
Đại Tướng Cao Văn Viên
Việt Nam
Văn Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net ![]() Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ![]()
![]() Quốc Gia Việt Nam (14/6/1949 - 26/10/1955) Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về
chính thể tại miền Nam Việt Nam. Để xem
bài viết về tổ chức nước Việt Nam, xem tổ
chức nước Việt Nam.
Quốc gia Việt Nam (tiếng Pháp: l’État du Viêt Nam) là một chính phủ thuộc Liên hiệp Pháp, cai quản về mặt danh nghĩa lãnh thổ miền Nam Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 và 1955. Về mặt hình thức, quốc gia này gần như là một quốc gia quân chủ lập hiến với Quốc trưởng là Cựu hoàng Bảo Đại. Từ năm 1954, theo thỏa thuận của Hiệp định Genève 1954, chính quyền và các lực lượng quân sự của Quốc gia Việt Nam tập kết và được trao quyền kiểm soát vùng lãnh thổ Nam Việt Nam. Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập một quốc gia mới với chế độ cộng hòa dưới tên gọi Việt Nam Cộng hòa.
Lịch sửSau khi tái chiếm Đông Dương bằng vũ lực năm 1945, người Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Việt Nam, mà lực lượng mạnh nhất là Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo và được các nước phương Tây cho là thân với cộng sản. Sau khi chiến dịch Léa năm 1947, được thiết kế đặc biệt để bắt Hồ Chí Minh và lãnh đạo Việt Minh, không đạt được mục tiêu chính, không đủ lực để tiếp tục tấn công, Pháp tìm cách xây dựng một chính quyền bản xứ người Việt để làm đối trọng với Việt Minh, và để thuyết phục Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự để Pháp có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương[2]. Tháng 3 năm 1948, Bảo Đại và Mặt trận Dân tộc Thống nhất gặp nhau tại Hương Cảng và đồng ý thành lập chính phủ lâm thời do Nguyễn Văn Xuân đứng đầu. Tháng 6, tại cuộc họp tại Vịnh Hạ Long, Pháp và Bảo Đại đạt được sự đồng thuận về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, mặc dù nghĩa chính xác của từ "độc lập" và các quyền hạn cụ thể của chính phủ mới vẫn chưa được xác định. Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản "Thanh niên Hành Khúc" với lời nhạc mới làm quốc ca.[3] Tháng 1 năm 1949, cuối cùng Pháp cũng thỏa hiệp trước yêu cầu của Bảo Đại rằng Nam Kỳ phải nằm trong Quốc gia Việt Nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam non trẻ rất yếu ớt do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền hành cao nhất trên thực tế là Cao ủy Pháp. Quân độiQuân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập nhưng được huấn luyện kém và không có sĩ quan chỉ huy cấp cao người Việt[4] . Pháp chỉ đơn giản là đưa những người lính mới tuyển mộ được vào các quân đoàn Viễn chinh của chính Pháp, tại đó, người chỉ huy là các sĩ quan Pháp.[5] Ngày 12 Tháng Giêng, 1955 tướng Agostini mới trao quyền chỉ huy cho tướng Lê Văn Tỵ.[6] Ngoại giaoChiếu theo Điều II trong Hiệp ước Elysée thì Quốc gia Việt Nam có quyền trao đổi đại sứ với các nước khác nhưng Tổng thống Pháp, nhân danh chủ tịch Liên hiệp Pháp có quyền phê chuẩn hay không chấp nhận. Tính đến đầu năm 1950 thì có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam.[7] Hoa kỳ và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland công nhận chính quyền Quốc gia Việt Nam ngày 7 Tháng Hai năm 1950. Donald Heath được cử làm đại sứ Mỹ đầu tiên sang nhận nhiệm sở ở Sài Gòn. [8] Một thành tựu ngoại giao của Quốc gia Việt Nam là việc thâu hồi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ tay Nhật Bản vừa mới thất trận tại Hội nghị San Francisco Tháng Chín năm 1951.[9] Vấn đề chủ quyền và vai trò của PhápTháng Ba năm 1954 Quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Bửu Lộc đại diện mở cuộc điều đình với Pháp về chủ quyền của Việt Nam đòi hỏi Pháp phải ký hai hiệp ước riêng. Hiệp ước thứ nhất công nhận sự độc lập trọn vẹn của Quốc gia Việt Nam. Hiệp ước thứ hai sẽ minh định quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.[10] Trong khi đó chiến trận ở Đông Dương càng tăng cường độ. Sự thất trận của Pháp tại Điện Biên Phủ vào Tháng Năm càng làm tình hình thêm thúc bách. Vào cuối Tháng Tư, 1954 thì Hiệp định Genève bắt đầu và kéo dài đến khi ký xong ngày 21 Tháng Bảy, 1954. Đây là hiệp ước có sự tham dự 9 phái đoàn của Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia để tái thiết hòa bình ở Đông Dương, trong đó có một số phái đoàn chỉ tham dự mà không ký vào hiệp ước. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Ngoài ra Pháp còn ký riêng với Quốc gia Việt Nam một hiệp ước ngày 4 Tháng Sáu giữa Thủ tướng Joseph Laniel và Thủ tướng Bửu Lộc công nhận nền độc lập hoàn toàn của Quốc gia Việt Nam.[11] Theo Hiệp ước Genève 1954, lãnh thổ nước Việt Nam bị tạm chia làm hai vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự. Miền Bắc do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, miền Nam do lực lượng Liên hiệp Pháp, trong đó có Quốc gia Việt Nam kiểm soát, sau một thời gian, theo điều khoản của Hiệp định Genève, quân đội Pháp rút dần về nước. Hiệp ước cũng quy định 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Liên hiệp Pháp hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền. Tuy người Pháp công nhận nền độc lập của Quốc gia Việt Nam họ chỉ miễn cưỡng bàn giao các cơ sở hành chánh như cố ý làm suy yếu chính thể mới, nhất là sau khi Quốc trưởng Bảo Đại chọn Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, một người không có thiện cảm với Pháp. Trong khi đó Pháp tiếp tục chi viện cho nhóm Bình Xuyên và hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo cho đến năm 1955 mới thôi. Ba nhóm này có khoảng 20.000 quân kiểm soát một vùng rộng lớn; quân Cao Đài chủ yếu ở miền Đông Nam phần, quân Hòa Hảo ở miền Tây còn Bình Xuyên chiếm cứ Sài Gòn-Chợ Lớn. Khi không còn chi viện của Pháp nữa, các môn phái quay sang làm áp lực và tranh chấp với chính phủ Quốc gia. Xung đột giữa Chính phủ và Bình Xuyên cùng giáo pháiNgày 1 Tháng Giêng Ngô Đình Diệm ký nghị định hủy bỏ những sòng bài Kim Chung (khu cầu Muối) và Đại Thế Giới (Grande Monde) ở Chợ Lớn. Xóm Bình Khang mại dâm cũng bị dẹp, chấm dứt những nguồn tài chánh lớn này của Bình Xuyên. Nhóm này cùng với lực lượng Cao Đài và Hòa Hảo lập Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia vào Tháng Ba với sự ủng hộ ngầm của Pháp nhằm lật đổ thủ tướng Ngô Đình Diệm. Do là trước năm 1955, Pháp chi viện cho hai giáo phái 5 triệu đồng mỗi tháng[12] nhưng từ khi Thủ tướng Diệm không chịu giải ngân số tiền cho các môn phái này nữa kể từ trung tuần Tháng Hai, 1955 thì ba lực lượng trên chống đối ra mặt. Bình Xuyên còn vận động quốc trưởng Bảo Đại làm áp lực với thủ tướng vì sòng bài đã cung cấp lợi tức cho Bảo Đại một triệu đồng mỗi ngày (trị giá 28.500 Mỹ kim theo hối xuất đương thời).[13] Ngày 21 Tháng Ba, 1955 Mặt trận gửi tối hậu thư cho thủ tướng đòi quyền tham chính. Thủ tướng phải gọi tướng Đỗ Cao Trí về để chống lại công an cảnh sát do Bình Xuyên chỉ huy. Bình Xuyên phản công, pháo kích vào Dinh Độc lập ngày 28 Tháng Ba. Sau đó lại có tin Bảo Đại đòi Ngô Đình Diệm sang Pháp trình diện bên Pháp để giải quyết các tranh chấp. Thủ tướng liền cho triệu tập một số đoàn thể chính trị và nhân sĩ vào Dinh Độc lập hội kiến và tham khảo tìm cách đối phó với tình trạng ngày thêm xáo trộn. Nhóm này liền liên kết lập ra Ủy ban Cách mạng Quốc gia và trình lên ba kiến nghị cũng vào ngày 29 Tháng Tư, 1955:
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý thắng lợi, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng hoà. Đây là nền Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam và chính thể Quốc gia Việt Nam bị giải tán. Các đời thủ tướngQuốc gia Việt Nam theo hình thức quân chủ lập hiến với nguyên thủ là Quốc trưởng Bảo Đại. Về mặt hành pháp có chức vụ Thủ tướng, được chỉ định bởi Quốc trưởng và chịu trách nhiệm trước Quốc trưởng. Xem thêm Tổ Chức Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam
Ngày 16 Tháng Sáu năm 1954 Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng trong khi ở Genève các phe tham chiến đang thương thuyết tìm một giải pháp cho cuộc chiến ở Đông Dương. Sang đầu Tháng Bảy danh sách Nội các như sau
Chú thích
Tham khảo
Xem thêm
![]() Việt Nam Cộng Hoà (26/10/1955 - 30/4/1975) Việt Nam Cộng hòa
(1955–1975) là một
cựu quốc gia được thành lập từ Quốc
gia Việt Nam (1949–1955), có chủ quyền
lãnh thổ chính thức ở miền
Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng
hòa sụp đổ sau khi đầu hàng lực lượng Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
và Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa vào
ngày 30 tháng 4 năm
1975
Tên gọiTên gọi chính thức của quốc gia này trong tiếng Việt là "Việt Nam Cộng hòa". Một số người cũng dùng "Nam Việt Nam" làm tên gọi không chính thức cho quốc gia này. Ngoài ra từ "Quốc gia" cũng là từ thông dụng để chỉ về tên gọi của quốc gia này, đặc biệt là trong các khẩu hiện về việc chiêu hồi. Lịch sửĐệ nhất Cộng hòa 1955-1963Sau Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, nước Việt Nam Cộng hòa được thành lập, thủ đô là thành phố Sài Gòn và ngày 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đi theo chủ nghĩa Cần lao Nhân vị. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế... Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm bị xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần có nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ (do lo ngại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản), chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ Nam Việt Nam, dựa theo Luật 10-59 (đạo luật nhằm trừng trị các hành động phá hoại an ninh quốc gia, mạng sống và tài sản của nhân dân, và quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt).[1] Phong trào Đồng khởi năm 1960 (do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo) và cuộc đảo chính hụt năm 1961 là những đòn giáng mạnh vào chế độ. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền. Việc Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chí phương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Theo như hồi ký của bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara, chính CIA đã hậu thuẫn cho việc lật đổ này và McNamara xem đó là một sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải. Tuy nhiên việc sát hại không phải là chủ trương của Hoa Kỳ. Kể từ đây, sự phụ thuộc của Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ, về tài chính cũng như về quân sự, cũng như sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng hòa ngày càng lên cao. Thời kỳ quân quản 1963-1967![]()
Hai tướng Nguyễn
Cao Kỳ (người đầu tiên bên
trái) và Nguyễn
Văn Thiệu (thứ 6 từ trái sang phải)
đại diện Việt Nam Cộng hòa tại hội nghị SEATO nhóm họp tại
Manila
năm 1966
Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam bởi một loạt đảo chính liên tiếp cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Trong thời gian 20 tháng miền Nam phải chứng kiến hơn 10 biến cố chính trị (chỉnh lý 1964 của tướng Nguyễn Khánh; thành lập Tam đầu chế; phong trào chống Hiến chương Vũng Tàu; chính phủ dân sự Trần Văn Hương lên rồi đổ; chính phủ dân sự Phan Huy Quát lên rồi đổ; đảo chánh hụt ngày 13 tháng 9, 1964 của tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát; đảo chánh hụt ngày 20 tháng 2, 1965 của đại tá Phạm Ngọc Thảo). Phe quân đội lần lượt truất phế nhau cùng những chính phủ dân sự được dựng lên rồi phải rút lui. Cùng khi đó về mặt xã hội, các khối Phật giáo và Công giáo nhiều lần xuống đường biểu tình làm áp lực. Về mặt pháp lý bản Hiến pháp năm 1956 bị vô hiệu hóa. Thay vào đó là một loạt hiến chương có tính cách tạm thời như:[2]
Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hòa cùng với các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do Liên Xô, Trung Quốc và khối xã hội chủ nghĩa hậu thuẫn trong Chiến tranh Việt Nam.
![]()
Hiện trường một vụ đánh bom của quân
du kích Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam giữa phố Sài
Gòn năm 1965
Đệ nhị Cộng hòa 1967-1975Tháng 6 năm 1966, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ điều hành tuyên bố mở cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 13 tháng 9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì ra tuyên cáo bản Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975[3]. Cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 với 11 liên danh tranh cử trong đó có những ứng cử viên như chính trị gia kỳ cựu như Phan Khắc Sửu và Trần Văn Hương. Trong số hơn sáu triệu cử tri thì năm triệu người đi bầu, tức tỷ lệ 80%. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu. Về nhì là luật sư Trương Đình Dzu với 17%.[4] Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch và Hội đồng Cố vấn do Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Năm 1971 là cuộc Tổng Tuyển cử thứ nhì của nền Đệ nhị Cộng hòa. Kỳ này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng vì không có đối phương ra tranh cử. Sự việc này xảy ra nhiều người cho là do điều luật mới thông qua ngày 3 Tháng Sáu năm 1971 nhằm hạn chế khả năng ứng cử viên đối lập. Theo đó thì ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh.[5] Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ vì lý do điều luật trên phải rút tên. Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris (được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Bị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột), trước sự tấn công mãnh liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước Quân Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thay thế chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý miền Nam Việt Nam. Chính phủ mới này nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến khi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, sáp nhập hai chính phủ, vào ngày 2 tháng 7 năm 1976. Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhị Cộng hòaHiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến. Lập pháp![]()
Trụ sở Quốc hội (sau thành trụ sở Hạ nghị
viện) Việt Nam Cộng hòa; nay là Nhà
hát lớn Thành phố Hồ Chí
Minh
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 thì mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.[6] Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm.[7] Quốc hội có những quyền hạn sau:
Ở tỉnh có Hội đồng Lập pháp cấp tỉnh, thành viên gọi là dân biểu. Hành phápTổng thốngTổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:
Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.[8] Phó Tổng thốngPhó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:
Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chính phủ. Chính quyền Trung ươngThủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm. Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ:
Ngoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:
Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng). Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm. Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định. Chính quyền địa phương
Tư phápLuật phápLuật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Huế ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật (1883) áp dụng ở Nam Kỳ. Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam.[9] Cơ quan Tư pháp Trung ươngTối cao Pháp viện gồm 9 thẩm phán, do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm trên danh sách do Tối cao Pháp viện và Bộ Tư pháp lập ra. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau đây:
Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành. Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện. Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác. Giám sát viện (tiếng Anh: Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định. Giám sát viện có thẩm quyền:
Cơ quan Tư pháp địa phươngỞ địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận). Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ở Huế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án.[10] Các đơn vị hành chính cấp tỉnhĐầu năm 1956, thành lập thêm các tỉnh Tam Cần (9/2/1956), Mộc Hóa (17/2/1956), Phong Thạnh (17/2/1956), Cà Mau (9/3/1956). Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Pleiku, Darlac, Đồng Nai Thượng, Phước Long (tên cũ: Bà Rá), Bình Long (tên cũ: Hớn Quản), Long Khánh (tên cũ: Xuân Lộc), Biên Hòa, Bình Tuy, Phước Tuy (tên cũ: Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Dương (tên cũ: Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Gia Định, Long An (gộp Chợ Lớn và Tân An), Kiến Tường (tên cũ: Mộc Hóa), Kiến Phong (tên cũ: Phong Thạnh), Định Tường (gộp Mỹ Tho và Gò Công), Kiến Hòa (tên cũ: Bến Tre), Vĩnh Long, Vĩnh Bình (tên cũ: Trà Vinh), An Giang (gộp Long Xuyên và Châu Đốc), Phong Dinh (tên cũ: Cần Thơ), Kiên Giang (gộp Rạch Giá và Hà Tiên), Ba Xuyên (gộp Bạc Liêu và Sóc Trăng), An Xuyên (tên cũ: Cà Mau), Côn Sơn và Đô thành Sài Gòn. Ngày 19/5/1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng. Ngày 23/1/1959, lập 2 tỉnh Quảng Đức và Phước Thành. Ngày 21/1/1961, lập tỉnh Chương Thiện. Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín (31/7/1962) và Phú Bổn (1/9/1962). Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa (15/10/1963) và Gò Công (20/12/1963). Ngày 8/9/1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu. Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21/4/1965) và Phước Thành (6/7/1965). Ngày 24/9/1966, lập tỉnh Sa Đéc. Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn: Quảng Trị | Thừa Thiên | Quảng Nam | Quảng Tín | Quảng Ngãi | Kon Tum | Bình Định | Pleiku | Darlac | Phú Yên | Phú Bổn | Khánh Hòa | | Ninh Thuận | Tuyên Đức | Quảng Đức | Bình Thuận | Lâm Đồng | Phước Long | Bình Long | Bình Tuy | Long Khánh | Bình Dương | Tây Ninh | Phước Tuy | Biên Hòa | Hậu Nghĩa | Gia Định | Long An | Kiến Tường | Gò Công | Định Tường | Kiến Phong | Châu Đốc | Kiến Hòa | Vĩnh Long | Sa Đéc | An Giang | Kiên Giang | Vĩnh Bình | Phong Dinh | Ba Xuyên | Chương Thiện | Bạc Liêu | An Xuyên. Đơn vị đông dân nhất là Đô thành Sài Gòn; ít dân nhất là tỉnh Quảng Đức.[11] Đứng đầu tỉnh là tỉnh trưởng do tổng thống bổ nhiệm và báo cáo lên thủ tướng và bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trách nhiệm của tỉnh trưởng gồm soạn ngân sách, điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và kiểm soát việc hành chánh.[12] Các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnhBốn mươi bốn tỉnh của Việt Nam Cộng hòa được chia thành 241 quận[13] sau tăng lên 247 quận.[14] Quận trưởng do tỉnh trưởng đề cử và thủ tướng bổ nhiệm. Dưới quận là xã và thôn. Toàn quốc có 2.589 xã.[15] Tính đến năm 1974 thì chính phủ kiểm soát 2.159 xã.[16] Ngoài Đô thành Sài Gòn ra còn có 10 thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ và Rạch Giá.[17] Dưới xã là thôn ấp, tổng cộng có hơn 15.000 đơn vị.[18] Cấp tổng bị loại bỏ dần kể từ năm 1962. Việc cai trị ở cấp xã trước kia tự trị thì năm 1956 thời Đệ nhất Cộng hòa hội đồng xã phải do tỉnh trưởng bổ nhiệm.[19] Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì việc điều hành ở cấp xã trả lại cho địa phương. Hội đồng xã do cư dân 18 tuổi trở lên bầu ra. Những xã dưới 2.000 dân thì bầu ra hội đồng 6 người. Xã trên 10.000 dân thì được bầu 12 người.[20] Các quân khu![]()
Bác sĩ người Mỹ trong chương trình MEDCAP
và 1 binh sĩ người Việt Nam - Hình
chụp tại một ngôi làng nhỏ ở miền Nam
Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7, 1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật, còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau:
Khi 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Quân khu 1 gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Quân khu 2 với diện tích 78.841 km vuông, chiếm gần phân nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng chỉ có gần 3 triệu dân sinh sống trong 12 tỉnh. Quân khu 3 có thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô (do Quân khu Thủ đô đổi thành), tổng cộng 11 tỉnh. Quân khu 4 có 16 tỉnh. Các thị xã về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu. Quân lực![]()
Các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng
hòa tại Quân
cảng Cam Ranh ngày 1 tháng 1
năm 1971
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thành lập từ năm 1955 với nòng cốt là lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6. Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hoả lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, và các đồng minh, để chống lại những người Cộng sản miền Nam, vốn được sự hậu thuẫn của miền Bắc. Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn bị gọi là "quân đội Sài Gòn" hay "quân ngụy" theo cách gọi của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đương thời. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng là lực lượng chính trong cuộc đảo chính 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và tham chính trong chính quyền cho đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ để có thể thực hiện phòng thủ quốc gia. Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động. [21] Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, lực lượng quân đội này đã tan rã. Ngoại giaoTính đến năm 1974 thì Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập bang giao với 86 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở cấp bán chính thức. Lập trường ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa là không chấp nhận bang giao với chính phủ nào muốn công nhận chính phủ của Mặt trận Giải phóng miền Nam.[22] Bắt đầu từ năm 1964 một số đồng minh của Việt Nam Cộng hòa ngoài viện trợ tài lực hoặc nhân lực còn trực tiếp tham chiến như Hoa Kỳ (1964), Nam Hàn (03.1965), Úc (06.1965), New Zealand (07.1965), Thái Lan (02.1966), và Philippines (10.1966). Nhóm này mang tên "The Free World Military Assistance Forces". Lực lượng quân sự của các đồng minh dần dần rút đi vào năm 1972-73 với Hòa đàm Paris đang diễn tiến và rồi kết thúc.[23] Việt Nam Cộng hòa là thành viên trong một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956)[24]; Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955).[25] Kinh tếNền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là một nền kinh tế thị trường, đang phát triển, và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1963 đến 1973. Tuy nhiên, phát triển kinh tế vẫn được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm hoặc kế hoạch bốn năm. Nền kinh tế ổn định trong gần 10 năm đầu tiên, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều, tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại. Chính quyền đã phải tiến hành cải cách ruộng đất tới hai lần. Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Văn hóaVào thời Đệ nhị Cộng hòa những ngày nghỉ chính thức cho các công sở gồm có:
Ngoài ra còn có những ngày lễ cổ truyền tính theo âm lịch như ngày Thích Ca thành đạo (8 Tháng Chạp), Tết Ta (1-7 Tháng Giêng, nghỉ chỉ ba ngày mồng 1 đến mồng 3), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 Tháng Ba), Phật đản (rằm Tháng Tư) (công nhận năm 1958)[26], Vu-lan (rằm Tháng Bảy), và tết Trung thu (rằm Tháng Tám).[27] Một thành tựu văn hóa tại Miền Nam là ngành tân nhạc với khoảng 10.000 bản nhạc ra đời trong khoảng thời gian 1945-75. Đại đa số những bản nhạc này sau năm 1975 đều bị chính quyền mới cấm lưu hành.[28] Giáo dụcTrước năm 1954, ở miền Nam có một chi nhánh của Viện Đại học Hà Nội (tiếng Pháp: Université de Hà Nội) đặt tại Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, chi nhánh này cùng với một bộ phận của Viện Đại học Hà Nội chuyển từ miến Bắc vào trở thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam. Vào năm 1957, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam trở thành Viện Đại học Sài Gòn theo sau việc thành lập Viện Đại học Huế.[29] Đến năm 1973, Viện Đại học Sài Gòn đã đứng vào hàng quốc tế. Sau này các bác sĩ Việt Nam di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành nghề được ngay[30]. Ngoài Viện Đại học Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa còn có các viện đại học khác như Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Minh Đức, Viện Đại học Hòa Hảo, Viện Đại học Cao Đài, v.v... Năm 1973, tổng số sinh viên đại học lên tới 98.832 người so với chỉ 2.900 người vào năm 1955. Số học sinh trung học trong cùng năm ấy là trên một triệu so với 43.000; và học sinh tiểu học, trên ba triệu so với 401.000. Ngoài ra còn các trường đại học cộng đồng (trường đại học hệ hai năm), trường huấn nghiệp và các chương trình công nghệ.[30] Các trường đại học cộng đồng được thiết lập từ năm 1970 trở đi, đặt cơ sở ở Định Tường, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng, Vĩnh Long...[29] Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Điều này ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967.[29] Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và rằng "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn".[31] Hạ tầng cơ sở![]()
Máy bay DC-3 hãng Air Viet Nam
và hành khách năm 1961 ở phi
trường Phú Quốc
Một kết quả tốt của chiến tranh là mang tới cho Miền Nam một hạ tầng cơ sở khá tốt, giúp phát triển kinh tế lâu dài dù việc xây dựng hạ tầng là rất tốn kém và mất thời gian. Giao thông đường hàng khôngNgoài những phi trường lớn như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, , Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Biên Hòa có thể tiếp nhận phản lực đủ loại còn có những phi trường nhỏ ở Đà Lạt, Huế, Kontum, Phú Quốc. Pleiku, Rạch Giá, và Qui Nhơn. Cộng thêm vào là khoảng 100 sân bay tý hon, rải rác khắp nơi, rất tiện cho việc liên lạc giữa các địa phương[32]. Giao thông đường thủy và đường bộMiền Nam có tới 4.780 cây số sông, rạch (3.000 dặm Anh). Hải cảng lớn gồm Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá. Còn đường xá có tới 21.000 km đường trong đó gần 9.500 km là đường nhựa, đi được quanh năm. Cầu các loại qua sông tới gần 4.000 cây rất nhiều cầu đã bị hư hỏng do chiến tranh, nhưng sửa chữa lại thì cũng nhanh. Có gần 170.000 xe tải và trên 51.000 xe hành khách lưu thông trên hệ thống đó. Đường sắtTính đến năm 1971-1972 thì Việt Nam Cộng hòa có 1.240 km đường sắt nhưng vì chiến cuộc và an ninh nên chỉ có 57% sử dụng được. Dù vậy, tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt tăng dần:[33]
Hệ thống viễn thông và thông tinTính đến năm 1970 Miền Nam có 20.000 điện thoại đăng ký.[34] Hệ thống phát thanh quốc gia Việt Nam, tức đài radio mang tên Vô tuyến Việt Nam (VTVN) vào giữa thập niên 1960 bao gồm đài trung ương ở Sài Gòn và tám đài khu vực phát sóng từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Đà Lạt, và Cần Thơ. Ngoài ra có những đài địa phương ở những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiến Tường, và Định Tường.[35] Đến năm 1972 thì có tổng cộng 49 đài phát thanh và 5 đài truyền hình đặt ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ. Truyền hình bắt đầu ngày 7 Tháng Hai 1966, lúc đầu chỉ phát hình một giờ mỗi ngày.[36] Sau vào đầu thập niên 1970 thời lượng phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được.[37] Nhật báo trong nước có 48 tờ nhật báo phát hành, đại đa số băng tiếng Việt nhưng cũng có nhật báo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, và tiếng Miên. Tính trung bình cho mỗi 1.000 người thì có 51 ấn bản báo chí.[38] Điện lựcNăng suất điện lực tăng từ 117 MW (1968) lên 278 MW vào năm 1971.[39] Xem thêmChú thích
Tham khảo
Xem thêm
Liên kết ngoài
Nguồn: http://vi.wikipedia.org
|
Mục lục |
Đụng độ giữa Quân lực Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Bình Xuyên bắt đầu từ đầu năm 1955 trong những trận xung đột võ trang dữ dội ngay giữa Sài Gòn ngay từ khi Ngô Đình Diệm còn là thủ tướng. Chính những tranh chấp giữa chính phủ và các nhóm quân giáo phái là một động lực khai sinh nền Đệ nhất Cộng hòa.
Nguyên là quân giáo phái vì đã có sẵn lực lượng võ trang nên không chịu nhượng quyền cho chính phủ trung ương. Những lực lượng võ trang này còn được sự hậu thuẫn của người Pháp, chưa thật lòng trao quyền lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam.[1] Vào Tháng Hai năm 1955 khi Pháp ngưng mọi chi viện cho lực lượng quân sự của hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo thì hai nhóm này đòi chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải chi viện. Ngô Đình Diệm từ chối.[2] Quân đội Cao Đài và Hòa Hảo từ đó liên kết với nhóm Bình Xuyên, vốn có lập trường chống lại chính phủ, lập ra Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia. Tổ chức này đòi quyền tham chính, ra tối hậu thư ngày 21 Tháng Ba ép thủ tướng Ngô Đình Diệm phải thay đổi nội các trong vòng năm ngày, tức là trước ngày 26 tháng 3. Đại diện Cao Đài là Phạm Công Tắc; đại diện Hòa Hảo là Lê Quang Vinh, Lâm Thành Nguyên và Trần Văn Soái; và đại diện Bình Xuyên là Lê Văn Viễn cùng ký tên. Cũng vào Tháng 3, quân Bình Xuyên tấn công Bộ Tổng tham mưu rồi pháo kích Dinh Độc Lập. Quân chính phủ phản công bằng cách vây đánh Tổng nha Cảnh sát trên đại lộ Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ) do Lại Văn Sang, người của Bình Xuyên cầm đầu lực lượng Công an Xung phong. Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải cho triệu hồi Đại tá Dương Văn Minh về Sài Gòn để chỉ huy quân đội chống lại quân ly khai.
Ngày 26 tháng 4 năm 1955, Ngô Đình Diệm ra lệnh cách chức Lại Văn Sang và cử Đinh Ngọc Lễ vào thay thế nhưng Sang không tuân. Sang đòi phải có lệnh của Bảo Đại mới tuân thủ. Quân Bình Xuyên lại mở cuộc tấn công vào thành Cộng Hòa trưa ngày 27 và kêu gọi Quốc trưởng Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại ra lệnh đòi Ngô Đình Diệm sang Pháp hội kiến nhưng bị thủ tướng bác bỏ. Rạng ngày 30 tháng 4 sau một cuộc giao tranh lớn gây hỏa hoạn khiến 20.000 người phải sơ tán thì chính phủ kiểm soát được các cửa ngỏ vào đô thành như cầu Chữ Y và cầu Tân Thuận, Khánh Hội khiến quân Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn, Chợ Lớn. Tổng kết bên Việt Nam Cộng hòa có 150 lính bị thương, hơn 20 tử vong; bên Bình Xuyên chết 100 người, 400 bị thương.[3] Sang tháng 5 thì nhóm chỉ huy Bình Xuyên gồm hai anh em Lại Hữu Tài, Lại Văn Sang và Lê Văn Viễn (thường gọi là Bảy Viễn) phải rút về Rừng Sát vì bị tướng Trình Minh Thế truy nã gắt gao[4]. Đến cuối năm 1955 sau Chiến dịch Hoàng Diệu thì lực lượng Bình Xuyên hoàn toàn tan rã[5]. Bảy Viễn chạy thoát được sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp[6].
Cũng năm 1955 chính phủ mở cuộc càn quét dẹp lực lượng vũ trang Hòa Hảo trong Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đánh vào Cái Vồn và Thốt Nốt. Ngày 5 tháng 6, chỉ huy lực lượng Hòa Hảo là tướng Nguyễn Giác Ngộ ra đầu hàng nhưng Lê Quang Vinh (tục danh Ba Cụt) thì cầm cự đến 1956 mới bị bắt ở Chắc Cà Đao và đem xử tử[7]. Trần Văn Soái (Năm Lửa) phải bỏ chạy sang Campuchia. Từ đó lực lượng võ trang Hòa Hảo mới tan hẳn[8].
Đối với quân đội Cao Đài do hai tướng Trình Minh Thế và Nguyễn Thành Phương chỉ huy thì lực lượng này gia nhập Hội đồng Cách mạng ủng hộ thủ tướng Ngô Đình Diệm vào Tháng Tư nên không có cuộc đụng độ giữa chính phủ và lực lượng Cao Đài. Riêng Hộ pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong sang Cao Miên.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày 23 Tháng Mười 1955 với tổng số gần 6 triệu lá phiếu.
Lựa chọn | Số phiếu |
---|---|
Đồng ý truất Bảo Đại | 5.721.735 |
Chống việc truất phế | 63.017 |
Phiếu hỏng | 44.105 |
Thủ tướng Ngô Đình Diệm đạt tỷ số tuyệt đối so với Quốc trưởng Bảo Đại nhưng cuộc trưng cầu dân ý xét ra có những sắp xếp gian lận.
Sau khi Bảo Đại bị truất, Ngô Đình Diệm tuyên bố "Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa" ngày 26 Tháng Mười 1955. Sang Tháng Mười Một thì một Ủy ban Thảo hiến gồm 11 người bắt đầu việc sơ thảo một hiến pháp cho quốc gia mới.[10]
Để có cơ sở pháp lý, Ngô Đình Diệm xúc tiến nhóm họp Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này được bầu ra vào ngày 4 tháng 3 và khai mạc ngày 17 Tháng Tư năm 1956 gồm 123 dân biểu để giúp soạn hiến pháp mới. Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Phương Thiệp.[11] Tỷ số cử tri đầu phiếu là khoảng 80% với 405 ứng cử viên tham gia[12]. Sau mấy lần thương nghị giữa Quốc hội và Tổng thống, bản hiến pháp đó được thông qua vào Tháng Bảy và ban hành ngày 26 tháng 10 năm 1956. Ngày đó được nền Đệ nhất Cộng hòa nhận là ngày "Quốc khánh".
Đứng đầu ngành hành pháp là tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Ứng cử viên được ra tranh cử ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Lập pháp có Quốc hội chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đơn vị bầu cử.
Dân biểu và tổng thống được chọn bằng cách đầu phiếu kín và trực tiếp.[13] Trương Vĩnh Lễ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội[14] còn Vũ Quốc Thông làm Phó Chủ tịch[15] và Nguyễn Phương Thiệp làm Tổng Thơ ký.[16]
Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì khối này chiếm 101 ghế.[17]
Đảng phái | Số ghế |
---|---|
Phong trào Cách mạng Quốc gia | 66 |
Tập đoàn Công dân Vụ | 18 |
Đảng Công nhân | 10 |
Phong trào Tranh thủ Tự do | 7 |
Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập) | 2 |
Đảng Đại Việt (đối lập) | 1 |
Độc lập (không liên kết) | 19 |
Quốc hội nhóm họp tổng cộng ba khóa gồm đợt tuyển cử năm 1956, 1959, và 1963. Dân biểu đắc cử niên khóa 1963 chưa kịp chấp chính thì xảy ra cuộc đảo chánh Tháng Mười Một và sau đó bị bãi nhiệm bởi nhóm tướng lãnh.[19]
Ngành tư pháp có Viện Bảo hiến để cân nhấc và duyệt xét những luật lệ ban hành để phù hợp với Hiến pháp.
Ngay sau khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, lực lượng quân sự Pháp rút về phía nam vĩ tuyến 17 với tổng số lên đến 36.000 quân. Tuy đã nhìn nhận nền độc lập của Quốc gia Việt Nam, người Pháp vẫn nắm quyền ngoại giao và quốc phòng. Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm liền xúc tiến việc bàn giao thu hồi các cơ sở công cộng từ tay Cao ủy Pháp Paul Ely. Tháng Giêng, 1955 chính phủ nhận quyền quản lý thương cảng Sài Gòn. Cũng vào Tháng Giêng thì tướng Agostini trao quyền chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam cho tướng Lê Văn Tỵ.[20] Ngày 28 Tháng Tư năm 1956 Quân Pháp hoàn toàn triệt thoái khỏi Việt Nam.[21]
Từ tháng 6 năm 1955 Ngô Đình Diệm đã yêu cầu giải thể Bộ Liên hiệp vì địa vị của Bộ này bị coi là lỗi thời khi Quốc gia Việt Nam đã giành độc lập. Sau đó chính phủ quyết định không gửi phái đoàn sang tham dự Nghị viện của Liên hiệp Pháp nữa. Đến tháng 1 năm 1956 thì Ngô Đình Diệm đòi Quân đội viễn chinh Pháp phải rút khỏi Việt Nam sau khi khám phá ra người Pháp đã ủng hộ lực lượng Bình Xuyên chống lại chính phủ. Ngoại trưởng Pháp Christian Pineau nhượng bộ và lực lượng Pháp hoàn toàn triệt thoái khỏi Việt Nam vào năm 1956[22].
Tính đến năm 1960 thì 55 quốc gia công nhận chính phủ Việt Nam Cộng hòa[23].
Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa đề ra ba ưu tiên kinh tế[24]:
Đường sắt Xuyên Đông Dương đã làm xong từ năm 1936 nhưng đến thập niên 1950 thì đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17, khoảng 1/3 đã bị hư hại vì chiến tranh, không sử dụng được.[25] Còn lại là hai khúc từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài bốn năm cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn.[26] Số liệu năm 1959 cho biết hệ thống đường sắt chuyên chở 2.658.000 lượt khách và 440.000 tấn hàng hóa. Số lượng sau đó giảm nhiều vì tình hình an ninh.[27]
Năm 1960 xây thêm đoạn đường sắt từ Chiêm Sơn đến An Hòa, mở rộng dự án phát triển khu kỹ nghệ hóa chất và điện lực An Hòa ở Quảng Nam.[28]
Về mặt đường bộ thì chính phủ xúc tiến việc khai thông xa lộ Biên Hòa và tái thiết Quốc lộ 19 nối liền duyên hải Miền Trung và Cao nguyên Trung phần.
Ngoài nỗ lực tái định cư gần một triệu đồng bào di cư từ miền Bắc chính phủ còn đẩy mạnh chính sách mở rộng đất canh tác chủ yếu chú trọng đến Cao nguyên Trung phần và khu vực Phước Long với 90 trung tâm phát triển ruộng đất được thành lập nhằm đưa dân từ miền duyên hải lên lập nghiệp[29]. Từ năm 1957 đến 1961, chính phủ báo cáo đã định cư 210.000 người từ miền xuôi lên và khai hoang 89.000 hecta đất rừng.[30] Bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến đứng đầu Phủ Tổng ủy Dinh điền trông coi việc định cư.[31]
Cao su tiếp tục là lâm sản chính, bao phủ 100.000 hecta, đạt sản lượng 77.000 tấn vào năm 1960.[32] Trong khi đó nông sản chính là lúa gạo tăng mạnh từ 2,6 triệu tấn năm 1954 chỉ trong năm năm đạt 5 tấn vào năm 1959.[33] Số lượng gạo xuất cảng năm 1959 là 340.000 tấn nhưng sau đó rút xuống 323.000 tấn (1963) rồi 49.000 tấn (1964)[34] vì tình hình chiến tranh. Khi nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ thì miền Nam Việt Nam cũng bước sang giai đoạn phải nhập cảng gạo bắt đầu từ năm 1964.[35]
Cũng trong phạm vi cải cách nông thôn, chính phủ đưa ra chương trình "Khu Trù mật" bắt đầu từ năm 1959. Sau năm 1960 khi Đảng Cộng sản Việt Nam phát động chiến tranh du kích nhằm lật đổ chính phủ thì chương trình "Ấp chiến lược" được chính thức áp dụng thay thế "Khu trù mật" kể từ 3 Tháng Hai năm 1962 nhằm thích ứng với tình hình chiến tranh và cô lập quân cộng sản.[36]
Thương nghiệp tại miền Nam sau thời Pháp thuộc phàn lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều. Vì vậy chính phủ cố tạo sức mạnh cho doanh nhân Việt bằng cách hạn chế quyền lợi của người Hoa. Đạo luật 53 cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề[37] liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn v.v. được ban hành vào Tháng Chín năm 1956 mặc dù đã làm xáo trộn kinh tế.[38] Ngoài ra còn có lệnh trục xuất người Hoa nếu họ không chịu nhập Việt tịch. Tính đến năm 1961 thì trong số 1.000.000 Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn 2.000 giữ Hoa tịch.[39]
Ở Quảng Nam, chính phủ cho khai thác mỏ than Nông Sơn, đạt 57,813 tấn than năm 1960.[40]
Ngày 1 Tháng Giêng năm 1955 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, chính thức phát hành tiền tệ riêng, một biểu tượng của quốc gia độc lập. Trong thời kỳ 1955-62, có 16 loại tiền, chia làm ba kỳ, mệnh giá tiền giấy từ 1 đồng đến 500 đồng.[41] Cũng trong thời gian đó Việt Nam Cộng hòa xúc tiến rút khỏi cộng đồng tiền tệ phụ thuộc vào đồng franc (zone franc). Giai đoạn này đến năm 1959 thì hoàn tất.[42] Viện Hối đoái giữ vai trò quy định hối xuất giữa đồng bạc Việt Nam và các ngoại tệ.
Giá trị đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sau đó gắn liền với đồng Mỹ kim với tỷ giá chính thức 35:1, tức la một đồng có giá trị USD 0,02857.
Ngay trong những năm tháng đầu tiên, chính phủ cho lập Bộ Thông tin và Thanh niên, thay thế Bộ Thông tin và Chiến tranh tâm lý để quảng bố đường lối của chính phủ ở trong nước. Về mặt văn hoá, chính phủ chủ trương dùng tiếng Việt trong tất cả các bảng hiệu ngoài đường phố và nhất là trong trường học, bất kể công hay tư lập, thay vì trước kia những trường của cộng đồng người Hoa hoàn toàn không dạy tiếng Việt. Những sinh ngữ khác bị liệt là ngoại ngữ theo giáo trình.
Cũng trong chiều hướng này ngoài phong trào đòi ngoại kiều, nhất là Hoa kiều, nhập Việt tịch, Tháng Tư năm 1957 thì Chính phủ xét rằng tất cả thẻ lý lịch ngoại quốc trở thành vô hiệu[43] khiến bất cứ ai ngụ cư cũng phải chọn nhập tịch hoặc bỏ quyền lưu trú dài hạn ở Việt Nam.
Để đẩy mạnh tinh thần tự cường, bắt đầu từ năm 1955 ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là một ngày lễ chính thức của quốc gia, thường có diễn hành rước voi từ Công trường Lam Sơn trước Quốc hội đến Dinh Độc Lập.[44] Ngày 11 Tháng Ba, 1962 thì Chính phủ cho khánh thành tượng đài Hai Bà Trưng ở Công trường Mê Linh, Sài Gòn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ kiểu và điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế tạc hình để vinh danh Hai Bà.[45] Những ngày lễ khác là ngày quốc khánh, kỷ niệm ngày ban hành Hiến pháp vào 26 Tháng Mười 1956.[46] Ba ngày 26, 27, 28 tổ chức đốt pháo. Ngoài ra thông tư Phủ Tổng thống cũng cho biết tổng thống sẽ mặc quốc phục gồm áo dài màu lam và khăn xếp màu đen vào những ngày đại lễ.[47]
Năm 1957 thì hoàn tất Thư viện Quốc gia và Trung tâm Văn hóa ở Sài Gòn với dung tích chứa một triệu cuốn sách. Trung tâm văn hóa có ba thính đường: 1000, 500 và 200 chỗ ngồi. Việc xây cất cơ sở này được đề cao mặc dù ngân sách eo hẹp.[48] Cũng năm đó khánh thành Viện Đại học Huế, trường đại học thứ nhì của Việt Nam Cộng hòa.[49]
Chính phủ cũng đẩy mạnh giáo dục ở trình độ đại học. Tổng số sinh viên đại học đạt 11.708 người vào niên khóa 1960-61. Ở Huế thì mở thêm Đại học Y khoa do chính phủ Canada trợ giúp qua Chương trình Colombo. Ở Sài Gòn thì lập phân khoa Dược khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn.[50]
Thời Đệ nhất Cộng hòa cũng đề ra một số đạo luật khá đặc biệt, trong đó đáng ghi nhận nhất là Luật Bảo vệ Gia đình và Luật Bảo vệ Luân lý. Luật Bảo vệ Gia đình do dân biểu Trần Lệ Xuân đề xướng được ban hành Tháng Năm, 1958. Theo đó thì vợ chồng khi đã lập hôn thú thì hôn nhân đó không thể bị hủy bỏ trừ khi chính tổng thống cứu xét và cho phép. Vì vậy, luật này người dân thường gọi là "luật cấm ly dị".[51]
Luật Bảo vệ Luân lý ban hành Tháng Sáu, 1962 cấm một số việc như chọi gà, đánh bạc, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, nghề mại dâm và cả khiêu vũ. Điều cấm khiêu vũ gây nhiều chú ý vì luật không phân biệt người ngoại quốc hay người Việt và được báo chí Tây phương loan tải rộng rãi nên còn được giới bình dân gọi là "luật cấm nhảy đầm".[52] Dù vậy màu sắc xã hội thời kỳ này rất đa dạng với nhiều ấn phẩm diễn đạt nhiều luồng tư tưởng văn hóa như các tạp chí Sáng tạo, Văn hóa Ngày Nay, Bách khoa, Hiện đại, Nhân loại và Văn học. Các tờ báo Chính luận, Tự do, Ngôn luận, Sống, và Xây dựng thì chú trọng đến những tin chính trị và thời sự. [53]
Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Đảng Cần lao Nhân vị do Ngô Đình Nhu chủ trương chiếm ưu thế trên chính trường.
Cùng với đảng Cần lao Nhân vị là tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia dùng để điều khiển nhiều đoàn thể khác như Liên đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia. Trần Chánh Thành nguyên là Quốc vụ Khanh được bổ làm Bộ trưởng Thông tin và Thanh niên, kiêm lãnh tụ Phong trào Cách mạng Quốc gia. Năm 1958 thì thành lập Đoàn Thanh niên Cách mạng hay còn gọi là Thanh niên Cộng hòa để đào tạo nhân sự thêm sâu rộng, nhất là ở các vùng nông thôn. Hội đoàn này tính đến năm 1960 đã đào tạo hơn 116.000 thành viên hoạt động ở miền quê.[54] Thủ lãnh là Ngô Đình Nhu. Đối với phụ nữ thì có Phong trào Phụ nữ Liên đới cũng thành lập từ năm 1958 để vận động phái nữ. Thủ lãnh là Trần Lệ Xuân. Tính đến năm 1955 thì Đảng Cần lao có 10.000 đảng viên. Bốn năm sau thì con số đảng viên tăng lên thành 1.500.000.[55]
Chính phủ còn có những biện pháp cản trở và cấm đoán hoạt động của các đảng phái đối lập. Bắt đầu từ Tháng Bảy năm 1956 Bí thư Đảng Xã hội bị bắt giam. Nguyễn Thành Danh (bí thư Việt Nam Phục quốc Hội) cùng Trung úy Nguyễn Văn Phước, Trần Văn Ân, Nguyễn Hữu Than cũng bị kết tội thông đồng với lực lượng chống chính phủ.[56] Mật khu Đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng từ Quảng Trị xuống Phú Yên đều bị giải tán và nhân sự bị bắt giữ.[57] Xứ trưởng Trung Việt của Đảng Đại Việt là Hà Thúc Ký bị giam. Một số như Nguyễn Tôn Hoàn phải lưu vong.[58]
Một cáo buộc về chính quyền Đệ nhất Cộng hòa là việc dung túng và trao quyền cho những người trong gia đình mà không có cơ chế gì để kiểm soát họ. Hậu quả là quyền lực tập trung vào một gia đình duy nhất, nhất là những nhân vật không có chức vị chính thức gì cả mà nắm nhiều quyền trong chính phủ. Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn là hai người giữ vai trò chủ chốt tuy không có địa vị nào căn cứ theo Hiến pháp hiện hành lúc bấy giờ.
Chiếu theo Hiến pháp 1955 thì cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức lần thứ nhì năm 1959 với 441 ứng cử viên đua nhau 123 ghế. Khối ủng hộ chính phủ chiếm 79% số phiếu và 89 ghế. Những khu vực thiếu an ninh nhất lại là những vùng ủng hộ chính phủ nhiệt thành nhất với 84% số phiếu trong khi Đô thành Sài Gòn tỷ số ủng hộ chính phủ rút xuống còn 42%.[59] Một số sự kiện bất thường phải kể vụ ứng cử viên bác sĩ Phan Quang Đán, lãnh tụ khối Dân chủ và chủ nhiệm báo Thời luận. Ông đắc cử ở khu 2 Sài Gòn với 35.000 phiếu, đánh bại ứng cử viên của đảng Cần lao nhưng bị tòa kết tội hối lộ nên bị loại, không được nhậm chức.[60].
Tháng Tư năm 1961 Việt Nam Cộng hòa mở cuộc bầu cử tổng thống. Ba ứng cử viên chính nhập cuộc là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đình Quát, và Hồ Nhựt Tân. Kết quả với 75% cử tri đi bầu là liên danh Ngô Đình Diệm-Nguyễn Ngọc Thơ tái đắc cử với 88% số phiếu; liên danh Hồ Nhựt Tân-Nguyễn Thế Truyền 7%; và Nguyễn Đình Quát-Nguyễn Thành Phương 4%.[61]
Cuộc bầu cử Quôc hội khóa thứ III được tổ chứ vào ngày 27 Tháng Chín năm 1963 trong tình hình sôi động giữa chính phủ và khối Phật giáo. Trước đó ba tháng thượng tọa Thích Quảng Đức đã tự thiêu đế phản đối chính sách bất bình đẳng đối với Phật giáo. Trong số 6.809.078 cử tri toàn quốc thì 6.329.831 người đi bầu, tức là hơn 92%. Kỳ bầu cử đó Trần Lệ Xuân đại diện khu 4 tỉnh Long An tái đắc cử với 47.406 lá phiếu. Ngô Đình Nhu đại diện khu 1 tỉnh Khánh Hòa cũng tái đắc cử với 53.879 lá phiếu.[62] Quốc hội khóa này chưa kịp nhậm chức thì cuộc đảo chánh lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm xảy ra.
Chính phủ cũng phát động chiến dịch Tố cộng và Diệt cộng từ mùa hè năm 1955[63]. Thành phần Việt Minh không tập kết ra Bắc bị đưa ra trước công chúng và bắt tự kiểm điểm để khước từ chủ nghĩa Cộng sản. Chiếu theo Điều 7 của Hiến pháp 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản.[64] Đạo luật 10/59 ban hành Tháng Năm, 1959 tăng mức hình phạt cho những ai liên hệ đến chủ nghĩa Cộng sản và mở thêm một hệ thống Tòa án Quân sự Lưu động để xử bị cáo.[65] Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1960 thì có 48,250 người bị bắt giam vì tội danh "cộng sản".[66]
Cũng trong thời kỳ đó bạo động khủng bố gia tăng với lực lượng Cộng sản sát hại nhiều giới chức địa phương. Năm 1959 có 193 vụ ám sát và đến năm 1960 đã tăng lên hơn 1.400 nạn nhân, biến vùng nông thôn miền Nam thành nơi nguy hiểm khó lường.[67]
Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ngô Đình Diệm tuyên bố ngày 6 Tháng Bảy, 1955 trên đài phát thanh không chấp nhận Tổng Tuyển cử vì Quốc gia Việt Nam đã không ký vào Hiệp định Genève nên không bị ràng buộc bởi điều lệ trong Hiệp định.[68] Hơn nữa hiệp ước ngày 4 Tháng Sáu năm 1954—hơn một tháng trước Hiệp định Genève — giữa Thủ tướng Pháp Joseph Laniel và Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Bửu Lộc đã công nhận sự độc lập hoàn toàn của chính phủ Việt Nam nên không thể buộc chính phủ Việt Nam Cộng hòa thi hành những điều mà Quốc gia Việt Nam không ký sau khi đã được toàn quyền ứng xử.[69] Lý do khác nữa mà Việt Nam Cộng hòa không tổ chức Tổng Tuyển cử theo chính phủ Đệ nhất Cộng hòa là cuộc bầu cử sẽ không chính đáng vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có tự do chính trị.[70]
Dầu vậy ngày 20 Tháng Bảy, 1955 Phạm Văn Đồng gửi văn thư kêu gọi hiệp thương và phái Văn Tiến Dũng vào Sài Gòn để đàm phán. Phái đoàn tạm lưu tại Khách sạn Majestic nhưng bị Hội đồng Nhân dân Cách mạng tổ chức biểu tình chống đối phái đoàn dữ dội; khách sạn bị bao vây và phóng hỏa khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (International Control Commission, ICC) phải can thiệp để phái đoàn bay về Bắc an toàn.[71] Việc hiệp thương với miền Bắc từ đó chấm dứt.
Sau năm 1960 khi chiến cuộc bắt đầu giữa chính phủ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam thì quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa càng thêm khó khăn. Đến năm 1962 thì Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến với hai phái đoàn Ấn Độ và Canada báo cáo rằng xung đột võ trang ở miền Nam do các lực lượng gửi vào từ Miền Bắc đã vi phạm những điều cơ bản trong Hiệp định Genève khiến tình hình khó vãn hồi hòa bình giữa hai phe. Họ kêu gọi cơ quan thẩm quyền quốc tế can thiệp. Riêng phái đoàn Ba Lan bỏ phiếu chống và báo cáo rằng phong trào chống chính phủ là ở miền Nam vì chính sách thanh trừng Cộng sản của Việt Nam Cộng hòa.[72]
Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam (1967-1975) là chính thể dân sự của Việt Nam Cộng hòa bắt đầu với bản Hiến pháp Tháng Tư năm 1967. Cuộc bầu cử Tháng Chín năm 1967 tạo cơ sở cho chính phủ dân sự chấp chính. Ngày 1 Tháng Mười Một năm 1967 là ngày chính thức thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa.
Đệ nhị Cộng hòa chấm dứt khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 Tháng Tư năm 1975.
Mục lục |
Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa tiếp thu chính quyền từ Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do các tướng lãnh Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu điều hành trong thời kỳ quân quản giữa nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa.
Chiếu theo Hiến pháp thì lập pháp có Quốc hội lưỡng viện: Thượng viện có 30-60 nghị sĩ nhiệm kỳ sáu năm bầu theo liên danh lấy toàn quốc làm đơn vị độc nhất. Hạ viện có 100 đến 200 dân biểu nhiệm kỳ bốn năm bầu theo cá nhân căn cứ theo từng tỉnh.[1] Chiếu theo Hiến pháp thì Hạ viện phải có 6 ghế dành cho người Việt gốc Miên, 6 người Thượng, 2 người Chàm, và 2 người thuộc dân tộc thiểu số miền núi Bắc Việt di cư vào Nam.[2]
Khóa đầu tiên Thượng viện năm 1967-1973 có sáu liên danh; mỗi liên danh là mười người, tổng cộng là 60 nghị sĩ. Nguyễn Văn Huyền được bầu làm Chủ tịch Thượng viện.[1]
Khóa đầu tiên Hạ viện năm 1967-1971 có 137 dân biểu; Nguyễn Bá Lương trúng tuyển làm Chủ tịch Hạ viện.[1] Năm 1971 số dân biểu tăng lên thành 159; mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.[3] Trong Quốc hội vào thời điểm năm 1974 thì Thượng viện có 41 nghị sĩ thân chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập; Hạ viện có 84 dân biểu thân chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập.[4]
Hành pháp bầu theo liên danh hai người với nhiệm kỳ bốn năm, một người làm tổng thống và người kia phó tổng thống. Trong cuộc bầu cử năm 1967 liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 34,8% số phiếu.[5] Tuy nhiên nếu tính riêng Thủ đô Sài Gòn thì liên danh Trần Văn Hương-Mai Thọ Truyền nhiều phiếu nhất (151.102). Nhì là Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ (148.933) rồi Trương Đình Dzu-Trần Văn Chiêu (83.374).[6] Tổng thống chỉ định thủ tướng và thủ tướng đệ trình danh sách nội các để điều hành chính phủ. Nội các đầu tiên do Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc nhậm chức ngày 9 Tháng Mười Một 1967.
Thành phần chính phủ 1967-1968 | |
---|---|
Chức vụ | Tên |
Thủ tướng | Luật sư Nguyễn Văn Lộc |
Tổng trưởng Ngoại giao | Bác sĩ Trần Văn Đỗ |
Tổng trưởng Quốc phòng | Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ |
Tổng trưởng Nội vụ | Trung tướng Linh Quang Viên |
Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn | Trung tướng Nguyễn Đức Thắng |
Tổng trưởng Tài chánh | Lưu Văn Tính |
Tổng trưởng Kinh tế | Trương Thái Tôn |
Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục | Giáo sư Tăng Kim Đông |
Tổng trưởng Canh nông và Điền địa | Tôn Thất Trình |
Tổng trưởng Chiêu hồi | Nguyễn Xuân Phong |
Tổng trưởng Giao thông và Vận tải | Lương Thế Siêu |
Tổng trưởng Công chánh | Bửu Đôn |
Tổng trưởng Y tế | Bác sĩ Trần Lữ Y |
Tổng trưởng Xã hội và Tỵ nạn | Bác sĩ Nguyễn Phúc Quế |
Tổng trưởng Cựu Chiến binh | Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng |
Tổng trưởng Lao động | Giáo sư Phó Bá Long |
Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc | Paul Nur |
Tồng trưởng Tư pháp | Huỳnh Đức Bửu |
Sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Thủ tướng Nguyễn văn Lộc bị chỉ trích và ép từ nhiệm. Người được bổ lên thay là Thủ tướng Trần Văn Hương, nhậm chức ngày 28 Tháng Năm 1968 nhưng đến 1 Tháng Chín 1969 thì nội các của ông bị giải tán.[7] Nội các thứ ba là của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm điều khiển chính phủ gần sáu năm (1969-75) cho gần đến khi nền Đệ nhị Cộng hòa chấm dứt.
Thành phần chính phủ 1969-1975 | |
---|---|
Chức vụ | Tên |
Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ |
Đại tướng Trần Thiện Khiêm |
Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục |
Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên |
Tổng trưởng Ngoại giao | Dược sĩ Trần Văn Lắm |
Tổng trưởng Quốc phòng | Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ |
Tổng trưởng Thông tin | Luật sư Ngô Khắc Tỉnh |
Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn | Thiếu tướng Trần Thanh Phong |
Tổng trưởng Tài chánh | Nguyễn Bích Huệ |
Tổng trưởng Kinh tế | Phạm Kim Ngọc |
Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục | Giáo sư Tăng Kim Đông |
Tổng trưởng Cải cách Canh nông và Ngư nghiệp | Cao Văn Thân |
Tổng trưởng Chiêu hồi | Bác sĩ Hồ Văn Châm |
Tổng trưởng Giao thông | Trần Văn Viễn |
Tổng trưởng Công chánh | Dương Kích Nhưỡng |
Tổng trưởng Y tế | Bác sĩ Trần Minh Tùng |
Tổng trưởng Xã hội | Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu |
Tổng trưởng Cựu Chiến binh | Thiếu tướng Phạm Văn Đổng |
Tổng trưởng Lao động | Đàm Sĩ Hiến |
Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc | Paul Nur |
Tồng trưởng Tư pháp | Luật sư Lê Văn Thu |
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười năm 1971 trong liên danh với Trần Văn Hương.
Đứng đầu gành tư pháp là Tối cao Pháp viện nhóm họp lần đầu ngày 22 Tháng Mười 1968 gồm có 9 thẩm phán với nhiệm kỳ sáu năm do Công tố Viện và Luật sư Đoàn đề cử và Quốc hội bổ nhiệm.[8]
Nhiệm kỳ I, (1968-1974), thẩm phán Trần Minh Tiết được bầu làm Chủ tịch. Nối tiếp là thẩm phán Trần Văn Linh làm chủ tịch Nhiệm kỳ II (1974-1975).[9]
Ngoài ra còn có Giám sát Viện quy định trong Hiến pháp với 18 giám sát viên coi việc kiểm tra kế toán các cơ quan chính phủ và điều tra những nghi án tham nhũng, lạm quyền, hoặc biển thủ công quỹ.[10]
Việt Nam Cộng hòa được chia thành 44 tỉnh, 237 quận, và sáu thị trấn tự trị (Đô thành Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt, Cam Ranh, Đà Nẵng, Huế),[10] sau tăng thành 11 thị trấn (thêm Rạch Giá, Cần Thơ, Mỹ Tho, Nha Trang, Biên Hòa). Việc điều hành còn bị chi phối bởi quân lực với toàn quốc chia thành bốn quân khu.
Cấp tỉnh thì có Hội đồng Tỉnh và Tỉnh trưởng đứng đầu. Tỉnh trưởng do Tổng thống bổ nhiệm trong khi hội đồng tỉnh thì do dân bầu lên.[11] Tỉnh trưởng chịu trách nhiệm tài chánh và hành chánh trong tỉnh cùng báo cáo về phủ Thủ tướng và Bộ Nội vụ. Tỉnh trưởng còn có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng Nhân dân Tự vệ.[12]
Ở cấp quận thì có quận trưởng, thường là một quân nhân do tỉnh trưởng đề cử và Bộ Nội vụ bổ nhiệm. Công việc chính của quận trưởng là trông coi vấn đề an ninh và điều hành những dịch vụ như y tế, nông nghiệp, công chánh và thống kê. Quận trưởng còn có quyền xử kiện trong những vụ án tiểu hình.[13]
Làng xã có Hội đồng Xã quản trị. Thôn làng ít hơn 2.000 người thì bầu hội đồng 6 thành viên trong khi thôn làng hơn 10.000 dân thì có thể lập hội đồng 12 người.[14] Hội đồng xã tự bầu lên xã trưởng. Hội đồng họp mỗi tháng một lần để xét chủ yếu về ngân sách và những đồ án xây dựng. Bắt đầu từ năm 1969 thì xã trưởng quản lý cả những cán sự phát triển nông thôn.[15]
Tính đến năm 1970 thì chính trường Miền Nam có chín chính đảng hoạt động chính thức. Đó là:[16]
Trong những thành tích của nền Đệ nhị Cộng hòa là việc xây dựng Thư viện Quốc gia ở địa điểm quây bởi bốn con đường Gia Long, Công lý, Nguyễn Trung Trực và Lê Thánh Tôn. Địa điểm này thời Pháp thuộc là Khám lớn, địa chỉ là số 69 đường Gia Long (sau năm 1975 là đường Lý Tự Trọng) khởi xây Tháng Chạp năm 1968 và khánh thành ngày 23 Tháng Chạp năm 1971 dưới sự chủ tọa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tòa nhà mới cao 14 tầng với dung tích lưu trữ một triệu cuốn sách.[17]
Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa lập bang giao với 86 quốc gia trên thế giới với địa vị chính quyền pháp lý của miền Nam và thêm sáu quốc gia khác nhìn nhận Việt Nam Cộng hòa chính quyền hiện hữu (de facto). Trong trường hợp quốc gia nào công nhận chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam thì quan hệ bị Việt Nam Cộng hòa cắt đứt[18] như trường hợp Indonesia vào năm 1964.[19].
Hoa Kỳ là một đồng minh tối quan trọng đối với chính phủ Đệ nhị Cộng hòa vì là nguồn viện trợ quân sự lớn cũng như sự giúp đỡ kinh tế. Nguồn tài trợ của Hoa Kỳ tăng đáng kể nếu lấy năm 1966 làm mốc giữa thời kỳ trước và sau khi thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa.
