Nguyễn Quang Lập (sinh 1956) là một nhà văn, nhà
viết kịch, nhà biên kịch điện ảnh của Việt Nam. Ông có
một blog tên là Quê Choa,
và thường tự nhận là Bọ Lập.
Tiểu sử
Nguyễn Quang Lập
sinh năm 1956 tại Thị xã Ba Đồn – Quảng Bình.
Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, là kỹ sư vô
tuyến điện[1] nhưng
lại theo đuổi nghiệp văn như em ông Nguyễn Quang Vinh.
Ông còn có các bút danh Hồng
Nhật, Hồng Đức, Quang Quang.[2]
Nguyễn Quang Lập
tham gia quân đội từ
1980 - 1985, là bộ đội tên lửa Quân chủng phòng
không, đóng quân ở đảo Cái Bầu (Quảng Ninh), sau
chuyển vào Quảng Nam Đà Nẵng[1].
Một số tác phẩm đầu tay của ông được viết trong thời
kỳ này. Sau khi rời quân ngũ ông từng có thời gian
công tác tại Nhà Xuất bản Kim Đồng và báo Sài Gòn
Tiếp Thị.
Nguyễn Quang Lập là
hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu
Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam.
Các
tác phẩm chính
Nguyễn Quang Lập
sáng tác trong các mảng văn học, kịch, kịch bản điện
ảnh.
Văn học
- Tiếng gọi nơi
mặt trời lặn (tập truyện
ngắn, 1989), được đánh giá là đã khiến cho người
đọc phải chùng lòng[3]
- Mười tám truyện
ngắn Nguyễn Quang Lập (1997)
- Những mảnh đời
đen trắng (tiểu thuyết,
1989)
- Kỷ niệm thời
trai trẻ (1988)
- Người thổi kèn
Trom-pet
- Một giờ trước
lúc rạng sáng (tập truyện
ngắn, 1986)
- Ký ức vụn
(2009)
- Bạn văn (2011) [4]
- Mùa hạ cay đắng
- Trên mảnh đất
người đời
- Vào tháng 10 năm
2005, nhà hát kịch Hà Nội công diễn vở "Những linh
hồn sống" với kịch bản của ông khắp ba miền
Bắc-Trung-Nam Việt Nam.[5]
- Đời
cát (giải vàng Liên
hoan phim châu Á-Thái Bình Dương, giải Bông sen
Vàng Liên hoan phim Việt
Nam lần thứ 13 và nhiều
giải thưởng khác).[2]
- Thung lũng
hoang vắng (giải
Fipresci, Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt
Nam lần thứ 13).
- Cũng trong Liên
hoan phim Việt Nam lần thứ 13, với thành công của Đời
cát và Thung
lũng hoang vắng, Nguyễn Quang Lập được trao
giải Nhà biên kịch xuất sắc nhất.
- Không có Eva:
kịch bản này chưa được dựng thành phim mà lý do
được bà Nguyễn Thị Hồng Ngát phó cục trưởng Cục
Điện ảnh Việt Nam nêu ra: "Tác phẩm có giá trị
nghệ thuật cao, vượt trội các kịch bản khác. Tuy
nhiên, một số cảnh trong Không có Eva mang màu sắc
u ám và hơi tiêu cực, chưa phù hợp với cuộc sống
hiện nay. Bởi vậy, Hội đồng đề nghị tác giả sửa
chữa và chờ đến đợt xét duyệt vào năm sau"[6].
- Âm
tính phim
truyền hình của TFS viết
dựa trên cuộc đời Lâm
Uyển Nhi, với Mai
Phương Thúy giữ vai chính.[7][8]
Thời
gian gần đây
Năm 2008 ông cho ra
cuốn tạp văn "ký ức vụn" được đánh giá là "đem lại
những nụ cười hài hước mà ưu tư suy ngẫm"[3].
Ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm của nhà văn rất
gần gũi, đời thường, nhiều lúc bị đánh giá là dung
tục, nhưng toát lên trên hết đó là tính nhân văn sâu
sắc.
Cũng trong năm 2008, sau những thành công về kịch
bản cho các bộ phim, ông đã thành lập công ty
Scripts, một công ty chuyên về kịch bản là công ty
về kịch bản đầu tiên ở Việt Nam.
Cùng với trào lưu
lập Blog trong giai đoạn gần đây, ông cũng đã thành
lập Blog trong vòng sau tháng đầu tiên theo đánh giá
của báo An Ninh Thủ Đô có tới nửa lượt triệu truy
cập[9].
Blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập [10] được
gọi là chiếu rượu QUÊ CHOA - đây là một phương ngữ
chỉ về quê hương của ông - tỉnh Quảng Bình.
