm tàng đến mức tăng trưởng GDP thực tế, mức thất nghiệp, và mức tăng của giá cả.

- Do đó, về mặt lý thuyết, ngân hàng trung ương có thể dùng chính sách tiền tệ để ngăn chặn sự biến động của nền kinh tế trong chu kỳ kinh tế.

- Chính sách như vậy được gọi là chính sách ngược chu kỳ - chính sách này được sử dụng để cưỡng lại chu kỳ kinh tế.

- Khi nền kinh tế ở dưới mức tăng trưởng tự nhiên, về mặt lý thuyết ngân hàng trung ương có thể tăng cung ứng tiền để cố gắng tăng AD và tăng mức tăng trưởng GDP thực tế.

- Khi nền kinh tế ở trên mức tăng trưởng tự nhiên, nó gây ra những áp lực lạm phát, và về mặt lý thuyết ngân hàng trung ương có thể giảm tăng trưởng tiền tệ để giảm AD, và giảm áp lực lạm phát.

- Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng trung ương không phải bao giờ cũng kiểm soát hoàn toàn tình huống.

Các khó khăn của Chính sách Tiền tệ trên Thực tế

Trên thực tế, có rất nhiều khó khăn tiềm tàng đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ.

- Như chúng ta đã thấy, cung ứng tiền bao gồm cả các khoản tiền gửi ngân hàng, mà nó được quyết định một phần bởi hoạt động của ngân hàng trung ương, và một phần do quyết định của các hộ gia dình/doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó, sự thay đổi trong cung ứng tiền có thể không chính xác như ngân hàng mong muốn.

- Thứ hai, có một loạt độ trễ trong việc thực thi chính sách tiền tệ, điều này có nghĩa là có thể mất đến 18 tháng để áp dụng được chính sách tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế - điều này có thể đến quá trễ! Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất, nhưng các dự án đầu tư cần thời gian để xây dựng và thực hiện, và các nhà máy có thể không hình thành và hoạt động trong khoảng thời gian mong muốn.

- Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến giá cả, và điều này có thể có tác động cản trở đến chính sách tiền tệ. Ví dụ, nếu chúng ta đạt đến mức có đầy đủ việc làm, một chính sách tiền tệ tăng lên sẽ làm tăng mức giá cả, và có ảnh hưởng nhỏ đến GDP thực tế và mức giá.

Hãy để ý, điều gì là chính sách thực tế hiện tại của Ngân hàng Canada?

- Ngân hàng Canada đang tập trung vào việc duy trì mức lạm phát thấp và ổn định.

- Mục tiêu hiện tại của Ngân hàng là duy trì lạm phát ở trong khoảng 1% và 3%.

- Trong năm qua, mức lạm phát tăng lên trong khoảng từ 1% đến 2% gần đây, chủ yếu là do sự tăng giá nguyên liệu đầu vào chưa chế biến như dầu thô.

- Hoa Kỳ cũng chịu tác động của áp lực lạm phát tương tự, thậm chí là chịu tác động mạnh hơn.

- Ngân hàng trung ương của cả hai nước đang mong muốn chấm dứt những áp lực lạm phát này bằng cách tăng lãi suất trong thời gian tới ? chúng ta có thể dự đoán được sẽ có một sự tăng nhất định về lãi suất ở Hoa Kỳ và Canada, như trong bài báo ?Greenspan tăng lãi suất?, được đăng trên tờ Globe and Mail số tháng Hai, năm 2000 (Greenspan là giám đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ).

- Chúng ta cũng sẽ xem xét chính sách tiền tệ chống lạm phát trong phần tiếp theo.

2) Thực thi chính sách tiền tệ ở Canada.

Hình 3 dưới đây cho thấy sự thay đổi trong cung ứng tiền có tác động thực sự đến lãi suất như chúng ta đã dự đoán ? làm giảm mức tăng trưởng của cung ứng tiền (được xác định bằng M1) làm tăng lãi suất, bằng sự dịch chuyển của đường LM sang trái.

Hình 3 Tăng trưởng tiền tệ và lãi suất[1]

Mức tăng trưởng của M1

Lãi suất trái phiếu kho bạc 90 ngày


Chúng ta cũng có thể thấy được ảnh hưởng của việc tăng trưởng tiền đối với lãi suất được chuyển thành mối quan hệ giữa mức tăng trưởng của cung ứng tiền và chu kỳ kinh tế như Hình 4 dưới đây.

- Chúng ta có thể thấy rõ ràng là sự giảm xuống mức tăng trưởng M1 có quan hệ chặt chẽ với sự giảm xuống của GDP thực tế, với độ trễ khoảng một năm.

- Cung ứng tiền giảm làm giảm hoặc thay đổi ngược lại mức tăng trưởng GDP thực tế; cung ứng tiền tăng làm tăng mức tăng trưởng GDP thực tế, mặc dù ảnh hưởng này không mạnh lắm.

- Chúng ta đặc biệt chú ý rằng các cuộc khủng hoảng năm 1982 và 1990-91 xảy ra đồng thời hoặc ngay sau khi có sự tăng trưởng âm của đồng tiền.

Hình 4 Tăng trưởng tiền tệ và Chu kỳ Kinh tế[2]

Cuối cùng, chúng ta thấy rằng mức giá và lạm phát đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chính sách tiền tệ.

- Chỉ cần nhìn vào chính sách tiền tệ ở Canada gần đây, ở đó chính sách tiền tệ thắt chặt nhiều năm đã làm cho Canada có mức lạm phát thấp nhất trong vòng 30 năm, và đứng vào hàng một trong những nước phương Tây có mức lạm phát thấp nhất.

Hình 5 Tăng trưởng tiền tệ và Lạm phát[3]

- Điều này được thể hiện trong Hình 5 trên đây, nó chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa mức tăng cung ứng tiền (xác định bởi mức tăng của M2+) và mức lạm phát ? lưu ý rằng quan hệ này diễn ra với độ trễ một năm.

- Chúng ta sẽ nói thêm một chút về vấn đề này bằng cách đề cập đến chính sách chống lạm phát trong cuộc suy thoái 1990-91, và chính sách chống suy thoái hiện tại.

Ảnh hưởng của Chính sách Chống lạm phát cuối những năm 80

Hình 5 trên đây chỉ cho chúng ta thấy mức tăng cung ứng tiền giảm đi dường như làm giảm lạm phát.

- Lạm phát thường xảy ra khi đường AD dịch chuyển sang phải quá nhanh, hoặc nếu đường SAS dịch chuyển sang trái quá nhanh.

- Hình 6 dưới đây chỉ ra một trường hợp với mức tăng trưởng quá cao của AD.

- Đường AD­0 hiện tại được kỳ vọng sẽ tăng lên đến ADexp trong giai đoạn tiếp theo, tạo nên một áp lực lạm phát.

- Hơn nữa, cuối cùng chúng ta sẽ thấy một áp lực tăng lên về tiền lương bởi vì sản lượng sẽ cao hơn mức tự nhiên, và thất nghiệp sẽ dưới mức tự nhiên ? hãy xem dòng gạch chân trong bài viết của Greenspan.

Hình 6

- Để chấm dứt tình trạng này, ngân hàng trung ương giảm mức tăng trưởng AD, điều này làm cho đường LM dịch chuyển sang trái, và giữ cho AD khỏi sự tăng trưởng quá nhanh.

- Nếu họ đánh giá sai tình huống, họ có thể có đường AD mới nằm bên trái của đường AD0 hiện tại, và chúng ta gặp phải suy thoái, như là trong năm 1990-91.

- Như chúng ta có thể thấy trong Hình 5, có một vài vấn đề lạm phát nhỏ trong cuối những năm 90, và Ngân hàng Canada phản ứng bằng cách giảm mức tăng cung ứng tiền.

- Chúng ta có thể thấy trong Hình 3 rằng mức tăng cung ứng tiền danh nghĩa trở nên âm, và nếu mức lạm phát lúc đó là 5%, thì mức tăng cung ứng tiền thực tế thậm chí còn thấp hơn thiều.

- Kết quả là có sự tăng lên về lãi suất trong năm 1990, và dẫn đến giảm mạnh đầu tư trong những năm tiếp theo, như chúng ta đã thấy trong Chương 4 - giữa năm 1989 và 1993 đầu tư thực tế giảm 13.9%, và nền kinh tế đi vào suy thoái.

- Hình 5 cho thấy, Ngân hàng Canada đã thành công trong việc giảm lạm phát đến mức gần 1%, nhưng phải cần một chi phí rất lớn để điều chỉnh lạm phát.

- Mọi người rất nhận thức được điều này trong những năm đầu của thập kỷ 90, họ hy vọng rằng ngân hàng trung ương Canada và Hoa Kỳ có thể thực hiện tốt hơn việc chấm dứt những áp lực lạm phát hiện thời mà không cần gây ra sự suy thoái.

Bây giờ chúng ta đã hiểu về chính sách tiền tệ hoạt động như thế nào, đây là lúc để tìm hiểu về chính sách tài chính.

3) Chính sách tài chính trong mô hình IS-LM

Chính sách tài chính bao gồm những nỗ lực của chính quyền liên bang hoặc cấp tỉnh nhằm tác động đến tình trạng kinh tế vĩ mô của nền kinh tế bằng cách thay đổi thuế, các khoản chi trả chuyển nhượng, hoặc mua sắm của chính phủ các hàng hoá và dịch vụ.

- Trong khoá học này, chúng ta không tập trung vào những nỗ lực để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, như là chính sách môi trường, chính sách lao động (ví dụ, trợ cấp sinh đẻ tăng lên trong ngân sách liên bang năm 2000), chính sách đối với nông nghiệp, v.v..

- Chúng ta tập trung vào những nỗ lực làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu với chính sách tài chính.

-Tự động hoá ổn định là một dạng của chính sách tài chính tự động trong hoàn cảnh suy thoái hoặc kinh tế bùng nổ, mà không có những sự thay đổi có chủ ý của chính phủ.

- Ví dụ, nếu nền kinh tế đi xuống, thu thuế giảm và các khoản chi phí chuyển nhượng như bảo hiểm thất nghiệp hoặc khoản phúc lợi sẽ tăng lên, làm tăng thu nhập có sẵn và tiêu dùng, điều này có tác động ngăn cản sự đi xuống của nền kinh tế.

- Chính sách tài chính tuỳ nghi là những thay đổi có chủ ý trong cấu trúc thuế và chương trình chi tiêu nhằm làm tăng hoặc giảm tổgn cầu.

- Chúng ta phải lưu tâm đến chính sách tăng trưởng dài hạn - nhằm thay đổi tăng trưởng kinh tế dài hạn của nền kinh tế, có lẽ bằng cách khuyến khích các ngành công nghệ cao, hoặc đầu tư vào các trường đại học, đường sá, sân bay, v.v. - nhằm đẩy nhanh tốc dộ tăng trưởng của tổng cung.

Ngân sách Chính phủ Liên bang năm 2000.

Những chính sách tôi mô tả ở trên thường được công bố trong các văn bản ngân sách hàng năm, đó là báo cáo hàng năm về kế hoạch thu chi của chính quyền liên bang và cấp tỉnh.

- Bảng dưới đây cho chúng ta thấy các phần chính của kế hoạch thu chi của Ngân sách Liên bang 2000, công bố ngày 28 tháng Hai.[4]

- Như chúng ta có thể thấy từ bảng này, khoản mục chi tiêu lớn nhất của chính quyền liên bang là khoản nợ còn tồn từ thâm hụt ngân sách từ năm trước - mức độ hiện tại của khoản này khoản $575 tỷ, hay khoảng $18,808 mỗi người (chúng ta sẽ quay lại thâm hụt ngân sách và nợ trong phần 4).

- Tiếp theo, họ hầu như chi tiêu bằng cách chuyển tiền đến nhiều người, doanh nghiệp, và các tỉnh.