Năm |
Tổng viện trợ triệu USD |
Bình quân đầu người USD |
Bình quân đầu người Đồng |
Năm |
Tổng viện trợ triệu USD |
Bình quân đầu người USD |
Bình quân đầu người Đồng |
1955 | 322,4 | 28,03 | 981,22 | 1966 | 793,9 | 47,47 | 4.936,95 |
1956 | 210,0 | 16,33 | 571,54 | 1967 | 666,6 | 38,85 | 4.195,33 |
1957 | 282,2 | 21,38 | 748,43 | 1968 | 651,1 | 36,89 | 4.352,96 |
1958 | 189,0 | 14,04 | 491,35 | 1969 | 560,5 | 30,97 | 3.654,09 |
1959 | 207,4 | 15,01 | 525,44 | 1970 | 655,4 | 33,63 | 3.968,45 |
1960 | 181,8 | 12,92 | 542,17 | 1971 | 778,0 | 38,71 | 4.567,36 |
1961 | 152,0 | 10,45 | 365,71 | 1972 | 587,7 | 28,46 | 10.131,78 |
1962 | 156,0 | 10,45 | 627,05 | 1973 | 531,2 | 25,06 | 12.377,96 |
1963 | 195,9 | 12,74 | 764,39 | 1974 | 657,4 | 30,16 | 19.088,72 |
1964 | 230,6 | 14,62 | 876,97 | 1975 | 240,9 | 10,43 | -- |
1965 | 290,3 | 17,81 | 1.068,65 |
Trong cuộc chiến chính phủ Đệ nhị Cộng hòa ngoài việc phải đối đầu quân sự với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn phải giải quyết việc định cư dân tỵ nạn phải sơ tán vì tình hình an ninh. Riêng vào năm 1972 có 758.000 dân phải bỏ nhà cửa chạy loạn.[20]
Chính phủ còn đề ra cuộc cải cách điền địa với chương trình Người cày có ruộng, được Quốc hội thông qua vào đầu năm 1970. Trong thời gian bốn năm, 750.000 hộ nông dân (khoảng năm triệu dân) được phát hơn một triệu hecta đất.[21]
Vào đầu năm 1975 dưới áp lực quân sự và tình hình ngày càng nguy biến, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm từ chức ngày 3 Tháng Tư. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề cử Nguyễn Bá Cẩn, lúc bấy giờ là Chủ tịch Hạ viện Quốc hội, đứng ra lập Nội các mới hầu mở rộng cho các giới tham chính. Mãi đến ngày 14 Nguyễn Bá Cẩn mới đệ trình danh sách tân Nội các với danh xưng "Chính phủ Đoàn kết Quốc gia" để thay thế nhân sự. Nội các này chỉ tồn tại được 10 ngày thì Thủ tướng Cẩn từ chức ngày 23 Tháng Tư.
Thành phần chính phủ 14-23 Tháng Tư 1975 | |
---|---|
Chức vụ | Tên |
Thủ tướng | Dân biểu Nguyễn Bá Cẩn |
Phó Thủ tướng đặc trách Tổng Thanh tra kiêm Tổng trưởng Quốc phòng |
Trung tướng Trần Văn Đôn |
Phó Thủ tướng phụ trách Cứu trợ và Định cư |
kỹ sư Dương Kích Nhưỡng |
Phó Thủ tướng đặc trách Sản xuất kiêm Tổng trưởng Canh nông và Kỹ nghệ |
tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo |
Quốc vụ khanh đặc trách Hòa đàm | Nguyễn Xuân Phong |
Quốc vụ khanh | giáo sư Phạm Thái |
Quốc vụ khanh | luật sư Lê Trọng Quát |
Tổng trưởng Ngoại giao | luật sư Vương Văn Bắc |
Tổng trưởng Tư pháp | nghị sĩ Ngô Khắc Tỉnh |
Tổng trưởng Nội vụ | Bửu Viên |
Tổng trưởng Kinh tế | Nguyễn Văn Diệp |
Tổng trưởng Kế hoạch | tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng |
Tổng trưởng Thông tin và Chiêu Hồi | Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp |
Tổng trưởng Y tế | Nghị sĩ Tôn Thất Niệm |
Tổng trưởng Cựu Chiến binh | Thẩm phán Huỳnh Đức Bửu |
Tổng trưởng Lao động | dân biểu Vũ Công |
Tổng trưởng Xã hội | Trần Văn Mãi |
Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc | Nay Luett |
Trước đó ngày 21 Tháng Tư Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhóm họp các nhân vật chấp chính tại Dinh Độc lập và tuyên bố từ chức và giao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương theo Hiến pháp quy định. Buổi lễ được truyền thanh và truyền hình trực tiếp lúc 19 giờ 40 phút.[22] Cố gắng lúc bấy giờ là để tìm cách hòa hoãn với phe Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam vì đối phương không chấp nhận thương thuyết với chính phủ của Tổng thống Thiệu.
Ngày gởi: 05/05/2010 bởi ovv
Trong loạt bài viết về cuộc triệt
thoái khỏi Cao nguyên trong
tháng 3/1975, được phổ biến trên
Việt Báo cách đây hai năm,
chúng tôi có trình
bày sơ lược về một số cuộc họp đặc biệt
của Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa để duyệt xét
tình hình chiến sự. Thể theo lời
yêu cầu của đông đảo bạn đọc, VB xin
giới thiệu bài viết trình
bày chi tiết về hai cuộc họp lịch sử di-n
ra trong tháng 3/1975, một cuộc họp tại
Dinh Ðộc Lập vào ngày 11/3
và cuộc họp mang tích cách
quyết định chiến trường Quân khu 2 tổ chức
tại Cam Ranh ngày 14/3. Phần này
được biên soạn dựa theo loạt bài
của cựu đại tướng Cao Văn Viên viết cho
Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa
Kỳ (nguyên bản bằng tiếng Anh, do dịch giả
Duy Nguyên chuyển sang tiếng Việt),
có đối chiếu với các bản tin chiến
sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị
QL.VNCH phổ biến cho báo chí,
và hồi ký của cựu trung tướng Trần
Văn Ðôn.
* Cuộc họp ngày 11/3/1975 tại Dinh Ðộc Lập
Một ngày sau khi Cộng quân tổng tấn công vào Ban Mê Thuột, sáng ngày 11 tháng Ba, 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH Cao Văn Viên, trung tướng Ðặng Văn Quang, phụ tá An ninh của Tổng thống đến dinh Ðộc Lập để ăn sáng và họp. Sau khi ăn và uống cà phê xong, các nhân viên phục dịch đi hết, Tổng thống Thiệu lấy ra một tấm bản đồ có tỷ lệ nhỏ của Việt Nam Cộng Hòa và bắt đầu nói đến tình hình quân sự ở mỗi nơị Sau đó, Tổng thống Thiệu nói thật rằng “tính ra thực lực của chúng ta thì không thể nào giữ hết nổi lãnh thổ như ý chúng ta được”. Vì vậy chúng ta cần phối trí lực lượng lại để phòng thủ những nơi nào đông dân cư mà thôi và tăng cường bảo vệ những nơi nào hiểm yếu.
Nhắc lại chuyện này, đại tướng Viên đã ghi lại trong hồi ký như sau: Kết luận này làm chúng tôi ngạc nhiên vì nói như vậy tức là ông đã cân nhắc rất kỹ lưỡng. Dường như ông chưa muốn công bố quyết định này nên tỏ ý rằng chỉ cho ba chúng tôi tham dự bữa ăn sáng này biết trước. Tổng thống Thiệu đã vạch ra một bản đồ ghi những vị trí quan trọng. Ða số các vị trí này đều nằm quanh Quân khu 3 và 4 cùng với hải phận của hai quân khu này. Chỉ một vài nơi quan trọng mà hiện lúc ấy đang bị Cộng sản chiếm và như vậy Quân đội VNCH phải ra sức tái chiếm lấy bằng mọi giá. Sau cùng, lãnh thổ mà Quân đội VNCH sẽ giữ gồm những nơi vựa lúa, đồn điền cao su, khu kỹ nghệ, v.v. Chính phủ cần giữ những nơi trù phú và đông dân đó. Thêm nữa, ngoài thềm lục địa vừa mới khám phá có dầu, và chính phủ xem đó là những vùng yết hầu bất khả xâm phạm, nơi cần giữ vững nhất là Sài Gòn, các tỉnh phụ cận và vùng châu thổ sông Cửu Long.
Theo lời đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu đã thao thao bất tuyệt về kế hoạch tái phối trí vùng địa lý chánh trị, nhưng khi đề cập đến Quân khu 1 và Quân khu 2 thì Tổng thống Thiệu không còn vẻ khẳng khái. Còn Cao nguyên Trung phần thì ông vừa nói, vừa dùng tay chỉ vào khu vực Ban Mê Thuột, quan niệm rằng đó là nơi quan trọng hơn Pleiku và Kontum gộp lại vì vị trí kinh tế và dân số. Những tỉnh dọc duyên hải Quân khu 2 cũng quan trọng không kém vì các tỉnh này có thềm lục địa nhiều tiềm năng khai thác. Còn đối với Quân khu 1 thì ông chủ trương giữ vững những gì giữ được. Tại đây, ông phác họa một kế hoạch nhiều giai đoạn đánh dấu bằng đường ranh cắt bỏ dần để rút xuống phía Nam. Ông nói: Nếu chúng ta đủ sức, hì sẽ giữ đến Huế hay Ðà Nẵng. Nếu không thì rút về và giữ từ Chu Lai hoặc từ Tuy Hòa trở vào. Ông nhấn mạnh làm như vậy chúng ta mới tái phối trí được khả năng mình, giữ vững được các yếu điểm của lãnh thổ một cách hữu hiệu và mới có cơ may phát triển đất nước giàu mạnh được.
Cứ như vậy, Tổng thống Thiệu nói hết ý định của mình, và cũng kể như quyết định quan trọng. Thế nhưng dụng ý của toàn bộ kế hoạch thì chưa rõ, nhưng chắc chắn sẽ tạo ra nhiều vấn đề, nhất là về phương diện quân sự. Với tư cách một Tổng tham mưu trưởng, cố vấn quân sự cho Tổng thống, đại tướng Viên cảm thấy có bổn phận phải lên tiếng. Sau đây là ý kiến của đại tướng Viên trình bày tại buổi họp: Tôi (đại tướng Viên) nói rằng khi tái phối trí thì quả thật có hiệu quả phòng thủ tuy hệ quả của nó không thể tránh khỏi, và tôi cũng đã từng nghĩ đến tình trạng này từ lâụ Tuy nhiên tôi chưa nói ra vì chưa phải lúc. Trước hết, tái phối trí là trái với chủ trương duy trì chính sách quốc gia, và thứ hai tôi đưa ra đề nghị đó thì có thể bị nghĩ là có óc chủ bại. Duy có điều tôi nhấn mệnh đến một sự tái phối trí lúc này đã quá tr- và không chắc thành công được. Ngoài ra tôi không cho rằng quyết định này của Tổng thống sẽ loại trừ được bất cứ chỉ trích có lợi nào. Dù sao, với tư cách tổng tư lệnh Quân đội, Tổng thống có toàn quyền và trách nhiệm để đưa ra mọi quyết định ứng phó với cuộc chiến. Chắc ông đã nắm vững những gì ông đang làm chứ.
Nhận xét tổng quát về quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đại tướng Viên viết: Cho dù quyết định này có đi sai chính sách quốc gia hiện hành đến cách mấy, bản thân quyết định đó vẫn hợp lý mà một nhà lãnh đạo có thể làm được. Ðã hai năm kể từ ngày Hiệp định Ba Lê được ký kết, tình hình cứ suy sụp đến mức báo động. Chỉ có thể phê bình Tổng thống là ở điểm tại sao ông đợi lâu đến như vậy mới đưa ra quyết định. Trong cuộc họp, ông không hề giải thích hay có hướng dẫn nào về những bước cần thiết khi ông quyết định như vậy. Dường như quyết định do thực tế bên ngoài đưa tới.
* Cuộc họp ngày 14/3/1975 quyết định tình hình chiến trường
Cũng theo hồi ký của đại tướng Cao Văn Viên, hai ngày sau cuộc họp lịch sử tại Dinh Ðộc Lập (ngày 11/3/1975), Tổng thống VNCH Nguy-n Văn Thiệu muốn lên thăm tướng Phạm Văn Phú ngay tại bộ tư lệnh Quân đoàn 2 ở Pleikụ Nhưng lúc đó, Ban Mê Thuột đang bị Cộng quân vây hãm, còn Pleiku thì bị áp lực địch vì hỏa lực pháo binh của địch cứ nã vào thị xã từng hồi. Do đó Tổng thống Thiệu không thể đến được. Lo lắng cho sự an toàn của Tổng thống, thiếu tướng Phú đề nghị họp tại một địa điểm khác. Sau một hồi bàn bạc, Tổng thống Thiệu quyết định họp tại Cam Ranh. Buổi họp di-n ra ngày thứ Sáu, 14 tháng 3/1975.
Ðịa điểm họp này là một tòa nhà nằm vắt vẻo trên đỉnh đồi. Ðó là nơi mà vào năm 1966 binh sĩ Hoa Kỳ cấp tốc xây dựng để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Johnson khi ông ghé thăm lực lượng Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Cùng đi với Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra Cam Ranh có Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Cao Văn Viên, trung tướng Ðặng Văn Quang.
* Diễn tiến cuộc họp lịch sử
Mở đầu cuộc họp là phần trình bày của thiếu tướng Phú. Với tư cách là tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2, tướng Phú thuyết trình về tình hình bạn và địch trong khu vực trách nhiệm của mình. Phần thuyết trình chấm dứt, Tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất liên quan đến số phận của Ban Mê Thuột, đó là thiếu tướng Phú có thể chiếm lại Ban Mê Thuột không. Những người tham dự đều biết trước là thiếu tướng Phú không khẳng định được điều này nên không có câu trả lời dứt khoát. Tướng Phú chỉ yêu cầu tăng thêm viện binh.
Quay sang đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu hỏi xem còn lực lượng nào có thể tập trung đưa lên giải vây không. Hỏi vậy nhưng chắc chắn ông biết rõ câu trả lời. Ðại tướng Viên cho biết đơn vị cuối cùng là Liên đoàn 7 Biệt Ðộng Quân đã được phái lên Vùng 2 theo yêu cầu của thiếu tướng Phú. Lực lượng chủ chốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến thì đều ở Quân khu 1 từ năm 1972. Theo lời đại tướng Viên thì vào giờ phút nghiêm trọng như vậy mà bộ Tổng Tham Mưu không thể nào tăng viện cho Quân khu 2 được. Tổng thống Thiệu hỏi như vậy là để cho mọi người cùng hiểu thực trạng của quân đội như thế nào, và biết được bước kế tiếp ông phải làm gì.
* Kế hoạch rút quân khỏi Cao nguyên
Một lần nữa, cũng như lần ăn sáng trước tại Dinh Ðộc Lập, Tổng thống Thiệu đứng bên tấm bản đồ Việt Nam Cộng Hòa, còn thiếu tướng Phú nhìn chăm chú. Tổng thống Thiệu vừa chỉ, vừa nói, giải thích những điểm trọng yếu mà tướng Phú có nhiệm vụ phải bảo vệ. Theo Tổng thống Thiệu, vì lý do dân số và địa lý, Ban Mê Thuột lúc nào cũng quan trọng hơn cả Pleiku và Kontum cộng lại. Vì vậy bây giờ Quân đoàn 2 phải dùng lực lượng cơ hữu của mình chiếm lại thị xã Ban Mê Thuột bằng mọi giá, và như thế phải triệt thoái lực lượng tại Pleiku và Kontum.
Sau đó, Tổng thống Thiệu hỏi tướng Phú là sẽ bố trí lực lượng ra sao để chiếm lại và đường nào sẽ dùng để chuyển quân đến Ban Mê Thuột. Tướng Phú đã trình bày rằng Quốc lộ 19 chạy từ Pleiku về hướng Ðông ra đến biển thì không thể dùng được, đại đơn vị còn đầy đủ quân số và khả năng chiến đấu tốt là Sư đoàn 22 Bộ binh đã không khai thông được đoạn đường tại Bình Khệ Quốc lộ 14 nối liền Ban Mê Thuột và Pleiku theo trục Nam-Bắc cũng bị cắt tại Thuận Mẫn, phía bắc thị xã Ban Mê Thuột.
Tướng Phú nhận định rằng có thể giải tỏa đường này nhưng rất khó khăn vì làm như vậy địch quân sẽ biết có quân cứu viện. Vì vậy, theo tướng Phú cho rằng ông muốn sử dụng con đường liên tỉnh lộ 7B. Ðây là con đường đá từ quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Hòa sát biển. Ðường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến.
* Lộ trình rút quân và những bài học từ cuộc chiến Ðông Dương
Theo phân tích của đại tướng Viên, ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn còn dùng được, đoạn còn lại không biết tình hình giao thông như thế nào. Tuy nhiên, có một điều biết chắc là cầu bắc qua sông Ba về phía Nam của Củng Sơn đã bị phá hủy hoàn toàn, không thể sửa chữa được, và đoạn đường chót đến phía tây Tuy Hòa thì những năm trước, lực lượng Ðại Hàn hoạt động tại đây đã gài mìn dày dặc. Thế nhưng tướng Phú lại tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo lộ trình này. Giải thích về sự chọn lựa này, tướng Phú nói yếu tố bất ngờ đã khiến ông có dự tính như thế. Tướng Phú chỉ yêu cầu bộ Tổng Tham Mưu cung cấp phương tiện cầu nổi để qua sông mà thôị Với quyền hạn của một tổng tham mưu trưởng, đại tướng Viên chấp thuận ngay lời yêu cầu của tướng Phú.
Nhận định về quyết định của Tổng thống Thiệu và kế hoạch chuyển quân của tướng Phú, đại tướng Viên cho rằng “đưa một lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ quân cụ, quân xa và nhiều thứ khác trên một đoạn đường dài hơn 260 cây số qua núi cao và rừng già trên vùng Cao nguyên mà không biết tình hình an ninh con đường đó ra sao quả là một việc quá sức liều lĩnh. Có tạo được yếu tố bất ngờ hay không là do khả năng di chuyển nhanh gọn. Nhưng là một người chỉ huy sáng suốt thì lúc nào cũng phải có sự cẩn trọng trước tình trạng là địch đang có mặt hầu như cùng khắp tại khu vực đó”.
Trong phần thảo luận, với tư cách tổng tham mưu trưởng, tướng Viên đã nhắc nhở tướng Phú về những khó khăn và nguy hiểm sắp đến, cũng như biện pháp an ninh cần chuẩn bị. Tướng Viên cũng đã đề cập đến sự thất bại của quân Pháp khi muốn rút quân từ Lạng Sơn về đồng bằng trong năm 1947. Ông cũng nhắc cho tướng Phú về hai cuộc chuyển quân của hai binh đoàn Pháp trước năm 1954, theo đó một binh đoàn từ Thất Khê lên hướng Bắc và một binh đoàn từ Cao Bằng di chuyển về hướng Nam, tất cả đều bị đánh tan nát tại chân núi xung quanh Ðông Khê, dọc theo Quốc lộ Thuộc Ðịa số 4. Về địa thế và con đường mà thiếu tướng Phú chọn để di chuyển quân đoàn 2 thì vào tháng 6/1954, Lực lượng cơ động 100 nổi tiếng của quân đội Pháp tại Ðông Dương đã bị thảm sát trên Quốc lộ 19 gần An Khê và số sống sót còn lại cũng bị tiêu diệt tại Ðeo Chu-Drek trên Quốc lộ 14. Theo tướng Viên, đó là “những bài học máu xương và thảm khốc nhất mà bất cứ vị chỉ huy nào cũng phải biết rõ vì địa thế hiểm trở của vùng Cao nguyên là vậy.”
Vương Hồng Anh tổng hợp
Những
Ngày Cuối VNCH 1
Lời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm “Ngày 30-4-1975″, nhìn lại cuộc diện Việt Nam 30 năm về trước, VB trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra từ ngày 10/3/1975 đến cuối tháng 4/1975. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo. Riêng trong bài về mặt trận Ban Mê Thuột, một số sự kiện được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac, nhật ký hành quân của Thiếu tá Phạm Văn Huấn, Sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2.
Tưởng
Niệm
30
Tháng 4/1975: Mặt Trận Ban Mê Thuột
Ngày 10-3-1975
Vương Hồng Anh
*Cao nguyên ngày N-1
Ngày N-1 của mặt trận Cao nguyên là ngày 9 tháng 3/1975, ngày Cộng quân gia tăng áp lực khi mở trận tấn công đánh chiếm quận lỵ Đức Lập(tỉnh Quảng Đức). Từ diễn biến này, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 &Quân khu 2, đã bay đến Ban Mê Thuột để thị sát tình hình và họp với Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh (lúcbấy giờ là Tư lệnh Mặt trận Nam Pleiku), các Tỉnh trưởng/Tiểu khutrưởng Darlac và Quảng Đức. Cuộc họp diễn ra tại Trung tâm Hành quân bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, kéo dài từ 12 giờ trưa đến 5giờ chiều.
Sau khi nghe Trung tâm Hành quân trình bày tình hình ở Đức Lập, Thiếu tướng Phú quay sang Đại tá Phạm Văn Nghìn, Tỉnhtrưởng/Tiểu khu trưởng Quảng Đức, cho những chỉ thị cần thiết, và ra lệnh cho vị tỉnh trưởng này bay về ngay tỉnh lỵ để đôn đốc chỉ huy các đơn vị chuẩn bị đối phó với tình hình mới. Thiếu tướng Phú nói với Tỉnh trưởng Quảng Đức rằngtrong trường hợp Quảng Đức bị tấn công, ngoài Liên đoàn 24 Biệt động quân đang tăng phái cho tỉnh này, ông sẽ tăng cường thêm quân để chận địch. Ông nhấn mạnh với Đại tá Nghìn: “Lệnh Tổng thống phải giữ Quảng Đức bằng mọi giá.”
Đại tá Nghìn vừa rời phòng họp, Thiếu tướng Phú ra lệnh cho Thiếu tá Nguyễn Văn Hóa, sĩ quan tùy viên , lo chuẩn bị bản đồ các mặt trận để ông họp tiếp tại văn phòng Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh với Chuẩn tướng Trường và Đại tá Vũ ThếQuang,Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, Đại tá Nguyễn TrọngLuật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac. Trong cuộc họp, Thiếu tướng Phú đã hỏi Chuẩn tướng Trường là nhận định thế nào về tin tức tình báo cho rằng sư đoàn F 10 CSBV đã về Quảng Đức, và trong trườnghợp như thế, có nên rút bớt lực lượng Sư đoàn 23 Bộ binh đang hành quân tại Pleiku về tăng cường cho mặt trận ở Quảng Đức và Ban Mê Thuột không? Chuẩn tướng Trường đã trình với Thiếu tướng Phú rằng có thể có một phần của 2 sư đoàn F-10 và sư đoàn 320CSBV đã về hoạt động tại hai tỉnh này, nhưng Tướng Trường không tin rằng toàn bộ sư đoàn F10 đã di chuyển về Quảng Đức. Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh nhận định rằng có khả năng là sư đoàn CSBV này sẽ để lại 1 hoặc 2 trung đoàn để phối hợp với sư đoàn 968 CSBV từ Lào xâm nhập qua để mở mặt trận tại Nam Pleiku.
Sau lời trình bày của Chuẩn tướng Trường, Đại tá Luật báo cho Thiếu tướng Phú biết là cách đây hai ngày trung đội Thám báo Tiểu khu Darlac đã phục kích bắt được 2 tù binh CSBV tại một ấp Thượng cách tỉnh lỵ 10 km, trong đó có 1 sĩ quan bị thương. Cả hai tù binh khai là thuộc bộ phần tiền thám của sư đoàn 320 CSBV. Viên sĩ quan tù binh CSBV tiết lộ là sư đoàn 320 CSBV được lệnh chuẩnbị tấn công Ban Mê Thuột. Theo đề nghị của Đại tá Luật, Thiếu tướng Phú đã cho gọi Trưởng phòng 2 Tiểu khu Darlac trình bày chi tiết về cung từ của hai tù binh.
Trước những báo cáo của Tiểu khu Dralac, sau một lúc suy nghĩ để lượng định tình hình, Thiếu tướng Phú ra lệnh cho Chuẩn tướng Trường bay về Pleiku trước để phối trí lực lượng tại đây, chuẩn bị lực lượng tiếp ứng cho Quảng Đức khi tỉnh này bị tấn công. Từ 4 giờ đến 5giờ chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú họp tiếp với Đại táQuang,được chỉ định làm Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, và Đại tá Luật về kế hoạch bảo vệ tỉnh lỵ tỉnh Darlac. Trong giờ cuối cùnghọp với tướng Phú, Đại tá Vũ Thế Quang đã trình bày sự phối trílực lượng như sau:
-Phòng thủ phía Bắc: Trung tâm
huấn luyện Sư đoàn 23 Bộ binh.
-Phòng thủ phía Đông: Bộ chỉ huy
chi khu Ban Mê Thuột và đơn vịĐịa phương
quân thống thuộc chi khu.
-Lực lượng phía Tây-khu vực trọng yếu
và nguy hiểm nhất có hậu cứcủa tiểu
đoàn của Thiết đoàn 3 Thiết kỵ và
kho đạn Mai Hắc Đế.Ngoài ra, doanh trại
các tiểu đoàn Pháo binh,
Công binh, Truyền tin thống thuộc Sư đoàn
23 bộ binh đóng gần thị xã đều tận
dụngquân số tại hàng để tổ chức
phòng ngự trong phạm vi trách nhiệm.Lực
lượng trừ bị cho thị xã Ban Mê Thuột
là lực lượng Trung đoàn53 Bộ binh (trung
đoàn trừ, chỉ có 2 tiểu đoàn),
án ngữ tại phitrường Phụng Dực. Riêng về
trách nhiệm của Tiểu khu Darlac, Đại tá
Nguyễn Trọng Luật đã cho điều động Tiểu
đoàn 204 Địa phương quân đang đóng
tại Ban Don về thị xã. Việc di chuyển
không phảidễ dàng vì phải trưng
dụng tất cả các quân xa trong toàn
thị xã Ban Mê Thuột mới đủ quân xa
để vận chuyển cả một tiểu đoàn.
* 2 giờ sáng ngày 10/3/1975: Mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ
Đúng 2 giờ sáng ngày 10
tháng Ba/1975, Cộng quân khai hỏa
tấncông vào Ban Mê Thuột. Tiếng
pháo kích rền vang trong thị xã
này đến 4 giờ sáng. Sau đó, Cộng
quân đã sử dụng chiến thuật tiền
pháo hậu xung tấn công chiếm kho đạn Mai
Hắc Đế ở phía Tây. Đơn vị trú
phòng đã chống trả mãnh liệt
và bảo vệ được kho đạn. Về phíaBắc,
Đài Truyền tin của Không quân cũng
bị tấn công. Đến 7 giờsáng Cộng
quân ngưng pháo kích vào
thị xã nhưng đã điều động bộ binh
và thiết giáp tiến vào thị
xã và khai triển lực lượng xungquanh
nhà thờ thị xã.
Để tiện phối hợp trong việc chỉ huy, Đại tá
Nguyễn Trọng Luật đã xin Thiếu tướng Phạm Văn
Phú cho ông được qua ở chung với Đại
táVũ Thế Quang. Đề nghị của Đại tá Luật
được tướng Phú chấp thuận.Sự lo ngại của Đại
tá Quang và Đại tá Luật là
chiến xa Cộng quân đã lọt vào thị
xã. Từng là Tư lệnh 1 Lữ đoàn Kỵ
binh, Đại tá Luật thấy rõ hỏa lực tấn
công của địch một khi có thiết
giáp tham chiến. Tuy nhiên cả Đại
tá Quang và Đại tá Luật vẫn hy
vọng ở sự yểm trợ của Không quân VNCH khi
trên bầu trời Ban Mê Thuột đã xuất
hiện những phi cơ L 19 và các phản lực
cơ chiến đấu. Tinh thần của quân sĩ trú
phòng lên cao. Các đoàn
chiến xa của Cộngquân từ hướng bắc tiến về
phía Nam đã bị các đơn vị Địa
phương quân của Tiểu khu Darlac đánh chận
lại.
Cộng quân thay đổi chiến thuật tấn công:
Trưa ngày 10/3/1975, đối phương đã
pháo kích dồn dập vào bộ chỉ huy
tiểu khu và một số vị trí trọng yếu
trong thị xã, trong đó có cả bản
doanh bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Hệ thống
truyền tin tại bộ chỉ huy Tiểu khu bị trúng đạn
pháo, hư hại nặng. Trước tình
hình đó, Thiếu tá Hy, trưởng
phòng 3 Tiểu khu, xin Đại tá Luật cho di
chuyển bộ tham mưu ra khỏi vị trí. 13 giờ 30,
Thiếu tá Hy báo cáo Cộng
quân tập trung pháo binh bắn vào
doanh trại bộ chỉ huy, sau đó chiến xa
và bộ binh Cộng quân tràn
vào hệ thống phòng thủ. 2 giờ chiều
cùng ngày, Cộng quân tràn
ngập vào doanh trại này. Đại tá
Nguyễn Trọng Luật liền khẩn báo cho Thiếu tướng
Phạm Văn Phú. Tướng Phú ra lệnh cho trực
thăng vận Liên đoàn 21 Biệt động
quân xuống Ban Mê Thuột để tái
chiếm doanh trại bộ chỉ huy Tiểu khu. Đúng 17
giờ, đoàn trực thăng đã đến gần thị
xã nhưng không đáp xuống được
vì hỏa lực phòng không của Cộng
quân.
Cuối cùng, vào lúc 18 giờ, Bộ Tư
lịnh QĐ 2 quyết định thay đổi vị trí bãi
đổ quân. Liên đoàn 21 BiệtĐộng
Quân được thả xuống trong khu vực Bộ Chỉ huy Chi
khi Buôn Hô rồi từ đó di chuyển
bằng đường bộ tiến vào thị xã Ban
Mê Thuột.
Về trận chiến quanh thị xã Ban Mê Thuột, sau những trận tấn công cường tập vào một số vị trí trong yếu quanh vòng đai Ban Mê Thuột trong sáng ngày 10/3/1975, CQ đã điều động một trung đoàn mở cuộc tấn công lần thứ 2 vào kho đạn Mai Hắc Đế,một căn cứ được xem là tiền đồn của thị xã Ban Mê Thuột, có 1 diện tích rất rộng với hệ thống tuần tiểu bên ngoài dài hơn 15 km. CQ đã chiếm trại, nhưng bị tổn thất nặng trước tinh thần chiến đấu quyết tử của lực lượng trú phòng. Sau đó CQ đã tung lực lượng chiếm các doanh trại gần đó như Tiểu đoàn 23 truyền tin, Trungtâm huấn luyện Địa phương quân, Đơn vị hành chánh tài chánh…
Tại phi trường Phụng Dực, ngay từ ngày 10/3/1975, CSBV đã điềuđộng 2 Trung đoàn thuộc sư đoàn 320 và 1 tiểu đoàn chiến xa tấn công cường tập vào tuyến phòng thủ của Trung đoàn 53 Bộ binh. Đây là trung đoàn tăng phái cho Quảng Đức vừa được điều động về BanMê Thuột, do phải bố trí một thành phần phòng thủ chận địch ở Thuận Mẫn (Đông Bắc Ban Mê Thuột), nên Trung đoàn chỉ còn lại 2 tiểu đoàn. Bị tổn thất nặng trong các trận kịch chiến với CQ tại Quảng Đức, nên tổng quân số của hai tiểu đoàn chỉ còn hơn 600 chiến binh. Rạng sáng ngày 11/3/1975, Cộng quân đã mở đầu đợt tấn công thứ hai vào phi trường Phụng Dực bằng những trận những đợt pháo kích dồn dập, sau đó, thiết giáp và bộ binh CQ ồ ạt xông lên. Lực lượng phòng ngự của Trungđoàn 53 Bộ binh đã bình tỉnh chống trả, chận đứng được các đợt xung phong của địch quân. Các khẩu độipháo binh 105 của lực lượng trú phòng đã bắn trực xạ vào các chiến xa T 54 của địch quân.
Theo báo cáo sơ khởi của các cánh quân bảo vệ Ban Mê Thuột thì tính đến 6 giờ chiều ngày 10/1975, CQ đã bị loại ra ngoài vòng chiến khoảng 300 cán binh CSBV, 12 chiến xa T-54 Cộng quân bị bắn cháy. (V)
14-3-1975:
Tổng Thống Thiệu Quyết Định Bỏ Cao Nguyên
Vương Hồng Anh
*Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh triệt thoái lực lượng VNCH khỏi Cao nguyên
Sau cuộc họp với Hội đồng AnNinh Quốc gia tại Dinh Độc Lập ngày 13/3/1975 có sự tham dự củaTrung tướng Ngô Quang Trưởng-Tư lệnh Quân đoàn 1- để bàn về kếhoạch tái phối trí lực lượng trong tình hình mới, sáng ngày 14tháng 3/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng TrầnThiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang,Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với Thiếutướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2& Quân khu 2. Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổnthống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phảirút toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 tại hai tỉnh Pleiku và Kontumvề khu vực duyên hải miền Trung (Phú Yên và Khánh Hòa) để táiphối trí lực lượng phản công chiếm lại Ban Mê Thuột.
Khi được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hỏi nên rút quân theo trụclộ nào, Tướng Phú đã trình bày với Tổng thống Thiệu rằng các quốclộ chính nối trong khu vực Cao nguyên đã bị Cộng quân cắt đứt,chỉ còn liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ Quốc lộ 14 rẽ raphía nam cách thị xã Pleiku chừng 32 km, chạy theo hướng đông nam, xuyên qua Hậu Bổn về Tuy Hòa (tỉnh lỵ Phú Yên). Kế hoạchchọn liên tỉnh lộ 7B đã không được sự đồng ý của Đại tướng Viên vì ông cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đườngdài hơn 250 cây số mà không rõ tình hình an ninh là một việc “quásức liều lĩnh”, tuy nhiên cuối cùng Tướng Viên cũng không tìm ra được một con đường nào khác nên kế hoạch của tướng Phú đã đượcchấp thuận.
* Một chi tiết đặc biệt về lệnh triệt thoái Cao nguyên: Chủ lưc quân rút, Địa phương quân ở lại…
Trên đường trở lại Pleiku, Tướng Phú đã tâm sự với thiếu tá Phạm Huấn-sĩ quan Báo chí của tư lệnh Quân đoàn 2, là trong buổi họpông đã khẩn khoản xin Tổng thống Thiệu cho ông được tử thủ giữPleiku, nhưng đề nghị của ông đã không được chấp thuận. Một chitiết đặc biệt đã được Tướng Phú kể lại cho Thiếu tá Phạm Huấn vớinội dung như sau: Trong cuộc họp, Tổng thống Thiệu căn dặn tướngPhú rằng lệnh triệt thoái là tối mật, từ cấp tỉnh trưởng/tiểu khutrưởng trở xuống không được biết, có nghĩa là các lực lượng Địaphương quân vẫn ở lại chiến đấu, vẫn tiếp tục làm việc với tỉnhtrưởng, quận trưởng. Chỉ có toàn bộ chủ lực quân gồm Bộ binh,Pháo binh, Thiết giáp, Công binh, Không quân là phải triệt thoái.
Trước quyết định của Tổng thống Thiệu, Tướng Phú đã lo lắng vàhỏi lại: Thưa Tổng thống, nếu Chủ lực quân, Thiết giáp, Pháo binhrút đi, làm sao Địa phương quân chống đỡ nỗi khi Cộng quân đánh?Hơn 100 ngàn dân hai tỉnh Pleiku, Kontum, và gia đình anh em binhsĩ? Tổng thống Thiệu trả lời: Thì cho thằng Cộng sản số dân dó.Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được những vùng dân cư đông đúc…mầu mỡ hơn là bị kẹt quá nhiều quâtrên vùng Cao nguyên! (Cuộc triệt thoái Cao nguyên, tác giả PhạmHuấn, xuất bản 1987, dòng thứ 1 đến dòng thứ 6, trang 86).
Về phần Đại tướng Cao Văn Viên, khi về đến Sài Gòn, ông đã chomời Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 bộ Tổng Tham Mưu(TTM) và báo cho vị trưởng phòng này về các chi tiết đã được bàntrong buổi họp tại Cam Ranh. Tham mưu trưởng Bộ TTM là trungtướng Đồng Văn Khuyên lúc ấy đang công tác ở ngoại quốc. Cuộchành quân cũng được giữ bí mật tối đa do chính Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho viên tư lệnh chiến trường nên Bộ TTM không đượcquyền ra lệnh làm gì hết, kể cả việc tái phối trí các đơn vịKhông quân và lực lượng tăng phái cho Quân đoàn 2 tại Pleku và Kontum.
Vào thời gian này, tại vùng Kontum và Pleiku chỉ còn 1 tiểu đoàncủa Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23 BB, 5 Liên đoàn Biệt Động QuânQK 2, thiết đoàn 21 M 48, hai tiểu đoàn pháo binh 175 mm và cácđơn vị yểm trợ như Liên đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu, Liên đoàn231 Yểm trợ Tiếp Vận, kho đạn của Không quân và Lục quân vớikhoảng 20 ngàn tấn đạn, kho tồn trữ nhiên liệu với trữ lượng dùngtrong 45 ngày và nhu yếu phẩm và thực phẩm đủ dùng trong haitháng. Nhiệm vụ của Tướng Phú là làm sao đưa hết được các đơn vịvà tiếp phẩm này về Nha Trang và để từ đó mở cuộc phản công táichiếm lại Ban Mê Thuột.
* Cuộc họp của Thiếu tướng Phú về kế hoạch rút quân:
Theo lời ban
tham mưu của Tướng Phú kể lại, vào
lúc 5 giờ 10chiều ngày 14 tháng
3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú
triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại chiếc bunker của
ông, vớithành phần tham dự gồm có:
Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá
Hànhquân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư
lệnh Sư đoàn 6 Không quân,Đại
tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động
quân Quân khu 1(gồm 5 liên
đoàn Biệt động quân), Đại tá
Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng Quân
đoàn 2 & Quân khu 2. Mở đầu cuộc họp
đặc biệt này,tướng Phú đã thừa
lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng choDại
tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông
trình bày tóm tắt nội dungcuộc
họp tại Cam Ranh và chỉ định chuẩn tướng Trần
Văn Cẩm và tânChuẩn tướng Phạm Duy Tất
chỉ huy tổng quát cuộc rút quân
khỏi Cao nguyên.
Kế hoạch cuộc chuyển quân được phổ biến vắn tắt: Tướng Phú và Bộ tư lệnh nhẹ sẽ đi Nha Trang trước bằng trực thăng. Chuẩn tướngTất chỉ huy toàn bộ các đơn vị tham gia cuộc triệt thoái từKontum và Pleiku về Tuy Hòa theo tỉnh lộ 7 B. Đại tá Lê Khắc Lýđược giao trách nhiệm điều động bộ tham mưu quân đoàn và các đơnvị yểm trợ. Toàn bộ cuộc hành quân đặt dưới sự giám sát của chuẩn tướng Trần Văn Cẩm.
Theo kế hoạch do Tướng Phú đề ra, Liên đoàn 20 Công binh chiến đấu sẽ cho một đơn vị đi đầu để làm thành phần tiên phong cónhiệm vụ sửa chữa cầu cống, đường sá khi cần thiết. Các đơn vị thiết giáp được giao nhiệm vụ yểm trợ đoàn xe vận tải. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân trong khu vực đoàn quân đi qua chịu trách nhiệm an ninh trục lộ. Đi cuối cùng là hai Liên đoàn Biệtđộng quân và 1 đơn vị thiết giáp. Các đơn vị cuối cùng này sẽ rờiPleiku vào ngày 19/3/1975.
Do cuộc chuyển quân rầm rộ với nhiều đơn vị và hàng trăm xe vậntải cùng nhiều quân cụ nặng nên thời gian chuẩn bị phải mất hết 4ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 16 tháng 3/1975.
Sau khi họp với các đơn vị trưởng, sáng
ngày 15 tháng 3, Thiếutướng Phú
cùng với một số sĩ quan được chọn lựa trong ban
thanmưu bay về Nha Trang để tái tổ chức lại bộ
tư lệnh Quân đoàn ở đây. Cũng trong
ngày này, Chuẩn tướng Cẩm và
vài sĩ quan thân cận bayđi Tuy Hòa
để chuẩn bị đón đoàn quân di
chuyển từ Pleiku về. Cũngtrong ngày này,
đã có một số quân xa bắt đầu rời
Pleiku theo cáctoán nhỏ. Như đã
trình bày ở trên, từ khi có
cuộc tái phối tríđược nêu ra trong
cuộc họp cho đến khi bắt đầu thực hiện, tất cảđều tiến
hành một cách bí mật, không
một lời nào được tiết lộ, kểcả không cho
các tỉnh trưởng của hai tỉnh Kontum và
Pleiku biết.
Tỉnh trưởng Pleiku nhờ ở gần bộ Tư lệnh nên được
biết trước, còntỉnh trưởng Kontum thì
đến phút chót mới biết được và
ông đã tháptùng theo
đoàn quân, nhưng giữa đường thì bị
CQ bắn chết.
Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành rakhỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu. Nhưng khi chiếc xe cuối cùngvừa rời khỏi bến thì tin này được dân chúng biết. Vậy là mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có,ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ gì có thể mang theođược. Sau đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoànngười cả quân lẫn dân kéo dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguy hiểm. Cuộc chuyển quân của Quân đoàn 2 khỏi Pleiku bắt đầu…
Ngày
16-3-1975: Quân Đoàn 2 Triệt
Thoái Khỏi Cao Nguyên
Vương Hồng Anh
* Ngày 16/3/1975: Chuẩn tướng Phạm
Duy Tất tổng chỉ huy cuộc triệt thoái của
Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên.
Ngày 16/3/1975, thi hành quân
lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã
ban ra tại cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh ngày
14-3-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh
Quân đoàn 2/Quân khu 2, đã
cho lệnh triệt thoái toàn bộ lực lượng
Quân đoàn 2 khỏi 2 tỉnh Pleiku
và Kontum của Cao nguyên Trung phần.
Theo phân nhiệm của Thiếu tướng Phạm Văn
Phú, tân Chuẩn tướng Phạm Duy Tất, chỉ
huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2,
được ủy nhiệm tổng chỉ huy toàn bộ các
đơn vị triệt thoái.
(Trước đó, vào sáng ngày
15 tháng 3, Thiếu tướng Phú
cùng với một số sĩ quan trong Bộ Tư lệnh bay
về Nha Trang để tái tổ chức lại Bộ tư lệnh
Quân đoàn 2/Quân khu 2 ở
đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn
tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành
quân Tư lệnh Quân đoàn 2
và vài sĩ quan thân cận bay đi
Tuy Hòa để chuẩn bị đón đoàn
quân triệt thoái từ Pleiku và
Kontum về) .
Theo lịch trình triệt thoái khỏi Cao nguyên, ngày 16 tháng 3/1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh,Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểmtrợ của một đơn vị Thiết Giáp, đã khởi hành ra khỏi thị xãPleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái.
Sau thành phần đi đầu, lịch triệt
thoái của các ngày kế tiếp như
sau: vào ngày 17-3. các đơn vị
Công binh, Pháo binh còn lại
cùng Quân y với trên 250 xe sẽ di
chuyển vào ngày 17/3/1975 và
cũng do Thiết giáp tháp tùng
bảo vệ. Ngày 18/3/1975: Bộ Tư lệnh Quân
đoàn 2, đơn vị Quân cảnh, một phần của
Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, cùng
khoảng 200 quân nhân của Trung
đoàn 44 Bộ binh triệt thoái, và
cũng được Thiết giáp đi theo bảo vệ.
Ngày 19/3/1975: lực lượng đoạn hậu gồm
có Biệt động quân và đơn vị
thiết giáp cuối cùng.
Theo lộ trình, đoàn quân sẽ từ
Pleiku di chuyển về phía Nam củaQuốc lộ 14 để
đến giao điểm QL 14 và Liên tỉnh lộ 7
cách thị xãPleiku khoảng 33 km đường
chim bay về phía Nam, từ giao lộ này
đoàn quân sẽ tiếp tục di chuyển dọc
theo liên tỉnh lộ 7 B vềhướng Đông Nam,
xuyên qua tỉnh lỵ Phú Bổn để về Tuy
Hòa.
* Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên
phân tích về liên tỉnh lộ 7B
và cuộc rút quân của
Quân đoàn 2.
Trong
phần trình bày về cuộc họp tại Cam
Ranh, VB đã lược trình về quyết định
của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra quân
lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt
thoái Quân đoàn 2 khỏi Cao
nguyên. Sau đây là những ghi nhận
chi tiết về quân lệnh này.
Tại cuộc họp Cam Ranh, khi nghe Thiếu tướng Phú chọn Liên tỉnh lộ 7B làm trục lộ rút quân, Đại tướng Cao Văn Viên không đồng ý, vị Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số mà không nắm rõ tình hình an ninh lộ trình là “quá sức liều lĩnh”, tuy nhiên cuối cùng Đại Tướng Viên cũng không tìm ra được một trục lộ nên kế hoạch của Thiếu tướng Phú đã được Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Hội đồng Quốc gia chấp thuận.
Nhận định về địa hình liên tỉnh lộ 7 B, Đại tướng Cao Văn Viên phân tích rằng ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn còn dùngđược, đoạn còn lại không biết tình hình giao thông như thế nào.Tuy nhiên, có một điều mà Quân đoàn 2 biết trước là cầu bắc quasông Ba về phía nam Củng Sơn đã bị phá hủy hoàn toàn, không thểsửa chữa được, và đoạn đường chót đến phía tây Tuy Hòa thì nhữngvào năm trước 1973, lực lượng Đại Hàn hoạt động tại đây đã gài mìn dày dặc.
Trong khi Đại tướng Viên lo ngại về lộ trình rút quân, thì Thiếu tướng Phú lại tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo Liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Hòa sát biển. Đường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến. Giải thích về sự chọn lựa này, Thiếu tướng Phú trình bày rằng yếu tố bất ngờ đã khiến ông có dự tính như thế.
Thiếu tướng Phú chỉ yêu cầu Bộ Tổng
tham mưu cung cấp phương tiện cầu nổi để qua
sông mà thôi. Với quyền hạn của
một Tổng tham mưu trưởng, Đại tướngViên chấp
thuận ngay lời yêu cầu của Thiếu tướng
Phú.
Nhận định về quyết định của Tổng thống Thiệu
và kế hoạch chuyển quân của Thiếu tướng
Phú, Đại tướng Viên cho rằng “đưa một
lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ
quân cụ, quân xa và nhiều thứ
khác trên một đoạn đường dài hơn
250 cây số qua núi cao và rừng
già trên vùng Cao nguyên
mà không biết tình hình
an ninh con đường đó ra sao quả là một
việc quá sức liều lĩnh. Có tạo được
yếu tố bất ngờ hay không là do khả năng
di chuyển nhanh gọn. Nhưng là một người chỉ
huy sáng suốt thì lúc
nào cũng phải có sự cẩn trọng trước
tình trạng là địch đang có mặt
hầu như cùng khắp tại khu vực đó”.
Cũng trong buổi họp tại Cam Ranh, Đại tướng Viên đã nhắc nhở Thiếu tướng Phú về những khó khăn và nguy hiểm sắp đến, cũng như biện pháp an ninh cần chuẩn bị. Đại tướng Viên cũng đã đề cập đến sự thất bại của quân Pháp khi muốn rút quân từ Lạng Sơn về đồng bằng trong năm 1947. Ông cũng nhắc đến hai cuộc chuyển quân của hai binh đoàn Pháp trước năm 1954, theo đó một binh đoàn từ Thất Khê lên hướng Bắc và một binh đoàn từ Cao Bằng di chuyển về hướng Nam, tất cả đều bị đánh tan nát tại chân núi xung quanh Đông Khê, dọc theoQuốc lộ Thuộc Địa số 4. Về địa thế và con đường mà Thiếu tướngPhú chọn để di chuyển quân đoàn 2 thì vào tháng 6/ 1954, Lựclượng Cơ động 100 nổi tiếng của quân đội Liên Hiệp Pháp tại ĐôngDương đã bị thảm sát trên Quốc lộ 19 gần An Khê và số sống sót còn lại cũng bị tiêu diệt tại Đeo Chu-Drek trên Quốc lộ 14. Theo Đại tướng Viên, đó là “những bài học máu xương và thảm khốc nhất mà bất cứ vị chỉ huy nào cũng phải biết rõ vì địa thế hiểm trở củavùng Cao nguyên là vậy”.
Về tình hình Ban Mê Thuột sau khi thất thủ vào ngày 11/3/1975, Đại tướng Viên cho biết thêm: tại cuộc họp ở Cam Ranh, Tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất liên quan đến số phận của Ban Mê Thuột, đó là Thiếu tướng Phú có thể chiếm lại Ban Mê Thuột không. Những người tham dự đều biết trước là Thiếu tướng Phú không khẳng định được điều này nên không có câu trả lời dứt khoát. Thiếu tướng Phú chỉ yêu cầu tăng thêm viện binh. Quay sang Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu hỏi xem còn lực lượng nào có thể tập trung đưa lên giải vây không. Hỏi vậy nhưng chắc chắn ông biết rõ câu trả lời. Đại tướng Viên cho biết đơn vị cuối cùng là Liên đoàn 7 Biệt Động Quân đã được phái lên Vùng 2 theo yêu cầu của Thiếu tướng Phú. Lực lượng chủ chốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến thì đều ở Quân khu 1 từ năm 1972.
Theo lời Đại tướng Viên thì vào
giờ phút nghiêm trọng như vậy mà
Bộ Tổng Tham Mưu không thể nào tăng
viện cho Quân khu 2 được. Tổng thống Thiệu hỏi
như vậy là để cho mọi người cùng hiểu
thực trạng của quân đội như thế nào,
và biết được bước kế tiếp ông phải
làm gì.Khi cuộc họp chấm dứt,
thì Tướng Phú xin riêng với Tổng
thống Thiệu bằng một giọng khẩn khoản rằng ông
xin Tổng thống thăng cấp chuẩn tướng cho Đại
tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động
quân Quân khu 2. Kể lại sự việc
này, Tướng Cao Viên ghi lại như sau:
“Tôi không quen thân với Đại
tá Tất nhưng được nghe ông là
người có khả năng, nhưng làm tư lệnh
chiến trường thì không có bằng
chứng nào chứng minh ông ta có
khả năng. Tôi liền phản đối ngay và
nói rằng khi nào tái phối
trí xong rồi mới nói đến. Tổng thống
Thiệu tỏ ra do dự nhưng thấy tôi nói
có lý nên không đồng
ý việc thăng cấp. Thế nhưng, Thiếu tướng
Phú khẩn khoản xin cho bằng được. Cuối
cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đồng
ý thăng cấp Chuẩn tướng cho Đại tá
Phạm Duy Tất.
NGÀY19-3-1975:
TT
Thiệu
Họp
Bàn
Kế
Hoạch
Giữ
Đà
Nẵng
Vương Hồng Anh
* Cuộc họp mật ngày 19 tháng
3/1975 bàn về số phận 5 tỉnh miền Trung
thuộc Quân khu 1.
Sau 2 cuộc họp mật của Hội đồng An ninh Quốc gia tại
Dinh Độc Lập vào các ngày 11
và 13 tháng 3/1975, vào
ngày 19 tháng 3/1975, Tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu lại mở cuộc họp đặc biệt để duyệt
xét tình hình Quân khu 1.
Cuộc họp bắt đầu 11 giờ, ngoài các
nhân vật đã tham dự hai cuộc họp trước
(Tổng thống Thiệu, Thủ tướng Khiêm, Đại tướng
Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang),
còn có Phó Tổng thống Trần Văn
Hương tham dự. Trung tướng Ngô Quang Trưởng,
Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1,
cũng được gọi về Sài Gòn để dự cuộc
họp này.
Theo lệnh của Tổng thống được chuyển đến Tư lệnh
Quân đoàn 1 trước đó, Tướng
Trưởng trình bày về kế hoạch
rút quân của Quân khu 1 tập trung
về Đà Nẵng để bảo vệ thành phố trọng
yếu này. Theo ghi nhận của Tướng Viên,
kế hoạch của Tướng Trưởng rất chu đáo
và được tiến hành theo hai phương
cách: phương cách thứ nhất sử dụng
Quốc lộ 1. Theo đó thì có lực
lượng VNCH từ Huế và từ Chu Lai cùng
một lúc rút về Đà Nẵng. Phương
cách thứ hai: nếu địch cắt Quốc lộ 1
thì sẽ rút quân về tập trung tại
ba nơi khác nhau: Huế, Đà Nẵng, Chu
Lai. Tuy nhiên Huế và Chu Lai chỉ
là nơi tập trung tạm thời để sau đó
các đơn vị được hải vận về Đà Nẵng,
kết thúc cuộc bố trí giữ Đà
Nẵng. Như vậy, Đà Nẵng sẽ trở thành ốc
đảo trong lòng địch để cố thủ bằng 4 sư
đoàn (Sư đoàn 1, 2, 3 Bộ binh, Sư
đoàn Thủy quân Lục chiến) và 4
liên đoàn Biệt động quân.
Sáu giờ chiều ngày 19 tháng Ba,
Trung tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng. Khi phi
cơ ông vừa hạ cánh, thì
ông nhận được báo cáo khẩn cấp
của Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh
phó Quân đoàn 1, gọi từ bộ Tư
lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 ở Huế
vào. Tướng Thi báo rằng đại bác
130 ly của địch đang nã vào bản doanh
của ông và CQ đang tung đợt tấn
công quy mô lớn bằng xe tăng để
tìm cách vượt qua vòng đai
phòng thủ của lực lượng VNCH tại sông
Thạch Hãn.
* Đại tướng Cao Văn Viên phân
tích các quyết định của Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu về vận mệnh VNCH
Trước khi đưa ra những quyết định trong cuộc họp
ngày 19 tháng 3/1975, Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu đã 2 lần họp mật với Hội
đồng An ninh Quốc gia để duyệt xét về
tình hình tại Cao nguyên
và miền Trung. Sau đây là những
ghi nhận và phân tích của Đại
tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng
Quân lực VNCH về những cuộc họp này.
Theo lời của Đại tướng Viên, một ngày sau khi Cộng quân tổng tấn công vào Ban Mê Thuột, sáng ngày 11 tháng Ba, 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá An ninh của Tổng thống, đến dinh Độc Lập để ăn sáng và họp. Sau khi ăn và uống cà phê xong, các nhân viên phục dịch đi hết, Tổng thống đã lấy ra một tấm bản đồ có tỷ lệ nhỏ của Việt Nam Cộng Hòa và bắt đầu nói đến tình hình quân sự ở mỗi nơi. Sau đó, Tổng thống nói thật rằng “tính ra thực lực của chúng ta thì không thể nào giữ hết nổi lãnh thổ như ý chúng ta được. Vì vậy chúng ta cần phối trí lực lượng lại để phòng thủ những nơi nào đông dân cư mà thôi và tăng cường bảo vệ những nơi nào hiểm yếu.”
Nhắc lại quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu, Đại tướng Viên đã ghi lại trong
hồi ký như sau: “Kết luận này
làm chúng tôi ngạc nhiên
vì nói như vậy tức là ông
đã cân nhắc rất kỹ lưỡng. Dường như
ông chưa muốn công bố quyết định
này nên tỏ ý rằng chỉ cho ba
chúng tôi tham dự bữa ăn sáng
này biết trước. Tổng thống Thiệu đã
vạch ra một bản đồ ghi những vị trí quan
trọng. Đa số các vị trí này đều
nằm quanh Quân khu 3 và 4 cùng
với hải phận của hai quân khu này. Chỉ
một vài nơi quan trọng mà hiện
lúc ấy đang bị Cộng sản chiếm và như
vậy Quân đội VNCH phải ra sức tái chiếm
lấy bằng mọi giá. Sau cùng,
lãnh thổ mà Quân đội VNCH sẽ giữ
gồm những nơi vựa lúa, đồn điền cao su, khu
kỹ nghệ, v.v. Chính phủ cần giữ những nơi
trù phú và đông dân
đó. Thêm nữa, ngoài thềm lục địa
vừa mới khám phá có dầu,
và chính phủ xem đó là
những vùng yết hầu bất khả xâm phạm,
nơi cần giữ vững nhất là Sài
Gòn, các tỉnh phụ cận và
vùng châu thổ sông Cửu Long.”
Tổng thống Thiệu đã nói nhiều về kế
hoạch tái phối trí vùng địa
lý chánh trị, nhưng khi đề cập đến
Quân khu 1 và Quân khu 2
thì Tổng thống không còn vẻ
khẳng khái. Còn Cao nguyên Trung
phần thì Tổng thống vừa nói, vừa
dùng tay chỉ vào khu vực Ban Mê
Thuột, quan niệm rằng đó là nơi quan
trọng hơn Pleiku và Kontum gộp lại vì
vị trí kinh tế và dân số. Những
tỉnh dọc duyên hải Quân khu 2 cũng quan
trọng không kém vì các
tỉnh này có thềm lục địa nhiều tiềm
năng khai thác. Còn đối với Quân
khu 1 thì ông chủ trương giữ vững những
gì giữ được. Tại đây, Tổng thống
phác họa một kế hoạch nhiều giai đoạn
đánh dấu bằng đường ranh cắt bỏ dần để
rút xuống phía Nam. Tổng thống
nói: “Nếu chúng ta đủ sức, thì
sẽ giữ đến Huế hay Đà Nẵng. Nếu không
thì rút về và giữ từ Chu Lai
hoặc từ Tuy Hòa trở vào.” Tổng thống
nhấn mệnh: “Làm như vậy chúng ta mới
tái phối trí được khả năng
mình, giữ vững được các yếu điểm của
lãnh thổ một cách hữu hiệu và
mới có cơ may phát triển đất nước
giàu mạnh được.” Cứ như vậy, Tổng thống Thiệu
nói hết ý định của mình,
và cũng kể như quyết định quan trọng. Thế
nhưng dụng ý của toàn bộ kế hoạch
thì chưa rõ, nhưng chắc chắn sẽ tạo ra
nhiều vấn đề, nhất là về phương diện
quân sự.
Với tư cách một Tổng Tham mưu trưởng, Đại
tướng Viên cảm thấy có bổn phận phải
lên tiếng. Sau đây là ý
kiến của Đại tướng Viên: “Tôi (Đại
tướng Viên) nói rằng khi tái
phối trí thì quả thật có hiệu
quả phòng thủ tuy hệ quả của nó
không thể tránh khỏi, và
tôi cũng đã từng nghĩ đến tình
trạng này từ lâu. Tuy nhiên
tôi chưa nói ra vì chưa phải
lúc. Trước hết, tái phối trí
là trái với chủ trương duy
trì chính sách Quốc gia,
và thứ hai tôi đưa ra đề nghị
đó thì có thể bị nghĩ
là có óc chủ bại. Duy
có điều tôi nhấn mệnh đến một sự
tái phối trí lúc này
đã quá trễ và không
chắc thành công được. Ngoài ra
tôi không cho rằng quyết định
này của Tổng thống sẽ loại trừ được bất cứ
chỉ trích không có lợi
nào. Dù sao, với tư cách Tổng
tư lệnh Quân đội, Tổng thống có
toàn quyền và trách nhiệm để
đưa ra mọi quyết định ứng phó với cuộc
chiến. Chắc ông đã nắm vững những
gì ông đang làm chứ.”
Nhận xét về quyết định của Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu, Đại tướng Viên phân
tích: “Cho dù quyết định
này có đi sai chính
sách Quốc gia hiện hành đến
cách mấy, bản thân quyết định
đó vẫn hợp lý mà một
nhà lãnh đạo có thể
làm được. Đã hai năm kể từ
ngày Hiệp định Ba Lê được ký
kết, tình hình cứ suy sụp đến mức
báo động. Chỉ có thể phê
bình Tổng thống là ở điểm tại sao
ông đợi lâu đến như vậy mới đưa ra
quyết định. Trong cuộc họp, ông không
hề giải thích hay có hướng dẫn
nào về những bước cần thiết khi ông
quyết định như vậy. Dường như quyết định do thực
tế bên ngoài đưa tới.”
Cũng theo lời Đại tướng Viên, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, ngày 13 tháng 3/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chủ tọa một cuộc họp tại Dinh Độc Lập để duyệt xét kế hoạch tái phối trí lực lượng tại Quân khu 1. Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1, được gọi về Sài Gòn để tham dự cuộc họp này.Trong buổi họp, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phân tích tình hình chung của đất nước, nêu ra những khó khăn mà chính phủ đang gặp phải khi thiếu nguồn quân viện. Tổng thống không hy vọng Không quân Hoa Kỳ sẽ can thiệp trong trường hợp Việt Nam Cộng Hòa bị tổng tấn công. Tổng thống nhấn mệnh rằng trước tình hình như vậy thì chỉ còn một cách duy nhất là thay đổi chiến lược để giữ vững những nơi hiểm yếu có nhiều tài nguyên quốc gia. Tại Quân khu 1, khu vực trù phú cần phải giữ là Đà Nẵng. Chi tiết mà Đại tướng Viên nêu ra khác với lời kể của Trung tướng Trưởng với báo chí (sau 1975) như sau: trong cuộc họp ngày 13/3/1975, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Trưởng rút toàn bộ Quân đoàn 1 khỏi Quân khu 1 và rút về Phú Yên, VNCH thu gọn từ Phú Yên đến Hà Tiên.
Đại tướng Viên cho biết: sau khi nhận chỉ thị của Tổng thống,Trung tướng Trưởng trở về Đà Nẵng ngay trong ngày. Suốt trong 6 ngày tiếp theo, dù tình hình Quân khu 1 trở nên rất đáng ngại, thế nhưng Trung tướng Trưởng vẫn muốn giữ Huế và một số vị trí trọng yếu tại Quân khu 1. Sau khi suy nghĩ và phân tích tình hình, Tướng Trưởng đã gọi điện thoại theo đường dây đặc biệt trình bày ý kiến với Đại tướngViên nhờ xin với Tổng thống cho ông được tận dụng mọi cách để giữ Huế và Vùng 1. Cuối cùng Tổng Thống chấp thuận. Được sự đồng ý của Tổng thống, Trung tướng Trưởng bay ra Huế họp với Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn, về kế hoạch phòng thủ Huế. Tướng Trưởng ra lệnh phải giữ Huế thật vững. Thế nhưng chiều hôm đó, khi trở lại Đà Nẵng, Tướng Trưởng nhận được mật lệnh do Đại tướng Viên ký thừa lệnh Tổng thống là phải bỏ Huế.
NGÀY
23-3-1975: Quốc Lộ 1 Đoạn Huế-Đà Nẵng Bị
Cắt Đứt
Vương Hồng Anh
* Cộng quân cắt đứt Quốc lộ 1, đoạn đường từ
Huế đi Đà Nẵng.
Ngày 23 tháng 3/1975, tình
hình tại chiến trường Thừa Thiên trở
nên nghiêm trọng sau những trận tấn
công của Cộng quân trong 2 ngày
21 và 22 trên Quốc lộ 1, đoạn đường
Huế-Đà Nẵng đi ngang địa phận Quận Phú
Lộc, quận ở cực Nam Thừa Thiên, gồm những
xã có địahình dọc theo Quốc lộ
1. Kịch chiến đã diễn ra giữa Cộng quân
và Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 Bộ
binh được tăng cường Liên đoàn 15 Biệt
động quân. Khi trận chiến vừa xảy ra, lực
lượng Bộ binh và Biệt động quân nỗ lực
giải tỏa áp lực của địch quân. Với sự
yểm trợ tối đa của Pháo binh và
Không quân VNCH, các đơn vị Cộng
quân bị đẩy lùi ra khỏi một số vị
trí trong một thời gian ngắn, sau đó
Cộng quân lại tăng cường lực lượng và
tổ chức các đợt tấn công cường tập
vào vị trí của Trung đoàn 1 Bộ
binh và Liên đoàn 15 Biệt động
quân.. Đến 2 giờ chiều, Liên đoàn
15 Biệt động quân và Trung đoàn
1 Bộ binh đã phải rút lui để bảo
toàn lực lượng.