Ông từng nói về
việc viết blog:
- Trước đây "Quê Choa" chỉ
lập ra để viết văn chương cho vui thôi chứ không
nói chuyện thời sự báo chí gì đâu, nhưng dần dà
thấy nhiều chuyện chướng tai gai mắt quá, mình
là thằng nhà văn mà không lên tiếng thì chẳng ra
làm sao cả, thế nên tôi buộc phải lên tiếng thôi
chứ còn lúc đầu chỉ làm một blog văn chương cho
vui chứ không có ý định làm cái gì cả. Nhưng dần
dần cuộc sống nó đập vào mình, nó buộc mình phải
lên tiếng. Nếu không lên tiếng thì mình thấy nó
thế nào! Không được! Không xứng đáng là một
thằng nhà văn! Buộc phải lên tiếng...[11]
Ngày 30 tháng 5 năm
2013, blog của Nguyễn Quang Lập (quechoa.vn, nay đã
bị chiếm dụng) bị xóa tên trên server, sau khi ông
từ chối lời yêu cầu ban quản lý tên miền.vn, gỡ bỏ
một số bài "nhạy cảm" và "xấu", và đã chuyển bài vở
mình về trang Quê Choa[12].
Bị bắt giữ
Chiều ngày 6 tháng
12 năm 2014, ông Lập bị cơ quan An ninh điều tra bắt
giữ tại nhà riêng ở TP. HCM theo điều 258 Bộ luật
Hình sự với lý do "bắt quả tang đang tải bài vở đăng
những nội dung được cho là xuyên tạc, chống nhà
nước."[13][14][15][16]
Trả lời phỏng vấn
của BBC và RFI, vợ của ông
Nguyễn Quang Lập, bà Hồ Thị Hồng, nói rằng chồng của
bà bị công an bắt trong khi ông đang bị liệt nửa
người và phải cần thuốc điều trị. Bà nói: "Anh
Lập dặn dò với gia đình bảo là trước mắt anh đi
khoảng 9 ngày, để cho họ điều tra, xét cung, xét
hỏi. Sau đó khoảng độ 9 ngày mà anh không về thì
có lẽ 3 năm sau gặp lại."[17][18]
Nhận định
- Hôm 07/12, Tiến sĩ Nguyễn
Quang A, nhà quan sát xã hội dân sự từ Hà
Nội, bình luận về vụ bắt hai blogger Nguyễn Quang
Lập và Hồng Lê Thọ vốn diễn ra chỉ trong vòng một
tuần lễ và chỉ vài ngày trước thềm Ngày Nhân quyền Quốc
tế (10/12) hàng năm: "...
họ nhổ toẹt vào cái mà họ nói là nhân quyền của
họ, chứ không phải là thách thức. Bởi vì chuyện
như thế này nó đã xảy ra từ lâu rồi."[19]
- Giáo sư toán học Ngô
Bảo Châu bày tỏ sự quan
tâm của ông trên trang facebook cá nhân của mình
như sau: "Thương Bọ Lập quá. Theo cái đà này,
chắc phải chịu khó viết blog."[20]
- Ủy ban Bảo vệ Ký
giả Quốc tế (CPJ) hôm 8/12 đã ra thông báo lên án
tình trạng trấn áp bất đồng ngày càng tăng ở Việt
Nam sau khi ông Nguyễn Quang Lập (chủ blog Quê
Choa) bị bắt giữ, và kêu gọi thả tự do ngay lập
tức và vô điều kiện cho ông Lập. Ông Shawn
Crispin, đại diện của CPJ ở Đông Nam Á, nói:
- "Chính phủ Việt Nam nên
chấm dứt việc sử dụng các đe dọa pháp lý để bịt
miệng các blogger độc lập và hãy bắt đầu bảo vệ
quyền tự do báo chí được ghi nhận trong Hiến
pháp Việt Nam." [21]
- Nguyễn
Thị Từ Huy nhân vụ Nguyễn
Quang Lập bàn về các vụ bắt bớ blogger trong năm
2014:
- "Chúng ta cần tiếp tục suy
nghĩ nếu chúng ta còn có bộ não ở trong đầu.
Chúng ta cần cảm thấy đau đớn trước việc những
người vô tội càng ngày càng bị bắt nhiều hơn,
nếu chúng ta còn có một trái tim trong lồng
ngực. Và chúng ta cần hành động nếu cuộc sống
của chính chúng ta bị đe dọa. Quyền bảo vệ mạng
sống là quyền tự nhiên mà tất cả mọi người sinh
ra đều có, đó là quyền mà không ai ban bố được
cho ai, cũng không ai tước đoạt được của ai."[22]
- Mặc Lâm, đài RFA
nhận định:
- "Nếu một nhà văn bị xem là
chống đối chế độ vì loan tải những bài viết phê
phán các bất công, tiêu cực trong những công
trình xây dựng hay bùa phép gây mất mát hàng
ngàn tỷ ngân sách là có tội với quốc gia thì có
lẽ cách diễn giải luật pháp của nhà nước qua
điều 88 đang dẫm đạp lên chứ không phải thi hành
luật pháp.
