Năm Thứ 4888

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net



Trang Dân Chủ


Nội Dung

1- Dân Chủ - Tài Liệu
2- Nền Tảng cuả Thể Chế Dân Chủ - Nguyễn Học Tập
3- Vận Động Can Thiệp Dân Chủ tại Việt Nam - RFA
4- Dân Chủ : Lương Tri và Định Chế - Đào Tăng Dực
5- Tại Sao Cần Dân Chủ ? - Nguyễn Hưng Quốc
6- Việt Nam có Dân Chủ Không?
7- Bao Giờ Việt Nam Có Dân Chủ ? - Người Nông Dân
8- Dân Chủ - Nguyễn Vũ B́nh   trang 2





Dân Chủ

Tư liệu dịch: Chính trị, xă hội và văn hóa Mỹ

n phẩm của Chương tŕnh Thông tin Quốc tế, Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ, tháng 12/2007


Đề Mục:

  • Dân chủ là ǵ?
    Những đặc điểm của dân chủ
      
  • Các quyền và nghĩa vụ
  • Bầu cử dân chủ  
  •  Pháp quyền 
  • Chủ nghĩa hợp hiến  
  •  Ba trụ cột của chính phủ  
  •  Giới truyền thông độc lập và tự do  
  •  Các đảng phái chính trị, nhóm lợi ích, tổ chức phi chính phủ 
  •  Quan hệ quân sự và dân sự’
  • Nền văn hóa dân chủ


  • DÂN CHỦ LÀ G̀?

    Dân chủ - theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhân dân” - về cơ bản được định nghĩa là một h́nh thức chính phủ trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Dân chủ có thể do người dân trực tiếp thực thi. Ở các xă hội lớn hơn, dân chủ được thực thi bởi các quan chức do nhân dân bầu ra. Hay theo như câu nói nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln, dân chủ là chính phủ “của nhân dân, do dân và v́ dân”.

    Tự do và dân chủ thường được dùng thay thế cho nhau. Thực ra hai khái niệm này không đồng nghĩa. Dân chủ không chỉ là một loạt ư tưởng và các nguyên tắc về tự do, mà c̣n bao hàm cả những thực tiễn và các tiến tŕnh đă được h́nh thành trong suốt chiều dài lịch sử vốn phức tạp. Dân chủ là sự thể chế hóa tự do.

    Cuối cùng, người dân sống trong một xă hội dân chủ phải phục vụ với tư cách là người bảo vệ chính quyền tự do của họ và hướng tới những lư tưởng được đưa ra trong lời nói đầu của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu của Liên Hợp Quốc, đó là “thừa nhận phẩm giá vốn có và những quyền b́nh đẳng bất khả xâm phạm của mọi thành viên trong đại gia đ́nh nhân loại là nền tảng của tự do, công lư và ḥa b́nh trên thế giới”.


    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN CHỦ

    Dân chủ không chỉ đơn thuần là một loạt thể chế quản lư cụ thể. Dân chủ dựa trên nhóm giá trị, quan điểm và thực tiễn đă được nhận thức rơ. Tất cả các giá trị, quan điểm và thực tiễn đó được thể hiện dưới những h́nh thức khác nhau tùy theo nền văn hóa và các xă hội trên thế giới. Các nền dân chủ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chứ không phải những thực tiễn thống nhất.

    Những đặc điểm dân chủ cơ bản

    • Dân chủ là h́nh thức chính phủ trong đó quyền lực và trách nhiệm công dân do công dân trưởng thành trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đại diện của họ được bầu lên một cách tự do.
    • Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân. Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trung hóa chính quyền ở cấp khu vực và địa phương, với nhận thức rằng tất cả các cấp độ chính quyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi có thể.
    • Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo; quyền được pháp luật bảo vệ b́nh đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của xă hội.
    • Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho công dân ở độ tuổi bầu cử tham gia.
    • Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền, mà c̣n có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ.
    • Các xă hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thỏa hiệp. Theo lời của Mahatma Gandhi: “Không khoan dung là biểu hiện của t́nh trạng bạo lực và cản trở phát triển tinh thần dân chủ thực sự”.

    Hai h́nh thức dân chủ

    Có hai loại h́nh dân chủ cơ bản, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trong nền dân chủ trực tiếp, công dân có thể tham gia quyết định công việc chung mà không có sự can thiệp của các quan chức được bầu lên hoặc được bổ nhiệm. H́nh thức dân chủ trực tiếp thực tế nhất nếu áp dụng cho một nhóm ít người như một tổ chức cộng đồng, hội đồng bộ lạc, hoặc đơn vị địa phương của một liên đoàn lao động. Thành viên các nhóm này có thể gặp gỡ nhau để bàn bạc các vấn đề và đi đến quyết định bằng sự đồng thuận hoặc biểu quyết đa số.

    Bên cạnh đó, một số bang ở Mỹ cho phép đưa ra trên phiếu bầu “đề xuất” và “trưng cầu dân ư” - yêu cầu thay đổi luật - hoặc yêu cầu bầu lại các quan chức đă được bầu trong các cuộc bầu cử bang. Những hoạt động này là biểu hiện của h́nh thức dân chủ trực tiếp, tức là bày tỏ ư chí của đại bộ phận dân chúng. Có nhiều thực tiễn khác mang yếu tố của nền dân chủ trực tiếp. Ở Thụy Sĩ, nhiều quyết định chính trị quan trọng về các vấn đề, trong đó có y tế, năng lượng và việc làm, là những vấn đề lấy biểu quyết của dân chúng cả nước. Một số người có thể cho rằng Internet đang tạo ra những h́nh tức dân chủ trực tiếp mới, v́ nó cho phép các nhóm chính trị gây quỹ cho sự nghiệp của họ bằng cách trực tiếp lôi cuốn những người cùng chung chí hướng.

    Tuy nhiên, ngày nay cũng như trong quá khứ, h́nh thức phổ biến nhất của dân chủ - dù là của một thành phố với 50.000 dân hay một quốc gia 50 triệu dân - là h́nh thức dân chủ đại diện. Công dân bầu lên các quan chức để đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng luật và điều hành các chương tŕnh v́ lợi ích chung.

    Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số

    Tất cả các nền dân chủ đều là những hệ thống trong đó công dân tự do đưa ra các quyết định chính trị theo nguyên tắc đa số. Theo lời của nhà văn Mỹ E.B. White: “Dân chủ là một niềm tin rằng đa số mọi người đều đúng trong hầu hết các trường hợp”.

    Bản thân nguyên tắc đa số không tự động mang tính dân chủ. Ví dụ, không thể nói một hệ thống là công bằng nếu nó cho phép 51% dân số đàn áp 49% dân số c̣n lại nhân danh đa số. Trong một xă hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải gắn với việc đảm bảo các quyền của cá nhân con người. Đổi lại, các quyền của người thiểu số và những người bất đồng sẽ được bảo vệ - dù đó là những người thiểu số, tôn giáo hay đơn giản là những người thua trong các cuộc tranh luận chính trị. Quyền của các nhóm thiểu số không phụ thuộc vào thiện chí của đa số và cũng không bị tước bỏ bởi nguyên tắc đa số. Quyền của các nhóm thiểu số được bảo vệ bởi v́ luật pháp và các thể chế dân chủ bảo vệ quyền của mọi công dân.

    Các nhóm thiểu số phải tin tưởng chính phủ bảo vệ các quyền và sự an toàn của họ. Một khi điều này được thực hiện, các nhóm đó có thể tham gia và đóng góp vào việc xây dựng các thể chế dân chủ của đất nước. Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số là đặc trưng của tất cả các nền dân chủ. Những khác biệt về lịch sử, văn hóa, dân số và kinh tế không ảnh hưởng đến những đặc trưng này.

    Đa nguyên và xă hội dân chủ

    Trong một nền dân chủ, chính phủ chỉ là một đầu mối trong mạng lưới xă hội gồm rất nhiều thể chế công và tư, các cơ quan luật pháp, các đảng phái chính trị, các tổ chức và các hiệp hội. Sự đa dạng này gọi là đa nguyên. Điều này có nghĩa là các nhóm và các thể thế trong một xă hội dân chủ không phải phụ thuộc vào chính phủ mới được tồn tại, mới mang tính hợp pháp hoặc mới có quyền lực. Hầu hết các xă hội dân chủ đều có hàng ngàn các tổ chức tư nhân ở cấp địa phương và cấp bang. Nhiều tổ chức trong số này có vai tṛ trung gian giữa các cá nhân và các thể chế xă hội và chính phủ phức tạp của xă hội, thực hiện những vai tṛ không phải của chính phủ và mang đến cho cá nhân cơ hội để trở thành một phần trong xă hội mà không cần phải tham gia vào chính phủ.

    Trong một xă hội độc tài, hầu hết những tổ chức như vậy sẽ bị kiểm soát, kiểm duyệt, theo dơi và nếu không th́ phải chịu trách nhiệm trước chính phủ. Ở một nền dân chủ, theo luật pháp quy định, quyền lực của chính phủ được xác định rơ và rất hạn chế. Do vậy, các tổ chức tư nhân về cơ bản không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Trong khu vực tư nhân bận rộn này của xă hội dân chủ, công dân có thể t́m kiếm khả năng tự hoàn thành ước nguyện của ḿnh và thực hiện trách nhiệm đối với một cộng đồng mà không chịu sự kiểm soát có thể rất mạnh từ phía nhà nước hoặc phải tuân theo ư chí của những người có ảnh hưởng, quyền lực hoặc tuân theo đa số.

    CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

    Các nền dân chủ dựa trên nguyên tắc: chính phủ tồn tại để phục vụ nhân dân. Nói cách khác, người dân là những công dân của nhà nước dân chủ, chứ không phải là những người bị giám sát. Do nhà nước bảo vệ các quyền của công dân, nên đổi lại công dân trung thành với nhà nước. Ngược lại, trong hệ thống chuyên quyền, nhà nước yêu cầu dân chúng phải trung thành và phục vụ nhà nước mà không có nghĩa vụ có đi có lại nào để đảm bảo người dân thuận theo những hành động của nhà nước.

    Các quyền cơ bản

    Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là nhân tố cơ bản của nền dân chủ. Theo Tuyên ngôn Độc lập Mỹ của Thomas Jefferson năm 1776:

    Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền b́nh đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ phải do dân bầu ra, quyền lực là quyền lực của nhân dân.

    Quan trọng hơn, ở các nền dân chủ, các quyền cơ bản hay bất khả xâm phạm này bao gồm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do hội họp và quyền được bảo vệ b́nh đẳng trước pháp luật. Đây không phải là một danh sách toàn diện các quyền mà công dân được hưởng ở một nền dân chủ, mà là một tập hợp các quyền chủ yếu và không thể thiếu mà mỗi chính phủ dân chủ phải tôn trọng nếu muốn xứng đáng được gọi là chính phủ dân chủ. Do các quyền này tồn tại độc lập với chính phủ, nên theo quan điểm của Jefferson, chúng phải được xây dựng thành luật và không bị chi phối bởi ư muốn nhất thời của đa số cử tri.

    Tự do ngôn luận, hội họp và biểu t́nh

    Tự do ngôn luận và bày tỏ, đặc biệt về các vấn đề chính trị và xă hội, là nguồn sinh khí của bất cứ nền dân chủ nào. Các chính phủ dân chủ không kiểm soát nội dung các phát biểu nói hoặc viết. Do vậy, ở các nền dân chủ luôn tồn tại những quan điểm khác nhau, những ư kiến và ư tưởng trái ngược nhau. Các nền dân chủ có xu hướng phức tạp.

    Dân chủ phụ thuộc vào việc công dân cần có tri thức, hiểu biết và việc tiếp cận thông tin cho phép họ tham gia đầy đủ nhất có thể vào đời sống chung của xă hội và chỉ trích các quan chức chính phủ hay các chính sách bất hợp lư và mang tính áp bức. Công dân và các đại diện của họ công nhận rằng nền dân chủ phụ thuộc vào sự tiếp cận một cách rộng răi nhất có thể đối với các ư tưởng, dữ liệu và quan điểm không bị kiểm duyệt. Để người dân tự do quản lư bản thân, họ phải được tự do bày tỏ chính kiến một cách cởi mở, công khai và liên tục - cả nói lẫn viết.

    Bảo vệ quyền tự do ngôn luận là cái được gọi là "quyền phủ định", theo đó chính phủ không được hạn chế quyền tự do ngôn luận. Giới chức ở một nền dân chủ không can thiệp vào nội dung phát biểu dù nói hay viết.

    Sự phản kháng là thước đo đối với mỗi nền dân chủ. Do vậy quyền hội họp ḥa b́nh là thiết yếu và là một phần thống nhất trong việc thúc đẩy tự do ngôn luận. Xă hội dân sự cho phép những người bất đồng về các vấn đề được tranh luận sôi nổi. Ở nước Mỹ hiện đại, ngay cả những vấn đề cơ bản như an ninh quốc gia, chiến tranh và ḥa b́nh đều được thảo luận tự do trên báo chí và trên các phương tiện phát thanh truyền h́nh. Qua đó, người những người phản đối chính sách đối ngoại của chính quyền dễ dàng công khai quan điểm của ḿnh.

    Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản, nhưng không phải là tuyệt đối và không thể viện dẫn để kích động bạo lực. Tội vu khống và phỉ báng nếu được chứng minh sẽ do ṭa án xử lư. Ở các nền dân chủ, nếu muốn cấm phát ngôn hay các buổi tụ họp được cho là có thể kích động bạo lực, làm tổn hại danh tiếng người khác hoặc nhằm lật đổ một chính phủ hợp hiến, th́ phải chứng minh được mức độ đe dọa lớn của những hành động đó. Nhiều nền dân chủ cấm phát ngôn gây phân biệt chủng tộc hoặc hiềm thù sắc tộc. Tuy nhiên, thách thức với tất cả các nền dân chủ là làm sao để cân bằng giữa việc bảo vệ tự do ngôn luận và hội họp, đồng thời phải xử lư những phát biểu thực sự kích động bạo lực, đe dọa, hoặc lật đổ các thể chế dân chủ. Người dân có thể phản ứng trước hành vi của một quan chức một cách công khai và mạnh mẽ; nhưng việc kêu gọi ám sát quan chức đó lại là phạm tội.

    Tự do tôn giáo và khoan dung

    Mọi công dân phải được tự do tín ngưỡng. Tự do tôn giáo bao gồm quyền hành đạo một ḿnh hoặc với những người khác, ở nơi công cộng hoặc riêng tư, hoặc cả quyền không theo tôn giáo nào cả và tham gia vào các buổi lễ tôn giáo, hành đạo và giảng dạy tôn giáo mà không sợ bị chính phủ hoặc các nhóm khác trong xă hội ngược đăi. Mọi người đều có quyền hành đạo hoặc hội họp với một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, có quyền xây dựng và duy tŕ các địa điểm dành riêng cho những hoạt động này.

    Giống với các quyền con người cơ bản khác, tự do tôn giáo không phải do nhà nước tạo ra hay ban cho, nhưng nhà nước dân chủ nào cũng phải bảo vệ quyền tự do đó. Mặc dù nhiều nền dân chủ công nhận có sự tách biệt chính thức giữa nhà thờ và nhà nước, nhưng những giá trị của chính phủ và tôn giáo không v́ thế mà xung đột căn bản. Chính phủ nào bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho mọi công dân th́ chắc chắn bảo vệ được các quyền khác cần thiết để có tự do tôn giáo, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Các thuộc địa Mỹ và hầu hết các nhà nước chính trị thần quyền thế kỷ XVII và XVIII, đă phát triển các thuyết về khoan dung tôn giáo và thuyết dân chủ thế tục. Ngược lại, một số chế độ độc tài thế kỷ XX lại nỗ lực xóa bỏ tôn giáo, coi đó là h́nh thức tự biểu hiện tín ngưỡng của cá nhân, giống với ngôn luận chính trị. Các nền dân chủ thực sự nhận thức rằng những khác biệt về tôn giáo của mỗi cá nhân phải được tôn trọng và vai tṛ chủ chốt của chính phủ là bảo vệ lựa chọn tôn giáo, ngay cả trong những trường hợp nhà nước cấm một tín ngưỡng tôn giáo cụ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bản thân tôn giáo có thể là cái cớ để biện minh cho bạo lực chống lại các tôn giáo khác hoặc chống lại cả xă hội. Tôn giáo được thực thi trong bối cảnh một xă hội dân chủ nhưng không thể vượt lên trên xă hội.

    Trách nhiệm của công dân

    Tư cách công dân trong một nền dân chủ đ̣i hỏi sự tham gia, phép lịch sự và sự kiên nhẫn, tức là đ̣i hỏi cả quyền lẫn trách nhiệm. Nhà khoa học chính trị Benjamin Barber đă khẳng định: “Dân chủ thường được hiểu là nguyên tắc đa số và các quyền ngày càng được hiểu là sự sở hữu tư nhân của mỗi cá nhân… Nhưng như thế là đă hiểu sai về cả các quyền và về dân chủ”. Để một nền dân chủ thành công, công dân phải chủ động, chứ không bị động, bởi v́ họ biết rằng sự thành công hay thất bại của chính phủ là trách nhiệm của họ chứ không phải của ai khác.

