12. TRỐNG ĐÔNG SƠN VỚI NỀN THỐNG NHẤT NHÂN LOẠI
Hiện Kinh Dịch đang được giới khoa học tối tân đặc biệt chú ý vì nó đáp ứng được nhu cầu “toàn tri”, tức cái biết cả hai chiều y như khoa vi thể hay điện tử: tức bên tiêu bên tích, bên có bên không, bên âm bên dương (hay bên 0 bên 1 như trong toán điện tử). Về điểm này xin giới thiệu quyển “The Turning Point” của Capra (Bantam book, N.Y.1982) nói tới rất minh bạch. Kinh Dịch lên chân thì văn hóa Việt Nho cũng được lên chân lây. Đã vậy đối với Việt tộc thì ngoài Kinh Dịch, đó là trống Đông Sơn, nên sự nghiên cứu về Trống Đồng sẽ giúp hiểu rõ hơn về Kinh Dịch, cũng như các khoa tân nhân văn vậy. Muốn hiểu được Kinh Dịch cũng như Trống Đồng thì bứơc đầu tiên phải làm là xếp đặt đúng theo cơ cấu âm dương, chiêu mục, tức xếp âm bên chiêu, dương bên mục như hình trên, vì xếp khác lối người xưa sẽ khó nhìn ra bài học “tả nhậm” rất sâu xa và phổ biến như sẽ nói sau. Xếp đúng rồi bây giờ ta hãy lên số mấy nét cơ cấu như sau: 1. Âm là 2 chim trên nóc nhà đối với 1 chim bên dương. 2. Âm là 6 người bên âm đối với 7 người bên dương. 3. Âm là 8 chim bên âm đối với 6 bên dương (6 là 3 cặp). 4. Âm trên dương dưới. Ở mặt trống là chim (chim thay cho tiên: chim tiên) đối với rồng ở dưới tang trống bằng hình thức thuyền rồng (thuyền đã hóa rồng). Thuyền thì phải có nước nên nó gợi ra ý tưởng biến với câu: 50 con theo cha xuống biển (ở tang trống), 50 con theo mẹ lên núi (ở mặt trống). Tốt xấu không ở bên âm hay dương (nên tôi dùng hai chữ chiêu mục thay cho tay phải tay trái, đã làm cái gì mà cho là phải với trái? Tức âm không xấu dương không tốt) nhưng tốt xấu ở trong tay sự quân bình năng động (dynamic equilibrium): hễ nghiêng về 1 bên là xấu, quân bình giữa 2 bên là tốt. Quân bình được gọi là Hòa là Hợp. Ta sẽ lần lượt tìm những biểu tượng Hòa và Hợp trong trống, trước theo hàng ngang sau là hàng dọc. Hòa hàng ngang thì như đực cái (một hươu đực, một hươu cái); to và nhỏ (một chim to rồi một chim nhỏ): một chim bay rồi một chim đứng; vòng trong vòng ngoài… Hòa hàng dọc là trong ngoài. Trong là mặt trời đại diện cho Trời (thay mặt cho Trời). Ngoài là Đất đại biểu bằng 2 vòng ngoài cùng gồm chim muông. Giữa là người đang sinh sống và ca múa. Đấy gọi là Thái Hòa, tức Hòa cả Trời, cả Đất, cả Người tức là bao hàm mọi lối hòa khác: giữa tình và lý, vô và hữu, ông và bà… Hòa mà cùng cực thì đi đến hợp. Về Hợp ta thấy có đầy trên trống, trứơc hết là hợp đầu hợp cuối. Hợp đầu là chim hải âu hôn vào miệng rồng. Hợp cuối: Nữ Oa Phục Hy cuốn đuôi nhau. Hợp chân hợp tay: hai người trong nhà đang hát “cài hoa kết hoa”. Hợp cả âm cả dương hòa một trong hình tam giác gốc (biểu thị âm dương vật giao thoa nhưng đã được cách điệu hóa cùng cực). Ta nên vượt qua nghĩa luân lý tốt xấu để vươn lên nghĩa siêu hình mà ta có thể gọi là giao chỉ = chỉ Trời chỉ Đất giao thoa. “Nhân giả kỳ thiên địa chi đức”, và biểu thị cách biểu tượng bằng cặp số “vài ba” (2-3), chữ Nho kêu là “tham lưỡng” (3-2) được thể hiện nơi Phủ Việt thường hay có hình trên 2 giao long, dưới 3 người hoặc ba vật, và thể hiện vào những cái bình, những đỉnh đều có 3 chân 2 tai. Hai bộ số này làm nên cơ cấu Ngũ hành đầy uyển chuyển. Cuối cùng bằng Hợp ca, vui múa tưng bừng. Vì nhạc là hậu quả của Hòa, ta quen nói là Hòa nhạc, trên Trống Đồng được các nhà khoa học gọi là nhạc khí vũ trụ, nên phải nói là Thái Hòa: hòa Trời hòa Đất. Trời Đất trong trống được xếp theo quẻ Thái tức khôn: mẹ đất ở trên mặt trống, kiền: cha ở dưới tang trống. Đất nặng đi xuống, Trời nhẹ đi lên nên gạp nhau làm thành nét Giao Chỉ: 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha (Trời) xuống biển là vậy. Đây là cảnh Thái Hòa, cả Trời, Người, Đất giải nghĩa sự kiện là trong các hình vẽ khắc đời Hán thì người cầm lao đuổi thú vật trối chết, còn trên trống thì trái lại vật đi với người như được ràng buộc trong mối liên hệ thần bí vậy. Đó là một sự Hòa và Hợp lớn lao cùng cực không thể lớn hơn đuợc nữa. Ta hãy hỏi xem đâu là bí quyết cuộc thành tựu nọ. Thưa nó nằm trong hai chữ “tả nhậm”, chính nghĩa là bắt vạt áo sang phía tay chiêu. Đó là hiện thực tinh thần phù yểu: đặt âm trước dương, phẩm trước lượng, tình trước lý… là theo ý nâng đỡ bên yếu. Trong trống ta thấy ngừơi điều khiển cuộc ca vũ là đàn bà, vì bà đại diện cho tình. Bà đánh cồng, mỗi bên 7 cái là 14 (lệnh ông thua to, vì chỉ có 4 cái trống cho 4 ông, 4 cái trống đánh theo kiểu giã gạo chày đứng). Số 14 cũng là số của tam giác gốc chỉ 2 tuần trăng 7 ngày: 2*7=14. Mặt trăng bên tả, bên âm (theo Việt là bên cao), mặt trời bên hữu, bên dương (sắc trăng). Trong mặt trống, mặt trời ở trung cung, 14 tam giác gốc chung quanh bao hàm ý mặt trăng đối với mặt trời, ý này cũng đựơc lặp lại trong Dịch kép bởi Nhật và Nguyệt (nguyệt biến thể). Nhật nguyệt thay cho cha mẹ, hay càn khôn có thể tiềm ẩn trong vòng 3: một bên 8 chim cộng với 6 chim bên kia là 14, có thể chỉ 2 tuần trăng. Còn mặt trời là mỗi bên có 5 cặp nai chà (cùng loại cung mùi chỉ cả hươu, nai, dê) có thể chỉ ngày trúng dương (tết mồng 5 tháng 5) và cũng có thể chỉ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3, cũng gọi là ngày tiên tháng rồng. Tháng rồng là tháng 3 (thìn: rồng) ẩn trong tam giác gốc (số 3) hoặc trong mặt trời với 2 nửa vòng ngoài (vòng 2). Các vòng vũ tiến theo hướng mặt trăng, tay chiêu ngược kim đồng hồ. Cũng như đặt âm trước dương, vợ trước chồng, đẩy ông xuống tang trống (50 con theo cha xuống biển). Trong thực tế tả nhậm là phù yểu: nâng đỡ bên yếu hơn cho nó đủ sức đặng giữ thế quân bình. Do đó đề cao dân hơn quân: “dân vi quý, quân vi khinh”. Nhà trước nước, ta nói nhà nước, vì nhà bé hơn nước; văn trước võ, vì văn yếu hơn võ… Tóm lại, cái gì yếu đặt lên trên, không vì hơn hay kém nội tại, mà vì cần sự nâng đỡ của con ngừơi để dễ đạt bình quân cân đối. Chính trong ý đó ta nói “trọng nghĩa khinh tài”. Vì tài vật có đủ sức lôi kéo lòng người hơn nghĩa, nếu lại được nhấn mạnh hơn kiểu duy vật: lấy kinh tế chỉ huy văn hóa thì sẽ làm mất tình, hết nghĩa. Thế là đi đến nghiêng lệhc, mà đã nghiêng lệch thì mất đạo mà rồi tài vật cũng kiếm chẳng ra. Tài vật trong các nước cộng sản luôn luôn thiếu hụt là vì thiếu óc “tả nhậm”: thiên về của cải mà bỏ bê tình người (tình nhà, tình nước) thế là bệnh hoạn ngay trong địa hạt kinh tế. Đó là đại cương về Trống Đồng. Nhưng trên đây mới là cái nhìn bao quát ở trên bộ số 2, còn số 3 và 5 chưa kịp đi vào mà đó mới là những bài học sâu xa về nền nhân chủ tâm linh mà bộ số 2 chưa nói lên được. Vì vậy mà tuy các khoa học tân tiến đã khám phá ra số 2 cũng vẫn còn cần đến Kinh Dịch và Trống Đồng, để được học thêm nhiều bài khác về nhân sinh. Những bài học này nhiều lắm, chúng tôi đã thử đưa ra ít nhiều trong 5 quyển thuộc bộ Ngũ Kinh Khải Triết (Việt Hùng, Kinh Hùng, Pho Tượng, Sứ Điệp, Văn Lang). Cầu ước mai ngày mỗi gia đình Việt Nam sắm bộ “Ngũ Kinh Khải Triết” và một tranh Trống Đồng treo trong nhà để làm phù hiệu của nước Việt ngàn năm văn hiến. Chính trong ý đó mà họ An Việt ra đời nhằm quy tụ những tâm hồn yêu văn hóa Việt cùng nhau nghiên cứu, học hỏi truyền bá nền minh triết ơn ích nọ.