- Bọ Lập nổi tiếng không phải
là một người đấu tranh dân chủ. Anh không phải
là người hoạt động chính trị và nhất là chưa bao
giờ viết bất cứ một văn bản nào cổ súy cho tinh
thần đấu tranh mang ý nghĩa của một cuộc cách
mạng, cho dù cách mạng mềm hay cứng và dưới hình
thức nào. Anh tự nhận là mình thiếu can đảm và
chỉ là một nhà văn, một blogger bất bình trước
các vấn đề nóng bức của đất nước mà đem trang
blog Quê Choa chuyên chở các ý tưởng mà anh thấy
không thể có vấn đề nghiêm trọng nào đáng cho
nhà nước kết án, dẫn đến việc bắt giữ anh."[11]
Xin tại
ngoại
Ngày 10 tháng 12
năm 2014, theo phòng PV11 Công an TP.HCM đăng tải
trên Công thông tin điện tử Công an TPHCM, "Ông
Nguyễn Quang Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp
luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm
được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi
phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học
nghệ thuật, phục vụ xã hội."[23][24][25][26]
Được
trí thức ủng hộ
- Ngày 11 tháng 12
năm 2014 một bản kiến nghị với chữ ký của 141 nhà
văn, nhà báo, trí thức ở Việt Nam và hải ngoại đã
được gởi đến Chủ tịch nước, Thủ tướng và Bộ trưởng
Công an Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho nhà văn
Nguyễn Quang Lập. Bản kiến nghị nhấn mạnh đến tình
trạng sức khỏe của nhà văn Nguyễn Quang Lập: liệt
nửa người do di chứng chấn thương sọ não nên sinh
hoạt thường ngày cần phải có người giúp đỡ, cùng
nhiều bệnh nặng khác, nên việc giam giữ ông là
trái với tinh thần nhân đạo của các quốc gia văn
minh.[27]
- Các giáo sư Ngô
Bảo Châu, Đàm
Thanh Sơn và Vũ Hà Văn từ
Hoa Kỳ ngày 19 tháng 12 năm 2014 đã gửi thư ngỏ
cho Bộ trưởng Bộ Công an Trần
Đại Quang, Viện trưởng Viện Kiếm sát Nhân
dân Tối cao Nguyễn
Hòa Bình và Chánh án Tòa
án Nhân dân Tối cao Trương
Hòa Bình đề nghị cho nhà
văn Nguyễn Quang Lập, được "tại ngoại hầu tra" vì
"việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ
như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên
trường quốc tế" và "không phản ánh đúng tính nhân
đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam".[28]
Bị
gia hạn tạm giam 3 tháng và bị khởi tố theo tội
danh mới[sửa | sửa
mã nguồn]
Ngày 17 tháng 12
năm 2014, theo lời em trai của ông, Nguyễn Quang
Vinh, nhà văn Nguyễn Quang Lập bị gia hạn tạm giam
ba tháng và bị khởi tố theo điều 88 Bộ luật Hình
sự (Tuyên truyền chống Nhà
nước). Theo điều luật này, mức án mà ông Nguyễn
Quang Lập có thể phải đối mặt là từ 3 đến 20 năm tù.[29][30]
Được tại
ngoại
Ngày 10 tháng 2 năm
2015, ông Nguyễn Quang Lập được tại ngoại để điều
tra.[31][32] Theo
Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM, ông Nguyễn
Quang Lập đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi
vi phạm nên cơ quan điều tra đã quyết định thay đổi
biện pháp ngăn chặn với bị can như trên.[33]
Đình
chỉ điều tra
Sáng ngày 20 tháng
10 năm 2015, nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết ông
đã nhận được quyết định đình chỉ điều tra từ cơ quan
công an. Quyết định này được cán bộ công an tống đạt
cho nhà văn Nguyễn Quang Lập trong buổi trình diện
cơ quan điều tra như thường lệ.[34]
Xin ra khỏi
Hội nhà văn Việt Nam
Ngày 12 tháng 5 năm
2015, trong một lá đơn được đăng tải trên trang mạng
xã hội, nhà văn Nguyễn Quang Lập cùng 19 nhà văn nhà
thơ khác tuyên bố từ bỏ Hội nhà Văn Việt Nam kể từ
ngày 11 tháng 5 năm 2015.[35]
Nhận
định về nghề
Tôi luôn xác
định rõ đối tượng của mình là khán giả từ 25 tuổi
trở lên và những người có văn hoá cao. Họ xem phim
của tôi để nghiền ngẫm và suy tưởng chứ không phải
chỉ giải trí thuần tuý. Đời cát và Thung lũng
hoang vắng sở dĩ thành công vì tôi xác định đúng
đối tượng phục vụ và mục đích làm phim là để cống
hiến cho nghệ thuật chứ không thuần tuý là câu
khách[6].
Nhận
xét về nghiệp văn
Mặc Lâm, RFA:
- Hồn nhiên, lôi cuốn và khéo
léo khi sử dụng phương ngữ của Bọ để nói tục,
hay dùng yếu tính "tục" để chuyển tới người nghe
những mẩu chuyện tiếu lâm thời đại mà phía sau
đầy ắp bài học cho người đọc... Buồn dĩ nhiên
không thể cười, nhưng có những cái cười còn hơn
khóc được Bọ Lập kể lại bằng khẩu văn làm ướt
lòng người hiểu chuyện...[4]
Chú thích
Liên kết
ngoài