Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



NỀN VĂN HÓA LƯỠNG HỢP THÁI HÒA

Việt Nhân


PHẦN MỘT

 Nét Lưỡng hợp trong Việt Nho

 

I.- Tìm về Minh Triết Việt: Phía Văn gia

 Nền Văn hoá Lưỡng hợp của Tổ tiên Việt là Triết lý Nhân sinh.  Triết đây khác với triết của Tây phương để chiêm nghiệm những ý tưởng. Mà nói đến triết thì phải triệt: Triệt Thượng và triệt Hạ, đây là chân lý ngược chiều.

Triệt Thượng thì phải đi về cõi Tĩnh để tiếp cận với nguồn Sống ( Tình: Nhân,Từ bi, Bác ái  ) và nguồn Sáng ( Lý: Nghĩa, Công bằng  ), gọi là Nguồn, là Đạo.

Triệt Hạ là đi ra cõi Động, tới nơi con Người cụ thể Nơi Đây và Bây giờ, để đáp ứng được nhu cầu thâm sâu của con Người, hầu giúp con Ngưi phát triển toàn diện,biết cách sống Hòa với mọi người đ cùng nhau hưng hạnh phúc.

 Việt Nho có khả năng đáp ứng được những  điều trên, nên được gọi là Minh triết Việt.

Lưỡng hợp là hai đối cực như  Gái / Trai, Tiên / Rồng, Cái /Đực, Đất / Trời, Thường thường / Phi thường, Thời gian / Không gian, Thể / Dụng, Vi / Hiển, Tròn / Vuông. . . có thể giao chỉ, giao thoahay Lưỡng hợp mà sinh tồn, Tiến bộ, phát triển  hài hòa với nhau.

Đây là Nghịch số chi lý là chân lý ngược chiều như Thở vào, Thở ra trong con người cũng như sinh vật, hay là Thân và cành cây mọc ngược., còn Rễ lại đâm xuống, thế mà hai đối cực Vào Ra, Lên Xuống vẫn giao hòa được với nhau mà duy trì sự sống và phát triển theo chu trình Sinh, Thành, Suy, Hủy. Đó là Dịch lý , là Thiên lý.

Cái khả năng dàn hòa được hai đối cực triệt Thượng và triệt Hạ mới đạt Minh triết.

Einstein khám phá ra rằng Thời gian và Không gian là hai mô căn bản đan kết với nhau mà sinh ra vạn vật. Ta có thể xem video trên www.SPACE.com  về “ Warping Time and Space “.

Tổ tiên Lạc Việt  đã cũng có đồ hình Lạc Thư để diễn tả các số Lẻ ( Thời gian )    số Chẵn ( Không gian )  quay theo hai chiều Vãn ( ngược kim đồng hồ ) và chiều Vạn ( cùng chiêu kim đồng hồ )  , cá biệt hóa mà sinh vạn vật. ( Xem  trong Lạc Thư Minh triết của Kim Định )

 

 

 Đồ hình  Chữ Viên: Vãn + Vạn


 

 

Đồ Hình Lạc Thư

( Từ Ngũ hành mà ra )

 

1.- Chữ Vãn ( Tả nhậm )

  

4      9        2

                 

            3      5     7

      

8        1     6

 

 

2.- Chữ Vạn ( Hữu nhậm )

 

4         9      2

       

  3     5      7

                        

 8    1         6

Các số trong đồ hình Lạc Thư trên  là matrix ta thấy trong toán Đại số, và  cũng là  nguồn gốc của 15 bộ nước Văn Lang ( các số trong Lạc thư cộng theo chiều nào cũng bằng 15 )

 

II.- Tòa nhà Văn hóa Thái hòa Việt tộc.

Toà nhà Văn hoá Việt Nho ( Nho có nguồn gốc từ Việt ) gồm ba phần:

Tòa nhà  ba móng:  Thực, Sắc, Diện

Tòa Nhà ba gian : Thái hòa, Nhân Chủ và Tâm linh

Tòa nhà “ Thái thất” hai mái: Cuộc sống Phong Lưu Gió thoảng ( Trời )Nước trôi ( Đất ).

 

III.- Tìm về gốc Đạo

Đạo đây là Nhân đạo là tổng hợp của Thiên, Địa Đạo. Thiên là Phi thường, Địa là Thưòng thường, con Người là tinh hoa của cả Trời lẫn Đất, nên con Người có sẵn trong

mình cả Phi thường ( Thời gian ) lẫn Thường thường ( Không gian ), nên có khả năng  tìm cái Phi thường trong cái Thường thường nơi cuộc sống hầu tìm cách đem cái Phi thường vào cái Thường thường trong đời sống hàng ngày. Nhờ cung cách biết tìm cái Phi thường trong cái Thưòng thường, mà cái Thưòng thường là Đời, cái Phi thường là Đạo được liên kết chặt chẽ với nhau ” nhờ đó mà “ Đạo bất viễn nhân: Đạo không xa con Người “, Đạo mà xa con người thì làm sao Đạo giúp ích cho con người. Nói cách khác : “ Thể Dụng nhất nguyên, Hiển Vi vô gián: Bản chất và Hiện tượng có cùng nguồn gốc Cái Hiện rõ và cái Vi diệu không bị gián cách.

Thể, Vi là Đạo; Dụng, Hiện là Đời, nên Đạo và Đời là Một.

 Đạo là Thiên lý mà “ Thiên lý tại Nhân Tâm “ nên Đạo nằm ngay trong Tâm mình, ở ngay xung quanh mình,  “ trong của ăn vật uống, trong đạo vợ chồng, trong các mối giao liên xử thế “.

Nếu biết  Đạo ở ngay trong Tâm, biết cách tìm đường vào nguồn Tâm linh thì gặp Đạo mà sống Đạo được. Tổ tiên chúng ta không đi trên những đại lộ huy hoàng, mà sống Đạo từ trong cái Thường thường tiến đến phi thường, từ gần ra xa, từ nhỏ tới to, từ thấp lên cao, tìm cái vĩ đại trong cái tinh vi, đó là cuộc sống siêu việt của nòi giống Việt, cuộc sống biết vươn lên từ những cái nhỏ nhặt thường thường lên cái phi thường. Đây là lối sống vươn lên theo Lưỡng hợp từ những cái Thường thường tới Phi thường.

Nét Lưỡng hợp Đạo Đời khăng khít với nhau, nên Đạo mới cứu Đời được.

 

 

IV- Toà Nhà ba nền móng

Tiên Nho đã bảo: Thực, Sắc, Diện: Thiên tính dã: Cái ăn, Dục Tính và Thể diện là Bản Tính con Người được bẩm thụ từ Trời Đất. Ngôi nhà văn hoá Việt có ba móng như trên.

 

1.- Thực

 Tiên Nho nói: “ Thực, Sắc, Diện thiên tính dã,  thì Chất gia bảo   Có thực mới vực được Đạo “ . Không Ăn la chết, không ai chối bỏ được cái ăn, trời đã buộc ta vào cái ăn, nên ăn là một Thiên tính, vì thế cho nên phải tự làm lấy và không để cho ai cướp mất.  Cái ăn không chỉ để nuôi vật chất mà còn để nâng cao tinh thần. Cái ăn  gồm cặp đối cực Ngon / Lành, hai yếu tố này không thể tách rời và thay đổi liều lượng theo từng người và tuổi tác. Khi nhỏ thì yếu tố Ngon trội hơn, đến tuổi già cơ thể đã suy nhược, thì yếu tố Lành phải lưu tâm hơn.

Đó là “ Chân lý” nền tảng đầu tiên của con Người.

 

Cái ăn không chỉ để nuôi vật chất mà còn để nâng cao tinh thần, nên các món ăn phải

được chọn từ các vật liệu thích hợp, phải được gia vị, pha chế thật tinh vi để cho được khoái khẩu, các nhà đầu bếp Việt đã chế biến ra vô vàn món ăn Ngon Lành. Các đầu bếp không dừng lại đó, mà phải làm sao cho mâm cỗ phải được trình bày một cách hết sức đẹp mắt, hết sức mỹ thuật.   Đồ ăn không những Ngon / Lành mà còn cần phải được kết hợp được với Mỹ nữa.   

Đây là phương thế “ Mỹ hóa” suốt đời Tâm hồn con Người.

 

 Mọi người trong gia đình lúc nào cũng dùng bữa ăn chung, dùng những  thực phẩm với nhau trong những các địa thức ăn chung. Trong bữa ăn người trẻ và người già được ưu đãi hơn ( do thói quen kính già yêu trẻ ), về chỗ ngồi, về các thức ăn, các bậc cha mẹ dạy cho trẻ em  biết cách thi lễ, biết tự chế  trong những cái  nhỏ  nhặt  nhất, như việc tự gắp lấy thức ăn  cho mình ( ăn xem nồi ngồi xem hướng ) một cách thích hợp, không dành hết những thực phẩm mình thích mà bỏ lại những thứ không ưa, nhất là những gia đình nghèo khó. Đây cũng là  dịp huấn luyện con caí “ tập dữ tính thành “ về cách chia cơm sẻ áo để vi nhân từ lúc còn bé trong những việc bé nhỏ hàng ngày. Khinh thường điều bé nhỏ này, cho là câu thúc trẻ em vào những cái bần tiện không đâu, chính là bỏ quên điều quan trọng về  “ Vi nhân” cực kỳ khó khăn. 

Đây là công trình  “Thiện hoá”  suốt đời con Người.

 

Đồ ăn không những Ngon / Lành để cho mạnh xác, phải Đẹp để nâng cao Tâm hồn, mà còn phải Thiện để sống Hòa với mọi người, nên cả ba yếu tố Chân, Thiện, Mỹ đều là bản tính của con người Nhân chủ - con của Trời - Phật – Thiên Chúa-.

Đó là ý nghĩa của câu: “ Có thực mới vực được Đạo “, Đạo nâng con Người từ vật chất lên tinh thần, để đạt những giá trị ” Chân,Thiện, Mỹ “. Mọi người  phải vươn lên, siêu hóa cuộc sống như loài Chim Bay bổng trên không, ( Cao minh phối Thiên) 

như loài Rồng Lặn sâu đáy biển ( Bác hậu phối Địa ). Khi thể hiện được cả Chân, Thiện, Mỹ trong cái ăn, thì cái ăn trở nên Quốc hồn Quốc tuý và thành cái Đạo vậy.