Ngày 23 tháng 3/1975, Sư đoàn 1 Bộ binh điều động lực lượng phản công nhưng Cộng quân đã lập các chốt chận tại Đá Bạc, và bám giữ các vị trí trọng yếu trên Quốc lộ 1, để cắt đứt trục lộ vận chuyển của các đơn vị VNCH từ Huế vào Đà Nẵng.
Cũng trong ngày 23 tháng 3/1975, CQ đã pháo kích vào một số vị trí trong thành phố Huế và vòng đai phụ cận. Các đợt pháo kích tiếp diễn suốt ngày nhưng không có hiệu quả, các quả pháo không rơi trúng vào các vị trí quân sự. Tuy nhiên, tinh thần dân chúng càng hốt hoảng hơn và thành phố Huế bắt đầu hỗn loạn.
* Tư lệnh Quân đoàn
1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng duyệt
xét tình hình Huế
Trong ngày 23/3/1975, theo ghi nhận của Đại
tướng Cao Văn Viên, trước tình
hình chiến sự diễn biến bất ngờ, và
Quốc lộ 1 không thể khai thông được,
Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh
Quân đoàn 1/Quân khu 1 cho lệnh
rút lực lượng VNCH tại chiến trường Thừa
Thiên về lập phòng tuyến tạm thời tại
Huế. Cũng trong ngày này, tàu
Hải quân được tăng cường để đón
dân tị nạn cùng thân nhân
gia đình binh sĩ vào Đà Nẵng.
Chiều 23 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô
Quang Trưởng, Tư lệnh Quânđoàn 1, gọi
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn
1 Bộ binh, vào Đà Nẳng để duyệt
xét lại tình hình phòng
thủ Huế. Tướng Điềm đã báo cho Trung
tướng Trưởng biết là Sư đoàn 1 Bộ binh
đang đối đầu với 3 sư đoàn chủ lực và
1 sư đoàn pháo của Cộng quân.
*Từ phòng tuyến Thạch Hãn đến
phòng tuyến Huế.
Như đã trình bày, suốt
đêm 19 và rạng sáng ngày
20 tháng 3/1975, tất cả lực lượng
phòng thủ dọc theo bờ nam sông Thạch
Hãn (tỉnh Quảng Trị) kể cả Liên
đoàn Địa phương quân, 1 tiểu
đoàn Biệt độn quân và vài
chi đoàn Thiết giáp đã
rút về phòng ngự phía Nam
sông Mỹ Chánh. Về phòng tuyến
Thạch Hãn, trong hơn hai năm, kể từ khi
có Hiệp định ngưng bắn Paris ký
ngày 27/1/1973, sông Thạch Hãn
được xem như là “ranh giới” của lực lượng
quân sự hai bên. Tại đây,
có trạm hoạt động của Ủy hội Quốc tế
và là nơi được chọn để trao đổi
tù binh.
Trước khi Cộng quân tấn công
phòng tuyến Thạch Hãn, vào 6
giờ chiều ngày 19/3/1975, Trung tướng Trưởng
từ Sài Gòn trở lại Đà Nẵng sau
cuộc họp tại Dinh Độc Lập. Khi phi cơ chở ông
vừa hạ cánh, thì ông nhận được
báo cáo khẩn cấp của Trung tướng
Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó Quân
đoàn 1, gọi từ Bộ Tư lệnh Tiền phương
Quân đoàn 1 ở Huế vào. Trung
tướng Thi báo rằng đại bác 130 ly của
địch đang pháo kích vào bản
doanh của ông và CQ đang tung đợt tấn
công quy mô lớn bằng xe tăng để
tìm cách vượt qua vòng đai
phòng thủ của lực lượng VNCH tại sông
Thạch Hãn. Nhận được khẩn báo của
Trung tướng Thi, Trung tướng Trưởng liền báo
cáo cho Đại tướng Viên và
yêu cầu cho Quân đoàn 1 được giữ
lại Lữ đoàn 1 Dù, đang có mặt
tại Đà Nẵng chuẩn bị về Sài
Gòn. Đại tướng Viên báo lại cho
Tổng thống Thiệu. Là Tổng tư lệnh tối cao của
Quân lực VNCH, Tổng thống Thiệu chấp thuận
yêu cầu này với điều kiện: Lữ
đoàn Dù được ở lại nhưng Quân
đoàn 1 không được sử dụng để tung
vào chiến trận. Theo phân tích
của Đại tướng Viên, thì khi quyết định
cho Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ở lại Đà
Nẵng, Tổng thống Thiệu muốn tạo niềm tin cho
dân chúng và giữ vững tinh thần
chiến đấu của các đơn vị khác.(Trong
phiên họp tại Dinh Độc Lập vào
ngày 13/3/1975, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho
Trung tướng Trưởng phải bỏ Huế. Trước đó
vào ngày 12/3/1975, theo kế hoạch mới
của Trung tướng Trưởng, Sư đoàn Thủy
quân Lục chiến đang hoạt động tại phía
Đông Quảng Trị sẽ thay Sư đoànNhảy
Dù làm lực lượng phản ứng cấp thời tại
Vùng 1. Liên đoàn 14 Biệt động
quân được điều động ra Quảng Trị chuẩn bị thay
dần Thủy quân Lục chiến).
Sáng ngày 20 tháng 3/1975, Trung tướng Trưởng bay ra Bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến cách Mỹ Chánh, thị trấn ở phía Nam tỉnh Quảng Trị, khoảng 8 km. Tại đây Trung tướng Trưởng đã gặp các chỉ huy của các đơn vị trong khu vực, cùng họ duyệt lại tình hình và bàn kế hoạch phòng thủ Hue, theo quân lệnh mới nhất của Tổng thống Thiệu là phải phòng thủ Huế với bất cứ giá nào, khác với chỉ thị trước đó một ngày là phải bỏ Huế.
Trước ngày 21//3/1975, tình hình tại khu vực phía Nam sông Mỹ Chánh và khu vực phụ cận Huế chưa đến nổi quá xấu. Các đơn vị chủ lực quân và diện địa vẫn còn nguyên vẹn, kỷ luật nghiêm minh và tinh thần chiến đấu cao. Việc mất Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng. Dù sao thì dân chúng đã bỏ đi trước đó do đó không gây trở ngại cho các đơn vị khi giao tranh với Cộng quân. Hơn nữa với 1 Lữ đoàn Thủy quân lục ứng chiến tại phía Nam sông Mỹ Chánh và 2 Lữ đoàn Thủy quân lục chiến đang là lực lượng tổng trừ bị tại Đà Nẵng thì Quân khu 1 vẫn có các lực lượng nòng cốt để tăng viện khi chiến trường sôi động. Sau buổi họp, các cấp chỉ huy đều bày tỏ sự quyết tâm giữ vững Huế.
Trên đường trở về Đà Nẵng, Tướng Trưởng đã ghé vào bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn 1 tại Mang Cá, Huế. Sau đó, ông cùng Tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn 1, đi một vòng thanh tra các hệ thống phòng thủ trong thành phố Huế. Tinh thần tướng Trưởng lúc đó rất phấn chấn vì sự bố phòng bảo vệ Huế rất vững vàng. Đến 1 giờ 30 trưa, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn và được đài Huế tiếp vận. Ông hứa với dân chúng, đặc biệt với dân chúng trong thành phố Huế, rằng quân đội VNCH sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Sự việc Tổng thống Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh là điều mà theo Tướng Trưởng nghĩ, tuy muộn màng, nhưng cũng rất cần thiết.
Đặt chân xuống Đà Nẵng vào chiều tối, Trung tướng Ngô Quang Trưởng nhận được một công điện ghi “Mật”. Đây là lệnh của Tổng thống VNCH do Bộ Tổng Tham Mưu chuyển đến. Theo phân tích của Đại tướng Cao Văn Viên, thì ngược với những gì đã tuyên bố trên Đài phát thanh, nay Tổng thống cho vị Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 được “tự do hành động”. Vì không thể nào phòng thủ nổi ba căn cứ Huế, Đà Nẵng, Chu Lai cùng một lúc, nên Tổng thống khuyên Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 tuỳ nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi.
NGÀY
25-3-1975:
Lực Lượng Quân Khu 1 Rút Khỏi
Huế
Vương Hồng Anh
* Diễn tiến về kế hoạch rút
quân khỏi Huế ngày 25 tháng
3/1975.
Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên,
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, vào
ngày 25 tháng 3/1975, tất cả
các lực lượng của Quân đoàn
1/Quân khu 1 đều tập trung tại ba địa điểm:
Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phiá Bắc
thành phố Huế và phiá Nam Chu
Lai. Nhận định về cuộc rút quân của
Quân đoàn 1/Quân khu 1, Đại tướng
Viên ghi nhận rằng “hành trình
cuộc rút về ba địa điểm này vô
cùng gian khổ và đắt giá. Phần
lớn binh sĩ đều rã rời. Đã bao
lâu nay, họ chiến đấu hết trận này đến
trận khác, hết năm này đến năm
khác, nhưng chưa bao giờ họ cảm thấy nản
lòng bằng giờ phút ấy. Hy vọng
có bàn tay nào đó
giúp đỡ để họ đánh chiếm lại những
vùng đất bị lọt vào tay địch, để đủ
sức đương cự với kẻ thù nay đã tan
biến như chuyện đời xưa.”
Cũng theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên,
trong giờ phút nản lòng đó,
thì một bức điện khác cũng của Tổng
thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gửi đi cho Bộ Tư lệnh
Quân đoàn 1/Quân khu 1 , trong
đó, Tổng thống chỉ thị lực lượng tại 3 nơi
tập trung này phải rút về Đà
Nẵng để tổ chức phòng thủ bảo vệ thành
phố trọng yếu này. Nhận được chỉ thị của Tổng
thống, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh
Quân đoàn 1/Quân khu 1 ra lệnh
cho Sư đoàn 1 Bộ binh và các
đơn vị khác tại Huế phải rút về
Đà Nẵng. Cùng lúc, Trung tướng
Trưởng cho Sư đoàn 22 Bộ binh cùng với
lực lượng Tiểu khu Quảng Ngãi, rút về
đảo Ré, nằm ngoài khơi cách Chu
Lai chừng 20 dặm.
Tại Huế, các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh phòng ngự ở phía Bắc và khu vực cận sơn ở phía Đông thành phố Huế đã được lệnh rời bỏ phòng tuyến và chuyển quân về gần Huế để cùng với Bộ Tư lệnh và các đơn vị yểm trợ rút quânkhỏi chiến trường Trị Thiên. Trong khi đó, các tiểu đoàn Bộ binhvà Biệt động quân đang án ngữ phòng tuyến dọc trên Quốc lộ 1 được lệnh di chuyển về bờ biển và tập trung tại các điểm hẹn để tàu Hải quân vào đón.
Theo kế hoạch tổng quát, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 doTrung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này. Về phương tiện vận chuyển, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải do Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm tư lệnh có nhiệm vụ cung cấp tối đa tàu để chở tất cả các đơn vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân và lực lượng quân sự của hai tiểu khuThừa Thiên và Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bộ chỉ huy Quân vận Quân khu1 sẽ sử dụng LCU để đưa các đơn vị từ bờ ra tàu, Công binh sẽ lập những cầu phao tại các cửa sông để đoàn quân đi qua.
* Những biến cố xảy ra trong hành
trình rút quân.
Theo ghi nhận của Thiếu tướng Bùi Thế
Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân
Lục chiến, do lệnh rút quân quá
nhanh, các đơn vị không có thời
gian chuẩnbị nên kế hoạch rút
quân đã không thể thực hiện
đúng theo thờibiểu. Cũng theo lời Thiếu tướng
Lân, khi Trung tướng Trưởng quyết định cho
rút quân khỏi Thừa Thiên
và thành phố Huế thì Thủy
quân Lục chiến có Lữ đoàn 369
đang hoạt động tại chiến trường này. Bộ chỉ
huy Lữ đoàn 369 đóng tại căn cứ
Tân Mỹ ở cửa Thuận An, 2 tiểu đoàn đang
phòng thủ tại phòng tuyến An Lỗ,
cách trung tâm thành phố Huế
khoảng 17 km, tiểu đoàn thứ ba đang
phòng thủ ở phía Bắc quận Hương Điền
và ở phía Nam của sông Mỹ
Chánh.
Trước tình hình đó, nhiều đơn vị đã tự tìm ra cách rút quân bằng phương tiện tự túc. Một đơn vị Thủy quân Lục chiến rút theo Quốc lộ 1 để vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng đã bị Cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Một số đại đội Thủy quân Lục chiến và bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 do Đại tá Lương, Lữ đoàn trưởng chỉ huy, từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng.Trên đường đi, đoàn quân đã được LCU và tàu Hải quân vào đón.Trong khi đang đứng trên bờ để điều động quân sĩ lội ra tàu ơ ûngoài biển, Đại tá Lương đã bị thương ở chân.
Một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến và một số đơn vị Bộ binh cũng rút theo đường biển nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền thì gặp phải con sông chắn ngang quá rộng, trong khi phía bên kiasông đã bị Cộng quân chiếm giữ. Một số chiến binh quyết vượt qua sông nhưng đã bị tử thương do đạn Cộng quân bắn sang. Theo ước tính của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Thủy quân Lục chiến, thì chỉ có một số nhỏ chiến binh Thủy Quân vào đến Đà Nẵng, số đông còn lại bị tử thương vì trúng đạn pháo kích hoặc bị kẹt lại ở Huế. Những người bị kẹt lại đã lập thành từng phân đội quyết tử với Cộng quân cho đến khi hết đạn.
Về cuộc chuyển quân bằng hải vận, Đại tướng
Cao Văn Viên cho biết: trong ngày
rút quân, biển động mạnh nên
tàu Hãi quân đến trễ. Cầu phao
tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để
sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên
cao, không làm sao qua được. Cũng
vào thời gian đó, Cộng quân biết
có cuộc chuyển quân nên bắt đầu
tập trung hỏa lực pháo binh bắn dồn dập
vào các vị trí ẩn quân
tại cửa Tư Hiền cùng tại nhiều điểm hẹn để
tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền
phươngQuân đoàn 1 từ Mang Cá
chuyển về đặt tại căn cứ Tân Mỹ cũng bị
pháo kích nặng. Nhận định tổng
quát về cuộc rút quân khỏi Huế,
Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận rằng trong
cuộc hành trình triệt thoái
này, thì “kỷ luật không
còn duy trì nổi. Do đó, chỉ
có 1/3 số quân nhân về đến
Đà Nẵng được. Nhưng khi về đến Đà
Nẵng, thì họ tự động bỏ hàng ngũ đi
tìm gia đình và thân
nhân. Chỉ còn Thủy quân Lục chiến
là giữ được trọn vẹn tình
hình.”
Về đoàn quân của Sư đoàn 1 bộ
binh, các tiểu đoàn của các
Trung đoàn1,3, 51 và 54 Bộ binh
và các đơn vị thống thuộc như Thiết
giáp, Pháobinh, cũng lâm
vào tình cảnh như Lữ đoàn 369
TQLC. Một số được tàu Hải quân chở, một
số khác mở đường máu ven theo quốc lộ
1 và hoặc ven theo biển phần lớn đã hy
sinh ngay trên đường rút quân
* Sư đoàn 1 Bộ Binh vĩnh biệt chiến
trường Quảng Trị-Thưà Thiên.
Trở lại với tình hình Sư đoàn 1
Bộ binh, một trung tá trưởng phòng của
Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (không
muốn nêu tên) đã kể lại diễn tiến
những giờ phút cuối tại Bộ Tư lệnh Sư
đoàn 1 Bộ binh ở trong căn cứ Giạ Lê.
Vị trung tá này nói ông
không thể nào quên được buổi họp
cuối cùng để nghe Chuẩn tướng Nguyễn Văn
Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, phổ biến
lệnh rút quân. Từ vị tư lệnh
phó, tham mưu trưởng cho các sĩ quan
trưởng phòng, trưởng ban tham mưu như chết
lặng khi nghe Thiếu tướng Điềm nói: Sư
đoàn 1 Bộ binh có lệnh phải rút
khỏi Huế. Và chỉ gần một giờ sau, cảnh tượng
đó cũng đã diễn ra tại các bộ
chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh,
Thiếtđoàn Kỵ binh và các tiểu
đoàn yểm trợ.
Là một đại đơn vị đầu lòng của
Quân lực VNCH, thành lập ngày 1
tháng 1/1955 trên sự qui hợp 3
Liên đoàn chiến thuật lưu động, Sư
đoàn 1 Bộ Binh với danh hiệu đầu tiên
là Sư đoàn 1 Dã chiến rồi
đổithành Sư đoàn 1 Bộ binh từ 1959,
trong hơn 20 năm từ ngày thành lập cho
đến ngày được lệnh rút quân khỏi
chiến trường Trị Thiên,Sư đoàn 1 Bộ
binh là Sư đoàn Bộ binh đầu tiên
mà tất cả quân nhân thuộc Sư
đoàn được mang giây biểu chương Bảo
Quốc Huân Chương màu tam hợp. Suốt 20
năm trấn giữ tuyến đầu của Việt Nam Cộng Hòa,
Sư đoàn 1 Bộ Binh là hình ảnh
của sự bảo bọc, gìn giữ Huế trong suốt những
năm dài lửa đạn.
NGÀY
26-3-1975:
Mỹ
Cử
Đặc
Sứ
Đến
SG
Quan
Sát
Tình
Hình
Vương Hồng Anh
*Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục
quân, Đặc sứ của Chính phủ Mỹ, đến
Sài Gòn họp bàn tình
hình chiến sự
Ngày 26 tháng 3/1975, sau khi lực
lượng VNCH triệt thoái khỏi Kontum, Pleiku,
Phú Bổn (Quân khu 2), các sư
đoàn chủ lực của CSBV gây áp lực
nặng quanh vòng đai Đà Nẵng,
các quận phía Tây tỉnh Quảng
Nam, và các tỉnh duyên hải của
Quân khu 2 (Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa). Cũng trong
ngày này, chính phủ Hoa Kỳ
đã cử Đại tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu
trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để
tìm hiểu tình hình. Đại tướng
Weyand là một vị tướng đã từng phục vụ
ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức vụ
khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ,
Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc
nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội
Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng
Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).
Trước khi Đại tướng Weyand đến Việt Nam, vào cuối tháng 2/1975, ông Eric Von Marbod, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, đã đến Việt Nam. Lúc đó, CSBV chưa khởi động cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột. Trong thời gian viếng thăm VN, ông Marbod đã gặp và trao đổi ý kiến với Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, về tình hình chiến sự. Trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Đại tướng Cao Văn Viên đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân Việt Nam có thể sử dụng được. Đó là loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là bom bạch cúc (Daisy Cutter) mà Không quân Hoa Kỳ thường dùng thả bằng phi cơ C-130 để khai quang dọn bãi đáp trong các khu vực rừng già. Thế nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại tướng Weyand.
* Các cuộc tiếp xúc giữa Đại
tướng Weyand và Đại tướng Viên.
Trong thời gian Đại tướng Weyand thăm Việt Nam, Bộ
Tổng Tham mưu Quân lực VNCH đã
không có buổi thuyết trình
chính thức nào dành cho Đaị
tướng Weyand, nhưng giữa Đại tướng Weyand và
Đại tướng Viên đã có những cuộc
tiếp xúc bàn luận về tình
hình và trao đổi ý kiến về
tình hình chiến cuộc. Trong các
lần tiếp xúc, Đại tướng Cao Văn Viên
đã cho Đại tướng Weyand biết những khó
khăn mà Quân lực VNCH đang gặp phải
và chỉ yêu cầu một điều duy nhất: Xin
Không quân Hoa Kỳ sử dụng B-52 để
đánh vào những nơi tập trung
quân và các căn cứ lộ
thiên mà Cộng quân vừa thiết lập.
Tướng Viên nói rằng nếu có được
B-52 thì sự tự tin và tinh thần chiến
đấu của quân sĩ sẽ được phục hồi nhanh
chóng.
Trước yêu cầu của Đaị tướng Cao Văn
Viên, tướng Weyand giải thích cho vị
Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH biết
là “bất cứ hình thức can thiệp mới
nào của Mỹ tại Việt Mam cũng đều phải được sự
chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ”, do đó
yêu cầu của Đại tướng Cao Văn Viên rất
ít hy vọng được chấp thuận.
* Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu và Đại tướng Weyand
Phái đoàn của Đại tướng Weyand sau
đó cùng với Đại sứ Hoa Kỳ đến thăm
chính thức Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại
Dinh Độc Lập. Trong khi trao đổi ý kiến với
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phái đoàn
Hoa Kỳ đưa ra các điểm chính sau
đây:
-Chính phủ VNCH nên giải thích
cho dân chúng biết tình
hình để người dân không
còn lo sợ bởi những tin đồn thất thiệt do
địch cố tình tung ra. Các nhà
lãnh đạo VNCH nên xuất hiện nhiều hơn
trên truyền hình cho dân
chúng biết mặt.
-Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH cần được trao
thêm nhiều quyền hạn hơn trước.
-Quân lực VNCH nên tìm một chiến
thắng, dù thật nhỏ, để tạo điều kiện cho
Chính phủ Hoa Kỳ xin Quốc hội duyệt
thêm 300 triệu đô quân viện bổ
sung. Theo nhận xét của Đại tướng Weyand, Sư
đoàn 5 CSBV tại vùng Mũi Két
là một mục tiêu tốt để Quân lực
VNCH tạo một chiến thắng “thật ngoạn mục”.
-Vấn đề di tản dân tị nạn nên được giải
quyết sớm. Nhất là phải chú tâm
đến các thân nhân gia đình
binh sĩ. Thành phần này cần sớm được
đưa ra khỏi vùng nào có nguy cơ
sẽ xảy ra chiến trận.
Tất cả những vấn đề liên quan chính phủ và dân chúng đều được thảo luận giữa Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn Hoa Kỳ. Theo lời kể của Đaị tướng Cao Văn Viên, vấn đề cho Bộ Tổng tham mưu có thêm quyền hạn không được bàn đến nữa vì đây là một vấn đề rất tế nhị và chỉ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mới làm được điều đó nếu ông muốn.
Về đề nghị Quân lực VNCH phải tạo một chiến thắng, Đại tướng Cao Văn Viên hoàn toàn đồng ý nhưng ông nhận định rằng muốn làm cũng không làm được vì Bộ Tổng Tham mưu không còn lực lượng nào trong tay để tiêu diệt sư đoàn 5 CSBV, trong tình hình này, phải chờ một cơ hội thuận tiện mới có thể làm được.
Trong cuộc họp, Đaị tướng Cao Văn Viên nhắc lại yêu cầu của ông là xin Không quân Hoa Kỳ sử dụng B-52 oanh tạc các nơi địch tập trung quân. Theo Đại tướng Viên, chỉ bằng cách đó mới có hiệu quả, mới làm cho tinh thần quân dân Việt Nam lên cao được. Tướng Viên cũng đã trình bày cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn Hoa Kỳ những nỗ lực của bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH trong hoàn cảnh không được sự yểm trợ hỏa lực của B-52. Suốt trong vài tháng cuối của cuộc chiến, Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH đã chỉ thị cho Không quân dùng phi cơ C-130 vận tải để thi hành nhiệm vụ yểm trợ chiến thuật, tăng cường hỏa lực.
Khi được sử dụng để thi hành nhiệm vụ chiến thuật, mỗi C-130 mang theo tám bánh thùng dùng đựng JP-4 chứa đầy dầu phế thải. Phi cơ bay trên độ cao từ 15 đến 20 ngàn feet. Mỗi lần phi cơ bay qua và bom nổ, binh sĩ dưới đất lấy làm vui mừng. Được hướng dẫn bằng vô tuyến từ dưới đất nên rất chính xác, mỗi đợt thả chỉ cách nhau 150 đến 450 mét.
Mỗi C-130 có thể chở đến 8 bành bom loại thùng GP 81-82 (tương đương với 250-500 cân anh) hay ba bành loại GP-117 (tương đương với 750 cân Anh. Binh sĩ đặt tên cho các phi vụ này là “tiểu B-52″ hay B-52 Việt Nam. Lần đầu tiên khi loại bom này được thả tại Tây Ninh, dân chúng tưởng đó là B-52 của Mỹ thả. Vậy là tin đồn Không quân Mỹ can thiệp yểm trợ Quân lực VNCH đã được loan đi thật nhanh.
Về việc di tản thân nhân gia đình binh sĩ rời những nơi có chiến trận, Đại tướng Viên cho rằng việc làm này thường có tác dụng ngược. Tướng Viên nêu ra nhận xét: nếu không có thân nhân tại đó, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sẽ giảm sút. Vị Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH nhắc đến một số kinh nghiệm trong quá khứ, nhất là kinh nghiệm của trận Mậu Thân 1968 và tại các tiền đồn xa xôi, vợ con binh sĩ là những người giúp tải đạn, tải thương và thậm chí sử dụng cả đại liên rất hữu hiệu.
Những đề nghị của Đại tướng Viên được
phái đoàn Hoa Kỳ ghi nhận, và
khi Đại tướng Weyand rời Việt Nam thì Cộng
quân đang bao vây phòng tuyến
Phan Rang và tấn công vào mặt
trận Long Khánh. Trong tình
hình chiến sự sôi động, nhiều giới chức
của VNCH hy vọng ở sự can thiệp của Không
quân Hoa Kỳ để chận đứng cuộc tấn công
lớn của Cộng quân, dù biết rằng
đó là một hy vọng vô cùng
mong manh.
30 NĂM
NHÌN LẠI, NGÀY 29-3-1975:
Quân Đoàn I Rời Đà Nẵng
Vương Hồng Anh
* Diễn tiến về cuộc triệt thoái lực
lượng Quân đoàn 1/Quân khu 1
khỏi Đà Nẵng
Sau 10 ngày trải qua nhiều diễn biến đột ngột
về chiến sự , với những cuộc triệt thoái lực
lượng tại 5 tỉnh để tập trung về Đà Nẵng,
đêm 28 rạng ngày 29 tháng
3/1975, toàn bộ lực lượng Quân
đoàn 1/Quân khu 1 được lệnh rút
khỏi Đà Nẵng , sau khi Trung tướng Ngô
Quang Trưởng báo cáo tình
hình Đà Nẵng cho Tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Cao Văn
Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực
VNCH. Cuộc triệt thoái bằng đường biển
đã diễn ra hỗn loạn do Cộng quân
đã pháo kích vào
bãi biển Đà Nẵng và các
vị trí tập trung các đơn vị triệt
thoái. Sau đây là diễn tiến cuộc
triệt thoái của lực lượng Quân
đoàn 1/Quân khu 1 khỏi Đà Nẵng
trong ngày 29/3/1975 theo ghi nhận của Đại
tướng Cao Văn Viên.
Hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên ghi rằng vào tối 28/3/1975, Cộng quân pháo kích vào phi trường Đà Nẵng, căn cứ Hải quân và nhiều vị trí quân sự khác. Tất cả các trái đạn pháo đều từ hướng thung lũng Phước Tường. Đại bác 175 mm của Quân đoàn 1 phản pháo và được phi cơ quan sát điều chỉnh tọa độ nhưng không có hiệu quả cao. Trung tướng Trưởng báo cáo tình hình cho Đại tướng Viên, và cũng gọi điện thoại tường trình cho Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và xin lệnh.
Đại tướng Cao Văn Viên cho biết: trong cuộc nói chuyện này, Tổng thống không có lệnh nào dứt khoát. Tổng thống không cho Trung tướng Trưởng biết nên rút hay nên cố thủ. Tổng thống chỉ hỏi nếu di tản ngay thì có bao nhiêu người có thể đi an toàn. Đại tướng Viên nhận định rằng “rõ ràng Tổng thống không hài lòng với những diễn biến đang xảy ra. Cuộc di tản lần này không biết chừng lại trở thành một thảm kịch như đã xảy ra cho Quân đoàn 2 từ Cao nguyên xuống Nha Trang. Tổng thống không muốn ra lệnh thêm nưã để phải chịu thêm một nỗi đau thứ hai.”
Vừa khi cuộc nói chuyện chấm dứt, tất cả mọi liên lạc từ Quân khu 1 với Sài Gòn bị gián đoạn, vì đạn pháo kích của Cộng quân. Tình hình lúc bấy giờ trở nên tuyệt vọng, Trung tướng Trưởng cho lệnh rút quân khỏi Đà Nẵng. Vị Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 bàn với Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Vùng 1 duyên hải, và các vị Tư lệnh các đại đơn vị về kế hoạch di tản bằng cách cho quân nhân các đơn vị tập trung tại ba địa điểm: một tại cuối đèo Hải Vân, một tại chân núi Non Nước, và một tại cửa biển Hội An.
Vào rạng sáng ngày 29 /3/1975, sương mù trải dài suốt bờ biển. Tất cả tàu của Hải quân đã tập trung tại điểm hẹn nhưng thủy triều còn quá thấp nên tàu không thể cập sát được. Các quân nhân phải lội nước một khoảng xa mới lên tàu được. Việc việc đang diễn tiến thuận lợi đến nửa buổi thì Cộng quân bắt đầu pháo kích ra bãi biển, cuộc di tản trở nên mất trật tự khiến nhiều quân nhân chết đuối. Đại tướng Cao Văn Viên cho biết khi tàu rời điểm đón quân thì chỉ có 6,000 quân nhân Thủy quân Lục chiến và 4,000 quân nhân của Sư đoàn 3 và một vài đơn vị khác được lên tàu.
*Đêm cuối cùng của Tư lệnh
Quân đoàn 1/Quân khu 1
Ngô Quang Trưởng tại Đà Nẵng.
Theo nhật ký hành quân của Thiếu
tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ
binh kiêm Tư lệnh chiến trường Quảng Nam-
Đà Nẵng, và lời kể của một sĩ quan
Trưởng phòng Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ
binh (không muốn nêu tên)
vào 7 giờ 30 tối ngày 28/3/1998, Trung
tướng Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô
Quang Trưởng và vài sĩ quan tham mưu
Quân đoàn 1 đến Bộ Tư lệnh Sư
đoàn 3 Bộ Binh tại căn cứ Hòa
Khánh. Ông bắt tay thật chặt từng sĩ
quan tham mưu Sư đoàn 3BB dàn
chào ông ở sân chờ bộ Tư lệnh.
Một vị trưởng phòng kể lại là Trung
tướng Trưởng đã nhìn thẳng vào
mặt từng người như muốn nói với họ một điều
gì đó. Không ai nghĩ rằng
đó là cái bắt tay vĩnh biệt của
vị Tư lệnh Quân đoàn.
Cũng theo nhật ký hành quân của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, thì trong nửa giờ họp riêng tại văn phòng tư lệnh Sư đoàn,Trung tướng Trưởng đã bàn với Tướng Hinh kế hoạch rút lui nếu áp lực Cộng quân quá mạnh. 8 giờ tối cùng ngày, Trung tướng Trưởng rời căn cứ Hòa Khánh và bay một vòng quan sát thành phố Đà Nẵng trong khi Cộng quân tiếp tục pháo kích vào thành phố.
9 giờ 30 tối, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng bay đến Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên Hải và triệu tập một cuộc họp với các vị tư lệnh các đại đơn vị ngay tại văn phòng của Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (phó đề đốc: tương đương cấp chuẩn tướng). Tham dự cuộc họp có Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1; Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh; Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, và Phó đề đốc Hồ Văn KỳThoại. Trước khi bắt đầu cuộc họp, Tướng Trưởng gọi điện thoại xin quyết định của Đại tướng Viên và Tổng thống Thiệu. Các vị tướng ngồi chờ kết quả.
Theo lời kể của Thiếu tướng Bùi Thế Lân thì chỉ sau vài phút nói chuyện với Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, đôi mắt Trung tướng Trưởng đỏ ngầu, khuôn mặt buồn bã. Rời điện thoại, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng tiến về các vi tướng đang chờ lệnh của ông và giọng nghẹn ngào: “Lệnh bỏ Đà Nẵng”.
* Tình hình phòng
tuyến Quảng Nam-Đà Nẵng trước ngày
29-3-1975
Trong 2 ngày 26/3 và 27/3, Cộng
quân mở các đợt pháo kích
vào các vị trí của một số đơn
vị thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh. Sáng
ngày 28 tháng 3/1975, Trung tướng
Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân
đoàn 1 và Quân khu 1, mở cuộc
họp khẩn với các đơn vị trưởng tại bộ Tư lệnh
Quân đoàn. Nhiều biện pháp được
đưa ra để vãn hồi trật tự và gấp
rút tái tổ chức các đơn vị
các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng
Tín rút về. Tất cả các
quân nhân từ những nơi khác về
Đà Nẵng trong những ngày trước cũng
được tập trung để bổ sung cho các đơn vị
trú phòng.
Tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 3
Bộ Binh, Trung đoàn 56BB được lệnh rút
về tuyến vàng (Câu Lâu-Thu Bồn).
Cộng quân tung chiến xa đuổi theo, 1 chiếc M
113 của Thiết đoàn 11 bị bắn cháy. Tại
phòng tuyến Đại Lộc, Cộng quân
đã chiếm bộ chỉ huy Chi khu quận và
lập hệ thống công sự phòng thủ ở
đây. Trung đoàn 57BB được lệnh phải
triệt phá các chốt chận của Cộng
quân quanh quận lỵ. 1 giờ trưa, Bộ Chỉ huy
Tiểu khu Quảng Nam mất liên lạc với Bộ Tư lệnh
Sư đoàn 3. Theo lời Đại tá Phạm Văn
Chung, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng
Nam, thì trưa ngày 28/3/1975,
ông đã đến Duyên đoàn 15
Hải quân dùng tàu nhỏ đi quan
sát việc bố phòng quanh thị xã
Hội An. Sau đó ông liên lạc về Bộ
chỉ huy Tiểu khu thì không có ai
trả lời.
Cũng vào trưa ngày 28-3-1975, Cộng quân tung một tiểu đoàn thuộc B44 lập các chốt chận tại Thanh Quít, ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 BB điều động 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 2 BB giải tỏa khu vực này, 2 tiểu đoàn còn lại và Bộ chỉ huy Trung đoàn 2BB phụ trách phòng ngự phòng tuyến Điện Bàn-Hội An. Đến chiều ngày 28/3/1975: ba tiểu đoàn của Liên đoàn 915 Địa phương quân do Trung tá Võ Vàng chỉ huy được điều động phòng thủ thị xã Hội An. Sau lưng của 3 trung đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB, là các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân thì đã bỏ ngỏ. Khoảng 2 giờ chiều, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 nhận được mật điện của Phòng 2 bộ Tổng Tham Mưu báo tin là Cộng quân sẽ tấn công vào Đà Nẵng vào khuya ngày 28 rạng ngày 29/3/1975.
Cùng với thông tin tình báo của Phòng 2, Bộ Tổng Tham Mưu cũng đưa ra thêm một lệnh nữa là Sư đoàn 1 Không quân phải đưa hết số trực thăng và phản lực của Sư đoàn vào căn cứ Không quân tại Phú Cát hoặc Phan Rang. Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng cho lệnh báo động đỏ, tất cả các đơn vị đều được đưa ngay đến vị trí phòng thủ. Để ổn định tình hình trật tự trong thành phố, Trung tướng Ngô Quang Trưởng cử Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, làm quân trấn trưởng quân trấn Đà Nẵng. Các đại đội Quân Cảnh được điều động tuần tra quanh thị xã và kiểm soát quân nhân đi lẻ tẻ trên đường phố.
Đến tối 28/3/1975, theo nhật ký của Thiếu tướng Hinh, từ 7 giờ tối trở đi, Cộng quân đã kéo pháo 130 ly từ đèo Mũi Trâu để bắn vào phi trường, giờ G của trận chiến tại Đà Nẵng bắt đầu.
30 NĂM NHÌN LẠI, NGÀY 1/4/1975: Kịch Chiến Tại Phú Yên
Vương Hồng Anh
* Phòng tuyến của Quân
đoàn 2 tại tỉnh Phú Yên trước
ngày 1/4/1975
Sau khi VNCH triệt thoái khỏi Cao
Nguyên từ giữa tháng 3/1975, Cộng
quân gia tăng áp lực trên
các cụm tuyến phòng ngự của Sư
đoàn 22 Bộ Binh tại tỉnh Bình Định. Để
bảo toàn lực lượng, Sư đoàn 22 Bộ Binh
và các đơn vị đồn trú tại tỉnh
Bình Định rút khỏi Qui Nhơn cuối
tháng tháng 3/1975. Bấy giờ
vùng trách nhiệm Quân khu 2 chỉ
còn 4 tỉnh duyên hải: Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận và một số khu vực thuộc hai
tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức đang
bị áp lực nặng của Cộng quân.
Để chỉ huy lực lượng Quân đoàn 2 tại mặt trận Phú Yên, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, đã cho lập bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 2 tại Tuy Hòa và cử Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn 2, trực tiếp chỉ huy. Bộ chỉ huy này hình thành từ giữa tháng 3/1975 ngay sau khi bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 rút khỏi Pleiku. Trước khi làm phụ tá cho Thiếu tướng Phú, Chuẩn tướng Cẩm là Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 thời kỳ Tướng Nguyễn Văn Toàn (thăng cấp Trung tướng 1/4/1974) làm Tư lệnh.
Tướng Trần Văn Cẩm nguyên là sĩ quan Pháo binh, từ năm 1966 đến 1969, là Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 Bộ binh. Ông được thăng cấp chuẩn tướng vào đầu tháng 11/1972 khi đang giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Trong năm 1973, Chuẩn tướng Cẩm được điều động về bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 để đảm trách chức vụ Tham mưu trưởng mà vị Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn (thăng trung tướng tháng 4/1974). Tháng 11/1974, khi Thiếu tướng Phạm Văn Phú thay Trung tướng Nguyễn Văn Toàn thì Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm được bổ nhiệm chức Phụ tá Tư lệnh Quân đoàn.
* Phú Yên thất thủ, Chuẩn
tướng Trần Văn Cẩm bị địch quân bắt
Cùng lúc Sư đoàn 3 CSBV tấn
công Qui Nhơn và vùng phụ cận
thì tại tỉnh Phú Yên, từ
ngày 1/4/1975, Sư đoàn 320 CSBV tấn
công vào các quận của tỉnh
Phú Yên và một số vị trí
gần thị xã Tuy Hòa. Gần 7 giờ
sáng, Cộng quân pháo kích
vào thị xã, một số doanh trại trong
đó bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên
là mục tiêu chính của
pháo Cộng quân.
7 giờ sáng cùng ngày, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Chỉ huy Bộ tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn 2 tại Tuy Hòa, đã gọi máy báo cáo tình hình cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú ở Nha Trang. Theo tường trình của Tướng Cẩm, Cộng quân pháo kích rất dữ dội, và bắt đầu tấn công cả 2 mặt vào thị xã. Doanh trại của bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên, cũng là nơi trú đóng của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 2, đã bị pháo kích nặng. Sau lần gọi này, Tướng Trần Văn Cẩm không còn liên lạc với Thiếu tướng Phú. Theo lời một số sĩ quan của Quân đoàn 2 có mặt tại Tuy Hòa lúc Cộng quân tấn công, sau khi báo cáo tình hình cho Tướng Phú, Tướng Cẩm cho lệnh rút ban tham mưu của ông ra khỏi doanh trại Tiểu khu, và ông đã sử dụng tần số không lục liên lạc với Không quân để yêu cầu cho trực thăng đến bốc ban tham mưu của ông, nhưng mọi sự liên lạc không có kết quả, sau đó ông đã bị Cộng quân bắt cùng với một số sĩ quan tham mưu. ( Sáng ngày 2/4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH nhận được báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 tại Nha Trang về sự việc Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm được ghi nhận là mất tích)
Về tình hình bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên và lực lượng Địa phương quân của tỉnh này, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, một số tiểu đoàn Địa phương quân của tỉnh này đã phải bỏ phòng tuyến tìm cách vào Nha Trang, vị tân tiểu khu trưởng kiêm tỉnh trưởng Phú Yên (một trung tá Biệt động quân nhận chức ngày 29/3/1975) được báo cáo là bị thương và mất tích. Chỉ có một số đại đội do các sĩ quan trẻ chỉ huy đã tiếp tục chiến đấu với Cộng quân suốt cả ngày 1/4/1975 và sau đó gần hết đạn đã phải rút khỏi vị trí phòng ngự để bảo toàn lực lượng. Họ đã bị Cộng quân bắt sau khi phân tán mỏng để tìm đường vào địa phận tỉnh Khánh Hòa. Về phía Cộng quân, ngay trong ngày 1/4/1975 đã có một số bộ phận lọt vào Tuy Hòa và rạng sáng ngày 2/4/1975, toàn thị xã này đã lọt vào tay Cộng quân.
*Trận chiến tại phòng tuyến
Đèo Cả
Tại phòng tuyến Đèo Cả, cách
Tuy Hòa khoảng 40 km về phía Nam, Một
tiểu đoàn Biệt động quân bị một trung
đoàn Cộng quân tấn công. Tiểu
đoàn đã chống trả quyết liệt và
đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của Cộng
quân. Đến nửa đêm ngày 1 rạng
ngày 2 tháng 4/1975, Tiểu đoàn
Biệt động quân đã phải rút khỏi
phòng tuyến tiến về hướng Nha Trang. 7 giờ
sáng ngày 2/4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu
QL.VNCH được báo cáo là Cộng
quân đã chiếm tỉnh Phú
Yên. Cùng với thời gian Cộng quân
tấn công vào Bình Định và
Phú Yên, Cộng quân tung Sư
đoàn 7 CSBV tạo áp lực tại Tuyên
Đức. Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tỉnh
này được lệnh rút quân về hết
Nha Trang. Các trường quân sự tại
Đà Lạt cũng được lệnh rút khỏi
Đà Lạt vào những ngày cuối
tháng 3/1975.
* Phối trí lực lượng của Quân
đoàn 2/Quân khu 2 vào đầu
tháng 4/1975
Theo tài liệu của Phòng 3/Bộ Tổng Tham
Mưu được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong
hồi ký, lực lượng phòng ngự thị
xã Tuy Hòa vào cuối
tháng 3/1975 chỉ có các tiểu
đoàn Địa phương quân của Tiểu khu
Phú Yên, và vùng phụ cận
chỉ còn một tiểu đoàn Biệt động
quân, một trong những đơn vị đã
có công lớn trong việc khai thông
lộ trình cuộc rút quân của
Quân đoàn 2 trên Liên tỉnh
lộ 7 B và hương lộ 436. Các đơn vị
còn lại của Quân đoàn 2 từ
Kontum và Pleiku rút về được đưa
vào Nha Trang theo kế hoạch tái phối
trí của Bộ Tổng Tham Mưu như sau:
-Binh sĩ thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh được
tái tập trung tại Động Ba Thìn
cách Cam Ranh 10 km về hướng Bắc. Bộ Tư lệnh
Sư đoàn 23 BB (do Đại tá Lê Hữu
Đức giữ chức quyền Tư lệnh thay thế Chuẩn tướng
Lê Trung Tường bị thương ngày
16/3/1975), có nhiệm vụ tổ chức lại đội ngũ
các đơn vị trực thuộc. Lực lượng Địa phương
quân và Nghĩa quân cơ hữu của
các Tiểu khu Pleiku, Kontum, Darlac đều tập
trung về hết Trung tâm huấn luyện Lam Sơn để
tái huấn luyện và làm lực lượng
bổ sung và cung cấp nhân lực.
-Các liên đoàn Biệt Động
Quân và các tiểu đoàn
Pháo binh được tập trung về trung tâm
huấn luyện của mỗi binh chủng tại Dục Mỹ,
cách Nha Trang khoảng 35 km. Các đơn
vị Thiết giáp được chuyển về tập trung tại
trường Thiết giáp ở Long Thành,
Biên Hòa. Tính đến cuối
tháng 3/1975, cuộc tái phối trí
đã tiến hành nhanh chóng, Sư
đoàn 23 BB hoàn tất được một trung
đoàn đầy đủ, Biệt Động Quân tái
tổ chức được 2 tiểu đoàn; Pháo binh
có 2 pháo đội 105 ly được huấn luyện
và nhận súng mới.
Tính đến cuối ngày 1/4/1975, khu vực trách nhiệm của Quân khu 2 (trước ngày Cộng quân tấn công vào Ban Mê Thuột 10/3/1975, quân khu này có 12 tỉnh) chỉ còn lại một phần tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Về quân số, ngoài Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đang bảo vệ phòng tuyến Khánh Dương, chỉ còn 1 trung đoàn Bộ binh và 2 tiểu đoàn Biệt động quân, 2 liên đoàn Địa phương quân của hai tiểu khu Ninh Thuận và Bình Thuận cùng một số đại đội biệt lập còn khả năng tham chiến.
30 Năm
Nhìn Lại, 2/4/1975: Ngày Cuối
Cùng Của Tư Lệnh Quân Đoàn 2
Vương Hồng Anh
* Ngày cuối cùng trên chiến trường của Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 Phạm Văn Phú
Ngày 2 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phạm
Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn
2/Quân khu nhận được lệnh bàn giao phần
lãnh thổ cuối cùng của Quân khu
2 cho Quân đoàn 3/Quân khu 3.
Đó cũng là ngày cuối
cùng của Thiếu tướng Phạm Văn Phú
trên chiến trường trong chức vụ Tư lệnh
Quân đoàn 2/Quân khu 2. Những giờ
cuối cùng của vị tướng này tại Nha
Trang và tại Phan Thiết đầy bi tráng.
Trong nhật ký hành quân mang
sang Mỹ được và được phổ biến trong cuốn Cuộc
Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Thiếu
tá Phạm Huấn-sĩ quan Báo
chí-đã ghi lại một số sự kiện xảy ra
cho vị tư lệnh Quân đoàn 2/Quân
khu 2 trong hai ngày 1 và 2/4/1975 với
nội dung được tóm lược như sau:
5 giờ 50 chiều ngày 1/4/1975, Thiếu tướng
Phú vào bộ Tư lệnh Sư đoàn 2
Không quân ở Nha Trang, nhưng vị Tư lệnh
Sư đoàn này đi vắng. Ông phải
ngồi ngồi đợi, 20 phút sau thì Chuẩn
Tướng Nguyễn Ngọc Oánh-chỉ huy trưởng Trung
tâm Huấn luyện Không quân
và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng, Tư lệnh Sư
đoàn 2 Không quân, bước
vào. Lúc bấy giờ Tướng Phú ngồi
ở chiếc ghế sát bàn của Tư lệnh của Sư
đoàn 2 Không quân. Tướng Lượng
và Tướng Oánh thấy Tướng Phú
không chào hỏi và tới ngồi ở
bàn khác đối diện. Thấy thái độ
và cách xử sự khác thường của
vị Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân,
một trong 2 sư đoàn Không quân
thống thuộc quyền điều động của bộ tư lệnh
Quân đoàn 2, Tướng Phú hơi ngạc
nhiên nhưng rồi ông chợt hiểu. Ông
hỏi Chuẩn tướng Lượng:
-Có chuyện gì xảy ra?
Chuẩn tướng Lượng không trả lời, mặt lầm
lì. Còn Chuẩn Tướng Oánh, với
giọng từ tốn, lễ độ nói với Thiếu tướng
Phú:
-Tôi muốn thưa với Thiếu Tướng tôi được
chỉ định làm Tư lệnh Mặt trận Nha Trang,
vì Quân đoàn 2 không
còn nữa. Tướng Phú mặt biến sắc, hỏi
dồn:
-Lệnh ai? Anh nhận lệnh ai?
Tướng Oánh vẫn điềm đạm, chậm rãi
nói: Thưa Thiếu Tướng, lệnh của Bộ Tổng Tham
mưu, của Trung tướng Đồng Văn Khuyên (Tham mưu
trưởng Bộ Tổng Tham mưu) từ Sài Gòn.
Nghe Chuẩn tướng Oánh trình
bày, Thiếu tướng Phú cảm thấy danh dự
bị tổn thương, vì theo tổ chức quân
đội, người có quyền ra lệnh cho ông
là Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham
mưu trưởng, còn Trung tướng Khuyên
là tham mưu trưởng, không có
quyền ra lệnh cho các tư lệnh Quân
đoàn, về vai vế và quyền hạn
thì Tư lệnh quân đoàn và
Tư lệnh quân chủng chỉ xếp sau Tổng tham mưu
trưởng.
18 giờ 40 TướngPhú dùng điện thoại
tại văn phòng Tướng Lượng để gọi về
Sài Gòn gặp Trung tướng Khuyên.
Ngay từ câu đầu tiên, Thiếu tướng
Phú đã hét lên trong ống
liên hợp:
-Trung tướng hỏi tôi đi đâu à?
Tôi bay chỉ huy.
Sau một hồi tranh cải, Thiếu tướng Phú
nói lớn:
-Tôi là Tư lệnh Quân đoàn.
Đi đâu, đó là quyền của
tôi. Trung tướng Thuần (Chỉ huy trưởng trường
Hạ sĩ quan) cùng đi trên máy bay
chỉ huy của tôi mấy tiếng đồng hồ, nhưng
tôi không cần Trung tướng phải tin.
Và tôi cũng không phải
trình Trung tướng.
19 giờ 45 phút cùng ngày, Thiếu
tướng Phú ra trực thăng bay về PhanRang. Khi
ông vừa ngồi lên xe Jeep để ra
bãi đậu trực thăng, thì một sự việc
bất ngờ xảy ra. Một xe chở đầy lính và
vũ khí phóng tới, một Thiếu tá
Không quân nhẩy xuống nói lớn:
-Tại sao, tại sao, các ông là
Tướng lại bỏ lính chạy. Ai phòng thủ
căn cứ này.
Khi đó, Thiếu tá Phạm Huấn cùng
đi với Thiếu tướng Phú, đã ngồi
đè lên người Thiếu tướng Phú,
và chĩa khẩu AR 18 về phía người sĩ
quan này và nói:”Anh
không được vô lễ, ông Tướng Tư
lệnh Quân đoàn không có
nhiệm vụ phải phòng thủ căn cứ Không
quân”. Cuối cùng thì mọi việc
êm xuôi, Thiếu tướng Phú hiểu
được sự phẫn nộ của vị sĩ quan Không
quân và những người lính đi
cùng.
* Quân đoàn 2 bàn giao phần
lãnh thổ còn lại cho Quân
đoàn 3.
Đêm 1 tháng 4/1975, Thiếu tướng
Phú nằm dưới chân núi,
trên một cái giường bố, tại ban chỉ huy
của một tiểu đoàn Địa phương quân Ninh
Thuận, phòng thủ căn cứ Phan Rang. 1 giờ 45
trưa ngày 2 tháng1/1975, Tướng
Phú bay đến ngọn đồi “Lầu Ông
Hoàng” ở Phan Thiết chờ Thiếu Tướng Nguyễn
Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn
3, để thảo luận về việc bàn giao phần
lãnh thổ còn lại của Quân
đoàn 2 &Quân khu 2 được lệnh
sát nhập vào Quân đoàn 3.
Theo kế hoạch, Quân đoàn 3 chính
thức phụ trách tuyến Ninh Thuận-Bình
Thuận từngày 3/4/1975. Vào giờ
này, Bộ Tham mưu của Tướng Phú chỉ
còn lại Thiếu tá Vinh, chánh
văn phòng; Thiếu tá Hóa
tùy viên, Thiếu tá Huấn, sĩ quan
báo chí và Đại tá
Lê Hữu Đức, Quyền Tư lệnh Sư đoàn 23BB.
Đúng 2 giờ 12 phút chiều cùng
ngày, Thiếu tá Hóa trình
với Thiếu tướng Phú là trực thăng của
Thiếu tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi Thiếu
tá Hóa vừa quay gót, Thiếu
tướng Phú rút khẩu súng ngắn ra
khỏi vỏ, nhưng tiếng hét thất thanh của Đại
tá Đức vang lên: “ThiếuTướng!”, ngay
sau đó, khẩu súng trên tay Tướng
Phú bị đại tá Đức gạt bắn xuống đất.
Tướng Phú không chết trong ngày
2 tháng4/1975, nhưng 28 ngày sau
ông đã tự sát tại Sài
Gòn.
* Cuộc hội ngộ cuối cùng của hai vị
Tư lệnh Quân đoàn
Cũng theo nhật ký của Thiếu tá Huấn,
trước đó vào 5 giờ chiều ngày
30 tháng 3/1975, Tướng Phú đã
bay ra Cam Ranh, để cùng với Phó Đề
đốc Hoàng Cơ Minh, Tư lệnh Hải quân
Vùng hai duyên hải, đi trên một
soái hạm chỉ huy ra vùng biển
ngoài Cam Ranh để đónTrung tướng
Trưởng đang bị bệnh nằm trên tàu HQ 404
từ Cam Ranh vào (Tướng Trưởng đã phải
bơi từ bờ để ra tàu hải quân đậu
ngoài biển). Trên tàu lúc
này có rất đông chiến binh Thủy
quân Lục chiến từ Quân khu 1 vào.
Tướng Phú và Phó Đề đốc Minh
phải khó lắm mới lách xuống được chỗ
Trung tướng Trưởng nằm dưỡng bệnh. Theo ghi nhận của
Thiếu tá Phạm Huấn, có mặt vào
giờ phút đó, thì lúc
này Trung tướng Trưởng thở thoi thóp
nhờ bình nước biển. Quanh Trung tướng Trưởng
co Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh Sư
đoàn 1 Không quân
(ĐàNẵng), Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh
trưởng Thừa Thiên. Thiếu tướng Phú
ghé sát tai Trung tướng Trưởng hỏi hai
lần, nhưng sắc diện Trung tướng Trưởng không
thay đổi. Nhưng rồi có một giây Tướng
Trưởng ngước nhìn lên. Đôi mắt
như muốn bật máu vì uất ức. Chi tiết
về cuộc gặp gở này cũng đã được Hải
quân Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, hạm
trưởng HQ404 kể lại trong một bài viết phổ
biến vào năm 1995. Có một điểm
khác biệt về mốc thời gian là
tài liệu của Trung tá Nhơn thì
lại ghi là cuộc gặp gở giữa Tướng Phú
và Tướng Trưởng diễn ra vào
tốingày 1/4/1975, (nhật ký của Thiếu
tá Huấn ghi là 5 giờ chiều30/3/1975,
như đã trình bày ở trên).
Trong khi đó theo lời kể của một số sĩ quan
đi theo Tướng Trưởng, HQ 404 rời Đà Nẵng
ngày29/3/1975 và đến chiều ngày
30/3/1975 thì đã vào
vùng biển ở ngoài Cam Ranh.
Theo lời của Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm
trưởng HQ 404, tốingày 1/4/1975, Tướng
Phú đã đi tàu nhỏ cập
vào chiến hạm để lên tàu thăm
và nói chuyện với Tướng Trưởng.
Tình cờ khi vào phòng lấy hồ
sơ, Trung tá Nhơn đã nghe câu
nói của Thiếu tướng Phú: “Dù
sao đi nữa tôi cũng còn vài tiểu
khu ở đây với tôi chiến đấu”. Cũng cần
ghi nhận rằng Tướng Phú đã có
một thời gian làm việc chung với Tướng
Trưởng: năm 1967, khi còn là đại
tá, ông là Tư lệnh phó Sư
đoàn 1 Bộ binh do Tướng Trưởng làm tư
lệnh; năm 1972, khi Tướng Trưởng là Tư lệnh
Quân đoàn 1 thì Tướng Phú
là Tư lệnh Sư đoàn 1 thuộc Quân
đoàn này). Cuộc gặp gỡ của hai vị tư
lệnh Quân đoàn diễn ra đúng10
phút. Sau đó, Thiếu tướng Phú
đứng nghiêm chào từ biệt Trung tướng
Trưởng. Rồi ông bước nhanh ra khỏi căn
phòng nhỏ của chiến hạm, những sự kiện bi
tráng chờ đợi ông, người hùng
Điện Biên Phủ năm nào.
30 NĂM
NHÌN LẠI: Quân Đoàn 3 Giữ
Phòng Tuyến Phan Rang
Vương Hồng Anh
* Tổng lược tình hình 7 tỉnh Cao nguyên của Quân khu 2
trước khi Quân đoàn 3 thành lập phòng tuyến Phan Rang
Như đã trình bày, kể từ
ngày 10/3/1975, ngày Cộng quân
(CQ) mở trận tấn công cường tập vào thị
xã Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc,
cho đến ngày 3 tháng 4/1975, trong
vòng 23 ngày, CQ đã chiếm
vùng Cao nguyên sau khi lực lượng VNCH
triệt thoái, theo trình tự sau
đây.
-Ban Mê Thuột (tỉnh lỵ tỉnh Darlac) thất thủ ngày 11/3/1975; ngày 16-18/4/1975, lực lượng Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi hai tỉnh Pleiku và Kontum, và CQ đã chiếm 2 tỉnh này mà không qua các cuộc giao chiến. Ngày 19/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 nhận được báo cáo Phú Bổn thất thủ. Ngày 22/3/1975, trên địa bàn tỉnh Quảng Đức, Cộng quân đã mở nhiều cuộc tấn công và pháo kích. Tỉnh Quảng Đức được ghi nhận là thất thủ vào ngày này.
-Ngày 29/3/1975, Bộ chỉ huy Tiểu khu
Lâm Đồng và 1 đơn vị Địa phương
quân, do vị Trung tá Tham mưu trưởng
chỉ huy đã triệt thoái về đến Phan
Rang vào 20 giờ tối ngày
29/3/1975.(Theo nhật ký hành
quân của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan
Báo chí của Tư lệnh Quân
đoàn 2 ghi theo báo cáo của
Trung tâm Hành quân Quân
đoàn 2 đặt tại Nha Trang thì diễn tiến
tình hình chiến sự tại Lâm Đồng
như sau:
“Vào 3 giờ sáng ngày 28-3-1975, Cộng quân đã tấn công quận Bờ Sa, tỉnh Lâm Đồng. Đến 7 giờ 15 sáng cùng ngày, Cộng quân bắt đầu pháo kích vào thị xã tỉnh lỵ Lâm Đồng. Đến 10 giờ 45, tỉnh lỵ bị tràn ngập.” Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Viên, nguyên trưởng ty Thông tin-Chiêu Hồi tỉnh Lâm Đồng, người đã rời Bảo Lộc vào 12 giờ trưa ngày 29/3/1975, thì ” không hề có vấn đề thị xã Bảo Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng) bị tràn ngập, ít ra là tính tới 12 giờ trưa ngày này, mà chỉ có việc quân ta tự ý rút lui và đồng bào di tản theo mà thôi.)
- Ngày 3/4/1975, tỉnh và thành
phố cuối cùng của Cao nguyên bị CQ
chiếm là tỉnh Tuyên Đức và
thành phố Đà Lạt (Sau 1975, CS
sát nhập 2 tỉnh Tuyên Đức, Lâm
Đồng, thành phố Đà Lạt thành
tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt
là tỉnh lỵ của tỉnh này).
*Quân đoàn 3 phối trí lực
lượng giữ phòng tuyến Phan Rang
Nhằm ngăn chận địch quân tràn chiếm hai
tỉn NinhThuận,Bình Thuận, thành lủy
cuối cùng của Quân khu 2, Bộ Tổng Tham
Mưu Quân lực VNCH đã quyết định giao
cho Quân đoàn 3 lập tuyến phòng
thủ bảo vệ hai tỉnh này. Để có sự chỉ
huy thống nhất, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
đã chỉ thị cho Trung tướng Nguyễn Văn
Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 &
Quân Khu 3, thành lập Bộ Tư lệnh Tiền
phương Quân đoàn 3 tại Phan Rang. Trung
tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được Tổng thống Thiệu cử
làm Tư lệnh phó Quân đoàn
3, trực tiếp chỉ huy Bộ Tư lệnh Tiền phương của
Quân đoàn này. Vào thời
gian đó, Trung tướng Nghi là Chỉ huy
trưởng Trường Bộ Binh, ông cũng đã từng
giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4 &
Quân khu 4 từ tháng 5/1972 đến 11/1974
sau khi đã giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn
21 Bộ binh gần 4 năm (từ tháng 6/1968 đến
tháng 5/1972).
Trở lại với việc phối trí hoạt động tại Ninh
Thuận và Bình Thuận,theo kế hoạch của
bộ Tổng Tham Mưu và sự phân nhiệm của
bộ Tư lênh Quân đoàn 3 &
Quân khu 3, thì Bộ Tư lệnh Tiền phương
Quân đoàn 3 đặt tại căn cứ Không
quân Phan Rang cùng với Bộ Tư lệnh Sư
đoàn 6 Không quân mà Tư
lệnh là Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang.
Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 là chỉ huy cáclực lượng phòng thủ và bảo vệ hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.Trong những ngày đầu của tháng 4/1975, lực lượng chính để bảo vệphòng tuyến Phan Rang là Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tham chiến mặt trận Khánh Dương và tiểu đoàn 3 Nhảy Dù được không vận từ Sài Gòn ra ngày 2/4/1975. Về hỏa lực không pháo là các phi đoàn thuộc Sư đoàn 6 Không quân.Yểm trợ hỏa lực pháo binh có 1 tiểu đoàn Pháo binh của Sư đoàn Dù và một số pháo đội do Quân đoàn 3 điều động đến.
Ngày 8 tháng 3/1975, sau khi Lữ
đoàn 2 Nhảy Dù đến Phan Rang để thay
thế Lữ đoàn 3, Bộ Tư lệnh Tiền phương
Quân đoàn 3 đã khởi sự phối
trí lực lượng để bảo vệ phòng tuyến
Phan Rang như sau.
Nỗ lực chính là Lữ đoàn 2 Nhảy
Dù với các Tiểu đoàn 3, 7 ,11
Nhảy Dù, Đại đội Trinh sát 2 và
các toán thám sát của
Nha Kỹ thuật, lực lượng tiếp ứng này hoạt
động tại hai khu vực Đông Bắc và
Tây Bắc thị xã Phan Rang. Lữ
đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù
là Đại tá Nguyễn Thu Lương.
Ngoài 3 tiểu đoàn Nhảy Dù
nói trên, Lữ đoàn 2 Nhảy
Dù còn được tăng cường Tiểu
đoàn 5 Nhảy Dù (đã tham chiến
tại mặt trận Khánh Dương trong đội
hình của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù),
và Tiểu đoàn 1 Pháo binh Nhảy
Dù.
* Tình hình Phan Rang trong
thượng tuần tháng 4/1975:
Ngay sau khi Bộ tư lệnh Tiền phương Quân
đoàn 3 được thành lập tại Phan Rang
(tỉnh lỵ Ninh Thuận), trật tự an ninh tại tỉnh
này đã được vãn hồi ngay. Vị
Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu
trưởngNinh Thuận bỏ đi trong ngày 2/4/1975
được lệnh trở về tái lập việc phòng
thủ quanh thị xã và điều hành
công việc hành chínhtrong tỉnh.
Tuy nhiên lực lượng Địa phương quân
và Nghĩa quân tại Ninh Thuận chỉ
còn một phần ba quân số tại
hàng. Một số lớn binh sĩ và hạ sĩ quan
đã bỏ đơn vị vào Nam tìm gia
đình.