    Tất nhiên là cá nhân thực hiện các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, hội họp và tự do tôn giáo. Nhưng mặt khác, các quyền - cũng giống như các cá nhân - không tự hoạt động một cách biệt lập. Các quyền được thực hiện trong khuôn khổ xă hội, chính v́ vậy mà quyền và nghĩa vụ luôn đi liền với nhau.

    Chính phủ dân chủ - do dân bầu ra và có trách nhiệm trước nhân dân - bảo vệ các quyền cá nhân, từ đó công dân trong một nền dân chủ có thể thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của ḿnh, góp phần củng cố xă hội.

    Ít nhất th́ công dân cũng phải tự nhận thức về những vấn đề quan trọng mà xă hội đang phải đối mặt. Chỉ có vậy họ mới có thể biểu quyết một cách sáng suốt. Một số nghĩa vụ như tham gia vào bồi thẩm đoàn tại các ṭa án dân sự, h́nh sự hoặc ṭa án quân đội, có thể do luật pháp quy định, nhưng cũng có thể là tự nguyện.

    Bản chất của hành động dân chủ là sự tham gia của công dân vào đời sống chính trị của cộng đồng và đất nước họ một cách tự do, chủ động và ḥa b́nh. Theo học giả Diane Ravitch, “Dân chủ là một tiến tŕnh, là cách sống và làm việc. Dân chủ tiến hóa, chứ không phải bất biến. Dân chủ đ̣i hỏi công dân phải hợp tác, thỏa hiệp và khoan dung. Làm sao để dân chủ vận hành là công việc không hề dễ dàng. Tự do có nghĩa là trách nhiệm, không phải không có trách nhiệm”. Thực thi trách nhiệm này nghĩa là can dự tích cực vào các tổ chức hoặc theo đuổi những mục tiêu cụ thể của cộng đồng. Trên tất cả, thực thi trách nhiệm trong một nền dân chủ liên quan đến một quan điểm nhất định, tức là sẵn sàng tin rằng những người khác cũng có quyền giống như bạn.

    BẦU CỬ DÂN CHỦ

    Các cuộc bầu cử tự do và công bằng là yếu tố cơ bản đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân, là trụ cột của nền chính trị dân chủ. Các cuộc bầu cử là cơ chế chủ yếu để chuyển hóa sự đồng thuận đó thành quyền lực của chính phủ.

    Những thành tố của bầu cử dân chủ

    Jeane Kirkpatrick từng là học giả và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đă đưa ra định nghĩa như sau: “Bầu cử dân chủ không chỉ đơn thuần là h́nh thức… Chúng là những cuộc bầu cử cạnh tranh, theo định kỳ, với thành phần tham gia mở và mang tính quyết định, qua đó các nhà hoạch định chính sách của một chính phủ được nhân dân bầu lên. Nhân dân có quyền tự do chỉ trích chính phủ, công khai phê phán và đề xuất các chính sách thay thế.

    Bầu cử dân chủ mang tính cạnh tranh. Các đảng phái chính trị và các ứng cử viên đối lập phải có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và đi lại để công khai chỉ trích chính phủ và đưa ra trước cử tri các chính sách và các ứng cử viên thay thế. Nếu chỉ cho phép phe đối lập tiếp cận lá phiếu th́ chưa đủ. Đảng cầm quyền có thể có lợi thế v́ đang nắm quyền, nhưng các nguyên tắc và thủ tục tranh cử phải công bằng. Mặt khác, quyền tự do hội họp dành cho các đảng đối lập không ám chỉ t́nh trạng lộn xộn hay bạo lực. Đó là tranh luận.

    Các cuộc bầu cử dân chủ diễn ra định kỳ. Các nền dân chủ không bầu lên các nhà độc tài hay các tổng thống suốt đời. Các quan chức được bầu lên phải có trách nhiệm trước nhân dân. Nếu muốn tiếp tục được ủy nhiệm nắm quyền, họ phải quay trở lại với cử tri tại các cuộc bầu cử giữa kỳ và phải đối diện với khả năng không được bầu.

    Các cuộc bầu cử dân chủ có tính mở. Khái niệm tư cách công dân và cử tri phải đủ rộng để bao gồm tất cả dân chúng trưởng thành. Một chính phủ được bầu lên bởi một nhóm nhỏ, không nhiều thành phần tham gia, th́ không phải là một nền dân chủ - dù công việc trong nước vận hành dân chủ đến mức nào đi nữa. Một trong những đặc điểm quan trọng của dân chủ trong lịch sử là cuộc đấu tranh của các nhóm bị đẩy ra ngoài lề - các nhóm sắc tộc, chủng tộc hoặc các nhóm tôn giáo thiểu số, phụ nữ - nhằm giành quyền công dân đầy đủ và cùng với đó là quyền được bầu cử, nắm giữ các chức vụ và tham gia đầy đủ vào đời sống xă hội.

    Các cuộc bầu cử có tính quyết định. Chúng quyết định giới lănh đạo của chính phủ trong một thời gian nhất định. Những quan chức được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu nắm giữ quyền lực, chứ không đơn thuần chỉ là các nhà lănh đạo bù nh́n.

    Các nền dân chủ, phát triển dựa trên sự cởi mở và tính trách nhiệm, với một ngoại lệ quan trọng nhất: bản than việc bầu cử. Để hạn chế tối đa khả năng bị trả thù, các cử tri ở một nền dân chủ phải được bỏ phiếu kín. Đồng thời, việc bảo vệ thùng phiếu và kiểm phiếu phải được tiến hành công khai nhất có thể, để công dân tin tưởng rằng kết quả là chính xác và chính phủ thực sự đă dựa vào “sự đồng thuận” của họ.

    Tôn trọng đối thủ

    Một trong những khái niệm khó chấp nhận nhất đối với một số người, đặc biệt là ở những quốc gia mà việc chuyển giao quyền lực thường diễn ra bằng bạo lực, đó là “chấp nhận đối thủ”. Tuy nhiên, đây là một ư tưởng quan trọng. Nó có nghĩa là về cơ bản tất cả các bên trong một nền dân chủ đều có chung cam kết đối với những giá trị cơ bản. Các đối thủ chính trị không nhất thiết phải thích người khác, nhưng họ phải có thái độ khoan dung với họ và thừa nhận rằng mỗi người đều có một vai tṛ quan trọng và hợp pháp. Hơn thế nữa, các nguyên tắc cơ bản của xă hội phải khuyến khích sự khoan dung và phép lịch sự trong các cuộc tranh luận công khai.

    Khi các cuộc bầu cử đă xong, người thua phải chấp nhận quyết định của cử tri. Nếu đảng cầm quyền thất bại, đảng đó phải chuyển giao quyền lực ḥa b́nh. Bất chấp người thắng là ai, cả hai bên phải nhất trí hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề chung của xă hội. Phe đối lập tiếp tục tham gia vào đời sống chung với sự thừa nhận rằng họ đóng vai tṛ quan trọng ở bất cứ nền dân chủ nào. Phe đối lập không phải trung thành với những chính sách cụ thể của chính phủ mà là trung thành với tính hợp pháp cơ bản của nhà nước và tiến tŕnh dân chủ.

    Rốt cuộc th́ các cuộc bầu cử dân chủ không phải là một cuộc đấu tranh sinh tồn mà là một cuộc cạnh tranh để phục vụ.

    Quản lư bầu cử

    Ở mỗi nền dân chủ, cách thức các quan chức được bầu lên rất khác nhau. Ví dụ, ở cấp độ quốc gia, các nghị sĩ có thể do các các khu vực bầu cử bầu ra - trong đó mỗi khu vực bầu một đại diện. Quy định này được gọi là hệ thống bầu cử “người thắng được tất”. Một cách khác, theo hệ thống tỷ lệ đại diện, số đại diện của mỗi đảng ở cơ quan lập pháp tính theo tổng phiếu bầu trên toàn quốc. Các cuộc bầu cử cấp tỉnh và địa phương có thể theo mô h́nh ở cấp quốc gia này.

    Dù theo hệ thống nào đi nữa, các tiến tŕnh bầu cử phải được đánh giá là công bằng và cởi mở để kết quả bầu cử được công nhận là hợp pháp. Các quan chức phải đảm bảo quyền tự do rộng mở cho người tham gia đăng kư cử tri hoặc chạy đua vào một chức vụ; điều hành hệ thống công bằng nhằm đảm bảo việc bỏ phiếu kín nhưng kiểm phiếu mở, công khai; ngăn chặn gian lận phiếu bầu và nếu cần thiết kiểm lại phiếu và giải quyết tranh chấp bầu cử.

    PHÁP QUYỀN

    Trong phần lớn lịch sử nhân loại, luật pháp đơn giản là ư chí của tầng lớp cai trị. Ngược lại, các nền dân chủ đă định ra nguyên tắc pháp trị đối với cả kẻ cai trị lẫn người bị trị.

    B́nh đẳng trước pháp luật

    Pháp quyền bảo vệ các quyền kinh tế, chính trị và xă hội cơ bản, đồng thời bảo vệ nhân dân trước mối đe dọa của chế độ chuyên chế và t́nh trạng không luật pháp. Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, cả tổng thống lẫn người dân, được đứng trên luật pháp. Các chính phủ dân chủ sử dụng quyền lực theo pháp quyền và bản thân họ chịu những giới hạn mà luật pháp quy định.

    Công dân sống ở các nền dân chủ sẵn sàng tuân theo luật pháp của xă hội bởi v́ họ đang tuân thủ chính những nguyên tắc và quy định của bản thân. Công lư được thực hiện tốt nhất khi luật pháp được người dân xây dựng nên và chính họ phải tuân theo luật pháp đó. Dù giàu hay nghèo, dù là người thuộc phe đa số hay phe thiểu số, dù là đồng minh chính trị của nhà nước hay là những người đối lập ḥa b́nh, tất cả đều phải tuân thủ luật pháp.

    Công dân của một nền dân chủ tuân thủ luật pháp bởi v́ họ nhận thức rằng, mặc dù gián tiếp, nhưng họ đang tuân theo chính họ với tư cách là những người làm luật. Khi luật pháp do nhân dân xây dựng nên và sau đó bản thân họ phải tuân theo luật pháp đó, th́ cả luật lẫn nền dân chủ đều được phục vụ.

    Tiến tŕnh xét xử đúng luật

    Ở mọi xă hội trong lịch sử, những người điều hành hệ thống tư pháp nắm giữ quyền lực có khả năng lạm dụng quyền lực và trở nên chuyên quyền. Dưới danh nghĩa nhà nước, các cá nhân bị bỏ tù, bị tịch thu tài sản, bị tra tấn, trục xuất và hành quyết nhưng không được chứng minh là có tội và thường không bị buộc tội danh chính thức nào cả. Không một xă hội dân chủ nào cho phép xảy ra t́nh trạng lạm dụng như vậy.

    Các nhà nước phải có quyền lực để duy tŕ trật tự và trừng phạt những hành vi phạm tội, nhưng thủ tục tố tục theo đó nhà nước thực thi luật phải công khai và rơ rang - không được xử kín, tùy tiện hoặc bị chính trị hóa - và phải được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người. Đó chính là quy tŕnh xét xử đúng luật.

    Để thực hiện tiến tŕnh xét xử đúng luật, dưới đây là các nguyên tắc đă phát triển ở các nền dân chủ theo hợp hiến

    • Cảnh sát không được vào nhà dân lục soát nếu không có lệnh của ṭa án cho thấy có lư do chính đáng để tiến hành lục soát. Ở một nền dân chủ không có việc cảnh sát mật được gơ cửa các gia đ́nh vào lúc nửa đêm.
    • Không ai bị giam giữ nếu không có những cáo buộc rơ ràng, bằng văn bản nêu rơ vi phạm. Hơn thế nữa, theo quy định về lệnh đ́nh quyền giam giữ, tất cả những ai bị bắt đều có quyền được đưa ra ṭa xử và phải được thả nếu ṭa thấy việc bắt giữ là không có cơ sở.
    • Trước khi xét xử, không được giam giữ những người bị cáo buộc tội lâu trong tù. Họ có quyền được xét xử công khai, nhanh chóng và đối chất với nguyên đơn.
    • Các nhà chức trách phải cho bảo lănh hoặc thả có điều kiện bị cáo đang chờ xét xử nếu thấy nghi phạm khó có thể trốn chạy hoặc vi phạm các tội khác.
    • Người dân không bị ép buộc làm chứng chống lại bản thân. Quy định nhằm ngăn chặn t́nh trạng tự phân biệt đối xử miễn cưỡng này phải là quy định dứt khoát. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào cảnh sát cũng không được tra tấn hoặc xâm phạm về thể chất lẫn tâm lư đối với nghi phạm.
    • Người dân không bị kết án hai lần, có nghĩa là không thể bị cáo buộc hai lần cùng một tội danh nếu họ đă thụ án tại một ṭa án.
    • Do có khả năng bị các nhà chức trách lạm dụng nên cái gọi là luật hồi tố cũng được xây dựng. Đây là những điều luật đưa ra sau khi xảy ra sự việc, tức là một người vẫn có thể bị cáo buộc tội danh ngay cả khi hành vi của anh ta ở thời điểm xảy ra chưa được quy định là phạm tội.
    • Cấm các h́nh thức trừng phạt dă man hoặc bất b́nh thường.

    Không quy định nào trong số những quy định này có nghĩa là nhà nước thiếu quyền lực cần thiết để thực thi luật và trừng phạt người vi phạm. Trái lại, hệ thống tư pháp ở một nền dân chủ sẽ hiệu quả nếu việc điều hành hệ thống đó được nhân dân đánh giá là công bằng và bảo vệ được an toàn cá nhân, cũng như phục vụ lợi ích
     công cộng.


    CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN

    Hiến pháp - văn kiện khẳng định những nghĩa vụ cơ bản của chính phủ và những hạn chế đối với quyền lực của nhà nước - là một thiết chế quan trọng đối với bất cứ nền dân chủ nào.

    Các hiến pháp: Siêu luật

    Hiến pháp quy định những mục đích và khát vọng cơ bản của một xă hội v́ lợi ích chung của người dân. Mọi công dân, kể cả các lănh đạo nhà nước, phải tuân thủ hiến pháp quốc gia. Hiến pháp là bộ luật cao nhất của quốc gia.

    Hiến pháp - thường được pháp điển hóa thành một văn kiện riêng biệt - quy định quyền lực của chính phủ quốc gia, quy định bảo vệ các quyền con người cơ bản và quy định tŕnh tự hoạt động cơ bản của chính phủ. Các hiến pháp thường được dựa trên những thực tiễn và tiền lệ chưa được pháp điển hóa trước đó nhưng đă được chấp nhận rộng răi. Ví dụ, Hiến pháp Mỹ được dựa trên những khái niệm xuất phát từ thông luật của Anh, cũng như nỗ lực của các triết gia thế kỷ XVIII nhằm định nghĩa các quyền con người.

    Chủ nghĩa hợp hiến công nhận rằng chính phủ dân chủ và có trách nhiệm phải chịu những giới hạn rơ ràng. Bởi vậy, mọi bộ luật phải được soạn thảo phù hợp với hiến pháp. Ở một nền dân chủ, cơ quan tư pháp độc lập về chính trị cho phép công dân có quyền đ̣i thay đổi những bộ luật mà họ cho là không hợp hiến và yêu cầu ṭa án ra phán quyết đối với những hành vi bất hợp pháp của chính phủ hoặc của các quan chức chính phủ.

    Dù bản chất hiến pháp là lâu dài và có ư nghĩa rất lớn, nhưng vẫn phải có khả năng thay đổi và thích nghi nếu chúng không muốn trở thành thứ đồ cổ chỉ để ngắm mà thôi. Hiến pháp lâu đời nhất trên thế giới - Hiến pháp Mỹ - bao gồm 7 điều khoản ngắn gọn và 27 điều sửa đổi bổ sung. 10 điều sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Mỹ được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền. Tuy nhiên, văn kiện này cũng là nền tảng của cấu trúc mang tính “hiến pháp” rộng lớn gồm các quyết định pháp lư, bộ luật, hành động của tổng thống và những thông lệ đă được phát triển trong 200 năm qua, góp phần giữ cho Hiến pháp Mỹ phù hợp đến hôm nay.

    Nh́n chung, có hai trường phái liên quan đến tiến tŕnh sửa đổi, hoặc thay đổi hiến pháp của một quốc gia. Một trường phái cho rằng tốt nhất là đưa ra một quy tŕnh khó khăn, yêu cầu phải qua nhiều bước và phải có sự chấp thuận của đa số lớn nếu muốn sửa đổi. Như vậy, hiến pháp sẽ thay đổi không thường xuyên và chỉ khi nào có những lư do thật bức xúc th́ việc thay đổi hiến pháp mới nhận được sự ủng hộ lớn của dân chúng. Đó là trường phái Mỹ.

    Phương pháp thay đổi hiến pháp đơn giản hơn, mà nhiều nước sử dụng là quy định rằng bất cứ điều sửa đổi nào đều có thể đưa ra để quốc hội chấp thuận và sau đó cử tri thông qua tại cuộc bầu cử tiếp theo. Những hiến pháp được sửa đổi theo kiểu này có thể sẽ rất dài.

    Chủ nghĩa liên bang: Phân tán quyền lực

    Khi người dân tự do chọn sống theo một khuôn khổ hiến pháp được nhất trí, khuôn khổ đó có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Một số nền dân chủ có các cơ quan quản lư đơn nhất. Những nền dân chủ khác theo hệ thống chính phủ liên bang - tức là quyền lực được chia sẻ ở cấp độ địa phương, khu vực và quốc gia.