Hỏi: Tại sao ta đang tiến vào dời văn minh tối tân mà lại đi nói chuyện Trống Đồng xưa? Thưa: Vì Trống Đồng tàng chứa những chân lý siêu thời gian. Đã siêu thời gian thì vô cổ kim, vì đó là những nguyên lý căn bản nên nó thật mãi mãi và đã xuất hiện ngay từ đầu, mà cái gì đã xuất hiện ngay từ thời sơ nguyên thì cũng còn thật mọi nơi, mọi đời, như chứng cớ là các khoa học tối tân đều đã nhận ra hướng tiến mới này, nó giống với Kinh Dịch mà Trống Đồng và Kinh Dịch cùng một cơ cấu, nên nói về triết lý Trống Đồng là nói về những chuyện tối tân hơn hết. Hỏi: Cái mới trong Trống Đồng là gì? Thưa: Đó là sự tiến hóa ngược với triết học cũ là cố định, cố định căn cứ trên số 1, còn tiến hóa căn cứ trên số 2, nói theo Nho là âm dương hay chẵn lẻ, trong ngoài, trên dưới, bao giờ cũng đi đôi. An Việt gọi đó là nét song trùng cơ bản, triết học nay gọi là “chu tri” tức cái biết tròn đầy gồm cả bên có bên không, bên tâm bên vật, tiếng Mỹ là Holism hoặc Holistic Knowledge. Chính vì khoa học tân tiến mới khám phá ra số 2, còn thiếu số 3 nhân chủ và số 5 tâm linh, mà 2 số đó có đầy trong Kinh Dịch và Trống Đồng, vì thế học về Trống Đồng không những hợp thời mà còn cần thiết. Hỏi: Người ta bảo mẹ tiên lên núi, cha rồng xuống biển là chia rẽ và truyền thói chia rẽ cho con cháu, nên Việt Nam đầy chia rẽ. Có phải vậy chăng? Thưa: Nói vậy là không hiểu khoa học huyền sử: huyền sử nói về nguyên lý âm dương, trời đất nên cần có sự phân cực để biểu lộ lưỡng hợp tính tức hai mà một: hai là non nước, bênn lên non cao chót vót, bên xuống nước sâu thẳm mà vẫn gặp nhau thì rõ ra vẫn hợp một, nhưng một mà hai thì mới có mối “Tương Quan” nền tảng được biểu thị bằng “Cánh Đồng Tương” và bằng nhiều hình của Hòa và Hợp đã nhắc đến trong bài. Nếu thực có sự chia rẽ trên cặp nguyên lý và hậu quả phải là duy âm hay duy dương, duy tâm hay duy vật… Đây không hề có chuyện đó, còn chia rẽ trong sử Việt thì chỉ là chia rẽ thường nghiệm tức do quyền lợi, hoặc do kẻ thống trị dùng lối chia rẽ mà trị… không động gì đến nguyên lý hết. Hỏi: Ý chính bài này là gì? Thưa:
Là
hai
mà
một:
chẵn
lẻ,
âm dương là hai, nhưng hai mà một.
Nếu xem bằng mắt trần thì chỉ thấy có hai, rồi chọn một
bỏ một. Còn xem bằng mắt tâm linh thì thấy hai
mà một. Trên hoàn vũ hầu như không có
nước nào có vật biểu đi đôi: tiên rồng như
Việt, nên đó là nét đặc trưng quý
vô biên, vì đó là nền tảng siêu
hình cho các cuộc hòa giải, các cuộc thống
nhất. Thiếu nó thì văn hóa sẽ đi vào một
chiều, một duy nào đó (duy tâm hay duy vật),
mà duy nào cũng là căn rễ sâu xa cho sự chia
rẽ trầm trọng. Thế giới ngày nay chia rẽ ra bên tự do,
bên cộng sản thì nguyên uỷ sâu xa là
tại bệnh duy: duy vật biện chứng.
Đạo Ba có hai nghĩa: một là đạo của cha mẹ tổ tiên, gọi vắn tắt là Đạo Ba. Nghĩa hai hỏi rằng đạo ấy là đạo nào? Thưa đó là đạo chỉ thỉ bằng số 3. Đây là đạo riêng biệt của Việt tộc. Các nơi khác không có kể cả Tây Phương vì họ theo nguyên lý “triệt tam”. Tam là ba, “triệt tam” là bỏ ba: theo nguyên lý một là có, hai là không. Không thể có trường hợp thứ ba là vừa có vừa không được. Họ nói thế là vì triết học một chiều: duy tâm hay duy vật, cũng là duy trời (số 1), hay duy đất (số 2), không có số 3 của con người. Còn theo ta thì lại có số 3. Đã vậy còn nhấn mạnh gọi là Tam tài. Và đó là nền móng thuyết nhân chủ cũng gọi là thuyết lưỡng thê: chính nghĩa là vật sống cả trên đất lẫn dưới nước, hàm ý rằng con ngừơi ở cả hai cấp: tinh thần và vật chất. Vật chất thì xem, nghe, sờ thấy được và chỉ bằng đất; còn tinh thần thì chỉ bằng trời vì trời không thấy được gọi là “vô thanh vô xú” nên tinh thần được định nghĩa là không, là vô: “thần vô phương”: thần không có nơi nào hết. Do đó mà con người vừa có vừa không. Nói dễ để hiểu là vừa trời vừa đất: đất là có là hữu, trời là không là vô. Cố giữ đạo ba là giữ cả trời cả đất. Ta xưng là con mẹ tiên cha rồng thì ý nghĩa đó là con trời và đất. Trời là thiên vô thanh vô xú nên chỉ thị bằng vô bằng zero 0 hay số 1. Đất là vật chất em, nghe, thấy trước mắt, chỉ bằng hữu chỉ bằng vuông hay số 4. Con người gồm cả vô cả hữu, hay cả thiên cả địa. Nho định nghĩa người là “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Bản tính con người gồm cả đức trời lẫn đức đất. Gọi khác là thuyết Tam tài gồm cả 3 tài là thiên, nhân, địa cũng gọi là tam hoàng. Hoàng là vua, tam hoàng là 3 vua. Nếu trời là vua, đất là vua thì người cũng là vua. Cũng vì nhờ có thuyết Tam tài nên Việt tộc tránh được tai họa duy vật hay duy tâm. Duy tâm thì, như xưa ở thời bái vật người ta giết cả hàng ngàn trẻ để tế thần, hoặc dân nước phải sống hổ dể xây dựng điện nguy nga cho thần. Duy vật lại là thái quá trái ngược, đó là duy địa nó cũng dẫn đến chỗ nô lệ hóa con người, cụ thể là óc chuyên chế đến cùng tột như cộng sản duy vật. Duy vật càng sâu thì chuyên chế càng toàn triệt, tiếng Anh gọi là totalitarianism nghĩa là không có gì không kiểm soát làm mất hết cả những quyền tự do tối thiểu. Thấy rõ tai họa của hai thứ duy đó ta mới hiểu được giá trị của Đạo Ba, cũng gọi là Người là nhân chủ. Trong nhân chủ con người không phải suy phục trọn vẹn vào trời hay đất, mà được quyền đứng giữa như một vua, vì thế gọi là nhân chủ, theo nghĩa hàng dọc đối với Trời cùng Đất. Vì thế ta có câu “có trời mà cũng có ta”, và “tướng không bằng số, số không bằng đức”. “Đức trọng quỷ thần kinh”. Nhờ những câu đó văn hóa tránh được thuyết định mạng là thụ động tin theo trời. Còn hàng ngang xã hội thì có dân chủ. Dân chủ đích thực phải có bình sản và tự do. Với chế độ công điền công thổ nước ta đã có bình sản ngay từ thời khai quốc. Cũng như tự do cá nhân, tự do lan rộng đến thôn làng gọi là xã thôn tự trị với câu “phép vua thua lệ làng”. Nên tuy tiền nhân ta không dùng chữ dân chủ, mà thực chất thì đã có rồi. Mới xem ai cũng tưởng là điên cuồng, dám đem người đặt ngang với trời đất, nhưng xét cho cùng thì không phải là điên cuồng, mà cùng lắm thì tạm gọi là ngông nhưng là cái ngông Minh Triết, vì nhờ đó mà Đông phương không bao giờ bị nạn vô thần, mà đã vô thần rồi thì sẽ vô nhân. Ngừơi vô thần trước sau cũng đi đến chỗ bất nhân, bất nghĩa, bạo tàn, chuyên chế. Các điều này đã được biểu diễn trên mặt trống, có Trời (mặt trời) mà cũng có Đất (biểu lộ bằng nước gọi ý là do thuyền), không duy Trời hay Đất là nhờ có con ngừơi đứng giữa kiêm cả đức trời (biểu thị bằng mặc áo lông chim) kiêm cả đức đất (đứng trên thuyền rồng) cũng như chiếm cứ vòng giữa, 2 vòng của trời cùng đất. Các nhà nghiên cứu kể ra 5 cái không của văn hóa Đông Sơn thì cả 5 nét đều bày tỏ thuyết nhân chủ: a. Không có cảnh thú vật cắn xé nhau (tất cả bình an hòa hợp). b. Không có những kích thước khổng lồ (để tinh thần con người khỏi bị đàn áp). c. Không có vật quái dị (do duy tâm) mà chỉ là cảnh sống thường của con người: ca hát, giã gạo… d. Không có vua thần đại diện chuyên chế: mọi người bình đẳng. e. Không dùng tiêu biểu ngà trâu (tránh dùng thú vật làm tiêu biểu. Chỉ trừ hươu hay nai chà chỉ mặt trời). Năm cái không đó chứng tỏ cư dân Trống Đồng có cả nhân chủ và dân chủ. Hãy kể ra vài thí dụ. Công chúa Mỵ Nương lấy Chử Đồng Tử nghèo đến cái khố cũng không có (không có kỳ thị). Dân nước không chia ra giai cấp, mà chỉ có phẩm trật đặt căn bản trên việc làm: sĩ, nông, công, thương. Lối sống như chơi: đầy ca vũ, xã hội duy tâm hay duy vật thường đề cao võ công ca (epic) và bi kịch, còn đây là thơ trữ tình và trào phúng. Đó cũng là khía cạnh của lối sống như chơi, hậu quả của nhân chủ. Đó là tóm lược nội dung Đạo Ba cũng là Nhân Chủ và Dân Chủ. Nay ta đã phải khốn cùng vì nạn duy vật mới dễ bị thấm thía giá trị bài học Đạo Ba. Cũng như hiểu được rằng học về gốc nguồn Đạo Ba hay Nhân chủ là đặt nền tảng cho triết lý chống chuyên chế độc tài. Và mới hiểu được câu nói: văn hóa dân tộc (Việt) cũng là văn hóa nhân tộc, tức Đạo Ba nhân chủ có giá trị phổ biến tức cho hết mọi nơi mọi đời.
