Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4888 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net CUỘC CHIẾN ĐẤU Kính
dâng:
Liệt vị Quốc Tổ, Minh quân, Văn Thánh, Anh hùng, Nghĩa sĩ. Kính Tặng: Đồng bào đang chiến đấu cho Tự do và Tự chủ. Phần II -
TÂM VẤN
.. Như hai hơi thở ra và vào giữ gìn sinh mạng, Rồng và tiên là nguyên năng của sự sống. Tiên Rồng cũng là nguyên lý vận hành vạn vật. Nguyên lý cấu tạo vũ trụ vạn vật là nguyên lý vận hành hòa hợpTính và Thể, ta gọi đó là "lưỡng hợp hòa đối", là hòa. Đạo sống Việt là đạo sống chứa đựng nguyên lý chữ hòa đó; và người Việt, hay rộng hơn, "người" là "thể hòa": vì Rồng không phải là Việt mà Tiên cũng không phải là Việt, phải có cả tiên và Rồng ngẫu hợp hòa thể mới sinh thành ra Việt; phải có cả tâm linh lẫn vật thể thì mới là con người. Tất cả từ nguyên lý đó mà ra: Đạo tu, tề, trị, bình - (theo Khổng giáo) (*) Tất cả chứa đựng trong nguyên lý đó: từ cá nhân, gia đình,đến quốc gia, nhân loại... (theo tập tục nhân sinh) Vẫn biết trên mảnh đất sống của loài người thì người làm chủ (nhân chủ), tuy nhiên người không thể đứng trên một chân mà đội trời đạp đất. Trời và đất, vô thể và hữu hình, tâm linh và vật chất, tình và lý, cái chung và cái riêng, quốc và gia, gia và đình...là những cặp chân tạo nên thế đứng cho nhân sinh, vũ trụ. cho nên chúng ta nghiên cứu nguyên lý lưỡng-hợp hòa-đối để xác tín đạo sống Tiên-Rồng hòa đối (hay Đạo sống Việt) xác tín Đạo sống Việt để soi sáng hành động; Làm sáng tỏ hành động để có thể cứu mình, cứu người và cứu nước; vì Tiên và Rồng quả nhiên là hai hơi thở, và chỉ giản dị thế thôi: Hơi thở Tiên (vào) và hơi thở Rồng (ra) làm chủ sự sống. Ngày nay loài người đang thở hắt ra bằng hơi thở duy vật, thiếu hơi thở tâm linh. Loài người đang chỉ sống bằng nửa phần vật chất của mình, chỉ biết đến sức mạnh và lý trí. Đó là con bệnh sắp chết, nếu không tìm được "thuốc Tiên" Từ căn bản suy nghiệm đó, chúng tôi ghi chép phần Tâm vấn là phần nguyên lý phổ quát (và phổ biến) của Chính-lược phục quốc, gồm các đề mục: - Xác tín. - Quan niệm hành động. - Phục văn: Đạo sống Việt. - Phục hiến: Dân tộc văn hiến. - Phục chính: Nếp sống an vi (văn trị hòa đối , kinh tế an vi). - Phục nhân: Xã hội nhân chủ. KÍNH
THƯA
ĐỒNG
BÀO,
Tâm vấn là món quà tha thiết gởi tới trong hành trang cứu nước của các bạn. Xin cùng suy nghiệm rồi tùy nghi xử dụng hay giữ làm chút kỷ niệm của những ngày cùng nhau suy tư tìm đường cứu nước. Nó là vật nhỏ mọn, có thêm vào gói hành trang gọn gàng của người cứu nước thì cũng chẳng đến nỗi nặng thêm bao nhiêu, mà có khi cũng thành bạn đường trong hành trình cô đơn vất vả. Tại sao có cuốn tâm vấn này? người ghi chép xin có vài lời giải thích: Tâm lược là sách lược nhu hòa căn bản, đáp ứng mặt trận văn hóa. Trí lược là sách lược uyển chuyển sắc bén, đáp ứng mặt trận chính trị. Chiến lược là sách lược tổng quát có tính cách mạnh mẽ và quyết định đáp ứng phần lớn mặt trận quân sự. Trí lược (hay mưu lược) và Chiến lược không phải là những tài liệu công bố, chỉ có Tâm lược, tuy không phải lợi khí sắc bén và quyết định, nhưng là nhân và quả cho đại cuộc phục quốc, lại đi đôi với chính lược và chiến lược như hình với bóng, như tâm với thể, nên có thể ghi chép thành minh thư phổ biến. Đó là mục tiêu của tài liệu vấn đáp này. Đương nhiên phải xử dụng cả tâm, trí và chiến lược để thực hiện công cuộc phục quốc. Phục quốc là cứu nước. Muốn cứu nước thì phải thắng giặc. Muốn thắng được giặc thì phải cố gắng thắng được mình trước đã. Đó là sự thật và đó chính là trường huấn luyện, vua Thục An-Dương-Vương cậy có nỏ thần, thành chắc mà mất nước vì “ giặc ngồi sau lưng ” tức là giặc trong tâm phúc. Tổ tiên dạy rằng chưa đánh giặc mà trong tâm đã có mầm loạn thì phải thua. Vì thế tâm lược chú trọng đến việc điều ngự tâm tính cho xứng hợp với tầm mức, kích thước của công cuộc theo đuổi; thoạt xem như quá lý tưởng, có lẽ nhiều người cho là không thực tế. Nhưng thực tế là gì? Có mấy ai chịu khó thắp sáng thực tế lên mà coi? Ta thường nói chiến đấu giành độc lập tự chủ. Không nô lệ ai là độc lập. Nhưng có độc lập rồi đã được tự chủ chưa? chưa, chưa phải là đã có tự chủ, vì ta còn bị nô lệ cho chính mình, còn bị tham vọng và sự u mê cố chấp áp đảo ngày đêm, khiến rồi lại phải buông tay mất độc lập lần nữa. Chỉ khi nào không còn nô lệ cho chính mình, thì mới là tự chủ. Đó chính là sức mạnh văn trị của ta. Thực tế là như vậy, không nô lệ trong hiện-tượng-giới là độc lập nhưng muốn có độc lập tự chủ trọn vẹn thì phải can đảm tiến sâu vào tâm-giới mà đánh giặc. Nói đánh giặc tức là nói tới chiến thuyết, binh pháp. Binh thư Tôn-Tử dạy: "Thứ nhất công tâm, thứ nhì công lương, thứ ba công đồn". Xét ra công lương và công đồn mới đạt địa lợi, là trung và hạ sách ; chiến thuyết "công tâm" mới thật là tối thắng, chiếm cả "thiên thời" lẫn "nhân hòa" để tạo thành "địa lợi". Thiên, địa, nhân là gì? Đạo học và triết học Đông phương bàn rằng Trời tức là đấng tạo hóa vốn ở ngay trong ta, Đất là bà mẹ nuôi dưỡng cũng ở trong ta mà thôi. Trong tam tài hễ có người thì tương quan Trời-Đất mới lập, có Thiên Địa giao hòa thì mới thành Nhân, nên nói "Trời sanh đất dưỡng" hay "Trời che đất chở". Ta mang trong người truyền thống của cha Trời, mẹ Đất. Trời là sự minh triết (Thiên lý hay lẽ sáng) trong ta, Đất là sự nuôi dưỡng (kinh tế, cấu tạo) trong ta, vậy hãy từ "trong ta" mà khai minh những điều hữu dụng, không nên thụ động đợi ông Trời hạ cố. Binh pháp nói "Thiên thời" là nói tới sự minh triết tức là sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt, hợp thiên lý. Đức Lê-lợi nắm được thiên thời sau mười năm nằm gai nếm mật, có nghĩa là xử dụng được sự chỉ đạo chiến-lược sắng suốt; và áp dụng sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt ấy chính là xử dụng sách lược "Công tâm". Biết công tâm là có thể nắm được cả Thiên-thời lẫn Nhân-hòa. Với chiến thuyết "công tâm", Đức Lê-Lợi đã thành tựu được đại cuộc phục quốc rạng ngời uy đức của thế kỷ 15... Còn Địa trong ta là nói kinh tế, kỹ thuật và cấu tạo hình thể. Khi nắm được nhân hòa rồi thì lo gì việc xẻ núi lấp sông, lấy sức người tạo thành địa lợi? Ngày nay bạo quyền Cộng-sản áp dụng hạ sách "công đồn" triệt hạ nhân tâm, lại lao dầu vào con đường cùng kinh tế với chủ trương "bần cùng hóa nhân dân, nô dịch hóa đồng bào"; nhiều lắm chúng chỉ chiếm được nửa phần "địa lợi", có gì đáng gọi là thắng lợi to lớn? Lại nên xét thêm về phần địa lợi để nắm chắc phần tâm lược.Theo sự phân phối ngũ hành thì đất ( hành thổ ) ở trung ương, phương Bắc hành thủy, Nam hành hỏa, Tây hành kim, Đông hành mộc. Đây là nói phương hướng tác hành. Trên quan điểm chiến lược, nếu chủ động từ phương Bắc ( thủy ) thì phải lấy sức mạnh của nước, khi thì cuồn cuộn vũ bão, khi thì mềm mại thâm trầm để thủ thắng , hoặc kém hơn thì phải lấy sức mạnh cá lớn nuốt cá bé mà thanh toán đối phương. Nếu chủ động từ phương Nam ( hỏa ) thì phải lấy Đức mà thu phục người ( hỏa đức ), lấy khoan dung văn trị mà thấm nhuần; hoặc kém hơn thì phải lấy sức mạnh hỏa tốc của lửa ( hỏa lực ) mà đốt giặc. Nếu chủ động từ phương Tây ( kim ), thì phải lấy lợi khí của sự tinh vi bành trướng mà thủ thắng. Tinh vi của lý trí là chủ-thuyết mưu lược, rồi đến thủ đoạn; tinh vi của vật chất là cơ khí và võ khí tối tân. Nếu chủ động từ phương Đông ( mộc ) thì phải lấy sự đổi cũ thay mới (cách mạng), lấy sự bừng sáng tốt tươi của cây cỏ, vạn vật mà tràn ngập; ngoài ra nếu chỉ dùng sức mạnh của những giá trị cổ truyền để thuyết phục thường bị coi là hủ hóa, là gỗ khô củi mục. Hãy tạm lấy giai đoạn chiến đấu chống cộng của miền Nam mà bàn. Giặc từ phương Bắc tràn xuống như nước vỡ bờ. Ta từ phương Nam chống đỡ như lấy sức lửa mà cản nước thì không khỏi bị tràn ngập. Ta có khí giới chiến thuật do Tây-phương viện trợ, thì giặc ngoài khí giới tối tân do ký thuật Tây-phương sáng tạo, lại có cả sự trợ lực của chủ-thuyết Duy-vật Tây-phương. Trông vào Đông-phương thì ngọn gió canh tân phương đông còn quá non yếu chưa đủ tạo thành sức mạnh hữu dụng. Vậy làm sao ta phục quốc? và từ đâu ta phục quốc? Ta vẫn lấy phương Nam làm địa bàn phát khởi cuộc phục quốc. Xâm lăng phát động từ phương Bắc, thì phục quốc ngược lại nên khởi động từ phương Nam. Giặc mang chủ thuyết Tây-phương áp đảo, ta lấy đạo sống Đông-phương giải trừ. Theo truyền thuyết, Đức Quốc-Tổ Lạc-Long Quân đã diệt Ngư-Tinh phương Bắc, diệt Hồ-tinh phương Tây và diệt Mộc-tinh phương Đông, là có ý dành địa bàn phương Nam cho con cháu lấy phương hướng của hỏa đức mà xây dựng quốc gia văn hiến. Đức Khổng-Tử cũng nhìn nhận phương Nam là phương hướng của sự thành tựu nhân bản. Khởi nghĩa từ phương Nam, nếu ta lấy hỏa lực mà đánh giặc thì bị nước giập tắt. Vậy phải lấy hỏa đức mà thấm nhuần. Chiến-lược gia Nguyễn-Trãi gọi đó là "Lấy chí nhân thay cường bạo". Nhưng có "hỏa đức" đã khó, mà vẫn chưa đủ để cản được sức nước. Chỉ có đất mới cản được nước thà thôi. Giặc chiếm lãnh thổ (diện địa) là chiếm được địa lợi; nhưng mới chiếm được một phần địa lợi vật chất. Nếu ta lấy đức mà chiếm được lòng người (tâm địa) thì mới được tất cả và mới là lấy đất ngăn nước. Bởi vậy nếu dùng được chiến thuyết "công tâm" thì cùng một lúc chiếm lấy thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Còn nếu không tin việc chiếm lấy "tâm địa" làm "địa lợi" thì phải tuyển mộ và huấn luyện từng người lính, giết chết từng tên giặc, chiếm lại từng tấc đất, giữ vững từng mái nhà, tiếp liệu từng viên đạn, cứu chữa từng vết thương, nghiên cứu từng thế trận, xử dụng từng thủ đoạn... Nếu ta có thể làm được ngần ấy việc,thì rồi cuốì cùng vẫn phải đốì mặt đương đầu với cả một khối 50 triệu đồng bào bị giặc cưỡng bách đẩy ra chiến trường đỡ đạn! Đến đây có lẽ chúng ta đã thấy xuất hiện hình ảnh của những người Dân-quân Phục-quốc. Có thể đó là hình ảnh của một đoàn quân mang hùng khí ngùn ngụt lữa thiêng sông núi nhưng cũng đầy lòng khiêm ái bao dung. Có thể đó chỉ là hình ảnh quật khởi của một lớp dân chúng lầm than và kiên nhẫn biết dũng cảm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, nhưng trước sau vẫn không lấy tàn ác đối chọi với bạo ngược, không lấy thủ đoạn chống lại âm mưu. Có lẽ họ cũng sẽ được trang bị với võ khí tinh xảo của tây phương, nhưng chắc chắn phải được võ trang bằng tinh thần nhân bản Đông phương và thấm nhuần tinh thần chữ Hòa của đạo sống Việt. Đó là hình ảnh phác họa của đoàn nghĩa quân mang sức mạnh phương Nam, phương hướng tối hậu của sự thành tựu nhân bản mà Đức khổng Tử đã bàn tới trong sách Trung Dung, mà Đức Lạc-Long Quân đã dành lại cho con cháu dựng nền văn hiến. Nhưng trước khi có được một đoàn dân-quân phục quốc như thế, thì chúng ta đã vấp phải biết bao nhiêu vấn đề nan giải. Những khó khăn ấy tất cả mọi nguời nào ai cũng biết và đã từng bao nhiêu Iần bóp trán suy tư. Những câu hỏi thật đơn giản nhưng vô cùng hóc hiểm luôn luôn hiển hiện trong đầu óc chúng ta: -Làm gì? - Làm thế nào? - Ai làm? - Xây dựng từ đầu? – Đánh phá từ đâu? - Bao giờ hành động? - Lấy gì tiếp ứng? - Bằng cách nào để thành công? - Làm sao củng cố?... Những cầu hỏi triền miên ấy chúng ta biết hỏi ai? Không ai có thể giải đáp những vấn đề này cả. Như tất cả những người bồn chồn nhất, chúng ta đã có lúc quay về trong tự thể để cật vấn cái "ý" của mình. Nhưng cái "ý" chỉ biết "muốn" chứ không biết hành động. Ta lại moi cái "trí" của mình mong tìm thấymột vài lời giải đáp; nhưng cái trí dốt nát của cái tôi đáng ghét và đáng thương chỉ biết tự đắc mà không biết giải quyết. Thôi thì bắt chước người xưa dấu mặt vào vách mà hỏi cái "tâm" vậy, vì "người khôn hay kẻ ngu cũng chỉ có một cái tâm mà thôi". Thưa Đồng Bào, Vì nhu cầu thôi thúc bất đắc dĩ tôi đã phải quay vào trong để hỏi cái tâm chưa sáng tỏ của mình và ghi chép thành cuốn "Tâm vấn" này để góp chút thành tâm của mình vào các nỗ lực vô biên của tất cả đồng bào cho đại cuộc phục quốc của dân tộc. Mong được tất cả đồng bào lấy tâm lượng mà soi sáng. Lời giải thích tuy đơn giản, nhưng tất cả những chứa đựng trong tài liệu nhỏ này đều đặt thành vấn đề nhân và quả cho đại cuộc phục quốc. Mỗi câu giải đáp chỉ là góp ý mà thôi, người đọc tùy theo nhu cầu tâm, trí hay chiến mà bàn xét. Kính