    Ví dụ, Mỹ là một nền cộng ḥa liên bang trong đó các bang có vị trí pháp lư của riêng họ và quyền lực độc lập với chính phủ liên bang. Không giống với sự phân chia chính trị ở các quốc gia như Anh và Pháp - những nước có cấu trúc chính trị đơn nhất - ở Mỹ chính quyền liên bang không có quyền xóa bỏ hay thay đổi các bang. Ở Mỹ, mặc dù quyền lực ở cấp liên bang ngày càng gia tăng đáng kể, nhưng các bang vẫn có những trách nhiệm quan trọng trong những lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông và thực thi luật. Đổi lại, các bang ngày càng đi theo mô h́nh liên bang khi trao bớt chức năng cho cộng đồng địa phương, chẳng hạn như quản lư các trường học và cảnh sát.

    Sự phân chia quyền lực trong hệ thống liên bang không bao giờ là rơ ràng. Các cơ quan liên bang, bang và địa phương, tất cả đều có các chương tŕnh nghị sự chồng chéo nhau và thậm chí là xung đột trong những lĩnh vực như giáo dục và luật h́nh sự. Tuy nhiên, h́nh thức liên bang có thể tối đa hóa cơ hội tham gia của người dân - nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự vận hành của xă hội dân chủ. Người Mỹ cho rằng cấu trúc liên bang của họ bảo vệ được quyền tự trị của cá nhân.

    BA TRỤ CỘT CỦA CHÍNH PHỦ

    Như đă tŕnh bày, thông qua các cuộc bầu cử tự do, công dân của một nền dân chủ chuyển giao quyền lực cho các nhà lănh đạo của họ theo quy định của luật pháp. Trong một nền dân chủ hợp hiến, quyền lực của chính phủ được phân chia để nhánh lập pháp ban hành luật, nhánh hành pháp thi hành luật và nhánh tư pháp hoạt động độc lập ngang với hai nhánh trên. Những quy định này đôi khi được gọi là “chia sẻ quyền lực”. Tuy nhiên trên thực tế, sự phân chia đó hiếm khi rơ ràng và ở hầu hết các nhà nước dân chủ hiện đại, những quyền này vẫn bị chồng chéo và được chia sẻ như chúng đă được tách ra. Các cơ quan lập pháp có thể muốn quản lư các chương tŕnh bằng những quy định chi tiết; các cơ quan hành pháp thường xuyên tham gia vào hoạt động làm luật chi tiết; cả các nghị sĩ lẫn các quan chức chính phủ đều tiến hành điều trần theo kiểu tư pháp về hàng loạt vấn đề.

    Hành pháp

    Ở các nền dân chủ hợp hiến, quyền hành pháp nh́n chung bị giới hạn ở ba phương diện: (i) Sự phân chia quyền lực giữa ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp như đă tŕnh bày ở trên trong đó ngành lập pháp và tư pháp có thể kiểm soát quyền lực của ngành hành pháp; (ii) Các quy định của hiến pháp về việc bảo vệ các quyền cơ bản và (iii) Các cuộc bầu cử theo định kỳ.

    Những người chuyên quyền và những người chỉ trích khác đều hiểu sai khi cho rằng các nền dân chủ thiếu quyền lực để trấn áp, đồng thời cũng thiếu quyền lực để cai trị. Quan điểm này hoàn toàn sai lạc: Các nền dân chủ đ̣i phải giới hạn quyền lực của chính phủ, chứ không phải họ yếu kém.

    Quyền hành pháp ở các nền dân chủ hiện đại nh́n chung được tổ chức theo một trong hai cách sau: hệ thống nghị viện hoặc tổng thống.

    Trong hệ thống nghị viện, đảng đa số (hoặc liên minh các đảng sẵn sàng cùng nhau nắm quyền) trong cơ quan lập pháp sẽ thành lập chính phủ, đứng đầu là một thủ tướng. Ngành lập pháp và hành pháp không hoàn toàn khác biệt với nhau trong hệ thống nghị viện, do thủ tướng và các thành viên nội các đều là người của quốc hội; dù vậy nhưng thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.

    Ngược lại, trong hệ thống tổng thống, tổng thống thường được bầu lên riêng rẽ từ các thành viên của cơ quan lập pháp. Cả tổng thống lẫn cơ quan lập pháp đều có cơ sở quyền lực và các khu vực cử tri riêng, chúng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.

    Mỗi hệ thống đều có những điểm mạnh, điểm yếu về thể chế.

    Đặc trưng cơ bản của hệ thống nghị viện mà cho đến nay tạo nên đa số các nền dân chủ chính là khả năng ứng phó và linh hoạt của chúng. Các chính phủ trong hệ thống nghị viện, đặc biệt là nếu được bầu lên thông qua tỉ lệ đại diện, có xu hướng h́nh thành các hệ thống đa đảng, trong đó ngay cả những đảng nhỏ cũng có đại diện tại cơ quan lập pháp. Do vậy, các nhóm thiểu số vẫn có thể tham gia vào tiến tŕnh chính trị ở cấp cao nhất của chính phủ. Nếu như liên minh cầm quyền sụp đổ hoặc đảng mạnh nhất thất bại, thủ tướng từ chức và một chính phủ mới sẽ được h́nh thành hoặc các cuộc bầu cử mới sẽ diễn ra - tất cả điều diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.

    Điểm yếu cơ bản đối với hệ thống nghị viện chính là mặt trái của sự linh hoạt và chia sẻ quyền lực, đó là tính bất ổn định. Các liên minh đa đảng có thể lỏng lẻo và sụp đổ ngay khi nổ ra khủng hoảng chính trị, khiến cho các chính phủ cầm quyền chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị khó khăn. Nói cách khác, các hệ thống nghị viện khác sẽ ổn định nhờ có các đảng chiếm đa số mạnh.

    Đối với hệ thống tổng thống, điểm mạnh chủ yếu là trách nhiệm trực tiếp, tính liên tục và sức mạnh. Các tổng thống - được dân bầu lên trong một nhiệm kỳ cố định - có thể khẳng định quyền lực từ các cuộc bầu cử trực tiếp, bất chấp vị thế của đảng họ tại quốc hội. Bằng việc xây dựng các nhánh chính quyền riêng rẽ và b́nh đẳng về mặt lư thuyết, hệ thống tổng thống muốn xây dựng các thể chế hành pháp và lập pháp mạnh, mỗi thể chế đều được nhân dân uỷ quyền và có khả năng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.

    Điểm yếu của các tổng thống và cơ quan lập pháp được bầu lên riêng rẽ là khả năng dẫn đến bế tắc. Các tổng thống có thể không lôi kéo đủ đồng minh chính trị trong cơ quan lập pháp để bỏ phiếu thông qua các chính sách mà họ muốn. Tuy nhiên, với việc sử dụng quyền phủ quyết (trong các trường hợp nhất định đây là quyền được bác bỏ các luật do quốc hội thông qua), tổng thống có thể ngăn không cho cơ quan lập pháp ban hành các chương tŕnh làm luật riêng của họ. Nhà khoa học chính trị Richard Neustadt đă mô tả quyền lực của tổng thống Mỹ là “không phải quyền ra lệnh, mà là quyền thuyết phục”. Neustadt muốn nói rằng tổng thống Mỹ nào muốn Quốc hội ban hành chương tŕnh nghị sự pháp luật mà được tổng thống ưa thích - hoặc ít nhất là tránh ban hành những luật mà tổng thống không nhất trí v́ được các đối thủ chính trị thông qua - đều phải có được sự ủng hộ chính trị của dân chúng và có khả năng lôi kéo liên minh hiệu quả tại Quốc hội.

    Lập pháp

    Các cơ quan lập pháp được bầu lên - dù là theo hệ thống nghị viện hay tổng thống - đều là diễn đàn chủ yếu để soạn thảo, tranh luận và thông qua luật trong một nền dân chủ đại diện. Những cơ quan này không phải là cái gọi là những quốc hội bù nh́n, chỉ có việc thông qua những quyết định của một lănh đạo chuyên quyền.

    Các nghị sĩ có thể chất vấn các quan chức chính phủ về những hành động và quyết định của họ, phê chuẩn ngân sách quốc gia và thông qua thành viên chính phủ bổ nhiệm vào ṭa án và các bộ. Ở một số nền dân chủ, các ủy ban lập pháp là diễn đàn cho các nhà làm luật công khai xem xét các vấn đề quốc gia. Các nghị sĩ có thể ủng hộ chính phủ đang nắm quyền hoặc họ có thể là lực lượng chính trị đối lập đề xuất những chính sách hoặc các chương tŕnh thay thế.

    Các nghị sĩ có trách nhiệm giải thích quan điểm của họ một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, họ phải làm việc trong khuôn khổ đạo đức dân chủ với sự khoan dung, tôn trọng và thỏa hiệp để có được sự nhất trí có lợi v́ lợi ích chung của người dân, chứ không chỉ v́ những người ủng hộ họ về mặt chính trị. Mỗi nghị sĩ phải tự ḿnh quyết định cách cân bằng giữa lợi ích chung và nhu cầu của bộ phận cử tri địa phương.

    Do thiếu đặc điểm phân chia quyền lực của hệ thống tổng thống, nên hệ thống nghị viện phải dựa nhiều hơn vào động lực chính trị bên trong của hệ thống này để kiểm soát và cân bằng quyền lực của chính phủ. Những động lực này thường là phe đối lập được tổ chức riêng rẽ “bao vây” chính phủ hoặc cạnh tranh giữa các đảng đối lập.

    Ngành tư pháp độc lập

    Các thẩm phán có chuyên môn và độc lập là nền tảng của một hệ thống ṭa án công bằng, vô tư và được hiến pháp bảo vệ. Sự độc lập này không có nghĩa là các thẩm phán có thể đưa ra những quyết định dựa trên ư muốn cá nhân họ. Họ phải được tự do đưa ra các quyết định pháp lư - ngay cả khi những quyết định đó mâu thuẫn với chính phủ hoặc các đảng có quyền lực khác có liên quan tới vụ việc.

    Ở các nền dân chủ, cấu trúc hiến pháp mang tính bảo vệ và uy tín của ngành tư pháp bảo đảm sự độc lập trước áp lực chính trị. Do vậy, các phán quyết của ngành tư pháp mới vô tư, dựa trên thực tiễn vụ việc, các lập luận pháp lư và các luật liên quan, không bị chính phủ hoặc cơ quan lập pháp áp đặt hạn chế hoặc gây áp lực. Những nguyên tắc này đảm bảo mọi người đều được bảo vệ b́nh đẳng trước pháp luật.

    Quyền của các thẩm phán được xem xét lại các bộ luật và tuyên bố các luật đó vi phạm hiến pháp là h́nh thức kiểm soát cơ bản khả năng chính phủ lạm dụng quyền lực - ngay cả khi chính phủ đó được bầu lên bằng đa số. Tuy nhiên, quyền này đ̣i hỏi các ṭa án phải được nh́n nhận là độc lập và phi đảng phái và có khả năng đưa ra quyết định dựa trên luật pháp chứ không phải các tính toán chính trị.

    Dù được bầu lên hay được chỉ định, các thẩm phán đều phải được an toàn trong nghề nghiệp hoặc nhiệm kỳ theo quy định của luật pháp, để họ có thể đưa ra những quyết định mà không phải lo ngại những người có quyền lực gây áp lực hoặc tấn công. Để đảm bảo sự vô tư, không thiên vị của họ, đạo đức tư pháp đ̣i hỏi các thẩm phán phải đứng bên ngoài (hoặc náu ḿnh) không được ra quyết định trong các vụ việc mà họ có xung đột lợi ích cá nhân. Tin tưởng vào sự vô tư, không thiên vị của hệ thống ṭa án - tin tưởng vào việc nó được đánh giá là một nhánh chính quyền “phi chính trị” - là nhân tố cơ bản quyết định sức mạnh và tính hợp pháp của ngành tư pháp.

    Thẩm phán ở một nền dân chủ không thể bị băi nhiệm v́ những khiếu nại nhỏ nhặt, hoặc chỉ là đáp ứng sự chỉ trích chính trị. Thay vào đó, họ chỉ có thể bị băi nhiệm nếu vi phạm những tội ác nghiêm trọng hoặc vi phạm luật thông qua thủ tục luận tội và xét xử kéo dài và nhiều bước (để đưa ra các cáo buộc) tại cơ quan lập pháp hoặc trước một hội đồng ṭa án riêng rẽ.

    GIỚI TRUYỀN THÔNG ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO

    Khi các xă hội hiện đại phát triển cả về quy mô lẫn tính phức tạp, lĩnh vực thông tin, liên lạc và tranh luận công khai ngày càng bị các phương tiện truyền thông đă chi phối, trong đó có phát thanh, truyền h́nh, báo, tạp chí, đặc biệt là những phương tiện truyền thông mới như Internet và truyền h́nh vệ tinh.

    Dù là nhật kư điện tử hay sách in th́ trong xă hội dân chủ chức năng của truyền thông vẫn có sự chồng chéo, nhưng những chức năng riêng vốn có của nó về cơ bản vẫn giữ nguyên, đó là tính thông tin và tính giáo dục. Để đưa ra những quyết sách đúng đắn về chính sách công, người ta cần thông tin chính xác, kịp thời và công bằng. Tuy nhiên, một chức năng khác nữa của truyền thông là cổ xúy, ngay cả khi tỏ ra thiếu khách quan. Khán giả của các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận những ư kiến khác nhau, thậm chí xung đột nhau, từ đó nắm bắt nhiều loại quan điểm khác nhau. Vai tṛ này của truyền thông đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch vận động tranh cử, v́ rất ít cử tri chỉ có cơ hội nh́n thấy các ứng cử viên, nói ǵ đến việc tṛ chuyện với họ.

    Chức năng thứ hai của truyền thông là giám sát hoạt động của Chính phủ và các thể chế quyền lực trong xă hội. Nhờ có sự khách quan và độc lập - mặc dù chưa hoàn hảo - truyền thông đă giúp phơi bày sự thật đằng sau những tuyên bố của chính phủ và buộc các quan chức chính phủ phải có trách nhiệm về những hành động của họ.

    Truyền thông cũng có thể đóng một vai tṛ tích cực hơn trong cuộc tranh luận công khai thông qua các bài xă luận hoặc báo cáo điều tra. Đồng thời, nó là một diễn đàn để các cá nhân và các nhóm bày tỏ quan điểm qua thư và bài viết và những thông tin đưa lên mạng, với rất nhiều quan điểm khác nhau.

    Các nhà b́nh luận c̣n chỉ ra một vai tṛ ngày càng quan trọng nữa của truyền thông là “xây dựng chương tŕnh nghị sự”. Do không thể thông tin về tất cả, nên các phương tiện truyền thông phải chọn vấn đề nào cần nhấn mạnh và vấn đề nào nên bỏ qua. Tóm lại, họ có xu hướng phải quyết định cái ǵ là tin tức và cái ǵ không. Đổi lại, những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng về vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, không giống với các nước mà ở đó truyền thông bị chính phủ quản lư, truyền thông ở một nền dân chủ không thể đơn giản cứ theo ư muốn mà xuyên tạc hay làm ngơ trước các vấn đề. V́ rút cục th́ các đối thủ cạnh tranh được tự do kêu gọi sự quan tâm, chú ư đối với danh sách những vấn đề quan trọng của họ.

    Công dân ở một nền dân chủ tin tưởng rằng với sự trao đổi cởi mở các ư tưởng và quan điểm, cuối cùng sự thật sẽ chiến thắng, giá trị của những người khác sẽ được hiểu rơ hơn, những lĩnh vực thỏa hiệp sẽ được xác định rơ hơn và con đường tiến bộ sẽ mở ra. Mức độ trao đổi càng lớn càng tốt. Nhà văn E.B. White nhận xét: “Giới báo chí ở đất nước tự do của chúng ta là đáng tin cậy và hữu ích không phải bởi đặc điểm tốt của nó mà bởi chính tính đa dạng của nó. Chừng nào c̣n nhiều người sở hữu các phương tiện truyền thông, mà mỗi người đều theo đuổi lĩnh vực t́m kiếm sự thật riêng của ḿnh, khi đó chúng ta c̣n cơ hội đến với sự thật và sống trong sự thật… đông người th́ không sợ ǵ cả”.

    CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ, NHÓM LỢI ÍCH, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ

    Không thể yêu cầu công dân tham gia vào tiến tŕnh chính trị, nhưng nếu không có hành động của công dân, nền dân chủ sẽ bị suy yếu. Công dân có quyền tự do hội họp và thành lập những tổ chức của riêng ḿnh nếu thấy phù hợp. Đó là nhân tố cơ bản của dân chủ.

    Các đảng phái chính trị

    Các đảng phái chính trị thu nạp, chỉ định và vận động tranh cử để bầu lên các quan chức; xây dựng các đường lối chính sách cho chính phủ nếu họ là đảng nắm đa số; chỉ trích hoặc đề xuất các chính sách thay thế nếu họ là đảng đối lập; huy động các nhóm lợi ích ủng hộ các chính sách chung; giải thích cho công chúng về những vấn đề công; xây dựng cơ cấu và nguyên tắc tiến hành tranh luận chính trị trong xă hội. Trong một số hệ thống chính trị, ư thức hệ có thể là một nhân tố quan trọng trong việc thu nạp và khuyến khích các thành viên trong đảng. Ở các hệ thống chính trị khác, lợi ích kinh tế hoặc t́nh h́nh xă hội có thể quan trọng hơn cam kết về ư thức hệ.