- Cuối cung, họ chi tiêu một lượng nhỏ vào mua sắm thực tế của chính phủ các hàng hoá và dịch vụ

Ngân sách Liên bang 2000-2001

Mục Giá trị dự kiến (Tỷ đô la) % Chi tiêu hoặc thu
Thu ngân sách 162
Thuế thu nhập cá nhân 75,9 46,9%
Thuế thu nhập doanh nghiệp 23,9 14,8%
Thuế bán hàng, thuế quan, v.v.. 33,5 20,7%
U.I Premiums 18,2 11,2%
Khác 10,5 6,5%



Chi ngân sách 162
Chuyển cho các tỉnh 22,6 14,0%
Các khoản chuyển lưu 19,6 12,1%
Chi trả tiền lời 42,0 25,9%
Chi trả lợi của  người già 24,2 14,9%
Lợi U.I. 11,2 6,9%
Chi phiếu-- mua của chính phủ 37,8 23,3%
Tiền dự trữ 4,0 2,5%



Thâm hụt hoặc thặng dư dự kiến 0

Bây giờ chúng ta đã biết được các khoản mục chính trong chi tiêu ngân sách, chúng ta hãy xem những thay đổi về thuế và/hoặc chi tiêu ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào.

Mô hình IS-LM cơ bản của Chính sách Tài chính

Chúng ta đã biết từ Chương 5 năm rằng một sự tăng lên chi tiêu của chính phủ làm dịch chuyển đường IS sang phải, bởi một lượng tương ứng với số nhân x DG.

- Tuy nhiên, phân tích đó dựa trên thị trường hàng hoá dịch vụ trong sự cô lập, bỏ qua thị trường tiền tệ, và giữ nguyên mức lãi suất VÀ mức giá.

- Bây giờ chúng ta muốn mở rộng phân tích này bằng cách xem điều gì xảy ra đối với sự cân bằng kết hợp, khi chúng ta cho phép hai biến này thay đổi.

- Hình 7 dưới đây chỉ ra ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng, như là tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế.

- Thay đổi đó làm tăng tổng chi tiêu dự kiến và làm dịch chuyển đường IS sang phải, mức lãi suất giữ nguyên.

- Chúng ta có thể thấy bản ảnh hưởng của số nhân trong Chương 4 trên đồ thị, Y0 ? YA.

Hình 7

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy trong mô hình kết hợp đủ rằng sự tăng lên của Y từ chính sách mở rộng không phảii là phần kết của câu chuyện.

- Sự dịch chuyển sang trái của đường IS thể hiện sự tăng lên về chi tiêu, va tăng GDP thực tế.

- Trong thị trường tiền tệ, GDP tăng lên làm tăng nhu cầu về tiền, điều này lại làm tăng lãi suất từ r0 đến r1.

- Lãi suất tăng lên làm giảm chi tiêu đầu tư của các doanh nghiệp, được thể hiện bằng mũi tên màu xanh như là sự dịch chuyển lên/sang trái của đường IS.

- Do đó, sự tăng lên của GDP thực tế mong muốn, được thể hiện bằng sự dịch chuyển sang phải của đường AD, với mức giá giữ nguyên, là việc Y0 chuyển sang Y1.

- Tiếp theo, chúng ta biết rằng sự tăng lên của AD tạo ra áp lực tăng lên đối với mức giá.

- Khi mức giá trung bình tăng lên, nó làm giảm cung ứng tiền thực tế, và làm dịch chuyển đường LM sang trái, làm tăng lãi suất từ r1 đến r2.

- Sự tăng lên của lãi suất lần thứ hai này lại tiếp tục làm giảm chi phí đầu tư.

- Tại phần cuối của câu chuyện, chúng ta thấy rằng tổng tăng lên của GDP thực tế từ chi tiêu của chính phủ chỉ là việc dịch chuyển từ Y0 đến Y2, nhỏ hơn rất nhiều so với từ Y0 ? YA, tổng số dự đoán do phân tích số nhân cơ bản trong chương 4.

Sự chèn lấn (crowding out)

Phân tích của chúng ta đã chỉ ra rằng sự tăng lên trong tổng chi tiêu do tăng chi tiêu của chính phủ hoặc việc cắt giảm thuế bị cân bằng bởi sự giảm xuống về đầu tư do tăng thuế.

- Hiệu ứng cân bằng này được gọi là sự chèn lấn.

- Chúng ta có thể tóm tắt tổng các hiệu ứng của sự tăng lên chi tiêu của chính phủ bằng biểu thức sau

Đây là một mối bận tâm của các nhà kinh tế học rằng chi tiêu quá mức của chính phủ chèn lấn đầu tư tư nhân, bởi vì đầu tư tư nhân là cách chúng ta làm tăng tổng lượng vốn, một nguồn cơ bản của tăng trưởng kinh tế dài hạn.

- Lưu ý rằng nếu nền kinh tế bắt đầu với việc làm đầy đủ, với AD = SAS = LAS, thì chính sách tài chính mở rộng không có một tác động dài hạn nào đối với Y, như được chỉ ra trong Hình 8 dưới đây.

- Trong trường hợp này, chi tiêu tăng lên của chính phủ dẫn đến một sự chèn lấn hoàn toàn.

- Tuy nhiên, nếu như trong Hình 7 nền kinh tế không ở trong tình trạng việc làm đầy đủ, chính sách tài chính mở rộng có thể làm tăng GDP thực tế, và đẩy nền kinh tế đến có việc làm đầy đủ - chính sách tài chính có thể được sửe dụng để thực hiện chính sách ngược chu kỳ.

- Tuy nhiên, như chúng ta đã nhấn mạnh trong phần trước, mô hình số nhân đơn giản cần được sửa đổi ? chính sách tài chính mở rộng làm tăng lãi suất và mức giá, điều này có tắc động tiêu cực đến nền kinh tế.

Hình 8

Những Khó khăn Tiềm tàng khác khiTthực hiện Chính sách Tài chính trong Thực tế

Có hai vấn đề khác cần nói đến khi sử dụng chính sách tài chính.

- Thứ nhất, cũng như chính sách tiền tệ, cần có thời gian để triển khai chính sách này trong toàn bộ nền kinh tế, điều này có nghĩa là có sự khó khăn khi sử dụng nó như là một công cụ chính xác để tinh chỉnh nền kinh tế.

- Thứ hai, khi bạn tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế như là một phần của chính sách tài chính, điều này làm tăng thâm hụt chính phủ, lượng tiền họ phải đi vay mỗi năm, điều này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

4) Các khoản nợ chính phủ và sự thâm hụt

Chúng ta hãy nói về nợ chính phủ và sự thâm hụt của chính phủ, hãy bắt đầu với một số khái niệm.

- Chúng ta có thẻ xác định cân bằng ngân sách của chính phủ tương đương với:

Chi tiêu của chính phủ - khoản thu của chính phủ

= Mua sắm của chính phủ + Các khoản chi phí chuyển đổi +các khoản lãi phải thanh toán đối với nợ hiện tại - thuế.

- Nếu chi phí thấp hơn thu vào, thì chúng ta có thặng dư.

- Nếu chi phí lớn hơn thu vào, thì chúng ta có thâm hụt.

+ Bù đắp bằng trái phiếu là khi khoản tiền thiếu hụt được bù đắp bằng việc bán trái phiếu cho các thành viên trong công chúng, do đó có sự tăng lên số trái phiếu của chính phủ trên thị trường.

+ Bù đắp bằng tiền là khi trái phiếu được bán cho Ngân hàng Canada, điều này tương đương với việc in một lượng tiền tương ứng và sử dụng nó để đáp ứng số tiền còn thiếu, do đó có sự tăng lên trong cung ứng tiền (nhưng không có thay đổi trong số trái phiếu của chính phủ trên thị trường).

- Ở Canada, thâm hụt ngân sách thường được bù đắp bằng bán công trái, do đó số nợ của chính phủ được tăng lên do thâm hụt, điều này có nghĩa là:

Khoản nợ của chính phủ hiện tại = Khoản nợ năm trước + khoản thâm hụt năm trước

= Khoản nợ cách đây 2 năm + khoản thâm hụt cách đây 2 năm + thâm hụt năm trước

= Khoản nợ cách đây 3 năm +?

= Tổng của các khoản thâm hụt trong quá khứ.

- Do đó, quy mô của khoản nợ của chính phủ phụ thuộc vào quy mô của thâm hụt trong quá khứ.

- Do đó, điều hành sự thâm hụt liên tục dẫn đến mức tăng càng cao các khoản nợ chính phủ.[5]

- Nếu có sự thặng dư ngân sách một năm nào đó, điều này có nghĩa là chính phủ giảm các khoản nợ chưa trả hết bằng cách trả một phần khoản nợ này với số thặng dư.

- Thặng dư có thể hiểu như là thâm hụt âm.

Chúng ta đôi khi muốn nhìn vào chi tiêu cảu chính phủ với các khoản lãi ròng, bởi vì điều này giúp chúng ta thấy được ngân sách chính phủ có tác động như thế nào đến tổng cầu.

- Chúng ta có thể định nghĩa

chương trình cân bằng

= tổng chi tiêu (ngoại trừ các khoản lãi) - thuế.

= tổng cân bằng ? các khoản lãi.

Những vấn đề do Thâm hụt gây ra

Hình 9 dưới đây cho thấy cân bằng chung và chương trình cân bằng gần đây, đến năm 1996 ? sau năm 1996 cân bằng tổng nhanh chóng chuyển đến thặng dư.

- Chúng ta có thể thấy rằng vấn đề thặng dư bắt đầu từ cuối thập kỷ 70, khi chi tiêu để trợ cấp giá dầu cao và những chương trình xã hội đã dẫn đến thâm hụt nặng.

- Sự thâm hụt này làm tăng các khoản nợ chưa trả hết, và do đó dẫn đến tăng không ngừng các khoản lãi của nợ.

- Điều này chỉ ra một vấn đề khi ở trong sự thâm hụt ? nó tạo thêm nhiều nợ, và thâm hụt trong tương lai, một loại hiệu ứng quả bóng tuyết.

- Đây là một trong những lý do chính phủ liên bang và các tỉnh quyết định cố gắng giảm thâm hụt của họ - tình huống càng trở nên trầm trọng, và các khoản lãi tăng lên so với khoản thu thuế của chính phủ.

- Bây giờ ngân sách đang thặng dư, tổng số nợ giảm nhẹ, do đó các khoản lãi cũng giảm nhẹ.

- Tuy nhiên để cân bằng ngân sách, chính phủ phải vận hành một chương trình thặng dư đủ mạnh để vượt qua được các khoản lãi.

- Chương trình thặng dư này được tạo ra bằng cách tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của chính phủ vào những vấn đề như bảo hiểm thất nghiệp, và chuyển vấn đề chăm sóc y tế cho các tỉnh, và vấn đề giáo dục sau trung học.

- Do đó, hiện tại bạn phải chi trả cho những dịch vụ yếu kém của chính phủ, học phí cao hơn đối với bố mẹ của bạn, thâm hụt lớn trong quá khứ.

Hình 9 Cân bằng Ngân sách Liên bang[6]

Chúng ta cũng nên để ý rằng một khoản thâm hụt lớn sẽ có nghĩa là có nhiều các khoản vay thêm của chính phủ trong thị trường trái phiếu, và có thể làm tăng lãi suất, và tạo ra thậm chí càng nhiều sự chèn lấn đối với đầu tư tư nhân.

- Sự chèn lấn tăng thêm này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn nền kinh tế, và gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế về mặt dài hạn.

- Đây một lý do nữa để chúng ta cần phải loại bỏ sự thâm hụt.

5) Nghiên cứu thực tế: Chính sách tài chính những năm 90.

Loại bỏ thâm hụt có thể cần thiết cho sự bảo đảm dài hạn của nền kinh tế và chính phủ, nhưng nó chắc chắn làm tổn thương nền kinh tế trong nửa cuối của thập kỷ 90.

- Thực tế, rõ ràng rằng loại bỏ lạm phát cùng lúc với nền kinh tế vừa thoát ra khỏi suy thoái 1991-1992 là một trải nghiệm khó khăn (kinh nghiệm thương đau).

- Nếu chúng ta xem xét Hình 9, chúng ta có thể thấy hoạt động của nhân tố tự động ổn định đã xảy ra trong khủng hoảng 1982-1984 và khủng hoảng 1990-1992.

- Khi nền kinh tế đi vào khủng hoảng, thu thuế giảm và chi phí cho phúc lợi và bảo hiểm thất nghiệp tăng lên, tạo ra chương trình thâm hụt được chỉ ra trong cả hai tình huống.