chào Thành tín - Bất khuất,
Người ghi chép: Vũ T.T CHƯƠNG
I
XÁC
TÍN
1 - Phục quốc là gì? Làm gì để phục quốc? Năm 1858 Thực-dân Pháp và Tây-Ban-Nha bắn vào cửa biển Đà-Nẵng báo hiệu cơn quốc nạn 80 năm nô lệ thực-dân của dân tộc Việt Nam. Năm 1954 thực-dân thua, ra đi nhường Bắc-Việt cho Cộng-sản thống trị và Nam-Việt cho Tư-bản lập tiền đồn phòng thủ. Năm 1975 Cộng-sản chiếm trọn Việt-Nam lập nước Xã-hội Chủ-nghĩa, mở đầu giai đoạn nô lệ mới: nô lệ Ý-thức-hệ Mác-Lê và lệ thuộc Đế-quốc Cộng-sản quốc tế do Nga-sô lãnh đạo. Từ những nguyên do trên, dân-tộc Việt-Nam đã không ngừng chiến đấu để khôi phục một nước Việt-Nam chân chính. - Phục quốc là làm hồi sinh một đất nước đã khô cằn vì thiếu tình người vun bồi, lại bị đầy xéo bởi một tập đoàn cai trị thiếu nhân tính. - Là làm hồi sinh một dân tộc đã bị tước đoạt hầu hết lẽ sống, quyền sống và phương tiện sống. - Là làm hồi sinh Hồn thiêng Tổ quốc trong tâm hồn mỗi công dân. Hồi sinh toàn vẹn Tổ-quốc, dân-tộc và lãnh thổ là phục quốc, phục quốc là cứu nước. Cứu nước là nghĩa vụ của toàn dân, không phân biệt thành phần, khuynh hướng, đảng phái và phương vị sinh hoạt hiện tại. Đại cuộc phục quốc chỉ có thể thành tựu bằng một cuộc Giải trừ giặc Cộng toàn diện, từ "giải tính", "giải chất" đến "giải thể"; đồng thời giải trừ những tác hại ngấm ngầm của nền kinh-tế tư -bản để xây dựng một quốc-gia văn-hiến tự-chủ. 2 – Công cuộc phục quốc của dân tộc ta có đi ngược đà tiến hóa của lịch sử và khuynh bướng tiến hóa của nhân loại không? - Nếu giành lại đất nước để tái lập một chế độ lệ thuộc, một thể chế ngoại lai thì ngược đà tiến hóa của lịch sử. Vì thế phục quốc phải là làm hồi sinh một nước Việt-Nam Văn-Hiến để thuận dòng lịch sử dân tộc, tiếp nối công nghiệp văn-hiến hơn bốn ngàn năm của tổ tiên. - Nếu phục quốc để trở về nếp sống sa đọa, bóc lột, áp bức, phi nhân... thì ngược dòng tiến hóa của nhân loại. Vì thế phục quốc phải có nghĩa là phục hồi truyền thống văn-hiến trong mọi người để phục hồi nếp sống an-vi cho dân tộc, từ đó thành tựu nền nhân-bản tức là thuận dòng tiến hóa của nhân loại. 3 - Lý tưởng và hành động phục quốc có trái với nếp sống hồn nhiên của tuổi trẻ hay không? Tuổi trẻ là tuổi tràn đầy sức sống, tràn đầy yêu thương. Nhưng tuổi trẻ cũng là tuổi của học hỏi. Lớp người trẻ cần học hỏi và suy nghiệm để tự thức giác thế nào là lẽ sống, thế nào là tình đồng bào. Tuổi trẻ không phải chỉ biết sống và biết yêu, mà phải đủ hùng tầm để biết mang sức mạnh của tình yêu và sự sống đến cho những đồng bào bất hạnh. Trước tiếng gọi thống thiết của Tổ quốc, tiếng rên siết của bà con anh em, đáp lời phục quốc là đem sức sống và tình yêu về cho quê hương dân tộc. 4 - Phụ nữ có cần tham gia phục quốc không? - Trong thời bình, "gánh vác giang sơn nhà chồng" vốn là niềm hãnh diện của người phụ nữ Việt-Nam. Khi nước loạn "giặc đến nhà đàn bà phải đánh" lại khẳng định cái ý chí cứu nước tối hậu của nữ giới trong tất cả mọi thời đại. Ý chí bảo vệ gia đình và nòi giống của nữ lưu thường mạnh mẽ hơn nam giới. Trong lịch sử thời Bắc thuộc, những người Việt Nam đầu tiên đứng lên hiệu triệu toàn dân cứu nước không phải là nam nhi mà lại là nhị vị Trưng-Vương, kế tiếp là bà Triệu Thị Trinh vị nữ anh hùng trẻ tuổi kiều diễm tự xưng là Nhụy-kiều Tướng-quân, và bị kẻ thù gọi là Triệu ẩu (bà già dung mạo xấu xí họ Triệu). Xác tín rằng phục quốc không phải chỉ là việc chiến tranh, không phải chỉ là làm chính trị, mà là làm việc cứu nước. Cứu nước là nghĩa vụ chung của toàn dân, nam cũng như nữ. Hơn nữa nền giáo dục quật khởi truyền thống của dân tộc cần phải được giữ gìn và un đúc từ dưới mái ấm gia đình, từ ý chí hy sinh bảo vệ gia đình của người phụ nữ. 5 – Tư tưởng phục quốc có trái với đạo đức, trái với tinh thần cầu đạo của những người tuổi đã sớm nguội bầu nhiệt huyết trước cảnh quốc phá dân nô? Đạo đức của loài người là biểu lộ của tâm thức vươn lên chiều kích tâm linh tức là thiên đạo. Làm người có chu toàn được nhân đạo mới đủ trình độ để tu học thiên đạo; có biết hành hạnh hy sinh mới bước vào được ngưỡng cửa tu học. Công cuộc phục quốc lấy "lập đức" làm tôn chỉ nên hành động phục quốc tự nhiên quang minh. Nếu mỗi cá nhân biết tạm hy sinh sự an lạc của cá nhân mình để mưu đồ cuộc an lạc chung, biết tạm hy sinh sự thành tựu của riêng mình để thành tựu cho tất cả, thì công đức rạng ngời, hạnh nguyện đầy đủ; đó là căn bản của người tu học. 6 - Tham gia công cuộc phục quốc cần có một căn bản đạo đức không? Như muốn xây một tòa nhà vững chắc thì phải đổ móng cho kiên cố, muốn thành tựu một mục đích cao cả thì mỗi cá nhân phải "lập hạnh" cho sâu dầy. Mục đích càng cao thì phải lập hạnh càng sâu, và lập hạnh càng sâu thì cứu cánh chắc chắn sớm thành đạt. 7 - Thế nào là "lập hạnh" trong công cuộc phục quốc? Biết phục quốc là làm công đức cứu nước, và biết cứu nước là hy sinh mà vẫn quyết tâm theo đuổi là lập hạnh. Hạnh hy sinh là hạnh căn bản nhất, cần thiết nhất, và cao cả nhất. Hy sinh tư kiến, hy sinh mặc cảm, hy sinh an lạc riêng, hy sinh tư lợi, hy sinh thì giờ, hy sinh thói đam mê, hy sinh sự cố chấp của mình… Bị bài bác, nhục mạ mà vẫn vui vẻ hy sinh lập hạnh. Lập hạnh càng sâu thì tâm hồn càng an lạc, hành vi càng quang minh chính đại, hành động càng vững vàng để đi đến thành tựu chắc chắn. 8 - Tham gia phục quốc cần có một trình độ học vấn nào không? Bất cứ có trình độ học vấn nào cũng phải tự học hỏi để tự tiến, tự biểu lộ được "văn hiến" trong chính mình, để sáng suốt nhận định : - Thế nào là tự chủ, thế nào là nô lệ. - Thế nào là nhân bản, thế nào là vong bản. - Thế nào là cứu người, cứu nước, thế nào là giết người, hại nước … Từ đó ta đặt các mục tiêu phục quốc trong chu trình tiến hóa thực sự của nhân loại: Từ "phục văn" đến "phục hiến", "phục chính" để "phục nhân". Tất cả đều là nhân và quả của công cuộc phục quốc. 9 - Làm sao để xác tín tư tưởng và hành động phục quốc của mình là chân chính? Lấy "lập đức" làm khởi điểm, trên tiến trình phục quốc mọi phương tiện và hành động đều quy về cứu cánh "phục nhân" thì tư tưởng và hành động tự nhiên chân chính. 10 – Làm sao xác tín lẽ tất thắng để giữ vững niềm tin phục quốc? Lịch sử nhân loại luôn luôn chứng minh những gì hợp với nhân tính thì còn, những gì trái với nhân tính thì phải tự giải trừ hay bị tiêu diệt: - Các chế độ phong kiến thời Trung cổ nay không còn tồn tại . - Các chế độ độc tài biểu hiện sức mạnh võ trị trong lich sử cận đại đã bị thanh toán nhanh chóng. - Các chế độ mua bán nô lệ đã bị thủ tiêu . - Các phong trào thực dân của thế kỷ trước đã biến dạng. - Các quốc-gia Tây phương được coi là văn minh hiện đại cũng đang đi tìm một giá trị nhân-bản để khỏi bị đào thải. - Các cuộc tranh đấu sắt máu để giải phóng giai cấp công nhân nay đã lỗi thời và lộ nguyên hình các cuộc tranh chấp bá quyền. Các chế-độ tự xưng "Giải phóng nhân-dân" sớm muộn cũng sẽ bị dân chúng giải trừ tận gốc rễ. Dân tộc Việt-Nam qua bao thăng trầm đã đứng vững được trước những đợt xâm lăng ồ ạt của bạo lực võ trị: Dựng nền tự chủ sau một ngàn năm Bắc thuộc (thế kỷ 10), đuổi quân Mông-Cổ (thế kỷ 13), hàng phục giặc Minh (thế kỷ 15), đánh bại Mãn-Thanh (thế kỷ 18); và trong những thế kỷ nối tiếp vẫn giương cao ngọn cờ tự chủ, chống lại tất cả những thế lực ngoại xâm cũng như những tà thuyết ngoại nhập. Năm 1975, quốc tế Cộng-sản lẽ ra đã thắng lớn ở Việt-Nam nếu biết "công tâm" tức là tranh thủ lấy lòng người, nhưng chúng đã dùng hạ sách "công đồn", chiếm đóng để vơ vét, cho nên chỉ đạt thắng lợi nhỏ bé là thành lập được một chế độ võ trị ủy nhiệm khắc nghiệt hoàn toàn mất lòng dân (mất yếu tố nhân hòa), đồng thời lại lâm vào tình trạng suy sụp kinh tế không lối thoát. Trước nan đề đó, nếu chấp nhận cải tiến theo nền kinh-tế thị trường của thế giới Tự-do tư bản thì phản bội giáo điều Mác-lê, không còn biện minh được sự hiện hữu cần thiết của chế-độ Cộng-sản nữa, còn nếu không cải tiến thì cộng sản Việt-Nam phải sống bám vào viện trợ của Nga-sô, vào cả viện trợ nhân đạo của những quốc gia Tây-phương cũng như vào lợi tức của những người Việt-Nam lánh nạn Cộng-sản ở nước ngoài, để chờ ngày giẫy chết giống như số phận của chế độ Đệ II Cộng-Hòa Việt-Nam trước kia. Từ ngàn xưa dân tộc ta đã chiến đấu cho nền tự chủ, không những cho tự chủ chính-trị, tự chủ kinh-tế, mà hơn nữa cho tự chủ văn-hóa. Tự chủ văn-hóa là gốc cho mọi nền độc-lập. Ngày nay chế độ Cộng-sản Việt-Nam tôn thờ văn-hóa Mác-xít đã đưa đất nước và toàn dân vào kiếp nô lệ mới, chế độ ấy tất sẽ không thể tồn tại. Lịch sử Việt-Nam là lịch sử văn-hiến. Dân tộc Việt-Nam là dân tộc văn-hiến. Quốc-gia Việt-Nam phải là quốc-gia văn-hiến. CHƯƠNG
II
QUAN NIỆM HÀNH ĐỘNG
11 - Hành động phục quốc là gì? Là tất cả mọi hình thức hoạt động khác nhau ( từ văn hóa, chính trị, chiến đấu hay yểm trợ, cho đến việc trao đổi tư tưởng và kinh nghiệm... ) nhằm mục đích tối hậu là việc cứu nước. Cứu nước trước hết là giải cứu dân chúng trong nước, cứu lấy lẽ sống, quyền sống và phương tiện sinh sống của mọi người ; sau là cứu những tài nguyên thiên nhiên và những di sản ngàn đời của quốc-gia. Trên căn bản hành động,việc gì có lợi cho việc cứu nước thì làm, việc gì phương hại tới việc cứu nước thì nên tránh, việc gì không liên quan đến việc cứu nước thì không để dính líu vào công cuộc chung. 