    Các tổ chức đảng và những thủ tục hoạt động trong các đảng phái rất khác nhau. Ở một góc độ, hệ thống nghị viện đa đảng là tổ chức được quy định chặt chẽ nhất, hoàn toàn do các nhà chuyên môn điều hành. Ở góc độ khác là nước Mỹ nơi có Đảng Dân chủ và Đảng Cộng ḥa là những tổ chức phi tập trung hóa hoạt động phần lớn tại Quốc hội và cấp bang. Rồi cứ bốn năm một lần các tổ chức này lại tập hợp lại ở cấp quốc gia để khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống. Các chiến dịch bầu cử ở một nền dân chủ thường phức tạp, tốn nhiều thời gian và đôi khi rất ngớ ngẩn, nhưng vai tṛ của chúng rất quan trọng. Bầu cử là phương pháp ḥa b́nh và công bằng, theo đó người dân có thể lựa chọn các nhà lănh đạo và quyết định chính sách công.

    Các nhóm lợi ích và tổ chức phi chính phủ

    Công dân ở một nền dân chủ có thể tham gia các tổ chức cá nhân hoặc t́nh nguyện, trong đó có các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích cố gắng bằng cách nào đó gây ảnh hưởng đối với chính sách công và thuyết phục các quan chức ủng hộ những quan điểm của họ. Chỉ trích có thể làm giảm ảnh hưởng của những “lợi ích đặc biệt” nhưng nó giúp người dân nhận ra rằng nền dân chủ bảo vệ quyền của những nhóm lợi ích như vậy để tổ chức và đấu tranh cho những quyền lợi của họ.

    Nhiều nhóm lợi ích truyền thống đă được tổ chức xuất phát từ các vần đề kinh tế; các nhóm kinh doanh và nông nghiệp; các liên đoàn lao động tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong hầu hết các hệ thống dân chủ. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, các nhóm lợi ích đă lớn mạnh cả chất lượng lẫn số lượng, bao quát hầu hết các lĩnh vực như xă hội, văn hóa, chính trị và thậm chí cả các hoạt động tôn giáo. Các tổ chức chuyên môn cũng lớn mạnh cùng các nhóm lợi ích công ủng hộ sự nghiệp của họ từ cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo đến bảo vệ môi trường - những vấn đề có thể không trực tiếp đem lại lợi ích cho thành viên các nhóm. Bản thân các chính phủ có thể cũng hoạt động giống các nhóm lợi ích. Ở Mỹ, các hiệp hội thống đốc bang, thị trưởng những thành phố lớn và các cơ quan lập pháp bang thường xuyên vận động quốc hội Mỹ thông qua những vấn đề mà họ quan tâm.

    Động lực của nền chính trị nhóm lợi ích khá phức tạp. Quy mô của các nhóm có vai tṛ quan trọng, các nhóm với số lượng lớn thành viên trên cả nước sẽ tự động lôi kéo được sự quan tâm chú ư của các quan chức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những nhóm có quy mô nhỏ, được tổ chức chặt chẽ và cam kết mạnh mẽ đối với những vấn đề của họ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn so với số lượng thành viên của họ.

    Một trong những phát triển đáng kinh ngạc nhất trong vài thập kỷ gần đây là sự xuất hiện các tổ chức phi chính phủ trên quy mô toàn cầu. Với nỗ lực phục vụ nhu cầu của cộng đồng, quốc gia hay v́ một sự nghiệp được xác định là những vấn đề toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ này cố gắng hỗ trợ, thậm chí thách thức sự điều hành của chính phủ bằng cách ủng hộ, tuyên truyền và thu hút sự chú ư đối với những vấn đề chủ yếu và giám sát hoạt động của chính phủ và khu vực tư nhân.

    Các chính phủ và tổ chức phi chính phủ luôn là đối tác của nhau. Các tổ chức phi chính phủ cung cấp chuyên gia và hướng dẫn chuyên môn nhằm thực hiện những dự án do chính phủ tài trợ. Các tổ chức phi chính phủ có thể không có liên kết về chính trị hoặc có thể hoạt động trên lư tưởng đảng phái và t́m cách thúc đẩy một sự nghiệp cụ thể hoặc một loạt sự nghiệp nào đó v́ lợi ích của nhân dân. Dù hoạt động theo hướng nào th́ vấn đề mấu chốt là ở chỗ nhà nước kiểm soát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở mức thấp nhất.

    QUAN HỆ QUÂN SỰ VÀ DÂN SỰ

    Vấn đề chiến tranh và ḥa b́nh là vấn đề trọng yếu nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể phải đối mặt, đặc biệt ở những thời điểm khủng hoảng. Nhiều quốc gia phải đưa quân đội lên nắm quyền lănh đạo. Điều đó không xảy ra ở các nền dân chủ.

    Ở các nền dân chủ, vấn đề quốc pḥng và mối đe dọa đối với an ninh quốc gia phải do nhân dân quyết định thông qua các đại diện mà họ bầu lên. Quân đội ở một nền dân chủ phải phục vụ đất nước chứ không lănh đạo đất nước. Các lănh đạo quân đội cố vấn cho các nhà lănh đạo được bầu lên và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ có những người được dân bầu lên mới có trách nhiệm và quyền lực tối cao trong việc quyết định vận mệnh của dân tộc. Nguyên tắc kiểm soát dân sự đối với quân đội là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ.

    Các lănh đạo dân sự cần lănh đạo quân đội quốc gia và quyết định những vấn đề quốc pḥng không phải bởi v́ họ giỏi hơn các chuyên gia quân sự mà bởi v́ họ là đại diện của nhân dân và do vậy họ có trách nhiệm đưa ra những quyết sách và chịu trách nhiệm về những quyết định đó.

    Ở một nền dân chủ, quân đội tồn tại để bảo vệ đất nước và các quyền tự do của nhân dân. Quân đội không được đại diện hay ủng hộ bất cứ quan điểm chính trị nào, không được ủng hộ các nhóm sắc tộc hoặc nhóm xă hội nào. Quân đội phải trung thành với những lư tưởng lớn hơn của dân tộc, trung thành với pháp quyền và nguyên tắc dân chủ. Mục tiêu của quân đội là bảo vệ xă hội chứ không phải định h́nh xă hội.

    Bất cứ một chính phủ dân chủ nào cũng coi trọng chuyên môn và tư vấn của các chuyên gia quân sự trong việc thực hiện các quyết sách về quốc pḥng và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có lănh đạo dân sự được bầu ra mới có quyền đưa ra những quyết sách cuối cùng về pḥng thủ quốc gia và quân đội sau đó sẽ thực hiện những quyết định đó.

    Tất nhiên các tướng lĩnh quân đội cũng tham gia vào đời sống chính trị với tư cách cá nhân như các công dân khác. Nhân viên quân sự có thể tham gia bỏ phiếu bầu cử. Tuy nhiên, tất cả nhân viên quân sự phải ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu mới có thể tham gia chính trị. Nghĩa vụ quân sự phải tách biệt với chính trị. Quân đội là đầy tớ trung lập của nhà nước và là người bảo vệ xă hội.

    NỀN VĂN HÓA DÂN CHỦ

    Đôi khi con người có những mong muốn mâu thuẫn nhau. Họ muốn an toàn nhưng lại thích thú mạo hiểm; họ muốn có tự do cá nhân, nhưng cũng đ̣i b́nh đẳng xă hội. Nền dân chủ cũng vậy. Nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được rằng nhiều mâu thuẫn này, thậm chí cả nghịch lư, đều hiển hiện ở mọi xă hội dân chủ.

    Xung đột và đồng thuận

    Theo Larry Diamond - học giả đồng thời là nhà văn - giữa xung đột và đồng thuận tồn tại một nghịch lư cơ bản. Ở nhiều phương diện, dân chủ chỉ là một tập hợp những quy định quản lư xung đột. Đồng thời, mâu thuẫn này phải được quản lư trong những giới hạn nhất định và dẫn đến sự thỏa hiệp, đồng thuận hay những h́nh thức nhất trí khác được tất cả các bên chấp nhận là hợp pháp. Bất cứ sự thiên vị nào đều có thể đe dọa sự cân bằng. Nếu như các nhóm coi dân chủ chỉ là một diễn đàn để họ bày tỏ nhu cầu th́ xă hội có thể đổ vỡ từ bên trong. Nếu chính phủ gây sức ép lớn nhằm đạt được sự đồng thuận, bất chấp ư kiến của nhân dân th́ xă hội có thể bị đổ vỡ từ bên trên.

    Không có giải pháp đơn giản nào để cân bằng xung đột và đồng thuận. Dân chủ không phải là một cỗ máy có thể tự vận hành được khi những các nguyên tắc hợp lư được đưa vào. Một xă hội dân chủ cần phải có sự cam kết của người dân, theo đó chấp nhận xung đột chính trị và tri thức là điều tất yếu và điều cần thiết là phải có sự khoan dung. Từ góc độ này, chúng ta phải nhận thức được rằng nhiều xung đột trong xă hội dân chủ không phải là sự xung đột giữa “đúng” hay “sai”, mà là xung đột về cách diễn giải thế nào là quyền dân chủ và ưu tiên xă hội.

    Giáo dục và dân chủ

    Giáo dục là một phần thiết yếu của bất cứ xă hội nào, đặc biệt quan trọng đối với một nền dân chủ. Thomas Jeferson viết: “Nếu một quốc gia muốn được ngu dốt và tự do trong một nền văn minh hóa có nghĩa là họ mong muốn những ǵ chưa bao giờ xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra”.

    Có sự gắn kết trực tiếp giữa giáo dục và các giá trị dân chủ. Trong các xă hội dân chủ, nội dung và thực tiễn giáo dục hỗ trợ cho những thực tiễn trong quản lư dân chủ. Quá tŕnh truyền bá giáo dục này cực kỳ quan trọng ở một nền dân chủ bởi v́ các nền dân chủ hiệu quả đều năng động, xây dựng những mô h́nh quản lư yêu cầu người dân phải tư duy một cách độc lập. Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực về chính trị - xă hội nằm trong tay của người dân. Chính phủ không được coi hệ thống giáo dục là phương tiện truyền bá cho học sinh mà cần dành nguồn lực cho giáo dục giống như nỗ lực đảm bảo những nhu cầu cơ bản khác của người dân.

    Đối lập với các xă hội chuyên chế t́m cách áp đặt thái độ tiếp thu bị động, mục tiêu của nền giáo dục dân chủ là đào tạo ra những công dân độc lập, biết đặt vấn đề và thực sự quen với những quan niệm và thực tiễn dân chủ. Chester.E. Finn Jr., nghiên cứu viên cao cấp của Viện Chính sách Giáo dục Hoover nói: “mọi người sinh ra vốn đă có ham muốn tự do cá nhân, nhưng lại không biết về những dàn xếp chính trị và xă hội giúp mang lại tự do lâu dài cho bản thân và con cái họ…Cần phải có những dàn xếp đó. Họ cần phải biết về chúng”. T́m hiểu về dân chủ bắt đầu từ trường học và tiếp tục khi chúng ta tham gia vào đời sống công dân, đồng thời xuất phát từ sự ṭ ṃ muốn biết những loại thông tin có thể tiếp cận được trong một xă hội tự do.

    Xă hội và dân chủ

    Chủ nghĩa hợp hiến dân chủ về cơ bản là nền tảng theo đó các xă hội đạt đến sự thật - dù không hoàn thiện - thông qua xung đột và thỏa hiệp các ư tưởng, các thể chế và cá nhân. Dân chủ là thực dụng. Ư tưởng và giải pháp cho các vấn đề không được kiểm nghiệm trên nền tảng một hệ tư tưởng cứng nhắc mà được kiểm nghiệm trong một thế giới thực, ở đó người ta tranh luận, trao đổi, chấp nhận hay loại bỏ chúng.

    Như học giả Diane Ravitch nhận xét: “xây dựng liên minh là bản chất của hành động dân chủ. Xây dựng liên minh là chỉ cách cho các nhóm lợi ích thương lượng với nhau, thỏa hiệp và vận hành trong hệ thống hiến pháp. Bằng việc thiết lập liên minh, các nhóm có quan điểm khác nhau t́m hiểu cách tranh luận một cách ḥa b́nh, theo đuổi mục tiêu của họ một cách dân chủ và cuối cùng để tồn tại trong một thế giới đa dạng”.

    Chính phủ tự quản không phải lúc nào cũng tránh được sai lầm, chấm dứt được xung đột dân tộc, đảm bảo phát triển kinh tế hoặc giữ vững hạnh phúc. Tuy nhiên, nó cho phép tranh luận công khai để xác định và sửa chữa những sai lầm; cho phép các nhóm gặp gỡ và giải quyết những khác biệt; mang đến cơ hội phát triển kinh tế và giúp nâng cao tiến bộ xă hội và sự bày tỏ của cá nhân.

    Josef Brodsky, cố thi sĩ người Nga và là người đoạt giải Nobel viết: “Một người tự do khi thất bại anh ta sẽ không đổ lỗi cho ai”. Điều này hoàn toàn đúng đối với công dân ở các nền dân chủ. Họ phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của xă hội nơi họ sinh sống.

    Bản thân dân chủ không đảm bảo điều ǵ. Thay vào đó, nó đưa đến những cơ hội thành công và cả nguy cơ thất bại. Trong lời khẳng định mang tính cảnh báo nhưng đầy triết lư của Thomas Jeferson, dân chủ hứa hẹn “cuộc sống, sự tự do và mưu cầu hạnh phúc”.

    Dân chủ khi đó vừa là sự hứa hẹn và là một thách thức. Dân chủ hứa hẹn loài người tự do, hợp tác với nhau, tự quản lư theo cách hướng tới thực hiện những khát vọng về tự do cá nhân, cơ hội kinh tế và công bằng xă hội. Dân chủ là thách thức bởi v́ sự thành công của nền dân chủ phụ thuộc vào chính các công dân chứ không phải ai khác.

    Nguồn: http://Vietnamese.vietnam.usembassy.gov







    Tự Do Ngôn Luận, Quyền Căn Bản Của Con Người và Nền Tảng Của Thể Chế Dân Chủ

                                                                                                Nguyễn Học Tập

    A - Quyền căn bản của con người.

    Ước vọng dân chủ, quyền b́nh đẳng, quyền tự do ngôn luận cùng với một số quan niệm về quyền tự do khác của con người được viết thành văn bản trên dưới 200 năm nay, trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách mạng Pháp 1789. Nhưng những đ̣i hỏi của con người được đối xử b́nh đẳng với người khác, có quyền tự do phát biểu ư kiến để phổ biến tư tưởng của ḿnh đến người đồng loại, nhứt là đến những người cùng sống gần gũi ḿnh, sống trong cộng đồng với ḿnh, có quyền quyết định lấy đời sống của cá nhân ḿnh, quyết định để bảo vệ người thân thuộc ḿnh và bảo vệ nhà cửa, đất đai nơi ḿnh đang cư ngụ, là những nhu cầu căn bản của con người đă có từ ngàn xưa, từ thuở con người xuất hiện trên mặt đất.

    Những nhu cầu căn bản trên của con người chúng ta vừa liệt kê, không có ǵ khác hơn là quyền b́nh đẳng, quyền tự do ngôn luận và thể chế dân chủ.

    Các tư tưởng đó chúng ta có thể t́m thấy dấu vết ngay trong ngôn ngữ Hy Lạp, từ thời Cộng Hoà Athene, thế kỷ thứ 2-3 sau Thiên Chúa Giáng Sinh.

    - Ngoài ra từ ngữ "Demokratía", là danh từ kép, do "demos": dân chúng; "krátos": quyền hành. Quyền hành của Quốc Gia thuộc về dân chúng hay dân chúng là chủ nhân của quyền lực Quốc Gia. Hay "quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân" hay "Dân Chủ", nói như ngôn từ của chúng ta,

    - Chúng ta cũng có "Isonomía" là danh từ kép, do "ísos": như nhau; "nómos": luật lệ. Luật lệ như nhau cho tất cả mọi người hay "mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật"

    - Và chúng ta cũng có "iségoria" là danh từ kép, do "ísos": như nhau; "agorà": cộng đồng. Mọi người đều như nhau, ngang nhau trong cộng đồng đang nhóm họp. Mọi người có quyền lên tiếng, bày tỏ ư kiến và biểu quyết như nhau trong cộng đồng đang tựu họp để quyết định mục đích và phương thức phải có liên quan đến cuộc sống chúng trong Thị Xă "Polis". Mọi người đều có quyền lên tiếng như nhau trong các buổi họp của cộng đồng để quyết định đường lối tổ chức (Politica, Politique, Policy, Politik) cho cuộc sống chung trong cộng đồng Thị Xă (Polis) hay "tự do ngôn luận".

    Thể chế dân chủ tự do, quyền b́nh đẳng trước pháp luật, quyền tự do ngôn luận vừa kể và những quyền căn bản khác bất khả xâm phạm của con người, được Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức 1949 liệt kê từ điều 2 đến điều 19, trước khi định nghĩa thể chế Quốc Gia ở điều 20. Điều đó cho thấy Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức đặt nhân vị và các quyền bất khả xâm phạm của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận là quyền tối quan trọng, ở địa vị trung tâm điểm và tối thượng trong tổ chức Quốc Gia, ngay cả trước khi định nghĩa để xác định thể chế Quốc Gia.