Công tử Lang Liêu đã nhận ra Cái Đạo biết kết hợp Vuông ( bánh Chưng ) với Tròn ( bánh Dầy ) trong cái Ăn, nên được chọn làm Vua lo việc cho Dân cho Nước ( Có thực mới vực được Đạo là vậy ).

 

2.- Sắc: Đại Đạo Âm Dương hòa

Sắc là sắc dục, tính  dục là chuyện của Vợ Chồng. Không Vợ chồng thì đâu còn nhân loại

để luận bàn về cách sống và giáo hóa. Sự thực gần thứ hai là cặp đối cực Vợ / Chồng được kết hợp khi con Người đã trưởng thành.   Không có Vợ / Chồng, Cái / Đực. Mái / Trống. Nhị cái/ Nhị Đực là nguồn sinh sinh hoá hóa của vũ trụ,thì quả đất của chúng ta chỉ là bãi sa mạc mênh mông. Có Sắc để các cặp đối cực nối kết làm Một trong lãnh vực Tiểu ngã, còn trên bình diện hoàn vũ thì các tiểu Ngã cũng phải Kết hợp làm Một với Đại Ngã mà Lão Tử gọi là Huyền Đồng với vụ trụ để thành Tiên.     Khi kết hợp với nhau cả Thể chất lẫn Tâm hồn để sáng tạo ra những Tạo hóa con nối dòng, hầu con người tiếp tục khám phá vũ trụ để nâng cao vật chất và tinh thần. Khi kết hợp với nhau, con người được khoái cảm tột độ, là sinh thú  để đền bù cho công khó nhọc mà Vợ chồng phải sinh nở và nuôi dạy con cái cho đến lúc trưởng thành. 

Vợ chồng không thể hiện được cuộc sống hai chiều để “ Thuận Vợ, thuận Chồng thì làm cho  Đại  Đạo Âm Dương bất hòa, nguồn loạn của xã hội.

 Thuận Vợ thuận Chồng  là Chân lý “ Hòa “,  trong công thể nền tảng của xã hội.

 

Kết hợp thể xác với tinh thần làm một để hưởng khoái cảm trong chốc lát thì dễ, nhưng để sống hòa hợp với nhau hàng ngày để làm ăn và nuôi dạy con thì khó . Muốn thế, con Người phải sống thuận theo Thiên lý, cũng là Dịch lý để đạt thế Hòa quân bình động hầu được” Thuân Vợ thuận Chồng tát bể Đông cũng cạn “, vì công việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con Người thì mệt thường xuyên và khó khăn như tát biển Đông và nhất là cha mẹ phải nêu gương tốt, vì gia đình là cái nôi un đúc Tình Lý cho con người.

Vợ chồng chỉ là Đại Đạo khi “  Thuận Vợ thuận Chồng, khi nồi nào thì úp  đúng vung nấy “ , chứ một vung úp nhiều nồi hay ngược lại,  viện lý “ Things change people change “ mà đổi thay không hợp Tình hợp Lý thì không ổn. Trong trường hợp này thì đạo Vợ chống trở thành nguồn Bất hòa, làm tác hại đến con cái, hư nát Đại Đạo.

 Cái Dịch lý đó là sự giao hòa của cặp đối cực Tính / Lý để tạo ra mối Hòa. Có Tình  ( yêu thương, tôn trọng nhau ) mới lôi cuốn hai người lại với nhau, có Lý ( cư xử công bằng với nhau ) mới giữ được lẽ công bằng  giữa hai người mới hòa được gọi là cuộc

sống “ Tình Lý tương tham: Bên Ngoài là Lý nhưng Trong là Tình “. Tình là Đạo Nhân ( từ Trời ), tức là lòng “ Yêu thương vô điều kiện”, còn  Lý là Đức Nghĩa,( con Người thủ đắc từ Đạo ) là bổn phận “ đối xử Công bằng với nhau “ kể cả đối với mình, Nghĩa có thể chi tiết thành  Lễ, Trí, Tín, tức là lẽ công bằng ( Ngũ Thường ). Lễ là trọng Mình và trọng Người, Trí là hiểu Mình và hiểu Người, Tín là tin Mình và tin Người , đấy là  lối ăn ở theo lối lưỡng hợp để tao ra mối liên hệ hòa. Đây là nghệ thuật sống theo Dịch lý để hòa nhịp với tiết nhịp Hòa chung của vũ trụ.

Đó là đối với cặp Vợ Chồng, còn đối với công thể xã hội khác thì phải tùy theo các cặp khác nhau mà có mối liên hệ Hòa khác nhau, nhưng  nói chung vẫn là Tình / Lý.  Đó là mối liên  hệ giữa Cha Mẹ và con cái  ( phụ mẫu từ, tử hiếu ), Anh Chị em với nhau ( Huynh kính đệ cung ), như Chính quyền và Nhân dân ( Nhân quyền và Dân quyền tương xứng), cũng như mối liên hệ Đồng bào với nhau. 

Tất cả mọi mối liên hệ  đều là nét Lưỡng hợp của Tính Lý tương tham.

 

3.- Diện

Diện là bộ mặt, Thể là bản chất của con người được hiện ra bên ngoài đặc biệt qua bộ mặt. “ Hữu ư trung tất hình ư ngoại:bề trong thế nào thì hiện qua bộ mặt ngoài như vậy, người hiền thì nét mặt khoan nhu dễ thương, người dữ thì bộ mặt đằng đằng sát khí.”.  Cha ông chúng ta bảo: “ Cái Nết đánh chết cài Đẹp, hay Đẹp Người Đẹp Nết  Muốn có Diện hòa nhã, thì phải tu dưỡng cái Thể, giúp cho cái Tâm được tẩm nhuận Đạo Nhân, khi có Nhân thì  sắc mặt khoan nhu đầy Hòa khí. Muốn tu  thì phải quy tư, bỏ hết mọi suy tư mà đón nhận ánh linh quang từ Thánh linh về Đạo Nhân và Đức Nghĩa.

Chân lý thứ ba là Thể Diện của con Người, vì không có Thể Diện thì không còn là con Người nữa. Cũng vậy nét Lưỡng hợp Thể / Diện cũng phải được kết hợp để tương tham.

 Khi cặp Thể / Diện được hoà hợp ( tức là hợp Nội Ngoại chi đạo ) thì con người  đạt Đạo, giữ được nhân cách, và có tâm hồn an bình thư thái.

Muốn có cái Diện Đẹp thì phải trau dồi cái Thể cho Tốt. Đó là công cuộc “ Vi Nhân “. Mà “ Vi Nhân nan hĩ ! Cha ông chúng ta đã dùng lời cực mạnh để cảnh báo chúng ta” “ Làm Người thì khó, làm Chó thì dễ  “.

 Tóm lại Thực, Sắc Diện ba là nhu yếu thâm sâu của con Người, mà cũng là nền tảng của Nhân quyền: Tự do và Bình sản.   Muốn có Tự do thì phải tôn trọng Nhân quyền, muốn cho mọi người đều có ăn thì phải có chế độ Bình sản, tức là biết điều hòa giữa Công và Tư hữu. Tổ tiên chúng ta đã có công điền và công thổ luân phiên cấp phát  cho những ngườì thất thế, còn Hoa Kỳ thì có  thuế lũy tiến để xây dựng công ích và lập quỹ An sinh xã hội để giúp người nghèo.
Chế độ độc tài nào cũng luôn tìm cách giam hãm con Ngưòi trong sự bần hàn ( không được ăn đủ ) và ngu dốt  ( không biết cách nói ) để cho dễ bề cai trị.  Muốn Xây dựng chế độ Dân Chủ thì trước tiên là phải lo cho mọi người dân có quyền “ Được Ăn “ và “Được Nói “ là vậy. Đó mới là thực sự giải phóng con Người.

 

4.- Định vị con Người

 

Trước hết ta phải nhận diện ra Nhân hay con Người là gì trong vũ trụ ? Không định vị được vị trí của mình trong vũ trụ thì con người không thể hoàn thành sứ mạng “ Nhân linh ư  vạn vật “ của mình. Đại khái là có nhiều quan niệm về con Người:

    Con Người duy Tâm là con người nô lệ cho Thần linh ( Duy Thiên ), là con người mê tín dị đoan, luôn sợ Trời đánh thánh vật, thường chỉ biết nài nỉ cầu xin.

   Con Người Duy vật là con Người nô lệ vật chất ( Duy Địa ), coi của trọng hơn Người gây ra bao khổ đau cho nhân loại.

   Con Người Duy Nhân là con người  ( Không Thiên, không Địa, Duy khoa học ), “ dọc ngang nào biết trên đầu có ai “? Nhưng Khoa học mà thiếu lương tâm thì gây tai họa. ( Science sans conscience, c’est ruine de l’ âme ).

   Con Người  Nho giáo được định nghĩa: “ Nhân giả kỳ Thiên Địa chi đức, anh linh chi tú khí  . . . “ : nên con Người là một Tạo hóa con,giữ được vị trí của mình quân bình động giữa Thiên và Địa, kh6ng Duy Tâm, Duy Vât, không Duy Nhân, mà  biết cách sống Tự chủ, tự Lực và tự Cường, đó là con người Nhân chủ, biết cách tu dưỡng Đức Tài để làm chủ vận hệ mình, gia đình mình và đất nước mình.

Nhân Chủ là con Người giữ vững được vị thế quân bình giữa hai đối cực Thiên Địa.

 

5.-  Nẻo đường Vi Nhân

  Là một Tạo hóa con được bẩm thụ anh linh tú khí của Trời Đất, nên “ Nhân linh ư vạn vật: con người linh thiêng hơn vạn vật “, vì con Người từ gốc Tâm linh mà ra, đó là nguồn Sống và nguồn Sáng tự Trời cao, khi ra sống ở đời bị tiêu hao năng lượng, nên phải trở về Nguồn để tiếp nhận thêm sức sống ( Tình Yêu ) và nguồn sáng ( Lý công chính ).   Vậy muốn trở thành con Người Nhân chủ, thì con người phải sống thuận Thiên, nghĩa là phải sống theo Dịch lý, đó là thiên lý.  Mà Dịch là “ nghịch số chi lý: Dịch là chân lý ngược chiều như thở Ra ( hướng ngoại ) và thở Vào ( hướng nội ).

