Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



Trang Tác Giả
N
guyễn Cung Thông 


Vietsciences

 
Kỹ Sư Nguyễn Cung Thông

Là  một kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne, sau đó ông
Nguyễn Cung Thông dạy thêm toán, vật lư khi có bằng sư phạm
của Đại học Sư phạm Melbourne. Ông Nguyễn Cung Thông bắt đầu
say mê ngôn ngữ học cách đây 20 năm khi theo học ngành ngôn ngữ
tại Đại học Queensland và giáo dục tại Đại học Monash.
Ông Thông hy vọng trong tương lai có thể t́m, xác nhận và liệt kê
các tiếng Việt cổ chỉ súc vật trong vốn từ Hán (thường bị đào thải và trở nên hiếm dùng).
Tại hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ ba tại Hà Nội, ông
cũng đề cập việc này. Do yếu tố tâm linh, tín ngưỡng mà các chữ
Tư, Sửu, Dần, Măo... vẫn trường tồn trong quảng đại quần chúng.
Kỹ sư Nguyễn Cung Thông đă xuất bản một số cuốn sách như
Phương Pháp Cấu Tạo Bảo Tŕ Xe Hơi (NXB Đà Nẵng 1996 -
2001); Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề - Khám Phá (Problem
solving strategies- NXB Thống kê - 1996);
Tiếng Việt Tuyệt Vời - Âm M Trong Tiếng Việt (Melbourne, Úc -
1997) và nhiều bài viết về ngôn ngữ, nguồn gốc Việt Nam của tên
12 con giáp đăng trên mạng khoahoc.net cũng như trong các hội
thảo quốc tế của Viện Việt học (California, 2006), hội thảo quốc tế
Việt Nam học lần thứ ba (Hà Nội, 4-7/12/2008

( Trích từ Nguyễn Cung Thông TUYỂN TẬP BIÊN KHẢO NGỮ HỌC)


  Người t́m nguồn tên 12 con giáp  
 

  (Lan Anh/Tiền Phong/TP– 2/2009, Nguyễn Cung Thông – 1/2012)

 

TP - Một kỹ sư gốc Việt tại Australia gần 20 năm nghiên cứu và t́m ra nhiều bằng chứng cho thấy tên gọi của 12 con giáp bắt nguồn từ tiếng Việt cổ.


Ông Nguyễn Cung Thông (bên trái) và gia đ́nh


 

Gốc Việt

 

Qua phân tích chữ viết, cách phiên âm của tên gọi 12 con giáp Tư, Sửu, Dần, Măo... từ tiếng Việt cổ, tiếng Mường, các ngôn ngữ láng giềng ở ĐNA, tiếng Hán cổ, Hán Việt, kỹ sư Nguyễn Cung Thông - hiện đang sinh sống tại Melbourne, Australia - có những khám phá thú vị.

Ông thấy chúng có liên hệ mật thiết với tên gọi các con vật trong tiếng Việt. Chẳng hạn như Măo - Mẹo - Mèo, Ngọ - Ngựa , Tư - Chút - Chuột, Sửu - Tru - Tlu - Trâu, Hợi - Gỏi - Koi- Cúi (Cúi là con lợn, tiếng Mường).

Sửu có dạng âm cổ phục nguyên gần với Trâu/Tru tiếng Việt nhất (âm Hán Việt của Trâu phải là Ngưu). Đi ngược ḍng thời gian về thời Tần, các h́nh vẽ, khắc trên giáp cốt văn, kim văn đều cho thấy Ngưu là chữ tượng h́nh - h́nh phía trước của con trâu có hai sừng.

Nếu các nhà nghiên cứu, khảo cổ học đều đồng ư tên 12 con giáp là của tiếng Việt, ta thấy có nhiều hệ luận quan trọng như đóng góp của người Việt cổ vào văn hóa cổ châu Á mà ít người biết đến.

Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không lư giải được xuất xứ tên gọi của 12 con giáp.

Nếu chữ Ngưu được dùng thay chữ Sửu trong tên 12 con giáp th́ nguồn gốc tiếng Hán của chúng có cơ sở chứng minh, nhưng chữ Sửu (và các chữ khác như Tư, Dần, Hợi) chẳng dính líu ǵ đến tên gọi 12 con vật trong tiếng Hán.

Trong An Nam Dịch Ngữ (NXB Đà Nẵng 1995), Trâu c̣n được phiên âm là Klâu. Tự điển Việt - Bồ - La (1651) th́ phiên âm Trâu là Tlâu. Các dạng tiếng Mường, Trâu là  Tlu - Klu.