Theo kế hoạch, lực lượng Địa phương quân được phối trí phòng thủ gần thị xã, bảo vệ cầu, các cơ sở và tham gia lực lượng giữ gìnan ninh tại thị xã và các vùng phụ cận. Lực lượng nòng cốt để bảovệ Phan Rang vẫn trông cậy vào các tiểu đoàn Nhảy Dù. Với lực lượng mới được tăng cường, với sự yểm trợ không quân hữuhiệu, với sự chỉ huy thống nhất, an ninh được tái lập và tìnhhình tại Phan Rang lắng dịu lại sau những ngày hỗn loạn.
* Phần bổ sung về cuộc hành
trình của Trung tướng Ngô Quang
Trưởng trên đường vào Nam
Trong khi Cộng quân tiến chiếm các tỉnh
Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa thì một số tàu Hải
quân đang chở hàng ngàn
quân sĩ của các đơn vị Quân khu 1
và một số tiểu đoàn của Sư đoàn
Thủy quân Lụcchiến từ Đà Nẵng
vào Nam. Như đã trình
bày, chỉ có một ít đơn vịcủa Sư
đoàn 1 và Sư đoàn 3 Bộ binh
lên được tàu cùng với một sốsĩ
quan. Riêng Trung tướng Trưởng được tàu
Hải quân HQ 404 vớt sau khi ông phải bơi
từ bờ.
Trong cuộc hải trình vào Nam trên tàu HQ 404, Tướng Trưởng đã nhận được mật điện của Tổng thống Thiệu yêu cầu ông chuyển qua HQ5 hay các chiến hạm lớn có đầy đủ tiện nghi và sạch sẽ hơn vì HQ 404 quá chật chội, không có máy lạnh và chở toàn binh sĩ. Theo lời kể của Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404, thì lúc đó tàu này dơ bẩn và hôi hám vì có nhiều người chết. Dù được yêu cầu chuyển qua một tàu lớn hơn nhưng Trung tướng Trưởng không đồng ý, Ông yêu cầu Trung tá Nhơn báo về Sài Gòn là ông xin ở lại trên tàu với anh em Thủy quân Lục chiến chứ không đi đâu cả. Yêu cầu của Trung tướng Trưởng được chấp thuận.
Khi HQ 404 đến Cam Ranh, Hạm trưởng của tàu này nhận được lệnh bỏ hết anh em Thủy quân lục chiến xuống Cam Ranh và chỉ chở một mình Trung tướng Trưởng vào Sài Gòn. Để thực hiện lệnh này, HQ 404 được phép ủi bãi Tân Cảng để đổ Thủy quân lục chiến xuống. Ngay khi cuộc đổ quân bắt đầu, Trung tướng Trưởng lặng lẽ đứng dậy đi xuống tàu. Trung tá Nhơn thấy vậy tiến đến trình bày: “Lệnh Sài Gòn yêu cầu tôi chở Trung tướng về Sài Gòn. Xin Trung tướng ở lại tàu cho”. Với nét mặt cương quyết, Trung tướng Trưởng nói rõ từng tiếng yêu cầu Hạm trưởng HQ 404 xin phép Sài Gòn cho Thủy quân Lục chiến về Sài Gòn để dưỡng quân và chỉnh đốn đội ngũ. Tướng Trưởng nói tiếp: Nếu anh em Thủy quân Lục chiến xuống Cam Ranh thì tôi cũng xuống đây luôn.
Liền ngay sau đó, Trung tá Nguyễn Đại Nhơn, Hạm trưởng HQ 404 báo về Sài Gòn và chờ đợi kết quả. Cuối cùng công điện trả lời: “Yêu cầu của Trung tướng Trưởng được chấp thuận”. Quân nhân Thủy quân Lục chiến đã xuống bờ được gọi trở lên tàu. Khi tất cả quân nhân Thủy quân Lục chiến đã có mặt đầy đủ, với khuôn mặt khắc khổ, Tướng Trưởng lặng lẽ trở vào phòng của ông.
30 Năm
Nhìn Lại: Ngày 9/4/1975, Mặt Trận
Long Khánh Bùng Nổ
Vương Hồng Anh
*Tổng lược về trận chiến Long Khánh
ngày 9/4/1975
Theo tài liệu ghi trong hồi ký của Đại
tướng Cao Văn Viên, sau khi đã điều
động 3 sư đoàn chính quy vào
mặt trận Long Khánh, ngày ngày
9 tháng 4/1975, Cộng quân tung lực
lượng tiến chiếm một đoạn đường dài
trên Quốc lộ 20 và đặt chướng ngại vật
tại ngã ba Dầu Giây, giao điểm của Quốc
lộ 1 và Quốc lộ 20. Cùngthời gian khai
triển lực lượng tại khu vực nói trên,
rạng sángngày 9/4/1975, Cộng
quân đã pháo kích như mưa
vào Căn cứ Không quân Biên
Hòa, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Căn
cứ Tiếp vận Long Bình.
Tại tỉnh lỵ Xuân Lộc, từ 6 giờ sáng 30 cùng ngày (9/4/1975), Cộng quân đã đồng loạt pháo kích khoảng vào nhiều vị trí quanh tỉnh lỵXuân Lộc. Khoảng 1 giờ sau, Cộng quân tung trung đoàn 266 thuộcsư đoàn 341 chính quy Bắc Việt, và 1 tiểu đoàn chiến xa T54, 2tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn đặc công tấn công vào ngay thị xã.
Cũng với trận tấn công vào vào
thời gian đó, CQ tấn công vào
khu vực ngã ba Dầu Giây. Kế hoạch của
Cộng quân là muốn chiếm Dầu Giây
để từ đây tấn công vào tuyến
phòng thủ của Trung đoàn 52 thuộc Sư
đoàn 18 Bộ binh.
Ngay trước khi trận chiến xảy ra, để ngăn chận
các đợt tấn công của Cộng quân,
Không quân VNCH đã thựchiện nhiều
phi tuần oanh tạc vào các vị
trí đóng quân của
Cộngquân, tuy nhiên, các phi tuần
này đã gặp khó khăn do
màn lưới phòng không dày
dặc của các trung đoàn pháo
binh phòng không của Cộng quân
được bố trí quanh vòng đai
phòng tuyến của Sư đoàn 18Bộ binh.
*Lực lượng VNCH tại mặt trận Long Khánh
Về lực lượng tác chiến của Quân lực VNCH tại mặt trận Long Khánh, theo tài liệu của Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký, thì tính đến sáng ngày 9/4/1975, các đơn vị phòng ngự gồm có toàn bộ lực lượng Sư đoàn 18 Bộ binh, được tăng cường thêmTrung đoàn 8 Bộ binh thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh, Thiết đoàn 3 , hai tiểu đoàn Biệt động quân, hai tiểu đoàn Pháo binh. Các đơn vị này được chia thành 3 lực lượng đặc nhiệm 316, 318 và 322 được phối trí án ngữ quanh vòng đai thị xã Xuân Lộc. Tư lệnh mặt trận Long Khánh là Chuẩn tướng Lê Minh Đảo,Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, chỉ huy lực lượng diện địa là Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Long Khánh.
* Diễn tiến các trận giao tranh
trong ngày 9/4/1975.
Theo bản tin chiến sự do phát ngôn
viên Quân sự QL.VNCH phổ biến và
được báo Chính Luận số ra ngày
10/4/1975 phổ biến, diễn tiến các trận giao
tranh tại Xuân Lộc trong ngày 9/4/1975
được ghi nhận như sau.
Tại phòng tuyến quanh thị xã
Xuân Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh), 7
giờ 30 sáng, Cộng quân đã mở
nhiều đợt tấn công vào vị trí
phòng ngự của các chiến đoàn
316, 318 và 320. Tại trung tâm tỉnh lỵ
Long Khánh, trận chiến xảy ra ngay tại
nhà thờ Chánh tòa và
giữa chợ Xuân Lộc. Đối phương sử dụng thiết
giáp có bộ binh tùng thiết tấn
công vào khu vực trung tâm tỉnh
lỵ Long Khánh. Để đẩy lùi địch
quân ra khỏi thị xã, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn 3 đã điều động
thêm lực lượng đến tăng viện, trận chiến trở
nên dữ dội hơn.
Lực lượng tăng viện và trú phòng đã quyết chiến và đẩy lùi đượcc ác đợt tấn công của Cộng quân. 4 chiến xa của địch đã bị bắn cháy gần chợ Xuân Lộc. Đến 6 giờ chiều ngày 10/4/1975, các chốt cầm cự của Cộng quân trong tại thị xã Xuân Lộc, nhà thờ Chánh Tòa đã hoàn toàn bị đẩy lui, 300 Cộng quân bị bỏ xác tại trận địa vớitrên 100 vũ khí đủ loại, 2 binh sĩ Cộng quân bị bắt sống. Tại các khu vực kế cận thị xã, trận chiến vẫn kéo dài đến 10 giờ đêm mới tạm lắng sau khi lực lượng tăng viện giải tỏa được áp lực của Cộng quân.
* Cuộc chuẩn bị của Cộng quân tại mặt
trận Long Khánh
Theo lời khai của 2 tù binh Cộng quân,
những binh sĩ này thuộc một trung đoàn
mới từ miền Bắc xâm nhập vào Nam từ đầu
năm 1975.Trước khi tấn công vào thị
xã Xuân Lộc, đơn vị của hai tù
binh này đã được tập dượt trước với sự
tham gia của một tiểu đoàn thiết giáp.
Theo tài liệu trong Tạp chí “Lịch sử Quân đội” CSVN số 3/1998 (do tham mưu trưởng Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh Hứa Yến Lến trích dẫn phổ biến trong KBC số 22, thì kế hoạch chuẩn bị cuộc tấn công vào Xuân Lộc được Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ chính trị CSVN, kể lại diễn tiến như sau: ” Sau 2 lần B 2 xin quân thì tôi (Lê Đức Thọ) vào chiến trường gặp lúc hội nghị miềm Bắc vưà kết thúc. Lúc đó, tôi cũng được biết trước đó, anh em (CSBV) đã đánh Thủ Thừa, đường số 4, nhưng bị thiệt hại nặng nề, không giải quyết được chiến trường. Ngoài ra địch còn chống cự như trận đánh vào Đồng Dù, Nước Trong là những trận đánh ác liệt tại miền Đông, thương vong của ta (CSBV) không phải là ít, tôi có ý định toan bàn với các đồng chí (Bộ Tham mưu trung ương của CQ tại miền Nam, nhưng nghe anh Dũng (Văn Tiến Dũng, đại tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội CSBV), tôi cũng nghĩ có thể mình mới vào chưa rõ tình hình; cứ để các đồng chí đánh vậy. Kết cục là an hem (CSBV) không đánh được Xuân Lộc, bị thương vong nặng, phải rút ra.
Cũng theo tài liệu nói trên,
lực lượng CQ tại mặt trận Long Khánh trong
những ngày đầu là quân
đoàn 4 CSBV do tướng CSBV Hoàng Cầm
làm tư lệnh, chính uỷ là tướng
CSBV Hoàng Đình Hiệp. Các đại
đơn vị thống thuộc quân đoàn này
gồm có: sư đoàn 6 sư đoàn 7
và sư đoàn 341, sư đoàn
này vưà di chuyển từ Thanh Hóa
vào với thành phần Pháo binh cơ
hữu. (Tài liệu phổ biến trong hồi ký
của Đại tướng Cao Văn Viên có phần
khác biệt về danh hiệu các sư
đoàn CSBV, theo đó 2 sư đoàn 3
và 341 là những đại đơn vị đầu
tiên của CSBV tại mặt trận Long Khánh,
sau đó được tăng cường thêm sư
đoàn 7 CSBV).
NGÀY
15/4/1975: Kịch Chiến Tại Mặt Trận Long
Khánh
Vương Hồng Anh
* Kịch chiến tại ngã ba Dầu
Giây, tỉnh Long Khánh
Tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây,
đến ngày 15/4/1975, trận chiến tại đây
bước vào ngày thứ 7. Lực lượng bảo vệ
phòng tuyến này là Trung
đoàn 52 Bộ binh với sự yểm trợ của Thiết
giáp và Pháo binh. Từ chiều
ngày 14/4/1975 đến sáng ngày
15/4/1975, các tiền đồn, công sự
phòng thủ của các tiểu đoàn
thuộc Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về đến
ấp Phan Bội Châu đã bị Cộng quân
tràn ngập. Chiều ngày 15/4/1975, trận
chiến đã xảy ra quyết liệt ngay tại xã
Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và
20, giữa lực lượng trú phòng và
2 sư đoàn chính quy và 1 trung
đoàn thiết giáp của Cộng quân.
Thế trận và tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. Lực lượng trú phòng còn khoảng 2 ngàn quân sĩ (kể cả các tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Long Khánh từ Định Quán rút về hợp cùng với các đơn vị Trung đoàn 52 Bộ binh), trong khi đó lực lượng củaCộng quân đông gấp 10 lần. Những người lính VNCH tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây đã phải chiến đấu với thế trận 1 chống 10. Trận chiến đã diễn khốc liệt ngay từ những phút đầu. Cộng quân pháo kích như mưa xuống các vị trí công sự của quân trú phòng, sau đó là đợt tấn công biển người.
Sau 3 giờ kịch chiến, Cộng quân đã tràn ngập chia cắt các lực lượng của quân lực VNCH án ngữ trên quốc lộ 1 và quốc lộ 20. Do trời tối, và 4 chiến xa M-48 của Lữ đoàn 3 Thiết kỵ bị trúng đạn Pháo của Cộng quân ngay từ đầu nên việc yểm trợ của Thiết giáp đã không thực hiện được. Khoảng 8 giờ tối ngày 15/4/1975 thì toàn phòng tuyến ngã ba Dầu Giây vị vỡ. Tất cả chiến xa và đại bác của quân trú phòng VNCH bị hủy diệt. Về lực lượng Bộ binh và Địa phương quân, chỉ còn khoảng 200 người rút về tuyến sau.
Chiếm được ngã ba Dầu Giây, 2 sư đoàn Cộng quân tiến về Xuân Lộc. Tuy nhiên đại quân của Cộng sản Bắc Việt đã không thể tiến ngay như Văn Tiến Dũng mong muốn, vì rằng ngay sau khi phòng tuyến Dầu Giây thất thủ, hai quả bom khổng lồ “Daisy Cutter” (do Mỹ cung cấp vào trung tuần tháng 4/1975) đã được Không quânVNCH thả xuống khu vực tập trung quân của Cộng quân, và một đoàn xe dài chở quân lính và đại bác Cộng quân trên quốc lộ 20. Theo các tài liệu tình báo, hơn 7 ngàn Cộng quân và hàng trăm vũ khí nặng, quân xa CSVN bị tiêu diệt bởi hai trái bom này.
Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào cuối tháng 2/1975, Đại tướng Cao Văn Viên đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân Việt Nam có thể sử dụng được. Đó là loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là bom bạch cúc (Daisy Cutter) mà Không quân Hoa Kỳ thường dùng thả bằng phi cơ C-130 để khai quang dọn bãi đáp trong các khu vực rừng già. Thế nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại tướng Weyand. Vào giữa tháng 4/1975, ba trái chuyển đến trước và sau đó ba trái nữa chuyển đến chỉ hai ngày trước khi cuộc chiến kết thúc. Một chuyên viên Mỹ đi theo chuyến này để hướng dẫn cho chuyên viên VN cách gắn ngòi nổ và cách gắn bom lên phi cơ. Thế nhưng chuyên viên Mỹ này không đến kịp. Trước tình hình khẩn cấp và vì mức độ nguy hiểm nếu tồn trữ thứ bom này tại Tân Sơn Nhất hay tại Long Bình nên Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư lệnh Không quân VNCH phải chọn một phi công VNCH kinh nghiệm để bay thả thử trái đầu tiên.
*Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tại mặt
trận Long Khánh
Như đã trình bày trong phần
trước, để tăng viện cho lực lượng phòng thủ
tại mặt trận Long Khánh, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn 3/Quân khu 3 đã
điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, lực lượng
trừ bị cuối cùng, nhảy vào mặt trận
Xuân Lộc.
Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn Nhảy Dù
được trực thăng vận xuống ấp Bảo Bình,
cách Xuân Lộc 5 km về hướng Nam. Theo
lệnh hành quân của Bộ Tư lệnh Chiến
trường Long Khánh, sau khi nhảy xuống ấp Bảo
Bình, 2 tiểu đoàn Nhảy Dù mở
cuộc tấn công tái chiếm xã Bảo
Định, một xã nhỏ bé giữa rừng cao su,
cách ấp này 2 km về hướng Bắc. Tin từ
Trung tâm hành quân của bộ Tư
lệnh chiến trường Long Khánh cho biết
xã này đã bị một tiểu
đoàn Cộng quân chiếm giữ từ
ngày 10 tháng 4/1975 khi địch tung đợt
tấn công thứ hai vào khu vực quanh tỉnh
lỵ Long Khánh.
Tiểu đoàn Nhảy Dù thứ ba được trực thăng vận xuống khu vườn cao su, cách xã Bảo Định 1 km về phía Bắc. Từ vị trí này tiểu đoàn được lệnh tiến đánh một tiểu đoàn đặc công Cộng quân đang chiếm giữ vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ. Theo sự phối nhiệm tác chiến, tiểu đoàn phải thanh toán thật nhanh mục tiêu nói trên để giải tỏa áp lực cho 1 tiểu đoàn Địa phương quân đang bị Cộng quân bao vây. Cùng thời gian này, tiểu đoàn thứ 4 được trực thăng vận xuống ngay trung tâm thị xã Xuân Lộc để đánh bật các đơn vị Cộng quân đang bao vây bộ Chỉ huy Tiểu khu, để bộ chỉ huy này có thể rút về phía sau, hoạt động chung với bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh. Cuộc tiến quân tái chiếm xã Bảo Định đã có những sự kiện bất ngờ, lạ lùng. Khi 2 đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 9 Dù tiến đến gần trụ sở xã Bảo Định thì trời đã về chiều. Điều làm cho các đại đội trưởng ngạc nhiên là tại phòng Thông tin xã, giáo đường Bảo Định, cờ Việt Nam Cộng Hòa vẫn bay phất phới, trong khi cả xã im vắng, không một bóng người, một sinh vật nào ở ngoài đường.
Trung đội đi đầu của đại đội 2 được lệnh khai hỏa. Ngay khi đó, các loạt đạn từ bên trong bắn ra. Lại một bất ngờ nữa là tiếng súng từ trong xã bắn ra không phải là từ loại súng AK 47 của Cộng quân mà lại là tiếng súng M 16 và đại liên 30 của Quân lực VNCH. Vị tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 Dù cho lệnh các đại đội ngưng tấn công và bố trí chờ đợi. Vị tiểu đoàn trưởng gọi về Trung tâm Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh xin xác nhận lần chót về tình hình trước khi tiểu đoàn 9 Dù tấn công. Một sĩ quan có thẩm quyền của trung tâm hành quân quả quyết là xã Bảo Định đã bị Cộng quân chiếm trước đó vài ngày và yêu cầu tiểu đoàn 9 Dù thanh toán mục tiêu thật nhanh.
Khi tiểu đoàn Dù sắp tấn công thì chuông nhà thờ Bảo Định kéo lên, một sĩ quan Địa phương quân chạy ra hô lớn là lực lượng trong xã không phải là Việt Cộng. Thế là lệnh tấn công được hủy bỏ, các đại đội Dù tiến hành cuộc lục soát quanh khu vực đề phòng Cộng quân ẩn núp. Sau khi kiểm soát xã Bảo Định, các đơn vị Dù tiến nhanh về phía suối Gia Cốp, cũng nằm trong rừng cao su, gần vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ.
Lại thêm một bất ngờ là khi lực lượng Dù vừa rời khỏi xã Bảo Định khoảng 200 mét, khi đó trời đã tối, thì “đụng đầu” một tiểu đoàn vũ khí nặng của Cộng quân. Trận tao ngộ chiến diễn ra hơn một giờ trong rừng cao su, những người lính Nhảy Dù với kinh nghiệm đánh đêm và cận chiến đã tiêu diệt gần trọn cả tiểu đoàn này. Theo tài liệu tình báo, tiểu đoàn vũ khí nặng của Cộng quân từ Định Quán được lệnh băng rừng di chuyển theo tỉnh lộ 332, bọc xuống phía nam Xuân Lộc để chiếm đóng xã Bảo Định, sau đó sẽ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị của sư đoàn có bí số CT6 đang tập trung tại đồn điền Xuân Lộc. Tuy nhiên vừa đến gần xã Bảo Định thì tiểu đoàn Cộng quân đã bị Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù tiêu diệt.
Ngày
16/4/1975: Kịch Chiến Tại Phòng Tuyến
Phan Rang
Vương Hồng Anh
* Lược ghi tình hình chiến sự
tại phòng tuyến Phan Rang
Như đã trình bày, phòng
tuyến Phan Rang được tăng cường lực lượng với nỗ lực
chính là Lữ đoàn 2 Nhảy
Dù và các toán
thám sát của Nha Kỹ thuật, lực lượng
tiếp ứng này hoạt động tại hai khu vực
Đông Bắc và Tây Bắc thị xã
Phan Rang. Trước đó, vào ngày
4/4/1975, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân
đoàn 3 được thành lập tại căn cứ
Không quân Phan Rang do Trung tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi, nguyên Chỉ huy trưởng Trường
Bộ Binh, giữ chức Tư lệnh Tiền phương Quân
đoàn 3. Với hệ thống chỉ huy mới, lực lượng
mới đến tăng cường, được sự yểm trợ hữu hiệu của
Không quân, tình hình an
ninh, trật tự tại Ninh Thuận-Bình Thuận được
vãn hồi nhanh chóng.
Trong tuần lễ đầu, chỉ có vài trận đụng độ nhỏ không đáng kể, chỉ có áp lực của sư đoàn 7 CSBV ở cạnh sườn Phan Thiết. Trong khi đó, tại Quân khu 3, áp lực của CQ đã gia tăng tại mặt trận Biên Hòa-Long Khánh. Trước tình hình đó, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3, quyết định rút Lữ đoàn 2 Nhảy Dù từ Phan Rang về để củng cố lực lượng trừ bị phản ứng cấp thời. Thay thế cho Lữ đoàn 2 Dù và tăng cường lực lượng phòng thủ Bình Thuận là thành phần còn lại của Sư đoàn 2 BB được tái chính trang sau khi rút khỏi Quân khu 1 vào hai tuần trước đó, một liên đoàn Biệt động quân cũng vừa được củng cố cách đó ba ngày và một chi đoàn M-113 thuộc Quân đoàn 2 mới được tái thành lập.
Theo tài liệu ghi trong hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên thì lực lượng Sư đoàn 2 BB được tái thành lập với 2 trung đoàn BB, 1 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 1 pháo đội 155 ly và chi đoàn M- 113. Việc chuyển quân ra thay thế vừa sắp hoàn tất thì chiến trận bùng nổ. Ngày 14 tháng 4/1975, Sư đoàn F-10 CSBV được tăng cường bởi các đơn vị của Sư đoàn 3 CSBV tấn công vào cụm vị trí của Thiết giáp và Pháo binh. Trước tình thế nguy kịch, Trung tướng Nghi yêu cầu giữ lại một tiểu đoàn Nhảy Dù đang chuẩn bị rút về để đối phó.
* Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn
Đôn thị sát mặt trận Phan Rang.
Ngày
15/4/1975, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn,
Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc
phòng (nội các của Thủ tướng Nguyễn
Bá Cẩn) đã bay ra Phan Rang để thị
sát tình hình. Sau khi nghe
Trung tướng tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Tiền
phương Quân đoàn 3, trình
bày về quân số, vũ khí và
thực trạng chiến trường, Tổng trưởng Quốc
phòng Trần Văn Đôn hứa là sẽ
tìm mọi cách để cung cấp các
loại vũ khí chiến lược như hỏa đạn CBU cho
lực lượng bảo vệ phòng tuyến Phan Rang. Sau
khi về đến Sài Gòn, cựu Trung tướng
Trần Văn Đôn cho mời Thiếu tướng Smith,
Tùy viên Quân sự tòa đại
sứ Mỹ, đến gặp ông tại văn phòng Tổng
trưởng Quốc phòng VNCH ở đường Gia Long.
Trong cuộc gặp này, cựu Trung tướng Trần Văn
Đôn đã yêu cầu Thiếu tướng Smith
cung cấp cho Bộ Quốc phòng VNCH những loại vũ
khí mà Quân lực VNCH đang cần
đến, trong đó có hỏa đạn CBU, ống
dòm và máy truyền tin cho
các đơn vị chiến đấu.
Trước yêu cầu của Bộ Quốc phòng VNCH, Thiếu tướng Smith cho biết hiện trong kho vũ khí của Hoa Kỳ không còn những loại này. Tướng Smith hứa sẽ hỏi lại Bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, vì vào thời gian này vũ khí và đạn dược đều nằm ở những tổng kho ngoài lãnh thổ Việt Nam. Rời Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Simth ghé qua Văn phòng của Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, ông báo cho Đại tướng Viên biết qua về nội dung cuộc gặp gỡ của ông với Tổng trưởng Quốc phòng VNCH. Thiếu tướng Smith nói với Đại tướng Viên: “Tôi được ông Tổng trưởng Quốc phòng mời đến, tưởng ông bàn chuyện di tản gia đình của ông, không ngờ ông bàn chuyện tiếp vận cho các đơn vị ngoài tiền tuyến. Lần đầu tiên, ông Tổng trưởng Quốc phòng bàn với tôi vấn đề đó từ mấy tháng nay”.
* Ngày 16-4-1975: trận chiến cuối
cùng tại phòng tuyến Phan Rang
Trong khi Bộ Quốc phòng VNCH đang tìm
cách để cung cấp các vũ khí tối
cần thiết cho các đơn vị tại chiến trường
thì tại mặt trận Phan Rang, ngày
16/4/1975, Cộng quân tung 2 sư đoàn tấn
công vào căn cứ Không quân
Phan Rang và trung tâm thị xã.
Phòng thủ vòng đai căn cứ Không
quân là 1 tiểu đoàn Nhảy
Dù và 1 tiểu đoàn Địa phương
quân. Tiểu đoàn Nhảy Dùø
này thuộc Lữ đoàn 2 Dù chuẩn bị
về Sài Gòn theo kế hoạch chuyển
quân của Bộ Tổng Tham mưu nhưng do tình
hình chiến sự rất nguy ngập, nên Trung
tướng Nghi đã xin giữ lại đơn vị này.
Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù cũng
còn ở lại Phan Rang khi Cộng quân tấn
công vào thị xã này. Tại
Trung tâm thị xã, lực lượng
phòng thủ là một trung đoàn của
Sư đoàn 2 BB và một tiểu đoàn
Địa phương quân thuộc tiểu khu Ninh Thuận.
Hệ thống bảo vệ từ xa của phòng tuyến Phan
Rang do một liên đoàn Biệt động
quân, 1 tiểu đoàn Pháo binh, 1
chi đoàn M 113 phụ trách, đã bị
Cộng quân tấn công từ ngày 14
tháng 4/1975. Để dọn đường cho bộ binh tấn
công vào căn cứ Không quân
Phan Rang và trung tâm thị xã,
Cộng quân đã pháo liên tục
vào các vị trí phòng ngự
vòng quanh căn cứ Không quân,
đồng thời bắn phá dồn dập vào khu vực
phi cơ đậu và phi đạo để không cho phi
cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không
quân cất cánh. Cùng lúc
đó, Cộng quân tấn công mạnh
vào thị xã bằng ba hướng. Lúc
bấy giờ đại đa số cư dân Phan Rang đã
di tản vào Nam, thị xã chỉ còn
lại quân nhân, cảnh sát và
một số công chức. Lực lượng phòng thủ
thị xã chống trả quyết liệt, nhưng do Cộng
quân quá đông nên lần lượt
các tuyến phòng thủ trung tâm
đều bị chiếm. Cùng lúc đó, Cộng
quân tung một trung đoàn cắt đứt đường
giao thông trên Quốc lộ 1 ở khu vực
Cà Ná cách thị xã Phan
Rang khoảng 48 km về hướng Tây Nam cốt để chặn
đường rút quân của các đơn vị
VNCH.
* Ngày 16-4-1975: Phan Rang thất thủ
Không
còn lực lượng trừ bị để tăng viện cho
các tuyến phòng thủ, trong khi
đó căn cứ Không quân bị tấn
công dữ dội, nên sáng ngày
16 tháng 4/1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh
Nghi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3
kiêm Tư lệnh mặt trận Phan Rang, họp khẩn cấp
với Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư
đoàn 6 Không quân, sư đoàn
đang phụ trách căn cứ Không quân
Phan Rang, và Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư
lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, để bàn kế
hoạch rút quân. Giải pháp
mà các vị tướng chọn lựa là
phân tán và rút theo
cá nhân.
Tình hình tại bộ Tư lệnh của Tướng Nghi vào lúc đó rất nguy kịch, do hệ thống truyền tin bị trúng đạn pháo kích của Cộng quân, nên Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 ở Phan Rang đã không còn liên lạc được với Bộ Tư lệnh chính của Quân đoàn 3/Quân khu 3 đóng tại Biên Hòa, cũng như Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn. Đến trưa ngày 16/4/1975, thị xã Phan Rang bị Cộng quân chiếm.
Tại Bộ Tư lệnh mặt trận Phan Rang đặt trong căn cứ Không quân, Cộng quân xua quân tiến sát đến vòng đai phi trường, Trung tướng Nghi và Chuẩn tướng Sang cho lệnh các sĩ quan và đơn vị trú phòng tùy nghi phân tán. Riêng Chuẩn tướng Nhựt được trực thăng (dành riêng cho Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh) đáp xuống ngoài hàng rào phi trường Phan Rang bốc đưa ra biển. Trực thăng chở Tướng Nhựt gặp tàu Hải quân. Tướng Trần Văn Nhựt kể lại rằng từ trực thăng ông nhảy xuống biển và được chiến hạm HQ 3 vớt lên. Từ HQ3, Tướng Nhựt dùng máy truyền tin của Hải quân báo cáo về Sài Gòn là Phan Rang đã thất thủ.
Trở lại với tình hình tại căn cứ Không quân Phan Rang, sau hàng loạt pháo kích bắn phá căn cứ phi trường, doanh trại và hệ thống công sự phòng thủ trong căn cứ, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp đánh thẳng vào căn cứ. Trong tình hình nguy kịch, Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã mở đường máu ra khỏi phi trường và “bắt tay” Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù ở ngoài.
Sau đó, Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, đã liên lạc được với phi cơ quan sát, sĩ quan liên lạc của Sư đoàn Nhảy Dù trên phi cơ yêu cầu Đại tá Lương tìm bãi đáp để 25 trực thăng sẽ hạ cánh bốc quân đi. Vị lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù trình với Trung tướng Nghi đưa bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn và Sư đoàn 6 Không quân di chuyển đến bãi trống phía trái phi trường để lên chuyến trực thăng đầu, còn toàn bộ anh em Nhảy Dù sẽ di chuyển bộ đi về hướng núi Cà Núi để gặp một số đại đội Nhảy Dù bố phòng tại đây.
Theo tài liệu của cựu thiếu tá Nhảy Dù Trương Dưỡng, thì Trung tướng Nghi đã từ chối kế hoạch bảo vệ sự an toàn cho ông và các sĩ quan tham mưu của Quân đoàn tiền phương, ông nói với Đại tá Lương: “Báo cho đoàn trực thăng trở về túc trực, sáng mai sẽ tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục di chuyển về Cá Ná lập phòng tuyến chận địch tại đó”. Nghe Trung tướng Nghi nói như vậy, Đại tá Lương đành cho lệnh bố trí chờ đêm tối băng đường ra khỏi vòng vây của Cộng quân. Về phần Trung tướng Nghi và Chuẩn tướng Sang, do từ chối kế hoạch đầy tình huynh đệ chi binh của Đại tá Lương, nên bị kẹt lại và cuối cùng đã bị CQ bắt.
Ngày
22/4/1975: Quân Đoàn 3 Lập
Phòng Tuyến Trảng Bom
Vương Hồng Anh
*Diễn tiến cuộc triệt thối của Lực lượng
VNCH khỏi Long Khánh
Sau hơn 10 ngày quyết chiến với 4 sư
đoàn Cộng quân, vào ngày
20 tháng 4/1975, toàn bộ lực lượng
VNCH tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc được
lệnh rút khỏi chiến trườngnày để về
Phước Tuy. Cuộc rút quân được diễn ra
từ chiều ngày 20 tháng 4/1975, đến
sáng ngày 22/4/1975, tất cả các
đơn vị đã có mặt tại các vị
trí mới do Bộ Tư lệnh Quân đoàn
3/Quân khu 3 phối trí.
Theo kế hoạch rút quân, lực lượng tham chiến tại Xuân Lộc sẽ sử dụng liên tỉnh lộ 2 phía Nam Long Khánh, rút về Phước Tuy theo thứ tự: Sư đoàn 18 Bộ binh và các đơn vị trực thuộc. Bộ chỉ huy Tiểu khu Long Khánh và các tiểu đoàn Địa phương quân của tiểu khu này. Lữ đoàn 1 Dù và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù.
Lộ trình rút quân là các cánh quân sẽ xuất phát từ Tân Phong, Long Giao, theo Liên tỉnh lộ 2 về Phước Tuy. Theo kế hoạch, Lữ đoàn 1 Dù vẫn tiếp tục giao chiến và đánh bật Cộng quân ra khỏi các vị trí trọng điểm trong thị xã và là lực lượng hậu đoạn sẽ rút đi sau cùng. Các đơn vị của Sư đoàn 18 Bộ binh và lực lượng Địa phương quân rút đi ngay trong buổi chiều. Cánh quân của Sư đoàn 18 BB rút đi tương đối an toàn. Còn cánh quân do Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long Khánh chỉ huy đã bị Cộng quân chận đánh. Gần tối 20/4/1975, khi Đại tá Phúc và bộ chỉ huy của ông đang di chuyển, một đơn vị Cộng quân từ trên một đồi cao sát với Liên tỉnh lộ 2, đã bắn nhiều loạt đạn B 40 và bích kích pháo xuống đoàn quân.
Là lực lượng đi đoạn hậu (rút quân sau cùng), các tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 Dù đã phải tử chiến với các trung đoạn Cộng quân trên đường lui binh. Do phải bảo mật cho cuộc rút quân, đồng thời để nghi binh, nên chỉ đến tối 20/4/1975, các tiểu đoàn Dù mới nhận được lệnh rời bỏ chiến tuyến. Tại khu vực Bảo Định, 7 giờ tốingày 20/4/1975, trong khi lực lượng Dù đang giao tranh quyết liệt với Cộng quân thì được lệnh rút quân. Các đơn vị phân thành 2 bộ phận: một bộ phận tiếp tục đánh chận Cộng quân cho bộ phận khác rút. Nói một cách khác, Lữ đoàn 1 Dù vừa đánh vừa tiến hành kế hoạch di chuyển quân về phòng tuyến mới. Lộ trình rút quân của Lữ đoàn Dù dài hơn 40 cây số đường rừng ven theo Liên tỉnh lộ 2 từ Tân Phong đến Đức Thành, Long Lễ về Bà Rịa…
Trong cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc và khu vực phụ cận, các chiến sĩ Dù được lệnh mang theo tất cả cấp số đạn và lựu đạn, quân trang quân dụng. Nhưng có một điều đã làm xót xa các cấp chỉ huy và binh sĩ Dù, đó là những chiến sĩ Dù bị thương nặng trong những trận giao tranh trước khi có lệnh rút quân đang chờ đợi tải thương. Với những người bị thương, nhưng còn tỉnh táo, còn có thể đi được thì từng tổ binh sĩ 4 người sẽ thay nhau dìu đi, còn với những chiến binh Dù bị trọng thương thì thật đau lòng. Trong một tình thế bất khả kháng, tất cả những người lính Dù đều khóc khi phải cố nén đau thương từ biệt những đồng đội của mình đang bị trọng thương ở các chiến hào.
Trước phút lên đường, nhiều người lính Nhảy Dù đã òa lên khóc lớn, ôm chầm lấy đồng đội, máu từ áo bạn thấm sang áo mình, lần đầu tiên và cũng lần cuối cùng họ phải để bạn bè bị thương vĩnh viễn ở lại với chiến trường… Họ sửa lại ngay ngắn thế nằm của đồng đội, vuốt từng đôi mắt sau khi các quân y sĩ, y tá quân y đã chích cho thương binh những mủi thuốc an thần. Nón sắt của thương binh được lấy ra, đầu của họ được gối trên ba lô, súng cá nhân để bên cạnh. Như một thước phim bi tráng trong các tác phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh, những người lính Dù đứng nghiêm, chào vĩnh biệt đồng đội. Rồi, đoàn quân lên đường.
Đến 9 giờ tối ngày 20 tháng 4/1975, các tiểu đoàn Dù ra đến Quốc lộ 1. Tại đây, đông đảo dân chúng của các khu Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo An đã đứng sẵn ở hai bên đường và xin đi theo các chiến sĩ Dù để di tản. Cuộc hành trình gian khó bắt đầu…
*Những cảm tử quân trên đường
rút quân
Theo kế hoạch rút quân, ngoại trừ Tiểu
đoàn 3 Pháo binh Dù được di
chuyển trên đường lộ với sự bảo vệ an ninh lộ
trình của đại đội Trinh sát Dù,
các tiểu đoàn Dù đều phải băng
rừng mở đường di chuyển. 4 giờ sáng
ngày 21/4/1975, tại ấp Quí Cả, gần địa
giới hai tỉnh Long Khánh và Phước Tuy,
đoàn xe chở Tiểu đoàn 3 Pháo
binh Dù và Đại đội Trinh Sát
Dù bị 2 tiểu đoàn Cộng quân phục
kích. Pháo đội C và một trung
đội của đại đội Trinh Sát Dù bảo vệ
pháo đội này đã bị tổn thất, đa
số quân sĩ đều bị thương vong trước các
đợt tấn công biển người của Cộng quân.
Trên lộ trình triệt thối, đại đội đi
đầu của Tiểu đoàn 9 Dù đã đụng
độ nặng với Cộng quân tại thung lũng Yarai,
dưới chân núi Cam Tiên. Đại đội
này đã bị những “chốt” của Cộng
quân từ trên cao bắn xuống. Cuộc giao
tranh kéo dài nhiều giờ. Để diệt
các chốt của Cộng quân, các tốn
cảm tử Dù được thành lập ngay tại trận
địa với những quân nhân tình
nguyên. Những cảm tử quân này mặc
áo giáp, đeo súng phóng
hỏa tiển cá nhân M 72, lựu đạn,
bò đến các “chốt” Cộng quân ở
trên núi cao. Có nhiều tốn vừa
bò lên núi, đã bị cả chục
trái lựu đạn của địch từ trên cao
ném xuống.
Họ phải lách thật nhanh, nằm xuống, trước khi lựu đạn địch quân nổ, hoặc chụp lấy và mém trả lại. Trong trường hợp bắn M-72 nếu không có kết quả, họ phải thay đổi ngay vị trí để tránh sự bắn trả của Cộng quân.
Có những người lính Dù đã làm cho mọi người khâm phục về sự dũng cảm phi thường của họ. Chiếc bunker cuối cùng của Cộng quân trên núi Cam Tiên vô cùng kiên cố. Đó là hầm chỉ huy của một đơn vị CSBV. Hai cảm tư quân Dù đã bắn M72 vào bunker này nhưng vẫn không hạ được mục tiêu. Một đồng đội của họ từ lưng chừng núi đứng lên, để M 72 trên vai, bắn thẳng vào mục tiêu. Từng loạt đạncủa Cộng quân bắn trả tới tấp. Nhưng người xạ thủ gan dạ này vẫn đứng thẳng không chịu cúi xuống tiếp tục bắn: chiếc bunker chỉ huy và các ổ súng nặng của Cộng quân bị hủy diệt. Thanh tốn xong mục tiêu này, các đơn vị Dù tiếp tục cuộc hành trình gian khó tiến về Bà Rịa. (Phần này biên soạn theo tài liệu của Thiếu tá Phạm Huấn, 1 nhà báo quân đội, và lời kể của một số nhân chứng)
* Tái phối trí tại
phòng tuyến mới: Trảng Bom-Long
Thành-Phước Tuy.
Ngày 22 tháng 4/1975, cuộc rút
quân hoàn tất. Sư đoàn 18 Bộ
binh sau khi về đến Long Lễ trong ngày
21/4/1975, đã được được Bộ Tư lệnh Quân
đoàn 3 cho di chuyển nghỉ dưởng quân
hai ngày tại Long Bình, sau đó
các trung đoàn và đơn vị thuộc
dụng được điều động đi tăng cường phòng thủ
tuyến mặt Đông thủ đô Sài
Gòn, kéo dài từ Tổng kho Long
Bình đến Kho đạn Thành Tuy Hạ, tiếp
cận với lực lượng của các quân trường
như Trường Bộ Binh, Trường Thiết Giáp;
Lữ đoàn 1 Dù được bố trí giữ
Phước Tuy, bảo vệ Quốc lộ 15 từ LongThành về
Bà Rịa, và là lực lượng tiếp
ứng cứu Vũng Tàu khi thành phố
này bị tấn công.
Với kế hoạch phối trí mới của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 để bảo vệ Sài Gòn, kể từ sáng 22/4/1975, phòng tuyến án ngữ phía Bắc và phía Đông của Quân đoàn 3 và Quân khu 3 được thành hình với liên tuyến Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy. Lực lượng chính tại phòng tuyến này có Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Dù, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ (do Chuẩn tướng Trần Quang Khôi chỉ huy) và Lữ đoàn 468 Thủy quân Lục chiến. Trước đó, Lữ đoàn 147 và 258 Thủy quân lục chiến đã được tăng phái cho Quân đoàn 3 và là lực lượng bảo vệ phía Bắc của phi trường Biên Hòa.
Về lực lượng phòng thủ vòng đai xa
của Sài Gòn, tính đến
ngày 22 tháng 4/1975, có 3 sư
đoàn Bộ binh: Sư đoàn 18 BB do Tướng
Lê Minh Đảo chỉ huy; Sư đoàn 25 Bộ binh
do Tướng Lý Tòng Bá chỉ huy,
phụ tại phòng tuyến Tây Ninh, Hậu
Nghĩa, Long An; Sư đoàn 5 Bộ binh do Tướng
Lê Nguyên Vỹ chỉ huy, phụ trách
phòng tuyến Bình Dương.
23/4/1975:
Các Cuộc Dàn Xếp Giải Quyết
Tình Hình VNCH
Vương Hồng Anh
* Cuộc họp tại Bộ Tổng Tham Mưu
Để ổn định tình thế, 6 giờ chiều ngày
23/4/1975, với chức danh là Tổng trưởng Quốc
phòng, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn
đã họp các tướng lĩnh tại văn
phòng Tổng tham mưu trưởng. Tại buổi họp
này, cựu Tướng Đôn nói
“Dù có thương thuyết để đình
chiến, chúng ta cũng cố giữ những gì
chúng ta có”. Vị Tổng trưởng Quốc
phòng yêu cầu Đại tướng Viên,
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh
Quân đoàn 3 & Quân khu 3 sắp
xếp lại tuyến phòng thủ để bảo vệ Sài
Gòn và đoạn đường từ Sài
Gòn.Cũng tại cuộc họp này, Đại tướng
Viên đã báo cáo
tình hình chiến sự và khả năng
phòng ngự của Quân lực VNCH tại khu vực
vòng đai thủ đô Sài Gòn
và khu vực các tỉnh lân cận.
Tướng Viên cho biết lực lượng Cộng quanh chung
quanh Sài Gòn và Biên
Hòa đã lên đến 15 sư
đoàn, trong đó có 1 sư
đoàn pháo binh, nhiều lữ đoàn
thiết giáp và các đơn vị
phòng không sử dụng hỏa tiển SAM.
* Các cuộc dàn xếp về
nhân sự lãnh đạo VNCH trong những
ngày cuối của cuộc chiến
Cùng với những diễn biến dồn dập về
quân sự, những dị biệt và bất đồng về
vấn đề nhân sự lãnh đạo miền Nam cũng
đang được các nhà hoạt động
chính trị bàn thảo ráo riết,
trong đó có cả sự tham dự “nhiệt
tình” của Đại sứ quán Pháp.
Theo hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn
Đôn, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức,
Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy
vào chính trường Việt Nam. Cố vấn
chính trị của sứ quán Pháp
là ông Brochand đã gặp cựu Trung
tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ
là Phó Thủ tướng kiêm Tổng
trưởng Quốc phòng của nội các do
ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng.
Nhà ngoại giao này đã cho
Phó Thủ tướng Đôn biết sứ quán
Pháp có liên lạc với Hà
Nội và nhấn mạnh thêm: “Nếu có
thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết
với ông Dương Văn Minh mà thôi”.
Ông Brochand cũng cho là ông Minh
cần sự hợp của Tướng Đôn.
Trước khi ra về, ông Brochard hỏi Phó
Thủ tướng Trần Văn Đôn: Ông Minh
có thể gọi điện thoại cho ông được
không? Tướng Đôn gật đầu. Mười
phút sau, ông Dương Văn Minh gọi điện
thoại cho Tướng Đôn và xin một cuộc
hẹn. Mười giờ tối ngày 22/4/1998, Tướng
Đôn gặp ông Minh. Tướng Đôn hỏi
ông Minh:
- Anh có thể thương thuyết với bên kia
được không?
- Được, nhưng phải thật lẹ, nếu không
chúng ta không có hy vọng.
Tướng Đôn cho rằng ông Minh biết Cộng sản Hà Nội đang chờ ông nắm quyền rồi sẽ thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với Tổng thống Trần Văn Hương vì vị tân Tổng thống không thích ông Minh. Theo Tướng Đôn, việc này rất bất lợi nhất là sau khi VNCH bỏ Xuân Lộc. Ông Minh đề nghị Tướng Đôn đi gặp Đại sứ Mỹ Martin để thuyết phục Tổng thống Trần Văn Hương. Rời nhà ông Minh, ngay trong đêm 22/4/1975, Tướng Trần Văn Đôn đã đến nhà đại sứ Mỹ Martin dù đã gần 12 giờ khuya. Tướng Đôn kể lại khi ông vừa ngồi xuống trong phòng khách thì sĩ quan tùy viên của Đại sứ Hoa Kỳ đến nói nhỏ bên tai ông Martin. Vị đại sứ xin lỗi Tướng Đôn, bước vào phòng riêng, khi trở ra ông nói: Có một phi cơ xin phép đáp xuống phi trường Manila, vì bên đó Phi Luật Tân nghi trên phi cơ có Tổng thống Thiệu nên họ điện thoại hỏi thử có đúng không. Hỏi lại thì biết Tổng thống Thiệu còn ở trong Dinh Độc Lập.
Cựu Tướng Đôn xin lỗi ông Martin vì tình hình bắt buộc nên phải đến gặp vị đại sứ Hoa Kỳ trong giờ khuya. Sau đó, Tướng Đôn trao đổi với ông Marin về ý kiến của ông Dương Văn Minh và yêu cầu Đại sứ Martin đề nghị Tổng thống Trần Văn Hương giao quyền cho ông Minh đứng ra thương thuyết với CSBV. Ông Martin hứa với Tướng Đôn là sẽ cố thuyết phục Tổng thống Hương. Bấy giờ là 1 giờ sáng ngày 23/4/1975…
Cũng theo tài liệu của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, để tìm một giải pháp ổn định trước những biến động thời cuộc, ngày 23 tháng 4/1975, một một số tướng lãnh và sĩ quan cao cấp do Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, nguyên Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy Tham mưu, lúc bấy giờ đang giữ chức Tổng cục trưởng Quân Huấn; Trung tướng Vĩnh Lộc, nguyên Chỉ huy trưởng trường Cao Đẳng Quốc Phòng, hướng dẫn, đã đến tư dinh của Tướng Trần Văn Đôn. Phái đoàn này đề nghị Tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng chỉ định người thay thế Đại tướng Cao Văn Viên trong chức vụ Tổng tham mưu trưởng vì theo các vị này, Đại tướng Viên không còn thiết tha với quân đội nữa.
Trước đề nghị của một số tướng lãnh, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn nói: “Tình thế sắp thay đổi, tôi không cần chỉ định ai, tự nhiên cũng có người thay thế.” Khi đó, Trung tướng Nguyễn Bảo Trị đề nghị: “Thôi Trung tướng làm Tổng trưởng Quốc phòng kiêm luôn Tổng Tham Mưu trưởng đi.” Cựu Trung tướng Đôn từ chối và nói: “Tôi đã về hưu lâu rồi, lâu nay không còn mặc quân phục nữa, nhưng nếu cần tôi cũng có thể đảm nhận vai trò Tổng Tham mưu trưởng lúc khó khăn này. Nhưng tôi thấy tình thế biến chuyển quá mau, chưa biết nó sẽ đi tới đâu.”
Tướng Trần Văn Đôn hỏi lại Trung tướng Trị: “Vậy thì ai có thể thay thế Đại tướng Viên?” Trung tướng Trị trả lời: “Trung tướng Nguyễn Đức Thắng, gần hai năm nay ông ấy không có làm việc.”
Theo lời cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi ký thì ông biết rõ khả năng của Trung tướng Thắng và đã gợi ý nhưng Tướng Thắng đã từ chối. Tướng Thắng xuất thân khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Nam Định-Thủ Đức năm 1952, là một trong bốn tiểu đoàn trưởng đầu tiên của binh chủng Pháo binh VNCH. Từ 1960-1969, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng: đầu năm 1961, khi còn ở cấp trung tá, ông đã được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và chỉ 1 tháng sau, được thăng cấp đại tá. Tháng 10/1961, ông bàn giao chức vụ nói trên cho Đại tá Nguyễn Văn Thiệu (1967 là Tổng Thống VNCH) và về làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh, cuối năm 1962, ông được điều động về Bộ Tổng Tham mưu, phụ trách về kế hoạch hành quân; được thăng Chuẩn tướng vào tháng 8 năm 1964, thăng Thiếu tướng tháng 11/1965 và giữ chức Tổng trưởng bộ Xây dựng Nông thôn trong nội các của Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (từ 1965-1967), Tổng Tham mưu phó đặc trách Địa phương quân-Nghĩa quân (tháng 9 năm 1967); cuối tháng 1/1968 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 (năm 1968), thăng trung tướng vào tháng 5/1968, một tháng sau ông xin thôi giữ chức tư lệnh Quân đoàn, trở lại Bộ Tổng tham mưu giữ chức phụ tá Kế hoạch của Tổng Tham mưu trưởng (1969 đến 1972); năm 1973, ông xin nghỉ dài hạn không lương 5 năm để hoàn tất chương trình cử nhân và cao học toán (trước đó ông đã thi đổ một số chứng chỉ Toán của đại học Khoa học với hạng ưu).
Tại cuộc gặp gỡ nói trên, một số tướng
lãnh còn đề nghị với cựu Tướng
Đôn là nên bắt tất cả những người
Mỹ còn lại làm con tin để Mỹ tiếp tục
viện trợ giữ miền Nam. Tướng Đôn trả lời với
phái đoàn là chuyện đó
đã có tin đồn rồi, thế nào Mỹ
cũng biết và có kế hoạch đối
phó. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ
đang chờ ở ngoài khơi sẽ đổ bộ với lực lượng
hùng hậu, chừng đó, theo Tướng
Đôn sẽ có đổ máu và
tình thế sẽ rối rắm nguy ngập hơn nữa. Cựu
Tướng Đôn cũng phân tích
là hơn một ngàn người Mỹ còn
lại ở Việt Nam muốn cùng với Quân đội
Việt Nam Cộng Hòa để cùng chiến đấu
đồng thời thúc đẩy, xoay chuyển dư luận Mỹ
yểm trợ cho miền Nam. Cuối cùng cựu Trung
tướng Trần Văn Đôn khuyên mọi người
là cần phân biệt chính quyền Mỹ
và những người Mỹ ở Sài Gòn.
Ông nói rằng chính quyền Mỹ ở
Sài Gòn chỉ có ông đại sứ
đại diện mà thôi, bỏ rơi Việt Nam
là chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ,
chứ không phải là những người Mỹ đang ở
Sài Gòn, nếu bắt một số người Mỹ ở
Sài Gòn làm con tin thì
tội nghiệp cho họ và chẳng có
ích lợi gì.
27-4-1975:
Quốc Hội Họp Khẩn Bầu Tân Tổng Thống VNCH
Vương Hồng Anh
*Quốc hội VNCH họp khẩn xét 2 đề
nghị của Tổng thống VNCH Trần Văn Hương về chức vụ
Tổng Thống và Thủ tướng VNCH
Sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần
Văn Hương đã mở cuộc họp đặc biệt tại tư dinh
với thành phần tham dự gồm các
ông: Trần Văn Linh, Chủ tịch Tối cao
Pháp viện; Trần Văn Lắm, Chủ tịch Thượng
viện; Phạm Văn Út, Chủ tịch Hạ Viện; cựu
Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng
kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Thủ tướng
Nguyễn Bá Cẩn đã từ chức từ
23-4-1975), và 1 phụ tá Tư pháp
của Tổng thống. Tại cuộc họp này, Tổng thống
Trần Văn Hương nhắc lại 2 biện pháp mà
ông đã đề nghị trong phiên họp
với Quốc hội ngày 26/4/1975:
Thứ 1: Giao cho Tổng thống đương nhiệm toàn
quyền chỉ định 1 Thủ tướng toàn quyền.
Thứ 2: Bầu ông Dương Văn Minh làm Tổng
thống.
Theo lời kể của Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, trong phiên họp sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương trình bày diễn tiến cuộc họp riêng với ông Dương Văn Minh, và cho biết “ông có mời ông Minh làm Thủ tướng toàn quyền nhưng ông Minh không nhận, mà yêu cầu ông phải từ chức, giao chức vụ Tổng thống cho ông Minh để ông Minh có toàn quyền nói chuyện với Việt Cộng”.
Chiều ngày 27 tháng 4/1975, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cầm đầu một phái đoàn gồm nhiều Tướng lãnh trong Bộ Tổng Tham mưu và vị Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô đến tham dự cuộc họp đặc biệt của lưỡng viện Quốc hội. Phái đoàn của Tổng trưởng Quốc phòng đến trước, và khoảng 7 giờ 30 phút tối ngày này thì có 138 nghị sĩ, dân biểu hiện diện. Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn tóm tắt tình hình quân sự: Sài Gòn đang bị bao vây bởi 15 sư đoàn CSBV đặt dưới quyền của ba quân đoàn CSBV. Quốc lộ Sài Gòn-Vũng Tàu bị cắt đứt và CQ đang tiến về Long Bình. Đến 8 giờ 20 ngày 27 tháng 4/1975, Đại hội đồng lưỡng viện Quốc hội bỏ phiếu (136 thuận-2 chống) chấp thuận trao chức vụ Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh.
* Cuộc gặp gỡ giưã Tổng thống Trần
Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh.
Như đã trình bày, sau khi Tổng
Thống Thiệu từ chức vào ngày
21/4/1975, Tòa Đại sứ Pháp đã
nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn
chính trị của sứ quán Pháp
là ông Brochand đã gặp Tướng
Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là
Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc
phòng. Ông Brochand đã cho Tướng
Đôn biết sứ quán Pháp có
liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh
rằng “Nếu có thương thuyết thì Cộng
sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh
mà thôi”. Ông Brochand cũng cho
là ông Dương Văn Minh cần sự hợp của
Tướng Trần Văn Đôn.
Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, cựu Đại tướng Dương Văn Minh đã đến gặp Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh của Đại tướng Khiêm trong Bộ Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Trung tướng Đôn cũng đến nhà Đại tướng Khiêm để tìm hiểu tình hình, ông đã gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ tướng và Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lý thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật trên đã nói là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đã thất bại vì ông Minh từ chối ghế “Thủ tướng toàn quyền”.
Trước tình hình như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị cựu Trung tướng Đôn nên nhận chức vụ thủ tướng để thương thuyết. Cựu Tướng Đôn đã kể cho Đại tướng Khiêm nghe lời của ông Brochand là Pháp đã liên lạc với CS Hà Nội và phía CS chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó cựu Trung tướng Đôn đến thẳng Tòa Đại sứ Pháp. Các viên chức cao cấp sứ quán này lặp lại ý kiến trên và cho biết thêm rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27/4/1975, nếu không tiến triển gì thì CQ sẽ pháo kích vào Sài Gòn. Theo lời kể của cựu Trung tướng Đôn, sau khi nghe tin này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo của Cộng quân bắn bừa bãi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để tìm một giải pháp tạm thời. Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho cựu Tướng Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm Thủ tướng. Theo Đại tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể hòa giải được. Cựu Trung tướng Đôn điện thoại báo cho cựu Đại tướng Minh, ông Minh mời cựu Trung tướng Đôn lại nhà để bàn tính tìm một giải pháp.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, cựu Trung tướng Đôn vào Dinh Độc Lập thì gặp ông Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong, Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm, từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn phòng Tổng Thống Trần Văn Hương đi ra. Cựu Trung tướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng Thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng ông Martin đã trả lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống Hương và ra báo cho cựu Trung tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy làm thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào trình bày cho Tổng thống Hương tình hình quân sự: Cộng quân đang tiến sát vòng đai Sài Gòn, vũ khí, quân dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút… Nghe xong phần trình bày, Tổng Thống Hương nhìn Đại tướng Viên và nói: “Ông sẽ làm Tổng tư lệnh Quân đội”. Tổng Thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia xẻ với số phận của anh em quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, cựu Trung tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: “Cụ nghiên cứu lại, vì bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi”. 8 giờ tối hôm đó, cựu Trung tướng Đôn trở lại nhà ông Dương Văn Minh và thấy một số nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Cựu Tướng Đôn giải thích với ông Dương Văn Minh: “Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn Hiến pháp, còn Quốc hội.” Ý kiến của cựu Trung tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ý, còn ông Minh và ông Mẫu thì cho rằng ông Hương trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
* TT Nguyễn Văn Thiệu gặp cựu Trung tướng
Trần Văn Đôn lần cuối cùng
8 giờ sáng ngày 25 tháng
4/1975, cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho cựu
Trung tướng Đôn ngỏ ý muốn gặp
ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, cựu TT
Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn ở trong dinh
này) để nhờ lấy giúp cho bạn của
ông một giấy chiếu khán đi ngoại quốc.
Khi cựu Trung tướng Đôn vào dinh Độc
Lập, cựu Tổng Thống Thiệu cho biết là
ông đã hiểu rõ diễn biến.
Câu chuyện nửa chừng thì cựu Tổng Thống
Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và
nói: “Nếu ông Dương Văn Minh
không chịu làm Thủ tướng toàn
quyền thì cụ tìm một người khác
có thể thương thuyết với bên kia
và người đó theo tôi là
ông Đôn”.
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với ông Đôn: “Theo tôi, ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973. Tôi đã biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức…Ông có uy tín trong giới chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đã mời ông làm Thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay thì tôi đề nghị với ông Hương mời ông làm việc”.
Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu TT Thiệu:
“Ông có nghĩ là bây giờ
đã trễ không?” Ông Thiệu im lặng
không đáp. Trước khi từ giã, cựu
Trung tướng Đôn nhìn thẳng cựu TT
Thiệu, rồi nói: “Còn phần ông,
chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ
không muốn chuyện xảy ra như ông Diệm.
Xung quanh ông đang bỏ ông nhất
là khi nghe có tân thủ tướng
và chính phủ mới. Ông phải đi
cho nhanh. Nếu tôi làm Thủ tướng, nội
các của tôi cũng sẽ đòi bắt
ông và tôi làm theo.”
Từ biệt cựu TT Thiệu, cựu Trung tướng Đôn
ghé nhiều nơi để trao đổi ý kiến với
một số yếu nhân và sau đó trở về
nhà. Đến nhà, cựu Trung tướng
Đôn được biết cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại
cho ông mấy lần và có để lại số
điện thoại. Cựu tướng Đôn gọi lại thì
cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giả với cựu
Tướng Đôn: “Chúc anh thành
công và cám ơn anh.” Cựu Tướng
Đôn nhắc lại những gì đã
nói khi gặp cựu Tổng thống Thiệu và
nói: “Ông đừng quên những
gì tôi đã nói hồi
sáng, nghĩa là ông phải ra đi.”
Sau đó, cựu Tướng Đôn được báo
là người Mỹ đã giúp cựu Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần
Thiện Khiêm và cả gia đình hai
vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay
đặc biệt đến Đài Bắc, Thủ đô Đài
Loan.
Ngày
28/4/1975: Tướng Minh Nhận Chức Tổng Thống VNCH
Vương Hồng Anh
* Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao
quyền cho ông Dương Văn Minh
Trong
khi Cộng quân áp lực nặng quanh
vòng đai Thủ đô Sài Gòn,
thì một sự kiện trọng đại đã xảy ra
trong ngày 28/4/1975: Tổng thống Trần Văn
Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia
cho ông Dương Văn Minh, cựu đại tướng. Lễ
bàn giao diễn ra vào chiều ngày
28 tháng 4/1975. Trong buổi lễ này,
Quân lực VNCH cử Trung tướng Trần Văn Minh, Tư
lệnh Không quân và Trung tướng
Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên
quân thay mặt Đại tướng Cao Văn Viên đến
dự lễ. Trước khi bước xuống bục để nhường cho
ông Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức,
Tổng thống Trần Văn Hương đã công bố
sắc lệnh giải nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên
khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng (theo nguyện vọng
của Đại tướng Viên). Sau nghi lễ nhận chức,
ông Dương Văn Minh đã giới thiệu
ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó
Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu làm
Thủ tướng.
* Tướng Trần Văn Đôn kể lại những
biến cố, sự kiện trong ngày 28/4/1975
Theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn
ghi lại trong Việt Nam Nhân Chứng, trong buổi
lễ bàn giao, ông Dương Văn Minh
đã “trầm tĩnh đọc bản tuyên bố đường
lối của mình là “sẽ chấm dứt chiến
tranh bằng cách thương thuyết và
hòa giải với Mặt trận Giải phóng miền
Nam”.
Vào 6 giờ chiều, cuộc lễ xong, ông Minh tiễn cụ Trần Văn Hương ra cổng. Nhà của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ở gần dinh Độc Lập nên chỉ vài phút sau ông đã về đến nhà, lại nghe “tiếng nổ ầm ầm, súng bắn lung tung, phi cơ bay. Trên dinh Độc Lập. Nưả giờ sau, tiếng súng ngưng nổ, tiếng động cơ máy bay nhỏ dần rồi im lặng. Tướng Đôn điện thoại cho Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Không quân thì được báo cáo có 3 phi cơ của Không quân VNCH bị bỏ lại ở Đà Nẵng và Việt Cộng đã sử dụng để bay vào Sài Gòn dội bom. Hai phản lực cơ F-5 của Không quân đã bay lên nghinh chiến đuổi 3 phi cơ này. (Tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên cho biết 3 phi cơ tham gia cuộc dội bom là phản lực cơ A-37 ).
Cũng theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, trước lễ bàn giao chức vụ Tổng thống VNCH diễn ra vào buổi chiều 28/4/1975, thì vào 8 giờ sáng ngày 28 tháng 4, cựu Trung tướng Đôn đã đến văn phòng Tổng tham mưu trưởng như thường lệ gặp Đại tướng Cao Văn Viên để theo dõi tình hình quân sự. (Theo tài liệu ghi trong Quân sử VNCH, vào năm 1955, ông Trần Văn Đôn là Thiếu tướng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu , ông Cao Văn Viên là Thiếu tá, giữ chức vụ Trưởng phòng 4 Bộ Tổng Tham mưu).