           Hướng Ngoại là ra sống ở Đời, để khám phá vũ trụ vật chất để giúp con người phát triển toàn diện, đây là lãnh vực của Lý trí, cái gì cũng rõ ràng khúc chiết, hầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.    Tây phương phát triển cao độ về lãnh vực này.

         Còn Hướng Nội là trở về Nguồn, là  Đạo, Đạo là đường về nguồn Tâm linh tức là Thượng Đế, tức là nguồn Bác ái và công bằng ( Kitô giáo ), hay Nhân, Trí ( Nho giáo ) hay Bi, Trí ( Phật giáo ), nói chung là Tình và Lý. Có đi về nguồn để chuẩn bị đủ hành trang về Tính và Lý thì khi sống ở Đời con người mới sống hoà với nhau cũng như kết hợp với Thiên lý mới  an vui được. Đông phương trổi vượt về lãnh vực này.

Thiên lý hay Dịch lý là nét Lưỡng hợp của Nghịch số ( các đối cực )

 

5.- Đường về Tâm linh: Con đường ngược chiều với Thế sự

Đây là lãnh vực của Tình, là những gì u linh man mác, không thể lý giải, chỉ có thể cảm   nghiệm và thể nghiệm được mà thôi.   Người ta  đã bảo qua 25 thế kỷ nay Tây phương chưa chú trọng về con đường Tâm linh. Muốn đi về nguồn Tâm linh thì phải phá chấp bỏ hết mọi sự thủ đắc ở đời, kể cả tôn giáo cũng như luân thường đạo lý,( vì những thứ đó chỉ để sống ở đời mà thôi )  để được trần trụi như lúc vừa mới ra đời hầu mong qua “cửa Hẹp  “ được, vì đây là lãnh vực của Vô, của cõi Tĩnh.

“ Dịch nghịch số chi lý, vô tư, vô vi dã, tịch nhiên bất động nhi cảm thông thiên hạ chi cố: Dịch là chân lý ngược chiều, phải bỏ hết suy tư ( no – mind ), sống thuận theo thiên lý ( không nhân vi ), ngồi bất động để được Định và Tĩnh mới cảm thông được lẽ Biến dịch của Trời Đất “.  Lối tu của Phật giáo phải trải qua ba giai đoạn: Giới, Định, Tuệ. Giới để thanh tẩy hết trần cấu, bỏ hết ngã chấp để được Định mà vén màn vô minh ( Tham, Sân, Si ), hầu lãnh nhận ánh sáng của Tuệ giác tức là giác ngộ. Còn Nho giáo thì qua 5 giai đoạn: Định, Tĩnh, An, Lự, Đắc.Còn Kitô giáo thì qua ba giai đoạn: Purgartoire ( Thanh lọc ), Unitive ( kết hợp với Chúa ), Illuminative ( Nên Thánh ).

Lối Tu Thân trọn hảo nào ( không độc thiện kỳ thân ) cũng phải kết hợp được hai lối sống ngược chiều Tâm linh ( Phá ) và Thế sự ( Chấp ).

Cái khó của Đạo là biết đường quay về Nguồn Tâm linh và ngược chiều ra Thế sự  làm sao để mưu hạnh phúc cho chính mình và mọi người.

 

6.- Vi nhân: Sống theo nhịp Thiên lý ( Dịch lý )

Là một Tạo hóa con nên con Người cũng có thể biết cách triệt Thượng đi về nguồn gốc

Tình Tâm linh của mình và cũng phải triệt Hạ để nhận ra trong mọi nhu cầu nhỏ nhặt hàng ngày, tất cả đều chứa cái tinh vi, và mọi cái tinh vi đều có cái vĩ đại, vì “ nhân nhân vật vật giai hữu Thái cực: Người nào vật nào đều chứa Thái cực “, mà “ Thái cực nhi Vô cực” tức là Thượng Đế ( phải vượt lên khỏi cặp tương đối phân chia Nhĩ Ngã  ở thế giới hiện tượng, mới đạt tới vô biên được ). Nhờ “ Vạn vật đồng nhất thể và tương liên “ mà mọi vật cảm thông với nhau được. Và cũng nhờ đó mà ở đâu trong trần thế chúng ta cũng nhận ra những công trình  tinh vi và vĩ đại của Thượng Đế, chứ không thể biết Thượng Đế ra sao, vì Ngài là vô hình, vô sắc, vô thanh, vô xú, làm sao chúng ta có thể tượng tượng ra mà gán cho Ngài một Nhân hình.  

Ai cũng biết rằng chúng ta đang sống trong Không gian và Thời gian.  Einstein đã nhận ra Không và Thời gian là hai mô nguyên thủy đan kết với nhau mà sinh ra vạn vật. Còn Tổ tiên Lạc Việt từ ngàn xưa đã biết hai loại số Chẵn  ( Không gian )  và Lẻ ( Thời gian) đã đan kết với nhau theo Hướng và Phương của chữ Vãn và Vạn mà sinh ra vạn vật. Vậy con Người chúng ta cũng đã được cấu tạo bởi Không và Thời gian.  Tuy linh hơn vạn vật, nhưng  con Người vẫn bị định vị trong Không gian ( Nơi Đây ) và Thời gian ( Bây Giờ ).  Vì ở trong Không gian nên bị giới hạn, nhưng nhờ chứa yếu tố Thời gian mà con người vươn lên vô biên được.

Nhờ sự bất động ( stillness) và im lặng hoàn toàn ( silence ), nghĩa là khi chúng ta không còn suy tư, thì  ta mới cảm thông được với vũ trụ, hầu cảm nhận được sư sinh sinh hoá của vũ trụ, đó là lúc chúng ta  hiện hữu hoàn toàn Nơi Đây ( Không gian ) và Bây Giờ ( Thời gian ).  Các thiên thể to lớn bay lơ lững trên Trời cao, các hạt bụi, cọng rau ngọn cỏ dưới mặt Đất, ngay chính với cơ thể ta cũng vậy, đang từng sát na thực hiện chu trình sinh, thành, suy, huỷ theo Dịch lý.   Sống bắt nhịp được với các tần số của sự sinh sinh hóa hoá đó thì ta mới cảm ứng, mới kết hợp được với vũ trụ, tức là ăn nhập vào trong tiến trình sáng tạo, thì khi đó ta mới cảm nhận  được nguồn vui.( creation and joy )   Đó thực sự là phép lạ của Tạo hóa đang xẩy ra không ngừng khắp mọi nơi trong “ Hiện tại miên trường : ever present “. Phép lạ của Thượng Đế xẩy ra triền miên Nơi Đây  và Bây Giờ, chứ không phải tìm đâu xa? Không cảm nhận được những phép lạ trong ta cũng như các vật quanh ta thì làm sao chúng ta cảm nhận được phép lạ của Thượng Đế nơi xa xăm nào? Một cái hạt nhỏ xíu nảy mầm thành một cây to với thân cành hoa quả xum xuê, với cơ thể con người mấy chục ký, cũng như vạn vật đều là những vũ trụ nhỏ nhoi vô cùng huyền diệu đó sao?Ngay đến một hạt bụi cho là vô sinh cũng biến hoá không ngừng

Nói Nhân linh là nói con người cũng linh thiêng, mà linh như Thần linh, Thần lại vô phương, nghĩa là ở đâu Thần ( linh ) cũng hiện diện, có lẽ trong con người thì nhờ molecules messenger, mà ngoài vũ trụ thì nhờ Tần số, nên ở đâu con người cũng tham thông được cùng Thiên Địa.

Có tham thông cùng Thiên Địa  thì mới sống theo Tiết nhịp Vũ trụ được.

 

7.- Vi Nhân triền miên ngay ở Nơi Đây và Bây Giờ

Nho quan niêm “ Con Người là Qủy Thần chi hội. . . “ , trong mỗi con Người, hai yếu tố Quỷ và Thần kề lưng nhau, con ngươi cũng là cây biết Lành và Dữ trong thế giới hiện tượng Nhị phân. Thường người ta chỉ nghĩ công tác Vi nhân bắt đầu từ khi mới sinh, học hành cho đến có nghề nghiệp là nghĩ con người “ Đã thành “, nên đến khi lập gia đình là chấm dứt, sau đó cứ thản nhiệm lo ăn lo làm mà sống. Thực ra, con Người dòn mỏng lắm yếu đuối lắm, trong con người Quỷ Thánh kề sát lưng nhau, phút này là Thánh, giây sau đã là Quỷ rồi, khó mà lường được, người càng ở trên cao, gió càng lay mạnh, không dễ gì mà giữ được lành thánh dài dài, vì thế cho nên phải Vi Nhân liên lỉ: Liên lỉ cho đến lúc nhắm mắt buông tay mới thôi!   Có chấp nhận quan niệm “ con Người đang thành “ thì công việc  Vi Nhân mới trọn vẹn.

Khởi đầu của những vấn nạn xã hội là tại nơi đây. Không Vi Nhân thì mất Nhân Tính, nhân Tình, Không còn Tình thì con Người ăn ở với nhau như lang sói.

 Có hoàn thiện được đời sống ngay Nơi Đây và Bây giờ trong hiện tại miên trường thì mới mong kết hợp được với Thượng Đế ở đời sau. Bỏ quên cuộc sống đời nay, tức là bỏ cái “ Hiện tại Bất Nhân Nơi Đây gây Bất công Bây Giờ “, thì làm sao mà có được

cái Tương lai tốt đẹp, vì Tương lai phải là kết quả cố gắng vi Nhân của những giây phút sống trong Hiện tại, tự mình phải tạo dựng lấy vì con Người là một tác hành, một Tạo hóa con, không thể xin xỏ ai được, ngay với Thượng Đế cũng không thể cho được, vì mọi sự Ngài đã hoàn tất rồi, không có thỏa mãn theo lời cầu nguyện của  nhân thế mà sửa đổi thêm!