Vấn đáp Hỏi: Nhân chủ và dân chủ khác nhau thế nào? Thưa: Nhân chủ xét theo hàng dọc đối với Trời Đất (các niềm tin) như tin người không sinh ra bởi Brahma thì là nô lệ. Đó là thiếu nhân chủ. Dân chủ xét theo hàng ngang thí dụ có bình sản và tự do, vậy là có dân chủ. Hỏi: Nói rằng Tây Au chưa có nhân chủ sao họ tiến mạnh về dân chủ? Thưa: Đây là nói theo triết thì quả họ chưa đạt nhân chủ mà nền móng là thuyết Tam tài. Còn dân chủ mà họ đạt được thì không do triết mà do lương tri và khoa học kỹ thuật tiến bộ. Nên chú ý là chế độ nô lệ bên Tây Au không được phá vỡ do triết mà do kỹ thuật và công nghệ phồn thịnh. Đó là những cái mới có vào đời mới, chứ nếu do triết thì phải tự xa xưa thí dụ bên ta chế độ nô lệ đã bị phá vỡ ngay từ đời Văn Lang. Hỏi: Lương tri và triết khác nhau chỗ nào? Thưa: khác nhau ở chỗ nông sâu. Lương tri nông, và ta thường chỉ bằng câu nói hợp tình hợp lý. Đó là lối biết thông thường, nó cần thiết ch cuộc sống thường nhật, nhưng không giải quyết được những vấn đề lớn lao như cứu cánh con người. Còn triết lý thì sâu hơn: không những hợp tình hợp lý mà còn đi đến chỗ triết cùng của tình cũng như lý, ta quen nói là “tâm tình” và “cùng lý”, tức không thể đi xa hơn được nữa. Tâm là cái nguồn suối của tình, còn lý mà đẩy đến đợt siêu hình thì như có với không: không thể đẩy xa hơn được nữa. Thông thường thì triết khác với lương tri ở chỗ bày tỏ cách hệ thống kèm theo một số nguyên lý, công thức (formula), công lý (axiome), phạm trù (categories), với một số định đề cũng gọi là tiền đề (premise). Mới đọc triết có người bực mình vì những đặc ngữ này, nhưng nó cần thiết để đào sâu vào vấn đề một cách sâu sắc. Không thể ở mãi đợt luân lý thường nghiệm được, mặc dầu ở đó người ta dễ giống nhau, còn lên đến triết thì khác nhau. Dầu vậy phải đi lên mới có cơ may giải quyết được những vấn đề lớn lao về vũ trụ, cứu cánh con người như Vũ trụ là tiến hóa hay cố định. Nói cơ may vì cho tới nay hầu hết triết học không nói tới nơi, hầu hết chỉ là ý hệ; ngã về một bên, nói chung không duy tâm thì cũng duy vật, mãi tới nay mới nhờ khoa học mà nhận ra sự thiết yếu của chu tri hay toàn tri (holistic knowledge) nghĩa là cái biết kiêm cả có lẫn không (cả âm lẫn dương); nhưng nhìn thấy cần là một chuyện mà có đi được vào chăng là chuyện khác. Vấn đề thực bao la dễ sợ, phải đọc quyển “The Turning Point” của Capra mới nhận thức được phần nào. Hỏi: Thời bái vật con người tin cái gì cũng có thần, tin như vậy có sai cả chăng?
Thưa:
Không,
chỉ
sai
ở
chỗ
quan
niệm thần quá nhân hình nên
làm hại con người. Nếu quan niệm kiểu vô hình như
tâm linh thì đúng: tức không đâu
có thần
Thông thường thì chữ tâm linh được hiểu như linh thiêng, thiêng liêng… nhưng trong triết có một nghĩa rất khác biệt và trống đồng chỉ bằng những vòng tròn, vòng đồng tâm, vòng xoáy ngược chiều như mấy hình…… Sự việc xảy ra như sau: ở thời bái vật con người tin cái gì cũng do thần điều động, mặt trời mặt trăng chẳng hạn đều phải do thần kéo đi. Trong thời ấy con người phải van vái cầu khẩn các thần thánh bên ngoài phù trợ ban ơn chứ con người kể như không có quyền lực gì. Thời đó người ta quan niệm thế giới các thần là thế giới linh thiêng ở trên cao xa thế giới con người nên có vẻ quái dị đến độ người ta phải giết tế: trước giết người để tế trời, sau giết thú vật. Thời này được biểu thị bằng vòng tròn O có thể gọi là duy thần. Nhưng đến khi lý trí con người nẩy nở thì nó không cần giết tế mà còn có thể chối bỏ thần linh, nên cố giải nghĩa mọi việc bằng tự nhiên, tức không có thần linh nào mảy động cả. Sự tạo thành vạn vật giải nghĩa bằng cơ cấu “tứ tố”: four elements: đất, nước, khí, lửa. Đó là một thứ ngũ hành. Đây là thời duy vật, hay ý hệ: cái gì cũng phải hợp lý, không có linh thiêng nào hết vì linh thiêng vượt ra ngoài tâm trí, nên kể là vô lý không có thực. Bởi vậy, thời này được gọi là ý hệ hay vô thần có thể được biểu thị bằng hình vuông cũng được gọi là duy nhân. Nhưng đến một giai đoạn nào đó khi tâm thức con người tiến hơn nữa thì thấy rằng không thể chối bỏ thần linh, phải chấp nhận có Thượng Đế, chỉ cần chấp nhận thế nào để quan niệm Thượng Đế không làm hại con người như ở thời bái vật. Cuối cùng người ta khám phá ra một phương thế mới gọi là tâm linh tức tìm Thượng Đế ngay trong Tâm con người: đấy là bước rất ít nơi tìm ra được vì tâm bé nhỏ làm sao Thượng Đế có thể ở trong đó? Cuối cùng người ta tìm được câu giải đáp bằng quan niệm Thượng Đế là vô hình “thiên vô thanh vô xú” với câu định nghĩa thần cũng là vô: “thần vô phương”. Và câu tuyên bố đánh dấu giai đoạn tiến cao nhất này của con người là “thiên lý tại nhân tâm”. Với câu định nghĩa đó con người vừa lấy lại được Thiên không cần vô thần mà vẫn khôi phục được quyền làm người gọi là nhân chủ: con người được phồng lên to như vũ trụ, do đó có Đại Ngã, có “vũ trụ chi tâm”. Đây là lý do tại sao Triết Đông đề cao chữ Không (Vô) hết cỡ. Đem không vào hệ thống tứ tố cho ra ngũ hành, tức thêm hành Thổ vào giữa tứ tố để nó đại diện cho Vô, ngũ hành ở tứ tố chỉ có hình vuông, còn bên ngũ hành thì tròn vuông hòa hợp, vì thế hành Thổ cũng gọi là “hành vô hành, địa vô địa”. Đây là nấc tiến thứ ba của con người sau hai bước bái vật và ý hệ Biểu thị bái vật là tròn còn ý hệ là vuông, thì nay tâm linh được biểu thị bằng tròn ôm vuông, gọi là “mẹ tròn con vuông”, hoặc thay bằng hình cong lượn như vòng xoáy ốc, hoặc vòng đồng tâm như mấy hình sau. Nên nhớ Trống Đồng là một vòng đồng tâm vĩ đại, bao gồm vô số vòng đồng tâm hay xoáy ốc ngược chiều là …… Với những vòng này Trống Đồng là biểu tượng chói chang cho giai đoạn thứ ba là tâm linh, nó khác với tôn giáo ở chỗ giữ tối thiểu nghi lễ để đi vào phép tồn tâm dưỡng tính. Ta thấy bước này rõ nhất nơi Phật tổ với Balamon. Balamon dựa hầu trọn trên nghi lễ nên là tôn giáo suông, còn Phật tổ đi thẳng vào tâm hoò«n bằng thiền nên đã đi sâu vào tâm lý và triết lý. Sau những nhận định trên bây giờ ta mới hiểu được nghĩa siêu hình của những Giao Chỉ là chỉ Trời giao thoa với chỉ Đất để làm nên một thực thể mới là vạn vật, là con người. Kinh Dịch gọi là quẻ Thái và đó là nét đặc trưng của tâm linh, ở bái vật và ý hệ không có giao thoa vì trời ở trên bay lên, đất ở dưới đi xuống không gặp nhau. Kinh Dịch gọi đó là quẻ Bĩ có nghĩa là không thông cảm: anh đi đàng anh (trời bay lên) tôi đi đàng tôi (đất trì xuống) hai đàng không có gặp nhau: không có giao chỉ. Giao chỉ tột cùng là trời đất giao thoa và đó là bản tính của muôn loài, kể cả Thượng Đế và con người: nơi vạn vật thì biến cố giao chỉ xảy ra cách vô thức, còn nơi người thì phải xảy ra cách ý thức, nghĩa là con người phải tham gia vào bằng ý, tình, chí. Càng tham gia cách ý thức thì tâm linh càng cao. Hễ giao thoa được đúng liều lượng 2-3 thì là đạt Đạo, nên có Minh Triết. Như vậy Minh Triết ở tại hội nhập Vô với Hữu, Trời với Đất… nói theo tâm lý thì Minh Triết ở tại hội nhập tiềm thức với ý thức. Ý thức chỉ hữu, tiềm thức chỉ vô (vô thức) muốn cho hai đàng giao thoa thì phải đề cao Vô, vì Vô tiềm ẩn nên dễ bị lãng quên. Thế mà Vô là Trời, là Chúa, là tinh thần, là tâm linh, bỏ mất Vô là bỏ mất phần quan trọng hơn cả, trờ nên vô thần cũng là vô nhân, không còn ra người đích thực nữa,vì thế Việt Nho quan niệm con người phải bao gồm cả vô cả hữu, cả đức trời lẫn đức đất: “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Nói tỏa rộng ra cho dễ hiểu th2i với Việt tộc cái làm nên con người không chỉ là xác thân mà còn là cá nhân, là nghĩa, là lễ, là trí, là tín… là những việc vô vị lợi, những việc ơn ích cho tha nhân, cho nhân quần xã hội thì đều căn cứ trên Vô. Vô ích cho mình nhưng đó chính là nền tảng linh thiêng cao trọng. Tóm lại, tất cả những đức tính không hiện hình được đại diện cho tâm linh hay Vô. Khi ta nói trọng nghĩa kinh tài thì nghĩa đại diện cho phần Vô, còn trọng tài là trọng hình, đó là Hữu: nghĩa cần cho người hơn cả tài vật là thế. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” chính là vậy. Ca dao nói: Năm canh thì ngủ lấy ba, Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn. Việc nhà hay việc làm ăn thì chỉ nên chiếm 2 phần tâm trí, còn 3 phần phải dành cho Vô tâm linh tức những việc vô hình, vô vị lợi, những việc công ích xã hội, vị tha. Nói là 3 trời 2 đất: giữ được tỉ lệ nọ thì mới là lý tưởng, đúng hơn mới đạt bản tính, hay là đạt “giao chỉ” cũng là đạt đạo. Muốn có đạo phải có giao chỉ. Muốn có giao chỉ phải tránh các thứ duy một chiều. Phải có cả 2 chiều, cả chiều trời lẫn chiều đất, nói bằng số là 2-3: 2 đất 3 trời cộng lại thành 5. Cộng sản không tin thế, cho đó là duy tâm mơ mộng. Chúng muốn dồn cả 5 phần tâm trí vào tài vật nên xưng mình là duy vật, bác bỏ tâm linh để đi hẳn vào con đường duy lý, gảy bỏ tình người, khinh thường nhân nghĩa, dồn hết 5 canh vào cho việc lao động vinh quang, tưởng làm thế sẽ giàu mạnh thêm, ngờ đâu nước cộng sản nào cũng thiếu ăn. Đủ chứng tỏ rằng nếu bỏ phần 3 trời thì người không ra người và gặp tai họa ngay từ miếng ăn. Thế mới biết chữ Vô, chữ tâm linh, nhân nghĩa không phải là truyện khuyên răn suông muốn nghe cũng được, không nghe cũng chẳng sao. Thực tế đã tỏ là có sao lắm. Vì đó là bản tính con người, con người là thiên địa chi đức, cả đức trời lẫn đức đất. Duy vật là duy đất thì hết là người, mà hết người cũng là bắt đầu hết ăn. Cho nên khi xét bao trùm trình sử con người sẽ thấy rõ, cái làm nên con người không phải chỉ có miếng ăn (duy vật) mà còn phải có những việc nghĩa, việc vô vi lợi, những việc ích chung, vì nhân quần xã hội đều là thành phần làm nên con người, chứ không phải chỉ là những việc tuỳ phụ bên ngoài. Những tâm hồn đã tiến cao đều cảm nhận được như thế, nên đều xả thân vì nghĩa, tận tình lo cho tha nhân, cho nhân quần xã hội. Không chể chi tới lợi ích tư riêng, và những người đó đều được coi là cao thượng. Nói kiểu biểu tượng thì đừng tưởng những việc thiện, việc nghĩa là những việc vô ích. Sự thực đó là những việc có trả lương cả đấy. Trời có trả lương cách rất huyền diệu. Sự bế tắc kinh tế trong các nước cộng sản xảy ra do thiếu những việc nhân nghĩa nên không được Trời trả lương. Đạo Đức kinh nói: Bậc thánh nhân không thu giữ. Càng vì người mình càng thêm có. Càng cho người mình càng thêm nhiều.