12 - Từ đầu ta bắt đầu hành động phục quốc? "Biết đúng để hành động đúng" là phương châm hành động. Nhận định và hành động là một (tri hành hợp nhất). Sự hợp nhất ấy chỉ có thể thực hiện từ trong tâm thức. Vậy từ sự thức tâm ta bắt đầu mọi hành động phục quốc, không phải từ một sự xúc động nhất thời hay từ một tham vọng. 13 - Làm sao phân biệt trong hành động phục quốc, hành động nào khởi từ sự thức tâm và hành động nào do xúc cảm hay tham vọng? Nhận định một cách tương đối: - Hành động do tham vọng biểu hiện bằng sự chú trọng đặc biệt tới chức vị, quyền lợi, cấp bậc trong tổ chức mà quên cứu cánh phục quốc. - Hành động do xúc cảm hời hợt lấy sự căm hờn làm động cơ hướng dẫn. - Hành động khởi từ tâm thức lấy sự chấp nhận hy sinh làm phương tiện, lấy sự giải cứu làm phương châm, lấy sự an lạc chung làm cứu cánh. 14 - Tại sao không xử dụng bất cứ phương tiện nào sẵn có để đạt được cứu cánh, và lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện? - Ta không thể lấy sự căm hờn làm phương tiện phục quốc được, vì lòng căm hờn đưa đến hành động u mê không sáng suốt; và khi nguội căm hờn thì không còn lý do gì để hành động nữa. - Ta không lấy tham vọng làm phương tiện phục quốc được, vì ta không muốn lại phải giải trừ đi những tham vọng ấy. - Ta không thể lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện được vì gieo nhân nào ta sẽ chỉ gặt được quả đó. Chỉ có "đạo đức cách mạng" duy vật mới gieo hạt căm thù xuống mảnh đất sống của nhân loại. 15 - Cái gì làm cho ta thức tâm để bước vào hành động phục quốc? - Kinh nghiệm bản thân và sự chứng kiến cảm nhận sâu xa nỗi thống khổ của con người làm cho ta thức tâm. - Nhìn thấy những tranh giành bỉ ổi, những lao tâm khổ tứ vô ích trong cuộc sống hàng ngày làm cho ta thức tâm. - Nghiên cứu học hỏi những di huấn của tổ tiên làm cho ta thứctâm. - Lắng tâm suy nghiệm lẽ sinh tồn của nhân loại và vạn vật làm cho ta thức tâm. - Tự vấn lương tâm làm cho ta thức tâm. 16 - Lấy gì để làm sáng tỏ hành động phục quốc? Lấy biểu lộ an vui và đlềm đạm trong hoạt động làm sáng tỏ hành động phục quốc. An vui là một biểu lộ trọn vẹn, làm sáng tỏ đức và hạnh trong hành động, bao hàm: Nhân: (hy sinh) vì tình thương đồng bào mà vui vẻ hy sinh gánh vác. Nghĩa: (hòa thuận) vì nghĩa anh em mà vui vẻ chung lo. Lễ: (khiêm tốn) không vì mình mà hành động, nên hòa nhã, tôn trọng mọi người, không áp bức hay coi thường ai. Trí: (sáng suốt): thư thái trong hành động, vì nhận định đúng nên hành động đúng. Tín: (thành thật): không nói dối mình lừa người nên không vẩn chút gì áy náy trong hành động. Điềm đạm: là biểu lộ được sức mạnh của sự khoan hòa và thanh tịnh: - Gánh vác hăng hái mà không vì tham vọng. - Trừng trị quyết liệt mà không vì căm hờn. - Phục vụ hết lòng mà không vì đam mê. 17 - Lấy gì để tự xác tín hành dộng của mình là hành động phục quốc? Lấy sự "thành tín" để tự xác tín hành động phục quốc: - Thành tín với tổ tiên, - Thành tín với đồng bào, - Thành tín với tổ chức, - Thành tín với chính mình. 1 8 - Lấy gì để nung nấu hành động phục quốc? Lấy ý chí và truyền thống "bất khuất" nung nấu hành động phục quốc: - Bất khuất trước sức mạnh của sự hèn yếu của chính mình. - Bất khuất trước sự thờ ơ bài bác của những người chưa thông đại nghĩa. - Bất khuất trước những thử thách của hoàn cảnh. - Bất khuất trước thế lực cường bạo. 19 - Lấy gì để đưa hành động phục quốc tới kết quả cuối cùng? - Lấy đức kiên và nhẫn để đưa hành động phục quốc tới kết quả cuối cùng. - Kiên cường trong hành động để chiến đấu và thuyết phục; - Nhẫn nại trong hành động để hòa đồng và vượt thắng. Kiên và Nhẫn, một cương một nhu nương nhau mà thành tựu. 20 - Lấy gì để thuyết phục mọi người tham gia hành động phục quốc? Lấy khí giới tối thượng của loài người là thương yêu và tha thứ để thuyết phục mọi người cùng tham gia hành động phục quốc trong khả năng và hoàn cảnh riêng của từng cá nhân; từ đó thực hiện sự "đồng tâm" để tạo yếu tố "nhân-hòa". Nhân-hòa tạo ra thiên-thời và địa-lợi. 21 - Làm sao biến bành động phục quốc thành sức mạnh phục quốc? Lấy Lũy Tre Việt làm tiêu biểu cho sức mạnh phục quốc. Cây tre là thổ sản thân thiết của người Việt. Lũy tre làng tiêu biểu sức mạnh sinh tồn của dân tộc Việt-Nam. Trước bão táp cây tre biết rạp xuống để rồi bật lên thật mạnh. Trước thử thách gian nan và bạo lực cường quyền, Người biết cúi xuống để rồi biết đứng lên thật cứng cỏi và mãnh liệt. Từng thế hệ nối tiếp, tre già măng mọc; từng lớp tuổi nối tiếp, người trẻ theo bước đàn anh, liên kết ý thức và hành động để tạo thành sức mạnh phục quốc. CHƯƠNG
III
PHỤC
VĂN
-
ĐẠO
SỐNG
VIỆT:
ĐẠO
SỐNG
TIÊN-
RỒNG
22 - Phục văn là gì? Phục văn là phục hồi nền văn hóa nhân bản của dân tộc Việt. Phục văn là căn bản của đại cuộc phục quốc. Không có phục văn thì công cuộc phục quốc không còn ý nghĩa gì ngoài sự chém giết để tranh giành của cải (lảnh thổ), quyền lợi (kinh tể) và quyền sống (chính trị). 23 - Thế nào là văn hóa nhân bản? Thế nào là văn hóa vong bản? Văn nguyên nghĩa là vết, vết tích sinh động của loài người, nhờ sự tỏa sáng của nhân tính, của tình ngườỉ mà có vẻ đẹp rực rớ. Những vết tích sinh động ấy khi được nhiều người hưởng ứng lưu truyền thì trở thành văn-hóa. Văn-hóa trở thành một thực thể tất yếu của cuộc sống. Từ thực thể văn-hóa đó, trên bình diện nhân loại, nếu ta tìm thấy nhân tính (tức là những gì biểu hiện con người như Tình-người, Nghĩa-làm-người ...) thì đó là văn-hóa nhân bản; còn nếu ta chỉ thấy những thú tính (căm thù, cắn xé, giết chóc ...) hoặc thấy những gì không phải con người (vô luân) thì đó là văn-hóa vong bản. 24 - Thế nào là nền văn hóa nhân bản của dân tộc Việt? Dân tộc Việt đã dựng nước trên một nền tảng văn-hóa nhân bản được thể nghiệm qua những tầng sinh hoạt, từ huyền thoại, triết học, tôn giáo, phong tục cho đến những tình-tự dân-tộc trong cuộc sống … a) Khởi từ sinh-thức Tiên-Rồng-Việt, tổ tiên chúng ta đã đặt "Thiên-Địa Nhân" ba yếu tố không thể thiếu của vũ trụ quan Đông phương, trong một tương quan kỳ diệu. Từ đó mở ra tất cả các cửa ngõ đi vào những tương quan của hiện tượng giới. b) "Bọc Mẹ Trăm Con" là một biểu tượng triết học trọn vẹn của tình nhân loại, nghĩa đồng bào, của sự bình đẳng tuyệt đối (anh em đồng bọc) và lòng bác ái tuyệt vời (tình thương chan chứa của mẹ Âu-Cơ) không có huynh đệ tương tàn, không có đấu tranh giai cấp. c) Phong-tục và nếp sống Việt mang đầy sắc thái nhân tính: - Đạo thờ Người (Quốc-tổ, tổ-tiên, thánh-hiền, anh-hùng nghĩa-sĩ, những người có công với văn hóa dân-tộc...). - Nếp sống thuận hòa an lạc (không chủ trương tranh chấp để tiến hóa) - Văn-chương giản dị (khác với văn học từ chương, khiến ai cũng biểu lộ được văn tính) - Đạo học chỉ thẳng vào nhân tâm (khác với tinh thần văn hóa kinh viện hay giáo điều chủ-thuyết) khiến ai cũng có thể tâm cảm và đạt được đạo sống một cách tự nhiên. 25 - Sự tương quan kỳ diệu của sinh thức Tiên Rồng Việt là gì? Nhận định: Sự tiến hóa của phần lớn những xã-hội Tây-phương cho thấy loài người từ thuở ban sơ khiếp sợ quyền lực của "Trời" (quy phục Thần- quyền) cho đến lúc hoàn toàn từ chối "Trời" (quy phục quyền năng vật chất tôn thờ năng lượng) , Nghĩa là đã từ trạng thái không có tự-chủ rơi vào tình trạng vong-bản. Triết-lý Đông Bắc (Trung- Hoa) chủ trương hiếu kính Trời Đất, đặt Thiên Địa Nhân trong tương quan triết-học, nhưng chưa hiện tượng hóa được tương quan ấy trong một mối liên hệ trực tiếp. Đạo sống Đông Nam (Việt) mang cả linh thiêng của Trời Đất (Tiên Rồng) chuyển hóa vào dòng máu Việt, đời đời di truyền, tạo Thiên-Địa-Nhân thành một tương quan thân thiết của hiện tượng giới: - Trời là thể tính vô-vi (không thấy bằng hình tướng), hiện thể minh triết, khoa học để giáo dục Người. - Đất là thể tính hữu-vi ( hữu hình hữu hoại ), hiện thể kinh tế,kỹ thuật để nuôi dưỡng Người. - Người là thành tựu của Trời và Đất (Tiên và Rồng), lấy an-vi (sống an lạc) làm đạo sinh tồn. 26 - Văn hóa Tây phương có thể đại biểu cho nền nhân-bản được không? Văn hóa triết học Tây-phương từ nguyên thủy đi lạc vào mê hồn trận của thức nhị nguyên ( hai thể tính đối cực trở thành đối kháng ), nên phải chọn một bỏ một (duy). Nếu chọn thiên (duy tâm) thì bỏ địa (duy vật), nếu chọn vật thì bác tâm. Từ nguồn duy lý đó, xã hội tiến bộ Tây phương đã chọn vật bản, cho nên phái triết học bị lý trí lấn át, phát triển chủ thuyết duy vật; phái khoa học bị kỹ thuật xâm chiếm chuyển vào guồng máy kinh tế duy lợi. Duy vật (cộng sản) và duy lợi (tư bản) lại phải thanh toán lẫn nhau để sống còn. Cho nên cuộc chiến tranh nhân loại tương tàn ngày nay có thể gọi là cuộc ấu đả giữa tay phải và tay trái của xã hội duy-lý Tây-phương. Giới triết học Tây-phương ngày nay nhìn nhận sự bất ổn và mối đe dọa cho an ninh xã hội đã khởi từ sự tôn sùng khoa học và kỹ thuật quá đáng. Họ nhìn nhận những thành tích của khoa học và kỹ thuật đã nâng cao sự hiểu biết và quyền lực của loài người, nhưng cũng tin rằng một nền nhân bản phải dạy người ta biết xử dụng sự thông thái và quyền lực ấy trong chiều hướng biểu lộ được nhân tính. 27 - Văn hóa Đông phương có thể đại biểu cho nền nhân bản được không? Văn hóa Đông Bắc (Trung Hoa) từ suy nghiệm thức "lưỡng-nghi" (Trời/đất, âm/dương), phát triển nền văn minh Khổng học. Thuyết Trung dung chủ trương lấy sự dung dị, đạo bình thường, không thiên lệch làm phương châm xử thế, dung hợp cả hai thể tính đối cực (dung). Văn hóa Đông Nam (Việt) đi sâu hơn, từ thức "lưỡng hợp" (Tiên-Rồng) mở nền văn minh mới, biểu thi sự hợp nhất (hòa đối ), hội nhập cả hai đối cực, biến hai thể tính đối kháng thành ngẫu lực tiến hóa, nương nhau mà còn, đẩy nhau mà tiến. Sự khiếm khuyết của Đông-phương là quá chú trọng đến đạo học, chưa phát triển đúng mức về khoa học, kỹ thuật và xã-hội-học nên cần phải học hỏi để bổ cứu. (Nhật-Bản nhờ sự bổ cứu kịp thời, đã phát triển kỹ thuật vượt bực để trở thành một quốc gia kỹ nghệ, một siêu cường kinh tế; tuy nhiên họ vẫn giữ cái gốc là "Tinh thần Nhật-Bản" với công thức: Tinh-thần Nhật-Bản + Kỹ-thuật Tây-phương). Sự học hỏi để theo kịp những tiến bộ của người là điều cần thiết . Tuy nhiên nếu học hỏi theo tinh thần chữ Duy thì ta sẽ mất tự chủ hoặc sẽ trở thành nô lệ, còn nếu học theo tinh thần chữ Hòa thì văn hóa Đông-Nam sẽ có cơ hội rực sáng, có thể thành tựu một nền văn-minh nhân bản mai sau. 28 - Các giải pháp chính trị gọi là "Hòa bình trung lập" hay "Phi liên kết" ... có thể hiện tinh thần chữ "hòa" của văn-hóa Việt không? Như đổ dầu vào nước là trộn không phải là hòa. Những giải pháp chính trị đó xuất phát từ quan niệm nông cạn dại dột của kẻ yếu, với hy vọng thoát chết trong cuộc ẩu đả giữa tay phải và tay trái của xã hội duy-vật bằng cách lẩn trốn vào giữa! Đó là cách tự sát nhanh chóng nhất. Các giải pháp này không liên hệ gì với triết lý chữ "hòa" của văn-hóa Việt vì không hòa hợp, hội nhập được gì, ngoài những mảnh đổ vỡ của vật chất không chuyển được hai bàn tay duy vật thành ngẫu lực tiến hóa. 29 - Tổ tiên ta đã dựng nước trên nền tảng văn hóa nhân bản như thế nào? Văn-hóa Việt phát khởi từ một sinh thức siêu hình được hiện tượng hóa: thức "Tiên-Rồng lưỡng hợp". Từ đó huyền thoại Việt được lưu truyền. Đó là kỷ nguyên nhân thoại và là thời kỳ "dựng người". Từ thức "Tiên-Rồng lưỡng hợp", văn hóa Việt lập mô thức "Bọc Mẹ trăm Con" là biểu tượng vĩ đại nhất của nhân thoại đang thành hình triết học NHÂN BẢN VIỆT. Đó là thời kỳ "dựng xã-hội". Kế tiếp là ba vĩ tích của Lạc-Long-Quân: diệt Ngư-Tinh phương Bắc (cá lớn nuốt cá bé), diệt Hồ-Tinh phương Tây (loài cáo trong hang ý thức hệ), diệt Mộc-Tinh phương Đông (gỗ khô củi mục, hủ hóa, cuồng tín), mở đường cho Hùng-Vương lập nền nhân bản của phương Nam. Đó là thời kỳ "dựng nước". (Theo "Lĩnh-Nam Chích Quái", Bà Âu Cơ ủy thác cho người Hùng trưởng tức là con trưởng lập nước Văn Lang ở phương Nam. Trong sách Trung Dung, Đức Khổng Tử luận về sức mạnh của phương Nam với Tử-Lộ, bàn rằng. "Ngủ không cởi giáp, chết không sờn lòng, ấy là cái dũng của người phương Bắc, lấy sự khoan nhu mà giáo hóa, không báo oán kẻ vô đạo, ấy là cái mạnh của người phương Nam"). Các vị Lạc vương xưng danh hiệu Hùng-vương mở nước Văn-Lang, dựng nền văn hiến, lấy thuần phong mỹ tục giáo hóa dân, lấy thuật sinh tồn truyền dạy con cháu. Các sự tích đời Hùng có thể nói là "Cẩm Nang Sinh Tồn", là bản di chúc đời đời của dân tộc Việt. Từ đời các vị Hùng-Vương trở về sau, con cháu đều noi theo di huấn lấy "văn-hiến" lành điều vinh hiển, lấy nếp sống "an-vi" noi đạo sống Tiên Rồng (có thể gọi là thời kỳ dựng văn hiến) . 30 - Tại sao có thể gọi các sự tích đời Hùng là "cẩm nang sinh tồn" của dân tộc Việt? Các sự tích đời Hùng là nhân-thoại không phải thần-thoại, vì Tiên cũng là người và Rồng cũng là người, không phải thần-tiên hay Thần-vật từ cõi siêu phàm giáng thế. Những sự tích ấy là cốt tủy của thuật sinh tồn, lấy sự minh triết giáo huấn hậu thế. Klhai triển từ nhân-thoại Tiên Rồng và "Bọc Mẹ Trăm Con", các sự tích đời Hùng lần lượt đưa ra những mẫu người khác nhau, những đối đãi khác nhau để đúc kết thành những bài học vô giá cho cuộc sinh tồn của dân tộc: 1) Tục văn thân: Tục vẽ mình trong dân chúng ( khác với ý nghĩa tục văn thân của nhà Vua) là bài học bảo tồn nòi giống trước sự xâm hại của bạo lực, thú tính (chúng là loài thủy tộc ưa đồng ghét dị ). 