Vi Nhân là sống hoà hợp triền miên giữa hai yếu tố  Thời Không.

 

8.- Những Ai “ Vi Nhân” và bằng cách nào ?

  Vì ai ai cũng phải “ vi nhân ” cả, từ người cao nhất đến kẻ thấp cổ bé miệng nhất đều phải vi nhân  cả  ( Tự thiên tử chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản ), để mà biết cách sống Hòa với nhau, nên “ cách Vi nhân trước hết  là phải Dễ và Đơn giản” ( Dĩ, tắc dĩ Tri, Giản, tắc dĩ Tòng:  Cần phải Dễ nên ai cũng dễ hiểu biết được, Vì Đơn giản nên ai cũng có thể làm theo được ).  Khi nào cũng bắt đầu từ cái Gần đến cái Xa, từ cái Nhỏ đến cái To, từ cái Dễ đến cái Khó, từ cái Đơn giản đến cái Phức tạp, làm từ lúc Nhỏ mới sinh cho tới lúc Già lìa đời, và Vi nhân liên lỉ theo hiện tại miên trường.  Hiện tại miên trường là  để hết Tâm trí vào sự sống hiện hữu của mình trong mọi khoảnh khắc, giây phút nào cũng sống, hành xử mọi việc trọn vẹn trong Hiên tại, chứ  không mê mãi theo Thời gian Tâm lý chia ra Quá khứ, Hiện tại và Tương lai, để người ta  bị giam hãm trong những thời gian vàng son hay lầm lỡ của Quá khứ, rồi lại tìm cách thoát ly bằng cách  mộng tưởng vào hy vọng hảo huyền Tương lai, mà quên mất Hiên tại, như vậy là quên mất cái  Hiện tại miên trường Vi nhân.  Do đó mà con người quên mất cái Đây ( không gian đang sống )   cái Bây ( từng giây phút đang hiện diện). Quên lãng cái Đây và cái Bây là quên mất sự hoạt động cho cuộc sống, thì làm sao mà phát triển toàn diện con người, vì tương lại được kết thành bởi những thành quả của hiện tại. Giây phút nào cũng sống tròn đầy trong hiện tại thì làm sao mà chẳng có tương lai. Còn quá khứ là những gì đã qua, ôm lấy quá khứ là ngừng sống, mơ mộng tương lai chỉ là ảo tưởng.  Giây phút nào cũng sống sung mãn với hiện tại, đó là hiện tại miên trường. Quên hiện tại miên trưòng là quên sống, quên sống thì làm sao bắt  được tiết nhịp sinh hoá của vũ trụ mà cảm thông với Thượng Đế, để mà phát triển toàn diện con người, giúp cho cuộc sống

đầy sinh thú, vì có sống sung mãn thì phải hoạt động triền miên, mà có hoạt động thì mới sáng tạo, khi có sáng tạo ngay trong những việc nhỏ nhoi hàng ngày đều đem lại nguồn vui, múc từ đấng trời cao.  Để được phát triển toàn diện, hàng ngày con Người phải hoàn thiện  hai lãnh vực: Hoàn thiện  mọi việc làm, và hoàn thiện các mối giao liên để cho cuộc sống mọi người giao hòa với tiếp nhịp Hòa của Vũ trụ, tức là đạt Thể Hòa trong thế quân bình động, như sự cân bằng động của sức Ly và quy Tâm của các Thiên thể cũng như sự thở Ra và Thở Vào nhịp nhàng nơi con người.

      *Hoàn thiện mọi việc ( perfect of things ) từ Nhỏ tới Lớn, bắt đầu từ thuở ấu nhi,để tập dữ tính thành, tức là tập lấy tính tốt, để rồi dùng thói  quen tốt thắng tính  xấu.  Hoàn thiện Cái gì? Cha ông chúng ta đã bảo: “ Học Ăn, học Nói, học Gói, học Mở “. 

         “ Học Ăn  để thủ đắc những giá trị Chân, Thiện, Mỹ ( như đã bàn trên ).

         Học Nói “ , để thực hiện lời  dạy “ Lời Nói chẳng mất tiển mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau, phải ý t  trung ngôn nghịch nhĩ: sự thật mất lòng “ để lập mối giao hòa với mọi người,”, lấy Tiêu chuẩn : “ Dĩ Hòa vi quý “ mà sống với nhau.

       Học Gói (Vào) , học Mở ( Ra) “để biết cách sống nhịp với tiết nhịp giao hòa “ Lưỡng hợp “ của Vũ trụ.

Muốn sống để phát triển toàn diện, ta phải hoàn thiện mọi thứ:

      *Hoàn thiện mọi công việc ( perfect of things ).  Không kể việc lớn nhỏ, bất cứ việc gì cũng với tinh thần hoàn hảo nhất, khinh thường việc nhỏ không lo hoàn thiện là quên cung cách vi nhân tích cực, cái gì cũng làm với tinh thần tiết độ, không hơn không kém ( no more , no less ). Đó là perfect of things.

    *Còn hoàn thiện mối giao liên (perfect for being) thì trong cách giao tiếp với mọi người trong nhà cũng như mọi người khác cũng phải biết cách thể hiện lòng “ Yêu thương. Kính trọng và cư xử Công bằng với nhau  hầu làm hòa với nhau  theo” tinh thần Tương dung  để “ Dĩ Hòa vi quý “, kể cả trẻ em, đừng có xem thường trẻ em chưa biết gì.Nho giáo thì bảo mỗi cá nhân phải  tu trì theo Ngũ thường và mọi người phải “ cử xử công bằng” với nhau theo mối giao liên Ngũ luân.  Tinh thần Hán Nho đã làm cho chúng ta dè bĩu luân thường đạo lý, vì đã không nhận ra sự quan trong và tinh hoa của vấn đề Vi Nhân.  Bỏ mất Tình mà cứ thiên lý vạn lý và dùng bạo lực kèn cựa  nhau, khích bác nhau thì mọi sự đều bị nát bấn như tương thì làm gì mà không loạn!

 Nếu hoàn thiện  được hai mục tiêu trên thì sẽ đem lại cho chúng ta nguồn vui, tức  nguồn hạnh phúc an  bình miên viễn. Được như vậy thì cuộc đời này thật đáng sống và cũng là một đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc đời sau, đây là cuộc sống vẹn toàn.

Tu thân là hoàn hảo “  mọi công việc “  ( Thành Thân ) và “ các mối giao liên “ ( Thành Nhân )

 

9.- Mục tiêu vi nhân: Cuộc sống Phong Lưu ( Thực / Hư, Hữu  / Vô:  hài hòa )

Phong là gió thoảng trên Trời cao, Lưu là dòng nước lửng lờ trôi dưới suối ( Đất ). Đây là hiện tượng thiên nhiên vận hành theo Biến dịch của Vũ trụ, cuộc sống phong lưu là cuộc sống an nhiên tự tại nhờ Thuận thiên.Muốn có cuộc sống an nhiên tự tại thì con Người phải sống nhịp nhàng với sự Chấp Phá ( nghịch số ).   Phật giáo cho thời gian là nguyên nhân vô thường, gây cho con người khổ đau, cho mọi sự trên đời đều là ảo hóa,  nên phải xuất thế. Còn Nho giáo nhận ra Dịch lý tức là tiết nhịp biến hóa của Vũ trụ, do  mọi vật chất đều biến đổi không ngừng. Nho giáo coi Thời và Không gian là phương thế để lập công Vi nhân, nên lao mình vào con đường Xử thế.

Công việc Vi Nhân khó là vì con người phải làm sao điều hòa được hai lối sống ngược chiều: một Động, một Tĩnh. Khi ra Thế sự thì phải Động để mà thủ đắc vật chất mà vui sống, nhưng nhận thấy vật chất biến đổi không ngừng ,”  có đó mà không đó, một đời ta ba bảy đời nó: Thực nhược hư, hữu nhược vô “, nếu cứ bám vào sự vật biến đổi thì không bao giờ ngừng được để đi về cõi Tĩnh, là nguồn  gốc của sự sống, thì mất Gốc . Không  trở về nguồn Tĩnh để tiếp nhận thêm sức sống thì mất Gốc, mất Gốc là  mất Tình Người và Lý công chính.  Con Người không thể đi một chân hoặc chỉ Chấp hay chỉ Phá,

điều này sẽ làm cho cuộc sống mất quân bình, nên gây ra khủng hoảng. Vậy con Người phải sống điều hòa giữa ba động của Chấp và Phá mới an trụ được trong thế quân bình động. Tư tưởng và hành động phải đi đôi nhịp nhàng.

Mặt khác, trong cách Xử thế không để bị Cưỡng hành như trong các chế độ độc tài làm mất Tự do, cũng không quá Lợi hành  như trong chế độ Tư bản, nhiều ngưòi sa vào tình trạng vật chủ, mà phải An hành, thấy việc hợp theo Thiên lý là gắng sức làm, rồi mọi sự phó thác cho Thiên ý,  ( Có Trời mà cũng có Ta ) không quan tâm nhiều đến thành quả đắc thất, mà chính sự tận nhân lực đã mang theo kết quả thích hợp rồi.

An hành không gảy bỏ Cưỡng hành và Lợi hành nhưng  phải Hành thuận theo Thiên lý.

 Khi Tâm không bị giao đông thì Thân mới  được an nhiên tự tại, nên có niềm vui và hạnh phúc an bình. Đó mới là niềm hạnh phúc thật, vì có an bình nội tâm, khác với hạnh phúc trần gian thì phải có điều kiện.Cuộc sống Phong Lưu là cuộc sống thuận Thiên lý, cuộc sống hòa điệu với tiết nhịp vũ trụ.

Sống điều hòa được hai yếu tố “ Thực / Hư ; Hữu / Vô “  thì đạt Phong / Lưu.