- Chương trình thâm hụt này có xu hướng thúc đẩy tổng cầu, và tự động vận hành chống lại khủng hoảng.

- Tuy nhiên chú ý rằng chương trình thâm hụt trong khủng hoảng năm 1990 rất nhỏ, và hầu như được can thiệp ngay lập tức bởi một chương trình thặng dư lớn, khi chính phủ của Đảng tự do cố gắng để cân bằng ngân sách.

- Chương trình lớn này được tạo ra bằng cách tăng thuế và cắt giảm các khoản chi phí chuyển đổi và chi tiêu của chính phủ ở mọi cấp độ.

- Như chúng ta đã biết từ phân tích trước đó, hoạt động này sẽ gây ra áp lực giảm xuống đối với tổng cầu, làm giảm sự phục hồi của nền kinh tế từ khủng hoảng.

- Nếu chúng ta cố gắng thực hiện chính sách ngược chu kỳ để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, chúng ta sẽ tăng tổng cầu bằng chính sách tài chính mở rộng.

- Tuy nhiên, chính sách chống lại thâm hụt của chính phủ liên bang và cấp tỉnh có một tác động phụ không mong muốn là việc tạo ra một chính sách tài chính thắt chặt, điều này chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế duy trì sự tăng trưởng chậm hơn rất nhiều so với bình thường.

- Chắc chắn rằng nền kinh tế Canada thoát ra khỏi khủng hoảng 1990-1991 chậm hơn rất nhiều so với khủng hoảng năm 1982.

Tuy nhiên, nền kinh tế hiện tại tăng trưởng rất tốt, ngân sách được cân bằng, chi tiêu của chính phủ tăng lên và thuế được giảm xuống - mọi thứ đều diễn ra rất tốt, chừng nào nền kinh tế Hoa Kỳ không có biến cố.

6) Kết luận

Mô hình IS-LM đầy đủ cho phép chúng ta phân tích hoạt động của chính sách tài chính và tiền tệ trong nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ mở rộng

Chúng ta đã thấy rằng chính sách tiền tệ mở rộng được bắt đầu bằng việc ngân hàng trung ương giảm Lãi suất Chiết khấu Ngân hàng, lãi suất mà ngân hàng trung ương đặt ra khi cho các ngân hàng tư nhân vay tiền.

- Lãi suất chiết khấu giảm xuống dẫn đến các ngân hàng tư nhân quyết định giữ mức dự trữ thấp hơn, và tăng việc cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay tiền, với mức lãi suất cơ bản thấp hơn.

- Sự thay đổi này của ngân hàng tư nhân dẫn đến tăng các khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến tăng cung ứng tiền.

- Điều này được thể hiện bằng sự dịch chuỷen xuống đường LM.

- Lãi suất thấp hơn làm cho việc vay tiền rẻ hơn, dẫn đến tăng cầu đầu tư, thể hiện bởi sự dịch chuyển xuống dọc theo đường IS.

- Bây giờ tổng cầu đối với hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế cao hơn, thể hiện bởi sự dịch chuyển sang phải của đường AD.

- Tổng cầu cao hơn tạo ra một áp lực tăng lên đối với mức giá.

- Mức giá cao hơn làm giảm cung ứng tiền thực tế, và giả định rằng chúng ta trong hoàn cảnh mà sự thất nghiệp xảy ra trước hết, điều này tác động một phần chính sách tiền tệ ban đầu, và dịch chuyển đường LM sang trái.

- Kết quả cuối cùng của chính sách mở rộng là mức lãi suất thấp đi, một mức GDP thực tế cao hơn, và mức giá cao hơn.

Hãy chắc chắn rằng bạn cũng có thể tìm ra một chính sách thắt chặt cho hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế như thế nào.

- Ngày nay có nhiều nhà kinh tế học lo lắng rằng Canada đang ở trong hoặc vượt quá tình trạng việc làm đầy đủ, và có thể phải chịu những vấn đề lạm phát trong tương lai.

Ví dụ, Các số liệu thống kê ở Canada dự đoán rằng chúng ta đang hoạt động gần với sử dụng toàn bộ năng lực các nhà máy.

- Hơ


Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
Nguồn: http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=231



Định Giá Trái Phiếu

Campbell R. Harvey

Dịch Viên: Nhân Thụy

1. Giới Thiệu

Bạn muốn nhận được $100 ngay hôm nay hay vào năm tới? Hiển nhiên rằng bạn muốn nhận được tiền ngay hôm nay rồi. Bạn có thể gửi ngân hàng và năm tới giá trị tăng vượt mức $100. Do đó thời gian là một nhân tố quan trọng khi ta muốn đánh giá tiền tệ.

Chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho hai vấn đề sau: Giá trị hôm nay của $100 nhận được vào năm sau và giá trị nhận được vào năm sau của $100 hôm nay? Với câu hỏi đầu tiên đề cập đến giá trị của ngày hôm nay và được gọi là giá trị hiện tại. Câu hỏi thứ hai đề cập đến giá trị của năm tới và được gọi là giá trị tương lai.

2. Tính Lãi Kép Liên Tục và Lãi Kép Không Liên Tục.

Trước hết ta cần thiết lập một số quy ước:

V0 = là giá trị hiện tại

Vt = là giá trị tương lai tại thời điểm cuối những giai đoạn t

t = là số lượng giai đoạn

i = là lãi suất thực theo kỳ hạn hay còn gọi là lãi suất thực theo kỳ hạn tính lãi kép

R = là lãi suất năm (APR) hay đôi khi còn gọi là "lãi suất danh nghĩa"

n = là số giai đoạn tính lãi kép

r = là lãi suất thực hàng năm

Lãi suất thực theo kỳ hạn i bằng với lãi suất danh nghĩa R chia cho số giai đoạn tính lãi kép hàng năm:

Lãi suất thực hàng năm r là lãi suất kép hàng năm bằng với lãi suất thực theo kỳ hạn i được tính kép n lần mỗi năm

Chú ý rằng n lớn hơn (được tính lãi suất kép nhiều giai đoạn mỗi năm), thì lãi suất thực hàng năm trở thành:

trong đó e là số mũ tự nhiên, e xấp xỉ 2.718. Ta sẽ chứng minh công thức này.

Chứng minh

Chúng ta sẽ chứng minh rằng

Trong trường hợp đặc biệt R=0, thì kết quả này quá hiển nhiên. Ta xét những trường hợp R khác 0. Lấy logarit vế phải của hàm này

Chia và nhân cho R và chú ý rằng logarit của 1 bằng 0, chúng ta có thể viết lại như sau

Điều quan trọng trong chứng minh công thức này là thương số hiệu của hàm logarit. Vì thế

Sau khi tính toán và biết rằng:

và ta lấy trường hợp x=1. Có nghĩa là

và ngược lại:

Ví dụ

Giả sử một ngân hàng trả lãi số tiền gửi của bạn với lãi suất danh nghĩa 4% (R=.04). Bảng sau đây thể hiện những lãi suất thực khác nhau tuỳ theo số lần tính lãi mỗi năm

Tính lãi kép theo Công thức Lãi suất thực

1=theo năm
4=theo quý

12=theo tháng

52=theo tuần

365=theo ngày

8760=theo giờ

=liên tục

Vì thế nhà đầu tư nào cũng muốn số lần tính lãi kép càng nhiều. Lãi suất kép liên tục luôn cao hơn lãi suất có kỳ hạn.

3. Giá Trị Tương Lai

Giá trị tương lai được tính theo như ví dụ sau. Giả sử rằng bạn gửi $1000 và được trả lãi suất hàng năm là 4%. Vậy giá trị của số tiền gửi của bạn vào sau 6 năm là bao nhiêu?

Giá trị tương lai được tính theo công thức của ví dụ này:

Vì thế giá trị tương lai của số tiền gửi V0 hôm nay vào cuối thời điểm T(1+R)^TV0. Nếu tiền gửi được trả lãi theo lãi suất liên tục thì công thức tính sẽ là

Theo ví dụ trên thì giá trị tương lai của $1000 với lãi suất liên tục là $1271.25. Lưu ý rằng giá trị tương lai sẽ cao hơn nếu lãi suất được tính kép liên tục bởi vì như thế thì lãi suất thực sẽ cao hơn.

(1+R)^T hay e^{RT} đôi khi còn được gọi là nhân tố tích luỹ hay hệ số nhân tiền tệ.

4. Hệ Số Nhân của Tiền[1]

Như cái tên của nó, hệ số nhân của tiền dùng để đo nhân tố dùng để nhân với số tiền của bạn trong tương lai theo lãi suất R và thời hạn T cho trước.

Thường thì lợi nhuận từ vốn đầu tư tuỳ thuộc vào thời gian mà số tiền bạn được giữ. Hãy quan sát bảng phụ lục lãi suất của ngân hàng bên dưới. Các mức lãi suất từ 1 đến 5 năm do Wachovia quy định.

Chú ý rằng hệ số nhân của thị trường tiền tệ sẽ tăng theo luỹ thừa cùng với kỳ hạn thanh toán. Hơn nữa, tỉ lệ gia tăng cũng phụ thuộc vào mức lãi suất.

5. Giá Trị Hiện Tại

Giả sử rằng chúng ta biết được giá trị tương lai (V_T) của số vốn đầu tư, thì giá trị hiện tại của nó cũng dễ dàng tính được. Từ công thức tính giá trị tương lai:

Ta chia hai vế cho hệ số nhân của tiền và ta sẽ có công thức tính giá trị hiện tại:

Trong trường hợp lãi suất với kỳ hạn liên tục, ta có công thức sau:

Ví dụ

Một người cần $200,000 trong 10 năm nửa để có tiền cho con của cô ta theo học MBA. Vậy hôm nay cô ta cần đầu tư bao nhiêu để nhận được $200,000 trong tương lai, biết lãi suất là 8%?

6. Mức Giá Của Trái Phiếu Chiết Khấu

Chúng ta có thể sử dụng những công cụ có sẵn tính giá trị hiện tại và giá trị tương lai để đánh giá trái phiếu chiết khấu. Trái phiếu chiết khấu là loại trái phiếu được trả $1 vào thời điểm T và lãi suất không được trả trước thời gian này. Loại trái phiếu này được bán tại Mỹ với những cái tên như zeros, money multipliers, CATs, TIGRs, và STRIP. CATs là Các Chứng Chỉ Chứng Khoán Kho Bạc Tích Luỹ Của Salomon Bros. TIGRs là Trái Phiếu Đầu Tư Phát Triển Của Merill Lynch, và TRIPS là Lãi Và Vốn Cổ Phần Đã Đăng Ký Giao Dịch Độc Lập.

Các loại chứng khoán này được bán với giá chiết khấu so với mệnh giá là $1. Phần tiền chiết khấu thể hiện số lợi nhuận kiếm được từ phần vốn đầu tư. Và bây giờ ta sẽ tìm hiểu công thức tính lợi nhuận khi biết được mức giá của trái phiếu chiết khấu (zero). Từ giá trị tại, chúng ta có thể tính được dòng tiền tương lai so với hiện tại với một lãi suất cho sẵn. Từ giá trị tương lai, ta cũng có thể tính được giá trị hiện tại (trị giá trái phiếu) và giá trị tương lai (mệnh giá trái phiếu tại thời điểm đáo hạn) và ta có thể tính được mức lãi suất. Xét công thức tính lãi suất sau:

Chia hai vế cho giá trị hiện tại và chia cả hai vế cho giá trị nghịch đảo của hệ số nhân tiền:

Sau đó chuyển thời gian đáo hạn sang vế bên phải:

Đây là công thức tính lãi suất tại thời điểm đáo hạn của trái phiếu chiết khấu. Trong trường hợp tính lãi liên tục, thì ta có công thức:

Ví dụ

Giả sử trái phiếu CAT có kỳ hạn là sáu năm tính từ hiện tại được giao dịch với giá $55 và giả sử mệnh giá của nó là $100. Thì lãi suất của nó được tính như sau:

Trong trường hợp lãi liên tục:

Chú ý rằng lãi suất liên tục luôn thấp hơn.

Ta hãy xét bảng mức giá của CATs (chứng chỉ trái phiếu thực) đựơc trích từ thời báo Wall Street.

Chú ý rằng giá của trái phiếu giảm theo thời gian.