2) Truyện trầu cau: Là bài học tình và nghĩa, gia đình và xã hội, cho đến ngàn sau còn lấy miếng trầu làm đầu câu chuyện. 3) Truyện Chử- Đồng-Tử: Là bài học bình đẳng tột cùng, xóa tan giai cấp để sống đạo an vi tiêu dao trong cõi kinh tế. 4) Truyện Phù-Đổng Thiên-Vương: Là bài học giữ nước; vua quan sĩ thứ, từ người ba tuổi đến bô lão trong làng, từ sức người đến ngựa thần, từ roi sắt đến tre ngà, tất cả đều góp phần giữ nước, tất cả đều vùng lên phục quốc. 5) Truyện Tiết Liêu: (sự tích bánh dầy bánh chưng) Là bài học trị nước qua chủ trương truyền hiền và triết lý đạo sống an vi; đạo hiếu kính cha mẹ. 6) Truyện An Tiêm: (sự tích quả dưa đỏ) Là bài học về kinh tế an vi và đạo hiếu kính trời đất. 7) Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: Là bài học của sự phân biệt giai cấp, coi trọng quý tộc, kỳ thị địa phương đưa đến chiến tranh liên miên, làm dân tình đói khổ. 8) Truyện Mỵ-Châu Trọng -Thủy: Là bài học mất nước: thành cao, khí giới tốt mà mất nước, vì "giặc ngồi sau lưng" (giặc trong tâm phúc, mầm loạn trong lòng người). 9) Truyện Trương-Chi Mỵ-Nương: Là bài học của tình yêu lãng mạn 10) Truyện Vọng phu: Là bài học của tình yêu và nghĩa vụ. Đây là những sự tích mà người Việt ai cũng biết, càng suy nghiệm càng thấy thâm thúy, càng áp dụng càng thấy hợp đạo, và có thể tìm thấy trong đó những giải đáp bao quát cho việc an dân, lạc quốc, xây dựng xã hội, cứu vãn nhân loại … cho nên ta có thể gọi là "Cẩm nang sinh tồn" hay "Bản di chúc của Hùng Vương". 31 - Truyện Tiên Rồng chỉ là huyền thoại, có liên hệ gì đến sự giải quyết những vấn đề tranh chấp, rắc rối của nhân loại và của dân tộc ta ngày nay? Truyện Tiên Rồng là sự phát biểu vô cùng đơn giản về sự hiểu biết siêu hình của loài người, được diễn đạt bàng ngôn ngữ huyền thoại. Tiên là biểu tượng thể tính vô vi (vượt ngoài hình tướng), tượng trưng vẻ đẹp thanh thoát vĩnh cửu, từ trời giáng xuống; thể hiện trong đời sống bằng trí tuệ, minh triết , khoa học, tình thương … để giáo dục người. Rồng là thể biểu tượng thể tính hữu vi (hữu hình hữu hoại) , tượng trưng sức mạnh vật thể, biến hóa linh động, từ đất thăng lên; thể hiện trong đời sống bằng cấu tạo hình thể, kinh tế, kỹ thuật, sức mạnh và sức cần lao... để bảo vệ và nuôi dưỡng người. Người là thành tựu do sự giao hòa của thể tính Tiên và thể tính Rồng, chuyển hóa hai thể tính đối kháng thành ngẫu lực, nương nhau mà thành, đẩy nhau mà tiến hóa. Khi chuyển hóa được hai thể tính đối nghịch đó thành sở năng sở dụng: - Trong tự thân thì đạt được hoan lạc, an vi. - Ngoài xã hội thì tạo được thanh bình, hòa cảm. Vì thế truyện Tiên-Rồng chính là văn kinh của "Đạo sống Tiên-Rồng" giúp loài người giải quyết những mâu thuẫn ngày nay. 32 - Thế nào là chuyển hai thể tính đối kháng thành "ngẫu lực tiến hóa"? Vô vi và hữu vi, tâm với thể, tình với lý, tư gia với xã hội, nhà với nước, tri với hành, khoa học với kỹ thuật, nam với nữ … là những thể tính mâu thuẫn hay đốì cực. Nếu không tạo được sự hợp tác, thì các thể tính đối cực sẽ trở thành đối kháng và tác loạn gây bất ổn trong bản thể, trong gia đình, trong xã hội … Nếu xoay chuyển được để ngẫu hợp những cặp đối lực đó (hòa đối lưỡng hợp) thì hóa giải được những xung đột, đồng thời xử dụng được ngẫu lực thành động cơ thúc đẩy sự tiến hóa. 33 - Đạo sống Việt (Tiên-Rồng) đã chuyển những thể tính đối kháng thành ngẫu lực tiến hóa như thế nào? Thức "Tiên-Rồng lưỡng hợp" đã được ứng dụng tự nhiên vào đời sống như một đạo-sống, một sinh thức chỉ đạo cho dòng sinh mệnh của dân tộc Việt trải mấy ngàn năm nay. Hình ảnh lưỡng hợp của những cặp đôi, một Tiên một Rồng, hiển hiện dưới thiên hình vạn trạng trong đời sống, trong văn hóa ( ý niệm: quốc gia, gia đình, kiên nhẫn, sinh tồn, trống mái, đôi đũa, cặp đèn, hơi thở ra vào, ngón cái và ngón trỏ... là những thí dụ). Sự hợp tác trọn vẹn đến mức hòa nhập giữa hai thể tính đối cực Tiên và Rồng để tạo thành Việt và một sinh thức dẫn khởi làm lóe sáng ý niệm về đạo sinh tồn, khai mở năng khiếu vận chuyển vạn năng để thành tựu vạn dụng. 34 - Đạo sống Tiên Rồng ứng dụng vào đời sống thực tế như thế nào? Đối với người Việt, đạo sống Tiên-Rồng là một sinh tức đã nhập tâm, có công năng vận dụng tức thời trong mọi hoàn cảnh để soi sáng mọi nhận định, mọi hành động, mọi đối đãi trong đời sống: - Cá nhân trong cuộc sống tìm được chữ "nghĩa" giữa những giằng co giữa tình và lý; đạt được "an vi" giữa những mâu thuẫn của hiện tượng quan (hữu vi) và ý niệm siêu hình (vô vi) ... - Nhân sinh trong xã hội, giải quyết được những mâu thuẫn giữa tư lợi và công ích, giữa lệ làng và phép vua…. - Nhân sinh trong tiến hóa, hòa giải được tính vô tư của khoa-học và khả năng biến hóa của kỹ-thuật để phục vụ nhân loại ( khoa-học: thể tính Tiên, là sự hiểu biết vô tư, là vốn chung cho cả nhân loại. Trong kỷ nguyên ưu thắng của óc duy vật, cái vốn hiểu biết chung ấy đã bị thế lực của kỹ thuật, là thể tính Rồng, cướp đoạt chuyển hóa vào guồng máy kinh tế tư lợi hay guồng máy chiến tranh gây bất ổn cho nhân loại. Ở điểm này kỹ thuật không hề phục vụ nhân sinh như người ta mơ ước). Từ những nhận xét đó, ta nhận định Đạo sống Tiên Rồng là ánh sáng minh triết của trí tuệ, có sẵn trong mọi người và vận dụng tức thời trong mọi hoàn cảnh, dưới mọi hình trạng để giải quyết những mâu thuẫn nội tại cũng như xã hội, chuyển những đối kháng thành ngẫu-lực nương nhau trong đà tiến hóa phục vụ nhân sinh. 35 - Tại sao không gọi "Đạo sống Tiên-Rồng" hay sinh thức chỉ đạo ấy là Chủ thuyết? Chủ-thuyết là sản phẩm của ý thức loài người, thường được gọi là "ý-thức-hệ". Đạo sống bao trùm cảm thức, ý thức, trí thức và tâm thức kết hợp linh biến, ứng đối vạn năng. Chủ-thuyết là kết quả của một tiến trình suy luận thuần lý, khởi từ một giả thuyết, qua giai đoạn học thuyết để tiến tới một chủ-nghĩa chính trị. Khi chủ-nghĩa được đem ra áp dụng để cách mạng đời sống thì thân phận con người cũng chẳng khác gì thân phận con vật trong phòng thí nghiệm, được giữ gìn nuôi nấng và rồi giết chết bằng phương tiện của giáo điều chủ-nghĩa. Đạo sống là dòng sống tự nhiên, kết tinh từ những đợt trắc nghiệm sâu xa, từ giai đoạn huyền thoại, qua triết học, tôn giáo, đến đời sống hàng ngày, từ lúc loài người có mặt trong cuộc sống địa cầu cho tới nay và mãi mãi. Đạo sống luôn luôn tràn đầy sẵn có trong tâm thức mọi người và hiển hiện mọi nơi trong hiện tượng giới. Bất cứ trong hoàn cảnh nào và trước mọi vấn đề, chỉ cần lắng tâm suy nghiệm là thấy Đạo sống hiển hiện giải đáp. Vì thế ta không gọi sinh thức Tiên-Rồng là chủ-thuyết mà là một đạo sống. 36 - Thế nào là phục văn trong công cuộc phục quốc? Phục văn là phục hồi Văn hóa Việt, Đạo sống Việt, sinh phong Việt để làm chủ điểm định hướng cho sách lược phục hồi toàn bộ: giáo dục, kinh tế, chính trị, chiến lược … 37 - Ta phải phục văn như thế nào, và thực hiện điều này trước hay sau khi phục hồi được lãnh thổ? Từ căn bản cá nhân, đến gia đình rồi xã hội, ta cần phải học hỏi Văn minh của người, rồi tự lắng tâm suy nghiệm để sáng tỏ được văn minh của chính mình, phục hồi được Đạo sống Việt trong chính mình, phục hồi được sinh phong Việt trong chính mình. Sau đó mới giúp người khác cùng xác tính niềm tự hào về văn minh dân tộc, về sức mạnh văn hóa của dân tộc. - Phục văn vừa là nhân vừa là quả của đại cuộc phục quốc cho nên phải thực nghiệm ngay trong hiện tại như một hành động phục quốc để làm nhân lành cho những thành tựu mai sau. CHƯƠNG
III
PHỤC
VĂN
-
ĐẠO
SỐNG
VIỆT:
ĐẠO
SỐNG
TIÊN-
RỒNG
22 - Phục văn là gì? Phục văn là phục hồi nền văn hóa nhân bản của dân tộc Việt. Phục văn là căn bản của đại cuộc phục quốc. Không có phục văn thì công cuộc phục quốc không còn ý nghĩa gì ngoài sự chém giết để tranh giành của cải (lảnh thổ), quyền lợi (kinh tể) và quyền sống (chính trị). 23 - Thế nào là văn hóa nhân bản? Thế nào là văn hóa vong bản? Văn nguyên nghĩa là vết, vết tích sinh động của loài người, nhờ sự tỏa sáng của nhân tính, của tình ngườỉ mà có vẻ đẹp rực rớ. Những vết tích sinh động ấy khi được nhiều người hưởng ứng lưu truyền thì trở thành văn-hóa. Văn-hóa trở thành một thực thể tất yếu của cuộc sống. Từ thực thể văn-hóa đó, trên bình diện nhân loại, nếu ta tìm thấy nhân tính (tức là những gì biểu hiện con người như Tình-người, Nghĩa-làm-người ...) thì đó là văn-hóa nhân bản; còn nếu ta chỉ thấy những thú tính (căm thù, cắn xé, giết chóc ...) hoặc thấy những gì không phải con người (vô luân) thì đó là văn-hóa vong bản. 24 - Thế nào là nền văn hóa nhân bản của dân tộc Việt? Dân tộc Việt đã dựng nước trên một nền tảng văn-hóa nhân bản được thể nghiệm qua những tầng sinh hoạt, từ huyền thoại, triết học, tôn giáo, phong tục cho đến những tình-tự dân-tộc trong cuộc sống … a) Khởi từ sinh-thức Tiên-Rồng-Việt, tổ tiên chúng ta đã đặt "Thiên-Địa Nhân" ba yếu tố không thể thiếu của vũ trụ quan Đông phương, trong một tương quan kỳ diệu. Từ đó mở ra tất cả các cửa ngõ đi vào những tương quan của hiện tượng giới. b) "Bọc Mẹ Trăm Con" là một biểu tượng triết học trọn vẹn của tình nhân loại, nghĩa đồng bào, của sự bình đẳng tuyệt đối (anh em đồng bọc) và lòng bác ái tuyệt vời (tình thương chan chứa của mẹ Âu-Cơ) không có huynh đệ tương tàn, không có đấu tranh giai cấp. c) Phong-tục và nếp sống Việt mang đầy sắc thái nhân tính: - Đạo thờ Người (Quốc-tổ, tổ-tiên, thánh-hiền, anh-hùng nghĩa-sĩ, những người có công với văn hóa dân-tộc...). - Nếp sống thuận hòa an lạc (không chủ trương tranh chấp để tiến hóa) - Văn-chương giản dị (khác với văn học từ chương, khiến ai cũng biểu lộ được văn tính) - Đạo học chỉ thẳng vào nhân tâm (khác với tinh thần văn hóa kinh viện hay giáo điều chủ-thuyết) khiến ai cũng có thể tâm cảm và đạt được đạo sống một cách tự nhiên. 