Trong cuộc gặp nói trên, Tướng Viên nhắc với Tướng Đôn rằng Tổng thống Trần Văn Hương đã ký sắc lệnh cho ông nghỉ, do đó, ông yêu cầu Tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng, cử người thay thế. Ngay lúc đó, có điện thoại của ông Dương Văn Minh gọi cho Tướng Đôn, dặn ông cố gắng giữ Tướng Viên ở lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng, đừng cho Tướng Viên đi.
Trước sự việc như thế, Tổng trưởng Quốc
phòng Trần Văn Đôn không biết xử
sự làm sao vì Tướng Viên
đã được Tổng thống Trần Văn Hương cho nghỉ
(sắc lệnh này được Tổng thống Trần Văn Hương
công bố vào chiều ngày
28/4/1975). Tướng Đôn hỏi Tướng Viên:
-Nếu anh đi, thì theo anh ai sẽ thay thế được
?
Tướng Viên không trả lời thẳng mà
hỏi lại Tướng Đôn:
-Anh sẽ làm gì ?
Tướng Đôn trả lời:
-Tôi cũng chưa quyết định. Mấy ngày
trước, ông Minh và ông Mẫu muốn
tôi tiếp tục giữ ghế Tổng trưởng Quốc
phòng nhưng tôi chưa trả lời, nay
ông Minh cho tôi biết Hà Nội
không muốn có người nào trong
nội các cũ ở lại trong nội các mới.”
Về lại văn phòng, Tướng Đôn nhận được điện thoại của ông Dương Văn Minh hủy bỏ sắc lệnh mà Tổng thống Trần Văn Hương đã ký cho phép Tướng Viên nghỉ dài hạn không lương, nhưng sắc lệnh đó Tổng thống Trần Văn Hương đã ký trước khi bàn giao chức vụ Tổng thống.
* Chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân
lực VNCH vào những ngày cuối
tháng 4
Về chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH,
như đã trình bày, sau khi Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21
tháng 4/1975, và sau cuộc rút
quân khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn
Viên không còn thiết tha với chức
vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, trong
khi đó, tân Tổng Thống Trần Văn Hương
lại muốn bổ nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên
làm Tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ
quyền hạn, so với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng
mà Đại tướng Viên đã nắm giữ từ
tháng 10/1965. Thế nhưng, Đại tướng Cao Văn
Viên đã trình xin Tổng Thống
Trần Văn Hương cho ông được giải nhiệm. Tổng
thống Trần Văn Hương không đồng ý
và yêu cầu Đại tướng Viên tiếp
tục giữ chức vụ. Chỉ đến khi Tổng Thống Trần Hương
trao quyền cho ông Dương Văn Minh thì
Đại tướng Viên mới nhận được quyết định giải
nhiệm. Kể lại chuyện này, Đại tướng Cao Văn
Viên ghi trong hồi ký như sau: “Trước
khi Tổng Thống Hương bước xuống, Tổng Thống đưa ra
một sắc lệnh giải nhiệm tôi khỏi chức vụ Tổng
Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Đến khi tân
Tổng Thống (cựu Đại tướng Dương Văn Minh) muốn chọn
người thay thế tôi, tôi đề nghị Tướng
Đồng Văn Khuyên, lúc ấy đang giữ chức
Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu kiêm Tổng cục
trưởng Tổng cục Tiếp vận”.
* Tình hình chiến sự trong
ngày ông Dương Văn Minh nhận chức
Tổng Thống
Tình hình chiến sự trong ngày
28/4/1975 ghi nhận nhiều diễn biến dồn dập. Cộng
quân đã tung thêm lực lượng
áp sát vòng đai
SàiGòn.Tại Bình Dương, sau khi
đã đưa một sư đoàn vào khu
Đông Nam và tấn công vào
các khu vực Phú Giáo, Tân
Uyên, Cổ Mi, Cộng quân đã điều
động 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1
CSBV tiến sát đến các tuyến
phòng tuyến do các trung đoàn
7, 8, 9 của Sư đoàn 5 Bộ binh. Trong
các trận đánh tại BìnhDương
vào 10 ngày cuối của tháng
4/1975, nổi bật nhất là trận Bến Sắn giữa sư
đoàn 5 Bộ binh và 1 sư đoàn chủ
lực Quân đoàn 1 của Cộng quân.
Cộng quân muốn chiếm Bến Sắn để từ đó
chọc thủng mặt đông của tỉnh Bình Dương
và mặt tây của tỉnh Biên
Hòa nhưng đã bị sự kháng cự
mãnh liệt của Sư đoàn 5 Bộ binh, Cộng
quân bị tổn thất nặng.
Cũng trong ngày 28/4/1975, Căn cứ Không
quân Biên Hòa bị pháo
kích dữ dội. Theo tài liệu của Đại
tướng Cao Văn Viên, tất cả các phi cơ
tại căn cứ này đều đã được dời qua phi
trường Tân Sơn Nhất hay xuống phi trường
Trà Nóc ở miền Tây. Sư
đoàn 3 Không quân bắt đầu
phá hủy những phương tiện còn lại
trong căn cứ Biên Hòa.
29/4/1975:
Tân Chính Phủ VNCH Đòi Mỹ
Rút Khỏi Việt Nam
Vương Hồng Anh
* Tân Thủ tướng Vũ Văn Mẫu nhận chức,
yêu cầu Mỹ rút khỏi VN
11 giờ 30 phút ngày 29/4/1975,
ông Vũ Văn Mẫu chính thức nhận chức Thủ
tướng. Do ông Nguyễn Bá Cẩn, Thủ tướng
do Tổng thống Thiệu bổ nhiệm đã rời Việt Nam,
nên Phó Thủ tướng Đôn thay mặt
nội các cũ ký biên bản
bàn giao với tân thủ tướng Vũ Văn Mẫu.
Diễn tiến lễ bàn giao này được cựu
Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại như sau:
10 giờ sáng ngày 29 tháng/4, cựu Tướng Trần Văn Đôn đến Phủ Thủ Tướng, đi đường Thống Nhất. Khi đi ngang Tòa Đại sứ Mỹ, ông thấy nhiều người vô ra tấp nập như thường ngày.
Nguyên Phó thủ tướng Trần Văn Đôn
đến Phủ Thú Tướng cùng với sĩ quan tuỳ
viên , nơi đây một số Tổng trưởng nội
các mới đã có mặt. Nội
các cũ thì có Phó thủ
tướng Nguyễn Văn Hảo, Dương Kích Nhưỡng…. . .
Một lúc sau, ông Châu, Bộ trưởng
Phủ Thủ tướng cho biết ông Mẫu muốn điện
đàm với Tướng Đôn. Ông Mẫu xin
lỗi đến trễ một giờ vì phải qua đài
phát thanh đọc lời tuyên bố quan trọng.
11 giờ 30 ông Châu cho biết ông
Thủ tướng đến, Tướng Đôn ra cầu thang
đón. Ông Mẫu đến đúng nghi lễ,
đi bằng xe Mercedes dành cho Thủ tướng,
có xe máy dầu hộ tống”.
Tướng Đôn mời ông Mẫu vào văn
phòng Thủ tướng và bắt đầu cuộc lễ.
Ông Mẫu ngồi bên tay mặt Tướng
Đôn. Ông Châu đưa biên bản
bàn giao để ký. Tướng Đôn
ký xong trao cho ông Mẫu ký,
nhưng ông Mẫu ký hoài mà
viết của ông ấy vẫn không ra mực
nên Tướng Đôn phải đưa viết của
ông cho ông Mẫu ký. Ai cũng im
lặng chờ đợi. Ký biên bản bàn
giao xong, Tướng Đôn nói vài lời
cầu chúc và ông Mẫu đáp
từ. Sau đó, ông Mẫu nói chuyện
với các Tổng trưởng:
-Tôi vưà lên Đài
phát thanh tuyên bố, yêu cầu Mỹ
rút khỏi Nam Việt Nam trong vòng 24
tiếng đồng hồ kể từ 5 giờ sáng nay(
29-4-1975)
Nghe ông Mẫu nói, Tướng Đôn dùng điện thoại màu xanh lá cây dành riêng cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ. Có tiếng người bắt điện thoại, Tướng Đôn hỏi ngay: Chuyện gì đã xảy ra? Tôi vưà nghe ông Thủ tướng yêu cầu DAO (Cơ quan tùy viên Quân sự tại Đại sứ quán Mỹ) trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Phiá Đại sứ quán Mỹ trả lời:Không phải chỉ có DAO mà tất cả những người Mỹ sẽ rút. Nếu ông muốn đi thì lên Tòa Đại sứ Mỹ trước 2 giờ trưa này (ngày 29-4-1975)
*Tổng thống Dương Văn Minh cho Hải
quân toàn quyền hoạt động
Theo ghi nhận của cựu Tướng Trần Văn
Đôn ghi lại trong hồi ký, vào
sáng ngày 29/4/1975, Phó
Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải quân
đến gặp Tổng thống Dương Văn Minh cho biết hiện
tình tàu bè đủ để chở
Chính phủ và binh sĩ xuống miền
Tây, nhưng ông Minh cho biết đang lo
thương thuyết. 5 giờ chiều cùng ngày,
Tổng thống Dương Văn Minh gọi phó Đô
Đốc Chung Tấn Cang đến gặp. Phó Đô Đốc
Cang cử Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy đi thay.
Tổng thống Dương Văn Minh nói với Phó
Đề Đốc Thủy: “Tôi trao cho Hải quân được
toàn quyền hoạt động.”
*Tình hình chiến sự trong
ngày 29/4/1975
Rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975,
Bộ Tổng Tham mưu, Căn cứ Không quân
Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Hải quân tại
bến Bạch Đằng đã trở thành mục
tiêu của pháo binh Cộng quân.
Những đợt pháo kích liên tiếp
của Cộng quân đã rót vào
các vị trí trên. Ngay tại Bộ
Tổng tham mưu và bộ Tư lệnh Hải quân
chỉ bị thiệt hại nhẹ, nhưng căn cứ Tân Sơn
Nhất bị thiệt hại nặng nhất. Các bãi
phi cơ đậu, các ụ xăng dầu và
các trạm truyền tin đều bị đạn pháo
bắn trúng. Lửa cháy, đạn nổ khắp nơi.
Cộng quân bắt đầu tấn công bằng Bộ binh và Thiết giáp vào Sài Gòn bằng hai mũi: Phú Lâm và cầu Nhị Thiên Đường. Sau một đợt giao tranh, Cộng quân chiếm cầu Nhị Thiên Đường. Tại Phú Lâm, khu phát tuyến tại đây bị pháo kích nặng và bị tấn công. 9 giờ 30 ngày 29/4/1975, căn cứ Không quân bị pháo kích nặng. Nhiều phi cơ trong bãi đậu, kể cả những chiếc A 37 và đặc biệt có 4 chiếc C 130 có gắn bom sẵn, bị trúng đạn pháo kích và nổ tung. Lửa cháy cùng khắp, lan đi rất nhanh. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn bất khiển dụng và hỗn độn. Khoảng hơn 3 ngàn người đang chờ sau lưng cơ quan DAO (Phòng Tùy viên Quân sự Sứ quán Hoa Kỳ) từ ngày 28 tháng 4/1975 để chờ phi cơ đến đón đi, kinh hoảng bỏ chạy ra khỏi căn cứ. Đến 10 giờ thì hầu như bộ Tư lệnh Không quân không còn kiểm soát được quân sĩ thuộc quyền nữa. Trên trời, từng đoàn trực thăng của Mỹ vần vũ và bay lơ lửng trên các nóc cao ốc và trong cơ quan DAO để đón nhân viên Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, khó phân biệt được trực thăng của Không quân Mỹ hay của Không quân VNCH.
Quanh vòng đai Sài Gòn, chiến trận khốc liệt đã diễn ra tại Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hòa. Tại Long An, các đơn vị Sư đoàn 22 Bộ binh đã giao chiến quyết liệt với hai trung đoàn Cộng quân muốn chọc thủng phòng tuyến thị xã Tân An. Sư đoàn 22 Bộ binh từ Quân khu 2 rút vào và được phối trí hoạt động tại khu vực này.
Tại mặt trận Củ chi, Hậu Nghĩa, 7 giờ sáng ngày 29/4/1975, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Hậu Nghĩa bị mất liên lạc với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3. 10 giờ sáng cùng ngày, Quân đoàn 3/Quân khu 3 báo cáo về Bộ Tổng tham mưu là Tiểu khu Hậu Nghĩa thất thủ. Tại phòng tuyến Củ Chi của Sư đoàn 25 Bộ binh, Cộng quân tung 1 sư đoàn chính quy CSBV có 1 trung đoàn chiến xa yểm trợ tấn công ồ ạt vào các vị trí của quân trú phòng. Từ hầm chỉ huy, Chuẩn tướng Lý Tòng Bá trực tiếp điều động các tuyến chống trả các đợt xung phong biển người của địch quân và xin trực thăng chiến đấu yểm trợ. Quốc lộ 1 nối Sài Gòn với Củ Chi bị đắp mô, giao thông tắc nghẽn. Đêm 29/4/1975, bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh phải bỏ phòng tuyến Củ Chi rút về Hóc Môn.
Tại tuyến phòng thủ Trảng Bom do một đơn vị thuộc Sư đoàn 18 phụ trách, vào 7 giờ 30 sáng, nhiều vị trí bị Cộng quân chọc thủng và đến 10 giờ phòng tuyến này hoàn toàn bị Cộng quân tràn ngập. Một số đơn vị của Sư đoàn 18 rút về phía nam căn cứ Long Bình, Lữ đoàn 257 Thủy quân Lục chiến án ngữ mặt bắc Long Bình cũng bị tấn công. 11 giờ sáng ngày 29/4/1975, Cộng quân tấn công vào phòng tuyến nam Long Bình, Sư đoàn 18 Bộ binh đã đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của các trung đoàn Cộng quân. Trong khi đó căn cứ Long Bình đã bị pháo kích liên tục. Tại căn cứ kho đạn Thành Tuy Hạ, nhiều vựa chứa đạn trong kho đã bị pháo kích và vòng đai phòng thủ kho đạn đã bị khoảng 2 tiểu đoàn Cộng quân bao vây.
Tại Bình Dương, căn cứ Lai Khê bị pháo kích dữ dội suốt đêm 28 và rạng ngày 29/4/1975. Quận lỵ Bến Cát bị một trung đoàn Cộng quân tấn công. Quốc lộ 13 bị cắt đứt tại đoạn giữa Phú Cường, tỉnh lỵ Bình Dương, và Lai Khê. Ngay trong sáng ngày 29 tháng 3/1975, nhiều biệt đội đặc công của Cộng quân đã lọt được vào Phú Cường và đóng chốt nhiều nơi trong thị xã.
Tại Biên Hòa, quận lỵ Tân Uyên bị tấn công ác liệt. Lực lượng Địa phương quân và Cảnh sát chiến đấu phòng thủ quân lỵ đã phải bỏ phòng tuyến, thị xã bỏ ngỏ. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, căn cứ Không quân Biên Hòa, và một số doanh trại quân đội gần Biên Hòa, dọc xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn cũng bị pháo kích.
Tại phía Tây Nam Sài Gòn, hai liên đoàn Biệt động quân bị tấn công vào giữa 0 giờ 30 giờ sáng ngày 29/4/1975 và bị tổn thất 50% quân số. Rạng sáng cùng ngày, quận lỵ Hóc Môn cũng bị tấn công, đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Trung tâm Huấn luyện Quang Trung cũng bị tấn công và pháo kích từ 1 giờ sáng. Tại khu vực tiếp vận Hạnh Thông Tây bị Cộng quân tấn công.
Tại Vũng Tàu, ngay từ đêm 28/4/1975, Bộ Chỉ huy hành quân của Thiếu tướng Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh mặt trận Vũng Tàu, đã phải làm việc tại duyên đoàn 33 Hải quân để điều động các cánh quân. 4 giờ sáng ngày 29/4/1975, Đại tá Lợi và Trung tá Nhã đến gặp Tướng Hinh trên một chiếc tàu nhỏ của Duyên đoàn 33 và cho biết tình hình tại Bộ Tổng Tham mưu. Theo hai vị sĩ quan này thì Đại tướng Viên và Chuẩn tướng Thọ, Trưởng phong 3 BTTM, đã ra đi từ chiều ngày 28/4/1975. Gần sáng, lại có thêm Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, Tư lệnh Sư đoàn 3 Không quân và và đại tá cùng khoảng 60 sĩ quan, binh sĩ Không quân từ Biên Hòa về Vũng Tàu. Tướng Tính đã đến gặp Tướng Hinh tại Duyên đoàn 33. Chuẩn tướng Tính cho biết ngay trong chiều 28/4/1975, phi trường Biên Hòa đã được lệnh phá hủy các cơ sở. Lệnh này do Chuẩn tướng Bê, chỉ huy Tiếp vận Không quân trực tiếp ban hành mà không thông qua tư lệnh Sư đoàn 3 Không quân. Sáng ngày 29/4/1975, có thêm rất nhiều sĩ quan từ Sài Gòn ra Vũng Tàu.
30/4/1975: LỰC LƯỢNG VNCH TỬ CHIẾN TẠI THỦ ĐÔ
SÀI GÒN
Tử Thủ Sau
Lệnh Đầu Hàng: Giết 1,000 VC, Diệt 32 Xe
Tăng CS
Vương Hồng Anh
* Hơn 1 ngàn Cộng quân tử trận, 32 chiến xa CSBV bị bắn cháy trong trận chiến sáng ngày 30-4-1975 tại phòng tuyến Sài Gòn
Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lãnh đạo tối cao của quốc gia và quân đội tìm mọi cách để ra đi, thì tại mặt trận vòng đai Sài Gòn và ngay trong Thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, người lính Quân lực VNCH từ anh binh nhì cho đến các trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng… thuộc các binh đoàn bộ chiến, vẫn giữ vững tay súng tử chiến với Cộng quân đến phút cuối cùng.
Từ 0 giờ sáng đến 10 giờ ngày 30/4/1975, trên các cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn, những người lính Bộ binh, Nhảy Dù, Biệt kích Nhảy Dù, Biệt động quân, Thiết giáp, Thủy quân Lục chiến… đã đánh trận cuối cùng trong đời lính của họ: 32 chiến xa và gần 30 quân xa Cộng quân bị bắn cháy, hơn 1,000 Cộng quân tan xác… Đó là chiến tích của người lính VNCH tại mặt trận Thủ Đô Sài Gòn trong buổi sáng cuối cùng của cuộc chiến, trước khi ông Dương Văn Minh ra lệnh Quân lực VNCH buông súng vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 30/4/1975. Trong những giờ phút cuối cùng này, tại Sài Gòn, trái tim của Việt Nam Cộng Hòa, có rất nhiều sự kiện diễn ra dồn dập, những trận đánh hào hùng và bi tráng của một số đơn vị Nhảy Dù, Biệt Cách Nhảy Dù… trước giờ G.
* Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH, những giờ cuối
cùng:
Trưa ngày 29 tháng 4/1975, các
vị tướng có thẩmquyền tại Bộ Tổng tham mưu
Quân lực VNCH đã ra đi. Đại tướng
Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975
cùng với Chuẩn tướng Thọ (trưởng phòng
3); Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu
trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu
kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận ra đi vào
lúc 11 giờ 30 ngày 29/4/1975. Trung
tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệtkhu Thủ đô
cũng đã “chia tay” với các cộng sự
viên của mình từ sáng
ngày 29/4/1975. Để có tướng
lãnh chỉ huy Quân đội, tân Tổng
thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng
lãnh và cựu tướng lãnh giữ
các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc
giữ chức Tổng Tham mưu trưởng; Nguyễn Hữu Hạnh,
Chuẩn tướng, đã về hưu từ tháng4/1974,
làm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu
Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử
làm Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô; chuẩn
tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh
phó Quân khu 2,làm Tư lệnh
phó phụ giúp Tướng Phát; Chuẩn
tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng
Công binh, Thứ trưởng Định cư trong Nội
các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng
cụctrưởng Tiếp vận.
Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu “mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc vớitất cả trách nhiệm”.
* Trận chiến tại các cửa ngõ
vào Sài Gòn:
Tại phòng tuyến Củ Chi, tối
29/4/1975, toàn bộ quân trú
phòng và bộ Tư lệnh Sư đoàn 25
Bộ binh mở đường máu về Hóc Môn.
Riêng Chuẩn tướng Lý Tòng
Bá, Tư lệnh Sư đoàn và một
Thượng sĩ cận vệ tên Ngọc đã phải thay
nhau làm khinh binh với chiến thuật cá
nhân để thoát khỏi vòng
vây của Cộng quân. Cuối cùng vị
tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh bị lọt vào
tay địch khi ông và người cận về gần
đến Hóc Môn.
Tại mặt Nam của Sài Gòn, ngay từ
ngày 28/4/1975, bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ
đô không còn quân trừ bị để
giải tỏa áp lực của Cộng quân. Một
liên đoàn Biệt động quân đang
hành quân dọc theo quốc lộ 4
phía nam Bến Tranh đã được điều động
về quận lỵ Cần Đước theo liên tỉnh lộ 5A
vào buổi trưa và đặt dưới quyền điều
động của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô.
Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần
Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực
lượng VNCH không thể phá vỡ được
các chốt chận của Cộng quân tại cầu Nhị
Thiên Đường (khu vực này bị Cộng
quân chiếm từ rạng sáng ngày
29/4/1975).
Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi thì
kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo
kích nặng nề nên phát nổ nhiều
nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ
huy Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ
chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại
Cát Lái và bắn vào cầu
tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.
Tại cụm phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả, đơn vị Nhảy Dù phòng ngự tại đây đã nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người lính Dù không hề nao núng, bình tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.
Tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra khỏi trận địa.
* Những trận đánh trước giờ G…
Từ
sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại
các mặt trận quanh Sài Gòn
và Biên Hòa, các đơn vị
của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ
đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù,
Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân… đều
đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng
chiến để chận đánh Cộng quân. Tại bộ Tư
lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm
Văn Phát từ sáng sớm đã
dùng trực thăng bay quan sát
tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư
lệnh ông gọi máy liên lạc với
Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của
Không quân vào lúc
đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần
cho các phi tuần khu trục liên tục oanh
kích Cộng quân đang chuyển quân
dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến
Hóc Môn.
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng tham mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.
Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi Thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời: “Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống”. Vài giây sau, thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: “Đại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó?” Thiếu tá Tài trình bày: “Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định.” Tướng Minh trả lời: “Các em chuẩn bị bàn giao đi!”. Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại: “Bàn giao là như thế nào thưa Đại tướng, có phải là đầu hàng không?”, Tướng Minh đáp: Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập. Nghe tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống”. Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: “Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng tham mưu.” Tướng Minh trả lời: “Tùy các anh em”.
Theo lời Thiếu tá Tài, sau
này, khi bị CQ giam trong trại tù,
ông đã găp trung tá Võ
Ngọc Lan, Liên đoàn trưởng Liên
đoàn phòng vệ Tổng thống Phủ. Trung
tá Lan nói với Thiếu tá
Tài: “Lúc đó, moa đứng cạnh
ông tướng Minh, moa nghe toa nói
vào cứu Tổng thống”. Thiếu tá
Tài giải thích: “Tổng thống là
vị lãnh đạo tối cao của Quân lực, phải
cứu ông ra để có người chỉ huy
Quân đội”.
Tài
Liệu Đặc Biệt: Mật Trình Của Tướng Weyand
& Tài Liệu Tướng Nguyễn Văn Hiếu
Vương Hồng Anh
*
Từ chuyến viếng thăm VN của Đại tướng Weyand, đến
cái chết bí ẩn của Thiếu tướng
Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó hành
quân Quân đoàn 3, ngày
8-4-1975.
Như đã trình bày, vào
tuần lễ cuối cùng của tháng 3/1975,
Tổng thống Ford đã cử Đại tướng Frederick C.
Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến
Việt Nam để tìm hiểu tình hình.
Đại tướng Weyand là một vị tướng đã
từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức
vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa
Kỳ, Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc
nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội
Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng
Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).
Đại tướng Weyan đã thăm và tìm
hiểu tình hình VN từ ngày
28/3/1975 đến ngày 4/4/1975. Trở về Mỹ,
ông đã làm một phúc
trình đặc biệt lên Tổng thống Ford về
tình hình VN và những đề nghị
khẩn cấp để cứu nguy VNCH.
Bốn ngày sau khi Đại tướng Weyand rời VN,
vào ngày 8 tháng 4/1975, trong
khi Cộng quân khai triển lực lượng để mở cuộc
tấn công vào Long Khánh,
thì tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ở
Biên Hòa, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu,
Tư lệnh phó Quân đoàn 3,
đã chết một cách bí ẩn ngay tại
văn phòng. Những người gần văn phòng
của Tướng Hiếu nghe 1 tiếng súng nổ, 1 đại
tá chạy qua thì thấy Tướng Hiếu nằm
bất động trên chiếc ghế bành bàn
giấy. Một giòng máu tươi chảy chan
hoà xuống mặt và ngực. Một viên
đạn đã xuyên qua trán đi thẳng
lên óc. Viên đạn này
còn trớn bay lên trần nhà, soi
thủng một lỗ.
*Tập tài liệu đặc biệt “Thiếu tướng
Nguyễn Văn Hiếu”, và những bí mật về
những phúc trình của Sứ quán
Mỹ tại Sài Gòn, và của Đặc sứ
Tổng thống Mỹ.
30 năm sau ngày VNCH bị bức tử, những
bí ẩn về cái chết của Tướng Nguyễn Văn
Hiếu, từng là Phụ tá Phó Tổng
tổng thống VNCH Trần Văn Hương đặc trách
bài trừ tham nhũng, cùng những
tài liệu mật về những phúc
trình của Đại sứ Bunker, của các tướng
lãnh Mỹ, đã được công bố qua tập
tài liệu: “Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một
viên ngọc quân sự ẩn tàng”,
dày 546 trang, khổ giấy lớn, do ông
Nguyễn Văn Tín, em ruột của Tướng Hiếu, sưu
tầm và biên soạn với tất cả tấm
lòng của một người em đối với người anh được
đồng đội vinh danh là “dũng tướng”. Tập
tài liệu vừa được phát hành
vào cuối tháng 4/1975. Theo ghi nhận
của một số cựu sĩ quan cao cấp và cựu
viên chức Chính phủ VNCH, đây
là tập tài liệu có giá
trị về phương diện lịch sử và chiến sử với
những bài viết, tài liệu về các
cuộc hành quân lớn trên chiến
trường VN, về sự tham chiến của Hoa Kỳ tại VN, về
thực trạng chính trị xã hội VN,
thông qua đời binh nghiệp của Thiếu tướng
Nguyễn Văn Hiếu từ khi theo học khóa 3 sĩ
quan hiện dịch trường Võ bị Liên
quân Đà Lạt năm 1950 cho đến
tháng 4/1975 qua các chức vụ: sĩ quan
phòng 3 Bộ Tổng tham mưu, Trưởng phòng
Quân đoàn 1, Tham mưu trưởng Sư
đoàn 1 Bộ binh, Tham mưu trưởng Quân
đoàn 1, Quân đoàn 2, Tư lệnh Sư
đoàn 22, Tư lệnh 5 Bộ binh, Tư lệnh
phó Quân đoàn 1, Phụ tá
Phó Tổng thống đặc trách bài
trừ tham nhũng, và chức vụ cuối cùng
là Tư lệnh phó đặc trách
hành quân của Quân đoàn 3.
(Bạn đọc muốn mua tập tài liệu này,
xin liên lạc với Tin Nguyen, 1144 Simpson
Street, Bronx, NY 10459, điện thư: tinvnguyen@generalhieu.com)
*Báo cáo lượng định tình
hình VNCH của Đại tướng Weyand đệ
trình lên Tổng thống Ford
Trở lại chuyến thị sát tình
hình VN của Tướng Weyand, sau khi trở về Mỹ,
vị đại tướng này đã làm
phúc tình lên Tổng thống Ford.
Phúc trình này đã được
dịch và phổ biến trong tập tài liệu ”
Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu” (trang 315-328). Sau
đây là những điểm chính của bản
phúc trình mà Đại tướng Weyand
đệ trình lên Tổng thống.
-Phần mở đầu, Đại tướng Weyand viết như sau:
“Vâng theo chỉ thị của Tổng Thống, tôi
đã viếng thăm Nam Việt Nam trong thời gian từ
28/3 đến 4/4. Tôi đã hoàn tất
công việc lượng định tình hình
hiện tại đó, đã phân tách
Chính Phủ Cộng Hòa Việt Nam có
những dự tính nào để phản công
sự gây hấn từ phía Bắc Việt, đã
cam kết với Tổng Thống Thiệu sự hỗ trợ kiên
trì của Tổng Thống trong thời gian khủng
hoảng này, và đã kiểm điểm
các lựa chọn và các đường lối
hành động mà Hoa Kỳ có thể thi
hành để trợ giúp Nam Việt Nam.”
“Tình hình quân sự hiện tại đang
lâm vào tình trạng gây
cấn, và sự tồn tại của Nam Việt Nam trong tư
thế một quốc gia đứt đoạn tại các tỉnh
phía nam thật là mong manh.
Chính Phủ Nam VN đang bên bờ vực thẳm
của một sự thất bại quân sự hoàn
toàn. Tuy nhiên, Nam Việt Nam dự
tính tiếp tục chống cự với phương tiện
có trong tay, và, nếu được phép
dưỡng thở, có thể tái tạo khả năng
chiến đấu tùy thuộc vào sự yểm trợ
chiến cụ về phía Hoa Kỳ cho phép.
Tôi xác tín là
chúng ta có bổn phận phải hiến sự hỗ
trợ này cho họ.”
“Chúng ta đã tới Việt Nam, trước
tiên là để hỗ trợ nhân dân
Nam Việt Nam,-chứ không phải để đánh
bại Bắc Việt. Chúng ta đã chìa
bàn tay ra cho nhân dân Nam Việt
Nam, và họ đã nắm lấy bàn tay
ấy. Giờ đây họ cần tới bàn tay
đó hơn bao giờ hết. Bằng mọi giá
chúng ta đã trợ giúp cho 20
triệu người. Họ đã nói với cả thế giới
là họ lo sợ cho tính mạng của họ. Họ
là những người ưa chuộng các
giá trị trùng hợp với các
giá trị của các hệ thống không
cộng sản, họ tha thiết đeo đuổi cơ hội tiếp tục
phát triển một lối sống khác lối sống
của những người hiện sống dưới ách Bắc Việt.”
-Về phần viện trợ, Đại tướng Weyand ghi nhận
“Mức độ yểm trợ hiện tại của Hoa Kỳ bảo đảm cho sự thất bại của Chính Phủ Nam VN. Trong số 700 triệu mỹ kim cho tài khóa 1975, số còn lại 150 triệu mỹ kim có thể xử dụng trong một thời gian ngắn cho một cuộc tiếp tế qui mô; tuy nhiên, nếu muốn đạt được một cơ may thành công thật sự, cần có lập tức thêm 722 triệu mỹ kim để đưa Nam Việt Nam tới một thế phòng thủ tối thiểu chống lại sự xâm chiếm được Nga và Tàu hỗ trợ. Sự viện trợ bổ túc này của Hoa Kỳ hợp với tinh thần và ý định của Hiệp Định Ba Lê. Hiệp Định này vẫn là phương thức thực tiễn làm việc cho một sự thỏa hiệp ôn hòa tại Việt Nam.”
“Việc xử dụng hỏa lực không quân Hoa Kỳ
để tăng cường khả năng Nam Việt Nam chống lại sự
xâm chiếm của Bắc Việt sẽ đem lại sự hỗ trợ cả
trên hai bình diện chiến cụ và
tâm lý đối với Chính Phủ Nam VN
và đồng thời sẽ đem lại một thế trì
hoãn cần thiết trên chiến trường. Tuy
nhiên tôi nhìn nhận những phiền
phức khả quan về mặt pháp lý và
chính trị nếu thi hành chọn lựa
này.”
-Về kế hoạch di tản, Đại tướng Weyand đề nghị
“Xét về mặt biến chuyển nhanh chóng
của các biến cố, Tổng Thống cần phải quan
tâm tới một vấn đề khác. Dựa trên
các lý do thận trọng, Hoa Kỳ phải
có ngay bây giờ một kế hoạch di tản đại
qui mô 6 ngàn kiều dân Mỹ
và hàng vạn người Nam Việt Nam
và Đệ Tam Quốc Gia mà chúng ta
có bổn phận phải bảo vệ. Bài học tại
Đà Nẵng cho thấy công việc di tản
này đòi hỏi tối thiểu một chiến
đoàn Hoa Kỳ của một sư đoàn tăng cường
yểm trợ bởi không lực tác chiến để dập
tan pháo binh và hỏa lực phòng
của Bắc Việt. Khi tình thế đòi hỏi,
một lời xác định công khai về
chính sách này phải được
công bố và Bắc Việt phải được cảnh
cáo một cách rõ ràng :
về ý định của Hoa Kỳ sẽ dùng tới vũ
lực để bảo toàn tính mạng của
các người được di tản. Hành
Pháp phải được Quốc Hội cho toàn quyền
xử dụng các hình phạt quân sự
chống lại Bắc Việt nếu họ cản trở công cuộc di
tản.”
“Thế giới đánh giá sự trung tín
của Hoa Kỳ trên tư cách một đồng minh
tại Việt Nam. Để duy trì sự tin tưởng
đó, chúng ta phải thực hiện một nỗ lực
tối đa trong việc hỗ trợ cho Nam Việt Nam ngay
bây giờ.”
-Về vai trò và các lựa
chọn hành động của Hoa Kỳ, Đại tướng Weyand
đề nghị và phân tích như sau:
“Điều gì Hoa Kỳ làm, hay không
làm, trong những ngày tới có lẽ
là yếu tố định đoạt cho những biến cố xảy ra
trong mấy tuần tới; điều này cũng đúng
đối với điều gì Sàigòn hay
Hànội làm hay không làm.
Một mình Hoa Kỳ không thể cứu
vãn Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ có thể,
cho dù có vô tình đi nữa,
xô đẩy Nam Việt Nam xuống hố chôn.”
“Đề nghị cụ thể của tôi có thể được
phân thành hai loại. Có những
hành động ngắn hạn–một phần về mặt thể
lý nhưng chính yếu về mặt tâm
lý–cần để nâng tinh thần Nam Việt Nam
và, nếu có thể, ép buộc
đình trệ hành động. Điều này
chỉ mua được thời giờ, nhưng trong tình thế
hiện tại thời giờ là điều tối cần. Thứ đến,
có những hành động dài hạn, tuy
mang tính chất vật chất nhưng cũng có
khía cạnh tâm lý mạnh mẽ, cần
thiết nếu muốn Nam Việt Nam có tí hy
vọng tồn tại trước sự tàn phá của Bắc
Việt hay thương thảo một hiệp ước khác hơn
là đầu hàng.”
“Điều kiện tiên quyết và cấp
bách là Việt Nam cảm thấy Hoa Kỳ ủng
hộ. Cảm quan này quan trọng về mọi mặt. Cảm
quan Hoa Kỳ giảm thiểu ủng hộ Nam Việt Nam khuyến
khích Bắc Việt tiếp tục tấn công.
Chính cảm quan này đã khiến
Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu triệt thoái
khỏi các vị trí lẻ tẻ và lộ
liễu tại các tỉnh phía bắc. Cảm quan
này được cấu tạo bởi các hành
động sau đây: Ngay sau khi ký kết Hiệp
Định Ba Lê, 1.6 tỷ mỹ kim được đệ trình
để cung ứng cho nhu cầu của Nam Việt Nam cho
tài khóa 1974; 1.126 tỷ mỹ kim được
xuất ra–thanh thỏa 70% nhu cầu. Tiếp sau đó
500 triệu mỹ kim còn lại bị từ khước
không được tháo khoán. Đối với
tài khóa năm nay, 1.6 tỷ được đệ
trình để duy trì khả năng tự vệ của
Nam Việt Nam; 700 triệu được chấp thuận–thanh thỏa
44 nhu cầu. Những hành động này
đã giúp khai sinh khủng hoảng tin
tưởng khiến Chính Phủ Nam VN dùng tới
biện pháp triệt thoái chiến lược.”
“Điều then chốt cho sự tồn tại sống còn của
quốc gia Việt Nam nằm trong khả năng của
Chính Phủ NVN ổn định tình thế,
và đem các nguồn lực quân sự
chống đối lại sức tấn công của Bắc Việt. Khả
năng ổn định tình thế này tùy
thuộc, một phần lớn, vào khả năng thuyết phục
hạ tầng giới quân nhân và
dân sự là chưa đến nỗi mất tất cả,
và còn có thể chận đứng Bắc
Việt. Tuy đó là trách vụ
chính của Chính Phủ Việt Nam,
các hành động về phía Hoa Kỳ
mang tính chất quyết liệt trong việc
tái tạo niềm tin.”
“Hành động mà Hoa Kỳ có thể
làm để gây nên ấn tượng tức khắc
cho Việt Nam–Bắc lẫn Nam–là dùng
không lực Hoa Kỳ để chận đứng thế tấn
công hiện tại của Băc Quân. Cho
dù chỉ giới hạn trên phần đất Nam Việt
Nam và chỉ thực hiện trong một thời gian giới
hạn, những tấn công này sẽ gây
tổn thất lớn lao cho lực lượng viễn chinh Bắc Việt
về mặt nhân sự và quân cụ,
và sẽ tạo một chấn động về mặt tâm
lý đối với các chiến binh xâm
lăng. Những tấn công không tập
này cũng sẽ khiến giới lãnh đạo
Hànội phải đắn đo suy nghĩ, thái độ
mà hiện giờ họ không có, đến hậu
quả tai hại có thể xảy đến nếu họ làm
ngơ lời cam kết chính thức họ đã hứa
với Hoa Kỳ.”
“Giới lãnh đạo quân sự Nam Việt Nam
thuộc mọi cấp bậc đều luôn lập đi lập lại tầm
mức quan trọng của sử dụng B-52 phản công
chống lại một lực lượng địch to lớn hơn và
quan điểm này hợp lý về mặt quân
sự. Tôi ý thức đến các
khó khăn về mặt pháp lý
và chính trị gây nên bởi
việc thi hành biện pháp không
tập này.”
“Một việc quan trọng mà Hoa Kỳ cần phải
làm là xác định cách
rõ ràng Hoa Kỳ quyết tâm ủng hộ
Nam Việt Nam. Việc này phải bao gồm lời minh
định tích cực của Tổng Thống và
các giới chức cao cấp Mỹ. Tinh thần suy sụp
của dân chúng Việt Nam đã hứng
khởi lên rõ rệt khi phái
đoàn Hoa Kỳ do Tổng Thống phái đi với
nhiệm vụ điều tra tình hình đặt
chân tới Sàigòn. Có
thêm những hành động tương tợ như vậy
sẽ minh chứng mối quan tâm của Hoa Kỳ. Cộng
thêm vào các lời xác định
của Ngành Hành Pháp, cần
thêm nỗ lực tạo một mối quan tâm chung
tại mọi lãnh vực trên đất Hoa Kỳ. Sự
ủng hộ từ các thành viên của
Quốc Hội; xác định lập trường ủng hộ từ
các nhân vật có trọng
trách trong và ngoài
chính phủ; và sự thông cảm trong
giới báo chí Hoa Kỳ sẽ cải biến cảm
quan về phía Hoa Kỳ liên quan đến
tình hình tại Việt Nam.”
Vương Hồng Anh
Nguồn:
http://ongvove.wordpress.com/2010/04/29/nh%e1%bb%afng-ngay-cu%e1%bb%91i-vnch-3/
Những
Vị Tướng Tự Sát :
* Thiếu Tướng
Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân
Ðoàn 4 (1927-1975)
Vào lúc 11 Giờ 30, ngày
30.04.75, Thiếu Tướng Nam sau khi từ
giã các binh sỉ đã tự kết
liễu đời mình.
* Chuẩn Tướng
Lê Văn Hưng, Tư Lệnh
Phó Quân Ðoàn 4
(19??-1975 )
Tướng
Hưng đã được vinh danh “Anh Hùng
An Lộc” trong mùa hè đỏ lửa 1972
ở chiến trường An Lộc Bình long. Tướng
Hưng đã tự sát vào tối
ngày ngày 30.04.75 tại văn
phòng riêng ở bộ chỉ huy phụ của
Quân đoàn 4 (đồng thời là
nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư
trú), sau khi nói lời từ
giã với gia đình và bắt
tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ
huy. Sau đó, ông đã quay
vào văn phòng, khóa chặt
cửa và tự sát bằng súng
lục vào lúc 8 giờ 45 phút
tối.
* Chuẩn
Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư
Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh
(1933-1975)
Sau khi nhận được lệnh phải đầu
hàng, Tướng Vỹ đã tự sát
bằng súng lục vào lúc 11
Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành
dinh ở Lai Khê.
* Chuẩn
Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư
Ðoàn 7 Bộ Binh (1925-1975)
Vào
đêm ngày ngày 30.04.75,
Thiếu Tướng Hai đã tự sát tại
trung tâm Ðồng Tâm.
* Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 (1928-1975)
Thiếu Tướng Phú là người
trách nhiệm trong cuộc hành
quân triệt thoái quân
dân khòi ba tỉnh Cao
Nguyên, đã bị thất bại nặng nề
và đau đớn nhất trong quân sử cận
đại. Tướng Phú tự tử tại nhà
vào ngày 30.04.75.
* Ðại
Tá Hồ Ngọc Cẩn,
Tỉnh trưởng Chương Thiện (1940-1975)
Ðại Tá Hồ ngọc Cẩn
đã anh dũng chiến đấu tới cùng
và không chịu đầu hàng.
Ðại Tá Cẩn đã bị quân
cộng sản đem ra xử trước công cộng
và sau đó bị xử bắn tại chỗ.
* Ðại
Tá Ðặng Sĩ Vinh
Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bảy người con đã tự tử bằng súng lục.
* Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long
Trung-Tá
Cảnh-Sát
Nguyễn-Văn-Long
tuẩn
tiết sáng 30-4-75 dưới chân tượng
đài Thủy quân lục chiến.
01. Trung Tướng
Nguyễn văn Thiệu, Tồng Thống kiêm
Tư Lệnh Việt Nam Cọng Hoà. Lúc
từ chức (ngày 21 tháng 4, 1975),
ông tuyên bố là ông
trở về quân đội để tiếp tục chiến đấu.
Ngày 25,4,1975 ông Thiệu
cùng ông Trần Thiện Khiêm
rời Việt Nam trên một chuyến bay do
Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tổ chức.
02 Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Kiêm Tồng Trưởng Quốc Phòng – từ chức thượng tuần tháng tư 1975 và rời Việt Nam cùng lúc với Nguyễn văn Thiệu .
03 Ðại Tướng Cao văn Viên,
Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam
Cọng Hoà.
04 Trung
Tướng Ðặng văn Quang, Phụ Tá
An Ninh Quốc Gia, Phủ Tổng Thống.
05 Trung Tướng Lê Nguyên
Khang, Phụ Tá Tồng Tham Mưu
Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng
Hoà.
06 Trung Tướng Ðồng văn Khuyên,
Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu, Kiêm
Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
07 Trung Tướng Trần văn Trung, Tổng
Cục Trưởng, Tổng Cục Chiến Tranh Chính
Trị.
08 Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Tổng
Cục Trưởng, Tổng Cục Quân Huấn.
09 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng,
Tư Lệnh Quân Ðoàn 1,
Quân Khu 1. Người hùng của chiến
trường Thành nội Huế hồi Tết Mậu
Thân 1968 và chiến trường
Huế-Quảng Trị trong trận chiến Mùa
Hè đỏ lửa 1972.
10 Trung Tướng Nguyẽn văn Toàn, Tư
Lệnh Quân Ðoàn 3, Quân
Khu 3.
11 Trung Tướng Nguyẽn văn Minh, Tư
Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô.
12 Trung Tướng Lâm Quang Thi,
Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn
1.
13 Thiếu Tướng Hoàng Lạc, Tư
Lệnh Phó Quân Khu 1.
14 Chuẩn Tướng Trần văn Nhựt, Tư Lệnh
Sư Ðoàn 2 Bộ Binh.
15 Thiếu Tướng Nguyễn duy Hinh, Tư
Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh.
16 Chuẩn Tướng Phan Ðình Niệm,
Tư Lệnh Sư Ðoàn 22 Bộ Binh.
17 Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư
Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù.
18 Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân,
Tư Lệnh Sư Ðoàn Thủy Quân Lục
Chiến.
19 Phó Ðề Ðốc (Trung Tướng)
Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân.
20 Trung Tướng Trần văn Minh, Tư Lệnh
Không Quân.
21 Thiếu Tướng Võ xuân
Lành, Tư Lệnh Phó
Không Quân.
22 Chuẩn Tướng Ðổ Kiến Nhiễu,
Ðô Trưởng Sài Gòn.
23 Thiếu Tướng Nguyẽn Khắc Bình,
Tư Lệnh Cảnh Sát kiêm Ðặc Uỷ
Trưởng Tình Báo Trung Ương,
cùng các vị Tướng nắm giữ
các ngành của lực lượng Cảnh
Sát.
01 Thiếu Tướng
Nguyễn cao Kỳ, cựu Tư Lệnh Không,
cựu Phó Tổng Thống. Những ngày
cuối cùng, ông tuyên bố
là sẽ rút về đồng bằng
sông Cửu Long tổ chức tử thủ.
02 Trung Tướng Vĩnh Lộc, nhận chức
Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam
Cọng Hoà lúc 3 giờ chiều
29.04.1975.
03 Chuẩn Tướng Nhuyễn Hữu Tần, Tư
Lệnh Sư Ðoàn 4 Không
Quân, kiêm Tư Lệnh Không
Quân từ ngày 29.04.1975.
04 Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, nhận
chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận
lúc 5 giờ chiếu 29.04.1975. Khi nhận
chức ông nói rằng: Nếu
không xong thì ông xuống
Cần Thơ đem Liên Ðoàn 7
Công Binh Kiến Tạo lên Thất Sơn
(tỉnh Châu Ðốc) tổ chức chiến đấu.
Những Vị bị Cộng Sản đày đọa trong các trại tù tập trung từ 12 năm đến 17 năm
01 Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi, Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Ðoàn 3 tại chiến trường Phan Rang, bị bắt khi thất thủ.
02 Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Ðoàn 6 Không Quân, bị bắt cùng Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi khi chiến trường Phan Rang thất thủ.
03 Chuẩn
Tướng Trần văn Cẩm, Tư Lệnh
Phó, Quân Ðoàn 2.
04 Chuẩn
Tướng Lê Trung Tường,
Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn 3.
05 Chuẩn
Tướng Huỳnh văn Lạc, Tư Lệnh
Sư Ðoàn 9 Bộ Binh.
06 Thiếu
Tướng Lê minh Ðảo,
Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh.
07 Chuẩn Tướng Mạch văn Trường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh.
08 Thiếu
Tướng Lý tòng Bá,
Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.
09 Ðại
Tá Nguyễn Ðình Vinh,
Tư Lệnh Phó Quân Khu 4.
10 Thiếu
Tướng Ðỗ Kế Giai, Chỉ Huy
Trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân.
11 Chuẩn
Tướng Phạm Duy Chất, Chỉ Huy
Trưởng Biệt Ðộng Quân Quân Khu
2, chỉ huy cuộc hành quân
rút bỏ tỉnh Cao Nguyên hồi
tháng 3.1975.
12 Ðại
Tá Nguyễn Thành Trí,
Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy
Quân Lục Chiến.
13
Ðại Tá Lê hữu Ðức, Quyền Tư
Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy
Quân Lục Chiến.
14 Chuẩn
Tướng Lê Văn Thân,
Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Ðộ. Nhận
chức chiều 29.04.1975.
15 Chuẩn Tướng
Lê Trung Trực, Trường
Cao Ðẳng Quốc Phòng.
16 Ðại
Tá Nguyễn xuân Hường,
Tư Lệnh Lữ Ðoàn 1 Kỵ Binh.
17 Ðại
Tá Nguyễn đức Dung, Tư
Lệnh Lữ Ðoàn 2 Kỵ Binh.
18 Chuẩn
Tướng Trần quang Khôi,
Tư Lệnn Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh.
19 Ðại
Tá Trần ngọc Trúc,
Tư Lệnh Lữ Ðoàn 4 Kỵ Binh.
20 Thiếu
Tưóng Trần Bá Di, Chỉ
Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang
Trung.
21 Chuần
Tướng Vũ văn Giai, cựu Tư Lệnh
Sư Ðoàn 3 Bộ Binh.
22 Chuần
Tướng Lê văn Tư, cựu Tư
Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.
23 Thiếu
Tướng Văn Thành Cao,
Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh
Chính Trị.
24 Thiếu
Tướng Ðoàn văn Quảng,
cựu Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt. Chết tại trại
tù Nam Hà, tỉnh Hà Nam
Ninh.
25 Trung
Tá Bùi thế Dung,
Thứ Trưởng Quốc Phòng trong
thành phần chánh phủ chưa kịp
trình diện.
26 Hải
Quân Ðại Tá Nguyễn văn
May, Tư Lệnh Vùng 5
Duyên Hải.
27 Hải
Quân Ðại Tá Nguyễn
bá Trang, Tư Lệnh Lực
Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ 211.
28 Hải
Quân Ðại Tá Nguyễn văn
Tấn, Quyền Tư Lệnh Hải
Quân vào những giờ cuối
cùng.
29 Thiếu
Tướng Cảnh Sát Bùi văn Nhu,
Tư Lệnh Phó Cảnh Sát. Chết tại
trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh
Hà Nam Ninh.
30 Cựu
Thiếu Tướng Huỳnh văn Cao,
Nghị Sĩ.
31 Chuần
Tướng Hồ trung Hậu, Binh Chủng
Nhảy Dù, Chánh Thanh Tra
Quân Ðoàn 3.
32 Ðại
Tá Nguyễn khắc Tuân,
nhận chức Tham Mưu Trưởng Tổng Tham Mưu chiều
29.04.1975.
Chết tại trại tù Nam Hà, tỉnh
Hà Nam Ninh.
33
Ðại Tá Lại Ðức Chuẩn,
Trưởng Phòng Nhất Tổng Tham Mưu
34
Ðại Tá Phạm Bá Hoa, Tham Mưu
Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
35 Ðại
Tá Ngô văn Minh,
Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Ðô.
36 Ðại
Tá Vũ Ðức Nghiêm.
01 Cựu Trung Tướng
Nguyễn hữu Có.
02 Cựu Ðề
Ðốc Trần văn Chơn.
03 Cựu Thiếu
Tướng Nguyễn chấn Á.
04 Cựu Thiếu
Tướng Phan Ðình Thứ, Tự Lam Sơn.
05 Ðại tá Ðàm
Trung Mộc cưụ Viện Trưởng Học Viện
Cảnh Sát QG. Sau 30-4, ông bị
giam tại Chí Hòa để rồi
tháng 2/1976, ông bị đưa ra
Vĩnh Phú rồi về Hà Tây,
và ông mất tại đó
vào ngày 14/11/1982, thọ 65
tuổi.
01 Thiếu Tướng
Quân Y Vũ ngọc Hoàn,
cựu Cục Trưởng Cục Quân Y.
02 Chuẩn
Tướng Quân Y Phạm bá
Thanh, Cục Trưởng Cục Quân Y.
03 Ðại
Tá Nguyễn văn Lộc, Tư Lệnh
Sư Ðoàn 106 Biệt Ðộng
Quân. Sư Ðoàn này
thành lập vào những ngảy cuối
tháng 4.1975 và bảo vệ
vùng Phú Lâm, cửa
ngõ phía Tây Sài
Gòn. Thời gian trong tù chưa
đến một năm.
04 Ðại
Tá Dương thanh Sơn, em ruột
Tổng Thống Dương văn Minh.
Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa
Tự Truyện
Phạm Bá Hoa (K5)
Đại Tá Phạm Bá Hoa
Trân trọng
kính chào "quí bạn", những tế
bào đã tạo nên "tôi".
"Tôi bị bức tử" cách nay vừa hơn một phần tư thế kỷ, nhưng cứ vào mùa hè oi bức, quí bạn đã cùng nhau tổ chức "cúng giỗ tôi" với những nghi thức quân sự trong những điều kiện mà quí bạn cố gắng có được. Lễ hi trang nghiêm đó, có tên gọi "Ngày Quân Lực". Quí bạn vẫn nhớ đến tôi. Điều đó tôi biết, và tôi rất xúc động!
Vì vậy, tôi thấy cần phải tâm sự đôi điều với quí bạn về bản thân tôi, bản thân "một con người" có tuổi đời quá trẻ, nhưng tôi có sức mạnh của một lịch sử hào hùng, với dũng khí của một dân tộc vẻ vang, và xông pha trận mạc bằng lý tưởng tự do dân chủ. Những tưởng, mình sẽ góp phần quan trọng đạt đến mục tiêu bảo vệ và phát triển quốc gia, mà trong đó mọi người được sống trong chế độ dân chủ tự do, được tôn trọng các quyền sống, bao gồm quyền mưu tìm hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình, và quê hương Việt Nam sẽ trở nên hùng mạnh. Tôi luôn giữ cho mình niềm hảnh diện về điều tôi nghĩ. Bởi, tôi tin là đất nước thân yêu của chúng ta, thể nào cũng đạt đến đài vinh quang bằng sức sống của mình, sức sống của một dân tộc đạo nghĩa và hiếu hòa, cầu tiến và nhẫn nại. Luôn luôn đặt tổ quốc lên trên mọi tổ chức, cũng như mọi quyền lợi khác.
Thưa quí bạn, tôi không tin là có định mệnh, nhưng nếu quả thật có "định mệnh" trong cuộc sống này, thì .......
*****
1. Giai đoạn hình thành (1951-1954).
"Tôi" được sinh ra trong một hoàn cảnh khác thường so với "những đứa bạn xa xôi" của tôi, và cái chết của tôi cũng chẳng giống ai trên cái cõi đời này. Cha mẹ tôi đều là người Việt Nam, hoàn toàn Việt Nam. Trong người tôi là dòng máu Việt Nam, hoàn toàn Việt Nam. Nhưng người "cho phép tôi trở thành bào thai" lại ở cách xa cha mẹ tôi 7 múi giờ về phía tây trên quả địa cầu, đó là nước Pháp. Lúc bấy giờ là đầu trung tuần tháng 5.1950, quốc hội Pháp thông qua dự luật thành lập một quân đi cho quốc gia Việt Nam với quân số 60.000 người. Nhưng mãi 2 năm sau, một văn kiện gọi là Dụ (về sau gọi là Sắc Lệnh) của Quốc Trưởng Bảo Đại, tôi mới được chào đời tại Sài Gòn, thủ đô nước Việt Nam thống nhất. Vị ký văn kiện cho tôi chào đời là "cha" tôi. Hôm ấy là ngày 1 tháng 5 năm 1952. "Mẹ" tôi là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng. Ngôi nhà đầu tiên của tôi tọa lạc trên đại l Trần hưng Đạo, thuộc Quận 5. Trong khai sanh ghi tên tôi là "Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam".
Tôi xin nhắc lại đôi nét về lịch sử cận đại nước ta, như để giải thích với quí bạn khi tôi dùng chữ "thủ đô nước Việt Nam thống nhất" mà tôi vừa nói đến. Vào nửa cuối thế kỷ 19, Việt Nam ta bị thực dân Pháp xâm lăng và cai trị. Họ chia nước ta như là 3 quốc gia nhỏ mà chúng gọi: Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ với Bắc Kỳ là bảo hộ. Nhưng cốt lõi của chính sách cai trị, dù tên gọi như thế nào thì cả 3 Kỳ cũng đều là thuộc địa.
Trong thế giới chiến tranh lần thứ 2, quân đội Nhật Bản lật đổ Pháp tại Đông Dương hồi đầu tháng 3.1945. Đến tháng 8.1945, Vua Nhật Bản ra lệnh đầu hàng hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, và thế chiến chấm dứt từ đó. Quân đội Anh được trao trách nhiệm giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở xuống phía nam, quân Trung Hoa của Thống Chế Tưởng Giới Thạch giải giới từ vĩ tuyến 16 trở lên phía bắc. Không biết có phải là giải giới quân Nhật để trao quyền cai trị lại cho thực dân Pháp hay không, nhưng rõ ràng là thực dân Pháp đã theo chân quân đội Anh quay lại chiếm Việt Nam. Đầu tiên là Sài Gòn, rồi các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Lúc ấy, các đảng chính trị khuynh hướng quốc gia dân tộc, quá tin vào ông Hồ Chí Minh - Chủ tịch đảng cộng sản nên bị ông Hồ chí Minh giành lấy chánh quyền và thủ tiêu hầu hết những nhân vật cao cấp, sau đó ông Hồ đứng ra thương thuyết với Pháp. Thương thuyết không thành. Hai bên thực dân Pháp và Việt minh cộng sản- đánh nhau từ trung tuần tháng 12.1946.
Khi Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến với cộng sản Việt Nam, chánh phủ Pháp thực hiện chính sách đẩy người Việt không cộng sản nhập cuộc đánh nhau với người Việt cộng sản, bằng cách thành lập quân đội cho quốc gia Việt Nam. Trong bối cảnh đó, cựu hoàng Bảo Đại và các đảng chính trị quốc gia cùng thân hào nhân sĩ, vận động cho một nước Việt Nam thống nhất và độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp. Hạ tuần tháng 4.1949, một hội nghị với khoảng 2.000 người tham dự, mà một phần ba trong số đó là Pháp kiều có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Hội nghị đồng thuận bãi bỏ chế độ thuộc địa, nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất. Và chánh phủ Pháp đã hợp thức hóa quyết định của hội nghị. Đó cũng là lúc cựu hoàng Bảo Đại về nhận chức Quốc Trưởng.
Việc thành lập quân đội cho quốc gia Việt Nam, xuất phát từ quyền lợi của nước Pháp thực dân. Điều đó chắc không bạn nào nhầm lẫn. Và rất có thể vì vậy mà có bạn thắc mắc; "Tại sao cựu hoàng và các đảng chính trị lại tham gia vào chính sách đó của Pháp". Thật ra quí vị ấy nhận định rằng: "Giữa Pháp với Việt minh cộng sản, chẳng bên nào vì tổ quốc và dân tộc Việt Nam cả, nhưng giữa hai kẻ xấu mà ta phải chọn một, ta nên chọn kẻ xấu ít. Giữa Pháp với Việt minh cộng sản, các vị đã tựa vào Pháp -kẻ xấu ít- để diệt Việt minh cộng sản -kẻ xấu nhiều- sau đó tương kế tựu kế đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam". Mục tiêu là như vậy, nhưng đạt được đến đâu, chắc quí bạn đã rõ. Riêng "bản thân tôi", tôi cám ơn nhận định và hành động của quí vị ấy, vì từ đó mà tôi có mặt trên cõi đời này.
Như nói ở trên, tôi sinh ra trong một hoàn cảnh khác thường. Khác thường vì thời gian "thai nghén" quá lâu, và khác thường vì có một số "cơ bắp" (đơn vị) của tôi đã chào đời trước tôi vài tuổi, là:
- Trường sĩ quan Việt Nam tại Huế 1948, sau
đó chuyển lên Đà Lạt tiếp nhận
trường võ bị liên quân đặc biệt của
Pháp, và đổi tên là "Trường
Võ Bị Liên Quân Đà Lạt". Đầu
những năm 1960, trường này cải tổ chương
trình huấn luyện và thời gian đào
tạo sĩ quan hiện dịch lên đến 4 năm, và
đổi tên là ‘Trường Võ Bị Quốc Gia
Đà Lạt’.
- Thiết giáp 1.1.1951.
- Truyền tin 1.2.1951.
- Quân vận 1.5.1951.
- Nhảy dù 1.8.1951.
- Công binh 1.9.1951.
- Pháo binh 1.11.1951.
- Trường Sĩ quan trừ bị Thủ đức và Nam định,
12.1950.
Tôi không chọn
ngày tháng mà cơ bắp đầu
tiên của tôi chào đời để làm
ngày sinh của mình, vì lẽ
lúc bấy giờ cơ bắp đó tuy dòng
máu Việt nhưng cha mẹ là Pháp.
Quân nhân của đơn vị là Việt Nam,
nhưng chỉ huy là sĩ quan Pháp. Vậy
là tôi chỉ mới có cái đầu.
Cha mẹ tôi -nhất là mẹ tôi- rất khổ
nhọc trong cố gắng tạo cho tôi từng cơ bắp, từng
hệ thần kinh, để tôi có đủ các bộ
phận trong người, cho dù đầu tôi hơi lớn
mà thân hình nhỏ xíu ốm o
cũng được, miễn là tôi thành một
con người rồi theo thời gian tôi sẽ phát
triển. Vượt bao khó khăn từ nhân sự -nhất
là cán bộ chỉ huy- đến dụng cụ chiến
tranh, bước đầu tôi có được một số cơ bắp
và từng phần của hệ thần kinh, đó
là hơn 50 tiểu đoàn bộ binh và
một số các ban chỉ huy Tiểu khu, Phân
khu, Quân khu.
Trong khi trên chiến trường, hoạt động quân sự của Việt minh cộng sản -với sự yểm trợ tối đa của Trung Hoa cộng sản- làm cho bộ tư lệnh viễn chinh Pháp ngày càng bối rối bởi những trận đánh với cấp đại đoàn, một loại đơn vị chiến thuật trên cấp trung đoàn nhưng dưới cấp sư đoàn. Một căn cứ kiên cố bậc nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương với 12.000 quân trú phòng, được xây dựng vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, gần biên giới Lào. Mục tiêu là nhử các đơn vị lớn của Việt minh cộng sản đến để Pháp dùng hỏa lực pháo binh và không quân tiêu diệt. Nhưng, sau 3 tháng đánh nhau dữ dội với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên, ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân trú phòng Pháp đã đầu hàng. Và sự kiện này đã dẫn đến Hiệp Định đình chiến ngày 20.7.1954 tại Genève, Thụy Sỉ.
Hiệp định đó không có chữ ký của Việt Nam và Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, dưới Quốc Trưởng có một chánh phủ do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Biết bao vấn đề khó khăn khi đất nước chỉ còn lại từ vĩ tuyến 17 trở xuống, trong đó công tác định cư cho 1 triệu đồng bào miền Bắc chạy nạn cộng sản vào Nam, là một trong những mục tiêu lớn của chánh phủ mới nhận trách nhiệm hai tuần lễ trước ngày ký hiệp định Genève.