Do đó ta mới hiểu câu sau là rất thật: Thiên cao là đã có Thánh trị Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ.
Giao
Long
Hình
Người
thổi
kèn
có
vòng
đồng
tâm
Hình
Thạp
Đào
Thịnh
Hình
phóng
đại
từ
Thạp
Đào
Thịnh
(Thuyền rồng)
Ghi chú về Kiếm Thanh Quất
Sau mấy bài tóm lược vừa đọc bạn đã hé thấy nét đặc trưng của triết Việt ra sao. Bài nét song trùng đưa ta vào thế giới biến động đong đưa từ một sang hai, từ chẵn sang lẻ. Đó là chân lý nền tảng cho cuộc Thái Hòa. Thế giới ngày nay đang mắc bệnh chia rẽ trầm trọng cũng chỉ vì hầu hết đều đặt nền triết trên duy nào đó: duy vật hoặc duy tâm, nên chỉ có một vật biểu, riêng Việt có hai vật biểu tức có cả 2 chiều. Thế là đột nhiên triết Việt được mời lên vị trí đi đầu. Bài Nhân Chủ đưa ra chiều kích sâu xa của nền nên bản mà con người khắp nơi đang khao khát. Về điểm này Au Mỹ đã đi được phần nào từ thế kỷ 18, 19. Nhưng chưa đạt nhân chủ nên thiếu sự bền vững và cụ thể như bình sản và tự do. Chính vì thiếu nhân chủ nên nay đến phân nửa nhân loại đang bị xiềng xích trong tai họa chuyên chế tàn bạo của cộng sản. Xét như vậy mới thấy nền nhân bản Việt tộc vững chắc cao cả biết bao, thực đáng tâng lên bậc nhân chủ và xứng đáng làm đội tiền phong khai mở nền văn hóa nhân loại đang đi tới. Bài Tâm Linh đem lại một giải quyết rất tài tình cho tâm trí con người thời đại; số là con người đã tiến sâu vào khoa học, óc phê bình phân tách đã trùm lấn tất cả. Vì thế phần lớn con người nay không còn chịu chấp nhận các tôn giáo xưa vì họ đã gặp những điều mà họ không biết phải nối kết với khoa học ra sao, cứ tưởng rằng phải vô thần mới lấy lại được quyền làm người. Nhưng khoa học và triết học không đủ sức hướng dẫn tâm hồn thế là họ trở nên bơ vơ lạc lõng, văn chương quen gọi tâm trạng này là vô gia cư homeless. Đang khi ấy bên Đông phương đã vựơt qua khó khăn nọ một cách êm thắm bằng con đường tâm linh là quay vào nội tâm. Nhờ thế họ đã tìm ra nguồn suối của chân thiện mỹ. Thế là vẫn giữ được cả thần cả nhân khiến cho khi bước vào đời sống mới vẫn giữ được giá trị tinh thần cố cựu, có đổi thay chăng chỉ là mô thức bên ngoài. Đó là nhờ đi theo lối tâm linh. Lối này đi thẳng vào nội tâm, đi cho đến chỗ hư trung, trống rỗng, và thế là Vô trở nên cao quý vô cùng, vì nhận ra Vô tức là nguồn suối sự hữu, chúa tể càn khôn, càng tiếp cận được với Vô càng trở nên thanh thoát. Nhưng vô chân thực thì bất khả ngôn, vì thế mà phải đi theo lối “kinh vô tự” (như thiền định) còn triết thì dùng tràn ngập biểu tượng. Biểu tượng không truyền thụ chân lý mà chỉ gợi ý. Khi tâm hồn nào đã làm cho mình nên trống rỗng thì huệ trí dễ phát sinh, hay ít ra tâm trí trở nên mẫn tiệp hơn để bắt được những lẽ huyền vi đạo nghĩa. Con đường mà nhân loại đang ngập ngừng bước tới phải là con đường tâm linh nó đã không hề chống khoa học, mà khoa học đang tìm thấy có chân trong đó. Trở về Đông phương đối chiếu với tam giáo, thì An vi có mấy nét đặc điểm sau mà tam giáo không có. Trước hết là nó đối chiếu với các thuyết lý Đông Tây kim cổ rồi phân tích và phê phán nên sự hiểu biết trở nên nhận thức, tức thấu triệt và ý thức được nét đặc trưng của mình, chứ khôgn còn bàng bạc suông như xưa. Đã vậy những biểu tượng đó lại dùng nhiều những con số, những đồ biểu và huyền thoại như ước mong của cơ cấu luận, mà cơ cấu luận là bước tiến cuối cùng của triết học Au Mỹ. Như vậy triết Việt không những hợp cảm quan con người thời đại về nội dung mà luôn cả về cách diễn đạt. Những bài này viết ra là có ý làm đề tài thảo luận cho những người chưa có hoàn cảnh đọc bộ Ngũ Kinh khải triết hay trọn bộ 30 quyển triết lý An Vi, vậy các hiến sĩ nên đọc đi đọc lại cho thấu hiểu rồi san xẻ với anh em để đưa rất nhiều người Việt trở lại nền đạo lý của tổ tiên, càng nhiều được bao nhiêu càng hay bấy nhiêu, vì thêm một ngườibiết đến là chúng ta tiến thêm một bứơc trên con đường phục hưng Việt đạo, cũng là con đường đặt nền tảng sâu xa cho sự thống nhất của con người, cho nên nhân chủ tâm linh có khả thể đem lại hạnh phúc đích thực cho con người. Đọc kỹ rồi mà có giờ đọc bộ Ngũ Kinh khải triết sẽ thấy dễ ra hơn nhiều, hơn thế tập nhỏ này sẽ cung ứng cho các bạn một hệ thống những ngăn kéo để bỏ thêm vào những điều khám phá mới thì không sợ bề bộn mà chỉ có gia tăng phong phú. Đó là lời đáp cho câu nhiều người hỏi phải bắt đầu từ đâu. Tức là bắt đầu từ những bài trong tập này, rồi sau muốn đọc thêm thì đi vào bộ Ngũ Kinh sẽ đổi tên là Ngũ Điển.
MẤY ĐẶC NGỮ CỦA TRIẾT LÝ AN VI An vi nằm giữa hữu vi và vô vi. Hữu vi là có làm hiểu là người làm dễ bị chinh phục bởi đối tượng: biến phương tiện thành mục tiêu. Thí dụ nắm chính quyền là phương tiện làm cho dân hạnh phúc, nhưng hữu vi đã biến thành cùng đích, dùng mọi phương thế để giữ chính quyền còn dân sướng hay khổ thây kệ. Vô vi là không làm thường bày bỏ bằng phi thế (chối không có thế giới ngoại vật) hoặc xuất thế (không tham gia vào cuộc sống xã hội). An Vi là có tham gia nhưng không bám víu vào đối tượng, không lấy lợi lộc làm động cơ (motivations) thấy đáng làm là làm. Xin nhớ áp dụng an hành cho những việc thụôc luân thường đạo lý. Luân thường như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đạo lý như mối liên hệ với Trời. Nho nói “tế tự bất kỳ”: tế tự thì không xin gì. Nếu xin là lợi hành hoặc cưỡng hành là những việc thuộc đời sống xác thân tiểu ngã. Nhân chủ hiểu về hàng dọc đối với trời đất mà không có mê tín, không theo thuyết định mệnh, vẫn giữ mình như một tài trong Tam tài là Trời, Đất, Người. Dân Chủ thuộc hàng ngang xã hội: không ai bị làm nô lệ, trái lại ai cũng có quyền tham dự việc nước, và trước hết là tài sản trong nước. Bình sản nên tránh chế độ tư sản cũng như cộng sản. Đó là hai chế độ nô lệ hóa con người. Với bình sản ai cũng có của không ai bị làm nô lệ vì vô sản. Nhân thoại ngược với thần thoại. Cả hai đều là huyền thoại nhưng trong thần thoại người là vai tuỳ, thường còn là nạn nhân. Còn trong nhân thoại người làm chủ như ông Bàn Cổ là thí dụ chói chang. Tâm linh khác với linh thiêng hay thiêng liêng thường ở vòng ngoài con người, bên trên con người, còn tâm linh phát xuất từ trong tâm hồn mình. Việt Nho là chủ trương ngược lại niềm tin từ trước tới nay gọi là Hán Việt. Hán Việt chỉ đúng cho đợt văn minh. Còn đợt văn hóa tinh thần thì do Việt tộc sáng nghĩ ra trước An Việt nghĩa đen là an định lại tinh thần nước Việt, nghĩa huyền sử là Thánh Gióng đánh đuổi quân xâm lăng xong không về triều hưởng bổng lộc, nhưng lên núi Sóc Sơn ở miền An Việt mà hóa. Việt
Linh
là
tất
cả
những
nơi nào có người Việt sinh sống mà
còn thiết tha với quê hương đất nước. An Việt muốn
là sợi dây thiêng liêng ràng buộc tất
cả lại. Như vậy Việt Linh rộng khắp hoàn cầu, cũng như trường
tồn với thế giới.