25 - Sự tương quan kỳ diệu của sinh thức Tiên Rồng Việt là gì? Nhận định: Sự tiến hóa của phần lớn những xã-hội Tây-phương cho thấy loài người từ thuở ban sơ khiếp sợ quyền lực của "Trời" (quy phục Thần- quyền) cho đến lúc hoàn toàn từ chối "Trời" (quy phục quyền năng vật chất tôn thờ năng lượng) , Nghĩa là đã từ trạng thái không có tự-chủ rơi vào tình trạng vong-bản. Triết-lý Đông Bắc (Trung- Hoa) chủ trương hiếu kính Trời Đất, đặt Thiên Địa Nhân trong tương quan triết-học, nhưng chưa hiện tượng hóa được tương quan ấy trong một mối liên hệ trực tiếp. Đạo sống Đông Nam (Việt) mang cả linh thiêng của Trời Đất (Tiên Rồng) chuyển hóa vào dòng máu Việt, đời đời di truyền, tạo Thiên-Địa-Nhân thành một tương quan thân thiết của hiện tượng giới: - Trời là thể tính vô-vi (không thấy bằng hình tướng), hiện thể minh triết, khoa học để giáo dục Người. - Đất là thể tính hữu-vi ( hữu hình hữu hoại ), hiện thể kinh tế,kỹ thuật để nuôi dưỡng Người. - Người là thành tựu của Trời và Đất (Tiên và Rồng), lấy an-vi (sống an lạc) làm đạo sinh tồn. 26 - Văn hóa Tây phương có thể đại biểu cho nền nhân-bản được không? Văn hóa triết học Tây-phương từ nguyên thủy đi lạc vào mê hồn trận của thức nhị nguyên ( hai thể tính đối cực trở thành đối kháng ), nên phải chọn một bỏ một (duy). Nếu chọn thiên (duy tâm) thì bỏ địa (duy vật), nếu chọn vật thì bác tâm. Từ nguồn duy lý đó, xã hội tiến bộ Tây phương đã chọn vật bản, cho nên phái triết học bị lý trí lấn át, phát triển chủ thuyết duy vật; phái khoa học bị kỹ thuật xâm chiếm chuyển vào guồng máy kinh tế duy lợi. Duy vật (cộng sản) và duy lợi (tư bản) lại phải thanh toán lẫn nhau để sống còn. Cho nên cuộc chiến tranh nhân loại tương tàn ngày nay có thể gọi là cuộc ấu đả giữa tay phải và tay trái của xã hội duy-lý Tây-phương. Giới triết học Tây-phương ngày nay nhìn nhận sự bất ổn và mối đe dọa cho an ninh xã hội đã khởi từ sự tôn sùng khoa học và kỹ thuật quá đáng. Họ nhìn nhận những thành tích của khoa học và kỹ thuật đã nâng cao sự hiểu biết và quyền lực của loài người, nhưng cũng tin rằng một nền nhân bản phải dạy người ta biết xử dụng sự thông thái và quyền lực ấy trong chiều hướng biểu lộ được nhân tính. 27 - Văn hóa Đông phương có thể đại biểu cho nền nhân bản được không? Văn hóa Đông Bắc (Trung Hoa) từ suy nghiệm thức "lưỡng-nghi" (Trời/đất, âm/dương), phát triển nền văn minh Khổng học. Thuyết Trung dung chủ trương lấy sự dung dị, đạo bình thường, không thiên lệch làm phương châm xử thế, dung hợp cả hai thể tính đối cực (dung). Văn hóa Đông Nam (Việt) đi sâu hơn, từ thức "lưỡng hợp" (Tiên-Rồng) mở nền văn minh mới, biểu thi sự hợp nhất (hòa đối ), hội nhập cả hai đối cực, biến hai thể tính đối kháng thành ngẫu lực tiến hóa, nương nhau mà còn, đẩy nhau mà tiến. Sự khiếm khuyết của Đông-phương là quá chú trọng đến đạo học, chưa phát triển đúng mức về khoa học, kỹ thuật và xã-hội-học nên cần phải học hỏi để bổ cứu. (Nhật-Bản nhờ sự bổ cứu kịp thời, đã phát triển kỹ thuật vượt bực để trở thành một quốc gia kỹ nghệ, một siêu cường kinh tế; tuy nhiên họ vẫn giữ cái gốc là "Tinh thần Nhật-Bản" với công thức: Tinh-thần Nhật-Bản + Kỹ-thuật Tây-phương). Sự học hỏi để theo kịp những tiến bộ của người là điều cần thiết . Tuy nhiên nếu học hỏi theo tinh thần chữ Duy thì ta sẽ mất tự chủ hoặc sẽ trở thành nô lệ, còn nếu học theo tinh thần chữ Hòa thì văn hóa Đông-Nam sẽ có cơ hội rực sáng, có thể thành tựu một nền văn-minh nhân bản mai sau. 28 - Các giải pháp chính trị gọi là "Hòa bình trung lập" hay "Phi liên kết" ... có thể hiện tinh thần chữ "hòa" của văn-hóa Việt không? Như đổ dầu vào nước là trộn không phải là hòa. Những giải pháp chính trị đó xuất phát từ quan niệm nông cạn dại dột của kẻ yếu, với hy vọng thoát chết trong cuộc ẩu đả giữa tay phải và tay trái của xã hội duy-vật bằng cách lẩn trốn vào giữa! Đó là cách tự sát nhanh chóng nhất. Các giải pháp này không liên hệ gì với triết lý chữ "hòa" của văn-hóa Việt vì không hòa hợp, hội nhập được gì, ngoài những mảnh đổ vỡ của vật chất không chuyển được hai bàn tay duy vật thành ngẫu lực tiến hóa. 29 - Tổ tiên ta đã dựng nước trên nền tảng văn hóa nhân bản như thế nào? Văn-hóa Việt phát khởi từ một sinh thức siêu hình được hiện tượng hóa: thức "Tiên-Rồng lưỡng hợp". Từ đó huyền thoại Việt được lưu truyền. Đó là kỷ nguyên nhân thoại và là thời kỳ "dựng người". Từ thức "Tiên-Rồng lưỡng hợp", văn hóa Việt lập mô thức "Bọc Mẹ trăm Con" là biểu tượng vĩ đại nhất của nhân thoại đang thành hình triết học NHÂN BẢN VIỆT. Đó là thời kỳ "dựng xã-hội". Kế tiếp là ba vĩ tích của Lạc-Long-Quân: diệt Ngư-Tinh phương Bắc (cá lớn nuốt cá bé), diệt Hồ-Tinh phương Tây (loài cáo trong hang ý thức hệ), diệt Mộc-Tinh phương Đông (gỗ khô củi mục, hủ hóa, cuồng tín), mở đường cho Hùng-Vương lập nền nhân bản của phương Nam. Đó là thời kỳ "dựng nước". (Theo "Lĩnh-Nam Chích Quái", Bà Âu Cơ ủy thác cho người Hùng trưởng tức là con trưởng lập nước Văn Lang ở phương Nam. Trong sách Trung Dung, Đức Khổng Tử luận về sức mạnh của phương Nam với Tử-Lộ, bàn rằng. "Ngủ không cởi giáp, chết không sờn lòng, ấy là cái dũng của người phương Bắc, lấy sự khoan nhu mà giáo hóa, không báo oán kẻ vô đạo, ấy là cái mạnh của người phương Nam"). Các vị Lạc vương xưng danh hiệu Hùng-vương mở nước Văn-Lang, dựng nền văn hiến, lấy thuần phong mỹ tục giáo hóa dân, lấy thuật sinh tồn truyền dạy con cháu. Các sự tích đời Hùng có thể nói là "Cẩm Nang Sinh Tồn", là bản di chúc đời đời của dân tộc Việt. Từ đời các vị Hùng-Vương trở về sau, con cháu đều noi theo di huấn lấy "văn-hiến" lành điều vinh hiển, lấy nếp sống "an-vi" noi đạo sống Tiên Rồng (có thể gọi là thời kỳ dựng văn hiến) . 30 - Tại sao có thể gọi các sự tích đời Hùng là "cẩm nang sinh tồn" của dân tộc Việt? Các sự tích đời Hùng là nhân-thoại không phải thần-thoại, vì Tiên cũng là người và Rồng cũng là người, không phải thần-tiên hay Thần-vật từ cõi siêu phàm giáng thế. Những sự tích ấy là cốt tủy của thuật sinh tồn, lấy sự minh triết giáo huấn hậu thế. Klhai triển từ nhân-thoại Tiên Rồng và "Bọc Mẹ Trăm Con", các sự tích đời Hùng lần lượt đưa ra những mẫu người khác nhau, những đối đãi khác nhau để đúc kết thành những bài học vô giá cho cuộc sinh tồn của dân tộc: 1) Tục văn thân: Tục vẽ mình trong dân chúng ( khác với ý nghĩa tục văn thân của nhà Vua) là bài học bảo tồn nòi giống trước sự xâm hại của bạo lực, thú tính (chúng là loài thủy tộc ưa đồng ghét dị ). 2) Truyện trầu cau: Là bài học tình và nghĩa, gia đình và xã hội, cho đến ngàn sau còn lấy miếng trầu làm đầu câu chuyện. 3) Truyện Chử- Đồng-Tử: Là bài học bình đẳng tột cùng, xóa tan giai cấp để sống đạo an vi tiêu dao trong cõi kinh tế. 4) Truyện Phù-Đổng Thiên-Vương: Là bài học giữ nước; vua quan sĩ thứ, từ người ba tuổi đến bô lão trong làng, từ sức người đến ngựa thần, từ roi sắt đến tre ngà, tất cả đều góp phần giữ nước, tất cả đều vùng lên phục quốc. 5) Truyện Tiết Liêu: (sự tích bánh dầy bánh chưng) Là bài học trị nước qua chủ trương truyền hiền và triết lý đạo sống an vi; đạo hiếu kính cha mẹ. 6) Truyện An Tiêm: (sự tích quả dưa đỏ) Là bài học về kinh tế an vi và đạo hiếu kính trời đất. 7) Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh: Là bài học của sự phân biệt giai cấp, coi trọng quý tộc, kỳ thị địa phương đưa đến chiến tranh liên miên, làm dân tình đói khổ. 8) Truyện Mỵ-Châu Trọng -Thủy: Là bài học mất nước: thành cao, khí giới tốt mà mất nước, vì "giặc ngồi sau lưng" (giặc trong tâm phúc, mầm loạn trong lòng người). 9) Truyện Trương-Chi Mỵ-Nương: Là bài học của tình yêu lãng mạn 10) Truyện Vọng phu: Là bài học của tình yêu và nghĩa vụ. Đây là những sự tích mà người Việt ai cũng biết, càng suy nghiệm càng thấy thâm thúy, càng áp dụng càng thấy hợp đạo, và có thể tìm thấy trong đó những giải đáp bao quát cho việc an dân, lạc quốc, xây dựng xã hội, cứu vãn nhân loại … cho nên ta có thể gọi là "Cẩm nang sinh tồn" hay "Bản di chúc của Hùng Vương". 31 - Truyện Tiên Rồng chỉ là huyền thoại, có liên hệ gì đến sự giải quyết những vấn đề tranh chấp, rắc rối của nhân loại và của dân tộc ta ngày nay? Truyện Tiên Rồng là sự phát biểu vô cùng đơn giản về sự hiểu biết siêu hình của loài người, được diễn đạt bàng ngôn ngữ huyền thoại. Tiên là biểu tượng thể tính vô vi (vượt ngoài hình tướng), tượng trưng vẻ đẹp thanh thoát vĩnh cửu, từ trời giáng xuống; thể hiện trong đời sống bằng trí tuệ, minh triết , khoa học, tình thương … để giáo dục người. Rồng là thể biểu tượng thể tính hữu vi (hữu hình hữu hoại) , tượng trưng sức mạnh vật thể, biến hóa linh động, từ đất thăng lên; thể hiện trong đời sống bằng cấu tạo hình thể, kinh tế, kỹ thuật, sức mạnh và sức cần lao... để bảo vệ và nuôi dưỡng người. Người là thành tựu do sự giao hòa của thể tính Tiên và thể tính Rồng, chuyển hóa hai thể tính đối kháng thành ngẫu lực, nương nhau mà thành, đẩy nhau mà tiến hóa. Khi chuyển hóa được hai thể tính đối nghịch đó thành sở năng sở dụng: - Trong tự thân thì đạt được hoan lạc, an vi. - Ngoài xã hội thì tạo được thanh bình, hòa cảm. Vì thế truyện Tiên-Rồng chính là văn kinh của "Đạo sống Tiên-Rồng" giúp loài người giải quyết những mâu thuẫn ngày nay. 32 - Thế nào là chuyển hai thể tính đối kháng thành "ngẫu lực tiến hóa"? Vô vi và hữu vi, tâm với thể, tình với lý, tư gia với xã hội, nhà với nước, tri với hành, khoa học với kỹ thuật, nam với nữ … là những thể tính mâu thuẫn hay đốì cực. Nếu không tạo được sự hợp tác, thì các thể tính đối cực sẽ trở thành đối kháng và tác loạn gây bất ổn trong bản thể, trong gia đình, trong xã hội … Nếu xoay chuyển được để ngẫu hợp những cặp đối lực đó (hòa đối lưỡng hợp) thì hóa giải được những xung đột, đồng thời xử dụng được ngẫu lực thành động cơ thúc đẩy sự tiến hóa. 33 - Đạo sống Việt (Tiên-Rồng) đã chuyển những thể tính đối kháng thành ngẫu lực tiến hóa như thế nào? Thức "Tiên-Rồng lưỡng hợp" đã được ứng dụng tự nhiên vào đời sống như một đạo-sống, một sinh thức chỉ đạo cho dòng sinh mệnh của dân tộc Việt trải mấy ngàn năm nay. Hình ảnh lưỡng hợp của những cặp đôi, một Tiên một Rồng, hiển hiện dưới thiên hình vạn trạng trong đời sống, trong văn hóa ( ý niệm: quốc gia, gia đình, kiên nhẫn, sinh tồn, trống mái, đôi đũa, cặp đèn, hơi thở ra vào, ngón cái và ngón trỏ... là những thí dụ). Sự hợp tác trọn vẹn đến mức hòa nhập giữa hai thể tính đối cực Tiên và Rồng để tạo thành Việt và một sinh thức dẫn khởi làm lóe sáng ý niệm về đạo sinh tồn, khai mở năng khiếu vận chuyển vạn năng để thành tựu vạn dụng. 34 - Đạo sống Tiên Rồng ứng dụng vào đời sống thực tế như thế nào? Đối với người Việt, đạo sống Tiên-Rồng là một sinh tức đã nhập tâm, có công năng vận dụng tức thời trong mọi hoàn cảnh để soi sáng mọi nhận định, mọi hành động, mọi đối đãi trong đời sống: - Cá nhân trong cuộc sống tìm được chữ "nghĩa" giữa những giằng co giữa tình và lý; đạt được "an vi" giữa những mâu thuẫn của hiện tượng quan (hữu vi) và ý niệm siêu hình (vô vi) ... - Nhân sinh trong xã hội, giải quyết được những mâu thuẫn giữa tư lợi và công ích, giữa lệ làng và phép vua…. - Nhân sinh trong tiến hóa, hòa giải được tính vô tư của khoa-học và khả năng biến hóa của kỹ-thuật để phục vụ nhân loại ( khoa-học: thể tính Tiên, là sự hiểu biết vô tư, là vốn chung cho cả nhân loại. Trong kỷ nguyên ưu thắng của óc duy vật, cái vốn hiểu biết chung ấy đã bị thế lực của kỹ thuật, là thể tính Rồng, cướp đoạt chuyển hóa vào guồng máy kinh tế tư lợi hay guồng máy chiến tranh gây bất ổn cho nhân loại. Ở điểm này kỹ thuật không hề phục vụ nhân sinh như người ta mơ ước). Từ những nhận xét đó, ta nhận định Đạo sống Tiên Rồng là ánh sáng minh triết của trí tuệ, có sẵn trong mọi người và vận dụng tức thời trong mọi hoàn cảnh, dưới mọi hình trạng để giải quyết những mâu thuẫn nội tại cũng như xã hội, chuyển những đối kháng thành ngẫu-lực nương nhau trong đà tiến hóa phục vụ nhân sinh. 35 - Tại sao không gọi "Đạo sống Tiên-Rồng" hay sinh thức chỉ đạo ấy là Chủ thuyết? Chủ-thuyết là sản phẩm của ý thức loài người, thường được gọi là "ý-thức-hệ". Đạo sống bao trùm cảm thức, ý thức, trí thức và tâm thức kết hợp linh biến, ứng đối vạn năng. Chủ-thuyết là kết quả của một tiến trình suy luận thuần lý, khởi từ một giả thuyết, qua giai đoạn học thuyết để tiến tới một chủ-nghĩa chính trị. Khi chủ-nghĩa được đem ra áp dụng để cách mạng đời sống thì thân phận con người cũng chẳng khác gì thân phận con vật trong phòng thí nghiệm, được giữ gìn nuôi nấng và rồi giết chết bằng phương tiện của giáo điều chủ-nghĩa. Đạo sống là dòng sống tự nhiên, kết tinh từ những đợt trắc nghiệm sâu xa, từ giai đoạn huyền thoại, qua triết học, tôn giáo, đến đời sống hàng ngày, từ lúc loài người có mặt trong cuộc sống địa cầu cho tới nay và mãi mãi. Đạo sống luôn luôn tràn đầy sẵn có trong tâm thức mọi người và hiển hiện mọi nơi trong hiện tượng giới. Bất cứ trong hoàn cảnh nào và trước mọi vấn đề, chỉ cần lắng tâm suy nghiệm là thấy Đạo sống hiển hiện giải đáp. Vì thế ta không gọi sinh thức Tiên-Rồng là chủ-thuyết mà là một đạo sống. 36 - Thế nào là phục văn trong công cuộc phục quốc? Phục văn là phục hồi Văn hóa Việt, Đạo sống Việt, sinh phong Việt để làm chủ điểm định hướng cho sách lược phục hồi toàn bộ: giáo dục, kinh tế, chính trị, chiến lược … 37 - Ta phải phục văn như thế nào, và thực hiện điều này trước hay sau khi phục hồi được lãnh thổ? Từ căn bản cá nhân, đến gia đình rồi xã hội, ta cần phải học hỏi Văn minh của người, rồi tự lắng tâm suy nghiệm để sáng tỏ được văn minh của chính mình, phục hồi được Đạo sống Việt trong chính mình, phục hồi được sinh phong Việt trong chính mình. Sau đó mới giúp người khác cùng xác tính niềm tự hào về văn minh dân tộc, về sức mạnh văn hóa của dân tộc. - Phục văn vừa là nhân vừa là quả của đại cuộc phục quốc cho nên phải thực nghiệm ngay trong hiện tại như một hành động phục quốc để làm nhân lành cho những thành tựu mai sau. CHƯƠNG