7. Mức Giá Của Trái Phiếu Chiết Khấu và Hệ Số Nhân Tiền

Chúng ta có thể dễ dàng liên hệ công thức tính hệ số nhân của tiền với trái phiếu. Ta xét ví dụ sau. Giả sử một trái phiếu chiết khấu kỳ hạn 12 năm được bán với giá $0.25 (và 12 năm sẽ được trả là $1.00) Nếu ngay bây giờ nhà đầu tư có $1.00 để đi đầu tư, thì ông có thể mua được 4 cái trái phiếu. Vì thế với $1.00 đầu tư hiện tại sẽ lời được $4.00 trong 12 năm. Vậy hệ số nhân tiền là 4.

Trái phiếu chiết khấu và hệ số nhân tiền được thể hiện ở công thức sau:

trong đó Z_T là giá trị của trái phiếu chiết khấu vào thời điểm hiện tại và M_T là hệ số nhân tiền trong T giai đoạn. Chúng ta có công thức tính hệ số nhân:

Và kết quả là : lãi suất càng cao thì hệ số nhân càng lớn và mức giá của trái phiếu càng thấp.

8. Sử Dụng Trái Phiếu Chiết Khấu Để Tính Giá Trị Lưu Lượng Tiền

Giả sử bạn đang đầu tư với mức độ rủi ro bằng 0, với số vốn này trong 5 năm tới nó sẽ thu về một số lưu lượng tiền sau (phần tiền thu được)

CF_1 = 10

CF_2 = 20

CF_3 = 30

CF_4 = 40

CF_5 = 50

Thế giá trị hiện tại của số vốn đầu tư là bao nhiêu?

Để biết câu trả lời, ta có thể nghĩ ngay đến những lưu lượng tiền trên mà được xem là danh mục đầu tư vào trái phiếu với kỳ hạn trong suốt từ 1 đến 5 năm. Chúng ta có thể lập danh mục tái tạo lại bắng cách mua trái phiếu chiết khấu (Zero) với mệnh giá $1

Giả sử rằng đều có những mức giá khác nhau cho các trái phiếu chiết khấu với kỳ hạn khác nhau mà ta đang xét:

Vì thế khi bạn bỏ ra số tiền $96.96 vào ngay hôm nay và mua trái phiếu chiết khấu, số trái phiếu này cũng trả cho bạn số tiền như thế ngay vào thời điểm bạn bắt đầu đầu tư. Đây là phương pháp tìm giá trị hiện tại khi biết được lưu lượng tiền. Trước đó, ta đã xét qua một lưu lượng tiền tại thời điểm T và ta cũng đã biết tính giá trị hiện tại của lưu lượng tiền đó. Rõ ràng rằng ta có thể nghĩ đến phương pháp mua ngay trái phiếu chiết khấu hôm nay. Rõ ràng là chúng ta có thể dùng đến phương pháp đó là mua trái phiếu chiết khấu hôm nay để nhận được các lưu lượng tiền.

9.Trường Hợp Không Có Chênh Lệch Giá[2]

Chúng ta có thể định giá các lưu lượng tiền bằng cách lập ra danh mục tài sản giao dịch được tái tạo lại. Với giả định không có chênh lệch giá, danh mục tái tạo phải có cùng một giá trị như dự án. Những lưu lượng tiền tại các nước khác nhau trên thế giới phải có cùng một giá trị. Nếu có dòng nào mang giá trị cao hơn thì giá của nó sẽ giảm xuống vì các nhà đầu tư đều muốn hưởng lợi từ mức chênh lệch giá như thế. Số vốn đầu tư thấp hơn sẽ bị các nhà đầu tư tìm cách phá giá và đẩy nó lên cao hơn. Kết quả là các mức giá đều bằng nhau cả.

Nhưng không phải lúc nào cũng có trái phiếu chiết khấu để chúng ta sử dụng đều cho việc phát triển dự án. Thật ra các mức giá dùng trong phần trước đã được tìm với giả thuyết lãi suất là 13%. Hãy xét những lưu lượng tiền tương tự:

Chú ý rằng giá trị hiện tại ròng mà chúng ta vừa tìm được ở đây hoàn toàn giống với kết quả mà chúng ta đã tính trước đó, do những mức giá trái phiếu mà chúng ta sử dụng ở đây có lãi suất là 13%.

10. Hoạch Định Ngân Sách Vốn

Chúng ta có thể dùng lại cách thẩm định dự án đầu tư hay cách định giá những gì mà công ty thu được. Đối với dự án đầu tư, ta đều biết trước chi phí và doanh thu. Còn giá trị hiện tại ròng là giá trị số vốn đầu tư mà bạn bỏ ra ngay hôm nay - cũng đồng nghĩa với chí phí ròng.

NPV= PV(doanh thu) - PV(chi phí)

Xém ví dụ sau. Bạn chủ trì một cuộc họp bàn về một kế hoạch thu mua. Đó là mua lại một công ty, sau hợp thức hoá và đưa nó vào hoạt động cùng với công ty của bạn sau một khoản thời gian là 2 năm rồi bán nó đi. Chi phí phải bỏ ra hôm nay là $100 triệu. Vào cuối một năm sẽ đạt lợi nhuận là 10 triệu. Công ty đó sẽ được bán với giá là 160 triệu. Tỷ lệ chiết khấu của nó là 10%. Bỏ qua thuế, thì giá trị hiện tại ròng của dự án này là $41.322 triệu.

Một điểm quan trọng cần chú ý là bất kỳ một dự án nào mà giá trị hiện tại của nó là một số dương cũng có thể tự thân huy động vốn, tức là tự bản thân của dự án đó có thể thanh toán tất cả các chi phí. Hơn nữa, một khi dự án được tiến hành, giá trị hiện tại ròng -số dương- chính là doanh thu đạt được vào chính ngày hôm nay và được tính bằng đôla. Để hiểu thêm, ta xét lại ví dụ trên. Giả sử rằng bạn có thể mượn ngân hàng 100triệu với lãi suất 10% trong 2 năm. Bạn dự tính mua công ty đó. Bạn dùng doanh thu có được từ dự án đó để trả lãi năm đầu tiên. Vào cuối năm thứ hai, bạn vẫn nợ ngân hàng 110 triệu và bạn phải bán dự án của bạn với giá 160 triệu. Doanh thu của năm thứ 2 là 50 triệu. Do đó giá trị hịên tại của nó là 41.322 triệu.

Hãy nhớ rằng, trong những nghiệp vụ mà chúng ta thực hiện, thì ta không cần đụng đến số vốn của chúng ta. Tuy nhiên, tài sản của chúng ta sẽ tăng lên 41.322 triệu. Rõ ràng rằng:

Quy luật giá trị hiện tại ròng:

(a). Nếu giá trị của dự án là một số dương, thì ta nên tiến hành thực hiện dự án đó, nếu là số âm thì nên bỏ.

(b). Trong số những dự án mà giá trị của chúng đều dương, thì nên tiến hành thực hiện dự án nào có NPV cao nhất.

Chúng ta sẽ bàn thêm về thẩm định dự án đầu tư vào khoá sau. Trên trang www.kinhtehoc.com, đọc phần phân tích chi phí-lợi ích.

11. Động Thái Của Mức Giá Trái Phiếu

Ta nên chú ý đến chiều hướng mà giá trị hiện tại của các lưu lượng tiền thu từ dự án hay giá trị hiện tại của lưu lượng tiền thu được từ trái phiếu, thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi. Bởi vì chúng ta đã biểu diễn công thức tính giá trị thực tại dưới hai dạng là lãi suất và lưu lượng tiền thu vào, nên chiều hướng thay đổi có thể được xác định bởi đạo hàm bậc nhất:


Tương tự với số hạng của trái phiếu chiết khấu


Chú ý rằng những đạo hàm trên đều mang dấu âm. Điều này nghĩa là giá của trái phiếu chiết khấu hoặc giá trị hiện tại của dòng tiền thu vào sẽ giảm khi lãi suất tăng. Hơn nữa, thời điểm đáo hạn T cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng giảm. Trái phiếu chiết khấu dài hạn sẽ giảm nhiều hơn so với ngắn hạn.

Để giải thích thêm điểm này, ta xét đến những động thái biến đổi của trái phiếu chiết khấu cũng như động thái của trái phiếu thường. Chú ý rằng những mức giá này luôn giảm khi lãi suất tăng cao. Mức giá giảm với tốc độ rất nhanh trong suốt một vài năm đầu và sẽ hạ dần khi thời gian đáo hạn tăng lên 30 năm.

Chúng ta cần có ví dụ làm rõ điểm này. Ta hãy xét một trái phiếu thường có kỳ hạn là 5 năm, lãi suất 12% và được trả lãi hàng năm. Chúng ta sẽ tính trị giá của trái phiếu này với hai mức lãi suất 12% và 13%.

Do lãi suất tăng nên giá của trái phiếu sẽ giảm. Với lãi suất 12%, giá trái phiếu sẽ bằng với mệnh giá, nhưng nếu lãi suất 13% thì phần lãi lẫn phần vốn sẽ ít hơn và do đó giá của nó thấp hơn.

Để đo lừơng mức biến chuyển của trái phiếu này ta dùng công thức tính lợi nhuận được trả theo kỳ hạn nắm giữ trái phiếu. Công thức này cho ta biết được lãi suất nhận được khi thời gian nắm giữ một khối tài sản trong tay trong một thời gian nhất định. Công thức này cũng có thể tính đến cả sự thay đổi về giá cũng như lãi suất.

Ví dụ, một trái phiếu kỳ hạn 6 năm lãi suất 12% được bán với mệnh giá $100 và nó được giữ trong thời gian 1 năm. Biết rằng lãi trả mỗi năm một lần. Giả định vào cuối thời điểm nắm giữ, lãi suất tăng từ 12 lên 13%. Thì lãi suất hiện giá sẽ được tính như sau:

Vì thế trong khi nhà đầu tư được hưởng mức lãi suất 12%, thì giá giảm sẽ làm cho tiền lãi theo kỳ hạn nắm giữ giảm xuống 8.5%


12. Giá Trị Của Dòng Niên Kim

Dòng niên kim là dòng tiền tệ bao gồm các khoản thu bằng nhau xảy ra trong các thời kỳ như nhau. Ví dụ như khoản vay thế chấp $70,000 với lãi suất 14%/12=1.166% có nghĩa là khoản phải trả của bạn là một dòng niên kim trong đó bạn phải trả mỗi tháng $932.22 trong 180 tháng.

Trước hết ta điểm qua một số định nghĩa

m= số lần tính lãi kép mỗi năm
k= số năm tính niên kim
n= tổng số kỳ tính lãi kép, n=m x k
R
= Lãi suất % hàng năm (APR) hay "lãi suất niêm yết"

An= Giá trị hiện tại của n kỳ của dòng niên kim $1

Giả sử ta xét một dòng niên kim với dòng thu $1 cho mỗi kỳ. Chúng ta đều biết cách tính chiết khấu trong mỗi kỳ bằng cách tính giá trái phiếu chiết khấu

Vì thế giá trị hiện tại của một dòng niên kim n kỳ có thể được tính bằng cách tính tổng luu lượng tiền thu vào đã được tính chiết khấu

Nhưng nếu tính như thế quá dài dòng. Ta có thể tính đơn giản hơn khi vận dụng quy tắc tính tổng các chuỗi số. Mẹo ở đây là nhân tổng đó cho Z sau đó lấy hai đại lượng này trừ cho nhau:


trừ đi

Chia hai vế cho (1-Z)


Với dòng niên kim với dòng thu $1 từng kỳ, nên ta có thể làm theo các bước trên và tính giá trị của dòng niên kim này:


Trong đó a là giá trị thu chi của dòng niên kim. Chúng ta cũng có thể dùng công thức này tính các mức lãi suất. Với i là lãi suất của kỳ hạn tính lãi R/m.





Chú ý rằng nếu tổng dòng chi là vô hạn, thì giá trị của dòng niên kim là

Một ví dụ của dòng niên kim vĩnh cữu là trái phiếu hợp nhất của Anh (British consol bond). Trái phiếu này trả lãi vào cuối mỗi năm và không có kỳ hạn.