Đời thượng cổ có một chàng tên là Quang Lang trạng mạo cao lớn. Quốc vương cho họ là Cao, nhân lấy chữ Cao làm họ, sinh được hai trai, người đầu tên là Tân, người thứ tên là Lang. Cha mẹ chết, hai anh em sang trọ nhà thầy đạo sĩ họ Lưu, cũng gọi là Lưu Huyền. Nhà họ Lưu có một người con gái, tuổi chừng mười bảy hay mười tám muốn tìm đôi bạn, nhưng không biết người nào là anh em, bèn bưng một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn để xem ai là anh ai là em. Thấy người em nhường cho ngừơi anh ăn trước, nàng bèn ghi nhớ lấy, đem tình thực trình bày với cha mẹ. Cha mẹ gả cho người anh kết làm vợ chồng, tình ái càng ngày càng thân mật. Sau đấy, người em thấy anh đãi xử với mình không bằng lúc xưa, đem lòng hờn giận mới bỏ anh mà đi. Đi đến một nơi thôn dã bỗng gặp một cái suối lớn: không có thuyền để sang ngang, người em ngồi một mình khóc ròng rồi chết hóa thành một cái cây. Đến khi người anh mất em mới bỏ vợ đi tìm chỉ thấy em đã chết gieo mình bên gốc cây, mà tự tận hóa thành một tảng đá quấn quanh gốc cây. Sau đấy, người vợ lấy làm lạ sao chồng mình đi đã lâu mà không thấy về liền bỏ đi tìm, thấy chồng đã chết, nàng cũng gieo mình ôm lấy tảng đá mà chết luôn, hóa ra một sợi dây leo vấn vít trên đá, ngọn lá mùi thơm và say. Cha mẹ Lưu thị đi tìm con, đến đó cũng than khóc, rồi lập đền thờ ở chỗ ấy mà thờ, người đương thời đi qua đấy, ai cũng đốt nhang vái lạy, khen là anh em hòa thuần, vợ chồng tiết nghĩa. Trong khỏang tháng bảy, tháng tám, khí nóng còn nồng, Hùng Vương đi tuần hành thường nghỉ chân ở đấy để tránh nắng. Trông thấy trước đền im mát, dây lá phủ trùm, Vương lên tảng đá đứng ngắm nghía, hỏi ra mới biết công việc như thế, Vương lập tức bảo cận thần hái một trái cây và hái một lá dây leo, Vương thân nhai đi rồi nhổ trên đá, thấy có sắc đỏ tươi biết là vị ngọn mới lấy đem về, bảo lấy đá lửa nung làm vôi, cùng với trái cây, lá dây hợp làm một mà ăn, thấy vị ngọt béo, thơm cay, môi mép sinh đỏ, mới truyền ban ra thiên hạ, phàm những lễ giá thú, hội đồng lớn nhỏ, đều phải lấy vật này làm trước. Ngày nay cây cau, cây trầu không, đá vôi là do đó. Từ bấy giờ nước Nam có tục ăn trầu cau là bắt đầu từ đấy.
Chú thích Truyện Trầu Cau nói lên tình huynh đệ cũng như nghĩa vợ chồng rất đẹp dễ hiểu, lại còn hàm ngụ thêm ý nghĩa siêu hình là Thái Hòa trời đất được biểu thị bằng sắc đỏ, như đã bàn trong bài Văn Lang Quốc. Có bản thêm tên cô gái là Liên, còn thầy tên là Lưu Huyền, hoặc Lưu Đạo Huyền thì càng nói lên rõ ý nghĩa: Liên là lá trầu quấn quanh cây và đá, tức làm cho Kim (đá) Mộc (cây cau) liên hệ với nhau để vươn lên đạo huyền diệu vô thanh vô xú. Có thể vì chữ huyền mà có chữ không trong trầu không (xem Sứ Điệp, bài V). Kinh
Hùng
biểu
diễn
ý
tưởng
thể
hòa này bằng truyện trầu cau,
mà ý nghĩa sâu xa là Thái Hòa,
tức thứ hòa sâu xa, có tính cách bao
trùm nhất, chứa chấp mọi thứ hòa hợp bé nhỏ
khác đó là hòa trời hòa đất để
làm ra con người. Có hòa được những chất trước kia
đứng riêng biệt mới làm nên thực thể mới. Trứơc
thì là lá trầu, quả cau, đá vôi mang
màu xanh và trắng, nay hòa hợp thì
hóa đỏ để cụ thể hóa sự hòa hợp giữa nước
và lửa như quẻ cách gồm lửa trong đầm: “the fire in the
lake”. Còn việc hòa hợp là do con người, ở
đây biểu thị bằng việc nhai trầu. Nhai một miếng trầu hàm
chứa một triết lý sâu xa là thế. Như vậy câu
tục ngữ “miếng trầu là đầu câu chuyện” không
nên hiểu gọn vào việc gạ hỏi, cưới xin, mà
còn phải hiểu ra câu truyện văn hóa nhân chủ
của Việt tộc, văn hóa đông nam chỉ bằng xanh đỏ. Trong tục
điêu đề (xâm trán) của nhiều chi tộc Bách
Việt thì xâm trên trán 3 vạch xanh đỏ
là nằm trong liên hệ ngầm đó (đông màu
xanh, nam màu đỏ)
Sau
khi
Hùng
Vương
đã
phá
giặc
Ân
rồi,
trong nước thái
bình mới lo việc truyền ngôi cho con, hội hai mươi hai vị
công tử lại mà bảo rằng: -
Ta
muốn
truyền
ngôi
cho
đứa
nào
làm
vừa
lòng ta là đến kỳ cuối năm
biết đem trân cam mỹ vị đến dân cúng Tiên
vương để tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho. Các
công
tử
lo
đi
tìm
các
vị
trân
kỳ,
hoặc săn bắn, chài lưới,
hoặc mua ở chợ, vụ được nhiều của ngon vật lạ không biết bao
nhiều mà kể. Duy có công tử thứ chín
tên là Lang Liêu, bà mẹ hàn vi
đã lâm bệnh mà quá cố rồi, tả hữu lại
ít người nên khó bề toan tính, ngày
đêm thao thức ăn ngủ không yên. Hốt
nhiên
mộng
thấy
thần
nhân
bảo
rằng:
-
Trong
trời
đất
không
có
vật
gì
quý
bằng
gạo, vì gạo là
của để nuôi dân, người ta ăn mãi không
chán, không có vật gì đứng trước được; nếu
lấy gạo nếp hoặc gói làm hình tròn để tượng
trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất,
ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước hình
trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý cái ơn trời
đất phát dục vạn vật, như thế thì lòng cha sẽ vui,
tôn vị chắc được. Lang
Liêu
kinh
sợ
tỉnh
dậy,
mừng
rằng
“Thần
minh
giúp ta, ta nên bắt chước theo
mà làm”. Lang
Liêu
mới
lựa
hột
nếp
nào
trắng
tinh,
hoàn
toàn không sứt mẻ đem
vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình
vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu đi cho
chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi
đem quết cho thực nhuyễn, nặn làm hình tròn để
tượng trưng hình trời, gọi là bánh dầy. Đúng
kỳ,
Vương
hội
các
con
lại
trưng
bày
phẩm
vật; các con đem
dâng không thiếu thứ gì, duy chỉ có Lang
Liêu đem bánh tròn, bánh vuông đến
dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liêu.
Lang Liêu trình bày như lời thần nhân
đã bảo. Vương thân hành nếm thử thì thấy vị
ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các
công tử khác không sao hơn được. Vương khen ngợi
giây lát, rồi cho Lang Liêu được giải nhất. Năm
hết,
Vương
dùng
bánh
ấy
dâng
lên
Tiên
Miếu
và cung
phụng cha mẹ, thiên hạ bắt chước truyền đến bây giờ, lấy
tên của Lang Liêu để gọi là Tiết Liệu. Hùng
Vương
truyền
ngôi
cho
Lang
Liêu;
hai
mươi
mốt
anh em đều giữ các
phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thủ núi sông
để làm hiểm cố. Về
sau,
họ
hàng
tranh
nhau
làm
trưởng,
mỗi
người
dựng mộc sách để che
kính bởi vậy gọi là sách, là trại,
là trang, là phường khởi thuỷ từ đấy vậy. Chú thích Truyện Bánh Dày
Bánh Chưng nói lên nền triết lý bao la như
trời đất nhưng lại gần gũi và cụ thể như miếng ăn. Truyện
này dễ hiểu nên đã được khai thác nhiều
nhất. Nhưng huyền số thì chưa được nắm vững nên có
người nói là Hùng Vương thứ 8 thay vì thứ
3, còn Công Tử thì thứ 6! Mất hết ý nghĩa.
Đó là vì chưa nhìn ra liên hệ 3-9
là cả một cơ cấu nền tảng và sinh động từ 3 tới 9. Chữ
Lang Liêu nên đọc là Liêu, tuy đọc Liệu
không sai vì có cả 2 âm Liêu và
Liệu, nhưng nên đọc Liêu cho phân với Tiết Liệu sau. Truyện Bánh Dầy
Bánh Chưng của Tiết Liệu nói lên nét trời
đất giao thoa làm nên con người Đại Ngã. Ai
mà nhận thức và hiện thực được (biểu thị bằng làm
ra bánh trời bánh đất) thì sẽ được phần thưởng vĩ
đại là làm vua, mà ý nghĩa cụ thể là
trở nên nhân chủ (thông với thần minh tức tinh thần
giũ bỏ được mọi xiềng xích do bái vật và ý
hệ, còn phần thân xác sẽ có đủ những
cái cần dùng cho cuộc sống được an vui).