IV
PHỤC HIẾN - DÂN TỘC VĂN HIẾN
38 - Phục hiến là gì? Là khôi phục ý thức văn hiến, khôi phục lịch sử văn hiến, khôi phục dân tộc văn hiến để khôi phục nước Việt-Nam Văn-hiến. 39 - Văn hiến là gì? - Trên nền tảng cá nhân, văn hiến có nghĩa là thể hiện được cái lẽ sáng từ trong tâm thức con người; nói rộng hơn, nó là sự biểu lộ trọn vẹn được "văn tính" trong xã hội loài người, do đó người có nhân vị, nhân văn và những xã-hội loài người được biểu thị bằng những vẻ đẹp rực rỡ khác nhau của văn-hóa. - Trong cuộc tiến hóa của loài người, văn-hiến có nghĩa là một nền văn minh trọn vẹn, bao gồm những tiến bộ về kỹ thuật, văn hóa (thể hiện của văn minh ngoài con người) và sự biểu lộ nhân tính khoan hòa (thể hiện của văn minh trong con người). - Trên nền tảng quốc gia, văn hiến là chế độ văn-trị, sáng ngời văn tính, biểu lộ tính nhân bản; tương phản với các chế độ võ-trị lấy sức mạnh để cai trị và chinh phục, hoặc các chế độ pháp-trị, lấy lưỡi gươm công lý và những phán quyết lạnh lùng của luật pháp để trị an ... 40 - Hầu hết đồng bào chúng ta đã từng phục vụ và chiến đấu hy sinh dưới lá cờ Việt-Nam Cộng Hòa để chống Cộng; vậy tại sao không nói khôi phục nước Việt Nam Cộng-Hòa mà lại nói khôi phục một nước Việt-Nam Văn Hiến? Chúng ta chỉ có một nước Việt -Nam để khôi phục, Vì là công dân nước Việt-Nam nên ai cũng có bổn phận khôi phục tài sản thiêng liêng của tổ tiên tức là nền Văn-Hiến của Việt-Nam. Cộng-sản không thể khôi phục một nước Việt-Nam Văn-Hiến, vì họ tôn thờ chủ-nghĩa Mác-Lê, chủ trương cướp công nghiệp của tổ tiên để thiết lập một chế độ ngoại lai sắt máu tức là chế độ Xã-hội Chủ-nghĩa rồi tiến đến Cộng-sản Chủ-nghĩa; cũng như Thực-dân trước kia không thể khôi phục một nước Việt-Nam Văn-Hiến giùm chúng ta được, mà phải lập một chế độ Quốc-gia bù nhìn có lợi cho họ. Tương tự như vậy, Tư-bản không thể lập lại chế độ Quốc-gia bù nhìn mà lập chế độ Cộng-hòa ở miền Nam Việt-Nam. Cộng-hòa là một thể chế tiến bộ trong trào lưu dân-chủ của Tây-phương hiện đại. Vì chúng ta đã là công dân nước Việt-Nam Cộng-hòa, đã học qua bài học nô lệ Thực-dân, phụ thuộc Tư-bản, nô dịch Cộng-sản, cho nên phải thức tỉnh khôi phục cái nguồn gốc chân chính của Việt-Nam Cộng-hòa. Ấy chính là một nước Việt-Nam được xây dựng trên nền Văn-hiến đã có từ bốn ngàn năm trước. Những công dân Việt-Nam sống dưới chế độ Cộng-sản và không chấp nhận Cộng-sản cũng đều có bổn phận khôi phục một nước Việt Nam Văn-Hiến. Họ không có những liên hệ bổn phận đối với chế-độ Việt Nam Cộng-hòa. Chiến đấu cho một nước Việt-nam Văn-hiến là cuộc chiến đấu chung của cả dân-tộc. Người Việt-nam đời đời đều lấy chữ "Văn-hiến" làm điều vinh hiển, vì lẽ đó người ta có thể nhìn nhận một sự kiện hiển nhiên: Nước Việt-Nam Văn-Hiến vốn là Tụ điểm sinh tồn của dân tộc Việt. 41 - Danh xưng Việt Nam Văn Hiến do đầu mà có? và có tự bao giờ? Danh xưng "Nước Việt-Nam Văn-Hiến" không phải do thế hệ của chúng ta sáng tạo, mà có tự ngàn xưa, nó đã từng chói sáng trong đại cuộc phục quốc của thế kỷ 15 do người nông dân Lê-Lợi và chiến- lược-gia Nguyễn-Trãi lãnh đạo. Năm 1428 sau khi đuổi được đoàn quân viễn chinh khát máu và lật đổ guồng máy cai trị tàn bạo của giặc Minh, ông Nguyễn-Trãi đã viết thiên "Bình Ngô Đại Cáo", được coi là một chương thiên cổ hùng văn, là bản Tuyên-cáo Tự-chủ thứ hai của dân tộc sau Lý Thường-Kiệt. Bản đại cáo ấy một lần nữa xác định chủ quyền nước Việt-Nam Văn-Hiến: Như nước Việt ta từ trước Vốn xưng Văn-hiến đã lâu Sơn hà cương vực đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Như vậy trước thời Đức Lê-Lợi khởi nghĩa đã lâu, nước Việt ta đã tuyên xưng là nước Việt Văn-Hiến. 42 - Văn Hiến có phải là văn hóa không? Văn-hiến không đồng nghĩa với văn-hóa nhưng là một đặc trưng của văn-hóa VIỆT. Có thể nói Văn-Hiến là một thứ Hiến chương lập quốc của dân tộc Việt-Nam, dân-tộc "vốn xưng văn-hiến đã lâu". 43 - Văn Hiến có đồng nghĩa với văn minh không? Văn-hiến không hoàn toàn đồng nghĩa với văn-minh theo quan niệm hiện nay, nhưng văn-hiến biểu thị một nền văn minh trọn vẹn, bao gồm những tiến bộ về kỹ thuật (ngoài con người) và cái lẽ-sáng tự nhiên (trong tâm thức con người). Văn-hiến mang nhân-tính vào việc phát sáng sự hiểu biết và quyền năng của loài người. (Hiểu biết và xử dụng được năng lực nguyên-tử là thành tích tiến bộ của nền văn-minh hiện đại, nhưng khai thác năng lượng nguyên-tử để phát triển võ khí giết người thì không thể nói là văn minh nữa). Loài người cần có văn-hiến để thành tựu nhân-bản. Từ đó làm tỏa sáng nền văn-hóa nhân loại. Đó là văn minh đích thực của nhân loại mai sau. 44 - Phải chăng "nền văn hiến" của dân tộc ta chỉ là một dấu tích vàng son của thời dĩ vãng? Nếu "văn hiến" chỉ là dấu tích vàng son của thời đã qua thì dân tộc ta phải gọi là dân tộc "mất văn hiến" mới đúng. Nhưng ta không mất văn-hiến vì ta vẫn còn niềm hãnh diện được kế thừa bốn ngàn năm văn-hiến của tổ tiên. 45 - Vậy nền văn-hiến ấy ở đâu? Chế-độ Cộng sản đang thống trị hơn năm mươi triệu người Việt Nam có thể được coi là đang kế thừa sự nghiệp văn hiến của tổ tiên không? Nền văn-hiến không xây bằng vật chất. Chiếm hữu một gia-sản vật chất không có nghĩa là kế thừa văn-hiến. Văn-hiến ở trong tâm hồn ta, lưu truyền trong dòng máu bất khuất của giống nòi. Văn-hiến trong con người là văn-tính và lẽ sáng tiềm tàng trong con người. Văn tính là một biểu lộ tinh hoa của nhân tính. Người mang nhân tính nên có nhân bản; có nhân bản nên có nhân vị. Chế độ cộng sản chủ trương "đấu tranh giai cấp" huynh đệ tương tàn. Chủ trương ấy không biểu lộ được nhân tính nên không thể gọi là con đường nhân bản, mà là vong bản phi nhân, không kế thừa được sự nghiệp văn hiến. Đổi lại "Bọc mẹ trăm con" là biểu tượng tràn đầy nhân tính, nên chúng ta chọn làm con đường noi theo để kế thừa công nghiệp văn hiến của tổ tiên. 46 - Các dân tộc khác hay nới chung loài người có văn hiến hay không? Văn-hiến không phải là một danh từ phổ thông trong ngôn ngữ của mọi dân tộc, nhưng cũng như văn-minh, văn-hiến là vốn liếng sinh tồn chung của loài người. Ai cũng có văn hiến, vì văn-hiến là lẽ sáng trong con người, là vẻ đẹp thể hiện ở nếp sống. Văn-hiến cũng là con đường noi theo của một xã-hội để mọi người biểu lộ được văn-tính khoan hòa trong cách người ta ăn ở với nhau. Văn tính vốn tiềm tàng trong mọi người, và là tinh hoa phát tiết của nhân tính . Biểu lộ được sức mạnh tiềm tàng của văn tính là văn hiến. Người có văn hiến nên không cam tâm làm nô lệ, mà cố gắng đạt nhân vị. 47 - Nếu ai cũng có văn hiến, thì việc phục hiến của mọi người đích thực có nghĩa là gì? Ai cũng có văn-hiến và dân tộc nào cũng có văn-hiến, nhưng sự kiện không biết đến văn-hiến hoặc chối từ văn-hiến cũng thường xẩy ra. Phục hiến trong mọi người là khôi phục sự chỉ đạo sáng suốt trong mọi hành vi để hành vi ấy có ý nghĩa và có sức mạnh. Sự chỉ đạo sáng suốt ấy là mang nhân-tính vào hành động và loại trừ thú-tính hay phi-nhân-tính ra khỏi các hành động. Bằng cách đó con người biểu lộ được văn-phong (cũng xin tạm gọi là sinh-phong nhân-chủ). Nói cách khác, phục hiến là quy tụ hành động vào cứu cánh phục nhân: khôi phục con người - con người tự chủ, có nhân văn, nhân vị. Có thể nói rộng hơn, phục hiến là khôi phục văn-hiến để thành tựu nhân-bản trong một nếp sống xã-hội cần có sự cộng tác và bao dung tương đối. 48 - Hành động như thế nào để có thể quy tụ vào cứu cánh phục nhân? Hành động tự nó có biểu lộ được nhân-tính thì mới cứu vãn được nhân sinh, tức là mới cứu được người do cái sinh phong tự-chủ của người hành động: - Hành động do lòng tham vọng là loạn động, không biểu lộ được nhân tính; - Hành động do lòng căm hờn là bạo động, không biểu lộ được nhân tính; - Hành động do lòng đam mê là xuẩn động, không biểu lộ được nhân tính. Chỉ có hành động với sự sáng suốt, thanh tịnh, tự chủ, mới đạt được nhân tính. Hành động tự chủ cứu được mình, cứu được người, đó là quy tụ vào cứu cánh phục nhân. 49 - Phục hiến trong tầm mức dân-tộc và quốc gia đích thực có ý nghĩa gì? Là phục hồi nền chính-trị minh triết (tức là nền văn-trị hòa đối ) để bảo đảm sự phát triển nền văn-minh nhân bản của dân tộc: - Lấy Đạo sống Tiên-Rồng để hòa nhập, chuyển hóa những mâu thuẫn nội tại thành ngẫu lực tiến hóa… Thí dụ dân quyền và chính quyền, khoa học và kỹ thuật, an lạc và quyền lợi, gia đình và xã hội, luật và lệ, tâm và thể. - Lấy biểu tượng "Bọc Mẹ Trăm Con" làm mô thức chỉ đạo xây dựng bác ái, bình đẳng và công bằng xã hội. - Lấy di huấn của Hùng-vương và kinh nghiệm dựng người, dựng nước của tiền nhân làm di chúc lưu truyền xử thế. - Lấy tinh thần trọng đức - tôn hiền để bảo vệ những công đức của loài người cho mọi người cùng hưởng. Thí dụ: tôn trọng những nhà khoa học, những người đã mang hết tâm lực trí lực vào việc sáng tạo để phục vụ dân sinh là tôn hiền. Những phát minh của khoa học gia mở rộng tầm hiểu biết của loài người là những công đức. Sự xử dụng những khám phá khoa học ấy cho ích lợi của tất cả mọi người mà không bán độc quyền cho kẻ đầu cơ hay phục vụ cho guồng máy chiến tranh là chia đều công đức của loài người cho mọi người cùng hưởng, đó là trọng đức. - Lấy sức mạnh thuyết phục của nghĩa nhân (văn tính) thay cho sức mạnh áp bức của cường bạo (vật tính) trong việc trị an. - Lấy an-vi làm nền tảng xây dựng nếp sống nhân bản. 50 - Loài người ai cũng có văn hiến, vậy ý nghĩa của việc phục hiến có mở rộng đến tầm mức nhân loại không? Trong phạm vi cứu nước,ta không bàn đến những vấn đề rộng lớn hơn . Tuy nhiên đứng trước những nguy cơ hủy diệt của nhân loại, dân tộc nào cũng có thể nghĩ rằng mình có bổn phận góp phần vào sự cứu nguy nhân loại. Các siêu cường ra sức chế tạo võ khí hạch tâm để kiềm chế nhau với hy vọng cứu nhân loại thoát chết vì chiến tranh hạch tâm. Các quốc gia kinh tế hy vọng bằng phương thức đẩy nhân loại vào guồng máy sản xuất và tiêu thụ, biến loài người thành một thứ sinh vật kinh tế thuần túy sẽ cứu nguy được nhân loại. Các giới tôn giáo, triết học và nghệ thuật cũng đang cố gắng cứu Nguy nhân loại bằng khí giới của tình thương yêu và sự tha thứ. Dân tộc Việt-nam được thừa hưởng đạo sống Việt, lại sớm nhận thấy sự sai lầm căn bản của nhân loại ngày nay không phải là những sai lầm lãnh đạo, mà là sai lầm của một nền văn-hóa nhị-nguyên không lối thoát. Do đó dân tộc ta cũng có thể nghĩ rằng mình có một sứ mạng văn hóa. Cái gì làm cho ta nghĩ rằng mình có sứ mạng văn hóa? Đương nhiên không phải vì chúng ta là những "đỉnh cao trí tuệ của loài người" mà chính vì dân tộc ta từ thời lập quốc đã bị vùi sâu dưới bao nhiêu tầng thử thách, đã mất mát tất cả những khôn ngoan và kiêu hãnh thông thường. Có còn chăng chỉ là sự thức tâm để nhìn thấy nhân loại dưới cùng một chiều sâu thăm thẳm của lầm lạc và lầm than. Nhưng chính sự thức tâm ấy là yếu tố cứu vãn của nhân loại, là cứ điểm cuối cùng để phục hồi con người. Sự thức tâm cộng với truyền thống văn hiến là đlều kiện cần và đủ để chúng ta nghĩ rằng dân tộc Việt-Nam có thể có một sứ mạng văn hóa và sứ mạng ấy có thể góp phần vào việc cứu vãn nhân loại. 51 - Phải phục hiến như thế nào? thực hiện việc phục hiến trước hay sau khi phục hồi lãnh thổ? Mục tiêu chính là phục hồi một xã-hội văn-hiến. Từ căn bản cá nhân tới gia đình rồi xã-hội, mọi người tự nuôi dưỡng phát triển "văn tính" trong tâm thức để biểu lộ được "sinh-phong nhân-chủ" trong cuộc cộng tác sinh tồn. Áp dụng đạo sống Việt để đạt được chữ "hòa" trong cuộc sống, trong suy tư, trong hoạt động. Lấy nếp sống an vi làm nền để xây dựng một xã-hội "Bọc Mẹ Trăm Con" không có những căm thù và "đấu tranh giai cấp". Phục hiến là nhân và là quả của đại cuộc phục quốc, nên phải thực hiện việc phục hiến ngay trong hiện tại như một hành động phục quốc để làm nhân lành cho những thành tựu mai sau. CHƯƠNG