 

V.- Tòa Nhà ba gian

1.- Thái hòa

 Khi nói đến hòa, thì là hòa với ai, nghĩa là ít nhất phải có hai người, mà hai người này còn mâu thuẫn với nhau. Cặp đối cực sơ nguyên của Viêt tộc là Tiên / Rồng. Các đối cực như Tiên / Rồng, Vợ / Chồng hay Âm / Dương luôn luôn  níu kéo xô đẩy nhau  để đạt trạng thái quân bình động, như hai đối cực Ly Tâm và Quy Tâm tạo nên thế quân bình động mà các thiên thể được treo lơ lửng trong không gian. Cặp đối cực này là nền tảng của Dịch Việt. Không phải hai đối cực nào cũng giao thoa được, chỉ khi nào đạt tỷ lệ co dãn ( Trời Đất: 3/ 2: Tham Thiên lưỡng Địa hay “ Vài Ba “  ) thì mới đạt trạng thái quân bình động mà Hòa. Cái Hòa này cũng được thể hiện  khắp mọi cảnh vực trong vũ trụ, nên gọi là Thái hòa, cái hòa trong thế quân  bình động nên Tiến hóa và Trường tồn nhờ thuận với thiên lý. Nan đề của thế giới hôm nay là đã đánh mất sự sống hoà giữa con người với nhau, cũng như sự ô nhiễm các môi trường làm rối loạn vũ trụ.

Điều hoà được hai đối cực Thiên Địa thì mới Tiến bộ và đạt Thái hòa.

 

2.- Nhân chủ

Con người Việt tộc là “ Thiên Địa chi giao, Quỷ Thần chi hội. .”  .con người này không   bị Trời kéo lên làm nô lệ Thần linh, cũng không bị Đất đè xuống làm nô lệ vật chất, mà luôn giữ được thế quân bình giữa hai đối cực Thiên Địa, nên có tính chất Tự chủ. Muốn giữ được thế tự chủ thì phải tự lực, tự cường. Con Người phải luôn trực diện với nhiệm vụ vi nhân, mới đủ khả năng làm chủ trong mọi tình huống. Không xây dựng được con người Nhân chủ thì không đủ khả năng và tư cách sống hòa, không thể giải quyết những khuynh hướng và khủng hoảng thời đại gây nên bất hòa. Không có con người này thì trước sau gì cũng bị sa vào tròng nô lệ.

Giữ được vị trí quân bình giữa Thiên và Địa thì đạt Nhân chủ.

 

3.-Tâm linh

Con người là nơi giao thoa của cặp đối cực Thiên Địa, khi hướng Ngoại về Địa thì phải Suy tư ( cho vật chất và tinh thần ), khi hướng Nội về Thiên thì phải Quy tư ( cho Tâm linh ), nên phải biết suy tư và quy tư cùng một trật để giữ thế quân bình.  Suy tư để để ra sống với thế sự, quy tư để trở về nguồn Tâm linh.  Quy tư về Nguồn để được  tiếp liệu Nhân Nghĩa mà ra sống sung mãn trên đời. Nguồn Tâm linh là Thượng đế, tức là nguồn Sống( Bác ái ) và nguồn Sáng ( công bằng ) hay là Nhân  ( Bi ) với Nghĩa (Trí).

Muốn đạt tới Tâm linh thì phải sống “ Tận kỳ tính “,  có sống “ Tận Nhân Tính “  để phát triển toàn diện con Người  thì mới hòa hợp được hai yếu tố Tâm ( nguồn  Sáng ) và Sinh ( nguồn Sống ) chữ Tính gồm hai chữ Tâm và Sinh  (  性= 忄+ 生;  心 =忄)

 

VI.- Tòa nhà Thái thất: Nơi làn Gió thoang thoảng, dòng Nước lờ trôi

Khi con Người biết sống theo Dịch lý  thì có khả năng dàn hoà mọi mâu thuẫn của cặp đối cực, nên loại trừ được các khuynh hướng đảo điên, do đó không tạo ra khủng hoảng, Đó là nền văn hoá Thái hoà  tức là Thái thất của những Tiên hiền Tiên thánh.

Trong nền văn hoá này, con người chọn sống nơi rộng nhất của Thiên hạ, đó đạo Nhân, và hành động kiên trì thi hành đức Nghĩa, nghĩa là luôn biết “chiết trung” , hay “ chấp kỳ lưỡng đoan “ để đạt thế quân bình động. 

Tam cương : Nhân, Trí, Dũng là hành trang sống ở đời. Có Nhân thì gần được với mọi người, đủ Nghĩa thì biết hành xử  phải Người phải Ta, có Đi có Lại “ mà hòa với nhau, nhờ đức Dũng mà duy trì được Nhân Nghĩa, nên luôn lập được mối giao với lân nhân cũng như ngoại giới khác. Cách vi nhân “ suốt đời cố gắng hoàn thiện mọi việc từ nhỏ đến việc to, từ việc gần tới xa, cũng như hoàn thiên các mối liên hệ với lân nhân theo tiêu chuẩn “  Dĩ hòa vi quý” thì đạt Đạo.    Nhờ  sống theo Dịch lý, nhận  biết mọi sự trên đời này là  Thực nhược hư, hữu nhược vô: có như không, không như có, một đời ta ba bảy đời nó “, mọi vật trong thế giới hiện tượng biến đổi không ngừng, không thể bám vào,nên hành động theo Nhân Nghĩa, làm mọi việc đến cùng cực, vui lòng chấp nhận mọi đắc thất ở đời, phó thác mọi sự cho Trời cao ( Tận nhân lực, tri Thiên mạng : surrender to God: Có Ta mà cũng có Trời  )  để cho cõi lòng luôn được an nhiên tự tại, hầu đạt tới cuộc sống phong lưu.. Đó là phong thái an vi của cuộc sống phong lưu.   

Điều hòa được hai yếu tố Thiên sinh ( Phong ) và Địa dưỡng ( Thủy ) thì đạt Nhân hòa ( Thân an Tâm lạc là nguồn Hạnh phúc thật ).

 

Từ đầu chí cuối ta thấy nét Lưỡng hợp ( hay Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương ) là sợi chỉ vàng xuyên suốt, hay là mối Nhất quán của nền Văn hoá Việt.

 

VII.- Lời kết

Đây là cánh đồng Văn hoá Hoà bình Nông nghiệp mà T. G. Kim Định đã khai phá mấy thập niên nay, cánh đồng này bị hoang phế lâu ngày, cần phải được cày bừa thêm nhiều cho bằng phẳng và nhuần nhuyễn để trở thành” thửa Công điền phì nhiêu của dân tộc”, do đó cần được sự góp công của mọi người.. Đây là triết lý nhân sinh, giúp chúng ta sống sung mãn, đầy sinh thú, nhất là  có khả năng tạo hạnh phúc cho chính mình cũng như giúp nhà cứu nước được. 

Đặc biệt mong được giới trẻ dấn thân.  Để dễ đi vào cánh đồng này, xin Giới trẻ phải để Trí rổng,Tâm hư mà tìm hiểu theo 5 bước:Bác học, Quảng Vấn, Thận Tư, Minh biện và Đốc hành, khi đó mình mới hiểu rõ được Văn hoá cha ông, chứ đi tìm cái mình  “ Thích hay  Không Thích “ trong đó thì khó thấy. Sự Thích là do tác động của Lý trí thuộc “ Thân “ nông cạn bên Ngoài chóng qua, còn sự An vui hạnh phúc là do sự cảm nghiệm của “ Tâm “ sâu lắng bên Trong, nên bền lâu.

Nói gọn lại: Nan đề của chúng ta là “ con Người là Bất Nhân, và Xã hội là Bất Công “

Đáp đề: Mỗi Người phải tu dưỡng lòng Nhân để biết yêu thương, kính trọng và tương dung, giúp nhau thi hành lẽ công chính trong cách xử thế  để lập lại mối Giao Hòa thì mới mong nhà êm cửa ấm và xã hội hòa bình.

Cái khó ở đây là mối liên hệ Hoà cần hai chiều, nếu người này muốn Hoà mà người kia cứ gây Bất Hòa thì bế tắc. Cái bế tắc của đa số chúng ta là mối liên hệ giữa mọi người vi nhau đã bị gián đoạn. Chỉ có cuộc vận động một phong trào rộng rãi để giúp các cộng đồng trên con đường Xây dựng con Người và các cơ chế Xã hội thì mới hy vọng mọi người hăng hái tham gia thì mới lướt thắng khó khăn mà vươn lên được.  Ngoài ra, không có lối nào khác là lối cai trị độc tài, buộc mọi người phải tuân theo pháp lệnh, trong trường hơp này thì trái với tinh thần Dân chủ. Đây là nan đề chúng ta đang tìm cách vượt thoát.

Không có con Người Nhân Chủ, không có Chủ đạo Hòa, không có phương cách thiết lập các cơ chế xã hội được quân bình thì chưa thể giải quyết nổi nạn con Người Bất nhân và Xã hội Bất công được.

Nay các yếu tố đó chúng ta đã có đủ:

 Minh triết xây dựng con Người toàn diện, nguyên tắc thiết lập cơ chế xã hội quân bình, kèm theo khoa học kỹ thuật mà con cháu chúng ta khắp trên thế giới đã đạt được, để đem tinh thần đó vào Đời sống, chỉ cần tất cả chúng ta mỗi người đóng góp một tay để phục hoạt lại Đạo lý Hoà của Cha ông, hầu xây dựng lại con Người Nhân chủ ( công thể ) để  xây dựng Gia đình an vui và Đất nước thái bình thịnh trị.

( Tiếp theo Phần II, III và IV )

 Việt Nhân





NỀN VĂN HÓA LƯỠNG HỢP THÁI HÒA

 

PHẦN HAI

 

  Tìm về Minh Triết Việt: Phía Chất gia

 

I.- Dịch: Nghịch số chi lý

  Hiện nay các nhà nghiên cứu Văn hoá trong Nước đang rộn rã đi tìm Minh Triết Việt, họ đã đôn đáo ra ngoại quốc tìm tòi, đã mời triết gia Francois Julien của Pháp về hội thảo, đã mở nhiều cuộc hội thảo khắp ba miền Bắc, Trung, Nam , nhưng dường như vẫn chưa gặt hái được kết quả nào đáng kể. 

Nay đang muốn tìm hiểu triết gia ( T. G. ) Kim Định, là người đã ở ngoại quốc nhiều năm, đã dâng trọn cuộc đời  cho việc nghiên cứu về Tôn giáo, triết học, văn hoá Đông lẫn Tây, cả Kim lẫn Cổ. Cuối cùng T.G. Kim Định đã quay về Cội Nguồn dân tộc, đã một mình một ngựa,  như “ cô Hồng thiên ngoại “, lầm lũi trong  cõi Thời Không mông lung của Huyền sử để khai quật ra nền Minh Triết Việt.  