    Quốc Gia được xây dựng để phục vụ con người chớ không ngược lại. Do đó Quốc Gia đứng ra bảo vệ con người ngay ở điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp: "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm"

    Những quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người sẽ được kể sau đây là những quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp" (Điều 1, đoạn 1 và 3, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

    Các cơ chế quốc gia là những chủ thể trực tiếp được quy trách cho việc tôn trọng và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận.Tôn trọng và bảo vệ không có nghĩa chỉ là bảo vệ khỏi bị vi phạm, đàn áp, mà c̣n tạo các điều kiện thuận lợi để bảo đảm cho các quyền trên có thể được thực thi và tồn tại.

    B - Tự do ngôn luận nền tảng của thể chế dân chủ.

    Một trong những đặc tính không thể thiếu của nền dân chủ, nếu muốn được gọi là dân chủ thật sự, là những người lănh đạo Quốc Gia nói chung và Chính Quyền nói riêng là những người lănh đạo do sự đồng thuận của đa số.

    Nói cách khác, Chính Quyền trong thể chế dân chủ là Chính Quyền được chính danh hóa (légitimé) do sự đồng thuận của đa số.

    Trong thể chế dân chủ, không ai tự cho ḿnh là đại diện của dân, hành xử quyền của dân, do dân và v́ dân, là đội ngũ tiền phong của nhân dân, nếu không được đa số dân chúng đồng thuận phong tước cho.

    Quyền hành của thể chế dân chủ là quyền hành phát xuất từ hạ cấp, được thành phần dân chúng bị trị phong cho, ngược với quyền hành trong chế độ quân chủ hay độc tài tự tôn, cho rằng quyền lực ḿnh hành xử là quyền bính do họ tộc, cha truyền con nối hoặc do chính ḿnh đoạt được, do đảng ḿnh quy cho, do thiên mệnh hoặc do dân chúng đồng thuận mặc nhiên giao cho không cần kiểm chứng. Nói cách khác quyền hành trong thể chế quân chủ hay độc tài là quyền hành phát xuất từ bên trên.

    Quyền hành không do dân chúng đa số đồng thuận phong cho, không phải là quyền hành dân chủ.

    a) Tự do ngôn luận trong tiến tŕnh chọn người lănh đạo.

    Cách thức chọn người đại diện ḿnh lănh đạo trong thể chế dân chủ được Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức tuyên bố: "Các Dân Biểu Hạ Viện (Bundestag) được tuyển chọn qua các cuộc đầu phiếu phổ thông, trực tiếp, tự do, b́nh đẳng và kín" (Điều 38).

    Các tĩnh từ "phổ thông, trực tiếp, b́nh đẳng và kín" nêu lên những đặc tính khá minh bạch, có lẽ chúng ta không cần hay chưa cần đề cập đến, nếu chúng ta chưa xác định được thoả đáng tĩnh từ "tự do".

    Từ ngữ "tự do" ở đây, không chỉ dùng để đề cập đến động tác bỏ phiếu không bị giới hạn, không bị áp chế của người dân trong lúc bỏ phiếu, mà c̣n hàm chứa những điều kiện phải có trước đó.

    Bởi lẽ không có những điều kiện phải có (sine qua non) trước đó, động tác được coi là "tự do" trong ngày bỏ phiếu, sẽ không thể hiện được "tự do" bao nhiêu để có thể tuyên bố và bảo đảm cho dân chủ.

    Đó là chưa kể đến những h́nh thức "tự do giả tạo" của chính động tác bỏ phiếu.

    Những điều kiện tiên quyết không thể thiếu, trước khi có cuộc bầu cử "tự do", có khả năng phong tước một cách dân chủ cho những ai đại diện dân lănh đạo Quốc Gia là trong thời gian chuẩn bị, các quyền "tự do ngôn luận, tự do truyền bá tư tưởng, tự do lập hội và tự do gia nhập hội " phải được tôn trọng.

    Nói cách khác, trong thời gian chuẩn bị, người dân phải có quyền lập đảng và gia nhập đảng. Các chính đảng được tự do thành lập và hoạt động, có quyền tự do ngôn luận để phổ biến đến dân chúng lư tưởng dân chủ, các bậc thang giá trị phải được tôn trọng, chính sách lănh đạo Quốc Gia và các chương tŕnh khả thi và hữu hiệu mà ḿnh muốn thực hiện cho Quốc Gia.

    Muốn cho cuộc bầu cử có ư nghĩa dân chủ thực sự, các chính đảng phải có thời gian và tự do để phổ biến và thuyết phục dân chúng những ǵ chúng ta vừa đề cập.

    Các chính đảng phải có quyền tự do ngôn luận, được xử dụng các phương tiện truyền thông để chuyển đạt đến dân chúng chủ trương và chương tŕnh thực hiện cho đất nước. Các chính đảng phải được tự do thành lập, hoạt động, xử dụng các phương tiện truyền thông mà không bị hâm doạ.

    Các chính đảng phải được tự do tạo ra dư luận quần chúng.

    Bởi v́ nếu chúng ta đồng ư rằng đặc tính không thể thiếu của thể chế dân chủ là "Chính Quyền của thể chế dân chủ là chính quyền được phát sinh do sự đồng thuận của đa số dân chúng" (Giovanni Sartori, Democrazia, Che Cosa è?, Milano, Rizzoli, 61), th́ "... nền tảng của Chính Quyền dân chủ là sự đồng thuận của quần chúng" (Dicey, A.V., Lectures on the Relation Between Law and Public Opinion in England during the XIX Century, London, MacMilan, 1905,3).

    Chúng ta nên lưu ư là chúng ta đang dùng danh từ "sự đồng thuận" (consensus) của dân chúng thay v́ "dư luận quần chúng" (opinio).

    Dân chúng đồng thuận (consensus, do từ ngữ La Tinh cum: với nhau, và sensus (sentire): cảm thấy. Như vậy "đồng thuận" (consensus): cùng chung với nhau cảm thấy, cảm thấy như nhau, từ đó liên kết nhau, chung nhiệm vụ với nhau).

    Đồng thuận với nhau hay cùng cảm thấy như nhau về những ǵ:
    - đồng thuận nhau về các bậc thang giá trị và lư tưởng phải hướng đến trong việc tổ chức Quốc Gia,
    - đồng thuận nhau về định chế để thực hiện các lư tưởng và giá trị đó vào cuộc sống thực tế của cộng đồng Quốc Gia,
    - đồng thuận chọn người đại diện ḿnh để thừa hành.

    Nhưng muốn đồng thuận phải có ư kiến. Đồng thuận về vấn đề ǵ? Ư kiến là đối tượng của sự đồng thuận.

    Nhưng ư kiến không tự dưng có được. Ư kiến được phát sinh sau khi chúng ta được thông tin, suy tư, chọn lọc, đúc kết.

    Muốn có ư kiến quần chúng thật sự được tự do kết thành trong thể chế dân chủ, chúng ta cần có 3 điều kiện:
    - tự do tư tưởng,
    - tự do ngôn luận để truyền bá tư tưởng,
    - các nguồn thông tin đa nguyên.

    Người dân phải được tự do thu thập các nguồn tư tưởng và có quyền kiểm soát những ǵ được nói ra, viết ra xem có phù hợp với sự thật hay không, những ǵ được nói được viết ra có phù hợp với sự thật đă được nói ra, đă xảy ra hay không.

    Tầm mức quan trọng đó đă được Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức đứng ra bảo đảm: "Mọi công dân đều có quyền phát biểu và truyền bá một cách tự do ư kiến của ḿnh bằng lời nói, bằng chữ viết và h́nh ảnh, và được tự do thông tin mà không bị cản trở, từ các nguồn truyền thông mà ai cũng tham dự được. Tự do báo chí và tự do truyền thông bằng đài phát thanh (phương tiện tân tiến nhứt đến năm 1949) và điện ảnh được bảo đảm. Không có một sự kiểm duyệt nào có thể được chấp nhận" (Điều 5, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

    Thiếu quyền kiểm chứng sự thật làm bảo chứng, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận để truyền bá tư tưởng sẽ biến thành tự do lường gạt, tự do mạ lỵ, tự do truyền bá những điều thất thiệt.

    Do đó quyền tự do ngôn luận được gắn liền với quyền tự do kiểm chứng sự thật và tố giác những tuyên truyền thất thiệt, lường gạt và mạ lỵ.

    Nhà Nước XHCN với chế độ độc quyền giáo dục, kiểm soát phương tiện truyền thông, độc tôn về ư thức hệ XHCN, nghiêm cấm văn hoá và tư tuởng, tin tức của các "người nước ngoài", có tôn trọng tự do ngôn luận, phương tiện chính yếu để đưa đến sự đồng thuận đích thực, nền tảng của thể chế dân chủ không? Hỏi để chúng ta trả lời.

    Tự do tư tưởng và tự do ngôn luận để truyền bá tư tưởng để kiến tạo dân chủ như vừa thấy, phải được bầu không khí an ninh che chở.

    Được luật pháp che chở chưa đủ (giả sử luật pháp có giá trị thực hữu trong cơ chế XHCN), cần phải có môi trường sống không làm cho con người phải sợ sệt. Hệ thống công an dày đặc kiểm soát từ thành thị đến thôn quê, một cử chỉ, một lời nói không "nhất trí" với Đảng và Nhà Nước đều không thể qua khỏi cặp mắt cú vọ của công an và đương sự sẽ được công an chiếu cố mời đi "làm việc" ở văn pḥng công an phường, công an xóm.

    Và ai có đặc ân được Đảng chiếu cố kỹ hơn, sẽ được Đảng cho đi "học tập cải tạo" không biết ngày về.

    Trong bầu không khí vừa kể, người dân có được an tâm, che chở hay "bảo đảm" của điều 5 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ vừa kể không?
    Hỏi để chúng ta trả lời.

    Bởi lẽ "một khi sợ không dám nói ra những điều ḿnh suy nghĩ, dần dần nguời ta cũng sẽ không c̣n muốn suy nghĩ những điều ḿnh không dám nói nữa" (Giovanni Sartori, op. cit., 69).

    Câu văn vừa trích dẫn của giáo sư Giovanni Sartori cho thấy sự liên hệ giữa tự do tư tưởng và tự do ngôn luận.

    Không có điều kiện để con người được tự do tư tưởng, th́ tự do ngôn luận cũng không thể có được. Và không có tự do ngôn luận, sẽ không thể có tự do tạo dư luận và không có sự đồng thuận đích thực, yếu tố thiết yếu để chọn người đại diện một cách dân chủ lănh đạo Quốc Gia.

    Nói tóm lại, không có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, sẽ không có Quốc Gia dân chủ đích thực.

    b) Tự do ngôn luận và dân chủ luân phiên.

    Ai trong chúng ta cũng biết, trong một thể chế dân chủ, khi có cuộc bầu cử th́ có kẻ thắng người thua.

    Nhưng thua, không có nghĩa là bị loại khỏi ṿng chiến, bị loại khỏi môi trường và đường lối chính trị lănh đạo Quốc Gia. Thành phần thiểu số không thắng cử cũng cần thiết cho cuộc sống dân chủ như nhóm người đắc cử đương quyền (G. Sartori, op. cit., 59-78).

    Người Anh thường gọi thành phần thua cuộc, thiểu số đối lập, thất cử trong cuộc bầu cử Quốc Hội vừa qua là Chính Phủ Trong Bóng Tối (Shadow Government).

    Chính Phủ Trong Bóng Tối đang chờ để chuẩn bị ra ánh sáng lănh đạo Quốc Gia trong nhiệm kỳ tới, với chương tŕnh hiệu năng hơn và hấp dẫn hơn những ǵ giới đương nhiệm đang làm.

    Thành phần đối lập hành xử quyền đối lập của ḿnh bằng cách chỉ trích, kiểm soát, thắng bớt, cân bằng, điều chỉnh chính hướng lănh đạo Quốc Gia sao cho đường lối chính trị đó "thích hợp và hiệu năng", mưu lợi ích cho xứ sở.

    Ngay cả việc thành phần đối lập phản đối hay cắt giảm ngân sách công qũy hàng năm cũng đă là tiếng nói cảnh tỉnh cho "thích hợp và hiệu năng" đối với đường lối và hoạt động của giới đương nhiệm. Đó là chưa nói đến những ư kiến đồng thuận, sửa đổi hay phản đối trên những lănh vực khác, đối nội cũng như đối ngoại.

    Với khả năng trung hoà, hạn chế quyền lực Quốc Gia mà giới đương nhiệm đang hành xử bằng những hoạt động của ḿnh, thành phần thiểu số đối lập cộng tác tăng cường "hiệu năng" cho nguyên tắc dân chủ và pháp trị để bảo toàn và nới rộng thêm khuôn thước tự do của cá nhân (Gherig, Gewalenteilung zwissen Regierung und parlamentarische Opposition, in DVBL, 1971, 633s).

    Sự hiện diện của thành phần thiểu số đối lập là tiếng chuông cảnh tỉnh luôn gióng lên bên tai rằng thời gian hành quyền của Chính Phủ đương nhiệm được tính từng ngày một. Cuộc đời của Chính Phủ đương nhiệm sẽ cáo chúng vào dịp tuyển cử tới, nếu họ không tuân luật pháp, đi ngược lại nhu cầu và ước vọng của dân chúng, nếu họ không quản trị hiệu năng và v́ lợi ích chung, thay v́ thiên vị, bè phái như họ đang làm.

    Xác tính được vai tṛ trọng yếu không thể thiếu đó của thành phần thiểu số đối lập trong thể chế dân chủ, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ dành cho thành phần đối lập khả năng thực hữu để "chỉ trích, kiểm soát, thắng bớt, cân bằng, điều chỉnh chính hướng Quốc Gia" đối đầu với các âm mưu lạm quyền lúc nào cũng có đối với giới đương quyền.

    Và đây là bằng chứng: "Viện Bảo Hiến Liên Bang sẽ quyết định) trong trường hợp bất đồng ư kiến hay nghi vấn về các vấn đề hợp hiến hay bất hợp hiến giữa luật pháp Liên Bang hay luật pháp của Tiểu Bang đối với Hiến Pháp hiện tại, hoặc giữa luật pháp của Tiểu Bang với các đạo luật của Liên Bang, nếu được Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/ 3 Nghị Sĩ Hạ Viện Liên Bang yêu cầu" (Điều 93, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

    Đoạn văn "Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ của Hạ Viện Liên Bang yêu cầu" cho thấy Hiến Pháp 1949 CHLBĐ nâng cao khả năng "đối lập" của thành phần thiểu số đối lập lên lằn mức "khả thi".

    Trong một Quốc Gia Liên Bang như CHLBĐ hay Hoa Kỳ, thành phần đa số đang chiếm đa số ghế trong Quốc Hội và lănh đạo Chính Phủ Liên Bang. Nhưng thành phần thiểu số đối lập có thể đang lănh đạo Chính Phủ ở một hay nhiều Tiểu Bang nào đó, cũng như đang chiếm 1/3 số ghế trong Hạ Viện Liên Bang.

    Hiến Pháp xác định là mỗi khi có một Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ Hạ Viện Liên Bang yêu cầu là Viện Bảo Hiến sẽ duyệt xét tính cách hợp hiến hay vi hiến của các đạo luật mà giới đương quyền đưa ra.

    Quyết định như vậy là Hiến Pháp trao cho thành phần thiểu số đối lập khả năng thực hữu kiểm soát tính các hợp hiến hay vi hiến các luật pháp được ban hành và hoạt động của Chính Phủ cũng như thành phần đa số trong Quốc Hội.

    Nói cách khác Hiến Pháp 1949 CHLBĐ đă trao cho thành phần đối lập có thực quyền để thừa hành "quyền và nhiệm vụ" đối lập của ḿnh, bênh vực quyền lợi cho xứ sở, bênh vực quyền và tự do cho người dân.

    Thành phần thiểu số đối lập trong Hiến Pháp 1949 CHLBĐ không phải chỉ là "nghị gù, nghị gật", và cũng không phải là nô bộc "vâng, dạ", luôn luôn "nhất trí" của Đảng và Nhà Nước, trong thể chế trong đó:

    "Đảng là Bậc Thầy không thể sai lầm về phương diện ư thức hệ; về phương diện áp dụng thực hành, Đảng là sự Chính Xác Tuyệt Đỉnh; về phương diện trí thức, Đảng là Thần Thánh" (R.G. Wesson, Lenin’s Legacy: The Story of CPSU, in The Breznev Party, Standford Univ., Standford, California, 1978, 255).

    Như vậy, thiểu số đối lập là yếu tố không thể thiếu để "chỉ trích, kiểm soát, thắng bớt, cân bằng và điều chỉnh" cũng như là yếu tố "dân chủ luân phiên" (Alternanzdemokratie) của nền dân chủ đích thực, khác với lối hành xử độc tài, độc đảng, tự tôn và tự phong tước cho ḿnh để cố bám lấy quyền lực (Schneider- Zeh, Parlamentsrecht und Parlamentspraxis in der Bundesrepublik Deutschland, Berlin - New York, 1989, 1063-1064).

    Thiểu số đối lập không có quyền tự do đối lập, không có dân chủ luân phiên, sẽ không có dân chủ.