Nét đặc trưng của văn hóa Việt Nho biểu lộ qua cái bọc trăm trứng và những con số. Trước hết hãy bàn về sự lặp đi lặp lại câu truyện đẻ ra trăm trứng nói lên nét đặc trưng là tinh thần công thể (esprit communautaire) nổi bật hơn bên Au Tây, nơi mà anh Cain ghen tị nên giết em là Abel, anh Esau tranh giành với em Jacob v.v… nói lên óc cá nhân, tranh đấu để sinh tồn. Cả hai tinh thần (công thể và cá nhân) đều hiện diện khắp nơi gây nên nhiều sắc thái do mức độ giao thoa và liều lượng của mỗi yếu tố. Vì là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nền văn minh nào, nhưng sự khác biệt là do liều lượng. Thí dụ Việt Nho đặt quan trọng trên công thể ba lần còn có cá nhân hai lần. Ngược lại Tây Au cá nhân bốn, công thể một, nên ta gọi văn minh họ là cá nhân; còn ta là công thể. Lúc ấy cái bọc Au Cơ trở nên một tiêu điểm rất quý cho chúng ta khi nhìn vào dòng sử mệnh nước nhà, biết ngay là nó thuộc loại văn minh tôn trọng cộng đồng, công thể và đã hiện thực vào cái làng Việt Nam. Tinh thần công thể đó lại đi với cây và chim. Nếu xem thường sẽ trượt qua, nhưng khi theo cơ cấu thì ta biết cây thuộc hành mộc nói lên văn minh nông nghiệp. Trong nền văn minh này đàn bà đóng vai trò quan trọng nếu không hơn thì cũng chẳng kém đàn ông, điều đó nói lên tính chất mẫu hệ, mẫu tộc vốn gắn liền với văn minh nông nghiệp mà ta có thể thấy trong cây chu đồng (chu là bà chu). Riêng nước ta thì tính chất đó được biểu thị bằng Tiên, và trước nữa là chim. Vì thế chim và tiên hay xuất hiện trong các truyện huyền sử của ta. Đó là một nền văn hóa sẽ gặp đối thủ là du mục biểu thị bằng hành thủy và kim với hai số 1 và 4, nói lên tính chất phụ hệ, vô biên và hay đi với Hoa tộc. Ta hãy bắt đầu bằng tục lệ của dân gian hay đem những bình vôi hết xài hay những đầu rau sứt mẻ bỏ dưới gốc cây đa ở đầu làng. Tục đó có nghĩa chi chăng? Câu hỏi này tất nhiên không được đặt ra thời duy lý vì chỉ coi đó là dị đoan, tin rằng đồ dùng lâu ngày có hơi hướng có thể thành yêu… Nhưng nếu muốn theo lối cơ cấu thì phải tìm ra ý nghĩa, hay ít nữa là lý do nguyên khởi của những tục lệ kia. Tại sao tục lệ đó có ở đây mà không nơi khác? Tại sao lại đưa đến niềm tin dị đoạn nọ? Lý giải cần phải có nền móng hẳn hoi, vì nếu không thì chúng ta sẽ rơi vào tật đưa “ý kiến” ra thì chẳng có giá trị gì. Vậy dựa trên mấy sở đắc của cơ cấu đã nhắc trên là ta có thể suy luận như sau: Trước hết là Bách Việt thuộc văn minh nông nghiệp. Nông nghiệp với thảo mộc là một. Trong các mộc thì cây đa được chú ý vì nó mọc ra cả trăm rễ nên đã được dùng để chỉ Bách Việt cũng như để chỉ sự bám chặt vào đất làm nên sự bền vững v.v… Còn bình vôi tượng trưng cho sức hòa hợp được đặt nổi trong câu truyện trầu cau để hòa hợp những yếu tố khác biệt như đá vôi vói thảo mộc… Vì thế ca dao nói “miếng trầu là đầu câu truyện” thì câu truyện đây phải hiểu sâu hai tầng ý nghĩa, trứơc là truyện trai gái, cưới hỏi vợ chồng, sau là truyện đạo lý. Vì đạo quân tử khởi thuỷ từ đạo vợ chồng, mà đạo vợ chồng được khai mạc bằng miếng trầu. Bây giờ muốn xem đạo đó như thế nào thì sẽ nhận ra là đạo tam tài: trong miếng trầu có cây có nước có đá, biểu tượng cho tam tài. Vì tam tài là nền tảng nên nó phải hiện diện khắp nơi nhất là trong những việc tối quan trọng chẳng hạn việc nuôi dưỡng thì nó xuất hiện trong ba đầu rau. Ba đầu ra là biến thể tự cái nồi Tam biên của Viêm Việt (xem Việt Lý). Cả hai đều là biểu hiệu của Tam tài đã được bình dân hóa để thẩm thấu vào việc tối hệ trọng là ăn (dân dĩ thực vi tiên). Dân lấy việc ăn làm bước đầu, bứơc nền tảng vì là nền tảng nên cần được đạo lý hướng dẫn. Đạo lý đó là Tam tài. Đặc trưng của Tam tài là vị trí cao cả của con người được xếp ngang với trời cùng đất. Ap dụng vào cơ năng con người mà nói thì thiên, địa, nhân chính là ý, tình, chí, lý, hay lý sự, sự vật chỉ địa, còn tình là tình người, vì đã đề cao người nên Đông phương cũng đề cao tình, bên trên cả lý. Với Việt Nho thì “tình thâm nhi văn minh” chứ lý thâm thì chỉ là bất chính. Ngạn ngữ Tây có câu summum jus summa injuria nghĩa là quyền lợi cùng cực (lý) thì cũng là bất công cùng cực: thí dụ quyền tư sản tuyệt đối đã gây nên bất công tuyệt đối đầy phần lớn con người vào chế độ nô lệ. Vì thế câu summun jus summa injuria rất chí lý. Tiếc rằng Tây phương đã biết thế mà lại đi vun tưới lý bỏ bê tình. Việt Nho thì trái lại vun tưới tình nên không thờ chân lý trơ trọi, mà thờ luôn cả chân tình cũng như chân tâm, do đó để cho tình lan tỏa tới cả những vật chung quanh mình theo tinh thần toàn thể (thiên địa vạn vật nhất thể). Vậy nên các vật đã dùng lâu ngày như bình vôi, đầu rau… đã có tình nào đó với người không nỡ vất đi mà nên cho về gốc tổ, y như hết mọi con người được quy tụ chung quanh bài vị văn tổ, là bài vị chung cho mọi tổ đã xuất khỏi cá thể tính của mình để được trở về với khối tổ siêu danh thì sự vật cũng thế. Nhân sao vật vậy, ít ra cũng là để có dịp vun tưới mối tình của mình. Cho nên đối với những vật đã cùng mình (hoạt động) lâu ngày nay đến lúc bất đắc dụng thì con người có tình cũng không nỡ bỏ đầy đọa là đưa về gốc tổ… Đại để đó là một lý giải tuy chỉ đạt độ cái nhiên (vì là nhân văn không thể đi xa hơn) nhưng có nền tảng. Nền tảng đó là triết lý Tam tài bao trùm khắp bầu trời văn hóa Việt Nho nên nó là một thứ “mạch lạc nội tại” cần để khi ta dựa vào đó mà lý giải thì có nhiều may mắn tìm ra ý nghĩa của hiện tượng. Bây giờ xin lấy một thí dụ khác cũng rất đặc trưng của Việt Nho, đó là những tích thổ thần giao thiệp với Ngọc Hoàng rồi lại Diêm Vương… chúng nói lên vai trò con người rất lớn lao, vì Thổ Thần chẳng qua là những người như ai mà lại giao thiệp với Trời (Ngọc Hoàng) với Đất (Diêm Vương) thì là điều không thể tưởng tượng được trong các nền văn hóa khác do đó mà có những lối hành xử coi trời bằng vung: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Hoặc những câu ca dao kiểu: Bắc thang lên hỏi ông Trời, Bắt bà Nguyệt lão đánh mười cẳng tay. Đánh rồi lại trói vào cây, Hỏi bà Nguyệt lão đầu dây tơ hồng. Những thái độ đó mà kể ở nơi khác dễ bị lên án là phạm thượng. Thế nhưng với Việt Nho thì những truyện trên chỉ là minh họa câu định nghĩa con người như là cái đức của trời cùng đất, là nơi quỷ thần hội tụ: “nhơn giả kỳ thiên địa chi đức, quỷ thần chi hội” tức là ngang với trời cùng đất vậy. Đó
là
vài
thí
dụ
nói
lên
bầu
khí
văn
hóa
Tam tài, Trời, Đất, Người làm nên
nhất thể. Chính cái thuyết Nhất thể đưa đến khung ngũ
hành, nơi mà phương hướng, sắc màu, số độ
có liên hệ nền tảng đem lại cho cơ cấu Việt Nho một
khuôn mặt đặc biệt không đâu có.
1. Gậy thần Khi trở về nghiên cứu văn hóa nước nhà chúng ta có thể lấy làm lạ lâu lâu lại nghe nói tới sách ước gậy thần, rồi tìm không thấy đâu bàn đến cách triệt để hay nói lên ý nghĩa thâm sâu mà chỉ thấy xuất hiện trong bầu khí âm u của cõi tiên phi phàm. Sau khi nghiên cứu so đó chúng tôi mới nhận ra đó cũng là một điển chương quý báu của tiền nhân trối lại và vì thế hôm nay ghi lại đây một hai kết quả trong việc tìm hiểu. Xin hãy khởi đầu bằng duyệt qua một số truyện có liên hệ tới hai báu vật trên và trước hết là gậy thần được thấy xuất hiện nhiều lần hoặc trong tay tiên, hoặc tiên cho để làm phép như… - Công chúaTiên Dung dùng gậy mà biến ra thành quách… cũng như dùng dậy trỏ vào xác chết làm cho sống lại. - Ngọc Tâm trong truyện con muỗi (Văn Học II tr.95) gặp được tiên để xin cứu sống cho vợ… thì tiên cũng chống gậy trúc. - Từ Thức cũng chống gậy trúc trên đường gặp tiên. - Tú Uyên cũng gặp ông già chống gậy. - Thần Lúa hay là Thần Nông đi đâu cũng chống gậy (Văn học tr.73). - Cây tre được nhận như tiêu biểu con người lý tưởng. Đọc xong truyện trên ta đã nhận ra gậy thần chính là nền minh triết nông nghiệp giúp cho người đạt độ tâm linh, và nhờ đó cứu gỡ khỏi những nanh vuốt của thời bái vật và ý hệ. Bây giờ chúng ta đọc một câu truyện khác có tính cách tổng hợp văn minh mẹ (gậy thần) với văn minh bố (sách ước) như sau:
2. Sách Ước Sách ước là sách huyền diệu có sức màu ban cho ngừơi gặp được quyền ước gì có nấy, giống cái đèn của Aladin. Tìm về nguồn gốc chúng ta chỉ gặp thấy có nói đến sách ước trong truyền kỳ mà thôi. Truyện rõ nhất về sách ước có lẽ là câu truyện Thần núi Tản Viên sau đây: “Thần xưa kia nguyên là một đứa con bị bỏ rơi giữa rừng được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ Mạng. Sở dĩ thần có tên này là vì trứơc khi gặp cha nuôi đứa bé mới lọt lòng đã được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ cho khỏi chết. Kỳ Mạng chóng lớn khôn, theo nghề cha nuôi ngày ngày vác rìu vào rừng đốn củi. Một hôm Kỳ Mạng đốn một cây đại thọ. Cây to lớn quá chặt từ sáng tới chiều mà vẫn chưa hạ nổi. Bỏ dở ra về, đến sáng hôm sau trở vào rừng, Kỳ Mạng hết sức ngạc nhiên thấy những vết chặt đã dính liền lại khắp thân cây. Kỳ Mạng lại xách rìu chặt nữa, suốt ngày ráng hết sức không xong, đến ngày thứ hai trở lại cũng thấy cây vẫn nguyên vẹn như chưa hề bị động tới. Không nản chí, Kỳ Mạng lại ra công cố chặt nữa, quyết hạ cho bằng được, rồi đến tối ở lại nấp gần cây rình xem sự thể. Vào khoảng nửa đêm, Kỳ Mạng thấy một bà lão hiện đến, tay cầm gậy chỉ vào cây, đi một vòng quanh cây, tự nhiên những vết chặt lại liền như cũ. Kỳ Mạng nhảy ra khỏi chỗ nấp, tức giận hỏi bà lão sao lại phá công việc làm ăn của mình. Bà lão nói: - Ta là thần Thái Bạch, ta không muốn cho cây này bị chặt, vì ta quen nghỉ ngơi ở trên cây này. - Không chặt cây thì tôi lấy gì mà nuôi sống? Bà thần liền đưa cho Kỳ Mạng cái gậy rồi biến mất. Được chiếc gậy thần, đời sống của Kỳ Mạng từ đây có phần dễ chịu: chàng đem báu vật ra cứu giúp những người bệnh tật, ốm đau. Một hôm Kỳ Mạng đi chơi gắp xác một con rắn nước bị trẻ chăn trâu đập chết vứt ở bờ sông, mới dùng gậy thần chỉ cho rắn sống lại, bò xuống nước. Vài ngày sau có một người lạ tới tự xưng là Tiểu Long Hầu, đem nhiều châu báu tạ ơn Kỳ Mạng đã cứu sống mình hôm rồi, nhân lúc đi chơi bị trẻ đánh chết. Thần Tiểu Long lại mời Kỳ Mạng xuống chơi dưới thủy phủ. Kỳ Mạng nhận lời theo con Long Quân rẽ nứơc xuống biển chơi, được Long Quân mời ở lại ba hôm bày yến tiệc tiếp đãi nồng hậu và dẫn chàng đi xem khắp thế giới dưới nước. Khi về Kỳ Mạng lại được Long Quân biếu cho một cuốn sách ước, có thể nhờ sách mà cầu ước chuyện gì cũng đều được thực hiện cả. Kỳ Mạng sung sướng đem sách về trần. Cuốn sách ước chỉ gồm có 3 tờ bằng da cá, ngoài bọc vỏ rùa. Ba trang sách chứa một tính chất: kim, mộc, hỏa… chỉ thiếu một trang về thuỷ mà Long Quân đã giữ lại. Kỳ Mạng mới bắt đầu thử xem linh nghiệm ra sao, mới mở sách ra, đặt tay vào trang hòa khấn hứa, được nghe thấy sấm sét giữa lúc trời quang mây tạnh. Tức thì chỉ trong nháy mắt trên trời vần vũ dầy đặc, rồi chớp sáng, sấm sét nổi lên rung chuyển cả bầu trời. Kỳ Mạng mỉm cười đắc ý, đặt tay vào trang mộc ước ao thấy một rừng cây di động. Tức thì những cây ở trước mặt chàng tự nhiên bỗng tiến bước lên như một đạo quân. Kỳ Mạng gấp sách lại, thấy mình uy quyền sức mạnh không còn ai sánh kịp. Rồi từ đấy lang thang đó đây, cứu giúp đời. Cuối cùng chán cảnh trần tục, Kỳ Mạng lên núi Tản Viên ở luôn lại đấy. Với cuốn sách ước, chàng dựng lên những lâu đài cung điện nguy nga giữa chốn núi rừng hoang vu. Từ đó tiếng đồn đi rằng núi Tản Viên do một vị thần pháp thuật thần thông cai quản.” (Văn học)
3. Đưa vào giải nghĩa Câu truyện trên cung cấp cho ta nền tảng giải nghĩa cả sách ước lẫn gậy thần, cả hai không là chi khác hơn là hai khía cạnh của Kinh Dịch. Vì Kinh Dịch giống sách ước ở chỗ không có chữ: những chữ hiện nay chỉ là hệ từ thêm vào sau. Còn gậy thần chẳng qua là những con số của Kinh Dịch trong đó số 5 là quan trọng. Gậy thần làm bằng cây trúc có 9 đốt chia hai đầu sinh tử (âm dương) ai biết cầm trúng đốt 5 mà xoay thì tử sinh biến hóa: chết có thể làm cho sống lại v.v… Xem thế đủ biết đó là những con số của Lạc Thư của Hồng phạm. Sách Việt Sử Lược bảo Hùng Vương biết dùng ảo thuật thì có nghĩa là biết ứng dụng nền minh triết Lạc Thư: đem đạo (tròn) tản vào đời sống (vuông) đó gọi là Tản Viên, tức tròn vuông xoắn xuýt, trời đất tổng hợp. Gậy thần đi với mẹ với nông nghiệp nên gây ra được nhiều ơn ích thiết thực, còn sách ứơc là do bố, Lạc Long Quân tuy cũng có thần thông nhưng còn mang nhiều tính chất vu nghiễn như khi Kỳ Mạng đặt tay vào trang hòa khấn đựơc nghe thấy sấm sét giữa lúc trời quang đãng mây tạnh tức thì có sấm sét nổi lên rung cả bầu trời, để tay vào trang mộc thì thấy cả một rừng cây đi… đó toàn là những kiểu nói bóng về khả năng biến hóa của Kinh Dịch, nhưng về sau vì bị hiểu theo lối vu nghiễn nên không ơn ích gì cho đời sống như gậy thần. Gậy thần biểu thị nền minh triết nông nghiệp, nên mỗi lần chặt cây là biểu thị sự chối bỏ nền minh triết đó.
4. Ý nghĩa gậy thần Vậy
gậy thần không
là chi khác hơn là nền minh triết nông
nghiệp. Khi người nào đạt độ minh triết đó thì
không cần đến tôn giáo vu nghiễn nữa, còn khi
chỉ có triết học duy niệm như trong văn minh cha thì
không đủ thỏa mãn tâm linh nên cần đến vu
nghiễn, như phần nào đã thấy xảy ra trong Hán Nho
có pha nhiều chất tai dị. Đã là minh triết
thì nó biểu lộ ra trong nét nhất quán tức
như sợi dây xỏ xuyên qua hai bờ âm dương mà
không duy bên nào. Nói bóng là
gậy thần. Gậy là để xỏ qua, thần là khắp hết tức đem đạo
(tròn) tản ra mọi việc (vuông). Vậy trong nền văn
hóa Việt Nam ta thấy cái gì cũng lưỡng nhất
tính kể từ vật tổ trở đi là tiên rồng cho đến thể
chế: làng nước, mẹ cha, cách tính tuổi,
cách đặt tên… và vì thế tiếng nước ta rất
nhiều danh từ đi đôi: mặt trời, chiếu chăn, non nước, anh em,
bàn bạc, mênh mông… Tưởng không ngôn ngữ
nào trên thế giới diễn đạt nếp gấp đôi rõ như
vậy, tiếng ngoài rõ rệt, tiếng trong lờ mờ. Lời
nói lại đặt nổi chữ Kỳ tức lấy mình là trung
tâm; ta nói xe chạy ngoài đường. Có người
dạy văn chương cho là sai: vì chạy ngoài đường
là chạy trong ruộng hay dưới sông. Nhưng nói theo
lối Kỳ Mạng tức lấy con người làm nơi quy chiếu thì
nói ngoài được là quy chiếu vào mình
tức con đường ở ngoài mình. Đó là hậu quả
Tam tài: lấy con người làm trung tâm “trời che đất
chở ta thong thả” và do đó hiện thực được sứ mạng của
mình (kỳ mạng) tức là của con người đại ngã
tâm linh mà các nền văn minh khác chưa
đâu hiện thực nổi.
Văn hóa một dân tộc xuất hiện từ ngày có một tâm hồn vượt chúng nhận thức ra được con đường tiến hóa loài người để đưa ra những đường lối chỉ dẫn cho toàn dân theo, rồi do nhiều người theo lâu đời thì kết thành tiêu biểu, số độ, huyền thoại… Ngừơi sau căn cứ vào những số độ, huyền thoại và thói tục ấy mà tìm ra nét đặc trưng và định giá cao thấp của nền văn hóa đó. Vậy văn hóa Việt tộc đã xuất hiện từ thời vô hoài (Immemorial time) và đựơc kết tinh lại trong trang huyền sử trác việt của Bàn Cổ được lưu truyền như sau: Hỗn mang chi sơ Vị phân thiên địa Bàn Cổ thủ xuất Thuỷ phán âm dương. Giải nghĩa theo văn hóa thì thâm ý như sau: trứơc khi Bàn Cổ xuất hiện thì cảnh hỗn mang ngự trị: tâm trí con người bơ vơ lạc lõng không biết đi đường nào gọi bóng là cả đến trời cao đất thấp như vậy mà cũng không phân ra cái gì là nên hay không nên cái gì là hại hay không hại. Cảnh huống đó chính là cảnh huống ngày nay tâm trí con người hiện đang tán loạn lắc lư như con tài giữa muôn lượn sóng không biết đâu là bến bờ. Nếu nay xuất hiện một triết gia thì đó là Bàn Cổ. Bàn Cổ theo nghĩa này là nhà khảo sát về thời cổ sơ và nhân đó tìm ra được nguồn gốc cuộc sống và văn hóa của con người. Việc nền tảng hơn hết là phân ra đâu là âm đâu là dương tức đưa ra tiêu chuẩn để định đoạt thế nào là trên thế nào là dưới, thế nào là Chân, Mỹ, Thiện. Đấy là việc cao cả nhất, khó khăn hơn hết trên đường tiến hóa của loài người:nó cho thấy được chiều kích tích cực của Vô thể, tích cực đến độ biết được rằng chính Vô thể là mẹ đẻ ra muôn cái có (Hữu Thể) nên cũng gọi cảnh Thái Hòa tức hòa Có với Không. Đó là điều buộc phải có con mắt trinh trong toàn triệt mới nhìn ra được. Con mắt triết gia duy lý mới nhìn ra được cái siêu hình trừu tượng là thứ chỉ sản xuất có loại siêu hình một chiều: chiều hữu như kiểu Hữu Thể học của Tây Au là thứ hết sức son đẹp, hoặc nghiêng sang Vô thì đi vào vô vi phi thể cũng lại non đẹt nữa. Nghĩa là cái văn không đủ mạnh để thẩm thấu vào hoán cải cuộc đời đành đi vào cảnh xuất thế. Phải có con mắt trinh trong hơn mới nhìn được Vô thể như gốc rễ của các hữu thể tức thấy được cái khả năng tác tạo vô biên của Vô thể, nên nhìn ra được cái mối liên hệ giữa Hữu và Vô làm thành cái toàn thể nên không thể có xuất với nhập vì Hữu Vô không là hai thực thể biệt lập. Nói khác nếu chia cụôc tiến hóa con người làm ba đợt thì đợt thấp nhất là duy Hữu. Đó là cái hữu đặc sệt của đợt vật lý không thấy tí gì là vô hình nên cái gì thuộc vô hình đều cho là vô ích. Đợt hai là cái vô hình lý thuyết, vô hình trừu tượng tức là thứ vô hình nửa vời vì tuy con mắt không thấy nhưng còn cần đến mắt lý trí nên gọi là “vô hình hữu tượng” thí dụ ý niệm về sự vật, tuy mắt không thấy sự vật nữa nhưng trí còn giữ cái tượng ý (imago-idea). Tượng ý lớn nhất bao gồm mọi tượng ý khác ở đợt này là tượng ý “sự hữu xét như sự hữu” nó