V
PHỤC
CHÍNH
-
VĂN
TRỊ
HÒA
ĐỐI;
KINH
TẾ
AN VI
52 - Phục chính là gì? Trên nền tảng dân sinh, là phục hồi nền kinh tế an-vi, tạo điều kiện thuận tiện để phát triển đời sống an lạc cho tất cả mọi người; Trên quan điểm chính trị, là phục bồi nền "văn-trị hòa đối" của dân tộc ta trong mọi cơ cấu xã hội. Từ "hòa đối" đi đến "lưỡng hợp" tức là tạo được sự hợp tác xã-hội với sự bao dung tương đối. 53 - Thế nào là nền văn trị hòa đối của dân tộc Việt? Là nền chính-trị thể hiện được Tình-người và Nghĩa-làm-người trong mọi sinh hoạt quốc-gia, tạo được sự hợp tác xã hội, biến các quan điểm chính trị dị biệt thành "ngẫu lực tiến hóa". Sự hợp tác xã-hội cần phải có sự bao dung, cho nên một nền chính-trị hòa-đốì cần phải lấy đạo-sống Việt làm gốc, lấy chủ trương trọng đức tôn hiền làm phương hướng phát triển học thuật, lấy mô thức "Bọc Mẹ Trăm Con" làm phương thức xây dựng xã hội . Lấy nước thịnh dân an làm cứu cánh. 54 - Thế nào là nền chính trị lấy đạo sống Việt làm gốc? Đạo sống Việt áp dụng vô cùng sinh động trong việc an dân lạc quốc. Đạo sống Việt thể hiện được đạo hòa trong các tương quan chằng chịt của cuộc sống.Thể hiện được chữ hòa là đạt được thức "Tiên Rồng lưỡng hợp" ( Hòa-đối lưỡng-hợp ). Nền chính-trị lấy Đạo sống Việt làm gốc sẽ chuyển hóa được hai đối cực dân và nước thành "ngẫu lực tiến hóa"; lấy việc thể hiện Tình người và Nghĩa làm người thay thế cuộc tranh thủ Quyền và Lợi; biến sự phân chia quyền lợi thành nguyên tắc phân nhiệm, bình quyền thành bình nhiệm (dân-quyền và chính -quyền thành dân-nhiệm và chính-nhiệm). Từ đó, dân lấy "nước lạc" làm phương châm, chính (nhà nước) lấy "dân an" làm cứu cánh. Hai đốì thể nương nhau mà thành, đẩy nhau mà tiến. Tất cả mọi sinh-hoạt quốc-gia đều như thế mà ngẫu hợp, hòa hài . 55 - Thế nào là lấy chủ trương "trọng đức - tôn hiền" làm phương hướng phát triển học thuật? Người hiền lấy của cải tinh thần và những phát minh sáng kiến của mình làm công đức xã hội. Xã hội lấy sự tôn trọng công đức ấy làm biểu lộ tôn trọng người hiền. Không ai chiếm hữu của cải tinh thần của dân tộc làm sở hữu riêng để cho mọi công đức đều được chan hòa khắp mọi người và khắp mọi nơi. Đó là phương hướng phát triển tinh hoa học thuật của dân tộc. Thí dụ: Vua Lý Thánh Tông cho xây văn-miếu ở Thăng Long, cụ Tiên Điền Nguyễn Du để lại Truyện Kiều, người nghệ sĩ vô danh đúc tượng Quan-Thánh bằng đồng đen ở Hà-Nội … Những kiến tạo và những công trình sáng tạo ấy đã trở thành tài sản văn-hóa chung của cả dân tộc. Những công đức của người sáng tạo phải được tôn trọng. Bảo tồn văn-miếu cũng như bảo trọng Truyện Kiều hay tưởng niệm người nghệ-sĩ không tên tuổi ở đền thờ Quan-Thánh kia là tôn trọng những người có công đức với dân-tộc. Xưa nay không ai hủy hoại cổ tích, phá hủy những tác phẩm nghệ thuật hay cất giữ những truyện ký của tiền nhân để lại làm của riêng, ấy là tôn hiền, trọng đức. Khoa học gia dốc hết tâm trí để khám phá và cung ứng những hiểu biết mới cho loài người là công đức. Tôn trọng sự phát minh của nhà khoa học, không chiếm đoạt làm sở hữu riêng là "tôn hiền". Không xử dụng những phát minh ấy để làm lợi riêng, mà xử dụng làm lợi ích chung cho mọi người là "trọng đức". Tôn hiền, trọng đức là căn bản giáo dục để phát triển tinh hoa dân tộc và nhân loại. 56 - Thế nào là lấy mô thức "Bọc Mẹ Trăm Con" làm phương thức xây dựng xã hội? Phật lấy "Từ bi hỉ xả" để cứu độ chúng sanh; Chúa lấy "Công bằng bác ái" để dẫn dắt loài người; Khổng lấy "Tam cương ngũ thường" thực thi trật tự xã hội; Mặc lấy "Bốn biển một nhà" phát triển lòng hào hiệp, nghĩa tương trợ trong nhân quần ... Ngày nay, Cộng-sản cũng lấy bốn chữ "Đấu tranh giai cấp" để xây dựng xã hội cộng sản huynh đệ tương tàn … Chúng ta lấy "Bọc mẹ trăm con" để hàn gắn lại Tình-người, làm sống lại cây nhân sinh của dân tộc Việt trên những hoang tàn đổ nát đằng sau những vết chân của loài thú hoang. Xây dựng lại "Bọc mẹ trăm con" là xây dựng lại một xã hội công bằng, bình đẳng, từ ái, hòa hợp. Đó là xã hội đích thực của loài người. 57 - Thế nào là nước thịnh dân an? Nước không có kẻ nô lệ hèn yếu, không có chính sách giáo dục ngu dân, không có văn hóa vong bản là nước thịnh. Dân có sinh phong nhân chủ, có cuộc sống ấm no, có tài sản tinh thần phong phú là dân an. Để được nước thịnh dân an, ngoài việc phát triển kinh-tế, còn phải bảo tồn một nền văn-hóa tự chủ và một nền giáo dục quật khởi. 58 - Thế nào là nước không có kẻ nô lệ hèn yếu? Người lãnh đạo không làm nô lệ cho ngoại bang; người lo việc kinh tế chính trị không làm nô lệ cho tham vọng; người làm việc quân sự không ỷ lại, phụ thuộc vào sức mạnh của vũ khí; người làm dân không khuất phục cường quyền hoặc làm công cụ cho guồng máy kinh tế vong bản biến con người thành con vật sản xuất và tiêu thụ. Đó là nước không có kẻ nô lệ hèn yếu. 59 - Thế nào là "sinh phong nhân-chủ"? Ở trên mảnh đất sống của loài người, con người là chủ. Có người thì tương quan Thiên-Địa-Nhân mới lập; không Người thì Trời Đất cũng không. Người với Trời Đất không thể phân lìa … Trời thể hiện trí tuệ trong con người; Đất thể hiện kinh tế trong con người; Người biểu lộ sinh phong bằng văn tính và văn chất (văn hóa). Con người tự tại biểu lộ sự sống tự chủ, không thiên lệch về Thiên ( thuần minh triết, vô vi ) cũng không thiên lệch về Địa ( thuần kinh tế, hữu vi ), mà sống đạo an vi: làm trong an lạc, hưởng trong thanh nhàn; không sống cuộc sống eo hẹp, cũng không làm đầy tớ cho lợi nhuận. Đó là sinh-phong nhân-chủ. 60 – Làm thế nào để đạt được "sinh phong nhân chủ" trong cuộc sống? Bằng cách khôi phục nếp sống an-vi và thành tựu nền kinh-tế an-vi, người ta có thể biểu lộ được sinh-phong nhân-chủ trong cuộc sống xã hội. 61 - Nền kinh tế an vi là gì? Là nền kinh tế phục vụ cho sự an lạc của mọi người: làm trong an lạc hưởng trong thanh nhàn. An lạc là niềm vui trong tâm hồn. Người Việt ví niềm vui no ấm thanh bình ấy như "gạo trắng trăng thanh". Gạo trắng trăng thanh chính là hình ảnh triết lý an-vi Việt. Triết lý ấy lưu truyền như một sinh thức tự nhiên, bàng bạc trong ca-dao tục-ngữ, phong-tục, tập-quán, thành hình một nếp sống an vi thuần hậu. Có một nếp sống an-vi tức là đã có một nền kinh-tế an-vi, vì kinh tế là huyết mạch của cuộc sống. 62 - Nền kinh tế an vi có từ bao giờ? Ý thức về một nền kinh-tế an-vi đã được dẫn khởi tự đời Hùng. Sau khi dẹp được giặc Ân, thiên hạ thái bình, vua Hùng-Vương mới truyền mở hội thi cho các quan-lang (hoàng tử) để truyền ngôi cho người hiền đức. Đề tài là món ăn, tức là vật nuôi thân, cũng có nghĩa là kinh-tế. Vua truyền các quan-lang hãy đi khắp nơi tìm món ngon vật lạ. Đến đúng ngày mở hội, ai dâng món ăn ngon nhất và có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi. Ngày ấy,các quan-lang trở về dâng lên vua cha thôi thì đủ các món cao lương, sơn hào, hải vị. Riêng quan-lang Út Tiết-Liêu gói hai thứ bánh gọi là bánh dầy và bánh chưng. Bánh dầy tròn tượng trưng Trời, bánh chưng vuông tượng trưng Đất. Vua nếm thấy món ngon vị lạ, lại đầy đủ ý nghĩa của đạo sống Tiên Rồng bao hàm đạo hiếu kính cha mẹ, đức sinh dưỡng của Trời Đất nguồn gốc của sự sống ... nên Tiết-Liêu được truyền ngôi. Bánh dầy, bánh chưng làm bằng gạo nếp, tức là cốc loại, vật thực chính của loài người. Bánh dầy tròn và nhuyễn, không có ngóc cạnh riêng, có nghĩa là "đại đồng", tượng Trời (thiên viên). Bánh chưng vuông, nếp còn nguyên hạt, có góc cạnh khác nhau và hạt gạo phân biệt; tức là "tiểu dị", tượng Đất (địa phương). Có trời có đất trong vật thực nuôi sống ta, cho nên một triết lý kinh tế của loài người không thể không nói tới Trời và Đất. Nó phải bao hàm cả tinh thần lẫn vật thể, cả vô vi lẫn hữu vi, để chọn cho loài người một chỗ đứng thảnh thơi an nhàn trong vũ trụ (Trời che đất chở Ta thong thả). Đó là nền triết lý kinh-tế an-vi Việt. Nền kinh-tế an-vi "nhất sĩ nhì nông" lưu truyền tự nhiên qua các thời đại tự chủ, cho đến khi bị nền kinh tế vật bản Tây phương lấn át. * Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông. Nhất nông nhì sĩ ... Kẻ sĩ và nhà nông nương nhau mà sống, không ai lấn át ai. Cho nên kẻ sĩ Nguyễn-Trãi và nông dân Lê-Lợi mới lãnh đạo được công cuộc cứu nước. 63 – Tư tưởng về một kinh tế an vi ngày nay có còn hợp thời không? Người tự chủ có toàn quyền lựa chọn một nếp sống thích hợp với nhu cầu tiến hóa của mình, từ khuynh hướng kinh tế cưỡng hành ( làm việc do bị người cưỡng bách, bóc lột ) đến khuynh hướng kinh tế lợi hành ( làm việc do sự thúc đẩy của lòng tham lợi ), cho đến kinh tế an vi ( làm việc cho sự an lạc của chính mình và mọi người ). Khi nào loài người còn cần sự an lạc, tức là sự yên ổn trong cuộc dân sinh (an cư) và sự vui thú trong nghề nghiệp (lạc nghiệp) thì còn cần một nền kinh tế an-vi. Kinh tế an-vi là "gạo trắng - trăng thanh". Có gạo trắng mà thiếu trăng thanh thì dù no bụng mà chưa hẳn đã ấm lòng; còn nếu chỉ có trăng thanh thôi thì bụng phải đói. Ngày nay trong việc lễ Tết ta thường nhớ đến bánh chưng mà quên mất bánh dầy, tức là chú trọng tới lợi nhuận (Địa) mà ít chú trọng đến sự bồi dưỡng tinh thần (Thiên) , nên dù của cải vật chất có phong phú mà vẫn không tìm được niềm an vui hạnh phúc. Đó là tính chất của nền kinh-tế vật bản lợi hành. 64 - Nền kinh tế an vi của ta quan niệm khác với các nền kinh tế hiện đại như thế nào? Các nền kinh-tế hiện đại quan niệm con người giống như những con vật kinh-tế, cho nên lấy kinh-tế để hướng dẫn, uốn nắn nếp sống của loài người. Con người bị sức mạnh lôi cuốn của các nền kinh tế vật bản hướng dẫn nên phải phục tùng vật chất và trở thành nô lệ cho guồng máy kinh tế. Vì lý do cai trị, đặt căn bản trên quyền và lợi, các thế lực quốc tế dù Tư-bản hay Cộng-sản cũng đều áp dụng chính sách kinh-tế-trị theo những cách thức khác nhau: - Kinh tế Tư-bản phục vụ cho nhu cầu của con người, nhưng người ta ít khi xác định được biên giới của nhu cầu và lòng tham muốn. Mục đích của Tư-bản là tiêu thụ hàng hóa cho nên phải luôn luôn tạo ra những nhu cầu mới bằng cách biến sự tham muốn thành nhu cầu khiến đời sống con người đáng lẽ được thỏa mãn, thì lại trở nên bất an, bất ổn, vì phải không ngừng chạy theo các nhu cầu vô cùng vô tận của cuộc sống. Kinh-tế Tư-bản sung túc về vật chất, nhưng nghèo nàn về tinh thần, có "gạo trắng" nhưng thiếu "trăng thanh". Tinh thần "lễ nghĩa" thông thường là tinh thần đạo đức được xây dựng trên nền tảng một xã hội giầu có (phú quý sinh lễ nghĩa). Nếu xã hội đó không còn sự giầu có nữa thì chắc hẳn lễ nghĩa cũng khó còn nguyên vẹn. - Chủ-nghĩa Cộng-sản lấy sự phê bình kinh tế Tư-bản tạo thành chiến thuyết "đấu tranh giai cấp" (K. Marx gọi đó là sự xung đột chủ yếu không thể tránh được giữa những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột). Kinh tế Cộng-sản nhân danh phục