    Sự hiện diện của thành phần thiểu số đối lập là h́nh thức bảo vệ dân chủ và làm cho "Dân Chủ Cầu Tiến, Dân Chủ Hiệu Năng" thay v́ "Dân Chủ Ngủ Gà Ngủ Gật, Dân Chủ Bè Phái, Dân Chủ Đảng trị" và "Dân Chủ Giả Dạng" (Gherig, op. cit., id.).

    Nhưng tất cả những ǵ cao đẹp vừa kể được Hiến Pháp giao cho thành phần thiểu số đối lập để bảo vệ và làm cho dân chủ được phát huy sẽ trở nên vô dụng, nếu Hiến Pháp không đứng ra bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

    Và đó là những ǵ Hiến Pháp 1949 CHLBĐ đă tiên liệu: "Mọi người đều có quyền phát biểu tư tưởng của ḿnh bằng lời nói, chữ viết và mọi phương tiện truyền thông khác, có quyền được thông tin, mà không ai được cấm cản, từ những nguồn tin mà ai cũng có thể biết được. Mọi hành vi cắt xén, kiểm duyệt đều không thể được chấp nhận" (Điều 5, đoạn 1, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

    Không có quyền bày tỏ ư kiến để "chỉ trích, kiểm soát, thắng bớt, cân bằng, điều chỉnh", thực quyền Hiến Pháp dành cho, thành phần thiểu số đối lập sẽ trở thành vô dụng.

    c) Tự do ngôn luận và kiểm soát hạn chế quyền lực.

    Hai yếu tố vừa được bàn đến, tự do bầu cử và tự do đối lập, trong thể chế dân chủ không có mục đích ǵ khác hơn là tạo được một nhóm người đại diện lănh đạo Quốc Gia nói chung và Chính Quyền nói riêng được sự đồng thuận của đa số chính danh hoá cho việc thừa hành quyền lực Quốc Gia, hành xử trong giới mức hiến định và hiệu năng để bảo vệ người dân và đem lại lợi ích chung cho xứ sở.

    Nhưng trong thể chế dân chủ, quyền lực Quốc Gia được trao cho các người đại diện thừa hành phải được người dân, chủ nhân của quyền lực tối thượng Quốc Gia luôn luôn kiểm soát và hạn chế, nếu không chủ nhân của quyền lực Quốc Gia có thể trở thành nô bộc cho giới cầm quyền, bị đàn áp và tước đoạt bởi những người đại diện, thay v́ được họ phục vụ.

    Đặc tính trước tiên của các Hiến Pháp của các Quốc Gia dân chủ Tây Âu là đặc tính bảo chứng (garantisme), áp dụng nhiều kỹ thuật bắt buộc giới hành quyền đương nhiệm phải tuân theo, xác định lằn mức không thể vượt qua cũng như những điều khoản bắt buộc phải thi hành, để bảo vệ quyền và tự do của người dân, cũng như định hướng đường lối cai trị hiệu năng và không thiên vị. Nhưng điều chúng tôi muốn đề cập ở đây không phải là nghiên cứu và b́nh luận những kỹ thuật hiệu năng được áp dụng để bênh vực con người và tạo nên thể chế dân chủ thực hữu (démocratie substantielle) trong các Hiến Pháp vừa được đề cập (chúng tôi đă có dịp bàn đến trong bài SOẠN THẢO VÀ TU CHÍNH HIẾN PHÁP).

    Điều mà chúng tôi muốn suy tư ở đây, liên quan đến quyền tự do ngôn luận đang bàn, là tự do ngôn luận, yếu tố tối quan trọng để chọn người đại diện lănh đạo quốc gia một cách dân chủ thực sự và bảo đảm cho nền dân chủ cầu tiến và hiệu năng, qua vai tṛ của thành phần đối lập, như đă nói.

    Ngoài ra quyền tự do ngôn luận được các Hiến Pháp dân chủ Tây Âu dành cho dân chúng như là dụng cụ để kiểm soát hành vi của giới đương quyền lănh đạo.

    Ai trong chúng ta cũng biết để tránh quyền lực tập trung vào tay một chủ thể duy nhứt, vua trong thời quân chủ hay Đảng ở các Quốc Gia Cộng Sản, các Quốc Gia dân chủ hiện nay phân chia quyền lực Quốc Gia theo hàng ngang, lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền lực Quốc Gia được chia như vậy độc lập, để kiểm soát và cân bằng nhau (Checks and Balances) theo tinh thần của Hiến Pháp Philadelphia 1787.

    Ngoài ra cách phân chia hàng ngang như vừa nói, các Hiến Pháp dân chủ Tây Âu hiện nay c̣n phân chia quyền lực Quốc Gia theo hàng dọc, từ trung ương đến địa phương, cộng đồng địa phương (vùng, tỉnh, quận, tổ chức xă hội trung gian, công đoàn, tổ chức kỷ nghệ và kinh tế).

    Nói cách khác Hiến Pháp đă trao cho các cộng đồng địa phương quyền tự do ngôn luận để cộng tác xác định đường lối chính trị Quốc Gia.

    Tiếng nói của cộng đồng điạ phương không phải là tiếng nói của người dân địa phương chỉ liên quan đến nhu cầu và ước vọng dân chúng sở tại, mà c̣n là tiếng nói của những người dân cư ngụ trên một phần lănh thổ Quốc Gia bày tỏ ư kiến và đồng thuận liên quan đến đường lối lănh đạo cho cả đất nước, để kiểm soát, hảm thắng, định hướng và quyết định trợ giúp giới lănh đạo đương quyền.

    Đó là những ǵ Hiến Pháp 1947 Ư giao phó cho người dân địa phương
    - quyền đề xướng dự án luật Quốc Gia:
    * "Quyền đề xướng luật pháp thuộc về Chính Quyền, mỗi thành viên của Lưỡng Viện Quốc Hội và các cơ quan và tổ chức được luật hiến pháp giao cho.
    Dân chúng hành xử quyền đề xướng luật pháp, qua sự yêu cầu của ít nhứt 50.000 cử tri, bằng một dự thảo luật viết thành điều khoản" (Điều 71, Hiến Pháp 1947 Ư).
    * "Hội Đồng Địa Phương Vùng) hành xử quyền lập pháp và thiết định quy chế được giao cho địa phương và các vai tṛ khác được Hiến Pháp và Luật Pháp quy trách cho. Hội Đồng Địa Phương có thể tŕnh bày các dự thảo đến Lưỡng Viện quốc Hội" (Điều 121, id.).

    - quyền triệu tập trưng cầu dân ư, băi bỏ những đạo luật không thích ứng với nhu cầu và ước vọng dân chúng: "Trưng cầu dân ư để băi bỏ toàn diện hay một phần điều khoản luật pháp hoặc các sắc lệnh có hiệu lực pháp định sẽ được đề xướng, khi có 50.000 cử tri hoặc 5 Cộng Đồng Địa Phương vùng yêu cầu" (Điều 75, đoạn 1, id.).

    - quyền đại diện của Cộng Đồng Địa Phương tham dự bầu cử Tổng Thống: "Tổng Thống Cộng Hoà được Lưỡng Viện Quốc Hội bầu ra trong phiên họp chung của các thành viên.
    Mỗi Cộng Đồng Địa Phương Vùng có ba đại diện được Hội Đồng Vùng tuyển chọn tham dự cuộc bỏ phiếu, thế nào cho các thành phần thiểu số cũng được đại diện" (Điều 83, đoạn 1 và 2, id.)

    - quyền thay đổi và bổ túc Hiến Pháp: "Các luật về sửa đổi Hiến Pháp và các luật hiến pháp khác được mỗi Viện Quốc Hội áp dụng đều phải được Quốc Hội bỏ phiếu tán đồng qua hai cuộc bỏ phiếu trong khoản thời gian không dưới ba tháng. Các luật vừa kể phải được tán đồng của mỗi Viện Quốc Hội với đa số tuyệt đối (50%+1 phiếu) ở lần bỏ phiếu thứ hai.
    Các luật trên có thể được đưa ra trưng cầu dân ư, nếu trong ṿng 3 tháng sau ngày công bố có 1/5 nghị sĩ của một Viện quốc Hội, 50.000 cử tri hoặc 5 Cộng Đồng Địa Phương Vùng yêu cầu" (Điều 138, đoạn 1 và 2, id.).

    - quyền các vị Chủ Tịch Cộng Đồng Địa Phương phải được mời tham dự các phiên họp của Nội Các Chính Phủ (Temistocle Martines, Lineamento di diritto regionale, Milano, 1997, 99).

    Nói tóm lại, tất cả những kỹ thuật giới hạn và dành quyền hạn rộng rải cho nhiều chủ thể khác nhau trong Cộng Đồng Quốc Gia với quyền tự do ngôn luận là dụng cụ, Hiến Pháp không có mục đích ǵ khác hơn là quy trách, kiểm soát và hạn chế những ai đại diện người dân hành xử quyền lực Quốc Gia thay cho họ, để bảo đảm việc tôn trọng và thực thi các quyền bất khả xâm phạm của con người và hiệu năng hoạt động của giới hành quyền, theo thể thức dân chủ và cho mọi thành phần dân chúng có quyền và có phương tiện tham dự thiết thực vào đường lối chính trị lănh đạo Quốc Gia.

    Dân chủ, có nghĩa là người dân là chủ nhân quyền lực Quốc Gia bất cứ lúc nào, trước khi, đang khi và sau khi trao quyền cho người đại diện. Bất cứ lúc nào Hiến Pháp cũng phải tiên liệu cho người dân có phương tiện, và quyền tự do ngôn luận là phương tiện thiết yếu không thể thiếu, để góp phần tích cực để phát huy và hoàn hảo hóa chính hướng, cũng như hảm thắng, cắt bớt, kiểm soát hay khai trừ trong giới mức hiến định, mọi lạm quyền chống lại phương thức hành xử thiếu hiệu năng, bè phái và không tôn trọng nhân vị con người.

    d) Tự do ngôn luận, quyền tự vệ của người dân.

    "Bất cứ ai tạm thời bị bắt giam v́ bị nghi ngờ có hành vi phạm pháp, nội trong ngày hôm sau, đều phải được dẫn đến trước quan toà. Vị quan toà phải thông báo cho đương sự biết lư do bị bắt giam, phải nghe đương sự tŕnh bày hay làm cách nào để đương sự có thể biện minh. Sau đó quan toà hoặc phải đưa ra trác án giam giữ bằng chữ viết hoặc phải ra lệnh phóng thích tức khắc" (Điều 104, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

    Điều khoản vừa được trích dẫn cho thấy tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận trong việc bảo vệ quyền tự do của người dân, "Quan toà... phải nghe đương sự tŕnh bày hay làm cách nào để đương sự có thể biện minh".

    Cũng vậy: "Mọi người có quyền hành xử quyền của ḿnh ở toà án để bảo vệ chính ḿnh và lợi thú chính đáng của ḿnh. Quyền tự vệ là quyền bất khả xâm phạm ở bất cứ t́nh trạng và đẳng cấp nào trong tiến tŕnh xử án. Đối với những ai không có phương tiện, Quốc Gia có bổn phận thiết lập ra các cơ quan, phương tiện để họ có thể hành xử để bênh vực ḿnh trước bất cứ phiên toà nào" (Điều 24, đoạn 1,2 và 3 Hiến Pháp 1947 Ư quốc).

    "Quốc Gia có bổn phận thiết lập ra các cơ quan, phương tiện" để họ hành xử, điều đó cho thấy không những quốc Gia đứng ra tuyên bố "... nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người..." (Điều 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc), mà c̣n quy trách cho chính ḿnh phải tạo các phương tiện cần thiết để bảo đảm cho các quyền căn bản của con người được thực hiện và được bảo vệ cho tồn tại, trong đó quyền tự do ngôn luận là một.

    Không có tự do ngôn luận, người dân bị tước đoạt quyền tự vệ, một trong những quyền căn bản của con người.

    Và trước toà án:
    - "Trước toà án, mọi người có quyền phải được các thẩm phán lắng nghe theo thể thức luật định" (Điều 103, đoạn 1, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ.).

    C̣n nữa, trong cuộc sống thường nhật, ai cảm thấy các quyền tự do của ḿnh bị cơ chế Quốc Gia xúc phạm, có thể đệ đơn tố cáo:
    - "Ai thấy các quyền của ḿnh bị cơ quan công quyền vi phạm, có thể đệ đơn tố cáo với cơ quan tư pháp. Bởi v́ không có một cơ quan thẩm quyền nào khác hơn là thẩm quyền của quyền tư pháp thường nhiệm" (Điều 19, đoạn 4, id.).

    Quyền tự do ngôn luận của người dân trong thể chế dân chủ được quan niệm dưới h́nh thức tiêu cực trong các Hiến Pháp dân chủ Tây Âu, như là dụng cụ để bảo vệ công chính cho người dân bị t́nh nghi phạm pháp, hay trong trường hợp bị cơ quan công quyền làm tổn thương các quyền tự do của ḿnh, như chúng ta vừa thấy.

    Quyền tự do ngôn luận được các Hiến Pháp Tây Âu c̣n được quan niệm tích cực hơn, tự do phát biểu tư tưởng của ḿnh để góp phần xây dựng Quốc Gia, sữa chửa những thiếu sót, bất toàn và đề nghị những phương thức, mục đích hữu hiệu và lợi ích hơn cho đất nước:
    - "Mỗi người đều có quyền đệ đơn, tự ḿnh hay cùng hợp tác với những người khác, thỉnh nguyện thư hoặc kháng thư đến cơ quan công quyền có thẩm quyền cũng như đến cơ quan đại diện dân cử " (Điều 17 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

    Người dân hành xử quyền tự do ngôn luận của ḿnh một cách có hiệu quả hơn, nếu họ cùng chung hành xử quyền tự do đó với người khác.

    Đó là những ǵ Hiến Pháp 1947 Ư Quốc, không những không cấm cản mà c̣n khuyến khích người dân của ḿnh hành xử quyền tự do ngôn luận, tham gia vào các tổ chức chính đảng:
    - "Mọi công dân đều được tự do gia nhập thành chính đảng để cộng tác theo phương thức dân chủ xác định chính hướng Quốc Gia" (Điều 49, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

    Nói tóm lại, không có tự do ngôn luận sẽ không có dân chủ, các quyền căn bản của con người không được bảo đảm và người dân không có phương tiện tối quan trọng để góp phần hữu hiệu và hoàn hảo hóa đường lối chính trị lănh đạo Quốc Gia.

    Nên tham gia bầu cử hay không, câu hỏi hàm chứa ư nghĩa của một câu hỏi khác: người dân Việt Nam đang được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và gia nhập hội, các chính đảng có được tự do hoạt động, có thời gian chuẩn bị tự do tạo ư kiến và sự đồng thuận của quần chúng, để bầu cử hay không?

    Nếu câu trả lời cho những điều kiện tiên quyết vừa kể là câu trả lời phủ quyết, tự nó cũng là câu trả lời phủ quyết của việc tham gia bầu cử

    Nguồn: http://www.lenduong.net

                                                                                                            


    Vận động dân biểu, nghị sĩ Úc can thiệp cho dân chủ ở Việt Nam

    2009-11-02

    Trong thời gian qua, Cộng Đồng người Việt Tự do Úc châu đă liên tục vận động sự ủng hộ của các vị dân biểu, nghị sĩ và đảng đối lập Úc để đưa vào chính sách ngoại giao của Úc những hoạt động nhằm can thiệp cho các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam trong kỳ bầu cử sắp tới của Úc.

    Phái đoàn Cộng Đồng người Việt Tự do Úc châu và hai Dân biểu Jason Clare và Julia Irwin.(2008) ảnh minh họa

    Cuộc vận động đă gặt hái những thành công mà theo ban tổ chức cho rằng rất đáng phấn khởi mặc dù c̣n rất nhiều khó khăn phía trước.

    Mặc Lâm phỏng vấn ông Đoàn Viết Trung, nguyên chủ tịch cộng đồng người Việt Úc châu, là đại diện trong cuộc vận động này, để biết thêm chi tiết.

    Can thiệp cho các nhà dân chủ đang bị giam giữ

    Mặc Lâm : Thưa, trước tiên xin được cảm ơn ông đă nhận lời dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Xin ông cho biết khái quát về cuộc vận đồng này như thế nào, và cụ thể th́ mục đích yêu cầu ǵ ở các vị dân cử của nước Úc, thưa ông?

    Ông Đoàn Viết Trung : Dạ thưa, quá tŕnh chúng tôi đi vận động càng nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ liên bang và tiểu bang càng tốt. Tất cả những người bằng ḷng gặp chúng tôi th́ chúng tôi đi gặp. Từ giữa tháng 7 chúng tôi bắt đầu cuộc vận động đến nay th́ chúng tôi đă đến gặp cả thảy hai mươi mấy vị dân biẻu và thượng nghị sĩ.

    Chúng tôi yêu cầu họ là hăy viết thư đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để phản đối về trường hợp những người này và hăy nêu tên một số người ra; có người th́ nêu tên luật sư Nguyễn Văn Đài, có người th́ đưa tên Lê Thị Công Nhân, có người th́ đưa tên linh mục Nguyễn Văn Lư.