làm nền cho siêu hình Tây Au gọi là Hữu Thể (Ontology). Đó chưa là cái vô hình trong suốt, nên chưa thấy được khả năng tạo dựng của Vô thể. Phải tiến lên một bậc nữa mới tới cái Vô hình mà Nho gọi là “vô thanh vô xú”. Chính cái Vô này mới đầy năng lực tạo dựng, nên đựơc coi là nguồn suối sinh ra mọi cái có (hữu sinh ư vô). Mọi cái có sinh ra bởi cái không. Phải là con mắt trinh trong lắm mới nhìn ra được mối liên hệ uyên nguyên này. Vậy người nhìn ra đựơc mối liên hệ đó đã xuất hiện nơi Cổ Việt và được huyền sử kêu là “Bàn Cổ”. Chữ Bàn cùng một âm với Bàng trong họ Hồng Bàng (trong Nam chữ Bàn cũng đọc là Bàng, xem Tự điển Hán Việt của Nguyễn Duy Khôn). Tương truyền mồ mả ông hãy còn đâu đó trong miền núi Lưỡng Việt, tức tỉnh Quảng Đông, nơi xưa kinh đô của Nam Việt. Vì mối liên hệ họ máu hàng dọc này với Bàn Cổ thuỷ tổ Âm Dương mà Việt Nam đã nhận hai vật biểu là Tiên (âm) và Rồng (dương) làm như thẻ chủ quyền cho cụôc phát minh vĩ đại trên. Các nước chỉ có một: gấu Nga, voi An, Ó Mỹ, Cồ Pháp v.v… riêng Việt có cả chim Trời lẫn Rồng dưới đáy biển để nói lên quyền thừa tự cái cuộc phát minh vĩ đại vô cùng mà cho đến nay nhân loại mới hé thấy qua khoa vật lý vi thể (tiêu tích của điện tử, qua electron proton của nguyên tử v.v…) nhưng mới là hé thấy chứ chưa vào được trong, nghĩa là chưa từ đó xây nên một đạo sống cho toàn dân. Còn tiên tổ của Việt tộc đã vào được tức đã kiến tạo nên một chủ Đạo nhân sinh cao ngất mà các số 2, 3, 5, 9 trở thành những rường cột của ngôi Thái Thất Việt House. Số 2 nằm trong Bàn Cổ thuỷ phán âm dương, số 3 nằm trong Tam hoàng là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Số 5 là Ngũ Đế. Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Số 9 là ông Đại Vũ vì lấy được vợ Việt nên đúc được 9 đỉnh tức hội nhập được số 9 của dân Lạc Việt gọi là Cửu Lạc. Chớ lầm mà cho các vị này là Tàu: toàn là tổ của Việt đó. Các ngài thuộc thời Hoàng Việt cũng gọi là Viêm Việt là thời chưa có dấu vết gì là Tàu. Tàu thực sự tức cả về văn hóa mới có từ đời Chu thế kỷ 12 tr.c.n. Còn trên nữa mới là tộc Hạ và tộc Thương thì văn hóa hoàn toàn Việt: về chính trị chưa vượt qua đợt bộ lạc, cùng lắm là bộ tộc, còn nói nhà Thương, nhà Hạ là do sử gia tô điểm về sau, chứ thực mãi đến đời Chu mới bắt đầu lấy nội dung Đạo Việt làm ra Nho bằng đổ khuôn lời Nho cho các ý tưởng nền móng của Việt, vì thế Nguyên Nho chính là Việt Nho, Nho của Việt. Từ đây các số 2, 3, 5, 9 thành Âm dương, Tam tài, Ngũ hành, Cửu trù (Hồng phạm). Nên biết rằng 4 số đó tóm hết tinh tuý của Việt Nho: Số 2 trong Kinh Dịch trình bày Vũ trụ quan tiến hóa. Số 3 trong Trung Dung và Kinh Lễ trình bày nhân sinh quan chủ động (nhân chủ). Số 5 trong Kinh Thi trình bày lối tiến đặc biệt gọi là “Văn hiến” hay “Tâm linh sử quan” được quảng diễn thành “Lạc Thư” và “Thái Thất”. Số 9 trong Kinh Thư, chính là cái số 9 này đã cày chũi mọi ngành ngọn cụôc đời để ánh sáng văn hóa được giọi tới dưới tên Hồng phạm Cửu trù. Đó là nền móng văn hóa Việt. Chữ Việt ở đây nên hiểu theo nghĩa là siêu việt tức không còn thể cao hơn được nữa. Các nơi còn có thể làm cách mạng vì chưa đạt đợt này. Còn với Việt tộc thì chỉ có thể cải cách tức thay đổi phương thế tuỳ thời, chứ về nền móng đã tới rồi, nên nếu vô ý thấy người cách mạng cũng bắt chước làm theo thì chính là cách mạng của loài tôm tép: lộn cứt lên đầu. Trên đây là tóm lược nguồn gốc văn hóa Việt cũng là triết lý nhân chủ lấy con người làm cái tâm của vũ trụ mà Kinh Dịch gọi là “vũ trụ chi tâm”. Đó là nền tảng của Đạo làm người mà trong nhân loại mới thấy ở đây một thành tựu đồ sộ nguy nga như vậy. Chính Đạo Nhân chủ này làm nảy sinh ra tâm trạng an nhiên tự tại: coi Trời Đất là thân hữu, là nhà của mình, không có ai thù nghịch nữa nên để hết sinh lực vào cuộc sống tròn đầy viên mãn được biểu thị bằng những truyện huyền thoại Bàn Cổ hay Nữ Oa đội đá vá trời còn truyện trong tục ngữ Việt với câu “lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng”. Khiếp chưa? Người ta gánh đồ gánh đạc. Đây gánh núi, gánh sông thật không thể cao hơn được nữa. Hệ quả cái nhìn bao la trên là lối sống tươi vui. Sống an nhiên tự tại sống như chơi, đầy ca, vũ, nhạc, kịch như được khắc trên mặt trống đồng và lưu truyền trong các hội hè, đình đám đầy vui nhộn, lối sống giàu sinh thú yêu đời. Đang khi với Âu Ấn là lối sống khắc nghị thanh giáo phản ánh vào lối văn chương bi kịch đầy bi đát với võ công ca đầy óc chiếm đoạt còn nay là cái nỗi lo âu khắc khoải, cám cảnh lạc loài. Jean Paul Sartre cho là con người chưa được hỏi ý kiến: khi không bị vứt ra đó, sống vô cớ vô duyên, chí choé với nhau một mẻ rồi lăn ra chết, chán quá! Chả nghĩa lý mẹ gì. Rõ là buồn nôn đáng oẹ mửa. Đó, đời bị nhìn như thế là vì không nhìn ra mối liên hệ uyên nguyên, nên không thấy ý nghĩa cuộc đời. Albert Camus nói: tôi cảm thấy xa xôi với Trời, với Đất, với Thượng Đế, với tha nhân và hĩ ơi với chính mình tôi nữa! Thật cám cảnh to vo vì không thấy liên hệ ngầm nối Trời với Đất với mình, nên cái gì cũng coi như xa lạ, như thù địch không đáng sống và vấn đề duy nhất còn lại là sao chưa tự tử. Câu thưa của một số trụ hiện sinh là chúng tao sống cốt rao cho nhiều người biết cần tự tử. Chính cái tâm trạng này đang tràn ngập khắp bốn phương do sự kiện văn hóa Tây Au nắm quyền chỉ huy toàn cầu nhưng vì là nền văn hóa không hồn không hướng, không biết chỉ về phương hướng nào. Thành thử toàn thể nhân loại lâm vào cảnh “hỗn mang chi sơ, vị phân thiên địa”. Sau mấy phân tích trên ta có thể trả lời câu hỏi đối với việc sửa soạn cho Bàn Cổ mới tái xuất để kiến tạo cho nhân loại một nền văn hóa có hướng có hồn, thì hỏi liệu văn hóa Việt có thể đóng góp được chi chăng? Ta có thể thưa ngay rằng Việt tộc có nhiều khả thể nếu không nhất thì cũng vào hạng nhất. Tuy nhiên với điều kiện là nó phải làm một cuộc trở về nguồn tận căn để cả triệt thượng lẫn triệt hạ, tức là vừa nghiên cứu thâu đáo để không những đạt chủ thuyết, nhưng còn phải đi xa hơn nữa là đạt chủ Đạo. Chủ thuyết mới là đợt cao nhất của văn học như nghiên cứu nghiêm túc cổ sử, khảo cổ, ngôn ngữ, phong tục… Còn chủ Đạo là phải tù đó tìm ra nguyên lý uyên nguyên của con người là nguồn suối mọi diễm phúc để xây đạo sống và chỉ dẫn đường đi đến đó. Đi càng gần được bao nhiêu thì càng thấy được hạnh phúc an vui bấy nhiêu. Người xưa đã ví với suối cam tuyền, ví với mạch nước hằng số, nên đâm rễ vào đó được là đâm rễ vào nguồn sống. Cha ông ta đã đạt được chỗ ấy và dùng làm đạo dựng nước nên các ngài đã gọi là Việt Tỉnh Cương. Nói Việt Tỉnh Cương là nói văn hóa Việt đã đạt nguồn gốc tâm linh như từ giếng vọt lên mạch nước cam tuyền vô tận. Còn nói cương là nói mọi cương thường giềng mối xã hội đều phát xuất từ nguồn đó nên được biểu thị bằng số 2 và 3 rồi 2 cộng với 3 thành ra 5 và các số phụ. Nói vắn tắt là văn hóa dân tộc cũng là văn hóa nhân tộc: tức văn hóa Việt tộc đã đạt độ phổ biến cao nhất có thể hợp với mọi nơi mọi đời nên vẫn còn giá trị muôn thưở đủ tư cách để trở nên một thứ đạo đặc biệt gọi là “Đạo Làm Người” lấy tu thân làm bổn gốc, nên không có cảnh vong thân như hai đợt dưới. Chính
từ
cái
gốc
uyên
nguyên
này
mà ta phải xây
lên một tổng hợp mới gồm cái hay mọi nơi cũng như cố
làm sống lại nền Đạo Đức Đông phương không chỉ bằng
sách vở báo chí suông mà bằng
các cuộc nghiên cứu thấu triệt rồi tới các lớp huấn
luyện liên tục và rộng mở. Người Việt quốc gia nên
giồn hết tâm can nghị lực vào việc phục hoạt này.
Đây là việc cứu quốc đích thực hơn hết, cần phải
làm đầu trước tiên. Bởi nước ta xây trọn vẹn
trên văn hóa, thứ văn hóa đạt thân, nên
nước gọi là văn hiến tức thứ văn cao cả xứng đáng cho con
người hi hiến thân tâm cho nó, bởi nó
đã đạt đến gốc người nền văn hóa dân tộc cũng
là văn hóa nhân tộc. Cho nên với ta vong quốc
cũng là vong bổn, vong thân luôn. Ít
có nước đạt đợt văn hóa cao sâu như vậy. Nhưng
oái ăm thay bên nhà thì Việt cộng đang ra
sức tàn phá cho tận gốc rễ những gì gọi là
dân tộc. Còn người quốc gia thì gặp cảnh
phiêu bạt như những cánh bèo bồng bềnh chưa
có cái gì ràng buộc với nhau thành
một công thể. Trong cảnh tan nát như vậy nếu chúng
ta không làm một cố gắng vượt bực thì Việt Nam văn
hiến sẽ điêu tàn. Điều đó không những uổng
cho Việt tộc nhưng cũng là một thiệt hại lớn cho nhân tộc
vì mất đi một đỉnh cao văn hóa của mình.
Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Hưng Việt www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc. Thắp sáng niền tin Diên Hồng và nếp sống
Văn Hiến hầu phục hồi nền An Lạc
& Tự Chủ.
|
Trang [
1 ][ 2 ] |