Cho đến nay, nhiều người chưa chấp nhận Kim Định, vì ba lẽ:

 

            1.- Thời nay là thời “ Duy Lý Một chiều “, mà  Kim Định lại bơi ngược dòng, bàn về “  Chân lý Ngược chiều “ , như Thở Vào Thở Ra, như Thân Cành cây thì mọc Lên, mà Rễ lại đâm Xuống ( Dịch : nghịch số chi lý  ),  không những bàn về Lý mà còn bàn cả về Tình là nghịch số,  không những bàn về Tình về Lý mà còn bàn về “ Tình Lý tương tham “ nữa. Khi bàn về Tình người ta đòi hỏi phải chứng minh rõ ràng, điều này Kim Đinh không làm được, vì Tình là những gì u linh man mác, có thể cảm nghiệm mà không thề lý giải được, không thể lấy cái Lý rõ ràng khúc chiết để diễn tả cái cõi Tình mông lung: Lấy gì giải nghĩa được Tình Yêu ngoài sự cảm nhận cá nhân?

Sở dĩ có tình trạng đó là vì người ta lảng quên đời sống Tâm linh - nguồn gốc Tình của con Người -  người ta bảo đã 25 thế kỷ nay Tây phương sao lảng về Tâm linh.

 Khi đi vào con đường nghịch số ,T.G. Kim Định đã nói ngược đời nhiều điều, làm cho người ta nghe chối tai, dật mình.

            *Về văn hoá thì xưa nay người ta đinh ninh rằng Việt Nam chẳng có Văn hoá, có chăng là học của Tàu rồi  của Tây, nhưng TG. Kim Định lại bảo” Việt Nam là chi tộc Việt duy nhất kế thừa tinh hoa của nền Văn hoá Thái hoà.

             *Xưa nay người ta tin chỉ có Tây phương là có Triết, theo Kim Định  thì chẳng những Việt Nam có Triết, mà là triết siêu việt, không triết nào sánh kịp, vì nó giúp con Người thực sự :” Đội Trời đạp Đất ở Đời”:

                        Đội Trời là biết quy tư đi về nguồn Tâm linh: Nguồn Sống và nguồn Sáng.

                        Đạp Đất là nhận ra Thiên tính được bẩm thụ nơi mình để tìm cách đáp ứng mọi nhu yếu của đời sống để phát triển toàn diện, giúp con Người sống sung mãn đầy sinh thú..

                        Ở Đời là biết cách sống nhịp theo Thiên lý ( Dịch lý ) để Hòa với mọi người mà hưởng hạnh phúc chung.

             *Về Nho thì xưa nay người ta chỉ biết chữ Hán ( tức Hán Nho ), nay không những Kim Định đưa ra nào Hoàng Nho, Di Nho, Nguyên Nho, Chu  Nho, Hán Nho , Tồng Nho, . . . mà còn chen vào Việt Nho là  Tinh hoa của Nho giáo.

             *Xưa nay người ta cho rằng Huyền thoại ( Nhân thoại ) là những chuyện hoang đường của thời tiền sử, Kim Định lại bảo giai đoạn này rất quan trọng, vì đó là giai đoạn “ Sáng tạo văn hoá “, còn  giai đoạn lịch sử là giai đoạn công thức hóa nền văn hoá, văn minh. Huyền sử và lịch sử là cặp đối cực về Sử.

             *Về con Người thì người ta bàn về Duy Tâm duy Vật, còn Kim Định là con Người Nhân Chủ: tự Chủ, tự Lực. tự Cường, là tinh hoa của Trời Đất.

             *Về chế độ xã hội thì người ta chỉ nói đến Tư bản và Cộng sản, còn Kim Định thì là chế độ Bình sản, Chế độ điều hoà được hai đối cực Tư hữu và công hữu.

             *Trên cấp siêu hình thì người ta đề cập đến Hữu vi và Vô vi, Kim Định chủ trương An Vi. An Vi là sự giao thoa của cặp đối cực Hữu Vi và Vô Vi.

             2.- Khi làm văn hoá, thời nay người ta chỉ chuyên tới Văn học: Văn chương nghệ thuật, để mua vui, giải trí mà không đi vào triết lý Nhân sinh, nên phải Triệt Thượng và Triệt Hạ, để cho “ Đầu  đội Trời , Chân đạp Đất “ giúp con Người  Sống HÒA “ Ở Đời “: “ Thiên sinh Địa dưỡng Nhân hòa: Đội Trời,  đạp Đất,  Ở Đời “.

Thói thường, Khi nói chuyện trên trời mây, chuyện cao siêu - khát vọng của con người-, thì ai ai cũng thích, chứ khi nói đến Mình, chuyện Sửa mình, chuyện Thực tế thiết thân làm Người, xây Nhà, dựng Nước ai cũng gạt ra cho là chuyện tầm thường ai mà chả biết, nhưng không chịu nhận ra : “những cái Sảy  “ cá nhân sống nghịch Thiên: Bất Nhân “ này nãy ra “ cái Ung xã  hội nghịch Lý: Bất Công” , làm cho con người vong thân ( do bất Nhân ) và xã hội Bất công - nguồn khổ đau của con Người-.

Khi sự Bất Công tràn lan đã gây ra Bất Hòa xã hội thì sự Hòa chính là đáp đề mà Nhân loại cần tới.

Lại nữa khi đụng tới Triết thì phải nói cho rành mạch cặn kẽ, không thể nói lơ mơ được. Vì ngán sự hiểm hóc, đọc đến bể đầu  của triết Tây, lại nữa không biệt được triết Tây, triết Đông, nên ghét lây triết lý Nhân sinh.

Nhiều người cho triết gia Kim Định là người cực đoạn vì chỗ triệt thượng và triệt hạ ngược đời này, thói thường làm văn hoá thật ra chỉ là chuyện Văn học, bàn những chuyện nhiều khi xa lạ với cuộc sống, không đụng gì tới ai, tới con người, nên vô tội vạ, còn khi nói đến vấn đề con Người cho đến nơi đến chốn thì phải động não, và đụng chạm, nên ít người thích.

 

            3.-Vào thời nhà Nguyễn các vua quan thì lạc hậu, dân chúng thì nghèo khổ, đất nước thì bị cường hào ác bá lộng hành, các nhà Nho chỉ biết tầm chương trích cú, ngâm thơ vịnh nguyệt, thơ văn thì cố làm sao cho giống Tàu, các hào lý thì quá quê mùa lạc hậu, trong khi đó nền văn minh Tây phương rất hào nhoáng, khiến cho các nhà tân học phẩn uất, nhóm Tự lực Văn đoàn đã kịch liệt đả kích hủ Nho, mong đem nền Văn minh Tây phương vào để khai hóa nhân dân, nhưng văn minh Tây Phương cuối cùng lại đem tới tai họa CS.. Thứ Nho mà Tự Lực Văn đoàn đả kích thực ra đó là Hán Nho- thứ Nho Bá đạo - , đã đánh mất ”  vi ngôn đại Nghĩa “, chẳng khác nào như quả cam đã mất ruột còn vỏ, nên nghe nói đến Nho thì ai cũng dẻ bỉu chê bai, xa lánh. Thực ra bỏ Nho tức là bỏ cái tinh tuý của mạch sống Việt, mạch sống đó là Dịch lý, mà triết gia Kim Định gọi là Việt Nho. Nho có nhiều loại: Nguyên Nho, Việt Nho là Nho siêu việt, còn Hán Nho là Nho đã sa đọa, chuyên “ Dĩ cường lăng nhược” để áp bức bóc lột và bành trướng.  Đa số chúng ta không phân biệt được như thế, nên khi nói đến Nho là khinh khi không thèm nghe. Thứ Hán Nho đó ngày nay Trung Cộng đang cổ võ lập Miếu thờ đức Khổng Tử làm bình phong mà lừa thiên hạ!  Thất là một thảm họa!

 

Khi tìm hiều về Kim Định chúng ta toàn gặp những chuyện động trời như vậy, nhiều người đã  bảo Kim Định là một người yêu nước quá khích, cực đoan, cái gì cũng vơ vào, thiển nghĩ đây không là lời phê bình chính xác, nếu chúng ta thực tâm chịu khó tìm hiểu kỹ càng, để nhận ra Dịch lý ( Việt Dịch ) trong nền văn hoá Việt, thì sự thể sẽ đổi khác hẳn.   Hiện nay đã có nhiều vị nghiên cứu văn hoá  trong và ngoài nước đã để ý tới, vì nó đã mở ra một hướng nghiên cứu mới mẻ, một cánh đồng bao la, có đầy cảm hứng, nhất là nó đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho con Người  Nơi Đây và Bây Giờ cũng như tình trạng  Xã hội rối ren ngày nay.  Đây không những là lối thoát cho Việt Nam mà cả Nhân loại nữa, vì Việt Nam  chính là cái hố rác của thế giới!

Tóm lại lãnh vực khai phá cùa Kim Định là một nguồn mỏ nhiên liệu vô cùng phong phú, vì bị sa đoạ mà con cháu đã lảng quên, nay cần phục hoạt lại,  khám phá thêm, tinh lọc và hoàn chỉnh để giúp nhau vươn lên vực dậy.

 

Có điều làm ta nghi ngại, là các vị làm văn hoá trong nước chưa đọc hết nhửng tác phẩm Kim Định, mà đã dự định hội thảo về Kim Định, theo thiển ý là một điều vội vàng chưa nên.  Công trình của T. G. là công trình lớn gồm 46 tác phẩm, nay còn lại 32 tác phẩm chính, gồm nhiều lãnh vực, vừa rộng vừa sâu, không có thời gian đủ  để nghiên cứu thì khó mà bao quát được.