Về phần tôi, đến cuối năm 1954, được xem là giai đoạn hình thành. "Cơ thể tôi" vào cuối giai đoạn 1950-1954, có đến gần 200 ngàn tế bào (mỗi tế bào xin hiểu là một quân nhân), nhưng tôi hãy còn là "một thiếu nhi" cả về tổ chức, trang bị, chiến đấu, và nhất là về mặt chỉ huy. Có thể vì vậy mà từ bây giờ, anh bạn Hoa Kỳ nhận giúp cho tôi trưởng thành các mặt càng sớm càng tốt, để tôi đủ khả năng bảo vệ quốc gia trước khi thằng thanh niên cộng sản miền Bắc tràn xuống tấn công, thực hiện mục tiêu chiến lược của cộng sản thế giới là biến các quốc gia vùng Đông Nam Á Châu trở thành cộng sản. Tôi nói "có thể", chớ nói cho đúng là anh bạn Hoa Kỳ nhắm vào mục tiêu chiến lược của anh ta, giúp tôi ngăn chận "thằng thanh niên" miền bắc, con bài chủ lực của gia đình nó có cái tên là "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa", cũng là tôi giúp anh bạn Hoa Kỳ ngăn chận " nó với anh em bạn bè nhà nó tràn xuống chiếm nhà tôi và nhà của bạn bè hàng xóm tôi" nữa. Bởi vì "các nhà hàng xóm" tôi cũng là bạn bè thân thiết của anh bạn Mỹ. Điều đó có nghĩa là anh bạn Hoa Kỳ không phải hoàn toàn giúp tôi đâu nhé. "Có qua có lại" mà.
Dưới đây là những "cơ bắp chánh" của tôi, mà quí bạn là những thành viên trong đó:
Lục Quân.
- Bộ binh, có: 67 tiểu đoàn. Trường
Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. (Trường Sĩ Quan Trừ Bị
Nam Định chỉ đào tạo khóa duy nhất).
Trung Tâm Huấn Luyện Quán Tre (tiền
thân của Trung Tâm Huấn Luyện Quang
Trung).
- Nhảy Dù, có 5 tiểu đoàn với
phiên hiệu 1, 3, 5, 6, 7. Đến tháng
9.1954, các tiểu đoàn được tổ chức
thành Liên Đoàn Nhảy Dù.
- Thiết Giáp, có 1 trung đoàn
thám thính và 5 chi đi biệt lập
với 1 trung tâm huấn luyện.
- Pháo Binh, có
5 tiểu đoàn với phiên hiệu 1, 2, 3, 4, 5.
- Truyền Tin, có 6 đại đội.
- Công Binh, có 6 đại đội.
- Quân Vận, có 6 đại đội.
Không Quân.
Là một trong ba hệ cơ bắp quan trọng nhất
(quân chủng) của tôi, nhưng lớn hơn
tôi 1 tuổi. Dưới quyền có "2 Phi
Đoàn Quan Sát Trợ Chiến" được trang bị
phi cơ Morane Saulnier. Ngay trước cuối năm 1954, nhận
thêm 39 phi cơ do Mỹ viện trợ qua trung gian của
Pháp, gồm Cessna L19, phi cơ vận tải C45
và C47.
Hải Quân.
Cũng là hệ cơ bắp quan trọng của cơ thể
tôi. Lớn hơn tôi 2 tháng tuổi. Dưới
quyền có "3 Hải Đoàn Xung Phong" trang
bị LCM và LCVP. Ngoài ra còn
có 3 Liên Đoàn Tuần Giang
và một lực lượng com-măng-đô. Tuy
không thuộc hải quân, nhưng khi chuyển
vào Nam thì sáp nhập vào
một tổ chức có tên là "Hải
Quân B Binh". Binh chủng này là
tiền thân của "Thủy Quân Lục Chiến".
(chào đời đầu tháng 5.1955).
2. Giai đoạn phát triển lần thứ nhất (1955-1967).
Hạ tuần tháng
10.1955, sau cuộc trưng cầu ý dân với kết
quả Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ Tướng
Ngô Đình Diệm tuyên bố "Việt Nam
là một nước cộng hòa", gọi ngắn gọn
là "Việt Nam Cộng Hòa" và tự
ông trở thành Tổng Thống. Cũng từ
đây, tiêu đề thường dùng trên
các văn thư quân sự, ghi tên
tôi là "Quân Đội Việt Nam Cộng
Hòa".
Một kế hoạch cải tiến tôi từ những cơ bắp nhỏ, rời rạc, trở thành những đơn vị trong một hệ thống tổ chức lớn hơn, chặt chẻ hơn, thống nhất trang bị, thống nhất chỉ huy, thống nhất huấn luyện. Tuy đã đình chiến, nhưng mãi đến đầu tháng 7.1955, "cái đầu" tôi mới được phép điều khiễn toàn bộ các cơ bắp của mình (chỉ huy quân đội). Nửa đầu năm 1956, khi người lính viễn chinh cuối cùng của Pháp rời khỏi Việt Nam, tôi dọn đến ngôi nhà bề thế hơn, khang trang hơn, tọa lạc gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất. Trước mặt là đường Võ Tánh nối dài và sau lưng là đường Võ di Nguy. Nhà tôi có tên là "trại Trần hưng Đạo".
Vậy là, trang sử nước Việt Nam thuộc địa của Pháp, được khép lại từ đây.
Lục Quân.
- Bộ Binh. Ngay trong năm đầu, "cơ thể" tôi từ
những cơ bắp nhỏ là cấp tiểu đoàn được
tổ chức lại thành 4 Sư Đoàn Dã
Chiến (1, 2, 3, 4) và 6 Sư Đoàn Khinh
Chiến (11, 12, 13, 14, 15, 16). Cuối năm 1959, 10 sư
đoàn này được tổ chức lại thành 7
"Sư Đoàn Bộ Binh". Quân số mỗi sư
đoàn là 10.500 người, bằng 2 lần
quân số sư đoàn khinh chiến. Các
sư đoàn có phiên hiệu 1, 2, 5, 7,
21, 22, 23. Những năm sau đó, Sư đoàn 9,
18, và 25 được thành lập. Cộng chung
là 10 sư đoàn. Bộ Tư Lệnh Quân
Đoàn 1, 2, 3, 4, lần lượt chào đời với
trách nhiệm an ninh toàn lãnh
thổ.
- Nhảy Dù. Năm 1962, Liên Đoàn
được phát triển lên cấp Lữ Đoàn,
và tiếp tục phát triển thành Sư
Đoàn Nhảy Dù vào cuối giai đoạn.
- Biệt Động Quân. Binh chủng được thành
lập năm 1960 với cấp đại đội. Ngay trong nửa đầu năm
1960, đã hoàn tất 50 đại đội và
hoạt động sâu trong vùng thường ghi nhận
có địch. Năm 1963 lên đến 86 đại đội. Dần
dần hình thành các bộ chỉ huy
tiểu đoàn bên cạnh các Bộ Tư Lệnh
Quân Đoàn/Vùng Chiến Thuật, với
các phiên hiệu 11, 21, 22, 31, 32, 33,
và 41.
- Thiết Giáp. Một
số đơn vị trước 1954 cộng với một số mới thành
lập, binh chủng này có 4 Trung
Đoàn Kỵ Binh thiết giáp được trang bị
thám thính xa, chiến xa M24.
Ngoài ra còn có 1 Liên
Đoàn Thủy Xa. Năm 1963, sau thời gian trắc
nghiệm tại Sư Đoàn 7 và 21 Bộ Binh
thành công, Thiết Giáp được trang
bị thiết vận xa M113 và M114. Năm 1964-1965,
chiến xa M41 thay thế chiến xa M24 và
thám thính xa V100 thay thế thám
thính xa M8 quá lỗi thời.
- Pháo Binh. Năm 1955, pháo binh
có 9 tiểu đoàn là 1, 2, 3, 4, 5,
6, 12, 32, 34. Năm sau đó, thành lập
thêm tiểu đoàn 23 và 25. Đồng thời
tiểu đoàn 34 pháo binh là đơn vị
đầu tiên được trang bị đại bác 155 ly.
Theo đà bành trướng chiến tranh của
quân cộng sản, pháo binh trong tổ chức
mỗi Sư Đoàn Bộ Binh có 2 tiểu
đoàn pháo binh 105 ly được trang bị 18
khẩu cho mỗi tiểu đoàn (thay vì trước
đó là 12).
- Lực Lượng Đặc Biệt, được thành lập vào
những năm cuối giai đoạn, với nhiệm vụ hoạt động dọc
biên giới Việt Nam - Cambodia và Việt Nam
- Lào. Vì là "nhiệm vụ đặc biệt",
nên tổ chức không theo khuôn mẫu
các binh chủng khác. ‘A’ là đơn
vị nhỏ nhất, từ những căn cứ trong rừng dọc biên
giới hoặc những hành lang mà quân
cộng sản dùng xâm nhập, xuất phát
thu thập tin tức hoặc tấn công địch. ‘B’ gồm
nhiều A. Và ‘C’, là bộ chỉ huy đặt cạnh
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng Chiến
Thuật.
Không Quân.
Năm 1955, tiếp nhận căn cứ Nha Trang và đổi
tên là "Căn Cứ Trợ Lực Không
Quân số 1". Năm 1956, tiếp nhận thêm căn
cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên
Hòa. Cả hai đổi thành "Căn Cứ Trợ Lực
Không Quân số 2" và "số 3".
Tính đến năm 1958, Không Quân
có 7 phi đoàn, gồm: 1 phi đoàn
khu trục, 2 phi đoàn liên lạc, 2 phi
đoàn vận tải, 1 phi đoàn trực thăng,
và 1 phi đoàn đặc vụ.
Từ 1961 đến 1964, Hoa Kỳ liên tục cung cấp
nhiều loại phi cơ, nhất là khu trục cơ AD6,
trực thăng H34. Đơn vị tác chiến và yểm
trợ tác chiến được phát triển lên
cấp Không Đoàn tại mỗi Vùng chiến
thuật, với phiên hiệu các Không
Đoàn tính từ Đà Nẳng vào:
- Không Đoàn 41 đồn trú Đà
Nẳng.
- Không Đoàn 62 đồn trú Plei Ku.
- Không Đoàn 23 đồn trú Biên
Hòa.
- Không Đoàn 33 đồn trú Tân
Sơn Nhất.
- Và Không Đoàn 74 đồn trú
Cần Thơ.
Năm cuối của giai đoạn này, có 1 phi
đoàn khu trục được trang bị phản lực cơ F5.
Phiên hiệu của các đơn vị xếp
thành 3 số. Theo đó, số hàng trăm
để chỉ công dụng của đơn vị, như: Số 1 là
phi đoàn liên lạc, số 2 là trực
thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải,
số 5 là khu trục, số 7 là quan
sát, số 8 là hỏa long, và số 9
là huấn luyện. (không thấy nói đến
số 6)
Hải Quân.
Năm 1955, quân chủng này có một
lực lượng tác chiến với 24 chiến hạm, hơn 110
chiến đỉnh, trong tổ chức 5 Hải Đoàn và
1 Hải Lực. Năm 1959, Lữ Đoàn Thủy Quân
Lục Chiến tách ra khỏi Hải Quân và
trở thành lực lượng tổng trừ bị. Hải Quân
lần lượt tiếp nhận tàu chiến từ Hải Quân
Hoa Kỳ như sau:
- Năm 1956 đến 1963, gồm 31 chiến hạm với 193 chiến
đỉnh.
- Năm 1964 đến 1967, gồm 9 chiến hạm và hằng
trăm ghe xi-măng gắn máy Yabuta thay ghe buồm
của lực lượng HảiTthuyền.
Cuối giai đoạn 1955-1967.
Tôi trở thành một thanh niên với đầy đủ cơ cấu một con người. Hệ thần kinh đã phát triển. Vũ khí trong tay tôi, phần lớn sản xuất từ đệ nhị thế chiến với một số loại thuộc thế hệ mới. Và giữa năm 1964, "ba má tôi" là Trung Tướng Nguyễn Khánh với chức năng Quốc Trưởng kiêm Thủ Tướng, và Trung Tướng Trần Thiện Khiêm với chức Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực, đã lên án thế vì khai sanh sửa tên tôi một chữ, thành "Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa". Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm; Hải Quân, Lục Quân, Không Quân, và Địa Phương Quân, Nghĩa Quân.
Tôi đã đánh nhau nhiều lần với thằng thanh niên miền Bắc có cái tên là "quân đi nhân dân". Cha hắn biết hành động len lén đẩy hắn vào "nhà tôi" (Việt Nam Cộng Hòa) để đánh cướp là vi phạm Hiệp Định đình chiến, nên cha hắn "may cho hắn một cái áo" ở tiệm may vùng biên giới Việt Nam-Cambodia hồi cuối năm 1960. Cái áo có dòng chữ "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam". Hắn vi vàng trùm cái áo đó lên người rồi gây sự tùm lum, làm cho "một số nhân vật ngoại quốc cố tình" (các quốc gia vì quyền lợi riêng tư mà có thiện cảm với cộng sản) cho là anh em tôi trong nhà đánh nhau. Nhưng vải áo của hắn là loại vải thưa, nên nhiều nhân vật khác đều thấy và biết rõ hắn là "quân đi nhân dân" miền Bắc xâm nhập vào đánh chiếm ngôi nhà của tổ tiên tôi, mà tôi và bà con họ hàng tôi có trách nhiệm gìn giữ. Do đó mà các anh bạn hàng xóm là Hoa Kỳ, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Phi Luật Tân, Thái Lan, Tân Tây Lan, có cả anh bạn Trung Hoa Dân Quốc nữa, cùng đến tiếp tay ngăn chận không cho hắn cướp nhà.
3. Giai đoạn phát triển cao điểm (1968-1975).
Mở đầu giai đoạn
này là tên thanh niên miền
Bắc đánh lén tôi ngay trong
đêm 30 Tết Nguyên đán Mậu
Thân 1968. Tuy hắn được ông nội (Nga)
ông ngoại (Tàu) hắn cung cấp vũ
khí mới, nhưng hắn đã bị tôi
đánh trả quyết liệt làm hắn lảo đảo lũi
chạy về rừng và nằm liệt cả năm mới hoàn
hồn.
Vì hắn có vũ khí mới, nên anh bạn Mỹ đồng ý cung cấp cho tôi những vũ khí thuc thế hệ mới, gọi là "chương trình tối tân hoá quân dụng". Đầu tiên là lực lượng tổng trừ bị, dần dần đến toàn bộ chủ lực quân. Chương trình diễn tiến tốt đẹp. Đùng một cái, nhà anh bạn Mỹ có chuyện buồn phiền (phong trào phản chiến), nên anh ta phải rút về nước dưới một văn kiện quốc tế nghe rất "lịch sự" là thi hành Hiệp Định Paris 1973, và một cái tên quốc nội nghe rất chối tai là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh".
Tại sao là "Việt Nam Hóa Chiến Tranh?" Chính tôi đã đánh nhau với thằng "thanh niên miền Bắc" ngay từ hiệp định đình chiến Genève. Vì tuy là đình chiến, nhưng cha mẹ ông bà nhà nó -khi kéo nhau ra Bắc- đã giấu nó lại trong đất nhà tôi, và nó cứ đập phá nhà cửa tôi, bắt giết dòng họ tôi, và tôi buộc phải đánh trả nó chớ có phải tôi qua nhà nó (trên đất bắc) gây sự với nó đâu. Khi nó được dòng họ nội ngoại chú bác nó (Nga sô, Trung quốc, và các nước cộng sản Đông Âu) giúp nó ăn cướp nhà tôi, các bạn xa xôi đến tiếp tay với tôi chớ đâu phải thay tôi để đánh nó. Rõ ràng là tôi vẫn đánh với nó. Các bạn ấy cũng đánh nó. Cho nên tức không chịu được! Nhưng nhìn lại mình, nhất là nhìn lại "cha mẹ tôi" -Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tướng Cao Văn Viên- không thấy lên tiếng cãi lý gì với anh bạn chơi tri kiểu ấy. Đành vậy thôi, nhưng tức vẫn tức!
Khi rời Việt Nam, anh bạn Mỹ để lại cho tôi hầu hết các loại dụng cụ chiến tranh mà anh ta đang sử dụng, vì chuyên chở về bên kia bờ Thái Bình Dương tính ra phí tổn có thể cao hơn trị giá số lượng quân dụng đó, với lại nó cũng thuộc vào "hàng đã dùng rồi" chớ có mới mẽ gì đâu. Vì vậy, trong cách nhìn nào đó, chương trình tối tân hóa quân dụng cho tôi, chưa chắc bạn tôi là người hoàn toàn tốt với tôi đâu. Nhưng dù sao thì tôi cũng phải "phát triển một cách thần tốc" để có khả năng lấp vào khoảng trống mà các bạn đó về nước, bằng cách gia tăng thêm quân số, đẩy mạnh huấn luyện, tổ chức thêm các đơn vị, để kịp tiếp nhận dụng cụ trang bị. Trọng tâm là phát triển Hải Quân và Không Quân, kế đến là Pháo Binh và Thiết Giáp.
Tính đến đầu năm 1975, con người tôi như dưới đây:
Cơ quan trung ương.
Bộ Tổng Tham Mưu với đầy đủ các cơ quan, binh
chủng, và binh sở trong hệ thống quản trị
hành chánh, nhân viên, huấn
luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận.
Riêng ngành Tiếp Vận có khả năng
sửa chữa và tân trang toàn bộ
quân dụng chung, do Lục Quân Công
Xưởng, các Căn Cứ 10 Quân Nhu, 40
Công Binh, 50 Đạn Dược, 60 Truyền Tin, 90 Tồn
Trữ Sửa Chữa Dù, và các Trung
Tâm Bảo Toàn, trách nhiệm.
Quân dụng chung là quân dụng thuc
Lục Quân quản trị, nhưng có trang bị
trong Hải Quân và Không Quân.
Lục Quân.
Chỉ huy, tác chiến, và yểm trợ
tác chiến, có:
- 4 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và
các đơn vị yểm trợ trực thuộc.
- 11 Sư Đoàn Bộ Binh (Sư Đoàn 3 Bộ Binh
thành lập tháng 10.1971).
- 1 Sư Đoàn Nhảy Dù.
- 1 Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
- 1 Liên Đoàn Biệt Cách Nhảy
Dù.
- Hơn 20 Liên Đoàn Biệt Động Quân.
- 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh Thiết Giáp.
- Lực Lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha
Kỹ Thuật.
- Các đơn vị Pháo Binh biệt lập.
- Và lực lượng Địa Phương Quân Nghĩa
Quân (chiếm 1/2 quân số).
Vào những ngày cuối tháng 4.1975, Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân được thành lập vi vã, bằng cách kết hợp 3 Liên Đoàn của binh chủng này với đơn vị Thiết Giáp và Pháo Binh. Sư Đoàn có nhiệm vụ tổ chức tuyến phòng thủ Phú Lâm, cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn từ hướng tây nam.
Không Quân.
Quân số hơn 60.000, tổ chức tổng quát
gồm:
- 1 Bộ Tư Lệnh Quân Chủng với đầy đủ các
cơ quan và binh sở yểm trợ.
- 5 Sư Đoàn tác chiến.
- 1 Sư Đoàn vận tải.
- 1 Không Đoàn Tân Trang Chế Tạo.
Chỉ trong năm 1973, tiếp nhận hơn 900 phi cơ, gồm: 560
trực thăng, 230 khu trục, 100 vận tải, và
các loại khác. Trong tổ chức 6 Sư
đoàn không quân, có số lượng
các phi đoàn như sau:
- 20 phi đoàn khu trục, trang bị khoảng 550 phi
cơ A1H, A37, và F5.
- 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1000
phi cơ UH1 và CH47.
- 8 phi đoàn quan sát, trang bị khoảng
200 phi cơ O1, O2, và U17.
- 9 phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi
cơ. C7, C47, C119, và C130.
- Và 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi
cơ AC119 (không rõ số lượng).
Ngoài ra còn có các Phi
Đoàn Trắc Giác (tình báo
kỹ thuật), Phi Đoàn Quan Sát RC119L,
và Biệt Đoàn Đặc Vụ 314.
Hải Quân.
Cùng nhịp phát triển với quân
chủng Lục Quân và Không Quân,
đầu năm 1969, Hải Quân liên tiếp tiếp nhận
tàu chiến của các Giang Đoàn 91,
533, 534, 574, và 591 của Hải Quân Hoa
Kỳ.
Với quân số hơn 40.000, ngoài
các đơn vị yểm trợ hành chánh,
nhân viên, huấn luyện, tiếp vận (có
Hải Quân Công Xưởng), Hải Quân tổ
chức 3 lực lượng tác chiến:
- Thứ nhất. Hành Quân Lưu Động
Sông, với 14 Giang Đoàn trang bị khoảng
260 chiến đỉnh.
- Thứ hai. Hành Quân Lưu Động biển với 1
Hạm Đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục
hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ
chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm, và giang
vận hạm.
- Thứ ba. các Lực Lượng Đặc Nhiệm 211 Thủy Bộ
với 6 Giang Đoàn, 212 Tuần Thám với 12
Giang Đoàn, 214 Trung Ương với 6 Giang
Đoàn, và Liên Đoàn Người
Nhái. (Tôi nhớ có Lực Lượng Đặc
Nhiệm 213, nhưng trên tài liệu thì
không thấy)
*****
4. Tôi bị bức tử!
....... định mệnh đã
đưa kẻ thù của dân tộc đến trước mặt
tôi (lúc quân đội cộng sản bao
quanh thủ đô Sài Gòn). Đó
là "một thanh niên" lớn hơn tôi 7
tuổi (quân đội cộng sản thành lập năm
1945). Hắn được lãnh đạo bởi một người
(ông Hồ Chí Minh) khi sống trên đất
Pháp và đất Nga, đã cố
tình thay đổi hệ thần kinh với những "gen" hiền
hòa đạo nghĩa của dân tộc Việt trong đầu
ông ta, bằng hệ thần kinh với những "gen" độc
tài tàn bạo thời Mông Cổ xâm
lăng cai trị một phần Âu-Á. Ngôn từ
chính trị ngày nay gọi đó
là bản chất độc tài, ngoan cố, và
lừa dối. Dưới người đó là một
nhóm thuộc hạ (bộ chính trị cộng sản),
thực hiện bản chất của ông ta, bản chất của độc
tài, và luôn luôn lừa dối
ngay cả bản thân họ, thì đâu
có ai dưới quyền họ mà tránh
được. Vì vậy mà hắn bị ngập chìm
trong bản chất lừa dối một cách tinh vi của
nhóm người kia, để tưởng hắn là anh
hùng cứu nước cứu dân, và hắn trở
nên hung hăng khát máu.
Hắn sẳn sàng đánh tôi ngay trong gian nhà chánh (thủ đô Sài Gòn) của tôi. Tôi đã sẳn sàng đánh lại hắn. Những cơ bắp có trách nhiệm cung cấp thức ăn nước uống với súng đạn cho tôi (ngành Tiếp Vận), đã dự trữ trong thủ đô và vùng đồng bằng Cửu Long, đủ cho tôi đánh với hắn 60 ngày mới cần tiếp tế.
Lúc bấy giờ, có thể có nhiều
bạn chưa rõ lắm về sức mạnh của tôi. Xin
thưa rằng, tôi có đến :
- Hơn 2 triệu cánh tay (1 triệu quân).
- Gần 2 triệu khẩu súng cầm tay.
- 1.200 xe chạy xích, kể cả chiến xa M48.
- Hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 xe kéo
đến 175 ly cơ động.
- 40.000 xe chạy bánh.
- 1.600 chiến hạm chiến đỉnh.
- Hơn 2.000 phi cơ.
Tôi có một hệ thống quân trường, đào tạo từ anh chiến binh đến vị lãnh đạo chỉ huy cấp Sư Đoàn Quân Đoàn, chuyên viên các ngành chuyên môn, và toàn bộ sĩ quan tham mưu. Tôi có 3 trung tâm điện toán quản trị con người, quản trị quân dụng, quản trị tài chánh. Tôi có một hệ thống quân y bảo vệ sức khoẻ toàn quân.
Tôi đã đánh và đánh thắng hắn nhiều trận lừng danh, đặc biệt là Tết Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Vậy mà bây giờ, tôi không
được đánh hắn, vì "cha mẹ cũ" của
tôi là Tổng Thống Thiệu và Đại
Tướng Viên đã cao bay xa chạy rồi,
còn "cha mới" của tôi là Tổng
Thống Minh, đã ra lệnh trên hệ thống
truyền thanh Sài Gòn, bảo tôi:
- Không được đánh hắn!
- Phải buông súng xuống!
- Phải giao súng đạn cho hắn!
Quí bạn nghĩ xem, còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của tôi nữa đây! Và nỗi đau này đã chồng lên nỗi đau đang day dứt, bởi một phần hệ thần kinh của tôi (những vị lãnh đạo, những vị có quân có quyền trong tay) đã bỏ lại hằng chục ngàn, hằng trăm ngàn, thậm chí hằng triệu tế bào, để chạy khỏi quê hương trước khi hắn đến. Chừng như chỉ có nhóm hệ thần kinh đó khôn ngoan hơn nhóm hệ thần kinh còn lại, khôn ngoan hơn hằng triệu quân nhân trong tình cảnh "rắn mất đầu" nhưng vũ khí vẫn trong tay! Chắc quí bạn không ai là không nhớ rằng, một số thần kinh chính (5 vị Tướng và hằng trăm sĩ quan các cấp) trong nhóm hệ thần kinh còn lại của tôi, đã tự cắt đứt cuộc sống (tuẫn tiết) làm cho tôi vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục. Chính nhờ lòng dũng cảm cao cả đó, giúp tôi khôi phục được lòng hảnh diện của mình đối với những anh bạn đã một thời giúp tôi ngăn chận kẻ cướp. Tôi không hổ thẹn với tổ tiên, với hồn thiêng sông núi Việt Nam, và nhất là không hổ thẹn với tất cả những tế bào của tôi đã hi sinh trên khắp các trận tuyến, từ quân sự, chính trị, đến kinh tế, văn hoá xã hội. Nếu không, tôi sẽ tủi nhục biết dường nào!! Và hành động đó, tiếp tục soi sáng thêm dòng lịch sử oai hùng của tổ quốc, tiếp tục nâng cao thêm tinh thần bất khuất của những anh hùng dân tộc "thành mất chết theo thành". Đó, chính là ánh sáng của chính nghĩa quốc gia dân tộc mà chiến sĩ và toàn dân, đã dốc lòng phụng sự, và sẽ không bao giờ ngưng nghỉ nếu như dân tộc Việt Nam chưa được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị theo nguyện vọng của mình.
Tôi là một thanh niên 23 tuổi, nhưng tôi có một sức mạnh phi thường, một tinh thần chiến đấu dũng cảm mà lâu nay hắn rất ngại đánh nhau với tôi, trong khi hắn sẳn sàng chấp nhận đánh nhau với anh bạn Mỹ cho dù anh bạn Mỹ rất mạnh về hỏa lực, "chỉ vì anh bạn Mỹ hiểu hắn không bằng tôi hiểu hắn". Nhưng mà, lệnh là lệnh!
Lệnh bắt tôi phải buông súng!
Lệnh bắt tôi phải giao súng cho hắn,
mà hắn là kẻ thù của dân
tộc! Ôi!........
Vậy là, tôi bị bức tử rồi các bạn
ơi!
Tôi chết, nhưng những tế bào của
tôi không thể chết.
Lời cuối của tôi, là các bạn hãy cùng nhau góp sức giải thể chế độ độc tài cộng sản, để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, dân tộc được ấm no hạnh phúc phù hợp với nguyện vọng của toàn dân, nhưng không hành động trả thù, vì cuối cùng, tất cả chúng ta đều là người Việt Nam. Nhưng đói với tất cả thành viên Bộ chính trị từ khoá đầu đến khóa đương nhiệm phải truy tố ra toà, vì họ là những người có thẩm quyền hoạch định và điều khiễn chính sách độc tài diệt chủng, đẩy dân tộc vào thảm cảnh tàn khốc trong nửa cuối thế kỷ 20.
Chúc quí bạn an lành, thành công. Tôi sẽ luôn luôn soi sáng cho .. quí ... bạn.
Vĩnh ... b.i..ệ...t....!!!
Houston, mùa đông 2001
Trân trọng cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương (Anh quốc), về một số tài liệu sử dụng trong bài này.
Phạm Bá Hoa (K5)
Xin mời đọc tiếp bài:
- Chân
Dung
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
- Chân
Dung
Những Người Vợ Lính Việt Nam Cộng Hòa
- Dù
thế nào Anh vẫn nhận ra Em
cùng một tác giả
Nguồn:http://www.dianhanhvanhoaquoste.orgThiếu tướng Lê Minh Đảo
và sư đoàn 18 bộ binh:
cuộc chiến đấu cuối cùng ở Xuân
Lộc
» Tác
giả: Phạm
Phong Dinh
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo
1.
Phần 1
(Trích trong Thiên
Hùng Ca Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa)
Ba mươi năm, kể từ ngày 30.4.1975,
Việt Nam Cộng Hòa ngừng tồn tại, những
người lính Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa bị buộc phải buông súng
một cách ngỡ ngàng, phải đi
vào những trại tù của phía
được gọi là “chiến thắng” một cách
uất hận. Kể từ cái khoảnh khắc đau thương
đó, cho mãi đến tận hơn một phần tư
thế kỷ sau, những nhà viết sử cộng sản vẫn
ra rả lăng mạ và sĩ nhục những người
lính tạm gọi là “bại trận” của
QLVNCH, bằng tất cả những phương tiện ma
øcó thể giúp họ phun nọc đầu
độc thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam sau
chiến tranh. Truyền thông, sách
báo, nhà văn (văn nô “phản
kháng” lẫn “phản tỉnh”), là những
công cụ cực tốt để làm cái loa
tuyên truyền, bôi nhọ và
bóp méo lịch sử. Cộng vào
đó, phải kể đến một khối lượng cực nhiều
sách báo của thế giới phương
Tây, qua lăng kính và
tài liệu của khối cộng, thân cộng,
thiên cộng, phản chiến và trở cờ,
cũng tàn nhẫn tham gia vào
cái trò chơi nhục mạ một quân
đội bị bức tử một cách oan ức. Là
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Quân lực ấy, và những người
lính ấy chỉ có mỗi một lỗi lầm duy
nhất, là đã dám anh dũng
đương đầu với hai thế lực cực lớn để bảo vệ một
nửa nước Việt Nam, mà đã bị hai thế
lực ấy chia cắt ngày 20.7.1954 tại hội nghị
Geneva. Sau ba mươi năm, người ta đã thấy
rõ ràng, là Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa phải nỗ lực chống trả đại
khối cộng sản quốc tế mười ba nước, trong
đó cộng sản và quân đội Bắc
Việt được dùng làm những tên
lính tiền phong xung sát, thực hiện
sách lược “Dùng người Việt giết
người Việt” của đại khối ấy. Trong ròng
rã hơn hai mươi năm, từ năm 1954 đến năm
1975, những người lính quá đỗi khổ
ải của chúng ta không những đem xương
máu ngăn chống những cơn sóng
bão lửa của chiến tranh ngoài tiền
tuyến, mà còn phải đau đớn hứng chịu
những nhát đâm chí mạng từ
phía sau lưng từ phía những người
gọi là bạn và bọn nội thù
thân cộng, phản chiến và theo cộng.
Rồi khi đã gục ngã một cách
không mong muốn, thì những bầy quạ
đen, những con kên kên từ khắp mọi nẽo
đường thế giới xúm nhau vào
làm cái việc an táng cuối
cùng quân lực một thời kiêu
hùng ấy. Bằng những cái mỏ khoằm
khoằm, từ đó vang vọng những lời lăng mạ
thật kinh tởm. Và bằng những cái
móng vuốt nhọn bén như dao, muốn
chôn vùi những chiến tích lừng
lẫy của những người lính chúng ta
vĩnh viễn vào quá khứ . Nhưng
có phải là người lính Việt
Nam Cộng Hòa đã thực chết hay
không? Và những người gọi là
“chiến thắng”, dành quyền sĩ nhục người bại
trận, có phải thực sự chiến thắng hay
không?
Cộng sản Hà Nội nên nhớ lại
cơn ác mộng chiến bại Mùa Hè
Đỏ Lửa 1972 và cuộc không tập mười
hai ngày đêm trên lãnh
thổ Bắc Việt trong mùa Giáng Sinh
cuối năm ấy. Ngày cuối cùng cộng
quân chỉ còn đúng sáu
chiếc hỏa tiễn Sam, lãnh đạo Hà Nội
với những anh Ba anh Tư, và những ông
tướng huyền thoại đang chuẩn bị trói
mình đầu hàng vô điều kiện.
Thì người ta đã dễ dàng
dành cho họ một con đường sống bằng Hiệp
Định Paris ký với nhau ngày
27.1.1973. Như vậy, chỉ trong vòng
có mười hai ngày thôi,
quân đội Hoa Kỳ đã có thể
nhanh chóng tống táng chế độ cộng
sản cùng hung cực ác Hà Nội
xuống tận đáy địa ngục nếu muốn. Thì
có vinh dự gì mà bọn cộng sản
Bắc Việt còn có can đảm vỗ ngực
chiến thắng và nguyền rủa những người
lính Việt Nam Cộng Hòa kém
may mắn. Cái “chiến thắng” mà
chúng cứ ra rả ngày đêm chưa
thấy mỏi mệt, thực chất chỉ là một
màn trình diễn của những con người
chiến bại tinh thần, luôn luôn cảm
thấy xấu hổ và mặc cảm thua kém mọi
bề từ tận đáy thâm tâm của họ.
Nhưng dù sao thì sau ba mươi năm,
gió cũng đã đổi chiều. Bên
cạnh hàng ngàn cuốn sách
mà chúng ta vừa nhắc đến ở
trên, đã xuất hiện ngày
càng nhiều những cuốn sách mới được
viết từ những sử gia Tây phương, với
cái nhìn vô tư hơn và
ít thiên kiến hơn để thẩm định lại
những sự thực lịch sử trong cuộc chiến tranh Việt
Nam. Nhờ vào những tài liệu khổng lồ
đã được giải mật trong các văn khố
của Hoa Kỳ, cũng như của Nga, mà trước năm
1990 là Liên Xô, những
nhà viết sử đã được đi thẳng, hay
nói thật đúng là đã
bới móc sâu vào tận
cùng những bí mật hiểm hóc
nhất, để trưng ra cho công luận thế giới
những khía cạnh đứng đắn nhất của lịch sử.
Những sử gia Hoa Kỳ, mà trong những thập
niên trước đây đã cho ấn
hành những cuốn sách đầy dẫy
thiên kiến, lệch lạc, chưa nói đến sự
ấu trĩ. Có lẽ là vì
lúc đó người ta cần phải bào
chữa cho những điều mà chính phủ của
họ đã theo đuổi. Hoặc biện hộ cho sự nhượng
bộ khối cộng. Hay tàn nhẫn hơn, trút
mọi lỗi lầm và sự hèn nhát
của họ vào một đối tượng tế thần là
nước Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng dần dần rồi
cũng có những sử gia có lương
tâm và tỉnh táo hơn, đã
tận tụy tìm kiếm tài liệu từ cả hai
phía, đã phân tích
và gạt ra ngoài những định kiến, chỉ
chắt lọc những dữ kiện. Từ những dữ kiện
đó, chúng đủ nói lên
được nhiều điều chưa từng được nói.
Từ những ký ức đau buồn của một lần
gọi là bại trận của một người lính,
từ những hoài cảm về những trang chiến sử
chói lọi của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa, chúng tôi đã may
mắn nhận được vài chục trang biên
khảo của sử gia Hoa Kỳ, ông George Jay Veith
viết về Sư Đoàn 18 Bộ Binh và Thiếu
Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn
trong cuộc chiến đấu cuối cùng tháng
4.1975 mà ông đã đặt tựa
là “Fighting is an Art: The ARVN Defense of
Xuan Loc, April 9- 21, 1975” (Chiến Đấu Là
Một Nghệ Thuật: Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa Phòng Thủ Xuân Lộc, từ 9 -
21.4.1975). Sử gia Jay Veith đã không
gặp phải khó khăn lắm trong vấn đề
nghiên cứu các tài liệu viết
bằng tiếng Việt từ hai phía, vì nhờ
có một sử gia Hoa Kỳ cộng tác,
ông Merla L. Pribbenow, rất thông thạo
Việt ngữ. Ông Pribbenow là một
nhân viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ từ
năm 1970 đến năm 1975, từng dịch sang Anh ngữ
nhiều tài liệu và sách Việt
ngữ viết về chiến tranh Việt Nam. Trong thư mục
tham khảo nguồn tài liệu hay trực tiếp
phỏng vấn phía Việt Nam Cộng Hòa,
chúng tôi ghi nhận các
tác giả: Đại Tướng Cao Văn Viên,
Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Thiếu Tướng
Lê Minh Đảo, Chuẩn Tướng Trần Quang
Khôi, Đại Tá Hứa Yến Lến, Phạm Huấn,
Hồ Đinh, Nguyễn Đức Phương và Phạm Phong
Dinh. Về phía nguồn tài liệu Bắc
Việt, hầu hết các nhân vật cao cấp
từng viết sách về chiến tranh Việt Nam như
Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng,
Trần Văn Trà, Hoàng Cầm, Đào
Đình Luyện, Nam Hà, v.v...
Trong bài biên khảo khá
dài này, sử gia Jay Veith đã
diễn tả lại rất tỉ mỉ những chuẩn bị chiến tranh
từ hai phía. Một bên là
Quân Đoàn 4 Cộng Sản Bắc Việt, với
các Sư Đoàn 6, 7 và 341 dưới
quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Hoàng Cầm,
một danh tướng của cộng quân, với sự
giám sát và hỗ trợ của Tướng
Trần Văn Trà, Tư Lệnh Lực Lượng Quân
Giải Phóng Miền Nam, thuộc Trung Ương Cục
Miền Nam. Cấp cao hơn nữa là Bộ Tư Lệnh
Chiến Dịch Nguyễn Huệ (trong tháng 4.1975
đổi thành chiến dịch Hồ Chí Minh) do
Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy. Rồi cao hơn hết
là Bộ Chính Trị tại Hà Nội do
“anh Ba” Lê Duẫn chỉ đạo nghệ thuật. Một
bên là Sư Đoàn 18 Bộ Binh
thiếu thốn quân số vì những trận
đánh liên miên từ đầu năm 1975,
với Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo
cùng các đơn vị tăng phái như
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Đại Tá
Nguyễn Văn Đỉnh; Địa Phương Quân và
Nghĩa Quân Long Khánh dưới quyền của
Đại Tá Tỉnh Trưởng Phạm Văn Phúc,
Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu
Tá Vương Mộng Long mới vừa từ tỉnh Quảng
Đức băng rừng về đến. Cấp chỉ huy trực tiếp của
Thiếu Tướng Đảo là Trung Tướng Nguyễn Văn
Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III
& Quân Khu III, sau khi đồng ý
trả Trung Đoàn 48 của Trung Tá
Tá Trần Minh Công từ Tây Ninh
về cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh, thì
ông đã phải rất bận rộn với những
điều động và bố trí khác,
đã mặc nhiên giao phó mặt trận
Long Khánh cho Thiếu Tướng Đảo. Cấp chỉ huy
cao hơn nữa là Bộ Tổng Tham Mưu thì
cũng đang bù đầu tái tổ chức
các đơn vị di tản từ Quân Khu I
và Quân Khu II về. Vị Tổng Tư Lệnh
Tối Cao QLVNCH là Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu cũng chẳng ra một lệnh cần thiết nào
cho Thiếu Tướng Đảo.
Như vậy, ở cương vị Tư Lệnh Sư Đoàn,
Thiếu Tướng Đảo đã gánh vác
sức nặng của cuộc chiến cuối cùng, đương
đầu với một quân đoàn hùng hổ
quân cộng cùng một hệ thống chỉ huy
chằng chịt và hung hãn. Thiếu Tướng
Đảo đã nói với ông Jay Veith:
”Tướng Toàn đang rất bận rộn tổ chức
phòng thủ Sài Gòn,
trông cậy tôi lo liệu chuyện Sư
Đoàn 18 Bộ Binh và khu vực
trách nhiệm. Tôi không nhận
được lệnh nào từ Tổng Thống Thiệu và
Bộ Tổng Tham Mưu trong việc phòng thủ
Xuân Lộc. Đối với tôi thì
chuyện này cũng dễ hiểu, vì
tính linh động mềm dẽo của QLVNCH, trong
khi phía cộng sản, không một
cá nhân nào có thể thực
hiện mọi quyết định tự ý được”. Điều
mà Jay Veith muốn nhấn mạnh ở đây
là nghệ thuật phối trí và chỉ
huy chiến trận của cả hai phía. Một
phía là những tập hợp gọi là
“đỉnh cao của trí tuệ”. Còn một
phía, chỉ duy nhất một danh tướng của VNCH
là Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Một cuộc
đọ sức đọ trí giữa các cấp chỉ huy
cộng quân và cấp chỉ huy một sư
đoàn QLVNCH trong vòng mười hai
ngày đêm, mà chiến thắng vang
dội của phía số ít đã
làm rúng động thế giới và
làm cho các quân đoàn
cộng quân phải xáo trộn, Tướng
Hoàng Cầm bị thay thế bằng chính
Tướng Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền
Nam Trần Văn Trà. Rồi Trần Văn Trà
cũng chẳng làm nên được cơm
cháo gì, buộc phải rời bỏ chiến
trường Xuân Lộc đi vòng xuống
Biên Hòa tiến đánh Sài
gòn. Như vậy có vinh quang gì
không, khi tướng lãnh cộng sản viết
sách ngợi ca chiến thắng (giả tạo và
được người Mỹ ban tặng).
Trong những ngày Quân
Đoàn I và Quân Đoàn II
di tản về miền duyên hải và cố gắng
tìm về khu vực Quân Khu III,
thì các Sư Đoàn 5, 18
và 25 của Quân Đoàn III
đã có những trận đánh với
cộng quân và chịu nhiều thiệt hại.
Nhưng những trận đánh này đã
rất mờ nhạt trong những tin tức chiến sự
hàng ngày, vì hậu phương
và giới truyền thông báo
chí đang chú tâm theo
dõi cuộc di tản của quân dân từ
miền cao nguyên và miền Trung
vào. Cho nên khi mặt trận Long
Khánh nổ lớn tại thành phố
Xuân Lộc, thì người ta mới lại
chú ý đến Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
Người ta không được biết rằng, quân số
của sư đoàn đã sụt xuống mức
báo động. Nhiều tiểu đoàn quân
số 450 người, khi trận Xuân Lộc bắt đầu, chỉ
có không quá 350 chiến binh.
Một tiểu đoàn gồm bốn đại đội, mỗi đại đội
quân số đầy đủ phải trên 150 người.
Giờ đây mỗi đại đội chỉ có
không quá 100 chiến binh, nhưng phải
cáng cáng công việc gấp rưỡi.
Có nghĩa là người lính QLVNCH
phải đổ máu xương gấp rưỡi để giữ vững
Xuân Lộc. Nếu diễn tả lại diễn tiến trận
đánh kéo dài từ những
ngày Sư Đoàn 18 Bộ Binh giao chiến
với các Sư Đoàn 6 và 7 BV
trong lãnh thổ tỉnh Long Khánh cho
đến ngày nổ ra trận Xuân Lộc từ
ngày 9.4.1975 thì có lẽ phải
cần một cuốn sách dày vài
trăm trang. Chúng tôi chỉ xin được
lược diễn lại những giai đoạn quan trọng nhất
và xin được chú trọng vào
những diễn biến nổi bật, cũng như những con người
và những yếu tố làm nên
thành chiến thắng Xuân Lộc.
Cấp chỉ huy chiến trường của quân
cộng
Để biết Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư
Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã
đánh cho bọn tướng tá Hà Nội
thua xiểng liểng đến như thế nào,
chúng ta hãy cùng điểm một
vài khuôn mặt cấp chỉ huy của địch
quân trực tiếp hay gián tiếp trong
trận đánh Xuân Lộc. Người chịu
trách nhiệm mặt trận Long Khánh
là Thiếu Tướng Hoàng Cầm. Tướng Cầm,
bí danh Nam Thạch, từng tham dự trận Điện
Biên Phủ năm 1954, lúc đó
ông làm Tiểu Đoàn Trưởng, trực
thuộc trung đoàn mà đã
xông vào trung tâm và
bắt sống được tướng Tư Lệnh De Castries. Trong
cuộc chiến tranh Việt Nam, Tướng Cầm làm Tư
Lệnh Sư Đoàn 312 nổi tiếng thiện chiến, rồi
được điều làm Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bắc
Việt, khi sư đoàn này thành
lập ngày 2.9.1965. Trong mùa
hè 1973, Tướng Cầm được đề bạt lên
làm Tham Mưu Trưởng Trung Ương Cục Miền
Nam, và chức vụ cuối cùng là
Tư Lệnh Quân Đoàn 4 cộng sản BV nhận
lệnh tấn công Xuân Lộc để mở toang
cánh cửa tiến xuống Sài Gòn.
Quân Đoàn 4 của Tướng Hoàng
Cầm gồm các Sư Đoàn 6, 7 và
341.
Sư Đoàn 341 là một trong
những sư đoàn non tuổi đời nhất so với
các sư đoàn kỳ cựu như Sư
Đoàn 2, 3, 304, 308, 324, 325, v.v.. Đại
Tá Trần Văn Trấn được gọi nắm sư
đoàn cuối năm 1973. Trước đó Trấn
làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1BV và bị
quân ta bắt làm tù binh trong
năm 1970. Trấn đã khôn khéo
dấu tung tích, chỉ khai là
nhân viên quân y. Khi Hiệp Định
Paris ký kết, hai bên trao trả
tù binh, Trấn trở về Bắc và nhanh
chóng được giao cho nắm Sư Đoàn 341.
Thông thường thì một cán bộ
tù binh được trả về Bắc, rất có
nhiều triển vọng được các đồng chí
Hà Nội cho vô nằm nhà
đá đếm lịch, nhưng trường hợp của Trấn lại
là ngoại lệ. Tháng 2.1975, Đại
Tá Trấn nhận lệnh đưa SĐ 341 vào
Nam. Binh đội sư đoàn được 500 chiếc xe vận
tải theo đường Hồ Chí Minh vào đến
khu vực Quân Khu 7 của cộng quân, bao
gồm hầu hết lãnh thổ Quân Khu III của
Việt Nam Cộng Hòa. Ở đây, Đại
Tá Trấn cùng ban tham mưu của
ông ta được lệnh điều nghiên chiến
trường Long Khánh, đặc biệt thám
sát địa thế thành phố Xuân
Lộc, để chờ Sư Đoàn 7 CSBV từ miền
Lâm Đồng đổ xuống làm nỗ lực
chính cường tập.
Viên phụ tá Tư Lệnh Mặt Trận
Long Khánh là Tướng Bùi
Cát Vũ chịu trách nhiệm các
kế hoạch hành quân của Sư Đoàn
7 Cộng sản Bắc Việt. Tư Lệnh sư đoàn
là Lê Nam Phong, biệt danh “Nam Lửa”
(Fiery Nam), vì tính khí
nóng nảy, người gốc Nghệ An. Sư Đoàn
7 Bắc Việt là một sư đoàn cứng của
cộng quân, từng tham dự những trận
đánh lớn ở An Lộc, Phước Long. Cho
nên nó được chọn làm nỗ lực
chính công phá chiến tuyến
Xuân Lộc của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo.
Sau khi tỉnh Ban Mê Thuột của Quân Khu
II rơi vào tay địch quân trong đầu
tháng 3.1975, thì Tướng Hoàng
Cầm đề nghị cho quân đoàn của
ông ta đánh tràn xuống
Quân Khu III của Việt Nam Cộng Hòa,
với sự hỗ trợ của Tư Lệnh Quân Giải
Phóng Trần Văn Trà. Nhưng Lê
Duẫn, tán đồng ý kiến của Tướng Văn
Tiến Dũng, đã ra lệnh cho Sư Đoàn 7
hành quân lên đánh chiếm
tỉnh Lâm Đồng, chờ các quân
đoàn khác đánh chiếm miền
duyên hải Quân Khu II, rồi cùng
vào đánh Xuân Lộc. Nhưng sau
này, khi Lê Duẫn nhận thấy
tình hình quá suy sụp của
VNCH, liền lệnh cho Phạm Hùng, Ủy
Viên Chính Trị Trung Ương Cục Miền
Nam lợi dụng sự hỗn loạn ấy để đánh xuống
phía Nam. Vì vậy Sư Đoàn 7
Bắc Việt đang hành quân lên
Lâm Đồng nhận lệnh trở xuống Long
Khánh. Sư Đoàn 6 cộng quân
hình thành từ tháng 8.1974,
là sư đoàn nhẹ chỉ có hai
trung đoàn được cấu thành từ
các đơn vị độc lập trong Quân Khu 7,
hoạt động trong quân khu. Tướng Tư Lệnh
là Đặng Ngọc Sĩ, từng làm Tư Lệnh Sư
Đoàn Đặc Công 27.
Những trận đánh đầu năm 1975
Các đơn vị của Sư Đoàn 6
và 7 cộng quân đã từng giao
tranh ác liệt với Sư Đoàn 18 Bộ
Binh, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân
trong khu vực Long Khánh, trong lúc
quân dân Quân Khu I và II
đang ùn ùn đổ về Quân Khu III,
và trước khi nổ ra chiến cuộc Xuân
Lộc. Một buổi họp quan trọng giữa Tướng Bùi
Cát Vũ, Tướng Lê Đức Anh, Tư Lệnh
Phó B2 (Cao Nguyên) và Tướng
Lê Nam Phong, Sư Đoàn 7 BV được giao
trách nhiệm đánh thông Quốc Lộ
20 từ hướng Bắc quận Túc Trưng đến Phương
Lâm. Để làm được điều này,
Tướng Nam Lửa phải đánh chiếm cho được quận
Định Quán và tiêu diệt Chi
Khu. Ngày 17.3.1975 tiếng súng của
giặc bắt đầu nổ rền trời Định Quán.
Quân cộng đụng phải chiến tuyến rất cứng của
các chiến sĩ Địa Phương Quân &
Nghĩa Quân trong Chi Khu, với hỗ trợ
vòng ngoài của Tiểu Đoàn 2,
Trung Đoàn 43, thuộc SĐ18BB, dưới quyền chỉ
huy của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế. Thiếu
Tướng Lê Minh Đảo đã cẩn thận gửi
tiểu đoàn thiện chiến nhất của ông
lên giữ con lộ 20 huyết mạch này.
Các chiến sĩ Đại Đội 377 Địa Phương
Quân, dù quân số và vũ
khí ở thế hạ phong, vì quân
giặc quá đông cộng với chiến xa yễm
trợ, nhưng đã anh dũng giữ vững được cao
điểm bảo vệ Chi Khu trong vòng hai
ngày. Chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/43 cũng
bận rộn chống trả những làn sóng tấn
công điên cuồng của địch, nhưng cuối
cùng buộc phải rút về một cụm đồi
không cao lắm ở hướng tây, cách
thị trấn lối vài cây số, một điểm cao
nhìn xuống con sông La Ngà.
Trung Đoàn 209 BV tiếp tục tấn kích
Tiểu Đoàn 2/43. Thiếu Tá Chế
cùng chiến hữu giữ vững cao điểm dưới
áp lực rất nặng của quân cộng. Thiếu
Tá Chế cho hai khẩu pháo 105 ly
chúc mũi bắn trực xạ bằng đầu đạn Beehive
chống biển người. Trong vòng vây
trùng điệp của giặc, tiểu đoàn hao
mòn dần.
Vận rủi lại giáng thêm một
đòn chí mạng lên chiến sĩ
SĐ18BB, khi một chiếc F-5 ném bom lầm
lên đầu quân ta. Con số thương vong
của tiểu đoàn qua những ngày giao
tranh đã lên đến 80 người, Thiếu
Tá Chế nghiến răng quyết không nhường
một tấc đất cho giặc dù ông có
hy sinh trên cao điểm này, nhưng
Thiếu Tướng Đảo đã lệnh cho Thiếu Tá
Chế dẫn quân về Núi Thị, cao điểm bảo
vệ phía Tây Xuân Lộc. Trung
Đoàn 209 BV thúc quân
đánh tới cầu La Ngà. Thiếu Tá
Lầu Vĩnh Quay, chỉ huy Địa Phương Quân gọi
pháo binh bắn ngay lên vị trí
của ông, giết chết nhiều địch quân,
nhưng chiếc cầu La Ngà vẫn lọt vào
tay địch. Gần như cùng thời điểm đó,
Tiểu Đoàn 3/43 của quân ta trấn giữ
quận Hoài Đức bảo vệ Tỉnh Lộ 303 trong tỉnh
Bình Tuy cũng bị quân cộng bức
thoái. Trong tình hình khẩn
trương đó, với Trung Đoàn 48
còn đang hành quân ở Tây
Ninh, Trung Đoàn 52 không thể rời
khỏi Xuân Lộc, nhận thấy quân ta bị
căng mỏng quá mức, Thiếu Tướng Đảo quyết
định gọi hai Tiểu Đoàn 1/43 và 4/43
rút quân về bảo vệ Xuân Lộc.
Như vậy phần phía Bắc của tỉnh Long
Khánh đã lọt vào tay giặc. Sư
Đoàn 18 Bộ Binh, từ ngày Thiếu Tướng
Đảo về làm Tư Lệnh tháng 4.1972,
là một trong hai lực lượng cơ động của
Quân Đoàn III (cùng với Lữ
Đoàn 3 Kỵ Binh của Chuẩn Tướng Trần Quang
Khôi) Đông xông Tây đụt,
Nam bình Bắc phạt trong phạm vi những tỉnh
Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy,
Tây Ninh và tăng viện liên
miên cho các sư đoàn bạn. Sức
người chiến sĩ có hạn mà cường độ
chiến tranh ngày càng nóng
đỏ, đến sắt thép cũng phải chảy mềm. Hầu
hết các sử gia Hoa Kỳ và phương
Tây không hiểu, không biết hoặc
không muốn biết người lính QLVNCH
đã chiến đấu đến tận cùng khổ ải như
thế nào. Thiên kiến trong sách
của họ là, quân ta “nhởn nhơ” trong
lúc quân Mỹ thiệt mất đến 58.000
người. Hình như họ không dám
đưa ra con số 250.000 chiến sĩ QLVNCH tử trận
và trên nửa triệu chiến sĩ thương
phế, để biện minh cho sự tháo chạy của
người Mỹ. Ít nhất thì sử gia Jay
Veith đã dành những hàng
trân trọng ngợi ca người lính của
chúng ta và dành cho
các anh một chỗ đứng xứng đáng trong
lịch sử.
Song song với hoạt động của Sư Đoàn
7 Bắc Việt, Sư Đoàn 6 BV cũng tấn
công các vị trí khác
của quân ta dọc theo khu vực Liên Tỉnh
Lộ 2 dẫn về phía Nam đến Bà Rịa,
đồng thời tấn chiếm các đồn Địa Phương
Quân & Nghĩa Quân tại Ngã
Ba Ông Đồn và Gia Ray. Vị trí
ĐPQ trên Núi Chứa Chan sau hai
ngày chiến đấu khốc liệt cũng chịu
rút bỏ. Sư Đoàn 6 Bắc Việt tiếp tục
áp lực một khu vực dài 50 cây
số phía Đông Xuân Lộc theo Quốc
Lộ 1 về Bình Tuy. Như vậy, ý đồ của
Tướng Hoàng Cầm là cô lập
Xuân Lộc với cao nguyên từ hướng Quốc
Lộ 20, với tiếp vận và tăng viện từ
Sài Gòn trên Quốc Lộ 1 ở
phía Nam, và với miền duyên
hải Quân Khu II cũng trên QL1 ở
phía Đông. Đến ngày 28.3.1975,
Sư Đoàn 7 cộng quân quặt lên
hướng Bắc tấn công tỉnh Lâm Đồng. Sai
lầm chiến thuật này đã buộc
quân địch phải trả một cái
giá, sau những ngày tháng
3.1975 thắng lợi. Thiếu Tướng Đảo lệnh cho Tiểu
Đoàn 2, Trung Đoàn 52, dưới quyền
của Đại Úy Huỳnh Văn Út và
Đại Đội 52 Trinh Sát tấn công
và tái chiếm được Núi Chứa
Chan. Khi quân của Đại Úy Út
tiến đánh một địa danh gọi là
Ngã Ba Cua Heo gây thiệt hại rất nặng
cho các đơn vị của Trung Đoàn 270,
thuộc Sư Đoàn 341BV, thì dân
chúng vùng Kiệm Tân hân
hoan đem tặng chiến sĩ SĐ18BB hai con bò
và 200.000 đồng để khao quân. Khi
nhận được tù binh gửi về, Thiếu Tướng Đảo
hết sức sững sốt nhìn những người bộ đội
với khuôn mặt sợ hãi, non choẹt ở
tuổi thiếu niên. Họ chỉ trong độ tuổi 16,
17, là những học sinh bị bắt vào
quân đội huấn luyện qua loa trong
vòng hai tuần lễ rồi bị dồn vào Sư
Đoàn 341. Qua hai mươi năm chiến tranh, bọn
lãnh đạo cùng hung cực ác
Hà Nội đã vét tới những người
thiếu niên cuối cùng ngoài
miền Bắc ném vào lò lửa miền
Nam, để thỏa mãn tham vọng điên rồ,
là làm cho máu dân tộc
chảy láng lênh thành cả một
đại dương thãm sầu, xương trắng chất chồng
cao dầy như dãy Trường Sơn. Tiếng kêu
khóc hai miền vang vọng lên đến
chín cõi trời, đến quỷ thần cũng
phải rùng mình.
2.
Phần 2
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo cố gắng
tái chiếm lại những cao điểm chung quanh
Xuân Lộc. Ông biết sớm muộn gì
rồi thì Xuân Lộc cũng là một
bãi chiến trường lớn, rất lớn, quyết định
số phận của Việt Nam Cộng Hòa. Gánh
nặng của cuộc chiến tranh hai mươi năm bây
giờ đang đè nặng lên vai ông,
một trong nhũng cây cột trụ cuối cùng
của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Với
sự ra đi của Sư Đoàn 7 BV, Sư Đoàn
18 Bộ Binh của chúng ta có được
những khoảnh khắc quí báu để
tái tổ chức, bổ sung quân số
và tái trang bị cho một cuộc thư
hùng mà sẽ rất đẫm máu. Bộ
Chính Trị cộng sản nhận định đã đến
lúc giáng một đòn quyết định
đánh gục Việt Nam Cộng Hòa. Bại
tướng Võ Nguyên Giáp trong hai
cuộc chiến Mậu Thân 1968 và
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 làm
báo cáo gửi lên Lê Duẫn,
Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản với những nhận
xét của ông ta như sau: “Vì sự
chiến đấu “yếu kém”, sự thiệt hại nặng nề
và tinh thần suy sụp của QLVNCH, thay
vì chờ đợi sự tập hợp các quân
đoàn, một cuộc cường kích của B 2
(tức các đơn vị cao nguyên) sẽ hủy
diệt được Thiệu. Khi quân đội VNCH “sợ
hãi” bỏ chạy, thì các đơn vị
đặc công và cảm tử đã đột nhập
được vào Sài Gòn, sẽ dậy
lên một cuộc “tổng... nổi dậy”, kết hợp với
các lực lượng bên ngoài
đánh vào”. Dường như ông
Giáp vẫn chưa học được bài học
và cơn ác mộng “tổng nổi dậy” của
ông ta. Ông ta cứ mơ tưởng ngày
đêm một cuộc tổng nổi dậy hoang tưởng,
ít nhất hai lần đã chôn
vùi tên tuổi huyền thoại của
mình trong năm 1968 và 1972. Khi
dân chúng miền Nam không chịu
tổng nổi dậy với binh đội miền Bắc, thì
Giáp đã ra lệnh cho quân
ông ta dội pháo làm cho nhiều
chục ngàn dân chúng các
thành thị năm 1968 và người
dân ba tỉnh Quảng Trị, Kontum, An Lộc năm
1972 phải tổng... nằm xuống vĩnh viễn một
cách oan khuất.
Thiếu Tướng Hoàng Cầm trong
ngày 3.4.1975 trở lại bộ Tư Lệnh Quân
Đoàn 4 Bắc Việt đóng về phía
Đông-Nam cầu La Ngà bắt đầu chiến
dịch Xuân Lộc. Sư Đoàn 7 BV đang
hành quân trên QL20 tiến về
Đà Lạt nhận lệnh quày trở lại. Sư
Đoàn 341 chịu trách nhiệm mở những
cuộc thám sát địa hình địa
vật. Sư Trưởng 341 (cách gọi Tư Lệnh sư
đoàn của phía cộng) Trần Văn Trấn,
Sư Phó, các Trung Đoàn Trưởng
vượt sông La Ngà gặp các
cán binh địa phương nhờ dẫn đường.
Ngày 5.4.1975, công cuộc nghiên
cứu địa thế, binh tình Sư Đoàn 18 Bộ
Binh và Tiểu Khu Long Khánh kết
thúc, trong đó, theo quân sử
phía cộng thì chỉ huy trinh
sát là Lê Anh Thiện đã
đột nhập vào đến chỗ cư ngụ của Tỉnh Trưởng
Long Khánh, Đại Tá Phạm Văn
Phúc. Ngày 6.4.1975 Bộ Tư Lệnh Sư
Đoàn 341BV gửi phúc trình
và kế hoạch tấn công. Quân
Đoàn 4 Bắc Việt chấp nhận. Trận thế chiến
tranh hình thành như sau: Trung
Đoàn 266 sẽ đánh chiếm các
mục tiêu trong thành phố. Trung
Đoàn 270 tấn kích Gia Tân
(vùng Kiệm Tân) và Núi
Thị, mà trên đó trấn
đóng một tiểu đoàn Pháo Binh
của SĐ18BB, một trung tâm Truyền Tin
và Tiểu Đoàn 2/43 của Thiếu
Tá Nguyễn Hữu Chế. Trung Đoàn 273 BV
làm lực lượng trừ bị, trong khi đó
Trung Đoàn Pháo Binh 55 BV phụ
trách yễm trợ hỏa lực, Tiểu Đoàn
Phòng Không 12 trách nhiệm
khống chế vùng trời. Hai Trung Đoàn
33 và 274 của Sư Đoàn 6 BV sẽ bao
vây Xuân Lộc ở phía Nam
và chận đánh quân ta ở
Ngã Ba Dầu Giây trên Quốc Lộ 1.
Sư Đoàn 7 BV làm nỗ lực chính
nhận lệnh đánh hủy diệt Trung Đoàn
48 của Đại Tá Trần Minh Công, Sư
Đoàn 18 Bộ Binh, từ đó chiếm lấy khu
vực Tân Phong ở mặt Nam Xuân Lộc. Tuy
nhiên sau đó kế hoạch thay đổi. Trung
Đoàn 165 của SĐ 7BV sẽ đánh
các đơn vị hậu cứ và Bộ Tư Lệnh của
SĐ18BB, cũng như chiến tuyến phía
Đông-Bắc Xuân Lộc do Trung Đoàn
52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng trấn giữ.
Trung Đoàn 209 Bắc Việt phải đánh
chiếm con đường QL 1 từ Suối Cát đến
Tân Phong, và Trung Đoàn 141
BV làm trừ bị. Như vậy trận thế bao
vây và tấn công của Quân
Đoàn 4 địch đã hình
thành, giống như cái miệng
túi đang dần thắt chặt lại. Chúng ta
hãy xem Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư
Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh sẽ vạch kế hoạch
chiến đấu và phòng thủ ở Xuân
Lộc như thế nào, mà sử gia Mỹ Jay
Veith đã gọi đó là một nghệ
thuật.