vụ cho sự xây dựng thiên đường Cộng-sản, đã tước đoạt quyền sống sung túc của nhân dân (bần cùng hóa nhân dân); các chế độ Cộng-sản lại cố ý quên mất nhu cầu sống an vui, tự chủ của mọi người (nô dịch hóa quần chúng), cho nên xã hội kinh-tế Cộng-sản đã nghèo nàn vật chất lại khô cạn cả tinh thần; cả "gạo trắng" lẫn "trăng thanh" đều bị tước đoạt và phân phối hạn chế. 65 – Làm thế nào có thể phục hồi một nền kinh tế an vi trong xã hội Việt Nam? Ý thức về một nền kinh tế an-vi là ý thức tự chủ, không nô lệ kẻ có tham vọng và cũng không nô lệ cho những tham vọng của chính mình. Đó là một ý thức xã-hội nên cần phải lấy việc giáo dục để hướng dẫn. Lấy giáo dục phục hồi nếp sống an-vi (nếp sống an-vi là cơ sở dân sinh của đạo sống Việt). Khi đã thấm nhuần đạo sống an-vi thì con người tự có khuynh hướng áp dụng nếp sống an-vi, tức là muốn làm việc cho sự an lạc của mình và của mọi người, chứ không phục vụ cho tham vọng của người và lòng tham của mình. Xã hội (chính quyền) có bổn phận bảo đảm nếp sống an-vi của mọi cá nhân bằng cách tôn trọng cách sống và cung ứng phương tiện sống thích hợp với sự lựa chọn ấy mà không làm trở ngại sự phát triển an-sinh xã hội. Cá nhân có bổn phận đóng góp cho xã hội những sản phẩm và khả năng của mình để bảo đảm sự thịnh vượng và an lạc cho xã hội mà không cảm thấy bị bóc lột và mất sự an vui. 66 - Phục chính phải thực hiện trước hay sau khi phục hồi được lãnh thổ? Phục chính là nhân và quả của công cuộc phục quốc. Ý thức về một nền văn-trị hoà-đối (cơ sở chính trị) và một nền kinh-tế an-vi (cơ sở dân sinh) cần phải được thấm nhuần nơi mỗi cá nhân để trở thành ý thức xã-hội. Hơn nữa nó phải được phục hồi trong mỗi cá nhân. Do đó mỗi người phải tự khám phá và thể nghiệm ngay trong hiện tại và ngay trong đời sống như một hành động phục quốc để làm nhân lành cho những thành tựu mai sau. CHƯƠNG
VI
PHỤC NHÂN - XÃ HỘI NHÂN
CHỦ
67 - Phục Nhân là gì? Phục nhân là khôi phục con người tự-chủ làm chủ vận hành trong những tương quan đối đãi vô cùng của cuộc sinh tồn. Con người tự-chủ là gốc rễ của xã hội nhân-chủ (hay nhân-bản). 68 - Ý nghĩa của sự khôi phục con người tự chủ là gì? Con người không sinh ra để làm nô lệ. Tự-chủ là một tâm-thức tự nhiên có. Tâm-thức tự-chủ và sự hiểu biết về nền nhân-chủ của Việt tộc Đã được nhận thấy từ thời dựng người dựng nước (xem câu 28). Tâm thức ấy chuyển hóa thể tính Rồng (cha) và thể tính Tiên (mẹ) để thành tựu thể "Hòa", thành tựu con người an vui, không thiên lệch (Lạc Việt ). Người tự-chủ làm chủ được những thể tính đối kháng luân chuyển trong tự thể mình nên không bị bánh xe tiến hóa của vạn vật chuyển, mà tự mình chuyển bánh xe tiến hóa. 69 - Trong đời sống thực tế, khôi phục con người tự chủ là gì? và có ích lợi gì? Loài người dưới ảnh hưởng của triết học chính-tri Tây-phương đãi chìm đắm quá sâu và qúa lâu trong hai ý niệm quyền và lợi, cho nên người ta đã dồn hết nỗ lực vào cuộc chiến đấu cho sự "độc lập" tức là đứng riêng mình để khư khư bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng có độc lập rồi, con người lại bị xâu xé bởi chính những đối kháng nội tại khiến lại thấy bất ổn. Nếu người không thể vận hành để chuyển hóa được những đối kháng nội tại ấy, thì tự thể mình chính là một bãi chiến trường khốc liệt nhất. Chỉ có con người tự-chủ mới bảo toàn được hạnh phúc, an lạc trong cuộc sống, vì con người tự-chủ không nô lệ người và làm chủ được chính mình, hoàn toàn tự do tự tại. Khôi phục con người tự-chủ là phục hồi được hạnh phúc cá nhân và an lạc xã hội. 70 - Như vậy thế nào là con người tự chủ?Con người tự chủ góp phần gì trong xây dựng xã hội và quốc gia? Con người tự chủ là gốc rễ của xã-hội tự-chủ. Xã-hội tự-chủ là thành phần nền tảng của quốc gia tự chủ. - Con người vận hành và chuyển hóa, làm chủ được hai thể tính đối kháng (Tiên Rồng) trong tự thể mình. Trong thì sáng tỏ được văn tính khoan hòa, ngoài thì biểu lộ được sinh phong nhân chủ. Đó là người tự chủ. - Người tự chủ không coi quyền và lợi là đối tượng tranh thủ, mà lấy an và lạc làm mục tiêu xây dựng cuộc sống chung. Đó chính là tinh thần xã hội "bọc mẹ trăm con", lấy tình cốt nhục để tượng trưng cho tương quan xã hội, một xã hội đùm bọc, bao dung và không cần thiết phải tranh quyền đoạt lợi. - Xã hội tự-chủ "bọc mẹ trăm con" không có giai cấp và đẳng cấp đấu tranh, kết hợp thành tinh thần quốc-gia tự-chủ… Tổ tiên ta chọn hai chữ tự chủ mà không dùng hai chữ độc-lập kể từ những cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, Bà Triệu và ông Ngô-Quyền để biểu hiệu cho sức mạnh và đức hiếu hòa của dân tộc Việt (uy đức). Vì ý nghĩa đó mỗi lần đuổi được xâm lăng phương Bắc, các triều đại cường thịnh của ta vẫn giữ lễ, triều cống bắc phương để tỏ mình là dân tộc văn hiến, hiếu bòa. Chỉ khi nào giặc phương bắc tham lam xâm lấn làm dân chúng tàn hại lầm than, mới lại có những ông Lý Thường-kiệt, Trần Hưng-Đạo, Lê-Lợi, Nguyễn Huệ ... tụ họp dân quân khởi nghĩa để bảo cho chúng biết rằng quốc-gia ta là quốc-gia tự-chủ, dân tộc ta là dân tộc văn-hiến, sức mạnh của dân tộc ta là sức mạnh văn-trị... 71 - Con người tự-chủ góp phần gì trong đời sống văn hóa? Do "phục văn", con người tự-chủ tỏa rộng được cái "sinh-phong nhân-chủ" của mình, bởi vì đã chuyển hóa được "văn tính" và "văn chất" trong tự thể thành hình hài thành dáng dấp "nhân-văn". Nhân văn là biểu lộ của nhân tính, là vết tích sinh động của loài người đích thật; thú vật chỉ có vết mà không có văn. Ở sự biểu lộ được nhân-văn ấy, người tự-chủ đã góp phần vào việc phục hồi văn-hóa nhân-bản để thành tựu một xã-hội nhân-chủ. 72 – Con người tự chủ góp phần gì trong nếp sống văn minh? Từ "Phục hiến", con người tự chủ vận hành chuyển hóa nhân đức (thể Tiên) và nhân-năng (thể Rồng) thành nhân-vị (thể hòa) để định nghĩa chữ văn minh, vốn là sự tỏa sáng của nền văn hóa phục vụ loài người và tôn vinh con người (nhân-vị). Thực vậy, nếu cái "đức" của con người chưa đủ để được nhìn nhận là văn minh, thì cái "năng" của loài người có khi lại được xử dụng như những nhân tố gây tác hại khủng khiếp nhất. Do đó thành tựu được nhân-vị là ngự trị, là xử dụng, là vận hành, là chuyển hóa được cả Đức lẫn Năng. Đó là biểu lộ của sức mạnh văn trị, là làm sáng tỏ được nghĩa chữ văn minh. 73 - Con người tự chủ góp phần gì trong đời sống kinh tế? Từ phục bồi đạo sống an-vi (cơ sở kinh-tế của đạo sống Việt), con người tự chủ dung hòa được những đối kháng nội tại: nhu cầu vật chất (thể Rồng) và an lạc tinh thần (thể Tiên). Vì nhu cầu vật chất người phải làm việc để sống, nhưng sống để đạt được an lạc tinh thần (an hành). Con người tự chủ biết sống nếp sống an vi. Nếp sống an vi làm môi trường thành tựu con người tự chủ. 74 - Con người tự chủ góp phần gì trong đời sống chính trị? Từ "phục chính", con người tự chủ nhận định được phương vị của những yếu tố tâm và vật, chung và riêng … trong đời sống để chuyển thành những "ngẫu lực tiến hóa" (thể hòa) trong guồng máy chính trị. Một trong những thể chế chính-trị đang thành hình thể hòa là chế độ lưỡng đảng. Lưỡng đảng tạo thành hai đối thể Tiên Rồng để tiến tới thể hòa trong một nền chính-trị minh triết (hòa đối, lưỡng hợp). Lưỡng đảng cần thiết cho sinh hoạt chính-trị và sự tiến hóa của quốc-gia như hai hơi thở ra và vào cần thiết cho mạng sống con người. Nhưng nếu con người lấy quyền và lợi làm cứu cánh, thì luỡng đảng có thể đưa đến bất hòa, xung đột, đổ vỡ, bất hạnh, thoái hóa. Chỉ có con người tự chủ, biết lấy An và Lạc thay cho Quyền và Lợi, mới chuyển được guồng máy lưỡng đảng, do đó chính trị mới đạt được mục đích của nó là đem lại an vui, hạnh phúc và tiến bộ cho dân chúng. 75 – Con người tự chủ góp phần gì trong việc quân sự, quốc phòng? Dân với quân là hai đốì thể Tiên Rồng. Khi đạo quốc phòng suy đồi thì người ta than: "Bạc bẽo là dân, bất nhân là lính" toàn những kẻ không ra gì, không ai nương tựa vào ai được. Khi quân cần ẩn nấp vào dân, lấy dân làm bia đỡ đạn và nguồn cung cấp thực phẩm thì người ta hô hào: "Quân với dân như cá với nước". Tuy vậy đó mới là chiêu bài vì thực tế lính vẫn còn bất nhân, ta tát hết nước thì bắt được cá, lấy hết dân thì "giặc" phải lộ nguyên hình. Con người tự chủ biết mình là dân lúc nước bình, là quân lúc nước loạn; là dân lúc xây dựng và là quân lúc chiến đấu. Quân với dân là một... Đó là nguyên lý tổ chức dân quân (thể hòa). Dân-quân là lực lượng xây dựng và chiến đấu, lấy Nghĩa Nhân Làm sức mạnh; lấy khí cụ và khí giới làm phương tiện. Đừng lầm lẫn phương tiện với sức mạnh. Phương tiện chỉ làm tăng thêm sức mạnh. Còn sức mạnh thì dù chưa có phương tiện cũng sẽ tìm ra phương tiện; không có sức mạnh thì phương tiện tốt cũng chỉ là sắt vụn, đồng nát mà thôi. Sức mạnh đó là sức mạnh tiêu biểu của nền văn-trị. 76 - Làm thế nào để khôi phục con người tự chủ trong những ràng buộc và nhiểu loạn của cuộc sống? Mỗi người có một năng khiếu riêng nên sẽ tìm thấy một đường lối riêng trong những phương thức khái quát chung để tự khôi phục con người tự chủ: - Phục văn, sống với đạo sống tự nhiên chân thật để biết tự-chủ. - Phục hiến, luôn luôn mang sự sáng suốt vào hành động để phát triển năng khiếu tự-chủ. - Phục chính , quen sống nếp sống an-vi để làm vững bền tính tự-chủ. - Lấy sự tập luyện điều ngự hơi thở ra vào (tức là hai năng lực Tiên Rồng làm chủ sự sống) để đạt được năng lực tự-chủ. 77 - Cứu cánh của việc Phục nhân là gì? Nếu mỗi người có thể khôi phục năng khiếu tự-chủ của mình thì nếp sống kinh-tế và văn-hóa xã-hội sẽ biến dạng. Từ nền tảngxã-hội tự chủ sẽ xây dựng được một quốc-gia tự-chủ. Tinh thần quốc-gia tự-chủ sẽ phá hủy ý niệm siêu-cường và nhược tiểu, đế quốc và giải phóng, hủy diệt tư tưởng bá quyền và các kỹ thuật trục lợi trên mồ hôi và nước mắt của nhân loại. Đó là con đường tiến hóa, kiến tạo xã-hội nhân bản của loài người. Vậy cứu cánh của việc phục nhân là xây dựng một xã-hội nhân-chủ. 78 - Ta có thể xác định thời điểm khởi sự việc phục nhân để thành tựu công cuộc phục quốc không? Cứu cánh phục nhân là xã-hội nhân-chủ, nhưng phải xác tín rằng phục nhân là khởi điểm, là trọng điểm và cũng là chung điểm của công cuộc phục quốc. Nếu không phục nhân thì không có sức mạnh phục quốc. Nếu không phục nhân thì không có đối tượng phục quốc. Nếu không phục nhân thì không có cứu cánh phục quốc. Phục quốc là cứu nước, cứu nước là cứu người, cứu người là việc nhân đức; vậy phục quốc là làm việc nhân đức. QuốcTổ Lạc Long Quân là hiện thân của nhân đức (cụ già áo đỏ nô đùa với đám con nít, biểu tượng hỏa đức). Phương Nam hành hỏa, cũng là phương hướng tối hậu của sự thành tựu nhân bản. Phục quốc khởi từ phương Nam, lấy phương Nam làm phương hướng tác hành, nên phải lấy "nhân" làm căn bản hành động. Hòa được "nhân tâm" là chiếm được "tâm địa". Tâm địa là địa lợi tối yếu và tối hậu của chiến lược, Vì thế "phục nhân" là trọng điểm của chính lược phục quốc. Phục nhân lúc nào? Một khi đã xác tín việc phục nhân, thì tự nhiên trong mọi hành động, mọi tư tưởng, mọi hơi thở... chúng ta đang phục nhân. Tạo điều kiện và nếp sống thuận tiện cho mọi người cùng phục nhân là trọng điểm của chính sách phục quốc.
Việt
lịch Văn hiến năm thứ 4864
Ngày Rằm tháng Bảy năm Giáp-tý (Tháng 9 năm 1985). Người ghi chép: Vũ Thanh Thư Trang mạng Việt Nam
Văn Hiến
Trang Cuộc Chiến Đấu Cho Một Nước Việt Nam Văn Hiến (phần 2) www.vietnamvanhien.net Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa,
thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến
hầu phục hồi nền An Lạc
& Tự Chủ của Việt tộc.
|
|
Trang [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] |