Bây giờ ta quay trở lại với ví dụ $70,000 vay thế chấp. Giả sử bạn mượn $70,000 và trả trong 15 năm. Lãi suất là 14% và bạn phải trả lãi hàng tháng. Thì lãi suất thực của kỳ hạn tính lãi là 14/12=1.167%. Ta sẽ tính đến số tiền "a" phải thanh toán hàng tháng cho đến khi trả dứt khoản nợ. Từ công thức tính giá trị hiện tại của dòng niên kim ta biết

Với công thức này ta sẽ thay tất cả các biến số như A_n, n, Z và giữ lại một biến số a. Đầu tiên ta biết rằng giá trị hiện tại là $70,000. Kế đến ta tính giá của trái phiếu chiết khấu


Do n=180, nên



Chia cả hai vế cho 75.09


Bây giờ ta xét một ví dụ khác. Ví dụ này liệt kê rõ hơn về dòng chi. Giả sử rằng số tiền vay bây giờ là $1,000. Số nợ này được chia thành 5 khoản bằng nhau trong 5 năm để hoàn trả (bao gồm cả vốn lẫn lời) Lãi suất 10% mỗi năm. Trước tiên, tính giá trái phiếu chiết khấu trong một kỳ

Giờ ta thay vào công thức



Giải tìm a


Giờ ta có thể biết chi tiết hơn khi lập bảng liệt kê các khoản phải trả

Ví dụ này giải thích rõ cách tính nhẫm khi vận dụng dòng niên kim. Chú ý rằng có sai số.

13. Định Giá Trái Phiếu

Trái phiếu luôn được trả một khoản lãi nhất định thường kỳ và đó chính là lãi suất của trái phiếu. Vào ngày đáo hạn, lần trả lãi cuối sẽ đựơc trả chung với số vốn ban đầu.

Trái phiếu chính phủ và thương phiếu luôn được trả định kỳ nửa năm một lần, vào tháng 5 và tháng 11. Trái phiếu với lãi suất 8.5% được trả với lãi suất theo kỳ hạn là 8.5/2 hay trả $4.25 hai lần một năm cho một trái phiếu mệnh giá $100.

Những người giao dịch trái phiếu sẽ định giá % trên mệnh giá. Ví dụ với mức giá 102-8 của một trái phiếu nghĩa là trị giá của nó là 102.25% so với mệnh giá. Nếu mệnh giá là 10 triệu thì trị giá của trái phiếu đó là 10,225,000. Xét bảng liệt kê các khoản lãi được trả cho một trái phiếu kỳ hạn 4 năm lãi suất 8%.

Rõ ràng quan sát bảng trên ta có thể định giá trái phiếu bằng cách tính giá trị hiện tại của một dòng niên kim trả lãi sau và giá trị hiện tại của số vốn.

Giờ ta sẽ biểu diễn công thức tổng quát tính giá trị trái phiếu. Đầu tiên ta xem qua một số ghi chú ký hiệu:


C= lãi suất thường niên của trái phiếu

m= số lần phải trả trong năm
c= lãi kỳ được trả

R= APR hôm nay của lưu lượng tiền (được nhân cho m mỗi năm để tính lãi kép)

i= lãi suất thực theo kỳ

k= số năm đáo hạn

n= tổng số lần trả lãi (k x m) cũng như tổng số kỳ cho đến ngày đáo hạn
A= giá trị hiện tại của dòng niên kim n=k x m kỳ với lãi suất i =R/m

Z= giá của trái phiếu chiết khấu đáo hạn 1 kỳ

Xem giá trị của trái phiếu bao gồm tổng của giá trị hiện tại của một dòng niên kim và giá trị hiện tại của vốn, chúng ta có thể tính giá trị của trái phiếu:

Bây giờ ta áp dụng tính giá trị của một số trái phiếu. Giả sử rằng lãi suất là 12.5% được tính lãi kép trả lãi định kỳ nửa năm một lần. Trên thị trường có hai loại trái phiếu có kỳ hạn 12 năm. Trái phiếu A có lãi suất 8.75% (trả lãi kép 2 lần 1 năm), trái phiếu B lãi suất 12.625% (trả lãi kép 2 lần 1 năm) Trước khi bắt đầu tính, ta nhận thấy rằng giá trị của trái phiếu B có lớn hơn của A. Lãi suất của B lại cao hơn lãi suất trên thị trường, và chúng ta mong rằng nó sẽ được bán cao hơn so với mệnh giá. Mặt khác, lãi suất của A thấp hơn và có thể đựơc bán với giá thấp hơn mệnh giá.

Trứơc tiên ta tính giá trị trái phiếu chiết khấu trong kỳ thứ nhất

Giá trị của trái phiếu trong kỳ 24 cũng phải tính để tính giá trị hiện tại của vốn gốc.

Giờ thì ta tính giá trị của dòng niên kim với dòng chi là $1 cho mỗi kỳ (a=$1)



Ta dễ dàng tính đươc tiền thu vào từng kỳ

Giờ thì ta có thể thay vào công thức tính giá trị của trái phiếu

14. Lãi Suất Đến Hạn Hay Tỉ Suất Sinh Lời Nội Bộ

Lãi suất đến hạn hay tỉ suất sinh lời nội bộ đựơc tính theo công thức sau:

Trong những ví dụ trước, chúng ta đã đựơc cho sẵn lãi suất áp dụng và sau đó tính giá trái phiếu. Bây giờ ta biết trước giá trái phiếu, và ta phải tính lãi suất đến hạn của trái phiếu này.

Chúng ta cũng có thể xem tỉ suất sinh lời nội bộ như mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại của một trái phiếu trừ đi giá của trái phiếu thì bằng 0.

Để tính tỉ suất này thì không đơn giản chút nào. Nhưng nếu có máy vi tính thì dễ dàng giải phương trình với nhiều số hạng . [Bảng tính Exel có sẵn hàm IRR có thể giải được phương trình với nhiều số hạng]. Ta nên nhớ rằng tỷ suất sinh lời nội bộ cho ta một chuỗi các số hạng đều nhau cũng cho ta biết những tỷ suất tương lai khác. Khi sử dụng IRR cũng có một số mặt thuận lợi và bất thuận lợi. Thứ nhất là chúng ta có thể giải tìm ngay mức lãi suất mà không cần phải thay vào công thức. Thứ hai, nó được sử dụng rộng rãi, ví dụ như thường thấy trong các bài báo.

Giờ ta sẽ giải một số bài toán sử dụng IRR. Giả sử ta có hai trái phiếu A và B và giá của nó là $1000.

Chú ý rằng cả hai trái phiếu này đều trị giá $1000. Hơn nữa, chúng lại có cùng thời hạn đầu tư là 3 năm. Nhưng dường như trái phiếu A tốt hơn vì có lãi suất cao hơn. Nhưng điều này không quan trọng.

Giả sử rằng các số hạng là một chuỗi không đều. Ví dụ như chúng ta có chuỗi các số hạng sau. Mức lãi suất dự tính trong từng kỳ là:

Năm nhất = i_1 = 10%

Năm hai = f_2 = 20%

Năm ba = f_3 = 15%

Giờ ta tìm giá trị hiện tại:

Từ đó cho thấy giá trị tương lai của trái phiếu B cao hơn A và giá trị hiện tại của B cũng lớn hơn A.

15. Phân Loại Trái Phiếu Và Lãi Suất

Chúng ta đều biết giá trái phiếu biến động theo lãi suất. Một điều nữa là khi phân loại trái phiếu ta cũng chú ý đến dạng chuỗi thời gian của lưu lượng tiền mặt. Nếu lưu lượng tiền mặt của trái phiếu B chủ yếu tập trung ở tương lai xa, thì mức giá của nó sẽ biến động mạnh so với các lãi suất. Ngược lại, nếu lưư lượng tiền của trái phiếu A tập trung vào tương lai gần thì giá của nó sẽ biến động ít hơn so với lãi suất.

Xét ví dụ sau

Giờ ta tìm giá trị hiện tại của lưu lượng tiền này với những mức lãi suất chiết khấu khác nhau.

Vì thế ta thấy rằng chuỗi thời gian của lưu lượng tiền là rất quan trọng. Ta biểu diễn giá trị hiện tại của A và B bằng đồ thị bên dưới

Chúng ta thấy rằng chỉ số thời hạn của trái phiếu B lớn hơn của A.

16. Lãi Suất Dự Tính[3]

Lãi suất dự tính là phần lãi tăng thêm khi tăng thêm một kỳ hạn tiền gửi, ví dụ như đầu tư thêm t kỳ thay vì t-1 kỳ. Mức lãi suất dự tính hàng năm giữa kỳ 1 và kỳ 2 được viết như sau:

Ta dễ dàng tìm được lãi suất dự tính

Chúng ta cũng có thể tính được các mức lãi suất dự tính trong nhiều kỳ (hàng năm). Mức lãi suất dự tính giữa năm 1 và 3 là:

Sau cùng nếu các mức lãi suất được tính lãi kép nửa năm một lần, thì mức lãi suất dự tính giữa năm 3 và 4 là:

Lưu ý rằng tôi đã sử dụng mức lãi suất theo kỳ thực tế i và dùng chữ f viết thường để thể hiện mức lãi suất dự tính cho kỳ hạn dưới một năm.

Ta giải thích thêm một điểm quan trọng của lãi suất dự tính. Giả sử rằng chúng ta có một thương phiếu chiết khấu và nhận lãi chiết khấu một năm (mệnh giá $100) được bán với giá $92.59 (lãi 8% một năm và không tính lãi kép) và nhận lãi chiết khấu 2 năm thì được bán với giá $79.72 (lãi 12% một năm không tính kép). Ta đánh giá như sau. Chúng ta bán hay bán khống (short) phần trái phiếu kỳ hạn một năm mệnh giá $100 triệu. Chúng ta dùng phần tiền lãi ($92.59) để mua trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhiều ít tuỳ theo số tiền có được. Vào cuối năm thứ nhất, chúng ta dùng $100 triệu tiền túi để trả dứt phần nợ (trả phần bán khống). Vào năm thứ hai, ta có thể nhận thấy rằng ta có thể nhận được lợi nhuận từ những trái phiếu kỳ hạn hai năm.

Hiểu rõ hơn, đầu tiên cần biết bán không là gì? Đó là buôn bán những thứ mà mình chưa có. Bạn muốn mua một trái phiếu chiết khấu kỳ hạn 1 năm. Bạn có thể mua từ chính phủ với giá $92.59. Bạn sẽ nhận được một giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu. Năm sau bạn bán lại loại trái phiếu đó với giá $100. Bạn có lời. Nhưng thay vì làm như thế, bạn có thể trả cho tôi $92.59, tôi sẽ đưa cho bạn một giấy bảo chứng rằng bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu chính thức vào năm sau. Năm sau tôi mua một trái phiếu của chính phủ với giá $100 (bởi vì không có thời gian đáo hạn) và giao nó cho bạn. Thực sự, chính là tôi trả cho bạn $100. Cái này gọi là trả lại phần bán khống.

Trở lại ví dụ của chúng ta. Chúng ta bán khống phần trái phiếu mệnh giá $100 triệu kỳ hạn một năm. Làm như thế, ta được người khác trả một số tiền $92.59 triệu. Chúng ta sẽ dùng số tiền này mua trái phiếu kỳ hạn hai năm. Chúng ta có thể mua {$92,592,590/$79.71938}=1,161,480 trái phiếu kỳ hạn hai năm. Vào cuối năm nhất, chúng ta trả dùng $100 triệu riêng của ta để trả phần bán khống . Vào cuối năm hai, chúng ta bán lại $116,148,000 trái phiếu này. Lãi suất kỳ hạn một năm từ năm thứ nhất đến năm thứ hai là (116.148-100)/100=16.148%. Đây chính là mức lãi suất dự tính từ năm nhất đến năm hai. Do vậy, lãi suất dự tính cũng là lãi suất cho chiến lượt đầu tư trong đó bao gồm bán khống và mua các loại trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau.

17. Chuỗi Các Mức Lãi Suất

Chuỗi các mức lãi suất[4] hay đường cong lãi suất là mối liên hệ giữa những mức lãi suất được quan sát ngày hôm nay của các loại trái phiếu nhiều kỳ hạn khác nhau. Đường cong lãi suất là một đường cong có chiều hướng lên nếu trái phiếu dài hạn có lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn hay trái phiếu chính phủ. Đường cong sẽ biến thành đường thẳng nếu tất cả các mức lãi suất đều xấp xỉ ngang nhau. Và sẽ ngược lại nếu lãi suất của trái phiếu ngắn hạn cao hơn trái phiếu dài hạn.

Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích chuỗi các mức lãi suất này. Như hình bên dưới, nó hoàn toàn là biến số. Có ba giả thuyết mà bạn đã học trong khoá kinh tế vĩ mô: kỳ vọng, sự ham thích giữ tiền mặtthói quen ưa thích. Thuyết kỳ vọng cho rằng đường cong lãi suất hướng lên nghĩa là các nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất tăng. Thuyết về sự ham thích giữ tiền mặt cho rằng tiền lãi được trả kèm theo với trái phiếu dài hạn bởi vì chúng không có tính ổn định hơn so với ngắn hạn. Thói quen ưa thích cho rằng các mức lãi suất khác nhau cùng với kỳ hạn khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư về thời gian đáo hạn nhất định.

Tuy nhiên những thuyết này vẫn tồn tại một số vấn đề. Ta xem qua câu chuyện sau. Đường cong lãi suất cho chúng ta biết về viễn cảnh kinh tế thời tương lai. Nếu đường cong này bị nghịch đảo do nhiều người từ bỏ các dự án đầu tư ngắn hạn và chuyển sang đầu tư dài hạn để khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế tiềm năng ngắn hạn. Đây chỉ là một khía cạnh nào đó. Khi nền kinh tế đang trong tình tiến triển tốt, bạn chịu bỏ đi một số tài sản để khắc phục tình trạng suy sụp tiềm năng ngắn hạn. Bạn muốn có cuộc sống bình đặng hơn là cuộc sống biến động. Thuyết này có trong luận án Harvey của tôi (1988, Thời Báo Kinh Tế Tài Chính) [P1] và các luận văn khác sử dụng (1991, Thời Báo Thu Nhập Cố Định [p6]).

Tôi nhận ra rằng đường cong lãi suất nghịch đảo xuất hiện trước mỗi kỳ khủng hoảng ngắn hạn trong 25 năm qua. Chúng ta xem chu kỳ kinh tế gần đây nhất (là bài kiểm tra về lý thuyết của tôi mà không cần đưa ra ví dụ). Đường cong lãi suất bị nghịch đảo một lần vào mùa hè năm 1989. Nhưng nó chỉ bị đảo ít thôi (nhỏ hơn 1%) và kéo dài trong 9 tháng. Và điểm đỉnh của chu kỳ kinh tế này là vào tháng 7 năm 1990 và xuống thấp vào tháng 3 năm 1991. Đường cong lãi suất dự báo thời gian, chỉ số thời hạn và cường độ của khủng hoảng ngắn hạn.

18. Những Chuyển Biến Của Giá Trái Phiếu Và Kỳ Hạn

Chúng ta đã tính được những gì xãy ra liên quan đến giá trái phiếu khi lãi suất thay đổi. Tham khảo ví dụ, ta đã xét qua trước đó:

Khi lãi suất tăng, thì giá của trái phiếu sẽ giảm. Với lãi suất 12%, thì giá của trái phiếu sẽ bằng với mệnh giá - nhưng nếu là 13% thì các khoản lãi và phần vốn gốc mà nhà đầu tư nhận được sẽ nhỏ ít hơn và do đó giá của nó sẽ giảm. Mức giá sẽ còn giảm nhiều hơn nếu lãi suất tăng lên 14%. Lợi nhuận theo kỳ cũng sẽ giảm. Nếu đây là trái phiếu kỳ hạn sáu năm được mua với giá danh nghĩa (mệnh giá) và được giữ trong một năm, thì lợi nhuận theo kỳ với thời gian nắm giữ đó là 8.52% nếu lãi suất là 13% và là 5.13% nếu lãi suất là 14%. Bạn có thể mường tượng rằng lãi suất biến động càng lớn thì sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến thời kỳ nắm giữ trái phiếu. Trong trường hợp đó, phần vốn bị lỗ còn nhiều hơn phần lãi thu về. Kỳ hạn của trái phiếu càng dài thì giá của nó biến động càng nhiều khi lãi suất thay đổi.

Số hạng để đo lường sự biến động của giá trái phiếu là giá trị. Chúng ta xét hai số hạng sau: chỉ số thời hạnđộ co giãn. Cả hai đều cho ta biết được quỹ tích những biến động xấp xỉ, tức là chúng sẽ đo chính xác đến độ từng biến động nhỏ của lãi suất.

Trước tiên ta xem qua công thức tính giá trái phiếu.

Giá trị hiện tại của phiếu nợ với lưu lượng tiền Ct:t=1,…,T

trong đó B là giá của phiếu nợ. Lưu ý, lưu lượng tiền có thể chính là lãi và vốn gốc nhận được. Thường để đo mức độ biến đổi của trái phiếu khi lãi suất thay đổi thì trước tiên ta lấy đạo hàm bậc nhất của B đối với r. Chúng ta có thể viết công thức tính giá trái phiếu như sau:

Giá trị hiện tại của trái phiếu với lưu lượng tiền Ct:t=1,…,T

Đạo hàm bậc nhất theo lãi suất:

Nếu chúng ta sửa lại công thức này khi chia cho giá trái phiếu và nhân với một cộng lãi suất thị trường, ta đựơc công thức tính chỉ số thời hạn mà Macaulay giới thiệu lần đầu tiên năm 1938.

Chỉ số thời hạn đựơc tạo ra như một cách tính khoản thời gian của lưu lượng tiền tệ nhận đựơc từ trái phiếu. Nhưng cái khó khi sử dụng thời hạn trái phiếu như một phép đo khoản thời gian chính là nó chỉ xét đến phần vốn gốc được hoàn trả chứ không tính đến phần lãi đựơc trả. Macaulay cho rằng khi sử dụng chỉ số thời hạn thì cũng cần tính đến tất cả lưu lượng tiền tệ kỳ vọng. Chỉ số thời hạn là một số hạng trung bình công trong thời gian phải thanh toán mà trong đó lưu lượng tiền là những số hạng thể hiện giá trị hiện tại. Chúng ta có thể viết lại phương trình trên giản lượt hơn:

trong đó PVCF_1 thể hiện giá trị hiện tại của lưu lượng tiền tệ trong kỳ một và PVTCF thể hiện giá trị hiện tại của tất cả lưu lượng tiền tệ hay giá của trái phiếu.

Giờ ta hãy xét các ví dụ tính chỉ số thời hạn. Chúng ta sẽ tính chỉ số thời hạn cho trái phiếu A và B. Giả sử lãi suất thị trường là 8%.Cả hai trái phiếu đều có kỳ hạn là 10 năm. Lãi suất của A là 4% và của B là 8%. Trước khi tính chỉ số thời hạn, ta biết rằng trái phiếu B sẽ có chỉ số thời hạn ngắn hơn trái phiếu A. Lưu lượng tiền tệ từ năm 1 đến năm 9 cũng sẽ lớn hơn nhưng vốn gốc thì bằng nhau. Nào bây giờ ta bắt đầu tính.

Như đã biết trước, trái phiếu nào có lãi suất cao hơn thì có chỉ số thời hạn ngắn hơn. Ví dụ này nhằm giải thích hai đặc tính của chỉ số thời hạn. Thứ nhất, chỉ số thời hạn của một trái phiếu sẽ nhỏ hơn thời gian đáo hạn (ngoại trừ trái phiếu chiết khấu). Thứ hai, chỉ số thời hạn của trái phiếu sẽ giảm khi lãi suất tăng cao. Ta có thể minh hoạ bằng đồ thị sau:


Lưu ý rằng chỉ số thời hạn và kỳ hạn là như nhau đối với trái phiếu chiết khấu và chỉ số thời hạn giảm khi lãi suất tăng. Điều này do giá trị các khoản lãi được thanh toán cao hơn (Trọng lượng giá trị hiện tại).

Đặc tính cuối là, do lãi suất thị trường tăng, nên chỉ số thời hạn trái phiếu sẽ giảm. Điều này quá rõ do khi ta chiết khấu lưu lượng tiền với một tỷ lệ cao hơn nghĩa là ta tính giá trị thấp hơn cho lưu lượng tiền trong một tương lai xa. Do vậy, đo lường giá trị lưu lượng tiền tệ sẽ thay thế dần cho lưu lượng tiền tệ trước đó -- chỉ số thời hạn sẽ giảm.

Từ đạo hàm bậc nhất mà chúng ta sử dụng để tính chỉ số thời hạn đã cho ta thấy rõ mối liên kết giữa chỉ số thời hạn và tính bất định. Ở đây ta có hai công thức tính đáng chú ý. Thứ nhất là là tính chỉ số thời hạn thay đổi. Ta tính bằng cách chia chỉ số thời hạn cho một cộng lãi suất hiện tại của thị trường

trong đó i là lãi suất

Thứ hai là độ co giãn. Được tính như sau:

Thực tế, giá trị độ co giãn gần bằng với chỉ số thời hạn biến đổi. Chúng bằng nhau hay không tuỳ thuộc vào mức độ biến động của lãi suất. Do vậy, chúng ta có thể thấy được mối liên kết giữa chỉ số thời hạn, chỉ số thời hạn biến đổi, và độ co giản. Giờ ta hãy xét một ví dụ khác. Chúng ta sẽ xét các loại trái phiếu có kỳ hạn khác nhau. Trái phiếu A có kỳ hạn 10 với lãi suất 12% và trái phiếu B kỳ hạn 5 năm với lãi suất 12%. Giả sử lãi suất chiết khấu thị trường là 13%.

Lưu ý rằng giá trị co giản theo giá gần bằng với giá trị của chỉ số thời hạn biến đổi. Cũng chú ý rằng chúng có bằng nhau hay không phụ thuộc vào mức độ biến động của lãi suất. Nếu chúng ta quay lại tính độ co giãn cho ví dụ trước với trái phiếu lãi suất 4% và lãi suất chiết khấu liên quan là 8% - mẫu số hiện tại là 4% và phép tính xấp xỉ này không chính xác lắm.

Chúng ta sẽ dùng chỉ số thời hạn biến đổi để tính mức biến động xấp xỉ của giá trái phiếu khi lãi suất thay đổi. Phép tính xấp xỉ này chỉ thật sự chính xác khi lãi suất dao động ít. Đối với những dao động thay đổi lớn chẳng hạn như 5%, thì phép tính này không còn chính xác nữa. Điều này là do giá trái phiếu là một độ thị lồi theo lãi suất. Chúng ta thấy độ lồi này khi quan sát đồ thị giá trái phiếu với những mức lãi suất tới hạn khác nhau. Bên dưới là đồ thị minh hoạ tính sai số

Tương tự vậy, nếu lãi suất niêm yết được tính kép bán niên, thì cùng một cách tính nhưng ta tính chỉ số thời hạn trong nửa năm. Chỉ số thời hạn năm được chuyển thành nửa năm (bằng cách chia cho 2) sau đó là biến đổi thành chỉ số thời hạn biến đổi bằng cách chia cho lãi suất thực bán niên theo kỳ.

Ta có thể tự hỏi tại sao chúng ta lại chia cho lãi suất bán niên mà không chia cho lãi suất thường niên hay lãi suất thực thường niên. Nhưng câu trả lời là đây là quy ước. Hầu hết các nhà đầu tư lớn đều tính chỉ số thời hạn biến đổi bằng cách chia cho lãi suất bán niên - thậm chí nếu tính kép theo quý hay theo tháng). Hầu hết trong những ví dụ của tôi, tôi đều tính lãi kép thường niên, vì vậy tôi không phải bận tâm về quy ước này.

Những ví dụ sau là minh hoạ cho cách sử dụng lãi suất thường niên. Giả sử rằng chúng ta có hai lại trái phiếu đều có lãi suất là 10%. Trái phiếu A có kỳ hạn là 5 năm và trái phiếu B có kỳ hạn là 10 năm. Ta hãy ước tính sai số của phép tính giá trị chỉ số thời hạn xấp xỉ trong trường hợp giá thay đổi do lãi suất chiết khấu tăng 5%.