Nghệ thuật bố trí trận liệt của Bộ
Tham Mưu Sư Đoàn 18 Bộ Binh
Trong lúc Hoàng Cầm đang
ráo riết chuẩn bị kế hoạch đánh
Xuân Lộc, thì Thiếu Tướng Đảo
và Bộ Tư Lệnh của ông cũng rất bận
rộn thiết trí trận liệt phòng thủ
những cao điểm, yếu điểm chung quanh Xuân
Lộc và thị xã Xuân Lộc. Thiếu
Tướng Lê Minh Đảo sinh ngày 5.3.1933
tại Sài Gòn, nhưng các cụ
thân sinh thì gốc gác ở tỉnh
Long An. Tốt nghiệp Khóa 10 Trường
Võ Vị Quốc Gia Đà Lạt khi ông
vừa đúng hai mươi tuổi. Là một chiến
sĩ rất dũng cảm, chẳng mấy chốc mà số lượng
huy chương tưởng thưởng cho ông đã
đầy hết ngực áo. Nhưng với bản tính
khiêm tốn, hiếm khi người ta thấy ông
đeo những chiếc huy chương đó. Thiếu Tướng
Đảo là một trong những vị tướng đi
lên chức vụ của mình bằng những chiến
công ngoài chiến trường. Ông
đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng
trong quân đội, từng làm Tỉnh Trưởng
Chương Thiện và Định Tường. Đỉnh cao nhất
trong đời quân ngũ của ông khi
ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ
Binh từ tháng 4.1972, vinh thăng Chuẩn
Tướng tháng 11.1972 . Ngày
23.4.1975, Tổng Thống Trần Văn Hương gắn Bảo Quốc
Huân Chương và vinh thăng ông
lên Thiếu Tướng. Thiếu Tướng Đảo nổi tiếng
là một vị Tướng thanh liêm, cần mẫn,
năng động, kiên quyết và trí
dũng song toàn. Sĩ quan và binh sĩ
dưới quyền rất thương mến vị Tư Lệnh của họ,
vì Thiếu Tướng Đảo luôn quan
tâm chăm sóc đời sống thuộc cấp
và gia đình họ. Ông luôn
có mặt ở những vị trí tiền tuyến của
sư đoàn để nâng cao tinh thần chiến
binh. Nguyên tắc làm việc của
ông mà ông đòi hỏi
các cộng sự viên phải tuân thủ
là liên lạc xuống dưới ít nhất
hai cấp. Thí dụ, một Trung Đoàn
Trưởng phải nắm được tình hình tận
cấp Đại Đội, hay thấp hơn nữa. Với hệ thống
làm việc sát cánh này,
tinh thần binh sĩ lên rất cao, vì
lúc nào họ cũng nghe thấy cấp
trên đang có mặt bên cạnh. Họ
đền đáp sự quan tâm ấy bằng những
chiến thắng vang dội và lòng trung
thành tuyệt đối.
Phụ tá cho Tư lệnh là một
giàn sĩ quan xuất sắc. Đại Tá Hứa
Yến Lến, Tham Mưu Phó kiêm Tham Mưu
Trưởng/Hành Quân/SĐ18BB, cánh
tay phải của Thiếu Tướng Đảo, cùng chia xẻ
gánh nặng chiến cuộc trong những
ngày tàn khốc. Đại Tá Lến
trong suốt đêm 20.4.1975 triệt thoái
ra khỏi Xuân Lộc đã đảm nhận trọng
trách bảo toàn đoàn cơ giới
cồng kềnh của Sư Đoàn, trong đó
có hai khẩu đại bác 175 ly của
Quân Đoàn III, và ông
đã đem toàn bộ đoàn cơ giới
ấy nguyện vẹn về được căn cứ Long Bình,
Biên Hòa. Trấn đóng ở những
điểm trọng yếu bảo vệ Xuân Lộc, là
những cấp chỉ huy trẻ tài giỏi của QLVNCH,
với Đại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung
Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43; Trung
Tá Trần Minh Công, Trung Đoàn
Trưởng Trung Đoàn 48 và Đại
Tá Ngô Kỳ Dũng, Trung Đoàn
Trưởng Trung Đoàn 52. Thiếu Tướng Đảo đặc
biệt để ý nâng đỡ các sĩ quan
cấp thấp và trao gắn cấp bậc vinh thăng
lên nắm những tiểu đoàn. Với
giàn sĩ quan trung đoàn, tiểu
đoàn đầy tài năng, Thiếu Tướng Đảo
có thể yên tâm nghênh
chiến quân cộng. Vị chỉ huy lực lượng Địa
Phương Quân & Nghĩa Quân Long
Khánh cùng hợp tác
phòng thủ Xuân Lộc là Đại
Tá Phạm Văn Phúc. Đại Tá
Phúc xuất thân từ binh chủng Biệt
Động Quân, nổi tiếng là một sĩ quan
xuất sắc và rất dũng cảm. Ông được
điều về làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu
Trưởng Long Khánh từ ngày 1.4.1975.
Một thời điểm đã quá muộn để
ông có thể chấn chỉnh nâng cao
tinh thần và khả năng chiến đấu của
các chiến sĩ diện địa. Vị tỉnh trưởng tiền
nhiệm đã không chăm sóc
đúng mức đời sống binh sĩ và
tìm hiểu tâm tư cùng
giúp đỡ ít nhiều gia đình của
họ. Nhưng được chiến đấu dưới quyền của một Đại
Tá Mũ Nâu trẻ, tận tụy trong tinh
thần huynh đệ chi binh, các chiến sĩ diện
địa đã đánh những trận long trời,
bắn cháy nhiều chiến xa địch và giữ
vững Xuân Lộc trong vòng mười hai
ngày đêm. Trong ngày di tản ra
khỏi Xuân Lộc, chiếc xe Jeep của Đại
Tá Phúc bị trúng một
trái B 40, ông bị thương nặng
và rơi vào tay giặc. Được
phóng thích từ trại tù cộng
sản sau năm 1975, Đại Tá Phúc hiện
vẫn còn sinh sống ở Việt Nam.
Cần phải kể thêm sự đóng
góp quan trọng và quyết định của Đại
Tá Hưng, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư
Đoàn 18 Bộ Binh, một sĩ quan Pháo
Binh ngoại hạng. Thiếu Tướng Đảo đặc biệt
dành cho Tướng Hoàng Cầm một
cái bẫy mà ông gọi là
“máy nghiền thịt”, với kế hoạch hỏa lực
kinh khủng trông cậy vào tài
năng của Đại Tá Hưng. Thiếu Tướng Đảo bố
trí các khẩu pháo của
ông như sau. Một khu vực “chết” nằm ở
bìa hướng Tây Xuân Lộc
mà sẽ bị 24 khẩu 105 ly và 12 khẩu
155 ly dội bão lửa xuống. Mười khẩu 105 ly
được di chuyển lên Núi Thị dưới sự
bảo vệ của Tiểu Đoàn 2/43 của Thiếu
Tá Nguyễn Hữu Chế. Hai khẩu 105 ly tăng
cường cho Trung Đoàn 43 của Đại Tá
Hiếu nằm trong Xuân Lộc. Hai khẩu
khác qua tăng cường cho Tiểu Khu Long
Khánh. Mười hai khẩu 105 ly được điều cho
Trung Đoàn 48 trấn đóng Đồi 300.
Chưa kể hai khẩu 175 ly của Quân Đoàn
III tăng phái sẵn sàng bắn xa đến
ít nhất 30 cây số để làm
câm họng các khẩu 130 ly của địch
được đặt gần Bộ Chỉ Huy của Tư Lệnh sư đoàn
tại ngã ba Tân Phong. Đại Tá
Hưng đích thân điều chỉnh tất cả
những khẩu đại pháo. Ông cho
các xe bulldozer ủi những hố sâu đặt
những khẩu pháo để che dấu. Những hố
pháo này ăn thông với những
hầm tránh pháo kích do
Công Binh thiết kế, để bảo vệ các
chiến sĩ Pháo Binh và kéo
những khẩu pháo vào ẩn trú
bên trong. Với sáng kiến này,
quân cộng khó có thể
phát giác vị trí Pháo
Binh của quân ta để dội đạn xuống hủy diệt,
trong khi đó thì những vị trí
pháo của chúng bị Pháo Binh
SĐ18BB pháo kích dữ dội, nhờ
các điểm cao quan sát của ta
báo cáo về khi phát
giác được. Để có thể dự trữ khối
lượng đạn pháo dành cho kế hoạch,
Tướng Đảo đã phải giảm mức tiêu thụ
hàng ngày xuống còn 20%. Với
sự phân tán các khẩu trọng
pháo của quân ta vào những vị
trí bí mật, đến ngày cộng
quân nổ súng tấn công,
chúng đã không hủy diệt được
pháo của quân ta, và Đại
Tá Hưng đã dội lửa xuống những con
sóng tấn công biển người của địch,
gây thiệt hại rất nặng cho chúng.
Song song đó, Thiếu Tướng Đảo cũng cho di
chuyển bộ binh ra nằm ngoài rìa thị
trấn, cho nên thiệt hại vì
pháo địch rất nhẹ khi chúng dồn hỏa
lực bắn vào trung tâm. Rồi khi
quân giặc ào ạt tràn
vào thành phố, lập túc bị
quân ta từ bên ngoài siết chặt
vòng vây tấn công ngược
vào làm bọn chúng hoảng loạn
bỏ chạy ra khỏi thành phố. Bản thân
Thiếu Tướng Đảo cũng di chuyển liên tục
trong ba bộ chỉ huy sư đoàn khác
nhau, cộng quân cứ bắn dò mãi
mà không tìm thấy ông.
Trong khi đó thì Thiếu Tướng Đảo
đang ung dung đứng dưới chiến hào với chiến
sĩ của mình. Thiếu Tướng Đảo đã cho
thiết lập ba Bộ Chỉ Huy ở ba vị trí
khác nhau, một đặt ngay trong tư dinh Tư
Lệnh trong Xuân Lộc, một tại Tân Phong
và một khác trong rừng cao su. Để
làm cho binh sĩ yên tâm chiến
đấu và tránh cảnh hỗn loạn, Thiếu
Tướng Đảo trước ngày 9.4.1975 đã cho
máy bay trực thăng di tản tất cả gia
đình binh sĩ và thương bệnh binh về
căn cứ Long Bình.
Để nghênh chiến với trận liệt bố
trí bộ của địch, Thiếu Tướng Đảo thiết
trí chiến tuyến của Sư Đoàn 18 Bộ
Binh như sau. Trung Đoàn 52 của Đại
Tá Ngô Kỳ Dũng giữ khu vực Túc
Trưng và Núi Trản gần sông La
Ngà và khu vực Ngã ba Dầu
Giây, với sự yễm trợ của Chi Đoàn 3,
Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh. Một đại đội dưới
quyền chỉ huy của Trung Úy Mại Mạnh
Liêu thuộc Tiểu Đoàn 3/52 của Thiếu
Tá Phan Tấn Mỹ, lên trấn giữ Đồi
Móng Ngựa nằm về phía Đông
Quốc Lộ 20. Chỉ với một đại đội này, Trung
Úy Liêu và chiến sĩ SĐ18BB
đã giữ vững vị trí mặc dù
địch tổ chức nhiều cuộc tấn công biển người
cấp tiểu đoàn, đánh cho giặc những
trận thất điên bát đảo và bị
thiệt hại nặng. Về hướng Đông Xuân
Lộc, cao điểm Núi Thị được trao cho Tiểu
Đoàn 2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu
Chế. Tiểu Đoàn 1/43 của Đại Úy Đỗ
Trung Chu và Tiểu Đoàn 3/43 của
Thiếu Tá Nguyễn Văn Du trấn giữ các
yếu điểm dẫn vào thành phố từ hướng
Đông. Đại Đội 18 Trinh Sát dưới quyền
của Đại Úy Phạm Hữu Đa nổi tiếng húc
như điên phòng thủ trường trung học ở
hướng Tây-Bắc Xuân Lộc. Trung
Đoàn 43 quyết tâm tử thủ Xuân
Lộc, quân ta đánh quá dữ
và gây tổn thất lớn cho Sư
Đoàn 341. Cộng quân ghi nhớ mối hận
này, chỉ vài ngày sau QLVNCH
bị buộc buông súng ngừng chiến đấu,
Thiếu Tá Du bị giặc bắt tại nhà
riêng ở Vũng Tàu rồi đem đi
hành quyết ngay sau đó. Đại
úy Chu may mắn sống sót, hiện nay
ông đang sinh sống tại Úc Đại Lợi.
Tiểu Đoàn 1/48 thuộc Trung Đoàn 48
của Trung Tá Trần Minh Công
cùng hai chi đoàn của Thiết
Đoàn 5 Kỵ Binh của Trung Tá Nô
được giữ làm lực lượng trừ bị, trong khi
đó thì Tiểu Đoàn 3/48 nằm giữ
Quốc Lộ 1 ở hướng Đông Xuân Lộc, Tiểu
Đoàn 2/48 vẫn còn bị kẹt nhiệm vụ
bảo vệ an ninh cho thị xã Hàm
Tân, Bình Tuy, không về tham
chiến được trong những ngày đầu. Hai Đại
Đội Địa Phương Quân 353 và 367 dưới
quyền Đại Tá Phúc phòng thủ
thành phố.
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Trung
Tá Nguyễn Văn Đỉnh với các Tiểu
Đoàn 1, 2, 8 và 9 Nhảy Dù,
khoảng 2.000 chiến sĩ, cùng với Tiểu
Đoàn 3 Pháo Binh Dù là
một tấm lá chắn cứng ngắt ở phần
phía Nam Xuân Lộc, đã giao
chiến dữ dội với quân Sư Đoàn 7 BV
trong khu vực đồn điền của Thống Tướng Tỵ,
còn gọi là Vườn Ông Tỵ, sau
khi được trực thăng vận xuống trong ngày
11.4.1975. Nhân dịp 100 chiếc UH này
trở về, các phi công thuộc Sư
Đoàn 3 và 4 Không Quân
đã giúp di tản thật nhiều thương
binh và đồng bào ra khỏi mặt trận
đang lên đến cơn đỏ lửa nhất. Trưa
ngày 6.4.1975, Thiếu Tướng Đảo được
báo tin có một đơn vị lạ của
quân ta đang hành quân về hướng
Xuân Lộc. Khi liên lạc với nhau,
ông được biết đó là Tiểu
Đoàn 82 Biệt Động Quân, thuộc
Liên Đoàn 24 Mũ Nâu. Thiếu
Tá Vương Mộng Long, Tiểu Đoàn Trưởng
đã dẫn dắt tiểu đoàn của ông
băng rừng từ quận Kiến Đức tìm về miền
Đông, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ
và Quân Đoàn II triệt
thoái từ ngày 16.3.1975 . Liên
Đoàn 24 Mũ Nâu với ba Tiểu
Đoàn 63, 81 và 82 BĐQ đã bị
kẹt trên miền cao tỉnh Quảng Đức, đã
phải lội bộ trong những cánh rừng Trường
Sơn bạt ngàn, thậm chí đi
xuyên qua những mật khu của cộng quân,
lấy thực phẩm trong những kho hậu cần của
chúng, đến hai mươi ngày sau mới về
đến miền Đông. Tiểu Đoàn 63 và
81 Mũ Nâu lại nhận lệnh ra tăng phái
cho mặt trận Phan Rang. Tiểu Đoàn 82 Mũ
Nâu quân số hao hụt chỉ còn
có 200 chiến binh sau khi về đến được thị
xã Bảo Lộc, Lâm Đồng, rồi từ
đó hành quân xuống tăng
phái cho SĐ18BB. Thiếu Tá Long
là một trong những sĩ quan trẻ xuất sắc của
binh chủng Biệt Động Quân, nên trong
khu vực trách nhiệm của mình
là phòng thủ phi trường, ông
và 200 chiến sĩ Mũ Nâu đã
đánh quân giặc thua xiểng liểng
và bị thiệt hại nặng. Với trận liệt
mà Thiếu Tướng Đảo đã bố trí,
với những cấp chỉ huy tài năng và
anh dũng như vậy, dù quân ta
quân số thiếu kém, hỏa lực yếu nhưng
đã đánh một trận cuối cùng
làm rúng động thế giới và
làm cho quân giặc cúi mặt kinh
hoàng.
Ngày 8.4.1975 Thiếu Tướng Đảo
bàng hoàng được Quân
Đoàn III báo tin cho hay người bạn
của mình là Thiếu Tướng Nguyễn Văn
Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn
III đã chết một cách bí mật
ngay trong văn phòng của ông,
nên Thiếu Tướng Đảo vội lên trực thăng
trở về Biên Hòa thăm hỏi. Cũng trong
thời điểm đó thì Thiếu Tướng Đảo
nhận được một tin khó chịu khác nữa.
Tên nằm vùng cộng sản Đại Úy
phi công Nguyễn Thành Trung
lái một chiếc F5E bỏ bom Dinh Độc Lập, với
ý định giết chết Tổng Thống Thiệu, nhưng
Tổng Thống Thiệu không hề hấn gì. Rồi
sau khi đào tẩu ra phía cộng
quân Trung đã lái và
dẫn nhiều chiếc A-37 trở vào oanh
kích phi trường Tân Sơn Nhất
ngày 29.4.1975. Sau nhiều cuộc thảo luận
với Quân Đoàn III, Thiếu Tướng Đảo
vào căn cứ Long Bình điều hợp
công tác tiếp vận cho SĐ18BB
và ông ngủ đêm tại đây.
Đến 5G 40 sáng thì Quân
Đoàn 4 BV cho nổ phát đại bác
đầu tiên bắn vào Xuân Lộc mở
màn cho cuộc chiến. Quả nhiên
quân cộng đã nghiên cứu rất tỉ
mỉ địa hình Xuân Lộc, nên những
trái đạn pháo đã dội
trúng Bộ Chỉ Huy 1 của Tương Đảo. Đại
Tá Hứa Yến Lến gọi điện báo tin cho
Tướng Đảo, rằng tư dinh của ông đã bị
phá hủy. Thật may mắn cho đất nước
chúng ta, nếu Tướng Đảo về sớm hơn
và vào Bộ Chỉ Huy 1, thì sự
mất mát quá lớn đó sẽ
là nhát chém chí mạng
cuối cùng lên QLVNCH. Thiếu Tướng đảo
lập tức lên trực thăng lao vào
Xuân Lộc, tham dự cuộc chiến đấu cuối
cùng và lừng lẫy nhất trong cuộc đời
binh nghiệp của ông.
Cuộc quyết chiến Xuân Lộc
Trung Đoàn 165 của Sư Đoàn 7
cộng quân được chọn làm mũi nhọn tấn
công chính trong giây
phút đầu tiên công phá
vị trí Sư Đoàn 18 Bộ Binh từ hướng
Đông. Có 8 chiếc T54 được tăng cường
cho cánh quân này, với
ý đồ dùng những con ngoáo ộp
này đè bẹp quân ta. Bộ binh
và thiết giáp giặc ầm ầm xông
tới với một khí thế mạnh mẽ và tự
tin, chúng có ảo tưởng rằng chiến sĩ
Sư Đoàn 18 cũng sẽ không đánh
mà tan và sẽ vỡ chạy như các
đơn vị ngoài Quân Khu I và
Quân Khu II. Nhưng sự chuẩn bị thế trận
và tinh thần rất tỉ mỉ của Bộ Tham Mưu Sư
Đoàn 18 Bộ Binh đâu phải để chạy
mà là dành cho quân
giặc một sự ngạc nhiên đớn đau. Nên
nhớ là Xuân Lộc không phải
là Pleiku, Huế hay Đà Nẵng.
Mà là chiến tuyến được đốt lên
bằng thứ lửa thịnh nộ của người lính
Quân Khu III.
Sư Trưởng Nam Lửa của Sư Đoàn 7 Bắc
Việt đã phạm một lỗi lầm rất lớn
không thể tha thứ được, là ông
ta đã bỏ qua giai đoạn trinh sát
thực địa thực lực đối phương trước khi ban lệnh
tấn công. Cuộc gọi là “chiến thắng”
dễ dàng trong những ngày
tháng 3.1975 đã làm tăng
thêm sự kiêu ngạo đến ngỗ ngáo
của bọn tướng tá cộng sản. Lẽ ra Nam Lửa
phải đích thân tìm hiểu xem
ông ta đang đối đầu với những ai mới phải.
Nam Lửa đã mắc sai lầm lớn mà
có thể sẽ đưa ông ta về Bộ Tư Lệnh
Miền để trình diện cấp trên,
và sẽ phải trả lời ông ta đánh
giá Sư Đoàn 18 Bộ Binh và Tư
Lệnh Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo ra làm
sao mà Sư Đoàn 7 của ông ta
đã bị thiệt hại đến 2,000 bộ đội, một con
số có thể trả giá bằng cái
đầu của ông ta.
Với tư tưởng chắc thắng đó Trung
Đoàn 165 Bắc Việt từ lúc 5 giờ 40
sáng đã dùng chiến thuật biển
người tràn lên hung hăng xông
qua tám lớp hàng rào kẽm gai
chằng chịt của quân Nam. Nhưng ngay trong
giờ đầu tiên, binh đội cộng sản đã bị
các chiến sĩ Tiểu Đoàn 1 và 3
của Trung Đoàn 43, dưới quyền chỉ huy của
Đại Tá Lê Xuân Hiếu đánh
gục ngay tại chỗ. Một ngạc nhiên đẫm
máu đang chờ đón tám chiếc xe
tăng của giặc. Chiến sĩ Trung Đoàn 43
đã phát minh một sáng kiến
“tân kỳ” diệt tăng địch từ một khoảng
cách rất an toàn. Những khẩu M 72
“Bà Già Giết Giặc” được giương ra
sẵn và đặt trên một cái
giá cố định đã được ngắm trước, bộ
phận kích hỏa được nối với những
bình điện. Người bấm dây diện sẽ nấp
trong chiến hào ở một chỗ rất kín
đáo và an toàn, chờ xe tăng
địch đến đúng tầm, a lê hấp bấm mạch
điện. Chiếc hỏa tiễn đen nhánh với 2 in 75
(khoảng 3 phân rưỡi) xịt một cái xẹt
đúng vào pháo tháp
địch, sức nóng trên 2,000 độ C của
nó xoáy sâu vào lớp
thép dầy chui vào bên trong
và nổ bùng lên. Trong khoảnh
khắc 4 chiếc T54 bị bắn cháy ngay trước
vòng rào chiến tuyến, lính
thiết giáp địch có chết cũng
không nhắm mắt, vì chúng
không thấy đối phương nào nhú
đầu lên bắn cả. Vậy thì cái
gì đã bắn chúng chứ hả. Khi
ánh bình minh lên, đoàn
khu trục cơ A 1, A 37 và F 5 từ Biên
Hòa gầm rú xuất trận làm cho
tinh thần quân ta càng bốc cao ngất
trời. Trong những ngày Long Khánh đỏ
lửa, Không Quân Việt Nam đã
góp phần tích cực và quyết
định trong nhiều trận đánh khốc liệt,
mà nếu không có những người
phi công dũng cảm đến phi thường đó,
anh em bộ binh dưới đất còn gặp nhiều vất
vả và tổn thất thêm nhiều máu
xương.
Mũi dùi thứ hai, binh đội Trung
Đoàn 209 cộng sản ào ào
ôm AK, B40, B41 chạy vào chiến tuyến
của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân mới
vừa từ mặt trận Quảng Đức về đến Long Khánh
chỉ có mấy ngày. Một trung
đoàn địch tưởng có thể áp đảo
200 chiến sĩ Mũ Nâu. Nhưng đụng phải Thiếu
Tá Vương Mộng Long, một hào kiệt
Biệt Động Quân và những ngườ
lính Liên Đoàn 24 Biệt Động
Quân đang bừng bừng cơn uất hận triệt
thoái Quân Khu II, Trung Đoàn
209 bị đánh văng ra khỏi trục Quốc Lộ 1 với
thiệt hại rất nặng. Thiếu Tướng Hoàng Cầm,
Tư Lệnh Mặt Trận đã phải kêu
lên trong cuốn Lịch Sử Quân Đội
Nhân Dân (Quân Bắc cộng):
“Không có đợt tấn công
nào của sư đoàn (7) vào Bộ Tư
Lệnh Hành Quân Sư Đoàn 18 ngụy
(sic) và hậu trận của Trung Đoàn 52
đạt thành quả. Bộ đội chúng ta
đã chật vật đánh nhau với địch để
giành quyền kiểm soát từng đoạn
chiến hào, từng căn nhà, từng
góc phố. Giải thích tinh thần chiến
đấu can cường của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Chuẩn
Tướng Đảo cho biết: “Tất cả chiến sĩ đều quyết
chiến đấu. Thậm chí những sĩ quan tham mưu,
binh sĩ hậu cứ đều vào tuyến đánh
địch. Còn nữa, tất cả những thành
phần chiến thương hay lao công đào
binh đều được phép cầm súng tử
chiến. Tất cả chiến sĩ đều rất dũng cảm và
giết nhiều quân địch “.
3. Phần 3
Sư Trưởng Đại
Tá Trần Văn Trấn của Sư Đoàn
341 tân lập non kém mới từ
miền Bắc vào Nam thận trọng hơn Nam
Lửa nhiều. Biết mình biết người,
Trấn đã cất công đi trinh
sát tỉ mỉ vị trí và
trận thế của quân ta. Khu vực
trách nhiệm của Sư Đoàn 341
ở hướng Tây Bắc Xuân Lộc nhờ
có địa thế hiểm trở bảo vệ,
nên cuộc tấn công của sư
đoàn này vào Trung
Đoàn 52 Bộ Binh của Đại Tá
Ngô Kỳ Dũng tương đối “dễ thở” hơn
từ hướng Đông Bắc khá trống
trải của Sư Đoàn 7 Bắc Việt. Trấn
cho Trung Đoàn 266 chia nhiều
cánh tấn công vào khu
trường trung học, chỗ Đại Đội 18 Trinh
Sát của Đại Úy Phạm Hữu Đa
và vào khoảng đường ngoặt
vòng gọi là Ngã Ba C.
Các máy bay yểm trợ hỏa lực
Hỏa Long C119 của Không Quân
đã tức tốc bao vùng
và xạ kích dữ dội xuống
những chiếc áo màu rêu
lổn nhổn ngoài 5 lớp kẽm gai
phòng thủ, cộng thêm với
quyết tâm của Đại Úy Đa
và em út của ông,
Trung Đoàn 266 bị đánh bật
trở ra ngoài. Những thành
phần khác của Trung Đoàn 266
Bắc Việt mở mũi đột phá định
xông về hướng Đông xuyên
qua vị trí của Tiểu Đoàn 340
và 342 Địa Phương Quân dưới
quyền chỉ huy của Đại Tá Phạm Văn
Phúc, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu
Khu Trưởng Long Khánh. Hai Tiểu
Đoàn 5 và 7 của Trung
Đoàn 266 cộng sản bị quân
Trinh Sát và Địa Phương
Quân đánh tan nát,
tiểu đoàn còn lại với 300 bộ
đội buộc phải bỏ trận địa tìm
cách đi vòng qua khỏi trường
trung học và đã xâm
nhập sâu 300 thước vào tỉnh
lỵ Xuân Lộc. Khu chợ Xuân Lộc,
nhà thờ, bến xe đò, Tiểu Khu
Long Khánh tràn ngập địch
quân. Đến 7 giờ 40 sáng,
quân Trung Đoàn 266 của Sư
Đoàn 341 đã bắt đầu quậy
phá thành phố, nhưng
quân ta vẫn kiểm soát phần
lớn Xuân Lộc. Tại mặt trận
phía Tây, Trung Đoàn
270 Bắc Việt tiến đánh căn cứ
Núi Thị và Gia Tân,
nhưng chạm phải sức kháng sự
kiên quyết của Tiểu Đoàn 2,
Trung Đoàn 43 Bộ Binh làm
nó bị khựng lại. Mới chỉ bị tổn
thất có 12 bộ đội mà Trung
Đoàn 270 đã vội vã
chém vè (rút lui) về
vị trí xuất phát chờ lệnh
mới. Để đương đầu với
tất cả những mũi dùi đột phá
và những cánh quân
vào sâu trong Xuân Lộc
của quân cộng, Chuẩn Tướng Đảo tung
ra một đợt phản công rất quyết liệt.
Từ lúc 11 giờ trưa, lực lượng trừ
bị của Sư Đoàn 18 là Tiểu
Đoàn 1 của Trung Đoàn 48, do
Trung Tá Trần Minh Công
làm Trung Đoàn Trưởng,
cùng với các thiết kỵ của
Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh bắt đầu hoạt
động càn quét địch. Sư
Đoàn 341 liền gọi Trung Đoàn
270 còn nguyên vẹn lực lượng
gửi một tiểu đoàn thọc ngang
hông Tiểu Đoàn 1/48 để chận
bước tiến của quân ta. Nhưng ở
trên chiến trường Long Khánh
này, phía địch đã mất
hết yếu tố bí mật, các đơn
vị địch dần dần lộ diện và tập
trung đông đảo. Đó là
điều mà Chuẩn Tường Đảo và
Sư Đoàn 3 Không Quân
cùng Pháo Binh chờ đợi từ
những ngày đầu thiết kế.
Càng tập trung quân
phía địch càng lâm
vào thế thất lợi và thiệt
hại lớn, vì dễ dàng
làm mồi cho các loại hỏa lực
rất hùng hậu của quân ta.
Những dàn đại pháo 130 ly,
122 ly từng gây nhiều sóng
gió trên những mặt trận
khác đã tỏ ra vô hiệu
quả trên chiến trường Long
Khánh. Những khẩu 105 ly và
155 ly được Đại Tá Hưng, Chỉ Huy
Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 18
phân tán ở những vị
trí được ngụy trang cẩn thận,
ông còn cho xe ủi đào
những đường sâu rộng trong đất
và kéo pháo xuống
dấu, chỉ còn ló lên
mũi súng. Chiến sĩ Pháo Bnh
được đất mẹ bảo vệ chung quanh nên
rất ung dung và hăng hái yểm
trợ hỏa lực cho chiến hữu Bộ Binh. Chiến
thuật rải quân chận địch ngay
ngoài chu vi thị xã của Bộ
Tư Lệnh Sư Đoàn 18 đã ngăn
chận hiệu quả thành phần tiền
sát viên địch bám
sát vào các vị
trí pháo của ta để chỉ điểm
tọa độ. Cho nên, trong trận
Xuân Lộc, pháo binh địch chỉ
bắn dò dẫm như những anh mù
và pháo bừa bãi
vào khu dân cư, gây tội
ác lên dân chúng
vô tội rất giống thời An Lộc, Quảng
Trị và Kontum của mùa
hè 1972. Phụ tiếp với Tiểu
Đoàn 1/48, Tiểu Đoàn 1/43
và hai Tiểu Đoàn 340, 342
Địa Phương Quân mở cuộc tảo thanh
khu trục thành phần Trung
Đoàn 266 của Sư Đoàn 341
xâm nhập tỉnh lỵ hồi sáng.
Trung Đoàn 266 liều chết cố
bám thành phố nên
đã cam chịu thiệt mạng đến 600
cán binh. Tại khu vực
trách niệm của Sư Đoàn 6
tân lập cộng sản, áp lực của
sư đoàn này đè nặng
lên các tiểu đoàn Địa
Phương Quân về hướng Tây
Xuân Lộc. Trung Đoàn 274 cộng
quân tấn công xã Trần
Hưng Đạo và chiếm được đoạn
Đèo Mẹ Bồng Con. Đây
là con đường đèo thấp chạy
xuyên qua một khu rừng cao su, địa
thế rậm rạp, rất thuận lợi cho địch
quân thiết trí chốt từ
Ngã Ba Dầu Giây về
phía Xuân Lộc. Trung
Đoàn 33 của Sư Đoàn 6 hỗ trợ
cho Trung Đoàn 274 bằng cuộc tiến
đánh làng Hưng Nghĩa
và Hưng Lộc trệch về phía
Tây Ngã Ba Dầu Giây.
Nhưng thật ngạc nhiên và thật
ngỡ ngàng cho cánh
quân đánh Hưng Lộc, khi đơn
vị Nghĩa Quân Long Khánh ở
đây người ít, súng
kém mà đã đánh
quá hăng, làm quân
Trung Đoàn 33 không
vào được. Ý định khống chế
Ngã Ba Dầu Giây cũng
không thành vì Tiểu
Đoàn 1/52 Bộ Binh của quân ta
đã ngăn chận được. Tuy nhiên
trận chiến đấu càng kéo
dài thì Sư Đoàn 18 Bộ
Binh càng không còn đủ
quân số để hành quân
càn quét những chốt chận
trên Quốc Lộ 1 ở khu vực này,
quân ta chỉ có thể giữ chắc
những chiến tuyến án ngữ hướng tiến
của địch. Ngày đầu
tiên bị thất lợi và thiệt hại
trên khắp mọi hướng tấn công,
Hoàng Cầm, Tư Lệnh Quân
Đoàn 4 cộng quân kiêm
Mặt Trận Long Khánh buộc phải chấp
nhận lời thỉnh cầu của Tướng Bùi
Cát Vũ, Tư Lệnh Phó, điều
động thành phần dự bị là
Trung Đoàn 141 nhập cuộc.
Các Trung Đoàn 165, 209 đều
nhận thêm chiến xa và đơn vị
phòng không để khai diễn đợt
tấn công kế tiếp. Sư Đoàn 341
lệnh cho Trung Đoàn 270 tìm
cách xâm nhập thành
phố để “chi viện” (danh từ tăng viện tiếp
cứu mặt trận của phía Việt cộng)
Trung Đoàn 266 đang rách
nát tả tơi. Cũng khoảng 5 giờ 27
sáng ngày 10.4.1975,
Quân Đoàn 4 Bắc Việt mở
màn cuộc tấn công đợt hai
vào Xuân Lộc bằng 1,000
trái đạn pháo đủ loại
vào thành phố. Đạn nổ tứ
tung và bừa bãi chỉ
gây đổ nát thêm cho
nhà cửa dân chúng,
nhưng không hề hấn gì đối với
chiến sĩ Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
Vì từ những ngày trước khi
mặt trận nổ, Chuẩn Tướng Đảo đã cho
di chuyển các đơn vị ra thiết
trí ngoài thành phố
và di tản tất cả gia đình
binh sĩ và thương binh về
Biên Hòa. Một số dân
chúng cũng được trực thăng Chinook
CH 47 bốc về nơi an toàn. Nên
hy vọng sẽ tạo nên một bãi
máu thịt kinh khiếp như thời An Lộc
của Tướng Hoàng Cầm đã
không gây được một mức độ
đáng kể nào, ngoài
những đống gạch, tôn thiếc
cháy đổ ngỗn ngang khắp nơi. Chuẩn
Tướng Đảo còn chu đáo bố
trí những trạm quan sát
trên những cao điểm để phát
giác các điểm đặt
súng đại bác của địch, từ
đó dàn nhạc Pháo Binh
của Đại Tá Hưng và
Không Quân dội xuống
tiêu diệt chúng. Hoạt cảnh
chiến bại lập lại y hệt một cách lạ
lùng như ngày 9.4.1975.
Trung Đoàn 209 vẫn bị Tiểu
Đoàn 82 Biệt Động Quân
ghìm chân ở phía phi
trường. Trung Đoàn 165 cộng
quân vẫn không qua được Trung
Đoàn 43 của Trung Tá Trần
Minh Công, mà lại hao tốn
thêm 5 chiếc T54 nữa. Thế mới đau. Cũng giống như
ngày hôm trước, đến trưa hai
Tiểu Đoàn 1/43 và 1/48 của
Sư Đoàn 18 làm thành
hai gọng kềm đánh từ ngoại ô
vào và từ lòng
thành phố ra để dọn dẹp bộ đội Sư
Đoàn 341 ẩn náu trong
thành phố. Nhiều tù binh trẻ
măng, quá trẻ là đằng
khác, chỉ khoảng 16, 17 tuổi, bị
quân ta bắt được trong trạng
thái kinh hoàng tột độ.
Đó là những em bé
còn ngồi ở ghế nhà trường bị
cộng sản đem xe đến xúc đi chở
vào quân trường. Ở đó
những thiếu niên nạn nhan này
được huấn luyện qua loa chạy, nằm, trườn,
bò, cách bắn súng,
thảy lựu đạn trong vòng không
quá một tuần lễ, để rồi bị thảy
vào lò lửa miền Nam. Rất
nhiều cậu bé mặt mũi xanh
xám vì chết khiếp nằm
núp trong những ống cống mà
băng đạn còn nguyên xi trong
ổ AK chưa bắn một viên nào.
Cuộc trường chinh làm tay sai cho
quốc tế cộng sản của bọn cộng sản
khát máu Hà Nội
chính là một cuộc trường
thiên đại tàn sát thế
hệ trẻ và người dân vô
tội hai miền Nam Bắc. Thất bại buổi ban
ngày, bọn tướng tá cộng vẫn
không chịu cam tâm khuất phục,
chúng tiếp tục khuấy phá
thành phố suốt đêm với 2,000
trái đạn pháo. Chúng
đang áp dụng chiến thuật làm
sức lực quân ta tiêu hao, mệt
mỏi vì mất ngủ như đã
làm ở An Lộc. Nhưng những chiếc
C130 trang bị đại bác 20 ly của Sư
Đoàn 3 Không Quân Việt
Nam đã cất cánh lên
vùng trời Long Khánh xạ
kích yểm trợ quân bạn.
Quân cộng lại thối lui, những trục
đường tiếp liệu và tải thương gặp
nhiều khó khăn vì phi cơ
Không Quân bắn dữ quá.
Mặt trận Long
Khánh bước sang ngày thứ ba
11.4.1975, Hoàng Cầm lệnh cho Sư
Đoàn 341 bằng mọi giá phải
đánh thủng chiến tuyến của Trung
Đoàn 43 Bộ Binh để bắt tay với Sư
Đoàn 7. Lúc 5 giờ 30
sáng, pháo binh địch
đã dội một cơn bão lửa xuống
thành phố Xuân Lộc trong
vòng nửa tiếng đồng hồ. Màn
lửa đạn của chúng dần dần chuyển về
phía Núi Thị và
Tân Phong để yểm trợ khu vực tấn
công của Sư Đoàn 7 Bắc Việt.
Nhưng thật khốn khổ cho lũ cán binh
địch, nhọc lòng mà chẳng
nên công cán gì.
Hai cánh quân của Sư
Đoàn 341 và 7 cộng
quân vẫn bị đánh văng trở ra
y hệt như hai ngày trước, trong khi
đó chiến sĩ Sư Đoàn 18 Bộ
Binh đã tái chiếm lại được
gần hết những vị trí bị giặc
xâm nhập trong Xuân Lộc. Sư
Đoàn 7 có 300 cán
binh bị thương, Sư Đoàn 341
có 1,200 bị thương. Đó
là con số của phía cộng
quân công bố, trong thực tế
con số này còn cao hơn
nhiều. Ngoài ra Hoàng Cầm
cũng thừa nhận là tất cả
súng không giật 85 ly
và 57 ly sau ba ngay giao chiến đều
đã bị Sư Đoàn 18 Bộ Binh hủy
diệt hết. Hơn 100 chiếc xe vận tải của
địch rùng rùng tuôn
xuống từ phía Bắc trên Quốc
Lộ 20 bị Không Quân Việt Nam
chận đánh dữ dội buộc phải quay đầu
tháo chạy. Lữ Đoàn
3 Kỵ Binh xung trận Tuy rằng Quân
Đoàn 4 Bắc Việt đang bị ghìm
chân ở Long Khánh và
bị thiệt hại rất nặng, nhưng Bộ Tổng Tham
Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa nhận định rằng, ý nghĩa
của mặt trận Long Khánh không
phải chỉ liên quan mỗi vấn đề
phòng thủ, mà còn
là tinh thần chiến đấu của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nếu quân ta có thể gây
tổn thất nặng nề cho quân cộng,
chiến thắng đó sẽ gây
tác dụng tốt trong tình thế
hiểm nghèo của Việt Nam Cộng
Hòa, và có thể lật
ngược được cán cân đang rất
bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa.
Vì thế, bằng mọi cách phải
khai thác chiến thắng Xuân
Lộc và củng cố hùng
khí chiến đấu của Sư Đoàn 18
bằng cách gửi một lực lượng chia sẻ
bớt sức ép của địch trong tỉnh Long
Khánh. Trung Tướng Nguyễn Văn
Toàn, vừa mới lên nhận chức
vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III
& Quân Khu III thay thế Trung
Tướng Dư Quốc Đống chưa được mấy thời
gian, đã rất bận rộn đương đầu với
vấn đề sinh tử của quốc gia. Tướng
Toàn lập tức điều động Lữ
Đoàn 3 Kỵ Binh của Chuẩn Tướng Trần
Quang Khôi, được tăng cường Biệt
Động Quân và Pháo Binh
để trở thành Lực Lượng Kỵ Binh Xung
Kích Quân Đoàn III,
vào mặt trận Long Khánh.
Nhiệm vụ tiên khởi của Chuẩn Tướng
Khôi sẽ là khai thông
trục Quốc Lộ 1 từ xã Hưng Nghĩa cho
đến Ngã Ba Dầu Giây. Chuẩn
Tướng Khôi đã tổ chức Lực
Lượng Xung Kích thành ba
chiến đoàn như sau, mỗi chiến
đoàn gồm một Chi Đoàn Kỵ
Binh, một Tiểu Đoàn Biệt Động
Quân và một Pháo Đội
Pháo Binh: Chiến Đoàn
315, dưới quyền chỉ huy của Trung
Tá Đỗ Đức Thảo. Lực Lượng Kỵ Binh
Xung Kích Quân Đoàn 3
từng gây kinh hoàng cho giặc
trong chiến dịch Toàn Thắng
đánh sang các căn cứ ẩn
núp và kho hậu cần của cộng
sản trên đất Kampuchea năm 1970,
1971. Rồi đến những chiến dịch An Điền,
Rạch Bắp, Tam Giác Sắt của năm
1973. Được đặt dưới quyền của Chuẩn Tướng
Trấn Quang Khôi và những sĩ
quan cấp Tá trẻ tuổi đầy tài
năng, Lực Lượng 3 Xung Kích thực sự
là một quả đấm bằng thép
giáng vào bất cứ đội
hình cứng nào của giặc
và đánh cho nó bể vỡ
ra thành nhiều mảnh nhỏ. Sự ra đi
của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh khỏi
Tây Ninh ít nhiều cũng
làm giảm thiểu sức mạnh của Sư
Đoàn 25 Bộ Binh, dưới quyền chỉ huy
của Chuẩn Tướng Lý Tòng
Bá, đang đối đầu với Quân
Đoàn 3 Bắc Việt. Chuẩn Tướng
Bá chỉ còn có thể
trông cậy vào Thiết
Đoàn 10 Kỵ Binh cơ hũu của Sư
Đoàn. Đoàn chiến
xa M 48 của Lực Lượng 3 Xung Kích
hành quân nhanh chóng
đến Hưng Nghĩa trong ngày 11.4.1975
liền đụng độ ngay với chốt của Sư
Đoàn 6 cộng sản gần Hưng Lộc. Chiến
Đoàn 315 tiếp tục theo con đường số
1 húc tới, Chiến Đoàn 318 rẽ
lên phía Bắc để bảo vệ cạnh
sườn Lực Lượng Xung Kích, đồng thời
tìm con đường bọc vòng qua
chốt địch. Chuẩn Tướng Khôi thiết
lập Bộ Chỉ Huy Lực Lượng tại Trảng Bom.
Cuộc tiến quân của Chiến Đoàn
315 chậm chạp vì địa thế rừng
núi phức tạp hai bên quốc lộ,
chiến xa của Kỵ Binh chỉ có thể
tiến hàng một trên con đường
nhựa và đã gặp khó
khăn vì không thể dàn
đội hình xung phong dội hỏa lực
tiêu diệt chốt địch. Biệt Động
Quân được gọi lên bứng chốt.
Con đường Hưng Lộc - Dầu Giây
làm gợi nhớ con đường máu
Chơn Thành - Tàu Ô của
Bình Long 1972. Sư Đoàn 6
cộng sản bám chặt Quốc Lộ 1, giống
như Sư Đoàn 7 cộng sản giữ cứng
ngắt Quốc Lộ 13 hồi mùa hè
1972. Cuộc chiến đấu của Biệt Động
Quân kéo dài dằng dai
qua đến ngày 13.4.1975. Ý
định cho Lực Lượng 3 Xung Kích bắt
tay với Trung Đoàn 52 Bộ Binh của
Đại Tá Ngô Kỳ Dũng đang bố
trí quân gần Quốc Lộ 20 ở
đoạn Ngã Ba Túc Trưng
và ở phía Tây Bắc
Xuân Lộc đã không thực
hiện được. Lữ Đoàn
1 Nhảy Dù tăng viện mặt trận Trong lúc Lữ
Đoàn 3 Kỵ Binh cầm chân Sư
Đoàn 6 Bắc Việt tại Ngã Ba
Dầu Giây, Chuẩn Tướng Đảo vẫn tiếp
tục mở những cuộc phản công
càn quét quân giặc tại
Xuân Lộc. Tiểu Đoàn 2/48 đang
giữ an ninh cho thị xã Hàm
Tân, Bình Tuy, được gọi về
tăng cường cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
Một tin vui nữa bay đến làm nức
lòng quân dân
Xuân Lộc. Trung Tướng Toàn
quyết định ném Lữ Đoàn 1
Nhảy Dù vào mặt trận. Lữ
Đoàn 1 Nhảy Dù của Trung
Tá Nguyễn Văn Đỉnh rút về từ
Quân Khu I đang làm nhiệm vụ
bảo vệ Sài Gòn và
tổng trừ bị cho Bộ Tổng Tham Mưu. Sự ra đi
của Lữ Đoàn 1 Dù đã
để lại một khoảng trống lớn tại Sài
Gòn, nhưng nếu quân Dù
có thể đánh thắng Quân
Đoàn 4 Bắc Việt tại cửa ngỏ dẫn
vào Sài Gòn là
Long Khánh để giúp
nâng cao tinh thần chiến đấu chung
của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa, thì đó là
việc phải làm. Lữ Đoàn 1
Nhảy Dù với một lực lượng
hùng hậu gồm Tiểu Đoàn 1, 2,
8 và 9 Dù, cộng với Tiểu
Đoàn 3 Pháo Binh Dù,
quân số 2,000 chiến sĩ. Bộ Tổng Tham
Mưu đã tận lực giúp Trung
Tướng Toàn bằng cách huy
động 100 chiếc trực thăng UH 1 và
nhiều Chinook CH 47 để câu những
khẩu đại bác vào vị
trí chiến đấu. Hai Tiểu Đoàn
Dù được không vận, một chiến
thuật quen thuộc và thần tốc của
quân Mũ Đỏ, nhảy ngay lên Quốc
Lộ 1 ở phía Nam Xuân Lộc
chiếm lĩnh và càn
quét những thành phần địch
bám giữ ở đó. Một Tiểu
Đoàn Dùø khác
nhảy xuống thiết lập chiến tuyến trong
khoảng rừng cao su gần đồn điền cũ của Đại
Tướng Lê Văn Tỵ, hình
thành thế bao vây một tiểu
đoàn của Sư Đoàn 7 cộng sản
Bắc Việt. Một Tiểu Đoàn Dù
cuối cùng nhảy vào
Xuân Lộc tăng viện cho lực lượng của
Đại Tá Phúc, Tỉnh Trưởng
Long Khánh. Cũng nhân cơ hội
quí giá này,
dân chúng và thương
binh còn bị kẹt trong thành
phố đã được bốc ra khỏi chiến
trường an toàn. Trước khi Lực Lượng
3 Xung Kích tiến quân
lên Quốc Lộ 1, thì Tiểu
Đoàn 1/52 trấn giữ ấp Phan Bội
Châu bị áp lực rất nặng của
Trung Đoàn 33, Sư Đoàn 6 Bắc
Việt, nhưng chiến sĩ Tiểu Đoàn
đã giữ chắc vị trí. Mặc
dù Trung Đoàn 52 đang gặp
nhiều khó khăn, con số chiến thương
càng lên cao, nhưng Chuẩn
Tướng Đảo vẫn quyết định gọi Tiểu
Đoàn 2/52 đang giữ ấp Nguyễn
Thái Học trở về tăng viện
Xuân Lộc ngày 10.4.1975. Tiểu
Đoàn 3/52 của Thiếu Tá Phan
Tấn Mỹ ở gần đó nhận lệnh gửi hai
đại đội trám chỗ cho Tiểu
Đoàn bạn. Cuộc hành
quân trở về Bộ Tư Lệnh của Tiểu
đoàn 2/52 là cả một chuỗi
chiến đấu hào hùng trong
vòng vây thắt ngặt của giặc.
Trước hết các chiến sĩ Tiểu
Đoàn 2/52 len lỏi trên con
đường mòn giữa rừng tìm
cách bọc vòng qua Trung
Đoàn 274 của Sư Đoàn 6 cộng
quân đang chốt chận trên
khoảng Đèo Mẹ Bồng Con. Quân
ta lầm lũi đi suốt đêm trong
cánh rừng cao su gần ấp Núi
Tùng. Nhưng đến rạng sáng
ngày 11.4.1975 thì Tiểu
Đoàn 2/52 chạm phải một đơn vị cộng
sản đang chiếm giữ ấp. Cuộc tao ngộ chiến
diễn ra dữ dội và kéo
dài đến 4 giờ chiều, quân
địch tháo chạy, quân ta tiếp
tục cuộc hành trình ngay
trong đêm đó và
đã đến được khoảng đường Ngã
Cua C. Sáng ngày 12.4.1975,
Tiểu Đoàn 2/52 lại va phải một đơn
vị địch khác từ phía sau
lưng. Dĩ nhiên chiến sĩ ta
không bỏ lỡ cơ hội nện lên
lưng địch một cú để đời, tống tiễn
60 cán binh xuống địa ngục
và tịch thu đúng 60
súng AK. Trận đánh
này đã kết thúc đoạn
đường máu trong vòng
vây giặc để Tiểu Đoàn 2/52
bắt tay được với Trung Đoàn 43 Bộ
Binh trấn giữ thành phố. Song song
với cuộc chiến đấu của Tiểu Đoàn
2/52, các Tiểu Đoàn
Dù của Lữ Đoàn 1 Dù
sau nhiều trận giáp chiến đã
đi đến giai đoạn bao vây Tiểu
Đoàn 8 của Sư Đoàn 7 Bắc
Việt tại khu vực xã Bảo Định. Cộng sản
Hà Nội rúng động Sau những
ngày tháng 3.1975 thắng lợi
một cách giả tạo, tin chiến bại của
Quân Đoàn 4 báo
cáo về đã làm cho
Hà Nội bàng hoàng
rúng động. Chỉ mới có ba
ngày giao chiến mà bọn
chúng đã giật mình
kinh hoảng, cho thấy cái lá
gan thỏ đế của chúng lớn đến như
thế nào. Từ đó người ta
có thể rút ra được kết luận
rõ rãng, rằng bọn
chính trị và tướng tá
giặc chỉ giỏi khoác lác mồm
miệng khi có được sự may mắn
nào đó, và rất nhanh
chóng lộ rõ bản chất
hèn nhát khi chạm phải thực
tế phũ phàng. Mới có ba
ngày giao tranh thôi, chưa
hẳn Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã
hoàn toàn thắng thế, vậy
mà những khuôn mặt “lớn” của
chiến dịch xâm lăng như Lê Đức
Thọ, Chính Ủy, Văn Tiến Dũng, Tư
Lệnh,Trần Văn Trà, Tư Lệnh Mặt Trận
Miền Đông, đã rối rít
kéo nhau về họp để cùng
“tái lượng định” tình
hình, để cuối cùng nặn ra
một kế hoạch nhục nhã như sau.
Ngày 13.4.1975, Trần Văn Trà
sẽ xuống tận hiện trường để xem bọn
Hoàng Cầm, Bùi Cát Vũ
làm ăn bết bát thế
nào, nếu cần thì Trà
đích thân chỉ huy. Tưởng là
Trà sẽ có kế sách
gì hay ho lắm để tiếp tục tấn
công, bản thân ông ta
cũng thấy quá khó khăn khi
đối đầu với Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo,
những sĩ quan chỉ huy trẻ thao lược
và chiến sĩ Sư Đoàn 18 Bộ
Binh dũng mãnh. Đến đây
đã lộ rõ sự thật về tinh
thần và sức mạnh tác chiến
của binh đội Bắc Việt. Một quân đội
mà chỉ được xây dựng
trên sự ép buộc dã man
như bắt thanh niên đi lính,
nếu trốn tránh thì cứ
đè cha mẹ họ ra mà cắt hộ
khẩu cho chết đói; trên sự
hằn thù giết chóc: bộ đội
buộc phải tiến về phía trước,
chính trị viên và cấp
chỉ huy dí súng đằng sau
lưng, nếu bỏ chạy về phía
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
xin hàng là bị chúng
bắn, hay bỏ chạy về phía sau cũng
bị bắn luôn, thậm chí bị
xích vào vị trí chiến
đấu. Và trên hết một
quân đội được xây dựng
hoàn toàn bằng sự nói
láo và xô đẩy
cán binh vào chỗ chết
vì sự dối trá tàn
nhẫn ấy, thì làm sao bọn
tướng tá giặc có thể hy vọng
cán binh của chúng thực
tâm chiến đấu cho những tham vọng
và ảo vọng khát máu
của chúng cho được. Bởi vậy trận
đánh Xuân Lộc ba ngày
chiến bại chứng minh hoàn
toàn quân đội miền Bắc
là một đạo quân rời rã
mà chỉ được kết dính bằng
thứ keo của bạo lực, nhồi sọ, căm
thù và láo
khoét. |
4.
Phần 4
Thị sát chán chê những
đơn vị tả tơi của Quân Đoàn 4 cộng
sản, Trần Văn Trà nhanh chóng đi đến
một quyết định mà Hoàng Cầm
và Bùi Cát Vũ đã nghĩ
đến nhưng không dám trình
lên, là rút quân. Nhưng
để cho cuộc thối lui đó được tô vẽ
bằng một thứ nước sơn giả dối khác ,
Trà đề nghị kế hoạch cho Quân
Đoàn 4 đi vòng tránh Sư
Đoàn 18 Bộ Binh và tiến thẳng về
Sài Gòn. Về sau này,
Trà đã rất tự đắc huênh hoang
viết hồi ký khoe “sáng kiến” bỏ chạy
ấy là của mình, tranh công với
Văn Tiến Dũng, cũng vỗ ngực nói là
“chiến lược” của ông ta. Dũng, Trà
và cả bộ chính trị Hà Nội
thực sự đã dự định đánh tan
tành Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại
Xuân Lộc để gọi là làm nhục
Quân Đoàn III vàQuân Lực
Việt Nam Cộng Hòa trên trường quốc
tế, điều mà chúng may mắn có
được với Quân Đoàn I và
Quân Đoàn II của quân ta trong
tháng 3.1975, từ đó sẽ nghênh
ngang kéo quân trên Quốc Lộ 1
về Sài Gòn. Dù sau này
trong tất cả cuốn sử hay hồi ký của tướng
tá Việt cộng có nói
khéo thế nào, thì người đời
sau cũng hiểu rõ rằng, trận đánh tại
Xuân Lộc là một cuộc chiến bại nhục
nhã của cộng sản. Muốn làm nhục một
quân đội anh dũng là Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa, nhưng Hà Nội
đã nhận được một bài học cay đắng
tại Xuân Lộc, mà bài học
đó sẽ còn lưu lại trong sách
sử đến ngàn đời sau.
Chiến thắng cuối cùng
Khi tổ chức bao vây Xuân Lộc,
Quân Đoàn 4 cộng sản đã để rất
nhiều thời gian nghiên cứu, thì khi
muốn rút lui ra khỏi mặt trận, cấp chỉ huy
địch cũng phải vạch kế hoạch tỉ mỉ không
kém để làm sao cho Bộ Tư Lệnh
Hành Quân Sư Đoàn 18 Bộ Binh
không giải đoán được ý định
của chúng. Quân Đoàn 4 sẽ
rút quân dần dần, các đơn vị
còn ở lại vẫn tiếp tục mở những cuộc tấn
công làm ra vẻ chúng
còn quyết chiếm Xuân Lộc. Theo kế
hoạch này, Văn Tiến Dũng đã
đích thân ra lệnh miệng cho
Hoàng Cầm, từ đó Cầm điều động Trung
Đoàn 165 và Trung Đoàn 266 cứ
ở yên tại vị trí. Trong khi đó
thì Trung Đoàn 209 vẫn cứ tạo
áp lực lên cạnh sườn các đơn
vị của Lữ Đoàn 1 Dù. Trung
Đoàn 270 cộng sản rút dần về
phía Núi Thị và tổ chức tấn
công lên cứ điểm này. Như vậy
dưới mắt cấp chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh,
lực lượng cộng quân vẫn có vẻ tiếp
tục kéo dài cuộc tấn chiếm
Xuân Lộc. Tin tức tình báo
cũng báo động cho biết Trung Đoàn
95B của Sư Đoàn 325 thiện chiến Bắc Việt
đang có mặt trên cao nguyên
Darlac, là thành phần tham gia chiến
dịch tấn chiếm tỉnh lỵ Ban Mê Thuột,
đã được gọi xuống tăng cường cho mặt trận
Long Khánh. Trung Đoàn 95B, mệnh
danh là Trung Đoàn Sông Hương,
sau một ngày bôn tập, ngày
13.4.1975 đã có mặt trên chiến
trường miền Đông.
Một cuộc họp quan trọng diễn ra tại Bộ Tư
Lệnh Quân Đoàn 4 Bắc Việt, Tướng Trần
Văn Trà và các cấp chỉ huy ở
đó đi đến quyết định: “Xuân Lộc
là một trọng điểm trên tuyến
phòng thủ của địch, chúng đã
tập trung nhiều đơn vị lớn để bảo vệ. Chúng
ta không còn giữ được yếu tố bất ngờ
nữa. Vì vậy chúng ta không
còn lợi thế để tiếp tục cuộc tấn công
Xuân Lộc. Nếu chúng ta chiếm giữ
Ngã Ba Dầu Giây thì Xuân
Lộc không còn là một trọng
điểm nữa, vì nó đã nằm
ngoài chu vi phòng thủ. Từ
đó, chúng ta có thể thực hiện
hai cuộc chuyển quân: Một là, tập
trung sức tấn công vào Dầu Giây
từ hai hướng. Hai là, chúng ta
rút quân ra khỏi Xuân Lộc”. Rất
ngán sợ hỏa lực của Không Quân
Việt Nam, Trà lệnh cho các đơn vị
pháo 130 ly âm thầm di chuyển
vào sát phi trường Biên
Hòa trong tầm với tới của pháo, với
ý đồ phá hủy phi trường Biên
Hòa hay ít nhất quấy rối bằng
pháo kích đến tối đa để ngăn chận
đoàn phi cơ của quân ta cất
cánh yểm trợ cho mặt trận Long Khánh
và Dầu Giây. Sau cuộc họp, các
đơn vị cộng quân lục tục rút
quân dần dần ra khỏi vị trí hiện tại.
Dĩ nhiên những cuộc di chuyển đó
không qua khỏi sự quan sát chặt chẽ
của những toán Viễn Thám nằm
sâu trong lòng địch báo về.
Quân Đoàn 4 rút ra khỏi
Xuân Lộc thì Chuẩn Tướng Đảo điều
động các đơn vị bám sát theo
sau, đồng thời nhân cơ hội đó 8 chiếc
trực thăng Chinook đã đem vào
Xuân Lộc 93 tấn đạn pháo, 100 tấn
lương thực thuốc men và đạn súng
nhỏ.
Trong vòng năm ngày Sư
Đoàn 18 Bộ Binh đánh thắng được
sáu cuộc tấn công cường kích
của Quân Đoàn 4 Bắc Việt, Đại Sứ Hoa
Kỳ tại Việt Nam, ông Graham Martin hân
hoan gọi về Washington báo tin Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đánh
thắng hai trận đầu tiên, một tại Xuân
Lộc và một tại Thủ Thừa, Long An, sau những
ngày triệt thoái. Sự kiện đó
đã trả lời hùng hồn câu hỏi từ
chính giới Hoa Kỳ, rằng liệu Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa có chịu chiến đấu
hay không. Với báo cáo
này, ông Martin hy vọng Tổng Thống
Gerald Ford có được yếu tố thuận lợi để
yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận khoản
quân viện bổ sung 722 triệu mỹ kim cho năm
1975. Tổng Thống Ford đã xác nhận
mạnh mẽ trước Lưỡng Viện Quốc Hội:”Quân Đội
Nam Việt Nam rất muốn chiến đấu. Tại Xuân
Lộc, mặc dù quân số ít hơn,
nhưng Quân Đội Nam Việt Nam đã chiến
đấu rất anh dũng, đã giữ vững vùng
đất của họ và đã gây thiệt hại
nặng nề lên quân địch...” Những minh
chứng rõ ràng đó đã
không thuyết phục được những nhà
chính trị Hoa Kỳ đã quá mỏi
mệt, thiếu kiên nhẫn và không
áp đảo được khuynh hướng phản chiến lẫn chủ
bại trong Quốc Hội, mà Thượng Nghị Sĩ Jacob
Javits là đại diện cho tất cả những
cái đó, với câu trả lời rất
lạnh lùng, trịch thượng và
tàn nhẫn ngày 14.4.1975:”Tôi
sẽ thuận cho quý ngài một ngân
khoản lớn để tổ chức cuộc di tản, nhưng
không một xu quân viện nào cho
Thiệu”. Số phận Việt Nam Cộng Hòa coi như
đã được những nhà chính trị
kiêu ngạo ấy đánh dấu chấm hết từ
ngày 14.4.1975. Hành động phủi tay
đó rồi nhiều năm sau sẽ bị công luận
thế giới phân tích và
phê phán nặng nề, đến nỗi người ta
đã đi đến kết luận không lấy
gì làm vinh dự và đẹp đẽ lắm
dành cho chính giới Hoa Kỳ, rằng kết
đồng minh với Hoa Kỳ có nghĩa là
chắc chắn sớm hay muộn sẽ bị bỏ rơi. Nhưng
đó là việc của người Mỹ. Dù
có nhận được quân viện hay
không thì quân dân Việt
Nam Cộng Hòa vẫn xác quyết: chiến
đấu đến cùng. Mặt trận Long Khánh
tiếp tục nổ lớn.
Trong những ngày tình
hình tạm lắng dịu, chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa muốn cho thế giới hiểu
rõ tường tận hơn ý chí quyết
chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
và bối cảnh chiến thắng ở Xuân Lộc
của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, đã tổ chức
một cuộc thăm viếng tỉnh lỵ này dành
cho giới báo chí truyền thông
trong và ngoài nước. Buổi
sáng rất đẹp trời ngày 13.4.1975,
nhiều chiếc Chinook đã chở những ký
giả ngoại quốc vào Xuân Lộc.