Khi bàn về những điều mình chưa hiểu rõ thì chắc việc làm này khó đạt kết quả mong muốn. Khi không hiểu rõ ràng thì sinh ra thiên kiến, thiên kiến đi tới sự khước từ, khi loại trừ không thận trọng dễ mắc phải việc bỏ mất cái tinh hoa là cái tinh vi khó nhận thấy, nên thứ còn lại chỉ là  cặn bã.  Thiết nghĩ chúng ta cần nghiên cứu kỹ, chắt lọc lại cái tinh hoa, cập nhật hoá và trình bày theo cảm quan thời đại để cho lớp trẻ có thể hiểu được để giữ lại cái tinh tuý của Tổ tiên ( Thiên lý đã cảm nhận được, chứ không là thứ

nhân vi ) đã dày công un đúc hàng bao nhiêu thế kỷ để giúp con Người và xã hội vươn lên.  Đây là công trình cứu con Người và Đất nước bằng Văn Hóa, chứ không có mục đích tranh Danh đoạt Lợi hay một ý đồ bất chính nào khác. Khi đem thiên kiến vào lãnh vực Văn hoá này thì phản lại Thiên lý.

  Nói về Minh Triết thì đất nước nào mà chẳng có, người Anh Mỹ gọi là wisdom, người Pháp gọi là Sagesse, những thứ này tràn lan, nhưng đều là những mãnh vụn minh triết,  đó là những Suy tư và Quy tư vụn mảnh, thiếu hệ thống mạch lạc, không đem được vào Đời để sống sung mãn. Cũng giống như minh triết mà Khổng Tử đã thuật lại, toàn là những câu rất cô đọng, đọc lên   nghe như nhát gừng, không đâu vào đâu cả, vì không tìm ra cơ cấu và mạch lạc nội tại để kết hợp lại thành một nền văn hoá hữu cơ, để khơi dậy một sức sống động giúp cho con Người được sống sung mãn, đầy sinh thú  mà đạt được hạnh phúc. Đó là lý do Khổng giáo bị xuyên tạc thành Bá đạo.

Nền văn hoá Tây Âu chỉ có một luân là Chủ - Nô nên nguội lạnh, quý tộc một đàng bình dân một nẻo. Triết học Tây Âu là “ Triết học chiêm nghiễm các ý tưởng”, các ý tưởng là những hình ảnh đã bất động và lại rất xa lạ với con Người, đây là loại triết học cơ khí, như một bộ máy thiếu xăng, không đủ nội lực để  lay động Thân Tâm mà sống sung mãn.

Sự tiến bộ của Tây Âu là nhờ sự phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật giúp nâng cao Dân sinh và Dân trí để thiết lập Chế độ Dân Chủ, Tự do và tôn trọng Nhân quyền.

Tây Âu hầu như đang đi một chân trên Thế sự mà còn sao lảng về Tâm linh là mạch sống chính. Khi nguồn Tâm linh vơi cạn thì trước sau gì con người cũng sa đoạ.

Còn Triết của Cha ông ta là “ Triết lý Nhân sinh “, nó đáp ứng được nhu yếu thâm sâu của con người ( nhu cầu Thuộc Địa )  và cũng thoả mãn được khát vọng vô biên của con Người  ( nhờ yếu tố thuộc Thiên ). Nhưng khốn thay chúng ta đã bị sống trong khốn quẩn   , hiểu không rõ ràng , nên khinh khi mà bỏ quên!

Vấn đề là khi đi tìm Minh triết của các bậc tiền nhân, ta phải đi vào cốt tuỷ của nền văn

 hoá xưa để mà tìm hiểu và cảm nhận, chứ không đi “ tìm Mình “, cứ để cho “ Tâm hư Trí rổng “ mới mong hiểu được Tiền nhân nghĩ thế nào và cảm thế nào về Nhân sinh quan và Vũ trụ quan.

 Theo Tổ tiên xưa, thì:

             “ Triết”  là Triệt: Triệt Thượng và Triệt Hạ.

            “ Minh” là  làm sáng tỏ Chân lý ngược chiều Thượng Ha, đây là hai đối cực Thiên Địa ngược chiều, Minh Triết là làm sao cho  Thiên Địa chi GIAO, để mà HÒA, nên mới có định nghĩa “  Nhân giả kỳ Thiên Địa chi ĐỨC, Âm Dương chi GIAO, Qủy Thần chi HỘI : Con Người là Tinh hoa của Trời Đất , sự  giao hòa của Âm Dương, là  nợi  gặp gỡ  của Qủy Thần“.  Tất cả đều là sư GIAO HÒA của các đối cực, Minh triết là ở chỗ đó, cái khó là cách làm sao cho Tròn đi được với Vuông, Vô hạn kết hợp được với Hữu hạn , Tiên gặp được Rồng: Tiên Rồng gặp nhau trên cánh Đồng Tương “. 

Đó là cốt tủy của Việt Dịch. Đơn giản chỉ có thế, đó là “ Nhất lý thông, vạn lý minh: Lý của vạn lý “. Chân lý quan trọng bực nhất của loài Người là “ HÒA . Có sống trong thời nhiễu nhương này mới biết  sự sống HÒA VỚI NHAU “ là  qúy nhất.

 Nét Lưỡng hợp các đối cực  là chìa khóa vàng để mở tung nền Văn hóa Việt mông mênh. Các “ đối cực tương tham “ nói chung là Nhân Nghĩa hay Tình Lý trong Việt Nho, Bác ái công bằng trong Kitô giáo, Bi Trí trong Phật giáo.  Cái tinh hoa là  nhận ra chân lý ngược chiều, và biết sống làm sao cho hai đối cực đó tương tham.  Khi  Tình Lý tương tham thì tạo ra mối liên hệ Hòa trong Nho giáo, mối Hiệp thông trong Kitô giáo, đây là mối liên hệ mà Chúa Yêsu đã đề cập trong Dụ ngôn “ Ta là Thân Nho và các con là cành Nho” , có như thế thì nhựa sống mới được luân lưu điều hoà khắp cây nho ( ?).  Đây là mối liên hệ hai chiều ngược nhau, chứ không là mối liên hệ một chiều Chủ - Nô.

 Áp dụng vào Nhân sinh quốc kế thì “ Minh triết là biết cách xếp đặt mọi sự làm sao để cho Mình và Mọi người cùng hưởng hạnh phúc.Kim Định “.  Hòa là yếu tố quan trọng, có giàu sang bể bề mà đời sống bất hòa cũng không được hạnh phúc.

Nền Văn hoá Lưỡng hợp của Tổ tiên Việt là Triết lý Nhân sinh, bắt nguồn từ trong thâm Tâm con Người, gần với con Người và phục vụ con Người, không là triết lý chiêm nghiệm các ý tưởng xa vời như triết lý Tây phương.

 

II.-  Nền tảng cuộc sống nòi giống Tiên Rồng

  Tổ tiên Việt sống bằng Nghề Nông, nên phải chiêm nghiệm thời tiết giúp việc Gieo Gặt ( Giá Sắc ) các  thời vụ được hợp với thời tiết đặng cho Hoà cốc phong đăng: mùa màng tốt tươi. Nhờ quan sát Thiên văn mà  các ngài cảm nghiệm được Thiên lý, đó là Dịch lý: “ Nghịch số chi lý “, là chân lý ngược chiều.

 Trên cấp Vũ trụ là Sức Ly tâm và Quy Tâm giúp cân bằng các thiên thể treo lơ lửng và chuyển vận không ngừng trong không gian , trong cơ thể con Người thì sư Hô ( Thở ra ) và Hấp ( Thở vào )  được cân bằng mới duy trì được sự sống và phát triển, trong sự Sống con Người là Tình và Lý tương tham thì Thân mới an Tâm mới lạc.

Trong thế giới Hiện tượng nhị phân thì các cặp đối cực là phổ biến: Nho giáo tông quát hóa thành Âm / Dương, Việt là Tiên / Rồng, trong Thánh Kinh là cây Biết Lành / biết Dữ.  

 

III.- Quá trình thăng hoa cuộc sống Tiên Rồng


            1.-Chim phải biết bay cao, nên có thể Triệt Thượng để “ Đội Trời “ đi về cõi Tĩnh để tu dưỡng nguồn Tình , tiến từ Lượng qua Phẩm, từ Vật chất qua Tinh thần tới Tâm linh, để tiếp cận với nguồn Sống ( Tình: Nhân,Từ bi, Bác ái  ), gọi là Nguồn, là Đạo.     Nho gọi triệt Thượng là “ Cao minh phối Thiên “ mà  Cha ông chúng ta  nói  là  “Đầu đội Trời “ như chim Âu  tung cánh lên Trời cao để thăng hoa đời sống mà biến thành Tiên gọi là Mẹ “ Non Nhân “.

 

            2.- Triệt Hạ là đi ra cõi Động, phải lặn xuống biển sâu như Giao Long để tinh luyện Lý công chính  ( Lý: Trí của Nho va Phật giáo , công bằng của Kitô giáo).  Nho gia gọi triệt hạ là “ Bác hậu phối Địa “ hay Chất gia gọi   “ Chân đạp Đất “ như Rồng lặn sâu đáy biển, nhận ra nhu yếu thâm sâu  của con Người giúp  đời sống   sung mãn đầy sinh thú, để  Rồng xứng là “ Cha nước Trí” , hầu đạt chu tri ( holistic knowledge ) , tránh cảnh triết lý sờ voi.

 Triệt thượng và triệt hạ không phải là ly dị chia ly như nhiều người lầm tuởng, mà là cách phân cực để giúp con người “ Tận kỳ Tính “ tức là giúp cho con người “ phát triển toàn diện “.

Triệt Thượng để  tu dưỡng Đạo Nhân, Triệt Hạ để tinh luyên đức Trí.

        3.- Quá trình thăng hoa ( transcendent ) thứ ba là làm sao cho hai đối cực dung hoà được với nhau, đây là bước khó nhất, làm sao Hòa được hai cực như Nước với Lửa ( Thủy – Hỏa ), như Thiên với Địa hay “ Mẹ Tròn Con Vuông “ 

  Để có sự giao hòa giữa hai đối cực, Chim Tiên không chỉ là loài bay cao như Việt Trĩ, mà phải là loài Lưỡng Thê như  Chim Hồng vừa biết bay Trên Cao, mà cũng có thể Hạ Thấp xuống nước kiếm ăn để gặp Rồng mà lưỡng hợp. Rồng cũng vậy, tuy phải Lặn Sâu đáy biển như Giao Long, nhưng cũng phải Tung lên Không trung làm mưa làm gió để tương giao vớí Chim Tiên, Tiên Rồng có gặp nhau thì Tình Lý mới Tương tham để  Tình Lý keo sơn gắn bó với nhau không thể tách rời.