Lý do sai số chính là độ lồi của giá trái phiếu. Khi lãi suất biến động mạnh, độ lồi này tăng đáng kể. Độ lồi là thước đo độ dốc của giá trái phiếu - đồ thị lãi suất luôn thay đổi. Chỉ số thời hạn cho chúng ta phép tính xấp xỉ tuyến tính. Nhưng nếu đồ thị này là một hàm lồi thì phép xấp xỉ tuyến tính này có thể không chính xác lắm.

Để tính độ lồi, ta mở rộng từ công thức tính giá trái phiếu:

Công thức chung mà Taylor Series mở rộng là:

Nếu công thức này không giống, thì bạn có thể xem lại trong bài khoá của bạn. Ở đó có một phần về Taylor series. Gọi f(x) là hàm định giá trái phiếu. Giá là một hàm số của lãi suất (x). Gọi biến h là mức thay đổi của lãi suất. Tôi không tính phép xấp xỉ sau số hạng thứ hai. Trong phần đầu, f'(x), có liên quan đến chỉ số thời hạn của trái phiếu và phần thứ hai f''(x) có liên quan đến độ lồi của trái phiếu. Và sẽ tồn tại phần giá trị còn lại bởi vì Taylor series chỉ là một phép tính xấp xỉ. Ông ta cung cấp cho ta một số bảng phụ lục trong đó ông ta tính từng phần trên nhằm giải thích rõ hơn cho những biến đổi của giá trái phiếu với kỳ hạn khác nhau. Chú ý rằng chỉ số thời hạn mà ông ta tính là chỉ số thời hạn biến đổi.

19. Chỉ Số Thời Hạn và Mua Bán Rào

Giả sử rằng, để đầu tư, bạn đang có $10 triệu đồng trái phiếu kỳ hạn 30 năm với lãi suất 8%. Chỉ số thời hạn biến đổi là 12. Giá thị trường bằng với mệnh giá là $10 triệu. Tuy nhiên, bạn tin rằng lãi suất sẽ tăng lên vào năm tới. Nếu bạn không làm gì cả và lãi suất tăng từ 8% lên 9%, thì đối với giá trị thị trường mà bạn đầu tư bạn sẽ bị lỗ $1.2triệu. Bạn không muốn bán trái phiếu, nhưng bạn lại muốn tự bảo vệ khỏi nguy cơ bị thua lỗ vào năm tới. Đây chính là trường hợp ta nên mua bán rào[5].

Giả sử trong 2 năm tới bạn định mua một ngôi nhà. Bạn biết rằng lãi suất thế chấp sẽ thấp trong vòng 15 năm và bạn muốn giữ lại mức lãi suất này. Nếu bạn không làm gì cả và mức lãi suất tăng lên, thì bạn phải đối mặt với vấn đề phải trả thêm nhiều tiền hơn. Bạn sẽ muốn tự bảo vệ mình tránh nguy cơ phải gánh chi phí quá cao như thế. Bằng cách mua bán rào bạn có thể giữ lại mức lãi suất thế chấp của ngày hôm nay.

Mục đích của mua bán rào là để cung cấp một lưu lượng tiền chắc chắn trong trường hợp xảy ra chuyện xấu. Trong ví dụ đầu tiên, cách mua bán rào của chúng ta sau 1 năm sẽ cho ta lại một khoản tiền bù vào số tiền $1.2triệu bị lỗ. Trong ví dụ thứ hai, mua bán rào sẽ mang về cho ta một khoản tiền nếu lãi suất tăng lên. Thậm chí nếu bạn phải trả lãi thế chấp cao, thì bạn cũng sẽ được đền bù bằng khoản thu được từ mua bán rào.

Chúng ta luôn sử dụng hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn để mua bán rào. Trong ví dụ đầu tiên, ta đang giao dịch hợp đồng trái phiếu kỳ hạn 20 năm theo CBOT. Trái phiếu có chỉ số thời hạn xấp xỉ 8.00 Chúng ta sẽ đồng ý bán $15 triệu hoặc 150 hợp đồng. Nhìn chung mà nói (chúng ta sẽ đi sâu hơn vào chi tiết sau) chúng ta có thể tính đến điều này khi tạo ra lưu lượng tiền $15 triệu -- giống như bất kỳ một trường hợp bán khống. Giả sư rằng lãi xuất tăng lên 9% sang năm, giá trái phiếu giảm xuống còn $13.8 triệu. Để mua lại phần bán không, bạn chỉ cần $13.8 triệu. Số thu được là $1.2 sẽ bù lỗ vào phần bạn bị thua lỗ trái phiếu. Đối với hợp đồng tương lai, số tiền $15 triệu thu vào và số chi $13.8 triệu về mặt thực tế mà nói thì không thể thực hiện chuyển qua chuyển lại, bạn chỉ có thể nhận khoảng chênh lệch.

Chú ý rằng, chúng ta bán $15 triệu bằng hợp đồng tương lai. Làm sao tôi có thể tính ra số đó? Chúng ta đều biết rằng trái phiếu đang nằm giữ có mức độ biến đổi cao hơn trái phiếu trong tương lai 50%. Do tôi đang nắm $10 triệu trái phiếu kỳ hạn 30 năm, nên tôi phải bán đi $15triệu hợp bằng hợp đồng tương lai (50% hoặc hơn) Công thức tính chính xác bắt đầu với cách tính toán bạn sẽ thua lỗ bao nhiêu (trường hợp không rào) khi lãi suất thay đổi 1%


Trong đó A là số lượng hợp đồng.

Trong ví dụ của ta, thì

do giá trị thị trường của loại hợp đồng CBOT là $100,000, nên A=150. Dĩ nhiên, nếu lãi suất thay đổi ra sao, thì lợi nhuận thu được từ loại tài sản ta đang giữ đều có thể mất đi do hợp đồng tương lai bị thua lỗ. Chúng ta đã giữ mức lãi suất 8% một cách có hiệu quả.

Đây là ví dụ đầu tiên của mua bán rào. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường quan tâm về độ lồi phù hợp (và đôi khi là độ nghiêng và độ lồi cao)

Tham khảo

Các tài liệu tham khảo trong bài giảng này lấy từ "Toán Lãi Suất", của Douglas Breeden, "Chứng Khoán Phái Sinh và Cách Sử Dụng Công Thức Tính Lãi Suất" của Robert Whaley, "Giá Trị Thời Gian Của Tiền Tệ" của Cambell R.Harvey và Guofu Zhou.


[1] Money Mulitiplier
[2] No Arbitrage
[3] Forward Interest Rate
[4] Term Structure of Interest Rates
[5] Hedging

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
Nguồn:http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=249


Công Cụ Tài Chính, Thị Trường Và Thông Tin

Campbell R. Harvey

Dịch Viên: Nhân Thụy

1.1 Giới thiệu

Đối với những nhà đầu tư và những nhà quản trị tài chính thì có vô số công cụ tài chính khác nhau. Mỗi năm trên thị trường đều có những loại công cụ tài chính mới xuất hiện, và một số thì mất đi. Nhiều nhà đầu tư lớn đều có những nghiên cứu phát triển những loại công cụ tài chính mới. Một ví dụ điển hình gần đây là Caput. Loại này là một quyền lựa chọn trong một quyền lựa chọn (option on an option). Một số nhà đầu tư bán quyền lựa chọn mua (quyền lựa chọn mua vào với một mức giá định trước) bằng quyền lựa chọn bán (quyền lựa chọn bán ra với mức giá định trước) Chúng ta sẽ xem xét những phương pháp định giá những loại công cụ kỳ lạ này sau trong khoá học.

Sau đây tôi có liệt kê ngắn về những loại công cụ hiện hành. Tôi cũng phân loại chúng. Đầu tiên là những công cụ trên thị trường tiền tệ. Đây là loại công cụ thay thế tiền mặt ngắn hạn. Thời gian đáo hạn của chúng luôn ngắn (ít hơn hay bằng 1 năm), ít hoặc không có xảy ra tình trạng rủi ro không được thanh toán, và có tính thanh khoản cao. Thứ hai là những công cụ trên thị trường vốn. Đặc điểm của loại này là thời gian đáo hạn dài (hơn một năm), rủi ro không được thanh toán của nó đôi khi cao hơn và tính thanh khoản thấp. Loại thứ ba là chứng khoán vốn. Loại này thể hiện quyền sở hữu một phần tài sản của công ty cổ phần, tức là công ty phải có trách nhiệm chi trả thu nhập cố định trước. Loại thứ tư là bao gồm tất cả những công cụ còn khác còn lại như hợp đồng về quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai.

(a) Những công cụ trên thị trường tiền tệ

1. Trái phiếu kho bạc

2. Chứng khoán Liên Bang

3. Trái phiếu đô thị

4. Chứng chỉ tiền gửi

5. Thương phiếu

6. Hợp đồng mua lại

7. Những chấp nhận của ngân hàng

8. Euro-đôla

9. Các quỹ dự phòng của Liên Bang


(b) Những công cụ trên thị trường vốn

1. Trái phiếu tiết kiệm

2. Tín phiếu kho bạc

3. Trái phiếu kho bạc

4. Trái phiếu do các cơ quan Mỹ phát hành

5. Trái phiếu đô thị

6. Trái phiếu công ty

7. Trái phiếu Euro


(c) Chứng khoán vốn

1. Cổ phiếu ưu đãi

2. Cổ phiếu thông thường


(d) Những loại công cụ khác


1. Cổ phần công ty đầu tư

2. Hợp đồng quyền chọn lựa

3. Chứng chỉ quỹ đầu tư

4. Hợp đồng mua trước và hợp đồng tương lai

 

1.2 Những Công Cụ Trên Thị Trường Tiền Tệ

Trái phiếu kho bạc có thời hạn dưới 1 năm. Chúng được bán với giá chiết khấu so với giá trị danh nghĩa. Trái phiếu kho bạc luôn bán với những đơn vị $10.000đ.

Chứng khoán Liên Bang như Hệ Thống Ngân Hàng Liên Bang Tại Nhà (cho các Ngân Hàng Cho Vay và các Quỹ Tiết Kiệm vay) thường phát hành những thương phiếu giống như trái phiếu kho bạc.

Trái phiếu đô thị là loại chứng khoán nợ do chính quyền địa phương phát hành. Nó có thời hạn từ một tháng đến hơn một năm. Lợi tức từ loại trái phiếu này được miễn thuế liên bang và thuế thu nhập tiểu bang.

Chứng chỉ tiền gửi (CD) là những khoản tiền gửi lớn ($100.000 hoặc cao hơn) tại những ngân hàng thương mại với một lãi suất nhất định. Cũng có nhiều loại CD khác nhau. Ví dụ như loại CD tháng có giá trị thanh toán trong 30 ngày. Loại CD thứ ba là CD Euro-đôla. Nó đơn giản chỉ là loại chứng chỉ tiền gửi bằng đôla Mỹ do ngân hàng ngoài nước phát hành (luôn do chi nhánh của Mỹ tại Luân Đôn hay vùng Caribê)

Thương phiếu thì do những công ty lớn phát hành nhằm đảm bảo trả những khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Thương phiếu là loại công cụ không được đảm bảo và luôn bán với giá chiết khấu. Hầu hết chúng có thời hạn là 30 mặc dù chúng có thể lên đến 270 ngày.

Hợp đồng mua lại là những giao kèo giữa hai bên mua bán chứng khoán chính phủ Mỹ tại những thời điểm nhất định nào đó. Chúng luôn được những người buôn bán sử dụng. Nếu một người có một số lớn trái phiếu kho bạc tồn kho (giá trị có thể vượt qua số vốn của công ty), thì số này cần được giải quyết. Người đó có thể đến ngân hàng vay hoặc ký giao kèo làm hợp đồng mua lại với một đối tác có sẵn tiền khác (có thể là chính phủ). Người đó sẽ bán đi số trái phiếu tồn này cho đối tác này theo mức giá nhất định vào một ngày nào đó được định sẵn.

Các chấp nhận ngân hàng được phát sinh từ quá trình mậu dịch quốc tế. Đây là một hối phiếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Tốt nhất là tôi đưa ra ví dụ minh hoạ. Giả sử rằng tôi muốn nhập khẩu máy cát-sét từ Nhật. Tôi yêu cầu ngân hàng Mỹ bên tôi mở một tín dụng thư cho ngân hàng của nhà xuất khẩu bên Nhật nhằm đảm bảo thanh toán cho số hàng trên. Sau khi nhận được thư tín dụng, nhà xuất khẩu sẽ giao hàng đến và chuẩn bị gửi hối phiếu cho ngân hàng bên Mỹ. Ngân hàng bên Nhật sẽ thanh toán cho người xuất khẩu. Sau đó hối phiếu sẽ được gủi đến ngân hàng Mỹ - nơi bảo lãnh thanh toán. Đây chính là một chấp nhận ngân hàng. Tín chấp này có thể gửi lại cho ngân hàng Nhật (nếu nó muốn giữ lại xem như đó là vốn đầu tư), hoặc ngân hàng Mỹ có thể giử lại (nếu ngân hàng Nhật muốn được trả tiền ngay) hoặc nó cũng có thể đem bán trên thị trường tự do. Chấp nhận ngân hàng thực chất là một thương phiếu trong đó có quy định ngày và số lượng tiền cần thanh toán. Những người đi vay thường sử dụng loại chấp nhận ngân hàng này bởi vì quy mô tài chính của họ quá hạn hẹp hoặc quá mạo hiểm khi tự mình phát hành thương phiếu.

Euro-đôla đơn giản là những khoản tiền ký gửi bằng đồng đôla tại những ngân hàng nước ngoài. Những khoản này thường được gửi trong một thời hạn nhất định với một lãi xuất cho trước. Thị trường Euro-đôla mang tính thanh khoản rất cao và nó cho ta những lợi nhuận mà chính phủ Mỹ không hề quy định.

Các quỹ dự phòng Liên Bang được dành cho các ngân hàng, chúng đều nằm Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang. Các ngân hàng nào thuộc hệ thống này đều buộc phải giữ lại các khoản dự phòng cho nó. Do các khoản dự phòng này không được trả lãi, nên những khoản dự phòng này khá ít để đảm bảo lợi ích cho các ngân hàng thành viên. Do các ngân hàng không thể dự đoán được số tiền rút ra hay được gửi vào hàng ngày nên một số ngân hàng sẽ bị thiếu hụt hay có thặng dư. Thị trường các quỹ dự phòng này cho phép những ngân hàng nào có thặng dư cho các ngân hàng bị thiếu hụt vay. Hầu hết việc buôn bán trên thị trường các quỹ dự phòng đều được thực hiện nhanh chóng.

1.3 Thị Trường Vốn

Trái phiếu tiết kiệm Mỹ phần lớn bán ra đều không thể chuyển nhượng được. Các loại trái phiếu EE thực chất là những trái phiếu chiết khấu (chi trả tiền mặt không kỳ hạn) trong khi các loại trái phiếu HH trả lãi nửa năm một lần.

Tín phiếu kho bạc Mỹ có thời hạn từ 1 đến 10 năm và trả lãi nửa năm một lần.

Trái phiếu kho bạc Mỹ cũng giống với tín phiếu kho bạc với thời hạn từ 5 đến 35 năm. Một số trái phiếu đưa ra những điều khoản cho phép chính phủ liên ban thu hồi chúng sớm hơn kỳ hạn nhiều nhất là 5 năm theo mệnh giá.

Trái phiếu do các cơ quan Mỹ phát hành: các cơ quan chính phủ bán ra nhằm huy động tiền cho những hoạt động của họ. Mặc dù không phải chứng khoán nào của các cơ quan này đều do chính phủ trợ cấp, nhưng chúng vẫn được xem là có rủi ro thấp bởi vì chúng được hiểu là có sự hỗ trợ của chính phủ. Những cơ quan bán những loại chứng khoán thị trường này là:

1. Hội cho vay thế chấp quốc gia thuộc liên bang

2. Liên hiệp các ngân hàng cho vay tại nhà

3. Ngân hàng nhà đất liên bang

4. Liên ngân hàng tín dụng quốc tế

5. Ngân hàng liên hợp

6. Hiệp hội cho vay thế chấp quốc gia trực thuộc trung ương

7. Quỹ liên hiệp cho sinh viên vay

Trái phiếu đô thị do các tiểu bang, thành phố, địa phương và các tổ chức chính trị khác phát hành. Đặc tính quan trọng nhất của chúng là cách tính thuế.

Trái phiếu công ty thường có thời hạn là 5 năm hoặc hơn. Bản thoả ước của loại trái phiếu này có đề ra thời điểm hoàn vốn, những điều khoản, những hạn chế trong việc chi trả cổ tức và những phần ký quỹ khác. Những loại trái phiếu không bảo đảm được xem là một loại giấy nợ. Khi muốn thanh khoản, chủ nợ sẽ được thanh toán sau khi những chủ nợ khác (những ngưới có ký quỹ) được hoàn tiền.

Trái phiếu euro là những trái phiếu được mua bằng đồng đôla được phát hành ngoài nước Mỹ. Do thị trường Euro-đôla không được kiểm soát và không bị đánh thuế, nên sử dụng những loại công cụ này có thể xem như khá thuận tiện.

1.4 Chứng Khoán Vốn

Cổ phiếu ưu đãi là là một loại chứng nhận được nhận một mức thu nhập cố định theo định kỳ từ một công ty. Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được nhận cổ tức trước so với cổ phiếu thông thường.

Cổ phiếu thông thường chứng nhận quyền được nhận một phần lợi nhuận từ lợi nhuận kiếm được của một công ty cổ phần. Việc chi trả cổ tức bao nhiêu tuỳ thuộc quyết định.

1.5 Những Loại Chứng Khoán Khác

Các cổ phần tại công ty đầu tư có 2 loại: cổ phần giới hạn và cổ phần không giới hạn.Những công ty đầu tư bán cổ phần ra công chúng và sử dụng phần tiền thu vào này dành trang trải những khoản nợ và các công cụ vốn khác của chúng. Những công ty bán cổ phần không giới hạn được xem là những quỹ đầu tư tương trợ. Tất cả các nghiệp vụ được diễn ra giữa quỹ tương trợ và nhà đầu tư. Mức giá mà quỹ tương trợ mua hay bán cổ phần được tính theo mức giá sàn danh mục đầu tư chứng khoán của nó. Quỹ đầu tư có giới hạn bao gồm tất cả vốn của nó với một phần vốn ban đầu lấy từ công chúng. Sau khi thu từ công chúng, những cổ phần này sẽ được trao đổi buôn bán tại thị trường thứ cấp.

Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua hợp đồng quyền mua hay bán một loại chứng khoán được lựa chọn theo giá đã được xác định trước vào thời điểm trước hoặc ngày ký hợp đồng. Chú ý rằng hợp đồng quyền chọn không được nhận lợi nhuận trực tiếp từ tài sản của công ty. Vì lẽ đó, hợp đồng quyền chọn đôi khi còn được cho là chứng khoán thứ cấp. Chứng được giao dịch bởi các nhà đầu tư chứ không phải công ty. Hợp đồng quyền chọn mua cho phép người mua mua cổ phiếu theo giá định trước trong khi hợp đồng quyền chọn bán cho phép người mua bán cổ phiếu theo giá cố định.

Chứng chỉ quỹ đầu tư là những hợp đồng quyền chọn mua do một công ty bán ra. Nó cho phép người mua quyền mua cổ phần của công ty đó với một mức giá đã xác định trước. Chú ý rằng chứng chỉ này là loại chứng khoán sơ cấp, nó thể hiện quyền sở hữu một phần tài sản của công ty.

Hợp đồng mua trướchợp đồng tương lai cho phép người mua được mua hay bán một loại hàng hoá được xác định trước theo mức giá trần vào một ngày đã được định sẵn.

1.6 Phân Loại Thị Trường

Có hai loại thị trường khác nhau: thị trường sơ cấpthị trường thứ cấp. Hai loại thị trường giao dịch chứng khoán lớn nhất là: Sở Giao Dịch Chứng Khoán New York (NYSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Mỹ (AMEX). Cũng có một số thị trường giao dịch hợp đồng quyền chọn: Sở Giao Dịch Hợp Đồng Quyền Chọn Uỷ Ban Chicago (CBOE), Sở Giao Dịch Chứng Khoán Mỹ, Sở Giao Dịch Chứng Khoán Philadelphia và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Bờ Thái Bình Dương. Còn hợp đồng tương lai được giao dịch tại Sở Giao Dịch Buôn Bán Chicago, Uỷ Ban Mậu Dịch Chicago và Sở Giao Dịch Hợp Đồng Tương Lai New York.

Thị trường qua quầy (OTC) là một mạng lưới người giao dịch các loại chứng khoán đặc biệt nào đó. Các loại chứng khoán không được giao dịch tại sở chứng khoán sẽ giao dịch tại OTC. Mức giá được định ra thông qua Hiệp Hội Quốc Gia Giao Dịch Chứng Khoán Tự Định Giá (NASDAQ).

1.7 Thông Tin

Thông tin phản ánh mức hoạt động các loại thị trường vốn. Mức giá sẽ biến động theo các thông tin mới. Thông tin được phân thành hai loại: thông tin chung và thông tin cá nhân.

Thông tin chung như những thông báo, tin tức kinh tế vĩ mô được cập nhật thường xuyên. Bản tóm tắt các thông báo đựơc cập nhật hàng tuần và những dự báo thị trường đều có trong trang 2 Thời Báo Wall Street. Hầu hết những thông báo có từ 8 giờ 30 sáng giờ Đông (Eastern Time) (trước khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa nhưng kém 10 phút sau khi những hợp đồng tương lai bắt đầu được giao dịch). Hầu như trong giới tài chính người ta đều theo dõi những thông báo kinh tế vĩ mô quan trọng. Những tình huống bất ngờ (những dự báo sai) sẽ làm khuấy động thị trường. Ví dụ như nếu tình trạng lạm phát cao hơn dự kiến, thì chứng khoán thu nhập cố định hầu như sẽ luôn rớt giá (do những nhà đầu tư muốn có lợi nhuận cao hơn để bù vào mức lạm phát cao).

Còn thông tin cá nhân rất khó kiểm soát. Nó luôn được thể hiện qua hoạt động giao dịch. Ví dụ như một nhà đầu tư có những thông tin xấu về việc trong thời gian tới một công ty có thể sẽ bán ra một lượng lớn cổ phần. Khi đó thị trường sẽ quan tâm đến số lượng cổ phần này và giá của nó sẽ hạ, họ sẽ cho rằng đây là thông tin tiêu cực. Tuy nhiên, người bán các thông tin cá nhân đều hoạt động có chiến lượt hẳn hoi. Không phải phần lớn các cổ phần sẽ bị đánh hạ giá. Việc giao dịch sẽ có thể được thực hiện rời rạc hơn (và thậm chí còn được che đậy bằng những giao dịch mua vào nửa). [Việc phân tích các thông tin và mức bất định một cách toàn diện được bàn trong bài nghiên cứu "Giao Dịch Thông Tin Và Mức Bất Định Của Thu Nhập Cố Định" của Campbell R.Harvey và Roger D.Huang]

1.8 Công Nghệ Tin Học

Thông tin đúng lúc chính là chìa khoá thành công của bạn. Với điều kiện tối thiểu là bạn phải đọc báo Wall Street hàng ngày. Bạn nên chú ý tập trung vào mục thứ ba "Tiền Tệ và Đầu Tư". Bạn cũng nên đọc WSJ hàng ngày. Tuần san Barron's cũng có nhiều những thông tin tài chính hữu ích.

Về phía thông tin quốc tế, tôi khuyên bạn chú ý đến báo Financial Times. Nó luôn phát hành trễ một ngày (tuy nhiên nó chỉ phát hành đúng tại những thành phố lớn). Tờ Wall Street Châu Âu cũng có trong thư viện nhà trường.

Dĩ nhiên về mặt trao đổi thông tin thì bấy nhiêu cũng vẫn chưa đủ. Hầu hết những người muốn tìm thông tin đều tìm đến Reuters, và hầu hết những người giao dịch trên thị trường thu nhập cố định đều sử dụng điện tín. Datastream cũng là một dịch vụ cung cấp thông tin tốt. Thư viện trường đều có các loại này.


Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
Nguồn:http://www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=248


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Kinh Tế
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm kế sách "An Dân - Lạc Quốc"
 là kim chỉ nam của thể chế Dân Chủ Văn Hiến.


Trang [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]