Qua các phân tích ngôn ngữ học, ông Nguyễn Cung Thông t́m ra các tương quan ngữ âm giữa Sửu - Klu - Tlu - Tru - Trâu. Từ đó, ông cho rằng hệ thống tên gọi Tư, Sửu, Dần, Măo… chính là hệ thống kí âm của người Hán ghi lại tên gọi các con vật từ tiếng nước ngoài. Tiếng nước ngoài đó chính là tiếng Việt cổ. Các dữ kiện ngữ âm trên cho thấy một dạng âm cổ của Th́n/Thần là *tlan/klan dẫn đến liên hệ trăn - rắn - lươn - tŕnh/ch́nh (hay các loài thuỷ quái liên hệ và đă tuyệt chủng), và các dạng đơn âm hoá thằn lằn, thuồng luồng ... Khi người Hán đọc Th́n/Thần (như chén giọng BK bây giờ) hay *tlan/klan th́ không hiểu là ǵ, nhưng người Việt th́ có thể hiểu ngay như trường hợp Măo Mẹo mèo, Hợi gỏi cúi … chẳng hạn. Cũng như ngay chữ long (rồng) có các vết khắc/vẽ cổ rất giống loài rắn hay trăn. Ta có cơ sở đưa ra một kết luận là loài rắn/trăn của phương Nam đă được thiêng hoá thành loài rồng hư cấu (như rắn thêm sừng, thêm cánh, thêm chân ...) trong văn hoá cổ đại TQ. Điều này phản ánh qua các dạng âm cổ phục nguyên của Th́n/Thần và long (rồng). Văn hoá dân gian VN vẫn c̣n thấy ghi nhận h́nh ảnh loài thuồng luồng (giao long) cho đến ngày nay.

Là kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne , sau đó ông Nguyễn Cung Thông dạy thêm toán, vật lư khi có bằng sư phạm của Đại học Sư phạm Melbourne .

Ông Nguyễn Cung Thông bắt đầu say mê ngôn ngữ học cách đây 30 năm khi theo học ngành ngôn ngữ tại Đại học Queensland và giáo dục (post grad) tại Đại học Monash

Ông Thông hy vọng trong tương lai có thể t́m, xác nhận và liệt kê các tiếng Việt cổ chỉ súc vật, cây cỏ trong vốn từ Hán (thường bị đào thải và trở nên hiếm dùng).

Tại hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ ba tại Hà Nội, ông cũng đề cập việc này. Do yếu tố tâm linh, tín ngưỡng mà các chữ Tư, Sửu, Dần, Măo... vẫn trường tồn trong quảng đại quần chúng không phân biệt ranh giới quốc gia, ngôn ngữ.

Theo ông, nên có những đề án khôi phục các dạng tiếng Việt cổ một cách hệ thống như từ thời thượng cổ, thời Văn Lang, thời Hai Bà Trưng... cũng như nghiên cứu những đóng góp của tổ tiên trong văn hóa cổ đại châu Á (như tên 12 con giáp…), tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ khảo cổ, di truyền học, ngôn ngữ học, lịch sử...

 

Khám phá

 

Bên cạnh việc nghiên cứu xuất xứ của tên gọi 12 con giáp, ông Nguyễn Cung Thông  đang tiếp tục khám phá về hiện tượng âm m trong tiếng Việt.

Ông khám phá ra một điều cũng hết sức lư thú trong quá tŕnh nghiên cứu ngôn ngữ học là lư do tên các bộ phận trên mặt thường bắt đầu bằng phụ âm m (mắt, mũi, môi, mép, má, mụn, mi, mày, miệng, mồm). Ông nghiên cứu hiện tượng này từ đầu thập niên 1970 khi qua Australia du học.

Từ góc độ ngôn ngữ, hiện tượng m có thể coi như là một bản tuyên bố độc lập phân biệt hẳn tiếng Việt (tiếng Mường cũng có hiện tượng m) với các thứ tiếng xung quanh.

Đặc biệt khi so sánh các từ chỉ mẹ cha (người nuôi dưỡng) của các ngôn ngữ trên thế giới, ta thấy có khuynh hướng dùng phụ âm môi như trong tiếng Việt: Mẹ, mợ, má, mê, mệ; Mum, mummy, mother... (tiếng Anh); Mère, maman, momie... (Pháp); Mor (Na Uy)...

Kỹ sư Nguyễn Cung Thông đă xuất bản một số cuốn sách như Phương pháp cấu tạo bảo tŕ xe hơi (NXB Đà Nẵng 1996 - 2001); Phương pháp giải quyết vấn đề - khám phá (Problem solving strategies- NXB Thống kê - 1996);

Tiếng Việt tuyệt vời - âm m trong tiếng Việt (Melbourne, Úc - 1997) và nhiều bài viết về ngôn ngữ, nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp đăng trên mạng khoahoc.net cũng như trong các hội thảo quốc tế của Viện Việt học (California, 2006), hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (Hà Nội, 4-7/12/2008), Hội thảo quốc tế giao lưu văn hoá Trung-Việt (16/9/2011) tại Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM (ĐH Khoa Học Xă Hội và Nhân Văn), Hội Thảo Quốc Tế Ngôn Ngữ Học (11/2011) tại Đại Học Tổng Hợp Hà Nội ...v.v...