    Ô.Đoàn Viết Trung, CĐVN ở Úc

    Chúng tôi gặp cả dân biểu và thượng nghị sĩ bên đảng cầm quyền cũng như là bên đảng đối lập, bởi v́ nếu đảng cầm quyền không chấp nhận những đề nghị mà Cộng Đồng Người Việt Tự Do đưa ra th́ chúng tôi vận động bên đảng đối lập để trong cuộc bầu cử tới nếu họ đắc cử họ cũng sẽ đưa ra. Một trong những việc chúng tôi yêu cầu họ là hăy viết thư đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để phản đối về trường hợp những người này và hăy nêu tên một số người ra; có người th́ nêu tên luật sư Nguyễn Văn Đài, có người th́ đưa tên Lê Thị Công Nhân, có người th́ đưa tên linh mục Nguyễn Văn Lư.

    Chúng tôi không có đưa ra danh sách những tù nhân lương tâm gần đây bởi v́ khắp nước Việt Nam th́ có cả hàng trăm tù nhân lương tâm chứ không phải chỉ những người này.

    Mặc Lâm :  Làm cách nào mà ban vận động thông tin cho các vị này biết được những người đang bị giam giữ tại Việt Nam họ không phải là những người phạm tội h́nh sự như nhà nước Việt Nam thường công bố?

    Ông Đoàn Viết Trung : Dạ thưa mỗi khi chúng tôi gửi e-mail hay gửi thư, hay là đến gặp các vị dân biểu - thượng nghị sĩ (th́) chúng tôi đính kèm lá thư của chúng tôi là một danh sách vắn tắt những tù nhân lương tâm đă bị bắt từ đầu năm 2007 đến giờ. Cái danh sách này của chúng tôi không đầy đủ nhưng mà trong danh sách đó th́ có khoảng trên dưới 40 người.

    Chúng tôi dựa vào bản tin của những tổ chức lớn nhất và có uy tín trên thế giới, chẳng hạn như là Phóng Viên Không Biên Giới. Đối với các vị chính khách th́ họ gặp chúng tôi họ không đặt câu hỏi là những chuyện này có thật hay không, tại v́ phần lớn đều biết là cộng sản Việt Nam chà đạp lên lương tâm, dù là họ không biết trực tiếp.

    Cái chuyện chính mà thựng thường họ bàn với chúng tôi khi mà chúng tôi gặp họ là về ba chính sách ngoại giao viện trợ mà Cộng Đồng Người Việt Tự Do đưa ra với chính quyền và với đảng đối lập

    Chúng tôi dựa vào bản tin của những tổ chức lớn nhất và có uy tín trên thế giới, chẳng hạn như là Phóng Viên Không Biên Giới. Đối với các vị chính khách th́ họ gặp chúng tôi họ không đặt câu hỏi là những chuyện này có thật hay không, tại v́ phần lớn đều biết là cộng sản Việt Nam chà đạp lên lương tâm

    Ô.Đoàn Viết Trung, CĐVN ở Úc

    Áp lực bằng ngoại giao và viện trợ

    Mặc Lâm : Ông vừa nói là ban vận động tập trung vào ba chính sách ngoại giao của Úc, xin ông cho biết chi tiết hơn về việc này ạ.

    Ông Đoàn Viết Trung : Dạ ba chính sách về ngoại giao và viện trợ mà chúng tôi đề nghị đều nhằm mục đích để làm sao cho chính quyền Úc tạo áp lực lên cộng sản Việt Nam v́ ba chính sách chúng tôi đề nghị là như vầy:

    Thứ nhất là viếng thăm thân nhân của tù nhân lương tâm có nghĩa là những vị viên chức ở trong Toà Đại Sứ Úc ở Hà Nội và Ṭa Lănh Sự Úc ở Sài G̣n hăy hoặc là đến thăm những thân nhân của tù nhân lương tâm, hoặc là mời họ đến toà lănh sự hay toà đại sứ để gặp trong một buổi tiệc trà chẳng hạn. Tôi lấy thí dụ chẳng hạn như là họ đến gặp mẹ của cô Lê Thị Công Nhân, hay đến gặp chị của Linh mục Nguyễn Văn Lư chẳng hạn.

    Nếu những người này ở xa th́ họ có thể mời những vị thân nhân này đến toà lănh sự. Nếu những chuyện này xảy ra th́ sẽ tạo ra áp lực trên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bởi v́ Hà Nội sẽ biết là Úc không phải chỉ nói là quan tâm về những người này mà thực sự là có quan tâm đến và đi đến gặp họ. Và ngoài ra, những cuộc gặp như thế này cũng gửi một thông điệp khác đến những tù nhân lương tâm và gia đ́nh của họ biết là thế giới không quên họ. Đó là cái đề nghị thứ nhất.

    Đề nghị thứ nh́ là về cuọc thảo luận về nhân quyền giữa Úc và Việt Nam đă kéo dài từ năm 2002 đến giờ, mỗi năm các viên chức ngoại giao của hai bên gặp nhau một lần hoặc là hai ba lần. Những cuộc thảo luận về nhân quyền hiện nay chỉ nằm trong phạm vi của Bộ Ngoại Giáo Úc, tức là những viên chức ngoại giao chỉ báo cáo đến Ngoại Trưởng Úc mà thôi. Th́ đề nghị của chúng tôi là những viên chức ngoại giao có tham dự vào những buổi thảo luận về nhân quyền này cần phải báo cáo đến cả Quốc hội nữa và cần phải chịu sự giám sát của Quốc Hội. Đó là cái đề nghị thứ nh́.

    Chúng tôi yêu cầu  Chính Phủ Úc là hăy ngưng khoản tiền viện trợ này để đưa ra một thông điệp cụ thể cho Đảng CSVN biết là không thể nào vừa lănh tiền của Úc lấy tiếng là để cải thịên về nhân quyền mà một mặt khác th́ lại lấy bàn tay kia đàn áp người dân chủ.

    Ô.Đoàn Viết Trung, CĐVN ở Úc

    Đề nghị thứ ba th́ liên hệ đến viện trợ. Hiện thời trong chương tŕnh viện trợ của Úc cho Việt Nam có đến hơn 106 triệu đôla mỗi năm, trong đó có một số tiền khoảng nửa triệu, số tiền đó dành riêng cho các viên chức cộng sản Việt Nam, chẳng hạn như viện trợ cho các viên chức trong bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam được bay ra ngoại quốc, tiếng gọi là để học hỏi về các luật lệ quốc tế nhưng mà thực ra đó là những chuyến đi chơi của họ, hoặc là để giúp cho những cái gọị là hội luật sư ở Việt Nam nhưng mà hội luật sư đó cũng chỉ là một phần của Đảng CSVN và chính hội luật sư đó mà gần đây người thủ lănh của hội luật sư đó là một viên chức cao cấp của Đảng CSVN đă lên tiếng mạt sát Luật sư Lê Công Định v́ ông đă tranh đấu cho dân chủ.

    V́ thế cho nên chúng tôi yêu cầu  Chính Phủ Úc là hăy ngưng khoản tiền viện trợ này để đưa ra một thông điệp cụ thể cho Đảng CSVN biết là không thể nào vừa lănh tiền của Úc lấy tiếng là để cải thịên về nhân quyền mà một mặt khác th́ lại lấy bàn tay kia đàn áp người dân chủ.

    Mặc Lâm : Thưa, xin được hỏi ông là hiện tại th́ ban vận động đă thuyết phục được bao nhiêu vị dân cử của cả hai khối rồi, thưa ông?

    Ông Đoàn Viết Trung : Dạ thưa, trong những bản tin mới nhất th́ chúng tôi có đưa ra thêm 7 vị, và trong bản tin hồi tháng 9 và bàn tin khác hồi tháng 8 chúng tôi cũng đưa ra tên của một số vị dân biểu và thượng nghị sĩ khác.

    Những người nào mà bên đảng cầm quyền họ đă viết thư đến Ngoại Trưởng Úc để yêu cầu gặp chúng tôi cũng như là để hỗ trợ 3 đề nghị đó của Cộng Đồng Người Việt Tự Do. Có những người trong đảng đối lập th́ họ cũng đă viết thứ đến bà ngoại trưởng đối lập để đề nghị là đảng đối lập hăy có chính sách như là Cộng Đồng Người Việt Tự Do đă đề nghị.

    Không phải chỉ có cộng đồng ḿnh tranh đấu mà cũng qua cái sức mạnh lá phiếu của cộng đồng người Việt ở Úc này để chính chính quyền Úc cũng tạo ra những áp lực cụ thể, v́ thế cho nên đây là một cuộc vận động lâu dài.

    Ô.Đoàn Viết Trung, CĐVN ở Úc

    Mặc Lâm : Và cuối cũng xin ông cho biết là cuộc vận động này sẽ được kết thúc vào lúc nào ạ?

    Ông Đoàn Viết Trung : Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu làm sao để cho không phải chỉ có cộng đồng ḿnh tranh đấu mà cũng qua cái sức mạnh lá phiếu của cộng đồng người Việt ở Úc này để chính chính quyền Úc cũng tạo ra những áp lực cụ thể, v́ thế cho nên đây là một cuộc vận động lâu dài.

    Nếu từ nay đến kỳ bầu cử tới mà chính quyền liên bang hiện nay họ chấp nhận những đề nghị của Cộng Đồng Người Việt Tự Do hoặc là họ làm những chính sách tương tự như vậy th́ tốt lắm, c̣n nếu không - nếu họ không chấp nhận th́ chúng tôi cũng tiếp tục vận động để cho đảng đối lập có những chính sách như vậy và nếu mà kỳ bầu cử chính quyền liên bang vào năm tới đây, nếu họ đắc cử th́ họ cũng có chính sách đó. Có nghĩa là nếu không đảng này th́ đảng khác, không cách này th́ cách khác chúng tôi nhất định làm sao cho chính sách được thành công.

    Mặc Lâm : Một lần nữa xin cám ơn ông Đoàn Việt Trung đă cho chúng tôi những thông tin vừa kể.


      Nguồn:http://www.rfa.org




    Dân Chủ: Lương Tri và Định Chế




      Luật Sư Đào Tăng Dực

    Như những người quan tâm đến tiến tŕnh dân chủ hóa tại Việt Nam, phần đông chúng ta đều băng khoăn, trăn trở về những chướng ngại trong tiến tŕnh xây dựng dân chủ cho đất nước ḿnh. Nhất là khi chúng ta nh́n thấy những khó khăn đang xảy ra tại những quốc gia chưa có dân chủ, nhưng đang nổ lực xây dựng, như tại A Phú Hăn hoặc Iraq.

    Nhất là tại A Phú Hăn. Tại quốc gia đang có nội chiến này, chính phủ đang nắm quyền hiên nương nhờ vào sự ủng hộ về quân sự lẫn tài chánh từ các quốc gia dân chủ Tây Phương, dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc, nhưng dưới sự lănh đạo của Hoa Kỳ trên thực tế.
    Trên nguyên tắc, các chính quyền Tây Phương, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia chính, biện minh cho sự tham chiến của ḿnh tại A Phú Hăn, qua lập luận rằng: họ đang ủng hộ một chính quyền trong sạch và dân chủ thực sự, để chống lại một nhóm Taliban khủng bố,quá khính, độc tài và phi dân chủ.

    Chính v́ thế cuộc bầu cử Tổng Thống tại A Phú Hăn ngày 20 tháng 8, 2009 vừa qua được Hoa Kỳ và các nước Tây Phương phổ biến với cử tri ḿnh, như một chứng minh và biện minh cho sự viện trợ và hy sinh đầy chính nghĩa tại quốc gia này.

    Tuy nhiên kết quả hoàn toàn đi ngược lại kỳ vọng của họ. Ủy Ban Bầu Cử Độc Lập của A Phú Hăn giám sát cuộc bầu đă phải xác định yếu tố gian lận lớn lao, có hệ thống và không thể chối căi của phe Tổng Thống Hamid Karzai. Sự gian lận bao gồm: bán phiếu, xử dụng vũ lực ép bầu, hoán đổi phiếu trong các thùng phiếu. Số phiếu gian lận nhiều đến mức độ, mặc dầu cuộc kiểm phiếu giai đoạn cho thấy Tổng Thống Hamid Kazai có hơn 50% số phiếu (16/9/09 với 54.6%), nhưng dưới áp lực quốc tế, Ùy Ban Bầu Cử phải xác định chung kết rằng TT Karzai chưa đủ 50% số phiếu (21/10/09 với 49.67%). Chính v́ thế một cuộc bầu cử ṿng nh́ vẫn được tổ chức , dưới áp lực của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, ngơ hầu đem lại một mức độ chính danh tương đối cho chính phủ Karzai.

     

    Tuy nhiên lănh tụ phe đối lập Abdullah Abdullah, người có số phiếu sau Hamid Karzai, đ̣i hỏi phải cách chức vị Chủ Tịch Hội Đồng Bầu Cử Đôc Lập th́ mới chịu tham gia ṿng nh́. Khi TT Karzai từ chối th́ vị này rút tên không ứng cử. Kết quả là TT Karzai độc diễn và được tuyên bố đắc cử chính thức mà không cần bầu phiếu ṿng nh́.

    Đất nước chúng ta không xa lạ ǵ trong quá khứ với các cuộc gian lận bầu cử hoặc bầu cử độc diễn tại miền nam. Thời Đệ Nhất Cộng Ḥa có nhiều quan sát viên quốc tế tố cáo rằng có nhiều phiếu bầu hơn số cử tri đi bầu. Thời quư ông Thiệu và Kỳ th́ cũng có trường hợp ông Thiệu độc diễn.
    Tại miền Bắc càng tệ hại hơn nữa. Từ trước đến nay chỉ có một màn kịch duy nhất, đó là độc tài độc đảng, đảng cử dân bầu. Không có đối lập mà vẫn có những tấng tuồng lố bịch như Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại Tướng Bộ Trưởng Công An Lê Hồng Anh đi vận động tranh cử như tại các quốc gia dân chủ thực sự. Là người Việt Nam sống trong thế kỷ 21, với hệ thống tin học toàn cầu, sự nhục nhă thật vô cùng tận.

    Hậu quả của sự vắng bóng dân chủ và gian lận bầu cử là ǵ?
    Nguyên nhân phát xuất từ đâu?

    Trong trường hợp của A Phú Hăn, tính gian lận của cuộc bầu cử đă và đang gây rất nhiều khó khăn cho các đồng minh Tây Phương của họ trong cuộc chiến sinh tử chống phe Taliban, nhất là dư luận quần chúng tại Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tại 2 quốc gia có đông đảo quân đội tại A Phú Hăn này, phong trào phản chiến rất mạnh. Tổng Thống Barack Obama và Thủ Tướng Gordon Brown đều gặp khó khăn. TT Obama th́ phải làm sao biện minh cho nhu cầu gia tăng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại xứ này, khi dân chúng Hoa Kỳ cảm thấy ḿnh bị rơi vào t́nh trạng phải dồn tài nguyên và đổ máu để bảo vệ cho một chế độ gian lận và thối nát, đành rằng phe Taliban cũng gồm toàn những tay khủng bố khát máu.
    Thủ tướng Anh Quôc Gordon Brown cũng bị những áp lực tương tự. Có thể kết luận rằng, những sự gian lận của phe Hamid Karzai hoàn ṭan v́ quyền lợi phe nhóm và cá nhân, cũng như đi ngược lại quyền lợi của dân tộc họ.

    Sự độc diễn đưới thời Ông Nguyễn Văn Thiệu, một phần nào làm giảm đi yếu tố chính danh, không những cho Hoa Kỳ, là chỗ dựa lưng của Việt Nam Cộng Ḥa, mà c̣n giảm đi yếu tố chính danh cho các chính quyền liên hệ tại miền Nam Việt Nam, trong cuộc chiến sinh tử chống lại độc tài CS từ miền Bắc nữa.

    Trên phương diện chính trị, chúng ta không thể chống độc tài này bằng sự độc tài kia, hoặc gian xảo này bằng gian xảo nọ. Chỉ có dân chủ và sự trong sáng mới có thể chiến thắng được độc tài và xảo trá mà thôi.

    Bức tường Bá Linh sụp đổ, đem lại tự do cho toàn cơi Đông Âu va Liên Xô, không phải v́ Hoa Kỳ và các nướcTây Âu độc tài và gian xảo hơn các chính quyền CS Đông Âu và Nga Sô. Trái lại chính tinh thần dân chủ trong sáng, nền pháp trị công minh và lương tri của những nhà lănh đạo Tây Phương, đă là những viên đạn có hiệu năng công phá thành tŕ của độc tài đảng trị lớn lao nhất.

    Nếu các lănh tụ thế giới tự do, vào giai đoạn đó của lịch sử, viện cớ là đối thủ CS của họ độc tài và gian xảo, và họ phải siết chặc kiểm soát, giảm thiểu các dân quyền và nhân quyền nơi quốc gia họ, th́ chưa chắc bức tường Bá Linh đă sụp đổ vào thời điểm 9/11/1989.

    Chân lư này áp dụng cho mọi sinh hoạt xă hội và chính trị, từ một cộng đồng người Việt nhỏ tại hải ngoại, đến một làng xă, một thành phố, một quốc gia hay một cộng đồng Quốc gia như Liên Hiệp Âu Châu. Những thành phần ích kỷ và thiển cận, viện cớ phải đối diện với một kẻ thù độc tài và gian xảo, để sau đó xiết chặc sự kiểm soát và giảm thiểu khả năng hành xử quyền tự do của con người, thông thường không có biện minh nào, ngoài quyền lợi vị kỷ của phe nhóm và cá nhân liên hệ.