 Phương cách Hòa là “ Chấp Kỳ Lưỡng đoan  hay Phải Người phải Tavới tỷ lệ Hòa là “ Tham Thiên Lưỡng Địa: 3 Trời hai Đất” hay theo Việt là “ Vài Ba “. Minh triết là  ở chỗ Tương tham này.

Sở dĩ nói Tham thay Tam, Vài thay cho Hai, vì những con số này phải co dãn, tuỳ người tuỳ việc, tuỳ hoàn cảnh, không và thời gian khác nhau mà lưỡng hợp. Để kiểm chứng Tỷ lệ Hòa Vài Ba :2 / 3  của Việt hay Tham Lưỡng: 3 /2 của Nho, hai nhà Bác học Trung Hoa, Dương Chấn Ninh và Lý Chánh Đạo được giải thưởng Nobel cho biết khi bắn nhân nguyên tử của  một chất thì phát ra hai tia vi tử Âm và Dương, nếu được chắn lại mà đo tốc độ thì tỷ lệ tốc độ hai tia vi tử Âm / Dương là 2 / 3.

Để cho dễ hiểu sự Hoà giữa hai đối cực Tình và Lý: Tình là yếu tố giúp hai người gần lại với nhau, nhưng Tình quá lại sinh ra thiên vị, nên cần có Lý là lẽ sống công bằng để giữ mối Hòa, nếu Tình khô cạn mà Lý quá thì lại sinh ra gian giảo. Phải có Tình nhiếu hơn lý . Tình 3 Lý 2 ( 3, 2 không phải là con số toán học, nên rất co dãn ) thi mới có thể giữ được thế quân bình. Con Người ta là Qủy Thần chi hội, nên cũng rất yếu đuối dễ phạm bất công, nên phải Tình nhiều hơn  để khi một người phạm lỗi giao hòa với người khác, thì người bị đối xử bất công còn lưu Tình,  không cắt đứt mối liên hệ để lập lại mối hòa mới.

Vậy việc thăng hoa cuộc sống là tinh  luyện Thân Tâm làm sao được như  Chim biến thành Tiên là nòi Cao cả và Giao Long, Xà long  trở nên  Rồng là giống Thông tuệ:

            Thông tuệ nghĩa là không hèn yếu. Hèn yếu là khi nhân loại giơ quả đấm lên làm luật, lấy miếng ăn làm lẽ sống duy nhất, lấy đấu tranh đâm chém làm vinh quang của mình.

            Cao cả là khi con người lấy Đạo lý làm luật, lấy Nhân ái làm cách xử thế, lấy Tinh thần làm trọng, và khi ấy chữ Vô ( Je me réduis à Zéro. Gandhi ) trở nên một đường lối tối ư quan trọng.”

( Những Di biệt Đông Tây. Tâm đạo. Kim Định )

 

Nho còn bảo: “ Thông Thiên Địa Nhân viết Nho: Nho hội thông được cả ba cõi:  Trời, Đất, Người” , Vì “ Nhân giả kỳ Thiên Địa chi Đức: con Người là tinh hoa của Trời Đất,  mang cả hai yếu tố Đất Trời trong mình”, nên Khi “ Thiên sinh Địa dưỡng Nhân hòa “ thì  Tam gia tương kiến “, nghĩa là ba cõi hội thông với nhau tạo nên cảnh Thái hòa, cảnh này là những diễn đề được khắc trên mặt Trống Đồng Đông Sơn, đây là  Cosmic rythm : Nhịp điệu Hòa của Vũ trụ. 

Trên mặt trống Đồng ở giữa là 14 tia mặt Trời đại diện cho Thiên, ( gồm 3 vòng: 14 tia sáng , Âm Dương vật:nguồn sinh sinh hóa hoá, và vòng Đại ngã tâm linh. . . ) tiếp vòng giữa là Nhân, tức là người mang lông Chim tức Tiên ( 1 vòng ), Vòng ngoài là Chim, nai chà ( 2 vòng ). Tất cả đều ca múa theo hướng Tả nhậm, ngược chiều kim đồng hồ, tức là Thuận Thiên, tạo nên cảnh Thái hòa. ( 2 -3 là cơ cấu của nền Văn Hóa Thái hoà ).

Cụ thể :

            1.- Trong con Người là Hòa Tình và Lý

            2.- Trong Gia đình là Hoà giữa  Vợ với Chồng Cha Mẹ với Con cái, Anh Chị em với nhau ( Tính Lý tương tham)

            3. Trong Quốc gia là Hòa giữa Nhân Dân và Chính quyền bẳng cách biết quân bình giữa các đối cực trong các cơ chế xã hội:

                        a.- Trong Chính trị là Hoà giữa Nhân Dân và Chính quyền bằng cách điều hòa giữa Nhân quyền và Dân quyền

                        b. Trong Giáo dục là điều hoà giữa hai yếu tố Thành Nhân và thành Thân.

                        c.- Trong Kinh Tế là điều hòa giữa Công Hữu và Tư hữu

                        d.- Trong Xã hội là điều hoà giữa Dân sinh và Dân Trí.

            4.- Trên cấp siêu hình là Hòa giửa Vô vi và Hữu Vi để đạt tới An vi. ( Kim Định )

 Chân lý ngược chiều là nền tảng của Thiên lý, Dịch lý. Dịch Lý là nền tảng của nền Văn hoá Thái hòa.

IV.- Kết

  Các môi trường Sống trên Thế giới ngày nay đã mất Quân bình, tuy nơi nhiều nơi ít, nhưng đều trầm  trọng cả, vì nó liên hệ mất thiết với nhau do  Vạn Vật tương liên: một cử động của một nm tay có thể truyền lan khắp vũ trụ vì được di chuyển bằng tần số, các tần số tư tưởng cũng vậy. Trong các thứ môi trường thì sự ô nhiễm môi trường Tư tưởng là quan trọng hơn hết. Khi Tư tưởng được quân bình thì hành động của chúng ta sẽ không gây ra sự mất quân bình trong mọi lãnh vực.   Có sống điều hòa theo” Nghịch số chi lý “ trong mọi lãnh vực thì đời sống chúng ta mới mong ổn định được. Vì vậy Cha ông chúng ta bảo: “ Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong “. Thiên đây là Thiên lý, là Dịch lý.

Vậy muốn cho con Người Thân an, Tâm lạc, Gia đình là Tổ ấm un đúc con Người, Xã hội là môi trường Sống Hòa bình thì Dịch  lý là đáp số cho cả  nhân loại.

 

Dịch: nghịch số chi lý: là Lý của mọi Chân lý,nắm được Chân lý Mẹ này thì mọi lý lẻ tẻ sẽ sáng tỏ ra ( Nhất lý thông vạn lý minh ), nói theo Nho gia là “ Tình Lý tương tham” , theo bình dân “ Bên Ngoài là Lý nhưng Trong là Tình. Nguyễn Du “. 

            “ Trong”  là trong từng Cá nhân, mỗi cá nhân phải “ Tu Nhân “,

            “ Ngoài “  là bên ngoài Xã hội, thì cách ăn ở phải công bằng, nên phải “ tích Đức”, tức là Đức Nghĩa, là lẽ công bằng, sao cho Tình Lý vẹn toàn.

Đem cái Dịch lý ra mà nhìn  xã hội loài Người thì ta thấy xã hội đầy rẫy Bất công trong mọi lãnh vực gồm Tư tưởng và hành động, việc này  làm cho Xã hội rối loạn, con Người khổ đau. Nguyên do là vì đâu? Thưa là con Người Bất Nhân, nghĩa là không yêu thương kính trọng và chấp nhận nhau mà ăn ở công bằng với nhau nên sinh ra bất Hòa.

Vậy căn bệnh của con Người là Bất Nhân và bất Tương dung, gây ra căn bệnh của Xã hội là Bất Công.

Nguyên do là cuộc sống trái vói Dịch lý, vì bỏ đời sống Tâm linh mà ra, tức là bỏ Gốc” Tình Lý tương tham ”  nên vong Thân, vong gia và vong quốc và vong Nô.

Tìm Minh triết để giúp nhau sống thuận theo Dịch lý để  sửa lại bản chất của nan đề con Người và Xã hội.  Ngày nay người ta chữa bệnh bằng cách chữa các hiện tượng, chẳng khác nào chữa bệnh nội thương bên Trong bằng cách xoa dầu cù là bên Ngoài!

 Trong muôn vàn hiện tượng phức tạp trong xã hội hiện nay,  với Dịch lý ta sẽ có cái nhìn vô cùng đơn giản: ” Con Người Bất Nhân gây ra Xã hội Bất Công “. Đó là Chân lý tức là  Bản chất  của nan đề, nên Dịch lý có khả năng giải quyết các hiện tuợng rối ren trong con Người và xã hội cho được cân bằng ổn định.

Dịch (( 易 = 曰 +月 )   ngoài  nghĩa là  thường xuyên biến hóa, còn có nghĩa là dễ nữa, nên Dịch lý bao giờ cũng đơn giản, thiết thân với con Người và dễ thực hiện, nhưng lại hóa ra rất khó, là vì chúng ta khinh chuyên nhỏ nhặt tầm thường không chịu thi hành, mà bỏ cái nhỏ thì sẽ mất cái to, cũng như Biết mà không gắng công Làm thì kể như không biết.  Chân lý bao giờ cũng đơn giản dễ hiểu, chỉ những lý luận loanh quanh,  khúc mắc, xa rời cuộc sống mới là Tà Ý làm cho con Người vong Bản, vong Thân, vong Gia, vong Quốc, vong Nô.

Vong bản ( đời sống Tâm linh ) là  thảm họa ngàn đời của loài Người.

( Tiếp theo phần III và IV trang 2 )

 Việt Nhân



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Nền Văn Hoá Lưỡng Hợp Thái Hoà
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc, thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt

Trang [ 1 ] [ 2 ]