 

 

Tổng hợp từ các bài báo Tiền Phong http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/Khoa-Hoc/151678/Nguoi-tim-nguon-ten-12-con-giap.html  hay  http://huc.edu.vn/chi-tiet/1052/12-con-giap-goc-Viet.html





 

 




Trân trọng giới thiệu những Biên Khảo Của Nguyễn Cung Thông đă được

 lưu trữ và phổ biến trong  nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến:


1- Nguồn Gốc Việt Cuả Tên 12 Con Giáp (bấm vào đọc tiếp)
2-
Nguồn Gốc Việt Cuả Tên 12 Con Giáp- Hợi

3-
A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật ?
4-Ta Nói Tiếng Việt Mà Ta Không Biết
5- Tản Mạn Về Từ Hán Việt
6- Nguồn Gốc Việt Của Tên 12 Con Giáp Măo/Mèo/Mẹo
7- Tản Mạn Về Từ Hán Việt Thời-Th́
8- Con Người Suy Nghĩ Bằng...
9- Đôi Điều Về Chữ Nôm và Giạng Quảng Nam
10 - Lẩn lộn N và L
11- Nguốn Gốc Việt của tên 12 con giáp - Ngọ Ngựa   (phần 13 & 13A)
12- Tản mạn từ Hán Việt - Sinh th́ là chết? (phần11.1)
13- Những Đớt Sóng Giao Lưu Ngôn Ngữ Việt-Trung (phần1.1)
14- Tản Mạn Về Nghĩa "Mực Tàu" Trong Tự Điển Việt Bồ La (Phần 1)
15- Nguồn Gốc Việt (Nam) Của Tên 12 Con Giáp - Thân Khôn Kh (khỉ)
16- Huyền Tráng, Huyền Tảng hay Huyền Trang - Hiện Tượng Đồng Hóa ...
17- Tản Mạn về Nghĩa "Mực Tàu" (Phần 2)
18-  Tản Mạn Về Năm Dậu - Ro(ka)- Gà (Phần 14A)
19-  Cách Nói Tôi,Tao,Ta, Qua,Min... Tiếng Việt Thời LM De Rhodes
20-  Chữ Việt Thời LM De Rhodes - Cách Dùng Chớ (ǵ), Kín...
21-  Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Phần 4
22- Nguồn Gốc Tên Gọi 12 Con Giáp - Tuất (phần 12 A)
23- Tiếng Việt Từ Thời LM De Rhodes - Kinh Lạy Cha (phần 5A)
24- Tiếng Việt Thời Lm De Rhodes - Sinh Th́ Là Chết?
25-
Tiếng Việt Từ Thời LM De Rhodes - Kinh Lạy Cha (phần 5B)
26- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Phần 12
27- Tản Mạn Về Tiếng Việt "Hiện Tượng Đồng Hóa Âm Thanh" phần 3
28- Nguồn Gốc Tiếng Việt (Nam) Tên gọi 12 Con Giáp: Hợi Gỏi Cúi/Heo (p5B)
29- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes- Mùi Xanh... (Phần 18)
30- Tiếng Việt Ở Noumea
31- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Tràng Hột/Chuỗi Hột ... (Phần 19)
32- Nguồn Gốc Tiếng Việt (Nam Tên Gọi 12 Con Giáp: Tí -Chok-Chuột (phần 10B)
33- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Gió Nam - Gió Nồm Và Chữ Nôm.
34- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Tiền Gián, Bẻ Tiền Bẻ Đũa (phần 21)
35- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Các Dạng So Sáng: Bằng, Hơn, Hơn Nữa...Phần 22A
36- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Tiền Quí, Cheo, Tính Tiền Khi Đi Chợ... Phần 21A
37- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Quan Tiền Xưa Nhận Xét Nay- Phần 21B
38- Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 - Từ Luận Phép Học Đến Khoa Học - Phần 27
39- Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 - Tay Mặt/Hữu.. (Phần 31)
40- Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 - Nên Mười Tuổi...Nên Hoa (Phần 32)
41- Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 - Cách Dùng Đă...Đă Tật (Phần 34)
42- Tiếng Việt Thời LM De Rhodes - Kinh Lạy Cha và ... (Phần 5E)
43- Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 -  Cách dùng Đừng - Phần 35
44-  Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 - Cách Dùng Tŕ,Tŕ - Phần 41
45-  Nguồn Gốc Việt Của Tên 12 Con Giáp - Th́n-Thần...Phần 8A
46- Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 - Phần 42
47- Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 - Phần 46
48- Tiếng Việt Từ Thế Kỷ 17 - Giọng Sài G̣n (Phần 47A)



Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến

Trang:  Nguyễn Cung Thông
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.org

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đă đề
  Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi
 nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.