    Nguyên nhân của sự gian lận và vắng bóng dân chủ phát xuất từ đâu?

    Tại các quốc gia Cộng Sản như Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn, th́ phát xuất từ hai yếu tố chính:
    Đó là sự thiếu vắng những định chế dân chủ thực sự và tính thiếu lương tri của giai cấp lănh đạo.
    Đành rằng, CSVN và các đảng CS khác, đều biện minh bừa băi rằng họ cũng có quốc hiệu rất dân chủ nào là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, hoặc hiến pháp và từ đó có Quốc Hội, Ṭa Án Tối Cao, Nội Các như các quốc gia dân chủ thực sự khác.

    Tuy nhiên danh từ rỗng và kêu to, không đồng nghĩa với thực chất. Khi phân tích kỹ th́ các hiến pháp và định chế chỉ là những tṛ chơi chữ và lừa đảo lố bịch, không lừa gạt được ai trong kỷ nguyên tin học mới này. Giai cấp lănh đạo VIỆT NAM th́ rơ ràng tham nhũng và thiếu lương tri vào bật nhất của nhân loại đương đại.

    Thế th́ tại sao Việt Nam Cộng Ḥa tại miền nam trước đây, cũng như A Phú Hăn ngày hôm nay, vẫn có những khuyết điểm phản dân chủ trầm trọng như thế, trong khi hiến pháp tại các quốc gia này, và những định chế hiến định liên hệ, rơ ràng có thực chất dân chủ?

    Trước hết chúng ta phải xác định rằng, những khuyết điểm dù trầm trọng của các định chế dân chủ của VNCH trước đây và của A Phú Hăn bây giờ, là những khuyết điểm mà thôi. Điều này không có nghĩa là yếu tính dân chủ ḥan toàn không hiện hữu trong những định chế chính trị VNCH hoặc A Phú Hăn.
    Điều trên khác hẳn với các định chế chính trị Cộng Sản. Chúng chỉ là những tấm b́nh phong. Trong một chế độ độc đảng, qua điều 4 hiến pháp, th́ nội dung dân chủ của các định chế hoàn toàn bi triệt tiêu.
    Tuy nhiên có một điểm tương đồng giũa những người lănh đạo CS và những người lănh đạo A Phú Hăn hôm nay. Đó là sự vắng bóng của lương tri trong cả hai chế độ.

    Thật vậy, một nền dân chủ chân chính và có thực chất chỉ có thể được h́nh thành khi cả hai điều kiện lương tri và định chế đều hiện hữu.

    Thậm chí, nếu chúng thực sự hiện hữu, th́ một quốc gia hay xă hội có thể vượt thời gian để lập tức chuyển biến từ một chế độ độc tài sang một chế độ dân chủ chân chính.

    Bằng cớ hiển nhiên và hung hồn trong lịch sử là Nhật Bổn. Sau đệ nhị thế chiến, Nhật Bổn bị Hoa Kỳ áp chế một bản hiến pháp và những định chế dân chủ. Nhật Bổn chưa từng có truyền thống dân chủ trước đó. Tuy nhiên v́ giới lănh đạo có lương tri nên từ một xă hội quân phiệt, nước Nhật đă trở thành cường quốc dân chủ đầu tiên tại Đông Á. Ngay cả trong trường hợp những định chế chính trị có tính cách ngoạilai và bị áp đặt.

    Trong hai yếu tố định chế và lương tri, th́ định chế tuy phức tạp, nhưng v́ là những cấu trúc biểu hiện Hiến Pháp và Luật Pháp hiện hành, vốn là những cấu trúc của trí năng và luận lư, nên dễ dàng thực hiện.

    Sự nan giải cho các cộng đồng, phe nhóm và quốc gia, là làm sao xây dựng lương tri của con người, nhất là lương tri của giới lănh đạo. Lương tri đ̣i hỏi thời gian, sự phản tỉnh nội tâm, truyền thống văn hóa và đạo đức gia đ́nh.

    Nếu đốt giai đoạn là phản văn hóa, th́ hầu như vượt thời gian cũng không thể nào xây dựng được một thế hệ lănh đạo có lương tri.

    Chính v́ thế, công tác xây dựng lương tri cho hàng ngũ cán bộ của ḿnh là trách nhiệm hàng đầu của một tổ chức đấu tranh nghiêm chỉnh.

    Sự khác biệt giữa nền dân chủ Hoa kỳ, Anh Quốc, Pháp, Úc Đại Lợi bên này, và A Phú Hăn, Iraq, Miến Điện bên kia là một sự cách biệt chủ yếu về lương tri của giới lănh đạo.

    Tuy nhiên, sự các biệt giữa Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Đại Lợi bên này, và CS Việt Nam, CS Trung Quốc, CS Bắc Hàn bên kia, ngoài sự cách biệt về định chế đă đành, nhưng quan trọng hơn hết, là một hố sâu thăm thẳm về lương tri của giới lănh đạo.

    Chính v́ thế, sự khác biệt giữa một tổ chức chính trị nghiêm chỉnh và một tổ chức chính trị tầm thường, không lệ thuộc nhiều vào khả năng tài chánh cao hay thấp hoặc nhân sự phong phú hay nghèo nàn. Thay vào đó, sự khác biệt về phẩm chất nằm ở điểm tổ chức nào có khả năng và viễn kiến để xây dựng một đội ngũ cán bộ đầy đủ lương tri, vượt lên trên giới hạn quyền lợi cá nhân và phe nhóm.

    Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, các định chế chính trị chỉ có thể phát huy tột đỉnh tiềm năng của ḿnh, đem phúc lợi cho dân tộc, khi hàng ngũ lănh đạo có đầy đủ lương tri.

      Luật Sư Đào Tăng Dực
      Sydney 22 November 2009



    Tại Sao Cần Dân Chủ ?

    Nguyễn Hưng Quốc
    25-04-2011




      Về Dân Chủ (1), Robert A. Dahl nêu lên 10 lư do để chứng minh tính chất ưu việt của các chế độ dân chủ:

    1. Nó giúp ngăn chận chính phủ trở thành độc tài và tàn bạo.

    2. Nó bảo đảm cho mọi công dân một số quyền căn bản vốn không hề có và không thể có trong các chế độ phi dân chủ.

    3. Nó cung cấp nhiều tự do cá nhân cho các công dân hơn hẳn mọi chế độ khác.

    4. Nó giúp mọi người bảo vệ được những quyền lợi căn bản của họ.

    5. Chỉ có chế độ dân chủ mới cung cấp cơ hội tối đa cho người dân thực hiện quyền tự quyết, nghĩa là được sống dưới những luật pháp do họ lựa chọn.

    6. Chỉ có chế độ dân chủ mới cung cấp cơ hội tối đa để mọi người thực hiện được những trách nhiệm đạo lư của ḿnh.

    7. Chế độ dân chủ giúp con người được phát triển một cách hoàn chỉnh hơn hẳn mọi chế độ khác.

    8. Chỉ có chế độ dân chủ mới giúp nâng cao sự b́nh đẳng chính trị của mọi công dân.

    9. Các chế độ dân chủ đại biểu (representative democracy) hiện đại không hề gây chiến với nhau.

    10. Các quốc gia dân chủ có khuynh hướng giàu có hơn hẳn các quốc gia phi dân chủ.

    Nói một cách tóm tắt, tính chất ưu việt của dân chủ nằm ở bốn điểm chính: bảo vệ nhân quyền, nhân đạo, ḥa b́nh và thịnh vượng.

    Chuyện dân chủ đi liền với nhân quyền – mà trọng tâm là tự do và b́nh đẳng – là điều dễ hiểu và dễ thấy: chúng hầu như có quan hệ nhân quả ngay từ đầu. Chính v́ nhận thức được tự do và b́nh đẳng là những thứ quyền căn bản của con người nên một số lư thuyết gia và chính trị gia tiên phong mới nảy ra sáng kiến thiết lập các chế độ dân chủ để, trước hết, bảo vệ và phát huy những thứ quyền họ xem là căn bản ấy. Ngược lại, khi tự do và b́nh đẳng được tôn trọng, chế độ dân chủ lại càng được củng cố và bền vững, bất chấp mọi biến động chính trị, kể cả việc thay đổi chính phủ một cách bất ngờ.

    Nhưng nhân quyền không chỉ giới hạn ở tự do và b́nh đẳng. Trong lănh vực nhân quyền c̣n một khía cạnh khác: quyền phát triển một cách toàn diện. “Trong khi b́nh đẳng và tự do là những lư tưởng thiết yếu của dân chủ (theo de Tocqueville, 1835), ngày nay, việc bảo đảm cho các công dân những cơ hội tốt nhất để bộc lộ tài năng và năng lực của họ dường như là điều thiết yếu đối việc hiện thực hóa các lư tưởng ấy.” (2) Các chế độ độc tài, với mục đích tuyên truyền, thường đầu tư thật nhiều công sức và tiền bạc vào việc luyện một số “gà ṇi” để biểu dương trong các cuộc thi quốc tế, từ thi học sinh giỏi đến thi thể thao; c̣n quần chúng th́, nói chung, hoàn toàn bị bỏ mặc. Chế độ dân chủ, ngược lại, t́m cách tạo cơ hội đồng đều, từ cơ hội giáo dục đến cơ hội lao động và kể cả cơ hội tham gia vào sinh hoạt chính trị dưới h́nh thức này hoặc h́nh thức khác, cho mọi người.

    Chuyện dân chủ ngăn chận họa độc tài và tàn bạo cũng dễ thấy và dễ hiểu. Trong suốt thế kỷ 20, tất cả các vụ giết người tập thể lớn, kể cả nạn diệt chủng, chỉ xuất hiện dưới các chế độ độc tài: từ chế độ phát xít của Hitler đến chế độ cộng sản, đặc biệt dưới quyền của Stalin ở Nga, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và Pol Pot ở Campuchia. Mỗi bạo chúa vừa nêu đều giết chết cả hàng triệu người, thậm chí, hàng chục triệu người. Ở đây, cần lưu ư một điểm: không phải các chế độ tự do hoàn toàn vô tội. Lịch sử từng ghi nhận một số tội ác đẫm máu do nhiều quốc gia tự do và phát triển gây ra ở các thuộc địa của họ, đặc biệt từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, nói vậy, cũng cần lưu ư đến một điểm khác: dù những tội ác ấy có tàn bạo đến mấy th́ chúng cũng trở thành cực kỳ nhỏ nhoi so với các tội ác do các chế độ độc tài gây nên. Không có một nhà nước thực dân hiện đại nào tàn sát vài triệu hay, thậm chí, chỉ vài trăm ngàn người như các nhà nước độc tài. Tuyệt đối không.

    Mối quan hệ giữa dân chủ và thịnh vượng phức tạp và gây nhiều tranh căi hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề hầu như không ai không thừa nhận: trong khi không phải nước giàu có nào cũng dân chủ (như Trung Quốc hoặc các quốc gia Hồi giáo có nhiều dầu lửa ở Trung Đông), mọi quốc gia dân chủ thực sự đều giàu có. Ví dụ rơ rệt nhất là ở các quốc gia hoặc khu vực bị chia cắt trước đây hoặc hiện nay: Tây Âu giàu có gấp bội Đông Âu; Tây Đức vượt hẳn Đông Đức về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế, và Nam Triều Tiên hiện nay được coi là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới trong khi Bắc Triều Tiên vẫn ch́m ngập trong nghèo khổ với hàng triệu người lúc nào cũng đối diện với nguy cơ chết đói hoặc ít nhất, suy dinh dưỡng trầm trọng.

    Mối quan hệ giữa dân chủ và ḥa b́nh thú vị hơn. Và cũng rơ ràng hơn. Trong cuốn Về Dân Chủ, Dahl nêu lên một chi tiết rất có ư nghĩa: từ năm 1945 đến 1989 trên thế giới có tổng cộng 34 cuộc chiến tranh liên quốc gia, trong đó, không có cuộc chiến tranh nào giữa các nước thực sự dân chủ với nhau cả (tr. 57) (3). Không những không có chiến tranh, họ cũng không hề chuẩn bị hay có dấu hiệu ǵ chứng tỏ họ sắp sửa có chiến tranh với nhau. Tuyệt đối không.

    Chiến tranh có tầm thế giới trong thế kỷ 20 chỉ xảy ra trong hai trường hợp: một, giữa các quốc gia độc tài với nhau (trường hợp này chiếm phần lớn các cuộc chiến tranh, kể cả chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia cũng như giữa Việt Nam và Trung Quốc vào cuối thập niên 1970); và hai, giữa một/nhiều quốc gia dân chủ và một/nhiều quốc gia độc tài (như thời đế quốc và trong hai cuộc chiến tranh thế giới).

    Chính v́ vậy, Dahl mới kết luận: thế giới càng dân chủ càng hứa hẹn sẽ ḥa b́nh hơn.

                                                                                                             ***

    Chú thích:

    1. Robert A. Dahl (1998), On Democracy, New Haven: Yale University Press.

    2. Gian Vittorio Caprara, “Will Democracy Win?”, Journal of Social Issues, vol. 64, N. 3, 2008, tr. 639.

    3. Tôi nhấn mạnh chữ “dân chủ thực sự” để phân biệt với một số quốc gia có nền dân chủ mới mẻ và hạn chế thỉnh thoảng lại gây chiến với nhau, chẳng hạn, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1947-49 và năm 1971, giữa Israel và Lebanon trong hai năm 1978 và 1982, giữa Croatia và Yugoslavia từ 1991 đến 1992, giữa Ecuador và Peru năm 1995, v.v...

    Nguồn : http://www.vietnam2100.org

     




       Việt Nam Có Dân Chủ Không ?

    Thực trạng t́nh h́nh sinh hoạt chính trị taị Việt Nam là một trong những nước tồi tệ nhất thế giới , cảnh đàn áp, bắt bớ , giam cầm , đánh đập những nhà yêu nước chân chính diễn ra hằng ngày ...!

    Một chính trường độc diễn bởi độc đảng Cộng Sản Việt Nam là một bằng chứng hùng hồn nhất để kết luận rằng : Việt Nam không có dân chủ. Việt Nam đang đeo đuổi một thể chế lỗi thời và lạc hậu, đó là độc đảng trị bằng bạo lực...! Thể chế nầy đă và đang bị toàn dân ghê tơm và thế giới lên án, v́ nó đi ngược lại nguyện vọng cuả đồng bào và cản bước tiến cuả dân tộc ...!

    Một thể chế Dân Chủ và Đa Nguyên là nguyện vọng thiết thực cuả đồng bào Việt Nam noí riêng và cuả nhân loại nói chung, nó chuyên chỡ được những giá trị đích thực cuả nhân bản, dân bản và tinh thần văn hiến cuả Việt tộc.

    Bao giờ th́ một thể chế Dân Chủ và Đa Nguyên được thực thi tại Việt Nam ...? Thực sự 87 triệu ngướ dân có muốn dân chủ không ? Dân tâm có hướng về dân chủ không ...? Câu trả lời dành cho quư vị .  Trang mạng Việt Nam Văn Hiến rất mong mơi nhận được những đóng góp xây dựng cuả qúy vị để niềm tin Văn Hiến bừng sáng măi trong ḍng sinh mệnh cuả dân tộc.

                            Xin vui ḷng bấm vào dướ đây để gởi điện thư:

                                                                                                                     


    Bao Giờ Việt Nam Có Dân Chủ ?


       Câu trả lời ở ngay trong bạn. Bạn có thật sự  muốn Việt Nam có dân chủ hay không...? Bạn biết được như thế nào là dân chủ và lợi ích cuả nó không ...? Cái nguyện vọng cuả bạn khởi đi từ đâu...?  Từ trong tiệc trà hay bàn nhậu ? Từ những bích chương hay truyền đơn ? Từ những tin tức loan tải qua hệ thống truyền thông ? hay từ tâm thức cuả bạn?

      Bạn bài tỏ nguyện vọng thiết tha cuả ḿnh về dân chủ khởi đi từ tâm thức. Từ bạn mà lan rộng ra đến thân hữu và toàn khối dân tộc, triệu ngướ như một th́ dân chủ sẽ đến. Lấy nhân tâm mà chuyển đổi thế giới bên ngoài th́ kết quả sẽ đến một cách mỹ măn trong an lạc và tự chủ.

      Ngược lại bạn đ̣i dân chủ v́ bị thất sủng, v́ có được hậu thuẩn cuả ai đó, v́ được nổi tiếng hay chạy theo phong trào v..v...th́ kết quả cũng như hiện tại không hơn, không kém, v́ chế độ độc đảng đương thời cũng khởi đi từ đó.

      Khi dân tâm qui về một mối : Dân chủ, th́ dân chủ tất nhiên sẽ đến. Làm thế nào để dân tâm qui về một mối ? Câu trả lời nầy xin được gợi ư vậy ? 

    Ngườ́ Nông Dân gợi ư
    Văn hiến ngàn năm sáng ngớ nền tự chủ
    Chủ nghiă Mác-Lê nô dịch hoá đồng bào



    Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
    Trang Dân Chủ
    www.vietnamvanhien.net
    Email: thuky@vietnamvanhien.net

    Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và
     phục hồi nền "An Lạc &Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
     


    Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thấp sáng niềm tin Diên Hồng
     và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.



    Trở Lại Trang Mặt

     Trang  [  1  ]   [  2  ]