Phái đoàn được thả xuống tại
Tân Phong, một vị trí dùng
làm Bộ Chỉ Huy Hành Quân của
Chuẩn Tướng Đảo. Tại đây, giới báo
chí được mời ngồi nghe người dũng tướng
nước Nam, cây cột trụ chống đỡ đất nước giữa
cơn nghiêng ngã, thuyết trình
diễn tiến trận đánh. Người hùng
Xuân Lộc đã quả quyết tuyên
bố:”Sư Đoàn 18 Bộ Binh sẽ giữ vững
Xuân Lộc, dù cộng sản có
ném vào đây bao nhiêu sư
đoàn đi nữa”. Lời xác quyết can
cường đó đã được chứng minh bằng
cuộc thối quân của toàn Quân
Đoàn 4 Bắc Việt trong những ngày
tiếp theo. Theo Quốc Lộ 1, đoàn ký
giả tiến vào thành phố. Họ đã
chứng kiến và chụp hình, quay phim
cảnh đổ nát của phần phía Bắc
Xuân Lộc. Sau khi Đại Tá Phạm Văn
Phúc thuyết trình diễn biến chiến sự
trong năm ngày qua, Đại Tá Lê
Xuân Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung
Đoàn 43 hướng dẫn phái đoàn
đi bộ vào khu chợ Xuân Lộc và
đến địa điểm triễn lãm vũ khí tịch
thu được từ quân cộng sản. Cuộc thăm viếng
của đoàn nhà báo quốc tế
đã đem lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam
Cộng Hòa trong sự chú ý của
dư luận quốc tế. Tuy nhiên trong những
ngày ảm đạm cuối cùng của
tháng 4.1975 ấy, những bài
báo ngợi ca chiến thắng của Sư Đoàn
18 Bộ Binh chỉ còn là những
ánh hào quang lẻ loi trước khi
toàn quân lực bị bức tử trong sự
ngoảnh mặt làm ngơ của thế giới.
Đánh Xuân Lộc không
được, giờ đây Quân Đoàn 4 Bắc
cộng tập trung quân đánh vào
khu vực Ngã Ba Dầu Giây, là vị
trí trách nhiệm trấn giữ thuộc Trung
Đoàn 52 Bộ Binh của Đại Tá Ngô
Kỳ Dũng. Muốn đi vòng Xuân Lộc để
tiến về Biên Hòa và Sài
Gòn, thì Quân Đoàn 4
cộng quân phải đánh bứt các vị
trí của Trung Đoàn 52, để từ
đó theo Quốc Lộ 20 tuôn xuống
phía Nam. Đại Tá Dũng và
chiến sĩ của ông ở trong một tình thế
thật hung hiểm, số ít đối đầu với số
đông đã đành, mà địa
thế khá là bằng phẳng và
trống trãi ở khu vực trách nhiệm rất
không thuận lợi cho một cuộc phòng
thủ lâu dài. Phía cộng sản,
với giá nào chúng cũng phải
đánh thủng chiến tuyến, dù có
phải thí quân tàn bạo đến như
thế nào đi nữa. Ngày 13.4, trận đại
chiến giữa Trung Đoàn 52 và
quân cộng bắt đầu tái diễn. Vẫn một
trận bão pháo kinh khủng trút
vô giới hạn xuống vị trí của Tiểu
Đoàn 1/52 . Dứt pháo, Trung
Đoàn 33 cộng quân thuộc Sư
Đoàn 6 Bắc Việt hò hét xung
phong biển người lên giao thông
hào của chiến sĩ Tiểu Đoàn 1/52 đang
trấn giữ ấp Phan Bội Châu. Quân ta vừa
chống trả vừa lùi dần về phía
Ngã Ba Dầu Giây. Đại Tá Dũng
lệnh cho Tiểu Đoàn 3/52 của Thiếu Tá
Mỹ cấp tốc hành quân đến giải
vây cho Tiểu Đoàn 1/52, rồi
cùng kéo về ấp Nguyễn Thái
Học. Nóng lòng cuộc tử sinh của
chiến hữu, hai đại đội còn lại của Tiểu
Đoàn 3/52 suốt đêm lầm lũi
xuyên qua những cánh rừng lá
thấp bụi rậm giăng mắc, để cuối cùng bắt
tay được với 1/52. Hai tiểu đoàn quân
số đã sụt xuống con số đau lòng, chỉ
còn 1/3 số tay súng khỏe mạnh,
cùng bảo vệ nhau kéo ra khỏi
Ngã Ba Dầu Giây, trong khi đó
thì Tiểu Đoàn 2/52 đã
tách ra khỏi Trung Đoàn để về trấn
giữ tỉnh lỵ từ mấy ngày trước theo lệnh của
Chuẩn Tướng Đảo. Như vậy, Đại Tá Dũng chỉ
có thể xoay sở với hai tiểu đoàn
thiếu của ông để chống ngăn cơn sóng
hung bạo của cả một sư đoàn lên đến 9
tiểu đoàn.
Hoạt động của Lực Lượng Xung Kích
Quân Đoàn III
Lực Lượng Xung Kich Quân Đoàn
III của Chuẩn Tướng Khôi vẫn còn dậm
chân tại Hưng Lộc, vì những chiến xa
M48 của Kỵ Binh không thể dàn được
đội hình đột phá trên con lộ
độc đạo. Nếu đánh thủng Hưng Lộc,
thì Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh của ông
mới có thể tiếp cứu được Trung Đoàn
52 Bộ Binh. Chuẩn Tướng Khôi quyết định
đánh bọc hông Sư Đoàn 6 bằng
cách điều động Chiến Đoàn 315
và 322 lên phía Bắc Hưng Lộc.
Chiến Đoàn 325 được tổ chức thành
hai cánh quân như sau. Cánh A
vẫn tiến quân trên Quốc Lộ 1 thu
hút sự chú ý của quân
cộng ở mặt Nam. Cánh B gồm Tiểu Đoàn
64 thuộc Liên Đoàn 33 Biệt Động
Quân và Chi Đoàn 1/15 dưới
quyền chỉ huy của Đại Úy Phạm Văn Bản, với
nhiệm vụ húc qua chốt cộng và bắt
tay với Trung Đoàn 52 tại ấp Nguyễn
Thái Học. Đến giữa trưa ngày
14.4.1975, cánh quân của Đại
Úy Bản đã xông lên tiến
chiếm được Đồi 122 , cao điểm phía Bắc Hưng
Lộc, và sẵn sàng tiến tới nữa. Thật
không may, nhiều con suối đã chận
ngang đường đi, Đại Úy Bản buộc phải cho
con cái tạm dừng chờ Công Binh
lên bắc cầu. Sự chậm trễ này
đã hiến cho Sư Đoàn 6 cộng sản cơ
hội phát hiện được cuộc tiến quân
bí mật của Chuẩn Tướng Khôi,
chúng vội điều quân tới chận
đánh Cánh B từ ba hướng Bắc,
Đông và Tây. Chiến sĩ Tiểu
Đoàn 64 Mũ Nâu dàn quân
kháng cự ác liệt để bảo vệ
đoàn chiến xa của quân ta. Quân
giặc trùng điệp tràn lên như
những bầy kiến đỏ hung dữ. Cuộc chiến đấu của
quân ta càng lúc càng
khó khăn, sức nặng của hỏa lực và
biển người càng lúc càng
chồng chất lên vai chiến sĩ Biệt Động
Quân và Kỵ Binh. Đại Úy Bản
đã kể lại:”Địch quân tiến tới
đông nghẹt như một bầy kiến, phóng ra
nhiều đợt biển người lên đồi từ ba hướng.
Trong tình thế nguy ngập đó,
tôi đã gọi Bộ Chỉ Huy Chiến
Đoàn yểm trợ hỏa lực phi pháo. Nhưng
tất cả hỏa lực gửi đến chỉ là một
vài chiếc trực thăng võ trang bắn
vài loạt hỏa tiễn rồi bay đi... Cường độ
tấn công của cộng quân càng
mãnh liệt dần lên. Tôi tưởng
rằng quân ta sẽ bị tràn ngập
trên Đồi 122, hay bị bao vây và
bị cô lập hoàn toàn... Bỗng
nhiên Việt cộng rút lui, cuộc giao
tranh chấm dứt... Phía chúng
tôi có 20 chiến sĩ bị thương, Biệt
Động Quân gần 40... Còn xác
Việt cộng nằm la liệt khắp cánh đồng
lúa “. Mặc dù cộng quân
đã thôi tấn công Đồi 122, nhưng
ý định đánh vào mạn sườn Bắc
quân địch của Chuẩn Tướng Khôi
đã không thành công
và bị khựng lại, phần lớn là do địa
hình ngăn trở.
Những chuyên viên
Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Xuân Lộc,
còn có những đóng góp
rất âm thầm của nhóm công
tác gồm 20 nhân viên đặc biệt
từ Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu đến Bộ Tư Lệnh
Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Các chiến sĩ
này làm việc suốt ngày
đêm để dò sóng truyền tin địch
và giải mã những bức điện văn. Nhờ
đó quân ta biết được ý định
hành quân, nơi tập trung bộ đội
và báo cáo tình
hình quân số của địch trên khắp
chiến trường. Nhờ những dữ kiện đó
mà Bộ Tổng Tham Mưu có được chi tiết
chính xác để gửi một chiếc C130 chở
một trái bom 15,000 cân Anh (tương
đương 7.000 kí) có tên
là Daisy Cutter bỏ xuống vị trí nghi
ngờ là Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 4
Bắc Việt cùng với một trung đoàn bảo
vệ đóng quân gần đó. Cũng
nhóm Phòng 7 sau đó đã
bắt được sóng địch báo cáo
75% Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 4 Bắc Việt
đã bị hủy diệt. Vẫn chưa hết, hàng
ngày từ 8 đến 12 chiếc C130 trong chiến
dịch Flame Wafare (Hỏa Chiến) do sáng kiến
của Không Quân Việt Nam, đã chở
những cái bè gỗ trên đó
chất những thùng cỡ 200 lít dầu
và hơi cháy trút xuống
các đơn vị địch, tạo nên những cơn
sóng chấn động và lửa nóng
chẳng kém gì bom lửa Napalm. Tiếng
nổ liên hồi ầm ầm của những loạt bom
đó rất giống tiếng bom B52 , đã
làm cho Hà Nội phải la làng
inh ỏi, rằng Không Quân Hoa Kỳ “chơi”
bom sát thương hàng loạt loại mới.
Còn phía quân dân tử thủ
Xuân Lộc thì hò reo hân
hoan cho là B52 đã nhập cuộc. Khi
biết rõ những cuộc dội bom ấy xuất
phát từ Không Quân Việt Nam,
chiến sĩ dưới đất đã gọi đó
là những “B 52 Việt Nam”.
Trung Đoàn 52 Bộ Binh đánh
địch
Dù bị Không Quân Việt
Nam dội bom Daisy Cutter và bom “B-52 Việt
Nam”, nhưng quân cộng vẫn bám cứng
khu vực Trung Đoàn 52 Bộ Binh, đồng thời
gấp rút điều động Liên Đoàn 75
Pháo Binh pháo kích phi
trường Biên Hòa liên tục nhằm
vô hiệu quá sức mạnh của Không
Quân. Đồng thời đặc công địch
đã bò vào phá hủy được
kho đạn trong phi trường. Hai sự kiện đó
quả thật đã gây trở ngại lớn cho Sư
Đoàn 18 Bộ Binh, đặc biệt tại tuyến Dầu
Giây. Rạng sáng ngày
15.4.1975, Trung Đoàn 33 và Trung
Đoàn 95B Sông Hương còn
nguyên vẹn sinh lực của Sư Đoàn 6
cộng sản mở cuộc tấn công vào ấp
Nguyễn Thái Học và Đồi Móng
Ngựa. Trên Đồi Móng Ngựa Đại
Úy Mạch Mạnh Liêu và đại đội
của ông vẫn xác định quyết tâm
giữ vững vị trí, mặc dù quân
số đại đội đã hao hụt quá nhiều
mà không có bổ sung. Trung
Đoàn 33 và 95B là hai trung
đoàn thiện chiến rất kỳ cựu của địch,
chúng hoạt động thường xuyên
trên vùng Tây Nguyên
và đã giao tranh nhiều trận rất lớn
với Quân Đoàn II của ta nhiều năm
trước đây. Trung Đoàn 33 Bắc Việt
được dùng làm thành phần chủ
yếu cấu thành Sư Đoàn 6 tân
lập của cộng sản trong chiến dịch tấn công
của năm 1975. Nhiều ngàn trái đạn đủ
loại dội ùng oàng ác liệt
xuống khắp vị trí của Trung Đoàn 52
Bộ Binh. Sau cơn pháo, Trung Đoàn 33
Bắc Việt tiến chiếm được Ngã Ba Dầu
Giây và định đánh bứt ấp
Nguyễn Thái Học. Nhưng với sự có mặt
của Cánh B Chiến Đoàn 315 trên
Đồi 122, Trung Đoàn 33 cộng quân buộc
phải chuyển sang đối phó với lực lượng
này. Trung Đoàn 95B tổ chức ba cuộc
tấn công lên Đồi Móng Ngựa. Với
một đại đội mà quân số đã dần
hao mòn, nhưng chiến sĩ Trung Đoàn
52 Bộ Binh đã dũng liệt đánh văng
xuống đội trung đoàn thiện chiến nhất của
địch. Dù vậy, Đại Tá Ngô Kỳ
Dũng vẫn cẩn thận gửi tăng viện Đồi Móng
Ngựa một đại đội nữa. Đại đội trấn giữ Đồi
Móng Ngựa đã được đại đội bạn mang
vác tiếp liệu đến bổ sung và tiếp
tay di tản các chiến thương. Những sĩ quan
cùng chung trong Trung Đoàn cảm
khích siết chặt tay nhau thề cùng
sống chết trên ngọn đồi thấp này.
Chẳng lâu la gì, Tiểu
Đoàn 2 của Trung Đoàn 95B Việt cộng
xua quân biển người tràn lên
đồi. Một đại đội tử thủ chúng còn
không lên nổi, giờ đây
thêm một đại đội nữa, chiến sĩ Trung
Đoàn 52 dễ dàng đánh Tiểu
Đoàn 2/95B địch lăn lộn xuống chân
đồi. Một tiểu đoàn thứ hai âm thầm
men theo Quốc Lộ 20 định đánh vào
sườn quân ta trên đồi, thì
đã bị Pháo Binh dội những
tràng đạn tập trung chết chóc xuống
làm chúng phải thối lui.
Khi Chiến Đoàn 315 của Lữ
Đoàn 3 Xung Kích đã bị khựng
lại, thì cộng quân bắt đầu mở cuộc
đột phá vào ấp Nguyễn Thái
Học do các đại đội còn lại của Tiểu
Đoàn 3/52, Chi Đoàn 3/5 Kỵ Binh
và các thành phần khác
của Trung Đoàn 52 Bộ Binh. Cộng quân
đánh quá dữ, bằng mọi giá
chúng phải bứng được quân ta ra khỏi
khu vực Ngã Ba Túc Trưng nằm chặn
trên Quốc Lộ 20 và Ngã Ba Dầu
Giây trên Quốc Lộ để Quân
Đoàn 4 Bắc Việt tiến về Sài
Gòn. Quân ta cũng không chịu
rút, dù càng lúc
quân số càng hao hụt. Nhiều chiến sĩ
bị thương hai ba lần, nhưng người nào
còn cầm súng được vẫn cứ nghiến răng
tựa lưng vào chiến hào tử chiến với
giặc Cuộc giao tranh quá đỗi khốc liệt ấy
kéo dài liên tục trong mười
tiếng đồng hồ, tiếng đạn pháo hai bên
nổ rền trời. Đến lúc mà quân
số của toàn Trung Đoàn đã sụt
xuống con số đau thương là chỉ còn
20% tay súng, Đại Tá Dũng
đành phải ra lệnh cho chiến sĩ trên
Đồi Móng Ngựa ngay trong đêm phải
rút xuống và trở về với Tiểu
Đoàn 3/52. Khoảng 6 giờ rưỡi chiều, Đại
Tá Dũng chia lực lượng rách
nát của ông thành hai
nhóm. Đích thân Đại Tá
Dũng dẫn một nhóm bộ binh và Kỵ Binh
thoát ra khỏi rừng cao su. Nhóm thứ
hai là Tiểu Đoàn 3/52 theo một hướng
thoát thân. Với kinh nghiệm
hành quân nhiều năm trong khu vực
tỉnh Long Khánh, cả hai nhóm
quân của Trung Đoàn 52 len lỏi giữa
những vị trí đóng quân của
địch và đã về đến được Trảng Bom an
toàn.
Mặt trận Long Khánh đã thiếu
vắng một đơn vị thiện chiến, Sư Đoàn 18 Bộ
Binh giờ đây phải tự điều chỉnh trận liệt
với Trung Đoàn 43 và Trung
Đoàn 48, cộng thêm Lữ Đoàn 1
Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 82 Biệt
Động Quân. Tin Phan Rang thất thủ chẳng mấy
chốc đã bay đến Xuân Lộc. Sư
Đoàn 341 cộng quân thôi
không đánh Xuân Lộc,
chúng di chuyển lên hướng Bắc tấn
chiếm được Kiệm Tân và Túc
Trưng, song song với những cơn pháo
mãnh liệt vào phi trường Biên
Hòa. Như vậy ý định cô lập Sư
Đoàn 18 Bộ Binh ra khỏi chu vi phòng
thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
của Quân Đoàn 4 Bắc Việt đã
dần dần thành hình. Một tin tức
không vui khác đến từ đất nước Hoa
Kỳ. Ngày 17.4.1975, Quốc Hội Mỹ đã
chính thức bác bỏ khoản quân
viện 722 triệu đô la cho Việt Nam Cộng
Hòa. Có nghĩa là Việt Nam
Cộng Hòa phải tự lực xoay sở cứu lấy
mình, Hoa Kỳ đã hoàn
toàn phủi tay đứng ngoài cuộc. Thật
mỉa mai. Mười hai năm về trước của năm 1975 , Tổng
Thống Ngô Đình Diệm đã bị
sát hại vì không chấp thuận sự
hiện diện của quân đội Mỹ. Mười hai năm về
sau của năm 1963, chẳng ai xua đuổi mà
quân đội Mỹ vẫn cứ ung dung rút chạy
ra khỏi Việt Nam.
Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh
Quân Đoàn III & Quân Khu
III trong một nỗ lực cuối cùng ngăn chận
đoàn quân giặc sắp sửa tràn
xuống Sài Gòn, đã điều động
Trung Đoàn 8 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh,
dưới quyền của Trung Đoàn Trưởng Trung
Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng tăng
viện Lực Lượng 3 Kỵ Binh Xung Kích. Trung
Tá Hùng cùng Trung
Đoàn 8 Bộ Binh đang giữ thị trấn Phú
Giáo ở phía Bắc căn cứ Lai
Khê, bản doanh của Sư Đoàn 5 Bộ Binh.
Trung Tá Hùng từng là Trung
Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 Bộ Binh,
nên ông rất quen thuộc thông thổ
Long Khánh. Nhưng khi ông được cử đi
học khóa Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ từ năm
1972 cùng với Chuẩn Tướng Khôi,
thì Đại Tá Lê Xuân Hiếu
lên thay. Trung Tá Hùng xuất
thân từ binh chủng Nhảy Dù, ông
từng chỉ huy hai Đại Đội Dù tấn công
vào Dinh Độc Lập ngày 1.11.163 để
lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Khi
được gọi về trình diện Trung Tướng
Toàn nhận nhiệm vụ đánh Dầu
Giây, Trung Tướng Toàn hỏi Trung
Tá Hùng chỉ huy Trung Đoàn 8
được bao lâu rồi. Chuẩn Tướng Đảo và
Chuẩn Tướng Khôi cùng có mặt
lúc đó đã dành nhiều
lời nồng hậu cho Trung Tá Hùng,
nên Trung Tướng Toàn vui vẻ thăng cấp
ngay lên Đại Tá cho ông. Nhưng
vì trong văn phòng Tư Lệnh
Quân Đoàn lúc đó chỉ
có ba ông Tướng, nên sĩ quan
tùy viên phải chạy ra ngoài
tìm lon mới cho vị Đại Tá tân
thăng. Khi Trung Đoàn 8 đến Hưng Nghĩa
trên những chiếc GMC, Đại Tá
Hùng nhận lệnh Chuẩn Tướng Khôi chỉ
huy luôn Chiến Đoàn 322, với nhiệm vụ
đánh thông Quốc Lộ 1. Mặc dù
Đại Tá Hùng cùng Chiến
Đoàn 322 cố gắng mở cuộc đột phá rất
quyết liệt xông qua ấp Hưng Nghĩa và
Hưng Lộc, Chiến Đoàn của Đại Úy Bản
đánh từ Đồi 122, nhưng Trung Đoàn
95B cộng sản kháng cự dữ dội, quân ta
không qua được, vì vậy mà
Trung Đoàn 95B bị thiệt hại quá
nặng, buộc Sư Đoàn 341 phải trở lại thay
thế nó.
5.
Phần 5
Triệt thoái khỏi
Xuân Lộc
Cuộc quyết chiến giữa Quân
Đoàn 4 Bắc Việt và Sư Đoàn 18
Bộ Binh diễn ra thật đẫm máu từ ngày
10.4.1975 đến ngày 13.4.1975, với phần thắng
nghiêng về phía chiến sĩ Cung Tên
Miền Đông. Nhưng Quân Đoàn 4 giặc
vẫn tiếp tục dùng pháo binh quấy rối
quân ta ngày đêm. Từ ngày
đó, quân dân Xuân Lộc
không còn đương đầu với bộ binh địch
nữa, mà chỉ nằm chịu pháo. Một tuần
tiếp theo sau là trận đánh giữa Lữ
Đoàn 1 Dù và Tiểu Đoàn 8
Bắc Việt. Quân Dù đã dần dần
thắt chặt vòng vây kẹp tiểu đoàn
địch trong khu vực đồn điền Đại Tướng Tỵ để dứt điểm
nó.
Ngày 19.4.1975, Sư
Đoàn 7 Bắc Việt trong cố gắng giải cứu Tiểu
Đoàn 8, đã gấp rút tung
vào chiến trường Trung Đoàn 141 trừ
bị. Bộ phận dò sóng của chuyên
viên Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu
báo lên Chuẩn Tướng Đảo nội dung nghe
được rất thú vị như sau:”Trung Đoàn
Trưởng Trung Đoàn 141 đích thân
lên máy vô tuyến thúc giục
bô đội xông lên đánh
quân Dù, nhưng cán binh Trung
Đoàn 141 nghe nói đánh Nhảy
Dù, đã sợ hãi không
dám lên. Trung Đoàn Trưởng 141
khuyến dụ cán binh, rằng quân Nhảy
Dù bây giờ đánh không
còn “ngon” như hồi trước nữa”. Biết được nỗi
dao động của cán binh Trung Đoàn 141
cộng quân khi đối đầu với chiến sĩ Dù,
Chuẩn Tướng Đảo thông báo cho Trung
Tá Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn
1 Dù biết trước cuộc tấn công
này. Nên khi quân 141 xuất hiện
trước chiến tuyến, chiến sĩ Mũ Đỏ chuẩn bị sẵn trận
thế, đã xác minh lời của Trung
Đoàn Trưởng 141 khuyến dụ cán binh,
rằng lính Dù đánh không
còn “ngon” là hoàn toàn
dối trá. Cuộc giao tranh giữa Lữ Đoàn
1 Dù và Sư Đoàn 7 còn
đang dằng dai, thì Bộ Tổng Tham Mưu
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhận được
tin Quân Đoàn 2 Bắc Việt và Sư
Đoàn 325 đã vào tới Rừng
Lá, cách Xuân Lộc 20 cây
số về hướng Tây. Như vậy Biên Hòa
rồi đến Sài Gòn sẽ nằm dưới áp
lực rất nặng của quân cộng. Lúc 9 giờ
sáng ngày 20.4.1975, Trung Tướng
Toàn và Chuẩn Tướng Trần Đình
Thọ, Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu bay
vào Xuân Lộc ban lệnh rút
quân về chống giữ Biên Hòa. Con
đường được chọn lựa triệt thoái sẽ là
Liên Tỉnh Lộ 2 ở phía Nam Xuân
Lộc. Theo kế hoạch của Trung Tướng Toàn, một
khi Sư Đoàn rút ra khỏi Xuân Lộc
an toàn, thì đoàn GMC sẽ đưa
toàn quân số về Căn Cứ Long Bình
để nghỉ ngơi vài ngày, bổ sung
quân số và tái trang bị.
Cuộc quyết chiến giữa Quân
Đoàn 4 BV và Sư Đoàn 18 Bộ Binh
đã diễn ra khốc liệt từ ngày 9 đến
21.4.975, hai bên đều bị tổn thất nặng, nhưng
phần thắng cuối cùng đã nghiêng
về phía Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa. Theo ước lượng của Thiếu Tướng Đảo về
sau này, thì phía cộng
quân bị giết chết đến 10,000 người, một con số
quá cay đắng chưa từng thấy trong một thời
gian quá ngắn. Cơn chiến bại này coi
như là một vết hằn trong cuộc đời binh nghiệp
của Thiếu Tướng Hoàng Cầm. Đích
thân Tướng Trần Văn Trà xuống “chi
viện” cho Hoàng Cầm. Nhưng chính
Trà sau khi suy tính nát nước,
không thấy một chút le lói hy
vọng chiến thắng nào, dù Trung
Đoàn 52 của quân ta đã bị tổn
thất rất nặng phải rút về Biên
Hòa trước, đã không dám
đánh SĐ18BB. Trà buộc lòng cho
lệnh Quân Đoàn 4 bỏ Xuân Lộc đi
vòng về Biên Hòa theo hướng Quốc
Lộ 15, chỉ để các đơn vị của Sư Đoàn 7
ở lại bao vây và quấy rối Xuân
Lộc. Sau này khi viết hồi ký,
thì Trà lại tự cho là
mình đã “phát huy sáng
kiến” đánh bọc vòng xuống Biên
Hòa, nhưng chúng ta nhớ lại trước khi
mặt trận Xuân Lộc nổ, cũng chính
Trà đã thúc giục “anh Ba”
Lê Duẫn cho quân giải phóng
đánh Xuân Lộc trước. Cả Trà
và Cầm đều là bại tướng, nếu
cách chức thì phải cách chức cả
hai tướng này, chứ không phải
riêng trách nhiệm của Cầm.
Vì các quân
đoàn của địch tránh né Sư
Đoàn 18 Bộ Binh đi vòng theo hướng
Quốc Lộ 20 và Quốc Lộ 15 xuống đánh
Biên Hòa, nên nhiệm vụ bảo vệ
Xuân Lộc của sư đoàn cũng chấm dứt.
Đồng thời Chiến Đoàn 3 Xung Kích của
Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi đang đánh
địch tại Ngã Ba Dầu Giây cũng được lệnh
kéo quân về bảo vệ thành phố
này. Với hai lực lượng rất mạnh tử thủ
Biên Hòa, một lần nữa tướng tá
giặc lại kéo nhau đi vòng, bỏ
Biên Hòa và tiến thẳng về
Sài Gòn. Để đem được toàn bộ sư
đoàn và các đơn vị biệt
phái ra khỏi Xuân Lộc, là một
công tác cực khó khăn,
đòi hỏi một kế hoạch tỉ mỉ và
kiên quyết. Một lần nữa, người ta lại thấy
tài năng lãnh đạo và chỉ huy
của những vị tướng trẻ QLVNCH trong những trường hợp
dầu sôi lửa cháy như thế này. Để
đánh lạc hướng Sư Đoàn 7 BV, Lữ
Đoàn 1 Nhảy Dù nhận nhiệm vụ
đánh cầm chân chúng để cho
toàn bộ SĐ18BB rút đi trước. Kể từ 8
giờ tối đêm 20.4.1975, Trung Đoàn 48
của Trung Tá Trần Minh Công và
Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh của Trung Tá
Nô chịu trách nhiệm mở đường theo
Liên Tỉnh Lộ 2 về hướng tỉnh Phước Tuy. Rồi
đến đoàn cơ giới gồm Pháo Binh,
Quân Vận, Công Binh, các đơn vị
Tiếp Vận khác, hai khẩu 175 ly, dưới quyền
chỉ huy của Đại Tá Hứa Yến Lến, Tham Mưu
Trưởng sư đoàn. Khi đoàn Pháo
Binh di chuyển đến Long Giao, một căn cứ cũ của Hoa
Kỳ, thì Đại Tá Hưng, Chỉ Huy Trưởng
Pháo Binh sư đoàn sẽ thiết trí
một căn cứ hỏa lực tạm thời để yễm trợ hỏa lực cho
toàn cuộc di tản, với sự bảo vệ cương quyết
của Đại Đội 18 Trinh Sát dũng mãnh. Ở
khoảng giữa sẽ là các đơn vị Địa
Phương Quân & Nghĩa Quân Long
Khánh dưới quyền Đại Tá Phạm Văn
Phúc, Tỉnh Trưởng, cùng với số đồng
bào còn kẹt lại trong thị xã.
Các đơn vị thuộc Trung Đoàn 43 của Đại
Tá lê Xuân Hiếu và Tiểu
Đoàn 82 của Thiếu Tá Vương Mộng Long
chịu trách nhiệm đoạn hậu. Tất cả đơn vị đều
di chuyển trong đêm 20.4.1975. Đó
là chưa kể Tiểu Đoàn 2/43 của Thiếu
Tá Nguyễn Hữu Chế vẫn còn đang trấn
giữ trên Núi Thị và phải
rút sau cùng.
Khi Lữ Đoàn 1 Dù của
Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh rút lui,
thì Tiểu Đoàn 2/43 là tiểu
đoàn đơn độc còn sót lại, Chuẩn
Tướng Đảo phải bay trên trực thăng hướng dẫn
hướng hành quân cho tiểu đoàn
này rút theo sư đoàn trong
ngày hôm sau. Trong suốt cuộc
hành quân triệt thoái, Chuẩn
Tướng Đảo và các sĩ quan thuộc Bộ Tư
Lệnh đều cùng di chuyển bộ với binh sĩ, đặc
biệt Tướng Đảo đi lên đi xuống dọc hàng
quân để khích lệ và nhắc nhở
chiến sĩ luôn cố gắng bảo vệ đồng bào
trong đoàn. Một chiếc trực thăng chỉ huy
C&C bay trên bầu trời với Đại Tá
Ngô Kỳ Dũng, để giúp Tướng Đảo
liên lạc và điều hợp đoàn di
tản. Lữ Đoàn 1 Dù và Tiểu
Đoàn 2/43 ở vào một tình thế
cực kỳ nguy hiểm, rất giống như cuộc di tản Hạ
Lào 719 năm 1971. Sư Đoàn 7 BV
khám phá dù muộn màng
cuộc triệt thoái, Trung Đoàn 141
đã hành quân đuổi theo chận
đánh và phục kích quân Mũ
Đõ dữ dội. Lữ Đoàn 1 Nhày
Dù nhận nhiệm vụ chận hậu cho đoàn
quân triệt thoái đã đụng độ nặng
với Trung Đoàn 141 cộng sản tại Bảo Định
và chịu tổn thất. Thật đau lòng, tất
cả tử sĩ và chiến sĩ bị thương nặng đều
không thể cáng theo được. Con đường
dài đến 40 cây số xuyên qua những
cánh rừng cao su thâm u dầy đặc
quân cộng, giống như một cuộc hành
trình đi qua cửa địa ngục. Những tấn thảm
kịch đầy máu và nướ c mắt sao cứ
mãi đeo đẳng lên đôi vai
còm cõi của người lính
chúng ta như một định mệnh tàn nhẫn.
Vẫn chưa hết, khi đoàn Mũ Đỏ ra đến Quốc Lộ 1
lúc 9 giờ đêm, thì một cảnh
tưởng xúc động đến nát lòng
đang chờ đón các anh. Hàng
ngàn gia đình đồng bào ở những
ấp Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo Hòa lển mển
hành trang, tay bồng tay bế tập trung hai
bên đường xin được đi theo quân ta.
Nhiệm vụ đánh hậu còn oằn nặng chưa
xong, giờ đây chiến sĩ Lữ Đoàn 1 Nhảy
Dù phải bảo vệ sinh mạng của những đồng
bào ruột thịt của các anh. Đồng
bào không bao giờ chấp nhận cộng sản,
dù có phải bỏ hết nhà cửa,
tài sản khó nhọc chắt chiu từ nhiều
chục năm, nhưng để được tự do, thì người
dân sẵn sàng cùng dấn thân
với người lính Việt Nam Cộng Hòa
trên bất cứ con đường khổ ải nào.
Đoàn quân và
dân lẫn lộn xen kẻ nhau kéo đi lầm lũi
trong đêm tối hãi hùng. Từ
Tân Phong, đoàn người khốn khổ đến được
Đức Thành. Tiểu Đoàn 3 Pháo
Binh Dù được Đại Đội 1 Trinh Sát
Dù bảo vệ là đơn vị duy nhất đi
trên con lộ 2 hoang phế. Các Tiểu
Đoàn 1, 2, 8 và 9 Dù rải
quân đi sâu vào hai rừng cao su
bể bảo vệ đoàn quân dân
trên mặt lộ. Khoảng 4 giờ sáng rạng
ngày 21.4.1975, Pháo Đội C của Tiểu
Đoàn 3 Pháo Binh và một Trung
Đội Trinh Sát lọt vào ổ phúc
kích của hai tiểu đoàn giặc tại ấp Qui
Ca gần ranh giới hai tỉnh Long Khánh - Phước
Tuy. Quân giặc đã hò hét
xung phong biển người lên tràn ngập
cánh quân này. Quân ta
đã tận lực chống trả đến người cuối
cùng. Nhưng nhờ sự hy sinh cao cả này
mà đoàn quân dân lọt đến
được khu vực núi Cấm Tiên, để ở
đây, Tiểu Đoàn 9 Dù đánh
một trận lừng lẫy cuối cùng cho trang chiến
sữ đẫm máu và lệ của binh chủng
Dù, chịu chết chóc để đưa được
đoàn quân dân về đến được Phước
Tuy bình yên.
Hồi tưởng lại những ngày
chiến đấu ở Xuân Lộc và cuộc triệt
thoái trên Liên Tỉnh Lộ 2, Đại
Úy Nhảy Dù Hoàng Văn Tuất, một
Trung Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn 9 Nhảy
Dù đã kể lại trong bài viết
Trận Chiến Cuối Cùng Của Tiểu Đoàn 9
Dù như sau. Đại Úy Hoàng Văn
Tuất xuất thân Khóa 9/68, tốt nghiệp
Khóa 5 Huấn Luyện Viên, Tổng Cục
Quân Huấn. Khi lên cấp Trung Úy
một thời gian, anh xin thuyên chuyển về Sư
Đoàn Nhảy Dù để thỏa chí trai
bốn phương ngang dọc,Trung Úy Tuất nhận một
trung đội và bắt đầu cuộc đời chiến trường đỏ
lửa của anh. Theo Đại Úy Tuất, một sĩ quan
cấp Trung Úy trở xuống thuộc đơn vị
khác không phải xuất thân từ binh
chủng Dù, chỉ được nhận trung đội để quen dần
với hệ thống chỉ huy và kỹ thuật tác
chiến của binh chủng Mũ Đỏ.
Nhớ về các bạn Thiếu
Úy Mỹ, Sơn và Đông.
Hồi tưởng lại mùa xuân
1975 tại Đà Nẵng. Sau những tháng năm
dài đóng quân ngoài miền
hỏa tuyến, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Nhảy
Dù hậu cứ đặt tại Đà Nẵng lệnh cho
Tiểu Đoàn 9 Dù hàng ngày
tung những cánh quân nhỏ cấp Trung Đội
hành quân lục soát thường
xuyên trên các đỉnh đồi ( 400 hay
500 thước). Thật là bực bội và
khó chịu cho chúng tôi, nhưng
phải tuân hành. Cánh quân
vũ bão hàng đầu, sau trận chiến Thường
Đức 1062, Quảng Nam, không còn được
dùng đúng chỉ số nữa. Sáng sớm
đi lục soát, đến chiều tối mới mò về,
y hệt như những chiến hữu Địa Phương Quân của
Tiểu Khu Quảng Nam vậy. Đôi lúc
chúng tôi gặp nhau trên đường
hành quân, sau vụ Việt cộng pháo
kích vào thành phố và
phi trường Đà Nẵng.
Vào một ngày nắng đẹp,
sau hai tuần lễ thay phiên nhau trèo
đèo lội suối, chúng tôi thay đồ
đẹp tính đi dạo phố, không ngờ lịnh
trên cho chuẩn bị hành trang gọn
gàng và chờ đợi. Đổi vùng. Lịnh
chỉ có thế. Chúng tôi thực sự
mừng rỡ, ở một chỗ quá lâu không
tốt và cũng là mục tiêu cho bọn
cộng sản nằm vùng dòm ngó. Tin
một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến ra
trám chỗ cho chúng tôi.
Chúng tôi khăn gói cuốc bộ đến
phi trường. Nơi đây không khí
nhộn nhịp hẳn lên, những vận tải cơ C130
lên xuống không ngừng, cố gắng
hoàn tất nhiệm vụ là vận chuyển cả Lữ
Đoàn Dù xuôi Nam. Nghe tin
tình hình vô cùng
xáo trộn và bi đát, rồi sẽ
có đảo chánh nữa, vì thế Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu mới ra lịnh cho đơn vị
Dù về phòng thủ vòng đai an
ninh thủ đô. Vì không đủ
máy bay nên Lữ Đoàn 1 Dù
phải chia làm đôi. Phân nửa về
bằng tàu, nửa kia về bằng máy bay.
Tiểu Đoàn 8 và 9 Nhày Dù
lên máy bay thẳng một lèo về
Sài Gòn, còn Tiểu Đoàn 1
Dù về bằng tàu Hải Quân đến
Khánh Hòa, thì có lịnh
tấp vô bờ phụ với Lữ Đoàn 2 Dù ở
Khánh Dương.
Sài Gòn thành
phố thân yêu, dân chúng vẫn
tấp nập buôn bán, làm ăn sinh
hoạt bình thường hơn so với các nơi
khác. Đơn vị rảnh rang gửi binh sĩ qua học bổ
túc chiến thuật, cũng như những ai chưa
có bằng Dù đều được về Trại
Hoàng Hoa Thám thụ huấn khóa
Dù ngay. Chỉ vài ngày sau
thì Đà Nẵng mất, Thủy Quân Lục
Chiến gặp nguy, cố vùng vẫy và chiến
đấu lẻ loi vì không được đơn vị
nào đến tiếp cứu, đành mở đường
máu cố gắng về Đà Nẵng rồi tìm
phương tiện xuôi Nam. Chợt nhớ đến Chiến,
người bạn cùng khóa, cùng trung
đội, đã tình nguyện về Thủy Quân
Lục Chiến, mà trước khi mãn
khóa một tuần đã tự sắm bộ đồ
bông xanh mặc vào đi khoe khắp Đại Đội.
Cầu nguyện cho nó được bình an.
Học bổ túc cũng chỉ được
vài ngày. Lúc bấy giờ mặt trận
Long Khánh đã bùng nổ rất
ác liệt, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo của Sư
Đoàn 18 và các đơn vị dưới
quyền của ông quyết không để một tấc đất
nào rơi vào tay bọn cộng sản. Tướng
cộng sản giận dữ tung thêm các sư
đoàn thiện chiến vào định giải quyết
chiến trường mau lẹ, để rồi tiến thẳng vào
Sài Gòn càng sớm càng
tốt như ý họ mong muốn. Nhưng Bộ Tổng Tham
Mưu của ta không để cho chúng được toại
nguyện, lịnh tung quân Dù vào
trận chiến. Tiểu Đoàn 9 Dù có
tên trong danh sách nhập trận.
Chúng tôi đành bỏ khóa
học Dù nửa chùng. Đoàn GMC chở
chúng tôi qua phi trường Tân Sơn
Nhứt, để rồi từ đó lại được các trực
thăng Chinook đưa vào Long Khánh.
Nhìn vào bản đồ mới lảnh sau khi họp
với Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, sao chấm đỏ (cộng
sản) ở đâu mà nhiều thế. Thiếu
Úy Khánh phụ tá cho Đại
Úy Chỉ, sĩ quan Ban 3 kêu nhỏ
chúng tôi lại một góc và
dặn dò:
- Chúng mày cẩn thận,
trận chiến này ác liệt lắm đó
nghe. Ráng giữ mình để rồi còn
về nhậu với tao !
Thiếu Úy Mỹ, Sơn của Đại Đội
92, Thiếu Úy Đông và tôi
của Đại Đội 93 hiện rõ nét ưu tư
trên khuôn mặt. Chúng tôi
lặng lẽ lui ra và căn dặn thuộc hạ thận trọng
trong cuộc hành quân này.
Chinook thả chúng tôi vào trận
chiến, trực thăng đậu ngay trên quốc lộ.
Chúng tôi ào ra và thật
ngỡ ngàng. Dân chúng kẻ bồng
người bế, lần lượt di tản. Cạnh quốc lộ xác
chết vô số kể, dân thì
không nói chi, còn lính
thì được bạn bè phủ cho tấm poncho,
rồi vội vàng cất bước, phần đông bị
trúng đạn pháo của địch. Chúng
tôi dàn quân và tiến một
cách thận trọng. Đầu tiên băng qua vườn
trái cây, vườn mít. Ngày
đầu chúng tôi ăn mít trừ cơm,
ôi, những múi mít vàng
thơm ngon lạ thường. Đêm đó tôi
mắc võng ngủ dưới tàng cây
và hương thơm của mít đã ru
chúng tôi vào giấc ngủ đầy mộng
mị. Đêm bình yên đã qua,
sáng sớm được lịnh di chuyển, gần cả
ngày vẫn không thấy động tịnh
gì. Chúng tôi bắt đầu lo, hễ
vào vùng rồi mà yên tĩnh
như thế là biết bọn cộng sản ở phía
trước đang chờ đón chúng tôi.
Tuy nhiên, trên bầu trời Không
Quân bạn đủ loại từ A1 Skyraider đến A 37, rồi
trực thăng võ trang không ngừng xuất
hiện thay phiên oanh kích và bắn
phá xung quanh chúng tôi đẻ yểm
trợ.
Đến ngày thứ hai, bọn cộng
sản bắt đầu lộ diện và giao tranh cầm chừng
cốt nhữ chúng tôi vào bẫy
mà chúng đang giăng. Chúng
tôi tiến chậm. lục soát kỹ vài
giao thông hào còn mới toanh,
bọn chúng nhữ chúng tôi
vào sâu hơn. Qua khỏi những vườn
trái cây, sâu vào
phía trong, chúng tôi đụng phải
vườn cao su bao la ngút ngàn rộng cả
trăm mẫu. Việt cộng xuất hiện mọi nơi, giờ
thì chúng tôi thực sự chạm địch.
Một vài tên cộng sản khôn ngoan
núp trên cây cao su nhắm bắn
chúng tôi tùng thiết sau thiết
giáp M113 , cỏ mọc cao ngang bụng. Thiết
Giáp khai hỏa trước, sau đó
chúng tôi xung phong tấn công mục
tiêu, mà hễ lên bao nhiêu
là bị đốn ngã bấy nhiêu. Một
chiếc thiết giáp bị trúng B40 nữa,
Dù và Thiết Giáp mới vỡ lẽ,
cùng đồng loạt hướng mũi súng
lên các ngọn cây cao su mà
khai hỏa. Từ xa chúng tôi thấy
xác chúng rơi xuống như mít
rụng. Tổng kết trong ngày, Tiểu Đoàn 9
Dù thiệt hại nhẹ, tuy nhiên có
một sĩ quan Dù tử trận. Được biết anh ấy nhận
lịnh chiếm mục tiêu, thấy binh sĩ bị thương
anh nóng ruột tiến hàng đầu trong
lúc binh sĩ chưa chuẩn bị kịp thì anh
đã bị đốn ngã.
Trận chiến cứ tiếp diễn từ
ngày này qua ngày khác,
ban ngày tiến chiếm mục tiêu, nửa khuya
lặng lẽ rời bỏ vị trí, có lúc
9, 10 giờ đêm vẫn còn đánh.
Xác chiến hữu hồi chiều đến giờ vẫn
còn nằm bên miệng hố địch mà
không làm sao đem ra được. Đại
Úy Tường, Đại Đội Trưởng Đại Đội 93 ra lịnh
trung đội tôi bằng mọi cách phải đem
xác về. Đợi đến khuya chúng tôi
lấy dây dù cột võng nối hai, ba
sợi lại làm một im lặng bò lên
dùng đầu dây cột vào chân
xác chết kéo nhẹ về. Việt cộng nghe
động liền nổ súng. Khi kéo được
xác bạn mình về thì thân
thể anh nhận thêm một số vết đạn nữa.
Đêm đó chúng tôi
chôn xác anh tại chỗ. Khoảng 2 giờ
sáng, đang ngủ ngon sau một ngày vất
vả, chúng tôi được lịnh bỏ vị
trí và dời quân. Cứ như thế cho
đến suốt cả tuần. Lương thực và đạn dược bắt
đầu cạn dần, tiếp tế rời rạc khó khăn.
Đôi lúc chúng tôi xin thực
phẩm của dân để bù dắp.
Trở ngại đến với chúng
tôi mỗi lúc một nhiều hơn. Như
hôm nay đang di chuyển bỗng gặp một
nhánh sông trước mặt mà
nhìn vào bản đồ lại không
có tên. Chúng tôi cố gắng
vượt qua. Nhảy Dù mà, cố gắng hết
mình. Nhưng Nhảy Dù dở ở chỗ là
nhân tài biết lội lại không
nhiều, hành trang cồng kềnh, chưa kể
súng đạn, nên khi qua kiểm điểm lại
có vài binh sĩ bất khiển dụng
vì uống nước sông quá nhiều,
cũng như có hai binh sĩ bị nước cuốn
trôi vì dòng sông nước
chảy siết. Thật vô lý, sau đó
chúng tôi tự nguyện mỗi lần về hậu cứ,
sau giờ học Thái Cực Đạo là xin cấp
trên cho đi học bơi. Ra khỏi vùng
bàn giao cho đơn vị bạn, chúng
tôi được nghỉ xả hơi một ngày cạnh quốc
lộ và cũng nhận được tin vui từ Bộ Tư Lệnh
Dù là đã được Bộ Tổng Tham Mưu
tưởng thưởng bằng cách thăng cấp tại mặt trận
cho các quân nhân từ cấp Trung
Đội Trưởng trở xuống hàng khinh binh
lên một cấp. Thêm vào đó,
chúng tôi được bổ sung vài sĩ
quan hiện dịch về Tiểu Đoàn. Họ đã ra
trường sớm hơn ngày mãn khóa,
và đồng thời lúc đó cũng
là ngày buồn cho cộng sản đã
được lãnh hai quả CBU do Không
Quân ta gởi tặng.
Sau một ngày ngơi nghĩ, lại
tiếp tục di chuyển, tiến men theo quốc lộ Sài
Gòn - Vũng Tàu về hướng Bà Rịa.
Vừa đến gần Tiểu Khu Phước Tuy, chúng
tôi bị pháo kích, đoàn
quân hỗn loạn. Trung Tá Nguyễn Văn Nhỏ,
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 9 Dù
của chúng tôi bị thương đầu tiên.
Thiếu Tá Đường Tiểu Đoàn Phó
lên thay. Tại Tiểu Khu Phước Tuy, chúng
tôi được Tiểu Khu Trưởng (một cựu sĩ quan
Dù) tiếp đón ân cần và
tiếp tế lương thực. Dân chúng Bà
Rịa hay tin có mặt đơn vị Dù ở
đây, họ vui mừng khôn xiết đem đồ ăn
và tặng phẩm tới tấp. Chúng tôi
có được hai ngày ở Phước Tuy thật
thoải mái, hàng quán chỉ
còn thưa thớt nhưng được chúng
tôi chiếu cố thật kỹ. Đến ngày thứ ba,
binh sĩ gác cầu Long Hương phát
giác tăng địch xuất hiện nhưng họ tưởng
là chiến xa bạn nên không
báo cáo. Lúc ấy Bộ Chỉ Huy Tiểu
Đoàn Dù đóng trong dinh Tỉnh
Trưởng được thiết vận xa nằm ngoài làm
an ninh. Những trung đội chúng tôi nằm
rải rác dọc theo hai bên phố
ngoài thị xã.
Chiến xa địch sau khi điều chỉnh
tác xạ, chúng bắt đầu nã đại
liên cùng đại bác về phía
Dù. Thấy việc lạ, chúng tôi
báo cáo về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn
và xin lịnh. Khi được tin đúng
là tăng địch, Dù và Thiết
Giáp thêm một lần vất vả, vì
không ngờ đó là T54, trong khi
Thiết Giáp tăng phái chỉ toàn
M113 và 2 chiếc M 48. Binh sĩ Dù nằm
dọc theo hai bên phố lấy lại bình tĩnh
và bắt đầu sử dụng M72 bắn cầm chân
chiến xa địch để Thiết Giáp hộ tống Bộ Chỉ
Huy Tiểu Đoàn 9 Dù rút về hướng
Vũng Tàu. Chiến xa địch cũng không
dám tiến lên, chúng đang đợi bộ
binh tùng thiết đến tấn công,
chúng tôi lợi dụng khoảnh khắc ngắn
ngủi ấy đưa toàn Bộ Chỉ Huy thoát khỏi
tầm đạn tăng địch. Tuy nhiên địch vẫn
bám theo sát. Đến cầu Cỏ May, địch lại
càng gần ta hơn vì quân ta gặp
một trung đội Thủy Quân Lục Chiến đang giữ cầu
không cho chúng tôi qua. Sau một
hồi thảo luận họ mới kéo hàng
rào cản, và không hiểu sao họ
lại theo chúng tôi luôn. Thực sự
lúc đó địch đã gần kề. Lịnh
trên cho toán Công Binh Dù
nổ mìn giựt sập cầu. Nhưng mìn mang
theo lúc đó không còn
nhiều, nên sức công phá chỉ đủ
sập một nhịp mà thôi. Như thế cũng
khá lắm rồi. Tăng địch bắt buộc dừng lại,
nhưng chúng cũng không để yên,
luôn bắn đạn tầm xa với theo chúng
tôi làm một số binh sĩ theo những chiếc
M113 sau cùng bị thương.
6.
Phần 6
Thiếu tướng Lê Minh
Ðảo (Tư Lịnh Sư Ðoàn 18 Bộ
Binh) Chiến trường Xuân Lộc 1975
Gần đến thị xã Vũng
Tàu, qua khỏi một khúc quanh
không xa Trường Thiếu Sinh Quân cho lắm,
cả một đại đội địch ở đâu không biết
ào ra bao vây chiếc M113 do tôi
dẫn đầu và mở đường cho Tiểu Đoàn
Dù phía sau. Tuổi chúng
còn thật trẻ, vài đứa mặc quần
áo của ta trông thật không giống
ai. Tôi lấy khẩu T38 nhét dưới
đùi, trường hợp bất trắc có thể sử
dụng ngay. Nhanh trí tôi liền đứng dậy
đưa hai tay tỏ dấu thân thiện và la
lớn:
- Bạn đây, bạn đây, đừng
bắn !
- Một tên tiến đến gần
có vẻ là cấp chỉ huy đã hỏi
tôi:
- Bạn hả ? Mới lấy được tăng ngụy
phải không ? Còn chúng nó
đâu ?
Tôi vẫn tiếp tục cứng với
nó, mặc dù trong bụng hơi run,
không biết có qua mặt nỗi bọn ác
ôn này không. Tôi chỉ đại
ra phía sau, bỗng dưng hắn tưởng thiệt, ra
lịnh cho đám lính lui và dạt ra
hai bên nhường đường cho xe tôi qua Như
đã nói trên là đang ở
khúc quanh, xe tôi và chiếc thứ
hai khá xa nên không thấy
gì hết. Tôi cầm khúc cây
nhỏ khỏ vào đầu nón sắt của anh
lính Thiết Giáp ra lịnh tống hết ga
chạy về phía trước, rồi nói với anh
hiệu thính viên liên lạc với
chiếc thứ hai rằng bọn chúng đang phục
kích trước mặt, hãy đề phòng.
Như chuẩn bị trước, những chiếc kế tiếp tiến
lên và khai hỏa vào hai
bên đường. Bọn Việt cộng chết vô số kể
và lẩn trốn để đoàn xe tiếp tục triệt
thoái về hướng Vũng Tàu.
Tới Bến Đá, giờ đây đủ
các quân binh chủng của ta thuộc
Quân Khu III, chưa kể một số đơn vị thuộc
Quân Khu II và còn dân
chúng nữa. Không thể tưởng tượng được,
Thiết Giáp không còn đất sử dụng
và cũng cùng đường rồi. Những
tài xế lái thiết xa cho máy nổ,
sang số cho xe chạy sát bờ biển, ra lịnh mọi
người nhảy ra ngoài, xe tiếp tục lăn
xích đi xuống lòng đại dương. Trung Sĩ
Hai đứng chết lặng, hai hàng nước mắt
tuôn rơi nhìn lần cuối chiếc M113 từ từ
mất dạng trong biển nước mênh mông. Giờ
thì Thiết Giáp theo lính
Dù luôn, chúng tôi đi
đâu họ theo đó. Hậu cứ Tiểu Đoàn
6 Nhảy Dù ở Vũng Tàu đem thuyền nhỏ
đến rước chúng tôi, vì
không còn phương tiện hiện hữu
nào có thể sử dụng vào
lúc này. Lênh đênh
ngoài khơi cả buổi, liên lạc nghe
ngóng, tình thế hoàn
toàn tuyệt vọng. Rồi bản tin nghe được từ
máy radio bỏ túi, lịnh Tướng Minh
tuyên bố buông súng đầu
hàng. Thôi hết rồi. Tiểu Đoàn 9
thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù quăng tất cả
vũ khí đạn dược, quân trang, quân
dụng xuống biển và tự ý tan
hàng sau lời nhắn nhủ đầy xúc động của
Thiếu Tá Đường Tiểu Đoàn Trưởng.
Chúng tôi giã từ vũ khí
một cách bất đắc dĩ ngoài khơi Vũng
Tàu, không đầy hai hải lý
cách đất liền. Ngoại trừ một số chết
và bị thương, quân số Tiểu Đoàn
còn 80%.
Viết để hồi tưởng lại, người sống
cũng như người chết, bạn hữu, thân bằng quyến
thuộc đã hy sinh cho Chính Nghĩa Quốc
Gia và Dân Tộc. Tin vào
ngày mai, tất cả sẽ đổi thay như luật trời
đã định. Đoàn quân ta sẽ trở về
trong danh dự và bọn cộng sản không
còn hiện hiện trên đất nước thân
yêu của chúng ta nữa.
Ngày 25.4.1975, Lữ
Đoàn 1 Nhảy Dù được xuất phái
ra khỏi Sư Đoàn 18 Bộ Binh, di chuyển về bảo
vệ Vũng Tàu. Trước đó, trưa
ngày 22.4.1975, một chiếc C 130 chở một
trái bom CBU 55 bay lên vùng
trời Long Khánh và đã thả
nó lên chỗ tình nghi là
Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 341, mà đang
đóng ngay ngoại ô tỉnh lỵ Xuân
Lộc. Tấm thảm lửa phosphor từ trái bom vỡ
bùng lên và ngay lập tức, một
khoảng không gian bị hút lấy dưỡng
khí từ đám lửa, đã làm
cho binh đội Việt cộng bên dưới ngã lăn
ra chết vì ngạt thở. Tổn thất của Sư
Đoàn 341 thật khủng khiếp, 250 cán
binh cộng quân chết trong những tư thế đau
đớn. Sau GBU 7 tấn, thì CBU 55 là loại
bom sát thương chống người, trong nỗ lực ngăn
chống làn sóng cộng sản quốc tế. Nhưng
một vài trái bom đó không
đủ làm thay đổi tình thế, mà
chỉ kéo dài thêm thời gian hấp
hối của Việt Nam Cộng Hòa. Cũng trong
ngày 22.4.1975, Trung Đoàn 8 Bộ Binh
và Chiến Đoàn 322 của Đại Tá
Nguyễn Bá Mạnh Hùng đã chiếm
được Hưng Nghĩa, nhưng được lệnh rút
quân ngay về bảo vệ Biên Hòa.
Tiểu Đoàn 2/43 của Thiếu
Tá Chế nhận lệnh Chuẩn Tướng Đảo đang bay chỉ
huy trên C&C rời bỏ con đương Liên
Tỉnh Lộ 2 chia thành nhiều nhóm nhỏ
cắt đường rừng mà đi. Cộng quân cứ ra
rả gọi loa kêu đích danh Thiếu
Tá Nguyễn Hữu Chế bó tay qui
hàng. Các chiến sĩ Tiểu Đoàn
2/43 cực nhọc chiến đấu liên tục đến
ngày 23.4 mới về đến được Phước Tuy,
quân số hao hụt đến hơn 50%. Một con số hết
sức đau xót cho số thân nhân của
các tử sĩ đang ngóng trông
các anh ở hậu cứ Long Bình. Cuộc
hành quân hoàn tất buổi chiều
ngày 21.4.1975. Sư Đoàn 18 Bộ Binh
đã phải bỏ ra ba ngày để tái
trang bị, bổ sung quân số tại Long
Bình. Ngày 24.4.1974, chiến sĩ Sư
Đoàn nhận được tin vui. Tổng Thống Trần Văn
Hương đến Long Bình vinh thăng đặc
cách Thiếu Tướng cho Chuẩn Tướng Lê
Minh Đảo và thăng thưởng nhiều chiến sĩ hữu
công khác.
Nhớ lại mười hai ngày
đêm chiến đấu tại Long Khánh,
các chiến sĩ bộ binh dưới sự hỗ trợ của
trên 600 phi xuất Không Quân,
Pháo Binh và Kỵ Binh, đã bắn
cháy hơn 30 xe tăng địch quân,
tiêu diệt 10,000 quân giặc. Sư
đoàn di chuyển về khu vực Sài
Gòn để chuẩn bị đánh những trận đẫm
máu cuối cùng bảo vệ thủ đô.
Sáng ngày 30.4.1975, các đơn vị
sư đoàn đang trấn giữ khu vực Nghĩa Trang
Quân Đội trên xa lộ Biên
Hòa, thì Thiếu Tướng Đảo nhận được
điện gọi của Đại Tá Lê Xuân Hiếu
báo tin Tướng Dương Văn Minh đã đầu
hàng giặc và lệnh cho toàn
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải
buông súng “ai ở đâu thì ở
đó chờ quân giải phóng đến
bàn giao”. Trong một nỗ lực cuối cùng,
Thiếu Tướng Đảo cố gắng liên lạc với
các Trung Đoàn Trưởng, nhưng
các đơn vị đều đã tan rã. Vẫn
không chịu khuất phục và bỏ cuộc, trong
bộ quần áo dân sự, Thiếu Tướng Đảo
tìm cách về đến được Cần Thơ, với hy
vọng Quân Đoàn IV của Thiếu Tướng
Nguyễn Khoa Nam và Chuẩn Tướng Lê Văn
Hưng tiếp tục chiến đấu. Nhưng người anh hùng
thất cơ lỡ vận của chúng ta chỉ có thể
tìm thấy một thành phố ngơ
ngác, hoảng loạn và tin tức về
cái chết anh dũng của hai vị Tướng. Chuẩn
Tướng Mạch Văn Trường , Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ
Binh bảo vệ Cần Thơ cố gắng liên lạc với Chuẩn
Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ
Binh, với một hy vọng mỏng manh nào
đó. Nhưng Chuẩn Tướng Hai cũng đã uống
thuốc độc tử tiết chiều cùng ngày. Sư
Đoàn 9 Bộ Binh của Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc
hãy còn đang đánh nhau với cộng
quân tại chiến trường biên giới Mộc
Hóa, rồi cũng tan hàng trong cay đắng.
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đánh dấu chấm
hết một cách oan khuất và tức uất kể
từ giây phút đó. Thiếu Tướng
Lê Minh Đảo, người anh hùng cuối
cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam trở về
Sài Gòn. Ngày 9.5.1975 Thiếu
Tướng Đảo bị gửi vào trại tù cộng sản.
Người anh hùng của đất nước phải trả một
cái giá quá đắt cho chiến thắng
Xuân Lộc với mười bảy năm tù dài
đăng đẵng. Tháng 4.1993, Thiếu Tướng Lê
Minh Đảo đặt chân lên mảnh đất tự do Hoa
Kỳ. Một trong những công việc trước nhất
mà ông nghĩ tới, là đi
tìm thăm lại tất cả những chiến sĩ thuộc cấp
từng sát cánh chiến đấu với ông
từ ngày ông về làm Tư Lệnh Sư
Đoàn 18 Bộ Binh. Câu hỏi đầu tiên
của ông lúc nào cũng
là:”Các anh em có phiền
trách gì tôi không ?”.
Đã một phần tư thế kỷ trôi qua rồi
mà Thiếu Tướng Đảo vẫn hãy còn
rất băn khoăn, rằng ông đã có
lỗi để cho chiến hữu của ông phải rơi
vào cơn bão xoáy tang tương của
đất nước đến như vậy. Nhưng câu trả lời bao
giờ cũng là:”Anh em vẫn luôn
kính yêu Hằng Minh (danh xưng chiến
trường của Thiếu tướng) như ngày nào.
Hằng Minh không có lỗi gì hết”.
Thiếu Tướng Đảo đã dùng danh xưng
chiến trường Hằng Minh để tưởng nhớ đến sự hy sinh
dũng liệt của cố Trung Tá Lê Hằng Minh,
là bào đệ của ông, Tiểu
Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu
Điên Thủy Quân Lục Chiến, tại
vùng Phong Điền, Thừa Thiên, trong một
cuộc phản phục kích đẫm máu với
quân giặc.
Trong trại tù, Thiếu Tướng
Đảo đã khảng khái nói với
các cai ngục cộng sản:”Nếu các
ông còn đang giam giữ nhiều chiến hữu
sư đoàn của tôi, thì tôi
mong là tôi sẽ là người sau
chót bước ra khỏi đây. Nếu khác
đi thì tôi không còn mặt
mũi nào nhìn họ nữa”. Khi được hỏi về
những ký ức ở Xuân Lộc, Thiếu Tướng Đảo
đã trầm ngâm đôi giây
phút:”Chiến đấu là một nghệ
thuật.Chúng ta không phải dùng
tay và chân thôi, mà
còn trí óc nữa. Cho dù
biết đang thua cuộc chiến tranh, tôi vẫn chiến
đấu”. Với bản tính khiêm tốn , lời nhắn
nhủ với tác giả sử gia Jay Veith, người
đã bỏ công phục hiện lại diễn tiến
Xuân Lộc, của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo,
Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, được dùng
làm lời kết cho thiên anh hùng
ca này:'Xin đừng gọi tôi là anh
hùng. Những chiến hữu của tôi đã
hy sinh tại Xuân Lộc và những chiến
trường khác mới chính là những
anh hùng”. Không cần thiết phải ngợi ca
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là một anh
hùng. Những dữ kiện của sự thật đã
nói lên được điều đó.
Phạm Phong Dinh
(Trích trong Thiên Hùng Ca
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa)
Tài liệu tham khảo:
George J.Veith, Fighting is an Art: “The ARVN
Defense of Xuan Loc, April 9 - 21, 1975”.
Đại Tá Hứa Yến Lến, Tuyến Thép
Xuân Lộc, 12 Ngày Đêm Ác
Chiến Với Cộng Sản Bắc Việt.
Xin Bấm
Vào dươì đây để nghe nhạc: